3 minute read

KARI và sự tích linh vật Kaopiz

Next Article
Đừng khóc

Đừng khóc

Gần đây, những đồn đoán xung quanh linh vật Kaopiz cùng những món quà tặng phiên bản giới hạn gắn liền với chú linh vật đặc biệt này đang gây “sốt” trong cộng đồng người Kaopiz ở cả Việt Nam và Nhật Bản. Rất nhiều thắc mắc được đặt ra rằng tại sao lại chọn Kiến là linh vật cho Kaopiz? Cùng tìm câu trả lời qua câu chuyện dưới đây nhé!

“Ngày còn là du học sinh bên Nhật, có lần công ty của chúng tôi (khi ấy chỉ với 3 thành viên) gặp sự cố với khách hàng. Công việc không kịp timeline, vì một số lý do khách quan, có khả năng sẽ bị phạt.

Advertisement

Khi đang ngồi trong công viên, lơ đễnh suy nghĩ về những khó khăn phía trước, bất giác tôi nhìn thấy hình ảnh ba con kiến đang cùng nhau tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn chúng gấp nhiều lần. Bò được một đoạn, lũ kiến chạm phải vết nứt khá lớn, chúng dừng lại giây lát. Tôi tưởng lũ kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ chấp nhận bỏ chiếc lá để bò qua vết nứt đó.

Sau một thoáng “khảo sát” địa hình, 3 con kiến cùng nhau đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt chúng bằng cách vượt lên trên chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.

Hình ảnh đó khiến tôi chợt nhận ra, không quan trọng bạn nhỏ bé hay lớn lao, chỉ cần bạn không bỏ cuộc, mọi bài toán sẽ có lời giải.

Trải qua gần 9 năm thành lập với những thăng trầm khác nhau, từ 3 kỹ sư tốt nghiệp Bách Khoa năm ấy, Kaopiz hiện nay đã lớn mạnh và phát triển với gần 500 nhân sự tại cả Việt Nam và Nhật Bản, lợi nhuận tăng cao theo từng năm.” – trích chia sẻ của CEO Lê Văn Hoàng

Loài kiến và những lý do “không tưởng" để trở thành linh vật Kaopiz

Kiến có tinh thần đoàn kết cao, luôn giúp đỡ lẫn nhau Kiến là loài nhỏ bé nhưng luôn có tinh thần teamwork, lối sống tập thể cao. Chúng hoạt động có nguyên tắc, hỗ trợ nhau hoàn thành mọi nhiệm vụ

(xây tổ, kiếm thức ăn,...). Mỗi chú kiến như một mắt xích quan trọng không thể tách rời trong quá trình duy trì và phát triển đàn.

Loài kiến trao đổi thông tin với nhau bằng việc kết nối râu, giống như những điểm chạm kết nối, chia sẻ thông tin trong mạng lưới ngành CNTT trên toàn cầu.

Kiến phân cấp bậc và nhiệm vụ cụ thể

Trong tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký” - Tô Hoài, khi dế mèn với cương vị là sứ giả hòa bình đến thăm vương quốc loài kiến, chú nhận thấy loài kiến cũng có những cấp bậc khác nhau như một xã hội thu nhỏ, cao nhất là kiến chúa, rồi đến các loài kiến khác như kiến chỉ huy, kiến thợ,…

Mỗi thành viên Kaopiz đều mang trong mình một trọng trách và nhiệm vụ riêng, cùng hướng đến một mục tiêu chung là duy trì và phát triển tổ chức, nâng cao đời sống CBNV.

Kiến linh hoạt và “tự thân" phát triển

Theo nghiên cứu loài kiến có thể mang vác theo vật có khối lượng nặng hơn chúng gấp 50 lần. Hầu hết trong quá trình tồn tại và phát triển, chúng đều “tự thân” nhờ vào bản năng của mình.

Tương tự với câu chuyện của Kaopiz, khác với phần lớn các startup khác, thường có sẵn một tệp khách hàng, một người đỡ đầu hay những nhà đầu tư. Kaopiz thực sự đã khởi đầu bằng con số không: 0 khách hàng tiềm năng, 0 mối quan hệ, 0 nhà đầu

Kiến có mặt ở khắp nơi Với khoảng 10.000 tỷ “dân”, loài kiến có mặt ở khắp mọi nơi, trừ những đỉnh núi băng ở hai cực. Nhờ hoạt động theo quy củ nên dù ở bất cứ nơi nào, sâu trong lòng đất hay những ngọn núi cao, kiến đều sống như một vị thủ lĩnh của các loài côn trùng.

Kaopiz với khát vọng, mỗi thành viên đều là một nhà quản lý, 1 nhà kinh doanh khi mọi quy trình được vận hành trơn tru, tự giác để ai cũng nhìn thấy giá trị của mình qua từng ngày.

Không chỉ chinh phục được khách hàng khó tính nhất là Nhật Bản, Kaopiz đặt mục tiêu mở rộng thị trường tại nhiều khu vực trên toàn thế giới, khát khao những sản phẩm công nghệ mang tên các kỹ sư

Kaopiz, các kỹ sư người Việt có mặt trên toàn cầu. Với những lý do cực kì thuyết phục đó, loài Kiến đã xứng đáng trở thành linh vật biểu tượng cho văn hóa, con người Kaopiz chưa các bạn ơi?

Về tên gọi KARI: "K" trong

Kaopiz và "ari" trong tiếng Nhật có nghĩa là con Kiến. Khi ghép 2 ký tự này vào ta được cái tên là Kari, nghĩa là con kiến của Kaopiz

This article is from: