9 minute read
Staycation
L A Ch N Th V Cho 5 Ng Y Ngh L S P T I
Dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay được nghỉ những 5 ngày, bắt đầu từ ngày 29/4. Đây là khoảng thời gian lý tưởng để dành cho gia đình trong những chuyến đi chơi, thay đổi không khí, nạp năng lượng trước khi trở lại với công việc. Bạn đã có kế hoạch gì cho kỳ nghỉ này chưa? Nếu chưa thì dưới đây sẽ là một gợi ý dành cho bạn.
Advertisement
“Trong khi nhiều bạn bè tất bật đặt vé máy bay, hỏi nhau đi đâu, chơi gì, tôi khá bình thản. Năm năm qua, cứ tới dịp nghỉ lễ, tôi đều ở nhà. Năm nay cũng vậy, tôi sẽ thư giãn, đọc sách, nấu món ăn ngon cho cả nhà cùng ăn, đi cà phê, xem phim, đưa con đi khu vui chơi, gặp gỡ người thân. Với tôi, kỳ nghỉ là thời gian dành cho bản thân, là dịp để mình
Gặp gỡ bạn bè, người thân trong dịp nghỉ lễ là lựa chọn của nhiều bạn trẻ hiện nay nghỉ ngơi, chứ không phải chen chúc, mệt mỏi ở sân bay hay trong các khách sạn, điểm du lịch. Bản thân tôi cũng không thích nơi quá đông người.” – Chị Linh (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ
“Bạn bè tôi cũng có nhiều dự định khác trong dịp này”. Gia đình chị Nguyễn Thị
Phượng (Cầu Giấy, Hà Nội) dự định nghỉ lễ 30-4 là đưa con về quê thăm ông bà ở Phú
Thọ. "Các con tôi sẽ được trải nghiệm cuốc đất, trồng rau, tưới rau, thả diều trên đê, đạp xe dọc đường làng. Chúng sẽ có thêm nhiều trải nghiệm và thêm gắn bó tình cảm với quê hương, ông bà" - chị Phượng cho biết.
Đưa con đến những khu vui chơi là lựa chọn của nhiều phụ huynh hiện đại
Gia đình chị Ly (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng chọn cách du lịch tại nhà cho các kỳ nghỉ lễ. "Đây là dịp để mình nghỉ ngơi, chăm sóc vườn hoa ở ban công, trồng thêm nhiều loài hoa mới. Ngoài ra, mình cũng tận dụng thời gian tập thêm mấy bài múa, vừa rèn luyện sức khỏe vừa thỏa mãn đam mê. Dịp nghỉ này mình không phải tốn chi phí cho việc thuê khách sạn, vé máy bay, v.v... Với mình, đây là chuyến du lịch tiết kiệm mà vẫn rất vui" - chị Ly tâm sự.
Những năm gần đây, xu hướng “staycation” hay còn được gọi là du lịch tại chỗ đang dần trở thành một xu hướng du lịch mới của các gia đình trẻ. Có rất nhiều gợi ý cho chuyến du lịch staycation mới mẻ để bạn lựa chọn. Trải nghiệm tại các quán cà phê có không gian "chất", đẹp mắt và độc đáo cùng bạn bè cũng là một điều khá thú vị. Xu hướng thứ hai là lên danh sách các địa điểm trong thành phố để tham quan. Tiếp theo, bạn hãy lựa chọn đi các khu vực ngoại thành có các địa điểm check-in cực đẹp, hay ghé chơi tại các khu giải trí, công viên giải trí và khu du lịch gần thành phố.
Tùy vào sở thích và thời gian, bạn có thể sắp xếp một chuyến staycation phù hợp nhất với bản thân. Với những lợi thế như tiết kiệm chi phí, chủ động về thời gian và kế hoạch, cũng như dễ dàng đáp ứng nhu cầu trải nghiệm, khám phá và linh hoạt trong cách tiếp cận, du lịch tại chỗ sẽ là lựa chọn thú vị mà bạn nên thử một lần, nhất là vào dịp cao điểm như nghỉ lễ 30/4, 1/5 sắp tới.
Nghỉ lễ là dịp dành thời gian cho bản thân nhiều hơn.
Dù ngày nghỉ lễ hay ngày thường, khoảnh khắc hạnh phúc nhất vẫn là khi cả gia đình sum vầy bên nhau. Mong rằng bạn sẽ có những ngày nghỉ lễ thật bình yên, hạnh phúc và ý nghĩa bên những người thân yêu.
Team Hổ Giấy
Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng tại sao một người lại có thể làm được nhiều việc đến thế hay chưa? Nhất là khi bạn nhìn những người cùng tuổi, thậm chí kém tuổi, họ thành công với mức lương nhiều con số, sự thăng tiến trong công việc và có một mục tiêu rõ ràng trong cuộc sống.
2. Thức giấc cùng điện thoại
Theo một cuộc khảo sát, tỷ lệ người kiểm tra điện thoại trong vòng 1 tiếng sau khi tỉnh giấc lên tới 88%. Đọc đến đây, có lẽ bạn đang tự hỏi: chẳng phải nên kiểm tra điện thoại ngay khi mới thức giấc sao? Nhỡ có chuyện gì gấp hay thông tin gì mới trong đêm qua mà bản thân chưa biết thì sao?
Một ngày ai cũng có 24 giờ, sao mình lúc nào cũng thiếu thời gian mà người ta lại làm được vô số thứ? Câu trả lời nằm ở hiệu suất, khi số lượng như nhau thì hiệu suất sẽ là thứ quyết định tất cả. Vậy làm cách nào để tăng hiệu suất công việc? 7 thói quen dưới đây là điểm chung của rất nhiều người khiến hiệu suất công việc bị ảnh hưởng. Một khi bạn có thể thay đổi thì con đường sự nghiệp của bạn sẽ phát triển đáng kể.
1. Tập trung vào những chi tiết nhỏ thay vì kết quả cuối cùng
Xét cho cùng, thước đo chính xác nhất của hiệu suất công việc chínhlà bạn làm và hoàn thành được bao nhiêu. Những người có hiệu suất công việc cao luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình. Họ sẵn sàng làm mọi thứ, vượt qua nỗi sợ và bỏ ngoài tai mọi nghi vấn. Tất nhiên, quá trình vẫn là một yếu tố quan trọng để có được kết quả. Nhưng hãy đảm bảo rằng chúng đang hướng về mục tiêu mà bạn muốn, thay vì kéo bạn xa dần khỏi đích đến. Hiệu suất phụ thuộc vào việc bạn thực hiện và hoàn thành các mục tiêu đến mức nào, chứ không phải các "công việc râu ria". Đừng quá tập trung vào những chi tiết nhỏ. Tập trung vào kết quả thì hiệu suất công việc sẽ cải thiện theo.
Nhưng khi đi sâu hơn vào nghiên cứu, đây thực ra là một thói quen không tốt vì nó sẽ đặt bạn vào trạng thái căng thẳng và dễ bị sao nhãng (trước cả khi bạn dậy làm vệ sinh, ăn sáng,...). Cá là không ít lần, bạn đã muộn làm vì mải lướt mạng xã hội hay xem Tiktok.
Ở một mức độ nào đó, việc kiểm tra điện thoại cũng chưa hẳn xấu trong trường hợp bạn vận dụng và điều chỉnh tùy theo công việc của bản thân. Nhưng có một điều nên áp dụng với mọi trường hợp, đó là hạn chế kiểm tra tài khoản mạng xã hội ngay khi vừa mới ngủ dậy. Trừ khi đó là các email công việc, nếu không, điều này rất dễ ảnh hưởng đến tâm lý và làm bạn sao nhãng khỏi mục tiêu chính: chuẩn bị đón ngày mới với trạng thái tốt nhất.
3. Mất tập trung khi làm việc Đây là điều không hề lạ đối với bất kỳ ai, khác biệt chỉ là thời gian giữa những lần mất tập trung của từng người mà thôi. Vậy làm sao để tránh điều này?
Đầu tiên, bạn cần phải có một không gian làm việc ngăn nắp gọn gàng. Điều này giúp bạn không bị tốn thời gian lục tung bàn làm việc tìm đồ hay đột xuất muốn dọn bàn làm việc giữa giờ nữa.
Bạn cũng cần phải giữ môi trường làm việc vừa đủ. Đơn cử như trình duyệt web, nếu bắt buộc phải nhắn tin công việc qua group chat của Facebook, hãy chỉ giữ lại tab Messenger và đừng mở trang chủ Facebook để tránh "lỡ tay" kéo xuống hay mải mê đọc "tin hot" đập vào mắt. Làm nhiều việc cùng một lúc và thay đổi qua lại sẽ làm ảnh hưởng tới hiệu suất công việc. Thay vào đó, hãy giảm thiểu tối đa những yếu tố làm bạn bị sao nhãng và giữ không gian làm việc gọn gàng, đơn giản.
4. "Gấp đôi tới chết"
Với mỗi dự án, ai cũng muốn giải quyết xong trong một lần và cố gắng làm dù mệt mỏi, phải thức đêm. Hoàn thành công việc là tốt nhưng "gấp đôi tới chết" sẽ không bao giờ là một giải pháp phù hợp vì rất dễ ảnh hưởng đến chất lượng công việc cũng như sức khỏe, hay thời gian bên gia đình, người thân. Thay vào đó, bạn cần có những quãng nghỉ nhỏ để nạp lại năng lượng, lấy lại sự tập trung.
Đừng làm việc cho tới khi kiệt sức, bạn sẽ mất động lực và bị ảnh hưởng tới tận ngày hôm sau. Hãy tạm dừng khi thấy mệt mỏi, đồng thời có các quãng nghỉ ngắn giữa giờ làm để lấy lại sức và giải tỏa căng thẳng.
5. Việc nào cũng như việc nào
"Thứ quan trọng thì hiếm khi cần gấp, mà thứ cần gấp thì hiếm khi quan trọng". - Dwight D. EisenhowerĐây chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng không đủ thời gian, chậm deadline hay ngập đầu trong công việc. Không phải việc nào bạn cần làm cũng quan trọng như nhau. Hiệu suất cao chính là khi bạn hoàn thành được những công việc quan trọng nhất thay vì gấp nhất trong ngày. Do đó, trước khi vào làm, hãy cố gắng sắp xếp thứ tự công việc theo độ quan trọng (nếu chưa biết thì đừng ngại hỏi sếp của mình).
Nhờ vậy, bạn sẽ có thể dành quãng thời gian hiệu quả nhất, để tập trung hoàn thành những việc đó và đạt được kết quả tốt nhất. Không phải ai cũng có thể hoàn thành được mọi đầu công việc trong một ngày, do đó hãy dồn sức cho những việc quan trọng nhất trước. Sắp xếp công việc dựa theo độ quan trọng chứ không chỉ deadline. Nhờ đó bạn sẽ có thể tối đa hoá kết quả của mình sau mỗi ngày làm việc.
6. Không có thời gian Có một câu nói rất đúng trong môi trường làm việc, đó chính là: "Nếu muốn việc gì được hoàn thành thì hãy giao cho người bận rộn nhất". Khi có thời gian, người ta thường "vật lộn và trì hoãn" để hoàn thành công việc. Nhưng khi mà "cực kỳ bận rộn", việc khó mấy cũng có thể hoàn thành.
Tại sao lại thế? Vì người bận rộn sẽ "tạo ra thời gian" thay vì tìm chúng. Nếu muốn có hiệu suất công việc cao, bạn cũng nên "tạo ra thời gian". Vậy làm điều này như thế nào? Đó chính là xác định được thứ tự ưu tiên như đã nói ở thói quen thứ năm và xây dựng thời gian biểu của bạn quanh chúng.
Đừng tìm thời gian để làm những việc quan trọng đối với bạn mà hãy tạo ra thời gian. Đưa những công việc quan trọng vào thời gian biểu và xây dựng kế hoạch dựa theo chúng.
7. Nhờ gì cũng làm
Việc khoe đi làm cả ngày hay lúc nào cũng bận không phải là dấu hiệu của hiệu suất công việc cao. Nó là biểu hiện của người "nhờ gì cũng làm", không hề biết đặt giới hạn và tập trung vào mục tiêu của bản thân. Thử nghĩ lại xem, khi đi làm liệu đã có lần nào bạn nhận những công việc chẳng giúp gì cho bản thân hay thậm chí là không thích chưa? Chúng không chỉ khiến bạn bị khó chịu về mặt tâm lý mà còn tốn cả thời gian lẫn năng lượng. Nếu muốn đạt hiệu suất công việc cao nhất, hãy đặt ra giới hạn và đừng để những việc "râu ria" ảnh hưởng đến mục tiêu quan trọng. Việc đặt ra giới hạn không chỉ áp dụng cho công việc mà còn cho cả giờ giấc. Ví dụ, bạn làm việc tốt nhất vào buổi chiều, hãy đặt giờ họp hay cuộc hẹn gặp mặt đối tác vào buổi sáng. Hãy học cách để "từ chối" đồng thời tìm một quy trình làm việc phù hợp với bản thân để điều chỉnh kế hoạch trong ngày cho thích hợp. Đừng nói "có" với mọi thứ và khiến cho bản thân bị bận rộn bởi những việc "không quan trọng". Hãy đặt ra giới hạn, học cách "từ chối" thật lịch sự để có thể nói "có" đối với những thứ quan trọng.
Hy vọng với những lời khuyên trên, bạn có thể chú ý để điều chỉnh những thói quen tưởng chừng như vô hại của mình, để cải thiện hiệu suất công việc ngày một tốt hơn. Chắc chắn, bạn sẽ thành công hơn trong tương lai.