5 minute read

Trần

Thị Lộc

- Năm sinh: 2000

Advertisement

- Vị trí làm việc tại Kaopiz: Tester – Phòng QA

- Tình trạng quan hệ: Độc thân

Mình bắt đầu đam mê với bộ môn LOL ngay từ năm còn học lớp 8. Ngày ấy chơi chỉ vì sẽ được 5 chai sting nếu solo yasuo thắng thôi, ai ngờ bén duyên từ đó. Vì là năm đầu tiên tham gia Esport của Kaopiz, mình thấy khá vui và háo hức. Có điều chắc các bạn cũng biết, công ty công nghệ nên ít nữ lắm, nữ tham gia Esport lại càng ít hơn, vì vậy áp lực là điều không thể tránh khỏi. Áp lực vì biết đâu mình lại đi “gánh team” cho đội bạn thì sao?

Tuy team mình bị loại từ vòng bảng nhưng mà cũng vẫn rất vui. Các năm sau, mình mong BTC Esport có thể mở rộng thêm các bộ môn thi đấu mảng game mobile như PUBG hay Liên Quân,…để đông đảo chị em có thể tham gia giật giải ạ.

Nguyễn Thị Kiều

Oanh

- Năm sinh: 1993

Vị trí làm việc tại Kaopiz :

Lập trình viên - Phòng D1

- Tình trạng quan hệ: Độc thân

"Có thể nói mình là những người đầu tiên tham gia LOL từ khi bộ môn game này được phát hành tại Việt Nam, ngày ấy mình chủ yếu đi chơi cùng bạn bè. Tuy là gamer gia nhập thời đầu nhưng...mình chơi vẫn khá gà. Ngày biết tin Kaopiz tổ chức giải Esport cho toàn bộ anh chị em nhân viên công ty, mình vui và háo hức lắm. Vì biết đây sẽ là cơ hội để mọi người được giao lưu, gắn kết đồng đội cũng như xả stress sau những ngày dài chạy deadline. Biết bản thân chơi “gà” nên mình cũng không tự áp lực phải tranh giải hay để thắng thua, may là đồng đội của mình cũng cùng một chí hướng “tham gia là để tấu hài”. Nói vậy chứ team mình chơi ra chơi mà thi ra thi lắm, cụ thể là cũng lên chiến thuật và cố gắng hết sức trong suốt giải đấy nhé!

Kỷ niệm mình nhớ nhất là dù biết chắc sẽ thua nhưng team luôn đặt ra mục tiêu không được kết thúc trận đấu trước 20 phút, hoặc để tránh đối phương bắt thóp, thành viên nhóm sẽ đổi chỗ cho nhau. Mọi người thường nghĩ nữ khi chơi game sẽ thường được các bạn nam ưu ái, nhưng đấy chỉ là trong tưởng tượng hoặc có nhưng vô cùng ít. Còn đa số sẽ bị cho “ăn hành” hoặc bị phũ lúc giao tranh là điều quá quen thuộc rồi.

Mỗi cô gái đến với esport đều mang một màu sắc rất riêng. Họ đã góp phần làm cho sân chơi esport ở Kaopiz không còn là lãnh địa của riêng anh em mà còn có thêm những bóng hồng xinh đẹp. Chúc các cô gái của chúng ta thật nhiều sức khỏe, nhiệt huyết để cùng esport có thêm nhiều trải nghiệm thú vị nhé!

Mer (Phỏng vấn)

Mỗi khi ngày 8-3, 20/10,... đến là chúng ta sẽ thấy rạng rỡ cờ hoa ở khắp các trang mạng xã hội và dường như đó trở thành một cách khá thông dụng để người ta nói về văn hoá doanh nghiệp, trải nghiệm nhân viên, những điểm nổi trội, thu hút và lan toả cho khía cạnh “vì con người" của thương hiệu nhà tuyển dụng.

Hồi cuối năm 2022, mình có tham gia một lớp học về Truyền thông nội bộ (TTNB) và Văn hóa doanh nghiệp(VHDN) , một bạn học viên trong lớp từng đặt câu hỏi với giảng viên như này: “một công ty làm rất tốt phần nổi của các ngày lễ, sự kiện, ngày kỷ niệm.. có đồng nghĩa với việc đó là một công ty có văn hoá tích cực, trải nghiệm nhân viên tốt hay không? Công ty em nhiều thứ tốt nhưng sếp em lại không coi trọng gì mấy những ngày này thì liệu có phải là chưa thể hiện được hết giá trị văn hoá vì con người hay không?

Liệu các nhân viên nữ có tủi thân không khi nhà nhà khoe hoa, khoe quà, váy áo xinh đẹp, còn nhà mình thì không?”

Ở một công ty khác, anh COO cũng là học viên cùng khóa với mình phàn nàn rằng: “văn hoá công ty em mãi không tốt lên được vì cậu làm TTNB không đủ giỏi thầy ạ!” Lại nhớ có lần mình thấy một chị CEO post trên mạng xã hội nhân dịp Giáng sinh với caption: “làm văn hoá doanh nghiệp có gì khó đâu? Chỉ cần tốn hơn 1 triệu đồng là anh chị em vui vẻ, văn hoá thăng hoa, tinh thần kết nối càng ngày càng bền chặt…”, kèm theo là bộ ảnh của bữa tiệc nhỏ vui vẻ “hơn 1 triệu" bên cây thông giáng sinh.

Giải đáp các vấn đề trên, TS. Phan Tất Thứ - giảng viên của khóa học khẳng định: “Văn hoá doanh nghiệp không phải là các lễ hội, càng không phải chỉ là những hoạt động kết nối, teambuilding bề nổi, trống dong cờ mở.” Tạo ra các sự kiện, hoạt động phù hợp và đúng mức để gia tăng gắn kết, qua đó truyền tải thông điệp, ý nghĩa nào đó hoặc làm cho môi trường làm việc, đời sống công sở vui vẻ, sinh động hơn là cần thiết nhưng đó không phải là LÀM VĂN HOÁ hay GIA TĂNG TRẢI NGHIỆM NHÂN VIÊN.

Nhiều nơi vẫn lầm tưởng làm văn hoá nghĩa là làm sự kiện/truyền thông. Chính vì sự đánh đồng như vậy nên đã đặt toàn bộ trọng trách lên vai một bạn truyền thông bé nhỏ hoặc cho bộ phận HR. Người ta cũng đặt quá nhiều kỳ vọng vào các hoạt động kết nối, sự kiện này kia.

Và tất nhiên, như một hệ quả, các bạn HR/Truyền thông nội bộ lúc nào cũng phải đau đầu vì ý tưởng tổ chức hoạt động, sự kiện, xoay quanh câu hỏi làm nào cho độc, lạ, làm thế nào để “hút khách", để nhiều người tham gia nhất có thể.

Văn hoá doanh nghiệp là cốt lõi, là bản sắc, là bộ gene của một công ty. Nó phải được cài đặt một cách có chủ đích vào hệ tư tưởng, cơ chế chính sách, cách thức một công ty vận hành, ứng xử, hành vi của mọi thành viên trong công ty…. thông qua truyền thông, đào tạo, tuyển dụng và các hành động của lãnh đạo. Các lễ hội, sự kiện, hoạt động kết nối tương tự như các món topping trên cốc trà sữa, với lượng và chất vừa phải thì sẽ giúp món đồ uống ngon hơn, đẹp hơn. Không có topping thì chúng ta vẫn có một cốc trà sữa. Nhưng topping thì nhiều, trà và sữa quá ít hoặc không có thì đâu còn hồn vía của trà sữa nữa, phải không nào?

This article is from: