7 minute read

III. Trang phục quân đội

Next Article
2. Tiện phục

2. Tiện phục

kép may bằng tơ Bát ti bóng màu vàng chính sắc, thêu đôi phượng và các hình liên đằng, hồi văn. Dưới gấu làm bằng tơ Bát ti bóng màu hoa xích, thêu rồng mây, sóng nước, liên đằng, hồi văn, lót trừu màu hoa xích thêu hình mẫu đơn, bươm bướm. Bốn bên may liền tơ Bát ti bóng màu ngọc lam. Viền gấm hạng nhất hoa

Quân phục của vua Khải Định và Thái tử Bảo sen thuần vàng màu bảo lam Long (1936-2007). gắn trừu màu đỏ thêu mẫu đơn, bươm bướm. Thùy anh, long bài vàng ba mặt đều làm bằng vàng, hình chiếc mộc rồng mây, xung quanh sợi nhiễu tuyến khảm các loại ngọc hỏa tề, trân châu, kim cang, san hô hơn 300 hạt, hơn 50 dải thùy anh kim tuyến. Đai loan một chiếc, lan can kim tuyến Tây dương khảm 1 hạt kim cang hình phương đình. Xung quanh khảm hạt kim cang, bên ngoài bọc vàng, khuy kép, chân cúc xâu chuỗi trân châu, san hô, thanh liễu hình hoa 9 đóa. Hia có thân làm bằng tơ Bát ti màu thâm may xen với tơ Bát ti bóng màu vàng chính sắc, lót tơ Bát ti bóng màu hoa xích.”(1)

Advertisement

Vua Minh Trị Nhật Bản (1852-1912), vua Khải Định Việt Nam (1885 - 1925), vua Phổ Nghi Trung Quốc (1906-1967), vua Cao Tông Triều Tiên (1852-1919) mặc Quân phục.

1. (Việt) Hội điển - Q.78. Tr.8-10. Nguyên văn:狹袖跑製用正黃純綫光素涼紗,繡龍雲、水波、古圖、 八寳,裏牡丹蝶赤花紬,緣寶藍純金蓮花一項錦,均串結細小珍珠、珊瑚粒。雲肩連領子用天青光 素八絲緞,繡龍雲、水波、古圖、八寳。馬掛(謬文,該為褂)二用烏八絲,繡龍雲、水波、蝙 蝠、火焰。夾裳用正黃光素八絲,繡雙鳳竝連藤、迴文等樣。下花赤光素八絲,繡龍雲、水波竝連 藤、迴文。裏牡丹蝶赤花紬。四邊鑲玉藍光素八絲。緣寳藍純金蓮花一項錦,結牡丹蝶赤色紬。垂 纓金龍牌三,面各金製。龍雲盾樣,周圍遶綫,嵌火齊、珍珠、金剛、珊瑚各項玉三百餘粒,金綫 垂纓五十餘條。鸞帶一,西洋金綫欄杆嵌金剛粒,方亭樣一,四圍嵌金剛粒,外包黃金竝夾版��腳 串結珍珠、珊瑚、青柳花樣該九朵。靴身烏八絲間縫正黃光素八絲,裏花赤光素八絲 ngoài ra, vào thời vua Khải Định, phần lớn các loại trang phục của vua đều do vua tự vẽ kiểu, thiết kế, ngay trang phục Cổn Miện tế trời cũng “bị phá cách” bằng cách mặc đại thụ ở phía sau lên phía trước thay cho tế tất. Đặc biệt phải kể đến việc vua kết hợp áo bào hẹp tay, xẻ 4 vạt sử dụng trong dịp cày ruộng Tịch điền với bộ quân phục châu Âu, đồng thời phối với nón hoặc khăn xếp, tạo ra một trong những loại quân trang “vô tiền khoáng hậu”. Đặt trong bối cảnh đương thời, khi vua nhà Thanh, Triều Tiên, nhật Bản đều du nhập và rập khuôn theo mẫu quân phục phương Tây thì chính phong cách “pha trộn”, phá vỡ truyền thống thể hiện trên quân trang của vua Khải Định lại là nét đặc sắc của riêng ông và riêng triều đại ông trị vì. Tuy nhiên, ngoài bộ quân phục phá cách, vua Khải Định vẫn có bộ quân trang chuẩn mực theo đúng dạng thức của phương Tây. Đến thời vua Bảo Đại, chúng ta không còn thấy sự phá cách, “pha trộn” này thêm nữa.

II. TRAng PhỤC BÁ QUAn Quy chế Triều phục và Thường phục của bá quan triều nguyễn được đặt định vào năm 1804 thời vua gia Long. năm 1831, vua Minh Mạng định ra quy chế Tế phục Cổn Miện dành cho hoàng tử, vương công và các quan nhất, nhị, tam phẩm. năm 1845 thời vua Thiệu Trị, quy chế Triều phục được sửa đổi, chủ yếu ở quy chế trang sức trên mũ Phốc Đầu.

1. Lễ phục 1.1. Lễ phục tế Giao

ngay từ thời Xuân Thu tại Trung Quốc, Cổn Miện đã được quy định là trang phục đại lễ dành cho thiên tử nhà Chu, vua chư hầu và một số vị đại thần. Chế độ Cổn Miện của nước ta muộn nhất được đặt định vào triều Đinh, được kế thừa qua các triều đại Tiền Lê, Lý, Trần, hồ và tuyệt tích vào thời thuộc Minh. Đến thời vua Lê Thái Tông, quy chế Cổn

Ngữ 敔, nhạc khí sử dụng khi tế Giao áp dụng theo Chu lễ. Ngữ của nhà Thanh (Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh), Ngữ của nhà Nguyễn (BAVH) và Ngữ của Hàn Quốc (Bảo tàng Cố cung quốc lập Seoul). (Ảnh: TQĐ).

Miện mới được khôi phục, đồng thời được duy trì qua các đời vua nhân Tông, Thánh Tông và hiến Tông. Kể từ sau những chính biến, động loạn cuối thời Lê sơ, và việc vua Lê Trung hưng mất đi thực quyền, quy chế Cổn Miện dành cho đế vương cũng dần bị phế bỏ. Đến tháng 12 năm 1755 thời vua Lê hiển Tông, triều đình mới chế ra áo Cổn mũ Miện làm loại áo mão thờ Khổng Tử trong Văn Miếu(1). Sau khi nhà nguyễn thành lập, năm 1831 vua Minh Mạng lại tham khảo quy

Quy chế mũ Miện 12 lưu của thiên tử nhà Chu (Choe Kye Sun. Trung Quốc lịch chế Tống - Minh đặt ra trang phục đại đế vương Miện phục nghiên cứu) 1. Cổn Miện dành cho vua quan triều Lưu (còn gọi là Ngọc Tảo); 2. Tảo (dây tơ ngũ sắc); 3. Ngọc châu; 4. Tựu; 5. nguyễn, đánh dấu sự hoàn bị về văn (Ngọc) Hành; 6. Đảm; 7. Thẩu Khoáng hiến áo mão của đế quốc Đại nam. hoặc (Ngọc) Trấn; 8. Sung Nhĩ; 9. Hoành (Chu tổ: dây son); 10. Nữu; 11. Kê (Trâm Mỗi một triều đại phong kiến ngọc); 12. Võ (cùng chất liệu, cùng màu quân chủ, bất kể triều Lý, Trần, Lê, với Diên); 13. Diên (còn gọi Miện Bản. 1 thước 6 tấc x 8 tấc. Một đầu tròn, một đầu nguyễn tại Việt nam, triều Tống, Minh vuông, viền màu son). tại Trung Quốc hay triều Cao Ly, Triều Tiên, khi đặt định điển chương chế độ đều tham khảo những quy chế cổ điển, cơ bản của Trung Quốc, trên cơ sở đó tự tạo ra một nền văn hiến riêng biệt. Đơn cử như trang phục Cổn Miện, một bộ Cổn phục dành cho thiên tử phải thêu đủ 12 chương, một chiếc mũ Miện dành cho thiên tử phải có đủ 12 lưu. Bộ Cổn Miện của vua nhà nguyễn có thể thấy qua các tư liệu tranh ảnh đều khớp với những quy chế cổ điển này, song các hoa văn, trang sức hay sự kết hợp các dạng phục sức đều có nhiều nét đặc sắc riêng biệt, không lẫn với bất kỳ vương triều nào của Trung Quốc hay nhật Bản, Triều Tiên. Quy chế Cổn Miện dành cho hoàng tử, vương công và bá quan nhà nguyễn cũng tương tự như vậy.

1. (Việt) Cương mục. Nguyên văn: 十二月,初製文廟袞冕服。政府阮輝潤上言:聖人萬世帝王之師, 向來文廟循用司寇冕服,非所以示崇重。乃命改用袞冕之服。文廟用王者服自此始 "Bắt đầu chế trang phục Cổn Miện thờ ở Văn Miếu. Nguyễn Huy Nhuận, viên quan giữ việc trong chính phủ dâng lời nói: “Đấng thánh nhân là thầy của đế vương muôn đời, thế mà từ trước đến nay phẩm phục thờ ở Văn Miếu vẫn dùng Miện phục của quan tư khấu, như thế không phải tỏ lòng tôn sùng’. Bèn hạ lệnh đổi dùng trang phục Cổn Miện. Dùng trang phục của đế vương thờ ở Văn Miếu, bắt đầu từ đây.”

a. Cổn Miện 9 lưu 9 chương

九旒九章袞冕 Theo quy chế Lễ phục tế giao năm 1830, trang phục Cổn Miện áp dụng cho hoàng tử và vương công triều nguyễn là mũ Miện 9 lưu, Cổn phục 9 chương. Quy chế mũ Miện 9 lưu được quy định: Mũ làm bằng loại lông đuôi ngựa tết vòng ngoài, phía trên chụp ván gỗ (mộc bản) làm cốt, phía trước tròn, phía sau vuông, bên ngoài bọc bằng đoạn tơ lót lĩnh màu đỏ. Trước sau đều có 9 dây lưu, mỗi lưu làm bằng dây tảo ngũ sắc, 9 tựu, xâu 9 ngọc. Trâm ngà dẫn dây hoằng màu huyền, rủ xuống dây khoáng màu xanh, sung nhĩ chốt ngọc trấn màu trắng, tua ở dây hoằng màu son. Xung quanh miện bản viền vàng, trổ hoa văn mây rủ. Mũ sức 1 bác Cổn Miện 9 lưu 9 chương của Vương sơn vàng, 2 hoa vàng, 4 giao long vàng, công triều Nguyễn (BAVH); 1. Mũ Miện 9 lưu; 2. Bác sơn vàng; 3. Hốt 4 sợi kim tuyến, ở lỗ cài trâm (nữu) cũng ngà; 4. Áo Cổn;. 5. Tế tất màu đỏ mặc sức bằng vàng.”(1) Trên thực tế, thân mũ lên trên thường màu đỏ nhạt; 6. Đại thụ màu đỏ nhạt, phía dưới nối với các Miện của hoàng tử, vương công và các tua ngũ sắc. 7. Ngọc bội. 8. Chương quan triều nguyễn rất gần gụi với dáng Phủ thêu trên thường. 9. Chương Phất hình chữ Á thêu trên thường. mũ Phốc Đầu. Cũng chính vì có hình dạng mũ Phốc Đầu cho nên ở phần đỉnh mũ giao với miện bản vẫn có thể đính thêm trang sức bác sơn. Kết hợp với mũ Miện 9 lưu là Cổn phục 9 chương. Trong đó: “Áo 5 chương may bằng đoạn màu xanh đen, thêu chương Long ở vai, chương Sơn ở lưng, các chương Hỏa, Hoa trùng, Tông di mỗi chương 3 hình ở hai ống tay áo. Cổ áo màu như màu áo (màu gốc). Thường 4 chương làm bằng đoạn màu đỏ nhạt (Huân thường), thêu các

1. (Việt) Hội điển - Q.78. Tr.19. Nguyên văn: 南郊大禮,皇子諸公冕服, 冠用馬尾輪結,上覆木版 為質,前圓後方,表用絲緞,裏赤綾,前後各九旒。每旒五彩繰,九就,貫玉九。牙簪導玄紘,垂 青纊。充耳承以玉瑱用白色,朱紘纓。其覆版周圍繞金,刻垂雲文。冠飾金博山一,金花二,金蛟 四,金綫四,貫簪處亦飾以金

This article is from: