15 minute read

2. Thường phục

Next Article
2. Tiện phục

2. Tiện phục

y quan phẩm phục là năm 1661 và năm 1721 diễn ra vào thời vua Lê Thần Tông và vua Lê Dụ Tông. Trong đó, quy chế năm 1661 phần lớn kế thừa quy chế năm 1500 thời vua Lê Hiến Tông. Năm 1718, tham tụng Nguyễn Công Hãng sang nhà Thanh tìm điển chương cũ của nhà Minh về định lại chế độ y phục. Kể từ năm 1721, áo mũ của triều đình nước Việt nói chung, triều đình nhà Lê nói riêng, chịu ảnh hưởng khá lớn từ quy chế áo mũ của Trung Quốc giai đoạn cuối Minh đầu Thanh.

1. Hoa văn rồng thêu trên ngực Long bào của vua Minh Vạn Lịch, khai quật tại Định Lăng, Bắc Kinh; 2. Khăn phủ mặt vua Lê Dụ Tông (Bảo tàng Lịch sử Việt Nam); 3. Khăn phủ mặt của vua Minh (The Metropolitan Museum of Art, New York).

Advertisement

I. TRANG PHỤC VUA, CHÚA

1. Triều phục

Thời Trung Hưng, vua Lê chỉ được coi là biểu tượng vương quyền của dòng dõi đế vương, chỉ có hư vị, không có thực quyền. Không ít quy chế lễ nghi dành cho thiên tử thời Lê sơ dần bị loại bỏ. Trong đó, các vua Lê Trung Hưng áp dụng Thường phục của vua Lê sơ làm Lễ phục và Triều phục, phế bỏ quy chế Cổn Miện trong dịp tế Giao. Điều này tuy bề ngoài chỉ là sự thay đổi về áo mũ, song thực chất là sự thay đổi về tư tưởng cũng như tư thái của đế vương. Chính Phan Huy Chú nhận định: “Từ thời Trung Hưng về sau, vào các dịp đại lễ, hoàng thượng chỉ đội mũ Xung Thiên. Trộm nghĩ […] kiểu dáng mũ Xung Thiên so với mũ Phốc Đầu không quá khác biệt. Văn sức không đầy đủ thì thể cách không tôn nghiêm. Bậc vương giả đặt định lễ nghi thì phải khôi phục quy chế Cổn Miện. Khổng Tử nói mặc Cổn Miện của nhà Chu. Thực là phép thức cho muôn đời vậy.”(1) Mặc dù Triều phục Xung Thiên không đủ tôn nghiêm

1. (Việt) Loại chí - Lễ nghi chí - Quan gia quan phục chi chế. Nguyên văn: 中興以來,皇上御大禮惟服 衝天冠。窃以[…]衝天冠之樣與幞頭無甚相別。文飾莫備,体格不尊。王者講定礼儀,正當首復冕 bằng Cổn Miện, và mặc dù ngày thường thế lực của chúa Trịnh có lấn át vua Lê, song vào lễ tế Giao, lễ tế thiêng liêng bậc nhất đối với các triều đại phong kiến - quân chủ, uy quyền của vua Lê vẫn là lớn nhất. Hay nói như Cương mục: “Nhà Lê từ thời Trung Hưng về sau, kiếm Thái A nắm ngược, kẻ dưới lấn quyền, người trên thất thế, từ đây về sau, lễ nghĩa vua tôi mất sạch. Duy có lễ Nam Giao tế trời là danh phận tôn ti vẫn còn […] Đây là Vua Lê (S.Baron, 1683. Tư liệu lễ tôn nghiêm nhất, long trọng nhất.”(1) các công ty Đông Ấn). Đối với Lễ phục tế Giao của vua Lê chúa Trịnh, Loại chí ghi nhận: “Từ thời Trung Hưng về sau, vào các buổi đại lễ như lên ngôi, tiến tôn, ban chiếu, hoàng thượng đều đội mũ Xung Thiên, mặc Hoàng bào, đeo đai ngọc. Lễ tế Giao mặc áo mũ màu huyền (đen huyền), đến nhà Đại Thứ thay áo, lại đội mũ Xung Thiên, mặc Hoàng bào đúng như nghi lễ […] Chúa thượng vào các dịp đại lễ như tế Giao, tiến tôn, mặc áo bào tía (tử bào), đội mũ Xung Thiên, đeo đai ngọc.”(2) Cương mục cũng ghi nhận: “Vua mặc Huyền bào, cùng với đoàn Lỗ bộ, Pháp giá, Nhã nhạc từ cửa Đại Hưng (cửa Nam thành) đi ra, đến điện Canh Phục ở ngoài đàn tế thì đội mũ Xung Thiên, mặc Hoàng bào, thắt đai ngọc, đến điện Chiêu Sự hành lễ. Chúa Trịnh và bá quan văn võ theo hầu lễ bái theo nghi thức”(3) . Tượng quốc công Trịnh Tùng (trinhtocgiapha.com). Qua nhận định của Loại chí và Cương mục, có thể thấy vua Lê, chúa Trịnh vào các dịp đại lễ như lễ tế Giao,

制。子曰服周之冕。真萬世之法式也 1. (Việt) Cương mục - Q.32. Nguyên văn: 夫黎自中興以後,太阿倒持,下陵上替,厥有自來,君臣之 禮蕩然矣。惟南郊祀天,尊卑之分尚在[…]至尊至重之禮也 2. (Việt) Loại chí - Lễ nghi chí – Quan gia quan phục chi chế. Nguyên văn: 中興以後,皇上即位進尊頒詔 諸大禮,並御衝天冠,黃袍玉帶。郊天禮御玄色冠袍,至更服大次,御衝天冠,黃袍玉帶如儀[…] 王上謁郊、進尊諸大禮服紫袍、衝天冠、玉帶 3. (Việt) Cương mục - Q.32. Nguyên văn: 遞年或初一或初二[…]至日帝御玄袍,備鹵簿、法駕、雅樂 由大興門都城南門出,至壇外,更服殿御衝天冠、黃袍、玉帶,詣昭事殿庭行禮。鄭王及文武百官扈 從,陪拜如儀

lễ đăng cơ, tiến tôn, ban chiếu sắc v.v. đều đội mũ Xung Thiên kết hợp với áo bào. Lễ phục của chúa Trịnh nhìn chung tương tự vua Lê, chỉ lấy phục sắc màu tía để phân biệt với vua. Ngoài ra, riêng trang phục tế Giao, trước khi tới nhà Đại Thứ thay Hoàng bào, vua Lê mặc áo mũ màu huyền trên dọc đường đi từ cửa Đại Hưng ra. Màu huyền chính là màu áo tế trời, tương tự màu áo Cổn theo quy chế cổ. Những tấm Hoàng bào của vua Lê Dụ Tông (1679-1731) được khai quật vào năm 1958 là những hiện vật hy hữu, đem

Tranh chân dung tướng Phạm Tu, Đình Ngoại xã Thanh Liệt, Hà Nội lại cái nhìn chân thực về diện mạo trang và tượng vua Lê Thần Tông chùa phục của vua Lê, chúa Trịnh thời kỳ này.

Mật Sơn, Thanh Hóa. Ảnh: TQĐ). Qua so sánh đối chiếu một số hiện vật, có thể nhận thấy kiểu cách trang trí rồng mây, sóng nước trên tấm Long bào của vua Lê Dụ Tông hết sức gần gụi với những tấm Long bào, Mãng bào của Trung Quốc có niên đại cuối Minh đầu Thanh. Điều này thực ra không khó lý giải, bởi lẽ triều Lê Trung Hưng tương đương với thời Minh mạt Thanh sơ. Cuộc thay triều đổi đại giữa nhà Minh và nhà Thanh diễn ra năm 1644, trong khi năm 1718, tham tụng Nguyễn Công Hãng đi sứ Trung Quốc, “phỏng tìm điển hiến cũ của nhà Minh, về nước đặt định ra phẩm phục.”(1) Còn bào phục của chúa Trịnh, sớm nhất là năm 1777 mới chuẩn theo tấu nghị của đình An Nam quốc vương chí Tị thử sơn trang thần sử dụng loại áo thêu kiểu Long in trong Thập toàn phu tảo đồ sách, vẽ vân đại hội tương tự như áo bào của cảnh vua Thanh ban áo mũ cho vua Lê Chiêu Thống cùng một số cận thần. Vua vua Lê. Chúng ta biết được điều này Lê Chiêu Thống trong tranh đội mũ Xung qua lời khải bẩm của đình thần với Thiên, mặc Hoàng bào.

1. (Việt) Vũ trung tùy bút - Quyển thượng - Quan lễ. Nguyên văn: 康熙二十一年,阮相公沆北使訪求故明 典憲,回國典定章服. Vũ trung tùy bút chép là năm Khang Hy thứ 21 tức 1682 lúc này ông Nguyễn Công Hãng mới 2 tuổi, chúng tôi dựa theo Cương mục (Q.35) đổi thành năm Khang Hy thứ 57 tức năm 1718. chúa Trịnh Sâm năm 1777: “Vâng xét theo Chu Lễ, khi tế trời mặc Cổn Miện, các đời Hán, Đường, Tống, Minh, Thanh khi tế Giao và Thái Miếu đều dùng Cổn Miện, chỉ có ngày kị thì hôm ấy đổi áo để tỏ lòng hiếu mộ. Nay xin tham khảo phỏng theo, cứ hằng năm đến lễ Trừ tịch yết điện Kính Thiên và các lễ kính cáo ngày thường thì dùng sa đoạn Bắc, màu thiên thanh (màu huyền), thêu kiểu Long vân đại hội. Lễ sinh nhật các tiên vương ở Thái Miếu thì dùng sa đoạn Bắc, màu nguyên thanh (màu xanh đen), thêu kim tuyến; lễ kị nhật dùng sa đoạn Bắc, màu thiên thanh, thêu kim tuyến; chỉ có lễ kị nhật của Hy tổ (Trịnh Cương) dùng vải Thanh Cát màu quỳ, lễ sinh nhật tiên thánh vương Nghị tổ (Trịnh Doanh) thì dùng vải Thanh Cát màu vi minh (hơi sáng), còn lễ kị nhật vẫn dùng vải thâm để hợp sự nghi.”(1)

Phục dựng Triều phục của vua Lê Dụ Tông.

1. Long bào của vua Lê Dụ Tông (Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Ảnh: Trịnh Bách); 2. Tạng bào thời Thanh (Chức Tú Trân Phẩm); 3. Mãng bào của Tần Lương Ngọc (1574-1648) (Bảo tàng Trùng Khánh); 4. Mãng bào cuối thời Minh (Bảo tàng Tơ lụa Hàng Châu).

1. (Việt) Loại chí - Lễ nghi chí - Quan gia quan phục chi chế. Nguyên văn: 奉按周禮,祀昊天服袞冕。漢 唐宋明清有事郊廟並用袞冕,惟忌辰在禮,是日變服以申孝慕。玆奉參酌,倣遞年除夕御謁敬天殿及 常時敬告禮用北紗緞,天青色,摹手龍雲大會。奉太廟列先王生辰禮用北紗緞,元青色,金線。忌辰禮 用北紗緞,天青色即玄色,金線。惟奉僖祖忌辰禮用青吉布葵色,奉先聖王毅祖生辰禮用青吉布稍明 色。忌禮仍用緇布以合事宜.Nhà Thanh phế bỏ Cổn Miện, đình thần tấu lời này đã lầm.

2. Tế phục

a. Mũ Bình Đính 平頂帽

Mũ Tứ Phương Bình Đính, mũ Đinh Tự, mũ tế Bình Đính lục lăng theo mô tả của Phạm Đình Hổ. (Phục dựng).

Phan Huy Chú cho biết: “Hoàng thượng […] vào ngày giỗ ở Thái Miếu đội mũ Bình Đính, mặc áo Thanh Cát… Chúa thượng khi yết kiến ở lầu Kính Thiên và lễ sinh nhật ở Thái Miếu thì đội mũ Bình Đính, mặc áo Thanh Cát màu hỏa minh, ngày giỗ ở Thái Miếu thì mặc áo Thanh Cát màu quỳ; ngày giỗ các vị đời gần thì dùng mũ Bình Đính, áo vải thâm.”(1) Như vậy vào thời Lê Trung Hưng, mũ Bình Đính được quy định là loại mũ sử dụng trong các dịp tế giỗ tiên đế, tiên vương của vua Lê, chúa Trịnh, có tính chất tương tự mũ Thông Thiên của vua Trần và mũ Xuân Thu của vua Nguyễn. Khảo về quy chế mũ Bình Đính, Phạm Đình Hổ cho biết: “Đinh Tiên Hoàng chế ra mũ Tứ Phương Bình Đính, quy chế của mũ ấy vuông mà đỉnh mũ phẳng […] đời sau đổi thành kiểu lục lăng, hạ phần trên xuống, làm bằng the quết sơn, ấy là mũ tế, gọi là mũ Bình Đính; lại biến dáng vuông thành dáng tròn, bẻ dáng thẳng thành dáng cong, làm mũ thông dụng khi chầu hầu, gọi là mũ Đinh Tự.”(2) Chúng tôi không tán đồng quan điểm của Phạm Đình Hổ khi ông cho rằng loại mũ Thường phục Đinh Tự của bá quan thời Trần, mũ Tế phục Bình Đính của vua Lê chúa Trịnh đều có nguồn gốc từ mũ Tứ Phương Bình Đính của quân đội triều Đinh. Tuy nhiên cách lý giải của ông giúp người đời sau dễ hình dung về kiểu dáng của các loại mũ này, theo đó, mũ Bình Đính áp dụng

1. (Việt) Loại chí - Lễ nghi chí - Quan gia quan phục chi chế. Nguyên văn: 皇上[…]太廟忌時御平頂帽、 青吉衣[…]王上[…]謁敬天樓與太廟生辰,用平頂帽、青吉衣火明色;太廟忌辰,用青吉衣葵色; 近位忌辰,用平頂帽、緇布衣 2. (Việt) Vũ trung tùy bút - Quyển thượng - Quan lễ. Nguyên văn: 丁先皇始製四方平定巾,其制方而平 定頂,以皮為之,盖軍裝也。後世變爲六稜而殺其上,製用紗漆,是為祭服,曰平頂帽;又頑方為 圓、折直為曲,為朝侍通用之冠,曰丁字帽 làm Tế phục của vua chúa triều Lê Trung Hưng là loại mũ làm bằng the quết sơn, thân mũ và đỉnh mũ hình lục lăng, dáng mũ không quá cao. Phạm Đình Hổ cũng ghi nhận thêm rằng, “những năm Chính Hòa, Bảo Thái (1680-1705; 1720-1729), Tể tướng Nguyễn Công Hãng tiếp tục khu biệt các hạng mũ, mũ Bình Đính từ hàng vương công xuống tới lại sĩ, lấy chiều cao của mũ để phân thứ bậc, mũ của vua chúa dùng kim tuyến phân biệt.”(1) Với dữ liệu khan hiếm, chúng ta không biết mũ Bình Đính có được đính các trang sức vàng bạc hay không, chỉ biết riêng mũ Bình Đính của vua chúa được phân biệt với mũ Bình Đính của vương công, lại sĩ bởi các sợi kim tuyến. Ngoài ra, trong bộ Tế phục này, mũ Bình Đính được kết hợp với áo Thanh Cát, loại áo kiểu tràng vạt. b. Áo Thanh Cát 青吉衣 Theo ghi nhận của Phan Huy Chú, vào các ngày tế giỗ tiên đế, tiên vương, vua Lê chúa Trịnh đều đội mũ Bình Đính. Chúa Trịnh mặc áo Thanh Cát với hai màu cơ bản là màu hỏa minh và màu quỳ, có khi mặc phối với áo vải thâm tùy theo tính chất của buổi lễ. Vua Lê vào ngày giỗ tại Thái Dọi xe chỉ gốm. Văn hóa Đồng Đậu (năm 3500-3000 tr.CN). (Bảo tàng Hà Nội). Miếu cũng mặc áo Thanh Cát. GS.TS Hán Văn Khẩn cho biết: “Dọi xe chỉ Khái niệm Thanh Cát trong Loại tìm thấy khá phổ biến trong văn hóa Phùng Nguyên (năm 2000-1500 tr.CN) [...]Như chí, Cương mục, Lê triều hội điển, Lê vậy nghề dệt vải đã phổ biến trong văn hóa triều chiếu lệnh thiện chính, Vũ trung Phùng Nguyên. Cư dân văn hóa này ít nhất cũng có hai loại vải mặc, đó là vải vỏ cây tùy bút, Tang thương ngẫu lục được và vải dệt từ sợi”(Văn hóa Phùng Nguyên). chép là 青吉; trong Nhật dụng thường đàm được chép là 青葛. Riêng Nhật dụng thường đàm, mục “Cát bố” (vải cát) được viết theo cả hai cách 葛布 và 吉布. Chúng tôi cho rằng chữ “cát” 吉 chép trong Loại chí, Cương mục v.v. là chữ giả tá, viết thay cho chữ “cát” 葛 là tên một loại vải. Vào thời Lê Trung Hưng, Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú đều ghi nhận: “Tục nước Nam dùng vải nhuộm chàm, sau đó lại nhuộm nâu, cho thêm ít keo, lấy chày đập rồi phơi khô, gọi là áo Thanh Cát. Bất cứ quan dân, sang hèn đều mặc, riêng dùng dài

1. (Việt) Vũ trung tùy bút - Quyển thượng - Quan lễ. Nguyên văn: 正和保泰間阮相公沆再加區別,平頂 帽自公相下至吏士,各以制之高低為等級。而御服則以金線別之

ngắn để phân biệt.

”(1) Tuy nhiên, áo Thanh Cát không chỉ có một màu đơn nhất, chính Phan Huy Chú, Lê Quý Đôn và cả Phạm Đình Hổ đều nhất trí nhận định loại áo này có ba màu là màu hỏa minh, màu vi minh và màu quỳ. Riêng Phạm Đình Hổ còn nói rõ, “theo lệ cũ, áo Thanh Cát coi màu hỏa minh là hơn cả, màu vi minh kém hơn, người thấp kém dùng màu quỳ, tục gọi là áo màu sừng. Nếu gặp quốc tang thì vương công khanh sĩ đều mặc màu quỳ. Bây giờ không cứ người sang người hèn đều mặc màu quỳ cả, còn màu hỏa minh và màu vi minh thì cho là quê kệch, không dùng nữa.”(2) Có điều dường như chính Phạm Đình Hổ cũng mâu thuẫn với cách hiểu của mình, bởi trong Nhật dụng thường đàm, ông giải thích Thanh Cát là áo đen(3) . Thứ nhất, phải khẳng định rằng, vải cát đã được người Việt chế tạo và sử dụng từ rất sớm. Ngay từ thời Đông Hán (25-220), sách Dị vật chí của Dương Phu đã cho biết: “Cây chuối, lá to như chiếu, thân như khoai, đem đun lên thì như tơ, có thể xe sợi dệt vải, phụ nữ dệt thành loại vải hy (vải mịn, sợi nhỏ), khích (vải thô, sợi to), nay là vải cát của Giao Chỉ. ”(4) Sách Nam Việt Chí của Thẩm Hoài Viễn (~285) cho biết: “Vải chuối có ba loại là vải chuối, vải trúc và vải cát, tuy thô mịn khác nhau, nhưng đều cùng một nguồn mà tên gọi khác biệt.”(5) Vào thế kỷ XV, An Nam chí nguyên cũng cho biết: “Hai thứ gai và tơ chuối, có thể chắp lại làm vải, mịn như lụa nõn, rất hợp mặc vào mùa hè.”(6) Thứ hai, trong tiếng Hán cổ, chữ “thanh”

Tấm long bào thứ ba của vua Lê Dụ Tông có kiểu giao lĩnh là loại áo vua mặc vào ngày thường.

1. (Việt) Vân Đài loại ngữ - Q.5 - Phẩm vật. Tr.21. Nguyên văn: 南國俗以布染藍靛,次染禹,餘糧加 膠少許,杵搗晒乾,謂之青吉衣。有火明色、微明色、葵色三次。無問官民貴賤皆通服,惟以長短 為別。(Việt) Loại chí - Lễ nghi chí - Bá quan chương phục chi chế. Nguyên văn: 舊俗用布染藍靛,次染 禹,餘糧少加膠,杵搗晒乾,謂之青吉衣 2. (Việt) Vũ trung tùy bút - Quyển thượng - Y phục. Nguyên văn: 舊例青吉衣以火明為上,微明次之,賤 者用葵色 名襖味角夌 又次之。倘遇國恤則王公卿士皆服葵色。近來不拘貴賤皆以葵色為尚,而火 明、微明委為樸魯而不用矣 3. (Việt) Nhật dụng thường đàm. Tr.63. 4. (Trung) Dị vật chí. Dẫn theo Tề dân yếu thuật trục tự sách dẫn. Tr.179. Nguyên văn: 芭蕉,葉如大筵席。 其莖如芋,取濩而煮之則如絲,可紡績,女工以爲絺綌,則今交阯葛也 5. (Trung) Nam Việt chí. Nguyên văn: 蕉布之品有三,有蕉布,有竹子布,又有葛焉。雖精粗之殊,皆 同出而異名Vải chuối cũng được dùng làm kimono của người Nhật. 6. (Trung) An Nam chí nguyên - Q.2 - Thổ sản. Nguyên văn: 麻蕉二物則可緝而為布細如羅紈,尤宜暑服 ngoài nghĩa màu xanh còn có nghĩa màu đen(1). Tại phần Tang biện trong Vũ trung tùy bút, Phạm Đình Hổ ghi: “Áo Thanh Cát, hơi giảm sắc hỏa minh, gọi là màu sừng, cũng tức là màu quỳ, nhưng hơi khác một chút.”(2) Như vậy, với tư liệu hiện có, chúng tôi cho rằng Thanh Cát vốn là một loại vải cát, sau khi trải qua các công đoạn nhuộm màu, gia keo, đập nện, phơi khô thì có màu xanh đen. Ngoài ra, loại vải này còn được nhuộm thành các màu hỏa minh, vi minh và màu quỳ. Trong đó, màu quỳ còn được gọi là màu sừng, màu hỏa minh và màu vi minh cũng tương tự màu sừng, song màu sắc sáng hơn. Phan Huy Chú chỉ cho biết màu áo tế của chúa Trịnh, không cho biết màu áo của vua Lê. Dựa vào tính chất tế lễ, có thể đoán rằng, áo tế của vua Lê phải là loại áo sẫm màu, gần với màu xanh đen, tương tự như bộ Huyền bào ông sử dụng khi tế Giao. Riêng kiểu áo Thanh Cát, chúng tôi cho rằng loại áo này có kiểu giao lĩnh, bởi như Lê Quý Đôn cho biết, đây là loại áo quan lại và dân thường thời Lê đều mặc, đồng thời còn nói: “Lễ phục dùng áo trực lĩnh (là tên gọi khác của áo giao lĩnh) ống tay dài, hoặc may bằng vải Thanh Cát, hoặc vải thâm, hoặc vải trắng tùy nghi.”(3)

3. Thường phục

Phan Huy Chú cho biết: “Từ thời Trung Hưng về sau, hoàng thượng […] Thường phục đội mũ Tam Sơn, mặc áo có các màu xanh, màu huyền […] Chúa thượng […] thị chính, triều hội, tiếp kiến quần thần đều đội mũ Tam Sơn, áo màu tía.”(4)

Chân dung chúa Trịnh Giang, Trịnh Sâm và Trịnh Bồng (Gia phả họ Trịnh).

1. Cổ đại Hán ngữ từ điển. Tr.1251. Các từ thanh ti, tơ xanh, tóc xanh, thực chất chỉ mái tóc đen; thanh lại, thanh nhãn với nghĩa mắt xanh, thực chất là mắt đen; thanh sam, thanh y là áo xanh, trên thực tế là áo màu đen v.v. Vào thời Lý, Nguyễn Công Bật từng ca ngợi vua Lý Nhân Tông “Mâu trừng nhi thanh bạch phân minh” (mắt trong mà “xanh” trắng rõ ràng), từ ‘thanh bạch’ (xanh - trắng) ở đây phải được hiểu là ‘đen trắng’. 2. (Việt) Vũ trung tùy bút - Quyển hạ - Tang biện. Nguyên văn: 惟服青吉衣,略減火明色,稱爲角色, 蓋即葵色之制而稍異之也 3. (Việt) Phủ biên tạp lục - Phong tục. Nguyên văn :礼服用直領長袖衣,或青吉布,或緇布,或白布隨 宜 4. (Việt) Loại chí - Lễ nghi chí - Quan gia quan phục chi chế. Nguyên văn: 中興以後,皇上[…]常朝服三 山帽,青玄各色服[…]王上[…]視政、朝會、燕見,並用三山帽、紫色服

This article is from: