25 minute read

2. Thường phục

Next Article
2. Tiện phục

2. Tiện phục

phần khảo về trang phục quân đội. Mũ Ô Sa là loại mũ Thường phục và Thị phục của bá quan, chúng tôi sẽ trình bày quy chế cụ thể tại phần sau. Dưới đây là một số ghi chép liên quan tới các loại mũ Ô Sa, Giải Trãi, Lương Cân áp dụng làm Triều phục cho các quan. - Triều phục Ô Sa 烏紗帽: Lê triều chiếu lệnh thiện chính chép quy chế Triều phục năm 1661 cho biết: “Hoàng tử, vương tử được phong tước quận công đội mũ Ô Sa có chỉ đen đột nổi, triều phục dùng màu đỏ, trực lĩnh, Bổ tử hình Hổ báo, dây thao kép có ngọc, đeo kiếm. Các chức cai quản, cai đội có tước quận công đội mũ Ô Sa, triều phục dùng màu đỏ, trực lĩnh, Bổ tử hình voi, dây thao kép, đeo kiếm […] Con cháu của quan văn được tập ấm, khi vào chầu nhận nhiệm vụ đội mũ Ô Sa đơn dạng, áo Thanh Cát có lót.”(1) Quy chế Triều phục năm 1721 về cơ bản tương tự như quy chế năm 1661, ngoài ra còn quy định, “các chức trưởng sử, bình sự, thông sự, chánh phó tư nghi, phủ hiệu úy, thị độc, giảng dụ, vệ úy, tri bạ, đô sự, tri sự, điển sự, chủ bạ, xã mục, ngục thừa và các hàng Tụng quan, tạp lưu đội mũ Ô Sa đơn dạng, áo Thanh Cát có lót […] Các chức phụng ngự, giám bạ (trong ngạch Nội quan) đội mũ Ô Sa, áo Thanh Cát có lót, không có phú hậu.”(2) Như

Mũ Ô Sa có chỉ đen đột nổi ở chính giữa phần hậu sơn. (Chân dung Nhan Hồi. Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội; Chân dung quan Triều Tiên. Bảo tàng Quốc gia Seoul). (Ảnh: TQĐ). Quan văn võ An Nam. Hoàng Thanh chức cống đồ (Yên hành lục). “Quan văn nước An Nam đội mũ sa, mặc Triều phục, thắt đai, buông dải thân, chân đi hia da. Quan võ nước An Nam đội mũ sa đỉnh bằng, mặc Triều phục, thắt đai, hia làm bằng da đen, mũi hia nhọn khác với quan văn”.

Advertisement

1. (Việt) Lê triều chiếu lệnh thiện chính. (A.257) Nguyên văn: 皇子王子郡公爵奉侍立朝儀用烏紗帽有突 縫黑線。朝服用紅色,直領,補子用虎豹,穿夾絛有穿玉,帶劍。該官該隊郡公爵:奉侍立朝儀用 烏紗帽。朝服用紅色,直領,補子用象彩,穿夾絛帶劍; Cương mục. Nguyên văn: 皇子王子封郡公朝 用烏紗帽,衣紅,補子用虎,夾絛穿玉 2. (Việt) Loại chí - Lễ nghi chí - Bá quan chương phục chi chế. Nguyên văn: 長史、評事、通事、正副咨 議、府校尉、侍讀、講諭、衛尉、知薄、都事、知事、典事、主薄、社目、獄丞及從官雜流等職奉 侍應務用烏紗單樣帽,青吉衣有結褶 vậy, mũ Ô Sa thời Lê Trung Hưng có ba loại: Ô Sa có chỉ đen đột nổi, Ô Sa thông thường và Ô Sa đơn dạng. Trong đó, mũ Ô Sa có chỉ đen đột nổi và mũ Ô Sa thông thường kết hợp với Bổ phục, riêng mũ Ô Sa đơn dạng kết hợp với áo Thanh Cát. - Triều phục, Thường phục Lương Cân đen 黑涼巾: Theo quy chế năm 1661 và năm 1721, hoàng tử, vương tử chưa được phong tước khi vào chầu đều đội mũ Lương Cân đen, mặc áo the đen(1). Loại “mũ mát” này vào thời vua Lê Thánh Tông được ưa chuộng đến Mũ Giải Trãi của quan ngự sử triều Nguyễn (BAVH.1916). Hội điển viết: nỗi xảy ra tình trạng cắt trộm lông đuôi “Mũ thì dùng mũ Ô Sa, trên Bác sơn ngựa công để làm mũ, khiến năm 1467 bằng bạc đính thêm hai chiếc sừng bằng bạc, gọi là mũ Trãi”; Bổ tử Giải trãi thời triều đình phải hạ lệnh cấm dệt tạo mũ Minh. (Cẩm tú văn chương). Lương Cân(2) . Loại chí còn cho biết một trong những quy định về chất liệu tạo mũ của hoàng thân, vương thân năm 1720 là “mũ mùa xuân - mùa hè dùng lông đuôi ngựa, mùa thu - mùa đông dùng đoạn màu huyền”(3). Chính vì thường được sử dụng vào mùa nóng nên loại mũ này được định danh là Lương Cân, tức mũ mát. - Triều phục Giải Trãi 獬豸冠: Theo quy chế năm 1721, thượng thư, ngự sử, phó đô ngự sử, đề hình, hiến sứ, giám sát ngự sử các đạo v.v. đều đội mũ Giải Trãi, mặc Bổ phục Giải Trãi. Cương mục cho biết: “Pháp quan đều dùng Giải Trãi (chỉ mũ và Bổ tử).”(4) Giải trãi tương truyền là linh thú một sừng, bản tính ngay thẳng(5), thường được tạo hình tương tự kỳ lân. Ngay từ thời Hán, triều đình Trung Quốc đã mô phỏng sừng Giải

1. (Việt) Cương mục. Nguyên văn: 皇子王子未封入侍用黑涼巾,黑紗衣 2. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 禁織造凉巾,以盗剪公私馬尾故也 3. (Việt) Loại chí - Lễ nghi chí - Bá quan chương phục chi chế. Nguyên văn: 巾,春夏用馬尾,秋冬用 玄緞 4. (Việt) Cương mục. Nguyên văn: 法官竝獬豸 5. (Trung) Dị vật chí chú thích: “Vùng hoang mạc Đông Bắc có loài thú, tên là Giải Trãi, một sừng, tính ngay thẳng, thấy người đấu tụng thì nhằm vào kẻ không thẳng mà húc, nghe người tranh luận thì nhằm vào kẻ không ngay mà gào.” Nguyên văn: 東北荒中有獸,名獬豸,一角,性忠,見人鬭則觸不直者,聞人論 則咋不正者. Hậu Hán Thư cho biết: “Mũ Pháp quan […] còn gọi là mũ Giải Trãi. Giải trãi là con dê thần, có thể phân biệt cong thẳng. Vua nước Sở bắt được, đem về làm mũ.”

trãi chế ra một loại mũ áp dụng cho các quan thực thi pháp luật, nhằm nhắn gửi ý niệm về lương tri và sự công bằng. Tại Trung Quốc, mũ Giải Trãi thịnh hành vào triều Hán, Đường, Tống; triều Minh và triều Thanh lấy hình Giải trãi làm Bổ tử, phế bỏ quy chế mũ Giải Trãi(1) . The Court of the Chova or General of Tonqueen. Tại phần khảo trang (S.Baron, 1683) Phủ chúa Trịnh (Tư liệu các Công phục bá quan thời Lý chúng ty Đông Ấn, Hà Lan và Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài TK17). Những người trên đầu có đánh số 2 được chú tôi đã đề cập, triều Tiền Lê thích: Bá quan các phẩm tỏ lòng tôn kính đối với ngài. và triều Lý phỏng quy chế Có thể thấy ba loại mũ chính thể hiện trong tranh là mũ Ô Sa, mũ Bình Đính và mũ Đinh Tự. mũ mão của nhà Tống du nhập ba loại mũ Tiến Hiền, Điêu Thiền, Giải Trãi. Trên thực tế, mũ Giải Trãi thời kỳ này cũng chính là mũ Tiến Hiền, trên mũ được đính thêm một chiếc sừng nên gọi Giải Trãi. Tại Trung Quốc, mũ Giải Trãi bị phế bỏ vào thời Minh, song tại Việt Nam, các triều đại Lê - Nguyễn vẫn sử dụng biểu tượng sừng giải trãi đính lên mũ phỏng theo quy chế cổ. Vào thời Nguyễn, mũ Giải Trãi là mũ Phốc Đầu đính thêm một cặp sừng bằng bạc. Hội điển triều Nguyễn cho biết: “Minh Mạng năm thứ 18, xuống dụ: Khoa đạo là chức giữ hiến pháp trong triều đình, triều đình ưu đãi ngôn quan để tỏ rõ phong hóa hiến pháp […] Mũ thì dùng mũ Ô Sa, trên bác sơn bằng bạc đính thêm hai chiếc sừng bằng bạc, gọi là mũ Giải Trãi [...] để hợp với ý nghĩa giải trãi húc tà.”(2) Dựa theo lời thơ của Nguyễn Trãi tặng vị Ngự sử họ Hoàng thời Lê sơ: “Mũ Trãi cao cao mặt tựa sắt, chẳng riêng yêu mai còn yêu tuyết”(3), cùng lời kể của Phạm Đình Hổ, “cha ta từng làm hiến sát Nam Định và tuần phủ Sơn Tây, trong tráp cất một chiếc mũ Phốc Đầu và

1. Trung Quốc y quan phục sức đại từ điển. Tr.49, 50. 2. (Việt) Hội điển - Q.78. Nguyên văn: 十八年諭:科道係朝憲之司,朝廷優待言官以昭風憲[…]冠用 烏紗帽再于銀博山上加銀角二,名獬豸冠[…]以合獬豸觸邪之意 3. (Việt) Ức Trai di tập - Q.1 - Đề Hoàng ngự sử Mai Tuyết hiên. Nguyên văn: 廌冠峨峨面似鉄,不獨愛 梅兼愛雪 một chiếc mũ Giải Trãi, hồi nhỏ trong khi đùa nghịch, ta thường lấy ra đội, thích nhất là mũ Giải Trãi, có cấm cũng không được”(1), có thể thấy ngoài chiếc sừng mang tính chất biểu tượng, kiểu dáng của mũ Giải Trãi và mũ Phốc Đầu thời Lê chưa hẳn đã hoàn toàn tương tự như vào thời Nguyễn. Ngoài ra, khác với Triều phục Giải Trãi của triều Nguyễn (mũ Giải Trãi kết hợp với Mãng bào), vào thời Lê Trung Hưng mũ Giải Trãi kết hợp với Bổ phục thêu hình Giải trãi, tương tự quy chế của nhà Minh. Chính vua Lê Thánh Tông đã từng đề cập dạng Bổ tử này trong Thập giới cô hồn quốc ngữ văn: “Có kẻ đội Điêu Thiền nhẵn mặt, có người vận Giải trãi ngang ngang”. Cách nói “vận Giải trãi ngang ngang” tức là mặc bào phục với miếng Bổ Tử hình Giải trãi đính ngang trước ngực.

2. Thường phục - Thị phục

Đầu thời Trung Hưng, bá quan văn võ vào hầu phủ chúa đều dùng mũ Lương Sa, áo màu thâm đen, đẳng cấp chưa có quy chế nhất định. Đến tháng 6 năm 1661, triều đình nhà Lê định rõ, khi vào chầu vua và hầu chúa, hoàng thân, vương tử, bá quan văn võ đều dùng mũ Ô Sa, áo Thanh Cát. Năm 1720, triều đình nhắc lại quy định, “phàm khi chấp sự, hành lễ và thị sự đều đội mũ Ô Sa, mặc áo Thanh Cát, vào hầu phủ chúa Trịnh cũng như vậy.”(2) Một bộ Thường phục kiêm Thị phục bao gồm “mũ Ô Sa, áo Thanh Cát, dây thao xỏ ngọc, tùy theo phẩm trật cao thấp mà có sự phân biệt.”(3) Ngoài ra, đây cũng là bộ trang

Tể tướng Nguyễn Quán Nho (16381708) mặc Thường phục thờ tại nhà thờ dòng họ Nguyễn Quán. (Ảnh: Đỗ Thận Tuấn, Hiệu phó trường PTTH Nguyễn Quán Nho, Thanh Hóa cung cấp).

1. (Việt) Vũ trung tùy bút – Quyển thượng – Tự thuật. Nguyên văn: 先大夫歷仕南臬西丞,篋藏幞頭、豸 冠各一。余嬉戲中每戴之,而豸冠尤其所愛,禁之不能也 2. (Việt) Cương mục. Nguyên văn: 凡執事行禮及視事,竝用青吉衣,烏紗帽.侍鄭府亦如之 (Phàm khi chấp sự, hành lễ và thị sự đều dùng áo Thanh Cát, mũ Ô Sa, khi chầu ở phủ chúa Trịnh cũng như vậy); (Việt) Loại chí và Lịch triều tạp kỷ đều có nội dung tương tự. Nguyên văn: 文武内監執事行禮及侍事並用青吉 衣,烏紗帽. 文武奉侍内閣如之 (Văn võ, nội giám chấp sự hành lễ và thị sự đều dùng áo Thanh Cát, mũ Ô Sa, quan văn võ phụng chầu ở nội các cũng như vậy). Riêng Đại Việt sử ký tục biên, Mục năm 1720 chép: “Các quan văn khi vào hầu ở nội các cũng như vậy. ” (Tr.78) 3. (Việt) Cương mục. Mục tháng 11 năm 1725. Nguyên văn:侍鄭府,文武用烏紗帽,青吉衣,夾絛,穿 玉,隨品秩高下有差

phục Cống sĩ được phép mặc để vào lạy các quan trong trường thi(1) , tương tự trang phục mũ Phong Cân - áo giao lĩnh thời Nguyễn. Ngoài ra, vào cuối giai đoạn Lê Trung Hưng, trang phục của bá quan vào hầu chúa cũng được quy định hết sức phiền phức. Từ năm 1721, thời chúa Trịnh Cương triều đình có quy định khi chúa coi chính sự ở phủ, bá quan đội mũ Bình Đính, mặc áo Thanh Cát, song khi chúa tiếp khách ở các, các quan văn đội mũ Lương Cân, quan võ đội mũ Yến Vĩ(2). Nhưng không ít quan lại, đặc biệt là các quan văn võ cấp thấp, quân lính và nha lại đều ăn vận không đúng quy định. Trên thực tế, các loại mũ Bình Đính, Lương Cân, Yến Vĩ, Đinh Tự kể trên, bá quan đều có thể đội vào ngày thường. Vậy nên Lương Cân và Yến Vĩ được Vũ trung tùy bút xếp vào loại trang phục thường thị, thị sự, song Tang thương ngẫu lục lại xếp vào loại Quan văn đội mũ Ô Sa áo Thanh Cát dạng giao lĩnh trong trang phục ngày thường(3); Văn quan vinh quy đồ thế kỷ XVIII. (Bảo tàng Mỹ thuật). mũ Bình Đính được Vũ trung tùy bút xếp vào loại mũ thường nhật của vua quan sĩ thứ, song đồng thời cũng lại được xếp vào loại trang phục bá quan mặc khi vào chầu chúa(4); mũ Đinh Tự (Thanh Cát, Đa La) là loại mũ thường xuyên được quan văn võ cấp thấp, nha lại đội vào chầu cả ở phủ chúa lẫn cung vua, thậm chí quân dân ngày thường cũng đều được đội(5) .

1. (Việt) Lịch đại danh thần sự trạng - Chí khí - Nguyễn Thế Nghi. Nguyên văn: 時貢士入拜場官皆用烏 紗帽、青吉衣 2. (Việt) Vũ trung tùy bút - Quyển hạ - Thần lễ. Nguyên văn: 鄭氏自仁王以前[…]府堂視政,百官用平 頂帽、青吉衣[…]擇閣見客,百官用涼巾、燕尾巾、青吉衣 3. (Việt) Vũ trung tùy bút – Quyển thượng - Quan lễ. 若常侍視事則文用涼巾,武用燕尾巾 (Việt) Tang thương ngẫu lục - Thượng sách - Nguyễn Công Hãng. Nguyên văn: 燕服文涼巾,武燕尾巾,青吉衣覆 後, 其次結褶丁字巾 4. (Việt) Vũ trung tùy bút – Quyển thượng - Quan lễ. Nguyên văn: 平頂帽自公相下至吏士,各以制之高 低為等級而御服則以金線別之 5. (Việt) Cương mục. Nguyên văn: 先是官吏軍民常服通用青吉衣,戴丁字巾 (Trước đây, Thường phục của quan, nha lại, quân, dân đều dùng áo Thanh Cát, đội mũ Đinh Tự); (Việt) Loại chí, Lê triều tạp kỷ, Đại Việt sử ký tục biên. Nguyên văn: 舊制文武大小胥吏軍通服青吉衣,戴丁字巾 (Chế độ cũ, các nha lại văn võ lớn nhỏ và quân lính đều mặc áo Thanh Cát, đội mũ Đinh Tự). Ngoài ra, Loại chí còn dẫn lời Ngô Thì Sĩ cho biết: 丁字巾樣,至今尚存,制甚卑賤,胥吏軍人同頂“Mũ Đinh Tự, đến nay vẫn còn, nha lại quân nhân đều đội.” Chúng tôi cho rằng, cụm từ “quan lại quân dân” trong Cương mục, “văn võ đại tiểu tế lại quân” trong Loại chí, Lê triều tạp kỷ và Đại Việt sử ký tục biên, hay “tế lại quân nhân” trong lời của Ngô Thì Sĩ đều chỉ quan lại văn võ cấp thấp và binh lính, không nên dịch thành “các quan văn võ, nha lại lớn nhỏ, binh lính” như ở một số bản dịch lưu hành hiện nay. QUY CHẾ THỊ PHỤC TRIỀU LÊ TRUNG HƯNG

~1661

Mũ Lương Sa, Áo màu thâm đen

1661-1721

Mũ Ô Sa, Áo Thanh Cát

1721 ~

- Khi chấp sự và hành lễ: Mũ Ô Sa, áo Thanh Cát - Khi chúa coi chính sự ở phủ: Mũ Bình Đính, áo Thanh Cát. - Khi chúa tiếp khách ở các: Quan văn: Mũ Lương Cân Quan võ: Mũ Yến Vĩ

2.1. Mũ Ô Sa, áo Thanh Cát

* Mũ Ô Sa Tương tự quy chế Triều phục, Thường phục mũ Ô Sa áp dụng cho bá quan khi chấp sự và khi vào hầu phủ chúa cũng được phân làm ba loại: mũ Ô Sa có chỉ đen đột nổi, mũ Ô Sa và mũ Ô Sa đơn dạng. Trong đó, mũ Ô Sa là loại mũ áp dụng cho tuyệt đại đa Hai bức chân dung tự họa của văn thần Kang Se Hwang (Khương Thế Hoảng) thời vua Jeong Zo (Chính Tổ) Triều số bá quan văn võ, là mũ Tiên. 1. Mũ Ô Sa - Bổ phục - Đai. 2. Mũ Ô Sa, áo giao lĩnh, Ô Sa trơn theo quy chế dây thao đơn. (Mũ Ô Sa có chỉ đen đột nổi). thời Lê sơ. Mũ Ô Sa có chỉ đen đột nổi theo Phan Huy Chú là mũ Thường phục của hoàng thái tử, vương thế tử cùng hoàng tử, vương tử làm các chức tam thái, tam thiếu có tước quận công; hoàng tử, vương tử làm các chức tả hữu đô đốc có tước quận công; hoàng tử, vương tử làm các chức đô đốc đồng tri, đô đốc thiêm sự có tước quận công; hoàng tử, vương tử làm các chức đô hiệu kiểm, đề đốc, đề lĩnh, tham đốc, đô vệ sự có tước quận công; hoàng tử, vương tử có tước quận công, phân biệt với loại mũ Hắc Lương Cân của hoàng tử, vương tử chưa được phong tước. Dựa vào danh xưng của mũ, đối chiếu với loại mũ Ô Sa của Trung Quốc và Triều Tiên cùng thời, chúng tôi cho rằng đây là loại mũ Ô Sa có cặp chỉ đen to, đột nổi ở chính giữa phần hậu sơn.

Mũ Ô Sa đơn dạng theo quy chế năm 1721 được áp dụng đối với các chức trưởng sử, bình sự, thông sự, chánh phó tư nghi, phủ hiệu úy, thị độc, giảng dụ, vệ úy, tri bạ, đô sự, tri sự, điển sự, chủ bạ, xã mục, ngục thừa, và các hàng thuộc viên tạp lưu; các chức cá nhân, án lại, tướng thần lại, lệnh sử, Nội thư tả thì từ cai ty, cai hợp, thủ hợp trở lên, Thị nội Tượng đá tại chùa Bút Tháp Bắc văn chức thì từ nho sinh Ninh đội mũ Ô Sa không có cánh chuồn, mặc áo giao lĩnh. trúng thức, giám sinh trở lên; những nho sinh trúng thức, giám sinh, nho sinh, xã chánh, xã sử, xã tư, sinh đồ, quan viên tử tôn, nhiêu nam; con cháu các quan văn được phong ấm trở lên. Dựa vào danh xưng “đơn dạng”, đối chiếu với một số pho tượng có mũ mang kiểu dáng Ô Sa - Phốc Đầu thời Lê Trung Hưng, chúng tôi ngờ rằng mũ Ô Sa đơn dạng có thể là mũ Ô Sa không có hai cánh chuồn. * Áo Thanh Cát Mũ Ô Sa đơn dạng, mũ Ô Sa thông thường, mũ Tháng 6 năm 1653, triều đình hạ lệnh “cho Ô Sa có chỉ đen đột nổi. phép quan văn từ khoa đạo, quan võ từ quận công (Phục dựng: TQĐ). đều được dùng loại áo Thanh Cát có kiểu phú hậu (phú: che; hậu: sau), quan lại khác đều không được lấn vượt.”(1) Từ năm 1720, triều đình quy định quan văn đội mũ Lương Cân, quan võ đội mũ Yến Vĩ, áo Thanh Cát có phú hậu.(2) Khác với quy chế Triều phục chầu vua mũ Phốc Đầu - Bổ phục và đai lưng, quy chế Thường phục và Thị phục của bá quan được quy định mũ Ô Sa phối với áo Thanh Cát và dây thao. Dây thao dùng làm thắt lưng được nhắc đến sớm nhất trong Toàn thư vào năm 1314, qua việc vua Trần Minh Tông mặc áo giao lĩnh vàng, đội mũ, thắt dây thao dự tiệc đãi

1. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 許文自科道,武自郡公青吉衣,竝用覆後。其餘不得妄僭 2. (Việt) Tang thương ngẫu lục. Nguyên văn: 奉使時訪求明制以歸及相定品服[…]燕服文涼巾,武燕尾 巾,青吉衣覆後 Bản dịch lưu hành hiện nay dịch cụm từ “phú hậu” là “hai vạt trước vén lên buộc vào sau lưng”. Cách hiểu và dịch như vậy không chính xác. sứ thần nhà Nguyên. Pho tượng quan hầu tại lăng vua Trần Hiến Tông đã thể hiện lối thắt dây thao hình số 8 thời Trần. Đối với dây thao thắt lưng thời Lê, Từ điển Việt - Bồ - La định nghĩa:“Thao: dây lụa các nhà quyền quý và văn nhân dùng để thắt lưng. Thắt thao, tháo thao.” Tổng hợp ghi chép trong Cương mục, Loại chí, Lê triều chiếu lệnh thiện chính v.v. có thể thấy dây thao thời Lê Trung Hưng được phân làm 5 loại: dây thao

Áo phú hậu, tượng chùa Vĩnh đơn, dây thao kép (tức dây thao được chập lại từ hai Nghiêm, Bắc Giang. (Ảnh TQĐ). dây thao đơn), dây thao kép xâu ngọc, dây thao kép xâu ngọc sức bạc, dây thao kép xâu ngọc sức vàng. Trong đó, loại dây thao kép xâu ngọc sức vàng dành riêng cho hoàng thái tử và vương thế tử(1). Theo Lịch triều tạp kỷ, loại dây thao này được xâu ba viên ngọc(2) . Dây thao kép xâu ngọc sức bạc dành cho hoàng thân, vương thân. Các loại dây thao kép xâu ngọc, dây thao kép, dây thao đơn được áp dụng cho bá quan, tùy theo phẩm trật cao thấp.

Dây thao. 1. Tượng quan hầu lăng vua Lê Hiến Tông, Lam Kinh, Thanh Hóa. 2. Quan văn qua nét vẽ của Jean-Baptiste Tavernier (1605 - 1689); 3. Tượng đá tại chùa Bút Tháp Bắc Ninh; 4. Tượng đá thời Lê Trung Hưng tại Từ chỉ họ Đặng, Bắc Ninh; 5. Tượng quan hầu thời Trần thắt thao số 8 (Lăng Trần Hiến Tông, Quảng Ninh). Theo quy chế Tang phục triều Lê (Loại chí - Lễ nghi chí - Tang nghi và Tang phục), khi có quốc tang, bá quan hoặc đội mũ Ô Sa đen, áo Thanh Cát đen, dây thao đen, hoặc mũ Ô Sa trắng, áo Thanh Cát trắng, dây thao trắng.

1. (Việt) Loại chí - Lễ nghi chí – Bá quan chương phục chi chế. Nguyên văn: 夾絛有穿玉金飾 2. (Việt) Lịch triều tạp kỷ. Tr.135. Nguyên văn: 夾絛穿三玉金飾 Ông Hoàng Văn Lâu (Nxb. KHXH, 1975) dịch là “dải thao chỗ tà áo giáp nhau có trang sức bằng vàng và xâu ba viên ngọc”. Cách hiểu và dịch như vậy không chính xác.

DIỆN MẠO TRANG PHỤC LÊ TRUNG HƯNG THỂ HIỆN QUA TRANH THỜ VUA LÝ NAM ĐẾ

Qua tranh thờ vua Lý Nam Đế và hoàng hậu có niên đại thế kỷ XVIII hiện cất giữ tại Bảo tàng Thái Bình, có thể thấy trang phục của bá quan thể hiện trong tranh trên thực tế là trang phục vào hầu chúa của bá quan thời Lê Trung Hưng. Trong tranh các quan văn đều đội mũ Bình Đính bằng sa đen đứng ở hàng trên cùng, các quan võ đội mũ Đinh Tự bằng gai đỏ (Đa La) đứng ở hàng thứ hai bên tay trái, binh lính và tiểu lại phần lớn cũng đội mũ Đinh Tự hoặc màu đỏ hoặc màu đen (Thanh Cát) đứng ở hàng thứ ba. Lối phục sức này khá khớp với miêu tả của Thanh triều văn hiến thông khảo (khắc in năm 1787) : “Quan phục, quan văn mũ Ô Sa, áo cổ tròn, đai, hia; ngày thường thì đội mũ cao làm bằng đoạn màu đen, áo bào thụng tay làm bằng vải xanh […] quan võ ngày Triều hạ dùng mũ Đa La Ni đỏ các sắc […] ngày thường dùng mũ màu xanh, áo bào xanh.”(1)

Tranh thờ vua Lý Nam đế và Hoàng hậu thế kỷ XVIII (Bảo tàng Thái Bình). (Ảnh: Bùi Trung Sơn).

1. (Trung) Thanh triều văn hiến thông khảo - Q.296 - Tứ duệ tứ - An Nam. Nguyên văn: 冠服文職紗帽圓領 帶靴,平時則用黑色緞高頭帽,青布濶袖袍。武職…朝賀日用紅哆囉呢帽各色[…]平時用青帽青袍 2.2. Bình Đính 平頂帽 Mũ Ô Sa, áo Thanh Cát vừa là Thường phục khi vào hoàng cung chầu vua, vừa là Thị phục khi vào vương phủ hầu chúa. Năm 1721 thời chúa Trịnh Cương, quy chế Thị phục được điều chỉnh, lúc này “khi chúa coi chính sự ở phủ, bá quan đều đội mũ Bình Đính, mặc áo Thanh Cát […] khi chúa tiếp khách ở các, các quan văn đội mũ Lương Cân, quan võ đội mũ Yến Vĩ. ” Phạm Đình Hổ còn kể lại rằng, vào các kỳ thi Hội dưới thời chúa Trịnh Giang (ở ngôi 1729-1740), tại Đệ nhất trường, hoàng thượng ngự giá tại Quan văn An Nam (Jean-Baptiste Tavernier 1605 –1689); Võ quan vinh quy đồ (Bảo tàng Mỹ thuật điện Giảng Thư, bá quan đều đội Việt Nam); Tranh sơn mài vua Lý Nam Đế và mũ Phốc Đầu, mặc Bổ phục, thắt hoàng hậu (Bảo tàng Thái Bình). đai, đi hia […] Đến Đệ nhị trường, Đệ tam trường và Đệ tứ trường, phủ chúa làm thay, các quan theo hầu đều đội mũ Bình Đính, mặc áo Thanh Cát, thắt thao, đi tất.”(1) Tuy nhiên, trên thực tế, mũ Bình Đính đã tồn tại từ trước năm 1721, với tính chất là trang phục thường nhật của quý tộc và nho sĩ. Loại mũ này từng xuất hiện trong tranh của S. Baron, tranh của Jean-Baptiste Tavernier từ thế kỷ XVII. Theo Phạm Đình Hổ, vào thời Lê Trung Hưng, mũ Bình Đính được chế thành dạng lục lăng, dáng mũ thấp, là loại mũ sử dụng trong dịp tế lễ. Về sau loại mũ này tiếp tục được cải tiến, làm mũ thường phục cho vua quan, vương công và các nho sĩ. Danh phận tôn ti được khu biệt ở chiều cao và trang sức trên mũ. Riêng loại mũ viên thể Bình Đính (thân tròn đỉnh phẳng), làm bằng lông đuôi ngựa, sức vàng trên trán là loại mũ thường nhật của vua chúa và là mũ Thường phục của hoàng tử, vương tử; loại mũ kiểu lục lăng đỉnh lõm, làm bằng sa Nam là mũ Thường phục của

1. (Việt) Tang thương ngẫu lục – Hạ sách - Hội thí. Nguyên văn: 會試第一場[…]皇上儆蹕御講書殿[…] 百官幞頭補服靴帶[…]第二、第三、第四場,帥府代行,侍從諸臣平頂帽、青吉衣、絛襪

thái giám(1) . Cương mục, Loại chí, Đại Việt sử ký tục biên đều cho biết mũ của thái giám là mũ Bình Đính sau đổi thành kiểu dáng lục lăng(2) . Alexandre de Rhodes trong Từ điển Việt - Bồ - La định nghĩa: “Mũ the: Mũ lục lăng của các vị văn nhân”. “Mũ sáu góc, mũ lục lăng, các văn nhân và bậc quyền quý An Nam sử dụng.

”(3) Như vậy mũ Bình Đính vốn có dạng tròn, về sau được đổi thành dạng lục lăng. Riêng mũ của thái giám đỉnh lõm, phân biệt với mũ đỉnh phẳng (Bình Đính) của vua quan và nho sĩ. Qua một số tranh ảnh thời Lê Trung Hưng hiện còn, có thể thấy mũ Bình Đính màu đen, có kiểu dáng khá cao, mũ của văn nhân nho sĩ đều không có trang sức. Vị quan Triều Tiên là Mân Ám khi trả lời câu hỏi của vua Túc Tông về phong tục của người Việt triều Lê đã miêu tả đoàn cống sứ Đại Việt sang Bắc Kinh, ngoại trừ chánh sứ, những người đi theo “đều mặc áo đen, đội mũ đen, kiểu dáng mũ rất cao, bất kể sang hèn đều xõa tóc.”(4) Theo ghi chép của Vũ trung tùy bút, Phạm Đình Hổ coi loại mũ thân tròn đỉnh phẳng và mũ lục lăng đỉnh lõm là hai biến thể của mũ Đinh Tự, song bất kể nguyên nhân xuất phát từ phía Phạm Đình Hổ hay những người sao chép sau này, chúng tôi đều cho rằng cách phân loại như vậy là bất hợp lý. Kiểu mũ đỉnh phẳng và kiểu mũ lục lăng nên được coi là biến thể của mũ Bình Đính, riêng kiểu mũ thứ ba Phạm Đình Hổ miêu tả - “thân tròn may bó, làm bằng vải Thanh Cát, là mũ thông dụng của sĩ thứ, nha lại và binh lính. Gặp ngày quốc tang thì các quan đại thần

Người Giao Chỉ trong sách Boxer Codex, vẽ năm 1590, đội mũ Lục Hợp (làm bằng vải), phân biệt với mũ Lục lăng Bình Đính (làm bằng the quết sơn). Tượng chùa Tây Phương, Hà Nội.

1. (Việt) Vũ trung tùy bút – Quyển thượng – Quan lễ. Nguyên văn:六稜而頂凹,製用南紗者為内監常侍 視事之服 2. (Việt) Loại chí - Lễ nghi chí – Bá quan chương phục chi chế. Nguyên văn: 内監,巾用平頂,後改爲六 棱 Cương mục, Đại Việt sử ký tục biên có nội dung tương tự. 3. Từ điển Việt - Bồ - La. Tr.153, 218. 4. (Hàn) Triều Tiên vương triều thực lục - Túc Tông - Q.23. Nguyên văn: 帶率皆黑衣而着黑巾,巾制甚 高,無論尊卑,盡被頭髮 khi chầu hầu cũng đội, nhưng hình dáng mũ khác nhau” (1) - mới nên coi là biến thể của mũ Đinh Tự. 2.3. Đinh Tự (Thanh Cát, Đa La) 丁字巾 Mũ Đinh Tự trở thành mũ Thường phục của bá quan văn võ nhà Trần kể từ năm 1301. Tuy nhiên sau khi trải qua các đợt cải cách trang phục trong suốt thời Trần - Hồ - Lê sơ, đến thời Lê Trung Hưng, kiểu dáng và đối tượng sử dụng của mũ Đinh Tự đều đã thay đổi. Vào thời Lê Trung Hưng, mũ Đinh Tự phần lớn được sử dụng trong phạm vi quan lại cấp thấp, binh lính và thường dân. Riêng trong trường hợp quốc tang, các quan đại thần, thậm chí thế tử, vương tử cũng đều sử dụng mũ Đinh Tự làm từ vải Thanh Cát (tức là mũ Thanh Cát). Hoàng Lê nhất thống chí miêu tả Thế tử Trịnh Tông nằm mơ thấy mình mặc áo màu quỳ, đầu đội mũ Đinh Tự, đứng ở phủ đường, ngày hôm sau nói với gia thần: “Ta mơ như vậy, là điềm có tang (chỉ việc chúa Trịnh Sâm mất).”(2) Phạm Đình Hổ cũng ghi nhận “gặp ngày quốc tang, vương công, khanh sĩ đều mặc áo màu quỳ.”(3) Theo quy chế năm 1721, mũ Thanh Cát được áp dụng làm Thường phục kiêm Thị phục cho những đối tượng sau:

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG MŨ THANH CÁT

(theo Loại chí)

Hoàng tử, vương tử từ chức tả hữu đô đốc, có tước quận công trở lên

Hoàng tử, vương tử từ chức đô đốc đồng tri có tước quận công trở xuống

Con cháu các quan võ được phong ấm trở lên Khi vào hầu dùng mũ Thanh Cát, áo Thanh Cát kiểu phú hậu, không lót

Khi vào hầu dùng mũ Thanh Cát, áo Thanh Cát kiểu phú hậu, có lót

Khi vào hầu làm việc dùng mũ Thanh Cát, áo Thanh Cát có lót

1. (Việt) Vũ trung tùy bút – Quyển thượng – Quan lễ. Nguyên văn: 体圓縮縫,製用青吉布者,為士庶吏 軍通用。時遇國卹則大臣常侍視事亦戴之,其体各不同也 2. (Việt) Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi 1. Nguyên văn: 世子一夕夢見身穿癸色衣,頭頂丁字帽,立於 府堂,明日謂家臣曰:吾夢如此,為諒陰之服 3. (Việt) Vũ trung tùy bút – Quyển thượng - Y phục. Nguyên văn: 倘遇國卹則王公卿士皆服葵色

This article is from: