10 minute read

1. Triều phục

Next Article
2. Tiện phục

2. Tiện phục

QUY CHẾ NÓN SƠN ÁP DỤNG CHO BAN VÕ TRIỀU LÊ TRUNG HƯNG

Loại nón

Advertisement

Đối tượng và trang phục đi kèm Hoàng tử, vương tử phong đô hiệu điểm, đề đốc, tham đốc, đề lĩnh gia phong quận công

Trang phục: Áo đỏ - Bổ tử Sư tử - Thao kép xâu ngọc - Cầm kiếm Tam phẩm, tứ phẩm gia phong tước hầu

Năm 1661 (theo Cương mục)

Nón sơn bạc đính hồng mao Nón sơn son đính hồng mao

Nhị phẩm gia phong tước hầu Trang phục: Áo đỏ - Bổ tử Voi - Thao đơn - Cầm kiếm

Ngũ, lục, thất phẩm

Trang phục: Áo đỏ không đính Bổ tử - Dây thao đơn - Cầm kiếm Đô hiệu kiểm, đề đốc, đề lĩnh, tham đốc, đô vệ sự tước quận côngTrang phục: Áo đỏ - Bổ tử Voi - Dây thao đơn - Cầm kiếm

Năm 1721 (theo Loại chí)

Nón sơn bạc đính hồng mao Nón sơn son đính hồng mao

Hoàng tử, vương tử chức đô hiệu kiểm, đề đốc, đề lĩnh, tham đốc, đô vệ sự mà có tước quận công

Trang phục: Áo đỏ - Bổ tử Sư tử - Thao kép xâu ngọc - Cầm kiếm Đô chỉ huy sứ, đô chỉ huy đồng tri, đô chỉ huy thiêm sự, chỉ huy sứ, chỉ huy đồng tri, chỉ huy thiêm sự, tổng tri, đồng tổng tri, thiêm tổng tri tước hầu

Trang phục: Áo đỏ - Bổ tử Hổ báo - Thao kép - Cầm kiếm

Đô hiệu điểm, đề đốc, tham đốc, phó đô đốc, lãnh thự vệ, tả hữu hiệu điểm tước hầu

Trang phục: Áo đỏ - Bổ tử Voi - Thao đơn - Cầm kiếm Trang phục: Áo giao lĩnh đỏ - Bổ tử Voi - Thao đơn

Đô lễ, trấn điện quân tướng quân, lực sĩ hiệu úy, thiên hộ, quản lãnh, đô úy, trung úy, lang tướng, bách hộ, đề hạt, tả hữu tiền hậu lang tướng, võ úy, vệ úy (chánh - phó không phân biệt)

Trang phục: Áo giao lĩnh đỏ không có Bổ tử - Thao đơn. Chức trấn điện cầm kiếm và dùi đồng, còn lại cầm kiếm Lê triều hội điển còn ghi nhận loại nón son dành cho tạo sĩ, võ cử nhân là “nón sơn son, hai diềm che tai viền thau. Mỗi chiếc chuẩn cho 8 mạch, 3 lạng hồng mao”(1) tương tự quy chế mũ Phốc Đầu của tiến sĩ ban văn.

3. Các dạng trang phục khác

Sử sách chính thống thường chỉ tập trung mô tả quy chế áo mão của bá quan văn võ cấp cao, hiếm khi nhắc tới quân trang của một số hạng lính “tiểu tốt”. Loại chí, Lê triều hội điển, Lê triều Nón thủy thủ (Người trên tàu buôn đội nón này, hoặc khi chiếu lệnh thiện chính trời nắng mưa dùng để che đầu), nón mục đồng (Nón này làm bằng lá bồng. Lá này mọc nhiều trong Thanh) như là những cuốn sách ghi chiếc sọt (Kỹ thuật của người An Nam); Quan võ (Tranh cổ chép tỉ mỉ nhất về quy chế Việt Nam); Quan võ Tonkin (Jean-Baptiste Tavernier); Lính cầm cờ (Bảo tàng Lịch sử Việt Nam). trang phục của bá quan triều Lê Trung Hưng, song cũng không nhắc tới những loại nón phổ biến vào thời Lê sơ như nón Thủy Ma, nón da, nón ngà trắng v.v. Tương tự, Hội điển của triều Nguyễn cũng không đề cập tới quy chế cụ thể của những dạng nón được áp dụng làm quân trang đương thời. Trong khi đó, khó có thể phủ nhận rằng việc sử dụng nón làm quân trang đã được kế thừa muộn nhất là từ thời Lê sơ tới thời Nguyễn. Riêng loại nón áp dụng cho binh lính thời Lê Trung Hưng, chúng ta chỉ tìm thấy vài dòng ghi chép ít ỏi của Phạm Đình Hổ qua Vũ trung tùy bút. Ông cho biết: “Quân lính đội Trạo lạp, tục gọi là nón chèo vành […] Đến như hai vùng Thanh Nghệ thì người ta đều đội Viên Cơ lạp (viên cơ: cái sọt tròn), tục gọi là nón Nghệ […] Đến khoảng năm Nhâm Dần, Quý

1. (Việt) Lê triều hội điển (A.52). Nguyên văn: 硃漆笠,兩耳繞鍮

Mão (1782-1783) quân Tam phủ làm loạn, cậy công làm càn, nhiều người đội nón Viên Cơ để lẫn với lính, dần chuyển thành tục […] Đến năm Bính Ngọ (1786) trong nước có biến, lại bỏ Viên Cơ đội Cẩu Diện […] nón Trạo không còn thấy nữa.”(1) Như vậy, quân lính thời Lê Trung Hưng ngoài một số loại mũ như Đa La, Thanh Cát, còn sử dụng nón làm quân trang. Nón quân trang ít nhất có nón Trạo và nón Viên Cơ, nhưng từ năm 1786 trở về sau, các loại nón này dần bị loại bỏ. Một số tranh vẽ võ quan, binh lính triều Lê Trung Hưng xuất hiện

Một số dạng mũ Trụ thể hiện trên các pho tượng tướng sĩ thời Lê Trung Hưng. một số dạng nón mũ, song danh xưng và quy chế cụ thể của các loại nón mũ này hiện vẫn chưa có tư liệu văn tự để có thể đối chiếu. Ngoài ra, đối với quân trang của một số hạng lính cấp thấp, ngoài bộ khinh trang mình trần đóng khố như hình tượng lính Giao Chỉ vẽ trong Boxer Codex năm 1590, Phạm Đình Hổ qua câu chuyện Người nông phu lên kinh còn cho biết: “Một tên lính đội Trách màu đỏ, tục gọi là Kê Quan cân (mũ mào gà), tay cầm kiếm, là người quen cũ, thấy nông phu liền mừng rỡ, cởi Trách đội cho anh ta.”(2) Trung Quốc y quan phục sức đại từ điển (Tr.119) định nghĩa: “Phương ngôn của Dương Hùng

Tượng tướng sĩ tại lăng Thái phi Nguyễn Thị Ngọc Diễm, làng Đa Bút, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. (Ảnh: TQĐ). Hình tượng binh lính trên chạm khắc gỗ (Le Đình) và tượng lính canh lăng Dinh Hương (Bắc Giang) đội mũ Trụ, mặc áo giao lĩnh. (Ảnh: TQĐ).

1. (Việt) Vũ trung tùy bút - Quyển thượng - Lạp. Nguyên văn: 軍士帶掉笠俗名嫩掉榮[…]至如清乂 二處,通戴圓箕笠俗名嫩乂[…]壬寅癸卯年,三府兵亂,挾功肆行,人多戴圓箕笠以混之,輾轉成 俗. 丙午年國變,復捨圓箕笠而笱面[…]掉笠不復見矣 2. (Việt) Tang thương ngẫu lục - Thượng sách - Như kinh nông phu. Nguyên văn: 一卒赤幘 俗号雞冠巾 而 執劍,其故人也,見農夫驚喜,脫幘戴之 (thời Hán) viết: ‘Khăn phủ lên búi tóc gọi là khăn Trách […] Loại khăn này vốn được sử dụng trong dân gian, cuối thời Tây Hán sang hèn đều sử dụng, người bình dân không đội mũ, quý tộc đội mũ thì đội lên trên Trách […] Đến thời Hán Văn Đế kiểu dáng khăn Trách được thay đổi như nới rộng vành khăn, gia thêm hai diềm che tai, đồng thời che đỉnh đầu.’[…] Hậu Hán thư - Dư phục chí hạ viết: ‘Đến thời Hiếu Văn liền chỉnh vành khăn cao lên, cho thêm diềm che tai, đôn khăn lên làm vòm mũ, chạm vào phía sau thì thu lại, quần thần trên dưới sang hèn đều đội […] Đám võ lại thường đội Trách màu đỏ, cho được uy nghiêm.’” Chúng ta chưa rõ loại Trách màu đỏ trông như mào gà tại Việt Nam rốt cuộc có hình dạng cụ thể ra sao, song ít nhất đây cũng là một trong những dạng quân trang của hạng lính “tiểu tốt” thời Lê Trung Hưng.

V. TRANG PHỤC DÂN GIAN

1. Y phục

Nếu coi áo dài cổ đứng cài khuy là quốc phục của triều Nguyễn thì áo giao lĩnh - tràng vạt hẳn phải là quốc phục của triều Lê. Đây là dạng trang phục từng được sử dụng rộng rãi trên toàn cõi Á Đông. Vào năm 1681, Jean Baptiste Tavernier mô tả cách ăn mặc của Áo Tứ Điên cổ tròn thời Trần và áo giao lĩnh người Việt trang trọng và đơn giản. tràng vạt thể hiện trong bức tranh Giảng học đồ thế kỷ XVIII. (Cục bộ. Bảo tàng Lịch sử). Đó là một cái áo dài đến gót chân, gần giống áo dài của Nhật Bản, đàn ông và đàn bà ăn mặc giống nhau không phân biệt. Áo dài họ mặc được thắt ở khoảng giữa thân bằng một cái thắt lưng lụa, đeo đồ vàng, bạc đánh rất đẹp.(1) Loại áo dài gần giống kimono của người Nhật, được đàn ông và đàn bà Đại Việt thời Lê sử dụng rộng rãi chính là áo giao lĩnh. Qua sắc lệnh của triều đình Lê Trịnh yêu cầu nhân dân vùng Thuận Hóa, vốn nhất loạt đổi mặc áo dài cổ đứng từ năm 1744, phải đổi lại y phục, có thể thấy kiểu áo giao lĩnh và áo cổ tròn trong quan niệm của triều đình nhà Lê chính là dạng áo “quốc tục”. Lê Quý Đôn cho biết: “Mùa xuân năm Bính Dần, đặt Trấn phủ Nha Người Giao Chỉ (Đàng Ngoài) và người Quảng Nam (Đàng Trong) trong Boxer Codex (năm 1590). Áo giao lĩnh, còn gọi là trực lĩnh (cổ thẳng), đại lĩnh (cổ lớn), trường lĩnh (cổ dài). Một số chiếc áo giao lĩnh thời Lê Trung Hưng khai quật tại vườn đào Nhật Tân (Ảnh: GS.TS. Nguyễn Lân Cường cung cấp).

môn (ở Thuận Hóa). Bắt đầu từ tháng 7, tuyên rõ dụ rằng: Y phục

bản quốc (chỉ y phục nhà

Lê) có chế độ riêng, địa phương này trước đây cũng tuân theo quốc tục. Nay cung vâng Thượng đức, dẹp yên biên phương, trong ngoài thống nhất, chính trị và phong tục cũng nên như một.

1. Tập du ký mới và kỳ thú về vương quốc Đàng Ngoài (1681). Tr.43. Các loại quần áo kiểu Khách còn thấy phải đổi theo thể chế quốc tục […] Đàn ông, đàn bà mặc áo trực lĩnh ngắn tay (tức áo giao lĩnh với chiều dài ống tay áo chấm đến cổ tay), ống tay áo rộng hẹp cho được tùy tiện. Áo thì từ hai bên nách trở xuống đều nên may khép lại, không được để mở, không được chiết eo. Riêng đàn ông nếu muốn mặc áo cổ tròn hẹp tay để tiện làm việc cũng được. Lễ phục dùng áo trực lĩnh ống tay dài, hoặc may bằng vải Thanh Cát, hoặc vải thâm, hoặc vải trắng tùy nghi.”(1) Trịnh Hoài Đức cũng cho biết, trước khi diễn ra cuộc cải cách y phục Đàng Trong năm 1744, người Việt tại thành Gia Định vẫn tuân theo tập tục cũ của Giao Chỉ, người dân xõa tóc đi chân đất, nam nữ đều dùng áo trực lĩnh ngắn tay, áo may khép lại hai bên nách, không có quần, đàn ông dùng một khổ vải quấn quanh eo, đến dưới mông thì bó lại thắt vào vùng rốn, gọi là cái khố, đàn bà có loại váy quây không gấp nếp, đội nón lớn(2). Qua lời ghi nhận của Lê Quý Đôn và Trịnh Hoài Đức, có thể thấy loại áo giao lĩnh sử dụng rộng rãi đương thời không chiết eo và cũng không xẻ vạt quá cao như loại áo dài kiểu Khách, tiền thân của dạng áo dài năm thân. Mặt khác, nam giới thường dân người Việt thường chỉ đóng khố, mặc trùm áo giao lĩnh ra bên ngoài, nhất là ở những vùng đất quanh năm nóng bức. Kiểu cách trang phục này chúng ta còn tìm thấy trong mô tả của quan nhà Thanh, Lý Tiên Căn, “đàn ông đàn bà đều mặc áo cổ lớn,

1. (Việt) Phủ biên tạp lục. Phong tục. Nguyên văn: 丙寅春,設鎮撫衙門。七月始,曉以本國衣服自 有制度,本地方從前亦維遵用國俗,玆恭奉上德,寧輯邊方,中外混同,政俗所當齊一。諸見存常 服客樣衣裙,應改從國俗体製[…]男婦直領短袖衣,其袖口或濶或狹隨意所便。其衣自兩腋以下並 須合縫,不許開折。維男人或欲著圓領狹袖衣以便作事亦咱。礼服用直領長袖衣,或青吉布,或緇 布,或白布隨宜 2. (Việt) Gia Định thành thông chí - Phong tục. Nguyên văn: 惟我越之人循習交趾舊俗[…]庶被髮跣足, 男女皆直領短袖衣,合縫兩腋,無裙袴。男用布一股,纏腰至尻下裹勒之臍,名之曰褲。女有無摺 圍裙,戴大笠

This article is from: