6 minute read
Văn hóa kiểm soát rủi ro, một giá trị rất thực tiễn
văn hóa kiểm soát rủi ro
MộT giá TRị RấT Thực Tiễn
Advertisement
HoàNG LoNG (thực hiện) Văn hóa kiểm soát rủi ro (VHKSRR) không chỉ là một cấu phần quan trọng trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp mà còn có vị trí trọng yếu trong phát triển bền vững của BIDV. Thời gian qua, BIDV Tây Hồ được đánh giá là một trong những đơn vị có nhiều hoạt động tích cực nhất hệ thống trong việc thực hiện VHKSRR. Ông Vũ Hoàng Dương - Giám đốc BIDV Tây Hồ nói rõ hơn về vấn đề này khi trao đổi với Bản tin Đầu tư Phát triển.
Anh đánh giá thế nào về việc
BIDV ban hành các giá trị cốt lõi và nguyên tắc thực hành VHKSRR?
Ngày 24/11/2021, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ III. Tại đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài phát biểu rất quan trọng, trong đó có đúc kết vấn đề cốt lõi, mấu chốt đó là: “Văn hoá còn thì dân tộc còn”.
Cùng với ý nghĩa đó, Hội đồng quản trị BIDV ban hành Nghị quyết số 534/NQ-BIDV về Văn hóa kiểm soát rủi ro của BIDV cùng với thông điệp là tạo ra văn hóa, nền tảng mấu chốt để xây dựng, phát triển bền vững BIDV. Đây là tài liệu có giá trị cao, được chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu với 6 lần xin ý kiến, 7 lần chỉnh sửa. Bố cục nghị quyết rất gọn gàng, trình bày cô đọng, có ý nghĩa, nêu bật 8 giá trị cốt lõi và 5 nguyên tắc thực hành rất thực tiễn. Và đặc biệt, lần này chúng tôi có một sự đổi mới, sáng tạo mang tính thực tiễn. Về cơ bản, nội dung tập trung vào 100 tình huống thực tiễn về KSRR trong các lĩnh vực hoạt động của BIDV. Tôi cho rằng, nghị quyết lần này là nền tảng, cơ sở tạo ra nhận thức cho toàn
Ông Vũ Hoàng Dương
thể hệ thống, tất cả cán bộ của BIDV có cơ sở để vững tâm thực hiện một cách hiệu quả, an toàn, bền vững, thắng lợi kế hoạch kinh doanh mà BIDV đề ra đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
Nghị quyết này tạo ra cơ sở, nền tảng để cán bộ BIDV nhận thức rõ, đúng về rủi ro trong công việc của mình. Từ đó, cán bộ khi đứng trước sự lựa chọn trong mỗi hoạt động, nghiệp vụ hoặc phán quyết của mình thì đều có định hướng rõ ràng, để đưa ra phán quyết chấp nhận rủi ro ở mức độ cho phép. Lựa chọn rủi ro một cách thông minh trong chức trách, nhiêm vụ của mình, nhằm mang lại tối đa hiệu quả, an toàn đóng góp cho sự phát triển bền vững của BIDV.
BIDV Tây Hồ đang triển khai, thực hành VHKSRR như thế nào, thưa anh?
Từ khi Nghị quyết 534 được ban hành, chúng tôi đã triển khai sâu rộng ở hai lĩnh vực chính.
Thứ nhất là về nhận thức triển khai, chúng tôi đã tuyên truyền đào tạo, hướng dẫn cho toàn thể cán bộ đọc hiểu, thảo luận, để hiểu rõ nội dung VHKSRR. Chúng tôi đánh giá rất cao 100 tình huống cụ thể (trong số đó có nhiều tình huống BIDV Tây Hồ tham gia đóng góp) được đưa ra trong nghị quyết. Cán bộ tại chi nhánh rất hào hứng và tiếp thu nhanh nhạy những tình huống cụ thể, từ đó nhận thức được rủi ro và đưa ra phán quyết tốt hơn trong hoạt động của chính mình.
Thứ hai là thực hiện giá trị về thực hành, chúng tôi triển khai nhiều giải pháp, trong đó có hai nguyên tắc quan trọng là: “Thượng tôn pháp luật, tuân thủ đúng quy định quy trình” và “Chủ động nhận diện rủi ro, thực hiện phòng ngừa, quản trị rủi ro”.
Về chủ động phòng ngừa quản trị rủi ro, chúng tôi xây dựng kế
hoạch kinh doanh năm 20222025 và được Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BIDV phê duyệt, ghi nhận và đánh giá cao, trong đó thể hiến ự chuyển hướng mạnh mẽ hoạt động của BIDV Tây Hồ về VHKSRR. Chúng tôi cũng đã chuyển hướng hoạt động kinh doanh chú trọng phát triển sản phẩm công nghệ, duy trì phù hợp sản phẩm truyền thống. Về tín dụng và huy động vốn, chi nhánh tập trung chuyển đổi số mạnh mẽ, cung cấp các sản phẩm ngân hàng hiện đại có hàm lượng công nghệ cao để kiểm soát rủi ro, nâng cao khả năng cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác.
Để triển khai tốt VHKSRR ở cấp chi nhánh, chúng ta nên chú ý đến những yếu tố nào?
Để triển khai tốt được theo tôi trước tiên cần coi trọng vai trò người đứng đầu: Vai trò của người đứng đầu rất quan trọng, đã được khẳng định và thể hiện qua rất nhiều nghị quyết, quy định của BIDV. Người đứng đầu cấp ủy đảng của ban lãnh đạo chi nhánh, các cấp phòng ban, tổ nhóm phải nêu gương, lan tỏa, thấm nhuần được ý nghĩa của việc triển khai VHKSRR. Người đứng đầu hiểu thì mới lan tỏa, chỉ đạo thấm nhuần được đến từng cán bộ và thực hiện được một cách thường xuyên, liên tục, toàn diện VHKSRR. yếu tố quan trọng tiếp theo là tập thể cán bộ: Tôi cho rằng, tất cả cán bộ đều phải vào cuộc, mỗi người đều phải kiểm soát tốt rủi ro hoạt động trong vị trí mình được phân công phụ trách đều phải chủ động phối hợp và thực hiện đề xuất, tham mưu cũng như đưa ra những phán quyết kịp thời để nhằm phòng ngừa kiểm soát rủi ro trong hoạt động của bộ phận, đơn vị, chi nhánh mình được phân công. Để cùng thực hiện thành công thắng lợi bền vũng hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Chúng ta cũng cần chú ý đến yếu tố động lực phù hợp, để từ đó làm lan tỏa, nhân rộng mô hình VHKSRR ở BIDV.
Trong trường hợp một cán bộ đối mặt rủi ro trong công việc thì theo anh cán bộ này cần có hướng xử lý ra sao?
Thứ nhất: Cán bộ đó cần phải được trang bị đầy đủ các kiến thức, nhận thức về VHKSRR trong hoạt động của BIDV. Phải đưa ra các hành động trên tinh thần 8 giá trị cốt lõi và 5 nguyên tắc thực hành của VHKSRR và cán bộ đấy phải là người hiểu biết để đưa ra quyết định.
Chúng ta không chấp nhận VHKSRR theo 2 hướng: bất chấp rủi ro để đưa ra phán quyết và quá sợ hãi rủi ro, không đưa ra phán quyết gì. BIDV cần cán bộ phải hiểu biết, đánh giá tình hình đưa ra phán quyết khôn ngoan, thông minh trên khẩu vị rủi ro đã được Hội đồng quản trị BIDV định hướng...
Thứ hai: Tập thể và lãnh đạo đơn vị mà cán bộ này công tác cũng phải có trách nghiệm hỗ trợ cho cán bộ này nhận diện rõ, hiểu rõ giá trị cốt lõi, nguyên tắc thực hành để thực hiện việc kiểm soát rủi ro đúng đắn, phù hợp...