6 minute read
Triển vọng thị trường thép toàn cầu và giải pháp phòng ngừa rủi ro
Triển vọng thị trường thép toàn cầu
Và gIẢI pHáp pHòNg Ngừa rủI ro
Advertisement
mạNH âN
Trong bối cảnh thế giới được dự báo bước vào một siêu chu kỳ hàng hóa, các doanh nghiệp đang chịu sức ép cần quản trị rủi ro biến động giá nguyên vật liệu đầu vào và giá bán thành phẩm. Trong đó, thép là một trong những mặt hàng biến động mạnh trong thời gian qua. Dưới đây là nhận định của Ban Kinh doanh Vốn và Tiền tệ BIDV về triển vọng thị trường thép toàn cầu và giải pháp phòng ngừa rủi ro của BIDV đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
sự KIệN eVergraNDe Và táC độNg LêN tHị trườNg tHép
Những động thái kiểm soát thị trường bất động sản gần đây tại Trung Quốc, tiêu biểu là sự kiện vỡ nợ hạn chế của Tập đoàn Evergrande, đã dẫn đến đợt điều chỉnh mạnh trên thị trường tài chính và hàng hóa thế giới, đặc biệt là thị trường thép.
Trung Quốc hiện là quốc gia sản xuất và tiêu thụ thép lớn nhất thế giới với hơn 50% sản lượng toàn cầu. Sự suy giảm triển vọng của lĩnh vực bất động sản tại Trung Quốc được dẫn dắt bởi sự kiện Evergrande ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu tiêu thụ thép của nước này. Mới đây, Ngân hàng Citibank đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng nhu cầu thép của Trung Quốc lần lượt giảm 0,7% trong năm 2021 và 0,3% trong năm 2022.
Quặng sắt chiếm 36% chi phí sản xuất thép, nên giá của nguyên liệu này biến động mạnh khi Trung Quốc có động thái kiểm soát sản lượng thép nội địa (nhằm hướng tới mục tiêu giảm phát thải cacbon) cũng như giảm nhập khẩu từ Australia (quốc gia sở hữu 25% trữ lượng quặng sắt toàn cầu) do căng thẳng thương mại song phương. Giá quặng sắt 62% sau khi lập đỉnh 221 $/tấn vào cuối tháng 7/2021 đã lao dốc về vùng giá 91 $/tấn (tương đương vùng giá của tháng 7/2020) khi Trung Quốc có động thái kiểm soát thị trường bất động sản. Tuy nhiên, giá quặng mới đây đã hồi phục về vùng 110 $/tấn khi các thông tin tiêu cực về Evegrande và thị trường bất động sản dường như đã được thị trường hấp thụ.
Trong bối cảnh giá quặng sắt suy giảm, những bất ổn trên thị trường bất động sản Trung Quốc và sự kiện vỡ nợ Evergrande đã khiến thị trường thép là một trong những thị trường có phản ứng tiêu cực nhất do lo ngại về nhu cầu thép xây dựng giảm. Cụ thể, tới cuối tháng 11/2021, giá thép thanh đã giảm gần 30% từ đỉnh gần nhất. Tuy nhiên, những phiên gần đây giá thép đã phục hồi gần 12% khi thị trường bất động sản Trung Quốc dần bình ổn và nguồn cung dự kiến thắt chặt vào cuối năm do các nhà máy thép dừng bảo dưỡng.
Diễn biến giá quặng sắt 62%
Diễn biến giá thép thanh Thượng hải
tHị trườNg tHép tHế gIỚI Dự KIếN tIếp tụC Neo ở VùNg gIá Cao
Mặc dù những bất ổn trên thị trường bất động sản Trung Quốc và đà sụt giảm của giá quặng sắt phần
nào dẫn đến những điều chỉnh ngắn hạn, tuy nhiên thị trường thép vẫn còn những yếu tố hỗ trợ mạnh để duy trì nền giá cao trong thời gian tới. Một mặt, nhu cầu sử dụng thép được dự báo tăng trưởng mạnh theo đà hồi phục của nền kinh thế thế giới. Hiệp hội Thép thế giới dự báo nhu cầu thép toàn cầu năm 2021 tăng mạnh 5,8%, và sẽ tiếp tục tăng 2,7% lên mức 1,93 tỷ tấn vào năm 2022. Sự phục hồi của nhu cầu thép được dẫn dắt bởi: (i) Tốc độ phục hồi sản xuất công nghiệp mạnh mẽ của Trung Quốc; (ii) Gói ngân sách hạ tầng 1.000 tỷ USD của Hoa Kỳ; và (iii) Làn sóng đầu tư công thúc đẩy phục hồi kinh tế hậu đại dịch tại các nền kinh tế đang phát triển như Ấn Độ, ASEAN và Mỹ Latin. Mặt khác, nguồn cung thép thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức về công suất của các nhà sản xuất lớn và chi phí đầu vào tăng cao. Một mặt, năm 2021 chứng kiến động thái cứng rắn của Trung Quốc trong việc kiểm soát sản lượng các nhà máy thép công nghệ cũ nhằm hướng tới mục tiêu trung hòa cacbon vào năm 2050; trong khi các nhà sản xuất lớn như Hoa Kỳ, Ấn Độ vẫn chưa sẵn sàng khôi phục chuỗi sản xuất và xa hơn là nâng sản lượng để bù đắp vào nguồn cung thiếu hụt do Trung Quốc để lại. Mặt khác, chi phí sản xuất thép đang tăng phi mã do giá than tăng cao và khủng hoảng thiếu điện tại Trung Quốc.
Do than là nguyên liệu đầu vào chiếm 30% chi phí sản xuất thép, việc giá than đã tăng hơn 2 lần trong chưa đầy một năm qua (từ mức 77 $/tấn vào tháng 12/2020 lên 170 $/tấn vào tháng 12/2021) gây tác động kép lên chi phí của ngành thép. Bên cạnh đó, trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc tăng tốc phục hồi sản xuất, các nhà máy nhiệt điện đều khó nâng công suất do lo ngại giá than tăng và các động thái kiểm soát phát thải của Chính phủ, còn các nhà máy thủy điện bị ảnh hưởng bởi tình hình hạn hán. Mặc dù điện chỉ chiếm bình quân 5 - 6% chi phí sản xuất thép, tuy nhiên cuộc khủng hoảng điện đang lan rộng tại Trung Quốc là rất nghiêm trọng với ngành thép của nước này do phần lớn các nhà máy thép tại khu vực Đường Sơn sử dụng công nghệ hồ quang điện.
Như vậy là những bất ổn trên thị trường bất động sản Trung Quốc và giá quặng sắt suy giảm đã gây nên đợt điều chỉnh ngắn hạn trên thị trường thép toàn cầu. Tuy nhiên, với việc nhu cầu về thép toàn cầu dự kiến tăng trưởng mạnh, đồng thời chi phí sản xuất tăng cao do thiếu than, điện, thị trường thép thế giới dường như đã tạo đáy và bắt đầu một xu hướng phục hồi tích cực cùng với việc giá quặng tiếp tục neo cao dài hạn trong ngưỡng 100 – 120 $/tấn. Thậm chí, giá thép được kỳ vọng sẽ tăng bền vững trong thập kỷ tới trong bối cảnh chi phí carbon gia tăng trên phạm vị toàn cầu.
Diễn biến giá Than
CôNg Cụ pHòNg Ngừa rủI ro
Trước những diễn biến khó lường của đại dịch Covid-19 và sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu, BIDV là ngân hàng tiên phong trên thị trường Việt Nam cung cấp giải pháp giao dịch phái sinh hàng hóa nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro biến động giá trên thị trường hàng hóa toàn cầu. Cụ thể với ngành thép, BIDV đã triển khai thành công nhiều giao dịch hoán đổi giá cả hàng hóa cho các mặt hàng quặng sắt, thép HRC, than coke… nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cố định giá nguyên liệu đầu vào/ thành phẩm xuất khẩu; đồng thời đem lại thu nhập tốt cho các chi nhánh khi triển khai sản phẩm cho khách hàng.