ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG CẢI TẠO CẢNH QUAN PHỐ HÀNG GAI Phạm Xuân Ánh Phamxuananh1987@yahoo.com 0936966455 https://www.facebook.com/pham xuananh1987
Nhóm 1 Vũ Đức Long Phạm Xuân Ánh Phạm Sơn Tùng Nguyễn Thi Phương Dung Nguyễn Thị Tú Nguyễn Thùy Linh Lớp KD HN 12111_2
A- PHẦN MỞ ĐẦU
A- PHẦN MỞ ĐẦU A.1.Đặt Vấn Đề
Đặt vấn đề: Khu phố cổ Hà Nội là khu phố duy nhất ở Đông Nam Á giữ được toàn bộ không gian từ xưa đến nay cả về mặt hình thức lẫn cuộc sống sinh hoạt buôn bán nhộn nhịp… có lẽ sự trường tồn của khu phố này gắn liền với vị trí địa chính vốn có của nó. Khu phố cổ Hà Nội là hiện thân của lịch sử, văn hóa, kiến trúc kinh kỳ Thăng Long xưa, mang hồn thiêng khí phách lịch sử dân tộc, là một di tích vô cùng quý giá của Thủ đô Hà Nội và của cả nước. Không gian của khu phố cổ là một không gian hết sức đặc trưng, thể hiện một cấu trúc không gian riêng biệt của Hà Nội trong chiều dài của lịch sử .Khu phố cổ không chỉ có giá trị văn hóa lâu đời từ hàng nghìn năm cho đến nay mà còn có giá trị rất đặc trưng của một Hà Nội nghìn năm văn hiến. Và đây là một minh chứng sự trường tồn của văn hóa, những giá trị đặc sắc riêng của Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung. Tại sao chọn đề tài: bảo tồn và cải tạo kiến trúc cảnh quan không gian đường phố cổ Hà Nội ( lấy địa điểm là phố hàng gai). Nhưng qua nghìn năm biến động của lịch sử, nhiều giá trị trong số đó đã và đang biến dạng, hoặc thậm chí biến mất. Và cuộc sống của một đô thị hiện đại, đổi mới và hội nhập cũng khiến cho không thể giữ và sống nguyên vẹn với tất cả các giá trị cổ truyền đó. Trước sự đe dọa nghiêm trọng này có lẽ phố cổ Hà Nội sẽ mất dần đi, mất đi một tài sản vô giá mà lịch sử đã tạo nên. Chính vì vậy việc bảo tồn và cải tạo kiến trúc cảnh quan không gian đường phố cổ Hà Nội là vấn đề rất cần thiết.
A- PHẦN MỞ ĐẦU A.2.Cách Thức Thực Hiện
1. Mục tiêu Nghiên cứu, xây dựng cơ sở cho thiết kế kiến trúc cảnh quan khu phố Hàng Gai Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan cho tuyển phố Hàng Gai 2. Mục đích Bảo tồn khu phố có giá trị kiến trúc và văn hóa lịch sử Thu hút khách du lịch và đầu tư Góp phần quảng bá hình ảnh phố Cổ Hà Nội 3. Phương pháp nghiên cứu - Điều tra khảo sát - Hỏi ý kiến - Sử dụng các tài liệu nghiên cứu liên quan - Phân tích đánh giá tổng hợp 1.5. Giới hạn nghiên cứu - Phố Hàng Gai
B- PHẦN NỘI DUNG
B- PHẦN NỘI DUNG B.1- TỔNG QUAN PHỐ HÀNG GAI
B.1.1 Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Phố Hàng Gai Phố Hàng Gai là một khu phô hình thành sớm nhất (1873)
Năm1873 Năm 1885 Năm 1897
Năm 1911 Năm 1940
B- PHẦN NỘI DUNG B.1- TỔNG QUAN PHỐ HÀNG GAI Lịch sử đặc sắc và có nhiều dấu ấn Hiện Nay
Địa Điểm Du Lịch Và Thương Mại
Sau 1954
Đổi thành phố Hàng Gai :dân cư phát triển và khu phố trở nên chật hẹp
Thời Pháp Thuộc (Trước 1945) Từ TK XIX Trước TKXIX
Điểm dân cư
Có tên tiếng Pháp là “Rue De Chanvre”
Khu bán sách, in sách, làm ván khắc Khu Thương mại buôn bán , chuyên bán các thứ dây gai, dây đay, võng, thừng..
B- PHẦN NỘI DUNG B.1- TỔNG QUAN PHỐ HÀNG GAI B.1.2 Giá Trị Văn Hóa Lịch Sử
Phố Hàng Gai nguyên là đất phường Đông Hà (nửa phố phía Đông) và phố Cổ Vũ (nửa phố phía Tây), đều thuộc tổng Tiền Túc (sau đổi thành tổng Thuận Mỹ) huyện Thọ Xương cũ.
Ở phố này có hai ngôi đình cổ: đình Đông Hà ở số nhà 46, thờ Quý Minh là một người con của Sơn Tinh, có công chống Thủy Tinh; đình Cổ Vũ ở số nhà 85 thờ Bạch Mã cùng Linh Lang. Tuy vậy hai ngôi đình này cho tới nay đã bị biến thành nhà tư và trường mẫu giáo. Phố Hàng Gai đời xưa chuyên bán các thứ dây gai, dây đay, võng, thừng...Nhưng từ thế kỷ XIX, nghề in sách đã du nhập vào con phố này. Nhiều cửa hàng khắc ván, in sách và bán sách mở ra, đã đẩy các hàng bán dây gai lên phường Đông Thành, phố Bát Đàn. Tên phố thời Pháp thuộc là rue de Chanvre
B- PHẦN NỘI DUNG B.1- TỔNG QUAN PHỐ HÀNG GAI B.1.2 Giá Trị Văn Hóa Lịch Sử Phố Hàng Gai xưa
Hàng Gai là một trong những tuyến phố cổ nhất Hà Nội, được xây dựng trên nền đất xưa thuộc hai phường Đông Hà và Cổ Vũ, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương. Phố là một đoạn của con đường đi từ Bờ Hồ đến Cửa Nam qua tuyến Hàng Bông. Nằm ở vị trí “đắc địa”, Hàng Gai được xem là tuyến phố không thể bỏ qua đối với bất cứ du khách nào, nhất là với những ai muốn tìm cho mình những mảnh lụa mềm mại mang đậm hồn đất, hồn người kinh kỳ. Sáng sớm muộn trên "con đường tơ lụa" Dường như phố Hàng Gai "tỉnh giấc" muộn hơn nhiều con phố khác ở khu phố cổ Hà Nội. Cũng dễ hiểu điều đó khi mặt hàng kinh doanh chính của phố là tơ lụa phục vụ đối tượng khách nước ngoài nên cửa hàng không cần mở thật sớm. Nhưng đó cũng là cơ hội tốt cho những ai muốn cảm nhận không khí sáng sớm trong lành đặc biệt nơi phố cổ. Ngồi nhâm nhi tách trà nóng, ngắm phố xá vào ngày, bạn sẽ có được những cảm nhận thật riêng về phố Hàng Gai.
B- PHẦN NỘI DUNG B.1- TỔNG QUAN PHỐ HÀNG GAI B.1.2 Giá Trị Văn Hóa Lịch Sử
Phố Hàng Gai, năm 1915 Cũng như các phố cổ khác ở Hà Nội, những căn nhà ở phố Hàng Gai được làm so le ra mặt phố, cái thụt lùi cái nhô ra như hàm răng khểnh. Khoảng thập niên đầu thế kỷ 20, người ta mới cắt xén cho thẳng hàng. Nhà hẹp nhưng dài có khi đến bảy tám chục mét. Nhà trong phố trước kia chỉ là những ngôi nhà cổ một tầng, hoặc có gác thì cũng là chiếc gác xép gọi là kiểu “ chồng diêm”, không có cửa sổ hoặc chỉ trổ một cửa sổ nhỏ trông xuống đường. Mặt ngoài nhà đóng cửa lùa. Nhà thường hẹp bề mặt nhưng ăn sâu vào trong, có nhiều lớp, cách nhau là những khoảng sân vuông. rất ít nhà giữ được kiểu dáng xưa. Nhà giàu thì đất bên trong lấn sang nhà chung quanh, lớp trong đôi khi có nhà gác, có vườn hoa cây cảnh, cổng sau thông ra ngõ hoặc phố khác. Chẳng hạn nhà số 7 thông ra đường Bờ Hồ, nhà số 63 cổng sau là phố Hàng Hành, nhà số 80-82 có lối ra ngõ Hàng Chỉ. Hiện nay, hầu hết các căn nhà trên phố Hàng Gai đều được sửa chữa theo lối hiện đại, còn rất ít nhà giữ được kiểu dáng xưa. Đầu phố sát với Hàng Hòm, trước là nơi bán thừng, võng gai, do đó mới gọi là Hàng Gai. Về sau các hàng đồ gai chuyển đi nơi khác. Cùng với Hàng Đào, Hàng Gai từ lâu nổi tiếng về buôn tơ lụa. Ngày nay, khắp phố Hàng Gai đều bán hàng lụa tơ tằm. Sầm uất và đầy sắc màu, phố Hàng Gai đã trở thành “phố tơ lụa” đệ nhất của Hà Nội với những cửa hàng bán sản phẩm tơ lụa san sát nhau. Ở phố này, chủ yếu là tơ lụa Vạn Phúc được đem từ Hà Đông ra trưng bày. Tại đây không chỉ kinh doanh sản phẩm mà còn kết hợp với quảng bá du lịch, khôi phục phố nghề
B- PHẦN NỘI DUNG B.1- TỔNG QUAN PHỐ HÀNG GAI B.1.2 Giá Trị Văn Hóa Lịch Sử
Phố Hàng Gai ngày nay đã thành "con đường tơ lụa" của Phố cổ Hà Nội Phố hàng Gai chỉ kéo dài 250 mét nhưng có tới hơn 90 gia đình kinh doanh tơ lụa hoặc hàng hóa và dịch vụ kết hợp mặt hàng tơ lụa. Đi dọc con phố này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng đủ các sản phẩm từ lụa vô cùng phong phú. Từ lụa, tơ tằm, các nhà thiết kế may lên những bộ đầm bay bổng, áo dài thướt tha, những chiếc túi thêu, các kiểu ví và vô vàn khăn lụa xinh xắn.
Đi dọc phố Hàng Gai dễ dàng bắt gặp biển hiệu của các gia đình của truyền thống buôn bán, kinh doanh tơ lụa. Hiệu Tân Mỹ người gốc Hà Đông, đã có ba đời nối tiếp nhau làm nghề thêu ren truyền thống. Hiệu Cự Long, Cự Thành có xuất xứ từ làng Cự Đà với truyền thống dệt kim. Hiệu Phúc Thịnh vẫn còn hai chữ P và T lồng vào nhau, hiệu Đức Lợi… Tất cả muốn nói lên truyền thống buôn bán của một trong những con phố sầm uất nhất Hà Nội.
B- PHẦN NỘI DUNG B.1- TỔNG QUAN PHỐ HÀNG GAI B.1.2 Giá Trị Văn Hóa Lịch Sử
Chiều theo người Hàng Gai đi đền cổ
Ở phố này có hai ngôi đình cổ: đình Đông Hà ở số nhà 46, thờ Quý Minh, tương truyền là một người em thần Tản Viên, nay không còn nữa vì bị phá rỡ làm đường; đình Cổ Vũ ở số nhà 85 thờ Bạch Mã cùng Linh Lang. Ngôi đình này cho tới nay đã không còn giữ được nguyên trạng. Trải qua thời gian dài tồn tại, ngôi đình số 85 Hàng Gai đã được trùng tu sửa chữa nhiều lần song vẫn là chốn đi về quen thuộc của mỗi người dân Hàng Gai. Ngôi đình cổ ở số 85 ngày nay vẫn trầm mặc bên gốc đa già Đình Cổ Vũ thờ Bạch Mã Đại Vương, vị thần trấn giữ phía Đông; Linh Lang Đại Vương, vị thần trấn giữ phía Tây kinh thành Thăng Long làm Thành hoàng và phối thờ Bảo Ninh công chúa, phu nhân của Châu Mục Châu Chân Đăng dưới triều vua Lý Nhân Tông Không ai biết chắc gốc đa này đã có mặt trên phố Hàng Gai từ khi nào, chỉ biết từ lâu nó đã trở thành một phần tâm thức người dân nơi đây Nhiều người Hàng Gai vẫn giữ thói quen thường xuyên đi đền vào các buổi chiều, không cứ phải vào ngày rằm, ngày lễ, bởi đơn giản đây được coi là không gian văn hóa của người dân Hàng Gai trong cuộc sống thường nhật.
B- PHẦN NỘI DUNG B.1- TỔNG QUAN PHỐ HÀNG GAI B.1.2 Giá Trị Văn Hóa Lịch Sử Buổi tối, ngồi đọc sách trên phố Hàng Gai
Ở Hàng Gai, hiện nay không còn nhiều cửa hàng sách như trước đây nhưng nếp đọc sách khi rảnh rang vẫn ăn sâu vào nếp sinh hoạt của nhiều gia đình trên con phố này. Nhiều người, kể cả người buôn bán, trong những khi bán hàng, dưới ánh điện đường vẫn tranh thủ lật giở từng trang sách tạo thành hình ảnh đẹp của người bán hàng phố Hàng Gai. Phố Hàng Gai cổ kính còn được biết đến là một phố "vǎn nhã". Ở gần suốt phố là những người không nhiều thì ít có dính dáng đế nghề in và bán sách. Phố được tiếng là một "phố vǎn học". Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu XX, Hàng Gai lại được biết đến là phố “sách”, phố “văn học”. Một số người ở làng Liễu Tràng - Hải Dương mang nghề khắc gỗ ván in ra đây cùng nhau lập những xưởng in nên từ lâu phố này gắn với sách vở, giấy bút. Ở đây xuất hiện các cửa hiệu khắc mộc bản và in sách nổi tiếng như Tự văn đường tàng bản, Quán văn đường tàng bản... sau này là các nhà in Đông Kinh ở số 82, Ngô Tử Hạ ở số 101. Phố hàng Gai cùng là cái nôi của nhiều tờ báo: Hữu Thanh, Khai Hóa, Khoa Học, Đông Pháp... Giờ đây, nhiều người Hàng Gai gốc còn giữ nguyên sự bùi ngùi mỗi khi đọc những câu thơ của thi sĩ Huy Cận:
Phố Hàng Gai ngắn bên Hồ Kiếm. Sách mỏng dân gian bán vỉa hè. Bìa đỏ, bìa xanh, bìa tím thẫm. Mười xu một cuốn giấy vàng hoe. (Huy Cận)
B- PHẦN NỘI DUNG B.1- TỔNG QUAN PHỐ HÀNG GAI B.1.3 Lịch Sử Kiến Trúc Phố Hàng Gai
Nhà Xây Trước 1890
Nhà Xây Từ 1890-1930
Nhà Xây Từ 1931-1945 Nhà Xây Từ 1955-1975 Nhà Xây Từ 1975- Nay
Nhà ống, phát triển theo chiều sau, tường nhà nọ liền kề tưởng nhà kia, bề ngang 2 đén 5 mát, sâu 20 đến 60 mét. Được coi là nhà truyền thống của phố. Nhà tường gạch mái ngói, cưa gỗ hoặc sắt. Nhà có cửa hàng được phổ biến rộng dãi, phần lớp là nhà 2 tầng. tầng 1 dùng làm cửa hàng, được xây dựng vuông góc với đường phố. Kĩ thuật xây dựng tiến bộ hơn thời kì trước Phương thức xây dựng vẫn như thời kì trước Không phát triển do ảnh hưởng chiến tranh
Nhà hình thức cổ nhưng được xây dựng và cải tạo theo trúc hiện đại . Trung bình 2 tầng sàn bê tong, cửa ván gỗ thay vì cửa sắt kéo. Gach ốp lát và kính được sử dụng rộng rãi.
B- PHẦN NỘI DUNG B.1- TỔNG QUAN PHỐ HÀNG GAI B.1.3 Lịch Sử Kiến Trúc Phố Hàng Gai
Nhận Xét
Nhận xét Phố Hàng Gai được hình thành trên cơ sở đơn vị phường có nguồn gốc từ nghề thủ công nông thông. Vì vậy nó có lien quan mật thiết đến các làng nghề thủ công khác trong cùng khu vực. Cơ cấu tổ chức không gian, và cách thức xây dựng được mang theo từ làng quê gốc. Nhà ở là đơn vị kinh tế gia đình khép kín, vừa ở vừa sản xuất thủ công, vừa là nơi buôn bán. Trong quá trình phát triển theo thời gian, những nét đặc trưng xưa của phố Hàng Gai đã biến đổi. Giờ đây phố hàng Gai đã trở thành phố tơ lụa của Hà Nội. Với Sự Phát Triển kinh tế và tăng dân số làm cho mật độ xây dựng tăng cao. Không gian kiến trúc phố cổ ngày phai mờ trong kiến trúc hà nội ngày nay.
B- PHẦN NỘI DUNG B.2- HIỆN TRẠNG CẢNH QUAN KIẾN TRÚC PHỐ HÀNG GAI B.2.1 Hiện Trạng
Con phố tơ lụa Hàng Gai (thuộc phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm) dài 250 mét nhưng có tới 120 cửa hàng kinh doanh trong đó có 91 gia đình kinh doanh tơ lụa hoặc hàng hóa và dịch vụ kết hợp mặt hàng tơ lụa, 29 gia đình kinh doanh hàng hóa và dịch vụ khác. Cùng với lụa, người ta ghi nhớ và quyến luyến một không gian tơ lụa Hà Nội nhỏ xíu, ấm áp, thanh lịch nhưng vẫn tiện bán và mua. Trong những năm gần đây, những cửa hàng này không chỉ kinh doanh những đồ tơ lụa may sẵn thuần túy mà đã có những mặt hàng mang nét riêng cho mình. Cự Thành chuyên về vải, Hoa Silk chuyên về khăn lụa, Kelly Silk chuyên may đo nóng, Khai Silk luôn hấp dẫn bởi những thiết kế Âu hóa trên nền chất liệu Á Đông… và De Maison với biểu tượng thuyền Gai luôn dành tặng cho thượng khách những phụ kiện trang phục hay đồ lưu niệm thật ấn tượng bất ngờ.
B- PHẦN NỘI DUNG B.2- HIỆN TRẠNG CẢNH QUAN KIẾN TRÚC PHỐ HÀNG GAI B.2.1 Hiện Trạng
Phố Hàng Gai là một trong những phố cổ của Hà Nội. Phố bắt đầu từ chỗ giáp ranh các phố Đinh Tiên Hoàng, Cầu Gỗ, Hàng Đào, Lê Thái Tổ, quảng trường Đông Kinh nghĩa thục nối tiếp phố Hàng Bông, chỗ ngã tư Đường Thành – Phủ Doãn, cắt ngã tư Hàng Mành – Lý Quốc Sư và ngã tư Hàng Hòm – Hàng Trống, dài 252m, thuộc quận Hoàn Kiếm.
Phố Hàng Gai đầu thế kỉ XX - Ảnh tư liệu
Giao lộ của các phố Cầu Gỗ, Hàng Gai, Hàng Đào
B- PHẦN NỘI DUNG B.2- HIỆN TRẠNG CẢNH QUAN KIẾN TRÚC PHỐ HÀNG GAI B.2.1 Hiện Trạng
MẶT BẰNG HiỆN TRẠNG
B- PHẦN NỘI DUNG B.2- HIỆN TRẠNG CẢNH QUAN KIẾN TRÚC PHỐ HÀNG GAI B.2.1 Hiện Trạng
MẶT ĐỨNG DÃY SỐ LẺ
B- PHẦN NỘI DUNG B.2- HIỆN TRẠNG CẢNH QUAN KIẾN TRÚC PHỐ HÀNG GAI B.2.1 Hiện Trạng
MẶT ĐỨNG DÃY SỐ CHẴN Điều có thể nhận thấy dễ dàng đầu tiên là sự vi phạm về chiếu cao, lấn chiếm khoảng không trên tổng mặt đứng không gian của cả tuyến phố, làm phá vỡ không những về không gian tổng thể của toàn tuyến phố, mà còn góp phần tạo lên những cái Đinh Ốc vô duyên trên tổng mặt bằng phối cảnh của khu phố cổ. Nguyên nhân do xây dựng trái phép, cấp phép không hợp lý của các nhà quản lý xây dựng. Tạo nên một vẻ đẹp khập khiễng của tuyến phố hàng Gai.
B- PHẦN NỘI DUNG B.2- HIỆN TRẠNG CẢNH QUAN KIẾN TRÚC PHỐ HÀNG GAI B.2.1 Hiện Trạng
CƠ SỞ HẠ TẦNG- KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA PHỐ HÀNG GAI
B- PHẦN NỘI DUNG B.2- HIỆN TRẠNG CẢNH QUAN KIẾN TRÚC PHỐ HÀNG GAI B.2.1 Hiện Trạng
CƠ SỞ HẠ TẦNG- KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA PHỐ HÀNG GAI
B- PHẦN NỘI DUNG B.2- HIỆN TRẠNG CẢNH QUAN KIẾN TRÚC PHỐ HÀNG GAI B.2.1 Hiện Trạng
-Qua biểu đồ cho ta thấy được Tuyến phố Hàng Gai các hộ kinh doanh lụa và các sản phẩm từ lụa lên đến 67%. Đây có thể coi là nét đặc trưng của tuyến phố này. -Và 22% số hộ kinh doanh các mặt hàng khác nhưng cũng chủ yếu là kinh doanh các mặt hàng liên qua ít nhiều đến lụa. ví dụ như tranh lụa,chỉ may phục vụ thêu dệt lụa…. -Từ những số liệu đều tra và thu thập được cho ta thấy được cơ cấu kinh doanh các loại mặt hàng của các hộ trên tuyến đường Hàng Gai . Từ những cơ cấu này cho ta được phương hướng bảo tồn và phát triển theo một định hướng hợp lý . Đó là phát huy những cái đã có đó là mặt hàng lụa tơ tằm và cần phát huy hơn nữa để ta có thể tạo ra một tuyến phố (Ta có thể tạm gọi tên là Phố Lụa). Đây cũng là một ý tưởng hay cho việc cải tạo và bảo tồn tuyến phố này.
B- PHẦN NỘI DUNG B.2- HIỆN TRẠNG CẢNH QUAN KIẾN TRÚC PHỐ HÀNG GAI B.2.1 Hiện Trạng
-Theo số liệu điều tra ta có được bảng thống kê về nhu cầu mua sắm và giao dịch của khách tham quan và người dân . -Theo như bảng thống kê thì tỷ lện giữa người tham quan chiếm phần trăm rất cao trong khi người mua sắm sản phẩm là rất thấp . Tỷ lệ là 15 người tham quan mới có 1 người mua sắm và giao dịch. Tỷ lệ này là rất thấp. -Như vậy cho ta thấy được rằng việc kinh doanh ở tuyến phố chưa được thực sự tốt. Để có được sự đồng thuận và đồng long của người dân trên tuyến phố này trong công cuộc cải tạo và giữ gìn bảo tồn tuyến phố thì việc kinh doanh của họ phải tạo được nguồn thu phù hợp và duy trì cuộc sống và ngoài ra còn đóng góp và cải tạo và giữ gìn tuyến phố Hàng Gai. -Để thu hút được sức mua sắm và lượng khách thăm quan tăng thì việc tạo điểm nhấn và văn hóa mua bán cho khu phố là điều cần thiết. Tuyến phố không những đóng góp vai trò vào việc kinh doanh mà còn lá nơi quảng bá về văn hóa ( lụa tơ tằm) của Nước Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
B- PHẦN NỘI DUNG B.2- HIỆN TRẠNG CẢNH QUAN KIẾN TRÚC PHỐ HÀNG GAI B.2.1 Hiện Trạng
-Đây là bảng số liệu thống kê về hiện trạng kiến trúc. Như ta đã biết nét độc đáo của kiến trúc truyền thống( phố cổ) là mái ngói và cửa gỗ.Theo như bảng thống kê thì 57% là nhà mái ngói, bao gồm cả các nhà mới được xây dưng. Qua bảng thống kê cho ta thấy các nhà xây mới đã tuân thủ theo đúng quy địn về thẩm mỹ tạo sự đông bộ trong kiến trúc giữa cá cũ và cái mới. Tuy nhiên thì cong 37% là nhà mái hỗn hợp đây là những công trình có kiến trúc chưa được ăn nhập với tổng thể. Do vậy khi cải tạo ta phải đặc biệt chú ý tới các loại nhà có mái hỗn hợp và mái bằng.
B- PHẦN NỘI DUNG B.2- HIỆN TRẠNG CẢNH QUAN KIẾN TRÚC PHỐ HÀNG GAI B.2.2 Các Vấn Đề Của Hiện Trạng
1. Thiếu diện tích dành cho người đi bộ và các cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động đi bộ trên tuyến phố 2. Lộn xộn cảnh quan tuyến phố + do hoạt động thương mại (buôn bán tràn ra vỉa hè, cơi nới làm nơi buôn bán, buôn bán trên vỉa hè, quảng cáo, biển hiệu), + do nhu cầu không gian sống của người dân (cơi nới không gian, hình thành chuồng cọp, tấm che chắn nắng, nhu cầu trồng cây xanh v.v…) 3. Thiếu đầu tư về hạ tầng (Cột điện, dây điện và dây cáp nhằng nhịt) 4. Mất dần hình ảnh tuyến phố nghề xưa, các kiến trúc cổ 5. Mất dần không gian công cộng
B- PHẦN NỘI DUNG B.2- HIỆN TRẠNG CẢNH QUAN KIẾN TRÚC PHỐ HÀNG GAI B.2.2 Các Vấn Đề Của Hiện Trạng
Thiếu diện tích dành cho người đi bộ và các cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động đi bộ trên tuyến phố 63%người dân cho rằng chất lượng cảnh quan thấp 54% người dân tạm hài lòng 29,2%người dân hài lòng
Thiếu không gian giao tiếp
(Theo số liệu điều tra khảo sát xã hội học)
B- PHẦN NỘI DUNG B.2- HIỆN TRẠNG CẢNH QUAN KIẾN TRÚC PHỐ HÀNG GAI B.2.2 Các Vấn Đề Của Hiện Trạng -Các công trình cổ bị xuống cấp trầm trọng gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ kiến trúc. - Vỉa hè bị lấn chiếm làm nơi kinh doanh. - Lấn chiếm các công trình văn hóa trong đó có đình Cổ Vũ thành tư nhân.
B- PHẦN NỘI DUNG B.2- HIỆN TRẠNG CẢNH QUAN KIẾN TRÚC PHỐ HÀNG GAI B.2.2 Các Vấn Đề Của Hiện Trạng
-Tuy nhiên vẫn còn nhiều công trình kiến trúc đẹp, mang dấu ấn thời gian và đang trong tình trang tốt
B- PHẦN NỘI DUNG B.2- HIỆN TRẠNG CẢNH QUAN KIẾN TRÚC PHỐ HÀNG GAI B.2.2 Các Vấn Đề Của Hiện Trạng Lộn xộn cảnh quan tuyến phố
-Hình thức buôn bán tự do,buôn bán lấn chiếm không gian công cộng (vỉa hè, đường phố) - Lấn chiếm không gian đình chùa, không gian văn hóa thành tư nhân
- Mặt đứng kiến trúc: cơi nới không gian và sử dụng theo các chức năng khác nhau, sử dụng tấm che nắng không đúng cách,…
- Yếu tố kỹ thuật đô thị; Cột điện, dây diện,biển quảng cáo ….
B- PHẦN NỘI DUNG B.2- HIỆN TRẠNG CẢNH QUAN KIẾN TRÚC PHỐ HÀNG GAI B.2.2 Các Vấn Đề Của Hiện Trạng
Nguyên nhân
Các hoạt động thương mại tự do không kiểm soát
Sự quản lý yếu kém và không được quan tâm đúng mức Mật độ dân số tăng quá nhanh
Dân nhập cư, khách thăm quan với số lượng ngày càng tăng với thành phần phức tạp Chất lượng không gian sống không đáp ứng với nhu cầu sống hiện tại ( 36% số hộ dân muốn giữ nguyên hiện trạng nhà
39% số hộ dân muốn giữ nguyên hiện trạng và sửa chữa cải tạo.
8,2% số hộ dân muốn giữ nguyên hiện trạng và mở rộng thêm diện tích. 8,3% số hộ muốn giữ nguyên hiện trạng và mở rộng diện tích nơi khác.
6,7% số hộ muốn thay đổi nơi ở mới. Không gian riêng tư thiếu – 25 hộ chung 1 nhà vệ sinh)
B- PHẦN NỘI DUNG B.2- HIỆN TRẠNG CẢNH QUAN KIẾN TRÚC PHỐ HÀNG GAI B.2.2 Các Vấn Đề Của Hiện Trạng
Đánh dấu các điểm tiêu cực và tích cực trong hình ảnh của không gian phố
Yếu tố tích cực: -Cây xanh
- Hoạt động thương mại truyền thống Yếu tố tiêu cực:
-Đỗ xe trên vỉa hè -Đường dây điện -Biển quảng cáo
B- PHẦN NỘI DUNG B.2- HIỆN TRẠNG CẢNH QUAN KIẾN TRÚC PHỐ HÀNG GAI B.2.2 Các Vấn Đề Của Hiện Trạng Thiếu đầu tư về hạ tầng
Cột điện, dây điện và dây cáp nhằng nhịt Vỉa hè, đường phố xuống cấp
Thiếu đầu tư về thiết kế đô thị v.v..
Hình ảnh bó dây điện bị xà xuống lòng đường cách đây không lâu (25/05/2013 )
B- PHẦN NỘI DUNG B.2- HIỆN TRẠNG CẢNH QUAN KIẾN TRÚC PHỐ HÀNG GAI B.2.2 Các Vấn Đề Của Hiện Trạng
4. Mất dần hình ảnh phố Sự vi phạm về độ cao làm ảnh hưởng đến siluet của Phố. Nguy cơ mất dẫn nét kiến trúc cổ
B- PHẦN NỘI DUNG B.2- HIỆN TRẠNG CẢNH QUAN KIẾN TRÚC PHỐ HÀNG GAI B.2.2 Các Vấn Đề Của Hiện Trạng Mất dần không gian công cộng
Có 3 hình thức chiếm dụng không gian:
- Chiếm dụng không gian trước mặt để bày đồ vật hoặc phương tiện giao thông cá nhân.
- Chiếm dụng không gian trước mặt đứng cho các hoạt động riêng của gia đình hoặc buôn bán thương mại tại khoảng sân và vỉa hè trước nhà.
- Sự tận dụng không gian trong và ngoài công trình phục vụ hoạt động thương mại hoặc hoạt động sinh hoạt tùy theo từng thời điểm trong ngày.
Cả 3 hình thức trên đều do dân tự điều chỉnh sắp xếp theo nhu cầu và sở thích của mình, họ sống trong nhà nhưng họ lại có quyền quyết định cách tổ chức không gian bên ngoài nhà-những không gian đã có sẵn.
B- PHẦN NỘI DUNG B.3- PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH-ĐiỂM YẾU- CƠ HỘI -THÁCH THỨC.(S-W-O-T) B.3.1 Điểm mạnh: (S) -Được mệnh danh là phố tơ lụa ,phố Hàng gái đã trở thành con phố sầm uất bậc nhất HN với những
cửa hàng tơ lụa san sát luôn tấp nập đến mua hàng . Du khách quốc tế mỗi lần đến thăm Hà Nội không thể không đến phố Hàng Gai.
-Con phố tơ lụa Hàng Gai thuộc phường Hàng Gai ,quận Hoàn Kiếm . Dài 250m nhưng có tới 120
cửa hàng kinh doanh trong đó có 91 gia đình kinh doanh tơ lụa hoặc hàng hóa và dịch vụ kết hợp mặt hàng tơ lụa ,29 gia đình kinh doanh hàng và dịch vụ khác .Cùng với lụa người ,người ta ghi nhớ và quyến luyến một không gian tơ lụa Hà Nội ấm áp, thanh lịch, thân thiện .
-Phố Hàng Gai nằm trong vị trí trung tâm của phố cổ và hồ Hoàn Kiếm do vậy rất tiện cho cho du
khách thăm quan và mua sắm.
-La tuyến phố gắn kết các tuyến phố cổ khác như Hàng Trống, Hàng Hòm Hàng Hành.Do vậy mật
đô người đi lại sẽ đông và sẽ đẩy mạnh được nhu cầu mua sắm của khách du lịch.
B- PHẦN NỘI DUNG B.3- PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH-ĐiỂM YẾU- CƠ HỘI -THÁCH THỨC.(S-W-O-T) B.3.2 Điểm yếu: (W) -Hiện trạng cơ sở hạ tầng của tuyến phố chưa được quan tâm đầu tư. Đường xã vẫn chưa được đầu tư đúng mức.
-Hiện trạng mặt đứng kiến trúc chưa được quy hoạch , vẫn còn nhiều bất cập ,độ cao của các
công trình chưa được đồng bộ vẫn còn công trình cao thấp nhấp nhô, tạo thẩm mỹ không tốt cho tuyến phố.
-Tuyến phố hiện nay vẫn chưa tạo được điểm nhấn để tạo ấn tượng cho du khác tham quan , để
có thể làm du khách lưu luyến và có nhu cầu quay lại lần tiếp theo.
-Vỉa hè vẫn bị chiếm dụng để phục vụa việc riêng. Không còn không gian đi bộ cho du khách đi lại.
B- PHẦN NỘI DUNG B.3- PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH-ĐiỂM YẾU- CƠ HỘI -THÁCH THỨC.(S-W-O-T) B.3.3 Cơ hội: (O)
-Khi hệ thống giao thông công cộng (Metro) sắp được xây dựng và hoàn thiện thì khu vực trung tâm Hà
Nội trong đó bao gốm các tuyến phố cổ và các tuyến lân cận sẽ rất dễ tiếp cận do vậy nhu cầu mua sắm và tham quan sẽ cong tăng rất cao.
-Hiện nay hệ thống hành chính và xí nghiệp cơ quan có xu hướng chuyển rời ra các khu vực lân cận
,nhằm giải tỏa áp lực cho các khu vực trung tâm và phát huy cải tạo các tuyến phố văn hóa và du lịch. Như vậy cơ hội để cại tạo và làm đẹp tuyến phố Hàng Gai là có thể thực hiện được trong tương lai.
-Chủ chương của bộ văn hóa là đẩy mạnh ngành dịch vụ du lịch trong các năm tới bởi ngành nay
đem lại lợi nhuận rất cao mà ít tốn kém về xử lý môi trường .Đây cũng là một tin vui cho các công trình và các không gian văn hóa sẽ được cải tạo và năng cấp gìn giữ trong tương lai.
B- PHẦN NỘI DUNG B.3- PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH-ĐiỂM YẾU- CƠ HỘI -THÁCH THỨC.(S-W-O-T) B.3.3 Thách thức: (T)
-Với hiện trạng kiến trúc hiện nay thì việc cải tạo để bảo tồn và gìn giữ các công trình cổ là rất khó. Bởi vì các công trình đã xuống cấp nhiều. Do vậy phải có một chiến lược bảo tồn cụ thể.
-Hai bên tuyến phố đều là các hộ kinh doanh
do vậy việc dán đoạn kinh doanh để bảo tồn hay cải tạo là một điều hết sức khó khăn.
-Quan trọng hơn cả là ý thức người dân về bảo
tồn và giữ gìn văn hóa là chưa được cao do vậy lộ
trình thức hiện sẽ còn rất dài và phải có 1 chiến lược rõ ràng thì mời có được sự quan tâm và đồng thuận của người dân.
B- PHẦN NỘI DUNG B.4- CƠ SỞ KHOA HỌC
B.4.1 Cơ Sở Lý Luận( Nguyên lý thiết kế KGCQ) 1.
Một số khái niệm cơ bản
- Kiến trúc cảnh quan là nghệ thuật, lập kế hoạch phát triển, thiết kế, quản lý, bảo tồn và phục chế lại cảnh quan của khu vực và địa điểm xây dựng của con người. Phạm vi hoạt động của kiến trúc cảnh liên quan đến thiết kế kiến trúc, thiết kế tổng mặt bằng, phát động sản, bảo tồn và phục chế môi
trường, thiết kế đô thị, hoạch đô thị, thiết kế các công viên và các khu vực nghỉ ngơi trí và bảo tồn di sản.
- Kiến trúc cảnh quan: Biểu tượng công năng những thiết kế cảnh bên ngoài của công trình.
-Quy hoạch cảnh quan : là tổ chức không gian chức năng trên một phạm vi rộng mà trong đó chứa đựng các mối quan hệ tương hỗ của các thành phần chức năng, hình khối của thiên nhiên và nhân tạo.
- Thiết kế cảnh quan là hoạt động sang tạo môi trường vật chất không gian bao quanh con người
B- PHẦN NỘI DUNG B.4- CƠ SỞ KHOA HỌC
B.4.1 Cơ Sở Lý Luận( Nguyên lý thiết kế KGCQ) 2. Nhiệm Vụ Và Các Yếu Tố Thiết Kế Cảnh Quan
Chức Năng Nhiệm Vụ Thiết Kế KTCQ
Địa Hình Mặt Nước
Thẩm Mỹ Môi Trường Kinh Tế
Các Yếu Tố Của KTCQ
Cây Xanh Kiến Trúc Tranh Tượng Các Thiết Bị Kĩ Thuật
B- PHẦN NỘI DUNG B.4- CƠ SỞ KHOA HỌC
B.4.1 Cơ Sở Lý Luận( Nguyên lý thiết kế KGCQ) 3. Lịch Sử Văn Hóa Kiến Trúc Cảnh Quan
KTCQ châu Âu: -
Thời cổ đại: Kiến trúc cảnh quan Ai Cập cổ đại: tồn tại trên 4000 năm, nghệ thuật
kiến trúc cảnh quan trong các công trình tôn giáo đã thành công trong việc tạo hiệu quả hùng vĩ và áp chế con người trên nền môi trường thiên nhiên đặc thù của Ai
-
-
Cập. Người Ai Cập không có xu hướng tái tạo cảnh quan thiên nhiên.
Kiến trúc cảnh quan La Mã: nổi bật với các thể loại phorum La Mã, cầu dẫn nước,
city, vila.
Thời trung đại: Chế độ phong kiến làm nảy sinh một hình thức KTCQ mới. Cảnh
quan kiến trúc các lâu đài của lãnh chúa phong kiến và kiến trúc nhà thờ Ro măng, gotich…
Thời cận và hiện đại:
Xuất hiện các đô thị mở, các quảng trường rộng lớn với nhiều tượng đài hồ nước… xuất hiện hệ thống cây xanh được cắt tỉa theo hình khối hình học làm tăng thêm thẩm mỹ cho công trình.
B- PHẦN NỘI DUNG B.4- CƠ SỞ KHOA HỌC
B.4.1 Cơ Sở Lý Luận( Nguyên lý thiết kế KGCQ) 3. Lịch Sử Văn Hóa Kiến Trúc Cảnh Quan KTCQ châu Á: -
Kiến trúc cảnh quan Trung Quốc: các yếu tố tự nhiên được
khai thác triệt để, thuật phong thủy là nhân tố đắc lực tạo ra sự ăn nhập giữa công trình kiến trúc và khung cảnh thiên
nhiên. ăn nhập giữa công trình kiến trúc và khung cảnh thiên -
-
nhiên.
Kết luận:
- Trước đây : KTCQ chỉ phục vụ cho những khách hàng đơn
lẻ, phạm vi trong khuôn viên 1 khu vườn,dinh thự, KTCQ chỉ đơn thuần là hình thức.
- Hiện nay: KTCQ phục vụ chung cho tất cả mọi người, trên quan điểm là cách ứng xử của con người với thiên nhiên và cộng đồng theo xu thế phát triển bền vững.
B- PHẦN NỘI DUNG B.4- CƠ SỞ KHOA HỌC
B.4.1 Cơ Sở Lý Luận( Nguyên lý thiết kế KGCQ) 4.
Cơ sở thiết kế cảnh quan bền vững:
B- PHẦN NỘI DUNG B.4- CƠ SỞ KHOA HỌC
B.4.1 Cơ Sở Lý Luận( Nguyên lý thiết kế KGCQ) 4.
Cơ sở thiết kế cảnh quan bền vững:
a.
Cơ sở bố cục:
-
Tầm nhìn
Nguyên tắc bố cục cảnh quan: -
Điểm nhìn Góc nhìn
Trong trường hợp không gian chạy dài như đường phố cần có điểm dừng hoặc chuyển hướng.
Theo Yoshinobu Ashinara: “ không có điểm dừng chất lượng không gian bị nhạt về cuối trục, nó phân tán và hấp lực bị tan biến đi”.
B- PHẦN NỘI DUNG B.4- CƠ SỞ KHOA HỌC
B.4.1 Cơ Sở Lý Luận( Nguyên lý thiết kế KGCQ) 4.
b.
Cơ sở thiết kế cảnh quan bền vững:
Tạo hình - trang trí không gian cảnh quan:
Tạo hình - trang trí không gian cảnh quan: Cách xử lý nền:
+ Tạo chênh lệch độ cao
+ Kết hợp nâng cao nền và tạo tường ngăn
+ Sử dụng chất liệu hoàn thiện nền khác nhau (lát đá, thảm xanh…) tạo sự phong phú cho cảnh quan.
B- PHẦN NỘI DUNG B.4- CƠ SỞ KHOA HỌC
B.4.1 Cơ Sở Lý Luận( Nguyên lý thiết kế KGCQ) 4.
b.
Cơ sở thiết kế cảnh quan bền vững:
Tạo hình - trang trí không gian cảnh quan:
Cách xử lý tường: Tường trong không gian cảnh quan là mặt đứng kiến trúc. + Không gian đóng + Không gian mở
+ Không gian nửa đóng nửa mở c.Các quy luật bố cụ chủ yếu: - Bố cục tự do
- Trục bố cục – bố cục đối xứng:
Mặt bằng khuôn viên trường đại học Rice, Houston, Texas.
B- PHẦN NỘI DUNG B.4- CƠ SỞ KHOA HỌC B.4.2 Cơ Sở Lý Luận 1.
Cơ Sở Văn Hóa Lịch Sử
Yếu tố cấu thành hình thái đô thị phố Hàng Gai
Tiến trình phát triển phố Hàng Gai Từ xưa tới Nay
Lịch sử (phố cổ) Tôn giáo (Đền chùa)
Thương mại
Hàng Gai
Văn hoá (người Hoa +Việt)
Du lịch
B- PHẦN NỘI DUNG B.4- CƠ SỞ KHOA HỌC B.4.2 Cơ Sở Lý Luận
2. Cơ sở phát triển các hoạt động thương mại
Hoạt động thương mại luôn muốn đưa sản phẩm thương mại đến gần với khách hàng bằng nhiều
hình thức: tận dụng không gian vỉa hè, sử dụng những nét độc đáo trong thiết kế, biển quảng cáo đặc biệt v.v…
Hoạt động thương mại bị thu hút tại những khu vực có nhiều đối tượng khách hàng
Hoạt động thương mại tại khu phố cổ thường căn cứ và bám vào tính chất phương hội với sản phẩm đặc thù của phố
3. Các nguyên tắc bảo tồn và phát triển cảnh quan trong khu phố Cổ
Bảo tồn kiến trúc cổ và công trình văn hóa có giá trị, coi đó là “linh hồn” cần giữ gìn của Phố Cổ
Phát huy những cảnh quan có tác động tích cực đối với người dân sống trong khu phố: Vd: Cây cổ
thụ, cây xanh, công trình văn hóa, vỉa hè v.v…
Tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống như lễ hội, đón rước v.v….tạo nên sức hút
B- PHẦN NỘI DUNG B.4- CƠ SỞ KHOA HỌC B.4.2 Cơ Sở Lý Luận
4. Cơ sở thiết kế cảnh quan đô thị Đảm bảo tạo ra được không gian
rộng, không gian có đủ khoảng cách cho tầm nhìn
Tạo được nét độc đáo, hấp dẫn, riêng biệt
ChiÒu cao : chiÒu réng = 1 : 4 C¶m gi¸c giíi h¹n yÕu
ChiÒu cao : chiÒu réng = 1 : 1 C¶m gi¸c giíi h¹n m¹nh
ChiÒu cao : chiÒu réng = 1 : 2 C¶m gi¸c giíi h¹n t¬ng ®èi m¹nh
ChiÒu cao : chiÒu réng > 1 C¶m gi¸c giíi h¹n rÊt m¹nh
Tạo hình ảnh gần gũi với lối sống
và sinh hoạt của cư dân trong Phố tạo nên nét đặc sắc
Nâng cao chất lượng sống của
người dân
B- PHẦN NỘI DUNG B.4- CƠ SỞ KHOA HỌC B.4.3 Cơ Sở Thực Tiễn
Nét hấp dẫn của tuyến phố Quá Khứ
Hấp dẫn Nhà đầu tư
x
Hấp dẫn Khách du lịch
Hấp dẫn Nhà nghiên cứu
Hình thức thương mại không không chính thức
Hình thức thương mại Chính thức, Shop, Cửa hàng du lịch, khách sạn
Tương Lai
B- PHẦN NỘI DUNG B.4- CƠ SỞ KHOA HỌC B.4.3 Cơ Sở Thực Tiễn
Nguyên Nhân Của Sự Hấp Dẫn Nét hấp dẫn của- Hình ảnh của tuyến phố Hàng Gai trong quá khứ
- Lịch sử hình thành lâu đời gắn liền với sự hình thành của Phố cổ Hà Nội trong giai đoạn đầu. - Những kiến trúc nhà ở cổ, kiến trúc đền thờ có giá trị to lớn - Văn hóa giao lưu giữa người Hoa và người Việt - Lối sống
- Vị trí: giao cắt với phố thương maị lớn Hàng Đào- Quảng Trường Đông Kinh nghĩa thục tao nết vị trí quan trọng trong tổng thể khu phố cổ
- Hoạt động thương mại, du lịch và khách sạn rất nhiều trên tuyến phố càng làm gia tăng nét thu hút a tuyến phố
Quá Khứ
Tương Lai
B- PHẦN NỘI DUNG B.4- CƠ SỞ KHOA HỌC B.4.3 Cơ Sở Thực Tiễn
Sự Hấp Dẫn Cộng Đồng Dân Cư, Văn Hóa Làng Xóm, Văn Hóa Người Việt Nhiều thế hệ cùng chung sống Quan hệ láng giềng
Cần không gian thờ cúng Lễ hội truyền thống
Quá Khứ
Tương Lai
B- PHẦN NỘI DUNG B.4- CƠ SỞ KHOA HỌC
B.4.3 Kinh Nghiệm Xây Dựng Cải Tạo Trong Và Ngoài Nước a. Phố cổ Hội An
Lưu giữ được không gian cảnh quan kiến trúc phố cổ, hoạt động thương mại được tạo điều kiện phát triển với sản phẩm độc đáo, đồng thời kết hợp tổ chức thành không gian đi bộ
B- PHẦN NỘI DUNG B.4- CƠ SỞ KHOA HỌC
B.4.3 Kinh Nghiệm Xây Dựng Cải Tạo Trong Và Ngoài Nước • Ưu:
- Trên thực tế người dân ở Hội An rất ý thức trong việc gìn giữ các giá trị văn hóa của di sản tuy nhiên do một số nhà cổ đã quá xuống cấp, người dân buộc phải sửa chữa. Khi sửa chữa lại nảy sinh vấn đế như thiếu nguyên vật liệu truyền thống, thiếu kiến thức trong việc tôn tạo, tay nghề người sửa chữa còn kém…điều này dẫn tới việc một số công trình nhà cổ sau khi sửa đã mất đi nét kiến trúc cũ.
- Vượt qua thành phố du lịch nổi tiếng thế giới Venice của Italy, phố cổ Hội An đứng đầu danh sách
bình chọn của tạp chí du lịch danh tiếng của Anh.Không ồn áo, náo nhiệt như nhiêu thành phố du lịch
khác, cũng không rộng lớn và cũng không phải là thành phố có lịch sử lâu dài nhưng thành phố Hội An có những yếu tố văn hóa rất đặc biệt đậm đà bản sắc từ kiến trúc nhà cửa, cuộc sống và con người
nơi đây, chính vì thế thành phố này là một trong những lựa chọn hàng đầu của du khách quốc tế khi đến Việt Nam.
- Hội An là nơi hội tụ rất nhiều kiến trúc cổ. Có kiến trúc của người Hoa, người Việt và cả người Nhật
nữa. Vẫn còn ẩn chứa rất nhiều kiến trúc ở trong, đặc biệt là kiến trúc cổ; bây giờ, nhiệm vụ của con, của cháu, của các nhà khoa học phải nghiên cứu”
B- PHẦN NỘI DUNG B.4- CƠ SỞ KHOA HỌC
B.4.3 Kinh Nghiệm Xây Dựng Cải Tạo Trong Và Ngoài Nước • Nhược:
Trên thực tế, những giá trị “không trùng lặp” của phố cổ đã và đang tạo nên “diện mạo” riêng có cho
một Hội An phát triển mạnh mẽ ngành kinh tế du lịch dựa trên nền tảng của những giá trị văn hóa nói chung, trong đó có nét độc đáo, đan xen rất nhiều phong cách kiến trúc của các nước phương Đông
và phương Tây ở các loại hình kiến trúc nói riêng. Tuy nhiên, việc quy hoạch không gian và quy hoạch kiến trúc tại Hội An hiện đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Theo các nhà nghiên cứu, công tác quản lý, bảo tồn di sản Đô thị cổ Hội An trong xu thế phát triển hiện nay đang đặt ra khá nhiều yêu
cầu cho chính quyền vì phải đáp ứng hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn với nhu cầu đời sống của cư
dân địa phương. Nói cách khác, cần phải giải quyết dung hòa giữa bảo tồn giá trị di sản kiến trúc với phát triển kinh tế - xã hội. Lưu giữ được không gian cảnh quan kiến trúc phố cổ, hoạt động thương
mại được tạo điều kiện phát triển với những sản phẩm độc đáo kết hợp tổ chức thành không gian đi bộ.
B- PHẦN NỘI DUNG B.4- CƠ SỞ KHOA HỌC
B.4.3 Kinh Nghiệm Xây Dựng Cải Tạo Trong Và Ngoài Nước
Cân bằng Phố cổ Hội An
- Duy trì đô thị cổ như một thế giới thương nghiệp - Tuyến du lịch – cụm Bảo tàng – Bảo tàng rải rác
- Hướng đến không gian mặt nước – Sông Thu Bồn
- Hình thức Kiến trúc được bảo tồn: phong cách, kích thước, mái che, bậc thềm, … sân trong - Vật liệu địa phương
B- PHẦN NỘI DUNG B.4- CƠ SỞ KHOA HỌC
B.4.3 Kinh Nghiệm Xây Dựng Cải Tạo Trong Và Ngoài Nước
B- PHẦN NỘI DUNG B.4- CƠ SỞ KHOA HỌC
B.4.3 Kinh Nghiệm Xây Dựng Cải Tạo Trong Và Ngoài Nước Đặc trưng của những ngôi nhà này có chiều ngang hẹp và
chiều sâu kéo dài tạo ra dạng hình ống, thường nối từ mặt
phố này sang mặt phố khác, rất tiện lợi cho việc buôn bán.
Tùy theo từng tuyến phố chiều ngang có thể từ 4m đến 8m và chiều sâu từ 10m đến 40m
B- PHẦN NỘI DUNG B.4- CƠ SỞ KHOA HỌC
B.4.3 Kinh Nghiệm Xây Dựng Cải Tạo Trong Và Ngoài Nước b. Đô thị cổ Lệ Giang tại tỉnh Vân Nam
Đô thị cổ Lệ Giang thường được biết đến dưới tên gọi Đại Nghiên cổ trấn. Đây là một thành phố cổ tuyệt đẹp cả về
phong cảnh và lịch sử, nơi sinh sống của các dân tộc Bạch (Bai), Nạp Tây và Tạng. Thành cổ này nằm trên độ cao
2.400 m, trên cao nguyên Vân Quý, cách Côn Minh hơn 500 km và có diện tích 3,8 km².
Các kiến trúc của thành cổ Lệ Giang đã trải qua thử thách
của vô số triều đại, trải qua nhiều cuộc bể dâu, đã dung hòa màu sắc văn hóa của các dân tộc cho nên nổi tiếng gần xa. Lệ Giang còn có hệ thống sông ngòi cổ xưa, chúng chảy
ngang dọc qua thành cổ, thật là khéo léo và độc đáo, đến
nay những sông ngòi này vẫn phát huy vai trò có hiệu quả .
B- PHẦN NỘI DUNG B.4- CƠ SỞ KHOA HỌC
B.4.3 Kinh Nghiệm Xây Dựng Cải Tạo Trong Và Ngoài Nước c. Thị trấn Châu Trang
“Thành Venice của Đông Phương”
Người Trung Hoa phong cho thị trấn Châu Trang (Zhou
Zhuang) là “Thành phố nước đệ nhất” còn với du khách gần xa thì ho gọi nơi đây là "Thành Venice của Đông Phương".
Thị trấn nhỏ với dân số chỉ khoảng 20.000 người nhưng tập trung mọi vẻ đẹp của những thành - phố - nước phía nam
sông Dương Tử: những cây cầu đá cong cong với những chi tiết chạm trổ sinh động vắt ngang những dòng kênh- mạng lưới giao thông chính của thị trấn này, những ngôi nhà cổ
rêu phong tường trắng mái đen, những “đèn lồng đỏ treo
cao”, và nhất là những con thuyền gỗ nhẹ trôi trên làn nước trong xanh dưới nhịp chèo khoan thai của các cô nàng mặc áo bông xanh, vừa chèo vừa cất tiếng hát lanh lảnh...quả .
B- PHẦN NỘI DUNG B.4- CƠ SỞ KHOA HỌC
B.4.3 Kinh Nghiệm Xây Dựng Cải Tạo Trong Và Ngoài Nước d. Làng cổ Hoành Thôn thuộc tỉnh An Huy
Những ngôi làng cổ như Hoành Thôn có thể coi là minh
chứng sinh động cho kiểu mẫu định cư mang tính tổ chức
cao tại 1 thuộc địa trong thời kỳ phong kiến và còn là nền
tảng cho sự phát triển phồn thịnh nền kinh tế trao đổi mậu dich nơi đây. Thông qua những toà nhà xây dựng và mô
hình phố xá của họ, hai ngôi làng nằm tại phía Nam An Huy như Tây Đệ và Hoành Thôn đã phản ánh cơ bản cách tổ
chức, cơ cấu nền kinh tế xã hội dưới một thời kỳ ổn định lâu
dài của lịch sử Trung Hoa. Những khu định cư thành thị mang nét cổ truyền Trung Hoa, gồm quy mô rộng lớn đã biến mất trong thế kỷ trước, vậy mà lại được duy trì và bảo tồn tại ở Hồng Cún . Những mô hình đường sá, những công trình nghệ thuật kiến trúc, những dụng cụ trang trí và sự thống nhất chặt chẽ ở những ngôi nhà với hệ thống nước bao bọc là các ví dụ còn lại tồn tại duy nhất.
B- PHẦN NỘI DUNG B.4- CƠ SỞ KHOA HỌC
B.4.3 Kinh Nghiệm Xây Dựng Cải Tạo Trong Và Ngoài Nước e. Ô Trấn – “Bức tranh thủy mặc” của vùng
sông nước Giang Nam
Giống như một bức tranh thủy mặc, sắc đỏ, những ngôi nhà cổ và dòng sông thanh bình đã tạo nên khung cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp ở Ô Trấn, Triết
Giang, Trung Quốc. Ô Trấn là một trong bốn thành cổ đẹp nổi tiếng của vùng sông nước Giang Nam,
Trung Quốc. Vẻ đẹp cổ xưa của những ngôi nhà cổ còn giữ nguyên nét kiến trúc cũ, những khu phố
nổi nằm bên dòng sông thanh bình đã tạo nên vẻ đẹp huyền ảo khó cưỡng lại của vùng đất này.
B- PHẦN NỘI DUNG B.4- CƠ SỞ KHOA HỌC
B.4.3 Kinh Nghiệm Xây Dựng Cải Tạo Trong Và Ngoài Nước f. Thành Phố York của Anh
York là thành phố nổi tiếng về các di tích lịch sử phong phú với nhiều phố cổ, thành cổ và nhà thờ lớn York...Thành phố York nhỏ xinh nổi tiếng nổi tiếng với nhà thờ
The Minster, là nhà thờ cổ lớn nhất châu Âu với kiến trúc cổ đại lớn nhất ở Anh được xây trong suốt 25 năm.
Phố Shambles ở York gần đây được bình chọn là con phố đẹp nhất ở Anh. Nằm ở
trung tâm thành phố York, phốShamples được mệnh danh là con phố Trung cổ được bảo tồn tốt nhất ở châu Âu. Nó có từ đầu thời kỳ Trung cổ và từng được nhắc tới
trong cuốn sách Domesday với niên đại hơn 900 tuổi. Dù đã trải qua nhiều sương
gió, The Shambles vẫn giữ được phong cách kiến trúc đặc trưng thời Trung cổ. Dọc hai bên phố là những căn nhà san sát làm bằng gỗ sồi từ thế kỷ XIV. Xưa kia, nơi đây vốn là một khu phố buôn bán sầm uất. Mặt hàng được kinh doanh ở phố
Shambles chính là thịt động vật như lợn, bò, cừu. Từ khi được xây dựng lại những năm 1400, con phố vẫn giữ được phong cách kiến trúc đặc trưng thời Trung cổ: những bức tường thô, nhà cửa san sát thiết kế bằng gỗ sồi, đường lát gạch...
B- PHẦN NỘI DUNG B.4- CƠ SỞ KHOA HỌC
B.4.3 Kinh Nghiệm Xây Dựng Cải Tạo Trong Và Ngoài Nước g. Phố của người Hoa tại Malaixia
Melaka còn được gọi với tên quen thuộc hơn là Malacca là thành phố cổ xưa nhất của Malaysia với những dầu ấn về một thời kỳ vàng son từ 600 năm về trước. Malacca có
không gian cổ kính, yên ả và tĩnh lặng, nơi đây lưu giữ
nhiều dấu ấn lịch sử quan trọng trong sự hình thành cũng như phát triển của đất nước Malaysia.
Bảo tồn kiến trúc cổ đồng đều, đẩy mạnh hoạt động
thương mại, du lịch. Đến với Malaysia du khách không thể không đến thăm quan 1 trong 2 thành phố lịch sử quan
trọng này, không chỉ bởi đây là những di sản văn hóa đã
được Unesco công nhận mà còn bởi vẻ đẹp thực sự cuốn hút cùng với những ý nghĩa văn hóa, lịch sử đặc biệt nơi đây.
B- PHẦN NỘI DUNG B.4- CƠ SỞ KHOA HỌC
B.4.3 Kinh Nghiệm Xây Dựng Cải Tạo Trong Và Ngoài Nước i. Bảo tồn Phố cổ làng chài tại Singapoor
Những design xây dựng hình ảnh hết sức quen thuộc với
người dân khu phố, gắn bó với những kỷ niệm thời thơ ấu hoặc những ký ức thời gian v.v…
Khu phố cổ vẫn được bảo tồn nguyên trạng bên cạnh trung tâm thương mại mới đã tạo nên nét độc đáo cho cảnh quan
B- PHẦN NỘI DUNG B.4- CƠ SỞ KHOA HỌC
B.4.3 Kinh Nghiệm Xây Dựng Cải Tạo Trong Và Ngoài Nước Các Phương Án Cải Tạo Và Bảo Tồn - Cần tái xác nhận địa điểm và giá trị của khu vực cần bảo tồn; giải quyết hài hòa lợi ích và tiếp tục đảm bảo đời sống của người dân; chuẩn bị trước không gian công cộng cho khu phố cổ; giảm áp lực môi trường xung quanh cũng như sự quá tải về mật độ cửa hàng, loại hàng ngoại nhập kinh doanh trong khu phố cổ. - Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạnh và nhà nước công nhận. - Giữ gìn hình ảnh dáng dấp phong cách phố cổ truyền thống về tổ chức không gian, giải pháp kiến trúc, mặt đứng nhà trên toàn dãy phố sẽ có nhà ở mặt tiền là 1,2,3 tầng (nhà mặt phố được cải tạo không quá 12m, nếp nhà trong được cả tạo cao không quá 16m) - Hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật, cấp thoát nước, cấp điện, xử lý rác. -Phát triển tuyến đi bộ, và đưua thêm vào những lễ hội văn hóa thu hút du lịch. -Bảo tồn các giá trị truyền thống và nhu cầu phát triển chính đáng luôn là đòi hỏi tưởng như mâu thuẫn, tựa những ngả rẽ khác nhau trên con đường kiến tạo của mỗi quốc gia. Tuy đặc điểm và trình độ phát triển khác nhau, nhưng các nước trên thế giới đều có những cách giải quyết mâu thuẫn này một cách hài hòa, hợp lý. Nhờ vậy, không chỉ đã phát huy mạnh mẽ những tiềm năng, lợi thế riêng, mà còn tạo dựng ra một con đường phát triển vững vàng... Những kinh nghiệm của các nước bạn gợi cho chúng ta nhiều điều suy nghĩ về con đường phát triển ra sao để hướng tới một đô thị "giàu đẹp, văn minh, hiện đại" ở nước ta.
B- PHẦN NỘI DUNG B.4- CƠ SỞ KHOA HỌC
B.4.3 Kinh Nghiệm Xây Dựng Cải Tạo Trong Và Ngoài Nước KẾT LUẬN: Hà Nội có nền văn hóa phong phú của gần 1000 năm lịch sử được biểu hiện qua di sản kiến trúc của thành phố. Đó là khu thành cổ, khu phố cũ mà ngày nay vẫn giữ được nét đặc trưng, là các công trình tôn giáo tín ngưỡng nằm rải rác trong thành phố, đó là các làng nghề truyền thống, gợi nhớ về những xóm làng xưa đã bị đô thị hóa cùng những cảnh quan lâu đời từ lâu đã đi vào tâm hồn, trí nhớ của dân tộc. Ngày nay mặc dầu số lượng di sản không còn nhiều và trong đó cũng chỉ có một số ít công trình giữ được nguyên cấu trúc ban đầu, nhưng giá trị của các di sản thì vẫn được khẳng định. Những di sản đó phản ánh khái quát về khung cảnh sống tồn tại của Hà Nội. chúng có giá trị lớn về mặt biểu tượng văn hóa, kiến trúc và khảo cổ đối với những ai quan tâm tới điều đó. Chúng ta sẽ học được rất nhiều từ những công trình kiến trúc truyền thống đó. Chúng có thẻ là nguồn cảm hứng vô tận và là niềm khích lệ chúng ta tạo ra một môi trường hiện đại hài hòa, có ích cho xã hội. Những di sản kiến trúc này xứng đáng được ghi nhận và bảo tồn. Bảo tồn di sản văn hóa nói chung và di sản kiến trúc nói riêng là sự nghiệp của toàn dân. Cần tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm, đóng góp trí tuệ và công sức của mọi thành viên xã hội vào sự nghiệp to lớn này.
C- PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP
C- PHẦN KẾT LUẬNKIẾN NGHỊ VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP
C- PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP C.1. Đề Xuất Phương Án Cải Tạo Phố Hàng Gai
Đầu tư về Hạ tầng, xây dựng cải tạo hệ thống đường và vỉa hè để đi bộ. Đầu tư các thiết bị cảnh quan như: cột đèn, mái hiên, thùng rác, vòi rửa hợp lý trên phố, chỗ để truy cập các hệ thông tin của tuyến phố Khai thác giá trị lịch sử , đưa những nét kiến trúc người Hoa vào một số chi tiết thiết kế cảnh quan hợp lý
Chỉnh trang mặt đứng của 2 bên tuyến phố, trả lại vẻ kiến trúc của ngôi nhà, đặc biệt là các kiến trúc cổ có giá trị, bóc những phần cơi nới và có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ về chỗ ở/không gian ở cho người dân - Coi hoạt động thương mại là điểm thu hút cần bảo tồn và lưu giữ, thúc đẩy hoạt động thương mại một cách có quy củ hơn, trở thành đặc trưng của tuyến phố
Coi hoạt động tín ngưỡng (tại đền Bạch Mã) là nét độc đáo thu hút, cần tạo không gian để chiêm ngưỡng, tiếp cận hoạt động này - Tạo không gian cho các điểm nút, điểm hút quan trọng là: Khu vực đền Bạch Mã, khu giao cắt với tuyến phố thương mại lớn như tuyến Hàng Ngang, tuyến Đào Duy Từ v.v….
C- PHẦN KẾT LUẬNKIẾN NGHỊ VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP
C- PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP C.1. Đề Xuất Phương Án Cải Tạo Phố Hàng Gai Gải Pháp Cải Tạo Mặt Đứng Và Không Gian Tuyến Phố Dãy Lẻ
C- PHẦN KẾT LUẬNKIẾN NGHỊ VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP
C- PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP C.1. Đề Xuất Phương Án Cải Tạo Phố Hàng Gai Gải Pháp Cải Tạo Mặt Đứng Và Không Gian Tuyến Phố Dãy Chẵn
C- PHẦN KẾT LUẬNKIẾN NGHỊ VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP
C- PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP C.1. Đề Xuất Phương Án Cải Tạo Phố Hàng Gai Một Số Phối Cảnh Minh Họa Sau Khi Cải Tạo
C- PHẦN KẾT LUẬNKIẾN NGHỊ VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP
C- PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP C.1. Đề Xuất Phương Án Cải Tạo Phố Hàng Gai Định hướng trở về với nhà truyền thống
C- PHẦN KẾT LUẬNKIẾN NGHỊ VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP
C- PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP C.1. Đề Xuất Phương Án Cải Tạo Phố Hàng Gai
C- PHẦN KẾT LUẬNKIẾN NGHỊ VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP
C- PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP C.1. Đề Xuất Phương Án Cải Tạo Phố Hàng Gai Một minh họa về cách thức cải tạo không gian phố
-Lộn xộn
-Không có không gian đi bộ -Thiết kế đô thị nghèo nàn
-Không gian đường phố chật hẹp, bị lấn chiếm bởi hình thức kinh doanh không -Thiếu sự quản lý
-Quy củ
-Không gian đường phố thông thoáng, có khoảng cách, có điểm nhìn -Thiết kế đô thị có bản sắc, hấp dẫn khách du lịch
-Không gian phố trở thành không gian đi bộ đặc sắc
C- PHẦN KẾT LUẬNKIẾN NGHỊ VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP
C- PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP C.1. Đề Xuất Phương Án Cải Tạo Phố Hàng Gai
C- PHẦN KẾT LUẬNKIẾN NGHỊ VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP
C- PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP C.1. Đề Xuất Phương Án Cải Tạo Phố Hàng Gai Phát triển các dạng thương mại. - Đề xuất phương án treo biển quảng cáo -Thiết Kế hạ Tầng - Vị trí hệ thống điện như Cụ Điều hòa
C- PHẦN KẾT LUẬNKIẾN NGHỊ VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP C- PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP
Ngày nay sự phát triển kinh tế, xã hội , khoa học, văn hóa và các mặt khác càng ngày càng phát triển. Kéo theo đó là sự lớn mạnh không ngừng của các đô thị, quá trình đô thị hóa càng ngày càng phái triển. Trong quá trình quy hoạch xây dựng đô thị : -Tăng dân số đô thị ( sinh học, cơ học) - Mở rộng đô thị, tăng về diện tích - Bố trí, phân khu chức năng đô thị thay đổi - Nhu cầu đi lại giao thông gia tăng, hậu quả của việc không đáp ứng đầy đủ vấn đề đi lại của người dân trong đô thị dẫn đến Dẫn Đến - Ùn tắc giao thông - Mất an toàn khi tham gia giao thông - Ô nhiễm môi trường Ở nước ta vấn đề còn phức tạp hơn các quốc gia khác vì hệ thống Hạ tầng kỹ thuật và phương thức vận tải cũng như khai thác nó còn quá thô sơ và lạc hậu. Chính vì vậy vấn đề Giao thông vận chuyển, đi lại là một vấn đề cấp bách không chỉ ở các nước trên thế giới mà còn ở những nước đang phát triển và Việt Nam
Lời cảm ơn
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành bài tập này, chúng em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, các em và các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc chúng em xin được bày tỏ lới cảm ơn chân thành tới: Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Trường Đại Học Xây Dựng Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập và hoàn thành bài tập này. Phó giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn Nam, người thầy kính mến đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành bài tập. Bài tập của chúng em đến đây là hết. Xin trân thành cảm ơn. Nhóm 1 Vũ Đức Long Phạm Xuân Ánh Phạm Sơn Tùng Nguyễn Thi Phương Dung Nguyễn Thị Tú Nguyễn Thùy Linh Lớp KD HN 12111_2
Phạm Xuân Ánh Phamxuananh1987@yahoo.com 0936966455 https://www.facebook.com/phamxuananh1987