NHỮNG BIẾN ĐỔI DO QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TỪ KHU TẬP THỂ BAO CẤP PHÁT TRIỂN LÊN PHỐ

Page 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

KHOA SAU ĐẠI HỌC – NGÀNH KIẾN TRÚC

------------------oOo------------------

TIỂU LUẬN MÔN

ĐÔ THỊ HÓA ĐỀ TÀI :

NHỮNG BIẾN ĐỔI DO QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

TỪ KHU TẬP THỂ BAO CẤP PHÁT TRIỂN LÊN PHỐ

GIẢNG VIÊN :

PGS.TS NGUYỄN QUỐC THÔNG

LỚP :

CAO HỌC KIẾN TRÚC KDHN1211

HỌC VIÊN : MSHV :

PHẠM XUÂN ÁNH 1211130

Hà Nội 11- 2013


ĐÔ THỊ HÓA

PGS.TS Nguyễn Quốc Thông TIỂU LUẬN MÔN

ĐÔ THỊ HÓA

GIẢNG VIÊN :

PGS.TS NGUYỄN QUỐC THÔNG

LỚP :

CAO HỌC KIẾN TRÚC KDHN1211

HỌC VIÊN : MSHV :

PHẠM XUÂN ÁNH 1211130

NHỮNG BIẾN ĐỔI DO QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

TỪ KHU TẬP THỂ BAO CẤP PHÁT TRIỂN LÊN PHỐ A-

LỜI NÓI ĐẦU

Đô thị hóa là xu thế phát triển tất yếu của các quốc gia trên thế giới. Đó là việc gia tăng không gian, hoặc mật độ dân cư, hoặc thương mại, hoặc các hoạt động khác trong một khu vực nhất định theo thời gian. Sau khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, quá trình đô thị hóa đã diễn ra hết sức nhanh chóng, đặc biệt trong 10 năm trở lại đây chúng ta đã chứng kiến một quá trình đô thị hóa với tốc độ cao chưa từng có ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Quá trình đô thị hóa làm biến đổi không những về đời sống , diện mạo, chất lượng của con người và vất chất trong nó, mà kèm theo đó là nảy sinh nhiều vấn đề cần được các cấp, ngành quan tâm để tháo gỡ, như Những biến động kinh tế - xã hội (biến động về dân số, biến động về kinh tế). Ô nhiễm môi trường( trong đó có tình trạng ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước) và quy hoạch. Sau đây là những ý kiến về đô thị Hóa của khu dân cư Tập Thể từ bao cấp phát triển lên thành phố trong quá trình Đô Thị Hóa của cả nước. Cụ thể ở đây là Khu Tập Thể Z133 thuộc nhà máy Z133 –Tổng Cục Hậu Cần.

Nhóm 1-Lớp KDHN1211 –Ngành Kiến Trúc- Khoa Sau Đại Học- Trường ĐH Xây Dựng

1


ĐÔ THỊ HÓA

PGS.TS Nguyễn Quốc Thông BNỘI DUNG B.1. GIỚI THIỆU VỀ ĐÔ THỊ HÓA Khái niệm:

Hiện nay, khái niệm đô thị hóa chưa có sự thống nhất do các cách tiếp cận và đối tượng nghiên cứu khác nhau của các chuyên ngành khoa học. Có thể dẫn ra dưới đây một số định nghĩa tiêu biểu:

Trong tác phẩm “Đô thị Việt Nam” Đàm Trung Phường cho rằng: “đô thị hóa là quá trình chuyển dịch hoạt động nông nghiệp phân tán sang hoạt động phi nông nghiệp tập trung trên một số địa bàn thích hợp”. Mặt khác, cũng theo tác giả này: “đô thị hóa cũng bao gồm quá trình di cư từ nông thôn ra thành thị, tập trung ngày càng nhiều dân cư trong những vùng lãnh thổ hạn chế, gọi là đô thị”. Về điểm này, tác giả Nguyễn Thanh Thủy làm rõ: “thực chất đô thị hóa là một quá trình thay đổi hình thức cư trú của con người, từ hình thức sống ở nông thôn tiến lên hình thức sống ở thành thị theo yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thương mại, dịch vụ và giao lưu quốc tế khi mở rộng quy mô các đô thị cũ hoặc xây dựng các đô thị mới”. Bên cạnh đó, theo báo cáo của Viện nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội, quá trình đô thị hóa được nhìn từ hai góc độ, một mặt đó là “quá trình hình thành và phát triển các điểm dân cư được tập hợp lại và phổ biến lối sống thành thị, đồng thời phát triển các hoạt động khác nhau để phục vụ sự tồn tại và phát triển trong cộng đồng đó”; mặt khác, “đô thị hóa cũng là quá trình mở rộng biên giới lãnh thổ đô thị do nhu cầu công nghiệp hóa, thương mại, dịch vụ và giao lưu quốc tế - là sự tăng trưởng về không gian đô thị từ phát triển dân số và phát triển sản xuất”. Hiện nay, đô thị hóa không chỉ đơn thuần là quá trình dịch cư từ nông thôn ra thành thị và dịch cư nghề nghiệp mà còn bao hàm các quá trình dịch cư khác, đa chiều, đa cấp độ như các dòng dịch cư đô thị - đô thị, đô thị - vùng ven, đô thị - nông thôn, vùng - quốc tế với các mức độ khác nhau theo từng hoàn cảnh của các đô thị cụ thể. Các nhân tố kinh tế vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc tạo nên quá trình đô thị hóa, tuy nhiên các nhân tố khác phi kinh tế như văn hóa, lịch sử, lối sống,… đang ngày càng có những ảnh hưởng lớn tới đặc tính đô thị hóa của mỗi vùng.  Bản chất của đô thị hóa:

Về mặt bản chất, đô thị hóa gắn liền với quá trình tăng trưởng kinh tế của một khu vực, một quốc gia. Tuy nhiên, tốc độ và đặc điểm của đô thị hóa còn tùy thuộc vào trình độ phát triển của khu vực hay quốc gia đó. Bản chất của quá trình đô thị hóa bao gồm: Tỷ lệ gia tăng dân số tại các đô thị - Thu nhập bình quân của cư dân đô thị - Tốc độ gia tăng thu nhập của các ngành kinh tế - xã hội và GDP - Chất lượng cơ sở hạ tầng - Lối Nhóm 1-Lớp KDHN1211 –Ngành Kiến Trúc- Khoa Sau Đại Học- Trường ĐH Xây Dựng

2


ĐÔ THỊ HÓA

PGS.TS Nguyễn Quốc Thông sống của cư dân địa phương - Cấu trúc xã hội và vai trò của các tổ chức xã hội trong khu vực.  Một số đặc điểm của quá trình đô thị hóa:

- Sự gia tăng nhanh dân số đô thị

- Sự gia tăng về số lượng và quy mô các đô thị lớn - Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị

B.2. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐÔ THị HÓA HIÊN NAY Trong vòng 20 năm qua, Việt Nam đã trải qua thời kỳ đô thị hóa nhanh chóng và hệ thống đô thị quốc gia đã có nhiều biến đổi về số lượng. Vào năm 1990 mới chỉ có 500 khu đô thị trên khắp cả nước nhưng con số này đã là 649 vào năm 2000 và tăng lên đến 656 vào năm 2003. Hệ thống đô thị hiện nay bao gồm 753 khu đô thị, trong đó có hai thành phố loại đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, 9 khu đô thị loại I, 12 khu đô thị loại II, 45 khu đô thị loại III, 41 khu đô thị loại IV và 643 khu đô thị loại V . Tăng trưởng dân số ở Việt Nam tập trung ở các khu vực đô thị. Nguyên nhân chính là do dòng di cư. Dân cư đô thị về cơ bản có mức sống cao hơn dân cư nông thôn vì họ dễ dàng tiếp cận tới các loại dịch vụ cần thiết. Điều này góp phần làm tăng sức hấp dẫn của các thành phố lớn và thúc đẩy tăng trưởng dân số tại các khu đô thị. CÁC CON SỐ VÀ THỰC TẾ • Với 30% dân số sống ở các vùng đô thị, Việt Nam có mức đô thị hóa thấp, chỉ tương đương với mức độ đô thị hóa trung bình của các nước Đông Nam Á cách đây 10 năm. • Dân số đô thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng một phần ba tổng dân số đô thị toàn quốc. • Khoảng 8% dân số nông thôn từ 15 tuổi trở lên có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, trong khi tỷ lệ này ở khu vực đô thị là 25,4%. • Tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm dân số từ 15 tuổi trở lên ở khu vực đô thị là 4,6%, trong khi tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 2,3%. • Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sạch ở các khu đô thị (96%) cao hơn hẳn khu vực nông thôn (86,6%). a. Việt Nam có mức độ đô thị hóa thấp Mặc dù số lượng các khu vực đô thị đang tăng lên trong vòng ba thập kỷ qua nhưng mức độ đô thị hóa của Việt Nam tương đối thấp do một số yếu tố. Ví dụ, nhiều thành Nhóm 1-Lớp KDHN1211 –Ngành Kiến Trúc- Khoa Sau Đại Học- Trường ĐH Xây Dựng

3


ĐÔ THỊ HÓA

PGS.TS Nguyễn Quốc Thông phố được hình thành và phát triển như là các trung tâm hành chính thay vì là trung tâm kinh tế, vì vậy sự thu hút dân lao động nhập cư tới các thành phố này không cao nếu so với các thành phố khác ở các nước trên thế giới. Sự phát triển của các thành phố ở Việt Nam gặp khó khăn do thiếu các cơ hội nghề nghiệp cũng như hệ thống hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ xã hội yếu kém - bao gồm nhà ở, điện, nước sạch, giao thông, bệnh viện và trường học không đáp ứng được nhu cầu của cư dân. Căn cứ vào quyết định mới được phê duyệt gần đây của Thủ tướng chính phủ về “Tầm nhìn phát triển đô thị đến năm 2050 ”, dân số đô thị Việt Nam sẽ đạt đến 38% trong tổng dân số vào năm 2015 và 45% vào năm 2020. Với mức độ tăng trưởng dân số đô thị hiện tại, mục tiêu nêu trên rất khó đạt được. b. Sự tăng trưởng dân số đô thị Việt Nam tập trung chủ yếu ở các trung tâm đô thị lớn

Theo số liệu Tổng điều tra, trong thập niên qua, tỷ lệ dân số đô thị Việt Nam đã tăng từ 23,7% năm 1999 lên tới 29,6% năm 2009. Điều đó có nghĩa là dân cư đô thị chiếm 25,4 triệu người trong tổng số 85,8 triệu dân toàn quốc năm 2009. Sự tăng trưởng dân số đô thị chủ yếu diễn ra ở các khu vực đô thị lớn, với 200.000 dân trở lên. Số các trung tâm đô thị với qui mô dân như trên đã tăng từ 9 năm 1999 đến 15 năm 2009.

Bản đồ: Tỷ lệ dân số sống ở các khu vực đô thị năm 1999 và 2009 Nhóm 1-Lớp KDHN1211 –Ngành Kiến Trúc- Khoa Sau Đại Học- Trường ĐH Xây Dựng

4


ĐÔ THỊ HÓA

PGS.TS Nguyễn Quốc Thông c. Quá trình đô thị hóa diễn ra không đều, tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam và các đô thị loại đặc biệt Số liệu Tổng điều tra dân số cho thấy, các tỉnh phía Bắc Việt Nam có tỷ lệ dân số đô thị thấp hơn nhiều so với các tỉnh phía Nam. Ở vùng Đông Nam Bộ, tỷ lệ dân số đô thị chiếm gần 60%, cao hơn nhiều so với các vùng khác. Ngoài ra, dân số đô thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng một phần ba tổng dân số đô thị toàn quốc. Với tốc độ phát triển kinh tế-xã hội nhanh chóng ở vùng Đông Nam Bộ hiện nay, đồng thời nếu tính đến tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai tới khu vực ven biển, các vùng trũng thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, rất có thể sẽ dẫn tới việc tập trung một số lượng lớn dân cư ở khu vực Đông Nam Bộ và điều đó có thể tạo nên những thách thức cho sự phát triển của khu vực này trong tương lai. d.

Khác biệt về mức sống giữa dân cư đô thị và nông thôn

e.

Có sự khác biệt về điều kiện sống giữa các khu vực đô thị

Nhìn chung, dân cư đô thị được hưởng lợi nhiều hơn so với dân cư nông thôn, nhìn từ quá trình phát triển của đất nước. Điều này được phản ánh qua các chỉ tiêu về chất lượng nhà ở, nguồn nước hợp vệ sinh, điều kiện vệ sinh và mức độ sử dụng các tiện nghi trong gia đình của cư dân đô thị so với cư dân nông thôn. Sự khác biệt giữa khu vực đô thị và nông thôn thể hiện rõ hơn khi so sánh theo mức độ đô thị hóa. Chẳng hạn, trong khi ở vùng nông thôn có 4,3% hộ gia đình không có điện thì chỉ có 0,2% hộ gia đình đô thị của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh phải chịu tình trạng đó. Tương tự, tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sạch ở các khu vực đô thị là cao hơn đáng kể so với các vùng nông thôn: 96,8% so với 86,6%. Điều đó làm tăng thêm tính hấp dẫn của các thành phố lớn và vì thế thúc đẩy sự di chuyển dân cư đến các khu vực này Số liệu Tổng điều tra năm 2009 cho thấy sự khác biệt về điều kiện sống giữa các trung tâm đô thị. Chẳng hạn, mức độ sở hữu các trang thiết bị trong gia đình phản ánh điều kiện sống cao được quan sát thấy phổ biến hơn ở các khu vực đô thị loại đặc biệt so với các khu vực đô thị khác. Ở các khu vực đô thị loại đặc biệt, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng máy tính cao gấp 2 lần so với ở đô thị loại IV và loại V, trong khi tỷ lệ hộ có máy giặt cũng cao gấp 2 lần và có điều hòa nhiệt độ cao gấp 3 lần so với các khu vực đô thị khác. Điều đó giải thích tại sao các thành phố lớn hơn, chẳng hạn loại đặc biệt và loại I có sức hấp dẫn hơn đối với dân cư và thu hút được một số lượng lớn người nhập cư. f. Vẫn còn sự cách biệt lớn về trình độ chuyên môn và học vấn giữa dân cư ở đô thị và nông thôn. Tỉ lệ dân cư phi nông nghiệp ở đô thị không lớn lắm.

Có sự khác biệt đáng kể về trình độ học vấn của người dân sống ở đô thị và nông thôn, đặc biệt là ở các trình độ bậc cao. Thời điểm 2009, có 27,4% dân số đô thị từ 5 tuổi trở Nhóm 1-Lớp KDHN1211 –Ngành Kiến Trúc- Khoa Sau Đại Học- Trường ĐH Xây Dựng

5


ĐÔ THỊ HÓA

PGS.TS Nguyễn Quốc Thông lên có học vấn trung học phổ thông, 15,3% có trình độ cao đẳng/đại học và 0,7% có trình độ sau đại học. Trong khi đó, tỷ lệ tương ứng cho khu vực nông thôn là 16,9%, 3% và 0,03%. Thực tế người dân di chuyển tới các khu vực đô thị để tiếp tục theo học ở các bậc học cao hơn hoặc để được học ở các cơ sở giáo dục có chất lượng tốt hơn đã lý giải một phần cho những khác biệt đáng kể nêu trên.

Cũng có những khác biệt tương tự về trình độ chuyên môn kỹ thuật giữa dân cư đô thị và nông thôn. Chỉ có 8% dân cư nông thôn từ 15 tuổi trở lên có trình độ chuyên môn kỹ thuật hoặc trình độ cao hơn (cao đẳng, đại học, trên đại học). Tỷ lệ dân cư có trình độ cao đẳng/ đại học hoặc cao hơn chỉ chiếm 3%. Trong khi đó, tỷ lệ dân cư đô thị có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 25,4% và có trình độ cao đẳng hoặc cao hơn là 13,4%. Điều đó bộc lộ sự mất cân đối nghiêm trọng trong phân bố trình độ kỹ thuật, chuyên môn và giáo dục giữa khu vực thành thị và nông thôn. g.

Một bộ phận dân cư đô thị đang đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao

Tỷ lệ thất nghiệp ở các khu vực đô thị cao hơn ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ thất nghiệp của dân cư đô thị từ 15 tuổi trở lên là 4,6%, trong khi ở nông thôn là 2,3%. Tại cả hai khu vực đô thị và nông thôn, tỷ lệ thất nghiệp đặc biệt cao hơn trong các nhóm tuổi trẻ (tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi 15-19 tại khu vực đô thị là 11,2% và 8,9% đối với độ tuổi 20-24). Các con số đáng báo động này phản ánh tình trạng đang tăng lên của lực lượng lao động trẻ và cấu trúc kinh tế quốc gia đã không đủ khả năng cung cấp việc làm cho những người lao động trẻ đang tham gia vào thị trường lao động. h. Di cư và đô thị hóa góp phần mở rộng khoảng cách giữa các khu vực xuất và nhập cư

Di cư đóng góp phần chủ yếu vào sự tăng trưởng dân số đô thị và như số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở đã chỉ ra là có mối quan hệ chặt chẽ giữa di cư và đô thị hóa. Số liệu Tổng điều tra khẳng định các khu vực có tỷ lệ di cư cao cũng đồng thời có tỷ lệ dân cư đô thị cao hơn. Một mặt di cư được thúc đẩy bởi sự khác biệt giữa các vùng kém phát triển và và phát triển hơn, mặt khác di cư và đô thị hóa cũng phần nào làm gia tăng sự cách biệt về điều kiện sống và phát triển kinh tế xã hội giữa khu vực xuất cư và khu vực nhập cư. i. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa ổn định còn gặp nhiều vấn đề chưa giải quyết hết. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị trong những năm qua được cải thiện rõ rệt, thể hiện qua các mặt, như: nhiều tuyến đường, cây cầu được xây dựng; chất lượng đường đô thị dần được cải thiện. Cải tạo, nâng cấp và xây mới các trục giao thông đối ngoại, cửa ô, trục giao thông hướng tâm, các nút giao đồng mức, khác mức, các đường Nhóm 1-Lớp KDHN1211 –Ngành Kiến Trúc- Khoa Sau Đại Học- Trường ĐH Xây Dựng

6


ĐÔ THỊ HÓA

PGS.TS Nguyễn Quốc Thông vành đai, tuyến tránh, cầu vượt trong đô thị… Nhờ vậy, bước đầu đã nâng cao năng lực thông qua tại các đô thị này. Tuy nhiên, tình trạng ách tắc và tai nạn giao thông vẫn còn diễn ra rất phổ biến. Hệ thống chiếu sáng đã có ở hầu hết các đô thị mặc dù mức độ có khác nhau. Tại các đô thị đặc biệt, như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng… có 95-100% các tuyến đường chính đã được lắp đặt hệ thống chiếu sáng; các đô thị loại II, III tỷ lệ này đạt gần 90%. Tuy vậy nhiều khu vực hệ thống đèn đô thị vẫn sử dụng hệ thống cũ.

Hệ thống thoát nước đã được quan tâm đầu tư xây dựng ở hầu hết các đô thị. Hiện đã có 35/63 đô thị tỉnh, thành trong cả nước có các dự án về thoát nước và vệ sinh môi trường sử dụng kinh phí từ nguồn vốn ODA. Các dự án bước đầu đã phát huy hiệu quả, góp phần làm giảm mức độ ngập úng tại các đô thị này. Tuy nhiên, do hầu hết đô thị chỉ có một hệ thống cống dùng chung cho cả nước mưa và nước thải, thậm chí, nhiều tuyến cống được xây dựng trong các thời kỳ khác nhau, nên không hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và đã xuống cấp nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu thoát nước. Tình trạng ngập úng đang là mối quan tâm hàng ngày của các đô thị lớn, nhất là ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, nhưng đến nay, vẫn chưa có giải pháp có tính khả thi để giải quyết. Nước thải, đặc biệt nước thải từ các khu công nghiệp lại chưa được thu gom, xử lý triệt để, gây ô nhiễm nặng nề cho các dòng sông lớn, như: sông Đồng Nai, Sài Gòn, Thị Vải, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch… k.

Vấn đề ôi nhiễm môi trường, vệ sinh môi trường.

l.

Vấn đề nhà ở và quản lý trật tự an toàn xã hội ở đô thị:

Vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, không khí : Tại các đô thị việc chiếm dụng đất công, san lấp mặt bằng, sông ngòi, lấn chiếm lòng đề đường để làm nhà và xậy dựng trái phép diễn ra hàng ngày làm cản trở đến việc tiêu, thoát nước và chất thải đô thị. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng không đáp ứng đủ, đường xá giao thông tắc nghẽn, nguồn nước ngầm và các dòng sông bị đe dọa nhiễm bẩn nghiêm trọng vì chất thải, không khí ngày càng ô nhiễm nặng nề vì bụi công trường, khói xe, khói nhà máy sản xuất công nghiệp. Nghiên cứu của UNFPA cho thấy, chất lượng không khí tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thuộc vào loại tồi nhất trong khu vực. Phần lớn hệ thống nước thải không được xử lý, khối lượng chất thải rắn đang gia tăng nhanh chóng, và chỉ có một phần nhỏ lượng chất thải công nghiệp nguy hại được xử lý an toàn. Nhìn chung hầu hết ở các đô thị hiện nay đều xảy ra tình trạng thiếu nhà ở. Đặc biệt là dân nghèo đô thị và những người mới nhập cư vào thành phố. Thống kê của UNFPA cho thấy, hiện 25% cư dân thành thị Việt Nam không đủ tiền để mua nhà ở, 20% nhà ở Nhóm 1-Lớp KDHN1211 –Ngành Kiến Trúc- Khoa Sau Đại Học- Trường ĐH Xây Dựng

7


ĐÔ THỊ HÓA

PGS.TS Nguyễn Quốc Thông thành thị bị xếp vào loại không đạt tiêu chuẩn, TP Hồ Chí Minh còn có 300 ngàn người đang sống trong các nhà ổ chuột, 30% dân số Hà Nội phải sống trong môi trường chật chội với diện tích ở không quá 3m2/người. Chính vì thế một số người đã bất chấp những quy định về quản lý đô thị, tự ý san lấp, lấn chiếm, sang nhượng đất để xây nhà một cách tạm bợ, tuỳ tiện không theo quy hoạch gây ảnh hưởng đến mỹ quan của các đô thị. Việc xây cất không theo quy hoạch làm xuất hiện tình trạng “nhà không số, phố không tên” chen lấn hỗn độn, tối tăm, chật chội. Điều này đã phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho các tệ nạn xã hội, tội phạm lẩn trốn pháp luật, gây khó khăn cho công tác quản lý trật tự an toàn xã hội. m. Lối sống đời sống của dân cư thay đổi, văn hóa truyền thống Đời sống nông thôn dần thay thế bằng nếp sống đô thị . Kèm theo đó là những mặt trái : Xuống cấp về văn hóa ứng xử, tình trạng thiếu hiểu biết nạo phá thai, ly hôn sớm, dễ tan vỡ hạnh phúc gia đình, xu hướng làm mẹ đơn thân. Lối sống đô thị là lối sống hợp cư, luôn biến động, hầu như không có sự liên kết về huyết thống, tập quán, truyền thống... luôn tôn trọng những chuẩn mực có tính pháp lý hơn là những quy tắc có tính cộng đồng. Văn hóa truyền thống dần dần đc đổi mới và thay thế. 5 Vân đề bị chuyển đổi trong quá trình đô thị hóa

Chuyển đổi về phúc lợi

Chuyển đổi không gian

Chuyển đổi kinh tế

Chuyển đổi về dân số

Chuyển đổi hành chính Chi tiết các mục chuyển đổi xem tài liệu Đánh giá Đô Thị Hóa Ở Việt Nam-Ngân hàng thế giới Trên đây là 12 vấn đề tiêu biểu trong quá trình đô thị họa, ngoài ra còn rất nhiều các vấn đề khác trong quá trình Đô Thị Hóa. Nhóm 1-Lớp KDHN1211 –Ngành Kiến Trúc- Khoa Sau Đại Học- Trường ĐH Xây Dựng

8


ĐÔ THỊ HÓA

PGS.TS Nguyễn Quốc Thông B.3. NHỮNG BIẾN ĐỔI DO QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TỪ KHU TẬP THỂ BAO CẤP PHÁT TRIỂN LÊN PHỐ. ( Khu tập thể Z133)

Giới Thiệu Về Khu Vực. Khu tập thể Z133 nằm trong danh giới của nhà Máy Z133 thuộc Xã Ngọc Thụy, Thị Trấn Gia Lâm , Thành Phố Hà Nội. Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng Việt Nam, thành lập ngày 10 tháng 9 năm 1974 là cơ quản lý kỹ thuật đầu ngành của Bộ Quốc phòng có chức năng tổ chức, quản lý, nghiên cứu đảm bảo vũ khí và phương tiện, trang bị kỹ thuật chiến đấu cho các quân, binh chủng của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đến năm 2003 , chính thức đổi tên hành chính. Khu tập thể Z133 phân tách thành 3 tổ:Tổ 30, Tổ 31, Tổ 32 thuộc Phường Ngọc Thụy, Quận Long Biên , Thành Phố Hà Nội. Năm 2008 trở thành 1 phần trên trục đường Đức Giang. Năm 2010 xây dựng tuyến đường Quốc Lộ 5 kéo dài cắt qua sông hồng sang Đông Anh. Quá trình phát triển khu vực. THỜI KỲ Năm 19761986

Năm 19862001

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN - Thời Kỳ Bao Cấp, mô hình phát triển đời sống bao cấp. Đời sống tập thể, sống nhà tập thể, nhà chung. 1 nhà nhiều gia đình sống chung. Cùng làm việc tại nhà máy z133 - Đồ ăn, đồ dùng, thức ăn phân chia ,dạng tem phiếu, sau này là tiền lương. Nhưng vẫn có hỗ trợ của nhà nước trên nhiều mặt. - Không phát triển kinh tế cá thể, cá nhân. - Các hoạt động quản lý, đoàn thể, thanh niên, chịu sự quản lý của ban quản trị nhà máy. Tất cả các vấn đề liên quan từ quyền lợi, chính trị xã hội đều thông qua đội ngũ quản lý nhà máy. - Trong khu vực có trạm y tế, trường học, mần non . Dưới sự quản lý của BQT nhà máy . - Cơ sở hạ tầng yếu kém, nguồn cùng cấp điện chịu phân phối của nhà máy.Nguồn dùng giếng chung được cấp từ nguồn sử lý của nhà máy. Kết thúc thời kỳ Bao Cấp chuyển sang thời kỳ Đổi Mới - Kết thúc bao cấp tức không còn được trợ cấp và hỗ trợ, đời sống người dân khó khăn. Ví dụ trước đây mỗi người tháng đc vài lạng thịt, sinh con được hỗ trợ sữa đường chất lượng của Liên xô. Thì

Nhóm 1-Lớp KDHN1211 –Ngành Kiến Trúc- Khoa Sau Đại Học- Trường ĐH Xây Dựng

9


ĐÔ THỊ HÓA

PGS.TS Nguyễn Quốc Thông Năm 20012008

-

Năm 2008 – nay

-

-

giờ đây tự trả chi phí cho việc ăn uống .sinh hoạt. Phân chia, bán đất cho công nhân và người dân. Hình thành phát triển chính trị xã hội kiểu thôn xóm, xã phường. Chịu sự quản lý của nhà nước. Xuất hiện thị trường đất đai. Nhà tập thể vẫn còn, và phục vụ 1 lượng đối tượng chưa được phân chia đất . Phát triển nền kinh tế cá nhân, xuất hiện các hàng quán nhỏ lẻ, các dịch vụ nhỏ lẻ manh mún. Đời sống phát triển hộ gia đình, nhưng vẫn chịu sự 1 phần quản lý của nhà máy về các công tác đoàn thể xã hội. Để dần chuyển sự quản lý này cho địa phương. Cơ sở hạ tầng yếu kém, nguồn cùng cấp điện chịu phân phối của nhà máy.Nguồn nước tự bơm. Quá trình đô thị hóa ở mức mang nha Phát triển nền kinh tế thị trường, đa ngành nghề, dịch vụ, thương mại.Trở thành 1 phần trong nền kinh tế thị trường. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật còn yếu kém và bắt dầu đi vào phát triển. Điện và nước dưới sự quản lý nhà nước. Chịu sự quản lý của nhà nước, không chịu sự chị phối của nhà máy và tập thể. Vẫn tồn tại nhà ở tập thể nhiều tầng, tuy đã xuống cấp nhưng vẫn phải phục vụ hàng chục hộ dân. Các hoạt động tập thể tụ về tự tổ chức của tổ dân phố, không có kinh phí nên kém về hình thức và quy mô. Nhiều khu vực được tư hữu hóa cho thuê để sản xuất, kinh doanh. Chiếm dụng khu công cộng người dân. Phát triển mở rộng, từ thôn xóm lên xã phường . Quá trình đô thi họa đang tiến với sự phát triển không ngừng của văn hóa, dịch vụ, kinh tế thương mại, Tuy không nhanh như các vùng khác vì không được nhà nước quan tâm đầu tư. Nhưng đang trong nay đang trong giai đoạn đẩy mạnh xây dựng phát triển. Cơ sở hạ tầng, kĩ thuật, điện nước phát triển. Nhà nào cũng có hệ thống nước sạch, hệ thống điện và truyền thông. Nhiều khu vực mới, nhà nhiều tầng được xây dựng và trong dự án xây dựng nhằm giải quyết chỗ ở. Nhiều khu vực lấn chiếm tư nhân làm mất dần không gian công cộng.

Nhóm 1-Lớp KDHN1211 –Ngành Kiến Trúc- Khoa Sau Đại Học- Trường ĐH Xây Dựng

10


ĐÔ THỊ HÓA

PGS.TS Nguyễn Quốc Thông Các vấn đề trong quá trình phát triển Đô Thị Hóa

1. Vấn đề nhà ở, dân số. Dân cư

Nhà ở

- Công nhân nhà máy - Ăn ở tập chung. Wc chung

- Công nhân - Hộ gia đình - Gia đình

- Công nhân, - Hộ gia đình nhập cư - Bán nhập cư - Nhập cư

- Nhà Tập thể

- Nhà Tập thể - Nhà Bán Tập thể - Nhà chi lô

- Nhà Tập thể - Nhà Bán Tập thể - Nhà chi lô - Chung cư cao tầng , thấp tầng

Do dân số tăng →Nhu cầu về nhà ở tăng Điều kiện sống tăng →Nhu cầu về nơi ở tăng 2. Vấn đề kinh tế

Không Kinh tế Kinh thế có tổ phát cá nhân chức, dịch vụ triển đơn lẻ, thương mại.v.v. kinh tế manh Kinh tế thị trường cá nhân, mún cá thể Hình thành tầng lớp giàu nghèo, phân chia đẳng cấp. Chuyển đổi nghề nghiệp Từ công nhân làm việc trong nhà máy, hình thành nguồn lao động đa ngành nghề.

3. Vấn đề chính trị Quản lý và quản trị, An ninh Chịu sự quản lý BQT Nhà Máy

Chuyển đổi quản lý giao cho nhà nước

Nhà nước quản lý Người dân tự quản lý

Hình thành quan liêu, chính sách, ưu tiên.

Nhóm 1-Lớp KDHN1211 –Ngành Kiến Trúc- Khoa Sau Đại Học- Trường ĐH Xây Dựng

11


ĐÔ THỊ HÓA

PGS.TS Nguyễn Quốc Thông 4. Vấn đề Văn hóa, Giáo dục, phúc lợi xã hội BQT quản lý văn hóa, mở trường mầm non, trường học. Cho con em trong khu gia đình

Theo quy chế và điều hành của địa phương

Chuyển đổi quản lý giao cho địa phương.

Các trường học trong khu vực cái nào giữ được thì để lại, còn tất cả theo quy hoạch định hướng phát triển chung của địa phương và cả nước. Tình trạng thất học. Nhà văn hóa trả về cho nhà máy. Người dân mất nơi hoạt động văn hóa. Lối sống cộng đồng mất đi thay vào đó lối sống cá thể.Thôn xóm. Hình thành các CLB, tổ chức văn hóa. Hoạt động thể dục thể thao xã hội văn hóa được phát triển. Các dịch vụ y tế cộng đồng tại khu được sự hỗ trợ của BQT nhà máy cũng mất đi . Tất cả được thay bằng quản lý của nhà nước. 5. Vấn đề Giao thông,cơ sở hạ tầng Đường đất, sỏi. Cơ sở hạ tầng yếu kém 6. Vấn đề Vệ sinh môi trường - Không khí trong sạch. Không bị tác động của nhà máy - Nước bể lọc thuộc nhà máy - Không có hệ thống thu gom rác thải

Bê tông hóa. Có cơ sở hạ tầng. Điện nước, đèn chiếu đô thị

Mở rộng, đẩy mạnh và phát triển. Mở rộng tuyến đường.v.v

- Nước giếng khoan - Nước bể lọc thuộc nhà máy - Nước nhà nước - Có nơi chưa rác thải

- Không khí ôi nhiễm - Nước sạch của nhà nước. - Có hệ thống thu gom rác thải và vệ sinh môi trường

Quá trình đô thị hóa tăng lên nhưng kèm theo đó là vấn để chất lượng môi trường không khí giảm xuống do khói bụi Nhóm 1-Lớp KDHN1211 –Ngành Kiến Trúc- Khoa Sau Đại Học- Trường ĐH Xây Dựng

12


ĐÔ THỊ HÓA

PGS.TS Nguyễn Quốc Thông 7. Chuyển đổi không gian và mục đích sử dụng.

a

f

g

b

e

c

d

Trục Đường Quốc Lộ 5 Kéo Dài

a) Trước đây trực thuộc địa giới nhà máy sau này mơ rộng phục vụ bán xăng. b) Trước đây Lò gạch, Hồ thủy văn, Bãi tập kết pháo, vũ khí. Sau này chuyển thành khu dân cư và xây dựng bảo tàng, kế bên sân tennis, c) Trước đây là ruộng thuộc Làng Thượng Thanh. Giờ thành đất trong dự án phát triển trên trục đường Quốc lộ 5 kéo dài. d) Làng Thượng Thanh cùng với nhiều làng khác trong khu vực Ngọc Thụy, Đất ruộng chuyển thành đất xây dựng theo quy hoạch, dân cư phát triển lối sống đô thị. Đất được đền bù , có tiền người dân xây nhà, mua xe máy, ô tô .v.v. kèm theo đó là các tệ nạn lối sống chạy đua đô thị. e) Sân bóng và 1 vài sân khác trước đây là nơi vui chơi giải trí cộng đồng ưu thích của người dân trong khu vực và kế bên. Nhưng dần bị thay thế trở thành điểm thương mại. Cho thuê sân bãi, giờ trở thành sân Tennis. Người dân mất khu hoạt động vui chơi, đất công cộng. Đường quốc lộ 5 kéo dài vô tình trở thành nơi hoạt động công Nhóm 1-Lớp KDHN1211 –Ngành Kiến Trúc- Khoa Sau Đại Học- Trường ĐH Xây Dựng

13


ĐÔ THỊ HÓA

PGS.TS Nguyễn Quốc Thông cộng, cộng đồng của nhiều người dân. Nhưng câu hỏi hoạt động công cộng cộng đồng sẽ diễn ra ở đâu nếu Quốc Lộ 5 kéo dài đi vào hoạt động? f) Nhà trẻ , nhà văn hóa, nhà y tế trả về cho nhà máy . Người dân mất đi các công trình lợi ích xã hội, tổ chức các hoạt động xã hội trong các tổ dân phố nghèo nàn thiếu kinh phí, thiếu quản lý tổ chức vững mạnh. g) Một số mảnh đất công cộng trở thành cung cư cao tầng, giải quyết nhà ở 8. Những vấn đề khác - Lối sống của người dân thay đổi, Quan hệ quần cư, ăn chung ở chung chuyển sang mối quan hệ gia đình nhà nào lo nhà đấy. - Con em khu gia đình chuyển thành con em từng gia đình - Truyền thống gia đình thay đổi. - Văn hóa ứng xử công nghiệp, mất dần văn hóa truyền thống việt thay vào đó đô thị. - Tệ nạn xã hội - Lấn chiếm không gian trên không, băng rôn , quảng cáo. Chiếm hữu đất công. - Luyến tiếc giá trị lịch sử, giá trị lối sống . Tóm lại Quá trình đô thị quá phát triển từ Khu dân cư tập thể tiến lên đô thị gặp nhiều khó khăn bất cập. Từ ngay chính bản thân nó bất cập ngay từ lúc đầu đến giải quyết thiếu định hướng tạo nên những mảng miếng chắp vá gây khó khăn cho cuộc sống của người dân. Để giờ đây lên đô thị lại phát triển lại từ đầu. Đánh giá bản thân.

Việc hình thành các khu vực ở như Làng, Khu tập thể. Với nối sống , sinh hoạt chung nhưng 1 điểm trung tâm về Nơi nghỉ ngơi của Quy hoạch Thành phố vườn, thành phố mạng. Như vậy những khu vực như này thật sự là 1 khu ở , nghỉ ngơi của người dân. Còn trung tâm thành phố là điểm học tập làm việc. Cách nhau giới hạn cho phép có thể dùng giao thông công cộng, hoặc phương tiện cá nhân di chuyển.

Khu ở như là nơi nghỉ ngơi thư giãn của người dân, là những nhà ở thấp tầng có mật độ xây dựng thưa.

Giữa khu ở và trung tâm đô thị là Không gian kết nối hay còn gọi là ngăn cách. Bao gồm các hình thức Ruộng đồng, công viên, nhà văn hóa , trường học hệ thống giáo dục, hệ thống quản trị. Khu Trung tâm thành thị bao gồm các nhà cao tầng với mật độ lớn, các văn phòng. Các nhà máy xí nghiệp .v.v.

Nhóm 1-Lớp KDHN1211 –Ngành Kiến Trúc- Khoa Sau Đại Học- Trường ĐH Xây Dựng

14


ĐÔ THỊ HÓA

PGS.TS Nguyễn Quốc Thông

5-10km Khu tập thể Khu tập thể nơi nghỉ ngơi. Mang giá trị tinh thần.

Không gian kết nối

Trung tâm đô thị

Ngăn cách như Không gian trống , đồng ruộng, công viên, sân chơi. Giáo dục ,văn hóa v.v. Ý nghĩa cách ly ôi nhiễm của trung tâm đô thị. Kết nối cộng đồng

Trung tâm đô thị, nơi làm việc. Sản xuất. Văn phòng sản xuất nhà ,máy.

CKẾT LUẬN Trong những năm gần đây, nhìn chung số lượng đô thị ở Việt Nam tăng nhanh ở tất cả các loại đô thị, nhất là các thành phố thuộc tỉnh và thị trấn. Tuy nhiên các tiêu chí về quy mô đô thị, kinh tế xã hội, cơ cấu kinh tế, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật,... chưa đạt được các tiêu chí xếp loại về đô thị. Với tốc độ tăng dân số, đặc biệt là dân số tăng cơ học lớn đã làm cho hệ thống giao thông công cộng, điện nước, điện thoại trở lên bất cập, tình trạng ô nhiễm tại các đô thị diễn ra ngày một nghiêm trọng. Cùng một loại đô thị thì diện tích của các loại đô thị là rất khác nhau. Nhiều loại đô thị loại thấp có diện tích lớn gấp nhiều lần các đô thị ở loại cao, không chỉ ở loại liền kề mà thậm chí cả với các đô thị loại cấp cao hơn. Quá trình đô thị hóa trong 1 đô thị diễn ra không đồng đều không thống nhất. Nóng bỏng hiện ngay là “ Làng trong đô thị” là cái phát triển truyền thống và hiện đại, nhưng vấn đề Chuyển đổi Từ tập thể nên Đô thị cũng là 1 vấn đề đáng để nói. Nó như một việc 1 người đang giàu có bỗng tự nhiên nghèo và xây dựng lại từ đầu. Còn” làng trong đô thị” thì là một người nghèo đi lên giàu. Vấn đề nghe tưởng chừng dễ hiểu nhưng nó liên quan trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Để khắc phục các vấn đề tồn tại trong quá trình đô thị hóa ở các đô thị, còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết, nhưng trước mắt cần xem xét một số mặt sau đây: - Quy hoạch, quản lý xây dựng phát triển đô thị. Đặc biệt những nơi đang trong tiến trình phát triển. Đảm bảo phát triển đô thị bền vững.

Nhóm 1-Lớp KDHN1211 –Ngành Kiến Trúc- Khoa Sau Đại Học- Trường ĐH Xây Dựng

15


ĐÔ THỊ HÓA

PGS.TS Nguyễn Quốc Thông - Hoàn thiện và phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng đô thị, giao thông thuận tiện. Hệ thống nước cấp nước, thoát nước, điện cần được nâng cấp. Để phục vụ tương lai sau này. - Giải quyết vấn đề ở và cư trú, nâng cao chất lượng nhà ở. - Tạo những không gian công cộng phục vụ người dân, những công trình văn hóa, và những nơi tập trung nhằm giải tỏa vấn đề thiếu chỗ vui chơi, giao lưu.v.v. Nâng cao quản lý văn hóa vui chơi cho người dân. - Tăng cường giáo dục nếp sống văn minh, gia đình văn hoá mới đối với cư dân đô thị, hạn chế những hành vi xấu làm ảnh hưởng đến lối sống văn mình lịch sự . Hạn chế và quản lý tốt hơn đối với dân nhập cư, góp phần lập lại trật tự xã hội đảm bảo cho việc xây dựng xã hội đô thị ổn định, bền vững. - Tăng cường nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tầm quan trọng của môi trường đối với sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Trên đây là những ý kiến của bân thân về vấn đề Khu tập thể từ chế độ bao cấp đi lên Phố trong quá trình đô thị hóa. Cũng mắc nhiều vấn đề cần giải quyết như mọi nơi đang tiến hành đô thị hóa. Nhưng có 1 đặc điểm khác nơi đây được Bao cấp và quản lý dưới 1 tổ chức sau đó chuyển đổi tự tổ chức theo hình thức địa phương. Có những vấn đề được hỗ trợ rất được khen thưởng nhưng rồi biến mất mang lại sự nuỗi tiếng để thực hiện lại từ đầu. Có những sự hỗ trợ rất tốt , so với vùng lân cận nhưng rồi biến mất. Quá trình đô thị hóa là 1 quá trình tổng quát cho ta cái nhìn nhận đánh giá quá khứ, hiện tại, để từ đó định hướng cho tương lai. Quá tỉnh đô thị hóa là quá tình tất yếu nhưng đô thị hóa thế nào để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân mới là điều đáng bàn. Và mục đích của mọi nghành nghề trên thế giới, đặc biệt là kiến trúc nhằm nâng cao cuộc sống của người dân, đề cao giá trị sống, ở, văn hóa, tinh thân và vật chất. Theo ý kiến ca nhân việc quy hoạch định hướng đô thị theo thành phố Vệ tinh, thành phố vườn, thành phố mạng là những mẫu tiêu biểu cho quy hoạch đô thị hiện nay và tương lai. Nhưng việc phát triển đồng đều chúng không phải 1 sớm 1 chiều do trình độ, do sự hiểu biết còn quá kém, dẫn đến phân bố dân cư ko đồng đều, gây khó khăn cho đô thị hóa được hợp lý. Quá trình đô thị hóa còn phát triển lâu dài và qua 1 giai đoạn lại đến giai đoạn mới không ngừng, chính vì vậy bàn luận tìm giải pháp là điều mọi kiến trúc sư phải suy nghĩ. Suy nghĩ đơn giản nhất là lấy từ cuộc sống và từ cái nhìn của mình về mọi mặt xã hội. Kiến trúc sư không chỉ là người hoạch định còn là người trong xã hội, đạt mình trong đó để tìm ra kết quả, kiến trúc sư còn là nhà khoa học, triến học, kinh tế, xã hội, chính trị, tâm lý.v.v. Cá nhân hi vọng vào tương lai dưới sự định hướng của nhà quy hoạch, quản lý sẽ giúp cuộc sống con người tốt đẹp hơn. Xin cảm ơn. Phạm Xuân Ánh Phamxuananh1987@yahoo.com Nhóm 1-Lớp KDHN1211 –Ngành Kiến Trúc- Khoa Sau Đại Học- Trường ĐH Xây Dựng

16


ĐÔ THỊ HÓA

PGS.TS Nguyễn Quốc Thông 0936966455 https://www.facebook.com/phamxuananh1987

Nhóm 1-Lớp KDHN1211 –Ngành Kiến Trúc- Khoa Sau Đại Học- Trường ĐH Xây Dựng

17


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.