APARTMENT | No.6 - Xác định các yếu tố về tiện nghi khi thiết kế tòa nhà (Phần 2)

Page 1

Apartment BIÊN TẬP BỞI

Chuyên đề: Các yếu tố về tiện nghi khi thiết kế tòa nhà

(Phần 2)

KHÔNG GIAN MỞ RIÊNG & BAN CÔNG

CÁC KHÔNG GIAN CHUNG KHÔNG GIAN CHỨA ĐỒ

SỰ RIÊNG TƯ VỀ ÂM THANH TIẾNG ỒN VÀ Ô NHIỄM

6

Lưu hành nội bộ


Quý độc giả thân mến! Kết hợp nhiều chức năng sống trong một căn hộ đang trở thành xu hướng trong kiến trúc, tạo ra sự cân bằng giữa không gian chung và cảm hứng từ cái tôi cá nhân. Tuy nhiên, không phải căn nhà nào cũng đảm bảo được sự cân bằng giữa không gian chung và riêng. Các không gian lưu thông chung sẽ tạo điều kiện cho các cư dân giao lưu trò chuyện và có thể mở rộng mối quan hệ. Việc “hy sinh” không gian cho nhu cầu thông thoáng, góc sinh hoạt chung của cả gia đình cần được đón nhận đúng nghĩa. Trong số tiếp theo này của tạp chí Apartment, đội ngũ biên tập tiếp tục đem đến cho quý độc giả hướng dẫn về thiết kế và hình thể dự án căn hộ ở quy mô công trình. Trong đó, nội dung bao gồm Không gian mở riêng & ban công; Các không gian chung; Không gian chứa đồ; Sự riêng tư về âm thanh; Tiếng ồn và ô nhiễm. Với không gian mở bạn cũng sẽ tạo ra được một môi trường sống lành mạnh và cảm giác thoải mái của các thành viên khi sinh hoạt trong không gian sống này. Đội ngũ biên tập mong rằng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp chân thành đến từ quý độc giả.

Trưởng ban biên tập


Chịu trách nhiệm nội dung

Hội đồng biên tập Nguyễn Danh Hải Nguyễn Hồng Minh Nguyễn Hoàng Thanh Nguyễn Quang Huy Lưu Hồng Hải Nguyễn Quốc Cương Nguyễn Cảnh Toàn Lê Tiến Trung Nguyễn Văn Thiệp Trương Minh Thắng Cam Văn Chương Đỗ Trung Hiếu Cao Tiến Trung Tổng biên tập Nguyễn Tất Hồng Dương Phó Tổng biên tập Hoàng Minh Nguyễn Biên tập & Thiết kế Phòng Phát triển Cộng đồng Website www.iirr.vn facebook.com/iirr.vn


16 CÁC KHÔNG GIAN CHUNG

06 KHÔNG GIAN MỞ RIÊNG & BAN CÔNG Không gian mở riêng là yếu tố kiến trúc quan trọng ở bên ngoài tòa nhà chung cư, góp phần vào vẻ ngoài và sự hài hòa của tòa nhà.

24

KHÔNG GIAN CHỨA ĐỒ Không gian chứa đồ là một yếu tố quan trọng trong thiết kế nhà chung cư, tạo điều kiện thuận lợi để tích hợp các khu vực kho chứa đồ an toàn và thuận tiện cho cư dân.

Việc lựa chọn các không gian chung có ảnh hưởng trực tiếp đến các loại căn hộ, cấu trúc tòa nhà, kiến trúc đệm và mối quan hệ giữa tòa nhà với đường phố.

27 SỰ RIÊNG TƯ VỀ ÂM THANH TIẾNG ỒN VÀ Ô NHIỄM Giảm thiểu tiếng ồn thông qua việc thiết kế vị trí và mặt bằng của tòa nhà. Các giải pháp thiết kế tỉ mỉ có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống trong các căn hộ bị ảnh hưởng bằng cách giảm thiểu các tác động của tiếng ồn và ô nhiễm tiềm tàng.



KHÔNG GIAN MỞ RIÊNG VÀ

BAN CÔNG

6


Không gian mở riêng là không gian ngoài trời của căn hộ, bao gồm ban công, sân trong và sân thượng, giúp tăng cường tiện nghi và lối sống trong nhà/ngoài trời của cư dân. Chúng mang lại không gian hoạt động ở ngoài.

Ban công được thiết kế an toàn và phù hợp mang lại không gian cho trẻ em chơi ngoài trời và có thể nuôi thú cưng. Không gian mở riêng cũng là yếu tố kiến trúc quan trọng ở bên ngoài tòa nhà chung cư, góp phần vào vẻ ngoài và sự hài hòa của tòa nhà với hàng rào, lan can và cửa kính.

Ban công, sân trong và sân thượng tăng cường tiện nghi và lối sống trong nhà/ngoài trời của cư dân.

7


MỤC TIÊU Các căn hộ cung cấp không gian mở và ban công riêng có kích thước phù hợp để nâng cao tiện nghi dân cư.

TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ 1. Tất cả các căn hộ được yêu cầu phải có ban công chính như sau: Loại căn hộ

Diện tích tối Chiều sâu tối thiểu thiểu

Căn hộ studio

4m2

-

Căn hộ 1 phòng ngủ

8m2

2m

Căn hộ 2 phòng ngủ

10m2

2m

Căn hộ 3+ phòng ngủ

12m2

2.4m

Tối thiểu 2m

Tâng trệt của căn hộ và các tầng khối đế nên cung cấp sân thượng riêng

Một ban công với độ sâu tối thiểu 2m thích hợp cho căn hộ 1 và 2 phòng ngủ, chứa vừa 1 bàn và 2-4 ghế

Tối thiểu 2.4m

Một ban công cho 1 căn hộ 3 phòng ngủ có độ sâu tối thiểu 2.4m chứa vừa 1 cái bàn và 4-6 ghế

Các địa điểm ồn ào có thể cần các giải pháp khác nhau như lồng kính Wintergarden, ban công có vách ngăn di động, bay window hay ban công juliet

Sơ đồ mình họa độ sâu ban công tối thiểu và các giải pháp để giảm thiểu tiếng ồn Độ sâu ban công tối thiểu được tính vào diện tích ban công là 1m 8


2.4m min.

Độ sâu ban công tối thiểu đảm bảo rằng khu vực ban công có thể sử dụng và có thể tiếp cận.

Mặt bằng tòa nhà nên tối đa hóa việc sử dụng ban công bằng cách pho phép tiếp cận từ khu vực sinh hoạt chính và phòng ngủ ( nếu có thể). Ban công thứ cấp cung cấp thêm tiện nghi sống cho căn hộ và tốt nhất được tiếp cận từ phòng bếp và phòng giặt là.

Đối với các căn hộ ở tầng trệt hoặc khối đế hoặc có cấu trúc tương tự, nên có một không gian mở riêng thay vì ban công. Nó phải có diện tích tối thiểu 15m2 và độ sâu tối thiểu là 3m

9


HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ Nên tăng diện tích không gian mở chung nếu phải giảm số lượng hoặc kích thước của ban công. Khu vực kho trên ban công được bổ sung vào kích thước ban công tối thiểu.

Việc sử dụng ban công có thể bị giới hạn trong một số trường hợp bởi: Tốc độ gió cao liên tục từ tầng 10 trở lên Gần với đường bộ, đường sắt hoặc các nguồn tiếng ồn khác Bị tác động bởi tiếng ồn từ máy bay Di sản văn hóa và các tòa nhà tái sử dụng Trong những trường hợp này, ban công juliet, lồng kính Wintergarden, vách ngăn di động hoặc cửa sổ nhô ra (bay window) có thể được sử dụng. Các lợi ích tiện nghi khác cũng nên được cung cấp cho căn hộ, cho dự án hay cả 2 nhằm đem lại lợi ích cho cư dân. Sự thông gió tự nhiên cũng cần được xét đến. Ban công chính dùng cho sinh hoạt ngoài trời và góp phần vào cảnh quan mặt tiền tòa nhà an ninh công cộng thông qua việc gia tăng tầm nhìn.

10


MỤC TIÊU 2 Không gian mở riêng và ban công được bố trí hợp lý để nâng cao đời sống cho cư dân

TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ Không gian mở chính và ban công nên được bố trí liền kề với phòng khách, phòng ăn hoặc bếp để mở rộng không gian sống Không gian mở chính và ban công nên bố trí ở mặt bên dài hơn của căn hộ hướng ra phía ngoài hoặc lộ thiên để tối đa lượng ánh sáng ban ngày chiếu vào phòng. Không gian mở chính và ban công chủ yếu hướng về phía bắc, đông hoặc tây

11


MỤC TIÊU 3 Thiết kế không gian mở và ban công được tích hợp và góp phần vào hình thức kiến trúc tổng thể và chi tiết của tòa nhà.

HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ

Hàng rào, lan can dùng vật liệu trong suốt (kính), đặc (gỗ...) hay cả hai được chọn để đáp ứng công năng với từng vị trí. Chúng được thiết kế để cho phép quan sát và giám sát thụ động đường phố trong khi vẫn duy trì sự riêng tư về tầm nhìn và tạo ra nhiều mục đích sử dụng cho ban công. Lan can sử dụng vật liệu đặc hay một phần đặc thường được sử dụng nhiều hơn. 12


Trần của căn hộ dưới sân thượng nên được cách nhiệt để tránh mất nhiệt. Hệ thống nước và ga nên được cung cấp cho ban công chính và không gian mở riêng. Lan can được đặt lùi vào trong tòa nhà hoặc rìa ban công tại những vị trí có vấn đề về tầm nhìn và an toàn. Các hệ thống điều hòa không khí nên được đặt trên mái nhà, dưới tầng hầm hoặc tích hợp hoàn toàn vào thiết kể tòa nhà.

Những lan can làm hoàn toàn bằng kính thường không được ưa chuộng.

Ống và hệ thống thoát nước ngoài ban công cần được tích hợp với thiết kế mặt tiền và tòa nhà tổng thể.

Ban công nên hài hòa với thiết kế tòa nhà và cân nhắc đến thiết kế của mặt dưới vòm.

Màn che di động, cửa chớp, vòm, pergola được sử dụng để kiểm soát ánh sáng mặt trời và gió.

13


MỤC TIÊU 4 Không gian mở và thiết kế ban công tối đa hóa sự an toàn

HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ Giảm thiểu những thay đổi tại tầng trệt cảnh quan

Đối với căn hộ một hoặc hai phòng ngủ, ban công nên sâu ít nhất 2m để có đủ không gian cho một chiếc bàn nhỏ.

Hàng rào và lan can có khoảng hở cho phép quan sát và theo dõi thụ động một phần đường phố.

14


Thiết kế và các chi tiết của ban công tránh cho việc leo trèo và té ngã

Một sự kết hợp của các vật liệu đặc và trong suốt cân bằng nhu cầu về sự riếng tư với tầm nhìn ra không gian công cộng

Ban công nên được thiết kế một cách an toàn cho trẻ em vui chơi.

Nhìn từ bên trong, ban công tăng sự riêng tư và cho phép để đồ và phơi khô quần áo bên ngoài

15


CÁC KHÔNG GIAN LƯU THÔNG VÀ

KHÔNG GIAN CHUNG

>> Các không gian lưu thông và

không gian chung trong tòa nhà được sử dụng chung bởi các cư dân.

>> Chúng bao gồm sảnh, hành lang

chung bên trong/ bên ngoài và các trục dọc lưu thông như thang máy và cầu thang bộ, cũng như các phòng sinh hoạt cộng đồng và các không gian khác.

16

>> Các không gian lưu thông chung

thường tạo điều kiện cho các cư dân giao lưu trò chuyện và có thể mở rộng mối quan hệ.

>> Những điểm cần lưu ý trong thiết

kế bao gồm an toàn, tiện ích và độ bền. Ngoài ra, việc lựa chọn các loại lối lưu thông có ảnh hưởng trực tiếp đến các loại căn hộ, cấu trúc tòa nhà, kiến trúc đệm và mối quan hệ giữa tòa nhà với đường phố.


Tòa nhà hỗn hợp có thể bố trí nhiều không gian lưu thông bao gồm nhiều lõi, lối vào hành lang, hành lang đôi đối với các căn hộ thông gió xiên.

Tổng số căn hộ cùng sử dụng một lõi lưu thông nên từ 8 căn trở xuống. Đa lõi cải thiện thông gió chéo tự nhiên và cung cấp nhiều lối vào dọc đường phố, giúp gia tăng hoạt động và giám sát thụ động.

Hành lang chung bên ngoài có thể giúp ích cho việc tối đa hóa tầm nhìn cho căn hộ hoặc làm phần đệm để ngăn tiếng ồn.

Chú thích: Hành lang tải đôi là hành lang có hai bên đều là các phòng tiếp cận được dọc theo hành lang.

17


MỤC TIÊU I Không gian lưu thông chung mang lại tiện nghi và phục vụ được một lượng lớn căn hộ TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ o Số lượng căn hộ tối đa kết

nối với lõi lưu thông ở mỗi tầng: 8 căn hộ.

o Đối với các tòa nhà từ 10

tầng trở lên, số lượng căn hộ dùng chung thang máy tối đa: 40 căn hộ.

HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ o Chiều rộng của hành lang và/hoặc

chiều cao trần phải lớn hơn mức tối thiểu để cư dân có thể hoạt động và đi lại thoải mái. Đặc biệt là lối vào sảnh, bên ngoài thang máy và cửa ra vào các căn hộ

o Tất cả các không gian lưu thông ở các

tầng phía trên mặt đất nên được thiết kế để đón nắng và được thông gió tự nhiên.

o Nên bố trí cửa sổ trong các không

gian lưu thông chung bên cạnh cầu thang bộ hoặc lõi tháng máy hay ở cuối hành lang.

18


CỬA SỔ

Cửa sổ cung cấp ánh sáng ban ngày và thông gió tự nhiên cho không gian lưu thông chung

Nên bố trí các kiến trúc đệm để thông gió cho các hành lang có chiều dài hơn 12m. Các giải pháp thiết kế gồm: o Một chuỗi các tiền sảnh có cửa sổ và không gian để ngồi o Mở rộng các cửa ra vào căn hộ

và thay đổi độ cao trần

Thiết kế không gian lưu thông chung nhằm tối ưu hóa công năng sử dụng của các căn hộ có hai hướng, bao gồm: loại căn hộ ở các tòa nhà chung cư đa lõi và các căn hộ thông gió xiên.

19


Việc đạt được các tiêu chí thiết kế về số lượng căn hộ chung một lõi lưu thông có thể khó khả thi. Khi một dự án không thể đạt được các tiêu chí thiết kế trên, cần phải chứng minh được rằng sảnh chung, hành lang và các căn hộ vẫn mang lại sự tiện nghi cao bao gồm:

> Ánh sáng mặt trời và thông gió chéo tự nhiên trong căn hộ > Sử dụng ánh sáng ban ngày và thông gió tự nhiên trong không gian lưu thông chung > Khu vực chung để ngồi và tụ họp > Hành lang rộng với chiều cao trần hơn mức tối thiểu > Các giải pháp thiết kế sáng tạo khác mang lại độ tiện nghi cao

20


> Trường hợp tiêu chuẩn thiết kế 1 không đạt được, không nên có nhiều hơn 12 căn hộ cho một lõi lưu thông chính ở một tầng. > Không nên thiết kế các cửa sổ phòng khách và phòng ngủ chính có hướng mở trực tiếp ra các không gian lưu thông chung, dù là kín hay mở. > Cần kiểm soát tối đa sự riêng tư về trực quan hay âm thanh của bất kỳ phòng nào tới các không gian lưu thông chung.

Các không gian ngẫu nhiên có thể được thiết kế làm ghế ngồi cho các cư dân

Ánh sáng tự nhiên giúp cải thiện sự tiện nghi của các khu vực sinh hoạt chung và tăng khả năng tương tác giữa các cư dân

21


22


Nên bố trí lối ra vào trực tiếp và dễ thấy giữa các điểm lưu thông theo trục dọc và lối vào căn hộ bằng cách giảm thiểu chiều dài hành lang trong và ngoài để có tầm nhìn gần thẳng và thông thoáng. Cần tránh có các không gian hay các góc hẹp. Trong công trình lớn hơn, các phòng sinh hoạt cộng đồng dùng cho các hoạt động như cuộc họp Ban quản trị hoặc sử dụng cho cư dân nên được phân bố cùng với không gian mở chung là lý tưởng nhất. Nếu công trình có các hành lang bên ngoài, chúng sẽ thường được mở ra thông với bên ngoài từ phía trên lan can dọc theo chiều dài hơn là khép kín.

Không gian lưu thông phải đủ sáng vào ban đêm. Hệ thống biển báo dễ đọc về số thứ tự căn hộ, các không gian chung và biển chỉ dẫn. Bố trí các không gian ngẫy nhiên, ví dụ như khu vực chỗ ngồi trong hành lang, tại chiếu nghỉ cầu thang bộ hoặc gần các cửa sổ.

23


KHÔNG GIAN CHỨA ĐỒ

Không gian chứa đồ là một yếu tố quan trọng trong thiết kế nhà chung cư. Kích thước của nó được tính theo thể tích khác với diện tích sàn và nên được thiết kế tỷ lệ với kích thước của nhà chung cư.

24

Các không gian trong bãi đỗ xe tạo điều kiện thuận lợi để tích hợp các khu vực kho chứa đồ an toàn và thuận tiện cho cư dân.


MỤC TIÊU 1 Không gian chứa đồ được thiết kế đủ sức chứa và công năng trong mỗi căn hộ.

Không gian chứa đồ trong một căn hộ cần phải thuận tiện và dễ tiếp cận từ không gian lưu thông hoặc sinh hoạt.

HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ

TIÊU CHÍ THIẾT KẾ LOẠI HÌNH CĂN HỘ

THỂ TÍCH LƯU TRỮ

Căn hộ studio

4 m2

Căn hộ 1 phòng ngủ

6 m2

Căn hộ 2 phòng ngủ

8 m2

Căn hộ 3+ phòng ngủ

10 m2

Ít nhất 50% không gian chứa đồ cần thiết nằm bên trong căn hộ.

Không gian chứa đồ có thể tiếp cận từ không gian lưu thông và sinh hoạt. Không gian chứa đồ ở ngoài ban công (không tính vào kích thước ban công tối thiểu) được tích hợp vào thiết kế ban công, được che chắn bảo vệ khỏi các yếu tố thời tiết và tầm nhìn từ bên ngoài. Không gian thừa như dưới gầm thang được tận dụng để làm không gian chứa đồ. 25


Không gian lưu trữ được đặt ở ban công riêng hoặc trong sân trong nên được tích hợp hoàn toàn và che chắn khỏi tầm nhìn.

MỤC TIÊU 2 Không gian chứa đồ được cơi nới có vị trí thuận tiện, dễ tiếp cận và được đề xuất sử dụng cho các căn hộ riêng lẻ.

HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ Nhà kho mà không nằm phía trong căn hộ phải đảm bảo an ninh và được chỉ định rõ ràng cho loại hình căn hộ nhất định. Khu vực kho được dùng để chứa những vật dụng lớn và ít được sử dụng.

26

Không gian chứa đồ bố trí ở phía trong hay tầng hầm để xe được đặt ở phía sau hoặc bên cạnh vị trí để xe ô tô hoặc trong lồng để các vị trí đỗ xe đã phân bố còn lại vẫn dễ dàng tiếp cận. Khu vực kho nếu không đặt trong căn hộ thì được tích hợp vào thiết kế tổng thể của tòa nhà và không thể nhìn thấy từ các khu vực công cộng.


SỰ

RI

ÊN

G

VỀ

ÂM

TH

AN

Sự riêng tư về âm thanh là về việc ngăn cản sự truyền âm thanh giữa không gian bên ngoài và bên trong, giữa các căn hộ với khu vực chung và giữa các căn hộ trong một tòa nhà.

H

Thiết kế cho sự riêng tư âm thanh cần cân nhắc bối cảnh xung quanh, khoảng cách giữa các tòa nhà, vị trí của không gian mở chung và riêng và sự sắp xếp các không gian bên trong một tòa nhà.

27


Hình 2: Thời gian và mức độ của các hoạt động được phép diễn ra trong các khu vực chung nên được xem xét và quản lý phù hợp

Hình 3: Mặt bằng tòa nhà cần đảm bảo rằng các ảnh hưởng đến sự tiện nghi từ tiếng ồn được giảm thiểu ở cả khu vực sinh hoạt và phòng ngủ. Mặt bằng trên định vị không gian sống cách xa nguồn tiếng ồn chính

Hình 1: Công đoạn hoàn thiện, thi công và hình thức xây dựng phù hợp giúp làm giảm tiếng ồn qua tường và các tầng

28

Trong phần này sẽ đưa ra này đưa ra những điểm quan trọng cần cân nhắc về sự riêng tư âm thanh. Đối với các khu đất bị hạn chế như các khu đất gần hành lang gần đường sắt, đường chính hoặc phía dưới đường bay.


Giảm thiểu tiếng ồn thông qua việc thiết kế vị trí và mặt bằng của tòa nhà.

>>>

HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ

Cung cấp đủ khoảng cách giữa các tòa nhà có trong dự án và các tòa nhà lân cận Các khu vực ồn ào trong các tòa nhà bao gồm lối vào tòa nhà và hành lang nên được đặt cạnh hoặc trên nhau còn các khu vực yên tĩnh hơn đặt bên cạnh hoặc trên khu vực yên tĩnh. Số lượng tường chung (tường chia sẻ với các căn hộ khác) được giới hạn và được cách ly một cách thích hợp. Hướng của cửa sổ và cửa ra vào cần tránh các nguồn tiếng ồn

MỤC TIÊU

Hình 4: Phòng ngủ nên được đặt cách xa các nguồn tiếng ồn ít nhất 3m như đường xe chạy và cửa gara

>>> Nhà kho, khu vực lưu thông và phòng không ở được nên đặt ở những vị trí hoạt động như phòng đệm để giảm thiểu tiếng ồn từ các nguồn bên ngoài.

Các nguồn tiếng ồn như cửa gara ô tô, đường xe chạy, khu hạ tầng kĩ thuật, phòng trồng cây, khu dịch vụ, thiết bị cơ khí, không gian mở chung và khu vực lưu thông nên được đặt cách phòng ngủ ít nhất 3m.

29


MỤC TIÊU

Giảm thiểu tác động của tiếng ồn đến căn hộ bằng cách bố trí mặt bằng và xử lý các nguồn âm thanh.

Hình 5: Ngoài việc quan tâm địa điểm và hướng của tòa nhà, lắp đặt cửa hai lớp, ba lớp kín là những phương pháp hiệu quả để tiếp tục giảm tiếng ồn.

HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ Bố trí mặt bằng căn hộ để ngăn cách không gian ồn ào và không gian yên tính bằng các giải pháp thiết kế sau: Các phòng có yêu cầu tiếng ồn tương tự được nhóm lại với nhau Có cửa phân tách các khu vực sử dụng khác nhau Tủ quần áo trong phòng ngủ được lắp đặt như là một bộ đêm âm thanh.

30

Trong trường hợp không dùng biện pháp vật lý để giải quyết các xung đột về tiếng ồn, có thể thiết kế bằng các phương án sau: Kính hộp Ron cách âm cửa Sử dụng vật liệu có tính chuyền âm thấp Sử dụng tường bao cho sân vườn ở tầng trệt nếu chúng không ảnh hưởng đến cảnh quan đường phố và các yêu cầu về sự tiện nghi.


TIẾNG ỒN VÀ Ô NHIỄM

Hình 1: Tại ví trí mà hướng ban công tránh khỏi nguồn tiếng ồn, những thay đổi của kiến trúc và các chi tiết mặt tiền có thể giúp phân tán bớt tiếng ồn từ dưới phố. Dự án hỗn hợp trong ảnh nằm trên một con phố đông đúc và có thiết kế hạn chế các khoảng mở mở (ban công, cửa...) về phía mặt đường (nguồn tiếng ồn).

Khi các tòa nhà nằm gần các tuyến đường chính, đường sắt và ở dưới đường bay có thể bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn và chất lượng không khí không đảm bảo. Tương tự, môi trường bất lợi và ồn ào như khu công nghiệp, nhà ga hay sân vận động có thể có tác động đến tiện nghi của dân cư. Các giải pháp thiết kế tỉ mỉ có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống trong các căn hộ bị ảnh hưởng bằng cách giảm thiểu các tác động của tiếng ồn và ô nhiễm tiềm tàng.Phần này đề cập đến các giải pháp thiết kế trên khu đất, nơi bị ảnh hưởng bởi các nguồn gây ô nhiễm và tiếng ồn đáng kể. Xem lại phần "Sự riêng tư về âm thanh" đối với các dự án không đối mặt với vấn đề này. 31


e building as illustrated in the Figure 3.15 .

space that is not used and that is of low amenity.

here balconies are required, solid balustrades with und absorption material added to the underside of lconies above is a good means of reducing noise tering the building.

NHỮNG DỰ ÁN GẦN HÀNH oviding enclosed balconies (or winter LANG gardens) another means of reducing the noise entering uilding. Where enclosed balconies are used ĐƯỜNG SẮT VÀ ntilation may need to be considered. By installing oustic louvres ventilation and reduced CÁCrequirements CON PHỐ ise can be addressed. These approaches are shown Figure 3.16 . ĐÔNG ĐÚC Balcony treatments reduce traffic noise

EMBER 2008

Cửa chớp mở tối đa để thông gió tự nhiên

Cửa chớp mở một phần để thông gió tự nhiên và ngăn tiếng ồn

As below + higher solid balustrade

Tham khảo "Chỉ dẫn lâm Closed solid balustrade thời - Dự án gần hàng lang with sound adsorption to balcony soffit đường sắt và đường phố đông đúc" hay còn Closed được solid gọi là "Chính sách balustrade quy hoạch môi trường (SEPP) Standard (Cơ sở hạ tầng) được banopen Balustrade hành bởi Chính Thick quyền solid wall with penetrations Bang NSW hỗ trợfewer trong việc quy hoạch, thiết kế và đánh giá dự án trên hay liền kề đường sắt và đường phố đông đúc. Dự án thuộc SEPP 65 ở những vị Development near Rail Corridors and Busy Roads trí này cần tham chiếu với các tiêu chuẩn này.

Cửa chớp đóng hoàn toàn để giảm tiếng ồn

Ban công khép kín với cửa chớp cách âm điều chỉnh được.

Nguồn

Hình 2: Ban công khép kín hoạt động như một lồng kính Wintergarden là một biện pháp hiệu quả để giảm thiểu tiếng ồn từ đường sắt và đường bộ. – Interim Guideline

Part C: Noise and Vibration

Các căn hộ được bảo vệ khỏi tiếng ồn nhờ khối đế

Khối đế ngăn tiếng ồn

32

25

Hình 3: Khối chung cư đặt trên khối đế được bố trí lùi vào giúp che chắn khỏi những tiếng ồn lớn. Mặt dưới vòm trần ban công có thể được xử lý tiêu âm góp phần giảm thiểu tiếng ồn.


HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ Để giảm thiểu tác động, có thể sử dụng các giải pháp thiết kế sau: Các tòa nhà không để ở được đặt song song với nguồn tiếng ồn để tạo nên dãy nhà liên tiếp, che chắn cho các khu dân cư và không gian mở chung Các tòa nhà nên đồng thời thu được ánh sáng tự nhiên và tránh được tiếng ồn. Nơi đón nắng cần cách xa nguồn tiếng ồn, các phòng không để ở sẽ đóng vai trò như là bộ đệm giảm âm Nếu mặt đón nắng cùng hướng với nguồn tiếng ồn, nên sử dụng căn hộ hai hướng không quá sâu Thiết kế cảnh quan làm giảm nhận thức về tiếng ồn và hoạt động như một bộ lọc không khí ô nhiễm được tạo ra bởi giao thông và khu công nghiệp Phân cách vật lý giữa các tòa nhà với nguồn tiếng ồn hoặc ô nhiễm

MỤC TIÊU 1 Trong môi trường ồn ào hay bất lợi, tác động của tiếng ồn và ô nhiễm bên ngoài được giảm thiểu thông qua việc lựa chọn vị trí và bố trí thận trọng mặt bằng các tòa nhà.

Khu vực dân cư được đặt tại vị trí vuông góc với nguồn tiếng ồn và được che chắn bởi các khu vực khác Các khu không phải khu dân cư được đặt ở các tầng thấp hơn nhằm ngăn cách dọc khu dân cư khỏi tiếng ồn và ô nhiễm. Khoảng lùi của các tầng căn hộ nên được tăng cường phụ thuộc vào tiếng ồn giao thông và các nguồn tiếng ồn khác 33


Hạn chế tiếng ồn và ô nhiễm bằng cách bố chí các phần không phải khu dân cư ở các tầng thấp hơn (phân cách dọc), có khoảng lùi ở giữa khu dân cư và thương mại (phân cách ngang) và sắp xếp hướng các không gian mở riêng tư và cửa sổ mà để thông gió tự nhiên cho các phòng để ở tránh khỏi nguồn tiếng ồn là đường sắt hoặc con phố đông đúc.

Khu dân cư Thương mại

Chiều rộng cho phép nhận ánh sáng mặt trời và ánh sáng tự nhiên Thiết bị che chắn đóng mở được Thiết bị cách âm bằng kính đóng mở được

Cửa trượt bằng kính

Ban công Wintergarden

Ban công được thiết kế như wintergarden khép kín có thể gia tăng khả năng sinh hoạt ở ban công và các phòng để ở liền kề. Khi xem xét mặt tiền có bao nhiêu là khoảng mở, chúng phải đủ rộng để đón nắng.

Không gian có thể ở

Việc đạt được các tiêu chí thiết kế trong “Tạp chí này” có thể không khả thi trong một số tình huống do tiếng ồn và ô nhiễm. Khi dự án không thể đạt được các tiêu chí thiết kế, các giải pháp thay thế có thể cân nhắc trong lĩnh vực sau: • Tiếp cận năng lượng mặt trời và ánh sáng tự nhiên. • Không gian mở riêng và ban công. • Thông gió chéo tự nhiên.

34


Hình 6: Ban công Wintergarden có thể không được sử dụng hoặc được tích hợp như một không gian sinh hoạt tùy thuộc vào thời điểm trong ngày và khí hậu địa phương

Các kỹ thuật che chắn hoặc giảm tiếng ồn thích hợp cho thiết kế, thi công tòa nhà và lựa chọn sử dụng vật liệu cách âm để giảm thiểu khả năng truyền tiếng ồn.

MỤC TIÊU 2

Các giải pháp thiết kế để giảm thiểu tiếng ồn bao gồm: Giới hạn số lượng và kích thước của các khoảng mở hướng về các nguồn tiếng ồn Cung cấp ron cách âm để ngăn chặn tiếng ồn truyền qua các khoảng hở Sử dụng kính hộp, cửa chớp cách âm hoặc ban công kính khép kín (wintergardens). Sử dụng các vật liệu có đặc tính hấp thụ âm thanh hoặc cách âm, ví dụ: lan can ban công, màn chắn bên ngoài và mặt dưới vòm (soffits).

HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ 35


THUẬT NGỮ

Sự riêng tư âm thanh Mức độ cách âm giữa các căn hộ, giữa căn hộ với khu vực công cộng xung quanh, và giữa không gian bên ngoài và bên trong. Nhà ở tái sử dụng (Adaptive reuse) Sự chuyển đổi cách sử dụng của một tòa nhà hay một cấu trúc hiện có sang một cách sử dụng khác hoặc thay đổi sang hình dạng khác Tiện nghi Khả năng sống tiện lợi hay chất lượng sống của một nơi, khiến nó thoải mái và dễ chịu cho một cá nhân hay một nhóm người ở. Sự tiện nghi rất quan trọng ở công cộng, khu vực chung hay khu vực riêng tư, nó bao gồm cả sự hài lòng về ánh sáng tự nhiên, cảnh quan, sự riêng tư và yên tĩnh. Nó cũng bao gồm cả sự bảo vệ khỏi ô nhiễm và mùi. Tiếng ồn máy bay Tiếng ồn máy bay được định nghĩa trong as contours on the Australian Noise Exposure Forecast (ANEF) Map. The higher the ANEF contour value, the greater the exposure to aircraft noise

36

Kiến trúc đệm Khu vực phía trước của tòa nhà bao gồm hành lang, ban công, cửa sổ nhô ra, sân ngắm cảnh, sân trong, mái giàn, bậc thang, mái hiên, khung cửa sổ và hiên che nắng Cửa sổ nhô ra (Bay window) Kiểu cửa sổ chìa ra một khoảng ngắn phía ngoài tường bao của tòa nhà. Có thể có cánh cửa sổ ở hai bên và đôi lúc bố trí cả chỗ ngồi Chiều sâu tòa nhà Là toàn bộ kích thước mặt cắt của vỏ bọc tòa nhà. Nó bao gồm sàn nhà bên trong, tường bao ngoài, ban công, lối ra vào và khu vực đệm như hốc tường và bậc thềm trên bản vẽ mặt bằng và mặt cắt. Không gian mở chung Không gian ngoài trời nằm ở trên mặt đất hoặc trong công trình thuộc sở hữu chung và được sử dụng cho mục đích giải trí cho cư dân trong tòa nhà. Không gian mở chung có thể chỉ có dân cư ra vào hoặc là khu vực công cộng


Trục lưu thông theo chiều dọc Thiết bị lưu thông lên xuống (thang máy hay cầu thang bộ) trong một tòa nhà. Một trục lưu thông theo chiều dọc có thể bao gồm nhiều cầu thang trong một khu vực Sân trong Không gian chung ở tầng trệt hay trong công trình (khối đế hay mái) không có mái che trong tòa nhà và được vây quanh bởi ít nhất ba mặt

Căn hộ hai hướng Căn hộ thông gió ngang có ít nhất hai bức tường chính bao ngoài tòa nhà với các hướng khác nhau, bao gồm những căn hộ ở góc, căn hộ thông gió ngang và thông gió xiên

Căn hộ thông gió xiên Căn hộ thông gió ngang với hai hướng đối diện nhau mà có sự thay đổi về cao độ giữa hai hướng này

Mặt tiền Mặt phía ngoài của tòa nhà, mặt chính, đối diện với đường phố hoặc không gian công cộng Hành lang ngoài Hành lang ở phía ngoài, thường có một lối đi, cung cấp lối đi đến các căn hộ dọc theo nó. Ánh sáng ban ngày Bao gồm cả ánh sáng từ giếng trời (được khuếch tán từ bầu trời) và ánh nắng mặt trời (tia bức xạ trực tiếp từ mặt trời). Ánh sáng thay đổi theo thời gian trong ngày, mùa và điều kiện thời tiết

37


Phòng ở được Một phòng được sử dụng cho các hoạt động gia đình thông thường. Bao gồm phòng ngủ, phòng khách, phòng chờ, phòng nghe nhạc, phòng xem ti vi, phòng bếp, phòng ăn, phòng may vá, phòng làm việc, phòng giải trí, phòng cho gia đình, phòng tắm nắng; nhưng ngoại trừ phòng tắm, nơi giặt đồ, buồng vệ sinh, nhà kho, phòng thay đồ, ban công, hành lang, sảnh, buồng làm ảnh, phòng phơi đồ và các không gian khác theo bản chất chiếm dụng chuyên biệt thường xuyên hoặc trong một giai đoạn kéo dài. Công trình hỗn hợp Là công trình (hoặc quỹ đất) sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau (ví dụ: ở kết hợp kinh doanh dịch vụ, và/hoặc kết hợp sản xuất…). (theo mục 1.2 QCXDVN 01:2008/BXD) Thông gió ngang tự nhiên Thông gió tự nhiên cho phép không khí đối lưu từ nơi có áp suất lớn ở phía có gió của tòa nhà đến nơi có áp lực thấp ở phía không có gió tạo nên sự thoải mái và tiện nghi cho người ở. Sự kết nối giữa các cửa sổ cung cấp con đường thoáng, không bị cản trở cho gió đối lưu. Đối với một căn hộ để được coi là thông gió ngang, phần lớn không gian sinh hoạt chính và n-1 phòng ngủ (n là số lượng phòng ngủ) nên đặt trên đường đối lưu của gió. Vách ngăn di động Vách ngăn có thể di chuyển được, ví dụ như trượt, gấp, quay tạo nên những dạng phòng khác nhau hay ban công Khối đế Phần đế của một tòa nhà mà đặt ở phía trên là phần cao hơn (phần tháp).

38


Ánh sáng mặt trời Chùm tia bức xạ trực tiếp từ mặt trời Sân hiên Khu vực ngoài trời được lát nền và không có mái che, được kết nối với một căn hộ và có thể đi đến từ ít nhất một phòng. Có thể trên mặt đất hoặc trên một kết cấu (khối đế hoặc mái) Lồng kính Wintergarden Một ban công có rào bao quanh, thường được lắp kính và có thể sử dụng để giảm thiểu tiếng ồn dọc theo các tuyến đường đông đúc, đường sắt và tiếng ồn máy bay Không gian mở riêng tư chính Khu vực chính của không gian mở riêng tư thường là khu vực rộng nhất Không gian mở riêng tư Không gian ngoài trời nằm ở tầng trệt hoặc trong một cấu trúc riêng tư và có thể sử dụng cho việc giải trí cho cư dân trong các căn hộ Mặt dưới vòm Bề mặt bên dưới ban công hay của các cấu trúc của tòa nhà Khả năng đón nắng Khả năng tòa nhà nhận được ánh sáng trực tiếp từ mặt trời không có cản trở từ các tòa nhà hay các vật cản ngoại trừ cây xanh Căn hộ studio Căn hộ bao gồm một phòng có thể ở được mà kết hợp bởi không gian bếp, sinh hoạt và ngủ

39


www.iirr.vn


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.