D’. LE ROI SOLEIL
QUẢNG AN TÂY HỒ

QUẢNG AN TÂY HỒ
Quý độc giả thân mến,
Chùa Kim Liên là một trong những ngôi chùa cổ kính nổi tiếng tại
Hà Nội, mang trong mình vẻ đẹp kiến trúc độc đáo và giá trị văn
hóa tâm linh sâu sắc. Bài viết này sẽ đưa Quý độc giả khám phá
lịch sử và sự phát triển của ngôi chùa qua các thời kỳ, để cảm nhận rõ hơn giá trị tinh thần mà Chùa Kim Liên mang lại.
Tiếp nối hành trình, chúng tôi mời Quý độc giả tìm hiểu về Chim
Sâm Cầm, loài chim gắn liền với Hồ Tây qua những truyền thuyết và câu chuyện lịch sử đầy ý nghĩa, góp phần làm phong phú thêm văn hóa thủ đô.
Làng Nghi Tàm không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, mà còn là một trong những trung tâm văn hóa và làng nghề truyền thống quan trọng của Thăng Long - Hà Nội qua nhiều thế kỷ sẽ được tái hiện trong bài viết, mang đến cái nhìn rõ nét về
một làng quê Hà Nội giữa sự phát triển đô thị hóa.
Cuối cùng, chúng tôi xin chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích về quản lý thi công nội thất căn hộ, từ thiết kế đến hoàn thiện, giúp đảm bảo chất lượng và hiệu quả công trình.
Hy vọng các nội dung này sẽ đem lại nhiều thông tin bổ ích. Rất mong nhận được sự đón nhận từ Quý độc giả.
Trân trọng,
Dear Readers,
Kim Lien Pagoda is one of the most renowned ancient temples in Hanoi, embodying unique architectural beauty and profound spiritual values. This article will take you on a journey to explore the history and development of the pagoda over time, offering a deeper appreciation of its spiritual significance.
Continuing our journey, we invite you to learn about the Sam Cam bird, a species closely associated with West Lake through meaningful legends and historical stories that enrich the cultural heritage of the capital.
Nghi Tam Village, not only famed for its picturesque natural scenery but also recognized as one of the key cultural and traditional craft centers of Thang Long - Hanoi for centuries, will be vividly portrayed in this article. It provides a clear insight into a Hanoi village amid urban development.
Finally, we would like to share practical insights on managing apartment interior construction, from design to completion, ensuring quality and efficiency for your projects.
We hope these topics will provide you with valuable information. We look forward to your warm reception.
Sincerely,
Từ ngàn đời xưa, đình và chùa vẫn luôn tồn tại như một biểu tượng tiêu biểu của làng quê Việt Nam. Đây cũng chính là một nét quan trọng trong bức tranh đời sống tinh thần của người dân Việt Nam, mà không có nó thì ý nghĩa văn hóa, lịch sử của một làng cũng chẳng thể trọn vẹn.
Và trên hành trình khám phá những đình đền chùa cổ kính quanh Hồ Tây, chúng ta sẽ cùng đến với một ngôi chùa linh thiêng, độc đáo, được đánh giá là một trong 10 di tích kiến trúc cổ đặc sắc nhất Việt Nam, thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội ngày nay. Đó là ngôi chùa mang đậm dấu ấn
của vùng đất Hồ Tây ngay từ tên gọi: chùa Kim Liên.
Chùa Kim Liên là kiến trúc tôn giáo thuộc top 10 di tích cổ đặc sắc nhất của Việt Nam. Sở hữu vẻ đẹp uy nghiêm cổ kính với niên đại lên đến 500 năm qua các triều đại Lý, Trần. Chùa vẫn còn giữ nguyên nét cổ kính, từng dấu tích xưa kia của ông cha vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Chính vì lý do đó mà hàng năm vào mỗi dịp lễ hội, người dân từ khắp nơi lũ lượt đổ về đây để cúng lễ, cầu an, chiêm bài như một cách thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đến bậc tổ tiên.
Chùa Kim Liên được dựng trên dải đất của làng Nghi Tàm, bên bờ hồ Tây, nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Theo sử sách ghi lại thì ngôi chùa thiêng liêng này đã có từ thế kỷ 17, một thời gian khá lâu để khẳng định nó đã cùng sống, cùng tồn tại và cùng chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử dân tộc.
Dưới thời nhà Lý, vua Lý Thần Tông (1128 - 1138) truyền lệnh xây dựng cung Từ Hoa tại đây để con gái là công chúa Từ Hoa và các cung nữ trồng dâu, nuôi tằm ở trang trại Tam Tạng (nuôi tằm và trồng dâu) gần đó. Khi công chúa mất, chùa được dựng trên nền cũ của điện Từ Hoa.
Theo tài liệu lưu giữ trong đền, vua Lý Thái Tổ đã ra lệnh xây dựng đền ngay sau khi thành lập Thăng Long. Năm 1509, Lê Tương Dực tiến quân từ Thanh Hóa ra Thăng Long dẹp loạn Lê Uy Mục. Khi đi ngang qua chùa, ông vào cầu thần Cao Sơn phù hộ. Ngay sau đó Lê Tương Dực đã khôi phục thành công nhà Lê. Để đền đáp công ơn của thánh nhân, vua Lê Tương Dực đã cho thay ngôi đền to đẹp hơn ở phường Vua Hoa, tức là gần Thăng Long.
Ông cũng ra lệnh cho các sử gia biên soạn văn bia
về công trạng của thánh nhân để công lao được ghi nhớ qua các thế hệ. Ngôi đền có một tấm bia đá khổng lồ cao 2,43m, rộng 1,57m, dày 0,22m thờ thần Cao Sơn.
Nơi đây có khắc ghi những việc làm thần kỳ của các vị thánh và những câu đối cầu nguyện cho Ngài do nhà sử học Lê Tung sáng tác vào năm 1510. Tấm bia được dựng vào năm 1772. Hàng năm lễ hội truyền thống được tổ chức tại đây vào ngày 16 tháng 3 âm
lịch, khi dâng lễ tạ ơn thánh nhân.
Có lẽ do ảnh hưởng từ nguồn cội là
một vị trí cung điện và thờ một tôn
thất nhà Lý, nên phong cách kiến
trúc của chùa Kim Liên, đượm
dáng vẻ cung đình. Đặc biệt ngôi
chùa ở phía Đông Bắc hồ Tây này
đến ngày nay vẫn còn lưu giữ rất
nhiều những hiện vật mang lại giá
trị văn hóa, lịch sử vô cùng lớn.
Ngôi chùa này được tu sửa dưới
thời chúa Trịnh Giang và chúa
Trịnh Sâm. Từ đó vẫn còn tượng
Tam Thế và tượng chúa Trịnh
Sâm. Những sửa chữa lớn được
thực hiện dưới thời Quang Trung
năm 1792.
Nghệ thuật ở đây phản ánh sự pha trộn giữa
quan niệm Phật giáo và Nho giáo. Về mặt kiến
trúc, chùa này là một trong những ngôi chùa
đầu tiên có bố cục theo chữ Tam (ba đường thẳng song song) của Trung Quốc. Những pho tượng Kim Cương nhỏ khoảng 80cm mang vẻ
đẹp của chùa Tây Phương.
Nhìn từ bên ngoài, Chùa Kim Liên nổi bật với kiến trúc gỗ chạm trổ độc
đáo, toát lên nét kiêu hãnh, bề thế của một ngôi cổ tự. Ngay bên ngoài cửa chùa là hàng cột gỗ tròn, chống đỡ phần mái cong vút. Đôi cột lớn nhất ở giữa nâng phần mái cao hơn, tạo thành cổng chính cao hơn hai
bên cổng phụ. Chùa có các bức chạm nổi hình rồng, hoa văn cổ, mây, hoa lá vô cùng tỉ mỉ, tinh tế.
Các hạng mục công trình của chùa được sắp xếp và xây dựng đối xứng nhau qua trục chính. Bước qua cổng Tam quan bạn sẽ nhìn thấy các tấm bia đá nằm ngay trong khuôn viên. Những bia đá này cao khoảng 1,2m, trên bề mặt mỗi bia đều được trạm trổ công phu.
Bia đá đặt tại Chùa Kim Liên có niên đại vào thời vua Lê Nhân Tông (1443) và đây cũng là tấm bia cổ nhất tại Hà Nội cho đến hiện tại.
Đối diện cổng Tam quan là khu chính điện với ba nếp chùa xây song song với nhau theo hình chữ “Tam” (三), lần lượt là chùa Hạ, Trung, Thượng. Giữa các nếp chùa đều có một khoảng sân rộng để ánh sáng tự nhiên chiếu vào.
Phật điện được bố trí thành hai tầng. Tầng trên cùng là bộ Tam thế, tượng Phật
A Di Đà, tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, hai bức tượng
Đại thế Chí hai bên, tượng
A Nan Đà, Ca Diếp.
Tầng bên dưới bố trí tượng Quan Âm
Chuẩn Đề, tượng Ngọc Hoàng Đại Đế,
tòa Cửu Long và phía bên trái là bàn
thời Quan Âm Tống Tử. Ngoài ra còn có
tượng Tề Thiên Đại Thánh, tượng Tĩnh
đô vương Trịnh Sâm đội mũ miện.
Toàn bộ phong cảnh bên ngoài, kiến
trúc độc đáo bên trong và những tấm
bia đá, những pho tượng rất mỹ thuật
đã làm tăng giá trị của chùa và từ lâu
là đối tượng nghiên cứu, tham quan
của các nhà sử học, mỹ thuật kiến trúc, của những người am hiểu di tích lịch
sử trong nước và nước ngoài. Chùa Kim
Liên nhìn từ xa từ đê Yên Phụ phảng phất hình dáng của một cung điện nguy nga cổ kính. Là một di tích quý
hiếm của địa phương, trong những năm
qua chùa Kim Liên đã được nhân dân
cùng chính quyền địa phương, Thành phố quan tâm đầu tư kinh phí trùng tu lớn vào năm 1987, 2010.
Với tất cả những yếu tố quý giá và
độc đáo như vậy, quả chẳng sai khi
ví ngôi chùa Kim Liên này là “ đóa sen giữa lòng Hồ Tây”, là “sản vật
lịch sử, văn hóa” vô giá của người
dân Hà Nội nói riêng và dân tộc
Việt nói chung. Vẻ đẹp ấy không
chỉ đi vào thơ ca, đi vào tâm trí của
biết bao người, mà nó còn trở thành
niềm tự hào của cả dân tộc Việt, khi ngôi chùa này đã vinh dự trở
thành một trong mười hai di tích
được Bộ văn hoá Thể thao Du lịch
công nhận là Di tích lịch sử - văn
hoá cấp quốc gia đợt đầu tiên ở Hà
Nội năm 1962.
For thousands of years, temples and pagodas have served as icons of Vietnamese villages. They are an essential part of the Vietnamese people’s spiritual lives, and without them, a village’s cultural and historical significance would be incomplete.
While exploring the old temples and pagodas near Ho Tay, we came upon a sacred and distinctive pagoda, which is regarded as one of the ten most amazing ancient architectural landmarks in Vietnam. Kim Lien Pagoda, located in Quảng An ward, Tay Ho district, Hanoi, embodies the Ho Tay region’s identity.
The history of the Ly and Tran dynasties spans 500 years, giving it an old and melancholy beauty. The pagoda has retained its antique characteristics, and historical treasures may still be found today. As a result, people from all around come to offer prayers, seek peace, and pay tribute to their ancestors every year during festivals.
THE KIM LIEN PAGODA IS ONE OF VIETNAM’S TOP TEN MOST REMARKABLE ANCIENT TREASURES.
Kim Lien Pagoda was built on the territory of Nghi Tam village, by the shores of Ho Tay, now part of Quảng An ward, Tay Ho district, Hanoi. Historical records indicate that this sacred pagoda was built in the 17th century, which means it has lived through and observed innumerable historical changes in the country.
During the Ly Dynasty, King Ly Than Tong (1128 - 1138) ordered the building of Tu Hoa Palace for his daughter, Princess Tu Hoa, and her maids to produce mulberries and breed silkworms on the surrounding Tam Tang farm. After the princess’s death, the pagoda was erected on the former location of Tu Hoa Palace.
King Ly Thai To ordered the temple’s construction shortly after founding Thăng Long, as evidenced by surviving documents. In 1509, Le Tuong Duc marched from Thanh Hóa to Thăng Long to put down the revolt of Le Uy Muc. While going by the pagoda, he prayed to the god Cao Sơn for protection. Le Tuong Duc eventually reestablished the Le Dynasty. To reciprocate the deity’s favor, King Le Tuong Duc built a grander and more magnificent temple in Vua Hoa ward, near Thang Long.
He also directed historians to prepare inscriptions extolling the deity’s virtues so that his achievements would be remembered for centuries. The temple has a massive stone stele measuring 2.43 meters high, 1.57 meters broad, and 0.22 meters thick, dedicated to the god Cao Son.
In 1510, historian Le Tung authored this stele, which recalls the miraculous exploits of the saints as well as petition couplets for the deity. The stele was constructed in 1772. Every year, on the 16th day of the third lunar month, a traditional celebration is celebrated to praise the deity.
Kim Lien Pagoda’s architectural style is regal, possibly due to its origins as a palace site devoted to a member of the Ly Dynasty. This pagoda in northeastern Ho Tay still retains various items of significant cultural and historical worth. The pagoda was restored under the reigns of Lord Trinh Giang and Lord Trinh Sam. Statues of the Tam The Buddhas and Lord Trinh Sam have survived since then. Major modifications were completed during the Quang Trung period in 1792.
The art here reflects a blend of Buddhist and Confucian philosophies. Architecturally, this pagoda is among the first to feature the layout in the shape of the Chinese character “Tam” (three parallel lines). The small statues of Kim Cương, about 80 cm tall, possess the beauty reminiscent of Tay Phương Pagoda.
Kim Lien Pagoda stands out from the exterior with its intricately carved wooden construction that exudes the dignified and magnificent air of an old temple. Just outside the pagoda’s entrance, dozens of round wooden columns support the arching roof. The two tallest columns in the middle elevate the roof, creating a main gate higher than the side gates. The pagoda has finely carved reliefs of dragons, ancient symbols, clouds, and floral designs.
The structures of the pagoda are positioned symmetrically along the main axis. As you pass through the Three-Gate Entrance, you will notice stone steles in the courtyard. These stone steles, which stand around 1.2 meters tall, have exquisite carvings on their surfaces.
The stone stele at Kim Lien Pagoda dates back to King Lê Nhan Tong’s reign (1443) and is Hanoi’s oldest stone stele to date.
The main hall, located opposite the Three-Gate Entrance, features three parallel structures constructed in the shape of the character “Tam” (三): Lower Pagoda, Middle Pagoda, and Upper Pagoda. There are large courtyards between each structure that enable natural light to pour through.
The Buddha altar has two layers. The top tier has the Tam The Buddhas, Amitabha Buddha, Avalokiteshvara Bodhisattva, two Mahasthamaprapta sculptures on either side, and Ananda and Mahakasyapa. The lowest tier includes statues of Cundi Bodhisattva, Jade Emperor, Cuu Long throne, and the altar of Quan Am Tong Tu. There are sculptures of the Great Sage Equal to Heaven (Sun Wukong) and Lord Trinh Sam with a coronet.
The entire scenery outside, the unique architecture inside, the stone steles, and the exquisite statues have increased the value of the pagoda, making it a subject of study and visitation for historians, art and architecture scholars, and those knowledgeable about historical relics both domestically and internationally.
Kim Lien Pagoda, seen from the Yên Phu dike, is like an ancient and splendid mansion. A rare local relic, the pagoda attracted substantial investment in extensive renovations from local individuals, the local administration, and the city between 1987 and 2010.
Kim Lien Pagoda is a treasured “historical and cultural artifact” for the people of Hanoi and Vietnam as a whole, comparable to a “lotus blossom in the heart of Ho Tay.” Its beauty has not only been immortalized in poetry and etched into the minds of many, but it has also become a source of national pride, as this pagoda was honored to be one of the twelve relics recognized by the Ministry of Culture, Sports, and Tourism as a National Historical and Cultural Relic in the first batch in Hanoi in 1962.
BIỂU TƯỢNG
VANG BÓNG MỘT THỜI
Hồ Tây, vùng đất ngàn năm văn hiến của
Hà Nội, không chỉ được biết đến với vẻ đẹp
thiên nhiên thơ mộng, trữ tình mà còn gắn
liền với nhiều truyền thuyết huyền bí, cùng
những giá trị văn hóa sâu sắc và độc đáo.
Nơi đây không chỉ là điểm đến của những
cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp mà còn là nơi
lưu giữ những câu chuyện lịch sử, những
nét đẹp văn hóa truyền thống đặc biệt của
đất Thăng Long xưa. Trong đó, Chim Sâm
Cầm đã trở thành một biểu tượng không
thể thiếu, đại diện cho sự thanh bình, nhẹ nhàng, tinh tế và thanh thoát của vùng đất này. Hơn thế nữa, hình ảnh Chim Sâm Cầm
còn có sự gắn kết mật thiết với đời sống tâm
linh, tín ngưỡng của người dân Thăng Long, và góp phần không nhỏ vào nền ẩm thực phong phú, độc đáo mà chỉ nơi đây mới có.
SÂM CẦM - BIỂU TƯỢNG
Sâm Cầm, một loài chim quý hiếm, thường xuất hiện tại Hồ Tây vào
mùa đông. Chúng có bộ lông đen bóng, mỏ vàng và đôi chân dài, tạo nên dáng vẻ đặc trưng mà không loài chim nào khác có được. Hình
ảnh Sâm Cầm bay lượn trên mặt
nước Hồ Tây từ lâu đã in đậm trong ký ức của người dân Thăng Long,
trở thành một phần không thể
thiếu trong bức tranh thiên nhiên
trữ tình của vùng đất này.
Tên gọi “Sâm Cầm” không chỉ mang
tính hình thức mà còn phản ánh
giá trị đặc biệt của loài chim này.
Theo sử sách, Sâm Cầm không chỉ
là loài chim quý hiếm mà còn được
đánh giá cao về mặt dinh dưỡng, trở
thành món ăn tiến vua nổi tiếng.
Dưới triều Nguyễn, vua Tự Đức đã
yêu cầu cống nạp Sâm Cầm hàng năm, cho thấy tầm quan trọng của
loài chim này trong cung đình. Thịt
Sâm Cầm được coi là bổ dưỡng, giúp tăng cường sinh lực, làm món
ăn mang tính chất “quý tộc”. Việc
thưởng thức món Sâm Cầm không
chỉ đơn thuần là ăn uống, mà còn là cách để thể hiện sự sang trọng, đẳng cấp trong giới quý tộc xưa.
Không chỉ dừng lại ở giá trị ẩm thực, chim Sâm Cầm còn có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống văn hóa và tâm linh của người Hà Nội. Chim Sâm Cầm từ lâu đã được xem như biểu tượng của sự may mắn, mang đến những điều tốt lành cho vùng
đất mà chúng dừng chân. Hình ảnh những đàn Chim Sâm Cầm bay về mỗi mùa đông, sống trong các đầm lầy và ven hồ không chỉ tạo nên cảnh sắc thiên nhiên đẹp
đẽ mà còn làm giàu thêm giá trị văn hóa tinh thần của người dân Thăng Long.
Hơn nữa, Sâm Cầm còn trở thành nguồn cảm hứng nghệ thuật trong nhiều tác phẩm âm nhạc và văn học. Điển hình là ca khúc “Nhớ mùa thu Hà Nội” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, khi nhắc đến chim Sâm Cầm như một biểu tượng của mùa thu, của sự dịu dàng, trầm lắng mà thiên nhiên và cuộc sống Thủ đô mang lại. Đối với nhiều thế hệ, hình ảnh Sâm Cầm đã trở thành một phần không thể thiếu trong những câu chuyện về Hồ Tây và Hà Nội, gợi nhớ về thời kỳ vàng son khi thiên nhiên và con người hài hòa cùng tồn tại.
THÁCH THỨC TỪ THỰC TẠI - HÀNH TRÌNH BẢO TỒN
Dẫu từng một thời là biểu tượng quý
giá của Hà Nội, nhưng sự xuất hiện
của Sâm Cầm tại Hồ Tây ngày càng
trở nên hiếm hoi. Từ cuối thế kỷ 19,
đầu thế kỷ 20, việc săn bắt quá mức
và đô thị hóa đã làm thay đổi hoàn
toàn môi trường sống của loài chim này. Sự phát triển không kiểm soát
đã dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, thu
hẹp diện tích vùng đầm lầy, làm mất
đi nơi sinh sống tự nhiên của Sâm Cầm. Thêm vào đó, sự thay đổi khí hậu, điều kiện sinh thái không thuận lợi cũng khiến loài chim này dần biến
mất khỏi vùng Hồ Tây. Hiện nay, việc nhìn thấy đàn chim Sâm Cầm bay lượn trên mặt hồ như xưa đã trở thành điều hiếm hoi, khiến nhiều người không khỏi nuối tiếc.
Việc bảo tồn và khôi phục
loài chim Sâm Cầm tại Hồ
Tây đang là một thách thức
lớn. Nhiều dự án môi trường
đã được triển khai nhằm cải
thiện chất lượng nước tại Hồ
Tây, tái tạo lại môi trường
sống cho các loài chim di cư, bao gồm cả Sâm Cầm. Tuy
nhiên, sự phục hồi của loài
chim này phụ thuộc rất nhiều
vào nỗ lực bảo vệ môi trường
sống tự nhiên cũng như việc
giảm thiểu các tác động tiêu
cực từ quá trình phát triển đô
thị. Những nỗ lực này không
chỉ mang ý nghĩa bảo tồn loài
vật mà còn là cách giữ gìn một
phần di sản văn hóa, lịch sử
độc đáo của Thủ đô Hà Nội.
NGƯỜI
Dù ngày nay Sâm Cầm hiếm khi xuất
hiện tại Hồ Tây, hình ảnh loài chim
này vẫn sống mãi trong tâm trí người
dân và du khách. Chim Sâm Cầm là
một phần không thể thiếu trong các
câu chuyện truyền thuyết về vùng đất
ngàn năm văn hiến, là biểu tượng của
sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người. Đối với nhiều người, Sâm Cầm
không chỉ đơn thuần là một loài chim
quý mà còn là một biểu tượng gợi nhớ
về vẻ đẹp thanh bình, yên ả của Hà
Nội xưa. Đó là hình ảnh mà mỗi khi nhắc đến, người ta lại hình dung về Hồ
Tây trong một khung cảnh trữ tình, với những đàn chim lượn bay trên mặt nước yên bình.
Trong tương lai, hy vọng rằng
những nỗ lực bảo tồn môi trường
sống của chim Sâm Cầm sẽ thành công, mang loài chim quý hiếm này trở lại với Hồ Tây. Điều này
không chỉ đóng góp vào việc bảo vệ thiên nhiên mà còn giúp khôi phục lại một phần văn hóa, lịch sử đặc sắc của Thủ đô Hà Nội. Chim Sâm Cầm, với tất cả giá trị về thẩm mỹ, ẩm thực và tâm linh, sẽ tiếp tục là biểu tượng đẹp đẽ, sâu sắc gắn liền với lịch sử và đời sống của người dân Hà Nội.
Hanoi’s West Lake, home to a thousand years of cultural legacy, is famous not only for its picturesque and poetic natural beauty, but also for its affiliation with numerous legendary legends and unique, profound cultural values. This location is not only a scenic spot, but also a repository of historical narratives and distinctive cultural features of old Thang Long. The West Lake Coot, for example, has become a vital emblem of the land’s calm, grace, and refinement. The image of the Coot is inextricably linked to Thang Long’s spiritual life and beliefs, adding to the area’s rich and distinct culinary culture.
A rare bird, the Coot is frequently seen at West Lake throughout the winter. Its lustrous black plumage, golden beak, and long legs give it a striking look that no other bird species can match.
The name “Coot” has both symbolic meaning and represents the bird’s unique value. According to historical accounts, the rare Coot is highly regarded for its nutritional properties, having once been a favorite meal presented to emperors. During the Nguyen Dynasty, Emperor Tu Duc demanded an annual tribute of Coots to highlight the bird’s prominence in the royal court. Coot meat was thought to be nourishing, enhance energy, and be an “aristocratic” delicacy. Enjoying a Coot meal was more than a matter of consumption; it was a way for previous nobles to display their wealth and status.
The image of a Coot flying above the surface of West Lake has long been imprinted in Thang Long residents’ recollections, becoming an invaluable component of the land’s charming natural beauty.
The significance of the coot extends beyond its gastronomic value. It has great cultural and spiritual significance in the lives of Hanoians. For a long time, the Coot has been seen as a sign of good fortune, delivering blessings to the region where it lives. The sight of flocks of Coots returning each winter to reside in the marshes and surrounding the lake not only adds beauty to the natural environment, but it also enhances the Thang Long people’s spiritual and cultural history.
Trinh Cong Son’s song “Nho Mua Thu Ha Nội” (Remembering Hanoi’s Autumn uses the Coot as a symbol of autumn, capturing the sensitivity and peaceful elegance of Hanoi’s nature and life. For many decades, the image of the Coot has been a key component of myths about West Lake and Hanoi, invoking recollections of a golden past when nature and mankind coexisted peacefully.
Though once a valuable symbol of Hanoi, the Coot’s presence in West Lake has become increasingly scarce. Excessive hunting and urbanization in the late nineteenth and early twentieth century significantly disrupted the bird’s natural environment. Uncontrolled development polluted the water, reduced marshlands, and harmed the Coot’s natural habitat. Furthermore, climate change and harsh ecological conditions have led to the bird’s eventual demise from the West Lake region. Today, seeing a flock of Coots skimming across the lake’s surface is an uncommon sight, leaving many people with a deep sense of loss.
The preservation and restoration of the Coot in West Lake are now serious concerns. Several environmental projects have been carried out to enhance the water quality of West Lake and renew habitats for migrating birds, notably the Coot. However, the recovery of this bird is strongly reliant on efforts to maintain its natural habitat and mitigate the harmful effects of urban expansion. These initiatives seek to conserve not only a species, but also Hanoi’s distinctive cultural and historical heritage.
Although the Coot is rarely seen in West Lake nowadays, its image lives on in the minds of both residents and visitors. The coot is a crucial aspect of the legendary tales of this area with a thousand years of cultural history, representing the harmony between nature and people. For many, the Coot is more than a rare bird; it represents the quiet and serene beauty of bygone Hanoi. It is a picture that, when uttered, brings to mind West Lake in an idyllic setting, with flocks of birds gently gliding over its tranquil waters.
It is hoped that future attempts to maintain the Coot’s habitat would be successful in bringing this unique bird back to West Lake. This will help to restore a distinct aspect of Hanoi’s cultural and historical identity while also contributing to environmental protection. The coot, with all of its visual, culinary, and spiritual worth, will remain a magnificent and meaningful icon of Hanoi’s history and culture.
Làng Nghi Tàm, một trong những ngôi
làng cổ nổi tiếng của Hà Nội, nằm tại
phường Quảng An, quận Tây Hồ, bên
bờ Hồ Tây thơ mộng. Đây là một vùng
đất giàu lịch sử và văn hóa, có từ thời
kỳ Thăng Long cổ xưa. Làng Nghi Tàm
không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên
nhiên hữu tình, mà còn là một trong
những trung tâm văn hóa và làng nghề
truyền thống quan trọng của Thăng
Long - Hà Nội qua nhiều thế kỷ.
Về nguồn gốc tên gọi, Nghi Tàm xuất
phát từ thời kỳ xa xưa khi nghề nuôi
tằm dệt lụa phát triển mạnh tại đây.
Tên gọi “Nghi Tàm” là một biểu tượng
cho nghề thủ công cổ truyền, thể hiện
sự phát triển thịnh vượng của làng. Nơi
đây gắn liền với hình ảnh những cánh
đồng dâu xanh ngắt và những ngôi nhà
thợ tằm luôn rộn ràng tiếng suốt dệt.
Làng Nghi Tàm được nhắc đến trong
lịch sử không chỉ bởi nghề thủ công mà
còn bởi vai trò quan trọng trong đời
sống văn hóa Thăng Long.
Đây là nơi sinh sống của nhiều dòng họ
nổi tiếng với nghề dệt lụa, trồng hoa, và
chăm sóc cây cảnh. Những người dân
nơi đây luôn tự hào về truyền thống và
văn hóa của mình, không chỉ trong sản
xuất mà còn trong phong tục tập quán,
đời sống tinh thần.
Ngày nay, mặc dù đã trải qua nhiều
biến đổi, Nghi Tàm vẫn giữ được nét cổ
kính và không gian làng quê đặc trưng, nổi bật trong không gian đô thị hiện
đại của Hà Nội. Những con đường nhỏ
uốn lượn quanh làng, những ngôi nhà
cổ kính xen lẫn những khu vườn hoa
tươi tốt, tất cả tạo nên một bức tranh
làng quê thanh bình và đầy sức sống.
Với lịch sử lâu đời và sự kết hợp hài
hòa giữa truyền thống và hiện đại,
làng Nghi Tàm là một ví dụ điển hình
về cách các làng quê cổ Việt Nam duy
trì và phát huy giá trị văn hóa trong
lòng thành phố, góp phần vào việc bảo
tồn di sản văn hóa phi vật thể của Hà
Nội và cả nước.
2. NGHỀ TRUYỀN THỐNG
Làng Nghi Tàm từ lâu đã được
biết đến với các nghề truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa
Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là nghề nuôi tằm dệt lụa và nghề
trồng hoa, chăm sóc cây cảnh. Những nghề này không chỉ đóng
vai trò quan trọng trong đời sống
kinh tế mà còn là cầu nối giữa
văn hóa dân gian và hiện đại,
giúp làng Nghi Tàm giữ vững giá
trị truyền thống.
Nghề nuôi tằm dệt lụa
Nghề nuôi tằm dệt lụa là một trong những nghề truyền thống
lâu đời và đặc trưng nhất của
làng Nghi Tàm. Từ thời kỳ phong
kiến, Nghi Tàm đã nổi danh là
một trong những trung tâm sản
xuất lụa hàng đầu, cung cấp
những tấm lụa mềm mại, tinh
xảo cho các quan lại và giới quý
tộc ở Thăng Long.
Người dân làng Nghi Tàm đã khéo léo tận dụng điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi để trồng dâu, nuôi tằm và sản xuất lụa, tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng cao.
Quy trình sản xuất lụa tại Nghi Tàm đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ lưỡng và tay nghề khéo léo của người thợ. Từ việc chăm sóc cây dâu, nuôi tằm, đến khâu kéo tơ, dệt lụa, mỗi giai đoạn đều yêu cầu sự công phu và kiên nhẫn. Những sản phẩm lụa Nghi Tàm nổi bật với độ bóng, mịn và họa tiết tinh tế, từng được coi là biểu tượng
của sự sang trọng và tinh tế trong văn hóa Việt Nam.
Mặc dù nghề nuôi tằm dệt lụa đã không còn phát triển mạnh mẽ như trước do những thay đổi trong cơ cấu kinh tế và nhu cầu
thị trường, nhưng làng Nghi
Tàm vẫn giữ lại được những giá trị tinh hoa của nghề. Một số hộ gia đình vẫn duy trì nghề để bảo
tồn văn hóa làng nghề truyền thống, đồng thời giới thiệu với du khách về nghệ thuật làm
lụa thủ công của làng.
Nghề làm vườn và trồng hoa
Bên cạnh nghề nuôi tằm dệt lụa, làng Nghi Tàm còn nổi tiếng với
nghề làm vườn và trồng hoa. Từ xa xưa, Nghi Tàm đã là một trong những vùng cung cấp hoa và cây cảnh lớn nhất cho khu vực Thăng Long. Những khu vườn hoa đa dạng và phong phú không chỉ phục vụ đời
sống sinh hoạt mà còn góp phần tô
điểm cho các khu vực đô thị, cung đình, và các lễ hội quan trọng.
Người dân Nghi Tàm nổi
tiếng với kỹ thuật trồng
hoa tinh xảo, từ các loại hoa
đơn giản như cúc, hồng, đến những loài hoa quý hiếm và
cây cảnh nghệ thuật. Nghề làm vườn ở đây không chỉ là công việc thường ngày mà
còn là một nghệ thuật, đòi hỏi sự kiên trì và am hiểu sâu sắc về từng loài cây, loài hoa. Kỹ thuật uốn tỉa cây cảnh cũng là một nét đặc trưng nổi bật của Nghi Tàm, thu hút không ít người yêu thích nghệ thuật cây cảnh đến tham quan và học hỏi.
NGHĨA VĂN HÓA SÂU SẮC.
Nghề trồng hoa và chăm sóc cây cảnh tại Nghi Tàm hiện nay vẫn phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong các dịp lễ Tết, khi nhu cầu về hoa và cây cảnh tăng cao. Đây là một trong những nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình trong làng, đồng thời góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương.
Qua nhiều thăng trầm của lịch sử, các nghề này đã và đang góp phần tạo nên diện mạo độc đáo cho làng Nghi Tàm, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa
của Thăng Long - Hà Nội. Trong tương lai, với sự kết hợp giữa bảo tồn truyền thống và phát triển kinh tế, làng Nghi Tàm có thể tiếp tục khẳng định
vị thế của mình trong dòng chảy văn hóa Việt Nam.
Trong bối cảnh đô thị hóa và phát triển hiện đại, việc bảo tồn giá trị văn hóa của làng Nghi Tàm trở thành một thách thức lớn. Tuy nhiên, những nỗ lực từ chính quyền địa phương và cộng đồng đã góp phần không nhỏ trong việc giữ gìn
các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của làng, đảm bảo những giá trị truyền thống không bị mai một.
VIỆC BẢO TỒN CÁC CÔNG TRÌNH NÀY KHÔNG CHỈ GIÚP DUY TRÌ NHỮNG DI SẢN VẬT THỂ MÀ CÒN LÀ CÁCH ĐỂ TRUYỀN LẠI NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA, TINH THẦN CHO CÁC THẾ HỆ TIẾP THEO.
Làng Nghi Tàm có nhiều di tích lịch sử có giá trị như chùa Kim Liên, đình làng và các công trình kiến trúc cổ. Việc bảo tồn các di tích này đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng nhằm giữ gìn dấu ấn văn hóa và lịch sử của làng.
Chùa Kim Liên: Đây là một trong những công trình Phật giáo tiêu biểu của làng Nghi Tàm, có giá trị lớn về mặt lịch sử và tôn giáo. Để bảo tồn ngôi chùa, chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức các hoạt động trùng tu, bảo dưỡng, đảm bảo giữ nguyên kiến trúc cổ kính của chùa.
Đình làng Nghi Tàm: Là nơi tổ chức các lễ hội truyền thống, đình làng được xem là trung tâm văn hóa của người dân địa phương. Đình làng cũng đã trải qua nhiều lần trùng tu để duy trì vẻ đẹp và giá trị lịch sử của nó.
Nghề nuôi tằm dệt lụa và trồng hoa là những
nghề truyền thống lâu đời của làng Nghi Tàm.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, các nghề này đang phải đối mặt với nguy cơ bị mai một. Để bảo tồn những giá trị văn hóa
này, chính quyền địa phương và cộng đồng đã
thực hiện nhiều biện pháp nhằm duy trì và phát triển nghề truyền thống.
Khuyến khích sản xuất thủ công: Một số hộ gia đình tại Nghi Tàm vẫn duy trì nghề dệt lụa và trồng hoa, chăm sóc cây cảnh. Chính quyền đã có những chính sách hỗ trợ về vốn, kỹ thuật để các hộ gia đình này tiếp tục phát triển sản xuất, không chỉ phục vụ thị trường nội địa mà còn hướng tới việc xuất khẩu các sản phẩm thủ công.
Tổ chức các lớp học truyền nghề: Những nghệ nhân lớn tuổi được khuyến khích tham gia vào việc truyền dạy kỹ năng nghề cho thế hệ trẻ, giúp bảo tồn những bí quyết và tinh hoa của nghề thủ công truyền thống.
TẬP QUÁN
Lễ hội và phong tục tập quán truyền thống
đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn
văn hóa làng Nghi Tàm. Các hoạt động này
không chỉ là cơ hội để người dân bày tỏ lòng
tôn kính với tổ tiên mà còn là dịp để cộng
đồng cùng nhau giữ gìn và phát huy các giá
trị văn hóa truyền thống.
Lễ hội làng Nghi Tàm: Được tổ chức hàng năm tại đình làng, lễ hội này là một sự kiện quan trọng, quy tụ đông đảo người dân tham gia. Đây là dịp để tôn vinh nghề truyền thống, tri ân các vị thần bảo hộ làng, và cũng là cơ hội để truyền bá các giá trị văn hóa cho thế hệ trẻ.
Phong tục trong đời sống hàng ngày: Các phong tục, tín ngưỡng truyền thống của làng Nghi Tàm như thờ cúng tổ tiên, tục lệ trong hôn nhân, tang lễ đều được người dân tuân thủ nghiêm ngặt, góp phần tạo nên bản sắc riêng biệt cho làng.
Sự đô thị hóa: Sự mở rộng của thành phố Hà
Nội và quá trình đô thị hóa nhanh chóng đã
khiến nhiều diện tích đất nông nghiệp và khu
vực truyền thống của làng bị thu hẹp. Điều
này không chỉ ảnh hưởng đến nghề truyền
thống mà còn khiến không gian văn hóa của làng có nguy cơ bị mai một.
Sự mai một của nghề truyền thống: Mặc dù có
sự hỗ trợ từ chính quyền, nhưng nhu cầu thị
trường đối với các sản phẩm thủ công truyền
thống như lụa, hoa, và cây cảnh đang giảm dần. Điều này khiến cho việc duy trì nghề trở nên khó khăn, đặc biệt là đối với các thế hệ trẻ.
Việc bảo tồn giá trị văn hóa của làng Nghi
Tàm là một hành trình đầy thách thức nhưng cũng mang tính cấp bách, bởi nó không chỉ
giúp duy trì nét đẹp truyền thống của làng mà
còn góp phần vào việc giữ gìn di sản văn hóa của Thăng Long - Hà Nội. Thông qua các nỗ
lực trùng tu di tích, duy trì nghề truyền thống, và tổ chức các lễ hội văn hóa, làng Nghi Tàm
đã và đang khẳng định vai trò của mình trong
dòng chảy văn hóa lịch sử của đất nước.
DÙ ĐÃ CÓ NHIỀU NỖ
LỰC TRONG VIỆC BẢO
TỒN GIÁ TRỊ VĂN HÓA, LÀNG NGHI TÀM VẪN
ĐỐI DIỆN VỚI KHÔNG
ÍT THÁCH THỨC.
LÀNG CỔ NGHI TÀM LÀ MỘT BIỂU TƯỢNG
CỦA SỰ GIAO THOA GIỮA QUÁ KHỨ VÀ
HIỆN TẠI, NƠI LƯU GIỮ NHỮNG GIÁ TRỊ
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG LÂU ĐỜI CỦA
THĂNG LONG - HÀ NỘI.
Từ nghề nuôi tằm dệt lụa, trồng hoa
đến các di tích lịch sử và phong tục
tập quán, Nghi Tàm vẫn giữ vững
bản sắc độc đáo của mình bất chấp
những biến đổi của xã hội hiện đại.
Việc bảo tồn các giá trị văn hóa tại
làng Nghi Tàm không chỉ là trách nhiệm của riêng chính quyền địa phương, mà còn cần sự chung tay của
cả cộng đồng. Những nỗ lực trùng tu, duy trì nghề truyền thống, và tổ chức các lễ hội văn hóa là minh chứng cho quyết tâm gìn giữ bản sắc văn hóa của vùng đất này. Tuy nhiên, để bảo tồn một cách bền vững và phát triển trong tương lai, Nghi Tàm cần phải vượt qua nhiều thách thức, đặc biệt là sự đô thị hóa và áp lực kinh tế.
Nhìn về tương lai, Nghi Tàm có tiềm
năng lớn trong việc phát triển thành
một điểm đến văn hóa đặc sắc của
Hà Nội, góp phần không nhỏ vào việc
bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể
của Việt Nam. Sự kết hợp giữa việc
bảo tồn các giá trị văn hóa truyền
thống và phát triển hài hòa với xã
hội hiện đại chính là hướng đi đúng
đắn để Nghi Tàm tiếp tục tồn tại và
phát triển như một biểu tượng văn
hóa của Thăng Long - Hà Nội.
Nghi Tam Village, one of Hanoi’s notable old villages, is located in Quang An Ward, Tay Ho District, near the picturesque West Lake. This area is steeped in history and culture, dating back to ancient Thang Long. Nghi Tam Village is well-known not only for its exquisite natural landscape, but also as an important cultural and traditional craft center in Thang Long - Hanoi for many generations.
The village’s name, “Nghi Tam,” comes from the days when silkworm cultivation and weaving thrived here. The name “Nghi Tam” represents traditional craftsmanship while also showing the village’s affluent growth. It evokes images of rich green mulberry fields and bustling silk-weaving homes.
Nghi Tam Village is known in history not only for its handicraft, but also for its significance in Thang Long’s cultural life.
It was home to several prominent families who specialized in silk weaving, flower cultivation, and bonsai care. The inhabitants of Nghi Tam have long been proud of their traditions and culture, which include not only production but also rituals and spiritual life.
Despite countless changes, Nghi Tam has maintained its old charm and distinct rural feel, setting it apart from Hanoi’s modern metropolis surroundings. The narrow, meandering lanes and antique houses intermingled with rich flower beds provide a quiet but vivid rural scene.
With its long history and harmonious blend of tradition and modernity, Nghi Tam Village exemplifies how historic Vietnamese villages conserve and promote cultural values, contributing to the preservation of Hanoi’s and Vietnam’s intangible cultural heritage.
Nghi Tam Village has long been recognized for its traditional crafts, which preserve Thang Long - Hanoi’s cultural identity, notably silkworm rearing, silk weaving, and flower cultivation. These crafts not only add significantly to the village’s income, but they also act as a link between folk and modern culture, allowing Nghi Tam to keep its traditional traditions.
Silkworm Farming and Silk Weaving
Silkworm cultivation and silk weaving are two of Nghi Tam Village’s oldest and most unique traditional crafts. During the feudal era, Nghi Tam was a prominent silk producing hub, providing soft, delicate silk garments to Thang Long officials and nobility. The residents of Nghi Tam effectively used
the good soil and climate conditions to cultivate mulberry, nurture silkworms, and make highquality silk.
Silk manufacture in Nghi Tam needs the artisan’s attention to detail, precision, and nimble hands. From cultivating mulberry trees and growing silkworms to spinning and weaving silk, each stage requires skill and patience. Nghi Tam silk products are distinguished by their sheen, smoothness, and elaborate designs, and were previously regarded as a symbol of elegance and sophistication in Vietnamese society.
Although silkworm rearing and silk weaving are no longer as viable as they once were owing to changed economic structures and market demands, Nghi Tam Village has kept the craft’s authenticity. Some households continue to practice the technique in order to preserve the village’s traditional culture and teach visitors about the art of handmade silk manufacture.
In addition to silk weaving, Nghi Tam Village is well-known for its horticulture and flower cultivation. Since ancient times, Nghi Tam has been a major provider of flowers and decorative plants to the Thang Long region. The various and numerous flower gardens not only enhance daily living, but also adorn metropolitan areas, palaces, and big events.
TRADITIONAL CRAFTS LIKE AS SILKWORM FARMING, SILK WEAVING, AND FLOWER CULTIVATION ARE NOT ONLY THE ECONOMIC BACKBONE OF NGHI TAM VILLAGE, BUT ALSO HAVE DEEP CULTURAL IMPORTANCE.
Nghi Tam inhabitants are renowned for their expert cultivation of all sorts of flowers, from basic chrysanthemums and roses to uncommon and distinctive ornamental plants. Gardening is more than a daily chore; it is an art that demands devotion and a complete knowledge of each plant and flower. Nghi Tam’s unique approach for shaping and trimming bonsai trees draws many bonsai art enthusiasts to visit and study.
Today, the flower and ornamental plant growing industry in Nghi Tam is prospering, especially during the festival season, when demand for flowers and plants increases. This craft continues to provide a substantial source of income for many families in the village, while also helping to preserve and promote the local cultural identity.
Through the ups and downs of history, these crafts have helped to shape Nghi Tam’s distinctive character, while protecting and nurturing Thang Long - Hanoi cultural values. In the future, Nghi Tam can maintain its position in Vietnam’s cultural flow by combining tradition preservation and economic growth.
With urbanization and modernization, preserving Nghi Tam Village’s traditional values has become an uphill battle. However, both local authorities and the community have made significant contributions to preserving the village’s tangible and intangible cultural history, ensuring that its traditional values are not lost.
THE PRESERVATION OF THESE STRUCTURES NOT ONLY ADDS TO THE VILLAGE’S TANGIBLE LEGACY, BUT ALSO ACTS AS A MEANS OF PASSING ON CULTURAL AND SPIRITUAL VALUES TO FUTURE GENERATIONS.
Nghi Tam Village has several notable historical landmarks, including the Kim Lien Pagoda, the village’s Communal House, and other heritage buildings. The preservation of these monuments has become critical to the village’s cultural and historical legacy.
Kim Lien Pagoda: As one of Nghi Tam’s most renowned Buddhist constructions, the pagoda is both historically and religiously significant. Local officials organize restoration and maintenance works on a regular basis to ensure that the pagoda’s architecture is preserved.
Nghi Tam Communal House: The communal house, which hosts traditional festivals, is recognized as the locals’ cultural hub. It has undergone several renovations to maintain its beauty and historical significance.
Sericulture (silkworm farming) and flower gardening are two of Nghi Tam Village’s oldest traditional trades. However, traditional trades may perish as a result of modern societal development. To maintain these cultural values, local governments and the community have taken a variety of steps.
Encouraging Handicraft Production: Several families in Nghi Tam still pursue silk weaving, flower cultivation, and bonsai gardening. The government has offered financial and technical assistance to these households so they could continue producing, not just for domestic consumption but also for export.
Organizing Vocational Training Classes: Elderly craftsmen are urged to pass along their expertise to future generations, thereby preserving the secrets and essence of traditional craft.
Traditional festivals and rituals are vital in conserving Nghi Tam Village’s cultural heritage. These events allow individuals to honor their ancestors while also providing a platform for the community to protect and promote traditional cultural values.
Nghi Tam Village Festival: This annual celebration, held at the village’s community home, attracts an enormous number of residents. It is an opportunity to celebrate traditional crafts, pay respect to the village’s guardian deities, and instill cultural values in the next generation.
Daily Life rituals: The people of Nghi Tam faithfully adhere to traditional rituals and beliefs, such as ancestor worship, wedding rites, and burial ceremonies, which contribute to the village’s unique character.
Urbanization: Hanoi’s fast development and urbanization have resulted in a decline in agricultural land and traditional village areas. This has an impact on both traditional crafts and the village’s cultural environment.
The Decline of Traditional Crafts: Despite government backing, demand for traditional handcrafted items like silk, flowers, and bonsai is declining. This makes it harder to maintain trades, particularly for younger generations.
The preservation of Nghi Tam Village’s cultural assets is a difficult but necessary trip since it not only helps to retain the village’s traditional beauty but also contributes to the protection of Thang LongHanoi’s heritage. Nghi Tam Village’s efforts to preserve monuments, sustain traditional crafts, and arrange cultural events help to cement its place in Vietnam’s cultural and historical fabric.
DESPITE DIFFERENT INITIATIVES TO CONSERVE TRADITIONAL PRACTICES, NGHI TAM VILLAGE CONTINUES TO CONFRONT MAJOR ISSUES.
NGHI
From sericulture and silk weaving to flower cultivation, historical relics, and traditional practices, Nghi Tam has retained its own character in the face of modern society’s changes.
The preservation of Nghi Tam’s cultural values is the responsibility of the whole community, not only the local authority. The repair of historical landmarks, the conservation of traditional crafts, and the creation of cultural events all illustrate Nghi Tam’s commitment to maintaining its cultural legacy. To ensure long-term preservation and development, Nghi Tam must overcome the obstacles posed by urbanization and economic pressure.
Looking ahead, Nghi Tam has the potential to become a standout cultural attraction in Hanoi, greatly contributing to the preservation of Vietnam’s intangible cultural heritage. The safeguarding of traditional cultural values while evolving with modern society is the best way for Nghi Tam to thrive as the cultural symbol of Thang Long - Hanoi.
Căn hộ là một phần của Tòa
nhà, được quản lý bởi Công ty có nghiệp vụ về Quản lý và vận hành Tòa nhà.
Việc sửa chữa, cải tạo nội thất trong Căn hộ cần được xem
xét và phê duyệt bởi BQL
Tòa nhà nhằm đảm bảo việc
sửa chữa, cải tạo nội thất của
Chủ Căn hộ không làm ảnh
hưởng kiến trúc, kết cấu và
các hệ thống cơ điện chung
của Tòa nhà.
2.1 Quy trình thiết kế
Khi Chủ Căn hộ nhận được bản Hướng dẫn
Lắp đặt nội thất và các bản vẽ liên quan, Ban
Quản lý Toà nhà sẽ yêu cầu nộp 03 bộ bản vẽ
thiết kế nội thất Căn hộ. Chủ Căn hộ có thể
được yêu cầu tham dự cuộc họp với Ban Quản
lý Toà nhà khi cần thiết
Bản vẽ thiết kế của Chủ Căn hộ sẽ được xem
xét và cho ý kiến trong vòng 07 ngày (không
kể Thứ Bảy, Chủ nhật) kể từ ngày nộp. Mọi
sự thay đổi theo yêu cầu của Ban Quản lý Toà
nhà cũng được xem xét trong vòng 07 ngày kể
từ ngày nộp
Nếu chưa có các bản vẽ hay phương án thi
công nào được phê duyệt thì Chủ Căn hộ chưa
được phép tiến hành lắp đặt nội thất
2.2 Thẩm định thiết kế và xin giấy phép
Chủ Căn hộ sẽ chịu trách nhiệm xin giấy phép, thẩm định thiết kế nếu các hạng mục
lắp đặt nội thất đòi hỏi phải có sự cấp phép và phê duyệt của các cơ quan chức năng.
2.3 Tiền đặt cọc
Chủ Căn hộ hoặc Nhà thầu lắp đặt nội thất của mình phải nộp một khoản tiền đặt cọc để
đảm bảo tuân thủ mọi quy định liên quan đến
việc sửa chữa nội thất. Khoản tiền này sẽ được
trả lại đầy đủ cho Chủ Căn hộ/ Nhà thầu lắp
đặt nội thất sau khi hoàn thành việc sửa chữa
nội thất với điều kiện người Chủ Căn hộ hoặc
Nhà thầu lắp đặt nội thất không để xảy ra các
sự cố, vi phạm quy định sửa chữa, cải tạo nội
thất. Trong trường hợp tiền đặt cọc không đủ
khắc phục những hư hỏng trong quá trình lắp
đặt nội thất của Chủ Căn hộ cũng như BQL
Tòa nhà có quyền thu thêm khoản tiền phụ
trội từ Chủ Căn hộ.
2.4 Thu dọn rác thải thi công
Chủ Căn hộ phải có trách nhiệm ràng buộc
Nhà thầu của mình tuân thủ nội quy thu
dọn rác thải, xà bần một cách nghiêm túc.
Rác thải xây dựng chỉ được tập trung trong
khu vực Căn hộ và cho chuyển ra khỏi Tòa
nhà. Trong trường hợp muốn mượn điểm
tập kết rác của Tòa nhà trước khi chuyển đi
thì phải có sự chấp thuận của Ban Quản lý
Tòa nhà.
2.5 Điện
Điện sử dụng trong quá trình thi công nội thất
chỉ được phép lấy từ tủ điện tổng của Căn hộ.
Chủ Căn hộ và Nhà thầu lắp đặt nội thất sẽ
chịu mọi trách nhiệm liên quan đến hư hỏng
hệ thống điện trong Căn hộ do quá trình thi
công nội thất gây ra.
2.6 Nước
Nước được sử dụng trong quá
trình thi công nội thất chỉ được
phép lấy theo đồng hồ nước
của Căn hộ đó.
2.7 Giấy phép
Nhà thầu lắp đặt nội thất Căn
hộ phải có giấy phép, chứng chỉ
hành nghề, bằng cấp chuyên
môn cho các hạng mục mà nhà
thầu đang thi công.
2.8 Bảo hiểm mọi rủi ro đối với
nhà thầu lắp đặt nội thất
Loại hình bảo hiểm này áp
dụng cho:
a. Mọi hư hỏng hoàn toàn
hoặc tạm thời mà Nhà
thầu lắp đặt nội thất của
Chủ Căn hộ gây ra đối với hệ thống cơ điện, thiết bị, máy móc, cấu trúc... của
Tòa nhà trong quá trình
lắp đặt nội thất Căn hộ.
b. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ
ba được áp dụng trong
trường hợp xảy ra tai
nạn hay thương vong về
người, thiệt hại về tài
sản do quá trình thi công
nội thất Căn hộ gây ra.
3. CÁC QUY ĐỊNH VỀ CƠ ĐIỆN
3.1 Chủ căn hộ cần đệ trình bản vẽ thiết kế và những đặc tả liên quan đến việc lắp đặt nội thất căn hộ cho Ban Quản lý Toà nhà
Trong vòng 07 ngày kể từ ngày đăng ký lắp đặt nội thất, Chủ Căn hộ cần đệ trình bản vẽ thiết kế và những đặc tả liên quan đến việc
lắp đặt nội thất Căn hộ cho BQL Tòa nhà.
3.2 Chủ căn hộ cần nộp đầy đủ số lượng các bản vẽ theo yêu cầu
Trong vòng 07 ngày kể từ ngày đăng ký lắp đặt nội thất, Chủ Căn hộ cần đệ trình bản vẽ thiết kế và những đặc tả liên quan đến việc
lắp đặt nội thất Căn hộ cho BQL Tòa nhà.
3.3 Chủ căn hộ cần cung cấp đầy đủ các thông
tin theo yêu cầu
Chủ Căn hộ cần cung cấp đầy đủ những
thông tin sau:
a. Bản vẽ mặt bằng phải cần thể hiện rõ:
» Tường, vách ngăn Chủ Căn hộ muốn
xây hoặc phá bỏ. Xác định rõ chiều cao
của tường, vách ngăn và loại vật liệu
sử dụng.
» Vị trí bố trí các đồ vật có trọng lượng
bất thường, xác định rõ kích thước và
trọng lượng.
» Vị trí lắp đặt bếp nếu có thay đổi.
» Vị trí lắp đặt điều hòa nếu có thay đổi.
» Bảng tính toán công suất sử dụng điện
của tất cả các thiết bị sử dụng điện.
b. Bản vẽ trần phải thể hiện rõ:
» Bất kỳ vách hoặc tường ngăn nằm phía trên trần giả. Chi tiết quá trình thi công tường, vách ngăn phía trên trần giả và loại vật liệu sử dụng.
» Mọi thay đổi liên quan đến hệ thống chiếu sáng.
» Vị trí lắp đặt, kích thước các cửa gió điều hòa, vị trí lắp đặt các đầu báo cháy và những thay đổi nếu có.
c. Bản vẽ hệ thống điện, sơ đồ nguyên lý phải thể hiện rõ:
» Dòng điện định mức, kiểu aptomat. Vị trí lắp đặt của các tủ điện.
» Sơ đồ một sợi của hệ thống ổ cắm, đèn chiếu sáng. Trên sơ đồ phải chỉ rõ tiết diện dây dẫn sử dụng cho các mạch đèn chiếu sáng và ổ cắm.
» Tính toán nhu cầu dùng điện tối đa.
d. Bản vẽ hệ thống cấp thoát nước cần thể hiện rõ:
» Chi tiết các đấu nối giữa hệ thống cấp thoát nước trong Căn hộ với hệ thống cấp thoát nước chung của
Tòa nhà. Ghi rõ kích thước đường ống và loại vật liệu sử dụng.
» Những thay đổi của hệ thống cấp thoát nước bên trong Căn hộ. Những phần đường ống chạy xuyên qua sàn bê tông hay tường cũng phải được thể hiện trên bản vẽ mặt cắt cũng như bản vẽ chi tiết.
» Tất cả bản vẽ cấp thoát nước phải được Kỹ sư trưởng
Tòa nhà xem xét.
» Phương pháp chống thấm các vị trí như bồn tắm, sàn nhà vệ sinh,... nếu có thay đổi so với thiết kế ban đầu.
e. Bản vẽ hệ thống điều hòa thông gió cần thể hiện rõ :
» Những thay đổi của hệ thống ống gió.
» Tải lạnh của các khu vực.
» Vị trí lắp đặt ống dẫn môi chất lạnh và ống thoát nước ngưng.
» Vị trí lắp đặt của các cửa gió điều hòa.
» Vị trí lắp đặt của các máy điều hòa.
» Vị trí lắp đặt của các quạt thông gió.
f. Bản vẽ lắp đặt đường ống ga cần thể hiện rõ :
» Điểm đấu nối với hệ thống chính.
» Chi tiết lắp đặt tại các điểm đường ống ga chạy xuyên tường, chôn ngầm trong tường.
» Chi tiết các điểm nối giữa đường ống cũ và đường ống mới.
4.1 Các quy định về kiến trúc, xây dựng
a. Sàn
» Trong quá trình thi công nội thất, Chủ Căn hộ không được đục sàn bê tông để lắp đặt các đường ống cấp thoát nước, lắp đặt dây điện, dây điện nhẹ...
» Chủ Căn hộ không được cắt bỏ các kết cấu chịu lực của sàn.
» Chủ Căn hộ không được lắp đặt các vật nặng vượt quá khả năng chịu tải của sàn.
» Ghi chú: sàn nhà kho có hoạt tải là 500kg/m2, các khu vực còn lại có hoạt tải là 150kg/ m2.
b. Tường, vách ngăn
» Tường, vách ngăn do Chủ Căn hộ lắp đặt thêm phải được tính toán, thiết kế phù hợp với khả năng chịu tải của sàn
» Nếu Chủ Căn hộ muốn lắp thêm tường, vách ngăn thì nên sử dụng loại vật liệu bắt cháy kém.
» Tường, vách ngăn phải được thiết kế sao cho không ảnh hưởng đến việc lưu thông không
khí trên trần giả.
» Chủ Căn hộ không được phép
thay đổi phần tường ngăn với những Căn hộ liền kề, phần tường tiếp giáp với hành lang, phần tường bao của Căn hộ và các phần tường chịu lực.
» Phương pháp cố định tường, vách ngăn với sàn và trần bê
tông phải được đệ trình đến Ban
Quản lý Tòa nhà để xem xét.
» Chủ Căn hộ không được phép
thay đổi màu sơn tường bên
ngoài Căn hộ.
c. Trần
» Không được phép lắp đặt gỗ và các vật liệu dễ cháy phía trên trần giả.
» Không được phép gắn các ty treo trần vào đường ống cứu hỏa.
» Phải được sự phê duyệt của Ban Quản lý Tòa nhà khi sử dụng các vật liệu làm trần không có tiêu chuẩn.
» Chủ Căn hộ không được bịt các lỗ thăm kỹ thuật.
» Chủ Căn hộ không được đục, phá, cắt trần bê tông hay cắt bỏ và thay đổi các kết cấu chịu lực của trần bê tông.
d. Rèm
» Màu sắc của lớp rèm tiếp xúc với mặt kính phải là màu xám và được
Ban Quản lý Tòa nhà phê duyệt.
e. Cửa chính
» Chủ Căn hộ không được thay đổi kích thước và vị trí lắp đặt cửa chính.
» Chủ Căn hộ không được thay đổi chất liệu của khuôn, cánh cửa chính.
» Chủ Căn hộ không được thay đổi màu sắc của khuôn, cánh cửa chính.
» Chủ Căn hộ không được thay đổi chiều mở của cửa chính.
» Chủ Căn hộ không được lắp thêm 1 lớp cửa bảo vệ phía ngoài cửa chính.
f. Cửa sổ
» Chủ Căn hộ không được thay đổi cửa sổ, mặt dựng kính.
» Chủ Căn hộ không được đặt các vật nặng trên bệ cửa sổ.
g. Lô gia
» Chủ Căn hộ không được sửa chữa, cơi nới khu vực lô gia.
» Chủ Căn hộ không được lắp thêm cửa sổ, các lưới thép, song chắn...tại khu vực lô gia.
h. Biển hiện
» Chủ Căn hộ không được lắp đặt các biển hiệu tại mặt ngoài của Căn hộ.
4.2 Các quy định về cơ điện
a. Điện
» Căn hộ được cung cấp nguồn điện
1 pha, 220V, 50Hz. Công suất sử
dụng đồng thời tối đa là 8KVA. Mọi
sự thay đổi hệ thống điện trong
Căn hộ do Chủ Căn hộ thực hiện
đều phải tuân thủ các tiêu chuẩn
lắp đặt điện và có tổng công suất
sử dụng đồng thời không vượt quá
công suất tính toán ban đầu.
Tất cả các dây dẫn phải
được đi trong ống luồn
dây. Màu dây được quy
định như sau :
» Dây pha: màu đỏ.
» Dây trung tính : màu đen
» Dây nối đất: sọc vàng/ xanh.
» Dây dẫn, cáp sử dụng cho đèn chiếu sáng phải có tiết diện tối thiểu là 1,5mm2 và phù hợp
với công suất của mạch đèn chiếu sáng.
» Dây dẫn, cáp sử dụng cho ổ cắm phải có
tiết diện tối thiểu là 2,5mm2.
» Các thiết bị điện có công suất tiêu thụ
điện lớn phải sử dụng dây dẫn, cáp có
tiết diện phù hợp. Nếu cần, phải kéo dây
dẫn, cáp về tủ điện tổng của Căn hộ.
» Các công tắc đèn phải có dòng điện định mức tối thiểu 10A tại điện áp 220V.
» Các ổ cắm phải là loại có cực nối đất, có
dòng điện định mức 15A tại điện áp 220V.
» Các ổ cắm, công tác sử dụng cho các thiết
bị có công suất điện lớn như bình nóng
lạnh, bếp từ, lò vi sóng... phải có dòng
điện định mức lớn hơn dòng điện định
mức của thiết bị.
» Các ống luồn dây lắp
đặt phía trên trần
giả phải được định
vị trên trần bê tông.
Không được phép
đục trần, sàn bê tông
để lắp đặt dây dẫn.
» Tất cả các aptomat
mà Chủ Căn hộ lắp
thêm phải đảm bảo
tính tương thích với
mạch điện và được
kết hợp an toàn với
hệ thống điện của
Tòa nhà.
b. Cấp thoát
» Chủ Căn hộ không được lắp bơm vào
đường ống cấp nước sinh hoạt để hút nước.
» Nếu có thay đổi hệ thống cấp nước trong
nhà, Chủ Căn hộ phải sử dụng những
vật tư, phụ kiện có tiêu chuẩn bằng hoặc
cao hơn loại đang được sử dụng trong
Căn hộ.
» Mọi thay đổi về kích thước đường ống
cấp nước phải do nhà thầu thi công của
Chủ Căn hộ tính toán và được BQL Tòa nhà phê duyệt.
» Các đường ống cấp nước phải được tiến hành thử áp lực sau khi Chủ Căn hộ thực hiện việc sửa đổi hệ thống cấp nước trong Căn hộ.
» Chủ Căn hộ không được thực hiện bất cứ thay đổi nào trên trục đứng thoát nước của Tòa nhà.
» Các đường ống thoát nước phải được kiểm tra rò rỉ trước khi đưa vào sử dụng.
» Chủ Căn hộ không được thay đổi vị trí lắp đặt của thiết bị vệ sinh như bồn cầu, bồn tắm, cabin tắm đứng, chậu rửa.
» Chủ Căn hộ sẽ phải chịu mọi chi phí khắc phục hậu quả nếu để xảy ra các hư
hỏng hoặc sự cố liên quan đến hệ thống cấp thoát nước của Tòa nhà.
c. Điều hoà, thông gió
» Khi thực hiện việc thay đổi
không gian kiến trúc trong
Căn hộ, Chủ Căn hộ phải
tính toán lại công suất máy
lạnh, kích thước đường ống
dẫn môi chất lạnh, lưu lượng
quạt hút, kích thước ống gió...
» Việc thi công, lắp đặt hệ thống
điều hòa thông gió trong Căn
hộ tối thiểu phải tuân thủ các tiêu chuẩn của Việt Nam.
d. Hệ thống phòng cháy, chữa cháy
» Chủ Căn hộ không được thực hiện bất cứ thay đổi nào đối với hệ thống báo cháy, chữa cháy hiện có trong Căn hộ.
» Việc lắp đặt nội thất không được gây ra những tác động làm hạn chế hoặc vô hiệu hóa hệ thống báo cháy, chữa cháy hiện có trong Căn hộ.
» Không được treo, móc bất cứ thứ gì vào đường ống phun chữa cháy.
» Chủ Căn hộ không được tháo lắp các đầu báo cháy.
» Khi cần tháo lắp, di chuyển đầu báo cháy, Chủ Căn hộ phải thông báo cho
BQL Tòa nhà và việc này sẽ do nhà thầu thi công hệ thống phòng cháy, chữa cháy của dự án thực hiện.
Lưu ý:
» Trong quá trình lắp đặt nội thất, để tránh báo động giả của hệ thống báo cháy, Ban Quản lý Tòa nhà sẽ cách ly các đầu báo cháy trong Căn hộ trong khoảng thời gian Nhà thầu lắp đặt nội thất làm việc.
e. Đường ống ga
» Khi thay đổi đường ống cấp ga trong
Căn hộ, Chủ Căn hộ phải đệ trình bản vẽ lắp đặt, bản vẽ chi tiết, vật liệu sử dụng, phương pháp thi công để BQL Tòa nhà phê duyệt.
» Chủ Căn hộ không được lắp đặt đường ống ga cạnh nguồn nhiệt, nguồn điện.
» Khi cần phải nối dài đường ống ga, Chủ Căn hộ phải đảm bảo độ kín, khít, độ bền cơ học của mối nối.
» Sau khi lắp đặt đường ống ga, Chủ Căn hộ phải tiến hành thử kín bằng áp lực.
Lưu ý:
» Ban Quản lý Tòa nhà khuyến cáo rằng việc thay đổi đường ống cấp ga trong Căn hộ nên được Nhà thầu lắp đặt hệ thống ga của dự án thực hiện.