Tạp chí CLEANING & ENVIRONMENT | Life Balance - No.27 Quản lý ngành Houskeeping P.5

Page 1

Lập kế hoạch cho vật liệu SÀN NHÀ, TƯỜNG VÀ CỬA SỔ P.1

QUẢN LÝ NGÀNH

Housekeeping


Quý độc giả thân mến, Vấn đề ô nhiễm môi trường khiến nhiều người thích được ở nhà để tránh bụi bặm và tận hưởng sự trong lành, thoáng đãng. Vì vậy, việc giữ sạch sàn nhà chính là giúp tạo môi trường an toàn, tốt cho sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình. Hơn nữa, một nền nhà sạch bong, sáng bóng và mát dịu hương thơm sẽ tạo được ấn tượng về sự ngăn nắp, gọn gàng và sạch sẽ. Nhưng bạn có biết sàn nhà là nơi tiếp xúc thường xuyên và dễ bị xuống cấp nhất trong các bề mặt nội thất. Bởi vậy, để sàn luôn mới và bền đẹp cần phải biết vệ sinh đúng cách. Mỗi một sàn nhà làm bằng chất liệu khác nhau đòi hỏi cách thức làm vệ sinh và bảo trì tương ứng để đạt hiệu quả và giữ độ bền của sàn. Trong các số tạp chí tiếp theo, Ban biên tập chúng tôi xin gửi đến Quý độc giả các thông tin để lập kế hoạch cho các vật liệu: Sàn, tường và cửa sổ. Ở số này chúng ta sẽ tìm hiểu về các đặc tính cũng như thành phần của các loại sàn để có được kế hoạch làm sạch và bảo trì cho từng loại.

Trân trọng!

Anh

Bùi Tuấn Anh PHÓ TỔNG BIÊN TẬP


CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

TỔNG BIÊN TẬP Nguyễn Tất Hồng Dương

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP Bùi Tuấn Anh

Bùi Tuấn Anh Nguyễn Thị Yến Nguyễn Kim Thi Hà Thị Hạnh Vân Nguyễn Bảo Đại Trần Hạnh Phạm Hoàng Tú Ngô Thùy Dung Bùi Mai Thùy Dương Huỳnh Thị Thúy Thoa

BIÊN TẬP & THIẾT KẾ Phòng Phát triển Cộng đồng

www.lifebalance.vn www.facebook.com/lifebalance.vn


06 Giới thiệu

09

Làm sạch vì sức khoẻ


16 Các loại sàn và cách chăm sóc


6

Lập kế hoạch vật liệu: Sàn nhà, Tường và Cửa sổ Ở số Tạp chí này chúng ta sẽ tìm hiểu các vật liệu để xây dựng sàn và trải sàn cũng như các đặc tính cụ thể về hình thức, độ bền, chi phí và dễ bảo trì cho từng loại sàn, ngoài ra còn có các phơng pháp xử lý từng loại sàn (phương pháp làm sạch, niêm phong và hoàn thiện lại sàn). Các thông tin đặc biệt nhấn mạnh đến thảm, cụ thể là các thành phần, kết cấu và thiết kế của thảm đồng thời đánh giá các phương pháp làm sạch thay thế cho thảm.

Lập kế hoạch vật liệu: Sàn nhà, Tường và Cửa sổ


7


8


9

LÀM SẠCH VÌ SỨC KHOẺ


10

Khi nói đến môi trường chúng ta thường hình dung là rừng, núi, hồ và đại dương, tuy nhiên, bên trong nhà ở cũng thuộc về môi trường đó là môi trường xây dựng. Những yếu tố này đều kết nối với nhau, có nghĩa là những gì chúng ta làm trong môi trường xây dựng đều tác động đến môi trường bên ngoài. Khi xem xét các vấn đề về sức khỏe con người, môi trường xây dựng trở nên cực kỳ quan trọng vì các chuyên gia ước tính rằng trung bình một người dành từ 70 đến 80% thời gian của họ ở trong nhà. Theo đó, chúng ta cần phải đưa ra những lựa chọn khôn ngoan khi lựa chọn vật liệu trong việc xây dựng sàn nhà, tường và cửa sổ, và xác định cách bảo trì những vật liệu đó. Tuy quá trình làm sạch bên ngoài là một quy trình quan trọng, nhưng đây không phải là yếu tố chính, mối quan tâm hàng đầu chính là làm sạch sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe. Điều này đòi hỏi một phương pháp tiếp cận mới, không chỉ về các hóa chất làm sạch và bảo dưỡng mà còn về các phương pháp bảo dưỡng các bề mặt trong các ngôi nhà.


11

Trong nhiều năm, đa phần chúng ta chỉ “di chuyển các vết bẩn” mà không hoàn toàn loại bỏ được chúng và cây lau nhà tiêu chuẩn là một ví dụ điển hình của phương pháp này. Khi một nhân viên di chuyển cây lau nhà và xô truyền thống xung quanh bề mặt nhà trong khi cây lau nhà sau được nhúng nhiều lần vào nước sẽ ngày càng bẩn. Tuy việc lau nhà sẽ có thể làm sạch các bụi bẩn trên bề mặt sàn, nhưng không loại bỏ hết bụi bẩn sau đó để khô trên bề mặt sàn. Vi khuẩn và vi rút sẽ theo cây lau nhà mà di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác và nước bẩn được dội lại sàn nhà. Hiện tượng này được gọi là lây nhiễm chéo, theo đó mầm bệnh được mang từ khu vực này sang khu vực khác.


12

Cây lau nhà truyền thống hiện đang dần được thay thế bằng cây lau nhà phẳng làm bằng sợi nhỏ (Hình 1.1) với các đầu lau thu gom bụi bẩn thay vì di chuyển chúng xung quanh sàn và có thể loại bỏ tới 98% vi khuẩn trên bề mặt. Đầu lau không được nhúng trở lại vào dung dịch tẩy rửa để đảm bảo sạch sẽ và nhân viên có thể thay đầu lau ngay lập tức khi di chuyển từ phòng này sang phòng khác (ví dụ: từ phòng tắm sang hành lang) để tránh lây nhiễm chéo. Những đầu lau bẩn hoàn toàn có thể được giặt lại nhiều lần ( ước tính khoảng 300 lần giặt) và tái sử dụng.


13

Hình 1.1. Cây lau nhà sợi nhỏ Simplee CleenTM có tay cầm thu gọn có các đầu lau phẳng dễ thay đổi với phần đầu được giữ bằng Velcro. (Cấp phép bởi Newport Marketing Group, Inc.)

Hình 1.2 Hệ thống “không chạm” KaiVac để làm sạch các khu vực công cộng như phòng tắm đã hoàn toàn thay thế được cây lau nhà và xô truyền thống.


14

Ngoài ra, nhà sản xuất KaiVac đã cho ra mắt một “hệ thống làm sạch không chạm với thiết kế theo công thái học vừa có thể đảm bảo làm sạch vừa giúp nhân viên lau dọn có năng suất làm việc cao hơn. KaiVac (Hình 1.2) là hệ thống hai bể chứa - một bể chứa nước sạch và một bể chân không chứa nước thải. Hệ thống này được thiết kế để làm sạch các khu vực như nhà bếp, nhà vệ sinh công cộng và các khu vực công cộng khác. Khi làm sạch nhà vệ sinh công cộng, công nhân không phải chạm vào bề mặt nhà vệ sinh nên loại bỏ hoàn toàn khả năng lây nhiễm chéo. Công ty KaiVac tuyên bố rằng thời gian dọn dẹp nhà vệ sinh sẽ giảm đi 2/3 khi sử dụng sản phẩm này.


15

Đây chỉ là hai trong số những sản phẩm mới và sáng tạo đã xuất hiện trong những năm gần đây. Khoa học làm sạch, vốn không thay đổi đáng kể trong nhiều thập kỷ, hiện đang trải qua một cuộc cách mạng to lớn.

SAVE TIME


16

Các loại sàn và cách chăm sóc


17


18

Đối với một cơ sở đang xây dựng hoặc tu sửa, Người quản lý vệ sinh nên biết cách lựa chọn sàn hoặc lớp phủ sàn. Có vô số biến số cần xem xét khi lựa chọn sàn hoặc lớp phủ sàn thích hợp sao cho sàn nhà phải đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ của kiến trúc sư và/hoặc nhà thiết kế nội thất và sàn nhà phải phù hợp với tường và cửa sổ cũng như với đồ đạc trong phòng. Tuy nhiên, việc lựa chọn sàn và lớp phủ sàn không chỉ dựa trên các cân nhắc về thiết kế và thẩm mỹ còn dựa trên nhiều yếu tố khác chẳng hạn như độ bền, chi phí lắp đặt, chi phí bảo trì và dễ bảo trì.


19

Trước hết là xác định số lượng và loại hình giao thông ở một tầng cụ thể trước khi chọn sàn. Tiếp theo, ta xem xét độ bền của vật liệu sàn có chịu được lưu lượng giao thông dự kiến, hoặc dự đoán mỗi vật liệu sàn có thể tồn tại trong bao lâu khi trước tỷ lệ mài mòn dự kiến. Sau đó, Người quản lý vệ sinh nên ước tính chi phí làm sạch và bảo trì cho từng vật liệu sàn tiềm năng trong suốt thời gian sử dụng của sàn, bao gồm nhân công, hóa chất và thiết bị. Chi phí lắp đặt sau đó nên được cộng vào chi phí bảo trì và số tiền này nên được chia cho tuổi thọ dự kiến của sàn (ước tính theo tháng). Ta có thể so sánh chi phí hàng tháng cho từng loại vật liệu sàn tiềm năng và sử dụng thông số này trong quá trình ra quyết định. Người quản lý cũng cần chắn chắn xem xét đủ các biến số khác, chẳng hạn như cách sàn dự định bổ sung cho thiết kế tổng thể và mức độ dễ bảo trì tương đối so với các cân nhắc về chi phí.


20


21

Những trường hợp rủi ro Ban lãnh đạo cấp cao thường yêu cầu các trưởng bộ phận cắt giảm chi phí, đặc biệt là trong những thời điểm bất ổn về kinh tế. Thoạt nhìn cho rằng việc trì hoãn bảo trì dường như mang lại một khoản tiết kiệm tức thời nhưng thực tế là ngược lại, Ví dụ, với quá trình làm sạch thường xuyên nhữung tấm thảm thảm sẽ không bị mài mòn trong một thời gian dài, nhưng ngược lại, nếu không làm sạch thường xuyên thảm thậm chí có thể giảm tuổi thọ đi vài năm. Nếu tính kỹ chi phí thay thế thảm theo chu kỳ bốn năm so với chu kỳ sáu hoặc bảy năm thì số tiền tiết kiệm được từ việc hoãn bảo trì sẽ hoàn toàn biến mất.


22

Phương pháp chăm sóc sàn Theo Bill Saunders và Rick Mazzoli của Công ty Glit, chăm sóc sàn nhà là một quy trình gồm bốn bước (Hình 2.1). Trong phần này, chúng ta khám phá từng giai đoạn của mô hình chăm sóc sàn FPMR của Saunders và Mazzoli.

MÔ HÌNH CHĂM SÓC SÀN FPMR (Xử lý nền - Bảo quản - Bảo dưỡng - Phục hồi)

Bước 1:

Bước 2:

Xử lý nền

Bảo quản

Bước 4:

Bước 3:

Phục hồi

Bảo dưỡng

Hình 2.1 Từ Saunders và Mazzoli, Quy trình chăm sóc sàn FPMR. (Được sử dụng với sự cho phép của các tác giả.)


23

Xử lý nền Những lớp phủ sàn không phải là vật dụng cố định mà thay vào đó cần định kỳ loại bỏ lớp phủ bề mặt cũ và phủ lớp mới lên. Saunders và Mazzoli liệt kê bốn lý do để loại bỏ lớp phủ hiện tại của sàn: 1. Khi có sự cố trên bề mặt sàn và dấu hiệu mài mòn ở những khu vực giao đang dần lộ ra thì lúc này lớp phủ và/hoặc miếng đệm sẽ bị mòn, và sàn trần sẽ bị lộ ra ngoài. 2. Bề mặt sàn bị bong tróc hoặc sứt mẻ do lớp phủ đã quá cũ. Điều này chủ yếu xảy ra khi không tuân thủ quy trình chà ướt. 3. Đôi lúc nhìn vào bề mặt sàn sẽ thấy xuất hiện các vùng tối rõ rệt. Điều này thường là do việc đánh bóng sàn nhà mà không lau ướt trước tạo nên các vết bụi bẩn sáng bóng! 4. Khi có vết ố do đổ tràn hoặc do không lấy đủ dung dịch tẩy rửa trong khi lau sàn.


24

Mục đích của việc cạo bỏ là loại bỏ cả lớp phủ sàn cũ và tất cả bụi bẩn bám trên đó. Phương pháp thực hiện như sau: Đầu tiên lau bụi sàn nhà để loại bỏ tất cả bụi bẩn; Sau đó, lấy hai cây lau nhà sạch và hai xô lau sạch và đổ nước nóng vào đầy một nửa xô; Thêm lượng dung dịch vào một trong các thùng; Căng dây các khu vực cần tước bỏ và đặt các biển cảnh báo tại các vị trí thích hợp; Đặt các tấm thảm ở lối ra vào khu vực cần tẩy để dung dịch tẩy không bị vương vãi ra các tầng khác; Đổ một lượng lớn dung dịch tẩy sơn lên một khu vực nhỏ trên sàn và để yên trong khoảng năm phút và đảm bảo không để dung dịch khô bởi nếu để khô, dung dịch tẩy rửa sẽ trộn cùng với lớp phủ cũ sẽ biến thành một hỗn hợp bột nhão màu xám bẩn và sẽ phải làm lại toàn bộ quy trình.


25

Sau năm phút, hãy bắt đầu chà dọc theo ván chân tường hoặc ở các góc bằng miếng chà và tiếp tục chà bằng máy đánh sàn bằng máy chà sàn màu đen hoặc miếng đệm. Ta nên đặt mức máy chạy từ 175 đến 350 vòng/phút thay vì sử dụng bộ đệm tốc độ cao. Trong quá trình sử dụng máy cần cẩn thận không làm văng dung dịch tẩy sơn lên tường. Ta di chuyển máy máy chà sàn theo đường thẳng dọc theo ván chân tường; sau đó chà từ bên này sang bên kia và lặp lại khi phủ xong một phần của sàn. Sau khi đã cọ rửa kỹ lưỡng khu vực này thì ta có thể lấy lớp phủ cũ có ra khỏi sàn nhà. Cách tốt nhất để lấy lớp phủ ra là sử dụng máy hút bụi khô/ướt, nhưng nếu không có sẵn những vật dụng này thì ta cần một thùng đựng. Ta có thể sử dụng cây lau nhà đã trải dung dịch xuống sàn trước đó để lấy đi dung dịch bẩn.


26

Sau khi đã cho lớp phủ vào thùng, ta cần rửa sạch cây lau nhà trong thùng và thay nước. Bước tiếp theo là rửa sạch hoàn toàn và làm khô sàn bằng cây lau nhà sạch và xả sạch nước nóng trong xô rửa, sau đó, lấy nước rửa bằng cây lau nhà, hoặc sử dụng máy hút khô/ướt để hút hết nước rửa trên sàn. Sau khi sàn khô, ta hãy kiểm tra xem có màng xám trên sàn hay không bằng cách chà tay lên sàn đã khô, nếu thấy có màng thì vẫn còn lớp phủ cũ trên sàn và lặp lại quy trình trước đó. Khi hoàn tất, người vệ sinh cần làm sạch tất cả các xô và vắt, rửa tất cả các đầu lau và rửa miếng đệm trên máy đánh sàn và tất cả các thiết bị khác đã sử dụng.


27

Giai đoạn thứ hai là phủ lớp phủ sàn hoặc lớp chống thấm bởi quá trình tước sàn không thể loại bỏ các lớp chống thấm này. Chất chống thấm bao gồm chất bịt kín dung môi có tính chất vĩnh cửu, thẩm thấu phù hợp với bề mặt bê tông, đá cẩm thạch, terrazzo hoặc các loại đá khác hoặc lại chất tẩy nhũ tương nước trên một số loại nhựa đường và sàn gạch. Trên thị trường ngày nay có khá nhiều loại lớp chống thấm/lớp phủ sàn, và nhiều loại trong số chúng hoạt động khá tốt. Tuy nhiên, đối với các sàn cũ, quỳ trình tiêu chuẩn là phun lớp chống thấm rồi mới đến lớp phủ. Lớp chống thấm/lớp phủ sàn có 03 mục đích chính: Đầu tiên, lớp này sẽ bảo vệ sàn nhà khỏi bị mài mòn và ố màu do giao thông, sự cố tràn vô ý và các hóa chất được sử dụng trong quá trình làm sạch;Thứ hai, lớp phủ cung cấp một bề mặt an toàn để đi lại, làm cho sàn chống trơn trượt hơn; Thứ ba, lớp phủ có tính thẩm mỹ cao sẽ làm cho sàn nhà sáng bóng giúp mang lại ấn tượng tích cực cho cả khách hàng và nhân viên. Ngày nay, từ thông dụng trong việc chăm sóc sàn nhà là “wet look” - độ bóng cực cao trên sàn gạch, gỗ và đá bởi sàn nhà ngày nay không chỉ cần đủ sạch sẽ mà còn phải sáng bóng. Thông thường, những người không quen sẽ lầm tưởng tiêu chuẩn “wet look” nhìn có vẻ nguy hiểm nhưng trên thực tế, những bề mặt sàn này thường ít trơn hơn bề mặt xỉn màu.


28

Hình 2.2 cho thấy danh sách các vật tư và thiết bị cần thiết để chống thấm/phủ sàn. Trong mọi tình huống thì ta cần kiểm tra sàn nhà và đảm bảo rằng sàn hoàn toàn khô ráo và sạch sẽ; sau đó, theo khuyến nghị của Hiệp hội Cung cấp Thiết bị Vệ sinh Quốc tế, ta nên lót thùng lau nhà bằng một lớp lót thùng rác bằng nhựa để tiết kiệm thời gian dọn dẹp.

Hình 2.2. Vật tư và thiết bị bịt kín sàn cần thiết. (Được sử dụng với sự cho phép của Hiệp hội cung cấp thiết bị vệ sinh quốc tế, Inc.)


29

Cây lau nhà bằng nylon sạch, dụng cụ bôi len cừu hoặc dụng cụ cơ học là những vật dụng được các chuyên gia khuyên dùng. Sau khi đã kiểm tra sàn, ta bắt đầu tiến hành phủ lớp phủ bên cạnh ván chân tường theo các nét nhẵn (xem Hình 2.2), sau đó dùng cây lau nhà quét lớp phủ cho khu vực trung tâm bằng các nét hình số tám. Ta nên quét thành nhiều lớp mỏng do các lớp phủ dày không tồn tại lâu và có thể làm bề mặt rất trơn, cho nên bốn lớp mỏng tốt hơn nhiều so với hai lớp dày. Chỉ sau khi lớp phủ thứ nhất đã khô thì ta mới tiến hành phủ lớp thứ hai, và tiếp tục quy trình này cho đến lớp phủ cuối cùng.

Để tránh lớp phủ tích tụ ở các góc và dọc theo ván chân tường, ta không sơn nhiều hơn hai lớp trong phạm vi 30cm tính từ tường. Cuối cùng, ta nên để sàn khô càng lâu càng tốt trước khi đánh bóng và không để có người qua lại trong thời gian này. Bảy mươi hai giờ là thời gian khô tối ưu cho hầu hết các lớp phủ sàn. Đánh bóng sàn cần thực hiện bằng máy đánh sàn có công suất lên tới 11/2 mã lực và quay ở tốc độ 175 đến 350 vòng / phút. Quá trình đánh bóng cũng cần tới một loại máy đánh sàn khác với ít trọng lượng hơn cho phép máy quay với tốc độ trên 1000 vòng/phút để tạo ra nhiều ma sát hơn giúp sàn có độ bóng cao.


30

Dù với bất kỳ loại máy nào thì thì ta nên đảm bảo tất cả các miếng đệm đều tuân thủ mã màu chung quốc tế. Các mà màu chung được tất cả các nhà sản xuất tấm lót để đảm bảo mỗi miếng đệm sẽ phù hợp cho từng công việc khác nhau như màu đen và nâu dành cho việc tước sàn, các miếng màu xanh lam và xanh lá cây để chà, màu đỏ để làm sạch bằng vòi phun và màu trắng để đánh bóng.

Sau khi hoàn thành quá trình hoàn thiện, ta nên rửa sách tất cả các thiết bị ngay lập tức. Toàn bộ các đầu lau đã rửa sạch phải được tách riêng theo đúng như mục đích sử dụng ban đầu và không được sử dụng cho bất kỳ công việc nào khác Khi sàn gạch hoặc terrazzo bắt đầu chuyển sang màu vàng là dấu hiệu của việc phủ quá nhiều lớp phủ sàn, và khi đó ta cần phải tước đi một hoặc hai lớp ra khỏi sàn để khôi phục lại độ bóng ban đầu. Hiện này trên thị trường đã cho ra mắt lớp phủ polyme mới không bị xỉn vàng như lớp phủ bằng sáp.


31

Bảo quản

Giai đoạn thứ hai của mô hình FPMR là bảo quản với ba kỹ thuật: quét/lau bụi, lau tại chỗ và sử dụng thảm trải sàn. Kỹ thuật quét bụi chỉ phù hợp với mặt sàn quá gồ ghề đến mức không thể lau bụi. Những cây chổi đẩy sẽ phù hợp cho những khu vực rộng lớn trong khi chổi ngô kiểu cũ là vật dụng tốt nhất khi vệ sinh tại các góc và không gian chật hẹp. Một người quét bụi có kinh nghiệm có thể phát triển nhịp điệu và “nảy” chổ để tránh làm phẳng các sợi lông. Lau bụi là kỹ thuật ưa thích giúp loại bỏ bụi, cát và sạn khỏi sàn nhà. Nếu ta không

loại bỏ những chất khỏi sàn hàng ngày, chúng sẽ làm trầy xước bề mặt của lớp phủ sàn, làm giảm độ bóng và cuối cùng sẽ thấm xuống sàn. Khi lau bụi, ta nên sử dụng cây lau bụi lớn nhất để đạt hiệu quả tối đa. Khi lau, hãy luôn giữ đầu lau trên sàn và không di chuyển đầu lau về phía sau và khi lau đến cuối hành lang, hãy xoay cây lau nhà xung quanh và quay trở lại lặp lại các thao tác trên. Người vệ sinh nên sử dụng gầu hót chuyên dụng để thu gom rác và dùng dao gạt để lại bỏ kẹo cao su.


32

Người dùng nên thường xuyên làm sạch cây lau nhà bằng cách hút bụi hoặc lắc cây lau nhà trong túi nhựa. Thời điểm xử lý cây lau nhà là khi kết thúc quá trình phủi bụi chứ không phải lúc mới bắt đầu để tránh cây lau nhà bị khô đi. Người vệ sinh không bao giờ nên sử dụng phương pháp xử lý lau bụi gốc dầu bởi lớp dầu có thể làm đổi màu sàn đá và khi đầu lau dính đầy bụi bẩn thì ta nên tháo đầu lau ra và rửa sạch. Khi hoàn tất công việc, người vệ sinh hãy treo cây lau nhà cách xa tường và không để cây lau trên sàn hoặc chạm vào bề mặt tường vì có thể để lại vết bẩn.

Lau tại chỗ là một kỹ thuật cần thiết để bảo quản bề mặt sàn. Chất lỏng và chất rắn đổ trên bề mặt sàn, nếu để lâu, có thể thấm vào lớp phủ và làm ố sàn và ngay cả axit từ nước ép trái cây cũng có thể tàn phá sàn nhà nếu không ngay lập tức làm sạch. Do vậy, ta nên nên chuẩn bị sẵn cây lau nhà và xô để xử lý những tai nạn này. Khi lau vết bẩn, người vệ sinh nên sử dụng nước lạnh để lớp phủ trên sàn không bị mềm ra.


33

Trừ khi cần thiết hoặc trong trường hợp chất bẩn đã bị khô trên sàn, người vệ sinh nên tránh sử dụng những chất tẩy rửa. Nếu cần sử dụng, ta hãy sử dụng chất tẩy rửa có độ pH trung tính không mài mòn, và pha loãng chất tẩy rửa đảm bảo có thể loại bỏ vết bẩn nhưng không gây hại cho lớp phủ. Việc trải thảm đi bộ là phương pháp bảo quản thứ ba. Mục đích của phương pháp này là ngăn không cho bụi bẩn và sạn bám trên bề mặt sàn từ các nguồn bên ngoài.

Có ba điều cần cân nhắc khi sử dụng thảm 1. Đảm bảo thảm đủ rộng để mọi người sẽ bước lên thảm ít nhất hai lần bằng cùng một chân; 2. Chọn một tấm thảm tương quan với loại đất đang được theo dõi trong khu vực; 3. Thay thảm bẩn. Một tấm thảm thấm đẫm bụi bẩn sẽ là nguồn gây ô nhiễm sàn hơn là cách chữa trị ô nhiễm đó.


34


35


36

Trước khi lau ẩm cho sàn thì cần đảm bảo đã lau bụi cho sàn, và sau khi đã lau bụi xong thì phải lắp ráp các thiết bị trong Hình 5.6. Tiếp theo đó, người vệ sinh pha thêm chất tẩy rửa trung tính hoặc có tính kiềm nhẹ vào nước lau nhà (có thể chọn loại nước tẩy rửa không cần xả hoặc ta sẽ phải cần rửa lại sàn sau khi sử dụng dung dịch tẩy rửa). Người vệ sinh tiếp tục nhúng cây lau nhà vào xô và vắt cho đến khi chỉ còn hơi ẩm và lau sàn theo mô hình tương tự trong quá trình lau ẩm sàn nhà. Khi dung dịch trong xô đã bị bẩn thì người vệ sinh nên tiến hành thay dung dịch. Với những vết bẩn cứng đầu, Người vệ sinh có thể sử dụng bàn chải hoặc máy đánh sàn để xử lý và có thể dùng chổi cao su để giúp sàn nhà khô nhanh hơn. Khi nhận thấy dung dịch văng lên tấm ốp chân tường thì cần lau sạch ngay lập tức.


37

Hình 2.3. Vật tư và thiết bị lau ẩm cần thiết. (Được sử dụng với sự cho phép của Hiệp hội cung cấp thiết bị vệ sinh quốc tế, Inc.)

Hình 2.4. Vật tư và thiết bị phun đánh bóng. (Được sử dụng với sự cho phép của Hiệp hội cung cấp thiết bị vệ sinh quốc tế, Inc.)


38

Đánh bóng, hoặc đánh bóng khô, sử dụng máy tốc độ cao tạo ra 300 vòng/ phút đến 1500 vòng/phút, tùy thuộc vào kiểu máy cụ thể. Máy này được vận hành theo đường thẳng chứ không phải là chuyển động từ bên này sang bên kia. Quà trình này cần tấm lót sàn màu trắng và ta nên thay chúng thường xuyên. Cũng giống như xịt phủ bóng, ta nên đánh bóng chồng lên các khu vực đã hoàn thiện trước đó để đảm bảo lớp phủ đồng nhất.


39

Như đã lưu ý trong phần “Xử lý nền”, Người vệ sinh cần làm sạch tất cả các thiết bị sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Quy trình xịt phun bóng có thể tiến hành tương tự như trong quy trình lau ẩm. Theo đó, ta sẽ phun dung dịch đánh bóng lên một phần của sàn và đánh bóng sàn bằng máy đánh sàn cùng miếng đệm màu đỏ theo chuyển động từ bên này sang bên kia cho đến khi sàn nhà bắt đầu sáng bóng và thay miếng đánh bóng khi bị bẩn. Hình 2.4 cho thấy danh sách các vật tư và thiết bị cần thiết để xịt phun bóng.


40

Phục hồi

Giai đoạn thứ tư trong mô hình FPMR là phục hồ bao gồm việc loại bỏ một hoặc nhiều lớp phủ cũ và phun lớp phủ mới. Bước đầu tiên là kết hợp nước mát với dung dịch tẩy rửa trung tính hoặc có tính kiềm nhẹ, sau đó đổ dung dịch này lên sàn và chà bằng máy chà sàn bằng miếng đệm màu đen. Ta nên di chuyển máy quanh sàn một lần để tránh làm ảnh hưởng tới lớp phủ và sử dụng nước mát thay vì nước nóng vì nước nóng sẽ làm mềm tất cả các lớp phủ. Sử dụng chổi ướt hoặc cây lau nhà để thấm các nước bẩn, và sau đó rửa sạch lại sàn nhà bằng cây lau nhà sạch và nước sạch. Sau khi sàn khô, ta tiếp đến sẽ phủ một hoặc hai lớp phủ và đánh bóng để có độ bóng mới. Trong phần tiếp theo, chúng tôi xem xét các loại sàn chính và các yêu cầu chăm sóc đặc biệt đối với từng loại sàn. Các kỹ thuật chăm sóc sàn sau đây chỉ là hướng dẫn chung cho các loại sàn cụ thể nên các chuyên gia khuyến nghị người đọc nên tuân theo các hướng dẫn cụ thể về vật tư và kỹ thuật làm sạch của nhà sản xuất.


41

Sàn nhà không đàn hồi

Sàn nhà không đàn hồi được đặc trưng bởi độ cứng để đảm bảo độ bền. Đối với loại sàn này, khi sử dụng sẽ không gây nên các vết lõm, tuy nhiên, chính độ cứng cũng là một nhược điểm lớn khi mà những người phải đứng trên sàn sẽ rất mệt mỏi.


42

Gạch Gạch thường không phải là một vật liệu để lát sàn cho nội thất, ngoại trừ trường hợp yêu cầu tạo nên không gian mộc mạc. Sàn gạch thường sẽ ở trạng thái và màu sắc tự nhiên không tráng men, nhưng đôi khi có thể phủ bóng và phủ chống thấm trong một số ứng dụng nội thất.


43

Gạch không tráng men được làm bằng vật liệu có độ xốp cao, và chúng tạo ra một loại sàn có độ bền cao, chống trơn trượt khá tốt, nhưng vữa được sử dụng giữa các viên gạch có thể xuống cấp nhanh chóng nếu không được bảo dưỡng đúng cách. Vữa xuống cấp và gạch rời có thể nhanh chóng trở thành mối nguy hiểm nghiêm trọng dẫn đến tai nạn trượt ngã.

Một lưu ý khác là không sử dụng gạch ở nơi có thể có vết dầu mỡ: Vì gạch không tráng men rất xốp, dầu mỡ tràn ra sẽ ngấm vào gạch và rất khó loại bỏ. Nếu sàn bị ướt, bề mặt gạch sẽ có hỗn hợp dầu và nước này, tạo nên bề mặt rất trơn.


44


45

QUY TRÌNH LÀM SẠCH. Sàn gạch tạo ra các vấn đề đặc biệt trong việc làm sạch.

Nếu gạch là loại gạch chống trơn được chế tạo đặc biệt sẽ khiến đầu bông lau bị sờn. Ngoài ra, gạch không tráng men có xu hướng trở nên rất bụi.

Phương pháp tốt nhất để làm sạch nền gạch là hút bụi bằng chổi và khi lau, sử dụng chổi lông kết hợp với máy hút khô/ướt.

PHỦ CHỐNG THẤM, PHỦ BÓNG, TƯỚC SÀN. Mặc dù không cần phủ chống

thấm bề mặt các viên gạch nhưng lớp vữa giữa các viên gạch rất cần được phủ chống thấm và bảo dưỡng thường xuyên. Người vệ sinh cần lựa ra chọn một chất chống thấm phù hợp.

Lớp phủ bóng chẳng hạn như sáp và acrylic thường không được áp dụng cho bề mặt gạch cho nên cũng không đặt ra yêu cầu tước sàn.


gạch men

Gạch đất nung

46


47

Giống như gạch, gốm và gạch đất nung được làm từ đất sét nung trong lò nung. Tuy nhiên, gạch gốm khác với gạch ở chỗ mỗi một lớp chỉ dành cho một mặt của gạch và gạch sau đó được nung trong lò nung để tạo ra một bề mặt gần như hoàn toàn không thấm đất và chất lỏng. Gạch đất nung, thường có kích thước 15cm2, chúng có màu tự nhiên là màu nâu đỏ và không có lớp tráng men. Người ta thường sử dụng đất nung trong các ứng dụng sàn nhà bếp vì bề mặt của chúng thường nhám giúp chống trơn trượt trong điều kiện nhiều dầu mỡ.

Loại gạch này cũng có thể nằm trong phân loại là “sàn không đàn hồi”, và vì không có khả năng “hấp thu lực” nên người dùng cần phải cẩn thận để không làm rơi các vật nặng, cứng trên sàn có thể làm rỗ hoặc nứt bề mặt.


48

Gạch men có vô số màu sắc và có bề mặt mờ hoặc bóng. Ta cần phải cẩn thận khi lựa chọn gạch men vì một số màu đồng nhất sẽ dễ dàng bị bẩn. Gạch gốm cũng xuất hiện trên các bức tường và mặt bàn, cũng như trên sàn nội thất và ngoại thất. Hình 5.8 là một ví dụ về gạch men nhập khẩu được sử dụng để tạo khảm ở khu vực công cộng nhằm tạo hiệu ứng đặc biệt. Cuối cùng, đây là một lưu ý thận trọng liên quan đến gạch men và việc sử dụng nó trên một số loại sàn: Trừ khi sử dụng bề mặt chống trơn trượt đặc biệt, bề mặt gạch ướt, nhờn hoặc đóng băng sẽ tạo nên bề mặt sàn rất nguy hiểm.


49

QUY TRÌNH LÀM SẠCH. Gạch phải được làm sạch thường xuyên để loại bỏ bụi và sạn có thể làm hỏng lớp men trên gạch. Các quy trình làm sạch có thể bao gồm lau bụi, lau ẩm và chà nhẹ khi cần. Không nên sử dụng đầu lau bông trên gạch có bề mặt chống trơn trượt, vì những bề mặt này sẽ nhanh chóng làm rách đầu lau truyền thống. Việc cọ rửa nên được thực hiện bằng bàn chải và nước nên được hút bằng máy hút khô/ướt. PHỦ CHỐNG THẤM, PHỦ BÓNG VÀ TƯỚC SÀN

. Không cần phủ

chống thấm gạch vì đã có bề mặt chống trầy xước và chống bám bẩn; tuy nhiên, vữa giữa các viên gạch cần phải được phủ chống thấm bằng keo chà ron gạch men. Thường không có lớp phủ cho gạch men nên tước sàn không phải là vấn đề đáng lo ngại.


50

Bê tông


51

Trước khi khi sử dụng sàn bê tông, người ta không đặt vấn để thẩm mỹ lên đầu mà thay vào đó là những lợi ích sử dụng của loại sàn này. Sàn bê tông gồm hỗn hợp xi măng, đá và cát trộn với hình thành nên một vật liệu giống như đá. Ngày nay, hành lanh trong khách sạn và bến cảnh người ta cũng sử dụng sàn bê tông, thậm chí còn dùng thuốc nhuộm để làm cho những miếng bê tông trông giống như ngói, đá, gạch và thậm chí cả gỗ. Để làm mới các bề mặt bê tông cũ trơn nhẵn, người ta sẽ dùng lớp phủ bê tông và lớp phủ epoxy. Bê tông thẩm mỹ đang nhanh chóng trở thành vật liệu ưa thích cho sàn tại các trung tâm thương mại, ngay cả trung tâm mua sắm Forum Shops tại Caesar’s Palace ở Las Vegas cũng sử sàn bê tông thẩm mỹ.

Hình 2.5 Sàn nhà của Nhạc viện Bellagio đẹp như những vườn hoa thực sự chỉ cách đó vài bước chân. (Ảnh do Bellagio, MGM Mirage, Las Vegas, Nevada cung cấp.)


52

QUY TRÌNH LÀM SẠCH Các quy trình

làm sạch có thể áp dụng sàn bê tông bao gồm từ lau bụi hàng ngày, lau ẩm, chà mạnh để loại bỏ dầu mỡ và đất. Vì bê tông, và đặc biệt là bê tông không phủ chống thấm, có đặc tính rất xốp nên phải ngay lập tức làm sạch chất lỏng tràn ra trước khi ngấm vào bê tông.


53

PHỦ CHỐNG THẤM, PHỦ BÓNG VÀ TƯỚC SÀN. Bê tông bắt buộc phải

được phủ chống thấm bởi nếu không sàn sẽ liên tục bị bám bụi và hấp thụ bụi bẩn cũng như chất lỏng. Lớp phủ trên bề mặt bê tông phải là lớp phủ thấm nước để giúp hơi ẩm và axit bay hơi khỏi bề mặt bê tông. Nếu sử dụng chất bịt kín không thấm nước, hơi ẩm và axit sẽ bị giữ lại trên bề mặt và khi axit và độ ẩm bắt đầu tập trung, bề mặt của bê tông sẽ bắt đầu phân hủy.

Ta cần phải vệ sinh sạch sẽ bề mặt bê tông trước khi thi công lớp phủ và nếu bê tông còn mới thì phải sử dụng lớp phủ đặc biệt. Lớp phủ khi sử dụng cho sàn bê tông phải tương thích với sàn xốp và lớp thấm nước. Người dùng nên tránh sử dụng lớp phủ màu và sơn vì một khi chúng bắt đầu bị mòn, chúng sẽ trở nên khó coi và gần như không thể sửa. Tuy nhiên, trên những bề mặt sàn đã được xử lý, chất trám epoxy và sơn có thể được sử dụng để giúp làm giảm tác động của mài mòn nặng. Các lớp phủ có thể được đánh bóng bằng máy sàn quay. Tẩy lớp phủ trên sàn bê tông thường yêu cầu chất tẩy kiềm đã được pha loãng đúng cách với nước. Dung dịch tước sau đó được áp dụng cho bề mặt sàn bằng máy sàn quay với miếng mài mòn. Sau khi loại bỏ chất trám cũ và trước khi sử dụng chất trám mới, sàn thường được xử lý bằng dung dịch axit đặc biệt sẽ “ăn mòn” bề mặt sàn, mang lại độ bám dính cao hơn cho chất trám mới.



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.