MỤC LỤC
1. Hợp đồng và các điều khoản trong hợp đồng
2. Các loại điều khoản trong hợp đồng
2.1.Điềukhoảnvềđiềukiện(Conditions)
2.2.Điềukhoảnbảođảm(Warranties)
2.3.Điềukhoảntuỳnghi(Innominateterms)
3. Sự tham khảo quy chế và xem xét của Toà án khi xác định loại điều khoản
3.1.Thamkhảoquychế
3.2.Xemxétcácđiềukhoảncủacáctòaán
3.3.ĐiềukhoảntuỳnghitheocáchtiếpcậncủaÁnlệHongKongFir(1962)
4. Những tranh luận xung quanh
Danh mục tài liệu tham khảo
Hợp đồng là một trong những phương tiện quan trọng, chủ yếu để cá nhân, tổ chức trao đổi lợi ích, các sản phẩm, dịch vụ với nhau. Hợp đồng cũng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình vận hành của nền kinh tế, vì nó là hình thức pháp lý cơ bản của sự trao đổi hàng hóa trong xã hội, một phương thức quan trọng để tổ chức đời sống chung và thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.
LEGAL REVIEW 06
Trong hầu hết các bộ luật cổ điển, hợp đồng chiếm một vị trí trung tâm và được chế định với dung lượng lớn nhất so với các chế định khác do vai trò trung tâm của nó đối với trật tự thị trường. Các quy định về hợp đồng luôn luôn chiếm đa phần trong các đạo luật ở Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. Ngày nay, chế định hợp đồng nói chung và những vấn đề về điều khoản của hợp đồng trở thành một chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật hợp đồng của các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, đã có nhiều nghiên cứu, phân tích về chế định hợp đồng, đặc biệt là các loại điều khoản trong hợp đồng.
LEGAL REVIEW 07
01. LEGAL REVIEW 08
Hợp đồng và các điều khoản
TRONG HỢP ĐỒNG
LEGAL REVIEW
LEGAL REVIEW 09
Điều khoản là đơn vị cơ bản trong văn bản pháp luật, hợp đồng, điều lệ. Điều khoản trong các văn bản pháp luật thường được sử dụng để chỉ một bộ phận chính cơ bản cấu thành của văn bản pháp luật.
Ví dụ: Điều 4 Luật Nhà ở năm 2014 quy định về Quyền có chỗ ở và quyền sở hữu nhà ở: “Hộ gia đình, cá nhân có quyền có chỗ ở thông qua việc đầu tư xây dựng, mua, thuê, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi, mượn, ở nhờ, quản lý nhà ở theo ủy quyền và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này có quyền sở hữu đối với nhà ở đó theo quy định của Luật này.”
Trong một văn bản pháp luật thường có một số chương, trong mỗi chương có các điều khoản.
LEGAL REVIEW 10
Hợp đồng:
● Là một giao dịch mà trong đó các bên tự trao đổi ý chí với nhau nhằm đi đến sự thỏa thuận cùng nhau làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định. Dưới góc độ pháp lý thì hợp đồng được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (theo Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015).
● Một bộ phận các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình dịch chuyển các lợi ích vật chất giữa các chủ thể với nhau.
LEGAL REVIEW 11
Cần phân biệt thuật ngữ “hợp đồng dân sự”
với thuật ngữ “pháp luật về hợp đồng dân sự”. Đây là hai khái niệm không đồng nhất với nhau.
Hợp đồng dân sự theo nghĩa chủ quan là quan hệ xã hội được hình thành từ sự thỏa thuận của các bên để để thỏa mãn nhu cầu trao đổi trong giao lưu dân sự. Còn pháp luật
về hợp đồng dân sự (nghĩa khách quan) là
sự thừa nhận và yêu cầu của Nhà nước đối với các giao lưu dân sự đó.
LEGAL REVIEW 12
Điều khoản trong hợp đồng là một quy định cụ thể trong hợp đồng mà các bên thoả thuận, ví dụ: Điều khoản về thời hạn giao nhận hàng hoá trong hợp đồng mua bán. Điều khoản trên thực tế thường được dùng trong văn bản (hoặc trong hợp đồng) cụ thể với thuật ngữ ngắn gọn hơn là “Điều”.
Thông thường, các điều khoản hợp đồng có thể phân chia thành ba loại: Conditions (Điều kiện), Warranties (Bảo đảm) và Innominate terms (Điều khoản tuỳ nghi). Bằng cách phân loại các điều khoản trong hợp đồng, chúng ta có thể xác định các biện pháp khắc phục khi một trong hai bên vi phạm hợp đồng.
LEGAL REVIEW 13
02.
Các loại điều khoản TRONG HỢP ĐỒNG
LEGAL REVIEW 14
LEGAL REVIEW 15
2.1. ĐIỀU KHOẢN VỀ ĐIỀU KIỆN (CONDITIONS)
“Conditions” hay Điều khoản về điều kiện là những điều khoản không thể thiếu được đối với mỗi loại hợp đồng. Nếu không thỏa thuận được những điều khoản đó thì hợp đồng không thể giao kết được. Những điều khoản cơ bản được xem là sườn đề cập đến đối tượng giao kết của hợp đồng, xác định nội dung chủ yếu của hợp đồng. Điều khoản cơ bản có thể do tính chất của từng loại hợp đồng quyết định hoặc do pháp luật quy định.
LEGAL REVIEW 16
Điều khoản về điều kiện có thể do tính chất của từng loại hợp đồng sẽ khác nhau hoặc do pháp luật quy định. Tùy theo từng loại hợp đồng mà điều khoản có thể là đối tượng, giá cả, địa điểm. Những điều khoản này sẽ là điều khoản cơ bản, nếu không thỏa thuận tới thì sẽ không thể hình thành hợp đồng. Ví dụ trong hợp đồng đặt cọc, những nội dung cơ bản được đề cập bao gồm: người đặt cọc và người nhận đặt cọc; số tiền đặt cọc. Bên cạnh đó, có những điều khoản không phải là điều khoản cơ bản nhưng các bên thấy cần phải thỏa thuận được điều khoản đó mới giao kết hợp đồng thì những điều khoản này cũng là điều khoản về điều kiện của hợp đồng sẽ giao kết.
LEGAL REVIEW 17
Án lệ Poussard v Spiers and Pond (1876)
Tình huống: Nguyên đơn (Poussard) là một ca sĩ opera. Cô đã ký hợp đồng với bị cáo để hoạt động với tư cách là một ca sĩ trong thời hạn ba tháng và phải tuân thủ một số điều kiện nhất định, chẳng hạn như nguyên đơn sẽ nhận mức lương 11 bảng Anh mỗi tuần, bắt đầu “vào hoặc khoảng” ngày 14/11, hay tùy chọn tham gia vào các dịch vụ của Nguyên đơn trong ba tháng nữa với mức lương không quá 14 bảng Anh mỗi tuần.
LEGAL REVIEW 18
LEGAL REVIEW 19
Tuy nhiên, buổi biểu diễn ra mắt sau đó bị trì hoãn, dời tới ngày 28/11 thay vì ngày 14 như kế hoạch ban đầu và Nguyên đơn không phản đối. Nhưng Poussard lại bị ốm ngay trước khi vở opera bắt đầu và không thể hát trong ba ngày đầu tiên. Spiers and Pond cũng vì vậy mà thuê một ca sĩ khác làm bản cover. Sau khi Nguyên đơn khỏe lại, cô ấy muốn đảm nhận vị trí của mình trong buổi biểu diễn nhưng bị Bị đơn từ chối. Ông Poussard sau thay mặt vợ tuyên bố cô bị sa thải oan.
LEGAL REVIEW 20
Tại phiên tòa xét xử, Bồi thẩm đoàn đã ủng hộ bị cáo và yêu cầu nguyên đơn bồi thường 83 bảng Anh do việc thuê người thay thế cô ấy là hợp lý. Nguyên đơn đã kháng cáo. Vấn đề trong trường hợp này là liệu việc Nguyên đơn (Poussard) không đến thực hiện công việc ngày đầu tiên có phải là vi phạm một điều kiện của hợp đồng hay không? Bồi thẩm đoàn cho rằng việc không xuất hiện đồng nghĩa với việc vi phạm một điều kiện của hợp đồng vì điều này đã ăn sâu vào gốc rễ của nó và do đó Spiers and Pond có quyền hủy bỏ hợp đồng.
LEGAL REVIEW 21
2.2. ĐIỀU KHOẢN BẢO ĐẢM (WARRANTIES)
“Warranties” hay điều khoản bảo đảm là những điều khoản được pháp luật quy định trước. Nếu khi giao kết hợp đồng, các bên không thỏa thuận những điều khoản này thì vẫn coi như hai bên đã mặc nhiên thỏa thuận và được thực hiện như pháp luật đã quy định.
Khác với điều khoản về điều kiện, điều khoản bảo đảm không làm ảnh hưởng tới quá trình giao kết hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận mà không cần ghi vào văn bản hợp đồng những điều khoản pháp luật quy định nhưng vẫn phải thực hiện. Vì vậy nếu có tranh chấp những nội dung này thì quy định của pháp luật sẽ là căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.
LEGAL REVIEW 22
Ví dụ: Địa điểm giao tài sản động sản các bên không cần thỏa thuận, tuy nhiên pháp luật vẫn quy định địa điểm giao hàng là nơi cư trú của người mua nếu người mua đã trả tiền và trong hợp đồng các bên không thỏa thuận về địa điểm giao tài sản; hay trong hợp đồng đặt cọc những điều khoản quy định về thời gian đặt cọc, thỏa thuận bồi thường trong trường hợp vi phạm đặt cọc là điều khoản bảo đảm.
LEGAL REVIEW 23
Án lệ Bettini v Gye (1876)
Tình huống: Nguyên đơn, Alessandro Bettini (giọng nam cao) đã ký một thỏa thuận với bị đơn, Frederick Gye.
LEGAL REVIEW 24
Các điều khoản của thỏa thuận bao gồm:
● Bettini sẽ không biểu diễn tại bất kỳ địa điểm nào trong phạm vi 50 dặm từ Luân Đôn ngoại trừ Nhà hát Opera Hoàng gia Ý Covent Garden (nay là Nhà hát opera Hoàng gia) trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/1875
đến ngày 1/12/1875
● Từ ngày 30/3/1875 đến ngày 13/7/1875, Bettini sẽ biểu diễn cho Gye để đổi lấy 150 bảng Anh mỗi tháng
LEGAL REVIEW 25
Bên cạnh đó, Bettini cũng được yêu cầu phải có mặt ở Luân Đôn 6 ngày trước buổi diễn tập. Tuy nhiên, thời điểm anh đến nơi chỉ còn hai ngày trước khi buổi biểu diễn bắt đầu và Gye từ chối để Bettini lên sân khấu tại vở opera của mình. Vấn đề nảy sinh trong trường hợp này là liệu yêu cầu phải có mặt ở Luân Đôn 6 ngày trước khi bắt đầu diễn tập có phải một điều kiện của hợp đồng hay không và do đó, liệu Gye có thể hủy bỏ hợp đồng trên cơ sở vi phạm điều khoản đó hay không.
LEGAL REVIEW 26
Blackburn J - luật sư, thẩm phán người Anh, cho rằng yêu cầu này không phải một điều kiện mà thay vào đó là một sự bảo đảm, nghĩa là Gye không thể chấm dứt hợp đồng trên cơ sở đó. Việc vi phạm bảo đảm hay cam kết không mang ý nghĩa từ chối hợp đồng và Gye phải bồi thường thiệt hại.
Vì vậy, làm thế nào để các tòa án quyết định xem một điều khoản là một điều kiện hoặc bảo đảm?
LEGAL REVIEW 27
Một số cách tiếp cận có thể đưa ra như sau: Tòa án có thể sử dụng cách tiếp cận truyền thống, xem xét thuật ngữ để quyết định nếu vấn đề đi đến gốc rễ theo phân tích của Blackburn J trong Poussard v Spiers and Pond, nếu đó là một loại thuật ngữ phù hợp với loại phân tích này.
LEGAL REVIEW 28
● Các bên có thể đã ấn định các điều khoản ngay từ đầu - mặc dù đây là không nhất thiết phải kết luận.
● Các điều khoản có thể là một loại, thường là trong hợp đồng tiêu dùng, cho quy định nào được thực hiện trong luật.
● Tòa án có thể xem xét bức tranh tổng thể mà hợp đồng thể hiện và đưa ra quyết định dựa trên hậu quả của hành vi vi phạm.
● Có thể có quá trình đàm phán, thương thảo giữa các bên.
● Có thể sử dụng cách tiếp cận ở Hong Kong Fir (sẽ được trình bày trong bài nghiên cứu).
LEGAL REVIEW 29
2.3. ĐIỀU KHOẢN TUỲ NGHI (INNOMINATE TERMS)
Điều khoản tùy nghi là điều khoản phải thỏa thuận vì tính chất của hợp đồng và những điều khoản mà pháp luật đã quy định trước. Đây là những
điều khoản các bên tham gia giao kết hợp đồng tự ý lựa chọn và thỏa thuận với nhau để xác định quyền cũng như nghĩa vụ dân sự. Khi tiến hành giao kết hợp đồng các bên còn có thể thỏa thuận
để cụ thể thêm một số điều khoản khác nhằm làm cho nội dung của hợp đồng được đầy đủ, hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.
LEGAL REVIEW 30
Thông qua điều khoản tùy nghi, bên có nghĩa vụ được phép lựa chọn một trong những cách thức nhất định để thực hiện hợp đồng sao cho thuận lợi mà vẫn bảo đảm được quyền yêu cầu của bên kia. Như vậy, một điều khoản trong nội dung hợp đồng có thể là điều khoản về: điều kiện, điều khoản bảo đảm, điều khoản tùy nghi, chẳng hạn địa điểm giao vật - trong hợp đồng mua bán tài sản sẽ là điều khoản về điều kiện nếu lúc giao kết các bên đã thỏa thuận điều khoản cụ thể về nơi giao vật, ngược lại nó là điều khoản bảo đảm nếu các bên không thỏa thuận mà mặc nhiên thừa nhận và thực hiện theo quy định của pháp luật. Mặt khác điểm trong hợp đồng mua bán sẽ là điều khoản tùy nghi nếu các bên đã thỏa thuận cho phép bên được lựa chọn một trong nhiều nơi để thực hiện nghĩa vụ giao vật.
LEGAL REVIEW 31
Dựa vào tính chất của các điều khoản tùy nghi người ta còn có thể phân chúng thành hai loại khác nhau: tùy nghi ngoài pháp luật và tùy nghi khác pháp luật. Điều khoản tùy nghi do các bên xây dựng trên cơ sở tự thỏa thuận với nhau khi chưa có quy định của pháp luật hoặc có quy định nhưng được các bên thỏa thuận lại để vận dụng linh hoạt vào từng hoàn cảnh thực tế mà không trái pháp luật. Pháp luật không bắt buộc phải có điều khoản tùy nghi trong bản hợp đồng nhưng trên thực tế một bản hợp đồng có càng nhiều điểu khoản tùy nghi thì nội dung của nó càng cụ thể, chi tiết, càng dễ dàng thực hiện và khi có tranh chấp thì càng có cơ sở rõ ràng để giải quyết.
LEGAL REVIEW 32
Ví dụ: Điều khoản về phạt hợp đồng, điều khoản về bất khả kháng, điều khoản về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và các thỏa thuận khác giữa hai bên v.v…Tùytừngmụcđíchmong muốn đạt được mà chủ thể giao kết hợp đồng sửdụngcácđiềukhoảncácloạiđiềukhoảntrên sao cho hợp lý.
Khi có bất kỳ tranh chấp nào phát sinh về hợp đồng, tòa án rất coi trọng ý định ban đầu của các bên, nếu điều này rõ ràng. Điều này được thấy trong Án lệ Parham v F Parham Ltd (2006) trong đó từ ngữ của một hợp đồng lao động đã
được đưa ra ý nghĩa thông thường và tự nhiên do các bên quy định, mặc dù điều này liên quan
đến việc tăng lương cho một nhân viên từ 10.000
bảng Anh đến 410.005,88 bảng Anh. Có thể lập
luận rằng một cách tiếp cận tương tự nên được thựchiệnđốivớituyênbốcủacácbênliênquan
khi các điều khoản của hợp đồng là điều kiện hoặc bảo đảm.
Trường hợp sau đây cho thấy rằng ngay cả khi một thuật ngữ được tuyên bố là một điều kiện hoặc bảo đảm thì việc sử dụng các biểu thức
này không phải là kết luận và không ngăn cản
tòa án xem xét tầm quan trọng tương đối của các điều khoản.
LEGAL REVIEW 33
Án lệ L Schuler AG v Wickman Machine Tool Sales Ltd (1973)
Tình huống: Schuler là một công ty sản xuất các loại công cụ. Họ đã ký hợp đồng với Wickman, bên độc quyền bán các sản phẩm của Schuler
ở Anh. Hợp đồng có một điều khoản quy định rằng Wickman phải cử nhân viên bán hàng đến từng công ty sản xuất ô tô theo danh sách cụ thể hàng tuần. Theo đó, nếu làm đúng theo yêu cầu, Wickman sẽ phải tới những công ty nói trên 1400 lần trong hợp đồng 4 năm rưỡi nhưng họ đã không tuân thủ yêu cầu này (Schuler lập luận đây là một điều kiện đã được nêu rõ tại Điều 7b).
LEGAL REVIEW 34
Ban đầu, khi Wickman không đến các công ty sản xuất ô tô, Schuler đã từ bỏ điều kiện này trong một thời gian ngắn, nhưng sau đó khi nhân viên bán hàng bắt đầu tới theo danh sách, họ lại cảm thấy không hài lòng vì yêu cầu trước đó không được thực hiện nghiêm túc. Trên cơ sở đó, Schuler đã chấm dứt hợp đồng với lý do vi phạm điều kiện nhưng Wickman lại cho rằng Schuler đã chấm dứt hợp đồng một cách sai trái.
LEGAL REVIEW 35
Vấn đề trong vụ kiện này là liệu việc một điều khoản trong hợp đồng được gọi là “điều kiện” có phải quyết định cuối cùng hay không và liệu nó có thể được hiểu theo nghĩa khác khi đọc cũng như giải thích đầy đủ hợp đồng hay không.
Các tòa án cho rằng Khoản 7b là một bảo đảm chứ không phải là một điều kiện và việc chỉ gọi một điều khoản là một điều kiện không nhất thiết phải như vậy. Do đó Schuler không có quyền chấmdứthợpđồngmàkhôngthôngbáovàchophépWickman khắc phục tình hình.
LEGAL REVIEW 36
LEGAL REVIEW 37
Sự tham khảo QUY CHẾ VÀ XEM XÉT của Toà án khi xác định LOẠI ĐIỀU KHOẢN
LEGAL REVIEW 38
03.
LEGAL REVIEW 39
3.1. THAM KHẢO QUY CHẾ
Quy chế/Văn bản quy phạm pháp luật là các tài liệu pháp lý được ban hành bởi cơ quan nhà nước hoặc tổ chức có thẩm quyền và có giá trị pháp lý, có tác dụng điều chỉnh và quản lý các hoạt động trong xã hội. Những văn bản này bao gồm các luật, nghị định, quyết định, thông tư, chỉ thị và các quy chế, điều lệ của các tổ chức, doanh nghiệp. Chúng có tác dụng ràng buộc pháp lý đối với tất cả các cá nhân, tổ chức có liên quan và phải được tuân thủ theo quy định của pháp luật. Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
LEGAL REVIEW 40
Để đảm bảo tính minh bạch, công bằng và chính xác trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật, tham khảo quy chế và các văn bản quy phạm pháp luật là một trong những cách hiệu quả để xác định loại điều khoản trong hợp đồng. Thông qua việc tham khảo các quy định pháp luật, người dân, doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý có thể hiểu rõ và chính xác về các quy định, điều kiện và trách nhiệm pháp lý mà họ phải tuân thủ trong hoạt động kinh doanh và sinh hoạt hàng ngày. Điều này cũng giúp tránh được những tranh chấp pháp lý do sự hiểu sai hoặc áp dụng sai các quy định pháp luật.
LEGAL REVIEW 41
Ngoài ra, tham khảo các quy chế và văn bản quy phạm pháp luật cũng giúp người đọc có được một cái nhìn tổng quan về hệ thống pháp luật và quy trình giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật. Điều này đóng góp vào việc nâng cao kiến thức và nhận thức về luật pháp và quyền lợi của mình.
Ví dụ tại Anh, Quốc hội có quan điểm bảo vệ người tiêu dùng rõ ràng phần lớn do người dân không nhận thức được sự cần thiết của việc bảo vệ quyền
lợi cho đến khi có vấn đề phát sinh. Do đó, nhiều luật bảo vệ người tiêu dùng đã được thông qua như Luật Bảo vệ Người tiêu dùng 1987, Luật An toàn sản phẩm 1994, Luật Thương mại điện tử 2002 và Luật Bảo vệ dữ liệu 2018. Các luật này cung cấp cho người tiêu dùng những quyền lợi và bảo vệ pháp lý cần thiết để đảm bảo họ không bị lừa đảo hoặc bị thiệt hại trong quá trình mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ.
LEGAL REVIEW 42
Chi tiết hơn, tại Mục 15 - Đạo luật Bán hàng hóa năm 1979 (như sửa đổi) đưa ra quy định khi một hợp đồng mua bán hàng hóa theo mẫu (sale by sample) được ký kết, sẽ có một điều kiện được ngầm định là “hàng loạt sản phẩm sẽ tương ứng với mẫu về chất lượng”. Ở trường hợp này, điều khoản được Quốc hội Anh xác định là điều kiện bắt buộc và không thể thỏa thuận để loại bỏ. Điều này có nghĩa là nếu điều kiện này phù hợp, nó sẽ được tự động bao gồm vào các hợp đồng tiêu dùng.
LEGAL REVIEW 43
3.2. XEM XÉT CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA CÁC TÒA ÁN
Nếu các quy chế không được áp dụng và những điều khoản không được phân loại trong một hợp đồng bởi các bên ngay từ đầu, các vấn đề sẽ được giải quyết bằng cách so sánh với các trường hợp khác.
LEGAL REVIEW 44
LEGAL REVIEW 45
Án lệ Maredelanto Compania Naviera SA v Bergbau-Handel GmbH (1970)
Một con tàu được thuê vào tháng 5/1965 để thực hiện hành trình
từ Bắc Việt Nam đến Hamburg. Có một điều khoản trong hợp đồng thuê tàu (văn bản thỏa thuận) rằng con tàu sẽ sẵn sàng bốc hàng vào ngày 1/7/1965. Vào ngày này, con tàu ở Thái Bình Dương và không thể đáp ứng thời hạn.
Rõ ràng là có vi phạm, nhưng vi phạm là gì?
Người ta cho rằng đây là vi phạm điều kiện. Trong hợp đồng thuê tàu, chủ tàu và người thuê tàu gặp nhau trên cơ sở bình đẳng. Họ
hoặc luật sư của họ tìm kiếm một nền tảng vững chắc trên nguyên tắc để làm việc, và cần các quy tắc nhất định.
Biện pháp khắc phục này có thỏa đáng cho người thuê không?
Rõ ràng là có vi phạm, nhưng vi phạm là gì?
Biện pháp khắc phục này có thỏa đáng cho người thuê không?
LEGAL REVIEW 46
Nếu phát hiện chủ sở hữu vi phạm bảo đảm, hợp đồng sẽ chấm dứt và phải bồi thường thiệt hại nhưng vẫn sẽ khiến người thuê gặp bất lợi vì cuối cùng anh ta không có tàu để vận chuyển hàng hóa. Nhưng khi tìm ra chủ sở hữu vi phạm một điều kiện sẽ cho phép người thuê từ chối, hoặc thoát khỏi thỏa thuận để thuê một con tàu khác.
Đôi khi tòa án sẽ xác định rằng các bên không chỉ gặp nhau trên cơ sở ngang bằng, mà họ đã thương thảo với nhau trước đó, hoạt động trong cùng lĩnh vực thương mại hoặc chuyên môn. Trong tình huống này, có khả năng các bên biết rõ những điều khoản nào quan trọng hơn từ đầu.
LEGAL REVIEW 47
3.3. ĐIỀU KHOẢN TUỲ NGHI THEO CÁCH TIẾP CẬN
CỦA ÁN LỆ HONG KONG FIR (1962)
Có thể đánh giá các điều khoản quan trọng là điều kiện và những điều khoản ít quan trọng hơn bảo đảm được gọi là điều khoản tuỳ nghi dựa trên sự thoả thuận của các bên khi giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, các điều khoản tuỳ nghi có tầm quan trọng đặc biệt khi một thuật ngữ không rõ ràng cho đến khi nó bị vi phạm. Điều này thường áp dụng cho một thuật ngữ nghĩa rộng, chẳng hạn như khẳng định rằng một vật thể ở trong “tình trạng tốt”. Tuy nhiên, lĩnh vực luật ở các quốc gia trên thế giới vẫn đang trong quá trình phát triển và án lệ sẽ làm rõ chính xác phương pháp này hoạt động như thế nào trên thực tế. Vấn đề nảy sinh trong trường hợp hàng đầu sau đây.
LEGAL REVIEW 48
LEGAL REVIEW 49
Án lệ Hong Kong Fir Shipping Co Ltd v Kawasaki Kisen Kaisha Ltd (1962)
Án lệ Hong Kong Fir Shipping Co Ltd v Kawasaki Kisen Kaisha Ltd (The Hong Kong Fir) là một trong những án lệ nổi tiếng trong lĩnh vực hợp đồng vận chuyển biển.
Chủ tàu giao tàu Hong Kong cho người thuê trong thời hạn 24 tháng. Khoản 1 của hợp đồng buộc chủ sở hữu phải giao tàu “có khả năng đi biển” và Khoản 3 còn buộc họ phải duy trì khả năng đi biển cũng như tình trạng tốt của con tàu. Khi giao hàng lần đầu, máy móc của tàu được mô tả là ở “tình trạng tương đối tốt”, tuy nhiên cần phải bảo trì liên tục do đã cũ. Kỹ sư trưởng của chủ tàu làm việc không hiệu quả và không đủ năng lực khiến con tàu bị hỏng hóc và chậm trễ nhiều lần. Người thuê tàu từ chối hợp đồng, cáo buộc vi phạm nghĩa vụ giao và bảo dưỡng tàu.
LEGAL REVIEW 50
Các câu hỏi đặt ra là:
(1) Liệu nghĩa vụ đảm bảo tàu đủ khả năng đi biển có phải là điều kiện của hợp đồng hay không, nếu vi phạm điều kiện đó thì một bên có quyền từ chối;
(2) Liệu hành vi vi phạm có gây ra sự chậm trễ ở mức độ đủ để người thuê tàu có quyền coi hợp đồng là bị từ chối hay không.
LEGAL REVIEW 51
QUYẾT ĐỊNH/KẾT QUẢ:
Thứ nhất, Tòa án cho rằng để giải thích liệu một điều khoản hợp đồng có tạo thành điều kiện tiên quyết hay không, việc vi phạm điều khoản đó cho phép từ chối hoặc điều khoản tuỳ nghi, việc vi phạm điều khoản đó dẫn đến thiệt hại, phụ thuộc vào việc đánh giá toàn diện các tình huống xung quanh hợp đồng trong việc xác định ý định của các bên trong việc xử lý điều khoản. Trên thực tế, Tòa án cho rằng điều khoản về khả năng đi biển và bảo trì không được coi là cơ bản để trở thành một điều kiện của hợp đồng, mà là một điều khoản cho phép bồi thường thiệt hại.
LEGAL REVIEW 52
Thứ hai, Tòa án cho rằng một bên vô tội không thể coi hợp đồng là bị từ chối do chậm trễ, tuy nhiên đáng kể, nếu vi phạm không phải là sự thất vọng của hợp đồng khiến cho việc thực hiện hợp đồng là không thể. Trên thực tế, sự chậm trễ, mặc dù nghiêm trọng và lặp đi lặp lại, không dẫn đến sự thất vọng về hợp đồng dẫn đến việc từ chối hợp đồng, mà chỉ đơn thuần là một hành vi vi phạm cho phép bồi thường thiệt hại.
LEGAL REVIEW 53
Bị đơn chấm dứt hợp đồng thuê tàu và nguyên đơn khởi kiện thoái thác sai trái. Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên yêu cầu của nguyên đơn và sẽ không cho phép thoái thác. Nó không chỉ đơn giản là một câu hỏi về cho dù một điều kiện hoặc bảo đảm đã bị vi phạm. Thời hạn không cho vay chính nó để phân tích truyền thống. Diplock LJ nói rằng vi phạm sẽ được được coi là đủ nghiêm trọng để cho phép bên vô tội từ chối hợp đồng nếu hiệu lực của nó là tước bỏ bên không vi phạm về cơ bản là toàn bộ lợi ích mà nó dự định rằng anh ta nên có được từ hợp đồng.
Cách tiếp cận này rất khác so với cách tiếp cận truyền thống của tòa án. Thay vì quyết định xem một điều khoản nên là một điều kiện hay bảo đảm, mà lần lượt sẽ chỉ ra các hành động được thực hiện.
LEGAL REVIEW 54
LEGAL REVIEW 55
Cách tiếp cận theo án lệ Hong Kong Fir:
● Nhìn vào hậu quả của việc vi phạm một điều khoản.
● Xem xét mức độ nghiêm trọng của vi phạm.
● Quyết định xem thuật ngữ này được coi là một điều kiện hay là một bảo đảm.
● Áp dụng biện pháp khắc phục thích hợp, từ chối hoặc bồi thường thiệt hại. Lưu ý rằng các tòa án chỉ coi các điều khoản như một điều kiện hoặc bảo đảm trong tình huống này, không ghi nhãn thuật ngữ. Điều này là cần thiết vì nếu hợp đồng tiếp tục, cùng một điều khoản sau đó có thể được xử lý theo một cách khác.
LEGAL REVIEW 56
Án lệ Hong Kong Fir đã đưa ra quan điểm mới về cách phân loại các điều khoản trong hợp đồng và ảnh hưởng lớn đến lý thuyết về việc phân loại các điều khoản trong hợp đồng. Bên cạnh đó, Án lệ còn cho thấy rằng việc phân loại điều khoản dựa trên tính quan trọng của chúng không phải là cách tiếp cận đúng đắn. Thay vào đó, cần phải xem xét tình trạng của việc vi phạm điều khoản và tác động của nó đến khả năng thực hiện hợp đồng.
LEGAL REVIEW 57
04.
Những tranh luận XUNG QUANH
LEGAL REVIEW 58
LEGAL REVIEW 59
Vị thế thương mại của các bên và sự bình đẳng trong thương
lượng của họ được tính đến khi xem xét liệu cái mới, ít hơn cách
tiếp cận cứng nhắc nên được thực hiện, và các yếu tố sau đây có
thể ảnh hưởng đến quyết định của toà án.
● Nếu điều khoản là điều khoản được quy định thì điều khoản đó không được mở cho các tòa án để thảo luận về tình trạng của nó.
● Nếu vi phạm điều khoản sẽ đi đến gốc rễ của hợp đồng, thì cách tiếp cận truyền thống để phân biệt giữa các loại thuật ngữ có thể là đạt yêu cầu.
● Nếu có quá trình giao dịch thì có thể rõ ràng loại thuật ngữ nào đã được vi phạm.
● Nếu các bên nêu rõ ý định của họ về tình trạng của điều khoản trong thỏa thuận, và hiểu tầm quan trọng của họ thì đây có thể là quyết định.
● Nếu các bên có vị thế thương mại ngang nhau, điều đó có thể hợp lý, vì lợi ích của sự chắc chắn và nhất quán, để giải thích các thuật ngữ nhiều hơn chặt chẽ, để đảm bảo sự chắc chắn giữa các bên. Nguyên tắc này sẽ được áp dụng đặc biệt trong hợp đồng thuê tàu.
LEGAL REVIEW 60
LEGAL REVIEW 61
LEGAL REVIEW 62
1 A Schwartz, RE Scott - Yale LJ (2003), Contract theory and the limits of contract law.
2 BE Hermalin, AW Katz, R Craswell (2007), Handbook of law and economics.
3 Cambridge University Press, N Andrews (2015), Contract Law.
4 Contract Terms - Types, Differences and the Most Frequently Used, https://www. summize.com/resources/contractterms#:~:text=Typically%2C%20contract%20 terms%20can%20be,in%20breach%20of%20the%20contract
5 M Chen-Wishart (2012), Contract law.
6 N Argyres, KJ Mayer (2007), Contract design as a firm capability: An integration of learning and transaction cost perspectives, Academy of management review.
7 Emily M.Weitzenbock (2012), English Law of Contract: Terms of contract, Norwegian Research Center for Computer and Law.
8 J Adriaanse (2017), Construction contract law, pulished by books.google.com.
9 GM Cohen (2000), Implied terms and interpretation in contract law, Encyclopedia of law and economics.
10 RE Scott, JS Kraus (2013), Contract Law and Theory.
11 Nguyễn Lan Chi (2018), Bồi thường thiệt hại ấn định trước trong hợp đồng theo pháp luật mỹ và pháp luật pháp - Đề xuất hướng quy định tại Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
LEGAL REVIEW 63
LEGAL REVIEW LEGAL REVIEW www.iirr.vn