Tạp chí Worksafe Vol.14 - Hướng dẫn đảm bảo sức khỏe và an toàn khi làm việc tại văn phòng (phần 2)

Page 1

Chuyên đề: Hướng dẫn đảm bảo sức khỏe và an toàn khi làm việc tại Văn phòng (phần 2) LÀNH MẠNH & AN TOÀN Thiết kế môi trường làm việc Tiện nghi nhiệt và chất lượng không khí Bố trí nơi làm việc và các thiết bị VĂN PHÒNG Kiểm soát tiếng ồn trong Vă Phòn Vol.14

Quý độc giả thân mến!

Thay mặt đội ngũ Biên tập

N��n V� Q��

Công việc là một phần quan trọng trong cuộc sống, vì thế mà văn phòng làm việc được so sánh như ngôi nhà thứ 2 của mỗi người. Đó là nơi tập hợp các cá nhân thành một cộng đồng cùng đồng hành, hợp tác và xây dựng hệ tư tưởng thống nhất để mang lại những giá trị phát triển cho tập thể và doanh nghiệp. Do vậy văn phòng phải là một không gian truyền cảm hứng, có tính kết nối và thúc đẩy năng suất của mọi người. Theo các cuộc khảo sát chỉ ra rằng, 90% nhân viên cho rằng môi trường làm việc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cảm xúc và sự hài lòng với công việc. Do đó, thiết kế môi trường làm việc lành mạnh và an toàn được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu suất làm việc cũng như văn hóa doanh nghiệp. Nắm bắt được những vấn đề trên, đội ngũ Ban biên tập hân hạnh mang đến cho Quý độc giả Tạp chí WorkSafe phần tiếp theo của chủ đề: Hướng dẫn đảm bảo sức khỏe và an toàn khi làm việc tại văn phòng. Chúng tôi hy vọng rằng Số tạp chí này sẽ mang đến những thông tin bổ ích và các hướng dẫn cụ thể giúp người lao động đảm bảo sức khỏe và an toàn khi làm việc. Từ đó, rủi ro về sức khỏe nghề nghiệp sẽ được giảm bớt và hiệu quả công việc tăng lên. Đội ngũ Biên tập cũng ý thức được rằng các tiêu chuẩn này có thể thay đổi phù hợp với những xu hướng về công nghệ và xã hội đang phát triển theo từng ngày. Do vậy, Đội ngũ Biên tập rất mong nhân được những ý kiến đóng góp từ Quý độc giả gần xa. Trân trọng!

WORKSAFE VOL.14/ 2

Theo thống kê của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), mỗi năm có đến trung bình 2,78 triệu người thiệt mạng do tai nạn lao động hoặc những căn bệnh nghề nghiệp. Ngoài ra, có khoảng 374 triệu người gặp phải những chấn thương trong quá trình làm việc.

CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

WORKSAFE VOL.14/ 3
BIÊN
& THIẾT
Trần
Bùi
Lưu
Nguyễn
Lê Tiến Trung Lê Minh
Cam Văn
Nguyễn
Đỗ Trung
Nguyễn
www.iirr.vn www.facebook.com/iirr.com Nguyễn
TỔNG
Nguyễn
Phòng phát
TẬP
KẾ Nguyễn Danh Hải Nguyễn Hồng Minh Nguyễn Hoàng Thanh Nguyễn Quang Huy Hoàng Minh Nguyễn
Quốc Nam Nguyễn Quốc Cương
Đăng Hải
Hồng Hải
Cảnh Toàn
Dũng
Chương
Xuân Đức
Hiếu
Thị Lan
Tất Hồng Dương
BIÊN TẬP
Văn Quang
triển cộng đồng
WORKSAFE VOL.14/ 4 08 10 26 Thiết kế môi trường làm việc lành mạnh và an toàn Ánh sáng ở phòng làm việc Tiếng ồn ở nơi làm việc
32 36 44 52 Xác định tiếng ồn gây khó chịu trong văn phòng Bố trí nơi làm việc và các thiết bị văn phòng Nhiệt độ và chất lượng không khí trong văn phòng Thiết kế nơi làm việc

Hướng Dẫn Đảm Bảo

WORKSAFE VOL.14/ 6
KHI LÀM VIỆC
VĂN PHÒNG (PHẦN 2)
Sức khỏe và An toàn
TẠI
WORKSAFE VOL.14/ 7

C. THIẾT KẾ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC

Lành mạnh và An toàn

Phần này thảo luận về các vấn đề sức khỏe và an toàn liên quan đến yếu tố môi trường tại văn phòng bao gồm: Ánh sáng, tiếng ồn, chất lượng không khí…

WORKSAFE VOL.14/ 8
WORKSAFE VOL.14/ 9

1. ÁNH SÁNG Ở PHÒNG LÀM VIỆC

Ánh sáng ở nơi làm việc đủ tốt là điều cần thiết để giúp mọi người có thể nhìn rõ và thực hiện công việc một cách an toàn. Các yếu tố chính cần xem xét khi xác định mức độ đầy đủ của ánh sáng là:

» Lượng ánh sáng trong một khu vực;

» Số lượng, phân loại và vị trí của các nguồn sáng;

» Các nhiệm vụ hoặc hoạt động được thực hiện, tần suất và thời gian thực hiện những công việc này;

WORKSAFE VOL.14/ 10

Nhìn chung, ánh sáng tốt sẽ giúp mọi người có thể dễ dàng quan sát môi trường xung quanh họ và thực hiện công việc một cách dễ dàng mà không cần phải căng mắt. Tuy nhiên, các hoạt động khác nhau đòi hỏi mức độ và chất lượng ánh sáng khác nhau. Nhu cầu về mặt tầm nhìn của hoạt động hoặc nhiệm vụ được thực hiện dùng để xác định nhu cầu chiếu sáng của một khu vực.

Các hoạt động không cần thị giác tốt chẳng hạn như đi bộ qua hành lang sẽ không cần mức độ ánh sáng cao hoặc chất lượng ánh sáng tối ưu. Mặt khác, các tác vụ như nhập liệu, đối soát hồ sơ chứng từ, kiểm tra tài liệu, những công việc liên quan đến chi tiết và tinh vi đòi hỏi mức độ kiểm soát về mặt trực quan từ trung bình đến cao đòi hỏi mức độ ánh sáng lớn hơn và chất lượng ánh sáng cao hơn.

WORKSAFE VOL.14/ 11

a) Mức độ ánh sáng tại Văn phòng?

Chúng ta có thể nhìn rõ ở nhiều mức độ ánh sáng khác nhau do khả năng thích ứng của mắt với các điều kiện ánh sáng khác nhau. Ví dụ, khi di chuyển từ một căn phòng sáng sang một vùng tương đối tối, hoặc ngược lại, mắt sẽ tự thích nghi và theo thời gian (thường là trong vài giây), chúng ta có thể nhìn rõ hơn. Để giảm nhu cầu nhìn cho mắt và nhu cầu thích ứng khi thay đổi nhiệm vụ, phạm vi quan sát hoặc khi di chuyển từ khu vực làm việc này sang khu vực làm việc khác, các mức độ chiếu sáng cụ thể cho các loại nhiệm vụ cụ thể được khuyến nghị trong bảng sau:

WORKSAFE VOL.14/ 12
WORKSAFE VOL.14/ 13
WORKSAFE VOL.14/ 14

b) Chất lượng ánh

sáng

Chất lượng ánh sáng không chỉ đề cập đến mức độ chiếu sáng mà còn liên quan đến các yếu tố khác có tác động đáng kể đến mức độ thực hiện nhiệm vụ, bao gồm các yếu tố sau:

» Số lượng đèn được sử dụng chính xác sẽ cung cấp ánh sáng đồng đều trong cả văn phòng;

» Có rất nhiều các loại đèn như đèn ống huỳnh quang, đèn vonfram và đèn halogen... Loại đèn chiếu sáng văn phòng phổ biến nhất là đèn huỳnh quang vì nó giống với ánh sáng tự nhiên và có tuổi thọ cao. Đèn huỳnh quang có thể cung cấp nhiều loại ánh sáng khác nhau, chẳng hạn như ánh sáng trắng, ấm, tự nhiên, ánh sáng ban ngày hoặc các ánh sáng màu;

» Thiết kế các loại phụ kiện được sử dụng có thể ảnh hưởng đến hướng chiếu của ánh sáng;

» Vị trí của đèn phải được bố trí để chiếu sáng tất cả các nơi làm việc;

» Màu sắc xuất hiện dưới ánh đèn;

» Bảo trì các hệ thống chiếu sáng tại nơi làm việc; Tất cả những yếu tố này cần được tính toán khi thiết kế ánh sáng cho môi trường văn phòng. Nên tham vấn ý kiến của các chuyên gia khi thiết kế ánh sáng trong một khu văn phòng mới.

WORKSAFE VOL.14/ 15

c) Các vấn đề liên quan đến ánh sáng trong văn phòng

Lóa sáng trong khu vực làm việc

Hiện tượng lóa sáng xảy ra khi một phần của khu vực sáng hơn nhiều so với phần nền hoặc ngược lại. Ví dụ, nếu một cửa sổ sáng được đặt phía sau màn hình máy tính, độ tương phản (sự khác biệt giữa tối và sáng) có thể lớn đến mức mắt bạn sẽ phải liên tục thích ứng với sự thay đổi. Điều này có thể gây ra sự mỏi mắt và nhức đầu, cũng như làm giảm khả năng hiển thị của màn hình. Ánh sáng chói có thể được xác định bằng cách quan sát cũng như từ những phàn nàn và nhận xét của những người làm việc trong khu vực. Có một số cách để giảm độ chói trong môi trường văn phòng:

» Kiểm soát ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ, chẳng hạn như rèm cửa chớp cho phép mọi người điều chỉnh ánh sáng trong khu vực làm việc của họ;

» Giảm độ tương phản giữa tiền cảnh và hậu cảnh, chẳng hạn như sử dụng vách ngăn tối hơn một chút với bề mặt lì làm giảm độ tương phản giữa màn hình máy tính và các khu vực xung quanh;

» Sắp đặt lại vị trí của khu làm việc để giảm ánh sáng chiếu xuống bề mặt làm việc;

» Giảm ánh sáng chung cho phù hợp với nhiệm vụ đang thực hiện;

WORKSAFE VOL.14/ 16

Phản xạ ánh sáng từ bề mặt nơi làm việc Ánh sáng phản chiếu từ bề mặt có thể khiến bạn khó nhìn thấy những gì ở trên bề mặt đó. Ví dụ, khi ánh sáng từ hệ thống chiếu sáng nhân tạo hoặc tự nhiên bị phản chiếu từ màn hình, nó có thể gây ra sự khó khăn khi đọc tài liệu trên màn hình. Để xác định hiện tượng phản xạ ánh sáng, hãy quan sát bề mặt hoặc màn hình làm việc và phản hồi từ các nhân viên xem họ có thấy khó quan sát do phản xạ khi thực hiện công việc của mình hay không? Một lưu ý quan trọng về phản xạ là ánh sáng từ cửa sổ thay đổi theo từng giờ trong ngày và theo mùa.

WORKSAFE VOL.14/ 17

Để

đánh giá hiện tượng phản xạ ánh sáng có thể thực hiện theo thí nghiệm sau: Giữ một tờ giấy phía trên màn hình hoặc đặt một tấm gương trên bề mặt làm việc để phát hiện nguồn phản xạ có thể nhìn thấy từ vị trí làm việc thông thường. Kiểm tra xem ánh sáng có phản xạ ngược lại hay không? Sự phản chiếu từ màn hình đã bị giảm bớt do sự phát triển của màn hình màu, màn hình LCD và các bề mặt màn hình không phản chiếu. Nếu các tùy chọn này không làm giảm hiện tượng phản xạ, hãy xem xét việc di chuyển nơi làm việc sang vị trí khác, đặc biệt khi màn hình được sử dụng trong thời gian dài. Các phương án kiểm soát này nên được ưu tiên sử dụng thay vì sử dụng bộ lọc màn hình vì điều này có thể làm giảm chất lượng hiển thị của màn hình và đòi hỏi cần vệ sinh thường xuyên.

WORKSAFE VOL.14/ 18

Những phản xạ gây khó chịu cũng có thể xảy ra ở những nơi làm việc có sàn được đánh bóng nhiều hoặc những bức tranh treo tường bằng kính. Những vấn đề này cần được giải quyết khi lên kế hoạch thiết kế và thành lập văn phòng. Ngay cả những tài liệu dùng giấy bóng cũng có thể phản chiếu ánh sáng và khiến cho chúng trở nên khó đọc.

Bóng đổ trên bề mặt làm việc

Bóng đổ có thể làm giảm khả năng quan sát khi thực hiện công việc, góp phần gây ra các vấn đề về sự chói sáng, dẫn đến việc áp dụng những tư thế ngồi không đúng để làm việc. Một quan sát và kiểm tra đơn giản bằng cách giữ một mảnh giấy phía trên bề mặt quan sát có thể cho biết có hiện tượng bóng đổ trên bề mặt làm việc đó hay không. Đánh giá ảnh hưởng của hiện tượng bóng đổ có thể đạt được bằng cách quan sát tư thế của nhân viên khi họ làm việc. Nếu một người có tư thế không tốt khi làm việc như đọc hoặc xem tài liệu thì hiện tượng bóng đổ có thể là một vấn đề đáng xem xét và cần khắc phục ngay.

WORKSAFE VOL.14/ 19

Tăng số lượng và độ lan rộng của hệ thống chiếu sáng trên cao, bố trí lại công việc hoặc chuyển hướng chiếu sáng là những cách chính để giảm hiện tượng bóng đổ. Các rào cản đối với ánh sáng chiếu xuống bề mặt làm việc ví dụ như kệ trên cao nên được dỡ bỏ hoặc di dời để giảm bóng đổ. Đèn bàn làm việc có thể điều chỉnh, cung cấp ánh sáng tập trung khi xảy ra hiện tượng bóng đổ khi cần ánh sáng từ một hướng cụ thể hoặc khi không thể tăng độ chiếu sáng chung. Tuy nhiên, đèn làm việc có thể tạo ra các luồng ánh sáng khiến mắt phải thích ứng nhanh khi nhìn toàn bộ bề mặt làm việc. Do đó, việc loại bỏ các rào cản đối với ánh sáng chiếu trên bề mặt làm việc là biện pháp kiểm soát ưu tiên.

WORKSAFE VOL.14/ 20

d) Tư thế và môi trường quan sát

Khi cảm thấy khó khăn trong việc nhìn lúc làm việc, thông thường người ta sẽ nghiêng người lại gần đối tượng hơn hoặc đưa đồ vật lại gần mắt hơn. Trong cả hai trường hợp, điều này có thể dẫn đến tư thế bất tiên. Nên quan sát kỹ những người cho ý kiến rằng họ cảm thấy không thoải mái tại nơi làm việc khi đang thực hiện nhiệm vụ thông thường. Một tư thế trung lập, được hỗ trợ tốt sẽ ít gây khó chịu hơn. Khi không được hỗ trợ tốt bởi ghế ngồi, họ sẽ nghiêng người về phía chỗ làm việc hoặc tư thế ngồi sai có thể là do có vấn đề ánh sáng kém, thiết kế bàn làm việc, vị trí màn hình không hợp lí hoặc các vấn đề về thị giác không được điều chỉnh. Nếu ánh sáng góp phần tạo ra tư thế ngồi không tốt, thì vị trí và tất cả các khía cạnh của ánh sáng liên quan đến nhiệm vụ cần phải được xem xét:

» Có bóng đổ trên bề mặt làm việc không?

» Có đủ ánh sáng cho công việc đang thực hiện không?

» Có phải phản xạ hoặc ánh sáng chói khiến người đó có tư thế không thoải mái không?

WORKSAFE VOL.14/ 21

Mỏi Mắt

Cơ mắt có thể bị mỏi khi liên tục tập trung vào công việc ở cự li gần. Để xác định xem đây có phải là vấn đề trong văn phòng hay không? Hãy hỏi mọi nhân viên làm việc tại đó xem họ có bị mỏi mắt hay gặp các triệu chứng về mắt khác khi làm viêc? Để kiểm soát mỏi mắt, việc thay đổi tiêu điểm, chẳng hạn như nhìn ra ngoài cửa sổ hoặc nhìn vào một bức tranh dọc hành lang ở khoảng cách từ bàn làm việc có thể giúp cho các cơ khác của mắt tập thể dục trong khi giúp các cơ mệt mỏi được nghỉ ngơi.

WORKSAFE VOL.14/ 22

Ánh Sáng Tự Nhiên

Khi xác định, đánh giá hoặc kiểm soát các vấn đề về ánh sáng trong văn phòng, cần tính đến thời gian trong ngày và trong năm, vì điều này sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của ánh sáng tự nhiên trong khu vực làm việc. Điều này đặc biệt quan trọng khi thiết kế hệ thống chiếu sáng. Một số vấn đề về ánh sáng văn phòng có thể do ánh sáng tự nhiên chiếu vào khu vực làm việc. Bằng cách để nhân viên có thể kiểm soát và điều chỉnh ánh sáng tự nhiên, ví dụ như rèm chớp hoặc rèm lá dọc, nhiều vấn đề trong số này có thể được giải quyết.

WORKSAFE VOL.14/ 23

Màu Sắc

Lựa chọn màu sắc có thể xác định tâm trạng của môi trường làm việc và mức độ phản chiếu từ bề mặt. Khuyến nghị đưa ra rằng trần nhà có độ phản xạ cao (phản xạ khoảng 80% ánh sáng) và thường có màu trắng hoặc trắng nhạt. Tường phải có độ phản xạ 50 - 75% (màu lạnh dịu) và sơn bóng hoặc bán bóng. Sàn nhà phải có độ phản xạ thấp (dưới 20%) vì thế không sử dụng các vật liệu bóng. Việc sử dụng các áp phích đầy màu sắc hoặc các bức tranh không phản chiếu có thể giảm bớt sự đơn điệu và mang lại sự thư giãn cho thị giác.

WORKSAFE VOL.14/ 24

Đèn Nhấp Nháy

Một số đèn có thể là nguồn gây nên sự khó chịu, đặc biệt là các bóng đèn huỳnh quang cũ có thể nhấp nháy khi gặp sự cố. Bảo trì thường xuyên sẽ giúp kiểm soát tác động của hiện tượng nhấp nháy ánh sáng.

WORKSAFE VOL.14/ 25

2. TIẾNG ỒN Ở NƠI LÀM VIỆC

a) Tiếng ồn là gì?

Tiếng ồn thường được định nghĩa là bất kỳ âm thanh nào gây nhiễu. Trong thực tế, nó được gọi là "âm thanh" khi dễ chịu và "tiếng ồn" khi gây khó chịu. Mức độ tiếng ồn điển hình trong các môi trường làm việc khác nhau được mô tả như hình sau:

WORKSAFE VOL.14/ 26

b) Nguồn gây ra tiếng ồn

Tiếng ồn trong văn phòng có thể bắt nguồn từ các nguồn bên trong và bên ngoài nơi làm việc. Các nguồn tiếng ồn bên trong bao gồm thiết bị văn phòng như: điện thoại, máy in và máy photocopy; con người như: cuộc trò chuyện và các tiếng ồn xung quanh tòa nhà tạo ra như: âm thanh từ thang máy, điều hòa không khí. ..

Tiếng ồn xung quanh thường không được chú ý trừ khi thiết bị gặp sự cố. Trên thực tế, một số tiếng ồn xung quanh sẽ là lí tưởng vì một môi trường tuyệt đối yên tĩnh có thể gây nên cảm giác khó chịu. Các nguồn tiếng ồn bên ngoài có thể bao gồm tiếng ồn giao thông đường bộ và tiếng ồn công nghiệp nói chung. Khi tiếng ồn đã được xác định là mối nguy hiểm, cần tuân thủ theo quy định để xác định, đánh giá và kiểm soát mức độ tiếng ồn quá mức.

WORKSAFE VOL.14/ 27

c)

Tầm quan trọng của việc kiểm soát tiếng ồn

Mức độ tiếng ồn trong các khu vực văn phòng thường thấp hơn mức có thể gây nguy hiểm cho thính giác. Trong văn phòng, tiếng ồn khó chịu có khả năng cản trở giao tiếp, làm phiền hoặc gây mất tập trung cho mọi người và ảnh hưởng đến việc thực hiện các công việc như đọc và viết của một người. Tiếng ồn ngăn cản một người hiểu được các chỉ dẫn hoặc tín hiệu cảnh báo cũng có thể là một nguy cơ gây mất an toàn. Vì những lý do này, việc kiểm soát tiếng ồn không mong muốn trong văn phòng là điều vô cùng quan trọng.

WORKSAFE VOL.14/ 28
WORKSAFE VOL.14/ 29

d) Quyền riêng tư giữa các cuộc nói chuyện

Cần có một số quyền riêng tư trong các cuộc trò chuyện, đặc biệt là trong các văn phòng không gian mở. Yêu cầu này nên được lồng ghép trong giai đoạn thiết kế bố trí văn phòng, khi khoảng cách giữa người với người và hướng của nơi làm việc được xác định. Mọi người sẽ có thể trò chuyện qua điện thoại và thực hiện công việc mà không bị người bên cạnh nghe thấy từng lời họ nói.

Các vách ngăn được lắp đặt để cung cấp sự riêng tư giữa các khu vực làm việc. Điều này liên quan đến việc xem xét thiết kế của toàn bộ môi trường làm việc bao gồm kích thước, cấu trúc và tính liên tục của vách ngăn và tất cả các bề mặt khác trong văn phòng. Nên tìm lời khuyên của chuyên gia khi thiết kế vách ngăn để cung cấp sự riêng tư cho các cuộc nói chuyện hoặc những cuộc họp quan trọng.

WORKSAFE VOL.14/ 30
WORKSAFE VOL.14/ 31
WORKSAFE VOL.14/ 32

e) Xác định tiếng ồn gây khó chịu

văn phòng

trong

Để xác định các nguồn tiếng ồn gây khó chịu trong văn phòng, cách tốt nhất là khảo sát tổng quát các nhân viên trong văn phòng một loạt câu hỏi như:

» Tiếng ồn nào gây khó chịu nhất (nếu có)?

» Tiếng ồn xảy ra khi nào?

» Tiếng ồn làm ảnh hưởng những gì?

» Làm thế nào để bạn đối phó với tiếng ồn gây khó chịu đó?

Khi vấn đề tiếng ồn đã được xác định là vấn đề trong môi trường văn phòng, cần tiến hành đánh giá và phát triển các biện pháp kiểm soát tiếng ồn. Một người có trình độ chuyên môn nên được mời tư vấn khi bạn cần sự đánh giá hoặc tư vấn chuyên môn. Một số cách kiểm soát tiếng ồn trong môi trường văn phòng:

» Bố trí tách biệt các hoạt động hoặc thiết bị tạo ra tiếng ồn với các công việc đòi hỏi sự tập trung;

» Cách ly các thiết bị ồn ào như máy in hoặc máy photocopy bằng cách đặt chúng trong các phòng riêng biệt;

» Sử dụng các vật liệu giảm tiếng ồn, bao gồm tấm trải sàn, tường, tấm trần và tấm ngăn cách thích hợp. Việc lắp đặt các rào chắn cũng phải tính đến ảnh hưởng của điều này đối với hệ thống thông gió và bất kỳ cảm giác cô lập nào mà nó có thể gây ra với nhân viên;

WORKSAFE VOL.14/ 33

» Cung cấp màn hình phân chia cấp độ âm thanh để giảm tiếng ồn cuộc trò chuyện. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các vách ngăn có tấm hấp thụ âm thanh với chiều cao ít nhất 1600mm là cần thiết để ngăn việc truyền âm thanh giữa các khu vực làm việc. Các tấm ngăn cần được sử dụng cùng với các bề mặt hấp thụ âm thanh khác như sàn, tường và trần để có hiệu quả. Trong một văn phòng không gian mở, có thể sắp xếp để cho phép giao tiếp giữa các khu làm việc bằng cách sử dụng các vách ngăn có chiều cao 1200mm giữa các nhân viên và 1.600mm giữa các bộ phận làm việc;

WORKSAFE VOL.14/ 34

» Chọn thiết bị có thông số kỹ thuật về tiếng ồn thấp nhất có thể;

» Lắp đặt các vách ngăn tiếng ồn bao gồm cửa sổ lắp kính hai lớp, tường và hàng rào kiên cố để giảm các nguồn tiếng ồn bên ngoài;

» Giảm cài đặt âm lượng trên điện thoại gây ồn. Đây là cách đơn giản để giảm mức ồn hiện có;

» Áp dụng các biện pháp kiểm soát hành chính như khuyến khích nhân viên sử dụng các khu vực họp cách xa khu vực làm việc để trò chuyện;

» Sử dụng âm thanh che, tức là tiếng ồn xung quanh được tạo ra bằng điện tử được đưa vào để che đậy hoặc đè lên những tiếng ồn xâm nhập. Tốt nhất là chúng ta nên kiểm soát tiếng ồn không mong muốn hơn là cố gắng che giấu nó. Che tiếng ồn thường được coi là cách không hiệu quả để đối phó với tiếng ồn không mong muốn;

» Định hướng các khu làm việc để một người không sử dụng điện thoại theo đường thẳng tới tai của những người ở trạm làm việc tiếp theo;

WORKSAFE VOL.14/ 35
WORKSAFE VOL.14/ 36 3. NHIỆT ĐỘ VÀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TRONG VĂN PHÒNG 3. NHIỆT ĐỘ VÀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TRONG VĂN PHÒNG

d) Nhiệt độ

Sự thoải mái có thể bị ảnh hưởng bởi quần áo, công việc đang thực hiện, nhiệt độ, độ ẩm và luồng không khí. Mọi người có thể cảm thấy khó chịu nếu nhiệt độ trong văn phòng quá thấp hoặc quá cao. Độ ẩm cao có thể tạo ra bầu không khí ngột ngạt và góp phần gây ra cảm giác mệt mỏi. Có sự khác biệt đáng kể giữa mọi người về điều gì làm họ thấy thoải mái. Một nhiệt độ hoặc mức độ ẩm duy nhất không chắc chắn sẽ là phù hợp với tất cả mọi người. Xác định các vấn đề về tiện nghi nhiệt

Để xác định các vấn đề về tiện nghi nhiệt trong môi trường văn phòng, hãy khảo sát những nhân viên tại văn phòng một loạt các câu hỏi như:

» Họ có thấy bầu không khí nóng, lạnh, ngột ngạt hay quá khô không?

» Khi nào họ nhận thấy những điều này?

» Những điều này có ảnh hưởng gì đến công việc?

» Làm thế nào để đối phó với chúng?

» Bạn nhận thấy những điều này ở đâu?

WORKSAFE VOL.14/ 37
WORKSAFE VOL.14/ 38
Đánh giá các vấn đề về tiện nghi nhiệt Khi nhiệt độ trong văn phòng không thoải mái, thường sẽ có phàn nàn từ các nhân viên. Vấn đề được xác định bởi nhiều nhân viên, các vấn đề về tiện nghi nhiệt phải được đánh giá bởi người có chuyên môn thích hợp cùng với đó là những biện pháp kiểm soát được phát triển với sự tham vấn của nhân viên.

Kiểm soát các vấn đề về tiện nghi nhiệt

Một số gợi ý chung để cải thiện sự thoải mái về nhiệt độ bao gồm:

» Điều chỉnh điều hòa không khí về nhiệt độ và độ ẩm;

» Tránh đặt bàn làm việc ngay phía trước hoặc bên dưới các cửa khí của điều hòa không khí;

» Lắp bộ lệch hướng trên các lỗ thông hơi để hướng luồng không khí ra xa người. Biện pháp này giúp nhân viên ngăn ngừa sự khó chịu vì không khí khô của điều hòa;

» Kiểm soát ánh sáng mặt trời trực tiếp bằng rèm, mái che và cửa sổ;

» Giảm thiểu gió lùa và chênh lệch nhiệt giữa đầu và chân;

» Đảm bảo đủ luồng không khí. Cảm giác ngột ngạt có thể xuất hiện khi lưu lượng không khí thấp và gió lùa xảy ra khi lưu lượng không khí cao. Tốc độ dòng khí từ 0,1 đến 0,2 mét mỗi giây là lí tưởng.

WORKSAFE VOL.14/ 39

Chất lượng không khí trong văn phòng

Không khí trong văn phòng có thể bị ô nhiễm bởi một số nguồn khác nhau, bao gồm mùi và các chất ô nhiễm vi sinh và hóa học. Trong môi trường văn phòng, chất lượng không khí thường được kiểm soát thông qua hệ thống điều hòa không khí.

Hệ thống điều hòa không khí của một tòa nhà có thể được coi là lá phổi của nó. Chức năng của một hệ thống như vậy là hút không khí bên ngoài vào, lọc, làm nóng, làm mát hoặc làm ẩm nó và lưu thông xung quanh tòa nhà. Hệ thống đẩy một phần không khí ra môi trường bên ngoài và thay thế phần đã thải này bằng không khí trong lành hoặc không khí từ bên ngoài.

WORKSAFE VOL.14/ 40

Khí quyển

Ozone là một loại khí được tạo ra với một lượng nhỏ bởi các máy photocopy tĩnh điện. Trong trường hợp bình thường, nồng độ ozone không đủ để gây ra các triệu chứng như ngứa mắt hoặc bệnh tật. Hầu hết các máy photocopy cũ hiện nay đều được lắp bộ lọc than hoạt tính để phân hủy ozon. Tốt nhất nên đặt máy photocopy ở nơi thông thoáng.

WORKSAFE VOL.14/ 41

Bệnh nhiễm trùng phổi

Bệnh nhiễm trùng phổi Legionnaire là một bệnh nhiễm trùng do tiếp xúc với vi khuẩn legionella. Nhiễm trùng thường có thể bắt nguồn từ việc tiếp xúc với sương mù của các giọt nhỏ trong không khí mang theo vi khuẩn, có thể liên quan đến tháp làm mát điều hòa không khí bị ô nhiễm và hệ thống nước ấm. Các nguồn khác có thể bao gồm bình xịt từ bồn tắm spa hoặc dùng lẫn các chậu. Việc ngăn ngừa phơi nhiễm legionella hiệu quả đạt được thông qua việc thiết kế và bảo trì hệ thống điều hòa không khí thích hợp theo yêu cầu:

» Hệ thống làm mát điều hòa không khí;

» Có kế hoạch quản lý rủi ro;

» Thường xuyên kiểm tra và bảo trì hệ thống.

WORKSAFE VOL.14/ 42

Hội chứng nhà cao tầng

Hội chứng nhà cao tầng (SBS) đề cập đến tình trạng một tỷ lệ người phàn nàn về các triệu chứng khó chịu như đau đầu, ngứa mắt, mũi hoặc họng, mệt mỏi, chóng mặt hoặc buồn nôn khi ở trong tòa nhà và các triệu chứng biến mất khi họ rời khỏi tòa nhà. Các trường hợp SBS rất hiếm xảy ra và có thể liên quan đến các yếu tố tâm lý xã hội tại nơi làm việc cũng như chất lượng không khí kém.

WORKSAFE VOL.14/ 43

D. BỐ TRÍ NƠI LÀM VIỆC VÀ CÁC THIẾT BỊ

Văn Phòng

Phần này thảo luận các nguyên tắc chung về bố trí văn phòng, thiết kế nơi làm việc, chỗ ngồi, bàn làm việc và hệ thống lưu trữ. Cần xem xét các vấn đề về sức khỏe và an toàn liên quan đến những thay đổi công nghệ trong thiết bị và dụng cụ văn phòng.

WORKSAFE VOL.14/ 44
WORKSAFE VOL.14/ 45

1

BỐ TRÍ VÀ THIẾT KẾ VĂN PHÒNG

Một đặc điểm quan trọng của thiết kế văn phòng hiện đại là cần có sự linh hoạt trong bố trí văn phòng, nội thất, trang thiết bị và môi trường để phù hợp với nhu cầu của người sử dụng và công việc mà họ thực hiện. Thiết kế phải được tính đến trong giai đoạn đầu dự án, không phải chỉ khi một tòa nhà đang được trang bị nội thất.

WORKSAFE VOL.14/ 46
.

a) Không gian sàn

Việc cung cấp đủ không gian trong văn phòng để giúp một người có thể hoạt động hiệu quả là điều cần thiết. Có ba loại không gian trong văn phòng cần được xem xét:

» Không gian chính - tiện nghi nội thất, phòng họp, hành lang thang máy và các khu vực tương tự;

» Không gian thứ cấp - hành lang và kho chứa;

» Không gian cấp ba - không gian cần thiết tại nơi làm việc để kê bàn, ghế, ngăn kéo, tủ hồ sơ và các thiết bị cần thiết khác.

Phương pháp khối xây dựng là một phương pháp được sử dụng để xác định lượng không gian cần thiết của nhân viên. Điều này dựa trên phân tích chức năng về nhu cầu của họ, đó là các nhiệm vụ mà họ thực hiện trong công việc của mình.

Phương pháp này khuyến nghị không gian tối thiểu 6 mét vuông/người cho không gian cấp ba và không gian bổ sung cho các yêu cầu về không gian thứ cấp và chính. Nó cho phép các nhà hoạch định cung cấp đủ không gian cho tất cả các yêu cầu của những người kỹ thuật làm việc trong văn phòng bao gồm cả nhân viên văn thư và hành chính. Tiêu chuẩn này liên quan đến hệ thống thông gió của tòa nhà, điều quan trọng cần thiết kế cho mọi trường hợp là nhu cầu chức năng của nhân viên.

WORKSAFE VOL.14/ 47

b) Bề mặt sàn

Thảm nói chung được ưu tiên sử dụng trong các khu vực văn phòng để cung cấp bề mặt đi lại thoải mái và giảm tiếng ồn, ánh sáng phản chiếu từ bề mặt sàn bóng và nguy cơ trượt và ngã. Lựa chọn thảm pha len làm giảm sự tích tụ tĩnh điện có thể gây ra điện giật nhẹ. Thảm phải được trải đúng cách, không có các mép lỏng lẻo hoặc gợn sóng và cần được bảo dưỡng tốt. Ở những nơi có công việc yêu cầu sử dụng thiết bị có bánh xe đẩy và kéo, thảm phải có hình dạng sợi, thấp để tránh thao tác bằng tay sử dụng lực lớn.

c) Lối đi

Các lối đi phải luôn có lối vào và lối ra an toàn. Việc sử dụng lối đi để tạm thời cất giữ các vật dụng có thể gây ra các nguy cơ vấp ngã và chặn các lối thoát hiểm. Lưu lượng người qua lối đi có thể là một nguồn gây ra sự ồn ào và mất tập trung cho nhân viên ở gần họ. Các lối đi gần nơi làm việc của văn phòng nên được ốp bằng tấm tiêu âm giúp giảm tiếng ồn.

WORKSAFE VOL.14/ 48

d) Vách ngăn

Các vách ngăn được sử dụng để phân chia các khu vực làm việc và cung cấp sự riêng tư về mặt thị giác và thính giác. Chúng cũng có thể làm giảm những phiền nhiễu không mong muốn, cung cấp bề mặt hình ảnh nền cho màn hình máy tính, giảm cường độ ánh sáng tương phản, giúp hướng tầm nhìn của một người về phía cửa sổ bên ngoài để giảm mệt mỏi thị giác, đồng thời kiểm soát ánh sáng bên ngoài và ánh sáng phản chiếu. Vách ngăn có thể đổ bóng và làm giảm mức độ ánh sáng trong văn phòng nếu không được thiết kế hoặc lắp đặt thích hợp.

WORKSAFE VOL.14/ 49
WORKSAFE VOL.14/ 50

e) Kho lưu trữ

Các thiết bị lưu trữ như tủ đựng hồ sơ, tủ đựng đồ và kệ thường nằm trên ranh giới của lối đi. Khi chọn vị trí của thiết bị này, điều quan trọng là phải xem xét những hoạt động khác diễn ra trong khu vực. Ví dụ, một tủ hồ sơ đòi hỏi khoảng trống phía trước khoảng 1,2 mét để cho phép ai đó có thể tiếp cận vào ngăn kéo dưới cùng khi nó được mở hoàn toàn. Nếu không gian này trở thành một lối đi thường xuyên được sử dụng, nó sẽ trở thành vật cản và sẽ gây nguy hiểm.

f) Chức năng của không gian

Kích thước và cách bố trí khu vực làm việc phải phù hợp với các thiết bị và nhu cầu của người sử dụng. Ở những nơi sử dụng thiết bị như máy photocopy, fax và máy in, cần phải có thiết bị phù hợp và cho phép bổ sung lưu lượng người tiếp cận và làm việc.

g) Khu vực ăn uống và thư giãn

Cần thiết kế một không gian riêng biệt với có nước nóng và bồn rửa để phục vụ bữa ăn hoặc giờ uống trà, đồng thời cho phép nhân viên nghỉ ngơi, thư giãn tách khỏi bàn làm việc của họ.

WORKSAFE VOL.14/ 51

2. THIẾT KẾ NƠI LÀM VIỆC

Các thành phần cốt lõi của một khu làm việc trong văn phòng bao gồm bàn, ghế và các thiết bị được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ văn phòng. Các đồ nội thất khác có thể bao gồm bàn lễ tân, lưu trữ giấy tờ, băng ghế và bàn làm việc bên cạnh các thiết bị văn phòng như máy photocopy, fax và máy in. Trong thiết kế các khu vực làm việc, tính linh hoạt và khả năng điều chỉnh là những vấn đề thiết kế quan trọng. Các cá nhân sau đó có thể kiểm soát cách trạm làm việc của họ được sắp xếp và tổ chức để đáp ứng các nhu cầu thay đổi và nhiều loại nhiệm vụ mà họ thực hiện.

WORKSAFE VOL.14/ 52

a) Nguyên tắc chung

Việc thiết kế nơi làm việc nên được định hướng bởi những người sử dụng nó, các nhiệm vụ mà họ thực hiện và loại thiết bị được cung cấp.

b) Khả năng điều chỉnh

Ngoài khả năng điều chỉnh để phù hợp với kích thước và trạng thái khác nhau của con người, nơi làm việc cần phải linh hoạt và đủ lớn để đáp ứng phạm vi ngày càng tăng của các nhiệm vụ được thực hiện và thiết bị được sử dụng trong văn phòng. Khu vực làm việc phải dễ dàng điều chỉnh và cơ chế điều chỉnh không được tạo ra rủi ro do xử lý thủ công.

WORKSAFE VOL.14/ 53

c) Tư thế và chuyển động

Hình dạng và khả năng điều chỉnh của khu vực làm việc ảnh hưởng đến tư thế của mỗi người. Vị trí và loại thiết bị được sử dụng cũng ảnh hưởng đến phạm vi chuyển động được thực hiện trong quá trình làm việc. Khi đó, khu vực làm việc là phương tiện đặt mọi người vào vị trí tốt nhất để cho phép họ thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả và sử dụng thiết bị một cách thoải mái.

WORKSAFE VOL.14/ 54

d) Các khu làm việc trong văn phòng

Nhiều khu vực làm việc được sử dụng trong văn phòng để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng máy tính:

» Nhập dữ liệu hoặc người dùng dịch vụ khách hàng tham gia vào các tác vụ đầu vào liên tục như nhập dữ liệu số;

» Người dùng tương tác thực hiện nhiều tác vụ với tỷ lệ tương tác đáng kể trong ngày với máy tính;

» Người dùng bình thường sử dụng máy tính không thường xuyên trong ngày;

» Các khu làm việc cho phép các tác vụ không phải máy tính, hoặc nên chuẩn bị sẵn các khu vực làm việc riêng biệt cho các công việc không dùng đến máy tính;

» Ngoài phân loại theo công việc sử dụng máy tính, thiết kế nơi làm việc còn bị ảnh hưởng bởi những người dùng sử dụng nó;

» Các khu làm việc có nhiều người dùng cần được điều chỉnh linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của những người dùng khác nhau;

» Các khu làm việc dành cho một người dùng cần được điều chỉnh ban đầu để đáp ứng kích thước và sở thích cụ thể của cá nhân. Ngay cả sau lần điều chỉnh ban đầu này, các nhiệm vụ hoặc nhu cầu của người dùng có thể thay đổi, do đó cần điều chỉnh thêm khu vực làm việc.

» Một khu vực làm việc phổ biến nhất có thể tìm thấy trong văn phòng là cung cấp khả năng tính toán và các nhiệm vụ hành chính chung.

WORKSAFE VOL.14/ 55
WORKSAFE VOL.14/ 56

e) Khu vực làm việc với máy tính

Khu vực làm việc này thường bao gồm ghế có thể điều chỉnh, bàn làm việc, chỗ để chân nếu cần, thiết bị máy tính để bàn bao gồm bàn phím, chuột, ổ đĩa cứng và màn hình, giá đỡ tài liệu, điện thoại và đồ đạc và thiết bị liên quan. Khi các công nghệ và công cụ mới được đưa vào, các khu làm việc linh hoạt được yêu cầu để thích ứng với các thay đổi thiết kế công việc xảy ra.

WORKSAFE VOL.14/ 57

3. GHẾ NGỒI

Một trong số những yếu tố quan trọng chính là chỗ ngồi văn phòng phải thoải mái, phù hợp với công việc được đảm nhận và người dùng dễ dàng điều chỉnh. Quan điểm thường được sử dụng về hoạt động của việc ngồi là mọi người duy trì một tư thế cố định trong thời gian dài. Tuy nhiên, khi thực hiện một loạt các hoạt động mọi người có xu hướng áp dụng các tư thế và dáng ngồi khác nhau để tạo ra sự thay đổi trong áp lực của đùi và lưng từ đó cải thiện sự thoải mái khi ngồi.

WORKSAFE VOL.14/ 58
WORKSAFE VOL.14/ 59

a)

Ghế ngồi văn phòng có thể điều chỉnh

Ghế là vật dụng chính của khu vực làm việc, nó mang đến cho người dùng khả năng điều chỉnh để tạo sự thoải mái và cho phép kiểm soát độ cao ghế khi làm việc. Các yếu tố chính cần xem xét khi xác định một chiếc ghế có phù hợp với người dùng và công việc hay không được liệt kê như sau:

» Ghế phải điều chỉnh được theo từng công việc và dễ dàng điều chỉnh từ vị trí ngồi;

» Ghế phải có khả năng điều chỉnh độ cao, tốt nhất là sử dụng thang khí để dễ điều chỉnh;

» Ghế phải có mép trước cong để giảm thiểu áp lực lên mặt dưới của đùi;

WORKSAFE VOL.14/ 60

» Ghế phải hơi nghiêng về phía sau hoặc về phía trước;

» Ghế phải có tựa lưng hỗ trợ có thể điều chỉnh độ cao, góc và độ sâu;

» Cả ghế và tựa lưng phải được bọc bằng vải hoặc một số loại vật liệu thoáng khí;

» Ghế phải có phần chân ghế theo dáng năm chân vững chắc;

» Tay vịn là tùy chọn không bắt buộc; chúng giúp giảm lực lên vai và lưng trong thời gian nghỉ ngơi sau khi đánh máy. Nên lựa chọn tay vịn có thể điều chỉnh được độ cao.

Nhìn chung, ghế được thiết kế để phù hợp với 90% đến 95% dân số trưởng thành. Những người ngoài phạm vi này, vì lí do hình thể cao, thấp hoặc to, có thể cần chỗ ngồi phù hợp với nhu cầu cá nhân. Ghế phải nâng đỡ cơ thể và giúp giảm thiểu các tư thế bất tiện và tạo sự thoải mái, tuy nhiên, có thể cần thay đổi vị trí ghế thường xuyên. Không có chiếc ghế nào có thể mang lại một vị trí hoàn hảo trong thời gian dài và việc bạn phải thay đổi tư thế và đứng dậy khỏi ghế nhiều lần trong ngày làm việc cũng vô cùng quan trọng.

WORKSAFE VOL.14/ 61

b) Ghế ngồi thay thế

Một số dạng ghế ngồi thay thế được thiết kế để cho phép mọi người ngồi và đặt phần hông ở góc được cho là để giảm áp lực lên lưng dưới.

Không nhất thiết phải đánh giá những loại ghế ngồi này là tốt hơn hay kém hơn các loại ghế văn phòng có thể điều chỉnh thông thường, nhưng chúng có thể không đem lại sự hỗ trợ tối ưu ở nơi làm việc trong trường hợp bạn phải ngồi nhiều giờ trong ngày.

WORKSAFE VOL.14/ 62

Không có hướng dẫn hoặc tiêu chuẩn thiết kế nào cho những chiếc ghế thay thế. Ghế ngồi thay thế không nên sử dụng để ngồi nhiều giờ và liên tục. Việc chọn chỗ ngồi khác nhau đôi khi được dựa theo sở thích cá nhân. Một số ví dụ có thể được nêu như sau:

» Ghế “quỳ”: chân ghế nghiêng về phía trước có hỗ trợ đầu gối;

» Ghế “ngồi kết hợp đứng” hoặc ghế “yên ngựa”: có đế nghiêng giúp tựa vào;

» Bóng “thể dục”: là loại bóng được thổi phồng, khuyến khích những thay đổi nhỏ liên tục trong tư thế để duy trì sự cân bằng;

» Ghế “giám đốc”: như tên gọi của nó, được thiết kế như đồ nội thất dành cho giám đốc điều hành. Thiết kế của chúng thường có ít khả năng điều chỉnh cũng như thiết kế chỗ ngồi và tựa lưng để hỗ trợ. Vì hầu hết các nhà quản lý cấp cao sử dụng thiết bị máy tính như một phần cốt lõi trong công việc hàng ngày của họ. Vì vậy, ghế giám đốc nên bao gồm khả năng điều chỉnh và các tính năng được liệt kê ở trên.

WORKSAFE VOL.14/ 63

Một tổ chức có thể lựa chọn không cho phép sử dụng ghế ngồi thay thế trừ khi nó đã được đánh giá về rủi ro đối với người sử dụng hoặc được yêu cầu bởi một kế hoạch y tế hoặc phục hồi chức năng. Những hạn chế trong việc sử dụng những chiếc ghế này ở nơi làm việc có thể kế đến như:

» Ghế thường không thể điều chỉnh để phù hợp với độ dài chân hoặc góc ngồi khác nhau. Một số mẫu ghế quỳ và ghế ngồi kết hợp đứng có cung cấp các biện pháp điều chỉnh và bao gồm phần tựa lưng có thể điều chỉnh được;

» Việc sử dụng chúng dựa trên việc áp dụng một tư thế quy định, duy trì các đường cong tự nhiên ở lưng. Người dùng có thể cần tăng dần việc sử dụng chỗ ngồi này để tạo điều kiện cho các cơ thích nghi với các tư thế khác nhau;

» Khi không có đế ghế di chuyển ổn định, một số người gặp khó khan khi di chuyển xung quanh khu vực làm việc vì vị trí chân của họ thường bị hạn chế. Họ phải dựa vào sức mạnh của lưng và cánh tay để di chuyển.

WORKSAFE VOL.14/ 64

» Mặc dù một số tư thế này có thể được ưu tiên trong thời gian ngắn, nhưng nhìn chung các dáng ngồi này không hỗ trợ vùng thắt lưng, dẫn đến cơ lưng và cơ bụng phải hoạt động trong thời gian dài để duy trì tư thế đã áp dụng nếu những chiếc ghế này được sử dụng như một chiếc ghế làm việc;

» Lên xuống và ngồi trên các ghế như ghế quỳ và bóng tập thể dục có thể gây bất tiện, đặc biệt với một số loại quần áo, do đó cần thận trọng khi sử dụng;

» Mặc dù những chiếc ghế này cho phép người dùng giữ tư thế ngồi thẳng khi thực hiện các nhiệm vụ, việc dùng ghế vẫn đòi hỏi người dùng có các động tác vươn cao, uốn cong và vặn xoắn người khi tiếp cận các bộ phận khác của khu vực làm việc và có thể có rủi ro xảy ra do người đó mất thăng bằng và các tư thế quá khó.

WORKSAFE VOL.14/ 65
WORKSAFE VOL.14/ 66

c) Cách điều chỉnh ghế văn phòng một cách chính xác

» Chiều cao ghế phải được đặt sao cho đùi xấp xỉ trùng với phương ngang và bàn chân đặt thoải mái trên sàn.

» Kết hợp điều chỉnh ghế và bàn để đặt tài liệu và công việc ở độ cao mức khuỷu tay. Khi các tác vụ viết và dùng chuột cũng như bàn phím được thực hiện, có thể cần phải điều chỉnh một chút chiều cao của ghế giữa hai tác vụ này (nghĩa là nâng lên để thao tác với phím hoặc chuột và hạ xuống để viết).

» Nếu chiều cao của ghế được đặt chính xác nhưng bàn quá cao, hãy hạ thấp chiều cao của bàn hoặc nâng chiều cao của ghế và sử dụng giá để chân để bù vào phần chênh lệch chiều cao.

» Phần tựa lưng phải được điều chỉnh sao cho đường cong lồi của nó vừa với đường cong của lưng dưới, tập trung vào khoảng thắt lưng. Độ nghiêng nhẹ về phía sau của tựa lưng hoặc độ nghiêng về phía trước của ghế sẽ cho phép tăng góc ở hông. Điều này sẽ làm giảm lực đè lên cột sống thắt lưng.

» Nếu đùi bị kẹp giữa ghế và mặt dưới của bàn, hoặc đầu gối va vào mặt trước của bàn thì có thể do bàn quá thấp, ghế quá cao, mặt bàn quá dày hoặc người sử dụng quá cao so với ghế và bàn.

» Có thể thực hiện các điều chỉnh nhỏ thường xuyên khi thay đổi nhiệm vụ công việc để áp dụng tư thế thích hợp nhất cho từng công việc.

WORKSAFE VOL.14/ 67

d) Có nên sử dụng chỗ để chân hay không?

Nếu bàn làm việc quá cao mà không thể hạ xuống được thì bạn hãy nâng chiều cao của ghế lên và dùng giá để chân để nâng chiều cao của mặt sàn lên một lượng tương đương. Chỗ để chân phải có khả năng điều chỉnh độ cao, góc độ và đủ lớn để cho phép bạn di chuyển trong khi nó cũng hỗ trợ bàn chân bạn. Chỗ để chân không được quá lớn để đụng vào chân ghế. Việc sử dụng để chân sẽ làm hạn chế khả năng di chuyển, vì thế nên ưu tiên bàn ghế có khả năng điều chỉnh hoàn toàn để tránh phải kê chân.

WORKSAFE VOL.14/ 68
Điều này sẽ phụ thuộc vào việc bàn làm việc có ở chiều cao cần thiết hay không sau khi bạn đã điều chỉnh ghế cho phù hợp với nhu cầu của mình.

e) Nên sử dụng ghế có tay vịn hay không?

Tay vịn được thiết kế để cho phép mọi người có thể nâng đỡ cơ thể khi đứng lên hoặc ngồi xuống. Chúng thích hợp cho những người thực hiện nhiều công việc khác nhau tại một trạm làm việc, di chuyển thường xuyên gồm việc đến và rời khỏi ghế của họ hoặc ngồi lại trên ghế để nói chuyện với khách.

Tay vịn ít thích hợp cho công việc gõ phím. Nếu khuỷu tay cố định trên tay vịn, chúng có thể khiến vai bị nâng lên thành tư thế không tự nhiên. Mặt bàn có thể được sử dụng để hỗ trợ cẳng tay và giảm nỗ lực chống đỡ cánh tay. Thiết kế tay vịn không được hạn chế chuyển động của ghế về phía trước do chạm vào bàn làm việc.

WORKSAFE VOL.14/ 69

f)

Lựa chọn giữa ghế có bánh xe chân cố định

Bánh xe cho phép ghế dễ dàng di chuyển tới và lui, tuy nhiên, chúng không thích hợp để sử dụng trên các bề mặt không trải thảm trừ khi được trang bị phanh ma sát. Việc sử dụng sai cách ghế có bánh xe, chẳng hạn như đứng trên nó là điều vô cùng nguy hiểm. Nên sử dụng nút chân cố định hoặc bánh xe có phanh ma sát ở những nơi không cần di chuyển ghế nhiều ví dụ ghế ngồi của khách hàng hoặc nơi có bề mặt sàn cứng. Cần chú ý không trải thảm trơn ở khu vực làm việc khi đang sử dụng ghế có bánh xe.

WORKSAFE VOL.14/ 70

g) Mua ghế

Trước khi mua ghế mới, phải đánh giá việc sử dụng ghế và các tính năng thiết kế cần thiết. Có thể tham khảo Danh sách kiểm tra và nguyên tắc công thái học để lựa chọn thiết bị và nội thất văn phòng sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn lựa chọn ghế và các yêu cầu đối với ghế ngồi có thể điều chỉnh độ. Người sử dụng cũng nên sử dụng thử ghế ngồi trong văn phòng trước khi mua.

WORKSAFE VOL.14/ 71

4

BÀN LÀM VIỆC

BÀN LÀM VIỆC 4

WORKSAFE VOL.14/ 72
.
.

a) Cân nhắc chung về thiết kế

Các yếu tố chính cần xem xét khi chọn bàn làm việc bao gồm:

» Các nhiệm vụ được thực hiện;

» Thiết bị và nguồn lực được cung cấp;

» Khả năng điều chỉnh để đáp ứng phạm vi và kích thước khác nhau của người sử dụng.

b) Các loại bàn làm việc

Bàn làm việc đứng có thể điều chỉnh độ cao Bàn làm việc loại này được thiết kế nâng hạ mặt bàn để người dùng có thể đặt tài liệu và làm việc ở độ cao thoải mái nhất. Chúng phù hợp khi các nhân viên khác nhau sử dụng cùng một bàn làm việc hoặc một loạt các nhiệm vụ khác nhau được thực hiện trên cùng một bàn làm việc Chiều dài và chiều sâu của bàn phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Ví dụ: màn hình máy tính cần được đặt cách người dùng ít nhất một cánh tay khi ngồi ở tư thế quan sát và độ sâu của bàn sẽ cần tính đến độ sâu của màn hình và khoảng cách cần thiết với người dùng. Trong trường hợp bàn làm việc đứng được sử dụng đặt dựa vào tường, nó có thể phải được di chuyển ra xa tường để cho phép đặt màn hình ở phía cuối bàn làm việc và đạt được khoảng cách phù hợp với người sử dụng.

WORKSAFE VOL.14/ 73

Bàn làm việc đứng có chiều cao cố định

Chiếc bàn này có tính linh hoạt bị hạn chế với người sử dụng. Các điều chỉnh về ghế là yếu tố dùng để đáp ứng các yêu cầu của người dùng và các nhiệm vụ. Trong một số tình huống, bàn có thể được điều chỉnh (nâng lên hoặc hạ xuống vĩnh viễn) bởi người bán hàng; Tuy nhiên, điều này làm cho bàn làm việc không phù hợp để sử dụng cho những người có kích thước về thể chất khác nhau.

WORKSAFE VOL.14/ 74

Bàn làm việc tách rời và kệ đặt bàn

phím

Một số bàn được sử dụng cho công việc liên quan đến máy tính có một bộ phận có thể điều chỉnh để giữ bàn phím. Những thiết kế này giới hạn phạm vi nhiệm vụ có thể được thực hiện tại các bàn làm việc này. Nếu chúng được sử dụng, việc lựa chọn bàn làm việc ngăn đôi cần phù hợp với các công việc được thực hiện. Cơ chế điều chỉnh nằm trong khoảng để chân dưới bàn làm việc có thể gây nguy hiểm cho phần đầu gối. Một kệ bàn phím thả xuống chưa đem đến đủ không gian để sử dụng chuột, buộc người điều khiển phải nâng cánh tay lên từ bên cạnh để sử dụng chuột. Các kệ bàn phím trượt ra khỏi bàn không được khuyến khích vì chúng làm tăng khoảng cách tiếp cận với các thiết bị khác trên bàn và thường chưa đem đến đủ không gian để người dùng sử dụng chuột.

WORKSAFE VOL.14/ 75

Khu vực góc văn phòng

Ở những nơi làm việc này, bàn làm việc thường được thiết kế kéo dài theo hai bên vách ngăn sao, chiếm hết phần góc phòng. Phần góc thường có phần cầu nối nghiêng 45 độ về hai phía. Trong một số trường hợp, phần cầu nối kết nối hai bên bằng một đường cong để chứa các máy tính lớn hơn, phần này có thể được đặt ở góc phòng để tận dụng chiều sâu tăng lên do góc tạo ra. Vị trí của những máy tính lớn hơn này, chẳng hạn như một số hệ thống thiết kế và kỹ thuật, là rất quan trọng vì chúng sâu hơn nhiều so với màn hình thông thường và nếu được đặt ở một trong các phần bên cạnh của bàn làm việc, khoảng cách sẽ quá gần với người dùng.

Khu vực làm việc ở góc phòng có thể sử dụng hiệu quả không gian và thường có vỏ cáp gắn sẵn. Cần thận trọng để chọn được khu vực làm việc không bị giới hạn về khả năng điều chỉnh hoặc khả năng lựa chọn cách bố trí nếu nhu cầu thay đổi.

WORKSAFE VOL.14/ 76

Bề mặt làm việc dốc

Một số thiết kế bàn làm việc kết hợp phần bề mặt nghiêng. Nếu không, chúng sẽ gồm một góc nghiêng hoặc bảng nghiêng cho phép điều chỉnh góc của bề mặt làm việc. Phần này thường được đặt trên bàn làm việc và được sử dụng để nâng cao chiều cao và góc xem của tài liệu để phần cổ ở tư thế thẳng đứng hơn trong khi người dùng đọc và viết trong thời gian dài. Có thể giảm chứng mỏi mắt bằng cách đặt tài liệu vuông góc với tầm nhìn. Bàn góc cần điều chỉnh được và đủ lớn để hỗ trợ một số tài liệu.

WORKSAFE VOL.14/ 77
WORKSAFE VOL.14/ 78

Băng ghế đứng

Các công việc điển hình yêu cầu băng ghế đứng bao gồm phân loại thư, đối chiếu tài liệu, đóng và nhận hàng hóa đến. Các vị trí làm việc dùng cho việc soạn thảo có thể được yêu cầu cho các nhiệm vụ liên quan đến vẽ hoặc chuẩn bị tác phẩm nghệ thuật. Trong một số trường hợp, các nhân viên có khả năng ngồi trong thời gian dài sẽ bị hạn chế nếu sử dụng băng ghế hoặc bàn làm việc đứng

Băng ghế dài tốt nhất nên có khả năng điều chỉnh được chiều cao để phù hợp với sự khác biệt về chiều cao của phạm vi người sử dụng chúng. Nói chung, một băng ghế đứng cần cách sàn từ 850mm đến 950mm, nhưng điều này sẽ phụ thuộc vào loại nhiệm vụ được thực hiện. Các tác vụ được thực hiện nên xác định số lượng không gian cần thiết trên mặt băng ghế dự bị. Nói chung, chiều dài dao động từ 1,2 mét đến 3 hoặc 4 mét. Độ sâu thường dao động từ 600mm trở lên tùy thuộc vào nhiệm vụ được thực hiện. Ghế dài không thích hợp cho việc ngồi làm việc, trường hợp này nên sử dụng bàn làm việc. Ghế dài thường có giới hạn hoặc không có không gian cho đầu gối, gây ra tư thế vặn vẹo. Ghế cao có thể không ổn định và không cho phép một người đặt chân thoải mái trên sàn hoặc có chỗ để chân. Một số bàn làm việc cao duy trì việc cung cấp một bệ để chân cho phép hỗ trợ phần chân và việc di chuyển tại trạm làm việc.

WORKSAFE VOL.14/ 79

c) Đặc điểm chung của thiết kế bàn làm việc

Một bàn làm việc tốt cần có:

» Các góc tròn không có cạnh sắc;

» Không gian đủ giúp chân không có chướng ngại vật dưới bàn làm việc, gây khó chịu và có thể bị thương;

» Bề mặt phẳng, nhẵn để dễ viết, có màu trung tính với lớp hoàn thiện không phản chiếu;

» Khả năng điều chỉnh để phù hợp với hầu hết người dùng, đề xuất phạm vi điều chỉnh cho các tác vụ ngồi ít nhất là 150mm, chiều cao từ 610mm đến 760mm, dễ dàng điều chỉnh từ vị trí ngồi.

WORKSAFE VOL.14/ 80

d) Lời khuyên và gợi ý

bị và có thể gây ra các nguy hiểm thứ cấp nếu chân của người dùng chạm vào bộ phận kết cấu điều chỉnh.

Không gian dưới bàn làm việc không được có chướng ngại vật để người dùng có thể đặt chân và cử động an toàn, thoải mái.

Nếu có thể, hãy sắp xếp thử nhiều loại bàn làm việc từ các nhà cung cấp. Điều này cho phép bạn lựa chọn bàn làm việc phù hợp với nhiều tác vụ được thực hiện ở mỗi khu vực làm việc.

Xem xét các khu làm việc theo mô đun cho phép linh hoạt trong thiết kế và bố trí.

WORKSAFE VOL.14/ 81 Khi
việc
khác,
» Các
vụ
» Loại thiết bị và tài
được
» Độ điều chỉnh; » Số lượng người dùng khác
Khi có thể, nên tránh
những thiết kế này
chế
chọn bàn làm
và các thiết bị và đồ nội thất
hãy cân nhắc một số đặc điểm sau:
nhiệm
được thực hiện;
liệu
sử dụng;
nhau;
các thiết kế bàn chia đôi vì
hạn
các lựa chọn đặt thiết

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.