landscape magazine for Vietnamese gardeners
phong linh Đường hoa
Vấn đề về hữu cơ trong đất
Vòng đời và phân loại CÔN TRÙNG
Kính chào Quý độc giả thân mến!
Huy
Nguyễn Quang Huy
Sự hài hòa của cảnh quan và kiến trúc giúp làm mềm công trình. Nhờ đó phố phường trở nên gần gũi thiên nhiên, thân thiện môi trường, không khô cứng. Chút xanh điểm nhấn cũng đủ làm nên giá trị nghệ thuật, mét mẻ, dễ chịu tâm hồn cho người nhìn. Tuy nhiên, để thiết kế đạt được sự chuẩn mực, hài hòa cần phải thực hiện dựa trên những nguyên tắc nhất định như tính toán cân đối chi tiết theo những quy chuẩn cụ thể. Trong số này, ban biên tập gửi đến Quý độc giả phần tiếp theo trong chủ đề thiết kế cảnh quan gồm: định nghĩa không gian và chuyển đổi mặt bằng cảnh quan. Hy vọng sẽ cung cấp thông tin bổ ích cho Quý vị. Một loài hoa khá mới nhưng dần được trồng phong phú tại miền Bắc nước ta, được trồng nhiều từ tháng 3 đến tháng 5 đó là hoa phong linh. Thuộc loài cây ưa sáng và có khả năng sinh trưởng nhanh, phong linh thường được trồng ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới vì lớp đất tơi xốp sẽ giúp chúng hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Tuy nhiên, cành rất mềm nên cần khi trồng cần có những biện pháp bảo vệ cây trước gió lớn. Những hình ảnh chúng tôi ghi lại được chắc chắn sẽ làm “mềm lòng” quý vị mỗi khi lật giở các trang tạp chí. Tìm hiểu về vòng đời và phân loại côn trùng có trong tự nhiên và khu vườn của bạn; cách sử dụng máy cắt cỏ trong vườn cũng tiếp tục là nội dung đáng chú ý trong phần này. Trân trọng!
CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG
HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP Bùi Tuấn Anh Yeo See Guan Nguyễn Văn Thuấn Nguyễn Thị Yến Nguyễn Kim Thi Hà Thị Hạnh Vân Nguyễn Anh Tuân Nguyễn Bảo Đại Trần Hạnh Phạm Hoàng Tú Ngô Thùy Dung Nguyễn Văn Thọ
TỔNG BIÊN TẬP Nguyễn Tất Hồng Dương
PHÓ TỔNG BIÊN TẬP Nguyễn Quang Huy
BIÊN TẬP & THIẾT KẾ Phòng Phát triển cộng đồng
www.lifebalane.vn www.facebook.com/lifebalance.vn
06
- Place to grow -
Hiểu biết về không gian trong thiết kế cảnh quan
- Plant profile -
45
Hoa phong linh
28
- Soil health -
Vấn đề về hữu cơ trong đất (phần 2)
- Ask Dr.Bug -
52
Vòng đời côn trùng - Equipment focus -
Máy cắt cỏ
66
PLACE TO GROW
hiểu biết về
không gian
trong thiết kế cảnh
06
LANDSCAPE
quan
”
Thông thường, chúng ta sử dụng vẽ sơ đồ cảnh quan dưới dạng không gian ba chiều trên giấy hoặc trên máy tính để có thể đánh giá một cách toàn diện cảnh quan. Cảnh quan là không gian động bởi chúng luôn thay đổi: thực vật thay đổi theo mùa, phát triển, già đi, ra hoa, sinh sản và cung cấp môi trường sống cho các sinh vật và loài khác. Một nhà thiết kế giỏi sẽ luôn tính toán kỹ lưỡng các yếu tố về không gian và sự thay đổi cũng như trải nghiệm của cư dân trong kế hoạch cảnh quan của mình. Trong quy hoạch cảnh quan, hiểu được định nghĩa không gian và tầm quan trọng của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và chuyển đổi mặt bằng không gian có thể góp phần tạo nên kết quả khả quan hơn rất nhiều. LANDSCAPE
07
PLACE TO GROW
Không gian tự nhiên mà bao bọc chúng ta bao gồm ba mặt phẳng không gian khác nhau - mặt phẳn ngang, mặt phẳng dọc và mặt phẳng cao. Khi diện tích của các mặt phẳng khác nhau này thay đổi, cách chúng ta trải nghiệm không gian cũng thay đổi, ví dụ, trong cảnh quan, một không gian kín được tạo ra bởi một tán cây rậm rạp có một cảm giác khác với một đồng c rộng; nếu một không gian có bóng râm và tối thì không gian còn lại đầy nắng và thoáng khí. Mục đích của việc hiểu những khác biệt này không phải là để đánh giá chúng mà là để chấp nhận rằng những loại trải nghiệm không gian khác nhau này tồn tại. Chúng tôi nhận ra rằng một người trải qua càng nhiều không gian chuyển tiếp từ môi trường hoàn toàn khép kín sang môi trường hoàn toàn mở, thì trải nghiệm càng trở nên lthú vị và kết nối.
08
LANDSCAPE
Giải quyết thứ bậc, hoặc thứ tự của không gian và quy mô cũng rất quan trọng, Cụ thể, ta có thể xác định việc sử dụng đất bằng quy mô của một không gian. Chẳng hạn có hệ thống phân cấp xác định trên đường, các làn đường đều có kích thước tiêu chuẩn nhưng các đường phố được thiết kế để phù hợp với một lượng phương tiện giao thông nhất định, do đó, đường cấp một, chẳng hạn như đường liên tỉnh có thể có bốn làn xe, trong khi đó đường cấp hai chỉ có ba làn xe mỗi chiều, đường cấp ba có hai làn xe và đường cấp bốn có thể chỉ có một đường duy nhất theo một hướng.
Bằng cách phát triển một hệ thống phân cấp sử dụng đất trong một cảnh quan, các yếu tố cảnh quan khác nhau có thể được điều chỉnh tỷ lệ thích hợp để phù hợp với các hoạt động khác nhau và để tạo ra những trải nghiệm khác nhau. Ví dụ: một lối đi cấp một dẫn đến phía trước ngôi nhà nên được thu nhỏ để vừa ít nhất hai người (rộng từ 1,3 - 1,5m). Khi các đường dẫn kết nối với nhau, chúng sẽ giảm dần kích thước. Vì vậy, tất cả các lối đi kết nối với lối vào chính phải là cấp hai (rộng 0,7 - 1m). Và các đường dẫn trong cảnh quan dành cho trải nghiệm cá nhân phải có độ rộng cấp ba (rộng từ 0,3m đến 0,7m). Tương tự như vậy, không gian thiết kế cho một cá nhân sẽ nhỏ hơn không gian cho một nhóm nhỏ hoặc không gian tổ chức những bữa tiệc lớn.
LANDSCAPE
09
PLACE TO GROW
MẶT PHẲNG NGANG Mặt phẳng có chức năng như phần sàn của cảnh quan, bao gồm bãi cỏ, sân trong, sân thượng, sàn và lối đi, nó ảnh hưởng đến tuyến đường mà mọi người di chuyển qua và trải nghiệm cảnh quan.
Hình 1. Một mặt phẳng nằm ngang thay đổi từ một con đường đá sang một bệ gỗ.
10
LANDSCAPE
Vật liệu dùng cho mặt phẳng này có thể thay đổi, bao gồm đất; thảm thực vật như bãi cỏ hoặc rêu và lớp phủ mặt đất; sỏi vụn; các sản phẩm nhân tạo như bê tông, gạch và cao su; và bề mặt gỗ và các sản phẩm như gỗ xẻ, mùn, và vỏ cây vụn.
Hình 1 minh họa việc sử dụng các vật liệu khác nhau để xác định mặt phẳng nằm ngang để đi bộ qua cảnh quan. Đường dẫn phía dưới được xác định bằng cách sử dụng đá không đều đặt trong các tấm lọc, trong khi đường dẫn phía trên được xây dựng bằng gỗ. Mọi người có nguy cơ vấp ngã khi thay đổi độ cao từ một bước trở xuống, do vậy nhà thiết kế đã tăng sự chú ý một cách trực quan bằng cách thay đổi vật liệu của mặt phẳng trên mặt đất. Ngoài ra, vì các lớp phủ mặt đất ở hai bên đường có thể bắt đầu hình thành mặt phẳng thẳng đứng nên chúng phải được xác định rõ ràng. Khi chúng ta đi qua vị trí này, hãy để ý thảm thực vật ở hai bên đường tăng chiều cao như thế nào bởi điều này sẽ giúp xác định rõ hơn hành lang dành cho người đi bộ.
LANDSCAPE
11
MẶT PHẲNG thẳng đứng
PLACE TO GROW
12
LANDSCAPE
Mặt phẳng thẳng đứng tạo ra các bức tường bao bọc không gian và làm nền để nâng cao các yếu tố khác trong không gian.
Các yếu tố dọc tạo khung cho các điểm nhìn nhất định cả bên trong và bên ngoài của không gian. Mặt phẳng thẳng đứng được xác định bằng cách xây dựng các mặt tiền tạo ra một hành lang ngoài trời. Ta có thể chuyển đổi từ mặt phẳng nằm ngang sang mặt phẳng thẳng đứng thông qua việc sử dụng các loại cây viền, dương xỉ và dây leo (Hình 2). Sau khi ta chia nhỏ không gian, lối đi bằng gạch sẽ xác định mặt phẳng mặt đất. Sau khi ta di chuyển từ mặt phẳng ngang sang mặt phẳng thẳng đứng thì ta sẽ bố trí mặt phẳng thẳng đứng với việc tạo viền ở hai bên của lối đi, sau đó là các cây dương xỉ cùng với dây leo và gạch. Các bức tường ngăn tầm mắt và hướng tầm nhìn của chúng ta về phía cuối trên con đường và sự thay đổi trong việc sử dụng đất ở phía trước. Các mặt phẳng thẳng đứng trong cảnh quan không cần phải liên tục để xác định không gian, ví dụ, một dãy cây lặp lại có thể được sử dụng để xác định cả hành lang dành cho người đi bộ và xe cộ thay vì một bức tường kiên cố. Cư dân sẽ theo bản năng đi vào các khoảng trống để tạo cảm giác như đang bước vào một đường hầm và chuyể động sẽ phát sinh khi cây liên tiếp và lặp đi lặp lại (Hình 3). Mắt của một người liên tục di chuyển đến nhóm cây tiếp theo và người sử dụng sẽ có cảm giác như được đẩy về phía trước.
Hình 2. Mặt phẳng thẳng đứng này được xác định bởi hai mặt tiền của tòa nhà bằng gạch. Với một lối đi được xác định rõ ràng, không gian này có thể được gọi là một hành lang ngoài trời. Hình 3. Những cây đã được lựa chọn để tạo đường dành cho người đi bộ Mô hình tương tự này thường được sử dụng để xác định hành lang dành cho bãi xe cô.
LANDSCAPE
13
PLACE TO GROW
Mặt phẳng trên cao xác định trần của khu vực ngoài trời, và chúng ta thường cảm nhận được nhiều hơn là nhìn thấy được mặt phẳng này. Mặt phẳng này đóng vai trò bảo vệ, về mặt tâm lý, nó mang lại cảm giác được che chở và bảo vệ, còn về mặt trải nghiệm, mặt phẳng trên cao mang lại cảm giác đặc biệt từ màu sắc mà nó tạo ra khi bóng râm đáp xuống lá.
MẶT PHẲNG trên cao
Trải nghiệm giác quan của chúng ta cũng thay đổi khi độ cao tăng hoặc giảm theo tán cây, với các bước hoặc đường di chuyển lên hoặc xuống trong mặt phẳng nằm ngang và với sự chuyển đổi dần dần xảy ra khi chúng ta di chuyển từ nơi hoàn toàn mở sang một môi trường hoàn toàn đóng. Ví dụ về mặt phẳng trên cao có thể bao gồm tán cây, cấu trúc trên cao, mái hiên và ô.
14
LANDSCAPE
Trong Hình 4, mặt phẳng trên cao được thiết lập bởi một lưới mắt cáo liên tục với họa tiết lặp lại lấy cảm hứng từ củ cà rốt. Lưới mắt cáo tạo mặt phẳng trên cao bao gồm các tấm thủy tinh màu tạo phản chiếu màu trên lối đi. Sự phản chiếu thay đổi khi mặt trời di chuyển, khi những cây dây leo trổ bông theo mùa, trải nghiệm đi bộ của một người sẽ thay đổi.
Hình 4. Những tác phẩm điêu khắc này sẽ đóng vai trò như những giàn leo khi những cây dây leo mọc lên để che mát và tạo bóng mát cho lối đi.
LANDSCAPE
15
PLACE TO GROW
Hình 5. Cổng vòm này là một không gian chuyển tiếp mời bạn bước qua và trải nghiệm một phần khác của cảnh quan
Không gian chuyển tiếp là không gian kết nối khu vực ngoài trời này với khu vực tiếp theo; các ví dụ bao gồm cửa ra vào, hành lang và sân Những không gian này cũng cung cấp sự chuyển tiếp giữa các mặt phẳng khác nhau của không gian.
KHÔNG GIAN CHUYỂN TIẾP
16
LANDSCAPE
Hình 5 minh họa việc sử dụng cổng vào như một bước chuyển tiếp chính trong khu vườn. Không gian chuyển tiếp giúp tạo tiền đề cho cuộc phiêu lưu trong cảnh quan và di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Một cách trực quan thì quy mô của cửa ngõ này gợi ý rằng chúng ta đang rời khỏi không gian vườn và đi vào không gian vườn khác.
Nhà thiết kế thường sẽ sử dụng các vật liệu chẳng hạn như thực vật và đá lát để dần dần giới thiệu không gian mới cho mọi người từ khu vực ngoài trời sang khu vực tiếp theo. Ví dụ về không gian chuyển tiếp hoặc các yếu tố chuyển tiếp bao gồm cổng vào, thay đổi lát nền, ngõ trồng cây, vòm cổng, đường viền và cầu.
LANDSCAPE
17
PLACE TO GROW
CHÒI NGHỈ “Chòi” có thể được định
nghĩa là một không gian bao bọc bởi tường, sàn và trần cũng như là nơi diễn ra các hoạt động và định nghĩa này cũng áp dụng tương tự cho một căn phòng ngoài trời.
18
LANDSCAPE
Không gian có được sử dụng để giải trí không? Hay không gian được sử dụng bởi một cá nhân duy nhất? Ai đang sử dụng không gian này — trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, người lớn? Đặc tính của không gian có thể được xác định bằng cách sử dụng các vật liệu đáp ứng cả chức năng và nhu cầu người sử dụng. Các đồ nội thất phải đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng và thể hiện được đặc điểm phân biệt không gian. Ví dụ về phòng trong vườn bao gồm phòng ăn ngoài trời, vườn rau, phòng đọc sách, không gian giải trí, nhà bếp, hố lửa và sân chơi.
LANDSCAPE
19
PLACE TO GROW
Tiêu điểm
20
LANDSCAPE
Tiêu điểm bao gồm các đối tượng để hướng tầm nhìn của một người với mục đích thúc đẩy chuyển động và lôi kéo người dùng đưa ra quyết định: Làm cách nào để tiến hành tại khúc cua này trên đường đi? Tôi có tiếp tục đi theo con đường mang lại trải nghiệm tương tự hay chọn con đường đánh lừa giác quan bằng cách đưa ra một tác phẩm điêu khắc, một cây tiêu bản, một cây cầu hoặc một tảng đá thú vị?
LANDSCAPE
21
PLACE TO GROW
Khi thiết kế một tiêu điểm trong hành trình di chuyển của người dùng, họ sẽ không cảm thấy bị thao túng và cuộc hành trình qua khu vườn sẽ giống như bắt đầu một câu chuyện từ khi bước vào khu vườn. Câu chuyện tiếp tục khi người dùng di chuyển qua các khúc quanh và rẽ dọc theo một con đường và các tiêu điểm sẽ báo trước những gì có trong hành trình tiếp theo. Cuối cùng, một cao trào trong hành trình làm vườn xảy ra tại một điểm đến. Câu chuyện đang kể vẫn chưa dừng tại đó mà còn tiếp tục khi một người rời khỏi phòng và chuyển đổi dần dần ra khỏi không gian để di chuyển đến điểm đến tiếp theo hoặc rời khỏi khu vườn.
22
LANDSCAPE
LANDSCAPE
23
PLACE TO GROW
Ngôn ngữ kiến trúc Thuật ngữ "ngôn ngữ kiến trúc" được phát triển bởi Christopher Alexander (Giáo sư danh dự về kiến trúc tại Đại học California, Berkeley), mô tả những khuôn mẫu dễ nhận biết trong tự nhiên và xã hội loài người đã phát triển qua các thời kỳ và tác động đến cách sống của con người. Vào những năm 1970, Tiến sĩ Alexander đã xác định khái niệm về ngôn ngữ kiến trúc vào những năm 1970 và Tiến sĩ đã dành cả sự nghiệp của mình để nghiên cứu các kiểu mẫu trong cảnh quan và trong xã hội có ảnh hưởng đến lối sống, cộng đồng và kiến trúc. Các cuốn sách của ông, bao gồm Cách xây dựng vượt thời gian và Ngôn ngữ kiến trúc: Thị trấn, Tòa nhà, Xây dựng, đã ảnh hưởng đến cách các nhà thiết kế tạo ra không gian mà chúng ta sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, những ý tưởng của Giáo sư Alexander đã ảnh hưởng đến hàng triệu người bởi số lượng các mẫu thông qua quan sát và trải nghiệm hàng ngày là vô số. Vì vật, việc kết hợp các kiểu mẫu vào trải nghiệm sân vườn giúp nâng cao trải nghiệm người dùng.
24
LANDSCAPE
LANDSCAPE
25
PLACE TO GROW
Hình học là một phần của thế giới hàng ngày và ảnh hưởng đến những nơi chúng ta sống.. Cũng bởi vì sự tồi tại của mối quan hệ này, nhà thiết kế cảnh quan sẽ phải chú ý đến kiến trúc trước khi bố trí các đối tượng mới hoặc tạo không gian mới. Bất kể hình dạng được chọn là gì (ví dụ, đường thẳng, đường cong, xuyên tâm hoặc tiếp tuyến), không gian và các đối tượng phải liên quan đến kiến trúc hiện có (Hình a-d).
26
LANDSCAPE
Khu vườn họa tiết hình học Hình ảnh đầu tiên là một sơ đồ được sử dụng để xác định các vị trí tốt nhất cho các hoạt động cần thiết và bao nhiêu không gian mà các hoạt động đó cần cũng như để nghiên cứu mối quan hệ và lưu thông giữa các hoạt động và địa điểm. Bước tiếp theo là xác định bố cục (hình học) nào là thích hợp nhất, các dạng hình học (đường cong, đường thẳng, đường thẳng góc, đường xuyên tâm hoặc đường cung) đều dựa trên cùng một sơ đồ.
Điều quan trọng là phải hiểu rằng có nhiều cách để tạo ra không gian trong thiết kế cảnh quan và không có một phương pháp nào phù hợp với tất cả quy hoạch cảnh quan. Một kế hoạch cảnh quan được bố trí cẩn thận với các mặt phẳng và chuyển tiếp xác định kết hợp với hình học tốt và bao gồm các đối tượng liên quan đến các đặc điểm của khu vườn và các tòa nhà sẽ làm phong phú thêm trải nghiệm với môi trường.
LANDSCAPE
27
SOIL HEALTH
O A IS
TẠ
vấn đề hữu cơ trong đất
lại quan trọng ? Đất đai màu mỡ và khỏe mạnh là nền tảng
sinh trưởng và đem lại năng suất ổn định cho cây trồng, cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe con người và vật nuôi.
28
LANDSCAPE
iểu được vai trò của chất hữu cơ trong việc duy trì một khu đất khỏe mạnh là điều cần thiết để phát triển các phương pháp nông nghiệp phù hợp. Nhưng chúng ta có tự đặt câu hỏi rằng làm thế nào mà chất hữu cơ, vốn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong hầu hết các loại đất lại có thể quan trọng đến mức chúng ta dành nhiều trang viết trong phần này để thảo luận về nó? Lý do là chất hữu cơ có ảnh hưởng tích cực, thay đổi tác động của tất cả các đặc tính của đất, và nó là thứ làm cho đất trở nên màu mỡ. Đó là lý do mà việc hiểu biết của chúng ta về sức khỏe của đất và cách quản lý đất rất quan trọng. Vật chất hữu cơ về cơ bản là trọng tâm của câu chuyện, nhưng chắc chắn không phải là phần duy nhất. Ngoài việc thực hiện các vai trò quan trọng thúc đẩy các quá trình trao đổi chất của đất và sự phát triển của cây trồng, chất hữu cơ trong đất là một phần quan trọng của một số chu kỳ sinh trưởng.
LANDSCAPE
29
SOIL HEALTH
trồng cây với dư lượng dồi dào, áp dụng phân, phân trộn, lá, v.v.
giảm bệnh truyền qua đất, tuyến trùng ký sinh
cấu trúc rỗng cải thiện
cải thiện độ nghiêng và trữ nước
Đúng là bạn có thể trồng cây trên đất có ít chất hữu cơ nhưng trên thực tế, bạn không cần phải có bất kỳ loại đất nào cả. Mặc dù các hệ thống thủy canh bằng sỏi và cát, và thậm chí cả khí canh không cần đất vẫn có thể trồng các loại cây tốt, nhưng các hệ thống quy mô lớn kiểu này có thể gặp vấn đề về sinh thái và chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế đối với một số lượng hạn chế cây trồng có giá trị cao. Cũng đúng là có những vấn đề quan trọng khác ngoài chất hữu cơ khi xem xét sức khỏe của đất, tuy nhiên, khi chất hữu cơ trong đất giảm đi, việc trồng cây ngày càng trở nên khó khăn hơn vì các vấn đề về độ phì nhiêu, lượng nước sẵn có, độ nén chặt, xói mòn, ký sinh trùng, bệnh tật và côn trùng trở nên phổ biến hơn.
30
LANDSCAPE
tăng hoạt động sinh học (& đa dạng)
phân hủy
tập hợp tăng
mùn và vật liệu thúc đẩy tăng trưởng
chất dinh dưỡng thoát ra
đào thải chất gây hại
CÂY KHỎE MẠNH
Hình 1: Thêm chất hữu cơ dẫn đến nhiều thay đổi.
Để duy trì sản lượng khi đối mặt với sự cạn kiệt chất hữu cơ, các chuyên gia khuyến nghị nên chú trọng hơn tới các mức đầu vào - phân bón, nước tưới, thuốc trừ sâu và máy móc, bởi nếu chú ý đến việc quản lý chất hữu cơ thích hợp, đất có thể hỗ trợ một vụ mùa tốt mà ít cần bỏ ra chi phí tốn kém. Hàm lượng chất hữu cơ của lớp đất mặt nông nghiệp thường nằm trong khoảng 1–6%. Ảnh hưởng to lớn của chất hữu cơ đối với rất nhiều đặc tính của đất — sinh học, hóa học và vật lý — làm cho chúng có tầm quan trọng thiết yếu đối với đất khỏe mạnh (Hình 1).
Một phần lý giải cho sự ảnh hưởng này là kích thước của phần chất hữu cơ được phân hủy tốt, mùn. Tỷ lệ diện tích bề mặt - trên thể tích lớn có nghĩa là tỷ lể mùn tiếp xúc với một phần đáng kể của đất, sự tiếp xúc mật thiết của mùn với phần còn lại của đất cho phép nhiều phản ứng, chẳng hạn như giải phóng các chất dinh dưỡng có sẵn vào đất, diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, nhiều vai trò của các sinh vật sống làm cho sự sống của đất trở thành một phần thiết yếu của câu chuyện chất hữu cơ.
LANDSCAPE
31
SOIL HEALTH
32
LANDSCAPE
Thực vật cần 17 nguyên tố hóa học để phát triển: cacbon (C), hydro (H), oxy (O), nitơ (N), phốt pho (P), kali (K), lưu huỳnh (S), canxi (Ca), magiê (Mg), sắt (Fe), mangan (Mn), bo (B), kẽm (Zn), molypden (Mo), niken (Ni), đồng (Cu), coban (Co) và clo (Cl).
Thực vật thu nhận carbon dưới dạng carbon dioxide (CO2) từ khí quyển (với một số trong số đó khuếch tán lên từ đất bên dưới khi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ), ôxy chủ yếu được lấy từ không khí dưới dạng khí ôxy (O2), trong khi các nguyên tố thiết yếu còn lại được lấy chủ yếu từ đất.
Sự sẵn có của các chất dinh dưỡng này bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi sự hiện diện của chất hữu cơ. Các nguyên tố cần thiết với số lượng lớn — cacbon, hydro, oxy, nitơ, phốt pho, kali, canxi, magiê và lưu huỳnh — được gọi là các chất dinh dưỡng đa lượng. Các nguyên tố khác, hay còn được gọi là vi chất dinh dưỡng, là những nguyên tố thiết yếu cần thiết nhưng chỉ với lượng nhỏ. Natri (Na) và silica (Si) giúp nhiều loại thực vật phát triển tốt hơn nhưng không được coi là cần thiết cho sự phát triển và sinh sản của thực vật.
LANDSCAPE
33
SOIL HEALTH
VÒNG TUẦN HOÀN CỦA CACBON DIOXIDE
Ánh nắng mặt trời
Quang hợp
Khí thải nhà máy, khu CN
Hô hấp của động vật Carbon hữu cơ
sinh vật bị phân hủy
sinh vật chết và chất thải
34
LANDSCAPE
Hóa thạch và nhiên liệu hóa thạch
Chất dinh dưỡng từ chất hữu cơ phân hủy Hầu hết các chất dinh dưỡng từ chất hữu cơ không được thực vật thẩm thấu hết vẫn sẽ tồn tại trong đất và nuôi dưỡng thực vật như một phần của các phân tử hữu cơ lớn. Khi các sinh vật trong đất phân hủy chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng được chuyển đổi thành các dạng vô cơ (khoáng) đơn giản hơn mà cây trồng có thể dễ dàng thẩm thấu. Quá trình này được gọi là quá trình khoáng hóa, có chức năng cung cấp nhiều nitơ mà thực vật cần bằng cách chuyển hóa nó từ các dạng hữu cơ, ví dụ, protein được chuyển đổi thành amoni (NH4 +) và sau đó thành nitrat (NO3 -), hầu hết thực vật sẽ hấp thụ phần lớn nitơ từ đất dưới dạng nitrat. Quá trình khoáng hóa chất hữu cơ cũng là một cơ chế quan trọng để cung cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng như phốt pho và lưu huỳnh, và hầu hết các vi chất dinh dưỡng. Việc giải phóng các chất dinh dưỡng từ chất hữu cơ bằng cách khoáng hóa là một phần của chu trình nông nghiệp lớn hơn. LANDSCAPE
35
SOIL HEALTH
Lưu trữ các chất dinh dưỡng Việc phân hủy chất hữu cơ có thể cung cấp trực tiếp cho cây trồng, nhưng nó cũng có thể gián tiếp mang lại lợi ích cho dinh dưỡng của cây. Một số chất dinh dưỡng thiết yếu có trong đất dưới dạng các phân tử tích điện dương được gọi là ion (+). Khả năng của chất hữu cơ giữ các ion (+) theo cách để chúng luôn có sẵn cho thực vật được gọi là khả năng trao đổi ion (+) (CEC). Mùn có nhiều điện tích âm, và do hút các điện tích trái dấu, nên nó có thể giữ các chất dinh dưỡng tích điện dương, chẳng hạn như canxi (Ca ++), kali (K +) và magiê (Mg ++) (xem Hình 2a). Điều này giúp chúng không bị rửa trôi sâu vào lớp đất bên dưới. Các chất dinh dưỡng sau khi được giữ theo cách này có thể giải phóng dần dần vào đất và cung cấp cho cây trồng trong suốt mùa sinh trưởng. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng không phải tất cả các chất dinh dưỡng thực vật đều xuất hiện dưới dạng ion (+), ví dụ, dạng nitrat của nitơ mang điện tích âm (NO3 -) và thực sự bị đẩy lùi bởi CEC tích điện âm, do đó, nitrat dễ dàng bị rửa trôi khi nước tràn xuống đất và ra ngoài lớp rễ. Hình 2: Các ion (+) bám trên chất hữu cơ và đất sét tích điện âm.
a) Ion (+) được sắp xếp trên mùn
36
LANDSCAPE
a) Ion (+) được sắp xếp trên đất sét
a) Ion (+) được sắp xếp trên hợp chất hữu cơ
LANDSCAPE
37
SOIL HEALTH
38
LANDSCAPE
Bảo vệ các chất dinh dưỡng bằng phương pháp “CHELATION” (loại bỏ độc tố và kim loại nặng)
Các phân tử hữu cơ trong đất cũng có thể giữ và bảo vệ một số chất dinh dưỡng, những phân tử đó được gọi là chelate. Chelate là những hợp chất làm tăng thêm số lượng các dưỡng chất dễ tiêu cho cây trồng, đặc biệt là các chất vi lượng. Khi thiếu chelate trong dung dịch dinh dưỡng, cây trồng có thể sẽ bị thiếu các chất vi lượng then chốt, gây ức chế sinh trưởng trong những điều kiện bất thuận. (Hình 2c).
Trong một số loại đất, các nguyên tố vi lượng, chẳng hạn như sắt, kẽm và mangan, sẽ chuyển sang dạng không có sẵn nếu chúng không có chelate. Bằng chứng là chúng ta sẽ không lấy làm lạ khi thấy đất có hàm lượng chất hữu cơ thấp hoặc đất bị thiếu các vi chất dinh dưỡng này. Có một số bằng chứng cho thấy chất hữu cơ trong đất có thể ức chế quá trình chuyển đổi phốt pho có sẵn thành các dạng không có sẵn cho cây trồng. Một cách giải thích là chất hữu cơ bao phủ bề mặt của các khoáng chất có thể liên kết chặt chẽ với phốt pho. Một khi các bề mặt này được bao phủ, các dạng phốt pho có sẵn sẽ ít có khả năng phản ứng với chúng hơn. Ngoài ra, một số phân tử hữu cơ có thể tạo thành chelate với nhôm và sắt, cả hai đều có thể phản ứng với phốt pho trong dung dịch đất. Khi chúng được giữ dưới dạng chelate, những kim loại này không thể tạo thành một khoáng chất không hòa tan với phốt pho.
LANDSCAPE
39
SOIL HEALTH
Tác động có lợi của các sinh vật trong đất Sự có mặt của các sinh vật trong đất rất cần thiết để giữ cho cây trồng được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng vì chúng phân hủy các chất hữu cơ, bao gồm cả các sinh vật chết khác. Những sinh vật này tạo ra các chất dinh dưỡng có sẵn bằng cách giải phóng chúng khỏi các phân tử hữu cơ. Nếu không có đủ nguồn thức ăn, các sinh vật trong đất không dồi dào và hoạt động hiệu quả, do đó ta sẽ cần bón nhiều phân bón hơn để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Bố trí một cộng đồng sinh vật đa dạng là cách bảo vệ tốt nhất chống lại sự bùng phát dịch hại lớn và các vấn đề về độ phì nhiêu của đất. Một mảnh đất giàu chất hữu cơ và được cung cấp liên tục các loại tàn dư tươi khác nhau, thông qua việc sử dụng cây che phủ, luân canh phức tạp và sử dụng các vật liệu hữu cơ như phân trộn hoặc phân động vật, là nơi cư trú của một nhóm sinh vật đa dạng hơn nhiều so với đất đã cạn kiệt chất hữu cơ. Các tàn dư cung cấp đủ nguồn thức ăn để duy trì các quần thể sinh vật. Có hai khía cạnh đối với sự đa dạng sinh học, cả trên mặt đất và dưới mặt đất, đó là: 1) số lượng các sinh vật khác nhau hiện diện 2) các quần thể tương đối của chúng (gọi là sự đồng đều). Thật tốt khi có nhiều loài sinh vật đa dạng, nhưng đó là một môi trường phong phú hơn khi có quy mô quần thể tương tự. Ví dụ: nếu có một quần thể sinh vật gây bệnh, chúng ta sẽ không chỉ muốn có một quần thể các sinh vật có ích. Các quần thể sinh vật có ích giúp đảm bảo rằng ít sinh vật có khả năng gây hại giảm năng suất cây trồng.
40
LANDSCAPE
LANDSCAPE
41
SOIL HEALTH
VẬT LIỆU HỮU CƠ tăng khả năng có sẵn của các loại dinh dưỡng
Theo cách trực tiếp
42
>
Khi chất hữu cơ bị phân hủy, các chất dinh dưỡng chuyển đổi thành các dạng mà thực vật có thể sử dụng trực tiếp.
>
CEC tạo ra từ quá trình phân hủy làm tăng khả năng giữ canxi, kali, magiê và amoni của đất.
>
Các phân tử hữu cơ giữ và bảo vệ một số vi chất dinh dưỡng, chẳng hạn như kẽm và sắt.
>
Một số sinh vật tạo ra các dạng khoáng chất của phốt pho dễ hòa tan hơn trong khi những sinh vật khác cố định nitơ, chuyển hóa nó thành các dạng mà các sinh vật hoặc thực vật khác có thể sử dụng.
LANDSCAPE
Theo cách gián tiếp >
Các chất được tạo ra từ vi sinh vật thúc đẩy sự phát triển của rễ tốt hơn và rễ khỏe mạnh hơn. Với bộ rễ lớn hơn và khỏe hơn, cây có thể hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng hơn.
>
Chất hữu cơ cải thiện cấu trúc đất, dẫn đến tăng khả năng thấm nước sau các trận mưa và tăng khả năng giữ nước của đất; đồng thời cũng tăng cường sự phát triển của rễ vào đất dễ thấm hơn. Từ đó làm sức khỏe cây trồng tốt hơn và cho phép di chuyển nhiều hơn các chất dinh dưỡng di động (chẳng hạn như nitrat) đến rễ.
LANDSCAPE
43
PLANT PROFILE
44
LANDSCAPE
Hoa
Phong linh
LANDSCAPE
45
PLANT PROFILE
Cây phong linh có tên khoa học là Tabebuia Argentea, thuộc họ Bignoniaceae và có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Cây hoa phong linh còn có tên gọi cây chuông vàng núi, là giống cây trồng được ứng dụng khá phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Đặc điểm hình thái
Cây phong linh thuộc nhóm thân gỗ ưa sáng có thể cao tới 5-8m. Nếu được chăm sóc trong điều kiện tốt, cây có thể đạt tới chiều cao tối đa là 15m, đường kính gốc 50cm. Từng bộ phận của cây có đặc điểm hình thái như sau: Lá phong linh: có hình dạng kép chân vịt. Lá cây thường mọc ở đầu cành, có màu xanh, trơn bóng, mép nguyên và đầu lá bầu. Mỗi lá phong linh có chiều dài trung bình khoảng 5-8cm. Hoa phong linh: thường mọc thành cụm nhìn giống chiếc chuông. Hoa phong linh có thể màu vàng, màu hồng hoặc màu tím tùy vào giống. Khi hoa nở, lá phong linh sẽ rụng hết và nhường cho sắc hoa bao trùm toàn bộ cây. Quả phong linh: cây có đậu quả màu đen, hình dạng trông như quả nang thon với chiều dài khoảng 8-10cm.
46
LANDSCAPE
Đặc điểm sinh trưởng
Phong linh thuộc loài cây ưa sáng và có khả năng sinh trưởng nhanh. Tuy nhiên, cành rất mềm nên cần khi trồng cần có những biện pháp bảo vệ cây trước gió lớn. Hoa phong linh thường nở vào tháng 3 đến tháng 5. Phong linh thường được trồng ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới vì lớp đất tơi xốp sẽ giúp chúng hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Tuy nhiên, cây nên được trồng ở những vị trí có khả năng thoát nước tốt để tránh ngập úng.
LANDSCAPE
47
PLANT PROFILE
Kỹ thuật trồng
Có 2 cách để nhân giống hoa phong linh là nhân giống bằng hạt hoặc có thể giâm cành. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ về giống lẫn đất đạt chuẩn, bà con có thể tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Cẩn thận xé bỏ túi bầu để không làm ảnh hưởng đến bộ rễ.
48
LANDSCAPE
Bước 2: Đặt bầu phong linh vào đúng vị trí hố đất đã đào sẵn. Hãy đặt cây thẳng đứng và tiến hành lấp đất đầy miệng hố. Khi lấp đất không nên nén quá chặt nhằm tạo độ thoáng cho cây hô hấp. Bước 3: Sử dụng cọc để cố định cây non được thẳng, không bị cong bởi các tác động bên ngoài môi trường. Bước 4: Tưới nước và chăm sóc cây hàng ngày để tạo môi trường phát triển thuận lợi nhất.
Là loại cây thân gỗ có ưa sáng, cây hoa phong linh sinh trưởng rất nhanh tại các khu vực đất màu mỡ vì có bộ rễ phát triển cùng tốc độ hấp thu dinh dưỡng tốt. Tuy nhiên, nên trồng ở những vị trí dễ thoát nước để tránh bị ngập úng. Nơi trồng cây hoa phong linh lý tưởng là vị trí đất tơi xốp, hơi ẩm ướt nhưng không nên ngập nước quá nhiều. Phong linh không thể trồng được trong chậu như một số loại cây cảnh khác. Vì thế, bạn muốn trồng phong linh thì cần phải trồng chúng trên đất.
LANDSCAPE
49
PLANT PROFILE
Chăm sóc cây
Phong linh là giống cây có tốc độ phát triển và sinh trưởng nhanh. Cây phong linh là giống cây trồng ưa sáng, thân và cành rất mềm nên cần có những biện pháp che chắn và bảo vệ cây, tránh những bực xạ trực tiếp vào mùa khô cũng như mùa đông. Lưu ý, bạn không nên trồng phong linh ở gần hồ nước. Khi mới trồng, bạn nên thường xuyên tưới nước để tạo đủ độ ẩm cho cây phát triển. Đồng thời cần che chắn ánh nắng khi mặt trời chiếu quá gắt. Bên cạnh đó, trong quá trình chăm sóc cây chúng ta cần lưu ý là cây dễ gãy, không có khả năng chống mưa bão tốt nên khi tiến hành trồng, cần lựa chọn những nơi ít tiếp xúc với gió trời nhất. Sau khoảng 2 tuần, bạn có thể gỡ những vật dụng che chắn để cây phát triển thuận theo tự nhiên. Để cây sinh trưởng tốt, bạn nên thực hiện bón phân định kỳ 2 lần/năm. Đặc biệt, hãy nhớ bón phân vào thời điểm cây sắp ra hoa. Kịp thời bổ sung những dưỡng chất thiết yếu giúp > cây phát triển và ra hoa nhiều hơn. Ngoài ra, bạn nên cắt tỉa những cành yếu, cành sâu bệnh để cây khỏe mạnh, ra tán rộng và kết hoa đẹp.
50
LANDSCAPE
LANDSCAPE
51
ASK DR. BUG
Vòng đời của
CÔN CÔN TRÙNG TRÙNG
52
LANDSCAPE
Việc hiểu rõ về vòng đời của côn trùng sẽ giúp ta có các xác định phù hợp như: xác định xem có cần quản lý dịch hại hay không và nếu có, thì thời điểm tốt nhất là khi nào. Kiến thức về vòng đời của côn trùng có thể giúp ta xác định: > Giai đoạn sống của côn trùng có thể gây hại cho cây trồng > Giai đoạn sống của côn trùng dễ quản lý nhất
> Các lựa chọn sinh trưởng như chọn giống kháng sâu bệnh hoặc điều chỉnh thời gian trồng để đảm bảo cây trồng không ở giai đoạn mẫn cảm khi dịch hại hoạt động mạnh nhất > Cách mà điều kiện sinh thái và khí hậu địa phương có thể ảnh hưởng đến chu kỳ sống của côn trùng
LANDSCAPE
53
ASK DR. BUG
Các loại côn trùng có thể trông khác nhau trong các giai đoạn phát triển và việc có thể nhận ra các giai đoạn đó sẽ quyết định thời điểm quản lý cần thiết và thời điểm quản lý thích hợp. Quá trình côn trùng thay đổi trong suốt cuộc đời của chúng được gọi là quá trình “metamorphosis” hay còn gọi là "biến thái hình thức", thuật ngữ này là sự kết hợp của hai từ Hy Lạp: meta có nghĩa là “thay đổi” và morphe có nghĩa là “hình thức”. Biến thái hình thức là sự thay đổi rõ rệt hoặc đột ngột về hình thức hoặc cấu trúc, một số giống loài côn trùng nguyên thủy chẳng hạn như bọ đuôi bật và cá bạc, chúng không trải qua biến thái hình thức mà gia tăng kích thước trong khi vẫn giữ nguyên các đặc tính trước đó.
54
LANDSCAPE
Ví dụ, hành động sâu bướm làm rụng lá cây hoa lạc tiên là một dấu hiệu đáng báo động cho đến khi xác định những con sâu bướm đó là dạng ấu trùng của loài bướm. Nếu xử lý những con sâu bướm bằng thuốc trừ sâu thì ta sẽ bỏ lỡ giai đoạn trưởng thành tuyệt đẹp của loài thụ phấn có lợi này. Giun đốt là ấu trùng bướm đêm ẩn nấp dưới rác hoặc đất vào ban ngày, chui ra ngoài trong bóng tối để ăn cây. Hình dạng ấu trùng tựa như những quả trứng nhỏ, vì vậy bằng cách xử lý cỏ dại và chất thải đúng thì có thể giảm đáng kể số lượng của chúng vào mùa thu bởi ấu trùng sẽ khó quản lý hơn nhiều vào mùa xuân.
LANDSCAPE
55
ASK DR. BUG
trứng sâu bướm
nhộng/kén
con trưởng thành lột xác
“Dần dần” (không đầy đủ) và “hoàn chỉnh” là mô tả về số lượng các bộ phận riêng biệt có trong quá trình biến thái hình thức. Côn trùng trải qua quá trình biến thái hình thức dần dần hoặc không hoàn toàn sẽ lớn hơn nhưng nhìn chung hình dáng của chúng sẽ không thay đổi đáng kể khi trưởng thành.
56
LANDSCAPE
Ba giai đoạn biến thái hình thức là trứng, nhộng và trưởng thành: >> Nhộng trùng (côn trùng chưa trưởng
thành) có mắt và râu, giống với con trưởng thành, và thường có thói quen kiếm ăn giống nhau; tuy nhiên, nhộng lại nhỏ hơn và không có cánh. >> Ở bộ phận cánh có thể chứa các
miếng đệm và cánh vẫn đang trong quá trình phát triển ở những con nhộng non. >> Trong quá trình nhộng phát triển
thành con trưởng thành, chúng đã trải qua một loạt các lần lột xác, nơi bộ xương cũ sẽ rụng đi và bộ xương mới hình thành, bộ xương ngoài mới sẽ mở rộng và sau đó cứng lại. >> Giai đoạn sống giữa mỗi lần lột xác
sẽ là một tuổi và số lượng cá thể và tần suất lột xác thay đổi đáng kể theo loài và ở một mức độ nào đó theo nguồn cung cấp thức ăn, nhiệt độ và độ ẩm. Bọ tai, châu chấu và họ hàng của chúng, bọ và họ hàng của chúng, gián và mối là nhữn ví dụ về côn trùng trải qua quá trình biến thái dần dần.
LANDSCAPE
57
ASK DR. BUG
Hầu hết các loài côn trùng đều trải qua quá trình biến thái hình thức hoàn toàn hay có thể hiểu là trải qua bốn giai đoạn riêng biệt: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. > Ấu trùng có thể có hoặc không có chân, râu hoặc mắt nên đôi khi chúng trông giống như con giun hoặc những sinh vật có gai hoặc tóc bao phủ xung quanh.
58
LANDSCAPE
>
Ấu trùng có thể lột xác vài lần nhưng nhìn chung sẽ không thay đổi hình thức cho đến khi chúng chuyển sang giai đoạn nhộng. Trong giai đoạn nhộng, côn trùng sẽ không hoạt động và không ăn nhưng vẫn có sự thay đổi sâu sắc nên trong giai đoạn này ột số côn trùng quay kén hoặc mạng, hoặc cuộn lá quanh cơ thể để bảo vệ. Trong quá trình nhộng, nhiều mô và cấu trúc bị phá vỡ hoàn toàn và cấu trúc của con trưởng thành dần được hình thành.
>
Giai đoạn trưởng thành sẽ không giống với giai đoạn ấu trùng và côn trùng có thể sẽ có một môi trường sống hoàn toàn khác. Côn trùng trưởng thành sẽ dành thời gian ngắn để sinh sản, thức ăn của nó thường khác hoàn toàn so với thức ăn ở giai đoạn ấu trùng. Bọ cánh cứng, bướm, kiến, ong, bướm đêm, ong bắp cày, ruồi và bọ chét là ví dụ cho những côn trùng trải qua quá trình biến thái hình thức hoàn toàn.
LANDSCAPE
59
ASK DR. BUG
Phân loại
CÔN CÔN TRÙNG TRÙNG
Việc xác định hàng nghìn loài côn trùng sẽ không thể thực hiện được nếu không thiếu vắng một hệ thống phân loại tiêu chuẩn. Tương tự như giới thực vật, giới động vật có các phân loại chính được gọi là "nhóm ngành". Một số nhóm ngành là dịch hại trong vườn gồm: > Nhóm ngành chân khớp (côn trùng, nhện, tôm càng xanh) > Nhóm ngành giun tròn (giun đũa, giun tròn, trichina) > Nhóm ngành giun dẹp (giun dẹp, sán lá, sán dây) > Nhóm ngành thân mềm (ốc, sên, trai)
60
LANDSCAPE
LANDSCAPE
61
ASK DR. BUG
Bảng 1. Các lớp của ngành Chân khớp.
Lớp
Ví dụ
Các phần cơ thể
Đôi chân
Giáp mềm
tôm càng xanh,
2
5
mọt gỗ Nhện
Nhện, ve
1 hoặc 2
4
Chân đốt
Giun đất
2
12
Côn trùng
bọ cánh cứng,
3
3
bướm
Hơn 3/4 số động vật trên trái đất đều thộc nhóm ngành Chân khớp (Arthro có nghĩa là "khớp nối" và poda có nghĩa là "chân") với những đặc điểm chung gồm các phần phụ ghép nối, có khớp với nhau; xương ngoài; các cơ quan phân đoạn và đối xứng nhau. Người ta phân chia nhóm ngành Chân khớp thành tầng lớp khác nhau. Bảng 1 mô tả một số tầng lớp quan trọng và trình bày một số đặc điểm dùng để phân biệt côn trùng với các tầng lớp chân khớp khác. Để một động vật chân khớp được xép vào lớp Côn trùng thì nó phải có ba đoạn cơ thể với ba cặp chân.
62
LANDSCAPE
LANDSCAPE
63
ASK DR. BUG
Các chuyên gia chia nhỏ các tầng lớp theo bộ, mỗi bộ côn trùng lại được chia thành các nhóm gọi là họ côn trùng với tên gia đình kết thúc bằng idae: Aphididae (rệp), Muscidae (ruồi nhà), và Blattidae (gián). Các họ côn trùng lại chia thành nhiều chi và loài, có thể hiểu đây là những cấp độ cụ thể nhất của hệ thống phân loại. Sau đây sẽ là ví dụ về phân loại họ ruồi: Nhóm ngành ............ Arthropoda Tầng lớp ................. Côn trùng Bộ ................ Diptera Họ ............. Muscidae Chi ............. Musca Loài ............. domestica Côn trùng thường có tên chung và đôi khi một loài có thể có một số tên chung, ví dụ, "bọ cánh cứng" đề cập đến toàn bộ bộ Coleoptera, bao gồm hàng nghìn loài khác nhau. Thuật ngữ "bướm đêm" dùng để chỉ hàng nghìn loài trong bộ Lepidoptera.
64
LANDSCAPE
Bảng 2. Một số phân loại nhóm của lớp côn trùng và đặc điểm của chúng.
Ví dụ
Hình thái biến thái
Phần miệng
Bộ cánh
hoàn thiện
Bọ cánh cứng
Bọ, mọt
Hoàn toàn
nhai
2 cặp
Bọ đuôi bật
Bọ đuôi bật
Không
nhai
không
Bọ cánh da
Kiến đuôi kim
Dần dần
nhai
2 cặp
Ruồi
Ruồi
Hoàn toàn
nhai, mút
1 cặp
Bọ rệp
Bọ, rệp vảy
Dần dần
xuyên-mút
2 cặp
Bọ cánh màng
Ong, kiến
Hoàn toàn
nhai
2 cặp
Mối
Mối
Dần dần
nhai
2 cặp
Bọ cánh vẩy
Bướm,
Hoàn toàn
nhai, hút
2 cặp
Hoàn toàn
nhai
2 cặp
Dần dần
nhai
2 cặp
bướm đêm Bọ cánh gân
Chuồn chuồn cỏ, kiến sư tử, rệp nước
Bọ cánh thẳng
Dế mèn, châu chấu
Bọ chét
Bọ chét
Hoàn toàn
nhai
không
Bọ cánh viền
Bọ trĩ
Dần dần
hút
2 cặp
Họ ba đuôi
Bọ bạc
Dần dần
nhai
không
LANDSCAPE
65
EQUIPMENT FOCUS
MÁY
CẮT CỎ
Máy cắt cỏ cầm tay có thiết kế gọn nhẹ, dễ dàng sử dụng, động cơ hoạt động mạnh mẽ nên được đa số người dùng tìm mua và sử dụng. Hiện nay máy cắt cỏ cầm tay dần thay thế cho phương pháp cắt cỏ thủ công, được ứng dụng rộng rãi từ việc chăm sóc môi trường, ruộng vườn, cảnh quan đến khuôn viên sân vườn, biệt thự, nông trại, cải tạo sân bóng, sân golf.
66
LANDSCAPE
ĐẶC ĐIỂM CỦA MÁY CẮT CỎ CẦM TAY Một số đặc điểm có thể giúp ta phân biệt giữa máy cắt cỏ bằng tay và các loại máy cắt khác, cụ thể: trong khi các lưỡi của máy cắt cỏ quay trên mặt phẳng song song với đất thì lưỡi của máy cắt cỏ quay theo một góc vuông góc với mặt đất. Máy cắt cỏ bằng tay không dùng động cơ để hoạt động nên chúng không sử dụng khí đốt và không thải ra chất ô nhiễm, cũng có nghĩa là những chiếc máy cắt cỏ này hầu như không có tiếng ồn. Cũng vì không có động cơ nên không có bộ điều chỉnh, không có dầu để kiểm tra, không có bộ lọc để làm sạch, không có bugi nên sẽ tiết kiệm và ít cần bảo dưỡng hơn. Các mẫu máy cắt cỏ cầm tay hiện đại có trọng lượng nhẹ và dễ dàng vận hành. Mặc dù vậy, máy cắt cỏ loại này vẫn lý tưởng cho những bãi cỏ nhỏ. Mặc dù máy cắt cầm tay có giá tương đối rẻ, nhưng bạn không nhất thiết phải mua loại rẻ nhất. Bạn cần đảm bảo rằng máy cắt của mình được sản xuất tốt và bộ dụng cụ mài lưỡi phù hợp với thương hiệu bạn chọn phải dễ tìm, vì bạn sẽ cần mài lưỡi thường xuyên. LANDSCAPE
67
EQUIPMENT FOCUS
LÍ DO NÊN SỬ DỤNG MÁY CẮT CỎ CẦM TAY
Khi nghĩ đến việc cắt cỏ, chúng ta hầu như đều nghĩ là máy cắt có thanh quay, bởi vì loại thiết bị cắt cỏ này đã trở thành tiêu chuẩn. Không giống như các kiểu máy thanh quay mà bạn đã biết, máy cắt cỏ cầm tay không có động cơ. Thiết bị có từ thế kỷ 19 này, được phát minh bởi một người tên là Edwin Budding, loại máy này cắt cỏ bằng cách sử dụng các lưỡi dao sắc bén di chuyển khi bạn đẩy thiết bị theo, nói cách khác là phải dùng đến sức mạnh cơ bắp của bạn. Lưu ý rằng đây không chỉ là câu hỏi về việc cỗ máy tự vận hành hay không tự vận hành: nó hoàn toàn do con người sử dụng. Điều này làm cho máy cắt bằng tay hoàn toàn trái ngược với mong muốn của những người mua hàng muốn loại bỏ càng nhiều căng thẳng khi cắt cỏ càng tốt.
68
LANDSCAPE
Mặc dù không có những chức năng hiện đại nhưng cũng có những lý do chính đáng mà bạn có thể muốn cân nhắc mua một máy cắt cuộn. Các nhà bảo vệ môi trường đã giới thiệu máy cắt cỏ cuộn như một giải pháp thay thế sạch sẽ cho các mô hình chạy bằng động cơ gây ô nhiễm. Máy cắt cỏ cuộn mang lại nhiều lợi ích bên cạnh việc thân thiện với môi trường, bao gồm các lợi ích về độ an toàn, độ ồn và chi phí. Hiện nay trên thị trường đã có các phiên bản nhẹ hơn, linh hoạt và dễ sử dụng hơn so với các mẫu cũ ngày trước.
Nhưng máy cắt cỏ cuộn cũng có một số nhược điểm: chúng không thể chặt cành cây như máy thanh quay, vì nếu cành cây bị mắc kẹt trong các lưỡi dao ta sẽ cần loại bỏ thủ công, do đó, ta nên nhặt sạch cành cây trước khi cắt cỏ để đảm bảo công việc được trơn tru nhất. Máy cắt cuộn cũng không được sử dụng vào mùa thu như những chiếc máy hủy lá tạm thời — điều này rất quan trọng đối với những người thích cắt nhỏ lá để làm đống ủ. LANDSCAPE
69
www.lifebalance.vn