SECURITY MAGAZINE | Vol 15 - Nhân viên an ninh và nhiệm vụ an toàn phòng cháy chữa cháy

Page 1


CHÁY NỔ ? CHÁY NỔ ?

Làm gì nếu phát hiện nguy cơ & phương án THOÁT NẠN khẩn cấp Kế hoạch phòng cháy chữa cháy

Nhân viên an ninh và nhiệm vụ oàn & phương án

Nhân viên an ninh và nhiệm vụ An toàn

AKATSUKI

Nguyen Duy Huan

Xin kính chào Quý độc giả!

Chúng tôi rất vui mừng khi được gặp lại Quý vị trong số tạp chí đầu tiên của

năm Quý Mão. Hòa chung trong không khí chào đón một mùa xuân mới, Ban

biên tập Tạp chí Security xin gửi lời chúc mừng năm mới tới Quý độc giả và

Gia đình. Cầu chúc một năm mới luôn tràn đầy những niềm vui, hạnh phúc và

gặt hái được nhiều thành công!

Như chúng ta đã biết, hỏa hoạn là một hiểm hỏa hết sức nghiêm trọng và phổ

biển hiện nay. Nguyên nhân tử vong do hỏa hoạn đa phần là hít phải khí độc, chúng nhẹ hơn không khí nên có thể lan truyền một cách nhanh chóng và bao

phủ khắp Tòa nhà. Là một nhân viên an ninh, nhiệm vụ của bạn là bảo vệ

người và tài sản khỏi các tình huống hỏa hoạn trước khi đám cháy gây ra

những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.

Trong số tiếp theo của Tạp chí Security, Ban biên tập xin gửi tới Quý độc giả

những nội dung liên quan đến vai trò, nhiệm vụ của nhân viên an ninh trong

trường hợp hỏa hoạn xảy ra tại nơi làm việc. Cùng với đó là quy trình an toàn

cháy nổ, quy trình tuần tra phục vụ mục đích PCCC, quy trình thoát nạn khẩn cấp, làm gì nếu phát hiện nguy cơ cháy nổ cũng được chúng tôi đề cập đến.

Chúng tôi mong muốn cuốn tạp chí này là diễn đàn chia sẻ những kinh nghiệm

bổ ích của các quốc gia phát triển và nhìn nhận thách thức để xây dựng ngành

dịch vụ an ninh chuyên nghiệp tại Việt Nam.

Trân trọng!

Nhân viên an ninh

Và Nhiệm Vụ An Toàn

PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

1. MỤC ĐÍCH

Chữa cháy là một trong những tình huống nghiêm trọng nhất mà một nhân viên an ninh phải đối phó. Nhiệm vụ của bạn là phát hiện và bảo vệ con người, tài sản tránh khỏi hiểm họa này kịp thời và nhanh chóng, vì một ngọn lửa có thể phá hủy tất cả chỉ trong vài phút ngắn ngủi. Phòng ngừa là cách bảo vệ tốt nhất đối với chúng ta và đặc biệt là

các nhân viên an ninh đang làm nhiệm vụ. Bạn phải nhận

thức được mối nguy hiểm tiềm năng và làm thế nào để đối phó với chúng. Nhân viên an ninh thường sẽ là người đầu

tiên có mặt trong giai đoạn đầu của một đám cháy. Nếu hỏa hoạn xảy ra trong ca làm việc, bạn cần phải biết những gì nên làm và nẵm rõ từng bước trong quy trình PCCC. Để có thể hành động một cách nhanh chóng và với sự tự tin, bạn cần phải biết những gì liên quan đến thiết bị cháy tại khu vực của mình và chắc chắn rằng đã được đào tạo và hiểu rõ nó, do đó bạn biết làm thế nào để vận hành. An toàn của chính bạn cũng như an toàn của những người bạn đang bảo vệ phụ thuộc rất nhiều vào điều này.

2. TẠI

SAO ĐÁM

CHÁY RẤT NGUY HIỂM?

Nếu chưa bao giờ chứng kiến trong một tình huống cháy, rất khó để tưởng tượng nó nguy hiểm như thế nào. Các

đám cháy bạn nhìn thấy trong phim là không có gì giống với ngọn lửa thật bên ngoài. Có rất nhiều trường hợp liên

quan đến hút thuốc lá là nguyên nhân gây cháy. Trong

các vụ hỏa hoạn, khói và khí độc mới chính là nguyên

nhân chủ yếu gây thương vong chứ không phải do lửa hay nhiệt. Khói lan nhanh trước khi ngọn lửa cháy đến và nó có thể phủ kín tòa nhà trong vài phút. Khói đen từ các vật thể bị cháy che khuất tầm nhìn và làm mất đi khả năng quan sát của bạn.

Thành phần của đám khói phụ thuộc vào bản chất của vật liệu cháy cũng như điều kiện của quá trình cháy. Trong đó những đám cháy ngoài trời có lượng oxy cung cấp đầy đủ, thành phần của khói chủ yếu là khí CO2, SO2, tro, nước, oxit nitocháy không hoàn toàn sản sinh ra các loại khí độc như hydro cyanua (HCN), cacbon monoxit (CO), NH3. Ngoài ra trong 1 số đám cháy khác, chúng còn sản sinh ra khí HCN, photgen cực độc hại với cơ thể con người… Những loại khí độc này có thể khiến nạn nhân bị ngạt thở khi hít phải, từ đó việc kiểm soát cơ bắp, phối hợp, phán đoán và suy luận đều bị ảnh hưởng. Còn nếu hít quá nhiều bạn rất dễ mất phương hướng, ý thức dẫn đến tình trạng bị ngộ độc và tử vong.

3. NGUYÊN NHÂN

GÂY RA CÁC ĐÁM CHÁY

⮰ Hệ thống phòng cháy chữa cháy đã lạc hậu hoặc không đảm bảo

⮰ Không được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên và đúng cách

⮰ Sử dụng các thiết bị có thể tạo ra lửa không đúng cách

⮰ Sự phá hoại

⮰ Sự tự cháy

Các nguyên nhân gây ra lửa thường gặp:

» Điện: Quá tải, rò mạch gây ra tia lửa điện hoặc tạo ra nguồn nhiệt; bảo trì kém, thiếu hệ thống thông gió…

» Thiết bị tạo nhiệt: Quần áo đặt gần vật liệu dễ cháy, lỗi kiểm soát nhiệt độ…

» Quy trình nguy hiểm: máy móc bị quá nóng, nhiệt tạo ra do ma sát, phản ứng hóa học, hệ thống thông gió và kiểm soát nhiệt độ kém chất lượng…

» Bụi cháy được: Không có hộp chứa bụi, không có hệ thống giám sát hay đo lường bụi cháy được…

» Bất cẩn: Hút thuốc, thiếu cẩn trọng khi hàn, cắt, khoan, can thiệp vào thiết bị an toàn, tháo lưới chắn…

» Thiếu ngăn nắp: Không bảo trì khu vực làm việc và thiết bị làm việc, không lau dọn sạch sẽ vết dầu tràn, thùng rác quá đầy, không có quy trình khử bỏ an toàn rác thải dễ cháy…

» Tự cháy: Hóa chất không để ở nhiệt độ phù hợp, hóa chất bị trộn lẫn không đúng cách, vật liệu hoặc rác dễ cháy không được xử lý cẩn thận…

4.

KẾ HOẠCH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

VÀ CÁC THỦ TỤC KHẨN CẤP

Mỗi một khu vực nên có những kế hoạch trong trường hợp khẩn cấp.

Một số kế hoạch đơn giản dễ thực hiện thực hiện sẽ cho thấy vị trí

của các lối thoát hiểm khẩn cấp cũng như vị trí đặt các thiết bị chữa cháy và cung cấp tên và số liên lạc của từng người phụ trách. Một số

kế hoạch khác có thể rất phức tạp, nó có thể bao gồm các trường hợp

khẩn cấp khác nhau, hành động và người liên lạc phụ thuộc vào tình hình. Vấn đề đặt ra không phải là chi tiết của kế hoạch mà mục đích

của chúng là như nhau: giúp mọi người chuẩn bị trước khi trường hợp

khẩn cấp xảy ra.

Nhân viên an ninh nên có một

bản sao của kế hoạch an toàn

PCCC và một kế hoạch thoát

nạn khẩn cấp. Các thông tin

quan trọng về an toàn cháy nổ trong khu vực mà bạn bảo vệ là

rất quan trọng, vì vậy mà bạn

nên đọc và tìm hiểu một cách

cẩn thận. Bản kế hoạch này giúp

nhân viên an ninh biết được vai

trò và nhiệm vụ của mình khi

xảy ra các trường hợp khẩn cấp,

cũng như nêu rõ các hướng dẫn

và hành động như thế nào để

phù hợp với kế hoạch tổng thể.

Trước hết, hãy chắc chắn khu vực mà bạn làm nhiệm vụ bảo vệ không có phương án khẩn cấp và kế hoạch

PCCC. Có thể là người quản lý khu vực đó đã lập phương án và không phổ biến cho bạn. Một kế hoạch mà còn nằm trong tủ hồ sơ là vô dụng trong trường hợp khẩn cấp. Nhân viên an ninh nên đề cập đến bản kế hoạch này với người quản lý của mình, vì an toàn của bạn và những người trong khu vực mà bạn thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh.

Nếu kế hoạch tồn tại, hãy chắc chắn rằng bạn có một bản sao của nó thật chi tiết và rõ ràng. Nếu có thể, nên nói chuyện với những người có tên trong kế hoạch, họ có thể có kinh nghiệm quan trọng để chia sẻ cũng như nhắc nhở họ về họ trách nhiệm.

Nếu kế hoạch này không tồn tại, hãy đặt câu hỏi không ngừng cho đến khi nhận được câu trả lời. Thậm chí, nhân viên an ninh có thể cùng tham gia trong việc cập nhật một kế hoạch hiện tại hoặc tạo một phương án mới. Điều này rất ý nghĩa bởi vì bạn thường sẽ thường là người đầu tiên ở khu vực có đám cháy.

6. PHÒNG NGỪA VÀ CHUẨN BỊ

ĐÁM CHÁY

Chuẩn bị tốt trong trường hợp có hoả hoạn

» Nắm rõ hệ thống báo động tại nơi làm việc đang hoạt động tốt hay không?

» Biết vị trí của tất cả bình chữa cháy và hộp kéo còi báo cháy.

» Biết cách sử dụng tất cả các thiết bị dập lửa tại chỗ.

» Bảo đảm tất cả bình chữa cháy đều sẵn sàng sử dụng.

» Giữ cho tất cả lối đi, cầu thang thoát hiểm, và lối ra được thông thoáng.

Điều này bao gồm sàn nhà không gian ở hai bên của lối ra.

» Bảo đảm tất cả làn xe cứu hỏa được thông thoáng ra vào. Tuyệt đối không

để xe, ngăn chặn giao thông cho xe chữa cháy và thiết bị PCCC.

» Báo cáo vấn đề nhanh chóng, trước khi tình trạng khẩn cấp xảy ra.

Cháy là một phản ứng lý hóa phức tạp có tỏa nhiệt và phát sáng. Muốn cháy được cần phải có đầy đủ ba yếu tố (chất cháy, chất oxy hóa và nguồn nhiệt) và bốn điều kiện (Chất cháy, chất oxy hóa và nguồn nhiệt phải trực tiếp tiếp xúc với nhau; Thời gian tiếp xúc phải đủ lớn; Năng lượng của nguồn nhiệt phải đủ lớn – nhiệt độ của nguồn nhiệt lớn hơn hoặc bằng nhiệt độ tự bốc cháy của hỗn hợp; Nồng độ chất cháy và chất oxy hóa phải nằm trong giới hạn nồng độ bốc cháy).

Các đám cháy có thể bắt đầu chỉ khi xuất hiện các

điều kiện như sau:

Chất cháy là những nguyên vật liệu hết sức phòng phú, nó tồn tại ở cả 3 trạng thái rắn (giấy, gỗ, vải, than…); lỏng (xăng, dầu, mỡ động vật…) và khí (gas, axetilen…)

⮰ Về ôxy: Ôxy là chất khí không cháy được nhưng nó

là dưỡng khí cần thiết, không có ôxy thì không sinh ra sự cháy được. Ôxy chiếm tỉ lệ 21% trong không khí nếu ôxy giảm xuống nhỏ hơn 14% thì hầu hết các chất cháy không duy trì được sự cháy nữa, trừ 1 số ít chất đặc biệt cháy được trong điều kiện nghèo ôxy

(như: hydro và mêtan còn 5% ôxy vẫn cháy được.)

⮰ Nguồn lửa hay nguồn nhiệt: nguồn lửa nguồn nhiệt gây cháy thường xuất phát từ các nguồn gốc sau:

» Điện năng biến thành nhiệt năng (do các nguyên nhân quá tải, nghẽn mạch, gia nhiệt, hồ quang, tĩnh điện).

» Phản ứng hóa học sinh nhiệt dẫn tới cháy.

» Ma sát ( cơ năng biến thành nhiệt năng)

» Ngọn lửa trần, nhiệt trần ( nguồn lửa, nguồn nhiệt ở trạng thái mở như điếu thuốc, ngọn đèn, hàn xì khô).

» Thiên nhiên sét, nhiệt mặt trời.

⮰ Thiết bị điện

⮰ Hệ thống dây điện

⮰ Thiết bị dùng sức nóng như là máy sưởi, bàn là...

⮰ Hàn thiết bị

⮰ Động cơ

⮰ Dụng cụ

⮰ Ánh nắng. Điều này có thể làm sức nóng đủ để đốt cháy vật chất dễ bắt lửa rất như là giấy, bìa carton, giẻ lau có nhiên liệu dễ cháy như xăng, dầu…. Nguồn nhiệt phổ biến:

Sự lây lan ngọn lửa

Lửa có thể lây lan theo ba cách sau: Dẫn nhiệt, Đối lưu nhiệt, Bức xạ nhiệt

Dẫn nhiệt: Quá trình nhiệt được truyền từ nơi này sang nơi khác qua tiếp xúc trực tiếp. VD: Thìa kim loại đặt trong bình trà nóng. Nhiệt sẽ được dẫn hoặc “di chuyển” theo thân thìa.

Đối lưu nhiệt: Quá trình truyền nhiệt qua lưu thông nhiệt. Không khí được đốt nóng giãn nở và bốc lên trên, do đó mặc dù ngọn lửa chỉ cháy ở mặt đất, không khí được đốt nóng đến nhiệt độ phù hợp có thể gây cháy nguồn nhiên liệu ở các tầng cao hơn.

Bức xạ nhiệt: Quá trình nhiệt được truyền từ một nơi sang một nơi khác bằng các tia nhiệt trực tiếp phát ra dưới dạng ánh sáng. Lò sưởi điện hai thanh là một ví dụ. Nếu đặt một mẩu giấy hoặc vải gần thanh nhiệt (không nhất thiết phải tiếp xúc), mẩu giấy hoặc vải có thể cháy.

Làm thế nào để ngưng sự cháy?

Chúng ta đã biết rằng ba yếu tố chất cháy, chất oxy hóa và nguồn nhiệt tạo thành ba đỉnh của một tam giác (tam giác cháy). Tam giác cháy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc PCCC, khi chữa cháy chỉ cần

cắt đứt một trong ba cạnh của tam giác cháy - cắt

đứt mối liên hệ giữa ba yếu tố thì đám cháy sẽ được

đập tắt. Để thực hiện được “sự cắt đứt” này, căn cứ vào tác dụng chính của chất chữa cháy tới quá trình

làm ngừng sự cháy ta có bốn nhóm phương pháp làm ngừng sự cháy cơ bản sau đây:

a)

b)

c)

d)

Nhóm phương pháp làm lạnh: Làm lạnh vùng phản ứng

cháy hay chất cháy.

Nhóm phương pháp cách ly: Cách ly chất cháy với vùng phản ứng cháy.

Nhóm phương pháp làm loãng: Làm giảm nồng độ các chất tham gia phản ứng cháy.

Nhóm phương pháp ức chế hóa học: Làm ngừng sự cháy bằng các phương pháp ức chế hóa học.

Làm lạnh bằng tia nước đặc

Làm lạnh bằng nước phun mưa

Làm lạnh bằng phương pháp xáo trộn chất cháy

Làm giảm nồng độ bằng nước phun dưới dạng sương mù

Làm giảm nồng độ bằng hỗn hợp hơi nước và khí thải

Làm giảm nồng độ chất cháy bằng nước

Làm giảm nồng độ bằng khí trơ và hơi nước

Cách ly bằng lớp bọt

Cách ly bằng lớp sản phẩm nổ

Cách ly bằng phương pháp tạo khoảng cách

Cách ly bằng lớp bột chữa cháy

Cách ly bằng các bộ phận ngăn cháy Ức chế các phản ứng cháy bằng các hợp chất của Halogen

chế của phản ứng cháy bằng bột chữa cháy

Nhóm

phương

pháp làm lạnh

Nhóm

phương pháp làm giảm nồng độ các chất tham gia phản ứng cháy

Các

phương pháp

làm

ngừng

sự cháy

Nhóm phương pháp cách ly

Nhóm phương pháp ức chế hóa học

a. Phương pháp làm lạnh

Bản chất phương pháp làm lạnh là hạ nhiệt độ

của vùng phản ứng cháy (đối với đám cháy dị thể) xuống thấp hơn nhiệt độ tắt dần, nhiệt

độ của chất cháy (đối với đám cháy đồng thể)

xuống thấp hơn nhiệt độ bốc cháy của chúng.

Làm ngừng sự cháy bằng phương pháp làm

lạnh chủ yếu áp dụng để dập tắt các đám cháy chất rắn. Phương pháp này trong thực tế rất

ít khi sử dụng để dập tắt các đám cháy chất

khí, chất lỏng, bởi vì rất khó để làm hạ nhiệt

độ của vùng cháy xuống thấp hơn nhiệt độ

bốc cháy của chúng. Để chữa cháy bằng các

phương pháp làm lạnh ta cần phải làm cho tốc

độ thoát nhiệt từ vùng cháy vào môi trường

xung quanh lớn hơn tốc độ sinh nhiệt của các

phản ứng cháy và tốc độ hấp thụ nhiệt của

bản thân chất cháy.

Tốc độ làm lạnh chất cháy phụ thuộc bởi diện tích bề mặt tiếp xúc của chất cháy với các chất dùng để chữa cháy, hiệu số nhiệt độ giữa chất cháy và chất chữa cháy, hệ số hấp thụ nhiệt của chất chữa cháy.

Thực tế cho ta thấy nước là chất lỏng có nhiệt dung riêng lớn, có hệ số tiếp xúc bề mặt lớn, có tác dụng làm lạnh tốt. Vì vậy, nước có thể sử dụng làm chất dùng để dập tắt các đám cháy của nhiều chất khác nhau. Khi nước phun vào đám cháy, nó hấp thụ nhiệt của vùng cháy và chất cháy, làm giảm nhiệt độ của chúng. Khi nhiệt độ này giảm xuống thấp

hơn giá trị duy trì sự cháy (đối với chất cháy rắn – làm giảm nhiệt độ chất cháy xuống dưới giá trị nhiệt phân của chúng; đối với chất lỏng cháy – làm

giảm nhiệt độ chất cháy xuống dưới giá trị nhiệt

độ bùng cháy) thì quá trình cháy sẽ ngừng và đám

cháy sẽ được dập tắt.

Ngoài ra để chữa cháy bằng các phương pháp làm

lạnh ta còn có thể sử dụng khí C02 ở dạng tinh thể

hoặc khí nén ở áp suất cao (tác dụng này chỉ là phụ)

b. Phương pháp cách ly

Phương pháp cách ly tức là ngăn

cách sự tiếp xúc giữa các phần tử

chất cháy và chất oxy hoá ở vùng

phản ứng cháy. Sự cháy chỉ xảy ra

khi có đủ các điều kiện cần và điều

kiện đủ. Một trong những điều kiện

cần là có sự tiếp xúc trực tiếp giữa

chất cháy và chất oxy hoá. Vì vậy,

chúng ta có thể dập tắt đám cháy

bằng các phương pháp cách ly

không cho hơi chất cháy hoặc chất

oxy hoá vào trong vùng cháy. Khi

áp dụng phương pháp cách ly có thể sử dụng cách sau:

» Đóng tất cả các cửa, lỗ thông hơi

của phòng xảy ra cháy, không

cho sản phẩm cháy truyền ra bên ngoài và không cho không khí tràn vào vùng cháy.

» Đóng các van, dùng chất nổ không cho chất cháy vào vùng cháy (đối với các hệ thống đường ống dẫn dầu khí hoặc các giếng phun dầu khí).

» Tạo lớp cách ly trên bề mặt chất cháy bằng các chất chữa cháy.

» Tạo lớp cách ly bằng cách tạo khoảng cách (cách ly chất cháy và nguồn nhiệt).

Các chất chữa cháy thể hiện đặc tính cách ly là bọt hòa không khí, bọt hóa học, cát, đất bột graphít, các tấm chắn phủ, nước…

Trong đó bọt là hiệu quả nhất. Khi bọt được phun vào đám cháy, lớp bọt tạo thành trên bề mặt chất cháy đạt đến độ dày nhất định sẽ có tác dụng cách ly chất cháy với chất oxy hóa và ngăn cản sự thoát ra từ bề mặt chất cháy các hơi, khí cháy.

Ngược lại, các chất oxy hóa (oxy không khí) cần thiết cho sự cháy từ môi trường không thể xâm nhập được vào vùng cháy. Do vậy hỗn hợp nguy hiểm cháy nổ sẽ không được hình thành và sự cháy sẽ không được duy trì, đám cháy sẽ được dập tắt. Mặt khác, sự tạo thành lớp bọt có tác dụng ngăn cản nhiệt bức xạ từ ngọn lửa tới bề mặt chất cháy. Khi tạo thành lớp bọt cục bộ, nó có tác dụng che chắn một phần chất cháy khỏi tác động nhiệt bức xạ từ ngọn lửa. Bề mặt chất cháy không tiếp tục bị đốt nóng sẽ không có sự thoát ra của hơi khí cháy. Như vậy, hỗn hợp nguy hiểm cháy nổ sẽ không

được hình thành và sự cháy sẽ được dập tắt.

c. Phương pháp làm giảm nồng độ các chất

tham gia phản ứng cháy

Bản chất của phương pháp làm loãng là làm giảm nồng độ các chất

tham gia phản ứng cháy xuống thấp hơn giới hạn nồng độ bốc cháy của

chúng. Để đạt được yêu cầu này ta phải phun vào vùng phản ứng cháy

các chất như hơi nước, khí trơ… Phương pháp này có hiệu quả cao khi

dập tắt các đám cháy trong phòng có thể tích không lớn lắm và ít cửa.

Một số chất dùng để làm loãng nồng độ chất cháy là: khí trơ (CO2, N2, Ar2..), khói, sản phẩm nổ, hơi nước hoặc nước phun dạng sương mù.

Chữa cháy bằng phương pháp làm giảm các chất tham gia phản ứng

cháy chỉ có kết quả khi phun vào vùng cháy nồng độ chất chữa cháy

phù hợp

d. Phương pháp ức chế hóa học

Bản chất dập tắt đám cháy bằng các phương pháp

ức chế hóa học là phun các chất chữa cháy vào vùng phản ứng cháy, các chất này có tác dụng làm gián đoạn dây chuyền phản ứng cháy.

Để thực hiện được việc ức chế hoá học các phản

ứng cháy, cần sử dụng các chất chữa cháy có giới

hạn nhiệt phân kém, các chất chịu nhiệt, các chất có nhiệt độ sôi và nhiệt hóa hơi thấp. Khi phun các

chất này vào vùng cháy, chúng sẽ bị phân hủy, bốc

hơi và kết hợp với các gốc tự do của chất cháy tạo

ra các chất không cháy. Mặt khác chúng sẽ hấp

thụ năng lượng của các gốc tự do, năng lượng của

các phần tử này sẽ giảm đi đến mức không đủ để

tiếp tục xảy ra phản ứng dây chuyền. Do đó phản

ứng cháy dây chuyền sẽ bị bẻ gãy. Lúc này nhiệt

lượng cung cấp cho quá trình nhiệt phân chất

cháy không đảm bảo để duy trì sự cháy. Ngọn lửa

được dập tắt. Các chất ức chế hóa học phản ứng cháy có tác dụng:

» Ức chế về mặt hóa học các phản ứng cháy dây chuyền.

» Làm lạnh trung tâm hoạt tính cao của phản ứng cháy dây truyền.

» Khi bị nhiệt phân, các chất ức chế hoá học sinh ra chất không cháy, có tác dụng làm giảm nồng độ của các chất tham gia phản ứng cháy.

» Bột ức chế hóa học còn có khả năng ngăn cản không cho không khí vào vùng cháy, mặt khác bột ức chế tạo ra một lớp xốp trên bề mặt chất cháy có tác dụng như một lưới ngăn lửa.

Trong bốn phương pháp trên thì

phương pháp làm lạnh, làm giảm

nồng độ các chất tham gia phản ứng

cháy và cách ly là các phương pháp có

tác dụng về mặt lý học. Phương pháp

ức chế hóa học có tác dụng về mặt

hóa học. Trên thực tế, khi chữa cháy

thường sử dụng kết hợp 4 phương

pháp trên. Tuy nhiên, tùy thuộc vào

từng loại đám cháy mà một phương

pháp đóng vai trò chủ đạo còn các

phương pháp khác chỉ là bổ trợ.

7. NHÂN VIÊN AN NINH LÀM GÌ NẾU

PHÁT HIỆN NGUY CƠ CHÁY NỔ?

Chúng ta đã biết rằng 3 yếu tố nhiên liệu, nhiệt và không khí là các yếu tố cần thiết để xuất hiện đám cháy và giữ cho lửa không bị tắt. Ở nhiều nơi, nhiên liệu và nguồn nhiệt không được cách ly và riêng biệt. Ngoài ra, chúng có thể không còn ở tình trạng tốt hoặc có thể bị sử dụng sai mục đích. Là một nhân viên an ninh, bạn có trách nhiệm báo cáo lại các mối nguy hại cháy nổ và an toàn cho người quản lý. Vì thế nhân viên an ninh cần vận dụng mọi giác quan để phát hiện mối nguy, những rủi ro tiềm ẩn và phát hiện một cách kịp thời những vấn đề trên khi đi tuần tra khu vực làm việc.

a. Rủi ro cháy nổ đối với vật liệu, thiết bị không

quản lý đúng cách

Hãy cẩn thận với các vật liệu, thiết bị sau:

» Vật liệu dễ bén lửa, chẳng hạn như xăng, dầu không được đựng trong bình kín khí

» Vật liệu dễ cháy, chẳng hạn như thùng các tông và giấy, đặt quá gần nguồn nhiệt như lò sưởi, động cơ, bếp lửa, bếp lò hay lò đun

» Giẻ lau hay đồng phục đầy dầu mỡ đặt gần động cơ

» Rác và bụi, vụn giấy xung quanh máy móc

» Rác bị bọc kín chứa pin, pin lithium thải

» Hơi thoát ra từ các hóa chất dễ cháy như cồn, xăng, axeton, napththa, ete, sơn...

b. Công tác bảo trì kém

Đôi khi vật liệu, thiết bị không được bảo trì hay sản xuất tốt. Chú ý

những vật liệu và thiết bị sau:

» Ống khói và ống thải bị tắc hay xây không tốt

» Dây điện đã bị mòn

» Dây điện sử dụng tạm thời không đạt chuẩn

» Cầu chì không được bảo trì đúng cách

» Bếp dầu, lò sưởi hoặc lò đun sử dụng bugi, điều chình nhiên liệu sai cách

» Thiết bị điện bị hỏng

» Ống dẫn nhiệt hoặc ống đã tiếp xúc với vật liệu dễ cháy

c. Sử dụng sai quy cách

Đôi khi vật liệu, thiết bị bị sử dụng một cách cẩu thả hoặc không tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Chú ý những vật sau:

» Vật liệu đang bốc khói không được thải bỏ đúng cách

» Ổ điện hay pin bị quá tải

» Thiết bị điện nhiệt hay thiết bị nấu ăn không tắt đi sau giờ làm việc, chẳng hạn như máy pha cà phê, bàn là, ấm đun nước, quạt, đèn trang trí… Tuy nhiên, trước khi tắt bất cứ thiết bị nào, hãy

chắc chắn rằng bạn được phép làm như vậy.

» Đồ vật trang trí đặt ở nơi không an toàn

» Tia lửa từ các thiết bị như lửa hàn bắn vào vật liệu dễ cháy

» Thiết bị quá nhiệt, dây điện, ổ điện, hộp cầu chì, động cơ - đây

cũng có thể là hậu quả của công tác bảo trì kém

» Bóng đèn công suất quá lớn

» Cầu chì cố định

» Cầu chị bị tắc hay buộc chặt nên không hoạt động

» Lạm dụng các dây nối dài

» Nếu nhân viên an ninh ngắt hay di chuyển một thứ gì không đảm bảo an toàn, hãy để lại lời nhắn và ghi lại vào sổ ghi chú và báo cho người giám sát.

d. Phóng hỏa

Phóng hỏa là hành động cố ý đốt cháy hoặc cố tình

nhóm lửa có mục đích. Nhân viên an ninh cần phải rất cẩn trọng với kiểu tội phạm này. Ngăn ngừa các rủi ro là biện pháp hàng đầu giúp xử lý phóng hỏa.

Chúng ta có thể hình dung, để phóng hỏa cần những

điều kiện gì và sau đó cố gắng đảm bảo những điều

kiện này không tồn tại. Đi tuần tra một cách cẩn thận để chắc chắn không kẻ nào có thể đột nhập và

phóng hỏa khu vực mà bạn bảo vệ, đảm bảo không

có thứ gì dễ cháy nổ nằm trong hoặc xung quanh

khu vực mà bạn bảo vệ. Tất cả thùng rác đều sạch

rác vào đêm, chắc chắn không có cành cây nào nằm

ở hiên của tòa nhà. Nếu có người khả nghi đứng

gần khu vực mà bạn đang đứng gác, hãy cẩn thận

khi đến gần họ và tìm hiểu lí do vì sao họ đứng ở đó.

Nếu hỏa hoạn xảy ra và bạn cho rằng nguyên nhân

này là phóng hỏa, hãy đảm bảo mọi thứ đều được

giữ nguyên hiện trạng để bảo toàn bằng chứng.

e. Tự bốc cháy

Tự bốc cháy là một nguyên nhân khác gây nên các

vụ hỏa hoạn hoặc đám cháy. Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra ở một số vật liệu. Theo thời gian, nhiệt tích tụ trong vật liệu có thể khiến vật liệu tự bốc cháy mà

không cần đến nhiệt từ nguồn ngoài. Giẻ lau thấm dầu, chất lỏng dễ cháy, dầu đánh sàn nhà, cỏ khô, ngũ cốc, than củi, nhựa đường và cao su xốp đều có thể tự bốc cháy nếu không được bảo quản đúng cách. Lưu trữ kho vật liệu không phải trách nhiệm của nhân viên an ninh nhưng bạn có quyền biết rõ về những vật liệu có thể gây nguy hiểm tại nơi làm việc.

8. NÊN LÀM GÌ NẾU NHẬN THẤY NGUY CƠ HỎA HOẠN?

Cố gắng giải quyết vấn đề nếu có thể, miễn là điều đó không gây nguy hiểm đến sức khỏe hay sự an toàn của chính bạn và những người xung quanh. Ví dụ: Ngắt điện thiết bị hay để vật liệu dễ cháy cách xa khỏi nguồn nhiệt. Nếu nhận thấy một sự cố mà bạn không thể tự khắc phục một cách nhanh chóng và an toàn, hãy gọi cho cơ quan PCCC và bắt đầu theo quy trình khẩn cấp về PCCC và cứu nạn cứu hộ của tòa nhà nơi làm việc. Luôn luôn báo cáo với người giám sát những nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn để vấn đề có thể được giải quyết

thấu đáo và không lặp lại.

» Đảm bảo cầu thang và lối thoát hiểm luôn thông thoáng.

» Tắt toàn bộ lò sưởi điện khi không sử dụng.

» Kiểm tra bếp ga và bếp điện.

» Tắt máy móc, thiết bị không sử dụng. Đảm bảo các máy móc, thiết bị này đã

nguội trước khi rời đi.

» Dọn dẹp sạch sẽ đồ vật, hàng hóa, vật liệu dễ cháy đặt trên lò sưởi.

» Đóng cửa ra vào và cửa sổ trong, ngoài để phòng tránh kẻ lạ đột nhập từ bên

ngoài và lửa lan rộng từ bên trong. Việc này cũng giúp tăng cường an ninh bằng cách phát hiện kẻ đột nhập nếu cửa bị mở.

» Rời vật liệu dễ cháy ở gần nguồn nhiệt đến nơi an toàn.

» Kiểm tra ngay lập tức nếu phát hiện mọi sự cố tràn, rỉ dầu hay các chất lỏng dễ cháy khác.

» Kiểm tra đảm bảo mọi thiết bị phòng cháy chữa cháy đều hoạt động và không bị chắn, vòi cứu hỏa luôn dễ tiếp cận và thiết bị báo cháy không bị hư hại

» Làm quen với quy trình sơ tán khẩn cấp.

» Duy trì hệ thống ghi nhận và báo cáo thông tin tiêu chuẩn.

phòng cháy

chữa cháy

Nhân viên an ninh cần chú ý các tình huống sau:

» Điều tra và kịp thời khắc phục sự cố rỉ, tràn các chất lỏng hoặc vật liệu dễ cháy khác.

» Lối đi dành cho đội phòng cháy chữa cháy luôn thông thoáng.

» Đầu phun nước (sprinkler) không bị chặn bởi hàng hóa.

» Tắt lò sưởi nếu không cần thiết.

» Không để vật liệu dễ cháy gần lò sưởi, lắp mới khung chắn lò sưởi bị mất.

» Thiết bị phòng cháy chữa cháy và báo cháy được kiểm tra.

» Lửa được dập kịp thời; bàn là được ngắt điện và giám sát trong lúc nguội.

» Cửa ra vào và cửa sổ trong được đóng để đề phòng lửa không lan rộng.

» Bếp ga, bếp điện được tắt đúng cách

» Khu vực bên ngoài được kiểm tra cẩn thận.

» Vòi chữa cháy không bị bít

c. Khi phát hiện hỏa hoạn

Khi phát hiện hỏa hoạn hoặc nhận được báo cáo có hỏa hoạn. Đôi khi

nhân viên an ninh có thể chỉ có vài giây để đánh giá tình huống và hành động kịp thời. Cần tuân theo các quy trình sau:

⮰ Kích hoạt còi báo động

⮰ Thông báo cho đội phòng cháy chữa cháy

⮰ Sơ tán toàn bộ khu vực

⮰ Tự dập lửa nếu đủ an toàn

⮰ Thiết lập hàng rào toàn bộ khu vực

⮰ Ngắt đường ống dẫn ga

⮰ Cung cấp cho dịch vụ ứng cứu khẩn cấp các thông tin như lối đi, mô tả vụ hỏa hoạn và những người gặp nguy hiểm tại nơi xảy ra hỏa hoạn

⮰ Hỗ trợ quá trình điều tra sau vụ hỏa hoạn

⮰ Tổng hợp báo cáo chi tiết về vụ hỏa hoạn, bao gồm cả các chi tiết về

nhân chứng

⮰ Khi báo cáo về vụ hỏa hoạn, cần đảm bảo các thông tin sau được ghi

nhận và hiểu rõ:

⮰ Khi báo cáo về vụ hỏa hoạn, cần đảm bảo các thông tin sau được ghi nhận và hiểu rõ:

» Tên và địa chỉ khu vực xảy ra hỏa hoạn.

» Tên người mất tích (nếu có).

» Đường nhanh nhất để tiếp cận vụ hỏa hoạn.

» Vị trí đặt vòi phun nước.

» Bất cứ mối nguy nào đang diễn ra.

» Các vật liệu nguy hại tại hiện trường.

Các thông tin này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình dập lửa và cung cấp các thông tin cần thiết cho đội phòng cháy chữa cháy trước khi đến hiện trường

d. Nên làm gì khi lính cứu hoả đến?

⮰ Gặp họ ở lối ra vào và bảo đảm tất cả cửa ở lối vào không khoá. Lính cứu

hoả sẽ phải bẻ hết khóa cửa để có thể truy cập vào tòa nhà.

⮰ Cung cấp cho họ thông tin. Bạn có thể nói với họ về những thứ sau đây:

» Khu vực đám cháy và vị trí càng chi tiết càng tốt

» Bất kể chìa khóa hoặc thẻ ra vào để họ có thể đến gần ngọn lửa. Hầu

hết các toà nhà sẽ có chìa khoá đặc biệt hoặc thẻ cho việc cứu hoả

» Cung cấp bất cứ một trong những hiểm nguy nào khác (nếu có) ảnh hưởng đến đường đi của cảnh sát PCCC

» Tuyến đường di tản và nơi họp mặt

» Nơi mọi người có thể bị kẹt

» Vị trí có người, người có nhu cầu đặc biệt sẽ cần trợ giúp

⮰ Kiểm soát, hạn chế truy cập vào khu vực đó. Không cho phép bất kỳ ai được ra vào lại toà nhà cho đến khi bạn được thông báo tòa nhà đã an toàn từ cơ quan chức năng và cảnh sát PCCC.

⮰ Điều khiển giao thông nếu cần hoặc nếu nhân viên cấp cứu, cảnh sát PCCC yêu cầu.

⮰ Nắm thông tin về đội phòng cháy chữa cháy và số điện thoại của đơn vị. Bạn sẽ cần cho vào bản báo cáo của mình sau khi sự việc xảy ra.

e. Di tản

Luôn nhớ bí quyết di tản sau để bảo đảm an toàn cho chính bạn và

khi bạn phải đưa người khác ra khỏi nơi nguy hiểm:

⮰ Biết ít nhất hai lối thoát trong mỗi trường hợp khẩn cấp

⮰ Sử dụng cầu thang bộ, tuyệt đối không được sử dụng thang máy vì bạn và khách hàng có thể kẹt nếu thang máy ngừng hoạt động.

⮰ Nếu bạn phải thoát khỏi đám khói để ra ngoài cần nhớ rằng: Để

chống nhiễm khói, cần lấy khăn thấm nước che kín miệng và mũi

để lọc không khí khi hít thở hoặc có thể sử dụng mặt nạ chống khói khi được trang bị. cúi thấp người hoặc bò khi di chuyển vì khói luôn luôn bay lên cao. Hãy nhớ là hầu hết tử vong hỏa hoạn

là do khói không phải lửa.

⮰ Kiểm tra cửa và các khu vực xung quanh, nếu cửa ấm hãy thử lối thoát hiển khác.

⮰ Hãy cho mọi người tập trung tại các khu vực theo kế hoạch. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc này bởi vì nếu mọi người hỗn loạn có thể gây ra hoảng sợ cho người khác.

⮰ Luôn nhớ hoàn thành bản báo cáo chi tiết sau khi phát sinh bất kỳ tình trạng khẩn cấp nào.

⮰ Nên cực kỳ thận trọng khi đối phó bất cứ tình huống lửa.

f. Khi nào nên cố dập lửa?

⮰ Khu vực đã được sơ tán

⮰ Đã gọi đơn vị cảnh sát PCCC

⮰ Không có vật liệu nguy hiểm liên quan

⮰ Các lối thoát rõ ràng, thoáng ngay phía sau bạn

⮰ Có các loại bình chữa cháy phù hợp với từng loại đám cháy

⮰ Nhân viên an ninh đã được huấn luyện để sử dụng bình chữa cháy

Các chuyên gia về PCCC đã phân loại các đám cháy vào có 5 loại đám cháy khác nhau. Trước khi dập tắt đám cháy, phải xác định chính xác những gì đang cháy và bắt đầu dập tắt đám cháy. Bình chữa cháy được chỉ định như một biểu tượng chữa cháy tùy thuộc vào chất gây cháy. Do đó, nó không thể dập tắt tất cả các đám cháy với mọi bình chữa cháy. Các cách chữa cháy khác nhau được sử dụng dựa trên việc phân loại các chất gây cháy và ảnh hưởng đến việc lựa chọn chất chữa cháy phù hợp trong quá trình chữa cháy. Các chuyên gia chữa cháy đều biết, tùy thuộc vào đám cháy, chất chữa cháy nào nên được sử dụng. Nhân viên an ninh phải xác định được sự khác biệt trong từng loại đám cháy bởi vì lựa chọn sai phương pháp chữa cháy là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến hậu quả tàn phá nghiêm trọng. Việc sử dụng bình chữa cháy không phù hợp cho việc dập tắt đám cháy liên quan có thể dẫn đến khả năng lang rộng đám cháy hoặc trường hợp xấu hơn là gây nổ.

Mỗi bình chữa cháy có một chữ tượng hình cho thấy từng mức độ cháy khác nhau. Hình ảnh này cho bạn biết liệu bình chữa cháy có phù hợp để dập tắt nguồn lửa tương ứng hay không. Các vật liệu dễ cháy được phân loại theo Tiêu chuẩn Châu Âu EN 2 thành năm nhóm đám cháy khác nhau, được xác định thành đám cháy loại A, B, C, D và F.

Không phải thiết bị dập lửa nào cũng có thể được sử dụng trên mọi trường hợp. Nhân viên an ninh phải xem loại lửa gì mà bạn phải đối mặt, và cũng phải biết ký hiệu loại lửa sao cho bạn biết loại thiết bị dập lửa gì để sử dụng.

Dù tuần tra cẩn thận và có hệ thống camera quan sát. Tuy nhiên, các nhân

viên an ninh sẽ không thể phát hiện tất cả các đám cháy xảy ra tại nơi làm

việc. Tại tòa nhà bạn làm việc có thể có một số loại hệ thống ngăn chặn và

phát hiện lửa để đảm báo an toàn PCCC ngay tại cơ sở, điều quan trọng là

mỗi nhân viên an ninh cần nắm rõ từng hệ thống đó - và biết cách chúng

hoạt động như thế nào?

a. Hệ thống báo cháy

Hệ thống báo cháy có vai trò quan trọng

trong công tác Phòng cháy Chữa cháy trong tòa nhà. Nó giúp phát hiện nguy cơ cháy ngay từ khi có khói. Hệ thống báo cháy bao gồm: Trung tâm báo cháy, Thiết bị đầu vào (đầu báo khói, đầu báo nhiệt, công tắc khẩn) và Thiết bị đầu ra (chuông báo cháy, đèn báo cháy).

⮰ Tủ trung tâm báo cháy: là nơi hiển thị những thông tin liên quan đến trạng thái hoạt động của hệ thống. Khi có báo động hoặc có lỗi kỹ thuật, nó báo cho biết nơi nào đã xảy ra

sự cố có cháy nổ, nhờ đó mọi người có thể nhanh chóng chọn biện pháp

ứng phó thích hợp.

Thiết bị đầu vào: là thiết bị nhạy cảm với các hiện tượng liên quan đến sự

cháy (nhiệt độ tăng, khói, tia lửa, ánh sáng…) bao gồm: cảm biến nhiệt, cảm biến khói và nút nhấn kích hoạt báo cháy.

» Thiết bị cảm biến khói là thiết bị tự động nhận biết có khói giúp ta phát hiện kịp thời các sự cố có thể xảy ra như cháy nổ và truyền tín hiệu đến trung tâm báo cháy để kích hoạt báo động. Thiết bị cảm biến này được sử dụng nhiều vì chi phí thấp, hoạt đông 24/24, lắp đặt được ở nhiều nơi và dễ bảo trì. Đây là những thiết bị thường hay bắt gặp trong nhà ở hoặc các căn hộ, nhà xưởng… » Thiết bị đầu báo nhiệt là thiết bị báo cháy hoạt động dựa trên nhiệt độ của môi trường xung quanh. Khi nhiệt độ của môi trường tại nơi lắp đặt thiết bị tăng lên và đạt đến mức độ xác định, ứng với ngưỡng đã được chỉ định cho đầu báo cháy nhiệt thì thiết bị sẽ gửi tín hiệu về trung tâm báo cháy.

» Nút ấn báo cháy là một trong những thiết bị đơn giản nhưng quan trọng của hệ thống báo cháy. Nó rất dễ sử dụng, thường được lắp đặt trên tường, ngang với tầm mắt người trưởng thành.

⮰ Thiết bị đầu ra: nhận tín hiệu từ trung tâm báo cháy truyền đến và có tính năng phát đi các thông tin bằng âm thanh (chuông, còi), bằng tín hiệu phát sáng (đèn) giúp mọi người nhận biết đang có hiện tượng cháy xảy ra.

» Chuông báo cháy là một loại thiết bị có khả năng phát ra âm thanh to và rõ khi có đám cháy xảy ra. Chuông báo cháy là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống báo cháy. Mục đích là để thông báo cho những người xung quanh biết được sự cố đang xảy ra. Có phương án xử lý, di tản kịp thời.

» Đèn báo cháy là một trong những thiết bị đầu ra của hệ thống báo cháy. Thiết bị này sẽ phát ra ánh sáng tín hiệu cảnh báo về sự cố hỏa hoạn mỗi khi công tắc khẩn cấp hoạt động. Điều này giúp báo động cho những người xung quanh biết có sự cố xảy ra để tìm lối thoát nạn hoặc xử lý nhanh chóng nhất.

Quy định bắt buộc với hệ thống báo cháy

⮰ Tín hiệu cảnh báo giúp người nhận tín hiệu kịp

thời thoát nạn để bảo toàn tính mạng và tài sản.

Người chịu trách nhiệm nhanh chóng xác định

vị trị để sử dụng thiết bị, hệ thống chữa cháy nhằm dập tắt đám cháy kịp thời.

⮰ Các thiết bị trong hệ thống báo cháy được liên kế chặt chẽ với nhau. Nó gồm trung tâm báo cháy, hệ thống dây tín hiệu, đầu báo cháy các loại, nút nhấn khẩn, còi, loa báo cháy, đèn thoát nạn, loa hướng dẫn thoát nạn, các module liên

động với các hệ thống khác, …

⮰ Hệ thống báo cháy phải đáp ứng chức năng tự động đóng cửa chống cháy, thu hồi thang máy về tầng trệt khi có tín hiệu báo cháy, nhận diện và giám sát các hoạt động cụ thể được cài đặt như van hoặc thiết bị kèm công tắc giám sát, mở van hệ thống phun nước.

⮰ Hệ thống báo cháy được kết nối với hệ thống thông gió, điều hướng, thoát khói và hệ thống điều áp cầu thang của tòa nhà quy định phải lắp các hệ thống này.

b.

Hệ thống chữa cháy

Hệ thống chữa cháy bao gồm nhiều thiết bị được sử dụng để dập tắt

đám cháy hoặc ngăn sự lan rộng của đám cháy.

Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler: Hệ thống chữa cháy tự động được bố trí song song với hệ thống báo cháy để kịp thời dập tắt đám cháy đang có nguy cơ bùng phát trong các phòng của căn hộ hay hành lang công cộng của tòa nhà khi lực lượng PCCC chưa đến kịp. Đầu Sprinkler hoạt động ở nhiệt độ ≥ 68oC khi có đám cháy xảy ra. Và đầu Sprinkler ở khu vực bếp được thiết kế hoạt động khi ở nhiệt độ ≥ 91oC. Các đầu Sprinkler được thiết kế phun từ trần xuống hoặc phun ngang và có bán kính hoạt động 2m Hệ thống chữa cháy vách tường: Hệ thống chữa cháy vách tường bao gồm các tủ chữa cháy. Trong tủ này bao gồm cuộn dây chữa cháy, vòi chữa cháy và bình chữa cháy CO2. Trong trường hợp đám cháy bùng phát lớn, hệ thống Spinkler không thể dập tắt được thì lúc này lực lượng cứu hỏa phải sử dụng đến hệ thống này.

Hệ thống chữa cháy bằng bột: Khu vực hầm

để xe của tòa nhà là khu vực dễ cháy nhất và

cũng nguy hiểm nhất khi xảy ra cháy. Nước

không thể dập tắt lửa cháy từ xăng, vì vậy

để dập tắt đám cháy phải sử dụng loại bột

đặc biệt dành cho công tác chữa cháy. Khi sử

dụng bột sẽ có tác dụng bao phủ toàn bộ bề

mặt đám cháy giúp ngăn không cho lửa tiếp xúc với Ô-xi.

Hệ thống tường nước ngăn cháy: Hệ thống

này thường được lắp đặt tại khu vực tầng

hầm và các vị trí quan trọng, có tác dụng

ngăn không cho đám cháy lây lan đến các khu vực khác.

Máy phát điện dự phòng: Trong trường hợp xảy ra sự cố cháy, toàn bộ hệ thống Phòng cháy Chữa cháy của tòa nhà sẽ được cấp nguồn từ máy này. Hệ thống điện này hoạt động độc lập với hệ thống điện trong Tòa nhà và được bố trí ở khu vực an toàn được ngăn chặn không cho đám cháy lan vào.

Hệ thống hút khói hành lang: Nguyên nhân dẫn đến tử vong khi xảy ra cháy là do ngạt khói. Vì vậy hệ thống hút khói hành lang sẽ giúp đưa khói ra khỏi tòa nhà để khách hàng có thể dễ dàng thoát ra cầu thang thoát hiểm và di chuyển ra ngoài.

Cầu thang thoát hiểm: Các tòa nhà cao tầng phải tính toán rất kỹ lưỡng việc bố trí thang thoát hiểm sao cho đáp ứng việc di chuyển của khách hàng khi xảy ra sự cố và buồng thang thoát hiểm cũng thường có 2 lớp cửa và 2 ngăn tách biệt nhau giữa tầng hầm và các tầng trên để tránh khói tràn vào khi xảy ra cháy.

Hệ thống tạo áp cầu thang thoát

hiểm và thông gió hầm: Hệ thống này

được thiết kế nhằm mục đích tránh

khói cháy xâm nhập vào khu vực cầu thang, tạo lối thoát hiểm cho khách

hàng và lối vào cho lực lượng chữa

cháy khi xảy ra sự cố cháy. Hệ thống

này rất cần thiết cho việc Phòng cháy

Chữa cháy tại các tòa nhà cao tầng và

đặc biệt là tòa nhà chung cư.

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.