Tạp chí Worksafe Vol.10 - Bảo vệ nhân viên hồ bơi tránh khỏi các thương tật do hóa chất

Page 1

CHUYÊN ĐỀ: BẢO VỆ NHÂN VIÊN HỒ BƠI TRÁNH KHỎI CÁC THƯƠNG TẬT DO HÓA CHẤT

10

NHỮNG LOẠI HÓA CHẤT

Vol.

ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG HỒ BƠI

HÓA CHẤT HỒ BƠI

VÀ BỆNH HEN SUYỄN

BẢO QUẢN HÓA CHẤT HỒ BƠI

PHÒNG NGỪA CÁC SỰ CỐ XẢY ra DO HÓA CHẤT HỒ BƠI


Thay mặt đội ngũ Biên tập Quý độc giả thân mến!

Lo H�g T�

Việc sử dụng hóa chất để xử lý nước hồ bơi có khả năng tiêu diệt vi trùng gây bệnh, ngăn chặn sự phát triển của tảo cũng như bảo vệ thiết bị trong bể bơi. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp nước trong hồ bơi luôn sạch sẽ, tạo sự thoải mái cho mọi người khi bơi. Tuy nhiên, các hóa chất được sử dụng để làm sạch và khử trùng hồ bơi có thể gây ra nhiều mối nguy hiểm. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, ở Mỹ mỗi năm có đến 5.200 ca cấp cứu do ảnh hưởng từ hóa chất hồ bơi. Các vấn đề mà nhân viên thường gặp phải bao gồm: tổn thương ở mắt; khó thở do các bệnh như hen suyễn; các vấn đề về da gây kích ứng da, khiến da bị ngứa rát hoặc bỏng da. Những thương tật này có thể xảy ra đối với hầu hết mọi người bao gồm cả nhân viên cứu hộ, nhân viên dẫn bơi lội, nhân viên bảo trì, nhân viên làm sạch và những người khác làm việc gần hồ bơi… Nắm bắt được những vấn đề trên, đội ngũ Ban biên tập hân hạnh mang đến cho Quý độc giả ấn phẩm WorkSafe với chủ đề: Bảo vệ nhân viên hồ bơi tránh khỏi các tổn thương do hóa chất. Chúng tôi hy vọng rằng Số tạp chí này sẽ mang đến cho Quý độc giả những thông tin hữu ích về hướng dẫn sử dụng hóa chất an toàn, giúp nhân viên hồ bơi phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra do hóa chất hồ bơi. Tuy nhiên, Đội ngũ Biên tập cũng ý thức được rằng các tiêu chuẩn này có thể thay đổi phù hợp với những xu hướng về công nghệ và xã hội đang phát triển theo từng ngày. Do vậy, Đội ngũ Biên tập rất mong nhân được những ý kiến đóng góp từ Quý độc giả gần xa.

Trân trọng! WORKSAFE VOL.10/ 2


Theo thống kê của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), mỗi năm có đến trung bình 2,78 triệu người thiệt mạng do tai nạn lao động hoặc những căn bệnh nghề nghiệp. Ngoài ra, có khoảng 374 triệu người gặp phải những chấn thương trong quá trình làm việc.

CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG

TỔNG BIÊN TẬP

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Nguyễn Tất Hồng Dương

Nguyễn Danh Hải

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Lỗ Hồng Tâm BIÊN TẬP & THIẾT KẾ

Phòng phát triển cộng đồng

Nguyễn Hồng Minh Nguyễn Hoàng Thanh Nguyễn Quang Huy Hoàng Minh Nguyễn Trần Quốc Nam Nguyễn Quốc Cương Bùi Đăng Hải Lưu Hồng Hải

www.iirr.vn

Nguyễn Cảnh Toàn

www.facebook.com/iirr.com

Lê Tiến Trung Lê Minh Dũng Nguyễn Thị Lan Cam Văn Chương Nguyễn Xuân Đức Đỗ Trung Hiếu

WORKSAFE VOL.10/ 3


11

TẠI SAO HÓA CHẤT HỒ BƠI ĐƯỢC SỬ DỤNG?

14

HÓA CHẤT HỒ BƠI XÂM NHẬP VÀ GÂY HẠI NHƯ THẾ NÀO? 18

HÓA CHẤT HỒ BƠI VÀ BỆNH HEN SUYỄN

28

BẢO QUẢN HÓA CHẤT


32

36

ĐÀO TẠO VỀ HÓA CHẤT HỒ BƠI CHO NHÂN VIÊN

40 PHÒNG NGỪA CÁC SỰ CỐ XẢY RA DO HÓA CHẤT HỒ BƠI

46 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ KHẨN CẤP

50

SỬ DỤNG HÓA CHẤT HỒ BƠI CHO CÔNG VIỆC

CHUẨN BỊ CHO CÁC TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP


BẢO VỆ NHÂN VIÊN HỒ BƠI TRÁNH KHỎI CÁC THƯƠNG TÍCH VÀ BỆNH TẬT DO HÓA CHẤT

WORKSAFE VOL.10/ 06


WORKSAFE VOL.10/ 07


Việc sử dụng hóa chất để xử lý nước hồ bơi sẽ khiến cho hồ bơi luôn được sạch sẽ và an toàn. Tuy nhiên, các hóa chất được sử dụng để làm sạch và khử trùng hồ bơi có thể gây ra nhiều mối nguy hiểm. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, ở Mỹ mỗi năm có đến 5.200 ca cấp cứu vì hóa chất hồ bơi.

WORKSAFE VOL.10/ 08


Những thương tích này có thể xảy ra đối với nhân viên cứu hộ, người hướng dẫn bơi lội, nhân viên bảo trì, nhân viên cung cấp và bán lẻ, nhân viên làm sạch và những người khác làm việc gần hồ bơi. Nhân viên bể bơi xử lý hóa chất bằng cách thực hiện các công việc như thêm hóa chất vào trong hồ bơi hoặc vào hệ thống trung chuyển hóa chất, vận Khi theo dõi các trường hợp mắc bệnh hoặc bị thương liên quan đến hóa chất bể bơi nhận thấy rằng: Nhân viên tại nhiều hồ bơi khác nhau đã bị thương hoặc mắc bệnh trong quá trình làm việc. Các vấn đề thường gặp bao gồm tổn thương mắt, khó thở do các bệnh như hen suyễn và bỏng da.

chuyển hóa chất và dọn dẹp sau khi hóa chất bị tràn ra ngoài. Hóa chất xử lý nước hồ bơi và các phụ phẩm khử trùng cũng có thể được tìm thấy trong bầu không khí gần hồ bơi, đặc biệt nếu hồ bơi được đặt ở trong nhà. Người điều hành và quản lý hồ bơi có thể sử dụng hướng dẫn này để tìm hiểu cách ngăn ngừa những thương tích và bệnh tật do hóa chất hồ bơi gây ra. WORKSAFE VOL.10/ 09


WORKSAFE VOL.10/ 10


1. TẠI SAO HÓA CHẤT HỒ BƠI ĐƯỢC SỬ DỤNG? Hóa chất hồ bơi sẽ tiêu diệt vi trùng gây bệnh, ngăn chặn sự phát triển của tảo, bảo vệ thiết bị trong bể bơi, giúp nước luôn sạch sẽ, tạo sự thoải mái cho mọi người khi bơi. Những hóa chất này cũng được sử dụng trong các bồn tắm nước nóng, công viên nước và các địa điểm giải trí có sử dụng đến nước.

WORKSAFE VOL.10/ 11


2. NHỮNG LOẠI HÓA CHẤT NÀO ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG HỒ BƠI? Chất khử trùng ngăn chặn sự phát triển không mong muốn của vi khuẩn và tảo trong nước. Ví dụ như natri hypoclorit (chất tẩy trắng), brom và khí clo. Chất điều chỉnh độ kiềm và pH duy trì độ pH từ 7,4 đến 7,6 để tạo ra sự dễ chịu cho mắt khi tiếp xúc với nước hồ bơi và có vai trò sử dụng clo tự do một cách hiệu quả. Ví dụ như xút ăn 2

da (NaOH), axit muriatic (HCL) và natri bicacbonat (NaHCO ). Chất điều chỉnh độ cứng canxi duy trì “độ cứng” của nước hồ bơi để ngăn ngừa xói mòn thành hồ bơi và hình thành cặn. Ví 2

dụ như Canxi Clorua (CaCl ) và Natri phosphat Khác: Bao gồm chất hỗ trợ lọc và chất ổn định clo. Một ví dụ là axit cyanuric

WORKSAFE VOL.10/ 12


WORKSAFE VOL.10/ 13


3. HÓA CHẤT HỒ BƠI XÂM NHẬP VÀ GÂY HẠI NHƯ THẾ NÀO?

WORKSAFE VOL.10/ 14


ĐƯỜNG HÔ HẤP Mọi người có thể nhiễm bệnh do hít phải: Hóa chất hồ bơi dưới dạng hơi và khí Khí độc hình thành khi trộn các hóa chất xử lý nước hồ bơi không tương thích Hơi từ các phụ phẩm khử trùng hình thành trong nước khi hóa chất xử lý nước hồ bơi phản ứng với mồ hôi, nước tiểu, tế bào da, kem dưỡng da và cặn xà phòng từ người bơi. Việc hít phải hơi hoặc khí từ hóa chất hồ bơi có thể gây nên các hiện tượng như: Ho, sổ mũi, đau họng, thở khò khè, tức ngực, khó thở, hen suyễn, nhức đầu và buồn nôn. Ở nồng độ rất cao, phổi có thể bị tổn thương nghiêm trọng, tuy nhiên hiếm khi dẫn đến tử vong. WORKSAFE VOL.10/ 15


CÁC TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU 1. Việc xả Clo đột ngột đã khiến trẻ em phải vào Phòng Cấp cứu Ba mươi người, bao gồm nhân viên cứu hộ và trẻ em, đã tiếp xúc với clo tại một hồ bơi công cộng sau khi máy bơm thêm hóa chất vào hồ bơi bị khô, trục trặc và thêm natri hypoclorit (chất tẩy trắng) đột ngột vào hồ bơi. Nạn nhân có triệu chứng khó thở, bỏng mắt và rát cổ họng.

2. Việc xử lý hóa chất không đúng cách đã khiến nhân viên cứu hộ phải vào bệnh viện Một nhân viên cứu hộ không được đào tạo để xử lý hóa chất xử lý nước hồ bơi đã thêm natri hypoclorit vào một khay nạp tự động có chứa axit muriatic một cách không thích hợp, dẫn đến sự hình thành khí clo. Nhân viên bắt đầu có các triệu chứng ho và khó thở, đau đầu dữ dội và buồn nôn. Nhân viên phải nằm viện một ngày và không thể trở lại làm việc cho đến hai tuần sau đó.

WORKSAFE VOL.10/ 16


WORKSAFE VOL.10/ 17


4. HÓA CHẤT HỒ BƠI VÀ BỆNH HEN SUYỄN Hóa chất hồ bơi và các sản phẩm khử trùng hình thành khi clo trong hồ bơi trộn với mồ hôi, nước tiểu và các chất thải khác của người bơi có thể gây ra bệnh hen suyễn cho những người làm việc xung quanh hồ bơi, bồn tắm nước nóng và công viên nước. Chúng cũng có thể kích hoạt triệu chứng hen suyễn ở những người đang mắc hen suyễn và ở những người sử dụng hồ bơi. Một vài ví dụ về hóa chất hồ bơi có thể gây ra bệnh hen suyễn là chất khử trùng như chất tẩy trắng (natri hypoclorit) và khí clo, và chất điều chỉnh độ pH như axit muriatic (axit clohydric). Có hơn 100 phụ phẩm khử trùng khác nhau có thể hình thành trong bể bơi; một ví dụ là trichloramine, chất này cũng có thể gây ra bệnh hen suyễn. Các phụ phẩm này được xác định là “clo liên kết”.

WORKSAFE VOL.10/ 18


Bệnh hen suyễn được coi là liên quan đến công việc khi nó bị gây ra hoặc trở nên tồi tệ hơn bởi một thứ gì đó tại nơi làm việc, chẳng hạn như tiếp xúc với hóa chất hồ bơi trong khu vực hồ bơi trong nhà mà không được thông gió. Các triệu chứng có thể bắt đầu ngay sau khi nhân viên hít phải hóa chất hoặc phụ phẩm khử trùng của hồ bơi, hoặc có thể bắt đầu hàng giờ sau khi nhân viên rời khỏi nơi làm việc. Một nhân viên gặp tình trạng thở khò khè liên tục hoặc định kỳ, tức ngực, ho, thở gấp hoặc khó thở, cần đi khám và nên nói với bác sĩ nếu tình trạng phơi nhiễm với các chất hóa học tại nơi làm việc làm gia tăng hoặc gây ra các triệu chứng. WORKSAFE VOL.10/ 19


CÁC TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU 1. Phơi nhiễm quá mức có thể dẫn đến bệnh hen suyễn suốt đời Một nhân viên tại phòng tập thể dục đã đổ nhầm axit muriatic vào ống nạp natri hypoclorit và tạo ra một đám mây khí clo. Người quản lý của vào khu vực để tìm hiểu về mùi lạ, vì thế đã hít phải khí clo và ngay lập tức bắt đầu có các triệu chứng ho và thở khò khè. Người quản lý này sau đó đã mắc hen suyễn và phải điều trị bằng một số loại thuốc.

WORKSAFE VOL.10/ 20


2. Việc xử lý hóa chất không đúng cách đã khiến nhân viên cứu hộ phải vào bệnh viện Một nhân viên cứu hộ mắc bệnh hen suyễn đã tiếp xúc với hóa chất xử lý nước hồ bơi và phụ phẩm khử trùng tại hồ bơi trong nhà. Một ngày, khi khu vực hồ bơi không được thông gió tốt, nhân viên lên cơn hen suyễn và phải vào viện cấp cứu. Kể từ đó, phải sử dụng thuốc điều trị hen suyễn hàng ngày. Trước khi gặp phải sự cố này, nhân viên chỉ thỉnh thoảng phải sử dụng thuốc.

WORKSAFE VOL.10/ 21


TIẾP XÚC VỚI LÀN DA VÀ MẮT Hóa chất trong bể bơi có thể dính vào da hoặc vào mắt do bị bắn tung tóe hoặc đổ tràn, tiếp xúc với mắt do tay dính hóa chất chạm vào mắt hoặc khi cởi bỏ găng tay hoặc quần áo ướt. Các chất khí hoặc hơi trong không khí cũng có thể gây hại cho mắt.

Hóa chất khi tiếp xúc với da hoặc mắt có thể gây ngứa, rát hoặc đỏ mắt.

WORKSAFE VOL.10/ 22


NUỐT PHẢI (ĐƯỜNG TIÊU HÓA) Hóa chất trong bể bơi có thể vô tình bị nuốt phải, ví dụ như khi các chai chứa hóa chất không dán nhãn bị nhầm lẫn với thứ khác. Việc nuốt phải hóa chất trong bể bơi có thể gây bỏng miệng, cổ họng và dạ dày, co thắt dạ dày, buồn nôn, nôn mửa và thậm chí tử vong.

WORKSAFE VOL.10/ 23


CÁC TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU 1. Hóa chất bắn tung toé dẫn đến bỏng mắt và da Một nhân viên bảo trì hồ bơi đã hòa tan một viên clo vào một thùng nước. Sau đó anh ta đã vô tình làm văng dung dịch đậm đặc lên mình. Vì không đeo kính bảo vệ mắt và sử dụng quần áo bảo hộ cá nhân, kết quả là nhân viên bảo trì bị bỏng hóa chất ở mắt và mặt.

2. Uống nhầm axit Muriatic dẫn đến phải nhập viện Một nhân viên nghĩ rằng một chai chứa axit là nước chanh và đã uống cạn nó. Ngay lập tức có cảm giác nóng rát ở cổ họng, đau quặn bụng và nôn mửa. Nhân viên đã phải nằm viện và cấp cứu.

WORKSAFE VOL.10/ 24


WORKSAFE VOL.10/ 25


5. THIẾT KẾ HỒ BƠI VÀ KHU VỰC BẢO QUẢN HÓA CHẤT Giới hạn việc ra vào Bảo vệ khu vực chứa hóa chất và phòng bơm Cung cấp cơ chế khóa cho bộ điều khiển hóa chất để phòng tránh việc sử dụng hóa chất trái phép

Ngăn ngừa Sự cố bằng cách Cài đặt Kiểm tra An toàn Lắp đặt một thiết bị tự động tắt máy bơm cấp clo và axit khi không có dòng chảy trong hệ thống tuần hoàn Cài đặt báo động để cảnh báo cho nhân viên nếu máy bơm tuần hoàn tắt Lắp đặt van một chiều trong các đường cấp hóa chất, điều này sẽ cho phép hóa chất chỉ chảy theo một hướng và ngăn chặn các sự cố hút ngược gây ra tình trạng nạp quá nhiều hóa chất

Ngăn các sự cố không trở thành thảm họa Sử dụng vật chứa thứ cấp, chẳng hạn như gờ bê tông hoặc bệ hoặc khay ngăn tràn, để kiểm soát tình trạng rò rỉ hoặc tràn hóa chất trong hồ bơi và ngăn các hóa chất này trộn lẫn với bất kỳ chất nào khác Cung cấp cho nhân viên làm việc dưới nước vòi hoa sen an toàn vận hành tốt và dễ dàng tiếp cận, trạm đặt thiết bị rửa mắt, và các thiết bị an toàn hóa chất thích hợp khác Lắp đặt thiết bị dập lửa thích hợp

WORKSAFE VOL.10/ 26


WORKSAFE VOL.10/ 27


6. BẢO QUẢN HÓA CHẤT

WORKSAFE VOL.10/ 28


Ngăn ngừa tình trạng nhầm lẫn hóa chất bằng cách sắp xếp các thiết bị một cách ngăn nắp Giữ cho khu vực lưu trữ hóa chất không bị lộn xộn Cung cấp ánh sáng đầy đủ để nhân viên có thể đọc các thông tin trên nhãn Chỉ lưu trữ hóa chất trong các thùng chứa nguyên bản, có dán nhãn của nhà sản xuất Dãn nhãn các chai chứa được sử dụng để pha loãng hoặc chuyển hóa chất để tránh tình trạng có người nuốt phải hoặc pha trộn không đúng cách. Không bao giờ sử dụng đồ đựng thức uống để đựng hóa chất xử lý nước hồ bơi Không để nhân viên cất giữ, sử dụng thực phẩm, đồ uống gần hóa chất Hạn chế dự trữ hóa chất bằng cách giao hàng thường xuyên đúng số lượng cần thiết

WORKSAFE VOL.10/ 29


Đảm bảo hóa chất hồ bơi không tiếp xúc nhiệt và lửa Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, khu vực hút thuốc, vật liệu dễ cháy và thiết bị sử dụng nhiên liệu

Đảm bảo hóa chất không bị trộn lẫn với nhau hoặc với các chất khác Lưu trữ riêng từng hóa chất hồ bơi, chỉ có các hóa chất giống nhau mới được xếp chồng lên nhau Chỉ làm sạch khu vực lưu trữ, phòng bơm, sàn hồ bơi, thiết bị an toàn hóa chất và các khu vực xung quanh bằng các loại hóa chất tương thích với hóa chất xử lý nước hồ bơi Bảo quản và lưu trữ sao cho các hóa chất không bị ướt WORKSAFE VOL.10/ 30


WORKSAFE VOL.10/ 31


7. PHÒNG NGỪA CÁC SỰ CỐ XẢY RA DO HÓA CHẤT HỒ BƠI Đề ra những chính sách bằng văn bản về việc lưu trữ và xử lý hóa chất, bảo trì và sửa chữa. Đảm bảo nhân viên dễ dàng tiếp cận Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất mới nhất và các nhãn mác hóa chất ở nơi lưu trữ hoặc sử dụng hóa chất Chỉ cho phép nhân viên đã được đào tạo về thực hành lưu trữ và xử lý hóa chất an toàn được đặt hàng, nhận, lưu trữ hoặc xử lý hóa chất bể bơi. Đảm bảo rằng tất cả nhân viên đều hiểu nhiệm vụ của họ đối với việc xử lý, lưu trữ hóa chất và ứng phó với sự cố tràn hóa chất Đảm bảo rằng tất cả công nhân hiểu cách sử dụng vòi hoa sen và bồn rửa mắt khẩn cấp và cách điều trị y tế. Theo dõi những hóa chất nào được sử dụng, sử dụng khi nào và với số lượng bao nhiêu?

WORKSAFE VOL.10/ 32


Đảm bảo dễ dàng tiếp cận với các thiết bị bảo hộ cá nhân thích hợp ở tất cả các vị trí lưu trữ hoặc sử dụng hóa chất xử lý nước hồ bơi. Yêu cầu sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân thích hợp mỗi khi làm việc với hóa chất xử lý nước hồ bơi. Đóng cửa bể bơi khi tiến hành thêm hóa chất và khi hệ thống tuần hoàn không hoạt động. Đóng cửa hoặc sơ tán hồ bơi khi bật hoặc khởi động lại máy bơm hồ bơi.

WORKSAFE VOL.10/ 33


8. THIẾT BỊ BẢO HỘ CÁ NHÂN Nhân viên nên mang thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) theo khuyến nghị của Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất, chẳng hạn như kính bảo hộ chống văng hóa chất, găng tay, tấm che mặt, quần áo bảo hộ, ủng hoặc giày cao su, mặt nạ phòng độc.

WORKSAFE VOL.10/ 34


WORKSAFE VOL.10/ 35


9. ĐÀO TẠO VỀ HÓA CHẤT HỒ BƠI CHO NHÂN VIÊN

Đưa kiến thức về các mối nguy hiểm từ hóa chất vào trong Kế hoạch Phòng ngừa Thương tật và Bệnh tật và chương trình Đào tạo Cung cấp thông tin về các mối nguy hiểm tại nơi làm việc. Đào tạo tất cả nhân viên về các quy trình kế hoạch ứng phó khẩn cấp và an toàn hóa chất trong hồ bơi, bao gồm quy trình khử nhiễm khẩn cấp và cách điều trị y tế. Công việc này bao gồm đào tạo cả những người lao động thời vụ chỉ làm việc vài tuần hoặc vài tháng một năm. Hướng dẫn tất cả nhân viên xử lý hóa chất cách tuân thủ chỉ dẫn trên nhãn mác sản phẩm, sử dụng hóa chất an toàn và trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. Đảm bảo rằng người lao động luôn tuân thủ các quy trình thực hành an toàn. WORKSAFE VOL.10/ 36


Bao gồm tất cả các chủ đề sau trong công tác đào tạo người điều hành hồ bơi: » Ảnh hưởng của từng hóa chất trong hồ bơi đối với tính chất hóa học của nước và trên màn hình hiện thông số giám sát hoặc phần mềm thử nghiệm không tự động » Bố trí khu vực lưu trữ hóa chất an toàn và phòng bơm » Tính toán lượng hóa chất xử lý nước hồ bơi thích hợp cần thiết và tuân theo các yêu cầu về việc dán nhãn

» Thực hành lưu trữ và xử lý hóa chất an toàn » Cách sử dụng đúng thiết bị bảo hộ cá nhân » Các nguyên tắc cơ bản về việc phòng ngừa và bảo dưỡng an toàn cho các thiết bị » Cách sơ cứu cho các trường hợp tiếp xúc với hóa chất trong hồ bơi » Số điện thoại liên lạc trong trường hợp khẩn cấp WORKSAFE VOL.10/ 37


10. GIẢM THIỂU SỰ TIẾP XÚC CỦA NHÂN VIÊN VÀ BỆNH HEN SUYỄN

Đào tạo về bệnh hen suyễn liên quan đến công việc, bao gồm cả nguyên nhân và triệu chứng Bổ sung các quy tắc hồ bơi để giảm lượng chất khử trùng cần thiết và ngăn ngừa sự hình thành các phụ phẩm khử trùng. Ví dụ, khuyến khích sử dụng phòng tắm trước khi bơi và yêu cầu người bơi phải tắm trước khi xuống hồ bơi. Đảm bảo thông gió đầy đủ trong khu vực hồ bơi, kho chứa hóa chất và phòng bơm Giảm thiểu nhu cầu về hóa chất xử lý nước hồ bơi bằng cách sử dụng công nghệ xử lý, lọc và oxy hóa hiệu quả nhất có thể Tuân theo các thông tin trên nhãn sản phẩm để đảm bảo sử dụng đúng lượng hóa chất xử lý nước hồ bơi. Yêu cầu kiểm tra thường xuyên và giữ hóa chất và độ pH ở mức khuyến nghị. WORKSAFE VOL.10/ 38


Giữ mức clo liên kết (bao gồm trichloramine) dưới mức giới hạn tối đa được khuyến nghị bởi cơ quan y tế địa phương Yêu cầu nhân viên không đứng gần trong quá trình clo hóa tới hạn (“sục rửa” hồ bơi). Duy trì sự thông khí (ngoài trời) tối đa trong các hồ bơi trong nhà trong và sau khi bổ sung hóa chất sục rửa. Quạt ở bề mặt hồ bơi có thể giúp làm sạch các khí hình thành. Sử dụng các phương pháp xử lý bổ sung hoặc thay thế như chiếu tia cực tím (UV) hoặc bể nước muối. (Lưu ý: Các hệ thống hồ bơi nước mặn vẫn tạo ra clo, nhưng ít phải đòi hỏi sử dụng hóa chất đậm đặc hơn.) Đèn UV sẽ giúp giữ mức clo liên kết ở mức thấp.

WORKSAFE VOL.10/ 39


WORKSAFE VOL.10/ 40


11. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ KHẨN CẤP Xây dựng một bản kế hoạch Ứng phó Khẩn cấp bao gồm: » Quy trình dọn dẹp hi xảy ra sự cố tràn hóa chất » Các thủ tục cần tuân theo trong trường hợp phơi nhiễm » Chuỗi lệnh rõ ràng và xen kẽ với thông tin liên hệ » Kế hoạch sơ tán » Kế hoạch liên lạc để cảnh báo khách hàng, nhân viên và những người ứng cứu khẩn cấp Trang bị một chiếc điện thoại gần khu vực chứa hóa chất, phòng bơm và khu vực hồ bơi với các số điện thoại khẩn cấp được cập nhật Thường xuyên tổ chức các cuộc diễn tập khẩn cấp với sự cố tràn chất hóa học như kịch bản WORKSAFE VOL.10/ 41


12. NẾU CÓ SỰ CỐ XẢY RA Kích hoạt Kế hoạch Ứng phó Khẩn cấp Gọi cho cơ quan y tế khẩn cấp Gọi Trung tâm Kiểm soát Chất độc để được hỗ trợ xử lí trường hợp phơi nhiễm hóa chất Xác định các hóa chất và sản phẩm có liên quan và có nhãn kèm Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất trong tay

Đối với hóa chất dính vào mắt, trên da hoặc quần áo Đưa nạn nhân ra khỏi nguồn nhiễm ngay lập tức Nhanh chóng loại bỏ quần áo và giày bị nhiễm bẩn Rửa mắt hoặc da bằng trạm có chứa thiết bị rửa mắt hoặc vòi hoa sen khẩn cấp trong ít nhất 15 phút hoặc theo chỉ dẫn của Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất Kiểm tra chăm sóc y tế WORKSAFE VOL.10/ 42


WORKSAFE VOL.10/ 43


WORKSAFE VOL.10/ 44


Đối với trường hợp người nuốt phải hóa chất xử lý nước hồ bơi Gọi trung tâm kiểm soát phòng chống độc KHÔNG làm nạn nhân nôn mửa KHÔNG cho nạn nhân uống bất cứ thứ gì trừ khi được Trung tâm Kiểm soát Chất độc hướng dẫn làm như vậy

Đối với trường hợp người hít vào hơi và khí hoặc các triệu chứng về hô hấp Đưa nạn nhân ra nơi không khí trong lành và tìm kiếm sự chăm sóc y tế Thực hiện hô hấp nhân tạo nếu nạn nhân ngừng thở

Nếu bệnh nhân được chuyển đến cơ sở y tế Luôn mang theo tên của hóa chất xử lý nước hồ bơi có liên quan, nhãn mác và Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (SDS) để cung cấp thông tin cần thết cho các nhân viên y tế

WORKSAFE VOL.10/ 45


13. SỬ DỤNG HÓA CHẤT HỒ BƠI CHO CÔNG VIỆC

WORKSAFE VOL.10/ 46


Không tiến hành xử lý hóa chất xử lý nước hồ bơi cho đến khi được đào tạo đầy đủ. Đọc và hiểu Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (SDS) và nhãn mác cho từng hóa chất sử dụng để biết rõ mình đang làm việc với chất gì, các ảnh hưởng sức khỏe có thể xảy ra khi tiếp xúc và cách bảo vệ bản thân. Sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân thích hợp, chẳng hạn như kính bảo hộ chống hóa chất, tấm che mặt, ủng hoặc giày cao su, găng tay, tạp dề chống hóa chất, v.v..

WORKSAFE VOL.10/ 47


14. LƯU TRỮ VÀ SỬ DỤNG HÓA CHẤT HỒ BƠI MỘT CÁCH AN TOÀN Bảo quản hóa chất theo khuyến cáo của nhà sản xuất; ngăn chúng trộn lẫn với nhau hoặc bị ướt. Đọc và làm theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm. Sử dụng hóa chất trong thùng chứa ban đầu, có nhãn. Không bao giờ chuyển hóa chất xử lý nước hồ bơi vào hộp đựng thức ăn hoặc đồ uống. Không bao giờ hòa tan trước hóa chất rắn hoặc thêm nước vào hóa chất lỏng. Không bao giờ trộn các sản phẩm clo với nhau, với axit, hoặc với bất kỳ hóa chất nào khác. Ứng phó với sự cố tràn hóa chất trong hồ bơi ngay lập tức, nhưng chỉ khi bạn được đào tạo để làm như vậy.

WORKSAFE VOL.10/ 48


WORKSAFE VOL.10/ 49


15. CHUẨN BỊ CHO CÁC TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP Biết phải làm gì nếu tiếp xúc với hóa chất. Làm quen với Kế hoạch Ứng phó Khẩn cấp và đảm bảo rằng bạn biết phải làm gì nếu mọi người bắt đầu có các triệu chứng về sức khỏe do hóa chất trong hồ bơi. Hãy cho người giám sát nếu bạn bị hóa chất dính vào người, nếu bạn hít phải hóa chất hoặc nếu bạn có các triệu chứng do tiếp xúc với hóa chất. Các triệu chứng có thể bao gồm bỏng da hoặc phát ban, đau mắt, ho, sổ mũi, đau họng, thở khò khè, tức ngực, khó thở, hen suyễn, đau đầu và buồn nôn. Nếu có các triệu chứng trên, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được hỗ trợ. WORKSAFE VOL.10/ 50


WORKSAFE VOL.10/ 51


WORKSAFE VOL.10/ 52


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.