THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
1
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
3
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
LỜI MỞ ĐẦU Trái đất này, nếu 3 phần là đất đai núi đồi, thì 7 phần còn lại là biển cả bao la. Dưới đại dương xanh thẳm ẩn chứa một kho báu khổng lồ. Trong lòng biển là cả một thế giới kỳ bí với những tòa lâu đài bí mật. Người Việt Nam chúng ta từ xưa đến nay đã mãi truyền tai nhau câu nói " Đất nước chúng ta là Rừng vàng, biển bạc" Chúng ta được thiên nhiên ưu đãi cho cả đường bờ biển dài dọc theo các miền tổ quốc. Biển từ xưa đã gắn liền với đời sống người Việt, mang đến cho ta vô vàn những giá trị. Vậy mà ngày nay, con người lại đang ngày ngày tàn phá biển, bao nhiêu rác thải đã đổ xuống lòng biển, bao nhiêu tài nguyên đã bị bòn rút đến cạn kiệt. Có bao nhiêu người đã tự hỏi, đến một ngày khi không còn gì cả thì con người sẽ đối mặt như thế nào đối với lòng biển mênh mông đã nuôi nấng họ? Điều đó đã thôi thúc tôi đi đến đồ án tốt nghiệp của mình, để cảm thấy mình được làm gì đó tốt đẹp cho thứ đã nuôi nấng tôi và đất nước tôi, góp một tiếng nói của mình với xã hội về bảo vệ môi trường biển và sinh vật biển. Chính những điều đó, giống như rất nhiều làn sóng ồ ạt trong lòng tôi, nâng thuyền tôi đi tìm hiểu vùng biển của một đề tài tốt nghiệp mới
MỤC LỤC
01 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
5
1.1. Lời nói đầu
5
1.2. Câu chuyện của Côn Đảo: Địa ngục hay Thiên đường?
7
1.3. Xây dựng đề tài:
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
21
1.3.1. Lý do chọn đề tài
23
1.3.2. Những hiểu biết về thể loại đề tài
33
02 ĐẶC ĐIỂM KHU ĐẤT
2.1. Bối cảnh khu vực
45 47
2.1.1. Phân tích vị trí
47
2.1.2. Hệ sinh thái tài nguyên vườn quốc gia Côn Đảo
51
2.1.3. Đặc điểm địa hình - địa chất - thủy văn
55
2.1.4. Quy hoạch Côn Đảo 2030
57
2.2. Khu đất lựa chọn
61
2.2.1. Số liệu
61
2.2.2. Điều kiện tự nhiên
63
2.2.3. Giao thông
67
2.2.4. Cảnh quan - hướng nhìn
69
2.2.5. Đánh giá khu đất
71
03
NỘI DUNG NHIỆM VỤ THIẾT KẾ
73
1.1. Cơ sở tính toán
74
1.2. Nhiệm vụ thiết kế
78
04
ĐỊNH HƯỚNG THIẾT KẾ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
85 96
5
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
01
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
Tôi đã nhìn thật sâu trong mắt biển Một thoáng cười như một thoáng bình yên Nhưng thẳm sâu là nỗi buồn dậy sóng Sóng xa khơi tít tắp vỗ mạn thuyền ĐÔI MẮT BIỂN
1.1. LỜI NÓI ĐẦU Được thiên nhiên ban tặng cho hơn 1.000.000 km2 biển Đông. Hệ sinh thái biển Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Trong đó phải kể đến vườn quốc gia Côn Đảo. Nằm tách biệt khỏi đất liền và có hơn một thế kỷ vì mang danh địa ngục mà vắng bóng con người. Côn Đảo vẫn còn giữ được vẻ đẹp của nó như thời nguyên sinh. Nhưng vẻ đẹp đó đang ngày càng có nguy cơ bị tàn phá bởi ngày nay phần còn lại của thế giới đều đã nhận ra được tiềm năng từ nơi đây. Nó không còn là địa ngục như lời ông bà ta truyền tai nhau nữa mà thật chất là xứ thiên đường với sự đa dạng phong phú sinh học và cảnh vật nên thơ trữ tình. Những mầm cây xanh và sinh động vật nơi đây đã tung hoành và phát triển mạnh mẽ trong những năm tháng vắng bàn tay con người. Tạo nên những cánh rừng dày đặc, những quần thể sinh vật đông đúc. Nhưng liệu nó sẽ được mãi như vậy không khi mà hơn 3000 khách mỗi ngày đang ồ ạt kéo đến Côn Đảo? Khi mà con người nơi đây ráo riết bóc lột thiên nhiên để làm giàu cho bản thân họ? Để rồi những thứ còn lại chỉ còn là những chiếc mai rùa rỗng tuếch và những lời oai oán về một vùng đã từng là miền đất hứa...
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
7
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
CÂU CHUYỆN
1.2 CÔN ĐẢO
Côn Đảo - "địa ngục trần gian" hay thiên đường hạ thế?
Côn Đảo - thiên đường trỗi dậy sau địa ngục trần gian
Bên cạnh những vết tích lịch sử, Côn Đảo còn là một hòn đảo quyến rũ, xinh đẹp bởi vẻ hoang sơ và thanh khiết hiếm có, một thiên đường nghỉ dưỡng, nơi dành cho những tâm hồn muốn tìm về bình yên, trốn khỏi những khói bụi của thành phố.
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
9
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
1.2.1. CÂU CHUYỆN CỦA QUÁ KHỨ:
ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN Côn Đảo ngày xưa được mọi người biết đến với biệt danh là “địa ngục trần gian”, bởi vì tại đây có một hệ thống nhà tù được người Pháp xây dựng để giam giữ những tù phạm đặc biệt nguy hiểm cho chế độ thực dân Pháp. Nơi đây từng là một quần đảo có số tù nhân chính trị còn nhiều hơn số cư dân sinh sống. Nơi đây có 11 nhà tù, trong đó, Phú Hải là nhà tù lớn nhất. Trong hơn 100 năm, khoảng 20.000 người Việt Nam đã bị giam cầm và hy sinh ở nơi được mệnh danh là “địa ngục trần gian” này. Theo ghi chép, lúc cao điểm trong mỗi phòng giam ở các nhà tù có đến hàng trăm tù nhân bị nhốt chung. Cai ngục thường dùng nhiều hình thức tra tấn đau đớn về cả thể xác lẫn tinh thần với người tù. "Tại đây hình ảnh của các tù nhân trong lồng đã khắc sâu trong tâm trí tôi, không thể tẩy xóa nổi. Người đàn ông với ba ngón tay bị cắt rời; một người khác đã chết có hộp sọ đã vỡ toác; và nhiều tu sĩ Phật giáo Huế - những người đấu tranh chống sự đàn áp các Phật tử - trong tình trạng thê lương. Tôi nhớ rõ mùi hôi thối khủng khiếp do tiêu chảy và và các vết thương lở loét ở mắt cá chân các tù nhân do xiềng xích cắt vào." Nhà báo Mỹ - Don Luce
Nhà tù Côn Đảo - địa ngục khiến cả thế giới bàng hoàng
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ Trước thời Pháp thuộc Côn Đảo nằm ở vị trí thuận lợi trên đường hàng hải nối liền Âu-Á nên sớm được người phương Tây biết đến. Ngày 28 tháng 11 năm 1783, Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) tự đứng ra đại diện cho Nguyễn Ánh để ký với Bá tước De Mantmarin (đại diện cho vua Louis XVI của Pháp) một hiệp ước tên gọi là Hiệp ước Versailles. Đây là văn kiện đầu tiên nhượng cho Pháp chủ quyền cửa biển Touron và quần đảo Côn Lôn. Trong đợt thứ 3 bị Tây Sơn truy sát thì Nguyễn Ánh và thuộc hạ đã trốn ra Côn Lôn. Ông sống ẩn dật mấy tháng trời ở đây. Vào thời Gia Long, theo Đại Nam nhất thống chí thì Côn Đảo thuộc quyền quản hạt của đạo Cần Giờ, trấn Phiên An, tổng trấn Gia Định (Gia Định thành); đến năm Minh Mạng 20 (1839) thì Côn Đảo được chuyển sang thuộc tỉnh Vĩnh Long của Nam Kỳ Lục tỉnh. Thời Pháp thuộc 10 giờ sáng ngày 28 tháng 11 năm 1861, thủy sư đô đốc Pháp là Bonard hạ lệnh cho tàu thông báo Norzagaray đến chiếm Côn Đảo kéo cờ Pháp. Ngày 1-2-1862 Bonard ký quyết định thành lập nhà tù Côn Đảo, và từ đó biến Côn Lôn núi non hùng vĩ, biển trời trong lành thành “Địa Ngục Trần Gian”. Quần đảo Côn Lôn trước khi thuộc Pháp, thuộc tỉnh Hà Tiên, sau đổi cho tỉnh Vĩnh Long quản hạt. Ngày 16-5-1882, Tổng thống Pháp Jules Grévy ký sắc lệnh công nhận quần đảo Côn Lôn là một quận của Nam Kỳ. Thời Việt Nam Cộng hoà Tháng 9-1954, nguỵ quyền Ngô Đình Diệm tiếp tục chế độ lao tù của thực dân Pháp đã đổi tên quần đảo Côn Lôn thành hải đảo Côn Sơn. Ngày 22-10-1956, theo sắc lệnh Diệm ký thành lập tỉnh Côn Sơn, một tỉnh không có dân cư, chỉ có người tù và bộ máy trị tù. Ngày 24-4-1965, nguỵ quyền Sài Gòn đổi tỉnh Côn Sơn thành cơ sở hành chính Côn Sơn, trực thuộc Bộ Nội vụ và chức tỉnh trưởng được đổi thành Đặc phái viên hành chánh. Sau hiệp định Paris (27-1-1973) nguỵ quyền Nguyễn Văn Thiệu muốn đánh lạc hướng dư luận Quốc tế, lại đổi tên quần đảo này một lần nữa. Cai tên PHÚ HẢI xa lạ (thị trấn Phú Hải tỉnh Gia Định) được nhắc đến trong các văn-thư-từ của Mỹ nguỵ từ nagỳ 1-11-1974 và cũng là ngày các hòn đảo cũng như các trại tù đều có ghép chữ “PHÚ”. Sau giải phóng Ngày 1-5-1975, Côn Đảo hoàn toàn giải phóng, thoát khỏi cảnh “ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN” trải qua 113 năm. Tháng 5-1975, Côn Đảo được gọi là tỉnh Côn Đảo. Tháng 1-1977, huyện Côn Đảo - Tỉnh Hậu Giang
Tháng 5-1979, quận Côn Đảo - Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo. Tháng 10-1991 đến nay: Huyện Côn Đảo, tỉnh BR-VT.
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
11
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
CÔN ĐẢO KHAI THÁC DU LỊCH TỪ QUÁ KHỨ Phát triển du lịch từ các di tích lịch sử cấp quốc gia: Nghĩa trang Hàng Dương Đây là nghĩa trang lớn nhất tại Côn Đảo, có diện tích khoảng 20 ha, là nơi yên nghỉ của hàng vạn chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước Việt Nam qua nhiều thế hệ bị tù đày kéo dài 113 năm (từ 1862 đến 1975). Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo là một di tích có giá trị tố cáo chế độ thực dân, đế quốc đồng thời giáo dục truyền thống cho các thế hệ. Nhà tù Côn Đảo Trong lịch sử, chính quyền thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã cho xây dựng 127 phòng giam, 42 xà lim và 504 phòng giam biệt lập - “chuồng cọp” tại khu vực Côn Đảo. Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất (1975), chức năng của hệ thống nhà tù ở Côn Đảo bị giải thể. Năm 1979, Khu di tích lịch sử Côn Đảo đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích quốc gia, với 17 di tích thành phần. Các Sở tù Dựa theo các tài liệu, tính đến khoảng 1930 có ít nhất 18 sở tù đã đi vào hoạt động, đó là: Sở Lưới, Sở Ruộng, Sở Làm Đá, Sở Kéo Cây, Sở Chuồng Bò, Sở Lò Gạch, Sở Lò Vôi, Sở Muối, Sở Bãn Chế, Sở Tiêu, Sở Rẫy An Hải, Sở Cỏ Ống, Sở Hòa Ni, Sở Bông Hồng (sở Bông Hường), Sở Rẫy Ông Lớn, Sở Ông Đụng, Sở Vệ Sinh, Sở Đất Dốc. Các sở này lần lượt xuất hiện trước sau không đồng loạt, nhằm 2 mục đích: Phục vụ toàn diện các mặt đời sống cho bộ máy hành chánh của địch và cho đời sống của người tù trên đảo; Cải tạo người tù bằng lao động khổ sai. Khu nhà Chúa đảo Tổng diện tích 18.600m2 trong đó nhà chính và phụ 1.250m2, sân vườn 17.000m2. Đây là nơi ở và làm việc của 53 đời chúa đảo trải qua 113 năm (1862-1975). Từ sau ngày giải phóng đến nay, nhà Chúa đảo được dùng làm nơi trưng bày lưu niệm của khu di tích Côn Đảo. Cầu Ma Thiên Lãnh Cầu Ma Thiên Lãnh nằm trên một đỉnh núi phía Tây thị trấn Côn Đảo. Đi qua Khu vườn quốc gia khoảng 3km tới một con đường nhỏ, cây cối hai bên mọc um tùm, leo hết con dốc thì tới di tích cầu Ma Thiên Lãnh. Cầu do người Pháp bắt các tù nhân xây dựng trên núi cao để vượt sang phía bên kia núi. Cầu tàu 914 lịch sử Cầu tàu nằm tại trung tâm bãi biển chính của thị trấn Côn Đảo. Cầu tàu được khởi công xây dựng từ năm 1873, với phác thảo dài 107m, bắt đầu từ mép lộ trước cổng Dinh Chúa đảo vươn ra vịnh Côn Sơn. Ngày nay cầu tàu 914 dài hơn 300m, chiều rộng gần 5m, ở cuối cầu tàu có đoạn rộng gần 8m.
Nghĩa trang Hàng Dương
Trại Phú Hải
Trại Phú Thọ
Chuồng cọp Pháp
Trại Phú Phong
Sở lò vôi
Nhà Chúa Đảo
Cầu Ma Thiên Lãnh
Cầu tàu
Khu chuồng bò
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
13
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
1.2.2. CÂU CHUYỆN CỦA HIỆN TẠI:
THIÊN ĐƯỜNG HẠ THẾ Côn Đảo được đánh giá là thiên đường của nghỉ dưỡng và khám phá thiên nhiên (rừng và biển). Côn Đảo được xem là hòn đảo du lịch với những bãi tắm hoang sơ tuyệt đẹp, làn nước trong xanh mát lạnh, bãi cát dài phẳng mịn. Không khí trên đảo thật trong lành, được ví như thiên đường nghỉ dưỡng. Sở hữu rừng nguyên sinh và biển được bảo tồn đa dạng sinh học, Côn Đảo không chỉ là nơi nghiên cứu của các nhà khoa học mà còn là nơi để du khách đến du lịch khám phá, với các chương trình du lịch sinh thái. Tạp chí Travel + Leisure gọi Côn Đảo - nơi có "những vách đá dốc đứng bênh cạnh những bãi biển hoang sơ và làn nước xanh trong vắt" - là một trong những đảo bí ẩn và tốt nhất thế giới. Lonely Planet cũng xếp Côn Đảo vào danh sách những đảo bí ẩn và tốt nhất thế giới, đồng thời ca ngợi Côn Đảo là "thiên đường thiên nhiên với những cánh rừng rậm rạp, làn nước màu ngọc bích, những bãi cát trắng và là ngôi nhà của bò biển, cá heo, rùa biển và những rạn san hô ngoạn mục".
Vịnh Đầm Trầu
Vịnh Đầm tre
Vườn quốc gia Côn Đảo
Bãi Đầm Trầu là bãi biển đẹp nhất Con Đảo. Quanh bãi này, có các loài thực vật ngập nước như cây bần, mắm, dừa
Vịnh Đầm Tre là nơi lý tưởng để phát triển các hoạt động du lịch sinh thái: Hiking, cắm trại, ngắm san hô,....
Vườn quốc gia Côn Đảo là nơi bảo tồn hệ sinh sinh thái đặc trưng Côn Đảo kết hợp các hoạt động tham quan, dịch vụ
Hòn Bảy cạnh
Hòn Cau
Hòn Bà
Bãi Cát Lớn trên hòn Bảy Cạnh là 01 trong 14 bãi đẻ trứng của rùa biển Côn Đảo và là bãi biển có số lượng rùa lên đẻ trứng nhiều nhất ở Côn Đảo.
Khu bảo tồn biển Hòn Cau có hệ sinh thái đa dạng gồm rạn san hô, thảm cỏ biển… và cũng là nơi sinh sống và là bãi đẻ của nhiều loài thủy sinh vật quý hiếm, có giá trị kinh tế và sinh thái quan trọng
Hòn Bà đây là hòn đảo lớn thứ ba trong số 16 hòn đảo thuộc quần đảo Côn Đảo nơi có phong cảnh, cùng hệ sinh thái phong phú mang lại nhiều trải nghiệm khó quên.
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
15
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢO
Vườn quốc gia Côn Đảo được thành lập năm 1993, thuộc hệ thống rừng đặc dụng,là 1 trong 33 Vườn quốc gia của Việt Nam. Vườn quốc gia Côn Đảo là một khu vực bảo tồn nằm ở phía bắc huyện Côn Đảo, tỉnh Bà RịaVũng Tàu. Phạm vi vườn quốc gia này bao gồm cả một phần diện tích đảo và khu vực biển lân cận.n. Vườn quốc gia Côn Đảo là một trong sáu vườn Quốc gia của Việt Nam vừa thực hiện bảo tồn rừng, vừa thực hiện bảo tồn biển. Vườn quốc gia Côn Đảo được các tổ chức khoa học trong và ngoài nước đánh giá là Vườn có tiềm năng đa dạng sinh học cao, các hệ sinh thái phong phú, đa dạng, có nhiều loại động thực, vật quý hiếm, đặc hữu là nơi có ý nghĩa quan trọng toàn cầu về sinh vật biển, sinh cảnh trên cạn. Côn Đảo là khu vực ưu tiên mang tầm quốc gia và quốc tế trong chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học. Tài nguyên thực vật rừng đã thống kê, xác định 1.077 loài thực vật bậc cao, có mạch, trong đó có 44 loài được tìm thấy ở Côn Đảo lần đầu tiên và 11 loài được các nhà khoa học lấy tên Côn Sơn đặt tên cho loài như Dầu Côn Sơn, Bui Côn Sơn, Đọt dành Côn Sơn,...Tài nguyên đa dạng sinh học biển cũng rất phong phú, đa dạng. Sự cách ly về địa lý là yếu tố tạo nên sự đa dạng về các hệ sinh thái, phong phú về thành phần loài và tính đặc hữu cao tại Côn Đảo. Với tiềm năng đa dạng sinh học cao, Vườn quốc gia Côn Đảo được ngân hàng thế giới đưa vào danh sách các vùng ưu tiên cao nhất trong hệ thống các khu bảo tồn biển toàn cầu. Năm 2013, Ban Thư ký Công ước Ramsar công nhận Vườn quốc gia Côn Đảo là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế thứ 2.203 của thế giới và Khu Ramsar thứ 6 của Việt Nam. Vườn quốc gia Côn Đảo là nơi đầu tiên của Việt Nam thực hiện thành côngchương trình bảo tồn rùa biển. Số lượng rùa biển lên bãi đẻ trứng ở Côn Đảo chiếm trên 85% số rùa về đẻ ở vùng biển Việt Nam.
KHU BẢO TỒN BIỂN CÔN ĐẢO
Côn Đảo là 1 trong 16 khu Bảo tồn biển đã được quy hoạch theo Quyết định742/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Khu bảo tồn biển Côn Đảo được thành lập từ năm 2002, là một phần của vườn Quốc gia Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tổng diện tích khu bảo tồn là 294km2 trong đó có 230km2 thuộc về diện tích biển. Không chỉ nổi tiếng về cảnh quan biển, Côn Đảo còn là nơi có hệ thống sinh vật rừng ngập mặn vô cùng phong phú cũng như số lượng loài san hô rất đa dạng. KBTB có tới 1700 loài sinh vật biển với 70 loài trong số đó nằm trong sách đỏ như bò biển, rùa biển, cá heo,.. Bên cạnh đó, các hoạt động bảo tồn ở Côn Đảo thường xuyên được triển khai qua các dự án nâng cao nhận thức cũng như tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học và cứu hộ,... tại Hội nghị lần thứ 8 ký kết Bản ghi nhớ về quản lý, bảo tồn rùa biển và môi trường sống của chúng ở khu vực vùng biển Ấn Độ Dương và Đông Nam Á (gọi tắt là IOSEA MOS8) được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng, các quốc gia thành viên đã thông qua và thống nhất với đề xuất của Việt Nam đưa Vườn quốc gia Côn Đảo trở thành thành viên Mạng lưới các khu bảo tồn rùa biển IOSEA (IOSEA Marine Turtle Site Network).
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
17
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
"Côn Đảo là một quần đảo thiên nhiên tươi đẹp và đặc biệt thiêng liêng của Tổ quốc triển du lịch vừa có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược an ninh – quốc phòng. bình và yên tĩnh có triển vọng phát triển các loại hình du lịch đặc sắc trong tương lai
c với khu di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng, có nhiều tiềm năng thế mạnh để phát . So với nhịp sống hối hả trên đất liền, Côn Đảo là một thiên đường nhiệt đới thanh i." Ngày 22/5/2013, Thủ tướng Chính phủ
Côn Đảo lưu giữ những giá lịch sử lớn lao của dân tộc, như Cố tổng Bí thư Lê Duẩn đã khẳng định “Côn Đảo là một di tích lịch sử vĩ đại. " Năm 2012, hệ thống nhà tù Côn Đảo được Chính Phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Côn Đảo còn được ví là "báu vật thiên thiên" của quốc gia, bởi trên đảo hội đủ các yếu tố rừng, biển, hệ sinh vật phong phú, đa dạng nhất Việt Nam. Ngân hàng thế giới đưa Côn Đảo vào danh sách các vùng biển ưu tiên bảo vệ trên phạm vi toàn cầu từ năm 1995. Côn Đảo ngày càng thu hút-gọi mời sự đầu tư và du khách tìm đến chiêm ngưỡng-khám phá-trải nghiệm… Năm 2017, tổng doanh thu ngành dịch vụ - du lịch của huyện Côn Đảo tăng gần 32% so với năm 2016; lượng khách đến tham quan, du lịch tại Côn Đảo tăng 46%. Được ví là báu vật, là viên ngọc giữa biển đông, Côn Đảo được Chính phủ quy hoạch thành “Khu du lịch sinh thái biển đảo và văn hóa - lịch sử - tâm linh chất lượng cao, đặc sắc tầm cỡ khu vực và quốc tế”. Mục tiêu này chi có thể hiện thực hóa, hay nói cách khác: Côn Đảo chỉ thật sự là báu vật khi việc khai thác du lịch được tính toán, cân nhắc thấu đáo và bảo đảm nghiêm ngặt các nguyên tắc bảo tồn. Và thực tế, sự bảo tồn đúng nghĩa đã mang lại giá trị bền vững, như cách Côn Đảo đã và đang thu hút ngày càng đông du khách trong và ngoài nước; như cách Côn Đảo đã được trân trọng và công nhận là một trong những Ramsar thế giới.
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
19
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
1.2.3. CÂU CHUYỆN CỦA TƯƠNG LAI:
VÙNG ĐẤT HY VỌNG "Đến năm 2030, Côn Đảo sẽ trở thành khu du lịch sinh thái biển đảo và văn hóa - lịch sử - tâm linh chất lượng cao" Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Côn Đảo được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ đưa Côn Đảo trở thành một đô thị du lịch tầm cỡ quốc tế. Theo đó, khoảng 1.000 ha đất tại Côn Đảo dự kiến sẽ được phát triển thành khu du lịch quốc gia với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại. Khu du lịch Côn Đảo sẽ được chia làm các phân khu, bao gồm trung tâm thị trấn Côn Sơn; khu phố Pháp tại thị trấn Côn Sơn; khu vực lịch sử - văn hóa - tâm linh; cảng Bến Đầm; dải bờ biển hoang sơ; dải bờ biển cảnh quan; vùng núi Côn Đảo (bao gồm cả vườn quốc gia Côn Đảo) và hệ thống các đảo nhỏ. Để hình thành Khu du lịch quốc gia Côn Đảo, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 phải hoàn thành giai đoạn 1 các dự án: Công viên biển An Hải và khu nghỉ dưỡng biển; Khu nghỉ dưỡng nhà vườn cỏ Ống; Khu nghỉ dưỡng sinh thái vịnh Đầm Trầu; Điểm tham quan Bãi Ông Đụng; Nhà nghỉ sinh thái rừng Sở Ray; Điểm tham quan Hòn Bảy Cạnh; Khu nghỉ dưỡng sinh thái đảo Hòn Cau; Khu du lịch tại vịnh Đầm Tre và bán đảo Con Ngựa. Quy hoạch cũng nêu rõ mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, Côn Đảo đón được khoảng 300.000 lượt khách du lịch; trong đó, khoảng 120.000 lượt khách quốc tế (chiếm 40%). Tổng thu từ khách du lịch đến năm 2020 đạt khoảng 1.200 tỷ đồng và đến 2030 khoảng 2.800 tỷ đồng... Thị trường khách du lịch sẽ tập trung vào khách du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa - tâm linh, giáo dục truyền thống lịch sử - cách mạng; khách đến từ các thành phố, trung tâm du lịch lớn như: Thủ đô Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng…); chú trọng thu hút thị trường khách quốc tế đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Canada, Australia, New Zealand và một số nước trong khu vực Đông Nam Á... Ngoài các tuyến du lịch nội đảo xuất phát từ Thị trấn Côn Sơn (hoặc vườn quốc gia Côn Đảo) đi các điểm tham quan: Mũi Chim Chim - Cỏ Ống - vịnh Đầm Tre, Bãi Ông Đụng - Bãi Ông Câu - núi Thánh giá, mũi Cá Mập - vịnh Bến Đầm; tuyến đi bộ, đạp xe đạp... sẽ hình thành thêm các tuyến du lịch liên vùng (đường không và đường biển) kết nối Côn Đảo với thành phố Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế, Cần Thơ, đảo Phú Quốc... để tăng cường thu hút khách.
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
21
Đề Đề cương cương tốt tốt nghiệp nghiệp •GVHD: •GVHD: Cô Cô Nguyễn Nguyễn ThịThị Kim Kim TúTú • SVTH: • SVTH: Quách Quách Tiểu Tiểu Hồng Hồng
KẾT LUẬN Côn Đảo có nguồn tài nguyên sinh vật rất quý giá. Bảo tồn đa dạng sinh học tại Côn Đảo chính là sự bảo tồn và khai thác bền vững kho cho tương lai. Côn Đảo là nơi để các nhà khoa học đến nghiên cứu và nhiều sinh viên đến thực tập. Không chỉ có giá trị cao về giáo dục và khoa học, tài nguyên đa dạng sinh học và cảnh quan Côn Đảo còn là tiềm năng và thế mạnh to lớn để khai thác và phát triển du lịch sinh thái. Du lịch, dịch vụ đang tạo ra đang tạo ra diện mạo mới cho Côn Đảo, góp phần bảo tồn và tôn tạo di tích lịch sử đặc biệt của Việt Nam tại Côn Đảo, tạo nhiều việc làm và thu nhập ổn định, đáng kể cho cộng đồng địa phương. Do đó, bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên gắn với du lịch sinh thái biển và bảo tồn đa dạng sinh học bền vững là hướng đi thích hợp, cần được quan tâm phát triển.
1.3
XÂY DỰNG ĐỀ TÀI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ BẢO TỒN SINH VẬT BIỂN
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
23
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
Từ những thực trạng yêu cầu và định hướng đặt ra, để đáp ứng cho việc bảo vệ và phát huy những giá trị đặc trưng cũng như văn hóa của Côn Đảo, góp phần cho công cuộc bảo vệ nguồn lợi thiên nhiên và giá trị văn hóa của Việt Nam nói riêng cũng như thế giới nói chung, thì việc thành lập một "Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo" là cần thiết, các hoạt động trong trung tâm kết hợp với tuyên truyền, quảng bá, giáo dục, cũng cố ý thức cho mọi người về công tác bảo tồn biển qua các hoạt động hội thảo, trưng bày, triễn lãm, giới thiệu, ... Đó cũng chính là lý do chọn đề tài.
1.3.1. SỰ CẤP THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ BẢO TỒN SINH VẬT BIỂN CÔN ĐẢO
a. Các giá trị tự nhiên và đa dạng sinh vật biển tại Côn Đảo:
Biển Côn Đảo có 3 hệ sinh thái chính: Hệ sinh thái rừng ngập mặn có diện tích 32ha, hệ sinh thái cỏ biển có diện tích khoảng 600ha, hệ sinh thái các rạn san hô có diện tích khoảng 1.000ha. + Hệ sinh thái san hô: Hệ sinh thái san hô phát triển rất mạnh ở vùng biển bao quanh các đảo, thuộc rạn riềm điển hình (typical fringing reef).Có thể nói thành phần loài khu hệ san hô Côn Đảo phong phú và đa dạng vào loại nhất, nhì của Việt Nam + Hệ sinh thái cỏ biển: Qua khảo sát nghiên cứu vùng biển Côn Đảo có 11 loài cỏ biển chiếm 84,61% tổng số loài hiện nay đã biết ở Việt Nam (13 loài), nhiều hơn của Singapore 4 loài và nhiều hơn Brunei 06 loài. Hệ sinh thái cỏ biển là nơi sinh tồn của loài Bò biển (Dugong dugon). Hiện xác định ở vùng biển Côn Đảo có khoảng 8-12 cá thể Bò biển. + Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Côn Đảo có diện tích khoảng trên 32ha. Tuy diện tích không lớn nhưng hệ sinh thái rừng ngập mặn ở đây còn nguyên sinh, chưa bị tác động của con người và đặc trưng cho loại hình rừng ngập mặn phân bố trên nền san hô chết, cát, sỏi.Trong 46 cây rừng ngập mặn đã phát hiện tại Vườn Quốc gia Côn Đảo có 3 cây có tên trong Sách Đỏ Việt Nam,2 loài chưa có tên trong danh mục thực vật rừng ngập mặn Việt Nam . 02 loài ít thấy xuất hiện ở rừng ngập mặn Việt Nam.
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
25
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
Hệ sinh vật biển Côn Đảo Khu hệ sinh vật biển đã thống kê được có 1.735 loài, trong đó Thực vật ngập mặn 46 loài, rong biển 133 loài, cỏ biển 11 loài, thực vật phù du 226 loài, động vật phù du 143 loài, san hô 360 loài, thân mềm 187 loài, cá rạn san hô 215 loài, giáp xác 116 loài, da gai 115 loài, giun nhiều tơ 130 loài, bò sát biển 9 loài, chim biển 37 loài, thú biển 7 loài. Kết quả nghiên cứu đã thống kê được ở thủy vực Côn Đảo có tới 46 loài là nguồn gene cực kỳ quý hiếm của biển Việt Nam và đã được đưa vào Sách Đỏ. Chúng bao gồm: 02 loài rong, 03 loài thực vật ngập mặn, 03 loài san hô, 12 loài thân mềm, 01 loài giáp xác, 04 loài da gai, 07 loài cá, 07 loài bò sát, 05 loài chim và 02 loài thú. Thành phần loài sinh vật biển khu vực VQG Côn Đảo được thống kê trong bảng sau: Thống kê thành phần sinh vật biển tại Côn Đảo
Nguy cơ tuyệt chủng các loài sinh vật biển quý hiếm Các cuộc điều tra của Viện Hải dương học Nha Trang đã ghi nhận vùng biển Côn Đảo có 44 loài ghi trong Sách đỏ Việt Nam. Đặc biệt, Côn Đảo là nơi tồn tại quần thể nhỏ của loài thú biển bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu là loài bò biển Dugong. Ngoài ra, Vườn quốc gia Côn Đảo là nơi làm tổ quan trọng của loài vích và đồi mồi, hai loài rùa biển đang bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu. Ngoài ra, một số các loài động vật biển có vú cũng đã được ghi nhận tại Vườn quốc gia Côn Đảo. Thống kê tình trạng bảo tồn các loài sinh vật biển tiêu biểu tại Côn Đảo
Chương trình hành động bảo vệ, phục
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
27
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
b. Thực trạng về sự hiểu biết và đạo đức sinh thái của người dân và tình hình bảo tồn khu vực: Nguồn rác “bủa vây” Côn Đảo Báo cáo năm 2019 cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường cũng như các vi phạm về môi trường và buôn bán động vật quý hiếm tại Côn Đảo đang gia tăng. Hàng năm, lượng rác thải trôi nổi trên biển dạt vào các đảo nhỏ thuộc Vườn quốc gia Côn Đảo với số lượng lớn, nhất là vào mùa gió Đông Bắc đã gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường tại các đảo nhỏ, gây khó khăn trong công tác thu gom, xử lý rác triệt để, kịp thời. Số lượng các nguồn gây ô nhiễm, suy thoái môi trường biển có xu hướng gia tăng so với các năm trước. Bí thư huyện ủy Côn Đảo Nguyễn Hoàng Tùng chia sẻ: Hiện nay, giao thông đường hàng không, đường thủy được cải thiện giúp lượng du khách trong và ngoài nước đến Côn Đảo ngày càng tăng. Sự phát triển du lịch kéo theo nhu cầu sinh hoạt, dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí dẫn đến tình trạng gia tăng các hoạt động khai thác trái phép tài nguyên tại chỗ để làm sản phẩm du lịch, gây áp lực lớn, đe dọa phá vỡ cân bằng môi trường sinh thái, suy giảm tài nguyên thiên nhiên đa dạng sinh học, đặc biệt là đa dạng sinh học biển. Mặt khác, thực trạng tàu đánh cá chuyên dụng, công suất lớn trong và ngoài tỉnh khai thác thủy sản tại khu vực biển Côn Đảo ngày càng tăng. Nhiều trường hợp xâm nhập vào khu bảo tồn biển để neo đậu trái phép và khai thác với các hình thức tận diệt diễn ra cả ngày và đêm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái, gây suy giảm nguồn lợi thủy sản và ô nhiễm môi trường biển. Phó Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Vườn Quốc gia Côn Đảo Nguyễn Văn Trà cho biết: Đến nay, tình trạng lấn chiếm rừng ngoài Vườn vẫn diễn ra, việc xử lý chưa dứt điểm. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Côn Đảo đang phát triển, áp lực từ người dân khai thác tài nguyên thiên nhiên để thu lợi trái phép, ngư dân đánh bắt thủy sản vào lưu trú, tránh gió bão, khách du lịch đến Côn Đảo ngày càng gia tăng gây áp lực cho công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học của Côn Đảo. Tình trạng khai thác các loài thủy sinh quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ, tuy nhiên việc lén lút trộm cắp, săn bắt, giết, mua bán thịt, trứng rùa vẫn diễn ra trên địa bàn.
c. Trọng tâm bảo tồn rùa biển: Chủ trương tăng cường các biện pháp bảo tồn sinh vật biển đặc biệt là rùa biển Rùa biển - loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên toàn cầu, nhưng tại Việt Nam, ngoài một số vùng biển các tỉnh như: Quảng Ninh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Ninh Thuận... còn thấy ít số lượng rùa biển thì Vườn quốc gia Côn Đảo lại là nơi có lượng rùa biển lớn về sinh đẻ hàng năm với khoảng 300-400 cá thể rùa mẹ. Hiện nay, hàng năm Ban Quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức về bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài nguy cấp, quý, hiếm và bảo vệ môi trường cho du khách và người dân trên địa bàn huyện. Những hành động bảo tồn đặc biệt là về rùa biển được quan tâm và ủng hộ từ cả chính quền và người dân địa phương. Những hoạt động này đang diễn ra sôi nổi và cần có nhu cầu phát triển hơn nữa về cơ sở vật chất, chiến lược hoạt động,... CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ RÙA BIỂN ĐANG ĐƯỢC THỰC HIỆN TẠI CÔN ĐẢO Các hoạt động nghiên cứu bảo tồn rùa biển được thực hiện những năm qua tại Vườn quốc gia Côn Đảo như: Đeo thẻ cho rùa mẹ,cứu hộ trứng rùa biển; đeo máy theo dõi qua vệ tinh; nghiên cứu ảnh hưởng nhiệt độ trong tổ trứng đến giới tính của rùa con; nghiên cứu sự tác động của biến đổi bờ biển đến sự sinh sản của rùa biển và nghiên cứu cấu trúc ADN của quần thể rùa biển tại Côn Đảo. Phối hợp với Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV) tuyên truyền, triển lãm về bảo vệ động vật hoang dã, rùa biển và tập huấn tình nguyện viên bảo vệ Rùa biển. Phối hợp Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) tại Việt Nam tổ chức 3 đợt cho 41 tình nguyện viên tham gia công tác bảo tồn rùa biển và vệ sinh bãi biển tại các đảo.
Triển khai Dự án di dời, cứu hộ trứng và rùa con để phục hồi quần thể rùa biển tại Côn Đảo giai đoạn 2017-2020 trước tác động của nhiệt độ tăng, triều cường, nước biển dâng do biến đổi khí hậu
Tăng cường công tác tuyên truyền cho cộng đồng dân cư, lực lượng vũ trang, ngư dân và khách tham quan Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Côn Đảo phối hợp với nhiều đơn vị khảo sát, kiểm tra, tiếp nhận, bảo tồn và bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên rừng, biển, động vật quý hiếm.
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
29
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
d. Tầm quan trọng của việc bảo tồn sinh vật biển đối với văn hóa vùng và thế giới Côn Đảo được tổ chức khoa học trong và ngoài nước đánh giá là Vườn có tiềm năng đa dạng sinh học cao, các hệ sinh thái phong phú, có nhiều loại động thực, vật quý hiếm, đặc hữu là nơi có ý nghĩa quan trọng toàn cầu về sinh vật biển, sinh cảnh trên cạn bởi tiềm năng sinh học và vị trí của nó. Côn Đảo là khu vực ưu tiên mang tầm quốc gia và quốc tế trong chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học. Kế hoạch hành động đa dạng sinh học và chiến lược GEF quốc gia Việt Nam được chính phủ phê duyệt năm 1995 xếp Côn Đảo là khu vực ưu tiên hàng đầu. Trong ấn phẩm xuất bản năm 1995 với tiêu đề “Một hệ thống các khu bảo tồn biển tiêu biểu toàn cầu” của Ngân hàng thế giới cũng xếp Côn Đảo là khu vực ưu tiên. Côn Đảo là 1 trong 16 khu Bảo tồn biển đã được quy hoạch theo Quyết định 742 của Thủ tướng Chính phủ , được xếp là khu vực ưu tiên để phát triển du lịch của Việt Nam. Tạp chí New York Times (11/2010) đã nhận xét Côn Đảo là một trong những điểm đến ấn tượng nhất Đông Nam Á, hai năm liền (2011- 2012), tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Lonely Planet (Anh) đã bầu chọn Côn Đảo là 1 trong 10 hòn đảo bí ẩn và tốt nhất thế giới để hưởng một kỳ nghỉ lãng mạn. Bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học là cơ sở và động lực cho sự phát triển bền vững Côn Đảo. Thảm thực vật và độ che phủ rừng Côn Đảo chiếm 80% tổng diện tích tự nhiên là lá chắn tốt nhất để phòng hộ, bảo vệ môi trường. Theo đánh giá của các nhà khoa học lượng nước ngầm và nước mặt Côn Đảo có hệ số tương quan tương đối chặt (0,95) và được duy trì,
điều tiết, điều hòa hằng năm bởi thảm thực vật rừng ở đây . Địa hình Côn Đảo độ dốc lớn, lớp đất mặt cạn, rừng tạo thành lớp phủ hữu hiệu chống lại xói mòn, rửa trôi, lắng đọng và bồi lấp. Côn Đảo nằm giữa biển khơi thường xuyên chịu ảnh hưởng gió, bão, áp thấp nhiệt đới vì vậy rừng đóng vai trò quan trọng chắn gió, cát bay, bảo vệ môi trường. Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái cỏ biển và hệ sinh thái rạn san hô chứa đựng sự đa dạng cao các loài cá và các loài thủy sinh vật khác . L à sinh cảnh đẻ trứng, ương nuôi ấu trùng, kiếm ăn của nhiều loài sinh vật biển của khu vực biển Đông Nam Việt Nam và của cả khu vực Đông Nam Á. Các hệ sinh thái biển còn có tầm quan trọng trong việc điều hòa, cân bằng lượng o xy trong nước biển và bảo vệ bờ biển Côn Đảo. Bảo tồn đa dạng sinh học (đa dạng hệ sinh thái, đa dạng thành phần loài) nhằm duy trì, lưu giữ nguồn gien và các sinh cảnh đặc trưng của Côn Đảo và của Việt Nam, tạo sự cân bằng sinh thái cho môi trường sống bền vững. Nhiều loài sinh vật tại Côn Đảo có giá trị cung cấp thực phẩm và dược liệu. Bảo tồn đa dạng sinh học tại Côn Đảo chính là sự bảo tồn và khai thác bền vững kho dược liệu và thực phẩm trong tương lai. Đây là nơi để các nhà khoa học đến nghiên cứu và nhiều sinh viên đến thực tập. Có thể nói rằng đa dạng sinh học Côn Đảo có giá trị cao về giáo dục và khoa học. Tài nguyên đa dạng sinh học và cảnh quan Côn Đảo đang là tiềm năng và thế mạnh để khai thác và phát triển du lịch sinh thái. Phát triển du lịch sinh thái và dịch vụ du lịch sinh thái đang
tạo ra nghề và thu nhập ổn định, đáng kể cho cộng đồng địa phương. Bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên góp phần bảo tồn và tôn tạo di tích lịch sử đặc biệt của Việt Nam tại Côn Đảo. Bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, sự đa dạng sinh học và các loài động vật, thực vật bản địa, quý hiếm, các sinh cảnh tự nhiên độc đáo, để Vườn quốc gia Côn Đảo trở thành một trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học có tầm quan trọng của quốc gia và quốc tế. Bởi vậy, nhiệm vụ trọng yếu của Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo hiện nay là bảo vệ nguyên vẹn và phát triển diện tích rừng để gia tăng độ che phủ rừng đầu nguồn các khe, suối, bảo vệ đất, góp phần duy trì sự sống trên đảo, cung cấp nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và phát triển kinh tế, đồng thời bảo vệ rừng nhằm góp phần củng cố quốc phòng và an ninh vùng hải đảo tiền tiêu phía Đông Nam tổ quốc. Bên cạnh đó, sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học và các dịch vụ môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái, góp phần xây dựng Côn Đảo trở thành một trung tâm du lịch-dịch vụ chất lượng cao, có tầm cỡ khu vực và quốc tế và tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững về kinh tế và xã hội của huyện Côn Đảo.
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
31
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
MỤC TIÊU HƯỚNG TỚI Hình thành một trung tâm nghiên cứu bảo tồn để phát triển hệ sinh thái biển đặc trưng của Côn Đảo. Nơi mà các nhà khoa học và sinh viên các ngành khoa học tự nhiên, học sinh... có thể đền nghiên cứu, học tập, tham quan. Bảo tồn và phát triển hệ sinh vật biển nhằm dựng lại sự đa dạng "dàng hoàng, cường tráng và hoang sơ" vốn có của khu vực, thúc đẩy tiềm năng du lịch sinh thái - phù hợp với tiền đề phát triển kinh tế của vùng . Đưa ra một thiết kế nhẹ nhàng, gắn kết tự nhiên. Thiết kế theo xu hướng mới - toát lên hơi hướng kiến trúc hiên đại, đúng công năng, tao ra nơi phù hợp phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển. Trước sự phát triển và định hướng du lịch trong tương lai của Côn Đảo tạo ra một nơi để giới thiệu cũng như giáo dục người dân địa phương, khách du lịch đến đây về tầm quan trọng của việc bảo tồn và các phương pháp bảo tồn thiên nhiên đúng đắn. Tạo một điểm "dị biệt", giảm nhẹ sự xung đột hiên hữu giữa bảo tồn và du lịch, vốn đã đang và ngày càng tha hóa cảnh sắc nơi đây. Để từ đó lan truyền những hình ảnh, tầm quan trọng và giá trị cốt lõi của thiên nhiên quanh ta, góp phần tuyên truyền giáo dục để mọi người hiểu hơn về những mối hiểm họa tự nhiên và điều chỉnh hành vi bản thân. gìn giữ và bảo tồn thiên nhiên.
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
33
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
1.3.2. NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ THỂ LOẠI ĐỀ TÀI:
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU - BẢO TỒN SINH VẬT BIỂN CÔN ĐẢO
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
35
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
A.KHÁI NIỆM ĐỀ TÀI a. Khái niệm trung tâm nghiên cứu Trung tâm nghiên cứu là công trình với mục đích nghiên cứu - tìm hiểu, khám phá, phân giải và xem xét các sự kiện, để rút ra định luật, giả thuyết và qua đó ứng dụng vào cuộc sống. Mỗi công trình nghiên cứu thông thường chuyên về một lĩnh vực cụ thể.
b. Khái niệm trung tâm nghiên cứu - bảo tồn sinh vật biển Trung tâm nghiên cứu bảo tồn là công trình nghiên cứu các chức năng nhằm vấn đề bảo tồn sinh học (sinh vật biển là đối tượng nghiên cứu chính) khu vực. Công trình có hai nhiệm vụ chính là nghiên cứu, lưu trữ dữ liệu, ứng dụng thúc đẩy bảo tồn - phát triển đối tượng nghiên cứu đồng thời bảo vệ, bảo tồn nguyên vị các loài sinh vật biển quý hiếm tại khu vực, ứng dụng kết hợp triễn lãm các hiện vật, vật chất, sinh vật sống, động thực vật. c. Đặc trưng về bảo tồn sinh vật trong trung tâm nghiên cứu Những khu vực này vừa là nơi lưu trữ bảo tồn nguồn gen, vừa là nơi để các nhà khoa học thực hiện những quan sát nghiên cứu về đặc tính sinh sống của sinh vật trên mông trường mô phỏng, qua đó thực nghiệm và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường sao cho phù hợp nhất, để các loài vật có thể thích nghi tốt nhất. Sau đó áp dụng vào thực tế môi trường sống hoang dã d. Đặc trưng về trưng bày trong trung tâm nghiên cứu Không gian trưng bày trong các trung tâm nghiên cứu thường mang mục đích tuyên truyền,giới thiệu tổng quan kiến thức nền về lĩnh vực và các sản phẩm nghiên cứu ra công chúng. Không quá đặt nặng các vấn đề ẩn ý sâu xa như bảo tàng. Vì vậy mặc dù vẫn sử dụng bố cục không gian tương tự như các không gian triễn lãm thông thường nhưng cách tổ chức đơn giản hơn.
d. Không gian hội nghị, hội thảo, khán phòng Không gian hội nghị, hội thảo trong các trung tâm nghiên cứu là nơi diễn ra thường xuyên các hội thảo tuyên truyền và quảng bá. Diện tích và quy mô không quá lớn (400 chỗ) và là nơi diễn ra các cuộc họp, phục vụ cho các nhu cầu hội đàm là chủ yếu, không quá đặt nặng các vấn đề biểu diễn. Các phòng hội thảo là nơi các sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh đến dự giảng các lớp nâng cao và trau dồi kiến thức nghiên cứu SƠ ĐỒ CHỨC NĂNG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ BẢO TỒN SINH VẬT BIỂN
Đối tượng hướng đến Khách tham quan: đủ mọi thành phần xã hội, thu nhập, quốc tịch, địa vị và lứa tuổi trong xã hội. Ví dụ: người dân, học sinh, sinh viên, khách du lịch, người đến thăm thú và tiềm hiểu văn hóa bản địa. Mục đích của họ là được xem các mẫu vật đặc trưng, tìm hiểu nền văn hóa, lịch sử, trải nghiệm không gian. Đối tượng này có thể đi theo nhóm hoặc đi một mình, có nhiều nhu cầu phát sinh như: ăn uống, mua sắm,... Người làm trong chuyên ngành, người đến học tập, nghiên cứu: các học sinh - sinh viên hứng thú với thể loại đến để tìm hiểu - học tập, những nhà nghiên cứu về phát triển sinh học ( động - thực vật biển), lịch sử, người có nhu cầu tìm hiểu về bảo tồn sinh vật biển. Người làm công tác quản lý, bảo vệ trong viện cũng như vườn quốc gia
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
37
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
B.CÁC CHIẾN LƯỢC ĐẶT RA
(Các chiến lược tham khảo từ chiến lược bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học biển Nhật Bản năm 2011)
Chiến lược 1: Nghiên cứu kiến thức nền về sinh vật biển Hiểu rõ về các hệ sinh thái giúp chúng ta bảo tồn và sử dụng chúng một cách bền vững Hành động: - Nghiên cứu, đặc biệt là về hệ sinh thái và bảo tồn sinh vật biển, sự tương tác giữa các thành phần sinh học và môi trường vật lý của chúng, các nghiên cứu định giá đa dạng sinh học và tác động biến đổi môi trường đến sinh vật. - Xây dựng các nghiên cứu điển hình và thực nghiệm đề xuất các giải pháp tối ưu Chiến lược 2: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nền sinh học biển và thực hiện các biện pháp giảm bớt chúng phù hợp với vùng Đây là phương pháp và quy trình tốt nhất và triệt để để giải quyết vấn đề Hành động: - Theo dõi sức khỏe của hệ sinh thái và các loài như là một phần cùa quá trình quản lý - Xây dựng và duy trì một cổng thông tin trung tâm về đa dạng sinh học để tạo điều kiện ra quyết định sáng suốt hôn. - Nghiên cứu các biện pháp bảo vệ môi trường trong các hoạt động du lịch Chiến lược 3: Hợp tác quốc tế Cần tăng cường trao đổi học tập kinh nghiệm về nghiên cứu, quản lý hệ sinh thái cỏ biển với các nước đã có kinh nghiệm và đạt được những thành công nhất đinh như: Mỹ, Úc và một số nước Châu Âu Hoạt động: - Tăng cường quan hệ đối tác với các tổ chức khu vực và quốc tế - Khuyến khích tham gia tích cực trong quản lý môi trường với tất cả ngành
Chiến lược 4: Nâng cao nhận thức của cộng đồng và năng lực chuyên môn cho các cán bộ chuyên trách về bảo tồn Kiến thức và nhận thức là điều kiện tiên quyết cho hành động vì cộng đồng về các vấn đề đa dạng sinh học, và rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự tham gia của công chúng - xã hội hóa công tác bảo tồn. Hành động - Tăng cường nhận thức và hiểu biết của mọi người thông qua các cuộc hội thảo công cộng, chương trình, cuộc thi và các sự kiện. - Mở các lớp giảng dạy về tầm quan trọng của sinh vật biển và phương pháp bảo tồn. - Các lớp huấn luyện thường xuyên cho các cán bộ công tác chuyên trách và tình nguyện viên Chiến lược 5: Bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển đa dạng sinh học biển Bảo vệ môi trường sống và hệ sinh thái biển để thúc đẩy sự phát triển của sinh vật biển Côn Đảo chứ không phải là lưu trữ hay nuôi nhốt sinh vật. Cần đảm bảo sự phát triển lành mạnh và lâu dài của sinh vật biển để người dân khu vực có thể hưởng lợi từ vùng biển của họ. Cần phải có nỗ lực chung để bảo vệ các loài bản địa hiện tại, môi trường sống, hệ sinh thái và tái thiết những loài đã từng tồn tại. Hành động - Thực hiện chương trình bảo tồn, bảo vệ các loài. Đặc biệt là các loài sinh vật biển nguy cấp - Nghiên cứu phục hồi các khu vực bị xuống cấp - Sử dụng các công viên, vườn để bảo tồn ngoại vi và nghiên cứu giải pháp tái tạo các hệ sinh thái đã mất
Phá bao giờ cũng dễ hơn làm lại. Ta đã phá gần nữa thế kỷ, làm lại mất một thế kỷ còn quá ít... - Nhà văn Nguyên Hồng
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
39
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
C.MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP BẢO TỒN SINH VẬT BIỂN TẠI CÔN ĐẢO Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái cỏ biển và hệ sinh thái rạn san hô chứa đựng sự đa dạng cao các loài cá và các loài thủy sinh vật khác; là sinh cảnh đẻ trứng, ươm nuôi ấu trùng, kiếm ăn của nhiều loài sinh vật biển của khu vực biển Đông Nam Việt Nam và của cả khu vực Đông Nam Á. Các hệ sinh thái biển còn có tầm quan trọng trong việc điều hòa, cân bằng lượng oxy trong nước biển và bảo vệ bờ biển Côn Đảo. Quản lý, bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học tại Côn Đảo đang áp dụng phương pháp đồng quản lý và đem lại hiệu quả cao. Tất cả các kế hoạch, phương án bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học đều được cơ quan quản lý và các chuyên gia thảo luận, bàn bạc với cộng đồng địa phương. Lợi ích từ bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học được chia sẽ công bằng cho các bên có liên quan. Thống kê các loài sinh vật biển nguy cấp và phương pháp bảo tồn
]1[
]2[
]3[
]4[
]5[
Chú thích: [1] Dự án lựa chọn mô hình ứng dụng phục hồi san hô cứng tại khu Ramsar Vườn quốc gia Côn Đảo theo ý kiến của Hội đồng tuyển chọn dự án Sở Khoa học và Công nghệ, trình thẩm định, phê duyệt [2] Theo nguồn:Kế hoạch bảo tồn rùa biển giai đoạn 2016-2025 - bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn [3] Theo nguồn: Chương trình hành động bảo vệ, phục hồi quần thể dugong Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) [4]Thảm cỏ biển Việt và những thách thức - Kienviet [5]Theo nguồn: Kế hoạch bảo tồn rừng ngập mặn - Vườn quốc gia Côn Đảo
Sơ đồ dây chuyền các phương pháp trong bảo tồn sinh vật biển: RÙA BIỂN
CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU BẢO TỒN RÙA BIỂN [6]
Đeo thẻ cho rùa mẹ - ghi nhận thông tin. Số lần đẻ trong mùa sinh , chu kì đẻ, địa điểm di cư Cứu hộ rùa biển - trứng rùa biển Nghiên cứu tác động biến đối bờ biển đến sự sinh sản của rùa biển Nghiên cứu ảnh hưởng nhiệt độ đến giới tính rùa con Nghiên cứu đặc tính sinh vật học rùa biển
Sơ đồ dây chuyền cứu hộ rùa biển: [7] Tiếp nhận rùa
Sơ cứu
Thủ tục - ghi nhận thông tin
(nếu cần thiết) Các trường hợp mắc lưới, vướng dị vật, vết thương hở,...
Kiểm tra tổng quát Lab analysys, X-ray, xét nghiệm,...
Kiểm tra sức khỏe
Thông tin được lưu trữ tạo datbase phục vụ cho mục đích theo dõi và bảo tồn
Chuẩn đoán ban đầu
Phác đồ điều trị
Mỗi cá thể một bồn riêng hoặc bồn chung có ngăn chia vách. Tùy độ lớn rùa bể có kích thước khác nhau
GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRỊ
Ghi nhận thông tin lần cuối
Cách ly - chữa trị
Đánh dấu đeo thẻ
RÙA CHẾT
RÙA SAU KHI HỒI PHỤC
Thả về tự nhiên
Trưng bày
Nghiên cứu
Chú thích: (6) Theo nguồn: Kế hoạch bảo tồn rùa biển giai đoạn 2016-2025 - bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (7) Theo nguồn: Báo cáo hướng dẫn các chăm sóc rùa biển trong khu bảo tồn WIDECAST
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
41
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
Sơ đồ dây chuyền phương pháp nuôi/trồng trong bảo tồn sinh vật biển: Sơ đồ dây chuyền cứu hộ trứng rùa biển: [6] Trứng rùa
Vận chuyễn đến bãi ấp
Trứng rùa có thể được lấy từ bãi rùa đẻ lân cận hoặc được chuyển từ nơi khác tới.Thời gian vận chuyễn tối da 4 tiếng.
Đặt vào bãi ấp trứng nhân tạo được bảo vệ
Thủ tục - ghi nhận thông tin Ghi nhận thông tin ngày tháng, số thứ tự, số trứng,...
TRỨNG NỞ
Bảo vệ trứng Bãi ấp trứng có rào che, giăng lưới bảo vệ
RÙA CON KHỎE
RÙA CON YẾU
Thả về tự nhiên
Nuôi cho đến khi đủ sức khỏe
Thả rùa vào buổi sớm hoặc lúc chiều tối. Nếu trứng nở lúc trưa nắng, giữ rùa con tạm thời cho đến chiều để thả.
Thả về tự nhiên
SAN HÔ
CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU BẢO TỒN SAN HÔ [7]
Khảo sát, nghiên cứu độ trong, độ mặn vùng nước Thiết lập rạn san hô nhân tạo Trồng phục hồi rạn san hô tự nhiên Tách giống, lưu trữ nghiên cứu giống san hô
Chú thích: (6) Theo nguồn: Báo cáo hướng dẫn các chăm sóc rùa biển trong khu bảo tồn WIDECAST (Marine Turtle Trauma Response Procedures: A Husbandry Manual Jessie E. Bluvias and Karen L. Eckert WIDECAST Technical Report No. 10) (7) Dự án lựa chọn mô hình ứng dụng phục hồi san hô cứng tại khu Ramsar Vườn quốc gia Côn Đảo
Sơ đồ dây chuyền phương pháp nuôi/trồng trong bảo tồn sinh vật biển: Sơ đồ dây chuyền thiết lập rạn san hô nhân tạo: [8] San hô giống
Lựa chọn tách giống
Nguồn giống san hô chủ yếu lấy từ nguồn giống tự nhiên, tận dụng những tập đoàn bị đổ hoặc gẫy (vẫn còn sống)
Chọn lựa vùng nước phù hợp
Kiểm tra khảo sát và cải tạo (nếu cần)
THIẾT LẬP MÔI TRƯỜNG
Đưa xuống nước nuôi trồng
Giá thể bằng vật liệu bê tông được đưa sẵn xuống nước và san hô giống được gắn với giá thể bằng chế phẩm
Chế tạo các giá thể Giá thể là các khối bê tông được thiết kế, lên khuôn và đúc sẵn
Kết hợp trồng rong hoặc các vật liệu nhân tạo Tạo bóng râm, nơi trú ẩn cho các loài hải sản
Sơ đồ dây chuyền phục hồi rạn san hô tự nhiên: [8] Khảo sát độ mặn, độ trong vùng nước
Kiểm tra, đánh giá sức khỏe ran san hô
Nếu rạn quá yếu thì tách giống di dời sang rạn nhân tạo
Cải tạo vùng nước
Trồng phục hồi rạn tự nhiên
THÚ BIỂN CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU BẢO TỒN BÒ BIỂN [9]
Khảo sát, nghiên cứu về bò biển Dugon và hệ sinh thái liên quan Xây dựng cơ sở dữ liệu kiểm soát, quản lý bảo tồn Dugong Trồng phục hồi hệ sinh thái cỏ biển - thức ăn chính của Dugong Bảo vệ, bảo tồn quần thể Dugon hiện hữu tại Côn Đảo
Dây chuyền chữa trị cách ly bò biển tương tự đối với rùa biển Chú thích: [8] Theo nguồn: Thử nghiệm phục hồi san hô ở khu vực Cù Lao Chàm - Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam [9] Theo nguồn Chương trình hành động bảo vệ, phục hồi quần thể dugong Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF)
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
43
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
Sơ đồ công năng phương pháp nuôi/trồng trong bảo tồn sinh vật biển: RỪNG NGẬP MẶN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU BẢO TỒN RỪNG NGẬP MĂN [10]
Khảo sát, nghiên cứu tình trạng rứng ngập mặn tại khu vực Nghiên cứu phát triển các ngành nghề nuôi trồng ở các vùng ven biển Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường đến rừng ngập mặn Bảo tồn cây giống
Chú thích: (10) Theo nguồn: Kế hoạch bảo tồn rừng ngập mặn - Vườn quốc gia Côn Đảo
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
45
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
02 ĐẶC ĐIỂM KHU ĐẤT
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
47
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
A
BỐI CẢNH KHU ĐẤT
1. PHÂN TÍCH VỊ TRÍ
Việt Nam là một quốc gia Đông Nam Á và Côn Đảo là một quần đảo ở ngoài khơi bờ biển Nam Bộ Việt Nam.
Huyện Côn Đảo trực thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Quần đảo cách thành phố Vũng Tàu 97 hải lý theo đường biển.
Quần đảo Côn Đảo gồm 16 hòn đảo. trong đó đảo lớn nhất là đảo Côn Sơn. Đây là nơi tập trung toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của quần đảo
Khu đất được xây dựng Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo nằm trong Vùng Cỏ Ống thuộc khu dân cư số 1 nằm cách trung tâm huyện Côn Đảo 14 km. Đây là khu dân cư thưa thớt, có nhiều bãi biển còn hoang sơ và hệ sinh thái rừng ngập mặn. bãi san hô phát triển.
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
49
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
BỐI CẢNH KHU ĐẤT
1. PHÂN TÍCH VỊ TRÍ
Sơ đồ liên hệ vùng liên tính Quần đảo Côn Đảo nằm cách thành phố Vũng Tàu 97 hải lý và cách cửa sông Hậu 45 hải lý, có cùng một kinh độ với thành phố Hồ Chí Minh (106°36' Đông) và cùng một vĩ độ với tỉnh Cà Mau (8°36' Bắc). Quần đảo gồm 16 hòn đảo, trong đó 14 hòn quây cụm gần nhau; riêng hai hòn Trứng Lớn và Trứng Nhỏ nằm tách biệt về phía tây, vốn dĩ mới được chính quyền Việt Nam nhập vào huyện Côn Đảo từ năm 1995. Từ đất liền có thể đến Côn Đảo bằng 2 cách: Đường thủy và đường hàng không. Tàu biển: Từ Cảng Cát Lỡ - Vũng Tàu, có thể đi đến Côn Đảo bằng tàu Côn Đảo 9 và Côn Đảo 10. Vào ngày 15/2/2019, hãng Phú quốc Express đã đưa vào khai thác tàu cao tốc Côn Đảo Express tuyến Vũng Tàu - Côn Đảo với thời gian nhanh hơn và tiện lợi hơn rất nhiều. Tàu cao tốc Côn Đảo Express tuyến Vũng Tàu - Côn Đảo với thời gian khoảng 3 giờ 15 phút . Tàu tuyến Thành phố Hồ Chí Minh Côn Đảo với thời gian khoảng 5 Giờ Tuyến tàu cao tốc từ Thành phố Cần Thơ-Côn Đảo Tàu tuyến Sóc Trăng-Côn Đảo của hãng Hangdong Máy bay: Hiện có các chuyến bay từ TP.HCM, Hà Nội và Cần Thơ đến Côn Đảo.
CÔN ĐẢO
Khu cỏ ống
Khu trung tâm
Đảo lớn nhất là đảo Côn Sơn. Đảo này có địa hình đồi núi, ưu thế bởi các dãy đá granit chạy từ phía tây nam đến đông bắc, che chở cho các vùng vịnh của đảo cả về hai phía khỏi những luồng gió mạnh. Dân cư trên đảo sống tập trung trong một thung lũng hình bán nguyệt ở tọa độ 8 độ 40'57''Bắc 106 độ 36'10'' Đông. Thung lũng có chiều dài từ 8 đến 10 km, chiều rộng từ 2 đến 3 km và có độ cao trung bình khoảng 3 m so với mặt nước biển. Một mặt trông ra vịnh Đông Nam trong khi ba mặt còn lại vây quanh là núi. Đây là nơi tập trung toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của quần đảo nhưng không mang danh nghĩa đơn vị hành chính thực sự vì Côn Đảo chỉ có chính quyền một cấp (là cấp huyện), không có xã hoặc thị trấn.
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
51
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
BỐI CẢNH KHU ĐẤT
2. HỆ SINH THÁI TÀI NGUYÊN CÔN ĐẢO a. Vị trí khu đất trong phân vùng bảo tồn của Côn Đảo
Khu đất chọn
PHÂN KHU
Bảo vệ nghiêm ngặt Phục hồi sinh thái Vùng chức năng khác Ranh giới huyện
Bản đồ phân vùng bảo tồn vườn quốc gia Côn Đảo Trên cơ sở đánh giá mức độ nhạy cảm các phân khu trong các hợp phần rừng và hợp phần biển, thì mức độ đánh giá biểu thị cho sự nhạy cảm từng phân khu được thể hiện như sau: Vùng I: mức độ nhạy cảm cao nhất. Đây là những khu vực vùng bảo vệ nghiêm ngặt trên cả 2 hợp phần rừng và hợp phần biển. Vùng II: mức độ nhạy cảm trung bình. Là những khu vực đang được phục hồi sinh thái. Vùng III: mức độ nhạy cảm thấp nhất. Những vùng này không có tính đa dạng sinh học cao, đa phần là các khu khai thác khoáng sản như dầu mỏ, khí tự nhiên. Kết luận: Vị trí khu đất chọn nằm trong vùng "chức năng khác" giáp ranh với một phần của "vùng phục hồi sinh thái" . Đây là vùng có mức độ nhạy cảm từ thấp đến trung bình. Việc xây dựng công trình tại đây sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến hệ sinh thái nguyên sinh của Côn Đảo. Một phần vùng phục hồi sinh thái trong khu đất là bãi cát trắng và một phần của khu rừng nguyên sinh, tạo cơ hôi thuận lợi cho việc xây dựng trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển. Khu đất thích hợp cho việc thực hiện các dự án nghiên cứu và bảo tồn. Tiêu biểu là dự án thực hiện đề tài khoa học "Phục hồi và bảo vệ rùa biển" Đề tài này có hai hoạt động chính là "bảo tồn nguyên vị" - giữ hệ sinh thái rặng san hô, cỏ biển và "bảo tồn chuyển vị" - đưa trứng rùa từ bãi khác về ấp nở nhằm tạo nguồn giống trên bãi cát trắng tại khu vực.
b. Vị trí khu đất trong phân vùng mức độ nhạy cảm môi trường Côn Đảo
Khu đất chọn
MỨC ĐỘ NHẠY CẢM Cao
Trung bình Thấp Ranh giới huyện
Bản đồ mức độ nhạy cảm vườn quốc gia Côn Đảo Ứng dụng phương pháp hệ thống thông tin địa lý và phương pháp chuyên gia trong việc trọng số cho các lớp thông tin ta thành lập được bản đồ nhạy cảm môi trường cho huyện Côn Đảo. Giá trị trọng số của các lớp thông tin được đánh giá theo phương pháp chuyên gia với từng trọng số tương ứng cho từng lớp như sau: Lớp bản đồ phân vùng mức độ ô nhiễm môi trường với trọng số là 40%, lớp bản đồ phân vùng mức độ nguy hiểm do tai biến môi trường với trọng số là 20%, lớp bản đồ phân vùng mức độ nhạy cảm môi trường của VQG Côn Đảo là 40%. Kết quả phân tích cho thấy: Các khu vực có mức độ nhạy cảm tương đối cao như: Trung tâm Thị trấn Côn Đảo, khu vực gần Cảng vụ sân bay Côn Đảo là những khu vực đang có báo động về ô nhiễm môi trường. Khu vực có mức độ nhạy cảm trung bình ở gần các bãi biển như: bãi Lò Vôi, bãi Đất Dốc, bãi Ông Đụng, bãi Đầm Trầu với phần lớn là phân khu bảo tồn nghiêm ngặt hợp phần rừng trên các đảo, những khu vực còn lại có mức độ nhạy cảm thấp và ít nhạy cảm. Kết luận: Vị trí Khu đất chọn nằm trong vủng có mức độ nhạy cảm môi trường từ trung bình đến thấp. Đây là các khu vực chịu ít ô nhiễm môi trường, đảm bảo được chất lượng môi trường để nuôi/ trồng và phát triển giống sinh vật.
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
53
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
Sơ đồ phân bố sinh thái tại vườn quốc gia Côn Đảo
PHÂN BỐ SINH THÁI Côn Đảo có hệ thống sinh vật phong phú và đa dạng. Các loài sinh vật được tìm thấy phân bố khắp nơi trên vùng biển Côn Đảo. Tại Côn Đảo có tới 14 bãi để con Vích, một loài rùa biển đẻ trứng như ở Hòn Tài, Hòn Bảy Cạnh, Hòn Tre… Trong đó, hòn Bảy Cạnh là bãi biển có số lượng rùa lên bờ đẻ trứng nhiều nhất ở Côn Đảo. Quần thể Dugong tại Côn Đảo chỉ còn khoảng 10-12 con. Thường đi theo đàn và được nhìn thấy ở bãi Lò Vôi, mũi Chim Chim, bãi Đất Dốc,... Côn Đảo có thể nói là thiên đường san hô, có thể tìm thấy san hô ở gần như mọi bãi biển Côn Đảo, có khoảng 2.000 ha san hô bao quanh đường bờ biển Côn Đảo đa dạng về chủng loài, kích thước. Một số loài thú biển như: Cá heo, Cá voi, cá Nhà táng nhỏ thỉnh thoảng xuất hiện tại vùng biển Côn Đảo tại bãi Ông Đụng
Kết luận:
Vị trí khu đất chọn phù hợp cho việc phát triển các bãi rùa và bãi san hô, Đồng thời thuận tiện di chuyển đến đến Hòn Bảy Cạnh và Hòn Cau - hai nơi có nhiều rùa lên đẻ nhất Việt Nam
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
55
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH - ĐỊA CHẤT - THỦY VĂN a. Địa hình đồi núi, ưu thế bởi các dãy đá granit chạy từ phía tây nam đến đông bắc, che chở cho các vùng vịnh của đảo cả về hai phía khỏi những luồng gió mạnh. Điểm cao nhất của quần đảo là đỉnh núi Thánh Giá trên đảo Côn Sơn, cao 577 m. b. Địa hình đáy biển khá phức tạp, Độ sâu trung bình Vịnh khoảng 10m, chỗ sâu nhất đạt 45m(giữa mũi Tàu Bể và Hòn Bảy Cạnh). Phần gần bờ khu vực Cầu Tàu có nhiều mỏm đá ngầm. Chạy dài qua giữa Vịnh là một trũng sâu nối dài từ Mũi Tàu Bể đến Mũi Cá Mập, Độ sâu đạt từ 11 đến 45m, Độ sâu trung bình khoảng 13-14m. Phía trong vũng sâu này đáy biển hơi nghiêng. Đáy biển được phủ chủ yếu bởi trầm tích cát, đôi chỗ có bùn hoặc lộ đá gù . Ở đây có san hô và cỏ biển phát triển. c. Địa chất của quần đảo có tính đa dạng cao gồm đá mácma (Magma) Mesozoi xâm nhập axít, đá mácma phun trào axít và đá mácma phun trào trung tính và đá trầm tích. Khi xây dựng cần lưu ý các hiện tượng địa chất công trình động lực: Quá trình bóc mòn, rửa trôi, hiện tượng để lở đá, quá trình tích tụ, quá trình xầm thực mài mòn,...
Bản đồ địa hình và địa mạo đáy biển Côn Đảo
d. Thủy văn Dao động mực nước biển tại Côn Đảo mang tính chất bán nhật triều không đều và có tương quan với mực nước thủy triều tại vũng tàu. Một số giá trị mực nước biển chủ yếu xác định trên hệ cao độ 0 hải đồ như sau: - Mực nước quan trắc cao nhất: 425 cm - Mực nước cao nhất trung bình: 386 cm - Mực nước cao trung bình: 386 cm - Mực nước trung bình nhiều năm: 248 cm - Mực nước thấp trung bình: 107 cm - Mực nước tháp nhất trung bình: 39 cm
Dòng chảy Vào mùa khô, dòng chảy trong vùng biển Côn Đảo có hướng Tây Nam và Tây, tốc độ dòng chảy trung bình 31,2cm/s. Mùa mưa dòng chảy hướng đông bắc và Đông, tốc độ trung bình 20cm/s
Hướng sóng mùa khô
Hướng sóng mùa mưa
Sóng Theo kết quả đo đạc ở trạm Côn Đảo, biển côn đảo có các hướng sóng chính là: - Sóng hướng Đông Bắc: 20,27% với độ cao trung bình 1,34m - Sóng hướng Đông: 18,64% với độ cao trung bình 0,96 - Sóng hướng Tây Nam: 8,15% với độ cao trung bình 0,72m - Sóng hướng Đông Bắc: 14,68% với độ cao trung bình 0,73 Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
57
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
BỐI CẢNH KHU ĐẤT
4. QUY HOẠCH CÔN ĐẢO 2030 Đến năm 2020, Côn Đảo sẽ hoàn thành kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ vòng quanh đảo, phương tiện đường thủy, nâng cấp sân bay, các công trình phúc lợi, điện, nước, phát triển hạ tầng viễn thông bảo đảm liên lạc thông suốt với tốc độ cao, mở rộng mạng lưới và đa dạng hóa các phương thức vận chuyển hành khách chất lượng giữa Côn Đảo với đất liền và tại khu vực Côn Đảo... Những năm tiếp theo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tiếp tục ủng hộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để huyện Côn Đảo thực hiện mục tiêu xây dựng Côn Đảo thành khu kinh tế - du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bảo tồn, tôn tạo khu di tích cách mạng đặc biệt của Việt Nam và phát triển, nâng cao giá trị Vườn Quốc gia Côn Đảo; xây dựng Côn Đảo tương xứng với vị trí tiền tiêu, góp phần tích cực trong quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh, gắn kết chặt chẽ với phát triển của cả vùng phía Nam Tổ quốc. Nhận xét: Quy hoạch Côn Đảo 2030 chú trọng phát triển du lịch sinh thái đi đôi với các bảo tồn môi trường tự nhiên. Vị trí khu đất chọn nằm cách xa khu trung tâm, ngược lại nằm gần khu vực quy hoạch rừng ngập mặn tự nhiên, cách 500m đến vườn quốc Gia và cách 1km đến Vịnh Đầm Trầu và Vịnh Đầm Tre - nơi sẽ được quy hoạch thành khu du lịch sinh thái với các hoạt động du lịch sinh thái như: tham quan, hiking, streking, cắm trại, lặn san hô,... Vị trí thích hợp triển khai cái hoạt động sinh thái và bảo tồn. Phù hợp với mục đích và tầm nhìn phát triển của Côn Đảo trong tương lai.
Khu đất chọn
Bản đồ quy hoạch Côn Đảo năm 2030 Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
59
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP
CẢNG BẾN ĐẦM
HÒN BÀ
VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢO
NHÀ TÙ CÔN ĐẢO
SÂN BAY CỎ ỐNG
NGHĨA TRANG HÀNG DƯƠNG
HÒN BẢY CẠNH
Khu đất chọn
DÂN CƯ Sân bay cỏ ống
Cảng bến đầm
Khu đất chọn
GIAO THÔNG
Khu đất chọn
ĐỊA HÌNH
SƠ ĐỒ TÁCH LỚP TỔNG HỢP
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
61
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
B
KHU ĐẤT CHỌN
KHU ĐẤT LỰA CHỌN
1. SỐ LIỆU
Diên tích khu đất: 10.5ha Vị trí khu đất: Khu đất chọn nằm trong khu dân cư Cỏ Ống. Cách trung tâm Côn Đảo 14km. + Phía Đông giáp vịnh Đông Bắc + Phía Tây giáp khu dân cư + Phía Nam giáp dãy núi lớn Chim Chim + Phía Tây - Bắc giáp khu rừng ngập mặn nguyên sinh lớn
Mặt bằng tổng thể khu đất TL: 1/20000
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
63
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
Mặt bằng tổng thể khu đất TL: 1/10000
KHU ĐẤT LỰA CHỌN
2.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
a. Khí hậu
Trục dài khu đất nằm lệch khoảng 20 độ so với trục Bắc Nam Khí hậu Côn Đảo mang đặc điểm á xích đạo - hải dương nóng ẩm,chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 26,9 độ.Tháng 5 oi bức, có lúc nhiệt độ lên đến 34 độ. Lượng mưa bình quân trong năm đạt 2.200 mm; mưa ít nhất vào tháng 1.Quần đảo Côn Đảo nằm ở vùng giao nhau giữa luồng hải lưu ấm từ phía nam và luồng hải lưu lạnh từ phía bắc.Nhiệt độ nước biển từ 25,7 độ đến 29,2 độ ĐẶC ĐIỂM
MÙA MƯA (T5 - T11)
MÙA KHÔ (T12 - T4)
NHIỆT ĐỘ
28.7 độ Cao nhất: 29.8 độ Thấp nhất: 27.8 độ 4,3 giờ/ngày
26.62 độ Cao nhất: 28.3 độ Thấp nhất: 25.6 độ 6,7 giờ/ngày
1802,2mm
359.9mm
76,1%
73,2%
Đông Bắc
Tây Nam
SỐ GIỜ NẮNG LƯỢNG MƯA ĐỘ ẨM HƯỚNG GIÓ
Thuận lợi: Khu đất có lợi thế do phía Tây giáp với dãy núi cao và rừng nguyên sinh nên tránh tiếp xúc trực diện với nắng Tây, đồng thời rừng ngập mặn giúp điều hòa vi khí hậu cho khu vực. Hạn chế: Côn Đảo chịu ảnh hưởng bởi 2 hướng gió chính là Đông Bắc và Tây Nam nhưng do phía Tây Nam có dãy núi cao, gió bị cản lại nên hướng gió chủ đạo là hướng Đông Bắc. Gió từ biển thổi vào có tốc độ cao và mang hơi muối từ biển, cần chú ý tìm các biện pháp chống gió bão và chống ăn mòn, bảo vệ công trình vùng biển
Biểu đồ lượng mưa và nhiệt độ trung bình năm
Biểu đồ số ngày nắng trung bình năm
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
65
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
KHU ĐẤT LỰA CHỌN
2.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
b. Địa hình
2
1
1
2
Mặt bằng cote địa hình và địa mạo đáy biển
Đặc điểm địa hình khu đất Khu đất nằm ngay ở chân núi phía Bắc của mũi Chin Chim. Nằm trong khu Cỏ Ống với địa thế được bao bọc bởi hai dãy núi ở phía Nam và phía Bắc . Khu đất có địa hình hơi dốc thoải về phía biển (phía Đông) Vùng biển ở khu đất có thềm thoải, nền cát ở phía Đông Nam khu đất thoải dài tạo thành bãi cát trắng. Thuận lợi: Khu đất có địa hình sau lưng là núi, trước mặt là biển là lợi thế trong việc tạo view nhìn đẹp, đón gió và tạo không gian Khó khăn: Địa hình chân núi là những khó khăn nhất định trong việc chọn giải pháp kết cấu. Khi thiết kế cầu lưu ý các biện pháp kết cấu chống sạc lỡ, lũ quét và cả quá trình xâm thực. Dãy núi phía Nam có đường nối chạy từ khu trung tâm tiếp cận khu đất. Điều này tạo ra nhu cầu khai thác gốc nhìn từ trên cao xuống khu đất. Cần chú ý khi tiết kế kiến trúc Mặt cắt địa hình 1 Vị trí khu đất chọn
Mặt cắt địa hình 2
Vị trí khu đất chọn
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
67
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
1
1
2
2
Mặt cắt đường 1-1
Mặt cắt đường 2-2
Mặt bằng tổng thể khu đất TL: 1/10000
KHU ĐẤT LỰA CHỌN
3.GIAO THÔNG Vịnh Đầm Tre
Vình Đầm Trầu
Vị trí khu đất Vườn Quốc Gia Khu trung tâm
Tuyến du lịch biển
GIAO THÔNG ĐỐI NGOẠI KHU ĐẤT
Đường bộ: Khu đất nằm trên tuyến đường nối giữa khu trung tâm đến sân bay Côn Đảo và đến Vịnh Đầm Tre, Vịnh Đầm Trầu. Đây là hai nơi dự kiến sẽ được quy hoạch thành khu du lịch sinh thái. Có thể nói, khu đất sẽ nằm trên tuyến đường du lịch sinh thái trên đảo Côn Sơn. Đường thủy: Tại Côn Đảo có hai tuyến giao thông đường thủy chính là cảng Bến Đầm - cảng chính vận chuyển khách từ đất liền ra đảo và cầu tàu du lịch - đưa khách đến các đảo lân cận tham quan, khám phá. Vị trí khu đất cách cảng Bến Đầm 23km và cách cầu tàu du lịch 10km. Khu đất cách cảng nội bộ khu vực Cỏ Ống 500m. Đây là một cảng nhỏ, có thể tận dụng để phục vụ công tác bảo tồn, vận chuyển hàng hóa sinh vật cho trung tâm. Đường không: Sân Bay Cỏ Ống ( Sân bay cấp vùng)
GIAO THÔNG ĐỐI NỘI KHU ĐẤT
Khu đất có một lối tiến cận duy nhất là đường vòng cung. Đường nhỏ men theo vách núi là đường tuần tra bảo vệ bờ biển nên không thể sử dụng. Đường vòng cung chạy dọc theo chiều dài khu đất. Có thể đề xuất mở nhiều cổng. tách biệt giao thông của khu nghiên cứu và triễn lãm, tham quan, hội thảo,...
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
69
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
View nhìn từ cảng
1
View nhìn ra Rừng
2
View nhìn ra Vịnh
3
View nhìn lên núi
4
View nhìn ra đường
2
1
View nhìn từ biển View nhìn từ đường
4 3 View nhìn từ dãy núi
Mặt bằng tổng thể khu đất TL: 1/10000
KHU ĐẤT LỰA CHỌN
4.CẢNH QUAN - HƯỚNG NHÌN View nhìn từ công trình Khu đất nằm ở vị trí đắc địa một bên là biển, một bên là núi, bên cạnh có rừng ngập mặn. Hệ thực vật phong phú với màu nước xanh ngọc tự nhiên của Côn Đảo mang lại tầm nhìn đẹp cho công trình Công trình có tới 3 view nhìn đẹp: +Phía Đông nhìn ra biển +Phía Tây Nam nhìn ra núi +Phía Tây Bắc nhìn ra rừng ngập mặn nguyên sinh View từ ngoài nhìn vào công trình Trên đường bộ có hai hướng nhìn chính vào công trình: +Hướng Tây Bắc: du khách đi từ Sân Bay Cô Ống tiếp cận công trình và dân cư khu vực cỏ ống + Hướng Tây Nam: du khách đi từ trung tâm băng qua núi tiếp cận công trình. Đây là con đường trên cao, cần chú ý trong thiết kế kiến trúc View nhìn từ biển: Chú ý view nhìn từ cảng và từ biển View nhìn ra rừng ngập mặn
View nhìn ra Vịnh Đông Bắc
View nhìn lên núi
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
71
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
KHU ĐẤT LỰA CHỌN
5.ĐÁNH GIÁ KHU ĐẤT Giá trị khu đất xây dựng:
Khu đất có vị trí chiến lược để công trình Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo phát triển các chức năng của mình.
a. Về mục đích nghiên cứu khoa học và vấn đề bảo vệ sinh vật biển
Khu đất nằm tại vùng có mức độ nhạy cảm môi trường thấp, cách xa vùng trung tâm và công nghiệp của Côn Đảo. Điều này đảm bảo chất lượng của môi trường, thích hợp triển khai các hoạt động nuôi, trồng và phát triển sinh vật phục vụ cho mục đích nghiên cứu và bảo tồn.
b. Về mục đích phát triển du lịch sinh thái kết hợp với bảo tồn thiên nhiên Theo quy hoạch 2020, Côn Đảo có định hướng phát triển thành vùng phát triển sinh học kết hợp với du lịch sinh thái chất lượng cao. Chính vì vậy, vị trí đặt công trình mở ra một hướng phát triển của loại hình du lịch sinh thái kết hợp tìm hiểu, học tập. Công trình sẽ nằm trên Tuyến đường du lịch sinh thái đi từ khu trung tâm Côn Đảo để đến khu du lịch sinh thái Vịnh Đầm Tre. Đây sẽ là nơi tuyên truyền, quảng bá kiến thức về sinh vật biển cho du khách, chuẩn bị hành trang tri thức cho họ trước khi khám phá thế giới tự nhiên phong phú tại Côn Đảo.
c. Về mục đích phát triển cân đối các hướng khai thác du lịch của đảo Hiện nay Côn Đảo đang có một sự phát triển không đồng đều về các khu vực du lịch. Trong khi khu vực trung tâm đang phát triển rất mạnh mẽ về các các địa điểm du lịch tâm linh - lịch sử thì khu vực phía bắc Côn Đảo vẫn chưa được đầu tư thỏa đáng và bền vững. Nhiều nơi vẫn còn hoang sơ, chưa khai thác hợp lý. Việc xây dựng một trung tâm nghiên cứu sinh vật biển vừa tạo một địa điểm tham quan du lịch mới ở đảo với loại hình du lịch tìm hiểu thiên nhiên và môi trường biển sẽ thúc đẩy sự phát triển về du lịch cũng như kinh tế của khu vực phía Bắc Côn Đảo - khu Cỏ Ống. Tạo vành đai du lịch thông suốt Côn Đảo. Phát triển đồng bộ quy mô cho đời sống dân cư toàn đảo.
S
W
O
T
1. Nằm trên tuyến đường có thể quy hoạch thành tuyến du lịch sinh thái trên đảo. 2. Khu đất có đến 3 view nhìn đẹp: nhìn ra biển, nhìn ra núi và ra khu rừng ngập mặn nguyên sinh 3. Gần trục đường lớn và giáp biển nên giao thông thuận lợi cả đường bộ và đường thủy. 4. Địa hình tương đối bằng phẳng. 1. Côn Đảo không có kiến trúc hay văn hóa bản địa bởi lịch sử là nhà tù, không có dân cư. 2. Khu đất có hình dạng uốn lượn, hẹp bề ngang 3. Khu đất chỉ có một mặt giáp đường. Khó bố trí lối tiếp cận. 4. Khu đất nằm trên đảo nhỏ, một mặt giáp núi một mặt giáp biển. Cần chú ý các kỹ thuật, kết cấu đặc biệt chống hiện tượng xâm thực, mài mòn, lở đá, gió bão,... 1. Hình dạng khu đất gợi mở những ý tưởng đôc đáo về tạo hình, phân khu. 2. Việc không có kiến trúc bản địa khiến cho việc thiết kế hình thức kiến trúc không bị gò bó vào hình thức, hay vật liệu địa phương, tự do hơn để chọn lựa phong cách và hình thức kiến trúc phù hợp. 3. Góc nhìn đa dạng, có thể khai thác view nhìn từ nhiều nơi đến khu đất.
1.Giải quyết vấn đề giao thông cho các khu chức năng trong khu đất bởi mỗi khu là phục vụ một đối tượng riêng. 2. Phải làm sao để công trình vừa giải quyết được các đòi hỏi khắc khe của một trung tâm nghiên cứu vừa hấp dẫn du khách đến tham quan và hài hòa với thiên nhiên, cảnh quan khu vực: rừng và biển .
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
73
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
03 NHIỆM VỤ THIẾT KẾ
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
75
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
CƠ SỞ TÍNH TOÁN 1. Quy mô khu đất:
- Tỉ lệ diện tích đất xây dựng cho các khu chức năng chính của công trình văn hóa được tính như sau:
Mật độ xây dựng
10-35%
Diện tích phần sân tập ngoài trời
25-30%
Diện tích cây xanh, sân vườn
15-20%
Diện tích đất làm đường đi
10%
2. Quy mô tổng quan công trình:
Khối trưng bày: Xác định quy mô bằng cách dựa trên quy mô dân số Côn Đảo và lượng khách du lịch. Dựa trên quy hoạch Côn Đảo quy mô dân số đến năm 2030, quy mô dân số khoảng 30.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 20.000 người, dân số quy đổi từ khách du lịch khoảng 10.000 người. Đối với công trình văn hóa thì cứ 1000 người có 10-12 người đến công trình. Số lượng khách đến Côn Đảo trong một ngày là khoảng 3000 lượt/ngày, bao gồm khách nội địa và quốc tế, có trung bình khoảng 20% khách đến công trình tương đương 600 khách. => Như vậy dự trù có khoảng 1000 lượt khách đến công trình/ngày Khối nghiên cứu: Xác định quy mô bằng hai cách: Dựa theo số lượng các nội dung nghiên cứu và những số liệu được tham khảo và đối chiếu từ công trình thực tế. Các nội dung nghiên cứu sinh vật biển điển hình gồm 4 khoa chính: nghiên cứu môi trường; nghiên cứu sinh học, lai tạo và phát triển giống; nghiên cứu bảo tồn sinh vật,... Mỗi nội dung thường có từ 5-10 cán bộ nghiên cứu. => Như vậy dự trù có khoảng 150 - 240 cán bộ nghiên cứu Khối đào tạo: Ước lượng số lượng người học dựa vào hai cơ cở: - Số lượng tình nguyện viên hằng năm: Chương trình tình nguyện bảo vệ rùa biển của IUCN: 25 người/ đợt - Nhân lực tại Côn Đảo: Đối tượng: Các lớp học tổ chức nhắm đến: học sinh, sinh viên những người tình nguyện sinh sống tại Côn Đảo.
3. Số liệu tổng quát
CHỈ TIÊU
QUY MÔ ĐỀ XUẤT
Diện tích khu đất (ha)
10,5ha
Diện tích xây dựng (ha) (mái)
1,75ha
Mật độ xây dựng (%)
<12
Khoảng lùi
10
Tầng cao (tầng)
3 500 nhân viên 150 học viên
Số người phục vụ
150 khách tham quan
4. Nhiệm vụ thiết kế STT
HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH
A
KHỐI ĐÓN TIẾP
SỐ LƯỢNG
DIỆN TÍCH
GHI CHÚ 1184
1
Sảnh đón
1000 người
800
0.5 - 0.8 m²/người
2
Quầy gửi đồ
500 người
20
0.04 m²/người
3
Quầy tiếp tân và hướng dẫn
2 người
10
5 m²/người
4
Khu vực giới thiệu chung
1
100
5
Khu ngồi chờ
6
Vệ sinh
1
Sảnh nghiên cứu
2
Quầy hướng dẫn, thủ tục Phòng
4
200
750 người
24
Nam: 40 người/ 1 xí, 1 tiểu
Nữ
750 người
24
Nữ: 30 người/ 1 xí, tiểu. 4 xí/
Khuyết tật
2
6
1 chậu rửa
1
100
KHỐI NGHIÊN CỨU
B
3
1 Nam
thay đồ Phòng sát trùng - chiếu xạ Bộ phận quản lý
1604 1
12
Nam
1
36
Nữ
1
36
1
40
Chủ nhiệm
1
20
Họp
1
30
1.5 m²/người
Hành chính
1
30
5 nv, 4-6 m²/người
Địa chất, địa mạo biển
5
Ban
Các nội
nghiên
dung
cứu môi
nghiên
trường
cứu
Bộ phận phục vụ Bộ phận quản lý
Phòng nghiên cứu dạng
Sinh thái môi trường
mở kết hợp các không gian
Vật lý biển Hóa sinh biển
1
56x6
Động lực học Bảo vệ môi trường và hệ sinh
nghiên
chung.
thái biển Giải lao, cây xanh
100
Kho, phục vụ
6
90
WC
1
75
Chủ nhiệm
1
20
Họp
1
30
1.5 m²/người
Hành chính
1
30
5 nv, 4-6 m²/người
6
cứu, bảo tồn sinh vật biển
dung nghiên cứu
m²/người. Mỗi phòng tùy
Thực vật biển Sinh vật phù du, vi sinh vật và nhuyễn thể
theo NDNC đều có chia 1
56x7
P.máy đặc biết, P. Xử lý dữ liệu, P. Độc
Nghiên cứu bảo tồn san hô phục vụ
ngăn thành các phòng : P. Rửa, P. Nghiên cứu chung,
Nghiên cứu bảo tồn rùa biển Nghiên cứu bảo tồn bò biển
Bộ phận
15 m²/nd
Module 4 NCV/ND, 14
Động vật biển Các nội
hợp nhiều nội dung trong một không gian nghiên cứu
Công nghệ sinh học Ban
làm việc năng động. Kết
Giải lao, cây xanh
100
Kho, phục vụ
6
90
WC
1
75
15 m²/nd
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
77
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
Bộ phận quản lý
cứu sinh 7
học, lai tạo và phát triển
Các nội dung nghiên cứu
Bộ phận phục vụ Bộ phận quản lý
nghiên 8
cứu viễn thám, thăm dò
20
1
30
1.5 m²/người
Hành chính
1
30
5 nv, 4-6 m²/người Module 4 NCV/ND, 14
Công nghệ tế bào
giống
Ban
1
Họp Công nghệ gen
Ban nghiên
Chủ nhiệm
m²/người. Mỗi phòng tùy
Nghiên cứu di truyền tế bào Nghiên cứu nhân giống Nghiên cứu sinh học phân tử và
theo NDNC đều có chia 1
56x7
Rửa, P. Nghiên cứu chung,
sản Nghiên cứu miễn dịch học
liệu, P. Độc
P.máy đặc biết, P. Xử lý dữ
Giải lao, cây xanh
100
Kho, phục vụ
6
90
WC
1
75
Chủ nhiệm
1
20
Họp
1
30
1.5 m²/người
Hành chính
1
30
5 nv, 4-6 m²/người
dung nghiên cứu
m²/người. Mỗi phòng tùy
Điều tra thủy, thạch, động lực biển
theo NDNC đều có chia 1
56x7
Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS
phục vụ
P.máy đặc biết, P. Xử lý dữ liệu, P. Độc
sinh vật bảo tồn Giải lao, cây xanh
100
Kho, phục vụ
6
90
WC
1
75
KHU CHĂM SÓC CỨU HỘ SINH VẬT BIỂN
C
Sảnh nhận
1
200
2
Phòng trực
1
20
Chủ nhiệm
1
20
Hành chính
1
30
Phòng dữ liệu
1
30
Phòng sơ cứu
1
30
1
30
1
50
1
30
1
15
Phòng tiểu phẫu
1
30
Kho bẩn - kho sạch
1
30
Hệ thống hồ cách ly sinh vật
1
Bộ phận quản lý Khu sơ
4
cứu, kiểm tra thể chất
5
6
Kiểm tra thể chất
Khám tổng quát Xét nghiệm - Chuẩn đoán hình
ảnh Phòng khám chữa bệnh
Khu điều Phòng rửa, tuyệt trùng trị
Khu nuôi Phòng chuẩn bị thức ăn sinh vật
1
50
Kho thức ăn
1
50
Kho dược phẩm thiết bị y tế
1
50
7
Bãi ấp trứng rùa
1
8
Kho kỹ thuật dụng cụ
1
50
9
Phòng nhân viên
1
50
1
24
10 WC
15 m²/nd 789
1
3
ngăn thành các phòng : P. Rửa, P. Nghiên cứu chung,
Xây dựng cơ sở dự liệu theo dõi Bộ phận
15 m²/nd
Module 4 NCV/ND, 14
Giám sát tài nguyên biển đảo Các nội
ngăn thành các phòng : P.
chọn tạo giống Nghiên cứu sinh học tế bào sinh
X-Quang, cắt lớp, siêu âm,...
KHU TRƯNG BÀY, TRIỄN LÃM
D
4712
1
Sảnh đón
1
2
Quầy hướng dẫn - thủ tục
1
3
Sảnh khánh tiết
4
1
100-300
Trưng bày sa bàn
1
200
Khu trưng Hệ sinh thái rừng ngập mặn bàytự
1
100
nhiên Côn Hệ sinh thái san hô
1
100
Hệ sinh thái cỏ biển
1
100
Kho
1
50
1
200
1
500
1
100
1
100
Sinh vật phù du
1
100
Bò sát
1
100
Đảo
Sinh vật rạn san hô, sao biển
Khu trưng 5
bày sinh vật sống
Trưng bày các loài cá Hệ thống Sinh vật thân mềm bể trưng Sinh vật giáp xác, da gai bày
1
100
1
1000
Khu kỹ thuật
1
200
Các loài cá
1
100
1
100
1
100
1
100
1
100
Foocmon Các loài san hô Kho Khu trưng Hóa thạch bò biển Dugong
1
100
mẫu vật Các loài bò sát xử lý
7
Các loài thực vật biển
1
50
1
200
bày hiện Hóa thạch cá voi xanh dài 18m
1
300
vật, mẫu Hóa thạch 6 loài rùa biển xương Kho tạm
1
200
1
50
8
Phòng chiếu phim 40 chỗ
1
64
9
Không gian nghỉ ngơi thư giãn
4
200
Nam
1
24
Nữ
1
24
11
Vệ sinh
Hình thức trưng bày là tranh, ảnh, tài liệu lịch sử, sa bàn,
Thực vật biển Bể cá thông tầng
Khu trưng Các loài giáp xác bày các Các loài thân mềm 6
50
mô hình phục dựng
TCVN: 1.6 m²/người
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
79
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
KHỐI THƯ VIỆN
E
Sảnh, hướng dẫn 1
2
Khu đọc
Bộ phận 3
quản lý, nghiệp vụ
4 5
30
0,2 m²/người
1
10
0,04 m²/người
Khu tra cứu
1
30
3 m²/chỗ
Photocoppy
1
24
12 m²/chỗ
Phòng đọc tạp chí
1
60
Phòng đọc điện tử
1
100
Phòng đọc lớn
1
300
Phòng đọc nghiên cứu
3 -- 4
32
4 m²/chỗ
Phòng đọc nhóm
1 -- 2
36
9 m²/phòng
Phòng đọc ngoài trời
1
200
Kết hợp sân vườn
Phòng quản lý - nghiệp vụ, thủ thư
1
20
Kho sách ít dùng
1
150
Phòng phân loại, mã hóa sách
1
30
Khu giao - nhận sách
1
15
1
500
Nam
1
24
Nữ
1
24
Sảnh thư Khu gửi đồ viện
1585 1
Kho Vệ sinh
KHỐI ĐÀO TẠO
F
388
1
Sảnh đón
1
50
2
Quản lý
1
30
2
50
3
Phòng huấn luyện nhanh công tác bảo tồn
2 m²/chỗ
0,2 m²/người, 250 người
2,2 m²/người, 25
4
Phòng học chuyên ngành
2
55
5
Phòng học thực hành
2
55
6
Không gian giao lưu, giải lao
1
50
7
Kho dụng cụ
1
50
Nam
1
24
Nữ
1
24
Đón tiếp
1
100
Triễn lãm
1
100
Chiêu đãi - Giao lưu
1
100
1
200
0,15 - 0,18 m²/người
1
450
0,8 - 1,2 m²/người
1
25
Phòng kỹ thuật
1
12
Phòng phiên dịch
1
12
2x150
300
1
20
8
WC
KHỐI HỘI NGHỊ - HỘI THẢO
G 1
Sảnh hội thảo
2
Sảnh giải lao
3
Quầy gửi đồ
4
Hội trường 300 chỗ Hội thảo Phòng chuẩn bị lớn
Hội thảo Hội trường 100 chỗ 5
chuyên
Phòng kỹ thuật
Phòng chuẩn bị đề Phòng họp báo
1
12
1
60
7
Phòng truyền thông
1
20
8
Phòng in ấn - dịch thuật
1
15
1
20
Nam
1
24
Nữ
1
24
11
Vệ sinh
0,2 m²/người, 250 người
1494
6
10 Phòng nghỉ diễn giả
người/phòng
0,15 - 0,18 m²/người
0,8 - 1,2 m²/người
KHU DỊCH VỤ
H 1
423
Sảnh khách Quầy tiếp nhận Khu ăn Bếp + soạn + chuẩn bị Khu ăn
2
Kho lạnh
uống giải Kho khô khát
1
200
1
50
3x25
75
Kho rác
phục vụ khoảng 150 người, tiêu chuẩn 1.2m2 người
Khu quản lý, thay đồ Khu cafe Sảnh nhập Shop 3
hàng lưu niệm
4
Khu vực bán hàng lưu niệm Galerry cho thuê Kho
Vệ sinh
1
50
Nam
1
24
Nữ
1
24
KHỐI HÀNH CHÍNH - QUẢN LÝ
I
Đặt cuối dây chuyền tham quan Lối tiếp cận độc lập
591
1
Sảnh quản lý
1
100
2
Phòng viện trưởng
1
30
3
Phòng viện phó
2x24
48
4
Phòng họp
1
80
5
Phòng tiếp khách
1
24
6
Phòng hội đồng khoa học Phòng hành chính tổng hợp - Kế toán, tài chính, nhân
1
80
4-6m²/NVVP
1
72
4-6m²/NVVP
1
40
4-6m²/NVVP
1
50
7 8
sự Phòng server trung tâm
9
Phòng họp tác quốc tế
1,2 m²/người
0,75 m²/người khi số lượng 10 Phòng nghỉ nhân viên
1
45
lên đến 50 người. 0,2 m² cho mỗi người tiếp theo 4 m²/ y tá
11 Phòng y tế
1
12 Kho
1
22
6m²/ 1 ngăn khám 6m²/ phát thuốc
13 L
Vệ sinh
Nam
1
Nữ
1
KHÔNG GIAN NGOÀI TRỜI
1
Quảng trường Không Thảm thực vật ven biển
2
gian trải Bể chạm - touch pool
3
nghiệm Bể nuôi rùa Hồ nuôi bảo tồn san hô giống
4
Khu thực nghiệm nuôi trồng
5
Khu thực nghiệm công nghệ mới
6
Không gian đi bộ kết hợp cảnh quan
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
81
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
KHO XƯỞNG - KỸ THUẬT - PHỤ TRỢ
M
3234
1
Sảnh tiếp nhận
1
200
2
Phòng quản lý xuất nhập
1
30
3
Phòng phân loại
1
30
Xưởng xử lý phoocmom
1
100
Xưởng xử lý hóa thạch
1
100
Xưởng thiết kế mô hình
1
160
1
160
Xử lý sinh Xưởng phục chế mẫu vật chết Kho lưu trữ mẫu
4 Khu kho xưởng
Xử lý sinh
5
vật sống
1
50
Kho lưu trữ hóa chất
1
50
Kho dụng cụ
1
50
Phòng làm việc chuyên gia
1
50
Bể tạm
1
100
Phòng y tế - kiểm tra tổng quát
1
50 50
Kho dụng cụ Kho hóa chất
1
6
1
50
7
Kho lưu trữ
1
100
8
Kho trang thiết bị
1
50
9
Kho thức ăn - phòng chuẩn bị
1
100
10
Sảnh trung chuyển
1
200
11
Phòng điều hòa nhiệt độ
1
50
12
Phòng điều khiển ánh sáng
1
50
13
Phòng điều khiển tạo sóng
1
50
14
Phòng điều khiển áp suất
1
50
Bể nước + hệ thống lọc
1
500
Phòng máy bơm
1
50
17
Phòng kỹ thuật điện
1
50
18
Phòng kỹ thuật nước
1
50
19
Phòng quản lý kỹ thuật
1
50
15 16
Khu kỹ thuật bể cá
Xưởng làm mô hình được quy định trong mục 3.31 TCVN 4601:1988
1000m3 Trạm biến thế, Phòng điện nguồn.
Cụm máy lạnh Chiller 150m2, Tháp giải nhiệt ( bố Phòng máy điều hòa trung tâm
20
1
200
trí trên mái ), Bơm nước giải nhiệt, bơm nước lạnh, Dàn lạnh FCU hay AHU 20m2 bố trí 2 vị trí trên mỗi tầng
Phòng máy phát điện dự phòng
1
50
Phòng điều hòa kiểm soát thông gió
1
50
23
Phòng quản lý tòa nhà
1
50
24
Phòng cơ điện
1
24
25
Bể nước sinh hoạt
1
80
26
Bể nước PCCC
1
100
27
Phòng máy bơm
1
30
28
Xử lý nước thải
1
30
29
Bể tự hoại Bãi xe
1
40
21 22
30
Kỹ thuật hạ tầng
Bãi xe
trong nhà Bãi xe ngoài trời
BMS, Server, MDF, Camera
Xe nhân viên
Tỉ lệ 30% ô tô - 70% xe máy
Xe khách
150% sàn/xe Ô tô 25m2/chỗ Máy 3m2/chỗ
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
83
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
04
PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
85
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
1. Chức năng công trình
Các hoạt động chính
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
87
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
2. Thuyết minh phương án kiến trúc
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
89
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
91
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
MẶT BẰNG TẦNG TRỆT
MẶT BẰNG LẦU 1
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
93
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
MẶT BẰNG LẦU 2
MẶT BẰNG HẦM
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
95
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
MẶT CẮT 2-2
MẶT CẮT 1-1
MẶT CẮT 3-3
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
97
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
MẶT ĐỨNG TÂY NAM
MẶT ĐỨNG ĐÔNG BẮC
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
99
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
MẶT BÊN
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
101
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
103
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
105
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
107
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
3. Thuyết minh phương án thiết kế cảnh quan Diagram ý tưởng
Các hạng mục chính
Cấu tạo cầu tham quan
MẶT BẰNG BỐ TRÍ CẢNH QUAN TỔNG THỂ Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
109
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
111
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
113
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
4. Thuyết minh phương án thiết kế cấu tạo
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
115
Đề cương tốt nghiệp •GVHD: Cô Nguyễn Thị Kim Tú • SVTH: Quách Tiểu Hồng
TÀI LIỆU THAM KHẢO Các đầu sách - Building Type Basics for Research Laboratories - Daniel D. Watch - Dữ liệu kiến trúc sư (Neufert) - Nguyên lý thiết kế bảo tàng - Tạ Trường Xuân - Nguyên lý thiết kế công trình công cộng - Tạ Trường Xuân Các nghiên cứu - Tỷ lệ sống và tăng trưởng san hô thử nghiệm phục hồi ở khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm - Tuyển tập nghiên cứu biển 2015 - Bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học cho sự phát triển bền vững Côn Đảo - Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần 5 - Khả năng thích nghi của một số giống san hô với điều kiện nuôi - tạp chí khoa học và công nghệ biển - Quy trình ứng phó chấn thương rùa biển: Hướng dẫn chăn nuôi - Mạng lưới bảo tồn rùa biển Caribbean (WIDECAST) - Chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học biển - bộ môi trường - Casestudy Georgia Aqaurium - Opto-22 Các tiêu chuẩn - TCVN 4601:1988 - Trụ sở cơ quan - TCVN 3908:1985 - Trường đại học - TCVN 355:2005 - Tiêu chuẩn thiết kế phòng khán giả, nhà hát - TCVN 276:2003: Công trình công cộng - QCVN 03:2009/BXD: quy chuẩn kỷ thuật phân loại, phân cấp công trình - TCVN 297:2003 - Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng - tiêu chuẩn công nhận - QC 06:2010 - quy chuẩn lỹ thuất quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình Một số hình ảnh và thông tin lấy từ tạp chí và internet
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển Côn Đảo
117