Bản Tin VCCI số 12 ngày 31 tháng 12 năm 2017

Page 1

SỐ 12 - THÁNG 12/2017

HAPPY NEW YEAR


n HOẠT ĐỘNG VCCI

HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI GIỮA BỘ TÀI CHÍNH VÀ DOANH NGHIỆP VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUẾ VÀ HẢI QUAN NĂM 2017 Ngày 29/11 tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức đối thoại với hơn 500 doanh nghiệp (DN) về các chính sách thủ tục hành chính Thuế và Hải quan.

Thứ trưởng Vũ Thị Mai phát biểu tại hội nghị Đối thoại giữa Bộ Tài chính và Doanh nghiệp về cải cách thủ tục hành chính Thuế và Hải quan vào ngày 29/11/2017 tại TP.HCM

T

ham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai; Phó Chủ tịch VCCI Võ Tân Thành; đại diện Tổng Cục Thuế và Tổng Cục Hải quan. Hội nghị nhằm rà soát, đánh giá lại các vấn đề đã làm thường xuyên liên quan đến đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan theo tinh thần Nghị quyết 35 của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và

171 Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh Tel: 028. 3932 5171 Fax: 028. 3932 5472 Email: ngthanhbinh@vcci-hcm.org.vn Website: www.vcci-hcm.org.vn

Nghị quyết số 19 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, dưới sự điều hành của Chính phủ, Bộ Tài chính đã thực hiện nhiều biện pháp giải quyết một số vướng mắc của DN, nhiều nỗ lực cải cách đã được cộng đồng DN đánh giá cao. Cụ thể: Đối với lĩnh vực thuế, Bộ Tài chính đã rà soát, chuẩn hóa 300 thủ tục hành chính; đã áp dụng thực hiện khai thuế điện từ với hơn 622.600 DN, đạt trên 99% tổng số DN đang hoạt động; đã triển khai hoàn thuế điện tử cho hơn 2.000 DN trên 63 tỉnh, thành, với số tiền đề nghị là trên 30.000 tỷ đồng. Đối với lĩnh vực hải quan, đã triển khai đề án “nộp thuế điện tử qua ngân hàng phối hợp thu 24/7” nhằm tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế... Tham dự buổi đối thoại, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế kiến nghị: “Về hệ thống chính sách thuế, cần sớm hoàn chỉnh Luật sửa đổi bổ sung các luật về thuế. Cùng với đó, những gì thuộc thẩm quyền của Bộ Tài

Chịu trách nhiệm xuất bản: Ông Nguyễn Thanh Bình Phụ trách TT Thông tin Thương mại VCCI-HCM Biên tập: TT Thông tin Thương mại VCCI-HCM Trình bày: VCCI-HCM

GPXB số 01/QĐ-XBBT-STTTT do Sở TTTT cấp ngày 28/01/2016. In tại Công ty Itaxa . Nộp lưu chiểu tháng 12/2017

2. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn


HOẠT ĐỘNG VCCI n

Doanh nghiệp nêu ý kiến, kiến nghị tại buổi hội nghị Đối thoại giữa Bộ Tài chính và Doanh nghiệp về cải cách thủ tục hành chính Thuế và Hải quan vào ngày 29/11/2017 tại TP.HCM

chính thì nên sửa đổi thông tư và quy trình nghiệp vụ trước, những gì thuộc về Chính phủ thì nên trình sớm để xử lý; nếu như luật còn vướng mắc thì cũng cần đề xuất xử lý để tháo gỡ từng phần cho DN". Tại buổi đối thoại, nhiều DN cũng phản ánh một số chính sách chưa phù hợp và đề xuất những giải pháp mới. Cụ thể, các DN đề xuất cần thống nhất

trích nộp thuế vãng lai 2% so với giá trị trước thuế khi thanh toán cho đơn vị qua kho bạc nhằm tránh sự chênh lệch so với tờ khai; hóa đơn điện tử gặp khó khăn trong việc lưu thông hàng hóa. Đồng thời, nhiều DN cho biết quyết toán thuế thu nhập cá nhân phức tạp, hoàn thuế thu nhập cá nhân chậm; hoàn thuế trong đầu tư xây dựng cơ bản còn bất cập... Một số công chức hải

quan chưa nắm bắt kịp thời các thông tư quy định mới nên khâu giải quyết các thủ tục cho DN còn chậm... Các ý kiến, kiến nghị của DN gửi tới Ban Tổ chức đã được đại diện Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan trả lời thỏa đáng; những ý kiến, kiến nghị còn lại sẽ được tập hợp và trả lời bằng văn bản gửi đến cho DN. "Những khó khăn vướng mắc của DN thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính, Bộ sẽ có giải pháp tháo gỡ sớm nhất, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN hoạt động. Một số vướng mắc của DN về thuế liên quan đến lĩnh vực tài nguyên môi trường, Bộ Tài chính sẽ có văn bản phối hợp giải quyết. Những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ sớm trình ý kiến, kiến nghị của cộng đồng DN lên Chính phủ giải quyết, nhằm tạo hành lang pháp lý tốt nhất để DN phát triển. Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tập trung hoàn thiện thể chế góp phần cải thiện môi trường kinh doanh cho DN" Thứ trưởng Vũ Thị Mai kết luận. Theo Thời Báo Tài chính Việt Nam

www.vcci-hcm.org.vn

l

VCCI-HCM .3


n HOẠT ĐỘNG VCCI

TỔNG THỐNG BA LAN THAM DỰ DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM - BA LAN Mở đầu chuyến thăm và làm việc tại TP.HCM, sáng 30/11, Tổng thống Andrzej Duda và đoàn đại biểu cấp cao Ba Lan đã đến dự Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Ba Lan do Đại sứ quán Ba Lan và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức.

Tổng thống Cộng hòa Ba Lan Andrzej Duda phát biểu trước gần 130 doanh nghiệp hai nước tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - Ba Lan

T

ham dự còn có Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn và Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch VCCI Võ Tân Thành, đại diện các bộ, ngành hai nước cùng 100 doanh nghiệp Việt Nam và 60 doanh nghiệp Ba Lan. Phát biểu tại diễn đàn, Tổng thống Ba Lan nhấn mạnh, diễn đàn là một trong những sự kiện quan trọng và có ý nghĩa nhất trong chuyến thăm Việt Nam lần này. Việt Nam - Ba Lan có mối quan hệ truyền thống tốt đẹp gần 70 năm qua. Hai dân tộc cũng có sự hiểu biết về văn hóa và gắn bó tình cảm. Đây là nền tảng quan trọng để hai nước đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Ba Lan đang có nhiều điều kiện để phát triển mạnh mẽ hơn. Thông qua Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Ba Lan, phía Ba Lan khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp hai nước tích cực tìm hiểu, chia sẻ thông tin, cơ hội để thiết lập các quan hệ hợp tác đầu tư lâu dài. Tại diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn khẳng định, Ba Lan là một trong những đối tác quan trọng trên nhiều mặt của Việt Nam tại châu Âu. Quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước đã có bước phát triển đáng kể trong thời gian gần đây. Cụ thể, giai đoạn 2014 2017, giá trị đầu tư của Ba Lan vào Việt Nam đã tăng gấp 3 lần;

4. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn

thương mại song phương cũng được thúc đẩy phát triển. Tuy nhiên, những kết quả hiện nay chưa phản ánh đúng những tiềm năng, thế mạnh hợp tác mà hai nước đang có. Theo Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, Ba Lan là nền kinh tế lớn thứ 6 trong Liên minh châu Âu và đã có những thành tựu phát triển vượt bậc trong thời gian qua. Trong khi đó, Việt Nam có những lợi thế về chất lượng môi trường đầu tư, thị trường tiêu dùng năng động và chất lượng nguồn lao động ngày càng được cải thiện. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng có sự phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng, đây sẽ là những đối tác quan trọng giúp kết nối các doanh nghiệp Ba Lan vào các dự án đầu tư tại Việt Nam. Việt Nam - Ba Lan đã ký kết nhiều thỏa thuận, ghi nhớ tạo nền tảng thúc đẩy quan hệ hợp tác hai nước đi vào chiều sâu. Do đó, Chính phủ Việt Nam mong muốn cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tốt cơ hội tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Ba Lan để tìm hiểu thông tin thị trường, các cơ hội đầu tư tiềm năng ở các lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế như linh kiện điện tử, công nghệ thông tin, nông sản... Đồng thời cũng kêu gọi các doanh nghiệp Ba Lan đến đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam nhằm đem lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và góp phần củng cố quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia. Theo TTXVN

Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - Ba Lan ngày 30/11/2017 tại TP.HCM


HOẠT ĐỘNG VCCI n

DIỄN ĐÀN HỢP TÁC CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - ĐÀI LOAN

Đài Loan là một những đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam những năm qua. Trong thời gian tới, hai bên kỳ vọng sẽ tăng cường hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp.

Đ

ây là mong muốn được nêu tại Diễn đàn hợp tác công nghiệp Việt Nam - Đài Loan do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Liên đoàn Công nghiệp Đài Loan tổ chức ngày 7/12 tại TP. HCM. Đài Loan dẫn đầu làn sóng thứ nhất đầu tư vào Việt Nam vào những năm 1980, trải rộng hầu hết các tỉnh và bao trùm nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh tế. Hiện nay, Đài Loan có 2.531 dự án đầu tư vào Việt Nam, với tổng số vốn đầu tư trực tiếp khoảng 30,69 tỷ USD, đứng thứ 4 trong tổng số 116 nền kinh tế đầu tư tại Việt Nam (đứng sau Hàn Quốc, Singapore và Nhật Bản). Theo ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI, hiện Việt Nam đang cần một thế hệ đầu tư nước ngoài với chất lượng, giá trị gia tăng cao hơn. Việt Nam cũng cần một thế hệ FDI đầu tư để đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế số, của xu hướng đổi mới sáng tạo. Trong khi đó, Đài Loan là nền kinh tế dẫn đầu trong đổi mới sáng tạo, phát triển thành công các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ đạt chuẩn mực thế giới. Vì vậy, ông Lộc kỳ vọng, trong làn sóng đầu tư thứ hai vào Việt Nam sắp tới, Đài Loan sẽ dẫn đầu. Ông Hứa Thắng Hùng - Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp Đài Loan cũng cho rằng, Đài Loan cần nỗ lực hơn nữa để có thể vươn lên đứng vị trí dẫn đầu trong đầu tư tại Việt Nam. Những chính sách hiện nay của Việt Nam phù hợp với chính sách hướng Nam của Đài Loan, sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy liên kết, hợp tác giữa hai bên. Sự hợp tác này sẽ giúp Việt Nam - Đài Loan tiếp tục phát triển, cùng có lợi và bổ trợ những ưu khuyết điểm cho nhau – ông Hùng nhấn mạnh. Diễn đàn hợp tác công nghiệp Việt Nam – Đài Loan năm nay tập trung thảo luận nhằm xây dựng những chuỗi liên kết Việt - Đài trong

công nghiệp thời gian tới. Đặc biệt tập trung vào ba lĩnh vực có tiềm năng nhất là dệt may, kỹ thuật cơ sở công nghiệp nhẹ và thành phố thông minh. Diễn đàn thu hút hơn 200 doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan hoạt động trong các lĩnh vực, ngành: Dệt may và nguyên phụ liệu; máy móc thiết bị; điện - điện tử - cơ khí; sắt thép hóa chất; tự động hóa và chế tạo thông minh; thực phẩm; dịch vụ tài chính;... Diễn đàn sẽ được Việt Nam và Đài Loan luân phiên nhau tổ chức thường niên trong những năm tiếp theo. Tại Diễn đàn, các doanh nghiệp, đơn vị của Việt Nam và Đài Loan đã ký thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp. Trong đó, Viện Ứng dụng Công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã ký kết hợp tác với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghiệp Kim loại Đài Loan trong nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ trong công nghiệp. Cũng trong khuôn khổ Diễn đàn, 3 phiên thảo luận chuyên sâu theo các chủ đề: Nhóm ngành Công nghiệp, Dệt may và Thành phố thông minh cũng đã thu hút sự quan tâm và chia sẻ của các doanh nghiệp Việt Nam - Đài Loan. Các doanh nghiệp đến từ nền kinh tế Đài Loan đều bày tỏ mong muốn được đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam, để cung ứng các giải pháp kỹ thuật thúc đẩy sự phát triển của các ngành: công nghiệp, dệt may và thành phố thông minh. Theo Báo Khoa học và Phát triển

www.vcci-hcm.org.vn

l

VCCI-HCM .5


n HOẠT ĐỘNG VCCI

LẤY Ý KIẾN DOANH NGHIỆP VỀ LUẬT CHĂN NUÔI (SỬA ĐỔI) Luật Chăn nuôi (sửa đổi) sẽ bám sát vào thực tiễn của ngành chăn nuôi, tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp an tâm đầu tư phát triển sản xuất.

Hội thảo Lấy ý kiến Doanh nghiệp Dự án Luật Chăn nuôi (sửa đổi) ngày 07/12/2017 tại TP.HCM

Đ

ể hoàn thiện dự án Luật Chăn nuôi (sửa đổi), ngày 7/12, tại TP.HCM, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp về dự án luật này. Theo ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện nay ngành chăn nuôi trong nước đang đứng trước nhiều thách thức cạnh tranh, để vừa phát triển sản xuất, giữ ổn định giá cả, vừa giữ thị phần trên sân nhà và hướng đến xuất khẩu. Do đó, Luật Chăn nuôi (sửa đổi) sẽ bám sát vào thực tiễn của ngành chăn nuôi, tạo điều kiện tốt nhất để DN an tâm đầu tư phát triển sản xuất. Các doanh nghiệp cho rằng, Luật Chăn nuôi (sửa đổi) cần phải quy định rõ ràng về điều kiện xuất khẩu, phù hợp với các thông lệ quốc tế, để doanh nghiệp thực hiện và phù hợp với kinh tế thị trường hiện nay. Ở lĩnh vực chăn nuôi gia cầm, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải có tư duy hội nhập mạnh mẽ hơn, hướng đến sản xuất những sản phẩm trên dây chuyền công nghệ hiện đại thì mới đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng theo các tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu, cũng như tiêu dùng trong nước. Theo ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ, Luật Chăn nuôi (sửa đổi) cần bổ sung thêm quy định khoảng cách xây dựng giữa các trang trại chăn nuôi, để đảm bảo yếu tố an toàn dịch bệnh.

6. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn

Đối với lĩnh vực chăn nuôi gia súc, tình trạng giá thấp vẫn đang kéo dài, khiến người chăn nuôi nhỏ lẻ (chiếm 70%) ngày càng thua lỗ. Tuy nhiên, đây vẫn là lực lượng chăn nuôi chính cần phải được Nhà nước quan tâm hỗ trợ, thông qua việc tổ chức lại sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị, mở rộng thị trường xuất khẩu, giải quyết đầu ra cho người dân. Dự kiến, Dự án Luật Chăn nuôi (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp sắp tới. Luật này được kỳ vọng sẽ góp phần phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam trong bối cảnh mới như yêu cầu cao về chất lượng, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường cũng như hội nhập kinh tế quốc tế và biến đổi khí hậu. Theo đó, dự thảo cũng quy định không cho phép nhập khẩu nội tạng, phủ tạng các loại động vật từ nước ngoài vào Việt Nam. Đồng thời, không cho phép nhập gia súc, gia cầm sống già, thải loại vào Việt Nam với mục đích giết mổ lấy thịt. Ông Trần Ngọc Liêm, Phó giám đốc VCCI-HCM cho biết, hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng cung vượt cầu. Điển hình là dư thừa sữa, thịt heo... Có những thời điểm giá thịt heo hơi rớt xuống dưới 20.000 đồng/kg. Đặc biệt, chất lượng sản phẩm chăn nuôi cũng đang gây không ít lo ngại khi vẫn tồn tại cách thức “rau 2 luống, lợn hai chuồng” vẫn còn tồn tại. Cùng với đó là tình trạng ngộ độc từ sản phẩm chăn nuôi cũng đang ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Ông Liêm thông tin, trong 9 tháng năm 2017, cả nước đã xảy ra 102 vụ ngộ độc thực phẩm, với gần 3.200 người bị ngộ độc. Nguy hiểm hơn là vấn đề ung thư, mỗi năm Việt Nam có tới 100.000 người tử vong do ung thư. Việt Nam cũng nằm trong số những nước có tỷ lệ người mắc ung thu cao trên thế giới. Nguyên nhân chính của tình trạng này xuất phát từ nguồn thức ăn và môi trường. Trong đó nguồn thức ăn là tác nhân quan trọng. Trong dự thảo luật mới này quy định chỉ có các chỉ tiêu có khả năng gây mất an toàn như kim loại nặng, vi sinh, độc tố mới bắt buộc phải kiểm tra, còn các chỉ tiêu chất lượng là do thỏa thuận thương mại giữa các doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ tự kiểm tra thông qua các hợp đồng kinh tế, Nhà nước không can thiệp để giảm, tránh phiền hà, tốn kém thời gian, tiền bạc cho doanh nghiệp. Tổng hợp từ Báo Hải quan, Báo Công Thương và Báo Mới


HOẠT ĐỘNG VCCI-HCM n

Womenwill Việt Nam

VAI TRÒ CỦA NỮ GIỚI TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Chiều 19/12, VCCI HCM đã phối hợp với Google tổ chức hội thảo dành riêng cho nữ giới mang tên Womenwill với chủ đề “Vai trò của nữ giới trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0”.

“Womenwill là một dự án sáng tạo của Google nhằm tạo cơ hội và điều kiện cho phụ nữ ở khắp mọi nơi trên thế giới có thể phát triển bản thân và thành công trong cuộc sống, nâng cao ý thức bình đẳng giới, giúp đỡ phụ nữ tận dụng tối đa những công nghệ hiện đại để xây dựng các kỹ năng, truyền cảm hứng và kết nối với nhau thông qua các khoá đào tạo, sự kiện và hội thảo” - ông Sajith Sivanandan - Google (Giám đốc cấp cao thị trường Malaysia, Việt Nam, Philippines) cho hay. Đến với Việt Nam lần đầu tiên, chuỗi sự kiện Womenwill do Google phối hợp cùng VCCI-HCM tổ chức dành cho các nhà lãnh đạo nữ hàng đầu. Với sự dẫn dắt của các chuyên gia đến từ Google và các diễn giả khách mời uy tín, buổi hội thảo chia sẻ những thông tin hữu ích về vai trò của phụ nữ Việt Nam trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0; đồng thời tạo cảm hứng và hỗ trợ các nữ lãnh đạo vượt qua những rào cản và thách thức trong công việc để theo đuổi mục tiêu sự nghiệp và trở thành người dẫn đầu bản lĩnh nhất trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Việt Nam. Đặc tính lớn của Cách mạng Công nghiệp 4.0 là tính kết nối, sáng tạo trong ứng dụng công nghệ số, tạo động lực phát triển. Trong đó, mỗi người là một cá thể trong mạng lưới gắn kết đó, cần nắm bắt những công nghệ tiên tiến, tạo ra những khả năng mới trong sản xuất và kinh doanh, từ đó tác động tích cực đến nền kinh tế của quốc gia. Nắm bắt theo xu hướng phát triển của khoa học công nghệ cũng giúp phụ nữ vượt lên trước những thách thức, chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới, khi lao động thủ công ở các ngành nghề như dệt may, da giày... sẽ có thể bị thay thế bằng tự động hóa, robot hóa. Không chỉ vậy, nắm bắt xu hướng phát triển và ứng dụng công nghệ thông minh trong kinh doanh, phụ nữ có thể gia tăng năng

lực cạnh tranh, đẩy mạnh sáng tạo, bứt phá cho doanh nghiệp. Theo ông Lê Quốc Cường - Phó Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông TP.HCM “Ngày càng có nhiều phụ nữ có học vấn, năng lực và khả năng sáng tạo không kém gì nam giới. Tuy nhiên, trong quá trình thăng tiến và vươn lên trong công việc, phụ nữ thường gặp nhiều khó khăn và rào cản hơn nam giới, như trách nhiệm với gia đình và sự thiên vị trong thăng tiến và lựa chọn nghề nghiệp. Hơn nữa, tỷ lệ phụ nữ tiếp cận công nghệ và kỹ thuật số cũng thấp hơn đáng kể so với nam giới. Thực hiện chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc hỗ trợ phụ nữ phát triển và nâng cao vai trò đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông luôn khuyến khích phát huy năng lực sáng tạo, kiến thức, và tạo điều kiện để phụ nữ phát triển năng lực". Ông cũng nói thêm “Thay mặt Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh, tôi hoan nghênh chương trình Women Will của Google và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và mong rằng sẽ có nhiều hơn những sáng kiến tương tự nhằm hỗ trợ cũng như mở rộng hoạt động khơi dậy ý thức vươn lên của phụ nữ. Đặc biệt, các hoạt động của Chương trình nên hướng vào việc hướng dẫn phụ nữ nâng cao và áp dụng công nghệ và kỹ năng số trong hoạt động kinh doanh và sáng tạo. Đây là kỹ năng rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra rất mạnh mẽ”. Theo ông Nguyễn Thế Hưng - Phó Giám Đốc Chi nhánh VCCI tại TP.HCM: “Với vai trò của VCCI là hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nhân nữ nói riêng nâng cao năng lực cạnh tranh, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển bền vững, chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để tư vấn cho chính phủ trong việc ban hành các đường lối, chính sách phù hợp và khả thi, tận dụng lợi thế công nghệ thông tin để www.vcci-hcm.org.vn

l

VCCI-HCM .7


n HOẠT ĐỘNG VCCI-HCM hỗ trợ phụ nữ kinh doanh, tiếp thị, quảng bá sản phẩm, tăng cường giao lưu, kết nối...”. Ông cũng hy vọng “hội thảo Womenwill Việt Nam sẽ là nơi để các chuyên gia và các đại biểu cùng nhau chia sẻ những thông tin hữu ích liên quan đến vai trò của phụ nữ trong thời đại công nghệ số, học hỏi lẫn nhau những bài học thành công và các kinh nghiệm quí báu. Đây cũng là diễn đàn mở để các chuyên gia và đại biểu trao đổi về các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam để giúp các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nhân nữ nói riêng hội nhập và phát triển bền vững”. Buổi hội thảo có sự góp mặt và tham gia của các khách mời: ông Lê Quốc Cường (Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM), ông Nguyễn Thế Hưng (Phó Giám đốc VCCI-HCM), ông Sajith Sivanandan - Google (Giám đốc cấp cao thị trường Malaysia, Việt Nam, Philippines), bà Tôn Nữ Thị Ninh (Phó Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Việt Nam) và các diễn giả là những nữ doanh nhân uy tín ở nhiều lĩnh vực như: bà Linh Thái (Giám đốc vận hành & chiến lược quỹ đầu tư VinaCapital), bà Thanh Nguyễn (GĐĐH & Truyền cảm hứng Hạnh Phúc ANPHABE), bà Từ Thu Hiền (Giám đốc điều hành Tổ chức WISE Việt Nam), bà Denise Thi (Giám đốc điều hành Isobar Vietnam), bà Tiêu Yến Trinh (TGĐ Công ty CP Kết nối Nhân tài Talentnet), bà Lan Anh Nguyễn (Thư ký tòa soạn Tạp chí Forbes Việt Nam), bà Đỗ Mỹ Ninh (Giám đốc tiếp thị Google tại Việt Nam),... Chuỗi sự kiện Womenwill dự kiến tiếp tục tổ chức tại các thành phố lớn: Hà Nội vào tháng 1/2018, Đà Nẵng tháng 3/2018, Bình Dương, Hải Phòng tháng 4/2018.

8. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn

VIỆT NAM ĐANG THU HÚT SỰ QUAN TÂM CỦA NHIỀU NHÀ ĐẦU TƯ TRUNG QUỐC Đây là nhận định của các đại biểu tại Hội nghị Xúc tiến thương mại đầu tư Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc tại Việt Nam năm 2017 do Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh (VCCI-HCM) phối hợp với Trung tâm xúc tiến thương mại đầu tư TP. Thiên Tân (Trung Quốc) tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh vào ngày 6/12. Ông Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch VCCI, Giám đốc VCCI-HCM cho biết, quan hệ hợp tác Việt Nam - Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, du lịch đã đạt được những kết quả rất ấn tượng. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Trung Quốc và là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực ASEAN. Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc năm 2016 đã đạt 72 tỷ USD. Riêng 10 tháng đầu năm 2017, thương mại song phương đã đạt 82 tỷ USD, dự kiến trao đổi thương mại cả năm 2017 sẽ đạt 100 tỷ USD, hoàn thành mục tiêu mà hai nước đặt ra cho năm 2020. Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc các mặt hàng như điện thoại di động, linh kiện, thiết bị điện tử, cao su, nông sản, thủy hải sản... và nhập khẩu phần lớn nguyên liệu sản xuất trong ngành may mặc, giày da, sắt thép, vật tư xây dựng... Về du lịch, năm 2016, Việt Nam thu hút 2,7 triệu du khách Trung Quốc (chiếm 27% tổng số du khách nước ngoài đến Việt Nam). Riêng 11 tháng đầu năm 2017, số lượng du khách Trung Quốc đến Việt Nam đã đạt 3,6 triệu, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc hiện có hơn 1.700 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn khoảng 12 tỷ USD. Đây là nhà đầu tư nước ngoài


HOẠT ĐỘNG VCCI-HCM n

DOANH NGHIỆP TRUNG QUỐC TÌM KIẾM CƠ HỘI ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM 2017 Tại tọa đàm “Xúc tiến thương mại đầu tư Bắc Kinh, Thiên Tân và Hà Bắc tại Việt Nam” diễn ra ngày 6/12 tại TP.HCM trong khuôn khổ Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam 2017, đại diện các doanh nghiệp (DN) đến từ Trung Quốc cho biết đang tìm hiểu thị trường và có nhiều dự định đầu tư nhà xưởng sản xuất tại Việt Nam.

lớn thứ 8 trong tổng số 126 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam; trong đó, lĩnh vực chế biến, chế tạo chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là đầu tư bất động sản, dịch vụ nhà hàng... Đặc biệt, từ năm 2016 đến nay, Trung Quốc đã có nhiều dự án đầu tư quy mô lớn tại Việt Nam và được kỳ vọng sớm trở thành một trong 5 quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Huyền Ngọc - Trung tâm xúc tiến đầu tư phía Nam - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, Việt Nam đang là điểm đến đầu tư, kinh doanh hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Trung Quốc nhờ nhiều lợi thế so sánh. Cụ thể, Việt Nam đang duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian dài, có tình hình chính trị ổn định và hội nhập khá nhanh vào nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam có vị trí địa lý rất chiến lược, thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa khi có thể tiếp cận tới 50% thị trường thế giới trong vòng 9 giờ bay. Môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam cũng được được cải thiện rõ rệt với chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, nhiều ưu đãi về thuế quan. Một lợi thế khác là Việt Nam hiện có lực lượng lao động khá dồi dào, giá nhân công, chi phí sản xuất tương đối thấp so với các quốc gia khác trong khu vực. Riêng với nhà đầu tư Trung Quốc, do sự tương đồng về văn hóa và vị trí tự nhiên gần nhau sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc hợp tác đầu tư, trao đổi thương mại - bà Ngọc phân tích. Ông Cảnh Vỹ - Chủ tịch Hội Xúc tiến phát triển đối ngoại doanh nghiệp thành phố Thiên Tân cho biết, các doanh nghiệp Trung Quốc đang nỗ lực nâng cao năng lực hợp tác quốc tế nhằm mở rộng quy mô kinh doanh và phát triển thương mại.

Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc bày tỏ quan tâm tới việc đầu tư vào các ngành chế biến gỗ, sản xuất nội thất, xe đạp... tại Việt Nam; đồng thời, mong muốn hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam trong việc vận chuyển, nhập khẩu các loại nông sản, trái cây nhiệt đới qua đường chính ngạch nhằm giảm thiểu chi phí và duy trì chất lượng tốt hơn, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp hai bên. Chia sẻ kinh nghiệm đầu tư tại Việt Nam, ông Trương Điện Sinh - Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn Hằng Sinh cho biết, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam khá hấp dẫn. Đó là lý do ngày càng có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc quan tâm, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh tại đây. Việt Nam có nhiều nguồn lực để phát triển các ngành công nghiệp chế biến - chế tạo, tập trung ở những khu công nghiệp lớn. Ví dụ về ngành chế biến gỗ, nội thất có thể đầu tư vào các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước - nơi có nguồn nguyên liệu và lực lượng lao động dồi dào. Riêng lĩnh vực xuất nhập khẩu nông sản, trái cây có thể đầu tư, hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trồng thanh long ở Bình Thuận, chuối, xoài cát ở Động Nam Bộ, Tây Nam Bộ... - doanh nghiệp này nhận xét. Đặc biệt, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam khá phát triển, đây sẽ là cầu nối và là nguồn hỗ trợ đắc lực cho các nhà đầu tư, doanh nhân Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, tăng cường trao đổi thương mại vì sự thịnh vượng của cả hai quốc gia. Tổng hợp từ BNEWS.VN, Kinh tế Việt Nam, Báo Công Thương

www.vcci-hcm.org.vn

l

VCCI-HCM .9


n HOẠT ĐỘNG VCCI-HCM

Hiểu về tiêu chuẩn an toàn quốc tế trong lĩnh vực chiếu sáng để tiếp cận thị trường toàn cầu

Ông Nguyễn Thế Hưng, Phó Giám đốc VCCI-HCM phát biểu tại Hội thảo

N

hằm cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực chiếu sáng về các tiêu chuẩn an toàn quốc tế, từ đó hỗ trợ các DN đưa ra quyết định đúng đắn trong đầu tư và kinh doanh, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh (VCCI- HCM) phối hợp với Tổ chức Hoa Kỳ Underwriters Laboratories (UL) tổ chức hội thảo “Các tiêu chuẩn an toàn quốc tế trong lĩnh vực chiếu sáng- Giải pháp tối ưu để tiệp cận thị trường toàn cầu” vào ngày 7/12 tại TP. Hồ Chí Minh. Theo báo cáo của Dự án “Phát triển và thúc đẩy công nghệ LED cho chiếu sáng chung tại Việt Nam của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, Việt Nam nằm trong nhóm 20 nước đang phát triển tiêu thụ điện năng nhiều nhất, trong đó mức tiêu thụ điện năng cho nhu cầu chiếu sáng ước tính là 25,5%. Vấn đề Tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường hiện là vấn đề cấp bách của toàn thế giới khi đang trong giai đoạn khủng hoảng năng lượng. Điện năng tiêu thụ chiếu sáng chiếm khoảng 20% tổng tiêu thụ điện. Do vậy giảm điện năng tiêu thụ cho chiếu sáng sẽ đạt được hiệu quả tiết kiệm năng lượng. Tiến sĩ Trần Đình Bắc, Phó Chủ tịch

10. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn

Hội Chiếu sáng Việt Nam cho biết, ngành chiếu sáng Việt Nam được đánh giá có mức tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực. Từ nay đến năm 2020 kiến sẽ đạt mức tăng trưởng bình quân 25%/ năm. Thị trường chiếu sáng toàn cầu sẽ có sự dịch chuyển nhanh sang đèn LED, dự kiến sẽ chiếm lĩnh 100% thị trường vào năm 2020. Theo Hội Chiếu sáng Việt Nam đến năm 2020 tại Việt Nam chỉ cần thay số lượng các đèn truyền thống bằng đèn Led thì sẽ tiết kiệm được hơn 40 triệu Kwh bằng 2 công suất của nhà máy thủy điện Hòa Bình. Nếu đẩy nhanh việc sử dụng đèn LED và đèn tiết kiệm năng lượng thì sẽ giảm nguồn năng lượng sử dụng rất lớn, đồng thời giảm khả năng thải khí CO2 ra môi trường. Thị trường đèn LED phát triển rất nhanh, và trong tương lai sử dụng đèn LED là xu thế toàn cầu. Tuy nhiên hiện nay thị trường LED Việt Nam có 3 loại: một là của các công ty nhập về đảm bảo chất lượng châu Âu, chất lượng tốt, chưa phù hợp với điều kiện môi trường, giá thành cao phục vụ cho các dự án lớn của quốc gia; thứ hai là sản phẩm nhập từ Trung Quốc chiếm thị phần rất lớn, chất lượng không đảm bảo, không kiểm soát được chất lượng, có nhiều đơn vị tự mua linh kiện của Trung Quốc về lắp ráp; cuối cùng là các sản phẩm do DN Việt Nam sản xuất như Rạng Đông, Điện Quang... là những DN có đầu tư bài bản sản xuất sản phẩm đạt chất lượng, và các sản phẩm này cũng đã thâm nhập được vào các thị trường thế giới. Vì thế, để các DN sản xuất thiết bị chiếu sáng Việt Nam chiếm lĩnh thị phần trong nước và xuất khẩu cần định hướng phát triển và đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp với xu thế công nghệ toàn cầu. Đặc biệt là việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong

hoạt động sản xuất, kinh doanh. Riêng với lĩnh vực thiết bị chiếu sáng, các DN muốn tiếp cận các thị trường lớn trên thế giới phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khác nhau, như chuẩn CCC (Trung Quốc), chuẩn SASO (Ả Rập Saudi), chuẩn CE (Châu Âu), chuẩn CB (đa quốc gia). Tại hội thảo kỹ sư Michael H. Lai, với 14 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực an toàn sản phẩm, sử dụng năng lượng hiệu quả, kiểm thử và cấp phép... đã tham gia thị trường toàn cầu đánh giá các sản phẩm chiếu sáng tại khu vực châu Á Thái Bình Dương UL, giới thiệu về tiêu chuẩn an toàn UL 8750, UL 158 và 153. Kỹ sư Shixiang Lim, với hơn 10 kinh nghiệm trong lĩnh vực chất lượng, kiểm thử an toàn sản phẩm, tiếp cận thị trường và chứng nhận, là cán bộ chứng nhận nhãn mác an toàn CoC Singapore đã giới thiệu về các nhãn mác Liên minh châu Âu, SASO - Ả - rập Xê - Út, nhãn mác Trung Quốc CCC và kế hoạch IECEE. Kế hoạch IECEE là thỏa thuận quốc tế về việc chấp nhận chung báo cáo và chứng nhận kiểm thử về an toàn của các thiết bị bộ phận, thiết bị và sản phẩm điện, điện tử. Tại thời điểm này, Việt Nam đang là thành viên của IECEE, vì vậy vấn đề nhãn mác, chứng nhận kiểm thử cho sản phẩm đã trở thành vấn đề quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất sản phẩm chiếu sáng. Hội thảo cũng đã mời đại diện Công ty CP Bóng đèn Điện Quang, một trong các DN đầu ngành trong lĩnh vực chiếu sáng đến tham dự và chia sẻ kinh nghiệm thâm nhập thị trường quốc tế, cũng như chiến lược phát triển trong thời gian tới. Sau phần trình bày của các chuyên gia, các doanh nghiệp VN đã nêu ra nhiều thắc mắc liên quan đến việc kiểm thử sản phẩm, đặc biệt là sản các thiết bị chiếu sáng ảnh hưởng đến không lưu, đồng thời bày tỏ sự quan tâm về cách thức và nơi cấp các chứng nhận về tiêu chuẩn UL. Tổng hợp từ Báo Công thương và Báo Doanh nghiệp & Hội nhập


KINH TẾ VIỆT NAM n

NĂM 2017 GDP TĂNG 6,81% ,

VƯỢT MỤC TIÊU QUỐC HỘI ĐỀ RA

T

ổng sản phẩm trong nước năm 2017 ước tính tăng 6,81% so với năm 2016. Trong đó điểm sáng lớn nhất để đạt mức tăng trưởng vượt mục tiêu là thành công trong phát triển công nghiệp chế biến chế tạo, sự khởi sắc của hoạt động xuất nhập khẩu cùng sự cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi doanh nghiệp. Đây là ý kiến của ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê tại buổi họp báo Công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2017 chiều 27/12.

Trả lời phỏng vấn tờ Bloomberg vào thời điểm giữa năm, khi nhiều người hoài nghi về mục tiêu tăng trưởng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhận định "Mục tiêu tăng trưởng 6,7% rất khó nhưng có thể đạt được". Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP, Chính phủ đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, bao gồm việc cắt giảm hàng loạt thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

MỘT SỐ YẾU TỐ THÀNH CÔNG VƯỢT DỰ KIẾN

CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG ĐƯỢC NÂNG LÊN, MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CẢI THIỆN

Lãnh đạo Tổng cục Thống kê đánh giá vai trò của Nhà nước kiến tạo bước đầu phát huy hiệu quả. Các cân đối lớn của nền kinh tế ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức hợp lý, tăng trưởng kinh tế đạt 6,81%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra (6,7%) và là mức tăng cao nhất của giai đoạn 2011-2017. Tăng trưởng năm 2017 khẳng định tính kịp thời và hiệu quả trong chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các địa phương. Trong mức tăng 6,81% của toàn nền kinh tế năm 2017, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,0%, đóng góp 2,77 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,44%, đóng góp 2,87 điểm phần trăm. Quy mô nền kinh tế năm 2017 theo giá hiện hành đạt 5 triệu tỷ đồng, tương đương với 223 tỷ USD; GDP bình quân đầu người ước tính đạt 53,5 triệu đồng, tương đương 2.385 USD, tăng 170 USD so với năm 2016. Trước đó, nhiều chuyên gia cho rằng mục tiêu tăng trưởng đề ra khá cao và khó có thể đạt được. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) từng hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam xuống 6,3%.

Tổng Cục trưởng Nguyễn Bích Lâm cũng cho biết, cơ cấu nền kinh tế đã có sự dịch chuyển tích cực, trong đó giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp và tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng 15,34%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,34%; khu vực dịch vụ chiếm 41,32%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,0% (cơ cấu tương ứng của năm 2016 là: 16,32%; 32,72%; 40,92%; 10,04%); Đáng chú ý, khu vực kinh tế tư nhân đang từng bước phát triển, dần khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tỉ lệ đầu tư của khu vực tư nhân trên tổng vốn đầu tư toàn xã hội có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây (2015 tỉ lệ này là 38,7%, 2016 là 38,9%, ước tính 2017 là 40,6% ). Điều này phản ánh một thực tế nếu phát huy tốt hơn tiềm lực của khu vực kinh tế tư nhân sẽ thúc đẩy tăng trưởng và nền kinh tế không phụ thuộc vào khu vực nhà nước và khu vực FDI. Ông Nguyễn Bích Lâm cũng cho biết, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho tăng trưởng kinh tế đã có nhiều cải thiện. Đồng thời, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, năng suất lao động cũng có nhiều cải thiện. Ông Nguyễn Bích Lâm cũng cho rằng, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính

Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê phát biểu tại họp báo.

phủ và sự vào cuộc của các bộ ngành, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của quốc gia có nhiều tiến bộ, được quốc tế đánh giá cao, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập, tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới trong Bảng xếp hạng môi trường kinh doanh toàn cầu năm 2018, Việt Nam đã tăng 14 bậc từ vị trí 82 lên vị trí 68/190 nền kinh tế. Trong đó: (1) chỉ số về mức độ bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư tăng 6 bậc, từ 87 lên 81; (2) chỉ số thực hiện trách nhiệm nộp thuế tăng cao nhất trong tất cả các chỉ số với 81 bậc, từ 167 lên 86; Chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam theo báo cáo mới nhất của Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã tăng 5 hạng, từ 60 lên 55/137. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 11/2017 đạt 51,4 điểm, giảm 0,2 điểm từ mức 51,6 điểm của tháng trước. Trong khối ASEAN, tính đến thời điểm tháng 11/2017, PMI của Việt Nam đứng vị trí thứ 4 trong 7 nước. Đứng đầu là Philippines với 54,8 điểm, tiếp đến là Malaysia với 52,0, Myanmar với 51,6, Việt Nam 51,4 điểm, Indonesia (50,4), Thái Lan (50), Singapore (47,4). Ngoài ra, năm 2017 là năm ghi nhận một kỷ lục mới của xuất nhập khẩu Việt Nam khi tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu vượt mốc 400 tỷ USD, có 5 tháng liên tiếp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt trên 19 tỷ USD - mức chưa năm nào đạt được. Theo Chinhphu.vn www.vcci-hcm.org.vn

l

VCCI-HCM .11


n ĐIỂM NHẤN THỊ TRƯỜNG

CHƯƠNG TRÌNH BẢO HIỂM Y TẾ MANG ĐẾN NHỮNG CƠ HỘI GÌ CHO VIỆT NAM?

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG Y TẾ VÀ DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE VIỆT NAM Thị trường chăm sóc sức khoẻ các nước Đông Nam Á Nhờ vào sự phát triển kinh tế vượt bậc cùng với chính sách thúc đẩy sử dụng Bảo hiểm Y tế (BHYT) trong khu vực Đông Nam Á, thị trường chăm sóc sức khỏe ngày càng được cải thiện. Trong đó, Việt Nam, Philippines, và Indonesia là những nước dẫn đầu về tăng trưởng thị trường y tế trong khu vực trong ba năm gần đây.

Nguồn: Ipsos Business Consulting

Tốc độ gia tăng dân số người cao tuổi ở Việt Nam vào khoảng 3.4%/năm cho đến năm 2020. Ngoài ra, quá trình già hóa dân số diễn ra kéo theo sự gia tăng số ca mắc bệnh mãn tính và các chi phí y tế. Song song đó, chi tiêu chăm sóc sức khoẻ bình quân đầu người được dự đoán tăng từ US$133 năm 2016 đến US$183 năm 2020, xu hướng này dự đoán tiếp tục tăng trong bối cảnh Nhà nước cho thực thi các chính sách chăm sóc sức khỏe phổ thông và phát triển cơ sở hạ tầng y tế. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển cao nhất trong tổng chi tiêu chăm sóc sức khỏe với mức 8-10%/năm đến năm 2020. Việt Nam đang phải đối mặt với các thách thức về chi phí phát sinh cao cùng với sự thiếu hụt và không đều trong việc phân phối các chuyên gia y khoa, giường bệnh trên đầu người. Vì thế, BHYT đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người dân tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giảm thiểu chi phí phát sinh. Nguồn: Liên Hiệp Quốc, Ngân Hàng thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc Tế

12. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn


ĐIỂM NHẤN THỊ TRƯỜNG n TIẾN TRÌNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH BHYT

Nhà nước đề xuất cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thông qua BHYT nhằm thúc đẩy sự bình đẳng xã hội.

1992

Điều lệ BHYT được ban hành năm 1992, căn cứ theo nghị định số 299/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.

2014

Tỷ lệ phần trăm chi phí phát sinh giảm đáng kể trong giai đoạn 2004-2014 (35%, 2014) và được dự đoạn sẽ tiếp tục giảm khi chương trình BHYT ngày càng phổ biến.

2015

Các hộ gia đình bắt buộc phải đăng ký BHYT, tiếp đến là khuyến khích sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đối với bệnh nhân phân khúc thu nhập trung bình thấp.

2016

77% dân số sử dụng BHYT. Ngoài ra, số lượng bệnh viện thiết lập quan hệ với nhà nước lên đến con số 87% đã chứng minh nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng tăng.

2020

Phấn đấu đạt mục tiêu 80% dân số sử dụng BHYT.

Trong năm 2014, thặng dư tích lũy lên đến hơn 20,000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, ngành còn được hỗ trợ thêm từ các nguồn bên ngoài với mục đích duy trì và phát triển công tác quản trị tổ chức của các cơ sở BHYT. Tuy nhiên, Việt Nam được dự đoán sẽ gặp phải viễn cảnh thâm hụt ngân sách cho chương trình BHYT vì được nhận ít nguồn vốn quốc tế từ khi trở thành nước thu nhập trung bình. Bên cạnh đó, việc gia tăng số lượt khám chữa bệnh và chi phí khám chữa bênh tại nhiều tỉnh thành trên cả nước cũng dẫn đến những sức ép lớn trong công tác quản lý các nguồn lực y tế. Chẳng hạn, trong năm 2017 có 15 tỉnh thành ghi nhận sự gia tăng trên 20% số lượt khám chữa bệnh và 31 tỉnh gia tăng chi phí khám chữa bệnh trên 40% so với cùng kỳ năm 2016. Do đó, hiện nay Việt Nam đang đầu tư cho hệ thống thông tin giám định BHYT và kiểm tra, giám sát việc sử dụng quỹ BHYT để kiểm soát tình trạng này.

70% 65%

60%

Tỷ lệ phần trăm chi phí phát sinh được giảm đáng kể trong giai đoạn 2004 - 2014 sau khi chương trình BHYT được triển khai

55% 50% 45% 40% 35% 30% 2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Nguồn: Ngân hàng thế giới

ĐIỂM NHẤN ĐÚC KẾT TỪ THỊ TRƯỜNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA IPSOS BUSINESS CONSULTING Sự khác biệt trong phân khúc sử dụng dịch vụ y tế công - tư ngày càng rõ rệt. Trong khi chính sách Nhà nước tạo điều kiện cho những người dân có thu nhập trung bình - thấp tiếp cận đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thông qua việc tham gia chương trình BHYT, nhóm người thu nhập trung bình - khá dần chuyển dịch xu hướng sang khu vực tư nhân và khám chữa bệnh tại nước ngoài. Việt Nam đang phải đối mặt với viễn cảnh bội chi Quỹ BHYT do nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tăng cao thông qua chương trình BHYT và sự cắt giảm các nguồn vốn trợ cấp quốc tế sau khi trở thành nước có thu nhập trung bình. Nguồn lực y tế phân bổ không đồng đều ảnh hưởng đến chất lượng khám - chữa bệnh. Mức độ tiên tiến của thiết bị cũng như trình độ chuyên môn của các bác sĩ phân hóa giữa các vùng miền không đồng đều, từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu bệnh nhân, chương trình điều trị và các cơ hội mở rộng cho các doanh nghiệp y tế. Báo cáo phân tích chi tiết của Ipsos Business Consulting về chủ đề này có thể được tải về tại: http://www.ipsosconsulting. com/pdf/Ipsos-Business-Consulting-Identifying-Opportunities-Within-Asean-Universal-Healthcare-Programmes.pdf * Trang thông tin này được thực hiện với sự cộng tác của Ipsos Busisness Consulting

www.vcci-hcm.org.vn

l

VCCI-HCM .13


n GÓC NHÌN TRUYỀN THÔNG những việc lập đi lập lại này đôi khi không thể thay thế được sự thật. Chúng ta thường dựa vào bản năng để đánh giá vì không có thời gian và năng lượng để kiểm chứng tất cả những thông tin.

TÓM TẮT Những quyết định của con người thường dựa trên cảm tính và bị tác động một cách có hệ thống. Cũng như các ngành công nghiệp khác, marketing thường hay có những thuyết sai lệch và không có cơ sở. Những thuyết này được phổ biến rộng rãi đến mức mọi người đều tin là đúng như tên gọi “hiệu ứng sự thật ảo!”. Marketing, như bất kỳ ngành công nghiệp nào, chứa đầy rẫy những yếu tố hoang đường. Nhiều thuyết thậm chí không được bàn cãi nhiều bởi vì chúng được giả định là đúng trong mọi tình huống. Vấn đề ở chỗ khi thực tế thay đổi, những thuyết này không thay đổi theo. Thật không dễ dàng để phân biệt giữa những dữ liệu thực tế và hư cấu. Khi một việc được nói đi nói lại nhiều lần, việc đó được xem là hiển nhiên đúng. Đây là nguyên tắc tại sao những tin không có cơ sở được truyền tai nhau nhiều đến vậy. Tại sao điều này lại phát huy tác dụng? Thật ra khi đánh giá một sự việc là đúng, chúng ta thường dựa vào 2 yếu tố: hoặc là điều đó phù hợp với những hiểu biết hiện tại, hoặc điều đó nghe quen thuộc vì được lập đi lập lại nhiều lần. Trong phần lớn các trường hợp, chúng ta thích việc quen thuộc hơn những điều hiển nhiên. Đôi khi điều gì hay được nhắc đi nhắc lại dần trở nên đúng. Thật may

Dưới đây là 5 lỗi về marketing mà chúng ta thường hiểu sai và lý do tại sao nó không phản ánh đúng hiện thực: Thuyết 1: Millennials thuộc một đối tượng người tiêu dùng Thực tế: Millennials không phải là một đối tượng người tiêu dùng. Millennials là một nhóm người cùng một thế hệ, sinh ra trong khoảng từ 1981 đến 2000. Theo thuật ngữ marketing, “đối tượng người tiêu dùng” là một nhóm người cùng chung đặc điểm, cùng quan niệm, cùng thái độ và hành vi tiêu dùng về một nhãn hiệu hoặc một ngành hàng nào đó. Nếu nhìn lại nhóm millennials, điều này không có lý. Millenials là một nhóm người từ 17 tuổi có thể là vẫn đang đi học đến người trong độ tuổi 36 có thể đã lập gia đình và có con. Về bản chất điều này thật khác biệt vì hai nhóm này chắc chắn sẽ có những nhu cầu khác nhau. Công ty nghiên cứu thị trường Motivaction trong dự án nghiên cứu địa phương hóa toàn cầu phỏng vấn hơn 48,000 ứng viên trên 20 nước khác nhau và phá bỏ cả hai thuyết cho rằng thế hệ Millennials có cùng một lối suy nghĩ và thái độ của họ hoàn toàn khác với thế hệ Gen X hoặc hậu chiến (Baby boomers). Dữ liệu của họ minh chứng rằng có sự khác biệt lớn về giá trị và lối sống trong bản thân nhóm millennial hơn là giữa các thế hệ.

TỔNG QUAN VỀ MILLENNIALS: CÓ SỰ KHÁC BIỆT LỚN VỀ GIÁ TRỊ VÀ CÁCH SỐNG TRONG THẾ HỆ MILLENIAL HƠN LÀ GIỮA CÁC THẾ HỆ KHÁC Millenials trên toàn cầu: phân khúc những giá trị nổi bật

22%

Khám phá

Tự do

Địa phương hóa chiến lược toàn cầu

16%

24%

44%

Người thích giao tiếp 11% Bảo thủ

Phân loại giá trị giữa những thế hệ khác nhau

Người làm công tác 22% sáng tạo

Người đạt nhiều thành tựu

24%

35%

31%

32% Người thích thử thách

27%

42% 24% Người thích thử thách

Cảm thấy thuộc về một nơi nào đó

36%

34%

Khám phá

14 14.. VCCI-HCM VCCI-HCM ll www.vcci-hcm.org.vn www.vcci-hcm.org.vn

Bảo thủ

n Thế hệ sau chiến tranh

40%

35%

Người thích giao tiếp

Người làm công tác sáng tạo

n Thế hệ X

41%

34%

25% Người đạt nhiều thành tựu

n Thế hệ millennials


$4.058 $3.418

$2.860 $2.352 $1.915 $1.548 25.5%

23.7%

22.9%

21.6%

19.5%

18.7%

7.4%

8.7%

10.0%

11.5%

13.0%

14.6%

2015

2016

2017

2018

2019

2020

n Doanh số bán lẻ online

n % thay đổi

n % tổng doanh số bán lẻ

nhỏ trong tổng doanh số bán lẻ. Theo văn phòng thống kê quốc gia ở Anh, con số này chỉ chiếm 16% tổng doanh số bán lẻ vào tháng 7, và xê dịch tùy theo từng lọai mặt hàng, đơn cử là ngành hàng thực phẩm chỉ chiếm 5.3%. Theo phòng thống kê tại Mỹ, doanh số bán lẻ online chỉ chiếm 8.2% tổng doanh số trong quí 2- 2017. Người tiêu dùng ở tất cả độ tuổi vẫn thích mua sắm trong cửa hiệu, ngay cả những người tưởng chừng chỉ thích online sinh từ giữa những năm 1990 đến đầu những năm 2000, theo nghiên cứu của hiệp hội bán lẻ quốc gia Mỹ. Điều này cho thấy đây không phải là sự chọn lựa giữa kênh này hay kênh khác. Cách tiếp cận đa kênh sẽ là lựa chọn sáng suốt. Minh chứng rõ ràng nhất là gần đây Amazon và Alibaba bắt đầu đầu tư vào cửa hàng bán lẻ. Thuyết 5: TV đang giẫy chết, hoặc là đã chết Thực tế: những lời đồn đoán TV đã chết hoặc sắp chết là không thực tế. Báo cáo của Thinkbox, tổ chức marketing của Anh về quảng cáo trên TV, chỉ ra rằng TV vẫn có số lượng người xem mỗi tuần là 93%; với thời lượng trung bình 3 giờ 26 phút mỗi ngày trên TV (trên màn hình TV). So với năm 2006, số trung bình này chỉ ít hơn 4 phút khi số lượng sử dụng internet ít hơn 50%. Nếu cộng thêm lượng xem từ những thiết bị khác, lượng xem trung bình tăng thêm 12 phút với mức 3 giờ 44 phút. 86% người xem TV trực tiếp, với trung bình mỗi người xem 43 quảng cáo TV mỗi ngày đầu năm 2017. Đúng là thực tế thì người tiêu dùng trẻ xem TV ít hơn, nhưng hiệp hội quảng cáo (IPA) chứng minh rằng vòng đời sẽ ảnh hưởng thời gian xem truyền hình. Khi càng lớn tuổi bạn càng xem TV nhiều hơn. Có bao nhiêu thuyết về marketing hiện đại các nhà quản lý thương hiệu đang lặng lẽ truyền tai nhau? Đã đến lúc mọi người nên có những chứng cứ cụ thể trước khi tin vào những giả định không có cơ sở. TRẢI QUA 1 THẬP KỶ THAY ĐỔI , MỨC XEM TV VẪN GIỮ VỮNG n Quảng cáo

5 Số giờ xem TV trên màn hình TV mỗi ngày

Đứng từ góc độ phân loại, tuổi tác không thể tính như là một nhóm đối tượng, và sẽ không bao giờ như vậy. Hành vi và thái độ tiêu dùng là những công cụ hữu hiệu để xác định nhóm đối tượng. Thuyết 2: Luật bảo vệ thông tin cá nhân (GDPR) không phải là vấn đề của marketing Thực tế: trong vòng bảy tháng tới vào ngày 25/5/2018, luật mới về việc bảo vệ thông tin cá nhân ở châu Âu sẽ đi vào hiệu lực. Luật này sẽ thay đổi cách các nhà quản lý thương hiệu sử dụng dữ liệu của người tiêu dùng. Điều này có nghĩa là công ty phải có sự cho phép của người tiêu dùng khi sử dụng dữ liệu của họ, cho dù được cung cấp bởi chính họ hay đối tác thứ 3. Điều này có nghĩa là những danh sách khách hàng hiện thời sẽ bị vô hiệu lực vì không được phép sử dụng và khả năng việc mua danh sách mới sẽ bị đình chỉ. Thuyết 3: Luật bảo vệ thông tin cá nhân (GDPR) sẽ chỉ ảnh hưởng đến các nước thành viên châu Âu Thực tế: khi GDPR có hiệu lực, bất cứ công ty nào muốn tương tác với người tiêu dùng hoặc công ty nào tại châu Âu phải tuân thủ điều này. Án phạt nếu vi phạm sẽ là 4% trên tổng lợi nhuận toàn cầu hoặc 20 triệu Euro, tùy vào mức nào cao hơn! Một báo cáo gần đây bởi hiệp hội quảng cáo thế giới (WFA) đã chỉ ra lỗ hổng về kiến thức này. 70% nhà quản lý thương hiệu cho biết họ không biết nhiều về GDPR và chỉ 65% có kế hoạch chuẩn bị cho sự thay đổi này. 56% nói rằng đội ngũ marketing ở châu Âu biết việc này, trong khi ở toàn cầu là 44% với 41% có kế hoạch áp dụng luật này trong công việc. Ngay cả tại những nước thành viên châu Âu tình hình cũng không sáng sủa hơn. Một khảo sát gồm 2,000 nhà kinh doanh tại vương quốc Anh cho thấy chỉ 30% bắt đầu lên kế hoạch và khoảng 70% không biết rõ mức phạt. Một nghiên cứu khác của hiệp hội marketing tại Anh cho thấy chỉ 54% thành viên sẵn sàng cho sự thay đổi này. Điều đáng lo ngại là tất cả vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng. Luật mới sẽ bao gồm tất cả các dữ liệu về khách hàng, nhân viên hay ngay cả đối tác kinh doanh. Các nhà kinh doanh nhạy bén sẽ nhận ra cơ hội tương tác với những khách hàng quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Thuyết 4: Kênh bán hàng online sẽ thay thế cửa hàng bán lẻ truyền thống Thực tế: kênh bán hàng online dù tăng trưởng khá nhanh nhưng vẫn chỉ chiếm phần

DOANH SỐ BÁN LẺ ONLINE TOÀN CẦU, 2015 - 2020 Ngàn tỉ, % thay đổi và % tổng doanh số bán lẻ

4

3g35p

3g38p

2006

2007

3g44p

3g45p

2008

2009

n Không quảng cáo 4g02p

4g02p

4g01p

3g52p

3g41p

3g36p

3g32p

2014

2015

2016

3 2 1 0

2010

2011

2012

2013

47%

89%

Lượng sử dụng internet

* Trang thông tin này được thực hiện với sự cộng tác của Ogilvy Vietnam

Lượng sử dụng internet

www.vcci-hcm.org.vn www.vcci-hcm.org.vn

ll

VCCI-HCM VCCI-HCM ..15 15


PHÁT HÀNH DANH BẠ HỘI VIÊN VCCI-HCM

Liên kết Doanh nhân Việt - Uniting Vietnamese Entrepreneurs

Trên hành trình 6 năm đồng hành cùng doanh nghiệp, ấn phẩm thường niên Connections - Danh bạ hội viên chính thức của VCCI TP. Hồ Chí Minh ngày càng nhận đợc nhiều sự quan tâm và đánh giá cao của cộng đồng doanh nghiệp. Với nội dung phong phú, thiết kế hấp dẫn và kênh phân phối rộng rãi, Connections tự hào là công cụ tra cứu thông tin doanh nghiệp hữu ích và quảng bá thương hiệu hiệu quả. Tiếp nối thành công các năm trước, ấn bản lần thứ 7 Connections 2017 - 2018 tiếp tục được phát hành với sự đầu tư kỹ lưỡng về hình thức và nội dung:

2017-2018 Hơn 2.000 hội viên, sắp xếp theo 21 phân ngành

Song ngữ Anh - Việt

Thông tin hữu ích, đa dạng chuyên sâu

Thiết kế chuyên nghiệp, hiện đại

Mạng lưới phân phối rộng rãi

Như tên gọi "Connections - Liên kết doanh nhân Việt", chúng tôi hy vọng ấn phẩm Connections 2017-2018 sẽ tiếp tục là người bạn đồng hành tin cậy của các doanh nghiệp trên hành trình phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường và tìm kiếm đối tác.

VCCI-HCM trân trọng kính mời Quý hội viên đến nhận Danh bạ hội viên Connections 2017-2018 tại: PHÒNG HỘI VIÊN VÀ ĐÀO TẠO (*) Phòng 306, lầu 3, tòa nhà VCCI 171 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM ĐT: 028 3932 5149 / 5739; Email: hoivien@vcci-hcm.org.vn Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ: TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯƠNG MẠI Phòng 205, lầu 2, tòa nhà VCCI ĐT: 028 3932 5171; Email: tttt@vcci-hcm.org.vn (*)

Lưu ý: Quý hội viên khi đến nhận Danh bạ Hội viên, vui lòng mang theo danh thiếp và giấy giới thiệu trong đó ghi rõ Mã số hội viên


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.