SỐ
DOANH NGHIỆP CẦN THÍCH ỨNG VỚI NỀN KINH TẾ SỐ XEM TRANG 6
XU HƯỚNG TẤT YẾU VÀ BỀN VỮNG XEM TRANG 4
9 BƯỚC BIẾN THƯƠNG HIỆU TRỞ THÀNH “NGHI THỨC” TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY XEM TRANG 14
08
THÁNG 8-9/2017
n HOẠT ĐỘNG VCCI-HCM
Doanh nghiệp điện, điện tử Thổ Nhĩ Kỳ tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam Vào ngày 27/7 vừa qua, phái đoàn gồm 15 doanh nghiệp ngành điện, điện tử hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ đã đến TP. Hồ Chí Minh và tham dự buổi "Giao thương kết nối thương hiệu ngành điện, điện tử Thổ Nhĩ Kỳ - Việt Nam" do Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại TP.HCM (VCCI-HCM) và Hiệp hội các Nhà Xuất khẩu Điện, Điện tử và Dịch vụ Thổ Nhĩ Kỳ (TET) phối hợp tổ chức.
Toàn cảnh buổi Giao lưu thương mại VIệt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ ngày 27/7 tại KS Rex
T
rả lời phỏng vấn Báo Công Thương, ông U.Volkan Senturk, Tham tán Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ tại Hà Nội cho biết, kim ngạch song phương Thổ Nhĩ Kỳ - Việt Nam năm 2016 đạt gần 2 tỷ USD, tăng trên 3% so với cùng kỳ năm 2015. Tuy nhiên hiện nay cán cân thương mại đang nghiêng về Việt Nam (Việt Nam xuất siêu sang Thổ Nhĩ Kỳ trên 1,7 tỷ USD năm 2016) nên chúng tôi muốn thúc đẩy hợp tác kinh doanh, xuất khẩu vào Việt Nam để cân bằng khoảng cách này. Việc tham gia giao lưu kết nối của
các doanh nghiệp điện, điện tử cũng không nằm ngoài mục đích này. Ông Melih Mehmet Recber, thành viên hội đồng Hiệp hội Các nhà xuất khẩu điện, điện tử và dịch vụ Thổ Nhĩ Kỳ (TET) nhận xét, trước khi tới Việt Nam các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm hiểu nhu cầu thị trường Việt Nam thông qua Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Công ty Dịch vụ quảng cáo & triển lãm Minh Vi (VEAS) và biết được thị trường đang cần gì. Theo ông, Melih Mehmet Recber
171 Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh Tel: 08. 3932 5167 Fax: 08. 3932 5472 Email: ngthanhbinh@vcci-hcm.org.vn Website: www.vcci-hcm.org.vn
ngành điện, điện tử là một trong những thế mạnh của Thổ Nhĩ Kỳ, đây cũng là lĩnh vực Việt Nam chiếm ưu thế nên phân khúc này đã và đang được xúc tiến đầu tư nhiều hơn nữa giữa hai nước. “Các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá cao thị trường điện, điện tử của Việt Nam và mong muốn sẽ tìm kiếm được các cơ hội kinh doanh với các doanh nghiệp Việt Nam trong lần đến TP. Hồ Chí Minh này”, ông Melih Mehmet Recber khẳng định. Ông Kerem Ozdogan, Phó Tổng
Chịu trách nhiệm xuất bản: Ông Nguyễn Thanh Bình Phụ trách TT Thông tin Thương mại VCCI-HCM Biên tập: TT Thông tin Thương mại VCCI-HCM Trình bày: VCCI-HCM
GPXB số 01/QĐ-XBBT-STTTT do Sở TTTT cấp ngày 28/01/2016. In tại Công ty Itaxa . Nộp lưu chiểu tháng 09/2017
2. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn
HOẠT ĐỘNG VCCI-HCM n giám đốc Công ty 4A Elektrik Elektronik Teknoloji A.Ş. - đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị tự động hóa và điều khiển thiết bị cho các nhà máy phát điện, các nhà máy dầu khí, các hệ thống giao thông... - cho biết: Chúng tôi nhận thấy thị trường điện, điện tử Việt Nam rất có triển vọng vì thế quyết định đến để tìm đối tác có năng lực phân phối sản phẩm. Khi việc kinh doanh thuận lợi chúng tôi sẽ tiến tới mở văn phòng để thuận tiện cho việc hỗ trợ khách hàng và người tiêu dùng Việt Nam. Ông Mai Hải Phi, Trưởng Văn phòng đại diện Công ty Ngô Hoàng chia sẻ, tham gia tiếp xúc với các doanh nghiệp điện, điện tử Thổ Nhĩ Kỳ lần này Công ty Ngô Hoàng mong muốn sẽ trở thành đối tác kinh doanh, nhà phân phối sản phẩm cho họ. “Tôi thấy các sản phẩm của họ rất tốt, giá cả cũng hợp lý và tôi đang làm việc với vài đối tác để xem xét có thể làm đại diện phân phối sản phẩm cho họ hay không”, ông Hải Phi nói. Cùng tham dự buổi giao lưu trực tiếp, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cho biết rất tin tưởng sẽ có sự bắt tay hợp tác sau đó. Mặc dù vậy các công ty Việt Nam cũng mong muốn doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ xúc tiến đầu tư trực tiếp hoặc mở văn phòng tại Việt Nam để thuyết phục người mua hàng bởi họ quan tâm đến các dịch vụ hậu mãi sau đó nhiều hơn... Theo Baocongthuong.com.vn
Ngành điện, điện tử là một trong những thế mạnh của Thổ Nhĩ Kỳ, và là lĩnh vực Việt Nam chiếm ưu thế nên phân khúc này đã và đang được xúc tiến đầu tư nhiều hơn nữa giữa hai nước.
Hội thảo giới thiệu những sáng kiến và thành tựu về công nghệ trong y tế của Đài Loan
SỰ SÁNG TẠO THÔNG MINH TRONG NGÀNH Y TẾ ĐÀI LOAN
N
gày 27/7, tại Trung tâm Triển lãm SECC, Quận 7, TP. HCM, trong khuôn khổ của Triển lãm Taiwan Expo 2017, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại TP. HCM (VCCI-HCM) phối hợp với Hiệp hội Xúc tiến Thương mại Đài Loan (TAITRA) tổ chức Hội thảo về "Sự sáng tạo thông minh trong y tế Đài Loan". Trong bảng bầu chọn về chất lượng chăm sóc sức khỏe y tế toàn cầu gần đây của tạp chí y học danh tiếng The Lancet, Đài Loan đứng thứ 45 trên tổng số 195 quốc gia. Hội thảo là cơ hội để các DN Đài Loan chia sẻ về dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hy vọng thông qua đó có thể giúp người dân Việt Nam hiểu rõ hơn về cách phòng chống bệnh tật và các phương pháp chữa trị mới, đồng thời giới thiệu đến mọi người sự tiện ích trong việc khám chữa, chăm sóc tại nhà. Bên cạnh đó, hội thảo còn giới thiệu đến mọi người những sáng kiến và thành tựu về công nghệ trong y tế của Đài Loan như việc hoàn chỉnh trong quá trình xét nghiệm Gen, những thiết bị và kỹ thuật tiên tiến nhất của y học. Tiêu biểu trong sáng tạo và phát triển khoa học kỹ thuật của Đài Loan là “máy tán sỏi song chấn động tự động Toàn cảnh Hội thảo về sự sáng tạo thông hóa song định vị bên ngoài cơ minh trong y tế Đài Loan ngày 27/7. thể”. Chiếc máy này có thể nâng cao tỷ lệ làm tan sỏi, giảm thiếu các chấn động có tác hại đến các tổ chức xung quanh thận. Tổng hợp từ Laodong.com.vn và Langmoi.vn www.vcci-hcm.org.vn
l
VCCI-HCM .3
n HOẠT ĐỘNG VCCI-HCM
Toàn cảnh buổi Hội thảo về năng lượng xanh ngày 28/07/2017 tại SECC
N
gày 28/07/2017, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại TP. HCM (VCCI-HCM) phối hợp với Hiệp hội Xúc tiến Thương mại Đài Loan (TAITRA) tổ chức Hội thảo: “Hiểu hơn về năng lượng xanh, dự báo và phát triển Đài Việt” nhằm giới thiệu đến các doanh nghiệp Việt Nam xu hướng toàn cầu trong phát triển của ngành năng lượng xanh, các cơ hội tại thị trường năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay, công nghệ hệ thống quang điện và tấm pin năng lượng mặt trời, ứng dụng và phát triển pin Lithium Iron trong năng lượng xanh và các giải pháp hydrogen áp suất thấp. Hội thảo đã giới thiệu đến các DN về sự phát triển ngành năng lượng xanh, năng lượng tái tạo, công nghệ điện quang pin năng lượng mặt trời của Đài Loan cùng với kinh nghiệm ứng dụng của ngành này trong cuộc sống và sản xuất công nghiệp. Theo bà Karen Ma, Giám đốc Văn phòng Dự án Thương mại Xanh, Đài Loan, hiện nay ở nhiều quốc gia châu Á, việc sử dụng năng lượng xanh trong đó có năng lượng mặt trời đang được xem như một giải pháp hữu hiệu cho việc đảm bảo an ninh năng lượng. Hiện nhu cầu của sử dụng năng lượng tại các nước đang phát triển là rất lớn trong khi việc khai thác nguồn năng lượng từ nhiệt điện, thuỷ điện cũng như các nguyên liệu khác không chỉ gây nhiễm mà còn tốn kém về chi phí. Do đó, tập trung phát triển và đầu tư cho năng lượng xanh nói chung và năng lượng mặt trời nói riêng là xu hướng tất yếu và bền vững. Tại Đài Loan, bà Karen Ma cho biết, Chính quyền Đài Loan đã xây dựng một chiến lược phát triển, đồng thời với chiến lược là các chính sách vĩ mô như ưu tiên về vốn, ưu đãi giá cho người dùng... để thúc đẩy sự phát triển năng lượng xanh. Đặt mục tiêu đến năm 2025, 25% sản lượng điện được sản
4. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn
xuất từ năng lượng mặt trời và các nguồn năng lượng tái tạo khác. Còn theo TS. Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm năng lượng tái tạo, Viện Năng lượng (Bộ Công Thương), Chính phủ Việt Nam hiện đã chú trọng đến việc phát triển năng lượng xanh. Chiến lược năng lượng xanh của Việt Nam đặt mục tiêu khai thác 3.000 đến 5.000MW công suất với sản lượng hơn 10 tỷ kWh năng lượng tái tạo vào năm 2025. Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo. Cụ thể, đã có chế độ hỗ trợ giá riêng cho điện gió, chính sách giá mua điện năng lượng mặt trời, đồng thời trợ vốn với lại suất thấp cho các DN đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Anh Tuấn, hiện còn nhiều khó khăn đối với việc phát triển nguồn năng lượng xanh đối với các DN Việt Nam vì vốn đầu tư cao, giá điện thu mua còn thấp nên chưa hấp dẫn với các nhà đầu tư, thủ tục còn phức tạp, nhân lực cho ngành còn yếu, quỹ đất hạn hẹp... Vì vậy, về phía Chính phủ, cần có các chính sách hỗ trợ như cơ chế hạn ngạch, cơ chế giá cố định, cơ chế đấu thầu và cơ chế cấp chứng chỉ... Bên cạnh đó, cần có qui định bắt buộc các đơn vị sản xuất (hoặc tiêu thụ) phải đảm bảo một phần lượng điện sản xuất, tiêu thụ từ nguồn năng lượng xanh, hay tài trợ giá từ nguồn vốn nhà nước, hoặc buộc các đơn vị sản xuất, truyền tải phải mua hết điện từ nguồn năng lượng xanh. Ngoài ra, cũng cần tuyên truyền để các DN, người dân nâng cao ý thức về việc tăng cường sử dụng năng lượng xanh, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và toàn cầu. Hiện nay, nhu cầu phát triển năng lượng xanh và sạch là xu hướng ngày càng tăng trên thế giới. Tại Việt Nam, với tốc độ phát triển cao, nhu cầu con người về môi trường xanh - sạch - văn minh - thân thiện ngày càng gia tăng. Vì thế mà Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về ngành công nghiệp xanh. Chính phủ Việt Nam cũng đang có nhiều nỗ lực để tạo cơ chế thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia phát triển năng lượng sạch. Bắt kịp được xu thế phát triển, các doanh nghiệp Đài Loan ngày càng quan tâm hơn đến thị trường Đông Nam Á nói chung và đặc biệt là Việt Nam nói riêng. Đài Loan hiện là một trong các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước năm 2016 đạt 13,5 tỷ USD, Việt Nam xuất khẩu 2,3 tỷ USD và nhập khẩu là 11,2 tỷ USD. Cho đến nay, Đài Loan đang xếp thứ 4 trong số 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Tổng hợp từ Chinhphu.vn và các nguồn khác
HOẠT ĐỘNG VCCI-HCM n Ngày 11/08 vừa qua, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh (VCCI-HCM) đã có buổi đón tiếp đoàn doanh nghiệp Thái Lan đến thăm và làm việc tại Việt Nam trong khuôn khổ chương trình SME SEE ASEAN. Thành phần đoàn bao gồm 28 doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nhiều ngành nghề như: may mặc, vật liệu xây dựng, sản phẩm gia dụng, sản xuất bao bì, thức uống,...
Các doanh nghiệp NVVV Thái Lan tham dự buổi gặp gỡ ngày 11/8/2017 tại VCCI-HCM
DOANH NGHIỆP THÁI LAN TÌM KIẾM CƠ HỘI KINH DOANH TẠI TP.HCM
P
hát biểu khai mạc sự kiện, ông Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch VCCI, Giám đốc VCCI-HCM cho biết Thái Lan hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam trong khối ASEAN. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đã đạt gần 7 tỷ USD, trong đó giá trị hàng hóa của Việt Nam xuất sang Thái Lan đạt 2,22 tỷ USD, và của Thái Lan nhập vào Việt Nam đạt 4,75 tỷ USD. Theo dự kiến, kim ngạch thương mại song thương Việt Nam - Thái Lan sẽ đạt mốc 20 tỷ USD vào năm 2020. Trước các số liệu như trên, ông cho rằng cơ hội kinh doanh tại Việt Nam dành cho doanh nghiệp Thái Lan là rất lớn. Ông tin rằng quan hệ thương mại giữa hai nước sắp tới đây sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Trong bài chia sẻ thông tin chi tiết về kinh tế Việt Nam và quan hệ thương mại với Thái Lan, ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Trung tâm Thông tin Thương mại, VCCI-HCM đã giới thiệu bức tranh tổng quan về kinh tế Việt Nam như các chỉ số kinh tế vĩ mô, tình hình xuất nhập khẩu, đồng thời nhấn mạnh sự phát triển của giao thương hai nước trong những năm gần đây đã đem đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Thái Lan tiến vào thị trường Việt Nam. Kết thúc phần chia sẻ, ông Bình đã tiếp nhận và trả lời nhiều câu hỏi của doanh nghiệp Thái Lan về thế mạnh của doanh nghiệp địa phương, các lĩnh vực tiềm năng và những khó khăn mà các nhà đầu tư Thái Lan có thể gặp phải khi kinh doanh tại Việt Nam. Buổi chia sẻ tuy ngắn gọn nhưng đã góp phần cung cấp thông tin hữu ích và thực tế cho các doanh nghiệp Thái Lan về thị trường Việt Nam. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh phù hợp để thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng này.
Đại diện đoàn DN Thái Lan tặng quà lưu niệm cho đại diện VCCI-HCM
Phó Chủ tịch VCCI - Ông Võ Tân Thành phát biểu chào mừng đoàn DN Thái Lan
Giám đốc Trung tâm Thông tin Thương mại, VCCI-HCM Ông Nguyễn Thanh Bình đã có phần trình bày và giải đáp thắc mắc cho các DN Thái Lan
Trưởng đoàn DN Thái Lan - Ông Vorapong Changchit phát biểu tại buổi gặp gỡ
Các DN Thái Lan quan tâm đặt câu hỏi về tiềm năng của thị trường Việt Nam tại buổi gặp gỡ
www.vcci-hcm.org.vn
l
VCCI-HCM .5
n HOẠT ĐỘNG VCCI-HCM
DOANH NGHIỆP CẦN THÍCH ỨNG VỚI NỀN KINH TẾ SỐ
Các chuyên gia trao đổi tại Hội thảo về Kinh tế số ngày 30/8.
T
ại hội thảo, các chuyên gia kinh tế, luật sư... đã chia sẻ về sự chuyển đổi rất nhanh của các mô hình kinh doanh trong nền kinh tế số, dẫn tới một số quy định pháp luật đã không theo kịp. Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh trên môi trường kỹ thuật số có thể gặp khó khăn khi áp dụng mô hình kinh doanh mới tại Việt Nam. Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch VCCI Võ Tân Thành nhấn mạnh: "Nếu các doanh nghiệp truyền thống không thể nắm bắt được và hòa mình vào xu thế thời đại này, chúng ta có khả năng thua cuộc trên chính sân nhà; hay lùi dần xuống những bậc thấp hơn, ít lợi nhuận hơn của các chuỗi giá trị, cung ứng toàn cầu". Theo ông, “Nền kinh tế số đang thu hút được sự chú ý không chỉ ở Việt Nam mà còn ở rất nhiều các quốc gia khác trên thế giới, vì những đóng góp to lớn của nó vào tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, còn Việt Nam đang thúc đẩy nền kinh tế khởi nghiệp". “Từ góc nhìn của các doanh nghiệp, cũng như của VCCI với tư cách là người đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, sự xuất hiện của các mô hình kinh doanh mới, như
6. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn
Uber, Grab; tầm ảnh hưởng và sức mạnh của các doanh nghiệp số như Facebook, Google, Microsoft, trong xã hội hiện nay; hay việc ứng dụng công nghệ số hóa vào phát triển thương mại điện tử; nghĩa là, cuộc chiến cạnh tranh thị trường đang thay đổi một cách toàn diện, triệt để và ngày càng trở nên quyết liệt hơn. Nếu các doanh nghiệp truyền thống không thể nắm bắt được và hòa mình vào xu thế thời đại này, chúng ta có khả năng thua cuộc trên chính sân nhà; hay lùi dần xuống những bậc thấp hơn, ít lợi nhuận hơn của các chuỗi giá trị, cung ứng toàn cầu. Mặt khác, nếu doanh nghiệp có thể tận dụng được công nghệ, chúng ta có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường và thị phần, thậm chí lấn sân vào những thị trường mới do chính chúng ta tạo nên. Một trong các vấn đề mà các diễn giả sẽ trình bày trong hội thảo hôm nay là những công nghệ có tiềm năng gây xáo trộn, phá vỡ các thị trường đã được xác lập (disruptive technologies), cho phép các công ty khởi nghiệp vươn mình thành gã khổng lồ”, Phó Chủ tịch VCCI Võ Tân Thành nói. Theo bà Phạm Quế Anh, đại diện Tổ chức CUTS International tại Việt Nam, nền kinh tế số bao gồm việc áp dụng các công nghệ mới như Internet kết nối vạn vật (Internet of Things),
phân tích dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing)... cũng như hoạt động của các nền tảng kỹ thuật số trên máy tính, thiết bị di động. Yếu tố công nghệ trong nền kinh tế số đã chạm tới hầu hết các lĩnh vực như giao thông vận tải, bán lẻ, nông nghiệp... Theo số liệu của Google và Temasek vào năm 2016 thì Đông Nam Á đang là khu vực phát triển Internet nhanh nhất thế giới với 260 triệu người sử dụng hiện nay, dự kiến tăng lên 480 triệu vào năm 2020. Đồng thời, nền kinh tế Internet của khu vực Đông Nam Á dự kiến đạt tổng giá trị hơn 200 tỉ đô la Mỹ vào năm 2025, trong đó đóng góp nhiều nhất là lĩnh vực TMĐT với tỷ lệ 32% tăng trưởng lũy kế hàng năm, kế đến là truyền thông trực tuyến với 18% và du lịch trực tuyến với 15%... Nhưng, việc tăng trưởng mạnh của nền kinh tế số với các mô hình kinh doanh mới cũng đưa ra các thách thức đối với các chính phủ, cơ quan quản lý, người tiêu dùng. Công nghệ số có thể tạo sự thuận lợi cho người tiêu dùng, doanh nghiệp nhưng cũng có thể gây nên mâu thuẫn về quyền lợi trong hoạt động kinh doanh truyền thống và mô hình kinh doanh thời đại kỹ thuật số; hoặc người tiêu dùng cũng có thể sa vào “ma trận” quảng cáo, giới thiệu sản phẩm trên mạng xã hội, trang web bán hàng trực tuyến... Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (VINATAS) cho rằng, hầu hết người tiêu dùng bị động khi tiến hành các
Tại hội thảo “Nền kinh tế số: Lợi ích, thách thức và khung pháp lý điều chỉnh” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Tổ chức CUTS International của Ấn Độ tổ chức ngày 30/8 tại TP. Hồ Chí Minh, các chuyên gia, doanh nghiệp đã đề cập tới quá trình chuyển đổi của nền kinh tế số sẽ mang lại nhiều sự thay đổi trong hoạt động thương mại, trải nghiệm của người dùng nhưng cũng đòi hỏi các cơ quan quản lý, doanh nghiệp liên quan phải có sự thích ứng nhanh.
HOẠT ĐỘNG VCCI-HCM n
CƠ HỘI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VỚI THỊ TRƯỜNG EL SALVADOR Phó Chủ tịch VCCI Võ Tân Thành phát biểu tại Hội thảo ngày 30/8
giao dịch online trong nền kinh tế số hiện tại. Thông qua hoạt động kinh doanh TMĐT, một số cá nhân, doanh nghiệp đã lợi dụng hình thức này để trục lợi, đánh lừa người tiêu dùng... Việc trao đổi giữa các thành phần trong nền kinh tế số, từ đại diện của các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp số, đại diện của các hội bảo vệ người tiêu dùng, các chuyên gia đến từ các tổ chức xã hội và viện nghiên cứu, luật sư,... về các vấn đề như thương mại điện tử, cạnh tranh trong nền kinh tế số, bảo mật dữ liệu và thông tin cá nhân của người tiêu dùng để có được cái nhìn thấu đáo hơn về đường hướng phát triển nền kinh tế số ở các nước láng giềng ASEAN cũng như các quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam, theo đó, là vô cùng cần thiết. “Các cơ quan chức năng cần có biện pháp hữu hiệu hơn trong quản lý hoạt động và xử lý các hành vi vi phạm trong TMĐT, các doanh nghiệp đi đôi với ứng dụng công nghệ số trong hoạt động kinh doanh, cần có biện pháp quản lý, hệ thống bảo mật để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đồng thời cũng là sự phát triển bền vững của chính mình, bởi không ai khác, người sản xuấtchính là người hiểu rõ vai trò của người tiêu dùng trong tiêu thụ sản phẩm. Giải quyết đầu ra cho sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của hàng triệu hộ nông dân và bất cứ nhà kinh doanh nào”, ông Nguyễn Mạnh Hùng, chia sẻ dưới góc nhìn về thương mại điện tử. Tổng hợp từ Baocongthuong.com.vn và Thesaigontimes.vn
S
áng ngày 29/8 tại TP. HCM, nhân chuyến đến thăm Việt Nam của ông Hugo Martinez, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao El Salvador, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại TP. HCM (VCCI-HCM) phối hợp với Lãnh sự quán danh dự El Salvador tại TP. HCM tổ chức buổi Tọa đàm và giới thiệu cơ hội đầu tư và phát triển thương mại với thị trường El Salvador. Buổi tọa đàm nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước Việt Nam và El Salvador. Ông Võ Tân Thành, Phó chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), VCCI-HCM cho biết, El Salvador là quốc gia nhỏ ở khu vực Trung Mỹ có diện tích tự nhiên trên 21.000km2 với dân số gần 7 triệu người. Thị trường El Salvador tuy nhỏ nhưng lại có rất nhiều tiềm năng và có thể dẫn tới thị trường khác lớn hơn thông qua các Hiệp định thương mại tự do mà El Salvador đã ký kết với Hoa Kỳ và một số nước vùng Trung Mỹ. Với địa lý thuận lợi gồm nhiều cảng và sân bay, El Salvador sẽ là cửa ngõ để hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường châu Mỹ nói chung và Trung Mỹ nói riêng. Việt Nam và El Salvador mới chỉ thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2010, cho đến nay quan hệ thương mại giữa 2 nước đã từng bước phát triển ổn định. Năm 2016 tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 30 triệu USD. Các mặt hàng trao đổi giữa 2 bên chủ yếu là hàng dệt may, giày dép, điện tử, viễn thông, gỗ, chất dẻo, linh kiện ô tô... Ngoài ra, Chính phủ El Salvador cũng quan tâm hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực khoa học công nghệ, năng lượng và công nghệ nano. Tại buổi tọa đàm, ông Carlos Castanda, Thứ trưởng Bộ ngọai giao El Salvador cho hay, Chính phủ El Salvador muốn mở rộng quan hệ đã có với Việt Nam, và với doanh nghiệp Việt Nam, ngay cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ để có thể phối hợp phát triển kinh tế. Với hướng phát triển này Chính phủ El Salvador hỗ trợ hết sức cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu giữa hai nước. El Salvador được xem là thị trường tiềm năng đối với nông sản của Việt Nam nhất là đối với các loại trái cây như thanh long, bưởi, xoài, chuối... Tại buổi tọa đàm, các doanh nghiệp quan tâm đến các chính sách thương mại giữa hai bên, và mong muốn Việt Nam và El Salvador sớm ký kết các hiệp định thương mại để tạo điều kiện cho việc thông quan hàng hóa giữa 2 nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng rất quan tâm đến việc vận chuyển hàng hóa cũng như mở đường bay thẳng, hay chính sách thông thoáng trong vận tải đường biển... Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Võ Tân Thành hy vọng với sự thúc đẩy quan hệ hợp tác trên mọi mặt, mọi lĩnh vực, trong thời gian tới kim ngạch xuất khẩu giữa 2 nước ngày càng phát triển mạnh mẽ chứ không chỉ là thị trường tiềm năng. Tổng hợp từ Baocongthuong.com.vn và Thoibaotaichinhvietnam.vn www.vcci-hcm.org.vn
l
VCCI-HCM .7
Khủng hoảng thị trường Heo - Nông dân Việt điêu đứng
1. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG HEO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013 - 2016
Nguồn: Ipsos Business Consulting
Những báo cáo thị trường gần đây cho thấy, ngành chăn nuôi heo vẫn đang giữ vai trò vô cùng quan trọng trong thị trường chăn nuôi Việt Nam. Trong giai đoạn 2013 - 2016, tổng số lượng heo thịt tăng từ 39,85 triệu con đến 54,46 triệu con, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 11%. Tiêu thụ nội địa là yếu tố thúc đẩy chính cho sự tăng trưởng của thị trường heo Việt Nam (chiếm đến 75% tổng sản lượng) trong năm 2016. Ngoài ra, lượng heo xuất khẩu tăng trưởng đột biến trong ba năm gần đây, đặc biệt là xuất khẩu dưới dạng tiểu ngạch đi Trung Quốc tăng từ 6,2 triệu con đến 12 triệu con. Bên cạnh đó, xuất khẩu chính ngạch đi Hồng Kông và Malaysia cũng chiếm phần nhỏ trong tổng nguồn cung heo Việt Nam. Lượng thịt heo nhập khẩu có bước tăng trưởng đột biến từ 5.500 tấn năm 2015 đến 41.000 tấn (tương đương 585.000 con) năm 2016, chiếm tỷ trọng 1,06% trong tổng nguồn cung heo thịt. Nguyên nhân chính của sự gia tăng đột ngột này là do việc xóa bỏ thuế nhập khẩu thịt heo từ Hiệp định Thương mại Tự do Việt NamEU (EVFTA) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào đầu năm 2016. Tuy nhiên từ giữa năm 2016, giá heo hơi tại trại giảm mạnh nhất trong lịch sử, nhiều trang trại nhỏ lẻ và tư nhân lớn đã phải tạm ngừng chăn nuôi hoặc giảm đàn nái. Trong khi đó, các trại nuôi theo mô hình khép kín vẫn tiếp tục kinh doanh.
2. GIÁ HEO RỚT THÊ THẢM: ĐÂU LÀ NGUYÊN NHÂN CHÍNH? Giá heo hơi liên tục sụt giảm chạm mức thấp nhất với giá 25.000 đồng/kg vào tháng Tư năm 2017. Các trang trại chăn nuôi có thời điểm phải chịu lỗ khoảng 8.000 đồng/kg. Từ các số liệu ngành và ý kiến chuyên gia, Ipsos Business Consulting đưa ra nhận định về yếu tố dẫn đến giá heo rớt thê thảm là do “cung vượt cầu”. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do tốc độ tăng trưởng nhanh của nguồn cung cộng với việc thương lái Trung Quốc đột ngột ngừng thu mua heo. Ngoài ra, vấn nạn còn dẫn đến sự tự phát trong việc tăng giảm đàn dựa trên giá thị trường khiến giá heo hơi bất ổn định.
ĐIỂM NHẤN THỊ TRƯỜNG n 3. THÁCH THỨC VÀ HƯỚNG ĐI MỚI CHO THỊ TRƯỜNG HEO HƠI VIỆT NAM Từ khủng hoảng “cung vượt cầu”, thị trường heo hơi đã gặp phải những hệ quả không nhỏ nhưng đồng thời cũng sẽ mở ra hướng đi mới cho thị trường này tại Việt Nam.
1
Dự báo nguồn xuất khẩu tiểu ngạch heo hơi đi Trung Quốc vẫn sẽ ở mức thấp. Do đó, nhiều trang trại nhỏ lẻ và trang trại tư nhân lớn phải tạm ngừng chăn nuôi hoặc giảm đàn nái.
2
Các chuyên gia dự đoán giá heo khó có khả năng đạt như thời kỳ đỉnh cao như năm 2014 đến giữa 2016. Các trại nuôi quy mô nhỏ lẻ sẽ giảm do không đủ chi phí duy trì chăn nuôi; vì thế, thị trường heo thịt dần dịch chuyển thị phần sang trại nuôi theo mô hình khép kín.
3
Việc giảm đàn nái sẽ tạo ra cơ hội cho hộ chăn nuôi tập trung tăng cường năng suất và hiệu quả chăn nuôi trong tương lai. Các trại nuôi heo có thể cắt giảm chi phí chăn nuôi như giảm tỷ lệ chích vắc xin, áp dụng biện pháp sinh học nhằm ngăn ngừa mầm bệnh phát triển.
Ipsos Business Consulting dự báo về tình hình thị trường heo thịt trong năm 2017 có thể diễn ra theo hai hướng: - Viễn cảnh tích cực: xuất khẩu tiểu ngạch trong năm 2017 dự tính đạt 2,4 triệu con, giảm 80% so với năm 2016 và ước tính dư khoảng 105.000 con. - Viễn cảnh tiêu cực: xuất khẩu tiểu ngạch vẫn sẽ giữ tỷ trọng thấp trong nửa cuối năm 2017 vào khoảng 1,2 triệu con và dẫn đến việc dư thừa 1,4 triệu con trên thị trường.
SO SÁNH GIỮA NGUỒN CUNG VÀ NGUỒN RA THỊ TRƯỜNG, 2013 - 2017 Đơn vị: triệu con
55.0
46.7 43.5 39.9
43.4
48.0 45.1
39.5
39.5
38.3
2015
2014 Tổng nguồn cung
2015
Viễn cảnh tích cực 2017
2016
2017
Viễn cảnh tiêu cực 2017
Tổng nguồn ra
Nguồn: Ipsos Business Consulting
GÓC THỰC TẾ Nghịch lý chua chát về thịt heo: Giá heo hơi bán tại trang trại chỉ ở mức 23.000-25.000 đồng/kg, giảm khoảng 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Nghịch lý là khi đến tay người tiêu dùng, giá thịt heo bán lẻ chỉ giảm nhẹ hoặc không giảm. Nguyên nhân chủ yếu do việc điều tiết hệ thống thương mại, nhất là khâu trung gian chưa bài bản. Giải cứu thịt heo cho người chăn nuôi: Thực hiện giảm giá cho các sản phẩm thịt heo tại các siêu thị, nhà phân phối lớn như BigC, Co.opmart, Vissan, và Sagri nhằm kích nguồn cầu cho thị trường thịt heo. Bên cạnh đó, Trung Ương Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam cùng Công ty TNHH DSF Việt Nam cũng tổ chức chương trình “Hỗ trợ hộ chăn nuôi - Trợ giá người tiêu dùng”.
www.vcci-hcm.org.vn
l
VCCI-HCM .9
n KHÓA ĐÀO TẠO
INCOTERMS 2010
LUẬT MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ ĐÀM PHÁN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI Nhằm giúp doanh nghiệp tiếp các cận kiến thức chuyên sâu về các điều khoản thương mại quốc tế trong bộ quy tắc thương mại quốc tế - Incoterms và các hành lang pháp lý trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam VCCI chi nhánh TP. Hồ Chí Minh tổ chức khóa học: INCOTERMS 2010, LUẬT MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ ĐÀM PHÁN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI Thời gian: Ngày 28 - 29/09/2017 (8h00 -16h30) Địa điểm: Hội trường lầu 4, 171 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP. HCM Phí tham dự: - Đối với Doanh nghiệp là Hội viên VCCI : 900.000 VNĐ/ người - Đối với Doanh nghiệp chưa là Hội viên VCCI: 1.100.000 VNĐ/ người
Báo cáo viên: Các chuyên gia trọng tài viên có uy tín, có nhiều kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế, hợp đồng ngoại thương, đàm phán và giải quyết tranh chấp hợp đồng: 1. GS Võ Thanh Thu - Chuyên gia cao cấp Bộ môn Kinh doanh Quốc tế, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Trọng tài viên VIAC 2. Ông Nguyễn Trọng Thùy - Nguyên Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Sóng Thần, Trọng tài viên VIAC 3. Luật sư Châu Việt Bắc - Phó Tổng thư ký VIAC - P. Giám đốc VIAC 4. Luật sư Phạm Quốc Tuấn - Công ty Luật Dimac, TTV VIAC Nội dung: 1. Kỹ năng đàm phán và ký kết Hợp đồng thương mại trong nước 2. Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến và cách thức áp dụng 3. Luật áp dụng trong Hợp đồng thương mại 4. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và Incoterm 2010 5. Thảo luận tình huống và giải đáp vướng mắc, tư vấn trực tiếp cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp có nhu cầu tham dự, vui lòng đăng ký trước ngày 25/09/2017:
FOOTER: 18x3cm
PHÒNG HỘI VIÊN & ĐÀO TẠO, VCCI-HCM ĐT: 028. 3932 5149/ 028 3932 6598 - Fax: 028. 3932 5472 C. Thủy - Ext: 312; DĐ: 0909 738 795; Email: thuydo@vcci-hcm.org.vn; thuythanh.do.vcci@gmail.com
Vào Cánh Cửa Xanh HÃY LỰA CHỌN ĐÚNG! CHÍNH THỨC MỞ THÊM VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI HÀ NỘI!
10. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn
tầng 19, Tòa nhà VCCI số 9 Đào Duy Anh, Quận Đống Đa
(+84 24) 7308 6699
CHUYỂN ĐỘNG ĐỊA PHƯƠNG n
LÂM ĐỒNG - TP. HÀ NỘI KẾT NỐI GIAO THƯƠNG NÔNG SẢN AN TOÀN Ngày 29/8, tại Thủ đô Hà Nội, Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội đã phối hợp cùng Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội nghị kết nối giao thương nông sản an toàn. Có gần 30 doanh nghiệp Lâm Đồng và 50 doanh nghiệp Hà Nội tham dự hội nghị kết nối. Hội nghị là một trong những hoạt động xúc tiến có ý nghĩa thiết thực, thể hiện sự nỗ lực của hệ thống xúc tiến thương mại của Hà Nội và tỉnh Lâm Đồng cùng nhau chung tay, góp phần tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác về xúc tiến, hỗ trợ doanh nghiệp làm tốt việc cung ứng hàng hóa giữa hai địa phương. Từ đó, đưa được các nông sản sạch, an
toàn về tiêu thụ tại Hà Nội và phục vụ xuất khẩu, góp phần thực hiện tốt phong trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đem đến những nông sản an toàn cho sức khỏe tiêu dùng TP Hà Nội. Cũng tại Hội nghị đã diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác các hoạt động xúc tiến, đầu tư, thương mại, du lịch, nông nghiệp; trao đổi kết nối cung cầu và ký kết hợp tác giữa các đơn vị doanh nghiệp sản xuất và các nhà phân phối.
ĐỒNG NAI: PHẤN ĐẤU THU HÚT 5 TRIỆU LƯỢT DU KHÁCH Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2016-2020 ngành du lịch tỉnh đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân về lượt khách tham quan và lưu trú trên địa bàn tỉnh đạt trên 12%/năm. Doanh thu từ du lịch tăng trên 15%. Đặc biệt, đến năm 2020 Đồng Nai đặt chỉ tiêu thu hút khách tham quan và lưu trú khoảng 5 triệu lượt khách. Doanh thu du lịch đạt 1,7 ngàn tỷ đồng. Ngành du lịch của tỉnh hướng tới phát triển nhiều loại hình du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch Đồng Nai là du lịch sinh thái, trong đó tập trung ở các huyện: Vĩnh Cửu, Tân Phú và một số địa phương khác có thế mạnh về sinh thái, như: Định Quán, Nhơn Trạch, TP. Biên Hòa...
BÌNH PHƯỚC KHUYẾN KHÍCH VÀ ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ Ngày 19/07/2017, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Tuệ Hiền đã ký ban hành Nghị quyết số 31/2017/ NQ-HĐND quy định về chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa IX thông qua tại kỳ họp thứ 4 diễn ra từ ngày 11 đến 12/07/2017. Ngay sau khi được ban hành, nghị quyết đã nhận được sự đồng thuận cao của cộng đồng doanh nghiệp cùng các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt, những quy định về chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư được dư luận đánh giá cao và kỳ vọng sẽ là động lực mới thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên quê hương Bình Phước trong những năm tới. Nguồn: Báo Lâm Đồng, Báo Đồng Nai, Báo Bình Phước www.vcci-hcm.org.vn
l
VCCI-HCM .11
ĐƯA TP.HỒ CHÍ MINH THÀNH ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN MỌI THÀNH PHẦN KINH TẾ Nói về thành tựu nổi bật của TP.HCM sau 42 năm giải phóng, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong tin tưởng, TP.HCM sẽ xây dựng TP trở thành đô thị thông minh nhằm giải quyết các thách thức hiện nay, đảm bảo tốc độ tăng trưởng, nâng cao chất lượng sống cho người dân. KHÔNG NGỪNG ĐỔI MỚI, NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm đánh giá, những năm qua, dù chịu ảnh hưởng khó khăn của suy thoái kinh tế thế giới nhưng chính sự năng động, sáng tạo, cộng với sự quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP đã đưa TP vượt qua khó khăn, thách thức và đạt những thành quả quan trọng. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GRDP
12. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn
năm 2016 của TP.HCM đạt 8,05%, gấp 1,3 lần cả nước. Trong năm 2017, TPHCM phấn đấu đạt 8,4% - 8,7% và cả giai đoạn 2016 - 2020 đạt từ 9,5% 10%/năm; giai đoạn 2021 - 2025 đạt từ 8,5% - 9%/năm. TP cũng ưu tiên đầu tư cho dân sinh, từng bước xây dựng TP văn minh, hiện đại, có chất lượng sống tốt bằng việc cụ thể hóa các đề án Xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh; Xây dựng TP.HCM có chất lượng sống tốt...
TP.HCM đã vận dụng linh hoạt các chủ trương, chính sách của Trung ương phù hợp với thực tiễn của TP, nhờ đó góp phần tích cực cùng cả nước ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh. “Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TPHCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, quan điểm phát triển của TP.HCM dựa trên nền tảng phát triển bền vững, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, nâng cao mức sống dân cư, gắn với bảo vệ môi trường”, đồng chí Lê Thanh Liêm nói và cho biết thêm, TP sẽ không ngừng đổi mới, năng động, sáng tạo để nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh, sớm đưa TP trở thành một trong những trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của khu vực Đông Nam Á. Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong nhận xét: Dư địa tăng trưởng của TP.HCM hiện còn rất lớn. TP.HCM hoàn toàn có thể cạnh tranh được với các TP lớn của châu Á. Đây không phải
là giấc mơ viển vông, bởi nhiều nơi như Seoul (Hàn Quốc), Bangkok (Thái Lan), Singapore hay Thẩm Quyến (Trung Quốc)... đã làm được thì TP.HCM không thể không làm được! Tuy nhiên, theo người đứng đầu chính quyền TP, để khai thác được các dư địa đó, TP.HCM sẽ tiếp tục kiên trì đề xuất Trung ương cho TP.HCM được tự chủ về ngân sách, từ đó mới tạo ra nguồn thu cho TP một cách chủ động hơn; cũng như các chính sách tạo cơ chế, môi trường đầu tư tốt hơn cho doanh nghiệp.
TẠO ĐÀ CHO KINH TẾ TƯ NHÂN PHÁT TRIỂN Đồng chí Nguyễn Thành Phong phân tích, trong dài hạn TP.HCM tiếp tục tập trung phát triển kinh tế ở trình độ cao hơn, sự phát triển chủ yếu dựa trên đổi mới sáng tạo, hàm lượng tri thức, công nghệ tiên tiến để mang lại năng suất cao. Kinh tế TP sẽ kết hợp hợp lý giữa tăng trưởng theo chiều rộng và chiều sâu, trong đó lấy tăng trưởng theo chiều sâu là hướng chủ đạo. Chủ tịch UBND TP còn nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong việc đóng góp cho phát triển kinh tế TP thời gian tới. Theo thống kê, vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân từ chỗ có tỷ trọng thấp nhất, từ 12 năm nay đã trở thành nguồn vốn lớn nhất trong tổng vốn đầu tư hàng năm của TP.HCM (từ 29% tổng đầu tư toàn xã hội năm 1995 lên gần 65% vào năm 2016). Do đó, để tiếp tục tăng trưởng nhanh, bền vững, TP.HCM sẽ có các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh hơn.
Đồng chí Nguyễn Thành Phong khẳng định: “Dù khó khăn đến mấy TP.HCM cũng sẽ tạo mọi điều kiện để khu vực kinh tế tư nhân phát triển”. Theo đó, trước mắt, TP.HCM sẽ hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp; thành lập tổ công tác liên ngành một cửa để xem xét các dự án đầu tư trong và ngoài nước. Tổ công tác này có trách nhiệm hoàn chỉnh mọi thủ tục trước khi dự án được thực hiện. Khi đó, doanh nghiệp chỉ cần nộp hồ sơ và nhận kết quả tại tổ công tác liên ngành mà không cần thông qua bất kỳ cơ quan, đơn vị nào khác. TPHCM cũng sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp với bộ ngành và các tỉnh thành, kể cả việc doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Song song đó, TP.HCM còn thực hiện một loạt chính sách khác thu hút khu vực tư nhân đầu tư như: tạo quỹ đất sạch 1.000ha; bổ sung các dự án khởi nghiệp, các dự án đầu tư tại Khu Nông nghiệp công nghệ cao, Khu Công viên phần mềm Quang Trung, Công viên Khoa học công nghệ vào chương trình kích cầu đầu tư; rà soát, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, cắt giảm quy trình không cần thiết; ứng dụng công nghệ thông tin thông suốt, đồng bộ từ TP đến cơ sở; xây dựng chính quyền điện tử, TP thông minh... Đồng chí Nguyễn Thành Phong tin tưởng, với truyền thống năng động, sáng tạo, vì dân, vì doanh nghiệp, TP.HCM sẽ ngày càng hấp dẫn mọi thành phần kinh tế. Đặc biệt, sẽ là nơi lý tưởng để khu vực kinh tế tư nhân phát triển.
XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của TP.HCM trong thời gian sắp tới là xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Theo UBND TP.HCM, hiện TP đang gặp phải 4 thách thức: một số dịch vụ không theo kịp nhu cầu của người dân; kinh tế phát triển nhanh nhưng không bền vững; công tác dự báo, xây dựng chiến lược chưa khoa học; chưa đóng góp yêu cầu phát triển kinh tế. Chính quyền TP.HCM đề xuất nhiều giải pháp với các mục tiêu như: đảm bảo tốc độ tăng trưởng: hướng đến kinh tế tri thức; nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc; quản trị đô thị hiệu quả trên cơ sở dự báo; tăng cường sự tham gia quản lý của người dân. Các mục tiêu nói trên sẽ được giải quyết thông qua việc xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh. Điều đó sẽ giúp chính quyền dự báo phát triển chính xác hơn và thông qua xây dựng chính quyền điện tử, kết nối chia sẻ thông tin dữ liệu nhằm gia tăng hiệu quả điều hành trên các mặt và lĩnh vực hoạt động. Đối với người dân, đô thị thông minh giúp cung cấp các tiện ích hỗ trợ một cách tối ưu, tăng cường sự tương tác giữa chính quyền và người dân để người dân tham gia giám sát, quản lý và xây dựng TP. Đối với doanh nghiệp, đô thị thông minh sẽ kiến tạo môi trường hoạt động minh bạch, đơn giản, thuận tiện, cung cấp nhiều thông tin để doanh nghiệp có những quyết định chính xác, tạo ra lợi thế cạnh tranh. Sẽ tạo ra kênh kết nối phản hồi thông tin, giúp các tổ chức xã hội tham gia một cách có hiệu quả hơn vào quá trình cung cấp các dịch vụ cho đô thị. Theo UBND TP, việc phát triển đô thị thông minh là cần thiết bởi TP.HCM là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của cả nước, chiếm 9,1% dân số cả nước, đóng góp 28,6% tổng thu năm 2016 của quốc gia, xuất khẩu đạt 18% cả nước, nhưng nếu so với các TP lớn trong khu vực thì TPHCM vẫn chưa thu hẹp được khoảng cách về chất lượng sống. Theo Báo SGGP www.vcci-hcm.org.vn
l
VCCI-HCM .13
n GÓC NHÌN TRUYỀN THÔNG
9 BƯỚC
BIẾN THƯƠNG HIỆU TRỞ THÀNH "NGHI THỨC" TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY Tháng 6 là tháng có nhiều những nghi thức truyền thống trên khắp thế giới, từ giải đua ngựa Royal Ascot hay giải quần vợt Wimbledon tại Anh đến lễ hội rượu vang tại Aspen ở Mỹ, lễ hành hương đạo Hindu tại Ấn độ hoặc lễ hành hương đến thánh điện hồi giáo Mecca ở Ả Rập Saudi.
T
háng 6 cũng là tháng kỷ niệm nhiều nghi thức trong đời người, từ việc tốt nghiệp trung học, một sự kiện đánh dấu việc giã từ tuổi thơ và bắt đầu trưởng thành, đến tháng có nhiều lễ cưới nhất trong năm với biểu tượng của sự đoàn tụ và sự khởi đầu. Đối với nhiều người, tháng 6 cũng là tháng bắt đầu kỳ nghỉ hè và ý nghĩa về kỳ nghỉ sẽ mang đến nhiều về mặt tinh thần. Tất cả những việc trên có cùng điểm chung là gì? Đó là sự có mặt của những nghi thức trong cuộc sống. Những nghi thức mang theo nhiều ý nghĩa tượng trưng và tạo ra những phản ứng cảm xúc ngay lập tức. Nó
14. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn
có thể là những kỷ niệm hoặc những hoạt động được hình thành trong quá khứ và được lưu giữ đến hiện tại như một thói quen. Nghi thức mang nhiều ý nghĩa hơn thói quen. Chúng không chỉ là những dịp lễ đặc biệt, chúng còn bao gồm cả những thói quen trong cuộc sống hàng ngày như cùng nhau đi thăm gia đình nội ngoại vào cuối tuần. Nghi thức được miêu tả chung về những hoạt động mọi người cùng làm với những giá trị về cảm xúc hoặc những giá trị thực tế. Nghi thức thường mang ý nghĩa nhất định. Chúng kết nối cộng đồng
và định hình tính cách con người. Thật khó để nêu ra một thành phần trong xã hội không bị tác động bởi một nghi thức nào đó. Hầu hết chúng ta đều có những nghi thức mang ít nhiều ý nghĩa đối với cá nhân nhưng lại không có ý nghĩa đối với người khác. Nghi thức giúp chúng ta kết nối với bạn bè, gia đình hay cộng đồng. Nghi thức cũng giúp chúng ta giảm những nỗi đau, cũng như giúp gắn bó tình thân trong gia đình trong những dịp như đám cưới hoặc sự ra đời của thành viên mới trong gia đình. Chúng ta sinh ra và lớn lên gắn kết những nghi lễ tình thân. Chúng ta thừa thưởng những yếu tố văn hóa và tinh thần trên. Chúng giúp chúng ta kết nối và tạo cảm giác cộng đồng. Trong những trường hợp đặc biệt và những giai đoạn có ý nghĩa trong cuộc đời, nghi thức giúp chúng ta cân bằng cuộc sống. Chúng giúp chúng ta có
GÓC NHÌN TRUYỀN THÔNG n cảm giác an bình trong thế giới luôn thay đổi và khiến chúng ta lựa chọn cách cư xử đã được coi trọng từ lâu và truyền lại cho thế hệ sau. Nghi thức định hướng cuộc sống chúng ta hàng ngày, hàng tuần, và theo từng mùa. Chúng cũng giúp chúng ta hòa nhâp, xây dựng lòng tin và tạo những chuẩn mực các thành viên trong gia đình và cộng đồng nên noi theo. Chúng ta gắn bó với nghi thức bằng nhiều lý do khác nhau, từ việc giảm căng thẳng trước buổi phỏng vấn xin việc đến tăng sự tự tin trước một buổi họp lớn, hay giảm nỗi đau mất mát người thân hoặc giảm căng thẳng trước một trận đấu quan trọng. Các nhà tâm lý học đã chứng minh rằng những nghi thức này thực sự hiệu quả hay không tùy vào việc bạn có tin vào những nghi thức này hay không. Thực tế chứng minh rằng những nghi thức như giữ những tín vật để tạo niềm tin sẽ tăng tỷ lệ thành công hơn. Vậy các thương hiệu sẽ tìm cách gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng như thế nào thông qua những nghi thức này? Hiển nhiên là thương hiệu luôn muốn là một phần của các “nghi thức” trong cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng. Nghi thức thương hiệu tạo ra có thể là điểm khác biệt giúp người tiêu dùng trung thành với thương hiệu hơn, từ đó có hành vi tiêu dùng có lợi cho thương hiệu hơn.
Các nhà nghiên cứu của trường ĐH Minnesota và Harvard ở Mỹ đã làm một loạt thí nghiệm về việc nghi thức với các sản phẩm ẩm thực, xem nó ảnh hưởng thế nào đến thái độ người tiêu dùng đối với sản phẩm. Họ cho rằng nghi thức giúp người tiêu dùng cảm thấy gắn bó và tận hưởng sản phẩm đến mức tốt nhất có thể. Một vài thương hiệu đã rất thành công trong việc tạo ra những nghi thức cho người tiêu dùng như trên. Hãy thử đoán thương hiệu nào khi bạn nhìn vào những nghi thức này? Bạn có thể đối chiếu với câu trả lời bên dưới. 1. “Bẻ”, “liếm”, “chấm” 2. Đặt một miếng chanh vào cổ chai trước khi uống 3. Bật nắp hộp cổ dài 4. Cách thức rót 6 bước: lấy ly, nghiêng cổ chai, rót vào ly, độ dày của bọt, rót thêm vào ly và thưởng thức ngụm đầu tiên 5. Bẻ đôi thanh trước khi ăn
Tất cả những nghi thức này sẽ làm tăng việc thử sản phẩm của thương hiệu, tạo ra những giá trị cộng thêm và tạo cảm giác là một phần của một cộng đồng nào đó. Nếu bạn là người quản lý thương hiệu, bạn đã thử cách tạo ra nghi thức để người tiêu dùng thưởng thức sản phẩm của mình chưa? Có thể đó là điều bạn nên cân nhắc, vì đó là một trong những cách hiệu quả để bạn có thể thiết lập sợi dây tình cảm và trung thành của người tiêu dùng với thương hiệu. Dưới đây là một vài gợi ý bạn có thể tạo ra nghi thức một cách có ý nghĩa: 1. Tạo ra nghi thức từ một hành vi đã có, ngay cả khi chưa nhiều người biết đến Câu trả lời: (1) bánh Oreo’s, (2) bia Corona, (3) snack khoai tây Pringles, (4) Bia Guinness and (5) chocola KitKat
2. Giải thích hoàn cảnh cụ thể, đặc biệt là mối quan hệ giữa nghi thức và thương hiệu như khi nào, ở đâu và bằng cách nào? 3. Nghi thức của thương hiệu nên rõ ràng từ đầu đến cuối 4. Nên nhất quán, lập đi lập lại và có thể áp dụng được ở nhiều nơi 5. Thêm ý nghĩa vào nghi thức vì nếu không nó sẽ chỉ là thói quen mà thôi 6. Thêm giá trị và mục đích của thương hiệu vào nghi thức một cách có ý nghĩa nhất
Các cuộc khảo sát đã chứng minh rằng nghi thức có thể gia tăng nhận thức về giá trị thương hiệu. Người tiêu dùng xem việc sử dụng sản phẩm như là một nghi thức sẽ cảm thấy thích thú về sản phẩm và sẵn sàng trả tiền nhiều hơn các sản phẩm khác.
7. Dùng những ký hiệu dễ nhớ để tạo dấu ấn với người tiêu dùng 8. Giữ mức đơn giản nhất có thể 9. Giữ bản quyền thương hiệu để không ai có thể copy
www.ogilvy.com www.vcci-hcm.org.vn
l
VCCI-HCM .15
Nhằm mục đích khảo sát thị trường và tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh tại Việt Nam trong ngành thực phẩm - đồ uống (F&B) và hóa mỹ phẩm, đoàn doanh nghiệp Thái Lan gồm 15 doanh nghiệp thuộc các ngành hàng: đồ gia vị, bánh, kẹo, trái cây sấy các loại, trái cây đông lạnh, kem, nước trái cây, nước tăng lực, các sản phẩm chăm sóc cá nhân (sữa tắm, kem dưỡng da, kem đánh răng, viên ngậm thơm miệng,...) sẽ có chuyến làm việc tại TP. Hồ Chí Minh vào cuối tháng 09/2017. Hình 1 Nhân dịp này, trong khuôn khổ các hoạt động thúc đẩy giao thương và hỗ trợ kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Thái Lan, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh (VCCI-HCM) phối hợp với Tổng Lãnh sự Hoàng gia Thái Lan tại TP. Hồ Chí Minh và Ngân hàng KasikornBank tổ chức:
GIAO LƯU THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - THÁI LAN NGÀNH THỰC PHẨM - ĐỒ UỐNG VÀ HÓA MỸ PHẨM • Đối tượng tham dự: Ban lãnh đạo, trưởng phòng kinh doanh, mua hàng của các doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối và bán lẻ trong ngành F&B và hóa mỹ phẩm. • Phí tham dự: Miễn phí, có phiên dịch Anh - Việt. Sự kiện này là cơ hội tốt để doanh nghiệp hai bên trao đổi thông tin và tìm kiếm đối tác kinh doanh. VCCI-HCM trân trọng kính mời Quý doanh nghiệp cử đại diện đến tham dự và mang theo tài liệu giới thiệu về doanh nghiệp của mình với các đối tác Thái Lan. Do thời lượng giao lưu có hạn, các doanh nghiệp đăng ký sớm và nhận được thông báo xác nhận từ VCCI-HCM sẽ được ưu tiên bố trí lịch gặp phù hợp với nguyện vọng của Quý doanh nghiệp. Doanh nghiệp có nhu cầu tham dự, vui lòng liên hệ: TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯƠNG MẠI, VCCI-HCM ĐT: 028. 3932 5171; Fax: 028. 3932 5472 C. Nhung - DĐ: 0949 494 086 ; Email: trangnhung@vcci-hcm.org.vn