Bản Tin VCCI số 11 ngày 30 tháng 11 năm 2017

Page 1

SỐ

Schweizerische Eidgenossenschaft Confédération suisse Confederazione Svizzera Confederaziun svizra Swiss Confederation Education and Research EAER

TIẾP SỨC DNNVV VIỆT NAM TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 XEM TRANG 4

DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM - TATARSTAN XEM TRANG 8

11

THÁNG 11/2017


n HOẠT ĐỘNG VCCI-HCM

DIỄN ĐÀN "NÂNG CAO NĂNG SUẤT - THAM GIA VÀO CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU" CHÌA KHOÁ CỦA SỰ PHÁT TRIỂN

Ông Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch VCCI, Giám đốc VCCI tại TP. Hồ Chí Minh phát biểu tại Diễn đàn "Nâng cao năng suất - Tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu" ngày 27/10 tại TP. Hồ Chi Minh

"Năng suất lao động là chìa khóa giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực, tham gia có hiệu quả vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời cải thiện thu nhập và điều kiện làm việc tốt hơn cho người lao động. Đây cũng là mục tiêu của Dự án Score do VCCIHCM và ILO thực hiện" - Ông Võ Tân Thành - Phó Chủ tịch VCCI, Giám Đốc VCCI tại TP.HCM phát biểu tại Diễn đàn "Nâng cao năng suất - Tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu". Chương trình do VCCI-HCM và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thực hiện ngày 27/10 tại TP.HCM.

171 Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh Tel: 028. 3932 5171 Fax: 028. 3932 5472 Email: ngthanhbinh@vcci-hcm.org.vn Website: www.vcci-hcm.org.vn

Đánh giá cao vai trò của năng suất lao động trong môi trường doanh nghiệp, ông Võ Tân Thành cho biết, việc trang bị thêm năng lực sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam giữ vững được thị trường và tham gia thành công vào thị trường xuất khẩu. Đây cũng là mối quan tâm của chính phủ và toàn xã hội. Điều này càng có ý nghĩa trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế toàn cầu, hàng loạt các hiệp định thương mại song phương và đa phương. Trong nỗ lực đó, được sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật của ILO cùng với sự hỗ trợ tài chính từ chính phủ Na Uy và Thụy Sĩ thông qua ILO, từ năm 2011, VCCIHCM đã phối hợp với ILO triển khai Dự án Phát triển Doanh nghiệp bền vững SCORE. Dự án đã đào tạo và tư vấn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành chế biến gỗ tại các tỉnh Bình Dương, Bình Định, Đồng Nai, Long An và TP.HCM. Sau đó mở rộng tới một số ngành công nghiệp phụ trợ, dệt may nhằm giúp các doanh nghiệp này cải tiến sản xuất, nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí và cải thiện môi trường làm việc từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh.

Chịu trách nhiệm xuất bản: Ông Nguyễn Thanh Bình Phụ trách TT Thông tin Thương mại VCCI-HCM Biên tập: TT Thông tin Thương mại VCCI-HCM Trình bày: VCCI-HCM

GPXB số 01/QĐ-XBBT-STTTT do Sở TTTT cấp ngày 28/01/2016. In tại Công ty Itaxa . Nộp lưu chiểu tháng 11/2017

2. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn


HOẠT ĐỘNG VCCI-HCM n "Tính đến nay, chương trình đã hỗ trợ cho 146 doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến gỗ, dệt may và công nghiệp hỗ trợ với nhiều kết quả tích cực như: 91% doanh nghiệp tham gia tiết kiệm được chi phí sản xuất, 61% doanh nghiệp áp dụng được phương pháp cải thiện giao tiếp tại nơi làm việc, giảm 29% lỗi trên dây chuyền sản xuất, giảm 42 % tỉ lệ thôi việc của nhân viên” - ông Võ Tân Thành nói. Bên cạnh đó, chương trình cũng giúp nâng cao hơn nữa vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp tại địa phương, thông qua việc tham gia tích cực của đông đảo hội viên và các hiệp hội như Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương (BIFA), Hội chế biến gỗ và lâm sản Bình Định (FPA), Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (HAWA)... Với những thành quả đang khích lệ đó, chiến lược phát triển trong giai đoạn tiếp theo từ 2018 - 2021 của chương trình là mở rộng đối tượng hỗ trợ sang nhiều lĩnh vực sản xuất khác như công nghiệp phụ trợ, may mặc, da giày, chế biến thực phẩm, điện-điện tử... thông qua việc áp dụng phương pháp và kinh nghiệm đào tạo SCORE đã được phát triển và cải tiến trong giai đoạn 2011 - 2017.

Các công cụ đào tạo và cẩm nang thực hiện chương trình đào tạo được chia sẻ miễn phí tại địa chỉ www.score. com.vn, các doanh nghiệp trong nhóm ngành được hỗ trợ kể trên cũng có thể liên hệ với VCCI-HCM để đăng ký tìm hiểu và tham gia chương trình.

THÀNH QUẢ KHÔNG NHỎ Chia sẻ tại Diễn đàn, ông Lê Văn Minh - Giám đốc Công ty gỗ Tường Văn (Bình Dương) cho biết: Công ty đã tham gia vào Dự án SCORE với chuyên đề Hợp tác nơi làm việc, quản lý chất lượng với sự tham gia của nhiều cán bộ và người lao động. Kết quả sau khi thực hiện: Công ty đã bố trí dây chuyền sản xuất ghế theo lean khá thành công, qua kết quả takt - time từ 14 ngày xuống còn 9 ngày, tiết kiệm được trung 840 triệu đồng; có được văn hóa Kaizen và tinh thần hợp tác nơi làm việc. Với bà Trương Thị Thu Trâm - Phó Giám đốc Công ty in Minh Mẫn (TP. HCM): Sau khi tham gia dự án, người lao động trong công ty đã có tinh thần tự giác, chủ động trong việc duy trì thực hiện chương trình 5S - Kaizen, môi trường làm việc luôn sạch sẽ và mang lại hiệu quả cao trong sản xuất, Kaizen giúp giảm các thao tác thừa và gắn kết

tinh thần làm việc, tăng lợi nhuận cho công ty và thu nhập cho nhân viên. Còn với Bà Nguyễn Thị Hoa - đại diện Công đoàn công ty Pungkook Saigon 3 (Bình Dương): Tham gia dự án, vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở được thể hiện rõ rệt và hiệu quả. Công đoàn tham gia đánh giá vào tiêu chí bình chọn công nhân viên xuất sắc cùng Ban giám đốc, nắm bắt ý tưởng đề xuất khen thưởng lên cấp trên, khen thưởng và tuyên dương kịp thời, năng cao ý thức cải tiến không ngừng và chung sức trong sản xuất.

GIÚP TĂNG TRUNG BÌNH 30% NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Theo ông Micheal Elkin - Cố vấn trưởng Dự án Score toàn cầu: Dự án đã tiếp cận với hơn 1.400 doanh nghiệp tại Bolivia, Trung Quốc, Colombia, Ghana, Việt Nam, Peru... Qua đó giúp hơn 300.000 lao động hưởng lợi từ các cải tiến, trong đó 30% là lao động nữ; tỉ lệ hài lòng trên toàn cầu với dự án là 88%; 70% doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, với giá trị giao động từ 50050.000 USD; năng suất lao động tăng bình quân 30 %, với sự dao động giữa các doanh nghiệp từ 0,2% - 200%... Tổng hợp

Triển lãm thành quả của Dự án SCORE tại sự kiện

Toàn cảnh của Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động - Tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu" ngày 27/10 tại TP. Hồ Chí Minh

www.vcci-hcm.org.vn

l

VCCI-HCM .3


n HOẠT ĐỘNG VCCI-HCM

TIẾP SỨC DNNVV VIỆT NAM TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 & LỄ CÔNG BỐ CÁC DN ĐẠT CHUẨN GIA NHẬP CHUỖI CUNG ỨNG CỦA COCA-COLA Trong khuôn khổ một phần của công tác triển khai thỏa thuận "Hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)" được ký kết giữa Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Coca-Cola Việt Nam, hội thảo "Đưa DNNVV Việt Nam vào thế giới Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư" và và Lễ công bố các doanh nghiệp đạt chuẩn tham gia chương trình tư vấn gia nhập chuỗi cung ứng của Coca-Cola vừa được diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh.

Ông Võ Tân Thành - Phó Chủ tịch VCCI, Giám đốc VCCI-HCM, ông Michael W Michala - Phó Chủ tịch cấp cao Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, ông Trần Vĩnh Tuyến - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, ông Ted Osiu - Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Sanket Ray, Tổng Giám đốc CocaCola Việt Nam (từ phải sang) cùng gặp gỡ và chia sẻ với doanh nghiệp tại Hội thảo "Tiếp sức DNNVV Việt Nam trong cách mạng công nghiệp 4.0 & Lễ công bố các DN đạt chuẩn gia nhập chuỗi cung ứng của Coca-Cola" ngày 23/10 tại TP. Hồ Chí Minh.

T

ại hội thảo, Ông Võ Tân Thành, cho biết: Đối với Việt Nam, khu vực DNNVV chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam có gần 700.000 doanh nghiệp thì có đến 98% là DNNVV. Ông Ted Osius, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt

4. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn

Nam cho rằng, nền tảng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang mở ra nhiều cơ hội để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua việc hợp tác với các công ty, tập đoàn đa quốc gia. Tuy nhiên, để giúp doanh nghiệp

nhỏ và vừa tận dụng được những cơ hội này, Chính phủ Việt Nam phải tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp có điều kiện phát triển. Cụ thể, phải minh bạch hóa chính sách, xóa bỏ tình trạng quan liêu, cắt giảm tối đa chi phí thủ tục. Theo ông Ted Osius, minh bạch chính sách không chỉ giúp doanh nghiệp trong nước tập trung nguồn lực tài chính, thời gian vào sản xuất kinh doanh mà còn giúp thu hút các nhà đầu tư nước ngoài - những người tạo ra cơ hội kinh doanh và kết nối các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đòi hỏi Việt Nam phải từng bước cải cách nền giáo dục theo hướng đào tạo những sinh viên có đủ kiến thức, kỹ năng ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tế. Về phía mình, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải có tầm nhìn, chiến lược xa hơn, xác định mục tiêu thị trường toàn cầu thay vì chỉ tập trung vào thị trường trong nước. Ông Michael W Michalak, Phó Chủ tịch cấp cao US - ASEAN cho rằng, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các công ty, tập đoàn đa quốc gia có vai trò rất quan trọng trong việc phát huy lợi thế công nghệ và dẫn dắt các doanh nghiệp nhỏ và vừa từng bước tham


HOẠT ĐỘNG VCCI-HCM n gia vào chuỗi cung ứng khu vực và thế giới. Ngược lại, các doanh nghiệp nhỏ và vừa bản địa chính là những mắt xích quan trọng trong việc hình thành chuỗi cung ứng cho tập đoàn lớn. Nếu các mắt xích hoạt động hiệu quả, các tập đoàn lớn sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian đầu tư. Chính vì vậy, hiện nay nhiều công ty đa quốc gia đang tích cực tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trở thành một phần của chuỗi cung ứng thông qua các chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực, hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh. Nếu biết tận dụng cơ hội, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam hoàn toàn có thể vượt qua những khó khăn về công nghệ, tài chính, tìm kiếm khách hàng để bước vào chuỗi giá trị toàn cầu. Cùng quan điểm, ông Phạm Trần Anh, Giám đốc Khối khách hàng Doanh nghiệp và Đối tác Microsoft Việt Nam cho rằng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại nhiều cơ hội tăng trưởng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bởi với nền tảng công nghệ hiện đại, doanh nghiệp có thể sử dụng dễ dàng tiếp cận khối lượng dữ liệu khổng lồ về thị trường, khách hàng để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần phải xây dựng đội ngũ nhân viên có khả năng sử dụng và khai thác các công cụ số hóa để nâng cao năng suất lao động, nắm bắt xu hướng và tạo ra sản phẩm có tính đột phá. Ông Mã Xuân Tuấn, Giám đốc Công ty Kolati - một trong những doanh nghiệp đang cung ứng cho Coca - Cola Việt Nam chia sẻ, trước đây các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường nhìn nhận công nghệ là điểm yếu của mình, bởi doanh nghiệp nhỏ và vừa thường không có khả năng tài chính để đầu tư vào công nghệ, thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, với sự kết nối của các công ty đa quốc gia, doanh nghiệp nhỏ và vừa hoàn toàn có thể thừa hưởng công nghệ hiện đại với chi phí rất thấp và được hướng dẫn vận hành rất hiệu quả.

Ông Sanket Ray, Tổng Giám đốc Coca-Cola Việt Nam phát biểu tại Hội thảo Hội thảo "Tiếp sức DNNVV Việt Nam trong cách mạng công nghiệp 4.0 & Lễ công bố các DN đạt chuẩn gia nhập chuỗi cung ứng của Coca-Cola" ngày 23/10 tại TP. Hồ Chí Minh

Tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia cũng đồng nghĩa các doanh nghiệp phải tuân thủ các cam kết về chất lượng hàng hóa, dịch vụ, các giá trị mà tập đoàn đặt ra như trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường... Đó cũng chính là những tiêu chuẩn mà Kolati muốn theo đuổi để xây dựng thương hiệu và tạo nên giá trị khác biệt. Theo ông Mã Xuân Tuấn, với sự hỗ trợ của các tập đoàn toàn cầu, công nghệ, thị trường không còn là thách thức lớn với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay chính là những vướng mắc về mặt chính sách, thủ tục hành chính. Chủ trương của Nhà nước là cởi trói cho doanh nghiệp tư nhân, nhưng việc thực thi chính sách ở cấp cơ sở lại không đạt được hiệu quả như kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp. Ông Sanket Ray, Tổng Giám đốc Coca-Cola Việt Nam chia sẻ: ”Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang ngày càng tác động mạnh mẽ đến tất cả quốc gia trên toàn thế giới, đây là thời điểm vai trò của các công ty đa quốc gia như Coca-Cola cần được tích cực phát huy trong quá trình đẩy mạnh nâng cao sự tự tin của các SME, giúp các doanh nghiệp có thể thừa hưởng những thành tựu công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong sản xuất

để tăng cường hiệu kinh doanh, nhanh chóng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu”. “Với Coca-Cola Việt Nam, chúng tôi cam kết phát triển bền vững và góp phần hỗ trợ hệ sinh thái các doanh nghiệp Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh tế cả hai quốc gia là một trong những mục tiêu dài lâu. Các chuỗi hội thảo thành công trước đây, và trong năm nay là chương trình cố vấn cho các DNNVV, đã thể hiện rõ cam kết của chúng tôi đối với việc tập trung phát triển các DNNVV tại địa phương cũng như đồng hành cùng chính phủ Việt Nam ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm trong xã hội”, ông Sanket Ray cho biết thêm. Do đó, muốn doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, bên cạnh việc mở rộng hội nhập kinh tế, các cơ quan quản lý cần có giải pháp quyết liệt hơn trong việc minh bạch hóa và thống nhất việc thực hiện chính sách ở các cấp. Chỉ khi nào doanh nghiệp thoát cảnh chờ đợi các thủ tục, giấy phép thì mới có thể nắm bắt cơ hội kinh doanh và đóng góp thiết thực vào sự phát triển chung của kinh tế đất nước. Tổng hợp từ Diễn đàn Doanh nghiệp, Vietnam.net, TTXVN, Tuoitre.vn www.vcci-hcm.org.vn

l

VCCI-HCM .5


n HOẠT ĐỘNG VCCI-HCM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ KẾT NỐI NGÂN HÀNG - DOANH NGHIỆP 2017

Chủ trì Hội thảo là Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú và Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng. Hội thảo có sự tham dự của đại diện UBND TP Hồ Chí Minh, các Vụ, Cục NHNN, nhiều chuyên gia kinh tế, tài chính - ngân hàng, các Hiệp hội, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng...

Sáng ngày 19/10, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo Nâng cao hiệu quả chương trình Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp 2017".

C

hương trình Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp được khởi đầu từ TP. Hồ Chí Minh tháng 7/2012 với sự vào cuộc của ngành Ngân hàng, cấp ủy chính quyền địa phương các cấp đã nhanh chóng lan tỏa và đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc xử lý những vướng mắc trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, kịp thời giải quyết nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp để phục vụ sản xuất kinh doanh. Đến nay, Chương trình đã được nhân rộng triển khai trên toàn quốc với nhiều hình thức đa dạng và

6. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn

phong phú. Đây là chương trình phối hợp trên phạm vi rộng có hiệu quả, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, góp phần thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương. Với những kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2014 - 2016 và để phát huy hơn nữa hiệu quả của Chương trình, ngày 30/03/2017, NHNN đã có văn bản yêu cầu NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố và các TCTD tiếp tục đẩy mạnh triển khai Chương trình Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp trên toàn quốc bằng việc đổi mới cách thức

thực hiện, xây dựng các sản phẩm tín dụng linh hoạt, triển khai các chương trình tín dụng gắn với chuyên đề, chương trình và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, thành phố, đổi mới quy trình thủ tục và rút ngắn thời gian giải quyết cho vay nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn vay phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh. Thông qua việc triển khai đồng bộ, linh hoạt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và tín dụng đã góp phần đưa tín dụng toàn nền kinh tế tăng ngay từ đầu năm và kết quả 9 tháng đầu năm 2017 đã tăng 12,16% so với cuối năm 2016, là mức tăng trưởng khá cao so với một số năm gần đây. Trong đó, tín dụng nông nghiệp nông thôn tăng khoảng 17,6%, tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp tăng 17,75%, xây dựng tăng 19%, tín dụng lĩnh vực thương mại và dịch vụ tăng 18,1% so với cuối năm 2016. Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đến cuối tháng 8 chiếm 21% dư nợ nền kinh tế, tăng 7,5% so với 31/12/2016. Tăng trưởng tín dụng đã hỗ trợ tích cực giúp GDP 9 tháng đầu năm tăng 6,41%, cao hơn nhiều so mức tăng 5,99% của 9 tháng đầu năm 2016. Tại Hội thảo, các chuyên gia kinh tế nhận định: Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp thể hiện tính chủ động, sáng tạo của NHNN và các NHTM trong việc tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ưu tiên, doanh nghiệp tham gia mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, doanh nghiệp xuất nhập khẩu... tiếp cận nguồn vốn


HOẠT ĐỘNG VCCI-HCM n ngân hàng để phát triển sản xuất kinh doanh. Đại diện các doanh nghiệp, các TCTD tham gia Hội thảo cũng cho rằng: Chương trình Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp triển khai đã tạo sự gắn kết và mở rộng mối quan hệ đồng hành ngân hàng - doanh nghiệp, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng cho doanh nghiêp, tạo động lực phát triển cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng và nền kinh tế nói chung. Thông qua Chương trình, các TCTD đã kịp thời nắm bắt thông tin, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng bằng việc đối thoại trực tiếp, nhanh chóng giải quyết nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi suất hợp lý, giảm bớt những khó khăn về vốn và chi phí lãi vay giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh. Tổng hợp

Toàn cảnh buổi Hội thảo ngày 19/10 tại TP.HCM

DIỄN ĐÀN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - BRAZIL Chiều 27/10, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức diễn đàn thương mại Việt Nam - Braxin tại TP. Hồ Chí Minh nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp (DN) hai nước kết nối, giao thương.

Việt Nam - Braxin có mối quan hệ hữu nghị từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1989. Kim ngạch thương mại hai chiều liên tục tăng trưởng và đã đạt 3 tỷ USD vào năm 2016. Trong 6 tháng đầu năm 2017, kim ngạch hai chiều Việt Nam và Braxin đạt khoảng 1.730 triệu USD, tăng khoảng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu của Braxin sang Việt Nam đạt 665 triệu USD và Braxin nhập khẩu từ Việt Nam đạt giá trị 1.065 triệu USD. Xuất khẩu các sản phẩm chính của Việt Nam sang Braxin trong 6 tháng đầu năm 2017 đều tăng, như: Điện thoại và thiết bị điện tử tăng hơn 57%; thủy sản tăng 43%; cao su, sản phẩm cao su tăng 73%, sợi tổng hợp tăng hơn 300%, sản phẩm dệt may, sản phẩm sắt thép, nhựa và thực phẩm đều có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao. Trong những năm gần đây, kinh tế Braxin đã phát triển vượt bậc và xếp vào nhóm 5 nền kinh tế lớn mới nổi (BRICS), một thị trường lớn nhiều tiềm năng với 200 triệu dân. Việt Nam là thị trường gần 100 triệu dân, là cửa ngõ tiếp cận thị trường Đông Nam Á. Hai bên đều mong muốn tăng cường hợp tác kinh tế, phát triển đầu tư và cùng phối hợp tháo gỡ các rào cản, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN hai nước hợp tác đầu tư kinh doanh; đồng thời mong muốn hai nước thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác như khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, nông nghiệp; mong muốn xuất khẩu một số sản phẩm có thế mạnh sang Việt Nam, trong đó có thịt bò. Tại diễn đàn thương mại Việt Nam - Braxin, các DN Việt Nam có cơ hội để cập nhật những thông tin về quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước, chính sách khuyến khích các hoạt động thương mại và đầu tư cũng như giải đáp những thắc mắc khi tiến hành các hoạt động hợp tác, kinh doanh và đầu tư trong các lĩnh vực thế mạnh của Braxin, đồng thời mở rộng cơ hội hợp tác kinh doanh, thương mại giữa hai nước. Theo thoibaotaichinhvietnam.vn

www.vcci-hcm.org.vn

l

VCCI-HCM .7


n HOẠT ĐỘNG VCCI-HCM

DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM - TATARSTAN Nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Cộng hòa tự trị Tatarstan (thuộc Liên bang Nga), ngày 20/11, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Tatarstan do Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh (VCCI-HCM) và Bộ Công Thương Tatarstan tổ chức đã diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh với sự tham dự của 50 doanh nghiệp Việt Nam và Tatarstan.

Tổng thống CH Tatarstan R.N.Minnikhanov phát biểu tại Diễn đàn

P

hát biểu tại diễn đàn, ông Rustam Minnikhanov, Tổng thống Tatarstan cho rằng, trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Liên bang Nga và Việt Nam đã được thử thách, khẳng định qua thời gian, Liên bang Nga, trong đó có Tatarstan và Việt Nam có rất nhiều cơ hội thuận lợi để tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ hợp tác cùng có lợi, đặc biệt trong các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm. Giới thiệu về tiềm năng kinh tế của Tatarstan, ông Rustam Minnikhanov nhấn mạnh: Tatarstan và Việt Nam, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều cơ hội thúc đẩy sự hợp tác, nhất là trong các lĩnh vực Tatarstan có thế mạnh và Thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu như phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo, công nghệ cao. Bên cạnh đó, Thành phố Hồ Chí Minh và Tatarstan có nhiều cơ hội đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực hai bên cùng có tiềm năng như thương mại, du lịch, giáo dục, văn hóa và thể thao. Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê

8. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn

Phó Chủ tịch thường trực UBND Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm phát biểu tại Diễn đàn

Thanh Liêm đánh giá cao sáng kiến tổ chức Diễn đàn, tạo cơ hội cho doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và Tatarstan tìm hiểu, kết nối, tăng cường các hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư mang lại lợi ích cho cả hai bên, góp phần tích cực vào củng cố, phát triển mối quan hệ giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Tatarstan cũng như quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga nói chung. Ghi nhận những chia sẻ về tiềm năng kinh tế của Tatarstan, ông Lê Thanh Liêm nhấn mạnh, trong quá trình xây dựng và phát triển, Thành phố quan tâm và coi trọng sự đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt trong 4 ngành công nghiệp trọng điểm là chế biến tinh lương thực - thực phẩm, hóa chất - cao su, cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin. Thành phố rất quan tâm đến sự hỗ trợ góp sức của các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Nga và Tatarstan để phát triển Thành phố một cách bền vững. Tại Diễn đàn, Tổng lãnh sự Liên bang Nga tại Thành phố Hồ Chí Minh,

ông Aleksey Popov cho rằng, trên cơ sở mối quan hệ hợp tác truyền thống tốt đẹp giữa Liên bang Nga và Việt Nam đã được lãnh đạo hai Nhà nước quan tâm, vun đắp, mối quan hệ giữa các nước Cộng hòa thuộc Liên bang Nga với các địa phương của Việt Nam, đặc biệt các tỉnh phía Nam Việt Nam đã và đang ngày càng được thắt chặt, đi vào hiệu quả thiết thực. Chuyến thăm và làm việc của Tổng thống Rustam Minnikhanov tại Thành phố Hồ Chí Minh và Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam -Tatarstan sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Tatarstan và Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh các hoạt động giao thương, hợp tác lâu dài, cùng có lợi, góp phần thiết thực vào việc củng cố, phát triển hơn nữa quan hệ giữa Tatarstan và Thành phố Hồ Chí Minh. Nhân dịp này, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh và Phòng Thương mại Tatarstan đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác, trong đó hai bên cam kết thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác và trao đổi kinh tế giữa


SỰ KIỆN SẮP TỚI n

TRIỂN LÃM & GIAO LƯU THƯƠNG MẠI

CAPINDIA 2018

Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam cập nhật thông tin, tiếp cận thị trường cung ứng nguồn nguyên liệu sản xuất ổn định và tìm kiếm cơ hội hợp tác thương mại, đầu tư và chuyển giao công nghệ... Chi Nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại TP.HCM (VCCI-HCM) tổ chức: Đoàn Doanh nghiệp tham dự chương trình: TRIỂN LÃM & GIAO LƯU THƯƠNG MẠI CAPINDIA 2018 • Chi phí: 8.500.000 VNĐ (bao gồm vé máy bay khứ hồi TP.HCM - Mumbai, 2 đêm khách sạn 5*, ăn uống, đưa đón sân bay, visa, bảo hiểm, hỗ trợ bố trí chương trình, đăng ký, xếp lịch làm việc). Doanh nghiệp tham gia đoàn được nhận tài trợ vé máy bay từ Ban Tổ chức Ấn Độ (1 doanh nghiệp/1 người). • Đối tượng tham gia: Các doanh nghiệp trong các lĩnh vực liên quan. Hồ sơ doanh nghiệp sẽ gửi cho Ban Tổ chức Ấn Độ xét duyệt tài trợ.

Triển lãm CAPINDIA lần thứ 3 được Hội đồng Xúc tiến XK Hóa chất - Mỹ phẩm Ấn Độ (CHEMEXCIL), Hội đồng Xúc tiến XK Nhựa (PLEXCONCIL), Hội đồng Xúc tiến XK Hóa chất và Sản phẩm liên quan (CAPEXIL) và Hội đồng Xúc tiến XK Shellac và Lâm sản (SHEFEXIL) tổ chức tại thành phố Mumbai từ ngày 22 - 25/3/2018 với sự bảo trợ của Bộ Công Thương Ấn Độ. Đây là Triển lãm và Giao lưu Thương mại giữa các đối tác trong lĩnh vực Hóa chất; Nhựa; Vật liệu xây dựng; Khoáng sản và các sản phẩm liên quan...

Thời gian: từ ngày

22 - 25/3/2018

Địa điểm: Thành phố Mumbai (Ấn Độ) Doanh nghiệp có nhu cầu tham dự, vui lòng liên hệ: PHÒNG GIAO DỊCH QUỐC TẾ, VCCI-HCM ĐT: 028. 3932 7301; Fax: 028. 3932 5472 C. Như – DĐ: 0908 171 114; Email: quynh.nhu@vcci-hcm.org.vn

doanh nghiệp hai nước. Hai bên sẽ hỗ trợ, thúc đẩy việc ký kết thực hiện các hợp đồng kinh tế, thương mại giữa các công ty, doanh nghiệp liên quan của mình; cùng nghiên cứu phát triển các khả năng, cơ hội hợp tác kinh tế và trao đổi thương mại giữa hai bên; trao đổi thông tin và ấn phẩm về ngoại thương, sản xuất, xuất khẩu nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp hai bên có quan tâm về tình hình kinh tế, xu hướng đầu tư, các thông tin về pháp luật, quy định kinh tế của hai nước. Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại TP.HCM ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với Phòng Thương mại Tatarstan

www.vcci-hcm.org.vn

l

VCCI-HCM .9


n DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

DANH MỤC CÁC VĂN BẢN MỚI VỀ LĨNH VỰC THUẾ TỪ THÁNG 09/2016 ĐẾN THÁNG 11/2017 I. THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1. Văn bản hợp nhất số 13/VBHNBTC ngày 15/5/2017 của Bộ Tài chính hợp nhất các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT. 2. Thông tư số 173/2016/TT-BTC ngày 28/10/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khổ thức nhất Khoản 3 Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về chứng từ thanh toán qua ngân hàng. 3. Thông tư số 31/2017/TT-BTC ngày 18/4/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 99/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý hoàn thuế GTGT. 4. Thông tư số 93/2017/TT-BTC ngày 19/9/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Khoản 3, Khoản 4 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013.

II. THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT 1. Văn bản hợp nhất số 12/VBNHBTC ngày 15/5/2017 của Bộ Tài chính hợp nhất các Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều Luật thuế TTĐB và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thuế TTĐB. 2. Thông tư số 20/2017/TT-BTC ngày 6/3/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 8 Thông tư số 195/TT-BTC ngày 24/11/2015 (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính) về thuế TTĐB.

III. THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1. Văn bản hợp nhất số 11/VBHNBTC ngày 15/5/2017 của Bộ Tài chính hợp nhất các Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của CP quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN.

2. Thông tư số 28/2017/TT-BTC ngày 12/4/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.

IV. HÓA ĐƠN 1. Thông tư số 37/2017/TT-BTC ngày 27/4/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2017/TTBTC ngày 31/3/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn tự in.

V. XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HÓA ĐƠN 1. Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn. 2. Thông tư số 176/2016/TT-BTC ngày 31/10/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17/1/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn.

VI. QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ GIAO DỊCH LIÊN KẾT 1. Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. 2. Thông tư số 41/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

10. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn


DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT n

DANH MỤC CÁC VĂN BẢN MỚI VỀ LĨNH VỰC HẢI QUAN TỪ THÁNG 10/2016 ĐẾN NAY VII. PHÍ VÀ LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ

I. CÁC QUY ĐỊNH MỚI VỀ THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU

1. Thông tư số 304/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính về việc ban hành Bảng giá tính lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy.

1. Nghị định 167/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 về kinh doanh hàng miễn thuế. 2. Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. 3. Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ Tài chính ban hành danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam.

VIII. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI 1. Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 9/9/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền đất, thuê mặt nước. 2. Nghị định số 35/2017/NĐ-CP ngày 3/4/2017 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuế mặt nước trong khu kinh tế, khu công nghệ cao. 3. Nghị định số 123/2017/NĐ-CP ngày 14/11/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuế mặt nước. 4. Thông tư số 89/2017/TT_BTC ngày 23/8/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 35/2017/NĐ-CP ngày 3/4/2017 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước trong Khu kinh tế, Khu công nghệ cao.

IX. PHỤ LỤC Bản tóm tắt dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ và Nghị định số 12/2015/ NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ.

FOOTER: 18x3cm

II. CÁC CHÍNH SÁCH MỚI KHÁC 1. Quyết định số 15/2017QĐ-TTg ngày 12/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập. 2. Quyết định số 43/2017/QĐ-TTg ngày 26/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định trách nhiệm về việc thực hiện thủ tục hải quan đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thông qua cơ chế một cửa quốc gia. 3. Quyết định số 38/2017/QĐ-TTg ngày 18/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc chuyển cửa khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu về làm thủ tục hải quan tại cảng cạn ICD Mỹ Đình, thành phố Hà Nội. 4. Thông tư số 84/2017/TT-TC ngày 15/8/2017 hướng dẫn chi tiết một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ. 5. Thông tư số 52/2017/TT-BTC ngày 19/5/2017 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 120/2015/TT-BTC ngày 14/8/2015 quy định về mẫu, chế độ in, phát hành, quản lý và sử dụng tờ khai hải quan chung cho người xuất cảnh, nhập cảnh. 6. Thông tư số 274/2016/TT_BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính về việc thí điểm khai số vận đơn trên tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện quản lý, giám sát hàng hóa tự động. 7. Quyết định 1593/QĐ-BTC ngày 15/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thí điểm khai số vận đơn trên tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện quản lý, giám sát hàng hóa tự động. 8. Quyết định số 2061/QĐ-BTC ngày 13/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc áp dụng thí điểm quản lý, giám sát hải quan tự động đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

Vào Cánh Cửa Xanh HÃY LỰA CHỌN ĐÚNG! CHÍNH THỨC MỞ THÊM VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI HÀ NỘI!

tầng 19, Tòa nhà VCCI số 9 Đào Duy Anh, Quận Đống Đa

(+84 24) 7308 6699

www.vcci-hcm.org.vn

l

VCCI-HCM .11


n ĐIỂM NHẤN THỊ TRƯỜNG

SẢN PHẨM BẢO VỆ THỰC VẬT TIỀM NĂNG TRONG MÙA VỤ 2018 NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Hiện nay, lúa, ngô và sắn là ba cây trồng chủ lực, được ưu tiên phát triển trong tầm nhìn chiến lược đến năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (NN&PTNT)

SẢN LƯỢNG LÚA, NGÔ VÀ SẮN GIAI ĐOẠN 2014-2016

Lúa gạo là mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam cả nội địa lẫn xuất khẩu. Tuy nhiên, trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp và sụt giảm xuất khẩu, năng suất lúa cả nước sụt giảm đáng kể, chỉ còn 5,6 tấn/ ha vào năm 2016

Lúa

Lúa, Ngô, Sắn

45,1

Sản lượng (SL) cây trồng đơn vị: triệu tấn

45,0

n SL lúa n SL ngô n SL sắn

10,2

5,2

5,3

2014

Lúa, Ngô, Sắn

Mặc dù ngô là cây trồng nhiều thứ hai cả nước nhưng Việt Nam đang dần nhập khẩu ngô nhiều nhất thế giới khi sản lượng gieo trồng không đáp ứng đủ nhu cầu chăn nuôi trong nước trong 3 năm qua.

43,6

10,7

5,2

2015

10,9

2016

Nguồn: Tổng cục Thống kê

DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ SẢN LƯỢNG LÚA THEO VÙNG NĂM 2016

Ngô, Sắn

24.227

n Diện tích gieo trồng (nghìn ha)

Lúa

n Sản lượng (nghìn tấn)

6.579

Ngoài ra, sắn cũng là giống cây chủ lực với sản lượng luôn trên 10 triệu tấn/năm, đạt 11 triệu tấn năm 2016.

6.879 4.295

3.388

BẢN ĐỒ CÁC LOẠI CÂY NÔNG NGHIỆP CHÍNH THEO VÙNG Nguồn: Tổng cục Thống kê Nguồn: Ipsos Business Consulting

683 Trung Du và Miền núi Bắc Bộ

1.094

1.215

233

1.169

Đồng bằng Bắc Trung Bộ Tây Nguyên Sông Hồng và Duyên Hải Trung Bộ

270

1.369

Nam Trung Bộ

Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL)

Nguồn: Tổng cục Thống kê

GDP NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC NĂM 2015

TRIỂN VỌNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Sản lượng (triệu tấn)

250

Ipsos Business Consulting thấy rằng khối các nước CLMV (bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) cùng với Thái Lan là những điểm đến đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp nông nghiệp có nhu cầu mở rộng thị trường sang các nước Đông Nam Á.

200 150 100 50 0

0

5

10

15

20

25

30

Diện tích gieo trồng (triệu ha)

l Thái Lan

l Campuchia

l Lào

l Myanmar

l Việt Nam

Nguồn: Ipsos Business Consulting

12. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn

Xét về tổng giá trị ngành nông nghiệp, sản lượng gieo trồng và diện tích gieo trồng, nông nghiệp tại Việt Nam và Myanmar có tầm nhìn đặc biệt triển vọng so với Campuchia và Lào.


ĐIỂM NHẤN THỊ TRƯỜNG n CÁC SẢN PHẨM BẢO VỆ THỰC VẬT Nhập khẩu phân bón 6 tháng đầu năm tăng 26,7% về số lượng so với cùng kỳ. Nhu cầu thị trường rất lớn với khoảng 110 nghìn tỷ đồng chi cho phân bón hàng năm, dự báo sẽ tăng trưởng nhờ tình hình thời tiết và thổ nhưỡng thuận lợi hơn vào năm nay. Bên cạnh tín hiệu đáng mừng về việc giảm phụ thuộc vào phân bón Trung Quốc, ngành phân bón nội địa chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực do sự chuyển dịch cơ cấu các loại cây trồng và vấn đề giảm chất lượng, nhập lậu.

PHÂN BÓN

Thuốc trừ sâu phổ biến nhất ở ĐBSCL vì nông dân chuộng biện pháp cấp tốc và trồng tập trung một loại cây nhất định. Theo Bộ NN&PTNT, 5 tháng đầu năm thuốc trừ sâu và nguyên liệu nhập khẩu gần 9.000 tỷ đồng, tăng 41,1% so với cùng kỳ năm 2016.

THUỐC TRỪ SÂU

Việc nhập khẩu nguyên liệu thuốc trừ sâu đang áp thuế ở mức 0% và quy mô ngành đang có xu hướng tăng lên đáng kể, cho thấy tiềm năng phát triển của ngành vẫn còn rất khả quan. Tuy vậy, ngành thuốc trừ sâu phải đối mặt với các vấn đề như độ đảm bảo của thuốc, việc lạm dụng thuốc, và xu hướng giảm diện tích canh tác. Thuốc diệt nấm chiếm phân khúc lớn nhất trong ngành thuốc bảo vệ thực vật. Năm 2016, giá trị ngành này đạt 1,14 tỷ USD, trong đó thuốc diệt nấm chiếm tới 22-23%.

THUỐC DIỆT NẤM

Việc sử dụng thuốc diệt nấm tăng ổn định những năm gần đây cùng với việc nhập khẩu thuốc BVTV tăng mạnh 43% trong 5 tháng đầu năm cho thấy tiềm năng phát triển của ngành thuốc. Thách thức với ngành vẫn là các vấn đề xoay quanh độ an toàn, chất lượng cũng như nạn lạm dụng thuốc.

NHẬN ĐỊNH CỦA IPSOS BUSINESS CONSULTING

THÚC ĐẨY

Với tốc độ công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhanh, nguồn lực trong nông nghiệp bị sụt giảm nhưng nhu cầu về thành phẩm, chất lượng vẫn tăng kéo theo việc sử dụng công nghệ khoa học nhiều hơn nhằm tăng năng suất cây trồng. Nghị định 202/2013/NĐ-CP: đảm bảo chất lượng các loại thuốc sử dụng cho mùa màng cũng như giảm thiểu lượng thuốc trừ sâu và phân bón nhập khẩu nhằm hỗ trợ và thúc đẩy sản phẩm trong nước. Chính sách tăng sản lượng gạo xuất khẩu sang Đài Loan, Mã Lai, Singapore, Mỹ và Úc sẽ góp phần tăng giá trị thương hiệu gạo Việt Nam giúp doanh thu tăng từ 3 tỷ USD (2017) lên đến 3.5 tỷ USD (2020). Từ đó, lượng tiêu thụ sản phẩm bảo vệ mùa màng cũng được gia tăng. Việc sử dụng sản phẩm đúng cách vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Nông dân vẫn chưa có biện pháp bảo hộ phù hợp cộng với việc lạm dụng thuốc dẫn đến năng suất chưa đạt hiệu quả tối ưu. Tình trạng hàng giả, hàng nhái kìm hãm khả năng tăng năng suất. * Trang thông tin này được thực hiện với sự cộng tác của Ipsos Business Consulting

www.vcci-hcm.org.vn

l

VCCI-HCM .13


n GÓC NHÌN TRUYỀN THÔNG

NẾU CHỈ CÓ

"NỘI DUNG" THÌ CHƯA ĐỦ

Trong một thời gian dài, các nhà quản lý thương hiệu đầu tư rất kỹ phần nội dung của mình một cách sáng tạo và tương tác để thuyết phục người tiêu dùng mua sản phẩm. Câu khẩu hiệu nội dung lên ngôi được dùng như là từ khóa trong các hội thảo về kỹ thuật số. Điều này không có gì là sai cả. Nhưng khi cuộc chơi bắt đầu thay đổi từ kỷ nguyên nội dung sang kỷ nguyên những mối quan hệ, có vài điều nhà quản lý thương hiệu nên lưu ý.

K

hi nội dung được phát, thương hiệu sẽ được biết đến dựa vào số lần hiển thị hoặc số lần người tiêu dùng xem nội dung trên. Tuy nhiên các nhà quản lý thương hiệu thường quên rằng việc thấy mẩu nội dung này chỉ là phần mở đầu trong hành trình mua sắm của người tiêu dùng. Phần quan trọng tương tác mới là điểm mấu chốt để chuyển người tiêu dùng sang việc mua sản phẩm. Khi người tiêu dùng bỏ thời gian để hỏi thông tin về sản phẩm hay dịch vụ, đưa ra lời khiếu nại hoặc lời khen... thì họ xứng đáng để các thương hiệu lưu tâm đến. Chúng tôi đã làm một khảo sát nhỏ với sáu website thuộc thương hiệu trong và ngoài nước tại Việt Nam, tìm hiểu về việc người tiêu dùng tìm kiếm gì từ những website trên và cách các thương hiệu trả lời ra sao. Việc quản lý các mẩu hội thoại là việc cần thiết từ việc quản lý cộng đồng truyền thống, nhưng thường không được chú ý từ các thương hiệu. Thương hiệu thường

KHOẢNG 60% NGƯỜI TIÊU DÙNG TÌM KIẾM TRÊN MẠNG XÃ HỘI ĐỂ HỎI VỀ THÔNG TIN CĂN BẢN CỦA SẢN PHẨM 74%

TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Số câu hỏi

46%

XE MÁY

THƯƠNG HIỆU QUỐC TẾ

73%

66%

60%

47%

BẢO HIỂM

THƯƠNG HIỆU QUỐC TẾ

BÁN LẺ

THƯƠNG HIỆU TRONG NƯỚC

14 14.. VCCI-HCM VCCI-HCM ll www.vcci-hcm.org.vn www.vcci-hcm.org.vn

NGÂN HÀNG BÁN LẺ THƯƠNG HIỆU TRONG NƯỚC

VẬN CHUYỂN THƯƠNG HIỆU TRONG NƯỚC

BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG THƯƠNG HIỆU TRONG NƯỚC

đánh giá thấp tầm quan trọng của việc giao lưu, tương tác với người tiêu dùng vì họ không nhìn trước những hậu quả hoặc tiềm năng có thể xảy ra. Dưới đây là 4 tình huống mà các thương hiệu thường bỏ qua khi có cơ hội xây dựng mối quan hệ với người tiêu dùng: 1. Bỏ qua hoàn toàn: thương hiệu bỏ qua hoàn toàn việc trả lời người tiêu dùng và để họ tự trao đổi với nhau. 2. “Cắt - dán”: dùng câu trả lời mẫu như “hãy vào trang chủ của chúng tôi để xem cửa hàng gần nhất hoặc tìm hiểu thêm trên trang web chính thức của chúng tôi”. 3. Trả lời qua loa: đưa ra những câu trả lời chung chung. Ví dụ (a) câu hỏi: ngân hàng bạn có những loại thẻ nào; (b) trả lời “chúng tôi có 4 loại thẻ: thẻ tiêu chuẩn, visa, visa platinum và MasterCard. 4. Đưa tất cả các loại thông tin: đối ngược với kiểu trả lời qua loa, kiểu trả lời này bao gồm rất nhiều loại thông tin với hy vọng người tiêu dùng sẽ không hỏi thêm. Ví dụ: chào anh/ chị [điền tên], cám ơn anh/ chị đã chọn sản phẩm/ dịch vụ của chúng tôi tại cửa hàng [điền tên], cửa hàng bán lẻ tốt nhất 2014. Chúng tôi có loại sữa


tắm với 5 loại hương khác nhau thích hợp cho nhu cầu gia đình bạn, và đã được chứng nhận sản phẩm sạch từ Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Ký (FDA). Sản phẩm anh/ chị chọn hiện không còn hàng nhưng chúng tôi có mùi hương sả, rất sảng khoái và nhẹ nhàng trên da như thể anh/chị đang bước ra từ cánh rừng nhiệt đới. Vui lòng đến cửa hàng gần nhất của chúng tôi [thêm đường link] để thử sản phẩm hoặc nếu anh/ chị cần tư vấn về việc sử dụng sản phẩm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số [điền số]. Giờ làm việc của chúng tôi từ 9h - 17h, từ thứ 2 đến thứ 6. Cám ơn anh/ chị đã liên hệ. Chúc anh/ chị có một ngày vui vẻ”.

TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

NHƯNG THƯƠNG HIỆU KHÔNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU TƯỞNG CHỪNG RẤT ĐƠN GIẢN TỪ NGƯỜI TIÊU DÙNG, VỚI KHOẢNG 60% THƯỜNG BỎ QUA NHỮNG CÂU HỎI TRÊN 84%

83%

78%

% không trả lời hoặc chuyển hướng sang một kênh khác

42%

18%

XE MÁY

THƯƠNG HIỆU QUỐC TẾ

BẢO HIỂM

SIÊU THỊ

THƯƠNG HIỆU QUỐC TẾ

THƯƠNG HIỆU TRONG NƯỚC

Để có thể kéo người tiêu dùng gần hơn đến giai đoạn mua sản phẩm, nhà quản lý thương hiệu cần phải đầu tư nhiều hơn trong phần “quản lý hội thoại”, với 3 bước cơ bản sau đây: 1. Phát triển chiến lược hội thoại Mỗi mẫu hội thoại với người tiêu dùng nên được xem là một cơ hội để củng cố mối quan hệ với người tiêu dùng. Dù đó là việc tăng mối liên hệ của thương hiệu với ngườ tiêu dùng hay tìm kiếm khách hàng tiềm năng, chúng đều đòi hỏi bước chuẩn bị có tính chất chiến lược cùng với kịch bản cụ thể để dần chuyển hướng người tiêu dùng có những động thái tích cực đối với thương hiệu. 2. Pha trộn thông điệp của thương hiệu vào cuộc hội thoại Người tiêu dùng thường không có cảm tình với những thông điệp “máy móc” từ thương hiệu. Họ ưa chuộng những thương hiệu có thể trò chuyện với họ một cách gần gũi hơn. Tạo ra cách tương tác với người tiêu dùng

n Trả lời với thông tin liên quan n không trả lời n Chuyển hướng sang một kênh khác/ trả lời không liên quan

BẢNG BIỂU: THỐNG KÊ PHẦN TRẢ LỜI TRÊN MẠNG XÃ HỘI

16%

17% 4%

30% XE MÁY

BẢO HIỂM

THƯƠNG HIỆU QUỐC TẾ

THƯƠNG HIỆU QUỐC TẾ

79%

HÀNG KHÔNG

57%

13%

THƯƠNG HIỆU QUỐC TẾ

0%

8% 18%

NGÂN HÀNG BÁN LẺ THƯƠNG HIỆU TRONG NƯỚC

80%

44%

40%

3%

BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

36%

22%

THƯƠNG HIỆU TRONG NƯỚC

70%

SIÊU THỊ

THƯƠNG HIỆU QUỐC TẾ

32%

NGÂN HÀNG BÁN LẺ THƯƠNG HIỆU TRONG NƯỚC

HÀNG KHÔNG

BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

THƯƠNG HIỆU TRONG NƯỚC

THƯƠNG HIỆU TRONG NƯỚC

bằng thông điệp cụ thể truyền tải được tinh thần của thương hiệu là cách hiệu quả nhất để kéo người tiêu dùng đến gần với thương hiệu hơn. 3. Phân tích hội thoại Xây dựng cách tiếp cận người tiêu dùng một cách có hệ thống để tìm hiểu những mong muốn của họ thông qua những cuộc hội thoại trước đó sẽ giúp các nhà quản lý thương hiệu có những dữ liệu có giá trị về nhu cầu thực tế của họ. Hệ thống này cũng cho phép thương hiệu đo lường mức độ hiệu quả của chiến lược đối thoại nhằm hướng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh khả quan hơn. Như được đề cập ở trên, nếu chỉ có “nội dung” thì chưa đủ. Xây dựng những hội thoại có ý nghĩa với nội dung phong phú, tạo được sự tương tác với người tiêu dùng sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh mới. Các nhà quản lý thương hiệu có thể bắt đầu với một chương trình thí điểm nhỏ, tập trung vào một nhóm đối tượng cụ thể, phân tích những bình luận và những câu hỏi của họ và có những nội dung tương tác phù hợp để cải thiện tiềm năng mua sắm của họ. Qui trình này có thể tóm gọn như sau: Thí điểm - Phân tích - Điều chỉnh - Lập lại qui trình trên.

68%

www.ogilvy.com * Trang thông tin này được thực hiện với sự cộng tác của Ogilvy Vietnam

www.vcci-hcm.org.vn www.vcci-hcm.org.vn

ll

VCCI-HCM VCCI-HCM ..15 15


ĐOÀN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG CÔ-OÉT Cô-Oét (Kuwait) là quốc gia, với dân số trên 4 triệu người (năm 2016) nằm trong khu vực Trung Đông, nơi có nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt với trữ lượng lớn nhất thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi để hợp tác trong lĩnh vực dầu khí và xuất khẩu lao động của Việt Nam.

Nhằm đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác thương mại song phương trên nhiều lĩnh vực, với sự hỗ trợ của Tổng Lãnh Sự quán Cô-Oét tại TP. HCM, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại TP. HCM (VCCI-HCM) sẽ tổ chức "Đoàn doanh nghiệp VN đi khảo sát thị trường Cô-Oét" với chi tiết như sau:

Toàn bộ địa hình Cô–oét nằm trên sa mạc có hai mùa rõ rệt với khí hậu khắc nghiệt nên không thể phát triển nông nghiệp, hầu như toàn bộ lương thực, thực phẩm đều phải nhập khẩu từ bên ngoài. Vì vậy Việt Nam sẽ có nhiều ưu thế xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp.

• Thời gian: Từ ngày 21 - 26/01/2018

Ngoài khả năng to lớn về công nghiệp khai thác, chế biến, xuất khẩu dầu lửa, nền sản xuất công nghiệp của Cô-Oét chưa phát triển. Để phục vụ cho tiêu dùng, dịch vụ và sản xuất nhỏ tại Cô-Oét đều phụ thuộc vào nhập khẩu. Đây cũng là cơ hội xuất khẩu cho các sản phẩm công nghiệp nhẹ của Việt nam. Cô-Oét có nhu cầu cao nhập khẩu các thiết bị, vật tư, vật liệu dùng trong xây dựng dân dụng, công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí, xây dựng hạ tầng cơ sở, khu công nghiệp,... theo các dự án lớn đã được nhà nước phê duyệt. Đây là tiềm năng xuất khẩu cho các sản phẩm vật liệu xây dựng và là cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Cô-Oét.

• Nội dung làm việc: Đoàn sẽ đến thăm và làm việc với: - Cục kinh tế Bộ ngoại giao Cô-Oét - Phòng Thương Mại và Công nghiệp Cô–Oét - Cơ quan Xúc tiến Đầu tư trực tiếp Cô-Oét - Cơ quan chuyên trách về Nông nghiệp và Nguồn cá Cô-Oét... • Thành phần DN tham gia Đoàn: Các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực như sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu lương thực, thực phẩm; nuôi trồng và xuất khẩu thủy hải sản; xuất khẩu lao động; xây dựng và xuất khẩu vật liệu xây dựng; dầu khí... • Kinh phí: Phía đối tác Cô-Oét sẽ đài thọ chi phí ăn ở (3 đêm khách sạn) và xe cộ đi lại. Doanh nghiệp sẽ chịu chi phí vé máy bay khứ hồi và phí tổ chức chương trình. • Đăng ký: Do giới hạn số lượng thành viên tham gia Đoàn nên BTC VCCI sẽ ưu tiên cho các doanh nghiệp đăng ký trước.

Doanh nghiệp có nhu cầu tham dự, vui lòng liên hệ: PHÒNG GIAO DỊCH QUỐC TẾ, VCCI-HCM ĐT: 028. 3932 5495; Fax: 028. 3932 5472 A. Tuấn - DĐ: 0903 715 167; Email: vantuan@vcci-hcm.org.vn C. Như - DĐ: 0908 171 114; Email: quynh.nhu@vcci-hcm.org.vn


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.