Bản Tin VCCI số 07 ngày 31 tháng 07 năm 2017

Page 1

SỐ

07

THÁNG 7/2017

KÝ BIÊN BẢN HỢP TÁC GIỮA VCCI VÀ HIỆP HỘI THƯƠNG MẠI ĐÀI LOAN XEM TRANG 2

LỄ KẾT NẠP HỘI VIÊN MỚI XEM TRANG 3


n HOẠT ĐỘNG VCCI-HCM

KÝ BIÊN BẢN HỢP TÁC GIỮA VCCI VÀ HIỆP HỘI THƯƠNG MẠI ĐÀI LOAN

N

hằm tăng cường giao lưu và hợp tác giữa VCCI và Hiệp hội Thương mại Đài Loan tại Việt Nam (CTCVN), thúc đẩy giao lưu về các mặt thương mại, đầu tư, trao đổi thông tin hoạt động, kết nối và hỗ trợ doanh nghiệp hai bên,... sau khi thảo luận, VCCI-HCM và CTCVN đồng ý ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác dưới sự chứng kiến của đại diện Văn phòng

Kinh tế Văn hóa Đài Bắc tại TP.HCM (TECO HCM) và Bộ Kinh tế Đài Loan vào chiều ngày 25/07 tại VCCI-HCM. Theo nội dung ký kết, VCCI-HCM và CTCVN cùng nhau hợp tác thực hiện các hoạt động sau: • Trao đổi thông tin hoạt động, phối hợp xúc tiến thương mại, đầu tư, kết nối và hỗ trợ doanh nghiệp hai bên; • Thành lập Tổ tư vấn chuyên trách

171 Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh Tel: 08. 3932 5167 Fax: 08. 3932 5472 Email: ngthanhbinh@vcci-hcm.org.vn Website: www.vcci-hcm.org.vn

để hỗ trợ thường xuyên cho các doanh nghiệp như tiếp nhận, giải đáp các câu hỏi, giải quyết các vướng mắc; tư vấn pháp lý, kinh doanh, đầu tư cho các doanh nghiệp FDI Đài Loan khu vực phía Nam; • Tổ chức Tọa đàm Giao ban hàng quý giữa VCCI-HCM, CTCVN, các đơn vị hữu quan như Sở Kế hoạch đầu tư và các Hội Thương mại/Thương gia Đài Loan tại các tỉnh/thành phố khu vực phía Nam; • Tổ chức Hội nghị Đối thoại thường niên doanh nghiệp FDI Đài Loan khu vực phía Nam với sự tham gia đối thoại của Đại diện VCCI-HCM, TECO HCM/ Taiwan Desk, UBND tỉnh và các sở ngành, các Hội Thương mại/Thương gia Đài Loan tại các tỉnh/thành phố khu vực phía Nam. Tính đến hết tháng 06/2017, Đài Loan là quốc gia có vốn FDI vào Việt Nam lớn thứ 4 với 2.511 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký trên 30,55 tỷ USD, xếp sau Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore.

Chịu trách nhiệm xuất bản: Ông Nguyễn Thanh Bình Phụ trách TT Thông tin Thương mại VCCI-HCM Biên tập: TT Thông tin Thương mại VCCI-HCM Trình bày: VCCI-HCM

GPXB số 01/QĐ-XBBT-STTTT do Sở TTTT cấp ngày 28/01/2016. In tại Công ty Itaxa . Nộp lưu chiểu tháng 08/2017

2. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn


HOẠT ĐỘNG VCCI-HCM n

DANH SÁCH HỘI VIÊN MỚI KẾT NẠP THÁNG 07/2017

3531. CTCP GOODS LINK ĐC: 157/59/2T2 Dương Bá Trạc, P.1, Q.8, TP.HCM ĐT: (84-28) 3851 0187 Fax: (84-28) 3851 0177 Email: tracy@goli.com.vn Web: www.goli.com.vn Hỗ trợ vận tải bằng đường biển. Xuất khẩu các mặt hàng nông sản: rau củ quả. 3532. CTY TNHH ĐÀO TẠO TƯ VẤN PDCA - VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI TP.HCM ĐC: Lầu 4, Số 376 Võ Văn Tần, P.5, Q.3, TP.HCM ĐT: (84-9) 4760 2266 Email: info@pdca.vn; nguyenvankien@.pdca.vn Web: www.pdca.vn Đào tạo và tư vấn doanh nghiệp.

3533. CTY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU LOUIS RICE ĐC: 678 Kinh Dương Vương, P. An Lạc, Q. Tân Bình, TP.HCM. ĐT: (84-28) 8859 9599 Email: info@louisrice.vn; nguyenchauminhkhanh@gmail.com; longvn@louisrice.vn Web: www.louisrice.vn Kinh doanh các loại gạo, tiêu, điều, trái nhàu khô. 3534. CTCP QUẢN LÝ & KHAI THÁC CẢNG QUỐC TẾ LONG AN ĐC: Ấp Tân Hòa, Xã Tân Lập, Huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An ĐT: (84-28) 3997 2979 Fax: (84-28) 3997 2009 Email: info@longsport.com; phuongho@longanport.com Web: www.longanport.com Khai thác cảng. www.vcci-hcm.org.vn

l

VCCI-HCM .3


n HOẠT ĐỘNG VCCI-HCM

3535. CTCP TRUYỀN THÔNG QUẢNG CÁO SONG HÀNH ĐC: 57 - 59 Hồ Tùng Mậu, P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM ĐT: (84-28) 3914 6430 Fax: (84-28) 3914 6432 Email: kimdung2112@gmail.com; myhoaacc@gmail.com Web: www.songhanhad.com In ấn lên giấy, quà tặng và kinh doanh quà tặng doanh nghiệp như: lịch cuối năm, bao lì xì, tờ rơi, catalogue, bao lô, áo mưa, nón bảo hiểm, viết, túi vải...

3538. CTCP ĐẦU TƯ & THƯƠNG MẠI BÔNG SEN ĐỎ ĐC: 3-5/1 Phan Văn Trưởng, P. Cầu Ông Lãnh, Q.1, TP.HCM ĐT: (84-28) 3829 6942 Fax: (84-28) 3829 2584 Email: imex@redlotus.com.vn; dangkhoa@redlous.com.vn Web: www.redlotus.com.vn Xuất nhập khẩu: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, nhập khẩu thiết bị gia dụng, công cụ cầm tay, thực phẩm chức năng. Kinh doanh và đầu tư: mua bán và cho thuê bất động sản...

3536. CTY TNHH MAY TRÀ VINH ĐC: Ấp Vĩnh Yên, Xã Long Đức, TP. Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh ĐT: (84-294) 3846 877 Email: travinhgarment@gmail.com; fm.mtv@phonglanjsc.com.vn Sản xuất, gia công may mặc nội địa & xuất khẩu.

3539. CTCP ĐẦU TƯ QUẢNG CÁO SONG HÀNH ĐC: 120/915B Nguyễn Kiệm, P.3, Q. Gò Vấp, TP.HCM ĐT: (84-28) 3914 6430 Email: myhoaacc@gmail.com In ấn, ấn phẩm lịch Bloc, các mặt hàng quà tặng, tổ chức hội nghị, sự kiện. 3540. CTY TNHH XÂY LẮP TỔNG HỢP VÀ THƯƠNG MẠI PHÚC THỊNH ĐC: Tân Hòa, Xã Xuân Sơn Nam, Huyện Đồng Xuân, Tỉnh Phú Yên ĐT: 0902 468 057 Email: ngovanphuc1810@gmail.com Công nghiệp, Thương mại & xuất nhập khẩu. 3541. CTCP BẤT ĐỘNG SẢN ODI LAND ĐC: Số 2 Nguyễn Hoàng, P.An Phú, Q.2, TP.HCM ĐT: (84-28) 8870 9339 Email: thangtran109@gmail.com Web: www.odiland.vn Phân phối và môi giới các dòng bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp của tập đoàn Vingroup.

3537. CTY TNHH MTV TMDV XNK TÂN CƯỜNG LÂM ĐC: 7/2 Trần Thái Tông, P.15. Q.Tân Bình, TP.HCM ĐT: (84-28) 6295 8209 Fax: (84-28) 6295 8209 Email: longtancuonglam4579@gmail.com Web: www.tancuonglam.com Công nghiệp: Kinh doanh máy móc, phụ kiện thiết bị ngành công nghiệp. Nông nghiệp: Kinh doanh thương mại: Gạo, hạt điều, các loại đậu, tiêu, trà. Thương mại: XNK, nông nghiệp, công nghiệp, thực phẩm, hàng tiêu dùng...

4. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn

3542. VPĐD KOMERI CO., LTD TẠI TP.HCM ĐC: Tầng 5, Số 289 Đinh Bộ Lĩnh, P.26, Q. Bình Thạnh, TP.HCM ĐT: (84-28) 3511 8001 Fax: (84-28) 3511 8003 Email: thuthuy@komeri.com.vn; thanhhuyen@komeri.com.vn Web: www.komeri.bit.or.jp/en Tìm hiểu thị trường, liên lạc, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của KomeriCO.,Ltd tại VN trong lĩnh vực: kinh doanh thiết bị nhà ở như vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng trong quá trình thi công dân dụng, kiến trúc,... thiết bị dùng trong nông nghiệp, hàng nhu yếu phẩm, gia dụng, đồ trang trí, hàng may mặc, đồ thủ công mỹ nghệ...


HOẠT ĐỘNG VCCI-HCM n

3543. CTCP GRAND ASTER ĐC: Phòng 5, Tầng 7, Bitexco Financial Tower, 2 Hải Triều, P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM ĐT: (84-28) 6656 7007; 0911 74 7274 Email: info@grandaster.com; nhung.newvina@gmail.com Web: www.grandaster.com Hoạt động môi giới, tư vấn bất động sản. 3544. CTY TNHH NHẬT NHI TRẦN ĐC: 816 Sư Vạn Hạnh, P.12, Q.10, TP.HCM ĐT: (84-28) 3979 8218; 0903 973775 Email: nptran01@gmail.com; giang.nicky@yahoo.com Web: www.nicky.com.vn Nhập khẩu và phân phối đồ dùng cho Mẹ và Bé. 3545. CTY TNHH MAY TÚI XÁCH HOÀNG KIM ĐC: E2/54B, QL 50, Ấp 5, Xã Phong Phú, Huyện Bình Chánh, TP.HCM ĐT: (84-28) 3761 2826 Fax: (84-28) 3761 3299 Email: hoangkimbag@yahoo.com; sallyngocsally@gmail.com Sản xuất và Gia công ba lô, túi xách, vali hàng xuất khẩu (Liên kết Gia công với doanh nghiệp Hàn Quốc). 3546. CÂU LẠC BỘ DOANH NHÂN NGUYỄN HỮU CẢNH - QUẢNG BÌNH TẠI TP HỒ CHÍ MINH ĐC: 85 Hồ Văn Huê, P.9, Q. Phú Nhuận, TP. HCM ĐT: (84-9) 1318 1882 Email: dnnguyenhuucanh@gmail.com; ngbcao@gmail.com; quanluong59@gmail.com Đa mặt hàng, đa chủng loại, đa dịch vụ, đa ngành nghề. 3547. CTCP ĐẦU TƯ VÀ DU LỊCH ĐÔNG SÀI GÒN ĐC: 24B Nguyễn Thị Định, P. An Phú, Q. 2, TP.HCM ĐT: (84-28) 6688 3456 Email: info@dongsaigontravel.vn; hatrieu@ dongsaigontravel.vn Đầu tư và Du lịch: Tổ chức, Tư vấn, Thiết kế tour du lịch trong nước và Quốc tế. Vận tải - Xây dựng: San lấp và xây dựng công trình.

3548. CTY TNHH VIAGRICO ĐC: 157/64 Đường D2 , P.25, Q. Bình Thạnh , TP.HCM ĐT: (84-28) 3730 8981 Fax: (84-28) 3730 8981 Email: david.doan@viagrico.com Xuất, nhập khẩu nông lâm, thủy hải sản. Sản xuất và kinh doanh balo túi xách và sản phẩm tương tự. Thiết kế và thi công nội, ngoại thất các công trình dân dụng và công nghiệp... 3549. CTY TNHH ZUELLIG PHARMA VN ĐC: Lô 5, Đường Số 2, KCN Tân Tạo ,Q. Bình Tân, TP.HCM ĐT: (84-28) 3910 2650 Fax: (84-28) 3910 2651 Email: nhancongvan@zuelligpharma.com; vmthu@ zuelligpharma.com; tbha@zuelligpharma.com Web: www.zuelligpharma.com Cung cấp dịch vụ bảo quản thuốc, vận chuyển dược phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe... 3550. CTY TNHH ĐIỆN HƠI CÔNG NGHIỆP TÍN THÀNH ĐC: 71 Phổ Quang, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM ĐT: (84-28) 3547 2102 / 2103 Fax: (84-28) 3547 2104 Email: tinthanh@tinthanhgroup.vn; viet.nguyen@tinthanhgroup.vn Web: www. tinthanhgroup.vn Năng lượng tái tạo. Động cơ ô tô. Cây Sweet Sorghum. KCN - Cao su, lốp xe. Xăng dầu. Bất động sản. Du lịch Thương mại. Tín dụng ngân hàng,... 3552. CTY TNHH 3NL VIỆT NAM ĐC: 98/19/1K Nguyễn Thượng Hiền, P. 1, Q. Gò Vấp, TP.HCM ĐT: (84-28) 3588 1561 Email: sales@3nlvietnam.com; huunghiwto9@gmail.com Web: www.3nlvietnam.com Kinh doanh thanh long sấy dẻo. www.vcci-hcm.org.vn

l

VCCI-HCM .5


n HOẠT ĐỘNG VCCI-HCM

HƠN 300 DOANH NGHIỆP THAM DỰ NGÀY HỘI KẾT NỐI DOANH NGHIỆP TẠI TP.HCM Sáng 15/07/2017, tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) phối hợp cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chi nhánh tại TP.HCM (VCCI-HCM) tổ chức Ngày hội Kết nối doanh nghiệp, sự kiện đã đón tiếp hơn 300 doanh nghiệp tham gia.

S

ự kiện giúp doanh nghiệp (DN) nắm bắt nắm bắt nhiều cơ hội như: tiếp thị sản phẩm, kết nối với các đối tác, cập nhật những kiến thức, giải pháp cần thiết để phát triển và mở rộng quy mô doanh nghiệp thời gian tới. Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp Chế VCCI nhấn mạnh: DNNVV là đối tượng được bảo hộ và ưu tiên không chỉ về tiếp cận vốn tín dụng, mà còn được hỗ trợ pháp lý, mở rộng thị trường, phát triển nguồn lực... Các vấn đề này được cụ thể hóa trong 07 chính sách hỗ trợ chung, 03 chương trình hỗ trợ mục tiêu và trong nội dung Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ. Ông Tuấn nhấn mạnh, DN càng nắm rõ các chủ trương này thì càng linh hoạt trong việc phát huy lợi thế của mình. Qua phần thuyết trình của các diễn giả về chính sách của nhà nước đối với doanh nghiệp, có thể nói Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ chính là lá buà “hộ mệnh” của DNNVV, mà bản thân họ chưa biết dùng để hạn chế rủi ro hay khó khăn khi tiếp cận các đoàn thanh kiểm tra doanh nghiệp. Ông Nguyễn Hải An, Giám đốc Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM chia sẻ: thực trạng năng lực

6. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn

Toàn cảnh sự kiện Ngày hội Kết nối doanh nghiệp ngày 15/07/2017 tại GEM.

cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở VN chính là yếu về vốn, khả năng nắm bắt thị trường chậm, nguồn nhân lực thấp dẫn đến thiếu văn hóa kinh doanh, hoạt động tiếp thị yếu, không tìm được chương trình hợp tác... Ông Đào Gia Hưng - Phó GĐ khối SME của VPBank cho biết: phần lớn doanh nghiệp nhỏ không có tài sản thế chấp, thủ tục vay vốn phức tạp, thời gian phê duyệt kéo dài, chưa nhiều ngân hàng sẵn sàng hỗ trợ... Vì vậy mà VPBank sẽ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ bằng cách giúp doanh nghiệp “bật tung những rào cản” để lớn mạnh thông qua 02 sản phẩm chủ lực như: thẻ tín dụng doanh nghiệp (VPBiz) và sản phẩm vay tín chấp. Ưu thế của các giải pháp này là chuyên hỗ trợ cho doanh nghiệp mới, siêu nhỏ, nhỏ và vừa, giản lược thủ tục, tốc độ phê duyệt hồ sơ nhanh, có mức vay linh hoạt. VPBank luôn đặt việc quản trị kiểm soát rủi ro lên hàng đầu thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua đội ngũ chăm sóc khách hàng sau khi vay, thu hồi nợ sau cho vay, tư vấn khách hàng để doanh nghiệp nghiệp lớn lên. Khi triển khai sản phẩm này, tỷ lệ rủi ro đều nằm trong phạm vi kiểm soát, mỗi tháng số lượng daonh nghiệp SME tăng hơn 1.000 khách hàng, cho thấy, cơ sở hạ tầng và chính sách xây dựng của sản phẩm đang đi đúng hướng. Giao lưu với các DN tại sự kiện, ông Nguyễn Khánh Trình - CEO của Clever Ads (đối tác cao cấp của Google tại Việt Nam) cũng đã chia sẻ về tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu với các DN nhỏ. Bằng kinh nghiệm thực tế, ông Trình cũng tư vấn cho các DN một số các giải pháp hiệu quả, phù hợp với DN vi mô qua việc phát triển thương hiệu trên hai công cụ tiếp thị trực tuyến lớn nhất hiện nay là Google và Facebook... Tại đây, thông qua giao lưu và kết nối, một số DNVVN cũng đã tiếp cận được các gói giải pháp tài chính cũng như gói cho vay lãi suất phù hợp từ ngân hàng. Tổng hợp từ Báo Sài Gòn Giải Phóng Online và Báo Doanh nghiệp và Hội nhập


HOẠT ĐỘNG VCCI-HCM n

VIỆT NAM - HÀN QUỐC

TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG

T

heo ông Yeo Sungku, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, đặc biệt có xu hướng phát triển các ngành công nghiệp sản xuất. Chính vì vậy, nhu cầu sử dụng năng lượng của Việt Nam đang rất lớn và sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Trong khi đó, Hàn Quốc là quốc gia có ngành công nghiệp năng lượng phát triển cả về sản xuất điện sạch cũng như các thiết bị kỹ thuật, công nghệ giúp tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường. Việc đẩy mạnh hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc trong ngành này sẽ giúp thiết lập chuỗi kết nối cung - cầu về năng lượng, phục vụ nhu cầu phát triển của cả hai quốc gia. Chia sẻ các thế mạnh của doanh nghiệp ngành năng lượng Hàn Quốc, ông Choi Jiwon, Giám đốc Công ty BA energy cho biết, doanh nghiệp Hàn Quốc không chỉ quan tâm tới việc làm thế nào để sản xuất ra nhiều năng lượng mà còn tích cực tìm kiếm các giải pháp để tiết kiệm năng lượng một cách tối đa. Đặc biệt, trong kế hoạch hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp Hàn Quốc chú trọng đến việc phát triển các công nghệ, vật liệu, thiết bị sử dụng năng lượng tự nhiên, năng lượng tái tạo nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Bà Noh Sung He, đại diện Công ty E1 (E-One) giới thiệu về sản phẩm của Công ty

"Việt Nam - Hàn Quốc có nhiều tiềm năng hợp tác, thúc đẩy phát triển năng lượng, đặc biệt là năng lượng sạch", đây là nhận định của ông Yeo Sungku, Viện trưởng Viện nghiên cứu Thung lũng Năng lượng Hàn Quốc (EVEDI) tại chương trình kết nối đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc do Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam, Chi nhánh tại TP.HCM (VCCI-HCM) phối hợp với EVEDI tổ chức ngày 17/07.

Ông Võ Tân Thành - Phó Chủ tịch VCCI, Giám đốc VCCI-HCM cho rằng, với tốc độ và quy mô phát triển kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam hiện nay, yêu cầu sản xuất năng lượng đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ. Năng lượng cũng là lĩnh vực được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, thách thức hiện tại là vừa phát triển sản xuất năng lượng đáp ứng nhu cầu sử dụng vừa phải đảm bảo tuân thủ các vấn đề về bảo vệ môi trường. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang tìm kiếm các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, thân thiện với môi trường, lĩnh vực mà các doanh nghiệp Hàn Quốc đang có nhiều lợi thế. Theo ông Võ Tân Thành, những năm gần đây, Việt Nam và Hàn Quốc cũng đã xúc tiến nhiều chương trình hợp tác về nhiệt điện, năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân, tiết kiệm năng lượng. Trong đó, Tập đoàn Điện lực quốc gia Hàn quốc (KEPCO) đã và đang triển khai nhiều dự án có quy mô và giá trị lớn tại Việt Nam. Việc tăng cường các hoạt động kết nối đầu tư giữa doanh nghiệp hai nước trong lĩnh vực năng lượng sẽ góp phần nâng cao giá trị cũng như sự bền vững trong hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai quốc gia. Nguồn: TTXVN www.vcci-hcm.org.vn

l

VCCI-HCM .7


n HOẠT ĐỘNG VCCI-HCM

Với sự hợp tác và hỗ trợ từ Trung tâm Phát triển Công nghiệp Hỗ trợ, Dự án SCORE đã triển khai thử nghiệm đào tạo Chuyên đề 1: Hợp tác tại nơi làm việc cho các doanh nghiệp trong mạng lưới của Trung tâm. 4 doanh nghiệp đã được chọn lựa tham gia vào pha thử nghiệm này là: công ty TNHH Sản xuất cơ khí và thương mại Hải Hà; công ty TNHH Cơ khí Duy Khanh, công ty TNHH Cơ khí TM DV Đại Lộc, công ty TNHH SX TM In Minh Mẫn.

8. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn

TRIỂN KHAI THỬ NGHIỆM

ĐÀO TẠO SCORE

CHO DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ

H

oạt động khảo sát ban đầu được thực hiện vào cuối tháng 6 với những ghi nhận về tiềm năng cải tiến tại nhà máy. Những thông tin khảo sát thu thập được đưa vào trong chương trình đào tạo tập trung cho 4 doanh nghiệp tham gia để đảm bảo nội dung đào tạo phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Khóa đào tạo được tổ chức vào ngày 07/07 và 10/07 với sự tham gia của 20 cán bộ nhân viên các cấp Ban Giám đốc, quản lý, tổ trưởng, công nhân đến từ 4 nhà máy. Tại buổi lễ khai mạc khóa đào tạo, bà Bùi Thị Ninh, đại diện VCCI-HCM, và bà Lê Nguyễn Duy Oanh, đại diện Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ, đã có những chia sẻ về mục tiêu và hoạt động của Dự án: Đây sẽ là hoạt động đầu tiên và khởi đầu cho sự hợp tác giữa VCCI-HCM và Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm đem đến nhiều hơn các chương trình đào tạo, hỗ trợ cho doanh nghiệp tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững. Cũng tại buổi đào tạo, ông Đỗ Phước Tống, đại diện công ty cơ khí Duy Khanh đồng thời cũng là chủ tịch Hiệp hội Cơ khí điện, đã có những chia sẻ về mong muốn của doanh nghiệp khi tham gia dự án SCORE. Ông mong đợi dự án mang lại nhiều thay đổi cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ. Tham dự khóa đào tạo, các doanh nghiệp đã được hướng dẫn các phương pháp, công cụ để triển khai các hoạt động của dự án thông qua phương pháp học tích cực, làm việc nhóm và chia sẻ, cùng nhau giải quyết vấn đề. Tiếp theo các hoạt động đào tạo tập trung, Dự án sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động tư vấn tại nhà máy cho doanh nghiệp để thực hiện kế hoạch cải tiến. Hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình triển khai cải tiến để nâng cao năng suất, chất lượng, triển khai 5S và tăng cường hợp tác tại nơi làm việc.


HOẠT ĐỘNG VCCI-HCM n

TẬN HƯỞNG SẢN PHẨM VÀ CÔNG NGHỆ HÀNG ĐẦU ĐÀI LOAN NGAY TẠI VIỆT NAM Ngày 26/07/2017, Triển lãm Taiwan Expo 2017 với chủ đề: "Công nghệ xanh - Cho cuộc sống thông minh hơn" đã khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC). Đây là phiên bản Taiwan Expo đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.

T

aiwan Expo 2017 trưng bày hơn 4.000 sản phẩm và dịch vụ, thu hút 150 đơn vị tham gia gồm 170 gian hàng với nhiều tên tuổi nổi tiếng như ASUS, Advantech, Tokuyo, O’right, Thermaltake, Johnson, Kenda, Sakura... Điểm nhấn của Taiwan Expo 2017 là 8 khu gian hàng chuyên đề trưng báy các sản phẩm từ cuộc sống cá nhân đến thành phố thông minh. Taiwan Expo 2017 thực sự mang đến một cái nhìn toàn diện về bảo vệ môi trường, thông minh, sáng tạo và tiến tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Trả lời phỏng vấn của Tạp chí Asia Pacific Economic Review, ông Hoàng Chí Phương, Chủ tịch Hiệp hội phát triển xúc tiến thương mại Đài Loan (TAITRA) cho biết, Taiwan Expo 2017

FOOTER: 18x3cm

là một trong những sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng trong mối quan hệ Việt Nam - Đài Loan. Xu thế công nghệ xanh - cuộc sống thông minh ngày càng được quan tâm như hiện nay cũng nằm trong chiến lược tái cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam. Đài Loan có thế mạnh về công nghệ và có năng lực canh tranh hàng đầu thế giới. Mục tiêu của Taiwan Expo 2017 là mang lại sản phẩm ưu tú nhất và tốt nhất cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân Việt Nam, tạo cơ hội cho họ tiếp cận các sản phẩm và công nghệ hàng đầu của Đài Loan. Tôi hy vọng rằng Taiwan Expo 2017 không chỉ đơn thuần giới thiệu sản phẩm và công nghệ Đài Loan, mà còn tạo điều kiện thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp

giữa Đài Loan và Việt Nam, xây dựng mối quan hệ Việt Nam - Đài Loan thân mật hơn và lâu dài hơn. Chia sẻ về cơ hội của doanh nghiệp cũng như sản phẩm của Việt Nam tại Đài Loan, ông Phương cho biết, Đài Loan luôn hoan nghênh các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư và hợp tác kinh doanh. Tôi cũng hy vọng có một cuộc triển lãm giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại Đài Loan. TAITRA hoàn toàn ủng hộ sáng kiến tổ chức triển lãm Việt Nam tại Đài Loan. Việt Nam có thể tìm kiếm sự hỗ trợ và giúp đỡ của Hiệp hội thương gia Đài Loan để tổ chức triển lãm tại Đài Loan. Cũng theo ông Phương, hiện Đài Loan đang rất quan tâm đến lĩnh vực thực phẩm và du lịch, Việt Nam có thể nghiên cứu tổ chức triển lãm trong hai lĩnh vực này. Trong 3 ngày triển lãm, Taiwan Expo 2017 còn mang đến các buổi hội thảo chuyên đề, các hoạt động xúc tiến giao thương như “Taiwan Excellence - giới thiệu cuộc sống tốt hơn”, “Đổi mới thiết bị y tế thông minh - các giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện”, “Xu hướng phát triển đổi mới máy móc thiết bị”, “Hội thảo phát triển năng lượng xanh”...

Vào Cánh Cửa Xanh HÃY LỰA CHỌN ĐÚNG! CHÍNH THỨC MỞ THÊM VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI HÀ NỘI!

tầng 19, Tòa nhà VCCI số 9 Đào Duy Anh, Quận Đống Đa

(+84 24) 7308 6699

www.vcci-hcm.org.vn

l

VCCI-HCM .9


n KINH TẾ VIỆT NAM

CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ VIỆT NAM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2017

TỔNG QUAN 6 THÁNG 2017

TÌNH HÌNH ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP Nông nghiệp

Diện tích

331.698 km2

Dân số

93,7 triệu

Tăng trưởng GDP

5,7%

Xuất khẩu

97.8 tỷ USD

Nhập khẩu

100.5 tỷ USD

61.276

15,06%

Doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

Dịch vụ

41,84%

Công nghiệp

32,76%

43.350

Doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng hoạt động

15.379

Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động

CÁC THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU CHÍNH

Khác 22.50% Hàn Quốc 6.75%

TĂNG TRƯỞNG GDP 6 THÁNG QUA CÁC NĂM

Hoa Kỳ 20.04%

6.32% 5.65%

5.73%

06.2016

06.2017

5.22%

4.93%

4.90%

06.2012

06.2013

EU 18.61%

Nhật Bản 8.18% ASEAN 10.63%

Trung Quốc 13.29%

06.2014

06.2015

Thị trường xuất khẩu 6 tháng 2017 CHỈ SỐ CPI 6 THÁNG ĐẦU NĂM Khác 26.97%

0.46%

Trung Quốc 26.97%

Hoa Kỳ 4.78%

0.23%

0.21%

02.2017

03.2017

EU 5.77% Nhật Bản 7.66%

0% 01.2017

ASEAN 13.53%

04.2017

05.2017

Hàn Quốc 22.39%

Thị trường nhập khẩu 6 tháng 2017

10. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn

06.2017 -0.17%

-0.53%


THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NGOÀI (FDI) STT

THEO HÌNH THỨC ĐẦU TƯ

Số dự án

Tổng vốn đầu tư đăng ký (triệu USD)

1

100% vốn nước ngoài

19.617

221.786,710

2

Liên Doanh

3.722

67.694,138

3

Hợp đồng BOT, BT, BTO

14

10.700,197

4

Hợp đồng hợp tác kinh doanh

241

6.121,761

23.594

306.302,806

THEO ĐỊA PHƯƠNG

THEO QUỐC GIA

THEO NGÀNH

Tổng STT

THEO NGÀNH

1

Công nghiệp chế biến, chế tạo

2

Hoạt động kinh doanh bất động sản

3

Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hoà

4

Xây dựng

5

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

6

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy

Số dự án

Tổng vốn đầu tư đăng ký (triệu USD)

12.075

180.680,615

618

50.995,291

113

18.832,976

1.431

10.549,826

578

11.382,710

2.513

5.734,439

7

Khai khoáng

106

4.918,685

8

Vận tải kho bãi

633

4.399,200

9

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

516

3.460,699

10

Thông tin truyền thông

1.559

3.246,505

11

Khác

3.452

12.100,86

Số dự án

Tổng vốn đầu tư đăng ký (triệu USD)

STT

THEO QUỐC GIA

1

Hàn Quốc

6.130

54.505,9435

2

Nhật Bản

3.443

46.193,75031

3

Singapore

1.879

41.207,42835

4

Đài Loan

2.511

30.552,75294

5

BritishVirginIslands

706

21.274,883

6

Hồng Kông

1.214

17.577,612

7

Malaysia

558

12.120,015

8

Trung Quốc

1.683

11.677,660

9

Hoa Kỳ

835

9.160,681

10

Hà Lan

292

7.968,630

11

Khác

4.343

54.063,5

STT

THEO ĐỊA PHƯƠNG

Số dự án

Tổng vốn đầu tư đăng ký (triệu USD)

THEO NGÀNH

Xây dựng 3%

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 4% Khác 11%

Sản xuất phân phối điện, khí, nước, điều hoà 6% Công nghiệp chế biến, chế tạo 59%

Hoạt động kinh doanh bất động sản 17%

THEO QUỐC GIA

1

TP. Hồ Chí Minh

6.940

41.679.647

2

Bình Dương

3.169

28.665,114

BritishVirginIslands 4%

3

Bà Rịa - Vũng Tàu

350

26.727,081

Đài Loan 3%

4

Hà Nội

4.210

26.336,531

5

Đồng Nai

1.414

26.265,461

6

Bắc Ninh

1.028

15.591,914

7

Hải Phòng

575

14.691,732

8

Thanh Hoá

95

13.701,928

9

Hà Tĩnh

66

11.594,407

10

Hải Dương

402

7.610,149

11

Khác

5.345

10.712,163

Khác 11%

Singapore 6% Nhật Bản 17%

Hàn Quốc 59%

TTTT tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan và Cục Đầu tư nước ngoài (cập nhật đến ngày 20/06/2017)

www.vcci-hcm.org.vn

l

VCCI-HCM .11


n ĐIỂM NHẤN THỊ TRƯỜNG

NGHỊ ĐỊNH 36 VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG LÊN THỊ TRƯỜNG THIẾT BỊ Y TẾ VIỆT NAM Nắm bắt xu thế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, ngành y tế nói chung và thị trường trang thiết bị y tế nói riêng cũng đang có những bước biến chuyển mạnh mẽ. Vào 05/2016, Bộ Y Tế đã ban hành Nghị định 36 về Quản lý trang thiết bị y tế nhằm bảo đảm xu thế phát triển, cũng như tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thiết bị y tế. Theo nghị định 36, chỉ những nhà cung cấp đủ tiêu chuẩn mới có thể tiếp tục nhập khẩu và phân phối các sản phẩm với tiêu chuẩn tiếp cận (MA) mới do Bộ Y tế ban hành. Trong đó, các nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm về vòng đời sản phẩm của họ từ việc nhập khẩu, phân phối, hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ hậu mãi. Nghị định ra đời hứa hẹn sẽ mang lại nhiều thay đổi khi các thiết bị y tế nhập khẩu chiếm gần 95% trên tổng thị trường thiết bị y tế tại Việt Nam.

1. THỊ TRƯỜNG THIẾT BỊ Y TẾ VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHI CÓ NGHỊ ĐỊNH 36 n TRƯỚC NGHỊ ĐỊNH 36 Trước khi Nghị định 36 được ban hành, thị trường thiết bị y tế ở Việt Nam được quản lý theo hai hệ thống: Các thiết bị y tế nước ngoài chỉ cần có giấy phép nhập khẩu từ DMEHW thay vì đăng ký MA để nhập khẩu và lưu hành tại Việt Nam. Chỉ những thiết bị y tế trong nước mới phải đăng ký Giấy phép tiếp cận (MA) từ Vụ Trang Thiết bị và Công trình Y tế Việt Nam (DMEHW) để lưu thông sản phẩm Tuy nhiên, với hệ thống quản lý này, các số liệu thống kê đã chỉ ra những bất cập còn tồn tại như: > Hàng năm chỉ có 20 loại thiết bị y tế phổ biến được kiểm tra và hiệu chuẩn như: máy đo huyết áp, máy điện tim và máy X-quang. > 4/7 số doanh nghiệp được thanh tra năm 2016 không có Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CSF) trong việc phân phối các thiết bị y tế. > 49/10.500 số thiết bị y tế có giấy phép nhập khẩu hợp pháp, số sản phẩm còn lại được nhập khẩu dưới dạng mặt hàng tiêu dùng.

12. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn

n SAU NGHỊ ĐỊNH 36 Theo Nghị định 36, thị trường thiết bị y tế sẽ được quản lý theo một hệ thống có tính thống nhất và minh bạch hơn, trong đó: Không chỉ các thiết bị y tế trong nước mà các thiết bị y tế nhập khẩu đều phải có Giấy phép Tiếp cận (MA).

Chỉ những nhà cung cấp có đủ điều kiện về chất lượng sản phẩm do Bộ Y tế quy định mới được cấp phép kinh doanh và tiếp tục cung cấp sản phẩm cho thị trường. Trách nhiệm của nhà cung cấp đối với vòng đời sản phẩm cũng sẽ được quản lý chặt chẽ hơn.


ĐIỂM NHẤN THỊ TRƯỜNG n

2. THÍCH NGHI ĐỂ KHÔNG BỊ ĐÀO THẢI Nghị định 36 sẽ có những ảnh hưởng nhất định đối với thị trường và các bên liên quan, trong đó đối tượng nhà cung cấp sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, đặc biệt là các nhà cung cấp ở phân khúc trung và thấp vì họ sẽ gặp rào cản lớn để đạt được những tiêu chuẩn từ Nghị Định 36. Điều này yêu cầu các nhà cung cấp cần có những bước chuẩn bị và kế hoạch phù hợp để có thể gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Theo đó, Ipsos Business Consulting đề xuất các doanh nghiệp cần: m Chuẩn bị nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trữ, phương tiện vận chuyển các trang thiết bị y tế theo các tiêu chuẩn từ Bộ Y Tế cũng như từ Vụ Trang Thiết Bị Công Trình Y Tế. Siết chặt và nâng cao hệ thống quản lý chất lượng các trang thiết bị y tế để được cấp phép vận hành và lưu thông sản phẩm. m Tóm tắt dữ liệu thử nghiệm lâm sàng đối với thiết bị y tế loại C và D - những loại thiết bị có mức rủi ro trung bình cao và cao. m Chuẩn bị các giấy phép và giấy chứng nhận y tế như Giấy phép Tiếp cận (MA), cũng như các giấy tờ hải quan, vận chuyển liên quan đến quy trình nhập khẩu và lưu thông sản phẩm. m Theo dõi xu hướng, cấu trúc thị trường, cũng như chủ động tham khảo các nhận định từ chuyên gia đầu ngành để trang bị kiến thức và có tầm nhìn tổng quan về quy mô và nhu cầu thị trường. m Cập nhật các kế hoạch, quy định từ chính phủ để thiết lập các chiến lược kinh doanh phù hợp.

Với sự chuẩn bị cẩn thận của các doanh nghiệp đang sản xuất và kinh doanh trong thị trường trang thiết bị thiết bị y tế, cùng hệ thống quản lý chặt chẽ từ các cơ quan chức năng, thị trường thiết bị y tế Việt Nam được dự báo sẽ vận hành theo hệ thống thống nhất và tạo ra một thị trường kinh doanh bền vững cho doanh nghiệp.

www.vcci-hcm.org.vn

l

VCCI-HCM .13


n GÓC NHÌN TRUYỀN THÔNG

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên có nhiều sự thay đổi trong các lĩnh vực xã hội, công nghệ, kinh tế, môi trường, chính trị và thậm chí cả về tôn giáo. Chúng ta không còn dựa vào những kinh nghiệm trong quá khứ và hy vọng cuộc sống sẽ được dự đoán trong tương lai. Trong thế giới mới, thay đổi không phân biệt biên giới hoặc cá nhân nào và ảnh hưởng đến tất cả các phần của cuộc sống.

T

hế giới ngày nay của chúng ta là kết quả của những thay đổi xảy ra từ trong quá khứ. Chúng ta đều biết tương lai sẽ bị ảnh hưởng bởi sự ra đời của những thay đổi mới, có những thay đổi đã hiện rõ như là một khuynh hướng, những cái còn lại có thể không liên quan lắm. Cả hai đều là những yếu tố tiềm năng cho những thay đổi toàn diện cách thế giới sẽ lập trật tự thế nào trong tương lai gần. Cách bạn chọn để thích ứng với những thay đổi này sẽ dẫn đến những cơ hội lớn. Như thế nào được xem là một xu hướng? Đó là sự thay đổi được lập lại, được nhìn nhận thông qua việc kết nối những quan sát liên quan qua thời gian. Chúng được xem là những hành vi thay đổi dần được chuyển thành sự thay đổi ổn định, với tiềm năng trở thành sự ảnh hưởng mang tính lâu dài trong tương lai của một thị trường. Cách một xu hướng được thiết lập có thể khác nhau trên từng quốc gia, dù trong cùng một ngành và cùng loại nhân khẩu học. Cuộc khảo sát khuynh hướng toàn cầu năm 2017 Ipsos MORI đã phỏng vấn hơn 18,000 người trên 23 quốc gia, được xem là cuộc khảo sát lớn nhất trong lĩnh vực này. Buổi khảo sát online được thực hiện mùa thu năm ngoái với đối tượng từ 16-64 tuổi (riêng Mỹ và Canada từ 18-64 tuổi) tại Argentina, Úc, Bỉ, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Anh, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Mexico, Nhật, Peru, Ba Lan, Nga, Nam Phi, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ. Người tham gia được hỏi 400 câu hỏi về thái độ và hành vi đối những chủ đề khác nhau, từ truyền thống đến niềm tin, thương hiệu đến kinh doanh, xã hội đến mạng xã hội, sự khác biệt của những thói quen đã cung cấp bức tranh điển hình của 23 nước đại diện, và có thể tạo ra một bức tranh chung toàn cầu. Cuộc khảo sát nêu ra 6 yếu tố tạo ra những thay đổi đang và sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng trong tương lai, bao gồm sự thay đổi công nghệ, thay đổi khí hậu và sự phát triển bền vững, sự thay đổi về chính trị và đối lập, sự phát triển kinh tế không haì hoà trong nước và giữa các nước, sự thay đổi dân số, và việc toàn cầu hoá và di dân. Sáu yếu tố này cơ sở cho 8 xu hướng toàn cầu được đề cập dưới đây.

14. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn

8 khuynh hướng toàn cầu được xác định bao gồm: những khó khăn của tầng lớp thượng lưu; sự không ổn định là thước đo chuẩn mới; cuộc chiến để dành sự chú ý; tìm kiếm sự đơn giản và kiểm soát; sự trở lại của truyền thống; sự căng thẳng giữa các thế hệ; một thế giới khỏe mạnh hơn và sự lạc quan bị chia rẻ. r Những khó khăn của tầng lớp thượng lưu xảy ra từ sự gia tăng của phong trào bình quyền trên toàn thế giới. Người dân cảm thấy họ đang bị bỏ quên bởi tầng lớp thượng lưu về chính trị khi phần lớn họ không hiểu hoặc chăm lo cho cuộc sống của người dân. Cứ mỗi 1/23 quốc gia, đa số cho rằng “nền kinh tế đang thay đổi theo chiều hướng có lợi cho người giàu và có quyền lực” và điều này tạo ra việc chính quyền không đặt ưu tiên hàng đầu với những khó khăn của đa số người dân”.


GÓC NHÌN TRUYỀN THÔNG n r Sự không ổn định là thước đo chuẩn mới: mặc dù mọi người có cuộc sống khấm khá hơn cách đây 20 hoặc 30 năm trước, vẫn còn đó những nỗi lo về sự an toàn, chính trị, môi trường và tốc độ thay đổi chóng mặt của công nghệ. Điều này đưa ra một thông điệp rất rõ ràng “cảm giác đoạn tuyệt với quá khứ, không hài lòng với hiện tại và bất an với tương lai”. r Cuộc chiến để dành sự chú ý trở nên khắc nghiệt hơn. Mức độ của sự gián đoạn đã đạt đến một cao trào mới, với gần 2/3 người tiêu dùng cho rằng họ đã tốn quá nhiều thời gian dán mắt vào màn hình! Trung bình một người tại Anh nhìn màn hình hơn 220 lần/ ngày. Chất lượng của sự gián đoạn này cũng rất vô bổ, khi 75% cho rằng những quảng cáo họ xem không liên quan. Còn 82% tin rằng những quảng cáo trên làm xao nhãng việc họ đang cố làm, điều này dẫn đến việc 57% dùng biện pháp chặn các quảng cáo.

r Tìm kiếm sự đơn giản và tự chủ vẫn tiếp tục khi có đến 66% mong muốn cuộc sống của họ đơn giản hơn và 79% cảm thấy thế giới đang thay đổi quá nhanh, với 54% cảm thấy quá tải với những sự lựa chọn họ phải đưa ra trong cuộc sống. Điều này thể hiện rõ ràng khi sự xung đột giữa việc độc lập (76% muốn nhiều hơn) và những lời hướng dẫn (69% cần sự chỉ dẫn, cố vấn hơn là những chính trị gia). 80% tin rằng “có quá nhiều thông tin trên thị trường và thật khó để biết tin được ai,” nhưng 73% lại xem những nhận xét online và 76% sẽ thử một sản phẩm nếu sản phẩm này có nhiều nhận xét tốt. Một tín hiệu tốt là 57% tin rằng các thương hiệu mang đến ý nghĩa cho sản phẩm, và 65% cảm thấy “thương hiệu tôi tin tưởng trở nên quan trọng với tôi hơn bao giờ hết”.

r Sự trở lại của truyền thống khi quá khứ dường như hấp dẫn hơn, với 50% mong muốn đất nước họ trở lại “như trước đây”, 68% tin rằng “trước đây mọi người hạnh phúc hơn vì họ có ít vấn đề để bận tâm hơn” và 44% cảm thấy “ít kết nối với đồng bào so với 10 năm trước đây”. Nhưng mọi người đồng thời cũng cảm thấy thế giới nên có sự phát triển với 66% hưởng ứng công nghệ vì đây là điểm mấu chốt để giải quyết những vấn đề trong tương lai. r Sự căng thẳng giữa các thế hệ không phải là điều mới. Mỗi thế hệ luôn có một quan điểm khác biệt so với những thế hệ trước. Nhưng khi thế giới thay đổi, tiềm năng bị gián đoạn gia tăng khi không còn việc chuyển giao quyền lực và của cải từ thế hệ này sang thế hệ khác như trước đây. Chỉ 5/23 quốc gia tin rằng “tuổi trẻ ngày nay sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn cha mẹ chúng”. r Một thế giới khỏe mạnh hơn khác biệt đối với mỗi quốc gia. Khi thế

giới đang toàn cầu hóa, mọi người tin rằng trong tất cả mọi thứ con người có thể làm để giữ gìn sức khỏe, việc ăn uống điều độ là quan trọng nhất (80%) và tất cả các quốc gia “muốn có được những quyết định từ bản thân về vấn đề sức khỏe” (77%). Nhưng họ lại có những bất đồng về những quan điểm khác nhau về chất lượng của sức khỏe và hệ thống chăm sóc sức khỏe, những kỳ vọng về những thay đổi trong tương lai và vai trò của cá nhân trong vấn đề chăm lo sức khỏe của chính họ. r Sự lạc quan bị chia rẽ và chia thế giới thành hai thái cực. Một nhóm tin rằng “ly nước đầy” và nhóm còn lại là “ly nước vơi”! Có 5 nhóm khác biệt chính: nhóm nông thôn thường bi quan hơn những thành phố lớn; nhóm đã lập gia đình thì lạc quan hơn; nhóm bạn trẻ lạc quan hơn về tương lai thế giới; những thị trường mới nổi lạc quan hơn những thị trường lâu đời; và nhóm người có niềm tin vào tôn giáo sẽ lạc quan hơn những người không thuộc giáo phái nào.

Số liệu này chỉ đại diện một số nhỏ trên tảng băng. Những tổ chức cầm thế thượng phong trong tương lai sẽ là những đơn vị có khả năng dự đoán được những điều làm nên sự thay đổi trong tương lai, dự đoán được mức độ ảnh hưởng và hiểu cách tốt nhất có thể biến những dự đoán trên thành lợi thế trong ngành hàng của mình, trong tổ chức của mình. Trong một thế giới mà sự bất ổn, phức tạp và dễ dàng thay đổi trở thành điều bình thường, các tổ chức, công ty cần có một kiến thức toàn cầu bao quát từ nhiều nguồn khác nhau, cùng với một kỹ năng bao quát mới để có quyết định tốt nhất có thể ứng phó với sự thay đổi này. Vậy tổ chức của bạn đã sẵn sàng chưa?

8 khuynh hướng toàn cầu gây ảnh hưởng đến thương hiệu

www.ogilvy.com www.vcci-hcm.org.vn

l

VCCI-HCM .15


Ngày 16 - 17/08/2017 (08:30 - 16:30)

Hội trường lầu 4, VCCI-HCM 171 Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM

Trong khuôn khổ các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cho dội ngũ quản lý, điều hành để kịp thời nắm bắt những thay đổi và nhu cầu của thị trường nhằm phát triển doanh nghiệp ổn định và hiệu quả, VCCI-HCM tổ chức khóa đào tạo: KỸ NĂNG ĐIỀU HÀNH VÀ KIỂM SOÁT DOANH NGHIỆP. l Giảng viên: Th.S Nguyễn Thị Mỹ Châu, Giảng viên cao cấp của Tổ chức Lao động Quốc Tế (ILO). Cô có nhiều năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy và tư vấn về Quản trị doanh nghiệp với các chủ đề như: Nhân sự, Marketing,Bán hàng, Tư duy đột phá...; Giảng viên chính Dự án Nâng cao năng lực quản trị DN nhỏ và vừa tại miền Trung do CHLB Đức, VQ Thái Lan và VN tài trợ (2012 - 2013); Giảng viên/ Tư vấn cao cấp Dự án Hỗ trợ DN nhỏ và vừa của Ngân hàng Thế giới (WB) (2009 - 2012) tại Hà Nội và Bắc Ninh.

KHÓA ĐÀO TẠO

KỸ NĂNG ĐIỀU HÀNH VÀ KIỂM SOÁT DOANH NGHIỆP

l Đối tượng: Lãnh đạo doanh nghiệp, quản lý cấp trung và các cán bộ liên quan... l Phí tham dự: - 1,200,000 VNĐ/người (đối với Doanh nghiệp là Hội viên VCCI). - 1,400,000 VNĐ/người (đối với Doanh nghiệp chưa là Hội viên VCCI). - Doanh nghiệp đăng ký và đóng phí từ 4 người trở lên trước ngày 09/08/2017 được giảm 10% - Chi phí bao gồm: tài liệu, giải khát, giấy chứng nhận,...

KHÓA ĐÀO TẠO

HUẤN LUYỆN TÁC PHONG CÔNG NGHIỆP TWI TRONG SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC Tác phong công nghiệp là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá năng lực của con người. Tác phong công nghiệp không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với chính người lao động. Khi có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, làm việc nghiêm túc, chịu khó học hỏi, rèn luyện tay nghề... người lao động sẽ nâng cao năng suất, tạo uy tín và nâng cao thu nhập cho mình. Tuy nhiên, để giúp người lao động nhận thức được điều này, chính các doanh nghiệp cần thực hiện nhiều biện pháp xây dựng cho họ tinh thần, tác phong công nghiệp.

Nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, VCCI-HCM tổ chức chương trình đào tạo: HUẤN LUYỆN TÁC PHONG CÔNG NGHIỆP TWI TRONG SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC. l Thời gian: Ngày 23 - 24/08/2017 (08:30 - 16:30) l Địa điểm: Hội trường lầu 4, VCCI-HCM, 171 Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM l Giảng viên: Ông Nguyễn Thanh Bình, Giảng viên cao cấp Chương trình Business Edges, người đã có 15 năm làm tại nhà máy Cơ khí, 05 năm làm Kỹ sư trưởng và 20 năm làm Quản lý cho tập đoàn TORAY Nhật Bản. l Đối tượng: Lãnh đạo doanh nghiệp, quản lý cấp trung và các cán bộ liên quan... l Phí tham dự: - 1,300,000 VNĐ/người (đối với Doanh nghiệp là Hội viên VCCI) - 1,500,000 VNĐ/người (đối với Doanh nghiệp chưa là Hội viên VCCI) - Doanh nghiệp đăng ký và đóng phí từ 4 người trở lên trước ngày 14/08/2017 được giảm 10%. - Chi phí bao gồm: tài liệu, giải khát, giấy chứng nhận,...

Doanh nghiệp có nhu cầu tham dự, vui lòng liên hệ: HỘI ĐỒNG DOANH NHÂN NỮ, VCCI-HCM ĐT: 028. 3932 5167 - Fax: 028. 3932 5472 I C. Hiền - Email: hien.tran@vcci-hcm.org.vn


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.