Vietlifestyles Issue 129

Page 44

Tản mạn về xà bông

Nguyễn Ngọc Duy Hân

Từ khi bắt đầu nạn dịch COVID 2019, việc rửa tay bằng xà bông (xà phòng) hoặc thuốc sát trùng được luôn luôn nhắc tới. Thế nhưng xà phòng là gì, các loại đặc, lỏng ra sao? Hôm nay trong khi rửa tay, mời bạn cùng chúng tôi tản mạn đôi chút về xà phòng nhé. Xà phòng hay xà bông là chữ được phiên âm từ tiếng Pháp: Savon, là chất tẩy rửa các vết bẩn, đặc biệt khi có dầu mỡ và để diệt vi khuẩn. Ngày xưa, người ta chỉ biết dùng nước để giặt rửa, nhưng nếu tay chân, quần áo có dính chất béo, vết bẩn sẽ không tan trong nước. Vì thế nhu cầu tìm ra chất nào có thể tẩy rửa được những chất dơ chứa dầu mỡ này lên thật cao. Từ từ, xà bông được khám phá và xử dụng, rồi trở thành sản phẩm không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Thành phần chính của xà phòng là muối natri hoặc kali của acid béo. Xà phòng được dùng dưới dạng đặc thường gọi là bánh (bánh xà phòng đẹp, thơm, nhưng đừng ăn bánh này nhé!) Xà phòng cũng có dạng bột như loại bột giặt quần áo, hoặc chất lỏng như loại để rửa chén, rửa tay hoặc cũng để giặt giũ. Ngoài ra, xà phòng cũng có dạng bọt, tức là loại foam mềm xịt ra từ các lọ nhờ chất ga. Xà phòng trước kia được làm bằng cách

cho chất béo tác dụng với kiềm bằng phản ứng “xà phòng hóa”. Sau này, xà phòng được sản xuất từ dầu mỏ rồi pha trộn với nhiều hóa chất cho có nhiều bọt hơn, thơm hơn, nhiều hình thức nhìn bắt mắt hơn. Lịch sử xà bông bắt đầu từ trước công nguyên, khi người tiền sử dọc bờ sông Nile nướng thịt thú rừng trên lửa, vô tình thấy những giọt mỡ rơi xuống đống tro tàn, sau khi nguội lại vón thành cục cứng có màu xám của tro. Các cục này kết hợp với nước lại tạo ra bọt, nếu dùng để tẩy rửa vết bẩn thì rất hiệu nghiệm. Từ đó người ta chủ động để chế tạo ra sản phẩm tẩy rửa đầu tiên của loài người. Cũng có giả thiết cho rằng người cổ đại từ lâu đã biết tẩy rửa vệt bẩn trên cơ thể bằng cách bôi dầu tràm lên da, sau đó dùng nước hoa quả trộn với tro, rửa lại cho sạch. Nhưng giả thiết có độ tin cậy cao nhất vẫn là câu chuyện 600 năm trước công nguyên, ở La Mã cổ đại, có nhóm phụ nữ tình cờ phát hiện rằng giặt quần áo trên sông Tiber - dưới chân thành Sapo - lại sạch sẽ hơn so với các dòng sông khác. Họ cũng tìm ra sự khác biệt là do lớp tro và mỡ động vật đổ ra từ các miếu thờ Thần Linh nằm trên đỉnh đồi. Cũng có sách viết rằng những người

44 | ISSUE 129 | OCTOBER 2021 | VIET LIFESTYLES MAGAZINE

đi biển từ Tây Ban Nha ngày xưa đã làm ra loại “đặc sản” tương tự như xà phòng hiện nay. Họ xử dụng tro của thân cây hòa với mỡ dê và đun sôi. Hỗn hợp này trở thành một chất rắn giống như sáp, đó chính là xà phòng nguyên thủy rồi đem bán cho người Hy Lạp và người La Mã. Người Celt ở nước Anh thời cổ xưa cũng biết làm ra xà phòng. Họ gọi sản phẩm này là ‘Saipo”, đó chính là nguồn gốc của chữ ‘soap’ trong tiếng Anh ngày nay. Sách vở cũng ghi lại rằng mãi đến năm 300 sau Công nguyên, Zosimos - một nhà hóa học người Ai Cập - mới chính thức viết về quy trình nấu xà phòng. Từ đó tại Naples vào thế kỷ VI và ở Tây Ban Nha vào thế kỷ VIII, mới bắt đầu có nhóm sản xuất xà phòng quy mô. Cũng vào thế kỷ VIII, ông Jabir Hayyan, một trí thức người Ả Rập, mới chính thức viết về việc xử dụng xà phòng để tắm rửa. Trong cuốn sách “Home Life in Colonial Days”, tạm dịch là “Cuộc sống gia đình trong những ngày thuộc địa” - xuất bản năm 1893, tác giả Alice Morse Earle cho biết phụ nữ thời đó tích trữ chất béo từ việc giết mổ động vật, dầu mỡ nấu ăn và tro củi trong những tháng mùa đông. Đến mùa xuân, họ tạo ra dung dịch kiềm từ tro, sau đó đun nấu dung dịch này

www.VietLifestyles.com | info@VietLifestyles.com


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.