HAI NGÔI CHÙA HƯƠNG
ĐÀO ĐỨC CHƯƠNG
khe Tiên Tắm, Bàn Cờ Tiên... Trước chùa có sân lát gạch, nhìn xuống triền núi, xa xa thấy hai hồ nước, một lớn một nhỏ, thông nhau bởi lòng suối rộng, và người ta quen gọi hồ lớn là hồ Trái Tim: Chùa Hương Tích mà lại có hang Sư Minh Không xin được túi đồng về xây. Quần thể chùa Hương Tích gồm có: Chùa ngoài là tòa Tiền Đường có bức đại tự “Cổ Nguyệt Linh Quang” và Chùa trong là Phật Điện, chung quanh vách là bệ thờ đặt 50 pho tượng Phật khoác áo lụa vàng.
chùa, len lỏi vào Điện Phật. Bên ngoài, khung cảnh vốn hoang dã tĩnh mịch; trong chùa, khói hương và lửa nến, không gian càng tăng thêm cái vẻ lung linh huyền ảo. Ai lên Hương Tích Chùa Tiên Gặp cô sư bác anh khuyên đôi lời Đem thân làm kiếp con người Tu sao cho trọn nước đời mà tu Chùa Tiên cao tít tịt mù Bao la ngàn Hống mây mờ giăng giăng.
Việt Nam có hai quần thể mang tên chùa Hương Tích, một ở Miền Trung và một ở Miền Bắc. Đường lên chùa, cả hai nơi, đều phải dùng thuyền ngược dòng suối và leo dốc vượt ngàn, mới đến được. I - TĨNH
CHÙA HƯƠNG TÍCH Ở HÀ
Trên dãy Hồng Lĩnh có 99 ngọn núi cao vút, cảnh trí đẹp đẽ và hùng vĩ, xứng đáng là “Hoan Châu Đệ Nhất Danh Lam.” Chùa Hương Tích còn gọi là chùa Tiên, nằm trên đỉnh Sư Tử núi Hương Tích, trong dãy Hồng Lĩnh, và thuộc địa phận xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Chùa cách Hà Nội chừng 300 km về hướng Nam. Đường vào chùa thật khó khăn, phải dùng thuyền ngược dòng Hương Tuyền khoảng 2 km, rồi vượt tiếp 2 km đường rừng mới đến chùa. Du khách phải leo dốc, qua nhiều bậc đá gập gềnh, khe núi chênh vênh. Nơi đây sơn thủy hữu tình, con suối rì rào ẩn hiện, sóng tùng lớp lớp nhấp nhô, rừng trúc thơ mộng... Mỗi bước chân đi là một phong cảnh khác lạ, thơ của một nhà thơ đã viết: Theo Thầy lên đỉnh non xa, Sau lưng cát bụi nhạt nhòa khói mây. Gần đến chùa, cách chừng 1 km, có hai miếu, ở hai bên đường đi, bên phải là tượng Đức Quán Thế Âm, bên trái là Miếu Cô. Viếng chùa, du khách còn được ngoạn cảnh động Tiên Nữ có 36 cửa ra vào, ngắm am Phun Mây, nhìn tận mắt
Chùa Hương Tích Hà Tĩnh mờ mịt mây giăng Dongson.vmvn, 2010, vi.wikipedia. II - CHÙA HƯƠNG Ở HÀ NỘI
Đường lên chùa Hương Tích, Hà Tĩnh Ảnh của Dongson.vmvn, 2010, vi.wikipedia. Chùa Hương Tích được dựng vào đời Trần, trải qua nhiều thế kỷ, chùa biết bao lần tàn phế, rồi lại trùng tu, cho đến ngày nay và mãi mai sau, vẫn tồn tại với thời gian. Hằng năm, ngày 19 tháng 2 âm lịch là ngày đản sanh của Đức Quan Âm Bồ Tát Diệu Thiện [1], chùa Hương Tích lấy ngày ấy làm ngày mở hội. Dân gian có câu: “Tháng giêng Đô Dài, tháng hai Hương Tích,” nhưng cứ 3 năm một lần mới mở hội lớn, kéo dài cả tháng. Chùa ở trên cao độ 1000 mét so với mặt nước biển, thỉnh thoảng có mây núi từ đâu kéo tới, là là bao trùm khuôn viên
50 | ISSUE 129 | OCTOBER 2021 | VIET LIFESTYLES MAGAZINE
Cách thành phố Hà Nội gần 70 km, về hướng Tây Nam, có chùa Hương nằm ven bờ sông Đáy, một quần thể gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật. Ngày trước, chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Đông; nay thuộc ngoại thành Hà Nội. Hội chùa Hương vào ngày 19 tháng 2 là ngày đản sanh và ngày 19 tháng 6 âm lịch là ngày xuất gia của Đức Quan Âm chùa Hương, nhưng người đi trẩy hội thường chọn dịp tháng Hai [2]. Du khách đến chùa Hương bằng nhiều ngả. Nếu đi đường bộ, có liên tỉnh lộ 22. Nếu chọn đường thủy, từ Phủ Lý (Hà Nam) đi ngược sông Đáy, hoặc từ bến Vân Đình (Hà Đông) xuôi dòng sông Đáy. Dù đường bộ hay thủy, cũng đổ bến tại Hà Đoan, quen gọi là bến Đục. Nơi đây, nhà trọ, quán ăn san sát. Những gian hàng bán sản phẩm địa phương nổi tiếng như rau sắng [3], quả mơ, hồng trà,
www.VietLifestyles.com | info@VietLifestyles.com