CON TÔM T1.2025 - Số Tết Ất Tỵ 2025

Page 1


Đặc

san CON TÔM

Hội Thủy sản Việt Nam

CHỦ NHIỆM

TS Nguyễn Việt Thắng

PHỤ TRÁCH

PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi

BAN BIÊN TẬP

Dương Xuân Hùng, Trưởng Ban Biên tập

Đỗ Huy Hoàn, Nhà báo Phạm Thu Hồng, Nhà báo Dương Nam Anh, Nhà báo

THƯ KÝ TÒA SOẠN Kim Tiến

CỘNG TÁC NỘI DUNG

Minh Thanh, Hải Đăng, Vũ Mưa, Lê Cung, Phạm Duy Tương, Phan Thanh Cường, Nguyễn Anh, Lê Hoàng Vũ, Mai Xuân Trường

KỸ THUẬT VI TÍNH Phạm Dương

TÒA SOẠN

Lầu 2, Nhà B,

116 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Q.1, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028.62777616

Email: toasoan.contom@gmail.com

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 3, nhà A7, số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: 0243.7713699

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO

Phòng Quảng cáo Tạp chí Thủy sản Việt Nam Điện thoại: (028) 62.777.616

DĐ: 0944.663.828

Email: nghia@thuysanvietnam.com.vn

ĐẶT MUA TẠP CHÍ

Điện thoại: (024) 3.771.1756

Email: Phqc@thuysanvietnam.com.vn

TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG

Tên tài khoản: Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Số 3106566688

Ngân hàng Đầu tư & Phát triển

Việt Nam (BIDV)Chi nhánh TP Hồ Chí Minh

Giấy phép xuất bản

Số 70/GP-XBĐS ngày 11/06/2024

In tại Công ty TNHH MTV Lê Quang Lộc (TP Hồ Chí Minh)

Thưa Quý vị bạn đọc!

Ngành tôm Việt Nam năm 2024 đã trải qua nhiều thách thức lớn khi chịu ảnh hưởng bởi lạm phát và cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất lớn như Ấn Độ, Ecuador, và Indonesia. Cùng đó là áp lực về chi phí đầu vào duy trì mức cao, lẫn sức ép đầu ra do giá tôm lao dốc. Tuy nhiên, được sự ủng hộ về chủ trương, chính sách từ Chính phủ, Bộ, ngành và các địa phương, ngành tôm đã vững vàng vượt qua “sóng gió”, duy trì tăng trưởng.

Theo Cục Thủy sản, năm 2024, diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 737 nghìn ha, sản lượng ước đạt 1,264 triệu tấn, tăng 5,3% so năm trước, trong đó sản lượng tôm sú đạt 284 nghìn tấn và tôm thẻ chân trắng đạt 980 nghìn tấn. Về xuất khẩu, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, năm 2024, xuất khẩu tôm đạt gần 4 tỷ USD, tăng 15% so năm 2023. Kết quả trên thể hiện ngành tôm đang đi đúng hướng trong việc phát triển bền vững và nâng cao giá trị sản phẩm. Các doanh nghiệp trong ngành đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào quy trình nuôi trồng và chế biến, không chỉ giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu. Những bước tiến này đã và đang khẳng định vị thế của ngành tôm Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế. Sự phục hồi tăng trưởng rõ nét năm 2024 cho thấy các yếu tố bất lợi của năm 2023 đã được khắc phục có kết quả. Năm 2025, dù được dự báo còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với vận hội mới, khí thế mới, tin rằng ngành tôm sẽ lại có bước chuyển mình mạnh mẽ, về đích như mong đợi. Một mùa Xuân nữa đang gõ cửa. Mùa Xuân, sự khởi đầu cho một năm mới với bao hứa hẹn về một kế hoạch mới, về tương lai xán lạn đang chờ đợi phía trước. Ban Biên tập Đặc san Con Tôm trân trọng cảm ơn các Quý vị đã luôn đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua. Kính chúc Quý vị một năm mới sức khỏe, hạnh phúc và thành công!

Trân trọng BAN BIÊN TẬP!

Tòa soạn luôn hoan nghênh sự đóng góp và các bài viết đặc sắc về ngành tôm từ các CTV, bạn đọc gần xa. Thư và bài vở xin gửi về: TạpchíThủysảnViệtNam - Lầu 2, Nhà B, 116 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Q.1, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028.62777616

Email: toasoan.contom@gmail.com Hoặc liên hệ trực tiếp theo số điện thoại: 0374 099 498 (Ms. Kim Tiến) Website: www.thuysanvietnam.com.vn  www.contom.vn

T 14-15: VietShrimp: Điểm hẹn ngành tôm

T16-17: Phát huy thế mạnh tôm - rừng

T20-21: G am màu tươi sáng của ngành tôm 2025

T22-23: Chuyển mình mạnh mẽ

T30-31: 5 siêu cường trong ngành công nghiệp tôm

T34-35: 6 “thủ lĩnh” xuất khẩu tôm năm 2024

T38-39: Khai thác triệt để cơ hội từ FTA

T46-47: Sản xuất tôm giống: Bài toán cần lời giải

T52-53: Xu hướng công nghệ tôm 2025

T58-59: CPF-COMBINE HOUSE: Mô hình nuôi tôm

thành công - bền vững

T60-63: “Vua tôm giống” Lương Thanh Văn và giấc mơ

kiến tạo giá trị ngành tôm Việt

T64-65: Chỉnh sửa hệ gen: Tương lai bền vững cho ngành tôm toàn cầu

T66-67: Giải pháp mục tiêu toàn diện

Mở niềm tin đi tới

Ngành tôm năm 2024 với nhiều nỗ lực vượt khó từ những tháng đầu năm để giữa năm xuất hiện tín hiệu lạc quan và cuối năm lấy lại đà tăng trưởng rõ nét của một sản phẩm chủ lực, đạt gần 4 tỷ USD, tăng 15% so năm 2023, mở niềm tin đi tới năm 2025.

Nụ cười cuối năm trên vùng nuôi tôm

Tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi tôm lớn nhất nước ta với 280.000 ha, từ giữa tháng 8/2024, người nuôi tôm bắt đầu nở nụ

cười khi giá tăng và dần ổn định. Đến ngày

4/9/2024, TTCT đã tăng 3.000 - 37.000 đồng/ kg (tùy loại) so cùng kỳ năm trước; còn tôm sú loại 40 con/kg tăng 10.000 đồng/kg, loại 30 con/kg tăng 15.000 đồng/kg.

Tỉnh Bạc Liêu có diện tích nuôi tôm lớn

thứ hai nước ta với gần 150.000 ha nhưng

đứng thứ nhất về nuôi tôm siêu thâm

canh ứng dụng công nghệ cao nên có sản

lượng lớn nhất. Ngày 30/10/2024, Chủ

tịch Hiệp hội Tôm tỉnh Bạc Liêu Tạ Hoàng

Nhiệm bày tỏ hy vọng cuối năm ăn Tết vui

vẻ bởi thời điểm đó, TTCT loại 20 con/kg đã có giá 195.000 đồng/kg, loại 40 con/ kg giá 144.000 đồng/kg, loại 100 con/kg giá 95.000 đồng/kg. Nhiều người nuôi tôm phấn khởi vì từ đầu vụ 2024, tôm thường xuyên rớt giá, trong khi vật tư đầu vào tăng giá nhưng cuối tháng 10 đã tươi cười về một vụ tôm có lời khá.

Tại Sóc Trăng, địa phương nuôi tôm đứng thứ tư với diện tích khoảng 54.000 ha nhưng có tỷ lệ thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước ta nên sản lượng đứng thứ ba, niềm vui cũng lan tỏa. Giữa tháng 11, giá TTCT loại 50 con/kg đạt 155.000 đồng/ kg, mức cao trong vài năm qua.

Sang tháng 12/2024, tỉnh Tiền Giang có 4.800 ha nuôi tôm cũng rộn tiếng cười.

Giá TTCT đã đạt mức kỷ lục nhiều năm, để lợi nhuận có thể tới 50%. Cụ thể, loại 30 con/kg giá 200.000 - 225.000 đồng/ kg, loại 40 con/kg giá 170.000 - 180.000 đồng/kg. Giá tôm tăng mạnh cuối năm chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ tăng, đặc biệt là tôm cỡ lớn phục vụ xuất khẩu và cả thị trường nội địa.

Xuất khẩu phục hồi đà tăng trưởng Theo báo cáo tổng kết của Cục Thủy sản, năm 2024, diện tích nuôi tôm nước lợ 737.000 ha, cơ bản như năm 2023 (tôm sú 622.000 ha, TTCT 115.000 ha). Nhưng sản lượng đạt 1,264 triệu tấn, tăng 5,3%

Năng suất của các mô hình nuôi ngày càng được cải thiện và nâng cao Ảnh: PTC

980.000 tấn). Kết quả này cho thấy, năng suất tăng khá tốt.

Về xuất khẩu, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2024, xuất khẩu tôm đạt gần 4 tỷ USD, tăng 15% so năm 2023. Tuy chưa trở lại kỷ lục của năm 2022 khi đạt 4,3 tỷ USD, nhưng sự phục hồi tăng trưởng của năm 2024 đã rõ so năm 2023 chỉ đạt 3,4 tỷ USD, với một tỷ lệ ấn tượng.

Đặc biệt, sản phẩm tôm chế biến có sự phát triển mạnh, cho thấy doanh nghiệp đang chuyển hướng sang sản phẩm giá trị gia tăng. Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú Lê Văn Quang cho biết, nếu tôm đạt chứng nhận ASC/BAP có thể bán được giá cao hơn 5 - 10%, còn tôm đạt chứng nhận hữu cơ, sinh thái giá bán cao hơn 10 - 20%. Tôm đạt chứng nhận sẽ vào được các hệ thống siêu thị lớn, các nhà hàng, khách sạn lớn và các hệ thống phân phối lớn. Thông tin này cho thấy sự thay đổi tư duy, thay vì chạy theo sản lượng thì

đã quan tâm hướng bền vững và hiệu quả, đặc biệt là về chất lượng, môi trường, sức khỏe và giá bán để đạt hiệu quả cao.

Các thị trường lớn tăng hai con số

Số liệu của VASEP, tháng 10/2024, kim

ngạch xuất khẩu tôm bắt đầu ghi nhận mức

tăng hai con số ở các thị trường lớn. Trung

Quốc - Hồng Kông tháng 10/2024 đạt 91

triệu USD, tăng 44% so cùng kỳ năm trước, lũy kế 10 tháng tăng 31%. Tiếp tục tăng trong tháng 11/2024 để lũy kế 11 tháng đạt 761 triệu USD, tăng 34% so cùng kỳ và đã vượt qua Mỹ, trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam. Nhu cầu tiêu thụ tôm phục vụ Tết Nguyên Đán của thị trường này mở thêm cánh cửa cho Việt Nam sang tháng 1/2025.

Thị trường Mỹ trong tháng 10/2024 đạt hơn 80 triệu USD, tăng 17% so cùng kỳ, lũy kế 10 tháng tăng 10%. Tiếp tục tăng trong tháng 11/2024 để lũy kế 11 tháng đạt 702 triệu USD, giữ đà tăng 10%. Giá tôm bán buôn tại Mỹ chứng kiến mức tăng rộng trong tuần thứ 2 của tháng 12 và giữa tháng 12 đã mở ra tín hiệu tích cực. Tâm lý thị trường và tình hình kinh tế lạc quan hơn, tồn kho giảm, cung cầu được cân bằng trở lại, do đó nhu cầu nhập khẩu và giá tôm ở thị trường này cũng được cải thiện.

Tại thị trường EU đã có mức tăng 32% so cùng kỳ trong tháng 10, lũy kế 10 tháng đạt 408 triệu USD, tăng 17%. Nhật Bản và Hàn Quốc, tháng 10/2024 tăng lần lượt 18% và 28% so cùng kỳ.

Niềm tin năm mới

Lãnh đạo VASEP cho biết, kim ngạch và giá tôm xuất khẩu tăng, đặc biệt với TTCT, giúp cải thiện lợi nhuận cho doanh nghiệp. Giá nguyên liệu tăng, tạo niềm phấn khởi cho người nuôi tôm sẽ hỗ trợ cho sản xuất

và xuất khẩu tiếp tục phát triển. Trên thị trường, sản phẩm tôm chế biến tăng cho thấy doanh nghiệp đang chuyển hướng rất tích cực, vượt qua nhiều khó khăn. Sự phục hồi tăng trưởng rõ nét năm 2024 cho thấy, các yếu tố bất lợi của năm 2023 đã được khắc phục có kết quả. Niềm tin năm 2025 mở ra, tiếp tục nâng cao chất lượng và giảm chi phí để tăng cạnh tranh trên thị trường. Doanh nghiệp cần thay đổi mạnh mẽ hơn, chú trọng vấn đề bền vững.

Còn tại các vùng nuôi tôm, biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng nghiêm trọng, nguy cơ dịch bệnh tôm tăng cao. Trong lúc, ứng dụng công nghệ tiên tiến còn hạn chế, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu, hộ nuôi tôm quy mô nhỏ vẫn chiếm khoảng 80% diện tích. Vì vậy, năm 2025, người nuôi tôm phải thay đổi để trở thành người nuôi tôm chuyên nghiệp, hiệu quả; chuyển nhanh theo xu hướng nuôi tôm thân thiện với môi trường, ứng dụng công nghệ sinh học. Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân đánh giá, không thể phủ nhận thời gian qua các doanh nghiệp và người nuôi tôm đã có nhiều sáng kiến khắc phục khó khăn, gia tăng hiệu quả. Thời gian tới, tập trung phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi ngành gắn với các tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu thị trường, trên cơ sở đó nâng cao chuỗi giá trị xuất khẩu con tôm và thu nhập cho người nuôi tôm một cách bền vững.

SÁU NGHỆ

6 SỰ KIỆN NỔI BẬT

NĂM 2024

Ngành tôm Việt Nam vượt qua năm 2024 với thành tích nổi bật, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 4 tỷ USD, vượt kế hoạch dự kiến cả năm và tiếp tục là chủ lực của ngành thủy sản, đồng

thời là một trong số ít mặt hàng xuất khẩu có giá trị trên 3 tỷ USD của ngành nông nghiệp. Cùng Đặc san Con Tôm điểm lại những vấn đề nổi bật của ngành năm qua.

TĂNG TRƯỞNG VƯỢT DỰ KIẾN

Theo số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, sản lượng tôm cả nước đạt 1,264 triệu tấn, tăng 5,3% so năm trước. Trong đó, sản lượng tôm sú đạt 284.000 tấn và TTCT đạt 980.000 tấn. Mục tiêu năm 2025, sản lượng nuôi tôm nước lợ đạt 1,29 triệu tấn.

Về xuất khẩu, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, năm 2024, xuất khẩu tôm mang vê gần 4 tỷ USD, tăng 15% so năm 2023. Mặc dù chưa thể lập lại kỷ lục như năm 2022 (4,3 tỷ USD), nhưng ngành tôm cũng đã cho thấy sự hồi phục rõ nét so năm 2023 (chỉ đạt 3,4 tỷ USD).

VIETSHRIMP 2024 - “ĐỒNG HÀNH CÙNG NGƯỜI NUÔI TÔM”

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam (VietShrimp) lần thứ 5 diễn ra trong 3 ngày từ 20 - 22/3/2024 tại tỉnh Cà Mau, vùng đất cực Nam của Tổ quốc. Theo đại diện Ban Tổ chức, việc đưa Hội chợ tới Cà Mau là nhằm mục đích đến gần hơn với người nuôi tôm, bởi Cà Mau được coi là “vựa tôm” khi dẫn đầu cả nước cả về diện tích, sản lượng và giá trị xuất khẩu.

Theo thống kê của Ban Tổ chức, Hội chợ VietShrimp lần thứ 5 này đã thu hút 236 gian hàng của 150 doanh nghiệp, tổ chức trong nước v à quốc tế với số lượng khách tham dự rất đông đảo. Điều này thêm một lần nữa khẳng định tính hiệu quả và uy tín một diễn đàn, một “sân chơi” lớn của ngành tôm trong nước và khu vực.

PHAN THẢO

BẮT GIỮ HÀNG TRĂM NGHÌN CON TÔM HÙM GIỐNG NHẬP LẬU

Thời điểm tháng 4/2024, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Đà Nẵng đã phát hiện 1 hành khách nhập cảnh từ Singapore vận chuyển trái phép 2 kiện hành lý cất giấu tôm hùm giống sống, số lượng khoảng 60.000 con, trị giá ước tính trên 5 tỷ đồng. Cục Hải quan TP Đà Nẵng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị hoàn thiện hồ sơ và chuyển cơ quan chức năng điều tra, xử lý.

Ngay sau đó, tại Khánh Hòa, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Cam Ranh phát hiện nghi vấn một nhóm hành khách nhập cảnh từ Malaysia. Kết quả kiểm tra trong mỗi kiện hành lý có 22 bọc nilon chứa tôm hùm giống, tổng cộng 46.200 con, trị giá hơn 7,6 tỷ đồng. Vụ việc đã được bàn giao cho cơ quan công an điều tra mở rộng.

Trước vấn đề nhập lậu diễn biến phức tạp, ngành nông nghiệp liên tiếp ra các văn bản tăng cường quản lý việc nhập khẩu tôm hùm giống, nhằm đảm bảo sản xuất trong nước.

DIỆN TÍCH THIỆT HẠI GIẢM

Theo báo cáo của Cục Thú y, năm 2024, diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại là 21.590 ha, chiếm khoảng 96% tổng diện tích thiệt hại toàn ngành thủy sản, giảm 4,3% so năm 2023. Tính theo đối tượng nuôi, diện tích nuôi tôm sú bị bệnh 1.568 ha, TTCT 2.025 ha; theo phương thức nuôi, diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh và siêu thâm canh bị dịch bệnh 2.615 ha; diện tích nuôi tôm quảng canh và quảng canh cải tiến bị dịch bệnh 904,6 ha. Tuy nhiên, cũng theo báo cáo của ngành thú y các tỉnh, trong khi diện tích tôm bị dịch bệnh giảm thì diện tích thiệt hại do môi trường đang có xu hướng tăng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng tôm nuôi cả năm.

TRUNG

QUỐC VƯƠN LÊN LÀ THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU LỚN NHẤT

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, tính đến hết tháng 11/2024, Trung Quốc - Hồng Kông vượt qua Mỹ để trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch 761 triệu USD, tăng mạnh 34% so cùng kỳ năm trước. Đồng thời, đây cũng là thị trường có mức tăng trưởng mạnh và ổn định của con tôm Việt Nam. Theo phân tích, nhu cầu phục vụ Tết Nguyên đán là yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng tại thị trường này.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng là thị trường nhập khẩu lớn nhất đối với sản phẩm tôm hùm của Việt Nam, chiếm đến 98 - 99%. 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc tăng gấp 57 lần so cùng kỳ năm trước, đạt hơn 130 triệu USD.

MỨC THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA TÔM VIỆT NAM TẠI MỸ GIẢM THẤP

Ngày 22/10/2024, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ban hành kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Theo đó, biên độ trợ cấp cuối cùng được xác định như sau: 2,84% đối với 1 doanh nghiệp bị đơn bắt buộc duy nhất; 221,82% với 1 doanh nghiệp khác được lựa chọn làm bị đơn nhưng đã từ chối tham gia vụ việc và 2,84% cho tất cả các doanh nghiệp còn lại. Như vậy, về cơ bản mức thuế chống trợ cấp cuối cùng không thay đổi so mức thuế sơ bộ. So với các nước cùng bị điều tra, mức thuế của Việt Nam thấp hơn Ấn Độ và Ecuador. Đây là kết quả đáng khích lệ đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tôm của Việt Nam. Hiện, doanh nghiệp thủy sản đang kỳ vọng Mỹ công nhận “quy chế kinh tế thị trường” của Việt Nam. Điều này sẽ giúp làm giảm rủi ro chịu thuế chống bán phá giá trong tương lai, giúp hàng hóa Việt Nam, trong đó có mặt hàng tôm có cơ hội cạnh tranh công bằng hơn tại thị trường này.

VIETSHRIMP

Điểm hẹn ngành tôm

Trong nhiều thập kỷ qua, con tôm vẫn luôn là chủ lực của ngành thủy sản và là mũi nhọn trong xuất khẩu của ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung. Để ngành tôm phát huy được hết tiềm lực, đã có rất không ít chương trình, dự án được phê duyệt và nhiều giải pháp, đề xuất được đưa ra. Và trong đó, Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam cũng góp phần quan trọng, trở thành điểm hẹn của ngành, nơi gặp gỡ của các chuyên gia, doanh nghiệp và người nuôi tôm trong nước, quốc tế.

tập trung giới thiệu các sản phẩm

Dấu ấn đậm nét

Sự tăng trưởng nổi bật của ngành tôm phải kể đến khi TTCT được “cởi trói”, trở thành đối tượng nuôi mới của ngành thủy sản. Đây cũng là cơ hội để các mô hình nuôi thâm canh, nuôi công nghệ cao phát triển, đưa ngành tôm liên tiếp tới những kỷ lục. Trong 20 năm (từ 1998 - 2017), giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam đã ghi nhận bước tăng trưởng vượt bậc với đà tăng

752%. Nếu năm 1998, giá trị xuất khẩu tôm chỉ đạt 453 triệu USD thì đến năm 2003, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam vượt 1 tỷ USD. Và trong 5 năm tiếp theo, từ 2004 đến 2009, giá trị xuất khẩu tôm tăng từ 1,3 tỷ USD lên 1,7 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng hàng năm khá ổn định.

Theo báo cáo phân tích của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong giai đoạn 2016 - 2021, về sản xuất, diện tích nuôi tôm cả nước đạt trên 740.000 ha; sản lượng đạt trên 900.000 tấn/năm; riêng sản lượng tôm sú đạt trên 250.000 tấn, đứng đầu thế giới. Dù diện tích tôm chỉ tăng khoảng 1,5%/ năm nhưng sản lượng tôm tăng tới 10%/ năm. Và khi đó, VASEP dự báo, giai đoạn 2022 - 2025, tăng trưởng của ngành tôm sẽ vào khoảng 9%/năm.

VietShrimp

Năm 2017, tôm chính thức được Chính phủ phê duyệt là sản phẩm quốc gia, cần được đầu tư đẩy mạnh phát triển. Tiếp theo đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025. Đây được coi là những “cú hích” quan trọng để ngành tôm Việt Nam gặt hái được thành quả mới. Đến năm 2021, lần đầu tiên xuất khẩu tôm mang về 4 tỷ USD, tăng khoảng 15% so năm 2020. Và năm 2022, con tôm lập kỷ lục trong xuất khẩu với giá trị kim ngạch đạt 4,3 tỷ USD. Đây là kết quả rất đáng khích lệ nhất là trong bối cảnh ngành tôm phải đối mặt với nhiều khó khăn như hệ lụy đại dịch COVID-19, xung đột Nga - Ukraine, lạm phát tăng cao ở các thị trường, chi phí sản xuất và kinh doanh tăng mạnh, biến động tỷ giá ngoại tệ,…

Năm 2024, trong hoàn cảnh khó khăn còn dai dẳng, sản xuất trong nước và thị trường xuất khẩu chưa hanh thông, giá trị xuất khẩu tôm vẫn tiếp tục khẳng định là chủ lực của ngành thủy sản với gần 4 tỷ USD. Con tôm tiếp tục là một trong 6 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD của ngành nông nghiệp.

Đồng hành cùng ngành tôm

Mặc dù là một trong những mũi nhọn về xuất khẩu của ngành nông nghiệp, thế nhưng, trước đó con tôm vẫn chưa có một “ngày hội” riêng - nơi mà mọi hoạt động, mọi vấn đề chỉ là “chuyên tôm”. Chính vì thế, sự ra mắt của Hội chợ Triển lãm

Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam (VietShrimp) đã ngay lập tức thu hút được sự chú ý của dư luận. VietShrimp trở thành diễn đàn lớn của cộng đồng ngành tôm trong nước và quốc tế cùng chung tay hiện thực hóa mục tiêu toàn cầu và phát triển bền vững ngành tôm Việt Nam.

VietShrimp lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2016 tại tỉnh Bạc Liêu. Đến nay, Hội chợ đã trải qua 5 kỳ tại 2 tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và TP Cần Thơ, trở thành sự kiện lớn của ngành thủy sản Việt Nam và là hội chợ chuyên ngành tôm mang tầm cỡ khu vực cũng như châu Á.

Lần thứ 5, VietShrimp với chủ đề “Đồng hành cùng người nuôi tôm” về tỉnh Cà Mau, “vựa” tôm của cả nước. Vẫn như 4 lần tổ chức trước đó, Hội chợ quy tụ được rất đông doanh nghiệp trong nước, quốc tế, các tổ chức phi chính phủ cùng tham gia. Hội chợ với 2 phần triển lãm và hội thảo đã thu hút đông đảo đại biểu tham dự tại hơn 200 gian hàng và 4 phiên hội thảo liên tục diễn ra trong 3 ngày từ 20 - 22/3/2024.

Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Thủy sản Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức cho biết: “VietShrimp lần thứ 5 đã giới thiệu đầy đủ thành tựu của ngành tôm, tăng cường quảng bá hình ảnh con tôm Việt Nam trên thị trường thế giới. Đặc biệt tập trung vào các sản phẩm công nghệ mới, mô hình tiên tiến. Đồng thời đây cũng là dịp để các chủ trang trại, bà con nông dân được tận mắt chứng kiến và tiếp cận với những công nghệ mới; chia sẻ những mô hình, cách làm hay; chuyển giao công nghệ, giới thiệu những thiết bị công nghệ hiện đại, tiên tiến trên thế giới để áp dụng cho ngành tôm”.

Đại diện Bộ NN&PTNT, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: “Hội chợ là cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp, các đối tác và khách hàng; là diễn đàn để 4 “nhà” là nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nông cùng chung tay tìm ra giải pháp, đưa ngành tôm phát triển hiệu quả và bền vững; duy trì vị thế trên thị trường thế giới, kết nối tất cả các lĩnh vực với thế giới.

Cùng với đó, học tập kinh nghiệm, tiến bộ kỹ thuật của các quốc gia tiên tiến để nâng tầm ngành tôm Việt”.

Hướng tới mục tiêu “xanh” Năm 2025, Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 6 sẽ quay lại TP Cần Thơ, trung tâm văn hóa, kinh tế của khu vực ĐBSCL, với chủ đề “Xanh hóa vùng nuôi”.

Chia sẻ về ý tưởng lựa chọn chủ đề này, đại diện Ban Tổ chức cho biết: “Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh mẽ đã tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nhiều hộ dân. Tuy nhiên, môi trường nuôi trồng thủy sản đang dần biến đổi, gây suy thoái và ô nhiễm do hoạt động đào đắp, chăm sóc, vệ sinh khu vực nuôi trồng. Vấn đề bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản cần được quan tâm hơn nữa. Trong khi đó, sản xuất xanh, tiêu dùng xanh, kinh tế xanh lại đang là xu hướng chung của thế giới”. Xanh hóa vùng nuôi, chuẩn hóa chuỗi sản xuất cũng là những mục tiêu mà ngành tôm Việt Nam hướng đến và cũng là giải pháp mà thế giới lựa chọn trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu đang ngày một rõ nét. Đó cũng là chiến lược phát triển của ngành thủy sản nói chung, con tôm nói riêng và cũng là mục đích mà Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 6 năm 2025 hướng tới. Đến thời điểm này, hơn 100 nhà cung cấp con giống, thức ăn, thuốc thú y, máy móc công nghệ,… đã đăng ký để có mặt tại VietShrimp 2025. Dự kiến, Hội chợ sẽ diễn ra trong 3 ngày từ ngày 26 đến 28 tháng 3 năm 2025 tại TP Cần Thơ. VietShrimp 2025 hứa hẹn sẽ lại một lần nữa thành công.

PHAN THẢO

VietShrimp trở thành diễn đàn lớn của cộng đồng ngành tôm trong nước và quốc tế Ảnh: TSVN

Phát huy thế mạnh tôm - rừng

Trong định hướng phát triển xanh, tôm - rừng là một thế mạnh của nước ta và thời gian qua đã đạt được những kết quả ấn tượng. Tuy nhiên, hiện vẫn đối diện nhiều thách thức và phần nào cũng là thách thức điển hình của cả ngành tôm.

Tôm - rừng đạt chứng nhận quốc tế

Một sự kiện khó quên với ngành tôm nước ta, ngày 21/11/2024, tại xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm - rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC. Đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm - rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

v à đảm bảo tốt các quy định về

lao động. Diện tích tôm - rừng

rộng 1.860 ha với 375 hộ dân

ở x ã Tân Ân Tây thuộc dự án

do Công ty TNHH Xã hội Tôm

chứng nhận Minh Phú phối hợp

thực hiện từ ngày 31/10/2023.

Ông Trần Phương Đại, Giám đốc

Kinh doanh của Tổ chức chứng

nhận Bureau Veritas, nhấn

mạnh đây là minh chứng cho nỗ lực không ngừng của doanh

nghiệp và người nuôi trong

việc hướng tới một ngành tôm bền vững.

Chứng nhận ASC là sự xác nhận quốc tế đối với tôm nuôi có trách nhi ệ m, giảm tối đa tác động xấu lên môi trường, h ệ sinh thái, cộng đồng dân cư

Công ty TNHH Xã hội Tôm

chứng nhận Minh Phú trong 11 năm qua đ ã thực hi ệ n th à nh công vùng nuôi tôm đ ạ t chứng nhận quốc tế t ạ i nhiều xã của huyện Ngọc Hiển, tổng diện tích gần 11.500 ha với 2.370 hộ tham gia. Khi đạt chứng nhận

ASC với Minh Phú, người nuôi tăng thêm thu nhập.

Báo cáo của Chi cục Thủy sản Cà Mau, diện tích tômrừng ở Cà Mau có 25.922 ha. Nhiều doanh nghiệp liên kết với các Ban Quản lý rừng và hộ nuôi tôm đã đạt 9 loại chứng

nhận quốc tế: ASC, B.A.P, EU Organic, Canada Organic, Bio Suisse, Selva Shrimp, Mangrove Shrimp, Naturland, Seafood Watch. Trong đó, có nhiều chứng nhận trên cùng diện tích nên tổng diện tích các loại chứng nhận hơn 55.500 ha. Tôm - rừng có chứng nhận quốc tế được mua giá cao hơn 5 - 10% sản phẩm truyền thống. Doanh nghiệp liên kết còn chi trả dịch vụ môi trường rừng 250.000500.000 đồng/ha/năm v à hỗ trợ con giống chất lượng cao cho hộ dân. Cà Mau xác định

tôm - rừng là mô hình phát triển bền vững.

Tôm sinh thái là sản phẩm xanh

Ông Lê Đình Huynh, Tổng

Thư ký Liên minh Tôm sạch và bền vững Việt Nam, cho biết, tôm - rừng đạt chứng nhận quốc tế chính là tôm sinh thái, sản phẩm xanh, bởi thực hiện các giải pháp xanh: Đóng góp cho mục tiêu trung hòa carbon, giảm phát thải khí nhà kính. Nuôi tôm sinh thái (hay còn gọi là nuôi tôm hữu cơ) gần giống nhưng khác với nuôi tự nhiên ở chỗ: Phải đảm bảo chọn giống, môi trường nuôi, chất lượng nước; quá trình nuôi tuân thủ các quy định khắt khe theo tiêu chuẩn được bên thứ ba có kinh nghiệm, uy tín chứng thực.

Trong nuôi tôm, phát thải từ nguyên liệu đầu vào và năng lượng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Nhưng nuôi tôm sinh thái đảm bảo “Net Zero đầu vào”, bởi không có phát thải từ thức ăn, thuốc hóa chất và năng lượng (điện hay nhiên liệu hóa thạch). Nuôi tôm sinh thái còn giúp khôi phục và phát triển rừng ngập mặn, mà rừng ngập mặn hấp thụ và tồn trữ carbon lớn nhất trong các hệ sinh thái

rừng với 5 bể carbon đặc trưng (bù carbon). Đây cũng là mô hình giải quyết được cả 3 vấn

đề về xã hội, môi trường và kinh tế đúng nghĩa.

Người nuôi tôm có thể đa

dạng sinh kế và lợi ích, gồm lợi ích bền vững từ canh tác đa loài, đặc biệt là tôm sinh thái sẽ

mang tới giá trị cao và ổn định.

Nông dân được đào tạo áp dụng

khoa học - kỹ thuật để tối ưu hóa năng suất. Nhất là có liên kết chuỗi để ổn định đầu vào và

đầu ra sản phẩm, kết nối được với phân khúc thị trường quốc

tế giá trị cao. Người nuôi tôm

còn được hưởng lợi từ chính

sách chi trả dịch vụ môi trường

rừng, thêm nguồn lợi khai thác sản phẩm rừng và chứng chỉ carbon.

Theo nghiên cứu của Trung tâm Hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững, giá tôm sinh thái cao hơn tôm công nghiệp 0,86 - 1,3 USD/kg.

Nếu so sánh cùng hệ sinh thái mặn thì nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng có năng suất tốt và ổn

định hơn, ít rủi ro dịch bệnh.

Thị trường chính của tôm sinh thái là châu Mỹ, EU, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số

nước Trung Đông khi kết hợp với tiêu chuẩn Halal.

án phát triển tôm - rừng bền vững.

Ở Cà Mau, từ tháng 10/2023 - 10/2024 với sự hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ), triển khai dự án cải tiến kỹ thuật hệ thống tôm - rừng thông qua việc cải thiện chất lượng nước, thực hành quản lý tốt và thân thiện với môi trường, thí điểm tại 8 hộ ở xã Viên An, huyện Ngọc Hiển. Các hộ được Chi cục Thủy sản Cà Mau tập huấn kỹ thuật, Tổ chức GIZ hỗ trợ phân hữu cơ, men vi sinh. Kết quả vụ tôm năm 2024, năng suất tăng gần 50% so năm 2023.

Phát triển đầy đủ và đề xuất quy hoạch

Tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi tôm nước lợ lớn nhất nước ta với 280.000 ha, chiếm 45% diện tích nuôi tôm của ĐBSCL và 40% diện tích nuôi tôm cả nước. Diện tích tôm - rừng Cà Mau cũng lớn nhất nước với 80.000 ha, riêng mặt nước nuôi tôm là 25.922 ha. Tuy nhiên, tôm - rừng Cà Mau còn gặp nhiều khó khăn khi người dân chủ yếu nuôi theo kinh nghiệm, năng suất thấp, hiệu quả chưa cao.

Chi cục Thủy sản C à Mau cho biết, một số thách thức lớn trong phát triển tômrừng hiện nay. Đó là, hạ tầng vùng nuôi chưa đáp ứng, nhất là hệ thống đê bao chống tràn lúc triều cường để hạn chế thiệt hại. Sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ. Ảnh hư ở ng c ủ a bi ế n đ ổ i kh í h ậ u, ô nhi ễ m môi trường (c ó nguyên nhân từ nư ớ c th ả i công nghi ệ p, nuôi tôm thâm canh), d ị ch b ệ nh thư ờ ng x ả y ra. Những thách thức đó cũng chung cho tôm - rừng các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre. Để phát huy tiềm năng và lợi thế, các địa phương đã triển khai nhiều dự

Tuy nhiên, bà con đang kiến nghị nghiên cứu tính toán giúp về mật độ tôm nuôi phù hợp với từng khu vực để đạt hiệu quả cao. Hiện nay, nhiều nơi nuôi tôm - rừng kết hợp đa loài như sò, cá nên cũng đề nghị nghiên cứu giúp cải tiến nuôi đa loài. Sở NN&PTNT Cà Mau đặt vấn đề, nuôi tôm có xu hướng ít thay nước và như thế có ảnh hưởng đến sự phát triển của cây rừng hay không? Đại diện Tổ chức GIZ cho biết, năm tiếp theo thực hiện dự án sẽ mở rộng diện tích và nghiên cứu những vấn đề đặt ra, phát triển tômrừng đầy đủ hơn, góp phần vào sự phát triển ngành tôm Cà Mau và cả vùng ĐBSCL.

Ngày 29/11/2024, tại diễn đàn “Công nghiệp hóa - hiện đại hóa: Động lực cho phát triển bền vững ĐBSCL” do Trường Đại học Cần Thơ và UBND TP Cần Thơ tổ chức, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú có tham luận đề xuất quy hoạch lại hệ thống thủy lợi và ngành tôm ĐBSCL theo hướng thuận thiên. Tham luận do Tổng Giám đốc Tập đoàn Lê Văn Quang trình bày có 7 nội dung, hàng đầu là đề xuất quy hoạch tôm - rừng: Thực hiện dọc bờ biển phía Đông vùng ĐBSCL, từ 0 - 10 km tính theo đường bờ biển, diện tích nuôi tôm 50% và trồng rừng 50%. Nuôi tôm sú sinh thái/hữu cơ.

SÁU NGHỆ

Tôm - rừng có chứng nhận
Ảnh: PTC

Gam màu tươi sáng của ngành tôm 2025

Nếu trong văn hóa lúa nước “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, thì với ngành thủy sản “đầu cơ nghiệp” là con tôm. Những năm vừa qua tôm xuất khẩu luôn là mặt hàng chủ lực và trong năm 2025 cũng như các năm tới xuất khẩu tôm vẫn tiếp tục là ngành mũi nhọn.

Truyền thống và hiện đại

Con tôm là sản phẩm gắn bó với làng quê Việt Nam, ai lớn lên cũng biết câu ca: “Bà còng đi chợ đường xa, cái tôm cái tép đi đưa bà còng”. Hạnh phúc gia đình được ví von: “Râu tôm nấu với ruột bầu, chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”. Trong thời hiện đại, xuất khẩu tôm luôn là mặt hàng chủ lực của ngành nông nghiệp nói chung và ngành thủy sản nói riêng, đúng với câu tục ngữ: “Đắt như tôm tươi”.

Trong thập niên này, ngành tôm thế giới phát triển rất mạnh mẽ, có sự cạnh tranh lớn, song ngành tôm Việt Nam vẫn duy trì sự phát triển ổn định.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu

Thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2024, xuất khẩu tôm đạt gần 4 tỷ USD, tăng 15% so năm 2023. Các quốc gia châu Á như Ấn

Độ, Trung Quốc, Indonesia đều ghi nhận

mức tăng trưởng chậm trong năm 2024 và dự báo mức tăng nhẹ trong năm 2025. Năm

2025, ngành tôm Ecuador dự kiến tăng 3%. Ngành tôm nuôi của Mexico cũng dự kiến tăng 4%. Nhiều vùng nuôi TTCT chuyển sang nuôi tôm sú có giá trị và hiệu quả cao hơn. Nhu cầu tiêu thụ tôm đang chững lại, đặc biệt ở Trung Quốc.

Với đà tăng trưởng của ngành, bà Lê Hằng - Giám đốc truyền thông của VASEP cho rằng, năm 2025, xuất khẩu thủy sản Việt Nam có thể vượt mốc 11 tỷ USD (mức xuất khẩu kỷ lục từng đạt được năm 2022), trong đó xuất khẩu tôm vẫn được ưu tiên hàng đầu.

Vận hội mới

Tính chung trong kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD mà ngành thủy sản đã về đích trong năm 2024 (đạt tăng trưởng khoảng 13%) thì riêng xuất khẩu tôm đã chiếm đến 40%. Mặc dù thị trường tiêu thụ tôm thế giới bị ảnh hưởng bởi lạm phát và cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất lớn như

Ấn Độ, Ecuador, và Indonesia, ngành tôm Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng nhờ chiến lược tập trung vào sản phẩm giá trị gia tăng và đa dạng hóa phân khúc. Các sản phẩm chủ lực như TTCT, tôm sú, tôm hùm và tôm biển đã khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.

Về quy mô, sản lượng tôm nước lợ của Việt Nam đạt 1,264 triệu tấn trong năm 2024. Xuất khẩu TTCT chế biến tăng gần 10%, xuất khẩu TTCT đông lạnh tăng với mức 4,5%.

Dự báo ngành tôm Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để tăng trưởng mạnh nhờ những tín hiệu tích cực từ các thị trường trên thế giới. Ngày 22/10/2024, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố kết quả cuối cùng của cuộc điều tra về thuế chống bán phá giá (AD) và thuế chống trợ cấp (CVD) đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu. Theo đó, mức thuế mà Việt Nam phải chịu thấp hơn đáng kể so các đối thủ cạnh tranh trực tiếp như

Ấn Độ và Ecuador. Quyết định này mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành tôm Việt Nam trong năm 2025.

Một cơ hội nữa cũng tới từ Hiệp định CEPA giữa Việt Nam và Các Tiểu vương quốc

Ả Rập Thống nhất (UAE) được đánh giá là mở ra một chương mới đầy triển vọng cho ngành thủy sản, đặc biệt là tôm Việt Nam tại thị trường Trung Đông. UAE cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với nhiều ngành hàng chủ lực của Việt Nam, trong đó có thủy sản.

Bên cạnh đó, các nhà phân tích cũng đánh giá, nếu trong thời gian tới, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump quyết định áp thuế nhập khẩu đối với thủy sản Trung Quốc từ 60 - 100%, cao hơn so các nước khác (từ 10 - 20%) thì sản phẩm của Việt Nam càng thuận lợi hơn trong việc tiêu thụ tại thị trường Mỹ.

Tận dụng thời cơ

Năm 2025 vẫn được dự báo là năm của ngành tôm. Đón đầu thời cơ xuất khẩu tôm trong năm mới, nhiều địa phương, doanh nghiệp đang tích cực phát triển vùng nguyên liệu để hạ giá thành và chủ động trong sản xuất xuất, chế biến và xuất khẩu.

Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT

Công ty CP Thực phẩm Sao Ta thì tỉnh Sóc

Trăng đang phấn đấu đóng góp lên đến

25% kim ngạch toàn ngành tôm với con số hàng tỷ USD. Có được điều này là nhờ

địa phương và các doanh nghiệp Sóc Trăng

đang mở rộng các vùng nuôi và đổi mới

công nghệ nuôi tôm theo hướng bền vững, hiệu quả.

Toàn tỉnh Bạc Liệu hiện cũng có 25 tổ chức và hơn 800 cá nhân tham gia nuôi tôm siêu thâm canh trên diện tích gần 7.000 ha, tăng 2,9 lần so năm 2020, trong đó có nhiều mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao hàng đầu cả nước. Sản lượng nuôi tôm của Bạc Liêu trong năm 2023, tỉnh đã vươn lên dẫn đầu toàn quốc với hơn 247.143 tấn tôm, tăng 52% so năm 2020.

Tỉnh Bến Tre có 50.000 ha tiềm năng nuôi thủy sản. Đến năm 2024, diện tích nuôi thủy sản đạt gần 48.000 ha, với tổng sản lượng nuôi đạt 329 nghìn tấn, trong đó các đối tượng chủ lực gồm tôm nước lợ (154.670 tấn). Trong cơ cấu diện tích nuôi trồng thủy sản, tôm nước lợ chiếm trên 75%.

Hiện địa phương này cũng đang mở rộng diện tích nuôi tôm. Từ 550 ha nuôi tôm vào năm 2018, đến cuối năm 2024, toàn tỉnh đã đạt 3.610 ha, năng suất bình quân từ 60 - 70 tấn/ha mặt nước, lợi nhuận trung bình từ 700 - 800 triệu đồng/vụ nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Riêng với Cà Mau, đến cuối năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1,2 tỷ USD, vượt 1,2% kế hoạch, tăng 5,2% so năm 2023. Trong đó, ngành hàng chủ lực là xuất khẩu tôm.

Đầu tư vào công nghệ và phát triển xanh

Khác với nhiều quốc gia chỉ chú trọng nuôi trồng xuất khẩu sản phẩm thô thì tại

 Để duy trì tăng trưởng và vượt qua thách thức, ngành tôm cần tiếp tục chiến lược phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sản phẩm và tận dụng tối đa lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do. Đồng thời, cần tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và các rủi ro địa chính trị nhằm giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.

khu vực ĐBSCL hiện tập trung nhiều nhà máy chế biến hiện đại. Chỉ riêng tỉnh Bạc

Liêu đã có 48 nhà má y chế biến thủy sản với tổng công suất thiết kế đạt 294.000 tấn/năm. Các nhà má y nà y sở hữu dây chuyền sản xuất hiện đại v à công nghệ chế biến đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu. Tỉnh Cà Mau có 280.000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, với sản lượng tôm hàng năm khoảng 250.000 tấn, cung cấp nguyên liệu tại chỗ cho 41 nhà máy chế biến thủy sản hiện đại.

Ông Hồ Quốc Lực cho biết: “Nhờ các sản phẩm chế biến sâu như: Tôm hấp chín, tôm bao bột, tôm chiên,… năm 2024, Công ty CP Thực phẩm Sao Ta nâng sản lượng tôm chế biến sâu thêm 26% so năm 2023”.

Bên cạnh việc phát triển vùng nuôi công nghiệp tập trung sử dụng máy móc hiện đại, ngành tôm Việt Nam đã và đang tập trung vào phát triển các mô hình nuôi tôm thân thiện với thiên nhiên, bảo tồn nguồn gen và phát triển vùng nuôi gắn với bảo môi trường.

Riêng tỉnh Cà Mau, đến năm 2025 dự kiến diện tích tôm - rừng sinh thái đạt hơn 30.000 ha, diện tích tôm lúa hơn 3.000 ha. Đặc biệt mô hình nuôi tôm sú đang được người dân quan tâm khi mà nhu cầu tiêu thụ tôm sú ngày càng lớn trên toàn cầu.

Sắp tới đây, Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 6 (VietShrimp 2025), sẽ diễn ra từ ngày 2628/3/2025, tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ với chủ đề “Xanh hóa vùng nuôi”.

VietShrimp 2025 đang hứa hẹn là sự kiện chính của ngành tôm nơi các nhà khoa học, doanh nghiệp, người nuôi tôm và các cơ quan quản lý nhà nước cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và tìm kiếm những giải pháp đột phá để đưa ngành tôm Việt Nam phát triển xanh hóa và bền vững.

NGUYỄN ANH

Dự báo ngành tôm Việt Nam sẽ có

Chuyển mình mạnh mẽ

Năm 2024, ngành tôm đã nỗ lực vượt qua những khó khăn, trở ngại để hoàn thành các mục tiêu. Trước những thách thức trong năm 2025, nhiều giải pháp đã được Bộ, ban ngành, địa phương và doanh nghiệp đưa ra, giúp ngành có bước chuyển mình mạnh mẽ để về đích như kỳ vọng.

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT

Chú trọng liên kết trong chuỗi sản phẩm

Để nâng cao hơn nữa giá trị từ con tôm và định hướng phát triển ngành tôm bền vững, các địa phương cần chú trọng đến sự liên kết trong chuỗi sản phẩm từ giống, sản xuất đến tiêu thụ. Theo đó, các địa phương, nhất là vùng ĐBSCL cần chú ý đến việc xây dựng chất lượng nguồn giống đạt chất lượng cao để chủ động trong sản xuất và giảm chi phí trong quá trình nuôi và hạn chế dịch bệnh. Cùng đó, đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, phục vụ phát triển vùng nuôi, logistics, hướng đến sản xuất xanh, ít phát thải và ứng dụng công nghệ số trong nuôi trồng thủy sản.

Bà Quách Thị Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Sóc Trăng

Tăng cường công tác kiểm tra vùng nuôi tôm

Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu

Ngành Nông nghiệp tỉnh sẽ tăng cường công tác kiểm tra vùng nuôi tôm; tranh thủ các nguồn vốn ngân sách tỉnh, địa phương, nhằm đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình thủy lợi phục vụ quy hoạch nuôi tôm hướng đến bền vững. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thực hiện quan trắc môi trường và các hợp tác xã về ứng dụng công nghệ thông tin trong cập nhật môi trường, dịch bệnh trên không gian mạng. Tổ chức các đợt kiểm tra việc tuân thủ quản lý môi trường nước, xả thải ra sông rạch, để tránh tình trạng nuôi tự phát và không đảm bảo, gây ô nhiễm môi trường do xả thải không đúng quy định,… Đầu tư phát triển hệ thống lưới điện

Ông Nguyễn Văn Buội, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre

Tỉnh Bạc Liêu kiến nghị Bộ NN&PTNT đẩy nhanh tiến độ các dự án hệ thống công trình điều tiết, bổ sung nước ngọt; công trình kè phòng, chống sạt lở bờ biển. Các dự án này sẽ đảm bảo nguồn nước phù hợp cho mô hình tôm - lúa sinh thái. Cùng đó, thời gian tới, địa phương đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống lưới điện phục vụ sản xuất nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao. Phối hợp với các đơn vị nghiên cứu, tham mưu xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp, công ty, nhà máy trên địa bàn tỉnh xuất khẩu tôm để tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, phấn đấu đạt 1,3 tỷ USD vào năm 2025. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới

Mặc dù qua nhiều thăng trầm nhưng nghề nuôi tôm của tỉnh vẫn giữ vững tốc độ phát triển khá bền vững. Nhiều mô hình nuôi tôm công nghệ cao mang lại hiệu quả rất cao. Tỉnh Bến Tre định hướng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giảm giá thành sản xuất để tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. Thực hiện điều này, tỉnh sẽ phối hợp với các viện, trường đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới vào nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt là công nghệ mang tính đột phá, phù hợp với từng khâu của chuỗi sản xuất,…

Ông Lê Văn Khoa, Giám đốc kỹ thuật toàn quốc Grobest Việt Nam

Triển khai nhiều mô hình giảm chi phí

Giá thành sản xuất tôm trung bình của nước ta cao hơn các nước trên thế giới. Do đó, thị trường đầu ra gặp khó khăn là điều khó tránh khỏi. Theo đó, đến thời điểm này triển khai nhiều mô hình giảm chi phí là điều tất yếu. Thời gian qua, công ty đã triển khai 2 mô hình nuôi Grofarm và Grofarm Pro với giải pháp tối ưu hóa dinh dưỡng trong nuôi TTCT thâm canh, giúp giảm giá thành sản xuất, bảo vệ môi trường. Quy trình nuôi của Grobest đã giúp giảm 1015% giá thành sản xuất tôm, đạt mức khoảng 70.000 đồng/kg tôm nguyên liệu thành phẩm, tạo ra sức cạnh tranh rất lớn cho con tôm Việt Nam. Giải pháp trên đều cho thấy mức độ giảm phát thải khí nhà kính trong nuôi tôm đã giảm đáng kể.

Bà Cao Xuân Thu Vân, Chủ tịch Liên minh hợp tác xã (HTX) Việt Nam

Thay

Ngành tôm không thiếu những nông dân, chủ trang trại nuôi tôm giỏi; không thiếu những mô hình hay quy trình nuôi tôm tiên tiến. Tuy nhiên, cái thiếu lớn nhất đó chính là sự hợp tác và liên kết một cách hiệu quả. Do đó, giờ là lúc người nuôi tôm cần phải cân nhắc để hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị. Phải xem nghề nuôi tôm là cách làm kinh tế nông hộ chứ không còn là chuyện sản xuất đơn thuần nữa. Chỉ có như vậy, người nuôi mới có được tiếng nói sòng phẳng với các bên liên quan trong chuỗi giá trị con tôm. Và điều cần phải thay đổi trước tiên là tư duy. Nếu không thay đổi từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế thì khó lòng đạt được hiệu quả và bền vững, chứ chưa nói tới chuyện vươn mình trong kỷ nguyên mới.

Ông Phạm Văn Mừng, Giám đốc HTX Toàn Thắng, xã Vĩnh

Tân, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

Hợp tác và liên kết sản xuất theo tiêu chuẩn ASC

Giá vật tư đầu vào ngày càng tăng cao, trong khi giá tôm lúc thu hoạch thì cứ trồi sụt thất thường khiến người nuôi chưa thể yên tâm. Nhờ HTX hợp tác và tạo được liên kết với doanh nghiệp đầu vào và đầu ra; đồng thời sản xuất theo tiêu chuẩn ASC nên chi phí đầu tư cũng nhẹ hơn và giá bán cũng cao hơn so với những hộ trong khu vực. Vì vậy, nên nhiều thành viên trong HTX vượt qua được những giai đoạn khó khăn về thị trường. Do đó, bên cạnh các giải pháp về thị trường, nghề nuôi tôm cần tổ chức lại sản xuất theo mô hình HTX kiểu mới để tập trung sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế gắn với liên kết chuỗi giá trị nhằm hạn chế rủi ro, tăng tính hiệu quả và bền vững. Trong đó, ưu tiên nhất là hỗ trợ nguồn vốn tín dụng trước mắt là cho HTX và sau đó là đến hộ nuôi.

Ông Ngô Công Luận, Giám đốc HTX Nông ngư 14/10 Hòa Nhờ A, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng

Cần có giải pháp về vốn để hỗ trợ người nuôi

Hiện có rất ít hộ nuôi tôm tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, mà đa số phải dựa vào nguồn đầu tư của các đại lý cung ứng đầu vào hay thu mua tôm nguyên liệu. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm tăng chi phí đầu tư, kéo theo giá thành tôm nuôi cũng tăng. Tỉnh Sóc Trăng đã có chủ trương liên kết giữa đại lý, người nuôi tôm, công ty cung ứng đầu vào và ngân hàng để nâng cấp mô hình nuôi nhưng cũng rất ít người dân đáp ứng được đầy đủ các quy định của ngân hàng. Nguyên nhân chủ yếu là do đa số người nuôi còn nợ ngân hàng, không còn tài sản để thế chấp. Do đó, bên cạnh giải pháp về kỹ thuật, hạ tầng,… Nhà nước cần có giải pháp về nguồn vốn tín dụng đặc thù cho người nuôi tôm, bởi nếu không giá thành tôm nuôi sẽ rất khó giảm như mong muốn.

NHÓM PV (Thực hiện)

NGÀNH TÔM 2024

Chuyển mình trước vòng xoay thị trường

Ngành nuôi tôm toàn cầu đã chứng tỏ được khả năng thích ứng đáng kinh ngạc trước sự biến đổi mạnh mẽ của thị trường, sở thích người tiêu dùng và các thách thức vận hành.

Vượt thử thách thị trường

Vị thế thống trị lâu nay của Trung Quốc trong lĩnh vực nhập khẩu tôm toàn cầu đang có dấu hiệu thay đổi. Ecuador, quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ hai thế giới, ghi nhận khối

lượng tôm xuất khẩu sang Trung Quốc giảm

27% trong quý I/2024, trong khi xuất khẩu sang Mỹ tăng 33% và châu Âu tăng 20%. Sự chuyển hướng này kéo theo những thay đổi lớn trong mô hình thương mại toàn cầu và tác động mạnh mẽ đến các nhà sản xuất tôm trên toàn thế giới.

“Việc phân bổ lại khối lượng xuất khẩu cho thấy thị trường toàn cầu đang trở nên cân bằng hơn. Sự thay đổi này có thể giúp giá cả ổn định hơn và giảm phụ thuộc vào các thị trường đơn lẻ”, Pijl. Willem, một chuyên gia nuôi tôm tại Shrimpinsight chia sẻ.

Ấn Độ tiếp tục giữ vững vị trí là nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới với thị phần

29,47%, giá trị xuất khẩu đạt 5,16 tỷ USD. Mặc dù phải đối mặt với áp lực thị trường, xuất khẩu của Ấn Độ vẫn duy trì tăng trưởng

4% trong quý I/2024. Theo dữ liệu giám sát từ vệ tinh GalaxEye Blue, 71% ao tôm ở

Andhra Pradesh, vựa nuôi tôm lớn nhất Ấn Độ, đang hoạt động, cho thấy tình hình sản xuất ổn định.

Ecuador, mặc dù ghi nhận sự sụt giảm quý đầu tiên sau nhiều năm tăng trưởng ổn định, vẫn giữ vị thế mạnh với 16,19% thị phần. Chiến lược chuyển hướng sang sản phẩm chế biến sẵn và đa dạng hóa thị trường cho thấy ngành tôm Ecuador có khả năng thích ứng với những thay đổi của điều kiện thị trường. Ngành tôm Việt Nam đã ghi dấu ấn thành công vào đầu năm 2024, với giá trị xuất khẩu tăng 14% lên 686 triệu USD trong quý I, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ sau những khó khăn trước đó. Trong khi đó, Indonesia tiếp tục điều chỉnh chiến lược, tập trung vào các sản phẩm có giá trị gia tăng mặc dù xuất khẩu giảm 8%.

Đòn bẩy công nghệ và đổi mới

Nhân tố trọng tâm thúc đẩy sự “chuyển mình” của ngành tôm là cuộc cách mạng công nghệ, biến các ao tôm truyền thống thành những cơ sở nuôi trồng thủy sản hiện đại. Những hệ thống nuôi siêu thâm canh, có khả năng sản xuất tới 100 tấn/ha mỗi năm, đang dẫn đầu sự thay đổi này.

Tại Andhra Pradesh, Ấn Độ, nhiều trang trại đã áp dụng tự động hóa và hệ thống giám sát thời gian thực. “Độ chính xác trong

nuôi tôm hiện đại ngang tầm với bất kỳ nhà máy sản xuất công nghệ cao nào”, theo Tiến sĩ Sarah Chen, chuyên gia công nghệ nuôi trồng thủy sản của Liên minh Nuôi trồng Thủy sản toàn cầu.

Các trại nuôi tôm hiện đại ngày nay đang bắt đầu tận dụng trí tuệ nhân tạo để giám sát chất lượng nước, hệ thống cho ăn tự động theo dõi hành vi của tôm và các quy trình phòng ngừa dịch bệnh tiên tiến. Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu khá lớn - thường lên đến 1 triệu USD/ha nhưng lợi nhuận mang lại rất hấp dẫn. Các mô hình thành công ghi nhận tỷ lệ sống trên 85% và hệ số chuyển đổi thức ăn dưới 1,3, những con số khó tưởng tượng cách đây một thập kỷ. Các vấn đề môi trường đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của ngành công nghiệp nuôi tôm trong năm 2024. Biến đổi khí hậu, quản lý chất lượng nước và phòng chống dịch bệnh là những thách thức cốt lõi. Riêng tổn thất hàng năm do dịch bệnh ước tính lên đến 4 tỷ USD, nhấn mạnh sự cấp thiết của các chiến lược quản lý sức khỏe hiệu quả. Chi phí đầu vào tăng cao là một thách thức đáng kể khác. Chi phí thức ăn, chiếm 40 - 65% tổng chi phí sản xuất, đã tăng mạnh, với giá bột cá 2.600 USD/tấn và giá

 Ngành nuôi tôm đang ở bước

ngoặt quan trọng, dù đối mặt với nhiều thách thức, ngành này vẫn thể hiện khả năng thích nghi đáng kinh ngạc. Thành công trong bối cảnh thay đổi này sẽ phụ thuộc vào việc đón nhận đổi mới, duy trì hiệu quả hoạt động và đáp ứng linh hoạt nhu cầu thị trường.

dầu cá lên tới 6.000 USD/tấn. Áp lực chi phí này đang thúc đẩy đổi mới trong công thức thức ăn và cải thiện hiệu quả suốt chu kỳ sản xuất.

Triển vọng tương lai

Ngành tôm toàn cầu đã có những phản ứng đa chiều trước các thách thức trong năm 2024. Các nhà sản xuất ngày càng chú

trọng đầu tư vào 5 yếu tố: Hệ thống phát hiện và phòng ngừa bệnh tiên tiến; thực hành nông nghiệp bền vững và các chương trình chứng nhận; chương trình cải thiện di truyền nhằm tăng khả năng kháng bệnh và hiệu quả tăng trưởng; chiến lược đa dạng hóa thị trường và nâng cao năng lực chế biến gia tăng giá trị.

Pijl. Willem nhận định: “Tương lai của ngành nuôi tôm nằm ở việc cân bằng giữa hiệu quả sản xuất và tính bền vững. Những trang trại thành công sẽ là những đơn vị linh hoạt thích nghi với nhu cầu thị trường đang biến đổi liên tục mà vẫn đảm bảo trách nhiệm với môi trường”.

Thị trường tôm toàn cầu năm 2024 xuất hiện một số xu hướng có khả năng định hình sự phát triển trong các năm kế tiếp, gồm xu hướng tái cân bằng với sự chú trọng ngày càng tăng vào các sản phẩm chế biến và phương pháp sản xuất bền vững. Cùng đó, tỷ lệ các trang trại áp dụng công nghệ, đặc biệt trong giám sát và phòng ngừa dịch bệnh ngày càng tăng.

Đối với các bên liên quan trong chuỗi giá trị, từ nông dân đến các nhà chế biến và doanh nghiệp xuất nhập khẩu, yếu tố then chốt để thành công là luôn cập nhật thông tin về diễn biến thị trường, đầu tư vào công nghệ phù hợp và duy trì chiến lược kinh doanh linh hoạt. Khi ngành công nghiệp tiếp tục phát triển, những ai có thể thích ứng trong khi vẫn tập trung vào chất lượng và tính bền vững sẽ có vị thế tốt nhất để phát triển trong thị trường đầy biến động này.

TUẤN MINH

(Theo Globalseafood, GAA)

Bền vững - Hành trình không điểm dừng

 WALLY STEVENS

CEO Liên minh Nuôi trồng Thủy sản toàn cầu

Năm 2000, tôm vượt qua cá ngừ đóng hộp trở thành sản phẩm hải sản được tiêu thụ nhiều nhất tại Mỹ và duy trì vị trí này cho đến nay. Viện Nghề cá Quốc gia ước tính mức tiêu thụ tôm ở Mỹ đã tăng đều đặn từ năm 2013, đạt đỉnh 5,9 pound/ người vào năm 2021. Tôm chiếm 38% tổng lượng hải sản tiêu thụ hàng năm tại Mỹ, nhiều hơn tổng cộng cá ngừ đóng hộp, cá rô phi, cá tuyết Alaska, cá tra, cá tuyết và cua. Thị trường tôm toàn cầu dự báo sẽ tăng trưởng 6,72% mỗi năm trong 5 năm tới, với giá trị ước tính lên tới 69,35 tỷ USD vào năm 2028. Mặc dù nhu cầu tiêu thụ tôm trên thế giới ngày càng tăng, nhưng sản xuất tôm vẫn gặp phải những vấn đề cố hữu, khiến việc duy trì bền vững trở nên khó khăn. Ngành tôm nuôi đã có sự tiến bộ đáng kể trong ba thập kỷ qua về hiệu quả. Tuy nhiên, phần lớn trại nuôi không đảm bảo tiêu chí bền vững và bị chỉ trích bởi thực trạng phá hủy môi trường sống, sử dụng hóa chất, kháng sinh. Suy thoái rừng ngập mặn là vấn đề bị lên án nhiều nhất khi ngành nuôi tôm phát triển vào đầu những năm 2000. Sự phát triển của ngành nuôi tôm tại các vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á, Ấn Độ và

Nam Mỹ đã phá hủy hàng triệu ha rừng ngập mặn. Tổ chức Bảo tồn Quốc tế ước tính khoảng 40% diện tích rừng ngập mặn toàn cầu đã bị xóa sổ, chủ yếu do sự mở rộng của các trang trại nuôi tôm. Hiện nay, một số nước sản xuất tôm đang triển khai các chương trình phục hồi rừng ngập mặn tại những ao tôm bị bỏ hoang với sự hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ (NGO). Tại Việt Nam, mô hình nông lâm kết hợp - phương pháp canh tác mới đưa rừng ngập mặn và cây xanh vào trong các trang trại nuôi tôm để tạo môi trường nuôi tôm lành mạnh - ngày càng phổ biến và được đánh giá cao về tính bền vững.

Một vấn đề môi trường phổ biến khác của các trại nuôi tôm hiện đại là sử dụng

kháng sinh dẫn đến xuất hiện vi khuẩn

kháng thuốc. Sự lây lan của các mầm

bệnh mới tại các trang trại nuôi tôm ở

Đông Nam Á và Ấn Độ vẫn rất phổ biến. Mặc dù lượng kháng sinh được sử dụng trong nuôi tôm ngày nay đã giảm đáng kể so với 30 năm trước, nhưng đây vẫn là mối lo ngại dai dẳng và đe dọa đáng kể tới môi trường ven biển và đại dương. Tuy nhiên, số lượng trang trại nuôi tôm đạt chứng nhận sinh thái đã tăng đáng kể. Theo ước tính của Seafood Certifications and Ratings Collaboration, 15,7% sản lượng tôm nuôi trên toàn cầu được chứng nhận ASC, BAP hoặc Fair Trade. Một số chuỗi cung ứng tôm đang chật vật ngăn chặn lao động cưỡng bức và các vi phạm nhân quyền khác. Sau sự cố chấn động về lạm dụng nô lệ trong ngành chế biến tôm của Thái Lan vào năm 2015, hàng loạt tổ chức trên thế giới đã tăng cường đầu tư vào kiểm toán và các tiêu chí xã hội trong các chứng nhận bền vững hiện có. Quỹ David và Lucile Packard, một nhà tài trợ lớn trong lĩnh vực thủy sản bền vững từ năm 1968, gần đây cam kết đặt công bằng và bình đẳng làm trọng tâm trong các nỗ lực tài trợ thủy sản trong tương lai. Ngoài yếu tố môi trường, BAP và ASC đã đưa các tiêu chí kiểm toán xã hội và tiêu chuẩn lao động vào hệ thống chứng nhận. Người mua tôm, đặc biệt là các nhà bán lẻ, đang dần tích hợp các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội vào chính sách thu mua sản phẩm của họ. Các hệ thống chứng nhận thực hành lao động công bằng cũng đang được mở rộng bất chấp thách thức bởi ngành tôm cần lao động giá rẻ để duy trì lợi nhuận. Ngành nuôi tôm hiện tại và tương lai vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức môi trường và xã hội. Hành trình phát triển bền vững, do đó, vẫn tiếp diễn, thúc đẩy ngành tôm toàn cầu không ngừng cải thiện tiêu chuẩn và mang lại tác động tích cực cho toàn ngành nuôi trồng thủy sản và chuỗi cung ứng khác. 

5 siêu cường trong ngành công nghiệp tôm

Sản lượng tôm toàn cầu ước đạt 5,7 triệu tấn trong năm 2024, và dự kiến 6,1 triệu tấn vào năm kế tiếp, tăng so mức 5,4 triệu tấn của năm 2023. Trung Quốc, Ấn Độ, Ecuador, Indonesia, và Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng về sản lượng.

Trung Quốc

Trung Quốc có sản lượng khai thác tôm tự nhiên cao nhất thế giới, khoảng 1,1 triệu tấn mỗi năm, góp phần nâng tổng tổng sản lượng tôm lên 2,5 triệu tấn. Sản lượng TTCT nuôi dự kiến 1,2 triệu tấn và tôm sú 200.000 tấn, tương đương 1,4 triệu tấn. Tôm hùm đất là thủy sản nội địa đang được khuyến khích với sản lượng 2,9 triệu tấn vào năm 2022, trong đó các tỉnh Hồ Bắc, An Huy, Hồ Nam, Giang Tô và Giang Tây chiếm gần 92% tổng sản lượng. Từ năm 2004 đến 2020, ngành tôm Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 5,2%/năm. Tuy nhiên, sau năm 2023, ngành này sụt giảm do đại dịch COVID-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu. Trại nuôi tôm ở Trung Quốc chiếm 10% tổng diện tích 7.349.647 ha được sử dụng cho nuôi trồng thủy sản với 4 mô hình gồm: Ao đất, nhà kính nhỏ, lót bạt và thâm canh

công nghệ cao. Trong giai đoạn 2020 - 2024, tốc độ tăng trưởng của các ao đất truyền thống với mật độ thả giống thấp, 60 PL/ m², chỉ đạt 2%. Trong khi đó, mô hình nhà kính nhỏ với mật độ 150 PL/m² đang tăng trưởng mạnh ở mức 12%, tiếp theo là các ao lót bạt, mật độ 100 - 150 PL/m², với tốc độ tăng trưởng 8%. Tuy nhiên, mô hình thâm canh công nghệ cao tại Trung Quốc đang có xu hướng chững lại với tốc độ phát triển 6%.

Ecuador

Từ một nhà sản xuất tôm nhỏ với 40.000 tấn xuất khẩu năm 2000, Ecuador vươn lên vị trí hàng đầu thế giới về nuôi và xuất khẩu tôm vào năm 2022, với sản lượng 1,2 triệu tấn vào năm 2023 và dự kiến 1,4 triệu tấn vào năm 2024. Bất chấp giá thấp, một số công ty tôm tại Ecuador vẫn đẩy mạnh sản xuất. Industrial Pesquera Santa Priscila, công

ty xuất khẩu tôm lớn nhất Ecuador đã khai trương nhà máy thứ bảy với công suất 60.000 tấn/năm, và công ty Oceantreasure tăng gấp đôi doanh thu tại thị trường Trung Quốc.

Theo Gabriel Luna, CEO của Glunashrimp, TTCT Ecuador có lợi thế cạnh tranh nhờ nguồn gen bản địa, thích nghi tốt với môi trường và cho năng suất cao hơn so với TTCT châu Á. Ecuador áp dụng mật độ 15 - 25 con/ m², thấp hơn mức 23 - 30 con/m² của châu Á. Toàn bộ sản lượng đều được chứng nhận quốc tế hoặc được Seafood Watch đánh giá cao. Các trang trại tôm ở Ecuador hạn chế tối đa tác động đến môi trường xung quanh và kiểm soát tốt việc sử dụng kháng sinh và hóa chất. Ecuador chủ yếu xuất

Việt Nam

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam đạt sản lượng 1,264 triệu tấn, trong đó tôm sú 284.000 tấn, TTCT 980.000 tấn. Giá thành sản xuất tôm Việt Nam cao hơn các nước khác 25 - 37,5%. Cụ thể, TTCT loại 50 con/kg Việt Nam nuôi tối thiểu khoảng 90.000 đồng (4 USD), trong khi Ấn Độ (3 USD), Ecuador (2,5 USD). Tuy nhiên, ngành tôm Việt Nam tiên phong hiện đại hóa và áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới nổi tiếng thế giới.

Tại vùng trọng điểm nuôi tôm ĐBSCL, trong năm 2023, Bạc Liêu có trên 132.000 ha nuôi tôm, 25 tổ chức và 800 hộ đầu tư nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao với diện tích gần 5.000 ha. Các vùng nuôi tôm do tỉnh Cà Mau quản lý đã nhận được 9 loại chứng nhận quốc tế như ASC, B.A.P, EU Organic, Bio Suisse, Selva Shrimp; Mangrove shrimp; Nuturland; Seafood Watch với diện tích 19.590 ha. Hiện, một số công ty Việt Nam đang sản xuất tôm giống bố mẹ chất lượng cao phục vụ trong nước và xuất khẩu.

Theo Cục Thủy sản, năm 2023, Việt Nam sản xuất được 10.094 con TTCT bố mẹ, 20.000 con tôm sú bố mẹ.

Theo Kontali, sản lượng tôm nuôi của Ấn

Độ năm 2024 ước đạt 810.000 tấn, tăng so mức 790.000 tấn của năm 2023. Trong đó, sản lượng TTCT tăng 10.000 tấn lên 750.000 tấn, trong khi tôm sú tăng 20.000 tấn. Andhra Pradesh, bang ven biển phía Đông Nam, là trung tâm sản xuất cá nước ngọt

và nuôi tôm lớn nhất Ấn Độ trong ba thập kỷ qua. Hoạt động nuôi tôm cũng được mở rộng ở các bang khác, đặc biệt là Odisha và Tây Bengal nằm ở phía Bắc Andhra Pradesh trên bờ biển phía Đông và bang Gujarat thuộc vùng Tây Bắc. Ấn Độ phần lớn nuôi tôm mật độ thấp so với các nước châu Á khác, khoảng 40 con/ m² nên có thể sản xuất tôm kích cỡ lớn, đặc biệt là tôm sú, để cải thiện lợi nhuận. Chính phủ gần đây đã phê duyệt việc nhập khẩu tôm sú sạch bệnh vào Ấn Độ, đánh dấu thời kỳ phục hưng ngành tôm sú. Tương lai, ngành tôm Ấn Độ sẽ nâng cao khả năng

cạnh tranh bằng cách tập trung sản xuất tôm giá trị gia tăng, mở rộng thị trường và áp dụng công nghệ sản xuất để kiểm soát dịch bệnh.

Indonesia

Kontali dự báo Indonesia sản xuất 320.000 tấn TTCT và 75.000 tấn tôm sú trong năm 2024, ngang bằng với năm 2023 và 2022. Ở Indonesia, các hệ thống nuôi tôm rất đa dạng, từ truyền thống đến bán thâm canh và thâm canh. Ngành tôm Indonesia đang đặt mục tiêu hiện đại hóa tối đa để phát huy tiềm năng sản xuất, tham vọng giành ngôi đầu bảng ở khu vực. Chính phủ Indonesia cũng triển khai dự án nuôi tôm tái tạo rừng ngập mặn ở Sulawesi và tích cực quảng bá hình ảnh sản phẩm tôm rừng để thu hút người tiêu dùng toàn cầu.

Vào những năm 1980, tôm sú được nuôi rộng rãi nhất và hầu hết người nuôi đều sử dụng ao hình chữ nhật lớn với diện tích trung bình từ 2.500 - 5.000 m2. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, mô hình nuôi tôm đã bắt đầu thay đổi, bao gồm cả việc xây dựng một số ao nhỏ hơn, có diện tích từ 1.000 m2 trở xuống. Gần đây, xu hướng chuyển sang thiết kế ao hình tròn nhiều hơn ở các hộ nuôi nhỏ, điển hình nhất là các ao tròn có đường kính 5 - 30 m. 90% trại nuôi tôm Indonesia đặt mục tiêu thu hoạch 20 - 30 tấn/ha kết hợp nâng cao an toàn sinh học, ngăn chặn dịch bệnh. Người nuôi tôm không chú trọng tăng mật độ, mà tập trung vào phương thức nuôi trồng thủy sản chính xác và thân thiện môi trường.

DŨNG NGUYÊN

Mô hình nhà kính
Zhang Wei/China Daily
5 thị trường nhập khẩu

lớn nhất của Việt Nam

tôm

Năm 2024, dù đối mặt với nhiều thách thức, xuất khẩu tôm vẫn nghi nhận kết quả ấn tượng. Đặc biệt, xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm đều có sự tăng trưởng mạnh mẽ, với một số thị trường đạt mức tăng trưởng hai con số.

Trung Quốc - Hồng Kông

Tính đến tháng 11/2024, kim ngạch

xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Trung

Quốc - Hồng Kông đạt 761 triệu USD, tăng 34% so cùng kỳ năm trước. Nhờ nhu cầu

tăng mạnh trong các dịp lễ hội, đặc biệt là

Tết Nguyên đán, Trung Quốc đã vượt Mỹ, trở

thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất

của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm nay.

Nhu cầu tại thị trường này tập trung vào tôm sống và tôm đông lạnh, phục vụ cho các bữa ăn gia đình và nhà hàng

trong mùa lễ hội. Tuy nhiên, Trung Quốc - Hồng Kông cũng đặt ra không ít thách thức với những quy định kiểm dịch khắt khe và chính sách nhập khẩu thường xuyên thay đổi.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng tại đây có xu hướng ưu tiên các sản phẩm giá rẻ với số lượng lớn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải cân bằng giữa việc giữ giá cạnh tranh và đảm bảo chất lượng để duy trì sức hấp dẫn tại thị trường tiềm năng nhưng đầy biến động này.

Mỹ Kim ngạch xuất khẩu tôm sang Mỹ trong 11 tháng năm 2024 đạt 702 triệu USD, tăng 10% so cùng kỳ năm trước, tiếp tục duy trì vị thế là một trong những thị trường nhập khẩu lớn của tôm Việt Nam. Mỹ là thị trường có sức mua mạnh mẽ và đa dạng nhu cầu, từ tôm đông lạnh, chế biến sẵn đến các sản phẩm giá trị gia tăng. Riêng trong tháng 11/2024, giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt hơn 55 triệu USD, tăng 9% so cùng kỳ năm trước.

Ảnh: Duy Quang

Người tiêu dùng tại Mỹ ngày càng ưa chuộng các sản phẩm tôm đạt chứng nhận bền vững như ASC, BAP và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các quốc gia như Ecuador và Ấn Độ, nơi có chi phí sản xuất thấp hơn. Để duy trì thị phần, việc cải tiến chuỗi cung ứng và tối ưu hóa chi phí trở thành yếu tố sống còn. Đặc biệt, thời gian tới, nếu Mỹ tăng thuế đối với sản phẩm thủy sản từ các quốc gia đối thủ như Trung Quốc sẽ mở ra cơ hội thay thế sản phẩm từ các quốc gia cho ngành tôm Việt Nam, nhất là khi chất

lượng sản phẩm thủy sản Việt Nam được đánh giá cao và giá cả cạnh tranh. Tuy nhiên, chính sách thuế tăng vào năm 2025 có thể tạo ra những thách thức lớn, bao gồm chi phí xuất khẩu tăng cao và nguy cơ bị áp dụng thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp.

Nhật Bản

Đến hết tháng 11/2024, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật

Bản đạt 475 triệu USD, tăng nhẹ 2% so cùng kỳ năm trước. Nhật Bản tiếp tục là thị trường quan trọng nhờ nhu cầu cao về thực phẩm sạch, an toàn và chất lượng ổn định.

Phần lớn nhu cầu tập trung vào các sản phẩm tôm hấp, tôm đông lạnh với kích thước nhỏ gọn, phù hợp với khẩu phần ăn hàng ngày của người tiêu dùng Nhật Bản. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường có tiêu chuẩn khắt khe nhất về dư lượng kháng sinh, truy xuất nguồn gốc và chất lượng sản phẩm.

Để duy trì đà tăng trưởng, các doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ chế biến hiện đại và tối ưu hóa quy trình sản xuất, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, việc xây dựng uy tín thương hiệu và tăng cường quảng bá hình ảnh tôm Việt Nam tại Nhật Bản sẽ là chiến lược quan trọng để giữ vững lòng tin của thị trường này.

EU

Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu (EU) đạt 447 triệu USD (đến tháng 11/2024), tăng 16% so cùng kỳ năm trước.

EU tiếp tục là một thị trường đầy tiềm năng, đặc biệt với các dòng sản phẩm hữu cơ, không kháng sinh và thân thiện môi trường. Các quốc gia như Hà Lan, Đức và Bỉ là những khách hàng lớn, yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn môi trường và lao động. Hiệp định EVFTA mang đến lợi thế về thuế quan, nhưng cũng đặt ra áp lực cạnh tranh với các quốc gia xuất khẩu khác. Doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng cải thiện chuỗi giá trị và truyền thông để gia tăng sức hấp dẫn cho sản phẩm tôm tại EU.

Hàn Quốc

Tính đến tháng 11/2024, kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 304 triệu USD, giảm 4% so cùng kỳ năm trước. Đây là thị trường chủ yếu nhập khẩu tôm đông lạnh để phục vụ ngành nhà hàng, đặc biệt là các món phổ biến như tempura và sushi.

Xu hướng tiêu dùng tại Hàn Quốc tập trung vào các sản phẩm tiện lợi, chế biến sẵn, được đóng gói bắt mắt và có kích cỡ đồng đều. Người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhập khẩu tại đây đặt ra yêu cầu cao về chất lượng ổn định, thời gian giao hàng chính xác, cũng như sự đồng nhất trong sản phẩm.

Mặc dù kim ngạch có sự sụt giảm, Hàn Quốc vẫn là một thị trường tiềm năng nếu doanh nghiệp Việt Nam đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống logistics và quy trình sản xuất hiện đại. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ, cải tiến sản phẩm phù hợp với thị hiếu địa phương và duy trì mối quan hệ bền vững với đối tác nhập khẩu sẽ giúp Việt Nam phục hồi tăng trưởng trong thị trường này.

OANH THẢO

 Ngành tôm Việt Nam đang đạt được những bước tiến mạnh mẽ, đặc biệt tại các thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và EU. Các sản phẩm tôm chế biến sâu của Việt Nam, nhờ vào chất lượng vượt trội và sự đa dạng, đang ngày càng được ưa chuộng. Mặc dù đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các quốc gia khác, tôm Việt Nam vẫn giữ vững thị phần tại các thị trường yêu cầu sản phẩm chế biến sẵn như Nhật Bản và Mỹ.

6 “thủ lĩnh” xuất khẩu tôm

năm 2024

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, năm 2024, xuất khẩu tôm mang về gần 4 tỷ USD, tăng 15% so năm 2023. Mang lại thành tựu to lớn này của ngành tôm phải kể đến sự góp mặt của những “thủ lĩnh” trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu tôm.

Cùng Đặc san Con Tôm điểm danh top các doanh nghiệp điển hình này.

1. STAPIMEX

Là công ty nuôi trồng và chế biến các sản phẩm từ tôm có lịch sử lâu đời tại Việt Nam; trong suốt hơn bốn thập kỷ hoạt động, sản phẩm của Công ty CP Chế biến thủy sản Sóc Trăng (STAPIMEX) đã có mặt trên 30 quốc gia, thị trường lớn nhất là Mỹ, EU, Nhật Bản. STAPIMEX chủ yếu là chế biến và xuất khẩu tôm sú với các sản phẩm đa dạng

như tôm NOBASHI, tẩm bột chiên và tươi (breaded shrimp), sushi, raw PTO, CPTO, HLSO, RING shrimp, HLSO, xuyên que (skewer), raw PD,… Tất cả đều được đóng gói dưới dạng block, IQF, hút chân không hoặc hình thức đóng gói bán lẻ theo yêu cầu của khách hàng. Từ năm 2003, Công ty đã áp dụng thành công hệ thống truy xuất nguyên liệu đến tận ao nuôi; tạo việc làm ổn định cho trên 3.500 lao động. Năm 2024, Công ty đạt hơn 7.091 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 10% so năm 2023. Do vậy, lãi ròng giảm 12% còn gần 490 tỷ đồng, nâng lãi lũy kế lên hơn 995 tỷ đồng vào cuối năm 2023. Tính đến 11 tháng năm 2024, giá trị kim ngạch xuất khẩu của STAPIMEX đạt 308 triệu USD đứng vị trí top đầu các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam. Năm 2024, Công ty đặt mục tiêu sản lượng thành phẩm đạt 30,000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 340 triệu USD và lợi nhuận 500 tỷ đồng.

2. Minh Phú

Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú được thành lập vào cuối năm 1992, từ một cơ sở thu mua, chế biến thủy sản nhỏ; sau hơn 3 thập kỷ phát triển, Minh Phú trở thành công ty thủy sản hàng đầu về kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam và nằm trong top doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới.

Ảnh: Ptaseafood

Trong những năm trước đây, Minh Phú thường xuyên đạt lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, đỉnh điểm là năm 2014 với mức lợi nhuận kỷ lục hơn 921 tỷ đồng. 2024 là một năm khó khăn với các doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có ngành tôm. Minh Phú đã nhận thấy vấn đề lạm phát cao có thể tiếp tục gây giảm nhu cầu tiêu thụ thủy sản và tăng giá nguyên liệu nuôi trồng và chế biến. Công ty lựa chọn chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, tập trung vào chế biến sâu, nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng và giữ chất lượng nguyên liệu đầu vào để đối mặt với thách thức này.

Vì vậy, 11 tháng năm 2024, Minh Phú ghi nhận giá trị xuất khẩu đạt 286 triệu USD.

Trong phiên họp Đại hội đồng cổ đông năm 2024, Minh Phú đặt mục tiêu năm nay sản lượng sản xuất đạt 70.000 tấn, qua đó mang về 18.568,7 tỷ đồng doanh thu. Lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt là 1.385,2 tỷ

đồng và 1.265,7 tỷ đồng. Đây là lần thứ ba trong vòng 5 năm qua công ty đặt mục tiêu lãi trước thuế vượt mốc nghìn tỷ.

Với doanh nghiệp thành viên là Công ty CP Minh Phú Hậu Giang, tình hình xuất khẩu tôm cũng có nhiều khởi sắc. Năm

2024, doanh nghiệp này phấn đạt sản lượng sản xuất 27.000 tấn; doanh thu xuất khẩu 270 triệu USD. Tính đến 11 tháng năm 2024, Công ty đã đạt doanh thu 220 triệu USD.

Trong quá trình hoạt động, Công ty luôn chú trọng đầu tư vào công nghệ nhằm chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu về xuất khẩu tôm trong Tập đoàn Thủy sản Minh Phú. Công ty đặt mục tiêu đến năm 2025 đạt kim ngạch xuất khẩu là 500 triệu USD.

3. Sao Ta

Là một trong những doanh nghiệp luôn

thuộc top đầu về xuất khẩu tôm của Việt

Nam, hoạt động kinh doanh mảng tôm của

Công ty CP Thực phẩm Sao Ta ghi nhận tăng

trưởng tích cực trong bối cảnh nhu cầu về thủy sản nói chung và tôm nói riêng của các thị trường quốc tế đang dần hồi phục.

Theo số liệu công bố ngày 2/12 của Công

ty, tháng 11/2024, doanh nghiệp sản xuất được 1.497 tấn tôm thành phẩm, tăng 3% so cùng kỳ năm trước. Sản lượng tiêu thụ tôm thành phẩm đạt 1.648 tấn, tăng 1,5% so cùng kỳ năm trước; nông sản thành phẩm giảm 16% so cùng kỳ, còn 95 tấn.

Tháng 11/2024, Sao Ta thu về 18,38 triệu USD doanh số chung, tăng 5% so cùng kỳ năm trước. Mức tăng của tháng 11 có phần giảm hơn so các tháng trước, trong đó tháng 9 tăng tới 48% so cùng kỳ, tháng 10 tăng 26%. Lũy kế 11 tháng năm 2024, Sao Ta thu về 228 triệu USD doanh số chung, tương ứng hoàn thành và vượt 8,7% kế hoạch năm. Trước đó, Công ty đặt mục tiêu năm 2024 mang về 210 triệu USD doanh số tiêu thụ chung, tăng 5% so năm trước.

4. CASES

Tọa lạc trên địa bàn có tiềm năng nguyên liệu dồi dào với lực lượng lao động có tay nghề chế biến thủy sản tập trung; Công ty CP Chế biến và Dịch vụ thủy sản Cà Mau (CASES) có hệ thống máy móc thiết bị với công suất chế biến từ 1.000 tấn đến 1.200 tấn thành phẩm thủy sản xuất khẩu trên 1 tháng có chất lượng tốt theo yêu cầu của khách hàng.

Trong thời gian qua, Công ty luôn thay đổi để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường, không ngừng cải tiến quy trình sản xuất, chủ động ứng dụng các trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất nhằm tiêu hao ít năng lượng, nguyên liệu, tăng năng suất giá thành sản phẩm. 11 tháng năm 2024, Công ty đạt kim ngạch xuất khẩu 153 triệu USD, đứng vị trí thứ 4 trong top các doanh nghiệp xuất khẩu tôm hàng đầu của Việt Nam.

5. Thuận Phước

Thành lập năm 1987 với tiền thân là Xí nghiệp đông lạnh 32 và cổ phần hóa vào năm 2007, Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước là một trong những doanh nghiệp lớn ở lĩnh vực chế biến, xuất khẩu thủy sản đông lạnh. Những năm gần đây,

doanh nghiệp này luôn nằm trong top 10 xuất khẩu thủy sản và trong top 5 nhà xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, giải quyết nhiều công ăn việc làm và đóng góp ngân sách tích cực cho TP Đà Nẵng. 11 tháng năm 2024, Thuận Phước tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng với giá trị kim ngạch đạt 108 triệu USD. Năm 2023, ông lớn xuất khẩu thủy sản này đạt doanh thu 2.908 tỷ đồng, cao hơn 26,43% so kế hoạch năm. Năm 2024, Thuận Phước đặt mục tiêu doanh thu dao động từ 2.460 - 2.960 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 12,7 - 20 tỷ đồng.

6. VINA CLEANFOOD

Mặc dù là một doanh nghiệp trẻ, thành lập năm 2010, nhưng Công ty CP Thủy sản sạch Việt Nam (VINA CLEANFOOD) đã khẳng định được vị thế riêng của mình. Kết quả trong 11 tháng năm 2024, Công ty đạt doanh thu 104 triệu USD. Với tầm nhìn chiến lược: Nguyên liệu, công nghệ và nguồn nhân lực đảm bảo phát triển bền vững là 3 vấn đề luôn được Công ty quan tâm hàng đầu. Ngay từ khi thành lập, Công ty đã thiết lập quy trình sản xuất dựa trên hệ thống quản lý chất lượng ISO 22000: 2005; BAP 2 STARS; GLOBALGAP; FRIENDS OF THESEA ngay từ sản phẩm đầu tiên. Đến nay, thương hiệu của Công ty đang trở thành biểu tượng của chất lượng hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và chế biến thủy sản sạch của Việt Nam, đồng thời tạo được uy tín và sự tin tưởng tuyệt đối của khách hàng trong những năm qua.

VÂN ANH (Tổng hợp)

Giữ

vị thế, chủ

động trong “cuộc đua” chế biến sâu

Đề án phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021 - 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến thủy sản và đứng trong số 5 nước hàng đầu thế giới vào năm 2030.

Giữ vững vị thế

Trong bối cảnh sản lượng tôm tăng trưởng chậm, nguồn cung tôm nguyên liệu hạn chế thì chế biến sâu sẽ là xu thế, giúp ngành tôm đạt được các mục tiêu về kim ngạch xuất khẩu trong tương lai. Hiện, sản phẩm tôm chế biến giá trị gia tăng chiếm 40 - 45% tổng giá trị xuất khẩu tôm hàng năm.

Giới chuyên gia đánh giá, trình độ chế biến chung của các doanh nghiệp tôm Việt Nam thuộc cấp độ cao nhất trên thế giới và đây là một lợi thế cạnh tranh lớn. Các sản phẩm tôm giá trị gia tăng nổi bật của Việt Nam có thể kể đến như: Tôm bao bột, tôm chiên, tôm tẩm gia vị, tôm xẻ bướm, tôm xiên que, tôm tempura, tôm nobashi, há cảo tôm, sủi cảo tôm gừng, TTCT thịt duỗi tẩm bột chiên đông lạnh, TTCT xiên que đông lạnh,… Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta cho biết, trong lĩnh

Chủ động, không chủ quan

Gần đây các nước đều đã bắt đầu tham gia cuộc đua chế biến tôm. Cụ thể, ông lớn ngành tôm Ecuador là Sociedad Nacional de Galapagos đang tăng cường đầu tư cho dây chuyền sản xuất hàng chế biến giá trị gia tăng. Công suất dự kiến khoảng 91 tấn TTCT nguyên liệu/ngày. Quyết định đầu tư này diễn ra trong bối cảnh giá tôm nguyên liệu tại Ecuador giảm sâu do nhu cầu yếu trong khi nguồn cung tăng. Trong khi đó, ngành tôm Ấn Độ đã đưa chương trình này v ào chiến lược phát triển cách đây đã khá lâu. Một số ý kiến lo ngại rằng, vị thế ngành tôm của Việt Nam sẽ bị đe dọa. Bởi từ trước đến nay, chế biến sâu vẫn được coi là “vũ

vực chế biến tôm, cả thế giới có được 6 quốc gia, Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia đứng đầu về công nghệ chế biến sâu. Cũng nhờ vào sự đầu tư công nghệ hiện đại, nên dù phải chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ từ tôm giá rẻ của Ecuador và Ấn Độ, Indonesia, tôm Việt Nam vẫn có thể đứng vững, thậm chí chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường quốc tế so với các quốc gia khác. Chính vì vậy, để giữ được vị thế xuất khẩu và ứng phó với chênh lệch giá thành tôm nguyên liệu, ngành tôm Việt phát huy thế mạnh là chế biến sâu, đa dạng sản phẩm chế biến sâu để duy trì thị phần. Mặc dù công nghệ chế biến hiện đại góp phần nâng cao chất lượng cho con tôm chế biến nhưng cũng cần có những yếu tố như bàn tay khéo léo của đội ngũ lao động mới hoàn thiện sản phẩm. Đây là thế mạnh của Việt Nam. Ngoài yếu tố đẳng cấp chế biến, doanh nghiệp chế biến tôm Việt Nam còn hướng đến sử dụng lợi thế về mặt vị trí địa lý với nhiều thị trường gần.

Ảnh: PTC

khí” để tồn tại trên thị trường thế giới vốn cạnh tranh khốc liệt về giá. Ngoài ra, Ecuador v à Ấn Độ đang có giá thành tôm nguyên liệu rất rẻ, chưa kể vị trí địa lý cũng gần với những thị trường chính như EU v à Mỹ. Bên cạnh đó, căng thẳng biển Đỏ vẫn chưa hạ nhiệt khiến Việt Nam chịu sức ép rất lớn về chi phí vận chuyển v à áp lực cạnh tranh trực tiếp về phân khúc cao cấp.

Tuy nhiên, trong hàng ngh ì n nh à m á y ch ế bi ế n tại Ấn Độ đa ph ầ n c ô ng su ấ t ch ỉ

ở m ứ c v ừ a ph ả i, kh ó t ổ ch ứ c s ả n xu ấ t đ ể

c ó ngu ồ n h à ng l ớ n cung ứ ng tới c á c t ổ

ch ứ c ph â n ph ố i, ti ê u th ụ l ớ n ở nh ữ ng th ị tr ườ ng ch í nh. Ecuador c ó l ợ i th ế khi sở hữu nhi ề u doanh nghi ệ p gia tộc c ó n ă ng l ự c t à i ch í nh l ớ n. Nh ư ng h ọ b ị hai á p l ự c l à ph ả i ch ế

quan, cần duy trì kho ả

. Công nghiệp ch ế bi ế n c ủ a Việt Nam cần s â u h ơ n, ph ứ c t ạ p h ơ n v à hạ giá thành. “Ở phân khúc thị trường này, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam tập trung vào mẫu mã đẹp, đồng đều và chất lượng ổn định. Nếu các quốc gia Ecuador và Ấn Độ tập trung vào thị trường châu Âu thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ hướng sản phẩm của mình vào thị trường châu Á đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản”, ông Hồ Quốc Lực phân tích. Ở khía cạnh khác, cần nhìn nhận chiến lược gia tăng giá trị thủy sản bằng cách chế biến sâu cũng gây nhiều áp lực cho doanh nghiệp về câu chuyện vốn đầu tư, chi phí vận hành, đào tạo nhân lực tay nghề cao,… Vì thế, hiện nay, phân khúc này chỉ tập trung vào các doanh nghiệp lớn, còn các doanh nghiệp quy mô, vốn nhỏ còn nhiều khó khăn để thực hiện.

Ảnh: iStock

 Nhờ trình độ chế biến cao nên tôm Việt Nam đang có thị phần lớn nhất tại những thị trường ưa chuộng các sản phẩm chế biến sâu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Anh. Đồng thời, các sản phẩm giá trị gia tăng cũng giúp tôm Việt Nam duy trì được thị phần tại Mỹ trước sức ép cạnh tranh rất gay gắt của tôm Ecuador, Ấn Độ và Indonesia.

Đánh thức tiềm năng

Theo bà Châu Thị Tuyết Hạnh, Phòng

Nuôi trồng thủy sản, Cục Thủy sản, khối lượng phế, phụ phẩm của thủy sản mỗi năm từ 1,3 - 1,5 triệu tấn, riêng tôm là 400.000 - 500.000 tấn. Thế nhưng, hoạt động chế biến, tái sử dụng phụ phẩm ngành tôm chưa có nhiều doanh nghiệp tham gia, giá trị gia tăng chưa cao so với tiềm năng. Đồng quan điểm, ông Đào Trọng Hiếu, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cho rằng, phụ phẩm tôm chủ yếu phục vụ chăn nuôi (chiếm tới gần 70%), chỉ hơn 15% phục vụ cho công nghiệp thực phẩm, chưa tới 2% cho y dược,... Phụ phẩm tôm được chế biến sâu ra sản phẩm chăn nuôi sẽ có giá trị cao hơn từ 3 - 5 lần chế biến thô; tương tự trong thực phẩm sẽ cao hơn 5 - 10 lần, thực phẩm chức năng từ 15 - 20 lần và đặc biệt trong dược phẩm lên tới 20 - 30 lần.

“Sản phẩm chế biến từ phụ phẩm tôm có tới 80 - 90% tiêu thụ trong nước, xuất khẩu chỉ 10 - 20% sang các nước châu Á (Trung Quốc, Thái Lan). Năm 2021, doanh thu từ các sản phẩm từ phụ phẩm tôm mang về gần 4.000 tỷ đồng, nếu tận dụng tốt có thể cao hơn rất nhiều, thậm chí có thể mang về cả tỷ đô”, ông Hiếu chia sẻ thêm.

Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cho rằng, nên xem phụ phẩm tôm như chính phẩm, thậm chí giá trị còn cao hơn. Có thể áp dụng một số giải pháp như đầu tư hạ tầng đồng bộ, kết nối chuỗi cung ứng, chế biến phụ phẩm gắn với các cơ sở chế biến chính phẩm. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, nâng cấp trang thiết bị thu gom, phân loại, sơ chế, bảo quản và phân phối, tiêu thụ phụ phẩm tôm.

ĐÔNG PHONG

KHAI THÁC TRIỆT ĐỂ

CƠ HỘI TỪ FTA

Ngành tôm Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để bứt phá và khẳng định vị thế trên thị trường tôm thế giới nếu tận dụng tốt hơn nữa các Hiệp định thương mại tự do (FTA).

Ưu thế lớn

Ngành thủy sản Việt Nam đã đạt được thành tích ấn tượng trong năm qua với giá trị xuất khẩu 10 tỷ USD, tăng 12,7% so cùng kỳ. Các mặt hàng chủ lực đều có tăng trưởng tích cực như: Tôm gần 4 tỷ USD, tăng 16,7%; cá ngừ gần 1 tỷ USD, tăng 17%; cá tra 2 tỷ USD, tăng 9,6%. Đóng góp quan trọng vào kết quả này là việc triển khai nhiều giải pháp nhằm khai thác tối

đa cơ hội từ các FTA mà Việt Nam tham gia ký kết. Việt Nam là một trong số ít quốc gia có nhiều FTA, tạo lợi thế lớn cho doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường quốc tế. Đến nay, Việt Nam đã ký kết và cơ bản kết thúc đàm phán 17 Hiệp định FTA với trên 60 quốc gia, vùng lãnh thổ; đang đàm phán, chuẩn bị khởi động đàm phán 3 Hiệp định và 1 khung khổ kinh tế.

Do đó, cơ hội cho xuất khẩu thủy sản nói chung và ngành tôm nói riêng vươn tầm là không nhỏ. Với đẳng cấp, trình độ chế biến sâu, tôm Việt Nam đã thâm nhập các hệ thống phân phối tiêu thụ lớn, cao cấp, ở các thị trường trọng điểm thế giới. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn chưa tận dụng hết lợi thế và dư địa của các Hiệp định này mang lại.

Ảnh: RYNAN

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng

Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, trong công tác xuất khẩu, ngành thủy sản đã xuất khẩu hơn 160 thị trường. Trong đó, có 4 khu vực tỷ đô - nơi chúng ta có Hiệp định thương mại tự do, song phương hoặc đa phương.

Cụ thể, khu vực thị trường Hiệp định Đối

tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình

Dương (CPTPP) chiếm khoảng 25% thị phần trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

Tiếp đến là thị trường châu Âu với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)

chiếm khoảng 10%. Thị trường Hàn Quốc với

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn

Quốc (VKFTA) chiếm khoảng 9%.

Nâng cao sức mạnh nội tại

Để tận dụng tốt hơn nữa các ưu đãi từ FTA, ông Nguyễn Hoài Nam nhấn mạnh, ngoài vấn

đề đầu vào, con giống, đơn hàng, thông tin thị trường,… thì xây dựng thương hiệu là việc doanh nghiệp và cả ngành thủy sản phải

chú trọng, nỗ lực đẩy mạnh. Câu chuyện xây dựng thương hiệu sẽ gắn với quyết định mua hàng của nhà bán lẻ hay chi phối và quyết

định nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng.

Thực tế, người tiêu dùng thường mua hàng hóa có thương hiệu để biết được nguồn gốc, chất lượng hàng hóa. Do đó, ngành thủy sản phải tiếp tục nỗ lực xây dựng thương

hiệu từ trong chuỗi sản xuất, từ người nuôi

trồng, đến chế biến, xuất khẩu. Tuy nhiên, việc này không thể làm trong ngày một ngày hai, mà cần có quá trình, do đó rất cần sự đồng hành của các Bộ, ngành liên quan cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương.

Bà Nguyễn Thị Phương Dung, Trưởng phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế (Cục Thủy sản) cho biết, từ góc độ cơ quan quản lý Nhà nước về thủy sản, bên cạnh những lợi thế như là ưu đãi thuế quan cho các doanh nghiệp thủy sản thì các quy định cam kết rất toàn diện rộng và cơ chế thực thi khá chặt chẽ. Các FTA cũng tạo ra sức ép cho ngành thủy sản và qua đó cũng tạo ra sự chuyển biến hết sức tích cực đối với hoạt động của ngành thủy sản. “Để tuân thủ các quy định bảo tồn, bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái về sử dụng và khai thác hợp lý các nguồn thủy sản; về phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, ngành thủy sản tập trung nâng cao năng lực về quản trị trên toàn chuỗi giá trị.

Chúng tôi cũng nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản Việt Nam, đặc biệt đảm bảo truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm thủy sản khi xuất khẩu sang các thị trường. Bên cạnh đó tham gia vào các thị trường FTA thế

hệ mới cũng tạo ra các động lực, đẩy nhanh hiện đại hóa của ngành thủy sản và áp dụng công nghệ tiên tiến”, bà Dung phân tích.

Về phần mình, ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho rằng, để tận dụng tốt hơn ưu đãi từ các FTA cũng như hiện thực hóa các giải pháp để ngành thủy sản Việt Nam tiếp tục phát triển cần quan tâm đến 5 vấn đề.

Thứ nhất là nguồn nguyên liệu, (nguồn đầu vào) thức ăn cho con giống, chất lượng con giống. Thứ hai là vấn đề đơn hàng, thời gian qua tăng trưởng rất tốt nhưng cũng có lúc khó khăn, đối tác chưa ổn định. Thứ ba là vấn đề về vốn. Thứ tư là các thông tin quy định về thị trường xuất khẩu. Thứ năm là vấn đề về thương hiệu.

Cũng cần phải lưu ý rằng, đối với các FTA thế hệ mới, cơ hội cho doanh nghiệp là không nhỏ. Song, nếu doanh nghiệp vẫn thờ ơ, thiếu mặn mà thì những nỗ lực từ phía Nhà nước cũng như “muối bỏ bể”.

Khẳng định vị thế

Với ngành tôm nói riêng, không dễ để tận dụng được các ưu đãi thuế quan từ các

FTA. Ví dụ, Hiệp định thương mại tự do Việt

Nam - EU đã ký kết nhưng tôm nguyên liệu nuôi phải theo chuẩn phía EU.

Đối với tất cả hàng xuất khẩu vào thị

trường EU bắt buộc phải tôn trọng các quy

định về an toàn thực phẩm của EU. Con tôm Việt Nam vào được các chuỗi phân phối bán lẻ lớn của EU phải thỏa mãn hàng chục tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm. Tồn dư hóa chất, vi sinh, kháng sinh, kim loại nặng,… trong con tôm phải ở mức cực kỳ thấp.

Sau bao nỗ lực, con tôm Việt Nam đã cơ bản đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của thị trường EU. FTA đang mang đến những vận hội lớn, vấn đề chỉ còn là, phải làm sao để duy trì ổn định lâu dài chất lượng sản phẩm trong một thị trường khó tính, nhưng đã vào được là khẳng định được uy tín trên thị trường thế giới.

Hiện, Bộ Công Thương với tư cách là cơ quan đầu mối về đàm phán và thực thi FTA đã và đang tăng cường kết nối với bộ ngành, địa phương, hiệp hội và các bên liên quan để tạo hệ sinh thái liên kết nhằm giúp ngành tôm tận dụng FTA hiệu quả.

Ngoài việc duy trì và phát triển các thị trường truyền thống, Bộ Công Thương đang tập trung vào việc mở rộng thị trường xuất khẩu, khai thác các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, CPTPP, RCEP, đặc biệt là Hiệp định CEPA (Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất) mới được ký kết. Để hỗ trợ doanh nghiệp khai thác các thị trường này, Bộ Công Thương đã triển khai một loạt chương trình xúc tiến thương mại và kết nối doanh nghiệp với các đối tác quốc tế thông qua các hội chợ, triển lãm, cùng các sự kiện giao thương trực tuyến. Bộ cũng chú trọng cung cấp các hỗ trợ về thông tin thị trường, tiêu chuẩn xuất khẩu giúp doanh nghiệp Việt Nam không chỉ đáp ứng yêu cầu của các đối tác mà còn tận dụng tối đa các ưu đãi thuế quan, tạo điều kiện thuận lợi để gia tăng xuất khẩu vào những thị trường mới và khẳng định vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu. TIÊU HÀ

SẢN XUẤT TÔM GIỐNG

Bài toán cần lời giải

Mặc dù là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu tôm lớn trên thế giới, thế nhưng khả năng cung ứng tôm giống sạch bệnh cho người nuôi của nước ta lại rất thấp. Nhiều giải pháp đã được nghiên cứu, triển khai nhằm khắc phục vấn đề này, song vẫn còn quá nhiều khó khăn.

Chất lượng ngày tăng

Theo Cục Thủy sản, năm 2024, việc sản xuất giống đạt được một số kết quả nhất định. Cả nước đã sản xuất, ương dưỡng đạt 159 tỷ con tôm giống (TTCT: 109,8 tỷ con; tôm sú: 49,2 tỷ con), đạt 103,6% so năm 2023, đáp ứng đủ giống theo nhu cầu nuôi của người dân

Hiện, cả nước hiện có 1.949 cơ sở sản xuất tôm giống, gồm 6 cơ sở sản xuất tôm bố mẹ và 1.943 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống. Các địa phương sản xuất tôm giống trọng điểm của nước ta hiện nay gồm Ninh

Thuận, Bình Thuận, Bạc Liêu, Cà Mau (chiếm khoảng 93% tổng cơ sở sản xuất và 63,6% sản lượng giống).

Số lượng tôm bố mẹ nhập khẩu ngày càng giảm, do nguồn trong nước ngày một củng cố, phát triển với sự tham gia của các doanh nghiệp, nhà nước tăng cường nguồn lực nghiên cứu cho các Viện nghiên cứu. Cùng đó, việc thực thi các quy định của pháp luật về giống thủy sản dần đi vào nề nếp; nhiều địa phương, tỷ lệ cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương giống tôm đạt xấp xỉ 100%,... Đặc biệt, từ năm 2018 đến nay, hàng năm Bộ NN&PTNT đã tổ chức ký Quy chế phối hợp trong quản lý giống tôm nước lợ giữa các địa phương. Kết quả tổng hợp báo cáo từ các địa phương và công tác kiểm tra của Cục Thủy sản cho thấy, từ khi

có Quy chế, việc cung cấp thông tin từ các địa phương sản xuất, cung ứng tôm giống đến các địa phương vùng tiêu thụ được kịp thời, giảm rõ rệt số lượng tôm giống không qua kiểm dịch, tôm giống kém chất lượng. Đồng thời, các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống nước lợ tự nâng cao chất lượng để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Nhiều bất cập

Hiện, sản xuất giống tôm nước lợ nước ta hiện vẫn còn tồn tại một số bất cập. Đó là Việt Nam chưa hoàn toàn chủ

tôm

(chiếm 87%); riêng giống tôm sú còn phụ thuộc nhiều vào khai thác từ tự nhiên, việc cơ sở chủ động sản xuất giống chỉ đạt khoảng 30%.

Nguồn tôm giống sạch bệnh mới chỉ đủ để đáp ứng một phần rất nhỏ vào các hệ thống nuôi công nghiệp mà chưa có các giống tôm kháng bệnh dùng cho các hệ thống nuôi quảng canh, bán thâm canh và các hệ thống nuôi nhỏ. Trong khi đó, nhiều nước đã hoàn toàn chủ động nguồn tôm bố mẹ gia hóa để sản xuất con giống chất lượng cao, sạch bệnh. Tiến xa hơn bước nữa, các giáo sư nhóm BlueGhent (Bỉ) đã có thể tìm ra những cấu trúc gen của tôm tác động đến hệ miễn dịch để từ đó lựa chọn ra những dòng tôm kháng bệnh (SPR).

Trước nhu cầu con giống tăng, việc nhập khẩu tôm bố mẹ gặp nhiều khó khăn và chi phí cao. Nhiều cơ sở nhỏ lẻ đã nhập khẩu tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc, chất lượng thấp, giá rẻ để sản xuất giống. Thậm chí, một số trại còn sử dụng tôm từ ao nuôi thương phẩm để làm tôm bố mẹ, nhằm giảm giá thành mà không quan tâm đến sự nhiễm bệnh và sự sinh sản cận huyết của quần đàn tôm.

Bên cạnh đó, việc thực hiện các quy định của pháp luật trong quản lý tôm giống có lúc, có nơi còn yếu, nhất là về điều kiện cơ sở, điều kiện giống trước khi lưu thông, chất lượng giống trong lưu thông,…

gia hóa tôm bố mẹ

Tại Việt Nam, đến năm 2030, toàn ngành đảm bảo gia hóa được 100% tôm bố mẹ cho cả tôm sú và TTCT. Tuy nhiên đến thời điểm này hầu hết tôm bố mẹ vẫn được nhập từ nước ngoài, chủ yếu từ Mỹ và Thái Lan. Đến nay mới chỉ có một số công ty, tập đoàn lớn có thể gia hóa được tôm bố mẹ nhưng số lượng vẫn còn hạn chế.

Để khắc phục vấn đề trên, ngành tôm nước ta cần đẩy mạnh hơn nữa tốc độ nghiên cứu gia hóa trong nước tôm bố mẹ nhằm chủ động nguồn tôm bố mẹ khỏe, sạch bệnh và có sức đề kháng cao đối với cả tôm sú và TTCT.

Bài học từ các nước trên thế giới cho thấy, việc chủ động gia hóa tôm bố mẹ đã quyết định đến chất lượng tôm giống và tỷ lệ thành công của nghề nuôi tôm. Điển hình như trường hợp của Ecuador và Thái Lan. Trước đây, Ecuador xuất khẩu tôm đứng thứ 5 thế giới, nhưng từ năm 2021 đã

vươn lên đứng đầu thế giới sau khi gia hóa thành công và chủ động nguồn tôm bố mẹ sạch bệnh, vừa giảm giá thành nâng cao khả năng kháng bệnh, nâng cao tỷ lệ thành công lên tới 90% (VASEP, 2023).

Thái Lan cũng quan tâm tới hoạt động gia hóa tôm bố mẹ từ rất sớm và đến nay đã trở thành nước chủ động về tôm bố mẹ và xuất khẩu tôm bố mẹ lớn nhất châu Á. Nhờ đó tỷ lệ nuôi tôm thành công của Thái Lan đạt 55% (có thời điểm đạt 80%) trong khi tỷ lệ này ở nước ta chỉ đạt khoảng 40% với

TTCT và dưới 20% với tôm sú.

Vì vậy, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng

Đức Tiến đề nghị các cơ quan, đơn vị, hiệp hội, các địa phương, cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ tập trung triển khai các giải pháp để chủ động nguồn tôm bố mẹ sản xuất trong nước. Tổ chức liên kết trong nghiên cứu và sản xuất, đặc biệt chú ý liên kết giữa các doanh nghiệp với các đơn vị nghiên cứu để đưa nhanh sản phẩm vào thực tế sản xuất. Tiếp tục nghiên cứu, gia hóa và chọn tạo tôm sú, TTCT bố mẹ tăng trưởng nhanh, có khả năng kháng một số bệnh thường gặp phục vụ nhu cầu sản xuất giống và nuôi thương phẩm. Song song đó, chú trọng tuyên truyền, phổ biến cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn, nhất là những điểm mới về quản lý giống tôm nước lợ. Tập trung tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về giống tôm nước lợ, tập trung kiểm tra điều kiện sản xuất, quản lý chất lượng giống trong sản xuất và lưu thông. Đồng thời, triển khai các giải pháp an toàn sinh học trong cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ. Xây dựng cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ theo hướng an toàn dịch bệnh. Thực hiện quan trắc, kiểm soát tốt chất lượng nước sử dụng trong sản xuất tôm giống,...

 Theo đánh giá, về cơ bản nước ta đã chủ động được nguồn tôm sú bố mẹ trong nước và bắt đầu xuất khẩu. Nguồn giống TTCT nhập khẩu và sản xuất trong nước đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước. Sản lượng tôm giống sản xuất đáp ứng được nhu cầu thả nuôi của người dân. Đẩy mạnh tốc

NGUYỄN HẰNG

XU HƯỚNG DINH DƯỠNG BỀN VỮNG

Khởi nguồn từ quản lý thức ăn

Thức ăn bền vững, với mục tiêu giảm thiểu tác động đến môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên và tăng cường sức khỏe cho động vật, đang là xu hướng quan trọng trong ngành nông nghiệp hiện đại. Các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi đang đối mặt với những thách thức dai dẳng. Tuy nhiên, công cuộc khám phá các xu hướng dinh dưỡng thay thế mới vẫn tiếp diễn, nhằm hướng tới một tương lai bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu.

Tiếp cận toàn diện

Cần phải hiểu các động lực đa dạng trong các hệ thống sản xuất khác nhau, từ ao truyền thống đến mô hình trong nhà. ASC cũng chú trọng việc đo lường tác động của nguyên liệu thức ăn qua đánh giá vòng đời (LCA), tập trung vào tác động môi trường, quản lý tài nguyên và khả năng mở rộng quy mô. Mối quan hệ lâu dài, tính minh bạch và sự phản hồi kịp thời từ tất cả các bên trong chuỗi cung ứng là yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự bền vững. Thách thức nằm ở việc nội bộ hóa chi phí bền vững và phân bổ chung để thúc đẩy sự thay đổi lớn, từ đó mở đường cho một tương lai thịnh vượng và có trách nhiệm trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Thức ăn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành dấu chân môi trường của ngành nuôi tôm, do đó, cần phải áp dụng một phương pháp toàn diện từ dinh dưỡng đến phương thức nuôi trồng. Điều này bao gồm những thách thức đo lường thành phần thức ăn bền vững, và thu thập dữ liệu liên tục, cũng như cải tiến quản lý tài nguyên.

Michiel Fransen, Giám đốc Tiêu chuẩn và Khoa học, Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC)

Tháo nút thắt chi phí

Để người nông dân phải đánh đổi giữa bền vững và lợi nhuận, cần có một phương pháp cân bằng, xem xét chi phí bổ sung của các thực hành bền vững và tính biến động của thị trường toàn cầu. Do đó, mọi nỗ lực hợp tác đều đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng để đảm bảo tính khả thi của các thành phần thức ăn bền vững.

Trong bối cảnh thị trường hiện nay, khả năng chi trả vẫn là mối lo ngại lớn đối với các công ty thức ăn chăn nuôi như Thai Union. Tuy nhiên, công ty đã cam kết lâu dài trong chiến lược Sea Change 2030 và lạc quan vào những chuyển biến trong tương lai của thị trường có thể cải thiện việc tiếp cận nguyên liệu bền vững. Thách thức lớn nhất của các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Thái Lan là chi phí, và họ cần một cách tiếp cận chung để giải quyết các thách thức này, ví dụ cam kết chung trong chuỗi cung ứng để giảm bớt gánh nặng tài chính cho người mua. Tuy nhiên, dù chi phí có thể tăng lên ban đầu, nhưng mục tiêu chính là sự ổn định và khả năng phục hồi lâu dài.

Blake Stok, Giám đốc Bền vững, Thai Union Bắc Mỹ

Thức ăn bền vững cho ngành tôm

Trong khi giá bán sản phẩm nông sản thấp kỷ lục và chi phí sản xuất ngày càng tăng, các nhà sản xuất tôm phải đối mặt trở ngại lớn về tài chính. Tuy nhiên, nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm bền vững và có thể truy xuất nguồn gốc ngày càng tăng, dẫn đến xu hướng thay thế nguyên liệu biển trong các công thức thức ăn. Giải pháp bao gồm việc tập trung chiến lược vào axit amin và các nguồn protein dễ tiêu hóa, trong đó dầu tảo nổi lên như một sự thay thế hứa hẹn cho các axit béo EPA và DHA. Giải quyết vấn đề phát thải carbon và hợp tác với các nhà cung cấp để tích hợp mục tiêu bền vững là những bước quan trọng. Mặc dù gặp khó khăn, vẫn có cơ hội cho những ai sẵn sàng thay đổi, tập trung nâng cao hiệu quả, chất lượng và dám đổi mới để xây dựng một tương lai thịnh vượng và bền vững hơn cho ngành tôm.

Jesper Clausen, Giám đốc Dinh dưỡng và Công nghệ Thủy sản của Royal de Heus

TUẤN MINH

Quản lý thông minh

Quản lý thông minh gồm 3 trọng

tâm: Giải pháp cho ăn tự động, sản xuất protein đơn bào, và thức ăn không bột cá. Có sự khác biệt trong việc áp dụng công nghệ giữa Ecuador và các quốc gia châu Á. Ecuador đón nhận và sử dụng rộng rãi hệ thống cho ăn bằng cảm biến rộng, trong khi các quốc gia châu Á lại tiếp cận một cách thận trọng hơn. Sự khác biệt này là do các yếu tố như kích thước ao, chiến lược quản lý rủi ro và động lực thị trường, nên mỗi khu vực cần các giải pháp phù hợp để giải quyết các thách thức riêng.

Mặc dù các hộ nuôi tôm nhỏ lẻ ở châu Á gặp khó khăn trong việc áp dụng công nghệ tiên tiến do hạn chế về tài chính nhưng vẫn còn nhiều tiềm năng cải thiện. Lúc này, dữ liệu là công cụ đắc lực trong việc xác định cơ hội tăng trưởng và nâng cao năng suất, đồng thời tối ưu hóa các phương pháp nuôi tôm.

Andrew Campbell, Giám đốc điều hành của AQ1

Đậu nành và nguyên liệu không biến đổi gen

Tìm nguồn cung đậu nành không gây phá rừng luôn đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt trong bối cảnh áp lực pháp lý ngày càng tăng cùng nhu cầu của người tiêu dùng đối với các thực hành bền vững. Đậu nành được chứng nhận không gây phá rừng luôn khan hiếm. Nhưng những hành động phối hợp và cam kết lâu dài có thể tạo ra những thay đổi tích cực trong chuỗi cung ứng. Có hai vấn đề chính - sự sẵn có của đậu nành không gây phá rừng và đậu nành được chứng nhận. Áp lực từ thị trường sẽ thúc đẩy quá trình chứng nhận. Ngoài ra, mối căng thẳng giữa mục tiêu bền vững và sở thích của người tiêu dùng đối với sinh vật biến đổi gen (GMO) cũng là vấn đề đáng lo ngại. Nhu cầu đối với nguyên liệu không biến đổi gen ngày càng tăng và tác động mạnh đến động lực cung cầu. Lúc này, minh bạch, hợp tác và chia sẻ dữ liệu trong chuỗi cung ứng là giải pháp mang lại lợi ích cho tất cả các bên trong ngành.

Henrik Aarestrup, Phó Chủ tịch khu vực LatAm, Shrimp & Hatchery, BioMar

Hợp tác là chìa khóa

Quá trình kiểm tra tính bền vững của nguyên liệu biển đòi hỏi sự cẩn trọng nghiêm ngặt, đòi hỏi sự minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Lúc này, công nghệ là mắt xích quan trọng trong việc thiết lập các biện pháp truy xuất nguồn gốc mạnh mẽ bởi tính bền vững bao gồm đa phương diện từ môi trường, xã hội đến kinh tế.

Hợp tác, minh bạch và cam kết lâu dài đóng vai trò quan trọng góp phần tạo chuyển biến tích cực trong ngành thức ăn chăn nuôi. Hợp tác cũng là chìa khóa để giải quyết các thách thức về chi phí, thúc đẩy các thực hành nguồn gốc bền vững và điều hướng các động lực thị trường phức tạp. Hành trình hướng tới sự bền vững đòi hỏi nỗ lực hợp tác từ tất cả các bên liên quan, từ các công ty và nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi đến nhà bán lẻ và người tiêu dùng, để tạo ra một tương lai bền vững hơn cho ngành nuôi trồng thủy sản.

BỀN VỮNG NUÔI TÔM CÔNG NGHỆ CAO

Để giúp ngành tôm Việt Nam “bứt phá” mạnh mẽ, phát triển nuôi tôm công nghệ cao được xem là hướng đi nhằm hiện thực hóa đa mục tiêu, bao gồm gia tăng sản lượng, tiết kiệm diện tích nuôi và kéo giảm giá thành sản xuất.

Áp dụng rộng rãi

Nuôi tôm công nghệ cao là một quy trình thực hiện theo các tiêu chuẩn kỹ thuật cao và được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng sản phẩm và sức khỏe vật nuôi. Các kỹ thuật đó bao gồm việc sử dụng các thiết bị cảm biến để theo dõi nhiệt độ, mực nước, hàm lượng ôxy hòa tan và các thông số môi trường khác; sử dụng các hệ thống thủy canh hoặc nuôi tôm trong hệ thống đóng để tối đa hóa sự phát triển của tôm và sử dụng các phương pháp đồng bộ hóa để quản lý quá trình nuôi tôm. Ngoài ra, quy trình nuôi còn được sắp xếp lại, bố trí hợp lý, liên hoàn, từ ao nuôi - ao lắng - ao trữ nước - ao chứa chất thải và đặc biệt là hệ thống xử lý chất thải được hình thành. Bên cạnh đó, mô hình nuôi còn áp dụng các kỹ thuật sinh học như sử dụng vi sinh vật để tạo điều kiện sống lý tưởng và ngăn ngừa phát sinh các bệnh trên tôm. Hay sử dụng các hệ thống tưới nước tự động và hệ thống lọc nước để giảm thiểu

Ảnh:Shutterstock

Hiện nay, nuôi tôm công nghệ cao được áp dụng rộng rãi tại các nước phát triển và đang trở thành xu hướng phát triển của ngành nuôi tôm trên thế giới.

Ở Việt Nam, thời gian qua, tại các dự án, vùng nuôi tôm nguyên liệu của doanh nghiệp ở các địa phương khu vực ĐBSCL của nước ta, việc ứng dụng công nghệ cao vào nuôi trồng, chế biến xuất khẩu đang được phát triển khá tốt. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào tất cả các khâu từ ương giống, nuôi trồng, chế biến xuất khẩu đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Nhiều thách thức

Mặc dù, mô hình nuôi tôm công nghệ cao mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với mô hình nuôi tôm truyền thống. Tuy nhiên, mô hình này cũng đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu cao và yêu cầu người nuôi có kiến thức và kỹ năng nuôi tôm tiên tiến. Đây cũng là lí do mà đến nay, diện tích nuôi tôm công nghệ cao chỉ chiếm phần nhỏ.

Báo cáo của Sở NN&PTNT Bạc Liêu cho thấy, đến hết năm 2023, địa phương có 5.590 ha diện tích nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao, tăng 56 lần so con số được ghi nhận vào năm 2015. Tuy nhiên, kết quả này vẫn rất khiêm tốn nếu so với tổng diện tích sản xuất thủy sản của địa phương là khoảng 145.000 ha với cơ cấu phần lớn là tôm.

Theo ước tính, để đầu tư 1 ha nuôi tôm công nghệ cao, người nuôi cần có ít nhất là 1 tỷ đồng. Trong đó, chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng (cải tạo ao, máy móc, trang thiết bị,…) khoảng 400 - 500 triệu đồng/ha, chi phí đầu tư cho vụ nuôi đầu tiên (con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, điện, nhân công,…) tối thiểu cũng lên đến 400 - 500 triệu đồng. Trong khi đó, với tỷ lệ nuôi thành công cao nhất 80 - 90%, nên nếu áp dụng mô hình này, người nuôi cần có nguồn vốn ít nhất cho 3 vụ nuôi, để nếu không may, thiệt hại xảy ra ngay vụ đầu thì vẫn còn vốn để duy trì sản xuất và kỳ vọng lợi nhuận ở những vụ nuôi tiếp theo.

Một khó khăn rất quan trọng khác nữa là thiếu và yếu về nguồn nhân lực. Để phát triển nuôi tôm công nghệ cao, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao. Thế nhưng hiện nay, nguồn nhân lực chất lượng cao am hiểu về khoa học, kỹ thuật trong nuôi tôm còn thiếu. Đây là một trong những yếu tố quan trọng làm cản trở việc thực hiện các chương trình ứng dụng công

nghệ cao và sẽ khó tạo nên sự lan tỏa mạnh cho các mô hình.

Ngoài ra, sản xuất tôm công nghệ cao sẽ tạo ra sản lượng nuôi lớn. Trong khi đó, bài toán “được mùa mất giá” vẫn đang là một thách thức lớn đối với lĩnh vực này. Bên cạnh đó là thị trường tiêu thụ sản phẩm còn hạn hẹp, không ổn định, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế sản xuất còn thấp, chưa tương xứng với mức độ đầu tư.

Đặc biệt, hiện nay, cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi tôm công nghệ cao tại Việt Nam vẫn chưa đồng bộ và đối mặt với nhiều thách thức. Bên cạnh đó, khả năng quản lý môi trường và xử lý nước thải của nhiều cơ sở vẫn còn yếu kém, gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. So với các nước dẫn đầu trong ngành như Ecuador và Thái Lan, Việt Nam vẫn cần phải cải thiện nhiều mặt để đảm bảo tính bền vững và hiệu quả trong nuôi tôm công nghệ cao. Đầu tư bài bản

Hiện, nuôi tôm công nghệ cao đang ngày càng lan rộng trên “vựa” tôm ĐBSCL và sẽ là xu thế phát triển chung của ngành tôm nhờ vào thành tựu quan trọng về con giống, thức ăn, công nghệ xử lý nước, công nghệ xử lý nước thải và chất thải cũng như quy trình và mô hình nuôi.

Vì vậy, để duy trì và phát triển mô hình công nghệ cao, ngành tôm Việt Nam cần có sự đầu tư mạnh mẽ và những chính sách hỗ trợ thiết thực từ Nhà nước. Điều này không chỉ giúp nâng cao sản lượng và chất lượng tôm, mà còn đảm bảo sự bền vững và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Các chính sách ưu đãi thuế, hỗ trợ vốn vay và các chương trình khuyến khích đầu tư cũng là động lực lớn để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này. Bên cạnh đó, các tổ chức phi chính phủ và quốc tế có thể hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật và chia sẻ kinh nghiệm trong việc phát triển nuôi tôm bền vững. Đồng thời, cần có những giải pháp ổn định đầu ra, giá cả cho con tôm Việt Nam để các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân có thể yên tâm đầu tư nuôi tôm công nghệ cao. Tại các địa phương, cần quy hoạch lại vùng nuôi rõ ràng, cụ thể cho từng mô hình nuôi và đặc biệt là cần có giải pháp hiệu quả trong xử lý nước thải, chất thải, nhất là đối với mô hình nuôi ứng dụng công nghệ cao để bảo đảm mục tiêu kép là hiệu quả và bền vững.

THANH HIẾU

Ở Việt Nam, một số tỉnh như Bến Tre, Sóc Trăng và Quảng Ninh đã ghi nhận nhiều mô hình nuôi tôm công nghệ cao thành công nhờ sự đầu tư bài bản vào cơ sở hạ tầng. Các dự án này đã áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất về quản lý môi trường, hệ thống nuôi khép kín và giám sát tự động, giúp giảm thiểu rủi ro và tăng năng suất.

 Nuôi tôm công nghệ cao nếu được hỗ trợ tốt và có hướng đi đúng đắn sẽ góp phần quan trọng mang lại sự phát triển bền vững trong tương lai cho ngành tôm Việt Nam.

Xu hướng công nghệ tôm 2025

Trong bối cảnh công nghệ đang ngày càng len lỏi vào mọi khía cạnh của đời sống, nuôi tômmột ngành công nghiệp truyền thống cũng không nằm ngoài xu hướng này. Nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và chính sách hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, năm 2025 dự báo sẽ là năm bùng nổ của những công nghệ dưới đây.

Cải tiến di truyền

Công nghệ cải tiến di truyền đã trở thành giải pháp đột phá trong bối cảnh dịch bệnh là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với ngành tôm. Mục đích của việc cải tiến gen là tạo ra những giống tôm có những ưu điểm vượt trội so với tôm giống thông thường, từ khả năng tăng trưởng nhanh, kháng bệnh tốt hơn, đến khả năng chịu đựng môi trường khắc nghiệt. Quá trình này thường bao gồm việc chọn lọc các cá thể tôm có đặc tính di truyền mong muốn và áp dụng các công nghệ di truyền để lai tạo và nhân giống. Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng những cải thiện về tần suất sinh sản có thể được di truyền với tỷ lệ từ 15 - 37%. Tương tự như vậy, sự cải thiện về số lượng trứng v à ấu trùng trên mỗi con cái có khả năng di truyền ở tỷ lệ lần lượt khoảng 17 - 26% v à 18%. Điều này cho thấy, các chương trình chọn lọc di truyền có thể tăng cường hiệu quả các thông số này, tăng năng suất v à giảm chi phí trại giống.

Trong tương lai, với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, tôm giống cải tiến gen sẽ tiếp tục phát triển và mang lại nhiều cơ hội mới cho ngành nuôi tôm, từ việc cải thiện hiệu quả sản xuất đến nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển bền vững.

Công nghệ RAS

Nhu cầu ngày càng tăng về thủy hải sản và sự khan hiếm tài nguyên thiên nhiên đã

khiến cho việc phát triển hệ thống nuôi tuần hoàn (RAS) trở thành nhiệm vụ cấp thiết hiện nay. Công nghệ RAS là một hệ thống khép kín, tuần hoàn nước liên tục qua các thiết bị lọc sinh học và cơ học để duy trì chất lượng nước ổn định cho ao nuôi. Đây là một công nghệ hiện đại giúp giảm thiểu việc thay nước, tiết kiệm tài nguyên nước và kiểm soát môi trường nước một cách chặt chẽ, hạn chế tối đa các yếu tố ô nhiễm từ bên ngoài.

Cấu trúc của một hệ thống RAS trong nuôi tôm bao gồm 4 bộ phận chính là bể nuôi; hệ thống lọc cơ học; hệ thống lọc sinh học và bể vi sinh; hệ thống ôxy và bơm nước, với từng chức năng cụ thể.

Hiện, RAS đang được triển khai tại nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp khu vực ĐBSCL đã thử nghiệm thành công hệ thống này, giúp tiết kiệm 90% lượng nước và tăng sản lượng tôm công nghệ cao lên 30%.

Công nghệ vi sinh

Vi sinh (hay vi sinh vật) là các sinh vật đơn bào hoặc đa bào, nhân sơ hoặc nhân thực, có kích thước rất nhỏ và thường chỉ quan sát được qua kính hiển vi, bao gồm cả vi khuẩn, virus, nấm, tảo và nguyên sinh động vật và có vai trò có lợi hoặc có hại đối với sinh vật khác hay môi trường.

Trong nuôi tôm, chế phẩm sinh học (probiotics) bao gồm tất cả các vi sinh vật có tác dụng hữu ích trên vật chủ, và được bổ sung vào muôi trường nước, nhằm kiểm soát dịch bệnh, phân hủy chất hữu cơ, chất thải trong ao.

Các chế phẩm sinh học giúp cải thiện hệ miễn dịch tự nhiên của tôm, giảm nguy cơ bệnh tật mà không cần dùng đến kháng sinh. Công nghệ này đáp ứng tiêu chuẩn kháng sinh gắt gao từ các thị trường quốc tế, giúp tôm Việt Nam dễ dàng hơn trong quá trình xuất khẩu. Các quốc gia như Ấn Độ đã triển khai rộng rãi công nghệ này, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm trên thị trường quốc tế.

Internet of Things (IoT)

Internet of Things (IoT) trong nuôi tôm là một hệ thống kết nối các thiết bị giám sát và điều khiển, cho phép người nuôi quản lý môi trường ao nuôi một cách tự động và hiệu quả. Cụ thể, IoT sử dụng các cảm biến được đặt trong ao nuôi để thu thập dữ liệu về các yếu tố môi trường quan trọng như nhiệt độ, độ mặn, pH, và hàm lượng ôxy hòa tan. Những dữ liệu này sau đó được truyền tới một hệ thống trung tâm để phân tích và đưa ra các điều chỉnh cần thiết.

Hệ thống IoT trong nuôi tôm gồm: Cảm biến giám sát môi trường; hệ thống thu thập và phân tích dữ liệu; ứng dụng di động và phần mềm điều khiển. Ứng dụng IoT trong nuôi tôm mang lại nhiều lợi ích rõ rệt. Trước hết, giúp cải thiện hiệu quả sản xuất bằng cách tối ưu hóa điều kiện sống của tôm, giảm thiểu rủi ro về bệnh tật và tỷ lệ chết. Hơn nữa, IoT giúp giảm chi phí vận hành bằng cách tự động hóa các quy

trình như cho ăn, quản lý nhiệt độ, độ mặn và hàm lượng ôxy hòa tan trong nước. Cuối

cùng, với khả năng giám sát liên tục và phân tích dữ liệu, IoT cung cấp cho người nuôi khả năng kiểm soát toàn diện, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm và gia tăng lợi nhuận.

Trí tuệ nhân tạo (AI)

Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence - AI), là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính. Đây là công nghệ mô phỏng các quá trình suy nghĩ và học tập của con người cho máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính. Qua đó, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như: Biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi,… Việc đưa những giải pháp công nghệ cao như AI vào lĩnh vực nuôi tôm có khả năng tạo nên sự tăng trưởng vượt bậc và đưa ngành ngày một tiến xa hơn trong tương lai.

Trước đây, các vấn đề cho tôm ăn hoặc dự đoán dịch bệnh đều phải dựa vào kinh nghiệm và trực giác của người nuôi. Thế nhưng hiện nay, AI có thể thực hiện được điều đó và cho hiệu quả cao hơn. Nhờ vào sự phát triển vượt bậc của công nghệ cảm biến, cũng như các tùy chọn kết nối thông qua điện toán đám mây, mạng 5G hay công nghệ IoT.

Do đó, AI hiện đang được đánh giá và triển khai rộng rãi trong nuôi tôm nhằm cải thiện hiệu quả cho ăn, ước tính sinh khối, theo dõi tăng trưởng, phát hiện sớm dịch bệnh, giám sát và kiểm soát môi trường (đặc biệt là trong RAS) và giảm chi phí lao động. Với các công nghệ xử lý và cảm biến hiện đại, nhiều nhiệm vụ thông thường trong nuôi tôm hiện đại có thể được thực hiện mà không tốn nhiều công sức.

Công nghệ bảo quản IQF

Tôm đông lạnh IQF (Individual Quick Freezing) là một phương pháp bảo quản thực phẩm hiện đại, được sử dụng rộng rãi trong ngành chế biến thủy sản. Phương pháp này giúp giữ nguyên độ tươi ngon, hương vị và chất dinh dưỡng của tôm, đồng thời nâng cao khả năng bảo quản sản phẩm trong thời gian dài.

Theo FAO, việc áp dụng IQF giảm thiệt hại do mất chất lượng xuống 15 - 20%, đặc biệt hiệu quả cho sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường yêu cầu cao như Nhật Bản và châu Âu. Sự phát triển của quy trình sản xuất tôm đông lạnh IQF không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm sạch mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành.

THANH HIẾU

Ảnh: Rynan

CPF-COMBINE HOUSE

Mô hình nuôi tôm

thành công - bền vững

Ngành nuôi tôm Việt Nam hiện đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp của nước nhà. Tuy nhiên, ngành tôm cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn như dịch bệnh, biến đổi khí hậu và bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt. Mô hình CPF-COMBINE HOUSE đến từ C.P. Việt Nam là giải pháp hoàn chỉnh giúp giải quyết cả 2 vấn đề trên, đặc biệt là vấn đề dịch bệnh nguy hiểm EHP, phân trắng trên tôm.

Dịch bệnh không những gây thiệt hại trực tiếp đến mùa vụ mà còn kéo theo các chi phí phát sinh để khắc phục hệ thống nuôi trước khi có thể tái sản xuất trở lại. Và đương nhiên tất cả các chi phí, thiệt hại này đều sẽ được tích lũy để khấu trừ cho các vụ nuôi kế tiếp, tạo nên áp lực vô cùng lớn trong bài toán làm thế nào để có thể tối ưu lợi nhuận từ việc đầu tư nuôi tôm.

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao CPFCOMBINE HOUSE có thể xem là một hướng đi vô cùng hữu hiệu, một giải pháp toàn diện cho các vấn đề nuôi tôm ở nước ta hiện

tại. Mô hình được Công ty CP Chăn nuôi C.P.

Việt Nam nghiên cứu và triển khai tại các hệ

thống trang trại do tập đoàn trực tiếp đầu tư. Các kết quả ghi nhận với năng suất thu hoạch tôm ở kích cỡ lớn đạt tới trên 100 tấn/ ha/vụ, kiểm soát được hoàn toàn các bệnh nguy hiểm như TPD, EHP, phân trắng.

Đột phá hiệu suất

Được biết đến là nơi có điều kiện thời khắc nghiệt, từ cái nắng gắt của ngày hè đến tình hình mưa bão triền miên của ngày Đông, môi trường biến động và dịch bệnh phức tạp làm cho việc nuôi tôm thật khó diễn ra thuận lợi tại các tỉnh miền Trung. Tuy nhiên, trong năm 2024 bằng việc áp dụng theo mô hình nuôi tôm nhà mái CPF-

COMBINE HOUSE, farm nuôi tôm C.P. Việt Nam tại các tỉnh miền Trung vẫn hoạt động hết công suất và cho kết quả thành công hơn 90% trong suốt thời gian qua. Cụ thể, trong năm 2024, farm nuôi cho thu hoạch tôm với năng suất cao đạt 80 - 100 tấn/ha/vụ và kích cỡ thu hoạch cuối cùng đạt mốc 20 con/kg vô cùng ấn tượng. Điều đáng nói là ngay ở thời điểm vụ nghịch, tại các tỉnh miền Trung đón đợt rét đậm về, mang theo làn không khí giảm thấp chỉ còn 19 - 210C nhưng tôm vẫn lớn nhanh và về được kích cỡ lớn. Giai đoạn 3 (giai đoạn tôm thương phẩm) tôm được nuôi với mật độ cao trên 200 con/m 2, toàn

Chia sẻ về mô hình CPF-COMBINE HOUSE

vừa có hiệu quả kinh tế cao và đặc biệt giúp

kiểm soát không bị các dịch bệnh như TPD, EHP, phân trắng,… trong toàn bộ hệ thống farm nuôi C.P. Việt Nam trong thời gian qua, ông Banchong Buahung (Phó Tổng Giám

đốc cấp cao C.P. Việt Nam) cho biết:

“Đây là hệ thống nuôi khép kín phòng ngừa dịch bệnh vào ao nuôi, trang trại nuôi tôm. Để nuôi tôm được thành công, năng suất cao và bền vững phải bắt đầu từ khâu thiết kế trang trại phải hợp lý với mô hình CPF-COMBINE HOUSE.

(1) Hệ thống an toàn sinh học phải đặt lên hàng đầu, đây là cách ngăn ngừa vật chủ trung gian, mầm bệnh xâm nhập vào ao nuôi, trang trại nuôi. Bên cạnh đó hệ thống ao nuôi phải có mái che bạt, giúp môi trường nước trong ao nuôi luôn ổn định.

(2) Farm nuôi được vận hành và quản lý chặt chẽ với đầy đủ các hệ thống quan trọng, tạo điều kiện cho tôm được phát triển tốt nhất:

- Hệ thống xử lý nước nhanh, xử lý tốt nguồn nước cấp, đảm bảo không có mầm bệnh đi theo nguồn nước;

- Sử dụng quy trình Biotic farming, không sử dụng kháng sinh trong quá trình nuôi;

bộ các vụ nuôi đều đạt tiêu chuẩn xuất bán ôxy với mức giá cao.

Việc kiểm soát tốt điều kiện môi trường luôn ổn định và ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập vào trang trại ao nuôi tốt nhất, trong thời điểm không thuận lợi chính là chìa khóa để mang lại các thành công ấn tượng kể trên, phát huy hết được tiềm năng mà tôm giống cũng như thức ăn, chế phẩm sinh học chất lượng cao của C.P. Việt Nam mang lại.

CPF COMBINE HOUSE:

Mô hình nuôi tôm thành công - bền vững

Với mô hình CPF-COMBINE HOUSE có khả năng giải quyết các thách thức, mang lại cơ hội thành công và hiệu quả kinh tế xuất sắc. Giải pháp nuôi tôm khép kín của Tập đoàn C.P. tự hào là kết quả từ việc ứng dụng các công nghệ cao cùng chương trình quản lý tiên tiến, là kết tinh của trái tim và khối óc của những chuyên gia thủy sản đã có hàng chục năm gắn bó với đất nước hình chữ S. Mô hình CPF-COMBINE HOUSE sẽ là giải pháp đầu tư hiệu quả và bền vững của người nuôi tôm Việt Nam. C.P. VIỆT NAM

- Kỹ thuật nuôi phải áp dụng đúng với quy trình nuôi CPF-COMBINE HOUSE (nuôi tôm trong nhà kính).

(3) Một vấn đề quan trọng nữa là quy trình nuôi phải sử dụng đồng bộ từ con giống, thức ăn, probiotic,… của C.P. Việt Nam làm cho tôm phát triển nhanh, kích cỡ đồng đều, nuôi tôm về size lớn, FCR thấp, tỷ lệ sống cao, mang lại lợi nhuận cao.

Mô hình CPF-COMBINE HOUSE là mô hình của C.P. Việt Nam, đã được nghiên

cứu, thử nghiệm, thiết kế, xây dựng và áp dụng thành công trong các trang trại nuôi của công ty. Sau đó được chuyển giao kỹ thuật cho khách hàng nuôi tôm trên cả nước. Đây là mô hình nuôi tối ưu, giúp vượt qua các điều kiện khó khăn như hiện nay (môi trường nuôi thay đổi, dịch bệnh diễn biến phức tạp, biến đổi khí hậu,…) để từ đó mang lại sự thành công, hiệu quả kinh tế xuất sắc và ổn định cho bà con nuôi tôm Việt Nam”.

Ông Banchong Buahung thăm trang trại
“Vua tôm giống”

Lương Thanh Văn

và giấc mơ kiến tạo

giá trị ngành tôm Việt

Hơn hai thập kỷ đồng hành cùng ngành thủy sản, ông Lương Thanh Văn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thủy sản Việt Úc luôn tiên phong thúc đẩy ngành tôm Việt Nam hướng tới sự tự chủ và phát triển bền vững. Hãy cùng Đặc san Con Tôm lắng nghe chia sẻ của ông về những thách thức, cơ hội và chiến lược định hình tương lai ngành tôm giống tại Việt Nam.

Việt Úc đã nỗ lực hơn 20 năm để thực hiện sứ mệnh
“Vì Người ViệtNâng Tầm Tôm Việt”.

 PV: Chúng tôi được biết, trước khi trở về Việt Nam, ông đã rất thành công tại

Australia với một công ty trong lĩnh vực xử lý ảnh. Điều gì đã thôi thúc ông gác lại sự nghiệp đó, trở về quê hương và gắn bó với ngành thủy sản?

Ông Lương Thanh

Văn: Tôi đặt chân đến

Australia năm 18 tuổi và bắt đầu cuộc sống nơi đất khách. Trong những năm đầu, tôi làm việc trong ngành may mặc, trước khi chuyển sang

lĩnh vực xử lý ảnh và gắn bó với ngành này

suốt 25 năm. Đó là thời

kỳ hoàng kim của rửa

ảnh truyền thống.

Nhưng khi công nghệ

kỹ thuật số bùng nổ, thị trường này nhanh

chóng thu hẹp, buộc

tôi phải tìm kiếm

một hướng đi mới.

Trong một lần về quê Bạc Liêu

ăn Tết, tôi bất ngờ

trước cảnh người

dân “đua nhau”

nuôi tôm. Nhìn

bà con vất vả mưu

sinh, tôi nhận ra đây không chỉ là

một nghề truyền thống mà còn mang tiềm năng rất lớn trong tương lai. Tôi tự hỏi: “Tại sao không thử sức với nghề nuôi tôm?”, nếu làm tốt, tôi không chỉ mở ra con đường mới cho mình mà còn góp phần giúp bà con cải thiện đời sống, nâng cao hiệu quả sản xuất. Năm 2001, tôi quyết định khởi nghiệp với con tôm. Khi đó, tôm sú vẫn là đối tượng nuôi chủ lực. Sau này, khi TTCT trở nên phổ biến, tôi chuyển hướng tập trung vào giống tôm này. Tôi bắt đầu từ con giống, vì theo tôi, con giống là “linh hồn” của vụ nuôi, quyết định hơn 50% thành công. Như bà con vẫn thường nói: “Nhất giống, nhì thức” để nhấn mạnh vai trò cốt lõi của con giống trong nghề nuôi tôm.

Dù không xuất thân từ ngành thủy sản, tôi luôn nỗ lực học hỏi từ các chuyên gia và viện nghiên cứu trong và ngoài nước, chủ động mời chuyên gia về chuyển giao công nghệ, kỹ thuật nuôi tiên tiến, sau đó áp dụng vào thực tiễn. Đến nay, sau 23 năm gắn bó, tôi vẫn kiên định với mục tiêu cung cấp con giống chất lượng cao, giúp bà con nâng cao năng suất, phát triển bền vững và đưa ngành nuôi tôm Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế.

PV: Được mệnh danh là “Vua tôm giống”, Việt Úc đã đối mặt với những thách thức nào trong việc duy trì vị thế dẫn đầu của mình, thưa ông?

Ông Lương Thanh Văn: Ngành tôm là một lĩnh vực tiềm năng nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt trong mảng con giống. Với

đặc tính sinh học phức tạp, giống tôm rất nhỏ và sống dưới nước, việc kiểm soát chưa bao giờ là dễ dàng. Thành công phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như môi trường, dịch bệnh và cả những biến động thị trường khó lường. Khi mới bước vào nghề, tôi đã đối mặt với vô vàn khó khăn. Nghề này đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và không ngừng học hỏi. Đã có lúc tôi muốn bỏ cuộc. Thời điểm ấy, ở Việt Nam, kỹ thuật nuôi tôm còn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm dân gian, thiếu sự hỗ trợ của khoa học công nghệ hiện đại. Tôi nhận ra rằng, để thành công, không thể dựa vào lối mòn cũ mà phải thay đổi. Đam mê là quan trọng, nhưng chưa đủ; điều cần thiết hơn là quyết tâm và tinh thần học hỏi không ngừng. Tôi dành nhiều thời gian nghiên cứu, mời các chuyên gia trong và ngoài nước chuyển giao công nghệ, từng bước áp dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật vào thực tiễn.

Có không ít người từng thành công trong nghề nuôi tôm nhưng sau đó thất bại vì không chịu thay đổi. Họ bám víu vào thành công cũ, không kịp thời cập nhật công nghệ mới trong khi thế giới luôn vận động. Muốn đi đường dài với nghề này, điều tiên quyết là đam mê, quyết tâm, tinh thần học hỏi và đặc biệt là dám thay đổi.

Chỉ khi mạnh dạn cải tiến, áp dụng công nghệ hiện đại, chúng ta mới có thể vượt qua thách thức và phát triển bền vững. Ngành tôm

Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng và tôi tin rằng với sự đổi mới và quyết tâm, chúng ta có thể vươn xa hơn trên bản đồ thủy sản thế giới.

PV: Về cá nhân ông, khi nhìn lại quá trình hoạt động trong ngành thủy sản, có thành tựu nào đặc biệt khiến ông cảm thấy tự hào? Ông có thể chia sẻ thêm về những thành tựu đó và cách mà chúng tạo ra giá trị khác biệt đối với cộng đồng?

Ông Lương Thanh Văn: Một trong những quyết định mà tôi tự hào nhất chính là việc chủ động sản xuất tôm bố mẹ ngay tại Việt Nam. Trước đây, ngành tôm nước ta gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn tôm bố mẹ nhập khẩu từ nước ngoài. Thời điểm đó, giá trị xuất khẩu của ngành tôm đã lên đến 2 - 3 tỷ USD, nhưng chúng ta lại không có quyền chủ động.

Khi nhập khẩu tôm bố mẹ từ nước ngoài, rủi ro rất lớn. Chúng ta không thể kiểm tra chất lượng trước khi mua, mà chỉ đến khi nhận hàng mới biết được tình trạng của tôm. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với cả người nuôi và doanh nghiệp.

Tôi nhận ra nếu không tự chủ được nguồn tôm bố mẹ, chúng ta sẽ mãi phụ

thuộc và chịu thiệt thòi. Vì vậy, tôi đã tìm đến các viện nghiên cứu. Tại đây, chúng tôi hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất tôm bố mẹ. Đến nay, Việt Úc là tập đoàn đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam làm chủ được nguồn tôm bố mẹ trong nước. Quyết định này không chỉ giúp chúng tôi chủ động hơn mà còn giảm thiểu rủi ro cho cả ngành. Điển hình như trong đại dịch COVID-19, khi các tuyến giao thông quốc tế bị cắt đứt, việc nhập khẩu tôm bố mẹ gần như bất khả thi. Nhưng nhờ có nguồn tôm bố mẹ được sản xuất trong nước, chúng tôi vẫn đảm bảo được sự ổn định, không bị gián đoạn. Nhìn lại, tôi thực sự tự hào vì quyết định đó. Không chỉ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, mà quan trọng hơn, nó còn tạo ra giá trị khác biệt cho cộng đồng người nuôi tôm, đảm bảo sự chủ động và an toàn cho toàn ngành trong những giai đoạn khó khăn nhất.

PV: Theo ông, vấn đề lớn nhất mà ngành sản xuất tôm giống Việt Nam đang gặp phải là gì?

Ông Lương Thanh Văn: Thách thức lớn nhất hiện nay đối với ngành sản xuất tôm giống Việt Nam chính là dịch bệnh. Tuy khó giải quyết, nhưng vấn đề này hoàn toàn có thể khắc phục nếu chúng ta thực hiện đúng quy trình. Việc đảm bảo an toàn sinh học là yếu tố then chốt, cùng với việc lựa chọn những gia đình tôm có khả năng kháng bệnh tốt để đảm bảo con giống sạch bệnh, khỏe mạnh và phát triển ổn định.

Trước đây, khi tôi mới trở về Việt Nam, số loại bệnh tôm chỉ có một vài loại, nhưng hiện tại đã lên tới hàng chục, trong khi điều kiện môi trường và thời tiết ngày càng khắc nghiệt. Điều này yêu cầu người nuôi tôm phải linh hoạt và liên tục cải tiến phương pháp sản xuất.

Ecuador hiện đang nuôi tôm theo phương pháp quảng canh với mật độ thấp, giúp giảm chi phí và có lợi thế về sản lượng cũng như giá thành. Điều này tạo áp lực không nhỏ đối với các quốc gia xuất khẩu tôm, trong đó có Việt Nam. Để cạnh tranh, chúng ta cần tập trung vào nâng cao chất lượng con giống, tối ưu hóa tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống.

Mặc dù vậy, ngành sản xuất tôm giống

Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể. Trong những chuyến công tác quốc tế, tôi nhận thấy chất lượng tôm giống của chúng ta không thua kém gì so với các nước khác.

Nhiều công ty Việt Nam đã thực hiện những cải tiến đáng chú ý, giảm dần việc sử dụng hóa chất và kháng sinh, chuyển sang phương pháp nuôi tôm bền vững, thân thiện với môi trường. Đây là tín hiệu rất tích cực.

Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, tôi tin rằng nếu không đầu tư vào nghiên cứu và ứng dụng công nghệ ngay từ bây giờ, chúng ta sẽ bị bỏ lại phía sau.

Giá thành nuôi tôm hiện tại ở Việt Nam còn cao chủ yếu do rủi ro trong quá trình nuôi và tỷ lệ sống chưa ổn định. Vì vậy, việc kiểm soát và nâng cao tỷ lệ sống là mục tiêu quan trọng mà chúng tôi, tại Việt Úc, đang tập trung giải quyết. Đây là yếu tố quyết định sự bền vững và sự phát triển của ngành tôm Việt Nam trong tương lai.

Nếu chúng ta thực hiện đúng quy trình, đảm bảo chất lượng con giống và duy trì hướng đi bền vững, tôi tin rằng tôm Việt Nam sẽ vươn tầm quốc tế. Khi đó, người tiêu dùng toàn cầu sẽ biết đến tôm Việt Nam như một biểu tượng của chất lượng và uy tín.

PV: Việt Úc là Tập đoàn đầu tiên khép kín chuỗi giá trị ngành tôm với các sản phẩm và dịch vụ chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của những thị trường khó tính trên thế giới. Trong những năm qua, Việt Úc đã thực hiện những bước đi cụ thể nào để hiện thực hóa thành công mô hình chuỗi khép kín này?

Ông Lương Thanh Văn: Hiện tại, Việt Úc đang phát triển mạnh mẽ theo hướng khép kín chuỗi giá trị ngành tôm, từ tôm bố mẹ, tôm giống, tôm thịt, nhà máy thức ăn cho đến nhà máy chế biến. Nhờ mô hình này, mỗi con tôm khi đến tay người tiêu dùng đều có thể được truy xuất nguồn gốc rõ ràng, từ đó đảm bảo chất lượng và đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của thị trường quốc tế. Việc khép kín chuỗi giá trị không chỉ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn tạo điều kiện kiểm soát chặt chẽ từng giai đoạn sản xuất. Đây là điều mà một số ngành ở các nước tiên tiến đã làm từ lâu, nhưng trong lĩnh vực tôm thì vẫn chưa được chú trọng đầy đủ, dù giá trị kinh tế của con tôm rất lớn. Tôi tin rằng xu hướng này là bước đi tất yếu cho ngành tôm Việt Nam trong tương lai. Người tiêu dùng ngày nay, đặc biệt là thế hệ trẻ, quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và chất lượng thực phẩm. Họ muốn biết sản phẩm mình sử dụng đến từ đâu và được sản xuất như thế nào. Điều này đặt ra yêu cầu cao hơn về việc minh bạch hóa và truy xuất nguồn gốc trong toàn bộ quy trình sản xuất. Ngoài ra, với thực trạng môi trường ngày càng xấu đi, việc nuôi tôm theo phương pháp chủ động, kiểm soát chặt chẽ thức ăn và môi trường sống là cách duy nhất để đảm bảo an toàn và chất lượng cao. Vì vậy, việc Việt Úc tiên phong xây dựng

“Việt Úc - Tập đoàn đầu tiên sở hữu và đầu tư chuỗi giá trị

ngành Tôm khép kín. Chúng tôi luôn chủ động đường nguồn cung con giống, thương phẩm/thành phẩm, thức ăn và chuỗi sản phẩm giá trị gia tăng”.

chuỗi giá trị khép kín không chỉ là một

chiến lược dài hạn, mà còn là bước đột phá, góp phần đưa ngành tôm Việt Nam sẵn sàng cạnh tranh và đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường quốc tế.

PV: Trong bối cảnh ngành tôm đang gặp nhiều khó khăn, ông có thể đưa ra một số giải pháp cụ thể mà các doanh nghiệp sản xuất tôm giống có thể áp dụng để tối ưu hóa chi phí trong quá trình sản xuất mà vẫn đảm bảo chất lượng con giống?

Ông Lương Thanh Văn: Trong bối cảnh ngành tôm đang đối mặt với nhiều thách thức về chi phí sản xuất và chất lượng con giống, việc tối ưu hóa quy trình sản xuất là điều cần thiết. Tuy nhiên, để giảm giá thành mà vẫn đảm bảo chất lượng con giống, các doanh nghiệp cần áp dụng những giải pháp khoa học và công nghệ hợp lý.

Một trong những giải pháp quan trọng là cải thiện di truyền, thông qua việc chọn lọc những con tôm bố mẹ có đặc điểm vượt trội như khả năng ăn ít, tăng trưởng nhanh và hấp thu dinh dưỡng tốt. Nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại, chúng ta có thể xác định và

nhân giống những dòng tôm có bộ gen tối ưu, từ đó nâng cao hiệu suất nuôi.

Giảm giá thành không có nghĩa là giảm chất lượng, mà cần phải xuất phát từ việc lựa chọn giống tốt nhất, đảm bảo tôm có khả năng hấp thu dinh dưỡng hiệu quả và tăng trưởng nhanh chóng. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình sản xuất.

Bên cạnh đó, việc áp dụng các công nghệ tiên tiến trong quản lý sản xuất, tối ưu hóa quy trình nuôi và kiểm soát dịch bệnh cũng là những yếu tố then chốt để vừa nâng cao chất lượng con giống, vừa đảm bảo lợi nhuận và duy trì sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

PV: Dựa trên kinh nghiệm của mình, ông có lời khuyên nào dành cho những cá nhân đang có mong muốn tham gia và phát triển trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản không, thưa ông?

Ông Lương Thanh Văn: Nuôi trồng thủy sản là một lĩnh vực đầy tiềm năng nhưng cũng đòi hỏi nhiều nỗ lực, kiến thức và sự hợp tác chặt chẽ. Với những ai muốn tham gia và phát triển trong ngành này, tôi có một số lời khuyên như sau:

Trước hết, cần học hỏi và hiểu sâu về lĩnh vực này. Nuôi tôm, chẳng hạn, không chỉ đơn giản là thả giống và cho ăn mà còn liên quan đến việc quản lý an toàn sinh học, bảo vệ môi trường nuôi và áp dụng các kỹ thuật hiện đại. Hiểu biết là chìa khóa để thành công và giảm thiểu rủi ro trong quá trình sản xuất. Thứ hai, tôi cho rằng sự hợp tác giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân là rất quan trọng. Nhà nước nên hỗ trợ thông qua các viện nghiên cứu, trường đại học và tổ chức các chương trình hướng dẫn dễ hiểu để cung cấp kiến thức cho người nuôi. Đồng thời, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh việc phổ biến kỹ thuật nuôi tôm an toàn và bền vững. Thứ ba, chi phí đầu tư công nghệ hiện nay rất cao, điều này tạo ra nhiều thách thức cho người dân. Vì vậy, vai trò của nhà nước không chỉ là hỗ trợ về công nghệ mà còn cần mở rộng thị trường, tháo gỡ các rào cản thủ tục và quy định để giúp sản phẩm thủy sản Việt Nam cạnh tranh tốt hơn trên thị trường quốc tế.

Cuối cùng, thế hệ trẻ cần mạnh dạn tiếp cận công nghệ mới, đổi mới cách làm và sẵn sàng thay đổi. Khi tất cả các bên cùng phối hợp, từ nhà nước, doanh nghiệp đến người dân, tôi tin rằng chúng ta có thể xây dựng một ngành nuôi trồng thủy sản bền vững và hiệu quả.

Trân trọng cảm ơn ông!

OANH THẢO

CHỈNH

SỬA HỆ GEN

Tương lai bền vững cho ngành tôm toàn

TS. John Buchanan, CEO của Trung tâm Công nghệ Nuôi trồng

Thủy sản (CAT), chia sẻ về vai trò quan trọng của chỉnh sửa hệ gen trong việc giải quyết thách thức dịch bệnh và nâng cao năng suất, đồng thời mở ra cơ hội phát triển bền vững cho ngành tôm toàn cầu.

Phóng viên: Di truyền học có thể giải quyết những thách thức mà ngành tôm

đang đối mặt và hỗ trợ sự phát triển bền vững của ngành như thế nào, thưa ông?

TS. John Buchanan: Di truyền học

đã tạo ra những bước tiến vượt bậc, giúp ngành tôm đối phó hiệu quả với nhiều thách thức. Chẳng hạn, các bệnh như virus Hội chứng Taura (TSV) từng là mối lo lớn nay đã được kiểm soát nhờ các tiến bộ về mặt di truyền. Bên cạnh đó, việc chọn lọc giống dựa trên nền tảng di truyền đang hỗ trợ đáng kể trong việc cải thiện tốc độ tăng trưởng, tăng cường khả năng chống chịu bệnh và tối ưu hóa năng suất, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành.

Các công nghệ chọn giống tiên tiến, đặc biệt là chọn lọc theo hệ gen, đang và sẽ tiếp tục mang lại những tác động lớn trong việc nâng cao các chỉ số hiệu suất nuôi tôm như tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn. Di truyền học không chỉ tạo ra những cải tiến đáng kể mà còn tích lũy qua từng thế hệ, với mỗi thế hệ kế thừa và phát triển dựa trên thành tựu của thế hệ trước – tương tự như cách lãi suất kép hoạt động trong đầu tư. Điều này không chỉ nâng cao chất lượng tôm giống mà còn mang lại lợi tức đầu tư rõ ràng và bền vững cho ngành.

Công nghệ chỉnh sửa hệ gen hứa hẹn mang đến bước đột phá cho ngành tôm, cho phép tái tạo một cách chính xác và nhanh chóng các biến đổi di truyền tự nhiên mà các phương pháp lai tạo truyền thống không thể đạt được. Nhờ áp dụng các công nghệ này, các nhà sản xuất tôm

có thể tối ưu hóa năng suất, tăng cường

khả năng kháng bệnh và nâng cao tính

bền vững tổng thể. Điều này giúp ngành

đạt được hiệu quả cao hơn với ít nguồn lực hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và cạnh tranh trong tương lai.

Tại CAT, cơ sở hiện đại của chúng tôi được trang bị phòng thí nghiệm chỉnh sửa hệ gen tiên tiến cùng không gian bể nuôi mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu chuyên sâu về tôm. Hạ tầng này đã giúp chúng tôi đạt được những bước tiến vượt bậc trong cải thiện hiệu suất di truyền và công nghệ chỉnh sửa hệ gen, đồng thời hướng đến mục tiêu phát triển chương trình chọn giống thế hệ mới, góp phần nâng cao tính bền vững và hiệu quả cho ngành tôm.

Phóng viên: Theo ông, đầu tư vào cải thiện di truyền giúp người nuôi tôm như thế nào, đặc biệt khi giá tôm đang giảm thấp?

TS. John Buchanan: Đầu tư vào cải thiện di truyền mang lại lợi thế chiến lược cho người nuôi tôm, ngay cả khi giá tôm giảm thấp. Các tiến bộ trong di truyền học giúp cải thiện những đặc tính quan trọng như tốc độ tăng trưởng, khả năng kháng bệnh

TS. John Buchanan

và hiệu quả chuyển hóa thức ăn. Những cải tiến này không chỉ giúp giảm chi phí mà còn tối đa hóa sản lượng, qua đó bù đắp cho những biến động của thị trường.

Ngoài ra, đầu tư vào di truyền còn đảm bảo lợi nhuận lâu dài, giúp người nuôi duy trì tính cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tôm toàn cầu một cách bền vững. Nhờ đó, ngành tôm có thể phát triển ổn định và thịnh vượng, dù trong những giai đoạn khó khăn.

Phóng viên: Làm thế nào để các tiến bộ di truyền toàn cầu có thể được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu cụ thể của thị trường nuôi tôm Việt Nam, đặc biệt là trong các đặc tính quan trọng đối với người nuôi địa phương?

TS. John Buchanan: Để điều chỉnh hiệu quả các tiến bộ di truyền toàn cầu cho phù hợp với nhu cầu của thị trường nuôi tôm Việt Nam, cần tập trung vào những đặc tính được người nuôi địa phương đánh giá cao. Những đặc tính này thường bao gồm:

Khả năng kháng bệnh: Việc ưu tiên chọn giống tôm có khả năng kháng các

bệnh phổ biến ở Việt Nam, như virus Hội chứng đốm trắng (WSSV) và Hội chứng chết sớm (EMS), giúp giảm tỷ lệ tử vong và nâng cao năng suất sản xuất.

Tốc độ tăng trưởng nhanh: Phát triển giống tôm có tốc độ tăng trưởng nhanh giúp rút ngắn chu kỳ sản xuất, tăng sản lượng và nâng cao lợi nhuận cho người nuôi.

Hiệu quả sử dụng thức ăn: Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) giúp giảm chi phí thức ăn. Việc chọn giống có hiệu quả FCR tốt hơn có thể mang lại lợi ích kinh tế đáng kể.

Khả năng chịu căng thẳng:

Tôm nuôi ở Việt Nam thường phải đối mặt với các yếu tố căng thẳng môi trường, như

biến động chất lượng nước

và nhiệt độ. Chọn giống tôm

có khả năng chịu căng thẳng tốt sẽ giúp tăng tỷ lệ sống và cải thiện hiệu suất tổng thể.

Hiệu quả sinh sản: Cải thiện các đặc tính sinh sản như khả năng sinh sản và tỷ lệ sống của ấu trùng có thể nâng cao sản lượng từ các trại giống, đảm bảo nguồn giống chất lượng cao ổn định.

Để đạt được những mục

Thành viên của đội ngũ Trung tâm Công nghệ Nuôi trồng Thủy sản (CAT) có trụ sở tại San Diego

tiêu này, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà nghiên cứu quốc tế, các nhà khoa học địa phương và người nuôi tôm. Việc chia sẻ kiến thức và tài nguyên sẽ giúp xác định và chọn lựa những đặc tính quan trọng nhất trong các quần thể tôm Việt Nam. Thêm vào đó, các công nghệ di truyền tiên tiến như chọn lọc theo hệ gen có thể đẩy nhanh quá trình chọn giống và cho phép chọn lựa chính xác các đặc tính mong muốn.

Bằng cách tập trung vào những đặc tính quan trọng này và tận dụng các tiến bộ di truyền toàn cầu, người nuôi tôm Việt Nam có thể cải thiện hiệu quả sản xuất, giảm rủi ro và nâng cao tính bền vững cho hoạt động nuôi tôm của mình.

Phóng viên: Đâu là những thách thức chính mà công nghệ chỉnh sửa hệ gen vẫn phải đối mặt, cả về mặt khoa học và việc áp dụng trong ngành công nghiệp, cũng như quy trình phê duyệt quy định?

Dr. John Buchanan: Về mặt khoa học, một trong những trở ngại lớn là sự phức tạp khi áp dụng các công cụ chỉnh sửa hệ gen, như CRISPR, ở quy mô thương mại. Việc này đòi hỏi phải kiểm soát chính xác các thay đổi di truyền để tránh các tác dụng không mong muốn, đồng thời tích hợp cẩn thận vào các chương trình lai tạo hiện tại để duy trì các tiến bộ di truyền. Bên cạnh

đó, việc triển khai công nghệ chỉnh sửa di truyền để tạo ra giá trị cho các bên liên quan từ nghiên cứu đến thương mại hóa cũng là một thách thức.

Trong ngành tôm, sinh học của loài này ít thích hợp với chỉnh sửa hệ gen hơn so với các loài cá như cá hồi Đại Tây Dương, điều này ảnh hưởng đến cả nghiên cứu giai đoạn đầu và khả năng áp dụng chỉnh sửa trong sản xuất thương mại. Tuy nhiên, đội ngũ của chúng tôi đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc giải quyết vấn đề này.

Mặc dù các quốc gia như Brazil và Nhật Bản đã phê duyệt các ứng dụng chỉnh sửa hệ gen, nhiều khu vực khác vẫn còn dè dặt và chậm trễ trong việc chấp nhận công nghệ này, do sự khác biệt về quy định, quan điểm của công chúng và các vấn đề đạo đức liên quan.

Dù vậy, triển vọng của công nghệ chỉnh sửa hệ gen vẫn rất lạc quan. Khi ngày càng nhiều quốc gia nhận thấy tiềm năng của công nghệ này trong việc thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, các khuôn khổ pháp lý dự kiến sẽ được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng rộng rãi và tích hợp vào ngành tôm.

Trân trọng cảm ơn ông!

GIẢI PHÁP MỤC TIÊU TOÀN DIỆN

Với “Giải pháp mục tiêu toàn diện”, Công ty THÁI NAM VIỆT hỗ trợ người nuôi giải quyết nhanh chóng và triệt để các vấn đề phát sinh trong quá trình nuôi bằng các chủng vi sinh được chọn lọc riêng biệt, mạnh mẽ, sản sinh trong các môi trường nước ngọt, lợ, mặn (với độ mặn lên đến 30 - 40 ppt, riêng biệt có các chủng hoạt động ở 50 - 60 ppt).

Công ty TNHH Công nghệKỹ thuật - Sinh hóa THÁI NAM VIỆT/Công ty THÁI NAM VIỆT là đại diện và phân phối độc quyền các sản phẩm vi sinh, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản, cây trồng, xử lý môi trường của các công ty sơ cấp về vi sinh - công nghệ sinh học:

GENESIS BIOSCIENCES LLC., MỸ

BIONETIX INTERNATIONAL

CORP., CANADA

SCD PROBIOTICS LLC., MỸ

ASTEBIO LLS., MỸ

DVS BIOLIFIE CO., LTD., ẤN ĐỘ

ALGEA A.S LLC., NAUY

Sản phẩm được thử nghiệm và ứng dụng rộng rãi tại các farm nuôi, trại tôm giống, ao cá, ếch, ốc hương,… ở các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh, Bến Tre, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc

Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và các vùng nuôi nước ngọt của An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Nai cùng các trang trại Nuôi Cá Kiểng thương mại. Các sản phẩm của vi sinh, chế phẩm sinh học của THÁI NAM VIỆT luôn giúp người nuôi tối ưu hóa lợi nhuận.

Ức chế mầm bệnh và vi khuẩn có hại

Ức chế mầm bệnh và vi khuẩn có hại trong môi trường nước nuôi cũng như trong hệ thống đường ruột từ đó làm

giảm tỷ lệ nhiễm bệnh, giảm tỷ

lệ hao hụt. Nâng cao năng suất của các vụ nuôi.

Đặc tính sản phẩm này của

THÁI NAM VIỆT đã được các trung tâm và người sử dụng

kiểm tra trong phòng Lab và ao nuôi thực tế chứng minh

chất lượng sản phẩm với các

hiệu quả vượt trội, vui lòng tham khảo thêm tại web: thainamviet.com.

Phân hủy mùn bã

Tạo môi trường nuôi sạch bệnh, tương tự với môi trường tự nhiên cho tôm, cá, ếch,… sống và sinh trưởng.

Môi trường nước: Nước trong, nhẹ - sáng và có màu xanh nõn chuối sau 3 ngày cho nuôi tôm ao đất.

Nước trong, nhẹ - sáng và có “màu trà - tảo khuê” sau 3 ngày cho nuôi tôm ao bạt.

Nước không còn mùi hôi, tanh sau 3 - 5 ngày sử dụng cho ao nuôi cá tra, cá lóc, ao ếch.

Nền đáy ao đất và bạt đáy ao trải bạt: Đáy xuất hiện bùn xám sau 3 - 5 ngày sử dụng cho ao đất nuôi tôm, cá, ếch,…

Hết, giảm nhớt bạt đáy, đi không té sau 3 - 5 ngày sử dụng cho ao nuôi tôm lót bạt. Không phải chà bạt định kỳ trong quá trình nuôi và sau khi thu hoạch (không phải dùng HCl để chà tẩy rửa bạt sau sau mỗi vụ nuôi).

Giảm thiểu, hạn chế khí độc trong quá trình nuôi, duy trì chất lượng nước tốt cho tôm, cá, ếch phát triển.

Giúp tôm, cá, ếch,… tăng sức đề kháng, hồi phục nhanh sau khi điều trị bệnh, khỏe.

Bổ sung khoáng chất dinh dưỡng, vitamin giúp thúc đẩy tăng trưởng, nhảy size nhanh.

Giúp cơ thể chuyển hóa, hấp thụ dinh dưỡng nhiều hơn, vật nuôi mau lớn, cải thiện FCR.

Màu sắc bóng mượt hơn, tôm cá hoạt động manh hơn và ăn nhiều hơn.

Hiệu quả rõ rệt sau 3 ngày sử dụng.

THÁI NAM VIỆT

Thông tin liên hệ: Công ty TNHH Công nghệ - Kỹ thuật - Sinh hóa Thái Nam Việt Địa chỉ: 126 Lã Xuân Oai, phường Tăng Nhơn Phú A, TP Thủ

Đức, TP Hồ Chí Minh

ĐT: 091 6865 938

Email: info@thainamviet.com - Website: thainamviet.com

NANO BUBBLES 2025

Công nghệ đổi mới dẫn lối thành công

Trước sự gia tăng nhu cầu thực phẩm và đòi hỏi nghiêm ngặt về chất lượng, công nghệ Nano

Bubbles đã nhanh chóng trở thành “chìa khóa” cho sự phát triển bền vững trong nuôi trồng thủy sản. Năm 2025, xu hướng ứng dụng công nghệ này đã vẽ lên bức tranh tương lai của ngành nuôi trồng tại Việt Nam và thế giới.

Nano Bubbles, những bong bóng khí vĩ mô có kích thước từ

80 - 120 nm, không chỉ cung cấp ôxy hòa tan liên tục mà còn giúp làm sạch nước nhờ khả năng hút các chất ô nhiễm. Công nghệ này hoạt động hiệu quả với các ứng dụng đối với tôm, cá và nhiều loài thủy sinh khác trong các ao nuôi mật độ cao.

Với khả năng duy trì lượng ôxy hòa tan lâu dài mà không cần vận hành máy liên tục, Nano Bubbles giúp giảm tiêu

hao năng lượng và tối ưu hóa

chi phí vận hành. Đồng thời, công nghệ này tăng hiệu quả

đáng kể trong các môi trường nuôi mật độ cao, giúp duy trì

môi trường nước sạch và giàu ôxy trong thời gian dài.

Công nghệ Nano Bubbles

đang mở ra cơ hội mới trong việc cải thiện quy trình nuôi trồng thủy sản. Không chỉ giúp cung cấp ôxy hòa tan với nồng

độ cao một cách ổn định, Nano

Bubbles còn góp phần tạo ra

môi trường nước lý tưởng, giảm thiểu các chất ô nhiễm và tăng cường chất lượng nước. Điều này đặc biệt hữu ích trong việc giảm căng thẳng cho thủy sinh vật, cải thiện sức khỏe tổng thể và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Một ưu điểm nổi bật khác của công nghệ Nano Bubbles

Thông tin liên hệ: Công ty TNHH B.H.N

Số điện thoại: 028.668.101.95

Website: bhnenc.com

Email: bhnenc@gmail.com

là khả năng dễ dàng đáp ứng các nhu cầu từ quy mô nhỏ đến lớn. Với công suất từ 5 m³/giờ đến hơn 20.000 m³/giờ, hệ thống này phù hợp cho cả ao nuôi nhỏ lẻ và các trang trại quy mô lớn, đảm bảo hiệu quả vận hành tối ưu.

Địa chỉ: Số DP-18 Dragon Parc2, KDC Phú Long, đường Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh

B.H.N

Những tỷ phú nuôi tôm giỏi

Gắn bó với nghề nuôi tôm biển, trải qua nhiều thất bại nhưng không nản chí, bỏ cuộc, họ là những

Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024 đã thành công với mô hình nuôi tôm công nghệ cao, thu về hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

Nuôi tôm công nghệ cao ở

Bến Tre

Với mô hình nuôi tôm công nghệ cao, anh Nguyễn Minh Nhủ, xã Bảo Thạnh, huyện

Ba Tri, tỉnh Bến Tre là Nông dân Việt Nam xuất sắc có lợi nhuận cao nhất trong số 63

Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

Hiện anh Nhủ đang đầu tư mô hình nuôi

tôm công nghệ cao với diện tích 18 ha, năng suất sản lượng 400 tấn tôm/năm. Mô hình nuôi tôm của anh Nhủ có doanh thu 45 tỷ đồng/năm, trừ chi phí còn lãi hơn 20 tỷ đồng.

Chia sẻ về mô hình của mình, anh

Nguyễn Minh Nhủ cho biết: “Những năm gần đây, tôi tập trung đầu tư nuôi tôm

công nghệ cao khép kín 2 giai đoạn với

TTCT. Theo đó, tôi áp dụng mô hình dưới đáy ao trải phủ bạt, trên ao che chắn màng

lưới để ngăn ngừa dịch bệnh từ bên ngoài, hạn chế rủi ro, giảm chi phí thuốc, hóa chất

xử lý. Nhờ vậy, tôm nuôi phát triển tốt, tạo ra sản phẩm sạch”.

Cùng đó, anh Nhủ đầu tư máy cho ăn tự động, theo dõi quản lý bằng hệ thống camera với điện thoại thông minh. Vì vậy, chỉ cần ngồi một chỗ anh có thể giám sát hết các hoạt động của trại tôm.

“Khi chuyển sang mô hình nuôi tôm công nghệ cao này thì tỷ lệ thành công đạt từ 95%. Còn 5% đó là do ảnh hưởng của thiên tai, thời tiết. Một vụ TTCT khoảng 3 tháng. Nếu nuôi về size 20 - 25 con/kg thì 4 tháng. Tuy nhiên, thường tôi nuôi size 25 - 30 con/kg là đã bán rồi. Mỗi năm nuôi 4 vụ, cứ xoay vòng các ao 3 tháng nên lúc nào cũng có tôm bán”, anh Nhủ chia sẻ. Theo anh Nhủ, để nuôi tôm công nghệ cao thành công thì nước trước khi đưa vào ao ương nuôi phải được xử lý kỹ. Sau đó mới thả giống nuôi. Phải chọn con giống chất lượng, có thể nuôi được về cỡ lớn, bán được giá cao.

“Điều quan trọng là khâu quản lý phải chặt chẽ, nhất là hàng ngày, hàng giờ phải theo dõi thức ăn tôm, phân tôm. Khi thấy phân không ổn định thì tôi trộn men vi sinh hoặc kháng sinh vào thức ăn tôm. Nhờ kịp thời theo dõi, phát hiện xử lý nên sau một vài ngày thì tôm sẽ khỏi, ổn định trở lại, phát triển bình thường”, anh Nhủ cho biết.

Là Tổ trưởng tổ hợp tác Nuôi tôm sạch Bảo Thạnh ở địa phương, anh Nhủ luôn chủ động liên kết và chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật thực hiện mô hình với thành viên của tổ và cộng đồng.

Trang trại nuôi tôm của anh Nhủ đang giải quyết việc làm cho 18 lao động địa phương, với mức lương 9 triệu đồng/người/ tháng. Hàng năm, anh cũng trích một phần lợi nhuận đóng góp cho các hoạt động xây dựng giao thông, xây nhà tình nghĩa và hỗ trợ người nghèo của địa phương.

Nuôi TTCT thâm canh ở Nghệ An

Với 6 ha nuôi thâm canh, mỗi năm Nông

dân Việt Nam xuất sắc 2024 Nguyễn Cường

(xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu, Nghệ An) bán ra thị trường gần 150 tấn tôm thương phẩm thu về 25 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, những ao tôm công nghệ cao giúp ông Nguyễn Cường có lãi ròng 7 tỷ đồng.

Ngoài nuôi TTCT, ông Cường còn cung

ứng vật tư, thiết bị, linh kiện, thức ăn,… để nuôi tôm cho bà con trong vùng. Ngành kinh doanh dịch vụ này cũng giúp ông thu về 35 tỷ đồng mỗi năm, thu lãi gần 2 tỷ đồng.

Để có được thành quả như hôm nay, ông

Cường phải “lận đận” với con tôm hơn 20 năm. Có lúc, ông tưởng chừng như đứt vốn, trắng tay. Đầu tiên, ông nuôi tôm sú theo hình thức quảng canh, nhưng chịu nhiều tác động của thời tiết, nên năng suất không cao, lợi nhuận thấp. Sau đó, ông chuyển dần sang nuôi thâm canh TTCT. Năm 2016, dịch bệnh hoành hành, 1 ha TTCT đã đạt trọng lượng 50 con/kg thì nhiễm bệnh, chết nổi trắng đầm, phải thuê nhân công vớt lên, tiêu hủy và xử lý ao, hồ. Vụ tôm năm đó, ông trắng tay. Xác định “ngã ở đâu đứng lên ở đó”, ông tiếp tục vay mượn đầu tư vào con tôm, và với những lứa tôm thành công, mang về cho ông bạc tỷ. Nhưng rồi, chỉ vài năm sau, thời điểm năm 2021, dịch bệnh COVID-19 khiến

thị trường “đóng băng”, giá tôm thương phẩm chạm đáy, thậm chí không thể tiêu thụ, lại khiến ông lỗ hàng tỷ đồng. Sau khi học hỏi kinh nghiệm từ những mô hình nuôi tôm thành công trong cả nước, tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật về nuôi tôm, năm 2022, ông Cường dốc toàn bộ vốn liếng để cải tạo khu vực nuôi tôm, chuyển từ nuôi tôm trên ao lót bạt sang nuôi TTCT công nghệ cao. Ông đã mạnh dạn chuyển đổi hơn 1,7 ha sang xây dựng 2 bể ương gièo, mỗi bể có diện tích 200 m2 và 9 ao nuôi, mỗi ao có diện tích trên 1.000 m2 cùng với hệ thống ao chứa, lắng, xả thải để nuôi theo quy trình công nghệ siêu thâm canh nhiều giai đoạn; xây dựng nhà kín

với đầy đủ trang thiết bị áp dụng nuôi tôm theo công nghệ nuôi an toàn sinh học.

Vụ đầu tiên, ông Cường thử nghiệm với 1,2 triệu con giống thả nuôi, sau một thời gian ngắn, ông thu hoạch 14 tấn tôm thương phẩm, kích cỡ trung bình 70 con/ kg, lợi nhuận đạt gần 900 triệu đồng. Đến nay, ông mở rộng diện tích lên 20 ao nuôi tôm, 6 ao nuôi áp dụng mô hình công nghệ khép kín, 2 ao ương, 3 ao xử lý chất thải. Sản lượng xuất bán tôm thương phẩm đạt 150 tấn/năm; tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động địa phương, với mức thu nhập 8 - 10 triệu đồng/người/tháng.

NGỌC

DIỆP

Một số mô hình cho doanh thu và lợi nhuận hàng chục tỷ mỗi năm

Ông Lê Văn Sấm xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre có 40 ha nuôi tôm. 8 tháng đầu năm 2023, ông Sấm đã thu hoạch được hơn 1.000 tấn tôm, bán được 110 tỷ đồng, lợi nhuận đã đạt 45 tỷ đồng. Năm 2023, doanh thu từ bán tôm của ông Sấm đạt hơn 140 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 50 - 60 tỷ đồng.

Ông Trần Văn Hừng ở xã Định Trung, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Năm 2000, ông Hừng bắt đầu xây dựng mô hình nuôi tôm và có hiệu quả. Đến nay, tôm thương phẩm sau mỗi vụ nuôi đạt khoảng 12,5 - 13 tấn/ha, tổng doanh thu khoảng 7,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau khi trừ chi phí khoảng 4,5 tỷ đồng.

Ông Ngô Văn Đệ ở ấp Cái Đôi, xã Long Khánh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh thu lợi nhuận thấp nhất từ 1 - 4 tỷ đồng/vụ nuôi, doanh thu trong 5 năm từ 2017 - 2022 là 140 tỷ đồng. Hiện nay, ông Đệ có đến 17 ao nuôi tôm công nghệ cao với tổng diện tích 10 ha.

NUÔI TÔM BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG

Xu hướng tất yếu

Ngành nuôi tôm toàn cầu đang chịu áp lực gia tăng trong việc áp dụng tính bền vững, khi tác động môi trường và hiệu quả sử dụng tài nguyên trở thành ưu tiên hàng đầu trong các chính sách đầu tư.

Mô-đun đầu tiên cho tôm

Năm 2021, dsm-firmenich (DSM) đã giới thiệu Sustell, giải pháp đánh giá vòng đời vật nuôi (LCA) qua phần mềm SaaS. Giải pháp này cung cấp phương pháp khoa học để thu thập dữ liệu trang trại, đánh giá dấu chân môi trường và lập kế hoạch phát triển bền vững. Hiện tại đã có các mô-đun cho thức ăn chăn nuôi, cá hồi và cá biển. Vào tháng 6/2024, DSM đã ra mắt mô-đun tôm Sustell, nền tảng đánh giá vòng đời trực tuyến đầu tiên dành riêng cho ngành nuôi tôm thương mại.

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tôm toàn cầu (GFS) tháng 9/2024 tại Utrecht, Hà Lan, Benedict Standen, Trưởng phòng Tiếp thị Aqua của dsm-firmenich, và Thiago Soligo, Giám đốc bán hàng LATAM, đã chia sẻ về mô-đun tôm và những lợi ích của nó đối với chuỗi giá trị.

Benedict cho biết, các công ty đang gánh áp lực lớn, đặc biệt khi châu Âu áp dụng quy định Báo cáo Bền vững Doanh nghiệp (CSRD). Sustell mang lại thay đổi lớn đối với doanh nghiệp vì giúp đơn giản hóa việc tính toán dấu chân môi trường mà không cần chuyên gia LCA nội bộ. Việc cung cấp một dấu chân môi trường minh bạch và đã được xác thực không chỉ là yêu cầu theo quy định mà còn là chìa khóa nuôi tôm bền vững. Mô-đun tôm mới này cung cấp các chỉ số tác động môi trường theo yêu cầu cho tất cả các giai đoạn sản xuất, từ trại giống, ương đến đánh giá vòng đời; cho phép nhà sản xuất nhận diện tác động môi trường từ hoạt động của họ, đồng thời tìm kiếm các giải pháp can thiệp. Sắp tới sẽ có thêm mô-đun chế biến.

Sức mạnh của Sustell nằm ở khả năng cung cấp đánh giá môi trường cá nhân hóa

phù hợp với hoạt động đặc thù của từng trang trại. Công ty xem xét 19 chỉ số khác nhau trong bốn lĩnh vực quan trọng: Sử dụng đất, tác động con người, thiếu hụt nước và biến đổi khí hậu, theo Benedict. Từ đó giúp khách hàng chuẩn bị cho các quy định hiện tại hoặc tương lai, phân biệt sản phẩm của họ với các nhãn sinh thái và làm cho những điều vô hình trở nên rõ ràng.

Dữ liệu chi tiết này giúp người nuôi tôm hiểu rõ những điểm yếu và xác định các khu vực cần cải thiện. Hiệu suất, sức khỏe và phúc lợi là nền tảng của mọi hoạt động bền vững. Thức ăn chiếm tới 80% dấu chân môi trường của một trang trại, là yếu tố quan trọng. Do đó, mô-đun tôm cung cấp những thông tin nhằm giảm tác động tổng thể của trang trại bằng cách thay đổi công thức thức ăn.

Ecuador dẫn đầu

Grupo Almar, một trong năm nhà sản xuất tôm hàng đầu ở Ecuador, đã đóng vai trò quan trọng khi hợp tác với DSM để phát triển và xác thực mô-đun chuyên biệt cho tôm trên nền tảng Sustell. Hiện tại, Grupo Almar đã nắm rõ các con số và có thể can thiệp vào các giai đoạn chọn lọc để giảm thiểu thêm dấu chân môi trường và lập kế hoạch cho tương lai. Theo Wolfgang Harten, Giám đốc điều hành của Grupo Almar, công ty muốn kiểm soát toàn bộ dấu chân môi trường, và với mô-đun tôm, họ có thể nâng nỗ lực bền vững lên một tầm cao mới.

Theo Benedict, điểm đáng chú ý của việc tùy chỉnh Sustell là nền tảng này đã được xác minh độc lập bởi bên thứ ba chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO cho LCA, ISO14040 và ISO14044. Dữ liệu từ các trang trại riêng lẻ được tùy chỉnh để phản ánh các điều kiện

sản xuất cụ thể của mỗi trang trại. Điều này giúp phân tích dấu chân carbon với độ chính xác cao. Một lợi thế đặc biệt của nền tảng này là cho phép khách hàng tạo ra các kịch bản “nếu thì” và thực hiện các can thiệp để giải quyết các kịch bản khác nhau. Giá trị của mô-đun vượt xa các chỉ số môi trường. Benedict giải thích: “Bằng cách giúp các nhà sản xuất đo lường nỗ lực bền vững, mô-đun cũng mở ra cơ hội tiếp cận đầu tư xanh. Tại các thị trường như Mỹ và châu Âu, nơi người tiêu dùng và cơ quan quản lý ngày càng chú ý đến nguồn gốc thực phẩm, các trại tôm sử dụng Sustell có thể định vị sản phẩm tốt hơn thông qua việc dán nhãn và chứng nhận sinh thái”. Thiago tiếp tục, khả năng theo dõi và quản lý hiệu suất môi trường mở ra cơ hội về lợi ích tài chính. Các tổ chức tài chính gia tăng yếu tố bền vững vào tiêu chí cho vay, và việc có một dấu chân môi trường có thể xác minh giúp các công ty thích ứng với sự thay đổi này. Benedict nhận xét, bền vững là một tiêu chí khi tìm kiếm đầu tư, dù là rủi ro cao, thấp hay trung bình.

Công cụ mới, thách thức mới

Việc các nhà sản xuất tôm như Grupo Almar áp dụng công cụ mới đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong ngành, phản ánh xu hướng bền vững dựa trên dữ liệu và công nghệ chính xác. Khi ngày càng nhiều nhà sản xuất áp dụng các công cụ này, ngành nuôi trồng thủy sản sẽ thay đổi quản lý và giảm thiểu tác động môi trường. Đây là lộ trình giúp ngành nuôi tôm trở nên bền vững hơn và cuối

cùng mang lại lợi nhuận cao hơn trong một thế giới đòi hỏi trách nhiệm với môi trường lớn hơn.

Thiago nhận xét, mô-đun tôm phức tạp hơn so với cá hồi vì mỗi trang trại tôm đều khác nhau. Tuy nhiên, vì dsm-firmennich có đội ngũ chuyên gia LCA sẵn sàng hỗ trợ trong suốt hành trình. Thiago nói: “Khi đăng nhập vào bảng điều khiển, bạn có thể hoàn thành dữ liệu từng dòng và có thể thử bản demo trước khi cam kết”. Nền tảng này cho phép các công ty bảo vệ dữ liệu sở hữu mà không tiết lộ thông tin nhạy cảm, đồng thời duy trì sự tin tưởng giữa các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi và người sản xuất. Tuy nhiên, để đạt được kết quả đáng tin cậy, cần có sự tham gia đầy đủ từ toàn bộ chuỗi giá trị và phương pháp luận tiêu chuẩn. Benedict cho biết, các công ty thức ăn chăn nuôi ngày càng sẵn sàng hợp tác, vì biết rằng việc chứng minh tính bền vững của sản phẩm mang lại lợi thế cạnh tranh trong thị trường ngày càng chú trọng bảo vệ môi trường.

Benedict cho rằng, tốc độ áp dụng công nghệ không đồng đều, đặc biệt rõ rệt trong ngành nuôi trồng thủy sản ở châu Á. Một nông dân quy mô nhỏ có thể thiếu nguồn lực và kiến thức để áp dụng công nghệ bền vững tiên tiến. Việc thuyết phục các bên liên quan này đòi hỏi phải làm việc thông qua các mạng lưới, với hệ thống hỗ trợ sẵn có, có thể thông qua các sáng kiến ngành và các nhà phân phối, nhằm nâng cao tiêu chuẩn chung.

VŨ ĐỨC (Theo Aquaculture Asia Pacific)

Một trang trại nuôi tôm của Grupo Almar Ảnh: Grupo Almar
Sustell giúp phân tích dấu chân carbon với độ chính xác cao

Về thương bếp mẹ mùa Xuân…

Những ngày Xuân quê nhà, có khung cảnh nào thanh bình hơn một sớm mai trong veo, tà khói lam la đà bay lên từ gian bếp đượm đầy hương Tết. Trong làn nắng lành lạnh riêng có của mùa Xuân, bầy sẻ huyên náo gọi nhau chuyền từ mái ngói xuống mảnh sân thơm bềnh bồng hoa cỏ. Có gì nhẹ nhõm hơn sau một giấc ngủ không gợn chút bộn bề, mở mắt tỉnh dậy đã là năm mới. Rồi nấn ná ngồi lặng im trong gian bếp của mẹ, nghe giữa hồn mình những hồi chuông ký ức vừa ngân nga. Hơi ấm diệu vợi từ ánh lửa thắp lên một mùa Xuân mới vô ngần.

Mải miết rong ruổi suốt bốn mùa, neo mình nơi phố xá hay xấp xải gió bụi đường xa, ta chỉ mong mỗi mùa Xuân được trở về căn nhà thơ ấu, sưởi ấm những ngón tay trên bếp lửa bàng bạc dấu tro tàn. Cái chạn gỗ ở góc bếp cất giữ bao mùi vị năm

tháng, dáng hình cũ kỹ gợi ta nhớ thuở mình còn nhỏ tựa chú chim non, tan học về nhà, ta thường nhón chân lục tìm chén cơm nguội, khúc cá kho mẹ để dành. Mỗi độ tháng Chạp, mẹ lại chuẩn bị đủ đầy hành tiêu mắm muối, những chai lọ được mẹ xếp ngay ngắn trong chiếc chạn gỗ, cho những mâm cơm cúng tươm tất dâng lên ông bà. Bao lá khô để nhóm lửa mẹ gom cho thật đầy, những hòn than vuông vức bên chồng củi còn thơm mùi nhựa cây. Mẹ bảo mấy ngày Tết trong nhà không được thiếu lửa. Xấp lá chuối mềm mại mẹ cắt từ vườn chuối trước nhà, đặt cạnh nồi nếp thơm trắng ngần, bó sợi lạt vót mỏng, tất cả được mẹ chi chút sửa soạn cho ngày 30 Tết gói bánh, đêm giao thừa lục bục tiếng lửa reo.

Tôi nhớ những chiếc bánh thuẫn, bánh in thơm thảo của những ngày Tết thơ ấu. Đó là thức quà mùa Xuân dịu ngọt từ góc

bếp của mẹ, khiến Tết trở thành niềm đợi mong trong trẻo của bọn trẻ miền quê. Quãng cuối tháng Chạp, gian bếp ấm sẽ sực nức mùi hương bánh mứt từ bàn tay mẹ gọi Tết về. Những chiếc bánh thuẫn vàng ươm, nở bung tựa đóa hoa Xuân, đầm đậm vị ngọt dân dã và béo thơm vị trứng gà. Chiếc khuôn bánh thuẫn in hình năm bông hoa xếp theo hình ngũ giác, suốt cả năm được mẹ cất trong chạn gỗ, chỉ đợi Tết về làm xôn xao cánh mũi bởi làn hương thân thuộc. Những phông bánh in trắng tinh, nhân hạt vừng bùi ngọt, cắn vào thấy râm ran nơi đầu lưỡi vị thanh thanh của bột và đường. Chúng được mẹ làm từ những chiếc khuôn nhỏ in hình bông hoa, con cá, con thỏ, cánh chim, chùm quả,… Những họa tiết ấy phảng phất hình hài thơ ấu, dưới mảnh trời quê yên ả tựa khúc ru hời ngân trong khói sương.

Ảnh: Khang Chu Long

Bánh in, bánh thuẫn được mẹ xếp trong một chiếc khay nhiều ô nhỏ, bên cạnh mứt dừa, mứt gừng, cốm đậu đen. Khách đến thăm Xuân được mẹ mời bằng khay bánh mứt đẫm vị ngọt bùi xứ sở, nhấm nháp cùng thanh nhẹ trà nóng, lênh loang hơi khói ấm êm. Chiếc bàn kê cạnh khung cửa sổ mở ra những vạt nắng

đầu xuân bát ngát. Trước thềm nhà, chậu

hoa vạn thọ khéo vẽ màu xuân lên những cánh vàng, khe khẽ bông đùa cùng ngọn gió chớm mùa thanh tân. Bóng hình Xuân hây hẩy dưới mái nhà còn vương những sợi rơm khô chim gắp về làm tổ. Đáy mắt người lấp lánh những ánh nhìn an vui, hướng ra khoảng sân nhà như được tráng lên một lớp nắng mật, nghiêng nghiêng bóng lá,…

Ta đã lớn lên từ những ấm áp nguyên sơ trong gian bếp của mẹ. Để rồi nhận ra, có góc trời nào trên thế gian này cho ta nương náu an lòng hơn nơi chốn ấy. Đèn hoa thị thành dẫu có rực rỡ bao nhiêu, làm sao rọi sáng vào sâu thẳm lòng ta bằng ánh lửa mẹ đã tận tuỵ thắp lên cả một đời. Ánh lửa ấy cũng chính là ánh lửa nguồn cội, một quầng sáng mênh mông vẽ ra con đường cho ta trở về quê mẹ, trở về với lòng ta trong thăm thẳm nhớ quên và thác ghềnh dâu bể. Mùa Xuân, ta bồi hồi nhận ra những sợi khói bếp phiêu diêu lạc vào tóc mẹ, tự lúc nào đã ở lại đan thành bao sợi thời gian.

Ta ngồi trên bậu cửa sau gian bếp, ngoái lại những miền Tết cũ, và mường tượng Tết của tháng ngày phía trước. Thầm hàm ơn tất cả vẫn bao dung cho ta còn được trở về nhen nhóm những mùa Xuân bên mẹ, để nghe giữa lòng mình bao vọng âm vi diệu từ trái tim mùa xuân xứ sở. Trong nỗi rưng rưng ấy, ta đã gặp lại những dòng thơ cũ in trong tâm tưởng mãi khôn nguôi: “Áo mẹ hai mùa bạc màu nước mắt. Ta là cánh chim cả đời nhớ mẹ.

Ta là cánh chim lưu lạc quay về”…

VĂN THIÊN

Tranh: Trần Nguyên

Thơ Xuân 2025

Trồng hoa Tết

Trồng hoa như một thú vui

Mỗi khi Xuân đến nơi nơi rộn ràng

Trước màu nắng mới chói chang

Tiếng chim ca hát ngân vang trên cành

Gió Xuân thổi nhẹ mát lành

Thanh âm quen thuộc khúc tình yêu thương

Làm sao thiếu một khoảng sân

Mùa hoa khoe sắc hương thơm tỏa đầy

Vui tươi với cuộc sum vầy

Cùng bên mái ấm bao lời đổi trao

Trà ngon vị bánh ngọt ngào

Đậm đà tình nghĩa bấy lâu mong chờ

Khoảng sân lấp lánh màu hoa

Thỏa niềm mong đợi vào ra từng ngày

Mừng Xuân đón Tết đang về

Nghe từng cảm xúc thầm thì qua đây.

Thùy Linh

Mùa Xuân xa quê

Đã nghe Xuân về đến

Mang theo những bồi hồi

Cũng khung trời đầy nắng

Đàn én nhỏ lượn chao

Nhưng lòng bao nỗi nhớ

Một miền quê yêu thương

Cũng bóng cha dáng mẹ

Quanh quẩn bên mái nhà

Những chiều vương khói trắng

Ánh lửa cháy bập bùng

Nồi bánh đang lan tỏa

Mùi của vị nếp thơm

Trước khoảng sân rực rỡ

Hoa bung sắc khoe hương

Xuân này không về kịp

Niềm nhớ lại đầy vơi.

Hạ Vy

Mùa di cư

Xuân đã về mở cửa

Bầu trời thêm trong xanh

Thênh thang miền nắng mới

Thong dong đường chim bay

Mùa di cư đã đến

Như cuộc hẹn định kỳ

Vậy là cả đàn én

Cùng rủ nhau bay về

Miền Xuân luôn nhộn nhịp

Từ khúc hát lời ca

Niềm yêu thương lan tỏa

Cùng muôn ngàn sắc hoa

Giữa khung trời én lượn

Dệt câu thơ bồng bềnh

Như là cuộc hội ngộ

Gọi mùa Xuân xôn xao.

Trường An

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.