TSVN tháng 1.2025 Xuân Ất Tỵ 2025

Page 1


Hội đồng Biên tập

Nguyễn Việt Thắng, Tiến sĩ

Dương Xuân Hùng, Trưởng Ban Biên tập

Đỗ Huy Hoàn, Nhà báo

Hoàng Hải Đăng, Thư ký Tòa soạn

Phạm Thu Hồng, Nhà báo

Dương Nam Anh, Nhà báo

Trần Anh Thư, Phóng viên

Trần Thị Kim Tiến, Phóng viên

Chủ nhiệm

Nguyễn Việt Thắng, Tiến sĩ

Phụ trách

Nguyễn Chu Hồi, Phó Giáo sư - Tiến sĩ

Chuyên gia

Phạm Anh Tuấn, Tiến sĩ

Trần Đình Luân, Tiến sĩ

Đào Trọng Hiếu, Tiến sĩ

Lê Văn Khoa, Tiến sĩ

Nguyễn Duy Hòa, Tiến sĩ

Nguyễn Khắc Bát, Tiến sĩ

Hồ Quốc Lực, Tiến sĩ

Lê Văn Quang, Chủ tịch Tập đoàn

Thủy sản Minh Phú

Mỹ thuật: Two Nguyễn

Trình bày: Phạm Dương

Kỹ thuật - Hình ảnh: Đăng Kiên

Đọc bản in: Kim Tiến

Tòa soạn:

Điện thoại: 028.62777616

Email: toasoan@thuysanvietnam.com.vn

Lầu 2, Nhà B, 116 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Q. 1, TP HCM

Văn phòng Hà Nội:

Điện thoại: 0243.7713699

Tầng 3, nhà A7, 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội

Phòng Quảng cáo:

Quảng cáo: 028.62777616

Email: nghia@thuysanvietnam.com.vn

Giấy phép xuất bản: 69/GP-BTTT

ISSN: 0866-8043

Nơi in: In tại Công ty TNHH MTV Lê Quang Lộc (TP HCM)

Giá bán: 50.000đ - Giá PDF: 10.000đ

Thư tòa soạn

Thưa quý vị bạn đọc,

Ngành thủy sản Việt Nam đã trải qua một năm 2024 đầy biến động, thăng trầm. Chính trị thế giới bất ổn, suy thoái kinh tế, lạm phát tăng cao tại nhiều quốc gia khiến nhu cầu tiêu dùng giảm sút, thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng. Cơn bão Yagi (bão số 3) càn quét miền Bắc nước ta và gây ra những thiệt hại to lớn, thẻ vàng “IUU” vẫn chưa được EC gỡ bỏ, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến cho ngành thủy sản gặp rất nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo linh hoạt, kịp thời từ Chính phủ, Bộ, ngành, cùng những nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ của người dân, doanh nghiệp, ngành thủy sản đã vượt qua khó và đạt được những thành tựu ấn tượng. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt khoảng 10,07 tỷ USD, đạt 106% so với kế hoạch (9,5 tỷ USD), tăng 12,1% so với năm 2023 (8,98 tỷ USD).

Bước sang năm 2025, ngành thủy sản đặt mục tiêu xuất khẩu 10,5 tỷ USD, tăng 4,3% so với năm 2024. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh chế biến sâu và mở rộng thị trường xuất khẩu. Cùng với đó là sự hỗ trợ, đồng hành từ cơ quan quản lý thông qua các chính sách thuận lợi, tạo điều kiện để ngành thủy sản phát triển bền vững và cạnh tranh hiệu quả trên trường quốc tế.

Giới chuyên gia nhận định, sẽ có nhiều cơ hội được mở ra cho ngành thủy sản trong năm 2025, nó được ví như “làn gió mới” thổi bùng lên niềm tin và hi vọng vào một năm bứt phá vươn lên. Chính vì vậy, “Căng buồm đón gió” được chọn làm chủ đề chính của Tạp chí Thủy sản Việt Nam phát hành trong dịp Xuân Ất Tỵ. Ấn phẩm đặc biệt này đem đến cho bạn đọc bức tranh toàn cảnh ngành thủy sản trong năm 2024. Những bài phân tích, bình luận chuyên sâu của các chuyên gia, góc nhìn từ nhà quản lý về vận hội mới. Chia sẻ của người trong cuộc - lãnh đạo doanh nghiệp về cách mà họ vượt qua nghịch cảnh để đứng vững và vươn tầm quốc tế. Những hoạt động nổi bật của Hội Thủy sản Việt Nam trong quá trình sát cánh cùng ngư dân, doanh nghiệp.

Đặc biệt, Tạp chí Thủy sản Việt Nam số Xuân Ất Tỵ sẽ lan tỏa không khí xuân mới thông qua những vần thơ, tản văn, truyện ngắn đầy lãng mạn, chạm đến cảm xúc sâu thẳm trong mỗi con người một cách nhẹ nhàng, tinh tế.

Trong bầu không khí hân hoan này, Tạp chí Thủy sản Việt Nam xin gửi lời tri ân sâu sắc tới quý bạn đọc đã luôn tin tưởng và đồng hành cùng Tạp chí. Chúc quý vị một năm mới an khang, thịnh vượng, vạn sự như ý!

Trân trọng! Ban Biên tập

NỬA THẾ KỶ VINH QUANG

VỚI NHỮNG MỐC SON VÀNG

Năm 2025, đất nước có nhiều

lễ kỷ niệm lớn, nhưng có lẽ mốc

lịch sử quan trọng nhất là kỷ

niệm 50 năm thống nhất nước

nhà. Nửa thế kỷ trôi qua chứa

đựng biết bao ký ức gian khó

nhưng cũng đầy vinh quang và

thật đáng tự hào về một đất

nước Việt Nam đã hòa chung

sức mạnh của hai miền, như câu

thơ của Bác Hồ: “Bắc - Nam sum

họp xuân nào vui hơn”.

Những con số biết nói

Dù tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm dần (từ khoảng 66% đầu những năm 1980 đến năm 2021 là 29,1%) nhưng đóng góp của ngành nông nghiệp cho đất nước vẫn không ngừng tăng trong những năm qua.

Theo con số thống kê, năm 1975, sản lượng lúa nước ta khoảng 10,3 triệu tấn. Đến năm 2021, sản lượng lúa là 43,85 triệu tấn, tăng gấp 4,3 lần. Giai đoạn 19761980, thiếu hụt lương thực ở mức 2 triệu tấn năm, phải nhập khẩu. Năm 2021, xuất khẩu 6,2 triệu tấn gạo đạt kim ngạch 3,3 tỷ USD.

Xuất khẩu gạo 11 tháng đầu năm 2024 đạt gần 8,5 triệu tấn và 5,31 tỷ USD, tăng 10,6% về khối lượng và tăng 22,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.

Năm 1980, tổng sản lượng thủy sản giảm

so với năm 1975 từ 607 nghìn tấn xuống còn

377 nghìn tấn. Tổng diện tích nuôi trồng

thủy sản năm 2024 ước đạt 1,3 triệu ha nuôi nội địa và 9,5 triệu m³ lồng nuôi biển; tổng sản lượng ước đạt gần 5,4 triệu tấn.

Ngành nông nghiệp Việt Nam tăng trưởng

bình quân giai đoạn 1988-2021 là 3,66%/năm so với mức trung bình thế giới khoảng 2%. Năm 2024, tổng kim ngạch xuất

cao kỷ lục

62,4 tỷ USD (tăng 18,5% so với năm 2023), xuất siêu tiếp tục đạt mức kỷ lục mới 18,6 tỷ USD (tăng 53,1% so với năm 2023).

Riêng với ngành thủy sản, kim ngạch xuất khẩu năm 2024 ước đạt khoảng 10,07 tỷ USD, đạt 106% so với kế hoạch (9,5 tỷ USD), tăng 12,1% so với năm 2023 (8,98 tỷ USD).

Thế và lực

Công cuộc đổi mới, cải cách kinh tế, mở cửa hòa nhập phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu đã giúp đất nước Việt Nam chúng ta đạt được những thành tựu rực rỡ.

Những năm 1980, quy mô nền kinh tế tự cung tự cấp chỉ khoảng 26,3 tỷ USD, nhưng sau gần 40 năm đổi mới, quy mô nền kinh tế Việt Nam đã đạt 430 tỷ USD (vào năm 2023), đưa Việt Nam vào nhóm 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Việt Nam đã có quan hệ kinh tế - thương mại với 230 quốc gia và vùng lãnh thổ, tham gia hơn 500 hiệp định song phương và đa phương, trong đó có 17 Hiệp định thương mại tự do, bao gồm Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ

cho thấy vai trò vị thế của Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu. Tổng cục Hải quan dự báo, kim ngạch xuất siêu năm 2024 ước đạt 23,5 tỷ USD.

Quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước đạt mức gần 110 tỷ USD vào năm 2022, gấp 10 lần quy mô dự trữ ngoại hối Nhà nước năm 2010 và gấp gần 4 lần so với năm 2015 và sẽ còn tiếp tục tăng theo quy mô của nền kinh tế.

Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chỉ tính riêng 11 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã thu hút được khoảng 31,4 tỷ USD, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo.

Cùng với sự phát triển, Việt Nam đã tham gia hơn 70 tổ chức quốc tế và hiệp

hội cũng như diễn đàn, trong đó có Hiệp

hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình

Dương (APEC), Tổ chức Thương mại thế

giới (WTO) và đặc biệt là Liên hợp quốc.

Gần đây, Việt Nam đã tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của UN góp phần đem lại hòa bình thịnh vượng cho người dân ở

nhiều nơi trên thế giới.

Người dân được thụ hưởng lợi ích từ phát triển

Quy mô tổng sản phẩm nội địa (GDP) của nền kinh tế Việt Nam năm 2023 ước đạt 430 tỷ USD, xếp thứ 34 thế giới theo bảng xếp hạng của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh ở Anh (CEBR). Theo dự báo, nếu tiếp tục duy trì tăng trưởng thì đến năm 2038, với quy mô GDP dự kiến đạt 1.559 tỷ USD, nền kinh tế Việt Nam sẽ lọt nhóm 25 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Nếu xét về GDP (PPP) hay còn gọi là GDP theo sức mua thì theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Việt Nam hiện đạt khoảng 1.438 tỷ USD xếp trên Hà Lan và Thụy Sĩ (GDP (PPP) Hà Lan đạt khoảng 1.290 tỷ USD, xếp thứ 27 trên thế giới và Thụy Sĩ đạt khoảng 787 tỷ USD, xếp thứ 35 trên thế giới vào năm 2023).

Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố vào tháng 4/2024, thu nhập bình quân đầu

người tại Việt Nam giai đoạn 2012-2022 đã tăng hơn 2,3 lần, từ 1,99 triệu đồng/người/ tháng lên 4,67 triệu đồng/người/tháng.

Hiện nay, cả nước có khoảng 3,356 triệu người (chiếm khoảng 3,356 % dân số) đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng tại cộng

đồng. Từ ngày 1/7/2024, mức chuẩn trợ cấp xã hội tăng từ 360.000 đồng/tháng lên 500.000 đồng/tháng, tương ứng tăng

38,9% so với mức trợ cấp trước đó.

Trong Báo cáo hạnh phúc thế giới 2024 (do Mạng lưới Giải pháp phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc công bố), Việt Nam đứng thứ 54, tăng 11 bậc so với năm 2023. Xét ở khu vực châu Á, Việt Nam đứng vị trí thứ 6. Tuổi thọ trung bình người Việt năm 1990 chỉ có 65,3 tuổi, nay tuổi thọ trung bình là 74,5 tuổi.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, năm 1975 thu nhập của gia đình xã viên nông nghiệp là 18,6 đồng (tương đương khoảng 6,5 USD/ người/tháng). Mức thu nhập bình quân của lao động ở khu vực nông thôn trong quý 2 năm 2024 là 6,5 triệu đồng/tháng (tương đương 255 USD).

Ấn tượng thủy sản

Sau 20 năm phát triển, sản lượng thủy sản năm 2023 đạt hơn 9,3 triệu tấn, gấp 7,1 lần so với năm 1995, nuôi trồng thủy sản đạt 5,5 triệu tấn, gấp hơn 5 lần so với năm 1995. Tỷ trọng sản lượng nuôi trồng tăng từ 31% năm 1995 lên gần 57% năm 2023. Xuất khẩu thủy sản lần đầu tiên vượt ngưỡng 1 tỷ USD là vào năm 1999 và đã đạt con số gần 11 tỷ USD vào năm 2022. Việt Nam nằm trong TOP 3 các nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới (Trung Quốc, Na Uy, Việt Nam).

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt hơn 4 tỷ USD, tăng gần 17% so với 2023. Xuất khẩu cá tra chạm mốc 2 tỷ USD. Xuất khẩu cá ngừ, vẫn giữ được con số kỷ lục 1 tỷ USD (thiết lập năm 2022). Xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ đạt mức tăng trưởng ấn tượng tới 180%. Xuất khẩu bột cá ước đạt 264,6 triệu USD.

Các chuyên gia đều lạc quan đánh giá, trong năm 2025, xuất khẩu thủy sản sẽ đạt trên 10 tỷ USD, tăng trưởng từ 10 - 15% so với năm 2024.

Tăng cường nguồn vốn cho nông nghiệp

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, hiện cả nước có khoảng trên 50.000 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, một con số được xem là “khiêm tốn” so với tổng số hơn 900.000 doanh nghiệp đang hoạt động.

Tính đến hết tháng 10/2024, tổng vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp chỉ đạt khoảng 4,8

tỷ USD với 1.300 dự án chế biến, nông nghiệp công nghệ cao và công nghệ sinh học. So với mục tiêu mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt ra đến năm 2030, vốn FDI đăng ký trong lĩnh vực nông nghiệp đạt 25 tỷ USD, rõ ràng còn nhiều việc phải làm. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến thời điểm tháng 4/2024, nguồn vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu đổ vào lĩnh vực chăn nuôi (khoảng 2,2 tỷ USD, với 81 dự án tập trung vào nhiều lĩnh vực khác nhau, như: thức ăn, chăn nuôi heo, gà, bò, chế biến thịt...)

Bước sang năm 2025, ngành thủy sản

mục tiêu xuất khẩu 10,5 tỷ USD, tăng 4,3% so với năm 2024.

Trong lĩnh vực thủy sản, nguồn vốn FDI rất hạn chế với khoảng hơn 300 triệu USD cho hơn 70 dự án, chủ yếu nuôi trồng, chế biến, sản xuất thức ăn thủy sản. Hầu hết dự án quy mô nhỏ với khoảng 4,4 triệu USD cho một dự án.

Theo các chuyên gia, hiện ngành thủy sản rất cần nguồn vốn mới để có những bước đột phá về con giống, kỹ thuật nuôi trồng, chế biến, xây dựng thương hiệu tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Thực tế, diện tích nuôi trồng thủy sản đã tăng rất nhanh những năm qua, song sản lượng nuôi trồng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và nhiều doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài để chế biến xuất khẩu.

Việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước chắc chắn phụ thuộc vào việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng của các địa phương, cũng như những chính sách ưu đãi mạnh mẽ dành cho phát triển thủy sản. Hy vọng năm 2025 và những năm tới, “làn sóng” đầu tư vào ngành thủy sản Việt Nam sẽ mạnh mẽ hơn nữa, góp phần thúc đẩy nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản tạo ra những cột mốc lịch sử mới.

Ảnh: Oanh Thảo

Thủy sản 2024

CHỚP THỜI CƠ VƯỢT KHÓ VƯƠN LÊN

Năm 2024, ngành thủy sản Việt Nam tiếp

tục khẳng định vai trò là trụ cột quan trọng trong nền kinh tế quốc gia.

Đặc biệt, xuất khẩu, nuôi trồng và

khai thác thủy sản là ba yếu tố

chính thúc đẩy sự phát triển của ngành, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội và thách

thức cho năm 2025.

Xuất khẩu

tăng trưởng

Năm 2024 là một năm thành công của

ngành thủy sản khi

kim ngạch xuất khẩu

ước đạt mức kỷ lục trên 10 tỷ USD, tăng trưởng hơn 12% so với năm 2023.

Tôm và cá tra là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch. Dự kiến, xuất khẩu

tôm đạt khoảng 3,86 tỷ USD, tăng 14% và cá tra đạt 1,88 tỷ USD, tăng 10,1% so với năm 2023, góp phần quan trọng vào thành công chung của ngành.

Sự tăng trưởng này đến từ những nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường và nâng cao chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm chế biến sâu như tôm chế biến, cá tra fillet đã thu hút được sự

chú ý từ các thị trường khó tính, giúp tăng cường giá trị gia tăng cho sản phẩm. Mặc dù đạt được thành công lớn, xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Các tiêu chuẩn từ các thị trường lớn như EU và Mỹ ngày càng trở nên khắt khe về truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Điều này buộc các doanh nghiệp phải nâng cao quy trình sản xuất và chế biến, đồng thời đảm bảo các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, cạnh tranh từ các quốc gia sản xuất thủy sản lớn như Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia cũng là một thách thức không nhỏ. Các nước này đang đẩy mạnh xuất khẩu với các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, tạo ra áp lực cạnh tranh lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Với tốc độ tăng trưởng của năm 2024, ngành thủy sản đặt mục tiêu xuất khẩu trong năm

2025 đạt khoảng 10,5 tỷ USD, tăng 4,3% so với năm 2024. Để

đạt được mục tiêu này, ngành sẽ cần tập trung vào việc nâng

cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh chế biến sâu và mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là vào các thị trường châu Á, Trung

Đông và châu Phi. Chính phủ và các bộ, ngành sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các chính sách thuận lợi, tạo điều kiện để ngành thủy sản phát triển bền vững và cạnh tranh hiệu quả trên trường quốc tế.

Nuôi trồng vững mạnh

Nuôi trồng thủy sản tại Việt

Nam tiếp tục phát triển, đặc

biệt trong lĩnh vực nuôi tôm và cá tra. Theo báo cáo của Cục

Thủy sản, ước tính đến hết

tháng 12/2024, tổng sản lượng

thủy sản ước đạt gần 9,61 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2023.

Trong đó, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 5,75 triệu tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng diện tích nuôi trồng

thủy sản năm 2024 ước đạt 1,3 triệu ha nuôi nội địa và 9,7 triệu m³ lồng nuôi biển (tương đương với năm 2023). Cụ thể:

Nuôi biển: Khoảng 9,7 triệu m³ lồng, tăng 2,1% (bao gồm: 4,5 triệu m³ lồng nuôi cá biển; 5,2 triệu m³ lồng nuôi tôm hùm) và 58 nghìn ha nuôi nhuyễn thể.

Tổng sản lượng 832 nghìn tấn, tăng 5,0% so với năm 2023, trong đó: Cá biển 48 nghìn tấn; tôm hùm 4 nghìn tấn; nhuyễn thể 460 nghìn tấn; đối tượng khác 320 nghìn tấn.

Tôm nước lợ: Diện tích nuôi 737 nghìn ha, tương đương với năm 2023 (tôm sú 622 nghìn ha, tôm chân trắng 115 nghìn ha); Sản lượng nuôi tôm nước lợ 1,264 triệu tấn, tăng 5,3%

so với năm 2023, trong đó sản

lượng tôm sú đạt 284 nghìn tấn và tôm thẻ chân trắng đạt 980 nghìn tấn.

Cá tra: Diện tích thả nuôi đạt 5,7 nghìn ha, bằng với năm 2023; Sản lượng đạt 1,787 triệu tấn, tăng 4,3% so với năm 2023 (1,713 triệu tấn). Kim ngạch xuất khẩu đạt 1,877 tỷ USD, tăng 10,1% so với năm 2023.

Nuôi cá biển trong ao và hỗn hợp khác: Diện tích khoảng 183 nghìn ha; sản lượng khoảng 410 nghìn tấn.

Cá rô phi: Diện tích nuôi 30 nghìn ha; Sản lượng 300 nghìn tấn, tương đương năm 2023.

Thời gian qua, các tỉnh ven biển như Cà Mau, Bạc Liêu, và Kiên Giang đã đẩy mạnh áp dụng công nghệ cao trong nuôi trồng để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Mô hình nuôi tôm công nghệ cao đã được triển khai rộng rãi, giúp giảm thiểu rủi ro dịch bệnh và tối ưu hóa chi phí sản xuất.

Cùng với đó, các doanh nghiệp và hợp tác xã đã tích cực

đầu tư vào các trang trại nuôi

trồng đạt tiêu chuẩn quốc tế,

đáp ứng yêu cầu xuất khẩu sang các thị trường khó tính. Các sản phẩm như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, và cá tra đã có bước phát triển mạnh mẽ về cả số lượng lẫn chất lượng.

Tuy nhiên, ngành nuôi trồng

thủy sản vẫn phải đối mặt với

nhiều thách thức lớn như biến

đổi khí hậu, dịch bệnh và chi phí nguyên liệu tăng cao... Những vấn đề này ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế, đặc biệt là khi các nước sản xuất khác có nguồn nguyên liệu rẻ hơn. Năm 2025, Cục Thủy sản có kế hoạch thả nuôi hơn 1,3 triệu ha, tăng khoảng 2% so với năm 2024, sản lượng ước tính khoảng 5,95 triệu tấn, tăng khoảng 3,5% so năm 2024. Đồng thời, ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam sẽ tiếp tục chú trọng vào việc phát triển bền vững, ứng dụng công nghệ cao và bảo vệ môi trường. Việc phát triển các mô hình nuôi trồng tuần hoàn và khép kín cũng sẽ được ưu tiên để giảm thiểu tác động đến môi trường.

Khai thác ổn định

Khai thác thủy sản là một phần không thể thiếu trong ngành thủy sản Việt Nam, cung cấp nguyên liệu quan trọng cho chế biến và xuất khẩu. Năm 2024, sản lượng khai thác đạt mức ổn định với các nhóm cá biển như cá ngừ, cá hồi, và cá cơm được khai thác chủ yếu. Theo số liệu mới nhất của Cục

Thủy sản, tính đến hết tháng 12/2024, sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 3,85 triệu tấn, tăng 0,6% so với năm 2023, không đạt chỉ tiêu đề ra (giảm còn 3,54 triệu tấn). Trong đó: Sản lượng thủy sản khai thác biển đạt 3,64 triệu tấn, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước; Sản lượng thủy sản khai thác nội địa đạt 210,7 nghìn tấn, tăng 2,6% so với năm 2023. Một trong những thách thức lớn nhất mà khai thác thủy sản phải đối mặt là việc khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU). Dù đã có những tiến bộ trong việc thực hiện các giải pháp chống IUU, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong việc giám sát và quản lý tàu cá. Năm 2025, khai thác thủy sản sẽ tiếp tục chú trọng đến việc đảm bảo sự bền vững và bảo vệ nguồn lợi. Các biện pháp kiểm tra, giám sát sẽ được tăng cường, đẩy mạnh hơn nhằm chống khai thác IUU. Đồng thời, các chương trình đào tạo, tuyên truyền cho ngư dân về tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng sẽ được triển khai rộng rãi. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ mới trong quản lý khai thác, như sử dụng hệ thống định vị GPS, công nghệ nhận diện tàu cá… sẽ giúp nâng cao hiệu quả giám sát và quản lý. Các chính sách khuyến khích đầu tư vào tàu cá hiện đại và bảo vệ nguồn lợi bền vững sẽ được triển khai để đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành khai thác thủy sản.

KỲ VỌNG

MỘT NĂM MỚI KHỞI SẮC

Hồng Hà

Ngành thủy sản trải qua một năm 2024 thành công, kết quả sản

xuất trong nước và xuất khẩu vượt xa dự kiến. Toàn ngành đang

hướng tới năm 2025 với mục tiêu cao hơn.

Để giúp ngành hoàn thành kế hoạch, đã có nhiều sáng kiến được

đề xuất. Cùng Tạp chí Thủy sản Việt Nam lắng nghe những chia

sẻ tâm huyết từ các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp.

NGÀNH THỦY SẢN ĐI ĐẦU TRONG CHUYỂN ĐỔI XANH

Thủy sản là một trong những ngành hàng nông nghiệp xuất khẩu chủ lực, có năng lực cạnh tranh cao, đi đầu trong chuyển đổi xanh và phát triển bền vững của Việt Nam. Dư địa để phát triển còn rất lớn, bởi theo FAO, ước tính thị trường cho thủy sản toàn cầu là gần 180 tỷ USD và duy trì tốc độ tăng trưởng rất khả quan. Do đó, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để đặt mục tiêu xa hơn, không chỉ là 10 tỷ USD. Vấn đề cấp bách hiện nay là biến mong muốn, tầm nhìn thành những kế hoạch, hành động cụ thể; biến các ý tưởng, sáng kiến thành nguồn lực; biến những cam kết hợp tác thành những kết quả, sản phẩm cụ thể.

Đứng trước xu thế phát triển ngành thủy sản xanh, bền vững trên thế giới hiện nay, Việt Nam cũng cần nhanh chóng thích nghi, chuyển đổi để bắt kịp thời cơ. Yêu cầu đặt ra là làm sao để phát triển công nghệ nuôi trồng hiện đại, giảm tác động tới môi trường, bảo vệ hệ sinh thái biển, áp dụng công nghệ sinh học để cải thiện giống thủy sản; làm sao để đa dạng hóa sản phẩm thủy sản, nhất là các sản phẩm thủy sản sạch, hữu cơ để thâm nhập các thị trường cao cấp; cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa chuyển đổi số và thương mại điện tử đối với các sản phẩm nông sản nói chung và thủy sản nói riêng.

Bà Nguyễn Minh Hằng

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

CHÚNG TA ĐÃ TỔ CHỨC SẢN XUẤT NGÀY CÀNG TỐT HƠN

2024 là năm có bước tiến ngoạn mục trong xuất khẩu

thủy sản, dự báo kim ngạch đạt

10 tỷ USD. Đấy là một trong những

tín hiệu rất tốt, một trong những điều giúp cho người nuôi, các doanh nghiệp trong chuỗi ngành hàng thủy sản thêm tự tin về sự phục hồi của thị trường, không chỉ cho năm 2024 mà những năm tiếp theo. Để đạt được kết quả như thế, các cơ quan quản lý từ trung ương đến địa phương, cộng đồng doanh nghiệp đều rất nỗ lực, đặc biệt, các doanh nghiệp đã rất linh hoạt. Chúng ta luôn duy trì tốt sản xuất, do vậy, các tháng cuối năm khi tín hiệu thị trường tốt lên, từ sự chỉ đạo của Trung ương, Bộ NN&PTNT, chúng ta đã phát huy được hiệu quả, đảm bảo được nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, không chỉ trong nuôi trồng mà cả lĩnh vực khai thác.

Có thể nói chúng ta đã tổ chức sản xuất ngày càng tốt hơn. Kết quả này là tiền đề tích cực cho năm 2025 khi mà dự báo nhu cầu sản phẩm thủy sản của thế giới vẫn sẽ tăng. Với sự chỉ đạo kịp thời về mọi mặt, sự thích ứng nhanh và tổ chức gắn kết chặt chẽ trong thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước, tin rằng hoạt động sản xuất trong năm 2025 tiếp tục gặt hái được những

NĂM 2025, XUẤT KHẨU

THỦY SẢN ĐẶT MỤC TIÊU

10 - 11 TỶ USD

Năm 2024, ngành thủy sản

Việt Nam đã vượt qua rất nhiều thách thức và đạt được một kết quả ấn tượng, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 10 tỷ USD. Đây là một thành tựu lớn không chỉ của ngành thủy sản mà còn đóng góp vào kết quả xuất khẩu chung của ngành nông nghiệp, đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay. Các sản phẩm thủy sản Việt Nam đã tiếp cận hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhờ vào chất lượng vượt trội và uy tín của các doanh nghiệp thủy sản.

Trong năm 2025, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, với mục tiêu đạt từ 10 - 11 tỷ USD. Ngành thủy sản có nhiều cơ hội nhờ vào các Hiệp định FTA và nhu cầu tiêu thụ gia tăng tại các thị trường lớn. Tuy nhiên, các thách thức vẫn sẽ tồn tại, bao gồm sự cạnh tranh từ các quốc gia khác, các quy định nghiêm ngặt về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng như những biến động về giá nguyên liệu và chi phí sản xuất. Những biến động địa chính trị, chiến tranh thương mại trên toàn cầu có thể mang tới cả cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Ông Trương Đình Hòe Tổng Thư ký VASEP

TĂNG CƯỜNG XÚC TIẾN

THƯƠNG MẠI VỀ THỦY SẢN ĐỂ TẠO THƯƠNG HIỆU MẠNH

Ngành thủy sản trải qua một

năm 2024 thành công cả về sản

xuất trong nước và xuất khẩu, bất chấp khó khăn từ nhiều phía như xung đột tại nhiều khu vực trên thế giới, chi phí vận chuyển tăng cao...

Năm 2025 được dự báo vẫn còn nhiều khó khăn, tình hình kinh tế thế giới chưa thực sự khởi sắc, cạnh tranh tại các thị trường vẫn rất gay gắt... Để có thể duy trì “phong độ” như năm 2024, ngành thủy sản cần phải duy trì các thị trường truyền thống như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU và cố gắng mở rộng ra các thị trường tiềm năng như châu Phi, Nam Mỹ và Trung Đông. Cùng với đó, tiếp tục ứng dụng khoa học công nghệ trong khâu khai thác, chế biến thủy sản theo hướng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trên toàn thế giới.

Ở góc độ quản lý, Nhà nước cần gia tăng đầu tư về vốn cho ngành thủy sản nói chung để có thể hiện đại hóa nghề cá, tổ chức sản xuất theo quy mô lớn mới dễ dàng gắn kết, hợp tác để sản xuất gia tăng chuỗi giá trị thủy sản. Tăng cường hợp tác quốc tế nghề cá, cả về khai thác, chế biến, tiêu thụ và cả trong bảo vệ nguồn lợi chung của khu vực. Tăng cường hơn nữa xúc tiến thương mại về thủy sản để tạo thương hiệu mạnh cho xuất thủy sản Việt Nam, nhất là thị trường ASEAN và các thị trường lân cận bởi theo dự báo, giá cước vận tải biển có khả năng tăng từ 5 - 10% vào năm 2025. PGS.TS Nguyễn Hồng Nga Chuyên gia kinh tế

Xuất khẩu thủy sản năm 2024

ước đạt 10.07

tỷ USD. Mỹ và

Trung Quốc là

điểm đến hàng

đầu, góp phần

đưa xuất khẩu

thủy sản Việt

Nam quay lại quy

đạo tăng trưởng trước đây.

1. Trung Quốc và Hồng Kông

Trung Quốc và Hồng Kông đã vượt lên dẫn đầu trong các thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam, với mức tăng trưởng 61% trong tháng 11/2024, nâng tổng kim ngạch lũy kế lên hơn 1,7 tỷ USD sau 11 tháng đầu năm, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam với

676 triệu USD trong 10 tháng đầu năm, tăng 31% so cùng kỳ năm trước. Thị trường này tiếp tục dẫn đầu xuất khẩu cá tra của Việt Nam với 479 triệu USD, giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ năm trước.

Trong năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt

Nam sang Trung Quốc và Hồng Kông ghi nhận sự

tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt trong tháng 1, khi kim ngạch đạt hơn 118 triệu USD, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, để duy trì và mở

rộng thị phần, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần chú trọng đến việc tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, và cập nhật các xu hướng tiêu dùng tại hai thị trường này.

2. Mỹ

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đạt giá trị 1,5 tỷ USD trong 3 quý đầu năm, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Mỹ là thị trường xuất khẩu tôm lớn thứ hai của Việt Nam với 646 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ đạt 256 triệu USD trong 3 quý đầu năm 2024, tăng 24% so với cùng kỳ. Dự báo thị trường này sẽ

tiếp tục tiêu thụ mạnh các sản phẩm như cá tra fillet đông lạnh, góp phần vào mức tăng trưởng chung của ngành thủy sản Việt Nam.

Xuất khẩu tôm sang Mỹ có thể duy trì ổn định với mức thuế chống trợ cấp sơ bộ 2,84%, thấp hơn so với các đối thủ như Ấn Độ và Ecuador. Tuy nhiên, Mỹ là thị trường có sự cạnh tranh rất cao, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng cải tiến chất lượng và chiến lược tiếp thị để duy trì vị trí trên thị trường.

3. Nhật Bản

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường

Nhật Bản trong 3 quý đầu năm đạt giá trị 1,25 tỷ

USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, xuất khẩu tôm đạt 424 triệu USD. Trong 10 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu các

nhóm thủy sản lớn sang Nhật Bản gồm cá đông lạnh (37,2%); tôm (32,6%); cua (5,3%); bạch tuộc (4,9%); mực (4,6%). Tính riêng tháng 1/2024, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản đạt hơn 37 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2023. Trong tháng đầu năm, Nhật Bản

Trung Quốc & Hồng Kông (Trung Quốc), chiếm 15,4% tỷ trọng. Mặc dù tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Nhật Bản chậm lại, ngành thủy sản Việt Nam vẫn có những thành tích ấn tượng, đặc biệt với các mặt hàng như tôm và cá tra, vốn tiếp tục đóng góp mạnh mẽ vào kim ngạch xuất khẩu.

4. Châu Âu  Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang châu Âu trong 3 quý đầu năm đạt 875 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu tôm đạt 408 triệu USD. Tuy nhiên, xuất khẩu cá tra sang châu Âu chỉ gần tương đương cùng kỳ với mức tăng 0,04%, đạ 144 triệu USD. Bù lại, xuất khẩu cá ngừ lũy kế 10 tháng đầu. năm 2024 sang thị trường này lại tăng 19%, giúp Việt Nam thu về 821 triệu USD.

Trong năm 2024, tôm và cá tra của Việt Nam tiếp tục chiếm ưu thế trong cơ cấu thủy sản xuất khẩu sang châu Âu. Hà Lan là quốc gia đứng đầu trong khối EU về nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam, chiếm 18,6% tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của EU.Tuy nhiên, ngành thủy sản Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức từ các chính sách bảo vệ và yêu cầu về chất lượng, bao gồm cả vấn đề thẻ vàng IUU (khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định).

5. Hàn Quốc

Trong năm 2024, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu tôm, mực, bạch tuộc, và cá sang Hàn Quốc. Tôm dẫn đầu với tỷ trọng 43,6% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Hàn Quốc. Mực và bạch tuộc cũng

chiếm tỷ trọng đáng kể với 31,4% giá trị xuất khẩu

Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc trong 3 quý đầu năm đạt 269 triệu USD. Theo Ủy ban Thương mại thế giới (ITC), kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc trong 3 quý đầu năm đạt trị giá 399,117 triệu USD, tăng nhẹ khoảng 2% so cùng kỳ năm ngoái.

Nhật Bản

Hàn Quốc

Trung Quốc & Hồng Kông

7. Australia

Xuất khẩu thủy sản sang Australia trong 10 tháng đầu năm đạt gần 172 triệu USD, thấp hơn so với mức đỉnh 365 triệu USD năm 2022 và 312 triệu USD năm 2023. Tôm, cá tra và một số loài cá biển là các mặt hàng xuất khẩu chính sang thị trường này. Trong đó, tôm chiếm tỷ trọng 72%; cá tra chiếm trên 12%, còn lại các mặt hàng cá chẽm, mực, cá trích, cá mú… Tôm chân trắng chiếm tỷ trọng 95% trong cơ cấu sản phẩm tôm của Việt Nam xuất sang Australia, tôm sú chiếm 0,2%, còn lại là tôm loại khác chiếm 4,8%. Trong tổng các sản phẩm tôm xuất khẩu sang Australia, tôm chế biến giá trị gia tăng chiếm 40% tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm tôm sang thị trường này. Australia không phải là thị trường lớn nhưng khó tính, đòi hỏi cao về tiêu chuẩn chất lượng. Do vậy, doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này cần chú trọng xây dựng thương hiệu, cung cấp các sản phẩm với xuất xứ rõ ràng, liên tục đổi mới và có giá trị gia tăng cao.

8. Canada

Trong 10 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Canada đạt trị giá 124,476 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu cá ngừ và cá tra sang thị trường này lần lượt tăng 13% và 10%, tương ứng 30 triệu USD và 32 triệu USD. Dữ liệu từ quý I cho thấy, Việt Nam là nguồn cung cấp thủy sản lớn thứ 4 cho Canada, chiếm khoảng 8,08% tổng nhập khẩu của nước này

Dự báo xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hàn

Quốc tiếp tục phục hồi, nhờ vào nhu cầu ngày càng tăng của thị trường này đối với sản phẩm thủy sản chế biến sẵn. Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Hàn Quốc vẫn đứng vững, nhờ vào nhu cầu tiêu thụ tôm ổn định và vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam

6. ASEAN

Trong năm 2024, Việt Nam đã tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang các quốc gia trong khu vực

ASEAN, với các mặt hàng chủ lực gồm tôm, cá tra, cá ngừ, mực và nhuyễn thể. Trong đó, cá tra là sản phẩm xuất khẩu hàng đầu, đặc biệt sang Malaysia, nơi Việt Nam chiếm tới 96% thị phần fillet cá tra đông lạnh.

Thị trường lớn nhất trong khu vực ASEAN của thủy sản Việt Nam là Thái Lan, tiếp theo là Philippines, Malaysia, Singapore và Indonesia. Theo ITC, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Thái Lan trong 3 quý đầu năm đạt 15,554 triệu USD; trong khi kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Singapore đạt trị giá 5,783 triệu USD, tăng tốt ở nhóm hàng cá tươi (19,33%). Nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở ASEAN được dự báo tăng trưởng mạnh trong những năm tới, mở ra cơ hội lớn cho ngành thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, thách thức phía trước vẫn là giá cả giảm và cạnh tranh gay gắt.

Trong những tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 900 tấn cá tra trị giá 2 triệu USD, tăng mạnh về khối lượng so với năm 2023. Với sự phục hồi của thị trường và các ưu đãi từ Hiệp định CPTPP, xuất khẩu cá tra vào Canada có thể sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong các năm tiếp theo

9.Anh

Theo ITC, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Anh đạt trị giá 141,742 triệu USD trong 10 tháng đầu năm 2024, trong đó tôm và cá tra là hai mặt hàng chủ lực. Tôm chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Anh, trong khi cá tra chiếm khoảng 20%. Trong đó, tôm đông lạnh là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất, chiếm 44,2% về lượng và 66,1% về trị giá, đạt 6,2 nghìn tấn, trị giá 59,3 triệu USD, tăng 14,7% về lượng và 10,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

VẬN HỘI THỜI ĐẠI MỚI

Tính đến cuối năm 2024, Việt Nam đã ký kết 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương, đồng thời đang đàm phán và tham gia đàm phán 2 hiệp định: Việt Nam - EFTA (với các nước: Thụy sỹ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein và ASEAN - Canada.

Các FTA thế hệ mới đã mở ra cơ hội ngày một lớn hơn cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu đi các nước, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức nếu muốn tận dụng tốt các cơ hội này; trong đó, có mặt hàng thủy sản.

Cơ hội lớn

Thời gian qua, các hiệp định tự do thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản, Hàn Quốc,

Anh, EU… đã góp phần đáng kể

tôm Việt duy trì vị trí top đầu ở các thị trường này. Sắp tới, sau khi hiệp định CEPA ký với UAE có hiệu lực, sản phẩm Halal của chúng ta sẽ có cơ hội lớn thâm nhập thị trường Trung Đông rộng lớn. Một trong những lợi thế chung lớn nhất của con tôm Việt Nam là tôm chế biến bình thường (tôm nguyên con cao cấp hoặc bỏ vỏ chế biến đông lạnh) có mức thuế về 0%

ngay khi hiệp định có hiệu lực, còn lợi thế chiều sâu là trình độ chế biến tôm của các doanh nghiệp Việt Nam cao hàng đầu thế giới.

Theo ông Hồ Quốc Lực - Chủ tịch HĐQT

Công ty Cổ phần thực phẩm Sao Ta, những mặt hàng tôm chế biến sâu có ưu thế vô

cùng lớn để thâm nhập hệ thống phân phối tôm cao cấp ở thị trường EU, Nhật Bản… nhờ vào các FTA. Đây cũng chính là lý do vì sao giá thành sản xuất tôm nguyên liệu Việt

Nam luôn cao hơn một số nước từ 20-30%, nhưng con tôm Việt Nam không chỉ cạnh tranh một cách sòng phẳng mà còn ở “chiếu trên” trong một số phân khúc thị trường so với con tôm các nước.

EVFTA là hiệp định có sự tác động lớn nhất đối với ngành tôm Việt Nam và theo các doanh nghiệp, hiệp định này sẽ tạo ra bước ngoặt lớn về cơ cấu thị trường tôm Việt Nam. Vì sao? Vì các Hiệp định tự do thương mại khác như: Việt Nam - Hàn Quốc (KVFTA) hay Việt Nam - Nhật Bản (VJFTA)… chúng ta chỉ đưa được mức thuế nhập khẩu tôm từ vài phần trăm thuế trước đó về không phần trăm (0%). Còn với CPTPP tuy gồm

11 nước tham gia, nhưng chỉ có 03 nước tiêu thụ tôm Việt Nam khá tốt là Nhật Bản, Canada và Úc. Trong đó, chúng ta đã có JVFTA với thị trường Nhật Bản, hai nước còn

lại cũng dành mức thuế nhập tôm Việt Nam bằng 0 trước khi có CPTPP, nên nhìn chung hiệp định này cũng không tác động nhiều đến ngành tôm Việt Nam.

Thách thức từ tiêu chuẩn và giá thành

Muốn tôm vào các hệ thống phân phối cao ở EU hay những thị trường lớn khác, các doanh nghiệp tôm Việt Nam phải đáp ứng tối thiểu 2 yếu cầu là tổ chức chế biến tốt và có nguồn tôm nguyên liệu đạt chuẩn.

Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần thực phẩm Sao Ta cho rằng, cái khó của con tôm Việt Nam hiện nay chính là ở khâu an toàn vệ sinh thực phẩm và giá thành.

“Điểm hạn chế lớn nhất của con tôm Việt Nam hiện nay chính là giá thành còn quá cao. Thứ hai là số diện tích được đánh mã số vùng nuôi, ao nuôi, đạt tiêu chuẩn ASC, BAP, MSC… còn quá thấp, hạn chế sức cạnh tranh so với đối thủ. Do đó, vấn đề hiện nay là làm

sao giảm được giá thành, tăng số diện tích

đạt chuẩn quốc tế… thì mới tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA mang lại”, ông Lực chia sẻ. Về nguồn tôm nguyên liệu, đa phần hệ thống phân phối cao cấp đòi hỏi không

chỉ ở việc truy xuất nguồn gốc, mà còn

của

Nam đủ sức đáp ứng yêu cầu từ các thị trường trọng điểm

yêu cầu tôm cung ứng phải được nuôi đạt chuẩn của thị trường nhập khẩu. Theo các doanh nghiệp, dù đã rất nỗ lực đầu tư mở rộng vùng nuôi riêng và liên kết hỗ trợ các HTX, trang trại nuôi thực hành nuôi đạt tiêu chuẩn ASC, nhưng số diện tích liên kết nuôi tôm đạt chuẩn ASC cả nước đến nay vẫn còn rất thấp, mà nguyên nhân chủ yếu là do diện tích hộ nuôi còn nhỏ lẻ, tính liên kết chưa cao… Do đó, để đạt chuẩn này, chỉ có các cơ sở nuôi quy mô lớn, hay sự hợp tác từ các hộ nhỏ lẻ thì mới có đủ điều kiện đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ một cách hoàn chỉnh theo đúng quy định.

Để tận dụng tốt cơ hội

Theo ông Trần Khắc Tâm - Chủ tịch

Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng, các doanh nghiệp cần thay đổi phương pháp quản lý, sản xuất; đầu tư hơn nữa vào chất lượng, tiêu chuẩn, mẫu mã cho sản phẩm

để nâng sức cạnh tranh, doanh doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển trong môi trường hội nhập.

“Dù muốn hay không, doanh nghiệp cũng phải bước vào sân chơi lớn này. Vì vậy, nếu không muốn bị thua thiệt mỗi doanh nghiệp cần phải thay đổi để thích ứng với môi trường kinh doanh mới này”, ông Tâm lưu ý.

Với thực trạng nuôi tôm nhỏ lẻ phổ biến như hiện nay, muốn gia tăng diện tích đạt chứng nhận ASC là rất khó, do chi phí tư vấn, đánh giá, cấp chứng nhận ASC là quá cao so với nguồn lực tài chính của người nuôi.

Để khắc phục hạn chế này, theo ông Hồ Quốc Lực, bên cạnh việc khuyến khích người nuôi liên kết lại thành các HTX, các

địa phương cần tạo quỹ đất sạch để kêu gọi đầu tư xây dựng vùng nuôi tôm quy mô lớn, đạt chứng nhận quốc tế. Việc liên kết người nuôi tôm nhỏ lẻ vào các HTX, THT là rất cần thiết, nhằm tạo nên vùng nuôi đủ lớn để thu hút doanh nghiệp tham gia liên kết đầu tư, tiêu thụ sản phẩm đạt chứng nhận ASC theo chuỗi giá trị con tôm.

Một vấn đề nữa là ngành chức năng cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý chất lượng, giá thành vật tư đầu vào phục vụ nuôi tôm để đảm bảo tôm nuôi đạt chất lượng tốt nhất và có giá thành hợp lý nhất.

Hiện nay, hầu hết người nuôi tôm đều thiếu vốn, nên rất cần nghiên cứu chính sách tín dụng cho người nuôi tôm để họ có điều kiện nâng cấp mô hình nuôi. Đối với các doanh nghiệp, cần đánh giá hết tầm quan trọng của các chứng nhận quốc tế nếu muốn tham gia sâu vào sân chơi FTA, bởi nếu chỉ làm mang tính đối phó, doanh nghiệp sẽ khó tồn tại cho dù ở bất kỳ thị trường nào.

Ông Võ Văn Phục - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản sạch Việt Nam nhìn nhận, chỉ riêng những thách thức đang hiện hữu, chúng ta có rất nhiều chuyện cần phải làm nếu muốn tận dụng tốt các cơ hội từ FTA mang lại.

“Không nói chi cho xa, chỉ cần làm tốt 2 vấn đề là: chất lượng con giống và nguồn nước cho nuôi tôm thôi thì cơ hội cạnh tranh và nâng tầm vị thế cho con tôm Việt Nam tại các thị trường đã là rất lớn rồi”, ông Phục nhấn mạnh.

Xuân Trường Trình độ chế biến

Nhiều tháng trăn trở nguồn nguyên liệu

Nhớ lại những ngày đầu năm Giáp Thìn 2024, cảng Hòn Rớ lớn nhất miền Trung ở tỉnh

Khánh Hòa, một địa phương trọng điểm đánh bắt cá ngừ, không khí phấn khởi tràn ngập khi vào vụ cá ngừ đại dương đạt sản lượng cao, giá cao. Các tàu sau chuyến biển đều khẳm cá và cá ngừ vây vàng mắt to bán tại bến

110.000 đồng/kg, mỗi thủy thủ nhận hàng chục triệu đồng, còn chủ tàu có người thu hàng trăm triệu. Trong tháng đầu năm, gần

60 tàu ra khơi chở niềm vui cập cảng Hòn Rớ.

Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá ngừ cũng rộn ràng. Nguyên liệu chất lượng

đóng hộp giảm liên tục, tháng 9/2024 xuất sang châu Âu giảm 15% so với cùng kỳ năm trước.

Nỗ lực giải quyết vướng mắc

Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam, VASEP và nhiều địa phương có văn bản đề nghị chỉnh sửa quy định đang gây khó. Bởi lẽ, để bảo vệ nguồn lợi hải sản, châu Âu quy định hạn ngạch (quota), thời gian cấm biển, nghề khai thác… chứ không thuần tuý chỉ bằng kích thước tối thiểu. Tiêu chuẩn quốc tế đối với loài cá ngừ vằn là 1,8 – 3,4 kg nên tàu nhiều nước vẫn đánh bắt cá ngừ vằn nhỏ và được cấp chứng nhận thủy sản khai thác (C/C), trong lúc Việt Nam cấm kích cỡ đó khiến chế biến xuất khẩu thiếu nguyên liệu. Các ngư dân đi biển lâu năm cho biết, cá ngừ dài từ 0,5 m trở lên chỉ chiếm 10-15% mẻ lưới. Mỗi chuyến biển hơn một tháng, nếu đánh được 20-30 tấn thì đạt quy định để bán chỉ trên dưới 300 kg, sẽ lỗ nặng nên

Cá ngừ vằn là nguyên liệu chủ lực để chế biến cá ngừ đóng hộp xuất khẩu của nước ta, như năm 2023 đã xuất khẩu cá ngừ đóng hộp gần 255 triệu USD, chiếm trên 30% kim ngạch cá ngừ. Nhu cầu thị trường phục hồi đang tạo cơ hội cho sản phẩm này. Thế nhưng, trong khi các nước như Thái Lan, Philippines, Ecuador đóng hộp cá ngừ vằn từ 1,8 – 3,4 kg và cả dưới 1 kg để khai thác tốt các thị trường, thì doanh nghiệp Việt Nam loay hoay với nguy cơ thu hẹp thị trường.

Bộ NN&PTNT tiếp nhận các kiến nghị, đã giao Cục Thủy sản chủ trì nghiên cứu, tham mưu điều chỉnh quy định cho phù hợp. Các chuyên gia Ủy ban Nghề cá Tây và Trung Thái

Bình Dương (WCPFC) cho hay, họ không quy định kích thước khai thác cá ngừ vằn. Nhiều vùng

á ngừ 0,33-0,42 m nên cần nh khai thác kích cỡ đó. Viện Nghiên cứu hải sản cũng đã công bố về kích cỡ cá tham gia sinh sản lần đầu, nghĩa là có thể cho phép khai thác, đối với cá ngừ vằn cái Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đã

nhiều nỗ lực tháo gỡ vướng mắc, xuất khẩu cá ngừ trong tháng 10 đạt gần 93 triệu USD, tăng 22% so với tháng 10/2023. Đây là tháng đầu tiên trong 25 tháng, xuất khẩu cá ngừ một tháng trở lại vượt 90 triệu USD. Tiếp tục tháng 11 tăng 8,1% và lũy kế 11 tháng đã đạt 906,2 triệu USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhìn lại tháng 10 ấn tượng, xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường chính đều tăng so với tháng 10/2023. Thị trường Mỹ tăng 30%, Nhật Bản tăng gần 31%; tăng mạnh nhất là thị trường Trung Đông với Israel tăng 55%, Ai Cập tăng 70%, Arab Saudi tăng 72%. Thị trường châu Âu, luỹ kế 10 tháng tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023. Chuyên gia VASEP nhận định, thị trường Trung Đông đang mở thêm nhiều cơ hội cho cá ngừ nước ta khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện giữa Việt Nam và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vừa

Sáu Nghệ

XUẤT KHẨU THỦY SẢN VƯỢT MỐC 10 TỶ USD

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản vượt mốc 10 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu tôm đạt 4 tỷ USD, cá tra 2 tỷ USD, các mặt hàng khai thác biển như cá ngừ, mực, bạch tuộc… khoảng 4 tỷ USD. Thủy sản nước ta hiện đã có mặt trên 170 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tính đến hết tháng 12/2024, tổng sản lượng thủy sản

đạt 9,609 triệu tấn, đạt 104,2% kế hoạch, tăng 2,0% so với năm 2023 (9,379 triệu tấn).

VIETSHRIMP 2024

VietShrimp 2024, với chủ đề “Đồng hành cùng người nuôi tôm” diễn ra từ ngày 20 - 22/3/2024 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cà Mau. Sự kiện quy tụ khoảng 200 gian hàng từ các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Không chỉ là nơi kết nối giữa cộng đồng doanh nghiệp, đối tác và khách hàng, VietShrimp 2024 còn là diễn đàn quy tụ đại diện của “bốn nhà” - Nhà nước, Nhà khoa học, Doanh nghiệp và Nhà nông - để cùng thảo luận, tìm kiếm giải pháp phát triển ngành tôm Việt Nam theo hướng hiệu quả, bền vững và tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường thế giới.

XUẤT KHẨU CÁ TRA CÓ DẤU HIỆU PHỤC HỒI TÍCH CỰC

Theo VASEP, xuất khẩu cá tra trong quý III/2024 ước đạt 544 triệu USD, tăng gần 14% so với quý III/2023. Hầu hết các thị trường đều ghi nhận tăng trưởng khá tích cực. Cụ thể, Hoa Kỳ đạt 240 triệu USD, tăng 23%; Brazil đạt 81 triệu USD, tăng 26%; Thái Lan đạt 43 triệu USD, tăng 9%. Điểm nổi bật trong xuất khẩu cá tra 9 tháng năm 2024 là nhóm cá tra chế biến, tuy chiếm tỷ trọng khiêm tốn nhưng về kim ngạch tăng đột phá 42%; tiếp đến là cá tra nguyên con đông lạnh tăng 24%, cá tra phile/cắt khúc đông lạnh tăng nhẹ 4%.

BRAZIL NGỪNG NHẬP KHẨU CÁ RÔ PHI VIỆT NAM

Phương Uyên Năm 2024, dù đối mặt nhiều thách thức, ngành thủy sản Việt Nam vẫn ghi nhận những điểm sáng đáng chú ý, thể hiện sự nỗ lực vượt khó và khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Cùng Tạp chí Thủy sản Việt Nam điểm lại 10 sự kiện thủy

Cụ thể, theo công văn của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN&PTNT), đơn vị này đã nhận được công thư số 65/2024/SDA/ MAPA ngày 14/2/2024 của Cơ quan Kiểm dịch động thực vật, Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi Brazil (MAPA) về việc dừng nhập khẩu cá rô phi từ Việt Nam kể từ ngày 14/2/2024 cho đến khi có kết luận rà soát rủi ro bệnh do virus TiLV theo Quyết định số 270 ngày 9/2/2024 của MAPA.

KIỂM NGƯ VIỆT NAM VÀ CHẶNG

ĐƯỜNG 10 NĂM THÀNH LẬP

Năm 2024, đánh dấu hành trình 10

năm lực lượng kiểm ngư Việt Nam. Trên hành trình 10 năm, nhiều hoạt

động hỗ trợ ngư dân, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thực thi pháp luật trên biển, tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn đã được triển khai... Đồng hành

cùng ngư dân vươn khơi, bám biển, phát triển kinh tế biển, lực lượng Kiểm ngư tiếp tục hướng tới chính quy, tinh

nhuệ, hiện đại, giữ vững an ninh, trật tự nghề cá trên biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

NÂNG GÓI TÍN DỤNG VỚI NÔNG, LÂM, THỦY SẢN LÊN 60.000 TỶ ĐỒNG

Chiều 16/10/2024, trong buổi tiếp

xúc cử tri tại TP. Cần Thơ, Thủ tướng

Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ

đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu và xem xét nâng gói tín dụng dành cho nông, lâm, thủy sản lên 60.000 tỷ

đồng. Hiện tại, cả nước đang triển khai

8 chương trình và cơ chế tín dụng ưu

đãi dành cho lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là lúa gạo và thủy sản.

KHÁNH HÒA LẦN ĐẦU TIÊN TỔ CHỨC LỄ HỘI TÔM HÙM

Lễ hội tôm hùm Cam Ranh - năm

2024 có chủ đề “Vịnh xanh bừng sáng”, diễn ra từ ngày 3 - 11/8, do UBND TP. Cam Ranh tổ chức. Lễ hội tôm hùm năm

2024 là một trong những hoạt động văn hóa - du lịch quy mô và trọng điểm của thành phố, hướng đến duy trì tổ chức thường niên để thông qua sự kiện nhằm giới thiệu, phát huy giá trị văn hóa và con người Cam Ranh; đồng thời giới thiệu quảng bá về các tiềm năng, thế mạnh về kinh tế - du lịch, thu hút các nguồn vốn đầu tư, góp phần thực hiện mục tiêu, định hướng phát triển Cam Ranh.

EU CÔNG NHẬN 3 TỔ CHỨC CẤP CHỨNG NHẬN HỮU CƠ CHO VIỆT NAM

Ngày 4/11/2024, Ủy ban Châu Âu đã ban hành Quy định thực hiện (EU) 2024/2794, sửa đổi Quy định thực hiện (EU) 2021/1378 nhằm tăng cường kiểm soát các tổ chức cấp chứng nhận hữu cơ tại các quốc gia ngoài EU, trong đó có Việt Nam. Đây là bước tiến mới trong nỗ lực của EU để đảm bảo tính minh bạch và chất lượng sản phẩm hữu cơ nhập khẩu, đáp ứng các yêu cầu khắt khe của Quy định (EU) 2018/848.

TÔM CÀ MAU ĐẠT CHỨNG NHẬN BAP

Ngày 16/8/2024, đại diện tổ chức Bureau Veritas tại Việt Nam đã trao giấy chứng nhận BAP (thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất của Tổ chức Liên minh thủy sản toàn cầu) cho Công ty TNHH Xã hội tôm chứng nhận Minh Phú, đơn vị đồng hành cùng nông dân thực hiện “Dự án tôm - lúa xã Biển Bạch Đông” ở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận quốc tế thứ 2 (sau ASC) tại vùng chuyên canh tôm - lúa của huyện Thới Bình và là chứng nhận BAP đầu tiên được triển khai tại vùng chuyên canh tôm - lúa của Việt Nam.

NGỪNG XUẤT KHẨU TIỂU NGẠCH SANG TRUNG QUỐC TỪ 1/1/2030

Nghị định 122/2024, có hiệu lực từ 1/12/2024, đưa ra nhiều quy định siết chặt quản lý thương mại biên giới. Theo nghị định, từ 1/1/2029, cư dân biên giới phải trực tiếp làm thủ tục xuất nhập khẩu khi mua bán hàng hóa qua biên giới. Đặc biệt, từ 1/1/2030, hàng hóa

NHỮNG DẤU ẤN NỔI BẬT

của Hội Thủy sản Việt Nam

trong năm 2024

“Ngư dân Việt Nam đang cùng lúc làm hai nhiệm vụ, vừa bám biển, vừa bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, do vậy điều gì có

lợi cho ngư dân thì chúng ta cần phải làm và làm quyết liệt”, TS.

Nguyễn Việt Thắng - Chủ tịch Hội Thủy sản Việt Nam.

Công tác hội

Năm 2024 đánh dấu một năm với nhiều hoạt động sôi nổi và ý nghĩa của Hội Thủy sản Việt Nam. Một trong những thành công

được ghi nhận của Hội Thủy sản Việt Nam trong năm qua đó là, xây dựng và thúc đẩy mối liên kết giữa các tổ chức, hội viên, ngư dân, doanh nghiệp.

Năm 2024, Hội đã kết nạp thêm 04 đơn vị hội viên tập thể - liên kết thuộc Hội, nâng tổng số hội viên tính đến nay là 86 hội viên tập thể và 06 Hiệp hội chuyên ngành nghề thủy sản. Ban Chấp hành Hội hiện có 83 ủy viên, trong đó 23 ủy viên Ban thường vụ.

vụ và

cơ sở, tích cực tham gia

mạnh

động thủy sản tại địa phương, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành và hỗ trợ bà con ngư dân. Một số tỉnh hội đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ như Hiệp hội Thủy sản Bình Định, Hội

Bộ trưởng Lê Minh Hoan thăm quan gian hàng tại triển lãm

VietShrimp 2024 diễn ra tại Cà Mau

Sát cánh cùng ngư dân, doanh nghiệp

Năm qua, Hội Thủy sản Việt Nam đã luôn

cùng các doanh nghiệp, hội viên chủ động

phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng

tổ chức thực hiện các hoạt động, nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tháo gỡ những khó

khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, hội viên và ngư dân, nông dân, góp phần vào sự tăng

trưởng cũng như thực hiện tốt các nhiệm vụ chung của ngành thủy sản.

Để trở thành cánh tay đắc lực nối dài của ngư dân, thời gian qua, Hội luôn chú trọng công tác bảo vệ quyền lợi của hội viên, ngư dân khi kịp thời lên tiếng phản đối các hành vi của nước ngoài xâm phạm đến quyền và lợi ích của ngư dân ta trên Biển Đông. Hội đã kiến nghị Chính phủ, Bộ, ngành có chính sách hỗ trợ cho lao động trên các tàu khai thác xa bờ, đẩy mạnh sản xuất - tiêu thụ sản phẩm thủy sản, kiến nghị Quỹ Nhân đạo nghề cá Việt Nam hỗ trợ cho ngư dân các tỉnh bị chìm tàu, cháy tàu và mất tích...

Nhiều vấn đề nóng của ngành thủy sản như kiến nghị quy định về kích thước khai thác cá ngừ vằn, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp IUU cũng được Hội kịp thời gửi đề xuất tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).

Trước những thiệt hại to lớn mà cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra, Hội Thủy sản Việt Nam đã kêu gọi, trực tiếp ủng hộ bằng tiền mặt, cùng nhiều hiện vật tới Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đồng thời, Hội có văn bản kiến nghị Chính phủ, Bộ NN&PTNT, Ngân hàng Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho ngư dân, doanh nghiệp thủy sản tháo gỡ khó khăn sau thiên tai. Đối diện với nguy cơ suy giảm nguồn lợi thủy sản, Hội đã tích cực phối hợp với Cục

Hội Thủy sản Việt Nam làm việc với Công ty Thông tin hàng hải

Starboard về phần mềm giúp phát hiện tàu vi phạm IUU

Thủy sản; Cục Kiểm ngư, Bộ NN&PTNT; đại diện các Khu Bảo tồn biển, Vườn quốc gia Việt Nam, các Chi cục Thủy sản tại các địa phương và các cơ quan quản lý cùng chuyên gia, đại diện các tổ chức phi chính phủ tập huấn nâng cao năng lực cho mạng lưới bảo tồn biển, khôi phục nguồn lợi thủy sản.

Trong năm 2024, Hội thực hiện ký kết Chương trình phối hợp hoạt động với Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam giai đoạn 2024 - 2027. Hiện nay, Hội đang cùng với Cục Kiểm ngư xây dựng kế hoạch về thực hiện công tác đồng quản lý để báo cáo Bộ NN&PTNT.

Hội cũng đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế khi làm việc với các tổ chức của Úc, Hà Lan, Oxfam, Đài Loan, Nhật Bản, Hà Lan, Na Uy, EU, Myanmar, Trung tâm nghề cá thế giới... để bàn về hợp tác chuyển giao khoa học công nghệ. Với cương vị là Đại biểu Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Thủy sản Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Chu Hồi đã có nhiều hoạt động tích cực trên nghị trường, các chương trình tọa đàm, diễn đàn, qua đó từng bước khẳng định được vai trò quan trọng cũng như vị thế, tiếng nói và hình ảnh của Hội Thủy sản Việt Nam trước Quốc hội và cử tri.

Điểm tựa vững chắc TS. Nguyễn Việt Thắng - Chủ tịch Hội Thủy sản Việt Nam khẳng định, Hội Thủy sản Việt Nam sẽ luôn là điểm tựa vững chắc, là cánh tay nối dài hiệu quả, đắc lực của cộng đồng ngư dân và doanh nghiệp.

Để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra trong năm 2025 và xa hơn nữa, Hội sẽ tiếp tục củng cố tổ chức và phát triển Hội thông qua việc nâng cao năng lực bộ máy cơ quan

thường trực, từng bước chuyên nghiệp

quyền biển đảo của Tổ quốc. Với mục tiêu chống khai thác IUU và sớm gỡ thẻ vàng của Việt Nam, Hội sẽ tiếp tục phối hợp, đồng hành cùng với các cơ quan chức năng hướng dẫn hội viên và ngư dân thực hiện hiệu quả các nội dung theo kế hoạch của Bộ NN&PTNT và của Chính phủ. Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động về bảo vệ nguồn lợi thủy sản hướng tới phát triển nghề cá bền vững và có trách nhiệm. Ngoài ra, Hội sẽ nghiên cứu đề xuất các chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, hướng dẫn các hội viên tham gia phát triển nuôi trồng thủy hải sản theo hướng tăng năng suất, chất lượng và giá trị, đảm bảo phát triển bền vững với các đối tượng nuôi chủ lực như tôm, cá tra - basa, nhuyễn thể, cá biển, phát triển mạnh nuôi biển.

“Trong thời gian tới, cần sử dụng tất cả các kênh truyền thông của Hội để nắm rõ công tác hoạt động chi hội tại địa phương. Trên cơ sở đó, các thành viên của Hội sẽ cùng chia sẻ những khó khăn, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm, bài học hay để Hội phát triển vững mạnh hơn. Ngư

bám

bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, do vậy điều gì có lợi cho ngư dân thì chúng ta cần phải làm và làm quyết liệt”, TS. Nguyễn Việt Thắng nhấn mạnh.

Thùy Khánh

NÉT ĐẸP NGƯỜI LAO ĐỘNG

Trong chùm ảnh của Hội Thủy sản Việt Nam, chúng ta được chứng kiến những khoảnh khắc sinh động và đầy ý nghĩa về cuộc sống lao động của những ngư dân và người nuôi trồng thủy sản. Từ những chiếc thuyền vươn khơi đánh bắt hải sản, đến những lồng bè nuôi cá giữa biển khơi, hay những ao tôm trên đất liền, mỗi bức ảnh đều kể một câu chuyện về sự cần cù, kiên cường và tình yêu nghề của những người lao động trong ngành thủy sản. Qua những hình ảnh này, chúng ta không chỉ thấy được sự vất vả, mà còn cảm nhận được niềm tự hào và đóng góp quan trọng của họ

đối với nền kinh tế và sự phát triển bền vững của ngành thủy sản Việt Nam. 1

1. NGƯ DÂN RA KHƠI

Cảnh ngư dân vươn khơi, mang theo hy vọng và niềm tin về một mùa vụ bội thu. Từng chiếc thuyền nhỏ lướt trên sóng, khởi đầu cho một ngày lao động vất vả nhưng đầy ý nghĩa.

2. QUÁ TRÌNH THU HOẠCH THỦY SẢN

Những thúng cá tra được thu hoạch lên bờ, sẵn sàng đưa sản phẩm ra thị trường, cung cấp nguồn thực phẩm tươi ngon cho mọi người.

3. NUÔI CÁ BIỂN LỒNG BÈ

“Trên những lồng bè giữa biển khơi, ngư dân kiên trì chăm sóc từng con cá, đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho chúng phát triển khỏe mạnh. Những chiếc thuyền nhỏ là phương tiện không thể thiếu trong việc vận chuyển thức ăn và kiểm tra tình hình các lồng bè mỗi ngày.

4. ĐÁNH BẮT THỦY SẢN VÀO BUỔI SÁNG SỚM

Vào lúc bình minh, ánh nắng chiếu xuống mặt biển, ngư dân bắt đầu chuyến đi đánh bắt, mang theo niềm tin vào một ngày làm việc hiệu quả.

5. KHAI THÁC HẢI SẢN

Những thùng đầy ắp của ngư dân chăm chỉ kéo lưới, thu hoạch thành quả sau những giờ phút miệt mài trên biển cả.

6. CHĂM SÓC CÁ TẦM BELUGA

Công việc chăm sóc cá tầm Beluga đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn, giúp đảm bảo chất lượng cá phát triển mạnh khỏe, sẵn sàng cung cấp nguồn thực phẩm quý giá.

7. NUÔI TRỒNG TÔM TRONG AO

Người nông dân nâng niu thành quả tận tụy chăm sóc và nuôi dưỡng từng con tôm lớn lên khỏe mạnh, chuẩn bị cho những chuyến xuất khẩu.

NẮM BẮT THỜI CƠ

ĐỂ

KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ

NGÀNH TÔM VIỆT NAM

Năm 2024 tiếp tục chứng

kiến khả năng vượt khó,

vươn lên của ngành tôm,

để về đích bằng kết quả

tăng trưởng ấn tượng cả

về sản lượng lẫn giá trị kim

ngạch xuất khẩu. Bước

sang năm 2025, ngành tôm

cần nắm bắt, chắt chiu tốt

từng cơ hội để tiếp tục

khẳng định vị thế của mình

trên thị trường thế giới.

Vượt khó, về đích thành công

Có thể nói, hầu như năm nào, ngành

tôm cũng gặp khó và năm 2024 cũng

không là ngoại lệ. Đánh giá về vụ tôm năm 2024, ông Hồ Quốc Lực – Chủ tịch

HĐQT Công ty Cổ phần Thực phẩm

Sao Ta chỉ gói gọn trong 4 chữ: “Thuận ít, khó nhiều”. Đó cũng là lý do vì sao, dù đã về đích thành công ở cả 2 chỉ tiêu cơ bản là sản lượng tôm nuôi và kim ngạch xuất khẩu nhưng vẫn có rất ít doanh nghiệp và người nuôi tôm được tận hưởng niềm vui từ thành quả này. “Năm nay, dù kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng tốt và sản lượng tôm nuôi cũng không tệ, nhưng lợi nhuận thì không như kỳ vọng, thậm chí một số doanh nghiệp và người nuôi còn bị thua lỗ. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng chủ yếu là do giá tôm giảm mạnh kéo dài, dịch bệnh làm tôm chậm lớn và gần cuối năm là tình trạng thiếu tôm nguyên liệu”, ông Lực cho hay. Khó khăn của ngành tôm trong năm qua có đủ cả yếu tố đến từ chủ quan lẫn khách quan và sự tương tác giữa các khó khăn này khiến thách thức càng lớn, vị thế con tôm có phần bị giảm sút. Chính từ những khó khăn, thách thức trên cùng với dịch bệnh bùng phát sớm ngay từ đầu năm khiến cỡ tôm thu hoạch không như ý, người nuôi thua lỗ, không dám thả nuôi vụ tiếp theo. Hậu quả là tôm nguyên liệu bị thiếu hụt trầm trọng dịp cuối năm, buộc doanh nghiệp phải đẩy giá thu mua lên cao, chấp nhận phá huề, thậm chí là cắt lỗ để có đủ nguồn hàng trả hợp đồng đúng hạn.

Trong bối cảnh khó khăn trên, ngành tôm cũng tìm thấy cơ hội của mình từ

sức mua cải thiện. Cơ hội tiếp theo là việc các hệ thống phân phối lớn trên thế giới tìm về nguồn cung từ tôm Việt, dù giá cao hơn nhưng an toàn hơn; khiến đơn hàng tôm ta tăng khá tốt. Cũng cần nói thêm đối chút may mắn ở vụ nuôi đầu năm là điều kiện thời tiết tương đối thuận, tôm lớn nhanh, nuôi được về cỡ lớn nhiều, dù giá tôm thời điểm này là không cao. Tất cả những cơ hội trên đều được doanh nghiệp nắm bắt khá tốt, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu năm 2024 tăng hai con số so năm 2023.

Tháo gỡ nút thắt

Truy xuất nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm, phúc lợi động vật, rồi sản xuất xanh… đều là những quy định, tiêu chuẩn từ các thị trường nhập khẩu lớn mà con tôm phải đạt được nếu muốn giữ vững vị thế tại các thị trường trọng điểm. Trong khi đó, nghề nuôi tôm ở Việt Nam hiện chủ yếu vẫn còn ở quy mô nhỏ lẻ nên sẽ rất khó thực hiện theo các quy định, tiêu chuẩn này. Đây là một tồn đọng lớn, một khó khăn lớn, nên rất cần có các trại nuôi lớn hàng trăm hecta, như tình hình nuôi ở Ecuador. Hay như giải pháp dồn điền, đổi thửa; tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết chuỗi giá trị; đồng thời có chính sách thu hút nhà đầu tư tham gia nhiều hơn lĩnh vực nuôi tôm.

Các sản phẩm chế

biến sâu tiếp

tục là lợi thế giúp ngành tôm khẳng

định vị thế tại

các thị trường trọng điểm

Một vấn đề nan giải và cũng có thể

xem là lực cản sự phát triển của ngành

tôm đó là giá thành tôm nuôi. Đã có

rất nhiều hội thảo, hội nghị chuyên

đề về vấn đề này, nhưng thực tế cho

đến hiện tại, giá thành tôm nuôi của

Việt Nam vẫn ở mức khá cao so với

các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Để

hoá giải lực cản này, nhằm nâng cao

tính cạnh tranh và củng cố vị thế cho

ngành tôm, theo các doanh nghiệp,

chỉ có nuôi quy mô lớn mới có điều

kiện thực hiện các giải pháp kỹ thuật

tiên tiến, mới giảm rủi ro, mới tăng

năng suất, giảm giá thành, dễ truy

xuất nguồn gốc...

Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy, vẫn có không ít trang trại nuôi tôm quy mô lớn vẫn thất bại. Nguyên

nhân thì có nhiều, nhưng theo nhận

định tại các lần hội thảo chuyên đề thì

cái gốc là tôm giống chất lượng chưa chuẩn mực, ổn định; là môi trường

nuôi ngày càng có xu hướng xấu đi, dễ

gây rủi ro, trong đó đáng kể là không

đủ nước sạch cho nuôi tôm. Ông Lực

đề xuất: “Rõ ràng việc cần làm là kiểm soát tích cực, chặt chẽ hơn không để

tôm giống chất lượng kém lưu thông, tiêu thụ; là quan trắc tần suất cao hơn; là tăng đầu tư thủy lợi cho các vùng nuôi trọng điểm các địa phương”.

Nắm bắt, chắt chiu cơ hội

Nói về cơ hội của ngành tôm trong năm 2025 cũng như những năm tiếp

theo, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần

Thực phẩm Sao Ta cho rằng, nếu để

nói cơ hội bứt phá gần thì không rõ

nét, nhưng cơ hội từ ưu thế về thuế quan thông qua các FTA Chính phủ

đã ký kết là hết sức rõ ràng.

“Nhờ FTA và sự nỗ lực của cộng

đồng doanh nghiệp thủy sản tôm Việt

Nam hiện chiếm vị trí hàng đầu ở Nhật Bản, Hàn Quốc và trong top 2 ở châu Âu. Tôm Việt cũng giữ vị trí hàng đầu

ở Úc cũng một phần có sự tác động từ CPTPP. Sắp tới, sau khi hiệp định

CEPA ký với UAE có hiệu lực, sản phẩm Halal của chúng ta sẽ có cơ hội lớn thâm nhập thị trường Trung Đông rộng lớn. Trong vài năm tới, lợi thế từ các FTA chúng ta đang có sẽ giúp ngành tôm duy trì được lợi, từ đó giúp củng cố vị thế cho con tôm Việt Nam”, ông Hồ Quốc Lực dự báo.

Thông tin thêm về thị trường Nhật Bản, ông Lực đánh giá, đây là thị trường gần, cước tàu không biến động và phương thức thanh toán hết sức nhanh và an toàn, cũng là thị trường rộng lớn, cho nên đáp ứng các kỳ vọng của doanh nghiệp ngành tôm.

Còn nếu nói về tiềm năng dài hạn của thị trường Nhật Bản, thì đây vẫn là thị trường trọng điểm của con tôm Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung, người tiêu dùng chú trọng sản phẩm có giá mềm hơn.

Để nắm bắt tốt cơ hội, điều trước tiên là ngành tôm cần nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm tôm của mình, thông qua việc phải giảm giá thành. Hiện tại, giá thành tôm nuôi của chúng ta còn cao quá, mà

nguyên nhân là do tỷ lệ thu hồi trong nuôi tôm còn khá thấp và môi trường nuôi có xu hướng ngày càng xấu đi. Tỷ lệ nuôi thành công thấp, cơ bản là chất lượng con tôm giống chưa đồng đều, tôm giống không đạt chuẩn còn lén lúc lưu hành, tiêu thụ.

Ngoài ra còn những vấn đề khác như chuyện đánh mã số cơ sở nuôi, là nước sạch cho nuôi tôm… Về lâu dài thì cần khắc phục các điểm thắt cổ chai, là kiểm soát con giống, là đầu tư hạ tầng vùng nuôi trọng điểm, là kiểm soát chặt chẻ các chế phẩm nuôi tôm.

Về xu thế, để tăng ưu thế, chắc chắn ngành tôm còn nhiều việc lớn phải lo; tập trung vào động thái làm sao kiểm soát, hạn chế và giải pháp cụ thể trung hòa khí thải trong tất cả mắc xích chuỗi giá trị con tôm… để tiến tới phát triển ổn định và bền vững. Trước thềm vụ tôm nước lợ năm 2025, cả doanh nghiệp và người nuôi tôm chỉ mong sao thời tiết ôn hòa, người nuôi tôm có mùa bội thu, giúp duy trì chuỗi giá trị con tôm và đợi thời cơ tăng trưởng, cũng như có những chương trình quốc gia giải quyết các tồn đọng lớn ngành tôm đang gặp phải. Về khách quan, nếu các xung đột lớn (Đông Âu, Trung Đông) chấm dứt sớm thì năm 2025 cũng là khởi đầu cho giai đoạn củng cố và tăng tốc của ngành tôm Việt Nam.

An Xuyên

Năm 2025

XUẤT KHẨU RỘNG MỞ

Năm 2024, chế biến và xuất khẩu

thủy sản Việt Nam đã về đích ấn

tượng, với kim ngạch ước đạt khoảng 10,07 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm 2023. Đây là thành

quả xuất sắc của ngành thủy sản trong bối cảnh khó chồng khó với

cả sản xuất lẫn xuất khẩu.

Khẳng định vững chắc vị thế

Thủy sản là một trong những lĩnh vực có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, chiếm 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp. Đồng thời, trong vài năm trở lại đây, xuất khẩu thủy sản nước ta vẫn vững vị trí

thứ ba thế giới, chiếm trên 7% thị phần trên

thị trường thủy sản toàn cầu, chỉ sau Trung

Quốc và Na Uy.

Hiện nay, quy mô phát triển của ngành

thủy sản ngày càng mở rộng. Thương hiệu thủy sản Việt Nam không chỉ được khẳng

định trong nước mà còn được đón nhận tại

nhiều quốc gia trên thế giới. Bằng chứng

là đến nay, sản phẩm thủy sản nước ta đã hiện diện tại hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam đang được xếp vào nhóm các quốc gia có khả năng và năng lực cạnh tranh cao trong ngành thủy sản.

Phát biểu trong buổi lễ mừng thành tích 10 tỷ USD trong xuất khẩu mới đây, bà Nguyễn Thị Thu Sắc - Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong bối cảnh năm 2024 khó khăn nhiều hơn thuận lợi, nhưng với tinh thần sáng tạo, khả năng thích ứng linh hoạt ngành thủy sản Việt Nam đã đạt được thành tích ấn tượng. Trong đó, các mặt hàng chủ lực đều tăng trưởng tích cực.

Cụ thể, năm 2024, xuất khẩu tôm đạt kim ngạch 4 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2023, bất chấp khó khăn và thách thức từ lạm phát toàn cầu và cạnh tranh gay gắt của các cường quốc tôm khác là Ấn Độ, Ecuador hay Indonesia. Với cá tra, năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này là 2 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ. Trong khi đó, xuất khẩu các sản phẩm hải sản khai thác như cá ngừ, cua, ghẹ, mực, bạch tuộc, và nhuyễn thể có vỏ đạt hơn 4 tỷ USD, dù phải đối mặt với nhiều thách thức về nguồn nguyên liệu và các quy định về IUU.

“Những con số này không chỉ phản ánh sự hồi phục tích cực mà còn thể hiện ngành thủy sản Việt Nam đang đi đúng hướng trong chiến lược phát triển bền vững và nâng cao

Ảnh: Skretting

giá trị gia tăng cho sản phẩm”, bà Nguyễn Thị Thu Sắc nhấn mạnh.

Vượt thách thức thành công Năm 2023, do lạm phát cao, nhu cầu giảm, tồn kho lớn, giá xuất khẩu giảm và những khó khăn, bất cập trong sản xuất kinh doanh trong nước đã khiến kết quả xuất khẩu sụt giảm. Dự báo, những trở ngại này còn tiếp tục kéo dài, chính vì thế, Bộ NN&PTNT đã giảm chỉ tiêu xuất khẩu trong năm 2024 xuống mức 9,5 tỷ USD.

Khi đó, đã có nhiều nguyên nhân được chỉ ra về sự điều chỉnh này. Trước tiên, đó là việc Ủy ban châu Âu (EC) duy trì giữ cảnh báo “Thẻ vàng” đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam. Ngoài ra, nhu cầu nhập khẩu chưa có dấu hiệu hồi phục, sự cạnh tranh mạnh mẽ của các thị trường và lượng tồn kho của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu. Còn đối với nuôi trồng thủy sản, ngoài truy xuất nguồn gốc từ cơ sở nuôi đến nhà máy chế biến và xuất khẩu, bảo đảm an toàn thực phẩm, sử dụng đúng và tăng cường sản phẩm vi sinh cho bảo đảm chất lượng. Cùng đó, mặc dù lạm phát ở các nước lớn đã được kiềm chế, kinh tế thế giới đã thoát đáy nhưng phục hồi chậm, tác động đến nhu cầu tiêu thụ thủy sản. Xung đột Nga - Ukraine, giao tranh ở Trung Đông… có thể

vận tải tăng, các giá sản phẩm đầu vào cho nuôi trồng, chế biến thủy sản tăng.

Vượt qua lớp lớp khó khăn, thách thức, năm 2024, ngành thủy sản đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD. Kết quả này không

chỉ khẳng định riêng thành công của ngành thủy sản, mà còn đóng góp quan trọng vào thành tích kỷ lục 62,5 tỷ USD của ngành nông nghiệp trong năm 2024.

Đúng như nhận định của Cục trưởng Cục

Thủy sản Trần Đình Luân, 2024 là năm có bước tiến ngoạn mục trong xuất khẩu thủy sản. Đây là tín hiệu tích cực giúp cho người nuôi và các doanh nghiệp thêm động lực vệ

sự phục hồi của thị trường và khả năng cung

ứng của thủy sản Việt Nam trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

Tự tin hướng mục tiêu mới

Theo đại diện VASEP, năm 2025 ngành

thủy sản Việt Nam có nhiều cơ hội để tăng

trưởng mạnh nhờ những tín hiệu tích cực từ

kinh tế thế giới. Các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, và Trung Quốc đang hồi phục, kéo theo nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu thủy

sản tăng trưởng tích cực. Đồng thời, các thị trường mới nổi như châu Phi, Đông Nam Á, và Trung Đông cũng hứa hẹn mở rộng, tạo thêm cơ hội cho sản phẩm thủy sản Việt Nam.

Năm 2024, Trung Quốc - Hồng Kông vượt qua Mỹ để trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của thủy sản Việt Nam, đạt 1,92

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến: “Sự nỗ lực cải thiện chất

lượng sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu đã giúp ngành thủy sản vượt qua nhiều khó khăn, từng bước khắc phục các rào cản.

Năm 2025 đặt ra những thách

thức mới đối với ngành thủy sản.

Tuy nhiên, với quyết tâm và sáng tạo, ngành thủy sản sẽ tiếp tục bứt

phá, hướng tới mục tiêu xuất khẩu 11 tỷ USD vào năm 2025, khẳng

định vị thế của thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế...”

tỷ USD, tăng 26,8% so với năm 2023 và chiếm tỷ trọng 19,2% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản chung. Tuy nhiên, theo ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và phát triển thị trường: Bên cạnh những cơ hội, hoạt động xuất nhập khẩu sang thị trường Trung Quốc vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Quy định kỹ thuật, thủ tục xuất khẩu ngày càng chặt chẽ, trong khi yêu cầu về chuẩn hóa sản phẩm và sự cạnh tranh trong khu vực tăng cao.

Còn tại thị trường Mỹ, nhu cầu nhập khẩu thủy sản của thị trường này dự báo vẫn khả quan. Và theo nhận định của nhiều chuyên gia, Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump có thể tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Cụ thể, nước này có thể giảm nhập khẩu thủy sản từ Trung Quốc và tìm kiếm các nguồn cung thay thế, trong đó có Việt Nam. Đây có thể là cơ hội để hai mặt hàng chủ lực là tôm và cá tra chiếm lĩnh cơ hội.

Để đẩy mạnh xuất khẩu, Chính phủ đã có những chương trình lớn để tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại. Đơn cử, Chính phủ đã chỉ đạo nghiên cứu nâng quy mô chương trình tín dụng ưu đãi đối với lĩnh vực lâm sản và thủy sản lên khoảng 50.000 - 60.000 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành tiếp cận nguồn vốn với lãi suất ưu đãi. Cùng đó, phê duyệt nhiều chương trình lớn để đảm bảo phát triển bền vững ngành thủy sản như: Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 hay Quy hoạch Bảo vệ và Khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ngoài ra, 16 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam tham gia sẽ giúp ngành thủy sản mở rộng thị trường, tận dụng ưu đãi thuế quan. Mặt khác, Halal được đánh giá là một thị trường tiềm năng, tạo cơ hội để Việt Nam dần chinh phục và đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của thị trường này. Đây tiếp tục là cơ hội để ngành thủy sản Việt Nam duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025. Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân cho rằng, năm 2025, dự báo nhu cầu sản phẩm thủy sản của thế giới sẽ tăng. Ngoài ra, chúng ta có nhiều lợi thế cạnh tranh so với các quốc gia đối thủ nhờ năng lực sản xuất vượt trội.

“Tin rằng, với sự chỉ đạo kịp thời về mọi mặt, sự thích ứng, tổ chức gắn kết chặt chẽ giữa các thành phần trong chuối giá trị, cùng sự tích cực trong công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước, hoạt động sản xuất trong năm 2025 tiếp tục gặt hái được những thành công, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sẽ duy trì tăng trưởng”, Cục trưởng Trần Đình Luân tin tưởng.

Đồng quan điểm, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng khẳng định, thủy sản là một trong những ngành hàng nông nghiệp xuất khẩu chủ lực, có năng lực cạnh tranh cao, đi đầu trong chuyển đổi xanh và phát triển bền vững của Việt Nam.

“Dư địa để phát triển còn rất lớn, với ước tính thị trường cho thủy sản toàn cầu là gần 180 tỷ USD và duy trì tốc độ tăng trưởng rất khả quan. Do đó, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để đặt mục tiêu xa hơn, không chỉ là 10 tỷ USD”, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng nhận định.

Ảnh: TTXVN

Gỡ “thẻ vàng” IUU 2024

KIÊN TRÌ THỰC HIỆN

Từ khi nhận “thẻ vàng” IUU

vào năm 2017, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU). Tuy nhiên, công tác chống khai thác IUU vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và thách thức.

Chỉ đạo quyết liệt

Ngày 23/10/2017, EC áp “thẻ vàng” với

Việt Nam trong lĩnh vực khai thác hải sản vì vi phạm các nguyên tắc về chống khai thác IUU (thẻ vàng IUU). Sau đó, Quốc hội đã thông qua Luật Thủy sản 2017 vào ngày 21/11/2017, quy định hoạt động khai thác hải sản phải được quản lý, đúng pháp luật và bảo vệ nguồn lợi để phát triển bền vững.

Từ đó đến nay, Chính phủ đã tổ chức nhiều hội nghị và ban hành hàng loạt văn bản, công điện, chỉ thị nhằm thúc đẩy thực hiện các khuyến nghị của EC. Các chỉ đạo nhấn mạnh việc tăng cường quản lý nghề cá, kiểm soát tàu thuyền và đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản. Chỉ tính riêng trong năm 2024, Nhà nước đã có nhiều chỉ đạo và hành động quyết liệt trong công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Nổi bật phải kể đến là việc ban hành Chỉ thị 32-CT/TW của Ban Bí thư vào ngày 10/4/2024 (gọi

chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản. Chỉ thị nhấn mạnh tầm quan trọng và tính cấp bách của việc chống khai thác IUU để gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu (EC) trong năm 2024, đồng thời đặt nền tảng phát triển lâu dài cho ngành thủy sản. Để triển khai chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 32, ngày 22/4/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 52/NQCP với nội dung tập trung hoàn thiện pháp luật, kiểm soát chặt chẽ hoạt động tàu cá từ bờ ra biển và tại cảng, truy xuất nguồn gốc thủy sản, cũng như xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Một nhiệm vụ quan trọng khác là khuyến khích hiện đại hóa nghề cá và chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản để giảm phụ thuộc vào khai thác Tại Quyết định số 81/QĐ-TTg (10/5/2024), Thủ tướng đã phê duyệt

Ảnh: Nhat Quang Le

Trong năm 2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) đã tổ chức nhiều đoàn kiểm tra liên ngành tại các tỉnh ven biển để giám sát việc thực hiện quy

định chống khai thác IUU. Bộ NN&PTNT

cũng yêu cầu các địa phương lắp đặt 100% thiết bị giám sát hành trình (VMS) trên tàu

cá, đảm bảo hoạt động đúng quy định. Các chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức ngư dân về luật pháp quốc tế liên quan đến khai thác thủy sản cũng được phát động tại nhiều tỉnh, thành phố.

Bộ Công an và Bộ Quốc phòng cũng đã tăng cường tuần tra, kiểm soát vùng biển và phối hợp với các địa phương để ngăn chặn tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. Các hành vi vi phạm, truy tố các trường hợp khai thác bất hợp pháp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản cũng được xử

lý mạnh tay.

Thực hiện các chỉ đạo từ Trung ương, các tỉnh, thành phố ven biển cũng rất nỗ lực trong công tác chống khai thác IUU. Tại các tỉnh trọng điểm như Kiên Giang, Bình

Định, Nghệ An… đã triển khai kiểm tra nhật ký khai thác, giám sát sản lượng thủy sản qua cảng để đảm bảo tính minh bạch và truy xuất nguồn gốc thủy sản. Một số địa

phương cũng đã triển khai các dự án hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề nghiệp từ khai thác ven bờ sang nuôi trồng thủy sản, ví dụ như nuôi biển công nghệ cao hoặc nuôi thủy sản nước lợ.

Kết quả tích cực

Nhờ nỗ lực từ trung ương đến địa phương, công tác chống khai thác IUU năm 2024 của Việt Nam đã đạt được những bước tiến quan trọng. Tại tỉnh Bình Thuận, 100% tàu cá có chiều dài trên 15 mét đã được lắp đặt VMS, giúp nâng cao hiệu quả giám sát và kiểm soát hoạt động khai thác bất hợp pháp

. Tại Cà Mau, năm 2024 đã xử lý hơn 1.000

trường hợp vi phạm và không có tàu vi phạm vùng biển nước ngoài, giảm 15% so với năm

trước. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy sự

kiên quyết của địa phương trong việc thực

hiện các biện pháp chống khai thác IUU. Tại

Phú Yên, số vụ vi phạm đã giảm 20% so với

năm 2023 nhờ việc tăng cường kiểm tra, giám sát và áp dụng hình phạt nghiêm khắc. Các tỉnh khác như Quảng Ngãi, Quảng Nam cũng đạt kết quả tương đối tốt, thực hiện

nhiều chương trình tuyên truyền và kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn, góp phần giảm số lượng tàu cá vi phạm.

Việc quản lý chặt tàu cá “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép) cũng được chú trọng, đảm bảo không có tàu vi phạm xuất bến. Quảng Ngãi và Bà Rịa –

Vũng Tàu, hai địa phương có biển lớn, đã áp dụng các biện pháp quyết liệt như không cho phép tàu cá “3 không” xuất bến và tăng cường giám sát chặt chẽ hành trình của tàu.

Tỉnh Quảng Nam cũng cấm tàu cá “3 không” ra khơi, giám sát chặt chẽ tại các cảng cá để ngăn chặn vi phạm. Đặc biệt, Bà Rịa –Vũng Tàu đã thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra các văn phòng đại diện và doanh nghiệp thủy sản, đồng thời tăng cường tuần tra trên biển để kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm. Các địa phương khác như Bình Định, Kiên Giang cũng đã thực hiện các biện pháp tương tự nhằm giảm số lượng tàu cá không đáp ứng các quy định. Nhận thức của ngư dân về công tác chống khai thác IUU cũng đã có những cải thiện tích cực. Theo báo cáo của Cục Thủy sản, ngư dân đã chủ động hơn trong việc cung cấp thông tin về hành trình tàu cá, tuân thủ các quy định về giấy tờ, và nhận thức rõ về các hệ lụy nếu vi phạm. Các địa phương như Quảng Ngãi, Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiên Giang… đã triển khai các chương trình tập huấn và tuyên truyền, giúp ngư dân hiểu rõ hơn về các quy định chống khai thác IUU và lợi ích của việc duy trì nguồn lợi thủy sản bền vững.

Tồn tại, thách thức Công tác chống khai thác IUU tại Việt Nam năm 2024 đã đạt được một số tiến bộ, song vẫn tồn tại nhiều hạn chế và khó khăn cần giải quyết. Với vùng biển rộng lớn và lực lượng thực thi còn mỏng, việc tuần tra, kiểm soát các tàu cá vi phạm quy định vẫn gặp nhiều thách thức. Hệ thống giám sát, kiểm soát tàu cá và nhận diện ngư trường chưa phát huy hiệu quả tối ưu, dẫn đến tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, ảnh hưởng đến uy tín và lợi ích kinh tế.

Việc lắp đặt VMS vẫn gặp nhiều khó khăn, đến cuối năm 2024, khoảng 10% tàu cá có chiều dài từ 15 mét trở lên vẫn chưa trang bị VMS hoặc chưa duy trì hoạt động ổn định. Vẫn còn tình trạng tàu cá khai thác trái phép tại vùng biển nước ngoài, ảnh hưởng đến nỗ

Thủ tướng Chính phủ

Phạm Minh Chính

lực gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu (EC) Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ cho ngư dân khi chuyển đổi nghề chưa thực sự rõ ràng, khiến ngư dân khó khăn trong việc chuyển đổi nghề và hạn chế tính bền vững trong khai thác thủy sản. Bên cạnh đó, công tác tuần tra, kiểm soát trên biển vẫn còn gặp khó khăn về kỹ thuật, thiếu thiết bị giám sát hiện đại, dẫn đến việc theo dõi, kiểm soát vi phạm còn hạn chế.

Như vậy, năm 2024, Việt Nam đã có nhiều bước tiến quan trọng trong công tác chống khai thác IUU, thể hiện qua những nỗ lực đồng bộ từ Trung ương đến địa phương và sự cải thiện rõ rệt trong nhận thức của ngư dân. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu gỡ “thẻ vàng” IUU và phát triển ngành thủy sản bền vững, các thách thức như giám sát tàu cá, lắp đặt VMS hay hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề cần được giải quyết triệt để. Với quyết tâm cao và những biện pháp hiệu quả, Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng ngành thủy sản hiện đại, bền vững, không chỉ đáp ứng yêu cầu quốc tế mà còn bảo vệ nguồn lợi biển cho các thế hệ mai sau.

Vực dậy ngành thủy sản sau thiên tai

Thiên tai, bão lũ đã gây ra những thiệt hại to lớn về người và tài sản, tác động tiêu cực đến mục tiêu phát triển kinh tế nói chung và ngành thủy sản nói riêng.

Hậu quả nặng nề

Ngày 7/9, bão số 3 (bão Yagi) ảnh hưởng trực tiếp đến đất

liền nước ta. Đây là cơn bão mạnh, sức tàn phá lớn chưa từng có trong vòng 70 năm qua tại Việt Nam. Cơn bão đã trực tiếp đổ bộ vào các khu vực ven biển Hải Phòng và Quảng Ninh, nơi có nhiều vùng nuôi cá lồng bè lớn nhất khu vực miền Bắc, khiến nhiều hộ nuôi và doanh nghiệp thiệt hại rất lớn.

Ông Trần Đình Luân - Cục trưởng Cục Thuỷ sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, bão Yagi không chỉ phá hủy hạ tầng mà còn làm thay đổi đáng kể chất lượng nước tại các

vùng nuôi trồng, gây ra những tác động tiêu cực lâu dài.

Mưa lớn từ bão làm trôi đất đá và chất thải vào các ao hồ và vịnh biển, khiến nồng độ ô nhiễm trong nước tăng cao. Điều này gây sốc môi trường cho nhiều loài thủy sản nhạy cảm như cá biển và tôm, dẫn đến tỷ lệ chết cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng nuôi trồng.

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, thiệt hại do bão và mưa lũ của bão Yagi gây ra đối với nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh phía Bắc khoảng 33.000 ha; số lồng bè

sản các loại). Ước tính thiệt hại về nuôi trồng thủy sản

Gần hai tháng sau đó, tại miền Trung, bão Trà Mi (27/10) cũng khiến cho nhiều khu vực bị mưa to, đã có khoảng 332 ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại (tập trung chủ yếu tại Quảng Bình 100 ha, Quảng Trị 232 ha). Riêng tại Quảng Trị, thủy triều cao kỷ lục, đánh vỡ nhiều hồ ốc hương, khiến cho người dân thiệt hại hàng tỷ đồng.

Chỉ đạo kịp thời

Ngày 27/9, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 100, phân công các bộ ngành phục hồi sản xuất nông nghiệp sau ảnh hưởng nghiêm trọng của bão Yagi. Đồng thời, Bộ NN&PTNT cũng ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, tổ chức các Hội nghị để chủ động khôi phục sản xuất nông nghiệp, trong đó có lĩnh vực thủy sản. Bên cạnh đó, cập nhật dữ liệu về các vùng bị thiệt hại để đưa ra chỉ đạo, khuyến cáo phù hợp cho từng địa phương, tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn người dân làm sạch môi trường, chuẩn bị ao đầm, lồng bè nuôi, sẵn sàng thả giống khi điều kiện cho phép… Về phần mình, Cục Thủy sản đã có thư ngỏ gửi các công ty, doanh nghiệp sản xuất vật liệu làm lồng bè, con giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường, vật tư, trang

thiết bị phục vụ nuôi trồng thủy sản để cung ứng hoặc

hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất tại các vùng bị thiệt hại. Ước tính số tiền mà các mạnh thường quân, doanh

nghiệp, công ty ủng hộ thức ăn, con giống chất xử lý cải

tạo môi trường, khắc phục hậu quả sau bão số 3 tương

đương gần 85 tỷ đồng.

Cục Thủy sản cũng phối hợp với các địa phương thống

đầy đủ thiệt hại đối với nuôi trồng thủy sản các tỉnh, đề

xuất chính sách hỗ trợ kịp thời cho người dân theo quy

định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017

của Thủ tướng Chính phủ.

Về giải pháp lâu dài, Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình

Luân cho biết, Cục sẽ rà soát lại các vùng nuôi tập trung

và đầu tư hạ tầng đáp ứng yêu cầu công tác phòng chống thiên tai, hạn chế thiệt hại và khôi phục sản xuất. Tổ chức

lại sản xuất theo hướng liên kết, kiên quyết di dời các cơ

sở nuôi ra khỏi vùng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi

thiên tai, bão lũ, biến động môi trường. Rà soát, dự báo ngư trường; hướng dẫn ngư dân đi khai thác trên biển hiệu quả để đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ tiêu thụ trong

nước và xuất khẩu.

“Cục Thủy sản đã trực tiếp làm việc với các ngân hàng và tổ chức tín dụng để xem xét khoanh nợ, giãn nợ và bổ sung các gói vay mới nhằm hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất thủy sản. Đồng thời, kiến nghị các địa phương

bị thiệt hại cần khẩn trương huy động nhân lực, tổ chức

làm sạch môi trường ở các vùng nuôi bị ngập lụt. Các biện pháp như sử dụng thuốc, hóa chất để tiêu độc, khử trùng

và xử lý môi trường nước tại những vùng bị ô nhiễm cần được thực hiện nhanh chóng”, ông Luân chia sẻ.

Nỗ lực về đích

Với mong muốn cùng chung tay, hỗ trợ người dân trong đó có các hộ nuôi trồng thủy sản vượt qua khó khăn, sớm phục hồi kinh tế, ổn định cuộc sống sau bão, Chính phủ đã kịp thời có các chỉ đạo nhanh chóng, toàn diện, Bộ NN&PTNT, Cục Thủy sản sớm đưa ra các chính sách hỗ trợ, kêu gọi doanh nghiệp, mạnh thường quân

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam: Cần xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản bài bản

hơn sau bão

“Bà con nuôi biển gần như trắng tay sau bão số 3, nhất là các hộ nuôi thuỷ sản ở Vân Đồn (Quảng Ninh), phải làm lại từ đầu. Song đây cũng là dịp Bộ NN&PTNT, địa phương tính toán giao mặt biển cho ngư dân lâu dài để họ yên tâm đầu tư làm ăn bài bản, áp dụng công nghệ cao để tránh thiệt hại như vừa qua. Khảo sát cho thấy, sau bão, các lồng nuôi bằng vật liệu mới HDPE thiệt hại không đáng kể, trong khi lồng tre, lồng gỗ bị mất trắng tới gần 90%. Thiệt hại không sao kể xiết, tuy nhiên đây cũng là cơ hội để chúng ta xây dựng lại vùng nuôi trồng thuỷ sản bài bản hơn”.

trao tặng phao, giống thủy sản cho các hộ nuôi. Sự đồng

hành kịp thời này đã và đang tiếp thêm sức mạnh, niềm tin để người nuôi trồng thủy sản nhanh chóng khôi phục sản xuất.

Tại Quảng Ninh, bão Yagi đã khiến ngành thủy sản của tỉnh thiệt hại nặng nề, gần 3.000 cơ sở nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng từ 30 - 70%, đặc biệt có những hộ mất trắng, tập trung ở các địa phương như Vân Đồn, Cẩm Phả và Quảng Yên. Sau bão, hàng nghìn hộ nuôi đã nhanh chóng bắt tay vào tái thiết, phục hồi sản xuất, xuống giống vụ nuôi mới. Đến nay, việc gia cố, đóng mới lồng bè, đóng lọc, thả giống… được người dân Quảng Ninh nhanh chóng triển khai và hoàn thành. Theo đánh giá của Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh, tốc độ tái sản xuất nuôi trồng thủy sản trên biển từ tháng 10/2024 rất khả quan. Cụ thể, tại khu vực bị ảnh hưởng nhiều, người dân tiến hành thả giống tập trung, thậm chí có nhiều hộ quyết tâm đầu tư lớn, bài bản và đồng bộ. Còn ở khu vực ít bị ảnh hưởng, hoạt động sản xuất được duy trì, bảo toàn số lượng thủy sản đang có, tiến tới đầu tư, mở rộng.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhận định, nhờ những biện pháp phòng, chống thiên tai quyết liệt, khẩn trương trong công tác ứng phó với bão Yagi và Trà Mi mà đã giúp giảm thiểu đáng kể các rủi ro.

“Những khó khăn và thách thức này sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng cũng như xuất khẩu của ngành nông nghiệp trong những tháng cuối năm 2024. Nhưng nhất định, khó khăn nào cũng phải khắc phục để về

đích với các mục tiêu đã đề ra”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Hiện đại hóa hậu cần nghề cá

NGƯ DÂN

VỮNG TIN

VƯƠN KHƠI

Việc huy động các nguồn lực

đầu tư mạnh cho hạ tầng nghề cá, không chỉ tạo điều kiện

thuận lợi cho ngư dân trong quá

trình đánh bắt, neo đậu, mà còn

góp phần tạo nên chuỗi giá trị

kết nối bền vững, giúp ngư dân

yên tâm vươn khơi, bám biển.

Chưa tương xứng

Dịch vụ hậu cần nghề cá chủ yếu nằm ở các cảng biển. Tại Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, cần phải quy hoạch tổng số 125 cảng cá; trong đó có 35 cảng cá loại I và 90 cảng cá loại II. Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai, tính đến nay, cả nước mới chỉ có 92 trong tổng số 125 cảng cá đã được đầu tư, nâng cấp, có 76 cảng cá trên địa bàn 26 tỉnh, thành phố được công bố mở theo Luật Thủy sản và Nghị định số 26/2019/NĐ-CP gồm: 3 cảng cá loại I; 58 cảng cá loại II; 15 cảng cá loại III, với quy mô 9.298 lượt tàu/ngày. Trong đó, tổng công suất lượng hàng thủy sản qua cảng thiết kế khoảng 1,8 triệu tấn/ năm, các cảng cá còn lại đang trong quá trình xây dựng hoặc hiện tại chưa đủ điều kiện thực hiện công bố mở cảng theo quy định. Ngoài ra, có 83/146 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá được đầu tư, nâng cấp; trong đó, có 75 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) công bố đủ điều kiện hoạt động, với sức chứa khoảng 50.000 tàu cá.

Từ kế t quả trên có thể thấy, tiến độ đầu tư xây dựng cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá vẫn còn chậm, chưa đảm bảo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với số lượng tàu cá của cả nước là hơn 83.400 tàu với chiều dài từ 6 m trở lên như hiện nay, lẽ ra dịch vụ hậu cần nghề cá ở các tỉnh ven biển phải thực sự phát triển.

Thế nhưng, cũng giống như việc đánh bắt, dịch vụ hậu cần nghề cá của nước ta còn lạc hậu, việc đóng tàu hay bảo quản thủy sản chủ yếu bằng phương pháp thủ công nên chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhận định, hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thuộc hệ thống kết cấu hạ tầng thủy sản, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển bền vững của ngành, đặc biệt là khai thác thủy sản. Tuy nhiên, thực tế, hệ thống cảng cá và khu neo đậu tàu cá nước ta vẫn bộc lộ nhiều hạn chế nhất là quy mô, diện tích, kết cấu hạ tầng, dịch vụ kèm theo, sản lượng cá qua cảng mới chỉ đạt trên dưới 50%.

Nguyên nhân bắt nguồn từ một số cảng cá chưa đảm bảo các tiêu chí về vị trí để thu hút các tàu cá cũng như sản lượng cập cảng; chưa đáp ứng tiêu chí về diện tích vùng đất, vùng nước trước cảng, chưa đáp ứng tiêu chí cơ giới hóa cũng như thiếu nguồn nhân lực chất lượng.

Từng bước hiện đại hóa Để hậu cần nghề cá thật sự phát triển, các địa phương cần sớm quy hoạch bài bản, có sự liên kết giữa các khối dịch vụ với nhau.

Việc quy hoạch này ở các địa phương cần bám sát với “Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Muốn vậy, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tài chính, thuế cho người dân và doanh nghiệp đầu tư vào nghề cá và hậu cần nghề

Cảng cá Thọ Quang, Đà Nẵng Ảnh: Bảo Trân

cá. Hiện nay, ngư dân muốn chuyển đổi, nâng cấp tàu đánh cá đang gặp khó khăn về vốn, trong khi các chính sách hỗ trợ của nhà nước về đóng tàu, đổi mới công nghệ lại chưa được triển khai đồng bộ và hiệu quả. Song song với việc hỗ trợ, cần xây dựng khung pháp lý rõ ràng để quản lý hoạt động hậu cần.

Ngày 3/7/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 582/QĐ-TTg phê duyệt

Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu đến năm 2030, sẽ hoàn thiện và đưa vào hoạt động hiệu quả hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên quy mô cả nước thành hệ thống liên hoàn, liên vùng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu neo đậu, dịch vụ hậu cần nghề cá và phát triển theo hướng tích hợp, gia tăng giá trị khai thác sử dụng.

Theo Quy hoạch, thời kỳ 2021 - 2030 sẽ đầu tư 5 trung tâm nghề cá lớn đồng bộ trong hệ thống các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, kết cấu hạ tầng và dịch vụ hậu cần thủy sản tại các vùng biển.

Để thực hiện quy hoạch này, Thứ trưởng

Phùng Đức Tiến chia sẻ, Bộ NN&PTNT đã và đang phối hợp với các địa phương tiếp

tục rà soát, xác định rõ nhu cầu nguồn vốn

dự kiến cần thiết cho các dự án, nhiệm vụ

đầu tư đã được giao tại Quy hoạch. Trong

đó, đặc biệt rà soát nhu cầu đầu tư của 18

cảng cá và 19 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021 - 2030.

Về nguồn vốn đầu tư giai đoạn 20212025, Bộ NN&PTNT và các địa phương

đã bố trí cho 71 dự án với số vốn khoảng

6.530 tỷ đồng cho lĩnh vực thủy sản; chưa kể khoảng 5.000 tỷ vốn vay từ Ngân hàng

Thế giới để thực hiện dự án phát triển thủy sản bền vững.

Hiện nay, nhiều địa phương đang tích cực

triển khai các dự án nhằm hoàn thiện và hiện

đại hóa cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá. Tại Đà Nẵng, với mục tiêu xây dựng âu thuyền

và cảng cá Thọ Quang (cơ sở hậu cần nghề cá lớn nhất các tỉnh duyên hải miền Trung)

trở thành cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá đồng bộ các tiện ích, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền trú tránh bão, vừa là điểm đến du lịch, UBND TP Đà Nẵng đã đầu tư 217,5 tỷ đồng để nâng cấp, mở rộng giai đoạn 1 và giai đoạn

nạo vét bùn đáy, nâng cấp, mở rộng nhằm đáp ứng tiêu chí là cảng cá loại I. Ông Nguyễn Lại - Trưởng Ban Quản lý âu thuyền và cảng cá Thọ Quang cho biết, Dự án hoàn thành sẽ nâng cao năng lực, công suất và hiệu quả các hoạt động của cảng cá cũng như tăng thêm sự nhộn nhịp của chợ đầu mối thủy sản, đồng thời cải thiện cơ bản môi trường của khu vực, đặc biệt là môi trường nước trong âu thuyền.

Cách đây không lâu, UBND tỉnh Cà Mau đã phê duyệt đề án đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 với nguồn kinh phí 5.239 tỉ đồng. Đề án sẽ đáp ứng các yêu cầu trong

công tác quản lý nghề cá, đặc biệt là hoạt

động kiểm tra tàu cá, giám sát sản lượng

thủy sản bốc dỡ qua cảng.

Cá được phân loại ngay trên tàu hậu cần trước khi vận chuyển vào bờ.

Ảnh: Thành Nguyễn

“Một hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá được xây dựng theo hướng hoàn thiện và hiện đại hóa đang dần hình thành. Đây sẽ là cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu dịch vụ hậu cần nghề cá, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch, đảm bảo an toàn cho tàu cá và ngư dân; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nghề cá, tăng cường hội nhập quốc tế; thích ứng biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái biển và góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định.

Thùy Khánh

Để hỗ trợ ngư dân, nhiều trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá được thành lập ở đảo Trường Sa Lớn, Đá Tây… nhằm cung cấp nước ngọt miễn phí, cung ứng lương thực, thực phẩm, nhiên liệu… với giá bằng ở

liền, đồng thời kịp thời cứu hộ cứu nạn ngư dân khi cần, bảo đảm an toàn cho tàu thuyền. Những âu tàu ở Trường Sa là điểm tránh trú an toàn cho tàu thuyền mỗi khi có bão, giúp ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng và khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam.

ÔNG DONALD TRUMP ĐẮC CỬ TỔNG THỐNG MỸ

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

Theo thống kê từ Hiệp hội Chế biến

và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 5 năm qua, giá trị xuất

khẩu thủy sản sang Mỹ đạt bình quân 1,5 –

2,1 tỷ USD mỗi năm.

Điều này bắt nguồn từ chất lượng thủy sản của nước ta ngày càng được cải thiện, giúp duy trì và mở rộng vị thế trên đất Mỹ trong bối cảnh nhu cầu với thủy sản Việt

Nam là không nhỏ.

Đầu tháng 11/2024, cuộc đua vào Nhà

Trắng đã ngã ngũ. Ông Donald Trump được bầu trở thành Tổng thống thứ 47 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ sau chiến thắng trước đối thủ là bà Kamala Harris. Việc ông Trump có nhiệm kỳ thứ hai được đánh giá sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam nói chung và

lĩnh vực thuỷ sản của nước ta nói riêng.

Bởi lẽ, tân Tổng thống Mỹ sẽ mang theo nhiều chính sách kinh tế khác biệt với

người tiền nhiệm như tăng thuế nhập khẩu, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thu hút FDI về Mỹ…

Cá tra và tôm Việt Nam sẽ hưởng lợi?

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung

Quốc đến nay vẫn chưa có hồi kết. Sự so kè giữa hai cường quốc thời gian qua đã gây tác

động không nhỏ tới nền kinh tế của cả hai nước, cũng như các nền kinh tế mở khác trên

thế giới – mà Việt Nam nằm trong số đó. Hè năm 2018, chính ông Trump đã phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ này của ông

Donald Trump, Việt Nam vẫn có thể được hưởng lợi nếu biết tận dụng các cơ hội. Bởi lẽ, có thể sẽ có những thay đổi lớn trong chuỗi cung ứng và nhập khẩu của Mỹ khi nền kinh tế số một thế giới cắt giảm nhập

khẩu các sản phẩm thủy sản từ Trung Quốc. Đây là cơ hội của thủy sản Việt Nam để phần nào lấp khoảng trống đó trong bối cảnh tôm và cá tra là những sản phẩm thủy sản chủ

lực của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ.

Trước việc Mỹ tăng thuế quan, ở chiều

ngược lại, Trung Quốc có thể đẩy mạnh

nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam để thay thế

cho việc giảm nhập khẩu thủy sản từ Mỹ.

Bên cạnh đó, cuộc chiến thương mại ngày

một nóng lên sẽ kéo theo khả năng chuỗi

cung ứng bị ảnh hưởng. Với vị trí địa lý là

nước láng giềng, Việt Nam là quốc gia được hưởng lợi không nhỏ khi xuất khẩu thủy sản

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, tính riêng năm 2024, Việt Nam đối phó với tổng số 26 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại nước ngoài, trong đó, Hoa Kỳ chiếm gần 50% tổng số vụ việc đã khởi xướng điều tra đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

sang Trung Quốc. Hơn nữa, không chỉ Trung Quốc, Việt Nam có thể cũng là một nguồn cung tiềm năng trong lĩnh vực thủy sản với các quốc gia bị Mỹ đánh thuế quan cao. Để tận dụng tối đa cơ hội đó, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần duy trì chất lượng sản phẩm cao, tăng cường chế biến sâu và khai thác các hiệp định thương mại tự do (FTA) để mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Giải bài toán “phá giá”

Ngoài những cơ hội trong bối cảnh chiến tranh thương mại, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cũng phải đối mặt với các biện pháp phòng vệ thương mại của Mỹ. Các biện pháp này có thể bao gồm thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm.

Dù kết quả thuế chống bán phá giá đối với tôm, cá tra và thuế chống trợ cấp với tôm

Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ có xu hướng thuận lợi hơn trong năm 2025, các doanh nghiệp vẫn cần thận trọng và có chiến lược khi xuất khẩu sang thị trường này.

Bên cạnh đó, chính sách bảo hộ và hàng rào thuế quan của Mỹ cũng có thể khiến cạnh tranh gia tăng giữa Việt Nam với các đối thủ mạnh về xuất khẩu thủy sản như Ấn Độ, Ecuador, Indonesia. Theo nhìn nhận của Hiệp hội Chế biến và Xuất

bối cảnh thay đổi chính sách thương mại quốc tế, các doanh

tố biến động của thị

Cụ thể, các sản phẩm thủy sản xuất khẩu bắt buộc phải tuân thủ đầy đủ các quy định của FDA (Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ), bao gồm các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh. Đồng thời, các doanh nghiệp cần đảm bảo các tiêu chuẩn về sản xuất bền vững và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt từ khâu nuôi trồng đến chế biến để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường Mỹ. Ngay chính người tiêu dùng Mỹ cũng đang dần quan tâm đến các vấn đề về môi trường, phát triển bền vững. Đó cũng là lý do các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần áp dụng các phương pháp nuôi trồng thân thiện với môi trường, áp dụng các cách thức đi kèm với tiêu chuẩn quốc tế (GlobalGAP, MSC…) để ngày càng đáp ứng nhu cầu cao của thị trường. Bản thân doanh nghiệp cũng phải minh bạch nguồn gốc nguyên liệu, quá trình sản xuất để xây dựng thương hiệu với người tiêu dùng Mỹ cũng như các nhà bán lẻ lớn tại nước này.

Đông Phong

Theo thống kê từ Trung tâm thương mại thế giới

Ảnh: Anh Khoa

HƯỚNG

DẪN DẮT

TIÊU DÙNG

THỦY SẢN

TOÀN CẦU

01

Hàng loạt yếu tố công nghệ,

tính bền vững và lạm phát…đã

tác động đến tiêu dùng thủy sản năm 2024. Tuy nhiên, dinh

dưỡng vẫn và sức khỏe là yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy

xu hướng tiêu dùng thủy sản toàn cầu.

Theo nghiên cứu về thị trường thủy sản toàn cầu của Innova Market Insights, người tiêu dùng ngày càng chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, với tỷ lệ 1 trong 5 người chọn sản phẩm phát triển bền vững. Bảo vệ thiên nhiên và giảm dấu chân carbon là những hành động hàng đầu mà người tiêu dùng mong muốn các thương hiệu thực hiện để bảo vệ môi trường và xã hội. Gần đây, Trung Quốc đã công bố kế hoạch mở rộng hoạt động nuôi trồng thủy sản ngoài khơi nhằm đảm bảo an ninh lương thực và thích ứng với biến đổi khí hậu. Việc mở rộng này nhấn mạnh, các công ty thủy sản phải chủ động giải quyết các vấn đề môi trường. Đáp lại, các thương hiệu thủy sản đang nhấn mạnh cam kết bền vững. Ví dụ, thương hiệu tôm sú Naturkind Garnelon nêu cao vai trò bảo vệ bờ biển và nguồn nước biển, trong khi hãng rong biển Sea Man kiên quyết nói không với rác thải nhựa đại dương. Sự quan tâm của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thủy sản có dấu chân carbon thấp là động lực thúc đẩy các nhà sản xuất phải chú trọng đến tính bền vững trong sản phẩm.

02

Từ sau dại dịch COVID-19, người tiêu dùng bắt đầu chú ý hơn đến sức khỏe và ưu tiên lựa chọn thực phẩm lành mạnh theo tiêu chí: tươi ngon, tự nhiên và dinh dưỡng. Theo Innova Market Insights, khoảng 73% người tiêu dùng trên thế giới tin rằng thực phẩm tự nhiên cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho một chế độ ăn cân bằng và lành mạnh. Các thương hiệu đang tận dụng cơ hội này bằng cách sử dụng nguyên liệu hải sản tự nhiên để nâng cao giá trị dinh dưỡng của sản phẩm. Nghiên cứu cho thấy dầu cá là nguyên liệu hải sản được quan tâm hàng đầu, tiếp theo là collagen có nguồn gốc từ biển. Trong 5 năm qua, rong biển và tảo xoắn là các nguyên liệu hải sản phát triển nhanh nhất trong nhóm thực phẩm và đồ uống nhờ lợi ích sức khỏe. Nguyên liệu biển đóng vai trò quan trọng trong các nhóm thực phẩm bổ sung.

Trong 5 năm qua, các sản phẩm chứa nguyên liệu rong nâu bladderwrack đã tăng 14%, do nhu cầu tăng cao đối với các sản phẩm hỗ trợ quản lý cân nặng. Tương tự, collagen biển ngày cầng phổ biến trong các sản phẩm bổ sung cho da. Các thành phần từ biển cũng đang có cơ hội phát triển trong ngành sản xuất đồ ăn vặt. Châu Á dẫn đầu trong đổi mới đồ ăn vặt từ biển trong năm 2024, với 85% sản phẩm snack mới có thành phần tảo biển. BỀN VỮNG VÀ ĐẠO ĐỨC

Tuấn Minh

THƯƠNG HIỆU VÀ XUẤT XỨ

CÔNG NGHỆ VÀ TIỆN LỢI

GEN Z VÀ SỨC MUA 04 03 05

Người dân châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến nguồn gốc thực phẩm và tác động

môi trường từ những lựa chọn của họ. Đây là nguyên nhân khiến nhiều hãng thủy hải sản phải công bố thông tin chi tiết về nguồn cung ứng, phương pháp khai thác, nuôi trồng cùng với nỗ lực phát triển bền vững. Liên minh tiêu chuẩn Thế giới (WBA) đánh giá xu hướng này sẽ định hình thị trường thủy sản toàn cầu năm 2024 và các năm sau.

Tại Anh, Marks & Spencer là một thương hiệu lâu đời và gắn liền với chất lượng nên

đã chiếm lĩnh được niềm tin của người tiêu dùng. Marks & Spencer cũng trở thành nhà bán lẻ đầu tiên ở Anh báo cáo nguồn cung ứng thủy sản cho toàn hệ thống vào năm 2012. Hiện, Marks & Spencer đã đăng ký với nhiều sáng kiến bền vững thủy sản và hợp tác chặt chẽ với WWF, Hiệp hội bảo tồn biển

để đảm bảo gần 60.000 tấn hải sản được sử dụng hàng năm trên toàn hệ thống Marks & Spencer có nguồn gốc minh bạch. Người tiêu dùng có thể sử dụng bản đồ tìm kiếm nguồn cung ứng hải sản để nắm bắt thông tin về nguồn gốc sản phẩm của Marks & Spencer, cách thức đánh bắt và chứng nhận quốc tế của sản phẩm đó.

Công nghệ đang thay đổi cách thức tiêu dùng thủy sản toàn cầu theo hướng số hóa từ mua hàng đến thanh toán. Chính xu hướng “siêu tiện lợi” này đã thúc đẩy sự ra đời của nhiều sản phẩm thủy sản cao cấp, và đồ ăn vặt. Xu hướng tiêu dùng thủy sản trực tuyến cũng phát triển rầm rộ hơn. Statista dự báo thị trường giao đồ ăn trực tuyến đạt 1,22 nghìn tỷ USD vào năm 2024, với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm 10,06%, và quy mô 1,79 nghìn tỷ USD vào năm 2028. Dịch vụ giao bữa ăn cũng là một phân khúc phụ khác đang tiếp tục tăng trưởng, với dự báo số lượng người dùng 2,5 tỷ vào năm 2028. Trong các phân khúc này, Trung Quốc và Mỹ dẫn đầu.

Dockside Seafood của Anh, nhà bán lẻ thủy sản từ năm 1980, đã mở rộng cung cấp cá và hải sản trực tuyến cùng ý tưởng công thức nấu ăn. Blue Circle Foods của Mỹ cung cấp các loại phi lê cũng như các sản phẩm cá thân thiện với trẻ em trên nền tảng trực tuyến như xúc xích và hotdog cá hồi, burger và “happy fish” (phi lê hình con cá). Khách hàng nhận được giảm giá 15% cho đơn hàng đầu tiên bằng cách đăng ký nhận bản tin của công ty. Nhiều lựa chọn trong số này kết hợp giữa cửa hàng trực tiếp và trực tuyến, đồng thời mang đến cảm hứng ẩm thực và giáo dục – cũng như kết nối với khách hàng qua mạng xã hội. Chẳng hạn, Blue Circle có hơn 17.000 người theo dõi chỉ riêng trên Instagram.

Thế hệ Gen Z trong độ tuổi 12 đến 27, không chỉ là những người tiêu dùng của tương lai, mà còn sở hữu sức mạnh mua sắm đáng kể. Những năm gần đây, người tiêu dùng Gen Z đã được công nhận là nhóm có ý thức mạnh mẽ về môi trường và trách nhiệm xã hội được thể hiện qua sức mua và lựa chọn hải sản, với trọng tâm là nguồn cung bền vững, thương mại công bằng và các công ty cam kết thực hành đạo đức.

Tác động của mạng xã hội đối với việc hình thành nhận thức và quan điểm của Gen Z về các vấn đề liên quan đến hải sản không thể bị xem nhẹ. Gen Z là thế hệ đầu tiên làm chủ công nghệ kỹ thuật số. Ngành thủy sản cần thích ứng với những giá trị cốt lõi của Gen Z bằng cách đầu tư vào tính bền vững, minh bạch hóa chuỗi cung ứng, đổi mới sản phẩm, và tăng cường hiện diện trên các nền tảng số. Điều này không chỉ giúp chiếm lĩnh thị trường Gen Z mà còn xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài trong bối cảnh tiêu dùng ngày càng chú trọng đến ý thức và trách nhiệm xã hội.

ngách

HƯỚNG ĐI

TRIỂN VỌNG

Năm 2025, xuất

khẩu thủy sản

được kỳ vọng

sẽ tiếp tục tăng

trưởng tốt hơn.

Trong đó, dư địa

phát triển tại các

thị trường ngách

hứa hẹn sẽ mang

lại cho Việt Nam

nhiều cơ hội gia

tăng kim ngạch.

Tiềm năng tại EU

Liên minh châu Âu (EU) là thị trường tiêu thụ và nhập

khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, thị phần của

Việt Nam tại khu vực này mới chiếm một tỷ lệ khiêm tốn.

Do đó, có thể thấy dư địa phát triển còn rất lớn.

Năm 2023, do tình hình thị trường gặp nhiều khó

khăn, cầu sụt giảm mạnh nên xuất khẩu thủy sản của

Việt Nam sang EU cũng bị ảnh hưởng tiêu cực. Đến

năm 2024, thị trường EU có xu hướng phục hồi trở lại, giá cả thị trường và tiêu dùng ổn định hơn.

Cơ cấu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới EU trong thời gian tới dự kiến sẽ có nhiều chuyển biến khi các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tích cực đẩy mạnh xuất khẩu những sản phẩm thủy sản được hưởng ưu đãi từ EVFTA trong khi phía đối tác cũng ưu tiên lựa chọn sản phẩm thủy sản từ Việt Nam do có mức giá cạnh tranh hơn và nguồn nguyên liệu ổn định.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đánh giá, EVFTA dự kiến giúp xuất khẩu thủy

sản tăng trưởng khoảng 2% giai đoạn 2020 - 2030. Xét trong cơ cấu các thị trường thành viên, bên

cạnh những thị trường xuất khẩu chủ lực và truyền thống như Hà Lan, Đức, Pháp…, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam hiện vẫn còn nhiều dư địa và cơ hội để khai thác hiệu quả hơn một số thị trường tiềm năng, thị trường ngách tại EU.

Vụ Thị trường Châu Âu - Châu Mỹ (Bộ Công Thương) nhìn nhận, có 3 quốc gia có thể là thị trường ngách trong các nước thành viên EU.

Thứ nhất là Litva – quốc gia đứng thứ 36 trong danh sách các nước giàu nhất với GDP hàng năm đạt khoảng 23.723 USD bình quân đầu người, tương đương 66,45 tỷ USD. Hàng năm nước này chi khoảng 650 triệu USD để nhập khẩu thủy sản.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, sau khi EVFTA có hiệu lực, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Litva liên tục tăng. Năm 2021 tăng 42,97% so với năm 2020 đạt 23,6 triệu USD. Năm 2022 xuất khẩu thủy sản tới Litva đạt 39,9 triệu USD, tăng 68,8% so với năm 2021, chiếm 3,06% tổng trị giá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới EU. Cá ngừ, chả cá và cá tra là những mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực tới thị trường Litva và có nhiều cơ hội tăng trưởng trong thời gian tới. Đặc biệt là những sản phẩm thủy sản của Việt Nam đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường về chất lượng, truy xuất nguồn gốc…

Thứ hai là Phần Lan. Đất nước Bắc Âu là quốc gia nhập khẩu thủy sản lớn thứ 13 ở EU khi hàng năm chi hơn 600 triệu USD cho nhập khẩu thủy sản. Theo số liệu thống kê của ITC, năm 2022 có Phần Lan chi 678 triệu USD để nhập khẩu thủy sản, chiếm 1,14% tổng trị giá nhập khẩu thủy sản của EU. Trong đó Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 4 từ ngoài

Ảnh: Duy Khang

sản tới thị trường này là khá cao. Cá ngừ, tôm và cá tra là 3 mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam tới thị trường Phần Lan.

Thứ ba là Rumani. Đây là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 11 của Việt Nam ở khu vực EU năm 2022,

chiếm 1,87% tổng trị giá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Liên minh châu Âu. Rumani hàng năm chi

khoảng hơn 400 triệu USD để nhập khẩu thủy sản (năm 2022 là 463 triệu USD, chiếm 0,78% tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của cả khối EU, tăng 7,5% so với năm trước đó). Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn

thứ hai cho Rumani sau Thổ Nhĩ Kỳ từ ngoài EU.

Đặc biệt, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới

Rumani liên tục tăng mạnh sau khi EVFTA có hiệu lực.

Cá ngừ, tôm và cá tra là ba mặt hàng thủy sản xuất

khẩu chủ lực của nước ta tới thị trường này.

Trung Đông - cửa ngõ chiến lược

Trung Đông nổi lên như một thị trường tiềm năng

với mức tăng trưởng 18%, đạt doanh thu 334 triệu

USD trong 11 tháng của năm 2024, chiếm gần 4%

tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Trong số các sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang

Trung Đông, cá ngừ và cá tra là hai mặt hàng chủ

lực khi tỷ trọng lần lượt là 31% và 40%. Cá ngừ ghi

nhận mức tăng trưởng 44% với cá ngừ đóng hộp và

đóng túi tăng hơn 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước, chiếm gần 70% kim ngạch xuất khẩu. Sản phẩm cá

ngừ đóng hộp, đặc biệt là trong dầu hoặc nước muối, đang được người tiêu dùng Trung Đông ưa chuộng nhờ sự tiện lợi và khả năng bảo quản lâu dài.

Ngoài cá ngừ, mặt hàng cá tra tăng trưởng 13%, đạt trên 134 triệu USD trong 11 tháng đầu năm 2024. Cá tra phi lê, cắt khúc và cá nguyên con đông lạnh tiếp tục chiếm ưu thế nhờ vào tính tiện lợi và dễ chế biến, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng tại khu vực này.

VASEP đánh giá, khu vực Trung Đông với các nền kinh tế mạnh mẽ như Israel, Ả rập Xê út, Các tiểu

Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) và Qatar đang là một trong những thị trường xuất khẩu thủy sản tiềm năng nhất với nhu cầu tiêu thụ thủy sản cao. Trong đó, Israel là quốc gia nhập khẩu thủy sản lớn nhất Trung

Đông, chiếm gần 30% giá trị xuất khẩu thủy sản của

Việt Nam sang khu vực này, chủ yếu là cá ngừ đóng hộp. Mức tăng trưởng của thị trường này lên tới 35% trong 11 tháng đầu năm 2024.

Với UAE, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang

nước này cũng ghi nhận tăng trưởng đạt 28%. Kim ngạch với Ai Cập và Iraq đối với cá tra cũng có xu

hướng khả quan. Đáng chú ý, hệ thống logistics của

UAE hiện đại, đi kèm với tiêu chuẩn nhập khẩu linh

hoạt, là điểm thuận lợi với ngành thủy sản nước ta. Nếu xét về mặt địa lý, Ả rập Xê út và Qatar được xem

là “cửa ngõ” cho thủy sản Việt Nam tiếp cận được các quốc gia khác ở Trung Đông.

VASEP nhận định, sự tăng trưởng mạnh mẽ của

xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông mở ra nhiều cơ

hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam. Đáng chú ý, Hiệp

định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (CEPA) đã được ký kết chỉ sau hơn một năm đàm phán. Đây

là hiệp định thương mại tự do đầu tiên Việt Nam ký với

một nước Ả rập, mở ra thời kỳ mới trong quan hệ được

nâng cấp và ngày càng đi vào thực chất giữa Việt Nam với UAE nói riêng cũng như các nước Ả rập nói chung.

Dù vậy, vẫn có những thách thức nhất định đối với

thị trường ngách tại Trung Đông, chẳng hạn là tiêu

chuẩn Halal.

Do đa số các quốc gia Trung Đông theo đạo Hồi, sản phẩm thủy sản phải được chứng nhận Halal để đảm

bảo tính hợp pháp theo tôn giáo. Từ đó, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình chế biến, giết mổ và bảo quản sản phẩm.

Một thách thức khác cho thủy sản Việt Nam đối với thị trường Trung Đông cần được nhắc tới, đó là bất ổn

địa chính trị ở khu vực này, kéo theo nhu cầu nhập khẩu giảm cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến chuỗi cung ứng.

Để tận dụng tối đa cơ hội từ thị trường Trung Đông, VASEP nhấn mạnh, các doanh nghiệp cần đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao về chất lượng, an toàn vệ sinh

thực phẩm và đáp ứng các yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Bên cạnh đó, đẩy mạnh áp dụng công nghệ hiện

đại vào quá trình sản xuất, chế biến và bảo quản thủy sản

để nâng cao năng lực cạnh tranh; đi kèm với xây dựng

thương hiệu mạnh mẽ và uy tín trên thị trường quốc tế.

Doanh nghiệp cũng cần đa dạng hóa các loại mặt hàng, không chỉ tập trung vào cá ngừ và cá tra cũng như nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường tiêu dùng, các quy định, tiêu chuẩn về thủy sản của mỗi nước tại Trung Đông.

Mở rộng thị trường ngách giúp ngành thủy sản giành được nhiều lợi thế.

Quý An

INTERVIEW |

TS. Hồ Quốc Lực Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (FMC)

“MUỐN ĐI XA HÃY ĐI CÙNG NHAU!”

Ngành tôm Việt Nam đang dần hồi phục sau một năm 2024

đầy thử thách. Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Tạp chí

Thủy sản Việt Nam, TS. Hồ Quốc Lực - Chủ tịch HĐQT Công

ty CP Thực phẩm Sao Ta (FMC), đã chia sẻ về hành trình 40

năm gắn bó với ngành thủy sản, những khó khăn đã vượt qua

và triết lý phát triển bền vững trong ngành tôm Việt Nam mà

ông luôn kiên định theo đuổi suốt những năm qua.

Phóng viên: Cơ duyên nào đã đưa ông tham gia vào lĩnh vực thủy sản, thưa ông?

TS. Hồ Quốc Lực: Sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, tôi tham gia nghĩa vụ quân sự và xuất ngũ vào năm 1983. Thời điểm đó, đất nước còn trong giai đoạn bao cấp, việc tìm kiếm việc làm không hề dễ dàng. May mắn thay, tại quê hương Sóc Trăng, tôi đã có cơ hội xin việc tại một nhà máy đông lạnh chế biến tôm quốc doanh được thành lập vào năm 1978, nhờ sự giới thiệu của một người bạn học cũ đang làm việc tại đó. Công việc

này không quá khác biệt so với chuyên ngành của tôi và từ đó, tôi cảm nhận được một “mối duyên” đặc biệt gắn kết mình với ngành thủy sản.

Cái “duyên” ấy đã gắn bó tôi với ngành suốt hơn 40 năm qua, trở thành hành trình sự nghiệp đáng tự hào của tôi.

Phóng viên: Khi nhìn lại quá trình hoạt động trong ngành thủy sản, có thành tựu nào của bản thân ông và Sao Ta đặc biệt khiến ông cảm thấy tự hào?

TS. Hồ Quốc Lực: Trong hành trình nhiều năm gắn bó với ngành tôm, điều khiến tôi tự hào nhất chính là tinh thần

đoàn kết và chia sẻ mà tôi cùng tập thể Sao Ta đã xây dựng. Tôi luôn cố gắng tạo nên một môi trường làm việc hài hòa cho Sao Ta, nơi mọi người cùng đồng lòng vượt qua khó khăn. Tinh thần này không chỉ là giá trị cốt lõi trong nội bộ Sao Ta mà còn được lan tỏa ra cộng đồng ngành tôm Việt Nam. Một trong những cột mốc đáng nhớ là năm 2015, khi Sao Ta là một trong những doanh nghiệp bị đưa vào danh sách điều tra chống bán phá giá tôm ở Mỹ. Nhờ chuẩn bị sổ sách minh bạch, phối hợp chặt chẽ và cung cấp thông tin đầy đủ, chúng tôi đã thành công trong việc thuyết

phục Bộ Thương mại Hoa Kỳ đưa mức thuế chống bán phá giá từ 5% về 0%. Thành tựu này không chỉ giúp các doanh nghiệp tôm Việt Nam giữ vững thị trường Mỹ mà còn khẳng định vị thế của Sao Ta trong cộng đồng ngành.

Mức thuế này được duy trì đến năm 2023, nhưng bất ngờ và rủi ro lại xuất hiện khi nguyên đơn gây khó khăn. Trước tình hình đó, Sao Ta quyết định dấn thân, trở thành nguyên đơn trong vụ kiện chống bán phá giá, với mục tiêu bảo vệ quyền lợi cho ngành tôm Việt Nam. Với hệ thống sổ sách minh bạch và cam kết luôn tuân thủ các quy định, Sao Ta tự tin tham gia và một lần nữa góp phần tạo nên kết quả tích cực, không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho toàn cộng đồng.

Bên cạnh những đóng góp pháp lý, tôi cũng tự hào về vai trò của Sao Ta trong việc nâng cao trình độ chế biến tôm tại

Việt Nam. Năm 1998, khi hầu hết các doanh nghiệp chế biến trong nước còn ở mức sơ khai, Sao Ta đã tiên phong đầu tư hệ thống máy móc hiện đại và hợp tác chặt chẽ với khách hàng quốc tế. Điều này không chỉ giúp chúng tôi duy trì đơn hàng ổn định mà còn trở thành mô hình tham quan, học hỏi cho nhiều doanh nghiệp khác.

Dù việc mở cửa cho đồng nghiệp tham quan có thể ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh, nhưng tôi luôn tin rằng “muốn đi xa hãy đi cùng nhau”. Chính tinh thần này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của ngành, giúp các doanh nghiệp trong nước rút ngắn khoảng cách với các nước dẫn đầu như Thái Lan và Indonesia.

Hiện tại, sau gần 30 năm phát triển, doanh số của Sao Ta đã tăng từ 5 triệu USD năm 1996 lên hơn 250 triệu USD, lợi nhuận từ 7 tỷ đồng lên hơn 320 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng doanh số và lợi nhuận lần lượt

đạt 50 lần và 45 lần, minh chứng cho sự bền vững và hiệu quả mà chúng tôi hướng tới.

Ngoài việc xây dựng tinh thần đoàn kết và

chia sẻ trong nội bộ, tôi luôn quan tâm đúng mức đến sự phát triển của ngành, cộng

đồng và xã hội. Đặc biệt, với ngành tôm, tôi thường xuyên tìm hiểu bối cảnh hoạt động qua từng giai đoạn, xem xét những thuận lợi, khó khăn, xu thế và cơ hội.

Từ việc tìm tòi, học hỏi trên các phương tiện truyền thông, tôi đã viết và chia sẻ nhiều bài phân tích với các đồng nghiệp trong ngành. Những thông tin này, dù nhỏ, đều có thể giúp cộng đồng ngành tôm chuẩn bị kỹ lưỡng hơn, giảm thiểu rủi ro và nắm bắt cơ hội một cách hiệu quả. Đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm vui khi được đồng hành cùng sự phát triển bền vững của ngành tôm Việt Nam. Nhìn lại hành trình đã qua, tôi tự hào vì những đóng góp của mình và Sao Ta không chỉ cho riêng doanh nghiệp mà còn cho sự phát triển của ngành tôm Việt Nam.

Phóng viên: Theo ông, vấn đề lớn nhất mà ngành tôm Việt Nam đang gặp phải là gì?

TS. Hồ Quốc Lực: Theo tôi, vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay là tình trạng dư lượng hóa chất và kháng sinh trong tôm thương phẩm. Đây là rủi ro lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và khả năng cạnh tranh của ngành tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hiện nay, các thị trường lớn như EU, Mỹ, và Nhật Bản đều có quy định rất nghiêm ngặt về việc sử dụng hóa chất và kháng sinh trong thực phẩm. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc kiểm soát vấn đề này vẫn còn nhiều khó khăn. Nguồn tôm giống đôi khi mang mầm bệnh, còn nguồn nước nuôi lại tiềm ẩn vi khuẩn hoặc hóa chất chưa xử lý hết, khiến ao nuôi dễ gặp rủi ro. Khi tôm nhiễm bệnh, người nuôi thường phải dùng kháng sinh để cứu ao. Tuy nhiên, việc này dẫn đến tình trạng dư lượng kháng sinh trong tôm, làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Để giải quyết, tôi nghĩ cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa. Đầu tiên, ngành chức năng phải kiểm soát nghiêm ngặt danh mục hóa chất và kháng sinh được phép sử dụng, đồng thời ngăn chặn các loại không được phép lưu hành. Thứ hai, cần tổ chức thêm nhiều lớp tập huấn để hướng dẫn người nuôi nhận biết bệnh, sử dụng thuốc đúng cách và đảm bảo đủ thời gian để tôm đào thải hết dư lượng trước khi thu hoạch. Cuối cùng, ngành cần khuyến khích áp dụng các giải pháp sinh học và công nghệ tiên tiến, thay thế cho kháng sinh.

Nếu làm tốt những điều này, chúng ta không chỉ giữ vững các thị trường xuất khẩu mà còn giúp ngành tôm phát triển bền vững hơn.

Phóng viên: Xu hướng phát triển bền vững đang trở thành yếu tố quan trọng trong ngành tôm. Tuy nhiên, với những yêu cầu về phúc lợi động vật, đặc biệt là từ thị trường châu Âu, ngành tôm Việt Nam cần làm gì để thích nghi với những quy định này?

TS. Hồ Quốc Lực: Đúng vậy, yêu cầu về phúc lợi động vật, đặc biệt là từ các thị trường như châu Âu, đang dần trở thành yếu tố cần thiết trong ngành tôm. Cụ thể, quy định yêu cầu sản xuất tôm giống từ tôm bố mẹ không cắt mắt, mà thay vào đó phải áp dụng những giải pháp kỹ thuật mới, sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất. Điều này

không dễ dàng vì phương pháp cắt mắt đã

được sử dụng phổ biến và hiệu quả trong suốt nhiều năm. Ngoài ra, yêu cầu gây ngất tôm bằng điện cũng tạo ra thử thách về chi phí đầu tư cho các hộ nuôi nhỏ. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng đây là xu thế tất yếu của ngành và những doanh nghiệp nào

có thể thực hiện thành công sẽ có lợi thế cạnh tranh đáng kể. Thị trường châu Âu hiện nay là nơi đầu tiên yêu cầu những thay đổi này và nếu chúng ta thực hiện tốt, sẽ giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại, những quy định này chưa thực sự lan rộng ra các thị trường lớn khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản hay Trung Quốc. Nhưng tôi tin rằng trong tương lai, phúc lợi động vật sẽ là yếu tố quan trọng hơn trong việc xác định yêu cầu của các thị trường quốc tế. Hy vọng rằng việc thực hiện đúng lộ trình sẽ giúp các doanh nghiệp tôm Việt Nam vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường, vừa nâng cao uy tín và sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Phóng viên: Trong bối cảnh giá thành sản xuất của Việt Nam cao hơn so với các đối thủ lớn như Ecuador hay Ấn Độ, theo ông, ngành tôm Việt Nam cần làm gì để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế?

TS. Hồ Quốc Lực: Ngành tôm của chúng ta hiện nay phải đối mặt với vấn đề giá thành sản xuất cao, chủ yếu là do tỷ lệ thu hồi tôm thấp. Ví dụ, nếu chúng ta thả 100 con tôm giống, thì chỉ thu hồi được khoảng 40 con, trong khi các quốc gia như Ecuador hay Ấn Độ có tỷ lệ thu hồi gấp đôi. Điều này khiến giá thành sản xuất của chúng ta cao hơn rất nhiều.

Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần tìm cách nâng cao tỷ lệ thu hồi tôm, đồng thời giảm thiểu các yếu tố làm tăng giá thành. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ thu hồi thấp là chất lượng con giống và chất lượng nước nuôi. Hiện nay, vấn đề con giống chất lượng không ổn định và một số tôm giống vẫn còn lưu thông mà không đảm bảo chất lượng. Thêm vào đó, tình hình kênh rạch và hệ thống thủy lợi tại các vùng nuôi ở ĐBSCL cũng đang gặp khó khăn, làm tăng rủi ro nhiễm bệnh.

Trong tình hình hiện tại, chúng ta cần đầu tư cải tạo lại hệ thống thủy lợi, đặc biệt là xây dựng các kênh cấp nước và thoát nước riêng biệt để tránh tình trạng nhiễm bệnh chéo. Đây là một yếu tố quan trọng giúp tăng hiệu quả nuôi tôm và giảm giá thành sản xuất. Tuy nhiên, việc cải tạo hệ

Tôi luôn cố gắng tạo nên một môi

trường làm việc hài hòa cho Sao

Ta, nơi mọi người cùng đồng lòng

vượt qua khó khăn. Tinh thần này

không chỉ là giá trị cốt lõi trong nội

bộ Sao Ta mà còn được lan tỏa ra

cộng đồng ngành tôm Việt Nam

TS. Hồ Quốc Lực

thống thủy lợi hiện có đang gặp phải nhiều khó khăn, nhất là trong việc quy hoạch và đầu tư.

Một ví dụ điển hình là tỉnh Bạc Liêu, nơi đã cải tạo các hệ thống kênh rạch để cải thiện chất lượng nước nuôi tôm, đồng thời giảm thiểu rủi ro nhiễm bệnh. Nếu Bạc Liêu làm được, tôi tin rằng các tỉnh khác cũng có thể làm được, miễn là có sự quyết tâm và đầu tư đúng hướng.

Trong bối cảnh hiện nay, việc giảm giá thành sản xuất là một yếu tố then chốt để tăng tính cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế. Nếu chúng ta có thể cải thiện những yếu tố này, giá trị gia tăng từ việc chế biến tôm sẽ được duy trì và phát triển mạnh mẽ hơn, giúp sản phẩm tôm Việt Nam có thể cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ quốc tế.

Phóng viên: Được biết đến là thị trường khó tính, Nhật Bản luôn có yêu cầu cao về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là với sản phẩm thủy sản. Trong năm 2024, Công ty CP Thực phẩm Sao Ta đã quyết định tập trung phát triển thị trường này. Điều gì đã khiến Sao Ta chọn Nhật Bản làm thị trường trọng điểm?

TS. Hồ Quốc Lực: Thực ra, cần hiểu rằng thị trường truyền thống của ngành tôm Việt

Nam không phải Hoa Kỳ mà chính là Nhật

Bản. Từ những năm 1978 - 1979, tôm Việt

Nam đã xuất khẩu sang Nhật Bản thông qua Tổng công ty Thủy sản Việt Nam. Trong khi đó, thị trường Hoa Kỳ chỉ bắt đầu mở cửa đáng kể cho tôm Việt Nam sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1995.

Sự phát triển của ngành tôm Việt Nam sau đó có sự đóng góp lớn từ thị trường Hoa Kỳ nhờ dung lượng thị trường lớn hơn và yêu cầu sản phẩm ít phức tạp hơn. Tuy nhiên, với Sao Ta, ngay từ đầu doanh nghiệp đã định hướng Nhật Bản là thị trường trọng

điểm trong suốt gần 30 năm qua.

Lý do chính nằm ở góc độ chiến lược và cơ hội của doanh nghiệp. Nhật Bản là thị trường có tiêu chuẩn cao, tập trung vào chất lượng sản phẩm và xây dựng quan hệ lâu dài, phù hợp với định hướng của Sao Ta. Dù lợi nhuận biên từ thị trường Nhật Bản có thể thấp hơn Hoa Kỳ một chút, nhưng đây vẫn là thị trường mang lại sự ổn định và giá trị bền vững cho doanh nghiệp. Việc duy trì và

phụ thuộc vào một thị trường lớn mà còn tận dụng được thế mạnh của mình trong việc cung cấp các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe.

Phóng viên: Ông đánh giá như thế nào về tiềm năng dài hạn của thị trường Nhật Bản cho các sản phẩm thủy hải sản chế biến của Việt Nam?

TS. Hồ Quốc Lực: Tình hình thị trường Nhật Bản hiện nay đang có sự cạnh tranh rất khốc liệt, nhất là sau khi chiến tranh Ukraine bùng nổ, khiến nhiều doanh nghiệp tôm Việt Nam chuyển hướng sang thị trường này. Tuy nhiên, như tôi đã chia sẻ, không phải ai cũng thành công khi vào Nhật Bản, vì thị trường này đòi hỏi sự tỉ mỉ và yêu cầu cao về thẩm mỹ và chất lượng sản phẩm.

Ngay từ những ngày đầu, Sao Ta đã xác định Nhật Bản là thị trường trọng điểm và kiên trì phát triển thị trường này cho đến nay. Điều này giúp Sao Ta hiểu rõ những yêu cầu khắt khe của thị trường Nhật Bản, từ vẻ

vượt qua những thử thách trong bối cảnh hiện nay.

Điều này cũng phản ánh một sự thật rằng nếu muốn thâm nhập vào thị trường nào, doanh nghiệp cần hiểu rõ thị trường đó. Không thể chỉ làm theo tốc độ tăng trưởng nhanh mà phải chú trọng vào chất lượng sản phẩm, rèn luyện ý thức cho người lao động, tránh sai sót và tạo ra sản phẩm có giá trị thực sự. Thị trường Nhật Bản đặc biệt ưu đãi về phương thức thanh toán với tín dụng thư không hủy ngang, giảm thiểu được rủi ro tài chính và giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và giữ vững uy tín.

Với các doanh nghiệp tôm Việt Nam nói chung, việc tham gia thị trường Nhật Bản là một cơ hội lớn, nhưng cũng đòi hỏi sự cẩn trọng, kiên trì và một chiến lược dài hạn.

Phóng viên: Làm thế nào để ngành thủy sản, đặc biệt là ngành tôm, có thể thu hút và giữ chân nhân tài trong bối cảnh thế hệ trẻ ngày càng chuộng sự linh hoạt trên thị trường lao động?

TS. Hồ Quốc Lực: Đây thực sự là một bài toán không dễ dàng. Đặc thù của ngành thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, đòi hỏi người lao động phải gắn bó lâu dài để tích lũy kinh nghiệm và nâng cao chuyên môn. Nếu làm việc ngắn hạn, họ khó đạt được hiệu quả và phát triển trong ngành này.

Hiện nay, việc thu hút nhân tài phụ thuộc nhiều vào bản lĩnh và chiến lược của từng doanh nghiệp. Mỗi khâu trong chuỗi giá trị ngành tôm, từ con giống, thức ăn đến chế biến, đều đòi hỏi đầu tư dài hạn và sự tỉ mỉ. Đây là ngành đầy tiềm năng nhưng cũng rất thách thức, đặc biệt khi so sánh với những ngành khác trong nền kinh tế. Ví dụ, khâu thức ăn hiện đang là “chiến trường” vô cùng khốc liệt, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn từ trong và ngoài nước, đặc biệt là từ Trung Quốc. Tương tự, lĩnh vực con giống cũng đang chứng kiến những sự thay đổi và cạnh tranh mạnh mẽ. Để thành công trong bất kỳ khâu nào, người lao động cần được đào tạo bài bản, có kiến thức chuyên môn sâu và kiên trì tích lũy kinh nghiệm.

Ngoài ra, để giữ chân nhân tài, doanh nghiệp cần xây dựng môi trường làm việc thuận lợi, đảm bảo cơ sở hạ tầng tốt như điện, nước và giao thông, đồng thời cung cấp các cơ hội phát triển nghề nghiệp rõ ràng. Với những người trẻ, cần tạo ra những “sân chơi” để họ thể hiện khả năng và đóng góp sáng tạo, thay vì chỉ ràng buộc họ vào các công việc cố định.

Ngành tôm cũng cần linh hoạt trong ứng phó với các biến động, đặc biệt là dịch bệnh. Người lao động không chỉ cần kiến thức mà còn phải có sự kiên nhẫn và tinh thần vượt khó, vì nuôi tôm luôn tiềm ẩn rủi ro. Nếu doanh nghiệp và người lao động cùng có tầm nhìn dài hạn, đầu tư đủ nguồn lực và xây dựng kế hoạch bài bản, tôi tin ngành này sẽ không chỉ giữ chân được nhân tài mà còn giúp họ phát huy tối đa tiềm năng.

Trân trọng cảm ơn ông!

“Vua tôm giống”

Lương Thanh Văn

Việt Úc đã nỗ lực hơn 20 năm để thực hiện sứ mệnh

“Vì Người ViệtNâng Tầm Tôm Việt”.

PV: Chúng tôi được biết, trước khi trở về Việt Nam, ông

đã rất thành công tại Australia với một công ty trong lĩnh vực

xử lý ảnh. Điều gì đã thôi thúc

ông gác lại sự nghiệp đó, trở về quê hương và gắn bó với

ngành thủy sản?

Ông Lương Thanh Văn: Tôi

đặt chân đến Australia năm 18 tuổi và bắt đầu cuộc sống nơi

đất khách. Trong những năm

đầu, tôi làm việc trong ngành may mặc, trước khi chuyển sang lĩnh vực xử lý ảnh và gắn bó với ngành này suốt 25 năm.

Đó là thời kỳ hoàng kim của rửa ảnh truyền thống. Nhưng khi công nghệ kỹ thuật số bùng nổ, thị trường này nhanh chóng thu hẹp, buộc tôi phải tìm kiếm một hướng đi mới.

Trong một lần về quê Bạc Liêu ăn Tết, tôi bất ngờ trước cảnh

người dân “đua nhau” nuôi

tôm. Nhìn bà con vất vả mưu sinh, tôi nhận ra đây không chỉ là một nghề truyền thống mà

còn mang tiềm năng rất lớn

trong tương lai. Tôi tự hỏi:

“Tại sao không thử sức với nghề nuôi tôm?”, nếu làm tốt, tôi không chỉ mở ra con đường mới cho mình mà

còn góp phần giúp bà con cải thiện đời sống, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Năm 2001, tôi quyết định khởi nghiệp với con tôm. Khi đó, tôm sú vẫn là đối tượng nuôi chủ lực. Sau này, khi tôm thẻ chân trắng trở nên phổ biến, tôi chuyển hướng tập trung vào giống tôm này. Tôi bắt đầu từ con giống, vì theo tôi, con giống là “linh hồn” của vụ nuôi, quyết định hơn 50% thành công. Như bà con vẫn thường nói: “Nhất giống, nhì thức” để nhấn mạnh vai trò cốt lõi của con giống trong nghề nuôi tôm.

Dù không xuất thân từ ngành thủy sản, tôi luôn nỗ lực học hỏi từ các chuyên gia và viện nghiên cứu trong và ngoài nước, chủ động mời chuyên gia về chuyển giao công nghệ, kỹ thuật nuôi tiên tiến, sau đó áp dụng vào thực tiễn. Đến nay, sau 23 năm gắn bó, tôi vẫn kiên định với mục tiêu cung cấp con giống chất lượng cao, giúp bà con nâng cao năng suất, phát triển bền vững và đưa ngành nuôi tôm Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế.

PV: Được mệnh danh là “Vua tôm giống”, Việt Úc đã đối mặt với những thách thức nào trong việc duy trì vị thế dẫn đầu của mình, thưa ông?

Ông Lương Thanh Văn:

Ngành tôm là một lĩnh vực tiềm năng nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt trong mảng con giống. Với đặc tính sinh học phức tạp, giống tôm rất nhỏ và sống dưới nước, việc kiểm soát chưa bao giờ là dễ dàng. Thành công phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như môi trường, dịch bệnh và cả những biến động thị trường khó lường.

Khi mới bước vào nghề, tôi

đã đối mặt với vô vàn khó khăn. Nghề này đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và không ngừng học hỏi. Đã có lúc tôi muốn bỏ cuộc. Thời

điểm ấy, ở Việt Nam, kỹ thuật nuôi tôm còn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm dân gian, thiếu

sự hỗ trợ của khoa học công nghệ hiện đại.

Tôi nhận ra rằng, để thành công, không thể dựa vào lối mòn cũ mà phải thay đổi. Đam mê là quan trọng, nhưng chưa đủ; điều cần thiết hơn là quyết tâm và tinh thần học hỏi không ngừng. Tôi dành nhiều thời gian nghiên cứu, mời các chuyên gia trong và ngoài nước chuyển giao công nghệ, từng bước áp dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật vào thực tiễn.

Có không ít người từng thành công trong nghề nuôi tôm nhưng sau đó thất bại vì không chịu thay đổi. Họ bám víu vào thành công cũ, không kịp thời cập nhật công nghệ mới trong khi thế giới luôn vận động. Muốn đi đường dài với nghề này, điều tiên quyết là đam mê, quyết tâm, tinh thần học hỏi và đặc biệt là dám thay đổi.

Chỉ khi mạnh dạn cải tiến, áp dụng công nghệ hiện đại, chúng ta mới có thể vượt qua thách thức và phát triển bền vững. Ngành tôm Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng và tôi tin rằng với sự đổi mới và quyết tâm, chúng ta có thể

“Việt Úc - Tập đoàn đầu tiên sở hữu

và đầu tư chuỗi giá trị ngành Tôm khép kín. Chúng tôi luôn chủ động đường nguồn cung con giống, thương phẩm/thành phẩm, thức ăn và chuỗi sản phẩm giá trị gia tăng”.

vươn xa hơn trên bản đồ thủy sản thế giới.

PV: Về cá nhân ông, khi nhìn lại quá trình hoạt động

trong ngành thủy sản, có

thành tựu nào đặc biệt khiến

ông cảm thấy tự hào? Ông có

thể chia sẻ thêm về những

thành tựu đó và cách mà

chúng tạo ra giá trị khác biệt

đối với cộng đồng?

Ông Lương Thanh Văn:

Một trong những quyết định

mà tôi tự hào nhất chính là

việc chủ động sản xuất tôm bố

mẹ ngay tại Việt Nam. Trước

đây, ngành tôm nước ta gần

như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn tôm bố mẹ nhập khẩu

từ nước ngoài. Thời điểm đó, giá trị xuất khẩu của ngành

tôm đã lên đến 2 - 3 tỷ USD, nhưng chúng ta lại không có

quyền chủ động.

Khi nhập khẩu tôm bố mẹ từ

nước ngoài, rủi ro rất lớn. Chúng ta không thể kiểm tra chất lượng

Nhìn lại, tôi thực sự tự hào vì quyết định đó. Không chỉ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, mà quan trọng hơn, nó còn tạo ra giá trị khác biệt cho cộng đồng người nuôi tôm, đảm bảo sự chủ động và an toàn cho toàn ngành trong những giai đoạn khó khăn nhất.

PV: Theo ông, vấn đề lớn nhất mà ngành sản xuất tôm giống Việt Nam đang gặp phải là gì?

trước khi mua, mà chỉ đến khi nhận hàng mới biết được tình trạng của tôm. Điều này tiềm ẩn

nhiều nguy cơ đối với cả người nuôi và doanh nghiệp.

Tôi nhận ra nếu không tự chủ

được nguồn tôm bố mẹ, chúng ta sẽ mãi phụ thuộc và chịu thiệt thòi. Vì vậy, tôi đã tìm đến

các viện nghiên cứu. Tại đây, chúng tôi hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất tôm bố mẹ.

Đến nay, Việt Úc là tập đoàn

đầu tiên và duy nhất tại Việt

Nam làm chủ được nguồn tôm

bố mẹ trong nước.

Quyết định này không chỉ

giúp chúng tôi chủ động hơn

mà còn giảm thiểu rủi ro cho cả ngành. Điển hình như trong

đại dịch COVID-19, khi các

tuyến giao thông quốc tế bị

cắt đứt, việc nhập khẩu tôm bố

mẹ gần như bất khả thi. Nhưng

nhờ có nguồn tôm bố mẹ được sản xuất trong nước, chúng tôi vẫn đảm bảo được sự ổn định, không bị gián đoạn.

Ông Lương Thanh Văn: Thách thức lớn nhất hiện nay đối với ngành sản xuất tôm giống Việt Nam chính là dịch bệnh. Tuy khó giải quyết, nhưng vấn đề này hoàn toàn có thể khắc phục nếu chúng ta thực hiện đúng quy trình. Việc đảm bảo an toàn sinh học là yếu tố then chốt, cùng với việc lựa chọn những gia đình tôm có khả năng kháng bệnh tốt để đảm bảo con giống sạch bệnh, khỏe mạnh và phát triển ổn định.

Trước đây, khi tôi mới trở về Việt Nam, số loại bệnh tôm chỉ có một vài loại, nhưng hiện tại đã lên tới hàng chục, trong khi điều kiện môi trường và thời tiết ngày càng khắc nghiệt. Điều này yêu cầu người nuôi tôm phải linh hoạt và liên tục cải tiến phương pháp sản xuất.

Ecuador hiện đang nuôi tôm theo phương pháp quảng canh với mật độ thấp, giúp giảm chi phí và có lợi thế về sản lượng cũng như giá thành. Điều này tạo áp lực không nhỏ đối với các quốc gia xuất khẩu tôm, trong đó có Việt Nam. Để cạnh tranh, chúng ta cần tập trung vào nâng cao chất lượng con giống, tối ưu hóa tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống. Mặc dù vậy, ngành sản xuất tôm giống Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể. Trong những chuyến công tác quốc

tế, tôi nhận thấy chất lượng tôm giống của chúng ta không thua kém gì so với các nước khác.

Nhiều công ty Việt Nam đã thực hiện những cải tiến đáng chú ý, giảm dần việc sử dụng hóa chất và kháng sinh, chuyển sang phương pháp nuôi tôm bền vững, thân thiện với môi trường. Đây là tín hiệu rất tích cực.

Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, tôi tin rằng nếu không đầu tư vào nghiên cứu và ứng dụng công nghệ ngay từ bây giờ, chúng ta sẽ bị bỏ lại phía sau.

Giá thành nuôi tôm hiện tại ở

Việt Nam còn cao chủ yếu do rủi ro trong quá trình nuôi và tỷ lệ sống chưa ổn định. Vì vậy, việc kiểm soát và nâng cao tỷ

lệ sống là mục tiêu quan trọng mà chúng tôi, tại Việt Úc, đang tập trung giải quyết. Đây là yếu

tố quyết định sự bền vững và sự phát triển của ngành tôm Việt Nam trong tương lai.

Nếu chúng ta thực hiện đúng quy trình, đảm bảo chất lượng con giống và duy trì hướng đi bền vững, tôi tin rằng tôm Việt Nam sẽ vươn tầm quốc tế. Khi đó, người tiêu dùng toàn cầu sẽ biết

đến tôm Việt Nam như một biểu tượng của chất lượng và uy tín.

PV: Việt Úc là Tập đoàn

đầu tiên khép kín chuỗi giá trị ngành tôm với các sản phẩm và dịch vụ chất lượng, đáp

ứng được yêu cầu của những

thị trường khó tính trên thế

giới. Trong những năm qua, Việt Úc đã thực hiện những

bước đi cụ thể nào để hiện

thực hóa thành công mô hình

chuỗi khép kín này?

Ông Lương Thanh Văn: Hiện

tại, Việt Úc đang phát triển

mạnh mẽ theo hướng khép kín

chuỗi giá trị ngành tôm, từ tôm

bố mẹ, tôm giống, tôm thịt, nhà

máy thức ăn cho đến nhà máy

chế biến. Nhờ mô hình này, mỗi con tôm khi đến tay người

tiêu dùng đều có thể được truy

xuất nguồn gốc rõ ràng, từ đó

đảm bảo chất lượng và đáp ứng

những tiêu chuẩn khắt khe của

thị trường quốc tế.

Việc khép kín chuỗi giá trị

không chỉ giúp nâng cao chất

lượng sản phẩm mà còn tạo điều

kiện kiểm soát chặt chẽ từng giai

đoạn sản xuất. Đây là điều mà

một số ngành ở các nước tiên

tiến đã làm từ lâu, nhưng trong

lĩnh vực tôm thì vẫn chưa được

chú trọng đầy đủ, dù giá trị kinh

tế của con tôm rất lớn.

Tôi tin rằng xu hướng này là

bước đi tất yếu cho ngành tôm

Việt Nam trong tương lai. Người

tiêu dùng ngày nay, đặc biệt là

thế hệ trẻ, quan tâm nhiều hơn

đến sức khỏe và chất lượng

thực phẩm. Họ muốn biết sản

phẩm mình sử dụng đến từ đâu

và được sản xuất như thế nào.

Điều này đặt ra yêu cầu cao hơn

về việc minh bạch hóa và truy

xuất nguồn gốc trong toàn bộ

quy trình sản xuất.

Ngoài ra, với thực trạng môi trường ngày càng xấu đi, việc nuôi tôm theo phương pháp chủ động, kiểm soát chặt chẽ thức

ăn và môi trường sống là cách

duy nhất để đảm bảo an toàn và chất lượng cao.

Vì vậy, việc Việt Úc tiên phong xây dựng chuỗi giá trị khép kín không chỉ là một chiến lược dài

hạn, mà còn là bước đột phá, góp phần đưa ngành tôm Việt

Nam sẵn sàng cạnh tranh và đáp ứng các yêu cầu ngày càng

khắt khe của thị trường quốc tế.

PV: Trong bối cảnh ngành tôm đang gặp nhiều khó khăn, ông có thể đưa ra một số giải pháp cụ thể mà các doanh nghiệp sản xuất tôm giống có thể áp dụng để tối ưu hóa chi

phí trong quá trình sản xuất mà vẫn đảm bảo chất lượng con giống?

Ông Lương Thanh Văn: Trong bối cảnh ngành tôm đang đối mặt với nhiều thách thức về chi phí sản xuất và chất lượng con giống, việc tối ưu hóa quy trình sản xuất là điều cần thiết. Tuy nhiên, để giảm giá thành mà vẫn đảm bảo chất lượng con giống, các doanh nghiệp cần áp dụng những giải pháp khoa học và công nghệ hợp lý. Một trong những giải pháp quan trọng là cải thiện di truyền, thông qua việc chọn lọc những con tôm bố mẹ có đặc điểm vượt trội như khả năng ăn ít, tăng trưởng nhanh và hấp thu dinh

dưỡng tốt. Nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại, chúng ta có thể

xác định và nhân giống những

dòng tôm có bộ gen tối ưu, từ đó nâng cao hiệu suất nuôi.

Giảm giá thành không có nghĩa là giảm chất lượng, mà cần phải xuất phát từ việc lựa chọn giống tốt nhất, đảm bảo tôm có khả năng hấp thu dinh

dưỡng hiệu quả và tăng trưởng nhanh chóng. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình sản xuất.

Bên cạnh đó, việc áp dụng các công nghệ tiên tiến trong quản lý sản xuất, tối ưu hóa quy trình nuôi và kiểm soát

dịch bệnh cũng là những yếu tố then chốt để vừa nâng cao chất lượng con giống, vừa đảm bảo lợi nhuận và duy trì sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

PV: Dựa trên kinh nghiệm của mình, ông có lời khuyên nào dành cho những cá nhân đang có mong muốn tham gia và phát triển trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản không, thưa ông?

Ông Lương Thanh Văn: Nuôi trồng thủy sản là một lĩnh vực

đầy tiềm năng nhưng cũng đòi hỏi nhiều nỗ lực, kiến thức và sự hợp tác chặt chẽ. Với những ai muốn tham gia và phát triển trong ngành này, tôi có một số lời khuyên như sau: Trước hết, cần học hỏi và hiểu sâu về lĩnh vực này. Nuôi tôm, chẳng hạn, không chỉ đơn giản là thả giống và cho ăn mà còn liên quan đến việc quản lý an toàn sinh học, bảo vệ môi trường nuôi và áp dụng các kỹ thuật hiện đại. Hiểu biết là chìa khóa để thành công và giảm thiểu rủi ro trong quá trình sản xuất. Thứ hai, tôi cho rằng sự hợp tác giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân là rất quan trọng. Nhà nước nên hỗ trợ thông qua các viện nghiên cứu, trường đại học và tổ chức các chương trình hướng dẫn dễ hiểu để cung cấp kiến thức cho người nuôi. Đồng thời, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh việc phổ biến kỹ thuật nuôi tôm an toàn và bền vững. Thứ ba, chi phí đầu tư công nghệ hiện nay rất cao, điều này tạo ra nhiều thách thức cho người dân. Vì vậy, vai trò của nhà nước không chỉ là hỗ trợ về công nghệ mà còn cần mở rộng thị trường, tháo gỡ các rào cản thủ tục và quy định để giúp sản phẩm thủy sản Việt Nam cạnh tranh tốt hơn trên thị trường quốc tế.

Cuối cùng, thế hệ trẻ cần mạnh dạn tiếp cận công nghệ mới, đổi mới cách làm và sẵn sàng thay đổi. Khi tất cả các bên cùng phối hợp, từ nhà nước, doanh nghiệp đến người dân, tôi tin rằng chúng ta có thể xây dựng một ngành nuôi trồng thủy sản bền vững và hiệu quả.

Trân trọng cảm ơn ông!

Tập đoàn Thủy sản Minh Phú

quy hoạch thủy lợi và ngành tôm

theo hướng thuận thiên

Tại Hội nghị Diễn đàn

Quốc tế Phát triển Bền

vững vùng ĐBSCL lần

II năm 2024, với chủ đề

“Công nghiệp hóa - Hiện

đại hóa: Động lực cho

Phát triển Bền vững vùng

ĐBSCL”, diễn ra ngày

29/11/2024 tại TP. Cần Thơ,

ông Lê Văn Quang, Chủ tịch

HĐQT Công ty Cổ phần Tập

đoàn Thủy sản Minh Phú,

đã trình bày kế hoạch

“Quy hoạch lại hệ thống

thủy lợi và ngành tôm

ĐBSCL theo hướng tiếp

cận thuận thiên”.

ĐBSCL, với tiềm năng phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Vùng đã thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong nhiều năm qua, đạt được các thành tựu đáng kể, góp phần thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội của khu vực. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, ĐBSCL đang đối mặt với nhiều thách thức do biến đổi khí hậu và các biến động kinh tế toàn cầu. Để vượt qua các khó khăn này, ngoài các chính sách hiệu quả, cần phải tăng cường sự hợp tác giữa các cấp chính quyền, doanh nghiệp, các tổ chức nghiên cứu - giáo dục và cộng đồng. Tại hội nghị, ông Lê Văn Quang đã trình bày chi tiết kế hoạch phát triển “Quy hoạch lại hệ thống thủy lợi và ngành tôm ĐBSCL theo hướng tiếp cận thuận thiên”, với mục tiêu thích ứng với biến

thời, kế hoạch cũng chú trọng phát triển ngành tôm bền vững, nâng cao tỷ lệ sống, giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận cho người nuôi. Một phần quan trọng trong kế hoạch là chuyển

đổi các vùng đất trồng lúa và nuôi tôm kém hiệu quả thành các khu nuôi tôm công nghiệp quy mô lớn, từ 300 đến 10.000 ha. Những khu vực này sẽ được trang bị hệ thống đường ống cấp nước biển hiện đại và áp dụng công nghệ sinh học Minh Phú Bio 5 trong 1, giúp tăng giá bán tôm lên 20% và tỷ lệ sống lên đến 90%.

Công nghệ nuôi tôm sinh học Minh Phú Bio sẽ được ứng dụng để cải tạo các khu nuôi tôm công nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất. Tỷ lệ sống của tôm đạt 80%, cao hơn nhiều so với các phương pháp nuôi truyền thống. Diện tích mặt nước thả giống cũng

Quy hoạch Khu phức hợp tôm tại mỗi tỉnh ven biển ĐBSCL

giúp kiểm soát tốt môi trường nuôi. Công nghệ này giảm chi phí sản xuất tới 50% và tăng lợi nhuận từ 10 - 20% so với mô hình nuôi tôm cũ.

Ngoài ra, các khu vực ven biển quanh năm mặn sẽ được quy hoạch thành các khu nuôi tôm sú quảng canh và quảng canh cải tiến theo mô hình Ecuador. Mỗi ao nuôi tôm sẽ có diện tích từ 7 - 10 ha, và các hộ dân sẽ được liên kết thành tổ hợp tác, tạo thành các hợp tác xã (HTX) kiểu mới để tăng cường hiệu quả sản xuất và cải thiện thu nhập.

Mô hình tôm lúa cũng sẽ được triển khai, với

mùa mưa nuôi tôm càng xen lúa, và mùa khô nuôi tôm sú trong điều kiện nước lợ. Mỗi ruộng

lúa kết hợp với ao nuôi tôm có diện tích từ 710 ha, giúp tối ưu hóa đất đai và nâng cao hiệu

quả kinh tế.

Bên cạnh đó, kế hoạch phát triển khu phức

hợp tôm tại các tỉnh ven biển ĐBSCL sẽ bao

gồm khu công nghiệp chế biến tôm, khu công

nghiệp phụ trợ, khu đô thị dân cư và khu nuôi tôm công nghiệp. Đây là một phần của chiến lược phát triển kinh tế bền vững và nâng cao giá trị sản phẩm tôm.

Để hỗ trợ phát triển nông nghiệp và thủy sản, các cụm hồ chứa nước sẽ được quy hoạch với diện tích từ 300 – 10.000 ha. Mục tiêu của các cụm hồ này là cung cấp nước ngọt, chống lũ cho ĐBSCL, cung cấp nước sinh hoạt cho toàn bộ khu vực, đồng thời tạo ra môi trường thuận lợi cho việc nuôi cá nước ngọt. Địa điểm xây dựng các hồ chứa nước sẽ được lựa chọn tại các vùng giáp biên giới Campuchia và các vùng đất chua phèn khó trồng lúa. Phương thức triển khai bao gồm việc

đặt hệ thống đường ống âm dưới đáy các con sông, kéo hệ thống ống cung cấp nước đến các tỉnh trong khu vực ĐBSCL.

Oanh Thảo

Chỉnh sửa hệ gen

Tương lai bền vững cho ngành tôm toàn cầu

TS. John Buchanan, CEO của Trung tâm Công nghệ Nuôi trồng Thủy sản (CAT), chia sẻ về vai trò quan trọng của chỉnh sửa hệ gen trong

việc giải quyết thách thức dịch bệnh và nâng cao năng suất, đồng thời mở ra cơ hội phát triển bền vững cho ngành tôm toàn cầu.

Phóng viên: Di truyền học có thể giải quyết những thách thức mà ngành tôm

đang đối mặt và hỗ trợ sự phát triển bền vững của ngành như thế nào, thưa ông?

TS. John Buchanan: Di truyền học đã tạo ra những bước tiến vượt bậc, giúp ngành tôm đối phó hiệu quả với nhiều thách thức. Chẳng hạn, các bệnh như virus Hội chứng Taura (TSV) từng là mối lo lớn nay đã được kiểm soát nhờ các tiến bộ về mặt di truyền. Bên cạnh đó, việc chọn lọc giống dựa trên nền tảng di truyền đang hỗ trợ đáng kể trong việc cải thiện tốc độ tăng trưởng, tăng cường khả năng chống chịu bệnh và tối ưu hóa năng suất, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành.

Các công nghệ chọn giống tiên tiến, đặc biệt là chọn lọc theo hệ gen, đang và sẽ tiếp tục mang lại những tác động lớn trong việc nâng cao các chỉ số hiệu suất nuôi tôm như tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn. Di truyền học không chỉ tạo ra những cải tiến đáng kể mà còn tích lũy qua từng thế hệ, với mỗi thế hệ kế thừa và phát triển dựa trên thành tựu của thế hệ trước –tương tự như cách lãi suất kép hoạt động trong đầu tư. Điều này không chỉ nâng cao chất lượng tôm giống mà còn mang lại lợi tức đầu tư rõ ràng và bền vững cho ngành. Công nghệ chỉnh sửa hệ gen hứa hẹn mang đến bước đột phá cho ngành tôm, cho phép tái tạo một cách chính xác và nhanh chóng các biến đổi di truyền tự nhiên mà các phương pháp lai tạo truyền thống

không thể đạt được. Nhờ áp dụng các công nghệ này, các nhà sản xuất tôm có thể tối ưu hóa năng suất, tăng cường khả năng kháng bệnh và nâng cao tính bền vững tổng thể. Điều này giúp ngành đạt được hiệu quả cao hơn với ít nguồn lực hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và

cạnh tranh trong tương lai.

Tại CAT, cơ sở hiện đại của chúng

tôi được trang bị phòng thí nghiệm

chỉnh sửa hệ gen tiên tiến cùng

không gian bể nuôi mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho

việc nghiên cứu chuyên sâu

về tôm. Hạ tầng này đã giúp

chúng tôi đạt được những

bước tiến vượt bậc trong

cải thiện hiệu suất di

truyền và công nghệ

chỉnh sửa hệ gen, đồng thời hướng đến mục tiêu phát triển chương

trình chọn giống thế hệ mới, góp phần nâng cao tính bền vững và hiệu quả cho ngành tôm.

Phóng viên: Theo ông, đầu tư vào cải thiện di truyền giúp người nuôi tôm như thế nào, đặc biệt khi giá tôm đang giảm thấp?

TS. John Buchanan: thiện di truyền mang lại lợi thế chiến

 TS. John Buchanan

lược cho người nuôi tôm, ngay cả khi giá tôm giảm thấp. Các tiến bộ trong di truyền học giúp cải thiện những đặc tính quan trọng như tốc độ tăng trưởng, khả năng kháng bệnh và hiệu quả chuyển hóa thức ăn. Những cải tiến này không chỉ giúp giảm chi phí mà còn tối đa hóa sản lượng, qua đó bù đắp cho những biến động của thị trường. Ngoài ra, đầu tư vào di truyền còn đảm bảo lợi nhuận lâu dài, giúp người nuôi duy trì tính cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tôm toàn cầu một cách bền vững. Nhờ đó, ngành tôm có thể phát triển ổn định và thịnh vượng, dù trong những giai đoạn khó khăn.

Phóng viên: Làm thế nào để các tiến bộ di truyền toàn cầu có thể được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu cụ thể của thị trường nuôi tôm Việt Nam, đặc biệt là trong các đặc tính quan trọng đối với

người nuôi địa phương?

TS. John Buchanan: Để điều chỉnh hiệu quả các tiến bộ di truyền toàn cầu cho phù

hợp với nhu cầu của thị trường nuôi tôm

Việt Nam, cần tập trung vào những đặc tính

được người nuôi địa phương đánh giá cao.

Những đặc tính này thường bao gồm:

Khả năng kháng bệnh: Việc ưu tiên

chọn giống tôm có khả năng kháng các bệnh phổ biến ở Việt Nam, như virus Hội chứng đốm trắng (WSSV) và Hội chứng chết sớm (EMS), giúp

giảm tỷ lệ tử vong và nâng cao năng suất sản xuất.

Tốc độ tăng trưởng nhanh: Phát triển giống tôm có tốc độ tăng trưởng nhanh giúp rút

ngắn chu kỳ sản xuất, tăng sản lượng và nâng cao lợi nhuận cho người nuôi.

Hiệu quả sử dụng thức ăn:

Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi

thức ăn (FCR) giúp giảm chi

phí thức ăn. Việc chọn giống

có hiệu quả FCR tốt hơn có

thể mang lại lợi ích kinh tế

đáng kể.

Khả năng chịu căng thẳng:

Tôm nuôi ở Việt Nam thường

phải đối mặt với các yếu tố

căng thẳng môi trường, như

biến động chất lượng nước và

nhiệt độ. Chọn giống tôm có khả

năng chịu căng thẳng tốt sẽ giúp tăng tỷ lệ sống và cải thiện hiệu suất tổng thể.

Hiệu quả sinh sản: Cải thiện các đặc tính sinh sản như khả năng sinh sản và tỷ lệ sống của ấu trùng có thể nâng cao sản lượng từ các trại giống, đảm bảo nguồn giống chất lượng cao ổn định.

Để đạt được những mục tiêu này, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà nghiên cứu quốc tế, các nhà khoa học địa phương và người nuôi tôm. Việc chia sẻ kiến thức và tài nguyên sẽ giúp xác định và chọn lựa những đặc tính quan trọng nhất trong các quần thể tôm Việt Nam. Thêm vào đó, các công nghệ di truyền tiên tiến như chọn lọc theo hệ gen có thể đẩy nhanh quá trình chọn giống và cho phép chọn lựa chính xác các đặc tính mong muốn.

Bằng cách tập trung vào những đặc tính quan trọng này và tận dụng các tiến bộ di truyền toàn cầu, người nuôi tôm Việt Nam có thể cải thiện hiệu quả sản xuất, giảm rủi ro và nâng cao tính bền vững cho hoạt động nuôi tôm của mình.

Phóng viên: Đâu là những thách thức chính mà công nghệ chỉnh sửa hệ gen vẫn phải đối mặt, cả về mặt khoa học và việc áp dụng trong ngành công nghiệp, cũng như quy trình phê duyệt quy định?

Dr. John Buchanan: Về mặt khoa học, một trong những trở ngại lớn là sự phức tạp khi áp dụng các công cụ chỉnh sửa hệ gen, như CRISPR, ở quy mô thương mại. Việc này đòi hỏi phải kiểm soát chính xác các

thay đổi di truyền để tránh các tác dụng không mong muốn, đồng thời tích hợp cẩn thận vào các chương trình lai tạo hiện tại để duy trì các tiến bộ di truyền. Bên cạnh đó, việc triển khai công nghệ chỉnh sửa di truyền để tạo ra giá trị cho các bên liên quan từ nghiên cứu đến thương mại hóa cũng là một thách thức.

Trong ngành tôm, sinh học của loài này ít thích hợp với chỉnh sửa hệ gen hơn so với các loài cá như cá hồi Đại Tây Dương, điều đó ảnh hưởng đến cả nghiên cứu giai đoạn đầu và khả năng áp dụng chỉnh sửa trong sản xuất thương mại. Tuy nhiên, đội ngũ của chúng tôi đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc giải quyết vấn đề này. Mặc dù các quốc gia như Brazil và Nhật Bản đã phê duyệt các ứng dụng chỉnh sửa hệ gen, nhiều khu vực khác vẫn còn dè dặt và chậm trễ trong việc chấp nhận công nghệ này, do sự khác biệt về quy định, quan điểm của công chúng và các vấn đề đạo đức liên quan.

Dù vậy, triển vọng của công nghệ chỉnh sửa hệ gen vẫn rất lạc quan. Khi ngày càng nhiều quốc gia nhận thấy tiềm năng của công nghệ này trong việc thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, các khuôn khổ pháp lý dự kiến sẽ được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng rộng rãi và tích hợp vào ngành tôm.

Trân trọng cảm ơn ông!

Thành viên của đội ngũ Trung tâm Công nghệ Nuôi trồng Thủy sản (CAT) có trụ sở tại
San Diego

Xuân xanh

TƯƠNG LAI XANH

VIETSHRIMP 2025 diễn ra ở TP

Cần Thơ trong tháng 3/2025 có chủ đề XANH HÓA VÙNG

NUÔI. XANH là xu thế thế giới khi kinh tế tuyến tính, kinh tế nâu đã bộc lộ quá nhiều bất lợi và đã chuyển qua kinh tế tuần

hoàn, kinh tế xanh.

Ngày xuân nói chuyện XANH chắc chắn sẽ thêm thú vị, bởi mùa xuân là giai đoạn xanh cả đất trời, xanh đẹp nhất trong năm. Bây giờ cũng nên chú trọng từ ngữ xuân xanh thay thế cho xuân hồng, dù biết xuân hồng vẫn là xuân hồng, bởi chữ HỒNG tiêu biểu cho trăm sắc hoa đua nở khi xuân về, cho sự mong ước mọi điều tốt đẹp, trọn vẹn. Nhưng XANH tiêu biểu cho sự bền vững, trường tồn…

Trở lại chủ đề của VIETSHRIMP, đây là sự đáp ứng cần thiết và kịp thời. Chỉ có XANH HÓA VÙNG NUÔI thì con tôm, con cá - hai sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực của ta mới được người tiêu dùng quan tâm hơn và thưởng thức. Xu thế, sự đòi hỏi của các hệ thống tiêu thụ lớn trên thế giới, đi đầu ở khu vực EU, ngành thủy sản ta phải có giải pháp kiểm soát, hạn

chế, trung hòa khí thải trong quá trình khai thác, nuôi, chế biến và tiêu thụ. Trong các mắt xích chuỗi giá trị, khâu nuôi chiếm vị trí hết sức quan trọng. Quan trọng trong việc hình thành giá trị chung và quan trọng trong việc tạo ra rác thải, khí thải. Do đó, XANH HÓA VÙNG NUÔI không phải là thách thức, áp lực mà là nâng cao giá, trị, hình ảnh sản phẩm thủy sản xanh sạch của ta; nâng cao sức cạnh tranh; qua đó thuận lợi vươn tầm.

Trong thực tế, có rất nhiều giải pháp các cơ sở nuôi, chế biến đang thực nghiệm, đang ứng dụng và đã có kết quả ban đầu khá tốt, có tiếng vang. Các cơ sở nuôi biết tính toán bố trí ao nuôi sao dễ kiểm soát tình hình đáy ao, hạn chế hình thành khí độc. Các chế phẩm, tập trung chế phẩm vi sinh, được sử dụng để xử lý khí độc và phân hủy chất thải đáy ao nhanh hơn, ít gây ô

nhiễm hơn. Mật độ thả nuôi được tính toán

phù hợp từng mùa vụ, thời tiết nhằm bảo đảm môi trường tôm sinh trưởng tốt nhất, hạn chế thiệt hại, hạn chế ô nhiễm.

Các cơ sở nuôi cũng quan tâm nghiên cứu cách thức tính toán mức thức ăn cho tôm, cá trên nền tảng tính toán các yếu tố tác động tích cực (thời tiết, con giống tốt) lẫn tiêu cực (thời tiết thất thường, dịch bệnh) và từng loại thức ăn nhằm giảm thức ăn mà tôm, cá vẫn phát triển như mong muốn. Việc này không chỉ mang lợi ích kinh tế mà còn giảm phát thải từ nguồn thức ăn dư thừa nếu cho ăn không phù hợp. Giải pháp sử dụng vi sinh và thức ăn đúng dủ sẽ góp phần to lớn nhất trong hành động xanh hóa vùng nuôi.

Bên cạnh đó, các cơ sở nuôi đã ý thức chừa diện tích nuôi để xử lý nước thải, chứa bùn thải theo quy định, góp phần giảm thiểu ô nhiễm chung… Chất thải rắn từ nuôi tôm có thể dùng để nâng đáy ao trải bạt

đáy, giảm việc có thể phồng đáy và nước bên ngoài thâm nhập vào ao nuôi; chất thải rắn từ ao nuôi cá nước ngọt có thể làm nguyên liệu tạo ra phân bón, giảm thiểu ô nhiễm và tăng lợi ích.

Tôi biết công ty ABT ở Bến Tre đã thành

công trong việc lấy bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến cá tra để

làm thức ăn nuôi trùn quế và đã rất thành công. Hiện nay ABT đang tim cách xử lý

bùn thải ao nuôi cá để làm phân bón cây.

Việc này mang ý nghĩa cho cả kinh tế xanh

lẫn kinh tế tuần hoàn! Trại nuôi tôm Sao Ta

ở Sóc Trăng đã chú trọng sản xuất vi sinh

xử lý chất thải, khí thải đáy ao nuôi, thực nghiệm trong 6 năm qua, đã có kết quả khá tốt ban đầu… Những động thái, giải pháp trên góp phần hạn chế khí thải, rác thải để vùng nuôi thêm êm ả, không bị tác động xấu, góp phần xanh hóa vùng nuôi. Cơ sở nuôi tôm, nuôi cá quy mô kha khá trở lên, bây giờ đa phần đã trong quỹ đạo này. Trên là XANH chiều sâu, vùng nuôi còn XANH bề nổi. Đó là các khu rừng phòng hộ ven đê các vùng nuôi đã được chú trọng phủ xanh đều khắp và rộng mở hơn. Kết quả này, ngoài sự nỗ lực của chính quyền, người dân địa phương, còn có sự tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ và các cơ sở nuôi quanh đó.

Để biết thêm chi tiết chương trình, vui lòng liên hệ: Ban Truyền thông VietShrimp 2025Hội Thủy sản Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 3, nhà A7, số 10 Nguyễn

Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: (024) 6686 5979 - (024) 37713699

Email: vietshrimp@gmail.com

Mr. Dương Nghĩa: 0944 663 828; Ms. Đặng Nga: 0383299231

Hội thảo và phát động chủ đề nêu trên, VIETSHRIMP cũng tự làm tăng uy tín, tiếng tăm của mình. Bởi lẽ, như đã phân tích ở trên, xanh hóa vùng nuôi sẽ có nguồn nguyên liệu xanh cung ứng cho các cơ sở chế biến, là nền tảng để chúng ta có sản phẩm thủy sản xanh cung ứng các hệ thống phân phối cao cấp trên thế giới, mang lợi ích lâu dài cho ngành thủy sản nói riêng, xã hội nói chung. Qua đó cũng góp phần XUÂN XANH hơn, KHÔNG GIAN SỐNG XANH hơn và TƯƠNG LAI XANH sớm rõ nét, hiện thực hơn. Sự chung tay này, thế giới bớt lo lắng và an bình hơn, tương lai xanh bền vững hơn.

Gỡ rào cản lớn trong nuôi

biển

Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển (nuôi biển) đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045

được Thủ tướ ng Chính phủ phê duyệt tại Quyết

định 1664/QĐ-TTg ngày 4/10/2021. Cụ thể, mục tiêu nuôi biển năm 2025 đạt diện tích 280.000 ha, sản lượng 850.000 tấn, xuất khẩu 0,8 - 1 tỷ

USD; năm 2030 diện tích 300.000 ha, sản lượng

1.450.000 tấn, xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD; tầm nhìn

năm 2045 xuất khẩu 4 tỷ USD; với công nghệ

tiên tiến, quy hoạch chặt chẽ, quản lý hiện đại.

Tuy nhiên, hiện còn rào cản cần được tập trung

tháo gỡ để phát triển.

Những kết quả nuôi biển

Vùng biển nước ta rộng hơn

1 triệu km2, giai đoạn 20102023, sản lượng nuôi biển tăng

đều qua các năm, đến năm 2023 đã đạt 569.670 tấn, xuất khẩu 552 triệu USD.

Nuôi biển theo Đề án của Chính phủ nhằm phát triển toàn diện tiềm năng. Năm 2025 diện tích 280.000 ha với thể tích lồng nuôi 10 triệu m3, sản lượng 850.000 tấn. Gồm có nuôi gần bờ 270.000 ha (ven bờ 20.000 ha, bãi triều và trong đất liền 250.000 ha), thể tích lồng 8 triệu m3, sản lượng 750.000 tấn (cá biển 60.000 tấn, tôm hùm 3.000 tấn, giáp xác 57.000 tấn, nhuyễn thể 460.000 tấn, rong tảo biển 170.000 tấn); và xa bờ 10.000 ha, thể tích lồng 2 triệu m3, sản lượng 100.000 tấn (cá biển 60.000 tấn, giáp xác 10.000 tấn, nhuyễn thể 20.000 tấn, rong tảo biển 10.000 tấn).

Cục Thủy sản cho biết, nuôi biển có 2.100 loài gồm cá, nhuyễn thể, rong biển với nhiều

loài cá, tôm và bào ngư, ngao, hàu có giá trị kinh tế cao. Hiện đã có 2.060 cơ sở sản xuất và ương dưỡng giống, một năm sản xuất được 135 tỷ con giống; gồm 258 triệu con cá biển, 39 triệu con cua biển, 134 tỷ con nhuyễn thể. Công nghệ sản xuất giống các loài cá song, chim vây vàng, chẽm, hồng mỹ, giò và sủ đất đã hoàn thiện.

Bên cạnh, có 23 nhà máy sản xuất thức ăn hỗn hợp với 213 mã số thức ăn được cấp và đăng ký trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, sản lượng một năm 35.000 tấn. Nghiên cứu về thức ăn công nghiệp cho các loài cá, tôm giúp giảm phụ thuộc vào nguồn từ thiên nhiên và tăng cường hiệu quả nuôi trồng.

Rào cản lớn nhất là giao biển Đầu năm 2024, Bộ NN&PTNT cùng UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức “Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - Nhìn từ Quảng Ninh” ở thành phố Hạ Long thu hút hàng trăm đại biểu trong

Ảnh: Istock

và ngoài nước. Quảng Ninh là

địa phương ở cực Bắc nước ta với bờ biển dài 250 km và hơn

2.000 đảo lớn nhỏ, đang dẫn

đầu cả nước về nuôi biển.

Tại Hội nghị - Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam Nguyễn

Hữu Dũng cho biết, nuôi biển

ở tỉnh Quảng Ninh cũng như cả nước đang đối mặt với “một trong những khó khăn chính là đến thời điểm này, chưa địa phương nào giao được vùng biển cho doanh nghiệp và ngư dân quản lý. Đây là rào cản lớn, khiến doanh nghiệp khó có thể đầu tư do liên quan đến giấy phép và pháp lý. Nhiều doanh nghiệp đã phải đối mặt với khó khăn kéo dài nhiều năm”.

Ngày 29/8/2024, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức cuộc họp bàn việc triển khai nuôi biển. Báo cáo tại hội nghị cho biết: Quy hoạch tổng thể khai thác sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ chưa được ban hành, dẫn đến diện tích cho nuôi biển bị thu hẹp. Quy hoạch tại một số địa phương chưa hoặc thiếu không gian biển dành cho nuôi trồng thủy sản. Thủ tục cấp phép và giao biển phức tạp, rườm rà, nhiều bước trùng lặp. Mức thu tiền sử dụng khu vực biển cũng còn quá cao, gây khó khăn cho các doanh nghiệp và hợp tác xã. Nghị định số 11/2021/NĐCP ngày 10/2/2021 của Chính phủ quy định: Nuôi dưới 1 ha do huyện cấp phép giao khu vực biển; trên 1 ha trong vòng 3 hải lý và từ 3 đến 6 hải lý do cấp tỉnh; ngoài 6 hải lý do cấp bộ. Các bộ liên quan là Bộ NN&PTNT, TN&MT, KH&ĐT, KH&CN và cả Công an, Quốc phòng.

Kiến nghị tháo gỡ và kỳ vọng

Ở phía Nam đất nước, tỉnh

Kiên Giang có bờ biển dài hơn

200 km với 143 hòn đảo lớn nhỏ và năm 2020 đã triển khai

đề án phát triển nuôi biển. Qua 4 năm, có 3.870 lồng bè, thu hoạch một năm 3.910 tấn. Tốc

độ tăng bình quân hàng năm 1,65%, còn rất khiêm tốn.

Đề án nuôi biển của Kiên

Giang được 5 bộ đồng ý. Quy

hoạch vùng nuôi biển gồm thành

phố Phú Quốc, huyện Kiên Hải, một số xã đảo của thành phố Hà

Tiên và huyện Kiên Lương. Mục

tiêu năm 2030, diện tích mặt nước nuôi lồng bè 16.000 ha với

14.000 lồng bè.

Đến nay, nhiều doanh nghiệp

được tỉnh Kiên Giang trao chủ

trương đầu tư nuôi biển, tổng

diện tích mặt nước đăng ký trên

2.600 ha. Diện tích không nhiều nhưng vẫn chưa giao được khu

vực biển cụ thể nào. Bởi lẽ, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch tổng thể khai thác sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ chưa được phê duyệt. Đó là lý do doanh nghiệp chưa thể triển khai dự án vào thực tế. Ở thành phố Phú Quốc, 5 năm nay có 500 đơn đăng ký nuôi biển (trong đó có 350 hộ gia đình) đều chưa được giải quyết.

Giữa năm 2024, Kiên Giang họp bàn giải pháp tháo gỡ vướng mắc, tập trung kiến nghị phê duyệt quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch tổng thể khai thác sử dụng tài nguyên vùng bờ để khơi thông giao biển. Cần thiết phân cấp cho địa phương thực hiện.

Ở tỉnh Quảng Ninh, khôi phục sản xuất sau siêu bão Yagi càng lộ rõ rào cản nuôi biển. Việc nuôi biển trong phạm vi 3 hải

lý do huyện cấp phép giao biển khá thuận lợi. Còn ngoài 3 hải lý chỉ mới tạm giao. Giám đốc nhiều doanh nghiệp nuôi biển bày tỏ: “Cần giao biển chính

thức để đầu tư lâu dài, gắn với trách nhiệm bảo vệ biển. Thời

gian phải 30 - 50 năm chứ tạm giao 3 - 5 năm thì không thể tính toán lâu dài”.

Còn vướng mắc ở đường ranh giới giữa vùng biển 3 hải lý với 6 hải lý do Bộ TN&MT xác định. Bờ biển dài và nhiều đảo, mực nước biển lại đang thay đổi nên việc xác định đường ranh giới vô cùng phức tạp, khiến thủ tục giao biển càng khó. Do đó, một

số tổ chức, hợp tác xã ở Quảng

Ninh đã được huyện cho thuê mặt nước nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa thực hiện được các thủ tục tiếp theo để ổn định sản xuất.

Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Nguyễn Hữu Dũng thẳng thắn: “Chúng ta hay chê trách người nuôi biển làm lồng bè thô sơ, thủ công nhưng chưa đặt câu hỏi tại sao lại như thế? Vì nếu chỉ được tạm giao biển thời gian ngắn thì họ chỉ làm như vậy. Nếu giao biển 30 năm, 50 năm, họ có thể dựng cả trang trại trên biển. Nên cần phải tạo ra hành lang pháp lý phù hợp để người dân gắn chặt với vùng biển được giao, từ đó khuyến khích đầu tư công nghệ thích hợp với vùng biển để nuôi biển đạt hiệu quả kinh tế cao”. Nhiều doanh nghiệp và ngư dân kỳ vọng năm 2025, rào cản dần được tháo gỡ để phát triển công nghiệp nuôi biển, khai thác tiềm năng làm giàu đất nước.

Sáu Nghệ

CON TÔM

MỘT NĂM VẤT VẢ

Mọi việc hiện nay dường như đang đi liền với thách thức hơn là thuận lợi. Và

thách thức như ngày càng có xu hướng mạnh và rộng hơn. Nguyên nhân thì

vô cùng phức tạp, bởi lẽ “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”. Hoàn cảnh này

không chỉ đơn giản gói gọn trong nước, mà còn trải rộng hơn khi thế giới ngày

càng “phẳng” trên phạm vi khu vực, thậm chí toàn cầu.

Nhìn lại năm qua, 2024, con tôm Việt bao lượt lao đao vì sóng lớn cứ dập dồn tới.

Chúng ta tự hào con tôm ta đã vượt đại dương từ lâu, đi tới năm châu bốn biển thì cũng hiểu rằng tác động thuận - nghịch tới con tôm ta cũng có phạm vi hết sức to lớn.

Khó khăn chủ quan đáng kể là tỷ lệ nuôi thành công còn thấp, giá thành cao, góp phần làm con tôm ta đội giá thế giới, giảm sức cạnh tranh không nhỏ. Chuyện này ai cũng biết. Và ngay từ đầu năm, ngành tôm nhận thêm một khó khăn không nhỏ: Tôm nuôi đã bị dịch bệnh tấn công diện rộng, kéo dài. Tình huống này khiến tôm thu hoạch cỡ nhỏ và mùa vụ kết thúc sớm. Hậu quả “căng” hơn khi tiếp theo đó người nuôi chùng tay thả giống dù giá tôm thương phẩm phục hồi khá tốt do tác động quy luật cung cầu. Người nuôi cân nhắc giữa lợi và hại, nhất là nguồn vốn đang

cạn kiệt. Hậu quả cuối cùng là các doanh nghiệp (DN) chế biến khá vất vả ở thời điểm cuối năm để đủ nguồn hàng trả hợp đồng đúng hạn.

Khó khăn khách quan là tình hình lạm phát suy thoái còn kéo dài, sức cầu trung bình và các nguồn cung tôm lớn lại còn duy trì, khiến giá tiêu thụ thấp, dẫn tới hiệu quả nuôi tôm càng giảm sút. Một khó khăn khác cũng đáng nêu ra là diễn tiến tỉ giá hối đoái tiền đồng cũng trồi sụt thất thường, gây phiền toái cho việc cân đối hiệu quả trong kinh doanh. Thêm một nghịch cảnh không nhỏ, đó là xung đột quanh kênh đào Suez khiến giá cước tàu biển tăng chóng mặt, cũng may sau đó đã hạ nhiệt, bởi nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng không chỉ ngành tôm nước ta mà là kinh tế toàn cầu… Đang tạm “bình yên sống chung với

lũ” thì ngay cuối tháng 8, một báo cáo

của tổ chức ở Hawaii, với lời phi lộ hoa mỹ, đã nghiên cứu khá tỉ mỉ tình hình thực trạng ngành tôm Việt Nam, để dựng lên bức tranh ngành tôm rất xấu, đầy sai lệch về bản chất và lấy cái bé, không tiêu biểu, xé ra to… gây tiếng vang bất lợi. Hơn nữa, ngay sau đó các

phương tiện truyền thông lấy thông tin này để đưa ra các bài viết mang tính chủ quan, không trung thực. VASEP

đã nhanh chóng xử lý câu chuyện này với phản ứng gay gắt. Họ đã rút bài báo khỏi trang web và hứa chỉnh sửa lại cho phù hợp; nhưng hậu quả tiêu cực từ câu chuyện này không nhỏ. Bài báo cáo này xuất hiện trong bối cảnh ngành tôm đang cạnh tranh gay gắt, thậm chí mang tính chất sống còn, khiến tôi liên tưởng con cá tra ta 15 năm qua lên bờ xuống… ao ở EU cũng vì có những bài báo bêu xấu tương tự.

Tuy nhiên, đa phần những bài viết này chỉ xoáy ở những sơ suất nhỏ, xé cho to, nhằm giành lại thị trường cho sản phẩm  tương tự của bên khác. Như vậy, chúng ta cũng có căn cứ lưu tâm lới mục đích thật sự của các tình huống này để có đối sách phù hợp hơn.

Thách thức đáng kể nữa là hai vụ

kiện con tôm ta từ thị trường Hoa Kỳ.

Vụ kiện chống trợ cấp (CVD) càng

gây thêm bất lợi khi tháng 7/2024 DOC chưa công nhận nước ta có nền kinh tế thị trường, dẫn đến việc xem

xét mức thuế phải lấy số liệu từ nước thứ ba, thêm rủi ro và bất lợi. Ngày 22/10/2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố mức thuế cuối cùng CVD cho tôm Việt là 2,84%.

Đây là sự thất vọng, bởi các cơ quan và doanh nghiệp liên quan đã có rất

Sự chuẩn bị cho phát triển bền vững sẽ âm thầm tạo sức mạnh mềm, nâng tầm ngành tôm nước ta, kỳ vọng như vậy. Nhưng cái cụ thể có

được còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan, đòi hỏi sức bền, sự kiên nhẫn và nhất là tầm nhìn lâu dài của tất cả các bên tham gia chuỗi ngành hàng.

nhiều nỗ lực chứng minh, bảo vệ

mình. Chút an ủi là mức thuế CVD

của hai đối thủ tôm Ecuador và Ấn Độ

đều cao hơn ta, 3,78% và 5,77%. Về vụ kiện chống bán phá giá (AD), có

tới 3 nguyên đơn ở Hoa Kỳ. Tới tháng

3 này, DOC sẽ công bố mức thuế

sơ bộ, nhìn chung được đánh giá là

rủi ro hơn là thuận lợi. VASEP đang

có sách lược ứng xử dự phòng tình huống không tốt xảy ra, nghĩa là mức

thuế cuối cùng của vụ kiện AD không

như ý. Rất may, các DN tôm đều đồng

lòng hưởng ứng, chung vai. Hy vọng

sẽ có cái kết có hậu. Câu chuyện

này làm nhiều người liên tưởng câu: “Muốn đi xa hãy đi cùng nhau…”.

Nói đi cũng nên nói lại, con tôm năm

qua cũng có lợi thế may mắn. Giữa

quý III, đồng Yên Nhật phục hồi mạnh

mẽ dẫn tới sức mua cải thiện. Tôm ta

Ảnh: PTC

chiếm thị phần lớn nhất ở đây. Ngành

tôm Ấn Độ có không ít sai sót trong

kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm

cũng như tai tiếng trong sử dụng lao

động vị thành niên trong chuỗi cung

ứng ngành hàng này khiến các hệ

thống phân phối lớn trên thế giới tìm

về nguồn cung từ tôm Việt, dù giá cao hơn nhưng an toàn hơn; khiến đơn

hàng tôm ta tăng khá tốt. Đây cũng là

một yếu tố góp phần khiến kim ngạch

xuất khẩu năm 2024 tăng hai con số so năm trước, đồng thời minh chứng

cho câu: “Cái bất lợi của đối thủ là cái lợi của mình…”. Diễn biến tỷ giá ở quý cuối năm cũng có lợi cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu.

Trên là yếu tố khách quan. Về chủ quan, Chính phủ, ngành liên tục có sự quan tâm cho ngành thủy sản nói chung, con tôm nói riêng, nhất là xu thế tiến tới cân bằng phát thải, các doanh nghiệp đều có ý thức và có hành động ứng xử. Đó là một điểm sáng, làm tăng sức thuyết phục, sức cạnh tranh tôm ta trên trường quốc tế. Trên bước đường tất yếu đó, các doanh nghiệp tôm thêm ấm lòng, thêm hiểu biết khi được các tổ chức liên quan chia sẻ, cùng nâng bước. Ví dụ, Hội Thủy sản, VASEP đều chú trọng nội dung thời sự này cho các hội thảo của mình, như ở Vietfish, ở VietShrimp… Bên cạnh đó, các mắt xích chuỗi ngành hàng con tôm cũng nỗ lực nâng tầm của mình, theo đuổi mục tiêu chung này như thức ăn tôm giảm phát thải; như chế phẩm vi sinh nuôi tôm giảm khí thải; như cải thiện điều kiện cơ sở vật chất và phúc lợi nhân sự để đạt những chuẩn mực cao nhất, đáp ứng yêu cầu các hệ thống phân phối tiêu thụ lớn…  Một năm trôi qua với bao khó khăn diễn ra, có những cái khó còn kéo dài và không nhỏ. Người nuôi tôm

còn quá nhiều trăn trở trên đồng nuôi ít màu sắc của mình; các mắt xích khác cũng không ít vất vả trong việc thực hiện kế hoạch hoạt động của mình vì tác động từ thách thức nêu trên. Các doanh nghiệp tôm cũng khá ê ẩm vì khó khăn kéo dài, tài chính diễn biến không thuận lợi… Tuy nhiên, kết quả kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khá cũng là niềm an ủi nho nhỏ, nói lên sự nỗ lực hết lòng của toàn ngành. Về chiều sâu, sự chuẩn bị cho phát triển bền vững sẽ âm thầm tạo sức mạnh mềm, nâng tầm ngành tôm ta, kỳ vọng như vậy. Nhưng cái cụ thể có được còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan; đòi hỏi sức bền, sự kiên nhẫn và nhất là tầm nhìn lâu dài của tất cả các bên tham gia chuỗi ngành hàng. Trước mắt, có lẽ chúng ta nên tận hưởng không khí hân hoan Xuân về Tết đến, tích năng lượng tích cực cho chặng đường tiếp theo…

Ảnh: PTC
Ảnh:
Duy Khang

TÌNH PHỤ TỬ

TRÊN SÓNG BIỂN TỔ QUỐC

Từ mảnh đất Thái Hưng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái

Bình, nơi những con người bao đời bám biển, sống nghĩa

tình, kiên trung, đã có một gia đình mà cả hai thế hệ

cùng khoác lên mình màu áo Cảnh sát biển. Đó là Thiếu

tá Quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) Vũ Khắc Trọng và

Trung úy QNCN Vũ Khắc Trung, hai cha con, hai thế hệ

cùng nhau viết nên câu chuyện đẹp về tình yêu biển cả,

về niềm tin và trách nhiệm với Tổ quốc.

30 năm trên sóng cả Hơn ba thập kỷ gắn bó với lực lượng Hải quân và Cảnh sát biển, Thiếu tá QNCN Vũ Khắc Trọng, Nhân viên máy tàu Hải đội 102, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 đã để lại dấu ấn sâu đậm không chỉ trong lòng đồng đội mà còn trong những thế hệ đi sau. Ông vừa nhận quyết định nghỉ chờ hưu, khép lại hành trình công tác dài đầy gian truân nhưng cũng rực rỡ những thành tựu. Nhắc đến Thiếu tá Trọng, đồng đội nhớ đến một người lính giản dị nhưng tràn đầy tâm huyết. Ông luôn là người tiên phong trong việc xử lý các sự cố kỹ thuật trên tàu, đảm bảo máy móc hoạt động ổn định để con tàu luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Có những lần tàu gặp sự cố giữa khơi xa, ông luôn là người đầu tiên có mặt ở khoang máy, vầng trán đẫm mồ hôi, đôi bàn tay lấm lem dầu mỡ nhưng đầy quyết tâm để khắc phục bằng được hỏng hóc cho tàu tiếp tục hoạt động ổn định. Ông Trọng kể lại những kỷ niệm không thể nào quên trong suốt quãng đời quân ngũ: “Tôi đã có mặt ở 21 điểm đảo của

Trường Sa, và có mặt hầu khắp các vùng biển đảo của Tổ quốc. Trong suốt cuộc đời lính, tôi đã cùng đồng đội bắt được 36 tàu buôn lậu, đưa chúng về bàn giao cho lực lượng chức năng xử lý. Đặc biệt, tôi cũng từng tham gia xua đuổi hàng nghìn lượt tàu cá nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam, cùng với anh em đồng chí, đồng đội bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.

Trong một lần tham gia cứu hộ đồng bào miền Trung gặp nạn trong cơn lũ lớn, Thiếu tá Trọng suýt hy sinh khi cùng đồng đội dũng cảm cứu sống nhiều người dân.

“Làm nghề này, đôi khi không chỉ là trách nhiệm mà là sứ mệnh. Tôi không đếm nổi những ngày lênh đênh trên biển, nhưng mỗi chuyến đi là một niềm tự hào khi góp công sức nhỏ bé của mình cùng đồng đội giữ vững chủ quyền biển đảo

thiêng liêng của Tổ quốc”, ông Trọng chia sẻ.

Trong suốt quá trình công tác của mình, Thiếu tá QNCN

Vũ Khắc Trọng đã vinh dự nhận được hơn 20 bằng khen, giấy khen và các danh hiệu từ các cấp trong và ngoài quân đội.

Đó là sự ghi nhận xứng đáng cho những cống hiến và đóng góp của ông trong suốt hành trình hơn 30 năm trên sóng cả.

Không chỉ là một người lính tận tụy, ông Trọng còn là một người cha mẫu mực. Dẫu những ngày xa nhà nhiều hơn bên gia đình, ông vẫn âm thầm truyền cảm hứng cho con trai qua những câu chuyện về biển đảo, về người lính Cảnh sát biển.

Kế thừa lý tưởng

Trưởng thành từ tình yêu biển cả và hình ảnh người cha tận tâm, Trung úy QNCN Vũ Khắc Trung đã chọn nối bước cha, trở thành Nhân viên hàng hải trên tàu Cảnh sát biển 1011, Hải đội 102. Ở vị trí của mình, anh đảm nhận trách nhiệm quan trọng trong việc lái tàu, trực tiếp tham gia những chuyến tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, bảo vệ chủ quyền, duy trì thực thi pháp luật, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển.

Dù là thế hệ trẻ, nhưng Trung đã thấm nhuần những giá trị truyền thống và kinh nghiệm mà cha mình truyền lại.

Anh không chỉ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà còn luôn nỗ lực học hỏi để nâng cao năng lự c bản thân, chinh phục nhữ ng thử thách và gặt hái nhiều thành công hơn trong sự nghiệp. Với anh, mỗi nhiệm vụ không chỉ là công việc mà còn là sự khẳng định trách nhiệm, là cách tri ân những hy sinh của người cha thân yêu.

“Mỗi lần ra biển, tôi như thấy hình bóng cha mình trong từng cơn sóng. Tôi hiểu rằng mình đang tiếp bước một hành trình thiêng liêng, và mỗi điều tôi làm hôm nay đều

phải xứng đáng với những gì cha tôi đã cống hiến cho

Quân đội, cho Tổ quốc”, anh Trung bày tỏ.

Với đôi mắt sáng và tinh thần trách nhiệm cao, người lính

trẻ đang viết tiếp câu chuyện của gia đình mình trên những vùng biển bao la. Với anh, niềm tự hào không chỉ đến từ màu

áo Cảnh sát biển mà còn từ việc được sống, cống hiến cho lý tưởng mà cha anh đã dành cả đời theo đuổi.

Dòng chảy truyền thống

Thiếu tá Vũ Khắc Trọng và Trung úy Vũ Khắc Trung, hai cha con, hai thế hệ nhưng cùng một lý tưởng, cùng một trái tim hướng về biển đảo Tổ quốc. Dù ông Trọng đã nghỉ công tác, không còn trự c tiếp làm việ c trên nhữ ng con tàu nhưng hình ảnh người cha tận tụy vẫn là tấm gương sáng, là ngọn lửa tiếp sức cho con trai trong hành trình mới.

Còn với ông Trọng, nhìn con trai trưởng thành và tiếp nối con đường mình đã chọn là niềm hạnh phúc lớn lao. Ông từng nói với con: “Biển cả không chỉ cần những con tàu vững chãi, mà còn cần những trái tim kiên trung và đôi tay không ngừng vươn tới.”

Dòng chảy truyền thống từ ông Trọng đến anh Trung như chính những con sóng biển quê hương Thái Bình, không ngừng chảy mãi, nối tiếp những giá trị cao đẹp giữa các thế hệ. Câu chuyện của hai cha con Thiếu tá Trọng và

Trung úy Trung không chỉ là niềm tự hào của gia đình mà

còn là biểu tượng đẹp về truyền thống, sự kế thừa, về ý chí, lòng yêu nước và nhữ ng giá trị cao đ ẹp nhất.

Hơn 30 năm kiên cường bám biển, vững vàng nơi đầu

sóng ngọn gió của ông Trọng đã trở thành nền móng vững chắc, để các thế hệ con cháu tiếp tục noi theo, b ồi đắp và phát huy nhữ ng giá trị trân quý gắn liền với khoảng thời gian đó. Hai cha con, hai thế hệ - một trái tim hướng biển, một hành trình hết mình vì Tổ quốc và Nhân dân.

CHUYÊN TRANG CÓ SỰ TÀI TRỢ CỦA TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA

Tăng trưởng xanh, hiệu quả, bền vững

Đó là mục tiêu mà ngành khuyến nông đang hướng tới và để thực hiện được cần xây dựng đội ngũ hùng

mạnh, công tác khuyến nông không ngừng đổi mới, sáng tạo, đa phương thức, đa giá trị, đa kinh tế.

Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, ông Lê

Quốc Thanh - Giám đốc Trung tâm

Khuyến nông Quốc gia đã có chia sẻ với Tạp chí Thủy sản Việt Nam về những định hướng nhằm nâng cao hiệu quả công tác khuyến ngư, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn bền vững.

Phóng viên: Thưa ông, trong b ối c ảnh khó khăn, s ản xuấ t nông nghiệp đã trở thành điểm sáng của nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực thủy sản. Đóng góp vào thành công đó phải kể đến hoạt động khuyến ngư. Ông có thể cho biết những kết quả nổi bật của công tác khuyến ngư trong năm qua?

Ông Lê Quốc Thanh: Trong năm qua, hoạt động khuyến ngư t ập trung triển khai các mô hình nuôi thủ y s ản theo hướng nuôi cá biển, tôm sú, tôm thẻ chân trắng t ập trung công nghiệp, ứ ng dụng công nghệ hiện đại

xây dự ng vùng nguyên liệu phục v ụ nhu c ầu trong nướ c và xuất khẩu; các mô hình chuỗi liên kế t tổ hợp tác, hợp tác xã (THT/HTX), liên kế t tiêu thụ s ản phẩm hướng thân thiện với môi tr ường thích ứ ng với biến đổi khí hậu thông qua các hoạt động xây dự ng mô hình trình diễn, đào t ạo, tuyên truyền các mô hình nuôi hữ u c ơ, VietGAP, tuần hoàn, nuôi biển bằng vật liệu HDPE thân thiện với môi tr ường và thích ứ ng với biến đổi khí hậu. Mô hình khai thác hải s ản xa bờ, hiện thự c hoá đ ịnh hướng, chủ trương phát triển khai thác thủy s ản Việ t Nam theo QĐ 339/QĐ-TTg c ủa Chính phủ, chống khai thác IUU.

Trung tâm triển khai 26 dự án nuôi thủ y s ản nướ c ngọt với quy mô 250 ha ao/hồ, 400 m2 bể và 6.363 m3 lồng nuôi. Các chỉ tiêu k ỹ thuật đảm bảo theo quy trình: nuôi trong lồng năng suất đạt 10 - 15 kg/m3; năng suất ao/hồ trên 12 t ấn/ha; tôm sú lúa trên 500 kg/ha...; hiệu quả kinh tế t ăng tối

thiểu 15% so với ngoài mô hình, 100% mô hình đượ c k ý kế t hợp đồng liên kế t s ản xuất và tiêu thụ s ản phẩm.

Triển khai 04 dự án khai thác, chế biến và bảo quản s ản phẩm với quy mô 03 dự án khai thác với 50 tàu và 01 dự án chế biến và bảo quản s ản phẩm. Các dự án góp phần giảm tổn thất sau thu hoạch dưới 12%, hiệu suất sử dụng nướ c đá so với mô hình truyền thống, hiệu quả kinh tế t ăng hơn 15%.

Triển khai 02 dự án về nghề muối với quy mô thự c hiện 06 ha. Các dự án thự c hiện đầy đủ các nội dung, s ản phẩm muối s ạch, năng suất muối t ăng ≥10% so với phương pháp s ản xuất muối truyền thống. S ản phẩm đạt tiêu chuẩn TCVN 9638:2013 muối thô (natri clorua); nâng cao năng lự c cho THT/HTX.

Phóng viên: Hiện nay, ngành nông nghiệp đang thực hiện chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông

“Mô hình tổ khuyến nông cộng đồng là một trong

nhữ ng hướng đi hiệu quả, thể hiện sự nhạy bén chuyển

mình của hệ thống khuyến nông nhằm hỗ trợ người

nông dân tốt hơn trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật,

các giải pháp hữu ích vào sản xuất, giúp cải thiện sinh

kế, tăng thu nhập, góp phần xây dựng nền nông nghiệp

hiệu quả, bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”

Ông Lê Quốc Thanh

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

nghiệp, hư ớng đến đa giá trị. Vậy lực lư ợng khuyến nông đã thay đổi ra sao để đáp ứ ng tốt yêu cầu đổi mới của toàn ngành?

Ông Lê Quốc Thanh: Ngày 16/6/2022, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết cũng đặt ra yêu c ầu: Chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường, từ phạm vi sản xuất nông nghiệp sang tích hợp đa ngành dịch vụ, công nghiệp; từ đơn giá trị nông sản sang tích hợp sản phẩm đa giá

trị; từ tập trung hỗ trợ người sản xuất sang

hỗ trợ tất cả các tác nhân trong chuỗi giá trị.

Nói một cách dễ hiểu, chuyển đổi tư duy

kinh tế nông nghiệp để người nông dân là

chủ thể, ngoài s ản xuất, nuôi trồng trên thử a

đất của mình, nông dân còn chú trọng phát triển dịch v ụ trên chính thử a đất đó để t ạo

ra nhiều giá trị hơn, như phát triển du lịch nông nghiệp.

Đây thực sự là bước chuyển hướng mạnh mẽ sẽ làm thay đổi căn bản kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vữ ng. Song để các chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống, đến với từ ng nông dân thì không ai khác, vai trò, trách nhiệm đó thuộc về cán bộ khuyến nông.

Phóng viên: Trong những năm qua, mô hình tổ khuyến nông cộng đồng (KNCĐ) là một trong những hướng đi mới đang được nhiều địa phương nhân rộng, ông đánh giá như thế nào về hoạt động này?

Ông Lê Quốc Thanh: Nhằm củng cố kiện toàn hệ thống khuyến nông cơ sở theo hướng mở rộng đa chức năng dịch vụ, phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ngày 25/3/2022, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Quyết định số 1094/QĐ-BNN-KN phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng. Vừ a qua, B ộ NN&PTNT đã phối hợp cùng các đ ịa phương tổ chứ c sơ kết 2 năm triển khai Đề án, các đ ịa phương đều khẳng đ ịnh, hệ thống khuyến nông cộng đồng đóng vai trò nòng cốt, đồng hành cùng nông dân, giúp tổ chức lại sản xuất, đào tạo nâng cao năng lực và trở thành cầu nối giữa nông dân với doanh nghiệp.

Trong năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tiếp tục phối hợp với các đ ịa phương, đơn v ị triển khai các hoạt động Đề án như : xây dự ng 05 video clip về KNCĐ; tổ chứ c 90 lớp t ập huấn nâng cao năng lự c, nhân rộng mô hình tổ KNCĐ; tổ chứ c 15 đoàn tham quan học t ập các mô hình KNCĐ tiên tiến và hoạt động hiệu quả; tổ chứ c 08 toạ đàm truyền thông về KNCĐ; tổ chứ c 02 Hội thảo c ấp vùng gắn với Đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, giảm phát

thải gắn với t ăng tr ưởng xanh vùng ĐBSCL; tổ chứ c hội nghị toàn quốc sơ kế t 02 năm triển khai Đ ề án KNCĐ t ại tỉnh Gia Lai với sự tham gia của hơn 300 đại biểu trung ương và đ ịa phương.

Đến thời điểm hiện nay, cả nước đã có 57 tỉnh, thành phố thành lập được 5.167 tổ

KNCĐ với 47.293 thành viên tham gia. Các tổ khuyến nông cộng đồng đã triển khai được nhiều hoạt động thiết thực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn ở các địa phương như : chuyển giao k ỹ thuật; tư vấn phát triển HTX; liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; tư vấn, dịch vụ; xây dự ng nông thôn mới...

Tuy nhiên, ở mỗi địa phương, vùng miền lại có một các tiếp cận và xây dựng mô hình hệ thống khuyến nông cộng đồng khác nhau nên không thể áp một khuôn mẫu cụ thể nào, lực lượng khuyến nông cộng đồng sẽ linh hoạt, đổi mới hoạt động để thích nghi tình hình.

Phóng viên: Kết nối hệ thống khuyến nông từ Trung ương đến địa phương, doanh nghiệp, nông dân luôn được chú trọng. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã làm gì để thúc đẩy hoạt động kết nối hệ thống khuyến nông?

Ông Lê Quốc Thanh: Sức mạnh của khuyến nông là kết nối được hệ thống từ Trung ương đến địa phương. Trong những năm qua, Trung tâm luôn coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thực hiện nhiệm vụ này, không thể thiếu đội ngũ khuyến nông cơ sở, khuyến nông cộng đồng. Đây là lực lượng

giữ cho mô hình đi vào cuộc sống của người dân, đảm bảo mô hình hiệu quả, bền vững và có thể nhân rộng. Hiện hệ thống khuyến nông đang kết nối rất tốt, có nhiều hiệu quả. Trung tâm cũng xác định bên cạnh việc đổi mới đa phương thức, đa giá trị còn tư duy mới trong hệ thống khuyến nông là tư duy về kinh tế - luôn luôn đặt lợi ích cho người làm kinh tế. Tuy nhiên, nó được gắn liền với phát triển bền vững. Hay nói cách khác, tư duy kinh tế mở rộng là phát triển kinh tế bền vững không theo thời vụ mà là kinh tế cộng đồng và cho cả hệ sinh thái, cho sự phát triển chung của ngành.

Tư duy kinh tế phát triển theo chiều sâu từ lựa chọn công nghệ đầu vào, thiết kế các mô hình triển khai bài bản có sự tham gia của kỹ thuật - quy trình công nghệ; giải pháp công nghệ đầu vào - thân thiện môi trường, bền vững ko gây phát thải; liên kết chuỗi giá trị từ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; xây dựng thương hiệu…

Phóng viên: Để nâng cao hơn nữ a hiệu quả hoạ t động khuyến ngư, ông có thể cho biế t một số đ ịnh hư ớng được chú trọng trong thời gian tới, thưa ông? Ông Lê Quốc Thanh: Thời gian tới, Trung tâm sẽ s ắp xếp, kiện toàn tổ chứ c b ộ máy theo chỉ đạo, đ ịnh hướng của B ộ. Tăng cường năng lự c cho hệ thống khuyến nông, đảm bảo tính đồng b ộ, thống nhất và tính bền v ữ ng của hệ thống khuyến nông từ Trung ương đến c ơ sở. Nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả hoạt động khuyến nông.

Tham mư u với B ộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệ t Chiến lượ c phát triển khuyến nông đến năm 2030, đ ịnh hướng đến năm 2050 và xây dự ng chương trình, kế hoạch hành động để triển khai thự c hiện. Tiếp tục đổi mới các dự án khuyến nông trung ương, t ập trung vào các chủ tr ương, đ ịnh hướng lớn của B ộ, ngành, đổi mới phương pháp quản lý và tổ chứ c triển khai theo hướng gắn kế t với khuyến nông c ộng đồng, gắn kế t với doanh nghiệp, liên kế t chuỗi giá trị, phát triển vùng nguyên liệu. Đẩy mạnh chuyển giao áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm phát triển bền v ữ ng các giống cây, đối tượng vật nuôi chủ lự c theo hướng thích ứ ng với biến đổi khí hậu, phát thải thấp gắn với t ăng tr ưởng xanh. Xây dự ng các vùng nguyên liệu sản xuất hàng hoá t ập trung, ổn đ ịnh theo chuỗi giá trị, khai thác tối đa lợi thế t ại mỗi đ ịa phương, phù hợp với điều kiện sinh thái và nhu c ầu thị tr ường. Tiếp tục triển khai Đ ề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên c ơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông c ộng đồng”: Tham mư u xây dự ng, trình c ấp có thẩm quyền ban hành các chính sách, văn bản hướng dẫn nhằm xây dự ng các tổ khuyến nông c ộng đồng trở thành lự c lượng chủ lự c của ngành nông nghiệp ở c ơ sở Tiếp tục triển khai các hoạt động đào t ạo, bồi dưỡng t ăng cường năng lự c và hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thứ c về khuyến nông c ộng đồng.

Ngoài ra, Trung tâm sẽ đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số; hoạt động thông tin tuyên truyền khuyến nông, t ập trung tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nướ c về nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Quan tâm đào t ạo, t ập huấn, b ồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ khuyến nông các c ấp để đáp ứ ng yêu c ầu phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời k ỳ mới. Chủ động và tích cự c đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế và hợp tác công tư như khảo sát học t ập nướ c ngoài, tham gia các hoạt động khuyến nông thường niên.

Trân trọng cảm ơn ông!

đốc Điều hành của Sáng kiến thủy sản bền vững toàn cầu (GSSI)

Thủy sản bền vững hơn đồng nghĩa

một thế giới với ba yếu tố: Thứ nhất, bảo tồn tài nguyên thiên

nhiên thông qua thực hành khai thác và nuôi

trồng thủy sản có trách nhiệm. Thứ hai, tăng

cường tính công bằng về khả năng tiếp cận tài nguyên và thị trường. Thứ ba, mang lại

nhiều cơ hội kinh tế hơn, trao quyền cho cộng đồng và giảm thiếu hụt thực phẩm.

Qua đó, ngành thủy sản bền vững cần một phương pháp tiếp cận đa chiều, giải quyết các vấn đề sinh thái, kinh tế và xã hội qua 05 bước đồng bộ nhưng riêng biệt sau đây:

Hợp tác sớm và toàn cầu

Để phát triển ngành thủy sản bền vững, hợp tác quốc tế trước khi xảy ra cạnh tranh rất quan trọng. Điều này giúp các bên trong ngành, Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ chia sẻ kiến thức, nguồn lực và kinh nghiệm mà không bị ràng buộc bởi sự cạnh tranh. Các biện pháp quản lý và tự nguyện cần đồng hành cùng nhau. Chỉ khi song hành và có tầm nhìn chung về phát triển chuỗi cung ứng thủy sản, chúng ta mới có thể thực hiện hành động với tốc độ và quy mô cần thiết.

Mở rộng chứng nhận đáng tin cậy Khi mối quan tâm về các vấn đề bền vững, đặc biệt liên quan đến thực phẩm, ngày càng tăng, thủy sản có thể trở thành lựa

chọn hàng đầu cho thế hệ người tiêu dùng mới. Cho dù là thủy sản tự nhiên hay nuôi trồng, người tiêu dùng trên thế giới muốn biết chính xác họ đang ăn gì, đặc biệt phải đúng như cam kết, an toàn và không gây rủi ro về xã hội hay môi trường. Chứng nhận là con đường quan trọng để đạt được mục tiêu này, vì vậy hiện nay có nhiều tổ chức trong ngành thủy sản cung cấp các tiêu chuẩn và chứng nhận cho các loài cá đánh bắt và nuôi trồng một cách có trách nhiệm.

Hỗ trợ các hộ sản xuất nhỏ

Thực tế, khoảng 85% thủy sản trên thế giới chưa được chứng nhận bởi các chương trình uy tín. Vì vậy, việc hỗ trợ nhà sản xuất chưa được chứng nhận thông qua các chương trình nâng cao tiêu chuẩn và thực hành tốt sẽ có tác động tích cực cho tất cả các bên liên quan, bao gồm cả ngư dân và nông dân nhỏ lẻ. Ví dụ, GSSI đã phát triển Seafood MAP, một nền tảng kỹ thuật số toàn cầu, nhằm tập hợp và thúc đẩy các nỗ lực trong ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản hướng đến tính bền vững.

Tăng cường trách nhiệm xã hội Thủy sản là một trong những mặt hàng giao dịch nhiều nhất trên thế giới nhưng ngành này đang đối mặt nhiều rủi ro về tính bền vững xã hội, với các biện pháp bảo vệ người lao động còn hạn chế. Ví dụ, nghề

đánh bắt cá được coi là một trong những nghề nguy hiểm nhất thế giới, vì vậy việc đảm bảo điều kiện làm việc an toàn là một trong những thách thức lớn. Đảm bảo trách nhiệm xã hội trong ngành thủy sản có nghĩa là bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người lao động, thúc đẩy các thực hành lao động công bằng, và hỗ trợ các cộng đồng tham gia sản xuất thủy sản, đặc biệt là những cộng đồng dễ bị tổn thương.

Khích lệ đổi mới

Tiếp thêm động lực cho những phương thức bền vững sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các phương pháp này. Ngược lại, chính phủ cần ngừng trợ cấp cho các hoạt động không bền vững như đánh bắt cá quá mức. Với xu hướng ăn uống lành mạnh đang thống trị và sự chấp nhận rộng rãi của công chúng rằng hải sản là nguồn cung cấp Omega-3 biển tốt nhất, nhu cầu tiêu thụ hải sản toàn cầu trong dài hạn chắc chắn sẽ tiếp tục tăng. Khi sản xuất thực phẩm trên cạn bị hạn chế do năng suất giảm và khan hiếm đất đai, nước ngọt, thì đại dương sẽ là giải pháp cung cấp thêm nhiều thực phẩm lành mạnh và bền vững. Ngành thực phẩm xanh rất phức tạp với nhiều thách thức, nhưng đây cũng là một lĩnh vực tiềm năng, một phương thức khả thi để đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho thế giới trong tương lai. 

Oyvind Ihle

đến khách hàng!

Với hơn nhiều năm kinh nghiệm

trong lĩnh vực cung cấp nguyên

liệu phục vụ cho nuôi trồng thủy

sản, công ty CP BQ&Q đã khẳng

định vị thế là một trong những

doanh nghiệp cung cấp nguyên

liệu cho nuôi trồng thủy sản

hàng đầu tại Việt Nam với các

sản phẩm chất lượng cao, ổn

định và lâu dài, hướng tới mục

tiêu an toàn và thân thiện với

môi trường. Tính bền vững đã

trở thành một kỷ luật kinh doanh

quan trọng đối với tương lai và

sự phát triển của BQ&Q.

Mục tiêu

Cung cấp những sản phẩm và dịch vụ chất

lượng cao, đổi mới không ngừng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Phát triển các sản phẩm mới, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất, mục tiêu phát triển theo xu hướng sản xuất nông nghiệp bền vững.

Củng cố mối quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước.

Điểm mạnh

Đội ngũ: Sở hữu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm.

Sản phẩm đa dạng: Cung cấp đa dạng

các sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Đối tác uy tín: Hợp tác với các đối tác lớn, uy tín trên thế giới, đảm bảo nguồn cung ổn định và chất lượng sản phẩm.

Cam kết chất lượng: Luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, không ngừng cải tiến quy trình sản xuất và dịch vụ.

Tính bền vững: Hướng tới phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và cộng đồng.

Chúng tôi chuyên cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, bao gồm: Yucca: Dạng bột, dạng lỏng, được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi để cải thiện chất lượng phân, giảm mùi hôi và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.

Vi sinh và Enzyme: Giúp cải thiện hệ tiêu hóa cho vật nuôi, tăng cường sức đề kháng và thúc đẩy tăng trưởng.

Thảo dược: Đa dạng các loại thảo dược tự nhiên, hỗ trợ điều trị và phòng bệnh cho vật nuôi.

Chất dinh dưỡng bổ sung: Vitamin, khoáng chất, axit amin... giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi.

Hóa chất xử lý nước: Sử dụng trong các hệ thống xử lý nước thải và nước nuôi trồng thủy sản.

Với vai trò là đối tác phân phối tin cậy của các thương hiệu quốc tế, Công ty CP BQ&Q

đã mang đến cho thị trường Việt Nam nhiều sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Các đối tác của chúng tôi gồm:

- Tập đoàn Kemira - Phần Lan

- Sonac - Hà Lan

- Novabay - Pháp

- Oceana - Brazil

- Tập đoàn Nouryon - Hà Lan

- BAJA AGRO INTERNATIONAL.SA.DE.C.V.

- Mexico

- SCI - Hàn Quốc

- TEX BioScien - Ấn Độ

Thị trường

Sản phẩm của BQ&Q được phân phối rộng rãi trên toàn quốc, đáp ứng nhu cầu đa dạng cho thị trường.

BQ&Q

Thông tin liên hệ: Địa chỉ: H75, Khu Dân Cư Thới An, Đường Lê Thị Riêng, Phường Thới An, Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.

Tổng quan về saponin

Trong thập kỷ qua, saponin đã được nhiều nhóm nghiên cứu xem xét rộng rãi để làm sáng tỏ cấu trúc, phân bố, sinh tổng hợp, tầm quan trọng về mặt thương mại và dược lý cũng như tìm ra phương pháp chiết xuất hiệu quả nhất (Cheok et al., 2014; Singh và Chaudhuri, 2018; Aziz et al., 2019). Saponin là một trong những nhóm hoạt tính sinh học được đánh giá cao và đầy hứa hẹn, do các tác dụng sinh học tích cực và đa dạng của nó.

Hầu như tất cả các saponin đều có vị đắng và tồn tại ở dạng không màu. Mỗi saponin có độ hòa tan khác nhau trong các dung

T0, D0: mẫu trước khi thử nghiệm T3, T5, T7: mẫu lấy sau khi thử nghiệm 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày

dụng thương mại của saponin không chỉ dừng lại ở việc sử dụng chúng như một phụ gia thức ăn vật nuôi thông thường mà còn là hoạt chất bổ sung để hỗ trợ dinh dưỡng sức khỏe và phúc lợi cho động vật.

Quản lý ký sinh trùng trong nuôi trồng thủy sản bằng Saponin Vai trò chống bệnh của động vật nguyên sinh của saponin đã được chứng minh đối với bệnh đường ruột phổ biến của người và động vật trên khắp thế giới (Olson et al., 1995). Saponin được biết đến với tác dụng chống động vật nguyên sinh, đạt được bằng cách hình thành phức hợp với cholesterol, sterol có trong màng tế bào động vật nguyên sinh, dẫn đến sự phân hủy tế bào và giết chết tế bào động vật nguyên sinh sau đó. Nor-Feed nghiên cứu và phát triển các sản phẩm chiết xuất saponin dựa trên sự kết hợp với FeedInTech, phòng nghiên cứu về dinh dưỡng động vật tại Pháp để sản xuất ra các sản phẩm chứa chiết xuất saponin cho các chức năng chuyên biệt khác nhau. Trong đó, sản phẩm Norponin XO2 là sản phẩm hỗ trợ cho việc phòng trị ký sinh trùng cho động vật thủy sản. Với một số thành công khi áp dụng tại các trang trại ở Việt Nam cho một số loài thủy sản khác nhau.

Qua các kết quả thử nghiệm trên động vật thủy sản cho thấy Norponin XO2 là sản phẩm đầy hứa hẹn khi sử dụng trong nuôi trồng thủy sản về mặt chi phí, tính bền vững và phúc lợi của động vật thủy sản cho việc quản lý ký sinh trùng trong hệ thống nuôi thủy sản hiện nay.

môi khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các chiết xuất saponin đều hòa tan tốt trong nước, methanol, ethanol và n-butanol . Saponin có điểm nóng chảy cao (thường trên 200 °C) và duy trì hoạt động sinh học của chúng ngay cả khi chúng được xử lý ở nhiệt độ tương đối cao trong nước ở 100 °C trong vài phút. Trong dinh dưỡng động vật, saponin được sử dụng để giảm nồng độ amoniac, loại bỏ mùi phân và hỗ trợ tăng trưởng. Ngoài ra, saponin còn có các hoạt tính sinh học khác như: tác dụng kháng đối với nhiều loại mầm bệnh, bao gồm vi khuẩn, virus, nấm và động vật nguyên sinh. Do đó, ngày nay, các ứng Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ qua email contactvn@norfeed.net. Liên hệ kinh doanh: Mr. Bảo (+84) 355 147 250

Norfeed

Đột phá trong ngành

phụ gia chế

biến thủy sản

Giải pháp

New Tech

Trong bức tranh toàn cảnh về ngành công nghiệp chế biến thủy sản như hiện nay, việc đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe vừa là thách thức vừa là động lực để doanh nghiệp không ngừng đổi mới. Từ thị trường nội địa đến các thị trường xuất khẩu khó tính như EU, Mỹ, Brazil, Nhật Bản và Trung Quốc… các yêu cầu liên quan đến kháng sinh, vi sinh, kim loại nặng, chất lượng, cảm quan và độ an toàn thực phẩm đang trở thành tiêu chí sống còn. Điều này đã và đang đặt ngành phụ gia chế biến thủy sản vào vị trí trung tâm, bởi đây không chỉ như một công cụ hỗ trợ mà còn là chìa khóa để tối ưu hóa chất lượng và giá trị của sản phẩm.

Phụ gia chế biến thủy sản

không đơn thuần giúp kéo dài

thời hạn sử dụng, nó còn đóng vai

trò thiết yếu trong việc bảo toàn

giá trị dinh dưỡng, giữ được vị tươi

ngon nhất, cải thiện cấu trúc hay màu sắc và nâng cao trải nghiệm

của người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc cân bằng giữa hiệu quả kinh

tế và khả năng tuân thủ các quy

định về an toàn thực phẩm là bài

toán khó với nhiều doanh nghiệp.

Trước thực tế đó, Công ty TNHH

MTV Công Nghệ Mới Thịnh Phát

(Thịnh Phát) đã chủ động nâng

cao năng lực sản xuất, phát triển

dòng sản phẩm New Tech - mang

đến giải pháp đột phá trong

ngành chế biến thủy sản.

New Tech không chỉ là một

sản phẩm phụ gia chế biến; đây còn là giải pháp toàn diện, được

tạo ra nhằm mục đích nâng tầm

giá trị sản phẩm thủy sản Việt

Nam, đánh dấu sự khác biệt trên thị trường toàn cầu.

Dòng sản phẩm New Tech

Dòng sản phẩm New Tech

của Thịnh Phát được phát triển

với mục tiêu cải thiện toàn diện

chất lượng sản phẩm thủy sản.

Được ứng dụng chủ yếu trong chế biến cá tra fillet, tôm, mực, bạch tuộc và nhuyễn thể; các

sản phẩm New Tech mang lại nhiều lợi ích vượt trội, từ cải thiện cảm quan (bao gồm cả vị, màu sắc), giúp thủy sản giữ được độ săn chắc và tươi ngon hơn, kéo dài thời gian bảo quản… New Tech bao gồm các dòng phụ gia chế biến như New Tech 19, New Tech 45 và New Tech 1000, được thiết kế chuyên biệt để giúp sản phẩm thủy sản có

cảm quan hấp dẫn, giữ được vị tươi ngon nhất và bắt mắt hơn, đồng thời tăng độ cứng và giữ được cấu trúc cơ thịt trong quá trình chế biến và vận chuyển. Sản phẩm này còn giúp thủy sản giữ nước tốt

Tech giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời là giải pháp

kinh tế ưu việt cho doanh nghiệp chế biến thủy hải sản. Sử dụng

New Tech giúp tối ưu chi phí sản xuất nhờ tăng hiệu quả định mức và giảm tỷ lệ hao hụt trong quá trình chế biến, qua đó nâng cao đáng kể lợi nhuận.

Ngoài ra, dòng sản phẩm New Tech còn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Bộ Y tế Việt Nam và các rào cản kỹ thuật quốc tế, giúp sản phẩm thâm nhập dễ dàng vào các thị trường nhập khẩu hàng đầu như EU, Mỹ, Nhật Bản, Brazil và Trung Quốc.

Dòng sản phẩm New Tech đặc biệt phù hợp với nhiều đối tượng người dùng, từ các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu cần vượt qua rào cản kỹ thuật quốc tế, đến các cơ sản chế biến nội

địa muốn nâng cao chất lượng và

khả năng cạnh tranh, cũng như các đơn vị sản xuất thực phẩm

đông lạnh cần tối ưu hóa quá trình bảo quản và vận chuyển….

Khi sử dụng New Tech, doanh nghiệp vừa đảm bảo sản phẩm

đạt tiêu chuẩn chất lượng, vừa nhận được những lợi ích lâu dài

như nâng cao giá trị sản phẩm để thâm nhập vào các thị trường khó tính, giảm thiểu rủi ro mất giá trị sản phẩm trong quá trình lưu kho

và vận chuyển, cũng như tăng

hiệu suất sản xuất thông qua việc

giảm hao hụt và tiết kiệm chi phí

vận hành.

Thịnh Phát - Doanh nghiệp sản

xuất và cung cấp New Tech

Thịnh Phát được thành lập từ

năm 2013, là một trong những

doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh

vực phụ gia chế biến thủy sản

tại Việt Nam. Với hơn 10 năm

kinh nghiệm, Thịnh Phát không

ngừng đổi mới và phát triển các

sản phẩm phụ gia tiên tiến, luôn

khẳng định phương châm “Uy tín

- Chất lượng hàng đầu” để đồng

hành cùng doanh nghiệp trong

ngành chế biến thủy sản Việt

Nam. Với những điểm mạnh:

 Quy trình sản xuất hiện

đại: Nhà máy đạt chứng nhận

ISO 22000:2018, GMP, HACCP

và HALAL.

 Nguồn nguyên liệu chất

lượng cao: Được nhập khẩu từ

các đối tác uy tín tại Đức, Pháp, Nhật Bản, Bỉ, Ý, Tây Ban Nha, Thái Lan…

 Cam kết chất lượng: Đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và đáp ứng các yêu cầu khắt khe nhất.

Thịnh Phát tự hào đạt danh

hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng

Cao do người tiêu dùng bình

chọn qua các năm nhờ bộ sản

phẩm phụ gia tiên tiến. Đồng

thời, Thịnh Phát là đơn vị sản xuất và phân phối phụ gia thực

phẩm, thủy hải sản duy nhất

nằm trong 135 doanh nghiệp

đạt chứng nhận Hàng Việt Nam

Chất Lượng Cao – Chuẩn Hội

Nhập giai đoạn 2020-2022 trong

nhóm ngành thực phẩm. Với

các sản phẩm phụ gia tiên tiến, Thịnh Phát không chỉ góp phần

thưởng là minh chứng cho nỗ lực không ngừng của Thịnh Phát trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và tạo dấu ấn trên thị trường toàn cầu. Dòng sản phẩm New Tech của Thịnh Phát là giải pháp toàn diện cho ngành chế biến thủy sản, mang lại giá trị vượt trội cho doanh nghiệp trong và ngoài nước. Với những lợi ích về chất lượng và hiệu quả kinh tế, New Tech góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời khẳng định vị thế của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Thịnh Phát – Người bạn đồng hành đáng tin cậy của doanh nghiệp trên con đường chinh phục thị trường toàn cầu.

Thịnh Phát

Bột mysid, một loại giáp xác nhỏ họ Mysidae, giống tôm, chủ yếu phân

bố ven biển Bắc Cực và các vùng ôn đới, có thể thay thế 65,5% bột cá và kích thích tăng trưởng của tôm thẻ.

Thức ăn sống tiềm năng

Hiện, tiềm năng của nhiều loài giáp xác phù du, gồm mysid vẫn chưa được khai thác.

Mysid có giá trị năng lượng cao và được coi là sinh vật thí nghiệm xuất sắc cho các thử nghiệm sinh học nhờ nguồn lợi dồi dào và chu kỳ sinh sản ngắn. Các loài mysid hiện nay chưa được tận dụng đúng mức, trong khi việc sử dụng chúng làm thức ăn có thể đóng vai trò quan trọng đối với ngành nuôi trồng thủy sản. Mysid nổi bật với hàm lượng protein cao (52 - 75%), cùng lượng lớn lipid và axit béo, có tiềm năng trở thành nguồn thức ăn sống trong nuôi trồng thủy sản. Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng và thử nghiệm mysid thay thế bột cá trong khẩu phần ăn của tôm, mysid vẫn được coi là một loại thức ăn sống tiềm năng trong nuôi cá biển và tôm thẻ.

Nghiên cứu về mysid được thực hiện trong hệ thống tuần hoàn RAS tại Khu phức hợp Nuôi thủy sản đa loài của Đại học Philippines Visayas (UP Visayas). Hệ thống thí nghiệm bao gồm hai mươi bể nhựa 60 lít, được bố trí theo thiết kế hoàn toàn ngẫu nhiên trong 60 ngày.

Mysid tự nhiên được thu mua từ ngư dân địa phương tại Atabayan, Tigbauan, Iloilo, Philippines, và chế biến thành bột để bổ sung vào các khẩu phần ăn thử nghiệm. Xây dựng năm khẩu phần ăn thử nghiệm (37% protein thô) đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của ấu trùng tôm thẻ, gồm nghiệm thức đối chứng không bổ sung mysid (MM0); và 4 nghiệm thức thay thế bột cá bằng bột mysid theo tỷ lệ lần lượt 25% (MM25), 50% (MM50), 75% (MM75), và 100% (MM100).

Thay thế hoàn toàn bột cá Philippines là quốc gia đầu tiên nghiên cứu về dinh dưỡng của bột mysid (MM) như một protein chất lượng trong khẩu phần ăn

của tôm thẻ. Phân tích cho thấy, thành phần axit amin (AA) của bột mysid hoàn chỉnh và cân bằng với giá trị dinh dưỡng tương tự hoặc vượt trội hơn so với thành phần axit

amin trong protein cơ của tôm thẻ. Ngoài ra, axit amin thiết yếu (EAA) của bột mysid đáp ứng nhu cầu lý tưởng về EAA trong chế độ ăn của tôm. Hầu hết các axit amin thiết yếu trong bột mysid có chỉ số hóa học cao, xấp xỉ, thậm chí vượt 100%, cho thấy các axit amin này trong bột mysid đủ đáp ứng yêu

cầu EAA của tôm thẻ để đạt tăng trưởng và phát triển tối ưu. Dựa trên chỉ số điểm hóa học (CSI), axit amin hạn chế nhất trong bột mysid là leucine (38,33%), tiếp theo là arginine (39,58%).

Điều này có nghĩa, bột mysid chỉ cung cấp được hàm lượng này trong tổng lượng axit amin cần thiết cho tôm thẻ, phần còn lại cần phải bổ sung vào khẩu phần ăn. Việc bổ sung leucine, dù là tự nhiên hay tổng hợp, vào khẩu phần ăn sẽ đảm bảo sự phát triển tối ưu và không bị giới hạn bởi sự thiếu hụt axit amin

thiết yếu này. Nhìn chung, bột mysid là protein chất lượng tốt và có thể cung cấp lượng EAA

đầy đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của tôm thẻ nhằm đạt tăng trưởng tối ưu.

Chỉ số hiệu suất tăng trưởng của trọng lượng thân cuối (FBW), tăng trọng (WG), và tốc độ tăng trưởng riêng (SGR), thông số hiệu quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ biến đổi thức ăn (FCR), hiệu quả sử dụng protein (PER), và tỷ lệ sống của tôm thẻ được cho ăn khẩu phần bổ sung bột mysid tương tự tất cả các nhóm tôm khác vào cuối thử nghiệm.

Tôm được cho ăn khẩu phần thay thế hoàn toàn bột cá (MM100) đạt hiệu suất tăng trưởng tương đương nhóm đối chứng 100% bột cá (MM0). Tuy nhiên, nhóm tôm được tăng cường hàm lượng bột mysid ở nghiệm thức MM25, MM50 và MM75 có xu hướng tương tự nhóm tôm MM100 về tốc độ tăng trưởng và khả năng sử dụng thức ăn. Những kết quả này khẳng định bột mysid có thể thay thế 100% bột cá mà không ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sinh học của tôm thẻ. Phân tích thành phần thân thịt của tôm thẻ cho thấy, hàm lượng protein, lipid, độ ẩm và tro không bị ảnh hưởng khi thay thế bột cá bằng bột mysid. Kết quả này chứng minh bột mysid cung cấp dinh dưỡng cân bằng cho tôm thẻ, từ đó thúc đẩy tăng trưởng mà không ảnh hưởng đến thành phần cơ thịt. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, hàm lượng thay thế bột mysid đã ảnh hưởng đáng kể đến lưu giữ protein (PR) và chất béo trong thân thịt. Khả năng lưu giữ chất béo và protein của nhóm tôm được cho ăn bổ sung bột mysid cao hơn đáng kể nhóm tôm đối chứng ăn 100% bột cá. Khả năng lưu giữ protein và chất béo của nhóm tôm MM75 cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng của vật nuôi. Trong nghiên cứu này, các giá trị PR dao động 18,68 – 22,70, tương đối cao so với các

Bột mysid có thể thay thế hoàn toàn bột cá trong các khẩu phần ăn chứa 40% bột cá mà không ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ sống, hiệu suất tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, thành phần sinh hóa và khả năng lưu giữ chất dinh dưỡng của tôm.

giá trị được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu trước đây, góp phần cải thiện thành phần AA trong bột mysid và khả năng tổng hợp protein. Tỷ lệ sống tương đối cao và không có sự khác biệt đáng kể giữa các chế độ ăn thử nghiệm cho thấy toàn bộ tôm thử nghiệm đều khỏe mạnh và có tình trạng dinh dưỡng tốt. Điều này cho thấy bột mysid là thành phần dinh dưỡng phù hợp để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của tôm thẻ chân trắng. Sự cải thiện đáng kể về tăng trưởng của tôm thẻ có thể được lý giải bởi thành phần dinh dưỡng chất lượng cao của bột mysid, với hàm lượng protein thô cao tương đương bột cá cùng thành phần axit amin (AA) hoàn chỉnh. Bột mysid cũng là thành phần dinh dưỡng đầu tiên có khả năng thay thế hoàn toàn bột cá để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của tôm thẻ. Kết quả cho thấy bột mysid có thể là một lựa chọn thay thế khả thi cho bột cá trong khẩu phần ăn của tôm thẻ, đồng thời giúp giảm áp lực khai thác nguồn cá tự nhiên đang suy giảm.

Nghiên cứu này đã chứng minh bột mysid có thể thay thế hoàn toàn bột cá trong các khẩu phần ăn chứa 40% bột cá mà không ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ sống, hiệu suất tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, thành phần sinh hóa và khả năng lưu giữ chất dinh dưỡng của tôm. Chế độ ăn bổ sung bột mysid cũng thúc đẩy tăng trưởng của ấu trùng tôm thẻ nếu được sử dụng ở tỷ lệ thay thế 65,6% bột cá. Dũng

Giải pháp mục tiêu toàn diện

Công ty TNHH Công Nghệ - Kỹ Thuật - Sinh Hóa THÁI NAM VIỆT/ Công ty THÁI NAM VIỆT là đại diện và phân phối độc quyền các sản phẩm vi sinh, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản, cây trồng, xử lý môi trường của các công ty sơ cấp về vi sinh - công nghệ sinh học:

1. GENESIS BIOSCIENCES LLC., MỸ

2. BIONETIX INTERNATIONAL CORP., CANADA

3. SCD PROBIOTICS LLC., MỸ

4. ASTEBIO LLS., MỸ

5. DVS BIOLIFIE CO., LTD., ẤN ĐỘ

6. ALGEA A.S LLC., NAUY

Với “ Giải Pháp Mục Tiêu Toàn Diện”, công ty hỗ trợ người nuôi giải quyết nhanh chóng và triệt để các vấn đề phát sinh trong quá trình nuôi bằng các chủng vi sinh được chọn lọc riêng biệt, mạnh mẽ, sản sinh trong các môi trường nước ngọt, lợ, mặn (với độ mặn lên đến 30 - 40 ppt, riêng biệt có các chủng hoạt động ở 50 - 60 ppt). đã qua thử nghiệm và ứng dụng rộng rãi tại các farm nuôi, trại tôm giống, ao cá, ếch, ốc hương… ở Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An, TP.Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các vùng nuôi nước ngọt của An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Nai cùng các trang trại nuôi cá kiểng thương mại. Các sản phẩm của vi sinh, chế phẩm sinh học của THÁI NAM VIỆT luôn giúp người nuôi tối ưu hóa lợi nhuận trong việc: 1. ỨC CHẾ MẦM BỆNH VÀ VI KHUẨN

CÓ HẠI trong môi trường nước nuôi cũng như trong hệ thống đường ruột từ đó làm giảm tỷ lệ nhiễm bệnh, giảm tỷ lệ hao hụt.

Đặc tính sản phẩm này của THÁI NAM VIỆT đã được các trung tâm và người sử dụng kiểm tra trong phòng Lab và ao nuôi thực tế chứng minh chất lượng sản phẩm với các hiệu quả vượt trội, vui lòng tham khảo thêm tại trang web: thainamviet.com).

2. PHÂN HỦY BÙN BÃ HỮU CƠ, CẢI TẠO

CHẤT LƯỢNG NƯỚC, tạo môi trường nuôi sạch bệnh, tương tự với môi trường tự nhiên cho tôm, cá, ếch… sống và sinh trưởng.

Môi trường nước:

 Nước trong, nhẹ - sáng và có “màu xanh đọt chuối “sau 3 ngày cho nuôi tôm ao đất.

 Nước trong, nhẹ - sáng và có “màu trà - tảo khuê” sau 3 ngày cho nuôi tôm ao bạt.

 Nước không còn mùi hôi, tanh sau 3 - 5 ngày sử dụng cho ao nuôi cá tra, cá lóc, ao ếch.

Nền đáy ao đất và bạt đáy ao trải bạt:

 Đáy xuất hiện bùn xám sau 3 - 5 ngày sử dụng cho ao đất nuôi tôm, cá, ếch…

 Hết - giảm nhớt bạt đáy, đi không té sau 3 - 5 ngày sử dụng cho ao nuôi tôm trải bạt. Không phải chà bạt định kỳ trong quá trình nuôi và sau khi thu hoạch (không phải dùng HCl để chà tẩy rửa bạt sau sau mỗi vụ nuôi).

 Giảm thiểu - hạn chế khí độc trong quá trình nuôi, duy trì chất lượng nước.

Kết quả kiểm mẫu tôm sau 7 ngày sử dụng BATENDO - sản phẩm chuyên xử

lý EHP - tôm không còn bị EHP và phát triển bình thường sau đó.

3. TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH, HỖ TRỢ TĂNG TRƯỞNG CHO VẬT NUÔI

- Giúp tôm, cá, ếch… tăng sức đề kháng, hồi phục nhanh sau khi điều trị bệnh.

- Bổ sung khoáng chất dinh dưỡng, vitamin thúc đẩy tăng trưởng, nhảy size nhanh.

- Giúp chuyển hóa, hấp thụ dinh dưỡng, vật nuôi mau lớn, cải thiện FCR.

Màu sắc bóng mượt hơn, tôm cá hoạt động manh hơn và ăn nhiều hơn.

Hiệu quả rõ rệt sau 3 ngày sử dụng.

Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH Công nghệ Kỹ thuật

Sinh hóa Thái Nam Việt

Địa chỉ: 126 Lã Xuân Oai, P. Tăng Nhơn Phú A, TP. Thủ Đức, TP.HCM

ĐT: 091 6865 938

Email: info@thainamviet.com

Website: thainamviet.com

Thái Nam Việt
Kết

Nano Bubbles 2025

Công nghệ đổi mới

dẫn lối thành công

Trước sự gia tăng nhu cầu thực phẩm và đòi

hỏi nghiêm ngặt về chất lượng, công nghệ Nano

Bubbles đã nhanh chóng trở thành “chìa khóa” cho

sự phát triển bền vững trong nuôi trồng thủy sản.

Năm 2025, xu hướng ứng dụng công nghệ này đã

vẽ lên bức tranh tương lai của ngành nuôi trồng tại

Việt Nam và thế giới.

Nano Bubbles, những bong bóng khí vĩ mô có kích thước từ 80 - 120 nm, không chỉ cung cấp

ôxy hòa tan liên tục mà còn giúp làm sạch nước nhờ khả năng

hút các chất ô nhiễm. Công

nghệ này hoạt động hiệu quả

với các ứng dụng đối với tôm, cá và nhiều loài thủy sinh khác trong các ao nuôi mật độ cao.

Với khả năng duy trì lượng

ôxy hòa tan lâu dài mà không

cần vận hành máy liên tục,

định, Nano Bubbles còn góp

phần tạo ra môi trường nước

lý tưởng, giảm thiểu các chất

ô nhiễm và tăng cường chất

lượng nước. Điều này đặc biệt

hữu ích trong việc giảm căng

Nano Bubbles giúp giảm tiêu

hao năng lượng và tối ưu hóa

chi phí vận hành. Đồng thời, công nghệ này tăng hiệu quả

đáng kể trong các môi trường nuôi mật độ cao, giúp duy trì

môi trường nước sạch và giàu

ôxy trong thời gian dài.

Công nghệ Nano Bubbles

đang mở ra cơ hội mới trong

việc cải thiện quy trình nuôi

trồng thủy sản. Không chỉ giúp cung cấp ôxy hòa tan với nồng độ cao một cách ổn

thẳng cho thủy sinh vật, cải thiện sức khỏe tổng thể và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Một ưu điểm nổi bật khác

của công nghệ Nano Bubbles

Thông tin liên hệ: CÔNG TY TNHH B.H.N Số điện thoại: 028.668.101.95

Website: bhnenc.com

Email: bhnenc@gmail.com

là khả năng dễ dàng đáp ứng các nhu cầu từ quy mô nhỏ đến lớn. Với công suất từ 5 m³/ giờ đến hơn 20.000 m³/giờ, hệ thống này phù hợp cho cả ao nuôi nhỏ lẻ và các trang trại quy mô lớn, đảm bảo hiệu quả vận hành tối ưu.

Địa chỉ: Số DP-18 Dragon Parc2, KDC Phú Long, Đường Nguyễn Hữu Thọ, Xã Phước Kiển, Huyện Nhà Bè, TP. HCM

B.H.N

Ưu điểm và hạn chế

của mô hình

nuôi tôm 2 hoặc

3 giai đoạn

Bên cạnh những lợi ích mà mô

hình nuôi tôm 2 hoặc 3 giai

đoạn mang lại, mô hình này hiện

tồn tại một số hạn chế nhất

định. Người nuôi tôm tùy theo

khả năng về nguồn lực, trình độ

kỹ thuật, địa điểm canh tác và

chất lượng môi trường nền đáy, nước mà cân nhắc, lựa chọn mô

hình nuôi phù hợp.

Mô hình nuôi tôm 2 hoặc 3 giai

đoạn là phương thức nuôi tôm theo từng giai đoạn phát triển khác nhau trong môi trường nuôi riêng biệt, nhằm giúp làm mới nền đáy, cải thiện chất lượng môi trường nước ao nuôi, giảm thiểu rủi ro và giảm dịch bệnh.

Mô hình nuôi phân đoạn thường được áp dụng trong ao đáy đất, dễ bị ô nhiễm nền đáy trong chu kỳ nuôi dài ngày do tích tụ nhiều bùn thải. Đây là mô hình nuôi tôm áp dụng chủ yếu trong nuôi tôm sú ( Penaeus monodon) và tôm thẻ chân trắng ( Litopenaeus vannamei ). Các giai đoạn cơ bản của mô hình là:

Giai đoạn 1 (giống tôm được ương từ 10 - 20 ngày): Tôm giống được ương trong ao ương có diện tích nhỏ với mật độ cao (từ 1.000 đến 3.000 con/m3 ). Môi trường trong giai đoạn này được kiểm soát để giúp tôm phát triển ổn định, khỏe mạnh trước khi chuyển sang giai đoạn 2.

Giai đoạn 2 (Ương giống lớn: 20 - 30 ngày): Tôm được chuyển sang ao ương nuôi trung gian có diện tích lớn hơn (thường từ 2.000 con/m² đến 5.000 con/m²). Mật độ ương nuôi giảm xuống còn khoảng 5001.000 con/m².

Giai đoạn 3 (Nuôi thương phẩm: 60 - 90 ngày): Tôm được chuyển sang ao nuôi lớn với mật độ thấp hơn (thường khoảng 50 -

120 con/m²) tùy theo cơ sở hạ tầng, mức nước và nguồn lực của người nuôi. Trong giai đoạn này, ao nuôi có thể là ao đất hoặc ao lót bạt, và môi trường được kiểm soát để đảm bảo sự phát triển tối ưu của tôm. Khi tôm đạt kích thước thương phẩm (thường từ 20 - 30 g/con), thì thu hoạch.

Lợi - hại

Lợi ích của mô hình nuôi 2 hoặc 3 giai đoạn là:

- Khi tôm được chuyển sang ao nuôi mới với nền đáy sạch, chất lượng môi trường tốt, tôm phát triển nhanh và giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh và ô nhiễm môi trường.

- Nếu được chuyển ao, quản lý ao nuôi qua từng giai đoạn khoa học thì tôm sẽ phát triển nhanh và ít bị phân đàn (kích thước cá thể đều hơn).

- Khi chia nhỏ quá trình nuôi, người nuôi dễ chăm sóc, có thể can thiệp kịp thời nếu xảy ra sự cố, giảm thiểu chi phí thuốc và xử lý môi trường.

Tuy vậy, nuôi tôm 2 hoặc 3 giai đoạn có nhiều bất cập:

- Mỗi lần chuyển tôm sang môi trường mới tôm có thể bị tổn thương cũng như “stress”, và mất thời gian để làm quen với môi trường mới dẫn đến chậm lớn và có thể

Ảnh: Thanh Nga

- Nuôi tôm chia 2 và 3 giai đoạn đòi hỏi đầu tư nhiều ao và thiết bị, dụng cụ sẽ làm

tăng chi phí cải tạo các ao ương, cải tạo ao nuôi và chi phí công lao động…

- Quy trình nuôi phức tạp đòi hỏi người nuôi phải được đào tạo kiến thức và kỹ năng quản lý từng giai đoạn khác nhau, nếu không có thể gặp rủi ro cao hơn.

Lựa chọn khác

Vào những năm 1980, để giảm thiểu ô nhiễm đáy ao trong chu kỳ nuôi dài ngày, tại Philippines và một số nước trong khu vực, người nuôi tôm đã áp dụng phương thức nuôi chuyển ao ( Transfer pond system). Giai đoạn đầu tôm được nuôi trong ao có mật độ cao (ao ương, nuôi), sau 30 hoặc đến 50 ngày tôm được chuyển sang các ao nuôi với mật độ thấp hơn (kết cấu ao theo dạng bậc thang). Và ao ương lại được cải tạo đáy để ương nuôi cho chu kỳ tiếp theo. Với phương thức nuôi chuyển như vậy người nuôi tôm khắc phục được ô nhiễm nền đáy trong mỗi chu kỳ nuôi (3,5 - 4 tháng).

Ở Việt Nam, những năm 1990, nhu cầu cung cấp tôm giống lớn (2 - 3 cm) ở các tỉnh phía Bắc tăng cao, nên người dân đã mua tôm giống PL10 về ương đến giai đoạn giống lớn (2 - 3 cm) để chuyển nuôi và cung cấp dịch vụ cho người dân trong vùng.

Bể ương (PL10 - PL25)

giống Ao ương (PL25 - PL50-55)

Nuôi trong đầm rong câu chỉ vàng

Thực tế, giống tôm xuất bán từ các cơ sơ sản xuất giống ra thị trường thường ở giai đoạn PL10-12; và độ mặn ở trại sản xuất giống cao. Độ mặn giữa ao nuôi thương phẩm và trại giống thường có mức có mức chênh lệch về độ mặn từ 10 - 15 ‰. Do vậy, khi chuyển giống từ trại giống ra cơ sở nuôi, người nuôi cần tiếp tục ương trong bể từ

PL10 đến PL20-25 với mục địch: Tôm làm quen với môi trường mới và giảm dần độ mặn (S ‰). Sau đó tôm được chuyển sang ao ương, ương tiếp 20 đến 30 ngày thành tôm giống lớn, từ đó chuyển ra ao nuôi thương phẩm hoặc dịch vụ con giống cho người nuôi trong vùng.

Trên cơ sở những kết quả thực nghiệm và tổng kết những tiến bộ kỹ thuật trong thực tế sản xuất, Trạm Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Nước lợ, thuộc Viên Nghiên cứu Hải sản (nay là Viện Nghiên cứu NTTS I), từ năm 1996 đã hoàn thiện và biên soạn giáo trình “Kỹ thuật ương giống lớn” để phổ biến nhân rộng cho người dân trong vùng.

Phương thức canh tác như vậy đã tồn tại từ nhiều năm và được người dân ở các tỉnh ven biển hiện vẫn đang áp dụng và phát triển để thả nuôi theo mô hình nuôi tôm thân thiện rừng ngập mặn và đầm trong rong câu...

* QCCT: Hình thức nuôi quảng canh cải tiến

nuôi tôm QCCT Cơ sở sản xuất giống

Giai đoạn ương bể hoặc giai: PL10 - PL20-25

Giại đoạn ương ao nuôi: Độ sâu: 70 - 80 cm/150 cm

Năm 1998, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu độc lập cấp nhà nước, Trạm NCTS nước lợ đã thực hiện nhiệm vụ “Áp dụng và hoàn thiện mô hình nuôi tôm ít thay nước ” của Thái Lan, do Bộ Khoa học công nghệ giao trực tiếp. Trong đó, hai trong những nội dung đã được nghiên cứu hoàn thiện là: - Hoàn thiện quy trình “ Ương và thuần hóa giống”: Giống tôm PL10-12 chuyển ra Bắc từ các trại giống ở phía Nam được tiếp tục ương trong bể từ PL10 đến PL20-25. - Hoàn thiện quy trình “Ương giống trực tiếp tại ao nuôi”: Ao nuôi được cải tạo, cấp nước ở mức là 70 - 80 cm/150 cm. Ao được gây màu nước (gây nuôi thức ăn tự nhiên), sau đó chuyển trực tiếp tôm giống từ bể ương ra ao nuôi. Ở mức nước thấy, người nuôi dễ chăm sóc và tận dung được nguồn thức ăn tự nhiên. Ao nuôi được bổ sung nước hàng tuần để đạt đến độ sâu theo yêu cầu trong khoảng 30 ngày sau thả giống. Năm 2000 - 2003, trong quá trình thực hiện đề tài cấp nhà nước “KC,07,01”, một lần nữa mô hình nuôi tôm ít thay nước được áp dụng và hoàn thiện, với ao nuôi đáy được cứng hóa hoặc lót bạt, có hệ thống thu gom bùn thải; bổ sung chế phẩm sinh học theo định kỳ và duy trì sự phát triển ổn định của vi tảo. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được phổ biến nhân rộng. Với phương thức canh tác trên người nuôi tôm có thể khắc phục được sự ô nhiễm nền đáy sau một chu kỳ nuôi dài (105 - 120 ngày).

Tóm lại, để kiểm soát chất lượng môi trường nước, đáy ao nuôi, hiện có nhiều giải pháp kỹ thuật khác nhau đang được áp dụng cho nuôi tôm có hiệu quả. Trong đó, “ Mô hình nuôi tôm ít thay nước” với cơ sở hạ tầng, hệ thống trang thiết bị và dụng cụ hoàn thiện và áp dụng kỹ thuật “Ương giống trực tiếp trong ao nuôi” đã trở thành mô hình nuôi mang tính truyền thống, hiệu quả và dễ áp dụng. Do vậy, người nuôi tôm thông minh tùy theo khả năng về nguồn lực, trình độ kỹ thuật, địa điểm canh tác và chất lượng môi trường nước mà cân nhắc, lựa chọn mô hình nuôi phù hợp để có hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

Công nghệ hữu ích cho

ngành thủy

sản

Ứng dụng công nghệ mới

vào sản xuất thủy sản đã

và đang trở thành xu thế

tất yếu hiện nay. Theo

đó, nhờ áp dụng nhữ ng

tiến bộ về khoa học, kỹ

thuật trong lĩnh vực nuôi

trồng, chế biến đã giúp

ngành thủy sản nâng cao

năng suất, chất lượ ng, tăng sức cạnh tranh trên

thị trường quốc tế.

OxyBoost

Một trong những giải pháp công nghệ nổi bật nhất tại vòng chung kết cuộc thi “Đổi mới Sáng tạo Ngành Thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2024” là OxyBoost, dự án đến từ nhóm tác giả của Công ty TNHH Wesolife.

OxyBoost được phát triển nhằm giải quyết một trong những thách thức lớn nhất trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản: Cung cấp ôxy hòa tan hiệu quả và tiết kiệm năng lượng. OxyBoost sử dụng công nghệ dòng khí xoắn, giúp tạo ra các vi bọt khí nhỏ và đều, tối ưu hóa quá trình hòa tan ôxy vào nước. Điều đáng chú ý là thiết bị này hoạt động ở áp suất thấp chỉ khoảng 0,5 bar, trong khi các hệ thống thông thường đòi hỏi áp suất cao hơn rất nhiều. Điều này giúp giảm đáng kể chi phí năng lượng. Bên cạnh đó, OxyBoost được thiết kế theo dạng linh kiện rời, dễ dàng

Chế phẩm sinh

học trị bệnh

trên tôm mang lại hiệu quả tích cực

lắp đặt vào các phụ kiện nhựa có sẵn trên thị trường. Người nuôi có thể tích hợp sản phẩm này vào hệ thống

hiện có mà không cần phải thay đổi nhiều về cơ sở hạ tầng. Với mức giá dao động 189.000 - 890.000 đồng tùy loại, sản phẩm này nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều nông dân thủy sản nhờ tính kinh tế và hiệu quả.

Chế phẩm sinh học trị bệnh tôm

Nhằm phát triển chế phẩm sinh

học cải thiện môi trường nước và phòng trị bệnh AHPND ở tôm, nhóm

tác giả Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh đã nghiên cứu tạo chế phẩm Zeolite sinh học. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng Bacillus subtilis, do vi khuẩn này có hiệu quả trong cải thiện môi

trường nước và ức chế vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm. Vì vậy, chế phẩm mới có tên Zeoshrimp,

dạng bột, được tạo ra bằng cách trộn Zeolite (SiO2, Al2O3 ) với vi khuẩn

Bacillus subtilis sau khi đã sấy khô (độ ẩm dưới 10%) theo tỷ lệ 1:1, cùng với chất mang.

Thử nghiệm chế phẩm trên các ao nuôi bị nhiễm bệnh AHPND (ao 2) tại Cần Giờ và so sánh với ao không sử dụng chế phẩm (đối chứng), ao 1 sử dụng chế phẩm Aqua Clean hiện được nhiều người dân đang sử dụng. Kết quả cho thấy, tôm ngừng chết hoàn toàn vào ngày thứ 8 sau khi bổ sung chế phẩm, trong khi tỷ lệ chết ở ao đối chứng là 55%. Sau 12 tuần nuôi, trọng lượng tôm ao đối chứng đạt 15 - 17 g, ao 1 là 18 - 19 g và ao 2 là 19 - 20 g. Ngoài ra, môi trường nước trong ao nuôi khi bổ sung chế phẩm sinh học được

Bacillus subtilis ở mật độ tối thiểu là

103 CFU/mL. Liều dùng 4 kg/1.000 m3 nước, thực hiện 1 lần/tuần trong

tháng thứ nhất, các tháng tiếp theo có thể tăng số lần sử dụng/tuần, tùy theo chất lượng của nước khi kiểm tra.

Công nghệ bảo quản tôm càng xanh

Là nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trường Đại học Cần Thơ. Theo đó, để bảo quản sống tôm càng

xanh, nhóm tác giả đã sử dụng dung

dịch thuốc AQui-S. AQui-S được xem là chất gây mê an toàn và hiệu quả, được sử dụng rộng rãi ở một số nước.

Kết quả, sau 3 ngày trữ, tôm vẫn duy

trì tỷ lệ sống rất cao, lên đến gần 89 - 93%, trong khi mẫu không gây mê sau khi vận chuyển và trữ nước sạch 3 ngày có tỷ lệ sống khoảng 80% đối

với tôm cỡ 8 - 12, và chỉ còn khoảng

74% đối với tôm cỡ 12 - 15.

Với bảo quản lạnh tôm càng xanh sau thu hoạch, nhóm sử dụng dung dịch gelatin nồng độ 3% trong nước và khuấy đều ở nhiệt độ 60 0 C, thời gian khuấy khoảng 10 phút cho gelatin (nguyên liệu dùng làm chất

làm đặc và tạo gel phổ biến có nguồn gốc từ động vật có chứa hàm lượng protein cao) tan hoàn toàn, tạo thành dung dịch trong suốt.

Để nguội dung dịch và giữ lạnh ở khoảng 10 0 C thì tiến hành bảo quản tôm càng xanh. Thời hạn sử dụng tôm càng xanh có phủ màng gelatin trong điều kiện bảo quản lạnh vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là 15 ngày, trong khi mẫu không nhúng gelatin sau 09 ngày bảo quản đã có dấu hiệu hư hỏng.

Đối với bảo quản đông lạnh, cấp đông các khay trong tủ đông -20 0 C, chất lượng tôm càng xanh vẫn đảm bảo sau 6 tháng bảo quản đông lạnh.

Sản xuất ruồi lính đen làm thức ăn

thủy sản

Ruồi lính đen ( Hermetia illucens) là côn trùng vô hại đối với con người, không phải là ký chủ trung gian truyền bệnh cho con người và vật nuôi (Spranghers và cộng sự, 2017).

Trường Đại học Nông Lâm, Đại học

Huế đã tiến hành thực hiện Dự án “Sản xuất và sử dụng ấu trùng ruồi lính đen ( Hermetia illucens Linnaeus, 1758) làm thức ăn cho một số đối tượng thủy sản nước ngọt có giá trị

kinh tế tại Thừa - Thiên Huế”.

Qua 2 năm thực hiện, các nội dung

dự án cho thấy, có 11 loại phụ phế phẩm nông nghiệp có thể sử dụng để nuôi ruồi lính đen, chưa thấy ruồi lính đen phát tán ra ngoài tự nhiên ở khu vực thực hiện dự án, không ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.

Chất lượng thịt của cá không bị ảnh

hưởng khi cho ăn thức ăn ấu trùng ruồi lính đen. Tỷ lệ sống qua các mô hình nuôi thương phẩm đạt từ 70% đến 85%, cho năng suất, lợi nhuận cao.

Nhóm thực hiện dự án kiến nghị người dân nên kết hợp 50% ấu trùng ruồi lính đen tươi và 50% thức ăn công nghiệp làm thức ăn cho đối tượng nuôi; nên thay thế đến 30% protein bột cá bằng protein bột ấu trùng ruồi lính đen nuôi cá lóc và cá rô đầu vuông và 40% nuôi ếch Thái Lan.

Phần mềm quản lý tàu cá GeoAI Là phát minh của Công ty TNHH

GeoAI Việt Nam. GeoAI không chỉ là một phần mềm quản lý tàu cá thông thường mà còn là một giải pháp chuyển đổi số toàn diện trong công tác quản lý tàu cá và chống khai thác hải sản bất hợp pháp (IUU).

GeoAI cung cấp một hệ thống dữ liệu số hóa, giúp số hóa toàn bộ quy trình quản lý tại cảng cá và trên biển. Từ hồ sơ giấy phép hoạt động của cảng, dữ liệu ra vào cảng của tàu cá, nhật ký khai thác điện tử, cho đến giám sát hành trình và truy xuất nguồn gốc hải sản. Tất cả được kết nối và lưu trữ trên hệ thống cơ sở dữ liệu chung của ngành thủy sản, tạo ra một quy trình tuần hoàn khép kín, không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo tính minh bạch và chính xác trong quá trình quản lý. Ngư dân và chủ tàu có thể dễ dàng thực hiện các thao tác như khai báo nhật ký khai thác, xin cấp phép xuất, nhập cảng qua ứng dụng di động GeoAI. Hệ thống này còn hỗ trợ tạo mã QR Code để truy xuất nguồn gốc từng mẻ lưới, giúp minh bạch hóa sản lượng khai thác, đáp ứng yêu cầu gỡ “thẻ vàng” IUU từ Ủy ban châu Âu. Ngoài việc quản lý tàu cá, GeoAI còn cung cấp các chức năng dự báo ngư trường và phân tích sản lượng khai thác của từng chuyến biển. Điều này giúp ngư dân có thể tối ưu hóa các chuyến đánh bắt, tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả kinh tế. Thông tin dự báo ngư trường được cập nhật liên tục, giúp ngư dân có thêm thông tin cần thiết để đưa ra quyết định trong hoạt động trên biển.

Lê Loan
Ruồi

CHUYÊN TRANG CÓ SỰ TÀI TRỢ CỦA TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA

Khuyến nông cộng đồngchìa khóa thành công

Trong những năm qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã triển

khai nhiều mô hình, dự án thành công, được đánh giá cao. Tuy nhiên,

để các mô hình, dự án có thể nhân rộng, bền vững, không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của tổ khuyến nông cộng đồng.

suất trên 3,6 tấn/ha; năng suất nuôi cá lồng 10 - 15 kg/m3; năng suất nuôi tôm thẻ thâm canh trên 12 tấn/ha; tôm sú lúa trên 500 kg/ha,…; hiệu quả kinh tế tăng tối thiểu 15% so với ngoài mô hình; các mô hình liên kết, 100% sản phẩm được ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm; các mô hình đánh giá hữu cơ, VietGAP đảm bảo được thực hiện theo quy định; tổ chức đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình và sử dụng kinh phí theo quy định và thuyết minh đã được phê duyệt.

Kết quả khả quan

Năm 2024, các dự án khuyến ngư được

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai

gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, nhiều dự án

thiếu đơn vị cung cấp giống, có dự án không

lựa chọn được đơn vị cung cấp phải dừng

triển khai thực hiện. Một số chính sách, quy định của Nhà nước và một số tổ chức có sự thay đổi nên nội dung thực hiện cần phải lên kế hoạch, sắp xếp lại cho phù hợp với tình hình mới. Thiếu nguồn nguyên liệu thức ăn công nghiệp, vật tư, hóa chất dẫn tới thay đổi các kế hoạch về tài chính của các dự án… Diễn biến thời tiế t bất thư ờng, cơn bão Yagi 2024 đã gây ảnh tới nuôi trồng, chế biến tại một số tỉnh miền Bắc.

Tuy nhiên, vượt qua những thách thức đó, hoạt động khuyến ngư đã thu về nhiều kết quả khả quan. Trong năm qua, Trung tâm đã

phối hợp với các đơn vị thực hiện 12 dự án nuôi thủy sản nước ngọt với quy mô 19,35 ha ao, 400 m2 bề và 4.737 m3 lồng nuôi. Các chỉ tiêu kỹ thuật đảm bảo theo quy trình: nuôi cá nheo mỹ, điêu hồng,… trong lồng năng suất đạt 10 - 15 kg/m3; nuôi cá trắm đen năng suất trên 40 kg/m3… hiệu quả kinh tế tăng tối thiểu 15% so với ngoài mô hình; các mô hình liên kết, 100% sản phẩm được ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm; các mô hình đánh giá chứng nhận VietGAP dự kiến được tư vấn, đánh giá và cấp chứng nhận theo quy định; tổ chức đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình và sử dụng kinh phí theo quy định và thuyết minh đã được phê duyệt.

Về nuôi thủy sản mặn, lợ, Trung tâm thực hiện 16 dự án với quy mô 63 vạn con giống; diện tích 223,4 ha; 10.000 m2 lồng và 1.626 m3 lồng. Kết quả, dự án cá nâu đạt năng

Nhiều mô hình thủy

sản đem

lại hiệu quả

được người dân nhân

rộng

Ảnh: TTKQN

Ở lĩnh vực khai thác, 4 dự án được thực hiện (3 dự án khai thác với 50 tàu và 1 dự án chế biến và bảo quản sản phẩm). Các dự án đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung, giảm tổn thất sau thu hoạch dưới 12%, hiệu suất sử dụng nước đá so với mô hình truyền thống gần 97%, hiệu quả kinh tế tăng hơn 15%. Ngoài ra, Trung tâm còn thực hiện 2 dự án nghề muối với quy mô 6 ha, các dự án thực hiện đầy đủ nội dung đã được phê duyệt. Sản phẩm muối sạch, năng suất muối tăng ≥10% so với phương pháp sản xuất muối truyền thống. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn TCVN 9638:2013 muối thô (natri clorua), liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị, tiêu thụ trên 90% sản phẩm muối của mô hình; nâng cao năng lực cho THT/HTX.

Điểm nhấn khuyến nông cộng đồng

Góp phần vào hoàn thành mục tiêu, thành công của các mô hình, dự án khuyến nông nói chung, thủy sản nói riêng, không thể không kể đến vai trò của các cán bộ khuyến nông thuộc tổ khuyến nông cộng đồng (KNCĐ).

Sau 2 năm triển khai Đề án thí điểm “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ chức khuyến nông cộng đồng”, mô hình tổ KNCĐ đã được thành lập và nhân rộng phát triển tại nhiều địa phương trong cả nước.

Các tổ KNCĐ đã có nhiều hoạt động góp phần tích cực vào việc phát triển nông nghiệp, nông thôn ở các địa phương, nhận được sự quan tâm ủng hộ của các cấp, các ngành, sự tham gia tích cực của cả hệ thống

Toàn quốc đã có 57 tỉnh, thành phố thành lập được gần 5.200 tổ KNCĐ với khoảng

47.290 thành viên tham gia. Thành viên tham gia tổ KNCĐ chủ yếu là lãnh đạo, cán bộ xã, đại diện các hội, đoàn thể ở địa phương, đại diện hợp tác xã, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

Ông Lê Quốc Thanh - Giám đốc Trung tâm

Khuyến nông Quốc gia cho biết, Trung tâm

Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức 56 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho các tổ KNCĐ với gần 1.300 học viên tham gia; đào tạo, bồi dưỡng cho khoảng 2.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng về các kiến thức, kỹ năng:

Kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất, phát triển thị trường, chuyển đổi số…

Các tổ KNCĐ tại 5 vùng nguyên liệu lớn của cả nước đã tư vấn, hỗ trợ cho khoảng 50 hợp tác xã với tổng diện tích gần 10.000 ha trong việc lồng ghép các chương trình, dự án khuyến nông. Từ đó, các hợp tác xã tăng cường phát triển, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào hoạt động sản xuất, giúp liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt tiêu chuẩn.

Đặc biệt, tổ KNCĐ chính là cầu nối giữa các doanh nghiệp và nông dân, đảm bảo

đầu vào và đầu ra cho sản phẩm, giúp người

dân chủ động hơn trong vấn đề sản xuất

ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có chứng nhận, có định hướng thị trường. Do đó, có thể khẳng định tổ KNCĐ sẽ là lực lượng nòng cốt để tiếp tục chuyển giao những khoa học kỹ thuật mới nhất, đưa đến cung cấp cho người dân những thông tin cập nhật… Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cũng đề nghị, các tổ KNCĐ phải biết lắng nghe nông dân cần những gì, mong muốn những gì. KNCĐ cần chia sẻ với nông dân trong hỗ trợ khoa học kỹ thuật, làm cầu nối liên kết trong sản xuất, mở rộng thị trường. Qua 2 năm triển khai, KNCĐ đã khẳng định vai trò, nhiệm vụ của hệ thống khuyến nông trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, thể hiện rõ vai trò hỗ trợ cho người nông dân. Đặc biệt, KNCĐ còn góp phần làm thay đổi tư duy, nhận thức, củng cố lại hệ thống khuyến nông trên nguyên tắc không thay đổi bộ máy và biên chế khuyến nông; đổi mới, đa dạng hóa chức năng, hoạt động của khuyến nông cơ sở; thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp, tri thức hóa nông dân, người dân được tham gia liên kết sản xuất theo hợp đồng với các doanh nghiệp để sản xuất theo quy trình, tiêu chuẩn, chất lượng theo yêu cầu thị trường.

“Tổ khuyến nông cộng đồng là cầu nối giữa doanh nghiệp - Nhà nước - nhà khoa học và nông dân trong vấn đề nâng cao giá

trị và tiêu thụ nông sản. Tổ khuyến nông cộng đồng - bước đột phá trong công tác

khuyến nông. Tổ khuyến nông cộng đồng đã vượt ra khỏi phạm vi đề án và đạt kết quả ngoài mong đợi”, ông Thanh nhận định. Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, nhìn chung hoạt động của tổ KNCĐ trên nhiều địa phương vẫn tồn tại hạn chế, hoạt động còn mang tính hình thức, chưa đi vào thực chất, trình độ các thành viên trong tổ không đồng đều, đa số còn hạn chế về kiến thức, nghiệp vụ… Do đó, cần tập trung lựa chọn những người có kiến thức và kinh nghiệm thực tế về nông nghiệp để thành lập tổ KNCĐ.

Trong điều kiện hoạt động khuyến nông có nguồn kinh phí còn hạn chế thì cần làm tốt công tác xã hội hóa. Các tổ KNCĐ cần mời các doanh nghiệp tham gia và có sự chia sẻ, gắn kết, liên kết chặt với nhau ở các vùng nguyên liệu và địa bàn sản xuất. Hoạt động xã hội hóa mạnh mẽ trong liên kết với doanh nghiệp đầu vào và đầu ra là chìa khóa quan trọng giúp tổ KNCĐ hoạt động hiệu quả.

Thành công

từ những mô hình bền vững

Việc ứng dụng các mô hình thủy

sản công nghệ cao luôn thu hút

sự quan tâm hàng đầu hiện nay

nhờ tận dụng hiệu quả nguồn

lực, giúp gia tăng năng suất.

Đây là giải pháp vượt trội so với

phương pháp truyền thống.

Quy trình nhiều giai đoạn TLSS

Mô hình nuôi tôm nhiều giai đoạn TLSS được Tập đoàn Thăng Long tìm hiểu nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện và chính thức giới thiệu ra thị trường tại khu vực ĐBSCL từ năm 2020. Trong suốt 4 năm qua, nhiều phương án kỹ thuật mới cũng đã được bổ sung vào trong mô hình (hệ thống xi phông tự động, khung ương gièo trong ao nuôi, thức ăn vi hạt chuyên dùng cho ương gièo Beikesu,…) để không ngừng nâng cao kiểm soát chất lượng nước, bảo vệ sức khỏe vật nuôi, tăng tỷ lệ thành công.

Một trong những ưu điểm lớn nhất mà mô hình TLSS mang lại đó là tôm nuôi được kích cỡ lớn (size to). Theo số liệu từ các mô hình

TLSS của Tập đoàn Thăng Long đã triển khai trong năm 2023, tôm nuôi đạt trọng

lượng 33 - 50 g/con (tương đương size 20 - 30 con/kg) chiếm tỷ lệ 31% trong tổng số

các mô hình nuôi thành công.

Cùng đó, thống kê từ người nuôi áp dụng mô hình TLSS của Tập đoàn Thăng Long cho thấy, giá thành sản xuất thấp hơn so với các mô hình nuôi trên ao bạt truyền thống khác vào khoảng 10 - 12%. Vì vậy, khi giá tôm nguyên liệu giảm ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua như trong giai đoạn tháng

7 tới nửa đầu tháng 8/2024, những khách hàng áp dụng quy trình TLSS đều đạt được hiệu quả kinh tế khá tốt.

CPF- COMBINE

Là mô hình nuôi tôm công nghệ cao được nghiên cứu và phát triển từ Công ty CP Chăn nuôi C.P. Việt Nam. Mô hình CPF-COMBINE là sự kết hợp của nhiều công nghệ nuôi tôm tiên tiến như hệ thống nuôi an toàn sinh học, công nghệ xử lý nước nhanh, công nghệ ương tôm CPF-Greenhouse, công nghệ nuôi tôm 3 sạch (tôm sạch, nước sạch, đáy ao sạch), công nghệ vi sinh CP Probiotic Farming,…

Bắt đầu được chuyển giao tới người nuôi tôm cả nước từ năm 2015, C.P. Việt Nam có thể nói là doanh nghiệp tiên phong thúc đẩy nuôi tôm công nghệ cao tại các vùng nuôi tôm trên cả nước. Một điểm đặc biệt là mô hình có nhiều phiên bản khác nhau phù hợp với điều kiện từng vùng nuôi cũng như điều kiện tài chính của người đầu tư. Phiên bản mới nhất chính là CPF - COMBINE HOUSE - mô hình nuôi tôm trong nhà kín giúp kiểm soát rủi ro, khắc phục điều kiện thời tiết biến động, tăng năng suất và tạo thành công bền

vời từ các sản phẩm tôm giống, thức ăn tôm, chế phẩm sinh học của C.P. Việt Nam khi giúp người nuôi có thể nuôi tôm đạt tới kích cỡ kỷ lục 15 con/kg, năng suất cả vụ có thể trên 100 tấn/ha/vụ từ đó mang lại lợi nhuận tối đa.

Mô hình nuôi tôm 3 Tốt

Là một trong những doanh nghiệp hàng

đầu ngành thủy sản, Công ty TNHH UniPresident Việt Nam đã và đang không ngừng nỗ lực nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp nhằm mang lại lợi nhuận cao, bền vững cho người nuôi. Hiện nay mô hình nuôi tôm 3 Tốt đang

được triển khai tại nhiều khu vực và nhận

được rất nhiều sự phản hồi tích cực từ phía khách hàng. Mô hình với những ưu điểm nổi

bật như sau: “Lợi nhuận tốt - Tăng trưởng

tốt - Tỷ lệ thành công tốt”.

Qua thời gian thực nghiệm, mô hình nuôi

tôm 3 Tốt có tổng chi phí nuôi rẻ hơn những mô hình khác ít nhất 20.000 đồng/1 kg tôm. Cùng đó, trong vòng 90 ngày nuôi vẫn có thể đạt mức 40 - 50 con/kg. Năm 2023, UniPresident Việt Nam đã tiến hành hơn 700 mô hình trên khắp cả nước, số lượng ao nuôi thành công trên 80%, trong số các ao thất bại có khoảng trên dưới 30 ao là do bị đốm trắng, đỏ thân. Thu có lời chiếm trên 70%.

Quy trình nuôi tôm hoàn chỉnh

Chương trình Nuôi tôm Bền vững SUCCESS của Tập đoàn Skretting được triển khai vào tháng 10/2019, với mục tiêu giúp người nuôi tôm giảm chi phí nuôi một cách hiệu quả đồng thời tăng lợi nhuận. Về cơ bản, SUCCESS là một bộ quy trình hoàn chỉnh từ thiết kế trang trại, bể chứa và ao nuôi, giám sát cơ sở trang trại và chi phí đầu tư cho đến các quy trình nuôi tôm và vận hành, bao gồm cả việc chuẩn bị nước. Quy trình này được thực hiện trên tất cả các giai đoạn của tôm - từ thả giống đến thu hoạch.

Được thiết kế đặc biệt để duy trì an toàn sinh học và giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, chương trình SUCCESS được thiết kế dành cho ba loại trang trại nuôi tôm khác nhau, dựa trên mật

độ thả giống và ngân sách đầu tư ban đầu:

SUCCESS L: Dành cho nuôi tôm siêu thâm canh (Ao lót HDPE 100% được khuyến nghị mật độ 100 - 200 con/m2 với diện tích mặt nước/diện tích nuôi 60/40). Tổng chi phí đầu tư ban đầu dao động từ 11 USD/m2 đến 15 USD/m2, với chi phí sản nuôi tôm khi thu hoạch

cỡ 30 con/kg ước tính khoảng 3 - 3,5 USD/kg, thời gian hoàn vốn khoản từ 1,5 - 2 năm.

SUCCESS M: Dành cho nuôi tôm thâm canh (Ao lót bạt bờ (HDPE) cho ao đất và mật độ khuyến nghị ≤ 100 con/m2 với diện tích mặt nước/diện tích nuôi 50/50 và có thể sử dụng hóa chất hoặc xử lý sinh học).

SUCCESS S: Đối với nuôi tôm bán thâm canh (ao đất và mật độ khuyến nghị 60 con/ m2 với diện tích mặt nước/diện tích nuôi 50/50 có thể sử dụng phương pháp xử lý hóa học hoặc sinh học).

Giải pháp phòng bệnh 90 ngày Qua nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn, Công ty CP Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học

Vĩnh Thịnh (Vinhthinh Biostadt) đã xây dựng, phát triển và hoàn thiện quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng với giải pháp phòng bệnh toàn diện, hiệu quả thông qua Mô hình phòng bệnh 90 ngày, trên cả ao bạt lẫn ao đất.

Từ đầu năm đến tháng 11/2024, Vinhthinh Biostadt đã thực hiện 237 Mô hình phòng bệnh 90 ngày tại các trại nuôi của khách hàng thuộc đại lý của Vinhthinh Biostadt và đã có 148 mô hình đã thu hoạch với kết quả rất khả quan. Theo đó, các mô hình ao bạt được thả nuôi với mật độ tôm trung bình 177 con/m2 và thực hiện theo quy trình hướng dẫn của Vinhthinh Biostadt.

Đúng như tên gọi của mô hình phòng bệnh 90 ngày, sau thời gian 3 tháng nuôi, tôm của nhiều khách hàng đã vượt qua được các bệnh gan tụy cấp, chết sớm và hơn hết là không nhiễm bệnh phân trắng, EHP để về đích với kích cỡ tôm thu hoạch trung bình 35,1 con/ kg. Cá biệt hơn có những khách hàng sau thời gian nuôi 103 ngày, tôm thu về size 23 con/kg. Năng suất bình quân ở mô hình ao bạt khi tôm vượt qua 60 ngày nuôi đến lúc thu hoạch đạt 5.399 kg/1.000 m2 Không chỉ đạt năng suất cao và kích cỡ tôm nuôi lớn, mô hình phòng bệnh 90 ngày Vinhthinh Biostadt còn có ý nghĩa lớn trong việc phòng bệnh. Kết quả thực tiễn cho thấy, ở các ao khách hàng đã thu hoạch thì tỷ lệ ao có biểu hiện phân trắng chỉ chiếm 11,4% và EHP chỉ chiếm 2,5%.

MPBio - Công nghệ nuôi tôm hạn chế phát thải

Với định hướng phát triển nuôi tôm hạn chế phát thải, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú

đề xuất Công nghệ nuôi tôm MPBio giúp giải quyết các nguồn gốc phát thải; gồm cả tái tận dụng chất thải cho các mục đích kinh tế tuần hoàn. Quy trình này có những điểm đột phá như hạn chế hóa chất, không sử dụng Chlorine trong xử lý nước; giảm sinh khí độc trong quá trình xử lý thức ăn, chất thải; tự tái tạo ôxy; hạn chế thay nước; tận dụng phân tôm lên men và cuối cùng là giảm tiêu thụ điện năng. Công nghệ nuôi tôm MPBiO đầu tiên áp dụng thử nghiệm tại trại nuôi 7 ha ở xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau 1,5 vụ thành công 100%. Công nghệ MPBiO là tổng hợp của 9 giải pháp công nghệ: 1. Kháng thể IgY; 2. Biomimicry; 3. Copefloc; 4. Biofloc; 5. Tảo khuê; 6. Probiotics; 7. Sinh học; 8. BioClear; 9. Tôm bố mẹ có khả năng chống chịu cao.

GROFARM PRO Nuôi tôm công nghệ cao, hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường đang là định hướng được ưu tiên hàng đầu của ngành tôm. Bắt kịp xu hướng phát triển ấy, mô hình GROFARM PRO từ Công ty TNHH Grobest Industrial ra đời góp phần mang đến giải pháp nuôi trồng toàn diện, đạt năng suất cao mà vẫn đảm bảo tính bền vững. Mô hình GROFARM PRO được xây dựng dựa trên 7 yếu tố chính, bao quát mọi khía cạnh của quá trình nuôi tôm. Theo đó, để đạt mục tiêu “Năng suất cao - Chi phí thấp nhất”, GROFARM PRO vừa kế thừa đầy đủ 4 yếu tố cơ bản từ GROFARM gồm: Hạ tầng nuôi; con giống; dịch vụ Mobile Lab và Công nghệ mới vừa được phát triển. Ngoài ra, GROFARM PRO cũng nâng cấp thêm 3 yếu tố tạo sự khác biệt là: Bền vững; hiệu quả cùng Chương trình dinh dưỡng với thức ăn chức năng của Grobest là cốt lõi.

Mô hình GROFARM PRO ưu tiên cung cấp dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm, giúp tôm tăng trưởng khỏe mạnh và đạt năng suất cao trong từng vụ mùa. Ngoài ra, mô hình áp dụng các công nghệ tiên tiến vào quy trình nuôi tôm giúp nâng cao hiệu quả quản lý và kiểm soát dịch bệnh.

Châu Âu

Phong điện và nuôi biểnmô hình mới của tương lai

Dọc các bờ biển của Bỉ, Đan Mạch, Đức và Hà Lan, hàng chục trang trại điện

gió đang hoạt động, góp phần hỗ trợ châu Âu chuyển từ năng lượng hóa thạch sang tái tạo, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của ngành nuôi biển.

Mohsen Taha

Chia sẻ không gian

Ông Alex Ziemba, chuyên gia tại Deltares, viện nghiên cứu của Hà Lan về nước và tầng địa chất, chia sẻ. “Trang trại điện gió và khu vực đánh bắt hay nuôi biển thường tách biệt, gây ra sự lãng phí không gian.” Do đó, châu Âu đã triển khai dự án UNITED nhằm khám phá tiềm năng chia sẻ không gian ngoài khơi giữa trại điện gió và trại thủy sản.

“Vị trí lý tưởng cho một trang trại điện gió ngoài khơi cũng có thể trùng với một khu vực nuôi trồng thủy sản. Nếu không kết hợp, chỉ một bên sử dụng không gian biển lý tưởng này thì quá lãng phí”, ông Ziemba nói. Dự án UNITED đã kết thúc vào ngày 31/12/2023 sau bốn năm triển khai với thành quả kết hợp nhiều trại nuôi trai, hàu và rong biển xen kẽ giữa các tua-bin của 3 trang trại điện gió.

Dự án UNITED đã triển khai mô hình nuôi hải sản trên các lưới treo từ những dây cáp được kéo dài vài mét dưới mặt nước để tránh những con sóng mạnh. Các đối tượng được nuôi trồng bao gồm vẹm xanh và nhiều loại rong biển khác nhau, đôi khi kết hợp với việc phục hồi các rạn hàu.

Tại địa điểm thử nghiệm cách bờ biển 12 km, Hà Lan sử dụng các tấm lưới để trồng rong biển; trong khi Bỉ nuôi rong và hàu; còn Đức nuôi vẹm xanh và rong biển. Những con vẹm, hàu non và rong biển được đưa vào lưới ngay trước khi triển khai và lưới được theo dõi bằng camera, cảm biến hoặc trực tiếp bằng thuyền.

Vẹm và hàu cần khoảng hai năm để đạt kích thước thương mại, trong khi rong biển cho thu

hoạch thường xuyên hơn. Theo Ziemba, sản lượng đạt được

tương đương với các vùng nước yên tĩnh gần bờ. Dự án UNITED cũng thu thập dữ liệu về tốc

độ tăng trưởng, giúp các nhà

nghiên cứu mô phỏng tiềm năng

phát triển quy mô nuôi vẹm, hàu và rong biển tại các trang trại

điện gió trong tương lai.

Cơ hội thị trường

Tiến sĩ Oivind Bergh, nhà

khoa học cao cấp tại Viện

Nghiên cứu Biển Na Uy, trưởng

nhóm khoa học của dự án

OLAMUR cho biết, dự án này

nhằm xác định các cơ hội trong

lĩnh vực điện gió và nuôi biển.

Trong khi dự án UNITED tập

trung chứng minh tính khả thi

của việc kết hợp phong điện và

nuôi trồng thủy sản, dự án của

Bergh hướng đến sản phẩm hải

sản thực tế hơn.

Dự án OLAMUR đang lắp đặt

hệ thống nuôi vẹm và rong biển giữa các tuabin gió tại biển Baltic thuộc Đan Mạch và biển Bắc ở

Đức. Khởi động từ tháng 1/2023, dự án dự kiến kéo dài đến cuối

năm 2026. Đan Mạch nuôi hải

sản thử nghiệm tại Kriegers Flak, thuộc vùng biển Baltic - một trong những trang trại gió ngoài khơi lớn nhất châu Âu.

OLAMUR kế thừa thành quả từ các dự án nhỏ trước đó, tập trung vào thách thức kỹ thuật khi tích hợp nuôi biển trong các trại điện gió. Dự án OLAMUR nghiên cứu tốc độ tăng trưởng,

năng suất của vẹm và rong biển, đồng thời đánh giá chất lượng thông qua phân tích thành phần

dinh dưỡng và kiểm tra các chất gây hại để đảm bảo khả năng

tiêu thụ trên thị trường. Thị trường rong biển đang phát triển mạnh khi nguyên liệu này ngày càng được ứng dụng rộng rãi, từ thực phẩm, thức ăn chăn nuôi đến bao bì và y học.

Nuôi trồng rong biển quy mô lớn có thể giúp làm sạch nguồn nước biển ở châu Âu. Tại biển Baltic và Bắc Hải, các “vùng chết” đã hình thành do ô nhiễm từ dòng chảy chứa nitrat và phốt pho từ nông nghiệp. Rong biển hấp thụ các chất dinh dưỡng vô cơ này, loại bỏ chúng khỏi nước.

Lợi ích cốt lõi

Châu Âu cam kết bảo vệ ít nhất 30% diện tích biển vào năm 2030. Nhờ đó, rong biển có thể đóng vai trò lớn hơn bằng cách giảm ô nhiễm nông nghiệp tại các khu vực như biển Baltic. Ông Ziemba cho biết, vì các công ty năng lượng gió hiện nay thường không chia sẻ không gian, họ lo ngại cơ sở hạ tầng khác trong khu vực có thể làm hỏng tua-bin và gây gián đoạn phát điện. “Tuy nhiên, việc kết hợp nuôi biển và trại điện gió mang lại nhiều lợi

ích rõ ràng và đang thu hút nhiều nhà đầu tư”, Ziemba nói. Theo Tiến sĩ Oivind Bergh, cách tiếp cận đa mục đích là giải pháp đôi bên cùng có lợi. Với không gian ngoài khơi tối ưu ngày càng khan hiếm, quy trình cấp phép trong nước thường chậm và EU đang nỗ lực thúc đẩy sản xuất năng lượng tái tạo, các hãng phát triển trang trại điện gió tích hợp nuôi biển có thể xin giấy phép dễ dàng hơn. Ngoài ra, một số lợi ích vận hành rõ ràng cũng có thể đạt được. Chẳng hạn, các trang trại gió và nhà sản xuất nuôi trồng thủy sản có thể giảm chi phí bằng cách chia sẻ tàu thuyền, cũng như các cảm biến trên tàu, phao và tua-bin để giám sát hoạt động. Cuối cùng, lợi nhuận sẽ là yếu tố quyết định liệu các khu vực sử dụng chung ngoài khơi có được mở rộng ra ngoài phạm vi thử nghiệm hay không. Nhóm UNITED hiện đang triển khai dự án tiếp nối tại Bỉ, Đan Mạch, Đức và Hà Lan để đánh giá tính khả thi về mặt thương mại của nuôi trồng thủy sản tại các trang trại điện gió.

VỮNG VÀNG NƠI ĐẦU SÓNG

SỨC SỐNG HẢI QUÂN TRƯỜNG SA

Trường Sa - nơi mỗi hòn đảo, mỗi con sóng đều mang trong mình hơi thở của đất mẹ. Đó là nơi những người lính biển đang ngày đêm kiên cường canh giữ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Dù đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt, họ vẫn sống và làm việc với ý chí thép, khẳng định vị thế của Việt Nam trên Biển Đông.

Giữa mênh mông sóng nước, hình ảnh những người lính đứng hiên ngang bên lá cờ đỏ sao vàng là biểu tượng cho lòng yêu nước và sự hi sinh cao cả. Trường Sa không chỉ là nơi bảo vệ biên cương, mà còn là minh chứng cho tinh thần đoàn kết của dân tộc, nơi niềm tin và ý chí dân tộc không ngừng vươn xa.

Trong ấn phẩm Xuân Ất Tỵ 2025, Tạp chí Thủy sản Việt Nam gửi tới quý bạn đọc những khoảnh khắc chân thực và đầy cảm xúc về cuộc sống thường nhật của quân và dân trên quần đảo Trường Sa – vùng biển đảo thiêng liêng nơi đầu sóng ngọn gió.

 Vững vàng nơi đầu sóng ngọn gió, những người lính biển luôn là điểm tựa kiên cường của Tổ quốc, bảo vệ từng tấc đất, tấc biển giữa trùng khơi

Ánh mắt kiên định, sâu thẳm của người lính biển không chỉ hướng về đất liền mà còn chất chứa bao khát vọng giữ gìn từng cột mốc, từng vùng trời Tổ quốc

Một ngày mới trên đảo bắt đầu bằng nhịp sống trầm lặng nhưng tràn đầy ý nghĩa - mỗi giây phút đều là nhiệm vụ thiêng liêng

Tranh của Nguyễn Huy Truyện

Tôi vẫn còn nhớ như in ngày nhỏ, những đêm tối bao bọc trên miền quê êm đềm, tôi thường nắm tay em tôi đi ra bờ ruộng nhìn về phía tỉnh nhỏ. Từ trạm khí điện, những tia lửa loé lên như những tia pháo hoa rực rỡ cả một vùng trời. Tôi gọi đó là khoảnh khắc đô thành, là chút niềm vui nuôi dưỡng cho tuổi thơ chúng tôi thêm đẹp.

Ngày ấy xa rồi!

Mỗi lần trở lại quê cũ, mẹ tôi hay đứng tần ngần trên bến sông ngẩn ngơ nhìn, rồi mẹ nói với tôi, chỗ này xưa kia là cái nền nhà của mình, chỗ kia là nơi mẹ hay ra ngồi giặt đồ rồi tiện tay hái mấy bông bồn bồn phơi khô để thắp lên làm khói đuổi muỗi, bờ ao nọ thằng út hay ra bắt cào cào, lỡ làm gãy cánh con cào cào mà nó khóc rưng rức. “Cái thằng, lòng như mong manh như sông như suối!”...

Tôi mải mê theo những câu chuyện hiện về trong mênh mang sương khói. Mắt mẹ tôi ướt nhoà. *

Lần cuối cùng em tôi đứng trên mảnh đất quê là một chiều chúng tôi xớ rớ trên bờ sông. Gió hồi ấy hình như heo hút lắm. Tôi không nhớ rõ rành vì thời gian đã trôi qua lâu quá rồi. Mẹ loay hoay dọn dẹp trong nhà, nhìn qua một lượt xem còn sót lại thứ gì thì gom luôn bởi mẹ nói đi lần này thì chẳng biết bao giờ quay trở lại. Đêm trước, khi em tôi tròn giấc sau buổi chiều chúng tôi bơi như đôi cá từ bờ bên

này sang bờ bên kia dòng sông, tôi thấy mẹ vẫn còn ngồi bên bóng đèn hắt, chiếc bóng mẹ in lên vách, nghiêng ngả, xiêu vẹo. Tôi thỏ thẻ hỏi từ trong mùng, tiếng tôi làm mẹ giật mình:

- Mình ở lại, đừng đi được không mẹ? Mẹ nhìn tôi tròn mắt:

- Con không muốn đi sao? Lên thành phố vui lắm!

Tôi lắc đầu. Không như những đứa trẻ khác, tôi không ham thành phố, tôi thích quê mình hơn. Quê mình giản dị, hiền lành và bao dung hơn nhiều. Quê tôi đẹp, có con sông nhỏ chạy qua trước nhà chia thành đôi bờ, hai lối xóm. Dòng sông sạch sẽ và trong biếc, từ đầu sông đến cuối sông, hai bên bờ phủ rợp một màu xanh cỏ cây, tháng năm phượng nở, tháng mười hai sầu đâu trắng xoá con đường. Con đường men theo bờ sông dẫn vào những xóm nhà bao năm yên bình, mơ màng trong khói nồi cơm mỗi độ sớm chiều, êm ả tan mỗi khi nắng lên hoặc đêm buông tịch mịch...

Trong tim tôi, quê nhà là cả một vùng thương nhớ.

- Con đừng buồn, sau này, mẹ sẽ đưa con về quê bất cứ lúc nào con muốn.

Tôi tin lời mẹ. Không ngủ được, tôi chạy ra bờ ruộng nhìn về phía thành phố. Nhà máy điện khí đang nhả khỏi và phóng lên những tia sáng rực rỡ như pháo hoa. Ngắm nhìn cái vùng trời lộng lẫy ấy, tôi thấy lòng mình rộn rã vui. Trong tim tôi cũng cháy bừng một trời pháo hoa. Tôi gọi đó là niềm vui tuổi nhỏ.

- Phú, chừng xa quê, em nhớ nhất điều gì?

- Tôi khẽ hỏi. Tay tôi nắm lấy bàn tay bé nhỏ, mềm mại của em.

- Phú, đi xem pháo hoa. Họ thắp lên rồi kìa!

Em tôi hân hoan. Chúng tôi nắm tay nhau chạy ra bờ ruộng. Cỏ mềm ướt dưới chân. Đêm quê tịch mịch. * Mẹ bấm vào tay tôi một cái thật nhẹ nhàng, nhưng đủ để kéo tôi về thực tại:

- Con nghĩ gì mà đăm chiêu dữ vậy?

Tôi cười, nói khẽ, tự dưng mong gió bạt mất lời tôi: - Con nhớ em con. Mẹ tôi im lặng. Bao hồi ức về Phú bất chợt trôi về trong tôi. Là lần hai anh em bơi qua sông như đôi cá. Là khi tôi với Phú tranh nhau cầm cái giỏ cho mẹ bắt bù tọt những đêm mưa dầm. Là lúc chúng tôi ngồi trong gian bếp, hít khói cơm thơm rồi nhìn ra song cửa mưa nhoè, thấy xa xa là ruộng đồng ướt át, chiếc xuồng con chông chênh cập bờ không bóng dáng ai. Là những đêm hai anh em tôi ra bờ ruộng nhìn về phía thành phố, ngắm những ngọn sáng rực rỡ từ nhà máy điện khí lung linh cả một vùng quê êm đêm, rồi cùng mộng mơ bao điều tốt lành mà trước giờ hai anh em chưa có được... Tôi biết mẹ cũng nhớ em tôi nhiều lắm. Thời gian không làm cho nỗi nhớ vơi đi, ngược lại, nó càng làm cho nỗi nhớ thêm đong đầy, sâu sắc! - Lâu rồi mẹ không gặp thằng Phú. Bây giờ nó thành nhân chi Mỹ, quen cái nếp sống ở bên đó rồi. Mẹ nhớ nó lắm! Đêm mẹ nằm mơ thấy nó hoài. Vía thấy thằng Phú nhỏ xíu, đứng lơ ngơ trên bờ ruộng hỏi mẹ cơm chín hay chưa... Tôi cũng nhớ lắm đôi bàn tay mềm mịn của em tôi. Bàn tay mà tôi đã nắm thật lâu trước khi em theo ba bước xuống đò dọc

Em tôi suy nghĩ hồi lâu, thì thào: - Nhớ... có nhiều thứ để em nhớ lắm! Nhưng nhớ nhất là ngọn pháo ngoài thành phố rực rỡ trong những đêm hai anh em mình ra bờ ruộng ngắm. Tôi cười hì hì, nhưng sao thấy lòng bời bời gió. Tôi kéo em về phía mình, sợ gió từ ngoài đồng xa thổi về làm lạnh thịt da em. Chúng tôi ngồi bên bờ ruộng nhìn con cá rô đồng quẫy nước, ngắm con cua chui tọt vào hang. Phú cười khoái chí. Tôi nghĩ thầm: ngắm đi em, ngắm cho nhớ hết cảnh ruộng quê mình, nhớ từng cái hang cua, từng con cá bạc đầu trên mặt nước... Rồi mai mốt đi xa, em sẽ nhớ lắm nơi này! Đêm hôm ấy, những ngọn “pháo hoa” rực rỡ như chưa từng rực rỡ đến vậy! Tôi giục:

... Trời mùa xuân trong veo, nắng vàng trải

nhẹ. Bến đò cũ nay đã vắng bóng con đò.

Cây cầu xi măng nối đôi bờ đã thay dần

những chuyến qua sông của người đàn bà

sống bằng nghề chở khách trên chiếc xuồng

con chòng chành sóng nước...”

màu, nhìn tôi bằng đôi mắt tràn ngập tình

yêu thương:

- Mẹ thương nó lắm, nhưng mẹ không thể giữ em con lại được, con ơi! Đi với ba, em con sẽ có cuộc sống tốt hơn. Ở lại đây chỉ khổ mà thôi!

Tôi ôm chặt lấy mẹ tôi, nhạt nhoà nước mắt.

Ba mẹ tôi không thể bên nhau được nữa, mãi mãi. Bởi bên ba đã có một người đàn bà khác. Mẹ nói, ba là người của phố thị, của chốn xa hoa. Nơi này không hợp với ba đâu. Nơi này chỉ toàn sông nước ruộng đồng, làm sao mà hợp với người đàn ông lịch lãm, phong độ và lòng dạ luôn ở nơi nào xa xôi khác. Tôi thương ba, nhưng thấy sao mỗi ngày ba một xa cách tôi, xa lắm! Ngay cả khi ba về căn nhà cũ, nói với mẹ tôi đôi ba câu chuyện rồi dẫn em tôi đi, ba cũng chưa kịp nắm tay tôi, ôm tôi, xoa đầu tôi, nói với tôi dù chỉ một câu chuyện không đầu không cuối.

Tôi ôm mẹ tôi oà khóc:

- Mẹ ơi! Có phải ba không thương con không hả mẹ? Có phải ba chỉ cần em con chứ không cần con phải không mẹ? Mẹ vuốt mấy sợi tóc loà xoà trước trán tôi, mỉm cười mà nước mắt long lanh chan chứa:

- Không đâu, con! Ba thương con mà, như mẹ thương con vậy! Chỉ là vì ba muốn con

ở lại với mẹ, ba với mẹ không thể đi trọn với nhau một con đường, nhưng ba vẫn quan tâm mẹ bằng cách để cho con ở bên bảo vệ mẹ khỏi những tai ương trong đời... Sau này, tôi mới biết đó chỉ là một lý do mà mẹ đưa ra để tôi dịu lòng. Nhưng tôi thương mẹ, tôi luôn tự nhủ mình phải là bờ vai vững chắc để mẹ tựa vào.

*

Mấy lần tôi nói chuyện với em qua điện thoại. Vì lệch múi giờ nên việc gọi điện cho em rất khó, mỗi lần trò chuyện, chúng tôi đều say sưa. Toàn những câu chuyện về những ngày xa xưa, câu chuyện của cánh đồng, dòng sông, của ngọn “pháo hoa” rực rỡ trên bầu trời đêm những lúc hai anh em nắm tay nhau ra bờ ruộng ngóng vọng về phố thị. Em kể cho tôi nghe chuyện ở bên đó, cuối năm gió lạnh sắt se. Thoảng chúng tôi lặng đi. Hai đầu dây đều im bặt. Biết nói gì khi chúng tôi có quá nhiều kỷ niệm đẹp cùng nhau.

- Bao giờ em trở về Việt Nam? - Tôi hỏi.

Em đáp, giọng trầm buồn:

- Em chưa biết. Em nhớ mẹ, nhớ anh hai nhiều lắm!

Tôi không giục em, chỉ dặn:

- Khi nào sắp xếp được, về chơi. Mẹ mong em lắm!

Em tôi “dạ”. Tiếng em nhẹ tênh như gió.

Mùa gió năm nay, mẹ bệnh. Mẹ muốn về

thăm lại mảnh đất cũ, đám ruộng xưa, dòng sông êm đềm vắt ngang qua trước nhà mềm mại như một tấm lụa.

Tôi theo mẹ về quê. Trời mùa xuân trong veo, nắng vàng trải nhẹ. Bến đò cũ nay đã vắng bóng con đò. Cây cầu xi măng nối đôi bờ đã thay dần những chuyến qua sông của người đàn bà sống bằng nghề chở khách trên chiếc xuồng con chòng chành sóng nước. Bỗng tôi nhớ em tôi da diết. Tôi men theo con đường mọc đầy cỏ nước mặn, ra bờ ruộng, ngóng về phía phố thị, nơi mà hằng đêm ngọn “pháo hoa” vẫn đốt sáng cả một vùng trời bình yên. Đột nhiên tôi thấy mình bé lại, tôi thấy tay tôi mềm mềm như thể đan lồng trong bàn tay của tôi là bàn tay bé nhỏ của em tôi. - Phú này, em thấy không, pháo hoa đẹp quá! - Tôi khe khẽ.

Gió bạt mất lời tôi.

Tôi nhìn ra mảnh ruộng xa xa. Ruộng không ai cày cấy nên lau lách mọc cao khỏi đầu người. Cuối năm, hoa lau trắng muốt.

Tôi nhìn về phía mẹ. Mẹ tôi đang lần theo nền nhà năm xưa văng vẳng tiếng cười của anh em tôi, từng thoảng hương cơm mẹ nấu mỗi buổi chiều con diều no gió... Nước mắt tôi ròng ròng.

Trời xuân. Không gian toả hương thơm lựng. Dòng sông quê cũ hiền lành. Bên kia sông, những nụ mai vàng đã bung xoè thắp lửa rực rỡ trước sân nhà người năm cũ mà có lẽ giờ đây họ đã quên tôi. Mấy lần tôi muốn nói với mẹ rằng, hay mình về quê ăn Tết, nhưng nghĩ lại căn nhà cũ không còn, chỉ còn lại cái nền trơ trơ với một vùng ruộng đồng lau lách. Lòng tôi buồn hiu.

Chuông điện thoại của tôi reo lên. Là em tôi. - Anh hai với mẹ đợi em, sắp xếp ổn thoả, năm nay em sẽ về Việt Nam đón Tết cùng anh và mẹ. Em nhớ mọi người nhiều lắm!

Tim tôi như rung lên trong lồng ngực. Lặng đi.

Nắng xuân âm ấm.

Tôi biết, dù có đi đâu thì trong tim em tôi vẫn có hình bóng quê nhà, có tôi và mẹ, có ngọn “pháo hoa” bùng lên trong những đêm quê yên bình. Và tôi cũng vậy, dù có đi đâu thì mảnh đất cũ, ruộng vườn xưa, cội nguồn thiêng liêng vẫn luôn sâu thẳm trong trái tim tôi... 

Gặp

lại

mùa Xuân

Những ngày se lạnh của mùa đông

đi qua, ta gặp lại mùa xuân trong

buổi sớm mai vàng tươi sợi nắng phơi mình trước ngõ. Những cơn gió giao mùa cứ thổi rì rào phía những hàng cây như khơi gợi bao niềm cảm xúc bâng khuâng, sự vui tươi phấn khởi như cũng theo về với mọi người mọi nhà.

Bên tiết trời của mùa xuân ấm áp yên bình, trước sân ngát thơm mùi của những sắc hoa bãng lãng thoảng đưa. Trong nhà bánh mứt cũng ngọt ngào hương vị bên tách trà nóng hổi đậm đà. Gia đình đoàn tụ bên nhau thật đầy ý nghĩa. Từng khoảnh khắc thời gian cứ chầm chậm trôi, mỗi người ai cũng có những suy nghĩ của riêng mình.

Người già thì nghĩ về quá khứ, về những mùa xuân đã đi qua mà vẫn còn đọng lại từng ký ức, hình ảnh tuy bình thường giản

dị nhưng vẫn không thể nào quên. Tuổi trẻ thì nghĩ về tương lai thực tại, những ước mơ hoài bão về con đường phía trước.

Có lẽ những gì tốt đẹp nhất và ý nghĩa nhất

người ta thường dành trọn cho mùa xuân. Ở đó những yêu thương ân nghĩa như vẫn mãi

đong đầy theo niềm cảm xúc. Khi những ngày cuối năm thì mẹ cha lại ngóng trông con trở về. Những ai xa phương với bao bộn bề vất vả lo toan thì cũng luôn mong muốn

bỏ qua hết tất cả mà trở về với quê hương xứ sở của mình. Dẫu đi đâu và làm gì thì mỗi khi xuân đến trong ý nghĩ lại muốn được sum vầy bên những người thân.

Vui xuân đón Tết không chỉ là phong tục xưa nay, mà đó cũng là dịp để được đoàn tụ cùng những người thân trong mái ấm gia đình. Miếng bánh ly trà với vài câu chuyện mà vẫn thấy lòng dâng lên niềm hạnh phúc dạt dào.

Những đứa trẻ thơ trên khuôn mặt vẫn luôn tươi vui rạng rỡ khi được mặc bộ đồ mới, và được mẹ cha dẫn về thăm và mừng tuổi ông bà. Được nhận chiếc bao lì xì đỏ xinh xắn trên tay mà nở nụ cười tươi rói như hoa.

Gặp lại mùa xuân những hiu hắt muộn phiền dường như cũng biến tan bởi nhữ ng làn gió ngoài hiên cứ thổi liên hồi như đang nôn nao gọi tết. Nắng trước sân cũng phơi vàng lấp lánh, cho những sắc hoa thêm rực rỡ tinh khôi. Những cánh mai vàng rung rinh lúng liếng bên mùa xuân yên ả thanh bình. Những hàng vạn thọ cũng bung mình lan tỏa hương thơm. Mùa xuân là mùa của những bông hoa đua nhau mà tỏa hương khoe sắc, góp phần tô điểm vẻ đẹp cho những ngày xuân sum vầy hạnh phúc vui tươi. Gặp lại mùa xuân, chợt những ký ức xưa như cũng hiện về. Tôi nhớ dáng hình của

ngoại gầy gầy lưng còng tóc trắng, đứng hái từng lá trầu trong khu vườn quen thuộc ấy. Những lá trầu xanh ngoại hái rồi sắp lại thành từng sắp nhỏ bỏ vào thúng đem ra chợ bán. Buổi chợ xuân đông người chen nhau chật chội, đầy đủ các mặt hàng với kẻ bán người mua. Tôi cũng theo ngoại mà chen giữa buổi chợ xuân đông người. Thúng trầu của ngoại đổi lấy ít tiền ngoại vẫn dành một phần để mua bánh cho tôi. Trên đường về lẽo đẽo theo chân bà mà cứ hớn hở vui tươi. Tôi vẫn thích màu nắng xuân dịu dàng ấm áp trong vườn trầu xanh và có dáng hình của ngoại những hôm ra đó hái trầu. Mới đó thôi mà như đã thành cổ tích. Ngoại như những vần mây trắng trên bầu trời mà bay xa mãi. Con đường nhỏ ra chợ hôm nào có ngoại với thúng trầu xanh mà chen giữa dòng người đông đúc, nay chỉ còn là hoài niệm mà thôi.

Gặp lại mùa xuân khi hoa đã nở đầy trước cửa. Nắng vẫn vàng tươi ấm áp yên bình. Gió vẫn xôn xao như từng khúc hát gọi người về đoàn tụ bên nhau.

Tôi cũng đón xuân cùng những yêu thương vẫn còn vẹn nguyên trong kí ức.

Tranh

Thơ Xuân 2025

Tôi nghiêng mình trong giấc ngủ mùa đông

Mùa sáo sang sông, cánh đồng xơ xác

Bóng dáng em tôi, lưng còng dáng nội

Ẩn hiện chiều hôm, mưa bụi sang đò

chớm đông…

Đông về qua ngõ sáng nay

Có cơn gió lạnh thổi ngoài bến sông

Bầy em chân đất trên đồng

Tiếng cười rớt phía mênh mông quê nhà.

Ngoài vườn cải đã ra hoa

Nghe chiều kí ức xót xa phận người

Tìm trong cái thuở năm, mười…

Chuồn nâu chuồn đỏ nói lời ngày xưa.

Giật mình tóc bạc lưa thưa

Hỏi người năm tháng thiếu thừa còn đâu?

Đã qua mưa nắng dãi dầu

Một mai về lại nghe câu hát buồn.

Bờ lau trắng xóa bên đường

Níu bàn chân nhỏ về thương mùa màng

Sớm đông người nhặt lỡ làng

Vẫn nghe nỗi nhớ trong màn khói bay…

Nguyễn Thị Như Ý

Cảnh Nghi

về giữa mùa xuân

Gọi nhau về giữa mùa xuân

Con đường khoả ánh chiều bâng khuâng vàng

Đợi gì phía ấy mênh mang

Thời gian tựa bóng những đàn chim xa

Gọi nhau trong cõi quê cha

Bời bời xoan tím hiên nhà gió reo

Sương tràn giếng nước trong veo

Thả gầu vớt mảnh trăng treo cuối trời

Gọi nhau mưa nắng bên đời

Vọng từ đồng đất bao lời nghĩa nhân

Mẹ ngồi tựa áng phù vân

Phơi lên nỗi nhớ những vần ca dao

Gọi nhau như buổi hôm nào

Lưa thưa hoa khế cầu ao đợi người

Gió xuân rộn tiếng trẻ cười

Bóng làng nghiêng xuống một đời bôn ba…

Trần Thanh Thoa

một sớm mùa đông

Một sớm thấy đông về qua ngõ

Dòng sông xưa con nước lững lờ

Cánh lục bình trôi hoài không tới bến

Những bãi bồi quê thắp nắng phía chân trời...

Một sớm thấy đông về qua song cửa

Áo mỏng bạc sờn không ủ ấm mẹ tôi

Bếp nhà quê vẫn nồng nàn lửa ấm

Tiếng nước sôi thao thức những sớm mai gầy.

Một sớm thấy đông về qua lối vắng

Hoa cải lỡ thì bung nở dưới hoàng hôn

Ai lỡ hẹn lời thì thầm năm tháng

Vầng trăng non nép mình soi dốc nhớ bâng khuâng.

ngày xuân

Ngày xuân trời ửng nắng hồng

Mùa sang tô nét tươi trong đương thì

Bầu trời sáng tựa pha lê

Cỏ cây rạo rực bốn bề sinh sôi

Ngày xuân như gọi như mời

Muôn người cùng với đất trời thắm xuân

Lời ca thánh thót, trong ngần

Ngọt như gieo tự mấy tầng trời cao

Ngày xuân đằm khúc ca dao

Tiếng chim tinh khiết lăn vào ban mai

Vườn quê cây lá đan cài

Hoa thơm, thơm cả tay ai dịu dàng

Ngày xuân phấp phới hội làng

Nghe lời trống giục xốn xang, bồi hồi

Mùa sang hò hẹn đông vui

Trầu cau cùng thắm, cùng tươi với mình

Trần Văn Lợi

Một sớm thấy đông về vội vã

Con đường quê chớm lạnh tự bao giờ

Nghe ngọn gió bấc thổi tràn nỗi nhớ

Có mùa đông nào ở mãi phía sau lưng...

Huỳnh Thị Mộng Tuyền

12-14 MARCH

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.