CON TÔM THÁNG 12/2024
ĐẶC SAN CỦA HỘI THỦY SẢN VIỆT NAM
VIETNAM SHRIMP NEWS SỐ 157 THÁNG 12/2024
Ảnh: Shutterstock
VƯỢT THÁCH THỨC,
VỮNG TĂNG TRƯỞNG
(16-17)
GIÁ 30.000Đ
ĐỒNG HÀNH CÙNG TÔM VIỆT www.contom.vn
2
CON TÔM THÁNG 12/2024
CON TÔM THÁNG 12/2024
3
4
CON TÔM THÁNG 12/2024
CON TÔM THÁNG 12/2024
5
6
CON TÔM THÁNG 12/2024
CON TÔM THÁNG 12/2024
7
8 THƯ BẠN ĐỌC
CON TÔM THÁNG 12/2024
Đặc san CON TÔM Hội Thủy sản Việt Nam
Thưa Quý vị bạn đọc! 11 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt giá trị gần 3,6 tỷ USD, tăng 22% so cùng kỳ năm trước. Với sự tăng trưởng ở các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận ở mức 2 con số, xuất khẩu tôm năm 2024 dự báo sẽ đạt 4 tỷ USD. Tuy chưa thể vượt được kim ngạch xuất khẩu tôm kỷ lục của Việt Nam năm 2022 (khi đạt 4,3 tỷ USD), nhưng cũng đã cho thấy ngành hàng tôm đang có sự hồi phục rõ nét so năm 2023 (chỉ đạt 3,4 tỷ USD). Về sản xuất trong nước, theo khung lịch mùa vụ tôm nước lợ năm VƯỢT THÁCH THỨC, 2025 do Cục Thủy sản ban hành, vùng trọng điểm nuôi tôm nước lợ ĐBSCL sẽ bắt đầu thả giống cho vụ nuôi mới (16-17) vào đầu tháng 1 và kết thúc vào tháng 10/2025. Tuy nhiên, từ giữa tháng 11, người dân đã bắt đầu thả nuôi vụ mới. Nguyên nhân thả nuôi sớm một phần là do giá tôm đang ở mức cao, đặc biệt là tôm cỡ 50 con/kg, với mức tăng lên tới 6%, đạt 155.000 đồng/kg vào giữa tháng 11. Đây là mức giá cao nhất của tôm loại này kể từ cuối năm 2021. Tuy nhiên, đáng tiếc là hiện nông dân không còn nhiều tôm để bán. Câu chuyện thiếu tôm nguyên liệu ít nhiều đã được doanh nghiệp dự báo từ tháng 6 khi giá tôm có chiều hướng giảm ngày càng mạnh. Nguyên nhân là do giá tôm giảm mạnh kéo dài, cùng đó là dịch bệnh và thời tiết diễn biến khó lường nên sau khi thu hoạch vụ chính, nhiều hộ đã chọn giải pháp an toàn là tạm ngưng thả nuôi, chờ tình hình thuận lợi mới xuống giống. Vì vậy, bài toán tăng sản lượng, giảm giá thành để tăng sức cạnh tranh của con tôm Việt trên thị trường thế giới chắc chắn sẽ cần đến vai trò của Nhà nước. Đặc biệt trong việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, hỗ trợ người nuôi, giúp doanh nghiệp mở rộng vùng nuôi để xây dựng ngành tôm phát triển bền vững, tránh hiện tượng cuối năm tôm được giá thì nhà máy không còn tôm nguyên liệu để chế biến xuất khẩu. Đây là nội dung chính của Đặc san Con Tôm phát hành tháng 12/2024. Ngoài ra, trong số này chúng tôi tiếp tục gửi đến bạn đọc những góc nhìn mới từ các mô hình nuôi quốc tế, ý kiến của chuyên gia, cùng đó là những bài viết kỹ thuật phù hợp với tình hình nuôi,… Mời các bạn đón đọc! Trân trọng! CON TÔM THÁNG 12/2024
CHỦ NHIỆM TS Nguyễn Việt Thắng
VIETNAM SHRIMP NEWS
PHÓ TBBT Nhà báo Đỗ Huy Hoàn TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP Nhà báo Dương Xuân Hùng NỘI DUNG Phạm Thu Hồng Dương Nam Anh THƯ KÝ TÒA SOẠN Kim Tiến CỘNG TÁC NỘI DUNG Minh Thanh, Hải Đăng, Vũ Mưa, Lê Cung, Phạm Duy Tương, Phan Thanh Cường, Nguyễn Anh, Lê Hoàng Vũ, Mai Xuân Trường KỸ THUẬT VI TÍNH Phạm Dương TÒA SOẠN Lầu 2, Nhà B, 116 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Q.1, TP Hồ Chí Minh Điện thoại: 028.62777616 Email: toasoan.contom@gmail.com Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 3, nhà A7, số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: 0243.7713699 LIÊN HỆ QUẢNG CÁO Phòng Quảng cáo Tạp chí Thủy sản Việt Nam Điện thoại: (028) 62.777.616 DĐ: 0944.663.828 Email: nghia@thuysanvietnam.com.vn ĐẶT MUA TẠP CHÍ Điện thoại: (024) 3.771.1756 Email: Phqc@thuysanvietnam.com.vn TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG Tên tài khoản: Tạp chí Thủy sản Việt Nam Số 3106566688 Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh TP Hồ Chí Minh Giấy phép xuất bản Số 70/GP-XBĐS ngày 11/06/2024 In tại Công ty TNHH MTV Lê Quang Lộc (TP Hồ Chí Minh)
Ảnh: Shutterstock
ĐẶC SAN CỦA HỘI THỦY SẢN VIỆT NAM
PHỤ TRÁCH PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi
SỐ 157 THÁNG 12/2024
VỮNG TĂNG TRƯỞNG
GIÁ 30.000Đ
ĐỒNG HÀNH CÙNG TÔM VIỆT www.contom.vn
BAN BIÊN TẬP
Hộp thư Tòa soạn luôn hoan nghênh sự đóng góp và các bài viết đặc sắc về ngành tôm từ các CTV, bạn đọc gần xa. Thư và bài vở xin gửi về: Tạp chí Thủy sản Việt Nam - Lầu 2, Nhà B, 116 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Q.1, TP Hồ Chí Minh Điện thoại: 028.62777616 Email: toasoan.contom@gmail.com Hoặc liên hệ trực tiếp theo số điện thoại: 0374 099 498 (Ms. Kim Tiến) Website: www.thuysanvietnam.com.vn www.contom.vn
CON TÔM THÁNG 12/2024
NỘI DUNG
Theo dòng thời sự T14-15: Vào vụ tôm sớm
Vấn đề - Sự kiện T16-17: Vượt thách thức, vững tăng trưởng
Tòa soạn - Bạn đọc T18-19: Hợp nhất quy định phòng, chống và báo cáo dịch bệnh thủy sản
Thị trường xuất khẩu
11
T24-25: Nắm bắt thời cơ, xuất khẩu tôm bứt phá
Nhìn ra thế giới T30-31: Ấn Độ: Duy trì hoạt động nuôi tôm trong khủng hoảng
Thức ăn - Dinh dưỡng T38-39: Lyso-phospholipid thay thế lecithin trong thức ăn tôm
Khoa học - Kỹ thuật T40: Một số bệnh trên tôm và giải pháp T41: Xử lý nấm và vi khuẩn trong ương nuôi tôm
30
Thông tin doanh nghiệp T46-47: Thành công bền vững cùng mô hình CPF-COMBINE T48: Tập đoàn Thủy sản Minh Phú: Đề xuất quy hoạch thủy lợi và ngành tôm theo hướng thuận thiên T49: Nano Bubbles: Bước đột phá trong công nghệ xử lý và cải thiện môi trường nước
Mô hình điển hình T52: Cà Mau: Thành công nuôi tôm thâm canh tuần hoàn nước T53: Đức: Tham vọng phát triển ngành công nghiệp nuôi tôm RAS
Đồng hành cùng nhà nông T54-55: Mẹo giảm chi phí vụ nuôi
52
9
10 TIN TỨC
CON TÔM THÁNG 12/2024
NGHỆ AN
PHÚ YÊN
Diện tích nuôi tôm hàng năm đạt 1.600 ha
Chủ động bảo vệ tôm mùa mưa bão
Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nghệ An Trần Xuân Học, tôm được xác định là sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp tỉnh nhà. Hoạt động nuôi tôm hiện nay đang tập trung ở 5 địa phương gồm: Thị xã Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc và TP Vinh với khoảng 1.200 cơ sở nuôi. Diện tích nuôi hàng năm khoảng 1.600 ha với sản lượng trung bình đạt 10.000 tấn/năm. Nuôi tôm thương phẩm ngày càng được người dân đầu tư theo hướng thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Việc ứng dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao vào nuôi tôm, ngày càng được các đơn vị chuyên môn, người nuôi quan tâm và đạt được những bước phát triển tốt. Có nhiều quy trình, công nghệ mới đã được áp dụng thành công, mang lại hiệu quả cao trên địa bàn như: Quy trình Biofloc, nuôi nhiều giai đoạn, nuôi tuần hoàn,... kết hợp với đầu tư nâng cấp hạ tầng vùng nuôi.
Trên địa bàn thị xã Sông Cầu có khoảng 129.300 lồng nuôi tôm hùm thịt và khoảng 17.700 lồng ương tôm hùm giống. Ngay từ đầu năm, địa phương đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với bão lũ, thiên tai và triển khai đến các xã, phường. Theo đó, cảnh báo cho người dân tổ chức thu hoạch trước mùa mưa bão nếu tôm nuôi đạt kích cỡ thương phẩm nhằm hạn chế thiệt hại. Thường xuyên theo dõi thời tiết và các thông tin dự báo để chủ động ứng phó, khi tôm hùm có dấu hiệu bất thường, cần báo ngay cho cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương để hướng dẫn các biện pháp và phương án xử lý kịp thời. Đồng thời kiểm tra, gia cố lại hệ thống dây neo, phao lồng, vệ sinh lồng bè thông thoáng. Trường hợp không di chuyển lồng bè được cần che chắn mặt lồng bè bằng lưới có kích thước mắt lưới phù hợp để hạn chế tôm nuôi thoát ra ngoài,…
NGUYỄN HẰNG
QUẢNG TRỊ
Huyện Triệu Phong đẩy mạnh nuôi tôm thâm canh Theo báo cáo của UBND huyện Triệu Phong, trong năm 2024, diện tích nuôi tôm trên địa bàn thấp hơn so cùng kỳ năm trước. Cụ thể, diện tích thả nuôi đạt 668 ha, giảm 62,6 ha, trong đó nuôi nước lợ - mặn đạt 363 ha, giảm 62,6 ha; diện tích vùng chuyên tôm 304 ha, giảm 72,6 ha. Sản lượng tôm 1.300 tấn, giảm 184,3 tấn, đạt 60,3% kế hoạch. Nguyên nhân diện tích, sản lượng giảm là do thời tiết bất lợi, giá nguyên liệu đầu vào cao trong khi giá tôm thương phẩm thấp, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng và kéo dài. Trước tình hình đó, thời gian tới ngành nông nghiệp địa phương tiếp tục triển khai có hiệu quả các dự án nuôi tôm công nghệ cao nhiều giai đoạn, áp dụng quy trình nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học, hạn chế sử dụng kháng sinh. Tập trung đẩy mạnh hình thức nuôi thâm canh nhằm tăng năng suất, sản lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích,…
DIỆU CHÂU
NINH THUẬN
Có 457 cơ sở sản xuất tôm giống Nhiều năm qua, Ninh Thuận đã xây dựng được thương hiệu mạnh mẽ trong lĩnh vực tôm giống và trở thành trung tâm sản xuất tôm giống chất lượng cao hàng đầu cả nước. Hiện nay, toàn tỉnh có 457 cơ sở sản xuất, cung cấp từ 40 - 50 tỷ con tôm giống mỗi năm, đáp ứng khoảng 30 - 40% nhu cầu của cả nước. Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ninh Thuận đã sản xuất hơn 33 tỷ con tôm giống và đang nỗ lực hướng tới mục tiêu 44 tỷ con vào cuối năm. Hơn nữa, tỉnh đã thiết lập 11 cơ sở an toàn dịch bệnh, bao gồm 9 cơ sở dành cho tôm giống và 2 cơ sở cho tôm bố mẹ, chiếm hơn 50% tổng số cơ sở an toàn dịch bệnh trên cả nước. Trong thời gian tới, Ninh Thuận tập trung đẩy mạnh quy hoạch, đặc biệt là khuyến khích các đơn vị tham gia vào giám sát dịch bệnh, hướng tới mục tiêu đến năm 2030 có 100% các cơ sở sản xuất đảm bảo an toàn dịch bệnh. LÊ LOAN
NGUYỄN LAM
BÀ RỊA - VŨNG TÀU
BÌNH ĐỊNH
Bệnh vi bào tử trùng bùng phát mạnh
Bền vững nhờ công nghệ Semi-Biofloc Trong giai đoạn từ năm 2020 - 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã thực hiện mô hình nuôi TTCT ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc tại các huyện trên địa bàn. Theo đó, kết quả mang lại thực sự rất khả quan, tỷ lệ sống trung bình của tôm đạt 87%, kích cỡ thu hoạch 70 con/kg, năng suất bình quân đạt 25,6 tấn/ ha. Nếu so sánh với nuôi tôm truyền thống trước đây thì công nghệ Semi-Biofloc tương đối dễ chuyển giao và ứng dụng, đặc biệt, mô hình cũng cho năng suất cao, chi phí sản xuất giảm và hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn hẳn. Đồng thời, có thể giúp người nuôi kiểm soát và hạn chế được dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, tôm thương phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm và an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng nên được ưa chuộng. Vì vậy, ngày càng nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh tiếp cận và ứng dụng vào nuôi thương phẩm, từ đó tăng thu nhập đáng kể. THANH HIẾU
Thời gian gần đây, một số trang trại, hợp tác xã, hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gặp phải bệnh vi bào tử trùng khiến ao tôm mất trắng, người dân thiệt hại hàng tỷ đồng. Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bà Rịa - Vũng Tàu, do nuôi tôm lâu năm với nhiều vụ liên tiếp, các ao nuôi trên địa bàn tỉnh đã xuống cấp về môi trường, lưu trữ mầm bệnh, dễ phát sinh dịch bệnh trên tôm, nhất là trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt hiện nay. Bệnh vi bào tử trùng có thể dẫn đến bệnh phân trắng trên tôm vì bào tử lây lan qua đường tiêu hóa. Do đó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y khuyến cáo người nuôi nên xả bỏ 100% nếu phát hiện tôm dưới một tháng tuổi nhiễm bệnh. Đồng thời, cần để cho ao nuôi nghỉ ít nhất một vụ (khoảng hai tháng) giúp xử lý mầm bệnh, tránh lây lan cho các vụ nuôi sau.
THÁI THUẬN
TIN TỨC
CON TÔM THÁNG 12/2024
CÀ MAU
Tôm - rừng Ngọc Hiển đạt chứng nhận ASC Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (huyện Ngọc Hiển), 1.860 ha tôm - rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC. Đây là chứng nhận ASC nhóm đầu tiên cho tôm - rừng tại Việt Nam. Chứng nhận ASC là sự xác nhận cấp quốc tế đối với thủy sản nuôi có trách nhiệm, giảm tối đa tác động xấu lên môi trường, hệ sinh thái, cộng đồng dân cư và đảm bảo tốt các quy định về lao động. Chứng nhận ASC phiên bản nhóm thực hiện từ ngày 31/10/2023 và được kiểm tra, đánh giá đạt vào ngày 13/9/2024. Đây là lần đánh giá, cấp chứng nhận ban đầu, có hiệu lực 3 năm và mỗi năm sẽ được kiểm tra, đánh giá 1 lần. Tại cuộc trao chứng nhận, lãnh đạo chính quyền địa phương, Công ty TNHH Xã hội tôm chứng nhận Minh Phú và bà con trực tiếp nuôi tôm - rừng thống nhất tiếp tục phấn đấu duy trì và có thể còn mở rộng quy mô để phát triển mạnh mẽ.
Cà Mau có hơn 50.000 ha rừng ngập mặn
Ảnh: TG
Việt Nam có khoảng 155.000 ha rừng ngập mặn, riêng Cà Mau có hơn 50.000 ha (huyện Ngọc Hiển có hơn 30.000 ha). Trong rừng ngập mặn thì tôm - rừng được xem là mô hình sinh kế bền vững. DUY MẠNH
KIÊN GIANG
SÓC TRĂNG
Khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh trên tôm
Trao chứng nhận cho người nuôi tôm chuyên nghiệp
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Kiên Giang, năm nay, thời tiết diễn biến thất thường đã ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe của tôm nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh phát triển. Do đó, để nuôi tôm đạt hiệu quả, ngành chuyên môn khuyến cáo nông dân cần chọn mua con giống có nguồn gốc rõ ràng, từ các cơ sở có kiểm soát chất lượng con giống bố mẹ và quá trình sản xuất giống. Thả giống theo lịch mùa vụ khuyến cáo, với mật độ vừa phải. Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, nhiệt độ, độ mặn, ôxy hòa tan,… Khuyến khích, hướng dẫn người dân áp dụng nuôi tôm theo quy trình Biofloc, quy trình nuôi ít thay nước, quy trình nuôi tuần hoàn khép kín, nuôi kết hợp. Những vùng nuôi tôm thường xảy ra dịch bệnh cần giãn vụ, phơi đáy ao, diệt khuẩn đảm bảo đúng quy trình cải tạo ao, tránh dịch bệnh xảy ra. Khi phát hiện tôm nuôi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc chết, báo ngay cho cán bộ khuyến nông, thú y để kịp thời phối hợp xử lý.
Chiều 24/11, Sở NN&PTNT Sóc Trăng phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và Tổ chức CSIRO - Australia tổ chức Lễ trao chứng nhận cho 50 học viên ở các tỉnh, thành vùng ĐBSCL tham gia lớp tập huấn người nuôi tôm chuyên nghiệp. Trong 3 ngày diễn ra lớp tập huấn (22 - 24/11), các học viên đã được chia sẻ những kiến thức về: Nguyên lý và nuôi tôm công nghệ cao thân thiện môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu, an toàn thực phẩm và bền vững; Những vấn đề về dinh dưỡng và thức ăn nuôi tôm; Quản lý chất lượng nước ao nuôi và sức khỏe nuôi tôm; Phát triển bền vững ngành tôm Sóc Trăng và ĐBSCL,… Phát biểu tại buổi lễ, bà Quách Thị Thanh Bình, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Sóc Trăng mong muốn được Trường Đại học Cần Thơ và các tổ chức liên quan tiếp tục có những hỗ trợ về nghề nuôi tôm bền vững hơn nữa. DUY AN
THẢO ANH BẠC LIÊU
BẾN TRE
Nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa cho hiệu quả
Phát triển mạnh nuôi tôm công nghệ cao Những năm gần đây, Bến Tre đang tích cực triển khai các dự án đầu tư hạ tầng nuôi tôm công nghệ cao, tập trung tại các huyện Ba Tri và Bình Đại. Sở NN&PTNT Bến Tre cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2024, ngành nuôi tôm công nghệ cao của tỉnh Bến Tre đã thu về 532 triệu USD. Lũy kế từ giai đoạn 2021 đến tháng 10/2024, ngành nuôi tôm công nghệ cao đã thu 1.758 tỷ USD. Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Bến Tre đã phát triển 3.509 ha nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, đạt 87,73% so kế hoạch. Trong đó, Bình Đại đạt 1.754 ha, Thạnh Phú 1.328 ha và Ba Tri 427 ha. Sản lượng tôm nuôi ứng dụng công nghệ cao bình quân đạt 50.000 tấn/năm, chiếm 50% sản lượng tôm nước lợ toàn tỉnh. Mô hình nuôi tôm công nghệ cao mang lại nhiều lợi ích vượt trội, bao gồm năng suất cao, đạt 60 - 70 tấn/ha, giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, quản lý môi trường hiệu quả và tiết kiệm chi phí. NAM CƯỜNG
Những năm qua, mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa đã dần bắt nhịp với đồng ruộng của nông dân tỉnh Bạc Liêu. Hiện nay, mô hình lúa - tôm càng xanh phát triển tại các huyện như Phước Long, Hồng Dân và thị xã Giá Rai,… Hình thức canh tác này đã khẳng định được tính hiệu quả từ năng suất, chất lượng cho đến giá trị của con tôm. Thay vì trước đây chỉ sản xuất lúa, thì nay trên cùng diện tích đó thả nuôi tôm càng xanh nên mang lại nguồn thu nhập tương đối cao. Ông Trương Phước Hiền, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phước Long cho biết: “Mô hình đã thích ứng rất tốt với điều kiện tự nhiên, rủi ro dịch bệnh thấp. Bên cạnh đó, do hạn chế hóa chất độc hại nên tạo ra sản phẩm sạch, tăng thu nhập cho bà con. Áp dụng mô hình này, khi thu hoạch, trừ hết chi phí, bà con thu lãi từ 20 - 30 triệu đồng/ha/vụ”. HUYỀN THƯƠNG
11
12 TIN TỨC
ANH
Đầu tư nuôi tôm RAS thay thế tôm nhập khẩu Three-Sixty Aquaculture, một công ty nuôi tôm thử nghiệm ở xứ Wales, đặt mục tiêu mở rộng quy mô lên 2.000 tấn/năm và đã huy động thành công 3,5 triệu bảng Anh. Đại diện doanh nghiệp này cho biết, mỗi năm Anh nhập khẩu 78.000 tấn tôm, trong đó 99,9% là tôm đông lạnh kém chất lượng nhưng vẫn gắn mác tôm “tươi”. Công ty khẳng định, hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS) của Three-Sixty là giải pháp bền vững, cải thiện chất lượng và hương vị sản phẩm tốt hơn, đồng thời giảm tác động đến môi trường, với dịch vụ giao tôm tươi trong ngày trên toàn quốc. Với công nghệ độc quyền đang chờ cấp bằng sáng chế, nguồn vốn này sẽ giúp Three-Sixty mở rộng năng lực sản xuất thông qua cơ sở mới tại Neath, đồng thời thương mại hóa trên quy mô lớn để cung cấp tôm cho kênh dịch vụ ẩm thực tại Anh, cũng như bán trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Công ty dự kiến mở bán lô tôm đầu tiên vào năm 2025. MỸ
Ngư dân Alabama ăn mừng quyết định áp thuế tôm nhập khẩu Ngành công nghiệp tôm ở Alabama, vốn chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề, đã tổ chức ăn mừng chiến thắng tại Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC) trong tuần qua. USITC đã bỏ phiếu áp đặt thuế đối với các mặt hàng tôm đông lạnh nhập khẩu từ bốn quốc gia bị cáo buộc trợ giá bất hợp pháp gồm Ecuador, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam. Ernie Anderson, chủ sở hữu Công ty Graham Shrimp ở Bayou La Batre, cho biết các ngư dân và nhà chế biến tôm đã đấu tranh chống lại làn sóng nhập khẩu trong nhiều năm qua. Theo đó, thuế nhập khẩu với tôm Ecuador, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam dao động 2,24 - 222%. Jeremy Zirlott, chủ sở hữu công ty Z-Packed tại Bayou La Batre, cho biết chính sách áp thuế tôm nhập khẩu là bước đệm để nước Mỹ khôi phục ngành tôm nội địa. Zirlott cũng kêu gọi chính phủ liên bang ngừng tài trợ cho những tổ chức quốc tế đang hỗ trợ tài chính cho các trang trại thủy sản quy mô lớn ở các nước khác như Ngân hàng Thế giới. BRAZIL
Hợp tác nghiên cứu nuôi TTCT bền vững Onda, một tổ chức nghiên cứu về nuôi trồng thủy sản, vừa công bố khai trương cơ sở vệ tinh tại Brazil nhằm mở rộng hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực nuôi TTCT. Onda sẽ phối hợp với một cơ sở nuôi trồng thủy sản tại Brazil để mở rộng dịch vụ, đánh dấu một bước quan trọng trong việc thúc đẩy nghiên cứu nuôi tôm bền vững trên toàn cầu. Onda cho biết, các thử nghiệm sẽ tập trung vào tỷ lệ sản xuất con giống thành công, tốc độ tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, tỷ lệ sống sót và khả năng kháng bệnh. Ngoài ra, cơ quan cũng chú trọng nghiên cứu công thức thức ăn và thành phần dinh dưỡng khác nhằm đánh giá tác động đến hiệu suất và tốc độ tăng trưởng của tôm. Quan hệ hợp tác này sẽ cho phép Onda tận dụng chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu, đồng thời thiết lập cơ sở hạ tầng vững chắc để hỗ trợ thiết kế và triển khai các thử nghiệm về nuôi TTCT.
CON TÔM THÁNG 12/2024
Ban lãnh đạo của Grupo Lamar, công ty chiếm 60 - 70% sản lượng tôm của Venezuela, được cho là đã rời khỏi đất nước sau khi bị chính phủ Maduro cáo buộc âm mưu đảo chính. Sản lượng tôm của Grupo Lamar đạt 10.000 tấn vào năm 2018 và nhanh chóng tăng lên 60.000 tấn vào năm 2023, tạo việc làm cho 10.000 lao động. Hiện, công ty sở hữu 13.000 ha trang trại; 3 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi với công suất 18.400 tấn/tháng; năm trại giống và bốn nhà máy chế biến. Theo Viện nghiên cứu biển Na Uy, sản lượng tôm nước lạnh toàn cầu năm 2030 sẽ ổn định ở mức 225.000 tấn. Đây là một dự báo lạc quan hơn so với dự đoán của Diễn đàn Tôm nước lạnh Quốc tế đưa ra cách đây hai năm là 210.000 tấn, chủ yếu nhờ sự phát triển của nghề cá tại biển Barents. Tuy nhiên, sản lượng khai thác hải sản khu vực Đông Bắc Đại Tây Dương được dự báo giảm mạnh nhất tới 20%. Adisseo, BIOLAN và Cargill đã gia nhập Đối tác Tôm Bền vững (SSP) với tư cách là các thành viên liên kết, nhằm thúc đẩy thực hành nuôi trồng thủy sản trách nhiệm, bền vững và minh bạch. Chuyên môn, sự đổi mới và nguồn lực của các công ty này sẽ giúp khuyến khích các phương pháp nuôi tôm bền vững. Giám đốc Dự án Đổi mới của Adisseo, Lucas Assis, giải thích: “Bằng cách gia nhập SSP, Adisseo củng cố vị thế dẫn đầu trong sản xuất tôm bền vững, thúc đẩy đổi mới hợp tác và chia sẻ các phương pháp hay với các đối tác trong ngành”. Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ, bà Nirmala Sitharaman, đã công bố hỗ trợ tài chính cho ngành tôm trong nước bằng cách giảm thuế nhập khẩu và hỗ trợ thành lập mạng lưới các trung tâm nhân giống hạt nhân cho sản xuất tôm bố mẹ. Theo đó, thuế nhập khẩu đối với thức ăn cho cá và tôm đã được giảm từ 15% xuống 5%; thuế nhập khẩu TTCT và tôm sú bố mẹ giảm từ 10% xuống 5%, cùng với nhiều thay đổi khác. Giá TTCT cổng trại Thái Lan lập đỉnh mới trong tuần 47, với các loại tôm cỡ trung và lớn tăng mạnh, nhờ lượng mua sắm lớn vào dịp cuối năm. Theo dữ liệu từ thị trường Talay Thai, xu hướng tăng giá thường xảy ra vào dịp cuối năm, tuy nhiên giá tôm cuối năm nay đã vượt qua mức trung bình lịch sử. Giá TTCT nguyên liệu cỡ 60 con/kg tăng 2,5 baht/kg, đạt mức 165 baht/kg, vượt mức cao nhất trong bảy năm.
TIN TỨC
CON TÔM THÁNG 12/2024
NHẬT BẢN
Nuôi tôm trên cạn cho lợi nhuận cao Công ty Nippon Suisan Kaisha vừa công bố bước đột phá khi lần đầu tiên thu lợi nhuận từ mô hình nuôi tôm trên cạn. Thông qua phát triển công nghệ giảm chi phí độc quyền, Nissui kỳ vọng lợi nhuận lên tới hàng triệu Yên từ xuất khẩu tôm trong năm tài chính 2024 và 2025. Tiến bộ này đánh dấu một bước tiến quan trọng khi công ty tiếp tục cải thiện các công nghệ nuôi trồng thủy sản trên biển và đất liền, bao gồm cả nuôi ngoài khơi, để giữ vững vị thế trong cuộc cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt. Mitsuru Taniuchi, Giám đốc điều hành Nissui, chia sẻ: “Nhờ các sáng kiến về quản lý chính xác chất lượng nước và dòng chảy, tỷ lệ chết của tôm đã giảm đáng kể. Trong tương lai, nuôi trồng thủy sản trên đất liền sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn cung hải sản bền vững”. Nissui đã sản xuất 110 tấn TTCT trong năm tài chính 2023 và dự kiến tăng lên 140 tấn vào năm 2027. Trong những năm tới, công ty sẽ rà soát tính khả thi của hoạt động kinh doanh và mở rộng sản xuất. ECUADOR
Quảng bá lợi ích dinh dưỡng của tôm Phòng Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), cùng Liên minh Tôm Bền vững (SSP) và Liên minh Dinh dưỡng Hải sản (SNP) vừa ra mắt “Hướng dẫn dinh dưỡng tôm”. Các chuyên gia dinh dưỡng, đầu bếp và đại diện từ các phương tiện truyền thông khác nhau đã tham dự sự kiện này. Bên cạnh đó, sự kiện còn có phòng trưng bày nghệ thuật dành riêng cho tôm Ecuador để người tham dự tìm hiểu về lịch sử và quy trình sản xuất tôm. “Hướng dẫn dinh dưỡng tôm” nhấn mạnh protein ít béo rất quan trọng cho sự phát triển và phục hồi cơ bắp, giúp duy trì sức khỏe xương, hỗ trợ quản lý cân nặng và tăng cường chức năng tổng thể của cơ thể. Pamela Nath, Giám đốc SSP, nhấn mạnh: “Hướng dẫn này giúp các chuyên gia dinh dưỡng giải tỏa hiểu lầm về nuôi trồng thủy sản và chỉ dẫn cho khách hàng về tác động tích cực của tôm chất lượng cao đối với sức khỏe và môi trường”. Theo CNA, Ecuador xuất khẩu tôm sang hơn 70 quốc gia và được coi là tôm ngon nhất thế giới nhờ chất lượng, hương vị, kết cấu và kích thước vượt trội. Bốn năm trước, tổ chức này đã ra mắt “Hướng dẫn chế biến tôm” để quảng bá sản phẩm tại thị trường quốc tế. Hướng dẫn này giới thiệu nhiều kỹ thuật ẩm thực khác nhau, làm nổi bật những đặc điểm độc đáo của tôm Ecuador. TRUNG QUỐC
Nhập khẩu tôm sụt giảm mạnh Nhập khẩu từ Trung Quốc giảm mạnh từ tháng 5, và giảm gần 20% trong quý III/2024 so cùng kỳ. Nguyên nhân do sự chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc, khiến các nhà nhập khẩu phải thận trọng hơn về giá cả và khối lượng hàng hóa mua vào. Các doanh nghiệp kinh doanh tôm cho biết, đến gần đây, Trung Quốc vẫn duy trì lượng tồn kho tôm do sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng. Tuy nhiên, Trung Quốc, Mỹ và châu Âu vẫn lọt top ba thị trường tiêu thụ tôm nước ấm lớn nhất trong 3 quý đầu năm 2024. Khối lượng nhập khẩu tôm của EU, Anh và Mỹ tăng trưởng nhẹ kể từ tháng 6/2024, trong khi khối lượng nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh sau đỉnh điểm tháng 5. Theo dữ liệu mới nhất của Seafoodnews, tổng khối lượng nhập khẩu của ba khu vực này trong tháng 9/2024 đạt 189.000 tấn, giảm 14,5% so năm trước. Trong quý III/2024, lượng nhập khẩu đạt 581.000 tấn, giảm 8,8% so cùng kỳ năm trước. Trung Quốc giữ vị trí dẫn đầu với 36% tổng doanh số tại các thị trường này, giảm từ 41% so cùng kỳ năm trước, trong khi tỷ lệ của EU và Anh tăng từ 25% lên 29% tổng doanh số. MI LAN
Giá tôm nguyên liệu ở Ấn Độ tiếp tục tăng trong tuần 48, kéo theo các biến động trên thị trường tôm toàn cầu với những xu hướng giá trái chiều ở các khu vực sản xuất chính, theo UNC. Giá tôm HOSO cỡ 60 con tại Andhra Pradesh đã tăng lên 3,97 USD/kg từ 3,85 USD/kg trong tuần 47, trong khi giá tôm tại Indonesia giảm xuống 3,45 USD/kg từ 3,57 USD/kg. Các nguồn tin cho biết, gia tôm HOSO tại Ecuador loại 20/30 con hiện dao động 4,7 - 4,9 USD/kg. Tập đoàn SyAqua đã mua lại Primo Broodstock USA, một công ty tiên phong trong sản xuất tôm giống sạch bệnh (SPF). Thương vụ này giúp SyAqua củng cố thế mạnh, đồng thời mở ra cơ hội thị trường mới, và quan trọng nhất, bảo vệ an ninh tôm giống với cơ sở di truyền hạt nhân và trung tâm tôm bố mẹ mới tại Mỹ. Primo là công ty đầu tiên khai thác tôm bố mẹ SPF từ Ecuador. Genics đã hợp tác với Weatherby’s Scientific, một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực phân tích kiểu gen thông lượng cao, để giới thiệu ShrimpID ra thế giới như một bộ công cụ phân tích gen đặc biệt dành cho các chương trình nhân giống tôm. Với 60.000 dấu hiệu di truyền cho TTCT và 7.800 dấu hiệu di truyền cho tôm sú, ShrimpID cung cấp cho các chương trình nhân giống chọn lọc dữ liệu chất lượng vượt trội, giúp nâng cao hiệu quả thương mại. Ekapoj Yodpinit, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Thái Lan, cho biết sản lượng tôm Thái Lan năm 2024 kiến giảm 4%, còn 270.000 tấn, so 280.000 tấn năm trước do dịch bệnh và thời tiết bất ổn. Ngành tôm kiến nghị chính phủ phân bổ 2 tỷ baht để giải quyết các thách thức và tăng sản lượng tôm chất lượng cao lên 400.000 tấn trong vòng 3 năm. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, Thái Lan xuất khẩu 109.048 tấn tôm, trị giá 34 tỷ baht, giảm 1% về sản lượng và 6% về giá trị so năm trước. José Antonio Camposano, Chủ tịch điều hành Phòng Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA) cho biết, tình hình phức tạp của thị trường quốc tế và cuộc khủng hoảng năng lượng trong nước khiến Ecuador chỉ xuất khẩu 190 triệu pound tôm trong tháng 10/2024 - mức thấp nhất hai năm qua, giảm 12,3% so 216 triệu pound cùng kỳ năm trước. Về giá trị, xuất khẩu tôm giảm 10,9% còn 441 triệu USD (420 triệu EUR), so 495 triệu USD (471 triệu EUR) của cùng kỳ.
13
14 THEO DÒNG THỜI SỰ
CON TÔM THÁNG 12/2024
Vào vụ tôm sớm Theo khung lịch mùa vụ tôm nước lợ năm 2025 do Cục Thủy sản ban hành, vùng trọng điểm nuôi tôm nước lợ ĐBSCL sẽ bắt đầu thả giống cho vụ nuôi mới vào đầu tháng 1 và kết thúc vào tháng 10/2025. Tuy nhiên, do mùa mưa đã kết thúc, giá tôm đang ở mức cao và dự báo tình trạng thiếu tôm nguyên liệu sẽ kéo dài đến hết quý I/2025 nên từ giữa tháng 11, người dân đã rục rịch thả nuôi vụ mới.
Kỳ vọng cao
Gác lại những vui, buồn, tiếc nuối, từ giữa tháng 11 đến nay, nhiều người nuôi tôm ở các tỉnh ven biển khu vực ĐBSCL đã bắt tay vào vụ nuôi mới với kỳ vọng sẽ bán tôm được giá cao như dự báo. Hiện tại, dù độ mặn và một số chỉ tiêu môi trường chỉ mới đạt ngưỡng cho phép thả nuôi tại một số khu vực gần biển, nhưng không khí vụ nuôi mới cũng khá sôi động so với mọi năm. 2 khu nuôi tôm nước lợ của Công ty CP Thực phẩm Sao Ta có tổng diện tích trên 500 ha cũng đã thả giống trên 200 ha từ giữa tháng 11 và số còn lại dự kiến thả giống dứt điểm trong tháng 12 này. Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta, tôm nguyên liệu sẽ còn thiếu hụt đến hết quý I năm sau, nên các doanh nghiệp chế biến phải mua tôm nguyên liệu giá cao, trong khi giá tôm thành phẩm tiêu thụ phải cạnh tranh
gay gắt với tôm giá rẻ hơn từ nhiều nước sẽ là vấn đề hết sức nan giải. Vì vậy, công ty quyết định thả nuôi sớm để có thể chủ động một phần nguồn nguyên liệu trong quý đầu của năm 2025. Ông Lực chia sẻ: “Mùa mưa ở ĐBSCL đã kết thúc, ảnh hưởng của La Nina cũng ít dần đi và vùng nuôi của Sao Ta rất gần biển nên có thể nói là đủ điều kiện để thả nuôi sớm. Hy vọng năm 2025, sẽ có thời tiết nóng, thuận hơn trong việc nuôi tôm, sớm cải thiện tình hình tôm nguyên liệu, hoạt động ngành tôm ổn thỏa hơn”.
Không ít rủi ro
Từ giữa tháng 8 đến nay, giá tôm thương phẩm tăng khá mạnh do tôm nuôi nhiễm bệnh khá trầm trọng dẫn đến sức cung giảm. Nguyên nhân của sự biến động này, theo một số nhận định có thể là do chất lượng tôm giống kém, cùng đó, môi trường
nuôi tôm, nhất là nguồn nước nuôi, ngày càng xấu đi. Tuy nhiên, vì giá tôm đang ở mức cao, cùng với các chương trình khuyến mãi tôm giống khá rầm rộ, nên từ tháng 10 tình hình thả nuôi mới đã diễn ra với tiến độ khá nhanh. Dù rủi ro về mưa bão trong nuôi tôm đã giảm do đã vào cuối mùa, nhưng nguy cơ về dịch bệnh vẫn còn lơ lửng, nhất là bệnh phân trắng và bệnh do EHP. Thông tin từ Chi cục Thủy sản các tỉnh ven biển ĐBSCL, hiện số diện tích ao đất nuôi bán thâm canh rất ít hộ dám thả nuôi nên hiện phần lớn diện tích thả nuôi đều là những mô hình lót bạt theo hình thức nuôi thâm canh. Tại tỉnh Sóc Trăng, tính đến hết tuần đầu tiên của tháng 12, toàn tỉnh có trên 806 ha tôm dưới 30 ngày tuổi (tức mới thả), chủ yếu là TTCT và phần lớn đều đang phát triển tốt. Theo bà Quách Thị Thanh Bình,
CON TÔM THÁNG 12/2024
THEO DÒNG THỜI SỰ
Việc giá tôm phục hồi như trước đây phần nào giải tỏa áp lực đối với người tôm. Người dân ở nhiều địa phương đã cải tạo, thả nuôi vụ mới với kỳ vọng đến cuối vụ, giá tôm tiếp tục tăng, gỡ lại phần nào chi phí đầu tư cho những vụ trước.
Ảnh: PTC
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Sóc Trăng, vụ nuôi sớm này dù có lợi thế là giá bán tôm cao nhưng cũng không ít rủi ro cho người nuôi, nhất là về thời tiết, dịch bệnh, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn. Do đó, chỉ những vùng nuôi, hộ nuôi nào có đủ điều kiện thì mới nên thả tôm để tránh thiệt hại đáng tiếc xảy ra.
Chọn thời điểm hợp lý
Không chỉ có Sóc Trăng, không khí vụ nuôi tôm mới ở tỉnh Cà Mau cũng diễn ra khá sôi động cùng không ít sự kỳ vọng của người nuôi về một vụ tôm thành công như mong đợi. Anh Nguyễn Xuân Diện ở xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, chia sẻ: “Hiện tại, giá tôm còn đang cao và theo dự báo sẽ còn giữ ở mức cao đến hết quý I/2025 là một tín hiệu vui đối với những người nuôi tôm theo hình thức thâm canh và siêu thâm canh. Theo kinh nghiệm của tôi, nếu thả nuôi ở thời điểm này mà chọn được con giống tốt, không đụng mưa trái mùa nhiều thì khả năng thành công cũng rất cao. Đây chính là nguyên nhân khiến những người nuôi tôm quy mô lớn tranh thủ thả nuôi sớm ở vụ nuôi mới này”. Anh Lâm Minh Lến, một hộ nuôi tôm xã Hòa Tú II, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) cho rằng: “Có nhiều lý do để người nuôi tôm đạt
kỳ vọng lớn vào sự thành công ở vụ mới, nhất là thời tiết được dự báo sẽ không quá lạnh, còn giá tôm thì nhiều khả năng sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian dài. Đây là điều rất quan trọng, bởi “nuôi tôm là nuôi nước” nên việc các yếu tố về thời tiết, môi trường thuận lợi sẽ quyết định rất lớn đến sự thành công của vụ nuôi”. Còn theo anh Phạm Văn Mừng, Giám đốc hợp tác xã Thủy sản Toàn Thắng, ở xã Vĩnh Hiệp, thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng), đối với người nuôi, mỗi vụ tôm luôn mang theo một sự kỳ vọng, đó là trúng mùa và bán được giá cao. Trong đó trúng mùa luôn là ưu tiên hàng đầu nên việc chọn thời điểm thả giống là hết sức quan trọng. Bởi nếu không trúng mùa thì dù giá tôm có cao chót vót, người nuôi cũng không có gì để hưởng lợi hết. Do đó, ở hợp tác xã Toàn Thắng, hiện chỉ những thành viên nào có đủ điều kiện thì mới dám thả giống, còn lại chủ yếu tập trung vào cải tạo ao cho tốt, đợi điều kiện thuận lợi nhất thì mới thả nuôi. Có thể thấy, người dân đang đẩy nhanh tiến độ thả giống tại các vùng nuôi trong khu vực. Tuy nhiên, dự báo nắng nóng sẽ tiếp tục gay gắt trong những tháng tới, cùng đó, một số dịch bệnh nguy hiểm trên tôm, như: EHP, đốm trắng, gan tụy,… vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát mạnh. Vì vậy, người nuôi cần hết sức thận trọng để đảm bảo cho vụ nuôi được thắng lợi. Ông Cổ Tân Xuyên, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Để nắm bắt cơ hội về giá, người nuôi cần cân nhắc, chọn đúng mô hình, mật độ nuôi phù hợp để vừa đảm bảo tỷ lệ nuôi thành công cao, vừa thu hoạch được tôm cỡ lớn có giá ổn định hơn, giúp gia tăng lợi nhuận của vụ nuôi. Quan trọng nhất là cần thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết để bổ sung các loại khoáng chất, vitamin nhằm tăng cường dinh dưỡng và khả năng đề kháng giúp tôm chống chịu lại thời tiết bất thường. Đặc biệt là mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh - bán thâm canh, khuyến cáo thả giống theo đúng lịch thời vụ để hạn chế dịch bệnh”. AN XUYÊN
CON SỐ
3,6 tỷ USD
Là ước kim ngạch xuất khẩu tôm 11 tháng năm 2024, tăng 22% so cùng kỳ năm trước.
1,2 triệu tấn
Là sản lượng tôm nuôi 11 tháng năm 2024, tăng 5,3% so cùng kỳ năm trước.
430 ha
Là tổng diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh tại 8 tỉnh, thành phố trên cả nước trong tháng 10/2024.
Là ước sản lượng tôm năm 2024 của tỉnh huyện Triệu 1.300 Phong, tỉnh Quảng tấn Trị, giảm 184,3 tấn, đạt 60,3% kế hoạch.
9.500 tấn
Là sản lượng nuôi TTCT hàng năm của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
15
16 VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN
CON TÔM THÁNG 12/2024
Vượt thách thức, vững tăng trưởng
Ảnh: Shutterstock
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 2024 là năm xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, tiến tới mốc 10 tỷ USD, trong đó mặt hàng tôm vẫn giữ vai trò chủ lực.
Ngành tôm thế giới tiếp tục tăng trưởng
Ngành tôm thế giới, trong đó có Việt Nam vẫn đang phát triển bất chấp nhiều thách thức. Nhìn chung diện tích nuôi TTCT ngày càng được mở rộng và xuất khẩu TTCT vẫn là mũi nhọn của các quốc gia. Nhiều nước ghi nhận sự phát triển đáng kể, điển hình là tôm nuôi của Mexico dự kiến đạt mức tăng trưởng 4% trong năm 2024. Ngành tôm Brazil vẫn đạt mức tăng trưởng 10%. Trong khi đó, tôm Ấn Độ xuất khẩu ước tăng 3% dù thiếu nguyên liệu. Tại Thái Lan, ngành tôm vẫn duy trì ổn định và dự kiến tăng 2%
trong năm 2025. Venezuela là quốc gia đang phát triển diện tích nuôi tôm mạnh mẽ. Còn tại Indonesia, sản lượng tôm cũng đang phục hồi và dự báo mức tăng 3% trong năm 2025. Theo Kontali - Công ty tư vấn và cung cấp dữ liệu thủy sản của Na Uy, sản lượng TTCT toàn cầu năm 2024 đạt khoảng 5,7 triệu tấn, và năm 2025 tăng 7% lên 6,1 triệu tấn. Trong đó, Ecuador vượt 1,4 triệu tấn; Ấn Độ tăng 2%/năm, vượt 1 triệu tấn; Trung Quốc đạt 900.000 tấn. Việt Nam hơn 600.000 tấn, tăng 6%. Năm 2025, Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ dự kiến tăng sản lượng, trong đó Ấn Độ tăng 6%.
VASEP cho rằng, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2024 đạt 4 tỷ USD hoàn toàn toàn khả thi. Với đà tăng trưởng hiện tại, cùng với sự hỗ trợ từ các hoạt động xúc tiến thương mại của Chính phủ, các doanh nghiệp đang nỗ lực mở rộng thị trường, ngành thủy sản Việt Nam có cơ sở để kỳ vọng vào sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong năm 2025. Giá tôm thế giới trong năm 2024 khá ổn định và việc các thị trường tiêu thụ tốt cũng giúp người nuôi tôm bán được tôm nguyên liệu giá cao. Thậm chí giá tôm tại Việt Nam đang tăng mạnh. Thời điểm cuối năm, giá TTCT ướp lạnh nguyên con đã tăng khoảng 20% so cùng
kỳ năm trước và tăng tới 40% so đầu tháng 8/2024. Các loại tôm cỡ nhỏ cũng ghi nhận mức tăng từ 13% đến 19%. Rất nhiều vùng nuôi rơi vào cảnh trúng giá nhưng không còn tôm để bán. VASEP cũng đánh giá ngành tôm Việt Nam còn nhiều động lực để tăng trưởng, với mức
VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN
CON TÔM THÁNG 12/2024
tăng khoảng 9%/năm; đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu tôm có thể đạt 5,6 tỷ USD.
Con tôm vẫn là “Át chủ bài”
Theo VASEP, lũy kế đến cuối tháng 11/2024, xuất khẩu thủy sản đạt gần 9,2 tỷ USD, tăng 11,5% so năm trước. Xuất khẩu tôm đạt mức tăng 22% trong tháng 11, cán mốc 4 tỷ USD vào cuối năm. Xuất khẩu cá tra sẽ chạm mốc 2 tỷ USD vào cuối năm 2024. Cá ngừ ước đạt 1 tỷ USD bằng với kỷ lục năm 2022. Tính đến ngày 15/11/2024, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường EU đạt hơn 422 triệu USD, tăng 16% so cùng kỳ năm trước. Cũng theo VASEP, trong số các thị trường chính thuộc EU, 4 quốc gia bao gồm Đức, Hà Lan, Bỉ và Đan Mạch đều ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ từ 11% đến 29%. EU là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ tư của Việt Nam, chiếm 13% tổng giá trị xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc - Hồng Kông trong tháng 10/2024 đạt 91 triệu USD, tăng 44%. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 676 triệu USD, tăng 31% so cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu tôm sang Mỹ tháng 10/2024 đạt hơn 80 triệu USD, tăng 17%. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tôm sang thị trường này thu về 646 triệu USD, tăng 10% so cùng kỳ.
Dự báo
Các chuyên gia dự báo, ngành thủy sản Việt Nam sẽ có khả năng biến động nếu năm 2025 Mỹ áp thuế nhập khẩu 60 - 100% lên Trung Quốc và 10 - 20% lên các nước khác. Tuy nhiên, mặt hàng tôm không bị ảnh hưởng nhiều vì đã có chỗ đứng ổn định nhiều năm qua tại thị trường Mỹ.
Trong 10 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng 24,6% so cùng kỳ. Hiện các tỉnh thành đang nỗ lực đầu tư vào vùng nguyên liệu, giảm giá thành và nâng chất lượng các mặt hàng xuất khẩu phục vụ cho xuất khẩu năm 2025. Tỉnh Cà Mau đề ra mục tiêu đến 2025, diện tích nuôi tôm đạt khoảng 280.000 ha, tổng sản lượng tôm đạt 280.000 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,4 tỷ USD. Mặc dù vậy, VASEP vẫn dự báo, tôm nguyên liệu sẽ còn thiếu hụt đến hết quý I/2025. Các doanh nghiệp chế biến phải mua tôm nguyên liệu giá cao nhưng giá tôm thành phẩm tiêu thụ phải cạnh tranh gay gắt với tôm giá rẻ hơn từ nhiều nước.
Quan tâm hơn nữa
Năm 2018, Chính phủ đã ban hành kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 trong đó đề ra mục tiêu đạt 10 tỷ USD vào năm 2025. Trong đó giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ là 8,4 tỷ USD. Tuy nhiên, quá trình phát triển vùng tôm nguyên liệu đến nay vẫn còn khá lúng túng và thậm chí nhiều doanh nghiệp phải duy trì nhập khẩu tôm nguyên liệu từ nước ngoài để xuất khẩu. Việc phát triển vùng nuôi công nghiệp chủ yếu dựa vào số vốn có hạn của các doanh nghiệp. Đơn cử, ngành tôm Bạc Liêu đã đạt mức tăng trưởng 4,89% và đưa tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh đạt 7,24%, đứng thứ 5/13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL. Con tôm trở thành “trụ đỡ” quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh. Tuy vậy, nhu cầu vốn đầu tư cho Đề án “Xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước” cần số vốn hơn 3.000 tỷ đồng, trong khi “nguồn lực đầu tư của tỉnh có giới hạn, nguồn vốn Trung ương đầu tư cho Bạc
ÔNG TRẦN ĐÌNH LUÂN, CỤC TRƯỞNG CỤC THỦY SẢN
Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh sản phẩm Để đạt được mục tiêu cuối năm 2024 cũng như năm tiếp theo cho ngành tôm, vấn đề tăng năng suất và sản lượng phải đi song hành cùng lợi nhuận của người nuôi và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh quảng bá hình ảnh sản phẩm đến người tiêu dùng. Đồng thời, cập nhật thông tin từ các thị trường, đánh giá đúng diễn biến tình hình, qua đó có được phản ứng thích hợp và kịp thời nhất. ÔNG CHÂU CÔNG BẰNG, PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ NN&PTNT CÀ MAU
Thay thế quy trình nuôi tôm truyền thống Địa phương tiếp tục tăng cường củng cố và thành lập mới các chuỗi liên kết sản xuất khép kín ngành hàng tôm, thông qua chuỗi liên kết sản xuất sẽ giúp hộ nuôi hạn chế được chi phí phát sinh do vật tư nuôi tôm đầu vào tăng giá. Thay thế quy trình nuôi tôm truyền thống theo hướng an toàn sinh học và tiết kiệm chi phí sản xuất, gắn với thân thiện với môi trường như: Nuôi xen canh tôm - lúa, mô hình nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng, nuôi tôm 2 - 3 giai đoạn, mô hình tuần hoàn, tái sử dụng nước (RAS) để giảm sử dụng hóa chất, mô hình sử dụng chế phẩm sinh học thay thế cho xử lý hóa chất và kháng sinh,... Đồng thời, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng các vùng nuôi tôm, chú trọng đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông và hệ thống điện lưới công nghiệp. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và kiểm soát chặt chẽ nguồn tôm giống, thức ăn tôm, hóa chất, chế phẩm sinh học được sản xuất và lưu thông trên địa bàn tỉnh. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách về thu hút đầu tư; chính sách sử dụng đất, mặt nước,…
Liêu còn hạn chế”. Vì vậy, theo báo cáo của tỉnh thì “phần lớn các Chương trình, dự án ưu tiên đầu tư thuộc Đề án chưa được triển khai thực hiện”. Thậm chí hệ thống điện 3 pha phục vụ các vùng nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh và bán thâm canh mới đạt gần 40% diện tích nuôi tôm của Bạc Liêu. Do đó, bài toán tăng sản lượng, giảm giá thành để tăng sức cạnh tranh của con tôm Việt
trên thị trường thế giới chắc chắn sẽ cần đến vai trò của Nhà nước. Đặc biệt trong việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, hỗ trợ người nuôi, giúp doanh nghiệp mở rộng vùng nuôi để xây dựng ngành tôm phát triển bền vững, tránh hiện tượng cuối năm tôm được giá thì nhà máy không còn tôm nguyên liệu để chế biến xuất khẩu. NGUYỄN ANH
17
18 TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC
CON TÔM THÁNG 12/2024
Hợp nhất quy định phòng, chống và báo cáo dịch bệnh thủy sản Ngày 18/11/2024, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến ký ban hành Văn bản hợp nhất số 30/ VBHN quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản. môi trường: Đối với các thông số Nhóm I, II (trừ BOD5), không quá 3 ngày, kể từ khi thu mẫu; Đối với thông số BOD5 và thông số nhóm III, IV, V, VI và nhóm khác, không quá 7 ngày, kể từ khi thu mẫu. Cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản cấp tỉnh: Cung cấp thông tin hoạt động nuôi trồng thủy sản, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện của đơn vị quan trắc môi trường; trong vòng 1 ngày kể từ khi nhận kết quả quan trắc, gửi báo cáo kết quả cho Cục Thủy sản, cơ quan quản lý thủy sản cấp huyện, UBND xã vùng quan trắc và các đơn vị liên quan.
Chủ động phòng, chống dịch bệnh thủy sản theo quy định hiện hành
Thông tư này quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản nuôi, quan trắc môi trường thủy sản; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài có liên quan đến hoạt động phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản, quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản trên lãnh thổ Việt Nam. Trong đó, thống nhất một số quy định như sau:
Phòng bệnh đối với các cơ sở sản xuất giống, cơ sở thu gom, ương, dưỡng, kinh doanh và nuôi trồng thủy sản Thực hiện quy định tại Điều 14, khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 15 của Luật thú y và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Thiết kế cơ sở đảm bảo các hoạt động vệ sinh, khử trùng, khoanh vùng và xử lý khi dịch bệnh xảy ra thuận lợi, hiệu quả.
Nguồn nước phải được xử lý mầm bệnh, kiểm soát các yếu tố môi trường, bảo đảm đủ điều kiện vệ sinh thú y trước khi đưa vào sản xuất; nước thải, chất thải phải xử lý đạt yêu cầu theo quy định trước khi xả thải.
Sử dụng giống thủy sản Phải có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, đảm bảo an toàn dịch bệnh và đáp ứng các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giống thủy sản; Giống thủy sản từ cơ sở sản xuất ngoài tỉnh, nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch; kiểm tra chất lượng theo quy định. Quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản Tiêu chí xác định vùng, điểm và đối tượng quan trắc môi trường:
Ảnh: Nam Miền Trung
Vùng quan trắc bao gồm: Vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, có chung nguồn nước cấp, được xác định theo địa giới hành chính, phù hợp với quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản của địa phương; những nơi thường xảy ra dịch bệnh hoặc có nguy cơ ô nhiễm môi trường; trong đó, vùng nuôi có diện tích từ 10 ha trở lên đối với nuôi thâm canh và bán thâm canh. Điểm quan trắc: Có tính ổn định và đại diện cho toàn vùng; xác định được tọa độ và được đánh dấu trên bản đồ. Đối tượng quan trắc: Là chất lượng nước vùng nuôi động vật thủy sản được nuôi tập trung theo các quy định hiện hành về phát triển nuôi trồng thủy sản của địa phương (bao gồm chất lượng nước cấp và nước tại cơ sở nuôi). Thời gian gửi báo cáo và bản tin thông báo kết quả quan trắc
Giám sát dịch bệnh động vật thủy sản Chủ cơ sở nuôi thực hiện giám sát lâm sàng phát hiện bệnh như sau: Hằng ngày, theo dõi để kịp thời phát hiện động vật thủy sản bị bệnh, bị chết và xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 15 và Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này. Khi có dịch bệnh xảy ra hoặc khi môi trường biến động bất thường, lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu môi trường để xét nghiệm phát hiện mầm bệnh; đồng thời báo cáo theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Thông tư này. Khai báo dịch bệnh Chủ cơ sở nuôi, người phát hiện động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, chết do bệnh hoặc chết nhiều không rõ nguyên nhân hoặc chết do môi trường, thời tiết có trách nhiệm báo cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Thông tư này.
TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC
CON TÔM THÁNG 12/2024
Trong trường hợp dịch bệnh lây lan nhanh trên phạm vi rộng, gây chết nhiều động vật thủy sản, có thể báo cáo vượt cấp lên chính quyền và Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh, Cục Thú y để kịp thời tổ chức chống dịch.
Chữa bệnh động vật thủy sản Theo nguyên tắc: Chỉ chữa bệnh đối với những bệnh có phác đồ điều trị, động vật thủy sản bị bệnh có khả năng được chữa khỏi bệnh và đã xác định được bệnh. Trường hợp không khỏi hoặc bị chết trong quá trình chữa bệnh thì thực hiện quy định tại Điều 16, Điều 18 và Điều 19 của Thông tư này; không sử dụng động vật thủy sản không đáp ứng quy định về ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch để làm thực phẩm. Tiêu hủy động vật thủy sản mắc bệnh Trình tự thực hiện: Căn cứ kết quả xét nghiệm xác định mầm bệnh của phòng thử nghiệm, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện thông báo cho UBND cấp xã để tổ chức tiêu hủy; báo cáo Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh để theo dõi và hỗ trợ chuyên môn. UBND cấp xã tổ chức tiêu hủy thủy sản mắc bệnh theo quy định. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ban hành quyết định tiêu hủy, tổ tiêu hủy thực hiện khoanh vùng ổ dịch, tổ chức tiêu hủy và lập biên bản theo quy định. Hóa chất sử dụng để tiêu hủy, khử trùng được xuất từ Quỹ dự trữ quốc gia, Quỹ dự phòng địa phương, của chủ cơ sở nuôi hoặc các loại hóa chất trong Danh mục thuốc thú y dùng trong thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam. Chi phí tiêu hủy và xử lý ổ dịch thực hiện theo các quy định hiện hành. Công bố hết dịch bệnh động vật thủy sản: Thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật Thú y. PHẠM THU
VĂN BẢN MỚI Ngày 12/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 218/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024. Trong đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, khu vực, việc thay đổi và điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn để phân tích, có phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả; cập nhật các kịch bản về tăng trưởng, lạm phát, các cân đối lớn để phục vụ chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện; Phối hợp chặt chẽ, hài hòa giữa chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách vĩ mô khác, thúc đẩy phục hồi nhanh sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân. Cùng đó, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường lớn, giàu tiềm năng đối với các sản phẩm có thế mạnh, nhất là các thị trường lớn ở Trung Đông, Bắc Phi, Mỹ Latinh, Pakistan, Ai Cập,…; thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng nhanh, kịp thời các tiêu chuẩn mới của các thị trường xuất khẩu trên cơ sở kết quả các hoạt động đối ngoại của Lãnh đạo cấp cao, tiếp tục đẩy mạnh đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do mới. Bộ NN&PTNT tập trung chỉ đạo sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ nông, lâm, thủy sản và thúc đẩy xuất khẩu nông sản,… Ngày 14/11/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Văn bản số 9364/NHNN-TD yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài tập trung thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2024 và những năm tiếp theo. Theo đó, các tổ chức tín dụng tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong năm 2024 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh,… Bám sát chỉ đạo, chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm tiết giảm chi phí, rà soát tình hình thu phí đang áp dụng tại tổ chức tín dụng để xem xét, miễn giảm các loại phí không cần thiết, công khai mức phí cung ứng trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng; đơn giản hóa thủ tục cho vay, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình cho vay để giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng của nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các chương trình, chính sách tín dụng như: Chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo xây dựng lại chung cư cũ; Chương trình tín dụng 60.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực lâm, thủy sản; Chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL,… Thực hiện các giải pháp của ngành ngân hàng nhằm góp phần hỗ trợ người
dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 khôi phục và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế,… Ngày 19/11/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1422/ QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu giảm thiểu mức độ dễ bị tổn thương và rủi ro trước những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu thông qua nâng cao khả năng chống chịu và năng lực thích ứng của hệ thống tự nhiên, kinh tế, xã hội, giảm thiểu tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu; thúc đẩy việc lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch. Trong đó, về nông nghiệp: Triển khai các giải pháp nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, bố trí hợp lý cơ cấu mùa vụ, chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa sang cây trồng có giá trị, hiệu quả kinh tế cao hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản; khai thác và phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới; phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, phát thải khí nhà kính thấp, thân thiện với môi trường dựa vào lợi thế tự nhiên của từng vùng và nhu cầu của thị trường; đẩy mạnh hợp tác, liên kết vùng, phát triển chuỗi giá trị nông sản hoặc vùng nguyên liệu chủ lực; quy hoạch vùng sản xuất, phát triển nông nghiệp, hàng hóa tập trung quy mô lớn và hiện đại,… Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
19
CHỦ TRƯƠNG
CON TÔM THÁNG 12/2024
ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ I
T
HỦ
Y SẢ N VI Ệ
ĐƠN VỊ TỔ CHỨC T
N
A
A
M
BỘ NN&PTNT
UBND TP. CẦN THƠ
CỤC THỦY SẢN
F
I SH
VI
TN
NA
V IE
F IS
M
H Ộ
20
E RI
ES S O
T CIE
Y
-
HỘI THỦY SẢN VIỆT NAM
TẠP CHÍ THỦY SẢN VIỆT NAM
INFORMA MARKETS VIETNAM
VIETNAMMEDIA CO., LTD
Xanh hóa vùng nuôi VIETSHRIMP 2025
26-28
THÁNG BA
ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ (CPA) 108A Lê Lợi, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, Việt Nam
(+84) 944 66 3828 www.vietshrimp.vn vietshrimp@gmail.com
CON TÔM THÁNG 12/2024
21
22
CON TÔM THÁNG 12/2024
CON TÔM THÁNG 12/2024
23
24 THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
CON TÔM THÁNG 12/2024
Nắm bắt thời cơ, xuất khẩu tôm bứt phá Ngành tôm Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để bứt phá và khẳng định vị thế trên thị trường tôm thế giới.
Các sản phẩm tôm chế biến sẽ là lợi thế giúp ngành hàng này tiếp tục tăng trưởng
Cơ hội mới
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), lũy kế đến cuối tháng 11/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt gần 9,2 tỷ USD, tăng 11,5% so năm trước. Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam có thể hoàn thành mục tiêu 10 tỷ USD cho cả năm 2024. Về thị trường xuất khẩu, Trung Quốc - Hồng Kông đã vượt qua các thị trường khác để trở thành thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, với mức tăng trưởng ấn tượng 61% trong tháng 11, nâng tổng kim ngạch lên hơn 1,7 tỷ USD. Thị trường Mỹ đã ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng 21% trong tháng 11, đạt 1,67 tỷ USD. Trong khi đó, các thị trường truyền thống như Nhật Bản, EU và Hàn Quốc vẫn đóng góp ổn định vào tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Về cơ hội cho thủy sản Việt Nam trong tháng cuối năm, giới chuyên gia đánh giá,
Ảnh: Shutterstock
do nhu cầu tăng cao nên lượng tồn kho của các nhà nhập khẩu giảm, các doanh nghiệp bước vào chu kỳ nhập hàng mới, cùng với đó là làn sóng dịch chuyển các đơn hàng từ thị trường thế giới,... sẽ giúp thúc đẩy tiềm năng xuất khẩu của toàn ngành. Đối với riêng ngành tôm Việt Nam, xuất khẩu vẫn duy trì đà tăng trưởng, đạt 345,5 USD trong tháng 11, tăng 21,8% so cùng kỳ. Lũy kế 11 tháng năm 2024, mặt hàng tôm đã mang về hơn 3,6 tỷ USD, tăng 22% so cùng kỳ năm trước, chiếm 38,8% kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Theo dự báo, sản xuất tôm toàn cầu sẽ tăng trở lại cuối năm 2024, năm 2025 duy trì ổn định. Đặc biệt, vào ngày 22/10/2024, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng trong các cuộc điều tra về thuế chống bán phá giá (AD) và thuế chống trợ cấp (CVD) đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ một số quốc gia bao gồm: Ecuador, Indonesia, Ấn Độ và Việt Nam. Trong số các nước cùng bị điều
tra, mức thuế của Việt Nam thấp hơn mức thuế dành cho Ấn Độ và Ecuador. Như vậy, với việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp cao hơn đối với sản phẩm tôm từ Ecuador, Ấn Độ và Indonesia vào cuối tháng 12/2024, ngành tôm Việt Nam sẽ có cơ hội tận dụng được lợi thế này trong thời gian tới. Cùng đó, mùa lễ hội cuối năm vẫn sẽ là cơ hội để xuất khẩu tôm nước ta bùng nổ. Việc khai thác tốt dư địa từ các thị trường bằng nhiều sản phẩm chế biến sâu sẽ giúp ngành hàng tỷ đô này tiếp tục tăng trưởng và đóng góp tích cực vào mục tiêu xuất khẩu đạt 10 tỷ USD của ngành thủy sản. Bên cạnh các cơ hội trên, việc Việt Nam và Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) vừa ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (CEPA) cũng sẽ mở ra con đường lớn cho tôm Việt Nam tiến sâu vào thị trường Trung Đông - châu Phi.
Đối diện thách thức
Theo lãnh đạo Cục Thủy sản, chi phí, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng kéo theo những thách thức nhất định đối với nguyên liệu cho xuất khẩu. Đơn cử, giá tôm nguyên liệu có xu hướng tăng 10 - 20% so cùng kỳ. Bên cạnh đó, dịch bệnh đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất nuôi trồng. Thực tế, từ giữa tháng 8 đến nay, giá tôm thương phẩm tại ĐBSCL đã tăng mạnh, làm ảnh hưởng nhiều tới các doanh nghiệp chế biến, bởi phải thu mua tôm nguyên liệu giá cao, trong khi giá thành phẩm phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm giá rẻ. Năm nay, nguồn cung tôm giảm mạnh, mùa vụ ngắn hơn so năm trước, khiến lượng tồn kho tại các nhà máy sụt giảm. Điều này xuất phát từ sự kết hợp giữa nhu cầu xuất khẩu tăng và nguồn cung nguyên liệu thấp. Để duy trì sản xuất và đáp ứng đơn hàng, các nhà máy chế biến lớn buộc phải tăng giá thu mua.
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
CON TÔM THÁNG 12/2024
Khai thác tiềm năng thị trường Israel
Mới đây, Chính phủ đã chỉ đạo nghiên cứu nâng quy mô chương trình tín dụng ưu đãi đối với lĩnh vực lâm sản và thủy sản lên khoảng 50.000 - 60.000 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành tiếp cận nguồn vốn với lãi suất ưu đãi; Theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Israel (VIFTA), nhiều và phê duyệt Chương trình quốc gia mặt hàng thủy sản của Việt Nam được Israel dành hạn ngạch Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy thuế quan với thuế suất trong hạn ngạch là 0%. sản đến năm 2030, nhằm bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản, bảo đảm phát triển bền vững ngành thủy sản. Thêm vào đó, việc tham gia và thực thi hiệu quả các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết sẽ giúp ngành thủy sản Việt Nam mở rộng thị trường, tận dụng ưu đãi thuế quan. VASEP dự báo, tình trạng thiếu hụt nguồn cung tôm nguyên liệu sẽ kéo dài đến hết quý I/2025. Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp chế biến đối mặt với thách thức lớn khi phải thu mua tôm nguyên liệu giá cao, trong khi giá thành phẩm phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm giá rẻ hơn từ nhiều quốc gia. Điều này khiến hiệu quả kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề. Bên cạnh vấn đề thiếu nguồn cung tôm nguyên liệu, xuất khẩu thủy sản cũng phải đối mặt với những thách thức từ chính sách thương mại quốc tế. Chính sách thuế mới của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc có thể dẫn đến tình trạng nhập khẩu dồn dập trong các tháng cuối năm 2024, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, nhưng cũng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đối phó với những rủi ro như tăng cước vận tải. Các doanh nghiệp thủy sản phải thích nghi và điều chỉnh kế hoạch hoạt động phù hợp với bối cảnh của thị trường. Theo đó, các doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để tránh sự phụ thuộc vào một thị trường; đồng thời tăng cường xuất khẩu vào các thị trường mới, hướng đến mở rộng và đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh sản phẩm đến người tiêu dùng, xây dựng hình ảnh và độ nhận diện cho thủy sản Việt Nam, đồng thời cập nhật thông tin từ các thị trường, đánh giá đúng diễn biến tình hình để phản ứng thích hợp và kịp thời nhất. ĐÔNG PHONG
Thủy sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam sang Israel
VIFTA được ký kết vào tháng 7/2023, giúp định hình lại mối quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia, thúc đẩy thương mại, đầu tư và hợp tác công nghệ. Kim ngạch thương mại song phương, đạt 2,68 tỷ USD vào năm 2023, dự kiến sẽ tăng mạnh nhờ các cam kết giảm thuế quan 85,8% từ phía Việt Nam và 92,7% từ phía Israel vào cuối lộ trình. Theo số liệu thống kê, trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại hai chiều Việt Nam - Israel đạt 2,578 tỷ USD, tăng 12,92%. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Israel đạt 676 triệu USD, tăng 23,4% và nhập khẩu từ thị trường này đạt 1,902 tỷ USD, tăng 9,6% so cùng kỳ năm trước. Ông Lê Thái Hòa, Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Israel cho biết: “Hiện nay doanh nghiệp hai nước đang bày tỏ quan tâm tích cực tới việc Hiệp định VIFTA được đưa vào triển khai thực hiện, tạo khuôn khổ pháp lý quan trọng về mở cửa thị trường và đối với các hoạt động của doanh nghiệp cũng như điều kiện thuận lợi cho hàng hóa mỗi bên xâm nhập thị trường của nhau”. “Nhiều doanh nghiệp Israel ngày càng quan tâm tới việc hợp tác với thị trường và doanh nghiệp Việt Nam, tích cực sang Việt Nam để tìm kiếm các nguồn cung cấp hàng hóa”, ông Hòa thông tin và nhấn mạnh, hàng thủy sản, lương thực nông sản, giày
Ảnh: ST
dép, dệt may,... sẽ là những ngành hàng tiềm năng để doanh nghiệp hai bên có thể tăng cường hợp tác đầu tư. Việt Nam hiện có khoảng 70 mặt hàng xuất khẩu sang Israel như: Điện thoại và linh kiện, thủy sản, giày dép, hạt điều, hàng dệt may,... Trong đó, thủy sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam sang thị trường này và đã có chỗ đứng ổn định, được người tiêu dùng Israel đánh giá cao, ưa chuộng. Thực tế, Israel là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Tây Á (Trung Đông) và đứng thứ 16 trong danh sách hơn 100 thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, tính đến hết tháng 10/2024. Trong nhóm mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Israel thì cá ngừ, tôm đông lạnh, mực đông lạnh, cá tra,... là những sản phẩm chủ lực. Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đánh giá, lộ trình giảm thuế mà Hiệp định VIFTA đưa ra sẽ tạo thuận lợi lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Không chỉ tại thị trường Israel, dự kiến VIFTA còn mở ra cơ hội hợp tác với khu vực Trung Đông đầy tiềm năng thông qua cửa ngõ Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE). THÁI BÌNH
25
26 GIAO THƯƠNG THỊ TRƯỜNG
CON TÔM THÁNG 12/2024
Giá xuất khẩu TTCT tăng ở hầu hết các thị trường Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 10, xuất khẩu TTCT tăng trở lại lên 35.350 tấn, tăng 47% so tháng 9 và tăng 30% so cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu sang tất cả các thị trường chính đều tăng mạnh, bao gồm Mỹ (51%), Nhật Bản (74%), Trung Quốc và Hồng Kông (33%), EU (52%), Hàn Quốc (85%) và Vương quốc Anh (4%). Mỹ là thị trường TTCT hàng đầu, chiếm 21% tổng khối lượng xuất khẩu TTCT của Việt Nam. Giá xuất khẩu trung bình của tất cả các sản phẩm TTCT bán ra thị trường tiếp tục xu hướng tăng, tăng 1% so tháng 9 lên 8,32 USD/kg.
Xuất khẩu tôm sú phục hồi Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 10/2024 chứng kiến sự phục hồi trong xuất khẩu tôm sú từ Việt Nam, tăng 19% so với tháng 9 và 4% so cùng năm trước lên 3.591 tấn. Tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu được thúc đẩy bởi sự gia tăng đáng kể sang Nhật Bản (48%), Hàn Quốc (59%) và Anh (39%). Ngược lại, các thị trường lớn khác, bao gồm Trung Quốc và Hồng Kông (1%) và EU (1%), chỉ tăng trưởng khiêm tốn, trong khi Mỹ chứng kiến mức giảm 4% trong nhập khẩu. Giá xuất khẩu trung bình tôm sú sang tất cả các thị trường đều tăng 3% so tháng 9, đạt 11,64 USD/kg. Doanh nghiệp chế biến đứng trước thách thức lớn, bởi phải mua tôm nguyên liệu giá cao nhưng giá tôm thành phẩm tiêu thụ phải cạnh tranh gay gắt với tôm giá rẻ hơn từ nhiều nước, dẫn đến giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Giá tôm sú tăng nhẹ ở hầu hết các cỡ Giá tôm sú ở mọi kích cỡ đều tăng kể từ khoảng tuần đầu tiên của tháng 10. Giá các cỡ lớn nhất tăng cao, tương đương với mức giá từ đầu năm 2024, trong khi giá các cỡ nhỏ hơn (cỡ 40, 50 và 60 con) vẫn cao như mức giá từ đầu năm 2023. Hoạt động thu mua tôm sú nguyên liệu của các nhà máy chế biến đã giảm đáng kể vào tháng 10 do nguồn cung hạn chế. Nguồn cung tôm cỡ lớn, 20 và 30 con, đã giảm, dẫn đến giá cao hơn và hoạt động giao dịch giảm. Các thương nhân đã chuyển trọng tâm sang các kích cỡ nhỏ hơn, đặc biệt là 40 - 50 con. Do đó, giá tại trang trại đối với tôm cỡ 40 con đã tăng đáng kể nhất (4%), tiếp theo là 50 con (2%) và 80 - 100 con (1%). Ngược lại, giá tại ao đối với tôm cỡ 20 - 30 con vẫn ổn định. BÌNH ĐỊNH
Giá tôm tăng, người nuôi thu lợi nhuận cao Những ngày gần đây, người nuôi tôm ở huyện Phù Mỹ (Bình Định) đang tập trung thu hoạch. So với những năm trước và vụ đầu năm nay người nuôi phấn khởi vì giá tôm ở mức cao. Theo ông Nguyễn Phúc Phụng, ở thôn An Mỹ, xã Mỹ Cát, mới đây ông đã thu hoạch trên 2 tấn tôm thương phẩm (cỡ 26 con/kg). Các vụ tôm những năm trước, giá bán cao nhất bình quân 190.000 - 200.000 đồng/kg, đợt này, giá tôm đang tăng cao, bán được 260.000 đồng/ kg, lãi hơn 370 triệu đồng. Một số người dân ở vùng nuôi tôm các xã Mỹ Cát, Mỹ Chánh, cho biết: “Thường về cuối năm giá tôm thương phẩm sẽ tăng, nhưng chưa bao giờ tăng cao như năm nay, dù vậy nhiều hộ không có tôm để bán. Theo các thương lái, nguyên nhân là sự thiếu hụt nguồn tôm nguyên liệu của thị trường tôm cả nước kéo theo giá tôm ở địa phương tăng cao”.
GIAO THƯƠNG THỊ TRƯỜNG
CON TÔM THÁNG 12/2024
TP HỒ CHÍ MINH
Tôm hùm mini giá rẻ bất ngờ Trên “chợ mạng”, nhiều nơi rao bán một loại tôm hùm mini, hay tôm hùm baby với giá siêu rẻ. Theo đó, tôm hùm mini loại 100 - 200 g/ con, giá chỉ 15.000 - 30.000 đồng/con. Vì mức giá quá rẻ nên một số nơi chỉ nhận giao hàng tận nhà cho đơn mua từ 10 con trở lên. Theo một thương lái nhập và bán loại tôm hùm mini cho biết, đây là loại tôm hùm mini được chuyển từ Phú Yên, Khánh Hòa lên TP Hồ Chí Minh nên không đảm bảo tươi sống 100%. Thực tế, vào năm trước, loại tôm hùm mini cũng đã từng xuất hiện nhiều trên các hội nhóm mua bán hải sản online, với giá từ 39.000 đồng/con. Tuy nhiên, thời điểm đó, loại hải sản này chưa gây “sốt” và thu hút nhiều người mua như hiện nay. ĐBSCL
Giá tôm tăng mạnh, doanh nghiệp thiếu nguồn cung Trong tháng 10, giá tôm nguyên liệu tại ĐBSCL đã tăng đột biến và tiếp tục giữ đà tăng cao trong tháng 11. Năm nay, nguồn cung tôm giảm mạnh, mùa vụ ngắn hơn so năm trước, khiến lượng tồn kho tại các nhà máy sụt giảm. Điều này xuất phát từ sự kết hợp giữa nhu cầu xuất khẩu tăng và nguồn cung nguyên liệu thấp. Để duy trì sản xuất và đáp ứng đơn hàng, các nhà máy chế biến lớn buộc phải tăng giá thu mua. Tính từ tuần 35 đến giữa tháng 11, giá tôm 50 con/kg đã tăng khoảng 30%, đạt mức 155.000 đồng (6,10 USD/ kg) - lần đầu tiên chạm ngưỡng 6 USD/kg kể từ cuối năm 2021. Trong khi đó, giá tôm cỡ 100 con/kg thu hoạch tại tỉnh Đồng Tháp dao động ở mức 85.000 - 90.000 đồng/kg trong tuần kết thúc ngày 14/11, duy trì ổn định so đầu tháng 10. TRÀ VINH
Nông dân phấn khởi nhờ tôm tăng giá Nông dân vùng ven biển trong tỉnh Trà Vinh phấn khởi nhờ giá tôm sú, TTCT, liên tục tăng từ đầu tháng 11/2024 đến nay. Cụ thể, giá tôm sú loại 20 con/kg được thu mua tại ao 210.000 đồng/kg, loại 30 con/kg mua vào 145.000 - 150.000 đồng/kg, loại 40 con có giá 125.000 - 130.000 đồng/kg; TTCT loại 30 con/kg giá mua 185.000 đồng/kg, loại 40 con/kg giá mua 160.000 đồng/kg, loại 50 con có 140.000 đồng/kg. Bình quân giá tôm sú, TTCT thương phẩm đều tăng từ 10.000 - 20.000 đồng/kg (tùy loại) so tuần trước. BẠC LIÊU
Tôm càng xanh gặp khó đầu ra Hiện mô hình nuôi tôm càng xanh - lúa mang lại hiệu quả cao, nhiều địa phương trong tỉnh đã bắt đầu phát triển, nhân rộng. Tuy nhiên, bên cạnh năng suất đáng phấn khởi thì bà con nông dân ở đây đang gặp khó trong việc tìm đầu ra cho con tôm. Hiện tôm càng xanh loại khoảng 20 con/kg được thương lái thu mua tại ruộng với giá dao động 90.000 - 100.000 đồng/kg. Với mức giá này, nông dân tuy có lãi nhưng không cao. Ông Trương Phước Hiền, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phước Long cho hay, trước đây khi loại tôm càng xanh mới xuất hiện trên thị trường, giá bán tại ao lên đến 150.000 - 180.000 đồng/kg. Tuy nhiên, hiện nay việc người dân nuôi nhiều nên sức tiêu thụ ít, nên giá tôm giảm là điều tất yếu. ANH VŨ
27
28 GIAO THƯƠNG THỊ TRƯỜNG
CON TÔM THÁNG 12/2024
PERU
Thị trường bột cá sôi động trở lại Thị trường bột cá của Peru đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những tuần đầu tiên của mùa đánh bắt thứ hai, với nhu cầu từ các nhà nhập khẩu Trung Quốc tăng mạnh. Theo MSICeres, một công ty kinh doanh bột cá có trụ sở tại Lima, khoảng 360.000 tấn bột cá đã được giao dịch kể từ khi mùa vụ bắt đầu vào ngày 1/11, chiếm khoảng 62% sản lượng dự kiến. Mặc dù giao dịch sôi động, giá bột cá đã giảm đáng kể so cùng kỳ năm trước. Cụ thể, bột cá siêu hảo hạng của Peru được chào bán với giá 12.800 NDT/tấn (khoảng 1.771 USD/tấn) tại cảng Thượng Hải trong tuần 46 (11 - 17/11/2024), giảm mạnh so mức 17.550 NDT/tấn cùng kỳ năm trước. Theo IFFO, giá FOB trung bình cho bột cá siêu hảo hạng từ Peru hoặc Chile là 1.495 USD/tấn vào tháng 10, giảm so mức 1.611 USD trong tháng 9 và 2.127 USD trong tháng 10/2023. ECUADOR
Dự kiến giá tôm trở lại đà tăng do xuất khẩu sụt giảm Theo dữ liệu sơ bộ từ Phòng Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm của Ecuador trong tháng 10 đã giảm mạnh, đạt 73.711 tấn, giảm gần 23% so tháng 9 và giảm 26% so cùng kỳ năm trước. Sự sụt giảm này dự kiến sẽ đẩy giá tôm tăng trở lại. Giá trị xuất khẩu tôm trong tháng 10 đạt 381,7 triệu USD, giảm 19% so tháng 9 và giảm 32% so tháng 10/2023. Mức giá trung bình tôm xuất khẩu đạt 2,35 USD/pound, tăng khoảng 5% so mức giá 2,24 USD/pound của tháng trước. Tuy nhiên, giá này vẫn thấp hơn khoảng 10% so mức giá trung bình 2,58 USD/pound của tháng 10 năm trước. BRAZIL
Tăng mạnh nhập khẩu tôm, thách thức cho sản xuất nội địa Brazil đang chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong nhập khẩu tôm, đặc biệt từ Argentina và Ecuador. Năm 2023, nước này nhập khẩu 882 tấn tôm với tổng giá trị 7 triệu USD, tăng mạnh so 152 tấn trị giá 1,3 triệu USD trong năm 2022. Chỉ trong 8 tháng đầu năm 2024, lượng tôm nhập khẩu đã đạt 1.602 tấn, trị giá 12,7 triệu USD, gấp đôi khối lượng cả năm 2023. Xu hướng này làm dấy lên lo ngại về tác động tiêu cực đối với ngành sản xuất tôm nội địa. Hiện nay, phần lớn tôm tại Brazil được bán tươi sống, hạn chế tiềm năng tiếp cận thị trường quốc tế. Người dân Brazil chỉ tiêu thụ trung bình 10 kg hải sản mỗi năm - một nửa trong số đó là nhập khẩu - thấp hơn nhiều so với mức 57 kg/người/năm tại Bồ Đào Nha. INDONESIA
Giá TTCT duy trì ổn định Giá TTCT tại ao ở Indonesia giữ mức ổn định trong tuần 47 (18 24/11), với các mức giá gần như không thay đổi so tuần trước. Cụ thể, giá tôm loại 30, 40, 50 lần lượt ở mức khoảng 66.000 IDR/kg (4,2 USD/kg); 61.000 IDR/kg (3,85 USD/kg); 58.000 IDR/kg (3,64 USD/kg). Các loại 70, 80, 90 và 100 con/kg cũng duy trì ở mức tương đối ổn định, lần lượt là 53.000 IDR/kg (3,33 USD/kg); 51.800 IDR/ kg (3,26 USD/kg); 50.500 IDR/kg (3,17 USD/kg) và 49.000 IDR/kg (3,1 USD/kg). Trong khi đó, TTCT cỡ 60 con/kg, giá tại Indonesia đạt 3,46 USD/kg, xếp thứ sáu toàn cầu, sau Trung Quốc (6,02 USD/kg); Việt Nam (4,81 USD/kg); Thái Lan (4,67 USD/kg); Ấn Độ (3,79 USD/ kg) và Ecuador (3,75 USD/kg).
GIAO THƯƠNG THỊ TRƯỜNG
CON TÔM THÁNG 12/2024
TRUNG QUỐC
Tháng 10/2024, nhập khẩu giảm 13% so cùng kỳ Theo số liệu từ Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu tôm nước ấm đông lạnh của nước này trong tháng 10/2024 giảm 13% so cùng kỳ năm trước, đạt 70.217 tấn. Tuy nhiên, so tháng trước, khối lượng nhập khẩu tháng 10 đã tăng nhẹ 6%, từ mức 66.149 tấn. Giá nhập khẩu trung bình tăng nhẹ lên 5,02 USD/kg, so 4,95 USD/kg của tháng 9. Ecuador, nhà cung cấp lớn nhất cho Trung Quốc, chiếm khoảng 75% tổng nhập khẩu tôm trong tháng, ghi nhận khối lượng giảm 4% xuống còn 52.507 tấn, trị giá 237 triệu USD, giảm 9% so năm trước. Ấn Độ, nhà cung cấp lớn thứ hai, chứng kiến mức sụt giảm mạnh nhất với khối lượng giảm 42% còn 8.924 tấn. Thái Lan, nhà cung cấp lớn thứ ba, đạt mức tăng nhẹ 3%, với khối lượng đạt 2.118 tấn. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu tôm của Trung Quốc giảm 11% về khối lượng, chỉ đạt 746.510 tấn. Về giá trị, mức giảm còn lớn hơn, giảm 21% so cùng kỳ năm trước, xuống còn 3,63 tỷ USD. THÁI LAN
Giá TTCT tăng, đạt mức cao nhất trong 7 năm trở lại đây Trong tuần 47 (18 - 24/11), giá TTCT cổng trại ở Thái Lan tăng nhẹ ở hầu hết các kích cỡ, đặc biệt, loại 60 con/kg đạt mức 162,50 THB/kg, cao nhất trong cùng kỳ 7 năm qua. Mức giá này bằng với kỷ lục được ghi nhận năm 2017. Giá TTCT cỡ 70 con/kg cũng tăng thêm 5 THB/kg, đạt 155 THB/kg, trong khi loại 80 con/kg giữ nguyên ở mức 140 THB/kg. Quy đổi sang USD, giá loại 60 con/kg ở mức 4,67 USD/kg, cao hơn so mức giá tại Việt Nam (4,81 USD/kg) và Andhra Pradesh, Ấn Độ (3,79 USD/kg). Trong khi đó, giá TTCT loại 60 con/ kg tại Indonesia giảm còn 3,46 USD/kg, xếp sau Ấn Độ và Ecuador. Giá tôm Ecuador loại 50/60 và 60/70 con/kg lần lượt duy trì ở mức 3,75 USD/kg và 3,30 USD/kg. Mức tăng giá tại Thái Lan phản ánh sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường, tạo kỳ vọng tích cực cho ngành tôm vào giai đoạn cuối năm.
Giá tôm tuần 47 (18 - 24/11) Ấn Độ: Giá tôm tại các trang trại ở Ấn Độ đã ghi nhận sự tăng nhẹ trong tuần 47. Theo dữ liệu từ Aquaconnect, giá tôm ở Andhra Pradesh tăng khoảng 5 INR/kg (0,06 USD) cho tất cả các loại kích cỡ, với giá tôm 40 con/kg đạt 395 INR/kg; 50 con/kg đạt 355 INR/kg và 60 con/kg và 70 con/kg lần lượt đạt 325 INR/kg và 305 INR/kg. Ecuador: Giá tôm Ecuador ghi nhận mức tăng từ 0,05 - 0,1 USD/ kg cho hầu hết các loại kích cỡ vào đầu tuần 47. Giá tôm loại 20/30 đạt 4,6 USD/kg, trong khi các loại tôm 30/40; 40/50 và 50/60 lần lượt đạt 4,5 USD/kg; 4,1 USD/kg và 3,8 USD/kg. Các kích cỡ nhỏ hơn cũng ghi nhận sự tăng giá, với tôm loại 60/70 và 70/80 đạt 3,4 USD/kg và 3,1 USD/kg. Giá tôm loại 80/100 giữ ổn định ở mức 2 USD/kg. Trung Quốc: Tại Trung Quốc, giá tôm tiếp tục có sự phân hóa rõ rệt giữa các vùng. Ở các tỉnh phía Bắc, giá tôm giảm, trong khi các tỉnh phía Nam giữ ổn định. Tỉnh Sơn Đông ghi nhận mức giảm mạnh nhất, với giá tôm loại 60 con/kg giảm 4 CNY/kg, xuống còn 40 CNY/kg. Tỉnh Giang Tô tiếp tục giảm thêm 1 CNY/kg xuống còn 37 CNY/kg. Ngược lại, các tỉnh phía Nam vẫn duy trì ổn định, với Quảng Đông giữ giá ổn định ở mức 43,5 CNY/kg và Phúc Kiến ở mức 42 CNY/kg. Quảng Tây ghi nhận sự giảm nhẹ 1 CNY/kg xuống còn 42 CNY/kg. OANH THẢO
Ảnh: Shutterstock
29
30 NHÌN RA THẾ GIỚI
CON TÔM THÁNG 12/2024
ẤN ĐỘ
Duy trì hoạt động nuôi tôm trong khủng hoảng Dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng Balasubramaniam V, Tổng Thư ký Liên đoàn nuôi tôm Ấn Độ, tin rằng ngành tôm có thể thay đổi “vận mệnh” thông qua kết hợp cải thiện di truyền, sử dụng các loài tôm bản địa, mở rộng thị trường trong nước và tăng cường tự động hóa.
Trại nuôi tôm ở tiểu bang Goa, Ấn Độ
Ảnh: Shutterstock
Xu hướng sát nhập
lợi nhuận thấp kéo dài suốt nhiều năm. Bala cho rằng, người nuôi tôm vẫn loay hoay “mắc kẹt” trong cuộc khủng hoảng giá tôm, họ đang mất quá nhiều thời gian trong khi lợi ích thu được ngày càng giảm. Nếu kéo dài tình trạng này, ngành tôm Ấn Độ sẽ sụp đổ. Do đó, xu hướng hợp nhất trong ngành tôm Ấn Độ bắt đầu hình thành với nhiều trang trại có diện tích 16 - 20 ha liên kết để tạo thành trang trại lớn 200 - 400 ha.
Balasubramaniam V là một nông dân có thâm niên 30 năm nuôi tôm ở Tamil Nadu, một bang miền Nam Ấn Độ. Dân trong nghề thường gọi ông bằng cái tên quen thuộc hơn là Bala. Trang trại Certitude rộng 24 ha của Bala hiện sản xuất khoảng 200 tấn TTCT và tôm sú mỗi năm. Trang trại Certitude có khởi đầu không mấy suôn sẻ bởi được thành lập ngay sau khi virus gây hội chứng đốm trắng (WSSV) tấn công Ấn Độ. Tuy nhiên, chủ nhân của Certitude, ông Bala vẫn tin rằng “cái khó ló cái khôn” ngay trong cuộc khủng hoảng giá tôm hiện nay. “Chúng tôi nhận thấy nghề nuôi tôm mang tính chu kỳ, vì vậy người nông dân cố gắng bám trụ và hy vọng vào một ngày tốt đẹp hơn”, Bala nhận xét. Chính sự lạc quan này giải thích tại sao sản lượng tôm Ấn Độ khá ổn định, mặc dù
Nuôi tôm cỡ lớn
Tại trang trại của mình, Bala thực hiện chiến lược “giảm sản lượng, tăng chất lượng”, cụ thể là kích cỡ, chỉ nuôi từ 20 - 30 con tôm/m2, với mục tiêu đạt trọng lượng 25 - 30 g trong vòng 100 ngày. “Đây là chiến lược nuôi tôm hợp lý và vẫn đảm bảo hoạt động bền vững cho toàn trang trại trong bối cảnh thị trường tôm nguyên
liệu toàn cầu đang dư cung, miễn là trang trại không bị dịch bệnh tấn công. Vì vậy, chúng tôi thực hiện tất cả các biện pháp phòng bị cần thiết để tránh EHP, bệnh phân trắng và đốm trắng, tất cả đều liên quan đến các an toàn sinh học và chất lượng giống”, ông giải thích. Mặc dù Certitude Farms đã duy trì được một đội ngũ nhân viên trung thành, ông Subramaniam vẫn lo ngại khi quá ít lao động trẻ mặn mà với nghề nuôi tôm. Tuổi trung bình của người nuôi tôm ở Ấn Độ hiện trên 50”. Do đó, trang trại Certitude buộc phải tăng tỷ lệ tự động hóa để giảm phụ thuộc vào lao động. Mặc dù nông dân Ấn Độ không phải là những người duy nhất trong ngành tôm đang gặp khó khăn, nhưng Bala chỉ ra rằng chi phí sản xuất ở nhiều quốc gia khác lại thấp hơn. “Ở Ecuador, tôm có khả năng chống lại virus đốm trắng, nên nông dân không cần phải lo lắng về việc chuẩn bị ao nuôi, các biện pháp an toàn sinh học hay xử lý nước. Vì vậy, họ tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Hơn nữa, vì giống tôm có khả năng chống lại bệnh tật, tỷ lệ thành công cao hơn rất nhiều so với Ấn Độ”, Bala chia sẻ. Theo ông, đó là sự khác biệt lớn nhất giữa Ấn Độ và Ecuador. Ecuador có thể gặp khó khăn do tỷ lệ sống của một số ao nuôi thấp, nhưng họ không có khái niệm “vụ nuôi thất bại”.
Công cụ di truyền
Việc Ecuador sử dụng tôm SPR thay vì tôm SPF đã mang lại hiệu quả, và Bala tin rằng những tiến bộ trong di truyền học là phương tiện quan trọng nhất để giảm thiểu tác động của dịch bệnh. Do đó, ông ủng hộ việc chuyển sang giống tôm khỏe thay vì những giống tăng trưởng nhanh.
NHÌN RA THẾ GIỚI
CON TÔM THÁNG 12/2024
“Thế hệ TTCT mới có thể tăng trưởng ấn tượng 0,5 - 0,75 g/ngày, nhưng rất dễ bị tổn thương trước dịch bệnh và những thay đổi nhỏ nhất của thời tiết. Vì vậy, di truyền phải là công cụ quan trọng để giúp vật nuôi tăng sức chống chịu, nếu không thể kháng lại, các mầm bệnh cũng như đối phó với sự thất thường của thời tiết”, Bala cho biết. Bala tin rằng ông đang đi đúng hướng trong việc lựa chọn nguồn giống tôm. “Giống tôm của SyAqua đã mang lại kết quả rất tốt cho chúng tôi trong hai, ba vụ vừa qua. Nhiều nông dân rất chuộng giống tôm này, mặc dù tôm phát triển hơi chậm, nhưng chịu được điều kiện thời tiết và có khả năng chống lại bệnh phân trắng ở một mức độ nào đó”, ông nói. Bala cũng đang hợp tác với chính phủ Ấn Độ để thử nghiệm sản xuất giống tôm he bản địa Penaeus indicus. Loài này có thể phát triển ở mật độ dày đặc, chịu được độ mặn và nhiệt độ cao. “Đáng tiếc là vì TTCT đã chiếm ưu thế, nên các nghiên cứu về cải thiện gen cho tôm he bị bỏ quên. Nếu điều này được thực hiện cách đây mười năm, giờ đây chúng ta sẽ không phải phụ thuộc vào một loài ngoại lai”, Bala chia sẻ. Tuy nhiên, cách đây hai năm, Bala bắt đầu thử nghiệm các giống tôm he Penaeus indicus mới cùng chính phủ để phát triển chương trình cải tiến gen nhằm tăng khả năng chống chịu mầm bệnh cho vật nuôi. Bala nhận thức rằng giá cả chủ yếu chịu ảnh hưởng từ các yếu tố kinh tế vĩ mô, ngoài tầm kiểm soát của nông dân. Tuy nhiên, ông không chỉ đổ lỗi cho lạm phát toàn cầu. Các nhà bán lẻ lớn ở châu Âu, Mỹ và Nhật Bản đang nắm lợi thế khi thị trường dư thừa nguồn cung tôm nhưng không hạ giá bán để tối đa hóa lợi nhuận. Chỉ có người nông dân chịu thiệt, Bala nhận định. Mặc dù vậy, về lâu dài, Bala tin rằng ngành tôm Ấn Độ có cơ hội để phát triển thị trường nội địa. Giá tôm nguyên liệu toàn cầu sẽ cải thiện nếu sản lượng tôm của một số quốc gia như Ấn Độ và Ecuador sụt giảm. “Hiện tại, bệnh phân trắng đã xuất hiện ở Ecuador, có thể vài năm nữa họ mới cảm nhận được khó khăn trong việc quản lý các dịch bệnh. Và khó khăn tương tự cũng xảy ra ở Ấn Độ khiến sản lượng giảm nhưng sẽ thúc đẩy xu hướng hợp nhất và giá lại phục hồi. Tôi đã chứng kiến nhiều thăng trầm của ngành tôm suốt 30 năm, khó khăn nào rồi cũng qua miễn người nông dân kiên trì”, Bala chia sẻ. TUẤN MINH
(Theo The Times of India)
THỊ TRƯỜNG TÔM CUỐI NĂM
Chạy đua “chớp” cơ hội GORJAN NIKOLIK
Chuyên gia phân tích thủy sản tại Rabobank
Sau vài năm tăng trưởng hai con số, ngành tôm Ecuador chững lại vào năm 2024 bởi giá thấp và nhu cầu tiêu dùng hạn chế từ Trung Quốc. Năm 2023, ngành này đạt tốc độ tăng trưởng 14% nên vẫn duy trì được xu hướng đi lên. Các phản hồi từ nhiều cuộc khảo sát tại Ecuador cho thấy, nhu cầu tiêu thụ tôm Ecuador của thị trường Trung Quốc tiếp tục giảm trong năm 2025. Tuy nhiên, sức mua của Trung Quốc có thể cải thiện tích cực hơn nếu chính phủ triển khai gói kích cầu 10 nghìn tỷ Nhân dân tệ. Trong khi đó, Brazil, khác với Ecuador, có thị trường nội địa mạnh đối với mặt hàng rô phi, tôm, và cá hồi. Kinh tế Brazil đang ổn định và sản lượng tôm được kỳ vọng tăng trưởng 10%. Trong khi ngành tôm Mexico được dự báo tăng trưởng chậm, thì ngành tôm Venezuela, nơi đến 90% sản lượng tôm được sản xuất bởi Grupo Lamar, đang đi lên mạnh mẽ, đặc biệt tại các thị trường Tây Ban Nha và Pháp. Các quốc gia còn lại, gồm Peru, Honduras và Guatemala, đang gặp khó khăn lớn với giá tôm thấp. Rõ ràng, ngành tôm đang dần trở thành một cuộc chơi quy mô và thật khó để các doanh nghiệp nhỏ có thể cạnh tranh lâu dài với mức giá thấp. Các nhà sản xuất tôm châu Á cũng trải qua một năm đầy khó khăn. Theo thông tin từ các cuộc khảo sát, sản lượng tôm Ấn Độ giảm 4% trong năm 2023 và dự kiến giảm thêm 3% trong năm nay, nhưng sẽ phục hồi vào năm 2025. Tuy nhiên, con số dự báo cho năm 2024 cần được điều chỉnh. Dựa trên số liệu xuất khẩu, xuất khẩu tôm của Ấn Độ thực tế đã ổn định hoặc có xu hướng tăng nhẹ. Trong vài năm qua, đã có những dự đoán sự phục hồi của nghề nuôi tôm sú ở châu Á. Theo khảo sát, xu hướng này đang ngày càng rõ ràng với mức tăng trưởng 3,2% trong năm 2023, và dự báo tăng trưởng lần lượt 9% vào năm 2024 và 7% vào năm 2025. Tuy nhiên, quy mô ngành tôm sú còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng sản lượng 6 triệu tấn. Trong khi đó, ngành tôm càng
xanh với quy mô 5% tổng diện tích nuôi tôm toàn cầu từng chứng kiến tăng trưởng đầy hứa hẹn trong quá khứ, nhưng có khả năng suy giảm trong năm nay và năm tới. Ba thị trường chính của mặt hàng tôm càng xanh gồm Trung Quốc, Mỹ và châu Âu đều giảm sút trong năm 2023 và 2024. Nhìn chung, nhu cầu tiêu thụ tôm tại châu Âu và Bắc Mỹ đang có dấu hiệu phục hồi tích cực. Các nhà bán lẻ cuối cùng cũng đã giảm giá tôm sau một thời gian dài duy trì mức cao. Cùng đó, lạm phát đã được kiểm soát tốt hơn và người dân bắt đầu mua sắm nhiều hơn. Mặt khác, nhu cầu từ Trung Quốc yếu hơn nhiều so với dự đoán và điều này đi ngược lại với xu hướng dài hạn, vì trước đây người Trung Quốc tiêu thụ tôm nhiều hơn từ 5, 6 đến 7% mỗi năm. Kết quả, các nhà xuất khẩu tôm Ecuador - những người từng nhận định Trung Quốc là thị trường truyền thống sẽ có xu hướng chuyển sang thị trường châu Âu cũng như Mỹ. Động lực phía sau những sự chuyển hướng này là quyết định gần đây của Mỹ trong việc hủy bỏ các khoản thuế chống trợ cấp (CVDs) mà họ định áp đặt lên công ty tôm lớn nhất của Ecuador, Santa Priscila. Đây sẽ là một đòn giáng nữa đối với các quốc gia như Ấn Độ và Indonesia, không chỉ có chi phí sản xuất cao hơn mà còn bị tác động bởi các khoản thuế CVDs.
31
32
CON TÔM THÁNG 12/2024
CON TÔM THÁNG 12/2024
33
34
CON TÔM THÁNG 12/2024
CON TÔM THÁNG 12/2024
35
36
THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP
CON TÔM THÁNG 12/2024
CON TÔM THÁNG 12/2024
37
38 THỨC ĂN - DINH DƯỠNG
CON TÔM THÁNG 12/2024
Lyso-phospholipid thay thế lecithin trong thức ăn tôm Các loại phụ gia lyso-phospholipid có khả năng thay thế hoàn toàn lecithin trong thức ăn tôm, giúp đảm bảo lợi nhuận cho các hãng thức ăn và người nuôi tôm khi giá cả và nguồn cung lecithin biến động.
Cân bằng chi phí và nhu cầu dinh dưỡng
Lecithin đóng vai trò quan trọng trong công thức thức ăn cho tôm, chủ yếu do hàm lượng phospholipid cao, rất cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của tôm. Phospholipid cải thiện hấp thụ và vận chuyển chất béo cùng các chất dinh dưỡng tan trong chất béo, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn. Ngoài ra, đặc tính nhũ hóa của phospholipid giúp ổn định thức ăn, từ đó tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của tôm. Ngoài lợi ích dinh dưỡng, lecithin cung cấp năng lượng trong khẩu phần ăn của tôm với chi phí tiết kiệm. Khi giá thấp, các nhà sản xuất thức ăn có thể tăng hàm lượng lecithin để giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng đắt tiền hơn, từ đó tối ưu hóa chi phí thức ăn mà không ảnh hưởng đến chất lượng. Tuy nhiên, giải pháp này không còn khả thi khi giá lecithin biến động theo từng khu vực, đặc biệt ở những khu vực nuôi tôm quy mô lớn như Đông Nam Á và Mỹ Latinh. Tại đây, giá lecithin đôi khi vọt lên 3 USD/kg khiến chi phí sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng đáng kể. Việc duy trì hàm lượng lecithin tối ưu trong thức ăn tôm, thường dao động 2 3% (20 - 30 kg/tấn thức ăn), trở nên khó khăn hơn khi giá phụ gia này tăng cao. Do đó, các hãng thức ăn chăn nuôi phải cân bằng quản lý chi phí với nhu cầu dinh dưỡng của tôm, đảm bảo rằng bất kỳ sự điều chỉnh nào về hàm lượng lecithin cũng không ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn.
Tiềm năng của lysophospholipids
Lyso-phospholipids (LPL), còn được gọi là lysolecithin, là sản phẩm của quá trình thủy phân phospholipid bằng enzyme, trong đó các đuôi axit béo được loại bỏ. Do đó, các phân tử LPL ưa nước hơn phospholipid và tăng cường hoạt tính nhũ hóa dầu trong nước hiệu quả trong đường ruột tôm (Hình 1).
Hình 1
Thông thường, lecithin chứa 40% phospholipid với hàm lượng LPL dư ra khoảng 2%. Tuy nhiên, sau khi thủy phân enzyme, hàm lượng phospholipid giảm trong khi tỷ lệ LPL tăng lên 15%. Lysophospholipid có thể được bổ sung vào thức ăn cho tôm ở dạng lỏng hoặc dạng bột. Lyso-phospholipids có nhiều ứng dụng trong thức ăn chăn nuôi như cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng cường hiệu suất nuôi tôm hoặc giảm chi phí thức ăn tổng thể trong khi vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tối ưu. Do đó, lyso-phospholipid được đánh giá là chất thay thế tiềm năng cho lecithin. Bằng cách cải thiện hiệu quả hấp thụ lipid, LPL giúp duy trì tốc độ tăng trưởng và chuyển hóa thức ăn ngay cả khi mức lecithin giảm từ 2 - 3% xuống 1%. Với các hãng thức ăn chăn nuôi, LPL là giải pháp hiệu quả chi phí để thay thế lecithin. Hàm lượng bổ sung các phụ gia gốc LPL thấp hơn so với lecithin (0,5 - 2%, tương ứng 10 - 30 kg/tấn thức ăn).
Thay thế hoàn toàn lecithin trong thức ăn tôm
Để đánh giá khả năng thay thế hoàn toàn lecithin trong thức ăn tôm bằng phụ gia LPL (AQUALYSO®), nhóm chuyên gia dinh dưỡng của Adisseo đã tiến hành hai thử nghiệm cho ăn với hàm lượng phospholipid ở mức thấp và trung bình.
Thử nghiệm 1: Thay thế hoàn toàn lecithin trong thức ăn có hàm lượng phospholipid thấp Thử nghiệm đầu tiên gồm 3 nghiệm thức: Đối chứng (2% lecithin; 8% chất béo và 1,14% phospholipid); nghiệm thức 2 (0% lecithin, 7% chất béo và 0,16% phospholipid); nghiệm thức 3 (0% lecithin; 8% chất béo và 1,14% phospholipid; 0,1% AQUALYSO®. Mức cholesterol duy trì ổn định 0,08% ở cả 3 nghiệm thức. Tôm được nuôi trong bể 30 L, mật độ 5 con/bể và lặp lại thử nghiệm 10 lần/nghiệm thức. Thời gian thử nghiệm cho ăn kéo dài 6 tuần (8 bữa/ngày đến khi no). Trong thời gian này, trọng lượng trung bình của tôm tăng từ 3 g lên 15 g. Loại bỏ lecithin đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng hàng tuần và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR). Việc bổ sung LPL không phát huy tác dụng này do hàm lượng phospholipid trong chế độ ăn thấp. Thử nghiệm 2: Thay thế hoàn toàn lecithin bằng phospholipid ở mức trung bình Trong thử nghiệm này, thức ăn cơ bản đã được điều chỉnh lại với mục tiêu tăng hàm lượng phospholipid và chất béo. Thử nghiệm gồm 4 nghiệm thức: Đối chứng (2% lecithin, 1,9% phospholipid); nghiệm thức 2 (0% lecithin, 0,9% phospholipid); nghiệm thức 3 (0% lecithin, 0,9% phospholipid, 0,1% AQUALYSO®); nghiệm thức 4 (0% lecithin, 0,9% phospholipid; 0,2% AQUALYSO®).
THỨC ĂN - DINH DƯỠNG
CON TÔM THÁNG 12/2024
Prebiotic từ bã dừa tăng cường sức khỏe tôm Pretego, một loại prebiotic từ bã dừa, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và miễn dịch của tôm khi được bổ sung theo tỷ lệ 0,3 0,65%. Phụ gia hỗ trợ sản xuất thủy sản giai đoạn nuôi thương phẩm và thời kỳ có nguy cơ nhiễm trùng cao. đạt tỷ lệ sống cao nhất chứng tỏ tỷ lệ bổ sung Pretego có tương quan với hiệu suất tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn ở TTCT. Nhìn chung, sản phẩm prebiotic mới của GreenSage đã cải thiện tỷ lệ sống, năng suất sinh khối, trọng lượng trung bình, tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của TTCT trong điều kiện nuôi thương phẩm.
Hình 2
Trong hai nghiệm thức bổ sung AQUALYSO, hàm lượng chất béo và cholesterol lần lượt tương ứng 7% và 0,09%. Tôm được thả vào bể 30 L, mật độ 5 con/bể, lặp lại nghiệm thức 9 lần. Thời gian cho ăn kéo dài 6 tuần (8 bữa/ngày đến khi no), trọng lượng thân trung bình tăng từ 6 g đến 23 g. Loại bỏ lecithin trong chế độ ăn của tôm làm giảm đáng kể tăng trọng trung bình hàng tuần và hiệu quả sử dụng thức ăn. Tuy nhiên, phụ gia LPL bù đắp hiệu quả sự thiếu hụt lecithin, giúp duy trì tăng trọng hàng tuần và hiệu quả sử dụng thức ăn ở mức tương đương khẩu phần đối chứng (Hình 2). Kết quả cho thấy phụ gia LPL AQUALYSO có thể thay thế hoàn toàn lecithin trong thức ăn nuôi tôm trong một số điều kiện cụ thể. Trong khi lyso-phospholipid có khả năng thay thế khả năng nhũ hóa của lecithin, thì việc thay thế hoàn toàn lecithin là khả thi miễn chế độ ăn có thể duy trì mức phospholipid tối thiểu cần thiết cho tăng trưởng và hiệu suất của tôm.
DŨNG NGUYÊN
(Theo Aquafeed)
Nên sử dụng phospholipid từ các thành phần khác nhau để công thức thức ăn của tôm linh hoạt hơn, giảm phụ thuộc vào lecithin trong thời kỳ biến động giá cả hoặc nguồn cung.
Thách thức dịch bệnh EMS/AHPND
GreenSage Prebiotics sử dụng chất thải từ quá trình sản xuất dừa để tạo ra một loại prebiotic mới Pretego hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa và miễn dịch cho vật nuôi dưới nước và trên cạn, đồng thời mang lại lợi ích lâu dài cho sức khỏe con người. Thành phần chính của Pretego là hỗn hợp carbohydrate từ chất xơ của khô dừa. Pretego độc đáo và khác biệt với các loại prebiotic khác nhờ chức năng ức chế tăng trưởng của một số vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn liên kết với các thụ thể mannose dọc đường tiêu hóa. Pretego hoạt động giống như một phân tử “mồi nhử”, có tác dụng ngăn chặn bước liên kết trước khi xảy ra lây nhiễm.
Thử nghiệm trên tôm
Thử nghiệm cho tôm ăn kéo dài 42 ngày tại cơ sở của ShrimpVet ở Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam với 4 nghiệm thức lặp lại 5 lần: Đối chứng (T1); T2 (0,3% Pretego); T3 (0,5% Pretego), T4 (0,65% Pretego). Thử nghiệm bắt đầu trên 60 con TTCT SPF có trọng lượng trung bình 2,41 ± 0,49 g/con, thả vào 22 bể dung tích 400 L/bể. Sau 42 ngày cho ăn, tỷ lệ sống của nhóm tôm T3 và T4 lần lượt đạt 89,33 ± 7,78% và 97,33 ± 2,24%, cao hơn tỷ lệ 78,06 ± 4,14% của nhóm đối chứng T1. Nhóm T2 có tỷ lệ sống trung bình 82,50 ± 2,15%. Như vậy nhóm T4
Thử nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm ShrimpVet. Sau 6 tuần cho ăn, chuyển tôm đến TP Hồ Chí Minh để thử thách EMS/AHPND. TTCT được chia thành 5 nhóm: Đối chứng dương (PC) được gây nhiễm Vibrio parahaemolyticus nhưng không sử dụng Pretego; đối chứng âm (NC) không tiếp xúc Vibrio parahaemolyticus và không sử dụng Pretego; 3 nhóm còn lại tiếp xúc với Vibrio và sử dụng Pretego theo liều lượng 0,3%; 0,5%; và 0,65%. Thử nghiệm được thực hiện trong hệ thống bể nhựa RAS 90 L ở điều kiện phòng thí nghiệm. Mỗi bể chứa 75 L nước lợ (20‰) và 25 con tôm trọng lượng trung bình 15,23 g. Sau 8 ngày thử thách gây nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus bằng phương pháp ngâm, tỷ lệ sống của nhóm đối chứng âm và đối chứng dương lần lượt 88% và 24%. Pretego làm tăng tỷ lệ sống của tôm lên tới 70% sau khi tiếp xúc với Vibrio parahaemolyticus. Các kết quả trên cũng chứng minh hiệu quả của prebiotic về cải thiện tỷ lệ sống của TTCT trước dịch bệnh EMS/AHPND khi được bổ sung theo tỷ lệ 0,5% hoặc 0,65%. Ngoài ra, Pretego tác động tích cực đến khả năng phục hồi của tôm trước dịch bệnh, chứng tỏ phụ gia này có chức năng tăng cường miễn dịch hiệu quả trong nuôi tôm. MI LAN
(Theo Feednavigator)
39
40 KHOA HỌC - KỸ THUẬT
CON TÔM THÁNG 12/2024
Một số bệnh trên tôm và giải pháp Bệnh trên tôm là một loạt các bệnh lý do virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng gây ra, làm suy giảm sức đề kháng của tôm và gây tử vong hàng loạt trong các trại nuôi.
Bệnh phân trắng
Nguyên nhân: Bệnh phân trắng chủ yếu do các loài vi khuẩn thuộc giống Vibrio gây ra. EHP được xác định là yếu tố làm tăng tính mẫn cảm của TTCT đối với bệnh hoại tử gan tụy cấp và phân trắng. Phòng bệnh: - Kiểm tra các thông số môi trường, tăng cường quạt nước. Thường xuyên xi phông, lượng nước sạch dự trữ đủ lớn; - Bổ sung định kỳ men vi sinh, các chất làm tăng cường sức đề kháng cho tôm như Vitamin C, Yeast, β-Glucan; - Sử dụng chất kháng khuẩn, chất chiết xuất từ thảo dược.
Các yếu tố liên quan EHP Triệu chứng của tôm bị bệnh hoại tử gan tụy cấp
Các bệnh nguy hiểm trên tôm
Nhóm bệnh do virus: Bệnh đốm trắng do WSSV (White Spot Syndrome Virus). Nhóm bệnh do vi khuẩn: Bệnh hoại tử gan tụy cấp do Vibrio parahaemolyticus; Bệnh phân trắng (chủ yếu do nhóm Vibrio gây ra). Nhóm bệnh do ký sinh trùng: Bệnh do vi bào tử EHP (Enterocytozoon hepatopenaei). Bệnh mờ đục ở tôm giống (TPD).
Bệnh đốm trắng
Nguyên nhân: An toàn sinh học chưa triệt để; Ao lắng với diện tích không đủ lớn; Cải tạo ao chưa triệt để khi có dịch bệnh xảy ra; Một số vùng gặp khó khăn trong cấp thoát nước, dễ lây lan. Phòng bệnh: - Thực hiện cải tạo ao kỹ, diệt giáp xác; - Áp dụng quy trình an toàn sinh học; - Lựa chọn con giống tốt, đảm bảo chất lượng; - Quản lý tốt chất lượng nước, sử dụng chế phẩm vi sinh; - Tăng cường miễn dịch cho tôm bằng: Vitamin C, β-Glucan, MOS (Mannan Oligosaccharide); - Nấm men mang kháng nguyên VP28 được sử dụng phối trộn với thức ăn nhằm gây đáp ứng miễn dịch liên tục cho tôm, hỗ trợ chống lại sự xâm nhiễm của virus đốm trắng.
Ảnh: NACA
Bệnh hoại tử gan tụy cấp
Nguyên nhân: Do sử dụng nhiều loại chất diệt khuẩn: BKC, Iodine, Chlorine, thuốc tím,…; Sử dụng kháng sinh để trị bệnh (Oxytetracycline, Doxycycline, Gentamycine, Enrofloxacine,…), tùy thuộc nhiều vào kinh nghiệm; Sử dụng nhiều loại chế phẩm vi sinh; Khó phân biệt bệnh hoại tử gan tụy cấp với các bệnh khác ảnh hưởng đến gan tụy tôm. Phòng bệnh: - Lựa chọn con giống tốt; - Cải tạo ao, diệt khuẩn kỹ tránh lây mầm bệnh từ vụ nuôi trước; - Có thể ngắt vụ khi cần thiết; - Mật độ nuôi vừa phải, áp dụng quy trình nuôi 2 - 3 giai đoạn; - Thực hiện tốt an toàn sinh học trong quá trình nuôi; - Định kỳ sử dụng chế phẩm vi sinh, thực hiện tầm soát Vibrio; - Giảm hoặc cắt bớt số lần cho ăn, xi phông đối với ao bạt mật độ cao; - Cần cung cấp đầy đủ hàm lượng ôxy hòa tan cho tôm; - Bổ sung thảo dược, axit hữu cơ; - Có giải pháp để làm cản trở điều hòa của gen độc lực (bẻ gãy phân tử tín hiệu quorum sensing của vi khuẩn); - Bổ sung axít béo chuỗi ngắn và poly-βhydroxybutyrate (PHB).
- Ao có sự hiện diện EHP trong nước. - Tôm nhỏ (< 1 g) có cơ nguy cơ nhiễm EHP cao hơn so với tôm lớn. - Rửa bạt bằng Chlorine, phơi bạt trên 7 ngày và xi phông thường xuyên làm giảm nguy cơ nhiễm EHP. - Vật mang mầm bệnh: Hàu, ốc đinh, ruốc, giun nhiều tơ, tép trứng. Phòng bệnh: - Kiểm tra chất lượng con giống trước khi thả nuôi; - Quá trình cải tạo ao, cần loại bỏ triệt để các vật trung gian có thể mang mầm bệnh trong ao nuôi; - Sử dụng CaO với liều từ 6 tấn/ha và phơi khô ao ít nhất 1 tuần; - Đối với ao bạt, nên rửa sạch, tạt vôi, phơi ít nhất 1 tuần sau đó rửa lại bằng Chlorine trước khi lấy nước vào ao nuôi. - Khuyến cáo nên áp dụng quy trình nuôi 2 - 3 giai đoạn với mật độ vừa phải, trong giai đoạn ương cần kiểm tra sự hiện diện của EHP để có thể quyết định tiếp tục nuôi hay hủy bỏ. - Thực hiện tốt an toàn sinh học trong quá trình nuôi, đồng thời duy trì ổn định mực nước. - Từ 30 - 60 ngày tuổi nên kiểm tra tăng trọng 2 tuần/lần, sau 60 ngày nên kiểm tra tăng trọng hàng tuần. Các dấu hiệu nghi ngờ như: Chậm lớn, mềm vỏ, giảm ăn, gan tụy nhạt. VIỆN NGHIÊN CỨU NTTS II
KHOA HỌC - KỸ THUẬT
CON TÔM THÁNG 12/2024
Xử lý nấm và vi khuẩn trong ương nuôi tôm Trong sản xuất giống và nuôi tôm thương phẩm, nấm và vi khuẩn có hại là nguyên nhân gây thiệt hại nặng nề cho vụ nuôi. Đặc biệt như nấm đồng tiền (nấm chân chó), gây dính chân trong sản xuất giống, đồng thời tạo điều kiện để vi khuẩn có hại gây bệnh cho tôm nuôi.
Nguyên nhân
Nấm gây dính chân tôm giống thường xuất hiện ở giai đoạn Zoea 2. Khi nước cấp vào bể ương chưa được xử lý kỹ, cho ăn tảo khô quá sớm hoặc kiểm soát lượng tảo cho ăn không chặt chẽ dẫn đến dư thừa chất hữu cơ tạo điều kiện cho nấm phát triển. Ngoài môi trường nước và bùn đáy ao, những nơi nấm bám vào cũng là nơi cư trú cho các loài vi khuẩn có hại gây bệnh cho tôm nuôi.
Tác hại
Nấm đồng tiền có mùi tanh rất hấp dẫn với tôm nên tôm dễ dàng ăn phải các cá thể nấm này. Khi vào trong đường ruột, nấm sẽ sản sinh ra độc tố gây bệnh đường ruột làm tôm bỏ ăn, từ đó tôm ốp thân, còi cọc, chậm lớn và có thể chết. Ở giai đoạn Zoea 2, khi bị nấm gây dính chân, ấu trùng tôm sẽ không thể di chuyển để bắt mồi, không thể chuyển giai đoạn dẫn đến chết. Khi tôm ăn phải các cá thể nấm có vi khuẩn cư trú, các vi khuẩn có hại này sẽ là tác nhân cơ hội gây bệnh khi tôm đã bị bệnh đường ruột, gây thiệt hại nặng nề cho vụ nuôi.
Cách xử lý
Đối với các ao đã từng bị nhiễm nấm đồng tiền: Bắt buộc khâu tẩy nấm và tiêu diệt bào tử nấm cần được chú trọng và xử lý một cách triệt để trước
khi thả tôm, kết hợp với việc sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý nước nhằm ức chế vi khuẩn có hại và bổ sung lợi khuẩn cho môi trường. Đối với ao nuôi đang có tôm: - Phải đặc biệt lưu ý khi dùng biện pháp cơ học như chà, tẩy các cá thể nấm, vì khi làm việc này có thể vô tình làm cho các bào tử nấm phát tán mạnh hơn và các cá thể nấm khi bị chà bong tróc ra sẽ phát sinh độc tố khi tôm ăn phải. - Giảm và kiểm soát lượng thức ăn cho ăn, bổ sung các dưỡng chất hỗ trợ hệ tiêu hóa tôm. - Nâng cao độ đục hoặc mực nước nhằm làm giảm ánh sáng, ngăn cản cản sự quang hợp của nấm sẽ làm nấm chết. - Tăng cường quạt nước, sục khí. - Tránh cho ăn gần bờ. - Biện pháp sinh học: Bổ sung chế phẩm vi sinh ức chế nấm và vi khuẩn có hại. Đối với nấm gây dính chân ấu trùng ở giai đoạn Zoea 2: - Xử lý kỹ nguồn nước cấp vào bể ương. - Kiểm soát chất lượng thức ăn và lượng cho ăn để hạn chế chất hữu cơ dư thừa. - Quản lý chặt chẽ môi trường nước trong bể ương. - Định kỳ xi phông đáy. - Biện pháp sinh học: Dùng chế phẩm vi sinh xử lý nguồn nước cấp và môi trường nước trong quá trình ương nhằm ức chế vi khuẩn có hại và bổ sung
AQ-6S Vi sinh chuyên xử lý chất hữu cơ dư thừa ức chế triệt để Vibrio spp., với các loài vi khuẩn như Bacillus subtilis, B. pumilus, B. amyloliquefaciens,…
PROCOZOLL Enzyme đậm đặc giúp phân hủy mạnh mẽ các chất hữu cơ lơ lửng, kiểm soát tảo với các loại enzyme như Protease, Amylase,...
lợi khuẩn để xử lý lượng chất hữu cơ dư thừa trong bể.
Đề xuất giải pháp từ Thái Nam Việt
Phát hiện sớm nấm xuất hiện trong ao sẽ giúp cho việc xử lý nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Sử dụng chế phẩm sinh học để khống chế nấm và vi khuẩn mang lại hiệu quả cao và không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước, đảm bảo sức khỏe và sự phát triển cho ấu trùng và tôm nuôi, hạn chế được tổn thất cho vụ nuôi. TNV
SLUDGE REMOVER TABLET Vi sinh dạng viên nén chuyên xử lý nhớt bạt - ức chế nầm đồng tiền sau 24 - 48h với các chủng vi khuẩn hoạt lực mạnh như B. amyloliquefaciens, B.subtilis, B. pumilus,...
Thông tin liên hệ: Công ty TNHH Công nghệ Kỹ thuật Sinh hóa Thái Nam Việt Địa chỉ: 126 Lã Xuân Oai, phường Tăng Nhơn Phú A, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh ĐT: 0888 59 63 66 (Zalo) | Email: info@thainamviet.vn Website: thainamviet.com
41
42 KHOA HỌC - KỸ THUẬT
CON TÔM THÁNG 12/2024
44 THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
CON TÔM THÁNG 12/2024
CON TÔM THÁNG 12/2024
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
45
46 THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
CON TÔM THÁNG 12/2024
Thành công bền vững cùng mô hình CPF-COMBINE Trong năm 2024, tỷ lệ thành công 100%, tôm khỏe mạnh, đạt kích cỡ lớn, kể cả trong thời điểm vụ nghịch là những minh chứng rõ nét cho hiệu quả mà mô hình CPF-Combine mang lại trong thời gian vừa qua tại trang trại của anh Lý Quốc Khôi - khách hàng C.P. Việt Nam tại huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Trong bài viết dưới đây, kính mời quý độc giả cùng đến với câu chuyện của anh Khôi. Bắt đầu bén duyên với nghề nuôi tôm vào cuối năm 2019, sau những chuyến tham quan thực tế, thấy được hiệu quả của mô hình CPF-Combine cho năng suất, lợi nhuận cao, anh Khôi đã mạnh dạn đầu tư khu nuôi ban đầu với diện tích 4 ha. Đến nay, anh đã mở rộng thành 2 khu nuôi với tổng diện tích lên đến 8 ha, bao gồm 6 ao nuôi CPF-Combine và 1 ao nuôi CPFCombine House. Với 7 ao nuôi này, mỗi năm trang trại cung cấp ra thị trường gần 100 tấn tôm thương phẩm chất lượng cao.
Thành công trọn vẹn ngay trong vụ nghịch
Như nhiều vùng nuôi khác tại ĐBSCL, vào những tháng cuối năm, thời tiết tại Bạc Liêu diễn biến thất thường, môi trường biến động và dịch bệnh phức tạp. Tuy nhiên, áp dụng mô hình nuôi tôm CPFCombine, các ao nuôi tại trang trại anh Khôi vẫn hoạt động hết công suất và cho kết quả thành công 100% trong suốt thời gian qua.
Có dịp gặp gỡ anh Khôi vào tháng 11/2024, anh Khôi chia sẻ: “Năm nay là một năm nhiều khó khăn với bà con nuôi tôm do ảnh hưởng của dịch bệnh, thời tiết. Vụ 1 đầu năm dịch bệnh TPD bùng phát, vụ 2 giữa năm dịch bệnh phân trắng - EHP hoành hành, vụ 3 cuối năm là vụ nghịch nên điều kiện thời tiết bất lợi. Tuy nhiên, bằng việc áp dụng mô hình CPF-Combine từ C.P. Việt Nam, trong năm nay tại khu nuôi của tôi, tỷ lệ thành công gần như tuyệt đối”. Cụ thể, trong năm 2024, anh Khôi đã thu hoạch 3 vụ nuôi với tổng sản lượng gần 90 tấn tôm kích cỡ lớn 20 - 30 con/kg. Trong đó, 2 vụ nuôi đầu năm thu hoạch được 70 tấn tôm và đặc biệt trong vụ nghịch này, mặc dù điều kiện canh tác rất khó khăn nhưng anh Khôi đã xuất sắc đưa đàn tôm của mình về size 32 con/ kg chỉ với 92 ngày nuôi. Sau đó, anh tiến hành cho thu hoạch ở size 29 con/kg với 103 ngày nuôi, đạt sản lượng hơn 16 tấn. Hệ số thức ăn thấp (FCR 1,29), tôm lớn nhanh, chắc thịt, đẹp màu, bán ôxy với giá 223.000 đồng/kg, anh thu về lợi nhuận hơn 1,6 tỷ đồng.
Bí quyết thành công liên tục
Theo anh Khôi, mô hình CPF-Combine có tính ổn định cao, mang lại hiệu quả kinh tế rất tốt, hướng đến sự phát triển bền vững cho người nuôi. Để mô hình thành công liên tục trong thời gian vừa qua là nhờ đến các yếu tố sau: Đầu tiên là việc quản lý nghiêm ngặt hệ thống xử lý nước nhanh của mô hình CPF- Combine, đây được xem là yếu tố then chốt giúp mỗi vụ nuôi thành công. Nguồn nước cấp sau khi được xử lý qua thuốc tím sẽ chảy theo kênh dài 120 m, rộng 10 m đến ao xử lý Chlorine. Quá trình nước chảy qua kênh sẽ giúp lắng đọng các chất vẩn hữu cơ, kết hợp vệ sinh định kỳ 5 - 7 ngày/ lần nên nguồn nước cấp luôn trong sạch và hạn chế tối đa mầm bệnh. Yếu tố quan trọng tiếp theo là tôm giống, tôm giống CPF-TURBO G20 của C.P. Việt Nam có sức đề kháng rất tốt với điều kiện môi trường khắc nghiệt, mặc dù anh canh tác tại khu vực có độ mặn thấp nhưng tôm vẫn lớn nhanh và nuôi về được kích cỡ lớn.
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
CON TÔM THÁNG 12/2024
Anh Khôi sử dụng các chế phẩm sinh học của C.P. Việt Nam
Tôm giống CPF-TURBO G20 89 ngày 32 con/kg bức tốc về size lớn tại farm nuôi anh Khôi
Xuyên suốt mỗi vụ nuôi anh sử dụng thức ăn C.P. Việt Nam phù hợp cho từng giai đoạn. Giai đoạn tôm ương sử dụng thức ăn GOAL CARE, giai đoạn lớn dùng thức ăn HIPO và giai đoạn thúc tôm sử dụng TURBO giúp tôm lớn nhanh hiệu quả, hệ số thức ăn thấp, tiết kiệm chi phí nuôi. Bên cạnh đó, trong mỗi vụ nuôi anh luôn bổ sung các chế phẩm sinh học của C.P. Việt Nam để quản lý chất lượng nước ao nuôi, cũng như tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ sức khỏe tôm, giúp tôm bức phá tiềm năng nuôi về kích cỡ lớn trong điều kiện khắc nghiệt. Mặc dù trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng với bộ giải pháp nuôi hiệu quả từ thức ăn, tôm giống, mô hình và các chế phẩm sinh học, C.P. Việt Nam luôn khẳng định giá trị của mình, khi không những giúp khách hàng nuôi tôm về được kích cỡ lớn mà còn xuất sắc chinh phục thành công liên tục qua mỗi vụ nuôi. Có thể nói kết quả nuôi thành công100% của anh Khôi đây là minh chứng tiêu biểu cho thấy hiệu quả thành công bền vững từ mô hình CPF-Combine của C.P. Việt Nam. Xin cảm ơn anh Khôi về câu chuyện nuôi tôm của mình, kính chúc anh và Quý khách hàng có vụ mùa thành công, thắng lợi. C.P. VIỆT NAM
Kết quả nuôi ấn tượng trong vụ nghịch vừa qua tại khu nuôi
Bộ giải pháp hoàn chỉnh từ C.P. Việt Nam được anh Khôi tin dùng
47
48 THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
CON TÔM THÁNG 12/2024
TẬP ĐOÀN THỦY SẢN MINH PHÚ
Đề xuất quy hoạch thủy lợi và ngành tôm theo hướng thuận thiên Tại Hội nghị Diễn đàn Quốc tế Phát triển Bền vững vùng ĐBSCL lần II năm 2024, với chủ đề “Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa: Động lực cho Phát triển Bền vững vùng ĐBSCL”, diễn ra ngày 29/11 tại TP Cần Thơ, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, đã trình bày kế hoạch “Quy hoạch lại hệ thống thủy lợi và ngành tôm ĐBSCL theo hướng tiếp cận thuận thiên”.
Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú chia sẻ tại Hội nghị
Tại Hội nghị, ông Lê Văn Quang đã trình bày chi tiết kế hoạch phát triển “Quy hoạch lại hệ thống thủy lợi và ngành tôm ĐBSCL theo hướng tiếp cận thuận thiên”, với mục tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu, tối ưu hóa hệ thống thủy lợi và kiểm soát hiệu quả triều cường, lũ lụt. Đồng thời, kế hoạch cũng chú trọng phát triển ngành tôm bền vững, nâng cao tỷ lệ sống, giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận cho người nuôi. Một phần quan trọng trong kế hoạch là chuyển đổi các vùng đất trồng lúa và nuôi tôm kém hiệu quả thành các khu nuôi tôm công nghiệp quy mô lớn, từ 300 đến 10.000 ha. Những khu vực này sẽ được trang bị hệ thống đường ống cấp nước biển hiện đại và áp dụng công nghệ sinh học Minh Phú Bio 5 trong 1, giúp tăng giá
bán tôm lên 20% và tỷ lệ sống lên đến 90%. Công nghệ nuôi tôm sinh học Minh Phú Bio sẽ được ứng dụng để cải tạo các khu nuôi tôm công nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất. Tỷ lệ sống của tôm đạt 80%, cao hơn nhiều so với các phương pháp nuôi truyền thống. Diện tích mặt nước thả giống cũng được gia tăng từ 30% lên 60%, giúp nâng cao khả năng phát triển của tôm. Các ao nuôi sẽ được cải tạo với hệ thống cấp nước và thoát nước riêng biệt, giúp kiểm soát tốt môi trường nuôi. Công nghệ này giảm chi phí sản xuất tới 50% và tăng lợi nhuận từ 10 - 20% so với mô hình nuôi tôm truyền thống. Ngoài ra, các khu vực ven biển quanh năm mặn sẽ được quy hoạch thành các khu nuôi tôm sú quảng canh và quảng
Quy hoạch Khu phức hợp tôm tại mỗi tỉnh ven biển ĐBSCL
canh cải tiến theo mô hình Ecuador. Mỗi ao nuôi tôm sẽ có diện tích từ 7 - 10 ha, và các hộ dân sẽ được liên kết thành tổ hợp tác, tạo thành các hợp tác xã kiểu mới để tăng cường hiệu quả sản xuất và cải thiện thu nhập. Mô hình tôm - lúa cũng sẽ được triển khai, với mùa mưa nuôi tôm càng xen lúa, và mùa khô nuôi tôm sú trong điều kiện nước lợ. Mỗi ruộng lúa kết hợp với ao nuôi tôm có diện tích từ 7 - 10 ha, giúp tối ưu hóa đất đai và nâng cao hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, kế hoạch phát triển khu phức hợp tôm tại các tỉnh ven biển ĐBSCL sẽ bao gồm khu công nghiệp chế biến tôm, khu công nghiệp phụ trợ, khu đô thị dân cư và khu nuôi tôm công nghiệp. Đây là một phần của chiến lược phát triển kinh
tế bền vững và nâng cao giá trị sản phẩm tôm. Để hỗ trợ phát triển nông nghiệp và thủy sản, các cụm hồ chứa nước sẽ được quy hoạch với diện tích từ 300 - 10.000 ha. Mục tiêu của các cụm hồ này là cung cấp nước ngọt, chống lũ cho ĐBSCL, cung cấp nước sinh hoạt cho toàn bộ khu vực, đồng thời tạo ra môi trường thuận lợi cho việc nuôi cá nước ngọt. Địa điểm xây dựng các hồ chứa nước sẽ được lựa chọn tại các vùng giáp biên giới Campuchia và các vùng đất chua phèn khó trồng lúa. Phương thức triển khai bao gồm việc đặt hệ thống đường ống âm dưới đáy các con sông, kéo hệ thống ống cung cấp nước đến các tỉnh trong khu vực ĐBSCL. OANH THẢO
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
CON TÔM THÁNG 12/2024
NANO BUBBLES
Bước đột phá trong công nghệ xử lý và cải thiện môi trường nước Công nghệ Nano Bubbles của công ty TNHH B.H.N cho phép tạo ra các bong bóng có kích thước siêu nhỏ (80 - 120 nanomet), giúp chúng tồn tại lâu hơn trong môi trường nước nhờ có áp suất bên trong lớn hơn môi trường xung quanh, giúp chúng duy trì sự ổn định và hòa tan khí từ từ vào nước trong thời gian dài.
Một điểm rất quan trọng là nhờ khả năng duy trì ôxy lâu trong nước, công nghệ của Công ty TNHH B.H.N không yêu cầu chạy máy liên tục cả ngày. Hệ thống chỉ cần hoạt động trong một khoảng thời gian ngắn để tạo ra đủ lượng ôxy cho nước, sau đó tận dụng khả năng lưu trữ ôxy của Nano Bubbles để duy trì mức ôxy hòa tan trong thời gian dài. Điều này giảm đáng kể tiêu thụ năng lượng và chi
phí vận hành so với các phương pháp truyền thống. Trong lĩnh vực thủy sản, Nano Bubbles đã chứng minh hiệu quả vượt trội trong việc nâng cao năng suất và chất lượng của các mô hình nuôi trồng. Nano Bubbles cung cấp nguồn ôxy hòa tan dồi dào trong nước, giúp cải thiện đáng kể môi trường sống của cá, tôm và các loài thủy sinh khác. Môi trường giàu ôxy không chỉ thúc
đẩy sự phát triển và tăng trưởng của sinh vật mà còn giúp giảm tỷ lệ tử vong, đặc biệt trong các hệ thống nuôi trồng mật độ cao. Ví dụ, trong các ao nuôi TTCT (Litopenaeus vannamei), việc ứng dụng Nano Bubbles đã giúp tăng tỷ lệ sống lên tới 92% và cải thiện hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR), từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế. Công nghệ Nano Bubbles của Công ty TNHH B.H.N được thiết kế với các mức công suất vô cùng
đa dạng, từ 100 m³/giờ, 300 m³/ giờ, 500 m³/giờ đến trên 1.000 m³/giờ, thậm chí có thể đáp ứng quy mô lớn hơn như 10.000 m³/giờ hay 20.000 m³/giờ, phù hợp với mọi nhu cầu trong xử lý nước. Các hệ thống này không chỉ đáp ứng các ao nuôi nhỏ lẻ mà còn phục vụ hiệu quả cho các trang trại thủy sản quy mô lớn, nơi yêu cầu hệ thống xử lý nước liên tục, ổn định và hiệu suất cao.
B.H.N
Thông tin liên hệ: Công ty TNHH B.H.N Số điện thoại: 028.668.101.95 Website: bhnenc.com Email: bhnenc@gmail.com Địa chỉ: Số DP-18 Dragon Parc2, KDC Phú Long, đường Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh
49
50 THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
CON TÔM THÁNG 12/2024
CON TÔM THÁNG 12/2024
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
51
52 MÔ HÌNH ĐIỂN HÌNH
CON TÔM THÁNG 12/2024
CÀ MAU
Thành công nuôi tôm thâm canh tuần hoàn nước Hiện nay, nhiều hộ nuôi tôm siêu thâm canh trên địa bàn tỉnh Cà Mau áp dụng quy trình tuần hoàn nước, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường. Đây được xem là giải pháp mới được chính quyền địa phương khuyến cáo bà con nhân rộng. đạt trọng lượng 20 con/kg và năng suất 50 tấn/ha/vụ.
Nhân rộng hiệu quả
Quy trình nuôi tôm tuần hoàn nước đem lại hiệu quả bền vững
Tiết kiệm chi phí
Nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường trong nuôi tôm siêu thâm canh, anh Trần Thái Bảo (ấp Cái Hàng, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước) đã áp dụng thành công quy trình nuôi tôm siêu thâm canh tuần hoàn ít thay nước. Với diện tích hơn 6.000 m2, anh bố trí ao dèo theo hình thức ao nổi, ao nuôi tôm được xây dựng liền kề với diện tích chỉ khoảng 2.000 m2, diện tích còn lại xây dựng hệ thống ao lắng tuần hoàn. Nguồn nước phục vụ cho tôm nuôi được xử lý duy nhất một lần để loại bỏ vi sinh, mầm bệnh. Hằng ngày, anh định kỳ xi phông ao tôm, nước thải được chảy qua hệ thống lọc tuần hoàn, dùng lưới giăng cá kết lại thành nhiều lớp giúp ngăn lại những chất lơ lửng và tự động chuyển đến ao nuôi cá xử lý. Sau khi nguồn nước chảy qua hệ thống lọc sẽ đến bể vi sinh, chủ yếu vi sinh có nguồn gốc
Ảnh: CTV
tại địa phương và được kích hoạt bằng hệ thống ôxy giúp vi sinh vật có lợi phát triển, loại bỏ mầm bệnh trong nước. Với mô hình tuần hoàn nước, bà con nuôi tôm không phải tốn kém chi phí hóa chất (kể cả chế phẩm sinh học để xử lý) nhưng nguồn nước vẫn đảm bảo không chứa mầm bệnh để phục vụ cho tôm nuôi. Công đoạn cuối cùng, nguồn nước chảy qua ao rong mền và ao rong câu để nâng cao độ trong, cấp ngược lại cho ao đầm nuôi tôm siêu thâm canh. Anh Bảo chia sẻ: “Tôi nuôi vi sinh bản địa cho khu vực đầm tôm của gia đình, kích thích để vi sinh có lợi phát triển, sau đó nhân nuôi chúng. Vi sinh vật bản địa sau khi được nhân nuôi một lần sẽ sống mãi”. Quy trình nuôi tôm tuần hoàn ít thay nước không chỉ tiết kiệm được chi phí sản xuất mà còn giúp tôm nuôi phát triển nhanh, rút ngắn thời gian cho thu hoạch. Chỉ sau 90 ngày nuôi, anh thu hoạch TTCT
Tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi tôm khoảng 280.000 ha, cho sản lượng tôm nuôi đạt trên 200.000 tấn/năm, chiếm gần 40% diện tích và 22% sản lượng tôm nuôi của cả nước, với 5 loại hình chủ yếu: Nuôi tôm công nghiệp (bán thâm canh, thâm canh, siêu thâm canh), tôm - lúa, tôm - rừng, quảng canh cải tiến và quảng canh kết hợp. Trước đây nuôi theo truyền thống bơm nước từ bên ngoài vào, nếu đúng khi nguồn nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng lớn đến tôm nuôi khiến tôm bị dịch bệnh. Đối với mô hình nuôi tuần hoàn nước, nguồn nước không bị ô nhiễm, tôm dễ dàng thích nghi với môi trường nuôi, độ mặn ổn định hơn. Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đánh giá: “Mô hình nuôi tôm tuần hoàn nước hiện nay được nhiều hộ dân áp dụng rất hiệu quả, chi phí đầu vào giảm nhiều, ưu điểm của mô hình này là hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường. Thời gian tới, tỉnh sẽ chỉ đạo ngành nông nghiệp tiếp tục tuyên truyền để các hộ nuôi thực hiện mô hình này nhằm đảm bảo môi trường và hạn chế chi phí đầu vào cho bà con, đồng thời nâng cao giá trị tôm nuôi”. NGỌC DIỆP
Hiện nay, nuôi tôm tuần hoàn nước là mô hình cần được khuyến khích, nhân rộng trong điều kiện nguồn tài nguyên nước ngọt đang giảm và cạn kiệt. Ngoài ra, mô hình còn giúp khắc phục tình trạng lạm dụng nguồn nước ngọt để dung hòa độ mặn phục vụ nuôi tôm công nghiệp trong mùa khô hạn.
MÔ HÌNH ĐIỂN HÌNH
CON TÔM THÁNG 12/2024
ĐỨC
Tham vọng phát triển ngành công nghiệp nuôi tôm RAS Bert Wecker, người sáng lập Neomar tin rằng, nuôi tôm nhiệt đới ở xứ lạnh sẽ trở thành một ngành công nghiệp lợi nhuận cao và rộng mở khắp châu Âu và Bắc Mỹ.
RAS cải tiến
Wecker, người có thâm niên nuôi trồng thủy sản hơn 2 thập kỷ, đã phát triển trang trại nuôi TTCT nước trong (RAS) suốt 8 năm qua gần cảng Kiel. Sắp tới, trang trại sẽ tăng sản lượng từ mức hiện tại 5 tấn/năm, sau khi hợp nhất với Crusta Nova - một nhà sản xuất tôm tiên phong khác của Đức và đổi tên thành Oceanloop. Wecker cho biết, trang trại nuôi tôm của ông rất khác biệt so với các thiết kế RAS tiêu chuẩn, vì được xây dựng xung quanh một hệ thống dòng chảy raceway hình chữ U, chia thành nhiều khoang riêng biệt nên không cần ống dẫn nước đến hệ thống xử lý, giúp tiết kiệm rất nhiều năng lượng. “Chúng tôi nuôi và thu hoạch tôm liên tục, nhưng nhờ thiết kế độc đáo, việc di chuyển tôm qua các raceway dễ dàng hơn. Chúng tôi thường sử dụng từ ba đến năm khoang nhỏ cho mỗi chu kỳ nuôi, tùy thuộc vào số lần thu hoạch. Điều này hoàn toàn khác biệt so với tất cả các thiết kế nuôi trồng thủy sản trên đất liền bởi tính linh hoạt hơn”, Wecker giải thích. Đây cũng là một hệ thống có thể áp dụng cho nhiều đối tượng nuôi từ tôm, cá với sức chứa 10.000 m3 nước. Với cá mú, sản lượng lên đến 2.000 tấn/năm với mật độ 100 kg/ m3. Với tôm, mật độ khoảng 10 kg/m3, sản lượng khoảng 400 tấn, theo Wecker.
Mô hình nuôi tôm của Oceanloop
Các mốc quan trọng trong chiến lược mở rộng của Wecker bao gồm phát triển thức ăn mang thương hiệu riêng của công ty, được sản xuất tại Đức và đã có giấy phép sử dụng trong châu Âu. Thức ăn này sử dụng protein từ côn trùng được sản xuất bởi Protix tại Hà Lan để thay thế bột krill. Ngoài ra, tỷ lệ tăng trưởng cũng được rút ngắn từ 180 ngày vào năm 2015 xuống còn 90 ngày vào năm 2022, nhờ cải tiến trong thức ăn và di truyền. Sau sát nhập, các sản phẩm tôm của Oceanloop được bán dưới thương hiệu
Kế hoạch tương lai
“Khi đạt quy mô trên 1.000 tấn, chúng tôi có thể cạnh tranh với các sản phẩm tôm thương hiệu trong các cửa hàng bán lẻ. Và khi bạn có một sản phẩm tôm được sản xuất trong nước với cùng mức giá nhưng chất lượng tốt hơn, điều đó sẽ tạo ra sự khác biệt lớn”, Wecker chia sẻ.
Hệ thống raceway
Ảnh: Neomar
Honest Catch. Oceanloop đang xây dựng trại giống sản xuất ấu trùng tôm và đặt mục tiêu mở rộng trang trại đến các thị trường phụ thuộc vào nhập khẩu, như Mỹ, Trung Đông hoặc Nhật Bản. Mới đây, Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB) đã phê duyệt khoản vay trị giá 35 triệu euro (tương đương 36 triệu USD) cho Oceanloop, nhằm thúc đẩy hoạt động nuôi tôm RAS và mở rộng thị trường sang Tây Ban Nha. Fabian Riedel, CEO của Oceanloop cho biết, công ty ưu tiên tính bền vững, phù hợp với các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn và giảm thiểu chất thải bằng cách sản xuất phân bón từ than sinh học, biogas và năng lượng tái tạo. Khoản vay từ EIB sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh doanh của Oceanloop trong hai giai đoạn quan trọng: Mở rộng cơ sở RDI tại Kiel, nâng công suất sản xuất từ 5 tấn lên 60 tấn/năm; Xây dựng trang trại TTCT Landmark tại Tây Ban Nha với công suất 2.000 tấn/năm. VŨ ĐỨC
(Theo Fishfarmingexpert)
53
54 ĐỒNG HÀNH CÙNG NHÀ NÔNG
CON TÔM THÁNG 12/2024
Mẹo giảm chi phí vụ nuôi Giảm chi phí nuôi tôm là yêu cầu quan trọng để gia tăng lợi nhuận. Vì vậy, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý chặt chẽ, sử dụng công nghệ tiên tiến để cải thiện năng suất, tăng hiệu quả.
Lựa chọn đúng mô hình, phương pháp nuôi giúp giảm chi phí hiệu quả
Lựa chọn quy trình nuôi phù hợp
Quy trình nuôi ở đây bao gồm cả thiết kế và vận hành hệ thống nuôi. Do đó, cần ưu tiên sử dụng một hệ thống nuôi đơn giản, đòi hỏi ít tài nguyên (điện, xử lý thay nước,…), đồng thời, dễ vận hành, tối giản trong xử lý môi trường cũng là yếu tố quan trọng để kiểm soát stress, kiểm soát các rủi ro, dịch bệnh tốt nhất có thể.
Con giống
Đối với nuôi thương phẩm, chi phí giống chỉ chiếm 8 - 10% tổng giá thành sản xuất. Tuy nhiên, đây là yếu tố quyết định đến hiệu quả của mô hình. Chất lượng tôm giống bao gồm 2 vấn đề cần quan tâm đó là nhiễm mầm bệnh và tăng trưởng nhanh do yếu tố di truyền. Vì vậy, người nuôi phải chọn được con giống tốt nhằm hạn chế rủi ro ngay từ khâu này. Lựa chọn tôm giống sạch bệnh (SPF), kháng bệnh (SPR), kích cỡ PL10 - 12. Tôm được mua tại những cơ sở sản xuất uy tín, tôm bố mẹ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; tôm giống đảm bảo chất lượng theo
tiêu chuẩn quy định của ngành và được kiểm soát tốt về an toàn sinh học trại giống. Trước khi thả giống 3 ngày, thông báo với cơ sở sản xuất các chỉ số môi trường nước ao ương (pH, độ mặn) để cơ sở sản xuất giống thuần hóa giống phù hợp với các điều kiện ao ương. Các bao tôm giống về ao ương còn nguyên vẹn, đủ lượng ôxy; tôm khỏe mạnh; bơi phân tán đều trong bao. Kiểm tra lại pH và độ mặn của 3 túi tôm giống bất kỳ lấy chỉ số trung bình so với pH và độ mặn của ao ương để có biện pháp xử lý (thuần) trước khi thả tôm giống để hạn chế hao hụt.
Giảm mật độ
Nếu thả nuôi tôm với mật độ thấp, người nuôi sẽ dễ quản lý, kiểm soát tốt môi trường ao nuôi, thức ăn. Giảm được chi phí về năng lượng (quạt, ôxy,…). Cùng đó, khi nuôi tôm mật độ thấp, tôm nuôi dễ về kích thước lớn, rút ngắn thời gian nuôi, giảm rủi ro, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người nuôi.
Ảnh: Shutterstock
Kiểm soát thức ăn
Thức ăn chiếm đến 50 - 60% chi phí sản xuất và là yếu tố quan trọng, trong khi đó, lượng thức ăn thất thoát ở dưới bùn đáy ao và trong nước khoảng 20%. Lượng thức ăn dư thừa này sau khi phân hủy sẽ tạo điều kiện cho tảo trong ao nuôi phát triển mạnh và khiến đáy ao bị bẩn. Tảo và các vi sinh vật trong ao sẽ sản sinh ra nhiều khí độc và gây tiêu hao ôxy. Do đó, người nuôi nên chọn loại thức ăn đúng tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng tốt; đồng thời, chọn cỡ thức ăn phải phù hợp với cỡ tôm. Cân đối lượng thức ăn phù hợp với sản lượng tôm có trong ao nuôi để tận dụng hết nguồn thức ăn và ít tốn chi phí xử lý nước. Cho tôm ăn hơi thiếu hoặc vừa đủ góp phần tiết kiệm chi phí thức ăn, vẫn đảm bảo tôm nuôi phát triển. Vì vậy, người nuôi có thể cân nhắc giảm lượng thức ăn xuống khoảng 70%. Khi thời tiết nắng gắt khó chịu hay thời điểm tôm lột xác hoặc có sự thay đổi đột ngột môi trường ao nuôi, cũng
ĐỒNG HÀNH CÙNG NHÀ NÔNG
CON TÔM THÁNG 12/2024
nên giảm lượng thức ăn vì lúc đó tôm sẽ ăn ít hơn. Tôm thường sẽ ăn nhiều vào lúc mặt trời mọc và lúc mặt trời lặn, do đó, nên giảm lượng thức ăn vào ban đêm, và tăng lượng cho ăn vào ban ngày. Qua nghiên cứu cho thấy, để thức ăn được sử dụng hiệu quả, nên cho ăn nhiều lần trong ngày (6 - 7 lần/ngày) hoặc các hộ có đủ điều kiện nên lắp đặt hệ thống máy cho ăn. Ngoài ra, việc gây màu nước, tạo nguồn thức ăn tự nhiên ban đầu để tôm sử dụng giúp tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm tăng cao, thúc đẩy tôm lớn nhanh, giảm lượng thức ăn công nghiệp, giảm FCR.
Quản lý chất lượng nước
“Nuôi tôm là nuôi nước”, do đó, tôm phát triển khỏe mạnh thì nước phải sạch. Chất lượng nước là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm. Nguồn nước ao nuôi ô nhiễm, nền đáy ao dơ bẩn do tích tụ thức ăn thừa, chất thải, xác tảo,… làm phát sinh khí độc, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây bệnh. Từ đó người nuôi sẽ phải tốn nhiều chi phí cho việc xử lý nước, điều trị bệnh, có khi thiệt hại nặng nề.
Vì vậy, cần thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu môi trường nước: pH, ôxy, NH3, NO2, H2S, Fe, Ca, Mg,… để kịp thời điều chỉnh xử lý. Sử dụng chế phẩm sinh học khử trùng nước, tạo môi trường trong sạch cho ao nuôi. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại chế phẩm sinh học với chất lượng khác nhau. Người nuôi cần lựa chọn các sản phẩm có uy tín và kiểm chứng từ các nhà cung cấp đáng tin cậy. Sản phẩm nên có nhãn hiệu rõ ràng và đầy đủ thông tin về thành phần, cách sử dụng, và liều lượng khuyến nghị.
Thiết bị, hóa chất
Chọn các thiết bị phục vụ cho nuôi tôm ít tiêu tốn điện, hiện đại, và công suất phù hợp với loại hình nuôi để tránh lãng phí điện năng. Đồng thời tận dụng nguồn năng lượng sinh học (như biogas), năng lượng gió, năng lượng mặt trời,… Định kỳ kiểm tra, bảo trì các vật tư trang thiết bị: Motor, máy sục khí, máy phát điện,… để nâng cao tuổi thọ, giảm chi phí phát sinh khi hư hỏng nặng. Thiết kế vị trí đặt motor, dàn quạt, máy sục khí vận hành phù hợp để giảm chi phí. Nên đầu tư thiết bị máy móc và công nghệ hơn là xây dựng cơ sở hạ tầng. Đầu
tư máy móc cải thiện chất lượng nước, xử lý chất thải, cho ăn, giám sát hoạt động nuôi,… tạo cho sự bền vững và ít phụ thuộc đến nhân công lao động phổ thông mang lại thành công cao hơn. Chi phí hóa chất, thuốc, chất bổ sung chiếm từ 5 -15% giá thành tôm sản xuất tùy thuộc vào mô hình nuôi. Do vậy, khuyến cáo người nuôi nên liên hệ mua trực tiếp từ công ty để có thể có chi phí hợp lý. Cùng đó, nên sử dụng chế phẩm sinh học và các hình thức xử lý khác như lọc sinh học và lọc cơ học,...
Kích cỡ và tầng suất thu hoạch
Nên thu hoạch tôm ở kích cỡ lớn (30 40 con/kg đối với TTCT) cùng với phương thức thu hoạch 3 lần (thu tỉa), cụ thể thu tỉa lần 1 ở kích cỡ tôm 80 con/kg 30% tổng sản lượng, tiếp tục thu tỉa lần 2 khi tôm đạt 40 - 45 con/kg 30% tổng sản lượng tôm và thu hoạch lần 3 (cuối cùng). Ưu điểm của phương thức thu hoạch này là tái tạo vòng quay vốn nhanh, hệ thống chuyển đổi thức ăn thấp, tôm tăng trưởng nhanh, ít chịu sức ép về môi trường và chi phí nhân công, chi phí thuốc hóa chất, năng lượng, chi phí thức ăn giảm đáng kể, giá bán cao và ít rủi ro. THANH HIẾU
SÁCH KỸ THUẬT
BÁCH KHOA THƯ
Kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng
Tôm Harlequin
Tôm he chân trắng có nguồn gốc từ Nam Mỹ là một trong ba loài tôm nuôi chiếm sản lượng cao trên thế giới, sau tôm sú, tôm he Nhật Bản. Loài tôm he chân trắng có những ưu điểm như thịt thơm ngon, nuôi mau lớn, thích nghi tốt,… Chính vì thế, tôm he chân trắng được thị trường thế giới ưu chuộng. Năm 2001, tại Trung Quốc, cơ cấu tôm nuôi đã chuyển theo hướng tăng nhanh sản lượng tôm he chân trắng, góp phần đạt sản lượng 30 vạn tấn tôm nuôi, đứng hàng đầu thế giới. Cuốn sách “Kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng” sẽ cung cấp một số tài liệu kỹ thuật về kinh nghiệm nuôi tôm he chân trắng ở trong và ngoài nước cho bạn đọc. Đây cũng là tài liệu tham khảo để nuôi các loại tôm he khác được hiệu quả hơn. Sách do Nhà xuất bản Nông nghiệp phát hành!
Được phát hiện từ năm 1852, tôm Herlequin được coi là một trong những sát thủ ghê gớm nhất với loài sao biển. Tôm Harlequin có tên khoa học là Hymenocera picta. Đây là một loài tôm nước mặn sống tại các rặng san hô ở khu vực Ấn Độ và Thái Bình Dương. Nó thường được coi là loài duy nhất trong chi Hymenocera. Nhưng một số người chia nó thành hai loài: H. picta ở trung tâm và phía đông Thái Bình Dương với đặc điểm là trên thân có những nốt màu hồng tím với một cạnh màu vàng, và H. elegans ở Ấn Độ Dương và tây Thái Bình Dương, với đặc điểm là nốt màu nâu hơn và có cạnh màu xanh,... Cơ thể của loài này dài khoảng 5 cm. Chúng sống theo cặp và ăn sao biển, kể cả sao biển gai. Chúng thích ăn những con sao biển nhỏ và ít di chuyển. Tôm harlequin thậm chí còn ăn cả sao biển Acanthaster (loài sao biển lớn thứ nhì thế giới, sau loài sao biển hoa hướng dương).
DUY AN
HUYỀN THƯƠNG (ST)
55
56 HỎI - ĐÁP
CON TÔM THÁNG 12/2024
HỎI - ĐÁP Hỏi: Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho tôm nuôi vụ Đông? (Dương Văn Cường, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) Trả lời: Trong nuôi tôm vụ Đông bất lợi về nhiệt độ thấp khiến rủi ro tăng cao, vì vậy dinh dưỡng và quản lý thức ăn cần được đặc biệt lưu tâm. Theo một nghiên cứu của Đại Học Kasesart (Thái Lan) năm 2012, ở mức nhiệt dưới 250C, TTCT sẽ có hiện tượng hạn chế sự bắt mồi và tốc độ tiêu hóa cũng giảm đi đáng kể. Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi James Wyban cho thấy rằng tốc độ tăng trưởng đặc trưng (SGR) của TTCT kích cỡ 10 g với mức nhiệt độ 230C cũng giảm đi 3 lần so với mức nhiệt độ 27 và 300C. Cùng với đó thì tỷ lệ thu nhận thức ăn (FI) và hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) của tôm được nuôi ở mức nhiệt cao hơn cũng có hiệu quả tốt hơn. Điều này đơn giản có thể lý giải bởi ở mức nhiệt thấp, sự trao đổi chất cũng như hoạt động của hệ vi sinh đường ruột trong cơ thể của tôm bị giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó, trong điều kiện này thì tôm cũng bị giảm cường độ hô hấp, qua đó làm giảm hoạt động của các enzyme và dẫn tới sự thu nhận thức ăn không ở mức tối ưu. Người nuôi cần cung cấp thức ăn phù hợp và đủ lượng cho tôm. Điều chỉnh lượng thức ăn và tần suất cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của tôm trong mùa đông. Tôm cần được bổ sung Vitamin C và khoáng chất trong thức ăn hàng ngày để tăng cường sức đề kháng. Quản lý cho ăn và theo dõi khả năng bắt mồi của tôm nuôi tránh cho ăn dư thừa. Khi nhiệt độ xuống thấp, cần giảm thức ăn cả về số lượng lẫn số lần cho ăn; mỗi ngày cho ăn 2 - 3 lần. Kiểm tra chu kỳ lột xác của TTCT trong ao để điều chỉnh lượng thức ăn. Kiểm tra sàng để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp với sự thay đổi của nhiệt độ và thời tiết cũng như tình trạng sức khỏe tôm. Trong thời gian đầu tôm nhỏ (1 - 3 tuần) sử dụng chủ yếu sục khí. Sử dụng
quạt nước từ tuần thứ 4 trở đi. Định kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường hàng ngày vào lúc 5 - 6 giờ sáng và 14 - 15 giờ. Nếu chỉ số các yếu tố môi trường nằm ngoài ngưỡng thích hợp phải có biện pháp xử lý ngay. Hỏi: Tôm bị bệnh đóng rong thì cần xử lý như thế nào? (Nguyễn Xuân Thành, xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) Trả lời: Đóng rong là một bệnh chủ yếu do môi trường tạo ra trong đó các tác nhân chính là tảo, nấm, động vật nguyên sinh và vi khuẩn tác động lên nhau tạo thành bệnh. Bệnh thường xuất hiện từ giai đoạn tôm giống đến tôm trưởng thành, đặc biệt là vào những tháng cuối của vụ nuôi. Bệnh chủ yếu do một số vi khuẩn gây ra như: Vibrio sp., Aeromonas sp.,...; Do một số tảo lam: Spirulina subsalsa, Schizthrix calcicola; Tảo lục: Enteromorpha sp.; Tảo khuê: Amphora sp., Nitszchia sp., loài nấm và nguyên sinh động vật. Bệnh đóng rong gây ra bởi các sinh vật bám khác nhau nên phải chú ý dấu hiệu ban đầu để xử lý hiệu quả nhất. Khi phát hiện bệnh, cần dùng BKC 80% với liều 0,8 ppm, tương đương 1 lít BKC/1.200 - 1.500 m3 nước, để kích tôm lột xác đồng thời tiêu diệt mầm bệnh. Hoặc có thể dùng Formalin (37 - 40% formaldehyde) với liều lượng thường dùng là 25 - 30 ppm, nên dùng ban ngày và sục khí liên tục trong quá trình xử lý. Formalin có tác dụng trực tiếp diệt sinh vật bám và kích thích sự lột xác của tôm. Tuy nhiên, Formalin là hóa chất độc hại, người nuôi cần cân nhắc khi sử dụng. Sau 2 ngày diệt khuẩn cần sử dụng chế phẩm vi sinh để phân hủy xác tảo, các chất hữu cơ, làm sạch đáy ao, đồng thời cung cấp vi sinh vật có lợi cạnh tranh môi trường sống nhằm hạn chế mầm bệnh phát triển trở lại. Tăng cường sức đề kháng bằng Vitamin C hoặc Vitamin tổng hợp. Bổ
sung khoáng vào thức ăn để hỗ trợ tôm lột xác loại bỏ ký sinh trùng trên vỏ tôm. Nếu điều trị đúng cách tôm sẽ khỏe sau 1 - 2 lần lột xác. Hỏi: Xin tư vấn cách sử dụng vôi cho ao tôm hiệu quả? (Phạm Trọng Trường, xã Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) Trả lời: Vôi là một loại hóa chất được sử dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản. Vôi với tác dụng nâng pH, tăng độ kiềm, khử phèn trong đất và nước. Thêm vào đó, vôi còn có tác dụng diệt tạp, giảm tảo và sát trùng đáy ao, làm trong nước. Đặc biệt, trong nuôi tôm, vôi đóng vai trò tạo môi trường kiềm giúp vỏ tôm cứng hơn. Để đạt hiệu quả cao, người nuôi cần căn cứ theo mục đích dùng mà đưa ra tỷ lệ liều lượng dùng vôi cho phù hợp, cụ thể: - Cải tạo ao nuôi: Sử dụng vôi tôi (Ca(OH)2) hoặc là vôi nông nghiệp (CaCO3) với liều lượng khoảng 10 - 15 kg/100 m2 . - Hạ phèn: Dùng vôi nông nghiệp hòa với nước tạt xuống ao theo tỷ lệ 1 - 3 kg/100 m3. Làm chìm các chất hữu cơ: Sử dụng tầm 1 - 2 kg CaCO3/100 m3. Hòa vôi với nước rồi tạt khắp ao giúp màu nước trở lại bình thường. - Phòng bệnh: Sử dụng 1 - 2 kg CaCO3/100 m3 nước và tạt đều khắp ao giúp giảm nguy cơ mắc bệnh rõ rệt. Cần lưu ý, vôi trước khi dùng nên đập nhỏ, thành bột, giúp thẩm thấu nhanh, phát huy hiệu quả. Không lạm dụng quá mức, không dùng liên tục trong thời gian dài. Tuyệt đối không dùng quá liều lượng, sai tỷ lệ vôi bởi như vậy không đem lại hiệu quả mà còn phản tác dụng, hại tới tôm. Mua vôi ở các địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng vôi lẫn giá thành hợp lý. BAN KHKT
DỊCH VỤ
CON TÔM THÁNG 12/2024
Thước đo tôm
Giúp theo dõi sát tốc độ tăng trưởng, chất lượng sắc tố của tôm, thước đo tôm được làm từ nhựa dẻo PVC, không độc hại môi trường, an toàn khi sử dụng. Những góc cạnh thước đo được bo tròn, gáy thước được mài giũa, khi cầm nắm rất thoải mái không sợ đứt tay, hay sát thương tôm khi đo. Sản phẩm rất tiện dụng, thước đo màu TTCT có hai chức năng là đo màu tôm và đo kích thước trọng lượng tôm. Thước đo màu tôm có 15 thang màu; màu vàng nhạt thấp nhất từ vị trí số 1 tăng dần đến vàng đỏ đậm 15. Tôm có màu sắc từ thang màu thứ 8 trở lên là đạt tiêu chuẩn chất lượng thương mại trong nước và xuất khẩu. Thông tin liên hệ: Công ty TNHH AQUA MINA Địa chỉ: 39 Lương Hữu Khánh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP Hồ Chí Minh Điện thoại: 0973 998 829 Email: aouongdidong@gmail.com/aquaminavn@gmail.com Website: https://aouongdidong.com/
Quạt nước 12 Cánh 6 Phao 2.2kW
Bộ quạt tạo dòng là yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng môi trường nước và đáy ao, gián tiếp quyết định năng suất vụ nuôi. Giúp cung cấp đầy đủ lượng ôxy hòa tan. Tạo dòng chảy mạnh mẽ, luân chuyển nước tránh được tình trạng phân tầng trong ao nuôi. Ưu điểm của bộ quạt: Cung cấp nguồn ôxy cho tôm nuôi, giải phóng khí độc. Điều hòa và làm cân bằng các yếu tố môi trường trong ao. Gom tụ chất thải, làm sạch môi trường. Giúp phân bố đều thuốc, chế phẩm hóa chất,… trong nước ao. Tăng cường hoạt động của tôm. Cấu tạo sản phẩm: Cánh quạt được làm bằng nhựa PP đúc nguyên khối tạo dòng chảy mạnh mẽ
Khung, láp phi 34 Phao được làm bằng nhựa HDPE dẻo dai, chống ăn mòn. Motor giảm tốc: 70 vòng/phút. Chụp đậy bảo vệ động cơ. Kích thước sản phẩm: 90cm x 365cm x 165cm Thông tin liên hệ: Công ty TNHH MTV FARMX.VN Địa chỉ: Đường Tô Thị Tẻ, khóm 2, thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau Hotline: 0899199700 Website: https://farmx.vn/
Potassium peroxymonosulfate
Potassium peroxymonosulfate có tác dụng sát trùng nguồn nước nuôi, tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh, hạn chế tối đa mầm bệnh. Không gây tồn lưu trong nước, không ảnh hưởng đến sức khỏe tôm khi thả. Làm giảm H2S và tăng lượng ôxy hòa tan trong nước ao nuôi nên phù hợp xử lý ao nuôi có mùi hôi thối, hàm lượng ôxy thấp. Potassium peroxymonosulfate tác động tốt trong môi trường có pH thấp, do đó không dùng cho ao vừa xử lý vôi ngày trước đó. Tác động mạnh trong môi trường nước mặn nên phù hợp sát trùng ao tôm, cá nuôi nước lợ. Khi dùng sát trùng ao nuôi nước ngọt nên kết hợp với muối (dùng riêng, nếu pha trộn chung sẽ giải phóng khí Cl ra môi trường gây độc cho người sử dụng). Thông tin liên hệ: Công ty TNHH XNK BIO CHEM Địa chỉ: H18 đường C4, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP Hồ Chí Minh Điện thoại: 0946 876 019 Email: infobiochemical@gmail.com Website: https://bio-chem.net/
57
58
CON TÔM THÁNG 12/2024
CON TÔM THÁNG 12/2024
59
60
CON TÔM THÁNG 12/2024