Lầu 2, Nhà B, 116 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Q. 1, TP HCM
Văn phòng Hà Nội:
Điện thoại: 0243.7713699
Tầng 3, nhà A7, 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội
Phòng Quảng cáo:
Quảng cáo: 028.62777616
Email: nghia@thuysanvietnam.com.vn
Giấy phép xuất bản: 69/GP-BTTT
ISSN: 0866-8043
Nơi in: In tại Công ty TNHH MTV
Lê Quang Lộc (TP HCM)
Giá bán: 50.000đ - Giá PDF: 10.000đ
Thư tòa soạn
Thưa quý vị bạn đọc,
Những tháng cuối năm, ngành thủy sản ghi nhận đà tăng trưởng ấn
tượng. Tính lũy kế đến cuối tháng 11, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt gần 9,2 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm trước.
Trong đó, xuất khẩu tôm đạt mức tăng 22% trong tháng 11 và dự báo sẽ cán mốc 4 tỷ USD vào cuối năm. Cá tra đạt 1,84 tỷ USD trong
11 tháng đầu năm, dự báo sẽ chạm mốc 2 tỷ USD vào cuối năm 2024. Cá ngừ, mặc dù tăng trưởng chậm lại, song vẫn tăng 8% so với tháng
11/2023 và có thể đạt 1 tỷ USD như kỷ lục năm 2022.
Nhờ sự phục hồi và tăng trưởng ấn tượng tại các thị trường chính như Trung Quốc, Hoa Kỳ, ngành thủy sản Việt Nam đang dần hiện thực hóa mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu trong năm 2024.
“Bứt phá thị trường chủ lực” là chủ đề chính của Tạp chí Thủy sản
Việt Nam phát hành trong tháng 12, với những bài viết phân tích chuyên sâu về sự tăng trưởng của ngành thủy sản dịp cuối năm, bước chuyển dịch trong khai thác và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Trên số báo phát hành kỳ này, Tạp chí Thủy sản Việt Nam sẽ thông tin tới quý bạn đọc toàn cảnh ngành hàng cá tra năm 2024; cơ hội và thách thức từ thị trường Halal; một số bất cập trong mô hình nuôi tôm theo công nghệ Biofloc... Ngoài ra, Tạp chí Thủy sản Việt Nam số 12 còn cung cấp thông tin về tình hình sản xuất, thị trường thủy sản trong và ngoài nước; thức ăn dinh dưỡng; những mô hình nuôi trồng hiệu quả; cách phòng, chống dịch bệnh thủy sản; cùng các hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp.
Trân trọng! Ban Biên tập
INTERVIEW
TS. Nguyễn Duy Hòa
Giám đốc kỹ thuật toàn cầu ngành hàng
Khánh
Empyreal, Cargill Inc. 52
Toàn cảnh ngành hàng cá tra năm 2024 Sáu Nghệ
số bất cập trong mô hình nuôi tôm theo công nghệ Biofloc
INTERVIEW
Nguyễn
Ứng dụng các giải pháp bền vững hơn trong NTTS -
Joao Sendao
Xuất khẩu thủy sản lập kỷ lục, tạo nền tảng vững chắc cho năm 2025
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đầu năm 2024 đạt gần 9,2 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2023. Với đà tăng trưởng này, ngành thủy sản Việt Nam kỳ vọng sẽ đạt mục tiêu 10 tỷ
USD vào cuối năm, ghi dấu mốc tăng trưởng đáng khích lệ. Các sản phẩm chủ lực như tôm
và cá tra tiếp tục giữ vai trò quan trọng. Xuất khẩu tôm đạt mức tăng 22% trong tháng 11 và dự kiến chạm mốc 4 tỷ USD trong năm nay. Cá tra đạt 1,84 tỷ USD trong 11 tháng, với kỳ vọng cán mốc 2 tỷ USD vào tháng cuối. Sản phẩm cá ngừ cũng đạt kết quả khả quan khi tăng 8% trong tháng 11, có thể tái lập kỷ lục 1 tỷ USD như năm 2022. Một số sản phẩm khác ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội, đặc biệt là nhuyễn thể có vỏ với mức tăng trưởng 180% so cùng kỳ. Trong khi đó, thị trường Trung Quốc & Hồng Kông dẫn đầu với 1,7 tỷ USD, tăng 19%, tiếp theo là Mỹ với 1,67 tỷ USD, tăng 21% trong tháng 11. Với sự ổn định và đa dạng hóa sản phẩm, ngành thủy sản Việt Nam không chỉ tăng trưởng về giá trị mà còn khẳng định vị thế tại các thị trường lớn trên thế giới, tạo nền tảng vững chắc cho năm 2025.
Tháo gỡ khó khăn trong cấp giấy
chứng nhận thủy sản khai thác
Mới đây, Cục Thủy sản đã yêu cầu các Chi cục Thủy sản và tổ chức quản lý cảng cá tại các tỉnh, thành ven biển thực hiện đúng quy
định trong việc cấp giấy xác nhận (SC) và giấy chứng nhận thủy sản khai thác (CC). Theo phản ánh từ doanh nghiệp xuất khẩu, nhiều
địa phương còn áp dụng quy định một cách cứng nhắc, thậm chí yêu cầu các thành phần hồ sơ ngoài quy định, gây khó khăn cho ngư dân và doanh nghiệp. Cục Thủy sản yêu cầu các đơn vị tuân thủ Thông tư số 21-2018 và 01-2022, đảm bảo đúng, đủ thành phần hồ sơ và không yêu cầu thêm các giấy tờ ngoài quy định. Liên quan đến những bất cập trong Nghị định 37-2024 và 38-2024 về kích thước khai thác cá ngừ vằn, mực ống Trung Hoa và các loài thủy sản khác, Phó Thủ tướng Trần
Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ NN&PTNT phối hợp với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản
Việt Nam (VASEP) và các bên liên quan rà soát, đề xuất sửa đổi. Hiện, Bộ NN&PTNT đang hoàn thiện dự thảo nghị định sửa đổi
theo trình tự rút gọn, dự kiến trình Thủ tướng trong tháng 11/2024, nhằm vừa bảo vệ nguồn lợi thủy sản, vừa hỗ trợ ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.
ĐBSCL H
ướng
kiểm soát toàn diện môi trường vùng nuôi thủy sản
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), khu vực chiếm 65% sản lượng thủy sản cả nước, đang tập trung các giải pháp đảm bảo 100% vùng nuôi trồng thủy sản được kiểm soát về môi trường, dịch bệnh và an toàn thực phẩm. Hiện, ĐBSCL có khoảng 910.000 ha diện tích nuôi trồng, với sản lượng hơn 3,34 triệu tấn. Dự kiến đến năm 2030, diện tích nuôi trồng tăng lên 990.000 ha, sản lượng đạt trên 4,8 triệu tấn, trong đó tôm nước lợ chiếm 1,2 triệu tấn và cá tra khoảng 2 triệu tấn. Để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững,
các vùng nuôi phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, kiểm soát dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Các mục tiêu cụ thể bao gồm: Tối thiểu 20% diện tích nuôi đạt chứng nhận VietGAP hoặc tương đương, 30% vùng nuôi trồng tổ chức theo chuỗi liên kết, và trên 50% hạ tầng thủy lợi đáp ứng nhu cầu sản xuất. Đồng thời, ngành tập trung đào tạo, nâng cao kỹ năng cho lao động nuôi trồng thủy sản, giúp tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và yêu cầu của thị trường quốc tế. Những nỗ lực này không chỉ đảm bảo nguồn lợi thủy sản bền vững mà còn góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu, với kim ngạch toàn ngành dự kiến đạt trên 10 tỷ USD vào năm 2024.
Bắc Giang Tăng cường biện pháp bảo
sản trong mùa rét
Để giảm thiểu thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra, Sở NN&PTNT Bắc Giang đã ban hành hướng dẫn phòng chống rét cho thủy sản trên địa bàn. Các địa phương được yêu cầu chỉ đạo cơ sở nuôi trồng chủ động thu hoạch thủy sản đã đạt kích cỡ thương phẩm, đặc biệt với các loài nhạy cảm với rét như cá rô phi, cá chim trắng, cá vược. Đối với ao nuôi cá lưu đông, các biện pháp được khuyến nghị bao gồm: Chọn ao ở khu vực khuất gió, duy trì mực nước từ 2,5 - 3 m, bổ sung dinh dưỡng, và tăng cường Vitamin C để nâng cao sức đề kháng cho cá. Trong đợt rét, hạn chế đánh bắt và bổ sung nước ấm để ổn định nhiệt độ ao nuôi. Các ao thoáng gió cần được bảo vệ bằng cách căng bạt, thả bèo tây che phủ,
Mỹ hỗ trợ 12,5 triệu USD giúp Việt Nam chống khai
thác IUU
Chiều 5/12, tại Trung tâm huấn luyện Kiểm Ngư vùng 5 (Phú Quốc, Kiên Giang), Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đã tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Marc E. Knapper. Tại buổi làm việc, Đại sứ
Marc E. Knapper thông báo gói viện trợ trị giá 12,5 triệu USD của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam. Gói viện trợ này sẽ hỗ trợ nâng cao năng lực cho các cơ quan thực thi pháp luật, trong đó có lực lượng Kiểm ngư Việt Nam. Một phần ngân sách sẽ được sử dụng để mua xuồng nhỏ, tổ chức tập huấn, và xây dựng các mô hình đào tạo về thực thi pháp
luật biển, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU). Thứ trưởng
Phùng Đức Tiến bày tỏ cảm ơn sự hỗ trợ thiết thực từ Chính phủ Hoa
Kỳ, gói hỗ trợ này sẽ giúp bổ sung thêm nguồn lực quan trọng cho lực
lượng kiểm ngư và các lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt
Nam tiếp tục triển khai hiệu quả những nhiệm vụ thực thi pháp luật thủy sản, phòng chống khai thác IUU.. Cũng trong chuyến thăm, Đại
hoặc sử dụng rơm rạ làm nơi trú ẩn cho cá.
Định kỳ xử lý nước bằng vôi hoặc hóa chất an toàn để phòng ngừa bệnh nấm, vi khuẩn.
Ninh Thuận
Ngành thủy sản đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024
Năm 2024, vượt qua thách thức từ thời tiết và dịch bệnh, ngành thủy sản Ninh Thuận đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận, với sản lượng và giá trị tăng trưởng ấn tượng. Về khai thác, sản lượng toàn tỉnh đạt hơn 132.641 tấn, nhờ tỷ lệ tàu cá hoạt động ổn định trên 93% và hỗ trợ hiệu quả từ Chi cục Thủy sản qua công tác dự báo ngư trường, thông báo thời tiết. Các loại hải sản như cá cơm, cá ngừ, mực và tôm được tiêu thụ mạnh tại các cảng cá, giá bán ổn định, giúp ngư dân đạt lợi nhuận cao. Về nuôi trồng, hoạt động nuôi tôm hùm tại các vùng Bình Tiên, Cà Ná, An Hải, với sản lượng đạt 185 tấn, vượt 185% kế hoạch, giá bán cao từ 900.000 đồng đến 2,5 triệu đồng/kg. Ốc hương đạt năng suất 35 - 45 tấn/ha, tổng sản lượng ước đạt 4.400 tấn, vượt 231,6% kế hoạch. Trong sản xuất giống, toàn tỉnh có 464 cơ sở sản xuất tôm giống, cung cấp 45.180 triệu con, đạt 101,5% kế hoạch. Các đối tượng khác như cá biển, ốc hương, hàu cũng ghi nhận sản lượng tăng mạnh. Tổng giá trị sản xuất thủy sản năm 2024 ước đạt 8.163,5 tỷ đồng, tăng 4,71% so với năm 2023, đóng góp 14% vào
Toàn cảnh buổi tiếp đón ông Marc E. Knapper - Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ảnh: PV
sứ Knapper đã chứng kiến các hoạt động thực hành huấn luyện trên tàu của học viên, trong đó có nhiều nữ cán bộ, thuộc các cơ quan thực thi pháp luật thủy sản và hải quan Việt Nam. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy vai trò nữ giới trong thực thi pháp luật biển do Hoa Kỳ hỗ trợ.
GDP ngành nông nghiệp tỉnh, khẳng định vị trí quan trọng của ngành thủy sản Ninh Thuận trong nền kinh tế địa phương.
Bình Thuận
Triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2025
UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn năm 2025. Kế hoạch nhằm kiểm soát hiệu quả các dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, hỗ trợ chuyên môn cho các cơ sở sản xuất và xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, đồng thời hướng dẫn người dân các biện pháp phòng ngừa và xử lý dịch bệnh.
Các địa phương được yêu cầu tăng cường
giám sát, phát hiện sớm ổ dịch và triển khai
biện pháp chống dịch kịp thời khi có dịch xảy ra. Công tác tuyên truyền sẽ được đẩy mạnh để nâng cao nhận thức của người nuôi về vệ
sinh môi trường, tiêu độc ao nuôi và khai báo dịch bệnh. Bên cạnh đó, các cơ sở nuôi trồng và sản xuất giống thủy sản cần tuân thủ các quy định về kiểm dịch, quan trắc môi trường và lưu trữ hồ sơ hoạt động. Các biện pháp xử lý ổ dịch, chất thải và nước thải phải được thực hiện đúng hướng dẫn của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản. Với sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, các ngành chức năng và người nuôi, Bình Thuận kỳ vọng hạn chế tối đa tác động của dịch bệnh, bảo vệ hiệu quả ngành thủy sản trong năm 2025.
Bà Rịa - Vũng Tàu Tôm nuôi chịu ảnh hưởng nặng từ bệnh vi bào tử trùng
Thời gian gần đây, nhiều hộ nuôi tôm tại Bà Rịa - Vũng Tàu đối mặt với tình trạng thiệt hại nặng nề do bệnh vi bào tử trùng (EHP). Đây là loại bệnh ký sinh trong gan, tụy của tôm, khiến tôm chậm lớn, sức đề kháng giảm, sản lượng thu hoạch chỉ đạt 10 - 40% so với bình thường. Tại HTX Nông nghiệp Quyết Thắng (TP Bà Rịa), các ao nuôi phải tiêu hủy toàn bộ tôm giống do phát hiện nhiễm bệnh EHP, gây thiệt hại lớn và làm gián đoạn hoạt động sản xuất. Tương tự, nhiều hộ nuôi ở huyện Đất Đỏ, như ông Phan Đức Đạt, cũng mất trắng hàng tỷ đồng khi phải nghỉ nuôi, tốn kém chi phí vệ sinh, xử lý ao nhưng không có thu nhập. Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y, nguyên nhân chủ yếu do ao nuôi xuống cấp, mầm bệnh tồn lưu từ các vụ nuôi trước và mật độ nuôi cao. Để hạn chế thiệt hại, Chi cục khuyến cáo người nuôi nên tiêu hủy toàn bộ nếu phát hiện tôm nhiễm bệnh dưới 1 tháng tuổi, đồng thời nghỉ ít nhất 2 tháng để xử lý mầm bệnh. Người nuôi cần chú trọng cải tạo ao kỹ lưỡng, mua giống từ cơ sở uy tín và đảm bảo nước ao nuôi được lọc, xử lý sạch. Các biện pháp này nhằm kiểm soát bệnh, giảm nguy cơ lây lan và bảo vệ hoạt động nuôi trồng lâu dài.
Nga
Sản lượng cá năm 2024 dự kiến
thấp hơn năm 2023
Tính đến ngày 12/11/2024, tổng sản lượng cá đánh bắt tại Nga đạt 4,4 triệu tấn, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu mới nhất từ Cơ quan Thủy sản Liên bang Nga (Rosrybolovstvo). Rosrybolovstvo dự báo đến cuối năm nay, tổng sản lượng sẽ đạt 5 triệu tấn, thấp hơn so với mức 5,3 triệu tấn của năm ngoái. Sự sụt giảm đáng kể nhất được ghi nhận tại lưu vực Azov-Biển Đen, giảm 18,6% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, sản lượng đánh bắt ở Viễn Đông
đạt 3,3 triệu tấn, còn miền Bắc đạt 402.300 tấn.
Về cơ cấu khai thác, 2024 là một năm khó khăn
đối với cá hồi đỏ. Theo Rosrybolovstvo, tính đến
ngày 12/11, sản lượng cá hồi Thái Bình Dương
đạt 235.200 tấn, giảm gần một nửa so với mức 608.600 tấn vào cùng kỳ năm ngoái.
Nhật Bản
Nguy cơ cạn kiệt cá biển khơi vào
năm 2050
Trữ lượng cá ngoài khơi của Nhật Bản đang suy giảm, làm dấy lên lo ngại rằng ngành thủy sản của nước này có thể đối mặt với một
ngưỡng nguy cấp vào năm 2050. Xu hướng
đáng báo động này bắt nguồn từ biến đổi môi
trường, tình trạng đánh bắt quá mức và thiếu nỗ lực phục hồi hiệu quả. Mực, từng là sản phẩm đánh bắt chủ lực của ngành ngư nghiệp
Nhật Bản, nay đã sụt giảm nghiêm trọng với sản lượng hàng năm còn 5% so với mức đỉnh lịch sử. Tương tự, sản lượng cá thu chỉ bằng 3% so với trước đây. Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản đề xuất, để đảm bảo tương lai của ngành thủy sản, Nhật Bản cần áp dụng các chiến lược đổi mới như nuôi trồng thủy sản và nuôi cá trên đất liền.
Hoa Kỳ USITC đề xuất áp thuế chống bán
phá giá tôm nhập khẩu
Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC) khẳng định kết luận của Bộ Thương mại (Commerce) về việc tôm nước ấm đông
lạnh từ Indonesia được bán tại Hoa Kỳ với giá thấp hơn giá trị hợp lý là hoàn toàn có cơ sở.
Đồng thời, USITC cũng đồng tình với các kết luận của Commerce về việc tôm nhập khẩu
Ảnh:
Oanh Thảo
từ Ecuador, Ấn Độ và Việt Nam được hưởng trợ cấp từ chính phủ trong nước. Quyết định này “mở đường” cho Bộ Thương mại Hoa Kỳ ban hành lệnh áp thuế đối kháng đối với tôm nhập khẩu từ Ecuador, Ấn Độ và Việt Nam, cũng như lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với tôm từ Indonesia. Liên minh Tôm miền Nam (Southern Shrimp Alliance - SSA), một tổ chức đại diện cho ngành công nghiệp tôm đánh bắt tự nhiên nội địa, cũng hoan nghênh quyết định của USITC. Báo cáo Tôm nước ấm đông lạnh từ Ecuador, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam dự kiến được công bố vào ngày 6/1/2025 trên trang web của USITC.
Hàn Quốc
Chạy đua công nghệ trồng rong biển trên cạn
Các công ty thực phẩm Hàn Quốc đang cạnh tranh để nắm bắt công nghệ nuôi trồng rong biển trong bể trên cạn. Phương pháp này mang lại hiệu suất vượt trội so với nuôi trồng trên biển và ứng phó hiệu quả với tình trạng nhiệt độ đại dương ngày càng tăng. Dự kiến, rong biển được nuôi trồng trên đất liền có thể trở thành một mặt hàng thiết yếu trên bàn ăn trong nước và quốc tế trong vòng ba năm tới.
Thái Lan
Cam kết khai thác cá ngừ bền vững, ưu tiên nội địa
Hiệp hội Cá ngừ Thái Lan và Hiệp hội Lưới đánh cá (Thái Lan) cam kết thực hiện các phương pháp đánh bắt bền vững và sử
CON SỐ & SỰ KIỆN
369,93 TỶ USD
Là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủy sản sơ bộ đạt 9,17 tỷ USD, chiếm 2,5%.
924 TRIỆU USD
Là kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong tháng 11/2024, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế 11 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt gần 9,2 tỷ USD, tăng 11,5%.
dụng nguồn cung địa phương qua ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) lần thứ hai vào ngày 17/11/2024. Hai bên thỏa thuận thu mua hơn
50.000 tấn cá ngừ từ các tàu đánh cá Thái Lan hoạt động tại vùng biển trong nước, với giá trị khoảng 2 tỷ baht. Sự hợp tác này, dưới sự chứng kiến của Bộ Thủy sản, nhấn mạnh cam kết của ngành trong việc hỗ trợ ngư dân địa phương và tuân thủ các tiêu chuẩn bền vững quốc tế. Các điểm chính trong Biên bản ghi nhớ (MoU) gồm: Đánh bắt cá bền vững và ngăn chặn IUU; Truy xuất nguồn gốc và minh bạch; Giá cả công bằng cho ngư dân, nhà sản xuất và người tiêu dùng; Hỗ trợ kinh tế địa phương thông qua thu mua nguyên liệu trực tiếp từ các tàu cá Thái Lan.
Thế giới Sản lượng tôm nước lạnh toàn cầu ước đạt 225.000 tấn vào năm 2030 Theo Viện nghiên cứu biển Na Uy, sản lượng tôm nước lạnh toàn cầu năm 2030 sẽ ổn định ở mức 225.000 tấn. Đây là một dự báo lạc quan hơn so với dự đoán của Diễn đàn Tôm nước lạnh Quốc tế đưa ra cách đây hai năm là 210.000 tấn, chủ yếu nhờ sự phát triển của nghề cá tại biển Barents. Tuy nhiên, sản lượng khai thác hải sản khu vực Đông Bắc Đại Tây Dương được dự báo giảm mạnh nhất tới 20%. Trong đó, Greenland sẽ gánh phần lớn sự sụt giảm này.
8,75 TRIỆU TẤN
Là sản lượng thủy sản ước đạt trong 11 tháng đầu năm 2024, tăng 2,5% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng thủy sản tháng 11/2024 ước đạt 864,8 nghìn tấn, tăng 3,4%.
30.000 ĐỒNG/KG
Là mức giá cá tra nguyên liệu đang được thu mua tại ĐBSCL. Mức giá này tăng từ 26.500 đồng/kg do thị trường đang thiếu cá nguyên liệu loại từ 600 - 800gr/con.
Tuấn Minh
Ngành tôm Việt Nam đang đối
diện với nhiều thách thức như
biến đổi khí hậu, phương thức
canh tác chưa hiệu quả, dịch
bệnh… Để phát triển hiệu quả ngành tôm, cần áp dụng công
nghệ tiên tiến trong sản xuất
nhằm tăng năng suất, giảm thiểu
rủi ro và bảo vệ môi trường.
Mới đây, Tổ chức Hợp tác quốc tế
Đức GIZ phối hợp với Cục Thủy
sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức hội thảo khởi động Dự án “Cải thiện hệ thống tuần hoàn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững (i4Ag) và tham vấn các giải pháp đổi mới sáng tạo ngành tôm Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn”. Hội thảo nhằm tạo cơ hội để các bên liên quan trao đổi sáng kiến, chia sẻ kinh nghiệm và bước đầu xây dựng khung hoạt động chung, tiếp tục củng cố vị thế ngành tôm Việt Nam với thị trường trong và ngoài nước. Sự kiện thu hút hơn 100 đại biểu đến từ 30 tỉnh, thành phố, viện nghiên cứu, trường đại học, các hội và
hiệp hội ngành hàng tôm, các doanh nghiệp có liên quan chuỗi giá trị tôm nước lợ.
Theo Cục Thủy sản, hàng năm ngành tôm Việt Nam giá trị xuất khẩu đạt khoảng 4 tỷ
USD và chiếm 40% tổng giá trị xuất khẩu ngành thủy sản. Tuy nhiên, ngành tôm hiện đang đối mặt nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, chất lượng đầu vào, phương thức canh tác chưa hiệu quả, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Với mục tiêu kiến tạo các chuỗi giá trị địa phương hiệu quả, dự án i4Ag-GIZ sẽ hợp tác
cùng các bên liên quan triển khai áp dụng các giải pháp công nghệ và đổi mới sáng tạo, giúp bảo vệ hệ sinh thái và xây dựng một tương lai phát triển bền vững cho ngành tôm tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Đình Luân - Cục trưởng Cục Thủy sản đánh giá, trước thách thức về môi trường, dịch bệnh và quy mô sản xuất nhỏ lẻ, không thể phủ nhận thời gian qua các doanh nghiệp ngành tôm Việt Nam đã có nhiều sáng kiến, từ việc ứng dụng công nghệ, phát triển hạ tầng khu nuôi… giúp việc quản lý môi trường tốt hơn, giảm phát thải, kéo dài chuỗi giá trị, gia tăng hiệu quả cho người nuôi và doanh nghiệp.
“Đổi mới sáng tạo chính là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản, không chỉ tạo ra giá trị kinh tế bền vững mà còn góp phần bảo vệ môi trường và xây dựng hệ sinh thái xanh cho tương lai. Đây là con đường tất yếu để ngành tôm Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế”, ông Luân nhấn mạnh.
Giải pháp công nghệ Ông Ngô Ti ế n Ch ư ơng - Trưởng nhóm Thủy sản GIZ cho rằng, thách thức của ngành tôm Đổi mới, sáng tạo để ngành tôm phát triển
Việt Nam hiện nay đến từ tỷ lệ thành công vụ nuôi chỉ hơn 40%; chi phí vận hành cao (thay nước nhiều, tiêu hao năng lượng lớn…); chất thải trong nuôi tôm; liên kết sản xuất còn bất cập; sản phẩm giá trị gia tăng thấp. Riêng tại vùng ĐBSCL, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề thấp nhất cả nước, chỉ đạt 13,3%.
Do đó, để phát triển hiệu quả ngành tôm, một trong những giải pháp hàng đầu được đặt ra là áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất để tăng năng suất, giảm thiểu rủi ro và bảo vệ môi trường. Về lâu dài, công nghệ cũng sẽ giúp người nuôi và doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất.
Dự án i4Ag hướng đến nâng cao chất lượng nước và tỷ lệ sống của tôm giống phục vụ hoạt động nuôi thủy sản bền vững, áp dụng công nghệ tiên tiến và các giải pháp đổi mới sáng tạo nhằm tăng năng suất, sản lượng cũng như chất lượng thủy sản nuôi trồng theo hướng thân thiện với môi trường.
03 giải pháp đổi mới sáng tạo đang được Dự án i4Ag triển khai thí điểm tại 2 tỉnh Sóc Trăng và Cà Mau, đó là:
Thứ nhất, áp dụng hệ thống nuôi tôm thâm canh tuần hoàn khép kín (RAS) sẽ giúp tiết kiệm và kiểm soát chất lượng nước, giảm thiểu bệnh dịch, nâng cao năng suất và giảm tác động tiêu cực đến môi trường;
Thứ hai, triển khai mô hình nuôi tôm-rừng cải tiến nhằm nâng cao tỷ lệ sống của tôm giống thả nuôi bằng ương dưỡng, cải thiện chất lượng nước và thức ăn tự nhiên để nâng cao năng suất; Thứ ba, sử dụng giải pháp cải thiện chất lượng nước, nâng cao chất lượng tôm giống và an toàn sinh học.
Theo ông Chương, việc áp dụng các giải pháp công nghệ và đổi mới sáng tạo để phát triển nuôi tôm bền vững trong bối cảnh tài nguyên thiên nhiên có hạn, các yêu cầu của thị trường về bảo vệ môi trường, phát thải carbon thấp và cân bằng hệ sinh thái, kinh tế tuần hoàn chính là chìa khóa cho sự phát triển bền vững ngành tôm Việt Nam.
Đại diện Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau cho biết, năng suất tôm rừng của địa phương ngày càng đi xuống. Trong khi đó, mô hình áp dụng khoa học kỹ thuật bổ sung vi sinh làm cho năng suất tôm - rừng tăng. Vì vậy, vị này mong muốn dự án hỗ trợ để địa phương mở rộng mô hình nuôi tôm-rừng cải tiến.
VĂN BẢN MỚI
Ngày 18/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành thông tư số 30/VBHN-BNNPTNT, quy định về phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài có liên quan đến hoạt động phòng, chống dịch bệnh động vật thuỷ sản, quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản trên lãnh thổ Việt Nam.
Ngày 15/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành
Quyết định số 4013/QĐ-BNN-CCPT về việc phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ. Giao Cục Chất lượng, Chế biến và
Phát triển thị trường chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ quy trình tại Quyết định này xây dựng quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính tại phần mềm của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ.
Ngày 13/11, HĐND tỉnh Bình Thuận đã ban hành Nghị quyết số 20/2024/ NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ phí thuê bao dịch vụ vệ tinh giám sát hành trình tàu cá trên địa bàn tỉnh. Đối
tượng áp dụng là các chủ tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên đăng ký tại tỉnh Bình Thuận, có lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo đúng quy định; các cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước có liên quan đến quản lý, sử dụng thiết bị giám sát hành trình; các đơn vị cung cấp dịch vụ giám sát hành trình tàu cá được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ tại Nghị quyết này. Ngày 12/11, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành Quyết định số 1409/QĐUBND về việc ban hành quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi mất tín hiệu kết nối thiết bị giám sát hành trình, vượt qua vùng được phép khai thác thủy sản trên biển. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1698/QĐ-UBND ngày 28/10/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển và Thủ trưởng các các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Thục Quyên Ảnh: Quang Đăng
Ngành thủy sản hiện thực hóa
mục tiêu 10 tỷ USD
Nhờ sự phục hồi và tăng
trưởng ấn tượng tại các
thị trường chính, ngành
thủy sản Việt Nam đang
dần hiện thực hóa mục
tiêu đạt 10 tỷ USD xuất
khẩu trong năm 2024.
Tăng trưởng ấn tượng
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất
khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau khi đạt mức đỉnh 1 tỷ USD
trong tháng 10, xuất khẩu thủy
sản tháng 11 tuy chững lại nhẹ
nhưng vẫn duy trì tăng trưởng
ấn tượng, với giá trị đạt 924 triệu
USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023. Tính lũy kế đến cuối tháng 11, tổng kim ngạch xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam đạt gần 9,2 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm trước. Với đà tăng trưởng
hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam có thể hoàn thành mục tiêu đạt
10 tỷ USD xuất khẩu, tăng trưởng 11,5% so với năm 2023.
Xuất khẩu tôm và cá tra đều có kết quả tích cực nhờ sự hồi
phục về nhu cầu và giá tại các
thị trường Hoa Kỳ, Trung Quốc
cùng với thế mạnh sản phẩm
giá trị gia tăng tại các thị trường
khác như Nhật Bản, Australia…
Sự hồi phục và bứt phá của các
thị trường nhập khẩu chính, nhất
là Hoa Kỳ, Trung Quốc đã thúc
đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam
trong những tháng qua và những
tháng cuối năm.
VASEP cho biết, xuất khẩu tôm
đạt mức tăng 22% trong tháng
11 và dự báo sẽ cán mốc 4 tỷ USD
vào cuối năm. Các sản phẩm
khác như cá tra, cá ngừ cũng ghi nhận sự tăng trưởng khả quan.
Trong đó, cá tra đạt 1,84 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm và dự báo sẽ chạm mốc 2 tỷ USD vào
cuối năm 2024. Cá ngừ mặc dù tăng trưởng chậm lại nhưng vẫn tăng 8% so với tháng 11/2023 và có thể đạt 1 tỷ USD như kỷ lục năm 2022. Ngoài ra, một số sản phẩm như cua ghẹ, nhuyễn thể có vỏ và mực bạch tuộc cũng ghi nhận mức tăng trưởng cao, trong đó nhuyễn thể có vỏ có mức tăng trưởng ấn tượng tới 180%. Bên cạnh các sản phẩm chủ lực, ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam còn phát triển mạnh
Theo VASEP, hiện Trung Quốc, Hồng Kông đã vượt lên dẫn đầu trong các thị trường nhập khẩu
thủy sản Việt Nam, với mức tăng trưởng 61% trong tháng 11/2024, nâng tổng kim ngạch lũy kế lên hơn 1,7 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường
Mỹ cũng ghi nhận sự tăng trưởng tích cực 21% trong tháng 11, đạt 1,67 tỷ USD sau 11 tháng và dự báo sẽ tiếp tục khả quan trong tháng cuối năm trước khi chính quyền Mỹ có thể áp dụng các mức thuế mới.
Chính sách thuế mới của Mỹ
đối với hàng hóa Trung Quốc có thể dẫn đến tình trạng nhập khẩu dồn dập trong các tháng cuối năm 2024, tạo cơ hội cho các
Xuất khẩu thủy sản trong 11
tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD
Ảnh minh họa
doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, nhưng cũng đòi hỏi sự chuẩn bị
kỹ lưỡng để đối phó với những rủi
ro như tăng cước vận tải.
Ông Trương Đình Hòe - Tổng
Thư ký VASEP nhận định, sau 4 năm bị xáo trộn bởi dịch
Covid-19, chiến tranh, lạm phát, diễn biến của các thị trường
đang dần ổn định, xuất khẩu thủy
sản Việt Nam năm 2024 đã quay
trở lại quỹ đạo thông thường là
tăng tốc trong nửa cuối năm.
Mặt hàng chủ lực
Với ngành tôm, ngày 22/10/2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng trong các cuộc điều tra về thuế chống bán phá giá (AD) và thuế chống trợ cấp (CVD) đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ một số quốc gia bao gồm: Ecuador, Indonesia, Ấn Độ và Việt Nam. Trong số các nước cùng bị điều tra, mức thuế của Việt Nam thấp hơn mức thuế dành cho Ấn Độ và Ecuador.
Như vậy, với việc Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá và thuế
chống trợ cấp cao hơn đối với sản phẩm tôm từ Ecuador, Ấn
Độ và Indonesia vào cuối tháng
12/2024, ngành tôm Việt Nam sẽ có cơ hội tận dụng được lợi thế này trong thời gian tới.
Nhập khẩu tôm vào Hoa Kỳ từ
3 nguồn cung chính đều giảm, điều này làm tăng lo ngại về tình
trạng thiếu hụt nguồn cung. Tâm
lý thị trường và tình hình kinh tế
lạc quan hơn, tồn kho giảm, tình
trạng cung vượt cầu đã được cân
bằng trở lại nên nhu cầu nhập
khẩu từ Hoa Kỳ dự kiến sẽ cao
hơn, giá tôm trên thị trường này
cũng được cải thiện và có chiều
hướng tăng.
Cùng với đó, mùa lễ hội cuối
năm vẫn sẽ là cơ hội để xuất
khẩu tôm nước ta bùng nổ. Việc
khai thác tốt dư địa từ các thị trường bằng nhiều sản phẩm
chế biến sâu sẽ giúp ngành hàng tỷ đô này tiếp tục tăng trưởng và đóng góp tích cực vào mục tiêu xuất khẩu đạt 10 tỷ USD của
ngành thủy sản.
Bên cạnh các cơ hội trên, việc
Việt Nam và Các Tiểu vương
quốc Ả rập Thống nhất (UAE)
vừa ký kết Hiệp định Đối tác
kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (CEPA) cũng sẽ mở ra con đường
lớn cho tôm Việt Nam tiến sâu
vào thị trường Trung Đông - châu
Phi.
Để đạt được mục tiêu cuối
năm 2024 cũng như năm tiếp
theo cho ngành tôm, ông Trần
Đình Luân - Cục trưởng Cục
Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn) lưu ý, vấn
đề tăng năng suất và sản lượng
phải đi song hành cùng lợi nhuận
của người nuôi và doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần
tiếp tục đẩy mạnh quảng bá hình
ảnh sản phẩm đến người tiêu
dùng. Đồng thời, cập nhật thông
tin từ các thị trường, đánh giá
đúng diễn biến tình hình, qua đó
có được phản ứng thích hợp và
kịp thời nhất.
Ngành cá tra Việt Nam năm
2024 phải đối diện với nhiều
khó khăn và thách thức. Giá cả hàng hóa và vật tư đầu vào phục vụ phát triển thủy sản vẫn duy
trì ở mức cao, trong khi chi phí logistic tăng mạnh. Thêm vào đó, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ một số quốc gia đang chiếm thị phần tại thị trường Hồi giáo đã tạo áp lực lớn lên ngành. Giá thu mua cá tra nguyên liệu thấp cũng ảnh hưởng tiêu cực đến
hiệu quả sản xuất của các cơ sở giống và nuôi thương phẩm, đặc biệt là các cơ sở nhỏ lẻ. Tuy vậy, nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các cơ quan quản lý và hiệp hội, ngành cá tra Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, cải thiện cả về chất lượng sản phẩm lẫn giá trị xuất khẩu.
Theo số liệu từ VASEP, Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) tiếp tục là thị trường tiêu thụ lớn nhất của cá tra Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2024. Tuy nhiên, tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường này trong 10 tháng vẫn giảm 2,3% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt hơn 479 triệu USD. Xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng. Tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Mỹ trong 10 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 291 triệu USD, tăng gần 28% so với cùng kỳ. Hoa Kỳ hiện vẫn là thị trường tiềm năng lớn, đặc biệt nhờ vào các chương trình như “Bữa trưa học đường” và “Hỗ trợ thực phẩm và dinh dưỡng” của Chính phủ Mỹ, kéo dài đến hết quý I/2025. Thêm vào đó, sự suy giảm nguồn cung cá cod từ Nga và cá rô phi cũng tạo điều kiện để cá tra Việt Nam gia tăng thị phần.
VASEP tin rằng, ngành cá tra Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì triển vọng tích cực trong năm 2025, với sự gia tăng mạnh mẽ trong xuất khẩu các sản phẩm cá tra chế biến. Đây sẽ là động lực chính giúp ngành cá tra Việt Nam vượt qua những thách thức và khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.
Đông Phong
Tháng 10/2024 ghi nhận dấu mốc đột phá của ngành thủy sản Việt Nam khi sau 27 tháng, kim ngạch xuất khẩu lại đạt trên 1 tỷ USD. Trong đó, giá trị xuất khẩu mặt hàng chủ lực đều rất khả quan và các thị trường trọng yếu đều có sự bứt phá với mức tăng trưởng hầu hết ở hai con số.
Lấy lại đà tăng trưởng
Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ.
Trong đó, các mặt hàng chủ lực như tôm, cá tra hay hải sản đều ghi nhận mức tăng khả quan. Tháng 10/2024, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 394 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái; lũy kế 10 tháng đạt 3,2 tỷ USD, tăng 13%.
Đối với cá tra, kim ngạch xuất khẩu tháng 10 đạt gần 202 triệu USD, tăng 17% so với tháng 10/2023. Lũy kế 10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,7 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ.
Trong nhóm hải sản, cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ vẫn duy trì được đà tăng trưởng từ đầu năm. Trong tháng 10/2024, xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác khác tăng 58%, trong khi nhuyễn thể có vỏ tăng 138%. Tính chung 10 tháng đầu năm, hai nhóm sản phẩm này thu về 267 triệu USD và 173 triệu USD, tăng lần lượt 66% và 58% so với năm 2023. Tuy nhiên, xuất khẩu cá ngừ, mực, bạch tuộc lại có chiều hướng chững lại. Nguyên nhân được cho là do quy định tại Nghị định 37 về các kích cỡ khai thác, khiến việc xác nhận, chứng nhận tại nhiều cảng cá bị đình trệ. Riêng với cá ngừ vằn bị ách tắc hoàn toàn vì ngư dân sợ vi phạm quy định kích thước tối thiểu.
Thị trường chủ lực khởi sắc
Tăng trưởng trong xuất khẩu thủy sản tháng 10 vừa qua là nhờ sự bứt phá ngoạn mục từ các thị trường trọng điểm, khi giá trị xuất khẩu sang tất cả các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số.
“Đầu tàu” xuất khẩu
Theo VASEP, quý III là giai đoạn đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ của các thị trường nhập khẩu thủy sản chính của Việt Nam. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc đóng vai trò đầu tàu đưa xuất khẩu thủy sản Việt Nam quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng.
Với thị trường Trung Quốc, trong tháng 10, giá trị xuất khẩu thủy sản tăng tới 37%, là thị trường lớn nhất và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong tháng. VASEP cho biết, nếu
đà tăng trưởng 20% được duy trì, Trung Quốc sẽ trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của thủy sản Việt Nam. Hơn nữa, việc chi tiêu thận trọng trong tiêu dùng của người Trung Quốc có thể giúp tăng lợi thế cho cá tra Việt Nam vốn vẫn được ưa chuộng tại thị trường này.
Nhiều năm trở lại đây, Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu quan trọng của thủy sản Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong 5 năm qua dao động từ 1,5 - 2,1 tỷ USD/năm, đồng thời duy trì sự tăng trưởng đều đặn từ đầu năm đến nay. Tính tới cuối tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ đạt 1,5 tỷ
USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2023. Ước tính năm 2024, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này sẽ cán đích 1,85 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, cả hai sản phẩm thủy sản chủ lực của Việt Nam là tôm và cá tra đều rất khả quan, tăng lần lượt 9% và 24% trong 10 tháng qua.
Thị trường EU khởi sắc Với thị trường EU, dù kinh tế được đánh giá hồi phục chậm hơn so với Mỹ và Trung Quốc, nhưng mức tiêu thụ và giá nhập khẩu thủy sản đang dần hồi phục. Tính đến cuối tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, nhu cầu nhập khẩu tôm Việt Nam của thị trường EU khá ổn định và tăng trưởng dương liên tục kể từ tháng 4.
Theo phân tích của các chuyên gia, tại EU, thủy sản Việt Nam có thuận lợi lớn nhờ Hiệp định EVFTA. Những mặt hàng được hưởng ưu
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức
Tiến: Với mức tăng trưởng ấn tượng những tháng gần đây, đặc biệt trong tháng 10, xuất khẩu thủy sản đã vượt 1 tỷ USD. Nếu 2 tháng còn lại của năm đạt 1,8 tỷ USD thì xuất khẩu thủy sản đạt và vượt kế hoạch xuất khẩu năm 2024 là 10 tỷ USD. Đây là mục tiêu rất quan trọng của ngành, của Bộ NN&PTNT mà Thủ tướng Chính phủ đã giao.
đãi ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực đã tăng trưởng khả quan mà điển hình nhất là mặt hàng tôm nguyên liệu (tươi, đông lạnh, ướp lạnh) khi mức thuế suất vào EU được giảm xuống 0%. Dự báo, cơ cấu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU thời gian tới sẽ có nhiều chuyển biến khi các doanh nghiệp nước ta tích cực đẩy mạnh những sản phẩm được hưởng ưu đãi từ EVFTA. Đặc biệt, các biện pháp kiểm soát chặt chẽ của EU đối với sản phẩm thủy sản từ Nga cũng tạo thêm cơ hội cho Việt Nam tăng cường xuất khẩu sang thị trường này.
Chưa kể, bên cạnh những thị trường xuất khẩu chủ lực và truyền thống như Hà Lan, Đức, Pháp…, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam hiện vẫn còn nhiều dư địa và cơ hội để khai thác hiệu quả hơn một số thị trường tiềm năng tại EU.
Duy trì vị thế thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc
Mặc dù giá trị kim ngạch vẫn tốt, nhưng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản và Hàn Quốc chỉ đạt mức tăng trưởng khiêm tốn từ 1,5 - 2%. Theo phân tích của các doanh nghiệp, tình hình lạm phát kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tiêu dùng tại hai thị trường quan trọng này.
Nhật Bản từng là thị trường nhập khẩu thủy
sản lớn thứ hai của Việt Nam, tuy nhiên, sang năm 2024, thị trường này đã tụt xuống vị trí thứ ba, với kim ngạch 1,25 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm. Trong đó, nhập khẩu nhiều
nhất là mặt hàng tôm. Theo VASEP, các nhà
sản xuất tôm Việt Nam hiện vẫn có lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu tôm chế biến chất lượng cao sang Nhật Bản so với các nhà xuất
khẩu tôm khác.
Còn với Hàn Quốc, 10 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị
trường này chỉ đạt 646 triệu USD, tăng nhẹ
so với cùng kỳ năm 2023. Theo Tổng Thư ký
VASEP Trương Đình Hòe, năm 2024, ngành thủy sản đặt mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ USD sang thị trường Hàn Quốc, tuy nhiên đến thời điểm này có thể nói rằng khó thực hiện được con số này.
Ngoài 5 thị trường chủ lực, thị trường CPTPP cũng đóng vai trò quan trọng đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Theo số liệu thống kê, CPTPP chiếm khoảng 25 - 27% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước, tương đương khoảng 2,2 - 2,6 tỷ USD. CPTPP hiện là thị trường tiêu thụ cá tra nhiều thứ 3 của Việt Nam. 10 tháng năm 2024, xuất khẩu cá tra sang các quốc gia thuộc CPTPP đạt hơn 224 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Phân tích của các chuyên gia cho thấy, cơ hội của ngành thủy sản tại thị trường có trợ lực của Hiệp định CPTPP còn rất nhiều, nhất là vấn đề về thuế suất ưu đãi.
Theo Tổng cục Thống kê, để nâng cao hơn nữa kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam, cần nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt chú trọng việc truy xuất nguồn gốc, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh về giá và chất lượng trên thị trường thế giới, đặc biệt đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Cùng đó, đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường đã ký FTA...
Cơ hội tới mục tiêu 10 tỷ USD Trước sự tăng trưởng mạnh mẽ trong xuất khẩu những tháng gần đây, đặc biệt là tháng 10 vừa qua, ngành thủy sản đang rất mong chờ kỷ lục mới với con số 10 tỷ USD. Theo dự báo, nếu hai tháng cuối năm tình hình xuất khẩu
hoàn toàn có thể, nhưng trước hết ngành cần phải khắc phục các vấn đề trước mắt. Từ giữa năm, VASEP dự báo quý III và IV, xuất khẩu thủy sản vẫn phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Giá cả lương thực, năng lượng và chi phí vận chuyển vẫn ở mức cao khiến lạm phát toàn cầu dù có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng áp lực giá cả vẫn tiếp tục gia tăng. Các cuộc xung đột, điểm nóng trên thế giới vẫn diễn ra, khiến chi phí vận tải không thể hạ nhiệt, thậm chí có thời điểm tăng thêm. Ngoài ra, là nỗi lo thiếu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.
Đồng thời, theo bà Lê Hằng - Giám đốc truyền thông VASEP, “Thẻ vàng” IUU tiếp tục là thách thức đối với xuất khẩu hải sản, nếu không tháo gỡ được trong năm 2024 sẽ khiến xuất khẩu mặt hàng này sang EU đình trệ vì thủ tục xác nhận, chứng nhận thủy sản khai thác còn bất cập. Trong đó, ngành hàng như cá ngừ, mực, bạch tuộc và cá biển bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Ông Trần Đình Luân - Cục trưởng Cục Thủy sản cho rằng, giá thành sản xuất, chi phí thức ăn và thuốc thú y cho nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nuôi tôm ở Việt Nam còn khá cao. Các rào cản thương mại và yêu cầu tiêu chuẩn nghiêm ngặt từ các thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ, EU và Nhật Bản ngày càng khắt khe về chất lượng, truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm.
Về phần mình, ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký VASEP cho biết, những tháng cuối năm là thời điểm mà thị trường sẽ mua vào để dự trữ nên việc kim ngạch xuất khẩu tháng 10 tăng cao hơn là bình thường. Năm nay, nhờ sự tăng trưởng liên tục trong mấy tháng liền nên xuất khẩu thủy sản đạt cao như vậy. Đây là cơ hội lớn để ngành thủy sản đạt con số 10 tỷ USD xuất khẩu cả năm.
Tuy nhiên, theo phân tích của VASEP, tăng trưởng quý IV trong xuất khẩu thủy sản phụ thuộc vào kết quả của đợt thanh tra IUU của Ủy ban châu Âu (EC) và kết quả cuối cùng về thuế chống trợ cấp đối với tôm nhập khẩu vào Mỹ. Nếu không xảy ra kịch bản xấu hơn, thì xuất khẩu thủy sản sẽ có kết quả như mong đợi.
Nỗi lo thua từ
đầu vào
Sau hơn hai năm, xuất khẩu thủy
sản mới lại vượt ngưỡng 1 tỷ USD trong 1 tháng. Mặc dù rất khó để lập lại kỷ lục 11 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu như năm 2022, nhưng ngành thủy sản vẫn hy vọng cán đích 10 tỷ USD trong năm 2024. Tuy nhiên, để đạt được con số này, ngành phải giải tỏa được nỗi lo nguyên liệu đầu vào.
Thời điểm nửa đầu năm, xuất khẩu gặp khó khiến giá tôm, cá tra nguyên liệu trong nước cũng liên tục lao dốc. Bà con nuôi tôm lại một lần nữa đối mặt với điệp khúc “được mùa, mất giá” khi đang bước vào vụ thu hoạch. Giá tôm giảm mạnh, trong khi chi phí đầu tư nuôi ngày một tăng lên. Cùng đó, giá thức ăn, giá điện, giá nhân công tăng vọt,... khiến bà con nông dân rơi vào tình cảnh bị thua lỗ. Chưa kể nguy cơ dịch bệnh luôn hiện hữu trong môi trường nuôi, thậm chí bệnh mới phát sinh ngay trên tôm giống khiến nhiều người sau thu hoạch phải tạm “treo ao” để chờ giá chứ không dám thả nuôi vụ mới. Doanh nghiệp lo lắng thiếu hụt nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu những tháng cuối năm, thời điểm mùa tiêu thụ cao phục vụ các dịp Tết, lễ hội…
Còn về cá tra, hồi giữa năm VASEP dự báo, giá cá tra sẽ phục hồi nhờ nhu cầu tăng mạnh từ một số thị trường chính. Điều này đang trở thành hiện thực, xuất khẩu cá tra đã tăng mạnh trở lại, tuy nhiên, những chi phí liên quan đến nguyên liệu đầu vào vẫn luôn là bài toán lớn cho người nuôi cá.
Với lĩnh vực khai thác, trở ngại năm nay lại nhiều thêm. Theo VASEP, nguyên liệu hải sản đã thiếu lại càng khó hơn vì vướng vào các quy định mới tại Nghị định 37, Nghị định 38 có hiệu lực từ 19/5/2024.
Các quy định về kích thước tối thiểu một số loài khai thác và xuất khẩu chủ lực, quy
định cấm trộn lẫn nguyên liệu vào cùng một lô hàng xuất khẩu, quy định thông báo trước 72 giờ và 48 giờ đối với các tàu nước ngoài và tàu container nhập khẩu,… khiến cho việc tuân thủ rất khó khăn. Đây là thách thức lớn cho các doanh nghiệp trong ngành và là “nút thắt” trong việc hoàn thành mục tiêu 1 tỷ USD xuất khẩu cá ngừ năm nay.
Theo C ục trư ởng C ục Thủ y s ản Trần Đình Luân, mặc dù sản lượng nuôi trồng, đánh bắt thời gian qua tăng, song chi phí, giá c ả nguyên liệu đầu vào cũng tăng, dẫn đến nhữ ng thách thứ c nhất đ ịnh đối với nguyên liệu cho xuất khẩu. Bên c ạnh đó, dịch bệnh đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất nuôi trồng...
Trong khi đó, bà Dương Thị Cẩm Nhiêng - Phó Giám đốc Nhà máy KTC Foods (Kiên Giang) cho biết: “doanh nghiệp khá lo lắng vì nguồn cung nguyên liệu đủ điều kiện xuất khẩu, đặc biệt đi vào thị trường EU, giảm còn khoảng 40%”.
Nhu cầu của các thị trường hồi phục là động lực cho doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu trong những tháng cuối năm. Tuy nhiên, khi vấn đề thiếu - thừa nguyên liệu chưa được giải quyết triệt để, mục tiêu tăng trưởng bền vững cho ngành hàng thủy sản vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn. Muốn hóa giải điều này, ngoài nỗ lực từ phía doanh nghiệp, nhiều chuyên gia cho rằng, các địa phương cần hỗ trợ về vốn vay, quy trình kỹ thuật nuôi, chọn giống, thức ăn, thuốc thú y, kiểm soát dịch bệnh và kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch... Còn theo các nhà máy thủy sản, nên xây dựng chuỗi liên kết sản xuất chặt chẽ và bài bản thay cho cách làm tự phát, nhỏ lẻ như hiện nay.
Ảnh: Thùy Linh
Chỉ đạo nóng từ Chính phủ
Theo kế hoạch sắp tới, đoàn thanh tra của EC sẽ tiến hành thanh tra thực địa, xem xét gỡ “thẻ vàng” IUU lần thứ 5 cho thủy sản nước ta. Để thực hiện tốt các khuyến nghị của EC, ngày 4/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký
Công điện số 111/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm chống IUU.
Công điện nêu rõ, sau 7 năm chống khai thác IUU, các bộ, ban, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực trong triển khai các nhiệm vụ, giải pháp khai thác hải sản theo quy định IUU. Qua 4 đợt thanh tra của EC, nhiệm vụ chống khai thác IUU đã có sự chuyển biến, đạt được những kết quả cụ thể, được EC ghi nhận. Tuy nhiên, vẫn còn một số mục tiêu, nhiệm vụ chưa đạt, chậm hoàn thành, như việc đăng ký, cấp Giấy phép khai thác thủy sản, xử lý tàu cá “3 không”; vi phạm quy định về lắp đặt và quản lý, vận hành thiết bị giám sát tàu cá (VMS). Đặc biệt, tình trạng tàu cá, ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài tiếp tục diễn biến phức tạp.
Quyết tâm gỡ cảnh báo “Thẻ vàng”, Thủ tướng Chính phủ yêu
Dốc toàn lực gỡ “thẻ vàng” IUU
Mục tiêu gỡ thẻ vàng trong năm 2024 luôn được
các cấp từ trung ương đến địa phương xác định
là nhiệm vụ quan trọng, nỗ lực, thống nhất hành
động với quyết tâm cao nhất.
cầu các ban, bộ, ngành và địa phương có liên quan cần phải
đặt trách nhiệm cao nhất tại thời
điểm hiện nay, nghiêm túc chấn
chỉnh, tập trung triển khai đồng
bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã
được Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ, Trưởng Ban
Chỉ đạo quốc gia về IUU giao
tại Chỉ thị số 32-CT/TW ngày
10/4/2024, Nghị quyết số 52/
NQ-CP ngày 22/4/2024, Thông
báo kết luận số 403/TB-VPCP ngày 31/8/2024 và các văn bản
chỉ đạo khác có liên quan. Từ nay đến trước khi đoàn thanh tra của EC sang kiểm tra thực tế tại
Việt Nam, cần tập trung nguồn lực, xử lý dứt điểm các nội dung trọng tâm, cấp bách.
Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ NN&PTNT tiếp tục
nghiên cứu việc sửa đổi, bổ sung
Nghị định số 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Thủy sản, Nghị định số 38/2024/ NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, có báo cáo về các văn bản này lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/12.
Mặt khác, Bộ NN&PTNT chủ trì với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát, hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn về thiết bị, gắn thiết bị kết nối trên các tàu cá để đảm bảo chất lượng và phòng ngừa các hành vi tháo gỡ, tắt thiết bị giám sát sát hành trình tàu cá. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, các doanh nghiệp công nghệ tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin quản lý nghề cá, cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase), hệ thống giám sát tàu cá (VMS), ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo trong việc phân tích, theo dõi, giám sát, xử phạt hành vi khai thác IUU; hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT) khai báo, cập nhật sản lượng, nguồn gốc thủy sản khai thác, quản lý lao động nghề cá… theo quy định. Đồng thời, cần kiện toàn hệ thống kiểm ngư từ trung ương đến địa phương, đảm bảo đủ nguồn lực, kinh phí, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu chống khai thác IUU, phát triển thuỷ sản
bền vững và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Trước đó, phát biểu tại Hội nghị về chống khai thác IUU, Thủ tướng Phạm Minh Chính thẳng thắn nhìn nhận, sau đợt thanh tra lần thứ 4 của EC và sau 7 năm triển khai triển các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng”, mặc dù chúng ta đã đạt nhiều kết quả quan trọng, được ghi nhận, nhưng nhiều nội dung EC chỉ ra, chúng ta chưa làm được, và đến nay chưa được gỡ “Thẻ vàng”.
“Chúng ta thiệt hại nhiều thứ: Uy tín của đất nước; xuất khẩu thủy hải sản; chuyển đổi nghề của người dân chậm lại; ý thức chấp hành pháp luật đất nước, quy định chung của thế giới của người dân như thế nào mà tại sao họ vẫn cứ vi phạm; uy tín của các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan”, Thủ tướng nêu rõ.
Nắm bắt thời cơ, nỗ lực hành động xuyên suốt
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, đến nay Việt Nam đã cơ bản khắc phục được các nội dung theo khuyến nghị của EC nêu ra tại đợt thanh tra lần thứ 4, như đã hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu chống khai thác IUU, phát triển bền vững ngành thủy sản; Chính phủ ban hành Nghị định số 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 26/2019/NĐCP; Nghị định số 38/2024/NĐ-CP thay thế Nghị định 42/2019/NĐCP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Cùng với đó, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư số 06/2024/TTBNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2018/ TT-BNNPTNT để xử lý dứt điểm đối với tàu cá “3 không”.
Đặc biệt, ngày 12/6/2024, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 04/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn
áp dụng một số quy định của Bộ
luật Hình sự để xử lý các hành vi liên quan đưa tàu cá, ngư dân đi
khai thác trái phép ở vùng biển
nước ngoài. Chính phủ đã phê
duyệt các Quy hoạch, Chiến lược, Chương trình, Đề án và Kế hoạch
tổ chức thực hiện đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 nhằm chống
khai thác IUU, gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC và phát triển bền vững ngành thủy sản.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê
Minh Hoan nhận định, đến thời
điểm này, Bộ gần như đã hoàn
thành tất cả những thể chế, quy
định cuối cùng theo kiến nghị của
EC. “Không chỉ là sự quyết liệt ở
trung ương mà ngư dân cũng hiểu
được đây là sự sống còn, không
phải là IUU nữa mà là nghề cá bền
vững của chúng ta. Không phải vì
một đợt thanh tra mà chúng ta
đối phó, việc gỡ tấm thẻ này là
bước đầu để chúng ta tiến vào
một ngành thủy sản bền vững”,
Bộ trưởng Lê Minh Hoan lưu ý.
Ngay trong cuộc họp với
các đơn vị liên quan thực hiện
kế hoạch của Chính phủ ngày
18/11 và 28/11, Thứ trưởng Bộ
NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn
mạnh, việc tháo gỡ “thẻ vàng”
IUU năm 2024 không chỉ góp
phần nâng cao thương hiệu, uy
tín, thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mà còn là động
lực để phát triển thủy sản Việt
Nam vươn tầm thế giới.
Theo ông Nguyễn Quang
Hùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư,
các địa phương cần khẩn trương rà soát, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm, bảo đảm có kết quả, số liệu cụ thể để sẵn sàng làm việc với Đoàn thanh tra của EC. Đồng thời, các đơn vị, ngành chức năng tiếp tục tập trung cao
điểm chốt chặn tại các cửa sông, cửa biển và tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tàu cá tại các cảng cá, bãi ngang để xử lý vi phạm; đặc biệt xử lý nghiêm các vi phạm quy định về Hệ thống giám sát hành trình tàu cá (VMS), không bảo đảm điều kiện hành nghề… Ông Hùng cho biết, số lượng tàu cá vi phạm và số tiền xử phạt vi phạm hành chính là một trong những yếu tố cho thấy các địa phương hiện nay đang rất quyết
liệt vào cuộc để triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chống IUU.
Triển khai Nghị định 32 của Ban Bí thư, các công điện của Chính phủ, hiện nay các địa phương và các lực lượng thực thi pháp luật tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra xử lý vi phạm hành chính, phối hợp
chặt chẽ với nhau và mở các đợt cao điểm. Đặc biệt, rà soát, củng
cố các hồ sơ, chứng cứ để xử lý vi phạm hành chính với mục đích
giảm dần các hành vi vi phạm khai
thác IUU trong thời gian tới.
Liên quan đến việc thực hiện
cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản (giấy SC), giấy chứng
nhận thủy sản khai thác (giấy CC)
nhằm tháo gỡ cho doanh nghiệp
sản xuất, xuất khẩu, góp phần
thực hiện tháo gỡ thẻ vàng IUU,
Ngày 18/11, trong khuôn
Hội nghị thượng
Nhóm Các nền kinh
phát triển và mới nổi
đầu thế giới (G20) tổ chức tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề nghị Ủy ban châu Âu tập
trung tháo gỡ các vướng
vấn đề tồn
trong quan hệ hai bên, trong đó có việc EC sớm gỡ bỏ “thẻ vàng” IUU.
mới đây, Cục Thủy sản đã gửi văn bản đến các địa phương yêu cầu Chi cục Thủy sản và tổ chức quản lý cảng cá các tỉnh, thành phố ven biển thực hiện đúng quy định, không yêu cầu doanh nghiệp nộp thêm các hồ sơ không có trong quy định hiện hành. Trong nỗ lực gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU của EC từ năm 2017 đến nay, Việt Nam đã ban hành nhiều quy định quản lý trong lĩnh vực thủy sản và tiếp tục sửa đổi, bổ sung trước yêu cầu ngày càng cao từ phía EC. Những quy định mới, những biện pháp tổ chức triển khai thực hiện đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong việc gỡ thẻ vàng IUU.
Ảnh: Thùy Khánh
Thùy Khánh
INTERVIEW
TS. Nguyễn Duy Hòa Giám đốc kỹ thuật toàn cầu ngành hàng Empyreal, Cargill Inc.
“VỚI CARGILL, CHÚNG TÔI LỰA CHỌN
ĐỒNG HÀNH
CÙNG NGƯỜI
NUÔI!”
Trong cuộc phỏng vấn với TS. Nguyễn Duy
Hòa - Giám đốc kỹ thuật toàn cầu ngành hàng
Empyreal, Cargill Inc., Tạp chí Thủy sản Việt
Nam đã có cơ hội trao đổi với ông về các chiến
lược tối ưu hóa chi phí sản xuất tôm tại Việt
Nam, cùng những thách thức và cơ hội mà
ngành tôm nước ta đang đối mặt.
Phóng viên: Với nhiều năm kinh nghiệm và hoạt động tại 70 quốc gia, Tập đoàn Cargill đã đạt được những thành công đáng kể trong việc cung cấp dinh dưỡng vật nuôi. Ông có thể chia sẻ về những thành tựu nổi bật mà Tập đoàn đã đạt được?
TS. Nguyễn Duy Hòa: “Chúng tôi thành công khi khách hàng và nông dân thành công”, đó chính là triết lý cốt lõi của Cargill trong suốt 120 năm phát triển trong ngành dinh dưỡng
Với đội ngũ hơn 20.000 nhân
viên tại 280 cơ sở ở 40 quốc gia, Cargill sản xuất gần 18 triệu tấn
thức ăn chăn nuôi mỗi năm, góp phần gián tiếp hoặc trực
tiếp đáp ứng bữa ăn cho hơn 1 tỷ người mỗi ngày. Thành tựu
này không chỉ là minh chứng
cho năng lực sản xuất mà còn
khẳng định tầm nhìn dài hạn về
phát triển bền vững của Cargill.
Riêng với ngành thủy sản, Cargill đã đạt được nhiều cột mốc đáng chú ý. Hướng đến mục tiêu giảm ít nhất 30% lượng
“Chúng tôi thành công
khi khách hàng và
nông dân thành công”
- TS. Nguyễn Duy Hòa
Quỹ Cải thiện Nghề Cá (FIP) do
Finance Earth và WWF sáng lập. Hiện nay, 84% nguyên liệu biển
mà Cargill sử dụng có nguồn gốc từ chuỗi cung ứng được
chứng nhận hoặc FIP. Để đa dạng hóa nguồn nguyên liệu và
giảm phụ thuộc vào tài nguyên
thiên nhiên, Cargill cũng tích
cực sử dụng bột côn trùng, dầu
tảo và phát triển các giải pháp
bao bì giảm thiểu rác thải nhựa.
Chúng tôi còn áp dụng công
nghệ FLOW giúp tối ưu hóa dinh
dưỡng trong viên thức ăn, giảm
thất thoát dưỡng chất vào nguồn
nước tới 50%, mang lại hiệu quả
vượt trội trong NTTS.
Không chỉ đóng góp vào ngành thủy sản toàn cầu, Cargill cam kết hợp tác chặt chẽ với
các bên liên quan để thúc đẩy
sự phát triển bền vững tại những thị trường mà công ty có mặt, trong đó có Việt Nam. Với tư duy đổi mới và trách nhiệm xã hội, Cargill không chỉ mang lại giải pháp dinh dưỡng tốt hơn mà còn góp phần nâng cao năng suất, lợi nhuận và chất lượng cuộc sống cho người nuôi.
Cargill tiếp tục khẳng định vai
trò tiên phong trong ngành dinh
dưỡng vật nuôi, lấy sự thành công của khách hàng làm động lực phát triển bền vững.
Phóng viên: Theo ông, những yếu tố nào đang cản trở sự phát triển bền vững của ngành thức ăn thủy sản tại
Việt Nam? Chúng ta cần tập
vật nuôi. Từ một cơ sở sản xuất thức ăn nhỏ tại
Trung Tây, Hoa Kỳ, Cargill
đã vươn lên trở thành một doanh nghiệp toàn cầu, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho các trang trại, nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhà phân phối, cũng như các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
phát thải carbon từ sản phẩm cá
hồi nuôi vào năm 2030, công ty đang hợp tác chặt chẽ với các
nhà nuôi cá hồi và nhà cung cấp
để tối ưu hóa chuỗi giá trị. Năm
2023, Cargill mở rộng thực hành
nông nghiệp tái sinh, giảm phát
thải CO2 tới 15.000 tấn, tăng
gấp 15 lần so với năm trước.
Cam kết bền vững của Cargill còn thể hiện qua việc hỗ trợ
trung cải thiện điều gì để vượt qua những rào cản này?
TS. Nguyễn Duy Hòa: Ngành
thức ăn thủy sản ở Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên, dẫn đầu thị trường lại là các doanh nghiệp FDI từ
Trung Quốc và Đài Loan, chiếm trên 80% thị phần. Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI từ các quốc gia khác, bao gồm Cargill,
lại dẫn đầu trong ngành thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm. Mặc dù không có nhiều yếu tố cản trở sự phát triển của ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam, tôi cho rằng việc đảm bảo sự phát triển bền vững và thân thiện với môi trường, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu ngày càng khắt khe, là điều cần đặc biệt lưu ý. Chúng ta cần tập trung vào một số vấn đề quan trọng sau: Nghiên cứu công nghệ để phát triển nguồn nguyên liệu trong nước: Cần chủ động phát triển các nguyên liệu từ chính phụ phẩm của ngành thủy sản như dịch tôm, dịch cá, bột cá tra, cùng các sản phẩm từ nông nghiệp khác như cám gạo, ngô, phụ phẩm từ trái cây, bột côn trùng và thảo dược. Tính toán giá trị Carbon Dioxide cho nguyên liệu đầu vào: Việc xây dựng các giá trị CO 2 cho nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản sẽ giúp đưa tín chỉ carbon vào công thức sản xuất, qua đó góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững. Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cho thức ăn thủy sản: Để đảm bảo an toàn sức khỏe vật nuôi và hỗ trợ chiến lược quản lý dịch bệnh, cần xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về tỷ lệ sử dụng nguyên liệu dễ gây tác động tiêu cực đến sức khỏe vật nuôi. Cải tiến chuỗi cung ứng: Xây dựng và hoàn thiện chuỗi cung ứng thức ăn thủy sản, bao gồm việc giảm bớt các khâu trung gian, giúp người nuôi tiếp cận nguồn thức ăn và vật tư trực tiếp từ nhà sản xuất. Bên cạnh đó, hỗ trợ hệ thống và chính sách tín dụng sẽ giúp giảm chi phí, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
sản không chỉ phát triển bền vững mà còn gia tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao từ thị trường xuất khẩu.
Phóng viên: So với các quốc gia như Ecuador, Ấn Độ,... chi phí sản xuất tôm tại Việt Nam cao hơn đáng kể, một phần lớn do chi phí thức ăn. Vậy các nhà sản xuất thức ăn có thể đóng góp như thế nào trong việc giảm chi phí sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế, thưa ông?
TS. Nguyễn Duy Hòa: Cơ cấu giá thành thức ăn trong chi phí sản xuất ở các quốc gia đều có sự tương đồng, chiếm khoảng 50% - 60% trong giá thành sản xuất. Tuy nhiên, giá thành sản xuất tôm ở Ecuador và Ấn Độ
lại thấp hơn so với Việt Nam khi tính đến cùng kích cỡ tôm, nhờ vào các yếu tố sau:
Mật độ nuôi tôm thấp: Tại Ecuador và Ấn Độ, mật độ nuôi tôm thấp hơn, cho phép họ sử dụng thức ăn với hàm lượng đạm thấp hơn và giá rẻ hơn.
Tuy nhiên, hệ số thức ăn của họ lại cao, nghĩa là chi phí thức
ăn (lượng thức ăn x giá thức ăn) thực tế không thấp hơn so với Việt Nam. Mặc dù vậy, các
quốc gia này có lợi thế về diện tích trại nuôi rộng lớn, giúp tận dụng một phần thức ăn tự nhiên trong ao.
Nuôi mật độ thấp giúp giảm chi phí khác: Việc nuôi mật độ thấp làm giảm stress cho tôm, từ đó giảm thiểu chi phí thuốc và hóa chất. Đồng thời, chi phí nhân công và điện nước cũng thấp hơn ở Ecuador và Ấn Độ, nơi diện tích trại nuôi lớn và mật độ nuôi thấp.
Chi phí tín dụng làm giá thành cao: Một yếu tố quan trọng làm
giá thành sản xuất tôm ở Việt
Nam cao hơn so với Ấn Độ và
Ecuador là việc nhiều người nuôi
tôm phải mua vật tư và thức ăn
qua tín dụng từ đại lý. Điều này
khiến giá mua vật tư và thức ăn
cao hơn nhiều so với việc thanh
toán tiền mặt, góp phần làm
tăng giá thành sản xuất tôm ở
Việt Nam. Tuy nhiên, nếu tính
đúng lượng thức ăn x hệ số thức
ăn x giá thức ăn, chi phí thức ăn
không phải yếu tố chủ yếu làm
tăng giá thành sản xuất.
Để giảm giá thành sản xuất
tôm một cách bền vững, người
nuôi tôm và các nhà sản xuất
thức ăn tại Việt Nam cần chấp
nhận sử dụng thức ăn chất
lượng cao và thức ăn chức năng
phòng bệnh. Điều này giúp giảm
hệ số thức ăn, rút ngắn thời
gian nuôi và tăng tỷ lệ thành
công. Bên cạnh đó, việc hợp
tác giữa các nông dân nuôi tôm
để thành lập hợp tác xã và phối
hợp với các nhà máy sản xuất
thức ăn nhằm xây dựng chuỗi
cung ứng trực tiếp tới các hợp
tác xã nuôi tôm sẽ giúp giảm
chi phí và tạo ra sức cạnh tranh
mạnh mẽ hơn với các quốc gia
như Ecuador và Ấn Độ.
Phóng viên: Cargill có những chiến lược cụ thể nào
để tối ưu hóa chi phí sản xuất
mà vẫn đảm bảo chất lượng
dinh dưỡng và sức khỏe cho tôm nuôi, đồng thời giảm thiểu
tác động đến môi trường?
TS. Nguyễn Duy Hòa: Tại
Cargill, chúng tôi đang nỗ lực giải quyết vấn đề này bằng cách
tiên phong áp dụng phương thức tiếp cận toàn diện cho nghề nuôi tôm thông qua ba trụ cột:
Dinh dưỡng Tối ưu, Tăng cường
Sức khoẻ, và Trại nuôi Bền vững.
Cùng với đó, chúng tôi cung cấp
các giải pháp khoa học và kỹ thuật số nhằm hỗ trợ người nuôi tôm tại Việt Nam, với mục tiêu khuyến khích việc sử dụng thức ăn nuôi tôm ép đùn.
Mặc dù chi phí sản xuất thức ăn với quy trình ép đùn có thể cao hơn, nhưng phương pháp này lại mang lại khả năng cạnh tranh vượt trội nhờ vào các lợi ích rõ ràng như: giảm bụi, cấu trúc viên có độ bền nước cao, giúp hạn chế thất thoát dinh dưỡng ra môi trường nuôi, duy trì sự sạch sẽ của nước trong ao và giảm gánh nặng xử lý nước cho người nuôi, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Chúng tôi không ngừng tìm kiếm các giải pháp tối ưu nhằm tăng lợi nhuận cho người nuôi tôm. Sản phẩm thức ăn viên chìm chậm với công nghệ ép đùn mang lại hiệu quả rõ rệt, với tỷ lệ tăng trưởng tôm (ADG) cải thiện lên đến 10%, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) giảm 3 - 5%, giúp người nuôi rút ngắn thời gian nuôi tôm khoảng một tuần. Tôm thành phẩm đạt chất lượng tốt, thịt chắc, trọng lượng cao và tỷ lệ cơ thịt cao, phù hợp với yêu cầu chế biến xuất khẩu. Công nghệ ép đùn cũng cho
phép sử dụng một loạt nguyên liệu đa dạng, mang lại nhiều lựa chọn cho người nuôi nhờ vào khả năng điều chỉnh dinh dưỡng chính xác về tỷ lệ protein, năng lượng và chất lượng thức ăn.
Phóng viên: Trong khi các nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi lớn khác đang tích cực tạo tính liên kết chuỗi, từ cung cấp thức ăn tới mở rộng trại nuôi, cung ứng ra thị trường, tại sao Cargill vẫn kiên định với chiến lược tập trung vào người nông dân? Liệu việc duy trì chiến lược này có khiến Cargill bỏ lỡ cơ hội tăng trưởng nhanh hơn so với các đối thủ không, thưa ông?
TS. Nguyễn Duy Hòa: Chúng tôi hiểu rằng mô hình liên kết chuỗi hay 3F là quan trọng, nhưng không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Tại Việt Nam, chúng tôi áp dụng một mô hình kinh doanh khác, với khả năng tiếp cận rộng rãi người nuôi, trở thành đối tác đáng tin cậy và mang lại những giá trị thiết thực để họ có thể thành công. Triết lý của chúng tôi rất đơn giản: Chúng tôi lựa chọn đồng hành với người nuôi thay vì cạnh tranh trực tiếp với họ trong lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng.
Để thực hiện điều này, chúng tôi đầu tư vào nâng cao năng lực cho đội ngũ bán hàng, kỹ thuật viên và các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng trên toàn quốc, để họ có thể tổ chức huấn luyện tại trại nuôi, chuyển giao công nghệ về dinh dưỡng và sức khỏe vật nuôi, cũng như chia sẻ những bí quyết nuôi trồng hiệu quả. Nhờ đó, chúng tôi giúp người nuôi tổ chức sản xuất một cách an toàn, có trách nhiệm và bền vững.
Việt Nam là một thị trường quan trọng đối với Cargill. Chúng tôi đã có nhiều năm
đóng góp tích cực cho ngành nông nghiệp và cộng đồng Việt Nam. Vào năm 2025, chúng tôi
sẽ kỷ niệm 30 năm thành lập tại
Việt Nam. Chúng tôi rất tự tin và
lạc quan về những cơ hội phát triển trong tương lai và cam kết
tiếp tục đầu tư, phát triển công
việc kinh doanh tại đây, từ năng
lực sản xuất, đội ngũ nhân viên
đến những đóng góp tích cực
cho cộng đồng, như một phần
không thể thiếu trong mục tiêu chung là nuôi dưỡng thế giới.
Phóng viên: Việc sử dụng
protein thay thế như đạm côn
trùng, vi tảo,… có những lợi
thế và hạn chế gì so với bột cá truyền thống? Theo ông, đâu là thách thức lớn nhất khi áp dụng rộng rãi các nguồn protein này trong tương lai?
TS. Nguyễn Duy Hòa: Bột cá
hiện vẫn là nguồn nguyên liệu lợi
thế nhất về mặt dinh dưỡng, khả
năng dẫn dụ và hương vị, mà rất
ít nguồn đạm sáng tạo có thể
thay thế được. Đặc biệt, các yếu tố dinh dưỡng như Cholesterol; Phospholipids; Peptides; Nucleotides; EPA/DHA/ARA rất
khó để có được đầy đủ từ những
nguồn đạm khác như đạm côn trùng, vi tảo, hay đạm đơn bào. Tuy nhiên, các nguồn đạm sáng tạo lại có ưu điểm lớn trong việc cung cấp các giải pháp bền vững và thân thiện với môi
trường, đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc vào bột cá. Điều này
trở nên đặc biệt quan trọng khi
bột cá đang ngày càng thiếu hụt, cùng với mối lo ngại về tính bền vững của nguồn nguyên liệu này do việc đánh bắt cá làm suy giảm nguồn lợi tự nhiên và giảm sự đa dạng sinh học.
Tuy vậy, một trong những hạn chế lớn của các nguồn đạm sáng tạo là công nghệ sản xuất đắt
đỏ, khiến giá thành cao và tạo ra thách thức lớn trong việc áp dụng
Tại Việt Nam, Cargill áp dụng một mô hình kinh doanh khác, với khả năng tiếp cận rộng rãi người nuôi, trở thành đối tác đáng tin cậy và mang lại những giá trị thiết thực để họ có thể thành công. Triết lý của chúng tôi rất đơn giản: Chúng tôi lựa chọn đồng hành với người nuôi thay vì cạnh tranh trực tiếp với họ trong lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng.
rộng rãi trong ngành công nghiệp
thức ăn thủy sản. Mặc dù vậy, với
sự gia tăng yêu cầu về tiêu chuẩn
bền vững và tín chỉ carbon, cũng
như áp lực thay thế bột cá, tôi hy vọng rằng trong tương lai không
xa, việc ứng dụng rộng rãi các nguồn đạm sáng tạo sẽ trở nên
khả thi hơn, góp phần phát triển ngành thức ăn thủy sản theo hướng bền vững và thân thiện với môi trường.
Phóng viên: Với VietShrimp 2025 sắp tới, ông có những kỳ vọng gì về sự kiện này? Những xu hướng hoặc đổi mới nào trong ngành tôm mà ông mong
muốn sẽ được thảo luận hoặc trình bày tại sự kiện lần này? VietShrimp luôn là diễn đàn hấp dẫn đối với bà con nông dân ngành tôm, là nơi kết nối hiệu quả giữa người nuôi và các doanh nghiệp từ nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo cơ hội để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi và tìm kiếm các giải pháp mới, sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến. Những vấn đề nóng bỏng hiện nay của ngành tôm như chi phí sản xuất tăng cao trong khi giá tôm giảm mạnh so với trước đây, các thách thức về ô nhiễm môi trường và dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng, cùng với chất lượng thức ăn bị ảnh hưởng trong bối cảnh áp lực giảm giá thành, đều là những chủ đề tôi hy vọng sẽ được các diễn giả thảo luận và đưa ra những giải pháp hiệu quả, giúp ngành tôm Việt Nam phát triển bền vững. Trân trọng cảm ơn ông!
Việt Nam
đồng hành
cùng ngư
dân vươn
khơi bám
biển
Với tinh thần trách nhiệm, chủ động cao, lực lượng
kiểm ngư đã và đang là
điểm tựa vững vàng nơi đầu
sóng của ngư dân, góp phần
bảo vệ chủ quyền biển, đảo
thiêng liêng của Tổ quốc.
10 năm bền bỉ cùng ngư dân
Ngày 15/4/2014, tại thành phố Đà Nẵng, lực lượng kiểm ngư Việt Nam chính thức ra mắt. Đây là sự kiện đặc biệt, đánh dấu việc chính thức đi vào hoạt động của lực lượng kiểm ngư nước ta. Suốt một thập kỷ qua, lực lượng kiểm ngư luôn bền bỉ ngày đêm bám biển, điều động khoảng hơn 1.500 lượt tàu kiểm ngư thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên các vùng biển rộng lớn của Việt Nam với số lượng gần 90.000 tàu cá và trên 1 triệu ngư dân trực tiếp ngày, đêm khai thác, sản xuất trên các vùng biển. Bên cạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho ngư dân, lực lượng kiểm ngư đã phát hiện và xử lý trên 12.000 lượt tàu cá vi phạm khai thác IUU, lập biên bản, ra quyết định xử phạt thu nộp ngân sách khoảng gần 100 tỷ đồng. Qua đó, từng bước giảm dần các hành vi vi phạm khai thác IUU trên biển hàng năm, tàu cá hoạt động trên biển được quản lý chặt chẽ qua hệ thống giám sát hành trình. Ngoài ra, lực lượng kiểm ngư đã ngăn chặn, yêu cầu rời khỏi vùng biển Việt Nam hàng chục nghìn tàu cá nước ngoài vi phạm khai thác ở vùng biển nước ta. Trong những năm qua, lực lượng kiểm ngư còn chủ động, tích cực tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ ngư dân khi gặp sự cố tai nạn trên biển. Có thể kể tới như phối hợp với các lực lượng chức năng thực hiện nhiều đợt cứu hộ, cứu nạn tàu cá gặp sự cố tai nạn trên biển; hỗ trợ sửa chữa khắc phục tàu cá hỏng máy; lai dắt các tàu cá bị tai nạn trên biển về bờ an toàn,
mất tích trên biển, qua đó, tạo được niềm tin yêu, quý mến và là điểm tựa cho bà con ngư dân yên tâm sản xuất, khai thác hải sản trên biển. Cục trưởng Cục Kiểm ngư Nguyễn Quang Hùng chia sẻ, sau 10 năm ra mắt và đi vào hoạt động, tuy thời gian chưa dài, nhưng đây là chặng đường đầu tiên, đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng với rất nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn và thách thức phải vượt qua.
“Chúng tôi vừa thực hiện nhiệm vụ thực thi pháp luật, chống khai thác IUU, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, vừa củng cố, kiện toàn xây dựng tổ chức, bộ máy, biên chế và đầu tư cơ sở hạ tầng, đóng mới tàu, xuồng kiểm ngư”, Cục trưởng Nguyễn Quang Hùng cho biết.
Theo Chi đội trưởng Chi đội Kiểm ngư số 4 Nguyễn Minh Lành, đơn vị đã đề ra nhiều biện pháp trong huấn luyện, xử lý tình huống phức tạp khi cần cứu hộ, cứu nạn trên biển, không để bị động, bất ngờ, giúp ngư dân yên tâm vươn khơi, xác định tinh thần cứu ngư dân như cứu người thân của mình. Đó là mệnh lệnh từ trái tim của mỗi cán bộ, thuyền viên.
Chủ tàu kiêm thuyền trưởng Võ Ngọc Dâng (tỉnh Bình Định), 1 trong 5 ngư dân may mắn được tàu kiểm ngư KN 471 cứu kịp thời vào tháng 1/2024 khi gặp nạn trên biển xúc động kể: “Tàu chúng tôi lênh đênh giữa biển cách đông nam đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 30 hải lý. Nếu Tàu KN 471 không tới thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Cán bộ kiểm ngư như đã tái sinh ra chúng tôi thêm lần nữa. Các anh thực sự là điểm tựa vững để
dân yên tâm mỗi khi đánh bắt xa bờ”. Kiểm ngư
Kiện toàn lực lượng, hướng tới “chính quy, tinh nhuệ, hiện đại” Ngày 4/11/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 111/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), chuẩn bị đón và làm việc với Đoàn Thanh tra lần thứ 5 của EC. Trong đó, yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương và các lực lượng phối hợp thực hiện xử lý dứt điểm tàu cá “03 không” trước ngày 20/11/2024.
Để thực hiện mục tiêu này, một trong các nhiệm vụ quan trọng được Thủ tướng nhấn mạnh trong Công điện đó là yêu cầu kiện toàn hệ thống kiểm ngư từ trung ương đến địa phương, đảm bảo đủ nguồn lực, kinh phí, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu chống khai thác IUU, phát triển thuỷ sản bền vững và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Thiết lập cơ sở chỉ huy chỉ đạo thống nhất từ trung ương đến các chi cục kiểm ngư Vùng và kiểm ngư địa phương 28 tỉnh, thành phố ven biển.
Được biết, hiện nay, cả nước có 24/28 tỉnh, thành phố ven biển đã thành lập kiểm ngư địa phương và đi vào hoạt động, trong đó có 2 tỉnh thành lập Chi cục Kiểm ngư là Kiên Giang và Cà Mau. Sát cánh cùng ngư dân vươn khơi, bám biển, phát triển kinh tế biển, lực lượng kiểm ngư tiếp tục hướng tới chính quy, tinh nhuệ hiện đại, giữ vững an ninh, trật tự nghề cá trên biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của tổ quốc.
Nhằm sớm gỡ “thẻ vàng” IUU, Cục trưởng Cục Kiểm ngư Nguyễn Quang Hùng cho biết, Bộ NN&PTNT đã đề ra nhiều giải pháp tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng như chỉ đạo các địa phương triển khai. Trong đó, Bộ đã xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU gửi các địa phương, bộ, ngành và các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện trong giai đoạn từ nay đến trước khi đoàn thanh tra của EC sang Việt Nam.
Đối với giải pháp dài hạn nhằm phát triển nghề cá bền vững, Bộ đang xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các đề án, chương trình, quy hoạch mà Chính phủ đã phê duyệt. Thời gian tới, sẽ tăng cường nuôi biển, giảm dần sản lượng và tần suất khai thác để cân bằng nguồn lợi thủy sản tự nhiên cũng như đẩy mạnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản; quy hoạch các khu bảo tồn biển, phục hồi hệ sinh thái, thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản... Ngoài ra, Bộ cũng có giải pháp để có
những cơ chế chính sách hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề, nhằm đảm bảo sinh kế cho cộng đồng ngư dân ven biển.
Tại Lễ kỷ niệm 10 năm ngày ra mắt lực lượng kiểm ngư Việt Nam, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê
Minh Hoan nhấn mạnh, trọng trách gìn giữ, bảo vệ, phát triển bền vững vùng biển rộng lớn của quê hương luôn có sự đóng góp, chung sức, chung lòng của ngành thủy sản, lực lượng kiểm ngư, cùng bà con ngư dân,… Tiếp nối những kết quả đã đạt được, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển ngành thủy sản xanh, bền vững; phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, lực lượng kiểm ngư Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành với ngư dân; xây dựng tổ chức bộ máy, hướng tới “chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”. Trong đó, trọng tâm là tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng ngư dân để bà con vững tin bám biển sản xuất, góp phần giữ gìn chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc với tinh thần “mỗi con tàu của ngư dân là một cột mốc sống trên biển”; tiếp tục phối hợp tuần tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động nghề cá trên các vùng biển, kết hợp tuyên truyền về biển, đảo. Tập trung thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC để giữ uy tín, vị thế, hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế, giảm thiệt hại cho nền kinh tế đất nước. Đồng thời, tăng cường đào tạo, tập huấn nghiệp vụ chuyên ngành kiểm ngư; đầu tư tàu xuồng kiểm ngư hiện đại; hoàn chỉnh tổ chức bộ máy, trong đó chú trọng phát triển kiểm ngư địa phương. Triển khai hiệu quả Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm phát triển bền vững ngành thủy sản; góp phần đưa nước ta trở thành quốc gia “mạnh về biển, giàu từ biển”.
Lãnh đạo Cục Kiểm ngư khẳng định, trong chặng đường kế tiếp, lực lượng kiểm ngư Việt Nam sẽ luôn hỗ trợ, đồng hành cùng ngư dân
vươn khơi, bám biển, phát triển kinh tế biển. Thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; hướng tới chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, giữ vững an ninh, trật tự nghề cá trên biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
“Hiện nay, Kiểm ngư địa phương đang vướng mắc thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, do Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2020 lúc đó chưa có Kiểm ngư địa phương. Để giải quyết vấn đề này một là sửa luật, 2 là Quốc hội có nghị quyết giao thẩm quyền cho
phương để xử lý vi phạm hành chính nhanh nhất, hiệu quả nhất”, ông Nguyễn Quang Hùng - Cục trưởng Cục Kiểm ngư
Thùy Khánh
Ảnh: Tuấn Anh
CHUYÊN TRANG CÓ SỰ TÀI TRỢ CỦA TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA
Toàn cảnh ngành hàng cá tra năm 2024
Ngày 17/11/2024, tại
tỉnh Đồng Tháp, Bộ
NN&PTNT tổ chức hội
nghị tổng kết ngành
hàng cá tra năm 2024
và bàn giải pháp triển
khai nhiệm vụ năm
2025 cho cái nhìn toàn
cảnh về sản phẩm chiến
lược này.
Kết quả sản xuất, tiêu thụ
Về giống, báo cáo của các địa phương, hiện có hơn 240.000 con cá bố mẹ sẵn sàng tham gia sinh sản. Trong đó, 180.000 con được tuyển chọn từ cá nuôi thương phẩm và 60.000 con là cá tra chất lượng cao do Viện
Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản
II chuyển giao từ nguồn Chương
trình giống 2016 - 2020 (40.000 con đã sinh sản và 20.000 con tham gia sinh sản lần đầu). Đến
hết tháng 10/2024, sản lượng cá bột 25,95 tỷ con; cá giống 3,9
tỷ con. Ước cả năm 2024, sản
lượng cá bột 30 tỷ con; cá giống
4,0 tỷ con (bằng 116% cùng kỳ năm 2023).
Giá cá tra giống cỡ 30 con/kg
trung bình năm 2024 dao động
24.000 - 33.000 đồng/kg. Ba tháng đầu năm, giá dao động
mức 34.000 - 39.000 đồng/kg, từ 2 tuần cuối tháng 4/2024 đến nay giá giảm dần và duy trì ở mức 24.000 - 30.000 đồng/kg.
Kết quả nuôi thương phẩm, cũng theo các địa phương, tổng diện tích thả nuôi trong năm 2024 ước 5.370 ha (bằng 95% năm 2023). Diện tích thả nuôi mới mỗi năm trong giai đoạn 2020 - 2024 khá ổn định, duy trì mức 5.200-5.800 ha (năm 2020 do đại dịch Covid 19 nên giảm đáng kể). Sản lượng thu hoạch năm 2024 ước 1,67 triệu tấn, bằng 99% năm 2023.
Giá mua cá tra nguyên liệu trong 11 tháng đầu năm 2024 duy trì 26.000 - 27.000 đồng/ kg. Người nuôi khó có lợi nhuận vì giá thức ăn cho cá, nhiên liệu và chi phí nhân công trong năm 2024 đều tăng.
Báo cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến 15/10/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra 1,56 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023. Giá xuất khẩu cá tra phi lê biến động phụ thuộc theo thị trường và thời điểm xuất khẩu, trung bình dao động từ 2.000 - 3.500 USD/tấn.
Quản lý chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm
Báo cáo của Cục Thủy sản, cả nước có 1.920 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống cá tra, trong đó, 2 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống bố mẹ; 76 cơ sở sản xuất giống và 1.842 cơ sở ương
Ảnh: Chu Khôi
2 cơ sở sản xuất, ương dưỡng
giống bố mẹ đã được Cục Thủy sản cấp và kiểm tra duy trì, công
suất sản xuất cá bố mẹ trên
30.000 con/năm, đáp ứng nhu
cầu sản xuất giống.
Có 61/76 cơ sở sản xuất
giống và 97/1.842 cơ sở ương
dưỡng giống được địa phương
cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất. Trong năm 2024, kiểm tra duy trì điều kiện
sản xuất cho 38/61 cơ sở sản
xuất giống và 81/97 cơ sở ương
dưỡng giống, thu hồi 10 Giấy.
Có 18 cơ sở thực hiện công bố hợp quy theo quy định.
Cả nước có 46 nhà máy có vốn
đầu tư trong nước và 40 nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài sản
xuất thức ăn hỗn hợp cho cá tra
đã được kiểm tra, cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện. Khoảng 400 sản phẩm công bố sử dụng trong
nuôi cá tra từ giống đến thương phẩm đã được cấp xác nhận sản phẩm thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường.
Quản lý điều kiện nuôi và đảm bảo an toàn thực phẩm, báo cáo của các địa phương ĐBSCL có 1.287 cơ sở nuôi cá tra, trong đó, 1.107 cơ sở (chiếm 86%) đã đăng ký và có Giấy xác nhận đăng ký nuôi hoặc mã số nhận diện. Còn 180 cơ sở (14%) chưa được cấp Giấy xác nhận đăng ký nuôi do ngoài vùng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương hoặc quy mô nuôi nhỏ lẻ, sản phẩm bán chợ dân sinh.
Cũng theo báo cáo của địa phương, có 1.240/1.287 cơ sở nuôi (96,3%) với diện tích 4.301,97 ha được thẩm định, cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện hoặc ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm.
Một số tồn tại và dự báo tương lai
Về con giống, tỷ lệ sống trong quá trình ương dưỡng từ cá bột
lên giống chưa được cải thiện đáng kể. Cá bố mẹ tham gia sinh sản có nguồn gốc từ cá được chọn lọc, nâng cao chất lượng di truyền chiếm tỷ lệ chưa cao (chỉ 25%). Tỷ lệ cơ sở ương dưỡng giống cá tra được kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện còn thấp (chỉ 5,3%).
Sản phẩm giá trị gia tăng còn chiếm tỷ trọng nhỏ, chủ yếu vẫn là sản phẩm đông lạnh. Việc phụ thuộc vào thị trường xuất
khẩu lớn như Mỹ, Trung Quốc và một số quốc gia trong khối
ASEAN khiến ngành hàng cá
tra có thể gặp bất lợi nếu các
thị trường này có thay đổi chính
sách hoặc yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng, an toàn thực
phẩm. Thiếu sự phối hợp và còn
cạnh tranh quá mức giữa các
nhà chế biến, xuất khẩu Việt
Nam cùng với chất lượng chưa
đồng đều đã ảnh hưởng đến uy
tín, thương hiệu sản phẩm cá
tra Việt Nam.
Theo dự báo của FAO, tới
năm 2030, tiêu thụ thủy sản
làm thực phẩm trên thế giới dự
kiến sẽ tăng 18% (tương đương
28 triệu tấn) so với năm 2018.
Châu Á sẽ tiêu thụ mạnh nhất,
chiếm khoảng 71% (183 triệu
tấn thủy sản), trong khi Châu
Mỹ Latinh tiêu thụ ít nhất. Dự
kiến tiêu thụ ở Châu Mỹ Latinh
tăng 33%, Châu Phi (27%),
Châu Đại Dương (22%) và Châu Á (19%). Tiêu thụ bình quân
đầu người dự kiến đạt 21,5 kg
vào năm 2030, tăng từ 20,5 kg
năm 2018. Tới năm 2030, thủy
sản nuôi sẽ chiếm khoảng 59%
lượng tiêu thụ thủy sản, tăng
từ 52% vào năm 2018. Thủy
sản nuôi sẽ tiếp tục đáp ứng
nhu cầu và tiêu dùng nhờ sự
chuyển đổi một số loài từ khai
thác tự nhiên sang nuôi. Về
thị hiếu, tiêu thụ thủy sản chế
biến nhanh, ăn liền và tiện dụng
cũng gia tăng.
Khó khăn và mục tiêu
năm 2025
Biến đổi khí hậu cùng với sự
thay đổi về lũ thượng nguồn
ảnh hưởng tới lượng nước ngọt
trên sông Mê Kông và xâm
nhập mặn ở ĐBSCL có thể sẽ
tác động đến hoạt động nuôi
cá tra. Thức ăn chiếm tỷ trọng
cao nhất trong chi phí nuôi cá
tra. Nguồn cung bột cá, dầu
cá - nguyên liệu chính sản xuất
thức ăn hiện có xu hướng giảm
cùng với các quy định về đánh
bắt bất hợp pháp ngày càng
chặt chẽ khiến việc lệ thuộc vào nguồn cung này trở nên không
bền vững.
Các quốc gia Indonesia, Ấn
Độ, Trung Quốc đang mở rộng
diện tích nuôi cá tra và chế biến
các sản phẩm thủy sản tương
tự. Mặc dù chất lượng sản phẩm
có thể chưa đồng đều như Việt Nam, nhưng với chiến lược tiếp cận thị trường tốt, các nước này đang từng bước chiếm lĩnh được một vài thị trường với giá phù hợp phân khúc thị trường mà họ hướng tới. Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh trong việc duy trì và mở rộng thị phần, đặc biệt tại các thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản và GCC. Định hướng của ngành cá tra năm 2025, sản lượng đạt khoảng 1,65 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu 2 tỷ USD.
Diện tích nuôi cá tra giai đoạn 2020 - 2024
Công nghệ Biofloc tuy có ưu
điểm trong việc giảm thiểu ô
nhiễm môi trường, giảm chi phí thức ăn và bảo vệ môi trường
trong nuôi động vật thủy sản, nhưng cũng không ít những bất cập cần xem xét khi áp dụng.
Hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau về hiệu quả và khả năng áp dụng mô hình nuôi tôm theo công nghệ Biofloc, nhằm quản lý chất lượng môi trường ao nuôi. Để hiểu rõ hơn về những điểm “cốt lõi”, ưu nhược điểm của công nghệ và khả năng ứng dụng trong sản xuất, chúng tôi xin có một số ý kiến thảo luận sau đây: Biofloc là tập hợp các vật chất hữu cơ (thức ăn dư thừa, xác động thực vật phù du, sinh vật đáy, phân và chất bài tiết của vật nuôi)
đang bị phân hủy bởi các chủng vi khuẩn, tạo thành những thể hữu cơ lơ lửng (Suspended organic matter) trong nước. Biofloc được gắn kết với nhau trong một ma trận lỏng lẻo (dễ tan) nhờ các chất nhờn được tiết ra từ vi khuẩn. Chiếm ưu thế hơn là các vi sinh vật dị dưỡng, chúng được gắn kết với nhau bằng polyhydroxy alkanoat tạo thành khối dạng bông, xốp, màu vàng nâu. Trong đó, các chất thải hữu cơ được đồng hóa chuyển thành sinh khối của vi khuẩn, từ đó có thể giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà không cần ánh sáng cũng như các loại tảo.
Thành phần dinh dưỡng trong Biofloc phong phú và đa dạng, bao gồm: protein, các axit béo không no, carbohydrate, chất khoáng và một số loại vitamin (tùy thuộc vào dòng vi khuẩn và sinh vật chiếm ưu thế trong khối Biofloc). Nhờ đó, Biofloc không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước, mà còn cung cấp nguồn dinh dưỡng bổ sung, giúp giảm chi phí thức ăn trong nuôi thủy sản.
Tuy vậy, công nghệ Biofloc có những điểm bất cập đáng chú ý là:
- Duy trì liên tục sục khí: Để tạo ra và giữ
cho các hạt Biofloc luôn lơ lửng trong nước
cần duy trì sục khí liên tục (24/24) để cung
cấp đủ O2 cho tôm và các hoạt động của vi sinh vật, vi tảo, đặc biệt vào ban đêm. Điều
này dẫn đến chi phí tiêu thụ năng lượng cao và lệ thuộc vào điện năng. Thực tế, những tháng đầu của chu kỳ nuôi, khi tôm còn bé không cần sục khí 24/24 trong ngày. - Không phù hợp với đặc điểm bắt mồi của tôm: Tôm là động vật đáy, dùng hai càng để gắp thức ăn cho vào miệng (1) (miệng của tôm có các phụ bộ như hàm dưới và râu để giúp tôm cắn và nhai thức ăn; chúng có thể nhai cả động vật 2 mảnh vỏ như: don, dắt...). Biofloc là dạng bông, bùng nhùng, trôi nổi trong nước và dễ tan sẽ không phù hợp với tập tính bắt mồi của tôm.
- Làm giảm sức tải môi trường: Để đạt được tỷ lệ sinh vật tự dưỡng trên sinh vật dị dưỡng là 3:7 hoặc 4:6, thì phải duy trì tỷ lệ C/N = 20 hoặc 21. Như vậy, người nuôi phải bổ sung thêm thành phần carbon (đường hoặc rỉ đường) dẫn đến chất hữu cơ trong môi trường tăng. Đây là điều kiêng kị trong nuôi tôm năng suất cao vì sẽ làm giảm sức tải sinh học của môi trường.
- Chi phí đầu tư ban đầu cao: Để thiết lập hệ thống Biofloc, người nuôi cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hệ thống sục khí, hệ thống giám sát và điều chỉnh các thông số môi trường. Điều này đòi hỏi chi phí ban đầu cao hơn so với các phương pháp nuôi truyền thống.
- Yêu cầu trình độ kỹ thuật và quản lý cao: Công nghệ Biofloc đòi hỏi sự hiểu biết sâu về quá trình sinh học, quản lý môi trường, và kiểm soát các thông số như nhiệt độ, độ pH, oxy hòa tan và hàm lượng nitrit... người nuôi cần phải được đào tạo bài bản và có sự giám sát thường xuyên để đảm bảo thành công.
- Nguy cơ ô nhiễm chất hữu cơ quá mức: Biofloc hoạt động dựa trên sự phân hủy các
chất hữu cơ và chuyển đổi các hợp chất nitơ.
Mô hình nuôi tôm truyền thống (mô hình nuôi ít thay nước(2)), với giải pháp kiểm soát chất lượng môi trường là: thu gom loại bùn thải và nước thải, cung cấp đủ O2 nhờ hệ thống thiết bị sục khí và đảo nước, hiện đang được áp dụng phổ biến và có hiệu quả. Ngoài ra, ao nuôi thường xuyên bổ sung chế phẩm sinh học và duy trì sự phát triển của vi tảo, từ đó sẽ gia tăng quá trình chuyển hóa chất thải hữu cơ. Với cách làm trên, giá thành rẻ hơn và dễ áp dụng. Tóm lại, công nghệ Biofloc tuy có ưu điểm trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm chi phí thức ăn và bảo vệ môi trường trong nuôi động vật thủy sản, nhưng cũng không ít những nhược điểm cần khắc phục khi áp dụng. Do vậy, tùy theo từng địa điểm, khả năng cung cấp nước, đối tượng nuôi, hình thức nuôi và khả năng về nguồn lực người nuôi cần cân nhắc để có thể áp dụng cho phù hợp.
Trên đây là một số ý kiến thảo luận, mong rằng người nuôi tôm có thể đánh giá, so sánh để lựa chọn cho mình công nghệ kiểm soát môi trường ao nuôi hiệu quả, hợp lý và kinh tế.
Nếu không quản lý tốt môi trường, lượng thức ăn và hệ vi sinh tốt, thì có thể dẫn đến sự tích tụ quá mức chất hữu cơ, làm tăng nguy cơ nhiễm độc Amonia và Nitrit, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi. - Khó áp dụng trong điều kiện khí hậu lạnh: Biofloc cần nhiệt độ nước ấm, ổn định để sinh vật hoạt động hiệu quả. Trong các vùng khí hậu lạnh, việc duy trì nhiệt độ nước có thể trở thành thách thức và đòi hỏi chi phí cao. - Có thể rủi ro khi mất cân bằng hệ sinh thái: Nếu hệ vi sinh trong ao nuôi bị mất cân bằng, nó có thể dẫn đến các vấn đề như sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại hoặc sự suy giảm chất lượng nước nhanh chóng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm nuôi. - Nguy cơ gây nhiễm dịch bệnh: Biofloc bao gồm thức ăn dư thừa, xác động thực vật phù du, sinh vật đáy, phân và chất bài tiết của vật nuôi đang bị phân hủy bởi các chủng vi khuẩn, có thể là nguồn gây bệnh cho tôm. - Khó áp dụng trong nuôi tôm năng suất cao: Công nghệ nuôi tôm Biofloc hoạt động theo phương thức tự làm sạch, không thay nước (chỉ bổ sung lượng nước bay hơi). Nếu thay nước, loại chất thải, bùn thải thì Biofloc sẽ bị cuốn theo ra ngoài. Do vậy, khó có thể nuôi tôm ở mật độ cao.
*Chú thích: (1) Giai đoạn ấu trùng Zoea bắt mồi theo hình
Ứng dụng
các giải pháp
bền vững hơn
trong NTTS
Phần 2:
Tăng cường
sức khỏe
vật nuôi
bằng giải
pháp tự
nhiên - Kỳ 3
Skretting Vietnam nhấn
mạnh phương pháp toàn
diện với 3 trụ cột: quản
lý thức ăn, chất lượng
nước và sức khỏe vật nuôi. Gần đây, công ty đã
ra mắt danh mục Aqua
Specialities, tập trung
vào chất lượng nước và
sức khỏe, với trọng tâm
là quản lý đường ruột, stress, mầm bệnh và hỗ
trợ miễn dịch.
Bộ sản phẩm Aqua
Specialities là một phần
trong chiến lược quan
trọng của Skretting nhằm hỗ trợ
ngành NTTS bằng các sản phẩm
không chỉ cải thiện hiệu suất và
sức khỏe mà còn góp phần vào
tính bền vững của môi trường và các hoạt động nuôi trồng có
trách nhiệm.
Tổng quan về một số loại phụ gia thức ăn bổ sung cải thiện sức khỏe của Skretting Vietnam cho từng lĩnh vực chính:
trưởng, bền vững và lợi nhuận nuôi trồng.
Phụ gia thức ăn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát căng thẳng, giúp tăng cường chức năng miễn dịch, giảm tỷ lệ mắc bệnh và cải thiện sức khỏe tổng thể. Vật nuôi khỏe mạnh hơn có nghĩa là ít tổn thất do bệnh tật, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và sản xuất bền vững hơn.
Relaxx mang đến giải pháp thiết thực và hiệu quả, hỗ trợ cá và tôm vượt qua căng thẳng trong
trợ điều hòa áp suất thẩm thấu, ổn
định màng tế bào và giảm stress ôxy hóa hiệu quả.
Sức khỏe đường ruột đóng vai trò then chốt trong nuôi trồng thủy sản, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tăng trưởng, miễn dịch và kháng bệnh. Một hệ vi sinh đường ruột cân bằng giúp tối ưu hóa quá trình hấp thụ dinh dưỡng và tăng hiệu suất nuôi trồng. Tuy nhiên, sự cân bằng này dễ bị tác động bởi chất lượng môi trường, thức ăn và cách quản lý trang
Căng thẳng ở tôm, cá và các
loài thủy sản là mối lo ngại lớn, gây suy giảm tăng trưởng, miễn dịch, hiệu suất và dễ mắc bệnh.
Không như động vật trên cạn, thủy sản thường đối mặt với điều kiện khắc nghiệt, dẫn đến thay đổi sinh lý và tập tính. Các nguyên nhân phổ biến gồm:
chất lượng nước kém (ôxy thấp, amoniac cao, pH không ổn định), biến động nhiệt độ, độ mặn, mật độ nuôi dày, cạnh tranh thức ăn, mầm bệnh, sử dụng hóa chất hoặc môi trường thay đổi đột ngột khi đánh bắt, vận chuyển. Hiểu và quản lý hiệu quả 8 tác nhân căng thẳng này sẽ giảm
rủi ro, nâng cao tỷ lệ sống, tăng
suốt quá trình nuôi, đồng thời nâng cao khả năng phục hồi trước các yếu tố gây stress từ môi trường và các hoạt động nuôi trồng. Thành phần chính trong Relaxx, bao gồm beta-glucan, vitamin, và khoáng chất hữu cơ, được thiết kế
đặc biệt để tăng cường sức khỏe và miễn dịch cho vật nuôi. Betaglucan kích thích các đại thực bào và tế bào miễn dịch, giúp cá và
tôm chống lại bệnh tật do căng thẳng gây ra, đặc biệt là trong các tình huống thay đổi môi trường hoặc tiếp xúc với mầm bệnh.
Các vitamin hoạt động như chất chống ôxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương ôxy hóa, trong khi khoáng chất hữu cơ hỗ
trại. Để hỗ trợ người nuôi duy trì đường ruột khỏe mạnh, Skretting đã phát triển bộ đôi sản phẩm
Santron và OptiPro, với khả năng cung cấp vi khuẩn có lợi, điều chỉnh hệ vi sinh vật và tăng cường tính toàn vẹn của ruột.
Với sự kết hợp giữa Relaxx, Santron và OptiPro, Skretting không chỉ giúp người nuôi kiểm soát stress mà còn nâng cao hiệu quả nuôi trồng, hướng đến sự phát triển bền vững cho ngành thủy sản.
Santron là sự kết hợp độc đáo giữa hợp chất phenolic, C12 phóng thích chậm, butyrate định hướng mục tiêu, các axit béo chuỗi trung bình (MCFAs) và axit
hữu cơ có pKa cao, mang lại giải pháp toàn diện cho sức khỏe đường ruột của thủy sản.
Sự hiệp lực giữa SCFAs và MCFAs trong Santron giúp giảm tác động của stress lên đường ruột. SCFAs duy trì tính toàn vẹn của hàng rào ruột, trong khi MCFAs cung cấp năng lượng nhanh và khả năng kháng khuẩn, tăng khả năng phục hồi của ruột trước các tác nhân gây bệnh.
Butyrate trong Santron đóng vai trò thiết yếu khi cung cấp năng lượng cho các tế bào ruột, duy trì hàng rào bảo vệ và ngăn ngừa hội chứng rò rỉ ruột. Đồng thời, nó hỗ trợ sản xuất chất nhầy, tạo lớp bảo vệ chống lại mầm bệnh.
Hợp chất phenolic bổ sung còn mang lại khả năng kháng khuẩn và chống viêm, giúp đường ruột luôn khỏe mạnh, hỗ trợ tối ưu cho sức khỏe vật nuôi.
OptiPro là hỗn hợp vi sinh chuyên dụng cho thủy sản, chứa các chủng lợi khuẩn được chọn lọc kỹ lưỡng để tăng cường sức khỏe cho vật nuôi. Sản phẩm giúp thiết lập hệ vi sinh bảo vệ
đường tiêu hóa, hỗ trợ sức khỏe đường ruột, thúc đẩy vi khuẩn có lợi, cải thiện miễn dịch và giảm căng thẳng cho tôm, cá.
Hiệu quả của OptiPro nằm ở sự lựa chọn cẩn thận các chủng vi khuẩn phù hợp với từng loài nuôi và điều kiện môi trường. Không phải tất cả các chủng probiotic
đều hiệu quả như nhau; khả năng tồn tại và lưu trú trong ruột vật nuôi là yếu tố quyết định.
Với hiểu biết sâu sắc, Skretting
đã phát triển OptiPro, gồm 4 chủng lợi khuẩn có khả năng cư trú bền
vững và hợp lực để cải thiện sức
khỏe đường ruột. Sản phẩm giúp
điều chỉnh hệ vi khuẩn có lợi, tăng cường miễn dịch và tối ưu hóa hấp thụ dưỡng chất, mang lại hiệu quả
vượt trội cho ngành NTTS.
Bacillus coagulans, Bacillus licheniformis, Bacillus subtilis và
Pediococcus acidilactici nổi bật
nhờ khả năng tồn tại trong môi
trường khắc nghiệt, chịu được nhiệt độ cao và tính axit. Những lợi khuẩn này sản xuất axit lactic và hợp chất kháng khuẩn, ức chế mầm bệnh trong ruột. Chúng còn kích thích tế bào miễn dịch như đại thực bào, bạch cầu trung tính và cytokine, tăng cường phản ứng miễn dịch và khả năng kháng khuẩn cho vật nuôi.
Ngoài ra, các lợi khuẩn này tạo ra enzyme tiêu hóa như protease, amylase và lipase, hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ protein, carbohydrate, chất béo, giúp cải thiện hiệu suất dinh dưỡng cho tôm, cá.
Trong NTTS, vi khuẩn và ký
sinh trùng hiện là hai tác nhân chính gây thiệt hại nghiêm trọng, vượt qua virus nhờ các biện pháp quản lý và an toàn sinh học hiệu quả. Để giảm nguy cơ dịch bệnh, cần áp dụng các thực hành nuôi
tốt, quản lý chặt chẽ, sử dụng kháng sinh đúng cách và triển
khai các phương pháp thay thế
tự nhiên. Những giải pháp này
không chỉ nâng cao sức khỏe
vật nuôi mà còn thúc đẩy sự phát
triển bền vững cho ngành NTTS.
StoPat là sản phẩm tiên tiến
được phát triển để tăng cường
sức khỏe thủy sản, giúp ngăn
ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn.
Sự kết hợp các thành phần cải
tiến trong StoPat tấn công vi khuẩn có hại, giảm mật độ và ức
chế giao tiếp giữa chúng, từ đó hạn chế tác động gây hại.
StoPat không chỉ hỗ trợ cơ chế phòng vệ cấu trúc và miễn
dịch của tôm, cá mà còn tăng khả năng chống chịu trước mầm bệnh. Điểm nổi bật của StoPat là tính kháng khuẩn mạnh mẽ từ các chiết xuất thảo dược, giúp phá vỡ quá trình giao tiếp vi khuẩn và ngăn chặn sự hình thành màng sinh học (biofilm), từ đó giảm nguy cơ gây bệnh hiệu quả.
Galea là một “chiến binh” quan trọng trong chiến lược toàn diện của Skretting nhằm phòng ngừa và kiểm soát ký sinh trùng (KST) gây hại. Sản phẩm này giúp giảm thiệt hại do KST, hỗ trợ tôm, cá tăng trưởng nhanh ngay cả khi ao nuôi bị nhiễm nặng.
Nhờ sự kết hợp độc đáo của các chiết xuất thảo dược (phytogenic), Galea có thể phá vỡ vòng đời ký sinh trùng, ngăn cản trao đổi chất, giảm khả năng sống sót và tiêu diệt chúng.
Đồng thời, sản phẩm còn mang lại khả năng chống ôxy hóa, điều hòa miễn dịch, giúp cải thiện sức khỏe và phúc lợi cho vật nuôi.
Galea không chỉ tăng tốc độ tăng trưởng, cải thiện hiệu quả chuyển đổi thức ăn và giảm căng thẳng mà còn là giải pháp thay thế an toàn cho hóa chất, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường và thúc đẩy NTTS bền vững. Phụ gia thức ăn là yếu tố thiết yếu trong NTTS bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả thức ăn, tăng cường sức khỏe vật nuôi, giảm tác động môi trường và hỗ trợ nuôi trồng có trách nhiệm. Tuy nhiên, không có sản phẩm tự nhiên nào giải quyết toàn bộ thách thức; phụ gia nên được tích hợp trong chiến lược toàn diện, kết hợp an toàn sinh học, quản lý chất lượng nước và dinh dưỡng tối ưu để giảm phụ thuộc vào kháng sinh. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của phụ gia tự nhiên, Skretting đẩy mạnh R&D, phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường và hỗ trợ người nuôi áp dụng phương pháp nuôi hiệu quả. Công ty cũng tập trung nghiên cứu cơ chế hoạt động của phụ gia ở cấp vi sinh, sinh lý và phân tử, nhằm mang đến các giải pháp bền vững và hiệu quả hơn.
Joao Sendao (Trinh Trương lược
Hội nghị khách hàng Thăng Long năm 2024
ĐỒNG TÂM HỢP LỰC
CHINH PHỤC ĐỈNH CAO
Dù gặp nhiều khó khăn trong năm 2024, Tập đoàn Thăng Long
vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ, tổ chức Hội nghị Khách hàng tại
Hạ Long với sự tham gia của 800 đại biểu. Sự kiện không chỉ là dịp tổng kết thành tựu mà còn tạo cơ hội để Tập đoàn chia sẻ các mô hình
nuôi trồng tiên tiến, định hướng chiến lược cho năm 2025 và củng cố mối quan hệ bền vững với các đại lý trên toàn quốc.
Tập đoàn Thăng Long đã
tổ chức Hội nghị Khách
hàng năm 2024 với chủ
đề “Đồng tâm hợp lực – Chinh phục đỉnh cao” tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh từ ngày 7 –11/10 năm 2024. Sự kiện thu hút sự tham gia của 800 đại biểu và đại lý kinh doanh thức ăn tôm, cá trên toàn quốc.
Trong buổi hội nghị, ông Nguyễn Khắc Hải, Giám đốc bộ phận kỹ thuật ứng dụng, đã báo cáo tổng kết về các mô hình nuôi tôm áp dụng công nghệ TLSS (Thang Long Smart System). Sau 4 năm triển khai, mô hình này đạt tỷ lệ thành công cao, duy trì từ 80% trở lên và được khách hàng đón nhận nồng nhiệt. Mô hình nuôi tôm TLSS đang được mở rộng trên khắp các vùng
nuôi tôm của Việt Nam, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho khách hàng và đảm bảo sự phát triển bền vững cho Tập đoàn Thăng Long. Ông Hải cũng cho biết, trong thời gian tới, Tập đoàn sẽ tiếp tục giới thiệu các mô hình nuôi mới, như mô hình nuôi tôm sú nhiều giai đoạn TLSS-Su20 và mô hình nuôi cá điêu hồng TLSS-DH, có thể áp dụng rộng rãi.
Tổng giám đốc Chuang Jie
Cheng đã phân tích tình hình
kinh tế thế giới và tác động của
nó lên ngành thủy sản Việt Nam, giúp các đại lý định hướng chiến
lược phù hợp. Trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng thức
ăn thủy sản của Tập đoàn Thăng
Long đạt 512.000 tấn, tăng
trưởng 24% so với cùng kỳ năm
trước; doanh số chế phẩm sinh
học đạt 180 tỷ đồng (tăng trưởng
66%) và sản lượng tôm post đạt
1,12 tỷ con (tăng trưởng 17%). Với
hệ thống phân phối mạnh mẽ và
sự ủng hộ nhiệt tình từ các đại lý, Thăng Long tự tin sẽ đạt chỉ tiêu 680.000 tấn thức ăn trong năm 2024 và đặt mục tiêu 750.000 tấn vào năm 2025, hướng đến trở thành công ty dẫn đầu Việt Nam về thức ăn thủy sản. Cuối hội nghị, Tập đoàn Thăng Long đã vinh danh các đại lý xuất
sắc nhất với giải Vàng, Bạc và Đồng trong các hạng mục kinh doanh tôm giống, chế phẩm sinh học, thức ăn cá và tôm. Tiệc tri ân khách hàng và chương trình rút thăm trúng thưởng với tổng giá trị giải thưởng lên đến 1 tỷ đồng đã diễn ra vào buổi tối cùng ngày. Chương trình Gala còn có sự góp mặt của ca sĩ Tuấn Hưng, ca sĩ Quách Thành Danh, nghệ sĩ cải lương Kim Tử Long và nghệ sĩ Trinh Trinh. Các ca sĩ đã giao lưu âm nhạc cùng Ban lãnh đạo và khách hàng, tạo nên không khí sôi động và gắn kết. Hội nghị đã để lại ấn tượng tốt đẹp, các đại lý đánh giá cao sự tiếp đón chu đáo và đồng thuận với các giải pháp kinh doanh mà Tập đoàn đưa ra, cam kết tiếp tục đồng hành để vượt qua những thách thức trong ngành và phát triển bền vững đúng với chủ đề “Đồng tâm hợp lực – Chinh phục đỉnh cao”.
Thăng Long
Thanh Hóa
Ông Boolap Watcharawanichakul, Phó Tổng Giám Đốc cấp cao của C.P. Việt Nam phát biểu khai mạc
tại hội nghị
Vào ngày 28/11/2024 vừa qua, Hội nghị khách
hàng với chủ đề “Giải pháp đột phá hiệu suất”
được C.P. Việt Nam tổ chức thành công tại tỉnh
Thanh Hóa. Tham dự hội nghị có Ông Boonlap
Watcharawanitchakul Phó Tổng giám đốc cấp
cao C.P. Việt Nam, cùng với một số lãnh đạo các
bộ phận đã đồng hành chia sẻ về giải pháp nuôi
tôm lớn nhanh, năng suất cao với chi phí tối ưu.
Đặc biệt có sự tham gia đông đảo của gần 200
đại biểu là đại lý, khách hàng và bà con nuôi tôm
từ tỉnh Quảng Ngãi đến tỉnh Quảng Ninh.
Kết quả nuôi ấn tượng
Bên cạnh đó, Hội nghị còn cho thấy rõ hiệu quả nuôi thành công của hàng loạt khách hàng C.P.
Việt Nam tại các tỉnh trong thời gian vừa qua. Bằng việc sử dụng các sản phẩm tôm giống, thức ăn, chế phẩm sinh học và mô hình nuôi từ C.P. Việt Nam, khách hàng tại các tỉnh không chỉ nuôi tôm về được kích cỡ lớn mà còn nuôi tôm được kích cỡ lớn với tốc
độ lớn cực nhanh, hiệu suất cao và thành công bền vững.
Điển hình kết quả nuôi ấn
tượng của Quý khách hàng đến từ các tỉnh:
Anh Trương Đình Uy (Nghi
Sơn - Thanh Hóa) - Đạt hiệu
quả bền vững với 20 vụ nuôi tôm thành công liên tục: Được biết, chỉ với diện tích nuôi hơn 1 ha theo mô hình CPF-COMBINE
HOUSE, hàng năm trang trại anh Uy cung cấp ra thị trường hàng trăm tấn tôm thịt chất lượng cao, kích cỡ lớn 30 - 20 con/kg.
Cụ thể trong vụ nuôi thứ 20 vừa qua, mặc dù điều kiện thời
tiết mưa bão, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp vào vụ nghịch, nhưng tại khu nuôi của anh Uy vẫn băng băng về đích với kích cỡ lớn 29 con/kg chỉ sau 99 ngày nuôi, với sản lượng 34,7 tấn, anh Uy thu về lợi nhuận 7,1 tỷ đồng trong vụ nuôi, đồng thời cho tổng lợi nhuận 20 vụ thành công liên tục đạt 20 tỷ đồng. Chị Hà Thị Thể (Đầm HàQuảng Ninh) - Đạt kỷ lục hiệu suất nuôi tôm xuất sắc; Với tổng diện tích ao nuôi 12.400m2 theo mô hình CPF-COMBINE, trong vụ nuôi vừa qua, chị Thể thả lượng 1,8 triệu tôm giống CPF-TURBO G20 và cho thu hoạch 57,8 tấn tôm ở kích cỡ lớn nhất 20 con/ kg sau 111 ngày nuôi, năng suất đạt 46 tấn/ha/vụ, hiệu suất nuôi tôm vô cùng xuất sắc. Tôm nuôi về kích cỡ lớn bán được giá cao giúp chị thu về lợi nhuận 8,7 tỷ đồng trong vụ nuôi. Farm nuôi công ty cổ phần INTIMEX (Diễn Châu - Nghệ
Kết quả nuôi ấn tượng điển hình của Quý khách tại các tỉnh
C.P. Việt Nam vinh danh, trao tặng khách hàng nuôi tôm thành công bền vững - hiệu suất cao - kích cỡ lớn dành cho 7 Quý khách hàng
việc sử dụng 100% sản phẩm từ C.P. Việt Nam, trong vụ nuôi vừa qua trang trại nuôi tôm INTIMEX
tại tỉnh Nghệ An cho thu hoạch 35 tấn tôm ở kích cỡ lớn nhất 19 con/kg chỉ sau 89 ngày nuôi.
Tốc độ tôm giống CPF-TURBO
G20 lớn nhanh kỷ lục( ADG: 0.59 gram/ngày), giúp rút ngắn thời gian nuôi, tiết kiệm chi phí, bán
được giá cao giúp thu về lợi nhuận 4,3 tỷ đồng trong vụ nuôi.
Ngoài ra, tại hội nghị C.P. Việt
Nam tổ chức trọng thể lễ vinh
danh, trao tặng khách hàng nuôi tôm thành công bền vững - hiệu suất cao - kích cỡ lớn dành cho 7
Quý khách hàng.
Hướng đi bền vững
Hội nghị diễn ra thành công tốt
đẹp với sự hưởng ứng và tham dự
nồng nhiệt từ Quý khách hàng.
Thông qua hội nghị, C.P. Việt
Nam mong muốn mang đến các
thông tin, giải pháp hữu ích giúp
Quý khách hàng canh tác đạt
hiệu quả tối đa trong thời gian
sắp tới. Có thể nói, kết quả nuôi của Quý khách hàng nêu trên là minh chứng tiêu biểu cho thấy hiệu quả thành công bền vững
từ các sản phẩm C.P. Việt Nam. Xin cảm ơn Quý khách hàng đã luôn tin yêu, ủng hộ, đồng hành cùng C.P. Việt Nam, kính chúc
Quý khách hàng có vụ mùa thành công, thắng lợi.
C.P. Việt Nam
INTERVIEW
Nguyễn Vân An
Giám đốc Chiến lược của VNF
Việt Nam Food
BIẾN PHỤ PHẨM
THÀNH CHÍNH PHẨM
TRONG BỐI CẢNH NGÀNH TÔM
VIỆT NAM ĐANG ĐỐI MẶT VỚI
NHIỀU THÁCH THỨC, VIỆC QUẢN
LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG PHỤ PHẨM
TRỞ THÀNH MỘT VẤN ĐỀ CẤP
BÁCH. VỚI TẦM NHÌN PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG, CÔNG TY CP VIỆT
NAM FOOD (VNF) ĐÃ CHỦ ĐỘNG
TÌM KIẾM GIẢI PHÁP NHẰM BIẾN
PHỤ PHẨM NGÀNH TÔM THÀNH
NGUỒN NGUYÊN LIỆU GIÁ TRỊ.
Trong cuộc phỏng vấn với Tạp chí Thủy sản Việt Nam, bà Nguyễn Vân An - Giám đốc Chiến lược của VNF đã chia sẻ về những nỗ lực trong việc thu hồi và tận dụng phụ phẩm, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ sinh học trong việc nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển bền vững cho ngành thủy sản Việt Nam.
Phóng viên: VNF được biết đến là một doanh nghiệp tiên phong trong việc chế biến sản phẩm đồng hành từ tôm tại Việt Nam. Trong suốt hơn 10 năm qua, công ty đã làm gì để tiếp sức cho “chặng đua” chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn, đưa phụ phẩm ngành tôm trở thành tài sản và mang lại nguồn lợi giá trị cho quốc gia?
Bà Nguyễn Vân An: Khi mới thành lập, VNF hoạt động theo mô hình kinh tế tuyến tính, chủ yếu thu mua phụ phẩm tôm để sản xuất Glucosamine và bán thô cho các công ty sản xuất thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, sau khoảng 1 - 2 năm vận hành, chúng tôi nhận thấy mô hình này
không bền vững và có tính chất tạm thời.
Ngành phụ phẩm trong quá trình sản xuất Chitin gây ô nhiễm, sử dụng nhiều hóa chất và tài nguyên, đồng thời tạo ra lượng chất thải lớn khó xử lý.
Để giải quyết những vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và tham khảo các mô hình quốc tế. Rõ ràng, ở các quốc gia phát triển, ngành
phụ phẩm đã được xử lý hiệu quả từ lâu.
Hầu hết các sản phẩm thực phẩm chức
năng như Glucosamine và Collagen đều
được chiết xuất từ phụ phẩm cá và tôm, nhưng tại Việt Nam, chúng ta vẫn chưa khai
thác hết tiềm năng này.
Thông qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi
nhận thấy ngành phụ phẩm rất tiềm năng, nhưng
cần đầu tư mạnh mẽ vào khoa học và công nghệ.
Nếu chỉ sản xuất và bán sản phẩm thô, tiềm năng
sẽ không được khai thác triệt để. Vì vậy, VNF quyết
định đầu tư vào công nghệ chiết xuất và nghiên cứu
sâu hơn về phụ phẩm tôm để xác định các hoạt chất
và nguyên liệu có thể chiết xuất.
Chúng tôi phát hiện phụ phẩm tôm chứa nhiều
dinh dưỡng như Protein, Lipid, Chitin và các vi chất khác. Đặc biệt, đầu vỏ tôm chứa một hoạt chất gọi là Astaxanthin, được mệnh danh là “vua của các chất chống ôxy hóa” với hoạt lực rất cao. Nhờ
những phát hiện này, chúng tôi đã phát triển công nghệ chiết xuất, tạo ra các sản phẩm hiện tại.
Với nguồn nguyên liệu sẵn có, VNF tiếp tục nghiên cứu
và phát triển ứng dụng cho các ngành khác. Chúng tôi
nhận thấy ngành nông nghiệp ở Việt Nam đang gặp nhiều
vấn đề mà phụ phẩm có thể giải quyết. Một trong những
vấn đề lớn nhất là sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, khi khoảng 80% nguyên liệu nông nghiệp của Việt Nam là nhập khẩu, đặc biệt là bột cá và các phụ gia. Nguồn
đạm từ phụ phẩm có chất lượng cao, vì vậy chúng tôi tập trung vào việc chuyển hóa nguồn
đạm này thành các giải pháp cho ngành chăn nuôi.
Ngoài giải pháp nguồn đạm cho chăn nuôi, chúng tôi còn chiết xuất được các hoạt chất khác như
Astaxanthin và Chitosan, giúp giảm phụ gia và thậm chí là kháng sinh. Đồng thời, chúng tôi cũng mở rộng ứng dụng qua trồng trọt, thực phẩm, và nhiều ngành khác. Những sản phẩm này được ứng dụng trong nông nghiệp, giúp giảm việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thậm chí là kháng sinh.
Nếu được xử lý đúng cách, phụ phẩm cũng có thể trở thành tài nguyên quý giá. Đã đến lúc cần biến phụ phẩm thành chính phẩm
Phóng viên: VNF đã vinh dự đạt Giải thưởng Sáng tạo (Innovation Award) trong hạng mục Dinh dưỡng cho tương lai (Future of Nutrition) tại Fi Global 2019 (Paris), trở thành công ty châu Á đầu tiên được vinh danh ở hạng mục này. Đây chắc chắn là một trong những niềm tự hào lớn của VNF. Bà có thể chia sẻ thêm về dấu mốc đặc biệt này, thưa bà?
Bà Nguyễn Vân An: Vào năm 2019, mảng thực phẩm của VNF chỉ mới được 2 năm tuổi. Chúng tôi tham gia Fi Global 2019 tại Paris với hy vọng giới thiệu các giải pháp của mình
đến bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, một bất ngờ thú vị đã đến khi chúng tôi nhận được lời mời sang Paris để trình bày về
những giải pháp mà VNF đang phát triển.
VNF nhận thấy rằng, đây là một giải thưởng có uy tín
toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm. Điều thú vị là những giải thưởng này thường thu hút sự tham gia của các công ty lớn, trong khi doanh nghiệp nhỏ hoặc các công ty từ châu Á như chúng tôi thường ít có cơ hội góp mặt. Đó là lý do khiến tôi cảm thấy rất vui mừng khi VNF có cơ hội tham gia.
Tại Fi Global 2019, VNF đã vinh dự đạt Giải thưởng Sáng tạo trong hạng mục Dinh dưỡng cho Tương lai. Ban giám khảo đã đánh giá cao rằng các giải pháp mà chúng tôi phát triển từ phụ phẩm hoàn toàn có tiềm năng trở thành các giải pháp dinh dưỡng cho tương lai của con người. Đây thực sự là một vinh dự lớn đối với chúng tôi và là động lực để VNF tiếp tục phát triển và đổi mới trong lĩnh vực này. Thành công này không chỉ khẳng định giá trị của những
nỗ lực mà chúng tôi đã bỏ ra, mà còn mở ra nhiều cơ hội để chúng tôi góp phần giải quyết các vấn đề về dinh dưỡng trong tương lai.
Phóng viên: Kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu hướng quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, trong đó có cả ngành thủy sản. Từ kinh nghiệm thực tế của mình, bà có thể chia sẻ rõ hơn về những khó khăn mà ngành thủy sản phải đối mặt và các cơ hội phát triển mà mô hình này mang lại?
Bà Nguyễn Vân An: Ngay từ khi VNF bắt đầu xây dựng mô hình tận dụng phụ phẩm từ tôm để tái sử dụng trong ngành nông nghiệp, chúng tôi chưa hề biết đến khái niệm kinh tế tuần hoàn. VNF chỉ đơn giản coi đây là một mô hình kinh doanh bền vững, không chỉ cho ngành tôm mà còn cho nền kinh tế Việt Nam. Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thêm về ESG (môi trường, xã hội và quản trị), chúng tôi mới nhận ra rằng mô hình này thực sự phù hợp với nguyên tắc của kinh tế tuần hoàn.
Về cơ hội, có rất nhiều yếu tố thuận lợi. Đây là xu hướng toàn cầu và Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc. Việc chúng tôi đi theo xu hướng này sớm sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh đáng kể so với các công ty khác. Hiện tại, phần lớn khách hàng và đối tác của VNF
đều tìm kiếm các nhà cung cấp hoặc đối tác có mô hình bền vững. Do đó, chúng tôi nhận
được sự ủng hộ từ người tiêu dùng cũng như các bên liên quan.
Tuy nhiên, thách thức cũng không hề nhỏ. Ngành phụ phẩm tôm, không chỉ riêng ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, vẫn chưa có công nghệ chiết xuất bền vững. Hầu hết các công nghệ hiện tại chỉ tập trung vào việc chiết xuất một nguyên liệu cụ thể, trong khi bỏ qua những phần khác. Điều này khác biệt so với ngành phụ phẩm cá, vốn đã được phát triển nhiều năm. Phụ phẩm tôm có đặc thù rất phức tạp, phần vỏ và phần thịt tôm có tính chất hoàn toàn khác nhau. Do đó, chúng tôi cần một công nghệ có khả năng xử lý đồng thời cả 2 phần này, nhưng rất ít công ty dám đầu tư vào nghiên cứu.
Là một trong những công ty tiên phong, VNF đã phải đầu tư nhiều, bao gồm cả thời gian và tiền bạc vào những mô hình chưa thành công, từ đó rút ra bài học và điều chỉnh. Chúng tôi đã phải thuyết phục nhà cung cấp và nhân viên rằng việc thay đổi công nghệ là cần thiết. Ban đầu, VNF hoạt động như một công ty sản xuất Chitin truyền thống với công
nghệ thô sơ. Thay đổi tư duy là một quá trình khó khăn, nhưng đội ngũ VNF đã đồng lòng và cùng nhau tiến bước. Ngoài ra, khi sản xuất các dòng sản phẩm như Chitosan, VNF đã phải đối mặt với vấn đề về tiêu chuẩn cơ sở. Thời điểm đó, tại Việt Nam chưa có tiêu chuẩn rõ ràng cho Chitosan, dẫn đến thiếu kiểm soát Chitosan lưu hành trên thị trường với rất nhiều mức giá và chất lượng khác nhau. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi đã tích cực hợp tác với các cơ quan nhà nước nhằm xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở của Chitosan và bộ tiêu chuẩn này đã được phê duyệt. Đây là một nỗ lực lớn của chúng tôi nhằm định hình và phát triển ngành Chitosan tại Việt Nam.
Phóng viên: Theo bà, làm thế nào để ngành thủy sản của Việt Nam có thể giữ vững vị thế trên sân chơi quốc tế, tránh bị quá phụ thuộc vào nguồn đầu tư nước ngoài và lấp đầy “khoảng trống tỷ đô” mà Việt Nam đang bỏ lỡ?
Bà Nguyễn Vân An: Để ngành thủy sản của Việt Nam duy trì vị thế quốc tế và khắc phục “khoảng trống tỷ đô”, có 4 yếu tố quan trọng mà chúng ta cần chú trọng.
Thứ nhất, tự chủ nguồn nguyên liệu. Hiện nay, khoảng 80% nguyên liệu thủy sản vẫn phải nhập khẩu, điều này không chỉ làm tăng chi phí sản xuất mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Việt Nam có nguồn tài nguyên nông nghiệp rất phong phú, nhưng tiềm năng này chưa được khai thác triệt để. Chúng ta cần đầu tư mạnh mẽ vào phát triển nguồn nguyên
thuộc vào nhập khẩu, từ đó cải thiện chất lượng và giảm chi phí. Thứ hai, chuyển hướng sang chế biến giá trị cao. Ngành thủy sản không thể tiếp tục phụ thuộc vào chế biến thô và xuất khẩu như trước đây. Điều này là điểm mà chúng ta cần khai thác triệt để. Ví dụ như ngành tôm, Ecuador từng không nổi bật, nhưng giờ đây đã vươn lên dẫn đầu nhờ tập trung vào xuất khẩu tôm đông lạnh nguyên con. Trong khi Việt Nam có lợi thế trong sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng từ tôm và chúng ta cần giữ vững thế mạnh này để tiếp tục phát triển.
Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm là yếu tố then chốt. Để đảm bảo chất lượng ổn định, Việt Nam cần phát triển các mô hình canh tác bền vững và hạn chế sử dụng hóa chất vô cơ, vì xu hướng thị trường quốc tế ngày càng đòi hỏi sản phẩm sạch và an toàn.
Cuối cùng, các doanh nghiệp trong nước cần tăng cường liên kết chuỗi từ đầu vào đến đầu ra. Việc ưu tiên sử dụng nguyên liệu nội địa sẽ giúp giảm thiểu chi phí và tăng tỷ lệ nội địa hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh. Thay đổi tư duy về việc sử dụng hóa chất trong sản xuất cũng rất quan trọng, bởi dù nhiều loại hóa chất mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng có thể gây hại lâu dài cho môi trường. Khi chúng ta thay đổi được tư duy này, nhiều vấn đề sẽ được giải quyết.
Trân trọng cảm ơn bà!
Chúng tôi luôn có giải pháp!
Trong bối cảnh ngành nuôi tôm
Việt Nam đang đối mặt với nhiều
khó khăn, giá tôm nguyên liệu
chịu sự cạnh tranh của thế giới.
Nuôi tôm theo phương pháp
truyền thống không còn hiệu quả, chi phí tăng cao, nuôi tôm về đích an toàn vẫn chưa thể nắm chắc
khả năng có lợi nhuận.
Trong giai đoạn khó khăn này, Công ty TNHH Uni-President Việt Nam đã đưa ra slogan làm việc mới “UniPresident - Luôn đồng hành và hỗ trợ quý khách!”. Với kim chỉ nam này, công ty không ngừng cải tiến kỹ thuật, nghiên cứu mô hình nuôi hiệu quả, đào tạo ưu hóa trình độ của đội ngũ nhân viên, luôn đồng hành và giúp đỡ bà con nông dân vượt khó!
Trong 3 năm từ 2022 đến 2024, chúng tôi đã nghiên cứu và cung cấp những giải pháp kỹ thuật cho đa dạng các đối tượng khách
hàng nuôi tôm trên cả nước: - Mô hình nuôi tôm 3 Tốt ao bạt - Mô hình nuôi tôm 3 Tốt ao đất hiện đại (dành cho khu vực có nguồn nước chủ động)
- Và mới đây nhất, đó là Mô hình nuôi tôm 3 Tốt ao đất mật độ thấp (dành cho khu vực có nguồn nước hạn chế)
Trong đó, Sổ tay Mô hình nuôi tôm 3 Tốt ao bạt đã nhận được Giấy chứng nhận đăng ký
Quyền tác giả - được cấp bởi Cục bản quyền tác giả - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Hàng ngàn lời giới thiệu cũng không đủ uy tín bằng sự tin tưởng và khẳng định của các khách hàng Mô hình 3 Tốt trên toàn quốc. Trong 3 năm qua, Công ty đã và đang tiến hành hỗ trợ tổng cộng 1.556 ao mô hình thí điểm Mô hình 3 Tốt bao gồm mô hình ao bạt và ao đất hiện đại, ao đất mật độ thấp. Một con số khổng lồ minh chứng cho sự cố gắng không ngừng nghỉ của công ty trong việc
nhân rộng mô hình, đưa khoa học kỹ thuật tiên tiến đến với người nuôi tôm.
Theo kết quả thống kê được, trong 1.556 ao thí điểm đã và đang tiến hành, có 1.375 ao đã thu hoạch, tỷ lệ thành công thu hoạch có lợi nhuận chiếm 1.112 ao, tương đương 81%.
Và chưa kể đến, đó là số lượng ao khách hàng đã tự học hỏi kỹ thuật, tự lan tỏa nuôi tôm theo Mô hình 3 Tốt trên toàn quốc đã lên đến con số vài nghìn ao.
Trong năm 2024, Uni-President còn để lại một dấu ấn rõ nét trong lĩnh vực kỹ thuật nuôi tôm trên thị trường Việt Nam, đó chính là cung cấp rộng rãi Thiết bị hút xác tôm tự động CDSS với các ưu điểm lớn:
1. Loại bỏ F0 - Ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh
2. Kịp thời xả thải - Kiểm soát chất lượng
nước
3. Tiết kiệm chi phí - Nuôi tôm dễ dàng
Cho đến hiện nay, hơn 400 bộ thiết bị hút xác tôm tự động CDSS đã được lắp đặt trên cả nước, đã đem lại giá trị rõ rệt cho các khách hàng sử dụng, cùng điểm qua một trong số rất nhiều những phản hồi khách hàng về thiết bị này.
Khách hàng anh Hoàng, tỉnh Bình Định, tình hình nuôi của anh trong thời gian gần đây vô cùng khó khăn, liên tiếp 2 - 3 vụ tôm đều bị nhiễm bệnh thu hoạch thua lỗ hoặc lợi nhuận không cao. Vụ hè năm 2024, anh đã áp dụng nuôi tôm theo Mô hình 3 Tốt và đặc biệt kết hợp sử dụng Thiết bị hút xác tôm tự động CDSS của công ty Uni-President, và đã về đích thành công với mức lợi nhuận đáng mơ ước. Anh cho biết: “Thiết bị hút xác tôm CDSS rất là tiện lợi cho cả người công nhân ở ao và cả người chủ farm, thiết bị có thể liên tục hút phân tôm xác tôm lên, hạn chế bùng phát khí độc và sinh dịch bệnh. Thứ hai là, nếu có tôm chết, thì thiết bị sẽ kịp thời hút lên tránh để lâu xác tôm chuyển sang màu đỏ dễ sản sinh độc tố!”.
Sau vụ nuôi thành công với CDSS, anh đã tiếp tục đầu tư thêm 1 bộ thiết bị cho ao nuôi bên cạnh. Ngoài ra, các khách hàng xung quanh cũng nhận thấy được lợi ích của thiết bị, đã có 2 khách hàng cũng trang bị Thiết bị hút xác tôm tự động CDSS cho ao tôm của mình.
Ngoài ra, khách hàng anh Nguyễn Công Bình - tỉnh Quảng Ninh, anh Nguyễn Thái
Bình (đại lý Bình An) - tỉnh Bến Tre cũng là một trong số nhiều điển hình đã thành công cùng mô hình 3 Tốt + Thiết bị CDSS. Sự lan tỏa mạnh mẽ của Mô hình nuôi tôm
3 Tốt và Thiết bị hút xác tôm tự động CDSS đã cho thấy hướng đi đúng đắn của các cấp lãnh đạo Uni-President Việt Nam. Chúng tôi tin rằng, bằng việc ứng dụng những giải pháp kỹ thuật tiên tiến, cùng với sự tích cực hỗ trợ của đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, sẽ đưa ngành nuôi tôm Việt Nam vượt qua được giai đoạn khó khăn, và tiến xa hơn nữa trên thị trường tôm quốc tế!
Bất ổn và cơ hội trên thị trường cá tra
và rô phi tại Hoa Kỳ
Mức thuế 10 - 20% của Hoa Kỳ khó làm giảm khả năng cạnh tranh của Việt Nam, nhưng mức thuế 60% đối với Trung Quốc có thể mang lại lợi thế cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Áp lực tăng giá cuối năm
Giá bán buôn tại Hoa Kỳ đối với
hai loại cá thịt trắng nhập khẩu
giá rẻ gồm rô phi và cá tra vẫn
tương đổi ổn định, nhưng cũng
đang đối mặt sức ép lớn do nguồn cung bị thắt chặt. Hiện, rô phi và
cá tra vẫn đang chiếm ưu thế trên
thị trường thủy sản Hoa Kỳ.
Trên phân khúc fillet đông lạnh, cả rô phi và cá tra đều gặp khó
khăn do gián đoạn sản xuất tại
Trung Quốc và Việt Nam đã tác
động đến chuỗi cung ứng. Hoạt động sản xuất tại Hải Nam, một trong những vựa rô phi lớn nhất
Trung Quốc, vẫn chưa thể phục hồi sau cơn bão Yagi vào tháng 9 vừa qua. Tình hình mất điện kéo
Ảnh: Vũ Sinh
dài tại khu vực này do ảnh hưởng mưa bão làm nhiều trang trại phải hoạt động gián đoạn khiến tình trạng thiếu hụt nguồn cung cá nguyên liệu và cá giống trầm trọng hơn.
Tính đến tuần 45, giá bán buôn fillet cá rô phi đông lạnh đóng gói chân không tại thị trường Hoa Kỳ dao động 3 USD/pound với kích thước 3 - 5 ounce; 3,10 USD/ pound với kích thước 5 - 7 ounce, và 3,15 USD/pound với kích thước 7 - 9 ounce. Riêng các sản phẩm fillet rô phi không hóa chất có mức giá cao hơn 0,2 USD. Theo nhiều chuyên gia, nhu cầu tiêu thụ rô phi toàn cầu vẫn đang tăng mạnh, khiến áp lực tăng giá dự sẽ
tiếp tục, đặc biệt đối với các sản phẩm fillet kích thước lớn. Mặc dù nguồn cung rô phi tại
Quảng Đông đã ổn định trở lại, song không đủ bình ổn thị trường toàn cầu. Tình trạng biến động giá rô phi nguyên liệu thu mua
tại ao ở tỉnh Quảng Đông bắt đầu giảm dần vào tuần 45. Nhờ đó, giá rô phi fillet đông lạnh bán buôn tại thị trường Hoa Kỳ cũng ổn định hơn. Đây là dấu hiệu cho thấy sự phục hồi linh hoạt của thị trường rô phi bất chấp những thách thức về nguồn cung vẫn đang tiếp diễn. Đặc biệt, giá cá rô phi xuất khẩu tính theo đồng
USD tại thị trường Hoa Kỳ lại tăng nhẹ sau ba tuần giảm liên tiếp.
Sự chênh lệch giữa giá rô phi tính theo đồng nhân dân tệ và
đồng USD cho thấy sự biến động
tỷ giá và ảnh hưởng của nó đến các động lực thị trường, từ đó tác động đến giá và hành vi của nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Nguồn cung hạn chế
Tại Hải Nam, nhiều hộ nuôi đã cắt giảm diện tích sản xuất do thua lỗ kéo dài. Diễn biến khan hiếm nguồn cung rô phi được cho là sẽ kéo dài đến nửa đầu năm 2025.
Sản xuất cá tra đang đối mặt với những khó khăn tương tự. Thời tiết xấu tại Việt Nam gây thiệt hại lớn đến nguồn cung cá giống, từ đóp bóp nghẹt nguồn cung cá tra thương phẩm, đặc biệt là các mặt hàng fillet cá tra cỡ lớn. Mặc dù vậy, giá bán buôn cá tra fillet
đông lạnh tại thị trường Hoa Kỳ vẫn giữ mức 2 USD/pound đối với tất cả các kích cỡ. Tuy nhiên, giá cá tra được dự báo tăng trong tháng cuối năm do áp lực chi phí vận chuyển và giá cá nguyên liệu cao hơn bởi chi phí đầu vào tăng.
Một số hãng tàu cho biết chi phí vận chuyển các tuyến Âu Hoa
Kỳ tiếp tục tăng do mùa cao điểm mua sắm cuối năm kéo theo
lượng hàng hóa tăng vọt xuyên
suốt chuỗi cung ứng. Trong khi đó, giá cá tra nguyên liệu thu mua
tại ao ở Việt Nam đang tăng do chi phí đầu vào như thức ăn và năng lượng ngày càng đắt. Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Trung
Quốc gặp nhiều thách thức hơn
khi chịu áp lực cạnh tranh từ cá
minh thái Nga và sự chuyển dịch
cơ cấu sản phẩm cá tra fillet sang cá tra nguyên con có giá trị gia
tăng thấp làm giảm giá trị thương
mại của ngành.
Theo Undercurrentnews, tháng 1/2024 là thời điểm duy nhất
trong năm ghi nhận lượng rô phi
đông lạnh nhập khẩu vào Hoa Kỳ
vượt cá tra, trong khi trước đó mặt hàng cá rô phi luôn chiếm ưu thế.
Tính 9 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ nhập khẩu 148,7 triệu pound rô phi, trong khi lượng nhập khẩu cá tra lên đến 193,1 triệu pound.
Sự yếu thế của cá rô phi trên thị
trường Hoa Kỳ chủ yếu do nguồn
cung từ Trung Quốc, đặc biệt là ở
Hải Nam, liên tục bị thắt chặt.
Cơ hội cho cá tra Việt Nam
Ngoài sự bất ổn thị trường do căng thẳng nguồn cung, kết quả bầu cử tổng thống Hoa Kỳ
cũng tác động không nhỏ đến thị
trường cá thịt trắng nhập khẩu.
Theo Bloomberg, các mức thuế và cải cách chính sách dưới thời
ông Trump có thể làm thay đổi
mạnh mẽ các động lực thương
mại. Nhiều chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu thủy sản hay người nuôi cá
sẽ phải đối mặt rủi ro như chi phí
nhập khẩu tăng và áp lực cạnh tranh đối với nguồn cung thủy
sản toàn cầu.
Ngành thủy sản thế giới vẫn
đang trong trạng thái chờ đợi
sự rõ ràng về chính sách thuế
quan và thương mại của Hoa Kỳ.
Trong khi đó, các trang trại nuôi
thủy sản tại Hoa Kỳ vẫn tin rằng, dù được chính quyền Trump bảo
hộ, nhưng họ khó có
khả năng mở rộng sản xuất bền vững và hợp lý
để thay thế sản phẩm
nhập khẩu. Thị trường
cá thịt trắng tại Hoa Kỳ hiện vẫn ổn định, nhưng
căng thẳng cùng với bất
ổn nguồn cung, giá cả và chính sách thương mại vẫn còn tồn tại.
Bloomberg nhận định
ngành cá tra Việt Nam sẽ
tiếp tục duy trì triển vọng trong năm 2025 nhờ sự gia tăng sản lượng xuất
khẩu sang Hoa Kỳ trong khi giá
bán bình quân chỉ cải thiện nhẹ do gặp nhiều thách thức hơn tại
Trung Quốc. Trong phân khúc cá thịt trắng fillet nhập khẩu vào Hoa
Kỳ, cá tra thể hiện tiềm năng tăng
trưởng vượt trội với lượng hàng
vào Hoa Kỳ tăng gần 40% trong
9 tháng đầu năm, vượt qua cá rô phi, minh thái và cá tuyết cod. Tại Hoa Kỳ, lệnh cấm nhập khẩu thủy sản có nguồn gốc từ Nga, cộng với sự khan hiếm nguồn cung rô phi Trung Quốc tạo cơ hội cho cá tra Việt Nam trở thành sản phẩm thay thế tiềm năng với lượng xuất khẩu sang Hoa Kỳ được cải thiện trong năm tới.
Từ năm 2019 - 2023, Hoa Kỳ đang là một trong những nước nhập khẩu cá tra nhiều nhất từ Việt Nam. Năm 2022 và 2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam lần lượt đạt hơn 2,4 tỷ USD và hơn 1,8 tỷ USD. Trong đó, giá trị xuất khẩu sang Hoa Kỳ lần lượt đạt 527 triệu USD, chiếm 22% tỷ trọng và 271 triệu USD, chiếm 15% tỷ trọng. Tuy nhiên, rủi ro chính sách thuế sẽ xuất hiện khi ông Trump tái đắc cử tổng thống Hoa Kỳ. Hầu hết hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ, gồm cả cá tra Việt Nam có nguy cơ bị áp thuế cao hơn. Tuy nhiên, mức thuế 10 - 20% khó làm giảm khả năng cạnh tranh của Việt Nam, nhưng mức thuế 60% đối với Trung Quốc có thể mang lại lợi thế cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh thị phần giữa cá tra Việt Nam với rô phi Trung Quốc.
Tuấn Minh
Nhật Bản
Giá trứng cá hồi Hokkaido tăng kỷ lục
Sản lượng khai thác cá hồi Hokkaido ước đạt mức thấp kỷ lục 40.000 tấn, khiến giá trứng cá có nguy cơ tăng vọt. Theo Minato Shimbun, giá bán buôn trứng cá hồi ngâm tương dao động 11.000 - 13.000 yên/kg (72,06 - 85,17 USD/kg), tăng 60 -70% so cùng kỳ. Trứng cá hồi muối có giá 13.000 - 14.000 yên/kg (85,17 - 91,72 USD/kg), tăng 40 - 50% so cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng khai thác cá hồi Hokkaido giai đoạn 2019 - 2020 đạt dưới 50.000 tấn, trong khi giá trứng cá hồi Hokkaido ngâm tương tăng từ 9.000 yên/kg lên 10.000 yên/kg (58,96 - 65,5 USD/ kg). Lượng trứng cá hồi nhập khẩu vào Nhật Bản trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt 52 tấn, tăng 17 lần so với mức 3 tấn của năm ngoái và đạt trị giá 173 triệu yên (1,13 triệu USD), gấp 10 lần cùng kỳ. Nhập khẩu trứng cá hồi đông lạnh, nguyên liệu chính để chế biến trứng cá ngâm tương, đạt 4.884 tấn, tương ứng 11.722 triệu yên (77,11 triệu USD), tăng 2% khối lượng và 14,5% giá trị.
Canada
Giá tôm hùm sắp hạ nhiệt
Giá tôm hùm tại các cảng ở Canada vẫn đang duy trì mức cao nhưng sẽ hạ nhiệt khi nhiều tàu đang bước vào vụ khai thác lớn nhất trong năm ở tây nam Nova Scotia. Tuần trước, giá tôm hùm Bắc Mỹ ổn định ở mức 12 CAD/pound (8,85 USD). Mức giá này dự báo sẽ giảm khi các
ngư trường LFAs 33 và LFAs 34 chính thức khởi động vụ mới. Theo số
liệu của Hiệp hội tôm hùm Canada (LCC), năm ngoái, hai khu vực này đạt sản lượng lần lượt 7.133 tấn và 14.270 tấn, chiếm 22% tổng sản lượng 95.253 tấn tôm hùm của cả nước. Ông Stewart Lamont, Giám đốc điều hành Tangier Lobster - nhà xuất khẩu tôm hùm lớn có trụ sở tại Nova Scotia cho biết, giá tôm hùm tại tàu sẽ giảm bởi tồn kho tăng cao khi vụ đánh bắt lớn nhất trong năm bắt đầu. Ông Lamont dẫn chứng, cuối tháng 3/2024, trước khi vụ xuân bắt đầu, giá tôm hùm tại tàu ở Nova Scotia và đảo Price Edward lên tới 20.000 CAD/pound, sau đó giảm xuống 8 CAD/pound khi nguồn cung tăng dần, và chạm đáy 6,50 CAD/pound vào cuối mùa hè. Giá tôm hùm sống xuất khẩu cũng chững trong tuần 47 ở mức trung bình 13,54 USD/pound.
Brazil
Dư thừa nguồn cung, giá rô phi lao dốc
Theo Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Ứng dụng (CEPEA), giá cá rô phi nuôi của Brazil tiếp tục giảm trên hầu hết các thị trường và quay lại mức thấp kỷ lục vào cuối năm 2022. CEPEA lý giải, nguyên nhân chính do dư cung và nhu cầu tiêu thụ nội địa suy yếu. Hiện, rô phi nuôi đang tràn ngập thị trường nội địa nên giá cá rất thấp. Dữ liệu của CEPEA cho thấy, giá cá rô phi tại Grandes Lagos rớt mạnh từ tháng 10/2024, còn 7,56 BRL/kg (1,33 USD). Tình hình tương tự tại West Parana và Morada Nova khi giá rô phi hạ xuống 7,92 BRL/kg và 7,85 BRL/kg. Chỉ có khu vực North Parana vẫn giữ giá cá ổn định ở mức 8,9 BRL/kg. Trong tuần 46 (11-17/11), giá rô phi tại West Parana, Moarada Nova và Grandes Lagos lần lượt giảm xuống 7,67 BRL/kg; 7,66 BRL/kg và 7,19 BRL/kg. Chỉ có giá cá tại North Parana tăng nhẹ lên 8,97 BRL/kg. Tuy nhiên, xuất khẩu rô phi của Brazil tăng 8,1% trong tháng 9, đạt 1.700 tấn, gấp đôi cùng kỳ năm ngoái.
bột cá giảm, thị trường sôi động
Các giao dịch trên thị trường bột cá Peru, chủ yếu với đối tác Trung Quốc, tăng mạnh ngay trong tuần đầu tiên của vụ khai thác thứ hai. Theo MSICeres, hãng kinh doanh bột cá ở Lima, gần 360.000 tấn bột cá đã được giao dịch từ đầu tháng 11 đến nay, chiếm 62% sản lượng dự kiến. Ông James Frank, Giám đốc MSICeres cho biết, thị trường bột cá cuối năm tiếp tục sôi động, với giá 1.500 USD/tấn CFR cho những lô hàng xuất sang Trung Quốc, Đông Nam Á, Đức và Ecuador, đã giảm so với mức 1.771 USD/tấn tại Thượng Hải, Trung Quốc vào cùng kỳ năm ngoái. Theo đồng tệ, giá bột cá chất lượng cao của Peru xuất khẩu sang Trung Quốc dao động 12.600 – 13.000 CNY/ tấn, giảm mạnh từ mức 17.550 CNY/tấn của cùng kỳ năm ngoái. Giá dầu cá cũng giảm mạnh còn 2.750 USD/tấn trong tháng 10, thấp hơn so với mức 3.230 USD/tấn trong tháng 9 và 4.240 USD/tấn của tháng 10/2023. Nhu cầu tiêu thụ bột cá tại Trung quốc vẫn tăng mạnh, đạt 230.700 tấn, trị giá 373 triệu USD trong tháng 9. Lũy kế 9 tháng đầu năm, Trung Quốc nhập khẩu 742.914 tấn bột cá Peru, trị giá 1,295 tỷ USD.
Ecuador, Thái Lan
Dự báo giá cá ngừ vằn tiếp tục tăng
Giá cá ngừ vằn vẫn ổn định ở Bangkok, Thái Lan, và TP Manta (Ecuador), nhưng nhiều dự báo cho rằng giá sẽ bật tăng trong tháng cuối năm. Tại Bangkok, giá cá ngừ vằn giữ mức 1.500 USD/tấn. Các nguồn tin trong ngành cho rằng, giá cá tiếp tục tăng khi nhu cầu vẫn mạnh và sản lượng đánh bắt giảm nhẹ ở các ngư trường trọng điểm. Trong khi đó, giá cá ngừ vằn tại tàu của Ecuador ổn định ở mức 1.600 USD/tấn. Tuy nhiên, vài công ty xác nhận rằng phải trả thêm 50 USD/tấn mới có hàng. Tương tự, tại Peru, một số nhà máy phải chấp nhận mức giá 1.650 USD/tấn bởi nhu cầu thu mua tăng mạnh trong khi nguồn cung có hạn. Sản lượng cá ngừ khu vực đông Thái Bình Dương giảm nhẹ do quy định đóng cửa vụ khai thác 72 ngày bắt đầu từ 9/11. Ngoài ra, một số chuỗi siêu thị, đặc biệt ở khu vực Trung Âu, đã ký kết các hợp đồng cung cấp mới, làm gia tăng nhu cầu. Nhiều nguồn tin dự báo, giá cá ngừ tại Manta sẽ tăng lên 1.700 USD/tấn. Tại ngư trường phía tây Thái Bình Dương, sản lượng khai thác cá ngừ của các tàu châu Á đạt trung bình 200-250 tấn/tuần. Giá cá ngừ nguyên liệu ở Philippines đã tăng lên 1.670 USD/tấn, nhưng vẫn giữ mức 1.400 USD/tấn tại Papua New Guinea.
Hoa Kỳ Giá bán buôn mặt hàng tôm có thể tăng cao
Theo dữ liệu sơ bộ từ Cơ quan NTTS quốc gia (CNA), Ecuador đã xuất khẩu 73.711 tấn tôm trong tháng 10/2024, thấp hơn tháng trước đó gần 23% và giảm 26% so với cùng kỳ. Chính sự sụt giảm này sẽ đẩy giá bán buôn tôm tại Mỹ lên cao. Dữ liệu của CNA cho thấy, giá trị xuất khẩu tôm trong tháng 10 của Ecuador đạt 381,7 triệu USD, giảm 19% so với tháng 9 và 32% so cùng kỳ. Kết quả, giá tôm trung bình trong tháng 10 đạt 2,35 USD/pound, tăng gần 5% so với mức trung bình 2,24 USD/pound trong tháng 9. Giá cả, xét trên cơ sở tuyệt đối và tương đối, chỉ bằng 10% mức trung bình 2,58 USD/pound được ghi nhận vào tháng 10 năm 2023.
Tuấn Minh
Xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam tăng mạnh
Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam tiếp tục bứt phá trong tháng 9/2024, đạt mức tăng trưởng 54% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu nhóm sản phẩm này đã vượt 228 triệu USD, tăng 67%. Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada và Hàn Quốc là những thị trường nhập khẩu chính, chiếm hơn 96% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt, Trung Quốc nổi bật với nhu cầu cao đối với cua sống Việt Nam. Xuất khẩu sang thị trường này tăng ấn tượng, đạt mức tăng trưởng 784% so với cùng kỳ năm 2023. Dự kiến, trong những tháng cuối năm, xuất khẩu cua ghẹ sẽ duy trì đà tăng trưởng khi nhu cầu tăng cao trong mùa lễ hội sắp tới.
Bình Định Giá tôm tăng cao, người nuôi tôm phấn khởi
Những ngày qua, người nuôi tôm ở huyện Phù Mỹ, Bình Định, tập trung thu hoạch vụ tôm từ tháng 7 đến tháng 10. So với các năm trước và vụ đầu năm, bà con rất phấn khởi khi giá tôm tăng cao đáng kể. Ông Nguyễn Phúc Phụng, ở thôn An Mỹ, xã Mỹ Cát, cho biết mỗi năm ông thả nuôi ba vụ tôm. Vụ này, ông thả 10.000 con TTCT trong hai ao lót bạt, mỗi ao rộng 1.000 m². Sau 3,5 tháng chăm sóc, ông đã thu hoạch hơn 2 tấn tôm thương phẩm, cỡ 26 con/kg. Những năm trước, giá tôm chỉ dao động từ 190.000 - 200.000 đồng/kg, nhưng đợt này đã tăng lên 260.000 đồng/kg. Với giá bán này, ông Phụng thu lãi hơn 370 triệu đồng, mang lại một vụ mùa bội thu và đầy triển vọng.
Phú Yên
Mùa sứa đến sớm, mang lại thu nhập đáng kể cho người dân
Khác với các năm trước, sứa tại đầm Ô Loan thường chỉ xuất hiện từ sau Tết Nguyên đán và kéo dài đến tháng 6. Năm nay, sứa bất ngờ xuất hiện vào đầu tháng 10 âm lịch, mật độ dày đặc và trọng lượng lớn, trung bình 2 - 3 con/kg. Hiện có khoảng 60 ngư dân tại các xã An Cư, An Hiệp, An Ninh Đông và An Hòa Hải khai thác sứa mỗi đêm. Với giá bán dao động từ 12.000 - 15.000 đồng/kg, mỗi người thu nhập trung bình 170.000 đồng/đêm, mang lại nguồn thu nhập đáng kể trong mùa vụ bất ngờ này.
Tiền Giang
Giá cá tăng vọt, ngư dân nuôi cá lồng bè trúng to
Người nuôi cá bè trên sông ở Tiền Giang đang rất vui mừng khi giá cá tăng mạnh, đầu ra thuận lợi, mang lại lợi nhuận cao. Đặc biệt, giá cá điêu hồng nuôi lồng bè hiện dao động từ 50.000 - 52.000 đồng/ kg, tăng gần 20.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Với mức giá này, ngư dân lãi hơn 8.000 đồng/kg, đánh dấu mức giá cao nhất trong 3 năm qua. Ngoài cá điêu hồng, giá các loại cá nuôi lồng bè khác như cá trắm, ba sa, lăng hơ và cá chép cũng tăng, giúp mô hình nuôi cá bè tại Tiền Giang hồi phục sôi động sau thời gian dài trầm lắng. Với tín hiệu tích cực này, người nuôi cá bè tại Tiền Giang kỳ vọng vào một mùa vụ bội thu, giúp cải thiện đời sống và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
Đồng Tháp
Giá ếch thịt tăng
Hơn hai tháng qua, giá ếch thịt tại huyện Tháp Mười, Đồng Tháp, tăng mạnh, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi. Hiện ếch thịt loại 1 (3 - 6 con/kg) có giá từ 38.000 - 39.000 đồng/kg, tăng hơn 5.000 đồng/kg so với cách đây hai tháng. Nguyên nhân chính khiến giá ếch tăng là do nguồn cung giảm mạnh sau thời gian dài giá thấp, khiến nhiều hộ nuôi tạm dừng hoạt động. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ ếch thịt từ người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh lại đang tăng cao, tạo cơ hội cho người nuôi khôi phục sản xuất và đạt lợi nhuận tốt.
Kiên Giang
Giá tôm nguyên liệu tăng mạnh
Khoảng một tháng qua, giá tôm nguyên liệu đã tăng trở lại sau thời gian dài giảm giá. Giá tôm càng xanh tăng trung bình 50.000 - 70.000 đồng/kg, tùy kích cỡ. Cụ thể, loại 12 con/kg có giá 150.000 - 160.000 đồng/kg; loại 10 con/kg đạt 170.000 - 180.000 đồng/kg và loại 15 con/kg dao động từ 130.000 - 140.000 đồng/kg. TTCT cũng ghi nhận mức tăng nhẹ so với đầu tháng 11/2024, khoảng 4.000 - 5.000 đồng/kg. Giá TTCT loại 100 con/kg từ 95.000 - 102.000 đồng/kg; loại 50 con/kg đạt 150.000 đồng/kg; loại 30 con/kg lên tới 195.000 đồng/kg và loại 40 con/kg khoảng 160.000 đồng/ kg. Ngoài ra, giá tôm sú tăng mạnh khoảng 50.000 đồng/kg. Tôm sú loại 20 con/kg hiện được thu mua với giá 300.000 - 320.000 đồng/kg.
Trà Vinh
Thủy sản tăng giá mạnh cuối vụ nuôi
Những tuần đầu tháng 11/2024, giá các loại thủy sản tại Trà Vinh như tôm sú, TTCT, cua biển, nghêu và sò huyết tăng đáng kể, mang lại tin vui cho nông dân ven biển khi bước vào giai đoạn cuối vụ thu hoạch. Hiện tôm sú loại 20 con/kg đạt 210.000 đồng/kg; loại 30 con/kg dao động từ 145.000150.000 đồng/kg, tăng 10.000 - 20.000 đồng/kg so với tuần trước. TTCT loại 30 con/kg có giá 185.000 đồng/kg; loại 40 con/kg ở mức 160.000 đồng/kg. Nhuyễn thể như nghêu, vọp, và sò huyết cũng tăng 5.000 - 10.000 đồng/kg. Nghêu loại 50 con/kg giá 30.000 đồng/kg, trong khi sò huyết loại 80 - 100 con/kg đạt 110.000 đồng/kg. Đặc biệt, cua biển loại 1 (1 - 2 con/kg) tăng mạnh, đạt 450.000 đồng/kg, cao hơn 50.000 đồng/kg so với tuần trước.
Cà Mau
Tôm càng xanh được giá
Hiện nay, nông dân huyện U Minh đang thu hoạch tôm càng xanh nuôi xen canh trong ruộng lúa. Dù gặp khó khăn đầu vụ do nắng nóng kéo dài, nhưng nhờ chủ động cải tạo đất và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tôm phát triển tốt, đạt năng suất khá. Đặc biệt, giá tôm năm nay tăng cao, mang lại niềm vui lớn cho người dân. So với năm trước, giá tôm tăng trung bình 40.000 - 50.000 đồng/kg. Theo một thương lái địa phương, năm ngoái, tôm loại 1 chỉ 110.000 đồng/kg, mua xô 85.000 - 90.000 đồng/kg. Năm nay, tôm loại 1 dao động từ 138.000 - 140.000 đồng/kg, còn mua xô đạt 125.000 - 130.000 đồng/ kg, mức giá cao nhất từ trước đến nay.
Lan Khuê
Cơ hội và thách thức
từ thị trường Halal
Với quy mô năm 2022 đạt trên
2.354 tỷ USD và dự báo đến
năm 2029 có thể đạt 4.987
tỷ USD, cho thấy cơ hội từ thị trường thực phẩm Halal là rất
lớn cả về giá trị và sự đa dạng
về chủng loại sản phẩm.
Tuy nhiên, để xâm nhập và có được vị thế vững chắc ở thị trường này, doanh nghiệp cần vượt qua không ít thách thức đến từ: Xuất xứ nguồn gốc, chất lượng… đặc biệt là tiêu chuẩn Halal vốn vẫn còn khá xa lạ đối với nhiều doanh nghiệp trong nước.
Tiềm năng và cơ hội lớn Thị trường Halal được đánh giá là rất tiềm năng nhờ có quy mô dân số và mức thu nhập bình quân đầu người cao, nhất là các quốc gia đạo Hồi khu vực Trung Đông. Theo ước tính, chỉ riêng lĩnh vực thực phẩm, năm 2022, quy mô thị trường này đã lên đến 2.354 tỷ USD và dự báo đến năm 2029 lên đến 4.987 tỷ USD. Không nói đâu xa, ngay khu vực khối ASEAN, các quốc gia, như: Indonesia, Malaysia, Brunei… với dân số theo đạo Hồi chiếm tỷ lệ lớn cùng mức thu nhập bình quân đầu người cao, từ lâu đã trở thành một trong những thị
trường Halal lớn của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Theo các chuyên gia về thị trường, Việt Nam có nhiều cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu cho thị trường Halal nhờ có nguồn nguyên liệu dồi dào như gạo, cà phê, trà, hải sản, gia vị, đậu, rau và trái cây... Một lợi thế nữa là 62% dân số theo đạo Hồi sống ở các quốc gia châu Á, nên đây cũng là thị trường gần, chi phí vận chuyển thấp. Dù chưa xâm nhập thị trường Halal, nhưng ông Hồ Quốc Lực – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta vẫn đánh giá cao tiềm năng cũng như cơ hội của doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam ở thị trường này. Còn theo anh Võ Điền Trung Dũng – Giám đốc Công ty TNHH Đại Ngư Nghiệp, các quốc gia đạo Hồi khu vực Trung Đông luôn được xác định là thị trường tiềm năng của mặt hàng cá chẽm. Anh Dũng chia sẻ: “Thật ra, mặt hàng cá chẽm cũng đã được xuất sang một số nước khu
vực Trung Đông và Malaysia ở Đông Nam Á. Thị trường Halal rất tiềm năng đối với con cá chẽm nên nếu làm tốt công tác thị trường, tôi tin nghề nuôi cá chẽm sẽ phát triển một cách mạnh mẽ”.
Theo báo cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), chỉ tính riêng mặt hàng tôm thị trường Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE), mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này khoảng trên dưới 20 triệu USD, chiếm tỷ trọng khoảng 0,5% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam. Riêng 9 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 7,4 triệu USD, chiếm tỷ trọng 0,3% và tăng trưởng 34% so với cùng kỳ năm 2023. Sản phẩm tôm xuất khẩu chính sang thị trường này gồm: tôm sú tươi đông lạnh, tôm chân trắng PDTO hấp đông lạnh, tôm EZP tươi đông lạnh, tôm sú nguyên con đông lạnh, tôm chân trắng hấp
đông lạnh, tôm PD tươi đông lạnh, tôm chân trắng tẩm bột đông lạnh, tôm chân trắng tươi
đông lạnh, tôm chân trắng Nobashi tươi đông lạnh… Các doanh nghiệp xuất khẩu nhiều
tôm sang UAE gồm Công ty Cổ phần Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau, Công ty TNHH
Thủy sản Nam Kinh, Công ty Cổ phần Tập Đoàn Thủy Sản Minh Phú, Công ty Cổ phần Thủy Sản Minh Phú - Hậu Giang…
Thách thức từ thị trường Halal Cũng như bao thị trường khác, để xâm nhập thị trường tiềm năng, các doanh nghiệp đều phải chấp nhận quy luật cạnh tranh từ các quốc gia xuất khẩu khác. Đối với mặt hàng tôm, đối thủ chính của con tôm Việt Nam từ lâu đã được xác định là Ấn Độ. Đây là điều dễ hiểu, bởi bên cạnh lợi thế tôm giá rẻ, Ấn Độ còn có lợi thế rất lớn về thuế quan và đặc biệt là niềm tin vào tiêu chuẩn chất lượng Halal do Ấn Độ cũng là một quốc gia có tỷ lệ dân số theo đạo Hồi cao. Gần đây, Trung Quốc, Indonesia, và cả Ecuador cũng bắt đầu xâm nhập thị trường này. Đơn cử như tại thị trường UAE, tôm Ấn Độ chiếm gần 60%-70% thị phần, Ecuador mới thâm nhập thị trường vài năm gần đây nhưng cũng đã có 15% thị phần, trong khi thị phần tôm Việt Nam chỉ mới chiếm khoảng 5%-7% thị phần.
Một thách thức nữa từ thị trường Halal là các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường này phải đạt được chứng nhận Halal. Đây là tiêu chuẩn tuy không quá khắt khe như các tiêu
ST
như các tiêu chuẩn khác, nhưng cái khó là quy trình chứng nhận phức tạp và chưa tương đồng với các tiêu chuẩn quốc tế khác. Mặt khác, mỗi quốc gia đạo Hồi khác nhau thường đòi hỏi tiêu chuẩn Halal khác nhau. Halal trong tiếng Ả Rập có nghĩa là “được phép” hay “hợp pháp” và được dùng để chỉ các quy chuẩn tôn giáo theo chuẩn mực, giá trị của người Hồi giáo theo kinh Koran và Luật Sharia. Đây cũng là lý do đến nay vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp Việt Nam biết đến thị trường này. Ngoài ra, muốn xâm nhập thị trường Halal, doanh nghiệp cần đầu tư dây chuyền sản xuất, thiết bị chuyên dụng và nguồn nguyên liệu an toàn cho các khâu của chuỗi cung ứng toàn cầu của Halal, tuân theo các tiêu chuẩn Halal, bởi chứng nhận Halal cũng được xem như tấm hộ chiếu để doanh nghiệp đến với thị trường Halal.
Để tận dụng tốt tiềm năng, lợi thế
Thị trường Halal là thị trường lớn, trọng tâm của Việt Nam và Chính phủ đang mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ phát triển thị trường này.
Qua 2 năm triển khai đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành
Halal Việt Nam đến năm 2030”, chúng ta đã huy động được các nguồn lực để phát triển ngành Halal một cách bài bản, khá toàn diện. Theo đó, Bộ Ngoại giao luôn quan tâm đưa các nội dung hợp tác về Halal vào trong các trao đổi, tiếp xúc đặc biệt ở cấp cao. Thúc đẩy đàm phán và ký kết một số thỏa thuận song phương về hợp tác liên quan đến Halal với các đối tác Hồi giáo và phi Hồi giáo. Ðồng thời, tăng cường xúc tiến, quảng bá sản phẩm Halal, hỗ trợ doanh nghiệp, địa phương Việt Nam kết nối với các đối tác trên thị trường
Thị trường Halal được đánh giá là rất tiềm năng nhờ có quy mô dân số và mức thu nhập bình quân đầu người cao. Theo ước tính, chỉ riêng lĩnh vực thực phẩm, năm 2022, quy mô thị trường này đã lên đến 2.354 tỷ USD và dự báo đến năm 2029 lên đến 4.987 tỷ USD.
Halal toàn cầu. Mới đây, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Việt Nam - UAE (CEPA) đã chính thức được ký kết. Để tận dụng tốt cơ hội, doanh nghiệp cần chủ động trang bị thông tin, tìm hiểu về quy trình chứng nhận Halal, đầu tư vào các dây chuyền sản xuất, thiết bị chuyên dụng, nguồn nguyên vật liệu an toàn trong các khâu của chuỗi cung ứng toàn cầu của Halal, tuân theo và đạt chứng nhận tiêu chuẩn Halal. Các doanh nghiệp cũng cần thay đổi phương thức quản lý, giảm thiểu các chi phí trung gian, nhằm giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam. Việc tiếp cận thông tin, hiểu sâu hơn về văn hóa của các nước Hồi giáo, hiểu sâu sắc các vấn đề về văn hóa, lối sống, tâm linh của người Hồi giáo, hiểu quy chuẩn Halal là gì và làm thế nào để tiếp cận, đưa được sản phẩm xuất khẩu phù hợp với thị trường khó tính nhưng cũng rất giàu có này cũng là một vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm. Khai thác, xâm nhập thị trường mới, khó tính bao giờ cũng hết sức khó khăn, nhưng theo ông Hồ Quốc Lực, với việc đã và đang thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới với các thị trường khó tính, như: Mỹ, EU, Nhật Bản… doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có đủ khả năng thực hiện đạt chứng nhận Halal để tiếp cận thành công thị trường Halal. Xuân Trường
PEPTITOM
Giải pháp
protein tôm
tiên tiến
Aquaproducts ra mắt
PEPTITOM - Bột protein
Tôm thủy phân - giải pháp dinh dưỡng động vật, góp phần vào sự phát triển bền vững các thành phần thức ăn protein thay thế.
Aquaproducts (http:// aquaproducts.org), là
chuyên gia trong lĩnh
vực các thành phần chiết xuất
từ biển, công ty đã từng bước
khẳng định vị thế của mình như
một nhà đổi mới quan trọng trong
chế biến phụ phẩm thủy sản bền
vững thông qua quan hệ đối tác
chiến lược với các nhà lãnh đạo
trong ngành công nghiệp toàn
cầu Norway’s Scanbio SAS, Indonesia’s Maqpro Biotech. Aquaproducts sử dụng kinh nghiệm có được từ nhiều thập kỷ để tạo ra một chuỗi cung ứng
thủy phân
mạnh mẽ cho các sản phẩm protein biển chức năng.
Năm 2022, công ty thành lập một cơ sở mới để mở rộng phạm vi hoạt động: Marine Biotech Vietnam (MBV), thông qua sự hợp tác với Quỹ Đại Dương Bền vững Mirova (https://www. mirova.com/) chính thức hoạt động vào 11/6 tại Khu Công
Nghiệp Vĩnh Lộc 2, Long An. Nhà máy thuỷ phân tiên tiến, tập trung sản xuất bột protein thủy phân cho thị trường thức ăn chăn nuôi Châu Á và thị trường thức ăn thú cưng, củng cố vai trò
của Aquaproducts như là trung tâm của khu vực về các nguyên liệu từ biển chất lượng cao và bền vững.
Luôn theo đuổi sự đổi mới, Aquaproducts ra mắt PEPTITOM - bột protein tôm thuỷ phân sử dụng cho cả thức ăn chăn nuôi và thủy sản.
PEPTITOM tận dụng sản phẩm phụ của công nghiệp chế biến tôm, cung cấp một giải pháp thức ăn giàu dinh dưỡng, tiêu hoá tối ưu, tái khẳng định giá trị của tài nguyên biển trong ngành công nghiệp thức ăn.
Nhà máy Aquaproducts: Marine Biotech Việt Nam tại tỉnh Long An
Chức năng hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản
PEPTITOM sử dụng phù hợp cho các loài cá biển, đặc biệt cho giai đoạn ương giống và giai đoạn phát triển ban đầu. Ngoài việc cung cấp giá trị protein cơ bản, sản phẩm mang lại các lợi ích về chức năng nhờ vào các peptide hoạt tính sinh học và acid amin tự do giúp cải thiện lượng thức ăn, tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất, dẫn đến tăng trưởng hiệu quả trong giai đoạn đầu quan trọng.
Peptide hoạt tính sinh học trong PEPTITOM có chức năng chống ôxy hóa và kháng khuẩn mạnh, giảm căng thẳng ôxy hóa, ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn. Vai trò kép này giúp tăng cường sức khỏe, chống lại các
mầm bệnh… PEPTITOM là một thành phần có giá trị trong chế
độ ăn của cá.
Khả năng tiêu hóa cao của
PEPTITOM đảm bảo sử dụng
chất dinh dưỡng tối ưu, hỗ trợ
tăng trưởng nhanh hơn và sức
khỏe tổng thể tốt hơn. Nó giúp
động vật thủy sản đối phó với căng thẳng từ những thay đổi
môi trường hoặc chuyển đổi
thức ăn bằng cách duy trì lượng thức ăn phù hợp và tăng cường sức đề kháng với mầm bệnh.
Chất lượng cốt lõi
PEPTITOM thực hiện sứ mệnh lớn hơn của Aquaproducts là nâng giá trị của các phụ phẩm thủy hải sản bằng cách sử dụng các công nghệ thủy phân
tiên tiến. Bột thủy phân được sản xuất thông qua quá trình thủy phân enzyme có chọn lọc, được kiểm soát. Sản phẩm tạo ra có kiểm soát peptide chính xác và tiêu chuẩn hóa chất
lượng. Điều này trái ngược với các phương pháp thủy phân liên tục có thể mang lại kết quả kém đồng đều hơn.
Kiểm soát chặt chẽ độ tươi của nguyên liệu thô và chuỗi cung ứng cho phép giữ mức histamine và TVBN thấp (dưới 200 ppm), kéo dài thời hạn sử
dụng của sản phẩm. Tiếp tục đảm bảo chất lượng sản phẩm, PEPTITOM trải qua bước thanh trùng tuân thủ các tiêu chuẩn
HACCP để đảm bảo an toàn thực phẩm và duy trì tiêu chuẩn cao về độ tươi.
Lợi thế về kinh tế và chức năng Cùng với cam kết của
Aquaproducts đối với nguồn
cung ứng khu vực, PEPTITOM
sản phẩm đáng tin cậy cho cả
thị trường địa phương và khu
vực, cho phép nông dân và nhà
sản xuất thức ăn chăn nuôi có
căn cứ vào khối lượng ổn định và
giá cả cạnh tranh, tạo điều kiện
lập kế hoạch và quản lý chi phí
tốt hơn.
Ngoài ra, Aquaproducts tối
ưu hóa quy trình sấy PEPTITOM
để nâng cao hiệu quả chi phí
trong khi vẫn duy trì chất lượng
sản phẩm cao. Bằng cách đồng
sấy khô bột thủy phân với chất mang, chi phí sản xuất giảm
đáng kể và giảm thiểu độ hút
ẩm, ngăn ngừa hiện tượng vón
cục. Lợi thế của sản phẩm đáng
chú ý so với thủy phân sấy phun
tinh khiết chi phí cao, đảm bảo
rằng PEPTITOM vẫn là một lựa
chọn hấp dẫn về mặt kinh tế mà
không làm giảm hiệu suất.
Tương lai của những
nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
chức năng
Aquaproducts tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc
định hình lại ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi với các sản phẩm như PEPTITOM. Khả năng đổi mới ở quy mô lớn của công ty, kết hợp với việc tập trung vào quan hệ các đối tác địa phương, ổn định chuỗi cung ứng, đảm bảo rằng công ty sẽ vẫn giữ vai trò chủ đạo trong thị trường thức ăn chăn nuôi và thức ăn thú cưng trong nhiều năm tới. Mọi thắc mắc có thể liên hệ tại: contact@ aquaproducts.org. PV
Kera-Stim®50, một sản phẩm hỗn hợp 17 axit amin
chức năng (FAAM) từ quá trình thủy phân keratin gia
cầm, đã cải thiện đáng kể tăng trưởng và sức khỏe
của cá vược châu Á tương tự trên cá rô phi sông Nile.
Axit amin chức năng tham gia và điều chỉnh trao đổi chất để cải
thiện tăng trưởng và sức khỏe
ở vật nuôi. Nhóm axit amin này gồm arginin, cystein, glutamine, glutamate, glycine, leucine, proline và tryptophan, bất kể chúng được xếp loại là cần thiết hoặc không cần thiết. Động vật có có nhu cầu với cả axit amin (AA) cần thiết và không cần thiết
để đạt tăng trưởng và sức khỏe tối ưu. Thực tế, nhu cầu về AA ở động vật thường bị đánh giá thấp trong một số điều kiện nhất định và tỷ lệ giữa các AA chưa được xem xét đúng mức.
Để nghiên cứu khái niệm axit amin chức năng và lợi ích của chúng trong dinh dưỡng thủy sản, công ty BCF Life Science đã hợp tác với Đại học Mahasarakham, Thái lan để thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động của axit amin chức năng đối với tăng trưởng và sức khỏe của cá vược châu Á ( Lates calcarifer).
Thử nghiệm
Hỗn hợp 17 axit amin chức năng (FAAM) được sử dụng trong nghiên cứu này được thu nhận từ quá trình thủy phân keratin gia
cầm, có tên thương mại KeraStim®50. Cá vược có nguồn gốc Chachoengsao, Thái Lan và được thích nghi trong hai tuần trước khi bắt đầu thử nghiệm.
Cá có trọng lượng 6,06±0,05 g, chia ngẫu nhiên vào 15 lồng nổi (2,0×1,5×1,5 m3) trong một bể xi măng lớn (7x10x1,5 m3) với mật
độ 30 cá/lồng.
Năm nghiệm thức gồm: Khẩu phần isonutrient (41% protein, 9% lipid), và bốn khẩu phần bổ sung các mức FAAM khác nhau: 0,25% (FAAM0.25); 0,50% (FAAM0.50); 0,75% (FAAM0.75) và 1,0% (FAAM1.0). Cá được cho ăn hai lần/ngày đến khi no. Thử nghiệm cho ăn kéo dài tám tuần.
Trong suốt quá trình thử nghiệm, các chỉ số chất lượng nước được được đảm bảo phù hợp (ôxy hòa tan 7,71±0,81 mg/L, nhiệt độ 26,2±0,7°C, pH 7,37±0,30, kiềm 215,33±0,03 mg/L, và nồng độ amoniac dưới 0,02 mg/L).
Đánh giá hiệu suất tăng trưởng qua các thông số tăng trọng (WG), tỷ lệ tăng trưởng riêng (SGR), tăng trọng trung bình hàng ngày (ADG), tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) và tỷ lệ hiệu quả protein (PER). Hiệu quả tiêu hóa được đánh giá dựa trên
hình thái ruột giữa và hoạt động enzyme tiêu hóa. Về sức khỏe, phản ứng miễn dịch bẩm sinh và
khả năng chống ôxy hóa được đo trong huyết thanh. Cuối cùng, sản lượng và thành phần fillet cũng được định lượng.
Kết quả
Hiệu suất tăng trưởng và chất
lượng thịt
Cá được cho ăn chế độ FAAM0.75 và FAAM1.0 đã cải thiện đáng kể (P < 0.05) hầu hết
các chỉ số tăng trưởng và sử
dụng thức ăn. Phân tích hồi quy
cho thấy tỷ lệ bổ sung lý tưởng là 0,876% để cải thiện tỷ lệ biến
đổi đổi thức ăn và 0,752% để
cải thiện tỷ lệ hiệu quả protein.
Các chỉ số tình trạng cơ thể
cũng được cải thiện khi bổ sung
FAAM, với năng suất thịt cao hơn và tăng hàm lượng protein và lipid trong thịt. Những đặc tính vật lý này cũng thể hiện qua màu sắc fillet với giá trị sáng (L*) tăng lên.
Hình thái đường ruột và hiệu quả tiêu hóa
Mô ruột giữa, bao gồm chiều cao, rộng, độ dày của nếp gấp niêm mạc và số lượng tế bào nhầy đều tăng ở cá được ăn bổ
sung FAAM, giúp các tế bào ruột phát triển tốt hơn niêm mạc biểu mô. Cùng đó, hoạt động enzyme tiêu hóa (amylase, protease, và lipase) cũng được cải thiện nhờ bổ sung ≥ FAAM0.50. Kháng ô xy hóa và đáp ứng miễn dịch bẩm sinh Các enzyme liên quan đến chống ôxy hóa và miễn dịch bẩm sinh tăng đáng kể ở cá được cho ăn FAAM0.75 và FAAM1.0, bao gồm lysozyme, myeloperoxidase, catalase và glutathione peroxidase.
Cá vược châu Á được bổ sung hỗn hợp axit amin chức năng đã cải thiện sự tăng trưởng và sức khỏe tốt hơn. FAAM giúp cải thiện sự phát triển của nhung mao ruột và lớp cơ, đồng thời tăng cường hiệu quả tiêu hóa. Ngoài ra, sự kết hợp độc đáo của các axit amin chức năng đã củng cố khả năng miễn dịch và chống ôxy hóa, từ đó nâng cao hiệu suất tăng trưởng và chất lượng thịt. Đối với hầu
Ảnh: Eric Engbretson
trứng
hợp nội sinh không đủ (Coutteau et al., 1996). Việc bổ sung phospholipid ở mức 0,5% - 1,5%
đã được chứng minh cải thiện
đáng kể sự phát triển và sống sót của tôm giống.
Hợp chất sinh học và lợi ích
sức khỏe
Bột trứng là protein thức ăn thay thế triển vọng nhờ giá trị dinh dưỡng cao và nguồn cung sẵn có. Ngoài ra,
bột trứng chứa nhiều axit amin thiết yếu, cholesterol và phospholipid - dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển, sức khỏe và khả năng kháng bệnh của tôm.
Giá trị dinh dưỡng vượt trội
So với các nguồn protein từ biển, bột trứng có hàm lượng chất béo thô cao hơn và hàm lượng tro thấp hơn. Cả bột trứng và protein từ biển (như bột cá, bột mực) đều có thành phần dinh dưỡng tương tự về độ ẩm, protein thô và chất xơ thô. Tuy nhiên, protein từ biển thường được ưa chuộng trong thức ăn cho tôm nhờ hàm lượng axit amin chất lượng cao, khả năng tiêu hóa tốt và axit béo có lợi.
Thành phần lipid trong bột trứng đặc biệt có lợi, vì chứa các lipid sinh học hoạt tính, bao gồm cholesterol và phospholipid, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và sinh trưởng của tôm. Khác với các sinh vật biển, tôm không thể tổng hợp cholesterol (Teshima & Kanazawa, 1971; Su et al., 2023) mà phải phụ thuộc vào cholesterol trong khẩu phần ăn với lượng yêu cầu 0,2 - 1,0% khẩu phần (Castille et al., 2004).
Bột trứng, nguyên liệu giàu cholesterol và chi phí thấp, có thể đáp ứng nhu cầu này và giảm
bớt lượng bổ sung cholesterol tinh khiết đắt tiền.
Một trong những lợi ích dinh
dưỡng quan trọng của bột trứng
là hàm lượng cholesterol cao.
Nghiên cứu cho thấy, tôm thiếu
cholesterol trong khẩu phần ăn
thường tăng trưởng chậm và tỷ lệ chết cao hơn. Trong khẩu
phần ăn có ít bột cá luôn chứa
ít cholesterol tự nhiên, nên tôm
cần được bổ sung cholesterol
tinh khiết hoặc các nguyên liệu
chứa cholesterol khác để hỗ trợ tăng trưởng tối ưu (Coutteau et al., 2002).
Bột trứng giàu phospholipid, đặc biệt là phosphatidylcholine (PC), đã được chứng minh hỗ trợ sự phát triển và sống sót của tôm trong giai đoạn đầu đời. Tôm giống và ấu trùng tôm thẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn về phospholipid do tốc độ tăng trưởng nhanh và khả năng tổng
Bột trứng không chỉ là nguồn protein thay thế mà còn cung
cấp các hợp chất sinh học có thể cải thiện sức khỏe tôm. Các
chất chống ôxy hóa như lutein và zeaxanthin, cùng với các protein kháng khuẩn như ovotransferrin
và ovomucin, giúp tăng cường
khả năng kháng bệnh và chức năng miễn dịch ở tôm.
Hợp chất sinh học quan trọng
trong bột trứng là astaxanthin (Ax), một carotenoid tăng sắc
tố tôm và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, như cải thiện quá trình sinh trưởng, khả năng chống chịu căng thẳng và chức năng miễn dịch (Merchie et al., 1998; Pan et al., 2001). Tôm không thể tổng hợp astaxanthin, vì vậy cần nguồn cung cấp từ thức ăn. Carotenoid trong bột trứng có thể được tôm chuyển hóa thành astaxanthin, góp phần tạo màu thịt đẹp và cải thiện sức khỏe. Lipids trong lòng đỏ trứng thúc đẩy sự phát triển của tôm, cải thiện việc sử dụng lipid và giảm tỷ lệ tử vong (Kiosseoglou, 2003; Zorriehzahra et al., 2016). Do đó, bột trứng là một nguyên liệu thức
ăn đa chức năng - vừa là nguồn protein và chất béo, vừa là chất tăng cường sức khỏe.
Hiệu quả trên ấu trùng tôm sú Phòng thí nghiệm Nuôi trồng Thủy sản, Đại học Ghent đã tiến hành thử nghiệm cho ăn để đánh giá tác động của bột trứng (ACTIPRO 44EP) đến sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm sú. Trong thử nghiệm này, bột trứng (ACTIPRO 44EP) thay thế một phần các loại đạm động vật biển. Thử nghiệm kéo dài 4 tuần và sử dụng ấu trùng tôm sú sạch bệnh. Ba nghiệm thức gồm: khẩu phần đối chứng chứa các thành phần đạm động vật biển truyền thống và hai khẩu phần thử nghiệm chứa mức bột trứng vừa phải (12,5%) và cao (19%) (ACTIPRO 44EP). Thử nghiệm sử dụng thống tuần hoàn RAS gồm năm bể 30 lít, mỗi bể chứa 80 con tôm. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống của tôm trong các nghiệm thức không khác biệt đáng kể và đều đạt mức trung bình 85%. Tuy nhiên, nhóm tôm ở chế độ bột trứng có hiệu suất tăng trưởng vượt trội. Cụ thể, sau bốn tuần, tôm được cho ăn bột trứng mức độ vừa (12,5%) có trọng lượng thân cao nhất, vượt nhóm tôm đối chứng. Tốc độ tăng trưởng riêng (SGR) của ấu trùng tôm dao động 8,0 - 9,8%.
Thử nghiệm đã chứng minh tiềm năng của bột trứng khi thay thế bột cá mà không ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu suất của tôm. Việc bổ sung bột trứng ở mức vừa phải (12,5%) mang lại kết quả tăng trưởng tốt hơn so với mức cao (19%), cho thấy việc sử dụng quá mức không mang lại lợi
CHUYÊN TRANG CÓ SỰ TÀI TRỢ CỦA TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA
Quảng bá thương hiệu thủy sản cá, tôm sông Đà của Hòa Bình
Lễ hội Cá, tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ hai
năm 2024 được tổ chức từ ngày 15 - 23/11 với rất
nhiều hoạt động sôi nổi, qua đó góp phần quan
trọng giới thiệu sản phẩm thủy sản nuôi tại lòng hồ
tới đông đảo người dân và du khách. đã diễn ra sự kiện đặc
Phát biểu tại lễ khai mạc
tổ chức tối ngày 19/11, ông Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Trưởng Ban Tổ chức lễ hội bày tỏ, những năm qua, thủy sản đã
đóng góp tỷ trọng khá cao trong tăng trưởng ngành nông nghiệp
của tỉnh, trong đó chủ yếu là nghề nuôi cá lồng trên sông Đà.
Các địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy
đặc sản trên diện tích ao hồ theo
định hướng cơ cấu lại ngành thủy
sản. Duy trì diện tích nuôi cá hồ
chứa đạt 2.695 ha, số lồng nuôi cá 4.987 lồng, sản lượng thủy
sản nuôi trồng và khai thác năm
2024 ước đạt 12.500 tấn. Sản phẩm cá, tôm sông Đà nổi tiếng khắp các tỉnh thành trong cả nước, tạo nguồn thu lớn của tỉnh và nhân dân, doanh nghiệp nuôi trồng, khai thác thủy sản trên dòng sông Đà.
“Do đó, Lễ hội Cá, tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ hai được tổ
chức sẽ góp phần thúc đẩy phát
triển sản xuất ngành thủy sản và
các sản phẩm từ cá, tôm sông
Đà; đẩy mạnh quảng bá, khẳng
định thương hiệu có bản quyền
gắn với sản phẩm nông nghiệp
là quyền Chủ sở hữu hai nhãn
hiệu đặc sản “Tôm sông Đà Hòa
Bình” và “Cá sông Đà Hòa Bình”.
Từ đó xây dựng hình ảnh thủ phủ
cá, tôm sông Đà trở thành một
trong những ngành kinh tế trọng
điểm của tỉnh Hòa Bình”, ông Sứ
khẳng định.
Lễ hội Cá, tôm sông Đà tỉnh
Hòa Bình năm nay thu hút khoảng
112 gian hàng tham gia, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, sản
phẩm OCOP, đặc biệt là các sản phẩm chế biến từ cá, tôm sông Đà thu hút đông đảo người dân, du khách tham quan, mua sắm.
Trong lễ khai mạc, bên cạnh các tiết mục văn nghệ hấp dẫn,
sản được nuôi tại lòng hồ thủy điện Hòa Bình. Toàn bộ số tiền thu được thông qua đấu giá được 2 công ty mua cá giống thả xuống lòng hồ thủy điện Hòa Bình, tái tạo nguồn lợi thủy sản và tri ân dòng sông Đà đã phù giúp cho người dân, doanh nghiệp trong những năm qua. Chuỗi sự kiện ý nghĩa trong khuôn khổ lễ hội cũng được Ban tổ chức chuẩn bị chu đáo, như Lễ cầu ngư và thả đèn hoa đăng trên Sông Đà; Phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức Diễn đàn nông nghiệp “Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”. Đặc biệt, Giải thi câu thể thao trên hồ Hòa Bình gắn với quảng bá văn hóa và giới thiệu cảnh quan du lịch cũng thu hút sự tham gia của nhiều cần thủ trên cả nước. Trong đó, con cá câu được to nhất là cá sấu hoả tiễn trọng lượng gần 11 kg thuộc về cần thủ Nguyễn Văn Tuấn - Câu lạc bộ câu cá tỉnh Hà Tĩnh. Sau khi giải thi câu kết thúc, Sở NN&PTNT Hòa Bình tổ chức thả 1,5 tấn cá giống xuống vùng lòng hồ Hòa Bình, nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản. Phát biểu bế mạc, ông Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc Sở NN&PTNT Hòa Bình nhấn mạnh: Lễ hội Cá, tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ hai đã thành công tốt đẹp. Qua đó góp phần quan trọng quảng bá, thúc đẩy phát triển sản xuất ngành thủy sản và các sản phẩm từ cá, tôm sông Đà mang thương hiệu riêng của tỉnh Hòa Bình.
Thùy Khánh
Ảnh: Quang Đăng
quả, bền vững
Trong hai ngày (28 - 29/11), tại TP. Lào Cai, tỉnh Lào
Cai, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với
Sở NN&PTNT tỉnh Lào Cai tổ chức diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp chủ đề Phát triển nuôi cá nước
lạnh hiệu quả và bền vững tại các tỉnh phía Bắc.
Tiềm năng song hành cùng thách thức
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết: Tại Việt Nam, từ năm 2004, 2005 cá hồi vân và cá tầm được Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I nhập khẩu trứng cá đã thụ tinh về nuôi thử nghiệm thành công tại huyện Sa Pa (nay là thị xã Sa Pa), tỉnh Lào Cai. Nghề nuôi cá nước lạnh mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho bà con, với giá trị sản xuất trung bình từ 20 - 25 tỷ đồng/ha, gấp rất nhiều lần so với các ngành sản xuất nông nghiệp khác.
Khai thác tiềm năng các thủy vực nước lạnh, hiện nay, cá nước lạnh (chủ yếu là cá tầm) đã được nuôi tại 21 tỉnh, chủ yếu tại khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Sản lượng cá nước lạnh tăng nhanh, năm 2023 đạt hơn 4.668 tấn.
Trong đó, Lâm Đồng và Lào Cai đã trở thành vùng phát triển sản xuất cá nước lạnh nhanh và lớn nhất, nơi tập trung nhiều cơ sở nuôi có quy mô lớn. Sản lượng cá tầm nuôi trong nước 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 1.966 tấn, riêng tỉnh Lào Cai đạt 665 tấn.
Hiện tại thức ăn sản xuất trong nước đã cung cấp được
khoảng 95% cho nhu cầu của
người nuôi cá nước lạnh (chỉ
còn phải nhập khẩu cám cho cá ương và cá giống).
Mặc dù có nhiều tiềm năng song để phát triển nuôi cá nước
lạnh tại các tỉnh vùng núi phía
Bắc còn gặp nhiều khó khăn, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ ống, lũ quét, hạn hán.
Bên cạnh đó, việc nuôi cá nước
lạnh tại các tỉnh phía Bắc còn có
nhiều tồn tại như sản xuất không theo quy hoạch, liên kết còn
lỏng lẻo, thiếu tính ràng buộc; quy mô, phạm vi liên kết còn
nhỏ, sản phẩm chế biến chưa đa dạng, thiếu nguồn giống…
Phát triển bền vững
Nhờ đem lại hiệu quả kinh tế cao nên thời gian qua, nghề nuôi cá nước lạnh được các địa phương, Bộ NN&PTNT và các
địa phương có tiềm năng nuôi
cá nước lạnh đã ban hành các văn bản pháp quy về phát triển
cá nước lạnh. Trong đó, Bộ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển
cá nước lạnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Chương trình quốc
gia phát triển nuôi trồng thủy sản
giai đoạn 2021 - 2030; Kế hoạch
hành động của Bộ NN&PTNT
thực hiện Chương trình quốc gia
phát triển nuôi trồng thủy sản
giai đoạn 2021 - 2030.
Thời gian qua, Trung tâm
Khuyến nông Quốc gia đã triển
Toàn cảnh Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ
Phát
Lào Cai Ảnh: Thu Trang
khai các giải pháp cụ thể về hoạt động xây dựng mô hình, dự án khuyến nông; đa dạng nội dung và hình thức truyền thông theo hướng “mở”, lấy người nuôi là trung tâm; Thay đổi cách tiếp cận và tư duy trong đào tạo, tập huấn để phù hợp với nhu cầu thực tiễn nuôi thủy sản nước lạnh tại các địa phương; Phát triển các loại hình tư vấn, dịch vụ khuyến nông theo nhu cầu sản xuất.
Theo ông Đặng Xuân Trường, Trưởng phòng Khuyến ngư, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, thời gian tới, Bộ NN&PTNT tổ chức các lớp tập huấn về quy trình phòng trừ dịch bệnh, kiểm dịch cho cá nước lạnh; tiếp tục
phát triển bền vững
nhập
các sản phẩm cá nước lạnh. Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia Hoàng Văn Hồng nhấn mạnh, để phát triển nuôi cá nước lạnh hiệu quả và bền vững, đáp ứng được nhu cầu thị trường, các địa phương phối hợp với cơ quan chức năng và cá nhân, tập thể tổ chức sản xuất một cách bài bản, phát triển đồng bộ và có quy hoạch, tránh việc tranh chấp nguồn nước; đẩy mạnh hình thức liên kết chuỗi sản xuất, tuân thủ quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt...
CHUYÊN TRANG CÓ SỰ TÀI TRỢ CỦA TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA
Phát
triển
vùng
“Cá dìa Tam
Giang” tại tỉnh Thừa Thiên
Cá dìa là đối tượng đặc hữu có giá trị kinh tế cao ở đầm phá Tam
Giang - Cầu Hai, không những thế cá dìa còn là một đặc sản danh tiếng của ẩm thực Thừa
Thiên Huế. Thời gian qua, cá dìa
được người dân chủ yếu đưa vào nuôi xen ghép nên sản lượng chưa cao, chưa hình thành vùng nuôi chuyên canh, hay nuôi tập trung để tạo ra sản phẩm an toàn theo hướng hàng hóa đặc trưng và chủ lực trên vùng nuôi
đầm phá. Bên cạnh đó, sản phẩm cá dìa hiện nay chủ yếu đang được thu mua qua các đầu mối nhỏ lẻ, nhiều khâu trung gian điều này dẫn đến giá cả thị trường thường không ổn định.
Với mục tiêu phát triển nuôi cá dìa thương phẩm tạo ra sản
phẩm có giá trị kinh tế cao, Đề
án “Phát triển thủy đặc sản vùng
đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2025” được xây dựng của
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã
đưa cá dìa là một trong những
sản phẩm thủy đặc sản được
đưa vào để xây dựng chuỗi liên
kết tiêu thụ và nhãn hiệu tập thể.
Năm 2022, Trung tâm
Khuyến nông được Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên
Huế giao nhiệm vụ thực hiện
dự án “Phát triển vùng nuôi cá
dìa ( Siganus guttatus) thương
phẩm theo chuỗi giá trị gắn
với xây dựng thương hiệu “Cá
dìa Tam Giang” tại tỉnh Thừa
Thiên Huế ” (số 285/QĐ-SKHCN
ngày 30/9/2022) nhằm xây
dựng chuỗi liên kết để cung
cấp nguồn giống cá, thức ăn ổn
định cho người nuôi cũng như
đảm bảo đầu ra ổn định, đồng
thời xây dựng thương hiệu “Cá
dìa Tam Giang” cho sản phẩm cá dìa nuôi trên đầm phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Dự án này được ra đời trên cơ sở kế thừa và tiếp nhận công
nghệ sản xuất giống cá dìa
( Siganus guttatus Bloch, 1787) do Trung tâm Khuyến ngư (nay là Trung tâm Khuyến nông) thực hiện năm 2005; thông qua kết quả các mô hình ương giống và nuôi thương phẩm cá dìa (nuôi đơn và xen ghép) do Trung tâm
Khuyến nông đã thực hiện và theo quy trình “Hướng dẫn kỹ
thuật ương và nuôi thương phẩm
cá dìa” (310/QĐ-SNNPTNT ngày
08/4/2022 do Sở NN&PTNT
Thừa Thiên Huế) ban hành.
Nhằm Phát triển vùng nuôi cá
dìa thương phẩm theo chuỗi giá
trị gắn với xây dựng thương hiệu
“Cá dìa Tam Giang”, Trung tâm
Khuyến nông Thừa Thiên Huế
đã tiến hành các hoạt động: + Hội nghị triển khai dự án,
điều tra hiện trạng ương, nuôi
cá dìa và thị trường tiêu thụ
cá dìa trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế, nhằm đánh giá tình
hình ương, nuôi cá dìa, thị trường tiêu thụ cá dìa trên địa bàn nhằm giúp cho người nông dân, doanh nghiệp (cơ sở thu mua), các cơ quan quản lý các cấp, cơ quan nghiên cứu và chính quyền địa phương có định hướng phát triển đối tượng nuôi này.
+ Xây dựng mô hình ương và nuôi cá dìa thương phẩm tại công ty TNHH Hằng Trung, xã Phú Mỹ và hộ ông Trương Ngọc Nhật, xã
Phú Gia, huyện Phú Vang với quy mô ương 0,6 ha và quy mô nuôi 2 ha/2 điểm, hoàn thiện quy trình.
Đã tổ chức 2 lớp tập huấn tập huấn cho nông dân về quy trình
ương và quy trình nuôi cá dìa cho các nông dân trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế.
+ Tạo lập, bảo hộ và phát triển nhãn hiệu tập thể “Cá dìa Tam Giang - Huế - Đặc sản đầm phá” cho sản phẩm cá dìa, trong đó đã thiết kế logo (mẫu nhãn hiệu) nhãn hiệu tập thể “Cá dìa Tam Giang - Huế”; Xây dựng hệ thống văn bản quy định về quản lý nhãn hiệu tập thể; Xây dựng mô hình tổ chức quản lý và khai thác nhãn hiệu tập thể “Cá dìa Tam Giang - Huế - Đặc sản đầm phá”. Xây dựng phương án thương mại hóa sản phẩm và phương tiện quảng
Cá dìa thương phẩm
bá sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Cá dìa Tam Giang - Huế - Đặc sản đầm phá” theo chuỗi giá trị. + Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị cho sản phẩm “Cá dìa Tam Giang - Huế”.
Sau 22 tháng thực hiện Dự án đã đạt được những kết quả chính như sau:
- Hoàn thiện Bộ số liệu và báo cáo kết quả điều tra khảo sát đáp ứng yêu cầu thực tiễn nhằm đánh giá tình hình ương, nuôi cá dìa, thị trường tiêu thụ cá dìa trên địa bàn nhằm giúp cho người nông dân, doanh nghiệp (cơ sở thu mua), các cơ quan quản lý các cấp, cơ quan nghiên cứu và chính quyền địa phương có định hướng phát triển đối tượng nuôi này. - Trên cơ sở áp dụng quy trình “Hướng dẫn kỹ thuật ương và nuôi thương phẩm cá dìa” (310/ QĐ-SNNPTNT ngày 08/4/2022 do Sở NN&PTNT Thừa Thiên Huế) Trung tâm Khuyến nông đã xây dựng thành công:
+ Mô hình ương cá dìa với quy mô 6.000 m 2 , mật độ 20 con/m 2 , trọng lượng trung bình: 49 con/kg, kích cỡ cá 5 - 7 cm/ con; tỷ lệ sống: 50,75%, năng suất: 2,07 tấn/ha
+ Mô hình nuôi cá dìa thương phẩm với quy mô 02 ha, mật độ
3 con/m2, cỡ cá thu hoạch trung
bình đạt 209 g/con; tỷ lệ sống
đạt 60,5%, năng suất đạt bình
quân 3,79 tấn/ha và bán ra thị
trường được 7.576,5 kg.
Trên cơ sở kết quả của mô
hình ương, nuôi cá dìa. Trung
tâm Khuyến nông đã hoàn thiện
quy trình công nghệ phù hợp với
điều kiện địa phương: 01 quy
trình công nghệ ương giống cá dìa phù hợp với điều kiện tỉnh
Thừa Thiên Huế và 01 quy trình công nghệ nuôi cá dìa thương phẩm đảm bảo an toàn sinh học phù hợp với điều kiện tỉnh Thừa
Thiên Huế. Để tiếp tục phát triển
và nhân rộng mô hình, Trung
tâm đã tổ chức tập huấn cho
100 nông ngư dân trên địa bàn
Công nhân đang phân cỡ cá dìa thương phẩm
Thừa Thiên Huế nắm nội dung quy trình kỹ thuật và biết cách
vận dụng vào thực tiễn sản xuất
ở nông hộ.
Đã hoàn thành bộ hồ sơ đăng
ký nhãn hiệu tập thể “Cá dìa
Tam Giang - Huế - Đặc sản đầm
phá” và được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận đơn đã công báo sở hữu công nghiệp số 435 tập Aquyển 3 vào tháng 6/2024. Theo kế hoạch vào tháng 3/2025 sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng nhãn hiệu tập thể.
- Đã xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị cho sản phẩm “Cá dìa Tam Giang”.
- Đã hoàn thiện chuyên mục truyền thông phát trên Đài truyền hình địa phương.
- Xây dựng mô hình tổ chức quản lý và khai thác nhãn hiệu tập thể “Cá dìa Tam Giang - Huế
- Đặc sản đầm phá”.
- Xây dựng phương án thương mại hóa sản phẩm và phương tiện quảng bá sản phẩm mang
nhãn hiệu tập thể “Cá dìa Tam Giang - Huế - Đặc sản đầm phá” theo chuỗi giá trị.
Trên cơ sở kết quả đạt được từ các sản phẩm của Dự án đã được các thành viên trong hội đồng khoa học, chính quyền địa phương đánh giá phù hợp hoàn toàn với điều kiện tự nhiên, phương thức sản xuất tại địa phương nên khả năng ứng dụng và nhân rộng mô hình cao. Nhãn hiệu tập thể “Cá dìa Tam GiangHuế - Đặc sản đầm phá” sẽ góp phần phát triển đầu ra sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập và phát triển bền vững cho người dân. Bên cạnh đó tạo ra sản phẩm chất lượng an toàn cho người tiêu dùng.
ThS Nguyễn Thị Thu Giang
Trung tâm Khuyến nông
Thừa Thiên Huế
trong ao tôm giống và tôm thịt
Trong sản xuất giống và nuôi tôm
thương phẩm, nấm và vi khuẩn
có hại là nguyên nhân gây thiệt
hại nặng nề cho vụ nuôi. Đặc biệt
như nấm đồng tiền (nấm chân chó) trong các ao nuôi lâu năm, nấm gây dính chân trong sản xuất giống và vi khuẩn có hại gây bệnh
cho tôm nuôi.
Nguyên nhân
Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Chúng thường xuất hiện ở những vùng có độ mặn cao, ở các ao nuôi lâu năm, ao không được cải tạo kỹ. Cùng với sự dư thừa chất hữu cơ, tảo nở hoa hay tảo tàn làm kích thước nấm tăng lên nhanh chóng.
Nấm gây dính chân tôm giống thường xuất hiện ở giai đoạn Zoea 2. Khi nước cấp vào bể ương chưa được xử lý kỹ, cho ăn tảo khô quá sớm hoặc kiểm soát lượng tảo cho ăn không chặt chẽ dẫn đến dư thừa chất hữu cơ tạo điều kiện cho nấm phát triển.
Ngoài môi trường nước và bùn đáy ao, những nơi nấm bám vào cũng là nơi cư trú cho các loài vi khuẩn có hại gây bệnh cho tôm nuôi.
Tác hại
- Nấm đồng tiền có mùi tanh rất hấp dẫn với tôm nên tôm dễ dàng ăn phải các cá thể nấm này. Khi vào trong đường ruột, nấm sẽ sản sinh ra độc tố gây bệnh đường ruột làm tôm bỏ ăn, từ đó tôm ốp thân, còi cọc, chậm lớn và có thể chết.
- Ở giai đoạn Zoea 2, khi bị nấm gây dính chân, ấu trùng tôm sẽ không thể di chuyển để bắt mồi và chuyển giai đoạn dẫn đến chết. - Khi tôm ăn phải các cá thể nấm có vi khuẩn cư trú, các vi khuẩn có hại này sẽ là
AQ-6S
Vi sinh chuyên xử lý chất
hữu cơ dư thừa - ức chế
triệt để Vibrio spp., với các
loài vi khuẩn như Bacillus subtilis, B. pumilus, B. amyloliquefaciens…
PROCOZOLL
Enzyme đậm đặc giúp phân hủy mạnh mẽ các chất hữu cơ lơ lửng, kiểm soát tảo với các loại enzyme như Protease, Amylase,..
tác nhân cơ hội gây bệnh khi tôm đã bị bệnh đường ruột, gây thiệt hại nặng nề cho vụ nuôi.
Cách xử lý
Đối với các ao đã từng bị nhiễm nấm đồng tiền, thì bắt buộc khâu tẩy nấm, tiêu diệt bào tử nấm cần được chú trọng và xử lý một cách triệt để trước khi thả tôm, kết hợp với việc sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý nước.
Đối với ao nuôi đang có tôm:
- Phải đặc biệt lưu ý khi dùng biện pháp cơ học như chà, tẩy các cá thể nấm, vì khi làm việc này có thể vô tình làm cho các bào tử nấm phát tán mạnh hơn và các cá thể nấm khi bị chà bong tróc ra sẽ phát sinh độc tố khi tôm ăn phải.
- Giảm và kiểm soát lượng thức ăn cho ăn, bổ sung các dưỡng chất hỗ trợ hệ tiêu hóa tôm.
- Nâng cao độ đục hoặc mực nước nhằm làm giảm ánh sáng, ngăn cản cản sự quang hợp của nấm sẽ làm nấm chết.
- Tăng cường quạt nước, sục khí.
- Tránh cho ăn gần bờ.
Biện pháp sinh học: Bổ sung chế phẩm vi sinh ức chế nấm và vi khuẩn có hại.
Đối với nấm gây dính chân ấu trùng ở giai đoạn Zoea 2:
- Xử lý kỹ nguồn nước cấp vào bể
SLUDGE REMOVER TABLET
Vi sinh dạng viên nén chuyên xử lý nhớt bạt - ức chế mầm
đồng tiền sau 24 - 48h với các chủng vi khuẩn hoạt lực mạnh như B. amyloliquefaciens B.subtilis, B. pumilus,…
- Quản lý chặt chẽ môi trường nước trong bể ương.
- Định kỳ xi phông đáy.
Biện pháp sinh học: Dùng chế phẩm vi sinh xử lý nguồn nước cấp và môi trường nước trong quá trình ương nhầm ức chế vi khuẩn có hại và bổ sung lợi khuẩn để xử lý lượng chất hữu cơ dư thừa trong bể.
Đề xuất giải pháp Từ Thái Nam Việt Việc phát hiện sớm nấm xuất hiện trong ao sẽ giúp cho việc xử lý nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
Sử dụng chế phẩm sinh học để khống chế nấm và vi khuẩn mang lại hiệu quả cao và không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước, đảm bảo sức khỏe và sự phát triển cho ấu trùng và tôm nuôi, hạn chế được tổn thất cho vụ nuôi.
Email: info@thainamviet.vn
Website: thainamviet.com
Kiểm soát bệnh đóng rong trên tôm sú
Tôm sú là loài có giá trị dinh dưỡng cao và được xếp vào nhóm mặt
hàng cao cấp. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, tôm sú đã được nuôi
công nghiệp ở vùng ven biển Việt Nam, nhất là vùng ĐBSCL. Tuy
nhiên, do biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi cùng với môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm,… ảnh hưởng tới sức khỏe tôm nuôi. Đặc biệt là khi tôm sú ăn không đủ chất dinh dưỡng, giảm sức đề
kháng, rất dễ bị mầm bệnh từ bên ngoài tấn công, nhất là bệnh
đóng rong, làm giảm năng suất và giá bán khi thu hoạch.
Biểu hiện
Tôm bị đóng rong dễ nhận biết, rong bám vào thân tôm tập trung ở phần đầu ngực hoặc mang và các phụ bộ. Tôm bị nhiễm đóng rong nặng sẽ bỏ ăn, tách đàn, mềm vỏ, di chuyển chậm chạp, thường tấp mé bờ ao,…
Nguyên nhân
Có 2 nguyên nhân chính:
- Do môi trường ô nhiễm: Tôm sú nuôi công nghiệp với mật độ cao, cho ăn hoàn toàn bằng
thức ăn công nghiệp (hay còn gọi là thức ăn nhân tạo), vì vậy môi trường nuôi rất dễ ô nhiễm bởi thức ăn thừa, chất thải của tôm, do tảo chết và phân hủy trong ao (tảo tàn),… Tạo điều kiện thuận lợi để các loài vi khuẩn có hại Vibrio spp., nấm, protozoa,… phát triển quá mức. Từ đó chúng sẽ có cơ hội tấn công tôm sú nuôi, nhất là giai đoạn tôm thay vỏ mới (lột xác) hoặc môi trường thiếu ôxy, nhiều khí độc hại,…
- Sức đề kháng tôm bị suy giảm: Khi tôm ăn thức ăn kém chất lượng, thiếu dưỡng
chất, thiếu Vitamin C, các Vitamin nhóm B, thiếu khoáng chất và các axit amin thiết yếu khác,… sẽ khiến cho chúng bị suy giảm sức đề kháng, tôm yếu, hoạt động kém, không tự làm sạch cơ thể,… dễ nhiễm bệnh.
Phòng trị bệnh
- Đối với môi trường nuôi: Ngoài việc định kỳ thay nước thì cứ 10 - 14 ngày tiến hành diệt khuẩn trong ao nuôi tôm sú một lần bằng sản phẩm Iodine hoặc BIO PARACIDE for aqua liều 1 lít/2.000 m3 nước. Sau 15 - 20 ngày tạt 1 đợt vi sinh BACTER for shrimp hoặc SUPERBAC để phân hủy cải thiện chất hữu cơ lơ lửng, cải thiện nền đáy tạo môi trường thông thoáng. Khi nuôi từ tháng thứ 2 trở đi thì tạt thêm YUCCA (chế phẩm sinh học) vào nguồn nước ao tôm để hấp thụ khí độc như NH3, H2 S,… Duy trì hàm lượng ôxy hòa tan trong ao tôm sú đảm bảo > 4 ppm (4 mg/lít nước). - Đối với nguồn thức cho tôm: Chọn thức ăn phù hợp và chất lượng cho tôm sú. Trong quá trình cho tôm ăn nên trộn kèm thêm Vitamin tổng hợp nhất là Vitamin C và Betaglucan có trong sản phẩm BIO ACTIVIT for shrimp sẽ giúp tôm tăng sức đề kháng, tăng miễn dịch. Nếu môi trường nuôi tôm sú có độ mặn thấp, hoặc nuôi tôm vào mùa mưa thì nên bổ sung thêm khoáng chất cho tôm sú ăn phòng bệnh mềm vỏ thiếu khoáng.
Tóm lại, bệnh đóng rong trên tôm sú xảy ra khi hội đủ 2 điều kiện: Môi trường nuôi bị ô nhiễm và sức khỏe tôm suy yếu. Vì vậy, trong quá trình nuôi tôm, người nuôi phải theo dõi chặt chẽ, giữ môi trường nuôi sạch, đảm bảo sức khỏe tôm luôn khỏe mạnh thì dịch bệnh ít khi xảy ra, nhất là bệnh đóng rong. Tôm sạch sẽ khỏe mạnh, đạt giá trị và năng suất cao khi thu hoạch.
Đặng Hồng Đức Cố vấn kỹ thuật Công ty liên doanh
Phụ
I-Tung Chen, Khin Thiri KhiT, Phuc Hoang, Maria Mercè Isern-Subich,
Loc Tran và Waldo G. Nuez-OrTín
Ngành nuôi tôm tại châu Á đang
đối mặt với những thách thức lớn do bùng phát dịch bệnh, đặc biệt
là hội chứng phân trắng (WFS).
Ngành nuôi tôm tại châu Á đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, đặc biệt là những đợt bùng phát dịch bệnh, trong đó hội chứng phân trắng (WFS) là một trong những bệnh nghiêm trọng. WFS gây ra các triệu chứng như sự đổi màu trắng trong đường ruột tôm và các sợi phân trắng nổi trên mặt nước trong ao.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự bội nhiễm giữa vi khuẩn Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) và các loài Vibrio là yếu tố cần thiết để phát sinh hội chứng phân trắng ở tôm. EHP là tác nhân chính, làm tăng tác động của các vi khuẩn cơ hội như Vibrio, dẫn đến WFS. Tôm bị nhiễm WFS thường có sự phát triển chậm, độ chênh lệch kích cao hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) cao và trong những trường hợp nặng, tỷ lệ chết tăng, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.
Để giải quyết WFS, các chiến lược quản lý ao nuôi và sức khỏe thông qua thức ăn là rất quan trọng. Phụ gia chức năng Sanacore ® GM (Adisseo) là một giải pháp phytobiotics, có tác dụng hỗ trợ sức khỏe tôm, điều chỉnh sự phát triển của vi khuẩn và hạn chế ký sinh trùng, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch để giảm thiểu sự nghiêm trọng của bệnh.
Chiến lược áp dụng tối ưu để đối phó với EHP-WFS
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về hiệu quả của Sanacore® GM đối với tôm Penaeus vannamei bị bội nhiễm EHP và Vibrio spp. Nghiên cứu được thực hiện hợp tác với Phòng thí nghiệm ShrimpVet tại Việt Nam. Các chiến lược áp dụng bao gồm liều dự phòng liên tục của phụ gia và được tăng cường với liều điều trị khi tôm xuất hiện triệu chứng bệnh.
Trong thí nghiệm, có hai nhóm thí nghiệm: nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm. Nhóm thử nghiệm với liều dự phòng (0,3%) trong 14 ngày đầu tiên và được tăng cường với liều điều trị 0,5% trong giai đoạn công cường độc kéo dài 10 ngày. Sau đó, nhóm thử nghiệm trở lại liều dự phòng trong giai đoạn hậu cảm nhiễm 35 ngày. Trong giai đoạn công cường
độc, tôm nhiễm EHP được sử dụng làm nguồn lây bệnh và sống chung với tôm khỏe trong 7 ngày. Sau khi sống chung, tôm nguồn bệnh
được loại bỏ, và tôm nhận bệnh tiếp tục được công cường độc với Vibrio spp. bằng phương pháp đường miệng.
Việc đánh giá hiệu quả của phụ gia chức năng dựa trên phytobiotics đã được thực hiện tại hai thời điểm quan trọng trong quá trình thử nghiệm. Lần đầu tiên là giai đoạn đầu, sau 7 ngày công cường độc với EHP (dpc), và lần thứ hai là sau 35 ngày, khi kết thúc giai đoạn hậu cảm nhiễm. Trong giai đoạn đầu (dpc), sự biến động kích thước tôm được theo dõi như một triệu chứng điển hình do EHP gây ra, phản ánh sự suy yếu về chuyển hóa và miễn dịch (Zhang et al., 2023). Tỷ lệ chết được
đánh giá ở giai đoạn cuối, khi sự kết hợp của
EHP và Vibrio gây tổn thương nghiêm trọng hệ tiêu hóa, dẫn đến tỷ lệ chết cao.
Giảm mức độ nghiêm trọng của Hội chứng phân trắng (WFS) bằng cách giảm sao chép EHP và tăng cường miễn
dịch của tôm
Phụ gia Sanacore ® GM đã chứng minh hiệu quả rõ rệt trong việc giảm tải lượng EHP, với sự giảm tới 97,5% ở giai đoạn đầu sau cảm nhiễm và 39,6% ở giai đoạn cuối (Hình 2A).
Điều này cho thấy phụ gia có khả năng ức chế sao chép EHP ngay từ giai đoạn đầu, giảm tiến triển bệnh và bảo vệ tôm khỏi tác hại của EHP.
Tế bào máu (Haemocytes), thành phần chính của hệ miễn dịch tôm, đóng vai trò
Hình 2. Các phản ứng miễn dịch được kích thích bởi Sanacore ® GM, thể hiện qua số lượng bản sao EHP trong tuyến tụy (A) và tổng số tế bào máu (haemocytes) trong huyết thanh (B) ở tôm trong suốt quá trình nhiễm EHP-WFS. Kết quả được phân tích bằng phương pháp phân tích phương sai một chiều (ANOVA) và trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn.
quan trọng trong việc loại bỏ tác nhân gây bệnh và kích hoạt phản ứng miễn dịch. Nghiên cứu cho thấy rằng nhiễm EHP làm giảm số lượng tế bào máu, cũng như hoạt động của catalase và lysozyme (Subash et al., 2022 & 2023).
Tuy nhiên, khi sử dụng phụ gia Sanacore ® GM, mức tế bào máu (Haemocytes) đã tăng lên 23,5% ở giai đoạn cảm nhiễm đầu và 14,6% ở giai đoạn cuối, chứng tỏ rằng khả năng miễn dịch đã được tăng cường (Hình 2B). Điều này chỉ ra rằng phụ gia giúp kích thích sự nhân lên của tế bào máu và tăng cường khả năng kháng khuẩn, giúp tôm chống lại nhiễm trùng EHP-WFS hiệu quả hơn. Đồng thời, phụ gia này còn mang lại những cải thiện đáng kể về hiệu suất, với sự giảm biến động kích thước tôm 17% ở giai đoạn cảm nhiễm đầu, cải thiện tốc độ tăng trưởng trung bình hàng ngày lên 8%, và giảm tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) 1,6%. Đặc biệt, sau 35 ngày hậu cảm nhiễm, tỷ lệ sống của tôm trong nhóm thử nghiệm đã tăng lên 17%.
Kết luận
Kết luận từ nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung phụ gia chức năng Sanacore ® GM giúp hỗ trợ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm bị nhiễm WFS do EHP và Vibrio spp. Phụ gia này không chỉ cải thiện khả năng miễn dịch mà còn cung cấp một giải pháp hiệu quả trong giai đoạn dễ bị tổn thương của quá trình nuôi. Khi đối mặt với áp lực bệnh, việc bổ sung phụ gia sẽ giúp giảm sự phát triển của các tác nhân gây bệnh, từ đó giảm thiệt hại do WFS và cải thiện lợi nhuận cho trại nuôi.
chuẩn.
Hình 3. Tác
Bước đột phá trong công nghệ xử lý và
cải thiện
môi trường nước
Công nghệ Nano Bubbles của công ty TNHH B.H.N
cho phép tạo ra các bong bóng có kích thước siêu
nhỏ (80 - 120 nanomet), giúp chúng tồn tại lâu hơn
trong môi trường nước nhờ có áp suất bên trong lớn
hơn môi trường xung quanh, giúp chúng duy trì sự ổn
định và hòa tan khí từ từ vào nước trong thời gian dài.
Một điểm rất quan trọng là nhờ khả năng duy trì ôxy lâu trong nước, công nghệ của Công Ty TNHH B.H.N không yêu cầu chạy máy liên tục cả ngày. Hệ thống chỉ cần hoạt động trong một khoảng thời gian ngắn để tạo ra đủ lượng ôxy cho nước, sau đó tận dụng khả năng lưu trữ ôxy của Nano Bubbles để duy trì mức ôxy hòa tan trong thời gian dài. Điều này giảm đáng kể tiêu thụ năng lượng và chi phí vận hành so với các phương pháp truyền thống.
Trong lĩnh vực thủy sản, Nano
Bubbles đã chứng minh hiệu
quả vượt trội trong việc nâng
cao năng suất và chất lượng của
các mô hình nuôi trồng. Nano
Bubbles cung cấp nguồn ôxy hòa
tan dồi dào trong nước, giúp cải
thiện đáng kể môi trường sống
của cá, tôm và các loài thủy sinh khác. Môi trường giàu ôxy không
chỉ thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của sinh vật mà còn giúp
giảm tỷ lệ tử vong, đặc biệt trong các hệ thống nuôi trồng mật độ cao. Ví dụ, trong các ao nuôi
tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei), việc ứng dụng Nano Bubbles đã giúp tăng tỷ lệ sống lên tới 92% và cải thiện hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR), từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế.
Công nghệ Nano Bubbles của
Công Ty TNHH B.H.N được thiết kế với các mức công suất vô cùng
đa dạng, từ 100 m³/giờ, 300 m³/ giờ, 500 m³/giờ đến trên 1.000 m³/ giờ, thậm chí có thể đáp ứng quy mô lớn hơn như 10.000 m³/giờ hay 20.000 m³/giờ, phù hợp với mọi nhu cầu trong xử lý nước. Các hệ thống này không chỉ đáp ứng các ao nuôi nhỏ lẻ mà còn phục vụ hiệu quả cho các trang trại thủy sản quy mô lớn, nơi yêu cầu hệ thống xử lý nước liên tục, ổn định và hiệu suất cao.
Thông tin liên hệ: CÔNG TY TNHH B.H.N
Website: bhnenc.com
Email: bhnenc@gmail.com
B.H.N
VietShrimp 2025
Việt Nam trên bàn Hội thảo
Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ VI
(VietShrimp 2025), với chủ đề trọng tâm “Xanh hóa vùng nuôi”, hứa
hẹn sẽ là một diễn đàn học thuật và thương mại tầm cỡ, tập trung
vào việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành tôm Việt Nam.
Bốn phiên thảo luận chuyên sâu được kỳ vọng sẽ mang đến những
giải pháp toàn diện, đáp ứng yêu cầu cấp bách của ngành tôm nói riêng và ngành nuôi trồng thủy sản nói chung hiện nay.
Phiên 1: Phát triển xanh hóa ngành tôm
Việt Nam
Với mục tiêu hướng tới một ngành tôm bền vững, dưới sự chủ trì của Cục Thủy sản, phiên hội thảo mở màn sẽ có cái nhìn tổng quan, toàn diện về bức tranh toàn cảnh ngành tôm Việt
Nam của năm 2024 đầy biến động và những cơ hội tăng trưởng, phát triển trong năm 2025.
Phiên 2: Nuôi tôm giảm phát thải
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, việc giảm phát thải trong nuôi tôm trở thành yêu cầu cấp thiết. Các mô hình, sáng kiến nuôi tôm
sáng tạo, hiện đại, hướng tới mục tiêu giảm khí thải nhà kính và ô nhiễm môi trường sẽ
được các đơn vị, doanh nghiệp giới thiệu tới bà con nông dân. Việc thấu hiểu và ứng dụng những mô hình, sáng kiến này sẽ giúp giảm thiểu tác động xấu đến hệ sinh thái, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng lợi nhuận cho người nuôi.
Phiên 3: Phát triển chuỗi cung ứng ngành tôm Chuỗi cung ứng ngành tôm là yếu tố
giống tôm, thức ăn, vi sinh vật cho đến các sản phẩm chế biến. Phiên hội thảo sẽ tập trung vào việc cải thiện các khâu trong chuỗi cung ứng, từ sản xuất giống, cung cấp thức ăn đến các giải pháp bảo vệ sức khỏe tôm, nhằm nâng cao chất lượng và giảm chi phí cho toàn ngành.
Phiên 4: Tăng công nghệ, giảm chi phí trong nuôi tôm
Với mục tiêu tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm chi phí, phiên hội thảo sẽ giới thiệu các công nghệ hiện đại ứng dụng trong nuôi tôm. Các giải pháp tự động hóa, ứng dụng dữ liệu và công nghệ số sẽ được trình bày, giúp các nhà nuôi tôm quản lý tốt hơn môi trường ao nuôi, nâng cao năng suất và giảm bớt sự phụ thuộc vào lao động.
Các phiên hội thảo tại VietShrimp 2025 hứa hẹn sẽ tạo ra một diễn đàn “nóng hổi” để các nhà khoa học, doanh nghiệp, người nuôi tôm và các cơ quan quản lý nhà nước cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và tìm kiếm những giải pháp đột phá để đưa ngành tôm Việt Nam phát triển xanh hóa và bền vững.
VietShrimp
CHUYÊN TRANG CÓ SỰ TÀI TRỢ CỦA TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA
Nuôi cua
biển 2 giai đoạn thích ứng biến đổi khí hậu
Mô hình nuôi cua biển 2 giai đoạn thích ứng tốt trước biến đổi khí hậu, nâng cao tỷ lệ sống, kiểm soát được dịch bệnh, tốc độ phát triển của cua nhanh hơn so với nuôi quảng canh thông thường.
Cua biển là đối tượng thủy sản giàu dinh dưỡng, có giá trị kinh tế cao. Ngoài đánh bắt khai thác ngoài tự nhiên, nhiều năm qua, trên những diện tích nuôi tôm kém hiệu quả người dân đã đưa cua biển vào nuôi nhưng chủ yếu nuôi bằng hình thức quảng canh, chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết nên đã bộc lộ nhiều hạn chế như tỷ lệ sống thấp, năng suất chất lượng cua thương phẩm không cao.
Trước thực trạng đó, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã triển khai mô Nuôi cua biển 2 giai
đoạn thích ứng biến đổi khí hậu
Mô hình nuôi cua biển 2 giai đoạn thích ứng tốt trước biến đổi khí hậu, nâng cao tỷ lệ sống, kiểm soát được dịch bệnh, tốc độ phát triển của cua nhanh hơn so với nuôi quảng canh thông thường.
với mục tiêu giúp người dân tiếp
cận kỹ thuật nuôi mới nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất.
Sau khi triển khai thành công
vào năm 2023 tại xã Đỉnh Bàn
(huyện Thạch Hà), năm 2024,
Trung tâm tiếp tục triển khai
tại xã Cương Gián, (huyện Nghi
Xuân) để từng bước nhân rộng
mô hình ở nhiều địa phương trên
toàn tỉnh. Mô hình được thực
hiện tại hộ bà Tô Thị Hà thôn
Song Long (xã Cương Gián). Số
lượng cua giống được thả nuôi
21.000 con bằng cách nuôi 2 giai
đoạn: giai đoạn 1, cua giống kích
cở 0,5 - 1 cm/con được thả nuôi
với mật độ 30 con/m2 trên diện
tích ao ương 700m2; sau hơn 1
tháng nuôi, cua đạt kích cở 2 -
2,5 cm/con, tỷ lệ sống trên 50%,
cua được chuyển sang ao nuôi
thương phẩm giai đoạn 2 trên
diện tích 10.000 m2
Trong suốt quá trình nuôi, chủ
mô hình đã thực hiện đúng quy
trình kỹ thuật ương đến nuôi
thương phẩm theo hướng dẫn
của cán bộ kỹ thuật. Tuân thủ
nghiêm túc quy tắc phòng bệnh
tổng hợp để ngăn ngừa các mầm
bệnh xuất hiện, quản lý tốt chất
lượng nước và cách sử dụng
thức ăn công nghiệp và thức ăn
cá tạp cho cua ăn phù hợp với
từng giai đoạn phát triển của cua nuôi.
Sau hơn 6 tháng nuôi, nhờ
thực hiện đúng quy trình kỹ thuật
được hướng dẫn nên cua của mô
hình đạt tỷ lệ sống 62%, trọng
lượng từ 0,3 - 0,32 kg/con; sản
lượng đạt gần 2 tấn. Với giá bán
300.000 đồng/kg, sau khi trừ
mọi chi phí, đem lại lợi nhuận cho chủ hộ trên 230 triệu đồng.
Bà Tô Thị Hà, chủ mô hình
phấn khởi cho biết, khi áp dụng
quy trình nuôi cua 2 giai đoạn,
việc quản lý, chăm sóc thuận lợi hơn, cua giống được ương trước khi thả ra ao nuôi thương phẩm nên ngoài đảm bảo được kích cỡ đồng đều thì cua cũng thích nghi nhanh với môi trường, chống chịu tốt trước điều kiện bất lợi của thời tiết cho tỷ lệ sống cao. Theo bà Hà, trước đây do thu gom con giống tự nhiên, kích cỡ
không đồng đều, phải thả nhiều đợt, quá trình nuôi con lớn ăn con bé bị hao hụt nhiều, tỷ lệ sống chỉ đạt 30 - 40%, thậm chí còn thấp hơn, có những vụ mất trắng, nhưng qua áp dụng giải pháp nuôi cua 2 giai đoạn bằng giống nhân tạo thì tỷ lệ sống cao, năng suất và sản lượng tăng lên đáng kể. Cua nuôi 2 giai đoạn có chất lượng thịt chắc, ít bị ảnh hưởng của dịch bệnh hay điều kiện môi trường bất lợi. Mô hình triển khai được Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ 50% con giống và một phần về thức ăn, vật tư theo quy định của nhà nước. Trong quá trình triển khai, Trung tâm đã phối hợp với địa phương tổ chứ c t ập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, cử cán bộ trự c tiếp hướng dẫn người nuôi quy trình từ cải tạo ao, lựa chọn con giống, cách thả giống, xử lý môi trường, đến chăm sóc phòng bệnh và thu hoạch đúng thời điểm đảm bảo mang lại hiệu quả nhất. “Thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ tập trung tuyên truyền, nhân rộng mô hình này để ổn định vùng nuôi, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích mặt nước”, ông Trần Công Tráng - Phó Chủ tịch UBND xã Cương Gián chia sẻ.
Nuôi cua biển qua hai giai đoạn thích ứng với biến đổi khí hậu đã chứng tỏ được tính hiệu quả trong việc nâng cao năng suất, giảm thiểu rủi ro và mang lại lợi nhuận ổn định cho người nuôi. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt, đây là một giải pháp thiết thực giúp ngành nuôi trồng thủy sản thích ứng và phát triển bền vững.
Trung Quốc
“Chuộng” nuôi tôm trong nhà kính nhỏ
Không chạy theo trào lưu nuôi tôm thâm canh
công nghệ cao, nông dân Trung Quốc lựa chọn
mô hình nhà kính nhỏ để phát triển ngành tôm
theo hướng an toàn và bền vững.
Nuôi tôm thâm canh “hết thời”
Trại nuôi tôm ở Trung Quốc chiếm 10% tổng diện tích 7.349.647 ha được sử dụng cho nuôi trồng thủy sản với 4 mô hình nuôi chính. Mô hình nhà kính nhỏ đáp ứng 28% sản lượng sản xuất. Trong giai đoạn 2020 - 2024, tốc độ tăng trưởng của các ao đất truyền thống với mật độ thả giống thấp, 60 PL/m², chỉ đạt 2%. Trong khi đó, mô hình nhà kính nhỏ với mật độ 150 PL/ m² đang tăng trưởng mạnh ở mức 12%, tiếp theo là các ao lót bạt, có mật độ 100-150 PL/m², với tốc độ tăng trưởng 8%.
Làn sóng mở rộng trại nuôi
tôm thâm canh công nghệ cao tại Trung Quốc đang có xu hướng chững lại với tốc độ phát triển chỉ còn 6%. Tiến sĩ Luca Miccide, Giám đốc Kỹ thuật tại Verdesia Life Sciences (Malaysia) nhận thấy, những mô hình này có tỷ lệ trao đổi nước cao 60 - 80%
và mật độ thả giống dày đặc từ
500 PL/m² đến 1.200 PL/m². Đây
là nguyên nhân khiến mô hình
nuôi tôm thâm canh mật độ cao dễ bùng phát dịch bệnh, và gây ô nhiễm nguồn nước.
Theo nghiên cứu của Jing
Wang và cộng sự (2022), ngành nuôi tôm của Trung Quốc đang dịch chuyển xuống phía Nam.
Miền Nam cũng là nơi cung ứng tôm giống cho cả nước. Trong
20 năm qua, tỉnh Quảng Đông là vựa nuôi tôm lớn nhất của Trung
Quốc. Gần đây, các tỉnh Phúc
Kiến và Quảng Tây cũng đẩy
mạnh nuôi tôm và ngày càng nổi
bật về sản lượng.
Ngoài 4 mô hình chính, nông
dân Trung Quốc cũng nuôi tôm
trong bể tròn mật độ cao 150 - 250 PL/m², và hệ thống tuần
hoàn RAS. Tuy nhiên, những hộ nuôi sử dụng mô hình này chỉ
chiếm một tỷ lệ nhỏ. Tiến sĩ Luca cho biết, căn cứ theo các tiêu
chí an toàn sinh học, lợi nhuận, tiềm năng mở rộng diện tích, khả
năng duy trì hoạt động, và tính
bền vững, đại đa số nông dân
Trung Quốc lựa chọn mô hình nhà kính nhỏ có diện tích dưới
1 mẫu (666,7 m²) với hệ thống biofloc và mật độ trung bình 125 PL/m². Vì vậy, mô hình nhà kính nhỏ được coi là khả thi và thành
công nhất ở Trung Quốc.
Hướng đi tương lai
Huyện Như Đông, thuộc tỉnh
Giang Tô là địa phương đầu tiên ở
Trung Quốc phát triển và áp dụng mô hình nhà kính nhỏ với các ao có diện tích 320 - 360 m², mật độ 150 PL/m² và được phủ mái che bằng nhựa. Với tỷ lệ trao đổi nước 5 - 10%, các mô hình nhà kính nhỏ sử dụng 4,5 lít chế phẩm sinh học EM để cải thiện chất lượng ao nuôi. Mô hình này được đánh giá cao nhất về an toàn sinh học nhờ khả năng cách ly nhanh chóng khi có dịch bệnh. Một nông dân có thể quản lý tối đa 10 đơn vị ao nuôi. Trong giai đoạn đầu vụ, nông dân tiến hành thu hoạch tỉa, sau đó tăng độ mặn để chuẩn bị cho vụ thu hoạch tiếp theo với tôm cỡ lớn hơn.
Tiến sĩ Guo Fuci, công ty CBS Bio Platforms, Canada cho biết,
hệ thống ao nuôi nhà màng nhỏ có diện tích khiêm tốn 40m x 9m (360 m²) nhưng sản lượng có thể đạt 1.000 kg/m²/vụ. Với trung bình 3 vụ/năm, mô hình này có thể sản xuất gần 1 tấn/ao. Hiện, nông dân Trung Quốc đang nâng cấp độ sâu cho các ao nuôi từ 1m lên 1,5 m để tăng sản lượng thêm 30 - 50%. Nếu một ao gặp sự cố, họ có thể dễ dàng khởi động sản xuất ở ao khác. Hiện, Trung Quốc đang có khoảng 450.000 ao nuôi như vậy. Mô hình nhà kính được xây dựng nhằm đảm bảo an ninh sinh học tuyệt đối; sử dụng rất ít nước ngầm hoặc không thay nước và đều có mái che. Bất kỳ mầm bệnh nào xâm nhập đều có khả năng đến từ con giống (PL). Nông dân Trung Quốc kiểm tra con giống kỹ lưỡng để đảm bảo sạch vi khuẩn Vibrio. Ngoài ra, nông dân cũng lựa chọn con giống tăng trưởng nhanh để giảm chi phí sản xuất. Cơ quan chức năng tại Trung Quốc cũng siết chặt quản lý sử dụng nước ngầm tại các trại nuôi tôm, kết hợp giám sát môi trường thông qua lấy mẫu nước thải và mẫu tôm. Nếu phát hiện dư lượng kháng sinh, các trại nuôi tôm buộc phải đóng cửa. Mô hình nuôi tôm trong ao đất đã tồn tại hơn 20 năm ở Trung Quốc với đầu ra ổn định cùng chi phí thấp. Tuy nhiên, các đợt bùng phát dịch bệnh ngày càng tăng, và sản lượng từ các ao đất cũng ngày càng giảm khiến nhiều trang trại chuyển đổi một phần ao đất thành các nhà kính nhỏ. Fuci khẳng định, mô hình nhà kính nhỏ chính là hướng đi trong tương lai của ngành tôm Trung Quốc. Tuấn Minh Theo Asia Aquaculture
Ảnh: GenoMar
PHÒNG, CHỐNG
MỘT SỐ BỆNH NGUY HIỂM TRÊN CÁ NƯỚC NGỌT
Nghề nuôi cá nước ngọt ở nước ta hình thành từ rất lâu và
ngày càng phát triển cả quy mô, hình thức lẫn đối tượng nuôi.
Tuy nhiên, cùng với đó, dịch bệnh cũng xảy ra thường xuyên
hơn, từ các cơ sở lớn đến hộ nuôi nhỏ lẻ. Vì vậy, việc quản
lý dịch bệnh là một trong những khâu quan trọng nhất quyết
định đến sự thành bại của nghề nuôi cá nước ngọt.
Theo Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I (RIA I), Quyết định số
434/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm
2021 của Thủ tướng chính phủ về việc phê
duyệt “Kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi giai
đoạn 2021 - 2030”, một số bệnh nguy hiểm
ở cá nước ngọt được chỉ ra bao gồm bệnh
TiLV, bệnh nhiễm khuẩn do Streptococcus
ở cá rô phi; bệnh xuất huyết mùa xuân
(SVC) ở cá chép; bệnh do Herpes virus (KHV) và bệnh hoại tử cơ quan tạo máu (IHNV) ở cá hồi.
Cá rô phi/điêu hồng: Trong giai đoạn 2022 - 2024, kết quả giám sát tác nhân gây bệnh ở khu vực phía Bắc trên đối tượng cá rô phi, điêu hồng cho thấy có lưu hành các tác nhân gây bệnh nguy hiểm. Trong đó, bệnh do vi khuẩn Aeromonas hydrophila có tỷ lệ nhiễm cao nhất qua các năm.
Đối với kết quả quan trắc định kỳ, tỷ lệ mẫu nhiễm bệnh thấp lần lượt tương ứng vi khuẩn (3,2%), ký sinh trùng (1,6%), TiLV (1,5%) và nấm là 0,5%.
Trong khi đó với các mẫu biểu có biểu hiện bệnh lý điển hình như xuất huyết, lồi mắt, giảm ăn, ruột tích dịch… tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất là vi khuẩn (51%), tiếp đến ký sinh trùng (23%), TiLV (18%) và thấp nhất là nấm 8%. Cá chết xuất hiện rải rác trong năm, tập trung vào tháng 6 - 9.
Trong giai đoạn 2022 - 2024, phát hiện cá rô phi nhiễm TiLV tại Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Yên Bái, Vĩnh Phúc trong thời gian từ tháng 3 - 8. Tuy nhiên, không ghi nhận dịch bệnh hay tỷ lệ chết xảy ra khi cá nhiễm TiLV. Cá truyền thống: Các đối tượng các truyền thống như cá chép, cá trắm cỏ, cá mè, cá trôi… được nuôi trong các mô hình lồng trên sông, hồ chứa, trong ao. Theo đó, kết quả giám sát trong giai đoạn 2022 - 2024, cá chép và trắm nhiễm tác nhân vi khuẩn có lưu hành tác nhân
lũ lụt gây khó khăn cho người nuôi, làm gia tăng nguy cơ cá nhiễm bệnh, cá chết hàng nếu không được kiểm soát tốt.
Khó khăn, tồn tại
Cũng theo Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, việc kiểm soát dịch bệnh còn gặp một số khó khăn, tồn tại, như:
- Bộ số liệu chưa thể hiện đầy đủ dịch tễ học của bệnh nguy hiểm theo không gian và thời gian (chủ yếu từ các hoạt động đột xuất, dịch vụ).
- Hệ thống nuôi ao cá nước ngọt chưa có hệ thống xử lý nước đầu vào cho ao nuôi, nuôi kết hợp nên khó kiểm soát bệnh.
- Vùng nuôi lồng, hồ chứa phần lớn chưa thực hiện đánh giá tác động/sức tải môi trường.
- Giải pháp phòng bệnh chủ động bằng vaccine chưa được quan tâm và phát huy hiệu quả ở vùng nuôi.
- Tác động của thiên tai, lũ lụt.
Giải pháp
- Kiểm dịch chặt chẽ chất lượng con giống (đặc biệt chú trọng việc kiểm soát nguồn giống nhập khẩu như trứng cá tầm, cá hồi và nguồn giống nhập tiểu ngạch, kiểm soát nhập khẩu cá cảnh,…).
- Tăng cường quan trắc, giám sát và cảnh báo chất lượng môi trường vùng nuôi, giám sát tác nhân gây bệnh. Hướng dẫn tuân thủ các quy định điều kiện cơ sở nuôi (nước vào, nước thải, chất thải theo quy định, mùa vụ thả giống,...).
Nguồn: RIA I
ngọt khác trong năm 2022 - 2024
vi khuẩn Aeromonas hydrophila và Aeromonas sobria với tỷ lệ nhiễm lần lượt từ 18,56 - 21,94% và 3,23 - 6,59 %. Tác nhân KHV phát hiện trên cá chép với tỷ lệ 2,73%. Không phát hiện mẫu cá chép và trắm nhiễm SVC.
Cá nước lạnh: Cá nước lạnh bao gồm 2 đối tượng nuôi chính là cá hồi và cá tầm. Ở khu vực phía Bắc cá được nuôi chủ yếu ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái và Lai Châu. Ngoài ra, ở cá nước lạnh còn được nuôi ở Tây Nguyên.
Kết quả giám sát tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên cá nước lạnh giai đoạn 2023 - 2024 cho thấy, cá tầm và cá hồi nhiễm cả 3 giống vi khuẩn Aeromonas spp, Streptococcus spp và Edwardsiella spp với tỷ lệ nhiễm từ 2 - 36%.
Tác nhân vi khuẩn Aeromonas spp có tỷ lệ nhiễm cao nhất trên cá hồi và cá tầm với tỷ lệ
nhiễm lần lượt là 36% và 31,3%. Kết quả giám sát cũng cho thấy có lưu hành virus IHNV trên cá hồi với tỷ lệ nhiễm 5,6%.
Các đối tượng khác: Các đối tượng nuôi khác như cá lăng, ngạnh, nheo mỹ, chiên, chẽm, bỗng,… được nuôi trên các mô hình lồng, nuôi ao,…
Kết quả giám sát trong giai đoạn 2022 - 2024 (Bảng 1) cho thấy cá nhiễm các tác nhân gây bệnh nguy hiểm với tỷ lệ nhiễm từ 0,98 - 14,85%.
Ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai, lũ lụt: Nuôi cá nước ngọt ở khu vực phía Bắc bị ảnh
hưởng của các yếu tố khác liên quan đến thời tiết, như: Hiện tượng thiếu nước ở khu vực nuôi cá nước lạnh, cá lồng vào thời gian tháng 3 - 5 hàng năm; ô nhiễm môi trường và
- Tuyên truyền người dân áp dụng các quy trình chăm sóc quản lý tốt ao nuôi (VietGAP, GlobalGAP).
- Tiếp tục chú trọng các nghiên cứu sản xuất vaccine, chế phẩm có nguồn gốc thảo dược để chủ động phòng bệnh, giảm thiểu kháng sinh.
- Đối với vùng nuôi cá nước lạnh: Cần tăng cường nghiên cứu áp dụng hệ thống nuôi tuần hoàn để hạn chế ảnh hưởng của hiện tượng thiếu nước (miền Bắc vào thời điểm tháng 25 hàng năm). Nghiên cứu chế tạo chế phẩm sinh học phục vụ nuôi cá nước lạnh, hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh nhằm hạn chế hiện tượng kháng kháng sinh.