TẠP CHÍ NGƯỜI CHĂN NUÔI THÁNG 12.2024

Page 1


2025 NHÌN LẠI

CƠ QUAN CHỦ QUẢN

Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

TS. Nguyễn Thanh Sơn

TS. Nguyễn Quý Khiêm

Nhà báo Dương Xuân Hùng

Nhà báo Đỗ Huy Hoàn

Thư ký tòa soạn Nguyễn Chi

TỔNG BIÊN TẬP

TS. Nguyễn Thanh Sơn

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Nhà báo Đỗ Huy Hoàn

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

GS.TS. Nguyễn Duy Hoan; PGS.TS. Phạm Kim Đăng; PGS.TS. Bùi Hữu Đoàn; PGS.TS. Ngô Thị Kim Cúc; PGS.TS. Lê Văn Năm; TS. Lê Minh Lịnh; TS. Bạch Quốc Thắng; TS. Hoàng Tuấn Thành

CỘNG TÁC NỘI DUNG

Thu Hồng; Vũ Mưa; Kim Tiến; Phan Thanh Cường; Nguyên Anh; Hoàng Vũ; Minh Thanh; Dương Nghĩa; Lê Cung; Thùy Khánh; Sao Mai; Quỳnh Nga...

MỸ THUẬT: Nguyễn Nam Sơn

KỸ THUẬT VI TÍNH: Phạm Dương

TÒA SOẠN

P906, tầng 9, Tòa nhà CT4, The Pride, KDT An Hưng, La Khê, Hà Đông, Hà Nội.

Điện thoại: 0243 77 11 756;

Email: nguoichannuoivn@gmail.com

Website: nguoichannuoi.vn

TRỊ SỰ

Nguyễn Thanh Đức

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: 156/GP-XBĐS

Khuôn khổ: 24,5 x 31 cm

Nơi in: Công ty TNHH MTV Quân đội I và Công ty Cổ phần In Sao Việt

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO:

Ms. Ánh: 0963 555 554

Ms. Ngọc: 098 999 1977

Ms. Na: 0978 233 492

Email: quangcaoncn@gmail.com

LIÊN HỆ ĐẶT BÁO:

Ms. Ngọc Ánh: 0963 555 554

Email: phathanhtggc@mail.com

SỐ TÀI KHOẢN: 261.10.00.3454936

Tên tài khoản ngân hàng: TẠP CHÍ THẾ GIỚI GIA CẦM

Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Chi nhánh Tràng An Swift code: BIDV VNVX. CITAD: 012022001 Địa chỉ Ngân hàng: Số 11 Cửa Bắc, phường Trúc Bạch, quận Ba

môi trường.

THƯ CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025

Kính gửi: Toàn thể Hội viên VPA và bạn đọc của Đặc san Người Chăn nuôi Nhân dịp đón chào năm mới và Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, thay mặt Ban lãnh đạo Hiệp hội Gia cầm Việt Nam và Đặc san Người Chăn nuôi, tôi thân ái gửi đến toàn thể quý hội viên VPA và bạn đọc trong cả nước những lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Chúc đại gia đình VPA một năm mới ấm no, hạnh phúc và thành công.

Năm 2024, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động của sự biến động kinh tế toàn cầu, xung đột quân sự, thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, tình trạng nhập lậu, dịch bệnh gia súc, gia cầm vẫn tái diễn, nhưng ngành gia cầm nước ta vẫn đạt được sự tăng trưởng dương, góp phần quan trọng cho sự tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và kinh tế vĩ mô của Việt Nam.

Đóng góp chung của ngành gia cầm là sự nỗ lực không ngừng nghỉ, vượt thách thức của Hiệp hội Gia cầm Việt Nam cùng các hội viên thành viên. Với sự ủng hộ và đồng hành của các hội viên, năm 2024, VPA đã được các bộ, ngành, doanh nghiệp, nông dân đánh giá cao về sự đóng góp cho ngành nông nghiệp nước nhà. Với “làn gió mới” của lãnh đạo VPA nhiệm kỳ 2024 - 2029 hứa hẹn sẽ có nhiều hoạt động hiệu quả hơn nữa trong hoạt động của Hiệp hội thời gian tới. Đặc san Người Chăn nuôi là một trong hai ấn phẩm báo chí quan trọng của Hiệp hội Gia cầm Việt Nam. Với thời lượng phát hành 2 tháng/kỳ, ấn phẩm sẽ tiếp tục vai trò của mình, tổng hợp được những sự kiện nổi bật của ngành, nhằm tập trung phân tích, đi tìm căn nguyên để từ đó có cái nhìn tổng thể, khách quan của ngành chăn nuôi trong nước dựa trên bối cảnh chung của thế giới. Đồng thời, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của doanh nghiệp, người chăn nuôi để kịp thời phản ánh tới các cấp, ngành liên quan, hy vọng kịp thời có giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.

Năm 2024 đã khép lại, một mùa xuân mới 2025 lại về với nhiều cơ hội và cả thách thức. Tôi tin tưởng rằng các hội viên của VPA sẽ tiếp tục đoàn kết, nối vòng tay lớn, phấn đấu để Hiệp hội của chúng ta trở thành cánh chim đầu đàn của ngành gia cầm nói riêng, chăn nuôi Việt Nam nói chung trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước ta.

Trong không khí ấm áp của mùa xuân mới, một lần nữa kính chúc tất cả hội viên của VPA cùng gia đình, cộng đồng doanh nghiệp, bà con chăn nuôi và bạn đọc của Đặc san Người Chăn nuôi lời chúc sức khỏe, bình an và ngập tràn hạnh phúc!

Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua

Phúc lộc đưa nhau đến từng nhà

Vài lời cung chúc tân niên mới

Vạn sự an khang vạn sự lành.

Thân ái

TS. NGUYỄN THANH SƠN

Chủ tịch HHGCVN

Đưa chăn nuôi Việt Nam vươn tầm thế giới

Ảnh: Borregaard

Ngành chăn nuôi Việt Nam đang đứng trước những bước ngoặt quan trọng, với cơ hội và thách thức song hành. Để tiếp tục duy trì và nâng cao vị thế của ngành trên trường quốc tế, rất cần sự hợp tác của tất cả các bên liên quan. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đã có những chia sẻ với phóng viên Tạp chí Người Chăn nuôi về kết quả cũng như những định hướng giúp ngành hàng này phát triển bền vững.

Thưa Thứ trưởng, ông đánh giá như thế nào về kết quả đã đạt được của ngành chăn nuôi trong năm 2024?

Có thể nói, đến thời điểm này, ngành chăn nuôi của chúng ta đã cơ bản đạt được một số mục tiêu đặt ra từ đầu năm, mặc dù trong năm 2024 chúng ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách do biến động thị trường, thiên tai, dịch bệnh.

Ước tính đến thời điểm cuối tháng 11/2024, tổng số đàn heo của cả nước tăng khoảng 3,5% so với cùng thời điểm năm 2023. Chăn nuôi gia cầm phát triển ổn định, đàn gia cầm cả nước tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.

Sự tăng trưởng của ngành chăn nuôi đã góp phần quan trọng giúp ổn định kinh tế vĩ mô, giữ vững chỉ số giá tiêu dùng. Với đà phát triển như hiện nay, chắc chắn nguồn thực phẩm phục vụ trước, trong và sau Tết Nguyên đán sẽ đảm bảo, không có sự biến động.

Như Thứ trưởng vừa chia sẻ, chăn nuôi đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Ông có thể phân tích cụ thể hơn, đâu là động lực để đạt được những kết quả ấn tượng như vậy?

Như chúng ta đều biết, chăn nuôi ở Việt Nam đóng góp 25,26% vào GDP của ngành nông nghiệp và luôn đảm bảo tốc độ phát triển nhanh kể cả trong giai đoạn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Nhờ sự nỗ lực chung mà đến nay chăn nuôi Việt Nam đã có một vị trí nhất định trên bản đồ thế giới. Chúng ta tự hào khi Việt Nam trở thành quốc gia có ngành chăn nuôi heo đứng thứ 5 thế giới về số lượng và đứng thứ 6 về sản lượng thịt. Để có được kết quả như hôm nay, phải kể đến sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự quan tâm, chỉ đạo của Chính phủ, đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt

Quyết định 1520/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045 với mục tiêu và phương hướng rõ ràng nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển theo hướng xanh, sạch và bền vững. Một trong những ưu tiên hàng đầu là tăng cường hợp tác quốc tế và chuyển giao công nghệ, nhằm tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Ngay sau đó, Bộ NN&PTNT tiếp tục tham mưu Chính phủ phê duyệt 5 đề án chuyên ngành liên quan tới chăn nuôi bao gồm: Sản xuất giống vật nuôi; chế biến thức ăn chăn nuôi; phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi; phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh hoạt động khoa học, công nghệ, khuyến nông trong chăn nuôi; tăng cường năng lực quản lý nhà nước ngành chăn nuôi.

Theo ông, đâu sẽ là những rào cản mà ngành chăn nuôi cần vượt qua để hướng tới các mục tiêu như kỳ vọng?

Bên cạnh những kết quả rất đáng mừng của ngành chăn nuôi thì chúng ta cũng cần nhìn nhận thực tế, đó là ngành hiện vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Ví dụ như dịch bệnh, biến đổi khí hậu, biến động thị trường, ngoài ra chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn (ước tính khoảng 30 - 40%); trong khi tình trạng kháng kháng sinh ngày càng gia tăng, môi trường ô nhiễm, an toàn thực phẩm, đặc biệt sự phụ thuộc nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Những nguyên nhân này ít nhiều đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu.

Vậy để giải quyết những thách thức đó, xin Thứ trưởng cho biết định hướng phát triển của ngành chăn nuôi trong thời gian tới?

Ngành chăn nuôi được xác định là một ngành hàng chủ lực; do vậy, cần phải nhanh chóng chuyển dịch từ chăn nuôi quy mô nhỏ sang chăn nuôi tập trung, hàng hóa, quy mô lớn. Để thực hiện điều này, Bộ NN&PTNT đã và đang chỉ đạo các đơn vị chuyên môn phối hợp với các tập đoàn và các địa phương, đặc biệt là các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên để xây dựng vùng nguyên liệu, chống nhập lậu gia súc, gia cầm và đẩy mạnh rà soát việc nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt. Bên cạnh đó, nếu chúng ta muốn xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi thì phải có vùng an toàn dịch bệnh đảm bảo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y Thế giới. Một nhiệm vụ cũng không kém phần quan trọng đó là cần đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ, chọn tạo con giống chất lượng thay vì phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Với những tiềm năng lớn này, nếu khai thác đúng hướng, ngành chăn nuôi Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một trong những trụ cột

quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm và khẳng định được vị thế vững mạnh trên trường quốc tế. Tuy nhiên, muốn thực hiện được tất cả những điều trên thì tôi cho rằng, cần có sự đồng lòng, tổ chức thực hiện xuyên suốt từ Trung ương đến các địa phương; trong đó, doanh nghiệp giữ vai trò là trung tâm và phải đi tiên phong để huy động cũng như liên kết với các trang trại hoặc hộ chăn nuôi.

Vừa qua Việt Nam đã ký nghị định thư xuất khẩu nhiều sản phẩm sang Trung Quốc, đồng thời xúc tiến mạnh xuất khẩu sang thị trường Halal. Bộ NN&PTNT có kế hoạch như thế nào để mở rộng xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sang các thị trường giàu tiềm năng này, thưa ông? Theo thống kê, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi 10 tháng năm 2024 đạt 423,5 triệu USD, tăng

của thế giới” với dự báo sản lượng thịt các loại trong năm nay vượt mốc 8 triệu tấn, cùng hơn 2 tỷ quả trứng và một lượng sữa đáng kể. Mặc dù, sản lượng sữa trong nước khá lớn, nhưng chúng ta vẫn phải nhập khẩu một phần không nhỏ. Vấn đề là làm sao để thay thế nhập khẩu và bù đắp những thiếu hụt trong nước. Để thực hiện điều này, tôi cho rằng, cần phải đẩy mạnh phát triển sản xuất, cải thiện chất lượng và nâng cao năng lực chế biến. Đồng thời, việc mở rộng thị trường xuất khẩu sẽ là hướng đi chiến lược để gia tăng giá trị ngành chăn nuôi.

sau giết mổ của động vật đạt 133,4 triệu USD, tăng 8,6%. Cùng với đó, sản phẩm chăn nuôi còn đáp ứng nhu cầu của 100 triệu dân trong nước. Trong khi nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi 10 tháng đạt 3,06 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, xuất khẩu thức ăn chăn nuôi đạt 1,6 tỷ USD. Như vậy, ngành chăn nuôi cũng xuất khẩu được khoảng 2 tỷ USD. Đây cũng là tiềm năng lợi thế với nông nghiệp Việt Nam. Để tăng cường xuất khẩu, Bộ NN&PTNT đã làm việc với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn như C.P. Việt Nam, Hùng Nhơn, De Heus để xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là sang thị trường Halal. Trong năm 2024, chúng ta cũng đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận khi xuất khẩu các sản phẩm như thuốc, vaccine thú y và thịt gà vào thị trường này. Trân trọng cảm ơn ông!

Thứ

và hướng tới

2024 là một năm không thực sự suôn sẻ của ngành chăn nuôi. Sản xuất trong nước nhiều biến động về giá bán, dịch bệnh và thiên tai. Cùng đó, sản phẩm chăn nuôi vẫn phải căng mình cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Tuy nhiên, vượt qua những trở ngại đó, ngành chăn nuôi vẫn đảm bảo xuất khẩu khi kim ngạch tăng so với năm trước. Cùng nhìn lại nỗ lực của toàn ngành trong một năm nhiều sóng gió và hướng đến những kỳ vọng mới ở phía trước.

Ngành chăn nuôi đang bước vào chu kỳ mới với giá heo hơi dự kiến neo cao đến năm 2025 Ảnh: ST

Tăng trưởng ấn tượng

Hiện nay, cả nước có tổng đàn

heo hơn 27 triệu con và đàn gia cầm đạt 575 triệu con, đàn trâu, bò vẫn duy trì ổn định. Đây là nguồn cung thịt dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước và tạo dư địa để xuất khẩu.

Theo số liệu thống kê, trong 3 năm qua, Việt Nam luôn duy trì đàn heo đứng thứ 5 thế giới về đầu con, thứ 6 về sản lượng; cung cấp khoảng 4,5 triệu tấn thịt hơi mỗi năm. Đàn gia cầm đứng top đầu thế giới, trong đó thủy cầm đứng thứ 2 (sau Trung

Quốc). Sản lượng thịt gia cầm đạt 2,3 triệu tấn và 19,2 tỷ quả trứng.

Sản lượng sữa tươi nguyên liệu của

Việt Nam hiện đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN; sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp đứng số

1 khu vực Đông Nam Á và thứ 12

thế giới.

Không chỉ đáp ứng cho nhu

cầu trong nước, các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam còn được xuất

khẩu với sản lượng và giá trị ngày

càng tăng. Theo thống kê của Bộ

NN&PTNT, năm 2023, tổng giá trị

xuất khẩu chăn nuôi đạt 515 triệu

USD, tăng 26,2% so với năm 2022. Và 10 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi đạt 423,5 triệu USD, tăng 2,7% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 133,4 triệu USD, tăng 8,6%; xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 103,8 triệu USD, giảm 7,2%. Đáng chú ý là giá trị xuất khẩu thức ăn chăn nuôi trong 10 tháng đầu năm đạt 1,6 tỷ USD, như vậy, ngành chăn nuôi cũng mang về khoảng 2 tỷ USD.

Thêm vào đó, ngày càng có nhiều sản phẩm chăn nuôi được mở rộng xuất khẩu như mật ong, heo sữa, tổ yến, trứng vịt muối, sữa và thịt gà chế biến… Trong đó, Việt Nam là nước xuất khẩu mật ong lớn nhất vào thị trường Mỹ. Sự tăng trưởng ổn định của ngành chăn nuôi Việt Nam thêm khẳng định tầm quan trọng của ngành hàng này trong sản xuất và xuất khẩu. Sản phẩm chăn nuôi

ngày càng lớn vào nguồn ngoại

tệ cho nền kinh tế. Mục tiêu của ngành hàng này là giá trị xuất khẩu đạt từ 1 - 1,5 tỷ USD vào năm 2025 và từ 3 - 4 tỷ USD vào năm 2030 như đặt ra tại Chiến lược Phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045.

Tận dụng tối đa cơ hội

Theo Bộ NN&PTNT, dù còn nhiều thách thức, nhưng những tháng cuối năm 2024, ngành chăn nuôi có nhiều thuận lợi hơn so với các năm trước. Giá các sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt giá thịt heo tăng, đảm bảo giúp chăn nuôi có lãi. Thêm vào đó, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm trong nước tăng trưởng ở mức tăng 5,5%/năm, đầu ra cho chăn nuôi rộng mở hơn.

Tương lai của ngành chăn nuôi vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt trong bối cảnh giá thịt và sản phẩm chăn nuôi đang có xu hướng tăng, cùng với việc ngày càng nhiều doanh nghiệp áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất. Đây là

cơ sở quan trọng để các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam có thể mở rộng thị phần xuất khẩu, nhất là khi nhiều hiệp định thương mại được ký kết, nhiều cuộc đàm phán được triển khai.

Để vào nhóm xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp, lĩnh vực chăn nuôi cần phải giải quyết nhiều vấn đề nội tại. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh ba giải pháp trụ cột để phát triển ngành chăn nuôi. Đó là ngăn chặn hiệu quả tình trạng nhập lậu sản phẩm chăn nuôi, bảo vệ sản xuất trong nước. Thứ hai là kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt, đảm bảo chất lượng và nguồn gốc sản phẩm. Thứ ba là tăng cường xuất khẩu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới và hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi.

Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi

đã và đang không ngừng đổi mới, áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất. Các mô hình chăn nuôi tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường đang

được nhân rộng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Triển vọng sáng trong xuất khẩu

Sự tăng trưởng vượt bậc của ngành chăn nuôi đã đóng góp quan trọng vào việc đảm bảo an ninh

lương thực quốc gia, ổn định giá

cả thị trường. Cùng đó, ngành và doanh nghiệp đang tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do để mở rộng và nâng cao giá trị xuất khẩu.

Việt Nam đã đạt những kết quả tích cực trong việc đưa các sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu. Đến nay, thịt heo đã xuất đi các thị trường như

Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc); thịt gà đã xuất đi Nhật Bản.

Trong năm 2023, Việt Nam và Mông

Cổ đã đàm phán và đồng ý cho phép xuất khẩu thịt gà chế biến, thịt gà

tươi, trứng gà, thuốc thú y và vaccine phòng bệnh động vật của Việt Nam

sang Mông Cổ.

Cùng đó, năm 2024, Việt Nam

đã thống nhất và ký được các Nghị

định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá

sấu nuôi sang Trung Quốc. Điều này sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp, người chăn nuôi ổn định

đầu ra cho sản phẩm, mang lại lợi

ích kinh tế cao…

Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn

Văn Long cho biết, đơn vị đang tích

cực đàm phán để xuất khẩu sản

phẩm chăn nuôi sang Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, châu Âu, Anh, các nước Trung Đông. Đồng thời, tăng số lượng doanh nghiệp

sản xuất được phép xuất khẩu sang các thị trường đã được mở cửa. Vừa qua, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại UAE,

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh

Chính đã chứng kiến lễ ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (CEPA) của Việt Nam và UAE - là hiệp định thương mại tự do đầu tiên của Việt Nam với một nước Arab. Việc tăng cường hợp tác với khu vực

Trung Đông cũng giúp Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường

Halal, nơi có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm lớn và phân khúc thị trường cao cấp. Trong đó, nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam cũng đang hướng tới thị trường tiểm năng này.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, thời gian vừa qua, ngành chăn nuôi đã có nhiều sản phẩm được xuất khẩu sang Halal, đó là thuốc, vaccine thú y, thịt gà của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam… Tập đoàn De Heus cũng sẽ có sản phẩm thịt gà trong thời gian sớm nhất sang thị trường này.

Trước đó, Trung Quốc cũng đã đồng ý xem xét hồ sơ cho Việt Nam xuất khẩu thịt gia cầm vào thị trường này. Với thị trường 1,4 tỷ dân, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thịt lên

tới khoảng 400 tỷ USD/năm, dư địa để xuất khẩu thịt sang Trung Quốc cao gấp nhiều lần so với mặt hàng rau quả. Nếu Việt Nam ký được Nghị định thư về xuất khẩu thịt gia cầm và trong tương lai có thể tiếp tục đàm phán Nghị định thư về xuất khẩu thịt heo, thì việc đưa kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi lên hàng tỷ USD/năm là hoàn toàn có thể. Còn theo Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long, đơn vị đang tiếp tục đàm phán với Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc về điều kiện an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thịt gia cầm. Việt Nam và Hàn Quốc cũng đã thống nhất điều kiện về an toàn dịch bệnh đối với sản phẩm thịt gia cầm xuất khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc. Ngoài ra, trong năm 2024, Cục Thú y bắt đầu đàm phán với cơ quan thẩm quyền Nhật Bản về điều kiện, thủ tục để xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa sang thị trường này. Tình hình xuất khẩu của ngành chăn nuôi ngày càng rộng, tuy nhiên, giá trị mang lại chưa tương xứng với khả năng sản xuất trong nước, bởi sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam vẫn vấp phải những đòi hỏi nghiêm ngặt từ các thị trường nhập khẩu. Theo quy định của Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH), khi xuất khẩu các sản phẩm liên quan đến động vật bắt buộc phải tuân thủ quy định, tiêu chí về vùng an toàn dịch bệnh. Thực hiện được điều này không chỉ đẩy mạnh xuất khẩu của ngành chăn nuôi, mà còn đảm bảo hiệu quả sản xuất trong nước, nhất là khi tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Vậy nhưng, nếu muốn đạt được mục tiêu như trong chiến lược, ngành chăn nuôi buộc phải hoàn thiện.

 Theo ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi: Tổng giá trị sản xuất của toàn ngành chăn nuôi Việt Nam hàng năm đạt khoảng 545.000 - 550.000 tỷ đồng, tương đương 22 tỷ USD/năm. Hàng năm, ngành chăn nuôi đạt tổng sản lượng thịt hơn 7 triệu tấn (trong đó, thịt heo hơi 4,5 triệu tấn;

VẤN ĐỀ NỔI BẬT NĂM 2024

PHAN THẢO

Năm 2024 mặc dù không thực sự suôn sẻ, thế nhưng cũng là năm mà ngành chăn nuôi gặt hái nhiều thành quả, đặc biệt là phương diện xuất khẩu khi có thêm mặt hàng xuất ngoại thành công, đồng thời đàm phán có hiệu quả với nhiều thị trường trên thế giới.

TĂNG TRƯỞNG Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong tháng 11, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm chủ yếu tăng trưởng. Ước tính tổng số đàn heo của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 11 tăng 3,5% so với cùng thời điểm năm 2023 (ước tổng đàn khoảng hơn 27 triệu con). Chăn nuôi gia cầm phát triển ổn định, đàn gia cầm cả nước tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước (khoảng 575 triệu con). Sản lượng thịt các loại tăng đều, trứng ước trên 19,1 tỷ quả… Đảm bảo đủ nguồn cung thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và dành một phần xuất khẩu.

2. XUẤT KHẨU THÀNH CÔNG YẾN SÀO SANG TRUNG QUỐC

Ngày 5/1/2024, lô tổ yến sào chất lượng cao đầu tiên xuất khẩu sang Trung Quốc được thông quan. Đây là lần đầu tiên yến sào Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch bằng đường hàng không sang thị trường trên 1,4 tỷ dân này. Trung Quốc là thị trường tiềm năng cho tổ yến Việt Nam, xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc sẽ tạo cơ hội cho ngành nuôi yến phát triển theo chiều sâu. Hiện nay, đã có 9 doanh nghiệp Việt Nam được cấp phép cho xuất khẩu sản phẩm vào thị trường này. Cục Thú y đang tiếp tục đàm phán xuất khẩu tổ yến thô sang Trung Quốc.

3. THIỆT HẠI LỚN SAU BÃO SỐ 3

Bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc hồi tháng 9/2024, gây ra những đợt mưa lớn, lũ lớn làm thiệt hại nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi tại nhiều địa phương. Theo số liệu thống kê có khoảng 22.514 con gia súc, hơn 3 triệu con gia cầm bị chết; nhiều chuồng trại bị hư hỏng, gây thiệt hại nghiêm trọng cả về cơ sở vật chất và đàn vật nuôi. Cục Chăn nuôi cũng chỉ đạo các địa phương bị thiệt hại, rà soát và đánh giá nguồn cung con giống (gia cầm 1 ngày tuổi) từ các đơn vị cung cấp giống để bảo đảm cho việc khôi phục chăn nuôi. Cùng đó, kêu gọi các tổ chức quốc tế, các công ty trong nước hỗ trợ (vật tư và con giống) để người chăn nuôi phục hồi sản xuất.

LOẠT

Thông tin từ Sở NN&PTNT Lâm Đồng, lũy kế đến ngày 26/9/2024, toàn tỉnh đã có 7.375 con bò mắc bệnh, 547 con chết, 584 con sảy thai do tiêm vaccine phòng bệnh viêm da nổi cục của Công ty Navetco cung ứng. Cục Thú y bước đầu kết luận nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở đàn bò sữa của tỉnh Lâm Đồng do nhiễm Pestivirus tauri (BVDV type 2) sau khi tiêm vaccine NAVET-LPVAC. Theo lãnh

đã đàm phán và ký

nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc. Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch và sức khỏe đối với khỉ nuôi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc được Bộ Nông NN&PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc ký kết và có hiệu lực từ ngày 6/6/2024. Đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp và người chăn nuôi của Việt Nam phát triển, mở rộng thị trường, ổn định đầu ra cho sản phẩm, mang lại lợi ích kinh tế cao. Theo số liệu của các cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thuộc Cục Thú y, số lượng

xuất

6. THÂM HỤT THƯƠNG MẠI RẤT LỚN

năm

hết tháng 7/2024 là 18.711 cá

với

đích phục vụ nghiên cứu khoa học. Còn về cá sâu, hiện tại trên

Số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi cả nước 11 tháng đầu năm 2024 đạt 475,7 triệu USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi đó, 11 tháng đầu năm, Việt Nam chi gần 1,6 tỷ USD nhập khẩu thịt và phụ phẩm, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Cục trưởng Cục Chăn nuôi Dương Tất Thắng, so với các nước có nền chăn nuôi phát triển, các quy định về nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi của nước ta chưa chặt chẽ, còn nhiều lỗ hổng. Chưa kể, theo thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, 10 tháng đầu năm 2024, Việt Nam cũng phải chi hơn 4,02 tỷ USD nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu, trong khi giá trị xuất khẩu cả nước nhóm hàng này trong 10 tháng ước đạt 850 triệu USD. Tính chung với nhóm hàng thịt và sản phẩm thịt, ngành chăn nuôi xuất khẩu được khoảng hơn 2 tỷ USD. Như vậy, tính riêng trong 10 tháng, ngành chăn nuôi thâm hụt thương mại 2,64 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước.

RỘNG MỞ

Hiện nay, sản phẩm chăn nuôi của nước đang đang có nhiều cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu. Trong năm 2024, Cục Thú y tiếp tục đàm phán với Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc về điều kiện an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thịt gia cầm. Hai bên đã thống nhất điều kiện về an toàn dịch bệnh đối với sản phẩm thịt gia cầm xuất khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc. Đồng thời, Cục Thú y bắt đầu đàm phán với cơ quan thẩm quyền Nhật Bản về điều kiện, thủ tục để xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa sang thị trường này. Thêm vào đó, một số doanh nghiệp chăn nuôi của nước ta cũng đang chuẩn bị tốt các điều kiện để đưa sản phẩm vào thị trường Halal, nhất là sau khi Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại tự do với Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).

BỆNH DIỄN BIẾN PHỨC TẠP Năm 2024, mặc dù ngành chăn nuôi đã nỗ lực phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi, nhưng dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng. Cụ thể, bệnh dịch tả heo châu Phi, từ đầu năm đến hết ngày 15/12, cả nước xảy ra 1.575 ổ dịch, số heo chết và tiêu hủy là 89.341 con. Về cúm gia cầm, năm 2024, cả nước xảy ra 14 ổ dịch cúm gia cầm tại 9 tỉnh,

Kết thúc năm 2024 đầy khó khăn và thử thách đối với ngành gia cầm Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp/đơn vị của Hiệp hội Gia cầm Việt Nam (VPA) nói riêng, song VPA đã nỗ lực không ngừng, khẳng định vị thế vai trò của mình và ghi dấu ấn với nhiều hoạt động nổi bật.

Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 - 2029

thành công rực rỡ

Ngày 27/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Gia cầm Việt Nam (VPA) đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ 2024 - 2029. Tại Đại hội, Thứ

trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đã đánh giá cao vai trò và kết quả hoạt động của Hiệp hội trong hơn 20 năm qua, đặc biệt nhiệm kỳ 2019 - 2024. VPA đã luôn sát cánh và đồng hành cùng với các doanh nghiệp, hội viên trong những

thời điểm thuận lợi cũng như lúc gặp khó khăn. Hiệp hội đã tích cực, chủ động tổ chức triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm giúp doanh nghiệp ổn định, phát triển sản xuất, kinh doanh.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, nhiều mặt hàng do các doanh nghiệp của VPA sản xuất, cung ứng ra thị trường chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường cả nước; như giống gà lông màu, giống thủy cầm, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, trứng và thịt gia cầm chế biến. Mặc dù thị trường tiêu thụ sản phẩm gia cầm và sản phẩm gia cầm gặp nhiều khó khăn, nhưng, VPA vẫn là hiệp hội ngành hàng đóng góp quan trọng cho ngành nông nghiệp, nhiều mặt hàng của Hiệp hội chiếm 60 - 70% thị phần của toàn ngành như gà giống lông màu, vịt giống, vaccine… Hơn 20 năm xây dựng và phát triển, VPA không ngừng mở rộng về số lượng, thành phần hội viên và lĩnh vực hoạt động. VPA đã trở thành hệ sinh thái và chuỗi ngành hàng khép kín từ sản xuất giống, thức ăn, thuốc thú y, chăn nuôi đến chế biến, giết mổ và thương mại. Với đội ngũ lãnh đạo VPA trẻ, năng

Giải thưởng Sản phẩm Vàng chăn nuôi là động lực cổ vũ cho người chăn nuôi, doanh nghiệp Hoạt động thiện nguyện là nét đẹp truyền thống của VPA

Tiếng vang trong phòng, chống nhập lậu gia cầm

Trong năm 2023 và năm 2024, VPA đã phối hợp tốt với các cơ quan báo chí Trung ương phản

ánh kịp thời tình hình sản xuất và thương mại của ngành gia cầm. Đã có hàng trăm bài báo phản ánh về hoạt động của VPA cũng như những kiến nghị của Hiệp hội nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi. Đặc biệt trong số đó là hàng loạt bài phóng sự điều tra về tình trạng buôn bán trái phép gia cầm và sản phẩm gia cầm qua biên giới mà VPA phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt

Nam triển khai đã gây tiếng vang lớn. Kết quả hoạt động này đã góp phần tích cực ngăn chặn tình trạng buôn bán trái phép gia cầm và sản phẩm gia cầm qua biên giới, góp phần quan trọng ổn định sản xuất và thị trường trong nước.

Tham gia tích cực, có hiệu quả xây dựng chính sách, pháp luật

VPA là cầu nối trao đổi, đối thoại hiệu quả và thực chất giữa cộng đồng doanh nghiệp với Nhà nước, thúc đẩy sự liên kết, hợp tác vì lợi ích của hội viên, vì sự phát triển của ngành. Hiệp hội đã tích cực tham gia và chủ động đề xuất hoặc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cải thiện môi trường kinh doanh. Các ý kiến phản biện của Hiệp hội đã được Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan đánh giá cao. Nhiều ý kiến được ghi nhận, tiếp thu, chỉnh sửa và bổ sung trong Luật, Nghị định, Thông tư và các chính sách có liên quan.

Đồng thời với việc thực hiện tốt vai trò tư vấn, giám sát, phản biện đối với các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước là những hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp, người chăn nuôi trong sản xuất, kinh doanh đạt kết quả tốt. VPA đã triển khai có hiệu quả nhiều hoạt động đẩy mạnh

xúc tiến thương mại, dịch vụ, đầu tư, nghiên cứu

khoa học, tìm hiểu khảo sát thị trường trong và ngoài nước. Việc triển khai chương trình giao thương nội khối là một trong các hoạt động đặc sắc của VPA.

Tôn

vinh những cá nhân, tập

thể xuất sắc

Qua hai mùa giải thưởng “Sản phẩm Vàng chăn nuôi Việt Nam” được tổ chức vào năm 2016 và 2018 tại Hà Nội, chương trình đã để lại ấn tượng sâu sắc đến đông đảo cộng đồng ngành chăn nuôi Việt Nam. Giải thưởng đã góp phần thúc đẩy mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam theo hướng bền vững; đồng thời sát cánh, cổ vũ, đồng hành cùng các doanh nghiệp, đơn vị, chủ trang trại, hộ chăn nuôi... có sự sáng tạo và đột phá trong lĩnh vực của mình.

Giải thưởng tiếp tục ghi nhận, tôn vinh các tập thể, cá nhân có sản phẩm tiêu biểu, xuất sắc, đạt kết quả cao về các tiêu chí kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường, có đóng góp quan trọng cho ngành chăn nuôi Việt Nam. Việc tôn vinh những sản phẩm đạt giải thưởng

“Sản phẩm Vàng chăn nuôi Việt Nam” là cách thức thể hiện sự đánh giá, động viên khích lệ của xã hội đối với các tập thể, cá nhân có nhiều công lao, đóng góp đối với sự nghiệp phát triển ngành chăn nuôi.

Tiếp nối thành công, năm 2024, VPA đã chủ trì phối hợp với Cục Chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức thành công Chương trình bình chọn Sản phẩm Vàng chăn nuôi Việt Nam lần thứ III. Kết quả của Chương trình đã lựa chọn

được 35 sản phẩm xuất sắc để vinh danh trong

Lễ trao giải, tổ chức vào chiều ngày 30/5/2024 tại

Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC),

TP Hồ Chí Minh. Việc tôn vinh những sản phẩm đạt Giải thưởng Sản phẩm Vàng chăn nuôi Việt Nam là cách thức thể hiện sự đánh giá, động viên khích lệ của xã hội đối với các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp phát triển của ngành chăn nuôi Việt Nam.

 Hiệp hội Gia cầm Việt Nam phấn đấu, trong nhiệm kỳ 2024 - 2029 tăng trưởng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội đạt 45%/năm thể hiện trên các chỉ tiêu như tổng đàn, sản lượng thịt, trứng, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi; xuất khẩu một số sản phẩm thịt gà, con giống, thuốc thú y tăng bình quân 6 - 8%/năm so với giai đoạn 2019 - 2024. VPA sẽ trở thành hiệp hội ngành hàng nòng cốt có thể điều tiết được thị trường gia cầm ở nước ta trong giai đoạn tới.

Những hành động đầy ý nghĩa

Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp của VPA rất coi trọng các hoạt động xã hội, thiện nguyện; như “Chương trình An sinh xã hội”, “Chương trình xây tặng nhà tình nghĩa”, “Chương trình tủ sách cho học sinh nghèo ở vùng cao”, “Chương trình Trái tim cho em”, “Chương trình học bổng cho sinh viên nghèo”, “Ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do thiên tai”. Đặc biệt trong tháng 9/2024, VPA cùng với một số doanh nghiệp đã kịp thời quyên góp trao tặng tiền, vật tư con giống ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 với kinh phí ước tính hàng chục tỷ đồng. Đây là nét đẹp văn hóa truyền thống của Hiệp hội Gia cầm Việt Nam. Các hoạt động thiện nguyện này không những góp phần lan tỏa tình yêu thương, chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng, những người có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào bị thiệt hại mất mát vì thiên tai, mà còn tạo thêm động lực cho các doanh nghiệp tiếp tục phấn đấu vươn lên, cống hiến nhiều hơn nữa cho xã hội. BAN TRUYỀN THÔNG VPA

Vinh

danh sản phẩm vàng chăn nuôi 2024

Năm 2024 khép lại với những dấu ấn đậm nét của lĩnh vực chăn nuôi trong bức tranh chung của ngành nông nghiệp. Để đạt được

kể đến những đóng góp quan trọng của các sản phẩm phục vụ cho hoạt động sản xuất của ngành; từ con giống, thức ăn chăn nuôi, phụ gia, vaccine/thuốc thú y, chế phẩm sinh học, sản phẩm thịt, trứng, bảo vệ môi trường…

Nơi sản phẩm chăn nuôi tỏa sáng

Giải thưởng “Sản phẩm Vàng chăn nuôi Việt Nam” lần thứ III năm 2024 là giải thưởng uy tín do Hiệp hội Gia cầm Việt Nam (VPA) phối hợp với Cục Chăn nuôi, Trung tâm

Khuyến nông Quốc gia tổ chức. Trong lần thứ ba trở lại (sau các năm 2016 và 2018), với việc tôn vinh 35 sản phẩm vàng của ngành chăn nuôi năm 2024, giải thưởng tiếp tục được kỳ vọng sẽ cổ vũ, động viên các doanh nghiệp, hợp tác xã thi đua sản xuất, tạo ra những sản phẩm chất lượng, góp phần phát triển ngành chăn nuôi nước nhà.

Sau gần 9 tháng phát động cuộc thi, ngày 30/5 tại TP Hồ Chí Minh, Ban tổ chức đã trao giải cho các đơn vị xuất sắc vượt qua vòng sơ loại và chung khảo với nhiều tiêu chí đánh giá

khắt khe của Hội đồng chuyên môn. Trong

đó, lĩnh vực giống vật nuôi có 12 sản phẩm; Thức ăn chăn nuôi và phụ gia có 7 sản phẩm; Vaccine/thuốc thú y, chế phẩm sinh học có 11 sản phẩm; Thịt, trứng có 2 sản phẩm; Bảo vệ môi trường có 2 sản phẩm. Trong 35 sản phẩm đạt danh hiệu “Sản phẩm Vàng chăn nuôi Việt Nam” lần thứ III có 11 sản phẩm đoạt giải Nhất thuộc các lĩnh vực và phân nhóm sản phẩm khác nhau.

Phát biểu tại Lễ trao giải, ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch VPA, Trưởng Ban tổ chức cho biết, việc ghi nhận, biểu dương và tôn vinh những sản phẩm chăn nuôi có chất lượng cao còn góp phần động viên các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế hăng say lao động sáng tạo, cải tiến chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chăn nuôi Việt Nam trên thị trường

trong nước và quốc tế, đưa ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển hiệu quả và bền vững. Công ty TNHH San Hà là một trong những doanh nghiệp đoạt giải Nhất “Sản phẩm Vàng chăn nuôi Việt Nam” lần thứ III đối với sản phẩm Thịt gà ta thảo mộc San Hà. Bà Phạm Thị Ngọc Hà, Tổng Giám đốc Công ty, bày tỏ: “Giải thưởng là sự ghi nhận những nỗ lực không mệt mỏi của các đơn vị, doanh nghiệp đã liên tục sáng tạo để có nhiều sản phẩm phục vụ đắc lực cho ngành chăn nuôi ngày càng phát triển vững mạnh. Chúng tôi sẽ tiếp tục phấn đấu, cải tiến,

hạng mục Giống gà thịt lông màu nuôi dài ngày, ông Nguyễn Hoàng Nguyên, Giám đốc Công ty TNHH MTV Gà giống Dabaco cho biết, ngay từ đầu Công ty đã xác định chiến lược phát triển con giống là định hướng kinh doanh, với việc liên tục cập nhật kiến thức, công nghệ mới từ các nước chăn nuôi hiện đại như châu Âu, Trung Quốc… Hiện nay, năng suất trứng của giống gà Mía số 1-Dabaco đạt 230 - 240 quả/ mái/năm, tương đương so với các giống gà ngoại. Bên cạnh đó, giống gà này còn phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước về màu sắc, màu chân, màu da, mào cờ…

Đóng góp quan trọng

Ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, trong những năm qua, ngành chăn nuôi nước ta có sự tăng trưởng khá cả về sản lượng và giá trị, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước khi luôn đạt được sự tăng trưởng tương đối cao, bình quân 5 - 6%/năm. Trong giai đoạn 2010 - 2022, sản lượng thịt các loại đã tăng 1,7 lần, trứng gia cầm tăng 2,7 lần, sữa tươi tăng 4 lần, thức ăn chăn nuôi công nghiệp tăng hơn 2 lần. Ngành chăn nuôi Việt Nam cũng được thị trường quốc tế ghi nhận về năng lực sản xuất sản phẩm chăn nuôi. Khi sản lượng thịt, trứng sữa không những đáp ứng nhu cầu của gần 100 triệu dân trong nước mà còn bước đầu xuất khẩu chính ngạch ra thị trường thế giới.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích khá ấn tượng đó, ngành chăn nuôi đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang hội nhập quốc tế sâu rộng.

“Trước những khó khăn, thách thức đó, rất cần sự nỗ lực của toàn ngành để vượt qua sóng gió và danh hiệu chính là cách để cổ

“Giải thưởng “Sản phẩm Vàng chăn nuôi Việt Nam” nhằm ghi nhận cũng như cổ vũ, động viên khích lệ về mặt tinh thần đối với đơn vị trong ngành chăn nuôi. Đây cũng là hoạt động nhằm hưởng ứng phong trào thi đua toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chung sức xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, nông dân giàu có, nông thôn văn minh giai đoạn 2021 - 2025 do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phát động”. Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch VPA

vũ, khuyến khích, động viên, khích lệ về mặt tinh thần, nhất là đối với các doanh nghiệp, hộ nông dân đang ra sức sản xuất những sản phẩm chăn nuôi tốt nhất, cung cấp cho thị trường trong nước và từng bước hướng ra thị trường quốc tế”, Phó Cục trưởng Phạm Kim Đăng cho hay.

Cùng đó, ông Đăng kỳ vọng thời gian tới, các hiệp hội và các doanh nghiệp được trao Giải thưởng Sản phẩm Vàng chăn nuôi tiếp tục phát huy, phát triển và đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển chung của ngành chăn nuôi Việt Nam.

MINH KHUÊ

Ngành chăn nuôi lớn mạnh cùng hội nhập

Xuất phát điểm từ nền

quá trình hội nhập của đất nước vào sự phát triển thịnh vượng chung của khu vực, châu lục và thế giới. Ngành chăn nuôi Việt Nam đã và đang khẳng định vai trò của mình trên trường quốc tế.  Chăn nuôi heo của Việt Nam đang đứng thứ 6 thế giới, cung cấp khoảng 4,5 triệu tấn

Kết quả ấn tượng

Ngành chăn nuôi là một trụ cột của nền nông nghiệp đất nước, chiếm ¼ tỷ trọng toàn ngành.

Trước đây, sản phẩm chăn nuôi chủ yếu phục vụ thị trường nội địa nhưng khi đất nước hội nhập thì sản phẩm chăn nuôi đã được cả nước quan

tâm đầu tư để có sức cạnh tranh trên thị trường nội địa trước làn sóng nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi, từng bước mở rộng xuất khẩu.

Trong bối cảnh toàn ngành chăn nuôi thế giới bị ảnh hưởng vì dịch bệnh, chiến tranh, suy thoái kinh tế thì ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn cho thấy những bước phát triển vững chắc, ổn định. Năm 2023 tổng sản lượng của ngành tăng 6,38% so với năm 2022.

Năm 2024, ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng tiếp tục đạt những kết quả khả quan. Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 11 tháng năm 2024 đã đạt 56,74 tỷ USD, thặng dư thương mại đạt 16,46 tỷ USD, tăng 52,8%. Với ngành chăn nuôi, ước tính tổng số đàn heo của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 11/2024 tăng khoảng 3,5% so với cùng thời điểm năm 2023; chăn nuôi gia cầm phát

triển ổn định, đàn gia cầm cả nước tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.

Giữ vững thị trường nội địa, đẩy mạnh xuất khẩu

Khi nền kinh tế đất nước mở cửa, nhiều người đặt kỳ vọng vào xuất khẩu công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch…; song thực tế cho thấy nông nghiệp vẫn là một thế mạnh và là trụ cột của quá trình “sánh vai với các cường quốc”.

Đối với ngành chăn nuôi, áp lực sản phẩm nhập khẩu rất lớn. Song cơ bản, sản phẩm nội địa vẫn được người dân tin dùng phổ biến. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong quý III/2024, Việt Nam nhập khẩu 221,16 nghìn tấn thịt và sản phẩm từ thịt, với trị giá đạt 473,31 triệu USD, tăng 2,5% về lượng và tăng 14,7% về trị giá so với quý trước và tăng 4,2% về lượng, nhưng giảm 0,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Rõ ràng, ngành chăn nuôi đang dần lấy lại vị thế trên thị trường nội địa. Mặt hàng chủ lực thịt heo, trong quý III/2024, Việt Nam nhập khẩu 32.010 tấn, giảm 32,4% so với cùng kỳ, tương đương trị giá 72,51 triệu USD, giảm 39% so với cùng kỳ. Tổng đàn heo cả nước tháng 11/2024 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Giá heo hơi đang ở mức có lợi cho người nuôi khuyến khích các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn và các hộ nuôi nhỏ lẻ khôi phục, mở rộng đàn. Đây là những dấu

hiệu cho thấy sản phẩm trong nước đang được tiêu thụ tốt và một phần được dành cho xuất khẩu.

Trong 10 tháng đầu năm 2024, thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam xuất khẩu tới 35 thị trường. Hồng Kông (Trung Quốc) vẫn là thị trường xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt lớn nhất của Việt Nam với 8.600 tấn, đạt 51,99 triệu USD, tăng 9,7% về lượng và 6,6% về giá trị so với cùng kỳ. Dự báo, sản lượng thịt heo của Việt Nam trong năm 2025 dự kiến ghi nhận 3,8 triệu tấn, tăng 3% so với năm 2024, nhờ quá trình mở rộng đàn heo sau khi khắc phục hậu quả dịch tả heo châu Phi. Tiêu thụ thịt heo của Việt Nam dự báo khoảng 3,9 triệu tấn vào năm 2025, tăng 3,3% so với cùng kỳ và tăng lên 4,7 triệu tấn vào năm 2030, tương ứng với mức tăng trưởng bình quân 3,1%/năm.

Chú trọng sản xuất thức ăn, con giống

Chủ động trong sản xuất thức ăn chăn nuôi là nền tảng để phát triển ngành chăn nuôi và hạ giá thành sản phẩm.

Đề án Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đề ra mục tiêu sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp đạt 24 - 25 triệu tấn vào năm 2025 và 30 - 32 triệu tấn vào năm 2030. Đề án đưa ra định hướng công nghiệp hóa sản xuất các loại thức ăn bổ sung trong nước có lợi thế (chế biến vi sinh vật, enzyme, thảo dược, các loại hợp chất thiên nhiên, khoáng đa lượng, khoáng vi lượng, khoáng tự nhiên...), cung cấp khoảng 20 - 25% nhu cầu vào năm 2025 và 30 - 35% vào năm 2030. Chính phủ và ngành nông nghiệp đề ra mục tiêu giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt từ 1 - 1,5 tỷ USD vào năm 2025 và từ 3 - 4 tỷ USD vào năm 2030. Để đảm bảo việc xuất khẩu vững chắc, ổn định, dự

nhu cầu giống gà, 100% nhu cầu giống vịt, 70% nhu cầu giống bò thịt.

Đề án phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi cũng đặt ra định hướng tỷ lệ gia súc, gia cầm được giết mổ tập trung công nghiệp đạt tương ứng khoảng 60% và 40% vào năm 2025, khoảng 70% và 50% vào năm 2030.

Hạn

chế nhập khẩu

Hiện, Việt Nam còn phải nhập một khối lượng lớn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nhập khẩu ngô trong 11 tháng đầu năm 2024 đạt trên 11,11 triệu tấn, trị giá gần 2,7 tỷ USD, giá trung bình 242,7 USD/tấn, tăng 32,9% về lượng, tăng 7% kim ngạch nhưng giảm 19,5% về giá so với 11 tháng đầu năm 2023.

Cũng trong 11 tháng của năm 2024, lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước đạt trên 5,37 triệu tấn, tương đương gần 1,48 tỷ USD, tăng 34,8% về khối lượng, tăng 8,3% về kim ngạch so cùng kỳ.

Theo số liệu sơ bộ từ hải quan, 11 tháng của năm 2024, Việt Nam đã chi tổng số tiền gần 38.000 tỷ đồng (1,55 tỷ USD), để nhập khẩu thịt, trung bình mỗi tháng khoảng 3.450 tỷ đồng. Phần lớn nguồn cung đến từ Ấn Độ, Mỹ, Nga và Đức.

Tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, việc nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu nguyên liệu là không thể tránh khỏi, song việc tự chủ nguyên liệu sẽ đảm bảo cho việc xây dựng thương hiệu và tăng sức cạnh tranh cho ngành chăn nuôi.

Giá trị của hội nhập

Các hiệp định quan trọng như Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA); Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP); Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA); Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA); Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA); Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)…; đều khai thông các thị trường giúp sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm ngành chăn nuôi nói riêng có chỗ đứng trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, quá trình hội nhập cũng cho thấy, các thị trường đều quan tâm đến mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật (MRL), dư lượng kháng sinh và các biện pháp SPS liên quan đến thức ăn chăn nuôi, phụ gia thực phẩm và vật liệu tiếp xúc thực phẩm...

Để sản phẩm chăn nuôi có sự đột phá về xuất khẩu, chắc chắn năm 2025 và những năm tiếp theo, ngành chăn nuôi sẽ cần những nguồn lực và sự nỗ lực đồng bộ từ Trung ương đến địa phương; nhằm tăng sản lượng, giảm giá thành, nâng cao chất lượng, tận dụng tốt các hiệp định thương mại, đưa sản phẩm chăn nuôi Việt Nam đến với người tiêu dùng toàn thế giới. NGUYỄN ANH

Giải bài toán nhập siêu

Ngành chăn nuôi đang thúc đẩy chăn nuôi xanh, chăn nuôi tuần hoàn, giảm phát thải, kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại trong 11 tháng đầu năm 2024 đạt trên 11,11 triệu tấn, trị giá gần 2,7 tỷ USD Ảnh: Fago Farm

Trung bình mỗi năm Việt Nam chi hơn 3 tỷ USD để nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi. Nguyên liệu thức ăn cho chăn nuôi cũng phụ thuộc khi nhập khẩu tới 85% khối lượng. Thực tế này đặt ra nhiều thách thức không dễ hóa giải đối với ngành chăn nuôi.

Lý giải nguyên nhân, ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, so với những nước có nền chăn nuôi phát triển, các quy định về nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi của nước ta chưa chặt chẽ, còn nhiều lỗ hổng. Trong khi đó, để xuất khẩu được sản phẩm thịt, chúng ta phải chịu rất nhiều rào cản kỹ thuật nghiêm ngặt tại các nước nhập khẩu, điều này khiến sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam đang bị yếu thế và thiệt thòi ngay trên sân nhà.

Để giải quyết những hạn chế của ngành chăn nuôi, trong năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định ban hành 5 Đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược Phát triển chăn nuôi, đồng thời ban hành Nghị định số 106/2024/NĐ-CP quy định Chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Ngoài ra, 9 nội dung về đất dành cho chăn nuôi đã được đưa vào Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực từ 1/8/2024). Như vậy, đến thời điểm này, ngành chăn nuôi đã có một thể chế khá hoàn thiện, có chiến lược, định hướng phát triển rõ ràng để ngành phát triển bền vững. Theo lãnh đạo Cục Chăn nuôi, về dài hạn, ngành chăn nuôi đang thúc đẩy chăn nuôi

xanh, chăn nuôi tuần hoàn, giảm phát thải, kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm. Chăn nuôi tại Việt Nam khác với ở các quốc gia khác, đó là chúng ta phải duy trì sinh kế cho nông dân, duy trì chăn nuôi nhỏ lẻ để đảm bảo an sinh xã hội. Nếu chỉ phát triển công nghiệp hóa chăn nuôi quy mô lớn, hiện đại sẽ dễ hơn rất nhiều, trong khi chăn nuôi nhỏ lẻ có cái khó là phải đảm bảo an toàn sinh học.

Do đó, sẽ thúc đẩy những mô hình liên kết sản xuất nông hộ nhỏ, áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, kết hợp tổng hợp và hài hòa các giải pháp kiểm soát dịch bệnh, sử dụng chế phẩm sinh học trong phòng chống dịch bệnh, xử lý chất thải chăn nuôi, tiết kiệm đầu vào nâng cao chất lượng đầu ra. Cùng đó, thúc đẩy sử dụng phế phụ phẩm của các ngành trồng trọt, lâm nghiệp, chế biến thủy sản để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, đồng thời sử dụng chất thải chăn nuôi sản xuất phân bón cho cây trồng, để tạo nên tuần hoàn của ngành chăn nuôi theo tiêu chí bền vững, an toàn thân thiện với môi trường. Hiện nay, cùng với phát triển chăn nuôi VietGAHP, Cục Chăn nuôi đang xây dựng và hoàn thiện Đề án phát triển chăn nuôi hữu cơ, đồng thời xây dựng văn bản hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính, hướng dẫn thương mại tín chỉ carbon trong ngành chăn nuôi.

ĐÔNG PHONG

NHỮNG “ÔNG LỚN”

NGÀNH THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Theo Báo cáo Triển vọng Thực phẩm Nông nghiệp năm 2024 của Alltech, hiện Việt Nam đứng thứ 8

thế giới về sản lượng thức ăn chăn nuôi. Mang lại thành tựu to lớn này phải kể đến sự góp mặt của

những “ông lớn” trong lĩnh vực sản xuất, chế biến thức ăn.

Cùng Đặc san Người Chăn nuôi điểm danh Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín năm 2024 vừa

được Vietnam Report công bố.

Thành lập năm 2003, Greenfeed là tập đoàn tích hợp toàn chuỗi thực phẩm Feed - FarmFood với sứ mệnh xây dựng các thương hiệu chất lượng, đáng tin cậy và không ngừng kiến tạo giá trị bền vững cho khách hàng và xã hội. Trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi; tính đến nay, Greenfeed đã đưa vào vận hành tổng cộng 9 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện đại, đạt chuẩn quốc tế. Trong đó, có 6 nhà máy tại Việt Nam, 3 nhà máy tại Lào, Myanmar và Campuchia, với quy mô sản xuất chạm mốc 1,4 triệu tấn sản lượng/năm.

3. Công ty TNHH Cargill

Việt Nam

1. Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam

Đứng đầu trong danh sách là Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam với 8 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm (Hà Nội, Hải Dương, Bình Định, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Bình Phước), tổng công suất hơn 5,3 triệu tấn/năm, 1 nhà máy sơ chế bắp tại Đắk Lắk và 3 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản  (Đồng Nai, Bến Tre, Cần Thơ) với tổng công suất 550.000 tấn/năm. Ngoài ra, C.P. Việt Nam có 2 nhà máy chế biến thủy sản tại TP. Huế và tỉnh Bến Tre; 4 nhà máy chế biến thịt tại Hà Nội, Đồng Nai, Bình Phước và TP. Hồ Chí Minh.

Cargill là công ty toàn cầu chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ nông nghiệp, thực phẩm, công nghiệp và tài chính với bề dày kinh nghiệm hơn 155 năm. Năm 2021, ngoài việc đầu tư xây dựng một nhà máy hiện đại hàng đầu châu Á tọa lạc tại Giang Điền, Trảng Bom, Đồng Nai; Cargill cũng lần lượt đồng bộ tự động hóa hầu hết các công đoạn sản xuất tại các nhà máy khác trên toàn Việt Nam (với 11 nhà máy trải dài từ Bắc đến Nam phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng). 4. Công ty CP Việt - Pháp Sản xuất Thức ăn Gia súc (Proconco)

Proconco sở hữu thương hiệu “Con Cò” là thương hiệu thức ăn chăn nuôi cao cấp và lâu đời nhất tại Việt Nam. Với 7 nhà máy hiện

quy trình sản xuất khép kín,

ngũ kỹ thuật là các bác sỹ thú y có tay nghề cao cùng mạng lưới hơn 1.000 nhà phân phối, Proconco đã và đang đem lại những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất. Hiện nay Proconco nằm top 100 công ty sản xuất thức ăn gia súc lớn nhất thế giới, có sản lượng hàng năm trên 1 triệu tấn.

2. Công ty CP Greenfeed

5. Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam

Với hành trình gần 30 năm xây dựng và phát triển, Japfa Comfeed Việt Nam đã mở rộng quy mô lên 8 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, hơn 1.600 trang trại chăn nuôi công nghiệp cùng chuỗi cửa hàng phân phối thịt tươi sống và thực phẩm chế biến mang thương hiệu Japfa Best. Với 8 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thái Bình, Bình Định, Bình Thuận, Long An và Bình Phước, Japfa Việt Nam sản xuất hơn 1 triệu tấn thức ăn chăn nuôi chất lượng cao mỗi năm đạt tiêu chuẩn ISO 22000, HACCP, đảm bảo không có kháng sinh và các chất cấm.

8. Công ty TNHH Dinh dưỡng Á

Châu (VN)

Chính thức đầu tư vào Việt Nam từ năm 1995, khởi đầu là nhà máy thức ăn chăn nuôi đặt tại Đồng Nai - một tỉnh trọng điểm của ngành chăn nuôi Việt Nam, Công ty TNHH Dinh Dưỡng Á Châu (VN) - ANT luôn không ngừng phấn đấu, hoàn thiện và phát triển nhanh chóng trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi hiện nay với 5 nhà máy đặt tại: Đồng Nai, Hải Dương, Long An, Bình Định và Bình Dương, cùng hệ thống kho trung chuyển trải dài khắp cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.

6. Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam

Dabaco hiện có 6 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi với tổng công suất 85 tấn/giờ, công nghệ đồng bộ và tự động hóa được nhập từ những nước có nền sản xuất thức ăn chăn nuôi phát triển như Mỹ, Pháp, EU… Trong đó có 3 nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm; 1 nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản; 1 nhà máy sản xuất thức ăn cho heo con và 1 nhà máy sản xuất thức ăn đậm đặc. Hiện tại, Dabaco có 6 thương hiệu thức ăn chăn nuôi bao gồm: Dabaco, Topfeeds, Kinh Bắc, Khangti Vina, Nasaco và Growfeeds.

9. Công ty CP Dinh dưỡng Hồng Hà

Hồng Hà là doanh nghiệp hoạt động trong ngành thức ăn chăn nuôi với nhiều năm kinh nghiệm, chuyên sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản và phân phối thuốc thú y. Hồng Hà có hai nhà máy tại Hà Nam và Bình Định, hệ thống kho trung chuyển phân phối sản phẩm trên khắp cả nước. Tự tin với nền tảng về công nghệ, nhân sự và hệ thống quản lý chất lượng của mình Hồng Hà tạo nên sản phẩm thức ăn chăn nuôi chất lượng cao, giá thành hợp lý tới khách hàng.

NGƯỜI CHĂN NUÔI SỐ 102 - 12/2024

7. Công ty TNHH Sunjin Vina Tập trung vào các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, Sunjin Vina đã phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh tại 6 quốc gia trên thế giới. Công ty bắt đầu kinh doanh tại Việt Nam vào năm 2004 với sứ mệnh “Cùng nhau nuôi dưỡng ước mơ”. Với tầm nhìn “Dẫn đầu toàn cầu về năng suất và sự hài lòng khách hàng”, Công ty đặt mục tiêu tạo ra giá trị cho khách hàng bằng sự khác biệt hóa và ưu việt, thiết lập ưu thế cạnh tranh toàn cầu bằng việc liên tục đổi mới và không ngại thách thức, và vun đắp giá trị cuộc sống thông qua mối quan hệ tốt đẹp với đối tác.

10. Công ty TNHH Thức ăn Gia súc Lái Thiêu

Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển trên thị trường, Công ty TNHH Thức ăn Gia súc Lái Thiêu đã có những tiến phát triển mạnh mẽ, vượt bậc với doanh thu tăng trưởng hàng năm lên mức hàng nghìn tỷ đồng, hệ thống đại lý có mặt khắp 63 tỉnh thành cả nước. Sản phẩm của Công ty đạt hệ thống quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi theo tiêu chuẩn quốc tế: ISO 9001:2015; ISO 22000:2018; HACCP… ANH VŨ (Tổng hợp)

Sản xuất giảm tốc

Năm 2024, ngành chăn nuôi toàn cầu tiếp tục tăng trưởng với tốc độ chậm hơn so với các năm trước, do biên lợi nhuận eo hẹp và chi phí đầu vào cao. Ngành gia cầm tiếp tục mở rộng, mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm lại do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, dịch cúm gia cầm HPAI, biến đổi khí hậu và cạnh tranh gay gắt. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, sản lượng thịt gia cầm toàn cầu 2024 tăng 1%, đạt 103,3 triệu tấn. Riêng sản

lượng gia cầm của Mỹ dự kiến mức kỷ lục 21,4 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2023. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ thịt gia cầm dự báo tăng 1,2%

nhờ sự gia tăng dân số, đặc biệt là tầng lớp trung

lưu, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường.

Sản xuất thịt heo trầm lắng hơn với sản lượng ước đạt 115,5 triệu tấn, gần như không thay đổi so với năm 2023. Tuy nhiên, sự sụt giảm sản lượng

tại châu Âu và Trung Quốc được bù đắp bởi sự gia

tăng ở Brazil, Việt Nam và Mỹ. Tiêu thụ thịt heo toàn cầu dự kiến giảm nhẹ 0,1%, từ 115 triệu tấn

xuống 114,9 triệu tấn.

Sản lượng thịt bò toàn cầu năm 2024 không đột phá so với năm 2023, ước đạt 59,5 triệu tấn với sự gia tăng ở Australia, Brazil và Mexico bù

đắp cho sụt giảm ở Canada và Mỹ. Trong 8 tháng

đầu năm 2024, Mỹ ghi nhận số lượng bò giết mổ giảm hơn 650.000 con, tương đương 15% so với cùng kỳ năm 2023, dẫn đến sản lượng thịt bò giảm 12%, mức thấp nhất từ năm 2016. Ở Nam

Mỹ, sản lượng thịt bò của Brazil dự kiến tăng 3% lên 10,8 triệu tấn trong năm 2024, nhờ tỷ lệ giết mổ gia súc tăng và mở rộng đàn. Trong khi đó, sản lượng của Argentina dự kiến giảm 6% xuống còn 3 triệu tấn do ảnh hưởng của hạn hán kéo dài.

Thương mại sôi động

Rabobank dự báo, thương mại thịt gia cầm toàn cầu tăng trưởng 1 - 2% trong nửa cuối năm 2024, các thị trường như Nhật Bản, châu Âu, Mexico và Ả Rập Saudi đều ghi nhận sôi động. Tuy nhiên, các nước xuất khẩu chủ chốt như Mỹ, Brazil và Thái Lan vẫn đối mặt với tình trạng dư thừa nguồn cung trong nước và nhu cầu suy yếu tại một số thị trường nhập khẩu. Sản lượng thịt gia cầm của Brazil dự kiến tăng 4 - 5% trong năm 2024, với xuất khẩu vượt 5 triệu tấn nhờ tiếp cận các thị trường mới như Algeria và Ai Cập. Trong khi đó, sản lượng thịt gà của Trung Quốc dự kiến giảm 3% xuống 13,9 triệu tấn, do nhu cầu trong nước yếu và xuất khẩu giảm. Thương mại thịt heo trong năm 2024 cũng diễn biến tích cực với xuất khẩu tăng 2,2%, từ 10,1 triệu tấn lên 10,4 triệu tấn; nhập khẩu 9,75 triệu tấn, tăng 1,1% so với năm trước, theo Rabobank. Trung Quốc, mặc dù giảm sản lượng, vẫn duy trì nhập khẩu ở mức 2,3 triệu tấn, tăng 1,1%. Nhật Bản dự kiến nhập khẩu 1,51 triệu tấn, tăng 1,3%, tiếp tục là nước nhập khẩu lớn thứ hai thế giới. Mexico đứng thứ ba với 1,31 triệu tấn, tương tự năm 2023. Ngành chăn nuôi heo tiếp tục đối mặt với các thách thức dịch bệnh, đặc biệt là dịch tả heo châu Phi (ASF), biến đổi khí hậu

cùng với biến động về giá cả do ảnh hưởng của nguồn cung và nhu cầu từ các thị trường lớn. Rabobank dự báo, xuất khẩu thịt bò toàn cầu năm 2024 tăng 2%, đạt 12,3 triệu tấn. Các quốc gia như Argentina, Australia, Brazil và Ấn Độ đều tăng xuất khẩu, trong khi Mỹ giảm do nguồn cung hạn chế. FAO cũng ghi nhận giá thịt bò thế giới trong tháng 9/2024 tăng nhẹ do nguồn cung giảm ở châu Úc. Các quốc gia xuất khẩu lớn như Brazil, Australia và Argentina tiếp tục dẫn đầu thế giới về nguồn cung thịt bò.

Vượt thách thức, nắm cơ hội

Ngành chăn nuôi tiếp tục đối mặt với áp lực từ chi phí đầu vào cao, dịch bệnh và các rào cản quy định. Tuy nhiên, các công ty đang nỗ lực thích ứng bằng cách cải thiện năng suất, rà soát danh mục đầu tư và đẩy mạnh quan hệ đối tác trong chuỗi cung ứng.

Ngành gia cầm toàn cầu vẫn đối mặt thách thức dịch bệnh, biến động chi phí vận chuyển và xáo trộn dòng chảy thương mại. Tuy nhiên, chi phí đầu vào giảm, đặc biệt là thức ăn chăn nuôi, cùng với lạm phát được kiểm soát, đã giúp cải thiện lợi nhuận và tăng tính cạnh tranh. Sản lượng gia cầm của khu vực châu Âu dự kiến tăng 4% trong năm 2024 và có thể tăng thêm 0,9% vào năm 2025, cùng xuất khẩu tăng 3% trong năm 2024 và 2% trong năm 2025. Nhu cầu tiêu thụ thịt gia cầm tại nhiều khu vực trên thế giới đang tăng, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi, đã mở ra triển vọng sáng cho các nhà sản xuất toàn cầu.  Trong khi đó, ngành chăn nuôi bò tích cực áp dụng các công nghệ tiên tiến, nhằm nâng cao hiệu quả và giảm tác động môi trường với các xu hướng nổi bật gồm: Quản lý giám sát đàn bằng thiết bị thông minh AI và Big data, sử dụng thức ăn chăn nuôi giảm phát thải, lai tạo giống năng suất cao, sử dụng hệ thống phân hủy sinh học để sản xuất năng lượng tái tạo. Trong năm 2024, ngành này cũng trải qua giai đoạn chuyển đổi, tập trung công nghệ và bền vững để đáp ứng nhu cầu thị trường và bảo vệ môi trường.

Ngành chăn nuôi heo toàn cầu đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm biến động giá thức ăn chăn nuôi, dịch bệnh và thay đổi nhu cầu tiêu thụ. Cùng đó, sản lượng thịt heo toàn cầu năm 2025 dự báo sẽ giảm 0,8% xuống còn 115,1 triệu tấn do sản lượng giảm ở Trung

Quốc và châu Âu. 2025 sẽ là năm nhiều biến động đối với ngành chăn nuôi heo toàn cầu, với sự tăng trưởng ở một số quốc gia và giảm sút ở những nơi khác. Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ mới và cải thiện an toàn sinh

học có thể mang lại cơ hội để ngành hàng này

tăng cường hiệu quả sản xuất và đáp ứng nhu

cầu thị trường.

5 xu hướng nông nghiệp

mới 2025

 TIẾN SĨ TYLER COZZENS

Chuyên gia Kinh tế nông nghiệp, Trung tâm Thông tin tiếp thị chăn nuôi (LMIC)

Bền vững không chỉ còn là một xu hướng mà là yêu cầu thiết yếu cho tương lai của ngành nông nghiệp. Năm 2025, các phương pháp bền vững và đổi mới công nghệ sẽ tạo ra một diện mạo mới cho ngành theo hướng phát triển hòa hợp với môi trường thông qua 4 xu hướng: Kinh tế tuần hoàn; Năng lượng tái tạo 2.0; Nông nghiệp tái sinh; Công nghệ xanh; Kinh tế phúc lợi. Kinh tế tuần hoàn không chỉ là tái chế, mà là một thay đổi căn bản trong cách sản xuất và tiêu thụ. Đến năm 2025, mô hình này sẽ

được áp dụng rộng rãi, với sản phẩm thiết kế để tái sử dụng thay vì bỏ đi. Ví dụ trong nông nghiệp, phụ phế phẩm từ các loại cây trồng được sử dụng để sản xuất biogas và phân bón hữu cơ, giúp cải thiện độ phì nhiêu đất, thúc đẩy sản xuất cây mới và giảm phụ thuộc vào phân bón hóa học, từ đó bảo vệ sức khỏe lâu dài của đất.

Quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo không còn mới mẻ, với năng lượng mặt trời và gió ngày càng dễ tiếp cận và hiệu quả nhờ các loại pin tiên tiến. Đặc biệt, công nghệ Năng lượng mặt trời nông nghiệp (Agri Photovoltaics) đang thu hút sự chú ý. Công nghệ này kết hợp nông nghiệp và năng lượng mặt trời bằng cách lắp đặt tấm pin trên các trang trại, giúp tối ưu hóa việc sử dụng đất, thúc đẩy nông nghiệp bền vững và linh hoạt hơn trước thách thức khí hậu.

Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong sự bền vững, với các sáng tạo xanh dẫn đầu sự thay đổi. Trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật (IoT) ngày càng phổ biến trong việc cải thiện hiệu quả năng lượng tại nhà và tòa nhà. Ví dụ, cảm biến IoT giám sát mức tiêu thụ năng lượng, nhiệt độ và tình trạng phòng, trong khi AI phân tích và tự động điều chỉnh hệ thống sưởi, điều hòa không khí, hoặc ánh sáng để tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng. Ngoài ra, các tiến bộ trong công nghệ sinh học đang thúc đẩy phát triển vật liệu bền vững và phân hủy được, thay thế nhựa và các sản phẩm gây hại. Một ví dụ điển hình là polyhydroxyalkanoate (PHA), do vi sinh vật như vi khuẩn sản xuất từ nguồn tài nguyên tái tạo. Với tính chất giống nhựa, PHA được ứng dụng trong bao bì, dụng cụ dùng một lần, vải sợi và sản phẩm y tế, là giải pháp bền vững thay thế nhựa dầu mỏ, góp phần giảm thiểu tác động của rác thải nhựa lên môi trường.

TUẤN MINH

(Tổng hợp)

Xu hướng nông nghiệp tái sinh đang cách mạng hóa phương thức canh tác toàn cầu, chú trọng vào sức khỏe đất, đa dạng sinh học và khả năng chống chịu với khí hậu. Đến năm 2025, tỷ lệ sử dụng các phương pháp canh tác không chỉ bảo vệ mà còn cải thiện môi trường sẽ gia tăng. Một ví dụ tiêu biểu là việc luân canh cây trồng, sử dụng phân compost và nông lâm kết hợp. Tại Murcia, La Junquera, một trang trại từ năm 2015 đã áp dụng các phương pháp phục hồi, phát triển dự án bền vững trong giáo dục, nghiên cứu và phục hồi hệ sinh thái, thể hiện rõ xu hướng này.

Sự bền vững không chỉ gắn liền với môi trường mà còn với phúc lợi xã hội và kinh tế. Đến năm 2025, nền kinh tế phúc lợi sẽ phát triển mạnh mẽ, tập trung vào sức khỏe, giáo dục và công bằng xã hội. Các công ty ngày càng chú trọng đến tác động xã hội trong mô hình kinh doanh, đặc biệt là đầu tư vào sức khỏe tinh thần, giáo dục và các sáng kiến cộng đồng. Nhận thức về tương lai bền vững ngày càng gia tăng, nhấn mạnh sự thịnh vượng toàn diện của mọi người. Các quốc gia như Thụy Điển, Đan Mạch và Singapore là ví dụ điển hình với chính sách tiến bộ, phân phối lại để thúc đẩy bình đẳng và phúc lợi cho tất cả công dân. Chắc chắn, bền vững đã trở thành trọng tâm trong mọi quyết định và hành động của chúng ta. Những xu hướng nông nghiệp mới chỉ là bước khởi đầu cho sự thay đổi sâu sắc trong mối quan hệ giữa con người và hành tinh. Kinh tế tuần hoàn, năng lượng tái tạo, nông nghiệp tái sinh sẽ là nền tảng để xây dựng tương lai thịnh vượng cho con người và bảo vệ môi trường. Rõ ràng, trách nhiệm tạo dựng tương lai này thuộc về mỗi chúng ta. 

9 ĐIỂM NHẤN

NGÀNH CHĂN NUÔI TOÀN CẦU

1. Bùng phát cúm gia cầm H5N1 ở động vật có vú

Virus cúm gia cầm H5N1, vốn chỉ ảnh

hưởng đến gia cầm, đã được phát hiện lây sang động vật có vú, đặc biệt là bò sữa, tại nhiều bang ở Mỹ. Từ tháng 3/2024, H5N1 đã lây lan rộng rãi trong các đàn bò sữa tại nước này, ảnh hưởng đến 190 đàn ở 13 tiểu bang. Tính đến tháng 7/2024, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) xác nhận cúm gia cầm đã được phát hiện trong hơn 150 đàn bò sữa trên toàn quốc. Đặc biệt, vào tháng 5/2024, Mỹ ghi nhận trường hợp thứ hai nhiễm cúm gia cầm H5N1 ở người tại tiểu bang Michigan, nghi ngờ lây nhiễm từ bò sữa. Sự lây truyền chưa từng có này buộc phải tiêu hủy các đàn gia súc nhiễm bệnh và làm dấy lên lo ngại về nguy cơ đại dịch lây từ động vật sang người. Nhiều ý kiến chỉ trích sự chậm trễ và thiếu minh bạch trong phản ứng của USDA, khiến mối lo ngại về sức khỏe cộng đồng càng trầm trọng hơn.

2. Virus lưỡi xanh tại Sardinia

Ngành chăn nuôi cừu ở Sardinia, Italy thiệt hại nặng nề do bùng phát virus lưỡi xanh. Khoảng 25% trang trại trên đảo bị ảnh hưởng, dẫn đến cái chết của khoảng 40.000 con cừu và cừu non. Sự lây lan của virus được cho là do biến đổi khí hậu, tạo điều kiện cho côn trùng truyền bệnh Culicoides phát triển. Nỗ lực kiểm soát dịch bệnh qua tiêm phòng gặp khó khăn vì sự xuất hiện của nhiều chủng virus khác nhau. Bệnh lưỡi xanh không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của người chăn nuôi. Họ bất lực nhìn đàn cừu của mình chết dần chết mòn mà không có

do một ảnh hưởng kéo dài của Dịch tả châu Phi (ASF), gián đoạn thị trường và chi phí thức ăn gia tăng. Nhiều nhà sản xuất buộc phải điều chỉnh hoạt động, tập trung vào quản lý chi phí để vượt qua biến động thị trường. Các chuyên gia trong ngành dự đoán rằng quá trình phục hồi sẽ mất nhiều thời gian vì cần phải điều chỉnh cơ cấu để tăng cường các biện pháp an toàn sinh học, sức khỏe đàn gia súc và tính bền vững trong sản xuất. Xu hướng sản lượng thịt heo của Trung Quốc cộng với tình hình sản lượng giảm

lúa mì tại Chicago giảm 1,75%; tại sàn giao dịch ngũ cốc Hamburg, giá lúa mì đã giảm từ 217,50 Euro xuống 211 Euro. Liên minh châu Âu báo cáo rằng xuất khẩu lúa mì đã giảm 31%, xuống còn hơn 7,7 triệu tấn trong giai đoạn từ 31/73/11. Những căng thẳng ngoại giao giữa Algeria và Pháp càng làm tình hình trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, Cục Nông nghiệp Ngoại thương của Bộ Nông nghiệp Mỹ tại Kyiv cho biết, xuất khẩu lúa mì của Ukraine dự kiến sẽ giảm trong năm marketing 2024/25 do vụ mùa kém, nguồn cung xuất khẩu hạn chế và vấn đề vận chuyển qua Biển Đen. Cơ quan này dự báo xuất khẩu lúa mì sẽ giảm 18%, xuống còn 15,2 triệu tấn.

5. Italy tiêu hủy gần 100.000 con heo trong năm 2024

Số lượng heo bị tiêu hủy do Dịch tả châu Phi (ASF) ở miền Bắc Italy đã gần chạm mốc 100.000 con trong năm 2024. Số lượng trang trại heo bị nhiễm bệnh trong năm 2024 đã tăng lên 31. Với những con số này, được Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH) thông báo, 2024 là năm nặng nề nhất đối với Italy kể từ khi genotyp II của ASF xuất hiện ở quốc gia này vào năm 2022, đầu tiên ở heo rừng, sau đó là heo nhà. Việc tiêu hủy heo trong năm 2024 chủ yếu diễn ra tại một khu vực rộng lớn ở miền Bắc Italy, bao gồm 4 vùng Lombardy, Piedmont, Emilia-Romagna và Liguria.

6. Pakistan dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu GMO Sau khi vượt qua sự phản đối mạnh mẽ từ các tổ chức bảo vệ môi trường, Chính phủ Pakistan đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu đậu nành biến đổi gen (GMO). Quyết định quan trọng này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ ngành chăn nuôi gia cầm. Trung tâm An

toàn Sinh học Quốc gia (NBC), cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm đánh giá rủi ro của GMO đối với sức khỏe con người và môi trường, đã cấp giấy phép nhập khẩu đậu nành GMO cho 39 công ty. Quyết định này được đưa ra sau nhiều tháng tranh luận gay gắt giữa các quan chức chính phủ, tổ chức doanh nghiệp và nông dân về độ an toàn của GMO và tác động của quyết định đối với chuỗi cung ứng thực phẩm của quốc gia.

7. Iran sản xuất protein đơn bào từ methanol và dầu mỏ

Công ty Kimia Life của Iran đã phát triển công nghệ sản xuất protein đơn bào từ nguyên liệu dầu mỏ. Sản phẩm mới này có thể thay đổi cuộc chơi cho quốc gia giàu dầu mỏ. Ngành chăn nuôi Iran trong những năm qua phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt thức ăn chăn nuôi. Nguyên nhân do nền kinh tế Iran đang gặp khó khăn, thiếu ngoại tệ để mua ngũ cốc và phụ gia thức ăn, chủ yếu là hàng nhập khẩu. Tất cả thức ăn gia súc và gia cầm, cũng như protein thức ăn chăn nuôi đều phải nhập khẩu. Giải pháp trên giúp Iran tận dụng nguồn tài nguyên hydrocarbon phong phú

để sản xuất protein thức ăn chăn nuôi, giúp đất nước không còn phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài.

8. Giá thịt bò tăng kỷ lục

Trong năm 2024, giá thịt bò tại Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục, chủ yếu do hạn hán kéo dài và giảm quy mô đàn gia súc. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), giá thịt bò cắt miếng cao cấp đóng hộp đã tăng 2,1 USD/cwt vào ngày 14/10/2024 lên 313,32 USD/cwt, mức cao nhất kể từ ngày 26/8/2024. Tình trạng hạn hán kéo dài đã làm

giảm diện tích đồng cỏ và tăng chi phí thức ăn chăn nuôi, dẫn đến việc giảm đàn gia súc. Số lượng bò thịt ở Mỹ đã giảm 10% trong 5 năm qua, đạt mức thấp nhất kể từ những năm 1960. Mặc dù giá thịt bò tăng, nhưng sản lượng thịt bò nội địa của Mỹ đã giảm 12% so cùng kỳ năm ngoái, còn 1,2 triệu tấn, mức thấp nhất kể từ năm 2016. Tình trạng này đã dẫn đến việc giá thịt bò bán lẻ tại các cửa hàng và siêu thị ở Mỹ tăng lên khoảng 8 USD/pound, mức cao nhất trong nhiều năm.

9. Đan Mạch đánh thuế carbon chăn nuôi Đan Mạch đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng thuế carbon đối với ngành chăn nuôi, nhằm giảm lượng khí thải nhà kính từ hoạt động này. Theo thỏa thuận đạt được vào tháng 6/2024, từ năm 2030, nông dân Đan Mạch sẽ phải đóng thuế 300 kroner (khoảng 43 USD) cho mỗi tấn CO₂ tương đương phát thải từ chăn nuôi. Mức thuế này dự kiến sẽ tăng lên 750 kroner vào năm 2035. Để giảm bớt gánh nặng cho nông dân, Chính phủ sẽ áp dụng mức khấu trừ thuế thu nhập 60%, giúp giảm chi phí thực tế cho mỗi tấn CO₂ xuống còn 120 kroner vào năm 2030 và 300 kroner vào năm 2035. Mục tiêu của biện pháp này là giảm 70% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030 so với mức năm 1990, đồng thời khuyến khích các quốc gia khác thực hiện các biện pháp tương tự để đối phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, biện pháp này đã gây tranh cãi trong cộng đồng nông dân Đan Mạch, với lo ngại về tác động đến sản lượng và việc làm trong ngành chăn nuôi.

(Tổng hợp)

LÀM CHƠI... GIÀU THẬT CỦA VUA DÚI

MIỀN TÂY

NGỌC TRINH

Mỗi tháng thu cả trăm triệu đồng, được

mệnh danh là “vua dúi” miền Tây, ông

Nguyễn Văn Hiếu, (quận Bình Thủy, TP Cần

Thơ) là người tiên phong thực hiện thành

công mô hình nuôi dúi trong chuồng trại,

đưa loài động vật núi rừng trở thành đặc sản đồng bằng và phất lên thành tỷ phú.

CHĂN NUÔI SỐ 102 - 12/2024

Ngoài bán dúi thịt, ông Hiếu còn cung cấp con giống và hướng dẫn kỹ thuật cho người mua. Trung bình giá dúi giống từ 4 tháng tuổi là 1,2 triệu đồng/con, 6 tháng tuổi là 1,5 - 1,7 triệu đồng/con.

Theo ông Hiếu, dúi có nhiều tên gọi như chuột tre, chuột nứa, chuột lách... bao gồm 4 loại khác nhau là dúi nâu, dúi mốc nhỏ, dúi mốc lớn, dúi má vàng. Thức ăn chủ yếu của dúi là đọt mía và hạt bắp khô... mỗi chuồng nuôi từ 5 - 7 con. Bên cạnh đó có 5 - 10 chuồng dúi riêng biệt, có ngăn vách nơi ở và ổ đẻ dành cho những con dúi trong giai đoạn sinh sản ở và chăm sóc con.

Tiên phong mô hình nuôi chim cảnh tại Hải

Sở hữu trang trại rộng 4.000 m2 với mức thu nhập lên tới 500 triệu đồng mỗi năm, anh Nguyễn Văn Phương (xã An Lâm, huyện Nam Sách, tỉnh Hải

Dương) đã thành công với mô hình nuôi chim công tại địa phương, mở ra hướng làm giàu từ loài chim quý này.

Cùng họ với gà, nhưng chim công sinh sản theo mùa, từ tháng 2 đến tháng 6 âm lịch và đẻ cách nhật (tức 2 ngày đẻ 1 trứng). Thời gian đẻ trứng sẽ vào buổi chiều, nên người nuôi cần chú ý thu gom trứng cho máy ấp hoặc gà ấp.

Chim công cần diện tích lớn về chuồng trại, trung bình 1 chuồng rộng chừng 20 m2 sẽ ghép 1 chim trống với 3 chim mái sinh sản. Nhưng bù lại, việc chăm sóc loài chim này không tốn nhiều nhân công, chim được cho ăn, uống và dọn dẹp chuồng trại vào buổi sáng và chiều. Đặc biệt các nông hộ có diện tích lớn có thể đầu tư chuồng trại bán tự nhiên, một nửa lồng có mái che và cầu để chim đậu, phần còn lại quây lưới để có ánh nắng tự nhiên, khi đó chim công sẽ có không gian tắm nắng giúp sức đề kháng tốt cùng bộ lông óng đẹp. Đối với nguồn thức ăn chăn nuôi, chim công là giống chim lông vũ nên cho ăn thức ăn như cám gà, bổ sung thêm vitamin giúp lông bóng

đẹp, cho ăn rau, lạc... Đối với thời kỳ sinh sản các

nông hộ cho ăn thêm mồi tươi như sâu, dế, thịt bò, cám gà đẻ…

Với đặc thù là loài có tên trong Sách đỏ Việt

Nam nên trước khi có ý định nuôi, người mua phải tìm hiểu mua giống chim công tại các cơ sở được

Chi cục kiểm lâm tỉnh cấp phép, việc nuôi dưỡng cũng phải đăng ký để tránh vi phạm pháp luật.

Chia sẻ thêm về cách chăm sóc khi chim công bị bệnh, anh Phương nói: “Hiện nay vẫn chưa có thuốc chuyên trị với loài công, do vậy khi chim bị bệnh thì chủ yếu đều dùng thuốc của gà để chữa. Tuy nhiên, loài công có sức đề kháng tự nhiên tốt nên việc chữa trị cũng dễ dàng. Đến khi chim đạt 1 năm tuổi thì sức đề kháng tự nhiên rất cao, lúc này chim công gần như sẽ không còn mắc bệnh nữa”. Đến nay mô hình đã mang lại thu nhập rất cao cho gia đình, ngoài trả hết nợ, anh Phương còn xây dựng được nhà cửa khang trang, có của ăn của để. Theo giá bán tại trang trại của anh Phương, hiện giá chim công giống (đạt một tháng tuổi, đã

được tiêm vaccine) đắt nhất là chim công má vàng với giá 3,5 triệu đồng/con, chim công trắng có giá 2,5 triệu đồng/con và chim công xanh có giá 1 triệu đồng/con. Với quy mô hiện tại mỗi năm anh thu lãi khoảng hơn 500 triệu đồng. Ngoài ra, anh Phương còn giúp đỡ những hộ dân tại địa phương khởi nghiệp từ việc nuôi giống chim quý này. Anh cũng lưu ý các nông hộ muốn khởi nghiệp từ chăn nuôi chim công cần phải tìm tòi, hiểu rõ tập tính của chim công, nếu chim có những biểu hiện lạ cần trao đổi với những người có kinh nghiệm, tuyệt đối không được tự ý chữa bệnh bằng cách tiêm các loại thuốc vào chim. Hiện anh Phương đang đầu tư mở rộng chuồng trại, tiếp tục nhân giống tăng đàn chim công để cung cấp ra thị trường; đồng thời sẵn sàng hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cho những người có chung niềm đam mê về loài chim quý này.

độc lực thấp và bệnh Newcastle

Dịch bệnh luôn là mối đe dọa hàng đầu trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng; đặc biệt trong số đó phải kể đến là bệnh truyền nhiễm do virus cúm gia cầm độc lực thấp (LPAI) H9N2 và bệnh Newcastle. Trước thực tế này, Kemin Biologics (thành viên của Kemin) một trong những thương hiệu hàng đầu trong việc mang lại các giải pháp công nghệ sinh học cho động vật đã đưa ra giải pháp bằng việc sử dụng vaccine phòng bệnh

cúm trên gia cầm.

1. Đặc điểm căn bệnh cúm gia cầm

độc lực thấp

Bệnh truyền nhiễm do virus cúm gia cầm độc lực thấp (LPAI) H9N2 tiếp tục gây ra mối đe dọa đáng kể đối với quần thể gia cầm ở Việt

Nam. Hậu quả của các ca nhiễm virus H9N2 là rất sâu rộng, dẫn đến thiệt hại kinh tế đối với ngành chăn nuôi gia cầm, bao gồm cả chăn nuôi gia cầm đẻ, gia cầm giống, và gia cầm thịt.

Tác động bao gồm sự suy giảm đáng kể về sản lượng trứng, lên tới 20%, có thể tăng lên do khả năng đồng nhiễm với tác nhân gây bệnh như virus Viêm Phế Quản Truyền Nhiễm (IBV), Virus gây bệnh Newcastle (NDV) và các tác nhân vi khuẩn như E. coli và Mycoplasma. Nhiễm trùng đồng thời nhiều bệnh này có khả năng gia tăng đáng kể thiệt hại.

Hình 1: Virus gây bệnh cúm gia cầm

 Bên cạnh việc thực hiện tốt an toàn sinh học, quản lý và nuôi dưỡng, thì sử dụng vaccine là cách hiệu quả để bảo vệ vật nuôi. Kemin Biologies với lợi thế công nghệ vượt trội đã liên tục nghiên cứu và cập nhật các vaccine chứa các chủng virus phù hợp với chủng thực địa, tạo phản ứng miễn dịch nhanh, bảo hộ rộng, giảm tỷ lệ chết và cải thiện năng suất của đàn gia cầm. Phòng

Hơn nữa, virus H9N2 gây suy giảm miễn dịch nghiêm trọng và tổn thương các cơ quan miễn dịch ở gà, do đó ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kháng thể đặc hiệu sau khi chủng ngừa vaccine chẳng hạn như NDV. Chủng virus này cũng liên quan đến sự suy giảm năng suất, thể hiện qua việc giảm tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) và trọng lượng cơ thể. Các tác động tổng hợp này nhấn mạnh những hậu quả rộng rãi và tiêu cực liên quan đến các nhiễm H9N2 trong ngành công nghiệp gia cầm.

2. Triệu chứng và bệnh tích

Bệnh cúm gia cầm độc lực thấp gây ra triệu chứng hô hấp, gà khò khè do H9N2; khi nhiễm

sẽ gây tổn thương đường hô hấp và làm tổn thương tế bào miễn dịch trên đường hô hấp. Kết hợp với các virus hô hấp khác như (ND, IB) hoặc vi khuẩn, làm suy yếu miễn dịch chống lại các bệnh khác trên đường hô hấp. Ngoài việc gây ra tỷ lệ chết cao trên đàn gà thì việc gà bị nhiễm cúm H9N2 còn gây ra suy giảm miễn dịch, gà dễ dàng nhiễm các bệnh truyễn nhiễm khác, và làm thiệt hại kinh tế tăng lên. Tỷ lệ chết có thể lên đến 40 - 50% nếu có phụ nhiễm E.coli, Mycoplasma hoặc các bệnh do virus khác.

3. Phòng bệnh cúm gia cầm độc lực thấp

- Ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập vào trại bằng cách thực hiện vệ sinh sát trùng thật nghiêm ngặt.

- Thực hiện an toàn sinh học thật tốt.

- Sử dụng vaccine phòng bệnh cúm là giải pháp được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam.

4. Giải pháp từ Kemin Biologics

Ở Kemin Biologics chúng tôi cung cấp sản phẩm vaccine MEFLUVAC™ H9+ND7 0.3 có thành phần kháng nguyên:

- Cúm gia cầm độc lực thấp bất hoạt H9N2 thuộc dòng G1, ≥ 8,5 log10 EID 50/ liều; - Virus gây bệnh Newcastle bất hoạt chủng tái tổ hợp kiểu gen VII ≥ 8,5 log10 EID 50/ liều.

- Tại sao MEFLUVAC™ H9+ND7 0.3 là vaccine AN TOÀN và HIỆU QUẢ trong việc bảo vệ đàn gà của bạn khỏi H9N2 và Newcastle?

Hình 3: MEFLUVAC™ H9+ND7 0.3

1. Chất bổ trợ Montanide, của công ty SEPPIC - Pháp

2. Hàm lượng kháng nguyên cao, nên liều tiêm đầy đủ chỉ 0,3 ml

3. Chủng vaccine tương thích với chủng môi trường

4. Chứa kháng nguyên phòng ND Genotype VII.

KEMIN BIOLOGIES

CÔNG TY TNHH KEMIN INDUSTRIES (VIỆT NAM)

Địa chỉ: tầng 1, Tòa nhà văn phòng Hưng Bình, số 669-671-667/2 đường Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Số điện thoại: +84 (0) 28 2253-4860

GIỐNG GÀ RI VÀNG KHẲNG ĐỊNH

Giống gà Ri Vàng (Ri Vàng 01-02 chọn lọc CK1-BĐ) của Công ty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh ngày càng

trên thị trường con giống, là sự lựa chọn hàng đầu của người chăn nuôi.

Hội tụ nhiều ưu thế

Từ nguồn gen trong nước và nhập khẩu Công ty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh đã lần đầu tiên lai tạo thành công giống gà Ri Vàng 01-02

chọn lọc CK1-BĐ. Đây là giống gà có tỷ lệ nuôi sống cao, sức đề kháng cao, tỷ lệ hao hụt thấp (FCR) từ 2.65 - 2.75 kg, phù hợp chăn nuôi ở tất cả các vùng miền, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi trong cả nước. Ri Vàng 01- 02 chọn lọc CK1-BĐ là giống gà có đặc điểm ngoại hình màu lông vàng sáng rực, mào cờ dựng cao và đỏ tươi, tích dài, đuôi dài và cong vuốt, chân vàng bóng, thân hình đẹp. Chất lượng thịt dai và thơm ngon (đạt tiêu chí gà Ri truyền thống Việt Nam) có sự khác biệt so với các giống gà

Ri đang có trên thị trường, đáp ứng được nhu cầu của người chăn nuôi và thị hiếu người tiêu dùng. Gà con giống thương phẩm Cao Khanh Ri Vàng 01-02 chọn lọc CK1-BĐ có năng suất vượt

trội, sức cạnh tranh cao. Đây là giống gà có thể áp dụng được cho tất cả mô hình trang trại chăn nuôi gà thương phẩm và gà giống bố mẹ. Sau khi đưa ra thị trường, giống gà Ri Vàng 0102 chọn lọc CK1-BĐ đã được đông đảo người chăn nuôi đón nhận nhờ chất lượng con giống cũng như tốc độ tăng trưởng. Gà giống có tỷ lệ nuôi sống lên tới 97 - 98%, đạt trọng lượng 2,1 - 2,2 kg sau 100 ngày đối với dòng Ri 01 và 2,3 - 2,4 kg đối với dòng Ri 02. Hiện, Công ty Cao Khanh đang cung cấp ra thị trường cả nước khoảng 2 triệu con giống/năm, góp phần giải bài toán con giống của ngành chăn nuôi, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu. Không dừng lại ở đó, trong chiến lược phát triển của Công ty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh, từ năm 2024 trở đi Công ty sẽ tăng sản lượng lên 3 - 4 triệu con giống/năm, đồng thời hướng tới xuất khẩu sang một số nước Đông Nam Á như Lào, Campuchia…

Khẳng định thương hiệu

Để xây dựng và duy trì một thương hiệu mạnh về con giống gia cầm, Công ty Cao Khanh luôn tiên phong ứng dụng khoa học công nghệ vào mọi khâu trong quá trình sản xuất. Cụ thể, Công ty đã đầu tư xây dựng chuồng trại khép kín, hệ thống cho ăn, uống đều tự động hóa hoàn toàn, nền chuồng sử dụng đệm lót sinh học, chất thải từ nguồn phân gà định kỳ được phun chế phẩm sinh học và được đưa ra khỏi chuồng nuôi đến khu xử lý bằng hệ thống băng tải tự động hóa, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường nuôi trong trại nói riêng vừa không gây nguy hại cho môi trường xung quanh nói chung. Ngoài ra, Công ty còn đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải phân gà thành phân hữu cơ

Đặc biệt, nhằm giảm thiểu rủi ro về mức thấp nhất, Công ty luôn tích cực hỗ trợ người chăn nuôi cả nước thông qua việc thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp đến trại hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật cho bà con. Giúp bà con tiếp cận với mô hình chăn nuôi hiện đại trong nước và quốc tế, qua đó thích nghi tốt với những biến động của dịch bệnh và thị trường.

Với hàng chục triệu con giống được cung cấp ra thị trường mỗi năm, Công ty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh đã và đang tạo ra công ăn việc làm cũng như thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động tại Công ty, hàng nghìn hộ nông dân trong cả nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Trải qua hơn 30 năm hình thành, vượt khó và phát triển, Công ty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh đã vinh dự nhận được nhiều danh hiệu cao quý như: “Sản phẩm Vàng chăn nuôi Việt Nam” năm 2016 và 2018; “Doanh nghiệp vì nhà nông”; “Thương hiệu danh tiếng Việt Nam”; “Danh hiệu Sản phẩm OCOP 5 sao tỉnh Bình Định 2020”; Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 2020. Cá nhân Giám đốc Cao Văn Khanh được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba.

DABACO VÀ NỖI TRĂN TRỞ GÀ GIỐNG CHẤT LƯỢNG CAO

Thời gian qua, Công ty TNHH MTV Gà giống Dabaco liên tục đầu tư, ứng dụng các công nghệ mới như: AI, Big Data... vào nghiên cứu gen, di truyền, từ đó tạo ra bộ giống gà thuần Việt đặc sắc.

Mục tiêu giảm FCR

Trăn trở về vấn nạn nhập lậu giống gia cầm vào Việt Nam, từng chứng kiến nhiều hộ gia đình lâm thảm cảnh vì giống gà nhập lậu, Ban lãnh đạo Công ty TNHH MTV Gà giống Dabaco luôn cố gắng tìm cách để đưa những con giống tốt nhất, hiệu quả kinh tế nhất đến tay người chăn nuôi.

Với Dabaco, thành công lớn nhất của Công ty chính là việc đảm bảo người dân nuôi giống gà của Dabaco luôn có lãi, đồng thời góp phần nhỏ bé vào việc giải bài toán gà giống của ngành chăn nuôi, giảm phụ thuộc vào nguồn gà nhập khẩu, nhập lậu.

Để đảm bảo người dân nuôi giống gà của Dabaco có lãi, bên cạnh tỷ lệ sống cao, sạch bệnh thì việc giảm FCR (viết tắt của cụm từ

Feed Conversion Ratio, nghĩa là tỷ lệ chuyển đổi thức ăn) là yếu tố quan trọng mà đội ngũ nghiên cứu của Dabaco luôn hướng tới.

FCR trong chăn nuôi gà Mía số 1-Dabaco hiện ở mức 2.8 - 3.0, trong khi gà Mía cổ truyền lên tới 3.8 - 4.0. Dabaco đang phấn đấu giảm FCR xuống còn 2.5, tuy nhiên lãnh đạo của Dabaco cho rằng, để biến mong muốn thành sự thật phải cần ít nhất

3 năm.

Giới chăn nuôi đánh giá, một giống gà địa phương muốn tồn tại vẫn là câu chuyện hiệu quả kinh tế, song với thời gian nuôi và FCR như hiện tại, gà Mía số 1-Dabaco đang là một trong những lựa chọn hàng đầu. Hiệu quả thực tế

Ông Trương Văn Đại (chủ trang trại gà tại Phú Lương, Thái Nguyên) cho biết, gà giống Dabaco có sức đề kháng tốt, thích nghi với điều kiện địa phương, màu sắc đẹp, phù hợp dùng trong dịp lễ, Tết.

“Các giống gà Mía thuần phổ biến trên thị trường thường phải nuôi từ 150 – 175 ngày mới đạt điều kiện xuất chuồng và trọng lượng gà mái thường chỉ khoảng 1,5 – 1,7 kg/ con, trống 1,7 – 1,9 kg.

Tuy nhiên, với giống gà Mía Dabaco, thời gian nuôi rút xuống chỉ còn 105 – 120 ngày là đủ điều kiện xuất bán. Trọng lượng gà trống khi đó đạt 2,2 – 2,8 kg/con, gà mái 1,6 – 2,1 kg nên rất lợi cho phía người chăn nuôi.

Mặc dù chỉ nuôi 3,5 – 4 tháng, nhưng lông, cựa của gà Mía Dabaco

đã phát triển cân đối, đẩy đủ, đẹp mã, chất lượng thịt đảm bảo rắn chắc, thơm ngon”, ông Đại chia sẻ.

Đồng quan điểm, chị Bùi Thị

Hằng (chủ trang trại gà tại HTX

Xuân Tiến, xã Xuân Quang, huyện

Bảo Thắng, Lào Cai) đánh giá, quá

trình nuôi Mía số 1-Dabaco cho thấy

độ đồng đều rất cao, gà loại, gà vét

đàn không đáng kể.

Gà không kén thức ăn, chỉ sau 30 ngày tuổi có thể cho ăn cám hàm

lượng dinh dưỡng không cao. Do Mía số 1-Dabaco mang gen giống gà nội nên sức sống mãnh liệt, khả năng thích nghi, kháng bệnh vượt trội, giúp giảm lượng kháng sinh trong chăn nuôi.

“Giá thành nuôi gà Mía thương phẩm của Dabaco hiện dao động khoảng 48.000 - 50.000 đồng/kg, trong khi giá bán ra thị trường hiện nay là 58.000 - 60.000 đồng/kg. Nhờ đó, giống gà này mang lại lợi nhuận cao hơn so với các giống gà khác. Sau khi trừ chi phí, gia đình vẫn có thể thu lãi khoảng 13 - 15 triệu/1.000 con”, chị

Hằng cho biết thêm.

Ông Hoàng Văn Hưng (Phú Bình, Thái Nguyên) khẳng định,

nếu xét về tỷ lệ tiêu tốn thức ăn thì gà giống của Dabaco luôn tối ưu hơn so với các giống gà địa phương. Đó cũng là lý do ông chọn giống gà này

làm đối tượng chủ đạo của trang trại.

Thực tế chứng minh, gà giống của Dabaco đã mang lại cho gia đình ông Hưng hiệu quả kinh tế cao nhờ

tối ưu hóa chi phí thức ăn, tỷ lệ hao

hụt thấp, giảm phụ thuộc vào thuốc, kháng sinh trong quá trình chăm

sóc, được người tiêu dùng ưa chuộng và đánh giá cao.

Để người chăn nuôi đạt được lợi

nhuận tối đa, Công ty TNHH MTV

Gà giống Dabaco lưu ý, gà Mía số

1-Dabaco là giống mới, cần đi kèm

hướng dẫn kỹ thuật, dinh dưỡng, sử dụng thuốc tiết kiệm hiệu quả hơn

để cho ra sản phẩm con gà thịt đạt chất lượng, mẫu mã và giá thành tốt nhất. Ngoài sự cố gắng và nỗ lực của Công ty, bà con chăn nuôi cũng cần

tuân thủ quy trình kỹ thuật do nhân

viên Dabaco hướng dẫn. Trong chăn nuôi gà, khâu chọn sản phẩm giống và thị trường tiêu thụ cụ thể cần được đặt lên vị trí quan trọng hàng đầu. Nếu các chủ trang trại hiểu rõ điều này thì hoạt động chăn nuôi sẽ mang lại hiệu quả kinh tế bền vững. ĐÔNG PHONG

Trương Văn Đại

Chị Bùi Thị Hằng

Ông Hoàng Văn Hưng

 Công ty TNHH MTV Gà giống Dabaco hiện là doanh nghiệp sản xuất giống gia cầm chiếm thị phần số 1 về gà lông màu tại Việt Nam với quy mô trên 50 triệu con giống mỗi năm. Ngoài Mía Dabaco, Dabaco hiện còn sở hữu nhiều giống gà lông màu tên tuổi, uy tín trên thị trường khác, như: 9 cựa Dabaco, J-Dabaco, Nòi chân vàng, Nòi ô tía, Tân

Hồ và hai giống gà siêu trứng.

Sở hữu Trung tâm Nghiên cứu gà Giống gốc Yên Thế hiện

đại hàng đầu Việt Nam đặt tại Bắc Giang cùng hệ thống lưu giữ giống gà bố mẹ tại Bắc Ninh và Bình Phước, Dabaco tự tin có thể cung cấp bà con chăn nuôi sản phẩm giống gà

Mía thuần với số lượng lớn, đồng nhất cao, chất lượng ổn

định, sạch bệnh nhờ được chủng đầy đủ các loại vaccine

Marek, viêm khớp MS, hen suyễn MG….

Tại lễ trao giải “Sản phẩm Vàng chăn nuôi Việt Nam” năm 2024, giống gà Mía số 1-Dabaco của Công ty TNHH MTV Gà giống Dabaco vinh dự được Ban Tổ chức bình chọn và trao giải Nhất “Sản phẩm Vàng chăn nuôi Việt Nam” lần thứ III.

Ông

PEPTITOM

Giải pháp protein tôm thủy phân

tiên tiến

Aquaproducts ra mắt PEPTITOM - Bột protein Tôm thủy phân - giải pháp dinh dưỡng động vật, góp phần vào sự phát triển bền vững các thành phần thức ăn protein thay thế.

Aquaproducts (http://aquaproducts.org), là chuyên gia trong lĩnh vực các thành phần chiết xuất từ biển, công ty đã từng bước khẳng định vị thế của mình như một nhà đổi mới quan trọng trong chế biến phụ phẩm thủy sản bền vững thông qua quan hệ đối tác chiến lược với các nhà lãnh đạo trong ngành công nghiệp toàn cầu Norway’s Scanbio SAS, Indonesia’s Maqpro Biotech. Aquaproducts sử dụng kinh nghiệm có được từ nhiều thập kỷ để tạo ra một chuỗi cung ứng mạnh mẽ cho các sản phẩm protein biển chức năng.

Năm 2022, công ty thành lập một cơ sở mới

để mở rộng phạm vi hoạt động: Marine Biotech Vietnam (MBV), thông qua sự hợp tác với Quỹ Đại

Dương Bền vững Mirova (https://www.mirova. com/) chính thức hoạt động vào 11/6 tại Khu

Công Nghiệp Vĩnh Lộc 2, Long An. Nhà máy thuỷ phân tiên tiến, tập trung sản xuất bột protein thủy phân cho thị trường thức ăn chăn nuôi Châu Á và thị trường thức ăn thú cưng, củng cố vai trò của

Aquaproducts như là trung tâm của khu vực về các nguyên liệu từ biển chất lượng cao và bền vững. Luôn theo đuổi sự đổi mới, Aquaproducts ra mắt PEPTITOM - bột protein tôm thuỷ phân sử dụng cho cả thức ăn chăn nuôi và thủy sản. PEPTITOM tận dụng sản phẩm phụ của công nghiệp chế biến tôm, cung cấp một giải pháp thức ăn giàu dinh dưỡng, tiêu hoá tối ưu, tái khẳng định giá trị của tài nguyên biển trong ngành công nghiệp thức ăn.

Chức năng hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản

PEPTITOM sử dụng phù hợp cho các loài cá biển, đặc biệt cho giai đoạn ương giống và giai đoạn phát triển ban đầu. Ngoài việc cung cấp giá trị protein cơ bản, sản phẩm mang lại các lợi ích về chức năng nhờ vào các peptide hoạt tính sinh học và acid amin tự do giúp cải thiện lượng thức ăn, tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất,

dẫn đến tăng trưởng hiệu quả trong giai đoạn đầu quan trọng.

Peptide hoạt tính sinh học trong PEPTITOM có chức năng chống ôxy hóa và kháng khuẩn mạnh, giảm căng thẳng ôxy hóa, ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn. Vai trò kép này giúp tăng cường sức khỏe, chống lại các mầm bệnh… PEPTITOM là một thành phần có giá trị trong chế độ ăn của cá.

Khả năng tiêu hóa cao của PEPTITOM đảm bảo sử dụng chất dinh dưỡng tối ưu, hỗ trợ tăng trưởng nhanh hơn và sức khỏe tổng thể tốt hơn. Nó giúp động vật thủy sản đối phó với căng thẳng từ những thay đổi môi trường hoặc chuyển đổi thức ăn bằng cách duy trì lượng thức ăn phù hợp và tăng cường sức đề kháng với mầm bệnh. Chất lượng cốt lõi PEPTITOM thực hiện sứ mệnh lớn hơn của Aquaproducts là nâng giá trị của các phụ phẩm

NGƯỜI CHĂN NUÔI SỐ 102 - 12/2024

thủy hải sản bằng cách sử dụng các công nghệ thủy phân tiên tiến. Bột thủy phân được sản xuất thông qua quá trình thủy phân enzyme có chọn lọc, được kiểm soát. Sản phẩm tạo ra có kiểm soát peptide chính xác và tiêu chuẩn hóa chất lượng. Điều này trái ngược với các phương pháp thủy phân liên tục có thể mang lại kết quả kém đồng đều hơn.

Kiểm soát chặt chẽ độ tươi của nguyên liệu thô và chuỗi cung ứng cho phép giữ mức histamine và TVBN thấp (dưới 200 ppm), kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm. Tiếp tục đảm bảo chất lượng sản phẩm, PEPTITOM trải qua bước thanh trùng tuân thủ các tiêu chuẩn HACCP để đảm bảo an toàn thực phẩm và duy trì tiêu chuẩn cao về độ tươi.

Lợi thế về kinh tế và chức năng

Cùng với cam kết của Aquaproducts đối với nguồn cung ứng khu vực, PEPTITOM sản phẩm đáng tin cậy cho cả thị trường địa phương và khu vực, cho phép nông dân và nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi có căn cứ vào khối lượng ổn định và giá cả cạnh tranh, tạo điều kiện lập kế hoạch và quản lý chi phí tốt hơn. Ngoài ra, Aquaproducts tối ưu hóa quy trình sấy PEPTITOM để nâng cao hiệu quả chi phí trong khi vẫn duy trì chất lượng sản phẩm cao. Bằng cách đồng sấy khô bột thủy phân với chất mang, chi phí sản xuất giảm đáng kể và giảm thiểu độ hút ẩm, ngăn ngừa hiện tượng vón cục. Lợi thế của sản phẩm đáng chú ý so với thủy phân sấy phun tinh khiết chi phí cao,

quan

việc định hình lại ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi với các sản phẩm như PEPTITOM. Khả năng đổi mới ở quy mô lớn của công ty, kết hợp với việc tập trung vào quan hệ các đối tác địa phương, ổn định chuỗi cung ứng, đảm bảo rằng công ty sẽ vẫn giữ vai trò chủ đạo trong thị trường thức ăn chăn nuôi và thức ăn thú cưng trong nhiều năm tới. Mọi thắc mắc có thể liên hệ tại: contact@aquaproducts.org

NHIỀU BƯỚC TIẾN MỚI

Chăn nuôi phát triển bền vững là một mục tiêu quan trọng, góp phần cho sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế, đồng thời đảm bảo được chất lượng đời sống con người và xã hội.

Nhiều thách thức

Hàng năm, lĩnh vực chăn nuôi nước ta đóng góp từ 25 - 26% GDP của ngành nông nghiệp và là một trong những phân ngành nông nghiệp phát triển nhanh nhất, kể cả trong thời kỳ đại dịch COVID-19. Sản phẩm

chăn nuôi đã đáp ứng nhu cầu về thực phẩm của hơn 100 triệu dân trong nước, hàng triệu khách du lịch, tạo sinh kế cho gần 10 triệu hộ nông dân. Đặc biệt, ngày càng nhiều sản phẩm chăn nuôi được xuất khẩu như: Yến, sữa và sản phẩm từ sữa xuất sang Trung Quốc; mật ong sang Mỹ, EU; thịt gà chế biến sang Nhật Bản, một số sản phẩm chăn nuôi đang từng bước tiếp cận thị trường Halal… Tuy nhiên, chăn nuôi Việt Nam cũng đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh; hệ thống sản xuất thiếu đồng bộ, chưa có liên kết bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, quy mô sản xuất còn ở mức vừa và nhỏ nên khó áp dụng công nghệ hiện đại; năng suất thấp, giá thành cao; còn phụ thuộc vào nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và con giống nhập khẩu; công tác giết mổ tập trung, chế biến chưa được quan tâm đúng mức; công tác dự báo còn yếu dẫn đến chưa chủ động sản xuất, mất cân bằng cung cầu. Bên cạnh đó, khi hội nhập sâu rộng với quốc tế, nhất là khi nhiều hiệp định thương mại tự do đã được ký kết, sản phẩm chăn nuôi trong nước sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn với sản phẩm cùng loại của các nước có trình độ,

kinh nghiệm trong phát triển chăn nuôi tốt hơn Việt Nam.

Do đó, cần thực hiện những giải pháp để ngành chăn nuôi đi vào phát triển ổn định, bền vững hơn.

Lợi ích lớn

Theo Viện Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), việc phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững phải được thể hiện trên 3 phương diện: Bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Với tốc độ tăng trưởng dân số toàn cầu dự kiến gần 10 tỷ người vào năm 2050, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm từ động vật như thịt, trứng và sữa sẽ tăng 20% trong thời gian đó. Chăn nuôi phát triển bền vững vừa giúp đảm bảo kinh tế tăng trưởng ổn định, nâng cao đời sống người dân, đồng thời gìn giữ môi trường và hệ sinh thái cho vật nuôi.

Bên cạnh đó, hoạt động chăn nuôi phát triển bền vững sẽ mang lại những lợi ích như: Mang lại năng suất, lợi ích kinh tế cho người chăn nuôi, mở rộng cơ hội việc làm và tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi; Tạo ra nguồn thực phẩm chất lượng tốt, dồi dào và đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, từ đó nâng cao chất lượng sống cho cộng đồng nói chung và người tiêu dùng nói riêng; Giảm lượng chất thải ra môi trường nhờ tận dụng phụ phẩm nông, công nghiệp để chế biến thức ăn cho vật nuôi; ví dụ như sử dụng rơm, vỏ mía, bã đậu, thân cây ngô…

Thu hút đầu tư

Thời gian qua, ngành chăn nuôi đã tái cơ cấu sản xuất khá hiệu quả, theo chuỗi giá trị liên kết, ngành hàng, bao gồm các chuỗi: Doanh nghiệptrại chăn nuôi gia công, doanh nghiệp - hợp tác xã - nông hộ, trong đó ưu tiên phát triển chăn nuôi bền vững theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học, chú trọng khâu giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Nhờ sự chung tay của Chính phủ, các cơ quan bộ, ngành và nhiều tập đoàn, doanh nghiệp trên cả nước đã xây dựng được các chuỗi liên kết khép kín, sản xuất có hiệu quả với chăn nuôi an toàn sinh học, giết mổ an toàn thực phẩm. Thêm vào đó là sự phát triển mở rộng của các mô hình chăn nuôi hiệu quả với những cách làm hay.

Bộ NN&PTNT cũng đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do với các nước, nhằm thúc đẩy phát triển và tìm hướng đi bền vững cho ngành chăn nuôi.

Trong vòng 5 năm qua, số lượng cơ sở chăn nuôi nhỏ quy mô nông hộ nhỏ lẻ ở nước ta đã giảm 15 - 20%. Tỷ trọng sản xuất trong hộ chăn nuôi chuyên nghiệp, trang trại chiếm 60 - 65%.

Đặc biệt, việc phát triển bền vững ngành hiện cũng được nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư. Với định

hướng phát triển chuỗi nông nghiệp công nghệ cao, một trong những doanh nghiệp top đầu về chăn nuôi Việt Nam là Tập đoàn Hùng Nhơn đã “bắt tay” cùng Tập đoàn De Heus (Hà Lan) mở rộng đầu tư xây dựng các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, hiện đại, theo các tiêu chuẩn tiên tiến trên thế giới tại khu vực Đông Nam bộ và Tây Nguyên. Hay như trong những năm gần đây, De Heus Việt Nam cũng đều thực hiện đo lường các chỉ số phát triển bền vững quan trọng, để từ đó xây dựng và phát triển một chiến lược phát triển bền vững đi kèm các mục tiêu và dự án hành động cụ thể cho 10 năm tới. Công ty đã xây dựng các trang trại, nhà máy thân thiện với môi trường, hướng đến tương lai với tiêu chí lấy phát triển bền vững làm kim chỉ nam cho tất cả hoạt động kinh doanh của mình, luôn cố gắng đảm bảo cho quá trình sản xuất luôn xanh, sạch và thân thiện với môi trường. Giải pháp đồng bộ

Ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho biết: “Để phát triển chăn nuôi một cách bền vững, theo hướng tăng trưởng xanh, có 3 trụ cột chính là giống, thức ăn, môi trường công nghệ. Với 3 trụ cột chính này, hiện nay Cục chăn nuôi đang xây dựng đề án phát triển”.

Theo ông Nguyễn Đức Trọng, Phó Chủ tịch

Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam, nguyên Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Việt Nam cần có công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện của nước ta để phát triển được môi trường, an toàn chăn nuôi cùng với đó là có thể truy xuất được nguồn gốc. Tuy nhiên, để làm được điều này, đòi hỏi Nhà nước, cơ sở chăn nuôi, doanh nghiệp phải cùng nhau thực hiện thì ngành chăn nuôi mới có thể phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh công nghiệp chế biến cũng là nội dung cần được chú trọng. Để phát triển chế biến trong chăn nuôi, không chỉ Bộ NN&PTNT, Cục Chăn nuôi, mà các địa phương cũng cần chủ động trong việc tăng cường thu

 Tại triển lãm EuroTier 2024 diễn ra từ ngày 12 - 15/11 /2024 ở Hanover, Đức; Tập đoàn Big Dutchman (nhà cung cấp hàng đầu thế giới về giải pháp chăn nuôi gia cầm và heo, bao gồm cả nhà ở và thiết bị trang trại công nghệ cao) đã giành giải thưởng sáng tạo với 2 sản phẩm mới ứng dụng trong chăn nuôi. Đó là Robot vệ sinh tự động hóa cao đầu tiên trên thế giới dành cho chuồng nuôi và chuồng đẻ với chương trình linh hoạt. Sáng kiến này được phát triển cùng với hãng AB từ Thụy Điển. Công nghệ tiếp theo là MultiVacc - một cải tiến đột phá cho tiêm chủng cho gà mái tơ và gà mái đẻ. Thiết bị này là máy tiêm chủng đầu tiên có thể tiêm bốn mũi chính xác vào ngực và một mũi tiêm vào cánh cùng lúc trong một lần phẫu thuật.

hút đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp chế biến các sản phẩm chăn nuôi. Chỉ có đẩy mạnh chế biến thì giá trị sản phẩm chăn nuôi mới được tăng lên và giúp cho việc tiêu thụ được ổn định hơn.

Đồng thời, liên kết trong chăn nuôi đang là một xu hướng, nhưng ở nước ta hiện mới chỉ dừng ở những tập đoàn, doanh nghiệp lớn. Còn ở những cơ sở chăn nuôi nhỏ, việc triển khai chăn nuôi theo chuỗi đang rất khó. Vì vậy, cần tiếp tục thúc đẩy liên kết các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ thành những tổ hợp tác, hợp tác xã để cùng chia sẻ rủi ro, giảm chi phí nguyên liệu đầu vào và truy xuất được nguồn gốc, quản lý được chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, việc tăng cường áp dụng chuyển đổi số trong chăn nuôi cũng được kỳ vọng là bước đột phá nhằm giải quyết những tồn tại của ngành chăn nuôi, giúp tăng năng suất, chất lượng, qua đó, ngành chăn nuôi có thể từng bước ổn định và phát triển bền vững hơn. Ngoài ra, các bộ, ngành, đặc biệt là ngân hàng, cần hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người chăn nuôi chuyển đổi trang trại theo hướng hiện đại hóa. Song song đó là chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu, phát triển, xây dựng chuỗi cung ứng khép kín và đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường.

LÊ LOAN

AN TOÀN SINH HỌC HƯỚNG

ĐI TẤT YẾU

đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành.

Yếu tố hàng đầu

Ngành chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, đảm bảo thực phẩm trong nước và xuất khẩu. Theo Cục Chăn nuôi, ngành chăn nuôi Việt Nam đóng góp khoảng 26% GDP của ngành nông nghiệp và hơn 5%

GDP của cả nước, với mức tăng trưởng ngành đạt từ 5 - 6%.

Tuy nhiên, ngành chăn nuôi hiện vẫn còn gặp không ít khó khăn. Sản lượng sản phẩm chăn nuôi đạt chứng nhận VietGAHP (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) chỉ chiếm 15% (năm 2023).

Cùng đó, Việt Nam đã và đang phải đối mặt với

nhiều mối đe dọa bao gồm các mối đe dọa từ

các bệnh động vật xuyên biên giới, các bệnh lây truyền từ động vật sang người và các bệnh mới

nổi, tình trạng kháng kháng sinh và các bệnh

lây truyền qua thực phẩm. Nếu không kiểm soát

được các rủi ro liên quan đến sức khỏe của động vật có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho cả con người và môi trường sống.

Vì vậy, ATSH được xem là giải pháp quan trọng nhất để kiểm soát bệnh và xây dựng vùng an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn thế giới. Theo ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi: “ATSH là yếu tố hàng đầu, quyết định sự thành bại của ngành chăn nuôi. Hiện, ATSH đã trở thành vấn đề được nước ta và nhiều quốc gia đặc biệt quan tâm. Các tổ chức quốc tế đã ban hành tiêu chuẩn cho nhiều loại vật nuôi như heo, gia cầm…”.

Kết quả tích cực

Tại Việt Nam, phát triển chăn nuôi theo ATSH là một trong những chủ trương, định hướng chung của Nhà nước về chăn nuôi theo hướng

nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; phù hợp với mục tiêu “Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” tại Quyết định số 1520/QĐ-TTg, ngày 6/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nhiều năm qua, công tác triển khai các hoạt động ATSH được thực hiện trên cơ sở cụ thể hóa Nghị định 106/2024/NĐ-CP hay Quyết định số 713/QĐ-CN-GSN, mang lại những kết quả tích cực. Theo đó, Cục Chăn nuôi phối hợp các đơn vị xây dựng các sổ tay hướng dẫn về thực hành tốt và ATSH trong chăn nuôi gia cầm và heo, với mục tiêu tăng cường quản lý, giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ. Việt Nam cũng đã thành lập Tổ công tác

Ảnh: Istock

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã triển khai một số mô hình chăn nuôi ATSH như: Mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học; Mô hình chăn nuôi heo sinh sản tăng cường các biện pháp an toàn sinh học; Mô hình chăn nuôi an toàn có kiểm soát dịch bệnh để hướng tới xuất khẩu… Các mô hình chăn nuôi ATSH không xảy ra dịch bệnh đăng ký, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi, sản phẩm dễ được chấp nhận và lưu thông trên thị trường.

Số liệu thống kê từ Cục Thú y cho thấy, tính đến tháng 6/2024, cả nước có 1.779 cơ sở an toàn dịch bệnh và 247 vùng an toàn dịch bệnh tại 60 tỉnh, thành phố. Trong đó, 714 cơ sở gia cầm, 971 cơ sở đối với heo và 94 cơ sở gia súc khác. Các vùng an toàn dịch bệnh gồm 152 vùng gia cầm, 24 vùng heo và 71 vùng với gia súc khác. Tại các địa phương, ngành chức năng cũng có nhiều giải pháp để phát triển mô hình chăn nuôi

ATSH như mở các lớp tập huấn cho các cơ sở chăn nuôi; khuyến khích chủ trang trại xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, giúp giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh cho đàn vật nuôi. Ông Phạm Anh Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nam cho biết: “Chi cục thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc hướng dẫn các địa phương, cơ sở chăn nuôi tổ chức quản lý, phát triển sản xuất chăn nuôi bảo đảm ATSH, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tỉnh đang duy trì hơn 8,69 triệu con gia cầm; 373 nghìn con heo. Với nhiều lợi ích mang lại, phương pháp chăn nuôi theo hướng ATSH ngày càng được nhiều người dân áp dụng và nhân rộng”.

Quan trọng nhất là người dân đã nâng cao ý thức trong công tác bảo vệ môi trường chăn nuôi, mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng kín, máng ăn, uống tự động, đệm lót sinh học, sử dụng công nghệ xử lý chất thải, áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi VietGAHP. Xây dựng chiến lược cấp quốc gia

Chăn nuôi ATSH là tiền đề ngành chăn nuôi phát triển bền vững. Tuy nhiên, hiện ở nước ta, chăn nuôi ATSH chỉ được thực hiện tốt tại các cơ sở quy mô trang trại. Phần lớn cơ sở quy mô nông hộ, nhỏ lẻ việc áp dụng các biện pháp ATSH trong quá trình chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn do cơ sở vật chất, chuồng trại, điều kiện cách ly không đáp ứng. Tại các vùng chăn nuôi tập trung với mật độ cao, nguy cơ ô nhiễm môi trường, dễ phát sinh các dịch bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, nhận thức của một bộ phận người chăn nuôi về ATSH còn hạn chế.

Cùng đó, việc kiểm soát buôn bán động vật, sản phẩm động vật, vận chuyển, giết mổ, đặc biệt là giết mổ nhỏ lẻ tại các chợ truyền thống còn nhiều khó khăn, nguy cơ lan truyền mầm bệnh là rất cao… Đây là những rào cản cần sớm

được tháo gỡ để mở đường cho chăn nuôi ATSH nhân rộng.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết: “Chăn nuôi ATSH không chỉ cần thực hiện đối với những cơ sở chăn nuôi tập trung, quy mô lớn mà còn cần phải được triển khai có hiệu quả tại những nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Vì vậy, để nhân rộng mô hình này, cần có sự chung tay, vào cuộc của cả 4 nhà (nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, người sản xuất) để cải tiến quy trình sản xuất, đưa các giải pháp công nghệ áp dụng hiệu quả vào thực tế chăn nuôi”.

Theo TS Michelle Riblet, chuyên gia tại Cơ quan Hệ thống Thực phẩm Bền vững Ireland (SFSI), ngành chăn nuôi Việt Nam cần quan tâm đến vấn đề áp dụng nguyên tắc và phân loại ATSH để xây dựng chiến lược ATSH quốc gia. Bởi, chiến lược này có ý nghĩa quan trọng giúp ngành chăn nuôi đối phó hiệu quả với các mối nguy hiểm và nâng cao mức độ sẵn sàng trong trường hợp dịch bệnh bùng phát. Trong chiến lược này cần hoạch định kế hoạch cụ thể, xác định khu vực nhiễm hoặc không nhiễm bệnh trong nước.

Hiện, Cục Chăn nuôi đề xuất tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan ATSH trong chăn nuôi. Đồng thời, xây dựng các mô hình ATSH cho chuỗi chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền và khuyến khích phát triển chăn nuôi theo chuỗi có truy xuất nguồn gốc.

Các địa phương cần thực hiện rà soát, quy hoạch ngành chăn nuôi, khu giết mổ tập trung; bổ sung quy hoạch vùng chăn nuôi, đối tượng vật nuôi chủ lực hợp lý, ưu tiên vật nuôi có thị trường và khả năng chống chịu dịch bệnh. Song song đó, khuyến khích cá nhân, tổ chức đầu tư chăn nuôi tại các vùng, khu quy hoạch, chăn nuôi áp dụng công nghệ hiện đại, bảo đảm môi trường theo quy định để có sản phẩm an toàn. Các cơ sở chăn nuôi cần thực hiện các biện pháp kỹ thuật, xây dựng chuồng trại, trang bị thiết bị, vệ sinh khu vực chuồng trại, quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng… Đồng thời, cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp ATSH, nhằm đưa ngành chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại, tập trung, chăn nuôi chuyên nghiệp và phát triển bền vững.

DIỆU CHÂU

“LIỀU THUỐC”

CHO CHĂN NUÔI BỀN VỮNG

Cải tiến và quản lý hiệu quả con giống

Con giống có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của sản phẩm chăn nuôi, do đó việc quản lý và cải tiến con giống là yếu tố quan trọng trong phát triển bền vững ngành chăn nuôi.

Chọn lọc giống có khả năng chống bệnh tốt: Các giống vật nuôi cần có khả năng chống chịu với bệnh tật, đặc

biệt là các bệnh truyền nhiễm như lở

Ngành chăn nuôi hiện nay đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng lớn từ biến đổi khí hậu, thiếu hụt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và sự gia tăng nhu cầu về thực phẩm. Để phát triển bền vững, cần có một chiến lược toàn diện và kết hợp các yếu tố được xem là “liều thuốc” tổng hợp từ con giống, dinh dưỡng, môi trường, công nghệ, tài nguyên và chính sách... Cần áp dụng các phương pháp sinh sản công nghệ cao như thụ tinh nhân tạo để tăng cường chất lượng giống. Cải thiện chế độ dinh dưỡng và thức ăn Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của vật nuôi. Để ngành chăn nuôi bền vững, cần phải tối ưu hóa chế độ dinh dưỡng và sử dụng thức ăn hợp lý.

mồm long móng, dịch tả heo, cúm gia cầm… Việc sử dụng các giống có sức

đề kháng cao sẽ giúp giảm thiểu chi

phí điều trị bệnh và giảm thiểu tác

động đến sức khỏe động vật. Phát triển giống bản địa và giống lai phù hợp với điều kiện Việt Nam: Các giống vật nuôi bản địa có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, môi trường và bệnh tật ở Việt Nam sẽ giúp giảm chi phí và tăng

hiệu quả sản xuất. Đồng thời, việc lai

tạo giống giúp cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm. Nâng cao năng suất sinh sản bằng cách sử dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo, tiến tới phương thức cấy truyền phôi, nhân giống có năng suất, chất lượng, để cải thiện chất lượng.

Quản lý giống nghiêm ngặt: Quản lý việc lựa chọn và sinh sản giống cần được kiểm soát chặt chẽ để tránh hiện tượng giao phối cận huyết, dẫn đến giảm chất lượng con giống.

Sử dụng thức ăn bền vững: Tăng cường sử dụng phụ phẩm nông nghiệp: Thay vì phụ thuộc vào thức ăn công nghiệp đắt tiền, ngành chăn nuôi cần tăng cường sử dụng phụ phẩm nông nghiệp như rơm, vỏ lạc, bã mía, cám gạo… để giảm thiểu chi phí thức ăn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Chế biến thức ăn hiệu quả: Cải tiến công nghệ chế biến thức ăn, như sử dụng viên nén, lên men thức ăn giúp tối ưu hóa giá trị dinh dưỡng và giảm thiểu lãng phí. Các công nghệ chế biến thức ăn hiện đại như ép viên, lên men và tạo hạt giúp nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Công nghệ ép viên giúp thức ăn dễ tiêu hóa hơn, đồng thời giảm thiểu lãng phí thức ăn và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, các công nghệ chế biến này cũng giúp tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, giảm chi phí thức ăn và bảo vệ tài nguyên.

Dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển: Cần xây dựng chế độ ăn hợp lý cho từng giai đoạn sinh trưởng của vật nuôi, từ giai đoạn nuôi con non đến trưởng thành, để đảm bảo vật nuôi phát triển tốt, năng suất cao.

Giảm thiểu tác động tiêu cực

đến môi trường

Môi trường chăn nuôi cần được quản lý để giảm thiểu các tác động tiêu cực, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng.

Xử lý chất thải bằng công nghệ sinh học: Phân và nước thải từ chăn nuôi cần được xử lý thông qua các công nghệ sinh học như biogas để chuyển hóa chất thải thành năng lượng hoặc phân bón hữu cơ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Ứng dụng công nghệ tái sử dụng: Tái sử dụng chất thải từ chăn nuôi như phân bón hữu cơ cho cây trồng giúp giảm tác động lên môi trường đất và giảm chi phí đầu vào cho nông dân.

Tối ưu hóa khẩu phần ăn cho vật nuôi: Việc cải thiện khẩu phần ăn giúp giảm phát thải khí metan từ vật nuôi, đặc biệt là đối với gia súc, góp phần bảo vệ môi trường.

Sử dụng công nghệ giảm khí thải: Các công nghệ như chế phẩm sinh học có thể được sử dụng để giảm lượng khí methane và nitơ

phát sinh từ quá trình tiêu hóa của

động vật.

Xây dựng chuồng trại thông minh và thân thiện với môi trường:

Thiết kế chuồng trại sử dụng năng

lượng tái tạo (mặt trời, gió) để cung

cấp điện và làm mát, giảm thiểu tác

động tiêu cực đến môi trường.

Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý và sản xuất

Công nghệ giúp tối ưu hóa quá

trình sản xuất, từ giống, dinh dưỡng

đến quản lý sức khỏe vật nuôi.

Áp dụng công nghệ thông tin và

IoT trong chăn nuôi: Sử dụng công nghệ IoT để giám sát nhiệt độ, độ ẩm trong chuồng trại và tình trạng sức khỏe của vật nuôi. Các cảm biến có thể giúp phát hiện sớm bệnh tật và điều kiện môi trường không phù hợp, giúp giảm thiểu rủi ro và tăng năng suất.

Công nghệ thụ tinh nhân tạo và lựa chọn giống qua di truyền: Sử dụng công nghệ di truyền để cải thiện

chất lượng giống, phát triển các giống vật nuôi có năng suất cao, khả năng chống chịu bệnh và điều kiện khí hậu.

Cải tiến quy trình chăn nuôi và

chế biến thức ăn: Sử dụng công nghệ

chế biến thức ăn hiện đại như ép viên, lên men thức ăn giúp tăng giá trị dinh dưỡng và cải thiện khả năng tiêu hóa của vật nuôi.

Sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả

Tài nguyên, đặc biệt là đất đai và nước, cần được quản lý và sử

 Ông Thanawat Tiensin, Giám đốc Ban Chăn nuôi và Thú y của FAO chia sẻ: “Sản xuất, chăn nuôi bền vững thúc đẩy sự sẵn có lâu dài của hệ thống thực phẩm nông sản, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tăng cường khả năng phục hồi kinh tế và góp phần tạo ra một tương lai bền vững và linh hoạt. Nó cũng giúp tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, cuối cùng góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển nông thôn”.

dụng một cách bền vững để đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành chăn nuôi.

Sử dụng nước hiệu quả: Cần áp dụng các công nghệ tưới tiêu tiết kiệm nước cho cây trồng làm thức ăn chăn nuôi. Đồng thời, cần quản lý tốt nguồn nước để tránh lãng phí và ô nhiễm.

Chính sách hỗ trợ và quản lý

Chính sách của nhà nước là yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy ngành chăn nuôi bền vững.

Hỗ trợ tài chính và chính sách tín dụng: Chính phủ cần có các chương trình tín dụng ưu đãi cho người chăn nuôi để giúp họ đầu tư vào công nghệ, cơ sở hạ tầng và giống tốt.

Xây dựng chính sách bảo vệ môi trường: Cần có các quy định và tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt để giảm thiểu ô nhiễm từ ngành chăn nuôi. Đồng thời, cần có chính sách khuyến khích sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường.

Đào tạo và nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi: Chính phủ và các tổ chức nên tổ chức các khóa đào tạo cho người chăn nuôi về các kỹ thuật mới, cách sử dụng công nghệ trong quản lý, chăm sóc và phát triển con giống, dinh dưỡng hợp lý, bảo vệ môi trường. Ngành chăn nuôi Việt Nam trong những năm tới sẽ đối mặt với nhiều thách thức, nhưng cũng có cơ hội lớn để phát triển bền vững. Việc áp dụng các giải pháp từ cải thiện dinh dưỡng, tối ưu hóa môi trường sống cho vật nuôi, phát triển công nghệ tiên tiến đến bảo vệ tài nguyên thiên nhiên sẽ giúp ngành chăn nuôi phát triển một cách ổn định và bền vững. Cùng đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng để tạo ra một hệ thống chăn nuôi không chỉ đáp ứng nhu cầu thực phẩm mà còn bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ tương lai.

LÊ CUNG

10 CẢI TIẾN ĐÁNG NGƯỠNG MỘ

VỀ CÔNG NGHỆ TRONG CHĂN NUÔI HEO

EuroTier là hội chợ thương mại quốc tế hàng đầu về quản lý chăn nuôi và chăn nuôi chuyên nghiệp đã diễn ra từ ngày 15 - 18/11/2024 tại Hanover, Đức. Tại đây các công ty đã trưng bày những đổi mới của họ trong các lĩnh vực chăn nuôi gia súc, heo, gia cầm, cừu, dê, nuôi trồng thủy sản và trong lĩnh vực cung cấp các nguồn protein thay thế. Nổi bật trong số đó là 10 sáng kiến về công nghệ trong chăn nuôi heo.

1. Bộ xịt nước áp suất cao

Nhằm mục đích giảm sự khó chịu về mặt thể chất, Công ty Aufratech của Pháp đã phát triển một bộ xịt áp suất cao phục vụ công việc vệ sinh:

Exon Dual và Exon Mini. Bộ xịt có khung ống nhẹ, có thể điều chỉnh và thoải mái cùng với dây đai tương ứng mang lại lợi thế trong việc phân bổ trọng lượng của vòi phun lên vai, vì lực phản ứng của vòi phun được truyền đến thân.

Cũng có thể gắn ống cung cấp ở vùng eo. Một mô-đun điều khiển 2 tay, được đặt ở phía trước người dùng, cũng tạo ra lực kích hoạt thấp.

2. Thanh dẫn nhiệt cho chuồng heo

Trong các chuồng đẻ tự do, một trong những thách thức mà người chăn nuôi gặp phải là phải hướng dẫn heo con mới sinh đến ổ ấm càng sớm càng tốt. Do đó, Công ty Thụy Sĩ ATX đã phát triển ATX Thermonest Eco, một vật dẫn nhiệt cho ổ heo. Cơ chế khóa rèm được cấp bằng sáng chế có thể được gấp lại rất dễ dàng bằng một tay. Rèm được gấp lên trên khi nắp được hạ xuống, giúp thao tác dễ dàng hơn. Nó

đi kèm với một bảng đa chức năng để dẫn nhiệt và bịt kín ổ. Mỗi chuồng chỉ cần 7 - 10 giây để

thiết lập chức năng dẫn nhiệt trước khi đẻ.

3. Tổ ấm hạ thấp cho heo con

Công ty thiết bị chăn nuôi heo Hà Lan Nooyen đã phát triển Tổ ấm hạ thấp cho heo con - một tổ hơi thấp và nghiêng, mô phỏng một chỗ trũng. Tổ heo con được các loài động vật chấp nhận dễ dàng hơn và giảm nguy cơ bị đè bẹp. Có thể cho chất độn chuồng hoặc bột lót chuồng vào chỗ trũng mà không gây ra tổn thất quá mức. Bề mặt hơi đục lỗ giúp loại bỏ chất lỏng và tổ luôn khô ráo và sạch sẽ về mặt vệ sinh. Hệ thống sưởi ấm tổ được lắp đặt trong tổ heo con có thể được vận hành bằng nước nóng hoặc điện và đảm bảo nhiệt độ ổn định từ bên dưới. Tổ heo con tương thích với mọi chuồng đẻ và có thể dễ dàng tích hợp vào các hệ thống hiện có.

4. Hệ thống sàn chuồng linh hoạt

Nhà sản xuất Hà Lan Asbo giới thiệu một khái niệm gọi là hệ thống FlexiPigFloor. Theo đó, hệ thống này “cho phép sửa chữa đơn giản, bền, nhanh chóng và không tốn kém, cũng như điều chỉnh dựa trên nhu cầu của sàn bê tông có thanh hiện có để thay đổi chiều rộng khe, tỷ lệ khe và thông số kỹ thuật thiết kế bề mặt”. Hệ thống bao gồm các thanh nhôm được sản xuất linh hoạt theo yêu cầu và lớp phủ gốc xi măng. Các thanh phủ có thể được sử dụng để sửa chữa các thanh bê tông hiện có cũng như để điều chỉnh chiều rộng khe theo các yêu cầu theo luật định đã thay đổi, hoặc để chuyển đổi các thanh bê tông hiện có thành khu vực nằm có mức độ đục lỗ thấp.

5.

Hệ thống toàn diện để kiểm soát loài gặm nhấm

HyCare Digital từ MS Schippers tại Hà Lan là một hệ thống toàn diện để kiểm soát loài gặm nhấm tại các trang trại mà không cần sử dụng thuốc diệt chuột. Hệ thống này kết hợp các phương pháp tự nhiên để ngăn chặn loài gặm nhấm, chẳng hạn như xâm chiếm các loài ăn thịt và quản lý môi trường sống, với hệ thống giám sát và bẫy kỹ thuật số. Các điểm giám sát và bẫy riêng lẻ có thể được theo dõi thông qua một ứng dụng. Ứng dụng báo cáo các quan sát tương ứng trực tiếp đến điện thoại thông minh của nhà sản xuất. Việc kích hoạt bẫy cũng được báo cáo để chúng có thể được kiểm tra và kích hoạt lại nhanh chóng. Các biện pháp kiểm soát cũng được ghi lại cùng lúc.

6. Tai nghe cảm biến

Nhà sản xuất thiết bị chăn nuôi có trụ sở tại Đức Big Dutchman, kết hợp với công ty giám sát chăn nuôi của Đức BioCV giới thiệu BioTag+ là thẻ tai nghe cảm biến. Thiết bị giúp ghi lại dữ liệu chuyển động và nhiệt độ của heo nái, với công nghệ

(PLF). Sử dụng thuật toán, cũng có thể ghi lại các thông số riêng lẻ như tiếng ồn hoặc sắp

Truyền dữ liệu được thực hiện qua Bluetooth và phân tích được đảm bảo thông qua đám mây với sự hỗ trợ của AI. Ngay cả trong khu vực đẻ, hệ thống cho phép nhốt heo nái theo nhóm cho đến trước thời điểm sinh một thời gian ngắn. Điều này thường dẫn đến phúc lợi động vật được cải thiện, ít căng thẳng hơn và sinh nở dễ dàng hơn.

7. Máy định lượng thức ăn

Công ty thiết bị Weda của Đức giới thiệu ProBar, một máy định lượng thức ăn nhẹ cho gia súc, chủ yếu dùng làm công cụ gây mất tập trung để tránh các hành vi tiêu cực. Mỗi khi một con vật chạm vào cảm biến, một liều khoảng năm ấu trùng Ruồi lính đen sẽ được thả vào một cái đĩa. Ấu trùng được di chuyển qua các đường ống bằng áp suất không khí, vì vậy chúng đến cùng với những con vật mà không bị hư hại. Từ lâu, heo đã được biết đến là đủ thông minh để học được mối liên hệ giữa việc chạm vào cảm biến và được thưởng; tuy nhiên, trong các thử nghiệm, người ta đã quan sát thấy rằng với một chút thay đổi, thiết bị này cũng có thể hoạt động trong môi trường gia cầm.

8. Điểm số AL của cơ thể Một trong những cải tiến sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) được giới thiệu đến từ Công ty thiết bị chăn nuôi Schauer của Áo đó là điểm số AI của cơ thể. Giải pháp đi kèm với một camera và phần mềm và là một “công cụ độc lập”, tức là việc sử dụng nó không yêu cầu phải có các thiết bị Schauer khác trong trang trại. Camera có thể được lắp bên trong một trạm cho heo nái ăn điện tử (ESF) hoặc một máng phân loại và nó sẽ tính toán tình trạng cơ thể của heo nái khi chúng di chuyển. Vì tất cả chúng đều có thẻ tai, nên việc nhận dạng và hành động cần thiết đều có thể được thực hiện sau.

NGƯỜI CHĂN NUÔI SỐ 102 - 12/2024

Ảnh: Aufratech

Ảnh: Nooyen

Ảnh: MS Schippers

Ảnh: Schauer

9. Mô phỏng tác động ánh sáng mặt trời

Có lẽ một trong những cải tiến đáng ngạc nhiên nhất đến từ nhà sản xuất thiết bị chăn nuôi Đan Mạch ACO Funki với thiết bị chiếu sáng nặng có thể mô phỏng tác động của ánh sáng mặt trời. Không tỏa nhiệt, đèn phát ra tia UV, có thể cung cấp Vitamin D qua da động vật. Theo các nhà sản xuất, đây được cho là một cách hiệu quả để giúp tiêu diệt virus và vi khuẩn, có thể là một công cụ hữu ích giúp giảm việc sử dụng kháng sinh. Ngoài ra, thiết bị này sẽ ngăn chặn sự xuất hiện của cả nhện và ruồi bên trong chuồng trại. Ruồi cũng có thể làm

Ảnh: Big Dutchman

Ảnh: ACO Funki

giảm nguy cơ lây lan bệnh tật do ruồi làm vật trung gian. Thiết bị này đang được thử nghiệm tại Đại học Aarhus.

10. Thiết bị đo trọng lượng riêng lẻ

Ảnh: Weda

Công ty Agrisys của Đan Mạch đã tiếp quản việc phân phối dòng sản phẩm ESF của Nedap cách đây vài năm - hiện đang được tiếp thị dưới thương hiệu Freeda. Ngoài ra, Công ty cũng tiếp tục thúc đẩy những cải tiến mới của riêng mình. Đối với các trang trại chăn nuôi heo thông thường, Công ty đang giới thiệu một đơn vị cân heo riêng lẻ, AutoPig, có thể được mô tả như một phiên bản nhẹ hơn của Pig Performance Tester nổi tiếng - một sản phẩm chủ lực của dòng sản phẩm Nedap, dành riêng cho các nhóm heo nhỏ tại các viện nghiên cứu và trang trại chăn nuôi. Tuy nhiên, thiết bị mới này có thể theo dõi sự tăng trưởng của từng cá thể, lượng nước và thức ăn tiêu thụ ở cấp độ nhóm tại các trang trại quy mô lớn hơn. Thiết bị này đi kèm với một ứng dụng trên điện thoại di động.

HOÀI ANH (Nguồn: Tạp chí Pig Progress)

Ảnh: ATX Suisse Ảnh: Asbo
Ảnh: Agrisys

LIÊN KẾT CHUỖI NUÔI HEO RỪNG LAI

Sạch từ trang trại đến bàn ăn

Mô hình kinh tế xanh, liên kết chuỗi trong chăn nuôi heo rừng lai, giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần bảo vệ môi trường. Đó là phương thức sản xuất đã được anh Đoàn Phan Dinh, Giám đốc Công ty TNHH SX, TM, Dịch vụ Heo Rừng Đồng Tháp mạnh dạn áp dụng và cho hiệu quả cao.

Xuất phát từ nhu cầu tìm kiếm những hướng đi mới cho ngành chăn nuôi heo tại ĐBSCL, anh Đoàn Phan Dinh, Giám đốc Công ty TNHH SX, TM, Dịch vụ Heo Rừng Đồng Tháp nhận thấy tiềm năng phát triển của giống heo rừng lai, đặc biệt trong điều kiện môi trường và tự nhiên tại ĐBSCL. Heo rừng lai có sức đề kháng tốt, ít bệnh, chi phí nuôi thấp và mang lại chất lượng thịt cao, đáp ứng nhu cầu thị trường về sản phẩm sạch, an toàn, có nguồn gốc tự nhiên.

Tuy nhiên, để tạo ra một chuỗi giá trị bền vững, anh Dinh đã không chỉ dừng lại ở việc cung cấp con giống mà còn xây dựng một mô hình liên kết chặt chẽ giữa người nuôi, doanh nghiệp và thị trường tiêu thụ. Qua đó, người dân tham gia vào chuỗi liên kết sẽ được hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi, đầu ra sản phẩm và được đảm bảo lợi nhuận ổn định.

Anh Đoàn Phan Dinh chia sẻ: Mô hình này không chỉ giúp nâng cao thu nhập cho người nông dân mà còn góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Công ty áp dụng các phương pháp chăn nuôi thân thiện với môi trường, không sử dụng kháng sinh và hóa chất độc hại, đồng thời khuyến khích người dân tận dụng nguồn thức ăn

tự nhiên như rau củ, quả, cỏ và các loại phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho heo. Theo anh, điểm mấu chốt để mô hình thành công là việc liên kết chặt chẽ từ khâu con giống, thức ăn đến đầu ra sản phẩm phải luôn đảm bảo “sạch từ chuồng nuôi đến bàn ăn”. Công ty Heo Rừng đã ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với người nuôi nhằm đảm bảo đầu ra ổn định và giá cả hợp lý cho bà con tham gia chăn nuôi. Điều này không chỉ giảm thiểu rủi ro về giá cả thị trường mà còn giúp người dân yên tâm sản xuất. Hiện nay Công ty Heo Rừng đã liên kết trên 5.000 hộ dân nuôi heo từ miền Trung, vùng Đông Nam bộ đến ĐBSCL và còn liên kết 200 chuỗi cửa hàng cung ứng các sản phẩm từ heo rừng lai cho người tiêu dùng.

“Chúng tôi luôn hướng tới việc xây dựng một hệ thống chăn nuôi khép kín, tuần hoàn, giúp giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực đến môi trường. Nước thải từ chuồng trại sẽ được xử lý qua hệ thống sinh học, không gây ô nhiễm ra môi trường, trong khi phân heo có thể sử dụng làm phân bón hữu cơ cho cây trồng” - anh Dinh khẳng định. Ông Nguyễn Văn Tám, một hộ chăn nuôi heo rừng lai tại huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, bày tỏ sự hài lòng về mô hình này: “Từ khi tham gia liên

kết với Công ty Heo Rừng, gia đình tôi không còn lo lắng về đầu ra cho sản phẩm. Chúng tôi được Công ty cung cấp con giống chất lượng, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi an toàn và đặc biệt là được đảm bảo thu mua toàn bộ sản phẩm với giá cả hợp lý và giúp người nuôi có lãi”. Không chỉ có ông Tám, nhiều hộ dân khác trong khu vực tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang, Kiên Giang và Bến Tre… cũng nhận thấy lợi ích to lớn từ việc tham gia mô hình này. Họ được đào tạo về cách chăm sóc heo một cách hiệu quả, giảm thiểu tối đa việc sử dụng thuốc kháng sinh và các hóa chất độc hại, từ đó tạo ra sản phẩm thịt sạch, an toàn cho người tiêu dùng.

Theo ông Võ Bé Hiền, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Đồng Tháp, việc ứng dụng các giải pháp chăn nuôi thân thiện với môi trường, giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh và hóa chất không chỉ bảo vệ sức khỏe con người mà còn giúp duy trì hệ sinh thái tự nhiên. Đặc biệt, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp luôn tạo điều kiện thuận lợi để mô hình này được nhân rộng, trở thành một hướng đi mới cho ngành chăn nuôi của tỉnh.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Văn Văn, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang cho rằng: Mô hình liên kết chuỗi trong chăn nuôi heo rừng lai là một giải pháp kinh tế hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh thị trường chăn nuôi truyền thống gặp nhiều khó khăn do biến động về giá cả và dịch bệnh. Huyện đã và đang triển khai các chính sách hỗ trợ người dân tham gia mô hình, từ việc tiếp cận vốn vay ưu đãi, kỹ thuật chăn nuôi

Trại nuôi heo bền vững nhất châu Âu

Nghiêm túc thực hiện 3 cam kết sức khỏe, phúc lợi động vật, bền vững, cùng công nghệ chăn nuôi chính xác, La Almenara trở thành một trong những trại nuôi heo chất lượng và thân thiện môi trường nhất châu Âu.

Sức khỏe

Cam kết về sức khỏe bắt đầu từ thiết kế mô hình trang trại đơn giản nhằm đảm bảo an toàn sinh học. Cụ thể, trại nuôi xây dựng ô chuồng rộng rãi và được kết nối bằng hành lang trung tâm có mái che, giúp phân định rõ ràng khu vực sạch và bẩn. Ngoài ra, trang trại thiết kế hai chiếc ghế đóng vai trò là rào cản giày (tại cửa phòng thay đồ từ ngoài vào và tại cửa vào chuồng), giúp giảm nguy cơ vi khuẩn xâm nhập, đồng thời giữ cho khu vực ăn uống, văn phòng... luôn sạch sẽ. Trang trại có một lò thiêu và hệ thống thủy phân để xử lý xác động vật. Việc sử dụng kết hợp cả hai hệ thống mang lại sự linh hoạt và tối ưu hiệu quả của từng hệ thống, đồng thời giảm thiểu rủi ro vệ sinh. Vật nuôi hậu bị của trang trại được đưa từ nguồn bên ngoài hai tháng một lần và được nhốt trong khu cách ly của trang tại cho đến khi hoàn tất kiểm tra. Trong khuôn khổ chương trình chống kháng kháng sinh của châu Âu, trang trại định kỳ rà soát việc sử dụng kháng sinh (theo báo cáo PresVet), hiện tại là 9,58 mg/PCU.

Phúc lợi động vật

được đánh giá lại sau ba tuần. Quy trình cho ăn bắt đầu vào lúc 2h sáng và thông báo hàng ngày sẽ

Để giảm thiểu thời gian heo nái ở trong chuồng, trang trại áp dụng hệ thống “gặp gỡ và thả”. Trong khu vực giao phối, heo nái được nhốt trong chuồng có hệ thống tự khóa. Sau 3 ngày giao phối, chúng được thả ra để nhập đàn. Heo nái mang thai được chuyển đến chuồng có hệ thống cho ăn điện tử. Mỗi nhóm gồm 40 hoặc 60 con, với tỷ lệ 20 heo nái trên một máy cho ăn, giúp giảm thời gian chờ đợi và vật nuôi tấn công nhau.

được kiểm tra đối với các heo nái gặp sự cố (mất thẻ tai hoặc chưa ăn). Phát hiện sớm và chăm sóc heo nái gặp vấn đề là công cụ quan trọng để nâng cao phúc lợi và năng suất. Chuồng đẻ được thiết kế hai hành lang riêng biệt: dành cho nhân viên và còn lại để di chuyển vật nuôi, với sàn chống trơn trượt, nhằm đảm bảo an toàn. Trang trại không thực hiện đồng bộ hóa thời gian đẻ. Thời gian nuôi con bằng sữa kéo dài trung bình 27 ngày, trong đó heo con được làm quen với một loại thức ăn rắn duy nhất tại khu nuôi tập trung. Trung bình, mỗi heo con sau cai sữa tiêu thụ khoảng 200 g thức ăn này.

Bền vững

lắp đặt một tua-bin gió để tự chủ năng lượng hoàn toàn và bán điện dư thừa.

Công nghệ chăn nuôi chính xác

La Almenara đã ứng dụng thành công nông nghiệp chính xác, ví dụ, quản lý dữ liệu và đếm số lượng vật nuôi bằng AI. Ngày nay, các trang trại cung cấp một lượng dữ liệu khổng lồ, nhưng La Almenara có thể chuyển hóa thành thông tin hữu ích, từ đó nắm rõ diễn biến tại trang trại và hành động phù hợp. Trại nuôi sử dụng thẻ nái có mã QR nên dễ dàng truy cập bằng điện thoại để ghi chép, tham khảo và chỉnh sửa thông tin, từ đó rút ngắn thời gian và giảm thiểu sai sót khi nhập dữ liệu. Một ứng dụng thực tế khác của chăn nuôi chính xác là sử dụng camera để đếm số heo con khi cai sữa mà không mắc lỗi.

Sự kết hợp giữa đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản và tận tâm, hỗ trợ kỹ thuật xuất sắc, cùng quản lý sức khỏe hiệu quả, các biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt và thiết kế chuồng trại hợp lý, đã giúp La Almenara trở thành một trang trại hiệu quả, tối ưu hóa việc tiêu thụ thức ăn của nái (39,35 kg thức ăn/nái/ heo con ở 27 ngày tuổi với trọng lượng trung bình 6,4 kg/con), đạt được chi phí sản xuất heo con xuất sắc với mức độ phúc lợi động vật cao.

DŨNG NGUYÊN (Theo Pig333)

Để cải thiện tiêu thụ thức ăn, trang trại sử dụng thức ăn lỏng, trừ giai đoạn heo nái mang thai sẽ dùng thức ăn ướt/khô. Trong thời gian giao phối và mang thai sớm, động vật được chia theo nhóm dựa theo điều kiện cơ thể. Ở khu vực này, heo nái gồm 1 nhóm 5 con được cho ăn hai lần/ngày trong máng ăn có van và có thể uống nước bất cứ lúc nào. Khi được chuyển vào chuồng heo nái mang thai, vật nuôi sẽ

Trang trại đã lắp đặt hệ thống làm mát chất thải lỏng ở 11 trong số 15 phòng đẻ. Thông qua một vòng lặp kín lắp đặt dưới các hố chất thải, nhiệt được lấy ra từ các hố để làm mát chất thải, giảm phát thải. Mặt khác, các máy bơm địa nhiệt, khi thu nhiệt, tạo ra năng lượng cần thiết để làm nóng hệ thống sưởi dưới sàn trong các chuồng đẻ, nhờ đó tiết kiệm đáng kể chi phí sưởi ấm; giảm 70% khí thải amoniac và cải thiện môi trường. Trang trại cũng có các tấm pin quang điện cung cấp khoảng 36% nhu cầu điện hàng năm, đạt tới 45% vào mùa hè. La Almenara đang lên kế hoạch tăng số lượng tấm pin quang điện và

 Trang trại nằm ở Tauste, tỉnh Zaragoza, Tây Ban Nha, bắt đầu hoạt động vào tháng 9/2019, với quy mô 3.300 heo nái. Tới nay, La Almenara sở hữu nhiều chứng nhận như IAWS, WelfairTM, ISO 9001, giúp sản phẩm của trang trại có vị thế vững chắc tại thị trường Anh khó tính.

CHIẾN DỊCH THỨC ĂN CHĂN NUÔI SẤY KHÔ EU

Khẳng định tầm quan

ngành

sữa Việt Nam

trọng với

Nhà cung cấp đáng tin cậy

EU đã liên tục thể hiện hiệu

gồm những quốc gia chủ chốt như

Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam và Indonesia.

như một nhà cung cấp đáng tin cậy trên thị trường toàn cầu.

và Indonesia, làm nổi bật tầm quan trọng chiến lược của các khu vực này đối với các nhà xuất khẩu EU. Ngoài chất lượng, thức ăn gia súc sấy khô EU còn có giá cả cạnh tranh. Năm 2023, các nhà xuất khẩu kiện thức ăn từ EU, Mỹ và Úc đã đóng góp 90% giá trị xuất khẩu. Trong số ba nhà xuất khẩu hàng đầu, EU có mức giá cạnh tranh nhất với giá FOB trung bình là 340 USD/tấn (cho Sự phát triển của ngành sữa Việt Nam đang ngày một lớn mạnh, đi kèm với đó là nhu cầu sử dụng thức ăn cũng tăng theo, đòi hỏi cần có thêm nhiều giải pháp, nhằm nâng cao chất lượng nguồn thức ăn, góp phần vào sự phát triển và hiệu quả của ngành sữa Việt Nam, tăng năng suất sữa trung bình trên mỗi con bò trên thị trường. Một trong những giải pháp mang tính đột phá đó là sử dụng sản phẩm thức ăn chăn nuôi sấy khô EU.

suất mạnh mẽ trong thị trường thức ăn toàn cầu, cho thấy khả năng phục hồi và tiềm năng tăng trưởng của lĩnh vực nông nghiệp. Phân tích dữ liệu xuất khẩu trong suốt thập kỷ qua cho thấy, xuất khẩu thức ăn của EU đã đạt được những mức tăng ấn tượng, đặc biệt là tại các thị trường ngoài EU, bao

Từ năm 2015 đến 2023, tổng

xuất khẩu sản phẩm thức ăn của EU đã tăng từ 506 triệu Euro lên 706 triệu Euro, đạt đỉnh gần 1 tỷ Euro vào năm 2022. Điều này đại diện cho mức tăng gần 40% về giá trị

xuất khẩu trong giai đoạn này, nhấn

mạnh vị thế ngày càng tăng của EU

Thực tế là hầu hết các lô hàng xuất khẩu ra ngoài EU là minh chứng cho chất lượng cao và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thức ăn khô EU trong việc đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp sữa và gia súc toàn cầu. Nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường Châu Á chủ chốt, bao gồm Việt Nam, Nhật Bản, Đài Loan

Nội dung của chiến dịch quảng bá này chỉ thể hiện quan điểm của tác giả và là trách nhiệm của tác giả. Ủy ban Châu Âu và Cơ quan Điều hành Nghiên cứu Châu Âu (REA) không chịu bất kỳ trách nhiệm nào đối với bất kỳ việc sử dụng nào có thể được thực hiện đối với thông tin chứa trong đó.

xuất khẩu ngoài EU). Mức giá này thấp hơn 14% so với giá trung bình của Mỹ (394 USD/tấn) và 4% so với Australia (355 USD/tấn), trong khi Úc chủ yếu cung cấp thức ăn có chất lượng thấp hơn.

Khi chọn thức ăn gia súc sấy khô EU, người mua không chỉ chọn các sản phẩm cao cấp họ còn hợp tác với một nguồn cung cấp đáng tin cậy và bền vững, cam kết với sự xuất sắc trong nông nghiệp.

Sự lựa chọn hàng đầu

Thức ăn chăn nuôi sấy khô EU không chỉ đạt hiệu suất xuất sắc về các chỉ số chất lượng mà còn mang lại những ưu điểm và sự tiện lợi bổ sung khi sử dụng tại các trang trại.

Sợi cỏ ngắn hơn

Phản hồi thực tế từ các trang trại trên toàn thế giới cho thấy việc xử lý chất xơ ngắn trong thức ăn chăn nuôi khô EU dễ dàng hơn, giúp việc trộn thức ăn trở nên đơn giản và giảm hiện tượng chọn lọc thức ăn ở động vật.

Tính ổn định

Độ ẩm thấp của thức ăn chăn nuôi sấy khô EU cho phép nó được lưu trữ trong nhiều tháng hoặc lâu hơn, đồng thời giảm hiệu quả khả năng xảy ra quá trình lên men, đặc biệt trong các điều kiện ấm và ẩm ướt như ở Việt Nam.

Vệ sinh

Quá trình tiệt trùng bằng nhiệt giúp sản phẩm sạch sẽ khỏi mốc, côn trùng, nấm, sâu bệnh… Nhiệt độ sấy khô cũng vô hiệu hóa khả năng nảy mầm của hạt dại. Do đó, các sản phẩm này đã được xử lý đến mức không bị nhiễm sâu bệnh kiểm dịch và không có rủi ro về vệ sinh thực vật. Việc xử lý nhiệt còn cải thiện khả năng tiêu hóa các phần chất xơ có tính tiêu hóa cao, tăng khả năng phân hủy trong dạ cỏ.

Sản phẩm đến từ nông nghiệp bền vững, không sử dụng giống

NGƯỜI CHĂN NUÔI SỐ 102 - 12/2024

biến đổi gen (GMO), có khả năng truy xuất nguồn gốc theo lô và không có tạp chất như bụi, đá, đất và vật thể lạ.

Tính đồng nhất

Thức ăn chăn nuôi sấy khô EU đảm bảo tính đồng nhất cao, với

chất lượng ổn định trong mỗi lô sản

phẩm, giúp tối ưu hóa hiệu quả sử

dụng và giảm thiểu sự biến đổi trong quá trình nuôi dưỡng.

Chiến dịch Thức ăn Chăn nuôi

EU và lợi ích cho ngành sữa

Việt Nam

Khi ngành công nghiệp sữa Việt

Nam tiếp tục phát triển trong bối

cảnh thị trường ngày càng cạnh

tranh, các nông dân chăn nuôi

đang tìm kiếm những cách thức

hiệu quả để cải thiện năng suất và

hiệu quả. Cỏ làm thức ăn gia súc đã

trở thành yếu tố không thể thiếu

trong khẩu phần ăn, đóng vai trò

chủ chốt trong việc sản xuất sữa

chất lượng cao. Việc giới thiệu các

lựa chọn thức ăn chất lượng cao và

đa dạng mở ra tiềm năng mới cho ngành này.

Chiến dịch “Thức ăn gia súc Châu Âu sấy khô: Dinh dưỡng nguyên chất từ mỗi cọng cỏ khô trong từng

giọt sữa”, được đồng tài trợ bởi Liên minh Châu Âu, được thiết kế để giới thiệu các giải pháp thức ăn gia súc cao cấp từ Tây Ban Nha và Ý đến các thị trường toàn cầu. Chiến dịch này

đã đến Việt Nam, nhằm hỗ trợ các nông dân chăn nuôi và các chuyên gia ngành gia súc bằng cách cung cấp các lựa chọn thức ăn hiệu quả, có lợi cho đàn bò.

Dẫn đầu bởi Hiệp hội các Nhà sản xuất cỏ Alfalfa sấy khô Tây Ban Nha (AEFA) và Hiệp hội các Nhà sản xuất Thức ăn sấy khô Ý (FILIERA), chiến dịch này giới thiệu các sản phẩm về cỏ sấy khô chất lượng cao từ EU, đồng thời cung cấp chuyên môn quý giá cho ngành sữa và gia súc tại Việt Nam. Những sản phẩm này mang đến cơ hội cho các nông dân Việt Nam nâng cao chất lượng sản phẩm sữa, cải thiện hiệu quả kinh tế và đạt được năng suất cao.

Thức ăn chăn nuôi sấy khô EU

được xuất khẩu đến hơn 55 thị trường toàn cầu, bao gồm Đông Nam Á. Tại Việt Nam, chiến dịch này nhằm kết nối các chuyên gia ngành sữa và gia súc thông qua các hoạt động được thiết kế riêng. Vào năm 2025, Chiến dịch sẽ tổ chức một buổi hội thảo tại Việt Nam, hợp tác với các trang trại và các bên liên quan chính, nơi các chuyên gia từ EU sẽ giải thích và trình bày các lợi ích khi sử dụng thức ăn chăn nuôi sấy khô EU. Đại diện ngành công nghiệp EU sẽ có mặt để trình diễn cách những sản phẩm này có thể góp phần vào sự phát triển và hiệu quả của ngành sữa Việt Nam, tăng năng suất sữa trung bình trên mỗi con bò trong thị trường. Ngoài ra, vào năm 2026, thức ăn chăn nuôi sấy khô EU sẽ tham gia ILDEX, một hội chợ thương mại hàng đầu tại Việt Nam, trưng bày sản phẩm và chia sẻ những thông tin thực tế về ứng dụng của chúng trong chăn nuôi sữa và thức ăn gia súc, đồng thời tổ chức chuyến tham quan đến EU để các nhà nhập khẩu trải nghiệm sản phẩm trực tiếp. Cả buổi hội thảo, hội chợ thương mại và chuyến đi thương mại đến EU đều là cơ hội tuyệt vời để xây dựng các mối quan hệ trực tiếp và phát triển các cơ hội kinh doanh giữa ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi sấy khô EU và các ngành sữa, gia súc tại Việt Nam.

EUFODDER

Chi tiết các hoạt động và thông tin mới về thức ăn chăn nuôi sấy khô EU sẽ được cập nhật sớm. Để biết thêm thông tin về chiến dịch và các sự kiện sắp tới, hãy truy cập website chính thức tại www.eufodder.com; hoặc đăng ký nhận bản tin tức hàng quý, bao gồm thông tin về sản xuất, sản phẩm, cách sử dụng và giá cả qua email: vietnam@eufodder.com.

NGƯỜI CHĂN NUÔI SỐ 102 - 12/2024

Nâng cao năng lực cạnh tranh

với máy phân loại trứng

Trong thời đại cạnh tranh gay gắt của ngành chăn nuôi gia cầm, các trang trại đang tìm kiếm những giải pháp đột phá để tăng trưởng nhanh chóng và bền vững. Máy phân loại trứng, với công nghệ tự động hóa tiên tiến, không chỉ giải quyết được bài toán năng suất mà còn đối mới toàn bộ quy trình chăn nuôi truyền thống.

Hình thức phân loại trứng thủ công trước đây đã tồn tại nhiều vấn đề: đòi hỏi lực lượng lao động lớn, tính nhất quán thấp và nguy cơ hải hùy trứng cao. Các trang trại thường đối mặt với khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu lớn từ thị trường trong khi vẫn phải duy trì chất lượng. Hiện nay, máy phân loại trứng là thiết bị giúp giảm thiểu chi phí lao động thủ công ngày càng gia tăng, thời gian mà trước đây cần đến nhiều người để phân loại trứng theo trọng lượng bằng tay nay được giảm xuống một hoặc hai người thực hiện, từ đó rút ngắn thời gian cần thiết để hoàn thành công việc.

Máy phân loại trứng do Công ty TNHH B.H.N cung cấp mang

lại nhiều đổi mới đáng kể trong quy trình sản xuất. Thiết bị này có thể xử lý hàng ngàn quả trứng trong mỗi giờ, đáp ứng những nhu cầu sản lượng lớn nhất trong thời gian ngắn. Nhờ vào thiết kế hiện

đại, mỗi quả trứng được phân loại một cách nhẹ nhàng, giảm nguy cơ hỏng hóc và bảo đảm chất lượng

sản phẩm cao nhất. Hơn nữa, đây

còn là một thiết bị linh hoạt, phù

hợp với nhiều quy mô trang trại, giúp các chủ trang trại nhỏ hay lớn tối đa hóa lợi nhuận.

Máy phân loại trứng không chỉ

được xem như một thiết bị công nghệ cao, mà còn là bạn đồng hành

tin cậy cho mọi quy trình sản xuất. Các trang trại lớn sẻ tận dụng được khả năng cung ứng nhanh chóng,

trong khi các trang trại nhỏ có thể tối ưu hóa nguồn lực và gia tăng chất lượng sản phẩm. Trong xu hướng hiện đại hóa, đầu tư vào máy phân loại trứng là quyết định mang tính chiến lược. Đây không chỉ là cách để gia tăng hiệu quả mà còn là câu trả lời cho tương lai phát triển bền vững của trang trại gia cầm. B.H.N

Thông tin liên hệ: Công ty TNHH B.H.N

Số điện thoại: 028.668.101.95

Website: bhnenc.com - Email: bhnenc@gmail.com

Địa chỉ: Số DP-18 Dragon Parc2, KDC Phú Long, đường Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh

Cùng Vemedim chẩn đoán và điều trị

chuyên sâu bệnh hô hấp trên chó, mèo

Ngày 16/12/2024 tại Hà Nội, Công ty CP Sản xuất Kinh doanh Vật tư và Thuốc thú y (Vemedim) tổ chức khóa học chuyên sâu Chẩn đoán và điều trị hô hấp phức hợp trên chó, mèo. Khóa học đã thu hút sự tham gia của đông đảo các thầy cô, chuyên gia, bác sĩ thú y và quý khách hàng thân thiết tại

Thương hiệu uy tín trong ngành công nghiệp thú cưng

Phát biểu khai mạc, ông Phạm Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Vemedim chia sẻ, với bề dày hơn 30 năm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu thuốc thú y - thủy sản, với thị trường xuất khẩu đến hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, Vemedim luôn mong muốn mang đến cho quý khách hàng, nhất là khách hàng Việt những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Trong đó, hiện nay, thú cảnh là đối tượng đặc biệt quan trọng mà Vemedim dành nhiều tâm huyết từ nghiên cứu cho đến sản xuất kinh doanh.

“Gặp gỡ tại Thủ đô Hà Nội lần này mang rất nhiều ý nghĩa với Vemedim. Ngoài được chào đón đại diện từ các thương hiệu bệnh viện, cửa hàng

thú cưng uy tín tại miền Bắc, Vemedim còn được gặp lại rất nhiều khách hàng thân thuộc đã đồng hành cùng chúng tôi trên 20 năm, thậm chí là 30 năm, trong đó có nhiều quý khách hàng và chuyên gia đã từng tới thăm trụ sở Công ty Vemedim tại

Cần Thơ”, Phó Tổng Giám đốc Vemedim Phạm Mạnh Hùng bày tỏ.

Ông Phạm Mạnh Hùng dẫn chứng, hiện nay, hoạt động nuôi chó, mèo đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Đây không chỉ là thói quen mà đã trở thành phong cách sống, thậm chí nhiều người xem thú cưng như một thành viên quan trọng trong gia đình. Xu thế này đòi hỏi các lĩnh vực liên quan của ngành “Công nghiệp thú cảnh” phải ngày càng phát triển mạnh mẽ để cùng đồng hành. Đó cũng chính là lý do mà Vemedim đã không ngừng đầu tư trang thiết bị mới, bao bì khác biệt và hiện đại để cùng quý khách hàng đồng hành với thị trường này. Điển hình như việc đầu tư xây dựng các phân xưởng quy mô lớn và hiện đại, chuyên biệt sản xuất sản phẩm cho thú cảnh, từ sản phẩm thức ăn, dùng ngoài da đến điều trị chuyên sâu theo cá thể.

“Ngoài cung cấp sản phẩm, Vemedim còn chú trọng đến việc kết nối, chia sẻ thông tin kỹ thuật mới trong lĩnh vực chuyên môn, và trên hết, chúng tôi luôn trân quý cơ hội gặp gỡ khách hàng. Qua đó, thắt chặt thêm mối quan hệ gắn kết, làm cầu nối để tiếp tục chia sẻ những vấn đề về kỹ

thuật và sản phẩm hiệu quả cao”, Phó Tổng Giám đốc Vemedim nhấn mạnh.

Ba chuyên đề trọng tâm của khóa học Mở đầu, TS Nguyễn Bá Tiếp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam trình bày những khái niệm cơ bản về hệ thống đường hô hấp trên thú cưng, cách tiếp cận và điều trị viêm hô hấp phức hợp trên chó. Theo đó, bệnh hệ hô hấp trên thú cưng bao gồm bệnh đường hô hấp trên, hô hấp dưới, bệnh thành ngực và bệnh thuộc các hệ cơ quan khác. Nguyên nhân gây bệnh có thể xuất phát từ bẩm sinh, di truyền, nhiễm trùng, chấn thương, do trị liệu… Đáng chú ý, viêm đường hô hấp phức hợp do nhiều nguyên nhân và có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan thuộc hệ hô hấp.

TS Nguyễn Bá Tiếp lưu ý, ba nguyên tắc chính điều trị hô hấp phức hợp do nhiễm trùng trên chó. Trước hết, cần duy trì đường thở bằng kháng viêm, cấp thêm ôxy, long đờm. Tiếp theo, kiểm soát ho bằng cách dùng thuốc ức chế ho, giãn phế quản. Cuối cùng là kiểm soát mầm bệnh (nấm, vi khuẩn) bằng kháng sinh, kháng viêm và một số

sản phẩm hỗ trợ khác như dung dịch nhỏ giúp làm tan màng nhầy vi khuẩn, tạo điều kiện cho các lớp thuốc khác tác động sâu vào bên dưới, dung dịch sát khuẩn chứa nano bạc, kim loại hữu cơ… Bác sĩ Tiếp khuyến cáo không lạm dụng những thuốc kháng sinh quá nặng trên thú cưng nếu không thực sự cần thiết.

“Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần chú ý đến yếu tố dinh dưỡng, không đeo vòng cổ cho thú cưng, hạn chế vận động và cách ly với những đối tượng khác để tránh lây bệnh”, bác sĩ Tiếp nhấn mạnh thêm.

Đối với chuyên đề tiếp cận và điều trị bệnh viêm hô hấp trên mèo, bác sĩ thú y Đinh Xuân Quỳnh, Giám đốc Bệnh viện Cat City cho biết, đây là vấn đề phức tạp đòi hỏi các bác sĩ thú y cần khám kỹ lưỡng lâm sàng và cận lâm sàng, từ đó đánh giá triệu chứng. Bác sĩ Quỳnh nhấn mạnh ba yếu tố chính sẽ ảnh hưởng tới bệnh hô hấp trên mèo, bao gồm giống, môi trường, bệnh lý. Trong đó, bệnh lý là yếu tố phức tạp nhất; ngoài ra còn do một số nguyên nhân như nấm, vi khuẩn, vi trùng, virus, tác động bên ngoài.

“Nguyên tắc khám lâm sàng bệnh hô hấp trên mèo không được bỏ sót triệu chứng bất thường, nắm được thông tin bệnh sử, đánh giá được triệu chứng thực tế (khó thở, thở nhanh, ho khan, hắt xì…), qua đó có hướng điều trị phù hợp”, bác sĩ Quỳnh lưu ý.

Liên quan đến việc quản lý viêm hô hấp mãn tính chó mèo, Thạc sĩ Phạm Minh Thư, Trung tâm R&D Vemedim cho biết, khi các dấu hiệu lâm sàng của tình trạng viêm đường hô hấp trên (chẳng hạn như hắt hơi, chảy dịch mũi và mắt) kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng, hoặc có xu hướng tái phát sau vài tuần, tình trạng này được gọi là bệnh đường hô hấp trên mãn tính. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng hô hấp trên đều có nguyên nhân do virus và dự kiến sẽ không đáp ứng với liệu pháp kháng sinh, một số khác do vi khuẩn gây ra. Để quản lý bệnh hô hấp mãn tính trên chó mèo, bác sĩ thú y Phạm Minh Thư lưu ý người nuôi cần khám sức khỏe định kỳ và theo dõi các triệu chứng tại nhà, tiêm ngừa định kỳ, chế độ ăn đủ dinh dưỡng phù hợp theo lứa tuổi và thể trạng.

Đảm bảo thú cưng được vận động vừa phải, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, phòng ngừa ký sinh trùng. Ngoài ra, cần chải lông thường xuyên cho thú cưng giúp giảm lượng lông và da chết, người chăm sóc cần sát trùng kỹ trước, trong và sau khi tiếp xúc với vật nuôi.

Bên cạnh đó, bác sĩ Thư cũng gợi ý một số sản phẩm của Vemedim có thể giúp hỗ trợ phòng và điều trị bệnh hô hấp trên chó, mèo như: Bromhexine Oral, Seasal Drop, Boost Immu, Nuvita Gel, Hemo Rooster Pets, Vimekon, Eto Modex,… Sau một ngày trao đổi sôi nổi và tích cực, khóa học Chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó, mèo do Vemedim tổ chức đã thành công tốt đẹp, giúp các học viên hiểu đúng về bệnh hô hấp trên chó, mèo, cập nhật phương pháp chẩn đoán mới, từ đó có phác đồ điều trị hô hấp hiệu quả. Vemedim tự hào khi đã mang lại một sự kiện thiết thực và bổ ích, đồng thời khẳng định sự đồng hành lâu dài cùng quý khách hàng trong việc chăm sóc sức khỏe thú cưng tại Việt Nam.

BÀI VÀ ẢNH: KHÁNH NGUYỄN

Một số hình ảnh tại khóa học

Triển khai thành công Dự án Phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020 - 2024

nghị tổng kết Dự án “Phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020 - 2024”. Đây là chương trình mang tính chiến lược, hỗ trợ sự phát triển bền vững của báo chí cách mạng Việt Nam, tạo điều kiện để báo chí nước nhà hòa nhập với xu thế phát triển chung của thế giới. Đồng hành xuyên suốt Dự án này là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk.

Tham dự Hội nghị có ông Đặng Khắc Lợi, Phó Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Nguyễn Văn Long, Phó Hiệu trưởng Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý thông tin và truyền thông, Bộ Thông tin Truyền thông; bà Bùi Thị Hương, Giám đốc Điều hành Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk); ông Đỗ Thanh Tuấn, Giám đốc Đối ngoại Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk); ông Trần Quang Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam cùng các giảng viên, báo cáo viên, các Tổng Biên tập, Phó Tổng biên tập, nhà báo, phóng viên các báo đài, truyền hình trên khắp cả nước…

Sau 5 năm (2020 - 2024) Dự án đã triển khai thành công hơn 30 hoạt động, tiếp cận được đến hơn 15.000 các nhà quản lý báo chí, cán bộ quản lý truyền thông, phóng viên báo chí trên toàn quốc, với tổng ngân sách dành cho các hoạt động của Dự án gần 17 tỷ đồng. Các hoạt động nổi bật bao gồm:

Các khóa tập huấn chuyên sâu: Trang bị kỹ năng về chuyển đổi số, sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ năng viết báo, sử dụng hình ảnh và phỏng vấn chuyên nghiệp. Các diễn đàn và hội thảo: Diễn đàn Kinh tế Báo chí 2023 với chủ đề “Chuyển đổi số để tăng sức cạnh tranh của báo chí” đã thảo luận về các mô hình kinh tế mới, những giải pháp sáng tạo để báo chí tồn tại và phát triển trong bối cảnh thay đổi mạnh mẽ của hệ sinh thái truyền thông số; Chiến dịch nâng cao ý thức của người dùng mạng Việt Nam… Xuất bản các ấn phẩm nghiệp vụ báo chí; đến nay, Dự án đã xuất bản 12 cuốn sách và cẩm nang nghiệp vụ báo chí và truyền thông. Tại Hội nghị, Cục Báo chí đã giới thiệu Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025 và Chỉ thị về tăng cường công tác truyền thông chính sách của Thủ tướng Chính Phủ. Cục Báo chí đã xây dựng cuốn Cẩm nang chuyển đổi số báo chí và cuốn Cẩm nang truyền thông chính sách, nhằm mục tiêu

xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước; đảm bảo vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội, giữ vững chủ quyền thông tin trên không gian mạng... Sau khi hoàn thiện, bản điện tử của 2 cuốn cẩm nang truyền thông chính sách và cẩm nang chuyển đổi số sẽ cung cấp trên cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông tại địa chỉ: mic.gov. vn và của Cục Báo chí tại địa chỉ: cucbaochi.gov.vn; để các đơn vị, cá nhân liên quan có thể tra cứu, tham khảo phục vụ cho công tác truyền thông chính sách cũng như công tác chuyển đổi số báo chí. Ông Đặng Khắc Lợi, Phó Cục trưởng Cục Báo chí thông tin và truyền thông phát biểu tại Hội nghị: “Trước

NGƯỜI CHĂN NUÔI SỐ 102 - 12/2024

lực Báo chí Việt Nam kéo dài trên 10 năm thu hiệu quả tốt. Thì đây là lần đầu tiên, một doanh nghiệp Việt Nam đã dành một khoản hỗ trợ lớn, khoảng 17 tỷ đồng, kéo dài 5 năm, cho phát triển báo chí Việt Nam. Sự chung tay của cộng đồng vì một nền báo chí Việt Nam xuất sắc là một tín hiệu đáng mừng. Năm 2025, là dịp kỷ niệm 100 năm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam ra đời, chúng tôi hy vọng sẽ được tiếp tục cùng đồng hành với Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk. Vì một mục tiêu chung “nền báo chí truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”. Dự án đã được thực hiện từ năm 2019 đến nay rất hiệu quả, theo thống kê của Cục Thông tin Truyền thông, đã có gần 1.000 bài viết cho hơn

30 dự án, tạo sức lan toả mạnh mẽ.”

Bà Bùi Thị Hương, Giám đốc Điều hành Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) chia sẻ tại Hội nghị: “Vào cuối năm 2019, khi tôi nhận được cuộc gọi của Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn

Mạnh Hùng rằng em có muốn nền báo chí nước nhà tốt hơn không? Tôi trả lời là có chứ anh, báo chí tốt nên thì xã hội sẽ tốt lên, đồng thời Việt Nam sẽ tốt lên. Anh Hùng nói anh có nhiều ý tưởng phát

triển cho báo chí nước nhà nhưng Thủ tướng giao cho anh có 1 tỷ, và anh chưa biết phải làm thế nào, dự án này ít nhất cần 5 năm để thực hiện, sẽ đi sâu vào các hoạt động giáo dục đào tạo và các phát kiến mới trong báo chí… Tôi nói, Vinamilk có thể đầu tư 5 tỷ/1 năm cho dự án, và quan trọng dự án phải thực hiện hiệu quả. Bộ trưởng Hùng rất vui về sự nhận lời đồng hành của Vinamilk. Thực hiện 4 năm qua, Vinamilk nhận thấy các dự án đã triển khai đã rất hiệu quả, tuy nhiên báo chí truyền hình cần chuyển sang một giai đoạn mới đó chính là chuyển đổi số nên báo chí cần những hoạt động khác mới hơn, cập nhật hơn. Đồng thời Bộ Thông tin Truyền thông, cục, trường còn sát nhật, giải thể, hợp nhất, quyết toán chương trình… Chính vì thế, Vinamilk quyết định dừng chương trình này lại để chuyển đổi sang việc khác mới hơn, hoạt động hiệu quả hơn. Những dự án nào giúp phát triển kinh tế, an sinh xã hội, tốt cho cộng đồng và người dân thì Vinamilk luôn đồng hành sát cánh như trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, làm từ thiện… Năm 2024 là năm rất khó khăn nhưng Vinamilk vẫn luôn nỗ lực hết mình để đạt con số 61.000 tỷ đồng, có mặt

Dự án Phát triển báo chí Việt Nam đã nhận được sự đồng hành và hỗ trợ từ Vinamilk trong việc tổ chức các hoạt động đào tạo và kết nối cộng đồng báo chí, tạo ra nền tảng vững chắc để báo chí Việt Nam tiếp tục phát triển theo hướng đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của xã hội, hội nhập với thế giới, góp phần xây dựng một Việt Nam hùng cường.

trên 60 quốc gia là chưa đủ, Vinamilk đã xin được giấy phép bán hàng trên Amazon để thương hiệu Vinamilk đi được toàn cầu, một kỷ nguyên mới, kỉ nguyên vươn mình”. Ông Nguyễn Văn Long, Phó Hiệu trưởng Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý thông tin và truyền thông, Bộ Thông tin Truyền thôngĐại diện cho đơn vị đầu mối triển khai dự án phát biểu: “Thay mặt nhà trường tôi xin gửi lời cảm ơn các cục, các đơn vị đã tạo điều kiện, các đơn vị báo chí đã đồng hành và đặc biệt cảm ơn Công ty CP Sữa Vinamilk đã tài trợ cho dự án. 5 năm chúng ta đã hoàn thành các kế

Có những căn nhà vừa mới mở cửa...

 TẢN VĂN NGUYỄN CHÍ NGOAN Ảnh :Trần Công Nguyên

Có quá nhiều xáo động kể từ ngày họ trở về, thắp đèn ủ ấm căn nhà mốc meo. Một năm, đôi ba lần họ gieo vào lòng bạn thứ gọi là chờ đợi. Lắm lúc bạn cũng không biết mình chờ đợi điều gì từ họ, chỉ biết những xốn xang cứ bồi vào lòng chật ních.

Anh chồng đẩy mạnh cánh cửa đóng im lìm suốt mấy tháng trời. Mối mọt, mạng nhện, trứng thằn lằn rớt xuống phủ một mảng dài trên đất. Lần lượt những cánh cửa trong nhà được xổ tung, đón ngọn gió chướng lùa vào mê miết, những tia nắng lấp ló háo hức trải dài xuống nền gạch bông trắng xóa. Giây phút đó, bạn đã tin họ đã giũ bỏ hết bụi đường, ầm ào phố thị, trở về với nơi dành cho mình. Đứng bên này sông, bạn có thể thấy vẻ mặt háo hức của anh chồng, cái vẻ tất bật của chị vợ và cả cái vẻ mệt mỏi (có khi là chán chường) của những đứa trẻ xa mất thị thành.

Chị bắt đầu lui cui dưới bếp, lục lọi những thứ còn sót lại của lần trở về gần nhất. Cái cục sạc dự phòng bám bụi, cái keo nhựa biến dạng bởi đứa con gái đổ mỡ nóng vào, những hũ gia vị hết hạn sử dụng, vài con chim làm tổ trên vách nhà… Tất cả dường như đang cất lời, rằng sự biện biệt đã đủ lâu cho cuộc quay về. Cũng giống như bao người phụ nữ quê khác, chị đón tết về trong sự tất bật

bủa vây. Căn nhà được dọn dẹp từ trong ra ngoài, trở nên sáng bừng trong mắt người đi đường. Sân phơi chất đầy những thứ sản vật mà tết nào cũng có. Bạn đã xốn xang biết bao nhiêu khi đi ngang sề khô bốc mùi thum thủm, mẻ chuối ép bắt đầu tươm mật và đống củi dừa trước sân của chị. Bạn không biết chị đã nghĩ gì lúc chồng càm ràm về mấy hũ dưa kiệu còn đậm vị hăng nồng, chưa kịp giòn chua của mùa tết cũ. Để lúc khăn gối về lại Sài Gòn, chị đã chất lủ khủ hành lý bên mình trong cái nhìn căm giận của chồng. Phải chăng vì cái hương vị của món dưa kiệu đó làm chị nhớ đến quê nhà, khi đến một nơi chốn khác. Hay chính nó đã làm chồng chị tiếc rẻ một mùa tết đi qua chóng vánh. Và anh chồng còn phải cản chị dài dài trước những lần bày biện đủ đường cho đúng chất tết nhà quê. Tết mà không có bánh tét thì cũng phải có bánh phồng, không có mứt gừng nhưng tuyệt nhiên phải có mứt dừa, không có bánh bông lan thì phải có bánh kẹp. Và không ăn được nồi thịt kho hột vịt, món canh khổ qua thì chưa phải là tết. Hiểu được chút tâm tư của chị, nên năm nào khi má dút nếp gói bánh, bạn cũng nói má gói dư vài đòn mang qua cho chị. Để tết ở xứ mình vẫn còn vẹn nguyên trong chị, chưa bao giờ vơi cạn…

Đám cỏ mọc trườn lên tận hàng ba, mớ dây bìm bìm giăng kín trên mái nhà. Chồng chị đã cằn nhằn khi giật phăng chúng đi. Mấy cây mai không kịp lặt lá, xanh lù lù trước mặt. Bạn đứng ơ hờ một lúc lâu, nhìn anh chồng tỉa tót lại cây mai mà nhớ đầm đìa một màu vàng rực rỡ. Định bụng biểu anh lặt lá, gắn vài cái bông giả lên nhưng lại sợ cái vẻ lạc loài đó sẽ làm đau họ mỗi khi ngồi trong nhà ngó ra sân. Bởi bạn tin lúc chị vợ cắm bụi ớt vào đất, chị đã trông chờ vào một buổi sớm mai được nhìn thấy chúng đơm bông ra trái. Cho nên mỗi lần đi ngang khu vườn nhỏ của anh chị, lòng bạn chớm nỗi nghẹn ngào. Bởi những trái mận rụng thúi nhớt dưới đất, mùa xoài chín rụng bời bời, chim chóc về ăn loang lổ, cây cóc sau hè mắc chứng gì mà trái chín đùm đề nhìn đến mỏi mắt. Cái cổng rào kính bưng không ngăn được mùi hương cây trái vườn nhà. Có lẽ vì thế mà bạn từng hoài nghi đến cả cây trái trong vườn cũng biết nhớ tiếng bước chân người. Chị vợ quét lá, đốt thêm vài món đồ cũ. Một làn khói bình yên bốc lên làm cay mắt người. Chiều rơi chậm trên nhánh sông dài thê thiết. Bạn nhìn ngọn khói chập chờn trắng xóa góc trời quê, lòng chợt bâng khuâng một nỗi niềm xưa cũ. Đứng bên màn khói, bạn có thể thấy chị vợ và anh

chồng đang thẫn thờ nhìn quanh ngôi nhà của mình. Chắc nó sẽ còn phải chịu cảnh quạnh quẽ thêm một thời gian dài, khi anh chị chưa kịp dọn dẹp lại lòng mình, khi xứ sở này không đủ sức giữ chân người ở lại. Vợ chồng chị đón mình bằng nụ cười hết cỡ, sau bao ngày chia tách. Anh lại hỏi mình đủ thứ chuyện trên đời, rằng ông cố Mười Bụi Tre còn minh mẫn không? Cúng Miễu năm trước có lớn không? Bà con xứ mình khỏe hết hả? Định khi nào thì lấy vợ, già cốc thùng thiếc rồi. Chị vợ mang cho mình chút quà “đi gấp quá không kịp mua gì, gởi cưng với hai bác một ít lạp xưởng ăn lấy thảo”. Rồi dặn đi dặn lại câu nói mà năm nào bạn cũng nghe “lâu lâu cưng ngó qua coi nhà giùm chị nghen”. Lúc đó thể nào anh chồng cũng sẽ bĩu môi “nhà có gì đâu mà sợ mất”.

Thêm nhiều cuộc trở về khuấy động không khí yên tĩnh làng quê. Những ngôi nhà mở toang cửa đón gió, có chút hồ hởi, chút lặng thầm khi lướt qua láng giềng xa cách. Có năm họ lủi thủi trở về vì mấy đứa con bận ở lại thành phố, có năm hộ khẩu gia nhập thêm một vài thành viên khác mà bạn thì chưa kịp nhận ra, có năm vì lý do nào đó mà họ đã không kịp trở về phá tan sự tĩnh lặng trong lòng bạn. Đám trẻ nửa thành thị, nửa quê khiến bạn ngẩn ngơ khi hỏi chị bán chuối chiên có chuyển khoản được không? Hay chúng phải nhọc công mấy giờ đồng hồ để tìm bằng được thương hiệu trà sữa quen thuộc, không giành ở quê. Và có lúc nếp sống thị thành của chúng cứ làm đau bạn trong những mùa tết về vội vã. Những đổ vỡ đó khiến bạn và đám trẻ thành xa lạ. Để đến lúc không thấy bóng dáng chúng về lại, bạn chợt thấy tết xứ mình lặng lẽ biết bao. Lúc đó bạn mới nhận ra, những thứ “chướng mắt” cũng đã là thứ khiến bạn chờ đợi. Bởi chí ích, chúng đã trở về và không bỏ lại bạn với xứ sở buồn buồn, cứ người này về là hè nhau rủ người khác rời quê.

Không hiểu sao bạn thường hay đứng tần ngần trước những ngôi nhà cửa nẻo kính bưng. Hình dung một lý do buộc họ rời đi đủ làm bạn đau lòng. Họ có giống như người dân xứ bạn. Sau mấy mùa tôm không cứu vãn, họ lại khăn gối lên Sài Gòn hòa vào các công ty, xí nghiệp. Bạn từng tìm cách níu kéo họ lại, rằng đất đâu phụ người có lòng. Nhưng chừng ấy dường như không đủ. Bạn đã ân hận biết bao khi dúi thêm vào tay họ đóng nợ tiền tôm giống, phân thuốc với sự kì vọng cho những mùa tôm sau. Để những chiều đạp xe vòng quanh xóm, bạn nhận ra những ngôi nhà đã khép cửa tự bao giờ?

Những láng giềng quanh bạn trở về, họ mang theo nhiều câu chuyện khác nhau. Buồn vui đất khách được họ rải dài khắp xóm, có chút chạnh lòng, chút dửng dưng nhưng tuyệt nhiên họ chưa bao giờ từ bỏ. Lúc chào vợ chồng anh hàng xóm ra về, bạn và họ đã làm nên một cuộc hẹn hò cho lần gặp tới. Chị vợ nói, chỉ mong trả hết nợ để về quê sinh sống. Nhưng nhìn khuôn mặt của anh chồng, bạn biết ngày đó chắc còn khá xa. 

T

ì nh kh ú c th á ng giêng

 TẢN VĂN LÊ ÁNH DƯƠNG

Tháng giêng, thời tiết cũng chuyển sang mùa. Những ngày se lạnh của mùa đông đã đi

qua, không còn cái cảm giác hiu hắt trống vắng khi ngắm

hoàng hôn hoặc ngồi ngắm

sông một mình. Bước vào

tháng đầu tiên của năm mới

cũng chính là được gặp lại mùa

xuân tươi vui rộn ràng và thật ấm áp từ khắp mọi nơi. Buổi sớm mai thức dậy, mở

cánh cửa ra thì bắt gặp những

tia nắng bình minh vàng tươi lấp lánh xuyên qua những tàn cây, kẽ lá phơi mình trước sân. Hít một hơi thật sâu vào hơi thở để cảm nhận được nhịp bước của mùa xuân đang đến thật gần, mang theo những bâng khuâng rộn ràng từ những cơn gió cứ xôn xao ngoài ngõ như giai điệu của bản tình ca. Tháng giêng, bầu trời như mở toang ra, những chùm mây trắng nhỏ nhoi mỏng mảnh cứ vội vã bay đi để lộ ra một màu xanh biếc mênh mông như niềm khát vọng đợi chờ bấy lâu nay. Đàn chim én sao những ngày dài di trú nơi đâu cũng quay về nghiêng chao đôi cánh như đang thêu dệt những vần điệu yêu thương bên màu nắng ấm yên bình. Những ai vô tình nhất cũng có thể cảm nhận được mùa xuân đã về khi ngước mắt lên bầu trời xanh bao la thấy có bầy chim đang xòe cánh lượn bay.

Với tôi thì chim én cũng chính là sứ mệnh của mùa xuân. Bởi mọi khi chúng bay về phương trời xa xôi nào đó chẳng rõ. Mỗi khi mùa xuân đến thì chúng lại kéo nhau trở về góp phần tạo thêm cho bức tranh của mùa xuân thêm phần lãng mạn và thơ mộng.

Tháng giêng, niềm khắc khoải mong chờ của tất cả những ai làm kẻ xa phương. Dù đang bận rộn công việc gì và ở đâu xa, nhưng khi bước vào đầu xuân thì cũng phải thu xếp lại mọi thứ để mà được trở về với quê hương xứ sở của mình. Nơi có mẹ cha đang đợi, được sum vầy hội ngộ cùng những người thân bên mái ấm gia đình. Đó cũng chính là một niềm hạnh phúc của ngày đầu xuân mới mà ai cũng mong có được. Về với miền quê thân thương dẫu bình dị đơn sơ mà vẫn luôn tỏa lan niềm ấm áp yên bình. Trong căn nhà thường ngày vắng vẻ nay trở nên đông vui vì đã đầy đủ thành viên. Cái bức tường rêu cũ mới vừa được sơn mới,

cái sào phơi đồ của mẹ phơi đầy mùng, mền vừa mới giặt xong còn mùi thơm phức. Bếp lửa sau nhà bốc lên màu khói bãng lãng bay theo từng cơn gió mát lành.

Tháng giêng, mùa của muôn ngàn sắc hoa đua nhau rực rỡ, trang điểm cho mùa xuân thêm xanh tươi rạng rỡ cùng với niềm vui tươi của tất cả mọi nhà. Có thể nói rằng khi nhắc đến tháng giêng thì không thể nào thiếu hoa được. Từ vùng thôn quê cho đến phố thị đâu đâu cũng đầy hoa thơm đủ màu sắc cứ tỏa hương thơm ngát, làm cho lòng người càng thấy phấn khởi vui tươi hơn trong dịp xuân về tết đến. Trước mỗi khoảng sân nhà ít nhiều gì thì cũng phải có hoa, xem như đó là biểu tượng của tết từ bấy lâu nay. Ai siêng chăm sóc thì trước sân nhà sẽ có nhiều hoa, như vạn thọ, hồng nhung, đồng tiền, hoa cúc... Những sắc màu của hoa quyện hòa với nhau trong nắng ấm mùa xuân càng làm cho không khí vui xuân trở nên ý nghĩa hơn. Nếu không thì cũng phải có vài cây mai vàng. Mai là loại cây sống lâu năm nên mỗi khi cuối năm chỉ cần lặt hết lá là đến tết nó cho ra một mùa hoa vàng rực vô cùng đẹp mắt.

Ngày nay nhu cầu thưởng thức hoa trong dịp đầu xuân cứ ngày mỗi thêm nhiều. Nên những buổi chợ xuân đều thấy có rất nhiều người ngồi bán hoa tết. Từ những góc chợ cho đến dọc theo hai bên đường, họ bán đủ các loại hoa, hoa nào cũng nở rất đẹp tha hồ cho người mua lựa chọn và ngã giá. Tháng giêng, tôi cảm nhận được mùa xuân đang về gõ cửa. Những ước mơ tươi mới như cũng theo về cùng mùa hoa lung linh khoe sắc. Bên mái ấm gia đình, cuộc sum vầy dậy thơm niềm hạnh phúc yêu thương. 

Con chợt nhớ những mùa xuân cũ

Chiều ba mươi rộn rã tiếng cười

Ba tất bật từ sau ra trước

Mồ hôi rơi trên lưng áo bạc sờn

Con chợt nhớ những ngày xuân vội vã

Mái nhà xưa mẹ dõi mắt kiếm tìm

Mâm bánh mứt rộn ràng hương nếp mới

Màu thời gian trôi trên tóc mẹ lặng thầm.

Con chợt nhớ những đêm xuân nồng ấm

Ngày đoàn viên nước mắt lưng tròng

Manh áo mới ấm lòng lũ trẻ

Mắt biếc đợi chờ loang cả vào xuân.

Con chợt nhớ những bàn chân về qua ngõ

Nắng nghiêng nghiêng xanh mướt những con đường

Ơi mùa xuân đến hồn nhiên xóm nhỏ

Có cuộc trở về trong nỗi nhớ bâng khuâng...

HUỲNH THỊ KIM CƯƠNG

Sợi khói chiều xuân

Sợi khói chiều xuân bay lãng đãng

Quyện trong màu nắng ấm yên bình

Cũng mái nhà phủ đầy rêu cũ

Nhưng vẫn vẹn nguyên những yêu thương

Ánh lửa bừng lên như soi rọi

Thuở hồn nhiên rộn rã niềm vui

Bên nồi bánh tỏa mùi thơm phức

Nôn nao chờ đợi phút giao thừa

Khoảng vườn cũng xôn xao làn gió

Bông xoài bông bưởi thoảng hương đưa

Chim réo gọi nhau về tổ ấm

Những chiếc lá xanh khẽ thì thầm

Sợi khói chiều xuân theo mây trắng

Uốn éo hình hài thật nhẹ tênh

Ký ức ngày xưa thành nỗi nhớ

Vẫn luôn khắc khoải ở trong lòng.

LÊ VĂN TRƯỜNG

Xuân ở Trường Sa

Mùa xuân về trên đảo

Cũng long lanh nắng vàng

Giấc xuân nồng...

Một mai con về thăm lại xuân xưa

Nghe kể chuyện ngày thơ bên cánh võng

Mẹ nhọc nhằn qua mùa khó nhọc

Giấc mơ con trong nắng xuân đầy…

Một mai con về thăm lại bến quê

Chiếc xuồng nhỏ cha băng qua đời lam lũ

Manh áo mỏng bạc màu năm tháng

Cho xuân về tươi thắm những mùa vui.

Một mai con về thăm lại mái nhà xưa

Mẹ ngồi dịu dàng quanh lửa ấm

Tiếng cơm sôi trong chiều vội vã

Thương bàn chân ai thao thức phía đường dài.

Một mai con về thăm lại chốn quê

Gian nhà nhỏ vang tiếng cười lũ trẻ

Mùa xuân đến rộn ràng hoa nở

Gió mênh mông thổi giữa giấc xuân nồng…

Đàn hải âu tung cánh

Giữa khung trời bao la

Lao xao từng cơn sóng

Như giai điệu bổng trầm

Biển xanh màu ngọc bích

Thấp thoáng những con tàu

Trường Sa người lính trẻ

Giữ mùa xuân an lành

Đảo là miền Tổ quốc

Cứ vẫn mãi gác canh

Cho mùa vui trọn vẹn

Như là niềm ước mơ

Đảo xa luôn vững chãi

Vươn cùng những khát khao.

Chiêm ngưỡng

vẻ đẹp độc đáo của chim và thú hoang dã

Ngày 12/10/2024, Lễ trao giải cuộc thi ảnh Chim và Thú hoang dã Việt Nam lần 1 năm 2024 diễn

tại TP Hồ Chí Minh. Cuộc thi do Câu lạc bộ Nhiếp

ảnh thiên nhiên hoang dã Việt Nam (VWPC) phối hợp cùng Tổ chức Bảo tồn Chim quốc tế

BirdLife, Công ty Wildtour và các đơn vị tổ chức.

Kết quả, ban giám khảo chọn ra 75 bức ảnh xuất sắc nhất của 45 tác giả để trao giải và triển

lãm. Trong đó, giải Nhất trao cho tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) với bức ảnh  Voọc mũi hếch. Hai giải Nhì thuộc về các tác giả Đinh Xuân Trường - Ảnh Cà kheo và nhát hoa; và Đỗ Xuân Tâm với tác phẩm Khướu cánh đỏ

Giải Ba trao cho các tác giả: Phan Văn Phú (Khướu đuôi đỏ), Huỳnh Văn Truyền (Cá voi và chim nhàn biển), Phạm Trung Kiên (Bói cá nhỏ).

Ngoài ra, ban tổ chức còn trao 4 giải khuyến khích và các giải: Ảnh đẹp chim đặc hữu, Ảnh đẹp thú đặc hữu, Ảnh đẹp chim di cư ven bờ và giải ấn tượng. XUÂN LAN

Bí quyết sống lâu

Ông nội ngồi tâm sự với cháu trai:

Cháu biết không, bí quyết sống lâu của ông là không bao giờ cãi lời bà nội.

Cháu hỏi: Vậy nếu bà nói sai thì sao ạ?

Ông nội đáp tỉnh bơ:

Thì ông nói “Đúng, bà giỏi lắm!”, thế là xong.

Món nào ngon nhất?

Mẹ hỏi con trai:

Con thấy món mẹ nấu hôm nay thế nào?

Con trai đáp:

Rất ngon mẹ ạ!

Mẹ vui mừng hỏi tiếp:

Thế món nào ngon nhất?

Cậu bé trả lời nhanh:

Món cơm trắng, vì món này mẹ không thêm muối, không thêm đường, không sai sót gì cả!

Nhân viên chăm chỉ

Sếp hỏi nhân viên: Cậu làm việc gì mà phải tới công ty từ 5 giờ sáng?

Nhân viên đáp:

Dạ, em đến sớm để tắt chuông báo thức của bác bảo vệ, để bác ấy không đánh thức mọi người!

Thực đơn của bố

Mẹ bận việc, dặn bố nấu cơm cho cả nhà. Sau một hồi lục đục trong bếp, bố mang ra bữa ăn “đặc biệt” chỉ gồm trứng chiên và mì gói.

Mẹ hỏi:

Anh nấu món gì thế này?

Bố hãnh diện đáp:

Thực đơn hôm nay là “Ký ức sinh viên” – anh muốn cả nhà cùng hoài niệm một chút.

CHĂN NUÔI SỐ 102 - 12/2024

Cái

cân thành thật

Một cô gái lên cân, nhìn thấy con số, liền kêu lên:

Chết rồi! Cái cân này hỏng rồi!

Người bạn đứng cạnh trêu:

Không phải hỏng, mà nó đang thành thật với cậu thôi.

Thưởng Tết

Tèo hỏi sếp:

Sếp ơi, công ty mình có chính sách thưởng Tết không?

Sếp đáp:

Có chứ, công ty luôn tặng mỗi nhân viên một chiếc đồng hồ báo thức để dậy sớm đi làm năm mới!

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.