GS.TS. Nguyễn Duy Hoan; PGS.TS. Phạm Kim Đăng; PGS.TS. Bùi Hữu Đoàn; PGS.TS. Ngô Thị Kim Cúc; PGS.TS. Lê Văn Năm; TS. Lê Minh Lịnh; TS. Bạch Quốc Thắng; TS. Hoàng Tuấn Thành
CỘNG TÁC NỘI DUNG
Thu Hồng; Kim Tiến; Thùy Khánh; Anh Thư Nguyễn Hùng; Phan Thanh Cường; Nguyên Anh; Lê Hoàng Vũ; Minh Thanh; Dương Nghĩa; Lê Cung; Sao Mai; Quỳnh Nga; Vũ Mưa...
MỸ THUẬT: Nguyễn Nam Sơn KỸ THUẬT VI TÍNH: Sao Mai
TÒA SOẠN
P906, tầng 9, Tòa nhà CT4, The Pride, KĐT An Hưng, La Khê, Hà Đông, Hà Nội. Điện thoại: (024) 320 1068; Fax: (024) 320 1068; Email: thegioigiacam@gmail.com
TRỊ SỰ Nguyễn Thanh Đức
VĂN PHÒNG TP HỒ CHÍ MINH
Lầu 2, Nhà B, 116 Nguyễn Đình Chiểu, P.ĐaKao Điện thoại: 028.62777616
GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 543/GP-BTTTT ngày 5/12/2016
Khuôn khổ: 23 x 30cm
Nơi in: Công ty TNHH MTV In Quân đội I và Công ty Cổ phần In Sao Việt
LIÊN HỆ QUẢNG CÁO:
Ngọc Ánh: 0963.555.554 - Bảo Ngọc: 098.999.1977
Vũ Na: 0978.233.492
Email: quangcaoncn@gmail.com
Liên hệ đặt báo: Ms: Ngọc Ánh; DĐ: 0963.555.554
Email: phathanhtggc@gmail.com
SỐ TÀI KHOẢN: 261.10.00.3454936
Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam (BIDV), Chi nhánh Tràng An Swift code: BIDV VNVX. CITAD: 01202001
Địa chỉ ngân hàng: Số 11 Cửa Bắc, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, TP. Hà Nội
THƯ CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025
Kính gửi: Toàn thể Hội viên VPA và bạn đọc của Tạp chí Thế giới Gia cầm.
Nhân dịp đón chào năm mới và Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, thay mặt Ban lãnh đạo Hiệp hội Gia cầm Việt Nam và Tạp chí Thế giới Gia cầm, tôi thân ái gửi đến toàn thể quý hội viên VPA và bạn đọc trong cả nước những lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Chúc đại gia đình VPA một năm mới ấm no, hạnh phúc và thành công.
Năm 2024, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động của sự biến động kinh tế toàn cầu, xung đột quân sự, thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, tình trạng nhập lậu, dịch bệnh gia cầm vẫn tái diễn, nhưng ngành gia cầm nước ta vẫn đạt được sự tăng trưởng dương, góp phần quan trọng cho sự tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Đóng góp chung của ngành gia cầm là sự nỗ lực không ngừng nghỉ, vượt thách thức của Hiệp hội Gia cầm Việt Nam cùng các hội viên thành viên. Với sự ủng hộ và đồng hành của các hội viên, năm 2024, VPA đã được các bộ, ngành, doanh nghiệp, nông dân đánh giá cao về sự đóng góp cho ngành nông nghiệp nước nhà. Với “làn gió mới” của lãnh đạo VPA nhiệm kỳ 2024 - 2029 hứa hẹn sẽ có nhiều hoạt động hiệu quả hơn nữa trong hoạt động của Hiệp hội thời gian tới.
Tạp chí Thế giới Gia cầm là ấn phẩm báo chí quan trọng của Hiệp hội Gia cầm
Việt Nam. Với thời lượng phát hành 2 tháng/kỳ, ấn phẩm sẽ tiếp tục vai trò của mình, tổng hợp được những sự kiện nổi bật của ngành, nhằm tập trung phân tích, đi tìm căn nguyên để từ đó có cái nhìn tổng thể, khách quan của ngành chăn nuôi gia cầm trong nước dựa trên bối cảnh chung của thế giới. Đồng thời, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của doanh nghiệp, người chăn nuôi để kịp thời phản ánh tới các cấp, ngành liên quan, hy vọng kịp thời có giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.
Năm 2024 đã khép lại, một mùa xuân mới 2025 lại về với nhiều cơ hội và cả thách thức. Tôi tin tưởng rằng các hội viên của VPA sẽ tiếp tục đoàn kết, nối vòng tay lớn, phấn đấu để Hiệp hội của chúng ta trở thành cánh chim đầu đàn của ngành gia cầm nói riêng, chăn nuôi Việt Nam nói chung trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước ta.
Trong không khí ấm áp của mùa xuân mới, một lần nữa kính chúc tất cả hội viên của VPA cùng gia đình, cộng đồng doanh nghiệp, bà con chăn nuôi và bạn đọc của Tạp chí Thế giới Gia cầm lời chúc sức khỏe, bình an và ngập tràn hạnh phúc!
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Phúc lộc đưa nhau đến từng nhà
Vài lời cung chúc tân niên mới
Vạn sự an khang vạn sự lành
Thân ái
TS. NGUYỄN THANH SƠN
Chủ tịch HHGCVN
GIA CẦM VIỆT TẠO DỰNG VỊ THẾ
Ảnh: Shutterstock
Trong tranh dân gian Đồng Hồ, tranh Hàng Trống thì hình ảnh con gà mà người ta thường gọi là tranh gà là biểu tượng cho sự no ấm, may mắn trong dịp Tết, trong năm mới. Sự phát triển của chăn nuôi gia cầm xưa nay đều rất được người dân quan tâm.
Từ biểu tượng văn hóa…
Nền văn hóa lúa nước từ lâu đời đã gắn với việc thuần hóa gà rừng thành gà nhà. Con gà là một biểu tượng văn hóa, là một trong mười hai con giáp, tượng trưng cho tính cách của những người sinh năm ấy, gọi là “cầm tinh con gà”. Truyện cổ tích Sơn Tinh về việc khai thiên lập địa, thành lập đất nước xa xưa cũng kể về sự tích “gà chín cựa”. Không chỉ người Việt mà đồng bào dân tộc cũng nuôi gà và có phong tục bói chân gà đầu năm. Cúng năm mới, người ta thường có tục cúng gà trống. Chị Thiên Lý quê ở Hà
Nam cho biết: “Một số vùng quê tôi có phong tục con gái trước khi về nhà chồng phải tập cắt tiết gà thành thục để lo việc bếp núc cúng
đêm Giao Thừa. Trước khi lấy chồng tôi cũng
được mẹ dạy cho cách làm gà cúng đêm
Ba Mươi”.
Dịch giả Đinh Bá Anh quê ở Bắc Ninh có đưa tôi về thăm làng nuôi gà Hồ, là giống gà rất quý. Tranh làng Đông Hồ cũng vẽ nhiều về gà. Tranh gà mẹ và đàn con tượng trưng
cho sự no ấm, đầy đủ, còn tranh gà trống biểu hiện cho sự thành đạt, cho công thành danh
toại của con người. Ngày nay, giống gà Hồ đã, đang được nuôi và cung ứng cho nhiều tỉnh thành, thậm chí ở TP Hồ Chí Minh nhiều người cũng nuôi gà Hồ. … đến ngành gia cầm hiện đại
Không chỉ nuôi gà Hồ mà nuôi gà Đông Tảo cũng đang là một “nghề hot” được nhiều người quan tâm. Nhiều giải pháp công nghệ được áp dụng nuôi gà Đông Tảo; như hệ thống hỗ trợ chăm sóc, cảnh báo sớm dịch bệnh và truy xuất nguồn gốc gia cầm, ứng dụng trong chăn nuôi công nghệ cao. Các thông số môi trường trong chuồng nuôi như: nhiệt độ, độ ẩm, mức độ ôxy, ánh sáng, NH3, NH4, và mức độ bụi đều được kiểm soát. Hệ thống giám sát, điều khiển thông số môi trường chuồng nuôi đạt hiệu quả cao, làm giảm tỷ lệ gia cầm chết từ 7‰ xuống gần như bằng 0.
Đồng bào Kỳ Sơn, Nghệ An có giống gà đen rất quý. Mô hình “Chăn nuôi gà đen thương phẩm theo hướng an toàn sinh học” đã được Hội Nông dân tỉnh Nghệ An hỗ trợ về kinh phí thông qua Hội nông
dân huyện Kỳ Sơn triển khai từ tháng 6/2024, tại bản Huồi Mũ, xã Huồi Tụ, với quy mô 900 con gà giống. Gà đen bản địa Kỳ Sơn được bán với giá 220.000 - 250.000 đồng/kg. Việc nuôi gà tre, gà ác rất phổ biến ở các tỉnh phía Nam, như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Tháp… Theo sự phát triển của đời sống, món gà tiềm thuốc Bắc ngày càng phổ biến. Nhiều trang trại đã phối hợp với đại lý để truy xuất nguồn gốc gà sạch, nuôi bằng thuốc Bắc, thuốc Nam.
Giữ vững thị trường
Năm 2024, tỉnh Bắc Giang có tổng đàn gia cầm khoảng 20 triệu con, trong đó đàn gà khoảng 17,2 triệu con, sản lượng thịt hơi các loại đạt trên 252 nghìn tấn. Theo quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt, Bắc Giang định hướng phát triển chăn nuôi gia cầm thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả, bền vững, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các thành phố cũng quy hoạch nuôi gia
cầm nhằm chủ động thực phẩm. Tính đến tháng 11/2024, tổng đàn gia cầm của TP Hải
Phòng ước đạt 7,9 triệu con, trong đó đàn gà ước đạt 6,6 triệu con, còn lại chủ yếu là đàn vịt, ngan, ngỗng.
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, chăn nuôi gia cầm phát triển ổn định, trong 11/2024, đàn gia cầm cả nước tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước. Tổng giá trị xuất
khẩu các sản phẩm chăn nuôi 11 tháng đầu
năm 2024 đạt 475,7 triệu USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 147,3 triệu USD, tăng 5,3%. Xuất khẩu thịt gà đang rất được các doanh nghiệp và người chăn nuôi quan tâm.
Theo báo cáo ngày 4/1/2025 của Cục Thú y, năm 2024, cả nước xảy ra 16 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại 10 tỉnh, thành phố. Số gia cầm mắc bệnh là 98.436 con, số gia cầm chết và tiêu hủy là 113.270 con. So với cùng kỳ năm ngoái, số ổ dịch giảm 23,8%, nhưng số gia cầm bị tiêu hủy tăng 2,78 lần.
Áp lực nhập khẩu
Nhập khẩu gia cầm sống, lũy kế trong giai đoạn từ ngày 1/1/2024 - 15/10/2024, lượng gà
trắng giống bố mẹ hướng thịt nhập khẩu về
Việt Nam tăng 11,2% so với cùng thời điểm năm ngoái, đạt gần 2,94 triệu con. Lượng gà sống dùng để làm thịt nhập khẩu về Việt Nam từ đầu năm đến giữa tháng 10/2024 đạt mức
gần 5.600 tấn, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm trước. Thịt gia cầm đã qua giết mổ, lũy kế 1/1/2024 -15/10/2024, đạt hơn 222.300 tấn, tăng 27,7% so với cùng kỳ năm trước. Theo Hiệp hội Gia cầm Việt Nam, tỷ lệ gà, thịt gà nhập khẩu chiếm 20 - 25% lượng tiêu thụ trong nước. Đây là thách thức không nhỏ với người nuôi gia cầm. Chưa kể việc nhập lậu gia cầm kém chất lượng và xảy ra ở nhiều nơi. Gà đẻ loại thải (gà hết chu kỳ khai thác trứng) từ Thái Lan, Hàn Quốc (không dùng làm thực phẩm) xuất khẩu sang Việt Nam với giá chỉ 20.000 đồng/con. Loại gà này có thịt dai giòn gần giống như gà ta, nên tiêu thụ mạnh.
Tận dụng dư địa phát triển
Dù việc nhập khẩu gia cầm tạo ra thách thức lớn lên người chăn nuôi Việt Nam, song về tổng thể, ngành gia cầm vẫn còn dư địa lớn và có tương lai rất hấp dẫn với các nhà đầu tư.
Chiến lược Phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045, đang hướng đến mục tiêu giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt từ 1 - 1,5 tỷ USD vào năm 2025 và từ 3 - 4 tỷ USD vào năm 2030. Thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam hiện đang được xuất khẩu sang 28 thị trường trên thế giới.
Theo thống kê, cả
nước có 1.779 cơ sở chăn
nuôi được công nhận
đạt an toàn dịch bệnh và 152 vùng an toàn
dịch bệnh tại 60 tỉnh, thành phố. Nhiều vùng
chăn nuôi an toàn dịch
bệnh, chuỗi chăn nuôi
gắn chế biến với công
nghệ hiện đại được xây
dựng bởi các tập đoàn có tiềm lực mạnh như:
Masan, C.P. Việt Nam, Koyu&Unitek, Japfa, De Heus, GreenFeed…
Nguồn: Cục Chăn nuôi; Đồ họa: MaiPTS
➢ Theo Cục Chăn nuôi, năm 2024 là một năm “bình yên” đối với ngành chăn nuôi gia cầm. Mặc dù đối mặt với dịch bệnh đặc biệt là trong khu vực chăn nuôi nông hộ ở một số địa phương vẫn diễn biến phức tạp và cơn bão số 3 (bão Yagi) diễn ra trong đầu tháng 9/2024 đã ảnh hưởng nhất định đến hoạt động sản xuất chăn nuôi…; Nhưng giá cả theo xu hướng tăng cùng với việc giá nguyên liệu thức ăn giảm đã tạo động lực cho người nuôi, nhất là doanh nghiệp duy trì và tiếp tục mở rộng sản xuất, vì vậy đàn gia cầm vẫn đạt được mức tăng trưởng khá.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tổng đàn gia cầm đứng hàng đầu thế giới; tuy nhiên trong năm 2023 mới chỉ xuất khẩu được 34 triệu quả trứng, tăng hơn 3,1 lần so với năm 2022 nhưng mới chỉ chiếm 1% tổng sản lượng sản xuất. Sản lượng tiêu thụ trứng gà của người dân Việt Nam mới ở mức 110 - 120 quả/người/năm.
Trong khi tại Thái Lan hay Indonesia, sản lượng này ở mức từ 250 - 340 quả/người/năm.
Các tập đoàn đang hướng vào thị trường nội địa, nơi đang có mức tăng trưởng rất tích cực. Tập đoàn Hòa Phát cung ứng được 243 triệu quả trứng sau 9 tháng đầu năm 2024, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023, duy trì vị trí số 1 thị trường miền Bắc về sản lượng trứng, với công suất lên đến 900.000 quả mỗi ngày.
Theo các cơ quan hữu quan, chỉ trong 5 năm, số cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ giảm 15 - 20% và các hộ chăn nuôi chuyên nghiệp đã chiếm
60 - 65%, điều này cho thấy sự tăng trưởng cũng như tính hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm.
Hiệp hội Gia cầm Việt Nam hiện chiếm
60 - 70% thị phần của toàn ngành gia cầm…, cho thấy các doanh nghiệp và người nuôi trong nước vẫn đang chủ động về sản lượng, giá cả và việc tiêu thụ trên thị trường. Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm Việt Nam cho biết, Hiệp hội đang phấn đấu trong nhiệm kỳ 2024 - 2029 tăng trưởng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội đạt 4 - 5%/năm; xuất khẩu một số sản phẩm thịt gà, con giống, thuốc thú y tăng bình quân 6 - 8%/năm so với giai đoạn 2019 - 2024. Hiệp hội sẽ trở thành hiệp hội ngành hàng nòng cốt có thể điều tiết được thị trường gia cầm ở nước ta trong giai đoạn mới. NGUYỄN ANH
Ngành gia cầm đón nhận nhiều cơ
Theo số liệu Tổng Cục Thống kê công bố ngày 6/1/2025, sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi năm 2024 tăng so với năm trước, trong đó thịt gia cầm tăng 5,4%; sản lượng trứng gia cầm tăng 5%. Đây thực sự là một kết quả hết sức ấn tượng trong bức tranh chung của ngành nông nghiệp.
Nhân dịp đầu xuân mới, PGS.TS Phạm
Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi đã chia sẻ cùng phóng viên Tạp chí Thế giới
Gia cầm về những cơ hội của ngành gia cầm trong năm 2025.
Thưa ông! Năm 2024 ngành chăn nuôi đã vượt khó để về đích thành công với nhiều kết quả đáng tự hào, trong đó có lĩnh vực gia cầm. Chia sẻ của ông về điều này?
Đối với riêng gia cầm, chúng tôi đặt mục tiêu là 570 triệu con thì bây giờ đã đạt 575 triệu con, vượt so với kỳ vọng. Đáng chú ý, giá của gia cầm trong thời gian vừa rồi cũng có sự biến động, mặc dù không ổn định như giá thịt heo và không theo chiều hướng tích cực như thịt heo, tuy nhiên thực tế cũng cho thấy một năm giá gia cầm và giá trứng đã có sự cải thiện hơn rất nhiều so với những năm trước, qua đó góp phần đảm bảo lợi nhuận cho người chăn nuôi trực tiếp.
Vấn đề nữa đối với ngành gia cầm như chúng ta thấy, cái quan trọng nhất là đang đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng Việt Nam. Bởi, trước đây nhu cầu thịt gia cầm trong bữa ăn hàng ngày chỉ khoảng 20% nhưng bây giờ thì nhu cầu đấy đã lên tới 30%, mặc dù nhu cầu thịt heo có giảm xuống so với trước đây nhưng vẫn khá cao so với các nước. Chính vì vậy, việc các sản phẩm gia cầm đáp ứng đủ cho thị trường trong thời gian vừa rồi cũng có thể coi là một thành công.
Hiện nay, năng suất sản xuất gia cầm của chúng ta đã tiệm cận với năng suất của thế giới. Thời gian vừa qua, chăn nuôi gà trắng cũng thành công nhờ vào việc chúng ta đã áp dụng rất nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp về quản lý ngành, phòng chống buôn lậu, rà soát thắt chặt nhập khẩu để hạn chế được nhập lậu và thúc đẩy sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, sản xuất theo công nghệ cao cũng góp phần giảm giá thành, mang lại hiệu quả cho người chăn nuôi.
Một điều đặc biệt nữa mà tôi cũng muốn chia sẻ thêm, đó là với ngành gia cầm, chúng
ta có bộ giống khá đa dạng, đáp ứng các nhu cầu khác nhau. Khi đa dạng như vậy, chúng ta có thể chuyển đổi, thay đổi theo nhu cầu và định hướng của thị trường rất tốt, thích
ứng với từng giai đoạn. Mặt khác, chu kỳ sản
“Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án
“Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm
2030”, nhằm thúc đẩy xây dựng các tiêu chuẩn
quốc gia - TCVN về lĩnh vực Halal và xây dựng
Đề án “Thành lập Trung tâm chứng nhận Halal quốc gia”. Với lĩnh vực chăn nuôi, Cục Chăn
nuôi sẽ cung cấp thông tin giới thiệu các tổ chức
chứng nhận để tiếp cận doanh nghiệp, giúp họ
đạt được chứng nhận Halal phục vụ cho từng thị trường xuất khẩu khác nhau. Chúng tôi cũng hy vọng, thời gian tới, khi mở cửa được thị trường
Halal thì sẽ mở ra cơ hội thúc đẩy xuất khẩu gia
cầm của Việt Nam trong năm 2025.
xuất của gia cầm lại ngắn hơn so với các loại gia súc như trâu bò hay heo. Cho nên đây là một sinh kế cực kỳ quan trọng cho chăn nuôi nông hộ, đặc biệt là tại các vùng sâu, vùng xa.
Với những dấu ấn của ngành gia cầm như trên, ông nhận định như thế nào về tiềm năng của ngành này tại thị trường trong nước cũng như xuất khẩu, thưa ông?
Với những lợi thế và thành tựu của ngành gia cầm như tôi vừa chia sẻ, thực tế thì thị trường trong nước nhu cầu càng ngày càng tăng, rõ nhất thông qua sự thay đổi nhu cầu thịt, hơn nữa chúng ta có thị trường 100 triệu dân rất lớn. Đặc biệt, trong nước thị hiếu sử dụng sản phẩm gia cầm cũng khác so với các nước phát triển. Điển hình như chúng ta ăn thịt gà lông màu rất nhiều; do vậy, đây là một trong các yếu tốt giúp gà lông màu có thể tiêu thụ một lượng lớn trong nước. Tôi cho rằng, chúng ta cần tận dụng lợi thế đó để phát triển theo hướng nhu cầu của thị trường.
Thứ hai, ngành gia cầm đã phát triển theo hướng công nghiệp hóa, với sản phẩm đa dạng, do đó, nên mở rộng, tiếp cận những thị trường xuất khẩu tiềm năng. Trong các sản phẩm chăn nuôi chủ lực, tôi cho rằng, sản phẩm gia cầm có nhiều cơ hội để xuất khẩu hơn, đặc biệt là thị trường Halal. Đây là thị trường rất lớn mà hiện nay ngành chăn
PGS.TS PHẠM KIM ĐĂNG
Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi
nuôi đang tiếp cận. Tuy nhiên, thị trường này cũng có đặc thù riêng khi mỗi nước có một quy định khác nhau, cho nên Cục Chăn nuôi đã tổng hợp các yêu cầu đó cùng với các tổ chức chứng nhận Halal quốc tế, trong nước phối hợp hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi có nhu cầu.
Mộtvấnđềnữaliênquanđếnngànhgia cầmđượcdưluậnquantâmđólàkiểmsoát các sản phẩm nhập lậu. Ở góc độ quản lý, Cục Chăn nuôi đã triển khai nhiệm vụ này ra sao, thưa ông?
Chúng tôi đã tích cực phối hợp với các đơn vị khác trong Bộ NN&PTNT cũng như ngoài Bộ, đặc biệt là Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389), phối hợp cùng các lực lượng công an thắt chặt kiểm soát nhập lậu, buôn bán vận chuyển những giống gia cầm không rõ nguồn gốc trên thị trường. Chúng tôi xác định, nhiệm vụ này sẽ quyết định thành công của ngành gia cầm. Bởi, nếu chúng ta kiểm soát tốt nhập lậu sẽ giúp kiểm soát nguồn dịch bệnh từ các nước đưa vào, hay như vấn đề an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, việc gia cầm nhập lậu sẽ cạnh tranh với sản phẩm trong nước khiến cho người chăn nuôi gặp khó trong quá trình sản xuất. 2025 sẽ là một năm quan trọng để
ngành gia cầm nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung thực hiện các nhiệm vụ mà Chiến lược chăn nuôi đã đề ra. Vậy Cục Chăn nuôi có định hướng ra sao để triển khai nhiệm vụ quan trọng này ạ, thưa ông?
Để phát triển bền vững ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng thời gian qua ngành đã tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách. Sau khi Quốc hội thông qua luật chăn nuôi năm 2018, Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai
đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045 kèm theo 5 Đề án ưu tiên thực hiện
Chiến lược; ngành chăn nuôi tiếp tục tham mưu ban hành các Nghị định, thông tư hướng dẫn luật và đặc biệt 2 văn bản rất quan trọng được địa phương, doanh nghiệp, người chăn nuôi rất mong chờ; đó là Nghị định 106/2024/NĐ-CP quy định Chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi và Luật Đất đai sửa đổi năm 2024 (có hiệu lực từ 1/8/2024) đưa đất chăn nuôi tập trung vào phân loại đất và có 6 điều liên quan. Như vậy, kết thúc năm 2024 có thể khẳng định ngành chăn nuôi đã có một thể chế khá hoàn thiện, tương đồng, hội nhập khu vực và quốc tế.
Căn cứ vào mục tiêu của Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045 trong từng thời kỳ và các dự báo bối cảnh trong thời gian tới, để đạt mục tiêu chung phát triển bền vững lĩnh vực chăn nuôi trong tổng thể ngành nông nghiệp, Cục Chăn nuôi đã tiến hành rà soát, xác định chỉ tiêu cần đạt trong năm 2025 theo từng chỉ số tiểu ngành. Tiếp tục định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất chăn nuôi tập trung, hàng hóa theo quan điểm coi ngành chăn nuôi là một ngành kinh tế kỹ thuật sản xuất theo định hướng thị trường.
Để làm được việc đó, ngành cần vận dụng tối đa thể chế chính sách mới trước hết là để tối ưu hóa giảm giá thành sản xuất, có như vậy mới có thể cạnh tranh được với các sản phẩm ngay trên thị trường nội địa chứ chưa nói là để phục vụ xuất khẩu. Vấn đề thứ hai là phải tăng cường kiểm soát an toàn sinh học, kiểm soát dịch bệnh. Đây là khâu then chốt để đảm bảo phát triển ổn định đàn và tránh rủi ro cho người chăn nuôi. Vấn đề thứ ba là phải sử dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có, lợi thế của Việt Nam để tạo đầu vào sản xuất cho ngành chăn nuôi nói chung, trong đó có gia cầm. Bên cạnh đó, đẩy mạnh mở cửa thị trường, giám sát nhập lậu và thắt chặt nhập khẩu phải được coi là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục mới phát huy tác dụng bảo vệ và thúc đẩy sản xuất chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
THÙY KHÁNH
(Thực hiện)
Ngành chăn nuôi châu Á vượt “bão”
Theo báo cáo của Oxford Economics, các hiện tượng thời tiết cực đoan cùng chi phí chuyển đổi năng lượng có thể khiến giá lương thực ở Đông Nam Á tăng từ 30 - 59%. Các nhà nghiên cứu đang kêu gọi hợp tác toàn cầu với các nhà hoạch định chính sách ASEAN, để khẩn trương giảm tác động của quá trình chuyển đổi năng lượng lên chi phí sản xuất lương thực.
Các gia đình khắp Đông Nam Á đang chịu ảnh hưởng từ giá thực phẩm tăng. Nếu không có hành động phối hợp từ Chính phủ và ngành công nghiệp, việc đạt mục tiêu phát thải ròng bằng không có thể khiến dinh dưỡng cơ bản trở nên quá đắt đỏ với nhiều người.
Cơn bão giá thực phẩm đang tác động mạnh mẽ đến Indonesia, nơi sản lượng thức ăn chăn nuôi năm 2024 đã được điều chỉnh lại do lạm phát giảm, khiến nhu cầu tiêu thụ gà và trứng giảm trong những tháng qua. Điều này sẽ ảnh hưởng đến giá ngô và sản xuất vào năm tới, với giá ngô thấp khiến nông dân chuyển sang trồng lúa. Trong khi đó, ngành thức ăn gia cầm Indonesia ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào lúa mì nhập khẩu để bổ sung một phần ngô trong khẩu phần ăn của gia cầm. Thái Lan, quốc gia phụ thuộc vào ngô nhập khẩu từ Myanmar do sản xuất nội địa gặp khó khăn trong năm 2023/24, sẽ tăng cường sử dụng nguồn cung trong nước trong năm 2024/25. Ngành gia cầm và heo đã phục hồi sau dịch bệnh và việc nhập khẩu ngô từ các nước láng giềng như Lào, Myanmar và Campuchia đã giúp giảm chi phí thức ăn chăn nuôi. Điều này cho thấy, chính sách thương mại linh hoạt về hàng hóa nông sản có thể thúc đẩy sự phục hồi của ngành chăn nuôi trong nước khi được áp dụng đúng lúc. Tại Nam Á, những tín hiệu tích cực cho năm 2025 đang xuất hiện, khi ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi ở Bangladesh và Pakistan sẵn sàng phục hồi. Tại Pakistan, việc dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu đậu nành GMO sẽ giúp giảm chi phí thức ăn chăn nuôi gia cầm vào năm 2025. Tương tự, khi tình hình chính trị ở Bangladesh ổn định, nhu cầu về protein đang gia tăng và ngành thức ăn chăn nuôi của nước này dự kiến sẽ phục hồi vào năm tới.
Trong khi, Ấn Độ, quốc gia đang tăng trưởng nhanh trong tiêu thụ gia cầm, đã thúc đẩy tự do hóa mạnh mẽ hơn nữa các thị trường hàng hóa. Nhập khẩu ngô sẽ tiếp tục là một trong những trọng tâm chính của các nhà sản xuất gia cầm khi giá trong nước vẫn cao và Ấn Độ chuyển từ nhà xuất khẩu ròng sang nhà nhập khẩu trong lĩnh vực này.
Cuối cùng, một lĩnh vực quan trọng cần chú ý trong năm 2025 là sự thay đổi trong chuỗi cung ứng toàn cầu khi Mỹ chuẩn bị cho một cuộc chiến thương mại khác với Trung Quốc. Các mặt hàng như đậu nành và ngô sẽ đối mặt với thị trường giảm giá trong năm tới do lượng cung dư thừa từ Mỹ và Nam Mỹ. Ngũ cốc từ Nam Mỹ cũng đang chiếm lĩnh thị trường ASEAN và sẽ rất đáng chú ý khi các quốc gia này cân bằng lại thị phần này. Tuy nhiên, thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và EU có thể khiến nhu cầu nhập khẩu đậu nành và bột đậu nành của EU chuyển sang Mỹ thay vì Nam Mỹ. Điều này sẽ tạo cơ hội cho các nhà nhập khẩu ở châu Á.
ANGUS GIDLEY-BAIRD
Chuyên gia phân tích ngành hàng protein động vật tại Rabobank
GIA CẦM
TRÊN BẢN ĐỒ THẾ GIỚI
Chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp và kinh tế của đất nước, không chỉ đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng nội địa mà còn hướng tới xuất khẩu. Tuy nhiên, để đa dạng hóa thị trường và bước vào nhóm hàng xuất khẩu “tỷ đô”, ngành gia cầm cần có nhiều đột phá hơn. Cùng lắng nghe chia sẻ của đại diện nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp về những giải pháp cho vấn đề này.
THÍCH ỨNG VÀ HỘI NHẬP
Các sản phẩm của ngành gia cầm rất đa dạng từ sản xuất con giống, thức ăn, thuốc thú y, thiết bị chăn nuôi, giết mổ, chế biến. Đây là cơ sở quan trọng để chúng ta có thể thúc đẩy phát triển ngành hàng này không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn phải đẩy mạnh xuất khẩu. Chúng ta đã ra biển lớn, tôi cho rằng cần thích ứng và hội nhập, nên phải xem đâu là lợi thế để phát triển. Do vậy, một số vấn đề mà ngành gia cầm cần giải quyết đó là cần phát triển con giống, đảm bảo nguồn cung thức ăn, chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang tập trung quy mô. Với các doanh nghiệp cần tiếp tục nâng cao năng lực, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, tập trung xúc tiến thương mại tìm kiếm các thị trường tiềm năng như thị trường Hồi giáo. Đồng thời, cần có các cơ chế hỗ trợ giống, thức ăn chăn nuôi, chi phí sản xuất để giảm áp lực cho các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Một vấn đề nữa, mà tôi cần đặc biệt lưu ý đó là chống nhập lậu gia cầm, chúng ta cần phải làm quyết liệt, liên tục, thường xuyên, không để sản phẩm gia cầm nhập lậu làm ảnh hưởng tới thị trường trong nước và nhất là ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng.
AN TOÀN DỊCH BỆNH LÀ CHÌA KHÓA ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU
Hiện nay, các sản phẩm nông nghiệp
của Việt Nam nói chung đang được quốc
tế rất quan tâm, trong đó có sản phẩm
gia cầm. Bởi, Việt Nam là một trong những nước sản xuất nông nghiệp mạnh
với nguồn sản phẩm đa dạng, chất lượng tốt, đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư nhà máy chăn nuôi gia cầm, sản xuất thức ăn, con giống quy mô lớn tại Việt Nam có tính chất hàng hóa. Để đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm gia cầm, tôi cho rằng cần phải kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trên toàn quốc thông qua việc xây dựng các vùng, các cơ sở an toàn dịch bệnh. Để từng bước đáp ứng yêu cầu thị trường nhập khẩu, mục tiêu của Bộ NN&PTNT trong năm 2025 đó là xây dựng 11 vùng cấp huyện đối với các bệnh cúm gia cầm và Newcastle (gà rù) theo quy định của Tổ chức Thú y Thế giới tại các tỉnh Đông Nam bộ. Bên cạnh đó, cũng cần phải đàm phán về mặt thú y với các nước nhập khẩu; hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp về các thủ tục xuất khẩu. Hội nhập quốc tế nhưng cũng đồng thời phải kiểm soát, ngăn chặn mầm bệnh từ bên ngoài vào.
TẬN DỤNG CƠ HỘI TỪ THỊ TRƯỜNG HỒI GIÁO
Ngay từ năm 2017, chuỗi sản xuất thịt gà của De Heus bao gồm các doanh nghiệp tại khu vực Đông Nam bộ đã xuất khẩu thịt gà chế biến vào thị trường Nhật
Bản. Trong các năm vừa qua, chúng tôi cũng đã xây dựng kế hoạch để xuất khẩu sang các nước trong đó có thị trường Hồi giáo (Halal) - đây là thị trường tiềm năng nhưng cũng rất khắt khe với những quy định khác nhau tại mỗi quốc gia. Để có sản phẩm xuất khẩu, đòi hỏi nhiều khâu từ con giống, nhà máy thức ăn, giết mổ, chế biến, các khâu đều phải đảm bảo theo quy định Halal. Chúng tôi luôn nhận được sự hỗ trợ của Bộ NN&PTNT, trong đó có Cục Thú y, Cục Chăn nuôi...; điều này giúp De Heus tiếp tục tiến hành xây dựng các giải pháp hướng đến xuất khẩu. Chúng tôi đang xây dựng vùng an toàn dịch bệnh ở khu vực Đông Nam bộ và phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành đàm phán. Dự kiến, năm 2026, De Heus sẽ xuất khẩu ức gà sang các thị trường. Chúng tôi định hướng sẽ tập trung vào thịt gà chế biến và ức gà đông lạnh.
ÔNG NGUYỄN QUANG HIẾU
Giám đốc đối ngoại Tập đoàn De Heus
TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI TRONG THỦ TỤC XUẤT, NHẬP KHẨU
Là đơn vị tiên phong trong ngành nông nghiệp, San Hà đã và đang xây dựng và phát triển mô hình “Chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn” từ trang trại đến bàn ăn. San Hà mong muốn mở rộng hoạt động xuất khẩu gia cầm sang các quốc gia khác trong khu vực và toàn cầu, qua đó mở rộng mạng lưới khách hàng và khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế. Hiện nay, mặc dù ngành gia cầm có nhiều thuận lợi phát triển, nhưng vẫn gặp khó khăn cũng như rào cản kỹ thuật về hồ sơ pháp lý và thủ tục xuất khẩu, khiến sản phẩm chăn nuôi Việt Nam yếu thế trên thị trường quốc tế. Do đó, chúng tôi kiến nghị cần tạo điều kiện thuận lợi trong thủ tục xuất, nhập khẩu. Trong đó, cơ quan quản lý nhà nước đơn giản hóa hồ sơ pháp lý để giảm thiểu thời gian thực hiện các thủ tục xuất, nhập khẩu cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chúng tôi đề xuất Nhà nước hỗ trợ nguồn vốn, gói vay đặc biệt cho doanh nghiệp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, San Hà mong muốn Nhà nước và các cơ quan liên quan thiết lập các chính sách bảo vệ doanh nghiệp trong nước tại thị trường nội địa và xuất khẩu sản phẩm gia cầm ra thị trường quốc tế.
BÀ PHẠM THỊ NGỌC HÀ
Giám đốc Công ty TNHH San Hà
LIÊN
KẾT CHUỖI SẢN XUẤT KHÉP KÍN ĐỂ XUẤT KHẨU
Tập đoàn Hùng Nhơn hiện sở hữu 15 công ty thành viên và hệ thống chuỗi Dự án Tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN, với khoảng 1.000 ha trang trại tại khu vực Đông Nam bộ và Tây Nguyên. Trong đó, hệ thống trang trại gà thịt của Hùng Nhơn đang cung cấp cho thị trường hơn 3 triệu con gà mỗi năm, hệ thống trang trại gà đẻ cung cấp hơn 130 triệu quả trứng mỗi năm. Với mục tiêu chinh phục thị trường quốc tế giàu tiềm năng nhưng cũng đầy thử thách, Tập đoàn Hùng Nhơn và De Heus đã hợp tác đầu tư mạnh mẽ vào các nguồn lực như vốn, công nghệ, nhân sự. Riêng tại tỉnh Tây Ninh, chúng tôi đang đầu tư 7 dự án thuộc chuỗi tổ hợp nông nghiệp công nghệ cao DHN Tây Ninh. Các dự án này gồm hệ thống trang trại con giống, trang trại gà thịt xuất khẩu và nhà máy chế biến thực phẩm, với tổng vốn đầu tư lên đến 2.500 tỷ đồng. Mới đây, chúng tôi đã cùng với De Heus, Công ty Ngọc Bích và một số doanh nghiệp ký kết chương trình
hợp tác, liên kết sản xuất, cung ứng sản phẩm chăn nuôi theo tiêu chuẩn Halal.
ÔNG VŨ MẠNH HÙNG
Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hùng Nhơn
ĐƯA SẢN PHẨM
TỪ YẾN CHINH PHỤC THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
Hiện nay, ngành yến Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội để phát triển, hơn nữa lại mang giá trị kinh tế cao, đặc biệt là sau khi Nghị định thư về xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc được ký kết. Việc
quốc gia này chính thức cho phép nhập
khẩu sản phẩm tổ yến từ Việt Nam sẽ tạo cơ hội lớn cho ngành chăn nuôi chim yến và sản xuất, chế biến tổ yến của Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, để xuất khẩu tổ yến chính ngạch không đơn giản, mặc dù đã được
Chính phủ Trung Quốc cho phép nhập khẩu yến chính ngạch, nhưng hiện vẫn còn rất ít doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng đủ các điều kiện. Thời gian tới, tôi cho rằng các đơn vị cần tăng cường liên kết, đầu tư, phát triển đàn chim yến, áp dụng công nghệ mới, nghiên cứu để có thể cho ra nhiều loại sản phẩm tổ yến đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.
BÀ NGUYỄN THỊ THU HÀ
Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty CP Dinh dưỡng Avanest Việt Nam
(Thực hiện)
PHAN THẢO 2024 được nhận định là một năm nhiều khó khăn của ngành hàng gia cầm nước ta. Chăn nuôi trong nước không thuận vì vấn đề giá cả bấp bênh và nguy cơ dịch bệnh tiềm ẩn cao, cùng đó là sự cạnh tranh gay gắt của sản phẩm nhập khẩu. Nhân dịp đầu xuân mới, cùng Tạp chí Thế giới Gia cầm điểm lại những điểm nổi bật của ngành gia cầm Việt Nam trong năm qua.
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, năm 2024, chăn nuôi gia cầm trong vẫn phát triển ổn định, tăng trưởng cả về số con và sản lượng thịt. Cụ thể, tổng đàn gia cầm cả nước trong năm 2024 khoảng 575,1 triệu con, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2023; sản lượng thịt hơi 2,4 triệu tấn, tăng 3,8%; sản lượng trứng đạt 19,7 tỷ quả, tăng 2,8% so với năm trước.
Ngày 5/1/2024, lô tổ yến sào chất lượng cao đầu tiên xuất khẩu sang Trung Quốc được thông quan. Đây là lần đầu tiên yến sào Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch bằng đường hàng không sang thị trường trên 1,4 tỷ dân này. Trung Quốc là thị trường tiềm năng cho tổ yến Việt Nam, xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc sẽ tạo cơ hội cho ngành nuôi yến phát triển theo chiều sâu. Hiện nay, đã có 9 doanh nghiệp Việt Nam được cấp phép cho xuất khẩu sản phẩm vào thị trường này. Cục Thú y đang tiếp tục đàm phán xuất khẩu tổ yến thô sang Trung Quốc.
Theo báo cáo ngày 4/1/2025 của Cục Thú y, năm 2024, cả nước xảy ra 16 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại 10 tỉnh, thành phố. Số gia cầm mắc bệnh là 98.436 con, số gia cầm chết và tiêu hủy là 113.270 con. Những tháng cuối năm cả nước không có ổ dịch bệnh cúm gia cầm chưa qua 21 ngày. So với năm 2023, số ổ dịch cúm gia cầm giảm 30%, tuy nhiên, số gia cầm bị dịch phải tiêu hủy tăng 2,67 lần.
Theo nhận định chung, chăn nuôi vẫn là ngành hàng nhập siêu lớn, trong 7 tháng đầu năm 2024, giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi lên tới 2,09 tỷ USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2023, đặc biệt, thịt gia cầm nhập khẩu tăng mạnh khoảng 30%. Đến cuối tháng 12/2024, Việt Nam đã nhập 283,7 nghìn tấn thịt gia cầm, tăng 22% so năm 2023. Đối với nhập khẩu giống, nước ta đã nhập gần 3,08 triệu con gà giống bố, mẹ. Đây thực sự là vấn đề đáng lo ngại đối với người chăn nuôi gia cầm trong nước.
GÀ LÔNG TRẮNG MẤT GIÁ KÉO DÀI
Theo đánh giá chung của ngành chăn nuôi, năm 2024, chăn nuôi gà ở nước ta rất bấp bênh, đặc biệt là với gà lông trắng. Cụ thể, trong suốt 6 tháng đầu năm 2024, giá bán sản phẩm gà lông trắng luôn thấp hơn giá thành, trung bình duy trì ở mức 30.000 đồng/kg. Trong đó, tháng 1/2024, giá trung bình là 26.000 đồng/kg, đạt cao nhất trong tháng 2 ở mức 32.000 đồng/kg. Quý IV/2024, giá bán gà lông trắng vẫn không ổn định, có thời điểm, giá có sự phân cách rõ rệt giữa các tỉnh, khu vực vùng miền.
6. NGÀNH GIA CẦM THIỆT HẠI BỞI BÃO SỐ 3
Bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc, gây ra những đợt mưa lớn, lũ lớn làm thiệt hại nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi tại nhiều địa phương. Ước tính tổng thiệt hại toàn ngành khoảng hơn 1.000 tỷ đồng. Riêng với lĩnh vực gia cầm, theo số liệu thống kê có khoảng hơn 3 triệu con bị chết, nhiều máy móc trang thiết bị hư hỏng do ngập nước... Ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi chia sẻ, ngành chăn nuôi liên tục trải qua khó khăn này đến khó khăn khác. Người chăn nuôi chưa kịp hoàn hồn do ảnh hưởng dịch bệnh đến “bão giá”, nay tiếp tục mất tài sản và sinh kế do ảnh hưởng của thiên tai.
Ngành chăn nuôi gia cầm đang có nhiều hơn cơ hội để mở rộng xuất khẩu. Cụ thể, trong chuyến công tác đầu năm 2024, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết, Trung Quốc đã đồng ý xem xét hồ sơ cho Việt Nam xuất khẩu thịt gia cầm vào thị trường này. Việt Nam đang hy vọng ký được Nghị định thư về xuất khẩu thịt gia cầm với thị trường tỷ dân này. Cùng đó, Cục Thú y vẫn tiếp tục đàm phán với Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc về điều kiện an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thịt gia cầm. Hai bên đã thống nhất điều kiện về an toàn dịch bệnh đối với sản phẩm thịt gia cầm xuất khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc. Trước đó, Bộ NN&PTNT đã đàm phán xong việc xuất khẩu thịt gia cầm, trứng gia cầm sang thị trường Mông Cổ.
năm
Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 20242029 thành công rực rỡ
Ngày 27/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Gia
cầm Việt Nam (VPA) đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ 2024 - 2029. Tại Đại hội, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đã đánh giá cao vai trò và kết quả hoạt động của Hiệp hội trong hơn 20 năm qua, đặc biệt nhiệm kỳ 2019 - 2024.
VPA đã luôn sát cánh và đồng hành cùng với các doanh nghiệp, hội viên trong những thời điểm thuận lợi cũng như lúc gặp
khó khăn. Hiệp hội đã tích cực, chủ động tổ chức triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm giúp doanh nghiệp ổn định, phát triển sản xuất, kinh doanh.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, nhiều mặt hàng do các doanh nghiệp của VPA sản xuất, cung ứng ra thị trường chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường cả nước; như giống gà lông màu, giống thủy cầm, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, trứng và thịt gia cầm chế biến. Mặc dù thị trường tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm gặp nhiều khó khăn, nhưng, VPA vẫn là hiệp hội
ngành hàng đóng góp quan trọng cho ngành nông nghiệp, nhiều mặt hàng của Hiệp hội chiếm 60 - 70% thị phần của toàn ngành như gà giống lông màu, vịt giống, vaccine… Hơn 20 năm xây dựng và phát triển, VPA không ngừng mở rộng về số lượng, thành phần hội viên và lĩnh vực hoạt động. VPA đã trở thành hệ sinh thái và chuỗi ngành hàng khép kín từ sản xuất giống, thức ăn, thuốc thú y, chăn nuôi đến chế biến, giết mổ và thương mại.
Với đội ngũ lãnh đạo VPA trẻ, năng động đã được Đại hội bầu, hứa hẹn tạo “làn gió mới” và sẽ có nhiều hoạt động hiệu quả hơn nữa trong nhiệm kỳ 2024 - 2029 của Hiệp hội.
Tiếng vang trong phòng, chống nhập
lậu gia cầm
Trong năm 2023 và năm 2024, VPA đã phối hợp tốt với các cơ quan báo chí Trung ương phản ánh kịp thời tình hình sản xuất và thương mại của ngành gia cầm. Đã có hàng trăm bài báo phản ánh về hoạt động của VPA cũng như những kiến nghị của Hiệp hội nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi. Đặc biệt trong số đó là hàng loạt bài phóng sự điều tra về tình trạng buôn bán trái phép gia cầm và sản phẩm gia cầm qua biên giới mà VPA phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam triển khai đã gây tiếng vang lớn.
➢ Hiệp hội Gia cầm Việt Nam phấn đấu, trong nhiệm kỳ 20242029 tăng trưởng sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội đạt 4 - 5%/năm thể hiện trên các chỉ tiêu như tổng đàn, sản lượng thịt, trứng, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi; xuất khẩu một số sản phẩm thịt gà, con giống, thuốc thú y tăng bình quân 6 - 8%/năm so với giai đoạn 2019 - 2024. VPA sẽ trở thành hiệp hội ngành hàng nòng cốt có thể điều tiết được thị trường gia cầm ở nước ta trong giai đoạn tới.
TS. NGUYỄN THANH SƠN
Chủ tịch HHGCVN
Kết quả hoạt động này đã góp phần tích cực ngăn chặn tình trạng buôn bán trái phép gia cầm và sản phẩm gia cầm qua biên giới, góp phần quan trọng ổn định sản xuất và thị trường trong nước.
Tham gia tích cực, có hiệu quả xây dựng chính
sách, pháp luật
VPA là cầu nối trao đổi, đối thoại hiệu quả và thực chất giữa cộng đồng doanh nghiệp với Nhà nước, thúc đẩy sự liên kết, hợp tác vì lợi ích của hội viên, vì sự phát triển của ngành. Hiệp hội đã tích cực tham gia và chủ động đề xuất hoặc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cải thiện môi trường kinh doanh. Các ý kiến phản biện của Hiệp hội đã được Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan đánh giá cao. Nhiều ý kiến được ghi nhận, tiếp thu, chỉnh sửa và bổ sung trong Luật, Nghị định, Thông tư và các chính sách có liên quan.
Đồng thời với việc thực hiện tốt vai trò tư vấn, giám sát, phản biện đối với các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước là những hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp, người chăn nuôi trong sản xuất, kinh doanh đạt kết quả tốt. VPA đã triển khai có hiệu quả nhiều hoạt động đẩy mạnh xúc tiến thương mại, dịch vụ, đầu tư, nghiên cứu khoa học, tìm hiểu khảo sát thị trường trong và ngoài nước. Việc triển khai chương trình
giao thương nội khối là một trong các hoạt
động đặc sắc của VPA.
Tôn vinh những
Qua hai mùa
giải thưởng “Sản
phẩm Vàng chăn
nuôi Việt Nam”
được tổ chức vào
năm 2016 và 2018
tại Hà Nội, chương
trình đã để lại
ấn tượng sâu sắc
đến đông đảo cộng đồng ngành chăn nuôi
Việt Nam.
Giải thưởng tiếp tục ghi nhận, tôn vinh các tập thể, cá nhân có sản phẩm tiêu biểu, xuất sắc, đạt kết quả cao về các tiêu chí kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường, có đóng góp quan trọng cho ngành chăn nuôi Việt Nam. Việc tôn vinh những sản phẩm đạt giải thưởng “Sản phẩm Vàng chăn nuôi Việt Nam” là cách thức thể hiện sự đánh giá, động viên khích lệ của xã hội đối với các tập thể, cá nhân có nhiều công lao, đóng góp đối với sự nghiệp phát triển ngành chăn nuôi.
Tiếp nối thành công, năm 2024, VPA đã chủ trì phối hợp với Cục Chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức thành công Chương trình bình chọn Sản phẩm Vàng chăn nuôi Việt Nam lần thứ III. Kết quả của Chương trình đã lựa chọn được 35 sản phẩm xuất sắc để vinh danh trong Lễ trao giải, tổ chức vào chiều ngày 30/5/2024 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP Hồ Chí Minh.
Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp của VPA rất coi trọng các hoạt động xã hội, thiện nguyện; như “Chương trình An sinh xã hội”, “Chương trình xây tặng nhà tình nghĩa”, “Chương trình tủ sách cho học sinh nghèo ở vùng cao”, “Chương trình Trái tim cho em”, “Chương trình học bổng cho sinh viên nghèo”, “Ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do thiên tai”. Đặc biệt trong tháng 9/2024, VPA cùng với một số doanh nghiệp đã kịp thời quyên góp trao tặng tiền, vật tư con giống ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 với kinh phí ước tính hàng chục tỷ đồng. Đây là nét đẹp văn hóa truyền thống của Hiệp hội Gia cầm Việt Nam. Các hoạt động thiện nguyện này không những góp phần lan tỏa tình yêu thương, chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng, những người có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào bị thiệt hại mất mát vì thiên tai, mà còn tạo thêm động lực cho các doanh nghiệp tiếp tục phấn đấu vươn lên, cống hiến nhiều hơn nữa cho xã hội.
BAN TRUYỀN THÔNG VPA
MỞ LỐI XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GIA CẦM
Công tác tìm kiếm, mở rộng, nắm bắt cơ hội từ những thị trường xuất khẩu tiềm năng đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu phát triển của ngành chăn nuôi nói chung và sản phẩm gia cầm nói riêng.
Quy chuẩn khắt khe
Thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045, ngành chăn nuôi đang bắt đầu triển khai 3 đề án lớn, hướng đến mục tiêu giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt từ 1 - 1,5 tỷ USD vào năm 2025 và từ 3 - 4 tỷ USD vào năm 2030.
Để hướng đến mục tiêu xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt từ 1 - 1,5 tỷ USD vào năm 2025, ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng
Cục Thú y cho biết, đơn vị đang tích cực đàm phán để xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sang Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, EU, Anh,
các nước Trung Đông. Đồng thời, tăng số lượng doanh nghiệp sản xuất được phép xuất khẩu sang các thị trường đã được mở cửa. Với sự đầu tư của khối doanh nghiệp và người chăn nuôi, đến nay đàn gia cầm đã phát triển đủ đáp ứng nhu cầu trong nước và có nhiều cơ hội xuất khẩu tiềm năng. Những lô hàng được xuất khẩu đi các thị trường quốc tế đã chứng minh cho chất lượng sản phẩm chăn nuôi Việt Nam.
Tuy nhiên, theo quy định của Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH), khi xuất khẩu các sản phẩm liên quan đến động vật bắt buộc
phải tuân thủ quy định, tiêu chí về vùng an toàn dịch bệnh. Sản phẩm chăn nuôi Việt Nam muốn hướng tới xuất khẩu trước hết phải tuân thủ các quy định này. Ngoài quy định chung của WOAH, mỗi nước nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật cũng có quy định riêng. Cụ thể, EU yêu cầu nước xuất khẩu phải xây dựng chương trình giám sát các chỉ tiêu vi sinh vật, chất tồn dư độc hại theo tiêu chuẩn của EU; phải đạt yêu cầu của EU trong các chuyến thanh tra, kiểm tra thực tế đột xuất và định kỳ của chuyên gia EU... Nhiều
Ảnh: Bảo Trân
thị trường còn đòi hỏi về phúc lợi động vật.
Hay để xuất khẩu vào thị trường các nước Hồi giáo, thực phẩm Halal phải tuân theo các quy tắc Hồi giáo và tính toàn vẹn, an toàn và vệ sinh của sản phẩm được duy trì trong suốt chuỗi cung ứng chứ không đơn thuần chỉ là nguyên liệu đầu vào.
Để từng bước đáp ứng yêu cầu thị trường nhập khẩu, mục tiêu của Bộ NN&PTNT đến năm 2025, xây dựng 11 vùng cấp huyện đối với các bệnh cúm gia cầm và Newcastle (gà rù) theo quy định của WOAH tại các tỉnh Đông Nam bộ.
➢ Việc Việt Nam có các sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu vào nhiều thị trường đã khẳng định chất lượng sản phẩm Việt Nam có đủ điều kiện để chinh phục các thị trường khắt khe, khó tính trên toàn thế giới. Việc đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, khai mở những thị trường mới còn nhiều dư địa như thị trường Halal, Trung Quốc, được coi là chìa khóa đẩy mạnh xuất khẩu ngành chăn nuôi nói chung và sản phẩm gia cầm nói riêng.
Thị trường Halal
Thị trường Halal rất rộng lớn với dân số dự báo đạt 2,18 tỷ người vào năm 2030 chiếm khoảng 30% dân số thế giới. Quy mô thị trường dự báo sẽ đạt mức tối đa 3,2 nghìn tỷ USD vào năm 2025 và tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 6,2%. Đây là thị trường xuất khẩu tiềm năng cho các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam nói chung và sản phẩm thịt gia cầm nói riêng, mở ra cơ hội lớn về tăng trưởng kinh tế, hợp tác thương mại để các doanh nghiệp Việt tiến sâu hơn vào nền kinh tế Halal toàn cầu.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, công tác xuất khẩu thịt gia cầm sang các quốc gia Hồi giáo được Bộ chuẩn bị từ năm 2023. Đến nay, nếu mọi việc thuận lợi thì mỗi tháng Việt Nam có thể xuất khẩu được 1.000 tấn thịt gia cầm. Để khai thác tiềm năng xuất khẩu với thị trường Halal cho sản phẩm gia cầm Việt Nam, Bộ NN&PTNT đang triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao trong Quyết định số 10/QĐ-TTg ngày 14/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030”. Trong đó, Bộ đã có ý kiến đóng góp việc thành lập Trung tâm
Halal Quốc gia đặt tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) để hỗ trợ về pháp lý, thủ tục, công nhận hài hòa các tiêu chuẩn quốc tế, thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thủy sản Việt Nam đi các thị trường Halal.
Thị trường Trung Quốc
Trung Quốc cũng là thị trường lớn với 1,4 tỷ dân, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thịt lên tới khoảng 400 tỷ USD/năm, do đó dư địa để xuất khẩu thịt sang Trung Quốc cao gấp nhiều lần so với mặt hàng rau quả. Cục
Xuất Nhập khẩu, Bộ Công thương cho biết, ngay thời điểm đầu năm 2024, Trung Quốc đã đồng ý xem xét hồ sơ cho Việt Nam xuất khẩu thịt gia cầm. Đây là cơ hội để doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu thịt sang thị trường tiềm năng này.
Thế nhưng, trên thực tế, đối với vấn đề xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi vào thị trường Trung Quốc vẫn rất ì ạch. Suốt nhiều năm qua, hầu hết các sản phẩm thịt và vật nuôi của Việt Nam (thịt heo, thịt gà, thịt trâu, thịt bò…) đều không xuất khẩu được sang Trung Quốc vì nhiều lý do; như chưa được phép xuất khẩu chính ngạch, xuất khẩu tiểu ngạch thì vấp phải các rào cản biên giới, kiểm tra, kiểm soát theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn. Trong chuyến công tác đầu năm 2024, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết, Trung Quốc đã đồng ý xem xét hồ sơ cho Việt Nam xuất khẩu thịt gia cầm vào thị trường này. “Nếu Việt Nam ký được Nghị định thư về xuất khẩu thịt gia cầm và trong tương lai có thể tiếp tục đàm phán Nghị định thư về xuất khẩu thịt heo, thì việc đưa kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi lên hàng tỷ USD/năm là hoàn toàn có thể”, Thứ trưởng Nam nhận định.
Ngoài thị trường Halal và Trung Quốc, hiện nay Bộ NN&PTNT đang tích cực đàm phán với cơ quan có thẩm quyền của một số quốc gia để thúc đẩy việc xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam. Trong năm 2024, Việt Nam đã đàm phán với Hàn Quốc về điều kiện an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thịt gia cầm (Việt Nam và Hàn Quốc đã thống nhất điều kiện về an toàn dịch bệnh đối với sản phẩm thịt gia cầm xuất khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc).
TIÊU HÀ
Giải pháp kiểm soát hiệu quả cúm gia cầm
Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo các loại vaccine thú y, sản xuất thành công một số loại vaccine phòng bệnh quan trọng trên đàn vật nuôi, trong đó có vaccine Navet-Vifluvac phòng bệnh cúm gia cầm ngay từ năm 2012.
Chủng cúm A/H5N1 đang tiến hóa và trở thành đại dịch động vật toàn cầu Ảnh: Shutterstock
Nguy cơ dịch bệnh luôn hiện hữu
Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, có thể xuất hiện trên chim hoang dã và gia cầm nuôi, các loài động vật có vú, cũng như con người. Virus cúm gia cầm cũng đã gây ra nhiều đại dịch trên người. Cao điểm, cuối năm 2003, cúm gia cầm xảy ra trên 57 tỉnh, thành phố, khiến gần 44 triệu gia cầm bị tiêu hủy, đã có 3 người tử vong. Từ khoảng năm 2010, Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh, nhưng vẫn xảy ra rải rác tại các địa phương.
Theo báo cáo ngày 4/1/2025 của Cục Thú
y, năm 2024, cả nước xảy ra 16 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại 10 tỉnh, thành phố. Số gia cầm mắc bệnh là 98.436 con, số gia cầm chết và tiêu hủy là 113.270 con. So với năm ngoái, số ổ dịch giảm 23,8%, nhưng số gia cầm bị tiêu hủy tăng 2,78 lần. Tính đến cuối tháng 12/2024, có 2 xã thuộc 2 huyện của tỉnh Thanh Hóa chưa qua 21 ngày với số gia cầm mắc bệnh là 7.763 con; tổng số gia cầm bị chết và tiêu hủy là 15.271 con.
Trong năm 2024, Cục Thú y đã gửi 1.420
mẫu virrus cúm gia cầm, trong đó có 1.372 mẫu giám sát chủ động bệnh cúm gia cầm, 48
mẫu ổ dịch bệnh cúm gia cầm năm 2023 và 2024 gửi sang phòng thí nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC) để giải trình tự gen và phân tích chuyên sâu. Kết quả cho thấy, các virus cúm gia cầm gây ra các ổ dịch trong năm 2024 là chủng virus A/H5N1, clade 2.3.2.1c và 2.3.4.4b. Virus cúm gia cầm lưu hành với tỷ lệ tương đối cao, các ổ dịch xảy ra chủ yếu tại các tỉnh miền Bắc và miền Nam. Đáng lo ngại hơn khi một số chủng virus cúm gia cầm (A/H7N9, A/H5N2) có nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam thông qua các hoạt động vận chuyển,
buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là đối với các tỉnh biên giới phía Bắc.
Cục Thú y nhận định, nguy cơ bệnh cúm gia cầm tái phát và lây lan diện rộng trong thời gian tới là rất cao do các ổ dịch chủ yếu xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa được tiêm phòng vaccine cúm gia cầm. Bên cạnh đó, thời tiết thay đổi thất thường, số lượng gia cầm nuôi có nhiều biến động, trong khi việc vận chuyển gia cầm giữa các
địa phương tăng cao để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cuối năm.
Chìa khóa then chốt từ vaccine
Tính đến cuối tháng 11/2024, tổng đàn gia cầm của cả nước tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2023. Để ngành gia cầm phát triển và đạt
được một số kết quả như vậy, việc kiểm soát, chủ động phòng chống dịch bệnh là vô cùng quan trọng, trong đó, vaccine là chìa khóa then chốt.
Chỉ tính riêng năm 2024, tổng số vaccine phòng bệnh cúm gia cầm là 739 triệu liều. Trong đó, có 191 triệu liều sản xuất trong nước và 548 triệu liều nhập khẩu, có 132 triệu liều đang được bảo quản tại kho của doanh nghiệp.
Chia sẻ tại Diễn đàn “Ứng dụng tiến bộ mới trong lĩnh vực vaccine thú y tại Việt Nam” diễn ra cuối tháng 12/2024, Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long nhấn mạnh sự cần thiết phải sản xuất vaccine thú y trong nước để đối phó với tình trạng dịch bệnh gia tăng trên động vật tại nước ta. “Việt Nam có đường biên giới dài và hoạt động trao đổi thương mại, đi lại giữa các quốc gia ngày càng gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh mới, bao gồm cúm gia cầm chủng mới, dịch tả heo châu Phi và viêm da nổi cục, lây lan nhanh chóng. Do đó, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ vaccine trên thế giới đã và đang tạo ra cơ hội cho Việt Nam học hỏi và hợp tác. Hiện nay công nghệ sản xuất vaccine của Việt Nam đã tiệm cận thế giới”, Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long khẳng định.
Về phía Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN&PTNT), Vụ trưởng Nguyễn Thị Thanh Thủy nhận định, trong bối cảnh nhiều biến thể dịch bệnh như hiện nay, việc kiểm soát dịch bệnh trong chuồng trại và đàn vật nuôi phải được thực hiện một cách chặt chẽ và nghiêm ngặt. Do đó, vaccine sẽ là một trong những biện pháp hiệu quả, góp phần giảm thiểu thiệt hại, giúp sản phẩm đầu ra đạt tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm. Hơn nữa, theo bà Thủy, sử dụng vaccine không chỉ giúp giảm bệnh truyền nhiễm mà còn đảm bảo quy trình chăn nuôi an toàn cho vật nuôi.
Hiện nay, một số dòng vaccine phòng bệnh cúm gia cầm trong nước sản xuất đã phát huy hiệu quả rõ nét. Có thể kể đến vaccine 3 trong 1 phòng bệnh “marek chủng HVT, bệnh gumboro và newcastle” trên gà do Công ty Olmix Asialand Việt Nam nghiên cứu phát triển. Ông Cao Văn Quang, Quản lý kỹ thuật miền Bắc Công ty chia sẻ, dòng vaccine cổ điển không còn lý tưởng do dễ trung hòa với kháng thể mẹ truyền, vẫn còn độc lực, ảnh hưởng tới cơ quan miễn dịch gia cầm, hiệu quả bảo hộ không kéo dài, nguy cơ gây bệnh nếu chủng ngừa cho gà có miễn dịch kém, rủi ro đến từ kỹ thuật chủng ngừa, an toàn sinh học không đảm bảo… Để giải quyết hạn chế này, vaccine công nghệ mới được chủng ngừa tại nhà máy ấp đã ra đời.
“Công ty đã nâng cấp vaccine 2 trong 1 VAXXITEK HVT+IBD phòng bệnh marek chủng HVT và bệnh gumboro trên gà lên vaccine 3 trong 1 VAXXITEK HVT+IBD+ND phòng bệnh marek chủng HVT, bệnh gumboro và newcastle trên gà. Khi sử dụng vaccine thế hệ mới, thời gian bảo hộ miễn dịch trên gà kéo dài, giảm bài thải virus, giảm số lần làm vaccine tại trại”, ông Quang cho biết.
Dựa trên tiêu chí an toàn, hiệu quả, Công ty CP Thuốc thú y Trung ương 5 (Fivevet) đã ứng dụng tạo chủng gốc virus cúm gia cầm. Trong đó, có việc tạo nguyên bản virus cúm A/H5N1 mang bộ gen đặc trưng, với gen H5 đã được
biến
Hiện nay Hiệp hội chủ
yếu sử dụng các vaccine thế
hệ mới của các doanh nghiệp
hàng đầu như Hanvet, Fivevet. Khi sử dụng các loại
vaccine thế hệ mới, chúng tôi
sẽ tiêm phòng cho gia súc, gia cầm ngay tại nhà máy
mà không cần phải tiêm lại
tại trang trại. Phương pháp
này không chỉ giảm áp lực lao động mà còn giúp
bảo vệ động vật một cách sớm nhất và giám sát
kỹ càng hơn.
ÔNG LÊ VĂN QUYẾT
Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ
Trong chăn nuôi, công
tác phòng bệnh phải được
đặt lên hàng đầu; trong đó, chăn nuôi an toàn sinh học
được xem là giải pháp tối ưu. Trong an toàn sinh học thì vaccine lại đóng vai trò quan trọng nhất. Nếu làm tốt công tác này, người chăn nuôi có lợi về mọi mặt, bảo vệ đàn vật nuôi, giảm chi phí, công lao động, đảm bảo lợi nhuận. Các doanh nghiệp, đơn vị tham gia mảng thuốc, vaccine thú y tại Việt Nam cần tăng cường phối hợp để phát triển nghiên cứu, sản xuất, huy động tốt nhất các nguồn lực tạo ra sản phẩm vaccine mới, chất lượng, giúp giảm chi phí sản xuất, tạo thuận lợi cho người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng.
ÔNG PHẠM VĂN HỌC
Phó Tổng giám đốc Thường trực Tập đoàn Dabaco Việt Nam
cao nhưng giữ nguyên được đặc tính kháng nguyên của nó. Theo ông Trịnh Quang Đại, Giám đốc điều hành Nhà máy vaccine Fivevet, vaccine do Công ty chế tạo có kháng thể đạt 100%, tỷ lệ bảo hộ lên tới 90%. “Việc chủ động được công nghệ tạo, lựa chọn chủng giống gốc phù hợp cho việc nghiên cứu, phát triển và sản xuất vaccine đối với bệnh cúm gia cầm là cơ sở để tạo ra các loại vaccine công nghệ cao, phù hợp với các chủng lưu hành tại thực địa, góp phần vào công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm tại Việt Nam”, ông Đại cho hay. THÙY KHÁNH
GIỐNG GÀ RI VÀNG
KHẲNG ĐỊNH THƯƠNG HIỆU
Giống gà Ri Vàng (Ri Vàng 01-02 chọn lọc CK1-BĐ) của Công ty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường con giống, là sự lựa chọn hàng đầu của người chăn nuôi.
Hội tụ nhiều ưu thế
Từ nguồn gen trong nước và nhập khẩu
Công ty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh đã lần đầu tiên lai tạo thành công giống gà Ri
Vàng 01-02 chọn lọc CK1-BĐ. Đây là giống gà có tỷ lệ nuôi sống cao, sức đề kháng cao, tỷ
lệ hao hụt thấp (FCR) từ 2.65 - 2.75 kg, phù hợp chăn nuôi ở tất cả các vùng miền, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi trong cả nước.
Ri Vàng 01- 02 chọn lọc CK1-BĐ là giống gà có đặc điểm ngoại hình màu lông vàng sáng rực, mào cờ dựng cao và đỏ tươi, tích dài, đuôi dài và cong vuốt, chân vàng bóng, thân hình đẹp. Chất lượng thịt dai và thơm ngon (đạt tiêu chí gà Ri truyền thống Việt Nam) có sự khác biệt so với các giống gà Ri đang có trên thị trường, đáp ứng được nhu cầu của người chăn nuôi và thị hiếu người tiêu dùng.
Gà con giống thương phẩm Cao Khanh Ri Vàng 01-02 chọn lọc CK1-BĐ có năng suất vượt trội, sức cạnh tranh cao. Đây là giống gà có thể áp dụng được cho tất cả mô hình trang trại chăn nuôi gà thương phẩm và gà giống bố mẹ.
Sau khi đưa ra thị trường, giống gà Ri Vàng 01-02 chọn lọc CK1-BĐ đã được đông đảo người chăn nuôi đón nhận nhờ chất lượng con giống cũng như tốc độ tăng trưởng. Gà giống có tỷ lệ nuôi sống lên tới 97 - 98%, đạt trọng lượng 2,1 - 2,2 kg sau 100 ngày đối với dòng Ri 01 và 2,3 - 2,4 kg đối với dòng Ri 02.
Hiện, Công ty Cao Khanh đang cung cấp ra thị trường cả nước khoảng 2 triệu con giống/năm, góp phần giải bài toán con giống của ngành chăn nuôi, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu.
Không dừng lại ở đó, trong chiến lược phát
triển của Công ty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh, từ năm 2024 trở đi Công ty sẽ tăng sản lượng lên 3 - 4 triệu con giống/năm, đồng thời hướng tới xuất khẩu sang một số nước Đông Nam Á như Lào, Campuchia…
Khẳng định thương hiệu
Để xây dựng và duy trì một thương hiệu mạnh về con giống gia cầm, Công ty Cao Khanh luôn tiên phong ứng dụng khoa học công nghệ vào mọi khâu trong quá trình sản xuất.
Cụ thể, Công ty đã đầu tư xây dựng chuồng trại khép kín, hệ thống cho ăn, uống đều tự động hóa hoàn toàn, nền chuồng sử dụng đệm lót sinh học, chất thải từ nguồn phân gà định kỳ được phun chế phẩm sinh học và được đưa ra khỏi chuồng nuôi đến khu xử lý bằng hệ thống băng tải tự động
hóa, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường nuôi trong trại nói riêng vừa không gây nguy hại cho môi trường xung quanh nói chung.
Ngoài ra, Công ty còn đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải phân gà thành phân hữu cơ để giải quyết môi trường trong trang trại kết hợp trồng cây xanh xung quanh và áp dụng các chế phẩm vi sinh nhằm giảm thiểu
áp lực về ô nhiễm môi trường…
Đặc biệt, nhằm giảm thiểu rủi ro về
mức thấp nhất, Công ty luôn tích cực hỗ trợ người chăn nuôi cả nước thông qua việc thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp
đến trại hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật cho bà con. Giúp bà con tiếp cận với mô hình chăn nuôi hiện đại trong nước và quốc tế, qua đó thích nghi tốt với những biến động của dịch bệnh và thị trường.
Với hàng chục triệu con giống được cung cấp ra thị trường mỗi năm, Công ty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh đã và đang tạo ra công ăn việc làm cũng như thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động tại Công ty, hàng nghìn hộ nông dân trong cả nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Trải qua hơn 30 năm hình thành, vượt khó và phát triển, Công ty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh đã vinh dự nhận được nhiều danh hiệu cao quý như: “Sản phẩm Vàng chăn nuôi Việt Nam” năm 2016 và 2018; “Doanh nghiệp vì nhà nông”; “Thương hiệu danh tiếng Việt Nam”; “Danh hiệu Sản phẩm OCOP 5 sao tỉnh Bình Định 2020”; Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 2020. Cá nhân Giám đốc Cao Văn Khanh được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba.
DABACO VÀ NỖI TRĂN TRỞ GÀ GIỐNG CHẤT LƯỢNG CAO
Thời gian qua, Công ty TNHH MTV Gà giống Dabaco liên tục đầu tư, ứng dụng các công nghệ mới như: AI, Big Data... vào nghiên cứu gen, di truyền, từ đó tạo ra bộ giống gà thuần Việt đặc sắc.
Mục tiêu giảm FCR
Trăn trở về vấn nạn nhập lậu giống gia cầm vào Việt Nam, từng chứng kiến nhiều hộ gia đình lâm thảm cảnh vì giống gà nhập lậu, Ban lãnh đạo Công ty TNHH
MTV Gà giống Dabaco luôn cố gắng tìm cách để đưa những con giống tốt nhất, hiệu quả kinh tế nhất đến tay người chăn nuôi. Với Dabaco, thành công lớn nhất của Công ty chính là việc đảm bảo người dân nuôi giống gà của Dabaco luôn có lãi, đồng thời góp phần nhỏ bé vào việc giải bài toán gà giống của ngành chăn nuôi, giảm phụ thuộc vào nguồn gà nhập khẩu, nhập lậu.
Để đảm bảo người dân nuôi giống gà của Dabaco có lãi, bên cạnh tỷ lệ sống cao, sạch bệnh thì việc giảm FCR (viết tắt của cụm
từ Feed Conversion Ratio, nghĩa là tỷ lệ chuyển đổi thức ăn) là yếu tố quan trọng mà đội ngũ nghiên cứu của Dabaco luôn hướng tới.
FCR trong chăn nuôi gà Mía
số 1-Dabaco hiện ở mức 2.8 - 3.0, trong khi gà Mía cổ truyền lên tới 3.8 - 4.0. Dabaco đang phấn đấu giảm FCR xuống còn 2.5, tuy nhiên lãnh đạo của Dabaco cho rằng, để biến mong muốn thành sự thật phải cần ít nhất 3 năm.
Giới chăn nuôi đánh giá, một giống gà địa phương muốn tồn tại vẫn là câu chuyện hiệu quả kinh tế, song với thời gian nuôi và FCR như hiện tại, gà Mía số 1-Dabaco đang là một trong những lựa chọn hàng đầu.
Hiệu quả thực tế
Ông Trương Văn Đại (chủ trang trại gà tại Phú Lương, Thái Nguyên) cho biết, gà giống Dabaco có sức đề kháng tốt, thích nghi với điều kiện địa phương, màu sắc đẹp, phù hợp dùng trong dịp lễ, Tết.
“Các giống gà Mía thuần phổ biến trên thị trường thường phải nuôi từ 150 – 175 ngày mới đạt điều kiện xuất chuồng và trọng lượng gà mái thường chỉ khoảng 1,5 – 1,7 kg/con, trống 1,7 – 1,9 kg.
Tuy nhiên, với giống gà Mía
Dabaco, thời gian nuôi rút xuống
chỉ còn 105 – 120 ngày là đủ điều kiện xuất bán. Trọng lượng gà trống khi đó đạt 2,2 – 2,8 kg/con, gà mái 1,6 – 2,1 kg nên rất lợi cho phía người chăn nuôi.
Mặc dù chỉ nuôi 3,5 – 4 tháng, nhưng lông, cựa của gà Mía
Dabaco đã phát triển cân đối, đẩy
đủ, đẹp mã, chất lượng thịt đảm bảo rắn chắc, thơm ngon”, ông
Đại chia sẻ.
Đồng quan điểm, chị Bùi Thị
Hằng (chủ trang trại gà tại HTX
Xuân Tiến, xã Xuân Quang, huyện
Bảo Thắng, Lào Cai) đánh giá, quá trình nuôi Mía số 1-Dabaco cho thấy độ đồng đều rất cao, gà loại, gà vét đàn không đáng kể.
Gà không kén thức ăn, chỉ sau 30 ngày tuổi có thể cho ăn cám hàm lượng dinh dưỡng không cao. Do Mía số 1-Dabaco mang gen giống gà nội nên sức sống mãnh liệt, khả năng thích nghi, kháng bệnh vượt trội, giúp giảm lượng kháng sinh trong chăn nuôi.
“Giá thành nuôi gà Mía thương phẩm của Dabaco hiện dao động khoảng 48.000 - 50.000 đồng/kg, trong khi giá bán ra thị trường hiện nay là 58.000 - 60.000 đồng/kg. Nhờ đó, giống gà này mang lại lợi nhuận cao hơn so với các giống gà khác. Sau khi trừ chi phí, gia đình vẫn có thể thu lãi khoảng 13 - 15 triệu/1.000 con”, chị Hằng cho biết thêm.
Ông Hoàng Văn Hưng (Phú Bình, Thái Nguyên) khẳng định, nếu xét về tỷ lệ tiêu tốn thức ăn thì gà giống của Dabaco luôn tối ưu hơn so với các giống gà địa phương. Đó cũng là lý do ông chọn giống gà này làm đối tượng chủ đạo của trang trại.
Để người chăn nuôi đạt được
lợi nhuận tối đa, Công ty TNHH
MTV Gà giống Dabaco lưu ý, gà
Mía số 1-Dabaco là giống mới, cần đi kèm hướng dẫn kỹ thuật, dinh dưỡng, sử dụng thuốc tiết
kiệm hiệu quả hơn để cho ra sản phẩm con gà thịt đạt chất lượng, mẫu mã và giá thành tốt nhất.
Ngoài sự cố gắng và nỗ lực của
Công ty, bà con chăn nuôi cũng
cần tuân thủ quy trình kỹ thuật do nhân viên Dabaco hướng dẫn.
Ông Trương Văn Đại
Ông Hoàng Văn Hưng
☐ Công ty TNHH MTV Gà giống Dabaco hiện là doanh nghiệp sản xuất giống gia cầm chiếm thị phần số 1 về gà lông màu tại Việt Nam với quy mô trên 50 triệu con giống mỗi năm. Ngoài Mía Dabaco, Dabaco hiện còn sở hữu nhiều giống gà lông màu tên tuổi, uy tín trên thị trường khác, như: 9 cựa Dabaco, J-Dabaco, Nòi chân vàng, Nòi ô tía, Tân Hồ và hai giống gà siêu trứng.
Sở hữu Trung tâm Nghiên cứu gà Giống gốc Yên Thế hiện đại hàng đầu Việt Nam đặt tại Bắc Giang cùng hệ thống lưu giữ giống gà bố mẹ tại Bắc Ninh và Bình Phước, Dabaco tự tin có thể cung cấp bà con chăn nuôi sản phẩm giống gà Mía thuần với số lượng lớn, đồng nhất cao, chất lượng ổn định, sạch bệnh nhờ được chủng đầy đủ các loại vaccine Marek, viêm khớp MS, hen suyễn MG…
Tại lễ trao giải “Sản phẩm Vàng chăn nuôi Việt Nam” năm 2024, giống gà Mía số 1-Dabaco của Công ty TNHH
MTV Gà giống Dabaco vinh dự được Ban Tổ chức bình chọn và trao giải Nhất “Sản phẩm Vàng chăn nuôi Việt Nam” lần thứ III.
Trong chăn nuôi gà, khâu chọn sản phẩm giống và thị trường tiêu thụ cụ thể cần được đặt lên vị trí quan trọng hàng đầu. Nếu các chủ trang trại hiểu rõ điều này thì hoạt động chăn nuôi sẽ mang lại hiệu quả kinh tế bền vững. ĐÔNG PHONG
Nâng cao năng lực cạnh tranh
với máy phân loại trứng
Trong thời đại cạnh tranh gay gắt của ngành chăn nuôi gia cầm, các trang trại đang tìm kiếm những giải pháp đột phá để tăng trưởng nhanh chóng và bền vững. Máy phân loại trứng, với công nghệ tự động hóa tiên tiến,
không chỉ giải quyết được bài toán năng suất mà còn đối mới toàn bộ quy
trình chăn nuôi truyền thống.
Hình thức phân loại trứng thủ công trước đây đã tồn tại nhiều vấn đề: đòi hỏi lực lượng lao động lớn, tính nhất quán thấp và nguy cơ hải hùy trứng cao. Các trang trại thường đối mặt với khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu lớn từ thị trường trong khi vẫn phải duy trì chất lượng. Hiện nay, máy phân loại trứng là thiết bị giúp giảm thiểu chi phí lao động thủ công ngày càng gia tăng, thời gian mà trước đây cần đến nhiều người để phân loại trứng theo trọng lượng bằng tay nay được giảm xuống một hoặc hai người thực hiện, từ đó rút ngắn thời gian cần thiết để hoàn thành công việc.
Máy phân loại trứng do Công ty TNHH
B.H.N cung cấp mang lại nhiều đổi mới đáng kể trong quy trình sản xuất. Thiết bị này có thể xử lý hàng ngàn quả trứng trong mỗi giờ, đáp ứng những nhu cầu sản lượng
lớn nhất trong thời gian ngắn. Nhờ vào
thiết kế hiện đại, mỗi quả trứng được phân loại một cách nhẹ nhàng, giảm nguy cơ hỏng hóc và bảo đảm chất lượng sản phẩm cao nhất. Hơn nữa, đây còn là một thiết bị linh hoạt, phù hợp với nhiều quy mô trang trại, giúp các chủ trang trại nhỏ hay lớn tối đa hóa lợi nhuận.
Máy phân loại trứng không chỉ được xem như một thiết bị công nghệ cao, mà còn là bạn đồng hành tin cậy cho mọi quy trình sản xuất. Các trang trại lớn sẻ
Thông tin liên hệ: Công ty TNHH B.H.N
Số điện thoại: 028.668.101.95
tận dụng được khả năng cung ứng nhanh chóng, trong khi các trang trại nhỏ có thể tối ưu hóa nguồn lực và gia tăng chất lượng sản phẩm. Trong xu hướng hiện đại hóa, đầu tư vào máy phân loại trứng là quyết định mang tính chiến lược. Đây không chỉ là cách để gia tăng hiệu quả mà còn là câu trả lời cho tương lai phát triển bền vững của trang trại gia cầm.
B.H.N
Website: bhnenc.com - Email: bhnenc@gmail.com
Địa chỉ: Số DP-18 Dragon Parc2, KDC Phú Long, đường Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU GIA CẦM
Là tổ chức sự nghiệp khoa học công lập thuộc Viện Chăn nuôi có chức năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, nuôi giữ giống gốc, nuôi thích nghi, khảo nghiệm giống mới, đào tạo tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, tư vấn dịch vụ kỹ thuật, sản xuất kinh doanh và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chăn nuôi gia cầm. Với nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ về gia cầm do các cơ quan Nhà nước giao hàng năm, đặt hàng trực tiếp hoặc đấu thầu; Nuôi giữ giống gốc, nuôi thích nghi, khảo nghiệm giống mới, bảo tồn nguồn gen, chọn lọc, lai tạo, sản xuất và cung ứng giống gia cầm cho sản xuất. Hàng năm số lượng gia cầm giống của Trung tâm cung cấp cho sản xuất luôn chiếm tỷ trọng lớn và chất lượng cao đó là các dòng gà, ngan, vịt, đà điểu và tổ hợp lai sinh sản, thương phẩm, kèm theo các quy trình chăn nuôi đã được
Bộ NN&PTNT công nhận là tiến
bộ kỹ thuật cho phép phát triển trong sản xuất.
Một số sản phẩm nổi bật hiện nay:
◆ Gà lông màu đặc sản năng suất cao CTN, HTP, MLV và RTN là sản phẩm của đề tài cấp Bộ giai đoạn 2021 - 2024: “Nghiên cứu lai tạo một số dòng gà lông màu đặc sản năng suất cao từ nguồn gen bản địa”. Gà bố mẹ (trống CTN x mái MLV) khối lượng cơ thể lúc vào đẻ con trống đạt 2,90 - 3 kg; mái đạt 1,65 - 1,70 kg; Năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi đạt 145 - 150 quả, TTTA/10 trứng 2,802,85 kg; tỷ lệ phôi đạt 94,50 - 95%.
Gà bố mẹ (trống HTP x mái RTN)
khối lượng cơ thể lúc vào đẻ con trống đạt 2,95 - 3,05 kg; mái đạt 1,70 - 1,75 kg; Năng suất trứng/ mái/68 tuần tuổi đạt 160 - 165 quả, TTTA/10 trứng 2,65 - 2,70 kg; tỷ lệ phôi đạt 94,62 - 95,23%.
Gà thương phẩm CTNMLV có khối lượng cơ thể lúc 16 tuần tuổi gà đạt 2,1 g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng 3,27 kg; tỷ lệ thịt xẻ đạt 74,87%; hàm lượng protein
đạt 21,04 - 24,38%. Gà thương phẩm HTPRTN có khối lượng
cơ thể 16 tuần tuổi đạt 2.160,85 g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 3,30 kg, tỷ lệ thịt xẻ là 74,81%; hàm lượng protein đạt 21,07 - 23,98%.
◆ Ngan NTP là sản phẩm của để tài cấp Bộ giai đoạn 2019 - 2022: “Chọn tạo 2 dòng ngan
năng suất cao từ nguồn nguyên liệu ngan pháp R71SL nhập nội”. Ngan bố mẹ (trống NTP1 x mái NTP2) khối lượng cơ thể 24 tuần tuổi ngan trống đạt 4,8 kg, ngan mái 2,5 kg tiêu tốn thức ăn của ngan trống là 29,4 kg và ngan mái là 13,3 kg; năng suất trứng/mái/ năm là 152,78 quả, tiêu tốn thức ăn/10 trứng là 4,15 kg, tỷ lệ phôi đạt 94,09%. Ngan thương phẩm NTPVS12 khối lượng cơ thể lúc 12 tuần tuổi ngan trống đạt 5,04 kg, ngan mái lúc 10 tuần tuổi đạt 2,81 kg; tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng cơ thể: 2,79 kg, tỷ thịt xẻ là 76,48%; tỷ lệ thịt lườn là 23,86% và tỷ lệ thịt đùi là 19,08%.
◆ Vịt VSTP là sản phẩm của đề tài cấp Bộ giai đoạn 2020 - 2023: “Chọn tạo 02 dòng vịt siêu thịt từ nguồn nguyên liệu vịt Star53 nhập nội”. Vịt bố mẹ (trống VSTP1 x mái VSTP2) khối lượng
cơ thể 7 tuần tuổi con trống 2,60 kg, con mái 2,12 kg. Năng suất trứng/mái/42 tuần đẻ 226,51 quả, tiêu tốn thức ăn/10 trứng 3,45 kg, tỷ lệ phôi 92,31%, tỷ lệ nở/ tổng trứng ấp 78,13%. Vịt thương phẩm VSTP12 khối lượng cơ thể
7 tuần tuổi 3.690,07 g, ưu thế lai 4,15%; tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể là 2,47 kg với ưu thế lai -3,14%; tỷ lệ thịt xẻ 73,69%; tỷ lệ thịt ức 22,68%.
◆ Đà điểu (BV1, BV2, BV3, BV4) có năng suất trứng đạt 4247 quả/mái/năm, TTTA/1 trứng: tinh: ≤ 12,5 kg; xanh: ≤ 12,5 kg; tỷ
lệ trứng có phôi đạt 70 - 72%. Đà điểu nuôi thương phẩm 12 tháng tuổi đạt 100 - 110 kg, TTTA/kg tăng KL: tinh ≤ 4,50 kg, thức ăn xanh ≤ 5 kg.
Các sản phẩm giống gia cầm năng suất chất lượng cao của Trung tâm chuyển giao và sản xuất góp phần giải quyết lao động dư thừa chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, cơ cấu sản xuất nông nghiệp kinh tế nông thôn, đáp ứng được nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng của xã hội. Với các giải pháp đồng bộ về giống, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn có hiệu quả, tăng sản phẩm thịt, trứng đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng của xã hội và tăng thu nhập cho người chăn nuôi, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm.
THỤY PHƯƠNG
Đà điểu sinh sản
Gà bố mẹ (trống HTP x mái RTN)
Ngan bố mẹ (trống NTP1 x mái NTP2)
Vịt bố mẹ (trống VCSTP x mái VSTP2)
Bức tranh toàn cảnh ngành gia cầm thế giới năm 2024 đa sắc, từ sự tăng trưởng sản xuất, biến động thị trường, đến những tiến bộ công nghệ và các thách thức liên quan đến đại dịch cúm.
1. PHÁP TUYÊN BỐ KHÔNG CÒN DỊCH CÚM GIA CẦM
Sau hơn một tháng không có đợt bùng phát mới, ngày 18/12/2024, Pháp tuyên bố đã
loại bỏ được cúm gia cầm độc lực cao. Tình trạng này khuyến khích một số quốc gia nhập khẩu dỡ bỏ các hạn chế thương mại được áp đặt trong suốt các đợt bùng phát. Kể từ đầu tháng 8/2024, Pháp đã ghi nhận 12 đợt bùng phát cúm gia cầm ở các trang trại. Tuần đầu tháng 12, nhà chức trách đã dỡ bỏ các biện pháp giám sát tại những địa điểm phát hiện các ca nhiễm mới nhất. Tuy nhiên, Pháp vẫn đang duy trì báo động cao đối với loại virus vốn đang lây lan nhanh chóng ở châu Âu. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Pháp cho rằng, thành công này nhờ vào chiến lược tiêm phòng được triển khai từ tháng 10/2023 và sẽ tiếp tục thực hiện cho đến năm 2025.
2.
Kể từ khi dịch cúm gia cầm bùng phát ở Bắc Mỹ và châu Âu, giá trứng toàn cầu đã tăng 60% so với năm 2019, gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung ở nhiều khu vực. Tại Mỹ, 33 triệu con gà đẻ đã bị tiêu hủy trong khoảng thời gian từ tháng 11/2023 - 7/2024, bổ sung vào 40 triệu con đã bị tiêu hủy trong năm 2022. Các đợt bùng phát cúm gia cầm gây sụt giảm nguồn cung gà đẻ trứng ở Mỹ, dẫn đến giá trứng bán buôn đạt mức cao kỷ lục. Giá trứng lên tới 5,57 USD mỗi chục ở khu vực Trung Tây và 8,85 USD ở California, ảnh hưởng đến người tiêu dùng đang chật vật vì lạm phát. Vào tháng 7/2024, McDonald’s, gã khổng lồ chuỗi thức ăn nhanh toàn cầu, đã tạm thời cắt giảm giờ phục vụ bữa sáng tại một số cửa hàng ở Australia để ứng phó với tình trạng thiếu nguồn cung trứng.
Tháng 8/2024, Công ty Agri Advanced Technologies (AAT) đã tung ra thị trường máy phát hiện giới tính gà có tên gọi Cheggy. Máy sử dụng công nghệ chụp ảnh siêu phổ để xác định màu sắc lông của phôi đang phát triển, với khả năng xử lý 25.000 quả trứng/giờ với độ chính xác cao. Sự ra mắt của Cheggy tại hai trại giống gà ở Mỹ đánh dấu một bước tiến lớn trong công nghệ xác định giới tính gà non không xâm lấn. Đây không chỉ là một sáng kiến kỹ thuật mà còn là một phương pháp mang tính cách mạng, phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng về phúc lợi động vật và các phương thức chăn nuôi bền vững trong ngành gia cầm. Công nghệ này đã được áp dụng tại các trại ấp trứng gà lông màu ở Iowa và Texas và dự kiến sẽ được áp dụng đối với gà lông trắng trong vòng 5 năm tới. Sản lượng thịt gia cầm dự kiến vượt 141,3 triệu tấn trong năm 2024, với mức tăng trưởng 11% trong thập kỷ tiếp theo, đạt gần 160 triệu tấn. Sau vài năm tăng trưởng chậm, tiêu thụ thịt gia cầm toàn cầu được dự báo sẽ tăng từ 2,5% - 3% trong năm 2024, đánh dấu sự trở lại với mức tiêu thụ lịch sử.
5. LAI TẠO GÀ KHÁNG CÚM GIA CẦM TẠI SCOTLAND
Viện Roslin, Đại học Edinburgh đã nghiên cứu những con gà sống sót sau đợt bùng phát cúm gia cầm nguy hiểm và phát hiện manh mối di truyền DNA có thể bảo vệ gà trước dịch bệnh. Qua phân tích DNA mẫu máu của những con gà sống sót sau đợt bùng phát virus và so sánh với DNA của những con chưa nhiễm, được cho là dễ mắc bệnh, Viện Roslin đã tìm ra các khác biệt liên quan đến gen kháng bệnh. Những con gà được nghiên cứu đã sống sót qua một đợt bùng phát cúm gia cầm đặc biệt nguy hiểm với tỷ lệ chết 99%. Nghiên cứu này cung cấp kiến thức đầu tiên về cách phản ứng của cơ thể vật chủ có thể giúp gia cầm chống lại nhiễm trùng và mở đường cho các nhà khoa học phát triển chiến lược bảo vệ gia cầm trong các năm tiếp theo. Cơn bão Helene đổ bộ vào các bang Florida, North Carolina, South Carolina đã phá hủy nhiều trang trại gia cầm và nhà máy chế biến. Georgia và North Carolina là hai bang sản xuất gà lớn nhất nước Mỹ. Tại đây, nhiều gia cầm đã chết trong bão do hư hại công trình vì gió lớn, ngập lụt và số lượng gia cầm chết tiếp tục tăng trong tuần sau đó do mất điện ảnh hưởng đến cung cấp thức ăn và nước trong chuồng, cũng như việc vận chuyển thức ăn bị gián đoạn do đường sá hư hỏng. Theo thống kê chính thức, bão Helene đã khiến ngành nông nghiệp của bang Georgia tổn thất 2,5 tỷ USD với 107 cơ sở chăn nuôi gia cầm bị hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn.
7. TRUNG Á THOÁT PHỤ THUỘC VÀO NHẬP KHẨU GIA CẦM GIỐNG TỪ CHÂU ÂU
Công ty Ấn Độ Avee Broilers công bố kế hoạch xây dựng cơ sở nghiên cứu di truyền gia cầm trị giá 43 triệu USD tại Uzbekistan, hứa hẹn sẽ thay đổi đáng kể dòng chảy thương mại trong khu vực Trung Á, giúp Uzbekistan từ một quốc gia nhập khẩu thịt gà thành nước xuất khẩu gia cầm. Ngoài ra, dự án này sẽ giúp khu vực Trung Á, gồm Uzbekistan, Kazakhstan, Tajikistan, Turkmenistan và Kyrgyzstan, giảm phụ thuộc vào gia cầm nhập khẩu từ châu Âu. Theo đó, Avee Broilers sẽ xây dựng cơ sở sản xuất 4 triệu con giống bố mẹ mỗi năm tại Uzbekistan, đáp ứng hơn 80% nhu cầu giống địa phương. Giai đoạn 2024 - 2025, Avee Broilers thiết lập mô hình nuôi giống thuần chủng tại Uzbekistan và ra mắt trại ấp trứng kết hợp sản xuất gà con vào năm 2025.
Trung Quốc đã bãi bỏ quy trình chống bán phá giá đối với gia cầm Brazil, giúp giảm thuế nhập khẩu xuống 34,2%. Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc cũng cấp phép cho 12 nhà máy chế biến thịt gà mới của Brazil. Đây là kết quả sau cuộc đàm phán giữa chính phủ và các doanh nghiệp hai bên, nhân dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ thương mại. Brazil là nhà cung thịt gà tươi lớn nhất cho thị trường Trung Quốc. Với việc dỡ bỏ thuế chống bán phá giá, Hiệp hội Protein Động vật Brazil (ABPA) nhấn mạnh rằng, các nhà xuất khẩu Brazil sẽ duy trì cạnh tranh bình đẳng với các nhà xuất khẩu khác. Trước đây, Brazil có 47 nhà máy chế biến gia cầm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang Trung Quốc, hiện nay có 55 nhà máy gia cầm và 4 kho lạnh.
BÃO HELENE TÀN PHÁ NGÀNH GIA
8 XU HƯỚNG
CHĂN NUÔI HIỆN ĐẠI
Ngành chăn nuôi gia cầm sẽ có nhiều thay đổi và trở thành xu hướng quan trọng trong tương lai gần, đặc biệt vào năm 2025, nhờ các động lực tiến bộ công nghệ, mục tiêu bền vững, sự thay đổi sở thích tiêu dùng và biến động kinh tế toàn cầu.
1
2 BỀN VỮNG VÀ THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ
Tiếp tục duy trì mục tiêu bền vững và thân thiện môi trường, ngành chăn nuôi gia cầm thế giới sẽ chú trọng các giải pháp giảm tác động lên môi trường; tìm kiếm thức ăn thay thế và sử dụng năng lượng hiệu quả. Trước mối lo ngại về biến đổi khí hậu, các trang trại chăn nuôi gia cầm buộc phải áp dụng các phương pháp bền vững hơn, như giảm phát thải carbon, tiết kiệm nước và quản lý chất thải hiệu quả.
Công cuộc tìm kiếm các nguồn thức ăn thay thế bền vững (như protein côn trùng, tảo và phụ phẩm) sẽ được mở rộng, giúp giảm phụ thuộc vào đậu nành và ngô. Ngoài ra, các trang trại sẽ sử dụng nhiều năng lượng tái tạo hơn, như năng lượng mặt trời và áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng để giảm chi phí vận hành và dấu chân carbon.
Nói đến cải tiến công nghệ trong ngành chăn nuôi gia cầm năm 2025, tự động hóa, chăn nuôi chính xác và AI sẽ là 3 xu hướng chủ đạo. Các công nghệ tự động hóa như hệ thống cho ăn bằng robot, thu gom trứng và điều khiển khí hậu sẽ được áp dụng rộng rãi hơn. Những công nghệ này giúp nâng cao hiệu quả, giảm chi phí lao động và tăng năng suất.
Trong lĩnh vực chăn nuôi chính xác, nhiều trại gia cầm trên thế giới có xu hướng ứng dụng các tiến bộ trong phân tích dữ liệu, cảm biến và Internet vạn vật (IoT) để giám sát sức khỏe, sự phát triển và điều kiện của đàn gia cầm chính xác hơn. Điều này có thể dẫn đến các can thiệp nhằm mục tiêu, cải thiện phúc lợi động vật và tối ưu hóa sử dụng thức ăn và nước uống. Sau cùng, AI sẽ được sử dụng trong phân tích dự đoán để ngăn ngừa dịch bệnh, tối ưu hóa lịch trình cho ăn và tối đa hóa năng suất tổng thể của trang trại.
3
Cải thiện phúc lợi động vật là xu hướng tất yếu trong ngành chăn nuôi toàn cầu, không chỉ riêng lĩnh vực gia cầm. Các trang trại sẽ chú trọng hơn đến phúc lợi của vật nuôi, do người tiêu dùng đang tăng cường nhu cầu tiêu thụ sản phẩm được sản xuất đạo đức. Điều này có thể thúc đẩy các mô hình chăn nuôi thả vườn, không lồng và hữu cơ.
Cạnh đó, ngành gia cầm thế giới tiếp tục nâng cao phòng ngừa dịch bệnh và an toàn sinh học trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn, đặc biệt là dịch cúm gia cầm. Những tiến bộ trong di truyền học có thể giúp tạo ra giống gà kháng bệnh tốt hơn. Ngoài ra, xu hướng nuôi gia cầm không dùng kháng sinh sẽ tiếp tục, do nhu cầu của người tiêu dùng và áp lực từ các quy định.
Chăn nuôi gia cầm dự kiến sẽ tiếp tục phát triển ở các khu vực đang phát triển như châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh, do nhu cầu tăng cao về nguồn protein giá rẻ. Xu hướng này kéo theo làn sóng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cải tiến phương pháp chăn nuôi và áp dụng công nghệ để đáp ứng nhu cầu mở rộng. Kết quả, hàng loạt chính sách thương mại cũng thay đổi theo. Cụ thể, người chăn nuôi gia cầm sẽ đối mặt với sự thay đổi về thuế quan và quy định, điều này có thể ảnh hưởng đến thương mại gia cầm toàn cầu. Điển hình, sự bùng phát dịch cúm gia cầm có thể dẫn đến các hạn chế xuất khẩu gia cầm từ các khu vực bị ảnh hưởng.
KINH DOANH D2C
Trước tiên, các trại gia cầm sẽ có xu hướng cải tiển chuỗi lạnh, bởi những tiến bộ trong logistics chuỗi lạnh giúp bảo quản chất lượng sản phẩm gia cầm, đặc biệt tại các khu vực xa xôi hoặc đang phát triển, thúc đẩy phân phối toàn cầu hiệu quả hơn.
Mô hình kinh doanh D2C sẽ “nở rộ”, trong đó nhà sản xuất cung cấp trực tiếp sản phẩm tới tay người tiêu dùng thông qua hệ thống cửa hàng hoặc kênh thương mại điện tử của họ mà không cần thông qua bất kỳ nhà phân phối hoặc đơn vị bán lẻ trung gian nào như các mô hình vật lý trước đây. Sự phát triển của thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến thúc đẩy mô hình D2C, đảm bảo sản phẩm tươi ngon hơn.
Tiếp tục duy trì mục tiêu bền vững và thân thiện môi trường, ngành chăn nuôi gia cầm thế giới sẽ chú trọng các giải pháp giảm tác động lên môi trường; tìm kiếm thức ăn thay thế và sử dụng năng lượng hiệu quả. Trước mối lo ngại về biến đổi khí hậu, các trang trại chăn nuôi gia cầm buộc phải áp dụng các phương pháp bền vững hơn, như giảm phát thải carbon, tiết kiệm nước và quản lý chất thải hiệu quả.
Công cuộc tìm kiếm các nguồn thức ăn thay thế bền vững (như protein côn trùng, tảo và phụ phẩm) sẽ được mở rộng, giúp giảm phụ thuộc vào đậu nành và ngô.
Ngoài ra, các trang trại sẽ sử dụng nhiều năng lượng tái tạo hơn, như năng lượng mặt trời và áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng để giảm chi phí vận hành và dấu chân carbon.
6
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm sức khỏe hơn và đòi hỏi các sản phẩm gia cầm cũng phải đáp ứng tiêu chí này. Do đó, các sản phẩm gia cầm sẽ chạy theo xu hướng ít chất béo, không chứa kháng sinh và giàu omega-3 hoặc các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.
Ngoài ra, người tiêu dùng cũng tăng cường yêu cầu minh bạch về nguồn gốc, quy trình sản xuất và tác động môi trường của thực phẩm. Công nghệ blockchain có thể giúp đảm bảo tính truy xuất và minh bạch trong sản xuất gia cầm; do đó, sẽ trở thành xu hướng thịnh hành trong chăn nuôi gia cầm hiện đại.
8
7 5 4
Xu hướng đô thị hóa và sản xuất thực phẩm tại chỗ có thể thúc đẩy sự phát triển của các trang trại gia cầm quy mô nhỏ trong thành phố, ứng dụng kỹ thuật chăn nuôi trong hệ thống cao tầng hoặc trong nhà để nuôi gia cầm trong không gian hạn chế với nguồn lực tối thiểu. Các trang trại nhỏ, tự duy trì sẽ ngày càng phát triển, đặc biệt tại khu vực đô thị và ven đô, giúp giảm phụ thuộc vào chuỗi cung ứng.
Nhìn chung, ngành chăn nuôi gia cầm sẽ cân bằng giữa tiến bộ công nghệ, tính bền vững và đáp ứng nhu cầu ngày càng thay đổi của người tiêu dùng trong những năm tới. Những xu hướng này sẽ định hình ngành gia cầm năm 2025, mở ra cơ hội cho đổi mới và phát triển
chơi cảnh
Nhờ thuần dưỡng thành công giống gà kỳ lân (hay còn gọi Brahma) với trọng lượng mỗi con đạt từ 7 - 10 kg, anh Nguyễn Hoàng Nam ở
xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, mỗi tháng xuất bán hàng trăm con giống và gà thương phẩm ra thị trường, thu về hàng chục triệu đồng.
Anh Nguyễn Hoàng Nam chia sẻ, trước đây anh từng nuôi đủ các loài gà, trong đó có cả gà Đông Tảo, gà loi, ngỏng… nhưng không thành công. Cách đây hơn 3 năm, biết được giống gà kỳ lân với ngoại hình độc đáo và được nhiều người ưa chuộng mua nuôi để làm cảnh; đặc biệt giống gà này cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với các giống gà khác nuôi thương phẩm; tự tin có thể nuôi thành công giống gà này, ban đầu anh Nam đã mạnh dạn bỏ ra số tiền gần chục triệu đồng xây chuồng trại và mua 3 con gà giống (1 trống 2 mái) về nuôi thử nghiệm.
Anh Nam cho biết, thời điểm đầu, khi anh là người đầu tiên đem giống gà mới lạ này về địa phương nuôi thử, ai cũng thích thú, bởi trước giờ chưa từng thấy giống gà có thân hình to lớn và lông phủ đầy mình nhìn rất đẹp mắt. Nhiều người cũng đến tìm hiểu và muốn đặt mua con giống về nuôi.
Qua thời gian nuôi thử nghiệm giống gà này, anh Nam nhận thấy đây là giống gà có sức đề kháng cao, thích ứng với khí hậu miền Tây, nên anh mua thêm 20 con giống với giá từ 1,5 - 3 triệu đồng/con để tiếp tục nhân đàn và mở rộng trang trại nuôi. Nhờ kinh nghiệm sẵn có, anh dễ dàng nhân giống thành công, đến nay anh đã sở hữu hơn 20 con gà bố mẹ, cùng hàng trăm gà con phục vụ nguồn con giống cho thị trường. Về chuồng trại nuôi, anh Nam xây kiểu bán hoang dã để có không gian cho gà giải trí, phơi nắng vào buổi sáng. Nếu không có diện tích đất nhiều, có thể xây chuồng, ô nuôi như các loại gà thông thường. Về chế độ cho ăn tương tự như giống gà ta thông thường, chủ yếu cho ăn lúa, bắp xay. Ngoài ra, cần bổ sung thêm cám để gà đủ chất dinh dưỡng, đẻ nhiều hơn.
Đặc biệt, giống gà này có trọng lượng siêu khủng, gà trống có thể nặng tới 10 kg/ con, gà mái nặng khoảng 7 kg/con. Gà nuôi khoảng 6 - 10 tháng tuổi có thể cho sinh sản, mỗi lần đẻ từ 8 - 12 trứng. Sau đó, cách 15 - 20 ngày gà lại tiếp tục cho sinh sản trở lại. Trứng đem ấp bằng hệ thống máy nên tỷ lệ nở đạt khoảng 80 - 85%.
Hiện tại anh Nam có hơn 20 con
Nói về kỹ thuật phối giống cho gà sinh sản, anh Nam chia sẻ, mỗi con gà trống có thể phối được cho 5 - 7 con gà mái. Hoặc có thể học hỏi kinh nghiệm để lấy tinh gà và bơm trực tiếp vào gà mái để tăng tỷ lệ đậu cao hơn. Thường giống gà kỳ lân này vào mùa nắng thì chúng đẻ nhiều, còn vào mùa mưa thì gà đẻ ít hơn. Giống gà kỳ lân đẹp chủ yếu ở bộ lông và trải dài từ thân xuống đến chân. Gà mái có màu phổ biến là nâu và trắng kem. Còn gà trống có màu đậm hơn, lông đen, nâu, màu chuối khô… Đặc biệt, nuôi giống gà này muốn khỏe mạnh, ít dịch bệnh thì phải luôn tuân thủ tiêm phòng vaccine thường xuyên.
và hàng trăm gà con ➢ Đại diện Chi cục Chăn nuôi và Thú y An Giang đánh giá, mô hình nuôi gà kỳ lân của anh Nguyễn Hoàng Nam được xem là mô hình mới lạ đầu tiên của tỉnh An Giang, nhằm góp phần đa dạng vật nuôi cho địa phương. Tuy nhiên để phát triển ổn định giống là này ở An Giang, khuyến cáo người nuôi cần tuân thủ tiêm phòng định kỳ vaccine để phòng chống dịch bệnh, bên cạnh đó người nuôi cần xây dựng chuỗi liên kết hay tổ hợp tác, nhằm đảm bảo đầu ra ổn định cho giống gà kỳ lân này.
Hiện mỗi tháng anh Nam cung ứng ra thị trường khoảng 100 con gà con, bán với giá 150.000 - 300.000 đồng/con (tùy độ tuổi), gà trưởng thành giá từ 1,5 - 3 triệu đồng/con (tùy màu). Nhờ đó đem lại thu nhập ổn định mỗi tháng. Sắp tới, anh tiếp tục nhân giống để tăng số lượng con giống gà kỳ lân nhằm để phục vụ thị trường nuôi gà làm cảnh ở các tỉnh ĐBSCL. NGỌC TRINH
Anh Nam nuôi thành công loại gà được mệnh danh “vua các loại gà”
Lãi lớn từ nuôi gà lớn chậm
Trang trại Labelle Patrimoine tại Mỹ đã lựa chọn giống gà lớn chậm, đi ngược xu hướng chung của thị trường, nhưng vẫn gặt hái
thành công ngoài mong đợi.
Ra mắt vào tháng 4/2020 tại Lancaster, Pennsylvania, LaBelle Patrimoine là một doanh nghiệp gia đình chuyên nuôi các giống gà lớn chậm. Những chú gà này mất gấp đôi thời gian so với gà công nghiệp để đạt đến độ trưởng thành. CEO và nhà sáng lập Mike Charles đã tìm kiếm giống gà hoàn hảo này tại Pháp.
Bền vững và lợi nhuận
Là một nông dân thế hệ thứ sáu, Charles tận tâm dạy bảo các thế hệ nông dân tương lai phải tiếp tục duy trì truyền thống chăn nuôi bền vững, đặc biệt chú trọng chăm sóc đất. Nhờ đó, LaBelle Patrimoine đã đạt chứng nhận “Nuôi trồng tái tạo” của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Trang trại làm đất bằng phương thức không cày xới, trồng cây che phủ và bảo tồn đa dạng sinh học; đồng thời sử dụng nguồn cung địa phương, phương tiện tiết kiệm nhiên liệu và lộ trình vận chuyển trực tiếp.
LaBelle Patrimoine luôn đặt sức khỏe và phúc lợi của đàn gà lên hàng đầu, hoàn toàn không sử dụng kháng sinh (NAE) trong quá trình nuôi và đạt chứng nhận Global Animal Partnership (GAP) 4 sao. Những chú gà này được tiếp cận bãi cỏ ngoài trời, ánh sáng tự nhiên và các tiện ích như đậu và rơm. Gà tại
LaBelle Patrimoine được nuôi bằng ngô và đậu nành trồng tại địa phương. Công ty hợp tác với các đối tác chính để ấp trứng và cung cấp thức ăn hoàn chỉnh cho vật nuôi. Charles cho biết: “Gà lớn chậm có thị trường tiêu thụ tiềm năng. Đây là một sản phẩm khác biệt, nhưng bền vững và lợi nhuận.”
Thông thường, gà có trọng lượng 1,31,8 kg/con sau khi làm sạch và trọng lượng hơi 2,3 - 2,7 kg/con. Công ty hợp tác với một
cơ sở chế biến ở phía Bắc New York để sơ chế gà. Các sản phẩm của LaBelle bao gồm
gà nguyên con, nửa con, gà chặt đôi, ức gà không xương, ức gà có xương, cánh, đùi và thịt gà xay. Charles nhấn mạnh rằng gà được làm lạnh bằng không khí nên thịt mọng nước và đậm đà hương vị hơn so với gà nuôi thông thường.
Thị trường rộng
Gà LaBelle Patrimoine là những con gà đầu tiên được nuôi theo Dự án Better Chicken
Project của Global Animal Partnership và được bán tại 250 cửa hàng thuộc Whole Foods Market. Các sản phẩm của LaBelle
Patrimoine cũng được bán tại một số chợ đặc sản như: Mom’s Organic Market, McCaffrey’s Food Markets và Kimberton Whole Foods. Người tiêu dùng cũng có thể mua trực tiếp sản phẩm qua các kênh bán lẻ Fresh Direct, Misfits Market và Allen Brothers. LaBelle Patrimoine cũng có cửa hàng trực tuyến cho những khách hàng muốn đặt hàng trực tiếp từ Công ty.
Sản phẩm LaBelle Patrimoine đã gia nhập kênh dịch vụ ẩm thực khoảng một năm trước và hiện có mặt tại một số nhà hàng cao cấp tại khu vực, bao gồm Philadelphia Distilling, Café le Jardin và Vineyard de Norma.
Chọn hình thức nuôi phù hợp
Charles cho biết, Công ty đã đạt được mức tăng trưởng hai con số mỗi quý. Ông
“Giá gà LaBelle Patrimoine chênh lệch tùy theo điều kiện nuôi không kháng sinh (ABF) hay hữu cơ. Tất cả các trang trại của chúng tôi đều đạt tiêu chuẩn hữu cơ, điểm khác biệt duy nhất là chúng tôi không sử dụng ngũ cốc hữu cơ mà dùng sản phẩm địa phương vì điều đó có lợi cho cộng đồng và bền vững hơn”.
MIKE CHARLES
giải thích rằng, không có phương pháp nào tốt cho tất cả các trang trại và mỗi chuồng gia cầm đều được thiết kế phù hợp với nhu cầu của từng nông dân.
Chuồng nuôi gia cầm có thể là công trình mới xây hoặc là những chuồng trại truyền thống được cải tạo hoặc sửa chữa như bổ sung cửa sổ và lối ra vào đồng cỏ. Một trang trại có thể nuôi 3.000 con gia cầm, trong khi các trại khác nuôi 30.000 con. Số lượng gia cầm nuôi ít hay nhiều tùy thuộc vào nhu cầu và cách thức hoạt động của nông dân.
LaBelle Patrimoine tận dụng toàn bộ con gà mà không để lãng phí với hàng loạt sản phẩm giá trị gia tăng như thịt xay, nước dùng xương và thậm chí thức ăn cho thú cưng.
Bên cạnh gà lớn chậm, Công ty còn sản xuất trứng hữu cơ và nuôi gà tây truyền thống. Ông cho biết: “Gà tây truyền thống sẽ có mặt trên kệ năm nay với chất lượng cao nhất có thể, kèm tiêu chuẩn phúc lợi động vật vượt trội. Có thể sản phẩm này không được tiêu thụ quanh năm, nhưng sẽ là món ăn đặc biệt cho dịp lễ”.
Charles chia sẻ, Công ty lấy khẩu hiệu “Nuôi như cam kết” nhấn mạnh sự trung thực trong sản xuất, chiếm niềm tin của người tiêu dùng và đứng vững trên thị trường.
DŨNG NGUYÊN (Theo Poutry International)
Độc đáo trang trại nuôi chim trĩ và gà Quý Phi
Anh Nguyễn Bửu Thanh, ở phường Long Hưng, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ là người nuôi chim trĩ và gà Quý Phi quy mô lớn, cho thu nhập gần 400 triệu đồng/năm.
Chim trĩ khi nở, nuôi từ 3 - 4 tháng có thể xuất bán thịt, từ 6 - 7 tháng
giống lên gần 150
số
cho
hàng. Anh Thanh cho biết, loài gà này dễ nuôi, ít bệnh. Mỗi con gà mái đẻ khoảng 120 trứng/năm, tỷ lệ nở từ 90 - 95% khi ấp bằng máy. Gà con 1 tuần tuổi được bán với giá 30.000 - 35.000 đồng/con, gà trưởng thành 200.000 đồng/con; gà thịt 150.000 đồng/kg.
Đây là giống gà mới được nhập từ Anh về, nên anh Thanh chủ yếu bán gà con và gà cảnh, còn thịt thì chưa tiêu thụ nhiều do khách hàng chưa quen. Gà con nuôi 5 - 6 tháng sẽ bán thịt được, với trọng lượng đạt từ 1 - 1,2 kg/con (đối với gà trống) và 800 g/con (gà mái) và khi nuôi 7 tháng sẽ đẻ trứng.
NHỮNG CÔNG NGHỆ HÀNG ĐẦU TRONG SẢN XUẤT THỨC ĂN
Ngành sản xuất thức ăn gia cầm trên thế giới đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ với việc ứng dụng thành công của các công nghệ tiên tiến. Những quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực này, như Mỹ, Hà Lan, Brazil và Trung Quốc, không chỉ phát triển các công nghệ hiện đại mà còn ứng dụng hiệu quả vào thực tế sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giảm chi phí và thân thiện với môi trường. Dưới đây là các công nghệ tiêu biểu đã được áp dụng thành công.
CUNG LÊ
Ảnh: Freepik
Công nghệ enzyme sinh học ở Hà Lan
Hà Lan là một trong những quốc gia
tiên phong sử dụng công nghệ enzyme để cải thiện hiệu quả sản xuất thức ăn gia cầm. Công ty DSM tại Hà Lan đã phát triển enzyme Ronozyme giúp cải thiện khả năng tiêu hóa của gia cầm, đặc biệt với các loại thức ăn giàu chất xơ như ngô và đậu nành. Hiệu quả ứng dụng cho thấy đã cải thiện tiêu hóa cho vật nuôi. Enzyme như phytase giúp gia cầm hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng như photpho từ nguyên liệu thực vật, giảm chi phí sử dụng khoáng chất bổ sung. Từ đó, giúp bảo vệ môi trường nhờ giảm lượng photpho và nitơ thải ra môi trường từ phân gia cầm. Đồng thời, gia cầm có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn và tỷ lệ chuyển hóa thức ăn cao hơn. Kết quả thực tế cho thấy, các trang trại tại Hà Lan ghi nhận mức giảm 20 - 30% chi phí dinh dưỡng nhờ enzyme sinh học. Hệ thống sản xuất bền vững hơn, đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường chặt chẽ của châu Âu.
Hệ thống IoT thông minh tại Mỹ
Các công ty chăn nuôi lớn ở Mỹ như
Cargill và Tyson Foods đã ứng dụng Internet of Things (IoT) để quản lý sản xuất và phân phối thức ăn gia cầm một cách thông minh.
Hệ thống IoT cho phép giám sát chuỗi cung
ứng và điều chỉnh công thức thức ăn dựa trên dữ liệu thực tế. Ứng dụng thực tế của công nghệ này là cảm biến thông minh được lắp
đặt tại các nhà máy và kho bãi để theo dõi
chất lượng nguyên liệu, nhiệt độ và độ ẩm. Phần mềm phân tích dữ liệu giúp tích hợp với hệ thống AI để dự đoán nhu cầu thức ăn, tối ưu hóa công thức cho từng lứa gia cầm. Hệ thống phân phối tự động nhằm đảm bảo cung cấp thức ăn đúng thời điểm và liều lượng cần thiết. Kết quả thực tế mang lại là giảm 15 - 20% lãng phí thức ăn nhờ tối ưu hóa quy trình phân phối. Tăng hiệu quả sử dụng thức ăn lên 25% ở các trang trại ứng dụng công nghệ IoT.
Công nghệ protein thay thế từ côn trùng tại Pháp
Công ty Ynsect tại Pháp đã phát triển quy trình sản xuất bột côn trùng từ ruồi lính đen và sâu bột, được áp
dụng rộng rãi trong chăn nuôi. Hiệu quả ứng dụng cho thấy, đã cung cấp
được nguồn protein bền vững: Bột
côn trùng chứa hàm lượng protein
lên đến 70%, là giải pháp thay thế lý
tưởng cho bột cá và đậu nành. Nhờ sản xuất côn trùng sử dụng ít nước và đất hơn so với trồng trọt hoặc
đánh bắt mà giảm chi phí nguyên
liệu. Đồng thời, đây là một công nghệ
thân thiện với môi trường, quy trình sản xuất phát thải ít khí nhà kính và không làm suy thoái đất. Kết quả thực tế mang lại là bột côn trùng được sử dụng trong 10% sản lượng thức ăn gia cầm tại Pháp vào năm 2024. Đảm bảo nguồn cung ổn định, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu đậu nành từ Nam Mỹ.
Công nghệ lên men sinh học tại Brazil Brazil, quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu thịt gia cầm, đã áp dụng công nghệ lên men sinh học để xử lý các phụ phẩm nông nghiệp thành thức ăn gia cầm chất lượng cao. Công nghệ này được phát triển bởi Công ty BRF và các viện nghiên cứu địa phương. Ứng dụng chính của nó là tái chế phụ phẩm từ các phụ phẩm như ngô, mía đường và đậu nành được xử lý bằng lên men sinh học, tăng giá trị dinh dưỡng và khả năng tiêu hóa. Quá trình lên men giúp bổ sung men vi sinh, cải thiện hệ tiêu hóa và sức khỏe của gia cầm. Kết quả thực tế mang lại là giảm chi phí nguyên liệu đầu vào khoảng 30% so với sử dụng thức ăn truyền thống; góp phần giảm lãng phí nông nghiệp và bảo vệ môi trường.
Công nghệ blockchain tại Trung Quốc
Công ty New Hope Liuhe, một trong những nhà sản xuất thức ăn lớn nhất Trung Quốc, sử dụng blockchain để theo dõi nguồn gốc và quá trình sản xuất. Ứng dụng blockchain bao gồm: Truy xuất nguồn gốc, ghi lại chi tiết toàn bộ quy trình, từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng. Người tiêu dùng có thể kiểm tra thông tin sản phẩm thông qua mã QR giúp minh bạch hóa sản phẩm. Đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng được tuân thủ nghiêm ngặt, phòng chống gian lận. Kết quả thực tế mang lại là tăng cường niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm thức ăn gia cầm tại Trung Quốc; đồng thời giúp giảm 30% thời gian kiểm tra chất lượng trong chuỗi cung ứng.
Công nghệ nano từ Israel Israel, một quốc gia đi đầu trong công nghệ nông nghiệp, đã phát triển thành công các sản phẩm nano dành riêng cho ngành thức ăn gia cầm. Công ty Nanofeed đã sử dụng hạt nano để cải thiện khả năng hấp thụ khoáng chất và vitamin. Ứng dụng cụ thể của công nghệ chính là Nano khoáng chất: Cung cấp sắt, kẽm và đồng dưới dạng nano, giúp gia cầm hấp thụ nhanh và hiệu quả hơn. Đồng thời, cung cấp chất chống ôxy hóa nano giúp kéo dài thời gian bảo quản thức ăn và giữ nguyên chất lượng. Kết quả thực tế mang lại là tăng hiệu suất sử dụng thức ăn lên 20 - 30%; giảm chi phí bổ sung vi chất trong sản xuất.
Công nghệ vi tảo (Microalgae Technology) tại Mỹ và Australia
Việc sử dụng vi tảo làm nguồn dinh dưỡng trong thức ăn gia cầm đã phát triển mạnh tại Mỹ và Australia. Công ty AlgaeTech ở Mỹ đã triển khai nuôi vi tảo quy mô lớn để sản xuất các sản phẩm giàu protein và axit béo omega-3. Ứng dụng bao gồm cung cấp nguồn protein thay thế: Vi tảo chứa hàm lượng protein cao (trên 50%) và giàu axit béo không bão hòa, rất tốt cho sức khỏe của gia cầm. Sử dụng vi tảo làm giảm nguy cơ bệnh viêm nhiễm và cải thiện chất lượng thịt và trứng, từ đó tăng cường sức khỏe đàn vật nuôi. Kết quả thực tế mang lại là một số trang trại tại Mỹ ghi nhận mức tăng năng suất trứng 15 - 20% khi thay thế 10% thức ăn truyền thống bằng bột vi tảo. Giảm phát thải khí nhà kính so với các loại nguyên liệu thông thường.
Công nghệ Fermentation Feed (Thức ăn lên men toàn phần)
Hàn Quốc và Đan Mạch đã đạt được những bước tiến lớn trong việc sản xuất thức ăn lên men toàn phần (Fermentation Complete Feed). Công nghệ này giúp cải thiện đáng kể chất lượng dinh dưỡng và khả năng bảo quản của thức ăn. Ứng dụng chính của nó là sử dụng vi sinh vật để lên men toàn bộ thức ăn, làm tăng giá trị dinh dưỡng và dễ tiêu hóa hơn. Đồng thời, kéo dài thời gian bảo quản giúp thức ăn lên men ít bị hư hỏng hơn so với thức ăn thông thường. Kết quả thực tế mang lại là Đan Mạch báo cáo năng suất tăng 20 - 25% khi sử dụng thức ăn lên men trong các trang trại gia cầm. Hàn Quốc giảm 35% chi phí bảo quản nhờ thức ăn có thể dự trữ lâu hơn.☐ ➢ Tại Việt Nam, mặc dù nhiều công nghệ hiện đại vẫn còn ở giai đoạn thử nghiệm hoặc triển khai hạn chế, nhưng với sự đầu tư đúng đắn và cam kết từ cả Nhà nước lẫn doanh nghiệp, những tiến bộ này sẽ sớm trở thành tiêu chuẩn trong ngành. Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi từ những quốc gia trên thế giới, tập trung vào chuyển giao công nghệ và nghiên cứu áp dụng phù hợp với điều kiện địa phương, góp phần nâng tầm ngành chăn nuôi gia cầm trong tương lai.
BÀI TOÁN DỊCH BỆNH TRONG CHĂN
NUÔI GÀ
Ảnh: Devdiscourse
Trong suốt những năm qua, chăn nuôi gà tại Việt Nam vẫn đang đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng đó là dịch bệnh. Dù đã có những nỗ lực đáng kể trong việc kiểm soát dịch bệnh, thực trạng này vẫn chưa được giải quyết triệt để, gây ảnh hưởng nặng nề đến cả nền kinh tế và an toàn thực phẩm. Do đó, bài toán về dịch bệnh trong chăn nuôi gà vẫn đang là một thách thức lớn, đòi hỏi các giải pháp tổng thể và hiệu quả.
HOÀNG NGÂN
TỒN ĐỌNG
Theo thống kê của Cục Thú y, năm 2024 cả nước xảy ra 16 ổ dịch cúm gia cầm A/ H5N1 tại 10 tỉnh, thành phố. Số gia cầm mắc bệnh là 98.436 con, số gia cầm chết và tiêu hủy là 113.270 con. So với cùng kỳ năm ngoái, số ổ dịch giảm 23,8%, nhưng số gia cầm bị tiêu hủy tăng 2,78 lần.
Ngoài cúm gia cầm, các bệnh Newcastle, Gumboro, Marek và bệnh đường hô hấp cũng gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi. Chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn, không chỉ liên quan đến dịch bệnh mà còn bao gồm các yếu tố như điều kiện sản xuất kém, thiếu quy hoạch bài bản, và thiếu sự hỗ trợ từ các chính sách.
Dưới đây là những yếu tố nguy cơ khiến dịch bệnh trong chăn nuôi gà chưa được kiểm soát tốt:
Điều kiện chăn nuôi thiếu đồng bộ và không đảm bảo: Phần lớn các hộ chăn nuôi gà ở Việt Nam chủ yếu là nông hộ nhỏ lẻ, chưa có sự đầu tư lớn vào cơ sở vật chất và công nghệ chăn nuôi hiện đại. Điều này dẫn đến môi trường sống của đàn gà không đảm bảo vệ sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và lây lan của mầm bệnh. Các trang trại chăn nuôi không có hệ thống xử lý chất thải, vệ sinh chuồng trại không đúng quy chuẩn, và thường xuyên bị ô nhiễm không khí, nước, thức ăn.
Thiệt hại từ dịch bệnh: Năm 2023, theo báo cáo từ Bộ NN&PTNT, Việt Nam đã ghi nhận một số đợt dịch bệnh nghiêm trọng xảy ra trong chăn nuôi gà. Cúm gia cầm và bệnh New Castle vẫn là hai bệnh dịch gây thiệt hại lớn nhất. Một thống kê cho thấy, trong năm 2023, dịch cúm gia cầm đã gây thiệt hại lên đến hơn 2 triệu con gà bị tiêu hủy tại một số tỉnh, chủ yếu tại các khu vực ĐBSCL và miền Trung. Tổng thiệt hại về kinh tế do dịch cúm gia cầm gây ra ước tính lên đến hàng trăm tỷ đồng, trong khi các bệnh khác như bệnh Gumboro, E.coli cũng gây thiệt hại không nhỏ cho ngành chăn nuôi.
Sự thiếu hụt trong việc kiểm soát chất lượng giống và các sản phẩm chăn nuôi: Nhiều giống gà được cung cấp trên thị trường không đảm bảo chất lượng, không qua kiểm dịch đúng cách, khiến cho đàn gà dễ mắc các bệnh dịch. Thêm vào đó, việc kiểm soát chất lượng các sản phẩm gia cầm không được thực hiện nghiêm ngặt, làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
Thương mại gia cầm không chính thức: Các hoạt động mua bán gia cầm tại các chợ đầu mối, đặc biệt là các chợ nông thôn, vẫn diễn ra rất phổ biến mà không có sự kiểm soát chặt chẽ. Việc vận chuyển gia cầm không qua kiểm dịch có thể là nguồn gốc của những
đợt bùng phát dịch bệnh. Hơn nữa, sự thiếu
minh bạch trong các giao dịch này khiến việc truy vết và kiểm soát dịch bệnh càng
trở nên khó khăn.
GIẢI PHÁP TỔNG THỂ VÀ
LÂU DÀI
Để giải quyết bài toán
dịch bệnh trong chăn nuôi
gà ở Việt Nam, các giải pháp
cần được triển khai đồng bộ và tổng thể.
Đổi mới và cải thiện cơ
sở hạ tầng chăn nuôi: Chính
phủ cần có các chính sách
khuyến khích các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chuyển đổi sang mô hình trang trại quy mô
lớn, có sự đầu tư về cơ sở vật
chất, công nghệ và quy trình
➢Bài toán dịch bệnh trong chăn nuôi gà
không chỉ là thách thức về kinh tế mà còn
ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm và sức
khỏe cộng đồng. Việc phòng chống dịch
bệnh đòi hỏi sự kết hợp đồng bộ giữa quản
lý nhà nước, áp dụng khoa học công nghệ và
hành động từ người chăn nuôi. Chỉ khi thực
hiện các giải pháp này một cách tổng thể, ngành chăn nuôi gà mới thực sự phát triển
bền vững và đóng góp lâu dài vào nền kinh
tế đất nước.
sản xuất hiện đại. Các trang trại cần đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, và sử dụng công nghệ quản lý thông minh để theo dõi sức khỏe của đàn gà. Bên cạnh đó, cần đầu tư vào các hệ thống xử lý chất thải và đảm bảo nguồn nước sạch cho chăn nuôi. Tăng cường công tác kiểm dịch, giám sát và phòng chống dịch bệnh: Hệ thống giám sát dịch bệnh cần được nâng cao để phát hiện sớm các dấu hiệu của dịch bệnh. Cần xây dựng một hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu liên kết giữa các vùng, các cơ sở chăn nuôi và cơ quan chức năng để việc kiểm tra và theo dõi tình hình dịch bệnh diễn ra nhanh chóng và chính xác. Việc phối hợp giữa các địa phương cũng cần được cải thiện để đảm bảo rằng dịch bệnh không bị lây lan qua biên giới vùng miền. Giám sát dịch bệnh là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành thú y. Hệ thống giám sát cần:
• Ứng dụng công nghệ: Sử dụng các công nghệ như IoT và AI để giám sát sức khỏe đàn gia cầm, phát hiện sớm dấu hiệu bất thường; • Tăng cường năng lực xét nghiệm: Thiết lập các phòng thí nghiệm hiện đại tại các vùng trọng điểm chăn nuôi để nhanh chóng phân lập và xác định mầm bệnh;
• Tổ chức các đội phản ứng nhanh: Triển khai các đội thú y lưu động để kịp thời xử lý ổ dịch ngay khi xuất hiện.
Khuyến khích tiêm phòng vaccine và phát triển các loại vaccine mới: Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh các chương trình tiêm phòng vaccine cho gia cầm, đặc biệt là với các loại bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, bệnh New Castle và Gumboro. Đồng thời, cần tăng cường nghiên cứu và phát triển các loại vaccine mới có hiệu quả hơn trong việc phòng chống các bệnh dịch. Các chương trình giáo dục và tuyên truyền cũng cần được
thực hiện để nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của tiêm phòng. Kiểm soát chất lượng giống: Cần có một hệ thống kiểm soát chất lượng giống gia cầm nghiêm ngặt từ khâu sản xuất giống đến khâu tiêu thụ. Việc kiểm dịch giống phải được thực hiện một cách bài bản để đảm bảo đàn gà giống khỏe mạnh, không mang mầm bệnh. Các cơ sở sản xuất giống cần được cấp phép và theo dõi định kỳ để đảm bảo chất lượng. Chấn chỉnh và quản lý chợ gia cầm, tăng cường kiểm soát thương mại: Cần có các biện pháp quản lý chặt chẽ đối với các chợ gia cầm, đặc biệt là các chợ đầu mối và các khu vực giao dịch gia cầm tự phát. Các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về vận chuyển và buôn bán gia cầm không qua kiểm dịch. Đồng thời, cần có chính sách khuyến khích và hỗ trợ việc hình thành các kênh tiêu thụ gia cầm chính thức và có sự kiểm soát. Hỗ trợ về mặt chính sách và tài chính cho nông dân: Chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho nông dân, đặc biệt là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, để họ có thể áp dụng các biện pháp an toàn sinh học và kỹ thuật phòng chống dịch bệnh. Cần có các chương trình đào tạo cho người chăn nuôi về các biện pháp phòng bệnh, vệ sinh chuồng trại và quản lý sức khỏe cho đàn gà. Thích ứng với biến đổi khí hậu: Áp dụng các thiết kế chuồng trại linh hoạt, có khả năng đối phó với biến đổi thời tiết bất thường. Cải thiện hệ thống cấp thoát nước và đảm bảo chất lượng nước sử dụng trong chăn nuôi. Đồng thời, cần lập kế hoạch ứng phó khẩn cấp, xây dựng các kịch bản ứng phó nhanh khi dịch bệnh bùng phát do tác động của khí hậu. ☐
CHĂN NUÔI GIA CẦM CÔNG NGHỆ CAO
Chăn nuôi gia cầm theo hướng ứng dụng công nghệ cao đã và đang trở thành hình mẫu cho nông nghiệp tri thức của thế kỷ 21. Bởi, nó không chỉ gia tăng năng suất mà còn tạo ra những sản phẩm chất lượng, nâng cao đời sống người dân.
Xu hướng tích cực
Chăn nuôi là một hoạt động kinh tế cơ bản ở hầu khắp mọi nơi trên thế giới. Các hệ thống chăn nuôi khác nhau đã được hình thành và phát triển trong một thời gian dài của lịch sử. Gần đây chăn nuôi thế giới phát triển rất nhanh chóng theo hướng hiện đại hóa. Những phương thức chăn nuôi lạc hậu kém năng suất cần được cải tiến và thay thế bằng những mô hình hiện đại hơn, có quy mô hơn, ứng dụng công nghệ cao nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm chất lượng cao ngày càng tăng của con người và thu được lợi nhuận tối đa.
Hiện, các mô hình chăn nuôi gia cầm công nghệ cao được ứng dụng khá rộng rãi ở nước ta, từ khâu sản xuất con giống, thức ăn, chăn nuôi, tự động hóa chuồng nuôi cho đến
chế biến thịt thương phẩm. Đặc biệt, những công nghệ được tích hợp có thể bao gồm tự động hóa, cảm biến IoT (Internet of Things), hệ thống quản lý dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI), nhằm cải thiện chất lượng chăm sóc gia cầm và tối ưu hóa sản lượng sản xuất.
Chăn nuôi gia cầm công nghệ cao thường áp dụng hình thức nuôi nhốt với mật độ cao, trại chăn nuôi hoạt động giống như một nhà máy (factory farming). Phần lớn các sản phẩm thịt, trứng được bán trong các siêu thị hiện nay trên thế giới được sản xuất bởi chăn nuôi gia cầm công nghệ cao. Việc áp dụng mô hình chăn nuôi gia cầm công nghệ cao giúp giảm bớt sức lực cho người lao động, thậm chí trước kia mỗi người chỉ chăm sóc được một chuồng nuôi thì nay một người có thể điều khiển hệ thống
chăm sóc cả một trang trại chăn nuôi. Bên cạnh đó những mô hình này đang ngày càng được cải tiến, nâng cấp độ chính xác, tốc độ làm việc và tối ưu chi phí nên được xem là xu hướng tích cực cho ngành chăn nuôi Việt Nam.
Phát triển mạnh
Theo Cục Chăn nuôi, ở nước ta, hiện đang có rất nhiều tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi công nghiệp công nghệ cao và mô hình này đang có xu hướng phát triển mạnh.
Tháng 5/2024, tại huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh Tây Ninh, Tập đoàn De Heus (Hà Lan) và Tập đoàn Hùng Nhơn đã phối hợp tổ chức chuỗi
Ảnh: Setiawan’s
➢ Chăn nuôi gia cầm công
nghệ cao không chỉ là xu hướng mà còn là nhu cầu tất yếu để
Việt Nam tiến xa hơn trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ, các trang trại sẽ ngày càng được tự động hóa, giúp giảm chi phí và tăng cường tính cạnh tranh cho sản phẩm gia cầm. Đặc biệt, trong bối cảnh các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và môi trường ngày càng khắt khe, chăn nuôi công nghệ cao chính là giải pháp giúp Việt Nam đáp ứng các yêu cầu này.
sự kiện trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và thúc đẩy thị trường xuất khẩu.
Tại chuỗi sự kiện, đại diện UBND tỉnh Tây Ninh, Hùng Nhơn và Công ty ORVIA Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác (MoU) đầu tư phát triển sản phẩm vịt giống, vịt thịt và sản xuất phân bón hữu cơ đạt chuẩn Organic USDA/EU, xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Dự án được chia thành 2 giai đoạn.
Cụ thể, giai đoạn 1 (2025 - 2027) sẽ xây dựng nhà máy ấp con giống hiện đại, công nghệ cao có diện tích khoảng 2 ha, cung cấp cho thị trường 1,2 triệu sản phẩm vịt giống/ năm. Giai đoạn 2 (2027 - 2030) sẽ đầu tư xây dựng các trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích 80 ha, cung cấp khoảng 4 triệu sản phẩm vịt giống và 18 triệu sản phẩm vịt thịt mỗi năm, cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang thị trường Halal và quốc tế. Tổng vốn đầu tư cho toàn bộ dự án này là 2.000 tỷ đồng.
Các trang trại chăn nuôi đã đẩy mạnh áp dụng công nghệ chăn nuôi tiết kiệm nước, tái sử dụng nước, chăn nuôi tuần hoàn. Quá trình chăn nuôi theo chu trình khép kín, tuần hoàn giúp chất thải được xử lý và dùng làm nguyên liệu cho trồng trọt, nuôi trồng thủy sản; tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giảm tối đa sự lãng phí, thất thoát phụ phẩm trong sản xuất và giảm tối đa lượng chất thải thải ra môi trường.
Đặc biệt, người nuôi mạnh dạn đầu tư máy móc, lắp đặt hệ thống làm lạnh, quạt thông gió; hệ thống máng uống, máng ăn đều tự động để giảm công lao động, hạn chế thức ăn rơi vãi ra nền chuồng. Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm chuồng nuôi được điều khiển tự động và điều chỉnh phù hợp theo từng giai đoạn sinh trưởng của đàn gia cầm. Nhờ đó, đảm bảo được yêu cầu phòng chống dịch bệnh cho gia cầm.
Bên cạnh việc sử dụng công nghệ hiện đại trong quy trình chăn nuôi, để bảo vệ môi trường, nhiều trang trại đã áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến trong quản lý và xử lý chất thải. Các chế phẩm sinh học EM, đệm lót chuồng sinh học và các hệ thống xử lý chất thải khác cũng đã được ứng dụng rộng rãi. Điều này không chỉ bảo vệ môi trường mà còn giúp trang trại đạt hiệu quả sản xuất cao hơn.
Giải pháp đồng bộ
Mặc dù hiệu quả đã rõ, thế nhưng, quá trình chăn nuôi công nghệ cao vẫn còn gặp khó khăn. Theo đó, một trong những thách thức lớn là chi phí đầu tư ban đầu rất cao. Các hợp tác xã và doanh nghiệp nhỏ thường gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn để đầu tư vào công nghệ tiên tiến. Đồng thời, chăn nuôi gia cầm công nghệ cao đòi hỏi kiến thức và kỹ năng về công nghệ. Vì vậy, người nuôi cần phải nắm vững hoạt động của các hệ thống tự động, quản lý dữ liệu và xử lý thông tin.
Hơn nữa, việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi gia cầm Việt Nam vẫn chưa đồng bộ. Nhiều đơn vị chỉ áp dụng công nghệ vào một vài khâu trong quá trình sản xuất thay vì toàn bộ quy trình,
dẫn đến hiệu quả không đạt được tối ưu như mong đợi.
Ngoài ra, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vẫn chưa ổn định, giá cả bấp bênh, điều này làm giảm động lực đầu tư của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó là những hạn chế trong xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi gia cầm ứng dụng công nghệ cao. Để tháo gỡ những “điểm nghẽn” này, trong thời gian tới, cần triển khai đồng bộ một số giải pháp hữu hiệu. Theo đó, tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan nhằm thu hút, khuyến khích đầu tư hạ tầng kỹ thuật, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ để phát triển chăn nuôi hiện đại, theo chuỗi khép kín. Chú trọng xã hội hóa hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ trong chăn nuôi, thú y theo hướng kết hợp nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng; thúc đẩy phát triển các mô hình chăn nuôi tuần hoàn.
Hiện đại hóa trang thiết bị và công nghệ chuồng trại đáp ứng yêu cầu chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường và đối xử nhân đạo với vật nuôi. Áp dụng thêm các công nghệ mới để xử lý chất thải chăn nuôi và chế phẩm sinh học từ nguồn chất thải này. Tiếp tục đổi mới công nghệ trong sản xuất và quản lý thức ăn chăn nuôi. Đẩy mạnh công nghiệp chiết xuất, công nghệ sinh học trong sản xuất các chế phẩm vi sinh, thảo dược thay thế kháng sinh và phụ gia trong thức ăn chăn nuôi…
Bên cạnh sự chủ động đầu tư của người dân, các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển giao khoa học công nghệ trong chăn nuôi; hướng dẫn người dân áp dụng và mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư chuồng trại khép kín, tạo điều kiện về đất đai xây dựng chuồng trại, hình thành vùng chăn nuôi tập trung… NGUYỄN HẰNG
Xu hướng định hình ngành thức ăn gia
Khi nhu cầu về sản phẩm gia cầm tiếp tục tăng, các nhà sản xuất thức ăn không ngừng đổi mới để đảm bảo sức khỏe và năng suất của vật nuôi, đồng thời giải quyết các thách thức về môi trường và kinh tế. Dưới đây là các xu hướng chính định hình ngành thức ăn gia cầm.
Quy mô thị trường thức ăn gia cầm
được định giá ở mức 139,39 tỷ USD vào năm 2023 và được dự đoán sẽ tăng trưởng từ 147,82 tỷ USD năm 2024 lên 249,39 tỷ USD vào năm 2032. Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 6,76% trong giai đoạn (2024 - 2032).
Tập trung vào tính bền vững
Tính bền vững là ưu tiên hàng đầu của ngành sản xuất thức ăn gia cầm. Các nhà sản xuất đang áp dụng những biện pháp thân thiện với môi trường, chú trọng đến việc sử dụng nguyên liệu từ nguồn tái tạo, giảm chất thải và giảm lượng khí thải carbon tối thiểu trong quá trình sản xuất thức ăn. Những cải tiến trong công thức thức ăn nhằm mục đích cải thiện hiệu quả thức ăn, giảm tác động đến môi trường của hoạt động chăn nuôi gia cầm. Ngoài ra, việc sử dụng các nguồn protein
thay thế như bột côn trùng và tảo ngày càng
được ưa chuộng và được xem là một giải pháp thay thế vững chắc cho bột đậu nành và bột cá truyền thống.
Công thức dinh dưỡng nâng cao
Những tiến bộ trong khoa học dinh dưỡng đang dẫn đến sự phát triển của các công thức thức ăn cân bằng và giàu dinh dưỡng hơn. Mục tiêu là tối ưu hóa sức khỏe và sự phát triển của gia cầm, đảm bảo vật nuôi nhận được tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu theo tỷ lệ chính xác. Việc kết hợp vitamin, khoáng chất, axit amin và men vi sinh vào công thức thức ăn, giúp nâng cao sức khỏe tổng thể và năng suất của gia cầm, tăng chất lượng thịt và trứng.
tăng trưởng Phụ gia thức ăn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe và tốc độ tăng
trưởng của gia cầm. Các chất phụ gia như enzyme, prebiotic và probiotic đang được sử dụng để tăng cường sức khỏe đường ruột và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Axit hữu cơ và tinh dầu ngày càng được sử dụng phổ biến như các chất thay thế tự nhiên cho kháng sinh, thúc đẩy tăng trưởng và cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn. Các chất phụ gia này giúp giảm sự bùng phát của dịch bệnh và cải thiện phúc lợi của gia cầm.
Tích hợp công nghệ và cung cấp nguyên liệu chính xác Việc tích hợp công nghệ vào trang trại chăn nuôi gia cầm đang cách mạng hóa ngành thức ăn gia cầm. Theo đó, các kỹ thuật cho ăn chính xác sử dụng phân tích dữ liệu và cảm biến để theo dõi lượng thức ăn tiêu thụ và sức khỏe của gia cầm theo thời gian thực. Điều này cho phép điều chỉnh chính xác công thức thức ăn để đáp ứng nhu cầu cụ Ảnh: Shutterstock
thể của đàn, giảm lãng phí và cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn. Tự động hóa trong hệ
thống sản xuất và phân phối thức ăn cũng đang nâng cao hiệu quả và tính nhất quán
của nguồn cung cấp thức ăn.
Sử dụng protein có nguồn gốc thực vật
Ngành sản xuất thức ăn gia cầm ngày càng hướng tới việc sử dụng các thành phần có nguồn gốc thực vật. Xu hướng này xuất phát từ những lo ngại về thiếu tính bền vững và chi phí cho các nguồn protein truyền thống từ động vật. Các nguồn protein thực vật như đậu nành, ngô và đậu Hà Lan đang được sử dụng rộng rãi trong các công thức thức ăn gia cầm. Sự phát triển của các loại protein có nguồn gốc thực vật mới và việc nâng cao công thức dinh dưỡng của vật nuôi đang hỗ trợ thêm cho quá trình chuyển đổi này.
Tập trung
vào phúc lợi động vật
Nhu cầu của người tiêu dùng đối với các
sản phẩm gia cầm được sản xuất “có đạo
đức” đang ảnh hưởng đến công thức thức
ăn và phương pháp chăn nuôi. Các nhà sản xuất thức ăn đang tập trung vào việc cải
thiện phúc lợi của gia cầm thông qua chế
độ dinh dưỡng tốt hơn. Điều này bao gồm
việc sử dụng các thành phần tự nhiên và hữu
cơ, cũng như các chất phụ gia thức ăn tăng
cường sức khỏe và giảm căng thẳng. Các hoạt
động nâng cao phúc lợi động vật không chỉ
đáp ứng sự mong đợi của người tiêu dùng
mà còn góp phần nâng cao năng suất và chất
lượng sản phẩm.
Nguồn cung cấp khu vực và
địa phương
Ngày càng có nhiều sự quan tâm về nguồn cung cấp nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tại
địa phương và khu vực. Xu hướng này được
đưa ra trước yêu cầu giảm lượng khí thải carbon liên quan đến vận chuyển và hỗ trợ
nền kinh tế địa phương. Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc tại địa phương cũng cho phép truy xuất nguồn gốc và kiểm soát chất lượng
tốt hơn, đảm bảo rằng các công thức thức ăn đáp ứng yêu cầu cụ thể của hoạt chăn động nuôi gia cầm trong khu vực.
Tuân thủ quy định và an toàn
thực phẩm
Đảm bảo tuân thủ quy định và an toàn
thực phẩm là yếu tố quan trọng trong sản
xuất thức ăn gia cầm. Các nhà sản xuất thức ăn đang tuân thủ quy định nghiêm ngặt về việc sử dụng phụ gia, chất gây ô nhiễm nhiễm trùng và nhãn mác. An toàn thực phẩm cần được đảm bảo trong toàn bộ chuỗi
➢ Phân khúc nguyên liệu thức ăn chăn nuôi gia cầm đã vượt 80 tỷ USD vào năm 2020. Thức ăn giàu protein được sử dụng để chăn nuôi gia cầm do protein có sức sống cao vì đây là một trong những thành phần chính trong cơ thể. Gà thịt có nhu cầu rất lớn về protein trong khẩu phần ăn, thúc đẩy thị trường nguyên liệu protein thức ăn chăn nuôi để nâng cao năng suất của gà thịt trong giai đoạn dự báo. Việc tiêu thụ các sản phẩm gia cầm đã tăng lên trong những năm gần đây do nhu cầu về trứng và thịt gà của những người đam mê tập gym ngày càng tăng.
Giá trị thị trường (2026) 60,65 tỷ USD Yếu tố tăng trưởng
Việc mở rộng kinh doanh gia súc, heo, sữa và gia cầm cùng với sự hỗ trợ ngày càng tăng của chính phủ và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có hương vị dự kiến sẽ thu hút sự tăng trưởng của thị trường.
Cơ hội
Xu hướng chính
Các công ty thức ăn chăn nuôi mới mở rộng cơ sở nghiên cứu và phát triển cũng như sản xuất chất dinh dưỡng từ thực vật có thể mang lại cơ hội mới cho thị trường.
Nguyên liệu thức ăn mới có nguồn gốc tự nhiên với lợi ích dinh dưỡng thúc đẩy khả năng tiêu hóa cao đang là xu hướng trên thị trường
Nguồn: Animal Feed Ingredients Market 2024 - 2031
cung ứng, từ nguồn nguyên liệu thô đến sản xuất và phân phối thức ăn. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế giúp duy trì niềm tin của người dùng và đáp ứng thị trường xuất khẩu. Cải tiến công nghệ chế biến thức ăn
Những tiến bộ trong công nghệ chế biến thức ăn đang nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng thức ăn. Các kỹ thuật như đùn, ép viên và lên men đang cải thiện khả năng tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Những cải tiến này cũng giúp giảm lãng phí thức ăn và kéo dài hạn sử dụng của các sản phẩm thức ăn. Việc sử dụng các công nghệ tiên tiến vẫn đảm bảo công thức thức ăn đồng nhất và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của gia cầm.
Mở rộng và đa dạng hóa thị trường Thị trường thức ăn gia cầm toàn cầu đang mở rộng nhờ nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm gia cầm ở nền kinh tế mới nổi.
Đô thị hóa, thu nhập tăng và thói quen ăn uống thay đổi đang thúc đẩy tiêu thụ thịt và trứng gia cầm. Vì vậy, các nhà sản xuất thức ăn đang đa dạng hóa danh mục sản phẩm của họ để đáp ứng nhu cầu cụ thể của các phân khúc gia cầm khác nhau, chẳng hạn như gà thịt, gà đẻ và gà giống. Sự đa dạng này giúp giải quyết các yêu cầu dinh dưỡng và mục tiêu sản xuất riêng biệt của các hệ thống chăn nuôi gia cầm khác nhau.
TRẦN TIẾN (Theo Marketresearchfuture)
Độc đáo cuộc thi hoa hậu mèo Đông Nam Á
Cuộc thi sắc đẹp mèo quốc tế với tên gọi WCF World Show 2024 - Giải vô địch mèo toàn cầu - đã diễn ra ngày 3/11 tại TP Hồ Chí Minh; thu hút hơn 150 chú mèo đến từ các nước Đông Nam Á và khách mời Trung Quốc.
Hoa hậu mèo thế giới Bé mèo Việt Nam đầu tiên trở thành kiện tướng thế giới
Các chú mèo đến từ các nước Thái Lan, Trung Quốc, Philippines, Malaysia và Việt Nam. Các giống mèo cũng đa dạng và đã có danh hiệu cấp quốc tế như: Mèo Ragdoll, mèo Golden, mèo Bengal, mèo Munchkin, mèo Maine Coon… Những chú mèo thuộc top cao nhất trên thế giới đã bước vào vòng thi Master ở các hạng mục mèo đã trưởng thành, mèo đang trưởng thành, mèo đã triệt sản và vòng thi quan trọng nhất ‘Triple Master Ring’, còn được gọi là ‘Kiện tướng thế giới’. Năm nay, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức cuộc thi cấp độ cao nhất của Liên đoàn Mèo thế giới; đây là cuộc thi đặc biệt và quy mô nhất được tổ chức tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Và rất vinh dự, lần đầu tiên Việt Nam có bé mèo trở thành kiện tướng vô địch thế giới ở hạng mục mèo đã triệt sản. Chú mèo có tên là Cindy Idrine, đại diện đến từ Thái Lan (11 tháng tuổi) đã chính thức trở thành hoa hậu mèo năm 2024.
Cuộc thi lần này cũng giúp các nhà nhân giống tại Việt Nam có thể sánh vai cùng bạn bè quốc tế, từ đó thúc đẩy nghề nhân giống mèo tại Việt Nam trở thành một nghề chính thức, có thể góp phần vào kinh tế của đất nước.
NGỌC HÂN
Nguồn: Xinhua
Thú vị Ngày trứng thế giới
Ngày Trứng Thế giới do Hội đồng Trứng quốc tế (International Egg Comission - IEC) khởi xướng tại Hội nghị họp ở Vienna, Áo năm 1996; khi người ta quyết định tôn vinh sức mạnh của trứng vào ngày thứ Sáu thứ hai của tháng Mười hàng năm.
Kể từ đó, những người hâm mộ trứng trên toàn thế giới đã nghĩ ra những cách sáng tạo mới để tôn vinh nguồn dinh dưỡng tuyệt vời này và ngày kỷ niệm đã phát triển thay đổi theo thời gian.
Trứng có thể được tìm thấy trong các món ăn ở nhiều nền văn hóa và quốc gia trên hành tinh chúng ta, cho thấy sức hấp dẫn phổ biến và vai trò thiết yếu của chúng trong dinh dưỡng toàn cầu. Ngoài việc là nguồn protein động vật thân thiện với môi trường và có nhiều lợi ích dinh dưỡng, trứng còn có khả năng gắn kết mọi người lại với nhau. Chúng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thúc
đẩy sự hiểu biết giữa các nền văn hóa và thúc
đẩy tình đoàn kết trong các cộng đồng trên toàn thế giới.
Những nghiên cứu gần đây đã khẳng định nuôi gà đẻ trứng ít gây ảnh hưởng tới môi trường nhất so với tất cả các loại vật nuôi khác do thải khí cacbon ít nhất. Nuôi gà đẻ trứng cũng đòi hỏi nhu cầu nước ít hơn nhiều so với nuôi gà thịt và thấp nhất trong các vật nuôi.
Chủ đề của Ngày Trứng thế giới năm 2024 là “Gắn kết cùng trứng”, nhằm tôn vinh cách mà quả trứng tuyệt vời có thể kết nối và
đoàn kết mọi người từ khắp nơi trên thế giới.
Ngày Trứng thế giới mang nhiều ý nghĩa: Đoàn kết trong việc theo đuổi sức khỏe - Trứng rất giàu chất dinh dưỡng, góp phần vào sức khỏe, sự phát triển và chức năng của cơ thể và não bộ.
- Trứng cung cấp các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu và protein chất lượng cao rất cần thiết cho mọi giai đoạn của cuộc sống.
- Trứng là nguồn cung cấp protein chất lượng cao phổ biến, dễ tiếp cận với mọi người ở mọi hoàn cảnh kinh tế xã hội khác nhau, thúc đẩy sự thống nhất trong dinh dưỡng.
- Việc lựa chọn trứng góp phần tạo nên một hành tinh khỏe mạnh hơn cho tất cả chúng ta. Trứng cần ít tài nguyên và thải ra ít khí nhà kính. Trứng là nguồn dinh dưỡng đơn giản, đa dụng và đầy đủ. Đoàn kết mọi người thông qua truyền thống
- Trứng là thực phẩm phổ biến có trong ẩm thực của nhiều nền văn hóa và châu lục,
giúp mọi người xích lại gần nhau hơn thông qua truyền thống ẩm thực chung.
- Trứng đóng vai trò trung tâm trong nhiều lễ hội văn hóa và tôn giáo, làm nổi bật ý nghĩa của chúng trong việc gắn kết cộng đồng.
Đoàn kết gia đình và hỗ trợ cộng đồng
- Hỗ trợ nông dân sản xuất trứng địa phương thúc đẩy nền kinh tế địa phương và an ninh lương thực. Điều này thúc đẩy ý thức đoàn kết và phúc lợi tập thể trong cộng đồng.
- Do tính linh hoạt vượt trội của mình, trứng có thể được dùng làm nguyên liệu hoặc là thành phần chính của món ăn, cho bất kỳ bữa ăn nào trong ngày. - Không gì gắn kết mọi người lại với nhau hơn niềm vui từ bữa ăn tự nấu, hãy nhớ thêm một quả trứng để tăng cường lượng chất dinh dưỡng hấp thụ.
XUÂN LAN (Nguồn IEC)
Ngóng Tết
☐ TẢN VĂN CỦA MAI THỊ TRÚC
Sáng sớm, đã thấy ba gửi những bức hình chụp tuốt lá đào, lá mai và hồ hởi dự tính rằng năm nay nhất định sẽ có những chậu hoa thật đẹp. Năm nào cũng vậy, từ khoảng cuối tháng Mười một âm lịch, đầu tháng Mười hai là ba lại bắc ghế đi tuốt lá đào, lá mai. Nhớ hồi bầy con còn
ở nhà thì ba “hò” chúng ra tuốt lá cùng, giờ
đây con cái đi xa thì lủi thủi làm việc một mình. Kể ra thời tiết năm nay khá thuận lợi, không quá rét cũng không quá nóng, xen giữa những đợt lạnh là những đợt nắng nên cây cối phát triển được lắm. Quẩn quanh vậy là chỉ còn ít ngày nữa nữa là Tết. Lại ngóng Tết và nhớ quê.
Ở quê, giờ này chắc đang nhộn nhịp lắm đây. Tôi nhớ thời điểm này quê tôi bắt đầu vào mùa đổ ải. Cánh đồng dùng để canh tác
lúa đã được người dân làm nỏ đất (cày lên phơi khô) từ đợt trước, ruộng nào ruộng nấy khô cong. Nước sẽ được bà con nông dân dẫn từ ao chứa thượng nguồn về, men theo những con kênh và rẽ hướng vào các vuông ruộng nhỏ. Cho nước vào ruộng chừng hai ba ngày thì lại tiếp túc làm đất để cấy. Người vạt cỏ bờ, người lại cầm cuốc đi đắp lại mấy lỗ cua để giữ nước, tiếng nói cười quyện với tiếng lội nước bì bõm huyên náo vô cùng. Ở bên kia ruộng hỏi với bên này ruộng xem năm nay cấy giống lúa gì, dự định cấy mấy sào, rồi cả tết nhất năm nay chuẩn bị tới đâu rồi? Thích nhất vẫn là đám con nít, đứa nào đứa nấy cũng đều tay xách nách mang một chiếc xô nhỏ để đi bắt cua đồng. Cua đồng theo con nước từ thượng nguồn khá nhiều lại béo ú. Chỉ cần chăm chỉ khoảng mấy tiếng
đồng hồ là có thể thu được chiến lợi phẩm làm một bữa ăn ra trò rồi. Cua đồng về rang
mặn với mắm me hay nấu canh riêu thì cũng
đều ngon hết sảy.
Mẹ tranh thủ ra vườn dỡ mấy gốc gừng
đặng sát Tết còn làm mứt. Mùa này, nắng đã
bắt đầu hiếm nên mẹ tranh thủ được chừng
nào hay chừng đó. Được mẻ gừng nào vừa dỡ xong là mẹ lại cho vào sân phơi ngay tức khắc. Gừng làm mứt phải phơi qua nắng cho se vỏ rồi mới rửa lại thật sạch. Bao nhiêu năm trôi qua nhưng tôi vẫn còn nhớ những “bí quyết” của mẹ khi làm gừng. Mẹ bảo, để cho ra những mẻ gừng chất lượng nhất định phải chọn loại gừng không quá già và không quá non. Gừng non khi làm mứt thớ thịt sẽ bị nhão, còn gừng quá già thì lại bị xơ cứng. Công đoạn cực nhất khi làm mứt gừng có lẽ đó là khâu cạo vỏ. Một củ gừng cạo hết lớp vỏ khá lâu, phải thật tỉ mẩn mới làm sạch lớp vỏ trong mọi ngóc ngách của toàn củ. Mẹ làm mứt gừng quen đến nỗi không cần cân đo đong đếm nguyên liệu, chỉ ước lượng bằng mắt, bằng tay nhưng mẻ mứt gừng nào mẹ sên cũng rất vừa vặn. Ăn mứt mẹ làm sẽ cảm nhận được đường tan ngấm vào sâu tận thớ gừng, vị cay ngọt hòa quyện. Ngày Tết đến ai ăn cũng tấm tắc khen ngon. Thường mẹ sẽ làm dư, cho vào từng túi ni lông buộc dây chun cẩn thận mang đi biếu bà con chòm xóm. Và mỗi lần nghĩ tới mứt gừng là tôi thấy Tết dường như về thật gần.
Mẹ tôi thường ngóng Tết bằng những vạt rau trước nhà. Mặc dù tính toán khá kỹ lưỡng nhưng mẹ hay lo xa. Rằng, liệu chỗ bắp cải kia có kịp lớn mà bán hết trong mấy phiên chợ Tết hay không? Nếu mà nó không lớn ra Giêng bán thì mất giá lắm. Xui có năm đúng mấy ngày Tết chúng lớn như phổng nở bung bét hết cả lên. Mẹ lo nhất vẫn là đám rau thơm. Vì chỉ có mấy ngày Tết rau thơm người ta mới tiêu thụ nhiều. Không lớn kịp hoặc già trước Tết thì cũng coi như công sức bỏ ra thu lại chẳng được bao nhiêu. Không chỉ ngóng rau mẹ còn ngóng đàn gà trong chuồng, ngóng chú heo đã nuôi được mấy tháng. Tết nhất có đủ đầy, có vui hay không toàn trông chờ vào chúng chứ đâu.
Những ngày cuối năm, gió hun hút lại nhớ những lần canh tiếng rao người ta đi bán vôi. Ngày đó, nhà cửa dù rộng rãi hay chật hẹp, Tết đến nhà nào cũng khoác áo mới cho ngôi nhà thân thương của mình. Không giống như bây giờ có nhiều loại sơn cao cấp, màu sắc bắt mắt ngày xưa chỉ độc mỗi màu vôi trắng. Vôi được chọn kỹ càng phi lên rồi hòa với nước, dùng chổi đót quét lên tường. Màu trắng của vôi không những làm cho căn nhà được bừng sáng hơn mà còn đẩy lùi được vết ố, ẩm mốc. Việc quét lại tường nhà hồi đó ai cũng tận dụng nhân lực trong nhà, phần để tiết kiệm tiền, phần để cho mọi người có trách nhiệm về ngôi nhà mình đang ở. Đó cũng là công việc dọn nhà đón Tết mà tôi thấy cực nhất. Lụi cụi từ sáng tới chiều phi vôi, lụi cụi múc nước vô xô hòa thật đều lại lụi cụi quết những nhát chổi lên tường làm sao cho thật đều màu. Thích nhất là khi mấy ngày Tết khách tới nhà chơi, ngó nghiêng lên bốn bức tường khen nức nở về màu vôi sáng loáng, đều màu, sạch sẽ.
Những năm gần đây mọi người bàn tán nhiều về Tết Nguyên đán. Họ cho rằng Tết càng ngày càng rườm rà, nhiều hủ tục và muốn tinh gọn, thậm chí có người còn muốn bỏ Tết. Dĩ nhiên với một người thích Tết, yêu Tết như tôi thì không đồng tình đâu. Và ba mẹ tôi cũng vậy. Dẫu không còn nhiều thời gian như xưa bé nhưng tôi vẫn cứ thích ngóng Tết. Ngóng Tết với tôi là ngóng bữa cơm đoàn tụ, ngóng hương trầm thoang thoảng, ngóng chậu đào, chậu mai thành quả một năm chăm sóc của ba và hơn hết là ngóng những bóng hình quen thuộc nơi căn nhà yêu dấu mà mình đã có nhiều năm tháng lớn lên. Lạ thay mỗi lần ngóng Tết trong lòng lại dâng lên nỗi vui bình yên, ấm áp đến diệu kỳ. ☐