Tạp chí Thế giới Gia cầm số 78

Page 1


THẾ GIỚI GIA CẦM SỐ 78 - 9/2024

CƠ QUAN CHỦ QUẢN

Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Nguyễn Thanh Sơn, Tiến sĩ

Dương Xuân Hùng, Nhà báo

Đỗ Huy Hoàn, Nhà báo Thu Hồng, Thư ký tòa soạn

TỔNG BIÊN TẬP

TS. Nguyễn Thanh Sơn

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Nhà báo Đỗ Huy Hoàn

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

GSTS. Nguyễn Duy Hoan; PGS.TS. Phạm Kim Đăng; PGS. TS. Bùi Hữu Đoàn; PGTS. Ngô Thị Kim Cúc; TS. Lê Minh Lịnh; TS. Phan Văn Lục; TS. Nguyễn Quý Khiêm; TS. Hoàng Tuấn Thành; TS. Dương Xuân Tuyển

CỘNG TÁC NỘI DUNG

Kim Tiến; Nguyễn Chi; Thảo Linh; Anh Thư Nguyễn Hùng; Phan Thanh Cường; Nguyên Anh; Lê Hoàng Vũ; Minh Thanh; Dương Nghĩa; Lê Cung; Sao Mai; Quỳnh Nga; Vũ Mưa...

MỸ THUẬT: Nguyễn Nam Sơn

KỸ THUẬT VI TÍNH: Sao Mai

TÒA SOẠN

P906, tầng 9, Tòa nhà CT4, The Pride, KĐT An Hưng, La Khê, Hà Đông, Hà Nội.

Điện thoại: (024) 320 1068; Fax: (024) 320 1068; Email: thegioigiacam@gmail.com

TRỊ SỰ Nguyễn Thanh Đức

VĂN PHÒNG TP HỒ CHÍ MINH

Lầu 2, Nhà B, 116 Nguyễn Đình Chiểu, P.ĐaKao Điện thoại: 028.62777616

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 543/GP-BTTTT ngày 5/12/2016

Khuôn khổ: 23 x 30cm

Nơi in: Công ty TNHH MTV In Quân đội I và Công ty Cổ phần In Sao Việt

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO:

Ngọc Ánh: 0963.555.554 - Bảo Ngọc: 0989.991.977

Vũ Na: 0978.233.492

Email: quangcaoncn@gmail.com

Liên hệ đặt báo: Ms: Ngọc Ánh; DĐ: 0963.555.554

Email: phathanhncn@gmail.com

SỐ TÀI KHOẢN: 261.10.00.3454936

Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

Việt Nam (BIDV), Chi nhánh Tràng An Swift code: BIDV VNVX. CITAD: 01202001

Địa chỉ ngân hàng: Số 11 Cửa Bắc, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, TP. Hà Nội

Thưa Quý bạn đọc!

Hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam (VIPA) đã trở thành thương hiệu có uy tín trong nước và quốc tế, ngày càng đóng góp quan trọng cho sự phát kinh tế - xã hội của đất nước.

Nhìn lại chặng đường đã qua, VIPA tự hào những tháng năm “thay da đổi thịt”. Với VIPA, 20 năm không chỉ là con số đánh dấu quãng thời gian một phần năm thế kỷ mà còn tạo nhiều dấu ấn không phai mờ trong việc tham gia xây dựng cơ chế, chính sách, góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; tạo ra môi trường giao lưu, hợp tác giữa các doanh nghiệp; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, dịch vụ, đầu tư, nghiên cứu khoa học, mở rộng thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp thành viên. VIPA tự hào là ngôi nhà chung của ngành gia cầm Việt Nam và đang vững bước tương lai.

Nhân dịp kỷ niệm hơn 20 năm thành lập Hiệp hội và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V (2024 - 2029), Tạp chí Thế giới Gia cầm ra số đặc biệt, phát hành tháng 9/2024 để điểm lại những dấu ấn đặc biệt trên chặng đường hình thành và phát triển của Hiệp hội. Đồng thời trong số này, Tạp chí sẽ tiếp tục giới thiệu đến bạn đọc những thông tin mới nhất về sản xuất, thị trường gia cầm trong nước, quốc tế; những tiến bộ khoa học, công nghệ trong và ngoài nước… Nhân sự kiện trọng đại của Hiệp hội, Ban Biên tập Tạp chí Thế giới Gia cầm kính chúc Hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp phát huy truyền thống và những thành tựu hơn 20 năm qua, tiếp tục cùng nhau chung sức đồng lòng, vượt qua khó khăn, thách thức để viết thêm những trang sử mới, góp phần đưa ngành gia cầm Việt Nam “bay cao, bay xa” hơn nữa, tạo những dấu ấn đậm nét trên bản đồ ngành chăn nuôi toàn cầu, xứng đáng với vị thế, tiềm năng vốn có của ngành gia cầm Việt Nam.

Tạp chí Thế giới Gia cầm vẫn là tiếng nói đắc lực, góp sức trong các hoạt động chung của VIPA và hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự yêu mến, quan tâm và đồng hành của Quý vị bạn đọc.

Kính chúc quý hội viên, bà con chăn nuôi và bạn đọc trong cả nước luôn khỏe mạnh, hạnh phúc và thành công.

Trân trọng!

BAN BIÊN TẬP

LỤC

Thay đổi nhận thức về sử dụng kháng sinh

Sáng 29/8 tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế, Tổ chức Y tế Thế giới, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc và Đại sứ quán Anh đồng tổ chức Hội nghị bàn tròn cấp cao về vấn đề kháng thuốc. Đây là dịp để các đại biểu cùng thảo luận về tình hình sử dụng kháng sinh trong khuôn khổ Chiến lược Quốc gia phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam.

Các đại biểu tích cực thảo luận tại Hội nghị cấp cao về kháng kháng sinh. Ảnh:

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh sự hỗ trợ cần thiết của các tổ chức quốc tế đối với Việt Nam trong việc thực hiện Kế hoạch Hành động quốc gia về phòng, chống kháng thuốc trong nông nghiệp, đồng thời kêu gọi người nông dân sử dụng “đúng thuốc” cho “đúng bệnh” và dùng “đúng liều lượng” trong những trường hợp thực sự cần thiết. Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong lĩnh vực nông nghiệp đã được triển khai từ năm 2017, nhiều quy định đã được ban hành hoặc sửa đổi để giảm việc sử dụng thuốc kháng sinh trong lĩnh vực nông nghiệp. “Để Kế hoạch thực hiện thành công, có hiệu quả, cần sự vào cuộc, hỗ trợ của các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương và cộng đồng. Mỗi người dân Việt Nam, dù tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp hay không, cũng có thể hỗ trợ bằng cách sử dụng đúng thuốc cho đúng bệnh với liều lượng đúng theo quy định”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT chia sẻ.

Dự thảo hạn ngạch thuế nhập khẩu trứng gia cầm

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quy định hạn ngạch thuế quan nhập khẩu trứng gia cầm năm tới. Dự thảo được phân giao theo phương thức cấp Giấy phép nhập khẩu quy định tại Điều 9 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và Điều 15 Thông tư số 12/2018/TTBCT ngày 15/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định số 69/2018/NĐ-CP.

Lượng hạn ngạch dự kiến, trứng gà có mã số hàng hóa 0407.21.00 và 0407.90.10. Trứng vịt, ngan có mã số hàng hóa 0407.29.10 và 0407.90.20. Các loại khác, mã số hàng hóa 0407.29.90 và 0407.90.90. Đơn vị tá và là trứng thương phẩm không có phôi. Hạn ngạch được phân giao cho thương nhân có nhu cầu nhập khẩu. Bộ Công Thương sẽ trao đổi với Bộ NN&PTNT để xác định cụ thể thời điểm phân giao hạn ngạch.

Cơ hội lớn để trứng gia cầm xuất ngoại

Mới đây, Cơ quan Quản lý thực phẩm Singapore (SFA) đã khảo sát một số doanh nghiệp sản xuất trứng gà tươi của Việt Nam, chuẩn bị đàm phán, đưa nước ta trở thành nguồn cung trứng tươi cho quốc đảo này. SFA đánh giá cao năng lực các doanh nghiệp, tin tưởng thời gian tới các bên sẽ có giao thương chính thức sau khi cơ quan chức năng 2 nước thống nhất kiểm soát dịch bệnh, an toàn thực phẩm. Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, sản lượng trứng gia cầm năm 2023 đạt 19,2 tỷ quả, tăng 5,2% so với cùng kỳ 2022. Trứng gia cầm nước ta đã xuất khẩu sang hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng chỉ chiếm 1% tổng lượng trứng của cả nước, số còn lại phục vụ tiêu dùng nội địa. Riêng 6 tháng đầu năm nay, sản lượng trứng gần 10,1 tỷ quả, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sớm hoàn thiện hồ sơ đánh giá chất

Tại buổi làm việc giữa Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến và Bộ trưởng Ngoại giao Chile Alberto Van Klaveren diễn ra chiều 26/8 tại Hà Nội, Chile đề xuất mở cửa thị trường cho các sản phẩm thịt (thịt bò và heo) từ nước này, đồng thời kiến nghị Việt Nam sớm tổ chức các đoàn thanh tra kỹ thuật để kiểm định chất lượng và quy trình chế biến thịt tại Chile. Cục Thú y đã rà soát toàn bộ hồ sơ, dự kiến năm tới, Việt Nam sẽ có đoàn thanh tra sang Chile để kiểm tra thực tế và đánh giá chất lượng các sản phẩm thịt của nước này. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị Cục Thú y làm việc với Đại sứ quán Chile và Cơ quan Thú y Chile để đẩy nhanh tiến độ xem xét thủ tục, hoàn tất hồ sơ trong thời gian sớm nhất.

EU sắp thanh tra mật ong của Việt Nam

Dự kiến, từ ngày 24/9 - 17/10, đoàn kiểm tra của Liên minh châu Âu (EU) sẽ thanh tra mật ong của Việt Nam, đánh giá hoạt động kiểm soát dư lượng của nước ta đối với mặt hàng này. Theo Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), kim ngạch xuất khẩu mật ong Việt Nam sang EU còn khiêm tốn bởi thị trường này yêu cầu cao về tiêu chuẩn kỹ thuật. Giai đoạn 20072013, EU không cho phép nhập khẩu mật ong Việt Nam do không đáp ứng quy định vệ sinh an toàn thực phẩm, phải từ tháng 3/2013, EU mới cấp phép trở lại. Xuất khẩu mật ong của nước ta sang EU chưa đáng kể nhưng đang có dấu hiệu tăng. Kết quả thanh tra lần này sẽ tác động đến xuất khẩu mật ong, vì vậy, ngành chức năng đề nghị các địa phương, doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt hồ sơ và giám sát chặt chẽ vùng nuôi.

THÙY KHÁNH
MINH KHUÊ
Thùy Khánh

Công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực chăn nuôi

Ngày 29/8, Bộ NN&PTNT ban hành Quyết định 2972/QĐ-BNN-CN công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực chăn nuôi thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ. Theo đó, cấp tỉnh giải quyết 4 thủ tục: Đề xuất hỗ trợ đầu tư dự án nâng cao hiệu quả chăn nuôi đối với các chính sách hỗ trợ đầu tư theo Luật Đầu tư công; Quyết định hỗ trợ đầu tư dự án nâng cao hiệu quả chăn nuôi đối với các chính sách hỗ trợ đầu tư theo Luật Đầu tư công; Quyết định hỗ trợ đối với các chính sách nâng cao hiệu quả chăn nuôi sử dụng vốn sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước. Đề nghị thanh toán kinh phí hỗ trợ đối với các chính sách nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Cấp huyện giải quyết 2 thủ tục: Hỗ trợ chi phí nâng cao hiệu quả chăn nuôi cho đơn vị đã cung cấp vật tư phối giống, công phối giống nhân tạo gia súc; chi phí liều tinh để thực hiện phối giống heo nái đối với các chính sách sử dụng vốn sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước. Quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ đào tạo, tập huấn để chuyển đổi từ chăn nuôi sang nghề khác; chi phí cho cá nhân được đào tạo về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc; chi phí mua bình chứa Nitơ lỏng bảo quản tinh cho người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc đối với các chính sách sử dụng vốn sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước.

TRƯỜNG SA

Phát triển chăn nuôi đại gia súc giảm phát thải

Ngày 29/8, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận tổ chức Tọa đàm “Giải pháp phát triển chăn nuôi đại gia súc giảm phát thải nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Bình Thuận”. Tham dự Tọa đàm, các đại biểu đã thảo luận về tình hình khó khăn chung, đề xuất một số chính sách hỗ trợ để phát triển nông nghiệp gắn với giảm phát thải; tìm giải pháp thực hiện các mô hình sản xuất gắn với phát triển chăn nuôi đại gia súc thích ứng biến đổi khí hậu kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin. Buổi Tọa đàm cũng giúp các hợp tác xã, hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Thuận nâng cao nhận thức về chăn nuôi đại gia súc tích hợp đa giá trị, góp phần tạo ra những sản phẩm mới, an toàn và phát triển bền vững.

Hợp tác quốc tế giảm protein thô trong thức ăn chăn nuôi.

Sáng 26/8 tại Hà Nội, Viện Chăn nuôi và Đại diện Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) có buổi họp trao đổi về lĩnh vực chăn nuôi tại Việt Nam. Thực hiện cam kết tại COP26, Việt Nam đã và đang nỗ lực giảm phát thải các ngành phát thải cao, trong đó có chăn nuôi. Văn phòng KOICA Việt Nam luôn coi nông nghiệp là một trong 4 ngành được ưu tiên, với nhiều hỗ trợ cho Bộ NN&PTNT Việt Nam, cụ thể là giải pháp giảm protein thô trong thức ăn chăn nuôi.

Trên tinh thần đó, các chuyên gia của KOIKA và Viện Chăn nuôi đã trao đổi, thảo luận về cơ hội hợp tác trong tương lai gắn với định hướng nghiên cứu giảm protein thô trong thức ăn, phối hợp xây dựng các đề xuất dự án liên quan và hoạt động trao đổi chuyên gia; đồng thời xác định ưu tiên cho phát triển bền vững ngành này để hai bên cùng hoạt động hiệu quả nhằm giải quyết khó khăn và thách thức chung.

HOÀNG ANH

Tăng cường đàm phán, mở cửa thị trường

Cục Thú y đang nỗ lực đàm phán với Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc về điều kiện đối với sản phẩm thịt gia cầm. Theo đó, hai bên đã thống nhất điều kiện về an toàn dịch bệnh đối với sản phẩm thịt gia cầm xuất khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc. Sắp tới, Cục Thú y tiếp tục đàm phán để xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sang Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, EU, Anh, các nước Trung Đông; tăng số lượng doanh nghiệp sản xuất được phép xuất khẩu sang các thị trường đã được mở cửa.

Cả nước hiện có 1.779 cơ sở chăn nuôi được công nhận đạt an toàn dịch

bệnh và 152 vùng an toàn dịch bệnh tại 60 tỉnh, thành phố. Để đáp ứng yêu

cầu thị trường nhập khẩu, Bộ NNPTNT đặt mục tiêu năm 2025 xây dựng

được 11 vùng an toàn dịch bệnh cấp huyện đối với bệnh cúm gia cầm và Newcastle tại các tỉnh Đông Nam bộ. Nhiều doanh nghiệp đã và đang chung tay cùng địa phương xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, chuỗi chăn nuôi gắn chế biến với công nghệ hiện đại như Masan, C.P. Việt Nam, Koyu&Unitek, Japfa, De Heus, GreenFeed…

Nhập khẩu thịt gia cầm tăng mạnh

Theo số liệu từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), 7 tháng đầu năm, giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 2,09 tỷ USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 644,1 triệu USD, giảm 9,2%; giá trị nhập khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 899,3 triệu USD, tăng 18,1%. Đáng chú ý, số lượng thịt gia cầm trong 7 tháng đầu năm 2024 nhập khẩu vào nước ta lên tới 195.000 tấn, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là tháng thứ 7 liên tiếp lượng thịt và các sản phẩm từ thịt nhập khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi đó, thời điểm này tại thị trường trong nước, giá gà công nghiệp dù có xu hướng tăng, bình quân dao động ở mức 30.000 đồng - 33.000 đồng/kg (tại miền Bắc), tuy nhiên nhưng sức tiêu thụ vẫn chậm.

GÓC ẢNH

Ảnh: Charlie Hamilton James

Trí thông minh của gia cầm

Matt Sigel quan sát những chú gà bay ra khỏi chuồng tại trang trại của anh ở Laramie, Wyoming, Mỹ. Các nhà khoa học cho biết, gà có nhận thức tiên tiến, chúng sống trong xã hội phân cấp, biết toán học cơ bản và trải nghiệm cảm xúc.

THÀNH NAM
MINH VÂN

HẢI

DƯƠNG

Chăn nuôi công nghệ cao lãi 500 triệu đến 1 tỷ đồng/năm

Tỉnh Hải Dương hiện có 565 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn và vừa. Trong đó, có 80% số trang trại đáp ứng tiêu chí sản

xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như chăn nuôi khép kín tự

động, bán tự động, có hệ thống làm mát tự động, sử dụng đệm lót sinh học… Giá trị sản xuất hàng hóa bình quân 2,2 tỷ đồng/trang trại/năm. Mỗi trang trại thu lãi trung bình từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng/năm.

Đại diện Sở NN&PTNT Hải Dương nhấn mạnh rằng ngành chăn

nuôi của tỉnh đang phát triển theo hướng công nghiệp, với sự chú trọng vào ứng dụng công nghệ cao và sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ. Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng mà còn mở ra cơ hội cho các cơ sở chăn nuôi tập trung phát triển thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn, mang lại giá trị gia tăng cao hơn.

HÀ MY

Ngành chăn nuôi của tỉnh Hải Dương chú trọng ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: baohaiduong

HÀ NỘI

Còn 450 hộ chăn nuôi trong đô thị

Thống kê trước năm 2020, thành phố Hà Nội có gần 2.600 hộ chăn nuôi với tổng số hơn 204.000 con gia súc, gia cầm nuôi ở các quận nội thành, 4 phường thuộc thị xã Sơn Tây và 6 thị trấn thuộc 5 huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì. Đa số là chăn nuôi nhỏ lẻ, có nguy cơ ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh cao, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và sức khỏe của cộng đồng dân cư xung quanh. Để khắc phục tình trạng này, năm 2020, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ra Nghị quyết 02 trong đó quy định khu vực không được phép chăn nuôi cũng như ban hành chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi. Hiện, thành phố chỉ còn 450 hộ chăn nuôi trong đô thị.

TRẦN VÂN

NINH THUẬN

Có 4 khu vực không được phép chăn nuôi chim yến

Các khu vực không được phép chăn nuôi, bao gồm cả hoạt động nuôi chim yến, đó là tất cả các phường và khu dân cư xã Thành Hải thuộc thành phố Phan Rang - Tháp Chàm; tất cả các khu dân cư thuộc thị trấn Khánh Hải (huyện Ninh Hải); thị trấn Phước Dân (huyện Ninh Phước) và thị trấn Tân Sơn (huyện Ninh Sơn). Còn lại vùng được nuôi là vùng nằm ngoài khu vực không được phép chăn nuôi nêu trên. Tỉnh đặt mục tiêu sẽ hoàn thành di dời hoặc chấm dứt hoạt động các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi và hoàn thiện điều kiện chăn nuôi theo quy định trong năm nay. Tỉnh dành trên 2,63 tỷ đồng hỗ trợ người dân ổn định đời sống, sản xuất và hỗ trợ chi phí di dời.

HÀ TĨNH

Đề xuất quy định chăn nuôi trong nội thành

Khu vực nội thành, nội thị (10 phường) của thành phố Hà Tĩnh hiện có 182 con trâu, bò, 330 con heo và hơn 28.100 con gia cầm với khoảng 2.000 hộ chăn nuôi. Do chăn nuôi nội đô chủ yếu theo hình thức nông hộ nên các biện pháp xử lý chất thải, môi trường còn nhiều bất cập, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh. Thành phố Hà Tĩnh đề xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại nhỏ, vừa, lớn (từ 10 đơn vị vật nuôi trở lên) không được phép chăn nuôi tại khu vực nội thành, nội thị. Đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nông hộ dưới 10 đơn vị vật nuôi, nếu khu vực chăn nuôi không đảm bảo tách biệt với nơi ở của người và không đảm bảo các quy định tại Điều 56, khoản 2 Điều 57 Luật Chăn nuôi cũng không được phép chăn nuôi.

HUYỀN LINH

GIA LAI

phạt

Pleiku

cơ sở giết mổ vi phạm

hành chính tại

Từ ngày 10/7 đến 10/8, Đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố Pleiku đã ra quân kiểm tra về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và kiểm soát giết mổ tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ trên địa bàn. Qua đó, Đoàn liên ngành đã lập biên bản và đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Pleiku ban hành quyết định xử phạt 8 cơ sở giết mổ vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y vì không có giấy chứng nhận vệ sinh thú y. Tổng số tiền phạt là 28 triệu đồng. Bên cạnh đó, Đoàn cũng tập trung tuyên truyền, phổ biến quy định về công tác giết mổ như: địa điểm phải tách biệt với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm; trang thiết bị, dụng cụ phù hợp để giết mổ, không gây độc hại, ô nhiễm cho sản phẩm động vật; có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường…

BẢO TRÂM

ĐỒNG NAI

7 tháng, cung cấp hơn 121.000 tấn thịt gà

Trong hơn 7 tháng đầu năm 2024, tỉnh Đồng Nai đã cung cấp hơn 444.000 tấn thịt gia súc, gia cầm cho thị trường trong và ngoài tỉnh, tăng gần 20.000 tấn so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, gần 319.800 tấn thịt heo và hơn 121.000 tấn thịt gà. Ngoài ra, tỉnh còn cung cấp cho các thị trường trong và ngoài nước hơn 807.100 quả trứng. Hiện, tỉnh Đồng Nai dẫn đầu cả nước về chăn nuôi heo, gà theo mô hình công nghiệp với trang trại lạnh khép kín; đồng thời, đang tiến hành xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh để sản phẩm heo, gà, trứng có thể xuất khẩu sang nhiều quốc gia.

LONG AN Tiêm hơn 2,8 triệu liều vaccine cúm gia cầm

Theo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Long An, tính đến cuối tháng 8/2024, toàn tỉnh đã triển khai tiêm phòng hơn 3,2 triệu liều vaccine các loại trên đàn vật nuôi. Cụ thể, đã tiêm 116.969 liều vaccine lở mồm long móng trên gia súc; 12.390 liều vaccine heo tai xanh; 102.901 liều vaccine dại; 82.809 liều vaccine viêm da nổi cục; 2.832.038 liều vaccine cúm gia cầm; 67.010 liều vaccine tụ huyết trùng trâu, bò. Ngoài ra, tỉnh đã sử dụng 5.403 lít thuốc sát trùng để vệ sinh tiêu độc, khử trùng các khu vực chăn nuôi và điểm xảy ra dịch bệnh. Trong tháng 9, tỉnh thực hiện tiêm phòng miễn phí vaccine cúm gia cầm đợt 2 năm 2024; ước tính sẽ có 631.000 liều vaccine được phân bổ trong đợt này.

THÙY DƯƠNG

KHÁNH HÒA

Sẽ xây dựng tiêu chuẩn yến đảo và yến nuôi

Tỉnh Khánh Hòa hiện đang sở hữu, khai thác 173 hang yến, với 33 đảo yến và nhiều nhà nuôi cho sản lượng yến sào thành phẩm lớn. Yến sào là một trong những sản phẩm đặc trưng nổi tiếng của Khánh Hòa, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, do chưa có chuẩn mực cụ thể để đánh giá nên người tiêu dùng khó phân biệt thật, giả, sản phẩm tốt, xấu. Chính vì thế, thời gian tới, tỉnh sẽ xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia cho yến sào gửi Bộ Khoa học và Công nghệ.

Chăn nuôi gia

☐ NAN-DIRK MULDER

GÓC NHÌN

cầm cần công nghệ AI

Chuyên gia phân tích ngành hàng protein động vật, Rabobank

Một trong những giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia cầm chính là trí tuệ nhân tạo (AI) - công nghệ được dự đoán sẽ tạo bước phát triển đột phá cho ngành chăn nuôi gia cầm thông minh. Tuy nhiên, vẫn có những lo ngại liệu công nghệ này không thực sự “màu nhiệm” như quảng cáo và không ít ý kiến cho rằng, AI đang bị đặt nhầm chỗ vào ngành gia cầm. Nhưng trong tương lai, nhiều người lao động sẽ rơi vào thất nghiệp khi AI được sử dụng đại trà trong các trang trại chăn nuôi. Áp dụng AI và những công nghệ thông minh vào chăn nuôi mang lại vô số lợi ích, rõ nhất là hỗ trợ thực

hiện công việc nhanh và dễ dàng hơn nhờ nâng cao khả năng lập kế hoạch và dự báo; mở ra nhiều hướng tiếp cận khả thi và phân tích thuận lợi hơn về giá cả cũng như chi phí. Sử dụng công nghệ thông minh là cách để các trang trại nắm rõ hơn về chi phí lao động, và giúp họ tiếp cận thông tin dễ dàng hơn. Ngày nay, các công nghệ thông minh còn trở thành cầu nối giúp nhiều trang trại chăn nuôi hợp tác với nhau chặt chẽ hơn. Nhìn chung, AI đang thúc đẩy sự hợp tác giữa khu vực công và tư nhân, cũng như giữa nhà sản xuất và nông dân, thậm chí giữa các đối thủ cạnh tranh, vì chia sẻ dữ liệu là cần thiết để tạo ra các giải pháp AI. Tại các nước phương Tây, công nghệ AI đang thúc đẩy ngành gia cầm đi đúng hướng. Trong khi đó, ngành gia cầm ở nhiều nơi trên thế giới vẫn thiếu sự hợp tác, vì có quá nhiều công ty lớn muốn độc chiếm thị trường. Điều này cản trở ngành gia cầm phát triển và đổi mới. Mặc dù có nhiều lo ngại cho rằng AI sẽ trở thành công cụ quyền năng dành riêng cho tập đoàn chăn nuôi có tài chính hùng hậu, nhưng thực tế, những trang trại nhỏ lẻ vẫn có cơ hội. AI mang lại lợi ích cho toàn ngành chăn nuôi gia cầm, không chỉ trực tuyến mà còn trong các ứng dụng ngoại tuyến. Công ty phần mềm quản lý gia cầm AbuErdan cũng cho rằng, để công nghệ AI phát huy hiệu quả thực sự, cần phải có sự nỗ lực từ các nhà cung cấp công nghệ, chủ trang trại lớn và nông dân. Thực tế, nhiều trang trại đã thu lợi ích lớn thông qua đầu tư vào phần mềm tiên tiến để tối ưu hóa hoạt động sản xuất khác nhau từ ấp trứng đến quản lý dữ liệu giết mổ gia cầm. Ngoài ra, công nghệ AI cũng có lợi trong việc giảm trộm cắp và gian lận. Bất chấp những mặt tích cực, một số lo ngại vẫn tiếp tục xoay quanh AI và công nghệ mới khác. Chẳng hạn, liệu nó có làm giảm cơ hội việc làm hay không và sẽ mất bao lâu để xây dựng hạ tầng phù hợp và đào tạo người vận hành công nghệ? Ai sẽ sở hữu dữ liệu và nó sẽ được sử dụng như thế nào? Tuy nhiên, sẽ có một số công ty không đủ khả năng đầu tư vào AI. Tất nhiên, cũng có tình trạng lạm dụng dữ liệu. Đôi khi AI đưa ra lời khuyên không hoàn toàn đúng. Do đó, người nông dân vẫn phải cảnh giác khi sử dụng AI và các giải pháp dữ liệu khác nói chung.

Ngoài ra, vẫn còn một số trở ngại trong việc áp dụng AI, ví dụ, sự thiếu cởi mở giữa các nhà cung cấp trong ngành hoặc nhiều nông dân không muốn minh bạch dữ liệu. Mặc dù công nghệ đang phát triển như vũ bão, nhưng tốc độ không đồng đều ở tất cả các khu vực. Tuy nhiên, AI vẫn được kỳ vọng mang lại lợi ích to lớn cho cả ngành chăn nuôi gia cầm và trứng, nhưng phải lưu ý những lợi ích này được chia sẻ và các công ty dù lớn hay nhỏ cũng đều cần thời gian để thích ứng và phát triển.

Thêm chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả

chăn nuôi

Ngày 01/8/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 106/2024/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi; chính thức có hiệu

lực thi hành từ ngày 20/9/2024.

Nghị định này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp có hoạt động trong chăn nuôi được quy định tại Nghị định này. Cụ thể như sau:

Hỗ trợ sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nguyên liệu trong nước để sản xuất thức ăn chăn nuôi

Hỗ trợ tổ chức, cá nhân thực hiện xây dựng vùng trồng cây nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Mức hỗ trợ đầu tư không quá 50% tổng chi phí thực hiện dự án và tối đa không quá 5 tỷ đồng/dự án.

Hỗ trợ tổ chức, cá nhân chi phí mua vật tư, thiết bị thu gom, đóng gói, vận chuyển, sơ chế, chế biến, bảo quản phụ phẩm công nghiệp, nông nghiệp làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đối với dự án có tổng công suất sản xuất thiết kế đạt tối thiểu 100.000 tấn/năm. Mức hỗ trợ đầu tư không quá 50% tổng chi phí thực hiện dự án và tối đa không quá 1 tỷ đồng/dự án.

Hỗ trợ tổ chức, cá nhân kinh phí mua thiết bị từ nước ngoài để sản xuất nguyên liệu đơn làm thức ăn bổ sung trong nước đối với dự án có công suất sản xuất thiết kế tối thiểu 30 tấn/năm. Mức

hỗ trợ đầu tư không quá 50% tổng chi phí thực hiện dự án và tối đa không quá 2 tỷ đồng/dự án.

Hỗ trợ tổ chức, cá nhân kinh phí mua bản quyền công nghệ từ nước ngoài để sản xuất nguyên liệu đơn làm thức ăn bổ sung trong nước đối với dự án có công suất sản xuất thiết kế tối thiểu 30 tấn/năm. Mức hỗ trợ đầu tư không quá 50% tổng chi phí thực hiện dự án và tối đa không quá 2 tỷ đồng/dự án.

Hỗ trợ tổ chức, cá nhân chi phí mua bồn bảo quản thức ăn chăn nuôi dạng hàng rời tại trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn. Mức hỗ trợ đầu tư không quá 50% tổng chi phí thực hiện dự án và tối đa không quá 100 triệu đồng/dự án.

Hỗ trợ tổ chức, cá nhân chi phí mua giống cây trồng làm cây thức ăn chăn nuôi đối với dự án có

diện tích đất trồng tối thiểu 10 ha/dự án. Mức hỗ

trợ đầu tư không quá 50% tổng chi phí thực hiện dự án và tối đa không quá 200 triệu đồng/dự án.

Hỗ trợ phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi

Hỗ trợ đầu tư không quá 50% tổng chi phí xây dựng kho lạnh bảo quản sản phẩm thịt gia súc, gia cầm; mức hỗ trợ tối đa không quá 3 tỷ đồng/ kho lạnh.

Hỗ trợ không quá 30% tổng chi phí về quảng bá thương hiệu sản phẩm; mức hỗ trợ tối đa không quá 1 tỷ đồng/dự án.

Hỗ trợ không quá 30% tổng chi phí về đào tạo xây dựng chiến lược phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi, mức hỗ trợ tối đa không quá 100 triệu đồng/dự án.

Hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện bố trí quỹ đất để xây dựng cơ sở chăn nuôi cho đối tượng được di dời theo quy định của pháp luật về đất đai.

Hỗ trợ không quá 50% chi phí mua sắm thiết

bị công trình và thiết bị công nghệ chăn nuôi theo diện tích chuồng trại hiện có của cơ sở chăn nuôi thuộc đối tượng phải di dời; mức hỗ trợ tối đa không quá 10 tỷ đồng/cơ sở.

Hỗ trợ không quá 50% chi phí di dời vật nuôi đến địa điểm mới phù hợp; mức hỗ trợ tối đa không quá 500 triệu đồng/cơ sở.

Hỗ trợ 100% chi phí đào tạo, tập huấn để chuyển đổi từ chăn nuôi sang các nghề khác; mức hỗ trợ tối đa không quá 3 tháng lương cơ bản/ người.

Hỗ trợ phối giống nhân tạo đối với trâu, bò, heo

Hỗ trợ 100% chi phí về vật tư phối giống nhân tạo gia súc gồm tinh đông lạnh, Nitơ lỏng, găng tay và dụng cụ dẫn tinh để phối giống cho trâu, bò cái; tối đa 3 liều tinh/lần có chửa đối

tinh/lần phối giống và tối đa 6 liều tinh/nái/năm.

Hỗ trợ chi phí cho cá nhân được đào tạo về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc (trâu, bò) theo chi phí thực tế tối đa 2 tháng lương cơ bản/ người/khóa.

Hỗ trợ một lần không quá 30% chi phí mua bình chứa Nitơ lỏng bảo quản tinh cho người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc (trâu, bò); mức hỗ trợ tối đa không quá 5 triệu đồng/bình/ người.

Hỗ trợ công phối giống nhân tạo gia súc (trâu, bò), mức hỗ trợ tối đa không quá 300.000 đồng/ con phối giống có chửa.

Hỗ trợ mua đực giống trâu, bò, dê, cừu, heo, hươu sao và gà, vịt, ngan giống cấp bố mẹ

Hỗ trợ một lần không quá 30% giá trị mua một trong các đực giống trâu, bò, dê, cừu, heo, hươu sao để phối giống, mức hỗ trợ tối đa như sau: 15 triệu đồng/đực giống đối với trâu, bò từ 12 tháng tuổi trở lên; 3 triệu đồng/đực giống đối với dê, cừu từ 6 tháng tuổi trở lên; 10 triệu đồng/ đực giống đối với heo từ 6 tháng tuổi trở lên và đã kết thúc kiểm tra năng suất cá thể; 10 triệu đồng/ đực giống đối với hươu sao từ 6 tháng tuổi trở lên; không quá 2 con đực giống/hộ.

Hỗ trợ một lần không quá 30% giá trị mua một trong các loại gà, vịt, ngan giống cấp bố mẹ 1 ngày tuổi để nuôi sinh sản; mức hỗ trợ tối đa không quá 15.000 đồng/con; mỗi hộ chăn nuôi được hỗ trợ tối đa không quá 500 con gà hoặc 500 con vịt hoặc 500 con ngan giống cấp bố mẹ 1 ngày tuổi.

Chính sách khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi

Hỗ trợ không quá 50% giá trị sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi nhằm khuyến khích áp dụng để xử lý chất thải chăn nuôi. Mức hỗ trợ tối đa: 5 triệu đồng/cơ sở (chăn nuôi nông hộ); 50 triệu đồng/cơ sở (chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ và vừa); 100 triệu đồng/cơ sở (chăn nuôi trang trại quy mô lớn).

Hỗ trợ không quá 50% giá trị công trình khí sinh học nhằm khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi. Mức hỗ trợ tối đa: 7 triệu đồng/công trình (chăn nuôi nông hộ); 300 triệu đồng/công trình (chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ và vừa); 1 tỷ đồng/công trình (chăn nuôi trang trại quy mô lớn).

Hỗ trợ không quá 30% chi phí mua vật tư, thiết bị, chi phí xét nghiệm để khuyến khích thực hiện chăn nuôi theo tiêu chí an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Mức hỗ trợ tối đa: 20 triệu đồng/ cơ sở (chăn nuôi nông hộ); 50 triệu đồng/cơ sở (chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ); 70 triệu đồng/ cơ sở (chăn nuôi trang trại quy mô vừa); 200 triệu đồng/cơ sở (chăn nuôi trang trại quy mô lớn).

PHẠM THU

VĂN BẢN MỚI

☐ Ngày 28/6/2024, Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã có văn bản số 519/TTCS-TTTQ về việc tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Trong đó, Cục Thông tin cơ sở đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, người dân về các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo đúng quy định của pháp luật về thú y, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhất là các Chương trình, Kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng, địa phương để người dân không hoang mang, chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của ngành y tế, thú y, đồng thời phát hiện, đấu tranh kịp thời với những hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; biểu hiện chủ quan, thờ ơ, vô cảm đối với công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; những hành vi tung tin không chính xác gây tâm lý hoang mang trong cộng đồng.

☐ Ngày 13/8/2024, Phó Thủ tướng

Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg ban hành Danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính (cập nhật).

Trong đó, ngành nông nghiệp gồm các lĩnh vực: Chăn nuôi; Lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất; Trồng trọt; Tiêu thụ năng lượng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Các nguồn phát thải khác trong nông nghiệp. Phó Thủ tướng yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc có liên quan đôn đốc các cơ sở phát thải khí nhà kính trên địa bàn thuộc danh mục ban hành kèm theo Quyết định này thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo quy định. Đồng thời cập nhật, điều chỉnh danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính trên địa bàn phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ quản lý lĩnh vực có liên quan theo quy định. Cùng đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, NN&PTNT, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát, cập nhật danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

☐ Ngày 16/8/2024, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến ký Quyết định số 2848/QĐ-BNN-CN ban hành Kế hoạch triển khai Đề án Phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi đến năm 2030. Mục tiêu, đảm bảo tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu của Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1740/QĐTTg ngày 30/12/2023; Xác định rõ các nhiệm vụ, nội dung công việc, thời hạn, sản phẩm dự kiến đạt được, gắn với chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc tổ chức triển khai thực hiện; Đảm bảo chủ động trong triển khai thực hiện; sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trực thuộc Bộ và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan theo lộ trình để đạt được mục tiêu đề ra; Kịp thời lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án vào các chương trình, kế hoạch, đề án, hoạt động có liên quan tại các đơn vị thuộc Bộ, địa phương nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Kế hoạch.

☐ Ngày 31/8/2024, Văn phòng Chính phru ban hành Công văn số 6254/VPCPKGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về việc cấp phép nhập khẩu, xuất khẩu, quản lý các sản phẩm chứa tiền chất Formic Acid. Trong đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long giao Bộ Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền thực hiện cấp phép nhập khẩu, xuất khẩu và có biện pháp quản lý đối với các sản phẩm có chứa tiền chất Formic Acid theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy, Nghị định số 105/2021/NĐ-CP ngày 04/12/2021, Nghị định số 57/2022/NĐ-CP ngày 25/8/2022 của Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan. Bộ NN&PTNT chủ trì khẩn trương rà soát và kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền biện pháp quản lý phù hợp các tiền chất ma túy được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản và các sản phẩm hàng hóa khác trong lĩnh vực nông nghiệp. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính kịp thời rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để có căn cứ quản lý các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có chứa tiền chất ma túy, bảo đảm đồng bộ, xuyên suốt, phù hợp với các quy định pháp luật về phòng, chống ma túy, hóa chất, chăn nuôi, thủy sản.

Ngành gia cầm vượt khó vươn mình

Trong bức tranh nông nghiệp toàn cầu, chăn nuôi gia cầm luôn giữ một vị trí quan trọng, đặc biệt là ở các quốc gia

Tận dụng ưu thế

Thời gian qua, ngành chăn nuôi gia cầm đã có những bước phát triển mạnh mẽ, từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ, tự phát dần dần chuyển thành chăn nuôi tập trung với quy mô lớn; năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng, cho lợi nhuận ngày càng nhiều.

Nhờ vậy, vị thế của ngành này đã thay đổi một cách rõ rệt, thay vì là “kép phụ”, ở nhiều địa phương, chăn nuôi gia cầm đã trở thành một trong những nghề chính trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam.

Theo số liệu của Cục Chăn nuôi năm 2023, đàn gia cầm của cả nước là 558,6 triệu con, sản lượng thịt gia cầm đạt 2,24 triệu tấn, sản lượng trứng là 18,98 tỷ quả. Trong khi đó, xuất khẩu thịt gia cầm đạt hơn 4.700 tấn, mang về gần 13 triệu USD, tăng 115% so với năm 2022. Xuất khẩu trứng gia cầm đạt 31,4 triệu quả (95,4% là

trứng gà) tăng hơn 3,1 lần so với cùng kỳ 2022.

Có rất nhiều yếu tố tạo nên sự đột phá trong chăn nuôi gia cầm. Thứ nhất, Việt Nam là một nước nông nghiệp, vì vậy phụ phẩm từ ngành trồng trọt rất dồi dào. Đây là nguồn thức ăn lớn phục vụ cho ngành chăn nuôi.

Thứ hai, nước ta sở hữu bộ giống gia cầm rất phong phú, đa dạng, nhiều nguồn gen quý. Chúng ta đã cơ bản làm chủ được công nghệ sản xuất con giống bố, mẹ trong nước, đồng thời chọn lọc tạo ra được một số dòng có năng suất và chất lượng cao.

Thứ ba, chăn nuôi gia cầm đã tiếp thu nhanh những tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến cả về trang thiết bị và quy trình nuôi; coi khoa học công nghệ là động lực phát triển, là lực lượng sản xuất quan trọng; tạo ra những sản phẩm chất lượng, giá trị cao, có tính cạnh tranh trên thị trường. Chuyển giao nhanh và có hiệu quả tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người chăn nuôi, đẩy nhanh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong ngành chăn nuôi gia cầm góp phần chuyển dịch sang sản xuất hàng hóa để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm cuối cùng để tăng giá trị sản phẩm chăn nuôi trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Thứ tư, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi gia cầm một cách bài bản, cùng những giải pháp căn cơ. Từ đó, tạo ra những sản phẩm gia cầm có lợi thế, có tính cạnh tranh, tham gia xuất khẩu đi một số nước.

Thứ năm, Việt Nam có thị trường tiêu dùng trong nước vô cùng tiềm năng với gần 100 triệu dân, hàng năm đón khoảng 15 triệu khách du lịch. Nhu cầu về các sản phẩm thịt gia cầm ngày càng tăng, tạo động lực mạnh mẽ để ngành chăn nuôi gia cầm phát triển. Cùng với đó, Chính phủ và các Bộ, ban ngành đã có những chính sách, đề án hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, thiết thực đối với ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng.

Ảnh: Shutterstock

Ngành gia cầm cần có chiến lược phát triển trong trung và dài hạn, hài hòa giữa số lượng và chất lượng, chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất hơn là tăng quá “nóng” về số lượng.

Thứ sáu, việc tiếp cận và tham gia các tổ chức quốc tế, các hiệp định song phương, đa phương, hiệp định thương mại tự do đã và đang được đẩy mạnh sẽ có tác động đến khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu các sản phẩm gia cầm.

Đối diện thách thức

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, hiện nay, ngành chăn nuôi gia cầm đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, và để vượt qua nó Việt Nam cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp hữu hiệu.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn, những năm qua, ngành chăn nuôi gia cầm tăng trưởng tương đối cao nhưng kém bền vững, hiện vẫn còn một số bất cập như: Tỷ suất lợi nhuận trong sản xuất gia cầm giảm dần, giá bán thấp hơn giá thành sản xuất; dịch bệnh diễn biến phức tạp. Các doanh nghiệp lớn mở rộng quy mô chăn nuôi, nhất là các doanh nghiệp FDI dẫn đến tình trạng tổng cung quá lớn so với tổng cầu, khiến giá cả giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp chăn nuôi trong nước có nguy cơ phải dừng sản xuất do cạn kiệt nguồn vốn. Sản xuất trong nước gặp khó khăn khi phải cạnh tranh khốc liệt với sản phẩm thịt gà nhập khẩu giá rẻ.

Giá nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi tăng, thị trường bấp bênh, tiêu thụ khó cho nên nhiều địa phương đã phải giảm quy mô chăn nuôi. Cùng đó, chăn nuôi quy mô nhỏ ngày càng thất thế, bị loại khỏi “cuộc chơi”. Thực tế, nhiều sản phẩm chăn nuôi gia cầm không bảo đảm an toàn thực phẩm vẫn được “tuồn” vào nước ta qua đường tiểu ngạch. Cùng với đó là các trường hợp vận chuyển trái

phép động vật, sản phẩm

động vật qua biên giới, trong đó có gà đẻ loại thải khiến dịch bệnh tiềm ẩn nguy cơ

bùng phát.

Để ngành chăn nuôi gia cầm vượt khó, phát triển ổn định thời gian tới, Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam và các doanh nghiệp kiến nghị Bộ NN&PTNT trình Chính phủ xem xét, rà soát lại các chính sách hiện có nhằm hỗ trợ thiết thực, kịp thời và dễ thực thi hơn cho người chăn nuôi và doanh nghiệp. Xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ cao hơn cho các doanh nghiệp nông nghiệp, theo đó các doanh nghiệp khu vực sản xuất nông nghiệp được hưởng mức hỗ trợ giảm từ 35 - 40%, các doanh nghiệp sản xuất chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y được giảm từ 45 - 50% thuế thu nhập doanh nghiệp để có vốn duy trì sản xuất.

Bộ NN&PTNT cần rà soát lại chiến lược phát triển gia cầm trong trung và dài hạn, có định hướng phát triển hài hòa giữa số lượng và chất lượng, chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất hơn là tăng quá “nóng” về số lượng; thúc đẩy chăn nuôi gia cầm theo phương thức công nghiệp, áp dụng công nghệ cao tại các trang trại và doanh nghiệp lớn, khuyến khích chăn nuôi hộ truyền thống có cải tiến theo hướng chuyên nghiệp hóa, chăn nuôi hữu cơ để nâng cao giá trị gia tăng; xây dựng ngành hàng gia cầm theo các chuỗi liên kết; hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi gia cầm theo chuỗi giá trị gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm; tiếp tục rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết, các chi phí trong chuỗi sản xuất thức ăn chăn nuôi...

Ngoài ra, Bộ NN&PTNT cùng Bộ Công Thương cần đẩy mạnh công tác đàm phán mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm thịt trứng gia cầm chế biến, con giống. Các Bộ, ngành liên quan phối hợp các hiệp hội ngành hàng xây dựng hàng rào kỹ thuật đủ mạnh đối với thịt nhập khẩu, nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các sản phẩm sản xuất trong nước; tăng cường kiểm tra, giám sát đối với việc nhập lậu động vật và sản phẩm từ động vật qua biên giới.

CẢNH NGHI

CON SỐ

1,08 tỷ USD

Là giá trị nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt của nước ta trong 8 tháng đầu năm 2024, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm 2023; trong khi đó, giá trị xuất khẩu mặt hàng này đạt 105 triệu USD, tức nước ta đang nhập siêu khoảng 970 triệu USD.

324 triệu USD

Là giá trị xuất khẩu chăn nuôi 8 tháng đầu năm 2024, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, riêng tháng 8 đạt 46,5 triệu USD, giảm 4,8%.

2,6 tỷ đồng

Là nguồn vốn thành phố Cần Thơ phê duyệt dự toán kinh phí để thực hiện phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2024; trong đó, 472,4 triệu đồng dành cho vaccine tiêm phòng gia cầm.

9,49 triệu con

Là số lượng gia cầm của tỉnh Nam Định tính đến cuối tháng 8/2024, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó đàn gà hơn 6,64 triệu con, tăng 2,6%.

5,6 triệu m 2

Là diện tích tỉnh Hậu Giang đã thực hiện phun hóa chất tiêu độc, khử trùng môi trường trong chăn nuôi từ đầu năm đến nay; trong đó, trực tiếp phun tiêu độc hơn 4,8 triệu m2 và giám sát các cơ sở tự tiêu độc hơn 818.445 m2

2 triệu tấn

Là sản lượng thức ăn chăn nuôi tỉnh Đồng Nai sản xuất và cung ứng cho thị trường từ

20 NĂM VIPA

TỰ HÀO,

VỮNG BƯỚC

TƯƠNG LAI

Như dòng sông bắt đầu từ thượng nguồn, vượt qua ghềnh thác để vươn tới đại dương mênh mông, Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam (VIPA) mang theo ý chí, nhiệt huyết của hàng ngàn con người kiên định với khát vọng đưa ngành gia cầm Việt Nam ngày càng phát triển để vươn ra biển lớn; đóng góp quan trọng vào an ninh lương thực quốc gia, trở thành thương hiệu có uy tín trong nước và quốc tế.

Dòng sông không chỉ chở nặng phù sa mà chắt chiu nâng niu trí tuệ. Dòng sông không chỉ chảy về biển lớn mà chảy vào những trái tim để cùng nhau làm nên một VIPA ngày càng lớn mạnh.

Những dấu ấn không phai mờ

Hơn 20 năm - một hành trình đầy ý nghĩa, ghi dấu những nỗ lực không ngừng nghỉ của VIPA. Thế hệ đầu tiên, những con người trí đức, tài năng, sáng tạo đã cùng nhau chung sức đặt nền móng xây dựng một tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Ngày 30/6/2003, đánh dấu mốc quan trọng - sự ra đời của Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam theo Quyết định số 38/2003/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ.

Trong hơn hai thập kỷ qua, Hiệp hội không ngừng phát triển cả về số lượng thành viên và quy mô hoạt động. Từ thuở ban đầu chỉ khoảng 50 hội viên chủ yếu là các cơ sở chăn nuôi và nghiên cứu gia cầm quy mô nhỏ. Đến nay, VIPA đã tập hợp được hàng ngàn hội viên tập thể, cá nhân hoạt động đa lĩnh vực từ nghiên cứu, sản xuất con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thiết bị, đến chăn nuôi thương phẩm, chế biến giết mổ và thương mại. Trong đó, có nhiều doanh nghiệp, tập đoàn chăn nuôi quy mô lớn nhất, nhì cả nước. Những năm đầu mới thành lập, dịch cúm gia cầm xuất hiện lần đầu tiên ở nước ta, khiến ngành gia cầm rơi vào khủng khoảng cả một giai đoạn từ 2003 - 2005 và hậu quả của nó còn kéo dài đến năm

2010. Lúc bấy giờ đã có nhiều quan điểm không thống nhất về phòng chống dịch, thậm chí có một số quan điểm hơi cực đoan, song thế hệ lãnh đạo của VIPA đầy bản lĩnh, trí tuệ đã kiên định kiến nghị và được chấp thuận một số giải pháp về kỹ thuật, quản lý phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam. Vì vậy, các giải pháp đó không những góp phần khống chế có hiệu quả dịch bệnh mà còn bảo tồn được nhiều giống gia cầm quý hiếm, không phải tiêu hủy đại trà. Với hàng trăm doanh nghiệp, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất giống gia cầm, những năm qua VIPA đã chọn tạo được hàng chục giống gà thả vườn, giống vịt, ngan, đà điểu có năng suất, chất lượng cao. Trong đó, có thể kể đến một

số dòng, giống gà: MD1, MD2, MD3; CK1, CK2, CK3; VP1, VP2, VP3; Mía Dabaco, giống gà chọi đen 3F107; các dòng, giống vịt: vịt biển, vịt V22, V52, V72, V77; giống đà điểu: BV1, BV2, BV3… Hàng năm, các thành viên VIPA đã sản xuất và cung ứng ra thị trường hàng trăm triệu con giống gà, vịt, ngan, đà điểu chất lượng cao; hàng trăm sản phẩm thuốc thú y, vaccine và hàng chục triệu tấn thức ăn chăn nuôi phục vụ cho ngành chăn nuôi Việt Nam. Nhiều sản phẩm con giống, thuốc thú thú y của Hiệp hội đã chiếm từ 6070% thị phần cả nước.

Không những phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước, VIPA luôn là lá cờ đầu trong việc xuất khẩu sản phẩm gia cầm. Năm 2017 đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu lô thịt gà chế biến chính ngạch sang Nhật Bản. Một số doanh nghiệp đã tạo nên chuỗi liên kết khép kín sản xuất sản phẩm thịt gà sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng khắt khe của thị trường quốc tế. Năm 2022, thành viên VIPACông ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam xuất khẩu lô thịt gà chế biến đầu tiên sang thị trường Nhật Bản là sự kiện quan trọng, góp phần đưa Việt Nam lên bản đồ xuất khẩu thịt gia cầm có thương hiệu ra thế giới.

Bên cạnh việc xuất khẩu thịt gà, một số doanh nghiệp VIPA còn xuất khẩu các giống gia cầm, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi. Với sự đóng góp không ngừng nghỉ, ngành gia cầm Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ: Sản lượng thịt gia cầm tăng trưởng đều đặn: Từ 1,2 triệu tấn năm 2004 lên 4,5 triệu tấn năm 2024, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Một số sản phẩm thịt, trứng gia cầm của Việt Nam được các bạn hàng ngoài nước đánh giá cao về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngành gia cầm Việt Nam đã góp phần quan trọng vào xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tếxã hội, nâng cao đời sống của người dân; tạo việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần tăng trưởng GDP của ngành nông nghiệp nước nhà.

Cho đến nay, mọi hoạt động của Hiệp hội vẫn luôn bám sát tôn chỉ, mục đích và ngày càng thể hiện tính chuyên nghiệp, hiệu quả. Trong suốt chặng đường hơn 20 năm qua, Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam luôn tuân thủ các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Luôn đồng hành

Để có được những thành công trên, trong hơn hai thập kỷ đồng hành cùng ngành gia cầm Việt Nam, Hiệp hội đã tích cực và có trách nhiệm cao trong việc tham gia xây dựng cơ chế, chính sách, góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh

doanh của các doanh nghiệp và người dân. Thông qua các hội thảo, tọa đàm, văn bản góp ý, các ý kiến phản biện của Hiệp hội đã được Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan đánh giá cao. Nhiều ý kiến được ghi nhận, tiếp thu, chỉnh sửa và bổ sung trong Luật Chăn nuôi 2018, Nghị định, Thông tư và các chính sách có liên quan. Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để thực hiện ngày càng hiệu quả chức năng của mình nhất là trong việc tạo ra môi trường giao lưu, hợp tác giữa các doanh nghiệp; triển khai có hiệu quả các hoạt động đẩy mạnh xúc tiến thương mại, dịch vụ, đầu tư, nghiên cứu khoa học, tìm hiểu khảo sát thị trường trong và ngoài nước. Việc triển khai chương trình giao thương nội khối là một trong các hoạt động đặc sắc của Hiệp hội, đã và đang mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp thành viên.

VIPA đã làm tốt công tác thông tin, truyền thông, qua đó đã phát huy tác dụng to lớn trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phổ biến kịp thời các tiến bộ khoa học, công nghệ; các thông tin về sản xuất, thị trường cho các hội viên và cộng đồng doanh nghiệp. Hiệp hội đã chủ trì phối hợp với Cục Chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức thành công 3 đợt bình chọn Giải thưởng “Sản phẩm Vàng chăn nuôi Việt Nam” để kịp thời động viên, khích lệ các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh.

Hiệp hội đã thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, hội thảo, tọa đàm, phổ biến và cập nhật kiến thức về kỹ thuật, quản trị doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cho các hội viên.

Để vươn tầm ra khu vực và thế giới, VIPA đã mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức, đối tác quốc tế, thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm các cam kết song phương và đa phương, qua đó hình ảnh, vị thế của Hiệp hội ngày càng được nâng cao.

Có thể nói rằng, thông qua các hoạt động, Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam đang từng

bước mang lại 4 giá trị cốt lõi và cơ bản cho các thành viên: Giá trị kết nối - Giá trị thông tin - Giá trị tinh thần - Giá trị kinh tế.

VIPA tin rằng sự chia sẻ cùng cộng đồng làm nên sức mạnh. Các hoạt động thiện nguyện là yêu thương được trao để VIPA “Kết nối trái tim với trái tim” và mang hạnh phúc đến mọi người. Vì vậy, trong hơn 20 năm qua, các thành viên của VIPA luôn tích cực trong các hoạt động xã hội, tự hào đóng góp và lan tỏa giá trị tốt đẹp trong cộng đồng. Nhiều doanh nghiệp của VIPA đã luôn đồng hành, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em vùng cao hay những miền biển, đảo xa xôi của Tổ quốc.

Vững bước tương lai Những kết quả nổi bật kể trên một lần nữa khẳng định thành tựu hơn 20 năm qua của VIPA là toàn diện, vị thế, vai trò, hình ảnh của Hiệp hội ngày càng được nâng cao. Có được kết quả rực rỡ này là nhờ sự đoàn kết chung sức đồng lòng của các hội viên, công lao xây dựng, đóng góp cống hiến của các thế hệ lãnh đạo và cán bộ qua các thời kỳ đã cùng chung tay xây dựng để Hiệp hội Gia cầm Việt Nam trưởng thành, vững mạnh như ngày hôm nay.

Với những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung, và ngành nông nghiệp nói riêng, Hiệp hội Gia cầm Việt Nam và một số thành viên đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Lao động hạng Nhất, Hai, hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua xuất sắc, Bằng khen của Bộ NN&PTNT, Bộ Nội vụ, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng quốc tế của Bộ trưởng Nông nghiệp các nước Asian trao tặng về thành tích xóa đói giảm nghèo...

Hơn 20 năm nhìn lại một chặng đường dài, VIPA tự hào những tháng năm “thay da đổi thịt”. Với VIPA, 20 năm không chỉ là con số đánh dấu quãng thời gian một phần năm thế kỷ mà còn là bước ngoặt trong hiện thực hóa tầm nhìn - trở thành Thương hiệu có uy tín trong nước và quốc tế.

Phát huy truyền thống và thành tựu hơn 20 năm qua, với niềm tin sâu sắc, tinh thần trách nhiệm cao, Hiệp hội Gia cầm Việt Nam không ngừng nỗ lực đổi mới, sáng tạo, cùng nhau chung sức đồng lòng viết thêm những trang sử mới; góp phần đưa ngành gia cầm Việt Nam “bay cao, bay xa” hơn nữa, tạo những dấu ấn đậm nét trên bản đồ ngành chăn nuôi toàn cầu, xứng đáng với vị thế và tiềm năng vốn có của ngành gia cầm Việt Nam.

Thương hiệu uy tín của ngành gia cầm

Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam (VIPA) đã trở thành hiệp hội ngành hàng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp với hàng trăm doanh nghiệp lớn và vừa hoạt động trong nhiều lĩnh vực, Hiệp hội đã đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng của ngành chăn nuôi nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập và

biểu toàn quốc lần thứ V (2024 - 2029), PVTạpchíThếgiớiGiacầm đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch VIPA.

Thưa ông, trong 20 năm qua, Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam đã có sự phát triển rất nhanh và có nhiều đóng góp quan trọng đối với ngành gia cầm nói riêng cũng như ngành chăn nuôi ở nước ta nói chung, ông có thể chia sẻ thêm về điều này?

Với quy mô lớn và lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ngày càng được mở rộng, VIPA đã và đang đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng của ngành gia cầm nước ta. Có thể nói, Hiệp hội là lực lượng nòng cốt trong việc đầu tư đổi mới công nghệ, phương thức chăn nuôi gia cầm ở nước ta theo hướng hiện đại, quy mô lớn, công nghiệp. Các doanh nghiệp, đơn vị của Hiệp hội đang đi tiên phong trong chọn tạo, sản xuất giống gia cầm, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thiết bị và đặc biệt là đi đầu trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu sản phẩm gia cầm. Đến nay, các sản phẩm của VIPA chiếm khoảng 60 - 80% thị phần của cả nước, đóng góp quan trọng về GDP của ngành chăn nuôi nước ta.

Thời gian qua, ngành chăn nuôi gia cầm nước ta phải đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức. Trước tình hình đó, VIPA đã có rất nhiều hành động cụ thể, kiến nghị đến Bộ NN&PTNT các giải pháp để bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp và người chăn nuôi trong nước. Ông có thể chia sẻ rõ hơn về sự đồng hành của Hiệp hội với doanh nghiệp thời gian qua để giảm bớt được những trở ngại?

Để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sự phát triển bền vững cho ngành gia cầm, những năm qua, VIPA đã có nhiều đóng góp quan trọng việc xây dựng cơ chế chính sách, đề xuất kiến nghị hàng loạt giải pháp. Trong đó, có thể kể đến sự tham gia tích cực có hiệu quả của Hiệp hội trong việc xây dựng Luật Chăn nuôi, Chiến lược Phát triển ngành chăn nuôi; Các kiến nghị về bổ sung danh mục đất đai dành cho chăn nuôi tại Luật Đất

“ Nhân dịp kỷ niệm hơn 20 năm thành lập Hiệp hội và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V, thay mặt Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam, tôi xin trân trọng cảm ơn Chính phủ, các Bộ, ngành, đặc biệt Bộ Nội Vụ, Bộ NN&PTNT đã luôn lắng nghe, tạo điều kiện thuận lợi cho Hiệp hội và các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tốt nhất; Cảm ơn các thành viên của Hiệp hội đã luôn đoàn kết, gắn bó, chia sẻ và đồng hành trong ngôi nhà chung VIPA, cùng nhau vượt qua nhiều khó khăn thách thức để xây dựng ngành gia cầm Việt Nam ngày càng phát triển. Kính chúc quý hội viên, bà con chăn nuôi trong cả nước luôn khỏe mạnh, hạnh phúc và thành công!

đai sửa đổi, bổ sung; Kiến nghị không rút ngắn lộ trình giảm thuế nhập khẩu thịt gà; Kiến nghị giảm thuế nhập khẩu một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; cắt giảm các thủ tục hành chính cản trở sự phát triển của ngành chăn nuôi. Đặc biệt, VIPA đã và đang tích cực đấu tranh phòng, chống buôn lậu gia cầm qua biên giới để góp phần lành mạnh hóa thị trường trong nước. Đồng thời, VIPA đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, dịch vụ, đầu tư, nghiên cứu khoa học, tham gia nhiều hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước, nhằm tìm kiếm đối tác, phát triển thị trường, mở rộng quan hệ thương mại quốc tế; Tổ chức thành công các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kiến thức về kỹ thuật, quản trị doanh nghiệp và hội nhập kinh tế thế giới.

Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng coi trọng công tác truyền thông, cung cấp kịp thời thông tin mới về khoa học công nghệ, tình hình sản xuất và thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp thành viên.

Trong các hoạt động của VIPA, Ban Chấp hành Hiệp hội đã có những chương trình, hành động, giải pháp thiết thực nào để cùng các doanhnghiệptăngcườnggiaothươngnộikhối, tạomốiliênkếtbềnchặttrongngànhchănnuôi gia cầm, thưa ông? Đồng thời với việc thực hiện tốt vai trò tư vấn, giám sát, phản biện đối với các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, một trong những nét đặc sắc của VIPA là hoạt động “đẩy mạnh giao thương nội khối”.

Là tổ chức xã hội nghề nghiệp phi lợi nhuận, hoạt động của VIPA không nhằm tạo ra lợi nhuận cho bản thân Hiệp hội, mà chủ yếu hướng đến hội viên, gia tăng lợi ích, tạo cơ hội, thuận lợi hóa sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp thành viên. Để hiện thực hóa mục tiêu đó, VIPA đã ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động và thành lập các Nhóm giao thương nội khối và hợp tác chiến lược, thực hiện chuỗi liên kết giữa các hội viên trong sản xuất, kinh doanh. Hoạt động giao thương nội khối là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt các hoạt động của Hiệp hội, mang lại nhiều lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp trong và ngoài Hiệp hội.

Để tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp và người chăn nuôi gia cầm, Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam đề ra những mục tiêu cụ thể và hành động ra sao trong thời gian tới, thưa ông?

Mục tiêu bao trùm của Hiệp hội trong giai đoạn tới là gia tăng 4 giá trị cốt lõi và cơ bản cho các thành viên. Đó là Giá trị kết nối - Giá trị thông tin - Giá trị tinh thần và Giá trị kinh tế. Để đạt được đầy đủ các mục tiêu này, thời gian tới, Hiệp hội sẽ kiện toàn Ban Lãnh đạo và nâng cao năng lực quản trị. Theo đó, sẽ tạo điều kiện cho nhiều chủ doanh nghiệp trẻ có năng lực, nhiệt huyết tham gia lãnh đạo; Sắp xếp lại các ban chuyên môn để hoạt động thực chất và hiệu quả hơn; Đổi mới hình thức và nội dung hoạt động của Hiệp hội; Thúc đẩy tinh thần hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành hàng, giữa các chủ thể Nhà nước, hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp; Củng cố thương hiệu, danh tiếng ngành hàng. Hiệp hội là tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, là biểu tượng ngành hàng trên thị trường trong nước và quốc tế. Phấn đấu Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam không chỉ là tên gọi mà trở thành thương hiệu có uy tín trong nước và quốc tế.

Trân trọng cảm ơn ông!

Chăn nuôi gia cầm là một trong những ngành sản xuất quan trọng của nông nghiệp Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội và an ninh lương thực của đất nước. Có được kết quả đó, tôi khẳng định có một hệ sinh thái, trong đó Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam đóng một vai trò rất quan trọng. Là cơ sở liên kết sản xuất của các hộ gia đình, của các doanh nghiệp và của các hợp tác xã đã tạo ra một hệ sinh thái phát triển chăn nuôi gia cầm và cốt lõi là chuỗi giá trị rất toàn diện, từ nghiên cứu sản xuất con giống, thức ăn dinh dưỡng, nhà máy thuốc thú y, quy trình chăn nuôi thú y phòng bệnh, cho đến thu hoạch, giết mổ, chế biến phục vụ thị trường nội địa cũng như xuất khẩu. Quy mô sản xuất, cơ cấu đầu con, các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật chúng ta đã đạt, không thua kém các nước trong khu vực và thế giới, do vậy, trong chuỗi sản phẩm, hệ sinh thái mà đầu mối gắn kết chính là Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam, chúng tôi rất mong muốn sự phối hợp giữa Hiệp hội, doanh nghiệp với Bộ NN&PTNT ngày càng tốt hơn, đi sâu vào chuỗi giá trị.

VŨ MƯA (Thực hiện) Ông Phùng

Tiến

trưởng Bộ NN&PTNT

Chúng tôi rất may mắn là thành viên của Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam. Khi tham gia là thành viên của VIPA chúng tôi có cơ hội được tiếp cận với các doanh nghiệp trong Hiệp hội, từ đó nắm bắt được thông tin, cùng học hỏi, cùng chia sẻ. Và đặc biệt khi tham gia vào Hiệp hội, các doanh nghiệp chúng tôi, người chăn nuôi cũng có cơ hội được hiểu biết lẫn nhau về các sản phẩm dịch vụ, từ đó có sự liên kết với nhau trong giao thương nội khối.

Ông Vũ Anh Tuấn

Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam

Hoạt động giao thương nội khối là nét đặc sắc của Hiệp hội Chăn nuôi

Gia cầm Việt Nam, nếu mỗi một doanh nghiệp trong Hiệp hội là một lĩnh vực hoạt động thì khi ngồi với nhau, chúng ta sẽ tiếp cận được sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lý và dịch vụ tốt để tăng sức mạnh của giao thương nội khối, và tôi cũng kiến nghị Hiệp hội kết nạp thêm các thành viên là đơn vị tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm đầu ra để tăng cường sức mạnh của Hiệp hội.

Ông Bạch Quốc Thắng TGĐ Công ty Cổ phần Thú y

Trong những năm qua, Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam đã chủ trì và phối hợp với doanh nghiệp, tổ chức quốc tế như: Tổ chức PUM (Hà Lan), JICA (Nhật Bản)… triển khai nhiều khóa tập huấn, đào tạo, tuyên truyền để nâng cao năng lực thực thi cam kết thương mại, các quy định thị trường (an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn kỹ thuật...) cho các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi trong nước; nâng cao năng lực quản trị, kiến thức chuyên môn. Nhờ đó, các doanh nghiệp đã có sự thay đổi trong quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành gia cầm.

động lực tăng trưởng ngành gia cầm

Nam Á và Đông Nam Á

Dân số tăng và nền kinh tế mở đang mang lại nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất gia cầm trong khu vực Nam Á và Đông Nam Á.

Dự kiến 50% tăng trưởng của nhu cầu tiêu thụ thịt gia cầm toàn khu vực châu Á tính đến cuối thập kỷ này sẽ do Nam Á và Đông Nam Á thúc đẩy. Đến năm 2030, con số này dự kiến tăng thêm 30%. Nhu cầu tiêu thụ thịt gia cầm của châu Á dự kiến tăng 13 triệu tấn từ năm 2023 đến năm 2030, trong đó Đông Nam Á chiếm 3,3 triệu tấn và Nam Á 3,2 triệu tấn.

Nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh nhờ vào các động lực chính, gồm nền kinh tế mở rộng mạnh mẽ, dân số và thu nhập tăng, cũng như sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng đối với sản phẩm protein động vật. Bức tranh toàn cảnh ngành gia cầm châu Á đang tiến triển tích cực, tương phản với kết quả hoạt động yếu kém trong những năm đầu thập kỷ.

Nền kinh tế mở

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nền kinh

tế của 11 quốc gia ASEAN sẽ tăng trưởng 4,5% hàng năm trong giai đoạn 2024 - 2028. Cùng đó,

Rabobank cũng đưa ra mức dự báo lạm phát giá tiêu dùng khu vực này sẽ duy trì mức 2,3% trong

Báo cáo nắm bắt cơ hội đầu tư vào Chuỗi cung

ứng gia cầm châu Á. Nhờ sự tăng trưởng này, sức mua của người dân sẽ tăng lên, kéo theo nhu cầu tiêu thụ protein động vật tăng cao.

Dân số tăng

Nam Á và Đông Nam Á dự kiến thúc đẩy 45% mức tăng trưởng dân số giai đoạn 2022 - 2030, theo dự báo của Ủy ban dân số Liên hợp quốc. Ba phần tư mức tăng trưởng này dự kiến rơi vào Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh; tuy nhiên, tốc độ sẽ ở mức thấp hơn so với con số ghi nhận trong những năm 2010.

Thay đổi thị hiếu

Thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi cùng với sở thích ăn uống. Theo thống kê toàn châu Á, khoảng 50% tổng lượng tiêu thụ protein động vật là thủy sản, trong khi thịt gia cầm chỉ chiếm 25%. Tuy nhiên, những con số này đang thay đổi và thịt gia cầm dần chiếm thị phần từ thủy sản. Thịt heo vẫn là thực phẩm protein động vật được ưa chuộng ở một số khu vực, nhưng ngành chăn nuôi heo đang phải đối mặt với nhiều vấn đề dịch bệnh khiến người tiêu dùng “quay lưng” và chuyển sang thịt gia cầm nhiều hơn. Nền kinh tế châu Á đang trên đà phục hồi, dân số tăng và thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi sẽ là những yếu tố chính mang lại lợi ích cho ngành chăn nuôi gia cầm địa phương. Nhiều quốc gia trong khu vực đều đặt nhiệm vụ đảm

Thị trường Nam Á và Đông Nam Á ngày càng “trẻ hóa” với số lượng người tiêu dùng thế hệ Y (sinh năm 1981 đến 1996) nhiều hơn so với châu Âu và Mỹ. Ấn Độ và Trung Quốc đang dẫn đầu với hơn 400 triệu người tiêu dùng thế hệ Y. Nhóm người tiêu dùng này có sở thích khác với thế hệ lớn tuổi hơn, ví dụ, đề cao thương hiệu, chú trọng an toàn thực phẩm, sức khỏe, chất lượng, phúc lợi động vật.

bảo an ninh lương thực lên hàng đầu, ưu tiên hàng nội địa hơn nhập khẩu. Hiện chỉ có 4 nước nhập khẩu nhiều gồm Philippines, Việt Nam, Pakistan và Singapore; trong khi các nước còn lại hạn chế hoặc không cần nhập khẩu. Do đó, nhu cầu tiêu thụ thịt gia cầm ngày càng tăng tại Nam Á và Đông Nam Á sẽ được đáp ứng chủ yếu bởi các nhà cung cấp địa phương.

Ngành gia cầm địa phương phục hồi

Trong những năm trước COVID-19, ngành chăn nuôi gia cầm của khu vực đạt mức tăng trưởng cao về sản lượng tới 6% hàng năm trong giai đoạn 2015 - 2019. Tuy nhiên, đại dịch đã giáng một đòn nặng nề vào ngành chăn nuôi gia cầm địa phương.

Các kênh bán hàng truyền thống như chợ và dịch vụ thực phẩm bị ảnh hưởng doanh số nặng nề trong những năm đại dịch 2019 và 2020. Cùng đó, tốc độ tăng trưởng của ngành gia cầm trì trệ ở mức dưới 0,5%. Kể từ đó, tăng trưởng của ngành chưa phục hồi về mức trước đại dịch nhưng vẫn ghi nhận tốc độ trung bình hàng năm 2 - 4%. Sự phục hồi này diễn ra mạnh nhất ở Nam Á, đặc biệt là Ấn Độ và Pakistan, trong khi Đông Nam Á ghi nhận mức tăng trưởng khiêm tốn hơn.

Điều kiện thị trường thuận lợi

Rabobank cho rằng điều kiện thị trường thuận lợi đang mang lại những thay đổi đáng kể trong ngành công nghiệp gia cầm của Nam Á và Đông Nam Á. Theo báo cáo của Rabobank, hai khu vực này không chỉ tăng tiêu thụ gia cầm mà còn có xu hướng quan tâm hơn đối với các sản phẩm gia cầm có thương hiệu và giá trị gia tăng. Thực tế, toàn ngành gia cầm và kênh phân phối của khu vực trên đều đang được hiện đại hóa. Sức mua ngày càng tăng, đặc biệt ở nhóm người tiêu dùng có thu nhập thấp và trung bình. Đáng nói, lượng mua hàng từ các thị trường truyền thống ngày càng ít đi, thay vào đó, người tiêu dùng chuyển sang kênh siêu thị, cửa hàng tiện lợi, dịch vụ giao hàng tận nhà và nhà hàng. Khi các kênh bán hàng và kênh phối hiện đại phát triển, nhiều nhà sản xuất quy mô nhỏ sẽ tự động rời thị trường, hoặc bị các cơ sở lớn hơn thâu tóm. Xu hướng này đã diễn ra ở một số quốc gia trong khu vực, thúc đẩy làn sóng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực sản xuất gia cầm. Số lượng gia cầm trung bình được giết mổ ở châu Á vẫn nhỏ hơn so với các thị trường khác, nhưng con số này cũng đang tăng dần. Do nhu cầu tiêu thị gia cầm hơi tại chợ giảm, người tiêu dùng đang tìm kiếm những sản phẩm đã sơ chế, thúc đẩy các hãng chế biến mở rộng nguồn cung nguyên liệu sang các loại gia cầm cỡ lớn hơn.

CHÂU

Á Ngăn chặn dịch cúm lây lan tại chợ gia cầm sống

Chợ gia cầm sống là kênh tiêu thụ chủ yếu ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, những khu chợ dân sinh này cũng là điểm nóng lây lan dịch cúm gia cầm (AI) - mối lo ngại của toàn bộ chuỗi sản xuất gia cầm hiện nay.

Hơn 25 năm qua, các cơ quan thú y đã thực hiện nhiều khâu kiểm soát việc lây lan AI ngay trong các khu chợ. Các giải pháp điển hình gồm: cấm nhốt gia cầm qua đêm ở chợ, thực thi ngày nghỉ hoặc phân tách gia cầm. Ngoài ra, chính quyền cũng tiến hành đóng cửa chợ tạm thời hoặc vĩnh viễn để đối phó với sự bùng phát chủng AI mới.

Can thiệp đa hướng

Hai đến 3 trong tổng số 10 con gia cầm tại các chợ dân sinh ở Bangladesh và Việt Nam có kết quả xét nghiệm dương tính với AI, H9N2, theo kết quả nghiên cứu mới đây của Trung tâm nghiên cứu Thách thức toàn cầu, đơn vị tài trợ mô hình Một sức khỏe gia cầm (One Health Poultry).

Các nhà khoa học tham gia nghiên cứu đề xuất rằng biện pháp giảm lây lan virus trực tiếp tại chợ dân sinh có thể không hiệu quả hơn biện pháp bảo vệ người bán, người mua và ít tác động đến sự lây lan virus.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng mô hình truyền AI với đầu vào dữ liệu sinh học thu được từ gia cầm tại chợ dân sinh ở Bangladesh. Phát hiện cho thấy hơn 9 trong số 10 con gà được đưa vào chợ gia cầm sống không tiếp xúc với H9N2 sẽ bị nhiễm bệnh nếu chúng ở lại đó một ngày.

Người ta cũng phát hiện ra rằng thời gian từ khi một con gà bị nhiễm H9N2 đến khi lây lan có thể ít hơn 5 tiếng rưỡi, và cứ 10 con gà đến chợ dân sinh, thì có một con đã tiếp xúc với virus.

Tiến sĩ Francesco Pinotti, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, các biện pháp tập trung vào thị trường gia cầm sống khó có thể giảm nguy cơ dịch bệnh một cách hiệu quả nếu không được bổ sung những biện pháp can thiệp dọc theo mạng lưới cung cấp gia cầm cho những khu chợ này.

Cảnh giác với H9N2

H9N2 là chủng phổ biến nhất trên toàn cầu và đặc hữu ở nhiều nước châu Á, Trung Đông và châu Phi. Tuy H9N2 có khả năng gây bệnh thấp nhưng vẫn gây tổn thất đáng kể cho ngành gia cầm. Cùng lưu hành với các nhóm AI khác có thể dẫn đến nguy cơ xuất hiện virus tái tổ hợp lây lan nhanh trong vòng thập kỷ qua. Những virus AI mang gen H9N2 bao gồm H7N9, H5N1, H10N8 và gần đây là H3N8.

Tỷ lệ lưu hành H9N2 đặc biệt cao ở các chợ gia cầm sống, và Bangladesh là ví dụ điển hình với tỷ lệ 80%. Những khu chợ này thúc đẩy sự kết hợp và tiến hóa của virus, tạo điều kiện cho dịch bệnh lây lan nhanh và xa vào các hệ thống chăn nuôi khác nhau.

Một số chủng H9N2 lây từ động vật sang người, mặc dù triệu chứng thường nhẹ. Việt Nam báo cáo ca nhiễm H9N2 đầu tiên ở người vào đầu năm nay, trong khi một trường hợp khác cũng được ghi nhận ở Ấn Độ, là trường hợp thứ hai kể từ năm 2019.

TUẤN MINH

Theo International Poultry

Do đó, các chiến lược phòng chống đại dịch cũng cần nhắm vào người chăn nuôi và người vận chuyển ở những quốc gia có virus đang lưu hành để giảm số lượng gia cầm bệnh đưa ra thị trường. Đặc biệt, những phát hiện của nhóm nghiên cứu tạo cơ sở xem xét các biện pháp can thiệp đa hướng, gồm chiến lược tiêm chủng cho gia cầm bán ở chợ dân sinh.

Các chuyên gia nguyên cứu kết luận rằng mặc dù sự lây lan H9N2 có thể giảm đáng kể nếu chợ tiến hành làm sạch và khử trùng ở mức độ vừa phải, nhưng việc giảm thiểu rủi ro hiệu quả cũng đòi hỏi một loạt biện pháp can thiệp bổ sung nhắm vào các khu chợ và các mắt xích khác dọc theo mạng lưới sản xuất và phân phối gia cầm.

8 tháng, Việt Nam chi 1,08 tỷ nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi ra gần 1,08 tỷ USD để nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt. So với cùng kỳ năm ngoái, giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng này tăng 20,3%. Ở chiều ngược lại, xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam chỉ đạt 105 triệu USD. Như vậy, nước ta đang nhập siêu khoảng 970 triệu USD các loại thịt và sản phẩm thịt. Cụ thể, nước ta nhập khẩu thịt heo, thịt trâu, bò, gia cầm tươi và đông lạnh; các phụ phẩm ăn được của động vật như chân gà, cổ gà, da gà, tim cật, lòng mề… từ 37 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, Ấn Độ, Nga, Brazil, Đức, Canada, Mỹ, Tây Ban Nha, Ba Lan… là nguồn cung chủ yếu.

Cục Chăn nuôi cho biết, giá heo hơi ở các quốc gia Việt Nam nhập khẩu ở mức khá thấp. Cụ thể, tại Nga, Brazil, Canada, giá mặt hàng này chỉ ở mức 34.100 - 34.200 đồng/kg; tại Mỹ là 38.400 đồng/kg… Do đó, mức giá bình quân thịt heo nhập khẩu chỉ 52.000 - 55.000 đồng/kg. Còn tại Việt Nam, giá heo hơi xuất chuồng dao động từ 61.000 - 67.000 đồng/kg; các sản phẩm thịt heo trên thị trường có giá phổ biến từ 120.000 - 250.000 đồng/kg tùy loại. 7

tháng, khẩu thức ăn gia súc trị giá trên 2,91 tỷ

USD

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu về Việt Nam tháng 7/2024 tiếp tục giảm 16,8% so với tháng 6/2024 và giảm 31,6% so với tháng 7/2023, đạt 352,52 triệu USD. Tính chung 7 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu nhóm hàng này đạt trên 2,91 tỷ USD, tăng 2,2% so với 7 tháng đầu năm 2023. Việt Nam nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu nhiều nhất từ thị trường Argentina, chiếm 28,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt gần 827,06 triệu USD, tăng 10,8% so với 7 tháng đầu năm 2023; trong đó riêng tháng 7/2024 đạt 108,98 triệu USD, giảm 29% so với cùng kỳ. Đứng thứ 2 là thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng 22,4%, đạt 652,23 triệu USD, tăng mạnh 56% so với cùng kỳ năm 2023; riêng tháng 7/2024 nhập khẩu từ thị trường này đạt gần 68,69 triệu USD, giảm 7,4% so với cùng kỳ. Tiếp đến thị trường Brazil trong tháng 7/2024 nhập khẩu giảm 77,8% so với cùng kỳ, đạt gần 32,94 triệu USD; 7 tháng đầu năm 2024 nhập khẩu từ thị trường này giảm 14,2% so với 7 tháng đầu năm 2023, đạt gần 404,27 triệu USD, chiếm 13,9% trong tổng kim ngạch.

Giá heo hơi tăng ở nhiều địa

phương

Thị trường heo hơi tại các tỉnh phía Bắc ghi nhận tăng nhẹ 1.000 đồng/kg trong tuần đầu tháng 9, giao dịch trong khoảng 64.000 - 67.000 đồng/kg. Tại Vĩnh Phúc, giá heo hơi tăng nhẹ 1.000 đồng/kg, nâng giao dịch lên 66.000 đồng/kg. Hai tỉnh Lào Cai và Ninh Bình vẫn duy trì ở mức thấp nhất 64.000 đồng/kg. Còn giá heo tại Hà Nội tiếp tục giữ mức cao nhất cả nước 67.000 đồng/kg.

Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, giá giao dịch heo hơi không ghi nhận sự biến động mới, thu mua trong khoảng 62.000 - 65.000 đồng/kg. Các tỉnh Quảng Trị, Bình Định, Khánh Hòa, Đắk Lắk và Ninh Thuận vẫn là những địa phương có giá thu mua thấp nhất 62.000 đồng/kg. Thương lái tại các địa phương còn lại tiếp tục thu mua heo hơi với giá không đổi. Thị trường heo hơi phía Nam tăng 1.000 đồng/kg ở một vài nơi, giao dịch trong khoảng 62.000 - 64.000 đồng/kg. Hiện tại, sau khi tăng 1.000 đồng/kg trong phiên sáng nay, heo hơi tại Bến Tre đang được thu mua với giá 62.000 đồng/kg. Giá giao dịch này cũng được ghi nhận tại các tỉnh Bình Phước, Tiền Giang, Trà Vinh và TP Hồ Chí Minh. Cùng mức tăng trên, Bạc Liêu điều chỉnh giá heo hơi lên 63.000 đồng/kg.

ĐIỆN BIÊN

Giá heo hơi tăng, người nuôi thận trọng tái đàn

Sau một thời gian dài ảm đạm, giá heo hơi đã liên tục tăng nhanh trong vài tháng trở lại đây. Trên địa bàn tỉnh Điện Biên, hiện nay giá heo hơi đang duy trì ở mức từ 62.000 - 65.000 đồng/kg, có thời điểm trên 70.000 đồng/kg. Đây được xem là mức giá cao nhất trong khoảng 2 năm qua. Giá heo hơi tăng cao, người chăn nuôi có lãi cả triệu đồng/con, nhưng nhiều hộ chăn nuôi lại không còn heo để bán vì dịch tả heo châu Phi thời gian qua. Mặc dù giá heo hơi cao, nhưng người chăn nuôi vẫn thận trọng tái đàn, tăng đàn vì sợ rủi ro về dịch bệnh và giá cả.

cao

Toàn tỉnh Sóc Trăng hiện có 48.850 con bò thịt. Nghề chăn nuôi bò đã tạo sinh kế bền vững cho nhiều hộ dân vùng nông thôn, đặc biệt là đồng bào dân tộc Khmer. Trong đó, phương pháp nuôi vỗ béo bò đang cho thu nhập tốt, bởi phương thức chăn nuôi đơn giản, không cần nhiều diện tích. Theo tính toán của các hộ nuôi, nếu nắm vững kỹ thuật chăm sóc, thực hiện tốt các khâu như lựa chọn con giống, vệ sinh chuồng trại… nuôi bò vỗ béo sẽ cho lãi cao so với phương pháp nuôi thuần. Trung bình, sau 3 tháng đưa vào vỗ béo, bò sinh trưởng tốt, không xảy ra dịch bệnh, trọng lượng có thể tăng bình quân 725 gram/con/ngày, lợi nhuận thu được gần 3,8 triệu đồng/con.

CÀ MAU

Hiệu quả cao từ mô hình nuôi chồn hương

Bén duyên với nghề nuôi chồn hương từ 6 năm qua, ban đầu từ một cặp chồn giống, đến nay anh Huỳnh Thanh Hùng (ngụ xã Tân Thành, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau) đã nhân giống thành đàn 200 con, trong đó có hơn 100 con chồn hương sinh sản. Theo anh Hùng, chuồng trại nuôi chồn phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, cao ráo. Đặc biệt, hằng ngày phải tắm rửa cho chồn sạch sẽ. Được biết, chi phí thức ăn cho mỗi con chồn chỉ tốn 4.000 đồng/ngày. Chăm sóc tốt, mỗi năm chồn sinh sản 2 lần, mỗi lần từ 3 - 5 con. Hiện chồn giống (60 ngày tuổi) trọng lượng đạt từ 0,6 - 1 kg được bán với giá khoảng 12 triệu đồng/cặp; chồn thịt có giá bán từ 1,2 - 1,4 triệu đồng/kg. Trung bình mỗi năm trang trại chồn hương của anh Hùng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

ANH VŨ

(Tổng hợp)

Sản xuất gà toàn cầu đang “chững” lại

Sự tăng trưởng chậm của nền kinh tế toàn cầu gần đây đã dẫn đến tình hình sản xuất gà toàn cầu bị “chững” lại, với mức tăng trưởng trung bình chỉ đạt 1,5%. Dự báo từ năm 2025, tăng trưởng sẽ tăng lên khoảng 2% trong nửa cuối thập kỷ. Năm 2023, giá gà ở Mỹ xuống thấp đã khiến tăng trưởng sản xuất chỉ đạt 0,4%. Nhưng dự báo năm 2024 cho thấy tăng trưởng sẽ đạt 1,1%, chủ yếu dựa vào nửa cuối năm. Trong năm 2024, giá ức gà không xương ở Mỹ tăng nhanh do giá các loại thịt cạnh tranh tăng cao và nền kinh tế Mỹ bắt đầu ổn định. Giá đùi gà đông lạnh cao hơn năm 2023, mặc dù xuất khẩu giảm, trong khi giá cánh gà tăng cao gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Nhu cầu tiêu dùng tăng và giá ngũ cốc thấp đang giúp các nhà sản xuất gà ở Mỹ thu lợi nhuận, dự kiến tình hình này sẽ tiếp tục duy trì trong suốt cả năm.

ÚC

Trang trại thứ bảy nhiễm cúm gia cầm

Bang Victoria cho biết cúm gia cầm độc lực cao đã lan rộng đến trang trại thứ bảy gần Melbourne. Hiện, có sáu trong số các trang trại bị nhiễm chủng cúm H7N3, và một trang trại nhiễm chủng H7N9. Mặc dù cả hai chủng này không phải là H5N1 - loại cúm gia cầm đã lây lan rộng rãi toàn cầu và gây lo ngại về khả năng lây truyền sang người - chính quyền bang Victoria đã thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ. Khoảng 1 triệu con gà đã bị tiêu hủy để ngăn chặn virus lây lan, tương đương 5% tổng đàn gà đẻ trứng của Úc. Chính quyền bang cho biết hiện tại chưa có báo cáo về tình trạng thiếu hụt trứng, mặc dù một số nhà bán lẻ đã áp dụng hạn chế số lượng trứng mua. Trước đó, Úc đã từng trải qua 9 đợt bùng phát cúm gia cầm độc lực cao kể từ năm 1976, tất cả đều đã được kiểm soát và loại trừ.

Chính quyền nhấn mạnh rằng trứng và thịt gà, vịt từ các trang trại bị nhiễm bệnh vẫn an toàn để tiêu thụ.

HỒNG KÔNG

Áp dụng thủ tục nhập khẩu

gia cầm mới

Trong một báo cáo mới đây của Mạng lưới Thông tin Nông nghiệp Toàn cầu (GAIN) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Trung tâm An toàn Thực phẩm của Hồng Kông (CFS) thông báo sẽ chuyển từ phương pháp tiếp cận “dựa trên hệ thống” để nhận diện các cơ sở chăn nuôi gia cầm nước ngoài sang một hệ thống mới có tên gọi “hệ thống đăng ký cơ sở hoặc nhà máy”. Theo giao thức nhập khẩu mới, các cơ sở giết mổ, cắt, chế biến và lưu trữ lạnh của Mỹ muốn xuất khẩu sản phẩm thịt sống và gia cầm sang Hồng Kông phải được đăng ký với CFS trước khi xuất khẩu. Việc đăng ký chỉ áp dụng cho các sản phẩm thịt và gia cầm sống. Các sản phẩm nấu chín và chế biến như giăm bông, thịt xông khói, xúc xích và thịt đóng hộp, không phải tuân theo yêu cầu của giao thức nhập khẩu mới.

TRUNG QUỐC

Chưa cho phép nhập khẩu gà Brazil

Các quan chức Trung Quốc cho biết vẫn chưa thể tiếp tục nhập khẩu sản phẩm gà từ Brazil sau khi dịch Newcastle được phát hiện vào tháng trước, dù Brazil đã kiểm soát và thông báo kết thúc dịch bệnh này. Điều này khiến Brazil hết sức lo ngại, do Trung Quốc vốn là đối tác thương mại lớn nhất của nước này. Mặc dù các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra, nhưng hai bên vẫn chưa đưa ra thời điểm cụ thể sẽ nối lại việc nhập khẩu gà từ Brazil. Bộ Nông nghiệp Brazil kỳ vọng Trung Quốc sẽ liên lạc về việc dỡ bỏ lệnh cấm trong những ngày tới. Trong khi đó, Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH) dự kiến sẽ tuyên bố Brazil không còn dịch Newcastle trong 90 ngày tới, điều này có thể thúc đẩy sớm quyết định của phía Trung Quốc. Newcastle là một căn bệnh virus gây ra các vấn đề về hô hấp ở chim và có thể gây tử vong. Ngoài Trung Quốc, Mexico và Argentina cũng đang tạm ngưng nhập khẩu gà của Brazil.

BRAZIL

Tháng 7, xuất khẩu thịt gà tăng 7,3%

Tháng 7/2024, xuất khẩu thịt gà của Brazil đạt 463.600 tấn, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu đạt 889,2 triệu USD, tăng 3,6%. Trung Quốc nhập khẩu 61.000 tấn trong tháng 7, tăng 20,1% so với cùng kỳ năm trước. Nhật Bản đứng thứ hai với 47.300 tấn, tăng 26%. Các thị trường khác gồm: Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất với 38.700 tấn (-16,6%), Nam Phi với 28.100 tấn (+9,3%), Ả Rập Saudi với 26.200 tấn (-19,3%), Mexico với 25.000 tấn (+123,9%), Philippines với 20.700 tấn (+4,4%), EU với 16.900 tấn (-5,6%), Iraq với 15.300 tấn (+118,6%) và Hàn Quốc với 14.200 tấn (-8,5%). Paraná là bang xuất khẩu chính, tiếp theo là Santa Catarina và Rio Grande do Sul. Tính chung 7 tháng đầu năm, Brazil xuất khẩu 3,052 triệu tấn thịt gà, giảm nhẹ 0,3% so với năm trước, lũy kế doanh thu đạt 5,525 tỷ USD, giảm 8,33%.

HỒNG KÔNG

Tạm ngừng nhập khẩu gia cầm từ Pháp, Ba Lan và Mỹ

Theo Trung tâm An toàn thực phẩm (CFS) thuộc Sở Vệ sinh thực phẩm và Môi trường, Hồng Kông vừa thông báo tạm ngừng nhập khẩu gia cầm từ Pháp, Ba Lan và Mỹ. Quyết định này được đưa ra nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng sau khi có báo cáo về các đợt bùng phát cúm gia cầm ở những khu vực trên. Theo thông tin từ Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH), đã có đợt bùng phát cúm gia cầm H5 cao độc tại tỉnh Morbihan ở Pháp, cúm gia cầm H5N1 động lực cao tại huyện Świebodziński ở Ba Lan và tại quận Hillsborough thuộc bang Florida ở Mỹ. Theo đó, CFS quyết định đình chỉ nhập khẩu gia cầm từ những khu vực bị ảnh hưởng. Phát ngôn viên của CFS cho biết đã liên hệ với các cơ quan chức năng của Pháp, Ba Lan và Mỹ và sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ thông tin từ WOAH và các cơ quan liên quan về các đợt bùng phát cúm gia cầm; đồng thời sẽ đưa ra các hành động phù hợp với diễn biến tình hình.

PHÁP

Tiêm phòng cúm gia cầm lần hai

Sau thành công của chiến dịch đầu tiên vào năm 2023, Pháp sẽ khởi động chiến dịch tiêm phòng cúm gia cầm lần thứ hai cho vịt nuôi vào tháng 10/2024. Bộ trưởng Nông nghiệp Pháp Marc Fesneau cho biết, chiến dịch tiêm phòng mới sẽ sử dụng gần 68 triệu liều vaccine từ công ty Ceva Sante Animale của Pháp và Boehringer Ingelheim của Đức. Năm 2023, khoảng 50 triệu con vịt đã được tiêm phòng. Chi phí cho chiến dịch tiêm phòng lần này khoảng 100 triệu euro, giảm so với mức tài trợ 85% của chính phủ năm trước xuống còn 70%. Bên cạnh đó, Pháp cũng chuẩn bị cho các chiến dịch tiêm phòng kiểm soát hai loại virus gia súc khác là viêm da xanh và bệnh xuất huyết dịch tễ (EHD).

AN VY

Theo Poultrysite

CÔNG NGHỆ NANO GIÚP HẤP THỤ TỐI ĐA

DINH DƯỠNG VƯỢT TRỘI

BỔ SUNG ĐẦY ĐỦ VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT

BUNG LÔNG, BẬT CỰA, ĐỎ MÀO

Tiếp cận công nghệ giúp trứng tăng năng suất và chất lượng

Ngày nay, việc áp dụng công nghệ vào sản xuất không còn xa lạ, và trong ngành chăn nuôi gia cầm, máy phân loại trứng đã trở thành một giải pháp

tiên tiến, giúp tăng năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, quá trình phân loại trứng không chỉ được thực hiện nhanh chóng hơn mà còn đảm bảo độ chính xác cao, từ đó giảm thiểu sai sót và tiết kiệm nhiều nguồn lực cho người chăn nuôi.

Tự động hóa - Bí quyết nâng cao hiệu quả

Máy phân loại trứng sử dụng các cảm biến hiện đại để phân loại trứng dựa trên nhiều tiêu chí như kích thước, trọng lượng, và độ sạch. Thay vì phụ thuộc vào công việc thủ công tốn thời gian và dễ gây nhầm lẫn, công nghệ này giúp quá trình sản xuất trở nên tự động, mượt mà và liên tục hơn. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn giúp giảm bớt áp lực cho người lao động, đồng thời giảm chi phí sản xuất dài hạn.

Tăng chất lượng sản phẩm

Chất lượng của trứng sau khi được phân loại bằng máy không chỉ đạt tiêu chuẩn cao hơn mà còn giúp các trang trại đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường. Nhờ vào độ chính xác cao của máy, các sản phẩm trứng được phân loại đồng đều hơn, từ đó dễ dàng tiếp cận những thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn cao. Đối với những trang trại lớn, việc sử dụng máy phân loại còn giúp duy trì chất lượng trứng một cách nhất quán, điều mà phương pháp thủ công khó có thể đảm bảo.

Tối ưu hóa chi phí sản xuất

Ngoài việc nâng cao chất lượng và năng suất, việc đầu tư vào máy phân loại trứng cũng giúp người chăn nuôi tối ưu hóa chi phí vận hành. Thay vì phải chi trả cho lượng lớn nhân công để thực hiện công việc phân loại, máy móc có thể hoàn thành nhiệm vụ này với hiệu suất cao hơn và trong thời gian ngắn hơn. Không những vậy, công nghệ này còn giúp giảm lãng phí, vì các trứng không đạt chuẩn sẽ được phân loại ngay lập tức, tránh việc vận chuyển sai và mất thêm chi phí xử lý.

Bước tiến trong nông nghiệp bền vững

Việc ứng dụng máy phân loại trứng không chỉ mang lại lợi ích về mặt kinh tế mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp. Máy móc hiện đại giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, tạo nên một hệ thống sản xuất thân thiện hơn với môi trường. Đây là hướng đi đúng đắn cho những trang trại muốn hướng tới mô hình chăn nuôi bền vững, đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm trong mắt người tiêu dùng.

Thông tin liên hệ: CÔNG TY TNHH B.H.N

ĐT: 028.668.101.95 - Website: bhnenc.com

Email: bhnenc@gmail.com

Địa chỉ: Số DP-18 Dragon Parc2, KDC Phú Long, đường Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh

Giordano dự kiến sẽ trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý tại Triển lãm Eurotier - Hannover, Đức vào tháng 11 tới đây khi ra mắt một sản phẩm mới trong lĩnh vực dinh dưỡng sớm cho gà con, với tên gọi HatchCargoSystem - ProLife® (HCS ProLife®).

HCS ProLife® là hệ thống duy nhất trên thế giới cung cấp nước uống và thức ăn cho gà con một ngày tuổi bên trong trại giống và suốt quá trình vận chuyển thông qua giải pháp thông minh dẫn nước uống tới các lồng ấp. Ngoài máng uống bên trong, các khay còn được trang bị máng ăn. Và cả hai loại máng này đều được bố trí ở hai bên khay để gà con có thể tiếp cận tối đa.

Một khay thông minh được thiết kế dành cho những khách hàng muốn ấp gà con một ngày tuổi trên khay. Khay ấp có thể được đặt xen kẽ giữa các lồng và có đủ chỗ cho 74 quả trứng. Các khay được thiết kế khung độc đáo cho phép gà con một ngày tuổi dễ dàng di chuyển đến thùng bên dưới ngay sau khi nở mà không bị tổn thương. Tại đây, chúng có thể tiếp cận trực tiếp với nước uống và thức ăn.

Thiết kế của khay giúp dòng nước uống chảy nhẹ nhàng từ thùng ở trên xuống thùng bên dưới mà không bị bắn tung tóe. Các thử nghiệm mở rộng đã chỉ ra rằng HCS ProLife® duy trì chất lượng nước trong mọi tiêu chuẩn hiện hành, ngay từ những thùng đầu tiên đến cuối cùng.

HCS ProLife® có thể được sử dụng trong tất cả các máy ấp hiện nay với những điều chỉnh rất nhỏ. Với HCS ProLife®, bạn đáp ứng được mong muốn của khách với chi phí rất thấp.

Hãy đến gian hàng của chúng tôi [Hội trường 23 - gian hàng E23] và tận mắt chứng kiến HCS ProLife®.

NGỌC ÁNH

Vui lòng tìm hiểu thêm về sản phẩm qua www.giordanoglobal.com

Hoặc mail: info@giordanoglobal.com.

Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ và đồng hành!

GIORDANO

Sản phẩm dinh dưỡng đột phá cho gà con một ngày tuổi

Nỗi lo gà giống nhập lậu

Thời điểm tháng 9, tháng 10, người chăn nuôi bắt đầu tái đàn để cung ứng gà thịt vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, gà giống bắt đầu bán chạy hàng. Lợi dụng thời cơ này, gà giống 3 không (không vaccine, không nguồn gốc, không kiểm dịch) nhập lậu ào ạt vào Việt Nam để tiêu thụ.

Theo số liệu từ Cục Thú y, từ đầu năm 2023 đến đầu năm 2024, tại 13 tỉnh có báo cáo đã phát hiện 131 vụ, bắt giữ 159.979 con gia súc, gia cầm, 43.912 quả trứng, 116.183kg sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc được nhập vào Việt Nam.

Tình trạng vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam tiếp tục diễn biến phức tạp. Mỗi ngày có hàng vạn con gia cầm được nhập lậu vào Việt Nam. Nóng nhất là tại tỉnh Quảng Ninh, lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã phát hiện và bắt giữ nhiều chuyến vận chuyển trứng và con giống gia cầm, số lượng lên tới con số hàng vạn. Cục Chăn nuôi cho biết, Việt Nam có nhu cầu giống gia cầm trên 1 tỷ con mỗi năm. Giống gia cầm nhập lậu chỉ cần bán bằng với giá trong nước đã cho lãi lớn. Chính vì vậy, nhiều đầu nậu đã bất chấp những hậu quả đưa con giống gia cầm nhập lậu vào trong nước tiêu thụ.

Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các chủng virus cúm gia cầm và các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi gia cầm, sức khỏe người dân, gây bức xúc trong xã hội. Đồng thời, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư phát triển chăn nuôi trong nước.

Để phòng tránh rủi ro trong quá trình sản xuất, kinh doanh, người chăn nuôi cần hết sức tỉnh táo khi lựa chọn con giống để tái đàn. Nói không với con giống không có nguồn gốc xuất xứ, không vì con giống giá rẻ mà lĩnh hậu quả khó lường.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến lưu ý, cùng với việc ngăn chặn tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm, cần tập trung phát triển sản xuất con giống chất lượng cao, giảm giá thành, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh ở biên giới, phục vụ xuất nhập khẩu.

Con giống chất lượng cao từ Dabaco

Trên thực tế, Việt Nam có nhiều cơ sở sản xuất giống gia cầm uy tín lâu năm, có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường, đảm bảo tất cả các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng. Công ty TNHH MTV Gà giống Dabaco là một trong những doanh nghiệp sản xuất giống gia cầm được người chăn nuôi lựa chọn và tin tưởng trong suốt gần một thập kỷ. Hơn 10 năm trước, Công ty TNHH MTV Gà giống Dabaco đã tiên phong tiến hành chọn lọc, phục tráng, nhân thuần một số giống gà nội có nhiều ưu điểm vượt trội. Đến nay, các giống gà

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP

Dabaco

đã được cải thiện rõ rệt về mặt năng suất, tỷ lệ đẻ, chất lượng thịt, trọng lượng, sản lượng trứng, đặc biệt là giống gà Mía số 1 - Dabaco.

Hiện năng suất trứng của gà Mía số 1 - Dabaco

đạt 230 - 240 quả/mái mỗi năm, tương đương so với các giống gà ngoại. Bên cạnh đó, giống gà này còn hội tụ đủ những yếu tố của loại gà đặc sản như: ngoại hình đẹp, bắt mắt (màu lông, màu da, màu chân), mào cờ, chất lượng thịt thơm ngon, thớ thịt dai…

Chính nhờ sự khác biệt nói trên mà gà Mía số 1 - Dabaco phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước, được thị trường đón nhận tích cực, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Trung bình mỗi năm Dabaco cung cấp ra thị

trường khoảng 40 - 50 triệu con giống thương phẩm Mía số 1. Đây cũng là con giống chủ lực của Dabaco khi chiếm 50 - 60% tổng sản lượng gà màu cung cấp ra thị trường.

Ngoài ra, Dabaco cũng xây dựng được kênh phân phối, tiêu thụ riêng cho gà Mía số 1. Gà Mía số 1 - Dabaco đã có chỗ đứng vững chắc tại thị trường miền Bắc, miền Trung và đang có bước đột phá tại thị trường miền Nam.

Công ty TNHH MTV Gà giống Dabaco hiện là doanh nghiệp sản xuất giống gia cầm chiếm thị phần số 1 về gà lông màu tại Việt Nam. Ngoài giống gà Mía, Dabaco còn sở hữu nhiều giống gà lông màu uy tín trên thị trường như: 9 cựa Dabaco, J-Dabaco, Nòi chân vàng, Nòi ô tía, Tân Hồ và hai giống gà siêu trứng. ☐

Dabaco đã phục tráng, nhân

DINH DƯỠNG VÀ BỀN VỮNG LUÔN SONG HÀNH

Đậu tương Mỹ là nguồn dinh dưỡng và năng lượng bền vững, đáng tin cậy trên toàn thế giới. Sứ mệnh của Hiệp hội Xuất khẩu Đậu tương Mỹ (USSEC) là tối đa hóa việc sử dụng, giá trị và khả năng tiếp cận thị trường của đậu tương Mỹ trên khắp thế giới; đồng thời tạo sức hút đối cho đậu tương Mỹ thông qua việc nuôi dưỡng các mối quan hệ, nâng cao nhận thức và chứng minh giá trị.

HIỆP HỘI XUẤT KHẨU ĐẬU TƯƠNG MỸ

Về cốt lõi, nông dân là những người quản

lý và góp phần bảo tồn nguồn tài nguyên

đất đai từ phần gốc. Tuy nhiên, nhiệm vụ cung cấp thức ăn, nhiên liệu vẫn luôn là một thách thức bất tận. Trong nhiều trường hợp, thách thức chỉ đơn giản là sự sản xuất tinh gọn “đạt được nhiều hơn với nguồn lực ít hơn”. Nguồn lực ở đây gồm đất đai, tài nguyên và sức lao động… Đứng trước thách thức này, ngành nông nghiệp Mỹ luôn “tỏa sáng” và đặt sự kiên trì, đổi mới cùng chiến lược quản lý thận trọng, có trách nhiệm lên hàng đầu.

Ngành nông nghiệp Mỹ luôn làm việc cẩn thận và tỉ mỉ suốt nhiều thập kỷ qua từ khâu làm đất đến trồng trọt, bảo tồn nước và năng lượng để bảo vệ nguồn tài nguyên và giữ gìn đất đai tốt hơn cho thế hệ tương lai. Những giá trị cốt lõi này cũng được duy trì trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Ngành sản xuất protein động vật đóng vai trò quan trọng trong hệ thống cung ứng thực phẩm toàn cầu, đồng thời có trách nhiệm lớn trong việc duy trì hoạt động bền vững nhằm giảm thiểu tác

động tiêu cực đến môi trường, cải thiện sức khỏe và phúc lợi động vật

Dinh dưỡng cũng là một mắt xích quan trọng của chăn nuôi gia súc và gia cầm bền vững. Thức ăn chiếm chi phí lớn nhất trong sản xuất và cũng

ảnh hưởng đến tính bền vững của bất kỳ hoạt

động nào. Các hãng sản xuất có một khoản tiền khích lệ dành riêng cho mục tiêu cắt giảm lãng phí thức ăn chăn nuôi, nhưng việc tối ưu hóa thức ăn chăn nuôi khó hơn nhiều so với mục tiêu đạt lợi nhuận.

Thuật ngữ “dinh dưỡng chính xác” không còn xa lạ và chỉ đơn giản đề cập đến việc sử dụng công nghệ để tối ưu hóa công thức thức ăn và mức độ dinh dưỡng cho từng đối tượng vật nuôi. Cách tiếp cận này có thể giúp cải thiện sức khỏe và phúc lợi động vật bằng cách đảm bảo mỗi vật nuôi nhận đúng và đủ chất dinh dưỡng. Dinh dưỡng chính xác cũng tác động tích cực đến năng suất thông qua tinh chỉnh và nâng cao hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng ở cấp độ cá thể vật nuôi. Sau cùng, dinh dưỡng chính xác giúp giảm tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất bằng cách đảm bảo không có thức ăn hoặc chất dinh dưỡng nào bị lãng phí. Người ta cũng có thể nhìn vào ma trận thức ăn thông qua lăng kính bền vững. Khẩu phần ăn tiêu chuẩn thường được xây dựng dựa trên hai thành phần ngô và đậu tương; do đó, nguyên liệu thức ăn như đậu tương Mỹ được sản xuất bền vững có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra ma trận thức ăn tối ưu. Nhiều nông dân trồng đậu tương ở Mỹ đã áp dụng phương pháp canh tác mang tính chất bảo tồn cùng nhiều phương thức thực hành bền vững khác, duy trì năng suất,

chất lượng, thành phần axit amin và năng lượng của sản phẩm. Cải tiến của Hội đồng Xuất khẩu Đậu tương Mỹ (USSEC), với sự hỗ trợ từ Soybean Value Calculator - Cơ quan kiểm tra chất lượng đậu tương, đã giúp các nhà máy tính toán và so sánh được sự chênh lệch giá đậu tương Mỹ với đậu nành từ nguồn gốc khác trong các hợp đồng giao dịch tương lai. Dựa trên đặc tính của đậu nành tùy theo xuất xứ, máy tính sẽ ước tính biên lợi nhuận từ quá trình gia công căn cứ trên sản lượng phụ phẩm, giá trị dinh dưỡng của khô đậu, chi phí tinh chế dầu đậu nành và hiệu quả của nhà máy.

Về Hội đồng Xuất khẩu Đậu tương Mỹ (USSEC) Hội đồng Xuất khẩu Đậu tương Mỹ (USSEC) là tổ chức phi lợi nhuận. Mục tiêu hoạt động của USSEC là tập trung kiến tạo sự khác biệt, nâng cao sức hút cho sản phẩm và tiếp cận khách hàng sử dụng đậu nành Mỹ làm thực phẩm cho người, thức ăn chăn nuôi và thủy sản tại hơn 80 quốc gia trên thế giới. Các thành viên của USSEC đại diện cho chuỗi cung ứng đậu tương gồm nông dân, nhà chế biến, hãng vận chuyển, người bán hàng, doanh nghiệp và các tổ chức nông nghiệp của Mỹ. Truy cập www.ussec.org để nắm bắt thông tin mới nhất liên quan đến sản phẩm đậu tương Mỹ cũng như tin tức về USSEC trên phạm vi quốc tế.☐

CÓ BỀ DÀY KINH NGHIỆM VÀ TIÊN PHONG QUỐC TẾ VỀ LÊN MEN VI SINH

Cho thị trường dinh dưỡng trên người và động vật

➥ Hơn 50 chủng probiotic được thương mại hóa và tuân thủ các quy định nghiêm ngặt nhất

➥ Hơn 100 năm kinh nghiệm trong sản xuất vi sinh và 25 năm trong lĩnh vực probiotic động vật

CAM KẾT ĐỔI MỚI :

➥ Đội ngũ nghiên cứu và phát triển chuyên biệt tập trung vào việc khám phá các giải pháp và ứng dụng vi sinh mới

➥ Triển khai các giải pháp vi sinh chuyên biệt dựa trên các nghiên cứu thực địa và chứng minh hiệu quả

SỞ HỮU ĐỘC QUYỀN MỘT TRONG NHỮNG CHỦNG VI SINH LỚN NHẤT có

nguồn gốc từ hệ sinh thái biển

➥ Khả năng phân loại ra các tiềm năng chưa được khám phá

➥ Lựa chọn các chủng mới với các tính chất cụ thể phù hợp với

Bacillus strains

• Bacillus pumilus NCIMB 30362 là một vi sinh vật có lợi độc đáo

được lựa chọn kỹ càng từ hơn 350 loại vi khuẩn Bicillus khác nhau, tăng cường hoạt động enzyme nhằm mục tiêu cải thiện sức khỏe

đường ruột và tiêu hóa thức ăn

• Tăng hoạt động enzyme và kháng khuẩn cao

• Được phát triển đặc biệt để cải thiện năng suất trên gà thịt và hiệu quả chi phí thức ăn MICROBIOTABALANCE

CÂN BẰNG HỆ VI SINH ĐƯỜNG RUỘT

Ức chế sự

Bacillus pumilus NCIMB 30362

BARRIERPROTECTION

(C. perfringens, S. typhimurium, S. enteritidis, E.coli và nhiều hơn nữa)

NHẰM CẢI

Cep 1

Cep 2

Cep 3

Cep 4

Cep 5

Cep 6

Cep 7

Cep 8

Cep 9

Cep 10

Cep 11

Cep 12

Cep 13

Cep 14

Cep 15

Cep 16

Cep 17

Cep 18

Cep 4

Cep 5

Cep 6

Cep 7

Cep 8

Cep 9

Cep 10

Cep 11

Cep 12

Cep 13

Cep 14

Cep 15

Cep 16

Cep 17

Cep 18

Tăng cường hoạt động của proteas, giúp tiêu hóa protein, đặc biệt là trong thức ăn tập ăn

Lallemand nghiên cứu nội bộ, 2020

Tăng cường hoạt động của Lipase, nhân tố đặc biệt quan trọng trong thức ăn giai đoạn tăng trưởng, chứa tỷ lệ cao các nguyên liệu giàu chất béo, cung cấp năng lượng

CÂN BẰNG VI SINH ĐƯỜNG RUỘT hỗ

trợ sự phát triển vi khuẩn có lợi và hạn chế những vi khuẩn không mong muốn

TĂNG CƯỜNG HÀNG RÀO RUỘT

Toàn vẹn đường ruột được thực hiện qua hai cơ chế:

• Chất nhầy: một lớp bảo

nhầy • Lysozyme: một số peptide kháng khuẩn được sản xuất bởi các tế bào

Staphylococcus
Campylobacter

Giảm 2% hoặc 59g

• Từ tự nhiên và không biến đổi gen

• Vi khuẩn có bào tử - ổn định qua quá trình ép viên và lưu kho của thức ăn

• Sinh trưởng nhanh trong đường ruột gia cầm

• Chủng đặc trưng / giải mã toàn bộ bộ gen

• Chủng thuộc sở hữu của Lallemand và đã được đăng ký

• Tuân thủ QPS, GRAS và các quy định

ỨNG DỤNG: hỗn hợp trộn, thức ăn dạng bột và ép viên cho gia cầm

LIỀU LƯỢNG: liều cố định = 50 g/T (5 x 10⁸ CFU/kg thức ăn)

Nuôi gà Peru cho lợi nhuận cao

Gà Peru có nguồn gốc từ Nam Mỹ với ưu điểm nổi bật là nhanh lớn và ít bị bệnh. Trong những năm gần đây, giống gà này đã được nuôi thành công tại một số địa phương của nước ta, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đặc điểm nổi bật

Gà chọi Peru tại Việt Nam phần lớn là gà lai, được nhập khẩu từ Mỹ, nhưng chúng vẫn giữ

được những đặc điểm quan trọng của gà Peru gốc và còn có thêm một số đặc tính tốt từ các giống gà khác.

Giống gà này có kích thước trung bình, con trống có chiều cao khoảng 45 - 55 cm với cân nặng từ 2,5 - 3,5kg, con mái khoảng 40 - 50 cm với cân nặng 2 - 3kg. Thân hình gà chắc khỏe, vai rộng và ngực nở, đuôi dài và thẳng đứng. Màu lông của gà Peru rất đa dạng, bao gồm các sắc thái như đen, đỏ, nâu, vàng, trắng hoặc các màu hỗn hợp. Một số giống gà Peru còn có những họa tiết lạ mắt như vằn, chấm hay sọc trên lông. Điểm nhận dạng đặc trưng của gà Peru là chân và mỏ. Chân của chúng thường dài và rất cường tráng, có màu đen hoặc xanh đậm. Mỏ cũng khá dài, sắc và sừng cứng.

Gà Peru nổi tiếng với tính cách hiếu chiến và hung dữ. Trong các cuộc giao chiến, gà Peru sử dụng những đòn tấn công mạnh mẽ như sử dụng mỏ và móng để tấn công đối thủ. Bên cạnh đó, gà Peru cũng được đánh giá là có trí thông minh và khả năng thích nghi cao. Chúng học nhanh, dễ thuần hóa và có thể thích ứng tốt với nhiều điều kiện nuôi dưỡng khác nhau. Để cải thiện và duy trì các đặc tính quý của gà Peru, các nhà khoa học và nông dân đã tiến hành lai tạo nội dòng, chọn lọc những cá thể tiêu biểu với các đặc điểm mong muốn về hình dáng, tính cách và khả năng sản xuất. Qua nhiều thế hệ lai tạo và chọn lọc, họ đã thành công trong việc ổn định và phát triển các giống gà Peru thuần chủng, giữ được những đặc điểm độc đáo của chúng.

Không chỉ vậy, gà Peru cũng được lai với các giống gà khác để tạo ra những biến thể mới, nhằm cải thiện một số đặc tính như kích thước cơ thể, màu sắc lông hoặc khả năng sản xuất. Các giống gà được sử dụng để lai tạo với gà Peru bao gồm gà Malay, gà Game Anh, gà Shamo Nhật Bản và thậm chí là gà Rhode Island Red.

Trở thành triệu phú

nhờ

nuôi gà Peru

Anh Võ Hoàng Vinh, ấp An Tập, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng đã khởi nghiệp thành công với mô hình nuôi gà Peru, mang về thu nhập 200 - 300 triệu đồng/năm. Hiện tại anh nuôi trên 100 gà con và nhiều gà bố mẹ để nhân giống, tái đàn.

Anh Vinh chia sẻ, gà Peru có giá trị kinh tế cao. Với loại gà này, nếu lấy trứng thường xuyên có thể đẻ khoảng 13 quả, khi sử dụng máy ấp trứng thì từ 19 - 20 ngày, trứng sẽ nở. Về giá trị, trứng gà Peru có thể bán với mức 200.000 đồng/ quả. Đối với gà nuôi từ 6 - 8 tuần tuổi thu về dao động 600.000 - 800.000 đồng/con.

Nói về kỹ thuật chăm sóc gà Peru, anh Vinh cho biết, với gà con nên tách riêng để dễ nuôi, một chuồng chỉ từ 1 - 3 con, nuôi chung số lượng nhiều gà sẽ mổ lẫn nhau khiến chúng bị thương và có thể bị chết từ từ. Bên cạnh đó, cần duy trì nguồn nước sạch và thức ăn cho gà, nên bổ sung thêm rau củ quả, trái cây, giá, chuối để tăng dinh dưỡng cho gà phát triển khỏe mạnh.

➢ Gà chọi Peru (tên địa phương: Gallo Navajero Peruano, tên tiếng Anh: Peruvian Razor Rooster) hay còn gọi là cốt gà đòn là một giống gà chọi có nguồn gốc từ Peru, là vật nuôi truyền thống của đất nước Peru. Gà Peru có nguồn gốc từ gà chọi Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha và gà phương Đông (chẳng hạn như gà Shamo, gà Malay). Vì vậy, gà Peru có sự pha trộn giữa gà chọi Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Malay và gà rừng-Bankiva (là động vật hoang dã).

Mô hình nuôi gà Peru của anh Võ Hoàng Vinh đã trở thành điển hình khởi nghiệp để các đoàn viên tại địa phương học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm về cách xây dựng mô hình sản xuất… Cách đây không lâu, anh Vinh còn được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành cho vay vốn với số tiền 90 triệu đồng để đầu tư mở rộng mô hình chăn nuôi. “Vừa qua có đơn vị đặt mua con giống với giá 10 - 15 triệu đồng đối với gà trưởng thành và 1 triệu đồng đối với gà 20 - 30 ngày tuổi. Tuy nhiên, nhận thấy giá trị mà giống gà mang lại tiềm năng, tôi vẫn chưa vội cung ứng đầu ra mà tiếp tục nuôi để nhân giống”, anh Vinh bày tỏ. Gà Peru không chỉ là giống gia cầm độc đáo với vẻ ngoài ấn tượng, mà còn là nguồn tài nguyên quý giá cho ngành chăn nuôi gia cầm. Với các kỹ thuật nhân giống và lai tạo tiên tiến như hiện nay, tiềm năng của gà Peru hứa hẹn sẽ ngày càng được chú ý và phát triển.

MINH KHUÊ (Tổng hợp)

GÀ THẢ VƯỜN

Câu chuyện thành công từ Philippines

Mặc dù phần lớn gà ở Philippines vẫn được sản xuất công nghiệp, nhưng nuôi gà hữu cơ và thả vườn đang trở thành một xu hướng ngày càng được

thế giới quan tâm. Một trong những người đi đầu trong phong trào này là Emerson Siscar, chủ sở hữu trang trại gà thả vườn Batangas, tỉnh Batangas, Philippines.

Đam mê và quyết tâm

Từ khi còn trẻ, Emerson Siscar đã nhân giống và bán gà đá, một trò tiêu khiển phổ biến ở Philippines. Sau khi tham gia một hội thảo của Robert Kiyosaki, tác giả cuốn sách nổi tiếng “Cha giàu, Cha nghèo,” Siscar đã nhận ra tiềm năng to lớn trong việc nuôi gà thả vườn hữu cơ. Quyết định của Siscar không chỉ là một bước đi dũng cảm mà còn là một chiến lược thông minh. Ông bắt đầu đầu tư vào ngành gia cầm hữu cơ vào năm 2011 với khoảng 1.000 con gà bản địa. Thay vì theo đuổi một thị trường đã bão hòa, Siscar đã chọn một “đại dương xanh” - một lĩnh vực còn nhiều tiềm năng và ít đối thủ cạnh tranh. Mặc dù gặp phải nhiều khó khăn và thất bại ban đầu, Siscar đã học được nhiều bài học quý giá giúp ông duy trì và phát triển hoạt động của mình.

Mô hình sáng tạo

Phong trào gia cầm hữu cơ ở Philippines bắt đầu từ những năm 1990, khi một số nông dân tiên phong nhận thấy xu hướng toàn cầu về thực phẩm sạch và đạo đức đang ngày càng trở thành chủ đề “nóng”. Siscar quản lý một trang trại gia cầm hữu cơ rộng 2 hécta ở Santa Teresita, Batangas. Trang trại của ông được chia thành nhiều khu vực sản xuất gà và trứng hữu cơ. Các khu vực này bao gồm chuồng trại cho gà đẻ và gà thịt, khu vực trồng trọt bổ sung như ngô, cà tím, khổ qua và azolla - một loại thực vật thủy sinh giàu protein dùng để bổ sung thức ăn cho gà.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa gà thả vườn và gà nuôi trong trang trại công nghiệp là môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Gà thả vườn sống trong điều kiện tự nhiên hơn, được thỏa sức tìm kiếm thức ăn dưới ánh mặt trời và di chuyển tự do. Điều này giúp chúng giảm căng thẳng và sống khỏe mạnh hơn. Hơn nữa, gà thả vườn không bị bơm kháng sinh hay hormone tăng trưởng, và thường mất nhiều thời gian hơn để đạt trọng lượng tiêu chuẩn, nhưng điều này lại góp phần nâng cao chất lượng thịt.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về thịt gà hữu cơ, Siscar đã phát triển các chiến lược kinh doanh sáng tạo. Ông không chỉ cung cấp thịt gà và trứng cho các khách sạn và khu nghỉ dưỡng hàng đầu mà còn bán các sản phẩm gà chế biến loại B, chất lượng cao nhưng không đạt tiêu chuẩn cao nhất, cho siêu thị. Siscar còn đang phát triển dòng gà nướng riêng của mình.

Sự phát triển của chăn nuôi gà thả vườn không chỉ mang lại lợi ích cho nông dân mà còn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về thực phẩm sạch và tự nhiên. Các giống gà bản địa như Ulikba, Banaba và Darag hiện chiếm khoảng 45% tổng số gà ở Philippines. Gà hữu cơ thả vườn, với giá bán cao hơn gà công nghiệp, đang trở thành một lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng.

Chính phủ Philippines cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ngành gia cầm hữu cơ.

Bộ Nông nghiệp (DA) đã cung cấp các khoản trợ cấp và tổ chức các hội

thảo để giúp nông dân thử nghiệm và phát triển sản xuất gà hữu cơ. Gần đây,

Siscar cũng đã nhận được một khoản trợ cấp từ

DA và đang hỗ trợ các nông dân khác bằng cách chia sẻ kiến thức về sản xuất hữu cơ, hướng dẫn họ “khởi nghiệp”.

Câu chuyện thành công của Emerson

Siscar và sự phát triển của ngành chăn nuôi gà thả vườn ở

Philippines là minh chứng cho sức mạnh của đam mê, sự sáng tạo và đổi mới trong kinh doanh. Với sự hỗ trợ từ chính phủ và nhu cầu ngày càng tăng từ người tiêu dùng, ngành gia cầm hữu cơ ở Philippines hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

LÊ NGUYÊN

Theo Poultrysite

Khai thác tiềm năng của thành phần thức ăn thay thế

Nếu được bổ sung enzyme, lúa mì có thể thay thế hoàn toàn ngô trong các khẩu phần của vật nuôi. Ảnh minh họa

Chi phí và nguồn cung các nguyên liệu thức ăn chính như ngô và

enzyme giúp thức ăn thay thế dễ tiêu hóa hơn và duy trì hiệu quả.

Hiện nay các nhà sản xuất không nên quá phụ thuộc vào ngô và khô đậu làm nguyên liệu thức ăn cơ bản. Những thách thức về cung và cầu đòi hỏi các nhà sản xuất và chuyên gia dinh dưỡng phải thay đổi tư duy và nỗ lực tìm kiếm nguyên liệu thay thế có giá cả hợp lý và nguồn cung dồi dào hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thế giới đối với các sản phẩm thịt gia cầm.

Phân tán rủi ro

Nguyên liệu thô chiếm gần 70% chi phí sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, trong đó ngô và khô đậu là hai nguyên liệu chính. Những năm gần đây, giá cả và nguồn cung những nguyên liệu này liên tục biến động khó lường và giá không ngừng tăng. Những thách thức về chuỗi cung ứng và các vấn đề địa chính trị đã khiến hoạt động thương mại bấp bênh hơn, do đó, các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi phải tìm kiếm nguyên liệu thay thế.

Những thách thức như trên ngày càng gia

tăng ở châu Á, khu vực vẫn đang phụ thuộc vào nguồn khô đậu nhập khẩu. Một thách thức lớn hơn đó là nhu cầu tiêu thụ protein động vật ngày càng tăng do dân số bùng nổ. Sản lượng thịt dự kiến tăng 2% trong giai đoạn 2023 - 2032 để đáp ứng nhu cầu này.

Các nguyên liệu thô thay thế gồm lúa mạch, sắn, bột lông vũ, khô dầu cọ, khô dầu hạt cải, lúa miến, lúa mì… Ngày nay, thị trường xuất hiện nhiều giống gia cầm cải tiến di truyền nên cần nhiều chất dinh dưỡng hơn để phát huy tối đa tiềm năng tăng trưởng. Mặc dù giá cả của những nguyên liệu thô nói trên khá hợp lý và nguồn cung sẵn có nhưng vẫn còn nhiều hạn chế như kém ngon miệng; hàm lượng xơ cao; chứa nhiều chất kháng dinh dưỡng như trypsin inhibitors, beta-conglycinin; cần bổ sung chất dinh dưỡng, hoặc cần chế biến thêm; thành phần dinh dưỡng và chất lượng dễ thay đổi; thiếu dữ liệu đáng tin cậy về năng lượng trao đổi biểu kiến (AME) và tiêu hóa axit amin.

Các chuyên gia dinh dưỡng thường phải điều chỉnh khẩu phần ăn để tránh gặp phải những thách thức trên. Ví dụ, lúa mì có thể thay thế ngô; nhưng năng lượng của lúa mì thấp hơn ngô 10%, nhiều polysaccharides phi tinh bột (NSP) hòa tan và chất dinh dưỡng dễ thay đổi.

Mẹo 1: Định

lượng axit amin chính xác

Chúng ta vẫn có thể chiết xuất các chất dinh dưỡng giá trị từ các thành phần thức ăn thay thế bằng các phụ gia. Điều quan trọng là đảm bảo chất dinh dưỡng dễ tiêu hóa nhất có thể. Đầu tiên, các chuyên gia dinh dưỡng và nhà sản xuất phải đo chính xác lượng axit amin. Axit amin tiêu hóa hồi tràng của từng nguyên liệu thô được khuyến khích sử dụng khi xây dựng khẩu phần ăn. Điều này chính xác và thực tế hơn so với sử dụng axit amin tổng. Một nghiên cứu về khô cải canola cho thấy năng suất của gia cầm được cải thiện khi sử dụng các axit amin dễ tiêu hóa.

Mẹo 2: Bổ sung enzyme protease để cải thiện tiêu hóa

Bổ sung enzyme protease chất lượng có thể cải thiện khả năng tiêu hóa axit amin của các nguyên liệu thay thế bằng cách phân giải protein thành các peptide và axit amin nhỏ hơn.

Những enzyme này cũng tăng cường khả năng tiêu hóa của protein trong khẩu phần. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nguyên liệu thô thay thế có khả năng tiêu hóa thấp hơn hoặc chứa các yếu tố kháng dinh dưỡng. Ví dụ, protease phá vỡ phức hợp kafirin protein bảo vệ hạt tinh bột trong lúa miến, giải phóng năng lượng gián tiếp để vật nuôi sử dụng. Enzyme protease cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn bằng cách tăng khả năng tiêu hóa protein, dẫn đến thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao năng suất tổng thể. Các thử nghiệm cho thấy enzyme protease ngoại sinh cải thiện khả năng tiêu hóa protein

của các nguyên liệu thô khác nhau.

Khi khả năng tiêu hóa protein cải thiện thì năng suất chăn nuôi cũng được nâng cao. Trong một nghiên cứu trên gà thịt 42 ngày tuổi được bổ sung phụ gia enzyme CIBENZA DP100, vật nuôi đạt trọng lượng cơ thể và hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn. Điều này đồng nghĩa năng suất của gà thịt được duy trì tốt ngay cả khi khả năng tiêu hóa axit amin giảm 5,4 - 7,1% và năng lượng trao đổi biểu kiến trong thức ăn giảm 38 - 50 kcal/kg. Thức ăn linh hoạt cải thiện lợi nhuận

Nghiên cứu cho thấy, nếu được bổ sung enzyme thì lúa mì có thể thay thế ngô trong các khẩu phần, và lúa mạch có thể thay thế một phần ngô. Khô đậu khó thay thế, nhưng các nhà sản xuất có thể giảm phụ thuộc vào khô đậu nhập khẩu đắt tiền bằng cách sử dụng enzyme.

Các dự báo kinh tế cũng chỉ ra nguồn cung và giá nguyên liệu thô tiếp tục biến động. Nhà sản xuất có thể giải quyết thách thức này bằng cách tìm kiếm nguyên liệu thô thay thế, đo lượng axit amin chính xác hơn và khai thác chất dinh dưỡng bằng enzyme chất lượng tốt.

VŨ ĐỨC

Chiến lược dinh dưỡng bổ sung cho gà thịt

Ngoài chế độ ăn cân bằng về năng lượng, protein, vitamin và khoáng chất, gà thịt cũng cần một số nguồn dinh dưỡng bổ sung để nâng cao hiệu suất, sức khỏe và phúc lợi tổng thể.

Vitamin cho hiệu suất lâu dài

Vitamin đóng vô số vai trò bên trong cơ thể và là thành phần dinh dưỡng thiết yếu trong chế độ ăn. Tuy nhiên, đối với gà thịt, chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sử dụng vitamin với hàm lượng tối đa và chất lượng tốt nhất. Có thể khuyến nghị bổ sung vitamin ở mức tối thiểu khi nói đến khả năng sinh sản và kéo dài vòng đời.

Khoáng đa lượng cho vỏ trứng chắc khỏe

Ngoài nhu cầu cân bằng gần như hoàn hảo đối với tất cả các chất khoáng đa lượng, không chỉ canxi và phốt pho, gà thịt đặc biệt cần được bổ sung canxi cabonat nguyên chất (38% Ca). Nếu vỏ trứng có vấn đề, có thể sử dụng thêm vỏ hàu hoặc vỏ sò như một phần của nguồn cung cấp canxi tổng thể.

Khoáng vi lượng cho mọi chức

năng

Các chuyên gia dinh dưỡng có xu hướng tránh xa các nguồn khoáng vi lượng truyền thống, không phải vì sinh khả dụng thấp mà khó mô tả đặc tính chính xác. Ví dụ, đồng sulfat từ các nguồn khác nhau thường không đồng nhất; trong khi kẽm hoặc oxit sắt luôn khác biệt về chất lượng. Do đó, các hãng dinh dưỡng sử dụng khoáng vi lượng có thương hiệu, sinh khả dụng ổn định nhưng không chạy theo xu hướng hàm lượng tối đa vì hầu hết khoáng vi lượng đều tương tác tích cực với nhau.

Hạt lanh kích thích tỷ lệ trứng nở và miễn dịch

Khi dầu cá và bột cá quá đắt đỏ hoặc khan hiếm, thì hạt lanh trở thành nguồn thực vật có hàm lượng axit béo omega-3 cao nhất. Loại axit béo này rất quan trọng cho quá trình sinh sản và miễn dịch. Nếu không sẵn có hạt lanh, hạt cải canola hoặc đậu nành cũng là nguồn cung axit béo omega-3 khả thi.

Tránh thành phần quá nhiều xơ

Một số nguyên liệu thô rất giàu chất xơ có thể làm trứng bẩn, ảnh hưởng đến mục đích ấp trứng. Thực tế, trứng bẩn thường bị loại khỏi quá trình ấp bởi các trại giống hướng đến tiêu chuẩn cao. Một trong những thành phần quá giàu xơ là yến mạch và hầu hết các loại ngũ cốc nhỏ đều giàu chất xơ dính mềm (pentosans, arabinoxylans…). Ngô và lúa miến chứa một

chất xơ mềm dính. Mặc dù ngũ cốc không phải là nguyên nhân duy nhất khiến trứng bẩn, nhưng người chăn nuôi thường chủ quan mà quên mất nguy cơ tiềm ẩn này.

Natri

Thành phần này giúp ích cho gia cầm trong trường hợp sốc nhiệt, và là giải pháp dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu natri và muối ăn thông thường (natri clorua). Nếu đáp ứng nhu cầu clo cho gà đẻ bằng cách sử dụng natri clorua, trong khi nhu cầu natri còn lại cần được đáp ứng bằng các loại muối không chứa clo. Để đạt được mục đích này, natri bicarbonate là sự lựa chọn tuyệt vời. Thực tế, natri bicarbonate cũng làm giảm tỷ lệ trứng nứt vỏ do mất cân bằng hoặc thiếu hụt khoáng chất.

Protein lành mạnh cho năng suất cao

Ngành chăn nuôi gà thịt đang xuất hiện xu hướng “đảo ngược”, đó là phụ thuộc vào axit amin tổng hợp, thay vì sử dụng các nguồn protein an toàn và lành mạnh, gây ra một số tổn thất về năng suất. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng nhấn mạnh cần chú trọng các nguồn protein chất lượng cao.

Chất chống ôxy hóa

Ngày nay, các chất chống ôxy hóa bổ sung cho gia cầm (không gồm các chất duy trì chất lượng thức ăn gồm ethoxyquin) sẽ chuyển vào trứng. Nhờ đó, gà con mới nở được tăng cường năng lượng trong 24 - 48 giờ đầu tiên khi không tiêu thụ bất kỳ lượng thức ăn đáng kể nào. Kết quả, gà con đạt chất lượng tốt hơn.

DŨNG NGUYÊN

Theo Allaboutfeed

Điều trị bệnh bại huyết ở gia cầm

Bại huyết ở gia cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan rộng cho nhiều loại gia cầm. Bệnh gây tỷ lệ chết cao, làm thiệt hại lớn trong chăn nuôi nếu không nắm bắt được các biện pháp điều trị và phòng ngừa kịp thời.

Tác nhân gây bệnh

Bệnh bại huyết trên gia cầm do trực khuẩn Riemerella anatipestifer (RA) Gram âm, thuộc họ Flavobacteriaceae gây ra. Vi khuẩn Riemerella anatipestifer có khoảng 21 serotype khác nhau và không có khả năng bảo hộ chéo. Thời gian ủ bệnh 2 - 5 ngày. Trong môi trường ẩm thấp và ở nền chuồng, vi khuẩn có thể sống từ 13 - 27 ngày, vi khuẩn dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc khử trùng thông thường.

Bệnh lây lan rộng trên vịt, ngan; ít xảy ra ở ngỗng, gà tây; các loài chim nước, gà và gà lôi thỉnh thoảng có thể bị mắc bệnh. Bệnh thường ghép với bệnh E.coli, tụ huyết trùng gây tỷ lệ chết cao trên vịt, ngan.

Bệnh có thể lây trực tiếp hoặc gián tiếp từ gia cầm bệnh sang gia cầm khỏe. Bệnh được lây từ gia cầm bệnh sang gia cầm khỏe theo 3 cách: qua đường hô hấp; qua đường tiêu hóa (thức ăn, nước uống); qua các vết tổn thương trên da, đặc biệt là bàn chân.

Triệu chứng

Ở vịt, ngan: Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh nhưng vịt, ngan con 1 - 7 tuần tuổi dễ mắc bệnh nhất; vịt, ngan nhỏ hơn 5 tuần tuổi thường chết trong 1 - 2 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Thời gian nung bệnh thường 2 - 5 ngày. Tỷ lệ chết khoảng 75%, nếu ghép với bệnh khác, tỷ lệ chết cao hơn.

Vịt, ngan bị bệnh thường có triệu chứng như sau: Tiêu chảy, phân màu xanh lá cây; Ủ rũ, chảy nước mắt, nước mũi, ho nhẹ, hắt hơi; Sưng phù đầu, cổ; ngoẹo cổ; mất thăng bằng; Viêm khớp, đi lại khó khăn; Hay nằm ngửa, hai chân bơi chèo; Ở vịt đẻ có hiện tượng ống dẫn trứng bị viêm, bên trong chứa nhiều dịch màu vàng; Một số con vịt bị chết đột ngột khi chưa rõ các triệu chứng.

Bệnh thường xảy ra ở gà tây từ 5 - 15 tuần tuổi. Gà thường có biểu hiện khó thở, buồn ngủ, lưng gù, lờ đờ và cổ bị xoắn, viêm khớp, viêm bàn chân, viêm da.

Chẩn đoán, bệnh tích

Mổ khám và kiểm tra vịt bệnh sẽ có nhiều bệnh tích điển hình. Gan và lách sưng, gan bị tổn thương. Viêm màng ngoài tim, viêm túi khí, viêm màng não, viêm vòi trứng, viêm sưng khớp, đôi khi bị mòn sụn khớp. Đặc trưng nhất là sự tiết dịch có sợi huyết (fibrin) ở màng bao tim, trên bề mặt gan và viêm túi khí.

Bệnh bại huyết gây tỷ lệ chết cao, làm thiệt hại lớn trong chăn nuôi gia cầm. Ảnh: ST

Khi bệnh mới phát, bao tim trắng đục, sau đó, bao tim có nhiều fibrin, có thể viêm dính màng tim và cơ tim. Gan, lách có thể sưng to, gan có thể bị bao phủ bởi một lớp fibrin trắng đục. Vi khuẩn tấn công vào hệ thần kinh trung ương, gây viêm não. Bệnh ở giai đoạn cuối, tất cả các cơ quan nội tạng đều được bao phủ bởi lớp fibrin. Ngoài ra, có thể gặp bệnh tích viêm khớp, viêm da có mủ trên gia cầm bệnh.

Dựa vào triệu chứng, bệnh tích để chẩn đoán bệnh nhưng dễ nhầm lẫn với một số bệnh như E.coli, viêm đường hô hấp, dịch tả vịt. Để chẩn đoán chính xác bệnh, cần xét nghiệm bệnh phẩm trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp PCR.

Điều trị

Cách ly hoàn toàn những con có triệu chứng bệnh để tiến hành điều trị sớm. Có thể sử dụng kháng sinh, hóa dược như Ceptiofur hoặc Penicillin kết hợp với Streptomycin hoặc Sulfaquinoxaline; bổ sung vitamin; liều lượng, cách dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Khi hết liệu trình điều trị, cần bổ sung men tiêu hóa hoặc chế phẩm vi sinh hữu ích để cải thiện khả năng tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng, giúp vịt, ngan nhanh bình phục. Kết hợp với việc điều trị bệnh, cần chăm sóc, nuôi dưỡng gia cầm tốt, vệ sinh, khử trùng môi trường để bệnh không tái phát.

Phòng bệnh

Tăng cường công tác vệ sinh phòng bệnh: Chăn nuôi an toàn sinh học. Thực hiện tốt 3 nguyên tắc an toàn sinh học, đặc biệt cần đảm bảo cách ly gia cầm (giữa các đàn, các giống, các lứa tuổi) và với môi trường bên ngoài; vệ sinh môi trường chăn nuôi sạch sẽ, khử trùng định kỳ chuồng nuôi và môi trường xung quanh. Đặc biệt, cần đảm bảo cách ly giữa các đàn và với môi trường bên ngoài. Bệnh chịu tác động từ môi trường rất lớn do mầm bệnh phân tán ở khắp nơi như: nguồn nước mặt, trạm ấp, dụng cụ chăn nuôi, chất độn chuồng… nên cần chú ý vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng. Thay và kiểm tra chất độn chuồng. Chăm sóc tốt, thức ăn đủ lượng chất, cân đối, cấp đủ nước uống. Bổ sung một trong các chế phẩm như: B-Complex, men vi sinh, khoáng, premix. Bằng cách trộn vào thức ăn hoặc nước uống để tăng cường tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng. Phát hiện sớm, cách ly và áp dụng các biện pháp thích hợp để điều trị. Chuồng trại, bãi đỗ, sàn nuôi nhốt vịt phải được vệ sinh sạch. Dùng vôi bột hoặc dung dịch thuốc sát trùng sau mỗi lứa nuôi hoặc xử lý định kỳ 10 - 15 ngày/lần.

Khắc phục tình trạng gà con bị mất nước

Tình trạng mất nước xảy ra rất phổ biến đối với gà con giống mới nhập về, đây là giai đoạn rất nhạy cảm đối với sức khỏe của con giống. Việc phát hiện kịp thời và xử lý đúng cách đóng vai trò quan trọng giúp gà hạn chế tỷ lệ chết và sinh trưởng tốt.

Nguyên nhân

Gà con bị mất nước có thể do nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là do kỹ thuật ấp nở, thời gian vận chuyển và điều kiện nuôi dưỡng.

Kỹ thuật ấp nở: Gà con ở trong máy nở dài ngày, hoặc nở không tập trung, hoặc chậm lấy gà con ra khỏi máy nở, sẽ làm cho gà con bị mất nước do thiếu nước uống và mất độ ẩm.

Thời gian vận chuyển: Thời gian kéo dài, hoặc không được nghỉ ngơi uống nước trong quá trình vận chuyển, sẽ làm cho gà con bị mất nước qua da, hô hấp và nước tiểu.

Điều kiện nuôi dưỡng: Gà con không được cung cấp đủ nước sạch, mát, có áp lực vừa đủ và phù hợp với lứa tuổi, hoặc nước bị ô nhiễm bởi vi khuẩn, kim loại nặng, sẽ làm cho gà con bị mất nước do không uống hoặc uống không đủ. Ngoài ra, nếu nhiệt độ trong quây úm quá cao hoặc quá thấp, hoặc gà con bị ướt lông, bị lạnh, rét, sẽ làm cho gà con bị mất nước do tăng tiêu hao năng lượng và nước.

Gà con bị bệnh: Gà bị mắc các bệnh như tiêu chảy, viêm đường hô hấp… cũng có thể dẫn đến mất nước.

Dấu hiệu

nhận biết

Khi thả vào quây cho uống nước, gà tranh nhau uống, dẫn đến nhiều con bị ướt lông, bị lạnh, rét, vì thế chúng túm tụm, chồng đống lên nhau, nhiều con bị chết bẹp, chết ngạt, mặc dù nhiệt độ trong quây úm vẫn đảm bảo 32 - 33oC.

Khi nhìn gà giống thấy lông bông và khô, khối lượng gà nhẹ hơn so với kích cỡ ngày tuổi, trọng lượng của từng giống gà. Da chân không bóng mượt, chân bị khô, trường hợp thiếu nước lâu khiến da bị nhăn.

Khi thả gà vào quây chúng tranh nhau uống dẫn đến nhiều con bị ướt lông làm chúng bị lạnh, rét, nên chúng tụ lại đè lên nhau thành từng đống, nhiều con bị chết bẹp, chết ngạt, mặc dù nhiệt độ trong quây úm vẫn đảm bảo.

Biện pháp xử lý

Khi phát hiện gà con có hiện tượng mất nước cần thực hiện các biện pháp sau:

- Chia thành nhiều quây với số lượng gà dưới

300 con/quây để hạn chế gà chồng đống lên nhau; - Tăng cường gấp đôi số lượng máng uống trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi thả gà vào quây úm (25 gà/máng uống);

- Đảm bảo nhiệt độ tối ưu cho quây úm;

- Cho gà uống dung dịch đường glucoza với vitamin, mỗi lít có 50g đường glucoza, 1g multivitamin hoặc ADE B-Complex và 1g Vitamin C;

- Cho uống từng con một: 10 giọt/con; hoặc cho cả đàn uống từ từ bằng máng uống; tăng lượng máng gấp đôi; cho uống trong khoảng 10 phút thì nhấc máng ra, sau khoảng 30 phút cho uống tự do; tách những con yếu cho uống trực tiếp khoảng 10 giọt/con.

- Tăng cường quan sát, theo dõi, xử lý tránh gà con tụ đống.

Phòng ngừa

Lựa chọn gà giống tại các cơ sở ấp nở gà uy tín, người chăn nuôi trước khi nhập gà cần kiểm tra sổ theo dõi quá trình ấp trứng, kiểm tra ngoại hình, khối lượng của gà con trước khi nhập.

Tính toán quãng đường và thời gian vận chuyển sao cho hợp lý. Lựa chọn thời điểm mát nhất trong ngày để vận chuyển. Xe vận chuyển cần có hệ thống thông gió, nhiệt độ trong xe nên trong khoảng 21- 24oC.

Chuẩn bị chuồng nuôi, quây úm, đèn sưởi, máng ăn, máng uống... trước khi nhập gà. Quây

bạt tránh gió lùa vào chuồng, kiểm tra phòng chuột vào chuồng.

Nước uống cho gà lần đầu tiên nên giữ nhiệt độ khoảng 27oC, với gà con 1 - 7 ngày tuổi nên thả số lượng 30 - 50 con/m2, dưới 300 con/quây úm, bố trí đèn úm phù hợp để giữ nhiệt độ quây úm tuần đầu tiên trong khoảng 32 - 34oC.

Tăng cường gấp đôi số lượng máng uống trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi thả gà vào quây úm (25 gà/máng uống); Cho gà uống dung dịch đường glucoza kết hợp vitamin, điện giải theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Chăn nuôi gia cầm đảm bảo an toàn sinh học

Nội dung cuốn sách tập trung vào phương pháp chăn nuôi một số loại gia cầm như: gà thả vườn, gà công nghiệp, vịt, ngan, ngỗng, chim bồ câu. Ngoài ra, cuốn sách cũng đưa ra những phương pháp ấp trứng làm tăng khả năng sản xuất của đàn mái sinh sản, bảo đảm vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường và an toàn cho sức khỏe cộng đồng. Sách gồm 8 chương: Chương I: Một số vấn đề chung trong chăn nuôi gia cầm bảo đảm an toàn sinh học; Chương II: Chăn nuôi gà thả vườn bảo đảm an toàn sinh học; Chương III: Chăn nuôi gà công nghiệp bảo đảm an toàn sinh học; Chương IV: Chăn nuôi vịt bảo đảm an toàn sinh học; Chương V: Chăn nuôi ngan bảo đảm an toàn sinh học; Chương VI: Chăn nuôi ngỗng bảo đảm an toàn sinh học; Chương VII: Nuôi chim bồ câu bảo đảm an toàn sinh học; Chương VIII: Tiêu thụ sản phẩm và các phương pháp ấp trứng bảo đảm an toàn sinh học.

Sách do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phát hành!

Kỹ thuật nuôi vịt thịt trên cạn

Nuôi vịt trên cạn dễ chăm sóc, hạn chế dịch bệnh, giảm ô nhiễm môi trường, đặc biệt người dân có thể chủ động khu vực nuôi sao cho thuận tiện trong quản lý.

Con giống

Người nuôi có thể lựa chọn một trong các giống vịt sau:

- Vịt CV.Super M: Có nguồn gốc từ Anh, là giống vịt chuyên thịt, lông có màu trắng, tuổi đẻ của vịt bố mẹ là 25 tuần tuổi. Vịt thương phẩm nuôi nhốt 2 tháng trọng lượng có thể đạt 33,4kg, tiêu tốn thức ăn 2,6 - 2,8 kg/kg tăng trọng.

- Giống vịt Grimaud: Có nguồn gốc từ Pháp do Tập đoàn Grimaud (Công ty Grimoud Frère) lai tạo thành, là giống vịt siêu nạc, thịt dày và thơm ngon. Đây là giống vịt có trọng lượng lớn, đạt 3,3 - 3,5 kg/con sau khoảng 42 - 45 ngày nuôi và có thể xuất bán. Ngoài ra, vịt Grimaud cũng dễ nuôi hơn các giống vịt khác, khả năng thích nghi tốt, chịu được mưa, gió, ít bệnh, ăn uống dễ, tỷ lệ hao hụt thấp, chỉ khoảng 2 - 3%.

- Vịt Bắc Kinh: Cho sản lượng thịt cao sản lớn.

Giống vịt này có thể xuất bán vào 72 ngày tuổi sau khi nuôi, trọng lượng đạt 2,2 - 2,3 kg/con. - Vịt nông nghiệp: Là giống vịt lai có thân hình to lớn. Vịt có thể xuất bán từ lúc được 49 ngày nuôi với khối lượng đạt 2,2 - 2,3 kg/con.

Giống vịt này đang được nuôi nhiều ở khu vực miền Nam nước ta.

Vịt giống phải được chọn từ những cơ sở ấp nở lớn, có uy tín, đảm bảo chất lượng. Con giống phải khỏe mạnh, mắt sáng, đi lại nhanh nhẹn, phản ứng nhạy bén. Các đặc điểm chi tiết cần đảm bảo yêu cầu: mỏ khép kín, chân bóng, cứng cáp, đi lại bình thường. Bụng thon gọn, rốn kín. Lông khô, vịt giống nào thì phải mang màu lông đặc trưng của giống đấy. Cân nặng đầu vào của con giống phải đạt yêu cầu tiêu chuẩn đầu vào. Loại bỏ những con yếu ớt, bệnh, dị tật, lông ướt…

Hình thức nuôi

Nuôi vịt trên vườn cây: Phương thức nuôi vịt trên cây phù hợp với những trang trại có sẵn vườn cây rộng với độ dốc vừa phải, bề mặt bằng phẳng, đất chắc để tránh trời mưa ngập úng, nước tù đọng.

Ngoài ra, cây trong vườn phải có độ cao ít nhất từ 1 - 2m để vịt không làm hỏng chồi. Đó có thể là vườn trồng keo, trồng cao su, bạch đàn… các loại cây lấy gỗ, cây ăn quả lâu năm tán rộng (nhãn, xoài, mít)…

Phía bên ngoài khu vực chăn thả phải làm rào quây bằng lưới thép B40 hoặc gỗ, tre để quản lý đàn

vịt cũng như tránh tình trạng trộm cắp, thất thoát. Cạnh vườn cây nuôi vịt nên có ao nước hoặc hồ nước sạch để cung cấp nước trong chăn nuôi cũng như tạo điều kiện để vịt có khu vui chơi. Nuôi nhốt chuồng: Chọn địa điểm làm chuồng cao ráo, độ dốc vừa phải. Khu vực làm chuồng yên tĩnh, đảm bảo thuận tiện vệ sinh. Chuồng phải thoáng mát sạch sẽ, khô ráo, tránh mưa tạt, gió lùa. Hướng xây dựng chuồng tốt nhất là hướng Đông để có thể đón ánh nắng buổi sáng và tránh ánh nắng gay gắt vào buổi chiều. Nuôi vịt thịt trên cạn có thể sử dụng kiểu chuồng nuôi trực tiếp trên nền đệm lót hoặc kiểu chuồng nuôi trên sàn, diện tích chuồng phù hợp với quy mô và đảm bảo mật độ theo từng lứa tuổi. Sàn nuôi vịt có thể lựa chọn sàn nhựa cứng, lưới nhựa, lưới kim loại,… cần chú ý về độ nhám mặt sàn để chống trơn trượt, với sàn lưới cần chú ý kích thước các mắt lưới, không quá nhỏ vì sẽ khó lọt phân, không quá to vì vịt có thể bị dắt chân, dắt mỏ vào mắt lưới, kích thước mắt lưới phù hợp là 1x1cm. Độ cao của sàn so với mặt nền bê tông đảm bảo lớn hơn 50cm, nền chuồng nên láng xi măng nhẵn, độ dốc 3% để đảm bảo thoát nước tốt.

Thức ăn, nước uống

Đối với vịt thịt nuôi cạn thức ăn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng, tốt nhất là sử dụng thức ăn viên công nghiệp đúng chủng loại theo từng giai đoạn phát triển của đàn vịt. Giai đoạn vịt con 1 - 28 ngày tuổi, protein thô chiếm khoảng 22%, năng lượng trao đổi 3.000 Kcal/kg. Giai đoạn 29 - 56 ngày, protein thô chiếm 17 - 18%, năng lượng trao đổi đảm bảo 3.100 Kcal/kg.

Cung cấp đầy đủ nước sạch, mát cho đàn vịt uống. Máng uống của vịt cần bố trí đủ số lượng và thuận tiện để vịt dễ dàng uống nước tự do.

Chăm sóc

Hàng ngày, kiểm tra lượng thức ăn dư thừa, thiếu để điều chỉnh cho hợp lý. Để lượng thức ăn thừa nhiều trong máng không có lợi do thức ăn cũ dễ nảy sinh nấm mốc, vỡ nát… khiến vịt ăn ít, dễ bị bệnh. Bảo quản thức ăn nơi khô ráo, thoáng mát. Đối với thức ăn tự chế, một số loại thức ăn cần sản xuất và ăn trong ngày, không nên để quá lâu, không sử dụng thức ăn ôi thiu, nấm mốc. Thực hiện tốt công tác vệ sinh khử trùng chuồng trại. Đối với chuồng nuôi sàn cần xịt rửa 2 - 3 lần/ngày để loại bỏ phân trên sàn và nền chuồng, sau đó thoát nước toàn bộ nền, không nên để nước thải ngâm trên nền chuồng dễ gây ô nhiễm về mùi, làm tăng nhiệt độ và ẩm độ, khó kiểm soát mầm bệnh. Với đàn vịt nuôi trên nền cần thường xuyên thay mới chất độn chuồng, bổ sung chế phẩm sinh học để tăng phân hủy phân, quét dọn thu gom lông, rác thải trên nền chuồng, sân chơi.

Vệ sinh xung quanh khu vực nuôi, các rãnh thoát nước, thoát chất thải, hố chứa. Thường xuyên phát quan bụi rậm xung quanh chuồng nuôi. Phải chú ý tiêu diệt các loại động vật gặm nhấm, chuột, rắn rết xung quanh chuồng nuôi.

Xuất bán

Người nuôi cần chủ động tìm hiểu thị trường để lựa chọn thời điểm xuất bán phù hợp. Đồng thời có kế hoạch dừng sử dụng thuốc thú y, thuốc bổ trợ theo đúng quy định trước khi xuất bán.

LÊ LOAN

➢ Cần thực hiện tiêm phòng đầy

đủ các loại vaccine phòng bệnh cho đàn vịt theo khuyến cáo của cơ quan thú y. Đồng thời, khi thời tiết thay đổi, vịt gặp các tác nhân gây stress cần chủ động sử dụng thuốc bổ trợ để phòng bệnh cho toàn đàn.

Kinh nghiệm lựa chọn và bảo quản trứng ấp

Lựa chọn trứng

Quan sát ngoại hình của trứng:

• Chọn trứng có khối lượng đạt tiêu chuẩn của giống, không lớn hoặc nhỏ quá.

• Có hình dạng màu sắc đặc trưng của giống.

• Vỏ không bẩn, không sần sùi, không mỏng hoặc dày quá, không dị hình.

• Trứng có kích thước quá dài hoặc quá to tròn cũng không nên ấp vì tỷ lệ lòng đỏ và lòng trắng không cân đối.

Chọn trứng bằng đèn soi:

• Dùng đèn soi trứng để biết và loại ra những trứng không đạt tiêu chuẩn.

• Buồng khí nằm ở đầu to của quả trứng.

• Không có vết máu, không có bọt khí và không bị rạn nứt.

Thu

- Thu trứng ngày 2 lần (sáng và chiều).

- Chỉ chọn những quả trứng đạt tiêu chuẩn ấp mới đưa vào bảo quản.

- Xếp trứng vào khay trứng định vị, đầu to hướng lên phía trên.

- Những quả trứng cùng cỡ nên để cùng khay trứng.

- Để bảo quản trứng ấp tốt nên giữ nhiệt độ từ 15 - 18oC.

- Thời gian bảo quản trứng 7 ngày. Trong trường hợp bảo quản trứng dưới 3 ngày có thể giữ trứng trong điều kiện nhiệt độ phòng.

- Độ ẩm bảo quản thích hợp là 75%.

Vịt mồng

- Đảo trứng mỗi ngày một lần để phôi không dính vào vỏ, tránh hiện tượng gà nở bị sát vỏ.

Xử lý trứng trước khi ấp

- Trước khi đưa trứng vào ấp nên xông khử trùng bằng formol, thuốc diệt khuẩn.

- Nếu chưa xử lý khử trùng vi khuẩn sẽ lưu trữ trên vỏ trứng, khi đưa vào máy ấp sẽ có điều kiện xâm nhập vào trứng gây chết phôi, độc tố sẽ lây sang trứng khác, lượng amoniac tăng gây ngộ độc hàng loạt trứng trong máy ấp.

Xông trứng

Phương pháp xông trứng bằng Formaldehyde cho một tủ xông có thể tích 0,5m3:

- Đặt trứng vào các khay trứng xếp trên giá.

- Cho 12g thuốc tím vào khay làm bằng đất nung hoặc kim loại tráng men, bảo đảm khay có thể tích ít nhất 350ml, khay để ở đáy tủ, ngay phía dưới ống phễu.

- Đóng cửa thùng xông trứng.

- Đong 20ml Formaldehyde 40% vào khay qua phễu.

- Bật quạt lên vị trí lưu thông không khí.

- Để thùng xông trứng hoạt động trong vòng 20 phút.

- Sau 20 phút, bật quạt về vị trí hút khí ra và để thêm 20 phút nữa, sau đó mở nắp thông gió.

- Mở cửa thùng xông và lấy trứng để ở khu vực bảo quản sạch trong cơ sở ấp. NAM CƯỜNG

Có tên khoa học Sarkidiornis melanotos, là một loài chim trong họ Vịt. Vịt mồng có kích thước lớn hơn rất nhiều so với các loài vịt khác. Chúng có chiều dài cơ thể trung bình từ 5373cm, với sải cánh dài khoảng 116 - 135cm. Ngoài kích thước lớn, chúng cũng có rất nhiều những đặc điểm cơ thể khác biệt. Lông của vịt mồng đực thường có phần khá sặc sỡ. Phần lông cánh của chúng thường có màu màu đen sẫm, ngược lại các phần khác trên cơ thể thì có màu trắng và xuất hiện các phần lông màu đen nhỏ tạo nên vẻ đẹp cho ngoại hình của chúng. Vịt cái cũng có màu sắc lông tương tự với vịt đực nhưng không sặc sỡ bằng. Chúng có mặt ở hầu hết châu Phi, Ấn Độ và Đông Nam Á. Vịt mồng có khả năng thích nghi với môi trường cực kỳ tốt. Chúng có thể dễ dàng thích nghi với mọi dạng khu vực sống kể cả trên cạn và dưới nước. Ở môi trường nước, chúng có thể bơi, lặn, thậm chí ngụp nước để tìm kiếm thức ăn.

☐ Hỏi: Gà bị bệnh tụ huyết trùng thì cần

điều trị như thế nào?

Trả lời:

Bệnh tụ huyết trùng ở gà do vi khuẩn Pasteurella multocida gây nên. Bệnh có thể phát sinh trên gà ở mọi giai đoạn phát triển. Bệnh thường có diễn biến nhanh, gây chết gia cầm hàng loạt; xảy ra vào lúc giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột, thường thấy bệnh ở gà 2 tháng tuổi.

Điều trị: Cần điều trị bệnh sớm khi mới phát bệnh để đạt hiệu quả nhất. Người nuôi có thể tham khảo theo phác đồ sau:

Pha vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn một trong các loại sau:

- Bio Amoxillin 10g/100kg thể trọng/ngày, thực hiện trong 3 ngày.

- Ampi coli 10g/100kg thể trọng/ngày, thực hiện trong 3 ngày.

- Norflox-10: 25 ml/100kg thể trọng/ngày, thực hiện trong 3 ngày.

- Enro-10: 25 ml/100kg thể trọng/ngày, thực hiện trong 3 ngày.

- T. Colivit: 20g/100kg thể trọng/ngày, thực hiện trong 3 ngày.

Đồng thời, cần kết hợp thêm vitamin, men tiêu hóa, giải độc gan thận để tăng sức đề kháng cho gà.

Phòng bệnh cho gà bằng cách tiêm phòng vaccine lúc gà được 1 tháng tuổi, có thể sử dụng vaccine vô hoạt tụ huyết trùng gia cầm 0,5 ml/ con. Kết hợp với vệ sinh chuồng trại, thiết bị chăn nuôi; định kỳ phun khử trùng trong, ngoài chuồng nuôi 1 - 2 tuần/lần. Có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng tốt, bổ sung các loại thuốc bổ, men tiêu hóa... để nâng cao sức đề kháng cho gà.

Vào thời điểm giao mùa nên cho gà uống kháng sinh để phòng bệnh. Có thể dùng một trong các loại sau: BIO-AMOX + TYLOSIN, AMPI COLI, T.Colovic. Ngoài ra, cũng có thể dùng tỏi ngâm với rượu để cho gà ăn trong những ngày thời tiết thay đổi đột ngột.

☐ Hỏi: Xin tư vấn kỹ thuật làm đệm lót sinh học cho gà?

Trả lời: Nguyên liệu để làm đệm lót sinh thái:

- Men vi sinh: 1kg chế phẩm men vi sinh BALASA-N01 sẽ làm đệm lót cho diện tích chuồng nuôi từ 30 - 50m2 (Nếu không có loại men này, thì có thể thay thế bằng các lại men khác trên thị tường);

- Lớp độn chuồng: Là các nguồn chất xơ, mùn cưa hoặc dăm bào, trấu...; - Chất bột đường: Bột ngô hoặc cám, sắn…

Làm đệm lót có diện tích chuồng từ 30m2 trở xuống theo các bước sau:

Bước 1: Rải trấu lên toàn bộ nền chuồng dày 5 - 10cm sau đó thả gà vào nuôi.

Bước 2: Sau một thời gian (sau 7 - 10 ngày đối với gà nuôi úm, sau 2 - 3 ngày đối với gà lớn) quan sát thấy khi nào phân rải khắp trên bề mặt chuồng thì rắc men.

Cách rắc men: Lấy 1kg BALASA-N01 đem trộn thật đều với 1kg bột ngô (có thể là cám gạo, bột sắn) sau đó rắc đều lên toàn bộ bề mặt độn lót là được.

Làm đệm lót có diện tích nền chuồng từ 3050m2:

- Tiến hành các bước 1 và 2 như trên, chỉ khác ở cách rắc men: Đem 1kg chế phẩm BALASA-N01 trộn đều với 3kg bột ngô hoặc cám gạo, cho thêm khoảng 1,2 lít nước sạch, xoa trộn cho ẩm đều (bột phải ẩm nhưng vẫn tơi rời mới đạt yêu cầu), sau đó cho vào túi hoặc thùng đậy kín và để chỗ ẩm ủ 2 ngày, khi nào có mùi thơm hơi chua thì đem rắc đều lên toàn bộ bề mặt độn lót.

☐ Hỏi: Các yêu cầu về chuồng trại chăn nuôi ngan thịt?

Trả lời:

- Chuồng nuôi: Chuồng nuôi và dụng cụ phải rửa sạch sẽ, trống chuồng trước khi nuôi 15 - 20 ngày. Cần được xử lý theo quy trình vệ sinh thú y, quét hoặc rắc vôi đặc 40%, khử trùng bằng formol 3% từ 2 - 3 lần. Trước khi xuống ngan con 1 - 2 ngày, phun khử trùng lần cuối cùng (đóng kín cửa để phun, sau 5 - 7 giờ mới mở ra).

- Máng ăn: Dùng máng ăn bằng tôn có kích thước 70cm - 2,5m sử dụng cho 70 - 100 con/ máng.

- Máng uống: Giai đoạn 1 - 2 tuần tuổi sử dụng máng tròn loại 2 lít. Giai đoạn 3 - 12 tuần tuổi sử dụng máng tròn loại 5 lít, dùng cho 20 - 30 con/ máng, đảm bảo cung cấp 0,3 - 0,5 lít nước mỗi con 1 ngày, đủ nước sạch cho ngan.

- Chụp sưởi: Có thể dùng hệ thống lò sưởi hoặc bóng điện đảm bảo cung cấp nhiệt cho đàn con. Dùng bóng điện 75W/1 quây (60 - 70 ngan).

Mùa đông 2 bóng 1 quây, ở nhiều nơi không có điện dùng bếp than lò ủ trấu… Cần chú ý phải có ống thông khí thải của bếp trấu và lò ủ trấu ra ngoài chuồng. Nếu không hàm lượng khí độc cao gây ảnh hưởng tới sức khỏe đàn ngan.

- Quây ngan: Dùng cót ép làm quây, chiều cao 0,5m; dài 4,5m; sử dụng cho 60 - 70 con/quây, từ ngày thứ 5 tăng dần diện tích quây để cho ngan vận động, ăn uống. Từ cuối tuần thứ 3, đầu tuần thứ 4 trở đi bỏ quây để cho ngan vận động, ăn uống được thoải mái.

- Rèm che: Dùng vải bạt, cót ép hoặc phên liếp che xung quanh chuồng nuôi ngan con để giữ nhiệt và tránh gió lùa.

- Chất độn chuồng: Chất độn chuồng phải đảm bảo khô, sạch, không ẩm mốc, sử dụng phôi bào, trấu, nếu không có dùng cỏ rơm khô băm nhỏ… phun thuốc sát trùng bằng formol 2%. Chất độn chuồng nuôi ngan phải thay thường xuyên.

Sân chơi: Cần có sân, hoặc vườn với mương nước sạch cho ngan vận động và tắm từ giữa tuần thứ 3 trở đi. Hàng ngày rửa thay máng nước 2 lần đảm bảo ngan luôn được tắm nước sạch.

☐ Hỏi: Các biện pháp phòng bệnh trong nuôi chim bồ câu?

Trả lời:

Trong giai đoạn 3 - 10 ngày tuổi nhỏ vaccine Lasota hoặc ND.IB, 2 tuần sau nhỏ nhắc lại lần 2. Sau đó cứ 1 - 2 tháng cho uống một liều vaccine ND.IB (hoặc Lasota) để phòng bệnh Newcastle và bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (liều lượng theo hướng dẫn).

Đối với bồ câu ngoài 1 tháng tuổi, tốt nhất nên tiêm vaccine nhũ dầu với liều 0,3ml/con để phòng bệnh Newcastle. Đối với bồ câu sinh sản, một năm tiêm nhắc lại một lần vaccine nhũ dầu. Khi bồ câu được 10 ngày tuổi, cần tiêm chủng đậu. Cách dùng và liều dùng như chủng cho gà. Định kỳ 2 - 3 tuần, đặc biệt khi thời tiết thay đổi, cho uống một đợt 3 ngày, dùng một trong các loại kháng sinh sau: Pharamox (1g/lít nước uống); Enroflox 5% (2 g/lít nước uống); Pharmequinmax (1 g/2 lít nước uống); Pharcolivet, Ampi-coli pharm (10 g/2,5 lít nước uống)… để phòng bệnh tiêu chảy, hô hấp do vi khuẩn.

Định kỳ 2 lần/năm tẩy giun sán bằng cách cho uống Decto-pharm (1 g/1,5kg thể trọng để tẩy giun, sán dây), Pharcado (2 g/4kg thể trọng để tẩy giun, sán dây) hoặc Pharcaris (10 g/25 - 30kg thể trọng để tẩy giun tròn).

Về thức ăn, lưu ý không được cho chim ăn thức ăn mốc, ẩm. Nước uống phải sạch hoặc nước vôi loãng. Cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, tránh ẩm ướt vào mùa xuân.

Thường xuyên kiểm tra chim nuôi, đặc biệt phát hiện sớm những bất thường trên đàn gia cầm như uể oải, ủ rũ, kém ăn; Kiểm tra lượng thức ăn, nước uống tiêu thụ hàng ngày để biết được tình trạng sức khỏe.

Cách ly vật nuôi có biểu hiện khác thường, chẩn đoán và điều trị nếu cần thiết.

Ðối với vật nuôi tái đàn, phải đảm bảo chỉ nhập giống rõ nguồn gốc, xuất xứ, có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y. Nhập giống bổ sung

cần nuôi cách ly 2 - 3 tuần để theo dõi bệnh, đảm bảo giống khỏe mạnh mới cho nhập đàn.

Định kỳ phun thuốc sát trùng trong chuồng nuôi và các khu vực xung quanh 1 lần/tuần. Không được phun trực tiếp vào đàn bồ câu.

☐ Hỏi: Vịt thở khò khè, chảy nước mắt, mũi. Tiêu chảy phân trắng xanh, trắng xám, mùi tanh, hậu môn, niêm mạc hậu môn xuất huyết. Vịt gầy, bại liệt rồi chết. Hỏi đây là bệnh gì và biện pháp chữa trị ra sao?

Trả lời:

Theo mô tả, có thể vịt đã mắc bệnh dịch tả. Bệnh do virus thuộc nhóm Herpes trong họ Alphahen pesvivinae gây ra. Bệnh lây trực tiếp do sự tiếp xúc giữa vịt bệnh và vịt khỏe hoặc lây gián tiếp qua đường tiêu hóa. Bệnh có thể xảy ra ở vịt, ngan, ngỗng, loài thủy cầm khác. Hiện bệnh không có thuốc chữa trị đặc hiệu. Khi đàn vịt bị bệnh, cần phải tiến hành nuôi nhốt để cách ly mầm bệnh; thu gom, tiêu hủy ngay các con vịt ốm, chết; tiến hành vệ sinh chuồng trại, thu gom phân rác để ủ hoặc chôn; phun thuốc sát trùng chuồng trại, tẩy uế, sát trùng toàn bộ dụng cụ chăn nuôi; báo cho cơ quan thú y địa phương để biết các biện pháp phòng chống.

Người nuôi có thể can thiệp vaccine trực tiếp vào ổ dịch với liều gấp 2 lần bình thường. Sau 7 - 8 ngày những con vịt mang mầm bệnh sẽ chết, những con chưa nhiễm bệnh sẽ có miễn dịch có khả năng chống lại bệnh.

Những con vịt qua khỏi chỉ nuôi làm vịt thịt, không dùng làm giống. Đồng thời bổ sung đường Gluco, điện giải (B - Complex với liều 2 g/lít nước), men tiêu hóa, bổ gan (dùng sorbitol liều 2 g/lít nước cho uống) nhằm tăng khả năng đào thải chất độc và tăng sức đề kháng cho vịt nuôi.

Phòng bệnh: Ở những nơi chưa có dịch xảy ra, tốt nhất nên tự sản xuất con giống. Tránh để thức ăn, chuồng nuôi, nguồn thức ăn, bãi chăn ô nhiễm căn bệnh. Không nên chăn thả vịt ở những nơi đang có dịch.

Những trại vịt có số lượng lớn cần tăng cường vệ sinh chuồng trại, thực hiện nghiêm túc nội quy phòng bệnh.

Hiện nay đang sử dụng 2 chủng virus nhược độc để chế vaccine.

Ở những nơi ít bị dịch, vịt nuôi thịt tiêm 1 lần lúc 1 ngày tuổi.

Với vịt đẻ và vịt giống cần tiêm nhắc lại sau 45 ngày và sau mỗi 6 tháng tái chủng một lần trước khi vịt vào vụ đẻ.

BAN KHKT

GÓC CHUYÊN GIA

Phòng chống dịch bệnh cho gia cầm

Thời gian qua, thời tiết tại Cà Mau diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài kết hợp xuất hiện nhiều cơn mưa lớn dẫn đến sự chênh lệch đáng kể nhiệt độ giữa ngày và đêm. Độ ẩm trong không khí tăng cao đã làm cho sức khỏe của đàn gia cầm suy giảm, chưa kịp thích nghi với sự thay đổi đột ngột của môi trường, sức đề kháng giảm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát tán mầm bệnh dẫn đến đàn gia cầm rất dễ bị nhiễm bệnh. Để chủ động ứng phó với sự thay đổi của thời tiết, phòng chống dịch bệnh và nâng cao sức khỏe cho đàn gia cầm, người chăn nuôi cần thực hiện tốt một số khuyến cáo sau đây:

1. Chủ động cập nhật thông tin thời tiết hàng ngày

Do diễn biến thời tiết nắng nóng, mưa, giông thất thường. Vì thế, cần chú ý thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết được thông tin trên báo, đài, trang website Khuyến nông Cà Mau để chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho đàn gia cầm. Điều này rất quan trọng để đàn gia cầm tránh được sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, đặc biệt là gia cầm nhỏ hoặc mới nhập đàn.

2. Cải tạo, nâng cấp, gia cố chuồng trại Cần kịp thời cải tạo, sửa chữa và gia cố chuồng trại để đảm bảo cho đàn gia cầm có nơi trú ẩn tốt trong những đợt mưa lớn bất thường xảy ra.

3. Tăng cường vệ sinh chuồng trại và xử lý môi trường xung quan h

Hằng ngày phải đảm bảo vệ sinh khu vực xung quanh chuồng nuôi và khu vực chăn thả. Khơi thông cống rãnh không để phân và chất thải ứ đọng sẽ phát sinh mầm bệnh. Cần sử dụng các chế phẩm khử mùi nhằm hạn chế mùi trong chuồng nuôi.

4. Đảm bảo mật độ nuôi

và chế độ vận động

Những ngày nắng nóng cần giãn mật độ nuôi nhốt trong chuồng để tạo sự thông thoáng, điều này rất quan trọng cho gia cầm nhằm hạn chế dịch bệnh trên đàn gia cầm nhất là các bệnh về hô hấp.

5. Tăng cường chế độ dinh dưỡng cho gia cầm

Trong thời tiết giao mùa, đàn gia cầm thường có nhiều biến đổi trong quá trình hấp thu và trao đổi chất trong cơ thể của đàn gia cầm. Việc ăn uống của gia cầm có nhiều thay đổi không bình thường. Vì vậy, cần tăng cường chế độ dinh dưỡng, bổ sung các loại khoáng, vitamin trong khẩu phần ăn để nâng cao sức đề kháng và luôn đảm bảo chế độ nước uống đủ, sạch cho đàn gia cầm.

6. Vệ sinh và xử lý gia cầm có biểu hiện không bình thường

Nếu phát hiện gia cầm có biểu hiện không bình thường cần tách đàn cho nhốt riêng để kiểm tra, theo dõi và điều trị. Với số lượng nhỏ (một vài con) và không thấy biểu hiện lây lan thì cần cho uống thuốc trợ sức, trợ lực và tạo sự thoáng mát cho đàn gia cầm đến khi vật nuôi trở lại bình thường, khỏe mạnh thì cho nhập đàn. Trường hợp thấy đàn gia cầm có triệu chứng nặng (ho sốt, khò khè, khó thở, ủ rủ, đi lại không bình thường…) với số lượng nhiều và có biểu hiện lây lan ra toàn đàn thì cần báo ngay cho cán bộ thú y địa phương để can thiệp kịp thời.

Tập trung thực hiện tốt việc tiêm phòng các loại vaccine để chủ động phòng, chống dịch bệnh theo đúng lịch tiêm phòng, nhất là các bệnh truyền nhiễm như: cúm gia cầm, dịch tả, grumboro... Ngoài ra, hằng ngày cần phải kiểm tra chuồng nuôi, trường hợp thấy gia cầm có những biểu hiện không bình thường cần tách đàn, cho nhốt riêng để kiểm tra, theo dõi và điều trị. Thực hiện nghiêm hướng dẫn của chính quyền địa phương và cán bộ chuyên môn để phòng, chống và ngăn chặn dịch bệnh kịp thời không để bùng phát trên diện rộng.

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG CÀ MAU

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.