Tạp chí Gia cầm số 79 - Tháng 11/2024

Page 1


THẾ GIỚI GIA CẦM SỐ 79 - 11/2024

CƠ QUAN CHỦ QUẢN

Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

TS. Nguyễn Thanh Sơn

Nhà báo Dương Xuân Hùng

Nhà báo Đỗ Huy Hoàn

TKTS Phạm Thị Thu Hồng

TỔNG BIÊN TẬP

TS. Nguyễn Thanh Sơn

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Nhà báo Đỗ Huy Hoàn

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

GS.TS. Nguyễn Duy Hoan; PGS.TS. Phạm Kim Đăng; PGS.TS. Bùi Hữu Đoàn; PGS.TS. Ngô Thị Kim Cúc; PGS.TS. Lê Văn Năm; TS. Lê Minh Lịnh; TS. Bạch Quốc Thắng; TS. Nguyễn Quý Khiêm; TS. Hoàng Tuấn Thành

CỘNG TÁC NỘI DUNG

Kim Tiến; Nguyễn Chi; Thảo Linh; Anh Thư Nguyễn Hùng; Phan Thanh Cường; Nguyên Anh; Lê Hoàng Vũ; Minh Thanh; Dương Nghĩa; Lê Cung; Sao Mai; Quỳnh Nga; Vũ Mưa...

MỸ THUẬT: Nguyễn Nam Sơn KỸ THUẬT VI TÍNH: Sao Mai

TÒA SOẠN

P906, tầng 9, Tòa nhà CT4, The Pride, KĐT An Hưng, La Khê, Hà Đông, Hà Nội. Điện thoại: (024) 320 1068; Fax: (024) 320 1068; Email: thegioigiacam@gmail.com

TRỊ SỰ

Nguyễn Thanh Đức

VĂN PHÒNG TP HỒ CHÍ MINH

Lầu 2, Nhà B, 116 Nguyễn Đình Chiểu, P.ĐaKao Điện thoại: 028.62777616

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 543/GP-BTTTT

ngày 5/12/2016

Khuôn khổ: 23 x 30cm

Nơi in: Công ty TNHH MTV In Quân đội I và Công ty Cổ phần In Sao Việt

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO:

Ngọc Ánh: 0963.555.554 - Bảo Ngọc: 0989.991.977

Vũ Na: 0978.233.492

Email: quangcaoncn@gmail.com

Liên hệ đặt báo: Ms: Ngọc Ánh; DĐ: 0963.555.554

Email: phathanhtggc@gmail.com

SỐ TÀI KHOẢN: 261.10.00.3454936

Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

Việt Nam (BIDV), Chi nhánh Tràng An Swift code: BIDV VNVX. CITAD: 01202001

Địa chỉ ngân hàng: Số 11 Cửa Bắc, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, TP. Hà Nội

Thưa Quý bạn đọc!

Gần hết năm 2024, ngành gia cầm tiếp tục nỗ lực để về đích, tuy nhiên, tình hình chăn nuôi gia cầm hiện vẫn chưa khởi sắc. Dù chuẩn bị bước vào mùa tiêu thụ cao điểm trong năm, thế nhưng tại nhiều địa phương người chăn nuôi gia cầm còn dè dặt khi tái đàn. Một phần nguyên nhân trong đó là do giá thành sản xuất cao nhưng giá bán lại không như mong đợi. Để tránh thua lỗ, người nuôi đang rất cân nhắc, hoặc nuôi cầm chừng hoặc “treo chuồng” chờ tình hình tốt hơn. Nhiều ý kiến cho rằng, muốn đảm bảo ngành chăn nuôi gia cầm phát triển xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có, bài toán xuất khẩu phải được giải đáp triệt để. Những năm qua, giá trị xuất khẩu ngành hàng gia cầm nước ta vẫn đảm bảo tăng trưởng, thế nhưng con số này còn rất nhỏ so với tổng đàn gia cầm trong nước. Ngành chăn nuôi và các doanh nghiệp vẫn nỗ lực gia tăng vị thế trên thị trường thế giới. Và Halal được đánh giá là điểm đến tiềm năng cho các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam nói chung và sản phẩm thịt gia cầm nói riêng.

Ông Gabor Fluit - Tổng Giám đốc De Heus châu Á cho rằng, đối với thị trường Halal nên tiếp cận theo hai phân khúc là ngắn hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn, một số quốc gia Hồi giáo có nhu cầu nhập khẩu gà nguyên con, đây là cơ hội tốt để sản phẩm thịt gà của Việt Nam có thể đi vào, từ đó từng bước khẳng định thương hiệu. Về trung và dài hạn, cần hoàn thiện tất cả các quy trình để đạt được chứng nhận Halal. Ngành gia cầm đã đạt những thành công đáng kể ở phạm vi toàn cầu, khu vực và từng quốc gia riêng lẻ cùng với triển vọng sáng, bất chấp những thách thức cũ và mới cùng tồn tại. Nan-Dirk Mulder, chuyên gia phân tích cấp cao ngành hàng protein động vật tại Rabobank nhận định, tốc độ tăng trưởng của ngành gia cầm toàn cầu sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2025 với điều kiện các doanh nghiệp phải đổi mới tư duy sản xuất.

Đây là những nội dung trọng tâm của Tạp chí Thế giới Gia cầm phát hành tháng 11 năm 2024. Trong đó, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích những vấn đề của ngành hàng gia cầm trong thời gian qua và cơ hội ở những tháng “nước rút” này. Cùng đó là các bài viết chuyên sâu về kỹ thuật, những hướng dẫn và khuyến cáo cũng như giải đáp các vấn đề của bà con chăn nuôi gặp phải. Rất mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ và đồng hành cùng Quý vị.

Trân trọng!

LỤC

Tây Nguyên thu hút mạnh các nhà đầu tư lĩnh vực chăn nuôi

Sáng 30/10, tại thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai), Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn vùng Tây Nguyên. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến đầu cầu Hà Nội do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì.

Những năm gần đây, ngành nông nghiệp Tây Nguyên đã đạt mức tăng trưởng khoảng 5%/năm; xuất khẩu nông sản năm 2023 trên 3,6 tỷ USD, tăng 28,91% so với năm 2022. Chính vì thế, hội nghị xúc tiến đầu tư này đã mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư, đặc biệt lĩnh vực chế biến nông sản, chăn nuôi tại đây. Tuy nhiên, theo ông Vũ Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn

Hùng Nhơn, để các dự án phát triển thuận lợi, bền vững, các địa phương cần có quy hoạch rõ ràng và nhất quán cho vùng nguyên liệu, vùng chăn nuôi. Trong đó, quy hoạch cần bám sát tiềm năng và có sự đồng bộ, giúp nhà đầu tư nhìn thấy được hướng phát triển dài hạn, đồng thời cần đảm bảo việc sử dụng tài nguyên một cách hợp lý.

Chủ trì Hội nghị, Bộ trưởng Lê Minh Hoan gợi mở, với tư duy đổi mới, sự mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp hàng đầu, Tây Nguyên có thể chuyển mình từ một nơi vốn tập trung trồng cây công nghiệp

Tháo gỡ nhiều khó khăn liên quan đến Thông tư 04

Sáng 22/10, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến chủ trì cuộc họp với Tham tán Nông nghiệp các nước Mỹ, Brazil, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Italy, Tây Ban Nha, Argentina, Đan Mạch và Hà Lan về thúc đẩy thương mại nông sản. Liên quan đến việc phát hiện nhiều lô hàng dương tính với

Salmonella kể từ khi Thông tư 04 có hiệu lực, tại buổi làm việc, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, Bộ sẽ chỉ đạo Cục Thú y phối hợp với các quốc gia giải quyết các kiến nghị để hiểu nhau hơn và hợp tác chặt chẽ hơn.

Theo Cục Thú y, sau khi Thông tư số 04 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn có hiệu lực, những tháng gần đây, số vụ vi phạm đã giảm rõ rệt. Cục Thú y nhận định, Thông tư 04 không gây khó khăn cho các doanh nghiệp mà chỉ để đảm bảo rằng mọi hoạt động nhập khẩu đều tuân thủ đúng tiêu chuẩn quốc tế và theo quy định của Tổ chức Thú y Thế giới.

THÙY KHÁNH

Hội nghị Xúc tiến đầu tư vnông nghiệp, nông thôn vùng Tây Nguyên tổ chức ngày 30/10 tại tỉnh Gia Lai. Ảnh: PV

ngắn ngày sẽ thu hút thêm nhiều doanh nghiệp lĩnh vực chăn nuôi. Bộ trưởng Lê Minh Hoan cam kết Bộ NN&PTNT sẽ đồng hành cùng Tây Nguyên và các doanh nghiệp triển khai xúc tiến đầu tư, cung cấp thông tin và hỗ trợ chính sách cần thiết để thúc đẩy phát triển lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn bền vững. THÙY KHÁNH

Doanh nghiệp chăn nuôi phục hồi mạnh trong quý III

Quý III/2024, ngành chăn nuôi đã cho thấy sự phục hồi và khả năng thích ứng giữa bối cảnh thị trường đầy thách thức. Bộ NN&PTNT đánh giá, những tháng cuối năm, dự báo ngành chăn nuôi sẽ thuận lợi hơn so với các năm trước. Hiện nay, giá các sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt giá thịt heo tăng, đảm bảo chăn nuôi có lãi. Hơn nữa, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm trong nước tăng trưởng 5,5%/năm cũng giúp đầu ra cho chăn nuôi rộng mở. Ngành chăn nuôi vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt trong bối cảnh giá thịt và sản phẩm chăn nuôi đang có xu hướng tăng, cùng với việc ngày càng nhiều doanh nghiệp áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất. Thêm vào đó, từ đầu năm đến nay, giá thức ăn chăn nuôi đã giảm 2 - 3 đợt. Giá nguyên liệu nhập khẩu cũng giảm mạnh, do vậy, doanh nghiệp và nông dân kỳ vọng, giá thức ăn chăn nuôi sẽ duy trì xu hướng giảm trong các tháng cuối năm.

Tiếp tục siết chặt nhập lậu động vật

Theo Cục Thú y, từ đầu năm 2023 đến đầu năm 2024, tại 13 tỉnh có báo cáo đã phát hiện 131 vụ, bắt giữ 159.979 con gia súc, gia cầm, 43.912 quả trứng, 116.183kg sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc được nhập vào Việt Nam. Trong đó, tỉnh Lạng Sơn phát hiện 31 vụ với 101.800 con gia cầm giống, 4.000 gia cầm thịt, 8.532 kg/sản phẩm động vật; tỉnh Cao Bằng phát hiện 59 vụ với 39.000 gia cầm giống, 347 gia súc, 16.012 quả trứng giống, 31.351 kg/sản phẩm động vật; tỉnh Long An với 5 vụ, đã tiêu hủy 68 con heo, 26 con bò… Ước tính mỗi tuần có khoảng 60.000 con gà đẻ thải loại nhập lậu từ biên giới Cửa khẩu quốc tế Cha Lo (tỉnh Quảng Bình) và Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn (tỉnh Nghệ An), nhiều gà có nguồn gốc Thái Lan. Cuối năm là thời điểm tình hình buôn lậu thường diễn biến phức tạp hơn. Do vậy Bộ NN&PTNT đề nghị các đơn vị trực thuộc Bộ, các tỉnh, đặc biệt là những nơi giáp ranh biên giới cần tăng cường kiểm soát, ngăn chặn, phát hiện, xử lý nghiêm trường hợp vận chuyển, buôn bán vật nuôi nhập lậu, đảm bảo nguồn cung thực phẩm an toàn cho tiêu dùng trong nước. MINH NGỌC

Giám sát chủ động virus cúm gia cầm

Cúm gia cầm là một trong 5 bệnh nguy hiểm trên động vật được Chính phủ ưu tiên kiểm soát và ban hành kế hoạch quốc gia. 9 tháng đầu năm nay, số ca mắc cúm gia cầm tăng gấp 2,6 lần cùng kỳ 2023. Cá biệt, từ đầu tháng 8 đến ngày 16/9/2024, 27 con hổ và 3 sư tử tại tỉnh Đồng Nai bị chết, kết quả các mẫu xét nghiệm của nhóm động vật này dương tính với virus A/H5N1. Nguyên nhân khiến dịch bệnh nguy hiểm tăng cao trên đàn vật nuôi có thể kể tới như tỷ lệ tiêm phòng vaccine tại một số địa phương thấp, vẫn còn tình trạng người dân mua, bán động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, trong khi công tác quản lý giết mổ, vận chuyển ở vùng dịch chưa thực hiện theo quy định.

Cục Thú y khuyến nghị, cần thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát chủ động sự lưu hành và biến đổi của virus, nhất là cúm gia cầm tại chợ buôn bán gia cầm sống; Đẩy nhanh xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, xây dựng phương án phòng chống dịch bệnh cho các địa phương cấp huyện giáp ranh.

MINH KHUÊ

Cục Chăn nuôi chỉ định thêm hai phòng thử nghiệm

Mới đây, Cục Chăn nuôi đã chỉ định thêm hai đơn vị thử nghiệm lĩnh vực thức ăn chăn nuôi. Trong đó, Công ty Cổ phần SCI-TECH có địa chỉ tại Khu công nghiệp Tân Bình, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh, thời hạn từ ngày 30/10/2024 đến ngày 22/2/2029; Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm và Kiểm định chăn nuôi Trung ương I (quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), thời hạn từ ngày 31/10/2024 đến ngày 01/7/2028. Hai đơn vị này có trách nhiệm thực hiện thử nghiệm lĩnh vực thức ăn chăn nuôi phục vụ quản lý nhà nước khi có yêu cầu, tuân thủ quy định, hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả thử nghiệm do đơn vị mình thực hiện.

ILRI ra mắt chiến lược phát triển chăn nuôi bền vững

Nhân dịp kỷ niệm 50 xây dựng và phát triển, Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) đã đánh giá những thành tựu, bài học kinh nghiệm và định hướng hợp tác về chăn nuôi bền vững với Việt Nam thông qua Chiến lược “Khám phá tiềm năng chăn nuôi bền vững thông qua nghiên cứu để cải thiện cuộc sống và hành tinh” giai đoạn 2024 - 2030. Mục tiêu của chiến lược nhằm thiết kế, triển khai các giải pháp chăn nuôi bền vững dựa trên khoa học với quy mô lớn; tận dụng khoa học để định hình các quyết định chính sách và đầu tư mang lại hiệu quả và quy mô lớn trong khu vực cũng như nội tại ngành chăn nuôi cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, Chiến lược lấy Việt Nam là trung tâm tại khu vực Đông Nam Á, đóng vai trò quan trọng trong các nỗ lực của ILRI nhằm cải thiện hệ thống chăn nuôi, đặc biệt trong các lĩnh vực an toàn thực phẩm, khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và quản lý bệnh dịch.

nay có nhiều tên tuổi lớn trong lĩnh vực nông nghiệp như: Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa, Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Công nghệ Sakan Việt Nam, Công ty CP Thực phẩm sữa TH, Công ty CP Tập đoàn PAN, Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk,… Các doanh nghiệp đã khẳng định vai trò tiên phong trong ngành, lĩnh vực của mình bằng những hành động cụ thể để hướng tới kỷ nguyên xanh thông qua việc chủ động tìm hiểu, áp dụng công nghệ tiên tiến, giảm thiểu phát thải và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.

Ngành nông nghiệp phấn đấu về

Tình hình kinh tế, xã hội 10 tháng năm nay của nước ta duy trì xu hướng tích cực. Các ngành, lĩnh vực đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp vào tăng trưởng của cả năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 tháng đầu năm đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm trước; trong khi giá trị nhập khẩu 36,53 tỷ USD, do đó, giá trị xuất siêu toàn ngành đạt 15,21 tỷ USD, tăng 62,2%.

Riêng chăn nuôi, 10 tháng đầu năm giá trị xuất khẩu đạt 423,5 triệu USD, tăng 2,7%. Đàn heo và gia cầm phát triển ổn định, tính đến cuối tháng 10/2024 tổng đàn heo tăng 2,4% so với cùng thời điểm năm trước; đàn gia cầm tăng 2,6%.

Tại hội nghị giao ban diễn ra chiều 8/11, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá cao kết quả của toàn ngành nhờ cải cách thủ tục hành chính nhịp nhàng, đồng bộ. CPI nông nghiệp giữ ở mức ổn định, nguồn cung thịt heo cho Tết Nguyên đán được đảm bảo (dự báo trên 8 triệu tấn thịt các loại). Thứ trưởng lưu ý, các đơn vị tiếp tục quyết liệt bám sát tiêu chuẩn, quy chuẩn, đón thời cơ vào cuối năm để về đích trên 62 tỷ USD giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản trong cả năm.

Sớm hoàn thiện Dự án lợi

ích nguồn gen gà châu Á

Ngày 16/10 tại Hà Nội, Viện Chăn nuôi đã có buổi làm việc với ông Tadelle Dessiee - Giám đốc “Dự án Lợi ích nguồn gen gà châu Á (AsCGG)”. Dự án là nền tảng để khai thác, thử nghiệm và cung cấp những giống gà cải tiến nhằm cải thiện sinh kế ở Đông Nam Á giai đoạn 2020 - 2024. Tại buổi làm việc, các bên đã cùng thảo luận về chi tiết lập dự thảo “Chương trình Cải thiện di truyền giống gà bản địa dựa vào cộng đồng”. Đại diện các địa phương thực hiện dự án đã trao đổi về văn hóa, thói quen, khó khăn cũng như thuận lợi liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi, từ đó đề xuất các nội dung chính để triển khai hợp tác trong thời gian tới như: Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực; Chương trình dinh dưỡng (trứng) học đường; Xây dựng trại nuôi ruồi lính đen làm thức ăn cho chăn nuôi gà. Thời gian tới, Dự án sẽ có định hướng cụ thể và chi tiết hơn cho các nội dung trong buổi thảo luận lần này để dự thảo của chương trình sớm hoàn thiện. PHƯƠNG NGỌC

Vinh danh 190 doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024

Tối 5/11, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia diễn ra Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 9, với chủ đề “Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh”. Trải qua 20 năm, Chương trình Thương hiệu quốc gia ngày càng khẳng định uy tín, chất lượng khi số doanh nghiệp có sản phẩm

đạt Thương hiệu quốc gia liên tục tăng qua các năm, từ 30 doanh nghiệp năm 2008 lên 190 doanh nghiệp năm 2024. Trong số các doanh nghiệp có sản phẩm đạt

THÙY KHÁNH
HOÀNG ANH
NAM LINH

BẮC GIANG

Tổ chức lễ hội xúc tiến tiêu thụ gà đồi

Yên Thế

Trong hai ngày 26 - 27/10/2024, Ủy ban nhân dân huyện Yên Thế đã tổ chức “Lễ hội xúc tiến tiêu thụ gà đồi và các sản phẩm đặc trưng của huyện lần thứ nhất, năm 2024”. Lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động như: Thi đôi gà đẹp, thi chế biến ẩm thực từ gà đồi và các sản phẩm đặc trưng, thi trưng bày các sản phẩm nông, lâm nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Ban Tổ chức trao giải Nhất gian hàng đẹp cho xã Xuân Lương; giải Nhất đôi gà đẹp thuộc về xã Hương Vĩ và đội xã Tiến Thắng được trao giải Nhất nội dung thi chế biến món ăn từ gà đồi và các sản phẩm đặc trưng. Nhân dịp này, Ủy ban nhân dân huyện Yên Thế công bố quyết định, trao chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2024 cho 17 sản phẩm, trong đó 13 sản phẩm mới. Được biết, mỗi năm, người dân trên địa bàn huyện bán ra thị trường gần 12 triệu con gà, giá trị sản xuất đạt khoảng 1.600 tỷ đồng. HUYỀN

xuất và chăn nuôi

Ban Tổ chức trao giải cho đôi gà đẹp trong khuôn khổ Lễ hội.

LINH

Cơn bão số 3 đi qua ước tính đã gây thiệt hại gần 1.000 tỷ đồng sản xuất và chăn nuôi tỉnh Hà Nam. Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Nam, tỉnh có hơn 1.000 khách hàng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn bị thiệt hại với tổng dư nợ hơn 253 tỷ đồng. Để hỗ trợ phù hợp, Ngân hàng NN&PTNT đã chủ động liên hệ với khách hàng đang có quan hệ vay vốn để rà soát, tổng hợp, xác minh thiệt hại, xử lý nợ đối với khách hàng bị thiệt hại theo đúng quy định. Cụ thể, căn cứ mức độ thiệt hại của khách hàng, giảm từ 0,5 - 2%/năm lãi suất cho vay và miễn 100% lãi quá hạn, lãi chậm trả trong thời gian từ ngày 6/9 đến 31/12/2024; giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay so với lãi suất cho vay đối với khoản vay phát sinh từ ngày 6/9/2024 đến ngày 31/12/2024. Đến tháng 10, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 287 khách hàng với dư nợ hơn 30,8 tỷ đồng; miễn giảm lãi vay cho hơn 720 khách hàng với dư nợ hơn 554,7 tỷ đồng, cho vay mới 5 khách hàng với doanh số 14 tỷ đồng để khôi phục sản xuất, kinh doanh.

TRẦN VÂN

HẢI PHÒNG

Phòng ngừa dịch bệnh vật nuôi hiệu quả

Là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng lớn từ cơn bão số 3, tuy nhiên nhờ thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa nên đến nay các địa phương trong thành phố Hải Phòng chưa ghi nhận dịch bệnh trên các đàn vật nuôi. Tính đến cuối tháng 10/2024, tổng đàn heo của thành phố ước đạt 145.900 con, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2023; đàn bò ước đạt 7.000 con, giảm 2,8%; đàn trâu 4.200 con, giảm 1,98%; đàn gia cầm 7,9 triệu con, giảm 7,74%, trong đó đàn gà giảm 6,97%. Hiện, người dân đang vào vụ nuôi để phục vụ Tết.

Mới đây, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An đã xây dựng thành công mô hình “Chăn nuôi gà thương phẩm theo tiêu chuẩn VietGAHP, ứng dụng công nghệ Blockchain” tại xã Thịnh Sơn, huyện Đô Lương. Mô hình có 1 hộ tham gia là gia đình ông Nguyễn Công Hải, với quy mô 2.700 con, giống gà Hồ lai. Hộ nuôi được hỗ trợ 50% giống, vật tư thức ăn hỗn hợp, dung dịch hóa chất sát trùng, vaccine phòng bệnh, chế phẩm sinh học và 100% chi phí tư vấn đánh giá VietGAHP. Trước khi đưa gà về nuôi, ông Hải được tập huấn về quy trình kỹ thuật từ khâu chuồng trại, con giống, thức ăn, quy trình vaccine, các tiêu chí để áp dụng quy trình VietGAHP, cách ứng dụng công nghệ Blockchain vào chăn nuôi gà. Sau 4 tháng, tỷ lệ nuôi sống đạt 95%, trọng lượng xuất chuồng bình quân đạt 2,6 kg/con, với giá bán 80.000 đồng/kg, lãi hơn 100 triệu đồng và được cấp chứng nhận đạt các tiêu chuẩn VietGAHP. Việc ứng dụng công nghệ Blockchain giúp hộ chăn nuôi thu thập, lưu trữ và truyền tải dữ liệu từ nơi sản xuất đến chủ trang trại, công ty và cơ quan quản lý nhà nước; giúp người mua hàng có thể theo dõi được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm. Ngoài ra, giúp người chăn nuôi chủ động kiểm soát các chỉ tiêu về môi trường, giống, thức ăn.

THÙY

chăn nuôi

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Trị, qua kiểm tra 30 trang trại chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ tại 17 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, chỉ có 6 trang trại đảm bảo điều kiện chăn nuôi, chiếm tỷ lệ 20%; 24 trang trại không đảm bảo điều kiện chăn nuôi, chiếm tỷ lệ 80%. Các trang trại không đạt điều kiện chăn nuôi chủ yếu do chưa đảm bảo về quy định khoảng cách an toàn trong chăn nuôi và các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định như chưa có khu thu gom chất thải, không có biện pháp xử lý chất thải rắn nguy hại…; chưa có sổ sách theo dõi trong chăn nuôi cũng như thực

hiện kê khai hoạt động chăn nuôi. Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã hướng dẫn, phổ biến, tuyên truyền cho chủ các trang trại về những quy định của Luật Chăn nuôi, Luật Bảo vệ môi trường, Luật An toàn thực phẩm và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Đồng thời, hướng dẫn chủ trang trại khắc phục lỗi vi phạm để đảm bảo các điều kiện chăn nuôi trang trại theo quy định.

ĐĂNG NGUYÊN

NINH THUẬN

Cung cấp 4.000 tấn thịt dê, cừu mỗi năm

Theo Sở NN&PTNT Ninh Thuận, tổng đàn gia súc của tỉnh hiện đạt khoảng 360.000 con, trong đó dê, cừu khoảng 220.000 con, sản lượng thịt cung cấp cho thị trường khoảng 4.000 tấn/ năm, nằm trong top đầu cả nước. Chăn nuôi dê, cừu của tỉnh chủ yếu theo phương thức chăn thả, hiện đang đối mặt với tình trạng khó khăn do vào mùa khô thời tiết nắng nóng kéo dài, đồng cỏ bị thu hẹp dẫn đến đàn gia súc có nguy cơ bị thiếu thức ăn. Ngành nông nghiệp tỉnh đã tập trung phát triển các đồng cỏ, tăng cường hoàn thiện hệ thống kênh mương thủy lợi nội đồng để mở rộng vùng tưới, chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cỏ chất lượng cao phục vụ cho chăn nuôi. Cùng với đó, khuyến cáo người dân tận thu phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn dự trữ, trồng cỏ để cung cấp nguồn thức ăn xanh…

HÀ MY

AN GIANG

Tỷ lệ tiêm phòng đạt cao

Tỉnh An Giang hiện có khoảng 48.000 con trâu, bò; hơn 148.000 con heo; 7 triệu con gia cầm, trong đó đàn gà hơn 2,8 triệu con, đàn vịt hơn 4,1 triệu con, số lượng vịt đẻ trứng vẫn giữ ổn định ở mức gần 3,5 triệu con. Tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh khá lớn, việc triển khai tiêm phòng đang được chú trọng nên giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Trong 9 tháng đầu năm 2024, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã thực hiện tiêm trên heo vaccine dịch tả cổ điển, tụ huyết trùng cho 124.281 con, lở mồm long móng 101.545 con, heo tai xanh 95.110 con và dịch tả heo châu Phi 3.485 con. Trên đàn trâu, bò đã tiêm vaccine tụ huyết trùng 24.866 con, vaccine viêm da nổi cục 16.385 con. Đối với gia cầm, tiêm vaccine cúm A/H5N1 trên 5,7 triệu con. Công tác phòng, chống bệnh dại đã tiêm phòng vaccine cho đàn chó nuôi được 34.674 con đạt tỷ lệ 89% so với tổng đàn 39.048 con.

VŨ PHƯƠNG

GÓC NHÌN

Nhận diện thách thức và cơ hội

☐ JAN HENRIKSEN

Giám đốc điều hành Hãng gia cầm giống Aviagen

Ngành gia cầm đang đứng giữa ngã ba đường, nơi hội tụ cả thách thức lẫn cơ hội. Dân số thuộc tầng lớp trung lưu tại các nền kinh tế mới nổi ngày càng tăng đã trở thành động lực thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thịt gia cầm bền vững được sản xuất theo tiêu chuẩn phúc lợi cao. Đồng thời, ngành gia cầm cũng phải đối mặt những “chướng ngại vật” cản trở khả năng đáp ứng nhu cầu này. Tuy nhiên, vẫn có một chiến lược giải quyết được những thách thức nói trên và góp phần vào tương lai bền vững hơn cho ngành gia cầm và cộng đồng người tiêu dùng. Trong khi dân số toàn cầu tiếp tục bùng nổ ở một

số khu vực, thì ở nhiều nơi khác, kể cả các nước phát triển như Nhật Bản, Italia, Trung Quốc và Brazil, dân số lại có xu hướng giảm. Những thay đổi nhân khẩu học này trùng hợp với sự gia tăng dân số thuộc tầng lớp trung lưu tại nhiều quốc gia gồm Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ. Khi các nước này phát triển, thu nhập ngày càng tăng ngay cả khi phải đối mặt thách thức lạm phát đang tiếp diễn. Thay đổi này cũng kéo theo sự gia tăng sức mua đối với thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe tổng thể. Thịt gà, một thực phẩm giàu dinh dưỡng và ít béo trở thành lựa chọn hấp dẫn đối với những người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe. Ngoài ra, các tiêu chí lựa chọn thực phẩm bao gồm tính bền vững và phúc lợi động vật ngày càng được chú trọng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng phúc lợi động vật rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững và người tiêu dùng đang thể hiện nhận thức cao hơn và đòi hỏi sự minh bạch hơn bao giờ hết.

Mặc dù nhu cầu tiêu thụ gia tăng là một tín hiệu tích cực cho ngành gia cầm, nhưng vẫn còn nhiều thách thức cần phải được tháo gỡ để ngành có thể đáp ứng nhu cầu hiệu quả hơn. Những thách thức này bao gồm xung đột chính trị toàn cầu, thiếu hụt chuyên gia lành nghề, ảnh hưởng của các tổ chức phi chính phủ (NGO) và việc thực thi các quy định thiếu cơ sở khoa học.

Để giải quyết hiệu quả các “chướng ngại vật” này và đảm bảo tăng trưởng bền vững, ngành gia cầm phải có chiến lược tiếp cận toàn diện. Đầu tiên, cần đầu tư vào công nghệ và thực hành chăn nuôi bền vững để nâng cao hiệu quả sản xuất và phúc lợi động vật. Công nghệ tiên phong cho phép người chăn nuôi lựa chọn những con gà khỏe mạnh, sử dụng thức ăn hiệu quả hơn và góp phần tác động tích cực đến môi trường. Trí tuệ nhân tạo (AI) đóng vai trò quan trọng đối với ngành gia cầm. Các công cụ AI xác định và định lượng các dấu hiệu gia cầm bị bệnh, trong khi cảm biến thông minh kết nối với thiết bị phân loại bằng AI giúp phát hiện sớm dịch bệnh và đề ra chiến lược ứng phó cụ thể. Một thiết bị cải tiến khác là thực tế ảo (VR) cũng đã được ứng dụng trong chăn nuôi gia cầm để các bác sĩ thú y có thể chữa trị bệnh cho vật nuôi qua màn hình. Chiến lược thứ hai là thu hút các chuyên gia mới nổi vào ngành gia cầm thông qua hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu nhưng cần đảm bảo tính minh bạch và hợp tác bền chặt trong toàn bộ chuỗi giá trị gia cầm. Đầu tư vào công nghệ và con người, đồng thời minh bạch hóa và nâng cao nhận thức là điều cần thiết cho sự phát triển của ngành gia cầm hiện tại và tương lai.

Thực hiện tốt việc chăm sóc, quản lý đàn

vật nuôi

Ngày 04/10/2024, Bộ NN&PTNT ra Thông báo số 7492/TB-BNN-VP ý kiến kết luận của Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tại Hội nghị trao tặng, hỗ trợ phục hồi sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản các tỉnh, thành phố sau ảnh hưởng của bão, lũ.

Theo đó, để khắc phục nhanh hậu quả do bão Yagi và mưa lũ sau bão, khôi phục và phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định đời sống của nhân dân, Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương, cơ quan Trung ương, cơ quan địa phương, các doanh nghiệp, hiệp hội khẩn trương, chủ động triển khai đồng bộ, kịp thời các nội dung đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và các văn bản của Bộ NN&PTNT.

Về công tác phòng, chống dịch bệnh trên đ à n v ậ t nuôi

Các địa phương phân công lãnh đạo và các cán bộ của các cơ quan chuyên môn (thú y, chăn nuôi, thủy sản và khuyến nông) đến từng địa phương, cơ sở để chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ và triển khai ngay những nội dung sau:

- Thu gom xác động vật để xử lý, tiêu hủy; tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc khu vực chăn nuôi, chuồng nuôi và dụng cụ chăn nuôi để tiêu diệt các loại mầm bệnh trước khi chăn nuôi.

- Sửa chữa, xây mới chuồng trại bảo đảm dễ thực hiện các biện pháp vệ sinh khử trùng đảm bảo vệ sinh, an toàn trước khi thực hiện tái đàn; chuẩn bị đầy đủ thức ăn theo yêu cầu của vật nuôi.

- Lựa chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng, được cung cấp bởi những cơ sở uy tín, có giấy chứng nhận kiểm dịch, được tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine theo quy định.

- Chăm sóc, nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi bằng cách cung cấp đầy đủ thức ăn, bổ sung dinh dưỡng phù hợp với từng đối tượng nuôi, đồng thời bổ sung vitamin và các khoáng chất cần thiết cho đàn vật nuôi.

- Tổ chức tiêm phòng vaccine đầy đủ, đồng loạt trên địa bàn cấp huyện, cấp tỉnh đối với các bệnh phổ biến của từng loại vật nuôi, tiêm nhắc lại đối với vật nuôi đã hết hoặc sắp hết miễn dịch, tiêm phòng bổ sung đối với vật nuôi mới phát sinh.

- Thực hiện tốt việc quản lý, chăm sóc đàn gia súc, gia cầm; hàng ngày theo dõi đàn vật nuôi để kịp thời phát hiện sớm những bất thường trên đàn vật nuôi và áp dụng các biện pháp phòng,

chống dịch bệnh. Không được bán hoặc phát tán gia súc, gia cầm ốm, chết và chất thải của chúng ra môi trường xung quanh.

- Tăng cường công tác giám sát để phát hiện sớm, kịp thời xử lý trường hợp gia súc, gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, dịch tả heo châu Phi, lở mồm long móng, viêm da nổi cục, tai xanh,…

- Hướng dẫn chủ vật nuôi báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn thú y để tiến hành điều tra và xử lý ổ dịch theo đúng quy định. Không giết mổ, mua bán động vật ốm, chết; không vứt xác động vật chết do mắc bệnh ra ngoài môi trường.

Các biện pháp khôi phục đ à n v ậ t nuôi - Khẩn trương hoàn thiện việc xây dựng, phê duyệt, bố trí kinh phí và nguồn lực để triển khai kịp thời, có hiệu quả kế hoạch phục hồi chăn nuôi sau những ngày ngập lụt và mưa lũ; kế hoạch cung cấp con giống, thức ăn, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất; sửa chữa chuồng trại để phục hồi và phát triển sản xuất sau thiên tai, xây dựng các giải pháp khắc phục, khôi phục phù hợp với điều kiện ở địa phương; kịch bản về nguồn cung giống gia cầm 1 ngày tuổi để hỗ trợ cho các địa phương khôi phục sản xuất chăn nuôi. - Tái đàn: Chuẩn bị cho tái đàn, khôi phục sản xuất, người chăn nuôi cần lựa chọn con giống có Người chăn nuôi cần lựa chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng. Ảnh: Công ty Minh Dư

DÈ DẶT TÁI ĐÀN CHỜ TẾT

thịt và trứng gia cầm không thực sự

sắc,

chí

nơi xu hướng giảm đã khiến người chăn nuôi dè dặt.

Nơi mạnh dạn tái đàn…

Để phục vụ nhu cầu tiêu dùng thực phẩm dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, thời điểm này, các trang trại, nông hộ chăn nuôi gà ở khu vực miền Bắc đã nhanh chóng khôi phục lại chuồng trại, tăng tốc sản xuất.

Tại tỉnh Thanh Hóa, mặc dù vừa chịu ảnh hưởng nặng nề do thiên tai nhưng ngành nông nghiệp tỉnh đã nhanh chóng đưa giải pháp phục hồi nhanh chóng. Trong đó, các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh tập trung tái đàn các sản phẩm ngắn ngày như, gà, vịt, ngan... để phục vụ thị trường thực phẩm cuối năm.

Đơn cử, hiện nay, hệ thống trang trại chăn nuôi gà tại xã Định Hòa (huyện Yên Định (tỉnh Thanh Hóa), đang đầu tư, nâng cấp thiết bị, máy móc cùng các hệ thống cho ăn tự động, chuẩn bị tích cực tái đàn với số lượng 100.000 con gà siêu thịt. Từ giữa năm đến nay, giá các sản phẩm chăn nuôi có dấu hiệu tăng trở lại, càng gần đến cuối năm, giá gà có xu hướng tăng mạnh nên nông dân phấn khởi tăng đàn.

Để đảm bảo hiệu quả sản xuất, hàng năm tỉnh luôn thực hiện kiểm tra, giám sát, tái đàn chăn nuôi an toàn với dịch bệnh một cách chặt chẽ. Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh sẽ hướng dẫn cho người dân chăn nuôi, tái đàn, không để dịch bệnh xảy ra, nhằm cung cấp đủ thực phẩm cho thị trường dịp cuối năm.

Tại Hà Nội, người chăn nuôi tại nhiều địa phương cũng đang dốc toàn lực để đẩy mạnh sản xuất, hy vọng giá tốt dịp cuối năm.

Ông Chu Văn Nguyên, thôn Thụy Phiêu, xã Thụy An (Ba Vì, Hà Nội), nuôi 5.000 gà Mía lai ri cho biết, năm nay do tác động của bão số 3, hoàn lưu sau bão nên chuồng nuôi bị hư hại một phần và chết 200 con gà 2 tháng tuổi. Nhưng hiện tại, đàn gà sinh trưởng và phát triển tốt, dự kiến có thể xuất bán toàn bộ trước, trong và sau Tết.

Nơi âm thầm lo lắng

Trái ngược lại các tỉnh phía Bắc, ở nhiều địa phương tại phía Nam người chăn nuôi gà đang gặp nhiều khó khăn trong tái sản xuất.

Tại tỉnh Long An, nhiều tháng liền giá gà thịt và trứng bán ra tại một số địa phương vẫn ở mức thấp. Hiện, giá gà thịt khoảng 48.000 đồng/kg, người nuôi không có lãi, bởi giá gà giống, thức ăn, thuốc thú y đều tăng cao, nhiều người nuôi dự định “treo” chuồng chờ giá gà tăng mới tái đàn. Cùng đó, giá gà thấp nên nhiều hộ nuôi cũng “tiến thoái lưỡng nan” vì gà đến thời kỳ xuất chuồng nhưng nếu bán thì lỗ, mà giữ lại nuôi thì lo gà có trọng lượng lớn hơn lại không được thương lái lựa chọn, sức cạnh tranh trên thị trường giảm. Theo nhiều người nuôi gà thịt, từ năm 2022 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng khiến người nuôi có thể lỗ 15 - 20 triệu đồng trên tổng đàn 1.000 con. Đồng cảnh ngộ, nhiều người nuôi gà lấy trứng cũng không khá hơn vì giá trứng gà từ sau Tết Nguyên đán năm 2023 đến nay ở mức thấp, hiện chỉ còn 1.800 - 2.200 đồng/quả. Vì vậy, rất nhiều người nuôi gà lấy trứng phải giảm số lượng khi tái đàn. Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, giá gà ta hiện cũng giảm, sức tiêu thụ lại rất chậm nên nhiều trang

trại chỉ nuôi cầm chừng, thậm chí ngừng nuôi.

Gia đình anh Nguyễn Văn Lý, ngụ xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu cho biết, năm nay gia đình anh phải ngưng nuôi lứa gà Tết. Nguyên nhân là do thời điểm tái đàn phục vụ cho vụ Tết nhưng trang trại của gia đình anh vẫn còn tồn 3.000 con gà đến kỳ xuất chuồng mà chưa tiêu thụ được. Chính vì vậy, trang trại không có chỗ trống để nuôi thêm lứa mới.

Cùng cảnh ngộ, thời điểm này, bà Lê Thị Cẩm Duyên, ngụ xã Hòa Hưng, huyện Xuyên Mộc cũng giảm hơn 50% tổng đàn gà so với trước. Theo bà Duyên, 2 lần xuất bán gà gần đây, với khoảng 2.500 con bà lỗ gần 200 triệu đồng. Thời điểm này, người chăn nuôi đã thả lứa gà Tết nhưng bà Duyên e ngại về giá cả, đầu ra cho thị trường Tết nên quyết định không nuôi vụ Tết.

Gỡ khó cho vụ mới

Thời điểm cuối năm, sức tiêu thụ thịt và các sản phẩm thịt thường tăng rất mạnh. Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), trung bình mỗi tháng, cả nước tiêu thụ khoảng 160.000 tấn gia cầm, nhưng riêng tháng Tết dự báo tăng trên 20%, trong đó hơn 2/3 là thịt gà.

Tuy nhiên, năm nay do giá gà trên thị trường trồi sụt và xu hướng giảm nhiều nên tại nhiều địa phương, người chăn nuôi gà không dám mạnh dạn tái đàn. Điều này ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến thị trường gia cầm dịp cuối năm.

Theo ông Chu Văn Nguyên, rút kinh nghiệm năm trước giá gà thịt lên cao rất nhanh, sau đó liên tục hạ thấp khiến hoạt động chăn nuôi nhiều phen lao đao. Năm nay, gia đình đã chủ động tăng số lượng gà mái trong đàn để vừa bán trứng, lấy giống, vừa có thể bán thịt, lấy ngắn nuôi dài, giảm áp lực tiêu thụ tập trung vào cùng một thời điểm. Ông Nguyên cho biết, nuôi gà đẻ theo phân khúc thời gian sẽ giúp gia đình thuận lợi tiêu thụ các sản phẩm tạo ra. Lấy tiền bán trứng làm chi phí chăm sóc đàn gà ở giai đoạn nuôi lâu, vừa dễ

➢ Những tháng cuối năm, thời tiết thường diễn biến thất thường nên đàn vật nuôi không kịp thích nghi dẫn đến sức đề kháng kém, dễ bị các loại virus tấn công, tạo cơ hội để dịch bệnh phát triển. Do đó, các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo người chăn nuôi cẩn trọng phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia cầm nuôi.

quay vòng vốn vừa thuận lợi lựa chọn thời điểm xuất bán”.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có tổng đàn gia cầm 6,87 triệu con, đảm bảo 40% nhu cầu của địa phương và 60% xuất đi các tỉnh. Vài năm nay, sức tiêu thụ thịt gà trong dịp Tết tăng không nhiều so với ngày thường nên thời điểm giá xuống thấp, ngành nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân tính toán quy mô, nhu cầu thị trường để tái đàn phù hợp. Quá trình nuôi, nông dân cần tăng cường phòng chống dịch như tiêm vaccine cho gia cầm, tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trại để giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn gia cầm. Đồng thời, chuyển dần từ chăn nuôi quy mô nhỏ sang chăn nuôi an toàn sinh học nâng cao giá trị sản phẩm và liên kết chuỗi để ổn định giá và đầu ra.

Cùng đó, mô hình liên kết cũng được nhiều hộ áp dụng. Ông Trần Thanh Bình, ngụ ấp Nhân Hòa, xã Xuyên Mộc, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chia sẻ, năm nay gia đình ông vẫn tăng 1.500 con so với vụ Tết năm ngoái, chủ yếu là gà Tàu Vàng. Trang trại nuôi của ông Bình được doanh nghiệp cung cấp con giống chất lượng và bao tiêu đầu ra với giá cả ổn định từ 85.00095.000 đồng/kg; dịp Tết khoảng 100.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mỗi lứa gà 1.000 con ông lãi khoảng 30 triệu đồng.

Theo chia sẻ của đại diện ngành chăn nuôi, vài năm nay, sức tiêu thụ thịt gà trong dịp Tết tăng không nhiều so với ngày thường nên thời điểm giá xuống thấp, ngành nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân tính toán quy mô, nhu cầu thị trường để tái đàn phù hợp. Cần lựa chọn con giống chất lượng cao, cùng đó trong quá trình nuôi cần tăng cường phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời chuyển dần từ chăn nuôi quy mô nhỏ sang chăn nuôi an toàn sinh học nâng cao giá trị sản phẩm và liên kết chuỗi để ổn định giá và đầu ra.

BẢO HÂN

CON SỐ

460 triệu

USD

Là giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của nước ta tháng 10/2024, đưa tổng giá trị nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2024 đạt 4,08 tỷ USD, giảm 4,5% so với cùng kỳ năm 2023.

324,2 triệu USD

Là giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi của nước ta tháng 10/2024, đưa tổng giá trị nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2024 đạt 3,06 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2023.

46,3 triệu USD

Là giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi của nước ta tháng 10/2024, đưa tổng giá trị xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2024 đạt 423,5 triệu USD, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2023.

2 tỷ đồng

Là số tiền tỉnh Bình Dương đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 411 vụ vi phạm về chăn nuôi, thú y trên địa bàn tỉnh 9 tháng đầu năm 2024.

23.253.620 con

Là tổng đàn gia cầm của tỉnh Đồng Nai tính đến hết tháng 10/2024, giảm 4,49% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, đàn gà đạt 20.933.310 con, giảm 4,22%.

65%

Là tỷ lệ tiêm phòng vaccine cúm gia cầm trên tổng đàn của tỉnh Bình Định tính đến hết tháng 10/2024. Tỷ lệ tiêm phòng lở mồm long móng cho trâu, bò đạt khoảng 45%.

11

Là số ổ dịch cúm gia cầm chủng A/H5N1 trong 10 tháng đầu năm 2024; số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 93.985 con. Trong tháng 10/2024, phát sinh 01 ổ dịch tại tỉnh Nghệ An; số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 8.000 con.

NẮM BẮT VẬN HỘI THỊ TRƯỜNG HALAL

PHONG

Halal được đánh giá là thị trường xuất khẩu tiềm năng cho các sản phẩm chăn

nuôi của Việt Nam nói chung và sản phẩm thịt gia cầm nói riêng, mở ra cơ hội lớn cho tăng trưởng kinh tế, hợp tác thương mại.

Thị trường tiềm năng

Mới đây, Hội nghị “Phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam” đã diễn ra tại Hà Nội. Hội nghị do Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ NN&PTNT đồng chủ trì tổ chức.

Đây là sự kiện quốc tế có quy mô lớn nhất về Halal lần đầu tiên được tổ chức kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030”, có ý nghĩa định hướng quan trọng cho việc phát triển ngành Halal của Việt Nam. Thực phẩm Halal là những sản phẩm “được cho phép”, “hợp pháp” để sử dụng theo Luật Hồi giáo, với những yêu cầu nghiêm ngặt từ các thành phần nhỏ nhất đến khâu chế biến, vận chuyển.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao ý nghĩa quan trọng của Hội nghị, góp phần thúc đẩy kết nối kinh tế, văn hóa, con người giữa Việt Nam với các nước trên thế giới thông qua sản phẩm, dịch vụ Halal.

Nhấn mạnh tiềm năng của thị trường Halal toàn cầu, Thủ tướng khẳng định Việt Nam định hướng phát triển ngành Halal Việt Nam trở thành ngành thế mạnh, đưa Việt Nam trở thành điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu, một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ Halal trên thế giới.

Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh, Việt Nam có nền tảng vững chắc về khoa học - công nghệ để nghiên cứu và phát triển các sản phẩm Halal chất lượng cao, cam kết tiếp tục phối hợp với các đối tác quốc tế để đẩy mạnh tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất và nâng cao năng lực chứng nhận Halal của Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường quốc tế.

Ông Zafer Gedikli - Chủ tịch Hội đồng Halal Thế giới đánh giá, đây là một dịp quan trọng trong

➢ Quy mô dân số lớn và thị trường thực phẩm Halal ngày càng phát triển nhanh. Tuy nhiên, để tiếp cận được thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ phải đáp ứng các quy định nghiêm ngặt về tiêu chuẩn, chứng nhận thực phẩm Halal, mà còn phải nâng cao khả năng cạnh tranh.

lịch sử của Halal. Việt Nam là một quốc gia trọng điểm ở khu vực Đông Nam Á, và ông tin rằng Việt Nam có thể trở thành đối tác chủ chốt trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ Halal tới các quốc gia cũng như người tiêu dùng Hồi giáo trên toàn thế giới.

Đồng quan điểm, Tiến sĩ Mohamed JinnaTổng Giám đốc điều hành Cơ quan Halal Ấn Độ nhận định, đối với Việt Nam, chứng nhận Halal là cánh cửa dẫn tới một thị trường sinh lời trải dài trên nhiều ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm: Thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thời trang và du lịch.

Tuy nhiên, để thực sự khai thác tiềm năng của thị trường này, theo ông Mohamed Jinna, Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất về chứng nhận Halal. Các sản phẩm không chỉ cần đáp ứng yêu cầu mà còn cần lấy được lòng tin của người tiêu dùng Hồi giáo trên toàn thế giới. Chứng nhận Halal là cầu nối giữa Việt Nam và cộng đồng Hồi giáo toàn cầu - một cầu nối dẫn đến hoạt động thương mại, quan hệ đối tác và đầu tư chưa từng có...

Cơ hội lớn cho ngành gia cầm

Thị trường Halal rất rộng lớn với dân số dự

báo đạt 2,18 tỷ người vào năm 2030 chiếm khoảng

30% dân số thế giới. Quy mô thị trường dự báo sẽ

đạt mức tối đa 3,2 nghìn tỷ USD vào năm 2025, và tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 6,2%. Đây là thị trường xuất khẩu tiềm năng cho các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam nói chung và sản phẩm thịt gia cầm nói riêng, mở ra cơ hội lớn về tăng trưởng kinh tế, hợp tác thương mại để các doanh nghiệp Việt tiến sâu hơn vào nền kinh tế Halal toàn cầu. Chia sẻ với báo giới, Thứ trưởng Bộ

Phùng Đức Tiến cho biết, công tác xuất khẩu thịt gia cầm sang các quốc gia Hồi giáo được Bộ chuẩn bị từ năm 2023. Đến nay, nếu mọi việc thuận lợi thì mỗi tháng Việt Nam có thể xuất khẩu được 1.000 tấn thịt gia cầm. Trên thực tế, ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung, việc xuất khẩu thịt gia cầm của Việt Nam còn phải đáp ứng bộ tiêu chí thị trường Halal. Các thực phẩm tại thị trường này phải được chứng nhận theo tiêu chuẩn Halal. Tuy nhiên, theo Cục Thú y, hiện chưa có doanh nghiệp nào của Việt Nam đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thịt gia cầm sang thị trường Halal. Theo thông tin từ Tập đoàn De Heus Việt Nam, doanh nghiệp này đang nỗ lực để đạt được bộ tiêu chuẩn chứng nhận Halal. Tuy nhiên, quá trình này cần thời gian cũng như sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền địa phương trong việc đẩy mạnh liên kết, phát triển chuỗi sản xuất thịt gà an toàn. Ông Gabor Fluit - Tổng Giám đốc De Heus châu Á cho rằng, đối với thị trường Halal nên tiếp cận theo hai phân khúc là ngắn hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn, một số quốc gia Hồi giáo có nhu cầu nhập khẩu gà nguyên con, đây là cơ hội tốt để sản phẩm thịt gà của Việt Nam có thể đi vào thị trường, từ đó từng bước khẳng định thương hiệu. Với năng lực hiện tại, De Heus hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu từ những thị trường này đưa ra. Về trung và dài hạn, từng bước hoàn thiện tất cả các quy trình để đạt được chứng nhận Halal.

Dù vậy, De Heus luôn mong muốn nhận được sự hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn từ phía các cơ quan của Bộ NN&PTNT trong việc thực hiện các quy định thú y, Luật An toàn thực phẩm, tiêu chuẩn Halal của các nước hướng tới xuất khẩu, cũng như hỗ trợ thông tin về các nước chấp nhận thịt gà xuất khẩu từ Việt Nam, các chương trình chứng nhận Halal. Thời gian qua, De Heus cũng đã triển khai các giải pháp đồng bộ để đến năm 2026 sẽ xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi của mình sang thị trường Hồi giáo. Để khai thác tiềm năng xuất khẩu với thị trường Halal cho sản phẩm gia cầm Việt Nam, Bộ NN&PTNT đang triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao trong Quyết định số 10/QĐ-TTg ngày 14/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030”. Trong đó, Bộ đã có ý kiến đóng góp việc thành lập Trung tâm Halal Quốc gia đặt tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) để hỗ trợ về pháp lý, thủ tục, công nhận hài hòa các tiêu chuẩn quốc tế, thúc

VIPA triển khai nhiệm vụ trọng

tâm những tháng cuối

năm 2024

Sáng 6/11, tại Hà Nội, Văn phòng Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam (VIPA) đã họp đánh giá kết quả công việc sau Đại hội lần thứ V và triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2024. Cuộc họp do Chủ tịch Nguyễn Thanh Sơn chủ trì.

Ngay sau Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 - 2029, Văn phòng Hiệp hội đã hoàn thiện các văn bản báo cáo kết quả Đại hội gửi Bộ Nội vụ và Bộ NN&PTNT. Đến nay, hai Bộ đã chấp thuận kết quả Đại hội và đang xem xét phê duyệt sửa đổi, bổ sung Điều lệ và đổi tên Hiệp hội. Cùng đó, lãnh đạo VIPA đã họp thống nhất phân công nhiệm vụ cho từng đồng chí lãnh đạo; phối hợp với các đơn vị tổ chức thành công Ngày Trứng thế giới, Hội thảo chuyên đề trong khuôn khổ sự kiện Vietstock 2024 diễn ra tại TP Hồ Chí Minh. VIPA cũng đã hoàn thành thủ tục bàn giao nhiệm vụ Trưởng Văn phòng đại diện của VIPA tại TP Hồ Chí Minh từ ông Đàm Văn Hoạt sang ông

Hoàng Tuấn Thành, đồng thời chuyển Văn phòng về Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển gia cầm Vigova tại quận Gò Gấp, TP Hồ Chí Minh.

Cũng trong tháng 10, các hoạt động giao thương nội khối của VIPA được đẩy mạnh. Lãnh đạo và một số thành viên đã tham dự hoạt động kết nối giao thương giữa Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư và Công ty TNHH Thuốc Thú y Á Châu; Tham gia Lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH Olmix Việt Nam và Tập đoàn Hùng Nhơn, dự Lễ Khánh thành nhà máy ấp trứng Bel Gà tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Ngoài ra, Chủ tịch và các lãnh đạo VIPA đã

tham dự một số hội

nghị, hội thảo do các

Bộ, ngành tổ chức.

Thực hiện kế hoạch quý IV năm

2024, Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt

Nam sẽ tiếp tục bám sát, thúc giục để Bộ Nội vụ sớm có quyết

định phê duyệt việc

đổi tên và sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hiệp hội; kiện toàn và sửa

đổi, bổ sung các quy

chế hoạt động các

Ban chuyên môn.

Theo đó, sẽ thành lập

Ban Kinh tế Tài chính và Thị trường, Ban Giao thương Nội khối, Ban Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Ban Hợp tác quốc tế và Phát triển hội viên, Ban Thông tin - Truyền thông, Ban Pháp chế; Xúc tiến thành lập và ban hành quy chế tổ chức, hoạt động Câu lạc bộ các nhà sản xuất và kinh doanh trứng Việt Nam; Thăm và làm việc với một số doanh nghiệp phía Nam để kết nạp thêm hội viên mới, đồng thời nắm bắt nhu cầu

thị trường gia cầm Tết Nguyên đán năm 2025; Đẩy mạnh công tác truyền thông, đặc biệt phối hợp với các cơ quan báo chí khác tuyền truyền về công tác chống buôn lậu gia cầm các tháng cuối năm; Chuẩn bị Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai kế hoạch hoạt động năm 2025 của Hiệp hội vào trung tuần tháng 2/2025 tại TP Cần Thơ. BAN TRUYỀN THÔNG VIPA

Vừa qua, lãnh đạo và một số thành viên Hiệp hội Chăn nuôi Gia

cầm Việt Nam (VIPA) đã tham dự hoạt động kết nối giao thương giữa Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư và Công ty TNHH Thuốc Thú y Á Châu (Achaupharm).

Sau khi tham quan nhà máy Achaupharm, hai doanh nghiệp đã làm việc và cùng đưa ra định hướng, kế hoạch hợp tác lâu dài. Tại buổi làm việc, Chủ tịch VIPA Nguyễn Thanh Sơn tham gia cố vấn và thúc đẩy cho các hoạt động giao thương nội khối giữa hai doanh nghiệp.

Chủ tịch Nguyễn Thanh Sơn nhấn mạnh, việc đẩy mạnh giao thương nội khối theo chuỗi giá trị đã và đang tạo cơ hội lớn để các bên liên quan thương lượng, thống nhất về cơ chế lợi nhuận, đảm

và kỷ niệm”

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày mất của nguyên Phó Thủ tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Công Tạn (01/11/2014 - 01/11/2024), chiều 8/10, Bộ NN&PTNT tổ chức Lễ công bố, giới thiệu cuốn sách “Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn - Những ký ức và kỷ niệm”. TS Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch VIPA vinh dự đóng góp một bài viết trong đó.

Phát biểu tại buổi ra mắt cuốn sách, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, trong suốt sự nghiệp của mình, nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn không chỉ là một nhà lãnh đạo tài ba mà còn là người có tầm nhìn sâu rộng về nông nghiệp. Những đóng góp của nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn đã giúp đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển vượt bậc, từ việc áp dụng các công nghệ tiên tiến đến cải cách chính sách, đưa sản xuất nông nghiệp trở thành một trụ cột quan trọng trong nền kinh tế quốc gia.

Với lĩnh vực trồng trọt, nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn là người khởi xướng chương trình phát triển lúa lai, mía đường Việt Nam; đến chăn nuôi, như: heo siêu lạc, đà điểu, gà Lương Phượng, gà Tam Hoàng, gà Ai Cập, bồ câu Pháp, bò sữa; hay các lĩnh vực khác như: lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi,… Mỗi lĩnh vực là một cuộc cách mạng gắn liền với trí tuệ, tâm huyết của ông. Những giống cây trồng, vật nuôi, nguồn gen quý hiếm… ông đưa về Việt Nam đã trở thành nguồn lực phát triển mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp; góp phần rất lớn giải quyết bài toán về lương thực, thực phẩm, tạo nên thành tựu nông nghiệp ngày nay.

Ông cũng là người say mê với khoa học nông

nghiệp, truyền được sự say mê ấy đến nhiều thế hệ trong ngành. “Những bài học về quản lý và nghiên cứu khoa học, sâu sát với thực tiễn của nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn đã và vẫn còn nguyên giá trị, xuyên suốt đến bây giờ. Từ lý luận kết hợp với thực tiễn khoa học, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Công Tạn đã để lại những bài học rất sâu sắc, không chỉ cho bản thân mỗi người mà còn cho các thế hệ cán bộ trong ngành nông nghiệp cần phải tìm hiểu, học tập, rèn luyện”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn đã chỉ đạo ban hành và thực thi nhiều chính sách quan trọng, giúp người nông dân có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn vốn, khoa học kỹ thuật và thị trường; thúc đẩy liên kết để tạo ra chuỗi cung ứng khép kín, từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ nông sản; khuyến khích nông dân và doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu, áp dụng các công nghệ mới nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Những đóng góp của nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn đã giúp tạo ra một diện mạo mới cho nền nông nghiệp Việt Nam, đồng thời cải thiện đời sống của hàng chục triệu nông dân trên cả nước. Cuốn sách gồm 3 mục lớn, tập hợp 29 bài viết, tiêu biểu như: Tri ân người lãnh đạo dốc lòng tạo

bóng mát cho đời của ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT; Kỷ niệm về những ngày tháng cam go của TS Tạ Quang Ngọc, nguyên Bộ trưởng Bộ Thủy sản; Tầm nhìn và khát khao xây dựng ngành kinh tế nông nghiệp tự cường của TS Nguyễn Xuân Cường, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT; Một ngôi sao sáng của GS.TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; Chuyện kể về Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn của TS Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn,… Và trong cuốn sách này, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn vinh dự góp mặt với bài viết: “Những dấu ấn không phai mờ đối với ngành chăn nuôi”, chia sẻ về công lao to lớn của nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn đối với ngành chăn nuôi nước nhà.

Sách sẽ được xuất bản cả bản in và bản điện tử để người đọc có thể dễ dàng tiếp cận tới hành trình cống hiến của nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn - một người lãnh đạo hết lòng vì người nông dân, cũng như những dấu ấn sâu đậm để lại trong lịch sử phát triển nông nghiệp của Việt Nam. VŨ MƯA

TOÀN CẦU HÓA SẢN XUẤT GIA CẦM

Xu hướng và thách thức mới

Ngành gia cầm đã đạt những thành công đáng kể ở phạm vi toàn cầu, khu vực và từng quốc gia riêng lẻ cùng với triển vọng “sáng”, bất chấp những thách thức cũ và mới cùng tồn tại.

“Nút thắt” nguồn lao động

Tại Hội nghị thường niên của Hội đồng Gia cầm toàn cầu (IPC) diễn ra tại Buenos Aires, Argentina vào tháng 5 vừa qua, hơn 100 chuyên gia đã cùng nhau chia sẻ về những khó khăn mà ngành gia cầm đang phải đối mặt cũng như một số giải pháp khắc phục tối ưu.

Nhiều chuyên gia nhận định rằng phần lớn ngành gia cầm trên phạm vi toàn cầu đang gặp nhiều trở ngại trong quá trình thu hút và giữ chân người lao động.

Đại đa số chuyên gia nhận định rằng nguyên nhân cản trở khâu tuyển dụng và thu hút lao động cho ngành gia cầm do thế hệ người trẻ tuổi không còn “mặn mà” với lĩnh vực này, trong khi họ lại chính là những nhân tố quan trọng để ngành gia cầm tiếp tục phát triển.

Mức lương cao hơn không phải là câu trả lời cho mọi tình huống khi người lao động đã không còn nhiệt huyết và yêu thích công việc. Do đó, ngành gia cầm buộc phải thay đổi để trở nên “hấp dẫn” hơn thông qua chia sẻ rộng rãi về đặc thù nổi trội, chẳng hạn cách thức chăn nuôi thân thiện với môi trường, nguồn thực phẩm bền vững cho thế giới để khơi dậy sự quan tâm và tạo sức hút đối với người lao động.

Cơ hội Halal

Tại IPC 2024, Tamer Mansour, Tổng Thư ký kiêm Giám đốc điều hành Phòng thương mại Ả Rập - Brazil chia sẻ: Nền kinh tế Hồi giáo đang phát triển mạnh mẽ hơn các nơi còn lại của thế giới, nhưng bất kỳ ai muốn bán hàng vào đó đều phải vượt qua được các yêu cầu trong chứng nhận Halal.

Quy mô nền kinh tế Hồi giáo dự kiến tăng trưởng 45% từ năm 2022 đến năm 2027 và thị trường thực phẩm sẽ tăng trưởng giá trị 6,1% trong giai đoạn này. Tiềm năng nhu cầu to lớn nhưng thâm nhập vào thị trường Hồi giáo không phải lúc nào cũng dễ dàng bởi mỗi quốc gia lại có một tiêu chuẩn Halal khác nhau, gây rối loạn và nhầm lẫn cho các nhà xuất khẩu. Để đạt được và duy trì chứng nhận Halal, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ phải mất một khoản phí không nhỏ. Ngoài ra, cách thức phát triển tại những thị trường Hồi giáo khác nhau cũng rất đa dạng. Ví dụ, Ả Rập Saudi vừa sản xuất, vừa tiêu thụ thịt gà. Do đó, quốc gia này đang nhập khẩu và chế biến lại thịt gia cầm để tái xuất khẩu dưới dạng giá trị gia tăng.

Ông Mansour cho biết thêm, các quốc gia đứng đầu về tiêu thụ thịt gia cầm Halal là

➢ Nan-Dirk Mulder, chuyên gia phân tích cấp cao ngành hàng protein động vật tại Rabobank nhận định, tốc độ tăng trưởng của ngành gia cầm toàn cầu sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2025 với điều kiện các doanh nghiệp phải đổi mới tư duy sản xuất.

Indonesia, Pakistan, Ả Rập Saudi, Bangladesh và Iran trong khi nước nhập khẩu lớn nhất là Ả Rập Saudi. Các nước có quy mô sản xuất thịt gia cầm Halal lớn nhất bao gồm Brazil, Indonesia, Pakistan, Mỹ và Ả Rập Saudi. Một số quốc gia Hồi giáo hạn chế nhập khẩu hơn, đặc biệt nếu họ có sản phẩm nội địa. Nhưng do chi phí sản xuất cao nên tỷ lệ các quốc gia tự túc nguồn cung thực phẩm Halal cũng rất ít. Do đó, liên doanh có thể là một giải pháp thay thể để các doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập vào thị trường Halal, Masour gợi ý.

Xu hướng tương lai

Ricardo Santin, Chủ tịch ICP cho rằng, cần

phải nâng cao vị thế của ngành gia cầm trở thành lĩnh vực sản xuất thực phẩm chủ chốt, tiến tới mở rộng đối tượng người tiêu dùng trên phạm vi toàn cầu.

Từ năm 2019, IPC đã đưa ra Khung chiến lược bao gồm các cam kết như nâng cao nhận thức về tính bền vững, nâng cao sức khỏe và phúc lợi động vật, bảo vệ an toàn thực phẩm và điều chỉnh các tiêu chuẩn quốc tế trong quy tắc hoạt động nhằm tạo thuận lợi thương mại.

Một trong những thành công mà IPC đã đạt được trong hành trình 5 năm là nâng cao vị thế của sản phẩm gia cầm trong ngành thịt nói chung, và thúc đẩy việc soạn thảo cũng như thực hiện các tiêu chuẩn thương mại toàn cầu, tăng cường nhận thức về tính bền vững, phúc lợi, sức khỏe động vật, bao gồm tham gia vào sáng kiến TRANSFORM để làm chậm sự gia tăng tình trạng kháng kháng sinh.

Nan-Dirk Mulder, chuyên gia phân tích cấp cao ngành hàng protein động vật tại Rabobank nhận định, tốc độ tăng trưởng của ngành gia cầm toàn cầu sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2025 với điều kiện các doanh nghiệp phải đổi mới tư duy sản xuất.

Theo Nan-Dirk Mulder, giá thức ăn chăn nuôi thấp hơn khiến giá thịt gà phù hợp với túi tiền người tiêu dùng. Cùng đó, nhu cầu tiêu thụ thịt gia cầm toàn thế giới đang phục hồi, nhất là các kênh dịch vụ ẩm thực với dòng sản phẩm cao cấp. Tuy nhiên, sự phục hồi này sẽ khác nhau tùy theo từng khu vực. Ông dự đoán, 95% mức tăng trưởng toàn cầu về tiêu thụ protein động vật vào đầu năm 2030 sẽ đến từ các thị trường mới nổi. Tuy nhiên, nguồn lực toàn cầu có hạn, và điều này sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất tập trung hơn vào tính hiệu quả, năng suất, bền vững và đổi mới. Ngoài ra, những quan điểm mới về thực phẩm cũng sẽ xuất hiện, ví dụ nâng tỷ lệ “xanh hóa” cao hơn trong sản sản xuất, hoặc tập trung vào quy mô công nghiệp nhiều hơn. Các kênh phân phối thực phẩm trực tuyến ngày càng mở rộng hơn, và ngành gia cầm sẽ nhanh chóng gia nhập toàn cầu hóa, liên kết dọc và vận hành theo định hướng thị trường. TUẤN MINH

Theo Worldpoultry

TÂY BAN NHA

Tiêu thụ trứng gà tăng vọt

Bộ Nông nghiệp Tây Ban Nha cho biết, các hộ dân đã tiêu thụ 405 triệu kg trứng gà vào năm 2023, tương đương mức bình quân 8,61 kg/người, hay 137 quả trứng, tăng so với mức 131 quả trứng trong năm 2022. Theo dữ liệu của Inprovo, một tổ chức đa ngành hoạt động trong chuỗi cung ứng trứng gia cầm của Tây Ban Nha, lượng tiêu thụ trứng gà trong năm 2024 lên đến 17,6 triệu quả/ngày. Tỷ lệ chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống tăng 10% so với năm 2023, trong khi tỷ lệ tiêu dùng trứng gia cầm tăng 96,7%, theo Enrique Diaz Yubero, Giám đốc Inprovo. Trong năm 2024, các hộ gia đình ở Tây Ban Nha đã tiêu 1,3 tỷ EUR mua trứng, tăng 17% so với năm 2022 và tăng 51% từ năm 2019. Lạm phát giá trứng cũng lan đến Tây Ban Nha, nhưng theo người tiêu dùng, mức tăng giá trứng thấp hơn so với thịt. Bộ Nông nghiệp nước này ghi nhận giá trứng năm 2024 tăng 8,4% so với năm ngoái và tăng 37% so với năm 2019.

CHÂU ÂU
Cam kết phúc lợi

gia cầm

“làm

khó” nhà sản xuất Nhiều hãng sản xuất tại châu Âu đang lo ngại nếu Cam kết phúc lợi gia cầm châu Âu (ECC) được thực hiện đầy đủ, mọi chi phí liên quan đến chăn nuôi, môi trường và tiêu dùng đều tăng cao hơn. Hiện đã có 380 công ty gia cầm tại châu Âu ký kết ECC và phải đảm bảo tiêu chuẩn phúc lợi cao hơn trong toàn chuỗi cung ứng. Theo báo cáo của ADAS, một công ty tư vấn trong ngành nông nghiệp châu Âu, nếu áp dụng các tiêu chuẩn trong ECC, giá mỗi kilogam thịt gà sẽ tăng 37,5%; tiêu thụ nước tăng 25,4%, tương đương 12,44 khối/năm; tiêu thụ thức ăn tăng 35,5% (7,3 triệu tấn); phát thải khí nhà kính tăng 24,4%... Giá tăng cao có thể khiến tỷ lệ lớn người tiêu dùng không mua thịt gà hoặc chuyển sang nhập khẩu từ các nước thứ ba có tiêu chuẩn phúc lợi động vật thấp hơn. Gert-Jan Oplaat, Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất và Thương mại gia cầm châu Âu (AVEC) nhận định, cải thiện phúc lợi động vật là mục tiêu tối quan trọng nhưng cần phải cân bằng cả lợi ích kinh tế và môi trường. Ông dự đoán tiêu thụ gia cầm tại châu Âu sẽ tăng trưởng trong 10 năm tới, và người tiêu dùng sẽ lựa chọn các thực phẩm đạt tiêu chuẩn phúc lợi cao hơn, nhưng vẫn cân nhắc yếu tố giá cả phải chăng.

PHÁP

Thu hồi 3 triệu quả

trứng gia cầm có nguy cơ nhiễm

Salmonella

Chính quyền Pháp đã ra lệnh thu hồi 3 triệu quả trứng gia cầm có nguy cơ nhiễm Salmonella. Cơ quan y tế Pháp báo cáo 8 trường hợp bệnh nhân nhiễm khuẩn liên quan đến trứng. Nhà phân phối trứng Ovalis thông báo thu hồi một số lượng lớn trứng gà mang các thương hiệu khác nhau đang được tiêu thụ ở nhiều siêu thị tại Pháp gồm Carrefour, Aucha, Leclerc và chuỗi cửa hàng thực phẩm Restos du Coeur. Theo Ovalis, số trứng này có thời hạn sử dụng đến ngày 31/10/2024 và chỉ một số lượng nhỏ trứng nhiễm khuẩn Salmonella Typhimurium bị lẫn lộn tại các trạm đóng gói nhưng việc thu hồi quy mô lớn là cần thiết. Các thương hiệu liên quan gồm Poitou Oeufs, Tout Frais tout Francais và Douce France. Nhà chức trách Pháp khuyến cáo người dân không sử dụng trứng đã mua mà tiêu hủy hoặc trả lại siêu thị để được hoàn tiền; đồng thời kêu gọi người đã ăn trứng và có triệu chứng cụ thể cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

VŨ ĐỨC

Theo InternationalPoultry

10 tháng, xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi

423,5 triệu USD

Theo Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 10/2024 ước đạt 46,3 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 10 tháng đầu năm 2024 đạt 423,5 triệu USD, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 103,8 triệu USD, giảm 7,2%; xuất khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 133,4 triệu USD, tăng 8,6%. Giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 10 năm 2024 ước đạt 324,2 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi 10 tháng đầu năm 2024 đạt 3,06 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 940,4 triệu USD, giảm 1,1%; giá trị nhập khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 1,38 tỷ USD, tăng 14,2%.

Nhập khẩu thịt v à s ả n ph ẩ m t ừ th ị t tiếp tục tăng

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, quý III/2024, Việt Nam nhập khẩu 221.160 tấn thịt và sản phẩm từ thịt, trị giá 473,31 triệu USD, tăng 2,5% về lượng và tăng 14,7% về trị giá so với quý II/2024; So với quý III/2023 tăng 4,2% về lượng, nhưng giảm 0,8% về trị giá. Trong quý III/2024, Ấn Độ, Mỹ, Nga, Ba Lan, Australia, Hàn Quốc và Brazil là những thị trường lớn nhất cung cấp thịt và sản phẩm từ thịt cho Việt Nam. Lượng nhập khẩu từ Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc, Mỹ tăng (trong đó tăng mạnh nhất là từ thị trường Australia với mức tăng 38,3% so với quý II/2024), các thị trường khác giảm. So với quý III/2023, lượng nhập khẩu từ Mỹ và Ba Lan tăng mạnh, còn các thị trường khác giảm.

Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu đạt

4,08 tỷ USD

Giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu tháng 10/2024 ước đạt 460 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 10 tháng đầu năm 2024 đạt 4,08 tỷ USD, giảm 4,5% so với cùng kỳ năm 2023. Trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu chủ yếu từ các thị trường Argentina (chiếm 30,7% thị phần), Mỹ (21%) và Brazil (13,6%). So với cùng kỳ năm 2023, giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam từ thị trường Argentina tăng 1,4%; Mỹ tăng 42,4%. Ngược lại, giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của thị trường Brazil giảm 28,1%.

Giá gà tăng do thiếu nguồn cung

Giá gà công nghiệp tại miền Bắc tăng liên tiếp trong tháng 10 do nguồn cung eo hẹp, phổ biến dao dịch quanh mức 33.000 đồng/kg, một số trang trại xuất chuồng đàn gà nguyên trống hơn 4 kg/con với giá 38.500 đồng/kg. Đối với gà lông màu, giá vẫn duy trì ổn định so với tháng trước, dao dịch quanh mức 42.000 - 46.000 đồng/kg với gà ta lai C.P. 80 ngày, 48.000 - 55.000 đồng/kg đối với gà công ty nuôi dài ngày.

Tại miền Nam, mặc dù nguồn cung gà công nghiệp khá dồi dào, tuy nhiên biểu gà xuất chuồng phổ biến chỉ loanh quanh 3 kg/con, cộng thêm việc thời tiết nắng mưa thất thường làm gia tăng tình trạng gà bị bệnh, dẫn đến lượng gà khỏe bị thiếu hụt, đẩy giá tăng nhẹ lên quanh mức 33.00035.000 đồng/kg (loại trên 3,5 kg/con) nhưng giao dịch không phổ biến. Đối với gà lông màu, giá ổn định quanh mức 34.000 - 35.000 đồng/kg với gà ta lai C.P. 80 ngày, 43.000 - 48.000 đồng/kg với gà công ty nuôi trên 100 ngày và 45.000 - 50.000 đồng/kg với gà thả vườn. Tại Đồng Nai, giá gà lông màu

hiện đang thu mua ở mức 45.000 đồng/kg (tăng 1.250 đồng/kg so với tháng trước đó).

Trong khi giá thu mua trứng gà ta tại Đồng Nai tăng nhẹ so với tháng trước, hiện tại, giá dao dịch ở mức 28.625 đồng/chục (tăng 500 đồng/chục), giá thu mua trứng gà công nghiệp 20.375 đồng/chục (giảm 1.250 đồng/chục).

TUYÊN QUANG

Nuôi gà thảo dược thu lãi từ 90 - 100 triệu đồng/năm

Người dân xã Hợp Hòa, huyện Sơn Dương đã phát triển mô hình chăn nuôi gà bằng thảo dược an toàn sinh học, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có đầu ra ổn định. Điển hình là ông Lê Đại Dương, thôn Thanh Sơn, xã Hợp Hòa. Cuối năm 2022, ông Dương là người tiên phong tham gia mô hình nuôi gà thảo dược do tổ chức Good Neighbors International (GNI) triển khai thí điểm tại xã. Ông Dương chia sẻ, gà nuôi theo mô hình này ăn tốt, đẹp mã, phát triển khỏe mạnh, không mắc bệnh hô hấp, thịt chắc, thơm ngon. Đàn gà sau 5 tháng nuôi có thể xuất chuồng, mỗi năm ông Dương nuôi 2 lứa gối nhau (800 con/lứa) nên quanh năm trang trại đều có gà cung cấp ra thị trường. Gà nuôi đến đâu xuất bán hết đến đấy, khách rất thích vì thịt gà chắc, giá trị dinh dưỡng cao. Với giá bán hiện nay từ 145.000160.000 đồng/kg gà thịt sẵn, cao hơn từ 25.000 - 40.000 đồng/kg so với nuôi thông thường, sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư, ông Dương thu lãi từ 90 - 100 triệu đồng/năm.

BÀ RỊA - VŨNG TÀU Giá gà chưa có dấu hiệu tăng

Thời điểm này, giá gà tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lại giảm mạnh, chỉ còn khoảng 40 ngàn đồng/kg, thấp hơn chi phí chăn nuôi, nhiều hộ giảm quy mô, thậm chí ngừng nuôi. Điều này trái ngược lại với cùng kỳ năm ngoái khi người nuôi gà tất bật chuẩn bị vụ nyuôi cuối năm. Ông Nguyễn Văn Long (xã Bình Ba, huyện Châu Đức) cho biết, từ đầu năm đến nay, giá gà liên tục giảm sâu, có lúc giảm đến phân nửa khiến tôi thua lỗ. Đến thời điểm này, giá gà vẫn chưa có dấu hiệu đi lên. Trung bình cứ 1.000 con tôi lỗ khoảng 15 triệu đồng. Vì vậy, vụ Tết này tôi cũng chỉ thả khoảng 2.000 con, bằng 1/3 so với năm ngoái.

Giá gà xuống thấp, trong khi giá thức ăn chăn nuôi và các chi phí đầu vào cao nên vụ Tết này khiến nhiều hộ nuôi chấp nhận “treo chuồng”. Người dân hy vọng giá gà Tết tăng lên để có vốn và động lực cho vụ nuôi sau.

BÌNH PHƯỚC

Lãi lớn từ nuôi chim bồ câu

Năm 2019, anh Lý Văn Huân ở ấp Suối Binh, xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú, quyết định đầu tư chuồng trại nuôi chim bồ câu, chủ yếu là bồ câu lai Pháp và Titan Thái. Đây là 2 giống bồ câu siêu thịt, trọng lượng nặng hơn bồ câu ta từ 200 - 300g. Bồ câu lai Pháp có lông màu trắng, đen, con trưởng thành nặng khoảng 400g, bồ câu titan Thái lông màu xám đá, nặng từ 500600g. Bồ câu nuôi từ 4 - 6 tháng sẽ đẻ lứa đầu tiên. Mỗi năm chim bồ câu đẻ từ 8 - 9 lứa, mỗi lứa 2 trứng. Sau khi ấp khoảng 18 ngày, trứng nở ra chim con. Thời gian từ khi nở đến 20 ngày tuổi, chim bồ câu ra ràng có trọng lượng khoảng 300g, xuất bán với giá 65.000 -70.000 đồng/con. Mỗi tháng anh xuất bán khoảng 700 con, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu hơn 20 triệu đồng. Ngoài bán bồ câu thịt, anh Huân còn cung cấp con giống, giá bán mỗi cặp từ 300.000 - 500.000 đồng.

ANH VŨ

(Tổng hợp)

GIỚI GIA CẦM SỐ

THẾ GIỚI

Tiêu thụ thịt gà giá trị gia tăng phục hồi

Báo cáo Protein động vật mới nhất của RaboRearch cho thấy triển vọng thị trường gia cầm toàn cầu đang chuyển biến lạc quan nhờ động lực tăng trưởng ở nhiều quốc gia sản xuất. Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ gia cầm toàn cầu ước đạt 2,5 - 3% vào năm 2024, đánh dấu sự phục hồi lịch sử. Hoạt động sản xuất gia cầm toàn cầu diễn biến thuận lợi nhờ chi phí sản xuất thấp hơn và nhu cầu phục hồi vững chắc ở các thị trường riêng lẻ. Nan-Dirk Mulder, Chuyên gia phân tích ngành hàng protein động vật tại RaboRearch cho biết, lượng tiêu thụ thịt gà tại các thị trường đang tăng mạnh so với hầu hết các loại protein khác nhờ giá cả phải chăng. Hầu hết các ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới vẫn có lợi nhuận tương đối khi giá bán tăng. Trung Quốc và Nhật Bản là ngoại lệ do tình trạng dư cung vẫn đang tiếp diễn, gây áp lực lên hoạt động nhập khẩu gà thịt nguyên liệu sang hai quốc gia này trong nửa đầu năm 2024. Tuy nhiên, thương mại gia cầm toàn cầu vẫn sôi động trong nửa cuối năm 2024 cùng với nhu cầu tiêu thụ thịt gà giá trị gia tăng phục hồi mạnh mẽ.

BRAZIL

đầu tăng trưởng xuất khẩu thịt gà

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo xuất khẩu thịt gà toàn cầu năm 2025 sẽ tăng trưởng 2%, đạt kỷ lục 13,8 triệu tấn nhờ động lực chính từ Brazil. Theo USDA, xuất khẩu gia cầm của Brazil đột phá bởi nhiều yếu tố thuận lợi như tình trạng không dịch bệnh, định hướng xuất khẩu 33% sản lượng, đa dạng hóa sản phẩm và giá cả cạnh tranh. Là quốc gia dẫn đầu sản xuất ngô và khô đậu nên Brazil cũng nắm nhiều lợi thế cạnh tranh trong chăn nuôi gia cầm nhờ chi phí thức ăn thấp hơn. USDA dự báo, xuất khẩu gia cầm của Brazil tăng 2% trong năm 2025, tương đương 100.000 tấn. Hiện, gia cầm Brazil đang thống lĩnh thị trường Mexico, Ả Rập Saudi, Singapore, UAE và Anh. Theo Hiệp hội Prorein động vật Brazil (ABPA), giá xuất khẩu thịt gà trung bình lần đầu tiên vượt 2.000 USD/tấn kể từ đại dịch COVID-19, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ sự đột phá về xuất khẩu thịt gà giá trị gia tăng tới thị trường Nhật Bản.

UKRAINE

Giá trứng gà tăng do thiếu điện

Giá trứng gà của Ukraine có thể tăng trong vài tháng tới do tình trạng mất điện kéo dài suốt mùa lạnh. DTEK, công ty sản xuất điện lớn nhất Ukraine ước tính thời gian mất điện 20 giờ/ngày do hệ thống năng lượng của nước này bị phá hủy. Tuy nhiên, xuất khẩu trứng gia cầm của Ukraine vẫn tiếp tục tăng với khối lượng 36.980 tấn trong nửa đầu năm 2024, vượt mức 29.000 tấn của cùng kỳ năm ngoái. Các nước dẫn đầu về nhập khẩu trứng Ukraine gồm châu Âu, chủ yếu Ba Lan, Singapore, UAE và Israel. Dù xuất khẩu đạt kỷ lục, Ukraine vẫn đang dư thừa nguồn cung trứng, theo Yevhen Khailov, Giám đốc kinh doanh của Incuba, một hãng sản xuất trứng gia cầm địa phương. Ukraine hiện sản xuất trên 100 triệu quả trứng mỗi tháng, vượt quá nhu cầu tiêu thụ. Khailov cho biết thêm, quá nhiều công ty tăng số lượng gà đẻ và tăng cường sản xuất và giờ không còn cơ hội chuyển hướng do thị trường thịt gia cầm cũng đã bão hòa.

NGA Hủy hạn ngạch miễn thuế nhập khẩu gia cầm Chính phủ Nga đang cân nhắc việc bãi

tấn gia cầm miễn thuế được đưa vào thị trường Nga tính đến đầu tháng 9/2024. Các quan chức Nga quan điểm rằng chính sách miễn thuế xuất khẩu gia cầm vào năm 2025 thực sự vô ích và tác động tiêu cực đến ngành gia cầm nội địa. Sergey Lakhtyukhov, Tổng Thư ký Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Nga cho biết, cách đây vài năm, Chính phủ Nga đưa ra hạn ngạch miễn thuế nhập khẩu thịt heo và kết quả chỉ có 15.000 tấn trong hạn ngạch 100.000 tấn được giao và bức tranh này tương tự như hạn ngạch gia cầm. Theo Sergey Lakhtyukhov, chỉ một số hãng chế biến thịt hưởng lợi từ chính sách hạn ngạch này với mục đích trốn thuế. Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp Nga khẳng định hạn ngạch giúp cân bằng thị trường gia cầm Nga và đã hạn chế việc gia tăng giá xúc xích. Bộ này tính toán, từ cuối năm 2023, giá bán buôn thịt gà ướp lạnh, đông lạnh trong nước đã giảm 3,7%.

INDONESIA

Chiến lược tăng giá trứng và thịt gia cầm

Chính phủ Indonesia đang thực hiện Chương trình bữa ăn dinh dưỡng miễn phí nhằm khuyến khích người dân tăng lượng tiêu thụ trứng và thịt gia cầm. Đây được xem là chiến lược cải thiện tình trạng giá cả thực phẩm bị trì trệ, trong đó có các sản phẩm gia cầm. Musbar Mesdi, Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất trứng gia cầm Indonesia ghi nhận giá trứng và thịt gà đã bắt đầu tăng kể từ giữa tháng 10 với mức trung bình 1,83 USD/kg, tăng nhẹ so với mức 1,82 USD/kg trong tháng 9. Tương tự, giá thịt gà cũng nhích lên 2,24 USD/kg so với mức 2,22 USD/kg của tháng trước mặc dù nền kinh tế quốc gia đang trải qua tình trạng giảm phát suốt 5 tháng qua. Ông Mesdi nhận xét, nông dân đều lạc quan về chương trình mới của chính phủ, trong đó tập trung vào ba trụ cột chính, bao gồm khả năng tự chủ nguồn cung thực phẩm. Điều này góp phần củng cố niềm tin vào tương lai của ngành gia cầm quốc gia, kích thích tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội.

Sản lượng đậu nành dồi dào

Sản lượng đậu nành Ấn Độ trong niên vụ tháng 5/2024 đến tháng 1/2025 dự kiến tăng 6% lên 12,6 triệu tấn. Thời tiết thuận lợi đã mang lại vụ đậu nành bội thu trong năm mặc dù diện tích gieo trồng không thay đổi so với cùng kỳ năm ngoái. Nhờ nguyên liệu dồi dào, sản lượng khô đậu của Ấn Độ cũng tăng mạnh với giá cả cạnh tranh hơn trên thị trường xuất khẩu. Trong năm 2023/2024, khối lượng xuất khẩu khô đậu của Ấn Độ tăng 16%. Hiệp hội Chế biến đậu nành Ấn Độ (SOPA) đã báo cáo xuất khẩu khô đậu từ tháng 10/2023 đến tháng 9/2024 đạt kỷ lục 2,12 triệu tấn, trong khi lượng xuất khẩu của niên vụ trước đó chỉ đạt 1,83 triệu tấn. Nhu cầu tiêu thụ khô đậu Ấn Độ đặc biệt tăng mạnh từ các thị trường Iran, Bangladesh và Nepal. Tuy nhiên, SOPA dự báo xuất khẩu khô đậu trong tháng 10 sẽ giảm do nhu cầu tiêu thụ của Iran đang đi xuống, cộng với sự gián đoạn của một số tuyến vận chuyển.

PANAMA

Mở cửa cho gia cầm

và thịt heo Brazil

Theo Hiệp hội Protein động vật Brazil (ABPA), Cơ quan Thực phẩm Panama, cơ quan tương đương với Bộ Nông nghiệp Brazil, đã chấp nhận mở cửa thị trường cho sản phẩm thịt heo và gia cầm từ Brazil. Panama, với dân số 4,4 triệu người và lượng du khách lớn, có mức tiêu thụ thịt gà bình quân đầu người cao nhất Mỹ Latinh - khoảng 54 kg/người vào năm 2023, và mức tiêu thụ thịt heo bình quân đầu người là 12,6kg. Do đó, đây là thị trường tiêu thụ thịt heo và gia cầm tiềm năng. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2023, Panama nhập khẩu 15.500 tấn thịt gà, chủ yếu từ Mỹ và Canada; và 17.000 tấn thịt heo, chủ yếu từ Bắc Mỹ.

ÚC Nông dân phản đối chính sách nông nghiệp

Hàng trăm nông dân từ khắp nước Úc đã biểu tình tại Canberra nhằm phản đối các chính sách nông nghiệp. Họ cho rằng các chính sách này bị ảnh hưởng bởi các nhà hoạt động môi trường và phúc lợi động vật, gây tổn hại đến sinh kế của họ. Các nông dân bày tỏ sự phẫn nộ với quy định cấm xuất khẩu cừu sống, hạn chế sử dụng nước và phát triển năng lượng tái tạo ở nông thôn. “Chúng tôi xứng đáng được tôn trọng,” Chủ tịch Liên đoàn Nông dân Quốc gia (NFF), David Jochinke, tuyên bố trước đám đông. Ông cho biết những chính sách hiện tại không nên do các nhóm đối lập quyết định. TUẤN MINH Tổng hợp

CÔNG NGHỆ NANO GIÚP HẤP THỤ TỐI ĐA

DINH DƯỠNG VƯỢT TRỘI

BỔ SUNG ĐẦY ĐỦ VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT

BUNG LÔNG, BẬT CỰA, ĐỎ MÀO

Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư đạt giải thưởng

“Doanh

nghiệp tiêu biểu về sản xuất giống vật nuôi”

Chiều 9/10, Cục Chăn nuôi công bố Giải thưởng Vietstock Awards 2024. Sự kiện này nằm trong chuỗi hoạt động của Vietstock 2024, diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư vinh dự được trao giải thưởng “Doanh nghiệp tiêu biểu về

Giải thưởng “Doanh nghiệp tiêu biểu về sản xuất giống vật nuôi” là sự ghi nhận những nỗ lực và cống hiến vượt bậc của Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư trong việc phát triển và cung cấp ra thị trường các giống vật nuôi chất lượng cao, được nghiên cứu và sản xuất theo quy trình khoa học. Những giải pháp này không chỉ chú trọng đến phúc lợi của vật nuôi mà còn giúp nâng cao năng lực cho người nông dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi tại Việt Nam.

Sau hơn 30 năm đầu tư, nghiên cứu và phát triển, Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư hiện là doanh nghiệp sản xuất giống gà chăn thả lớn nhất khu vực ASEAN, vươn tầm quốc tế với chất lượng đã được khẳng định. Khởi đầu từ một hộ chăn nuôi cá thể, ông Lê Văn DưTổng Giám đốc Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư, đã quyết tâm chuyển đổi mô hình chăn nuôi gia đình thành trang trại hiện đại, áp dụng công nghệ cao để sản xuất giống gà

chất lượng cao phục vụ thị trường trong và ngoài nước.

Để đạt được thành công như ngày nay, Công ty Minh Dư không ngừng cải tiến, đầu tư trang thiết bị hiện đại cho quy trình ấp nở, đồng thời áp dụng những tiến bộ trong chăn nuôi, giúp nông dân đạt hiệu quả kinh tế cao. Với sự nỗ lực không ngừng, Công ty đã xây dựng được vị thế vững chắc, dẫn đầu về sản lượng và chất lượng giống gia cầm tại Việt Nam. Mỗi năm, Minh Dư sản xuất hàng triệu con gà giống thương phẩm, chiếm khoảng 30% thị phần gà ta trong nước.

Không chỉ có vậy, nhiều trang trại chăn nuôi tại

Lào và Campuchia cũng tin tưởng lựa chọn giống gà Minh Dư, góp phần đưa thương hiệu này vươn xa trên thị trường quốc tế.

Phát biểu tại Lễ vinh danh, ông Dương Tất

Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, trong thập kỷ qua, ngành chăn nuôi duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định ở mức 5 - 7%/năm. Sự đóng góp của các doanh nghiệp đối với ngành chăn nuôi rất

phong phú và quan trọng, giúp ngành đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong thời gian qua.

“Các tổ chức, doanh nghiệp đã đẩy mạnh đầu tư vào nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong các lĩnh vực như giống, sản xuất thức ăn, thiết bị chuồng trại, và xử lý môi trường. Những nỗ lực này góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí, đồng thời tăng cường tính bền vững cho ngành chăn nuôi. Sự gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và người chăn nuôi đã không chỉ tối ưu hóa quy trình sản xuất mà còn tạo ra một thị trường tiêu thụ ổn định, đảm bảo lợi ích cho cả hai phía. Các doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi luôn nhanh nhạy với nhu cầu thị trường, liên tục nghiên cứu và phát triển để cung cấp các sản phẩm an toàn, chất lượng, đáp ứng sự gia tăng không ngừng của nhu cầu tiêu dùng trong xã hội”, Cục trưởng Dương Tất Thắng nhấn mạnh.

OANH THẢO

HÙNG NHƠN - OLMIX

Hai tập đoàn lớn bắt tay hợp tác chiến lược

Đánh giá cao sự hợp tác giữa Hùng Nhơn và Olmix, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định, việc hợp tác này phù hợp với xu thế chung của thế giới, đó là kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kháng kháng sinh. Đây là lựa chọn rất khôn ngoan.

Ngày 2/11, tại Hà Nội, Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix (Pháp) ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) về chương trình hợp tác, liên kết chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm theo tiêu chuẩn Halal.

Chia sẻ tại buổi lễ, ông Vũ Mạnh Hùng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hùng Nhơn cho biết, mục đích của việc hợp tác là các bên với thế mạnh của mình, sẽ triển khai kế hoạch phát triển và liên kết chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm nông nghiệp đạt chuẩn Halal để xuất khẩu. Theo đó, Hùng Nhơn sẽ cùng các thành viên trong chuỗi liên kết đầu tư và phát triển các dự án ứng dụng công nghệ cao, giá trị cao, qua đó mở rộng liên kết chuỗi sản xuất, cung ứng các sản phẩm gia cầm (con giống và thương phẩm) đạt chuẩn Halal. Để hiện thực hóa mô hình chuỗi liên kết này, Hùng Nhơn và De Heus đang có hàng loạt dự án đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các tỉnh Tây Nguyên, đặc biệt là chuỗi dự án tại tỉnh Tây Ninh. Cụ thể, trong giai đoạn 2023 - 2030, Tập đoàn đã thống nhất đầu tư 12 dự án nông nghiệp công nghệ cao tại Tây Ninh với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng. Mục tiêu đến năm 2030, đạt công suất khoảng 37.500 heo giống cụ, kỵ, heo nái thương phẩm tại Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ; 83 triệu gà giống và gà thịt xuất khẩu tại Tây Ninh. Tổng doanh thu của chuỗi dự kiến đạt 2 tỷ USD mỗi năm. Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hùng Nhơn - ông Vũ Mạnh Hùng, cho biết: Olmix là doanh nghiệp chuyên sản xuất, phân phối độc quyền các sản phẩm về thuốc thú y, thủy sản, phụ gia thức ăn chăn nuôi của nhiều thương hiệu nổi tiếng toàn cầu, thuộc các tập đoàn hàng đầu như Olmix, Boehringer Ingelheim, Dopharma, Biopharm... Sản phẩm được phân phối bởi Olmix là các giải pháp tối ưu như vaccine công nghệ cao, thuốc bổ trợ, thuốc phòng trị nội ngoại ký sinh trùng, dịch vụ chủng ngừa vaccine… Đây là những sản phẩm có khả năng kiểm soát dịch bệnh trong trang trại chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời bảo vệ và chăm sóc sức khỏe vật nuôi một cách toàn diện nhất.

Về phía Tập đoàn Olmix, Tổng Giám đốc Robert Clapham cho rằng, Hùng Nhơn là doanh nghiệp uy tín, chuyên nghiệp trong lĩnh vực chăn

nuôi nói riêng và trong ngành nông nghiệp công nghệ cao nói chung tại Việt Nam. Đặc biệt, Hùng Nhơn đã và đang hợp tác với De Heus để xây dựng và phát triển chuỗi liên kết giá trị cao, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, qua đó phát triển các dự án sản xuất, cung ứng sản phẩm gia cầm chất lượng cao đạt chuẩn Halal. Mô hình này phù hợp với chiến lược phát triển của Olmix. Hợp tác lần này, Olmix sẽ cung cấp các sản phẩm vaccine gà và dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi thú y để kiểm soát dịch bệnh trong trang trại chăn nuôi. Một trong những sản phẩm Olmix Việt Nam cung cấp cho Hùng Nhơn là vaccine gà Boehringer Ingelheim (BI) có trụ sở tại Đức, các nhà máy sản xuất tại Mỹ, Ý, Pháp… Đây là giải pháp hiệu quả trong phòng ngừa bệnh gia cầm, giảm thiểu sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, giúp giảm tình trạng kháng kháng sinh, hạn chế tồn dư kháng sinh trong thịt và trứng gà, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, Olmix Việt Nam còn cung cấp cho Hùng Nhơn nhiều dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi thú y hiện đại nhất hiện nay như: chẩn đoán và xét nghiệm thú y từ Vipha.Lab; tầm soát và kiểm tra sức khỏe đàn gà giống bố mẹ, trại gà thịt, trại gà đẻ trứng thương phẩm; thiết bị chủng ngừa vaccine

VTS, nâng cao năng suất tiêm chủng, chất lượng chủng ngừa, giảm stress cho vật nuôi; cung cấp các giải pháp tăng năng suất chăn nuôi và phòng bệnh thú y hiệu quả; đào tạo công nhân lành nghề và bác sĩ thú y chuyên nghiệp.

“Là thị trường lớn thứ hai của Olmix trên toàn cầu, chúng tôi tự hào khi chọn Việt Nam làm trụ sở chính cho thị trường châu Á. Chúng tôi tin rằng, mối quan hệ hợp tác với Hùng Nhơn sẽ củng cố thêm sự hiện diện của chúng tôi tại thị trường Việt Nam”, ông Robert Clapham - Tổng Giám đốc Tập đoàn Olmix kỳ vọng.

Phát biểu tại lễ ký, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá cao hướng đi chiến lược của Hùng Nhơn thông qua việc hợp tác với Olmix. “De Heus là doanh nghiệp dẫn đầu, Hùng Nhơn rất nhanh nhạy, đa lĩnh vực, còn Olmix

Asialand đã có mặt tại Việt Nam 20 năm. Tôi mong muốn, sau lễ ký sẽ sớm có kết quả thực sự, để khẳng định chúng ta đã đi đúng hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, xuất khẩu được sản phẩm thịt gà ra thế giới, đặc biệt tập trung cho thị trường Halal hơn 2 tỷ dân”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến gửi gắm.

THÙY KHÁNH Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) về chương trình hợp tác trong chăn nuôi.

Quản lý tối ưu sức

và rối loạn chuyển hóa trên gia cầm

Ngày 09/10 tại Hà Nội và ngày 11/10/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Công ty TNHH Olmix Asialand Việt Nam phối hợp cùng đối tác chiến lược Công ty Dopharma tổ chức Hội nghị Sức khỏe đường ruột và rối loạn chuyển hóa trên gia cầm.

Đông

Với kim chỉ nam “Giải pháp toàn diện cho nhà chăn nuôi”, Hội nghị “Sức khỏe đường ruột và rối loạn chuyển hóa trên gia cầm” là dịp để các diễn giả hàng đầu trong lĩnh vực thú y cung cấp những thông tin chuyên sâu tới đông đảo khách hàng về tầm quan trọng của sức khỏe đường ruột, đồng thời chia sẻ những giải pháp từ Olmix Asialand và đối tác Dopharma để hỗ trợ nhà chăn nuôi chăm sóc và bảo vệ đàn gia cầm.

Vai trò của sức khỏe đường ruột

Phát biểu khai mạc tại TP Hồ Chí Minh, ông Trịnh Quang Thanh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Olmix Asialand Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam (VIPA) gửi lời cảm ơn đến Quý khách hàng đã tới tham dự Hội nghị, đồng thời bày tỏ mong muốn chương trình sẽ cung cấp cho khách hàng những thông tin hữu ích về quản lý tối ưu sức khỏe đường ruột trên gia cầm, trong đó có những giải pháp hiện đại và hiệu quả nhất từ Olmix Asialand và Dopharma, góp phần giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho các trang trại.

Với kiến thức sâu rộng trong nghiên cứu và giảng dạy, PGS.TS Nguyễn Tất Toàn khẳng định đường ruột khỏe mạnh chính là thước đo về

tình trạng sức khỏe tổng thể của gia cầm. Để kiểm soát sức khỏe đường ruột hiệu quả, cần phải áp dụng đồng thời nhiều biện pháp. Trong đó, có giải pháp thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, thường xuyên vệ sinh sát trùng chuồng trại, không được để gia cầm tiếp xúc với vector truyền bệnh như chuột, côn trùng, chim hoặc dụng cụ chăn nuôi, xe cộ vận chuyển, giày dép,… Và một giải pháp cũng quan trọng không kém đó là sử dụng các sản phẩm hỗ trợ gan, thận cho vật nuôi.

Kiểm soát cầu trùng trên gia cầm

Một trong những bệnh phổ biến nhất ảnh hưởng đến đường ruột của gia cầm, đặc biệt trong giai đoạn đầu đó là bệnh cầu trùng. Cầu trùng là các ký sinh trùng đơn bào ký sinh trong ruột gia cầm, gây tiêu chảy, mất máu và suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Tiến sĩ Tomislav Dumanovsky, Quản lý khách hàng chiến lược ngành hàng gia cầm của Công ty Dopharma, đã đưa ra “Giải pháp kiểm soát cầu trùng cho gia cầm”, được đánh giá là những giải pháp hiện đại và hiệu quả nhất từ Olmix Asialand và Dopharma. Để phòng bệnh, người nuôi cần đảm bảo một số yếu tố như chất lượng nguồn nước, thức ăn, thay chất độn chuồng định

kỳ, vệ sinh sát trùng thường xuyên, đảm bảo không khí chuồng trại khô thoáng. Đặc biệt, bên cạnh giải pháp sử dụng vaccine phòng bệnh như Livacox Q và Livacox T thì sản phẩm AMPROL 12% SOLUTION được phân phối bởi Olmix Asialand Việt Nam có tác dụng nhanh chóng tại vị trí tác động; mang lại hiệu quả ngay cả khi gia cầm không khỏe, trong đó 90% Amprolium tồn tại trên đường tiêu hóa và đào thải hoàn toàn qua phân sau khoảng 48 tiếng.

Ngoài ra, sản phẩm này còn tác động chính lên quá trình phân bào thứ 2 của nang noãn, giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào niêm ruột. Mặt khác, AMPROL 12% SOLUTION là sản phẩm duy nhất được khuyến cáo sử dụng an toàn trên tất cả các đối tượng gia cầm như gà thịt, gà đẻ, gà chạy bộ,… Ngoài ra, trong thời gian tới, Công ty Dopharma và Công ty Olmix Asialand dự kiến cho ra mắt sản phẩm Cozuril® CT 25 mg/ml giúp điều trị bệnh cầu trùng trên gà, vịt, ngỗng thông qua đường uống. Đây cũng được xem là giải pháp cần thiết giúp người chăn nuôi điều trị bệnh cầu trùng trên gia cầm nhằm cải thiện sức khỏe sức khỏe đường ruột, góp phần tăng hiệu suất chăn nuôi.

Nam phát biểu khai mạc

chia sẻ phương pháp kiểm soát bệnh cầu trùng

cầm Ông Nguyễn Nhật Hưng, Giám đốc Kinh doanh Công ty TNHH Olmix Asialand Việt

Hỗ trợ gia cầm khi bị rối loạn chuyển hóa

Rối loạn chuyển hóa ở gia cầm cũng được xem là một trong những hậu quả khi sức khỏe đường ruột trên gia cầm không đảm bảo. Nhằm hỗ trợ kiểm soát khi gia cầm bị rối loạn chuyển hóa, Công ty Dopharma đã cung cấp cho người chăn nuôi hai sản phẩm tối ưu. Sản phẩm HEPARENOL với thành phần chiết xuất thực vật độc đáo, có chức năng bảo vệ và chuyển hóa trong gan, điều tiết dịch mật, tái hấp thụ nước và kích thích tiêu hóa. Giảm thiểu tác động tiêu cực từ các yếu tố gây stress trên gia cầm.

Trong khi đó, PHOSRETIC là sản phẩm đặc biệt cho thận, có thể phòng ngừa và điều trị mọi vấn đề ở thận. PHOSRETIC với thành phần chính là Ethanol β amino phosphoric acid, Sodium benzoate, vitamin đóng vai trò chính trong việc tái tạo và bảo vệ các tế bào thận, cung cấp hai loại phospho hữu cơ và vô cơ. Khi gia cầm có tổn thương ở thận do sỏi thận, các bệnh truyền nhiễm như Gumboro, IB biến chủng, Gout, dịch tả, dùng kháng sinh điều trị,… đều có thể sử dụng PHOSRETIC. Hai sản phẩm này được xem là sản phẩm chiến lược về sức khỏe gan, thận trên vật nuôi của Công ty Olmix Asialand.

Ông Trịnh Quang Thanh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Olmix Asialand Việt
Ông Tomislav Dumanovsky

BEL GÀ KHÁNH THÀNH

NHÀ MÁY ẤP TRỨNG ĐẦU TIÊN

TẠI MIỀN BẮC

Ngày 3/11, Bel Gà khánh thành nhà máy ấp trứng tại Khu công nghiệp Bình Xuyên, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Sự kiện này đánh dấu định hướng chiến lược của Công ty trong việc đầu tư dài hạn vào sản xuất gà con 1 ngày tuổi hướng thịt và hướng trứng; thể hiện cam kết của Bel Gà trong việc trở thành công ty hàng đầu lĩnh vực sản xuất con giống gia cầm chất lượng cao.

THÙY KHÁNH

Buổi lễ có sự tham dự của ông Karl Van Den Bossche, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Bỉ tại Việt Nam; ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; ông Koen De Heus, cổ đông kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Hoàng Gia De Heus; ông Carl Destrooper, cổ đông Tập đoàn Yellow Bird; ông Steven Vervaeke, Giám đốc điều hành và cổ đông Tập đoàn Yellow Bird, cùng ông Ben Cliteur, Tổng Giám đốc Bel Gà Việt Nam và Myanmar. Cùng dự còn có sự tham dự của các lãnh đạo địa phương và gần 500 khách hàng, đối tác chiến lược, đại diện của Tập đoàn Bel Gà, De Heus.

Lễ khánh thành nhà máy ấp Bel Gà tại Vĩnh Phúc là sự kiện quan trọng trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Bỉ. Trong bài phát biểu của mình, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Bỉ tại Việt Nam Karl Van Den Bossche, bày tỏ niềm tự hào về sự phát triển của liên doanh Bỉ - Hà Lan tại Việt Nam. Đồng thời đánh giá cao sự mở rộng của

Bel Gà từ miền Nam ra miền Bắc Việt Nam, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư không chỉ về tài chính mà còn về chuyển giao công nghệ và nâng cao kiến thức cho nông dân.

Nhà máy ấp Bel Gà tại Vĩnh Phúc có tổng diện tích 11.920m², công suất thiết kế tối đa 24 triệu gà con hướng thịt/năm. Chuỗi sản xuất của nhà máy sử dụng công nghệ tiên tiến từ châu Âu, toàn bộ quy trình sản xuất được kiểm soát nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế GLOBAL SLP, tổng vốn đầu tư khoảng 178 tỷ đồng. Được biết, Công ty Bel Gà được thành lập tại Việt Nam

vào năm 2013, với sự hỗ trợ của 2 tập đoàn có kinh nghiệm lâu đời và hệ thống quản lý chuyên nghiệp trong lĩnh vực gà giống là Tập đoàn Yellow Bird (Bỉ) và Tập đoàn De Heus (Hà Lan), chuyên sản xuất gà giống hướng thịt và hướng trứng 1 ngày tuổi, chủ yếu cho thị trường nội địa và một phần xuất khẩu sang các nước lân cận. Gà giống của Bel Gà có nguồn gốc từ các công ty đặc biệt chuyên về giống.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Carl Destrooper, cổ đông Tập đoàn Yellow Bird, tự hào thông báo, sau hơn 10 năm hoạt động tại miền Nam Việt Nam, Công ty đã khánh thành nhà máy ấp đầu tiên tại miền Bắc. “Dự án này không chỉ liên quan đến kinh doanh mà còn là cam kết của Bel Gà đối với đổi mới, bền vững và cộng đồng. Khi nhu cầu về sản phẩm gia cầm chất lượng cao ngày càng tăng, Công ty cam kết đáp ứng nhu cầu này đồng thời đảm bảo an toàn thực phẩm và phúc lợi động vật”, ông Carl Destrooper khẳng định.

Ông Koen De Heus, cổ đông và Chủ tịch

HĐQT Tập đoàn Hoàng gia De Heus Hà Lan chia sẻ, đây là một dịp đặc biệt, đánh dấu cột mốc khánh thành nhà máy ấp đầu tiên của Bel Gà tại miền Bắc Việt Nam. Ông Koen De Heus nhấn mạnh cam kết của De Heus trong việc sản xuất thực phẩm an toàn và bền vững, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về thịt gia cầm trên toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.

Tổng Giám đốc Bel Gà Việt Nam và Myanmar

Ben Cliteur, chia sẻ, cơ sở hiện đại của nhà máy tại Vĩnh Phúc thể hiện cam kết của Công ty đối với

chất lượng, với công nghệ tiên tiến từ Petersime Bỉ và vật liệu bền bỉ từ Bolidt và Polysto sẽ cung cấp gà con 1 ngày tuổi hướng thịt và hướng trứng chất lượng hàng đầu cho khách hàng tại miền Bắc. Ông Ben Cliteur cũng điểm lại hành trình của Bel Gà từ 1 trang trại giống và 1 nhà máy ấp vào năm 2013 đến 6 trang trại và 4 nhà máy ấp hiện nay, với công suất hàng năm trên 70 triệu gà con. Sắp tới, Bel Gà sẽ mở rộng thêm nhà máy ấp tại Tây Ninh, dự kiến khởi công vào đầu năm 2025. Chúc mừng thành công của Bel Gà cùng đối tác De Heus, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, sự tiên phong của các doanh nghiệp đi đầu như Bel Gà, De Heus, ngành chăn nuôi gia cầm nước ta sẽ có bước chuyển biến tích cực trong những năm tới đây. “Với những con gà giống sạch bệnh, chất lượng cao thì nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp đều được hưởng lợi, qua đó góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng gia cầm Việt Nam vươn tầm thế giới”, Thứ trưởng nhận định. Lễ khánh thành nhà máy ấp gia cầm Bel Gà tại Vĩnh Phúc đánh dấu bước tiến quan trọng trong sự phát triển của Công ty, qua đó thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và phục vụ nhu cầu thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Bel Gà sẽ tiếp tục nỗ lực và đầu tư để khẳng định vị thế của mình trên thị trường, đồng thời đóng góp vào sự phát triển chung của ngành chăn

Phụ gia thức ăn cải thiện sức khỏe vật nuôi

Các chất phụ gia có vai quan trọng trong chăn nuôi, giúp tăng hiệu quả, chất lượng và lợi nhuận. Bộ sản phẩm phụ gia thức ăn do Công ty TNHH Vet Superior consultant Co., ltd (Thái Lan) sản xuất, được nhập khẩu và phân phối bởi Công ty TNHH TM Xuất nhập khẩu Giải Pháp Xanh là giải pháp an toàn, giúp tăng năng suất và giảm chi phí.

Hướng dẫn sử dụng:

PROBIOZYME

PROBIOZYME là tổ hợp men sống hữu ích probiotic: Bacillus subtilis, B.licheniformis, B.acidophilus, B.plantarum và phức hợp enzyme thiên nhiên, dùng để tối đa hóa việc sử dụng các dưỡng chất và chuyển hóa các yếu tố kháng dinh dưỡng trên cơ sở bổ sung enzyme thực vật gồm Cellulose, Xylanase, Beta-glucanasem, Alphaamylase, Protease, Phytase.

PROBIOZYME cải thiện điều kiện vi sinh vật đường ruột. Thành phần enzyme trong sản phẩm tăng cường tiêu hóa và đồng hóa dưỡng chất, cải thiện chức năng cơ quan tiêu hóa và ruột non, cải thiện chất lượng thân thịt và giảm các sự cố về sức khỏe. Đồng thời tăng chất lượng vỏ trứng và làm giảm nguy cơ sinh bệnh ở đường tiêu hóa.

Công dụng:

• Loại trừ các mầm bệnh từ vi khuẩn Gram dương và Gram âm;

• Có hiệu lực chống lại các vi sinh có hại như: Clostridium perfringens, Campilobacter spp., Salmonella spp. Và E.coli, nhờ tạo ra các surfactin làm phân hủy vách tế bào vi sinh;

• Cải thiện tình hình hình sức khỏe, đưa đến sự ổn định vi sinh và sự mạnh khỏe ở đường ruột;

• Cải thiện mức ăn vào và tỷ lệ tiêu hóa, làm cho việc sử dụng thức ăn tốt hơn, để tăng trọng cao hơn;

• Đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Thành phần: Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis, Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus plantalum, Enzymes; (Cellulase, Xylanase, Beta-glucanase và Alpha-amylase), chất tạo mùi (Vanilla) và chất mang (Dextrose monohydrate),...

Cảm quan: Dạng bột, màu trắng.

• Gia cầm (làm giống, gia cầm hướng trứng, thịt): 250 - 500 g/tấn thức ăn hoàn chỉnh. Pha 1 g/34 lít nước uống.

• Heo (làm giống, heo con, heo thịt): 250 - 500 g/ tấn thức ăn hoàn chỉnh. Pha 1 g/2 - 3 lít nước uống.

• Bò (sữa, thịt): 2,5 g/ con/ngày.

• Dê: 250 - 500 g/tấn thức ăn hoàn chỉnh

CHICK MIN+

CHICK MIN+ là các khoáng, vitamin và axit amin hòa tan trong nước. Sản phẩm được dùng để bổ sung khoáng, vitamin và axit amin giúp tăng trưởng, tăng năng suất và tăng cường hệ miễn dịch vật nuôi.

Thành phần: Mỗi kg có chứa tỷ lệ như Bảng 1.

Thành phần Trọng lượng Đơn vị

Cảm quan: Dạng bột, màu trắng.

Công dụng:

• Bổ sung các vitamin, axit amin và khoáng cho vật nuôi;

• Giúp vật nuôi tăng trưởng đồng đều, cải thiện mức tăng tọng và tỷ lệ tiêu tốn thức ăn;

• Giúp vật nuôi hồi phục nhanh trong trong quá trình bị bệnh;

• Tăng sức đề kháng cho vật nuôi trong việc phòng bệnh.

Hướng dẫn sử dụng:

• Gia cầm (làm giống, trứng, thịt): 1g pha với 2 - 3 lít nước uống.

• Heo (làm giống, heo con, heo thịt): 1g pha với 1 lít nước uống.

• Bò (bò sữa, thịt): 2g pha với 1 lít nước uống.

• Dê: 1g pha với 1 lít nước uống.

MINO PLUS+

MINO-PLUS+ là sản phẩm chứa các vitamin tan trong nước, vitamin tan trong chất béo và axit amin. Sản phẩm được sử dụng để bổ sung vitamin và axit amin, giúp duy trì sức khỏe của vật nuôi trong quá trình nuôi dưỡng.

Bảng 1.

Thành phần: Mỗi lít MINO-PLUS+ có chứa tỷ

lệ như Bảng 2:

Thành phần Trọng lượng Đơn vị

Vitamin A (min) 4 Miu

Vitamin D3 (min) 1 Miu

Vitamin E (min) 4.000 IU

Vitamin B6 (min) 900 mg

Vitamin B3 (min) 2.500 mg

Lysine (min) 1.000 mg

Methionine (min) 1.000 mg

Threonine (min)

Valine (min)

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP

HI-A-MIN

Là hỗn hợp khoáng hữu cơ hòa tan được hình

thành từ phản ứng axit amin và các khoáng theo tỷ lệ cân bằng riêng.

Thành phần: Bảng 3

Thành phần Trọng lượng Đơn vị

Ca

Zn

Mn

500 mg

500 mg

Glycine (min) 1.000 mg

Bảng 2.

Cảm quan: Dạng lỏng, màu nâu.

Hướng dẫn sử dụng:

• Gia cầm: 1 - 2ml pha với 2 - 3 lít nước uống.

• Heo: 1 - 2ml pha với 3 lít nước uống.

• Bò sữa: 2 - 5ml/con

Công dụng:

• Chứa nguồn axit amin có giá trị sinh học cao;

• Các dưỡng chất này đi qua dạ dày giúp ruột non hấp thu nhanh;

• Độ hòa tan cao nên giảm sự kết vón trong ống dẫn nước uống;

• Công thức các vitamin và axit amin ổn định.

4.500 - 7.500 mg/lít

2.250 - 3.750 mg/lít

1.875 - 3.125 mg/lít

Cu 750 - 1.250 mg/lít

Fe

Mg

K

3.750 - 6.250 mg/lít

3.750 - 6.250 mg/lít

3.750 - 6.250 mg/lít

Co 7,5 - 12,5 mg/lít

Bảng 3.

Cảm quan: Dung dịch màu xanh lá, không mùi.

Công dụng:

• Trị và ngăn ngừa thiếu khoáng đa lượng và vi lượng;

• Cải thiện chất lượng vỏ trứng ở vịt đẻ, gà đẻ và gia cầm giống;

• Ngăn ngừa và trị bệnh lý của xương ở gà mái đẻ, vịt đẻ và gà thịt;

• Làm tăng sản lượng trứng và kéo dài thời gian đẻ;

• Đối với bò, HI-A-MIN giúp bò lợi sữa và tăng các chỉ tiêu chất lượng của sữa.

Hướng dẫn sử dụng:

• Gia cầm (giống, trứng, thịt): 1ml pha với 2 lít nước uống.

• Heo (giống, heo con, heo thịt): 1ml pha với 1 lít nước uống.

• Bò (sữa, thịt): 2ml pha với 1 lít nước uống.

• Dê: 1ml pha với 1 lít nước uống.

LIVOTEC

LIVOTEC là sản phẩm lỏng dạng uống để cải thiện chức năng gan và phục hồi chức năng, gan bị suy nhược ở gia cầm. Hỗ trợ cho quá trình tái tạo gan. Tăng khả năng chuyển hóa và sử dụng thức ăn dẫn đến việc chuyển đổi thức ăn tốt hơn, tăng trọng và tăng năng suất chăn nuôi.

➢ Các sản phẩm mà Giải

Pháp Xanh cung cấp được nhập khẩu trực tiếp, không qua trung gian từ các đơn vị uy tín trên thế giới với quy trình kiểm tra chặt chẽ, đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chuẩn.

Thành phần: Mỗi lít LIVOTEC có chứa

như Bảng 4:

Thành phần Trọng lượng Đơn vị

E (min) 32.000 IU/lít Se (min - max) 210 - 390 mg/lít

(min) 14.000 mg/lít Bảng 4.

Cảm quan: Dung dịch màu đỏ. Hướng dẫn sử dụng:

• Gia cầm (làm giống, hướng trứng, thịt): 1 ml/3 - 4 lít nước uống.

• Heo (làm giống, heo con, heo thịt): 1 ml/3 lít nước uống.

• Bò (sữa, thịt), dê: 1 ml/1 - 2 lít nước uống. Đóng gói: 500 ml, 1 lít, 5 lít, 10 lít, 20 lít và 25 lít.

Nguyên liệu: Choline Chloride, Sodium selenite, dl-alpha tocopheryl acetate (Vitamin E), Carmoisine red E122 (màu); Chất mang: nước cất.

Công dụng:

• Thành phần tổng hợp amino axit sulfer;

• Ngăn chặn sự hình thành gốc tự do;

• Kích thích hormone tuyến giáp để hoạt động tốt;

• Giảm tổn thương tế bào từ gốc tự do và hydrogen peroxide;

• Hỗ trợ giãn mạch;

• Ngăn chặn thiếu máu.

Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH TM Xuất nhập khẩu Giải Pháp Xanh

Trụ sở: 1122/8/17 Quang Trung, phường 8, quận Gò Vấp,

TP Hồ Chí Minh

SĐT: 0981 82 83 79

Email: giaiphapxanh.cn@gmail.com

HIỆU QUẢ VÀ TIẾT KIỆM

Máy phân loại trứng mang lại

giá trị gì?

Trong ngành chăn nuôi gia cầm hiện đại, máy phân loại trứng đã trở thành công cụ thiết yếu, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và tối ưu hóa chi phí. Thiết bị này không chỉ tự động phân chia trứng theo kích thước, trọng lượng và chất lượng mà còn giúp các trang trại giảm đáng kể rủi ro so với phương pháp thủ công, tạo ra bước đột phá trong quy trình sản xuất. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại không chỉ đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra mà còn nâng cao vị thế cạnh tranh của các trang trại.

Phương pháp phân loại thủ công, tuy phổ biến trong các trang trại truyền thống, lại bộc lộ nhiều hạn chế đáng kể, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Việc phân loại bằng tay đòi hỏi nhiều thời gian, gây chậm trễ trong khâu sản xuất, đặc biệt là khi nhu cầu sản lượng lớn tăng cao. Ngoài ra, thao tác thủ công dễ dẫn

đến nguy cơ va đập, làm nứt hoặc vỡ trứng, gây thất thoát và ảnh hưởng đến chất lượng lô hàng. Chi phí lao động cho việc này cũng khá cao do

cần nhiều nhân công, làm giảm tính cạnh tranh của các trang trại trên thị trường.

Máy phân loại trứng là giải pháp thay thế tối ưu, khắc phục triệt để các hạn chế của phương pháp thủ công. Được trang bị hệ thống cảm biến hiện đại và công nghệ tự động hóa, máy có khả năng phân loại hàng ngàn quả trứng mỗi giờ với độ chính xác cao. Những quả trứng không đạt tiêu chuẩn sẽ được tách ra một cách hiệu quả, giúp các trang trại tối ưu hóa sản lượng và giảm thiểu hư hỏng. Khả năng hoạt động liên tục với tốc độ cao của máy giúp các trang trại đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thị trường mà không lo thiếu hụt sản phẩm. Hơn nữa, việc xử lý trứng nhẹ nhàng bằng công nghệ tiên tiến giúp giảm tối đa nguy cơ va đập, đảm bảo chất lượng cao nhất cho mỗi lô hàng. Quy trình tự động hóa này cũng giúp tiết kiệm đáng kể chi phí lao động, từ đó gia tăng lợi nhuận cho các trang trại. Tóm lại, phương pháp phân loại thủ công không chỉ tiêu tốn nhiều thời gian mà còn dễ gây hư hỏng, làm giảm chất lượng sản phẩm và gia tăng chi phí sản xuất. Trong khi đó, máy phân loại trứng đã chứng minh là giải pháp hoàn hảo, giúp tối ưu hóa quy trình, đảm bảo chất lượng và tiết kiệm chi phí. Với những lợi ích vượt trội mà thiết bị này mang lại, việc đầu tư vào máy phân loại trứng là quyết định đúng đắn, giúp các trang trại gia cầm nâng cao năng suất và tạo dựng thương hiệu vững mạnh trên thị trường.

Thông tin liên hệ: CÔNG TY TNHH B.H.N

Điện thoại: 028.668.101.95

Web: bhnenc.com

Email: bhnenc@gmail.com

Địa chỉ: Số DP-18 Dragon Parc2, KDC Phú Long, đường Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh

Bệnh tụ huyết trùng trên dê, cừu

Tụ huyết trùng là một bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm trên dê, cừu. Bệnh xảy ra trên dê, cừu mọi lứa tuổi và quanh năm. Đặc biệt, bệnh sẽ trầm trọng hơn khi thời tiết chuyển mùa với những biểu hiện điển hình là viêm phổi, nhiễm trùng máu và viêm vú. Bệnh lây lan nhanh, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho bà con chăn nuôi.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Do vi khuẩn Pasteurella gây ra. Khi dê, cừu gặp điều kiện bất lợi như (khí hậu, thức ăn thay đổi đột ngột, vận chuyển hay nhiễm một bệnh khác) sẽ làm giảm sức đề kháng của đàn vật nuôi, lúc đó mầm bệnh dễ dàng nhân lên và gây bệnh.

2. Triệu chứng

Thường có 3 dấu hiệu bệnh sau:

◆ Viêm phổi: Dê, cừu thường mệt mỏi, ăn ít, ho, thở khó. Mũi có chất nhầy trắng hoặc vàng dính quanh lỗ mũi, đôi khi ho ra dịch nhầy. Dê, cừu ốm yếu và có thể chết sau một vài ngày. Thể bệnh này rất thường gặp ở đàn dê, cừu nuôi nhốt chật chội, thiếu ánh sáng và môi trường chăn nuôi ẩm ướt.

◆ Nhiễm trùng máu: con vật sốt cao (4041oC), ủ rũ, mệt mỏi không ăn, nằm một chỗ và chết nhanh. Mổ khám sẽ thấy một số đặc điểm sau: tim sưng to, trong xoang bao tim, xoang ngực và xoang bụng chứa nhiều nước vàng; thịt sẫm màu, trên bề mặt cơ tim, phổi xuất huyết nặng.

◆ Viêm vú: Xuất hiện ở dê, cừu cái. Con vật sốt nhẹ, bầu vú sưng to, cứng; đôi khi thấy có mủ khi nặn đầu vú, không cho con bú hoặc không cho vắt sữa.

3. Bệnh tích

◆ Niêm mạc mũi, phế quản, tiểu phế quản bị tụ huyết, xuất huyết, có nhiều dịch và bọt khí; khí quản chứa nhiều dịch nhầy.

◆ Trong trường hợp có nhiễm ghép tụ cầu khuẩn sẽ xuất hiện thêm dịch mủ trong các tiểu phế nang và tiểu thùy phổi.

◆ Dê, cừu mắc bệnh sẽ xuất hiện màng giả ở niêm mạc phế quản và một số tiểu thùy phổi bị viêm, xơ hóa màu nâu đỏ như màu thịt. Phổi viêm gan hóa từng đám hoặc phổi bị xuất huyết viêm dính sườn.

4. Phòng bệnh

◆ Không chăn thả dê, cừu cố định ở một bãi mà cần luân phiên để cây cối có thể phát triển và hạn chế ô nhiễm. Nên tránh những bãi chăn có vũng nước nhằm hạn chế dê, cừu bị nhiễm ký sinh trùng (yếu tố mở đường cho bệnh tụ huyết trùng).

◆ Hàng ngày, theo dõi sức khỏe của dê, cừu,

không sử dụng thức ẩm ướt, dính nước mưa, bùn đất. Nước sử dụng cho dê, cừu uống phải sạch sẽ, không bị ô nhiễm, đảm bảo đầy đủ thức ăn phù hợp. Đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa, ẩm độ cao, không khí ngột ngạt có thể gây thêm một số bệnh khác cho dê, cừu. Tuyệt đối không được để dê, cừu bị ướt nước mưa.

◆ Tạo môi trường chăn nuôi dê, cừu phải là nơi khô ráo, sạch sẽ, thông thoáng, mát mẻ (mát mẻ vào mùa hè; ấm áp vào mùa đông). Hằng ngày phải quét dọn, vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài chuồng nuôi; vệ sinh máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi. Trong thời gian nuôi sử dụng một trong các loại thuốc sau: IODINE hoặc PROTECT kết hợp với REPELL để sát trùng, tiêu độc và diệt côn trùng (muỗi, ruồi, kiến, gián, mòng,...) ngăn ngừa bệnh cho dê, cừu; định kỳ 7 - 10 ngày/lần. Nếu bệnh xảy ra cũng sử dụng các sản phẩm trên 2 - 3 ngày/lần.

◆ Thường xuyên bổ sung chế phẩm CALCIUM

ADE.VIT vào khẩu phần ăn của dê, cừu để nâng cao sức đề kháng với bệnh tốt hơn.

◆ Tiêm phòng vaccine định kỳ (theo hướng dẫn nhà sản xuất) cho đàn dê, cừu.

5. Điều trị

Áp dụng đồng bộ các biện pháp sau:

◆ Vệ sinh, tiêu độc, sát trùng (các sản phẩm đã

được liệt kê trong phần 4 - Phòng bệnh).

◆ Cách ly dê, cừu bệnh để thuận tiện cho việc

điều trị và tránh lây lan.

◆ Giải độc gan, thận; Tăng sức đề kháng cho dê, cừu: LIVER - EXTRA

◆ Cung cấp dưỡng chất giúp dê, cừu vượt nhanh qua bệnh: BCOMPLEX (ORAL)

◆ Giúp giảm đau, hạ sốt, kháng viêm, long đờm, hỗ trợ hô hấp: HEXIN

◆ Thuốc đặc trị bệnh tụ huyết trùng trên dê, cừu: COLAMOX kết hợp với FLUAZIN

Công ty TNHH Thuốc Thú y Á Châu luôn đồng hành cùng bà con chăn nuôi để đưa ra những giải pháp tối ưu trong chăn nuôi, mang tới những sản phẩm chất lượng cao, đồng hành cùng sự thịnh vượng của bà con chăn nuôi. Với phương châm “Dùng thuốc Á Châu, nuôi đâu thắng đó”, chúng tôi không ngừng cố gắng tìm tòi, chủ động đưa ra thị trường những sản phẩm chiến lược chất lượng cao, với mong muốn mang lại lợi nhuận chăn nuôi tối ưu nhất đến với bà con chăn nuôi trong và ngoài nước.

Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH Thuốc Thú y Á Châu

ĐC: 130 QL1A, Ba Láng, Cái Răng, Cần Thơ

Hotline: 1900 986834

E-mail: cskh@achaupharm.com

Websie: https://apc-health.vn

Hỗn hợp polyphenol thay thế Vitamin E

Nếu được bổ sung enzyme, lúa mì có thể thay thế hoàn toàn ngô trong các khẩu phần của vật nuôi. Ảnh minh họa

Khi được kết hợp với nhau, các polyphenol sẽ phát huy tác dụng hiệp đồng và có khả năng thay thế một phần Vitamin E trong thức ăn chăn nuôi, đồng thời tăng cường khả năng chống ôxy hóa vượt trội hơn Vitamin E.

Chiến lược quản lý căng thẳng ôxy hóa

Quá trình trao đổi chất sản sinh ra các gốc tự do, thủ phạm chính gây ra mất cân bằng ôxy hóa. Các phân tử mang hoạt tính này, bao gồm superoxide, hydrogen peroxide, và các gốc hydroxyl, được tạo ra trong quá trình sản xuất năng lượng (ATP). Tốc độ tăng trưởng và tình trạng sức khỏe của vật nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản sinh các gốc tự do. Chính sự tăng trưởng nhanh cùng với hoạt động trao đổi chất tăng cường, sẽ dẫn đến việc gia tăng mất cân bằng ôxy hóa.

Tương tự, những thách thức về sức khỏe kích hoạt hệ thống miễn dịch sản sinh nhiều gốc tự do hơn, làm tình trạng căng thẳng ôxy hóa thêm trầm trọng và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe vật nuôi. Do đó, hiểu được thách thức về tăng trưởng và sức khỏe đối với việc sản xuất gốc tự do là nền tảng cho các chiến lược quản lý căng thẳng ôxy hóa hiệu quả. Chống lại các gốc tự do và giảm căng thẳng ôxy hóa là hai chiến lược quản lý sức khỏe vật

nuôi hiệu quả. Một trong những giải pháp đầu tiên là sử dụng enzyme có khả năng chuyển đổi gốc tự do thành các chất vô hại như nước và ôxy, ví dụ enzyme chứa selen như catalase, superoxide dismutase, và glutathione peroxidase. Giải pháp thứ hai là các chất chống ôxy hóa, gồm Vitamin E, axit pipoic, và glutathione giúp trung hòa và giảm thiểu tác động tiêu cực của các gốc tự do.

Các chất chống ôxy hóa làm giảm các gốc tự do bằng cách cho đi nguyên tử hydro mang điện tích dương để khử ôxy của gốc tự do. Ví dụ, Vitamin E chứa vòng benzen gắn nhóm hydroxyl. Các electron trong vòng benzen chuyển động nên hydro trong nhóm hydroxyl dễ dàng tách ra để trung hòa gốc tự do. Vitamin E có phần đuôi thuôn dài, ưa dầu và kỵ nước, hoạt động như một lipid trong quá trình tiêu hóa (Hình 1).

Sinh khả dụng của Vitamin E ở gia súc khác nhau và phụ thuộc vào sự cân bằng giữa lượng ăn, hấp thụ, lưu giữ và phân giải Vitamin E. Sinh khả dụng của Vitamin E ở heo và gia cầm bị ảnh hưởng bởi yếu tố như tuổi, tình trạng sinh lý của vật nuôi, hàm lượng và thành phần chất béo trong

khẩu phần ăn cũng như sự hiện diện của các chất chống ôxy hóa và chất thúc đẩy quá trình ôxy hóa khác. Ngoài ra, thời gian bán hủy của Vitamin E rút ngắn khi tăng liều. Để dảm bảo mức khả năng chống ôxy hóa ở mức cao, đặc biệt ở vật nuôi đang phát triển nhanh hoặc có vấn đề về sức khỏe, cần phải kết hợp nhiều loại chất chống ôxy hóa có chức năng hiệp đồng và bổ sung.

Những lựa chọn thay thế Vitamin E

Chức năng điều hòa gen của Vitamin E quan trọng hơn đặc tính chống ôxy hóa. Không chất nào thay thế được Vitamin E ở khả năng điều hòa gen. Tuy nhiên, một số chất chống ôxy hóa khác có khả năng thay thế Vitamin E để ngăn ngừa và chống lại tổn thương do gốc tự do gây ra nếu chúng hoạt động trong cùng một vùng tế bào và có áp lực tương tự các gốc tự do. Thực tế, các chất chống ôxy hóa khác có khả năng chống gốc tự do hiệu quả hơn Vitamin E. Sinh khả dụng của Vitamin E luôn được xem xét vì động vật phải có khả năng tiếp cận và sử dụng vitamin

Vitamin E tổng hợp được sử dụng trong dinh

dưỡng chăn nuôi hiện nay là sự pha trộn của 8

đồng phân, trong đó chỉ có một chất có cấu trúc

tương tự Vitamin E tự nhiên. Gan không nhận biết đầy đủ 7 đồng phân còn lại, do đó, chúng

được đưa trở lại đường tiêu hóa và bài tiết ra ngoài.

Polyphenol là hóa chất thực vật có đặc tính chống ôxy hóa. Cấu trúc cơ bản của phân tử này gồm một nhóm phenol có liên quan đến Vitamin E. Khả năng chống ôxy hóa của polyphenol đã được công nhận từ lâu và hơn một thế kỷ trước, chúng được phân vào nhóm vitamin có khả năng chống ôxy hóa. Một số polyphenol có nhiều nhóm hydroxy liên kết với các vòng benzen hơn Vitamin E nên chúng có hoạt tính chống ôxy hóa cao hơn. (Hình 2). Tuy nhiên, không phải tất cả polyphenol đều có khả năng chống ôxy hóa giống như Vitamin E.

Ở động vật nhai lại, sinh khả dụng tỷ lệ thuận với 3 yếu tố: tính nhạy cảm của polyphenol đối với quá trình lên men trong dạ cỏ; loại sản phẩm lên men được sản xuất; và sinh khả dụng của polyphenol còn lại, hoặc sản phẩm polyphenol lên men. Ví dụ, cam, quýt chứa naringenin không lên men trong dạ cỏ và sinh khả dụng cao ở ruột non. Ngược lại, proanthocyanidin ngưng tụ quá nhiều nên khó tiêu hóa ở ruột non và phải được lên men để tạo ra chất chống ôxy hóa dễ hấp thụ. Polyphenol dành cho các loại dạ dày đơn phải được lựa chọn theo khả năng tiêu hóa và hấp thu ở ruột của vật nuôi. Theo các nghiên cứu, chất chống ôxy hóa tự nhiên từ thực vật như quercetin, axit rosemarinic và resveratrol có sinh khả dụng cao. Ngược lại, chất proanthocyanidin từ quả nho gần như không tạo ra các chất chống ôxy hóa hữu ích ở các loài dạ dày đơn. Proanthocyanidin và polyphenol nho có sinh khả dụng thấp ở các loài gia cầm, nên những hợp chất này phù hợp hơn để thay thế Vitamin C. Do đó, polyphenol nho nên được xem là chất bổ sung cho Vitamin E chứ không phải chất thay thế Vitamin E. Chỉ có những chất chống ôxy hóa tan trong dầu mới có khả năng ngăn chặn quá trình ôxy hóa lipid. Trên thị trường hiện nay đã có sản phẩm hỗn hợp polyphenol có tác dụng hiệp đồng đặc trưng cho từng loài và chứa tỷ lệ cao các chất chống ôxy hóa tan trong dầu. Những sản phẩm này có thể thay thế Vitamin E hoặc bổ sung khả năng chống ôxy hóa tương tự Vitamin E. Dựa trên sinh lý tiêu hóa của động vật dạ dày đơn và động vật nhai lại, hãng dinh dưỡng Trouw Nutrition đã phát triển hỗn hợp polyphenol, thuộc dòng sản phẩm Aomix Selko có thể thay thế Vitamin E hoặc bổ sung khả năng chống ôxy hóa tương tự vitamin theo cách tiết kiệm chi phí và an toàn (Hình 3).

VŨ ĐỨC

“Chìa

khóa” kích thích thèm ăn

cho vật nuôi

Phụ gia thực vật cải thiện tính chất cảm quan giúp vật nuôi ăn ngon miệng và tránh lãng phí thức ăn. Là thành phần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng và phù hợp, nguyên liệu gốc thực vật góp phần mang lại sức khỏe và năng suất chăn nuôi.

Không chỉ tăng cường cảm giác ngon miệng của thức ăn, đặc tính thơm của phụ gia cải thiện tính chất cảm quan còn góp phần tối ưu hóa khẩu phần ăn, kiểm soát chi phí và sức khỏe tổng thể của động vật nói chung. Herbarom, công ty tại Pháp đã phát triển nhiều thành phần thức ăn tự nhiên và giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cụ thể của từng đối tượng vật nuôi gồm gia cầm, bò và heo.

Tối ưu hóa thức ăn

Tính thèm ăn đề cập đến sự hấp dẫn của khẩu phần ăn, trong khi độ ngon miệng chú trọng tới hương vị và kết cấu của thức ăn nhằm mục đích làm cho thức ăn trở nên ngon miệng hơn đối với vật nuôi. Do đó, sử dụng nguyên liệu gốc thực vật để tăng cường cảm giác ngon miệng và tính thèm ăn đóng vai trò quan trọng. Những phụ gia này tối ưu hóa lượng thức ăn tiêu thụ và tỷ lệ biến đổi thức ăn, đồng nghĩa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi và tránh lãng phí để tối ưu hóa chi phí thức ăn. Một khẩu phần cân bằng dinh dưỡng và phù hợp với vật nuôi thì không thể thiếu thành phần gốc thực vật, bởi chúng cải thiện sức khỏe và năng suất chăn nuôi. Do thức ăn chiếm 70% chi phí sản xuất, nên cần phải tránh những khẩu phần khó ăn để hạn chế lãng phí.

Các chất phụ gia cảm quan cũng là một trong những giải pháp hàng đầu đề người chăn nuôi tối ưu hóa năng suất và lợi nhuận. Hiện, công ty Herbarom đang tiên phong trong chiết xuất, chưng cất và phát triển các nguyên liệu theo yêu cầu riêng từ chất lỏng, rắn đến tinh dầu, chất thơm có thể dễ dàng kết hợp với thức ăn chăn nuôi. Trong số những thành phần thực vật phổ biến nhất được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi, Herbarom đặc biệt chú trọng tỏi, cỏ xạ hương, kinh giới oregano, hương thảo, bạc hà và quế. Herbarom đang sản xuất dung dịch lỏng tại nhà máy Aouste- sur-Sye, sau đó chuyển thành dạng bột tại cơ sở Saint-Pierre.

Cải thiện phúc lợi động vật

Các phụ gia gốc thực vật góp phần mang lại phúc lợi động vật thông qua lợi ích cụ thể như giảm căng thẳng, cải thiện tiêu hóa và sức khỏe

tổng thể. Căng thẳng tác động đến sinh lý và hành vi của động vật, dẫn đến thương tích, vết cắn…; sau cùng ảnh hưởng đến năng suất và các yếu tố khác như chất lượng thịt. Bằng cách cải thiện quản lý căng thẳng, các giải pháp dinh dưỡng tự nhiên góp phần mang lại sức khỏe tốt hơn cho vật nuôi và duy trì năng suất. Các giải pháp tự nhiên cũng tạo hệ tiêu hóa khỏe mạnh, chẳng hạn kích thích nhai lại ở gia súc, nâng cao khả năng tiêu hóa thức ăn và tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng, từ đó, mang lại tăng trưởng, khỏe mạnh và sản xuất tối ưu.

Các chất phụ gia cảm quan tự nhiên giúp sản xuất thịt đạt chất lượng tốt hơn về mặt cảm quan và dinh dưỡng, do đó, đáp ứng được mong đợi của người tiêu dùng. Người tiêu dùng hiện nay ăn ít hơn nhưng chất lượng hơn. Đơn cử, tại châu Âu, khoảng 25 - 42% người tiêu dùng đang quay lại chế độ ăn uống tự nhiên qua các sản phẩm an toàn cùng khả năng truy xuất nguồn gốc 100%. Do đó, đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc và tìm nguồn cung ứng cho đến sản phẩm cuối cùng là yếu tố then chốt. Các sản phẩm của Herbarom đều đạt chứng nhận Feed Chain Alliance. Mục đích của các chất phụ gia cải thiện tính chất cảm quan là tăng cường cảm giác ngon miệng và hấp dẫn của thức ăn, nhưng đặc tính tự nhiên của chúng mới là yếu tố mang lại sức khỏe cho động vật, từ đó tác động tích cực đến nhận thức chung của người tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi.

DŨNG NGUYÊN

Theo Feeds Additives

Phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia cầm

thời điểm cuối năm

Cuối năm là thời điểm nhu cầu tiêu thụ gia cầm tăng cao, đây cũng là giai đoạn mà nguy cơ phát dịch bệnh trên đàn gia cầm gia tăng. Các dịch bệnh như cúm gia cầm, Newcastle và dịch tả gia cầm có thể lây lan nhanh chóng, gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Do đó, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh là hết sức cần thiết.

Kiểm soát dịch bệnh

Giám sát là một trong những biện pháp quan trọng nhất trong phòng, chống dịch bệnh. Cần thiết lập hệ thống giám sát chặt chẽ về tình hình dịch bệnh trong khu vực, bao gồm việc theo dõi sự xuất hiện của các triệu chứng bệnh ở gia cầm, cũng như thu thập thông tin từ các trang trại và cơ sở chăn nuôi. Việc này giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tật và thực hiện biện pháp ứng phó kịp thời.

Tiêm phòng vaccine là giải pháp hiệu quả để bảo vệ đàn gia cầm khỏi các bệnh truyền nhiễm. Các loại vaccine cần được tiêm đầy đủ và đúng lịch trình, đặc biệt là vaccine phòng bệnh cúm gia cầm, Newcastle, và bệnh Marek. Cần lưu ý tiêm phòng không chỉ cho đàn gia cầm trong trại mà còn cho đàn gia cầm trong khu vực lân cận nhằm tạo miễn dịch cộng đồng.

Khi phát hiện gia cầm mắc bệnh, cần thực hiện biện pháp cách ly ngay lập tức. Tất cả gia cầm bị bệnh cần được đưa vào khu vực cách ly để ngăn chặn sự lây lan. Trong trường hợp dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng, việc tiêu hủy gia cầm bị nhiễm bệnh là cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho các đàn gia cầm khác và giảm thiểu thiệt hại kinh tế.

Vệ sinh chuồng trại

Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc phòng, chống dịch bệnh là vệ sinh chuồng trại. Cần thường xuyên dọn dẹp, khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, và các khu vực xung quanh để loại bỏ mầm bệnh. Sử dụng các loại hóa chất khử trùng hiệu quả và đảm bảo tuân thủ đúng quy trình vệ sinh.

Quản lý thức ăn và nước uống: Thức ăn và nước uống cho gia cầm cũng cần được quản lý nghiêm ngặt. Nguồn thức ăn phải đảm bảo chất lượng, không bị ô nhiễm và chứa các thành phần dinh dưỡng đầy đủ. Nước uống cần được lọc sạch và khử trùng để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn và virus.

Quản lý sức khỏe đàn gia cầm

Thực hiện chế độ chăm sóc sức khỏe: Cần xây dựng một chế độ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho đàn gia cầm, bao gồm chế độ ăn uống hợp lý, môi trường sống sạch sẽ, và thường xuyên theo dõi sức khỏe. Việc này giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tật và có biện pháp can thiệp kịp thời. Đào tạo kỹ thuật chăn nuôi: Cần tổ chức các khóa đào tạo cho người chăn nuôi về kỹ thuật chăn nuôi gia cầm, từ quản lý sức khỏe, phòng bệnh, đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Những kiến thức này sẽ giúp người chăn nuôi có những phương pháp hiệu quả hơn trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Sử dụng công nghệ thông tin: Sử dụng công nghệ thông tin để theo dõi và quản lý sức khỏe

Giám sát nguồn cung ứng: Cần kiểm soát chặt chẽ nguồn cung ứng gia cầm và sản phẩm từ gia cầm. Các sản phẩm gia cầm cần phải được kiểm tra định kỳ để đảm bảo không chứa mầm bệnh. Hợp tác với các cơ quan kiểm dịch và thú y để đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng an toàn. Các địa phương kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống thú y để bảo đảm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật, ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, nhất là khu vực vùng biên giới, biển đảo trên địa bàn…

đàn gia cầm. Các ứng dụng di động và phần mềm quản lý có thể giúp người chăn nuôi ghi chép, theo dõi tình trạng sức khỏe và phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường trên đàn vật nuôi.

Giáo dục cộng đồng

Việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống dịch bệnh cho gia cầm là rất quan trọng. Cần có các chiến dịch tuyên truyền để người dân hiểu rõ về các bệnh truyền nhiễm, cách phòng, chống và xử lý khi phát hiện dịch bệnh. Hợp tác chặt chẽ với chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Cơ quan chức năng cần phối hợp tổ chức các buổi tập huấn, cung cấp thông tin và hướng dẫn cụ thể cho người dân. Điều này sẽ giúp xây dựng một mạng lưới hỗ trợ vững chắc trong việc phòng, chống dịch bệnh.

Khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, như kiểm tra sức khỏe gia cầm, báo cáo tình trạng bệnh tật. Sự tham gia của cộng đồng sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp, góp phần bảo vệ đàn gia cầm và sức khỏe cộng đồng.

Kinh nghiệm chăm sóc gà trong mùa đông

Mùa đông là thời điểm đầy thách thức đối với chăn nuôi gà. Nhiệt độ thấp, độ ẩm cao và sự thay đổi của thời tiết có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của đàn gà. Để đảm bảo gà luôn khỏe mạnh và phát triển tốt trong mùa đông, người nuôi cần áp dụng kỹ thuật chăm sóc hợp lý.

Cung cấp chuồng trại ấm áp

Chuồng nuôi cần được tu sửa, che chắn để đảm bảo kín gió. Lỗ thông gió nên đặt ở tầm vừa phải, không nên thấp quá để tránh gió lùa vào gà sẽ rất dễ bị ốm. Chuồng nuôi nên được ngăn ra làm từng ô nhỏ để thuận tiện cho việc sưởi ấm, tránh để gà trong diện tích lớn sẽ gây khó khăn trong việc sưởi ấm, giữ ấm cho gà. Chuồng úm gà con nên bố trí ở đầu hướng gió, cách ly xa chuồng gà trưởng thành để tránh lây lan bệnh từ gà lớn sang gà con. Nơi nuôi gà con phải đảm bảo khô ráo, tránh mưa tạt, gió lùa, tránh chó, mèo, chuột,… gây hại gà con.

Nếu nuôi nhiều với diện tích lớn, cần chủ động giữ ấm cho đàn gà trong ngày đông giá rét, đảm bảo sức khỏe để đàn gà phát triển tốt nhất. Có thể lắp đặt hệ thống sưởi ấm bằng đèn gas, tỏa nhiệt lớn với diện tích rộng, tiết kiệm chi phí hơn so với các biện pháp sưởi ấm khác.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Cho gà ăn đầy đủ khẩu phần các loại cám có chất lượng tốt và ổn định, cho uống thêm B-Complex giúp cho gà khỏe mạnh tăng sức đề kháng.

Ðảm bảo thức ăn đủ chất dinh dưỡng, phù hợp với từng lứa tuổi của gà. Cho ăn thức ăn chất lượng tốt, không thiu mốc, không nhiễm độc tố. Bố trí khẩu phần ăn giàu năng lượng bằng những thực phẩm giàu tinh bột. Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để gà không bị đói. Cho uống đủ nước sạch, ấm. Vào mùa đông phải tăng lượng thức ăn, tăng dinh dưỡng. Ngoài việc thêm vào khẩu phần ăn 10 - 20% lượng thức ăn thông thường, người nuôi cần cung cấp đủ nước uống sạch. Ðồng thời, bổ sung vào nước một số chất khoáng, B-Complex, Vitamin C, B1,… có tác dụng tăng khả năng hấp thu thức ăn và tăng sức đề kháng cho gà.

Giữ vệ sinh chuồng trại

Vệ sinh chuồng trại là yếu tố quan trọng không chỉ giúp gà khỏe mạnh mà còn tránh được nhiều bệnh tật trong mùa đông như:

Thường xuyên dọn dẹp phân gà và thức ăn thừa để tránh vi khuẩn và nấm mốc phát triển.

Định kỳ khử trùng chuồng nuôi bằng các loại dung dịch an toàn, giúp tiêu diệt vi khuẩn và virus gây bệnh.

Quan tâm đến sức khỏe gà

Vào mùa đông, gà có thể dễ bị nhiễm bệnh hơn. Do đó, cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe của chúng. Những ngày giá lạnh cần thả gà muộn, nhốt sớm. Duy trì nhiệt độ chuồng nuôi ổn định, nhốt theo nhu cầu sinh lý ngày tuổi, tháng tuổi của gà. Giữ cho chuồng luôn khô sạch, vệ sinh chuồng trại định kỳ bằng các loại thuốc sát trùng có hiệu quả dài ngày (loại thuốc có thành phần I-ot như Han Iodine 10%, khoảng 7 - 10 ngày phun/lần sau khi dọn chất độn chuồng).

Xông quả bồ kết định kỳ 5 - 7 ngày/lần, làm mũi gà thông thoáng, phòng hiệu quả các bệnh về đường hô hấp. Tiêu diệt virus cúm, giúp gà khỏe mạnh chống lại bệnh. Khoảng 2 - 3 ngày cho gà uống nước tỏi pha loãng một lần, đập dập 2 - 3 củ tỏi sống, để trong không khí 15 - 20 phút sau đem hòa với 10 - 15 lít nước đem cho gà uống, bã tỏi rải quanh chuồng cho gà ngửi mùi. Các chất kháng sinh thực vật có trong tỏi tiêu diệt mạnh virus cúm gia cầm.

Tiêm phòng: Ngoài vaccine cúm gia cầm tiêm theo sự hỗ trợ của nhà nước cần tiêm phòng định

kỳ, đầy đủ các loại vaccine thông thường như: Marek gà; Gumboro; đậu gà; tả gia cầm; tụ huyết trùng gia cầm theo lịch của cơ quan thú y địa phương, giúp cho gà miễn dịch với các bệnh này.

Kiểm tra sức khỏe: Thường xuyên theo dõi sức khỏe của gà, kiểm tra dấu hiệu của bệnh như: không ăn uống, lười hoạt động, hay có biểu hiện bất thường.

Theo dõi thời tiết

Việc theo dõi thời tiết rất quan trọng trong việc chăm sóc gà vào mùa đông. Hãy thường xuyên cập nhật thông tin thời tiết để có những điều chỉnh kịp thời trong việc chăm sóc: Dự đoán nhiệt độ: Nếu dự đoán có đợt lạnh mạnh, hãy chuẩn bị thêm các biện pháp giữ ấm cho gà.

Chuẩn bị ứng phó: Trong trường hợp thời tiết xấu, hãy có kế hoạch để bảo vệ chuồng trại và đàn gà.

PHƯƠNG ĐÔNG

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà Lương Phượng Hoa

Các chương trình nghiên cứu giống vật nuôi đã và đang tạo động lực mới thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp. Trong đó, nhiều giống gà năng suất chất lượng cao như gà

Lượng Phượng Hoa, Kabir, ISA, Ai Cập,… được chuyển giao nuôi ở mọi miền đất nước, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, có tác dụng tích cực đến hiệu quả đổi mới nông thôn. Để giúp bạn đọc tham khảo, vận dụng vào chăn nuôi đạt hiệu quả, Trung tâm Nghiên cứu Giống gia cầm Thụy Phương thuộc Viện Chăn nuôi cho ra mắt cuốn sách “Hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà Lương Phượng Hoa”. Ấn phẩm gồm các nội dung về đặc điểm sinh học, tính năng sản xuất, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và các biện pháp thú y phòng, trị bệnh cho giống gà này. Hy vọng cuốn sách sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích.

Sách do Nhà xuất bản Nông nghiệp phát hành! LÊ LOAN

QUY TRÌNH CHĂN NUÔI THEO TIÊU CHUẨN HALAL

Chứng nhận Halal là một trong những yêu cầu quan trọng nhất của người Hồi giáo khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ. Do đó, điều kiện tiên quyết để xuất khẩu sản phẩm sang thị trường này là các cơ sở cần phải tuân thủ quy định về thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn Halal.

Yêu cầu cơ sở sản xuất

Cơ sở phải có hệ thống lưu hồ sơ riêng đối với mỗi đơn vị sản xuất, bao gồm lịch sử và toàn bộ hoạt động nông nghiệp được thực hiện tại đơn vị sản xuất đó. Hồ sơ cần được lưu trữ sao cho dễ theo dõi, dễ truy nhập và phải được cập nhật.

Vị trí và việc thiết kế, xây dựng cơ sở (bao gồm các đơn vị sản xuất) phải thuận tiện để làm sạch và kiểm soát sinh vật gây hại.

Tất cả các hồ sơ ghi chép phải luôn sẵn có và

được lưu trữ ít nhất 24 tháng, trừ khi có quy định cụ thể.

Cơ sở phải có quy trình vệ sinh được lập thành văn bản và có các bảng hướng dẫn vệ sinh đặt tại các vị trí dễ quan sát đối với nhân viên và khách tham quan khi hoạt động của họ có thể dẫn đến nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Cơ sở cần có quy trình phòng ngừa tai nạn và tình huống khẩn cấp. Cơ sở cần thông báo hoặc

đặt biển cảnh báo tai nạn tại những nơi dễ thấy và dễ tiếp cận. Phải giải thích rõ bằng ngôn ngữ dễ hiểu đối với người lao động hoặc bằng hình ảnh. Các quy trình, nếu có thể, cần bao gồm: Bản đồ hoặc địa chỉ của đơn vị sản xuất, tên người liên lạc; danh sách cập nhật các số điện thoại quan trọng (cảnh sát, cứu thương, bệnh viện, cứu hỏa, y tế, điện lực, nước).

Cơ sở phải có phương tiện, thiết bị và hóa chất thích hợp dùng để làm sạch theo mục đích sử dụng dự kiến, các phương tiện, thiết bị và hóa chất này phải được bảo quản và sử dụng đúng cách.

Toàn bộ người lao động, khách tham quan và nhà thầu phụ phải được trang bị quần áo và dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp.

Cơ sở phải có quy trình kiểm tra hệ thống truy xuất nguồn gốc, quy trình này phải được lập thành văn bản và được thực hiện hàng năm.

Con giống

Con giống phải được xác nhận, có bố mẹ nuôi theo quy trình Halal.

Cơ sở cần lưu giữ hồ sơ về nguồn, loại giống và giống nhập vào và/hoặc việc thụ tinh nhân tạo (đối với gia súc).

Giống vật nuôi sử dụng trong chăn nuôi phải là các động vật được phép sử dụng làm nguồn thực phẩm nêu trong 3.1.1 của TCVN 12944:2020. Chuồng trại

Không gian sàn chuồng trại phải có đủ chỗ tương ứng với mật độ nuôi.

Việc thông gió (tự nhiên hay nhân tạo) phải có hiệu quả và phù hợp với loại vật nuôi nhằm duy trì nhiệt độ, môi trường không khí thích hợp và để ngăn chặn tích tụ hơi nước.

Chuồng nuôi phải được duy trì trong điều kiện sạch sẽ và vệ sinh.

Sàn của chuồng phải được bảo trì để tránh trơn trượt và tránh căng thẳng cho động vật.

Cần có sẵn hệ thống chiếu sáng cho phép

kiểm tra động vật khi trời tối.

Chuồng nuôi (trong nhà và ngoài trời) không

được có các vị trí nhô ra, góc, hàng rào hoặc máy móc sắc nhọn có thể gây thương tích cho vật nuôi.

Tất cả các vật nuôi có thể nhìn thấy nhau, kể cả động vật còn non, ngoại trừ các trường hợp bất khả kháng (ví dụ: lồng cách ly bệnh).

Không được nuôi giữ chung vật nuôi Halal với các động vật không Halal.

Thức ăn, nước uống

Tất cả vật nuôi phải được tiếp cận đủ với nước sạch, kể cả khi được chăn thả.

Thành phần nguyên liệu và sản phẩm thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng yêu cầu nêu trong TCVN 13709:2023.

Thức ăn hỗn hợp phải được sản xuất từ nhà cung cấp đã được phê duyệt.

Cơ sở phải lưu nhãn hiệu của các sản phẩm thức ăn chăn nuôi đã sử dụng, cũng như bằng chứng về nguồn gốc thức ăn và thành phần nguyên liệu.

Tất cả nguyên liệu thức ăn mua vào được lưu trữ tại cơ sở đều phải truy xuất nguồn gốc được đến nhà cung cấp.

Thành phần protein của khẩu phần ăn chỉ được thu từ các loại rau, sữa, trứng hoặc cá (bột cá không được làm thức ăn cho động vật nhai lại).

Nếu cơ sở tự phối trộn thức ăn chăn nuôi phải thiết lập công thức phối trộn cho các loại thức ăn hỗn hợp.

Các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật được sử dụng trong sản xuất thức ăn tự trộn phải phù hợp với mục đích, an toàn cho sản xuất thức ăn chăn nuôi/sản xuất thực phẩm, được đánh giá nguy cơ và có khả năng truy xuất nguồn gốc.

Cơ sở phải có quy trình xử lý dư lượng thuốc thú y trong thức ăn chăn nuôi.

Cơ sở phải có quy trình để đảm bảo rằng hệ thống cho vật nuôi ăn được làm sạch thường xuyên.

Sức khỏe vật nuôi

Tất cả các đơn vị sản xuất của cơ sở phải có người phụ trách về thú y.

Cơ sở phải có bản kế hoạch về sức khỏe thú y được xây dựng, thực hiện, rà soát và cập nhật hàng năm, nội dung kế hoạch bao gồm việc phòng bệnh, tiêm vaccine, điều trị bệnh trong điều kiện thông thường, kiểm soát ký sinh trùng, môi trường chăn nuôi, an toàn sinh học, giảm sử dụng kháng sinh,...

Nếu vật nuôi đang mắc bệnh hoặc bị chấn thương, chúng phải được nhận diện và xử lý thích hợp.

Mỗi đơn vị sản xuất phải được trang bị cơ sở vật chất thích hợp để cách ly vật nuôi mắc bệnh

hoặc bị thương.

Chỉ được sử dụng thuốc thú y khi cần thiết, hoặc khi được kê đơn bởi người hành nghề thú y hoặc cho các mục đích dự phòng (ví dụ như tẩy giun).

Thời gian đào thải đối với các loại thuốc thú y phải được tuân thủ nghiêm ngặt và được truyền đạt cho chủ sở hữu mới khi động vật được bán trong thời gian đào thải thuốc.

Nếu trong quá trình điều trị cần tiến hành phẫu thuật vật nuôi thì việc này phải được thực hiện bởi người nuôi có kinh nghiệm và/hoặc người hành nghề thú y có năng lực.

Mọi thiết bị thú y đều phải được giữ sạch và bảo trì đúng cách.

Khi phải giết mổ hoặc tiêu hủy khẩn cấp đối với vật nuôi bị nạn, các nguyên tắc nhân đạo phải được tôn trọng.

Tiểu khí hậu tại chuồng nuôi (ví dụ: Lưu thông không khí, nhiệt độ, nồng độ khí và hàm lượng bụi) cần được giữ ở mức không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vật nuôi.

Vật nuôi tại mọi thời điểm nếu cần điều trị và xử lý thì phải thực hiện sao cho chúng hạn chế bị đau, thương tổn và bệnh tật.

Sử dụng thuốc, hóa chất

Cơ sở chỉ dùng những thuốc thuộc danh mục thuốc thú y được phép sử dụng.

Cơ sở cần có chính sách lập thành văn bản về việc giảm lượng kháng sinh sử dụng và việc này phải được đánh giá và xem xét thường xuyên. Việc sử dụng kháng sinh cần được giảm tới mức chấp nhận được.

Việc sử dụng chất kích thích tăng trưởng phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.

Cơ sở phải thông báo cho khách hàng trực tiếp nếu đã sử dụng chất kích thích tăng trưởng. Nếu không sử dụng chất kích thích tăng trưởng cho toàn bộ vật nuôi trong chuồng thì phải có quy trình nhằm tránh nguy cơ nhiễm chéo giữa các vật nuôi.

Hồ sơ quản lý chất kích thích tăng trưởng phải được lưu giữ.

Hồ sơ quản lý việc sử dụng thuốc phải được lưu giữ (bao gồm: tên sản phẩm, mã số lô, ngày cấp phát, định danh vật nuôi/nhóm được điều trị, số vật nuôi được điều trị, tổng lượng thuốc đã sử dụng, ngày kết thúc điều trị, ngày kết thúc thời hạn đào thải thuốc, tên người cấp phát thuốc,...).

Xử lý vật nuôi đã chết

Cơ sở phải có lò đốt để tiêu hủy vật nuôi đã chết.

Vận chuyển

Thiết bị vận chuyển tiếp xúc trực tiếp với động vật phải chuyên dụng để vận chuyển động vật Halal và không được sử dụng qua lại để vận chuyển heo.

Các phương tiện vận chuyển tiếp xúc trực tiếp với động vật và đã được sử dụng để vận chuyển heo phải được làm sạch bằng sertu theo luật Hồi giáo và sau đó không được sử dụng để vận chuyển heo.

NGUYỄN HẰNG

va BÁCH KHOA THƯ

Gà Brahma

Trong thế giới gia cầm thì Brahma là một trong những giống gà được sưu tầm và ưa chuộng bởi bề ngoài độc lạ của nó. Giống gà khổng lồ Brahma được thế giới công nhận là “Vua của các loài gà” bởi trọng lượng siêu khủng từ 9 - 18 kg/con đối với gà trống và khoảng 7 kg/con với gà mái. Loại gà này sinh sản khoảng 70 - 90 trứng/năm, trứng nặng khoảng 55 - 60g. Nhiều năm qua nguồn gốc của gà Brahma vẫn là một bí ẩn. Các nước phương Tây như Anh, Pháp, Mỹ,... cho rằng chính họ đã lai tạo ra. Còn các nước phương Đông như Ấn Độ, Bangladesh, Trung Quốc,... lại cho rằng gà Brahma bắt nguồn từ xứ sở của họ. Đáng chú ý giống gà Brahma thích nghi với thời tiết khắc nghiệt, sức đề kháng cực mạnh, ít bệnh tật. Hiện, loại gà này được nhiều người trên thế giới săn lùng. Gà Brahma đã có mặt tại Việt Nam từ nhiều năm trước. DIỆU CHÂU

☐ Hỏi: Vịt có dấu hiệu thở khó, thở nhanh, ủ rủ, ăn ít, gầy, uống nước nhiều, thân nhiệt tăng, tiêu chảy phân sống. Hỏi nguyên nhân và biện pháp khắc phục?

Trả lời:

Từ những dấu hiệu trên cho thấy có thể vịt đã bị nhiễm bệnh nấm phổi. Bệnh gây ra bởi nấm Aspergillus fumigatus và Mucoraceae, đôi khi có thể do nấm Aspergillus flavus. Bệnh thường xuất hiện khi vịt sống trong điều kiện chuồng trại không bảo đảm vệ sinh. Vịt có thể nhiễm rất sớm ngay trong trạm ấp, chuồng nuôi úm vịt con. Do vịt hít phải bào tử nấm có trong không khí, máy ấp, máy nở, chất độn chuồng. Bào tử nấm xâm nhập vào phổi, túi khí phát triển thành ổ nấm, gây viêm túi khí, viêm phổi và hình thành các ổ nấm trong các phế nang vịt và tiết độc tố gây chết vịt. Để phòng bệnh này, cần loại bỏ hiện tượng vịt bội nhiễm nấm mốc ngay trong trại ấp, máy ấp, máy nở. Sau mỗi lần ấp nở, sử dụng các hóa chất để khử trùng. Đặc biệt, trấu khi đưa vào nền chuồng cũng cần xử lý tránh nấm mốc. Giám sát chặt chẽ chất lượng thức ăn, không sử dụng thức ăn bị ôi, mốc. Cho vịt ăn theo bữa và định kỳ kiểm tra, dọn vệ sinh toàn bộ hệ thống máng ăn để loại bỏ nấm mốc. Luôn giữ cho chuồng nuôi được thông thoáng, tránh nhiệt độ trong chuồng quá cao cũng là nguyên nhân gây hiện tượng nấm phổi.

Khi vịt bị bệnh, cần tìm và cắt đứt nguồn bệnh, nếu nấm trong chất độn chuồng thì phải thay ngay chất độn chuồng mới, khô, sạch, không nấm mốc. Loại những con mắc bệnh nặng vì điều trị không hiệu quả. Chọn riêng những con có biểu hiện khó thở ra 1 ô để điều trị tích cực và chăm sóc riêng sẽ tốt hơn.

Dùng một trong các loại thuốc sau để điều trị cho gia cầm mắc bệnh: Nistatin, Mycostatin, nếu thuốc thú y thì dùng liều theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nếu thuốc Nistatin của nhân y, loại 500.000 UI/viên, dùng 1 viên/2 - 3kg khối lượng gia cầm, dùng 5 - 7 ngày liên tục tùy mức độ của bệnh (nên cân trọng lượng vịt để tính liều lượng thuốc cho chính xác).

Kết hợp bổ sung vitamin, thuốc trợ sức, trợ lực cho vịt. Khi điều trị bệnh, việc tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, cải thiện môi trường chăn nuôi, tăng thông thoáng và vệ sinh là điều quan trọng, giúp vịt nhanh hồi phục.

☐ Hỏi: Xin tư vấn cách nuôi gà chọi thịt hiệu quả?

Trả lời:

Con giống: Yếu tố quan trọng đầu tiên trong

kỹ thuật nuôi gà chọi cần đặc biệt chú ý đến khâu chọn giống. Nên chọn giống gà chọi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tìm hiểu cả giống của bố mẹ, giống gà phải khỏe, sạch bệnh và miệng khép, không nên chọn các con mắt lim dim, lạc đàn. Để gà chọi lấy thịt có chất lượng ngon mà nhiều thịt lại dễ nuôi nên chọn giống gà chọi lai gà ta. Bởi đây là giống có sức đề kháng rất tốt, nhanh lớn. Chuẩn bị chuồng gà: Đây là một trong những bước quyết định đến việc xây dựng mô hình nuôi gà chọi lấy thịt. Nếu là trang trại thì phải có hệ thống chuồng thông thoáng, hợp vệ sinh, tùy thuộc vào diện tích chuồng mà quyết định số lượng gà. Chuồng phải có hệ thống đèn điện, máng ăn, hệ thống cung cấp nước hợp tiêu chuẩn. Nếu là chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình thì cũng cần lưu ý các điều trên về chuồng nuôi. Nên chọn địa điểm xây dựng chuồng ở khu đất cao, rộng rãi và có đất để gà được phát triển một cách tự nhiên nhất.

Thức ăn cho gà: Theo tiêu chuẩn của mô hình nuôi gà chọi lấy thịt thì việc lựa chọn thức ăn cho gà rất quan trọng. Thức ăn là yếu tố quyết định đến chất lượng thịt của gà. Người nuôi nên cho ăn theo bữa sáng, trưa, tối. Để thịt gà dai, chắc, thơm ngon thì nên cho ăn ít các loại cám tăng trọng, thay vào đó là ăn kết hợp giữa cám gạo, cám tăng trọng và các loại chất xơ như rau xanh (rau muống, bèo, chuối).

Phòng bệnh: Người nuôi nên có biện pháp phòng bệnh ngay từ khi gà mới nở để gà có sức đề kháng, chống chọi với những loại bệnh tật thông thường và tránh tình trạng một con bệnh lây ra cả đàn. Chuồng nuôi phải được vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên phun thuốc sát trùng, rắc vôi bột để khử trùng phòng dịch bệnh phát sinh. Máng ăn và máng uống cũng phải vệ sinh sạch sẽ. Cần theo dõi đàn gà thường xuyên để phát hiện và phòng trừ kịp thời các bệnh về hô hấp, dịch tả, cầu trùng. Gà lúc trưởng thành để xuất chuồng có trọng lượng 3 - 4 kg/con với gà trống và 2 - 2,5kg đối với gà mái.

☐ Hỏi: Biện pháp phòng, trị bệnh đậu ở chim bồ câu?

Trả lời: Bệnh đậu trên chim bồ câu do virus gây ra. Biểu hiện của bệnh là xuất hiện các nốt sần, mưng mủ, đóng kết và sưng phù ở các vùng da không có lông hay chưa mọc lông như quanh khóe mắt, khóe mũi, xung quanh miệng, mào tích, chân,… của chim, gia cầm mắc bệnh. Bệnh có thể dẫn tới nhiễm trùng kế phát, các biến chứng như nổi

đậu ở phế quản gây tắc thở, viêm phổi, nổi đậu ở đường tiêu hóa làm giảm khả năng ăn uống và

bội nhiễm đến chết. Các loại gia cầm đều có thể mắc bệnh.

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho bệnh đậu. Do vậy, người nuôi cần điều trị bội nhiễm để giảm các triệu chứng sưng viêm, mủ ở chim, sau một thời gian bệnh tự lành và ổn định. Đầu tiên, cần cạy mụn đậu và cạo hết bã đậu, sau đó bôi dung dịch Glyxerin i-ốt, 1% Xanh Metylen lên mụn đậu (bôi hàng ngày), ít ngày sau mụn đậu sẽ khô dần và tự bong. Bổ sung thêm vitamin, đặc biệt Vitamin A. Nếu bệnh nặng cần bổ sung thêm kháng sinh phòng vi khuẩn bội phát. Các chất thải của chim bồ câu, ổ đẻ cần đốt hết. Phun sát trùng tiêu độc thường xuyên trong thời gian chim bồ câu bị bệnh. Đồng thời tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng (cho ăn, uống tốt, bổ sung các thuốc trợ sức, trợ lực) để tăng sức đề kháng cho chim bồ câu. Cách hiệu quả nhất để phòng bệnh là thực hiện chủng vaccine ngừa virus đậu vào giai đoạn bồ câu được 10 ngày tuổi, liều dùng theo hướng dẫn nhà sản xuất. Vaccine này là loại dùng để phòng đậu gà nên người nuôi có thể dễ dàng mua trên thị trường tại các cơ sở kinh doanh thuốc thú y. Ngoài ra, cần thường xuyên dọn vệ sinh chuồng trại, rắc vôi bột, phun các loại thuốc có tác dụng sát trùng lên toàn bộ chuồng nuôi và khu vực xung quanh. Dọn phân chim, rửa máng ăn, máng uống bằng thuốc tím và phơi khô 1 tuần/ lần. Không nuôi chim bồ câu gần khu vực nuôi gà vịt, chim cút,… mà nên tách ra, nuôi ở khu vực riêng để tránh lây lan bệnh từ các loại gia cầm này.

☐ Hỏi: Xin tư vấn cách vệ sinh chuồng trại sau mưa lũ?

Trả lời: Sau mưa lũ, việc đầu tiên cần làm là gia cố lại chuồng trại, khơi thông cống rãnh, nạo vét, phát quang bụi rậm, hố chứa phân, phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi để khu vực chuồng nuôi khô ráo, chắc chắn trước khi đưa gia súc, gia cầm vào nuôi.

Kiểm tra tất cả các thiết bị như máng ăn, hệ thống cấp nước và thông gió xem có bị hư hỏng do nước không. Đặc biệt, hệ thống điện cần được đảm bảo an toàn trước khi sử dụng. Loại bỏ tất cả tàn dư như thiết bị hỏng, cành cây, và bùn cát bằng xẻng, xe rùa hoặc máy móc. Chú ý đặc biệt đến các vật sắc nhọn và chất độc hại có thể gây thương tích. Người nuôi cần trang bị bảo hộ lao động, bao gồm: Găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ và ủng để giảm thiểu tiếp xúc với vi khuẩn có hại, nấm mốc và các vật sắc nhọn có thể có mặt.

Nước lũ thường mang theo các mầm bệnh

như E.coli, Salmonella, và các loại nấm mốc có thể làm ô nhiễm thức ăn và chất độn chuồng, khiến chúng không an toàn cho vật nuôi. Do đó, cần xử lý tất cả thức ăn và chất độn chuồng bị ô nhiễm theo quy định địa phương để ngăn ngừa sự lan truyền của mầm bệnh. Tránh ủ các vật liệu này vì chúng có thể chứa vi khuẩn có hại.

Đất và nước trong chuồng có thể chứa vi khuẩn có hại, hóa chất và mảnh vỡ. Người nuôi cần lấy mẫu để kiểm tra mức độ nhiễm các vi sinh vật, chỉ tiêu pH và các nguy cơ tiềm ẩn khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi.

Sử dụng máy bơm để loại bỏ nước đọng, đảm bảo hướng dòng nước ra xa các khu vực sạch để tránh tái nhiễm.

Đối với rác thải là phân, chất độn chuồng, rác hữu cơ cần thực hiện xử lý bằng biện pháp sinh học hoặc đào sâu chôn chặt, đốt để hạn chế các vấn đề ô nhiễm môi trường và các loại mầm bệnh. Đối với xác gia súc, gia cầm chết, khẩn trương thu gom và xử lý để hạn chế tối đa vấn đề ô nhiễm môi trường.

Tiến hành phun tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi và khu vực chăn nuôi bằng thuốc sát trùng; rắc vôi bột hoặc phun các loại thuốc sát trùng toàn bộ lối đi, hành lang, cổng, đường đi và phương tiện.

Nên chọn hóa chất sát trùng ít độc hại đối với người, vật nuôi, môi trường, có tính sát trùng nhanh, mạnh, kéo dài, hoạt phổ rộng, tiêu diệt được nhiều loại mầm bệnh; Người thực hiện khử trùng tiêu độc phải sử dụng bảo hộ lao động phù hợp; Trước khi phun hóa chất sát trùng phải làm sạch đối tượng khử trùng tiêu độc bằng biện pháp cơ học (quét dọn, cạo, cọ rửa); Pha chế và sử dụng hóa chất sát trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bảo đảm pha đúng nồng độ, phun đúng tỷ lệ trên một đơn vị diện tích.

BAN KHKT

GÓC CHUYÊN GIA

Phòng bệnh Gumboro trên gà

Bệnh Gumboro là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, lây lan rất nhanh, tỷ lệ nhiễm bệnh có thể lên đến 100% đàn gà, tỷ lệ chết khoảng 20 - 40%.

Đường lây truyền

Trực tiếp: Lây từ gà mắc bệnh sang gà khỏe thông qua đường tiếp xúc. Gián tiếp: Gà con bị bệnh thông qua gà mẹ từ trong trứng. Lây bệnh qua không khí, thức ăn, nước uống và các dụng cụ chăn nuôi, chuồng trại,…

Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh ngắn thường từ 2 - 3 ngày. Lúc đầu gà có biểu hiện bay nhảy lung tung, gà mổ vào hậu môn nhau. Gà ăn kém, xù lông, lờ đờ, ủ rũ, đi lại không vững, tiêu chảy phân màu trắng, loãng và có nhiều chất nhầy. Phân dần chuyển sang màu nâu, trọng lượng gà giảm nhanh. Gà sốt nhẹ rồi sau đó sốt cao, giảm và chết sau vài ngày. Gà mắc thể bệnh này sẽ giảm năng suất, khả năng miễn dịch yếu khi chủng ngừa các vaccine phòng bệnh khác, đồng thời tăng khả năng và mức độ trầm trọng khi mắc các bệnh khác như: Cầu trùng, E.coli, Newcastle,... Gà bắt đầu chết khoảng từ ngày thứ 3 khi bị bệnh, tỷ lệ chết tăng rất nhanh, chết nhiều vào ngày thứ 4 và giảm dần sau 5 - 7 ngày, những con còn lại sẽ sống sót và khỏi bệnh. Nếu điều kiện chăn nuôi kém tỷ lệ chết sẽ càng tăng cao. Đối với gà thịt, bệnh Gumboro thường xảy ra ở lứa tuổi 3 - 6 tuần. Với gà đẻ trứng bệnh có thể phát ra ở những lứa tuổi muộn hơn.

Bệnh tích

Đối với những gà mới bị bệnh những ngày đầu sẽ thấy túi Fabricius sưng to và có nhiều dịch nhầy trắng. Vào ngày thứ 2, thứ 3 sau sẽ thấy túi khí Fabricius sưng đỏ, xuất huyết lấm tấm, thận sưng nhạt màu, ruột sưng có nhiều dịch nhày bên trong Gà chết ở ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 thì cơ đùi và ngực bầm bầm từng vệt, xác gà nhợt nhạt.

Phòng bệnh

Áp dụng các biện pháp phòng bệnh là hiệu quả nhất như mua gà giống đảm bảo sạch bệnh. Đồng bộ các biện pháp kỹ thuật phòng bệnh về khử trùng tiêu độc chuồng nuôi và các dụng cụ chăn nuôi, cho uống nước sạch, thức ăn đảm bảo, thay đệm lót mỗi lứa nuôi hoặc khi bị ẩm ướt. Sử dụng vaccine phòng bệnh Gumboro theo lịch sau: Lần 1: Gà được 1 tuần tuổi; Lần 2: Lúc gà từ 21 - 28 ngày tuổi. Tiến hành nhỏ mắt, nhỏ mũi từ 1 - 2 giọt (theo hướng dẫn nhà sản xuất); Lần 3: Vaccine nhũ dầu tiêm dưới da liều 0,3 - 0,5 ml/con. Tiêm phòng cho cả gà bố mẹ để phòng bệnh cho gà con sau này. Ngoài ra nên dùng kháng thể Hanvet KTG phòng trị bệnh Gumboro, Newcastle, viêm khí quản truyền nhiễm rất hiệu quả.

Điều trị bệnh

Bệnh do virus gây ra nên không có thuốc đặc trị. Người nuôi nên tiến hành các biện pháp phòng bệnh để giảm nguy cơ mắc bệnh và gà có sức đề kháng tốt để tự miễn dịch. Nếu đàn gà bị mắc bệnh Gumboro thì có thể sử dụng các biện pháp sau để giảm tỷ lệ chết xuống mức thấp nhất như:

- Cách ly ngay các con bệnh ra khỏi đàn. Phun thuốc khử trùng tiêu độc trong chuồng nuôi và xung quanh chuồng.

- Dùng kháng thể Hanvet KTG với liều tiêm 1 - 2 ml/con, liệu trình 2 - 3 ngày. Thuốc có tác dụng trung hòa, tiêu diệt virus Gumboro chỉ sau tiêm 3 - 4 giờ, kết hợp dùng thuốc điện giải, Anti gum cho gà uống thay nước 2 - 4 ngày.

- Bổ sung vitamin và các chất điện giải Gluco-K-C vào nước uống cho gà liên tục trong khoảng 5 ngày + Vitamin B - Complex 1 g/lít nước, kết hợp Vitamin C lượng 1 g/2 lít nước theo hướng dẫn nhà sản xuất.

Lưu ý, trong thời gian điều trị bệnh không nên sử dụng các thuốc kháng sinh. NGÔ ĐĂNG SỸ Trung tâm Khuyến nông Yên Bái

Vinatap

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.