TSVN 11/2024

Page 1


Hội đồng Biên tập

Nguyễn Việt Thắng, Tiến sĩ

Dương Xuân Hùng, Trưởng Ban Biên tập

Đỗ Huy Hoàn, Nhà báo

Hoàng Hải Đăng, Thư ký Tòa soạn

Phạm Thu Hồng, Nhà báo

Dương Nam Anh, Nhà báo

Trần Anh Thư, Phóng viên

Trần Thị Kim Tiến, Phóng viên

Chủ nhiệm

Nguyễn Việt Thắng, Tiến sĩ

Phụ trách

Nguyễn Chu Hồi, Phó Giáo sư - Tiến sĩ

Chuyên gia

Phạm Anh Tuấn, Tiến sĩ

Trần Đình Luân, Tiến sĩ

Đào Trọng Hiếu, Tiến sĩ

Lê Văn Khoa, Tiến sĩ

Nguyễn Duy Hòa, Tiến sĩ

Nguyễn Khắc Bát, Tiến sĩ

Hồ Quốc Lực, Tiến sĩ

Lê Văn Quang, Chủ tịch Tập đoàn

Thủy sản Minh Phú

Mỹ thuật: Two Nguyễn

Trình bày: Phạm Dương

Kỹ thuật: Đăng Kiên

Hình ảnh: Dương Nghĩa

Đọc bản in: Thu Hương

Tòa soạn:

Điện thoại: 028.62777616

Email: toasoan@thuysanvietnam.com.vn

Lầu 2, Nhà B, 116 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Q. 1, TP HCM

Văn phòng Hà Nội:

Điện thoại: 0243.7713699

Tầng 3, nhà A7, 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội

Phòng Quảng cáo:

Quảng cáo: 028.62777616

Email: nghia@thuysanvietnam.com.vn

Giấy phép xuất bản: 69/GP-BTTT

ISSN: 0866-8043

Nơi in: In tại Công ty TNHH MTV Lê Quang Lộc (TP HCM)

Giá bán: 50.000đ - Giá PDF: 10.000đ

Thư tòa soạn

Thưa quý vị bạn đọc,

Ngành thủy sản hiện nay đang chịu áp lực lớn từ nhiều phía. Một mặt, nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thế giới ngày càng tăng cao, đặc biệt là trong bối cảnh dân số toàn cầu không ngừng gia tăng. Mặt khác, sự suy

giảm của các nguồn lợi tự nhiên, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu

cũng đặt ra nhiều thách thức cho ngành này.

Đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất thủy sản là xu hướng tất yếu để đảm bảo phát triển bền vững. Công nghệ mới không chỉ

giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm mà còn giúp giải quyết các vấn đề môi trường, tối ưu hóa quy trình sản xuất và đáp ứng yêu cầu

ngày càng cao của thị trường.

“Công nghệ vị nhân sinh” là chủ đề chính của Tạp chí Thủy sản Việt Nam phát hành trong tháng 11, với những bài viết phân tích chuyên sâu về vai trò của khoa học công nghệ đối với ngành thủy sản nói riêng và đời sống nhân sinh nói chung. Từ đó, thấy được tầm quan trọng của khoa học công nghệ trong phát triển ngành thủy sản, đảm bảo sự bền vững và hiệu quả kinh tế. Trên số báo phát hành kỳ này, Tạp chí Thủy sản Việt Nam sẽ thông tin tới quý bạn đọc những chỉ đạo quyết liệt của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhằm xử lý dứt điểm tàu cá “3 không”; ứng dụng eCDT trong thực tiễn nhằm hướng tới ngành thủy sản minh bạch và có trách nhiệm; giải bài toán cá tra giống cho vùng ĐBSCL; cách doanh nghiệp Việt chủ động ứng phó và thích nghi với các biện pháp phòng vệ thương mại;... Ngoài ra, Tạp chí Thuỷ sản Việt Nam số 11 còn cung cấp thông tin về tình hình sản xuất, thị trường thuỷ sản trong và ngoài nước; ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong nuôi trồng thủy sản và phòng chống dịch bệnh; cùng các hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp.

Trân trọng! Ban Biên tập

Việt Úc

INTERVIEW

TS. Trần Ngọc Thiên Kim, Giám đốc Công thức của Grobest Việt Nam

50

Bí quyết nuôi 9 vụ liên tiếp không EHP - Phân Trắng từ khách hàng C.P.

Việt Nam

C.P. Việt Nam

52

hình phòng bệnh 90 ngày Vinhthinh Biostadt:

pháp phòng bệnh hiệu

cho vấn đề phân trắng và EHP

Công ty Vinhthinh Biostadt

Joao Sendao (Trinh Trương lược dịch)

54

Chủ động ứng phó và

thích nghi với phòng vệ

thương mại

Xuân Trường 56

Thị trường cá hồi Na Uy:

Đứng vững sau chính sách

thuế mới

Tuấn Minh

Tăng cường xuất khẩu thủy sản

sang Vương quốc Anh

Ngày 1/11, Tọa đàm với chủ đề “Xuất khẩu sang thị trường Vương quốc Anh: Chiến lược và cách tìm kiếm thông tin” do Tạp chí Công

Thương tổ chức tại Hà Nội. Đại diện Bộ Công

Thương cho biết, từ khi Hiệp định UKVFTA có hiệu lực vào năm 2021, kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Anh đã tăng trưởng đáng kể. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng trưởng trung bình 8,9% mỗi năm, với xuất khẩu của Việt Nam sang Anh đạt mức tăng trưởng 9,4%. Trong số các mặt hàng, thủy sản đang chiếm lĩnh thị trường. Tôm và cá tra chiếm tỷ lệ lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Anh, với tôm chiếm 70% và cá tra 20%. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích từ UKVFTA, doanh nghiệp cần có chiến lược rõ ràng và cách tiếp cận thông tin thị trường hiệu quả.

Xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ tăng trưởng mạnh sau CPTPP

Sau 5 năm có hiệu lực của Hiệp định CPTPP, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ đã ghi nhận những con số ấn tượng. Xuất khẩu sang các thị trường châu Mỹ tăng gần gấp đôi, với tổng kim ngạch từ 6,3 tỷ USD năm 2018 lên 11,7 tỷ USD năm 2023. Đặc biệt, ngành thủy sản đã tận dụng tốt cơ hội này, với tăng trưởng 30% trong năm 2022 tại thị trường Bắc Mỹ. Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ luôn duy trì từ 2,2 - 2,6 tỷ USD, điều này cho

thấy sức hấp dẫn của thị trường này. Tăng trưởng này không chỉ đến từ việc mở rộng thị trường mà còn nhờ vào áp lực cạnh tranh mà

CPTPP tạo ra, thúc đẩy doanh nghiệp Việt

Nam nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Theo thống kê, xuất siêu ở các thị trường

CPTPP cũng tăng gần gấp 3 lần, từ 3,9 tỷ USD lên hơn 11 tỷ USD.

Xử lý dứt điểm tàu cá “3 không”

Tình trạng tàu cá “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép) tại Việt Nam đang gây khó khăn lớn cho ngành thủy sản, đặc biệt trong việc gỡ “thẻ vàng” IUU (khai thác hải sản bất hợp pháp). Theo Bộ NN&PTNT, hiện có hơn 9.300 tàu thuộc diện này, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quản lý tài nguyên và sinh kế ngư dân. Tại cuộc họp với 6 tỉnh Cà Mau, Tiền Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, Bạc Liêu, Bình Định mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các địa phương cần thẳng thắn đánh

giá nguyên nhân tình trạng kéo dài này. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gỡ “thẻ vàng” là để phát triển bền vững ngành thủy sản và tránh rào cản thương mại từ thị trường châu Âu. Để xử lý dứt điểm, Cục Kiểm ngư sẽ phối hợp với các lực lượng chấp pháp triển khai chiến dịch kiểm soát tàu cá “3 không”. Việc giám sát tàu ra vào cảng và thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử là rất cần thiết. Dự kiến, Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu sẽ đến Việt Nam vào đầu tháng 11. Nếu không gỡ được “thẻ vàng” lần này, Việt Nam sẽ phải chờ khoảng ba năm để có cơ hội tiếp theo.

Cơ hội xuất khẩu nông, thủy sản sang Trung Quốc

Chiều 1/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Lào Cai, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai (Việt Nam) phối hợp với Hội Xúc tiến thương mại huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức Hội nghị xúc tiến kết nối xuất, nhập khẩu nông - lâm - thủy sản năm 2024. Hội nghị được tổ chức nhằm khai thác vai trò của tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tiếp cận thị trường Trung Quốc và ASEAN. Mục tiêu là tăng cường giá trị kim ngạch, thúc đẩy xuất nhập khẩu thủy sản và các mặt hàng nông, lâm, thủy sản khác qua cửa khẩu Lào Cai, đồng thời tạo nền tảng cho sự hợp tác lâu dài, ổn định giữa các doanh nghiệp hai nước. Tại Hội nghị, đại diện Trung Quốc nhấn mạnh vai trò của hội nghị trong việc kết nối, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hai nước tăng cường hiểu biết và hợp tác. Phía Việt Nam cũng đề xuất Chính quyền huyện Hà Khẩu hỗ trợ tích cực trong việc cung cấp thông tin thị trường và xúc tiến thương mại, đồng thời thúc đẩy các hoạt động kết nối thương nhân. Kết quả hội nghị đã ký kết 5 cặp biên bản ghi nhớ hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc, đặt nền móng cho các hoạt động giao thương bền vững trong tương lai. Quảng Ngãi Cấm khai thác thủy sản có

tại 2 khu vực

31/10,

Seabina

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc thả ngay

ngư dân

và trả tàu cá

Tại buổi họp báo thường kỳ chiều 31/10 của Bộ Ngoại giao, liên quan đến việc ngư dân Việt Nam bị lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc trấn áp, đánh bị thương, khi đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt nêu rõ: “Hoàng Sa là của Việt Nam. Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với

quần đảo Hoàng Sa và các vùng nước phụ cận. Điều này được

chúng tôi khẳng định và nhắc lại nhiều lần. Việc lực lượng hải

cảnh Trung Quốc bắt giữ trái phép ngư dân trên vùng biển quần

đảo Hoàng Sa là vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của quần

đảo Hoàng Sa, các quyền cơ bản và lợi ích chính đáng của ngư

dân Việt Nam. Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu phía

Trung Quốc thả ngay ngư dân và trả tàu cá, bồi thường thiệt hại

và không để tái diễn trình trạng tương tự xảy ra”.

vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn ở vùng biển ven bờ trên địa bàn. Theo đó, 2 khu vực thực hiện cấm khai thác thủy sản có thời hạn gồm: Vùng biển phía nam đảo Lý Sơn, với diện tích 7.624 ha; vùng biển ven TX.Đức Phổ, với diện tích 7.439 ha. Đây là 2 vùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 20212030, tầm nhìn đến năm 2050. Thời gian cấm khai thác thủy sản từ ngày 1/11 đến 30/11 hằng năm. Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi đề nghị các địa phương ven biển, các đơn vị liên quan thông báo rộng rãi cho nhân dân, đặc biệt là các chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền viên biết 2 khu vực cấm khai thác thủy sản này. Đồng thời chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho ngư dân chấp hành đúng các quy

định của pháp luật trong quá trình khai thác thủy sản nhằm bảo vệ sinh kế lâu dài. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Tây Ninh

trên hồ Dầu Tiếng

Ngày 1/11, UBND tỉnh Tây Ninh ban hành văn bản về việc cấm đánh bắt thủy sản tại hồ Dầu Tiếng trong vòng 30 ngày nhằm bảo vệ

nguồn cá giống sẽ được Sở NN&PTNT thả

bổ sung vào hồ. Theo đó, để tái tạo, phục hồi nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường nước, tăng thu nhập cho người dân khai thác thủy sản, hằng năm, Sở NN&PTNT tổ chức thả bổ sung 1 triệu con cá giống các loại. Việc

cấm đánh bắt thủy sản trong thời gian quy

định giúp cá giống có thời gian phát triển và di chuyển ra vùng nước xa, qua đó phát huy hiệu quả của việc thả cá giống năm 2024.

Thời gian cấm đánh bắt thủy sản trên hồ bắt

đầu từ ngày 7/11 đến hết ngày 7/12/2024.

UBND tỉnh nghiêm cấm tuyệt đối các trường hợp tàng trữ, mua bán, vận chuyển, sử dụng các loại ngư cụ cấm để khai thác thủy sản và

các hoạt động mua bán, tiêu thụ thủy sản có nguồn gốc tại hồ Dầu Tiếng.

Đồng Tháp Tổ chức Ngày hội Cá tra từ ngày 16 - 17/11/2024

Với chủ đề “Cá tra Đồng Tháp: Hành trình xanh – Giá trị xanh”, Ngày hội Cá tra Đồng Tháp - năm 2024 sẽ diễn ra trong 02 ngày (từ ngày 16 - 17/11), tại Quảng trường Võ Nguyên Giáp, thành phố Hồng Ngự. Ngày hội Cá tra Đồng Tháp - năm 2024 quy mô cấp tỉnh, với sự tham dự của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh có sản xuất cá tra (An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre...), các Hiệp hội, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã, người nuôi trồng thủy sản, nhà cung ứng vật tư đầu vào, chế biến và tiêu thụ ngành hàng cá tra trong tỉnh, khu vực. Trong khuôn khổ Ngày hội sẽ bao gồm nhiều chương trình như: Khai mạc Hội chợ Xúc tiến thương mại biên giới; Hội thi ẩm thực các món ngon từ cá tra; Không gian Trưng bày, triển lãm sản phẩm OCOP tiêu biểu gắn với chuỗi giá trị ngành hàng cá tra; Đêm văn nghệ truyền thống ngành hàng cá tra; Hội nghị Tổng kết ngành hàng cá tra năm 2024 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025…

Ảnh: Minh Tâm
Ảnh: Ngọc Viên
Ảnh: Giang Phương

Hoa Kỳ

DOC công bố quyết định cuối

cùng về thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với tôm nhập khẩu

Bộ thương mại Mỹ (DOC) đã ra phán quyết cuối cùng về các thuế chống bán phá giá (AD) và thuế chống trợ cấp (CVD) đối với tôm nước ấm đông lạnh từ Ecuador, Indonesia, Ấn Độ và Việt Nam. Nhiều tỷ lệ đã giảm so với mức thuế sơ bộ hồi đầu năm nay. Cụ thể, Santa Priscila của Ecuador sẽ bị áp thuế AD 0,48%. Trong khi đó, các công ty tôm của Indonesia gồm PT First Marine và các bên khác sẽ chịu thuế AD 3,90%. Sociedad Nacional của Ecuador hưởng thuế AD 0% thay vì mức sơ bộ 10,58%. Nhiều công ty tôm của Indonesia từng bị ảnh hưởng bởi thuế AD sơ bộ 6,30%, thì nay giảm gần một nửa. Mức thuế CVD cuối cùng cũng giảm so với mức sơ bộ. Santa Priscila và Sociedad Nacional bị áp thuế CVD lần lượt 3,57% và 4,41%. Các doanh nghiệp tôm Ấn Độ bị áp 3 mức CVD 5,63%; 5,77% và 5,87%. Công ty Thủy sản Sóc Trăng của Việt Nam và các bên khác chịu thuế CVD 2,84%, ngang bằng mức sơ bộ. Công ty TNHH Thông Thuận bị áp thuế CVD 221,82%, tăng 196,41% so với mức sơ bộ.

Nga Chuyển hướng thị trường thủy sản sang nam bán cầu

Trong điễn đàn “Made in Russia” ngày 14/10, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã

định hướng, các quốc gia nam bán cầu ở châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh sẽ là thị trường trung tâm cho các nhà xuất khẩu thủy sản của Nga. Veronika Nikishina - Tổng Giám đốc Trung tâm

Xuất khẩu Nga bày tỏ quan điểm đồng tình và nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực.

Trước đó, German Zverev - Chủ tịch Hiệp hội

Thủy sản Nga (VARPE) đã xác định nam bán cầu là thị trường quan trọng với ngư dân Nga.

Thủ tướng Mishustin giải thích rằng, ngay cả khi chính trị không căng thẳng như hiện tại, thì

tình trạng trì trệ ở các nền kinh tế phát triển sẽ

thúc đẩy sự thay đổi trọng tâm xuất khẩu. Tuy nhiên, lệnh trừng phạt đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi này. Ông nhấn mạnh thêm, trong 6 năm tới, nhu cầu từ nam bán cầu dự kiến tăng trưởng gần 40,1 tỷ USD nên doanh nghiệp Nga phải tích cực khai thác thị trường này để trở thành đối tác lâu dài, đáng tin cậy.

Na Uy

Kêu gọi dừng khai thác cá trứng

biển Barents

Lần đầu tiên kể từ năm 2021, các nhà khoa học của Viện nghiên cứu Hàng hải (IMR) của Na Uy khuyến nghị mức hạn ngạch 0 đối với cá trứng ở biển Barents. Georg Skaret, chuyên gia nghiên cứu biển và nguồn lợi cá trứng cho biết, kết quả rà soát nguồn lợi cá trứng năm nay cho thấy khả năng sống sót của loài cá này rất kém; tỷ lệ chết tương đương các năm 2003 và 2014 – những thời điểm đánh dấu nguồn lợi cá trứng thấp kỷ lục. IMR cho rằng, cần phải dừng đánh bắt để tạo cơ hội cho đàn cá phục hồi nhanh nhất có thể. Quyết định về hạn ngạch khai thác cá trứng biển Barents sẽ được đưa ra rại Ủy ban nghề cá Na UyNga, diễn ra vào ngày 21-25/10. IMR thông tin thêm, nguồn lợi cá trứng giảm xuống mức báo động và không thể tiếp tục khai thác.

Scotland Xây dựng phòng thí nghiệm eDNA

đầu tiên về thủy sản

Scotland đang thực hiện dự phòng thí nghiệm thương mại đầu tiên để phân tích

DNA môi trường biển (eDNA) chuyên về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tại Argyll. Ocean Ecology, một công ty khảo sát sinh thái dưới nước, chịu trách nhiệm phát triển phòng thí nghiệm cho biết, cơ sở mới cho phép giám sát môi trường chi tiết hơn và cung cấp dịch vụ “toàn bộ vòng đời” cho ngành nuôi trồng thủy sản của Scotland. Với tổng vốn đầu tư 108.000. bảng Anh, dự án đã nhận được nguồn tài trợ 21.642 bảng từ Cơ quan phát

Ảnh: Oanh Thảo CON SỐ & SỰ KIỆN

51,74 TỶ USD

Là tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 tháng, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Tính riêng, tháng 10 năm 2024 xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 5,91 tỷ USD.

5,86 TRIỆU TẤN

Là sản lượng nuôi trồng thủy sản phấn đấu thu hoạch được trong năm 2024.

triển kinh tế vùng cao nguyên và biển đảo (HIE). Ocean Ecology cho biết công nghệ eDNA hỗ trợ giám sát đa dạng sinh học, đánh giá chất lượng nước nhằm phát hiện các loài xâm lấn, điều cần thiết cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản bền vững. Tiến sĩ Michael Redford - Giám đốc Ocean Ecology cho biết, dự án eDNA còn giúp xác định tính dễ bị tổn thương của đa dạng sinh học biển đối với biến đổi khí hậu và tác động của nó đối với sự phân bố và mô hình di cư của sinh vật biển, từ đó góp phần bảo tồn nguồn lợi đại dương.

Trung Quốc Đón lô cá ngừ vây xanh Malta đầu tiên

Theo ông Charlon Gouder - Giám đốc điều hành Liên đoàn sản xuất thủy sản Malta cho biết, lô hàng cá ngừ vây xanh Malta đầu tiên sẽ sớm cập cảng Trung Quốc trong tháng 11 tới. Ông Charlon kỳ vọng đây là cột mốc quan trọng của ngành cá ngừ vây xanh Malta, đánh dấu hợp tác đầu tư thành công giữa hai quốc gia thông qua các đại diện gồm công ty TNHH đánh bắt cá Malta (MFF) và công ty phát triển dự án biển khơi Shandong của Trung Quốc. Năm ngoái, Liên đoàn sản xuất thủy sản Malta ký thỏa thuận song phương đầu tiên với phía Trung Quốc về chuỗi thương mại cá ngừ vây xanh sang thị trường Trung Quốc gồm buôn bán, chế biến và vận chuyển. Ông Gouder kỳ vọng các công ty khác ở Malta thiết lập quan hệ hợp tác tương tự và mở ra kênh tiêu thụ cho sản phẩm mới ở Trung Quốc như thức ăn cho cá và dầu cá.

Minh Nghĩa

15.000 HA Là tổng diện tích Quảng Ngãi cấm khai thác thủy sản từ ngày 1 – 30/11 hàng năm để tái tạo nguồn lợi thủy sản.

895,4 HA Là diện tích thủy sản tại Quảng Bình bị thiệt hại do bão số 6. Trong đó, diện tích nuôi cá áo hồ nhỏ 716,8 ha, nuôi hồ mặt nước lớn 178,6 ha và 05 tàu cá bị đánh chìm.

Xuất

Lần đầu tiên sau 27 tháng (kể từ tháng 6/2022), xuất khẩu thủy

sản theo tháng trở lại mốc 1 tỷ USD, đánh dấu bước phục hồi quan trọng cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.

Ngày 1/11, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, xuất khẩu thủy sản tháng

10 đã tăng mạnh trở lại đạt mức 1 tỷ USD, một dấu mốc đáng mừng cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Lũy kế tới cuối tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản đạt 8,27 tỷ USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Kết quả tăng trưởng ấn tượng trong tháng 10 của ngành thủy sản diễn ra trong bối cảnh các thị trường chủ lực gia tăng mạnh mẽ nhu cầu nhập khẩu thủy sản. Đặc biệt, xuất khẩu

sang Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc)

bùng nổ với mức tăng 37%, khẳng định vị thế là thị trường lớn nhất và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong tháng. Các thị trường khác

cũng không kém phần sôi động: Xuất khẩu

sang Mỹ tăng 31%, Nhật Bản tăng 22%, EU tăng 27%, trong khi Hàn Quốc tăng khiêm

tốn hơn với 13%.

Tính đến cuối tháng 10, tổng giá trị xuất khẩu

thủy sản sang Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc) và Mỹ đã chạm ngưỡng 1,5 tỷ USD. Đáng

chú ý, xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ từ Trung

Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) có khả năng

vượt Mỹ trong những tháng cuối năm, nếu đà tăng trưởng 20% của 10 tháng qua được duy

trì. Nếu tiếp tục giữ vững mức tăng này, Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) có thể trở thành thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam vào cuối năm 2024.

Theo VASEP, dù nền kinh tế châu Âu hồi phục chậm hơn so với Mỹ và Trung Quốc, nhưng tín hiệu tích cực từ mức tiêu thụ và giá nhập khẩu thủy sản đang dần hồi phục, cho thấy triển vọng khả quan cho doanh nghiệp Việt Nam. Đến cuối tháng 10/2024, xuất khẩu sang EU đã tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngược lại, xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc chỉ đạt mức tăng trưởng khiêm tốn từ 1,5% đến 2%. Những yếu tố như lạm phát kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tiêu dùng tại hai thị trường này. Nhật Bản, từng là một trong hai thị trường nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam, đã tụt xuống vị trí thứ ba vào năm 2024, với kim ngạch đạt 1,25 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm, trong khi Hàn Quốc chỉ đạt 646 triệu USD.

Trong bối cảnh đó, tôm và cá tra là hai mặt hàng có tiềm năng tăng trưởng lớn hơn trong năm 2024. Tính đến cuối tháng 10/2024, xuất khẩu tôm đã đạt hơn 3,2 tỷ USD, tăng 13%, trong khi cá tra gần 1,7 tỷ USD, tăng 10%. Chỉ riêng trong tháng 10, xuất khẩu tôm và cá tra

đã có sự bứt phá mạnh mẽ, với mức tăng lần lượt là 26% và 24%, vượt xa cá ngừ và mực bạch tuộc.

Một tin vui cho ngành tôm Việt Nam là vào ngày 22/10/2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã công bố thuế chống trợ cấp sơ bộ (CVD) cho tôm nhập khẩu từ Ecuador, Ấn Độ và Việt Nam, trong đó, mức thuế suất cho tôm Việt Nam là 2,84%, thấp hơn đáng kể so với 4,36% của Ấn Độ và 7,55% của Ecuador. Đây là lợi thế cạnh tranh quan trọng cho tôm Việt Nam tại thị trường Mỹ.

VASEP đánh giá, dù ngành tôm và cá tra đang trong mùa cao điểm nhập khẩu, nhưng vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu trong nước. Các doanh nghiệp cần linh hoạt hơn trong việc sử dụng nguồn nguyên liệu dự trữ và các nguồn cung thay thế để tận dụng tối đa cơ hội trên thị trường. Trong nhóm sản phẩm hải sản, cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ vẫn duy trì được đà tăng trưởng mạnh mẽ từ đầu năm. Trong tháng 10, xuất khẩu cua ghẹ và các giáp xác khác tăng 58%, trong khi nhuyễn thể có vỏ tăng tới 138%. Tính chung 10 tháng đầu năm, hai nhóm sản phẩm này đã đạt doanh thu lần lượt là 267 triệu USD và 173 triệu USD, tăng 66% và 58% so với năm 2023. Bị giảm nhập khẩu thủy sản từ Mỹ, nhất là những nhóm hàng cao cấp, Trung Quốc gia tăng nhập khẩu từ Việt Nam, tạo ra cơ hội cho 2 nhóm sản phẩm này. Xuất khẩu cá ngừ và mực, bạch tuộc dù ghi nhận tăng trưởng dương trong tháng 10 nhưng có chiều hướng chững lại so với giai đoạn nửa đầu năm bởi tác động của những quy định tại Nghị định 37 về các quy định kiểm soát hải sản khai thác, khiến việc làm xác nhận, chứng nhận thủy sản tại nhiều cảng cá bị đình trệ. Riêng với cá ngừ vằn – nguyên liệu chính để chế biến đóng hộp bị ách tắc hoàn toàn từ khâu khai thác, vì ngư dân sợ vi phạm quy định kích thước tối thiểu cá ngừ vằn 0,5m hoặc khai thác về cũng không bán được cho các nhà máy chế biến xuất khẩu. VASEP nhìn nhận, ngành thủy sản khai thác vẫn đang thấp thỏm chờ đợi và hy vọng có kết quả tích cực hơn sau chương trình thanh tra IUU của EU dự kiến vào tháng 11/2024. Nếu kịch bản thuận lợi, thì xuất khẩu cá ngừ năm nay có thể cán đích 1 tỷ USD như năm 2022.

VĂN BẢN MỚI

 Ngày 07/10/2024, Thủ tướng ban hành Quyết định 1117/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, mục tiêu đến năm 2030 là quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên vùng bờ, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn, bảo đảm sinh kế và cải thiện mức sống của cộng đồng dân cư ven biển gắn với bảo tồn và phát triển giá trị tự nhiên, sinh thái, văn hóa. Chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường, hệ sinh thái vùng bờ. Tầm nhìn đến năm 2050, tài nguyên vùng bờ được quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững để phát triển toàn diện các ngành kinh tế biển, góp phần đưa vùng bờ trở thành trung tâm phát triển kinh tế - văn hóa sôi động, thu hút đầu tư, là cửa ngõ kết nối không gian phát triển giữa đất liền với biển, kết nối giao thương giữa Việt Nam với quốc tế. Xây dựng các vùng ven biển thành chỗ dựa vững chắc để tiến ra biển và tạo động lực cho các vùng khác trong cả nước cùng phát triển. Có môi trường trong lành, an toàn và các giá trị tự nhiên, sinh thái, cảnh quan, văn hóa, lịch sử được bảo vệ, giữ gìn và phát triển. Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, hướng tới mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn, đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

 Ngày 24/10/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT về việc sửa

đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản. Cụ thể, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản. Thay thế, bãi bỏ một số cụm từ, điểm, Phụ lục của của Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.

 Ngày 21/10/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định số 3561/QĐ-BNN-TC về việc giao kế hoạch chi tiết ngân sách hoạt động công ích cung ứng sản phẩm dịch vụ hậu cần nghề cá trên các vùng biển xa năm 2024 cho Công ty TNHH MTV Dịch vụ Khai thác Hải sản Biển Đông. Theo đó, giao kế hoạch chi tiết ngân sách thực hiện nhiệm vụ hoạt động công ích cung ứng sản phẩm Dịch vụ hậu cần nghề cá trên vùng biển xa và Quản lý, khai thác, duy tu các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá cho Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Khai thác Hải sản Biển Đông (Công ty Biển Đông) năm 2024. Bộ giao Cục Thủy sản chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ công ích Dịch vụ hậu cần nghề cá trên vùng biển xa và Quản lý, khai thác, duy tu các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá của Công ty Biển Đông theo các quy định; nghiệm thu số lượng, khối lượng, chất lượng sản phẩm dịch vụ công ích; giao Vụ Tài chính quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ công ích cho Công ty Biển Đông theo quy định. Công ty TNHH MTV Dịch vụ Khai thác Hải sản Biển Đông có trách nhiệm xây dựng kế hoạch chi tiết không vượt quá kinh phí ngân sách nhà nước cấp để triển khai nhiệm vụ; thực hiện sản xuất, cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích đảm bảo đủ số lượng, khối lượng, đạt chất lượng, đúng quy định pháp luật. Có biện pháp đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi tổ chức thực hiện nhiệm vụ; định kỳ hoặc đột xuất lập báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch được giao báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và gửi Bộ Tài chính theo quy định. 

Thiện Tâm

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu tập trung nguồn lực, xử

lý dứt điểm tàu cá “3 không”, hoàn thành việc đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản trước ngày 20/11/2024.

Mới đây, tại trụ sở Chính

phủ, Phó Thủ tướng

Trần Hồng Hà, Trưởng

ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống khai thác hải sản bất hợp

pháp, không báo cáo và không

theo quy định IUU đã chủ trì cuộc

họp với các đơn vị liên quan cùng

28 điểm cầu các tỉnh, thành phố

nhằm chuẩn bị các nhiệm vụ, giải pháp đón Đoàn kiểm tra của EC.

Diễn biến phức tạp

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn Phùng Đức Tiến cho biết, qua 4 đợt thanh tra của Ủy ban

Châu Âu (EC), đến nay, tình hình

chống khai thác IUU đã đạt được

một số kết quả về: Hoàn thiện khung pháp lý; lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS); xây dựng cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase), kiểm soát sản

phẩm thủy sản nhập khẩu theo quy định tại Hiệp định các biện pháp quốc gia có cảng (PSMA); thực thi pháp luật, xử phạt vi phạm khai thác IUU được tăng cường hơn trước.

EC đánh giá cao quyết tâm

chính trị của Việt Nam, đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt

của cấp Trung ương. Tuy nhiên, khâu chỉ đạo, tổ chức triển khai

tại địa phương còn nhiều hạn

chế, dẫn đến một số nhiệm vụ chuyển biến còn rất chậm, chưa đáp ứng yêu cầu theo khuyến nghị của EC tại đợt thanh tra lần thứ 4 vào tháng 10/2023.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức

Tiến, tình trạng tàu cá vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài tiếp tục diễn biến

phức tạp, gia tăng so với trước.

Từ đầu năm 2024 đến nay, có 61 tàu/418 ngư dân bị nước ngoài

bắt giữ, xử lý, tăng 12 tàu/16 ngư dân so với cùng kỳ năm 2023 (49 tàu/402 ngư dân). Ngoài ra, từ đầu năm 2024 đến nay, lực lượng chức năng trong nước đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 19 tàu vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài tại các tỉnh Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng. Tình trạng tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp ngày càng tinh vi bằng nhiều thủ đoạn, sử

dụng tàu cá có chiều dài dưới 15m, không lắp thiết bị VMS; cố tình ngắt VMS khi hoạt động gần khu vực vùng biển giáp ranh hoặc cố tình gửi, vận chuyển thiết bị VMS trên tàu cá khác; phát hiện các vụ việc vi phạm để thực hiện hành vi buôn lậu dầu trên biển tại tỉnh Kiên Giang... Từ đầu năm đến nay đã phát hiện 8 vụ/8 tàu vận chuyển 74 thiết bị VMS của tàu cá tỉnh Kiên Giang, Bà Rịa -Vũng Tàu (năm 2023 là 12 vụ/125 thiết bị).

Tính đến nay, đăng ký tàu cá được cập nhật trên Cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia mới đạt khoảng 91,6%; cấp giấy phép khai thác thủy sản còn hạn mới đạt khoảng 75%. Một số tỉnh tỷ lệ cấp phép thấp hơn trung bình cả nước như Quảng Ninh, Phú Yên, Sóc Trăng, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thừa Thiên - Huế...

Hiện, cả nước còn 7.035 tàu “3 không” (không giấy đăng ký, không đăng kiểm, không có giấy phép khai thác thủy sản); tình trạng mua bán, chuyển nhượng, sang tên đổi chủ tàu cá không

thực hiện thủ tục xóa đăng ký, đăng ký lại tàu cá trong tỉnh và giữa các tỉnh vẫn diễn ra. Đến nay mới theo dõi, giám sát được khoảng 40% hoạt động của tàu cá ra vào cảng, khoảng 30% sản lượng thủy sản khai thác

được giám sát qua cảng. Một số địa phương giám sát sản lượng thủy sản khai thác dưới 5% như Quảng Bình, Quảng Ninh, Hải

Phòng, Nghệ An…

Trong khi đó, công tác thực thi pháp luật, xử lý vi phạm khai thác IUU còn rất thấp, chưa

thống nhất, đồng đều giữa các

địa phương. Có tình trạng, địa phương nào làm nghiêm thì

tàu cá có dấu hiệu vi phạm di chuyển sang địa phương thiếu

sự kiểm soát và giám sát của lực lượng chức năng để cập

cảng bốc dỡ thủy sản, ra vào cảng, xuất nhập bến để hoạt

động khai thác thủy sản.

Xử lý dứt điểm tàu cá “3 không”

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc

họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, gỡ “thẻ vàng” IUU góp phần giúp ngành thủy sản Việt Nam phát triển bền vững, tham gia hội nhập chủ động, tránh được các hàng rào kỹ thuật, thương mại khi xuất khẩu vào những thị trường lớn như châu Âu. Phó Thủ tướng chỉ ra một số bất cập, tồn tại lớn liên quan đến IUU, đồng thời lưu ý, nếu để ngư dân tiếp tục ra khơi trong khi các ngư trường cạn kiệt thì không thể giải quyết triệt để các hành vi vi phạm IUU.

Để thực hiện chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước, Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp các địa phương tập trung nguồn lực xử lý dứt điểm tàu cá “3 không”, hoàn thành việc đăng ký, đăng kiểm,

cấp giấy phép khai thác thủy sản

trước ngày 20/11/2024; cập nhật

đầy đủ dữ liệu tàu cá vào cơ sở dữ

liệu nghề cá quốc gia VNFisbase.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, xây dựng đề án trình Chính phủ về việc sản xuất, cung cấp thiết

bị VMS đảm bảo chất lượng để thực hiện đồng bộ trong cả nước, cung cấp, hỗ trợ miễn phí cho ngư dân và xây dựng quy chế, quy định trang bị, sử dụng thiết

bị VMS do Nhà nước quản lý theo quy định pháp luật.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp

với các bộ, ngành, địa phương xây dựng, chuẩn bị kỹ chương

trình, kế hoạch, nội dung tổng thể làm việc với Đoàn Thanh tra của EC lần thứ 5 (dự kiến vào tháng 11/2024); chuẩn bị kỹ các

phương án đảm bảo tốt nhất, không để bị động, bất ngờ ảnh

hưởng đến nỗ lực gỡ cảnh báo thẻ vàng của cả nước.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà giao Bộ Quốc phòng

chỉ đạo các lực lượng Biên phòng, Cảnh sát Biển, Hải quân mở chiến dịch cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, quyết liệt trong công tác thực thi pháp luật, xử lý các hành vi khai thác IUU.

Bộ Tư pháp phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành, địa phương liên quan rà soát các quy định pháp luật thủy sản để đảm bảo quy định rõ trách nhiệm của các bên liên quan (chủ tàu, thuyền trưởng, đơn vị cung cấp thiết bị VMS…) để xử lý đúng người, đúng tội liên quan đến các quy định về chống khai thác IUU. UBND các tỉnh, thành phố ven biển chỉ đạo cho lực lượng công an xã, phường, thị trấn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng tại cơ sở rà soát, thống kê, kiểm đếm nắm toàn bộ

số lượng tàu cá “3 không”, tàu cá đã xóa đăng ký, mua bán chuyển nhượng; theo dõi chặt chẽ tình

trạng tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU.

Khẩn trương điều tra, xác minh, xử lý dứt điểm các hành vi khai thác IUU, nhất là hành vi ngắt, gửi, vận chuyển thiết bị VMS, vượt ranh giới trên biển; môi giới, móc nối, vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; đảm bảo có số liệu chứng minh cụ thể; cập nhật đầy đủ kết quả xử phạt vi phạm hành chính trên cơ sở dữ liệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; hoàn thành, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 11/2024.

Đón Đoàn kiểm tra của EC trong tháng 11 lần này, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương thống nhất nhận thức, việc thực hiện các biện pháp nhằm gỡ “thẻ vàng” IUU không chỉ để tham gia thị trường châu Âu, mà

còn để phát phát triển ngành thủy sản bền vững, bảo đảm lợi ích, sinh kế lâu dài cho ngư dân, đồng thời thực hiện chủ trương lớn của

Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền

biển đảo của đất nước.

Thục Quyên

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà

Ảnh: VGP

Hiện tại, đăng ký tàu cá được cập nhật trên Cơ sở

Công nghệ

“ĐÒN BẨY”

THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG

NGÀNH THỦY SẢN

Trước những tác động mạnh mẽ của cuộc cách

mạng công nghiệp 4.0, việc đẩy nhanh ứng

dụng công nghệ vào sản xuất không chỉ là giải

pháp tối ưu giải quyết thách thức của ngành

thủy sản mà còn là một tất yếu để nâng cao

năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản

phẩm, bảo đảm phát triển bền vững.

Có thể nói, trong những năm qua, công nghệ đã trở thành “đòn bẩy” thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành thủy sản, đặc biệt góp phần quan trọng giúp ngành hàng này phát triển ngày một hiệu quả và bền vững, phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Trong đó, vai trò của các doanh nghiệp khoa học công nghệ rất quan trọng.

Đưa Việt Nam thành cường quốc nông nghiệp

Theo Bộ NN&PTNT, khoa học, công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Các chương trình sản phẩm quốc gia, nông nghiệp ứng dụng công

nghệ cao, bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen... được triển khai hiệu quả, góp phần duy trì xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực.

Trong một cuộc trao đổi với nhóm phóng viên Tạp chí Thủy sản Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Văn Năm, nhà sáng lập Công ty Cổ phần Công nghệ Hóa Sinh Việt Nam (BCC) chia sẻ, vượt qua nhiều khó khăn, Việt Nam giờ đây đã vươn lên trở thành cường quốc trong xuất khẩu một số nông sản chính trong đó có thủy sản, điển hình là tôm và cá tra. Để đạt được kết quả đó thì không thể không kể tới vai trò quan trọng của khoa học công nghệ.

Chúng ta là một trong những nước top đầu về xuất khẩu tôm, nuôi tôm công nghệ cao, 1 ha mặt nước nuôi mỗi năm có thể cho thu hoạch vài chục tới hàng trăm tấn tôm. Đối với cá tra cũng vậy, trên 1 ha mặt nước nuôi chúng ta có thể thu vài chục đến hàng trăm tấn cá tra mỗi vụ. Đấy có thể là kỳ tích của thế giới. Quả thực, nếu không có khoa học công nghệ thì sẽ khó có được kết quả ấn tượng đó. “Sau điện khí hóa và cơ giới hóa, thì một loạt các công nghệ khác đi theo, công nghệ chọn tạo giống, công nghệ xử lý, giám sát các vấn đề môi trường đến những công nghệ sâu hơn như các chế phẩm sinh học, công nghệ hóa học, công nghệ cơ lý hóa và đặc biệt là tự động hóa cũng như bây giờ là công nghệ thông tin giám sát từ xa được để điều khiển trong quá trình nuôi trồng, giám sát dịch bệnh,... Cho nên, phải nói là khoa học công nghệ thể hiện rất rõ nét tất cả những thành tựu của ngành. Vì vậy, chúng ta mới trở thành cường quốc về nông nghiệp và chắc chắn còn duy trì vị thế này trong tương lai xa hơn nữa vì Việt Nam cũng là một trong những nước đi đầu công

nghệ thông tin, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh”, ông Năm nhấn mạnh.

Dấu ấn đậm nét với ngành thủy sản

Tiến sĩ Nguyễn Văn Năm cho rằng, nếu nói

khoa học công nghệ trong ngành nông nghiệp đã là đột phá, ngọn cờ rất nổi trội trên mặt bằng quốc tế thì thủy sản lại sâu đậm nhất với nhiều dấu ấn riêng. Ấn tượng đặc biệt là dường

như không có nước nào nuôi tôm công nghệ cao có mức năng suất như của Việt Nam. Qua những báo cáo từ vài năm trước đây khi áp dụng công nghệ cao, thì người dân đã có thể nuôi tới vài nghìn con tôm trên mỗi mét vuông, rồi nuôi tôm thịt cũng tới 700 con/m2. Trong khi ở ngoài thiên nhiên chỉ có từ 5 - 7 con/m2

Còn đối với lĩnh vực chọn tạo giống, ông Năm khẳng định đây cũng là bước đột phá, là thành công vượt bậc khi hiện nay con tôm chỉ cần nuôi 3 tháng là đến đích thay vì thời gian nuôi kéo dài tới 6 tháng như ngày trước. Để nuôi được năng suất cao như vậy, thì tất cả các ngành khoa học công nghệ đều phải “nhảy vào”, từ con giống, công nghệ sinh học, bởi thế giới sẽ không chấp nhận một sản phẩm không an toàn.

Chúng ta đã từng bị trả về rất nhiều sản phẩm bị vượt ngưỡng chất độc hại, chất bảo quản, kháng sinh,… Bây giờ, chúng ta có một thị trường rất rộng lớn trong xuất khẩu tôm và

Nuôi tôm an toàn sinh học, tôm khỏe và môi trường cũng khỏe Ảnh: ST

cá tra thì đó là nhờ đóng góp rất lớn của khoa học công nghệ, đặc biệt chúng ta nuôi theo phương pháp an toàn, với cách thức này thì công nghệ sinh học là yếu tố quyết định, bởi các chế phẩm sinh học, các hoạt chất sinh học trong đó vừa là nâng cao sức tự đề kháng của con tôm vừa là xử lý rất tốt câu chuyện môi trường, đồng thời hạn chế kháng sinh, hóa chất, vì vậy nó tạo nên sự phát triển vượt bậc và mang tính lâu bền vững cho tương lai. Chúng ta muốn giữ được vị trí cường quốc thì nhất thiết phải hướng đến sự phát triển bền vững. Tiến sĩ Nguyễn Văn Năm chia sẻ thêm, ngoài các thảo dược và hoạt chất tăng cường miễn dịch, hiện nay là chúng ta đã tiến tới các vi bọt để cung cấp ôxy mật độ cao trong nước cho tôm nuôi, hệ thống tự động hóa để giám sát tôm trong quá trình cho ăn, giám sát môi trường nuôi,… có thể điều khiển từ xa. Đây là những tiến bộ rất lớn của ngành thủy sản.

Để công nghệ đi sâu vào thực tiễn

Vai trò của khoa học công nghệ trong ngành thủy sản ngày một rõ ràng hơn, tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều trở ngại để đưa khoa học công nghệ đi sâu vào thực tiễn. Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Năm, để tháo gỡ khó khăn thì đầu tiên khâu quy hoạch cần bài bản, rõ ràng từ vùng nuôi. Cần làm tốt hơn công tác truyền thông bởi hiện nay các thông tin trên mạng quá nhiều, dễ gây nhiễu, thậm chí gọi là lọt thông tin, thành thử khiến cho người nuôi như rơi vào ma trận. Do vậy, cần có hội đồng là những chuyên gia giỏi để có sự thảo luận chung, từ đó đưa ra một thang chuẩn cụ thể trong từng khâu của công nghệ nuôi để làm tiêu chí hướng dẫn cho người dân.

Bên cạnh đó, cần làm mạnh vấn đề truyền thông về tác hại của việc lạm dụng kháng sinh, hóa chất độc hại, để tránh dẫn đến nguy cơ làm suy thoái hoàn toàn sinh thái khu vực nuôi.

“Trong quá trình làm việc trong lĩnh vực thủy sản, bằng kinh nghiệm của mình, tôi thấy, với một ao thông thường nuôi 3 - 4 vụ đầu là thành công, nhưng cứ đến vụ thứ tư, thứ năm thì thất bại triền miên. Và muốn có hiệu quả thì phải bỏ bẵng đi 4 - 5 năm mới nuôi trở lại. Tức là tồn dư của hóa chất độc hại, kháng sinh mà người ta đưa xuống không

ai hướng dẫn họ xử lý tái sinh và hoàn nguyên nó. Kiểu gì cũng phải khử trùng ao, cố gắng loại bỏ chất ôxy hóa trước khi nuôi để ao/ đầm phục hồi hoàn toàn sinh thái, trở về bình thường”, ông Năm chia sẻ.

Công nghệ “vị nhân sinh”

Tiến sĩ Nguyễn Văn Năm tâm sự, cả cuộc đời ông nghiên cứu về khoa học sự sống và gắn bó với ngành thủy sản là dài nhất. Ông là người đầu tiên mở các cuộc hội thảo tư vấn cho những người trong ngành thủy sản cũng như người nuôi tiếp cận một hướng mới là nuôi an toàn sinh học.

Năm 2012, tại một hội nghị toàn quốc về tháo gỡ khó khăn và tìm giải pháp cho nuôi tôm tại khách sạn Hàm Luông, Bến Tre do nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát chủ trì, có 32 tỉnh, thành duyên hải cùng tham dự để tìm cách tháo gỡ cho ngành nuôi tôm, trong phần tham luận của mình, ông đưa ra 4 giải pháp, trong đó có nhấn mạnh việc cần thay đổi quy trình nuôi nuôi tôm. Và phần phát biểu của ông nhận được sự quan tâm rất lớn của các đại biểu.

Quy trình nuôi tôm an toàn sinh học mà BCC xây dựng, đã được giới thiệu tới rất nhiều địa phương, hướng dẫn người dân từng bước một, từ cải tạo ao nuôi, cách cho ăn,… Vị

tiến sĩ cảm nhận được rằng, người nuôi thực sự mong muốn có một luồng gió mới trong nuôi trồng thủy sản. Nhất là thời điểm đó cả nước bắt đầu chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng và thường xuyên xảy ra bệnh đục trắng và một số bệnh khác gây chết sớm hàng loạt trên tôm.

Nói thế để thấy những dấu ấn trong ngành thủy sản của BCC là rất rõ. Và không quá để khẳng định rằng BCC là ngọn cờ đầu “thổi” định hướng chiến lược nuôi an toàn và bền vững bằng công nghệ sinh học, hạn chế tối đa sử dụng kháng sinh, hóa chất, diệt khuẩn để nuôi an toàn.

“Tôi nhận thấy rằng, nuôi tôm thành công là sự tổng hòa của tất cả các khâu, từ việc xử lý ao nuôi, kiểm soát chất lượng con giống cho đến tất cả các chế phẩm đi kèm, và công nghệ nuôi cũng phải phù hợp. Trên con tôm, chúng tôi có đầy đủ giải pháp. Đầu tiên là sản phẩm lợi khuẩn kèm theo các enzyme giúp tôm tiêu hóa thức ăn tốt hơn, hấp thụ cao hơn. Một sản phẩm nữa đó là chế phẩm tăng cường miễn dịch cho tôm Beta-glucan. Và cái thứ ba là thảo dược. Thảo dược có tính kháng khuẩn tự nhiên, sản phẩm tách chiết được chuyển hóa nhanh, sự phân hủy cũng nhanh, không để lại hậu quả trong môi trường, tính an toàn sinh học cao. Đến nay, BCC vẫn dẫn

đầu về sản xuất probiotic, enzyme và Betaglucan ứng dụng trong vật nuôi”, ông Năm cho biết thêm.

Chia sẻ về lý do dành nhiều rất tâm huyết cho ngành thủy sản, Tiến sĩ Nguyễn Văn Năm kể rằng, ông sinh ra trong nhà nông nên rất hiểu cái đau, cái đói, cái khổ của người nông dân. Ông cũng may mắn khi được chứng kiến những dấu mốc quan trọng của lịch sử đất nước. Đặc biệt, sau những năm tháng phổ thông, ông lớn lên là nhờ cơm gạo của nhà nước, của nhân dân. Vì thế, vị tiến sĩ nghĩ phải làm được cái gì đó để đền đáp lại.

“Tốt nghiệp đại học, tôi may mắn được đi theo con đường nghiên cứu khoa học. Trong suy nghĩ của tôi, nếu đã là dân khoa học phải cố gắng làm những cái thật nhất có thể, và phải gắn vào thực tế nhất để không lãnh phí nguồn lực. Tôi có rất nhiều ý tưởng lớn muốn thực hiện, thế nên một thời gian sau đó, tôi xin ra khỏi viện và thành lập trung tâm nghiên cứu ứng dụng, một tổ chức phi chính phủ. Nhờ sự nỗ lực của bản thân, với những tư duy rõ ràng, cùng sự kết hợp của các chuyên gia, tôi làm được rất nhiều điều. Phải kể đến là việc chúng tôi đã tạo ra được combo sản phẩm hữu hiệu cho nuôi trồng thủy sản, và nó đã đến

được với người nông dân. Tôi

đã có kết nối với hơn 3.000

người nuôi tôm trong cả nước và trở thành “bác sĩ tôm”, giúp họ ứng cứu các tình huống khẩn cấp trong quá trình nuôi. Và khi đó, tôi cảm thấy rằng, đối với thủy sản tôi đã hoàn thành sứ mệnh”, ông Năm nhớ lại. Nhưng với Tiến sĩ Nguyễn Văn Năm thì việc hoàn thành sứ mệnh không có nghĩa là dừng lại. Bởi BCC sẽ tiếp tục “nghiên cứu sâu hơn và phát triển những sản phẩm mang tính mở đường”. Và đến nay, sau ngành nông nghiệp, BCC đã dần chứng minh được thành công trên lĩnh vực y học, cụ thể là với bệnh nhân ung thư.

Với những đóng góp lớn lao cho đất nước, cho cộng đồng, năm 2023, BCC được Bộ Khoa học và Công nghệ chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ. Tiến sĩ Năm cho rằng, chính sự công nhận này đã tiếp thêm động lực để “BCC càng thêm tự tin khi đưa sản phẩm ra thị trường, không chỉ ở trong nước mà còn là thị trường quốc tế và không

ngại phải đối đầu với sản phẩm của các nước khác, kể cả Mỹ. Và đó cũng là nguồn động viên rất lớn để BCC cho ra đời các sản phẩm công nghệ khác”.

Ông Năm nhận định, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất ở nước ta đang phát triển rất mạnh, tuy nhiên, để có thể ứng dụng sâu vào thực tiễn sản xuất thì các doanh nghiệp cần phải tham gia công tác truyền thông một cách tích cực để tiếp cận trực tiếp người dùng cuối cùng. Trong câu chuyện truyền thông không chỉ là về sản phẩm, mà còn khai mở cho họ kiến thức xung quanh công nghệ nuôi, những tính năng của từng sản phẩm, để họ hiểu và sử dụng thực sự hiệu quả. Bởi nếu người nuôi không thành công thì “cái bánh” đó không thể chia cho ai được, doanh nghiệp cũng sẽ khó theo nghề.

VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC

CÔNG NGHỆ TRONG

NGÀNH THỦY SẢN NGÀY

MỘT RÕ RÀNG HƠN. TUY

NHIÊN, VẪN CÒN RẤT

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Thu Hồng - Thùy Khánh

Khát vọng vươn mình từ nơi đảo xa

Cách thành phố Nha

Trang (Khánh Hòa)

khoảng 15km, đảo Bích

Đầm được bao bọc bởi

làn nước trong xanh, mang vẻ đẹp bình yên và

đặc trưng của một làng

biển lâu đời. Nơi đây

đang được định hướng

trở thành làng du lịch

cộng đồng kiểu mẫu, lấy

văn hóa nghề biển làm

“linh hồn” để phát triển.

Nhiều tiềm năng phát triển

kinh tế biển

Tổ dân phố Bích Đầm nằm

ở mặt ngoài đảo Hòn Tre (tỉnh

Khánh Hòa), gần với tuyến hàng

hải quốc tế. Gọi là tổ dân phố thế

nhưng nơi đây thực chất là một

làng biển đứng mũi chịu sào cho

thành phố Nha Trang, chưa bị tác

động bởi sự xô bồ, sầm uất của

đô thị, phố xá. Thiên nhiên đã ban tặng đầm biển kín gió quanh

năm, tạo nên vẻ đẹp độc đáo mà

hiếm nơi nào có được.

Với diện tích khoảng 250 ha, đây là ở của hơn 200 hộ dân, từ

nhiều đời nay vẫn cần mẫn sinh

sống bằng nghề biển. Trong

quần thể chung, khu vực Bích

Đầm được ví như “điểm huyệt”

đặt các cơ sở làm nghề lưới đăng, trục đường di cư theo mùa của các loại cá thu, cá ngừ....Chếch về hướng Tây Nam có Khu bảo

tồn biển Hòn Mun, nơi lưu giữ và cung cấp nguồn lợi thủy sản cho toàn bộ vịnh Nha Trang.

Đặc biệt, Bích Đầm lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc cần được bảo tồn và khai thác. Một trong những điểm nhấn quan trọng đó là câu chuyện nghề lưới đăng có từ thời kỳ làm lưới bằng

sợi đay, chèo thuyền bằng tay hơn

200 năm, được xem là “hồn cốt”

của nghề biển Khánh Hòa.

Hiện nay, lưới đăng vẫn còn

hoạt động theo mùa. Do vậy mà khi tới đây du khách có thể được tận mắt chứng kiến và nghe

người dân bản địa kể câu chuyện hấp dẫn về kỹ thuật tạo dựng trận địa bắt cá ở độ sâu trên dưới 40 m; đồng thời thưởng thức những con cá thu, cá ngừ, cá cờ... tươi rói vừa mới được đánh bắt. Còn nhớ cách đây gần một năm, trong buổi đối thoại trực tiếp

cùng Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan bên cạnh đình Bích Đầm, dưới bóng cây bàng cổ thụ niên đại gần 2 thế kỷ, rất nhiều người dân sinh sống trên đảo Bích Đầm đã bày tỏ mong muốn được mở rộng, phát triển nuôi biển bền vững, qua đó góp phần tạo sinh kế lâu dài thay vì khai thác thủy sản. Bởi hơn ai hết, họ hiểu rằng, nếu cứ đánh bắt mãi thì một ngày kia, con tôm, con cá cũng chẳng còn nữa; rồi đến đời con, đời cháu của họ sẽ dựa vào đâu để sinh sống. Xúc động trước những tâm tư, nguyện vọng bình dị của người dân nơi đây, tổng tư lệnh ngành nông nghiệp đã động viên người dân: “Bảo vệ nguồn lợi thủy sản là bảo vệ chính mình và thế hệ tương lai. Mỗi người dân hãy là những người khai thác, nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm.

Thời gian tới, tỉnh Khánh Hòa cần đưa Bích Đầm vào chiến lược phát triển xanh của tỉnh, tạo ra hình ảnh mới cho Bích Đầm, để nhiều du khách có thêm những trải nghiệm ý nghĩa tại đây.” Mong mỏi ấy của người dân

dần trở thành hiện thực khi thành phố Nha Trang đang xây dựng

đề án phát triển Bích Đầm thành một làng du lịch cộng đồng, lấy văn hóa miền biển, lối sống chài lưới ở đây làm cốt lõi phát triển.

Xây dựng làng du lịch cộng đồng nơi đầu sóng

Hội thảo Tham vấn phân vùng chức năng vịnh Nha Trang, gắn phát triển sinh kế bền vững cho Bích Đầm tổ chức ngày 16/10/2024 tại Thành phố Nha Trang vừa qua đã nhận được nhiều góp ý về việc phát triển bền vững rạn san hô và cải thiện sinh kế cho cộng đồng dân cư trên đảo Bích Đầm.

Tham dự hội thảo, các đại biểu đã đưa ra những góp ý xoay quanh các vấn đề như: Khai thác và nuôi trồng thủy sản khu vực ven biển Bích Đầm trong phân vùng chức năng vịnh Nha Trang, thực hiện du lịch cộng đồng nhưng không làm phá vỡ cảnh quan tự nhiên, biên giới hải đảo, an ninh trật tự tại Bích Đầm. Ông Nguyễn Như Đào - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Khánh Hòa cho rằng, nên thử nghiệm tái tạo, cấy san hô vùng biển Bích Đầm, về lâu dài gắn và phát triển cấy nuôi san hô với du lịch sinh thái biển Bích Đầm. Bên cạnh đó, cần tăng cường tuần tra xử lý các hành vi khai thác hủy diệt trong vùng biển Bích Đầm.

“Xây dựng kế hoạch tăng cường công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản, nhằm tạo nguồn lợi thủy sản kịp thời cho vùng biển ven bờ. Đồng thời, cần tạo ý thức, tuyên truyền cho ngư dân trong việc khai thác và bảo vệ,

nuôi trồng thủy sản”, ông Đào chia sẻ.

Dưới góc nhìn của doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Phong - Phó Giám đốc Công ty Cổ

phần Rong Biển DT Khánh Hòa

đề xuất, cơ quan chức năng khi

phân vùng chức năng vịnh Nha Trang, cần quan tâm quy hoạch

vùng nuôi rong nho tại đảo Bích

Đầm. Đây là đối tượng nuôi thân thiện với môi trường, nhu cầu xuất khẩu rất lớn. Hơn nữa, mô hình nuôi này có thể kết hợp du lịch rất hiệu quả.

Còn theo ông Hoàng Anh Hào - Chi cục biển và hải đảo (Sở Tài nguyên và Môi trường Khánh

Hòa), cần tạo hành lang pháp lý

cho việc phân vùng chức năng vùng biển Bích Đầm. Từ đó, các

cơ quan chức năng có cơ sở để

cấp phép hoạt động cho các tổ

chức cá nhân nhằm phát triển

kinh tế, xã hội khu vực này. Riêng về vấn đề phát triển du lịch cộng

đồng ở vùng biển Bích Đầm hiện

còn nhiều khó khăn. Do đó, các

đơn vị liên quan cần định hướng

cho phù hợp với điều kiện và dân

trí của người dân.

Phó Chủ tịch UBND thành phố

Nha Trang Nguyễn Văn Minh cho biết, sau khi ghi nhận các ý kiến

từ các đơn vị liên quan, thành phố

sẽ hoàn thiện đề án phát triển du lịch cộng đồng theo hướng xanh, bền vững đầu tiên tại đảo Bích Đầm, nơi người dân địa phương là chủ thể chính, được hưởng lợi

trực tiếp từ hoạt động du lịch, đồng thời bảo vệ và phát huy các giá trị tự nhiên, văn hóa của đảo.

Hiện nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa đang phối hợp cùng Quỹ môi trường toàn cầu thực hiện dự án “Thúc đẩy đối thoại hợp tác giữa cộng đồng và khối tư nhân với các cơ quan quản lý Nhà nước trong bảo vệ rạn san hô và phát triển bền vững

Hòn Mun”. Mục tiêu của dự án là nghiên cứu, tìm hiểu đời sống

của người dân Bích Đầm, từ đó

đề xuất chính sách hợp lý, vừa phát triển kinh tế cộng đồng, vừa

bảo vệ môi trường theo hướng

bền vững.

Được biết, Hội đã phối hợp

cùng các đơn vị thành lập đoàn

khảo sát, đánh giá tình trạng các di tích lịch sử, văn hóa hiện có tại

Bích Đầm; đồng thời trao đổi, đề xuất, kiến nghị giải pháp nhằm xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại đây.

Những năm gần đây, một số doanh nghiệp đã bắt đầu phát

triển du lịch ở Bích Đầm. Do vậy, công tác bảo vệ môi trường sinh thái biển, đảo ở khu vực Bích Đầm nói riêng và vịnh Nha Trang nói chung là rất cấp thiết. Thấu hiểu được điều đó, chính quyền địa phương và Đồn Biên phòng Bích Đầm (Bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hòa) đã và đang nỗ lực bảo vệ môi trường biển, thảm thực vật trên đảo. Theo đó, hàng ngày, rác thải từ khu dân cư, bè nuôi trồng thủy sản, cơ sở du lịch sẽ được các đơn vị gom lại, thuyền từ đất liền đi ra sẽ chở rác để đưa vào bờ xử lý theo hệ thống của thành phố.

Những nỗ lực không biết mệt mỏi của các cấp chính quyền và người dân Bích Đầm đang góp phần đưa nơi đây trở thành một hòn đảo đẹp, đáng sống giữa biển trời thiêng liêng của Tổ quốc. Với hệ sinh thái đa dạng và cộng đồng dân cư thân thiện, Bích Đầm là điểm đến lý tưởng để phát triển du lịch, mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương, từng bước bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, thiên nhiên biển đảo.

Thùy Khánh
Bộ trưởng Lê Minh Hoan đối thoại cùng người dân đảo Bích Đầm về hướng phát

INTERVIEW

TS.

Định hình tương lai

cho ngành

dinh dưỡng thủy sản

Bên cạnh việc chú trọng vào chất lượng con giống, dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao tỷ lệ thành công và giảm chi phí trong quá trình nuôi tôm, hướng đến mục tiêu xanh hóa. Trong cuộc trò chuyện với TS. Trần Ngọc Thiên Kim, Giám đốc Công thức của Grobest Việt Nam, Tạp chí Thủy sản Việt Nam đã có cơ hội trao đổi rõ hơn về vấn đề này.

Phóng viên: Là một nhân vật có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành thủy sản, cơ duyên nào đã đưa bà tham gia vào lĩnh vực này?

TS. Trần Ngọc Thiên Kim: Ngay từ nhỏ, tôi đã có niềm yêu thích đặc biệt với biển và say mê các tiểu thuyết phiêu lưu. Đặc biệt, cuốn sách “Biển - Cái nôi của sự sống” đã giúp tôi nhận ra vai trò quan trọng của biển: Không chỉ là nguồn gốc của sự sống mà còn là sinh kế cho nhiều gia đình. Điều này đã thúc đẩy tôi quyết định theo học ngành thủy sản tại trường đại học. Thật bất ngờ, ngành học này đã mở ra cho tôi một thế giới hoàn toàn mới, đánh dấu bước ngoặt quan trọng và khởi đầu cho hành trình của tôi sau này. Sau khi tốt nghiệp, tôi tiếp tục con đường học thuật với chương trình thạc sĩ về thủy sản bền vững tại Australia, nơi tôi thực hiện đề tài “Tối ưu hóa thức ăn cho cá chẽm”. Kết quả từ nghiên cứu này không chỉ củng cố niềm đam mê của tôi đối với lĩnh vực dinh dưỡng thủy sản mà còn thúc đẩy tôi tiếp tục theo học chương trình tiến sĩ tại Hà Lan. Trong thời gian này, nghiên cứu của tôi chủ yếu tập trung vào mối tương tác giữa môi trường nuôi, nguyên liệu thức ăn và sức khỏe đường ruột của các loài thủy sản. Qua đó, tôi nhận thấy rằng việc nâng cao chất

Grobest đặt mục tiêu cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, mang

chất lượng cao cho ngành nuôi

trồng thủy sản. Các công nghệ tiên

tiến và quá trình lựa chọn nguyên

liệu khắt khe không chỉ là nền tảng

giá trị bền vững cho

ngành nuôi trồng thủy sản

tôi phải đối mặt với những biến

động của nguồn nguyên liệu trên thị trường và phải tìm cách duy trì chất lượng thức ăn, đồng thời cân bằng giữa giá cả và dinh dưỡng cho người nuôi. Tuy nhiên, chính

điều đó đã trở thành động lực thúc

đẩy tôi, khiến tôi cảm thấy mình

đã chọn đúng nghề, hoặc có lẽ nghề đã chọn đúng người.

Phóng viên: Với lịch sử lâu dài và thành công trong nghiên

cứu các sản phẩm thức ăn chăn nuôi tự nhiên, Grobest đã làm gì

để duy trì vị thế tiên phong của mình?

TS. Trần Ngọc Thiên Kim: Grobest chính thức gia nhập thị trường thức ăn thủy sản Việt

Nam vào năm 2000 và từ đó luôn

khẳng định vị thế là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chức

năng chất lượng cao. Grobest luôn áp dụng các công nghệ tiên tiến và quy trình lựa chọn nguyên

liệu khắt khe, nhằm đảm bảo

chất lượng tối ưu cho sản phẩm,

giúp nâng cao giá trị dinh dưỡng

của thức ăn và góp phần cải

thiện hiệu suất nuôi tôm.

Ngành nuôi tôm hiện nay đang

phải đối mặt với hàng loạt thách

thức lớn. Nguồn cung nguyên liệu

chất lượng cao ngày càng khan

hiếm, trong khi áp lực về chi phí

sản xuất và giá thành sản phẩm

lại gia tăng mạnh mẽ. Đối với

Grobest, việc duy trì vị thế tiên

phong giữa những thách thức

đó đòi hỏi chúng tôi phải không

ngừng đổi mới, cải tiến quy trình

sản xuất và tìm ra các giải pháp

phù hợp.

Dù thị trường có nhiều biến

động, Grobest vẫn kiên định với

mục tiêu cung cấp các sản phẩm

cốt lõi giúp Grobest vượt qua các

khó khăn hiện tại mà còn là lý do khiến công ty duy trì được danh tiếng hàng đầu trong suốt hơn 20 năm qua. Chính nhờ sự cam kết vào chất lượng và hiệu suất của sản phẩm, Grobest luôn đảm bảo rằng dù điều kiện thị trường thay đổi, chúng tôi vẫn đứng vững ở vị trí dẫn đầu về chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của ngành.

Phóng viên: Trong bối cảnh ngày càng có nhiều công ty đưa ra các tuyên bố về chất phụ gia trong thức ăn thủy sản giúp cải thiện sức khỏe vật nuôi, điều gì khiến các sản phẩm của Grobest thật sự nổi bật và khác biệt, chứng minh được hiệu quả thực sự, thay vì chỉ là những cam kết trên lý thuyết?

TS. Trần Ngọc Thiên Kim: Thị trường phụ gia hiện nay rất phong phú và không thể phủ nhận vai trò quan trọng của chúng trong việc tăng cường hiệu quả sử dụng thức ăn, cải thiện độ tiêu hóa và kích thích sự thèm ăn của vật nuôi. Tuy

nhiên, hiệu quả của chúng cần được xem xét cẩn thận, đặc biệt là khi chi phí cho phụ gia đang khá cao như hiện nay. Trong bối cảnh thị trường Việt Nam có nhiều loại phụ gia khác nhau, việc chọn lựa phụ gia cần thiết cho thức ăn là một nhiệm vụ không dễ dàng. Tại Grobest, chúng tôi chú trọng sử dụng phụ gia có nguồn gốc tự nhiên, điều này giúp nâng cao hiệu quả sử dụng. Chúng tôi luôn xác định 4 yếu tố quan trọng trong việc ứng dụng phụ gia: Đầu tiên là kích thích sự ngon miệng, để đảm bảo vật nuôi ăn đủ; thứ hai là cải thiện sức khỏe đường ruột; thứ ba là hỗ trợ hệ miễn dịch tự nhiên và cuối cùng là sự kết hợp hài hòa giữa liều lượng và giá cả. Thức ăn của Grobest chứa nhiều loại phụ gia khác nhau, được điều chỉnh tùy theo từng giai đoạn nuôi. Ví dụ, trong giai đoạn ương vèo, chúng tôi sẽ tập trung vào việc hỗ trợ hệ gan và đường ruột để xây dựng một hệ vi sinh khỏe mạnh cho tôm. Ngược lại, khi tôm gần về đích, việc kích thích thèm ăn để tăng trọng nhanh chóng sẽ là ưu tiên hàng đầu. Mỗi loại thức ăn sẽ có phụ gia tương ứng, đáp ứng đúng nhu cầu dinh dưỡng của tôm, thay vì chỉ sử dụng một loại phụ gia duy nhất cho mọi trường hợp. Tóm lại, việc ứng dụng phụ gia trong thức ăn thủy sản không chỉ là thêm vào các thành phần, mà còn là một quá trình cân nhắc kỹ lưỡng nhằm tối ưu hóa lợi ích cho cả người nuôi và môi trường nuôi tôm.

Phóng viên: Về cá nhân bà, khi nhìn lại quá trình hoạt động trong ngành thủy sản, có thành tựu nào đặc biệt khiến bà cảm thấy tự hào? Bà có thể chia sẻ thêm về những thành tựu đó và cách mà chúng tạo ra giá trị khác biệt đối với cộng đồng?

TS. Trần Ngọc Thiên Kim: Trong ngành thủy sản, việc đạt được thành tựu nổi bật thường

không phải là một nỗ lực cá nhân mà là kết quả của sự hợp tác đồng bộ từ nhiều phía.

Nếu nói về một thành công cụ thể, dòng thức ăn 36% đạm ADVANCE PRO có lẽ là điều mà tôi cảm thấy tự hào nhất. Sản phẩm này đã “thách thức” các tiêu chuẩn thị trường thông thường, với hàm lượng đạm thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo sự phát triển tối ưu cho tôm nuôi ở mật độ cao. Việc thuyết phục người nuôi tin tưởng vào giá trị của sản phẩm không phải là điều dễ dàng, nhưng với những kết quả tích cực trong hơn 2 năm qua, chúng tôi đã chứng minh được hiệu quả rõ ràng. Ngoài ra, tôi cũng rất tự hào khi nhìn lại những học trò của mình, những người đã thành công trong lĩnh vực này. Họ chính là minh chứng cho thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết, sẵn sàng tiếp tục phát triển

ngành thủy sản của Việt Nam. Tôi cảm thấy tự hào vì đã góp phần nhỏ vào sự phát triển của thế hệ kế tiếp. Thủy sản, giống như nông nghiệp, là một trong những thế mạnh của Việt Nam và tôi tin rằng những nỗ lực của chúng tôi sẽ tiếp tục được duy trì và phát huy cho các thế hệ tương lai.

Phóng viên: Dưới áp lực chi phí nguyên liệu ngày càng tăng, bà đánh giá như thế nào về tiềm năng của các nguồn protein thay thế trong thức ăn thủy sản?

TS. Trần Ngọc Thiên Kim: Thực tế, chúng ta đều nhận ra rằng công thức thức ăn thủy sản đã thay đổi rất nhiều trong 10 năm qua. Áp lực từ việc giá nguyên liệu tăng cao cùng với các cam kết về phát triển bền vững trong khai thác tài nguyên biển đã khiến việc tìm kiếm các nguồn protein thay thế trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Để các nguồn protein thay thế thực sự trở thành giải pháp bền vững, cần cân nhắc 3 yếu tố chính.

Thứ nhất, các nguồn nguyên liệu thay thế phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.

Thứ hai, giá của nguyên liệu thay thế cần phải cạnh tranh với các nguồn protein truyền thống. Thứ ba, các nguồn protein thay thế phải đạt đủ sản lượng để có thể thương mại hóa.

Mặc dù hiện tại, các nguồn protein thay thế chưa thể hoàn toàn đáp ứng đủ yêu cầu so với các nguồn protein truyền thống về giá cả và sản lượng, nhưng chúng vẫn là một tiềm năng lớn cho sự phát triển bền vững trong tương lai.

Phóng viên: Trong bối cảnh ngành công nghiệp thức ăn thủy sản đang gặp nhiều khó khăn, giá tôm giảm thấp, bà có thể

chia sẻ về cách Grobest hỗ trợ

người nông dân ứng phó và vượt qua những thách thức này?

TS. Trần Ngọc Thiên Kim: Thực tế, giá sản xuất tôm tại Việt Nam

hiện dao động từ 3,5 - 4,2 USD/kg, trong khi đó, giá tôm sản xuất tại

Ấn Độ chỉ khoảng 2,7 - 3 USD/kg và tại Ecuador thậm chí còn thấp hơn, từ 2,2 - 2,4 USD/kg. Rõ ràng, sự chênh lệch này khiến người nuôi tôm Việt Nam gặp khó khăn trong việc cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Một trong những nguyên nhân chính là chi phí sản xuất tôm tại Việt Nam quá cao, trong đó chi phí thức ăn chiếm hơn 60%.

Để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế, cần có một

chương trình thức ăn đa dạng, không chỉ dựa vào một loại thức ăn duy nhất mà có thể giải quyết tất cả vấn đề. Chương trình thức

ăn này cần cân đối về mặt kinh tế

và dinh dưỡng, giúp người nuôi giảm thiểu chi phí.

Hiện nay, nhiều công ty trong ngành đang đưa ra các giải pháp tổng thể để hỗ trợ người nuôi tôm, từ con giống, quy trình nuôi đến thức ăn. Tại Grobest, chúng tôi đã phát triển mô hình GROFARM

nhằm tối ưu hóa chi phí sản xuất từ đầu vào, bao gồm chi phí hóa chất, quản lý nước và chi phí thức ăn. Nếu người nuôi chọn đúng quy trình cho ăn và đủ dinh dưỡng trong các thời điểm quan trọng, họ có thể giảm chi phí nuôi và nâng cao năng suất.

Cuối cùng, theo tôi, công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong ngành thủy sản. Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ không thích hợp có thể dẫn đến tăng

giá thành sản xuất tôm. Do đó, chúng ta cần cân nhắc kỹ lưỡng

để lựa chọn những giải pháp hợp lý và hiệu quả nhất.

Phóng viên: Hiện tại, thị phần thức ăn thủy sản chủ yếu nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực thức ăn cho tôm. Theo bà, những yếu tố nào đã khiến các doanh nghiệp trong nước bỏ lỡ cơ hội gia nhập và cạnh tranh trong thị trường này?

TS. Trần Ngọc Thiên Kim:

Theo tôi, có một số yếu tố chính đã khiến các doanh nghiệp trong nước bỏ lỡ cơ hội gia nhập và cạnh tranh trong thị trường thức ăn thủy sản, đặc biệt là thức ăn cho tôm. Trên thực tế, các doanh nghiệp nước ngoài đã có ưu thế đáng kể về bề dày lịch sử trong nghiên cứu và phát triển dinh dưỡng cho vật nuôi. Nhờ vào nền tảng nghiên cứu vững chắc đó, các công ty nước ngoài có thể đảm bảo rằng sản phẩm dinh dưỡng của họ luôn đạt tiêu chuẩn cao và giành được lòng tin từ phía khách hàng. Bên cạnh đó, để nghiên cứu được một loại thức ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi trong từng giai đoạn, doanh nghiệp cần đầu tư rất nhiều thời gian và chi phí nghiên cứu. Chính vì vậy, doanh nghiệp nước ngoài thường ưu tiên cho các khoản đầu tư này, giúp họ duy trì vị thế trên thị trường. Để cạnh tranh, doanh nghiệp Việt Nam cần có thời gian và chiến lược dài hạn trong nghiên cứu và phát triển dinh dưỡng, nhằm tạo ra những sản phẩm công nghệ riêng biệt. Một vấn đề khác là nhiều doanh nghiệp Việt Nam thường phải sản xuất theo nhu cầu thị hiếu ngắn hạn mà không có định hướng phát triển lâu dài. Việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm công nghệ mới có thể mất từ 5 - 10 năm, điều này khiến họ khó có thể cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, khi các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu phát triển gần đây, họ cần thêm thời gian để khẳng định thương hiệu và giành được lòng tin từ người nuôi. Dù điều này chưa thể xảy ra ngay lập tức, tôi hy vọng rằng với khát vọng phát triển và đạo đức kinh doanh tốt, các công ty Việt Nam sẽ tạo ra những sản phẩm phù hợp và có giá trị.

Oanh Thảo (Thực

HƯỚNG TỚI NGÀNH THỦY SẢN

MINH BẠCH VÀ CÓ TRÁCH NHIỆM

Trước những khuyến cáo của Ủy ban Châu Âu (EC) về truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác tại Việt Nam, Cục Thủy sản đã đưa vào sử dụng phần mềm eCDT. Đây là bước tiến quan trọng trong nỗ lực gỡ bỏ cảnh báo “thẻ vàng” của EC, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ngành thủy sản.

Minh bạch nguồn gốc thủy sản

Ngay từ đầu năm 2024, Cục

Thủy sản đã tổ chức Hội nghị

trực tuyến về hướng dẫn truy

xuất nguồn gốc thủy sản, phục

vụ đợt thanh tra của EC. Chủ trì

Hội nghị, Cục trưởng Cục Thủy

sản Trần Đình Luân nêu rõ, một trong những kiến nghị quan

trọng của EC là minh bạch quản

lý tàu cá và kiểm soát sản lượng

thủy sản lên bến. Do vậy, Cục

Thủy sản đã phối hợp với các

đơn vị tư vấn hoàn thiện “Phần mềm truy xuất nguồn gốc thủy

sản điện tử” - eCDT.

Phần mềm được xây dựng trên cơ sở tiếp cận mới về quản lý nhà

nước trong lĩnh vực khai thác thủy

sản phù hợp với xu thế yêu cầu minh bạch nguồn gốc thủy sản; là công cụ quan trọng, tạo điều kiện cho tàu cá xuất nhập cảng nhanh chóng, doanh nghiệp xác nhận sản lượng dễ dàng, giúp minh bạch nguồn gốc thủy sản. Sau đó, Cục Thủy sản đã tổ chức nhiều đợt tập huấn, hướng dẫn trực tuyến và trực tiếp nhằm triển khai ứng dụng phần mềm eCDT. Phần mềm được cài đặt và sử dụng trên điện thoại thông minh, áp dụng cho 7 đối tượng: Cục Thủy sản, Chi cục Thủy sản, Ban Quản lý cảng cá, Bộ đội Biên phòng, công ty chế biến xuất khẩu, các vựa cá và ngư dân. Phần mềm cung cấp đầy đủ quy trình và chức năng khai báo theo quy định.

Các chức năng được thiết kế

đơn giản, dễ hiểu, với các bước triển khai như: Quản lý tàu cá xuất cảng và ghi nhận dữ liệu ban đầu về tàu và thuyền viên; ghi chép sản lượng khai thác tại thời điểm đánh bắt thông qua thiết bị nhật ký điện tử; quản lý tàu vào cảng, cập nhật sản lượng khai thác; giám sát sản lượng lên cảng, cấp biên nhận bốc dỡ, mua cá tại cảng; cấp giấy xác nhận và giấy chứng nhận nguồn gốc nguyên

liệu cho nhà máy chế biến. Ngoài ra, phần mềm còn hỗ trợ ghi nhật ký khai thác và nhật ký chuyển

tải sản phẩm khai thác trong môi

trường không có mạng Internet;

đồng thời tự động đồng bộ khi tàu

cập cảng và kết nối Internet.

“Cục Thủy sản thiết kế phần

mềm eCDT có thể ứng dụng được

trên cả hệ điều hành Androi và IOS. Việc sử dụng phần mềm khá

đơn giản, vì vậy rất mong các chủ

tàu sẽ đầu tư một chiếc máy tính

bảng để mạnh dạn áp dụng, từ

đó được cấp các giấy tờ thuận lợi

hơn, đảm bảo độ chính xác cao

hơn mà không cần phải đến trực

tiếp”, ông Luân cho hay.

Được biết, phần mềm đã được

triển khai tại 28 tỉnh, thành và các

đơn vị liên quan như Ban Quản lý

cảng cá, Chi Cục Thủy sản các

địa phương, Bộ đội Biên phòng

tại một số tỉnh. Lãnh đạo Cục

Thủy sản khẳng định, việc sử

dụng phần mềm khá đơn giản, vì

vậy rất mong các chủ tàu sẽ đầu

tư một chiếc máy tính bảng để

mạnh dạn áp dụng.

“Với ứng dụng eCDT, tất cả

thành viên tham gia đều có vai

trò, vị trí rất quan trọng để có thể

đảm bảo minh bạch trong cả quá

trình tàu xuất bến, khai thác thủy

sản trên biển cho đến khi tàu cập

bến được các cơ quan chức năng

xác định, xác nhận là đã tuân thủ

các quy định của pháp luật”, Cục

trưởng Cục Thủy sản nhấn mạnh.

Nhanh chóng đi vào thực tế

Theo quy định của Bộ

NN&PTNT, từ ngày 1/7/2024 tất

cả các cảng cá đều phải áp dụng phần mềm eCDT để kiểm soát

tàu cá ra vào cảng, giám sát sản lượng thủy sản khai thác, đặc biệt

là tàu khai thác vùng khơi phải vào cảng cá chỉ định; xác nhận, chứ ng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.

Tỉnh Khánh Hòa là một trong những địa phương đi đầu triển

khai hệ phần mềm eCDT. Đến nay, toàn tỉnh đã thự c hiện các thủ tục quy định qua phần mềm

đối với 3.289 lượt tàu xuất cảng, 2.894 lượt tàu cập cảng; đăng ký

mở 197 tài khoản trên hệ thống

eCDT cho các cơ quan quản lý

nhà nước, doanh nghiệp, cơ sở thu mua, chế biến hải sản; hướng

dẫn cài đặt ứng dụng eCDT cho hàng trăm chủ tàu cá trên địa bàn tỉnh…

Theo đại diện Ban Quản lý

cảng cá Hòn Rớ, người dân rất

đồng tình, hưởng ứng triển khai

làm thủ tục xuất, nhập bến tại

cảng. Tuy nhiên, cũng có một

số bà con sử dụng trên nền tảng

công nghệ còn lúng túng, chưa thật sự trơn tru. Để giải quyết

vấn này, Ban Quản lý cảng cá

đang phối hợp các cơ quan liên

quan tiếp tục hướng dẫn bà con.

Không chỉ tại cảng cá Hòn Rớ mà

các Văn phòng đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá tại các

cảng như Đá Bạc, Vĩnh Lương, Đại Lãnh (tỉnh Khánh Hòa) cũng

đã lắp đặt máy tính bảng kiosk

để ngư dân có thể triển khai thao tác trực tiếp các thủ tục.

Đối với tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, 100% cảng cá, chủ tàu cá đã

thực hiện cài phần mềm eCDT, xác nhận sản lượng hải sản bốc

dỡ qua cảng, truy xuất nguồn

gốc hải sản xuất khẩu mà doanh

nghiệp thu mua thông qua cảng.

Ngư dân trên địa bàn tỉnh cũng

đã bắt đầu quen dần với việc

khai báo qua ứng dụng này để

minh bạch truy xuất nguồn gốc

hải sản đánh bắt nhằm gỡ thẻ

vàng của EC.

Còn tại tỉnh Trà Vinh, việc triển

khai ứ ng dụng phần mềm eCDT

VN đã được lực lư ợng Ban quản

lý Cảng cá Định An (thị trấn Định

An, huyện Trà Cú) tuyên truyền, hướng dẫn đến chủ tàu, thuyền trưởng và chính thức thực hiện vào tháng 5/2024. Lực lư ợng Ban quản lý Cảng cá đã hướng dẫn và

tổ chức cài đặt ứng dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử khai thác thủy sản eCDT cho 395 chủ phương tiện, thuyền trưởng. Với 395 tàu đã cài đặt ứng dụng eCDT VN đều thực hiện khai báo đạt 100% với 749 lượt tàu cập cảng và 985 lượt tàu xuất cảng. Thực tế, khi triển khai thực hiện và ứng dụng eCDT thời gian qua vẫn còn gặp một số khó khăn, do bước đầu chuyển từ khai báo bằng giấy sang ứng dụng công nghệ thông tin nên ngư dân còn bỡ ngỡ. Để tháo gỡ vướng mắc, thời gian qua, Cục Thủy sản đã làm việc với các đơn vị như: Cảng cá, ngư dân, chi cục, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) và các doanh nghiệp để các bên thấy rõ vai trò, lợi ích của việc sử dụng eCDT.

“Chúng tôi thấy rằng, hiện nay nhiều địa phương đã thấy rõ lợi ích của phần mềm eCDT và bắt đầu áp dụng. Thời gian gần đây, số lượng người sử dụng phần mềm eCDT để quản lý tàu ra vào cảng tăng lên và cũng đã bắt đầu cấp được giấy SC và CC. Chúng tôi tin rằng, trong thời gian tới cùng với các cơ quan chuyên môn và các doanh nghiệp, việc ứng dụng phần mềm eCDT sẽ tăng lên rõ rệt”, Cục trưởng Trần Đình Luân bày tỏ.

Có thể thấy, việc triển khai Hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử eCDT là bước tiến quan trọng trong nỗ lực gỡ bỏ cảnh báo “thẻ vàng” của EC và nâng cao hiệu quả quản lý ngành thủy sản. Với những giải pháp đồng bộ và quyết liệt, hy vọng hệ thống eCDT sẽ sớm hoàn thiện và đi vào hoạt động hiệu quả, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Thùy Khánh

GIẢI BÀI TOÁN

CÁ TRA GIỐNG

Giống cá tra sạch bệnh, chất lượng cao để tạo cơ sở nuôi thương phẩm an

toàn, giá cả hợp lý, đáp ứng yêu cầu thị trường, thúc đẩy ngành hàng cá tra phát triển bền vững. Thế nhưng, thực trạng

sản xuất cá tra giống hiện nay còn tồn

tại nhiều vấn đề nan giải.

Nhiều hạn chế

Cục Thủy sản cho biết, cả nước có 1.920 cơ sở sản xuất, ương

dưỡng giống cá tra, trong đó có

2 cơ sở sản xuất, ương dưỡng

giống bố mẹ; 76 cơ sở sản xuất giống thương phẩm; 1.842 cơ sở

ương dưỡng cá tra giống (từ cá bột lên cá giống).

Với 2 cơ sở sản xuất giống

cá tra bố mẹ đã được Cục Thủy

thương phẩm (62,3% số được cấp) và 81/97 cơ sở ương dưỡng cá tra giống (83,5% số được cấp). Nếu so với tổng số cơ sở thì số được cấp Giấy chứng nhận và đang duy trì sản xuất giống thương phẩm chỉ đạt 50% (38/76), ương dưỡng cá tra giống chỉ đạt gần 4,4% (81/1.842).

Sản xuất giống tính đến cuối tháng 9/2024, sản lượng cá bột ước 23,6 tỷ con; cá giống ước 3,41 tỷ con; tỷ lệ cá bột ương dưỡng thành cá giống đạt 14%. Ước cả năm 2024, sản lượng cá bột 30 tỷ con, cá giống 4 tỷ con, tỷ lệ ương dưỡng thành cá giống chỉ đạt 13%.

Căn cứ vào báo cáo của địa phương thì tỷ lệ ương dưỡng cá bột thành cá giống còn thấp hơn nữa. Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp cho biết, từ nguồn cá tra hậu bị chọn giống theo hướng tăng trưởng nhanh của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, giai đoạn 2020 – 2023 sản xuất 21,3 tỷ con cá bột, được 1,2 tỷ con cá giống (đạt tỷ lệ hơn 5,6%); trong 9 tháng đầu năm 2024 sản xuất 4 tỷ con cá bột, được 300 triệu con cá giống (tỷ lệ 7,5%).

Theo Cục Thú y, hiện nay chưa có cơ sở sản xuất, ương dưỡng cá tra giống nào đăng ký xây

dựng cơ sở an toàn dịch bệnh.

Từ đầu năm đến tháng 10/2024, tại 60 xã của 20 huyện thuộc 3 tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh

Long bị thiệt hại 264 ha cá tra (33 ha giống, 231 ha thương phẩm), trong đó có 260 ha bị dịch bệnh. Địa phương và doanh nghiệp

thực hiện giám sát dịch bệnh, xét nghiệm các bệnh hoại tử gan tụy, xuất huyết, trương bóng hơi cho thấy có 100% mẫu nhiễm nấm Fusarium sp, 50% mẫu dương tính Streptococcus sp, 31% mẫu dương tính Aeromonas hydrophila, 7% mẫu dương tính Edwardsiella Ictaluri.

Kiến nghị của địa phương và doanh nghiệp

Tỉnh An Giang đã hình thành

được một chuỗi liên kết tiêu thụ giống cá tra giữa Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn và Chi hội nghề nuôi thuỷ sản Phú Thuận.

Đến nay, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn đã tiêm vaccine cho cá tra giống tại Chi hội nghề nuôi thủy sản Phú Thuận và thu mua được 1,5 triệu con cá tra giống tiêm vaccin. Sở NN&PTNT tỉnh cũng cho biết thực trạng, các cơ sở sản xuất còn manh mún, các ao ương dưỡng đã lâu năm, phần lớn các hộ sản xuất, ương dưỡng giống chưa có sự đầu tư về cơ sở vật chất để thực hiện quy định sản xuất giống an toàn.

Sở NN&PTNT tỉnh An Giang

kiến nghị: “Tăng cường kiểm tra, đánh giá, cấp Giấy chứng nhận và kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo quy định của Luật Thủy sản”.

Trong khi đó, Sở NN&PTNT tỉnh

Đồng Tháp nêu thêm một số khó khăn do cơ sở không đạt về tiêu chí cơ sở hạ tầng, đồng thời kiến nghị: “Bố trí nguồn vốn đầu tư

công trung hạn để hỗ trợ tỉnh xây

dựng hoàn chỉnh Dự án Liên kết

sản xuất cá tra giống chất lượng

cao tại tỉnh Đồng Tháp đối với

hạng mục cơ sở hạ tầng sản xuất

giống cá tra tập trung”.

Ở tỉnh Đồng Tháp đã quy hoạch

để xây dựng hạ tầng vùng sản

xuất giống cá tra tập trung, giai

đoạn 2018-2025. Từ năm 2019

đến 2023, tỉnh nhiều lần đề xuất

đầu tư dự án và ngày 16/5/2023,

Bộ NN&PTNT có công văn “ghi

nhận đề xuất và sẽ xem xét đưa

vào danh mục kế hoạch đầu tư

công trung hạn giai đoạn 2025 -

2030”. Hiện tỉnh đang phối hợp

Viện Quy hoạch thủy lợi Miền

Nam xây dựng dự án đầu tư cơ sở

hạ tầng “Liên kết sản xuất cá tra

giống chất lượng cao tỉnh Đồng

Tháp” gồm 4 khu vực rộng 469

ha ở huyện Cao Lãnh, Tân Hồng, Lấp Vò, Châu Thành và thành phố

Hồng Ngự, đề nghị Bộ NN&PTNT

xét duyệt cho đầu tư công giai

đoạn 2025 – 2030 theo kế hoạch.

Về phía doanh nghiệp, Công ty

Cổ phần Cá tra Việt Úc cho rằng, công nghệ cao bền vững là chìa

khóa cho sự thành công ở các

giai đoạn sản xuất. Tại An Giang, từ năm 2017 Công ty đã chọn

lọc di truyền cá tra bố mẹ đến nay thế hệ G3 tăng trưởng nhanh hơn 30% so với thế hệ ban đầu và chất lượng tốt. Tuy nhiên, quy trình sinh sản cá tra lại phụ thuộc

vào nguồn hormone từ Trung

Quốc nên đề nghị “đa dạng hóa nguồn cung hoặc tổ chức nghiên cứu sản xuất loại hóc môn tương tự trong nước”.

Giải bài toán tăng tỷ lệ sống trong ương cá bột lên cá giống, theo Công ty Cổ phần Cá tra Việt Úc, cũng phải bằng công nghệ cao. Đó là phòng ngừa dịch bệnh với hệ thống ương cá giống khép kín, tuần hoàn nước và công nghệ vaccine phòng bệnh. “Tiềm năng

lớn về khoa học công nghệ của các giải pháp vaccine sẽ góp phần

tạo nên tấm lá chắn thứ hai cho cá tra giống trước các loại bệnh, bên

cạnh việc tăng cường khả năng xử

lý nước và tuần hoàn nước”, đại

diện Công ty nhấn mạnh.

Tập trung quản lý, đầu tư nâng

cao chất lượng

Về phần mình, Cục Thủy

sản đã thống nhất với các địa

phương việc tập trung thực hiện

Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng

ĐBSCL. Trong đó, chú trọng đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật các vùng sản xuất cá tra giống tại Đồng Tháp, An Giang. Đồng thời, hoàn thiện quy trình công nghệ thay thế nguồn kích dục tố HCG trong sản xuất giống cá tra để được công bố, lưu hành, áp dụng sớm vào thực tiễn sản xuất. Hỗ trợ các doanh

xuất giống

An Giang

nghiệp tham gia chọn giống cá tra chất lượng cao phục vụ sản xuất giống cho nuôi thương phẩm trong việc mở rộng đầu tư. Phấn đấu nâng tỷ lệ sống từ cá bột lên cá giống đạt 15-20% trong thời gian tới.

Liên quan đến vấn đề giống cá tra, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến lưu ý, để có con cá tra hoàn hảo đạt chất lượng sạch từ ao nuôi đến xuất khẩu, các địa phương cần quản lý chặt các cơ sở sản xuất giống cá tra.

“Các cơ sở sản xuất giống cá tra trên địa bàn nào đủ điều kiện thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận, nếu cơ sở nào không đủ điều kiện thì tuyệt đối không cấp giấy phép và có biện pháp xử lý nghiêm. Chúng ta cần tập trung tối đa cho giai đoạn hội nhập để nâng cao tầm vóc ngành hàng cá tra, phấn đấu hàng năm đạt sản lượng 1,75 - 1,8 triệu tấn,

Dinh dưỡng đột phá, tối ưu lợi nhuận

Vào ngày 30/9/2024, Cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT đã chính thức công

nhận Tiến bộ kỹ thuật “Giải pháp

tối ưu dinh dưỡng nuôi Tôm thẻ chân trắng (TTCT) thâm canh giảm

giá thành sản xuất, bảo vệ môi

trường theo quy trình GROFARM”,

sử dụng sản phẩm ADVANCE PRO

với độ đạm tối ưu 36% của Grobest

Việt Nam. Sau gần 2 năm có mặt

trên thị trường Việt Nam, nhiều hộ

nuôi đã thành công nhờ sử dụng

sản phẩm ADVANCE PRO với dinh

dưỡng đột phá này.

ADVANCE PRO: Niềm tự hào “Giảm chi phí

sản xuất trên 1 kg tôm”

Theo VASEP, xuất khẩu tôm đến hết tháng

8/2024 đã đạt gần 2,4 tỷ USD, tăng 9% so với

cùng kỳ năm trước. TTCT tiếp tục đóng vai trò

chủ đạo với giá trị xuất khẩu ước đạt khoảng

1,75 tỷ USD, tăng 8%, khẳng định vị thế loài

tôm chủ lực của vùng ven biển miền Tây.

Một trong những thức ăn cho tôm hàng

đầu thị trường được các hộ nuôi lựa chọn là ADVANCE PRO - sản phẩm thức ăn hàng

ngày cho TTCT nổi bật với hàm lượng đạm

36% - tiên phong trên thị trường. Khi sử dụng ADVANCE PRO, tôm bắt mồi nhanh, hấp thụ tối đa dinh dưỡng, phát triển đồng đều qua từng giai đoạn, giúp các hộ nuôi nâng cao năng suất và chất lượng nuôi trồng.

Theo khảo sát của Grobest Việt Nam trên 50 kết quả nuôi sử dụng thức ăn ADVANCE PRO với size tôm từ 30 con/kg trở xuống, sản phẩm đã mang lại hiệu quả rõ rệt trên 3 phương diện: kỹ thuật, kinh tế và tính bền vững.

Về hiệu quả kỹ thuật, ADVANCE PRO đảm bảo năng suất cao từ 25 - 70 tấn/ha/vụ nuôi

hệ số thức ăn tốt nhất là 1,25

thức ăn/kg tôm. Về hiệu quả kinh tế, ADVANCE PRO giúp giảm 22% chi phí sản xuất và 18% chi phí thức ăn trên mỗi kg tôm, từ đó mang lại lợi nhuận cao hơn so với thức ăn đối chứng 36%. Sản phẩm còn góp thêm vào câu chuyện phát triển bền vững của thương hiệu nhờ khả năng giảm 16% chất thải rắn và 25% nitơ thải ra môi trường. Có thể thấy, ADVANCE PRO có 2 điểm sáng vượt trội: Thứ nhất, sản phẩm giúp tôm hấp thụ dưỡng chất tốt, lớn nhanh và khỏe; Thứ hai, sử dụng ADVANCE PRO giảm thiểu lượng chất thải ra ao nuôi, đồng nghĩa với việc hạn chế mầm bệnh phát triển, tỉ lệ tôm sống cao. Từ 2 ưu điểm trên, chi phí sản xuất cho 1 kg tôm được tối ưu, người nuôi thu về nhiều lợi nhuận hơn.

TS. Trần Ngọc Thiên Kim - Giám đốc Bộ phận Công thức Grobest Việt Nam chia sẻ: “ADVANCE PRO được nghiên cứu, phát triển và kiểm định bài bản. Trước khi được giới thiệu tới bà con, sản phẩm đã được đánh giá hiệu quả toàn diện từ phòng thí nghiệm đến môi trường nuôi thực tế. Grobest Việt Nam cũng đã hợp tác cùng Viện Công nghệ Châu Á (AIT) và Viện Nghiên cứu và Nuôi trồng thủy sản II để thẩm định tính hiệu quả của sản phẩm”. Cuối tháng 9 vừa qua, Cục Thủy sản đã công nhận Tiến bộ kỹ thuật “Giải pháp tối ưu dinh dưỡng nuôi TTCT thâm canh giảm giá thành sản xuất, bảo vệ môi trường theo quy trình GROFARM” của Grobest Việt Nam với sản phẩm sử dụng ADVANCE PRO và chương trình dinh dưỡng của Grobest tư vấn. Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu, kiểm nghiệm nghiêm ngặt, chứng thực cho chất lượng và hiệu quả của cả quy trình và sản phẩm.

GROFARM PRO: Niềm vui “Năng suất caoChi phí thấp” Được nghiên cứu và phát triển từ GROFARM, GROFARM PRO – mô hình nuôi tôm công nghệ cao được thiết kế theo từng khu vực và điều kiện nuôi

mở cánh cửa “về đích” thành công mỗi vụ tôm. Việc áp dụng mô hình GROFARM PRO nâng năng suất thu hoạch tôm lên tới 30% và giảm gần 20% chi phí sản xuất so với phương pháp quảng canh. Tôm thương phẩm được nuôi trong mô hình này có chất lượng cao, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt khe của thị trường. Những điểm sáng vượt trội kể trên là sự kết hợp của 7 yếu tố: hệ thống nuôi phù hợp, con giống, chương trình dinh dưỡng tối ưu, dịch vụ kỹ thuật mobile lab, công nghệ mới, hiệu quả và bền vững.

Hiện nay, Grobest tích cực tư vấn miễn phí thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao GROFARM PRO cho các hộ nuôi trên toàn quốc, thúc đẩy ứng dụng rộng rãi mô hình, cùng người nuôi tôm tự tin trước những thách thức về môi trường, dịch bệnh. Nhận thấy giá trị thiết thực mô hình GROFARM PRO mang lại cho ngành tôm Việt Nam, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Grobest Việt Nam trong việc đẩy mạnh truyền thông, giới thiệu các giải pháp

phát triển bền vững cho ngành nuôi tôm sú và TTCT trong năm 2024.

Niềm tin dành cho Grobest Việt Nam cùng ADVANCE PRO, GROFARM PRO Mô hình GROFARM PRO cùng với ADVANCE PRO đã thành công chinh phục lòng tin của các hộ nuôi tôm trên khắp cả nước, tạo dựng niềm tin vững chắc vào thương hiệu Grobest.

Vụ nuôi bội thu với năng suất cao, lợi nhuận tăng là niềm tự hào lớn nhất của người nuôi tôm, minh chứng cho sự thành công trong nghề. Trong bối cảnh khí hậu thay đổi, để đạt được niềm tự hào đó, họ phải vượt qua nhiều thách thức, từ dịch bệnh, biến động môi trường đến áp lực chi phí sản xuất.

Anh Tr.Q.Việt – Hộ nuôi xuất sắc tại Bình Định đã thành công với lứa tôm đạt size 24 con/kg, thu hoạch 30 tấn khi ứng dụng mô hình GROFARM PRO và sản phẩm ADVANCE PRO. Với lợi nhuận hơn 2,5 tỷ đồng, anh Việt không giấu được niềm vui, chia sẻ: “Đây là vụ tôm đáng nhớ của tôi. Tôm nuôi vụ nghịch, thời tiết không thuận lợi nhưng nhờ sự hỗ trợ của

Grobest, tôm rút size nhanh, thu hoạch đạt sản lượng cao ngoài mong đợi. Vụ này lợi nhuận tốt và cho tôi thêm động lực để tiếp tục những vụ nuôi sau. Tôi thấy vui và phấn khởi lắm khi công sức bỏ ra được đền đáp xứng đáng”. Cũng giống như anh Việt, Anh L.V.Sáng tại Quảng Ninh đã lựa chọn mô hình GROFARM PRO và thu về kết quả tích cực chia sẻ: “Từ khi áp dụng mô hình, tôi thấy tôm lớn đều, khỏe mạnh, tỉ lệ sống đạt 84%. Dù môi trường có khó khăn, tôi vẫn yên tâm sản xuất vì chi phí nuôi được tối ưu, tỉ suất lợi rất tốt, trên 90%.

Sau 6 vụ nuôi, tôi hài lòng với kết quả mà mô hình này mang lại”.

Những vụ nuôi bội thu, niềm vui, niềm tự hào của người nuôi tôm là lời khẳng định vững vàng cho hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Grobest Việt Nam đang cho thấy những nỗ lực không ngừng trong việc phát triển kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, góp phần mở ra một tương lai đầy triển vọng cho ngành nuôi tôm Việt Nam.

Phần 2: Tăng cường sức khỏe vật nuôi

bằng giải pháp tự nhiên - Kỳ 2

Symbiotic và Postbiotic

Symbiotics là sự kết hợp giữa probiotic and prebiotic trong đó thành phần prebiotic hỗ trợ sự phát triển của các chủng vi khuẩn có lợi, giúp gia tăng tính hiệu quả của chúng. Postbiotic là các sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất được tạo ra bởi các nhóm lợi khuẩn trong quá trình lên men, bao gồm các acid béo mạch ngắn (SCFA), enzyme và các peptide kháng khuẩn. Cả symbiotic và postbiotic cũng là một cách tiếp cận toàn diện hơn cho sức khỏe

đường ruột bằng cách tạo môi

trường thuận lợi cho các nhóm lợi khuẩn phát triển, đồng thời ức chế vi khuẩn gây bệnh, cải thiện tính toàn vẹn và chức năng của hàng rào biểu mô ruột.

Phytogenic (Herbal Extracts)

Các loại phụ gia có nguồn

gốc thực vật (Phytogenic) đang

được chú ý nhiều hơn trong

NTTS được xem như là giải pháp

tự nhiên thay thế kháng sinh và các phương pháp xử lý bằng hóa chất. Phytogenic là các hợp chất

có hoạt tính sinh học tự nhiên

từ thực vật, có thể kết hợp trong

thức ăn nhằm mục đích tăng

cường sức khỏe, sinh trưởng và

khả năng kháng bệnh của các

loài nuôi thủy sản. Việc sử dụng

các chiết xuất thảo dược đã trở

thành nhân tố thiết yếu và quan

trọng đối với sự phát triển bền

vững trong lĩnh vực NTTS.

Một số chiết xuất thảo dược

mang lại hiệu quả cao được sử dụng nhiều nhất trong NTTS như: Tỏi (Allium sativum) với thành phần hoạt tính chính là hợp chất allicin và lưu huỳnh; Nghệ (Curcuma longa) chứa thành phần hoạt tính curcumin; Lô hội (Aloe barbadensis) chứa thành phần aloin và polysaccharides hay Thymol, carvacrol là 2 hợp chất hoạt tính có trong Cỏ xạ hương (Thymus Vulgaris); Gừng (Zingiber officinale) chứa các thành phần hoạt tính như gingerol, shogaol và cuối cùng là Piperine có trong hạt tiêu cùng với nhiều loại khác.

Chiết xuất thực vật giàu chất chống ôxy hóa, bảo vệ động vật thủy sản khỏi stress ôxy hóa do

các yếu tố môi trường, mầm bệnh trong điều kiện nuôi thâm canh. Đặc tính kháng khuẩn tự nhiên khiến các hợp chất thực vật trở thành công cụ sinh học hiệu quả

chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm và thúc đẩy sự phục hồi sau tổn thương hoặc sau quá trình căng thẳng (stress). Chiết xuất thực vật có thể điều chỉnh hệ miễn dịch, tăng cường khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh cho đối tượng nuôi thủy sản, đặc biệt là đối với tôm, cá Cuối cùng, các chiết xuất thực vật (phytogenic) có đặc tính kháng khuẩn mạnh, giúp kiểm soát vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và nấm trong hệ thống nuôi thủy sản. Các chiết xuất thực vật sản sinh ra một loạt các hợp chất hoạt tính sinh học, chẳng hạn như hợp chất phenolic, terpenoid, ancaloit, hợp chất lưu huỳnh, saponin, trong số những hợp chất đó, có thể ức chế sự phát triển hoặc có phổ kháng khuẩn rộng. Tác dụng chính của chiết xuất thực vật (phytogenic) là chống lại tác nhân gây bệnh bao gồm: 1) phá vỡ tính

toàn vẹn của màng tế bào bằng cách tăng tính thấm, khiến các thành phần thiết yếu của tế bào bị thất thoát ra ngoài, dẫn đến phá hủy tế bào; 2) ức chế tổng hợp acid nucleic bằng cách ức chế quá trình tổng hợp DNA và RNA của tế bào vi khuẩn, ngăn chặn quá trình sao chép và phiên mã, ức chế sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn; 3) Vô hiệu hóa quá trình tiết enzyme của vi khuẩn, ngoài ra một số chiết xuất trong thực vật có thể ức chế các enzyme trong tế bào vi khuẩn bằng cách phản ứng với các nhóm thiol, ngăn cản quá trình trao đổi chất cần thiết của vi khuẩn; 4) phá vỡ quá trình tổng hợp protein, một số hợp chất từ chiết xuất thực vật có thể liên kết với ribosome hoặc các thành phần khác tham gia vào quá trình tổng hợp protein, ngăn chặn quá trình sản xuất protein cần thiết cho sự phát triển và hoạt động của vi khuẩn; 5) hoạt động chống ôxy hóa, các đặc tính chống ôxy hóa của nhiều chiết xuất thực vật cũng có thể góp phần vào tác nhân kháng khuẩn bằng cách trung hòa các gốc tự do do vi khuẩn tạo ra, gây nên phá vỡ chức năng tế bào.

Acid hữu cơ

Acid hữu cơ là hợp chất tự nhiên có chứa một hoặc nhiều nhóm cacboxyl (- COOH). Acid hữu cơ được tìm thấy trong thực vật, động vật, các nhóm vi sinh vật, và chúng thường đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh học.

Trong nhiều năm trở lại đây, người nuôi thủy sản bắt đầu quan tâm đến các sản phẩm acid hữu cơ chứa các thành phần chính là các acid béo mạch ngắn (viết tắt là SCFA - Short Chain Fatty Acid) và acid béo mạch trung (viết tắt là MCFA - Medium Chain Fatty Acid) vì nhiều lợi ích mà chúng mang lại, đặc biệt là trong việc tăng cường sức khỏe đường

ruột, cải thiện hiệu suất tăng trưởng và kháng khuẩn. Chúng có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau để làm gia tăng tính hiệu quả.

Các acid béo mạch ngắn (SCFAs) là các acid có dưới 6 carbon trong cấu trúc phân tử, thường sử dụng trong nuôi thủy sản gồm acid axetic (C2), acid propionic và acid lactic (C3), acid butyric và acid fumaric (C4), và acid valeric (C5) và acid citric (C6). Trong khi, các axit béo mạch trung bình là các cid mà cấu trúc phân tử của chúng thường chứa từ 6 - 12 carbon, bao gồm acid caproic (C6), acid caprylic (C8), acid capric (C10) và acid lauric (C12).

Cả SCFAs và MCFAs đều có đặc tính kháng khuẩn mạnh, đặc biệt là khả năng chống lại vi khuẩn gây hại, virus và nấm.

Chúng hoạt động bằng cách phá vỡ màng tế bào vi khuẩn và tiêu diệt mầm bệnh. Tính năng vượt trội của chúng là giúp giảm tải các vi khuẩn gây hại trong ruột, do đó tăng cường sức khỏe đường ruột và giảm việc sử dụng kháng sinh. Các acid béo mạch ngắn (SCFAs), đặc biệt là acid butyric, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tính toàn vẹn của ruột bằng cách cung cấp năng lượng cho các tế bào ruột (enterocyte) và kích thích tiết chất nhầy, giúp bảo vệ niêm mạc ruột.

Các acid béo mạch trung (MCFAs) góp phần tạo nên sự cân bằng cho hệ vi sinh đường ruột bằng cách thúc đẩy sự phát triển vi khuẩn có lợi đồng thời ức chế vi khuẩn gây bệnh, tăng cường khả năng tiêu hóa. MCFAs cũng đóng

vai trò cung cấp nguồn năng lượng nhanh cho các tế bào ruột, đặc biệt là ở ruột dưới. Vì các MCFAs

được gan hấp thụ và chuyển hóa

nhanh chóng, chính vì thế chúng

có khả năng cung cấp năng lượng nhanh chóng khi tôm, cá đối mặt

với stress hoặc tăng trưởng nhanh.

Cả SCFA và MCFA đều cải

thiện khả năng hấp thụ và tiêu

hóa dưỡng chất, giúp tỷ lệ chuyển

đổi thức ăn (FCR) tốt hơn và tăng

cường hiệu suất tăng trưởng ở cá và tôm.

Bổ sung acid hữu cơ vào thức

ăn hoặc nước sẽ làm giảm pH dịch tiêu hóa. Hầu hết các vi khuẩn

gây bệnh phát triển tốt trong môi

trường PH trung tính hoặc kiềm

thấp. Bằng cách acid hóa môi

trường đường ruột, các acid hữu

cơ sẽ ức chế sự phát triển và tồn

tại của hại khuẩn, giúp giảm các

mầm bệnh trên vật nuôi.

Acid đi vào tế bào vi khuẩn, ở đây (pH = 7) acid phân ly giải

phóng các proton (H+) và anion

làm pH bên trong tế bào giảm,

điều này dẫn đến sự axit hóa tế bào chất của vi khuẩn, làm gián

đoạn hoạt động của enzyme, tổng hợp protein và chức năng

tổng thể của tế bào. Mặt khác, Khi phân ly trong tế bào, anion của acid không ra khỏi được tế bào, gây rối loạn thẩm thấu. Đây cũng là nguyên nhân này làm cho vi khuẩn bị chết.

Acid hữu cơ có thể can thiệp vào hoạt động của các enzyme của vi khuẩn bằng cách phá vỡ pH tối ưu. Ví dụ, các enzyme tham gia vào quá trình sản xuất ATP, sao chép DNA và tổng hợp protein có thể bị bất hoạt khi có nồng độ axit

hữu cơ cao.

Sự hiện diện của các acid hữu cơ gây cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng và các ion thiết

yếu qua màng tế bào vi khuẩn.

Bằng cách phá vỡ các gradient

thế điện hóa, acid hữu cơ ức chế

khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng

của vi khuẩn. Vì không lấy được

chất dinh dưỡng nên làm cho vi khuẩn trở nên suy yếu, và dễ bị tấn

công bởi hệ thống phòng vệ miễn

dịch của vật chủ hoặc các thuốc

kháng khuẩn khác. Một số acid hữu cơ, đặc biệt là acid béo chuỗi

ngắn như axit butyric, có thể kích

thích tế bào ruột của vật chủ sản xuất các peptide kháng khuẩn. Những peptide này có khả năng

ức chế mạnh sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Enzyme

Các enzyme như protease, amylase và lipase ngày càng được sử dụng nhiều trong nuôi trồng

thủy sản để cải thiện khả năng tiêu hóa thức ăn, tăng cường hấp thụ dưỡng chất, tăng cường sức khỏe và sự phát triển toàn diện của cá và tôm. Chúng là chất xúc tác sinh học phân hủy các phân tử phức tạp thành các dạng đơn giản hơn, giúp chất dinh dưỡng dễ hấp thụ hơn. Việc sử dụng enzyme trong thức ăn thủy sản giúp tối ưu hóa hiệu quả và giảm chi phí khi sử dụng thức ăn và giảm thiểu tác động đến môi trường. Hiện nay, trong thức ăn thủy sản chứa hàm lượng protein thực vật, ngũ cốc hoặc các sản phẩm phụ cao, giúp tôm, cá dễ tiêu hóa hơn. Theo cách này, enzyme được bổ sung vào

nhiều

nguyên liệu khác nhau. Bằng cách tăng cường khả năng tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, enzyme giúp tối đa hóa việc sử dụng chất dinh dưỡng, dẫn đến cải thiện tốc độ tăng trưởng và FCR. Điều này giúp cho việc sử dụng thức ăn hiệu quả hơn với chi phí thấp hơn, đặc biệt có lợi trong các hệ thống nuôi thủy sản mật độ cao, nhưng lại mong muốn tôm, cá lớn nhanh. Một số thành phần thức ăn có nguồn gốc thực vật cũng chứa các yếu tố kháng dinh dưỡng (ANF) có thể cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của vật nuôi. Các enzyme như phytase và xylanase giúp phân giải các hợp chất này, giúp thức ăn có nhiều dinh dưỡng và ít gây hại hơn. Enzyme góp phần làm giảm các sản phẩm phụ không mong muốn chẳng hạn như chất dinh dưỡng chưa tiêu hóa, trong hệ thống nuôi thủy sản. Ví dụ, phytase làm giảm bài tiết phốt pho ra ngoài môi trường, giúp giảm thiểu hiện tượng phú dưỡng trong ao nuôi.

Joao Sendao (Trinh Trương lược dịch)

New Hope Vĩnh Long tri ân khách hàng, giới thiệu sản phẩm Tôm Hope

Dòng sản phẩm Tôm Hope luôn được cân đối dinh dưỡng một cách toàn

diện, bảo đảm tôm phát triển nhanh mạnh khỏe, rút ngắn chu kỳ nuôi.

Ngày 16/10/2024, tại

Bạc Liêu, Công ty TNHH New Hope Vĩnh Long đã long trọng tổ chức “Hội nghị giới thiệu thức ăn dành cho tôm con - Tôm Hope”.

Tham dự Hội nghị có ông Trần Hải Hoa - Tổng Giám đốc Kinh doanh Thủy sản hải ngoại (Tập đoàn New Hope), ông Câu Nguyên Hoa - Tổng giám đốc miền Nam Việt Nam (Tập đoàn New Hope), ông Vạn Tiến - Tổng Giám đốc New Hope Vĩnh Long cùng gần 200 đại biểu, khách mời.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Trần Hải Hoa - Tổng Giám đốc Kinh doanh Thủy sản hải ngoại (Tập đoàn New Hope) cho biết, Tập đoàn New Hope thành lập vào năm 1982. Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, New Hope đã và đang tiếp tục nắm giữ vị trí số 1 thế giới về sản xuất thức ăn chăn nuôi với tổng sản lượng 2023 đạt trên 28,7 triệu tấn.

Hiện nay, tập đoàn đã có mặt tại hơn 30 quốc gia ở châu Âu, châu Á, châu Phi. Tại Việt Nam, New Hope có 11 công ty con hoạt động tập trung ở TP. HCM, TP. Hà Nội, TP. Hải Phòng, Đồng Tháp, Bình Định, Bắc Giang, Thanh Hóa, Bình Phước và Vĩnh Long.

“Triết lý kinh doanh của New Hope là: Thị trường là thượng đế, khách hàng là bạn thân,

chất lượng là sinh mệnh. Trước hết, kinh doanh phải thành thật, chính trực, cùng nhau phát triển, tôn trọng khách hàng, tôn trọng bản thân, khiêm tốn học hỏi, không ngừng vươn lên.

Chúng tôi luôn luôn cố gắng

để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, lấy khoa học kỹ thuật làm gốc, kiên trì theo đuổi và sản xuất ra những sản phẩm hoàn

hảo nhất. Thành công của khách hàng chính là niềm hạnh phúc to lớn đối với New Hope.

Việt Nam là thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng, vùng đất con người nơi đây rất hiền hòa và giàu lòng nhân ái. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự tín nhiệm của khác hàng đã luôn tin tưởng, ủng hộ, đồng hành cùng New Hope trong suốt thời gian qua. Chúc

cho New Hope Vĩnh Long và bà con có thật nhiều vụ mùa bội thu”, ông Trần Hải Hoa chia sẻ.

Cũng tại Hội nghị, ông Triệu

Bằng Phi - Giám đốc công thức

thức ăn cho tôm khu vực miền

Nam đã giới thiệu những đặc điểm, công dụng nổi bật của sản phẩm Tôm Hope cho quý đại lý và bà con nông dân.

“Các dòng sản phẩm Tôm Hope luôn được cân đối dinh

dưỡng một cách toàn diện, bảo đảm tôm phát triển nhanh mạnh khỏe, rút ngắn chu kỳ nuôi. Ngoài ra, Tôm Hope còn sử dụng công nghệ nghiền bột tiên tiến để sản xuất ra sản phẩm tỷ lệ hấp thu cao. Hệ số chuyển hóa thức ăn tối ưu, hiệu quả chăn nuôi ưu việt”, ông Triệu Bằng Phi khẳng định. Bế mạc Hội nghị, ông Vạn Tiến - Tổng Giám đốc New Hope Vĩnh Long một lần nữa bày tỏ sự trân trọng và lời cảm ơn chân thành nhất đến các đại lý và bà con nông dân đã luôn tin tưởng, đồng hành cùng New Hope trong suốt một chặng đường dài. Chúc cho sự hợp tác giữa New Hope Vĩnh Long và quý khách hàng luôn bền chặt, cùng nhau phát triển, hướng tới ngành thủy sản bền vững.

Bí quyết nuôi 9 vụ liên tiếp

không EHP - Phân Trắng

từ khách hàng C.P. Việt Nam

Nuôi tôm là nghề có rất nhiều thách thức,

khó khăn, rủi ro về dịch bệnh, môi trường…

Đặc biệt là bệnh tôm chậm lớn do EHP và

bệnh phân trắng, đây là những vấn đề nhức

nhối và nan giải đối với người nuôi. Bệnh

khiến tôm giảm ăn, còi cọc, chậm lớn, làm

giảm năng suất thu hoạch và gây thiệt hại về

kinh tế nặng nề cho người nuôi.

Tuy nhiên, thời gian vừa qua bằng việc sử dụng

các sản phẩm từ C.P.

Việt Nam, nhiều khách hàng trên

khắp cả nước đã ngăn ngừa EHP

- Phân trắng hiệu quả và nuôi tôm thành công, điển hình nổi bật

gần đây nhất là kết quả nuôi của

anh Trương Rô Sa, tại huyện Mỹ

Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, khi đã có 9 vụ nuôi, trong 3 năm liên tiếp không EHP - Phân trắng. Ngày hôm nay kính mời quý độc giả cùng đến với câu chuyện của anh Sa dưới đây.

Bên cạnh là đại lý phân phối các sản phẩm C.P. Việt Nam có uy tín trong khu vực, anh Sa còn được biết đến là người nuôi tôm có nền tảng vững chắc từ kinh nghiệm sản xuất thành công. Với ý chí, khao khát làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, anh bắt đầu khởi nghiệp, hợp tác cùng C.P. Việt Nam bằng nghề nuôi tôm sú từ những năm 2000, cho thu nhập khá ổn định. Xong không dừng lại ở đó, anh luôn tìm tòi, học hỏi cập nhật nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để tìm ra giải pháp, hướng nuôi bền vững.

Năm 2021 là một trong những bước ngoặc lớn, đưa sự nghiệp nuôi tôm của anh sang một trang mới. Sau những chuyến tham quan thực tế, thấy được hiệu quả của việc nuôi tôm mô hình CPFCombine cho năng suất, lợi nhuận cao, anh đã mạnh dạn đầu tư khu nuôi của mình, ban đầu với 1 ao CPF-Combine House đến nay hệ thống khu nuôi của anh đã có 5 ao nuôi mô hình CPF-Combine House và 3 ao nuôi bạt bờ đáy lưới với diện tích hơn 4,4 ha và vấn đề dịch bệnh EHP - Phân trắng cũng được anh kiểm soát từ đó.

Giải pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả Có dịp gặp gỡ anh Sa vào buổi sáng tháng 10/2024, dưới cơn mưa nặng hạt, anh Sa cho biết mùa mưa bắt đầu “chín vụ”, đây cũng là thời điểm người nuôi tôm

hết sức lo lắng vì dịch bệnh EHPPhân Trắng hoành hành. Để ngăn ngừa, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh này, trong suốt 3 năm vừa qua, tại khu nuôi của mình anh chú trọng đến các yếu tố sau:

Yếu tố đầu tiên được anh đặc biệt quan tâm là khâu xử lý nước, sát khuẩn dụng cụ đầu vào. Bằng việc sử dụng Chlo, thuốc tím và sát khuẩn dụng cụ nuôi sạch khuẩn triệt để sẽ giúp hạn chế mầm bệnh trong quá trình nuôi.

Yếu tố thứ hai trong mỗi vụ nuôi, anh ương, nuôi tôm trong mô hình CPF-COMBINE HOUSE. Việc sử dụng mô hình CPF-COMBINE HOUSE sẽ giúp quản lý được các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, nắng, mưa, do thời thiết thay đổi, từ đó làm giảm streess cho tôm. Ngoài ra việc sử dụng mô hình nuôi tôm CPF-COMBINE HOUSE còn giúp giảm tác nhân gây bệnh từ các vật chủ trung gian vào ao nuôi như: chim, cò, côn trùng… Khu nuôi được vận hành và quản lý chặt chẽ với đầy đủ các hệ thống quan trọng, tạo điều kiện

cho tôm được phát triển tốt nhất: Hệ thống xi phông tự động giúp mang chất thải ra ngoài ao nuôi nhanh chóng và liên tục. Kết hợp với hệ thống quản lý thức ăn chặt chẽ giúp kiểm soát thức ăn và cho hệ số thức ăn thấp, các chỉ tiêu

môi trường được quản lý, kiểm tra chặt chẽ hàng ngày; Hệ thống an toàn sinh học như sát khuẩn tay,

đeo găng tay, thay dép lúc thăm tôm. Từ đó ngăn ngừa được bệnh

EHP - Phân trắng hiệu quả.

Bên cạnh đó việc lựa chọn các

sản phẩm chất lượng cao từ C.P.

Việt Nam như tôm giống CPFTURBO G20, thức ăn công thức

đặc biệt 5G và các chế phẩm sinh

học là yếu tố quan trọng giúp anh kiểm soát dịch bệnh tối ưu.

Anh Sa chia sẻ: “Hiện tại độ

mặn ngoài sông dường như 0‰, để nuôi tôm về size lớn với năng

suất cao, anh luôn chọn thả tôm giống C.P. Việt Nam, có sức chống chịu tốt, sức đề kháng và tỷ lệ sống cao, trung bình các ao được anh thả nuôi với mật độ 200 con/m2 nhưng tỷ lệ sống gần như 100%”.

Ở điều kiện độ mặn thấp quanh năm nên việc chọn thả nguồn tôm giống chất lượng cao rất quan trọng, song để đảm bảo nguồn khoáng chất cho tôm phát triển tốt, anh Sa còn chăm sóc

đàn tôm của mình bằng thức ăn

GOAL MAX, sản phẩm thức ăn

C.P. chuyên dùng nuôi tôm độ mặn thấp với mật độ cao giúp tôm

khỏe mạnh, lớn nhanh. Trong suốt vụ nuôi anh luôn sử dụng các chế

phẩm sinh học từ C.P. Việt Nam để chăm sóc sức khỏe cũng như duy trì môi trường sống ổn định cho đàn tôm, giúp ngăn ngừa kiểm soát dịch bệnh.

Hiệu quả nuôi vượt trội Bằng việc sử dụng 100% các sản phẩm, mô hình nuôi từ C.P. Việt Nam, khu nuôi của anh Sa không những kiểm soát EHP-Phân trắng thành công, mà hàng năm

còn sản xuất ra thị trường hàng trăm tấn tôm thịt chất lượng cao. Trong 3 năm liên tiếp nuôi tôm về size 30 con/kg về lớn. Cụ thể trong 2 vụ nuôi vào đầu năm nay, khu nuôi anh Sa cho thu hoạch với sản lượng gần 50 tấn tôm ở kích cỡ 27 - 15 con/kg, hiện tại khu nuôi của anh đang có tôm 70 ngày tuổi đạt size 50 con/kg và đang được anh chăm sóc về lớn, ước tính sản lượng còn hơn 40 tấn. Có thể nói kết quả 9 vụ nuôi trong 3 năm liên tục từ khu nuôi của anh Sa, là minh chứng cho thấy hiệu quả vượt trội bộ giải pháp hoàn chỉnh, từ tôm giống CPF-TURBO G20, thức ăn công thức đặc biệt 5G, mô hình CPFCOMBINE HOUSE và các chế phẩm sinh học C.P. Việt Nam. Cám ơn anh Sa về câu chuyện nuôi tôm của mình, kính chúc anh Sa và Quý khách hàng có những vụ mùa thành công, thắng lợi.

C.P. Việt Nam

Mô hình phòng bệnh 90 ngày

Vinhthinh Biostadt

Giải pháp phòng bệnh hiệu quả cho vấn đề phân trắng và EHP

Hiện nay, khi nói đến bệnh phân trắng và EHP, ngay cả các trang trại lớn cũng đều rất sợ, bởi nhiều phác đồ điều trị do các ngành chức năng khuyến cáo trước đây hoặc những biện pháp do người nuôi tôm tự thực hiện, giờ gần như vô hiệu với 2 loại bệnh này, nhất là ở thời điểm giao mùa hoặc vụ nghịch. Qua nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn, Công ty Vinhthinh Biostadt đã xây dựng, phát triển và hoàn thiện quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei với giải pháp phòng bệnh toàn diện, hiệu quả thông qua Mô hình phòng bệnh 90 ngày Vinhthinh Biostadt, trên cả ao bạt lẫn ao đất.

Quan điểm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” xuyên suốt quy trình nuôi

Có thể nói, trái tim của mô hình phòng bệnh 90 ngày Vinhthinh Biostadt chính là quan điểm phòng bệnh toàn diện ngay từ đầu, ngoài các bệnh như AHPND, EMS thì đặc biệt phải kiểm soát được vi khuẩn Vibrio và vi bào tử trùng là nguyên nhân chính gây nên bệnh phân trắng, EHP.

Mô hình phòng bệnh 90 ngày Vinhthinh Biostadt sử dụng 100% sản phẩm chất lượng cao do Vinhthinh Biostadt nhập khẩu hoàn toàn từ các đối tác danh tiếng trong lĩnh vực thú y, thủy sản, hóa chất, vi sinh để quản lý tốt các yếu tố môi trường trong ao nuôi, nâng cao dinh dưỡng, sức khỏe cho tôm, tạo điều kiện tốt nhất cho tôm tăng trưởng nhanh, về đích sớm và không nhiễm bệnh trong suốt quá trình nuôi.

Mô hình phòng bệnh 90 ngày Vinhthinh Biostadt còn đảm bảo được tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, do nói KHÔNG với kháng sinh nên được người nuôi và các nhà chế biến, xuất khẩu tôm đánh giá rất cao.

Sự khác biệt của Mô hình phòng bệnh 90 ngày Vinhthinh Biostadt

Mô hình được kiểm soát toàn diện thông qua việc cung ứng chuỗi đầu vào từ con giống, thức ăn ương vèo, hóa chất xử lý nước, vi sinh và các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng. Ngoài ra, Vinhthinh Biostadt còn có đội ngũ kỹ thuật lành nghề, chuyên môn giỏi, thực tiễn tốt, luôn đồng hành cùng khách hàng trong suốt quá trình nuôi. Tất cả các yếu tố trên tạo nên sự khác biệt, thành công cho mô hình của Vinhthinh Biostadt trong thời gian vừa qua khi có nhiều khách hàng ở

khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đạt được các mục tiêu mô hình như tôm nuôi về size 35 con/kg sau 90 ngày, tỷ lệ sống trên 80%, chi phí sử dụng thuốc hiệu quả đã tạo nên giá thành sản xuất thấp cho 1 kg tôm, nâng cao giá trị lợi nhuận cho bà con.

Hiệu quả và ý nghĩa thực tiễn

Từ đầu năm 2024 đến nay, Vinhthinh Biostadt đã thực hiện 237 mô hình phòng bệnh 90 ngày tại các farm nuôi của khách hàng thuộc đại lý của Vinhthinh Biostadt và đã có 148 mô hình đã thu hoạch với kết quả rất khả quan.

Theo đó, các mô hình ao bạt được thả nuôi với mật độ tôm trung bình 177 con/m2 và thực hiện theo quy trình hướng dẫn của Vinhthinh

Biostadt. Đúng như tên gọi của mô hình phòng bệnh 90 ngày, sau thời gian 3 tháng nuôi, tôm của nhiều khách hàng đã vượt qua

được các bệnh gan tụy cấp, chết sớm và hơn hết là không nhiễm bệnh phân trắng, EHP để về đích với kích cỡ tôm thu hoạch trung bình 35,1 con/kg. Cá biệt hơn có những khách hàng sau thời gian nuôi 103 ngày, tôm thu về size 23 con/kg. Năng suất bình quân ở mô hình ao bạt khi tôm vượt qua 60 nuôi đến lúc thu hoạch đạt 5.399 kg/ 1.000 m2

Điển hình như mô hình ao bạt của anh Huy, Kiên Giang. Chỉ với 400.000 PL, giống Vinhthinh Biostadt, sau 103 ngày nuôi, tổng sản lượng anh Huy thu hoạch là 17 tấn, size lớn nhất đạt 23 con/kg. Hay mô hình của anh Sáng, Cà Mau, sau 74 ngày nuôi, anh thu được 14 tấn tôm, size 38 con/kg với lượng giống thả là 700.000 PL.

Mô hình ao đất cũng thu được nhiều kết quả khả quan. Cụ thể, tại farm nuôi của anh Hà ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Chỉ với 160.000 PL, giống Vinhthinh Biostadt, sau 127 ngày nuôi, anh Hà thu hoạch được 2.150 kg tôm, size 31 con/kg, bán được giá 163.000 đồng/kg. Hay như anh Huyến ở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, thả nuôi 300.000 PL, giống Vinhthinh Biostadt, sau 119 ngày nuôi, anh thu hoạch tôm đạt size 35 con/kg, sản lượng 7.100 kg bán với giá 151.000 đồng/ kg. Anh cho biết, tôm đạt tỷ lệ sống khoảng

83% và lợi nhuận khá cao…

Không chỉ đạt năng suất cao và kích cỡ tôm nuôi lớn, mô hình phòng bệnh 90 ngày

Vinhthinh Biostadt còn có ý nghĩa lớn trong việc phòng bệnh. Kết quả thực tiễn ghi nhận cho thấy, ở các ao khách hàng đã thu hoạch thì tỷ lệ ao có biểu hiện phân trắng chỉ chiếm 11,4% và EHP chỉ chiếm 2,5%. Tỷ lệ này là khá thấp so với tỷ lệ ao nuôi chung tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay và Vinhthinh Biostadt đang tiếp tục chăm sóc những mô hình đang thực hiện để có kết quả tốt hơn trong thời gian tới. Sở dĩ Chúng tôi nói ý nghĩa là bởi, ở vụ nuôi năm nay, bệnh phân trắng, EHP đã xuất hiện rất sớm, gây thiệt hại không ít cho người nuôi tôm. Đỉnh điểm là giai đoạn tháng 6 - 7, rất nhiều diện tích buộc phải thu hoạch sớm vì tôm nhiễm bệnh phân trắng và EHP. Thu hoạch sớm nên tôm toàn cỡ nhỏ, giá rất rẻ, người nuôi bị thua lỗ. Chưa hết, bệnh phân trắng và EHP còn để lại hậu quả là tình trạng thiếu hụt tôm nguyên liệu xảy ra sớm, ngay khi mới bước vào tháng 8, nhất là thiếu tôm cỡ trung và cỡ lớn.

Các giải pháp kỹ thuật được áp dụng trong quy trình Đối với xử lý nước đầu vào, Chúng tôi sử dụng sản phẩm FANTAI TCCA/ CHITA TCCA , với liều 15 ppm cho mục đích diệt cua còng, giáp xác, diệt cá và đảm bảo tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn.

Đối với quản lý môi trường trong ao nuôi, Chúng tôi sử dụng chủ yếu 2 loại sản phẩm Vi sinh bột MERABAC W và enzyme POLYZYMES, để cung cấp hệ vi sinh vật có lợi cho ao, ức chế vi khuẩn Vibrio và làm sạch nước, đặc biệt xử lý rất hiệu quả ngăn ngừa “nấm đồng tiền” là nguyên nhân chủ yếu cho bệnh phân trắng.

Đối với các sản phẩm dinh dưỡng, bổ sung, Chúng tôi sử dụng sản phẩm ESOMAX là tinh dầu kháng sinh, được chiết xuất từ các thảo dược, được thử nghiệm tại các trường đại học danh tiếng như Kasetsart, Thái Lan và Trường thủy sản, Đại học Cần Thơ, về hiệu quả ức chế vi khuẩn Vibrio và phòng ngừa bệnh phân trắng, EHP.

Công ty Vinhthinh Biostadt

Thông tin công ty:

Công ty CP Công nghệ Tiêu chuẩn

Sinh học Vĩnh Thịnh

Địa chỉ: Lô 23, đường Tân Tạo, KCN Tân

Tạo Mở Rộng, Quận Bình Tân, TP HCM

Hotline tư vấn kỹ thuật ương mật độ cao và quy trình phòng bệnh: 0919 911 248

CHUYÊN TRANG CÓ SỰ TÀI TRỢ CỦA TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA

Chủ động ứng phó và thích nghi

với phòng vệ thương mại

Sau một số khó khăn, lúng

túng trong những vụ phòng

vệ thương mại đầu tiên, năng

lực ứng phó của các doanh

nghiệp thủy sản ngày một

tốt hơn; khả năng chủ động

phòng ngừa và giảm thiểu tối

đa rủi ro liên quan đến phòng

vệ thương mại cũng ngày

một hiệu quả hơn.

Điều đó được minh chứng qua xuất khẩu thủy sản của Việt

Nam luôn có sự tăng trưởng

khả quan dù vướng không ít vụ việc phòng vệ thương mại (PVTM) trong suốt hơn 20 năm qua.

Kết quả từ sự chủ động

Ngay sau khi ký kết Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, xuất khẩu thủy sản bắt

đầu tăng nhanh, nhưng cũng không lâu sau đó, Việt Nam phải đối mặt với vụ phòng vệ thương mại đầu tiên là vụ

điều tra chống bán phá giá với cá tra, cá basa và sau đó là với con tôm nước lợ. Nếu như ở lần điều tra ban đầu, mức thuế mà doanh nghiệp áp lên tới gần 30%, thì sau nhiều rà soát chỉ còn 13% và hiện tại có một số doanh nghiệp đã có mức thuế 0%. Điều đó cho thấy, các doanh nghiệp cũng dần thích nghi và có sự chủ động hơn trong các biện pháp phòng ngừa. Theo đánh giá của

Cục phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), trong các nhóm ngành xuất khẩu, thủy sản là một trong những nhóm ngành có năng lực ứng phó cao với phòng vệ thương mại.

Minh chứng thêm cho năng lực ứng phó PVTM của ngành thủy sản, ông

Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản

Việt Nam (VASEP), cho biết mặc dù các mặt hàng thủy sản chủ lực như tôm và cá tra đến nay vẫn tiếp tục bị Hoa Kỳ áp dụng biện pháp PVTM như: Chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống lẫn tránh thuế… nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có thuế suất 0% và duy trì được lượng xuất khẩu ổn định sang thị trường Hoa Kỳ. “Kết quả này là nhờ có sự kiên trì và chủ động của các doanh nghiệp, sự tích cực của Hiệp hội và sự hỗ trợ,

Cũng theo VASEP, sản phẩm thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu tới 170 quốc gia song hiện mới chỉ bị Hoa Kỳ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp. Đơn cử như vụ kiện chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh tại thị trường Hoa Kỳ, nhờ có sự chủ động và phối hợp tốt, nên trong phán quyết của DOC vào ngày 22/10 mới đây, mức thuế chung cho các doanh nghiệp Việt Nam chỉ là 2,84%, thấp nhất so với 3 nước còn lại là: Ecuador, Ấn Độ và Indonesia. Hay như vụ kiện chống lẩn tránh thuế đối với Công ty Minh Phú trước đây, sau nỗ lực chủ động phối hợp cung cấp hồ sơ, dữ liệu, Minh Phú đã chứng minh được rằng doanh nghiệp mình không vi phạm các quy định này và đã được phía DOC chấp nhận.

Sẽ còn phức tạp và khắt khe hơn

Mặc dù doanh nghiệp đã có sự chủ động hơn trong ứng phó với các vụ việc PVTM, nhưng theo VASEP, năng lực ứng phó của các doanh vẫn còn hạn chế, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp này yếu về vốn, về quản trị, hệ thống sổ sách kế toán theo dõi… cũng như có một sự chủ quan nhất định. Trao đổi với phóng viên Tạp chí Thuỷ sản Việt Nam về vụ kiện chống trợ cấp đối với tôm nước ấm vừa qua, Chủ tịch HĐQT một công ty chế biến thủy sản ở ĐBSCL thừa nhận rằng, đã có sự chủ quan nhất định của một số doanh nghiệp trong việc lưu trữ hồ sơ sổ sách một cách đầy đủ, nên khi vụ việc xảy ra thì lúng túng, khó khăn trong việc tìm cách giải quyết. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa chủ động nỗ lực áp dụng các chứng chỉ như OHSAS về xây dựng về hệ thống quản lý an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp, chứng nhận FSC bảo vệ rừng, SMETA về trách nhiệm xã hội… nhằm tuân thủ các quy định của thị trường.

Cũng theo vị Chủ tịch trên, điểm chung mà các vụ kiện PVTM nhắm tới chủ yếu là vùng nguyên liệu, sản xuất bán hàng của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần quan tâm cũng như phải chuẩn bị ngay từ đầu hồ sơ,

dữ liệu về các vấn đề này để có cách

ứng phó phù hợp, hiệu quả. Xu hướng điều tra cũng khắt khe hơn với việc yêu

cầu cao hơn đối với Chính phủ, doanh nghiệp bị điều tra như thời hạn trả lời, yêu cầu bổ sung nhiều thông tin, khó xin gia hạn, thay đổi tiền lệ trong việc xác định xuất xứ... Phạm vi điều tra cũng ngày càng mở rộng bao gồm cả các nội dung mới như điều tra, xem xét phạm vi sản phẩm, điều tra chống lẩn tránh biện pháp PVTM, điều tra định giá thấp tiền tệ trong khuôn khổ điều tra chống trợ cấp... Cùng với đó, mức thuế PVTM có thể bị đẩy lên do vấn đề kinh tế thị trường.

Cần chủ động và đoàn kết

Để chủ động ứng phó với PVTM, doanh nghiệp cần nắm bắt thông tin, kiến thức cơ bản về phòng vệ thương mại, đồng thời, cân nhắc việc chủ động tham gia, cung cấp thông tin

đầy đủ, đúng thời hạn theo yêu cầu của cơ quan điều tra. Khi đã xác định

được nguy cơ, doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị trước về hệ thống quản trị doanh nghiệp, rà soát, kiểm tra lại hệ thống kế toán, sổ sách, chứng từ… bảo đảm đầy đủ, chính xác, khoa học, có thể truy xuất và xác minh. Bên cạnh đó, thông qua đánh giá nguy cơ, doanh nghiệp nên xác định lại chiến lược kinh doanh, đa dạng hóa thị trường, đồng thời, phối hợp, chia sẻ thông tin để cùng ứng phó...

Các doanh nghiệp cần thường xuyên

cập nhật các thông tin về các vụ điều tra PVTM thông qua các cơ quan thương mại của Việt Nam tại các nước là đối tác xuất khẩu. Tiếp đó là thông tin

từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) là đầu mối nắm tất cả các vụ

kiện. Theo ông Hồ Quốc Lực - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thực phẩm

Sao Ta, các biện pháp PVTM sẽ ngày càng nhiều hơn, mức độ phức tạp, khắt khe ngày một lớn hơn, nên việc lưu trữ hồ sơ, sổ sách một cách khoa học và dài hạn là vấn đề hết sức quan trọng

đối với mỗi doanh nghiệp. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể đáp ứng một

cách nhanh chóng, chính xác và minh

bạch những gì phía nguyên đơn yêu

cầu, nhằm giảm thiểu thấp nhất rủi ro phát sinh trong quá trình điều tra.

Cùng với đó, doanh nghiệp cần tăng

cường đổi mới, đa dạng hóa, tiến bộ

hóa chất lượng mẫu mã ngành hàng

xuất khẩu; chuẩn bị nguồn nhân lực

của doanh nghiệp có hiểu biết liên

quan tới PVTM và hệ thống quản trị

liên quan như theo dõi nguyên liệu đầu vào, các chi phí thực tế… để chủ động

ứng phó các tình huống có thể xảy ra

trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Theo bà Tô Thị Tường Lan - Phó

Tổng Thư ký VASEP, để ứng phó với vụ

việc PVTM, doanh nghiệp cần chuẩn bị

dữ liệu đầy đủ, hồ sơ rõ ràng, lưu giữ

qua nhiều năm; tích cực phối hợp với

cơ quan chức năng... đặc biệt là nên

sử dụng chung một đơn vị tư vấn pháp

lý nhằm tạo sự thống nhất. Hiện, ngày

càng nhiều nguyên đơn tham gia vào

các vụ kiện khiến sự việc phức tạp hơn, do đó, các doanh nghiệp cần đoàn kết

để vượt qua thách thức và phát triển

bền vững.

Xuân Trường

Sao Ta là một trong những doanh nghiệp

có sự chủ động

rất tốt trong việc

lưu trữ hồ sơ, sổ

sách, chứng từ

từ vùng nuôi cho đến chế biến xuất khẩu

Thị trường cá hồi Na Uy

ĐỨNG VỮNG SAU CHÍNH SÁCH

THUẾ MỚI

Những biến động theo chiều tiêu cực của ngành sản xuất cá hồi Na Uy cho thấy thuế không phải là công cụ vạn năng trong quản lý thị trường. Tuy nhiên, ngành cá hồi vẫn nỗ lực giữ vị thế trên thị trường toàn cầu.

Sự bùng nổ của cá hồi Na Uy

Từ năm 2014, cá hồi đứng đầu bảng xếp hạng các loại cá được

ưa chuộng nhất thị trường Đức. Cá hồi cũng là loại hải sản được

ưa chuộng ở nhiều khu vực khác thuộc châu Âu. Điều này mang lại

lợi ích đặc biệt cho ngành cá hồi

Na Uy, vốn đã tiên phong đầu tư và phát triển mạnh tay cho công nghệ nuôi bền vững từ đầu thập niên 1960. Tới nay, các cơ sở nuôi cá hồi của Na Uy cũng lan sang Chile, Scotland và nhiều quốc gia khác, chiếm gần 70% tổng sản ượng cá hồi Đại Tây Dương của toàn thế giới. Năm 2021, tổng sản lượng cá hồi toàn cầu hơn 2,8 triệu tấn, trong đó chỉ có 705.000 tấn cá hồi khai thác tự nhiên, chủ yếu ở Thái Bình Dương.

Na Uy đã phát triển công nghệ phòng chống dịch bệnh tiên tiến khiến việc sử dụng kháng sinh trở nên dư thừa. Nhờ đó, cá hồi

Đại Tây Dương (Salmo salar) trở thành loài cá hồi được sản xuất nhiều nhất trên thế giới. Từ năm 2005 đến 2017, sản lượng cá hồi Đại Tây Dương toàn cầu tăng gần 5%/năm trong khi lượng tiêu thụ tăng 3 lần từ năm 2009 đến năm 2021. Năm 2016, giá trung

bình cá hồi nuôi trên thị trường đạt 6,72 EUR/kg, nhưng tới năm 2022 tăng lên 11 EUR/kg và trở thành thực phẩm protein động vật có giá tăng cao nhất.

Các chuyên gia thị trường phân tích, giá cá hồi chắc chắn không giảm về mức bình dân như vài thập kỷ trước. Ngoài châu Âu, cá hồi cũng được săn đón ở nhiều thị trường khác do nguồn cung fillet và sản phẩm giá trị gia tăng ngày càng lớn mạnh. Rất ít loại cá hoặc hải sản khác có thể cạnh tranh với cá hồi về sự đa dạng này. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), giá trị thương mại ngành cá hồi tăng trung bình 10% từ năm 1976 và chính thức lọt top 1 sản phẩm

thủy sản có giá trị kinh tế cao nhất từ năm 2013.

Gánh nặng thuế

Nhu cầu tiêu thụ cá hồi trên

thị trường thế giới tăng cao bởi nhu cầu mạnh mẽ về thực phẩm lành mạnh, chất lượng cao, giàu protein. Đây có thể là lý do chính phủ Na Uy đề xuất “thuế khấu trừ tại nguồn” vào tháng 9/2022 và chính thức có hiệu lực từ tháng 1/1/2023. Ban đầu chính phủ Na Uy đề xuất mức thế VAT 40% với các trại nuôi tối thiểu 5.000 tấn/ năm và chỉ đánh vào giá trị gia tăng được tạo ra trong giai đoạn nuôi vỗ cá trên biển.

Mức thuế mới khiến các trại cá hồi không còn động lực mua

thêm giấy phép mở rộng diện tích nuôi. Trước áp lực này, chính

phủ Na Uy đã giảm thuế xuống 25%. Tuy nhiên, ngành cá hồi Na

Uy vẫn phải gánh khoản tài chính

lên đến 480 triệu EUR hàng năm.

Nhiều nhà đầu tư đã nản lòng

khiến tốc độ tăng trưởng năng

lực sản xuất chậm lại. Hiệp hội

thủy sản Na Uy ước tính chỉ trong

4 tháng từ khi đề xuất thuế 40%

đầu tiên vào tháng 9/2022 đến

tháng 1//2023, các khoản đầu tư

trị giá 35 tỷ NOK (3,2 tỷ EUR) đã

bị hoãn hoặc hủy bỏ.

Năm 2022, cá hồi Na Uy tụt

hạng sau cá minh thái Alaska

về lượng tiêu thụ. Grieg Seafood và nhà sản xuất cá hồi lớn nhất

thế giới Mowi đã tạm dừng tất

cả các khoản đầu tư cơ cấu mới

ở Na Uy sau khi thuế khấu trừ

được công bố. Geir Ove Ystmark, Giám đốc Liên đoàn Thủy sản

Na Uy, chỉ trích chính sách thuế

mới không bền vững và gây

ra gánh nặng hành chính cho doanh nghiệp, làm giao dịch sụt giảm, công nhân bị sa thải và kế

hoạch mua giấy phép mới bị hủy bỏ. Tập đoàn Cermaq, Mowi và

Leroy cũng hủy các dự án đầu tư

trại nuôi cá hồi trên cạn.

Ngay sau khi công bố mức

thuế mới, giá trị cổ phiếu của các tập đoàn cá hồi trên Sở giao dịch chứng khoán Oslo đã giảm

mạnh vài tỷ NOK. Giá một cổ phiếu của Mowi đã giảm xuống

140 NOK/ (11,82 EUR) vào tháng 9, mức thấp nhất trong 5

năm. Giá cổ phiếu của SalMar và Grieg Seafood giảm gần một

nửa chỉ trong vài ngày. Sau thỏa thuận tại quốc hội Na Uy và công

bố mức thuế 25%, giá cổ phiếu

của các công ty mới tăng trở lại.

Nhưng thị trường cá hồi vẫn tiếp tục nguy cơ đối mặt những khó

khăn mới khi chính phủ Na Uy thành lập Ủy ban độc lập để tính

toán và ấn định thuế khấu trừ

của doanh nghiệp hàng năm dựa trên giá cá hồi.

Giữ vị thế

Ngành cá hồi Na Uy vẫn đang phản đối chính sách thuế và nhấn

mạnh mức thuế phải dựa trên

giá thực tế. Cá hồi không phải là

một sản phẩm đồng nhất mà có nhiều kích cỡ và chất lượng đa

dạng, cùng với các loại hợp đồng

và thị trường khác nhau. Điều này

có thể dẫn đến hệ lụy cá cùng

kích cỡ và chất lượng có thể định

giá khác nhau trên thị trường

quốc tế. Cá hồi chế biến thường

được bán theo hợp đồng giá cố định, khối lượng cố định và thấp hơn giá giao ngay. Những ví dụ này cho thấy việc định giá cá hồi phức tạp hơn nhiều so với các ngành khác.

Hiện chính phủ Na Uy chưa đưa ra quyết định cụ thể, nhưng chắc chắn thuế khấu trừ doanh nghiệp sẽ làm giảm lợi nhuận của nganh cá hồi. Điều này có nghĩa sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư sẽ giảm dần. Ngành cá hồi cũng lo ngại tác động kinh tế đối với các lĩnh vực liên quan như thức ăn chăn nuôi, bán buôn và chế biến sơ cấp. Tất cả đều có thể làm suy yếu “ngôi vương” của cá hồi Na Uy, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận và xói mòn lợi thế cạnh tranh của Na Uy. Bất chấp chính sách thuế khấu trừ mới, Na Uy vẫn dẫn đầu về nguồn cung cá hồi cho khu vực châu Âu và thống trị ngành cá hồi toàn cầu. Năm 2022, ngành cá hồi Na Uy đạt kim ngạch xuất khẩu kỷ lục 105,8 tỷ NOK (khoảng 9,7 tỷ EUR), tăng 30% so với năm trước. Nhu cầu tiêu thụ cá hồi trên toàn thế giới vẫn duy trì ở mức cao và sẽ tiếp tục tăng đã mang lại triển vọng tích cực cho ngành cá hồi Na Uy. Năm 2022, thị trường cá hồi toàn cầu chỉ đạt hơn 3,5 triệu tấn gồm cả nuôi và tự nhiên, tương đương giá trị 30,87 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng kép 3,9%/ năm. Cơ quan nghiên cứ và thị trường châu Âu (Research and Markets) dự báo vào năm 20272028, thị trường cá hồi toàn cầu sẽ đạt trị giá 38 tỷ USD cùng sản lượng 4,3 triệu tấn.

Tuấn Minh

Nhật Bản

“Loạn”

giá cá hồi coho Chile

Trong những tháng gần đây, tỷ giá đồng USD/JPY dao động quanh ngưỡng 150. Nếu giá cá hồi coho Chile chạm mức 7 USD/kg thì chi phí tính bằng Yên có thể chênh lệch 100 JPY. Trong tháng 7, đồng Yên suy yếu xuống mức 160 JPY đổi 1 USD, giá bán buôn cá hồi coho H&G cỡ 4-6 pound chạm mức 1.150 JPY/kg trong khi giá xuất khẩu là 7 USD/ kg. Tuy nhiên, khi đồng Yên tăng giá lên ngưỡng 145 JPY/USD, giá cá hồi coho lại hạ xuống 1.080 JPY/kg. Một số hộ nuôi cá hồi Chile đã đẩy giá lên 7,3 USD/kg trong suốt giai đoạn đồng Yên suy yếu. Ước tính, Nhật Bản nhập khẩu 15.000 – 20.000 tấn cá hồi trong năm nay. Riêng giá sản phẩm cá hồi đầu tiên trong mùa (dự kiến đến thị trường Nhật vào tháng 11/2024) được ấn định ở mức 7-7,20 USD/kg. Người mua cá hồi tại Nhật Bản cho biết, giá CFR cá hồi coho Chile dao động 1.0501.080 JPY/kg. Sau khi trừ phí thông quan, và tỷ suất lợi nhuận, giá bán buôn phải đạt 1.100 JPY/kg mới hòa vốn.

Sò điệp Atlantic cỡ nhỏ 20-30s tiếp tục tiếp tục chiếm ưu thế trong các phiên đấu giá tại chợ New Bedford, bang Massachusetts vào tuần trước, trong khi mặt hàng sò điệp cỡ lớn hơn gần như vắng bóng. Trong số 133.307 pound sò điệp được đưa về chợ đấu giá trong tuần 41 (7-13/10), có 54% là sản phẩm cỡ nhỏ, 10% là cỡ 30-40s, thậm chí nhỏ hơn. Các hãng sản xuất không còn sự lựa chọn khác, đành phải thu mua sò điệp cỡ nhỏ. Trong tuần 41, giá sò điệp các cỡ đều giảm, trừ sò điệp cỡ U-12s tăng giá 2% so với tuần 40, từ 37,55 USD/pound lên 38,05 USD/pound. Mức giá này cũng tăng 172% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi đó, sò điệp cỡ U-10s giảm 9%, từ 41,39 USD xuống 37,85 USD/pound nhưng vẫn tăng 170% so với giá cùng kỳ năm ngoái. Mặt hàng phổ biến nhất, sò điệp 10-20s giá trung bình 20,48 USD/pound trong tuần 41, giảm 7% so với tuần trước đó nhưng tăng 45% so cùng kỳ.

Trung Quốc

Giá tôm Ecuador tăng 1 USD/kg trong 2 tháng qua

Trong nửa đầu năm, giá tôm Ecuador duy trì mức tương đối thấp tại thị trường Trung Quốc. Nhưng sau Hội chợ triển lãm thủy sản Thượng Hải vào cuối tháng 8/2024, giá tôm Ecuador tăng 1 USD/kg trong vòng chưa đến 2 tháng. Doanh nghiệp Ecuador lý giải đợt tăng giá này là do mùa đông lạnh giá và khủng hoảng năng lượng khiến sản lượng tôm Ecuador sụt giảm. Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc cho rằng các doanh nghiệp Ecuador không cập nhật tình hình nhu cầu thị trường đang suy yếu và nền kinh tế của Trung Quốc hiện tại. Theo Huacai Dazong, một nền tảng kinh doanh thủy sản trực tuyến, 6 túi tôm 30/40 IQF trọng lượng 1,65kg từ một nhà máy Ecuador có giá lên đến 421 CNY vào ngày 12/10, tăng 13,8% so với mức 370 CNY hồi giữa tháng 8. Do vậy, người bán tôm tại Trung Quốc buộc phải tăng giá sản phẩm và khó có lãi khi nhu cầu đối với tôm đông lạnh nhập khẩu giảm nhanh từ tuần lễ Quốc khánh Trung Quốc. Nhiều ý kiến cho rằng, trong đợt giảm phát nghiêm trọng đang diễn ra ở thị trường Trung Quốc, các hãng tôm Ecuador khó có thể duy trì giá bán tôm như hiện nay cho đến hết năm.

Na Uy Giá cá hồi

tươi lần đầu dưới 70 NOK/kg kể từ năm 2022

Giá xuất khẩu cá hồi tươi của Na Uy trong tuần 40 (30/9-6/10) đã chạm mức thấp nhất trong gần 2 năm qua, theo Hội đồng thủy sản Na Uy (NSC). Cụ thể, giá trung bình FBO Oslo tiếp tục lao dốc xuống mức 69,7 NOK/kg (6,57 USD), mức thấp nhất kể từ tuần 45 của năm 2022. Khối lượng xuất khẩu cá hồi tươi trong tuần 40 cũng giảm so với tuần 39, chỉ đạt 26.651 tấn, nhưng vẫn tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Khối lượng cá hồi xuất khẩu sang châu Âu, Anh và Trung Quốc giảm so tuần trước, lần lượt ở các mức 21.008 tấn; 1.039 tấn và 757 tấn trong khi lượng hàng sang Mỹ và Nhật Bản tăng lần lượt 468 tấn và 188 tấn. Giá cá hồi FOB trung bình sang EU, Anh và Mỹ đồng loạt giảm xuống các mức 66,8 NOK/kg; 77,5 NOK/kg và 87,2 NOK/kg. Tương tự, giá cá xuất khẩu sang Trung Quốc và Hàn Quốc cũng giảm xuống 91,1 NOK/ kg và 97,4 NOK/kg. Tuy nhiên, giá cá xuất khẩu sang Nhật Bản vẫn duy trì mức 89,2 NOK/kg.

Ấn Độ

Giá tôm thẻ nguyên liệu tăng vọt do nguồn cung giảm

Giá tôm Ấn Độ tuần 41 tăng 5 INR/kg với hầu hết các cỡ trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt và nhu cầu tiêu thụ từ thị trường Mỹ tăng mạnh. Sau vài tuần tăng giá, tôm thẻ Ấn Độ đang duy trì mức cao thứ 3 trên thị trường quốc tế, riêng tôm cỡ 60 con/kg giá lên đến 3,98 USD/kg, chỉ sau tôm thẻ Thái Lan (4,55 USD/kg) và Việt Nam (4,23 USD/kg). Làn sóng tăng giá tại Ấn Độ cũng kéo theo hiện tượng các nhà máy đổ xô thu mua tôm nguyên liệu. Giá tôm cỡ 60 con ở Andhra Pradesh lên tới 330 INR/ kg vào đầu tuần 41, tăng 1,5% so với mức 325 INR/kg của tuần 40. Tại Nellore, tôm thẻ cỡ 60 và 70 duy trì các mức giá 325 INR/kg và 305 INR/ kg, tương tự tuần trước đó; nhưng giá tôm thẻ cỡ 40 tăng 0,7% lên 385 INR/kg do nhu cầu thu mua tôm cỡ lớn tăng mạnh. Được biết sản lượng tôm Ấn Độ gần đây sụt giảm do dịch bệnh bùng phát và lũ lụt.

Ma Rốc

Nguồn cung thắt chặt, giá mực ống tăng vọt

Giá mực ống Ma Rốc cấp đông tại tàu đã tăng hơn 1 EUR/kg trong hơn một tháng qua kể từ đầu vụ khai thác thứ hai. Hiện, giá FOB mực ống đông lạnh dao động 8.60 - 10,60 EUR/kg tùy kích cỡ. Giá tăng chủ yếu do tình trạng khan hiếm mực ống tại nhiều nhiều ngư trường Ma Rốc, buộc các hãng chế biến và nhà phân phối tại Italia và Tây Ban Nha phải gấp rút tìm kiếm nguồn cung thay thế. Ngoài ra, đảo Falkland hủy bỏ vụ khai thác thứ hai cũng góp phần đẩy giá mực ống tăng đột ngột trong khi giá mực ống loligo tích trữ từ vụ đầu tiên cũng nhảy vọt lên trên 6 EUR/kg. Trong khi đó, tình trạng khan hiếm mực lá đại dương vẫn tiếp diễn ở Peru, khiến giá mực tăng gấp 3 lần. Nguyên nhân được cho là do ngành đánh cá địa phương đang rơi vào khủng hoảng tồi tệ nhất trong 30 năm qua trước nạn khai thác trái phép tràn lan của các tàu cá châu Á. Giá mực ống Peru cũng tăng 20 PENg/kg (5,40 USD/kg). Ngàoi ra, giá bạch tuộc Ma Rốc cũng tăng mạnh và dao động 9,2 – 14,9 EUR/kg FOB tùy kích cỡ.

Thái Bình

Ngư dân vào mùa tép biển

Thời điểm này, ngư dân huyện Tiền Hải, Thái Bình đang vào mùa khai thác tép biển. Nhờ được mùa, nhiều tàu thuyền đạt sản lượng cao, mang lại thu nhập lớn cho bà con ngư dân. Tép được các cơ sở chế biến thu mua ngay tại cảng với giá 6.000 - 7.000 đồng/kg. Từ cuối tháng 9 đến nay, thời tiết thuận lợi giúp ngư dân trung bình mỗi tháng ra khơi 15 - 20 chuyến, thu nhập trên 100 triệu đồng. Theo ngư dân, tép biển có quanh năm, cao điểm từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau. Những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ tép khô và tép muối xuất khẩu sang Trung Quốc, Hàn Quốc tăng, giúp tiêu thụ tép biển thuận lợi hơn và giá bán ổn định.

Phú Yên

Tôm hùm cỡ lớn khó tiêu thụ

Người nuôi tôm hùm tại Phú Yên hiện đang lo lắng khi thị trường Trung

Quốc chỉ ưa chuộng loại tôm hùm xanh nhỏ, với trọng lượng khoảng

0,3 kg/con. Hiện giá thu mua tôm hùm loại nhỏ (0,3 kg/con) dao động từ 700.000 - 780.000 đồng/kg, trong khi tôm lớn hơn lại có giá thấp hơn, dưới 700.000 đồng/kg. Theo chia sẻ của người nuôi tại thị xã Sông Cầu, phần lớn tôm hùm của địa phương được xuất sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, dẫn đến tình trạng bấp bênh. Cách đây khoảng 1 năm, giá tôm hùm bông rớt mạnh do Trung Quốc cấm đánh bắt và tiêu thụ loại hải sản này để bảo vệ động vật hoang dã. Hiện tại, để xuất khẩu tôm hùm bông, các doanh nghiệp cần phải chứng minh nguồn gốc nuôi và đảm bảo không sử dụng giống khai thác từ tự nhiên.

Bà Rịa - Vũng Tàu Ngư dân trúng mùa cá trích

Dù đã cuối mùa và thời tiết không mấy thuận lợi, ngư dân vẫn hăng hái ra khơi mỗi ngày nhờ mùa cá trích năm nay bội thu. Mùa cá trích kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11. Từ tháng 4 đến tháng 8, cá thường nhỏ, trong khi 3 tháng cuối cá lớn và béo hơn. Hiện nay, cá trích không chỉ tiêu thụ nội địa mà còn được sơ chế để xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc. Cụ thể, giá thu mua cá trích đã tăng thêm 2.000 đồng/kg so với nửa tháng trước, hiện ở mức 10.000 - 11.000 đồng/kg. Đợt tăng giá này không chỉ giúp ngư dân tăng lợi nhuận mà còn thu hút nhiều thương lái, mang lại nguồn thu ổn định hơn cho ngành đánh bắt cá trích. Trong bối cảnh đó, ngư dân càng thêm quyết tâm ra khơi, tận dụng cơ hội kiếm lợi từ “lộc biển” quý giá.

ĐBSCL

Giá cua giảm mạnh

Tại các tỉnh ven biển ĐBSCL như Trà Vinh, Bạc Liêu và Cà Mau, nông dân đang thu hoạch cua biển nhưng tâm trạng không mấy phấn khởi vì giá cua giảm sâu. Hiện nay, thương lái thu mua cua gạch loại 3 con/ kg tại ao với giá khoảng 250.000 -270.000 đồng/kg và cua thịt loại 2 con/kg chỉ còn 150.000 đồng/kg. So với cuối tháng 9, giá cua đã giảm từ 80.000 - 100.000 đồng/kg, gây thiệt hại lớn cho nông dân. Với mức giá hiện tại, lợi nhuận từ mỗi ha nuôi cua đã giảm từ 30 - 50 triệu đồng, khiến người nuôi lo lắng về khả năng bù đắp chi phí. Việc giá cua giảm vào thời điểm thu hoạch khiến nhiều hộ nuôi gặp khó khăn trong việc duy trì nguồn thu nhập ổn định.

Hậu Giang

Giá lươn tăng cao, người nuôi có lãi

Giá lươn thương phẩm những ngày gần đây ở thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang có chiều hướng tăng dần. Hiện thương lái mua với giá 115.000 - 117.000 đồng/kg, tăng 200 - 300 đồng/kg so với tuần trước, cao hơn 30.000 - 40.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2023. Sau thời gian dài mất giá, lươn thương phẩm đang hút hàng vì nhu cầu thị trường tiêu dùng tăng cao, đặc biệt là xuất khẩu, trong khi sản lượng trong dân không còn nhiều, vì đã bán trước đó. Nhiều hộ tái đàn nên đẩy giá lươn giống lên mức cao, dao động 3.100 - 3.200 đồng/con, tăng hơn 1.000 đồng/con so với trước.

Bạc Liêu

Giá tôm tăng dần

Những ngày này, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đang tất bật tập trung cho vụ nuôi thu hoạch vào dịp tết Nguyên đán 2025. Giá tôm tăng dần, người nuôi tôm kỳ vọng sẽ có một vụ nuôi thành công, được mùa, được giá. Hiện, TTCT nguyên liệu loại 20 con/kg có giá 195.000 đồng/kg; loại 40 con/kg được thu mua với giá 144.000 đồng/ kg; loại 100 con/kg được mua với giá 95.000 đồng/kg…, mức giá này đã tăng trung bình từ 6.000 - 8.000 đồng/kg so với tháng trước.

Trà Vinh Giá cua biển giảm mạnh

Người dân ở các xã ven biển các huyện C ầu Ngang, Duyên Hải, Châu Thành (Trà Vinh) đang vào v ụ thu hoạch cua biển của v ụ nuôi thứ 2 trong năm. Tuy vậy, giá cua biển bắt đầu giảm mạnh từ đầu tháng 10/2024 và kéo dài cho đến nay. C ụ thể, giá cua gạch loại 3 con/kg chỉ còn 300.000 - 320.000 đồng/kg, giảm 80.000 - 100.000 đồng so giá cua trong tháng 9/2024; giá cua thị t loại 2 - 4 con/kg chỉ con 150.000 - 200.000 đồng/kg, giảm 30.000 - 50.000 đồng/kg.

Kiên Giang

 Nhộn nhịp mùa cá trích

Phú Quốc (Kiên Giang) đang vào mùa khai thác cá trích cuối năm, với sản lượng dồi dào và đạt độ ngon nhất. Cá trích tươi tại đây hiện có giá dao động từ 15.000 - 40.000 đồng/kg, tùy vào thời điểm và lượng cá đánh bắt. Mùa này, giá cá mềm hơn nhờ nguồn cung dồi dào khi đàn cá di cư thành từng luồng lớn về vùng biển Phú Quốc. Không chỉ tiêu thụ nội địa, cá trích Phú Quốc còn được thương lái thu mua để cung cấp cho các nhà hàng tại chỗ và mở rộng ra các thị trường lớn như TP HCM và Hà Nội.

 Vào mùa tép biển

Mùa tép đã đến, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân ven biển. Ruốc tươi tại chỗ hiện có giá từ 5.000 - 6.000 đồng/kg, còn ruốc phơi khô được bán với giá cao hơn, từ 80.000 - 90.000 đồng/kg. Việc phơi khô ruốc giúp tăng giá trị sản phẩm, mở ra thêm cơ hội tiêu thụ cho người dân. Mùa này, những người làm nghề kéo ruốc có thể bội thu, không chỉ từ ruốc mà còn từ các loài cá kèm theo. Nguồn lợi từ biển không chỉ giúp họ cải thiện thu nhập mà còn hỗ trợ chi phí sinh hoạt hàng ngày.

KẾT HỢP KHOA HỌC

THỰC TẾ Ở TRANG TRẠI

Con đường miễn dịch

Không giống như các vật nuôi

khác, sự hiểu biết của chúng ta

về hệ thống miễn dịch của tôm

vẫn còn ở mức sơ đẳng, kiến

thức nằm rải rác trong nhiều tài

liệu đa dạng mà đôi khi có thể

gây nhầm lẫn hoặc đưa ra những

hạn chế cho việc phát triển các

khái niệm thức ăn chức năng.

Về mặt thực tế, cơ chế phòng vệ

tự nhiên của tôm bao gồm ba rào

cản chính, mỗi rào cản hoạt động

với chức năng khác nhau. Rào cản đầu tiên bao gồm tình trạng sinh lý và chống ôxy hóa tổng thể của tôm, liên quan đến việc duy trì sức khỏe tế bào và chống lại stress ôxy hóa do các gốc tự do gây ra. Làm như vậy đảm bảo động vật khỏe mạnh và ít bị ảnh hưởng bởi bệnh truyền nhiễm hơn. Rào cản thứ hai là lớp biểu mô, đóng vai trò là rào cản vật lý. Chúng bao gồm

lớp biểu bì, mang, màng ruột, chất nhầy và hệ vi sinh vật của tôm. Duy trì tính toàn vẹn của các

lớp này ngăn ngừa hiệu quả mầm

bệnh xâm nhập vào khoang cơ

thể và lây lan trong tôm. Nếu mầm

bệnh tránh được những biện pháp

phòng vệ ban đầu này, hệ thống

miễn dịch sẽ tạo thành rào cản

thứ ba và là hàng rào cuối cùng.

Hệ thống miễn dịch của tôm dựa

vào các đáp ứng bẩm sinh được

trung gian bởi các tế bào máu - tế

bào miễn dịch của tôm. Những tế

bào này phối hợp và thực hiện các

cơ chế bảo vệ tế bào và thể dịch

khác nhau để kiểm soát và loại bỏ

mầm bệnh.

Các can thiệp chiến lược có thể

được thực hiện để hỗ trợ và tối ưu

hóa ba rào cản này. Chất chống

ôxy hóa thường được sử dụng để

ngăn chặn chuỗi ôxy hóa và sinh

ra quá nhiều gốc tự do, từ đó quản

lý sức khỏe tế bào và hỗ trợ tôm

khỏe mạnh. Các hợp chất hoạt

tính sinh học và men vi sinh có thể

được kết hợp trong thức ăn để cải

thiện sức khỏe và tính toàn vẹn

của đường ruột, bằng cách chống

lại mầm bệnh và củng cố hàng rào

mà nó tạo ra với môi trường bên ngoài. Chất kích thích miễn dịch

cũng thường được sử dụng để thúc đẩy sản xuất và kích hoạt các tế bào miễn dịch, tăng cường khả năng miễn dịch bằng cách củng cố cả thành phần tế bào và thể dịch của nó.

Mặc dù những biện pháp can thiệp chiến lược này không phải là giải pháp hiệu quả chống lại mầm bệnh ở ao nuôi tôm nhưng chúng vẫn là một phần quan trọng trong quản lý tổng hợp giúp giảm thiểu rủi ro và mức độ nghiêm trọng khi tôm nhiễm bệnh. Chúng nên được xem là những

Để chứng minh giá trị của cách

nhuận của ao tôm trên mỗi ha Tỷ lệ sống tăng từ mức trung

Lợi ích của việc tích hợp giải pháp cho sức khỏe trong phát triển thức ăn

Việc phát triển một khẩu phần thức ăn cụ thể cho tôm là một quá trình phức tạp, cần xem xét các nhu cầu dinh dưỡng theo từng giai đoạn của vật nuôi, lựa chọn nguyên liệu và các thông số vật lý của thức ăn viên. Mục tiêu chính của quy trình này là sản xuất thức ăn có hiệu quả tốt nhất với chi phí thấp nhất, phải được kiểm tra và xác nhận nhiều lần. Tuy nhiên, quy trình phức tạp này có thể phải đối mặt với những thách thức trong việc cân bằng thành phần dinh dưỡng của thức ăn và tác động của nó đối với khả năng chống lại mầm bệnh của tôm.

Ảnh hưởng của các loại thức ăn, mức dinh dưỡng và nguyên liệu khác nhau đến sức khỏe của tôm thường được đánh giá ở một mức

độ hạn chế do những hạn hẹp về nguồn lực và điều kiện kiểm soát của nhà sản xuất thức ăn.

Mặc dù đạt được hệ số chuyển

đổi thức ăn thấp thông qua thức

ăn chất lượng cao là điều cực kỳ quan trọng, nhưng các cân nhắc

về mặt sức khỏe của tôm vẫn

rất quan trọng vì bùng phát dịch

bệnh có thể gây tác động kinh tế tồi tệ hơn cho trang trại vào thời

điểm thu hoạch, như minh họa trong Hình 2. Thật không may, những cân nhắc này không phải lúc nào cũng được nhận thức rõ ràng là cần thiết, mặc dù chúng có thể được giải quyết với chi phí tương đối thấp bằng các giải pháp phụ gia chức năng phù hợp.

thuần túy với sự nhấn mạnh vào sức khỏe này vượt ra ngoài lĩnh

vực dinh dưỡng. Nó cũng liên

quan đến di truyền học, trong đó các giới hạn của các dòng

tôm và cá hồi có năng suất tăng trưởng cao đã được biết rõ. Người

tiếp cận này, người ta đã tiến hành một thử nghiệm thương mại quy mô lớn để đánh giá hiệu quả của các khái niệm thức ăn chức năng trong việc tối ưu hóa hiệu quả kinh tế và các khái niệm này

đã được phát triển và xác nhận trong điều kiện phòng thí nghiệm

trước đó. Cuộc thử nghiệm diễn ra tại một cụm trang trại công ty gần Guayaquil, Ecuador, trải rộng

trên 101 ha ao nuôi tôm thương phẩm. Thử nghiệm so sánh hiệu

suất của tôm nuôi bằng thức ăn

chức năng với tôm được nuôi

bằng ăn thức ăn thông thường

trong suốt một vụ nuôi.

Hình 3: Hiệu suất tôm được nâng cao sau khi bổ sung Safmannan® và Selsaf ® so với nhóm đối chứng

hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR)

ta đã thực hiện được những tiến bộ đáng kể về mặt di truyền, kết

hợp nhiều thông số hơn vào các

sơ đồ chọn lọc di truyền, tạo ra

các dòng có hiệu quả hơn ngay

cả trong những điều kiện nuôi

đầy thách thức. Cách tiếp cận đa thông số này cũng có thể áp dụng cho dinh dưỡng ở mức độ lớn

hơn. Ngành tôm thường đánh giá

hiệu quả của thức ăn bằng cách

sử dụng các thông số, chẳng hạn

như lượng ăn vào, tốc độ tăng

trưởng, hệ số chuyển đổi thức ăn

(FCR) và tổng tỷ lệ chết. Trong

tương lai, dường như người ta cần

hiểu biết và cân nhắc thực hiện công thức mang lại “chức năng quan trọng” cho các loại thức

ăn đặc trưng cho nhiều thông số hơn, bao gồm cả những thông số liên quan đến sức khỏe.

Long An Hotline: 091616.8200 - Website: khoahocxanh.com Ý tưởng cân bằng hiệu suất

Thức ăn chức năng bao gồm

Safmannan®, vách tế bào nấm

men giàu beta glucans 1,3 – 1,6 và mannan và Selsaf ®, selen hữu cơ

chiết xuất từ nấm men của Phileo by Lesaffre. Các thành phần này

được pha trộn nhằm hiệp lực hỗ

trợ ba rào cản sức khỏe cơ bản đã

được thảo luận phía trên của bài

viết này. Cả hai giải pháp đều được

đưa vào thức ăn với liều lượng lần

lượt là 0,5 kg và 0,1 kg mỗi tấn thức

ăn để giảm thiểu tác động tiêu cực

tiềm tàng của stress ôxy hóa và

các mối đe dọa gây ra dịch bệnh.

bình 50,3% ở nhóm đối chứng lên 54,3% ở nhóm được bổ sung sung Safmannan® và Selsaf ® Do không có bất kỳ hiện tượng lây nhiễm rõ ràng nào trong vụ nuôi nên có thể mong đợi những cải thiện vừa phải về khả năng sống sót. Tuy nhiên, FCR đã cải thiện đáng kể từ mức trung bình 1,78 ở nhóm đối chứng xuống 1,60 ở nhóm được bổ sung. Mặc dù không có thông số sức khỏe cụ thể nào được ghi lại trong quy trình nuôi, nhưng sự cải thiện FCR này có thể là do sự cải thiện tổng thể về tình trạng sức khỏe và sức khỏe đường ruột của tôm trong suốt vụ nuôi. Do đó, chi phí sản xuất giảm từ mức trung bình 4 USD/kg tôm ở nhóm đối chứng xuống còn 3,6 USD/kg tôm ở nhóm bổ sung. Việc giảm chi phí này dẫn đến tỷ suất lợi nhuận tăng thêm 409 USD/ha. Do đó, giải pháp đề xuất mang lại lợi nhuận 100 USD/tấn thức ăn, với khoản đầu tư ban đầu là 4 USD/tấn thức ăn cho cả hai chất phụ gia chức năng, tương đương với ROI là 1:25. Các kết quả nêu bật mức tăng năng suất đáng kể có thể đạt được thông qua các khái niệm thức ăn chức năng, ngay cả khi không có mối đe dọa gây bệnh rõ ràng. Người ta cũng chứng minh được rằng việc cải thiện sức khỏe có thể nâng cao hiệu quả dinh dưỡng của thức ăn thông thường trong điều kiện thương mại như thế nào với mức đầu tư tối thiểu vào công thức.

Công ty TNHH KTCN Khoa

Khoáng vi lượng hữu cơ cho tôm nuôi

Các nghiên cứu khoa học đều

cho thấy rằng, khoáng chất vi lượng đóng vai trò quan trọng trong các quá trình sinh hóa của

động vật thủy sản, giúp chúng

khỏe mạnh hơn, tăng khả năng thích nghi đối với sự biến đổi của

môi trường. Đối với tôm nuôi, chúng có tốc độ tăng trưởng nhanh và lột vỏ liên tục, nên nhu

cầu khoáng vi lượng đặc biệt cao.

Công dụng của khoáng vi lượng trong nuôi tôm

- Tham gia vào quá trình hình thành vỏ, cơ

- Nâng cao tỷ lệ sống, khả năng tăng trưởng

- Giảm stress, kích thích miễn dịch

- Cải thiện màu sắc tôm, tôm bóng, màu đẹp

- Hoạt hóa Enzyme

- Điều hòa áp suất thẩm thấu

- Thành phần quan trọng hình thành Vitamin B12

Sẽ như thế nào nếu tôm thiếu khoáng vi lượng?

- Tôm bị cong thân, đục cơ, mềm vỏ, mỏng vỏ, màu sắc nhợt nhạt

- Giảm bắt mồi, giảm tăng trưởng

- Giảm khả năng đề kháng, tôm dễ nhiễm bệnh

- Giảm hoạt tính một số Enzyme

- Thiếu Vitamin B12

Đề xuất giải pháp từ Thái Nam Việt

Được chiết xuất từ tảo biển Ascophylum Nodosum từ vùng biển lạnh khắc nghiệt của Na Uy, AQUAESTHE là sản phẩm chứa nguồn khoáng vi lượng hữu cơ phong phú, cùng các thành phần khác như: Fucoidan, Polysaccharide sulphate, Protein, PUFA, sắc tố, Polyphenols… Việc sử dụng định kỳ sản

Hình ảnh trích từ tài liệu của Algea AS

phẩm AQUAESTHE sẽ đáp ứng được nhu cầu khoáng vi lượng của tôm, hạn chế hiện tượng cong thân, đục cơ, kích thích hệ miễn dịch, giảm stress cho tôm đối với sự biến đổi của môi trường, kích thích tôm bắt mồi, nâng cao khả năng và tốc độ tăng trưởng. Ngoài ra, các thành phần khác như Polysaccharide sulphate, Protein có tính kháng khuẩn, kháng virus hoặc chống viêm, cung cấp các Acid Amine thiết yếu cho hoạt động sinh học của tôm; Fucoidan, Polyphenols giúp tôm chống stress, tăng cường miễn dịch, chống ôxy hóa, cải thiện sắc tố bóng đẹp… Từ đó, giúp tôm nuôi khỏe mạnh và tăng trưởng nhanh hơn.

Thông tin liên hệ: Công ty TNHH Công nghệ Kỹ thuật Sinh hóa Thái Nam Việt

Địa chỉ: 126 Lã Xuân Oai, P. Tăng Nhơn Phú A, TP. Thủ Đức, TP.HCM

ĐT: 0888 59 63 66 (Zalo)

Email: info@thainamviet.vn

Website: thainamviet.com

Chúc mừng 28 khách hàng trúng thưởng trong chương trình “Đại hội khách hàng năm 2024” (ngày 02/10/2024 tại Lạng Sơn)

01 Giải Nhất

1 tài khoản

120 TRIỆU ĐỒNG

HỘ KINH DOANH

TRỊNH THỊ YẾN

Thôn 16 - Xã Bằng

Luân - Huyện Đoan Hùng - Tỉnh Phú Thọ

01 Giải Nhì

1 tài khoản

50 TRIỆU ĐỒNG

HỘ KINH DOANH

CAFE BỜ KÊNH 163

Số 163, Tỉnh lộ 7, ấp Lào Táo Thượng, X.Trung Lập Thượng, H.Củ Chi, TP.HCM

01 Giải Ba

1 tài khoản

25 TRIỆU ĐỒNG

HỘ KINH DOANH

NGUYỄN CÔNG HẬU

Xã Hương SơnHuyện Lạng Giang - Tỉnh Bắc Giang

Giải Khuyến Khích: Mỗi giải 1 tài khoản 5 triệu đồng

1. CÔNG TY TNHH MTV CƯỜNG LỘC PHÁT: B8, KP.4, Phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai

2. HỘ KINH DOANH CÁ THỂ NGUYỄN VĂN TUYÊN: khu chợ Nan, Xã Quỳnh Hoàng, Huyện Quỳnh Phụ, Tỉnh Thái Bình

3. CỬA HÀNG THUỐC THÚ Y - THỦY SẢN SÔNG TIỀN: 26 KP Trung Lương, P10, TP Mỹ Tho, Tiền Giang

4. HỘ KINH DOANH NHÀ THUỐC THÚ Y-THỦY SẢN THÚ Y: 161-163 Nguyễn Hữu Thọ, khu phố 2, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An

5. CỬA HÀNG THUỐC THÚ Y TẤN LỢI: 49 Đường Công Lý, Khu phố II, TT Mỏ Cày, Huyện Mỏ Cày, Tỉnh Bến Tre

6. HỘ KINH DOANH VÕ THỊ HUỆ: 654, Quốc lộ 1, Phường 4, thành phố Tân An, tỉnh Long An

7. CÔNG TY TNHH TM TÂN NHẬT SƯƠNG: Số 33 Võ Xán, TT Phú Phong, Huyện Tây Sơn, Tỉnh Bình Định, Việt Nam

8. NGUYỄN HỒNG NHUNG: TDP Yên Ninh, Ba Hàng, Phổ Yên, Thái Nguyên

9. HỘ KINH DOANH CẤN VĂN DẬU: Đường 84, Xã Kim Quan, Huyện Thạch Thất, TP Hà Nội

10. HỘ KINH DOANH LIÊN HÙNG: 395 KV Phụng Thạnh 1- Phường Thốt Nốt - Quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ

11. HỘ KINH DOANH CỬA HÀNG THUỐC THÚ Y HỒNG TƯƠI: 262C, ấp Phú Long A, xã Phú Quới, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long

12. HỘ KINH DOANH LỆ THANH: 98 QL62 ,Phường 2, Thành phố Tân An, Long An

- Fax: 0274.3782700 -

13. HỘ KINH DOANH TRẦN KIM YẾN: Thôn Trung An, Xã EaTih, Huyện EaKar, Tỉnh ĐăkLăk

14. HỘ KINH DOANH PHẤN TRANG: Số 57 đường Ngô Gia Tự, khóm 4, thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp

15. HỘ KINH DOANH CÁT TƯỜNG: Số 2 Trần Hưng Đạo, Khu 1, TTVC, Huyện Vĩnh Châu, Tỉnh Sóc Trăng

16. HỘ KINH DOANH QUÁCH MINH VŨ: Quốc lộ 1A, khóm 3, thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau

17. LÊ KHẢ ĐỊNH: Xã Quốc Tuấn, Huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương

18. HỘ KINH DOANH THÁI PHÁT: Số 630/13, QL 1A, khu phố 1, Phường 5, thị xã Cai

Lậy, Tỉnh Tiền Giang

19. CỬA HÀNG THUỐC THÚ Y SÂM PHƯỢNG: Số 21/8D, Quốc lộ 1, Khu 4, thị trấn Cai

Lậy, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang

20. HỘ KINH DOANH TRẦN THANH VĂN: Hoà Thọ Tây, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng

21. HỘ KINH DOANH THUỐC THÚ Y TUẤN VŨ: 58A Mai Thị Hồng Hạnh, phường Rạch

Sỏi, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang

22. HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TRƯƠNG THỊ THÁI: Xóm 11 - thị trấn Vĩnh Trụ - Lý Nhân - Hà Nam

23. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC: Quang Tiến, Tân Yên, Bắc Giang

24. HKD HOÀNG THẢO VY (CƠ SỞ KD THUỐC THÚ Y HOÀNG CHIẾN): 220 Tây Lạc, Bùi Chu ,Bắc Sơn ,Trảng Bom, Đồng Nai

25. LÊ VĂN TRUNG: Thôn 1, Xã Thọ Thế, Huyện Triệu Sơn, Tỉnh Thanh Hóa

TÍCH HỢP

CÔNG NGHỆ TỰ ĐỘNG HÓA TRONG KHO

THỦY SẢN

Ngành thủy sản đang đối mặt với nhiều

thách thức, đặc biệt là nhu cầu ngày

càng cao về sản phẩm chất lượng.

Việc duy trì độ tươi và chất lượng của

thủy sản là yếu tố then chốt vì đây là

mặt hàng dễ hư hỏng. Những khó khăn

trong lưu trữ bao gồm kiểm soát nhiệt

độ, tối ưu hóa không gian và quản lý

hàng tồn kho chính xác. Để khắc phục

các vấn đề này, tích hợp công nghệ tự

động hóa được xem là giải pháp hiệu

quả, đặc biệt trong lưu trữ thủy sản

đông lạnh, giúp nâng cao năng suất và

đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Một trong những thách

thức cấp bách nhất trong

việc lưu trữ thủy sản là

kiểm soát nhiệt độ. Thủy sản cần

được kiểm soát nhiệt độ nghiêm ngặt

để ngăn ngừa hư hỏng và duy trì chất lượng. Ngay cả những thay đổi nhỏ về

nhiệt độ cũng khiến chất lượng sản phẩm xuống cấp nhanh chóng, ảnh hưởng đến cả hương vị và độ an toàn.

Các cơ sở lưu trữ thủy sản thường gặp khó khăn trong việc tận dụng tối đa không gian sẵn có do nhu cầu về các khu vực nhiệt độ cụ thể và yêu cầu xử lý đặc biệt.

Trong ngành thủy sản, một thách thức lớn khác là đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng nghiêm ngặt, đặc biệt đối với hải sản - loại sản phẩm yêu cầu bảo quản và xử lý cẩn thận. Bên cạnh đó, việc tuân thủ các quy định pháp lý về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc là rất quan trọng. Duy trì sự tuân thủ này, đặc biệt khi dựa vào các quy trình thủ công dễ phát sinh lỗi, đòi hỏi nỗ lực lớn trong việc đảm bảo tính chính xác trong ghi chép và quản lý.

Tích hợp công nghệ tự động hóa Việc tích hợp công nghệ tự động hóa vào hoạt động lưu trữ thủy sản có thể hạn chế đáng kể những thách thức này. Tự động hóa giúp nâng cao hiệu quả và độ chính xác, đồng thời vẫn duy trì việc kiểm soát chất lượng một cách nghiêm ngặt. Hệ thống tự động giúp đảm bảo các sản phẩm được lưu

trữ an toàn và hiệu quả, sau cùng sẽ khiến khách hàng hài lòng hơn cũng như tránh giảm lãng phí.

Ví dụ, Hệ thống lưu trữ và truy xuất tự động (AS/RS) đặc biệt hiệu quả trong việc sắp xếp và truy xuất các sản phẩm thủy sản, tối ưu hóa không giam và giảm thời gian truy xuất. Những hệ thống này có thể tối đa hóa việc lưu trữ theo chiều dọc, cho phép tăng công suất, đồng thời đẩy nhanh việc thực hiện đơn hàng. Điều này có vai trò vô cùng quan trọng trong ngành thủy sản luôn biến đổi. Hơn nữa, việc vận hành một kho hàng có các sản phẩm thủy sản được kiểm soát nhiệt độ rất tốn kém và cần lượng nhân công cao, trừ khi chủ kho có thể giảm toàn bộ chi phí vận hành cũng như chi phí bảo trì. Nếu có thể áp dụng Hệ thống lưu trữ và truy xuất tự động để kiểm soát và sử dụng các không gian lưu trữ đông lạnh, về lâu dài có thể giúp các doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí xây dựng, chi phí vận hành, chi phí năng lượng và giảm thiểu các thách thức về nhân công.

Các bộ phận chính của Hệ thống Lưu trữ và Truy xuất Tự động (AS/RS) Giá lưu trữ: Hệ thống AS/RS sử dụng các giá chuyên biệt có thể định hình để phù hợp với các loại bao bì hải sản khác nhau, bao gồm pallet, thùng và hộp carton. Bằng cách xem xét các yếu tố như độ bền của vật liệu, khả năng chịu tải và khả năng tiếp cận, các nhà kho có thể triển khai các

giải pháp giá kệ để hỗ trợ nhu cầu của ngành thực phẩm đông lạnh.

Cần cẩu xếp chồng: Đây là loại cần cẩu chuyên dụng có thể hoạt động tại các lối đi hẹp, cho phép lưu trữ thủy sản theo chiều dọc trong các kho hàng cao tầng và có nhiều cấu hình khác nhau. Với khả năng nâng hạ nhanh chóng, các cần cẩu xếp chồng có thể xử lý lượng lớn sản phẩm một cách nhanh chóng, đảm bảo lưu trữ và truy xuất hàng tồn kho kịp thời. Hệ thống xe đưa đón: Hệ thống này hoạt động bên trong các giá lưu trữ, di chuyển theo chiều ngang và chiều dọc để truy xuất hoặc lưu trữ các sản phẩm. Các hệ thống là một giải pháp tự động hóa và đang ngày càng được sử dụng phổ biến trong các kho thực phẩm đông lạnh, được thiết kế để tăng mật độ lưu trữ. Hệ thống này có thể xử lý nhanh chóng và hiệu quả nhiều mã sản phẩm lưu kho (SKU).

Hệ thống băng chuyền: Trong các kho thực phẩm đông lạnh, việc sử dụng kết hợp hệ thống băng truyền và các trạm lấy hàng theo hình thức vận chuyển từ hàng hóa đến người (GTP) giúp tăng đáng kể hiệu quả vận chuyển. Băng chuyền vận chuyển sản phẩm đến các trạm GPT, cho phép nhanh chóng tập hợp các đơn hàng mà không cần di chuyển quá nhiều. Việc tích hợp này không chỉ tăng tốc độ hoàn thành đơn hàng và độ chính xác mà còn giảm chi phí lao động và giảm thiểu nguy cơ chấn thương khi phải xử lý thủ công.

Xe tự hành (AGVs): AGV là các robot di động giúp vận chuyển sản phẩm giữa các vị trí lưu trữ và khu vực lấy hàng. Những chiếc xe này có thể

tự động tự động điều hướng, giảm nhu cầu và lao động thủ công và hạn chế các nguy cơ tai nạn trong môi trường kho bãi đông đúc.

AGV thể hiện sự linh hoạt và khả năng thích ứng cho việc vận chuyển nhiều loại hoàng hóa trong các môi trường đông đúc, đồng thời có thể dự đoán các đường dẫn cố định cho hệ thống băng chuyền hoạt động với thông lượng cao.

Những yếu tố cần xem xét khi triển khai hệ thống AS/RS trong kho thực phẩm

đông lạnh: Khả năng chịu nhiệt: Đảm bảo các bộ phận

được thiết kế để chịu được điều kiện của kho thực phẩm đông lạnh nhằm ngăn ngừa sự cố. Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng nổi bật thông qua các giải pháp chuỗi cung ứng lạnh chất lượng từ đầu đến cuối.

Khả năng chịu tải: Đánh giá trọng lượng và kích thước của các pallet hoặc thùng chứa được xử lý. Tất cả các hệ thống phải có khả năng chịu tải phù hợp để quản lý an toàn các loại sản phẩm thực phẩm đông lạnh cụ thể.

Tối ưu hóa không gian: Lập kế hoạch bố trí để tối đa hóa việc sử dụng không gian, giảm thiểu thời gian di chuyển và tránh tình trạng tắc nghẽn, đặc biệt trong các lối đi hẹp đặc trưng của kho lưu trữ đông lạnh. Mật độ lưu trữ cao hơn đáng kể so với các nhà kho thông thường. Tối ưu hóa chi phí và tăng hiệu quả thông qua việc tự động hóa các công việc cụ thể. Khả năng tiếp cận để bảo trì: Thiết kế bố cục nhà kho để cung cấp khả năng tiếp cận dễ dàng cho việc bảo trì và sửa chữa thiết bị, đảm bảo tối thiểu hoá thời gian chết và hiệu quả hoạt động. Khả năng tương thích với hệ thống hiện có: Đảm bảo hệ thống AS/RS tích hợp liền mạch với các hệ thống tự động khác để tạo ra một quy trình làm việc đồng bộ.

Phần mềm điều khiển: Phần mềm điều khiển đóng vai trò trung tâm trong bất kỳ hệ thống AS/RS nào, quản lý mọi hoạt động, từ theo dõi hàng tồn kho đến phối hợp các thiết bị. Phần mềm này cung cấp dữ liệu theo thời gian thực về mức tồn kho, quá trình xử lý đơn hàng và hiệu suất hệ thống, đảm bảo việc hoạt động liền mạch.

Ngoài hệ thống tự động hóa lớn như ASRS, các hệ thống hỗ trợ nhỏ hơn cũng cần thiết để hoàn thiện quy trình

tự động trong kho đông lạnh. Các hệ thống giám sát nhiệt độ đảm bảo tính

toàn vẹn của sản phẩm, trong khi máy xếp pallet tự động, máy quấn và máy vuông hóa giúp xếp chồng và chuẩn bị hàng hóa hiệu quả. Tùy theo nhu cầu và ngân sách, có thể kết hợp các hệ thống bán tự động để tạo ra giải pháp phù hợp. Sự tích hợp này giúp kho hoạt động hiệu quả và đảm bảo an toàn cho sản phẩm trong toàn chuỗi cung ứng.

Những thách thức trong việc lưu trữ hải sản như kiểm soát nhiệt độ, tối ưu hóa không gian và đảm bảo chất lượng

có thể được giải quyết thông qua việc

tích hợp công nghệ tự động hóa. Các

giải pháp tự động giúp kho hải sản cải

thiện hiệu quả hoạt động, tuân thủ quy

định và duy trì chất lượng cao mà thị

trường đòi hỏi. Khi ngành hải sản phát

triển, việc áp dụng công nghệ tiên tiến

sẽ là chìa khóa để giải quyết các phức

tạp trong hậu cần.

Körber Để biết thêm thông

website: https://www.koerber.com/en/supply-chain

MOS thế hệ mới

Giải quyết thách thức ký sinh trùng

Mannan oligosaccharides (MOS) được

đánh giá cao về lợi ích đối với sức khỏe

và năng suất chăn nuôi, nhưng MOS thế

hệ mới vượt trội hơn bởi khả năng chống

ký sinh trùng Ichthyophthirius Multifiliis ở

các loài thủy sản.

Bảo vệ đường ruột Mannan oligosaccharides (MOS) là các hợp chất prebiotic

được chiết xuất từ thành tế bào nấm men, phổ biến nhất là Saccharomyces cerevisiae

MOS được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trong thức ăn chăn nuôi để tăng cường sức khỏe đường ruột, cải thiện miễn dịch và hiệu suất tăng trưởng của vật nuôi thủy sản. Phụ gia này ngăn chặn hiệu quả mầm bệnh như Salmonella, Vibrio parahaemolyticus và E. coli. Hiệu quả của MOS trong thức ăn thủy sản phụ thuộc vào nồng độ và phương pháp sản xuất gồm nhiều giai đoạn từ lựa chọn chủng nấm men, quá trình lên men đến kỹ thuật chiết xuất. Các chủng S. cerevisiae khác nhau có thể tạo ra lượng và cấu trúc MOS khác nhau. Một số chủng nấm men tổng hợp polysaccharide giàu mannose hiệu quả, trong khi những chủng khác tạo ra nhiều phụ phẩm không mong muốn. Lựa chọn chủng nấm men ảnh hưởng đến trọng lượng phân tử, mức độ trùng hợp và hàm lượng mannose của MOS. Những yếu tố cốt lõi này quyết định hoạt động của prebiotic MOS, hiệu lực kích thích miễn

dịch, khả năng gắn kết và loại thải mầm bệnh.

MOS có mức độ trùng hợp cao thường hiệu quả hơn về kích

thích hệ thống miễn dịch. Một

trong những chức năng quan

trọng của MOS là khả năng liên

kết vi khuẩn gây bệnh và ngăn

chúng bám vào ruột. Cơ chế này

còn được gọi là sự ngưng kết,

làm giảm xâm nhập của mầm

bệnh và giảm nguy cơ nhiễm

trùng ở các loài thủy sản. Cấu

trúc manose của MOS sẽ tác

động đến hiệu quả liên kết mầm

bệnh. Do đó, các phương pháp

sản xuất tối ưu hóa hàm lượng

mannose cùng cấu trúc MOS rõ

ràng có thể nâng cao khả năng

liên kết mầm bệnh của chúng.

Đẩy lùi ký sinh trùng

Mannan Rich Fraction (MRF)

là sản phẩm MOS thế hệ thứ 2

tiên tiến, được phát triển bằng

những công cụ dinh dưỡng hiện

đại của Alltech. Bằng sự sàng

lọc tỷ mỉ tế bào nấm men và

nghiên cứu lợi ích của chúng

đối với mô ruột vật chủ, Alltech

đã tạo ra phụ gia thức ăn có

hoạt tính sinh học cao hơn.

Sản phẩm này có thể được bổ

sung vào thức ăn theo tỷ lệ thấp

nhưng vẫn mang lại hiệu quả

chăn nuôi cao, ngay cả trong

điều kiện thách thức.

Gần đây, MOS thế hệ mới MRF cũng được thử nghiệm trong trại nuôi thực địa. Kết quả không chỉ khẳng định những phát hiện của

các nghiên cứu trước đây mà còn khám phá tác động và cơ chế mới của MRF, chứng minh tiềm năng của MOS thế hệ mới về cải thiện khả năng kháng bệnh và hiệu suất chăn nuôi tổng thể.

Inch hay Ichthyophthirius multifiliis là một ký sinh trùng có thể nhìn thấy bằng mắt, gây bệnh nấm trắng ở nhiều loài cá, chủ yếu bám vào da, mang và vây. Trong một thử nghiệm tăng trưởng kéo dài 8 tuần và thử thách dịch bệnh 2 tuần, nhóm nghiên cứu đã tìm ra cơ chế lây nhiễm của I. multifilis và phát

hiện ảnh hưởng của MRF trong

thức ăn dựa trên khả năng chống

nhiễm trùng của cá.

Sau khi kiểm tra nhiễm trùng, bề mặt da và mang của nhóm cá

đối chứng (không sử dụng MOS)

xuất hiện nhiều đốm trắng. Ngược

lại, nhóm cá sử dụng MOS hầu

như có dấu hiệu này. Tỷ lệ chết

và tỷ lệ nhiễm trùng của nhóm cá

được nuôi bằng MOS thấp hơn

đáng kể do MRF ngăn chặn hiệu

quả sự xâm nhập của I. multifiliis

vào da và mang. Ngoài ra, các tơ mang nhóm cá MRF đã tăng chiều dài và diện tích hô hấp. Sau 15 ngày thử thách với ký sinh trùng I. multifiliis, chất nhày trên da và mang của nhóm cá MRF tăng rõ rệt so với nhóm đối chứng. Ngoài ra, biểu hiện của yếu tố tiền viêm trong nhóm cá MRF thấp hơn đáng kể.

Nghiên cứu của Alltech chỉ ra, MRF ảnh hưởng đến quá trình thực bào của cá và miễn dịch không đặc hiệu. Sau thử thách với ký sinh trùng Ich, nhóm cá MRF thể hiện mức độ phản ứng thực bào cao hơn, trong khi nhóm đối chứng cho thấy phản ứng viêm cao hơn. Sau gây nhiễm Ich, cá được bổ sung MRF có hoạt động thực bào mạnh hơn và thay đổi khả năng miễn dịch qua kích thích sản sinh cytokine chống viêm.

MRF là công cụ hữu hiệu để nâng cao sức khỏe và hiệu suất nuôi trồng thủy sản. Đây cũng là giải pháp dinh dưỡng cần thiết trong hành trình hướng đến đích bền vững của ngành NTTS. Vũ

Krill

Thức

ăn nuôi

tôm

bền vững và giàu dinh dưỡng

Qua nhiều năm nghiên

cứu, krill đã được

chứng minh là nguồn tài nguyên biển được

quản lý tốt, có khả

năng thay thế bột cá và

thúc đẩy hiệu suất tăng

trưởng mạnh mẽ cho vật nuôi thủy sản.

Thức ăn chiếm hơn 50% chi phí sản xuất tôm và mọi nỗ lực cắt giảm những nguyên liệu thức ăn đắt tiền như bột cá, dầu cá sẽ kéo theo nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tăng trưởng của vật nuôi. Câu hỏi đặt ra cho ngành nuôi trồng thủy sản là: Làm thế nào để đảm bảo nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng với các thành phần hiệu quả, vừa bền vững lại vừa tiết kiệm chi phí? Nguyên liệu biển là mắt xích quyết định tính hiệu quả của thức ăn dành cho tôm. Các thành

phần này rất giàu protein, axit

amin thiết yếu và là chìa khóa

cho hiệu suất tăng trưởng mạnh

mẽ. Tuy nhiên, nhiều thành phần

biển tốn kém, đặc biệt khi tỷ lệ

sử dụng cao và đang là nguồn tài

nguyên khan hiếm bởi nạn khai

thác quá mức.

Điều này không có nghĩa,

ngành dinh dưỡng thủy sản phải

“đoạn tuyệt” với các thành phần

biển, thay vào đó, cần cân nhắc

lựa chọn thành phần bền vững

với mức độ sử dụng hợp lý. Suốt

nhiều năm nghiên cứu khoa học, nhuyễn thể krill nổi bật hơn các

loài cùng loại, là nguồn tài nguyên

bền vững và được quản lý tốt. Krill

đã được chứng minh hiệu quả kích

thích tăng trưởng của tôm khi kết

hơp với các thành phần biển khác.

Nhiều nghiên cứu của Labomar và Aker BioMarine về công thức

thức ăn dành cho tôm đã đánh giá

hiệu quả của krill trong các chế

độ ăn ít bột cá. Hai bên cùng tiến

hành thử nghiệm vào năm 2022

và khẳng định bột nhuyễn thể krill

ở Nam Cực là lựa chọn khả thi để

thay thế bột cá hoặc các loại đạm

động vật biển khác kém bền vững và đắt đỏ hơn.

Hầu hết các công thức thức ăn

hiện nay đều chứa protein và axit amin tinh thể có nguồn gốc từ

nguyên liệu biển. Những chất dinh dưỡng này chiếm hơn 2/3 chi phí, và là thành phần đắt nhất trong

thức ăn cho tôm.

Nhược điểm của đạm thực vật

hoặc phụ phẩm động vật là giá

trị dinh dưỡng thấp hơn và hiệu

quả kích thích tăng trưởng kém.

Những bột nhuyễn thể krill đã

khắc phục được hết những nhược

điểm này, đó là bền vững hơn, giàu dinh dưỡng hơn và hiệu quả

kích thích sự thèm ăn và thúc đẩy tăng trưởng cho vật nuôi dù ở tỷ lệ

bổ sung thấp hơn.

Trong báo cáo khoa học năm

2019 của Labomar và Aker

BioMarine, bột krill được xếp

hạng vào nhóm chất dẫn dụ thức ăn và kích thích tăng trưởng tốt nhất cho tôm thẻ chân trắng Thái

Bình Dương khi so sánh với các thành phần biển khác. Theo một

nghiên cứu mới công bố vào năm

2024, các chuyên gia dinh dưỡng

đã chứng minh chỉ cần bổ sung

1,5% bột nhuyễn thể krill là đủ

để kích thích vật nuôi ăn khỏe và

cải thiện tăng trưởng, năng suất và tỷ lệ biến đổi thức ăn (FCR).

Trong nghiên cứu này, các hàm

lượng thành phần biển kém bền

vững hơn đã được cắt giảm tới

75% nhưng vật nuôi vẫn tăng

trưởng mạnh mẽ và ăn khỏe.

Nguồn gốc của krill quyết định đặc tính của nó. Krill Nam Cực tập trung ở vùng biển nguyên sơ thuộc Nam Đại Dương và sinh sống bằng nguồn thức ăn là vi tảo, chiếm tới 20% trọng lượng cơ thể của krill mỗi ngày. Do đó, krill được xếp vào nhóm thành phần thức ăn “siêu dinh dưỡng” – giàu prorein, peptide, axit amin thiết yếu, vi chất dinh dưỡng và phospholipid, trong đó có nhiều axit béo omega-3 quan trọng. Peptide và axit amin trong krill là hai thành phần dẫn dụ, giúp tăng độ hấp dẫn và ngon miệng cho thức ăn. Do đó, thức ăn chứa krill giúp tôm ăn khỏe hơn, giảm lãng phí thức ăn, dẫn đến tốc tộ tăng trưởng cao hơn. Sự kết hợp giữa protein và lipid, phospholipid, vitamin, chitin và astaxanthin khiến krill trở thành thành phần thức ăn lý tưởng cho tôm. Điểm cộng của krill là sự bền vững –một tiêu chí ngày càng quan trọng đối với các trang trại nuôi tôm hiện nay trên toàn cầu.

Công ty Aker BioMarine có trụ sở tại Na Uy đang nắm giữa 65-70% sản lượng khai thác krill toàn cầu. Hạn ngạch đánh bắt krill được đặt ở mức dưới 1% tổng sinh khối khu vực, do Ủy ban Bảo tồn Tài nguyên sinh vật biển Nam Cực (CCAMLR) quản lý chặt chẽ. Aker BioMarine cũng xây dựng những quy tắc riêng trong khai thác krill, đó là không đánh bắt nhầm, lượng khí thải thấp và hoàn toàn minh bạch trong toàn bộ chuỗi giá trị. Nhờ đó, nguồn tài nguyên krill luôn dồi dào, và có dấu hiệu gia tăng trong vòng 2 thập kỷ trở lại đây.

Lena Burri Giám đốc nghiên cứu và phát triển dinh dưỡng, sức khỏe vật nuôi Công ty Aker BioMarine

Khoa học công nghệ

“CHÌA KHÓA VÀNG”

GIÚP NGÀNH THỦY SẢN PHÁT TRIỂN

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp vớ i Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III (B ộ NN&PTNT) tổ chức Hội thảo giới thiệu tiến bộ kỹ thuật lĩnh vực thủy sản. Việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật được coi là “chìa khóa vàng” không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng mà còn giúp giảm chi phí sản xuất, ô nhiễm môi trường…

Vai trò quan trọng

Ông Hoàng Văn Hồng - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, những năm qua, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam luôn đứng top 3 thế giới chỉ sau Trung Quốc và Na Uy. Để đạt thành công đó, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật được coi là “chìa khóa vàng” giúp ngành thủy sản ngày một phát triển, không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng mà còn giúp giảm chi phí sản xuất, ô nhiễm môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Năm 2023, kim ngạch xuất

khẩu thủy sản của Việt Nam

đạt 8,97 tỷ USD. Trong 9 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy

sản đạt 7,16 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Bộ NN&PTNT nhận định, ngành thủy sản Việt Nam phấn đấu đạt mục tiêu 10 tỷ USD về giá trị xuất khẩu trong cả năm 2024.

Tuy nhiên để đạt mục tiêu trên, theo ông Hoàng Văn Hồng, ngoài thực hiện đồng bộ các giải pháp thì việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất thông qua hoạt động khuyến nông là thực sự cần thiết. Với điều kiện thời tiết thay đổi thất thường, biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, các tiến bộ kỹ thuật về công nghệ nuôi 2 giai đoạn, công nghệ xử lý môi trường, công nghệ nuôi tuần hoàn, công nghệ sinh học quản lý môi trường nuôi và chất thải luôn được ưu tiên phát triển và nhân rộng.

Bên cạnh đó, hiện nay công nghệ khai thác ứng dụng đèn led, hầm bảo quản sản phẩm, nhật ký điện tử trên biển giúp nâng cao hiệu quả khai thác, quản lý tốt đội tàu khai thác hải sản xa bờ góp phần bảo vệ an

CHUYÊN TRANG CÓ SỰ TÀI TRỢ CỦA TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA

ninh biển đảo, chống khai thác

bất hợp pháp IUU.

Đặc biệt sau bão số 3, các tỉnh

phía Bắc càng khẳng định được vai trò của việc ứng dụng các tiến

bộ khoa học kỹ thuật khi lồng bè gỗ, phao xốp nhựa truyền thống, ao hồ thiết kế không phù hợp đã bị thiệt hại gần như hoàn toàn.

Tuy nhiên những lồng bè nuôi sử

dụng công nghệ  lồng HDPE, lắp

đặt theo thiết kế và tư vấn của

các chuyên gia đã cho thấy hiệu quả rõ rệt nên thiệt hại rất thấp.

Nâng cao hiệu quả

Theo Phó giám đốc Trung

tâm Khuyến nông Quốc gia, ứng

dụng các tiến bộ kỹ thuật đã làm tăng năng suất, sản lượng, chất

lượng, bảo vệ môi trường, tăng

hiệu quả kinh tế từ 10 - 30%; thay

đổi tập quán, thói quen sản xuất, góp phần xây dựng nền nông

nghiệp thông minh, hiện đại, bền vững, thích ứng với biến đổi khí

hậu và hội nhập quốc tế.

Giai đoạn 2019 - 2024 đã có

26 dự án nuôi thủy sản nước

ngọt được triển khai thực hiện

thông qua chương trình khuyến

nông với 20 tiến bộ kỹ thuật mới về giống, thức ăn, chế phẩm sinh học và kỹ thuật nuôi trong ao đầm, trong lồng bè đã được triển khai và khẳng định trong thực tiễn sản xuất giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế và nâng cao đời sống cho người nuôi.

Theo đó, tiến bộ kỹ thuật về giống như chuyển giao giống mới, chất lượng, tăng trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao vào sản xuất như cá rô phi đơn tính, trai lấy ngọc, cá trắm đen, cá tầm, cá tra… đã góp phần tăng năng suất tôm/cá từ 15 - 20% so với sản xuất đại trà,

góp phần nâng cao thu nhập cho

người nuôi từ 10 - 20%.

Để áp dụng vào sản xuất

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III thông tin, giai đoạn 2014 - 2024, Viện đã có 15 quy trình được công nhận  tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực thủy sản.

Trong đó có 3 tiến bộ kỹ thuật về

sản xuất giống; 8 tiến bộ kỹ thuật về công nghệ nuôi thương phẩm

và 4 tiến bộ kỹ thuật về bệnh thủy

sản. Những tiến bộ kỹ thuật đã

được công nhận thời gian qua

đã và đang được ứng dụng rộng

rãi, giải quyết được những vấn đề

cấp thiết trong  nuôi trồng thủy

sản như bệnh trên tôm hùm, tôm

nước lợ; công nghệ nuôi thương phẩm cá biển, cá nước lạnh; vấn

đề môi trường nuôi... Tuy nhiên, số lượng tiến bộ kỹ thuật được

công nhận chưa tương xứng các nghiên cứu, số lượng quy trình

mà Viện đã tạo ra.

PGS.TS Võ Văn Nha - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III cho rằng, ngôn ngữ của khoa học khác với ngôn ngữ nông dân cho nên phải chuyển đổi ngôn ngữ của nhà khoa học làm sao cho nông

dân dễ hiểu là rất cần thiết. Vấn đề này là trách nhiệm của nhà khoa học phải làm. Ngoài ra, các nhà khoa học cần quan tâm đến những vấn đề mà doanh nghiệp và nông dân cần, từ đó áp dụng trong đời sống.

“Để làm được điều này, các nhà khoa học cần phải cầm tay chỉ việc và đồng hành cùng nông dân và doanh nghiệp. Hiện nay, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III rất chú tâm trong chuyển giao để các tiến bộ kỹ thuật giúp doanh nghiệp, nông dân sản xuất hiệu quả”, PGS.TS Võ Văn Nha cho biết.

Cũng tại Hội thảo, đại biểu được giới thiệu các ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật để xây dựng vùng nguyên liệu đạt chất lượng phục vụ chế biến; giới thiệu kết quả chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tại Khánh

Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm Ảnh: ST

Nuôi cua đồng sinh sản thành công

Cua đồng bố mẹ được chăm sóc sau 4 tháng bắt

đầu sinh sản và cho ra đời những lứa cua giống đảm

bảo chất lượng, đáp ứng thả nuôi thương phẩm với

tỷ lệ sống đạt trên 90%.

Cua đồng được xem là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, mức độ khai thác cua đồng ngoài tự nhiên lớn, bên cạnh đó, trong canh tác nông nghiệp người dân sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học để tăng năng suất cây trồng đã làm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nguồn lợi cua đồng trong tự nhiên.

Với sự suy giảm đáng kể nguồn lợi cua đồng trong tự nhiên và giá cua đồng ngày càng tăng, những năm gần đây, mô hình nuôi cua

đồng thương phẩm đã được nhiều hộ dân triển khai thực hiện tại các địa phương như: Đức Thọ, Nghi Xuân, Can Lộc, Cẩm Xuyên, TP Hà Tĩnh. Tuy nhiên, nguồn

cua giống đưa vào thả nuôi chủ yếu dựa vào khai thác từ tự nhiên nên không chủ động và tỷ lệ sống

đạt thấp, ảnh hưởng lớn đến sự thành công và hiệu quả của mô

hình nuôi cua thương phẩm. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn

sản xuất, tháng 4/2024, Trung tâm Ứng dụng và Trung tâm

Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và

Bảo vệ cây trồng, vật nuôi TP Hà

Tĩnh đã triển khai xây dựng mô

hình nuôi cua đồng sinh sản tại

hộ anh Ngô Hà Phương, thôn Đông Nam, xã Thạch Bình. Mô

hình thực hiện trên diện tích 300 m2 gồm 18 bể được làm bằng khung thép, lót bạt, mỗi bể có thể tích 6 m3 (chiều dài 3 m x chiều rộng 2 m x chiều cao 1 m).

Bể được xây dựng trong nhà có mái che. Trên bể nuôi được lắp

đặt hệ thống ống nhựa để cấp nước bằng hình thức phun mưa, giúp giảm nhiệt vào mùa nắng nóng. Khi mở hệ thống cấp nước

bằng đường ống nhựa phía trên

thì đồng thời tháo hệ thống cống, ống xả phía dưới, giúp thải thức ăn dư thừa, chất cặn bẩn đảm bảo nước trong bể luôn sạch sẽ, không bị ô nhiễm.

Mô hình được nhà nước hỗ trợ tập huấn chuyển giao kỹ thuật, 50% con giống và vật tư thiết bị thiết yếu. Trước khi thả nuôi,

hộ dân tham gia mô hình đã

được tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật từ khâu thả giống

bố mẹ, nuôi vỗ thành thục, kích thích sinh sản, ghép đôi, chăm sóc cua mẹ ôm trứng, ôm con, nhả con, tái thành thục và ương

dưỡng cua con cho đến thu hoạch cua giống.

Anh Lê Hà Phương - chủ mô hình chia sẻ: “Qua theo dõi quá trình sinh sản, khi cua ghép đôi, giao phối, ôm trứng, ấp nở, ôm con, tôi nhận thấy, môi trường phải thuận lợi, yên tĩnh thì tỷ lệ sống và chất lượng cua con mới đạt cao. Đây là mô hình thử nghiệm nuôi cua đồng sinh sản và ương giống cua con đầu tiên trên địa bàn toàn tỉnh nên tôi phải theo dõi, điều chỉnh thường xuyên để phù hợp với sự sinh trưởng của đối tượng nuôi”.

Cua bố mẹ khi đưa vào nuôi đến khi ôm trứng kéo dài trong 2 tháng và đến nay, đã cho thu hoạch 2 lứa cua giống, chất lượng và số lượng cua giống đảm bảo yêu cầu. Sản lượng mỗi bể đạt từ 8 - 10 kg, kích cỡ con giống từ 800 - 1.000 con/ kg. Hộ nuôi đã xuất bán giống cho một số hộ dân với giá bán từ 300 - 700.000 đồng/kg. Đồng thời, lựa chọn thêm con cua đồng bố, mẹ để tiếp tục bổ sung thêm theo tỉ lệ đực - cái và thực hiện nuôi vỗ, cho đẻ lứa tiếp vào dịp cuối năm. Đây cũng là thời điểm thị trường rất khan

hiếm nguồn cua giống tự nhiên, giá bán cua giống ở mức cao. Theo anh Lê Hà Phương, việc lựa chọn giống cua bố, mẹ vào nuôi dưỡng và cho sinh sản trong hệ thống bể, người nuôi có thể kiểm soát được các yếu tố môi trường và mùa vụ sinh sản... Chi phí đầu tư thấp, không tốn kém nhiều nguồn thức ăn, nguồn cua bố mẹ sẵn có trên thị trường và có thể nuôi dưỡng cua con giống thành cua bố mẹ. Con cua giống sau khi được ương dưỡng đạt kích cỡ tốt, thả ra ngoài môi trường tự nhiên có tỷ lệ sống rất cao, đạt trên 90%, cao hơn nhiều so với nguồn cua giống lấy từ môi trường tự nhiên (khoảng 50- 60%). Trung tâm Ứng dụng và Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi TP Hà Tĩnh cho biết, mục tiêu của mô hình là từng bước hoàn thiện quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo cua đồng để có thể phổ biến rộng cho người dân chủ động về nguồn giống tại chỗ và cung cấp cho các vùng nuôi lân cận. Hạn chế việc khai thác quá mức nguồn lợi cua đồng ngoài tự nhiên. Được biết, đây là mô hình nuôi cua đồng sinh sản đầu tiên tại Hà Tĩnh. Thời gian tới, Trung tâm Ứng dụng và Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi TP Hà Tĩnh sẽ tiếp tục đồng hành, hướng dẫn chủ mô hình mở rộng quy mô sản xuất giống; hoàn thiện dần quy trình kỹ thuật nuôi cua đồng sinh sản phù hợp với điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu của Hà Tĩnh; chia sẻ kinh nghiệm cho các hộ dân trong và ngoài địa

Scotland nuôi tôm

thành công ở xứ lạnh

sinh trưởng của tôm thẻ. Do đó, người nuôi tôm ở Scotland đã tạo ra một môi trường ấm áp nhân

Mô hình nuôi tôm sáng

tạo trên bờ biển phía

đông Scotland là minh

chứng cho thấy con tôm thẻ của xứ nhiệt

đới vẫn có thể được

nuôi thương mại ở vùng

khí hậu lạnh.

Giảm chi phí năng lượng

Tự nuôi tôm phục vụ thị trường

nội địa Anh đang được xem là giải pháp thay thế tôm nhập khẩu

từ những thị trường cách xa đến nửa vòng trái đất. Tuy nhiên, đây

là một ý tưởng táo bạo bởi nuôi một loài nhiệt đới ở xứ lạnh là

điều không đơn giản.

Ngay cả thời điểm mùa hè tương

đối dễ chịu ở Scotland cũng không

phù hợp với nhu cầu phát triển và

tạo. Andrew Whiston, Giám đốc công ty Rastech, cơ sở tiên phong nuôi tôm thẻ tại Scotland cho biết, chỉ cần giải được bài toán về chi phí năng lượng, mô hình nuôi tôm xứ lạnh sẽ thành công.

Trang trại nuôi tôm thẻ thử nghiệm của Rastech nằm ở bờ biển phía đông Scotland, thuộc

địa phận Fife. Nguồn nước nuôi

tôm được lấy từ biến Bắc chứ

không phải nước ngầm. Giải pháp cắt giảm chi phí năng lượng của

Rastech gồm hai yếu tố. Đầu tiên

trang trại được sưởi ấm và cung

cấp điện hoàn toàn bằng năng

lượng tái tạo. Như vậy, thay vì dùng

điện lưới, Rastech sử dụng pin mặt

trời và vận hành lò hơi đốt sinh

khối bằng gỗ dăm. Sau đó, công

ty dùng chất xúc tác chuyển đổi

khí thải CO2 từ lò hơi thành phụ gia

kiềm cho trang trại, tạo thành một

mô hình “kinh tế tuần hoàn”.

Whiston chia sẻ, chất thải cũng

mang lại lợi ích cho trang trại nếu

biết cách tận dụng. Cắt nhu cầu

sử dụng điện lưới không chỉ giúp

trang trại giảm chi phí năng lượng,

mà còn chứng minh rằng mô hình nuôi tôm của Rastech có thể hoạt

động ở bất cứ địa hình nào, dù là xứ

lạnh xa xôi như bờ biển Scotland

hay khu vực thường không có nguồn điện lưới như châu Phi.

Yếu tố thứ hai, càng ít thất

thoát năng lượng càng tốt. Để

làm được điều này, Rastech đã học hỏi mô hình nhà kính của nông dân trồng cây ăn quả vùng Fife và sáng tạo thành bộ phận cách nhiệt cho trại tôm. Về cơ bản, hệ thống này giống như một đường hầm dài 30 m có lớp cách nhiệt bằng polyester siêu nhẹ tái

chế từ vỏ chai nhựa dùng một lần.

Whiston cho biết, mùa đông năm nay có nhiệt độ ngoài trời -70 C, tuyết phủ mái nhà, nhưng bên trong trại tôm chỉ 320 C.

Thân thiện môi trường

Bên trong trại nuôi tôm của

Rastech là hai phần riêng biệt

gồm hệ thống RAS (nuôi thủy sản

tuần hoàn) chạy song song với hệ thống lọc. Whiston chia sẻ, một hệ thống trại tôm tiêu chuẩn

của Rastech gồm 4 bể RAS. Nếu muốn nuôi tôm theo quy mô thương mại, Rastech sẽ thiết kế

5 bể RAS với dung tích 23.000 lít/bể. Các bể lớn hơn được làm bằng chất liệu bê tông carbon thấp, một vật liệu dữ nhiệt tốt hơn nhiều so với các bể nhựa trong hệ thống RAS thông thường. Nói về tôm giống, Whiston cho hay, toàn bộ đều được nhập khẩu từ Mỹ, đảm bảo an toàn sinh học hơn so với tôm từ khu vực nhiệt đới. Nhưng đôi khi nguồn cung tôm giống vẫn bị gián đoạn do dịch bệnh hoặc thời tiết mưa bão ở miền Nam nước Mỹ. Do đó, Rastech và các cơ sở nuôi tôm khác tại Anh đang ấp ủ kế hoạch tự sản xuất tôm giống để chủ động nguồn cung.

“Tôm nuôi ở Anh không rẻ hơn tôm nhập khẩu, nhưng thân thiện với môi trường hơn nhiều do không sử dụng kháng sinh”, Whiston nhấn mạnh. Hiện hoạt động nuôi tôm ở Guardbridge chỉ dừng lại ở dự án thử nghiệm, nhưng chắc chắn có tiềm năng mở rộng sang quy mô thương mại trong một tương lai không xa.

phục thị trường Nhật Bản

Ngày 09/10, tại TP Osaka, Nhật Bản đã diễn ra lễ ký kết

hợp đồng phân phối độc quyền sản phẩm giữa Công ty

TNHH Aqua Mina và Công ty Rex Industries Co., ltd.

Aqua Mina tự hào là

Công ty đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam xuất

khẩu sản phẩm Bồn nước di động sang Nhật Bản. Đây được xem là

một trong những thị trường khó tính và khắt khe nhất trên thế giới.

Công ty Rex Industries Co., ltd là đối tác phân phối độc quyền sản phẩm Bồn nước di động tại

Nhật Bản mà Aqua Mina tin tưởng và lựa chọn hợp tác. Sự kiện này đánh dấu bước tiến quan trọng,

mở ra cơ hội đột phá trên thị

trường quốc tế của Aqua Mina.

Phát biểu tại buổi lễ, bà Trương

Thị Lệ Dung, Giám đốc Công ty TNHH Aqua Mina chia sẻ: “Đội

ngũ nhân viên của Aqua Mina làm

việc dựa trên giá trị cốt lõi “Uy tín -

Tận tâm - Chuyên nghiệp”. Vì vậy

khi lựa chọn đối tác đồng hành cùng phát triển chúng tôi cũng

tìm kiếm dựa trên những giá trị

cốt lõi này. Công ty Rex Industries Co., ltd có lịch sử hình thành và

phát triển lên tới 100 năm tại

Nhật Bản. Với đội ngũ kỹ sư lành nghề, hệ thống trang thiết bị, máy

móc hiện đại, chúng tôi tin tưởng

Quý Công ty Rex Industries Co., ltd chính là đối tác phù hợp của Aqua Mina”.

Trải qua hành trình gần 10 năm hình thành và phát triển cùng ngành Thủy sản Việt Nam, Aqua Mina tự hào là đối tác chiến lược của các công ty đầu ngành trong lĩnh vực thủy sản như: Minh Phú AQUAMEKONG, Vĩnh Hoàn, Vạn

Đức Tiền Giang, Huetronics, ADM, De Heus và nhiều Quý Công ty đối tác khác.

Quá trình phát triển của Aqua

Mina đang mở rộng ra thị trường xuất khẩu, hiện nay Aqua Mina là

 Công ty TNHH AQUA MINA

một trong những đơn vị dẫn đầu về trang thiết bị thủy sản xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Công ty đã đưa sản phẩm Hồ tròn nổi, Thiết bị Thủy sản của Việt Nam tới nhiều nơi trên thế giới như: Australia, Guatemala, Belize, United State, Malaysia, Taiwan. Aqua Mina cam kết cung cấp sản phẩm chất lượng cao với giá hợp lý, tạo ra giá trị bền vững đóng góp cho sự phát triển của ngành Thủy sản Thế giới. Liên hệ Aqua Mina để được tư vấn, cung cấp về Hồ tròn nổi, Thiết bị Thủy sản ứng dụng trong trang trại nuôi tôm công nghệ cao.

Địa chỉ: 685 Quốc Lộ 1A, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh - Điện thoại: 1800 6071 (Tổng đài miễn cước)

Email: sales@aquamina.com.vn; hoặc oversea@aquamina.com.vn

Web: aquamina.com.vn

 Đại lý của Aqua Mina tại Nhật Bản: Công ty REX INDUSTRIES CO.,LTD

chỉ: 1-9-3 Hishiya-Higashi, Higashi-Osaka 578-0948 JAPAN Điện thoại: +81-(0)72-961-9893

Email: kimakubo@rexind.co.jp - Website: www.rexind.co.jp/e/

Aqua Mina

Công

nghệ xanh cho nuôi trồng thủy

Trước những thách thức lớn của ngành thủy sản trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng

cao, công nghệ Nano Bubbles đã xuất hiện như một

giải pháp tiên tiến, hỗ trợ cải thiện môi trường nước,

tăng cường sức khỏe sinh vật nuôi và giảm thiểu chi phí vận hành.

Nano Bubbles là những bong bóng khí nhỏ với kích thước 80 - 120 nanomet, tồn tại lâu trong nước, cung cấp nguồn ôxy ổn định cho sinh vật. Khác biệt với các phương pháp truyền thống, Nano Bubbles giúp duy trì lượng ôxy hòa tan liên tục, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng trong các ao mật độ cao. Đặc biệt, bong bóng nano mang điện tích âm, có khả năng hấp thụ các chất ô nhiễm và giúp làm sạch nước một cách tự nhiên.

Không chỉ tăng cường hàm lượng ôxy hòa tan, công nghệ Nano Bubbles còn giúp giảm thiểu chi phí điện năng và giảm sử dụng hóa chất xử lý nước, đảm bảo tính

thân thiện với môi trường.

Công nghệ Nano Bubbles của

Công ty TNHH B.H.N được thiết

kế với các công suất đa dạng từ

5 m³/giờ, 100 m³/giờ, 500 m³/giờ

đến 1.000 m³/giờ, đáp ứng nhiều nhu cầu trong xử lý nước. Điều này không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình sục khí ôxy cho các ao nhỏ mà còn cho các hồ lớn, mang lại sự linh hoạt và hiệu quả cao.

Với giải pháp này, các trang trại thủy sản dễ dàng áp dụng công nghệ để duy trì chất lượng nước ở mức ổn định, đồng thời đảm bảo an toàn sinh học cho toàn bộ hệ thống nuôi trồng.

Môi trường giàu ôxy không chỉ hỗ trợ sự phát triển của cá, tôm

mà còn giúp giảm thiểu mầm

bệnh, cải thiện sức khỏe sinh vật nuôi và giảm thiểu tỷ lệ tử vong.

Đây là một yếu tố quan trọng giúp nâng cao năng suất và chất

lượng sản phẩm, mang lại sự ổn

định cho các trang trại thủy sản,

đặc biệt là trong bối cảnh yêu

cầu về an toàn thực phẩm ngày

càng khắt khe.

Nano Bubbles, với khả năng

ứng dụng linh hoạt và hiệu quả trong các ao nuôi từ quy mô nhỏ

đến lớn, đang ngày càng trở thành

lựa chọn phổ biến trong ngành

Website: bhnenc.com

Email: bhnenc@gmail.com

thủy sản. Công nghệ này hỗ trợ duy trì môi trường nước lý tưởng, giúp ngành thủy sản giảm thiểu áp lực lên môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững.

B.H.N

SẢN

“XANH” CHO NGÀNH TÔM

Với những ưu điểm của máy

tạo ôxy - một sản phẩm “xanh”

thân thiện với môi trường sẽ

được giới thiệu tại VietShrimp

2025, Công ty TNHH Thủy sản

DOLIC luôn hy vọng có thể hợp

tác với các doanh nghiệp, farm nuôi nhằm nâng cao vị thế ngành tôm trên thị trường quốc tế.

Chuyển đổi xanh là xu thế tất yếu

Chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng, hiện nay khi đời sống được nâng cao, người tiêu dùng luôn đòi hỏi những sản phẩm đảm bảo chất lượng. Kéo theo đó là sự thay đổi trong nhận thức về tầm quan trọng của sản xuất tôm thân thiện với môi trường, thúc đẩy nhu cầu ngày càng cao đối với các sản phẩm tôm được “chứng nhận xanh”.

Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị vào trong quá trình nuôi tôm là vô cùng cần thiết như sử dụng các chế phẩm sinh học, hệ thống máy móc,… nhằm nâng cao hiệu quả vụ nuôi. Tuy nhiên, khi sử dụng hệ thống máy móc kéo theo hệ lụy là số lượng nhựa không thể tái chế trong nuôi trồng thủy sản từ lá quạt, phao quạt,… do sử dụng nhựa chất lượng thấp sẽ ảnh hưởng đến môi trường. Đơn cử như, nếu tính trung bình mỗi một sản phẩm máy tăng ôxy cần 1 lít dầu máy bôi trơn, mỗi năm thay 1 lần thì sẽ thải ra số lượng rất lớn dầu máy, tác động không nhỏ đến môi trường.

Giải pháp từ “DOLIC” và “YIMIN” Mục tiêu cốt lõi của việc chuyển đổi xanh trong ngành thủy sản nói chung, nuôi tôm nói riêng là mở rộng mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững; quản lý hiệu quả tất cả hoạt động nuôi trồng thủy sản. Nâng cấp các chuỗi giá trị trong hệ thống thức ăn thủy sản, con giống chế phẩm sinh học,… Và không thể thiếu nâng cao hệ thống máy móc phục vụ nuôi trồng thủy sản.

Công ty Shanghai Yimin Electric Machine Co., ltd. cùng Công ty TNHH Thủy sản

DOLIC từ những ngày hợp tác đã thống nhất định hướng sẽ mang đến thị trường một sản phẩm “xanh” thân thiện với môi trường. Vì vậy, đến với VietShrimp 2025 lần này DOLIC và YIMIN sẽ giới thiệu sản phẩm “Máy tăng ôxy” - dạng cánh quạt với những ưu điểm vượt trội. Thứ nhất, máy với ưu điểm nhỏ gọn không tốn diện tích, dễ dàng lắp đặt và di chuyển cực kì dễ dàng. Thứ hai, khả năng tạo ôxy tốt, giải phóng khí độc NO2, H2 S, NH3 gấp 2,5 lần so với các sản phẩm có cùng công suất, khả năng gom phân tốt đối với nuôi tôm. Thứ ba, bánh răng bôi trơn bằng nước, không sử dụng dầu bôi trơn, thân thiện với môi trường. Thứ tư, sản phẩm tiết kiệm điện giảm 30% nhờ áp dụng “Lực đòn bẩy và bánh đà” cộng với động cơ chuyển đổi “ tần số” Với những ưu điểm của máy tạo ôxy sẽ được giới thiệu VietShrimp 2025 lần này, Công ty TNHH thủy sản DOLIC luôn hy vọng có thể hợp tác với các doanh nghiệp và farm nuôi nhằm nâng cao vị thế ngành tôm trên thị trường quốc tế. Mục tiêu của DOLIC là mang

1. Bánh răng bôi trơn bằng nước có thể chạy liên tiếp 45,000 giờ

2. Động cơ làm mát bằng nước và biến đổi tần số giúp tiết kiệm điện 30% với khả năng chống nước 100%

3. Cánh quạt được cấp bằng sáng chế với độ bền trên 5 năm

4. Phao làm bằng nhựa nguyên sinh

5. Khung, trục được làm bằng inox 304

máy 6 cánh

Farm nuôi tôm với 50 ao 1.500 m2 /ao sử dụng toàn bộ dàn quạt 6 cánh 1,5 kw 6 lá quạt

tới các công nghệ tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại phục vụ quá trình nuôi tôm một cách dễ dàng và an toàn nhất.

Với thiết kế độc đáo và chất lượng ổn định, sản phẩm của Công ty TNHH thủy sản DOLIC đã có mặt trên các thị trường lớn như: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ,… Tại Việt Nam, Công ty TNHH thủy sản DOLIC sẽ luôn luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp và farm nuôi.

Thượng Hải Yimin Motor Co, Ltd được thành lập vào năm 1992, là nhà sản xuất máy tăng oxy và bơm nước chuyên nghiệp quy mô lớn của Trung Quốc. Nó có 3 công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn và thiết lập hai cơ sở sản xuất lớn ở Thượng Hải và Chiết Giang. Với bằng sáng chế mô hình tiện ích độc quyền của ngành công nghiệp “Yimin thương hiệu” YC nước xe tăng ôxy, YL bánh xe tăng ôxy, cấu trúc truyền tải điện độc đáo và kết hợp với công nghệ tăng ôxy hiện đại, hiệu suất bảo vệ

YC-2 CÁNH-

môi trường của thiết bị là đáng tin cậy, được đánh giá cao bởi khách hàng, nó đã trở thành một thương hiệu có vị trí quan trọng trên thị trường quốc tế.

Công ty Shanghai Yimin Electric Machine Co., ltd. kết hợp cùng công ty TNHH thủy sản

DOLIC tăng tốc sự thay đổi của ngành công nghiệp máy tăng ôxy sang động cơ làm lạnh bằng nước. Công nghệ sáng tạo và xuất sắc là khái niệm sản xuất mà chúng tôi hướng

tới. Chúng tôi mong muốn được hợp tác với người nuôi tôm để tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn. Hãy đến với VietShrimp 2025 Cần Thơ với sự quyết tâm, nhiệt huyết để chung tay, góp tiếng nói, chia sẻ giải pháp vì một “ Vùng nuôi xanh”.

Thủy sản Dolic

550W
YC-4 CÁNH- 1,1 KW
năng tạo dòng của

của việc bổ sung khoáng

LithoNutri

Micron lên

TTCT

Litho Nutri Micron - Khoáng

tảo biển có giá trị sinh học cao, được nghiên cứu và sản xuất bởi

OCEANA (Brazil). Bắt nguồn từ

vùng biển sâu ở Oh Siana (Brazil),

tảo biển Lithothamnium khi kết

thúc 1 vòng đời và trở nên vôi

hóa. Sau nhiều nỗ lực nghiên cứu

nhằm bảo vệ môi trường và tái

sản xuất ra các sản phẩm có giá

trị, OCEANA đã nghiên cứu thành

công và khai thác để sản xuất ra

sản phẩm Litho Nutri Micron ứng dụng cho nông nghiệp, thủy sản và chăn nuôi.

Litho Nutri Micron là prebiotic được chứng nhận hữu cơ 100%. Nó bao gồm hơn 70 loại khoáng vi lượng, trong đó Canxi và Magiê có tính khả dụng sinh học cao (Ca > 32% và Mg > 3%) và 4,5 ppt phần hữu cơ gồm 18 loại axit amin, đường và vitamin. Khi tiếp xúc với nước, các vi khoáng sẽ được giải phóng để cung cấp một lượng khoáng dồi dào cho nước, đây cũng là môi trường thích hợp cho các động vật phù du phát triển để làm nguồn thức ăn tự nhiên vô cùng dinh dưỡng cho tôm, cá.

Ứng dụng Litho Nutri Micron bổ sung vào thức ăn

Để đánh giá được hiệu quả của sản phẩm mang lại cho nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là trên TTCT, OCEANA đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm cho ăn bổ sung LithoNutri Micron. TTCT có cân nặng trung bình 2 gam từ một trại nuôi tư nhân, tỉnh Samutsongkarm, Thái Lan. Tôm được nuôi trong bể 1.000 lít trong 7 - 10 ngày và được cho ăn thức ăn kiểm soát 3

lần một ngày. Nghiên cứu được thực hiện tại Khoa Thủy sản, Đại học Kasetsart, Bangkok, Thái Lan.

Thiết lập nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung vào kích thước hạt của LithoNutri Micron dạng bột, 100% đi qua lưới sàng 44 µm (325 lưới), chứa Ca > 32% và Mg > 3%. Sau đó bổ sung 3 mức

LithoNutri Micron vào thức ăn ở mức 0, 2 và 5 kg/tấn. Nghiên cứu được phân chia theo kiểu

Factorial in Completely Randomized Design (Thiết kế hoàn toàn ngẫu nhiên).

Nhóm 1 thức ăn cơ bản : đã thêm LithoNutri Micron 0 kg/tấn

Nhóm 2 thức ăn cơ bản : đã thêm LithoNutri Micron 2 kg/tấn

Nhóm 3 thức ăn cơ bản : đã thêm LithoNutri Micron 5 kg/tấn

Chế độ ăn thử nghiệm

Thức ăn cho tôm được chế biến từ một công thức thức ăn

sau đó được đưa qua máy nghiền thành 150 - 250 micron rồi bổ sung thêm 25% nước và LithoNutri Micron trộn đều và nén thành viên.

Kết quả thí nghiệm sau 8 tuần như sau:

Thí nghiệm 1: Hiệu suất tăng trưởng của TTCT

Tôm được cho ăn LithoNutri Micron cho thấy hiệu suất tăng trưởng và sử dụng thức ăn tốt hơn. Ở cả 2 mức 2 kg và 5 kg/tấn đều cho thấy tỷ lệ sống sót cao nhất và không có sự khác biệt đáng kể nào ở liều lượng thấp và cao.

Thí nghiệm 2: Miễn dịch của TTCT

Sau 8 tuần số lượng tế bào máu, protein huyết tương, hoạt động lysozyme, hoạt động superoxide dismutase và glutathione của tôm

được cho ăn LithoNutri Micron cả 2 và 5 kg/ tấn đều cao hơn so với nhóm đối chứng. Hơn nữa, hoạt động phenoloxidase không khác biệt đáng kể.

Thí nghiệm 3: Hoạt động enzyme tiêu hóa của TTCT

Tôm được cho ăn LithoNutri Micron ở mức 2 và 5 kg/tấn cho thấy hiệu quả trong việc tăng cường hoạt động enzyme tiêu hóa, đặc biệt là amylase, trong khi lipase và protease không có sự khác biệt đáng kể. Điều này có nghĩa là LithoNutri Micron có khả năng thúc đẩy quá trình tiêu hóa tinh bột để thu được nhiều năng lượng hơn nhằm cải thiện hiệu suất tăng trưởng của tôm.

Thí nghiệm 4: Khả năng tiêu hóa dinh dưỡng

Khả năng tiêu hóa có sự khác biệt đáng kể về hệ số tiêu hóa, protein, lipid, tro, canxi, phốt pho và khả năng tiêu hóa năng lượng. Khả năng tiêu hóa protein, tro và canxi cao hơn nhóm đối chứng. Ngoài ra, LithoNutri Micron ở mức 2 kg/tấn cho thấy khả năng tiêu hóa tất cả các chất dinh dưỡng cao hơn các mức khác.

Thí nghiệm 5: Thành phần dinh dưỡng và tích lũy khoáng chất của TTCT

Độ ẩm và sự tích lũy lipid, protein và khoáng chất trong tôm được cho ăn 2 và 5 kg/tấn cao hơn nhóm tôm đối chứng. Canxi và Magiê tích lũy trong toàn bộ cơ thể tôm được cho ăn LithoNutri Micron 2 Kg/tấn là cao nhất tiếp theo là 5 Kg/tấn. Không có sự khác biệt đáng kể về sự tích lũy phốt pho. Thí nghiệm 6: Màu sắc tôm nấu chín Màu sắc của tôm nấu chín được cho ăn

LithoNutri Micron thể hiện độ

cao hơn nhóm đối chứng. Điều này cho thấy hiệu quả của LithoNutri Micron trong việc tăng cường màu đỏ ở tôm do khoáng chất trong tảo biển vôi hóa có thành phần tự nhiên và khả năng tiêu hóa cao, đặc biệt là để giảm căng thẳng sau đó bảo vệ carotenoid để thể hiện màu đỏ của tôm nấu chín.

Ứng dụng LithoNutri Micron với nước

Việc sử dụng LithoNutri Micron để bón vào ao nuôi không chỉ đơn thuần là cung cấp khoáng chất cho tôm mà nó còn được xem như một chất đệm nước giúp tăng tổng độ kiềm và tổng độ cứng của nước, trung hòa độ pH của đất, giảm biến động pH trong ngày.

Khi được đưa vào môi trường nước nuôi, LithoNutri Micron sẽ từ từ lắng xuống đáy ao.

Khi độ pH của nước ao dưới 7, các thành phần ion vi khoáng cation của LithoNutri Micron cùng với Canxi, Magiê bắt đầu giải phóng để đệm nước bằng cách ổn định độ pH nước thông qua tổng độ kiềm và tổng độ cứng tăng lên và duy trì. Độ pH hằng ngày được duy trì ổn định, điều này đồng nghĩa với việc tôm và cá đang được tiết kiệm năng lượng để xử lý tốt hơn các quá trình điều hòa thẩm thấu và sinh lý bên trong cơ thể của chúng. Ngoài ra, các thành phần hữu cơ trong sản phẩm còn thúc đẩy sự đa dạng thực vật phù du và động vật phù du, tránh hiện tượng tảo lam nở hoa do phú dưỡng.

Để đảm bảo hiệu quả sử dụng LithoNutri Micron, việc phân tích chất lượng nước ao là rất cần thiết để đưa ra khuyến cáo về liều lượng phù hợp nhằm tối ưu hóa chất lượng nước và sức khỏe tôm. Sự ổn định của độ pH trong ngày, phản ánh một hệ sinh thái cân bằng và khỏe mạnh. Tuy nhiên, để đánh giá toàn diện, cần kết hợp với việc đo các chỉ số như tổng độ kiềm, tổng độ cứng và nồng độ ôxy hòa tan.

Việc kiểm tra tổng độ kiềm ít nhất 2 lần/ ngày cũng vô cùng quan trọng. Mức độ kiềm lý tưởng nên duy trì trên 120 ppm. Khi độ kiềm giảm, việc sử dụng LithoNutri Micron để bổ sung là cần thiết. Nếu độ kiềm giảm xuống dưới 100 ppm, quá trình phục hồi độ kiềm sẽ kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khả năng miễn dịch và tăng trưởng của tôm, gây tổn thất kinh tế cho người nuôi. Cuối cùng, thông số thế ôxy hóa khử giúp đánh giá khả năng của ao nuôi trong

khử cao hơn thường có nghĩa là môi trường ao nuôi tốt hơn. Ngoài ra, thế ôxy hóa khử của trầm tích ảnh hưởng đáng kể đến nồng độ ôxy hòa tan, amoniac, nitrit, nitrat và H2 S trong nước.

Liều lượng LithoNutri Micron khuyến cáo: - Hệ thống nuôi tôm mở rộng: 25 kg đến 50 kg/ha một lần một tuần.

- Hệ thống nuôi tôm bán thâm canh: 50 kg đến 100 kg/ hecta/tuần.

- Hệ thống nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh: không có liều lượng cố định vì hệ thống này phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác nhau. Nên áp dụng LithoNutri Micron từ 3 - 20 g/m 3 nước mỗi ngày trong suốt quá trình nuôi. Tăng hoặc giảm liều lượng hàng ngày dựa trên kết quả đo tổng độ kiềm (phải duy trì tối thiểu 120 ppm) và sự thay đổi của pH (sự thay đổi pH hàng ngày không nên vượt quá 0,5).

Kết luận Khoáng tảo biển LithoNutri Micron là 1 loại khoáng chứa đầy đủ các yếu tố thích hợp cho môi trường sống và yếu tố dinh dưỡng mà động vật thủy sản cần có. Với thành phần tự nhiên từ tảo biển vôi hóa, LithoNutri Micron thực sự là 1 sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao bởi tính khả dụng sinh học của các loại vi khoáng và phần hữu cơ có trong sản phẩm. Khả năng đệm nước là yếu tố then chốt giúp môi trường nuôi luôn ổn định, giảm stress cho vật nuôi.

Hiện nay, Công Ty Cổ phần BQ&Q đang cung cấp sản phẩm khoáng LithoNutri Micron của Tập đoàn OCEANA (Brazil).

Quý khách quan tâm sản phẩm hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 9030 hoặc 0788 579 679.

và độ vàng

CÔNG TY CỔ PHẦN BQ&Q

Địa chỉ: H75, Khu nhà ở Thới An, Phường Thới An, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 1900 9030

Webside: bqq.com.vn

Email: bqqcorp@gmail.com

ôxy hóa

BQ&Q

Nghiên cứu sử dụng ấu trùng ruồi lính đen trong thức ăn thủy sản

Kết quả của Dự án “Sản xuất và sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens Linnaeus, 1758) làm thức ăn cho một số đối tượng thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế tại Thừa Thiên - Huế” đã bước đầu mang lại nhiều lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội.

Nhiều tiềm năng

Ruồi lính đen (Hermetia illucens) thuộc họ Stratiomyidae, là côn trùng vô hại đối với con người, không đến gần con người, không phải là ký chủ trung gian truyền bệnh cho con người và vật nuôi (Spranghers và cộng sự, 2017).

Ruồi lính đen đã quen thuộc từ lâu trong sản xuất phân hữu cơ, xử lý chất thải, thậm chí làm thức ăn cho một số động vật trên cạn. Ruồi lính đen lớn nhanh, dễ nuôi, chúng thậm chí ăn cả phân và xác động vật. Ruồi lính đen cái có thể sinh hàng trăm quả trứng trong một lần, trứng chỉ cần 4 ngày để nở thành ấu trùng, bắt đầu có thể

ăn chất hữu cơ. Sau 14 ngày phát triển, ấu trùng biến thái hoàn chỉnh thành ruồi lính đen trưởng thành. Ruồi con thường được tìm thấy gần nguồn rác hữu cơ, nơi có nhiều ruồi trong giai đoạn sinh sản và trứng.

Trên thế giới, việc nuôi sinh khối ấu trùng ruồi lính đen (ATRLĐ) và sử dụng chúng làm thức ăn trong chăn nuôi đã được nhiều nhà khoa học tiến hành và công bố với những kết quả rất khả quan trong việc sử dụng chúng làm thức ăn trực tiếp hay thay thế một phần bột cá trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi.

Được biết, ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu và báo cáo về đối tượng ruồi lính đen. Trong đó đề cập đến tiềm năng, ưu điểm, lợi thế và những trở ngại của việc sử dụng ATRLĐ trong chăn nuôi nói chung và nuôi trồng thủy sản

nói riêng. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu hoàn chỉnh về quy trình nuôi, đặc biệt là sử dụng phụ

phế phẩm làm chất nền,…

Với thực tiễn đó, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế đã

tiến hành thực hiện Dự án “Sản

xuất và sử dụng ATRLĐ (Hermetia illucens Linnaeus, 1758) làm thức

ăn cho một số đối tượng thủy sản

nước ngọt có giá trị kinh tế tại

Thừa - Thiên Huế”.

Mục tiêu nhằm xây dựng quy

trình nuôi ruồi lính đen từ phế

phụ phẩm nông nghiệp ở quy mô

nông hộ; Hoàn thiện quy trình

nuôi một số loài thủy sản nước

ngọt bằng thức ăn ATRLĐ; Xây

dựng được một số mô hình nuôi

thủy sản nước ngọt bằng thức ăn

ATRLĐ. Đồng thời đánh giá được

khả năng sinh trưởng, năng suất,

hiệu quả kinh tế, chất lượng sản phẩm và ảnh hưởng tới miễn dịch

của một số đối tượng nuôi thủy

sản nước ngọt khi sử dụng ATRLĐ

làm thức ăn.

Giảm chi phí

Đến nay, sau gần 2 năm triển

khai Dự án, nhóm nghiên cứu đã thực hiện hiệu quả các nội dung

đề ra. Kết quả điều tra ghi nhận

có 11 loại phụ phế phẩm nông

nghiệp có thể sử dụng để nuôi ruồi lính đen. Trong đó có bã đậu

phụ, bánh dầu lạc khô được xác

định là loại phụ phế phẩm phù

hợp nhất cho nuôi ruồi lính đen.

Bên cạnh đó, việc sử dụng trực tiếp ruồi lính đen (tươi và khô) làm

thức ăn cho ếch Thái Lan, cá lóc

và cá rô đầu vuông đã ảnh hưởng

tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của

chúng, ít ảnh hưởng tới chất lượng thịt và chỉ tiêu vi sinh trong sản phẩm thủy sản.

Cụ thể, tại mô hình nuôi cá lóc thương phẩm của ông Nguyễn

Văn Dũng, xã Phú Mỹ (Phú Vang), việc sử dụng thức ăn từ ấu trùng

ruồi lính đen cho tỷ lệ sống đạt 77,7%, kích cỡ hơn 401 g/con, năng suất 62,13 tấn/ha. Lợi nhuận từ mô hình nuôi này đạt trên 185 triệu đồng/ao (3.000 m2), với tỷ suất lợi nhuận 26,2%.

Hộ ông Lê Phú Diệm, ở phường

Hương Chữ (TX. Hương Trà) tham gia mô hình nuôi ếch Thái Lan bằng thức ăn sản xuất từ nguyên liệu ấu trùng ruồi lính đen cho tỷ lệ sống 70%, kích cỡ 239 g/con và năng suất 13,4 kg/m2. Còn ở mô hình nuôi cá rô đầu vuông của

ông Văn An, ở xã Thủy Phù (thị xã

Hương Thủy) khi tham gia dự án cũng cho tỷ lệ sống con nuôi đạt 85%, kích cỡ 160 g/con và năng

suất 31,2 tấn/ha. Lợi nhuận gần

94 triệu đồng/ao (3.000 m2), với tỷ suất lợi nhuận 27,1%.

Qua khảo sát, chất lượng thịt của các đối tượng nuôi theo mô hình không bị ảnh hưởng khi cho ăn thức ăn ấu trùng ruồi lính đen. Hơn nữa, việc sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn trong nuôi trồng thủy sản còn giúp

giảm ô nhiễm môi trường. Vì qua quy trình nuôi ruồi lính đen đã gián tiếp giúp xử lý hiệu quả chất

Ruồi lính đen là một loài côn trùng vô hại và khả năng nuôi cấy sinh khối tại các trang trại quy mô nhỏ

Thức ăn dạng viên và dạng bột

được nhóm nghiên cứu liên kết sản xuất

Ảnh: Hoài Nguyên

thải trong chăn nuôi, trồng trọt, chế biến, rau củ dư thừa,... Đặc biệt, theo các hộ tham gia mô hình dự án, giá thành bột ấu trùng ruồi lính đen dao động từ 12.000 - 20.000 đồng/kg, thấp hơn khoảng 2,5 lần so giá bột cá (từ 30.000 - 50.000 đồng/kg). So sánh giá thành thức ăn có chứa hàm lượng protein từ 25 - 40% đối với thức ăn từ nguyên liệu ấu trùng ruồi lính đen với giá các loại thức ăn công nghiệp bán trên thị trường cũng chênh lệch thấp hơn từ 6.000 - 10.000 đồng/kg. Để tiết kiệm chi phí, đem lại hiệu quả cao trong nuôi trồng thủy sản, theo nhóm thực hiện dự án của Trường đại học Nông Lâm - Đại học Huế, người nuôi cần kết hợp sử dụng 50% ấu trùng ruồi lính đen và 50% thức ăn công nghiệp. Các hộ nuôi cần thay thế đến 30% protein bột cá bằng bột ấu trùng ruồi lính đen khi nuôi cá lóc, cá rô đầu vuông và khoảng 40% đối với nuôi ếch Thái Lan. Việc sử dụng kết hợp thức ăn ấu trùng ruồi lính đen giúp nâng cao khả năng sinh trưởng, phát triển, cũng như năng suất, lợi nhuận khi nuôi cá lóc, cá rô đầu vuông, ếch Thái Lan,... theo hướng thương phẩm.

CHUYÊN TRANG CÓ SỰ TÀI TRỢ CỦA TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA

Mưa tác động trực tiếp đến nước ao nuôi, làm giảm nhiệt độ, pH,…

Đặc biệt, việc thiếu hụt ôxy hòa tan được xem là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng cá nổi đầu và chết sau các đợt mưa bão.

Nguyên nhân

Trong ao, thường có hai nguồn ôxy hòa tan (DO), từ máy sục khí và từ thực vật phù du. Suốt giai đoạn mưa kéo dài, hoạt động của thực vật phù du sẽ chậm lại vì có ít ánh sáng mặt trời, chính vì vậy xảy ra hiện tượng phân tầng nước ao, tù nước sẽ xảy ra. Lớp nước ngọt (phân tầng) trên bề mặt ao khiến cho ôxy khó hòa tan vào phần nước còn lại.

Cùng đó, mưa lớn đầu mùa cuốn trôi mùn bã hữu cơ, đất cát trên đất liền làm gia tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) gây tắc nghẽn cấu trúc mang cá, cản trở hô hấp gây ngạt và chết. Tất cả các yếu tố trên có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thiếu hụt ôxy trầm trọng khiến cá nổi đầu và chết hàng loạt. Ngoài ra, sự thiếu hụt ôxy dẫn đến quá trình phân hủy thiếu khí tạo thành các khí độc như NH3, H2 S, CH4 sẽ dẫn tới tình trạng cá bị sốc, ngộ độc, giảm sức đề kháng và bệnh sẽ phát triển. Nếu quá trình thiếu khí xảy ra trong thời gian dài, cá nuôi sẽ bị chết ngạt do thiếu ôxy.

Dấu hiệu

Khi lượng ôxy giảm hơn nữa, cá sẽ bắt đầu thở gấp và chuyển động mang nhanh hơn khi chúng cố gắng lấy đủ ôxy từ nước bằng cách truyền nhiều nước hơn qua mang. Cá thiếu ôxy thường có các biểu hiện như: Cá nổi lên trên mặt nước, đớp không khi để hô hấp. Nếu tình trạng thiếu dưỡng khí kéo dài sẽ quan sát thấy môi dưới của cá nhô ra, màu sắc trên lưng cá biến nhạt.

Khắc phục

Trước hết người nuôi cần triển khai cấp cứu, cung cấp ôxy bằng cách bổ sung cấp tốc các sản phẩm cung cấp ôxy tức thời cho cá trên thị trường. Đồng thời, kiểm soát ôxy hòa tan trong ao, bố trí máy sục khí, máy thổi khí, quạt nước,... để tạo ôxy hòa tan.

Giảm 50 - 70% lượng thức ăn cho cá hoặc ngừng cho ăn tùy tình hình nếu cá thiếu ôxy, nổi đầu quá nặng.

Khi cá bị nổi đầu do thiếu ôxy thì tốt nhất là không bón thêm phân hữu cơ, phân chuồng

vào trong ao nuôi. Đồng thời, c ứ 15 - 20 ngày dùng vi sinh xử lý đáy, vi sinh đáy để kiểm soát vi sinh vật trong ao và lượng hữu cơ tồn đọng ở đáy ao nuôi. Bên cạnh đó, luôn kiểm soát tốt các loại tảo độc trong ao như tảo lam, tảo đỏ, tảo mắt bằng thuốc diệt tảo, vi sinh đáy tránh hiện tượng tảo tàn gây thiếu ôxy hòa tan vào sáng sớm.

Các ao, lồng đang có cá chết cần vệ sinh khu vực nuôi, thu gom cá chết ra khỏi khu vực nuôi ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và phát sinh mầm bệnh. Dừng thả nuôi mới nhằm giảm thiểu rủi ro do ảnh hưởng xấu của môi trường và có thời gian để cải thiện môi trường nước vùng nuôi.

Phòng bệnh

Kiểm tra, gia cố lại bờ ao bảo đảm chắc chắn; nạo vét, khơi thông cống, rãnh, kênh mương bảo đảm thoát nước. Thu gom, xử lý rác, thủy sản chết (nếu có) và các chất thải khác trong khu vực nuôi. Xả bớt nước trên tầng mặt để giảm bớt lượng nước mưa trong ao; chạy máy quạt nước, sục khí nhằm hạn chế sự phân tầng nước đối với những ao nuôi thâm canh và bán thâm canh.

Thường xuyên sử dụng các thiết bị để kiểm tra hàm lượng ôxy trong ao nuôi.

Chủ động các thiết bị, hóa chất để tăng cường ôxy hòa tan trong nước.

Kiểm tra, bảo quản tốt thức ăn cho thủy sản nuôi, tránh bị ẩm mốc. Cho cá ăn thức ăn bảo đảm chất lượng, bổ sung Vitamin C, chế phẩm sinh học vào thức ăn để tăng sức đề kháng, phòng bệnh cho thủy sản nuôi.

Cần thường xuyên quan sát nước vùng nuôi và cá nuôi, khi thấy nước đục, cá kém ăn hoặc bơi chậm, nhao lên mặt nước cần có biện pháp xử lý kịp thời, tăng cường ôxy.

Hằng

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.