Trong tháng 1/2024, nhóm hàng nông, lâm, thủy sản tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu của cả nước, với kim ngạch ước đạt 3,33 tỷ USD, tăng 9,1% so với tháng trước và chiếm 9,9% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Riêng với ngành hàng thủy sản, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính tháng 1/2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 730 triệu USD, tăng 60,8% so với cùng kỳ năm 2023, do tháng 1/2023 trùng với dịp nghỉ Tết Nguyên đán. Thông tin từ VASEP cho thấy, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ cuối năm 2023 đã có tín hiệu phục hồi và nhiều khả năng sẽ tăng trở lại trong năm 2024, đặc biệt trong nửa cuối năm. Trong đó, xuất khẩu 2 mặt hàng thủy sản chủ lực là tôm và cá tra, basa sẽ phục hồi sau khi giảm mạnh trong năm 2023.
Năm 2024, ngành thủy sản đặt mục tiêu mang về giá trị kim ngạch từ 9,510 tỷ USD; để hoàn thành chỉ tiêu này, một trong những vấn đề mà toàn ngành cần tập trung hướng đến và cũng là xu thế chung toàn cầu hiện nay đó là “sản xuất xanh”. Bởi, theo các chuyên gia, hiện nay xu hướng trên thế giới quan tâm nhiều đến sản xuất xanh, chuyển đổi xanh, theo đó việc giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực thủy sản cần phải được quan tâm hơn. Cùng đó, trong chiến lược phát triển ngành thủy sản của không ít các địa phương đã luôn coi trọng vấn đề phát triển bền vững, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thể hiện qua mục tiêu giảm khai thác hải sản, tăng tỷ trọng nuôi trồng, đa dạng đối tượng nuôi, kết hợp NTTS với du lịch sinh thái.
Tầng 3, nhà A7, 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội
Phòng Quảng cáo: Quảng cáo: 028.62777616
Email: nghia@thuysanvietnam.com.vn
ISSN: 0866-8043
Trước những tác động ngày càng tiêu cực của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, cùng sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên… thì sản xuất xanh đang là xu thế tất yếu mang tính toàn cầu và là một mắt xích quan trọng trong chiến lược tăng trưởng xanh của mỗi quốc gia. Trong xu thế chung đó, ngành tôm chẳng những không là ngoại lệ mà như nhận định của TS Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta, sản xuất xanh còn là lựa chọn tốt nhất cho ngành tôm trong thời gian tới nếu muốn giữ vững vị thế và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.
Những nội dung này đã được phản ánh sâu sắc qua các bài viết chuyên sâu tại chuyên mục “Tiêu điểm & Sự kiện” trên số báo phát hành tháng 2/2024 của Thủy sản Việt Nam, mời quý độc giả đón đọc.
Ngoài ra, trên số báo đầu năm mới này, Thủy sản Việt Nam cũng cập nhật diễn biến tình hình sản xuất thủy sản trong nước, quốc tế; không khí phấn khởi “mở biển” để đón “lộc biển” đầu năm của ngư dân các tỉnh, thành ven biển trên cả nước mang theo đó là ước vọng về một năm hanh thông và thuận buồm xuôi gió với tôm, cá đầy khoang. Đó cũng là những gửi gắm của Thủy sản Việt Nam tới cộng đồng
Trân trọng! Ban Biên tập
TIN VẮN
Năm 2023, tổng sản lượng thủy sản
của tỉnh Bắc Ninh đạt 40.500 tấn, tăng 0,8% so cùng kỳ năm 2022. Ngành nông nghiệp tỉnh phối hợp với các địa phương tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phát triển nghề NTTS bền vững. Năm 2024, tỉnh phấn đấu đạt hơn 41.000 tấn thủy sản và sản xuất 250 triệu con giống thủy sản các loại.
Năm 2023, khá nhiều cơ sở NTTS trong tỉnh Hà Tĩnh đã áp dụng quy phạm thực hành NTTS tốt và được chứng nhận VietGAP. Các cơ sở được chứng nhận có quy mô sản xuất khá lớn với những
đối tượng có giá trị kinh tế cao. Việc lấy chứng nhận cho cơ sở NTTS nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất và là hướng phát triển bền vững trong tương lai.
Hằng năm, tỉnh Ninh Thuận cung
cấp trên 35% tổng nhu cầu tôm giống cả
nước. Năm 2023, sản lượng tôm giống
của tỉnh tăng mạnh, đạt hơn 40 tỷ con, tăng 4,7% so với năm 2022, trở thành địa
phương sản xuất tôm giống lớn nhất cả nước. Đặc biệt, các cơ sở trong tỉnh đã
chủ động sản xuất được 9.500 cặp TTCT và tôm sú bố mẹ, giảm bớt phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài.
Toàn tỉnh Phú Yên hiện có khoảng 1.930 tàu cá, trong đó có 657 tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên chuyên khai thác vùng biển khơi. Tỉnh duy trì hoạt động khai thác hải sản vùng khơi bền vững, tiếp tục giảm dần tỷ trọng khai thác thủy hải sản ven bờ, giảm tàu nhỏ dưới 12 m và giảm dần đến chấm dứt nghề khai thác ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản (lưới kéo).
Tháng 1/2024, tổng sản lượng thủy sản toàn tỉnh Khánh Hòa đạt hơn 8.180 tấn, tăng 1,9% so cùng kỳ năm 2023. Trong đó, sản lượng khai thác đạt gần 7.879 tấn, tăng 2,04% so cùng thời điểm năm trước; tuy nhiên, sản lượng nuôi trồng chỉ đạt hơn 301 tấn, giảm 1,79% so với cùng kỳ.
Tập trung rà soát tình trạng tàu cá mất kết nối
Đó là yêu cầu của Bộ NN&PTNT đối với các
địa phương ven biển trong việc tích cực triển khai các hoạt động chống khai thác IUU. Theo đó, UBND các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương cần rà soát, kiểm tra và xác định rõ tình trạng tàu cá (đang ở đâu, đang hoạt động hay nằm bờ, chủ sở hữu, hồ sơ đăng ký, đăng kiểm, giấy phép khai thác) mất kết nối qua hệ thống giám sát hành trình tàu cá (VMS) trên 6 tháng, đặc biệt đối với tàu cá có chiều dài từ 24 m trở lên. Báo cáo rõ nguyên nhân mất kết nối, kết quả xử lý, lý do không xử phạt theo quy định đối với từng trường hợp. Các tỉnh, thành phố xác minh thông tin để xử lý nghiêm minh, triệt để theo quy định của pháp luật các tàu cá vi phạm quy định về VMS, đặc biệt đối với tàu cá có chiều dài từ 24 m trở lên; tàu cá vượt ranh giới trên biển; tàu cá khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. Các địa phương tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân thực hiện đăng ký tàu cá theo quy định đối với các tàu cá “3 không” hoạt động tại địa phương. Hải Lý
Nâng cao giá trị nông sản Việt
Ngày 22/2, Văn phòng SPS Việt Nam và Trung tâm đổi mới Tentamus ký biên bản hợp tác triển khai hệ thống phần mềm thông báo các nội dung và quy định liên quan đến vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (SPS) từ các thành viên WTO. Trong đó, Tentamus cung cấp hệ thống phần mềm giúp chuyển thông tin đến doanh nghiệp Việt Nam một cách hiệu quả và có hệ thống. Văn phòng SPS Việt Nam chịu trách nhiệm tiếp nhận thông tin cập nhật về các biện pháp SPS của các quốc gia thành viên WTO, sau đó cập nhật lên hệ thống phần mềm… Bản ghi nhớ có thời
hạn trong 5 năm, đến hết ngày 31/12/2029. Trước mắt, 7 nhóm sản phẩm chủ lực của Việt Nam xuất khẩu đi EU sẽ được Văn phòng SPS Việt Nam và Tentamus ưu tiên, gồm gạo, tiêu, điều, chanh dây, mật ong, rau quả và thủy sản.
Vân Anh
Năm 2023, Đức tiêu thụ 38 triệu USD cá tra Việt Nam, tăng 31% so với năm 2022. Giống như nhiều quốc gia khác, Đức chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm fillet đông lạnh cá tra từ Việt Nam. Năm 2023, thị trường này có xu hướng tăng nhập khẩu nhiều hơn cá tra fillet đông lạnh với giá trị gần 37 triệu USD, tăng 34% so với năm 2022, chiếm 97% tỷ trọng. Các chuyên gia dự báo kinh tế Đức, trong năm 2024 tăng trưởng nhẹ khoảng 1,3%, cùng đó, mức cạnh tranh về giá là một trong những ưu tiên tại đây. Ngoài giá, các quy định nhập khẩu trong năm 2024 được EU trong đó có Đức thực hiện nhiều, chủ yếu liên quan đến kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững và vấn đề phát triển xanh, sạch. Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Đức năm 2024 cần chú trọng và sản phẩm có giá cạnh tranh, đảm bảo yếu tố chất lượng để gia tăng xuất khẩu sang thị trường này. Hoài Phương Xuất khẩu cá tra có thể sớm phục hồi
VASEP đã đưa ra nhận định, nhu cầu cá tra tại thị trường Mỹ được mong đợi sẽ phục hồi tích cực hơn từ quý II/2024. Điều này dựa trên dự báo tồn kho cá tra giảm đáng kể từ quý IV/2023 và khả năng chi tiêu của người tiêu dùng trong năm 2024 sẽ cải thiện hơn so với năm 2023 nhờ lạm phát thực phẩm giảm và tăng trưởng thu nhập thực. Với thị trường Trung Quốc, nhu cầu cá tra được dự đoán sẽ
Tìm giải pháp thích ứng phát triển ngành tôm
năm 2024
Sáng 23/2, Bộ NN&PTNT phối hợp cùng UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức
Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển ngành tôm nước lợ năm 2024.
Theo Cục Thủy sản, năm 2023, diện tích nuôi tôm nước lợ cả
nước ước đạt 737.000 ha, giá trị xuất khẩu sụt giảm mạnh do sức
tiêu thụ yếu, cạnh tranh ngày một gay gắt với tôm giá rẻ đến từ các nước. Bước sang năm 2024, ngành tôm được dự báo vẫn chưa hết khó, nên Bộ NN&PTNT đề ra mục tiêu kế hoạch phát triển ngành tôm với diện tích thả nuôi và sản lượng tôm nước lợ tương đương với
năm 2023, nhưng giá trị xuất khẩu tăng lên khoảng 4 - 4,3 tỷ USD.
Theo đó, để nâng cao hơn nữa giá trị từ con tôm và định hướng phát triển ngành tôm bền vững, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đề nghị, các địa phương quan tâm nhiều hơn đến tổ chức sản xuất, liên kết chuỗi sản xuất… Đặc biệt là cần quan tâm công
tác quản lý, kiểm tra chất lượng nguồn giống, đảm bảo nguồn giống
bắt đầu phục hồi tích cực từ nửa cuối 2024, dựa trên dự báo khả năng chi tiêu của người tiêu dùng cải thiện hơn nhờ các chính sách hỗ trợ thị trường bất động sản và kích thích chi tiêu của Chính phủ Trung Quốc bắt đầu cho thấy sự hiệu quả trong nửa đầu năm 2024. Năm 2024, toàn ngành cá tra đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 2 tỷ USD, diện tích thả nuôi cá tra 5.700 ha, sản lượng cá tra thương phẩm khoảng 1,7 triệu tấn. Để đạt được mục tiêu này, 224 doanh nghiệp trong ngành hàng đã sớm khởi động hoạt động trở lại sau thời gian dài nghỉ Tết Nguyên đán.
Hồng Hạnh
Brazil ngừng nhập khẩu cá rô phi
Việt Nam
Mới đây, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (NAFIQPM) có văn bản thông báo về việc Brazil dừng nhập khẩu cá rô phi từ Việt Nam. Cụ thể, NAFIQPM đã nhận được Công thư số 65/2024/SDA/MAPA
Ảnh: PTC
đến ao nuôi phải đạt chất lượng cao để nâng cao tỷ lệ nuôi thành công, giảm rủi ra và giảm chi phí, giá thành sản xuất. Ngoài ra, các địa phương cũng cần quan tâm đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, phục vụ phát triển vùng nuôi, logistics, hướng đến sản xuất xanh, ít phát thải và ứng dụng công nghệ số trong NTTS.
Xuân Trường
ngày 14/2/2024 của Cơ quan Kiểm dịch động thực vật, Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi Brazil (MAPA) về việc dừng nhập khẩu cá rô phi (Tilapia) từ Việt Nam kể từ ngày 14/2/2024 cho đến khi có kết luận rà soát rủi ro bệnh do virus TiLV theo Quyết định số 270 ngày 9/2/2024 của MAPA. Vì vậy, NAFIQPM đề nghị các cơ sở chế biến thủy sản trong danh sách xuất khẩu sang Brazil dừng xuất khẩu cá rô phi (Tilapia) sang thị trường Brazil theo yêu cầu của Cơ quan kiểm dịch động thực vật, MAPA kể từ ngày 14/2/2024. Đồng thời, các cơ sở chế biến thủy sản trong danh sách xuất khẩu sang Brazil, cần chủ động cập nhật, nghiên cứu và tổ chức thực hiện đúng quy định trong quá trình sản xuất, chế biến thủy sản và sản phẩm thủy sản xuất khẩu thị trường Brazil.
Diệu An
Bình Định
Thu hút nhân lực chất lượng cao
UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành kế hoạch thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến năm 2025 cho các lĩnh vực NN&PTNT, thông tin và truyền thông, khoa học và công nghệ, xây dựng, du lịch. Cụ thể, với Sở NN&PTNT cần 2 nhân lực ở lĩnh vực công nghệ sinh học phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi; sản xuất, chế biến bảo quản sản phẩm nông nghiệp; sản xuất giống thủy sản và kỹ thuật canh tác thủy sản, kỹ thuật nuôi trồng và xử lý môi trường NTTS… Giáo sư là 400 triệu đồng/
người; phó giáo sư là 350 triệu đồng/người; tiến sĩ là 300 triệu đồng/người; nhà khoa học, chuyên gia trong nước và nước ngoài là 250 triệu đồng/người; sinh viên tốt nghiệp đại học đạt loại xuất sắc tại các cơ sở giáo dục đại học ở trong nước hoặc đạt loại giỏi trở lên tại các cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài, thạc sĩ được hỗ trợ một lần bằng tiền 150 triệu đồng/người; giáo viên, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, huấn luyện viên được hỗ trợ là 150 triệu đồng/người.
Bảo Bình
Bến Tre
Thu hơn 40 tỷ đồng từ nuôi tôm công nghệ cao
Đây là mô hình của chị Phan Thị Mỹ Linh, xã Bình Thạnh, huyện Thạnh Phú được triển khai từ năm 2018 đến nay mang lại hiệu quả tích cực, lợi nhuận thu được cao gấp 5 - 6 lần nuôi tôm theo cách truyền thống. Được biết, trong quá trình nuôi, chị Mỹ Linh đặc biệt quan tâm đến việc nuôi tôm cỡ lớn, xây dựng khu nuôi đạt tiêu chuẩn BAP, ASC đáp ứng thị trường xuất, nhập khẩu. Từ 2 - 3 ha đất nuôi ban đầu, đến nay chị Linh có 5 khu nuôi tôm công nghệ cao với tổng diện tích 45 ha ở 2 xã Thạnh Hải (42 ha) và An Điền (3 ha). Năm 2023, sản lượng thu được 900 tấn, với 3 vụ nuôi liền kề trong năm đều thành công. Lợi nhuận thu về trong năm hơn 40 tỷ đồng. An An
Lãnh hải Nga, Trung QuốcNhật Bản tiếp tục căng thẳng
Nhà máy Fukushima
Ảnh: Underccurrentnews
Ngày 27/1/2024, Cảnh sát biển Trung Quốc
cho biết một tàu đánh cá Nhật Bản và một vài tàu tuần tra đã vi phạm lãnh hải khu vực quần
đảo Điếu Ngư. Ngay khi phát hiện, phía Trung
Quốc đã phát cảnh báo tới các tàu Nhật Bản.
Trước đó vào đầu tháng 1, ba tàu lưới kéo của Nga bị Global Fishing Watch phát hiện hoạt động trên vùng biển Nhật Bản, cách nhà máy
hạt nhân Fukushima khoảng 50 km. Trong đó
có một tàu được cho là khai thác cá thu và cá
mòi ở vị trí chỉ cách nhà máy này 31 km vào ngày 13 - 14/12/2023. Mỗi tàu có trọng lượng
hơn 7.000 tấn. Nga đã ban hành lệnh hạn chế nhập khẩu thủy sản Nhật Bản từ ngày 16/10/2023 khi nước này có kế hoạch xả thải nước nhiễm hạt nhân từ nhà máy Fukushima ra Thái Bình Dương.
Iran ký MoU với các tổ chức toàn cầu để phát triển NTTS và nghề cá
Hiệp hội Chuyên gia Hải sản Quốc tế (AISP), Liên minh Hội Khoa học Thủy sản Iran (IUFS) và Hội Nghiên cứu Thủy sản Bền vững (SSAR) vừa ký một biên bản ghi nhớ (MoU) nhằm thúc đẩy tính bền vững trong NTTS và nghề cá quốc tế, thông qua nỗ lực hợp tác và trên tinh thần chia sẻ kiến thức. MoU đề cập nội dung thành lập các tiểu ủy ban để xem xét đưa giáo dục và đào tạo lên nền tảng online. Ông Shahram Dadgar, Chủ tịch IUFS cho biết: “Chúng tôi là một tổ chức trong số 10 hiệp hội khoa học Iran về lĩnh vực NTTS và nghề cá. Tôi hy vọng MoU này sẽ giúp chúng tôi tới gần với mục tiêu phát triển bền vững trong NTTS toàn cầu, đồng thời nâng cao kiến thức của các chuyên gia và người nông dân”. AISP sẽ thông báo các kế hoạch cụ thể tại Hội nghị Aqua Farm 2024 tổ chức từ ngày 14 - 17/5/2024 tại Queensland, Australia.
Thuế chống bán phá giá của Mỹ tác động thị trường tôm toàn cầu
Tại Hội nghị Thị trường Thủy sản Toàn cầu 2024 (GSMC) tổ chức ở bang Florida (Mỹ) trong ngày 21 - 25/1/2024, các chuyên gia cho rằng thuế chống bán phá giá và thuế đối
kháng của Mỹ, cùng tình hình sản xuất tương đối trì trệ như hiện nay sẽ tác động tiêu cực tới thị trường tôm toàn cầu trong năm 2024. Quyết định của Ủy ban Thương mại Quốc tế
Hoa Kỳ (USITC) liên quan đến việc tiếp tục áp
thuế chống bán phá giá lên tôm nhập khẩu
từ Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam, đã khiến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
đối mặt với thách thức vô cùng lớn. Trong khi đó, sản xuất TTCT toàn cầu đang trì trệ sau “sự kiện” dư cung quá mức từ Ecuador, Trung Quốc và Brazil. Sản lượng TTCT tăng 4,5% trong năm 2023 lên 5,15 tấn, nhưng sẽ giảm xuống còn 5,1 triệu tấn trong năm 2024.
100 đầu bếp gửi thư tới Tổng thống Biden đòi mở rộng
chương trình SIMP
Hơn 100 đầu bếp từ 41 bang và quận Columbia đã cùng ký vào một bức thư do tổ chức phi chính phủ Oceana soạn thảo gửi tới Tổng thống Mỹ Joe Biden, yêu cầu ông mở rộng Chương trình Giám sát Nhập khẩu Thủy sản (SIMP), theo đó cần áp dụng các quy định về truy xuất nguồn gốc đối với các loài thủy sản, nhằm ngăn chặn khai thác IUU. Mới đây một số nhà làm luật và nhà quan sát nghề cá cũng lên tiếng về việc này, do SIMP hiện chỉ bao gồm 13 loài hoặc nhóm loài thủy sản.
Trong thư viết: “Bằng việc mở rộng SIMP, các nhà nhập khẩu sẽ buộc phải bổ sung báo cáo dữ liệu khai thác và điều kiện lao động. SIMP sẽ giúp ngăn chặn hành vi gian lận trong chuỗi cung ứng thủy sản, từ đó bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng”. Các đầu bếp cho biết, họ làm như vậy bởi không muốn phục vụ khách hàng các hải sản không rõ nguồn gốc, bị khai thác trái phép, hoặc sử dụng lao động cưỡng bức.
Pháp: Cần chấm dứt trợ cấp tàu lưới rê công nghiệp
Trong một báo cáo đánh giá liên quan đến kinh tế, xã hội, sinh thái của nghề cá nước Pháp, Bloom, một tổ chức phi chính phủ đã lên tiếng cho rằng việc trợ cấp tàu lưới rê công nghiệp, đặc biệt lưới kéo đáy, chẳng khác nào tiếp tay làm hại môi trường đại dương, do đó cần phải chấm dứt. Đánh giá nêu rõ: 84% thủy sản bị khai thác quá mức liên quan tới lưới rê, ngoài ra lưới rê gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe của các nền kinh tế và sinh kế liên quan. Các lưới kéo và lưới vây dài hơn 24 m đã tàn phá môi trường đáy đại dương, khai thác quá mức các loài thủy sản, đánh bắt lượng lớn cá con, gây phát thải lượng lớn CO2 và dấu chân carbon. Với chương trình tài trợ ở Pháp, cứ mỗi kg thủy sản (khai thác bởi tàu lưới kéo đáy hoặc lưới vây) sẽ được tài trợ 0,5 - 0,75 Euro; các tàu khác nhận tài trợ dưới 0,30 Euro. An Vy (Tổng hợp)
137,3 TỶ USD
Là dự báo giá trị tăng lên của thị trường thủy sản đông lạnh vào năm 2032 từ mức 82,5 tỷ USD vào năm 2022, tăng trưởng với tốc độ CAGR (tốc độ tăng trưởng hàng năm kép) là 5,3% từ năm 2023 (theo Allied Market Research).
425 TRIỆU USD
Là giá trị xuất khẩu bột cá Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong năm 2023, tăng 24% về khối lượng và 48% về giá trị.
380.000 TẤN
Là tổng sản lượng thủy, hải sản tỉnh Sóc Trăng phấn đấu đạt được trong năm 2024; trong đó sản lượng nuôi trồng 310.000 tấn (với 215.000 tấn tôm nước lợ), sản lượng khai thác 70.000 tấn.
1,16 TỶ
sản xuất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng trong năm 2023; trong đó, TTCT 1 tỷ post, tôm sú 160 triệu post.
Tháo gỡ điểm nghẽn thúc đẩy logistics nông sản
Năm
nông, lâm, thủy
sản sẽ hồi phục tăng trưởng. Sự suy giảm trong năm 2023 có thể xem như là một năm “điều chỉnh”
tạo sức bật cho năm tới. Trong đó, Chính phủ và các bộ, ngành đã chú trọng đến việc tăng cường kết
nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nhóm hàng này.
Đẩy mạnh thông quan qua cửa khẩu
Ngày 18/2 (mùng 9 Tết), lối mở cầu phao tạm Km3+4 Hải Yên, Móng Cái (Quảng Ninh)
có 95 phương tiện chở 925 tấn hàng hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc, trị giá hàng hóa là
3,7 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu, gồm hải sản tươi sống, hải sản đông lạnh và hoa quả. Đây là tín hiệu vui báo hiệu những thuận lợi trong hoạt động xuất, nhập khẩu ngay từ những ngày đầu năm mới.
Trước đó, ngày 12/2 (mùng 3 Tết), cửa khẩu cầu Bắc Luân II (TP Móng Cái) đã thông quan trở lại sau thời gian nghỉ Tết. Lực lượng chức năng tại đây đã làm thủ tục xuất khẩu gần 60 tấn hải sản tươi sống (bao gồm tôm hùm, cua biển) đối với 10 phương tiện vận tải thuộc 9 tờ khai, tổng kim ngạch là trên 781.000 USD.
Còn tại tỉnh Lạng Sơn, từ ngày 18/2, các cửa khẩu trên địa bàn gồm: cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu liên vận ga quốc tế Đồng Đăng (huyện Cao Lộc); cửa khẩu song phương Chi Ma (huyện Lộc Bình); cửa khẩu phụ Tân Thanh, cửa khẩu Cốc Nam, cửa khẩu Na Hình (huyện Văn Lãng) và cửa khẩu phụ Nà Nưa (huyện Tràng Định) đều bắt đầu thông quan hàng hóa bình thường. Trước đó, trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (huyện Cao Lộc) và cửa khẩu phụ
Tân Thanh (huyện Văn Lãng) đã thực hiện thông quan hàng hóa (có đăng ký trước), gần 13.000 tấn hàng nông sản đã được xuất khẩu qua biên giới.
Ông Lưu Mạnh Tưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết, thời gian qua, cơ quan hải quan thường xuyên chỉ đạo các đơn vị hải quan địa phương nơi có hàng nông sản xuất khẩu tạo điều kiện tối đa và thực hiện thông quan ngay trong ngày đối với hàng hóa xuất khẩu là nông sản đến thời điểm thu hoạch chính vụ nói riêng và nông sản nói chung; giải quyết ngay các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa; phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trao đổi thông tin với cơ quan kiểm dịch để thực hiện nhanh chóng thủ tục cho doanh nghiệp. Đặc biệt, cơ quan hải quan đã xây dựng, vận hành phần mềm trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (NSW), nhằm tự động tiếp nhận hồ sơ kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm quyết định phương thức kiểm tra trên cơ sở thu thập, xử lý các dữ liệu về kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; chuyển hồ sơ đến các cơ quan kiểm tra, tổ chức chứng nhận sự phù hợp được chỉ định; đảm bảo công khai minh bạch thông tin, kết nối, chia sẻ dữ liệu với bộ, ngành và các cơ quan liên quan.
Hợp tác thiết lập chuỗi logistics nông sản Hạ tầng hệ thống logistics có ý nghĩa rất quan trọng trong tổng thể nền kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Trong những năm qua, Nhà nước đã quan tâm đầu tư phát triển hệ thống logistics thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tạo thuận lợi cho người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp, kết nối sản xuất với tiêu thụ, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản; góp phần ổn định an ninh lương thực, đảm bảo nguồn thực phẩm chất lượng, an toàn cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đóng góp lớn cho kinh tế - xã hội nước ta trong nhiều năm qua.
Tuy nhiên, so với sức sản xuất, tiềm năng, lợi thế nông nghiệp hiện nay, hệ thống logistics vẫn còn là một điểm nghẽn trong kết nối giữa sản xuất và đưa nông sản ra thị trường trong nước và quốc tế nói chung, thị trường các nước láng giềng như Trung Quốc nói riêng; kết nối vận chuyển đường bộ, đường biển, hàng không theo phương thức tiêu thụ truyền thống vẫn chưa thật sự hiệu quả, các phương thức tiêu thụ thông qua thương mại điện tử còn thiếu và hạn chế dẫn đến chi phí logistics còn cao, giảm sức cạnh tranh của nông sản Việt. Trong bối cảnh hiện nay và các năm
xen, việc hoàn thiện hạ tầng hệ thống logistics phục vụ sản xuất, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu có ý nghĩa hết sức quan trọng cần được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Theo đó, ngày 6/2/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 13/CĐ-TTg về việc tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, trong đó
đặt ra yêu cầu cải cách thủ tục, hiện đại hóa hệ thống thủ tục hải quan tạo thuận lợi cho thương mại nông sản.
Tại Công điện này, Thủ tướng Chính phủ đặt ra yêu cầu cải cách thủ tục, hiện đại hóa
hệ thống thủ tục hải quan tạo thuận lợi cho
thương mại nông sản. Trong đó, Bộ Tài chính
được yêu cầu chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan thực hiện cải cách thủ tục, hiện đại hóa hệ thống thủ tục hải quan tạo thuận lợi cho thương mại nông sản. Bộ Tài
chính cũng cần chủ trì, phối hợp Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao trao đổi với
Tổng cục Hải quan Trung Quốc xây dựng và mở rộng mô hình thí điểm cửa khẩu thông minh gắn với kiểm soát truy xuất nguồn gốc.
Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách trung
ương, trên cơ sở đề xuất của Bộ NN&PTNT và các bộ, ngành liên quan và nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Bộ Tài chính cần tổng hợp trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của ngân sách trung ương, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bố trí kinh phí trong dự toán chi của các bộ, cơ quan trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn để thực hiện các chương trình, nhiệm vụ, dự án về phát triển hệ thống logistics nông sản. Thủ tướng giao Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam và các hiệp hội ngành hàng nông nghiệp liên kết, hợp tác thiết lập chuỗi logistics nông sản, áp dụng công nghệ, chuyển đổi số, đổi mới mô hình kinh doanh nhằm giảm chi phí logistics, gia tăng giá trị hàng hóa, thúc đẩy xuất khẩu. Đồng thời huy động, khuyến khích các thành viên tham gia thực hiện các chuỗi cung ứng nông sản và các nhiệm vụ, giải pháp phát triển hệ thống logistics nông sản từ vùng nguyên liệu tới thị trường tiêu thụ.
VĂN BẢN MỚI
Nâng cao năng lực quản lý Nhà
nước về thủy sản. Ngày 8/1/2024, Bộ NN&PTNT có Quyết định 183/QĐ-BNNTS ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 643/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về Đề án nâng cao năng lực quản lý
Nhà nước về thủy sản. Cụ thể: Nội dung kế hoạch triển khai thực hiện bao gồm: Rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực sản xuất và quản lý
Nhà nước về thủy sản; Xây dựng bộ tiêu chí và hướng dẫn để theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình, đề án, dự án và các chính sách về thủy sản; Sắp xếp tổ chức bộ
máy quản lý thủy sản phù hợp với từng địa phương, theo hướng tinh gọn; Thành lập Kiểm ngư địa phương tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển... Cục Thủy sản là đơn vị đầu mối, phối hợp với các đơn vị có liên quan trong Bộ, các Bộ ngành có liên quan và địa phương. Tổ chức theo dõi, đôn đốc, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện Kế hoạch; báo cáo và tham mưu lãnh đạo Bộ xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch. Quyết định có hiệu lực từ ngày 8/1/2024.
Cấp giấy chứng nhận nguồn gốc sản phẩm từ mực ống. Ngày 17/1/2024, Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân đã ký ban hành Công văn 122/TS-KTTS về việc cấp giấy chứng nhận nguồn gốc sản phẩm từ mực ống. Theo đó, Cục Thủy sản cho biết trong thời gian qua một số tổ
chức quốc tế và một số quốc gia đã đổi tên khoa học và sử dụng tên khoa học mới
đối với một số loài mực ống thuộ c giống
Loligo, cụ thể: mực ống Trung Hoa có tên khoa học cũ là Loligo chinensis đổi thành Uroteuthis chinensis, mực ống Thư ớ c có tên khoa học cũ là Loligo edulis đổi thành Uroteuthis edulis và mực ống Ấn Đ ộ có tên khoa học c ũ là Loligo duvaucelii đổi thành Uroteuthis duvaucelii. Thực tế, một số cảng cá đã cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác (giấy SC) đối với mực ống đã lấy tên mới. Tuy nhiên, tên cũ
của mực ống đã đư ợ c ghi trong văn kiện của Hiệp đ ịnh CPTPP và một số thị trư ờng vẫn sử dụng tên cũ. Cục Thủy sản đề nghị Chi cục Thủy sản và Tổ chức quản lý cảng cá t ại các cảng cá chỉ đ ịnh đủ điều kiện xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác các tỉnh, thành phố ven biển thực hiện như sau: Cấp giấy SC và giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác (giấy CC) đối với sản phẩm từ mực ống có thể sử dụng tên khoa học c ũ đối với các loài mực ống nêu trên.
Tập trung cao điểm chống khai thác IUU. Ngày 16/2/2024, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo 54/TB-VPCP về việc
Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại cuộc họp lần thứ 9 của Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU. Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các ban, bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển tập trung cao điểm, huy động các nguồn lực triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU theo đúng chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (đặc biệt là Công điện số 1058/ CĐ-TTg ngày 4/11/2023), các kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU và các văn bản khác có liên quan; tuyệt đối không lơ là, chủ quan; kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao trong thi hành công vụ, vi phạm quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến nỗ lực chung gỡ “thẻ vàng” của cả nước; kịp thời động viên, khen thưởng, khích lệ các tấm gương điển hình trong chống khai thác IUU; tập trung thực hiện các giải pháp hiệu quả, quyết tâm thực hiện mục tiêu từ nay đến tháng 4/2024 không còn tình trạng tàu cá Việt Nam đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài; đồng loạt điều tra, đưa ra xét xử các trường hợp vi phạm pháp luật liên quan đến môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài tương tự như trường hợp đã xét xử tại tỉnh Kiên Giang để răn đe, tuyên truyền...
Bảo vệ nguồn lợi
CỦA NGÀNH THỦY SẢN
Trong Chương trình quốc gia
Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi
thủy sản sản đến năm 2030
được Phó Thủ tướng Chính
phủ Trần Lưu Quang phê duyệt
mới đây nhấn mạnh: Bảo vệ và
phát triển nguồn lợi thủy sản là
nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách
của ngành thủy sản, dựa trên
việc tiếp cận hệ sinh thái phù
hợp với điều kiện của từng
vùng, từng địa phương; trong
đó, lấy cộng đồng ngư dân làm nòng cốt.
các khu bảo tồn, bảo vệ. Theo Bộ NN&PTNT, hiện cả nước đã thành lập được 11/16 khu bảo tồn biển, đạt 174.748,85 ha (chiếm 0,175% diện tích vùng biển). Hàng năm, ngành thủy sản và các địa phương thực hiện nghiêm việc thả giống tái tạo nguồn lợi, trong đó tập trung vào các loài có giá trị kinh tế, loài bản địa và loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm. Cùng đó, nhiều địa phương thành lập và duy trì ổn định các tổ đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản như: Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Cà Mau, Kiên Giang… Ngoài ra, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sản được triển khai đa dạng trên phạm vi cả nước.
Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường biển đang ngày càng nghiêm trọng; các hoạt động kinh tế ở vùng ven biển diễn biến ngày càng phức tạp. Vấn đề vi phạm pháp luật trong khai thác còn diễn ra thường xuyên, như: hiện tượng sử dụng các nghề, ngư cụ có tính tận diệt nguồn lợi như chất nổ, xung điện, lưới kéo, giã cào; đánh bắt cá con; đánh bắt trái phép ở vùng biển ven bờ...
Mức độ suy giảm ngày càng tăng Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, giai đoạn 2010 - 2020, trữ lượng trung bình nguồn lợi hải sản ở vùng biển Việt Nam ước khoảng 3,95 triệu tấn, trong khi sản lượng khai thác hàng năm đã ngấp nghé giới hạn cho phép, nguồn lợi đã và đang suy giảm, đặc biệt là nhóm hải sản tầng đáy. Cùng đó, nguồn lợi thủy sản nội đồng cũng đã và đang bị cảnh báo khi sản lượng ngày càng giảm sút, một số loài có nguy cơ cạn kiệt. Để thúc đẩy quá trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi, ngành thủy sản tích cực xây dựng
Thêm vào đó, việc điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản chưa được như mong muốn, dẫn đến thiếu thông tin về trữ lượng nguồn lợi thủy sản; việc thành lập và đưa vào hoạt động các khu bảo tồn biển còn chậm...
Kế hoạch hành động
Ngày 18/1/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chính thức phê duyệt “Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030”. Chương trình sẽ thống nhất tư tưởng, nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác bảo
phòng, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (khai thác IUU); đáp ứng yêu cầu hội nhập, tuân thủ luật pháp quốc tế, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc tham gia. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản dựa trên tiếp cận hệ sinh thái phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng vùng, từng địa phương; phục hồi nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh và bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của ngành thủy sản và sẽ lấy cộng đồng ngư dân làm nòng cốt.
Chương trình hướng đến mục tiêu bảo tồn, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản, nhằm phục hồi và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái thủy sinh; gắn hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, quản lý nguồn
Ảnh: istock
tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản góp phần phát triển thủy sản bền vững, giữ gìn tính đa dạng sinh học, giá trị tài nguyên sinh vật của Việt Nam; thúc đẩy tăng trưởng xanh, nâng cao đời sống và sinh kế cho người dân...
Cụ thể, 100% các hồ tự nhiên, hồ chứa lớn và hệ thống sông chính được điều tra, đánh giá nguồn lợi và môi trường sống của loài thủy sản; Trữ lượng nguồn lợi thủy sản ở biển phục hồi, tăng trên 5% so với kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2016 - 2020. 100% các khu bảo tồn biển, khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản ở biển theo Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản được hình thành, quản lý và hoạt động theo quy định của pháp luật thủy sản; 10% số lượng loài thủy sản trong Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được sinh sản nhân tạo, ương nuôi thành công; 20% số lượng loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được lập hồ sơ, giám sát, đánh giá…
Nhiệm vụ trọng tâm
Chương trình tập trung vào 6 nhiệm vụ nội dung cấp bách. Trong đó, về bảo vệ nguồn lợi, sẽ tổ chức quản lý các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn, khu vực đường di cư tự nhiên của loài thủy sản; Xây dựng và tổ chức thực hiện một số biện pháp bảo vệ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; Kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác, gây nuôi, vận chuyển, mua bán tiêu thụ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.
Theo Bộ NN&PTNT, hiện cả nước đã thành lập được 11/16 khu bảo tồn biển, đạt 174.748,85 ha (chiếm 0,175% diện tích vùng biển)
Cùng đó, điều chỉnh, cơ cấu lại các nghề khai thác thủy sản phù hợp với khả năng cho phép khai thác của nguồn lợi thủy sản theo hướng không phát triển và giảm dần một số loại nghề khai thác không thân thiện với nguồn lợi và môi trường, có tính chọn lọc thấp, khai thác thủy sản còn non ở vùng biển ven bờ và vùng nội địa. Thực hiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; tăng cường xử lý hoạt động sử dụng xung điện, chất độc, chất nổ, nghề, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt, tận diệt, khai thác loài thủy sản có kích thước nhỏ hơn quy định, khai thác, vận chuyển, mua bán tiêu thụ các loài nguy cấp, quý, hiếm…
Theo đánh giá của các chuyên gia, thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững, sẽ góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045. Phan Thảo
Shutterstock
Phát triển ngành thủy sản bền vững, đây là mục tiêu và cũng là sứ mạng của ngành thủy sản hiện nay. Việt
Nam đã và đang chủ động phát triển ngành thủy sản
xanh, bền vững. Tuy vậy quá trình này cũng gặp không
ít thách thức, đặc biệt là dịch bệnh từ bên ngoài.
“Sinh mệnh” của ngành thủy sản Phát triển một ngành thủy sản xanh, bền vững, không chỉ là sứ mệnh mà còn là sinh mệnh thực sự của những quốc gia ven biển. Một chuyên gia Đài Loan nhiều năm làm việc tại Việt Nam chia sẻ với chúng tôi: “Trước kia Đài Loan cũng tập trung phát triển NTTS, song do còn thiếu kinh nghiệm nên việc nuôi trồng gây ô nhiễm dịch bệnh, dẫn đến việc NTTS ở Đài Loan thất bại và gần như biến mất. Sau đó, Đài Loan phải dịch chuyển việc nghiên cứu, đầu tư và nuôi trồng sang các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam”. Chuyên gia này cũng chia sẻ: “Hiện nhiều trường đào tạo sinh viên thủy sản ở Đài Loan, sinh viên tốt nghiệp xong đi tìm việc ở mọi nơi trên thế giới. Còn tại Đài Loan có rất ít vùng nuôi cũng như rất ít nhà máy để làm việc”.
Chúng tôi cũng được tham quan một số vùng nuôi của Thái Lan sau đợt dịch bệnh bùng phát cách đây mấy năm và chứng kiến rất nhiều ao nuôi bỏ hoang, cỏ cây mọc um tùm, nhiều vùng nuôi ven biển gần như vắng bóng người.
Một giám đốc công ty thủy sản người Thái Lan chia sẻ: “Dịch bệnh đã phá hủy nền thủy sản Thái Lan, hiện vẫn chưa phục hồi được. Chi phí nuôi trồng tăng cao khiến người dân không có lãi nhiều. Thậm chí nông trại phải đi mua từng xe nước biển sạch để về nuôi tôm do vùng nuôi ô nhiễm nặng. So với Thái Lan, thì vùng nuôi của Việt Nam ít ô nhiễm hơn, do vậy nhiều nhà máy sản xuất con giống, thức ăn của Thái Lan hiện đầu tư chủ yếu tại Việt Nam”. Ngành nuôi tôm của Ấn Độ những năm gần đây cũng đang phải trả giá, vật lộn với
dịch bệnh, ô nhiễm sau một thời gian tăng trưởng nóng. Bệnh thối đuôi và bệnh đốm trắng hoành hành, khiến nhiều nông dân Ấn Độ trắng tay. Năm 2023, Ấn Độ và Anh đã ký biên bản ghi nhớ, trong đó có hai sáng kiến nghiên cứu thủy sản, nhằm sử dụng công nghệ tiên tiến của Anh, để phát hiện sớm bệnh trên con tôm, đồng thời phát hiện xử lý tảo nở hoa có hại ảnh hưởng đến đại dương. Ngành nuôi tôm của Ecuador cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì El Nino, lượng mưa tăng bất thường ảnh hưởng hơn 110.000 ha ao nuôi, dịch bệnh phát triển mạnh. Năm 2023 giá tôm Ecuador rớt xuống kỷ lục, rất khó tiêu thụ.
Các Công ty phân tích quốc tế dự báo, sản lượng TTCT toàn cầu sẽ giảm nhẹ khoảng 20.000 tấn vào năm 2024 xuống còn 4,959 triệu tấn. Sản lượng tôm sú, dự báo sẽ giảm khoảng 107.000 tấn xuống còn 5,379 triệu tấn.
Các chuyên gia cũng dự báo, năm 2024 ngành tôm thế giới có thể chịu tác động từ nhiều loại dịch bệnh như bệnh hậu ấu trùng mờ (TPD), bắt nguồn từ Vibrio parahaemolyticus, đang là nguyên nhân gây lo ngại trên toàn cầu (xuất phát từ Trung Quốc). Theo nghiên cứu của Trung Quốc được công bố vào ngày 31/10/2023
trên Tạp chí Microbiology Spectrum, TPD
“có thể gây tử vong cho tôm hậu ấu trùng (PL), thông qua việc thu được các yếu tố
độc lực mới”. Bệnh TPD được đánh giá là “nguy hiểm hơn EMS (là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính, hay AHPND) và đó là hai gen độc tố mới”. Điều này có thể dẫn tới khủng hoảng trong ngành tôm trong năm 2024 và những năm tiếp theo.
Phát triển các “vùng xanh”
Ngành thủy sản Việt Nam đang phát triển theo hướng bền vững: Tăng tỷ trọng nuôi trồng và giảm sản lượng khai thác từ tự nhiên. Tổng sản lượng thủy sản Việt Nam năm 2023 đạt gần 9,3 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2022. Trong đó, sản lượng khai thác đạt hơn 3,86 triệu tấn, tương đương với năm 2022; sản lượng nuôi trồng đạt hơn 5,4 triệu tấn, tăng 3,5% so với năm 2022.
Theo Cục Thủy sản, năm 2023, mặc dù Việt Nam vẫn là một trong những cường quốc khai thác biển (xếp thứ 7 toàn cầu và thứ 4 châu Á), song đội tàu khai thác giảm, quy mô và sản
lượng giảm. Số lượng tàu cá chỉ còn 83.430 chiếc, giảm 6.292 chiếc so với năm 2022. Trong đó, số tàu 6 - 12 m là 37.770 chiếc (giảm 5.230 chiếc); tàu 12 - 15 m là 16.000 chiếc (giảm 480 chiếc); tàu 15 - 24 m là 26.500 chiếc (giảm 470 chiếc); tàu trên 24 m là 2.510 chiếc (giảm 112 chiếc).
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Phó chủ tịch thường trực Hội Thủy sản Việt Nam chia sẻ, Nghị quyết số 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đã định hướng phát triển bền vững kinh tế biển phải dựa trên nền tảng tăng trưởng xanh, phát huy các giá trị văn hóa biển đặc trưng Việt Nam và đòi hỏi phải thực hiện thành công ba khâu đột phá chiến lược về: Thể chế phát triển bền vững kinh tế biển, khoa học - công nghệ biển cùng giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực biển, hệ thống cơ sở hạ tầng biển, đảo “đa dụng”.
Vẫn lời ông Nguyễn Chu Hồi, rất cần xây dựng các “vùng xanh” trong lĩnh vực thủy sản, đó là “những vùng biển được bảo tồn, kể cả những vùng biển có giá trị bảo tồn nhưng đã bị suy thoái và suy giảm thì có thể phục hồi. Chúng ta thiết lập được vùng xanh, thì sẽ tạo được hiệu ứng phục hồi và hiệu ứng phát tán nguồn lợi, giúp cân bằng
lại toàn bộ hệ sinh thái, nguồn lợi thủy sản và dinh dưỡng, trên toàn bộ vùng biển của quốc gia”.
Việc cân bằng giữa đánh bắt và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên, đang ngày được quan tâm nhiều hơn. Điển hình là tại Côn Đảo, số lượng thuyền đánh bắt giảm, các vùng biển đa dạng sinh học, bảo vệ san hô, các bãi cho rùa đẻ được bảo vệ nghiêm ngặt. Tuy nhiên, Côn Đảo và các khu vực biển đảo nổi tiếng khác, cũng đang chịu áp lực đến từ phát triển kinh tế, đô thị hóa, đặc biệt là sự phát triển du lịch.
Theo VASEP, giá trị thương mại
của thủy sản trên thế giới đang đạt khoảng 164 tỷ USD/năm, cao gấp 3,5 lần so với thương mại thịt
bò của thế giới, gấp 5 lần so với thịt lợn và gấp 8 lần so với thịt gia
súc, gia cầm. Rõ ràng, với một thị
trường khổng lồ, ngành thủy sản thế giới đang nỗ lực phát triển bền vững, theo hướng tăng nuôi trồng và giảm đánh bắt. Chỉ có NTTS với sản lượng lớn, mới đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng trên toàn cầu.
Để xây dựng, bảo vệ các “vùng xanh” trên biển khơi, tại vùng ven bờ, các vùng nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản… sẽ cần một chiến lược và các hành động cụ thể và mạnh mẽ hơn nữa.
Nuôi trồng bền vững
Việt Nam là một trong các quốc gia dẫn
đầu thế giới về phát triển thủy sản xanh, với khoảng 70% nguyên liệu chế biến, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có nguồn gốc từ sản phẩm thủy sản nuôi trồng, với hai mặt hàng lớn nhất là tôm và cá tra. Tuy nhiên, theo xu hướng toàn cầu, các tỉnh ven biển cần cơ cấu lại ngành thủy sản theo hướng “xanh
hóa”, giảm lượng khai thác để bảo tồn, đồng thời tăng nuôi thả, để tăng cường nguồn lợi thủy sản, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững toàn ngành.
Trong chuyến đi khảo sát, chuẩn bị thực hiện triển lãm VietShrimp 2024 tại Cà Mau, Ban biên tập, các nhà báo của Tạp chí Thủy sản Việt Nam đã gặp gỡ nhiều doanh nhân, kỹ sư, người nuôi trồng tại ĐBSCL. Các doanh nghiệp và người nông dân đều chia sẻ: “Khi nuôi tôm ở mật độ thấp, môi trường ít bị ảnh hưởng, tỷ lệ thành công cao, nhưng sản lượng ít. Việc nuôi thâm canh đảm bảo độ đồng đều cao, sản lượng lớn đáp ứng cho nhà máy xuất khẩu, nhưng nguy cơ dịch bệnh và tổn thất lớn hơn nhiều. Do vậy vấn đề nuôi trồng bền vững cần được đặt lên hàng đầu”. Dịch bệnh gia tăng thì nguy cơ người nuôi sử dụng, thậm chí lạm dụng kháng sinh để phòng ngừa trị bệnh cho vật nuôi sẽ phổ biến hơn. Theo thông tin từ các cơ quan chức năng, số lô hàng thủy sản bị cảnh báo năm 2023 chỉ có 63 lô, giảm mạnh so với 136 lô năm 2022, tuy nhiên, số lô cảnh báo chủ yếu liên quan đến kháng sinh, 31/63 lô vi phạm các chỉ tiêu này. Trong đó EU và Nhật Bản là hai thị trường cảnh báo mạnh nhất. Việc bị cảnh báo liên quan đến dư lượng kháng sinh, luôn là vấn đề đáng lo ngại và cần giải quyết triệt để. Trao đổi với phóng viên, chuyên gia ngành tôm, TS Hồ Quốc Lực cho biết ông rất lo ngại về dịch bệnh mới xuất hiện và đang lan rộng tại Trung Quốc. Việt Nam là quốc gia láng giềng, có sự thông thương, nên Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương nên chủ động đề phòng ngừa các loại dịch bệnh mới, đảm bảo an toàn cho các vùng nuôi thủy sản của chúng ta.
Cảnh báo của các chuyên gia thế giới về dịch bệnh hậu ấu trùng mờ (TPD), bắt nguồn từ Vibrio parahaemolyticus tại Trung Quốc hiện, đang được cả thế giới quan tâm. Người nuôi cũng như các doanh nghiệp hy vọng các nhà khoa học và các cơ quan quản lý trong nước, sẽ sớm có các giải pháp để phát triển các vùng nuôi an toàn sạch bệnh, tránh được các dịch bệnh mới, trong đó có dịch bệnh ấu trùng mờ.
XANH HÓA
CHUỖI
GIÁ TRỊ NGÀNH
TÔM
Áp dụng máy ép phân, đã góp phần chủ động giảm đáng kể phát thải khí nhà kính trong quá trình nuôi tôm Ảnh: Xuân Trường
Mỗi mắt xích trong chuỗi giá trị ngành tôm đều có liên quan mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau. Do đó, để con tôm đạt chứng nhận xanh, chỉ một mình doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thôi là chưa đủ, mà cần có sự đồng bộ của cả chuỗi. Các doanh nghiệp cung ứng con giống, thức ăn, chế phẩm, các cơ sở nuôi, doanh nghiệp… đều phải thực hiện và đạt các tiêu chí cụ thể về chứng nhận xanh.
Xu thế không thể đảo ngược Là một trong những nước đi đầu thế giới về thực hiện chính sách “kinh tế xanh”, Mỹ từ sớm đã thúc đẩy một nền sản xuất xanh, hướng đến sử dụng năng lượng tái tạo. Còn tại các nước châu Âu, sản xuất xanh là một trong những ưu tiên hàng đầu để xanh hóa nền kinh tế. Mới đây, Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức có hiệu lực, trong giai
đoạn chuyển tiếp kể từ ngày 1/10/2023, áp dụng đối với hoạt động nhập khẩu hàng hóa. Trước những tác động ngày càng tiêu cực của sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, cùng sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên… thì sản xuất xanh đang là xu thế tất yếu mang tính toàn cầu và là một mắt xích quan trọng trong chiến lược tăng trưởng xanh của mỗi quốc gia. Trong xu thế chung đó, ngành tôm cũng không là ngoại lệ, nói như ông Hồ Quốc
Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta, sản xuất xanh còn là lựa chọn tốt nhất cho ngành tôm trong thời gian tới, nếu muốn giữ vững vị thế và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.
Cũng theo ông Lực, các doanh nghiệp ngành tôm nên xem việc chủ động sớm bắt nhịp theo xu hướng phát triển xanh, coi đây là một trong những chiến lược sản xuất kinh doanh, nhằm tạo nền tảng cho việc đạt các chứng chỉ xanh, hay các tiêu chuẩn quốc tế, để từ đó thâm nhập sâu hơn vào các thị trường xuất khẩu khó tính như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản… có giá bán cao và thuế suất ưu đãi. Việc áp dụng mô hình sản xuất xanh, sẽ giúp ngành tôm đáp ứng được các cam kết, liên quan tới chính sách pháp luật về môi trường, cân bằng phát thải, xử lý nước thải, năng lượng tái tạo, phúc lợi động vật… từ các Hiệp định thương mại tự do, mà Chính phủ Việt Nam đã ký kết. Không những vậy, sản xuất xanh còn
trường xuất khẩu và tham gia vào chuỗi giá trị của các doanh nghiệp, tập đoàn quốc tế, bởi sản xuất bền vững là một trong những tiêu chí quan trọng để họ lựa chọn đối tác. Do đó, các doanh nghiệp nên có sự quan tâm đến vấn đề này ngay từ bây giờ, mọi sự chuẩn bị cho lâu bền để hòa nhập xu thế chung, nhằm xác lập lợi thế cạnh tranh là không bao giờ thừa.
Cần sự đồng bộ cả chuỗi
Trong tiến trình hướng đến sản xuất xanh, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu luôn là một trong những mắt xích tiên phong. Ngay từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ trước, một số doanh nghiệp đã có sự đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại cho khâu xử lý nước thải, để tái sử dụng một phần nguồn nước này, nhằm tiết kiệm nguồn tài nguyên nước. Còn việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, đã được các doanh nghiệp ngành tôm chú trọng trong gần 20 năm qua, thông qua các “Chương trình sản xuất sạch hơn”, mà trọng tâm là sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Gần đây là phong trào làm điện mặt trời áp mái khá phổ biến, góp phần gia tăng tỷ lệ sử dụng điện tái tạo, để có thêm điều kiện đạt tiêu chí này.
Việc tái chế và tuần hoàn các loại phụ phẩm, rác thải trong quá trình sản xuất, cũng được các doanh nghiệp quan tâm, để vừa giảm rác thải tác hại môi trường, vừa tạo ra sản phẩm hữu ích có giá trị, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Người viết vẫn còn nhớ câu chuyện vui nhưng hết sức giá trị, về việc sử dụng bao bì tái chế mà ông Lực đã kể dịp cuối năm 2023, sau khi CBAM của EU chính thức có hiệu lực, trong giai đoạn chuyển tiếp kể từ ngày 1/10/2023.
Ông Lực từng kể: “Trước đây, có một doanh nghiệp chuyên sản xuất bao bì tái chế, bị các doanh nghiệp chế biến thủy sản chê lên chê xuống, vì lo ngại không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, từ khi có thông tin phía EU sẽ áp dụng CBAM, sản phẩm bao bì tái chế của doanh nghiệp này đắt như tôm tươi, muốn mua phải đặt hàng trước dài hạn mới có”. Còn trên lĩnh vực nuôi tôm, thời gian qua, các doanh nghiệp, trang trại và người nuôi đã áp dụng nhiều giải pháp, tiến bộ khoa họccông nghệ vào nuôi tôm, đã góp phần giảm lượng phát thải khí nhà kính, giảm lượng nước sử dụng và giảm thải ra môi trường (nước thải và chất thải) như: Nuôi tuần hoàn nước, ứng dụng công nghệ vi sinh, tiết kiệm điện thông
qua việc cải tiến hệ thống quạt tạo ôxy, quản lý tốt thức ăn để hạn chế tình trạng dư thừa làm phát sinh khí nhà kính, lắp đặt hầm biogas để xử lý chất thải, sử dụng máy ép phân tôm ủ làm phân bón…; góp phần giảm đáng kể lượng nước thải, chất thải và phát thải khí nhà kính ra môi trường.
Một doanh nghiệp nuôi tôm lớn tại Sóc Trăng, còn chủ động xin chủ trương cho doanh nghiệp được trồng rừng phòng hộ ven biển, để bù vào lượng phát thải khí nhà kính trong quá trình nuôi tôm. Đây là cách làm rất hay, nhưng ý định trên đến nay vẫn chưa triển khai được, mà nguyên nhân chủ yếu là do vướng ở thủ tục hành chính. Lãnh đạo doanh nghiệp này chia sẻ: “Khi chúng tôi trình bày ý định trên với ngành chuyên môn, thì được hướng dẫn là phải có dự án. Điều này nằm ngoài tầm với của doanh nghiệp chuyên về chế biến tôm, còn nếu thuê tư vấn thì chi phí lên đến 400 - 500 triệu đồng”.
Cần hành động quyết liệt hơn Theo PGS.TS Võ Nam Sơn, Trường Đại học
Cần Thơ, ở khâu nuôi tôm, từ các dạng năng lượng như: xăng, dầu, điện, cho đến các loại vật tư đầu vào phục vụ quá trình nuôi như: Vôi, phân bón, thức ăn, chế phẩm sinh học… đều gây ra phát thải. Đây cũng chính là mắt xích yếu nhất, đáng lo nhất, đặc biệt là ở tiêu chí phát thải khí nhà kính, tuần hoàn, tái chế… trong hành trình xanh hóa chuỗi giá trị, vì để con tôm đạt tiêu chí xanh, đòi hỏi tất cả các
khâu trong chuỗi đều phải xanh. Tuy nhiên, cùng có tín hiệu tích cực từ việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào nuôi tôm, để giảm phát thải khí nhà kính, bước đầu cho thấy hiệu quả tích cực. Do đó, vấn đề còn lại là việc tích hợp đồng bộ các giải pháp này vào từng mô hình cụ thể, để vừa đảm bảo tính hiệu quả về mặt kinh tế, vừa đảm bảo tiêu chí bền vững.
Đối với doanh nghiệp, trong khi chờ đợi các chuẩn mực cụ thể được ban hành, cần sớm nhận thức và có tâm thế chuẩn bị sẽ chủ động hơn, trong việc tiếp cận và đạt chuẩn doanh nghiệp xanh sau này. Một trong số đó chính là bộ tiêu chí doanh nghiệp bền vững (CSI) đã được VCCI ban hành. Đây được xem là nền tảng để các doanh nghiệp thủy sản nói chung và ngành tôm nói riêng có thể thực hiện trong chiến lược phát triển xanh trong khi chờ đợi bộ tiêu chí riêng của ngành.
Tuy nhiên, cái khó của doanh nghiệp hiện nay là chúng ta thiếu dữ liệu phát thải cấp doanh nghiệp, chưa biết cách tính toán, dẫn đến thiếu nhân sự có năng lực giám sát, lập báo cáo... Hơn nữa, chúng ta cũng chưa có các hướng dẫn cần thiết và quan trọng hơn là khả năng theo đuổi doanh nghiệp xanh của các doanh nghiệp trong nước còn nhiều hạn chế, nhất là hạn hẹp tài chính vì quy mô sản xuất không lớn. Xuân Trường
THÁC THỦY SẢN XA BỜ
Trong thời đại công nghệ số, việc ứng dụng
mạnh mẽ công nghệ tiên tiến vào khai thác trên
biển, đã và đang được nhiều địa phương tập
trung thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả kinh
tế, hạn chế ô nhiễm môi trường. Ảnh:
Vai trò thiết yếu của công nghệ
Hiện nay, nhằm nâng cao chất
lượng thủy sản sau khi khai thác, các tỉnh, thành ven biển nước ta đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ tiên tiến trong khai thác, bảo quản và chế biến. Điển hình là ứng dụng tời thủy lực cho nghề chụp, nghề
lưới rê đáy, đèn LED cho nghề chụp mực trong khai thác. Công nghệ đá sệt, công nghệ lạnh kết hợp, công nghệ Nano trong bảo quản và các quy trình rửa, sấy phun, chín sinh học khi chế biến thủy sản…
Theo đó, sử dụng đèn LED trong khai thác hải sản, mang lại lợi ích rất lớn cho cá nhân các chủ tàu, cho cả nền kinh tế và góp phần bảo vệ môi trường, thông qua giảm lượng phát thải nhà kính. Đã có nhiều tàu lưới chụp của các tỉnh ứng dụng đèn LED vào sản xuất như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Thuận. Sau một năm lắp đặt thử nghiệm, hệ thống
đèn LED trên tàu cá của ngư dân đã cho thấy hiệu quả rõ rệt.
Hay như công nghệ Nano UFB (Ultra Fine Bubble) là công nghệ
bảo quản hiện đại, giúp ngư dân có thể giữ tươi con cá sau đánh
bắt tốt hơn các cách làm cũ. Nano
UFB là công nghệ tạo bóng khí
siêu nhỏ có đường kính nanomet.
Khi thiết bị hoạt động, sẽ cấp khí
nitơ vào máy tạo bong bóng siêu
nhỏ, được hòa trộn ở bên trong
thiết bị, nhờ các cơ cấu ống nano, tạo thành dung dịch chứa bong bóng khí nitơ kích cỡ nanomet, mang điện tích âm có tác dụng hút các chất hữu cơ khác mang điện tích dương, làm sạch nước rất hiệu
quả. Các bong bóng nano nitơ sẽ khử ôxy hòa tan trong nước, làm giảm hoạt động và phát triển của vi khuẩn hiếu khí, do đó loại bỏ
quá trình ôxy hóa từ bề mặt ngoài
vào đến tận bên trong cơ thể cá, giúp cá được bảo quản tốt, ngăn
chặn được tình trạng thịt cá bị ôi, biến chất.
Nhiều kết quả khả quan
Từ năm 2016 - 2023, Viện
Nghiên cứu Hải sản đã tiến hành
chuyển giao 3 công nghệ vào
thực tiễn sản xuất gồm: Hệ thống
tời thủy lực cho nghề lưới chụp; Hệ thống tời thủy lực thu lưới rê
tầng đáy; Hệ thống ánh sáng đèn
LED cho nghề lưới chụp. Đơn vị
đã chuyển giao thành công 32
mô hình tời thủy lực, thay thế cho
tời cơ truyền thống của nghề lưới
chụp mực, khai thác hải sản xa
bờ tại nhiều địa phương trong cả
nước. Đến hiện tại, 3 công nghệ
mới này, đã nhân rộng được
khoảng 650 mô hình trong cả
nước, do cộng đồng ngư dân tự
đầu tư vốn.
Bằng hệ thống tời thủy lực, do giảm thời gian thu lưới, sẽ giúp làm tăng 15 - 25% năng suất lao
động, tăng 15 - 16% lợi nhuận; 1,5 lần thu nhập của người lao
động và tăng 2 - 3 mẻ lưới trong 1 đêm. Bên cạnh đó, sẽ giúp tăng tuổi thọ dây giềng rút chính từ 34 tháng lên đến 6 - 7 tháng, tăng an toàn lao động đối với thao tác thu, thả lưới và giảm 2 - 3 thuyền viên trên tàu lưới chụp, nếu lắp
đặt hệ thống tời thủy lực.
Kết quả khảo sát cho thấy 100%
tàu lưới chụp đóng mới, đều có nguyện vọng lắp hệ thống tời thủy
lực mới này. Với công nghệ ánh sáng đèn LED, khi sử dụng đã giúp các tàu khai thác hải sản tiết kiệm
được khoảng 35,8% - 47,6% nhiên
liệu chạy máy phát điện, năng suất khai thác cao hơn khoảng
1,4 - 2,08 lần, doanh thu cao hơn
khoảng 1,02 - 1,24 lần và lợi nhuận chuyến biển cao hơn khoảng 1,41 - 2,53 lần.
Theo Sở Khoa học và Công nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu, việc ứng dụng tiến bộ công nghệ trong bảo quản sau khai thác thủy hải sản đang diễn ra khá tích cực. Nhiều tàu đánh bắt xa bờ trang bị hầm bảo quản hải sản vật liệu PU (theo công nghệ lạnh thấm, lạnh nhanh), ứng dụng công nghệ bảo quản sản phẩm bằng vật liệu Inox và Polyurethane; thiết bị cấp
đông (hệ thống thiết bị cấp đông -18 đến -70 o C, được sử dụng phổ biến trên tàu cá công nghiệp vỏ sắt hoặc vỏ vật liệu mới ở các nước có nghề cá phát triển); sử dụng công nghệ đá sệt làm từ nước biển để bảo quản hải sản… TS Nguyễn Xuân Thi, Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam cho biết, công nghệ đá sệt làm từ nước biển, luôn bảo đảm nhiệt độ tâm cá duy trì từ -1 đến -1,5 o C trong suốt quá trình bảo quản, cho đến khi tàu về cảng cá. Nhờ đó, chất lượng sản phẩm tăng bình quân hơn 30% và giảm được từ 3 - 4,5% tổn thất về trọng lượng, so với quy trình bảo quản bằng đá xay hoặc nước đá hiện tại của ngư dân, lại bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Có thể thấy doanh thu chuyến biển, sau 25 - 30 ngày bảo quản hải sản bằng đá sệt, tăng lên từ 11 - 14% so với bảo quản bằng nước đá. Chi phí nhiên liệu chạy hệ thống đá sệt thấp hơn chi phí mua đá cây. Lợi nhuận ròng bảo quản cá bằng đá sệt cao hơn đá xay khoảng 25 - 35 triệu đồng/ chuyến biển. Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam đang bắt đầu chuyển giao công nghệ này cho các tàu cá đánh bắt xa bờ ở TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Quảng Ngãi
Ra quân đánh bắt hải sản, kỳ vọng năm mới
bội thu
Sáng 16/2, tại cảng Sa
Kỳ, xã Bình Châu, huyện
Bình Sơn (Quảng Ngãi), chính quyền và ngư
dân địa phương đã tổ
chức lễ ra quân đánh
bắt hải sản, kỳ vọng
một năm mưa thuận
gió hòa, trời yên biển
lặng và bội thu.
Theo thông lệ hàng năm, sau những ngày nghỉ Tết
Nguyên đán, ngư dân ven
biển xã Bình Châu, huyện Bình
Sơn tổ chức lễ ra quân đánh bắt
hải sản đầu năm. Trong chuyến
mở biển, bà con ngư dân kỳ vọng
một năm mưa thuận gió hòa, trời
yên biển lặng và bội thu.
Ngư dân xã Bình Châu xác
định hai ngư trường truyền
thống là Trường Sa và Hoàng
Sa nên mạnh dạng đầu tư đóng
mới, cải hoán, nâng công suất
tàu thuyền để ra khơi đánh bắt
hải sản. Địa phương phát triển
mạnh các nghề như: lặn, lưới
rê, lưới vây, lưới rút, câu… các
thuyền có công suất lớn thường
xuyên bám biển dài ngày, vừa khai thác hải sản đem lại hiệu
quả kinh tế cho gia đình vừa
góp phần bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.
Ông Đỗ Quốc Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Châu cho biết, toàn xã có 495 tàu thuyền, còn lại là một số thuyền nhỏ và thúng nan. Địa phương phối hợp Phòng PA01 Công an tỉnh, Nghiệp đoàn nghề cá xã rà soát, kiện toàn thành viên các tổ, đội đoàn kết tham gia sản xuất trên biển. Đến nay, toàn xã có 236 tàu cá hoàn thành việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Tổng sản lượng khai thác đánh bắt trong năm 2023 đạt 21.000 tấn hải sản.
“Đây là hoạt động đậm chất truyền thống chứa đựng nhiều ý nghĩa, tạo khí thế để ngư dân vững tin vào mùa đánh bắt mới, tiếp tục an tâm vươn khơi bám biển, bám ngư trường… Bà con mong cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, trời yên biển
lặng để ra khơi bám biển, mong mùa đánh bắt bội thu, được nhiều tôm cá, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc”, ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu cho biết.
Ông Nguyễn Đức Bình, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi cũng chúc các ngư dân có năm mới thành công, đồng thời, mong muốn các ngư dân tham gia đánh bắt trên biển cùng tuyên truyền, lan tỏa và tuân thủ Luật Thủy sản, chống khai thác IUU, trong thời gian sắp đến, mong rằng ngành thủy sản cả nước nói chung và nghề biển tỉnh Quảng Ngãi nói riêng phát triển bền vững, khởi sắc hơn. Như
KHÔNG NUÔI NẾU KHÔNG
ĐẢM BẢO AN SINH CHO CÁ!
Đây là tuyên bố được đưa ra bởi Liên
đoàn các nhà nuôi trồng thủy sản châu Âu (FEAP), có trụ sở tại Brussels, Bỉ, nhằm
đảm bảo cung cấp các điều kiện sống và an sinh tốt nhất cho cá.
dịch truyền thông tiêu cực gây ra, làm suy giảm những nỗ lực của người nuôi cá châu Âu đang cố gắng thực hiện. Theo đó, FEAP nhận định rằng: “Tính bền vững của hoạt động NTTS tại châu Âu, phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm thủy sản đầu ra của chúng tôi, vốn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các điều kiện sản xuất và an sinh động vật. Chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng sống còn của việc thúc đẩy an sinh của cá và liên tục phấn đấu để đảm bảo các tiêu chuẩn cao nhất trong ngành. Vì vậy, không nuôi nếu không có an sinh tốt cho cá”.
Tầm quan trọng sống còn
Trách nhiệm hàng đầu
FEAP đại diện cho 24 Hiệp hội nuôi trồng thủy sản quốc gia từ 23 đất nước chuyên nuôi các loài như cá hồi Đại Tây Dương, cá hồi vân, cá chẽm, cá tráp, cá chép, cá bơn, cá tuyết, cá tầm và một số loài khác, sử dụng đa dạng hệ thống nuôi.
FEAP đang nỗ lực tăng cường giám sát sự tuân thủ và tính chủ động của người nuôi cá châu Âu, trong việc cung cấp các điều kiện sống và an sinh tốt nhất cho các đàn cá.
FEAP mong muốn giải quyết những lo ngại do các chiến
Theo FEAP, nhiệm vụ cấp thiết hiện nay của ngành nuôi cá ở châu Âu, chính là phải tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý hiện hành và các quy định, cũng như các tiêu chuẩn nghiêm ngặt được đặt ra, nhằm bảo vệ an sinh các loài cá.
Liên đoàn hiện đang đẩy mạnh đầu tư vào nghiên cứu khoa học, công nghệ, đào tạo và đổi mới, để tìm hiểu thêm về
và bệnh tật, cũng như giảm thiểu
căng thẳng và quản lý nghề cá
một cách có trách nhiệm, từ đó
cải thiện điều kiện nuôi dưỡng.
Ngoài ra, FEAP cũng khẳng
định sự hợp tác mang tính xây dựng giữa ngành nuôi cá và các
tổ chức phi chính phủ, có thể mang lại những hiểu biết sâu
sắc, có giá trị và góp phần vào sự phát triển bền vững của nghề
nuôi cá châu Âu. Liên đoàn đã
mời nhiều bên liên quan, tham
gia các cuộc đối thoại trung thực và mang tính xây dựng, để giải quyết mọi mối quan ngại, cùng nhau nỗ lực hướng tới các tiêu chuẩn cao hơn nữa về an sinh cho cá.
Vấn đề cốt lõi
Trong tuyên bố của mình, FEAP đã đưa ra quan điểm cốt lõi về việc đảm bảo an sinh cho cá, được tóm tắt trong chín điểm sau đây.
Đầu tiên, cá không phải là một loài đơn lẻ mà là nhiều loài và có sự khác biệt rõ ràng về mặt sinh học giữa các loài, bao gồm cả về nhu cầu an sinh. Nuôi cá ở châu Âu diễn ra cả ở trên biển và nội vùng nước ngọt, sử dụng nhiều hệ thống nuôi khác nhau như bể, ao và lồng biển.
Điểm thứ hai, FEAP thúc đẩy cách tiếp cận toàn diện
đối với an sinh cá, trong đó, các vấn đề an sinh cụ thể phải được xem xét, bên cạnh những hạn chế về môi trường nuôi, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, chất lượng sản phẩm và khả năng phát triển bền vững về mặt
kinh tế.
Điểm thứ ba, người nuôi cá ở châu Âu tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc, các quy định về sức khỏe và an sinh động vật áp dụng cho cá.
Điểm thứ tư, FEAP hiểu rằng thực hành tốt ở cấp trang trại, đây là chìa khóa nhằm đảm bảo an sinh đầy đủ cho cá, do đó nâng tầm quan trọng của việc quản lý tốt ngay từ cấp trang trại trong ngành nuôi.
Điểm thứ năm, việc nuôi hầu hết các loài cá là hoạt động rất non trẻ, nếu so với các hoạt động
chăn nuôi khác. Vì thế, vẫn tồn
tại những lỗ hổng quan trọng về
kiến thức khoa học trong hoạt
động NTTS này.
Điểm thứ sáu, FEAP cho rằng
khi giải quyết vấn đề an sinh của
cá, phải được áp dụng cho toàn bộ chu trình sản xuất cá.
Điềm thứ bảy, Liên đoàn thừa nhận tầm quan trọng của
việc đào tạo đầy đủ cho công nhân, tại các trang trại nuôi
cá về vấn đề này.
Điểm thứ tám, FEAP nhấn mạnh rằng: Để đảm bảo an sinh cho cá, không nên góp phần tạo ra sân chơi thị trường không bình đẳng đối với các sản phẩm cá khác, cả các sản phẩm được nhập khẩu vào châu Âu hoặc được
đánh bắt bởi các đội tàu đánh cá tự nhiên.
Cuối cùng, ở điểm thứ chín, FEAP đảm bảo rằng tổ chức này hiểu tầm quan trọng của truyền thông, giúp xã hội nhận thức được cách đối xử với cá nuôi ở châu Âu. Dù vậy, FEAP cũng bày tỏ lo ngại về việc đưa tin sai lệch của một số cơ quan truyền thông về an sinh cá, gần đây đang xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. FEAP cũng đưa ra cam kết luôn sẵn sàng thông báo cho báo chí và công chúng, về thực tế và những nỗ lực của người nuôi cá tại châu Âu.
Phương Nhi
(Theo Aquaculture Magazine)
Ảnh: ST
chúng ta
Hendrik Kramer, một ngư dân trẻ tuổi theo
đuổi nghề đánh bắt cá bền vững tại Hà
Lan, đã thiết kế con tàu đánh bắt chạy điện
MDV2, với mục tiêu giảm thiểu số dấu chân
carbon tới 80%. Anh đã có buổi chia sẻ
thú vị tại diễn đàn Nền tảng Phúc lợi về Cá
diễn ra tại Bergen, Na Uy.
Gia đình tôi có truyền thống nghề cá từ lâu đời, cho tới tôi đã là đời thứ 6. Năm 2014, cha tôi đưa ra quyết định bán đi con tàu đánh cá của gia đình và nói rằng chúng tôi sẽ phải tìm công việc khác để làm. Tuy vậy, với nhiệt huyết tuổi trẻ, tôi mong muốn có thể lưu giữ truyền thống gia đình, đồng thời hiện thực hóa được ước mong xây dựng nghề đánh bắt cá thực sự bền vững. Đó là lý do tôi đã có mặt tại Diễn đàn Nền tảng Phúc lợi về Cá. Tôi cảm thấy có rất nhiều cảm hứng khi tới đây, được gặp những người có ý tưởng, có kiến thức về cách thức đánh bắt, vận chuyển, làm ngất cá để sao cho cá không chỉ đẹp hơn, ngon hơn, mà còn mang tính chất nhân đạo.
Ngành thủy sản của chúng ta vẫn còn nhiều thách thức. Vì vậy, cách thức nào để kết hợp được giữa ý thức của người dân về phúc lợi động vật và vẫn đảm bảo được thu nhập cho người làm cá là điều tôi mong muốn được giải đáp.
Một mô hình kinh tế có thể đem lại lợi nhuận lớn hơn cho người dân, đem tới chất lượng cá tốt hơn, một sự sáng tạo nào đó giúp cho người ngư dân có thêm lợi ích. Bạn biết rằng việc đầu tư một thuyền đánh bắt tiêu tốn hàng triệu USD cùng hệ thống máy móc phức tạp, nhưng lợi suất đem lại cho người đánh bắt cho tới nay còn tương đối thấp.
Đầu tiên, tôi đã nói không với mong muốn theo đuổi cách làm bền vững này. Tuy nhiên, khi nói chuyện với ngân hàng cấp vốn, họ đã
cho chúng tôi thêm một năm
thử sức và triển khai dự án Wild ‘n Zilt. Trong năm đó, chúng tôi
đã gọi thêm vốn từ cộng đồng, tôi đã thể hiện
được tới ngân hàng tham vọng của mình. Nhận được hậu thuẫn lớn từ người ủng hộ, tất cả khó khăn chúng tôi đối mặt trong ngành đã được nhìn nhận ở góc độ khác. Chúng tôi xây dựng cộng đồng chuỗi cung ứng của riêng mình, hàng tháng đều tới trực tiếp các nhà cung cấp để cung cấp sản phẩm, xây dựng ứng dụng cho chuỗi cung ứng. Cho tới nay, dù còn nhiều khó khăn nhưng tôi cảm thấy rất hứng khởi với mô hình nghề cá bền vững, hướng tới sự thay đổi nhận thức của cộng đồng ngư dân.
Sự cạnh tranh giữa các ngư dân hiện nay còn theo hướng số lượng, tôi rất mong muốn có sự thay đổi trong hệ thống cạnh tranh này, trở thành việc các chủ thuyền sẽ cạnh tranh trên quan điểm bền vững, làm sao để chất lượng cá tốt hơn, ngon hơn, không còn chạy theo khối lượng nữa. Dù vậy, tôi nghĩ tôi cũng đang thực hiện điều này rồi, nên có lẽ cũng không cần tới cây gậy phép thuật! Đánh bắt bền vững là câu chuyện của tất cả chúng ta.
(Lược ghi)
chuẩn
4G S400E
Định vị hợp chuẩn S400E là phiên bản mới sở hữu công nghệ 4G và một số công năng đặc biệt chuyên giám sát hành trình hợp chuẩn theo quy định Bộ Giao thông Vận tải, được thiết kế để xử lý các vấn đề liên quan đội nhóm kinh doanh vận tải và thương mại, hoặc phục vụ nhu cầu giám sát phương tiện cá nhân. Về công năng S400E quản
Nam Anh
Mùa tôm mới bắt đầu hứa hẹn tốt
Sau Tết Giáp Thìn 2024 đến nay, diện tích thả giống vụ tôm nước lợ năm 2024 tại nhiều tỉnh, thành trong đó tập trung hầu hết tại các tỉnh khu vực ĐBSCL đều tăng đáng kể.
Ảnh: Trần Phong
Tích cực chuẩn bị vụ nuôi mới
Tết Nguyên đán, tình hình thời tiết có phần ổn định hơn, biên độ nhiệt ngày và đêm thấp, nắng nóng không quá gay gắt và độ mặn trên hệ thống kênh, rạch vùng nuôi tôm lên nhanh, nên rất thuận lợi cho người dân tiến hành thả giống vụ nuôi mới năm nay.
Theo lịch mùa vụ nuôi thủy sản năm 2024 được Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam ban hành, nuôi tôm nước lợ ở vùng triều ven sông thuộc TP Hội An, TP Tam Kỳ, thị xã Điện Bàn, huyện Duy Xuyên, huyện Thăng Bình và một số vùng nuôi thuộc huyện Núi Thành bắt đầu từ ngày 15/2/2024. Ghi nhận bước đầu cho thấy, nông hộ cải tạo ao nuôi kỹ càng những ngày qua, tình trạng “đánh bạc với trời”, “phá rào” nuôi tôm trước lịch được hạn chế, xu thế nuôi tôm an toàn sinh học được đề cao.
Ông Võ Văn Long, Chi cục trưởng Chi cục
Thủy sản Quảng Nam cho biết, đối với những ao nuôi tôm kém hiệu quả, người nông dân nên chuyển sang hình thức nuôi ghép như cua - tôm - rong, tôm - cá hoặc nuôi chuyên cua, cá nước lợ (cá dìa, cá đối mục, cá măng...).
Năm nay, do độ mặn lên sớm và khá nhanh, nên tại một số vùng nuôi trong khu vực ĐBSCL tiến hành thả nuôi sớm hơn so với mọi năm. Tại Sóc Trăng, các trang trại lớn như: Sao Ta, Vinacleanfood, Khánh Sủng, hay những hộ nuôi quy mô nhỏ hơn là khách hàng nuôi tôm ao lót bạt, đều tiến hành thả nuôi ngay từ khi kết thúc năm dương lịch 2023.
Như trường hợp của Sao Ta, thông thường sau Tết Nguyên đán mới tiến hành thả giống, nhưng năm nay, toàn bộ diện tích 2 khu nuôi được thả giống, gần như đã hoàn tất trước Tết Nguyên đán. Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch
HĐQT Công ty CP Sao Ta chia sẻ: “Do dự báo thời tiết không lạnh nhiều dịp giáp Tết, cùng với đó là nhiều hộ nuôi nhỏ lẻ không đủ điều kiện thả nuôi từ vụ cuối năm ngoái, nên Sao Ta quyết định thả nuôi sớm, để chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến trong 3 tháng đầu năm”.
Tại tỉnh Cà Mau, nơi có diện tích tôm nước lợ lớn nhất cả nước, đến nửa đầu tháng 2, hầu hết diện tích nuôi tôm quảng canh và quảng canh cải tiến, đã thả nuôi gần như hoàn tất, số diện tích nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh đã thả giống, cũng tăng hơn so với cùng kỳ. Với người nuôi tôm tại Kiên Giang, không khí thả giống vụ tôm mới cũng bắt đầu nhộn nhịp, ngay từ sau ngày mùng 4 Tết trên 4 huyện tômlúa vùng U Minh Thượng. Điểm đáng ghi nhận là phần lớn hộ nuôi đều chọn con giống có thương hiệu như Moana, dù giá lên đến 180 đồng/con. Năm nay, Kiên Giang đặt mục tiêu thả nuôi 136.000 ha; trong đó, nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến 9.000 ha, nuôi thâm canh công nghiệp 518 ha, còn lại chủ yếu là tôm - lúa.
Ở huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, bà con nuôi tôm ở tiểu vùng 3 và 4 trên địa bàn huyện đang tất bật chuẩn bị cải tạo ao, khôi phục cơ sở hạ tầng trong ao nuôi và các điều kiện cần thiết để xuống giống, với hy vọng vụ nuôi tôm năm 2024 sẽ thuận lợi, sẽ đạt kết quả tốt nhất. Theo chia sẻ của các hộ dân, khi cải tạo lại ao nuôi xong, sẽ thăm dò tình hình nước mặn như thế nào, nếu đủ độ mặn sẽ đưa nước vào ao lắng, sau đó xử lý nước sạch, đạt tiêu chuẩn, đủ điều kiện, thích hợp với TTCT, từ
đó đưa vào ao nuôi để chuẩn bị xuống giống. Theo kinh nghiệm của các hộ nuôi tôm thì từ tháng 3 đến tháng 5 âm lịch là thời gian thuận lợi để thả giống, vì thời gian này, thời tiết ổn định, dịch bệnh ít xuất hiện, dễ nuôi, năng suất đạt khá cao.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT các tỉnh nuôi tôm khu vực ĐBSCL, kể từ sau Tết Nguyên đán đến nay, tiến độ thả giống năm nay tương đối sớm và đặc biệt tăng nhanh. Tại Sóc Trăng, đến ngày 19/2 đã thả nuôi gần 1.000 ha, chủ yếu là TTCT nuôi ao lót bạt.
Tăng cường các giải pháp nuôi hiệu quả Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy, Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh cho biết: “Năm 2024, toàn tỉnh đặt mục tiêu nuôi 2.250 ha tôm các loại. Trên cơ sở chỉ đạo của Sở NN&PTNT tỉnh, đơn vị sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát tốt chất lượng các yếu tố đầu vào trong NTTS (giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường của các đại lý cung ứng trên địa bàn), kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm. Cùng đó, triển khai thực hiện kế hoạch quan trắc và cảnh báo môi trường trong nuôi tôm mặn, lợ; phối hợp thực hiện công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trong NTTS”.
Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT tỉnh cũng yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố tập trung
Theo dự báo, diện tích thả giống từ nay đến tháng 3 sẽ tăng nhanh, do độ mặn tại các vùng nuôi trong tỉnh hầu hết đều đạt ngưỡng cho phép. Do thời tiết
chỉ đạo người nuôi tăng năng suất trên một đơn vị diện tích bằng các giải pháp như: Lựa chọn nguồn giống tôm chất lượng, áp dụng quy trình nuôi tiên tiến; nâng cấp ao đầm nuôi bảo đảm yêu cầu kỹ thuật. Ngoài ra, các địa phương cần tổ chức hướng dẫn, khuyến cáo sử dụng giống tốt, kiểm soát chặt chẽ chất lượng con giống, mùa vụ nuôi, sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học bảo đảm; tăng cường công tác quản lý môi trường và phòng ngừa dịch bệnh; tăng cường quản lý cộng đồng các vùng nuôi tập trung gắn với sản xuất theo chuỗi, có kế hoạch tiêu thụ thống nhất toàn vùng, để tránh tư thương ép giá... Trước những dự báo thị trường xuất khẩu tôm sẽ gặp khó khăn, cùng với đó là dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn, cả doanh nghiệp lẫn ngành nông nghiệp các địa phương đều khuyến cáo người nuôi không nên thả nuôi ồ ạt. Sự thận trọng là cần thiết, bởi hầu như các yếu tố đầu vào, đầu ra của ngành tôm, hiện vẫn còn là những biến số rất khó lường, mà theo dự báo từ nay cho đến hết quý II/2024 sẽ nghiêng về khó khăn nhiều hơn. Tuy nhiên, với kinh nghiệm vượt khó nhiều năm, người nuôi tôm đã có sự thay đổi đáng kể cả về mô hình, quy trình nuôi, hay cách phòng ngừa dịch bệnh, để hướng tới những vụ nuôi thành công. Hy vọng mọi thứ sẽ được người nuôi cân nhắc, đảm bảo sự khởi đầu vụ nuôi mới được suôn sẻ, tạo tiền đề tốt để ngành tôm vượt khó, về đích đúng như kế hoạch trong năm 2024 này.
An Xuyên
Sự biến đổi khí hậu toàn cầu và
nạn khai thác thủy sản quá mức,
đã và đang khiến nguồn lợi thủy
sản tự nhiên bị suy giảm nghiêm
trọng. Việc xây dựng, triển khai
các mô hình NTTS bền vững là
hết sức cấp thiết, không những
góp phần hạn chế ô nhiễm môi
trường, mà còn hỗ trợ nền kinh
tế, đời sống xã hội phát triển ổn
định, bền vững.
Một số lực cản vô hình
Nuôi trồng thủy sản (NTTS) là một thành phần quan trọng của ngành thủy sản, nó góp phần đảm bảo an ninh quốc gia thực phẩm, tăng thu nhập và tạo nhiều việc làm và gia tăng ngoại hối - từ việc xuất khẩu các sản phẩm thủy sản. Hiện, NTTS đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của ĐBSCL và cả nước
Tuy nhiên, hiện nay NTTS đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Việc phát triển quá nóng và tự phát, dẫn đến rất khó kiểm soát các yếu tố đầu vào của sản xuất như: Chất lượng con giống, thức ăn, vật tư thủy sản, nguồn nước…
Nói riêng con tôm, một diện tích lớn nuôi tôm bị thiệt hại do dịch bệnh, đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, thu nhập của các hộ dân. Hiện nay, 90% sản lượng tôm nuôi của Việt Nam là từ các cơ sở nhỏ lẻ. Đa số người dân NTTS quy mô nhỏ, thiếu sự liên kết chuỗi trong sản xuất. Sự manh mún này dẫn đến việc khó kiểm soát chất lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm không đồng đều; khó áp dụng các quy trình nuôi quốc tế, khó ứng dụng công nghệ hiện đại, để giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh cho
con tôm Việt. Phần lớn người nuôi thiếu vốn và thiếu kiến thức khoa học - kỹ thuật cần thiết…, dẫn đến năng suất và chất lượng thủy sản thấp, thiếu tính cạnh tranh… Ngoài ra, nguồn nước ngày càng ô nhiễm làm tăng nguy cơ rủi ro, khiến nhiều doanh nghiệp và hầu hết người NTTS luôn trong tình trạng thấp thỏm lo lắng. Bên cạnh đó, người nuôi tôm còn đối mặt với nhiều trở ngại khác như khó vay vốn ngân hàng, nguồn điện không ổn định, bị thương lái ép giá, thủy sản bị nhiễm bệnh… Những vướng mắc, thách thức đó, chính là lực cản vô hình, kìm hãm hoạt động NTTS Việt Nam, trong hành trình tăng tốc, vươn tầm ra thế giới.
Xu hướng tất yếu
Trong ba thập kỷ qua, sự tăng trưởng của ngành thủy sản, chủ yếu được thúc đẩy bởi lĩnh vực NTTS, đặc biệt là ở châu Á. Nhu cầu sử dụng sản phẩm thủy sản trên toàn cầu sẽ tiếp tục gia tăng, trong hoàn cảnh dân số thế giới không ngừng phát triển. Hiện nay, nguồn lợi hải sản tự nhiên không thể gia tăng (trừ khi
nông nghiệp, việc mở rộng và thâm canh sản xuất, đều tiềm ẩn những rủi ro đối với môi trường. Do vậy, điều thiết yếu nhất của quá trình tăng trưởng NTTS là phải hướng đến sự bền vững.
NTTS bền vững là một hệ thống NTTS đảm bảo các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường
đều được bảo vệ và tối ưu hóa. Sự phát triển bền vững đó nhằm bảo tồn đất, nước, nguồn gen động thực vật, không làm suy thoái môi trường, phù hợp về kỹ thuật, hiệu quả về kinh tế và được xã hội chấp nhận (FAO, 2001). Chưa kể, NTTS bền vững còn giúp người dân có thêm nguồn thu nhập về kinh tế, tăng cường đời sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng các địa phương. Thời gian qua, hoạt động phát triển NTTS
bền vững ở nước ta, đã nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ. 5 năm trở lại đây (2017 - 2022), liên tục có những chính sách, chương trình nổi bật nhằm
hỗ trợ, cũng như định hướng cho ngành thủy sản phát triển bền vững. Trong số đó có thể kể đến: Nghị quyết 120/2017 của Chính phủ về Phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với
sự biến đổi khí hậu; Quyết định 885/2020 phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030; Quyết định 79/2018 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển bền vững ngành tôm đến năm 2025…
Nhờ đó, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình NTTS thân thiện với môi trường, đảm bảo cho mục tiêu phát triển bền vững của ngành thủy sản nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung.
Chẳng hạn như Aquaponics, mô hình nuôi thủy sản kết hợp, mang tính hiệu quả và bền vững, giúp tiết kiệm nước và giảm thiểu chất thải, không có sự can thiệp của phân bón hóa học, thuốc trừ sâu. Hệ thống này cũng cho phép kiểm soát chất lượng nước và môi trường nuôi, đảm bảo sức khỏe của cá và cây trồng. Hay hệ thống NTTS tuần hoàn (RAS), phục vụ các trại sản xuất giống và nuôi thâm canh các loài thủy sản nước ngọt, lợ, mặn. Ưu điểm của hệ thống là tiết kiệm nước, tỷ lệ sống cao, năng suất cao gấp nhiều lần nuôi bình thường (khoảng 100 kg/m3), chất lượng cá nuôi được đảm bảo và không gây ô nhiễm môi trường.
Điểm khác biệt cơ bản của RAS, so với phương pháp nuôi truyền thống trong ao mở ngoài trời là tạo hệ sinh thái trong các bể (bồn) trong nhà, với việc môi trường được
kiểm soát. Từ đó quá trình nuôi được thực hiện theo mô hình tuần hoàn lọc và làm sạch nước để đưa về các bể nuôi.
Một số tỉnh ở ĐBSCL đang đẩy mạnh hệ thống nuôi cá - lúa, tôm - lúa, tôm - rừng tích hợp, góp phần tăng thu nhập cho người dân, cải thiện năng suất lương thực và dinh dưỡng, giảm thiểu sử dụng hóa chất bổ sung vào hệ sinh thái, tăng khả năng chống chịu với những thay đổi của môi trường.
Lựa chọn các mô hình NTTS bền vững?
Khi người tiêu dùng trở nên giàu có hơn, họ sẽ đòi hỏi sự đa dạng cao hơn trong chế độ ăn uống. Sản lượng NTTS vì thế cần theo kịp nhu cầu ngày càng tăng này, đồng thời
bảo đảm tính bền vững của sự tăng trưởng.
Để làm được điều này, trước hết, người nuôi cần tuân thủ các quy định do cơ quan chức năng đề ra, đồng thời tăng cường sử dụng công nghệ kỹ thuật số. Có nhiều yếu tố quan trọng đối với quy trình NTTS bền vững. Ví dụ như chất lượng nước và sức khỏe thủy sản, có thể được xác định bằng các công nghệ tiên tiến, giúp người nuôi đưa ra quyết định canh tác phù hợp. Đặc biệt, công nghệ số giúp bảo đảm truy xuất thông tin rõ ràng về nguồn gốc sản phẩm từ ao nuôi đến bàn ăn.
Tuy nhiên, hiện phần lớn người dân NTTS còn từ chối sử dụng công nghệ cao do vốn đầu tư lớn. Vì vậy, thời gian tới, cần tăng cường các hoạt động khuyến khích, tư vấn và hỗ trợ cho các doanh nghiệp lẫn người nuôi, để họ thay đổi cách sản xuất, tích cực áp dụng kỹ thuật - công nghệ cao, giảm thiểu thất thoát trong quá trình nuôi, cũng như gia
tăng chất lượng ngày càng tốt hơn.
Đặc biệt, ngành thủy sản Việt Nam cần lựa chọn các mô hình canh tác bền vững như: Mô hình sinh thái, hữu cơ, mô hình nuôi sử dụng vi sinh, mô hình nuôi sử dụng năng
lượng điện tái tạo (điện mặt trời, điện gió, điện biogas…), để giảm thiểu các tác động đối với môi trường. Hay là các mô hình thích ứng với sự biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường. Làm được vậy, chúng ta sẽ đáp ứng các tiêu chí quốc tế về phát triển bền vững của những quốc gia nhập khẩu.
Nhân rộng mô hình NTTS và chăm sóc quản lý NTTS theo hướng thâm canh, siêu thâm canh; ứng d ụ ng RAS trong s ả n xu ấ t gi ố ng và nuôi thương phẩm; nuôi qu ả ng
NTTS là hoạt động canh tác hoặc nuôi cá, động vật có vỏ và thực vật thủy sinh có kiểm soát. NTTS đóng góp đáng kể vào nguồn cung cấp thực phẩm của chúng ta, vì vậy nó phải được thực hiện theo cách bền vững.
canh, nuôi sinh thái (tôm - r ừ ng, tôm - lúa) và nuôi bán thâm canh tôm n ướ c l ợ an toàn sinh h ọ c, b ả o đ ả m ch ấ t l ượ ng s ả n ph ẩ m.
Chúng ta có thể nuôi kết hợp với hải sâm hoặc với một số loài cá ăn thực vật và mùn bã hữu cơ như cá măng, cá đối, cá rô phi. Như thế sẽ có tác dụng tích cực, trong việc hạn chế lượng chất thải hữu cơ tích tụ trong ao nuôi. Hoặc nuôi kết hợp với một số loài rong biển có giá trị kinh tế, có khả năng làm giảm hàm lượng các chất hữu cơ và khí độc hòa tan trong nước.
Ngoài ra, chúng ta cần đẩy mạnh hỗ trợ chuyển đổi sinh kế cho đông đảo ngư dân, giúp bà con mạnh dạn chuyển từ khai thác thủy sản vùng ven bờ sang NTTS trên biển, gắn với việc giao quyền đồng quản lý các diện tích mặt biển cho các tổ chức, cộng đồng. Bên cạnh đó, cần nhân rộng quy mô sản xuất, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn và bảo vệ hệ sinh thái vùng biển, đảo.
HUÝCH” “CÚ HUÝCH”
“CÚ
CHO XUẤT KHẨU THỦY SẢN
Ảnh: Shutterstock
Đầu năm 2024, nhu cầu tiêu dùng thủy sản có xu hướng phục hồi nhưng khách hàng
vẫn tập trung vào các sản phẩm ở phân khúc hàng giá rẻ hơn như: cá hộp, cá nguyên liệu để chế biến cá hộp, cá khô, tép khô… Trong khi đó, chu kỳ giảm giá nhiều loài thủy sản có thể vẫn tiếp diễn tới hết nửa đầu năm 2024. Chính vì vậy, rất cần thêm những
“cú huých” mạnh mẽ hơn nữa để tăng sức cạnh tranh cho thủy sản Việt Nam.
Tín hiệu khả quan
Báo cáo của Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 1/2024 ước đạt 33,57 tỷ USD, tăng 6,7% so với tháng trước. Xuất khẩu tăng trưởng mạnh, đồng đều cả ở nhóm nông, lâm, thủy sản (tăng tới 98,6%) và nhóm công nghiệp chế biến (tăng 38,4%).
Trong đó, nhóm hàng nông, lâm, thủy sản tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu của cả nước, với kim ngạch ước đạt 3,33 tỷ USD, tăng 9,1% so với tháng trước và chiếm 9,9% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Riêng với ngành hàng thủy sản, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính tháng 1/2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 730 triệu USD, tăng 60,8% so với cùng kỳ năm 2023, do tháng 1/2023 trùng với dịp nghỉ Tết Nguyên đán. Thông tin từ VASEP cho thấy, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ cuối năm 2023 đã có tín hiệu phục hồi và nhiều khả năng sẽ tăng trở lại trong năm 2024, đặc biệt trong nửa cuối năm. Trong đó, xuất khẩu 2 mặt hàng thủy sản chủ lực là tôm và cá tra, basa sẽ phục hồi sau khi giảm mạnh trong năm 2023.
Hiện, xung đột Nga - Ukraina, giao tranh ở Trung Đông và các vấn đề chính trị khác trên thế giới cũng làm xáo trộn thương mại toàn cầu, trong đó có thủy sản. Hệ lụy là chi phí vận tải tăng, giá thành sản phẩm đầu vào cho nuôi trồng, chế biến thủy sản tăng. Điều này có thể ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong năm 2024. Mặt khác, các thị trường xuất khẩu chính của thủy sản Việt Nam là Mỹ, châu Âu và khu vực Bắc Mỹ nên phải đi qua kênh đào Suez. Do đó, căng thẳng Biển Đỏ đang ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Theo phân tích của VASEP, xuất khẩu thủy sản đang khó khăn nhất vẫn là thị trường châu Âu bởi phần lớn hàng hóa xuất sang thị trường này phải đi qua kênh đào Suez, ngoài ra việc giá cước tăng 30%, thời gian vận chuyển kéo dài cũng đang phát sinh tâm lý e ngại.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký
VASEP cho biết, cộng đồng doanh nghiệp mong muốn nhận được nhiều thông tin hơn liên quan đến tình hình Biển Đỏ để có thể chủ
động trong kế hoạch sản xuất, kinh doanh.
Đồng thời, điều mà các doanh nghiệp xuất
khẩu và các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm nhất đó là sự chung tay, hỗ trợ của các
hãng tàu, bởi đây là một trong những mắt xích quan trọng trong hoạt động xuất, nhập khẩu. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, căng thẳng Biển Đỏ làm thiệt hại đến xuất khẩu thủy sản sang châu Âu cũng chỉ ở mức độ, vì tháng 1/2024 chưa phải là tháng cao điểm xuất khẩu. Mặt khác, các nước cũng đã mua hàng xong và đang chờ giải phóng hàng tồn sau mùa lễ hội mới bắt đầu đặt hàng tiếp, nhưng phải đến giữa tháng 6 hoặc tháng 7/2024 mới có thể thấy sự phục hồi ở thị trường châu Âu, còn thời điểm hiện nay vẫn đang ở trạng thái khá khó khăn. Còn với thị trường Mỹ, chủ yếu
ảnh hưởng đối với hàng hóa đến phía bờ Đông, còn bờ Tây thì không đi qua kênh đào Suez
nhưng nhìn chung thị trường này cũng bị
ảnh hưởng lớn. Tình hình
Mới đây, VASEP đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ NN&PTNT hỗ trợ tích cực trong vụ điều tra chống trợ cấp của Mỹ đối với ngành tôm Việt Nam, để có thể vượt qua các giai đoạn điều tra trong thời gian tới. Đồng thời, chỉ đạo và có những “cú huých” mạnh về việc xem xét bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại VKFTA tại kỳ rà soát trong năm 2024.
chung của thị trường đang giằng co, có thể từ nay
đến hết quý I/2024 vẫn chưa thấy được điểm khởi sắc cho vấn đề tiêu thụ, nên các doanh nghiệp cần chuẩn bị và chờ đợi. Tuy kinh tế nước Mỹ đang tốt lên nhưng tình hình tiêu thụ cũng khó trở lại bình thường giống như trước, vì cần có thời gian để người tiêu dùng cân nhắc quyết định chi tiêu mạnh tay hơn, mua bán nhiều hơn.
Cần những “cú huých” mạnh mẽ Đánh giá về triển vọng ngành thủy sản trong ngắn hạn, Công ty Chứng khoán SSI cho biết, tình hình căng thẳng tại Biển Đỏ leo thang sẽ khiến chi phí vận chuyển từ Việt Nam đến thị trường Mỹ, châu Âu tăng hơn gấp đôi trong tháng 1/2024 so với tháng 12/2023, có thể làm suy yếu lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu ngay trong quý
I/2024. SSI ước tính, chi phí vận chuyển tăng sẽ khiến chi phí vận chuyển/doanh thu của các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra tăng khoảng 3 - 5% trong tháng 12/2023 lên 7 - 10% trong tháng 1/2024. Theo phân tích từ SSI, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu đều sử dụng hợp đồng FOB khi xuất khẩu, nghĩa là người mua sẽ chịu chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, do nhu cầu vẫn suy yếu nên người mua có thể đàm phán với nhà cung cấp để chia sẻ gánh nặng. Vì vậy, SSI cho rằng các doanh nghiệp xuất khẩu trong quý I/2024 có thể phải đối mặt với chi phí bán hàng cao hơn hoặc giá bán thấp hơn cho đến khi căng thẳng Biển Đỏ hạ nhiệt. Trước những rào cản không nhỏ về vấn hoạt động giao thương, các doanh nghiệp thủy sản cho rằng, việc chuyển hướng thị trường cũng cần có thời gian, không thể một sớm một chiều, vì vậy, cần tiếp tục tăng thị phần bằng cách tăng cường các hoạt động về quảng bá cũng như các vấn đề về chất lượng an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan khác, nhất là những yếu tố mà thủy sản Việt Nam thuận lợi hơn. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, việc chưa khai thác hết thế mạnh về chế biến sâu, gây dựng thương hiệu, cũng như các yêu cầu về chất lượng vẫn đang là rào cản đối với nông sản Việt Nam. Mặc dù, nhiều doanh nghiệp tuân thủ các quy định của phía nhập khẩu song đây vẫn là thách thức lớn để bám trụ vững chắc, bền vững tại các thị trường nhập khẩu.
Vì vậy, Thứ trưởng Tiến nhấn mạnh, để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản và bám trụ vững chắc, bền vững tại các thị trường nhập khẩu, Bộ NN&PTNT sẽ cùng các doanh nghiệp giám sát, quản lý tốt quá trình sản xuất, cấp mã vùng, rà soát các tiêu chí, đáp ứng tiêu chuẩn từ nhiều thị trường lớn. Bộ cũng phân tích thị trường để có những chiến lược cụ thể cho từng thời điểm, từng ngành hàng, tạo đột phá về xuất khẩu nông sản. Cùng đó, ngành nông nghiệp sẽ bám sát các thị trường nhập khẩu lớn, như: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản…, nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và khai thác thêm các thị trường mới, tiềm năng, như các nước Hồi giáo, Trung Đông, châu Phi…
Chiến lược bảo vệ thị trường thủy sản
Năm 2023, trị giá kim ngạch xuất
khẩu thủy hải sản của Brazil tăng vọt ngoạn mục, mặc dù khối
lượng xuất khẩu sụt giảm. Ngành
thủy sản vừa nỗ lực xuất khẩu, vừa khôn khéo bảo vệ ngành sản
xuất nội địa. Brazil
Chuyên nghiệp hóa
Theo dữ liệu từ Tập đoàn Nghiên cứu Nông nghiệp Embrapa hợp tác với Hiệp hội NTTS Brazil (Peixe BR), xuất khẩu thủy sản của nước này trong năm 2023 đạt 24,7 triệu USD, tăng 4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Brazil cho biết khối lượng xuất khẩu mặt hàng thủy sản lại giảm 20%, từ 8.487 tấn năm 2022 xuống còn 6.815 tấn vào năm ngoái.
Hiệp hội NTTS Brazil thông tin, doanh thu xuất khẩu thủy sản tăng xuất phát từ những thay đổi trong việc sắp xếp các lô hàng: tăng cường hàng hóa fillet tươi và giảm xuất khẩu các mặt hàng nguyên con đông lạnh. Năm 2022, giá thủy sản xuất khẩu của Brazil đạt mức trung bình 3,49 USD/kg, nhưng tới năm 2023 đã tăng 21,2% lên 4,23 USD/kg.
Sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực của Brazil là cá rô phi và các phụ phẩm từ cá rô phi, với kim ngạch trị giá 23,3 triệu USD vào năm 2023, tăng 1% so với năm trước đó. Tỉnh
Tambaqui là một trong những địa phương ghi nhận mức tăng trưởng ngoạn mục về xuất khẩu cá rô phi, với doanh thu 798 nghìn USD, vượt 809% so với năm 2022. Những “điểm đến” chủ yếu mà rô phi Brazil đang nhắm đến là thị trường Mỹ với thị phần 88%, Trung Quốc 3% và Nhật Bản 2%.
Ông Francisco Medeiros, Chủ tịch Hiệp hội
NTTS Brazil cho biết, Brazil đặt mục tiêu gia tăng tỷ lệ chuyên nghiệp hóa trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, đặc biệt chú trọng sản phẩm thế mạnh là cá rô phi, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm cùng khả năng truy xuất nguồn gốc từ trang trại đến bàn ăn và duy trì sản xuất bền vững. Đây là lý do tại sao doanh thu xuất khẩu thủy sản của Brazil lại tăng trưởng vượt bậc trong năm qua. Thị trường quốc tế ngày càng “kén chọn” và chú trọng chất lượng sản phẩm, khi các doanh nghiệp nâng cao tính chuyên môn hóa và mở rộng quy mô sản xuất, doanh số xuất khẩu ắt sẽ tăng.
Bảo vệ nội địa Đầu tháng 2/2024, hàng loạt báo chí thủy sản quốc tế đưa tin Brazil tạm dừng nhập khẩu cá rô phi từ Việt Nam. Đây là một quyết định quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi của quốc gia Mỹ Latinh này. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi Brazil (MAPA), ông Carlos Fávaro, đã đưa ra tuyên bố về biện pháp này khi tham gia sự kiện Triển lãm Ngành nông nghiệp Coopavel Rural
Show lần thứ 36, tổ chức tại bang Parana từ 5 - 9/2/2024.
Ông Carlos Fávaro cho biết, biện pháp này nhằm tháo gỡ những mối lo ngại ngày
càng gia tăng từ ngành sản xuất thủy sản Brazil về rủi ro vệ sinh liên quan đến virus TiLV, cũng như các vấn đề kinh tế liên quan đến hoạt động bán phá giá. Gần đây, Hiệp hội NTTS Brazil đã yêu cầu MAPA điều tra lô hàng 25 tấn cá rô phi từ Việt Nam đến Brazil vào tháng 12/2023. Chuỗi sản xuất cá rô phi nội địa Brazil, từ người nông dân đến doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu đều bày tỏ lo ngại về những rủi ro tiềm ẩn đối với sức khỏe cộng đồng và nền kinh tế quốc gia. Do đó, chính phủ Brazil đã quyết định đình chỉ nhập khẩu để bảo vệ người tiêu dùng và các nhà sản xuất nội địa.
Tuyên bố trước các cơ quan truyền thông, người đại diện MAPA bày tỏ, ngoài những mối lo ngại về hành vi thương mại bất bình đẳng, nhiều người cũng hoài nghi về chất lượng của cá rô phi Việt Nam. Theo Hiệp hội NTTS Brazil, họ không có bất kỳ thông tin minh bạch nào về tiêu chuẩn sản xuất cá rô phi Việt Nam, và đặt nghi vấn, liệu sản phẩm này có tuân thủ các tiêu chuẩn và nguyên tắc về vấn đề môi trường và an toàn thực phẩm.
Tham vọng “top 3” Có nhiều nguyên nhân đằng sau lệnh cấm của Brazil đối với cá rô phi Việt Nam. Tuy nhiên, Brazil có quyền bảo vệ sức khỏe
Nguồn: Gustavo Mata
người tiêu dùng khi ban hành lệnh cấm này khi dựa trên cơ sở cá rô phi Việt Nam chưa có tiêu chuẩn sản xuất minh bạch nên chất lượng không đảm bảo. Nói cách khác, lệnh cấm chính là 1 mũi tên, nhưng trúng 2 đích: bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và bảo hộ ngành sản xuất nội địa. Trước đó, năm 2021, Brazil đặt mục tiêu trở thành nước sản xuất cá rô phi lớn thứ 3 thế giới trong vòng một thập kỷ tới. Brazil là một trong những nước sản xuất rô phi lớn nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng luôn dẫn đầu. Quốc gia này sở hữu những điều kiện môi trường thuận lợi để nuôi cá rô phi thông qua nguồn tài nguyên nước ngọt lớn nhất thế giới. Ngoài ra, ngành rô phi cũng hưởng lợi lớn khi Brazil đứng đầu thế giới về sản xuất ngũ cốc, nguồn nguyên liệu chính để chế biến thức ăn chăn nuôi. Trong 10 năm tới, một trong những đối thủ đang nằm trong top 3 nước sản xuất rô phi lớn nhất thế giới, gồm Trung Quốc, Indonesia và Ai Cập rất có thể sẽ phải “nhường” lại vị trí cho Brazil.
GÓC NHÌN KHÁC
Tăng
sức chống chịu với biến đổi khí hậu
Nhu cầu tiêu thụ thủy sản toàn cầu được dự đoán sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025. Tuy nhiên, người ta mới chỉ đề cập đến những tác động môi trường từ NTTS và khai thác thủy sản, mà chưa chú ý tới rủi ro tiềm ẩn của sự biến đổi khí hậu lên hai lĩnh vực này. Theo nghiên cứu năm 2023 của FAO, hơn 90% hoạt động sản xuất thủy sản, đang chịu tổn thương trước sự biến đổi khí hậu. Mặc dù nhiều yếu tố gây căng thẳng bắt nguồn từ con người, song nó cũng dấy lên những nghi ngờ liệu ngành sản xuất thủy sản có thực hiện được sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực, như chúng ta kỳ vọng hay không?
Hiện, các nhà sản xuất thủy sản hàng đầu
ở Mỹ và châu Á, đang phải đối mặt những mối đe dọa khí hậu nghiêm trọng nhất, chẳng hạn như ô nhiễm nước do dư thừa chất
dinh dưỡng, phân bón; sự nóng lên của toàn cầu, lượng mưa biến đổi và nước biển dâng.
Những khu vực khác như Mỹ Latinh cũng bị ảnh hưởng đáng kể và năng lực ứng phó cũng yếu ớt hơn do tiềm lực kinh tế còn mỏng. Theo nghiên cứu mới đây của các chuyên gia thuộc Đại học Plymouth ở Anh, nước biển ấm làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh và lượng khí carbon dioxide trong đại dương. Thích ứng với những thay đổi khí hậu đã được dự báo trong ngắn hạn, đồng thời thực hiện biện pháp giảm thiểu trong dài hạn, đây là cách duy nhất để duy trì sản xuất thủy sản.
đẩy nền kinh tế tuần hoàn và đa dạng hóa đối tượng nuôi. Trong khi đó, tại Mỹ, ngư dân vịnh Alaska tận mắt chứng kiến những tác động bởi sự biến đổi khí hậu từ nhiều năm trước, đã gây ra những thay đổi hệ sinh thái, khiến cá hồi, cá tuyết Thái Bình Dương biến mất. Trung tâm Khoa học thủy sản Alaska phải vào cuộc tìm hiểu nghề cá bị ảnh hưởng thế nào,
ở Alaska đang phải đối mặt với hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như mưa
nước biển tăng. Ngư dân tại khu vực này buộc phải tìm cơ hội tăng khả năng phục hồi nghề cá, trước khi nhà quản lý thực hiện kế hoạch thích ứng khí hậu. Ví dụ, tiếp thị sản phẩm trực tiếp để gia tăng giá trị, trong khi Chính phủ cắt giảm hạn ngạch khai thác và siết chặt quy định về kích cỡ cá được phép khai thác; đồng thời đẩy mạnh du lịch, tập trung sáng kiến NTTS và đa dạng hóa nền kinh tế. Ngành NTTS có thể thích ứng khí hậu theo cách tương tự, thông qua việc lồng ghép hiệu quả hoạt động NTTS vào nền kinh tế tuần hoàn, đặc biệt là ngành thức ăn chăn nuôi. Các nghiên cứu về sử dụng bột côn trùng hoặc protein đơn bào, cho thấy tiềm năng thay thế thức ăn truyền thống đồng thời giảm thiểu sự biến đổi khí hậu.
Tuấn Minh (Tổng hợp)
Việc thích ứng thành công sẽ phụ thuộc vào năng lực của các nhà sản xuất, ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Hầu hết các Chính phủ đang nghiêm túc thực thi chương trình nâng cao nhận thức về sự biến đổi khí hậu cho các nhà sản xuất thủy sản. Ở các nước phát triển, nhà chức trách tăng cường tài trợ nghiên cứu, nhằm tăng hiểu biết về phản ứng của các loài thủy sản nuôi đối với biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả sản xuất, tái sử dụng nước, hoặc thúc
Ngành NTTS đa dạng về hệ thống sản xuất và đối tượng nuôi; do đó, cần thúc đẩy công nghệ tiết kiệm tài nguyên hơn như hệ thống đa dinh dưỡng. Cần nghiên cứu thêm nhiều đối tượng nuôi có tiềm năng hiệu suất cao, bất chấp khí hậu thay đổi, ngoài ra phát triển thêm các loài có khả năng kháng bệnh mới, hoặc khả năng chống chịu tốt, trước những thay đổi điều kiện môi trường.
Marysia Szymkowiak (Trung tâm khoa học thủy sản Alaska)
Bình Định Ngư dân trúng đậm cá cơm
Đầu năm, nh ờ th ờ i ti ế t và ngư trư ờ ng khai th á c thu ậ n l ợ i, nhi ề u t à u thuy ề n c ủ a ngư dân v ù ng bi ể n x ã M ỹ An, huy ệ n Ph ù M ỹ (Bình
Định), liên ti ế p tr ú ng đ ậ m c á cơm. Anh Tr ầ n Đ ì nh T ý, chủ một tàu cá
ở thôn Xuân Th ạ nh, cho bi ế t: “ Tà u thuy ề n c ủ a tôi đi đ á nh c á c á ch b ờ bi ể n kho ả ng 4 km. M ỗ i ng ày đ á nh bắt đư ợ c 1.000 k ế t c á cơm (m ỗ i kế t t ừ 13 - 14 kg), gi á b á n ng ày đ ầ u tiên trên 200.000 đ ồ ng/kế t, nay nhiều c á nên gi á gi ả m m ạ nh. Sau khi tr ừ chi ph í c ũ ng c ò n l ã i c ả trăm tri ệ u đ ồ ng”. Do hi ệ n nay c á trúng mùa
- 150.000 đ ồ ng/kế t. Đây l à l ầ n đ ầ u tiên trong d ị p Tế t
dân tr ú ng đ ậ m m ù a c á cơm.
công việc g á nh c á , ch ở thuê, ch ế bi ế n...
Phú Yên Vươn khơi xuyên tết, mang lộc về
Những ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024, nhiều tàu câu cá ngừ đại dương xuyên tết của ngư dân Phú Yên đã về bến. Gặp thời tiết thuận lợi, nhiều tàu cập cảng có sản lượng cao, ngư dân phấn khởi, vì chuyến biển đầu năm thuận buồm xuôi gió. Theo Ban Quản lý cảng cá Đông Tác, các tàu câu cá ngừ đại dương về cảng đợt này, có sản lượng trung bình khoảng 1,8 - 2 tấn cá, trong đó một số tàu khai thác sản lượng khá cao, khoảng 3 - 3,5 tấn. Tuy nhiên, giá cá ngừ đại dương loại 1 hiện nay khoảng 97.000 đồng/kg, thấp hơn trước tết Nguyên đán khoảng 3.000 đồng/kg. Ngư dân đánh bắt cá ngừ đại dương đợt này đạt sản lượng và chất lượng khá. Việc thu mua kịp thời và giữ giá cá ở mức ổn định, sẽ giúp bà con ngư dân thêm phấn khởi để tiếp tục vươn khơi.
Khánh Hòa
Hàng thủy sản tiêu thụ mạnh dịp lễ hội
Cá bớp loại 4 - 6 kg/con, với giá 200.000 đồng/kg, tăng 70.000 đồng/ kg so với ngày thường, tăng gần 30.000 đồng/kg so với dịp Tết năm trước. Nhờ giá bán tăng cao nên người nuôi có lãi khá, ai nấy đều phấn khởi. Không riêng cá bớp, các loại cá khác được thương lái thu mua với giá cao hơn so với ngày thường và so với cùng thời điểm này năm trước. Cụ thể, cá mú loại 1 (trọng lượng 1 - 1,4 kg/con) giá gần 200.000 đồng/kg, loại 2 (trọng lượng 1,5 - 1,6 kg/con) giá 170.000 đồng/kg, loại 3 (trọng lượng hơn 1,7 kg/con) giá khoảng 150.000 đồng/kg. Đối với cá chim vây vàng, kích cỡ khoảng 0,7 - 0,9 kg/con có giá khoảng 150.000 đồng/kg… Một số người nuôi thủy sản cho biết, giá các mặt hàng thủy sản đang tăng từng ngày, nhất là trong 2 - 3 ngày tới.
Tôm hùm tiêu thụ mạnh
Tại cảng cá Đá Bạc (TP. Cam Ranh), trung bình mỗi ngày có 10 - 12 tàu đưa tôm hùm xanh từ các vùng nuôi cập bờ, với sản lượng khoảng 15 tấn tôm thịt qua cảng. Đầu tháng Chạp, tôm hùm xanh có giá 900.000 đồng/kg (tôm loại 3 con/kg), đến nay lập đỉnh với giá 1,25 triệu đồng/kg. Sau thời gian dài rớt giá thê thảm, thì nay đã tăng lên hơn 1,6 triệu đồng/kg, nên người nuôi giảm được phần thua lỗ. Qua rà
soát tại các vùng nuôi trọng điểm trong tỉnh, tôm hùm xanh tiêu thụ thuận lợi; mỗi ngày thương lái thu mua xuất khẩu khoảng 60 - 70 tấn. Đối với tôm hùm bông, thương lái thu mua trở lại, với sản lượng 10 - 12 tấn/ngày. Với việc tiêu thụ thuận lợi, giá tăng cao dịp Tết, người nuôi tôm hùm xanh thu lãi khá cao, còn người nuôi tôm hùm bông thì vơi bớt nỗi lo tiêu thụ.
Tiền Giang
Phấn khởi thu hoạch cá tra vì giá cao sau Tết
Từ ngày mùng 5 Tết, nhiều ngư dân tỉnh Tiền Giang thu hoạch ao nuôi cá tra, theo yêu cầu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản để hoạt động sau Tết. Do nguồn cung ít, khan hàng, trong khi đó nhu cầu cần nguyên liệu cho các nhà máy sau Tết tăng cao, nên đầu ra cá tra rất thuận lợi, giá rất cao. Đối với cá tra nhỏ (một con dưới 1 kg) giá 28.000 đồng/kg, lãi 4.000 đồng/kg, đây là mức lãi cao nhất trong vòng một năm qua. Theo bà con ngư dân, vụ cá tra dịp Tết vừa qua rất thuận lợi, cá chóng lớn, ít dịch bệnh, thức ăn thủy sản giá cũng ổn định, nên người nuôi cá tra rất phấn khởi.
Hậu Giang Khó khăn bủa vây người nuôi lươn
Từng tạo nên cơn sốt, với mô hình nuôi không bùn, giúp nhiều nông dân “phất lên” thấy rõ, nhưng Tết này, bà con gắn bó với con lươn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đang thấp thỏm vì đầu ra lẫn giá cả. Thương lái mua xô lươn thương phẩm giá 75.000 đồng/kg. Bà con chọn bán xô vì dễ bán hơn so với phân loại lươn, không tốn công bắt, lựa, ảnh hưởng đến lươn nuôi. Năm ngoái, lươn của HTX bán giá 95.000 - 100.000 đồng/kg. Giá hiện nay thì bà con không có lời, chỉ huề vốn. Lươn vừa lớn bán được, nhưng một số thành viên neo lại chờ giá lên. Năm rồi, thức ăn cho lươn mua 720.000 - 750.000 đồng/bao, năm nay giá lên 760.000 - 770.000 đồng/bao, trong khi giá lươn không tăng. Giá bán thấp, giá thức ăn tăng cao làm người nuôi lươn rơi vào khó khăn với nỗi lo tìm đầu ra.
Vĩnh Long
Giá cá tra tăng trở lại
Theo Sở NN&PTNT Vĩnh Long, từ tháng 1 đến nay, giá cá tra nguyên liệu xuất khẩu trong tỉnh tăng trở lại từ 500 - 1.000 đồng/kg so với tháng trước đó, ở mức cao nhất từ 26.000 - 27.000 đồng/kg. Nguyên nhân giá cá tăng do lượng cá trong các ao, hầm nuôi không còn nhiều vì đã xuất bán trước đó, bởi nhiều doanh nghiệp gia tăng thu mua để phục vụ chế biến xuất khẩu. Tuy nhiên, giá cá tra hiện còn thấp hơn so cùng kỳ năm ngoái là 3.000 đồng/kg và thấp hơn giá thành sản xuất; số lượng công ty, doanh nghiệp thu mua cá tra nguyên liệu cũng giảm, làm ảnh hưởng đến hoạt động nuôi cá tra xuất khẩu của tỉnh. Ước tính, sản lượng cá tra thâm canh thu hoạch trong tháng 1 đạt 5.560 tấn, tăng 1,4% hay tăng 79 tấn so với cùng kỳ.
Lan Khuê (Tổng hợp)
Mỹ Nhập khẩu cá rô phi vượt cá tra
Theo thống kê của Cơ quan nghề cá quốc gia Mỹ (NFI), tính đến hết tháng 11/2023, Mỹ nhập khẩu 187 triệu pound (84.822 tấn) fillet rô phi đông lạnh, tăng nhẹ so khối lượng nhập khẩu cá tra đông lạnh 166 triệu pound. Năm 2022, lượng cá tra đông lạnh nhập khẩu vào Mỹ đạt 284 triệu pound, cao hơn 21% so với lượng nhập khẩu rô phi là 234 triệu pound. Theo NFI, nhập khẩu cá rô phi vào Mỹ tương đối ổn định qua các năm, trong khi lượng nhập khẩu cá tra biến động hơn. Những năm gần đây, cá tra rẻ hơn cá rô phi, dù trước đó, giá của hai sản phẩm tương đương. Urner Barry cập nhật ngày 25/1 cho thấy, fillet cá rô phi cỡ 3 - 5 oz giá dao động 2.55 - 2,70 USD/pound, trong khi giá fillet cá tra cùng cỡ rẻ hơn 35 - 42%, chỉ 1,80 - 2,00 USD/pound. Tại Hội nghị Marketing thủy sản toàn cầu 2024 diễn ra vào tuần trước, các chuyên gia dự báo sản lượng cá rô phi thế giới tăng 5% so với năm 2023, tương đương 7 triệu tấn vào năm 2024.
Ecuador Bác bỏ thuế chống bán phá giá tôm của Mỹ
Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (USITC) so sánh giá tôm giai đoạn tháng 1/2020 - 6/2023 và xác định ngành tôm Mỹ có nguy cơ bị thiệt hại, do các sản phẩm tôm bán phá giá và trợ cấp từ Ecuador, Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ. Phòng Nuôi trồng thủy sản quốc gia Ecuador (CNA) đã bác bỏ những cáo buộc này, đồng thời khẳng định ngành tôm Ecuador cũng thu được kết quả tích cực, trong các quy trình tương tự khác ở cùng một quốc gia. Theo báo cáo của USITC công bố ngày 16/1/2024, giá tôm từ các quốc gia được chỉ định trong thời gian điều tra, thấp hơn giá tôm được sản xuất tại Mỹ. Chủ tịch CNA, ông José Antonio Camposano cho rằng thông tin của Mỹ thiếu chính xác và không đầy đủ.
Trước đó, ngành tôm Ecuador cũng bị điều tra chống bán phá giá vào năm 2004 và chống trợ cấp 2013, nên vẫn đang nỗ lực phòng thủ. Hiện quá trình điều tra thuế chống bán phá giá và trợ cấp đang ở giai đoạn sơ bộ. Camposano cho biết, sau khi quyết định sơ bộ được ban hành, Ecuador sẽ tiến hành các thủ tục tố tụng cần thiết, để bảo vệ ngành tôm đến cùng.
Chile
Tiêu thụ mạnh, giá cá hồi coho tăng tại Nhật Bản
Giá bán buôn cá hồi Chile tại thị trường Nhật Bản những tuần gần đây đã nhích lên 10 - 15 JPY/kg (0,05 - 0,1 USD), do giá cả ổn định hơn so với cá hồi Na Uy. Nhiều hãng nhập khẩu cá hồi tại Nhật Bản dự báo giá cá hồi Chile sẽ tăng 20 JPY/kg vào tháng 2 tới. Cá hồi đông lạnh nguyên con, bỏ ruột nhập khẩu từ Chile hiện có giá khoảng 930 JPY/kg đối với cỡ 4 - 6 pound, và 900 JPY/kg đối với cỡ 6 - 9 pound. Các nhà phân phối Nhật Bản cho biết, nhờ giá cả hợp lý, nên lượng tiêu thụ cá hồi coho Chile tăng cao hơn, khi người mua đang có xu hướng tìm kiếm các sản phẩm thay thế cá hồi Atlantic đắt đỏ. Theo dữ liệu thống kê của Bộ Thương mại Nhật Bản, khối lượng nhập khẩu cá hồi coho Chile từ tháng 9 đến tháng 11/2023 đạt 87.759 tấn, tương đương trị giá 760 triệu USD, tăng 11% so cùng kỳ.
Indonesia
Giá tôm thẻ nguyên liệu ổn định
Theo Jala Tech, giá tôm thẻ nguyên liệu cỡ lớn tại một số vùng nuôi chính ở West Java tiếp tục đi ngang trong tuần 4 (22 - 28/2). Cụ thể, giá tôm thẻ cỡ 30, 40 duy trì mức giá 68.000 IDR/kg (4,32 USD/kg) và 65.000 IDR/kg (4,13 USD/kg). Ngoài ra, tôm cỡ nhỏ 80 vẫn giữ mức giá 51.000 IDR/kg (3,24 USD/kg); trong khi cỡ 60 và 100 con/kg lại tăng nhẹ lên mức 56.000 IDR/kg (3,56 USD/kg) và 48.000 IDR/kg (3,05 USD/ kg). Tuy nhiên, tại East Java, giá tôm thẻ cỡ 30, 40, 80 - 100 tăng nhẹ lên các mức 71.000 IDR/kg; 65.000 IDR/kg và 61.000 IDR/kg, trong khi cỡ 60 duy trì mức giá từ tuần trước là 56.000 IDR/kg. Giá tôm thẻ tại Central Java cũng diễn biến theo nhiều xu hướng khác nhau, tùy kích cỡ. Cụ thể, tôm thẻ cỡ 30, 80 và 100 tăng nhẹ lên mức giá 71.000 IDR/ kg, 52.000 IDR/kg và 48.000 IDR/kg; trong khi đó tôm thẻ cỡ 60 ổn định ở mức 56.000 IDR/kg.
Ma Rốc
Giá bạch tuộc nhảy vọt
Đang ở mức thấp hơn cuối mùa hè năm ngoái (tháng 7/2023), giá bạch tuộc bỗng đảo chiều tăng đột ngột trong vài tuần qua, đủ bù lại những khoản lỗ trước đó. Theo một nguồn cung tại Tây Ban Nha, giá bạch tuộc tháng 1/2024 chỉ 1,3 EUR/kg, nhưng đã tăng thêm vài EUR vào tuần trước. Lý giải nguyên nhân, một hãng cung cấp khác cho hay, do thời tiết tại Ma Rốc hai tuần gần đây khá xấu, đã làm giảm sản lượng đánh bắt, nhất là ở phía Nam. Do đó, giá bạch tuộc tươi đã tăng xấp xỉ 0,3 - 0,4 EUR/kg và đẩy giá tại Agadir từ 7 EUR/kg lên 10,50 EUR/ kg. Tuy nhiên, số bạch tuộc khai thác đợt này chủ yếu cỡ nhỏ, nhưng nguồn cung cũng bắt đầu khan hiếm, do nhu cầu tiêu thụ mạnh. Các nhà máy chế biến tại Tây Ban Nha vẫn đang ráo riết tìm kiếm nguồn cung bạch tuộc cỡ lớn, khiến giá mặt hàng này tăng vọt. Bạch tuộc nguyên liệu cấp đông nhanh, tỷ lệ mạ băng 10% có giá 6,50 EUR/kg đối với cỡ T8 và 11,70 EUR/kg đối với cỡ T3.
Nga
Giá cá minh thái H&G dưới 1000 USD/tấn
Giá fillet cá minh thái từ Trung Quốc, Nga và Mỹ chưa chạm đáy, nhưng nhiều hãng sản xuất dự đoán 2024 sẽ là một năm đầy khó khăn đối với ngành này. Sau khi Mỹ cấm nhập khẩu cá minh thái Trung Quốc chế biến bằng nguyên liệu của Nga, một lượng lớn cá minh thái H&G sẽ dồn sang thị trường châu Âu. Do đó, Nga vẫn đẩy mạnh sản xuất fillet cá minh thái rút xương (PBO). Cùng đó, sản xuất cá minh thái H&G cũng dự kiến tăng mạnh, do hạn ngạch khai thác tăng 200.000 tấn. Đáng lưu ý, lượng cá H&G này sẽ đến Trung Quốc và các nước châu Á để chế biến, trước khi tái xuất sang thị trường châu Âu dưới dạng fillet đông lạnh và cạnh tranh trực tiếp với mặt hàng PBO của Mỹ. Tuần trước, giá cá minh thái H&G của Nga giảm còn khoảng 950 USD/tấn, khiến giá cá fillet đông lạnh có nguy cơ xuống thấp hơn.
Tuấn Minh (Tổng hợp)
SKRETTING tiếp tục đồng hành
cùng ngành
thủy sản
Cùng với việc đóng góp đáng kể
vào sự phát triển bền vững của ngành NTTS trên toàn cầu, năng
lực sáng tạo vượt trội, nền tảng kỹ thuật chuyên sâu cũng như khả năng ứng dụng những tiêu chuẩn
cao nhất về chất lượng và an toàn; trong những năm qua, Skretting
Việt Nam đã cho ra đời bộ giải pháp dinh dưỡng chất lượng cao chuyên
dành cho tôm và cá.
Giải pháp toàn diện cho tôm
Vitalis 2.5 được nghiên cứu và sản xuất bởi Skretting Pháp. Công thức chứa hàm lượng cao của các thành phần protein dễ hấp thụ, tảo, axit béo omega-3 (DHA/EPA), vitamin và khoáng chất. Hàm lượng protein cao trong viên thức ăn thúc đẩy quá trình thành thục và tần suất sinh sản của tôm bố mẹ. Hạt thức ăn có đường kính 2,5 mm và chiều dài khoảng 5 mm. Nhờ vào quy trình sản xuất công nghệ cao, viên thức ăn có kết cấu bền trong nước nhưng lại rất mềm mại đối với tôm. Vì vậy, việc sử dụng thức ăn công nghiệp Vitalis trong khẩu phần của tôm bố
trợ hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng cho tôm giai đoạn ươm vèo. Viên thức ăn có kích thước phù hợp và đồng nhất, độ bụi thấp, góp phần ổn định môi trường và giảm chi phí thay nước. Impact là dòng thức ăn viên hoàn toàn mới dành cho TTCT, đem lại hiệu quả kinh tế vượt trội cho người nuôi, phù hợp với nhiều mô hình và quy mô nuôi khác nhau. Công thức chuẩn hóa cải tiến và hàm lượng dinh dưỡng cân đối có trong Impact giúp người nuôi đáp ứng nhu cầu phát triển của tôm suốt giai đoạn thương phẩm.
từ 38 - 42%, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và khả năng tiêu hóa của cá giống, viên thức ăn nhiều kích cỡ giúp cá giống thích nghi nhanh với thức ăn công nghiệp, cá phát triển đồng đều khỏe mạnh trong suốt giai đoạn ương, công thức thức ăn chứa hàm lượng protein dễ tiêu hóa và các amino acids thiết yếu giúp cá giống lớn nhanh với hệ số chuyển đổi thức ăn thấp, đặt biệt thức ăn Micro 0 còn
giúp tạo được nguồn thức ăn tự nhiên phong phú cung cấp cho cá bột ở giai đoạn đầu.
Til thức ăn chất lượng cao với công thức hoàn thiện, đặc biệt thích hợp cho cá nuôi
ở mật độ cao với hàm lượng dinh dưỡng cân
đối giúp cá bắt mồi nhanh, mạnh, phát triển
đồng đều với ngoại hình đẹp, cơ thịt săn chắc và màu sắc vàng tự nhiên nhưng vẫn
đảm bảo hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) thấp, chỉ dao động trong khoảng từ 1.31.35. Ngoài ra, trong thức ăn chứa các chất tăng cường sức khỏe cho đường ruột và hỗ trợ tiêu hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, nâng cao tỷ lệ sống và khả năng kháng bệnh cho cá nuôi.
Với các sản phẩm chiến lược về dinh dưỡng, xử lý môi trường và hỗ trợ sức khỏe cho vật nuôi, Skretting cam kết thức thi trách nhiệm của mình trong toàn bộ chuỗi cung ứng, từ khâu nuôi đến bàn ăn, đảm bảo sản phẩm thủy sản ngon miệng và an toàn cho người tiêu dùng trong và ngoài nước.
AOcare 3D - Chất diệt khuẩn ao nuôi toàn diện - nhằm giúp người nuôi kiểm soát được tối đa mầm bệnh thông qua việc xử lý nước ao nuôi đúng cách và đúng quy trình kỷ thuật nuôi. AOcare 3D là chất diệt trùng phổ rộng diệt được nhiều loại vi khuẩn, virus và nấm một sản phẩm mới chuẩn bị tung ra thị trường của Skretting, nhằm giúp giảm tối đa mầm bệnh trong điều kiện nuôi khắc nghiệt, sử dụng an toàn cho tôm, cá trong suốt chu kỳ nuôi, cải thiện năng suất và tỷ lệ sống của tôm cá, sản phẩm đa chức năng có thể sử dụng để làm sạch và khử trùng nguồn nước, thiết bị, dụng cụ và trại nuôi.
Santron là sự phối hợp của các axit hữu cơ mạch ngắn và mạch trung, muối butyrat, C12 giải phóng chậm và hợp chất phenolic giúp tăng cường sức khỏe đường ruột vật nuôi, qua đó giúp cải thiện khả năng tăng trưởng và năng suất trong quá trình nuôi.
Stella S+ là loại thức ăn nổi chất lượng cao, đặc biệt cho cá thát lát nuôi trong ao từ giai đoạn giống đến khi thu hoạch. Công thức thức ăn có hàm lượng protein dễ tiêu hóa và các amino acids thiết yếu đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của các loài cá ăn thịt. Chất đạm được bổ sung theo tỷ lệ tối ưu giúp cá phát triển nhanh nhưng vẫn đảm bảo FCR thấp và tối đa mức độ tiêu hóa, tính ngon miệng và tránh các chất gây ô nhiễm.
Chú trọng vấn đề xử lý môi trường
AOcare Probiotic là sản phẩm vi sinh cao cấp, bao gồm hỗn hợp các loại vi khuẩn có lợi
được tuyển chọn một cách đặc biệt, nhằm xử lý các vấn đề về nước cho các hệ thống NTTS.
Men vi sinh AOcare đã được ra mắt tại Việt
Nam vào năm 2020 và được đông đảo khách hàng đón nhận.
AOcare Mineral Balance là sự kết hợp độc
đáo giữa khoáng vi lượng và đa lượng có nồng
độ đậm đặc và tính khả dụng sinh học cao. Sự cân bằng ion giữa các thành phần chính trong sản phẩm giúp khắc phục tình trạng thiếu khoáng cho ao nuôi, ngoài ra khi người nuôi sử dụng đúng liều lượng, AOcare Mineral Balance giúp người nuôi giảm được nhiều chi phí trong quá trình sản xuất.
Hydra là loại thức ăn được thiết kế chuyên biệt dành riêng cho cá lóc nuôi trong ao ở mật độ cao chứa các thành phần nguyên liệu tối ưu có hàm lượng đạm cao, dễ tiêu hóa được chọn lọc từ nguồn bột cá chất lượng, giàu acid béo không bão hòa phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của các loài cá ăn thịt này. Ngoài ra, sản phẩm Hydra còn được bổ sung thêm các thành phần như Betaglucan (β-glucan) và Mannan Oligosaccharide (MOS) được sử dụng như một giải pháp hiệu quả trong việc duy trì trạng thái sức khỏe tốt của cá giúp cá có khả năng chống chịu tốt với bệnh tật và những biến đổi bất lợi từ môi trường, gia tăng tỷ lệ sống và khả năng tăng trưởng của cá trong suốt vụ nuôi.
Relaxx là sự kết hợp độc đáo của các thành phần tự nhiên giúp tăng cường miễn dịch cho vật nuôi từ giai đoạn ương cho đến nuôi thương phẩm. Relaxx với hiệu quả giảm stress nhanh giúp vật nuôi chống chọi tốt với những biến đổi bất lợi của môi trường trong suốt chu kỳ nuôi. OptiPro là sản phẩm bổ sung vào thức ăn thủy sản, bao gồm hỗn hợp các loại vi khuẩn có lợi được tuyển chọn một cách cẩn thận giúp cải thiện sức khỏe toàn diện cho vật nuôi. Sản phẩm hỗ trợ sức khỏe đường ruột và thúc đẩy hệ vi sinh vật có lợi phát triển, giúp ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh trong hệ tiêu hóa, hình thành hệ vi sinh vật có lợi giúp bảo vệ đường tiêu hóa của vật nuôi, giúp tôm, cá tăng cường sức khỏe đường ruột một cách tự nhiên và phục hồi nhanh sau bệnh, đặc biệt giúp vật nuôi phục hồi nhanh hệ vi sinh vật có lợi sau khi điều trị bằng kháng sinh.
StoPat là sự kết hợp của hỗn hợp axit hữu cơ (Formic acid, Acetic acid, Propionic acid) và Beta-glucan (β-Glucan), giúp ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh trong hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe đường ruột một cách tự nhiên, thúc đẩy hệ vi sinh vật có lợi phát triển, cải thiện chức năng năng miễn dịch và giúp vật nuôi phục hồi nhanh sau bệnh, hỗ trợ vật nuôi trở nên khỏe mạnh trong xuyên suốt vụ nuôi.
Trinh Trương
GOAL CARE BẢO VỆ GAN TÔM MỖI NGÀY
Nâng cao sức đề kháng, bảo vệ gan tụy tôm là chiếc chìa khóa vàng giúp tôm khỏe mạnh, lớn nhanh góp phần mang đến cho quý khách hàng một vụ mùa bội thu. Vậy làm thế nào để chủ động bảo vệ tôm một cách tối ưu ở thời điểm dịch bệnh diễn biến ngày càng nhiều? Trong những chuyến công tác tại miền Tây
đầu năm mới 2024, chúng tôi
đã ghi nhận những kết quả rất thuyết phục từ hiệu quả sử dụng thức ăn GOAL CARE, sản phẩm thức ăn chức năng giúp tăng cường đề kháng, bảo vệ gan tụy tôm từ C.P. Việt Nam.
Minh chứng hiệu quả từ khách hàng
Chính thức có mặt trên thị trường vào ngày 01/12/2023,
cho vụ tôm mới
Không chỉ bảo vệ tôm tốt hơn nhờ công thức đặc hiệu giúp kích thích hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, Goal Care với hàm lượng protein 43% và được bổ sung đầy đủ các axit amin thiết yếu còn giúp tôm đạt khả năng lớn nhanh hơn, tối ưu được kích cỡ lớn hơn. Có thể nói đây là sản phẩm mang nhiều ưu điểm giúp đáp ứng nhu cầu chăm sóc tôm tối ưu, và trong vụ tôm đầu năm mới 2024, Goal Care chắc chắn là một giải pháp dinh dưỡng tuyệt vời giúp quý khách hàng chinh phục thành công.
“Theo khuyến khích của nhân viên C.P. và đại lý, vụ này tôi đem Goal Care về dùng ngay từ sớm, mỗi lần kéo nhá thấy tôm rất sung, gan tôm đen và gom rất đẹp”. Đó là chia sẻ của anh Hài tại
Sóc Trăng, được biết tôm của anh sau 76 ngày nuôi đạt kích cỡ 42 con/kg và đang được chăm sóc về kích cỡ lớn hơn.
Có đánh giá tương tự là trường hợp của anh An tại Sóc Trăng, anh cho biết: “Dùng Goal Care thấy gan và ruột tôm rất đẹp, mà gan, ruột đẹp thì tôm khỏe mạnh, lớn nhanh”.
Anh Tòng tại Bạc Liêu sau thời gian sử dụng Goal Care cũng cho đánh giá: “Sử dụng thấy tôm lớn nhanh hơn, gan ruột cũng rất ổn định, những điều này giúp tôi thấy an tâm và phấn khởi”. Tại thời điểm ghi nhận, ao tôm của anh Tòng đạt kích cỡ 27 con/kg sau 82 ngày nuôi, một tốc độ lớn vô cùng ấn tượng.
Anh Lý tại Sóc Trăng thì chia sẻ về quyết định lựa chọn sử dụng Goal Care của mình: “Tôm ương thường nhạy cảm với các tác nhân môi trường, trong giai đoạn này tôi chọn dùng Goal Care để bảo vệ tôm tốt hơn, đánh giá sơ bộ thấy tôm sung và gan tôm đẹp”.
Care nhận
ĐỘNG CỦA HỘI CHỨNG
PHÂN TRẮNG VÀ EHP CHO TÔM
Trong vòng 6 năm gần đây, các nhà khoa học đã
nỗ lực trong việc thử nghiệm hiệu quả của phụ gia
thức ăn trong các trang trại nuôi tôm tại các quốc gia như Indonesia, Malaysia, Ấn Độ và Trung Quốc, để tìm ra giải pháp hữu ích trong ngăn chặn và giảm
thiểu mức độ nghiêm trọng của hai vấn đề phổ biến
đó là Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) và Hội
chứng phân trắng (WFS).
Giải pháp hỗ trợ
Hội chứng phân trắng (WFS) là một hội chứng có nguyên nhân phức tạp, ảnh hưởng đến tôm nuôi. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng này có thể đến từ nguồn dinh dưỡng không đảm
bảo chất lượng, các yếu tố tác
động từ môi trường và đặc biệt
là sự xâm nhập của các loại vi
khuẩn gây bệnh. Hội chứng
này được đặc trưng bởi sự xuất
hiện của tôm có ruột đổi màu
bất thường kết hợp với các sợi
phân màu trắng nổi trên bề mặt ao. Các dấu hiệu lâm sàng khác bao gồm tôm tăng trưởng chậm, mềm vỏ và lệch kích cỡ so với tiêu chuẩn. WFS là một trong những thách thức lớn đối với ngành NTTS tại châu Á.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy sự kết hợp giữa các chủng Vibrio và Enterocytozoon hepatopenaei (EHP), một loại ký sinh trùng nội bào xâm nhiễm vào gan tụy, gây ra hội chứng phân trắng ở TTCT (Aranguren Caro et al., 2021). EHP là tác nhân chính gây bệnh và làm tăng cường tác động của vi khuẩn Vibrio gây bệnh, dẫn đến WFS.
Có hai chiến lược để ứng phó với hội chứng phân trắng (WFS). Thứ nhất là các giải pháp quản lý ao nuôi để duy trì chất lượng nước và chất lắng cặn trong ao, từ đó giảm
sự xuất hiện của EHP và Vibrio. Thứ hai, sử dụng chất dinh dưỡng để nâng cao mức độ ổn định của hệ vi khuẩn ngay trong hệ tiêu hóa của tôm.
Sanacore ® GM là một phụ gia thức ăn chức năng có thành phần gồm hỗn hợp chiết xuất thảo dược với hoạt tính kháng khuẩn phổ rộng, kháng ký sinh trùng và đặc tính cải thiện miễn dịch. Sanacore ® GM có thể được kết hợp vào thức ăn suốt giai đoạn sản xuất thức ăn tại nhà máy hoặc trộn vào thức ăn hoàn chỉnh tại trang trại để làm giảm mức độ
Các ao tại trang trại thử nghiệm ở Lampung, Indonesia
Sanacore ® GM đối với EHP và WFS trong các điều kiện nuôi trồng khác nhau (khí hậu, thiết kế ao, mật độ nuôi và lịch sử bệnh). Các đợt bùng phát bệnh liên quan đến sự xuất hiện của các tác nhân gây bệnh khác, bao gồm bệnh đốm trắng (WSD) và bệnh hoại tử gan tụy trên tôm (AHPND).
Dữ liệu lịch sử của việc bổ sung Sanacore ® GM trong điều kiện nuôi trồng ở các địa điểm khác nhau ở Đông Nam Á và Ấn Độ được phân tích và thống kê trong Bảng 1. Tôm mắc EHP và WFS không được bổ sung chất phụ gia chức năng cho hiệu suất kém, tỷ lệ sống thấp, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn cao (FCR) và các vụ thu hoạch khẩn cấp diễn ra thường xuyên do sự suy giảm mức độ tăng trưởng. Ba chiến lược, gồm chiến lược
phòng ngừa, chữa trị và phòng ngừa kết hợp chữa trị, đã nhận
được những kết quả khả quan. Chiến lược phòng ngừa liên quan
đến việc tăng liều lượng của phụ gia vào thức ăn qua chu kỳ nuôi và quy trình chữa trị trong một thời gian ngắn khi xuất hiện các triệu chứng bệnh (Bảng 2).
Bổ sung chế độ ăn chứa Sanacore® GM dưới các chiến
lược phòng ngừa và chữa trị
đã giúp tăng tỷ lệ sống sót, tỷ
lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) và khôi phục tốc độ tăng trưởng. Tỷ lệ sống sót của tôm trong các ao đối chứng dao động từ 35% - 55%. Tuy nhiên, tôm được bổ sung chất phụ gia có biểu hiện
dịch bệnh chậm bùng phát, mặc dù tôm đã xuất hiện dấu hiệu của
nhiễm trùng (Biểu đồ 1).
Đáng chú ý, việc bổ sung phòng
ngừa kết hợp chữa trị đã giúp phục hồi đáng kể về khả năng
tăng trưởng sau nhiễm trùng, với tỷ lệ sống sót đạt từ 66% - 99%.
Đồng thời, giúp giảm FCR từ 25% - 33% và tăng sản lượng mùa vụ
lên 3 lần so với các ao không bổ sung (Biểu đồ 2, 3).
Kết quả cho thấy các triệu
chứng WFS trên tôm đã được
loại bỏ và tăng trưởng ổn định.
Sanacore ® GM hỗ trợ phá vỡ chu trình của EHP và ức chế sự phát
triển của Vibrio, giảm thiểu tổn
thương gan tụy và tác động của nhiễm trùng.
Nhiều nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên thực
tế đã chứng minh khả năng của
chất phụ gia có thể ức chế sự
tăng trưởng và hoạt động của
EHP bằng cách giảm khả năng
sinh trưởng của vi bào tử trùng
trong đường tiêu hóa của tôm, ngăn ngừa ký sinh trùng xâm
nhập vào gan tụy, nơi nó có thể
nhân đôi nhanh chóng và gây ra
bệnh viêm gan tụy (HPM). Tình
trạng này dẫn đến sự phá hủy
của tế bào biểu mô ống và sự
lan rộng của các vết thương.
Tương tự, Sanacore ® GM đã
chứng minh khả năng ngắt quãng tín hiệu quorum sensing của V. parahaemolyticus thông qua tác động ức chế đến các
đường dẫn tín hiệu quyết định
mật độ vi khuẩn và sản xuất
độc tố.
Kết luận
Sanacore ® GM có hiệu quả
dưới các chiến lược và điều kiện
nuôi trồng khác nhau, hỗ trợ
sức khỏe của tôm và giảm mức
độ nghiêm trọng của EHP-WFS.
Việc sử dụng phòng ngừa dịch
bệnh bằng các chất phụ gia có
thể là một chiến lược giúp phục
hồi tốc độ tăng trưởng trước và
sau khi bùng phát bệnh. Nhờ
đó, tối ưu hóa lợi nhuận cho các
trang trại. Các biện pháp quản lý
ao nuôi cần phải đi đôi với việc
bổ sung thức ăn Sanacore ® GM.
Từ năm 2023, ngành NTTS
Việt Nam, đặc biệt là nuôi tôm, đối mặt với thách
thức đầy khốc liệt:
• Giá tôm bị ảnh hưởng bởi biến động thị trường thế giới dẫn đến lợi nhuận và sản lượng sụt giảm.
• Các bệnh mới và hiện có đang tiếp tục đe dọa ngành NTTS
ở Việt Nam. Bên cạnh EHP đã quá quen thuộc, Hội chứng đốm trắng và Hội chứng tôm chết sớm, các mầm bệnh mới như bệnh hậu ấu trùng mờ (TPD), do Vibrio parahaemolyticus gây ra (trở thành bệnh mới nổi trên tôm).
• Xuất khẩu trở nên khó khăn hơn do các tiêu chuẩn chất lượng và tính bền vững nghiêm ngặt.
• Áp lực giảm sử dụng kháng sinh (ATB) do lo ngại tình trạng kháng kháng sinh và tác động đến môi trường ngày càng hiện hữu. Giống như các năm trước đây và đứng trước mỗi thách thức phải đối mặt, ngành NTTS Việt Nam vẫn phát triển bằng cách tiếp cận toàn cầu dựa trên nghiên cứu và phát triển có chiến lược quản lý hiệu quả hơn. Điều này làm cho an toàn sinh học mạnh mẽ hơn nhằm quản lý phòng ngừa áp lực mầm bệnh trong các hệ thống NTTS, tập trung nhiều hơn vào các giải pháp thay thế.
Mix-Alive với tên gọi mới là A.Live của MiXscience Asia đang phát triển như một nhãn hiệu quốc tế được công nhận. Trong
7 năm qua, A.Live trở thành giải pháp được công nhận rộng rãi tại thị trường Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh ngành còn nhiều thách thức.
Vai trò của A.Live rất quan trọng trong việc cung cấp một phương pháp tiếp cận bền vững để kiểm soát các bệnh do vi rút và vi khuẩn
mà không cần dựa vào kháng sinh, phù hợp với sự thay đổi toàn cầu
hướng tới các hoạt động NTTS
thân thiện với môi trường.
A.Live là giải pháp độc đáo,
được cấp bằng sáng chế, phát
triển đặc biệt cho NTTS và các
thách thức về mầm bệnh. Nhờ
phương thức hoạt động phổ rộng
dựa trên sự biến tính protein, giúp
điều chỉnh tích cực hệ vi sinh vật
đường ruột về mặt đa dạng sinh
học và sự phong phú (Hình 1). Cải thiện các thông số sinh thái vốn có của cân bằng nội môi đường
ruột cho phép kiểm soát áp lực
mầm bệnh ở vật nuôi và giúp vượt
qua các thách thức mà không cần sử dụng kháng sinh.
A.Live góp phần tăng sức đề kháng của vật nuôi khi tiếp xúc
với stress gây bệnh bất kể loài nuôi nào và các mầm bệnh liên quan của chúng.
Tại MiXscience, chúng tôi tin
rằng cách tiếp cận toàn diện dựa trên quản lý phòng ngừa là con đường hướng tới xây dựng ngành
NTTS bền vững. A.Live là một
phần trong loạt giải pháp góp
phần giảm việc sử dụng hóa chất
trong các tình huống thách thức trong NTTS, hạn chế tác động của
chúng đến môi trường, động vật và ngành công nghiệp (Hình 2).
tế (SDG 8) và Công nghiệp, sáng tạo và phát triển hạ tầng (SDG 9). Bằng cách giảm sự phụ thuộc vào hóa chất trong nuôi trồng thủy sản, A .Live cũng đóng góp trực tiếp vào 4 trong số đó: Sức khỏe và có cuộc sống tốt (SDG 3), Tài nguyên và môi trường biển (SDG 14), Nước sạch và vệ sinh (SDG 6) Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm (SDG 12).
Vào năm 2024, việc nhấn mạnh vào phương pháp phòng ngừa, toàn diện trong nuôi trồng thủy sản trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. A.Live tiên phong trong phong trào này, cung cấp giải pháp không chỉ giải quyết những
Hình 2: Phương pháp tiếp cận Mixscience toàn cầu giải quyết các thách thức chính của NTTS
Hình 3: Đóng góp
Cam kết của MiXscience đối với
NTTS bền vững phù hợp với một số Mục tiêu Phát triển Bền vững của
Liên hợp quốc (UN-SDG) (hình 3).
Nó bao gồm Xóa đói (SDG 2), Sức khỏe và có cuộc sống tốt (SDG 3), Công việc tốt và tăng trưởng kinh
VI KHUẨN GÂY BỆNH PHÂN TRẮNG
CÓ YẾU TỐ VI BÀO TỬ TRÙNG
Dấu hiệu nhận biết bệnh do vi bào tử trùng - EHP
Hiện nay, hầu hết tất cả các vùng miền ở Việt Nam đều có tỷ lệ nhiễm EHP rất cao trong các ao nuôi, đa phần người nuôi chọn cách thu tôm và nuôi lại vụ mới.
Dấu hiệu nhận biết:
+ Có nhiều đốm trắng đục trên cơ thể tôm.
+ Tôm bị lỏng ruột, phân đứt khúc, đường ruột bị cong, xoắn lò xo.
+ Tôm bị phân trắng, chết rải rác và có thể chết lên đến 100 kg/ngày sau 1 tuần nhiễm EHP.
Cách xử lý tôm bị phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng
1. Tình trạng ao tôm trước khi xử lý
Khách hàng dự định sẽ thu tôm vào ngày sau (đã thu ao trước đó), nhưng sau khi xem xét, đánh giá về sức khỏe tôm và môi trường nước, công ty Thái Nam Việt đã đề nghị giữ lại để xử lý ngăn chặn bệnh EHP.
Ngày bắt đầu: 11/07/2022
- Ao 6.000 m3, thả 500.000 post, lượng ăn ban đầu 50 kg/ ngày (do đó lư ợng tôm hao hụ t do b ệnh nhiều)
- Tôm 49 ngày tuổi, size 150 con/kg
- Tôm bị nhiễm EHP kéo theo phân trắng với các biểu hiện: đục
cơ thân, ốp, ruột xoắn, kích cỡ không đồng đều.
2. Kết quả sau khi ứng dụng quy trình Thái Nam Việt
Sau 1 ngày: Tôm sáng bóng hơn, phần cơ bị đục chuyển sang màu sáng, ruột giảm cong xoắn, lên mồi nhẹ.
Sau ngày 3: Đáy ao không còn đen, chuyển sang bùn xám, tôm khỏe hơn, hết xoắn ruột, lượng ăn tăng lên 54 kg/ngày.
Sau ngày 7: Tôm khỏe, ruột gan đen và đầy, lượng ăn 75 kg/ ngày, nước màu trà trong, đáy dẻ, bùn xám.
Sau đó dùng đ ịnh kỳ
Ngày 31/08/2022: Sau 51 ngày dùng vi sinh để
Tuổi (ngày)
Size trung bình (con/kg)
- Tôm 100 ngày, lượng ăn 100 kg/ngày.
- Tôm sáng bóng, chắc khỏe, màu đẹp.
- Thu hoạch được 4.1 tấn.
- Tỷ lệ sống 89,65% (tính từ lúc bắt đầu dùng vi sinh Thái Nam Việt).
- Tôm không đồng đều do ảnh hư ởng của EHP.
- Lợi nhuận hơn 200 triệ u (có giảm do dùng kháng sinh nhiều trong 49 ngày đầu).
Kết luận
Vi bào tử trùng làm suy giảm chức năng các cơ quan gan tụy,
Lượng ăn (kg/ngày)
mô tôm… và là cơ hội cho các bệnh khác tấn công, gây ra thiệt hại rất lớn cho người nuôi. Việc xử lý sớm kịp thời, chính xác và toàn diện sẽ giúp ngăn chặn được sự tiến triển mạnh mẽ của EHP cũng như các bệnh khác, giúp giảm thiểu thiệt hại cho tôm. Bằng kinh nghiệm thực tế cùng với các sản phẩm chất lượng cao, công ty Thái Nam Việt tin rằng có thể hỗ trợ đưa người nuôi về đích, mang lại một vụ mùa thành công.
Trước sử dụng
EU
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản khởi sắc từ đầu năm
Năm 2024, dự báo khách hàng từ các thị trường truyền thống vẫn duy trì và thậm chí tăng đơn hàng so với năm cũ. Rau, quả, gạo, thủy sản, lâm sản là nhóm hàng chủ lực, kỳ vọng đóng góp lớn vào sự tăng trưởng của toàn ngành nông nghiệp trong năm nay. Số liệu từ Bộ NN&PTNT, tháng 1/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đạt 5,14 tỷ USD, tăng 79,2% so với cùng kỳ năm trước và giá trị xuất khẩu nông sản cũng đều tăng.
Trong đó, nông sản đạt 2,71 tỷ USD, tăng 93,8%; lâm sản 1,49 tỷ USD, tăng 72,5%; thủy sản 730 triệu USD, tăng 60,8%; chăn nuôi
36 triệu USD, tăng 3,5%... Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập
khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm 23% (tăng 106,9%).
Tiếp đến là thị trường Mỹ chiếm 20,8% (tăng 95,9%) và Nhật Bản chiếm 7,4% (tăng 47,5%).
Tháng 1 năm 2024, ước t sản đạt 3,72 tỷ USD, tăng 45,1% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản đạt 2,21 tỷ USD, tăng 41,1%; sản phẩm chăn nuôi đạt 300 triệu USD, tăng 46,8%; thủy sản đạt 250 triệu USD, tăng 33,9%; lâm sản đạt 253 triệu USD, tăng 100,7%; giá trị nhập khẩu đầu vào sản xuất đạt 701 triệu USD, tăng 47,3%; nhập khẩu muối đạt 4,3 triệu USD, tăng 39,8%.
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 1 qua các năm
là thị trường tiêu thụ nhiều nhất
cá rô phi Việt Nam
Năm 2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang các thị trường cũng chung xu hướng sụt giảm ở hầu hết các thị trường. EU tiếp tục là thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá rô phi từ Việt Nam với 2 triệu USD, giảm 34% so với năm 2022. Quý IV/2023, ghi nhận mức giá trị cao nhất của thị trường này khi tăng trưởng dương liên tục cả 3 tháng, sau khi sụt giảm liên tiếp 9 tháng đầu năm. Trong đó, Hà Lan đóng góp gần 1/2 tổng giá trị xuất khẩu cá rô phi Việt Nam sang EU. Năm 2023, lũy kế xuất khẩu cá rô phi sang Hà Lan đạt hơn 1 triệu USD, tăng 10% so với năm 2022. Cá rô phi là một loài nuôi phát triển nhanh với sản lượng tăng. Hiện nay, sản phẩm cá rô phi có nguồn gốc từ Trung Quốc và Đài Loan đang chiếm lĩnh thị trường toàn cầu. Mặc dù
5,14 tỷ USD
Xuất khẩu các mặt hàng chính tháng 1/2024
kim ngạch xuất khẩu cá rô phi Việt Nam còn khiêm tốn, tuy nhiên có xu hướng tăng trưởng tích cực trong vài năm trở lại đây.
Năm 2023, Chilê duy trì tăng trưởng
nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, Chilê là một trong số ít các thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam duy trì được sự tăng trưởng tốt trong năm 2023. Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này năm 2023 đạt gần 16 triệu USD, tăng 87%. Chilê đang là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 13 trong số 109 thị trường nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam năm 2023. Trong số các sản phẩm cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này, các sản phẩm cá ngừ chế biến và đóng hộp có xu hướng tăng mạnh, tăng 192% so với năm 2022. Chilê là một trong những quốc gia đầu tiên ở Mỹ Latinh ký FTA với Việt Nam. Do đó, VASEP đánh giá, doanh nghiệp cá ngừ Việt Nam đang có lợi thế hơn các nước khi được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định CPTPP. Ngọc Hân
Biểu đồ: TSVN; Số liệu: Bộ NN&PTNT
phát triển nông nghiệp nông thôn tại Hội nghị “Triển vọng hàng hải và thủy sản 2024” tổ chức tại Seoul vào ngày 11/1/2024, sản lượng khai thác thủy sản của Hàn Quốc được dự báo sẽ đạt 3,73 triệu tấn năm 2024, tăng 2% so năm ngoái. Mặc dù vậy, rất có thể các hiện tượng thiên tai, khí hậu cực đoan như nhiệt độ cao bất thường sẽ xảy ra thường xuyên hơn trong năm 2024 và gây thiệt hại tới trữ lượng cá, khiến sản lượng khai thác thủy sản của Hàn Quốc không đạt được như dự tính, mở ra cơ hội xuất khẩu cho các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
Năm 2024, xuất khẩu tôm dự báo
tăng 10 - 15%
Việt Nam nằm trong top 4 thế giới cùng với Ecuador, Ấn Độ và Indonesia về xuất
khẩu tôm. Tôm Việt Nam chiếm vị trí nhất
định tại các thị trường chính: Thứ 4 tại Mỹ, thứ 3 tại Trung Quốc, thứ 2 tại EU, thứ 1 tại
Nhật Bản, Hàn Quốc và Anh. Cả nước có hơn 350 cơ sở chế biến tôm đủ điều kiện về an toàn thực phẩm và được phép xuất khẩu; top 5 doanh nghiệp có doanh số trên 150 triệu USD, chiếm hơn 31%. Nhận
định về tình hình xuất khẩu tôm trong năm 2024, đại diện VASEP cho biết, những yếu tố tiêu cực trong năm 2023 sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng trong năm 2024, vì thế dự đoán ngành tôm toàn cầu tiếp tục đối mặt với tăng trưởng kém trong năm nay. Tuy nhiên, xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ có cơ hội phục hồi và tăng trưởng nhẹ trong năm 2024, với mức từ 10% đến 15%, bởi kinh tế của các
nước có nhu cầu tiêu thụ tôm dần hồi phục; các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng, chế biến sâu. Ngoài ra, nhu cầu sản phẩm có nguồn protein từ
thủy sản đang dần thay thế nguồn protein từ động vật, nên trong thời gian tới thủy sản, đặc biệt là tôm, có cơ hội phát triển. Thiên Lý
Nam Việt
Ký kết hợp tác nâng cao giá trị chuỗi cá tra
Ngày 17/2, trong khuôn khổ chương trình gặp mặt đầu Xuân Giáp Thìn 2024 chủ đề “Từ tư duy kinh tế trải nghiệm hướng tới nấc thang giá trị cao hơn trong chuỗi ngành hàng nông sản Việt”, do Trung tâm Xúc tiến thương mại (Bộ NN&PTNT) tổ chức, Công ty CP Nam Việt đã triển khai chương trình hợp tác với Viện ứng dụng Khoa học công nghệ và Đào tạo Mekong (MEFAST), thực
hiện hợp tác nghiên cứu với 4 nội dung, gồm: Phối hợp trong nghiên cứu và phát triển (R&D) hệ thống món ăn đặc trưng văn hóa các quốc gia nhập khẩu cá tra và nâng tầm nghệ thuật ẩm thực Việt từ cá tra; phối hợp trong xây dựng, phát triển kênh thương mại điện tử phân phối các sản phẩm cá tra nguyên liệu và các sản phẩm cá tra sau chế biến tại thị trường nội địa. Đồng thời, tổ chức các sự kiện văn hóa, lễ hội, xúc tiến thương mại ngành hàng cá tra trong nước và quốc tế, nâng tầm vị thế ngành hàng nông nghiệp chủ lực Việt Nam. Hai bên phối hợp truyền thông, quảng bá các sản phẩm từ cá tra và thủy sản Nam Việt trên các kênh truyền thông đại chúng, góp phần xây dựng hình ảnh xã hội, tầm nhìn và sứ mệnh Nam Việt trong phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Xuân Lan
Baseafood Đầu
công nghệ,
Năm 2023, Công ty CP Chế biến XNK Thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Baseafood) đã đẩy mạnh việc đầu tư công nghệ mới, máy móc, kho lạnh để tăng cường lượng hàng xuất khẩu, mở rộng khách hàng ở châu Mỹ, châu Á. Trong năm 2023, Công ty đã đầu tư dàn kho lạnh, hệ thống băng chuyền cấp đông công nghệ mới có công suất cấp đông 1.000 kg/giờ, tăng gấp đôi so với máy cũ, với tổng chi phí đầu tư gần 20 tỷ đồng. Việc đông lạnh nhanh đã giúp giảm lượng hao hụt, làm tăng chất lượng sản phẩm, từ đó giúp giá xuất khẩu tăng lên từ 10 - 20%.
Ông Trần Văn Dũng, Tổng Giám đốc Công ty cho biết thêm, trong năm 2023, Baseafood đã tăng lượng hàng gia công cho Nhật lên gần 30% và sẽ tiếp tục đẩy mạnh trong năm 2024 cùng các sản phẩm giá trị gia tăng dành cho người già và trẻ nhỏ. Năm 2023, t ổ ng doanh thu Công ty đ ạ t 1.430 t ỷ đ ồ ng, tăng 8,3% kế ho ạ ch; kim ng ạ ch xu ấ t kh ẩ u đ ạ t 56 tri ệ u USD, tăng 1,8%, l ợ i nhu ậ n sau thu ế đ ạ t 26 t ỷ đ ồ ng. Năm 2024, Baseafood phấn đấu đạt t ổ ng doanh thu 1.390 t ỷ đ ồ ng, kim ngạch xu ấ t kh ẩ u đ ạ t 56 triệu USD, lợi nhuận sau thu ế 26 tỷ đồng, thu nhập bình quân 12 triệu đồng/người.
Hoài Phương
Thông Thuận Xuất khẩu tôm đông lạnh đầu năm sang Đức và Hà Lan
Ngày 15/2/2024, Công ty TNHH Thông Thuận tổ chức lễ khai trương xuất khẩu 2 container tôm đông lạnh sang thị trường Đức và Hà Lan. Được biết, trong năm 2023, Công ty đã nỗ lực duy trì hoạt động xuất khẩu đạt 100 triệu USD, chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh; giải quyết việc làm ổn định cho 1.500 công nhân ở địa phương, với thu nhập từ 8 - 10 triệu đồng/người/tháng. Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực của đội ngũ lãnh đạo, quản lý của Công ty đã nỗ lực khắc phục khó khăn trong năm 2023. Cùng đó, mong muốn Công ty phát huy những kết quả đạt được trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm, tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu để nâng cao kim ngạch xuất khẩu của tỉnh; bảo đảm quyền lợi hợp pháp, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, tích cực tham gia công tác an sinh xã hội, đồng thời mở rộng quy mô nhà máy sản xuất bao bì để góp phần giải quyết việc làm ổn định cho người dân địa phương.
Hải Lý
Công ty Mai Định
Thiếu hụt nguyên liệu cho chế biến
Ông Trương Công Định, Giám đốc Công ty TNHH Mai Định (xã Phước Hưng, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, tháng 1/2024 lượng mực khô của doanh nghiệp được khách hàng đặt tăng gấp 10 lần, lên tới 400 tấn (trung bình các tháng khoảng 40 tấn). Thế nhưng do gió thổi mạnh, thời tiết lạnh, biển động, ghe tàu phải vào bờ nghỉ Tết trước cả tháng nên Công ty thiếu nguyên liệu. Công ty chỉ đáp ứng được có 40% đơn hàng
mùa Tết dù đã dùng nhiều cách như tăng giá thu mua, mở rộng địa bàn thu mua xuống miền Tây, ra miền Trung, miền Bắc. Việc thiếu nguyên liệu để chế biến xuất khẩu đã kéo dài trong cả năm khiến sản lượng xuất khẩu của
Công ty Mai Định chỉ được khoảng 2.000 tấn năm 2023, giảm 30% so với năm 2022. An Chi
Thuận Phước Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2023 đạt 124,1 triệu USD
Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước hiện có 3 nhà máy sản xuất đặt tại Đà Nẵng và tỉnh Tiền Giang, 3 khu nuôi tôm tại tỉnh Thừa Thiên Huế với tổng diện tích 120 ha và 1 vùng nuôi tôm tại tỉnh Bến Tre với diện tích 200 ha. Năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty đạt 124,1 triệu USD, sản lượng xuất khẩu 12.568 tấn; doanh thu
đạt 2.953 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 20 tỷ đồng và nộp ngân sách Nhà nước 6,2 tỷ đồng, giải quyết việc làm ổn định cho 4.000 công
nhân với mức thu nhập bình quân mỗi tháng
đạt 9 triệu đồng/người… Để hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu ản xuất kinh doanh năm 2024 đã đề ra, Công ty đề nghị TP Đà Nẵng tiếp tục giảm tiền sử dụng hạ tầng năm 2024 cho các doanh nghiệp thuê đất, thuê lại đất; giao đất cho doanh nghiệp hoặc bố trí quỹ đất tại quận Sơn Trà để kêu gọi đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân làm việc tại Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang, để giúp người lao động an cư lạc nghiệp, gắn bó lâu dài với các doanh nghiệp… Mộc Miên
Gò Đàng
Nhu cầu cá tra tại các thị trường
khởi sắc
Ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng Giám đốc Công ty CP Gò Đàng chia sẻ, thị trường các nước như Trung Quốc, Mỹ… đang có nhu cầu cao đối với cá tra Việt Nam. Qua Tết, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến cá tra xuất khẩu đang tăng tốc nhập hàng trả đơn cho đối tác. Gò Đàng có vùng nguyên liệu 300 ha, nuôi rải rác 5 tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang; sản
lượng dao động từ 70.000 - 90.000 tấn/năm. Mùng 6 Tết Công ty khai trương, hoạt động
liên tục để xuất hàng cho đối tác. Theo ông Đạo, nhìn chung vào những tháng cuối năm thị trường có những tín hiệu tích cực, diễn biến thị trường ở một số nước cũng dần ổn định, nhất là thị trường Trung Quốc. Đây cũng là một trong những niềm tin để các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024.
Diệu An
Đắc Lộc
Nâng cao chất lượng nguồn giống
thủy sản
Hiện trên địa bàn tỉnh Phú Yên có 22 cơ sở
được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, trong đó cơ sở của Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc đạt tiêu chuẩn GlobalGAP và Trạm Giống thủy sản của Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh
được đầu tư bài bản. Theo bà Trần Thị Lưu, đại diện Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc, khu sản xuất giống thủy sản công nghệ cao của Công ty ở thị xã Sông Cầu có diện tích 50 ha, công suất khoảng 3,5 tỷ post TTCT/năm. Khu sản xuất giống này được đầu tư khép kín, cơ sở hạ tầng đồng bộ, trang thiết bị hiện đại với hệ thống phòng thí nghiệm phục vụ kiểm tra chất lượng con giống, kiểm tra bệnh tôm và giám sát môi trường. Ngoài ra, doanh nghiệp thường xuyên gửi mẫu tới các viện lớn để kiểm tra đối chứng, đó chính là giải pháp nâng cao chất lượng tôm giống. Hồng Hạnh
Sao Ta
Dẫn đầu nguồn cung tôm tại
Nhật Bản
Năm 2023, Công ty CP Thực phẩm Sao Ta là nhà cung cấp tôm Việt Nam hàng đầu cho Nhật Bản, lớn thứ 5 cho Mỹ và thứ 9 cho Hàn Quốc. Hiện nay, Sao Ta có 3 nhà máy và 2 vùng nuôi tôm có diện tích lớn sản lượng cung
cấp dự kiến trên 16.000 tấn/năm. Công ty có kế hoạch tiếp tục tăng cường phát triển thị trường Nhật Bản; duy trì các thị trường đang có; chú trọng tìm hiểu từng bước thâm nhập thị trường Trung Quốc, trên nền tảng phát huy thế mạnh của mình trong năm 2024. Về sản phẩm, năm 2024, Sao Ta cải tiến đa dạng hóa sản phẩm nhưng phù hợp với điều kiện nhà xưởng, đặc biệt đẩy mạnh sản xuất sản phẩm chế biến sâu, giá trị gia tăng như tôm bao bột, tôm duỗi, tôm chiên, tôm sushi... Ngoài việc phát triển các sản phẩm này, công ty vẫn nỗ lực giữ thị phần cho các mặt hàng tôm khác. Bên cạnh đó, trước nguy cơ tôm Việt Nam bị áp thuế chống trợ cấp và tiếp tục bị áp thuế chống bán phá giá trong năm 2024 tại Mỹ, Công ty đã có phương án thích ứng kịp thời. Cụ thể, nếu như thuế trợ cấp cao và thuế chống bán phá giá cao, khiến cho Công ty khó có thể duy trì được thị trường Mỹ thì có kịch bản thay đổi cơ cấu thị trường ngay. Bảo Bình
Vĩnh Hoàn Nhiều điểm sáng tại thị trường nội địa
Công ty CP Vĩnh Hoàn vừa công bố thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh tháng 1/2024 với những tín hiệu tăng trưởng trở lại. Cụ thể, trong tháng, tổng doanh thu của Công ty đạt với 921 tỷ đồng, tăng 102% so với cùng kỳ năm ngoái, nếu so với tháng 12/2023, tổng doanh thu tăng 13%. Xét về cơ c ấu doanh thu theo sản phẩm, mảng cá tra ghi nhận tăng 64% lên 448 tỷ đồng. Đồng thời, mảng sản phẩm phụ, sản phẩm khác, bánh phồng tôm cũng tăng trưởng phi mã, lần lượt 226%, 142% và 78%, đẩy tổng doanh thu của Vĩnh Hoàn lên mức cao vọt so với cùng kỳ. Xét về thị trư ờng, doanh thu của Vĩnh Hoàn tại tất cả các khu vực đều tăng trưởng vượt bậc. Vượt qua Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam là thị trường tiêu thụ lớn nhất của Vĩnh Hoàn trong tháng 1/2024 với 325 tỷ đồng doanh thu, tăng 137% so với cùng kỳ. Còn lại, doanh thu thị trường Trung Quốc đạt 117 tỷ đồng, tăng 259% so với cùng kỳ; doanh thu thị trường Mỹ đạt 185 tỷ đồng, tăng 59%. Doanh thu thị trường EU đạt 154 tỷ đồng, tăng 33% và các thị trường khác ghi nhận 140 tỷ đồng, tăng 159% so với cùng kỳ.
VietShrimp 2024
Hội chợ Triển lãm Quốc
tế Công nghệ ngành tôm
Việt Nam (VietShrimp)
ngày càng khẳng định
được uy tín của một hội
chợ dành riêng cho con tôm Việt cũng như thế
giới. Năm 2024, sự kiện
trở lại cùng các phiên
hội thảo hấp dẫn với
chủ đề “Đồng hành cùng
người nuôi tôm”.
Những năm gần đây, sự
ảnh hưởng của quá
trình lạm phát, sức tiêu
thụ giảm mạnh, sản xuất trong
nước gặp nhiều thách thức với
bất lợi từ thời tiết, giá vật tư, thức
ăn tăng cao, dịch bệnh bùng
phát đã tác động không nhỏ đến con tôm Việt Nam, khiến không ít bà con nông dân phải “treo ao”, thu tôm sớm.
Thêm vào đó, người tiêu dùng
ngày càng đặt ra các tiêu chí
khắt khe hơn cho con tôm, mỗi sản phẩm đều phải đảm bảo yếu
tố minh bạch, an toàn cho môi
trường và sức khỏe người dùng.
Điều này đặt ra những thách thức
lớn cho các nhà quản lý, các
chuyên gia và người nuôi tôm với
mục tiêu khôi phục vị thế cạnh
tranh của con tôm Việt trên bản
đồ thủy sản thế giới.
Khác với những lần tổ chức
trước đây, VietShrimp 2024 sẽ
mở rộng hơn các phiên hội thảo
chuyên ngành về thời lượng và
thời gian cũng được đẩy sớm hơn. Các chuyên đề về tổng quan ngành tôm, những định hướng chính sách đồng hành cùng bà con nông dân, nhằm phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2030 sẽ được trình bày và thảo luận trong hội thảo lần này.
Hội chợ đã chứng minh vị trí là triển lãm có quy mô lớn nhất và toàn diện nhất của riêng ngành tôm Việt Nam. Đây sẽ là diễn đàn lớn để các nhà quản lý, các chuyên gia, doanh nghiệp và người nuôi cùng ngồi lại thảo luận để tìm ra giải pháp hữu hiệu giúp con tôm Việt thành công vượt trở ngại, lấy lại đà tăng trưởng và ghi nhận những kỷ lục mới. Một chương trình hội thảo chuyên sâu mô tả bức tranh của ngành tôm Việt sẽ là cơ hội để các bên trao đổi, chia sẻ. Những công nghệ mới, những giải pháp mới mà thế giới đã và đang áp dụng, có thể đóng góp cho hiệu quả sản xuất của
Hội chợ diễn ra trong 3 ngày, từ 20 - 22/3/2024
Trung tâm Hội nghị tỉnh Cà Mau.
Địa chỉ: Số 1, đường Lê Duẩn, phường 1, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
ngành tôm Việt Nam trong hành trình sắp tới, nhất là vấn đề số hóa trong nuôi tôm hiện nay. Với đa dạng nội dung tổng quan và chuyên sâu, chuỗi hội thảo chuyên đề của VietShrimp 2024 hứa hẹn sẽ mang lại những sự “đồng hành” kịp thời đối với bà con nuôi tôm trong giai đoạn thử thách này.
Một bể nuôi hàu trên cạn
Ảnh: General Oyster
Công nghệ nuôi hàu trên cạn
Một Công ty Nhật Bản có tên
General Oyster vừa công bố
phát triển thành công loại “hàu
không nhiễm Norovirus”. Con hàu được đặt tên là “Hàu biển 8
2.0”. Geo Farm, một Công ty con của General Oyster, đã đạt được
một cột mốc đột phá, khi phát triển thành công phương pháp nuôi hàu hoàn toàn trên đất liền, sử dụng nước biển sâu trên đảo
Công nghệ
Trên hòn đảo Kumejima ở cực Nam Nhật
Bản, cuộc cách mạng nuôi hàu trên cạn đang diễn ra. Khu tổ hợp này thuộc sở hữu của GO Farm, Công ty con thuộc General Oyster (GO). Họ đang sử dụng nước biển sâu để nuôi hàu trên đất liền, thay vì việc nuôi trên biển như phương thức truyền thống.
vật phù du mà hàu ăn không thể quang hợp. Họ tìm ra lời giải thông qua hợp tác với Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật Sản xuất Sinh học của Đại học Tokyo.
Công ty GO Farm đặt địa điểm nuôi hàu ở Kumejima, để tiết kiệm chi phí cung cấp nguồn nước biển sâu. Hàu nuôi cần một lượng nước rất lớn, với khả năng lọc 20 lít nước mỗi giờ qua cơ thể chúng, để hút vi sinh vật và tảo trong nước. GO Farm mua nước từ một nhà máy điện chạy bằng năng lượng nhiệt đại dương trên đảo. Tại Kumejima, nhà máy điện sử dụng nước lấy từ độ sâu 612 m. Để vận hành có lợi nhuận, lượng nước này chỉ được sử dụng để làm mát và không mất đi đặc tính. Vì vậy, nó được sử dụng tiếp cho các hoạt động gần nhà máy điện như sản xuất mỹ phẩm, nuôi tôm và bán cho GO Farm nuôi hàu. Shin Okamura, Giám đốc nhà máy cho biết đây là “mô hình Kumejima”, hoạt động từ nguồn năng lượng sạch.
Ông Yoshida cho biết: Đã khoảng 10 năm, kể từ khi tôi bắt đầu nghiên cứu vào năm 2014, năm nay, “Hàu biển thứ 8 2.0” cuối cùng đã hoàn thành. Chúng tôi không chỉ vượt qua mục tiêu ban đầu là “an toàn 100%”, mà quan trọng nhất là món hàu trở nên vô cùng thơm ngon. Những người đã nếm thử nó, thậm chí còn nói: “Đó là một món ăn hoàn toàn khác”. Hàu biển thứ 8 2.0 bổ dưỡng và an toàn, có thể là một giải pháp hữu hiệu. Nó không có mùi tanh như hàu truyền thống, có nhiều thành phần vị umami và không quá ngấy. Nói cách khác, điều này sẽ giảm bớt rào cản, cho những người chưa bao giờ yêu thích hàu và dự kiến sẽ chiếm được một thị trường rộng lớn.
Kumejima ở Okinawa, Nhật Bản. Thành tựu này đánh dấu nỗ lực thành công đầu tiên trên thế giới trong lĩnh vực này. Theo Công ty GO Farm: Thách
GO cho biết phải mất 10 năm nghiên cứu để phát triển kỹ thuật nuôi hàu trên cạn, gọi là “Hàu biển thứ 8 2.0”. Họ phát triển phương pháp theo 2 bước. Giai đoạn đầu và thành phẩm đang bán là hàu ngâm nước biển sâu trên cạn ngắn ngày, gọi là “Hàu biển thứ 8 1.0”. Bắt đầu vào tháng 7/2014, GO Farm lấy nước biển từ độ sâu hơn 200 m, nơi sạch vi rút hơn về các bể chứa. Hàu sẽ được ngâm vào các bể nước này trong 48 giờ để hạ hàm lượng vi khuẩn như E. coli và Vibrio xuống dưới các tiêu chuẩn do Công ty đặt ra, nghiêm ngặt hơn so với Luật Vệ sinh Thực phẩm Nhật Bản. Xử lý trước khi bán bằng cách này, hàng năm GO Farm tiêu thụ được hơn 6 triệu con hàu. Hidenori Yoshida, Tổng giám đốc GO Farm cho biết năm tài chính gần nhất công ty có doanh thu 3,7 tỷ JPY (gần 26 triệu USD), lợi nhuận hoạt động 128 triệu JPY (900.000 USD). “Bằng cách loại bỏ nguy cơ ngộ độc, chúng tôi đang mở ra những cơ hội kinh doanh đầy hứa hẹn”.
GO Farm đang đầu tư vào nước biển sâu. Nước này chứa các chất dinh dưỡng như nitơ và phốt pho, cần thiết cho sự phát triển của thực vật. Nhưng nếu không có ánh sáng, thực
Hoàng Ngân
nhưng ở mức chi phí thấp. Go Farm hiện đang nắm giữ bằng sáng chế cho công nghệ
Loan, Trung Quốc và Mỹ. General Oyster có kế hoạch thành lập các cơ sở sản xuất, để mở rộng quy mô nuôi hàu biển 8 2.0 trong những năm tiếp theo.
Ứng dụng chitosan từ vỏ
nông sản
Chế phẩm sinh học từ chitosan, giúp bảo quản trái cây trong thời gian dài
hơn (gấp 2 - 5 lần so cách bảo quản thông thường), mà vẫn giữ nguyên
hương vị, không hóa chất độc hại, đảm bảo an toàn cho người dùng.
Tiềm năng phụ phẩm tôm
Theo thống kê của Cục Thủy sản, tại Việt Nam, dự báo đến năm 2045, sản lượng này sẽ tăng gấp đôi. Trong khi đó, trung bình 1 tấn tôm thành phẩm sẽ thải ra khoảng 0,75 tấn chất thải. Với lượng chất thải lớn, sẽ gây tác
động lớn đến môi trường. Nếu ta biết tận dụng nguồn thải này để tạo ra sản phẩm hữu ích, thì có thể giúp người dân chủ động nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời giải quyết vấn đề xử lý phụ phẩm vỏ tôm, mang lại nguồn lợi nhuận. Chitosan là một dẫn xuất của chitin, được hình thành khi tách nhóm acetyl khỏi mạch chitin, thường ở dạng vẩy hoặc dạng bột màu trắng ngà. Nó có khả năng ức chế nhiều chủng vi sinh vật như vi khuẩn gram âm, gram dương và vi nấm. Chitin là một trong những polymer sinh học phong phú trong tự nhiên, đóng vai trò là thành phần chính tạo nên độ cứng chắc trong cấu trúc vỏ, khung xương của các loài giáp xác, chân đốt (vỏ tôm, cua, ghẹ, côn trùng), trong mai mực và trong vách tế bào vi nấm, vi khuẩn. Như vậy, để lấy chitin sản xuất ra chitosan, vỏ tôm có thể xem là nguồn nguyên liệu tiềm năng.
An toàn, hiệu quả Vừa qua, các nhà khoa học tại Đại học Văn Lang (TP. Hồ Chí Minh), đã phát triển loại chế phẩm chitosan từ vỏ tôm, ứng dụng trong bảo quản nông sản sau thu hoạch, kéo dài thời gian lưu trữ sản phẩm so với cách bảo quản thông thường, nhưng vẫn giữ nguyên hương vị, đảm bảo an toàn thực phẩm. Theo quy trình này, vỏ tôm được làm sạch, loại bỏ tạp chất, phơi sấy ở nhiệt độ 35 - 450C, rồi nghiền nhỏ. Bột vỏ tôm được khử khoáng, để rửa trôi hết muối và axit dư tan trong nước. Quá trình này kết thúc khi dịch rửa cho giá trị
pH bằng 7. Nhóm sau đó dùng NaOH 5% ngâm bột vỏ tôm (protein bị kiềm thủy phân thành các amin tự do hòa tan trong nước). Để loại bỏ hoàn toàn protein, các nhà khoa học tiến hành gia nhiệt ở khoảng 80 - 850C trong vòng 2,5 đến 3 giờ. Sau đó, rửa lại sản phẩm nhiều lần bằng nước lã để khử hết muối natri, các amin tự do và NaOH dư, đến khi sản phẩm đạt pH bằng 7. Sản phẩm tiếp tục được sấy khô ở 600C để thu được chitin thô. Tiếp theo, các nhà khoa học xử lý chitin thô trong dung dịch acetic axit 5%, thêm nước cất để tạo thành dung dịch chitosan. Tỷ lệ thu hồi Chitosan bình quân 26 đến 30%. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm dung dịch này, để bảo quản một số loại trái cây như xoài, thanh long, vải, bắp cải, cà
Chế phẩm chitosan do nhóm Đại học Văn Lang sản xuất, có kết
quả bảo quản nông sản tương
đương với sản phẩm nhập ngoại
từ Hàn Quốc hay Nhật Bản. Bên cạnh đó, trong quy trình sản xuất chitosan, nhóm hạn chế sử dụng các hóa chất công nghiệp như axit axetic, thay vào đó là axit axetic từ dấm tre, gỗ, an toàn cho người sử dụng.
chua… bằng cách đem rau quả (đã được rửa sạch vỏ bằng nước máy hoặc nước giếng), rồi ngâm với dung dịch chitosan 1% - 2% - 3% - 4% - 5% - 6% trong 3 phút, sau đó vớt ra, để ráo bằng quạt và đóng túi GreenMAP, đặt trong thùng carton kín miệng, bảo quản trong phòng lạnh 10 - 120 C.
Túi biến đổi khí quyển GreenMAP (Modified Atmosphere Packaging) là túi bọc rau quả bằng vật liệu chắn khí, trong đó môi trường khí được điều chỉnh để ức chế tác nhân gây hư hỏng. Túi được làm từ nhựa polyetylen tỷ trọng thấp (LDPE) kết hợp với một số chất phụ gia vô cơ như silica, zeolite, bentonit. Đây là loại bao bì có tính chất thẩm thấu chọn lọc đối với các loại khí nhằm thay đổi thành phần khí quyển xung quanh rau quả, hạn chế hô hấp và hoạt động của vi sinh vật, kéo dài độ tươi lâu sản phẩm nhờ giảm sự hô hấp và giảm tốc độ lão hóa, mà không hoàn toàn cản trở quá trình hô hấp hiếu khí. Kết quả cho thấy, dung dịch chitosan 6% cho hiệu quả bảo quản nông sản cao nhất. Cụ thể, sau 30 ngày, nông sản vẫn tươi, giữ nguyên màu sắc. Độ ngọt (brix) của các loại trái cây gần như không thay đổi so với ban đầu; đặc biệt, độ brix ở trái thanh long tăng 5%.
Nguyễn Hằng (Tổng hợp)
ký sinh trùng Portunion conformis
tìm
thấy
trên cua biển (Scylla sp.)
nuôi trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Theo kết quả mới nhất về giải trình tự định danh vùng 18S, đã xác định
được ký sinh trùng ký sinh trong xoang cua biển (Scylla sp.) nuôi tại Cà
Mau, đây là ký sinh trùng Portunion conformis (P.conformis) thuộc họ
Entoniscidae, một họ của giáp xác chân đều Isopoda.
Từ những năm 2020 đến nay, cua
biển (Scylla sp.) nuôi tại các huyện
trên địa bàn tỉnh Cà Mau bị bệnh
chết hàng loạt. Hiện tượng xuất hiện trên tất
cả các kích cỡ cua nuôi từ cua nhỏ 30 - 40 g
đến cua thương phẩm 250 - 350 g/con.
Kết quả khảo sát bước đầu cho thấy nội ký sinh trùng P.conformis là một trong ba tác nhân (ký sinh trùng, vi khuẩn vibrio sp. và nấm) xuất hiện với tỉ lệ cao (92,5%) trong mẫu bệnh thu được.
Kết quả mô tả
Kết quả giải phẫu 78 con cua bệnh và 5 con cua khỏe đã tìm thấy 324 con ký sinh P.conformis và 220 con P.conformis nhỏ. P.conformis ký sinh trong xoang cua, chúng sử dụng dinh dưỡng của cua để sinh trưởng. Chúng tập trung xung quanh dạ dày cua và đưa hệ thống chân tơ vào gan, cơ để hút dinh dưỡng của cua. Cua bị nhiễm
P.conformis bị óp thân, gan tiêu biến nhiều, trong xoang có nhiều dịch lỏng. Qua kết quả phân tích mô học cho thấy ấu trùng của
P.conformis hiện diện trong mô cơ, mô gan tụy và mô tim của cua.
Kết quả cho ký sinh trùng Portunion conformis sinh sản trong điều kiện
nhân tạo
Trong 78 mẫu cua biểu hiện bệnh có các dấu hiệu như: Đóng rong bám bẩn trên mai, phần bụng có nhiều vết đóng bẩn, vàng
đen, trọng lượng nhẹ hơn các cua bình
thường cùng kích thước và hoạt động chậm chạp, tiến hành giải phẫu và chọn 8 con ký sinh trùng P.conformis ôm ấu trùng (Hình: 1) và cho vào bể kính đã chuẩn bị sẵn. Mỗi P.conformis /bể chứa 3 lít nước biển 28 ‰ có sục khí.
Mỗi P.conformis cái trưởng thành có thể giải phóng trung bình 90,938 ± 25,632 ấu trùng vào trong xoang cua. Ấu trùng có kích thước trung bình 288,6 ± 19,9 µm. Khi ấu trùng được giải phóng ra môi trường nước, ngày thứ 1 - 3 ấu trùng tập trung nổi tầng mặt, bám thành bể và hướng quang, ngày thứ 4 - 7 ấu trùng dần xuống đáy bể trú ẩn. Theo dõi ấu trùng của P.conformis trong môi trường nước biển có độ mặn 28‰, có sục khí, cho ăn tảo, trong 7 ngày ấu trùng không có dạng biến thái nào khác.
Hình 1: P.conformis cái ôm ấu trùng tham gia sinh sản (Tiêu Thanh Tươi, 2023)
Kết quả nghiên cứu bước đầu ghi nhận: Ấu
trùng của P.conformis tìm thấy trong các mẫu cua thu tại tỉnh Cà Mau là giai đoạn ấu trùng Epicarđium có khả năng tồn tại tự do trong môi trường nước. Theo kết quả nghiên cứu của XiaowanMa và ctv, 2023[4], giai đoạn này ấu trùng P.conformis có khả năng nhiễm sang những con cua khác trong ao/ đầm nuôi. Trên thế giới những nghiên cứu về nội ký sinh trùng P.conformis còn hạn chế. Nội ký sinh trùng P.conformis đã được phát hiện ở bờ biển Tây của Bắc Mỹ và nó gây ảnh hưởng đến cua bờ (Shore Crab) Hemigrapsus spp.[5]. Ở Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào được công bố về P.conformis hiện diện và gây ảnh hưởng đến cua biển (Scylla sp.). Do đó cần có nhiều nghiên cứu cụ thể trên
P.conformis, để ngăn chặn sự phát triển của chúng và sự ảnh hưởng đến sức khỏe cua nuôi.
Kết luận
Ký sinh trùng ký sinh trong xoang cua biển ( Scylla sp.) nuôi tại Cà Mau là nội ký sinh trùng P.conformis thuộc họ Entoniscidae, một họ của giáp xác chân đều Isopoda. Là một loài nội ký sinh lần đầu tìm thấy nhiều trong xoang cua biển ( Scylla sp.) nuôi, đã bị chết hàng loạt trên địa bàn tỉnh Cà Mau từ những năm 2020 đến 2023.
Ký sinh trùng P. conformis nội ký sinh trong xoang cua Scylla sp. Mật độ ký sinh từ 1 - 15 con/cua. Kích thước ký sinh thay đổi theo giai đoạn phát triển của nó (dài: 1 - 3 cm, khối
Kết quả nghiên cứu nói trên có ý nghĩa khoa học nhận diện và phân loại một loài nội ký sinh trùng mới, tìm thấy trên cua biển Scylla sp. nuôi tại Việt Nam. Đồng thời những nghiên cứu về đặc điểm sinh học của loài nội ký sinh trùng P.conformis, có ý nghĩa quan trọng cho những nghiên cứu tiếp theo, về cơ chế gây bệnh và tìm giải pháp phòng bệnh cho cua nuôi.
Hỏi: Cá nuôi trong ao có hiện tượng ngứa ngáy, thường xuyên nhảy lên khỏi mặt nước. Khi bắt kiểm tra vài con thì thấy có trùng mỏ neo bám vào. Xin hướng dẫn cách điều trị bệnh cho cá?
(Trần Văn Quân, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên)
lượng đến 2g ở con P. conformis cái ôm ấu trùng). P. Conformis đẻ trứng vào gan, cơ và tim cua, ấu trùng Epicardium cũng tìm thấy trong các tổ chức mô gan, cơ và tim cua. Có thể chủ động cho sinh sản nội ký sinh trùng P. conformis trong điều kiện nhân tạo để thu ấu trùng phục vụ cho các nghiên cứu sâu hơn. Mỗi P. conformis cái có thể giải phóng trung bình 90,938 ±25,632 ấu trùng Epicardium. Ấu trùng Epicardium có kích thước trung bình 288,6 ± 19,9 µm.
Thử nghiệm sinh sản nội ký sinh trùng P. conformis trong điều kiện nhân tạo, mang lại ý nghĩa khoa học cao cho công tác nghiên cứu bệnh học, trên đối tượng cua nuôi nói riêng và trên giáp xác nuôi có giá trị kinh tế khác nói chung.
Ký sinh trùng P. Conformis hiện diện trong xoang cua biển nuôi tại tỉnh Cà Mau, đây là đối tượng mới gây ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị sản phẩm cua Cà Mau. Cần có những nghiên cứu tiếp theo, để tìm ra giải pháp phòng trị bệnh cho cua nuôi do ký sinh trùng P. Conformis.
Tiêu Thanh Tươi, Lê Văn Trúc, La Thúy An
Trả lời: Trùng mỏ neo là một mối đe dọa lớn đối với cá, chúng có thể cư trú lâu dài, làm cá tăng trưởng kém và dễ nhiễm nhiều mầm bệnh khác cùng một lúc. Loại ký sinh trùng này có thể lây nhiễm trên tất cả các loài cá nước ngọt, thậm chí cả con non và trứng. Khi phát hiện được trùng mỏ neo ở cá, cần nhanh chóng cách ly cá khỏi đàn, dùng nhíp gắp tất cả trùng bám vào cơ thể bên ngoài. Bước tiếp theo tiến hành hồi sức, sau đó tắm cho cá bằng muối ăn với nồng độ 0,3% (300 gr muối/100 lít nước) trong khoảng 1 tuần. Tăng nhiệt độ nước trong bể lên 320C trong quá trình ngâm muối để loại bỏ trứng trùng mỏ neo. Vệ sinh làm sạch ao cá và khử trùng toàn bộ bể cá với nước muối theo nồng độ bên trên trong vòng 7 ngày để loại bỏ toàn bộ trứng sót trong bể. Sử dụng thuốc tím và pha với nước theo tỷ lệ 0,6 g thuốc tím pha trong 8 lít nước, tiến hành thả cá bị trùng vào trong nước và cho cá tắm trong khoảng 5 phút. Với liều lượng ngâm lá xoan tươi là 3 kg/1m3 nước. Sau 3 ngày thay 30 - 50% nước và thay lá mới, làm liên tiếp như vậy khoảng 14 ngày, để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn cả trứng lẫn trùng mỏ neo.
Hỏi: Xin hỏi mục đích của các bước cải tạo ao có tác dụng gì và cần thực hiện như thế nào cho đúng?
(Lê Công Bá, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh)
Trả lời: Mục đích các bước cải tạo ao bao gồm: Phơi đáy ao đây là phương pháp cải tạo đáy ao tốt nhất mà lại không tốn kém, đây cũng là cách diệt khuẩn tốt nhất, tiết kiệm nhất. Vì vậy sau khi thu hoạch xong nên kịp thời tháo nước để phơi đáy ao, để cho lớp bùn đen ở tầng đáy ao oxy hóa chuyển thành màu trắng. Thời gian phơi ao ít
nhất từ 15 ngày đến 1 tháng tùy theo sự ô nhiễm của ao. Ngâm đáy: Sau khi phơi sẽ tiến hành ngâm đáy ao, tẩy rửa những chất có hại trong ao nuôi, lần ngâm đầu tiên không dưới một tuần. Kiềm hóa và triệt phèn: Nên sử dụng CaO để tạt, nhằm nâng độ kiềm và hạ phèn cho ao nuôi. Tuy nhiên với ao nuôi có diện tích lớn, để hạ phèn có thể dùng thêm EDTA. Cày lật đất đáy khoảng 10 - 15 cm để phơi, oxy hóa triệt để. Khoảng 10 ngày sau lại cho nước vào ngâm tiếp. Nếu thời gian cho phép, tốt nhất nên ngâm rửa ao nhiều lần. Thông qua nhiều lần cày, phơi, ngâm sẽ loại bỏ được mùi hôi trong đáy ao, khôi phục được một môi trường lành mạnh. Sử dụng kết hợp vi sinh xử lý đáy.
Hỏi: Thức ăn cho cá trắm cỏ trong ao nuôi là những loại gì để cá nhanh lớn và phát triển tốt?
(Nguyễn Đức Hải, huyện Hưng Hà, tỉnh
Thái Bình)
Trả lời:
Thức ăn cho cá trắm cỏ bao gồm: Thức ăn xanh gồm các loại cỏ, rong, bèo tấm, bèo dâu, lá chuối, lá sắn. Nên cho cá ăn đủ hàng ngày để đảm bảo cá phát triển tốt. Ở giai đoạn đầu các loại thức ăn như: Lá cỏ, sắn, thân cây chuối, lá ngô, lá chuối cần được băm nhỏ để vừa cửa miệng của cá. Khi cá đạt từ 0,8 kg/con trở lên, có thể cho cá ăn trực tiếp các loại cỏ, lá sắn, lá chuối, còn thân cây chuối vẫn phải cắt nhỏ. Sau mỗi lần cho cá ăn, phải kiểm tra vất bỏ các cọng cỏ, cây, lá già cá không ăn được, để tránh làm ô nhiễm nguồn nước trong ao. Lượng cỏ, lá sắn, lá ngô tươi cho ăn, tương ứng 30 - 40% trọng lượng cá thả trên ao/ngày. Với rong, bèo, cây chuối cho ăn, tương ứng 60% trọng lượng cá thả trong ao/ngày. Thức ăn tinh, thức ăn tự chế biến, cám gạo, cám ngô cho cá ăn với khẩu phần từ 1,5 - 2% trọng lượng cá có trong ao. Thức ăn công nghiệp hiện nay có các loại như con cò mã số từ 8001 - 8008, con cá vàng mã số từ 632 - 636 tùy theo kích cỡ cá.
Công nghệ nuôi ốc hương thương phẩm
trong hệ thống tuần hoàn
Ngày 2/12/2023, Hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước đã tiến hành
nghiệm thu Dự án: “Hoàn thiện quy trình công nghệ nuôi ốc hương thương phẩm trong hệ thống tuần hoàn”, do Trung tâm Tư vấn, sản
xuất, dịch vụ và chuyển giao công nghệ thủy sản (Viện Nghiên cứu
NTTS III) triển khai thực hiện.
Ảnh: ST
Dự án đã xây dựng, hoàn thiện quy trình công nghệ và mô hình nuôi ốc hương thương phẩm trong hệ thống tuần hoàn, sử dụng thức ăn công nghiệp, qua đó giúp nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm. Quy trình này theo công thức: hàm lượng protein ≥40%, lipid trong khoảng từ 7 - 9%, độ ẩm 8 - 9%, FCR 1,251,4; thiết kế công trình nuôi ốc hương trong hệ thống tuần hoàn gồm: các bể nuôi xây bằng bê tông cốt thép chắc chắn, trang bị lọc cơ học kết hợp lọc lắng ly tâm (có khả năng loại bỏ chất thải >75 µm), thiết bị lọc trống (có khả năng loại bỏ chất thải >40 µm), lọc sinh học theo kiểu lọc MBBR (giá thể vi sinh di độnghạt nhựa), các thiết bị phụ trợ gồm máy bơm ly tâm, máy sục khí cung cấp ôxy và khử CO2, khử trùng bằng máy diệt khuẩn UV.
Công trình nuôi ốc hương trong hệ thống tuần hoàn: Gồm các bể nuôi xây bằng bê tông
cốt thép chắc chắn, trang bị lọc cơ học kết
hợp lọc lắng ly tâm (có khả năng loại bỏ chất thải >75 μm), thiết bị lọc trống (có khả năng loại bỏ chất thải >40 μm), lọc sinh học theo kiểu lọc MBBR (giá thể vi sinh di động - hạt nhựa), các thiết bị phụ trợ gồm máy bơm ly tâm, máy sục khí cung cấp ôxy và khử CO2, khử trùng bằng máy diệt khuẩn UV.
Vấn đề quan trọng là cần làm sạch cát nuôi - môi trường sống của ốc. Để đáp ứng yêu cầu này, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn kiểu đáy 1 tầng 2 lớp: bố trí hệ thống ống thoát nước (Ø21) dưới đáy bể, trên các ống thoát nước khoan lỗ tròn 2 bên, đường kính lỗ khoảng 2 mm, khoảng cách giữa các lỗ 40 cm, khoảng cách giữa các ống 40 cm, đảm bảo nước đi vào bể nuôi dễ dàng và đều giữa các vị trí của bể. Trên mặt đáy bể rải 1 lớp san hô dày 2 mm (che phủ ống thoát), bố trí một lớp lưới nhựa mắt cáo giữ nền đáy và một lớp lưới siêu mịn chắn cát. Trên bề
xuôi và chảy ngược
kỳ
tăng khả năng làm sạch chất
vào hệ thống ở ngăn lọc 1 của lọc sinh học → Ngăn lọc 2, 3, 4 của
nuôi → Đường ống thoát đáy bể → Bể lắng ly tâm →Bể lọc trống → Ngăn
thức thức ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của ốc hương. Tổ chức sản xuất thức ăn dạng viên, đường kính viên từ 1 - 3 mm với hàm lượng dinh dưỡng: Protein ≥40%, lipid trong khoảng 6 - 8%, độ ẩm ≤10%; FCR 1,5. Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn dạng viên: Nhập nguyên liệu →Hấp nguyên liệu →Sấy nguyên liệu → Sàng nguyên liệu → Nghiền thô nguyên liệu → Nghiền siêu mịn → Cân nguyên liệu → Trộn vi lượng + Trộn thành phẩm → Trộn nước → Ép viên → Định lượng và đóng bao → Bảo quản thức ăn. Thức ăn đảm bảo phù hợp cho nuôi ốc hương thương phẩm trong hệ thống tuần hoàn.
Mô hình nuôi ốc hương thương phẩm trong hệ thống tuần hoàn triển khai tại Công ty CP Khoa học Công nghệ Thủy sản Khánh Hòa (thôn Xuân Đông, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa), với diện tích nuôi 1.000 m2, cỡ ốc thu hoạch 148 con/kg (6,76 g/con), năng suất 12 kg/m2, sản lượng 12 tấn/ vụ. Sản phẩm thịt ốc hương nuôi trong hệ thống tuần hoàn đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, không chứa kháng sinh hóa chất và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ra các thị trường khó tính trên thế giới. Mô hình nuôi ốc hương trong hệ thống tuần hoàn giúp giảm thiểu rủi ro cho người nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao, lợi nhuận đạt >250 triệu đồng/vụ (5 tháng), lợi nhuận/chi phí đạt 11,6 - 13,8%, lợi nhuận/doanh thu đạt 10,4 - 12,1%, lợi nhuận/vốn
dụng công nghệ di truyền
trong chọn giống cá chép
Công nghệ di truyền phân tử đang phát triển mạnh
mẽ, đã được minh chứng hiệu quả ứng dụng trong chương trình chọn giống các loài thủy sản trên thế
giới bao gồm cá chép. Triển khai mới các chương trình chọn giống cá chép, kết hợp di truyền số lượng và di truyền phân tử là hướng đi cần thiết để Việt Nam nâng
cao chất lượng con giống cá chép cũng như thúc đẩy ngành NTTS bền vững công nghệ cao.
Các phương pháp chọn giống ngày nay kết hợp giữa phương pháp di truyền truyền thống (dựa trên thông tin về kiểu hình và phả hệ) và phương pháp di truyền phân tử (thông tin về sự sai khác trong trình tự DNA - chỉ thị phân tử) cho kết quả chính xác và rút ngắn quá trình chọn lọc. Chỉ thị phân tử là các trình tự DNA phản ánh sự đa dạng gen hay đa hình gen được tạo ra bởi các đột biến trong hệ gen. Công nghệ dựa trên bộ gen bao gồm chỉ thị phân tử, phân tích gen, nghiên cứu định lượng (QTL), nghiên cứu kết hợp gen (GWAS), phân tích biểu hiện và phân tích tin sinh học là những công cụ tiềm năng được sử dụng để xác định các biến thể kiểu gen liên quan đến các tính trạng kiểu hình cụ thể, từ đó có thể dự đoán được các kiểu hình có tác động tích cực đến sản xuất hoặc chất lượng sản phẩm.
Trên thế giới, cá chép là một trong những đối tượng được nghiên cứu phát triển các chỉ thị phân tử từ rất sớm. Các nghiên cứu đầu tiên tập trung vào phát triển các chỉ thị microsatellite, đây là chỉ thị đồng trội, độ đa hình cao, dễ phát hiện và tuân theo quy luật di truyền Menden, rất phù hợp để nghiên cứu cấu trúc quần thể, phân tích phả hệ và có khả năng phát hiện sự khác biệt giữa các loài có quan hệ gần gũi. Cùng với sự phát triển của công nghệ gen, chỉ thị đa hình nucleotide đơn (SNP) được sử dụng rộng rãi, do chỉ thị này bao gồm hơn
giống thế hệ thứ 7 tại Viện Nghiên cứu NTTS I; Chỉ thị Microsatellite đánh giá đa dạng di truyền đàn ban đầu cho chương trình chọn giống cá rô phi đỏ và rô phi vằn sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ không tối ưu; Nghiên cứu di truyền của chỉ thị Microsatellite trên cá rô phi lai xa sản xuất cá đơn tính đực. Trên cá chép các nghiên cứu sử dụng chỉ thị phân tử trong phân tích di truyền trên cũng được thực hiện từ năm 2006. Thái Thanh Bình và ctv. đã nghiên cứu cấu trúc di truyền sử dụng DNA ty thể và đa dạng di truyền sử dụng Microsatellite (2007), nhằm đánh giá và lựa chọn các quần đàn cá chép sử dụng cho các chương trình sản xuất giống. Nhóm tác giả Nguyễn Hữu Ninh và Ctv. (2011), đã sử dụng bảy chỉ thị microsatellite trong nghiên cứu xây dựng phả hệ gia đình cho đàn cá chép chọn giống qua 3 thế hệ G0, G1 và G2. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ thị phân tử ứng dụng cho chọn giống cá chép ở Việt Nam còn chưa được chú trọng và áp dụng hiệu quả vào các chương trình chọn giống như cá tra và cá rô phi. Nghiên cứu được thực hiện gần đây nhất là nghiên cứu định danh và cấu trúc di truyền sử dụng gen COI và Dloop cho các đàn cá chép thuộc các vùng địa lý khác nhau. Lưu Thị Hà Giang (Viện Nghiên cứu NTTS I) Ứng
90% sự sai khác giữa các cá thể, là một công cụ mới, mạnh mẽ trong nghiên cứu di truyền phân tử. Hai loại chỉ thị phân tử này đã được phát triển và ứng dụng rộng rãi cho các nghiên cứu về đa dạng di truyền, cấu trúc gen, lập bản đồ liên kết tính trạng hỗ trợ cho các chương trình chọn giống cá chép. Ở Việt Nam, các nghiên cứu đầu tiên về
chỉ thị phân tử và ứng dụng trong chọn giống thủy sản được tiến hành trên đối tượng cá tra. Chỉ thị Microsatellite đã được sử dụng để nghiên cứu gen liên kết tính trạng màu sắc thịt; nghiên cứu đa dạng di truyền các quần đàn cá tra bố mẹ sử dụng chỉ thị RAPD và AFLP; đánh giá đa dạng di truyền các quần đàn cá tra chọn giống; ứng dụng chỉ thị phân tử microsatellite trong nghiên cứu phả hệ cá tra chọn giống và gần đây nhất là nghiên cứu đánh giá đa dạng di truyền cá tra tự nhiên ứng dụng bộ chỉ thị Microsatellite.
Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ giải trình tự thế hệ mới trong nghiên cứu giải mã toàn bộ hệ gen phiên mã và phát triển chỉ thị SNP liên kết tính trạng sinh trưởng nhanh cá tra chọn giống cũng được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu của Kim Thị Phương Oanh và ctv., (2018). Nghiên cứu đánh giá biến dị di truyền bằng chỉ thị Microsatellite của 9 quần đàn cá rô phi vằn được tạo ra bởi việc lai tạo giữa 3 dòng cá là cá rô phi vằn dòng GIFT, cá rô phi vằn dòng Đài Loan và cá rô phi vằn chọn
CẢI THIỆN ĐƯỜNG
RUỘT,
TỐI ƯU HIỆU SUẤT THỨC ĂN
Nhiều thử nghiệm đã
chứng minh protein thủy
phân, giúp tăng cường
sức khỏe đường ruột
của các loài cá nước
mặn, từ đó cải thiện
đáng kể khả năng tiêu
hóa thức ăn.
Những lợi ích của việc sử dụng protein thủy phân (MHP) trong thức ăn thủy sản
đã được ghi nhận rộng rãi. Nhóm nghiên
cứu của Tiến sĩ Kyeong Jun Lee, Đại học Jeju ở Hàn
Quốc đã chứng minh kết hợp bột tôm thủy phân (SHP) và bột cá rô phi thủy phân (THP) vào thức ăn, giúp khôi phục hiệu suất của cá bơn ô liu, khi được cho ăn khẩu phần cắt giảm bột cá.
Tiềm năng thay thế bột cá
Đại học Jeju đã thực hiện 16 thử nghiệm trong giai đoạn 2014 - 2019, để đánh giá hiệu quả của các loại thức ăn bổ sung SHP và THP cho cá tráp đỏ. Ban đầu, bổ sung 5% MHP vào thức ăn, để tạo điều kiện thay thế khoảng 50% bột cá bằng protein thực vật. Phương pháp này đánh giá lợi ích của MHP trong khẩu phần thức ăn đã cắt giảm bột cá gồm: khẩu phần bột cá thấp + 5% MPH so với khẩu phần bột cá cao và khẩu phần bột cá thấp + 5% MPH so với khẩu phần bột cá thấp.
Sau 12 - 15 tuần thử nghiệm, tiến hành lấy mẫu cá để đánh giá thông số hiệu suất chăn nuôi, sinh lý và miễn dịch. Nhóm nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các thông số: Tốc độ tăng trưởng riêng (SGR); tỷ lệ biến đổi thức ăn (FCR); hiệu quả sử dụng thức ăn (FE), chiều dài (μm) của vi nhung mao (VL), tế bào hấp thụ đường ruột (EH tính bằng μm) và mật độ tế bào Goblet (GC). Song song với nghiên cứu
cho ăn, nhóm nghiên cứu đánh giá thêm Hệ số tiêu hóa biểu kiến với vật chất khô (ADCDM) và protein thô (ADCCP).
Cá tráp đỏ là loài ăn thịt nên khẩu phần ăn phải giàu protein và kích thích tính thèm ăn. Các chỉ số SGR và FCR cho thấy khả năng thay thế 50% bột cá bằng protein thực vật hoàn toàn khả thi, nếu thức ăn được bổ sung 5% MPH để bù đắp lượng protein thiếu hụt.
Ngoài ra, sử dụng THP trong khẩu phần ăn ít bột cá, đã cải thiện hiệu suất tăng trưởng và chuyển hóa thức ăn tương đương khẩu phần chứa nhiều bột cá. Tuy nhiên, sử dụng SPH mang lại lợi ích vượt trội hơn, với kết quả SGR tăng 5% và FCR giảm 10%.
MPH có tác dụng tăng cường hiệu quả sử dụng thức ăn, chủ yếu do hệ số ADC của vật chất khô và protein đã được cải thiện rõ rệt. Trong trường hợp thay thế bột cá, bổ sung 5% MHP vào khẩu phần ăn, giúp duy trì các giá trị ADC ở mức tương đương với khẩu phần chứa nhiều bột cá. Trong trường hợp sử dụng MHP như một phụ gia, kết quả thu được là ADC tăng đáng kể 6% khi MHP là bột tôm và 8% nếu MHP là bột cá rô phi. Cải thiện đường ruột và tiêu hóa chất dinh dưỡng Nghiên cứu mô học đường ruột cá cho thấy
Ảnh: Freeconsov.live
nhóm nghiên cứu, chiều dài vi nhung mao (VL) có mối tương quan chặt chẽ đến tế bào hấp thụ đường (EH). Theo đó, MHP thúc đẩy sự phát triển của EH và ảnh hưởng đến kích thước của vi nhung mao cùng mật độ tế bào gốc.
Sau khi trải qua quá trình thủy phân enzyme, MHP sẽ giải phóng một lượng lớn protein axit amin tự do. Những axit amin tự do này có tác dụng dinh dưỡng trực tiếp lên lớp tế bào hấp thụ đường ruột. Những peptide chống oxy hóa và kháng khuẩn, thường được tìm thấy trong MPH, cũng đóng vai trò duy trì tính toàn vẹn của tế bào ruột và có chức năng như hàng rào bảo vệ, để chống lại các tác nhân gây căng thẳng như yếu tố kháng dinh dưỡng trong protein thực vật, hoặc sự gián đoạn của hệ vi sinh vật đường ruột. Nhiều tài liệu tham khảo đã chứng minh rằng kích thước và hình dạng của vi nhung mao đường ruột ở động vật có xương sống, có tác dụng điều chỉnh khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và tiêu hóa thức ăn. Song song đó, các tế bào Goblet đóng vai trò quan trọng bằng cách tiết ra chất nhầy bảo vệ, giảm nguy
cơ viêm ruột hoặc nhiễm trùng, đồng thời tăng sinh khả dụng của chất dinh dưỡng. Khi sinh lý đường ruột của vật nuôi được cải thiện, sẽ kéo theo sự cải thiện
ADC đối với chất dinh dưỡng vi lượng và đa lượng.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng lưu ý cách thức hoạt động khác nhau, khi sử dụng các loại MHP khác nhau. Cụ thể, bột tôm SPH thể hiện giá trị cao
hơn về chiều dài nhung mao (VL), trong khi bột rô phi thể hiện giá trị cao hơn về mật độ tế bào Goblet.
Sự khác biệt này giải thích một phần lý do tại sao
SPH hiệu quả hơn TPH, trong những khẩu phần thay thế bột cá bằng protein thực vật.
Triển vọng
Các chất thủy phân protein được công nhận rộng rãi, đây là thành phần chức năng, vì khả năng kích thích tính thèm ăn của vật nuôi. Ngoài ra, phụ gia này còn có tiềm năng tăng cường sức khỏe đường ruột cá biển và quá trình tiêu hóa chất dinh dưỡng. Các trại nuôi cũng có thể giảm lượng bột cá trong thức ăn cho cá biển, bằng cách bổ sung protein thủy phân. Nhóm nghiên cứu khẳng định, nguồn gốc nguyên
liệu chế biến MPH, cũng ảnh hưởng đến công dụng của thành phẩm. Quá trình thủy phân protein từ tôm hoặc cá, có thể tạo ra những peptide và axit amin đa dạng với chức năng sinh học khác nhau. Tuy nhiên, một phương pháp tiếp cận MPH toàn diện có thể
giúp cải thiện khả năng tiêu hóa thức ăn và mang lại nhiều lợi ích cho ngành nuôi biển, như cải thiện chất lượng nước và giảm hiện tượng phú dưỡng.
Đồng thời, bên cạnh việc giảm tác động của hoạt động sản xuất thức ăn lên môi trường, ngành nuôi biển có thể dự đoán tỷ lệ sử dụng bột cá (FIFO) khi tăng MPH nhằm cắt giảm bột cá. Đại học Jeju sẽ tiến hành nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng của MPH đến quá trình tiêu hóa chất béo thô ở cá biển, hứa hẹn giải pháp tiềm năng, để giảm sự phụ thuộc vào bột cá và dầu cá, trong các công thức thức ăn cho cá biển hiện nay.
Phương pháp tiếp cận
MPH toàn diện có thể
giúp cải thiện khả năng
tiêu hóa thức ăn và mang lại nhiều lợi ích cho
ngành nuôi biển trong tương lai.
Dũng Nguyên (Theo Aquafeed)
Ảnh: Entomo Farm
Ông Lê Văn Sấm (sinh năm 1958) ở xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú là
người đầu tiên mở màn cho phong trào nuôi tôm biển, nuôi tôm công
nghệ cao của tỉnh Bến Tre. Với lợi nhuận 30 - 50 tỷ đồng mỗi năm gần đây,
kết quả hết sức ấn tượng, năm 2023 ông Sấm được Trung ương Hội Nông
dân Việt Nam vinh danh là 1 trong số 100 nông dân Việt Nam xuất sắc.
Trưởng thành sau những thất bại
Trước đây, ông Sấm từng nhiều lần thất bại khi nuôi tôm. Tuy nhiên, với tinh thần ham học hỏi, kiên trì, nỗ lực, quyết tâm cao, ông đã ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong NTTS, ông Sấm đã thành công với mô hình nuôi tôm công nghệ cao nhiều giai đoạn, thu về hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
Đầu những năm 2000, khi nuôi tôm biển ở huyện Thạnh Phú, Bến Tre bắt đầu xuất
hiện, ông Sấm đã chạy vạy khắp nơi để vay tiền nuôi tôm biển. Hai vụ đầu tôm được mùa, lợi nhuận cao, ông Sấm quyết định đầu tư mở rộng diện tích nuôi. Tuy nhiên, bệnh tật triền miên trên tôm nuôi, khiến cho ông Sấm lâm vào cảnh khốn khó, nợ nần.
Sau đó, ông Sấm tiếp tục học hỏi, trau dồi thêm từ thành công của các mô hình nuôi tôm. Năm 2013, sau chuyến tham quan mô hình nuôi tôm công nghệ đáy bạt mật độ cao ở Cà Mau (của Công ty Cổ phẩn Chăn nuôi C.P Việt Nam), đã giúp ông Sấm thay đổi hoàn toàn cuộc đời. Ưu điểm của mô hình này là có thể kiểm soát môi trường nuôi, dịch bệnh, năng suất
Trong số 100 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023, ông Lê Văn Sấm là nông dân có lợi nhuận lớn nhất. Với 45 ha nuôi tôm biển công nghệ cao (TTCT), riêng trong năm 2022, ông Sấm thu về 70 tỷ đồng, trừ chi phí ông lời 50 tỷ đồng.
tôm thu hoạch cao gấp nhiều lần so với nuôi truyền thống. Khả năng thành công trên 90%, hơn nữa một năm người nông dân có thể nuôi từ 2 đến 3 vụ. Sau khi tham quan mô hình, ông Sấm mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật - công nghệ vào sản xuất.
Mạnh dạn chuyển đổi, làm chủ công nghệ Ông Sấm kể: Khi bước vào thử nghiệm nuôi tôm 2 ao đầu tiên, chỉ dám nuôi trên diện tích 1.000 m2 /ao. Bước đầu thành công với năng suất 8 - 9 tấn/ao, thu lãi khoảng 800 triệu đồng mỗi ao. Năm thứ hai, phát triển mở rộng sang 25 ao nuôi, năng suất cao nhất đạt 9,2 tấn/ao, thu lãi gần 1 tỷ đồng trên mỗi ao. Dựa vào tính chất, quy mô của từng khu, mở rộng thêm diện tích nuôi tôm công nghệ cao nhiều giai đoạn. Cũng theo ông Ba Sấm, nuôi tôm theo hướng công nghệ cao, đòi hỏi nông dân phải thay đổi cách làm so với phương pháp truyền thống. Người nuôi cần đầu tư trang thiết bị tiên tiến cho ao nuôi, các ao phải được trải bạt hoàn toàn. Hệ thống
xử lý chất thải trong ao, hệ thống tạo oxy cho ao cũng phải được đầu tư. Người nuôi cần chia tôm theo từng giai đoạn, để dễ dàng kiểm soát dịch bệnh, kiểm soát nguồn thức ăn và môi trường nước, từ đó giúp tôm mau lớn, tránh được rủi do dịch bệnh. Để giúp tôm đạt năng suất, đa số người nuôi tôm hiện nay ứng dụng công nghệ cao, chia thành 3 giai đoạn nuôi trở lên như: Giai đoạn ương giống; Giai đoạn tôm nhỏ; Giai đoạn tôm lớn… Khi kích thước của tôm đạt từ 20 - 25 con/kg thì có thể xuất bán, đồng thời sẽ cho giá thành cao hơn các cỡ nhỏ. Sau 10 năm miệt mài, ông Sấm đã đạt được thành quả. Ông là một trong số ít nông dân có diện tích nuôi tôm biển công nghệ cao lớn nhất huyện Thạnh Phú (trên 40 ha). Ông Sấm chia làm 7 khu nuôi ứng dụng công nghệ cao gồm: Nhà lưới, máy tạo oxy, phủ bạt đáy ao, cho ăn tự động…, mỗi năm lợi nhuận thu về 30 - 50 tỷ đồng. Hiện tại, trang trại của ông Sấm, đã tạo việc làm ổn định cho 50 lao động tại chỗ và khoảng 60 lao động công nhật. Được biết, trang trại của ông Sấm đang liên kết với doanh nghiệp chế biến tôm, xây dựng vùng nuôi đạt tiêu chuẩn ASC (tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt nhất, áp dụng cho NTTS, dựa trên 4 nền tảng chính là môi trường, xã hội, an sinh động vật và an toàn thực phẩm.
Hiện nay, tôm nuôi của gia đình ông Ba Sấm, đã được doanh nghiệp thu mua với giá cao hơn thị trường 5.000 đồng/kg. Ước tính, từ tháng 1 đến tháng 10/2023, trang trại của ông Sấm thu hoạch hơn 600 tấn tôm, đem lại lợi nhuận hơn 30 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Bàn, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bến Tre chia sẻ: Ông Lê Văn Sấm là một trong những gương điển hình nuôi tôm theo hướng công nghệ cao, gặt hái thành công đầu tiên xuất sắc của tỉnh Bến Tre, qua đó lan tỏa đến các hộ nông dân khác. Từ đó, khẳng định hiệu quả của mô hình nuôi tôm công nghệ cao nhiều giai đoạn trong ngành tôm biển. Ông Sấm góp phần tạo ra vùng nuôi tôm chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Minh Khuê
Người tiên phong công nghệ biofloc
Eslam Elsamadony là một trong
những người tiên phong ứng
dụng công nghệ biofloc trong
NTTS ở Ai Cập. Từ một người
có ý định bỏ nghề, nay anh có
thể cung ứng cho thị trường 50
tấn cá rô phi mỗi năm.
Khi mới bắt tay vào lắp đặt hệ thống
biofloc tại Faiyum, khó khăn lớn
nhất Eslam phải đối mặt là không
ai ở trang trại biết vận hành hệ thống này, do đó đích thân anh phải chuyển giao và hướng
dẫn các bạn trẻ. Do thiếu kinh nghiệm nên trong quá trình vận hành xảy ra ít nhiều sai sót. “Ban đầu tôi cũng hơi sốc vì hệ thống tiêu tốn quá nhiều điện, xét về bài toán kinh tế tôi thấy cũng không khả thi cho lắm. Nhưng bù lại, sau 7 - 8 mùa thu hoạch mà lượng nước chúng tôi chỉ tiêu tốn 30 - 40% so với trước đây, tôi mới thấy nhẹ nhõm với quyết định của mình”, anh Eslam cho biết.
Hiện anh đang thiết kế lại Faiyum, xây thêm bốn nhà kính và các ao chứa nước thải được tái sử dụng cho việc tưới tiêu các ao nuôi trong khu vực, đồng thời lắp đặt một số khu ương trứng. Tổng diện tích dự án vào khoảng 2 mẫu. Hiện nay trại nuôi Faiyum có thể sản xuất 50 tấn cá rô phi mỗi năm, được thực hiện trong 2 - 3 vụ thu hoạch khi cá đạt trọng lượng 450 gram/con. Hệ thống biofloc của Faiyum hoạt động theo nguyên tắc chuyển đổi các chất hữu cơ như amonia thành đạm vi sinh vật mà cá có thể ăn và hấp thụ; từ đó giúp giảm thiểu được lượng thức ăn cần bổ sung. Eslam cho biết khi lắp đặt hệ thống biofloc vào trại nuôi Faiyum, anh yêu cầu cao đối với hệ thống sục khí, bởi vì hoạt động vi sinh
vật đòi hỏi một lượng lớn oxy. Ngoài ra, mực nước không được vượt quá 1,25 m, nếu không có thể dẫn tới thiếu khí sục tại đáy ao và gây ra tình trạng lắng cặn. Khởi động một ngày như bao ngày bình thường khác, anh Eslam thường tới các ao nuôi để quan sát điều kiện và “sự thèm ăn” của cá, đánh giá mức độ tập trung của các hạt floc trong nước. Nếu cao hơn mức tối ưu, có nghĩa phải giảm lượng thức ăn hoặc thêm 10% nước. Đồng thời anh không quên lấy mẫu nước để phân tích.
Khi được hỏi về những thuận lợi và bất lợi của hệ thống biofloc, anh Eslam cho biết: “Điều tuyệt vời nhất của hệ thống này là tiết kiệm nước. So với sản lượng thu hoạch thì lượng nước tiêu thụ là quá ít. Ngoài ra, đây là hệ thống khép kín, chứa trong đó là các vi khuẩn có lợi, do đó giúp cải thiện hệ thống an ninh sinh học và ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh. Không chỉ có vậy, hệ thống này giúp giảm lượng thức ăn lên tới 25%, nhờ đó làm tăng lợi nhuận và cải thiện chất lượng nước. Còn bất lợi duy nhất là hệ thống này tiêu tốn khá nhiều năng lượng để đảm bảo máy sục khí hoạt động liên tục”. Với tấm bằng thạc sĩ trong lĩnh vực nuôi cá, anh Eslam Elsamadony hiện là giám đốc kỹ thuật của Trại nuôi Faiyum Biofloc, trưởng phòng hỗ trợ kỹ thuật của Aller Aqua Ai Cập,
Từ một trại nuôi được đánh giá là “có lỗi” trong khâu sản xuất và vấn
nguồn nước, Faiyum hiện là trại nuôi sử dụng công nghệ biofloc với sản lượng cá cao nhất Ai Cập. Anh Eslam Elsamadony cũng vừa hỗ trợ các trại nuôi ở UAE, Jordan và Ả Rập Saudi lắp đặt hệ thống biofloc.
và là chuyên gia nuôi cá tại Tổ chức Phát triển Nông nghiệp Ả Rập (AOAD). Ngoài ra, anh giữ vai trò là giám đốc điều hành và tư vấn cho một tổ chức các trại NTTS chuyên sâu như nuôi với hệ thống lọc tuần hoàn RAS hay ao vèo ở Ai Cập và các quốc gia Ả Rập. Cẩm Phượng (Theo Thefishsite)
Anh Eslam đi thăm ao nuôi tại Faiyum
Quảng Trị
Hiệu quả nuôi tôm càng xanh nước ngọt
Thời gian gần đây, nhiều hộ dân
ở xã Triệu Trung, huyện Triệu
Phong quyết định chuyển đổi sản xuất, đầu tư nuôi tôm càng xanh
thương phẩm trong ao đất cho kết quả khả quan. Điển hình là hộ
anh Phan Văn Phụng ở thôn Đạo Trung. Nhờ nuôi tôm đúng quy trình kỹ thuật, nên mô hình của anh phát triển tốt, mang lại nguồn thu nhập cao.
năm đầu tiên mang lại, anh Phụng tiếp tục thả nuôi tôm càng xanh nước ngọt.
Kỹ thuật không khó
Lợi nhuận cao
Trước đây, gia đình anh Phụng sử dụng gần 2.000 m2 ao để nuôi các loại cá truyền thống như trắm, chép, rô phi, tràu, trê... nhưng hiệu quả kinh tế mang lại không cao, nhiều rủi ro. Sau một thời gian tìm hiểu các con nuôi mới, anh quyết định lựa chọn con tôm càng xanh đưa vào nuôi.
Năm 2022, gia đình anh Phụng được Phòng NN&PTNT huyện lựa chọn hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh. Ngay từ khi triển khai, gia đình anh xử lý, vệ sinh ao, đồng thời gia cố hệ thống tường rào, lưới chắn ao nuôi, khoan giếng nước, lắp đặt máy bơm và trang thiết bị phục vụ cho nuôi tôm, đúng với hướng dẫn về kỹ thuật nuôi tôm càng xanh. Nguồn giống tôm càng xanh được anh mua từ tỉnh
Bến Tre, có chất lượng tốt.
Tôm càng xanh có giá trị dinh dưỡng cao, giàu protein, can xi, các loại vitamin và khoáng chất. Thịt tôm được sử dụng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn, lại có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho mọi lứa tuổi. Đầu ra của sản phẩm luôn ổn định do nhu cầu thị trường cao. Khi thu hoạch, thương lái đến tận ao của gia đình để thu mua tôm. Từ hiệu quả của
Anh Phụng chia sẻ, để nuôi tôm càng xanh hiệu quả, tôm giống phải chọn tôm khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không bị bệnh tật, màu hồng nhạt, đồng kích thước để nuôi tôm mới sinh trưởng tốt, ít gây hại đồng loại. Việc chăm sóc tôm càng xanh khá đơn giản, chỉ cần theo dõi số lượng và kịp thời phát hiện dịch bệnh để phòng trừ hiệu quả. Tôm có khả năng tăng trưởng nhanh, vốn đầu tư không lớn, nguồn nước trong ao nuôi không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Thời gian chăm sóc ngắn, có thể tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có tại
địa phương như cá nhỏ, ốc, cám gạo, ngô phối trộn cho tôm ăn... Mật độ nuôi tôm từ 10 - 12 con/m2. Từ 6 - 7 tháng tuổi, tôm có thể tăng trưởng dao động từ 150 - 160 lần so với trọng lượng tôm giống ban đầu.
Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, nên con tôm càng xanh của gia đình anh Phụng phát triển tốt. Trong thời gian từ 6 - 7 tháng nuôi, anh tiến hành thu hoạch. Bình quân 1kg từ 10 - 12 con, giá bán 350.000 đồng/kg, lợi nhuận đạt khoảng 140 triệu đồng/vụ. Anh Phụng cho biết thêm: “Năm nay là năm thứ hai, chúng tôi triển khai xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh. Quá trình nuôi, tôi thấy tôm càng xanh thích nghi với môi trường nước ngọt, khí
Phòng NN&PTNT huyện Triệu Phong cho biết, hiện huyện có diện tích thủy sản nước ngọt 305 ha, đây là điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng diện tích nuôi tôm càng xanh. Trong 2 năm 20222023, Phòng NN&PTNT tham mưu UBND huyện hỗ trợ con giống và kỹ thuật, để triển khai xây dựng 2 mô hình nuôi tôm càng xanh, trong đó có hộ gia đình anh Phan Văn Phụng.
hậu ở địa phương. Thời gian tới, gia đình tôi tiếp tục duy trì, phát triển mô hình này”. Việc xây dựng thành công mô hình nuôi tôm càng xanh nước ngọt của gia đình anh Phụng, đã mở ra một hướng đi mới trong việc nuôi thủy sản nước ngọt trên địa bàn huyện Triệu Phong và tìm kiếm được đối tượng con nuôi mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện môi trường, khí hậu tại địa phương. Qua đó, giúp cho người dân khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh để triển khai xây dựng mô hình đem lại nguồn thu nhập khá, giải quyết việc làm ở nông thôn. Theo Phòng NN&PTNT huyện Triệu Phong, tôm càng xanh là loại con nuôi mới ở địa phương, sau một thời gian thử nghiệm, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các gia đình. Thời gian tới, Phòng tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn người dân trên địa bàn huyện nhân rộng mô hình này.
Ảnh: Bảo Lâm
Ảnh: Shutterstock
Hiệu quả chuyển giao tiến bộ
Đẩy mạnh nuôi các đối tượng thủy sản
chủ lực
Một số công nghệ - kỹ thuật tiên tiến đã
được chuyển giao có thể kể: Kỹ thuật nuôi tôm 2 - 3 giai đoạn công nghệ cao 4.0; Nuôi tôm bằng công nghệ sinh học; NTTS theo tiêu chuẩn VietGAP; Nuôi tôm sú - lúa; tômrừng, kết hợp 2 - 3 giai đoạn theo hướng hữu cơ; Công nghệ ương nuôi giống cá tra 2 giai đoạn. Các Dự án NTTS có quy mô trên 7.000 ha, tập trung tại vùng ĐBSCL.
Đây là những mô hình nuôi tôm, nuôi cá tra “thông minh”, giảm chi phí, thân thiện với môi trường, phát triển bền vững, thích ứng với sự biến đổi khí hậu.
Phát triển nuôi biển bền vững, thích ứng với sự biến đổi khí hậu
Ngư dân nuôi biển được chuyển giao công nghệ nuôi biển bằng lồng HDPE, với các loài có giá trị kinh tế cao. Lồng nuôi có thể chịu bão đến cấp 12, giúp giảm rủi ro, tăng hiệu quả.
Dự án triển khai trên 5.000 m3, được thực hiện tại các tỉnh: Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Kiên Giang. Kết quả, mô hình đã làm thay đổi phương thức nuôi theo tập quán
cũ của người dân, chuyển sang nuôi với thức
ăn công nghiệp và sử dụng vật liệu lồng HDPE
có khả năng chống chịu với mưa bão, giúp phát triển bền vững nghề nuôi biển, nâng cao tỷ lệ sống của thủy sản nuôi, tăng hiệu quả kinh tế.
Nuôi thủy sản lồng bè trên sông và hồ chứa, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm
Các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây nguyên, đã và đang thực hiện có hiệu quả
Dự án nuôi cá lồng bè trên sông và hồ chứa. Kết quả, năng suất các mô hình đạt trên 15kg/ m3; Áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng theo VietGAP…
Dự án này được triển khai với khoảng 5.000
m3 lồng bè trên các sông và hồ chứa, năng
suất đạt hơn 10kg/m3. Dự án đã tăng hiệu quả kinh tế lên 30% so với cách nuôi truyền thống.
Ứng dụng kỹ thuật - công nghệ mới, nâng
hiệu quả khai thác xa bờ - Phát triển cơ giới hóa nghề lưới rê tầng
đáy vùng khơi
Mô hình sử dụng 1
máy tời tang ma sát theo truyền thống, đã cho kết quả tốt. Mô hình giúp giảm số lượng lao động từ 2 - 3 người; gia tăng tuổi thọ giềng tời lên 1,5 lần; tốc độ thu lưới gấp ½ lần so với tời truyền thống, hiệu quả kinh tế tăng trên 30%.
- Ứng dụng chuyển giao hầm bảo quản trên tàu cá Hầm bảo quản sản phẩm trên tàu cá, sử dụng vật liệu PU (polyurethane), có hệ số dẫn nhiệt thấp, tỷ lệ giãn nở, độ bền cao, kết hợp vật liệu composite.
Công nghệ hầm bảo quản mới nói trên đảm bảo độ kín nước, tránh thẩm thấu nước đá, giảm tổn thất truyền nhiệt. Nhờ đó tiết kiệm được gần 30% lượng đá hao hụt, giữ được chất lượng nguyên liệu thủy sản sau khai thác. Công nghệ hầm bảo quản mới, đã kéo dài thời gian đánh bắt của ngư dân trên biển, nhưng vẫn đảm bảo muối cá tươi đạt chất lượng, hiệu quả kinh tế tăng 25%.
- Dự án ứng dụng đèn LED trên tàu lưới vây
Lợi nhuận trung bình tăng 25 - 40% mỗi chuyến biển. Đó là nhờ các ngư dân khai thác tàu lưới vây, sử dụng công nghệ đèn LED có góc phát sáng, quang phổ phù hợp, để thay thế loại đèn truyền thống halogen. Kết quả, tiết kiệm 30 - 60% nhiên liệu chạy máy phát điện, giảm 18 - 22% chi phí chuyến biển, góp phần bảo vệ môi trường.
- Dự án ứng dụng hệ thống nhật ký điện tử trong khai thác thủy sản
Hệ thống nhật ký điện tử trong khai thác thủy sản, nghĩa là ứng dụng công nghệ số. Nó cho phép số hoá toạ độ, thông tin sản lượng đánh bắt, thành phần loài đánh bắt, thống kê cụ thể từng mẻ lưới và truyền dữ liệu đánh bắt qua sóng điện tử. Mô hình đã hỗ trợ chủ tàu nhập, lưu trữ, báo cáo hệ thống dữ liệu khai thác nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian, công sức, đặc biệt hiệu quả trong điều kiện thời tiết xấu. Hệ thống nhật ký điện tử trong khai thác thủy sản, phục vụ tốt cho công tác quản lý Nhà nước, truy xuất nguồn gốc hải sản, chống khai thác bất hợp pháp IUU. Xuân Trường (Trung tâm Khuyến nông quốc gia)
trong nuôi tôm
Nước ao nuôi tôm bị đục làm giảm lượng ôxy hòa tan và tác
động đến sự sinh trưởng của tảo rêu trong ao. Điều này khiến
gián đoạn quá trình hô hấp và sinh trưởng của tôm. Do đó, việc
xử lý nước ao bị đục một cách nhanh chóng, đạt chuẩn và an
toàn, luôn được người nuôi chú ý. Ảnh: Tiến Thành
Giải pháp xử lý
Tùy từng nguyên nhân, mà người nuôi áp dụng cách xử lý nước ao nuôi tôm bị đục khác nhau. Nếu ao nuôi bị đục do bùn, đất, thì tiến hành thay nước, sau đó sử dụng vi sinh để phân hủy các chất lắng tụ dưới đáy ao. Nếu ao bị đục do vật chất hữu cơ, thì tiến hành thay nước kết hợp với xử lý bằng vi sinh. Trường hợp ao bị đục do tảo, tiến hành cắt tảo bằng vôi vào ban đêm, sau đó sử dụng vi sinh để diệt tảo tàn. Ao lắng bị đục, có thể sử dụng PAC để lắng tụ, đối với ao nuôi có thể dùng Zeolite để trợ lắng. * Khi nước ao nuôi tôm bị đục cao: Cần tiến hành kiểm tra độ đục của nước bằng máy đo độ đục cầm tay để hạn chế rủi ro, khắc phục kịp thời. Khi kiểm tra xong, nếu có sự chênh lệch quá lớn, cần nhanh chóng tìm ra nguyên
nhân và có các giải pháp xử lý nước ao nuôi tôm bị đục như dưới đây:
+ Xử lý nước ao nuôi tôm bị đục bằng cách thay nước.
+ Dùng hóa chất để xử lý nước ao nuôi bị đục. Sử dụng thực vật phù du như hạt nhân cho sự kết đông, bón phân giúp kích thích sự phát triển của các thực vật nổi.
Gom tụ chất thải và tránh khuấy động trong ao, loại bỏ chất thải ra khỏi ao nuôi. Song song với đó, phải kết hợp quản lý thức ăn và gây màu nước.
* Khi nước ao nuôi tôm bị đục thấp (nước trong): Độ trong thích hợp cho các ao nuôi tôm 30 - 45 cm. Độ trong của ao được xác định qua một dụng cụ là đĩa Secchi có đường kính 20 cm. Độ đục được đo bằng độ hấp thụ ánh sáng, hay hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng. Hoặc theo kinh nghiệm, có thể đo độ trong bằng cách cho cánh tay xuống ao, sao cho nước ngập đến khuỷu tay rồi quan sát, nếu không nhìn thấy bàn tay là nước đạt độ trong tương đối thích hợp.
Trường hợp độ đục quá thấp cũng sẽ ảnh hưởng đến tôm. Độ đục trong ao nuôi tôm thấp (nghĩa là nước quá trong), lúc này nước kém dinh dưỡng, sinh vật phù du kém phát triển. Từ đó làm giảm các thành phần thức ăn của tôm. Nước quá trong còn làm tôm nhạy cảm, sợ và bỏ ăn. Khi độ đục thấp (nước trong), cần kiểm tra lại pH trong nước bằng test kit SERA hoặc máy đo cầm tay. Nếu pH thấp, có thể bón vôi song song kết hợp với bón phân. Sử dụng hóa
chất gây màu nước, với mục đích cung cấp dinh dưỡng và kích thích sự phát triển của tảo, để tăng độ đục cho ao nuôi tôm. Lưu ý khi xử lý: Khi xử lý nước đục trong ao tôm, cần lưu ý một số vấn đề sau: Nên xử lý nước đục vào ban đêm, khi tôm ít hoạt động, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Khi sử dụng hóa chất, hoặc thực vật phù du và khi bón phân để xử lý nước, cần đúng liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau khi xử lý, phải theo dõi thường xuyên, kịp thời điều chỉnh nếu cần thiết.
Biện pháp phòng ngừa
Tóm lại, để hạn chế tình trạng nước ao nuôi tôm bị đục, người nuôi cần lưu ý tiến hành cải tạo ao nuôi kỹ lưỡng, sên vét bùn đất dưới đáy ao, rồi mới cấp nước vào ao nuôi. Nên phủ bạt quanh bờ ao, nhằm giảm thiểu tình trạng ao nuôi bị đục vào mùa mưa. Nếu không, cần bón vôi CaO hoặc CaCO3 trên bờ ao trước khi trời mưa. Ta có thể cấp nước vào ao thông qua lưới lọc, nhằm ngăn các hạt lơ lửng vào ao. Cho tôm ăn bằng nhá, giúp ta dễ dàng theo dõi và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để ổn định màu nước, giảm hàm lượng khí độc và phân hủy thức ăn dư thừa, xác tảo… lắng tụ dưới đáy ao.
Chủ
động phòng, chống dịch bệnh
thủy sản
Phòng, chống dịch bệnh trong
nuôi trồng thủy sản có ý nghĩa quan trọng, giảm thiểu được thiệt hại cho người nuôi, bảo đảm nguồn nguyên liệu chất lượng cao phục vụ chế biến, xuất khẩu.
thủy sản sử dụng làm giống xuất phát từ các
cơ sở thu gom, kinh doanh, cơ sở NTTS chưa
được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh, hoặc chưa được giám sát dịch bệnh theo quy định. Phải xử lý nghiêm theo quy định, các trường hợp vi phạm trong vận chuyển, buôn bán động vật thủy sản.
Các địa phương
Cần đẩy mạnh thông tin truyền thông và mở các lớp tập huấn cho người NTTS, người buôn bán, vận chuyển, sơ chế, chế biến thủy sản; nhân viên thú y cấp xã, cán bộ làm công tác chăn nuôi, thú y thủy sản cấp huyện, tỉnh, về các quy định của pháp luật về phòng chống dịch bệnh thủy sản, hướng dẫn kỹ thuật NTTS. Thời điểm tuyên truyền phải
được thực hiện trước mùa vụ nuôi, trước thời điểm có nguy cơ phát sinh dịch bệnh và khi có dịch bệnh xuất hiện.
Thường xuyên thực hiện quan trắc, cảnh báo môi trường có tính chất hệ thống, nhằm phát hiện những nguy cơ tác động xấu đến môi trường nuôi. Đồng thời, cảnh báo và hướng dẫn người nuôi thực hiện các biện pháp xử lý và khắc phục cần thiết. Chú ý giám sát lâm sàng bằng cách theo dõi, để kịp thời phát hiện thủy sản bị bệnh, bị chết và xử lý kịp thời theo quy định. Khi có dịch bệnh xảy ra, hoặc khi môi trường biến động bất thường, cần lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu môi trường, nhằm xét nghiệm phát hiện mầm bệnh. Thực hiện nghiêm quy trình kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản có trong danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch, trước khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh xuất phát từ vùng có dịch. Thực hiện kiểm dịch động vật
Ngoài ra, chú trọng khuyến khích xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản và hướng dẫn và cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh thủy sản theo quy định.
Tăng cường năng lực chẩn đoán, xét nghiệm bệnh thủy sản. Rà soát, bổ sung, cập nhật các quy trình xét nghiệm bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên động vật thủy sản. Đào tạo, tập huấn chuyên môn về dịch tễ, kỹ thuật xét nghiệm, bảo đảm đáp ứng tiêu chuẩn của Việt Nam và yêu cầu thực tế phát sinh. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ một số bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên động vật thủy sản và đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
Những người nuôi
Việc đầu tiên là cải tạo ao hồ nuôi đúng yêu cầu kỹ thuật. Thả nuôi đúng theo khung
lịch mùa vụ của Sở NN&PTNT tại địa phương. Chọn giống thủy sản có nguồn gốc rõ ràng (ở các trại giống uy tín, được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền). Có ao lắng để xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi; diệt khuẩn nguồn nước trước khi đưa vào nuôi. Đảm bảo mật độ nuôi phù hợp theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành NTTS. Sử dụng
thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc, hóa chất thuộc Danh mục được phép sử dụng hoặc lưu hành tại Việt Nam. Đối với thức ăn tự chế, thức ăn tươi sống, phải đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Tăng cường sức đề kháng cho thủy sản nuôi. Quản lý tốt môi trường và áp dụng các biện pháp kỹ thuật về phòng bệnh, theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành thú y thủy sản và NTTS trong quá trình sản xuất. Thường xuyên kiểm tra thủy sản nuôi về màu sắc, sinh vật bám, các dấu hiệu bệnh lý, bất thường. Đối với vùng đang có bệnh: Chủ cơ sở nuôi khi phát hiện thủy sản nghi nhiễm bệnh hoặc chết bất thường, phải kịp thời báo cho nhân viên thú y, UBND xã, phường, thị trấn, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, thị xã, thành phố, để các cơ quan này cử cán bộ kỹ thuật đến hiện trường kiểm tra, hướng dẫn các biện pháp phòng, trị bệnh. Không được giấu dịch. Tuyệt đối không được tháo nước ra ngoài môi trường, khi chưa được xử lý đúng kỹ thuật. Thông báo cho các hộ nuôi xung quanh biết, để có biện pháp phòng ngừa dịch bệnh. Không đi qua các vùng nuôi thủy sản khác. Chưa thả nuôi lại hay nuôi mới, khi các ao nuôi xung quanh vẫn đang có dịch xảy ra. Thực hiện khử trùng nước trong bể, ao, vùng nuôi; khử trùng công cụ, dụng cụ, lồng nuôi, lưới; xử lý nền đáy, diệt giáp xác và các vật chủ trung gian truyền bệnh bằng hóa chất, sau khi thu hoạch hoặc tiêu hủy thủy sản, đảm bảo không còn mầm bệnh, dư lượng hóa chất và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Kẽm là nguồn năng
lượng chính của niêm
mạc ruột và là tiền chất của protein, với một số phân tử tính hiệu của hệ miễn dịch, do đó nó cũng duy trì cấu trúc và chức năng của cơ thể tôm. Kẽm là chất tham gia vào quá trình tổng hợp protein và chuyển hóa glucose, tạo ra những chất trung gian trao đổi chất, từ đó ảnh hưởng đến các đặc điểm huyết học của tôm.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khi cho ăn với kẽm hữu cơ, cho thấy hiệu quả bảo quản tôm tốt hơn nhiều, do kẽm làm giảm
sự thất thoát nước trong cơ thịt tôm ra bên ngoài, giữ lại hương vị. Hơn nữa kẽm hữu cơ còn giúp
tăng tình trạng chống oxy hóa, tăng nồng độ canxi và ổn định
pH của tôm sau khi đã chết.
Với vai trò quan trọng trong
việc ngăn chặn quá trình oxy hóa
tế bào, kẽm còn là chất thiết yếu
đối với hệ miễn dịch của tôm.
Kẽm chịu trách nhiệm kiểm soát quá trình nhận biết vật lạ xâm nhập vào cơ thể tôm, từ đó thúc
đẩy các cơ chế phòng vệ của tôm diễn ra nhanh hơn. Các chất:
Enzyme phenoloxidase chống lại mầm bệnh, lysozyme kích thích
quá trình thực bào, cũng được kích hoạt nhanh chóng nhờ kẽm.
Kẽm lại còn tương tác với quá trình phiên mã nội bào và biểu hiện gen trong quá trình phiên mã. Sự cân bằng nội môi với kẽm hữu cơ cũng tốt hơn rất nhiều, so với khi sử dụng kẽm vô cơ như trước.
Như trên đã nói, kẽm có chức năng đặc biệt trong các chất chống oxy hóa và phản ứng miễn dịch, cũng như xúc tác hoạt động hình thành một số enzyme.
Hàm lượng kẽm hữu cơ trong khẩu phần thấp (60 ppm, 90 ppm), sẽ đạt hiệu quả chống oxy hóa của huyết tương và gan tụy
tốt hơn, so với liều kẽm vô cơ cao hơn 120 ppm). Hiệu quả chống oxy hóa thể hiện qua việc tăng cường hoạt động enzyme chủ chốt như superoxide dismutase, Cu/Zn SOD, catalase…
Kẽm hữu cơ ở mức thấp, cũng tác động tích cực lên hệ miễn dịch, thông qua tăng cường axit phosphatase, prophenoloxidase, lysozyme và các biểu hiện gen liên quan đến miễn dịch của gan tụy tôm. Ngoài cải thiện khả năng miễn dịch, kẽm hữu cơ còn tạo ra những thay đổi thuận lợi, trong cộng đồng hệ vi sinh đường ruột của tôm.
Ảnh: Shutter stock
quả cho kẽm vô cơ, giảm lượng
kẽm ô nhiễm môi trường, do khả năng hấp thụ của tôm chỉ đạt
một lượng nhỏ.
Kẽm hữu cơ giúp tăng tình trạng chống ôxy hóa, duy trì nồng độ canxi và ổn định pH sau khi tôm chết. Kẽm kích thích enzyme như phenoloxidase và lysozyme, tăng khả năng chống lại các mầm bệnh.
Kẽm hữu cơ giúp duy trì cân bằng nội môi tốt hơn trong cơ thể tôm. Khi cho ăn với kẽm hữu cơ, hàm lượng lipid trong cơ thịt tôm tăng lên, cải thiện chất
lượng thịt.
Kẽm là một nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong quá
trình phát triển, sinh sản, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và
hiệu quả sử dụng thức ăn đối với tôm. Các nghiên cứu gần
đây cũng đã chứng minh, ngoài cải thiện khả năng miễn
dịch, kẽm hữu cơ còn tạo ra những thay đổi thuận lợi, trong
cộng đồng hệ vi sinh đường ruột của tôm.
Các tác động của kẽm hữu cơ đến tôm nuôi bao gồm:
Kẽm hữu cơ giúp cải thiện chất lượng thịt tôm khi bảo quản lạnh, giữ cho thịt không quá khô và duy trì hương vị ngon.
Đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển, sinh sản và tổng hợp protein, giúp cải thiện tốc độ tăng trưởng của tôm.
Kẽm tham gia vào quá trình
tạo năng lượng và chuyển hóa glucose, ảnh hưởng đến các đặc
điểm huyết học của tôm.
Kẽm hữu cơ dạng acid amin
hấp thụ và hòa tan dễ dàng trong
đường tiêu hóa của tôm, tăng
cường hiệu quả sử dụng kẽm.
Khả năng vượt qua màng nhầy
ruột, giúp kẽm hữu cơ trở thành
nguồn năng lượng chính cho niêm mạc ruột của tôm.
Kẽm hữu cơ là sự thay thế hiệu
Kẽm hữu cơ được thêm vào
thức ăn TTCT, để đảm bảo sự
hấp thụ tốt và các lợi ích sinh lý.
Các nghiên cứu tiếp theo, có thể
tập trung vào các cơ chế chi tiết
về tác động của kẽm hữu cơ đối với tôm.
Như vậy có thể nói, kẽm hữu cơ không chỉ là một nguồn dinh
dưỡng quan trọng, mà còn mang lại nhiều lợi ích cho TTCT, từ
việc cải thiện chất lượng thịt, đến sự hỗ trợ cho hệ miễn dịch và quá trình phát triển. Việc sử dụng kẽm hữu cơ dạng acid
amin trong thức ăn, được coi là
một giải pháp hiệu quả, giảm ô
nhiễm môi trường, đồng thời tối ưu hóa sự hấp thụ của tôm.
GÓC
NHÌN KHÁC
“Thuyết minh trực quan nhất về đại dương”
Tác giả: Fabien Cousteau | Thể loại: Khoa học khám phá | Tiếng Anh | 512 trang | Năm xuất bản: 2022 | Nhà xuất bản: DK
Cu ộ c s ố ng c ũ ng như bi ể n c ả , luôn c ó c á ch đưa con ngư ờ i l ạ i gần v ớ i nhau... “Ocean - The Definitive Visual Guide” (tạm dịch: Thuyết minh trực quan nhất về đại dương) l à m ộ t chuy ế n du ngo ạ n vư ợ t ngo à i tr í tư ở ng tư ợ ng xuyên l ò ng bi ể n và đ ạ i dương trên kh ắ p đ ị a c ầ u. Phiên bản c ập nhậ t
“Phương pháp nuôi cá La Hán”
Cá La Hán có nguồn gốc từ Nam
Mỹ là giống cá kiểng hoàn toàn mới
lạ do công phu của một số nghệ nhân
cá kiểng tài hoa lai tạo mà thành. Tính
đến nay, cá La Hán đã góp mặt trong
thị trường cá kiểng khoảng trên dưới
10 năm. Và trong khoảng thời gian đó
nhất là vào cuối thế kỷ XX, cá La Hán
đã thực sự gây nên cơn sốt trên khắp
thị trường cá cảnh thế giới.
Cá La Hán là giống cá cảnh được
lai tạo giữa các loài Cichlidate với
Uyên Phương
nhau, nhưng cho giống nào lai với giống nào thì đến nay vẫn còn là một ẩn số đối với người chơi cá cảnh.
Quyển sách “Phương pháp nuôi cá La Hán giới thiệu những kĩ thuật nuôi cá La Hán cơ bản: nhận diện con cá La Hán, hồ nuôi cá La Hán, thức ăn và cách cho cá La Hán ăn, phân biệt giới tính của cá La Hán, cách sinh sản của cá La Hán… hỗ trợ những thông tin hữu ích cho người mới bắt đầu nuôi cá La Hán.
Sách do Nhà xuất bản Mỹ Thuật chịu trách nhiệm phát hành.
Phương Nhi
Bích Hòa
Than hoạt tính khử độc ao nuôi
Than hoạt tính với nhiều lỗ xốp
nhỏ, có thể hấp phụ các chất
độc, tạo giá thể cho các vi khuẩn
có lợi hoạt động. Có dạng bột mịn thường được dùng để xử lý
nước ao hồ. Ngoài ra, lớp than lắng đọng củng cố thêm lớp bùn sáng phía trên, tạo thành rào cản ngăn H2 S đi vào nước làm chết tôm. Than hoạt tính còn giúp lọc sạch nước trong ao hồ trước khi thả con giống, nhằm loại bỏ các tạp chất hoặc chất độc có trong nước, giảm mầm bệnh, rong tảo và cặn bẩn trong nước.
Than hoạt tính diệt hầu hết các loại vi khuẩn, vi rút, phòng và diệt nguồn bệnh trong ao nuôi, ổn định màu nước. Nó giúp khử mùi hôi tanh của nước, đặc biệt đối với những ao nuôi, có chất thải hữu cơ từ phân gia súc và gia cầm.
Túi lọc nước nuôi trồng thủy sản
Lọc nước trong nuôi thủy sản, giúp ngăn chặn được dịch hại và mầm bệnh trong ao nuôi. Túi lọc nước NTTS được làm bằng vải, kích thước túi thông thường là 15
- 20 m, đường kính túi từ 40 - 60 cm (4 - 6 tất). Túi lọc nước
nuôi tôm thông thường sử dụng cấp độ lọc là 50 - 100 µm.
Túi lọc nước nuôi tôm được may rất chắc chắn, ngăn chặn
được trứng cá tạp, ngăn rác, ngăn được được trứng tép,
ngăn được mầm bệnh trong ao nuôi, ngăn chặn được 50%
giai đoạn đầu của vụ nuôi. Sử dụng túi lọc nước là giải pháp
tốt nhất để phòng ngừa dịch bệnh, giảm chi phí đầu tư.
Thức ăn nuôi cá hồi Nutrilis Asta
Nutrilis Asta với nhiều ưu điểm vượt trội: Công thức được cải tiến với hàm lượng omega 3 (EPA+DHA) trên 1,5%; Hàm lượng đạm tiêu hóa và năng lượng tiêu hóa cao, kết hợp với sự cân bằng về tỷ lệ năng lượng/đạm, giúp tối ưu hóa hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR), giảm thiểu lượng chất thải gây thất thoát thức ăn và ô nhiễm môi trường nước nuôi.
Nutrilis Asta có hàm lượng vitamin C cao, giúp tăng cường sức khỏe cá. Hàm lượng astaxanthin > 50 mg/kg, giúp tăng cường khả năng chống oxy hóa bảo vệ cơ thể cá, cũng như tối ưu hóa khả năng tạo màu sắc đẹp cho thịt cá. Nó bổ sung các acid hữu cơ hữu ích, giúp tăng cường khả năng tiêu hóa và nâng cao hiệu quả nuôi.
Đáng chú ý, Nutrilis Asta chứa prebiotics giúp kích thích miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho cá trong suốt quá trình nuôi. Nó được sản xuất với công nghệ ép đùn hiện
đại và áo dầu chân không, đảm bảo được sự ổn định chất
lượng sản phẩm về mặt dinh dưỡng, cũng như về các yếu
tố cảm quan.
Máy sục khí tạo ôxy Verratti Máy tạo ôxy Verratti với động
cơ giảm tốc mạnh mẽ, hoạt động lâu dài, máy cung cấp
được lượng oxy hòa tan lớn vào cho nước. Máy đơn giản, dễ dàng lắp đặt và sử dụng, có khả năng chống nước động cơ tốt, làm mát bằng chính nước sục trong quá trình hoạt động. Máy cung cấp cho nước được nguồn khí trộn sạch, không dầu nhớt, bụi bẩn. Khi sục khí tạo sóng máy sẽ đẩy thức ăn thừa, cặn bả vào bờ, giúp thu gom dọn dẹp ao sạch hơn. Hạn chế tích tụ tảo độc, tảo lam kết thành bè trên bề mặt ao nuôi. Khi cải tạo ao nuôi, máy giúp các sản
phẩm được hòa tan đều hơn trong ao. Model YCS hoạt động dạng khuấy nước, tạo dòng xoáy trên bề mặt, với 4 cần gạt quay quanh trục bơm, tạo gợn sóng lớn.
Vôi thủy sản Sử dụng vôi trong NTTS, giúp hạ phèn trong ao, khắc phục phèn rửa trôi sau mưa, xì phèn đáy ao. Vôi còn giúp diệt tạp và một số mầm bệnh trong ao, giúp bổ sung khoáng trong quá trình lột xác của tôm, hỗ trợ phân hủy các tạp chất, cặn bã hữu cơ tích tụ dưới đáy ao. Ngoài ra, vôi cũng giúp ổn định pH nước ao nuôi, làm giảm sự phát triển của tảo. Vôi có dạng bột mịn, hàm lượng
CaCO 3 < 75%, loại vôi này làm tăng khả năng đệm của nước và có thể sử dụng với số lượng lớn, mà không ảnh
hưởng nhiều đến pH nước ao nuôi. Liều lượng thường
được bón là khoảng 100 - 300 kg/ha/lần.
Ống nhựa HDPE làm lồng nuôi
thủy sản
Ống nhựa HDPE là 1 vật tư
tốt, khi làm kết cấu lồng cá
tại biển, vịnh, sông, hồ thủy
điện… Do nhựa HDPE có tính
mềm dẻo, độ uốn dẻo rất cao, do đó, các bè cá từ ống HDPE
dễ dàng phù hợp với nhiều
loại địa hình, địa vật khác nhau. Ống HDPE có thể chịu
được các uốn cong từ sức nước biển, sức nước trên hồ thủy điện mà không bị giòn, bị gãy. Nhựa HDPE
không thấm nước, khi sử dụng làm lồng bè giữ được
tính ổn định, nổi trên bề mặt nước rất an toàn. Ống
có khả năng chống ăn mòn, kháng tia nắng mặt trời và chống oxy hóa cực tốt, phù hợp với việc sử dụng
ngoài trời, dưới ánh nắng mặt trời mà vẫn lâu bền. Trọng lượng ống nhựa HDPE thấp, nên quá trình lắp
đặt đơn giản hơn, so với 1 số loại lồng truyền thống
như lồng cốt thép…
Bút đo độ mặn nước SA1397
Bút đo độ mặn SA1397, giúp bà con kiểm tra được tình trạng hạn mặn, để chủ động hơn trong việc xử lý. SA1397 là thiết bị đo chuyên đo độ mặn có dải đo từ 0 - 199,9 ppt với độ phân giải 0,1 ppt đặc
biệt, độ chính xác ±2% FS (sau khi hiệu chuẩn) rất phù hợp để kiểm tra nước. Bút đo này có cấu tạo nhỏ, gọn, có thể cầm 1 tay khi sử dụng. Máy có vỏ nhựa cứng cáp, nút ấn chìm, điều khiển dễ dàng. Điện cực được bảo vệ bằng nắp bảo vệ, nên đảm bảo chất lượng cũng như tuổi thọ.
Khoáng tạt cho tôm
Khoáng chất là thành phần quan trọng trong tế bào của các loài thủy sản. Việc bổ sung khoáng chất, giúp cho tôm, cá khỏe mạnh và tăng cường khả năng miễn dịch. Sản phẩm
khoáng tạt cho tôm của Vemedim có dạng bột chứa các khoáng cần thiết cho nhu cầu tạo vỏ. Dùng bổ sung vào thức ăn hoặc nước ao nuôi giúp
tôm mau lột xác, nhanh cứng vỏ sau khi lột, phòng thiếu khoáng giúp tôm
tăng trưởng nhanh, rút ngắn thời gian nuôi.
Thành phần nguyên liệu: MgSO4.H2O, Al2O3, K2O, CaO, Na2O, Fe2O3, Lactose
Ống xốp Nano tạo ôxy mạnh
Ống xốp ôxy hay còn gọi là ống ôxy hoặc ống nano tube… được sử dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản
như: làm hệ thống ôxy đáy, vận chuyển hải sản tươi sống, xử lý khí độc, cải tạo môi trường nước, Ống có nhiều kích
thước, chất liệu và màu sắc khác nhau. Ưu điểm của ống xốp: Đặt sâu không bị nghẹt; ôxy khuếch tán cực mạnh, đều, tăng nồng độ ôxy hòa tan trong nước; hạn chế hiện tượng xơ, cứng, hạn chế bám khuẩn; chống chịu thời tiết
khắc nghiệt; dễ dàng lắp đặt và vệ sinh…
Thức ăn công nghiệp cho ếch - Ranalis
Để nuôi ếch quy mô lớn, việc cho ăn cám công nghiệp
có sẵn sẽ giúp người nuôi tiện lợi và dễ dàng hơn trong khâu cho ăn. Trên thị trường hiện có rất nhiều loại cám
công nghiệp với giá thành và chất lượng khác nhau.
Chất lượng cám có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và chất
lượng thịt ếch. Thức ăn cho ếch cũng được chia theo từng giai đoạn sinh trưởng, mỗi giai đoạn sẽ cho ăn cám có kích thước và hàm lượng đạm khác nhau. Ranalis là thức ăn chuyên biệt dành cho ếch với những đặc tính nổi bật như: Công thức chuyên biệt đáp ứng đầy
trưởng tối ưu cho ếch; có tính dẫn dụ và độ tiêu hóa cao, giúp ếch bắt mồi tốt, tăng trưởng nhanh, đồng đều cỡ và hệ số tiêu tốn thức ăn thấp; được tăng cường các
chất bổ sung đặc biệt tạo khả năng miễn dịch tự nhiên
giúp nâng cao sức khỏe và tỉ lệ sống cho ếch; Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước nuôi, hạn chế bệnh tật cho ếch góp phần giảm chi phí và giá thành nuôi.
Máy cho tôm, cá ăn tự động
Là loại máy giúp phân tán thức ăn trong ao nuôi tôm cá một cách tự độ theo chế độ được cài đặt.
Máy hoạt động với tiêu chí rải thật
đều, siêu tiết kiệm thức ăn, tôm, cá ăn khỏe, lớn nhanh, ao sạch hơn. Hiện có 2 loại: có thắng và không thắng. Thùng chứa thức
ăn cũng có 2 loại: loại thùng 50 lít
(40 kg thức ăn hạt số 3,4) và 60 lít.
Máy sử dụng Motor 1 pha, 1/2HP, mới 100%. Đặc biệt, máy sử dụng được cho 2 tần số 50Hz (Việt Nam) và 60 Hz (nước ngoài). Mạch điều khiển bằng tiếng Việt dễ sử dụng, nút điều khiển cảm ứng. Đèn LED hiển thị to dễ nhìn, sáng rõ trong đêm. Tầm quăng (ném) với đường kính từ 12 - 20 m. Mạch thắng điều khiển cánh quạt dừng ngay lập tức nên không đọng thức ăn thừa, giúp tiết kiệm hơn, ao sạch hơn.
Quạt lá 8 cánh
Quạt nước được bố trí trong ao nhằm cung cấp ôxy hòa tan cho tôm hô hấp, đồng thời tạo ra dòng chảy để đưa thức ăn dư thừa cũng như phân tôm vào giữa ao nhằm tạo khoảng trống sạch dưới đáy ao cho tôm sinh sống. Do đó, việc bố trí quạt đúng cách và hợp lý là vô cùng cần thiết. Quạt lá 8 cánh làm tăng hàm lượng ôxy trong nước, tạo dòng chảy trong ao, giúp giảm sự phân tầng