Lầu 2, Nhà B, 116 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Q. 1, TP HCM
Văn phòng Hà Nội:
Điện thoại: 0243.7713699
Tầng 3, nhà A7, 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội
Phòng Quảng cáo:
Quảng cáo: 028.62777616
Email: nghia@thuysanvietnam.com.vn
Giấy phép xuất bản: 69/GP-BTTT
ISSN: 0866-8043
Nơi in: In tại Công ty TNHH MTV Lê Quang Lộc (TP HCM)
Giá bán: 45.000đ - Giá PDF: 10.000đ
Thư tòa soạn
Cách đây 65 năm, ngày 1/4/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm làng cá tại Cát Bà, Hải Phòng. Để ghi nhớ sự kiện này, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 1/4 hàng năm là ngày truyền thống ngành thủy sản Việt Nam. Sau hơn nửa thế kỷ chuyển mình, ngành thủy sản của nước ta đang vươn lên trở thành mũi nhọn về xuất khẩu thủy sản của thế giới với kim ngạch xuất khẩu hằng năm đạt hàng tỷ USD.
Chúc mừng 65 năm truyền thống ngành thủy sản (1/4/1959 - 1/4/2024), Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, thủy sản không chỉ là ngành kinh tế biển truyền thống mà còn từng bước phát triển thành ngành kinh tế, sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng đó, Bộ trưởng cũng đặt ra “hải trình” hướng đến mục tiêu mà ngành thủy sản phải thực hiện là thủy sản “minh bạch, trách nhiệm, bền vững và hội nhập” vì thế hệ hôm nay và mai sau; là ba trụ cột trong chiến lược kinh tế thủy sản “giảm khai thác - tăng nuôi trồngbảo tồn biển”; là “Chiến lược Tam Ngư”, cấu trúc lại ngành thủy sản dựa trên: ngư nghiệp - ngư dân - ngư trường; là phát huy sức mạnh của thiết chế “Cộng đồng đồng quản lý nguồn lợi thủy sản”; là cùng nhau hành động để tháo gỡ “thẻ vàng” chống khai thác IUU trong thời gian sớm nhất. Kỷ niệm ngày truyền thống của ngành, Bộ NN&PTNT đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nhiều hoạt động, phong trào hưởng ứng ngày lễ này. Cùng đó, Hội Thủy sản Việt Nam cũng có văn bản gửi Hội thủy sản các địa phương tổ chức các hoat động thiết thực. Nhân dịp này, Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Phát triển bền vững nuôi biển, nhìn từ Quảng Ninh với chủ đề “Nuôi biển, vì nguồn sống xanh cho thế hệ mai sau” và tổ chức thả hơn 5 triệu con giống thủy sản xuống vùng biển huyện Vân Đồn.
Một trong những sự kiện có sức hút và sự lan tỏa mạnh mẽ của ngành thủy sản ở khu vực và trên thế giới thời gian qua đó chính là Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam năm 2024 (VietShrimp 2024), diễn ra từ ngày 20 - 22/3, với chủ đề “Đồng hành cùng người nuôi tôm”. Sau thời gian phối hợp chuẩn bị, tổ chức chu đáo, hoành tráng, quy mô tầm cỡ khu vực và châu Á từ Hội Thủy sản Việt Nam, Cục Thủy sản, UBND tỉnh Cà Mau, VietShrimp 2024 đã để lại những dấu ấn tốt đẹp trong lòng đại biểu, doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế; tạo tiếng vang lớn cho một sự kiện chuyên về ngành tôm. Thành công của VietShrimp 2024 tiếp tục góp phần rất lớn vào sự phát triển bền vững của ngành tôm, mang thêm nhiều giá trị hơn nữa cho cộng đồng doanh nghiệp, người nuôi tôm và nhiều kỳ vọng cho những lần tổ chức tiếp theo của VietShrimp. Đó là những nội dung chính được giới thiệu trong số báo phát hành kỳ tháng 4 này của Tạp chí Thủy sản Việt Nam cùng với những diễn biến tình hình thủy sản trong nước, thế giới, hoạt động của doanh nghiệp cũng như những thông tin khoa học kỹ thuật thủy sản nổi bật. Mời quý độc giả đón đọc! Ban Biên tập
Thưa quý vị bạn đọc!
tôm giống C.P. vượt qua thách thức
Tân
quả tôm nuôi với
bắp lên men (Motiv®)
Nguyễn Duy Hòa
pháp nâng cao năng
Hồng Đức
Việt Nam - Indonesia
Tăng cường hợp tác phát triển
thủy sản bền vững
Tại buổi làm việc với đoàn công tác Indonesia do ông Sakti Wahyu TrenggonoBộ trưởng Bộ Hàng hải và Nghề cá làm Trưởng đoàn; Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức
Tiến mong muốn thúc đẩy hơn nữa hợp tác chặt chẽ giữa Việt Nam và Indonesia, đặc biệt là hợp tác về khoa học công nghệ và thương mại thủy sản đối với tôm hùm giống, cá ngừ và rong biển; đề nghị hai bên nối lại việc tổ chức định kỳ các cuộc họp Ủy ban kỹ thuật chung về hợp tác thủy sản thời gian tới. Phía Indonesia cũng thống nhất với các nội dung, đề nghị của Bộ NN&PTNT; cùng đó sẽ tích cực phối hợp hợp tác với Việt Nam nhằm ngăn chặn hoạt động khai thác IUU, đảm bảo sự phát triển lĩnh vực thủy sản một cách bền vững vì lợi ích chung.
Việt Nam - Hàn Quốc
Thúc đẩy hợp tác trên 6 lĩnh vực
ưu tiên
Trong buổi tiếp đón và làm việc với Ngài Choi Young Sam, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam ngày 4/4 tại Hà Nội; Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đã đề nghị Ngài Đại sứ quan tâm hơn nữa, thúc đẩy hợp tác trong 6 lĩnh vực. Đó là: Hợp tác, nghiên cứu và phát triển mô hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với xúc tiến thương mại hàng nông sản đặc sản tại nông thôn Việt Nam; Hợp tác, phát triển các mô hình ứng dụng chuyển đổi số xây dựng xã nông thôn mới thông minh và văn minh; Phát triển các mô hình nông nghiệp thông minh, phát triển bền vững, giảm phát thải và thích ứng với biến đổi khí hậu tại các vùng sản xuất trọng điểm; Hợp tác, chuyển giao công nghệ để phát triển các mô hình nông nghiệp tuần hoàn cho một số ngành hàng có tiềm năng thương mại lớn giữa Việt Nam - Hàn Quốc; Hoàn thiện các chính sách và hệ thống chuỗi cung ứng nông sản và thực phẩm đáp ứng yêu cầu các quy định thương mại thế hệ mới; Xây dựng ngân hàng dữ liệu
thương mại nông sản và nâng cao năng lực
chuẩn hóa cơ sở dữ liệu phục vụ quá trình chuyển đổi số trong quản lý thương mại nông sản.
Công bố Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi
Mới đây, Bộ NN&PTNT đã công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này nhằm bảo đảm tưới, cấp nước, tiêu, thoát nước cho nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế; nâng cao năng lực chủ động phòng, chống thiên tai, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra; đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển của các quốc gia thượng nguồn. Cụ thể, đến năm 2030 sẽ tưới, cấp nước cho 3,2 triệu ha lúa; 70 - 90% diện tích cây trồng cạn, cây ăn quả, cây công nghiệp và rau màu; cấp đủ nước cho khoảng 10,5 triệu con gia súc, gia cầm... Cấp đủ nước cho sinh hoạt nông thôn, chăn nuôi, thủy sản tập trung; tạo nguồn cấp cho đô thị, công nghiệp và nhu cầu khác. Đồng thời, bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi và chủ động ứng phó với hạn hán, thiếu nước, nâng cấp 8 hồ chứa lớn, tổng dung tích tăng thêm 360 triệu m 3 . Quy hoạch cũng đặt ra yêu cầu và mục tiêu nâng cao năng lực phòng chống lũ quét, sạt lở đất và các loại hình thiên tai khác.
Hà Lan - Việt Nam song hành cùng hệ thống lương thực bền vững
Chia sẻ tại chương trình hợp tác “Cùng hướng tới hệ thống thực phẩm bền vững” do Bộ NN&PTNT phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp, Thiên nhiên và Chất lượng thực phẩm Hà Lan tổ chức mới đây; Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã đề xuất một số nội dung trọng tâm Việt Nam mong được hợp tác với Hà Lan và các bên. Trong đó có vấn đề về đẩy mạnh chuyển đổi hệ thống lương thực, thực
phẩm theo hướng xanh, ít phát thải và bền vững, chú trọng sản xuất nông nghiệp sinh thái/nông nghiệp “thuận thiên”, nông nghiệp “tuần hoàn” và phát triển kinh tế nông thôn. Đầu tư phát triển hạ tầng nông nghiệp không chỉ phục vụ sản xuất mà còn phục vụ phát triển kinh tế nông thôn; thúc đẩy sự tham gia của khối tư nhân trong đầu tư và nhân rộng mô hình hợp tác công - tư (PPP) trong nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đẩy mạnh hợp tác, chia sẻ thông tin nhằm thúc đẩy thương mại, an ninh lương thực thông qua cân đối cung cầu, ổn định và dài hạn; tăng cường hoạt động phòng chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, hợp tác cảnh báo sớm thiên tai, dịch bệnh. Bộ trưởng Christianne van der Wal bày tỏ vui mừng khi nhìn thấy những kết quả tích cực trong sản xuất lương thực thực phẩm của Việt Nam, đặc biệt tại khu vực ĐBSCL và Hà Lan cũng sẵn sàng hỗ trợ để Việt Nam đạt được mục tiêu chiến lược và trở thành quốc gia xuất khẩu nông sản quan trọng trong khu vực cũng như trên thế giới.
Tăng trưởng xanh, giảm phát thải
Mục tiêu này được Bộ NN&PTNT xác định là yếu tố cần ưu tiên trong Dự án Phát triển thủy sản bền vững, Dự án phải đi theo hướng đó và đề ra các chỉ tiêu cụ thể. Thông tin cuộc họp tổng kết đoàn giám sát đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB) về dự án này; đại diện Bộ NN&PTNT cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024 sẽ thẩm định và phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Bắt đầu từ tháng 6/2024, Bộ và các địa phương tham gia Dự án sẽ phối hợp đàm phán với WB. Cùng đó, Bộ NN&PTNT cũng đề xuất với đoàn giám sát đánh giá của WB cập nhật các công nghệ mới của ngành thủy sản với việc sử dụng năng lượng tái tạo và giảm khí thải, các công nghệ xử lý nước thải tiên tiến. Việt Nam cũng mong muốn được tham khảo thêm các mô hình nhà phân loại thủy sản hiện đại trên thế giới. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhận định, tăng trưởng xanh và giảm phát thải là chỉ đạo xuyên suốt của Chính phủ. Trong quá trình thực hiện Dự án, cần tính đến yếu tố biến đổi khí hậu, đảm bảo ứng phó với tình trạng nước biển dâng.
xuất mở rộng doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu
sang Nga
Đây là một trong những kiến nghị đã được Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi đưa ra tại cuộc gặp Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Nga Sergey Levin vừa qua, nhằm cùng nhau rà soát, trao đổi các biện pháp thúc đẩy hơn nữa hợp tác nông nghiệp giữa hai nước.
Tại cuộc gặp, hai bên đánh giá cao kết quả đạt được thời gian qua, với kim ngạch thương mại nông, lâm, thủy hải sản tiếp tục duy trì ở mức hơn 1 tỷ USD/năm. Nhiều dự án đầu tư trong lĩnh
vực nông nghiệp đang được hai bên triển khai tích cực. Hai bên nhất trí sẽ tiếp tục trao đổi các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác nông nghiệp tại Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga, dự kiến diễn ra trong năm 2024.
Đại sứ Đặng Minh Khôi đã đề xuất nhiều biện pháp, bao gồm đề
Tăng nguồn vốn ưu đãi cho lĩnh vực lâm, thủy sản
Thực hiện chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước, phát huy vai trò dẫn đầu trong đầu tư phát triển “tam nông”, Agribank tiếp tục triển khai gói tín dụng ưu đãi dành cho lĩnh vực lâm, thủy sản với tổng quy mô 8.000 tỷ đồng từ nay đến hết ngày 30/6. Đối với lĩnh vực thủy sản, gói tín dụng này được ưu tiên cho các khách hàng khai thác, nuôi trồng, thu mua, tiêu thụ thủy sản và chế biến, bảo quản thủy sản. Được biết, các ngân hàng khác cũng sẵn sàng cung ứng vốn cho lĩnh vực lâm, thủy sản, với mức lãi suất cho vay ưu đãi, điển hình là Vietcombank. Tính tới tháng 2/2024, Vietcombank đã hoàn thành vượt mức quy mô giải ngân của chương trình. Hưởng ứng việc thực hiện chương trình, Vietcombank tiếp tục thông báo triển khai chương trình tín dụng dành cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản với quy mô tăng gấp 2 lần, đạt 3.000 tỷ đồng.
Hàng trăm tấn cá bị chết tại Hải Dương
Theo ghi nhận, đến nay lượng cá nuôi lồng chết bất thường trên địa bàn xã Tiền Tiến (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) đã vượt trên 300 tấn. Nhiều hộ dân thiệt hại từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng. Trước tình trạng trên, UBND xã Tiền Tiến đã báo cáo Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở NN&PTNT Hải Dương. Sau khi nắm bắt tình hình, các cơ quan trên đã về địa
nghị mở rộng danh sách doanh nghiệp thủy sản Việt Nam được xuất khẩu sang Nga, tiếp tục tạo điều kiện cho các dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam vào Nga.
phương kiểm tra hiện tượng cá chết. Đồng thời, Cục Thủy sản và Viện Nghiên cứu NTTS I cũng tiến hành xác minh làm rõ nguyên nhân. Qua kiểm tra nhanh, đại diện Phòng Thủy sản, Sở NN&PTNT Hải Dương cho biết, tại vị trí có nhiều cá chết cho thấy nồng độ ôxy hòa tan trong nước thấp, nồng độ khí độc cao dẫn tới cá thiếu ôxy. Bên cạnh đó, vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường nên các con cá yếu sẽ bị chết rải rác ở những lồng nuôi với mật độ cao. Hiện tại, các cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra nguyên nhân cụ thể khiến nồng độ khí độc trong nước sông tăng. Qua đây, cơ quan chuyên môn khuyến cáo người nuôi cá khi thời tiết thay đổi cần giảm cho ăn hoặc dừng cho ăn, tăng cường sục khí. Nếu có hiện tượng cá chết cần phải vớt lên, mang đi chôn lấp, tránh ô nhiễm môi trường làm lây lan dịch bệnh.
Kiểm ngư Việt Nam và chặng đường 10 năm thành lập
Sau 10 năm ra mắt và đi vào hoạt động (15/4/2014 - 15/4/2024), lực lượng Kiểm ngư
Việt Nam vừa thực hiện nhiệm vụ thực thi pháp luật trên biển, chống khai thác IUU, bảo vệ nguồn
lợi thủy sản; vừa kiện toàn xây dựng tổ chức, bộ máy và đầu tư cơ sở hạ tầng, từng bước nâng
cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ông Nguyễn
Quang Hùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư nhận
định, mặc dù, thời gian thành lập chưa dài
nhưng đây là chặng đường đầu tiên, đánh dấu nhiều sự kiện với nhiều thuận lợi nhưng cũng
không ít khó khăn, thách thức. Kiểm ngư Việt
Nam luôn đồng hành cùng ngư dân vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế biển, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU, vì một ngành thủy sản xanh, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, hướng tới chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, giữ vững an ninh trật tự nghề cá trên biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Thành lập Hội Nghề cá TP Vũng Tàu
Ngày 29/3, Hội Nghề cá TP Vũng Tàu được thành lập tại Quyết định số 102/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, gồm 60 thành viên là các ngư dân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hậu cần nghề cá trên địa bàn thành phố. Chia sẻ tại buổi lễ thành lập, ông Vũ Hồng Thuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Vũng Tàu cho biết, việc thành lập Hội Nghề cá là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng kinh tế - xã hội, đặc biệt trong sự phát triển của ngành thủy sản TP Vũng Tàu. Từ đó, mong muốn Hội tập trung xây dựng tổ, đội khai thác, dịch vụ, phát huy chuỗi liên kết cung ứng, nâng cao giá trị sản phẩm, trao đổi kinh nghiệm khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy sản và tiêu thụ sản phẩm, giúp đỡ hỗ trợ khai thác sử dụng các trang thiết bị, máy móc mới hiện đại... Tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc; phối hợp cùng thành phố nỗ lực tháo gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC.
Hồng Hạnh (Tổng hợp)
Vân Anh
Khai trương trang trại rong biển lớn nhất thế giới
Sea 6 Energy - Công ty sản xuất rong biển có trụ sở tại Ấn Độ - đã khai trương trang trại rong biển nhiệt đới được cơ giới hóa có quy mô lớn nhất thế giới. Trang trại có diện tích 1 km 2 , đây là bước ngoặt quan trọng, để ngành nuôi trồng rong biển nhiệt đới bền vững, có nền tảng phát triển trong tương lai. Lễ khai trương công ty sản xuất rong biển lớn nhất thế giới được tổ chức với sự hiện diện của các quan chức cấp cao tại
Indonesia, bao gồm Bộ trưởng liên ngành về Đầu tư và Công việc Hàng hải, Bộ trưởng Nghề cá và Bộ trưởng Công nghiệp, nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án trong việc thúc đẩy bảo vệ môi trường và tăng trưởng kinh tế trong khu vực. Bằng công nghệ tự
động hóa các khâu trong trồng rong biển, từ gieo hạt đến thu hoạch, mục tiêu của
Sea 6 Energy bao gồm tăng năng suất của các trang trại trồng rong biển quy mô nhỏ.
Những ứng dụng tại đây đó là việc sử dụng chất kích thích sinh học, nhựa sinh học, nghiên cứu và phát triển các hóa chất và nhiên liệu tái tạo.
Ấn Độ: Phát hiện cocaine trong nguyên liệu thức ăn
Ngày 21/3/2024, Cục điều tra trung tâm CBI (cơ quan điều tra tối cao của Cảnh sát Ấn Độ) đã tạm giữ một container ở cảng Visakhapatnam, khi con tàu đang vận chuyển 1.000 túi nấm men khô chưa nở, mỗi bao nặng 25 kg, xuất phát từ thành phố Santos, Brazil. Theo tin tức của truyền thông địa phương, các quan chức nghi ngờ hàng trên container có chứa cocaine. CBI cho biết họ đang tiến hành điều tra dựa trên những cảnh báo của Interpol. Sự việc lần này cho thấy rõ sự tham gia của mạng lưới tội phạm quốc tế, liên quan đến hoạt động nhập khẩu narcotics (một từ để chỉ các loại thuốc bất hợp pháp như heroin hoặc cocaine bằng cách pha trộn với các thành phần khác)
Sandhya Aqua cho biết nấm men khô được đặt hàng, để gửi về một nhà máy sản xuất thức ăn của họ tại Kuchipudi, phía Tây huyện Godavari. Hiện, Sandhya Aqua và phía nhà cung cấp Brazil đã cam kết hợp tác để làm sáng tỏ sự việc.
Mỹ công bố 3 quốc gia bị áp thuế đối kháng
Mới đây, Mỹ đã công bố 3 quốc gia buộc phải trả thuế đối kháng từ dưới 2% cho tới 196%, khi 3 quốc gia này xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ: Ấn Độ, Ecuador, Việt Nam. Ngay khi có công bố chính thức về quyết định của Chính phủ, các nhà nhập khẩu tôm từ Ấn Độ sẽ bị yêu cầu ký quỹ 4,72% đối với tôm nhập khẩu từ Devi Seafoods; 3,89% từ Sandhya Aqua Exports và 4,36% từ các nhà cung cấp khác. Trong khi đó, các công ty nhập khẩu tôm từ Ecuador sẽ bị yêu cầu ký quỹ 13,41%
đối với tôm nhập khẩu từ Industrial Pesquera
Santa Priscila; 1,69% từ Sociedad Nacional de Galápagos (SONGA) và 7,55% từ các nhà cung cấp khác của Ecuador. Đối với tôm Việt Nam, mức ký quỹ 2,84%, sẽ được áp dụng cho Stapimex; 196,41 cho Thong Thuan và 2,84% cho các công ty còn lại. Mức thuế sẽ được hoàn trả, nếu các nhà điều tra nhận thấy quốc gia đó không vi phạm cung cấp, trợ cấp bất hợp pháp, hoặc nếu hàng nhập khẩu được trợ cấp, không gây tổn hại tới ngành tôm nước Mỹ.
CECC yêu cầu Mỹ giải quyết nạn
lao động nô lệ
Ủy ban Chấp hành của Nghị viện Hoa Kỳ
về Trung Quốc (CECC), đã gửi thư tới Ngoại trưởng Mỹ và Bộ trưởng An ninh nội địa Mỹ, yêu cầu ngay lập tức chấm dứt nhập khẩu từ các Công ty Trung Quốc sử dụng lao động Triều Tiên. Bởi luật pháp Mỹ nghiêm cấm nhập khẩu mọi thực phẩm có sự tham gia của lao động Triều Tiên. Ngoài ra, việc sử dụng lao động Triều Tiên, đã vi phạm Nghị quyết
2397 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc - nghiêm cấm các quốc gia thứ ba sử dụng lao động Triều Tiên. CECC cho rằng việc tiêu dùng các sản phẩm có sự tham gia của lao động nô lệ hiện nay, đang “bôi nhọ” chuỗi cung ứng thủy sản của Mỹ. Do đó, tổ chức này yêu cầu Quốc hội cần mạnh tay nghiêm cấm nhập khẩu các loại thủy sản có liên quan tới sử dụng lao động nô lệ, đồng thời chấm dứt thu mua các thủy sản khai thác và chế biến từ những nguồn cung cấp này.
Ecuador xây dựng nguồn tôm giống bền vững
Tại Hội nghị Santa Elena Aqua Expo 2024 diễn ra ở Ecuador, tổ chức Tôm Bền vững (SSP) và Phòng Nuôi trồng thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), đã chính thức khởi động Chương trình Tăng quy mô các trại giống tôm. Mục tiêu nhằm thúc đẩy nguồn tôm giống bền vững, đồng thời tăng khả năng nhận diện cho các trại tôm giống, cam kết cải thiện chất lượng và tác động tới môi trườngxã hội. Ecuador cho biết đã thiết lập các quy định sản xuất tôm giống bền vững và các quy tắc chỉ dẫn. Theo đó, tập trung vào việc tuân thủ các quy định đã có, đảm bảo cơ sở hạ tầng phù hợp, tận dụng các nguồn lực phù hợp, lưu trữ, vệ sinh, an toàn sinh học và có trách nhiệm với xã hội. Chương trình hướng tới một ngành NTTS minh bạch, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh sinh học, quá trình xử lý nước tiên tiến, hạn chế tối đa sử dụng hóa chất, để giảm thiểu chất thải ra môi trường.
Lê Nguyên (Tổng hợp)
363
Là số lượng doanh nghiệp thành lập mới thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong quý I/2024, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023.
1,105 TỶ USD
Là chỉ tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của tỉnh Cà Mau trong năm 2024.
45.246 HA
Là diện tích được tỉnh Quảng Ninh quy hoạch dành cho phát triển nuôi biển; để hướng tới mục tiêu đến năm 2030 trở thành trung tâm thủy sản miền Bắc.
31.700 TẤN
Là sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh Bạc Liêu trong quý I/2024, trong đó tôm trên
2.570 tấn, còn lại là cá và thủy sản khác.
Sản xuất thông minh thích ứng
khí hậu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang tác
động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực
của nền kinh tế, trong đó đặc biệt
là với sản xuất nông nghiệp. Do
vậy, để ngành nông nghiệp phát
triển cân bằng, ổn định, đảm bảo
an ninh lương thực, bảo vệ môi
trường, thì việc nghiên cứu đưa ra
các phương pháp canh tác nông
nghiệp thông minh, thích ứng với
sự BĐKH là yêu cầu cấp thiết.
Tác động to lớn
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, mùa khô năm 20232024, tổng lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mekong (trạm Kratie-Campuchia) về hạ lưu và ĐBSCL, có khả năng thấp hơn trung bình nhiều năm từ 5 - 10%. Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long dao động theo thủy triều, với xu thế xuống dần. Từ đó, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024 sẽ đến sớm hơn và cao hơn trung bình nhiều năm, tại một số thời điểm có khả năng thiếu nước cục bộ do xâm nhập mặn vào sâu. Thời gian xâm nhập mặn ở các cửa sông Cửu Long có thể xuất hiện từ tháng 12/2023, trong đó xâm nhập mặn cao tập trung trong tháng 2, tháng 3/2024; riêng các sông Vàm Cỏ, sông Cái Lớn vào các tháng 3, 4, 5/2024.
Trong khi theo dự báo, phần lớn vùng
ĐBSCL và Đồng bằng sông Hồng sẽ bị chìm trong nước, do tác động của mực nước biển dâng vào năm 2070, gây ra những tác động bất lợi đối với ngành nông nghiệp nói chung
và ngành thủy sản nói riêng. NTTS trong ao, hồ, đầm, đìa, vuông, có thể bị thiệt hại hoàn toàn do nước biển dâng. BĐKH cũng sẽ làm giảm tính đa dạng của các loại thủy sản, làm suy thoái chất lượng đất, nước. Theo các kịch bản BĐKH của Bộ Tài nguyên và Môi trường, dự báo trong tương lai, các xu thế tác động đến sự BĐKH sẽ diễn ra nhanh và phức tạp hơn. Do vậy, đây được coi là một thách thức hết sức lớn đối với sản xuất nông nghiệp. Từ đó, việc chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp thông minh, nhằm ứng phó với sự BĐKH là xu thế tất yếu, không chỉ riêng Việt Nam áp dụng, mà đang được nhân rộng mô hình trên toàn thế giới.
Thích ứng nhanh nhạy Việt Nam hiện đang có nhiều thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp thông minh, thích ứng với sự BĐKH. Đảng và Nhà nước đã có “tầm nhìn chiến lược”, thể hiện tại các văn kiện của Đại hội Đảng lần thứ XIII,
Nghị quyết 19 và trong Chương trình mục tiêu Quốc gia về thích ứng với sự BĐKH… Những giải pháp quan trọng, nhằm ứng phó với sự BĐKH đối với ngành nông nghiệp như: Áp dụng nông nghiệp công nghệ cao, giảm phát thải khí nhà kính, phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn…
Theo Trung tâm Thông tin, Ứng dụng khoa học - công nghệ tỉnh Cà Mau: Mô hình “Ốc đảo ngọt trên đất mặn” được coi là mô hình đa giá trị, thích ứng với sự BĐKH trên vùng đất lợ, mặn tại Cà Mau. Đó là hình thức nuôi heo thương phẩm, kết hợp với cá rô phi và nuôi cua biển. Mô hình này xây dựng và xâu chuỗi các mối quan hệ có lợi, tối thiểu hóa nguyên liệu đầu vào, gắn với các mắt xích trong chu trình sản xuất nông nghiệp thích ứng với tự nhiên. Với sự hỗ trợ từ Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT), trong khuôn khổ Nền tảng đối tác kinh doanh tại khu vực ĐBSCL; Chương trình hỗ trợ tăng tốc kinh doanh nông nghiệp thích ứng với sự BĐKH dành
Ảnh: Nguyên Linh
nữ (gọi tắt là Chương trình Delta Accelerate), sẽ được triển khai trong 2 năm (2024 - 2025), với những hoạt động đào tạo và hỗ trợ tài
chính không hoàn lại, cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, hoặc doanh nghiệp tập trung vào phụ nữ tại
khu vực ĐBSCL.
Chương trình Delta Accelerate góp phần cải thiện khả năng ứng phó với tình trạng BĐKH tại khu vực ĐBSCL, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tập trung vào phụ nữ.
Chương trình sẽ giúp thúc đẩy các công ty do phụ nữ lãnh đạo có tính tác động cao và có khả năng tạo ra sự khác biệt, trong việc thích ứng với khí hậu ở cộng đồng địa phương. Đây là một mô hình kinh doanh kiểu mẫu, có khả năng sẽ nhân rộng toàn ĐBSCL và sau đó trên khắp Việt Nam.
Để ứng phó với thách thức kép về khí hậu cực đoan, nhất là tình trạng suy thoái môi trường, cũng như góp phần thực hiện cam kết của Chính phủ, về việc đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050; các tỉnh ĐBSCL đã triển khai mô hình tôm - lúa quảng canh cải tiến (1 vụ tôm - 1 vụ lúa), mô hình đã và đang phát triển. Đây là hệ thống canh tác lúa - tôm trong cùng một diện tích với việc luân canh. Khi áp dụng mô hình này, hiệu quả kinh tế tăng lên. Mô hình này cũng được điều chỉnh, theo sự dao động giữa nước mặn và nước ngọt do mực nước biển dâng ở khu vực ĐBSCL.
Ông Nguyễn Văn Lý, ấp Thứ Nhất, xã Tây Yên, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang cho biết: “Mấy năm qua gia đình tôi duy trì sản xuất 1 vụ lúa 2 vụ tôm và tuân thủ gieo sạ lúa, thả giống thủy sản theo lịch khuyến cáo của ngành khuyến nông, nên đạt hiệu quả tương đối. Với 2 ha, gia đình tôi thu về khoảng 15 tấn lúa, thu nhập hơn 120 triệu đồng/vụ. Còn về con tôm, thu về khoảng 700 kg tôm sú, thu nhập hơn 130 triệu đồng/năm. Nhờ sản xuất lúa hữu cơ, ít sử dụng phân thuốc hóa học và nuôi tôm quảng canh, không cho ăn thức ăn, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận từ lúa, tôm của gia đình tôi khoảng 100 triệu đồng/ha/năm. Đây cũng là mức lợi nhuận thời gian gần đây, của hầu hết các nông dân áp dụng mô hình lúa - tôm ở địa phương”.
Đảm bảo chất lượng ATTP, gia tăng chế biến, phát triển thị trường nông sản 2024
Ngày 28/2/2024, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đã ký Quyết
định 613/QĐ-BNN-CCPT về việc ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất
lượng ATTP, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông, lâm, thủy sản năm 2024 Theo đó, mục tiêu ATTP: Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP đạt 99,1%; Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản nhỏ lẻ ký cam kết tuân thủ quy định ATTP đạt 93,0%; Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông, lâm, thủy sản được giám sát vi phạm các quy định ATTP giảm 10% (so với năm 2023); Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông, lâm, thủy sản được chứng nhận HACCP, ISO 2200 hoặc tương đương tăng 10% (so với năm 2023); Tỷ lệ gia súc, gia cầm được giết mổ tập trung công nghiệp đạt 20%; Diện tích trồng trọt, diện tích nuôi thủy sản, số cơ sở chăn nuôi được chứng nhận Thực hành nông nghiệp tốt - GAP (như VietGAP, GAHP và tương đương) tăng 10% (so với năm 2023); Số lượng sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật sinh học đăng ký vào trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và lượng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học tăng 20% (so với năm 2023). Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 28/2/2024.
Hướng dẫn chứng nhận nguyên liệu nhập khẩu để chế biến, xuất khẩu vào EU
Ngày 6/3/2024, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển Thị trường có Công văn 398/CCT - ATTP về việc hướng dẫn của DR SANTE về nguyên liệu nhập khẩu, để chế biến xuất khẩu vào EU. Theo đó, trên cơ sở kiến nghị của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường với Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm (DG SANTE) tại công văn số 195/CCPT-ATTP ngày 29/1/2024, về nội dung chứng nhận kèm theo lô hàng thủy sản xuất khẩu vào
Việt Nam để chế biến, xuất khẩu vào EU. Ngày 1/3/2024, DG SANTE đã có công thư số Ref.Ares(2024)1600887 hướng dẫn cụ thể các nội dung liên quan đến yêu cầu chứng nhận, đối với lô hàng thủy sản nhập khẩu, chế biến tại Việt Nam và xuất khẩu vào EU. Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường yêu cầu các Trung tâm chất lượng nông, lâm, thủy sản vùng: Phổ biến nội dung yêu cầu của cơ quan thẩm quyền EU đến các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản vào EU thuộc địa bàn, để nghiên cứu và tổ chức thực hiện, theo đúng quy định và các nội dung yêu cầu của Chương trình kiểm soát ATTP thủy sản và sản phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm xuất khẩu vào EU, ban hành kèm theo Quyết định số 5523/QĐ-BNN-CCPT ngày 21/12/2023 của Bộ NN&PTNT.
Triển khai chương trình tín dụng đối với lâm, thủy sản Ngày 11/3/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Công văn 1813/NHNN-TD, về việc triển khai chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản, theo chỉ đạo của NHNN tại Văn bản 5631/NHNNTD. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến như sau: Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản tiếp tục được triển khai và kết thúc, khi doanh số cho vay đạt 30.000 tỷ đồng. Các nội dung khác tại Công văn 5631/NHNNTD ngày 14/7/2023 không thay đổi . Các ngân hàng: NN&PTNT Việt Nam, TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, TMCP Công thương Việt Nam, TMCP Ngoại thương Việt Nam, TMCP Bưu điện Liên Việt, TMCP Sài Gòn Thương tín, TMCP Quân đội, TMCP Á Châu, TMCP Nam Á, TMCP Phương Đông, TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, TMCP Bản Việt, TMCP Sài Gòn - Hà Nội, thực hiện quy mô tham gia Chương trình tăng 2 lần, so với số tiền đăng ký tham gia Chương trình ban đầu, theo Công văn số 5631/NHNN-TD. Các ngân hàng thương mại khác có nhu cầu tham gia Chương trình, yêu cầu có báo cáo về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Thành tích đầy tự hào
Phát biểu tại lễ kỷ niệm 65 năm truyền thống ngành thủy sản sáng 29/3/2024 vừa qua, ông Trần Đình
Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản cho biết: Ngành thủy sản đã từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, phát triển từ một lĩnh vực sản xuất nhỏ, vươn lên trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khối nông, lâm, ngư nghiệp và đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, cải thiện rõ rệt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của bà con ngư dân, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc.
Từ năm 1959 đến nay, ngành thủy sản đã trải qua 4 giai đoạn phát triển chính với những thành tựu nổi bật. Đặc biệt, giai đoạn từ năm 1995 đến nay, ngành thủy sản bước vào thời kỳ rực rỡ nhất. Sản xuất kinh doanh thủy sản chuyển biến vượt bậc theo hướng nâng cao năng lực, mở rộng quy mô sản xuất, tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho lao động nghề cá cả nước, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước. Cùng đó, đã chủ động đi trước trong hội nhập quốc tế, đẩy mạnh việc áp dụng khoa học - công nghệ tiên tiến vào sản xuất, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu.
HÀNH TRÌNH 65 NĂM NGÀNH THỦY SẢN
Trong hành trình gần 7 thập kỷ phát triển, ngành thủy sản đã có những bước phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp và được trao tặng nhiều phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước.
Nhìn lại 65 năm qua, ông Trần Đình
Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản chia
sẻ, ngành thủy sản đã có bước phát
triển mạnh mẽ. Năm 2023, sản lượng
thủy sản đạt hơn 9,3 triệu tấn, gấp 7,1 lần so với năm 1995; NTTS đạt 5,5 triệu
tấn, gấp hơn 5 lần năm 1995. Cơ cấu
sản lượng thủy sản có bước chuyển
Năm 2023, sản lượng thủy sản
đạt hơn 9,3 triệu tấn, gấp 7,1
lần so với năm 1995; NTTS đạt 5,5 triệu tấn, gấp hơn 5 lần năm 1995
dịch tích cực, tỷ trọng sản lượng nuôi trồng tăng từ 31% năm 1995 lên gần 57% năm 2023. Hiện, sản phẩm thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 170 thị trường, kim ngạch xuất khẩu lần đầu vượt ngưỡng 1 tỷ USD (năm 1999) và gần 11 tỷ USD (năm 2022), đưa Việt Nam vào vị trí số 3 trong các nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới.
Trong quá trình xây dựng và phát triển thủy sản đến nay, rất nhiều phần thưởng cao quý đã được Đảng, Nhà nước trao tặng cho ngành như: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Lao động hạng Nhất (2019), phong tặng và truy tặng cho nhiều tập thể và cá nhân danh hiệu Anh hùng Lao động... “Từ truy ề n th ố ng cao quý và đáng tự hào ấy, ngành thủy sản Việt Nam đã xây dựng được một nền tảng căn cơ và bài bản để hướng đến những mục đích to lớn hơn, góp phần làm điểm tựa cho sự phát triển của cả đất nước”, Cục trưởng Trần Đình Luân nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan tặng quà lưu niệm cho Cục Thủy sản và Cục Kiểm ngư Ảnh: HT
Phát triển có trách nhiệm
Trong những năm qua, ngành thủy sản có nhiều đóng góp cho phát triển nền kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp. Chính vì thế, thủy sản là ngành hàng nhận được sự quan tâm rất lớn của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Phải kể đến là việc thủy sản là một trong 6 ngành hàng trọng tâm được xác định trong Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với mục tiêu “đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển”.
Ngành thủy sản cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó sẽ: “xây dựng thủy sản thành ngành kinh tế có quy mô và tỷ suất hàng hóa lớn, có thương hiệu uy tín, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, có khả năng cạnh tranh cao và bền vững. Hội nhập quốc tế sâu rộng, phát triển có trách nhiệm theo hướng kinh tế tuần hoàn”. Đến năm 2045, thủy sản là ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững; là trung tâm chế biến thủy sản sâu, thuộc nhóm ba nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản dẫn đầu thế giới; giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển, góp phần bảo
đảm an ninh dinh dưỡng, thực phẩm; bảo đảm an sinh xã hội, làng cá; góp
Mục tiêu đến năm 2045, đưa thủy sản trở thành ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững, giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp và kinh tế biến.
“Hải trình” hướng đến mục tiêu mà ngành thủy sản phải thực
hiện là thủy sản “minh
bạch, trách nhiệm, bền
vững và hội nhập” vì thế hệ hôm nay và mai sau; là ba trụ cột trong chiến lược kinh tế thủy sản “giảm khai thác - tăng nuôi trồng - bảo tồn biển”; là “Chiến lược Tam Ngư”, cấu trúc lại ngành thủy sản dựa trên: ngư nghiệp - ngư dânngư trường; là phát huy sức mạnh của thiết chế “Cộng đồng đồng quản lý nguồn lợi thủy sản”; là cùng nhau hành
để tháo gỡ “thẻ vàng” chống khai thác IUU trong thời gian sớm nhất.
phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc... Hiện, có 11 chương trình, đề án thực hiện Chiến lược đã được ban hành.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan khẳng định: Chiến lược phát triển thủy sản, kinh tế biển Việt Nam, Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam nêu rõ các nhiệm vụ trọng tâm: xây dựng thủy sản thành ngành kinh tế có quy mô và tỷ suất hàng hóa lớn, có thương hiệu uy tín tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, có khả năng cạnh tranh cao và bền vững; hội nhập bền quốc tế sâu rộng, phát triển có trách nhiệm theo hướng kinh tế tuần hoàn, nâng cao năng suất, chất lượng giá trị gia tăng và hiệu quả.
Cũng theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, công nghiệp hóa hiện đại hóa ngành thủy sản theo định hướng thị trường thân thiện môi trường, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo tồn đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, an sinh xã hội, phát triển
trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan
thủy sản gắn với nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân xây dựng nông thôn mới kết hợp phát triển kinh tế với xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh trên biển, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc. Thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển thủy sản với cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng đồng bộ; đào tạo, bồi dưỡng, phát triển, sử dụng hiệu quả nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ ưu tiên ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, “Sự hiện diện thường xuyên của hơn 1 triệu ngư dân và hơn 84.000 tàu, thuyền trực tiếp khai thác hải sản trên biển là những cột mốc sống, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn an ninh, khẳng định và bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.
VIETS RHIMP 2024
Thương
hiệu của ngành tôm Việt
Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam năm 2024 (VietShrimp 2024), diễn ra tốt đẹp từ ngày 20 - 22/3, với chủ đề “Đồng hành cùng người nuôi tôm”. Sau thời gian tổ chức chu đáo, hoành tráng, quy mô tầm cỡ khu vực và châu Á, các đơn vị đồng phối hợp tổ chức VietShrimp 2024: Hội Thủy sản Việt Nam, Cục Thủy sản, UBND tỉnh Cà Mau, đã để lại những dấu ấn đáng nhớ trong lòng các đại biểu, doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế; tạo tiếng vang lớn cho một sự kiện chuyên về ngành tôm.
Trong khuôn khổ
VietShrimp 2024 có 236 gian hàng của gần 150 doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế (thuộc hơn 20 quốc gia trên thế giới), hoạt động trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến ngành thủy sản nói chung và ngành tôm nói riêng.
Ba ngày Hội chợ đã thu hút khoảng 19.000 lượt khách tham quan, trong đó có rất đông bà con nông dân trực tiếp nuôi tôm nói riêng, NTTS nói chung, đến từ cả nước. Đồng thời, Hội chợ cũng đã thu hút được đại diện nhiều Hội, Hiệp hội Thủy sản các tỉnh/thành phố tham dự các phiên Hội thảo và tham quan các gian hàng.
Tại VietShrimp 2024, các doanh nghiệp có cơ hội phát triển và mở rộng kinh doanh với những cơ hội mới: Kết nối trực tiếp đến các doanh nghiệp, chuyên gia và lãnh đạo đầu ngành thủy sản; trưng bày, giới thiệu và quảng bá sản phẩm; rút ngắn chu kỳ sản xuất cũng như bán hàng, thông qua các ứng dụng kết nối mới; cập nhật tin tức thị trường tại Việt Nam và thế giới.
Bên cạnh các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm, giao thương, xúc tiến thương mại, Hội chợ năm nay trưng bày nhiều thiết bị, máy móc, công nghệ mới hiện đại, được cập nhật phục vụ cho ngành tôm. Các đơn vị tham gia Hội chợ đã mang đến những công nghệ hữu ích, có tính ứng dụng cao, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng, theo xu thế phát triển ngành thủy sản bền vững, thích ứng với sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
Ông Nguyễn Văn Tiến, Giám đốc sản phẩm quốc tế, Công ty De Heus Việt Nam cho biết: “Đây là diễn đàn để những doanh nghiệp như chúng tôi có thể chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, công bố các nghiên cứu, giải pháp mới cho ngành hàng tôm. Đến với
VietShrimp 2024, De Heus Việt
Nam mang đến những giải pháp
về dinh dưỡng và công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững cho ngành hàng tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế”.
Anh Lê Tấn Tài, người nuôi tôm tại xã Tân Đức, huyện Đầm
Dơi, tỉnh Cà Mau chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên tôi tham gia Hội
chợ triển lãm với quy mô lớn và
chuyên nghiệp như vậy. Khi tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm về ngành tôm, tôi có dịp tìm
hiểu, nghiên cứu về các sản phẩm
mới như thức ăn, máy móc, thiết
bị, thuốc, các mô hình cũng như
cách xây dựng, thiết kế ao nuôi
phù hợp, để đạt hiệu quả cao trong nuôi tôm. Mong rằng những
sự kiện hữu ích cho người nuôi tôm như thế này sẽ được tổ chức thường xuyên, để chúng tôi có cơ
hội cập nhật nhiều kiến thức mới”.
Dấu ấn và cũng là nội dung không thể thiếu trong mỗi kỳ
Hội chợ triển lãm đó chính là các phiên Hội thảo chuyên đề, chuyên sâu. Bốn phiên Hội thảo chuyên đề với sự tham gia và chia
sẻ thông tin hữu ích của hơn 40 diễn giả, đã thu hút hơn 1.000 đại biểu trong và ngoài nước tham dự.
Chia sẻ của các đại biểu trong Hội thảo, đã gợi mở nhiều giải pháp để nâng tầm chuỗi giá trị ngành tôm, phù hợp với chiến lược phát triển ngành tôm Việt Nam.
đẩy ngành tôm phát triển. Đồng thời, giúp người nuôi tôm đạt hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, áp dụng đúng khoa họckỹ thuật - công nghệ. Vẫn lời ông Luân: Với chủ đề “Đồng hành cùng người nuôi tôm”, VietShrimp 2024 cần quan tâm, đồng hành cùng người nuôi tôm để họ nuôi đạt hiệu quả, tránh tình trạng sụp đổ cả chuỗi giá trị ngành tôm. Vì vậy, việc quy tụ được tinh hoa, chất xám và thu hút được
Các báo cáo tham luận bám sát chủ đề của VietShrimp 2024 là “Đồng hành cùng người nuôi tôm”; cũng như xu hướng được quan tâm hiện nay, đó là nuôi tôm tuần hoàn, sản xuất xanh, nhằm ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu. Từ cái nhìn tổng quan của nhà quản lý, đến những chi tiết về chất lượng con giống, giải pháp nuôi tôm khỏe để đạt hiệu quả cao, việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất, dùng chế phẩm sinh học để thay thế kháng sinh, hóa chất trong nuôi tôm, nhằm đảm
bảo chất lượng tôm nuôi phù hợp
với tiêu chuẩn quốc tế, hay vấn đề chuyển đổi số trong ngành tôm...
Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản nhận xét, VietShrimp 2024 thể hiện rõ nét
trách nhiệm của Hội Thủy sản
Việt Nam và cơ quan quản lý Nhà nước đối với ngành tôm, trong
việc tạo điều kiện tháo gỡ vướng mắc, khắc phục khó khăn và thúc
các doanh nghiệp từ các đơn vị quốc tế tham gia vào sự kiện lần này, đây là sự thành công bước đầu. Ngoài ra, thông qua sự kiện VietShrimp 2024, người nuôi tôm được tiếp cận khoa học - kỹ thuậtcông nghệ tiên tiến, giúp việc nuôi tôm thuận lợi hơn, hiệu quả hơn. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá cao mục đích, kết quả mà VietShrimp những lần trước đã đạt được, tạo được động lực, làn sóng mới trong phát triển ngành hàng tôm. Đồng thời, mong muốn trên cơ sở những thành công đã qua, thời gian tới công tác tổ chức VietShrimp sẽ có đánh giá tổng kết, mở rộng đối tượng, từ đó tìm giải pháp, nhất là giải pháp công nghệ tối ưu, phù hợp nhất, trong việc phát triển các ngành hàng thủy sản nói chung, ngành hàng tôm nói riêng.
không còn là rác!
“Phụ phẩm tôm không còn là rác
nữa mà trở thành nguyên liệu
phục vụ chế biến thành các sản phẩm có giá trị, đáp ứng tiêu chí
tuần hoàn trong phát triển xanh, giúp ngành tôm phát triển bền vững”. Đó là chia sẻ của ông
Nguyễn Đức Tuấn, Giám đốc kỹ thuật Công ty CP Việt Nam Food (VNF) tại phiên hội thảo thứ 3 trong khuôn khổ VietShrimp 2024, tổ chức tại tỉnh Cà Mau vừa qua. Để phụ phẩm ngành tôm
Đánh giá về thực trạng ngành tôm hiện nay, ông Tuấn nhấn mạnh rằng, những bất ổn về nguồn cung và chi phí thức ăn tôm đang ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận và sức cạnh tranh của ngành tôm Việt Nam. Nguyên nhân là do chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng lớn, nhưng giá bán năm sau luôn cao hơn so với năm trước, trong khi Việt Nam hiện vẫn chưa tự chủ được nguồn cung thức ăn. Cùng với thức ăn, dịch bệnh và xung đột địa chính trị cũng đang tạo áp lực lên chuỗi cung ứng, đẩy chi phí ngày một tăng cao. Hệ quả của thực trạng này là giá thành tôm nuôi của Việt Nam luôn cao hơn các nước, làm suy giảm sức cạnh tranh của ngành tôm và giảm lợi nhuận của người nuôi cũng như các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Do đó, theo ông Tuấn, ngành tôm Việt Nam cần phải áp dụng các giải pháp bổ trợ tăng hiệu quả sử dụng đạm, đáp ứng các tiêu chí về nguồn cung nội địa lớn và bền vững cũng như nâng cao hiệu suất sử dụng. Trong quá trình phát triển của ngành tôm, lượng phụ phẩm từ việc nuôi và chế biến tôm ngày càng gia tăng. Nếu không có các giải pháp xử lý thích hợp, nguồn phụ phẩm này sẽ gây lãng phí và trở thành nguồn ô nhiễm môi trường, gây cản trở cho sự phát triển của ngành. Hậu quả của điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng mà còn làm mất đi khả năng cạnh tranh của ngành tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế. Việc tái
không còn là một khái niệm mới, đặc biệt trong bối cảnh nguồn nguyên liệu tự nhiên ngày càng khan hiếm. Nhiều quốc gia phát triển đã hiểu rõ giá trị của việc tận dụng phụ phẩm để tiết kiệm tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, từ đó tạo ra một kinh tế tái chế và bền vững. Một trong những nguồn cung lớn đó là nguồn phụ phẩm từ việc nuôi và chế biến tôm. Theo ông Tuấn, tại các nhà máy chế biến tôm, lượng phụ phẩm (bao gồm đầu và vỏ tôm) chiếm khoảng 35 - 40%, trong khi tại các trang trại nuôi, lượng vỏ tôm lột chiếm khoảng 5 - 7% tổng sản lượng tôm thu được sau mỗi vụ nuôi. Vì vậy, việc thu thập toàn bộ lượng vỏ lột này có thể mang lại lợi ích lớn. Tuy nhiên, do vỏ tôm lột thường được thu thập chủ yếu thông qua hệ thống xi phông, nên thường chỉ khi tôm đạt khoảng 50 ngày tuổi trở lên mới có số lượng vỏ lột đáng kể. Hiện nay, VNF đang hợp tác với các hợp tác xã ở tỉnh Cà Mau để thực hiện các thí điểm đánh giá chất lượng và tiến tới triển khai thu mua vỏ tôm. VNF là một trong những công ty tiên phong tại Việt Nam trong việc phát triển các giải pháp sinh học nhằm thu hồi dinh dưỡng từ phụ phẩm tôm thông qua một chiến lược toàn diện và có hệ thống. Với hơn 9 năm hoạt động, VNF đã thành công xây dựng một danh mục sản phẩm độc đáo và đa dạng, có tính thương mại cao và đạt
sản phẩm của VNF đã được các nhà máy sản
xuất thức ăn và các trang trại nuôi trồng lớn thử nghiệm và chính thức đưa vào công thức thương mại. Do đó, thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Cục Phát triển
Doanh nghiệp (AED), VNF cùng với các đối tác đã thực hiện Dự án thu hồi vỏ tôm lột từ các trại tôm, mang lại nhiều giá trị kinh tế và phát triển bền vững cho chuỗi ngành tôm.
Đơn cử như Peptide là sản phẩm của quá trình thủy phân protein bằng enzym đặc chủng thành các amino acid và các peptide mạch ngắn, cung cấp nguồn đạm dễ hấp thu có khả năng giúp cải thiện tăng trưởng, hỗ trợ đường ruột và tăng cường sức khỏe nhờ khả năng tiêu hóa cao đem đến giải pháp nguyên liệu tiềm năng giúp tăng hiệu suất sử dụng đạm trong NTTS.
Thứ hai, Chitosan là một polymer sinh học với nhiều đặc tính hữu ích. Nó là một giải pháp tiềm năng để giảm sử dụng kháng sinh thông qua việc hỗ trợ tăng trưởng tự nhiên và phòng ngừa nhiều loại bệnh. Nhờ vào khả năng kháng khuẩn, Chitosan có thể hỗ trợ điều trị hoặc ngăn chặn các bệnh thường gặp trên thủy sản, giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh.
Cuối cùng, Astaxanthin, được mệnh danh là “Vua của các chất chống ôxy hóa”, tự nhiên có nhiều tiềm năng ứng dụng trong NTTS, có nhiều chức năng đặc trưng như chống ôxy hóa, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ sinh sản và tăng cường sắc tố, là một thành phần quan trọng trong ngành NTTS.
Đánh giá cao giải pháp của VNF, TS. Nguyễn Duy Hòa, Giám đốc kỹ thuật toàn cầu ngành hàng Empyreal & MOTIV, Tập đoàn Cargill, đề xuất VNF nên được hưởng một phần từ giá tín chỉ carbon để từ đó khuyến khích doanh nghiệp đầu tư lớn hơn cho nghiên cứu này. TS. Hòa nhận xét: “Tôi thấy hướng nghiên cứu và thương mại hóa các sản phẩm hữu ích từ phụ phẩm ngành tôm của VNF là rất phù hợp với xu thế phát triển xanh hiện nay, nên cần có chính sách khuyến khích để doanh nghiệp mở rộng đầu tư, góp phần giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường của ngành tôm”.
Ông Trần Công Khôi, Trưởng Phòng Giống và Thức ăn thủy sản, Cục Thủy sản thì cho rằng, đây cũng là cách tiếp cận kinh tế tuần hoàn một cách thiết thực và hiệu quả nhất cho ngành tôm.
Xuân Trường
GÓC NHÌN KHÁC
VIETSHRIMP VÀ
NIỀM TỰ HÀO TÔM VIỆT
Hồ Quốc Lực
Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta
Qua các lần diễn ra Hội chợ
VietShrimp, sự kiện VietShrimp 2024 đã thể hiện tầm vóc ngày càng quan trọng và lớn lao của Hội chợ này, trong việc tập hợp các mắt xích chuỗi giá trị ngành hàng. Họ gặp nhau và cộng hưởng với khách hàng để củng cố giá trị các mắt xích. Trên nền tảng đó, góp phần tích cực cho sự phát triển bền vững hơn của tôm Việt, đi đúng xu thế thế giới.
Tôi cảm nhận như vậy, khi nhìn thấy sự đa dạng và khung cảnh hoành tráng không gian trưng bày. Sâu sắc hơn là khi theo dõi nội dung các cuộc Hội thảo, tổ chức song hành với nhiều diễn giả từ nước ngoài.
Các cuộc Hội thảo đã nhận diện đúng những thách thức, đưa ra cách ứng xử phù hợp cho ngành tôm năm 2024. Qua Hội thảo, giúp chúng ta định hướng phát triển ngành tôm tốt hơn, có thể là củng cố, bổ sung cho chiến lược phát triển ngành, đó là phát triển theo kinh tế tuần hoàn, đó là thực thi chuẩn mực nuôi ASC, đó là dựa trên hệ dữ liệu để xử lý mọi tình huống nhanh và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, chiến lược phát triển phải đáp ứng xu thế bảo đảm phúc lợi động vật (như không cắt mắt tôm bố mẹ và giữ mật độ nuôi vừa phải)…
Tôi đã tham quan tất cả các gian hàng, nhưng tập trung chú ý một số gian hàng, có thể tìm hiểu thêm thông tin mới cần thiết nhất. Có thể nói, một số thông tin bên lề, ít nhiều giúp chúng ta kiểm tra lại thông tin chính thống. Qua đó, tôi thấy có những điểm sáng, tuy chưa lớn, nhưng rất ý nghĩa.
Ngành Nông nghiệp đang triển khai một triệu hecta lúa chất lượng cao theo kỹ thuật canh tác mới, chẳng những giảm
phát thải, mà còn tạo nên các tín chỉ carbon về sau. Chương trình này thể hiện trong Festival lúa gạo 2023 ở Hậu Giang. Tuy nhiên, tại VietShrimp 2024, tôi thấy gian hàng Thái Nam Việt có vẻ lẻ loi, khi họ quảng bá công nghệ vi sinh của mình phục vụ canh tác lúa. Chuyện này không quá mới mẻ, nhưng dù sao cũng là một tia sáng nhỏ, thể hiện đã có sự nhận thức, chuyển biến về sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp nói chung. Thái Nam Việt đã tìm thấy cơ hội kinh doanh lớn, khi hàng triệu hecta lúa ở ĐBSCL, đang rất cần ứng dụng công nghệ vi sinh trong trồng lúa, nâng cao hiệu quả và phát triển đúng hướng, nhất là mô hình tôm - lúa. Tôi cũng thấy một gian hàng của doanh nghiệp từ Thanh Đảo, Sơn Đông, Trung Quốc trưng bày máy lột vỏ tôm. Đây là điểm khá thú vị. Nó thể hiện sự lan tỏa uy tín VietShrimp, đây là cơ hội tìm hiểu thêm thiết bị máy lột vỏ tôm, hiện có nhu cầu không nhỏ đối với các doanh nghiệp chế biến tôm. Cái “lạ” và mới ở VietShrimp lần này không dừng lại ở đây, còn nhiều cái nhìn, góc nhìn người tham dự khác. Dù sao 2 cái “lạ” nói trên, cũng đã cho tôi thêm ấn tượng, ngoài các nội dung thuộc chủ đề chính VietShrimp 2024, đã được tạo đà phát triển ngày càng vững chắc. Câu chuyện về VietShrimp không chỉ vui, mới mẻ, mà còn thú vị! Cám ơn Ban Tổ chức đã nhọc lòng vì sự phát triển một ngành kinh tế quan trọng. Cám ơn tất cả các doanh nghiệp đã tích cực tham gia gian hàng, để khẳng định tinh thần chia sẻ, hỗ trợ vì cộng đồng. VietShrimp diễn ra tháng 3, còn có ý nghĩa như tạo thêm nguồn năng lượng tích cực, để ngành thủy sản Việt Nam bước vào vụ nuôi chính 2024 đầy rẫy biến số!
Phú Thọ
Ngày 27/3, tại hồ Ngòi Giành, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, Sở NN&PTNT Phú Thọ phối hợp với Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Phú Thọ và UBND huyện Yên Lập tổ chức Lễ phát động thả giống phóng sinh, tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2024.
Ông Trần Tú Anh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Phú Thọ khẳng định, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng cần chung tay, bảo vệ, phát triển và tái tạo nguồn lợi thủy sản, bằng việc thả bổ sung cá giống ra tự nhiên; không đánh bắt thủy sản bằng xung điện, chất độc hại và các ngư cụ cấm; đồng thời đẩy mạnh phát triển NTTS, giảm áp lực lên hoạt động khai thác.
Bên cạnh đó, chú ý đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của tổ chức và người dân trong công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản. Sau lễ phát động, gần 100 nghìn con giống thủy sản bản địa gồm: Cá trắm, cá trôi, cá mè, cá vược…, đã được các đại biểu và người dân thả xuống hồ Ngòi Giành.
THẢ GIỐNG PHÓNG SINH,
TÁI TẠO VÀ BẢO VỆ
NGUỒN LỢI THỦY SẢN
Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống ngành thủy sản (1/4/1959 - 1/4/2024), các địa phương cả nước đã và đang phát động nhiều phong trào ý nghĩa. Trong đó, hoạt động thả giống phóng sinh, tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đã thu
hút được sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhân dân, chính quyền địa phương.
Thanh Hóa
Chiều ngày 26/3, tại nghè Yên Vực, phố Yên
Vực, phường Tào Xuyên (TP Thanh Hóa), Sở NN&PTNT Thanh Hóa phối hợp với Giáo hội
Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa, tổ chức thả cá giống tái tạo và phát triển nguồn lợi
thủy sản trên lưu vực sông Mã năm 2024. Những hoạt động này đã góp phần phục hồi các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao, nhằm phát triển kinh tế bền vững, có trách nhiệm với môi trường. Theo đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho cán bộ các cấp và cộng đồng ngư dân. Tất cả các chủ tàu khai thác thủy sản cam kết tuân thủ, không vi phạm quy định của Nhà nước về bảo vệ nguồn lợi thủy sản; tàu cá khi hoạt động, phải có giấy phép khai thác thủy sản theo quy định.
Quảng Bình
Ngày 1/4, tại bến sông Nhật Lệ, phường
Đồng Hải, TP Đồng Hới, UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức lễ thả 1 triệu con tôm sú giống, 3.000 con cá chẽm giống xuống sông, nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản. Tại buổi lễ, ông Hoàng Xuân Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Quảng Bình đã kêu gọi toàn thể người dân hãy chung tay bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, với thông điệp “Vì cuộc sống của chúng ta và thế hệ mai sau, hãy chung tay bảo vệ môi trường, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên”. Các ngành, địa phương cần triển khai đồng bộ, quyết liệt hơn nữa các giải pháp cấp bách, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định, góp phần cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC.
Dịp này, các địa phương ở tỉnh Quảng Bình cũng tổ chức thả số lượng lớn các giống thủy sản xuống các dòng sông, ao, hồ để tái tạo nguồn lợi, qua đó tuyên truyền, kêu gọi người dân chung tay bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đánh bắt tự nhiên có chọn lọc.
Quảng Nam
Sáng 1/4, Phòng Kinh tế TP Hội An (Quảng Nam) đã thả 30 vạn con tôm sú giống tại rừng dừa Bảy Mẫu, xã Cẩm Thanh (khu vực thôn Vạn Lăng). Đây là hoạt động được TP Hội An tổ chức thường niên vào dịp kỷ niệm Ngày truyền thống ngành thủy sản Việt Nam. Cùng với việc tuyên truyền nâng cao ý thức người dân, các cấp chính quyền của Hội An tăng cường quản lý, ngăn chặn, xử lý hành vi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, nhằm bảo tồn sự đa dạng sinh học vùng cửa sông ven biển Cửa Đại - Hội An.
Tại buổi lễ này, chính quyền địa phương đã tổ chức cho nhân dân ký cam kết bảo vệ, phục hồi và phát triển hệ sinh thái đất ngập nước
Sông Đầm; đồng thời tặng ngư cụ, lưới, khen thưởng các hộ dân có đóng góp trong việc trồng và phục hồi cây xanh. Tiến hành thả cá, tôm giống, tái tạo nguồn lợi thủy sản; trồng cây xanh bản địa phục hồi phát triển hệ sinh thái.
Bình Thuận
Sáng 30/3, tại hồ thủy lợi Sông Lũy, huyện Bắc Bình, Sở NN&PTNT Bình Thuận phối hợp với Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình Thủy lợi tỉnh, đã tổ chức Lễ thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Tại đây, hơn 60.000 con cá giống nước ngọt (cá trắm, cá trôi, cá mè, cá chép…), với kích cỡ từ 5 - 7 cm, không dị tật, không trầy xước, khỏe mạnh,
màu sắc sáng bóng, đã được thả xuống hồ.
Theo Ban tổ chức, hồ Sông Lũy có dung tích thiết kế khoảng 100 triệu m3, diện tích mặt thoáng khoảng 1.500 ha, có nguồn nước ổn định, chất lượng nước tốt. Qua khảo sát cho thấy, các loài cá nước ngọt phổ biến nói trên có tính thích nghi cao, sinh trưởng phát triển tốt trong hệ sinh thái hồ.
Khánh Hòa
Sáng 1/4, Sở NN&PTNT Khánh Hòa phối hợp với UBND huyện Vạn Ninh cùng Liên đoàn Lao động tỉnh và các đơn vị, doanh nghiệp ngành thủy sản, đã tổ chức thả con giống, tái tạo nguồn lợi thủy sản tại Khu bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào, huyện Vạn Ninh (tỉnh Khánh Hòa). Tại đây, các đại biểu đã thả gần 2,5 triệu con giống các loại thủy sản gồm: 1,2 triệu con tôm sú, 1,26 triệu con ngao hai cồi và ốc hương, 25.000 con cá biển như: Cá mú, cam chim vây vàng, có bớp, cá hồng Mỹ, cá chẽm, đã được thả xuống vùng lõi khu bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào. Được biết, từ năm 1992 đến nay, ngành nông nghiệp tỉnh, đã phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp và ngư dân trên địa bàn, tiến hành thả rất nhiều đợt con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản. Theo đó hàng chục triệu con giống các loài thủy sản đã được thả xuống.
Sóc Trăng
Ngày 1/4, Sở NN&PTNT Sóc Trăng phối hợp với UBND huyện Trần Đề, đã tổ chức thả trên 2 triệu con tôm sú giống về môi trường tự nhiên.
Theo Chi cục Thủy sản Sóc Trăng, hàng năm hoạt động thả giống, tái tạo nguồn lợi thủy sản nhận được sự ủng hộ từ lãnh đạo tỉnh, các doanh nghiệp, sở, ban ngành và tổ chức cá nhân trong chuỗi ngành hàng. Bình quân mỗi
năm, tỉnh Sóc Trăng thả về tự nhiên trên 4 triệu con giống các loại, tập trung chủ yếu giống tôm sú, cua, cá nước ngọt và một số đối tượng cá có giá trị kinh tế. Theo kế hoạch, trong năm 2024, tỉnh Sóc Trăng sẽ tổ chức 3 đợt thả giống thủy sản về tự nhiên. Đến nay, trên 2 triệu con tôm sú giống và 300 kg cá giống các loại đã được thả về tự nhiên, góp phần phục hồi nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Cà Mau
Sáng 1/4, Sở NN&PTNT phối hợp với Hội Thủy sản Cà Mau, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, đã tổ chức hoạt động thả giống, tái tạo nguồn lợi thủy sản, tại khu vực biển Hòn Đá Bạc (ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời). Số lượng con giống thả xuống khu vực ven biển xung quanh Hòn Đá Bạc gồm 2 triệu con tôm sú giống, cùng trên 3.000 con cá chẽm giống và cua biển giống.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau kêu gọi, mỗi tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, khi tham gia hoạt động khai thác thủy sản, phải có trách nhiệm và chung tay với Nhà nước ra sức quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản; khai thác một cách có trách nhiệm, không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, sự sinh trưởng và bảo tồn loài giống; tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác thủy sản có tính chất hủy diệt, để ngành Thủy sản Cà Mau cùng cả nước phát triển ổn định, bền vững, hội nhập quốc tế.
Mô hình nuôi biển công nghệ cao của STP Group tại Vân Đồn, Quảng Ninh
NUÔI BIỂN BỀN VỮNG
VÌ TƯƠNG LAI CỦA TẤT CẢ CHÚNG TA
“Nuôi biển là nuôi dưỡng đại dương, nuôi dưỡng con người. Trách nhiệm của chúng ta hôm nay để làm giàu cho biển, một khi chúng ta làm giàu cho biển thì biển làm giàu
cho chúng ta. Nuôi biển bền vững là nuôi dưỡng tương lai” - Đây là một trong số rất nhiều thông điệp ý nghĩa được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan gửi gắm đến các đại biểu tham dự Hội nghị Phát triển bền vững nuôi biển - Nhìn từ Quảng Ninh diễn ra từ ngày 31/3 - 1/4/2024.
Tiềm năng rất lớn
Việt Nam hiện là quốc gia đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu thủy sản. Chúng ta có tiềm năng nuôi biển rất lớn với hơn 3.200 km đường bờ biển. Phát triển ngành công nghiệp nuôi biển theo hướng giảm khai thác, đa giá trị sẽ góp phần đưa ngành thủy sản đến gần hơn mục tiêu của Đề án nuôi biển đã được Thủ tư ớ ng Chính phủ phê duyệ t, đó là đến năm 2025, diện tích nuôi biển đạt 280.000 ha, sản lượng 850.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 0,8 - 1 tỷ USD. Đến năm 2030, diện tích nuôi biển đạt 300.000 ha, sản lượng 1,45 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,8 - 2 tỷ USD. Đối với xây dựng ngành hàng nuôi biển, chúng ta đang trong một “hải trình” chuyển từ nuôi biển thủ công sang nuôi biển công nghiệp, chuyển từ nuôi ở vùng biển kín ven bờ sang nuôi ở vùng biển mở xa bờ, từ việc kêu
gọi động viên ngư dân ra biển sang việc quản lý chặt chẽ nghề nuôi biển, từ việc đơn loài sang nuôi đa loài tích hợp, phát triển riêng đơn ngành sang kết hợp với các ngành kinh tế biển khác.
Phát biểu tại Hội nghị nuôi biển, PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Thủy sản Việt Nam cho rằng: “Chúng ta có những cơ hội và thuận lợi khi đã có chiến lược Nghị quyết 36. Chúng ta có khát vọng mục tiêu rất lớn về kinh tế mà trong đó biển là yếu tố vượt trội và cần phải đặt vào vị trí quan trọng. Chúng ta có Đề án nuôi biển quốc gia rất cụ thể cần phải triển khai dù có nhiều rào cản và nút thắt. Chúng ta có khát vọng theo tinh thần Đại hội XIII và biển là một trong những
2030.
chuyển dịch xanh trong lĩnh vực kinh tế biển, để giảm khai thác quá mức mà hiện chúng ta đang bị EC cảnh báo “thẻ vàng”.
Thách thức cần hóa giải
Tuy nhiên, ngành nuôi biển của nước ta hiện nay đang đối diện với không ít những thách thức. Tham luận tại Hội nghị nuôi biển, PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam thẳng thắn nhìn nhận: “Có nhiều điểm nghẽn mà các cơ quan quản lý nhà nước đang nợ cộng đồng những người nuôi biển. Trong đó, vấn đề quan trọng nhất là thiếu quy hoạch không gian biển. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nếu không sớm ban hành thì các địa phương rất khó trong vấn đề quy hoạch nuôi biển”. Hiện thủ tục
giao
cảnh Hội nghị nuôi biển tại Quảng Ninh ngày 1/4/2024
biển lâu dài thì doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân không thể yên tâm đầu tư. Ông
Nguyễn Hữu Dũng kiến nghị các bộ ngành xem xét mức phí giao biển, bởi với quy định từ 4 - 7 triệu đồng/ha/năm như hiện nay đang
còn cao so với những rủi ro mà người nuôi biển phải gánh chịu. Hơn nữa những vướng
mắc trong đánh giá tác động môi trường nuôi biển đang gây khó khăn, tổn thất rất lớn cho người nuôi.
Liên quan đến vấn đề nuôi biển xa bờ, TS.
Phạm Anh Tuấn, nguyên Phó Tổng cục trưởng
Tổng cục Thủy sản cho rằng: “Rõ ràng chúng ta đều thấy tiềm năng, nhưng không phải ai cũng có thể phát triển được, vì nuôi xa bờ đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ cao và nguồn nhân lực đảm bảo”.
Cần sự chung tay, nỗ lực, đồng lòng
Qua theo dõi ý kiến chia sẻ của các chuyên gia, nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định: “Khó khăn chỉ chấm dứt khi và chỉ khi chúng ta hành động. Bộ trưởng đề nghị cần xác định mục tiêu mà nuôi biển hướng tới. Phát triển bền vững không quá phức tạp như chúng ta nghĩ, đừng để đời cha ăn mặn, đời con khát nước, đừng xui người dân lên rừng đốn gỗ. Hãy chỉ cho họ đại dương đẹp như thế nào để họ dùng cây gỗ đó đóng tàu”.
Bà Karin Greve Isdahl, Tham tán Thương mại,
Hoàng Gia Na Uy tại Việt Nam
Tại Hội nghị lần này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT
Lê Minh Hoan cam kết: Bộ sẽ ghi nhận, tổng hợp các vướng mắc, nhanh chóng cùng các bộ, ngành kiến nghị với Chính phủ, thúc đẩy ngành nuôi trồng, chế biến rong tảo biển và các tiềm năng khác; đẩy mạnh nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu về khoa học, công nghệ để có các mô hình nuôi trồng công nghệ cao, chế biến sâu, để các sản phẩm thủy sản trở thành các sản phẩm mỹ phẩm, dược phẩm… Hệ sinh thái ngành hàng nuôi biển cần có sự kết nối mật thiết giữa cơ quan quản lý chuyên ngành Trung ương, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, các Viện, trường, đối tác, chuyên gia quốc tế; Tổ chức nghề nghiệp của người nuôi biển; người nuôi biển hay có sinh kế gắn với nuôi biển. “Nuôi biển bền vững, bài bản sẽ giúp giải quyết xung đột giữa ngành nuôi biển và phát triển du lịch biển vốn là thế mạnh của các địa phương ven biển, tránh câu chuyện thủy sản đi tới đâu, du lịch lùi tới đó và ngược lại”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan dẫn chứng: Hiện tượng cá heo liên tục xuất hiện ở biển Quảng Ninh, đó là một tín hiệu tốt lành. Trong 2 năm qua, tỉnh đã thực hiện thành công chủ trương hoán đổi hơn 10 triệu phao xốp thành phao nhựa HDPE thân thiện với môi trường; thành lập hơn 100 HTX dịch vụ nuôi biển - những cá thể riêng lẻ được tập hợp trong một tổ chức và “đi cùng nhau để đi xa hơn”. Do vậy Hội nghị càng có ý nghĩa quan trọng hơn khi tỉnh Quảng Ninh sẽ là địa phương tiên phong. Sự quyết tâm, năng động của lãnh đạo, ngành chuyên môn; sự năng động của cộng đồng doanh nghiệp; sự đồng thuận của người dân cho thấy Quảng Ninh đã sẵn sàng hạ tầng nuôi biển, chọn ngành thủy sản là trụ cột nền kinh tế trong thời gian tới.
Ông Gabor Fluit, Giám đốc De Heus châu Á, Chủ tịch EuroCham tại Việt Nam
thầu cấp giấy phép nuôi trồng từ đó chọn ra các doanh nghiệp, nhà đầu tư tốt nhất, đồng thời cần ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật cho trang thiết bị nuôi biển. Về phía nhà khoa học, cần có nhiều nhà khoa học xuất sắc trong lĩnh vực nuôi biển và chế biến. Đối với doanh nghiệp, quan trọng nhất đó là thu hút các nhà đầu tư lớn về nuôi biển quy mô công nghiệp. Việt Nam có khí hậu tốt, vùng biển rộng lớn, nhiệt độ nước phù hợp cho phát triển nuôi biển. Do đó, Việt Nam có nhiều cơ hội để
Toàn
Top 4 tỉnh dẫn đầu ngành nuôi tôm nước lợ
Trong ngành tôm nước lợ, bốn tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang đang đứng đầu cả nước về diện tích, sản lượng, mô hình, công nghệ nuôi, từng tỉnh tập trung khai thác lợi thế riêng của mình. Dưới đây là số liệu theo tổng kết năm 2023 của Sở NN&PTNT các tỉnh nói trên.
Cà Mau dẫn đầu diện tích NTTS và tôm - rừng
Tỉnh Cà Mau NTTS 278.365 ha, lớn nhất nước ta, chủ yếu là tôm sú và TTCT. Năm 2023, sản lượng 233.000 tấn, tăng 6,66% so với năm 2022; năng suất bình quân 837 kg/ha/ năm, tăng 53 kg/ha/năm.
Diện tích tôm - rừ ng của Cà Mau 40.500 ha, lớn nhất nước ta, với diệ n tích mặ t nư ớ c nuôi tôm 25.922 ha, đã được các tổ chức chứng nhận 20.000 ha của hơn 4.200 hộ. Năng suất bình quân 290 - 300 kg/ha/năm. Còn lại là tôm - lúa 37.740 ha, tôm quảng canh cải tiến 183.012 ha, tôm siêu thâm canh 4.776 ha, tôm thâm canh 1.833 ha và tôm quảng canh kết hợp cua, cá, sò huyết.
Cà Mau đã phát huy được lợi thế, nhưng cũng còn nhiều hạn chế, do kết cấu hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu, môi trường nước mộ t số v ùng bị ô nhiễm, sản xuất manh mún. Mục tiêu năm 2024, sản lượng 243.000 tấn, tăng 4,29% so với năm 2023. Địa phương rất coi trọng việc phát triển ưu thế sản phẩm tôm - rừng có chứng nhận quốc tế, vừa giảm phát thải, vừa bảo vệ hệ sinh thái bền vững, để tăng khả năng cạnh tranh.
Bạc Liêu đứng đầu sản lượng và nuôi tôm siêu thâm canh
Năm 2023, Bạc Liêu sở hữu diện tích NTTS đứng thứ hai cả nước với 143.000 ha, với sản lượng lớn nhất nước với 247.143 tấn; nhờ tỉnh đã phát triển mạnh nuôi tôm siêu thâm canh, đang đi đầu cả nước. Toàn tỉnh có 25 tổ chức và 832 cá nhân
đầu tư nuôi tôm siêu thâm canh, với diện tích thả nuôi 6.624 ha, tăng 43,8% so với năm 2022 và gấp 2,9 lần năm 2020.
Thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của Bạc Liêu, trong đó, diện tích nuôi tôm chiếm trên 97% diện tích NTTS. Sản lượng tôm năm 2023 chiếm 21,8% tổng sản lượng cả nước; kim ngạch xuất khẩu 973 triệu USD, chiếm hơn 28% kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước.
Nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao được xác định là điểm nhấn, có vai trò dẫn dắt sự phát triển ngành tôm toàn tỉnh Bạc Liêu. Tỉnh đang xây dựng Khu Nông nghiệp phát triển tôm ứng dụng công nghệ cao, đã hoàn thành cơ sở hạ tầng giai đoạn 1, giai đoạn 2 dự kiến bàn giao đưa vào sử dụng giữa năm 2024.
Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp nuôi tôm đầu tư công nghệ cao, hiện có 6 doanh nghiệp (tăng 1 so với năm 2022), được Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Có 22 doanh nghiệp, HTX và 316 hộ dân được chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế (BAP, GlobalGAP, ASC...).
Mục tiêu năm 2024, Bạc Liêu nuôi 142.269 ha, sản lượng 278.500 tấn; diện tích không tăng nhưng sản lượng tăng 12,7%. Diện tích nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh 29.400 ha.
Kiên Giang số 1 về tôm - lúa
Kiên Giang NTTS 136.241 ha, sản lượng 121.000 tấn. Trong đó, tôm - lúa 106.303 ha, lớn nhất nước ta với sản lượng 69.685
tấn, vượt 4,71% kế hoạch. Bên cạnh là nuôi tôm quảng canh
cải tiến 25.597 ha, thâm canh và bán thâm canh 4.341 ha.
Kiên Giang tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế 2 vùng
sinh thái trọng điểm: U Minh Thượng với luân canh tôm - lúa;
tứ giác Long Xuyên với tôm thâm canh và bán thâm canh.
Nhờ đầu tư có trọng điểm, nên trong năm 2023, diện tích
nuôi tôm của tỉnh bị thiệt hại chỉ xảy ra trên 1.096 ha (0,8% diện tích thả nuôi), hạn chế lây lan.
Theo VASEP, xuất khẩu tôm
Việt Nam sẽ có cơ hội phục hồi
và tăng trưởng nhẹ trong năm
2024 với mức 10% - 15%
Mục tiêu năm 2024, tổng diện tích nuôi tôm của Kiên Giang giảm nhẹ 0,2%, nhưng tôm - lúa tăng 0,5%; sản lượng tăng 7%. Tỉnh tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển tôm - lúa, điển hình như phối hợp với Công ty TNHH Xã
hội Tôm chứng nhận Minh Phú, thực hiện Dự án tôm - lúa theo tiêu chuẩn quốc tế tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang, với diện tích 1.000 ha vào năm 2024. Dự án sẽ kéo dài đến năm 2029, với diện tích sẽ tăng lên hàng năm.
Sóc Trăng giữ ngôi vị cao nhất về nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh
Sóc Trăng NTTS 53.511 ha, sản lượng 206.334 tấn, kim ngạch xuất khẩu 905 triệu USD. Diện tích thấp, nhưng sản
lượng cao, nhờ nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh, chiếm tới 94,4% tổng diện tích nuôi (hơn 50.514 ha/53.511 ha), tỷ lệ cao nhất nước.
Người nuôi tôm ở Sóc Trăng thực hiện nhiều giải pháp
phòng chống dịch bệnh, nên năm 2023, tỷ lệ thiệt hại do
dịch bệnh được khống chế dưới 4,7%. Do đó, dù diện tích nuôi tôm năm 2023 giảm hơn 1,76% so với năm 2022, nhưng
sản lượng vẫn tăng 7,42%. Trong đó, TTCT 40.071 ha với sản
lượng 184.752 tấn và tôm sú 13.440 ha với 21.582 tấn.
Năm 2024, Sóc Trăng tiếp tục phát triển ngành tôm theo
hướng công nghệ cao, ứng dụng công nghệ số, tăng giá trị sản xuất gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với
sự biến đổi khí hậu và nâng cao thu nhập cho người nuôi, từng bước đưa Sóc Trăng thành trung tâm nuôi tôm của ĐBSCL Mục tiêu cụ thể, nuôi 50.820 ha, giảm gần 10% so với năm 2023, nhưng sản lượng 212.000 tấn, tăng gần 3%, gồm tôm sú 23.800 tấn và TTCT 188.200 tấn.
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản được mùa được giá
Theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản
cả nước trong 3 tháng đầu năm 2024 ước đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21,8% so với quý I/2023. Toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp xuất siêu 3,36 tỷ USD, tăng 96,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thắng lợi “giòn giã” trên mặt trận xuất khẩu nông nghiệp đầu năm có một phần nguyên nhân là các sản phẩm nông nghiệp toàn cầu tăng giá đáng kể. Giá gạo đạt 661 USD/ tấn, tăng 5%; cà phê đạt 2.373 USD/tấn, tăng 6,8%; cao su đạt 1.462 USD/tấn, tăng 5,1%; hạt tiêu đạt 4.153 USD/ tấn, tăng 35,6%.
Đầu năm 2024
XUẤT KHẨU THỦY SẢN
Kim ngạch xuất
sản quý I/2024 tăng trưởng ấn tượng đang tạo đà cho một năm phục hồi và phát triển lên tầm cao mới của ngành thủy sản Việt Nam.
Ảnh: Shutterstock
Các thị trường quan trọng của ngành nông nghiệp Việt Nam đều phục hồi mạnh mẽ. Giá trị xuất khẩu sang Trung
Quốc chiếm 20,2%, tăng 18,3%; Mỹ chiếm 19,9%, tăng 28,3% và Nhật Bản chiếm 7%, tăng 4,6%.
Riêng với ngành thủy sản, năm 2024 vẫn tiếp tục theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững lấy NTTS làm chủ lực với diện tích nuôi trồng đạt 1,3 triệu ha, sản lượng nuôi trồng hơn 5,6 triệu tấn (tăng 5% so với ước năm 2023). Bên cạnh đó là việc khai thác chế biến xuất khẩu sản phẩm khai thác từ tự nhiên theo phương châm bảo tồn nguồn lợi thủy sản. Trong quý I/2024, theo đánh giá chung, giá trung bình xuất khẩu các sản
2023, nhưng vẫn ở mức thấp. Tuy vậy, xu hướng giá tăng là một tín hiệu lạc quan mà người nuôi trồng, xuất khẩu đều đặt kỳ vọng.
Nắm bắt thời cơ Đầu năm 2024, thị trường xuất khẩu tôm thế giới có nhiều biến động bất ngờ. Trong đó đặc biệt là việc ngành tôm Ecuador và Ấn Độ gặp rất nhiều khó khăn do phát triển “quá nóng” - cung lớn hơn cầu, người nuôi thua lỗ, dịch bệnh hoành hành. Nhiều thị trường đã và đang xem xét lại việc nhập khẩu tôm từ 2 cường quốc trên. Đặc biệt, Trung Quốc đang siết chặt việc nhập khẩu tôm từ Ecuador do lo ngại vấn đề dư lượng kháng sinh.
Trong quý I/2024, xuất khẩu TTCT của Việt Nam sang Trung Quốc đã tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc cũng tăng gấp 11 lần và cua tăng gấp 7 lần so với quý I/2023.
Theo bà Lê Hằng, Giám đốc Truyền thông VASEP, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc tăng 15% trong quý I/2024. Xuất khẩu cá ngừ trong quý I/2024 sang EU tăng 27%, sang Hàn Quốc tăng 15%, sang Mỹ tăng 30%. Xuất khẩu sang
Nhật Bản cũng tăng 9% so với quý I/2023.
Ấn tượng thị trường Mỹ
Xuất khẩu tôm sang Mỹ trong quý I/2024 đã tăng 15%, xuất khẩu cá tra và cua ghẹ đều tăng mạnh từ 13 - 15%. Giá cá tra và giá tôm xuất khẩu sang Mỹ đều trên đà phục hồi. Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cũng đã công bố kết quả cuối cùng của đợt rà soát thuế chống bán phá lần thứ 19 (POR 19) đối với mặt hàng cá tra phi lê đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ trong giai đoạn từ 1/8/2021 đến 31/7/2022. Nhìn chung mức thuế chống bán phá giá POR19 đã giảm đáng kể so với kết quả cuối cùng của đợt rà soát POR18 trước đó. Đồng thời, công bố thuế chống trợ cấp sơ bộ với tôm Việt Nam, Ấn Độ và Ecuador, theo đó mức thuế chung của Việt Nam thấp hơn đáng kể so với 2 nước còn lại. Việc xuất khẩu thành công vào thị trường Mỹ cũng góp phần kéo theo sự phục hồi của nhiều thị trường khác đối với
các sản phẩm thủy sản của Việt Nam sau một thời gian chìm lắng vì suy thoái kinh tế toàn cầu, chiến tranh xung đột xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới.
Nỗ lực đột phá
Xuất khẩu cua, ghẹ và giáp xác khác đạt cũng tăng trưởng cao gần 60% trong quý đầu năm. Xuất khẩu cua sang Nhật
Bản đã tăng 23%. Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Hàn
Quốc vẫn tiếp đà tăng 16%. Tuy vậy, xuất khẩu tôm vẫn là
mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đất nước. Kim ngạch xuất
khẩu tôm Việt Nam trong quý I/2024 ước đạt hơn 620 triệu
USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2023.
Việc xuất khẩu tôm tăng mạnh tại các thị trường chính
là yếu tố then chốt, hướng tới một năm xuất khẩu thành công. Kim ngạch tôm xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng 26%, Trung Quốc
tăng hơn 140% trong 3 tháng đầu
năm. Trong quý II/2024 và những tháng tiếp theo, xuất khẩu thủy sản
Việt Nam dự kiến vẫn tăng trưởng tốt.
Yếu tố đảm bảo cho sự thành công
đó là việc ngành tôm đã xuất khẩu
được sản phẩm tôm chế biến giá trị gia tăng chiếm tới 40 - 45% tổng giá trị xuất khẩu tôm hàng năm. Các sản phẩm tôm chế biến chất lượng cao
Theo số liệu của Bộ NN&PTNT công bố, quý I/2024, xuất khẩu thủy sản thu về 1,86 tỷ USD. Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hồng Kông là top 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất thủy sản Việt Nam.
của Việt Nam đã và đang chinh phục thị trường Nhật Bản, Mỹ và giờ đây là Trung Quốc với chất
lượng sản phẩm vượt trội so với các đối thủ.
Hiện khó khăn nhất vẫn là ngành xuất khẩu cá tra. Tháng 2/2024, giá cá tra xuất khẩu trung bình tăng khoảng 4% lên 2,13 USD/kg và được dự báo sẽ phục hồi vào năm 2024 nhờ nhu cầu gia tăng từ Mỹ và EU. Nhưng nhìn chung ngành cá tra vẫn gặp nhiều thử thách. Tháng 2/2024, giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam sang các thị trường hầu như sụt giảm 2 con số sau khi tăng mạnh trong dịp Tết Nguyên đán. Tính đến ngày 15/3/2024, xuất khẩu cá tra đạt 329 triệu USD, giảm 0,05% so với cùng kỳ năm 2023.
Hy vọng sự phục hồi phát triển xuất khẩu của toàn ngành nông nghiệp nói chung và ngành thủy sản nói riêng sẽ
giúp các doanh nghiệp, người nuôi cá tra có thêm nhiều động lực vượt khó.
Đồng thời, ngành nuôi trồng và chế biến xuất khẩu cá tra cũng rất cần sự
quan tâm, hỗ trợ và những chính sách
kịp thời để giúp bắt kịp tốc độ tăng trưởng của toàn ngành nông nghiệp trong năm 2024.
Nguyễn Anh
Ảnh: Adobe stock
Châu Âu
Tìm động lực
tăng
trưởng
thị trường thủy sản
Lạm phát vẫn cao, dù đang giảm, cộng với chính sách tiền tệ thắt chặt và nhu cầu tiêu thụ yếu, đã kìm hãm kết quả tăng trưởng thị trường thủy sản EU. Năm 2024, dự báo sẽ tiếp
tục là một năm đầy thách thức, đối với mục tiêu phục hồi và tăng trưởng thị trường thủy sản.
Vòng xoáy lạm phát
Tỷ lệ lạm phát hàng năm của khu vực Eurozone giảm từ 2,9% vào tháng 12/2023 xuống 2,8% vào tháng 1/2024. Một năm trước, tỷ lệ lạm phát ở châu Âu là 8,6%. Lạm phát hàng năm của Liên minh châu Âu cũng giảm từ 3,4% vào tháng 12/2023 xuống 3,1% vào tháng 1/2024. Trong Báo cáo giá thủy sản châu Âu, Globefish ghi nhận 48% hàng hóa trong tháng 3/2024 không thay đổi về giá so với tháng 2/2024; 27% mặt hàng tăng giá và 25% mặt hàng hạ giá.
Trong khi đó, vận tải biển tiếp tục gặp trở ngại, bởi phần lớn các chuyến hàng tới châu Âu đều được vận chuyển qua kênh đào Panama và Suez. Đáng nói, chỉ số giá cước container thế giới (WCI) đã tăng 20%, trong khoảng thời gian từ tháng 2/2024 đến tháng 3/2024, còn 3.160 USD; cao hơn 1.300 USD so cùng kỳ năm ngoái. Về lâu dài, cước vận tải biển tăng, sẽ kéo giá các loại thủy sản nhập khẩu vào châu Âu, gồm rô phi, cá tra, cá tuyết và tôm tăng cao hơn.
Ngành thủy sản nội địa cũng gặp nhiều khó khăn, cộng với lạm phát, khiến nông dân bế tắc. Điển hình, do bị cua xanh xâm lấn, sản lượng ngao tại Italy năm ngoái giảm mạnh, so với mức trung bình 30.000 tấn của các năm trước.
Dự báo, sản xuất ngao năm nay tiếp tục gặp nhiều khó khăn với mức giảm dự kiến 70%, khiến 3.000 công nhân có nguy cơ thất nghiệp. Tình hình ảm đạm còn kéo dài tới 2 năm tiếp theo. Một số khu vực Goro và Scardovari Consortia, ước tính thiệt hại ngao ít nhất 120 triệu USD. Tại những khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất ở Scardovari, sản lượng khai thác ngao trong tháng 12/2023 chỉ có 160 tạ, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 12.000 - 15.000 của 10 năm qua. Do đó, giá ngao châu Âu đã chạm mức cao kỷ lục 19,90 EUR/kg.
Kích cầu mùa lễ
Tuần lễ thánh Holy và Phục Sinh, mùa cao điểm tiêu thụ các sản phẩm thủy sản tại châu Âu, đã diễn ra trong
các tháng đầu năm nay. Các hãng kinh doanh gấp rút tích trữ hàng hóa, vì nhiều kho lạnh ở châu Âu đang cạn kiệt, nhất là các sản phẩm chính. Nhu cầu tiêu thụ nhảy vọt trong mùa lễ, khiến giá hầu hết các loại thủy sản tại một số thị trường ở châu Âu bắt đầu tăng cao.
Theo Globefish, mặt hàng tôm bất
ngờ được săn đón trở lại, sau khi một năm dài ảm đạm; do đó, giá tôm cũng tăng mạnh. Thị trường cá ngừ cũng ấm dần lên, bởi nhu cầu tiêu thụ từ các nhà máy chế biến tại châu Âu bắt đầu phục hồi. Nhu cầu tiêu thụ tôm đỏ Argentina và cá tuyết khô Na Uy cũng tăng mạnh tại châu Âu trong tuần lễ Thánh, đặc biệt khi thời tiết lạnh giá ở Nam Âu sắp kết thúc.
Theo ghi nhận của Eurofish, trong tháng 3, giá TTCT nuôi trên thị trường châu Âu tương đối ổn định. Đáng chú ý, một số loại tôm cỡ nhỏ từ Ecuador lại tăng giá.
Giá fillet cá trích từ Na Uy biến động mạnh từ đầu năm 2024, giảm đột ngột rồi tăng trở lại nhanh chóng và đang neo ở mức giá cao trong tháng 3/2024. Giá hiện tại 2 USD/kg, tăng 6% so với tháng trước. Trong khi đó, mùa bạch tuộc ở phía Đông Indonesia sắp kết thúc, khiến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm này sẽ tăng cao. Các hãng kinh doanh đang tích cực thu mua nguyên liệu trong giai đoạn này. Tình trạng khan hiếm nguồn cung tại châu Âu có thể diễn ra trong thời gian tới. Thị trường cá tráp, cá chẽm tại châu Âu ảm đạm trong các tháng đầu năm 2024, phần lớn do hoạt động buôn bán hai loại cá này, thường chậm lại trong mùa đông trái vụ. Tuy nhiên, những tuần gần đây, giá cá tráp tăng 14% do sản lượng thu hoạch thấp. Croatia trở thành tên tuổi mới nổi trong ngành cá chẽm và cá tráp châu Âu, khi liên tục tăng năng lực sản xuất. Phần lớn sự tăng trưởng này liên quan đến công ty Cromaris với sản lượng thu hoạch 13.000 tấn cá mỗi năm và chủ yếu xuất khẩu sang Italy. Tổng sản lượng cá chẽm, tráp của Croatia ước 16.000 tấn vào
năm ngoái, dự kiến tăng lên 20.000 tấn vào năm 2024.
Lực đẩy từ cá hồi
Iceland dự kiến mở rộng khai thác cá tuyết chấm đen trong năm 2024, với tổng sản lượng ước 74.000 tấn, tăng 12.000 tấn so với năm 2023, nên giá sẽ ổn định. Hạn ngạch khai thác cá minh thái của Nga năm 2024 tăng mạnh 12% so với những năm trước.
Ngoài ra, hạn ngạch cá minh thái
Alaska của Nga cũng đạt hơn 2 triệu tấn, tăng 410.000 tấn so niên vụ 2022 - 2023. Sản lượng đánh bắt cá của Mỹ sẽ ổn định trong năm nay ở mức 1,5 triệu tấn. Cá minh thái Alaska là mặt hàng rất quan trọng đối với châu Âu,
bởi đây là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến giá trị gia tăng
ở Đức, Anh và Bắc Iceland. Cá tuyết
bắt đầu xuất hiện ở đảo Lofoten, cực
Bắc Na Uy, nên sản lượng cá tuyết Na Uy tăng cao trong năm nay, khiến giá
mặt hàng này càng thấp hơn.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ về giá trị
của cá hồi, đây là một trong những
động lực thúc đẩy kim ngạch xuất
khẩu của Na Uy trong tháng 2/2024
đạt mức cao kỷ lục, theo Hội đồng
Thủy sản Na Uy (NCS). Na Uy đã xuất
khẩu 78.522 tấn cá hồi, trị giá 9,1 tỷ
NOK trong tháng 3/2024 giảm 3%
khối lượng, nhưng tăng 5% giá trị so cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, cá hồi fillet và các sản phẩm cá chế biến
Theo phân tích của Rabobank, dự báo sản lượng tôm toàn cầu sẽ tăng khoảng 4,8% vào năm 2024, vượt mức đỉnh điểm vào năm 2022. Đồng thời, sản lượng cá hồi toàn cầu có thể sẽ tăng sau 2 năm giảm sút.
khác chiếm 30% tổng xuất khẩu. Ba
Lan, Đan Mạch và Pháp là những thị trường lớn nhất trong thời gian này.
Theo Seafood Source, dựa trên chỉ số giá cá hồi Nasdaq Salmon Index, giá trung bình mỗi kg cá hồi Na Uy (Atlantic tươi, bỏ đầu ruột) trong tuần 8 (1924/2) đạt 116,69 NOK (10,17 EUR), tăng 7,53% so với tuần 7. Ngoài ra, giá trung bình mỗi kg cá hồi đã tăng 11,27 NOK (0,98 EUR) trong 4 tuần trước đó.
Trong tháng 2/2024, Na Uy đã xuất khẩu 4.767 tấn cá hồi, thu về 454 triệu NOK, tăng 62% khối lượng và 40% giá trị so cùng kỳ năm ngoái. Ba thị trường quan trọng nhất trong tháng 2/2024 là Ukraine, Mỹ và Thái Lan.
Tuấn Minh (Tổng hợp)
Nghệ An Thời tiết nắng nóng, giá nhiều loại hải sản tăng cao
Những ngày này, 9 hộ nuôi ngao ở bãi triều Nghi Thiết (Nghi Lộc) tranh thủ cào ngao bán cho thương lái. Giá cao hơn các mùa khác từ 5.000 - 10.000 đồng/kg. Hiện giá ngao dao động từ 25.000 - 30.000 đồng/kg. Hầu hết bán sỉ cho thương lái khắp nơi, nhập cho các nhà hàng hải sản ở Vinh, Cửa Lò… Tại các chợ dân sinh, giá ngao cũng cao hơn thời điểm tháng 3 từ 7.000 - 10.000 đồng/kg; riêng ở các nhà hàng hải sản, ngao đã sục sạch cát có giá lên đến 45.000 - 50.000 đồng/kg. Không chỉ ngao mà các loại hải sản khác như: ghẹ, tôm tít, mực nháy, mực hấp… đều đã nhích giá, cua đồng có giá 120.000 - 130.000 đồng/ kg; trai có giá 20.000 đồng/kg.
Đà Nẵng
Rộn ràng mùa ruốc biển
Ruốc được xem là “lộc biển” của ngư dân vùng ven biển miền Trung, thường xuất hiện vào tháng 10 và kết thúc vào tháng 3 âm lịch hằng năm. Có 2 loại ruốc là ruốc tươi và ruốc mắm. Hiện, ruốc tươi có giá từ 20.000 - 30.000 đồng/kg, ruốc mắm có giá 7.000 - 10.000 đồng/kg. Mặc dù giá ruốc thời điểm này rẻ hơn so với trước, nhưng nhờ đánh bắt được số lượng nhiều nên cũng đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.
Bình Định
Ngư dân trúng đậm mùa cá cơm và ruốc
Tại vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý (TP
Quy Nhơn) và xã Mỹ An (huyện Phù Mỹ), tỉnh Bình Định xuất hiện đàn cá
cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành
rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng
đậm, sản lượng đánh bắt cao. Trung bình mỗi ghe sau vài giờ khai thác
mang về bình quân từ 100 đến 150 két cá cơm. Một két nặng 10 - 15 kg có giá bán dao động 180.000 - 220.000
đồng. Năm nay, ngay từ ngày 10 - 12 tháng Giêng, nhiều ghe đã trúng
đậm ruốc, cá cơm, có thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày. Tại phường
Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), từ đầu tháng 3 đến nay, ngư dân cũng
được mùa ruốc. Trung bình một ghe đánh bắt được từ 1 - 2 tấn mỗi ngày. Ruốc sau khi phơi khô có giá bán từ 100.000 - 120.000 đồng/kg.
Khánh Hòa
Giá con giống tôm hùm xanh tăng cao
Theo thông tin từ các hộ nuôi tôm hùm xanh tại các địa phương trọng điểm trong tỉnh Khánh Hòa như: TP Cam Ranh, huyện Vạn Ninh, hiện đang trong thời gian cao điểm thả giống nuôi tôm hùm xanh tại các vùng nuôi trong tỉnh, trong khi nay tôm hùm xanh giống khan hiếm đã đẩy giá tôm giống lên cao, ở mức hơn 110.000 đồng/con, gấp đôi so với cùng thời điểm này năm trước. Trong khi nhu cầu giống tôm hùm xanh người dân trong tỉnh cần khoảng 50 triệu con/năm thì từ tháng 7/2023 đến nay, nguồn giống nhập khẩu chính ngạch về địa phương chỉ có 200.000 con. Việc khan hiếm giống tôm hùm xanh đang khiến cho nghề nuôi tôm hùm bị ảnh hưởng rất lớn. Ảnh: ĐP
ĐBSCL
Giá ốc bươu nhảy vọt
Giá ốc bươu đen tại nhiều địa phương vùng ÐBSCL hiện tăng ít nhất 5.000 đồng/kg so với tháng trước. Giá ốc bươu đen loại lớn cỡ 15 - 20 con/kg đang được nông dân bán cho thương lái ở mức 50.000 đồng/ kg. Ốc bươu đen loại 30 - 60 con/kg có giá khoảng 25.000 - 45.000 đồng/kg. Giá ốc tăng do nguồn cung giảm và nhu cầu tiêu thụ ốc bươu đen tại vùng ÐBSCL cũng như nhiều địa phương trong nước đang ở mức cao. Thời điểm này, ốc bán trên thị trường chủ yếu là ốc nuôi, lượng ốc đánh bắt được trong tự nhiên không nhiều do đang trong cao điểm mùa khô.
Giá cá tra giảm
Giá cá tra thịt tại nhiều địa phương vùng ÐBSCL đã giảm từ 1.2002.000 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tháng. Giá cá tra nguyên liệu xuất khẩu đang được nông dân tại nhiều nơi bán cho các doanh nghiệp ở mức từ 26.800 - 27.500 đồng/kg, trong khi trước đây ở mức 28.000 - 29.500 đồng/kg. Còn giá cá tra mỡ vàng được nông dân bán xô cho thương lái ở mức 18.000 - 20.000 đồng/kg. Giá giảm do nguồn cung dồi dào và đầu ra cá tra xuất khẩu, cũng như tiêu thụ tại nội địa đang có phần chậm nên tiểu thương, doanh nghiệp giảm giá thu mua. Theo đà giảm của cá tra thịt, hiện giá cá tra giống tại nhiều nơi đã giảm mạnh từ 4.000 - 6.000 đồng/kg so với trước, xuống còn 28.000 - 32.000 đồng/kg.
Cần Thơ
Giá cá bống kèo tăng mạnh
Cá bống kèo đã tăng ít nhất từ 50.000 - 70.000 đồng/kg so với hồi đầu năm 2024 và đang ở mức rất cao. Cá bống kèo loại 35 - 45 con/ kg được nông dân bán cho thương lái và các vựa thu mua thủy sản từ 200.000 - 230.000 đồng/kg. Giá cá bống kèo tăng do nhu cầu tiêu thụ ở mức cao trong khi nguồn cung hạn chế vì lượng cá tới lứa thu hoạch không nhiều, cũng như do thời gian qua người dân giảm diện tích nuôi. Theo nông dân, cá bống kèo nuôi khoảng 5 - 6 tháng là có thể xuất bán. Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển nuôi cá kèo có phần gặp khó do giá con giống ở mức cao, khó tìm mua và tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi còn lớn, dẫn đến chi phí cao.
Vĩnh Long Giá thủy sản nuôi có xu hướng giảm
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long, từ đầu năm đến nay, giá các loại thủy sản nuôi có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm trước, người nuôi có lãi thấp hoặc không có lãi, dẫn đến diện tích nuôi thả cũng giảm theo. Cụ thể, giá cá tra nguyên liệu dao động ở mức từ 26.000 - 29.000 đồng/kg, trong khi đó giá thành sản xuất từ 27.800 - 30.700 đồng/kg, sau khi trừ chi phí người nuôi cá tra có lãi thấp hoặc không có lãi. Giá cá điêu hồng thương phẩm dao động từ 29.000 - 37.000 đồng/kg, giá thành sản xuất từ 39.000 - 41.000 đồng/kg, người nuôi không có lãi.
Lan Khuê (Tổng hợp)
Trung Quốc Thiếu nguyên liệu xuất khẩu cá da trơn
Do nhu cầu đang phục hồi, Trung Quốc kỳ vọng tăng khối lượng cá da trơn xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong năm 2024. Tuy nhiên tình trạng thiếu hụt nguyên liệu chế biến có thể diễn ra vào quý 3 tới. Hải quan Trung Quốc thống kê, khối lượng cá da trơn xuất khẩu năm ngoái đạt 6.749 tấn, tăng 2,8% so cùng kỳ, gồm hai sản phẩm HS 03046211 và 16041931. Trong số này có 6.577 tấn, tương đương 97% được xuất khẩu sang Mỹ. Năm ngoái, Trung Quốc chủ yếu xuất khẩu cá da trơn nguyên con và cá cắt khúc sang thị trường Mỹ với tổng khối lượng 5.776 tấn. Ngoài ra, Mỹ cũng mua 800 tấn fille da trơn đông lạnh từ Trung Quốc. Theo tờ Seafood Guide, nhu cầu tiêu thụ cá da trơn tại Mỹ đang phục hồi, với hai nguồn cung lớn gồm cá da trơn Trung Quốc và cá tra, basa Việt Nam. Năm ngoái, Trung Quốc sản xuất gần 700.000 tấn cá da trơn nuôi. Sản lượng năm nay dự kiến giảm 10 - 20%, do một số nông dân dừng thả nuôi.
Nhật Bản
Sẽ tăng nhập khẩu TTCT Ecuador
Các hãng nhập khẩu tôm Nhật Bản cho biết sẽ tăng nhập khẩu TTCT từ Ecuador, sau khi Mỹ áp thuế chống trợ cấp sơ bộ (CVD), đối với một số nhà cung cấp tôm của nước này. Trong đó, Công ty tôm lớn của Ecuador là Industrial Pesquera Santa Priscila phải chịu thuế CVD 13,41%. Theo Cơ quan Nghề cá Nhật Bản, nước này không áp dụng bất kỳ loại thuế tự vệ nào lên mặt hàng tôm nhập khẩu, bao gồm thuế chống trợ cấp. Trong khi đó, khối lượng tôm nhập khẩu từ Ecuador vào Nhật Bản đã tăng 4,5 lần trong 5 năm qua, lên 7.034 tấn vào năm 2023. Cùng đó, lượng tôm nhập khẩu từ Indonesia và Thái Lan lần lượt giảm 7% và 17%. Nhiều nguồn tin cho hay, các hãng nhập khẩu tôm tại Nhật Bản đang có xu hướng thu mua TTCT Ecuador nhiều hơn tôm Ấn Độ, do giá TTCT Ecuador rẻ hơn. Tuy nhiên, sản phẩm TTCT Ecuador chủ yếu được nhập khẩu là tôm HLSO cỡ 31 - 40 với giá 5,80 USD/kg. Nhật Bản nhập khẩu 200.000 tấn tôm trong năm 2023, mức thấp kỷ lục trong vòng 40 năm qua. Tuy nhiên, đây vẫn là thị trường tiêu thụ tôm lớn trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Mỹ và châu Âu.
Na Uy
Giá cá hồi tăng nhẹ trong tuần 12
Sau hai tuần chững, giá cá hồi nuôi giao ngay của Na Uy tăng nhẹ trở lại trong tuần 12 (18 - 24/3). Với mức tăng 1%, giá cá hồi trong tuần này neo ở mức 108,96 NOK/kg, nhưng tính theo đồng EURO, giá cá hồi vẫn giảm 0,2%, tương ứng 9,43 EUR/kg. Theo đồng krone Na Uy, giá cá hồi giảm tới 6,6% trong hơn 4 tuần qua, từ mức cao kỷ lục được ghi nhận trong tuần đầu tiên của năm nay. Theo nhiều nguồn cung, lễ Phục Sinh đã kéo nhu cầu tiêu thụ cá hồi tăng trở lại. Tuy vậy, giá cá hồi trong tuần 12 năm 2024, vẫn thấp hơn cùng kỳ khoảng 20 NOK/kg. Trên sàn giao dịch hàng hóa quốc tế Fish Pool của Na Uy, giá cá hồi trong tuần 12 tăng 1,3% lên mức 110,30 NOK/kg, tăng 0,4% nếu tính theo đồng EUR, tương ứng 9,53 EUR/kg. Xuất khẩu cá hồi Na Uy trong tuần 12 còn 1.126 tấn, giảm 7,7% so tuần 11 và thấp hơn 15,5% so cùng kỳ năm ngoái.
bán buôn cua tuyết “đóng băng” trước vụ khai thác
Trong vài tháng trước vụ khai thác lớn trong năm tại Atlantic, Canada, giá cua tuyết bán buôn tại thị trường Mỹ gần như bị “đóng băng”. Urner Barry niêm yết giá trung bình sản phẩm chân cua tuyết đông lạnh ở mức 5,45 - 5,70 USD/pound với cỡ 5 - 8 ounce, xuất xứ Newfoundland và Labrador vào ngày 21/3. Mức giá này được duy trì ổn định từ hồi đầu năm (23/1). So với cùng kỳ năm ngoái (5,95 - 6,20 USD/pound), giá cua tuyết năm nay giảm 8%. Tháng 3/2023, giá cua tuyết giảm xuống 4,65 - 4,85 USD/pound; sau đó tới tháng 8/2023 tăng trở lại 5,60 - 5,85 USD/ pound với cua Newfoundland và 5,85 - 6,10 USD/pound với cua vịnh St.Lawrence. Tuy nhiên, nguồn cung cua dự trữ của các hãng bán buôn chỉ còn dưới 1 triệu pound, trong khi năm ngoái 20 triệu pound. Dự báo, thời gian sắp tới, giá bán buôn cua tuyết sẽ tăng lên 6 USD/pound với cỡ 5 - 8 ounce và 8 - 10 USD/pound với cỡ 8 - 10 ounce.
Châu Âu
Giá cá thịt trắng vẫn đi ngang
Theo dữ liệu tổng hợp từ chợ thủy sản Mercamadrid, giá các loại cá chẽm châu Âu, xuất xứ Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và Tây Ban Nha, hiện vẫn đi ngang trong tuần 12 (18 - 24/3). Một số loại cá chẽm cỡ nhỏ dưới 600g từ 3 nguồn cung nói trên, đều giữ ở mức 5,7 EUR/kg (6,18 USD). Trong khi đó, giá các loại cá chẽm cỡ vừa và cỡ lớn cũng diễn biến tương tự, với giá lần lượt 6,40 EUR/kg và 13,80 EUR/kg trong tuần 12. Ngoài ra, dữ liệu cho thấy giá các loại cá tráp xuất xứ Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và Tây Ban Nha cũng giữ nguyên so tuần trước, đối với tất cả các kích cỡ. Cụ thể, cá tráp cỡ nhỏ và trung bình giá ổn định lần lượt ở các mức 6,20 EUR/kg và 6,50 EUR/kg, trong khi cá cỡ lớn cũng không thay đổi giá với mức 6,80 EUR/kg.
Ấn Độ
Tôm xuất khẩu nguy cơ bị cấm cửa tại Mỹ
Sau khi ngành tôm Ấn Độ bị cáo buộc vi phạm nhân quyền và gây ô nhiễm môi trường, một số bang của Mỹ gồm Louisiana và Alaska
đã kêu gọi Tổng thống Mỹ Joe Biden “dừng lập tức nhập khẩu tôm từ
Ấn Độ vào Mỹ”. Chính quyền 2 bang nói trên cho biết họ đang hoàn
thiện Đạo luật đảm bảo tôm an toàn, nhằm ngăn chặn những sản phẩm “bẩn” như tôm Ấn Độ. Giới chức Mỹ đang đấu tranh bảo vệ thương mại tự do và công bằng thông qua chiến lược kiểm soát hàng nhập khẩu kém chất lượng được hưởng được bảo hộ. Đạo luật đảm bảo an toàn cho sản phẩm tôm, do giới chức Mỹ đưa ra từ tháng 8/2023. Liên minh tôm miền Nam (SSA) ủng hộ hành động của 2 bang Louisiana và Alaska, trong chiến dịch kêu gọi dừng nhập khẩu tôm Ấn Độ. John Williams, Giám đốc SSSA cho biết, Mỹ sẽ đấu tranh đến cùng để bảo vệ ngành tôm nội địa và người tiêu dùng, trước những sản phẩm giá rẻ và không an toàn.
Tuấn Minh (Tổng hợp)
Nuôi dưỡng tương lai bền vững
Skretting được biết đến là tập đoàn toàn cầu về cung cấp giải pháp dinh dưỡng
sáng tạo và bền vững cho ngành NTTS. Cùng Thủy sản Việt Nam lắng nghe những
chia sẻ của ông Eric De Vaan, Tổng Giám đốc Nutreco Việt Nam và Nam Á, về định
hướng chiến lược trong thời gian tới của Công ty tại thị trường Việt Nam.
Thưa ông, ông có thể giới thiệu
đôi nét về Skretting VietNam?
Skretting là tập đoàn hàng đầu thế
giới về cung cấp giải pháp dinh dưỡng
sáng tạo và bền vững cho ngành NTTS.
Skretting bắt đầu hoạt động tại Việt
Nam từ năm 2012. Chúng tôi tự hào là
một trong những doanh nghiệp hàng
đầu trong lĩnh vực thủy sản.
Hàng năm, Skretting cung cấp cho thị trường Việt Nam khoảng 100.000
tấn thức ăn chất lượng cao cho tôm và cá.
Skretting cùng đội ngũ tài năng và giàu nhiệt huyết của mình đã không ngừng tạo ra những giải pháp vượt trội, hướng đến xây dựng ngành thủy sản thế giới ngày một lớn mạnh và bền vững.
Thị trường thủy sản Việt Nam năm 2023 đã trải qua rất nhiều khó khăn.
Ông có thể chia sẻ thêm về điều này và cách mà Skretting vượt qua những khó khăn này?
Ngành nuôi tôm toàn cầu đang phải
đối mặt với rất nhiều thách thức, một
trong số đó là chi phí sản xuất quá cao, đặc biệt là khi giá tôm hiện tại vẫn
đang giảm thấp.
Trước tình trạng giá nguyên liệu tăng
như hiện nay, đặc biệt là nguồn cung
dầu cá và bột cá đang ngày càng khan
hiếm, việc đảm bảo nguồn nguyên liệu
ổn định và chất lượng là vô cùng quan
trọng. Những gì Skretting có thể làm
lúc này là hỗ trợ khách hàng có một
vụ mùa thành công hơn bằng cách tối ưu chi phí thức ăn. Chúng tôi cung cấp cho bà con nông dân dải sản phẩm đa dạng để giải quyết vấn đề này. Cụ thể, Skretting ra mắt dòng sản phẩm mới Titan. Đây là dòng thức ăn viên hoàn toàn mới dành cho TTCT được sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí cho người nuôi tôm, phù hợp với nhiều mô hình và quy mô nuôi khác nhau. Đội ngũ nhân viên của Skretting hỗ trợ khách hàng trong việc sử dụng tối đa hiệu quả thức ăn để tránh thất thoát,
cũng như quản lý ao nuôi một cách hiệu quả, giảm các chi phí trong ao nuôi.
Tại Việt Nam, dịch bệnh là một vấn đề lớn đối với ngành tôm. Vấn đề này ngày càng trở nên nghiêm trọng khi các dịch bệnh cũ chưa được giải quyết thì dịch bệnh mới đã xuất hiện. Ông nghĩ gì về vấn đề này, thưa ông?
Các dịch bệnh không bao giờ biến mất, các dịch bệnh cũ vẫn tồn tại, nhiều dịch bệnh mới xuất hiện hơn. Ngành tôm tại Việt Nam đang đối mặt với hàng loạt các dịch bệnh nghiêm trọng. Xuất phát từ tôm giống, nguồn nước, hàng rào bảo vệ sinh học tại trang trại bị suy yếu và môi trường ao nuôi không đạt chất lượng... Cần phải nhanh chóng tìm ra những giải pháp hỗ trợ người nông dân kiểm soát và giải quyết các vấn đề dịch bệnh, cải thiện sức đề kháng cho tôm.
Tham gia Hội chợ VietShrimp 2024, Skretting giới thiệu những công nghệ hay sản phẩm tiên tiến nào với khách tham quan, thưa ông?
Đến với VietShrimp 2024, Skretting mang đến sản phẩm Titan là một sản phẩm thức ăn mới dành cho tôm. Sản phẩm cung cấp lượng protein ở mức tối ưu, giúp con tôm khỏe mạnh hơn, ăn nhiều, tiêu hóa tốt hơn và tăng trưởng nhanh để đạt năng suất tốt. Ngoài ra, Titan giúp môi trường nuôi ổn định hơn, giảm chi phí xử lý nước đem lại vụ mùa bội thu với mức chi phí tối ưu. Một sản phẩm khác mà chúng tôi muốn giới thiệu là Galea, giúp kiểm soát và hạn chế sự gây hại của nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh, chống lại EHP, đồng thời kích thích sự phát triển của tôm, cá. Những sản phẩm này trên thực tế đã đạt được những kết quả rất tốt không chỉ tại Việt Nam mà còn ở các thị trường khác trong khu vực Đông Nam Á.
Skretting có những định hướng mới nào để hướng đến mục tiêu phát triển ngành NTTS bền vững tại Việt Nam, thưa ông?
Để phát triển ngành NTTS bền vững tại Việt Nam trong thời gian tới, Skretting đặt nỗ lực vào việc thúc đẩy sự chuyển đổi sang mô hình nuôi tôm giảm phát thải khí nhà kính. Chúng tôi đang cố gắng để giảm thiểu tác động của thức ăn đến môi trường, cũng như tăng hiệu suất nuôi.
Skretting cũng không ngừng hỗ trợ người nông dân bằng cách cung cấp các công nghệ, quy trình nuôi tôm bền vững và đưa ra các khuyến nghị nhằm giảm thiểu các yếu tố gây hại cho môi trường. Chúng tôi cam kết cung cấp các sản phẩm và dịch vụ bền vững, tập trung vào việc đạt được kết quả tốt nhất về sức khỏe vật nuôi và năng suất trang trại. Skretting cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc tái trồng rừng ngập mặn. Chúng tôi hiểu được vai trò của rừng ngập mặn trong việc cải thiện môi trường của khu vực nuôi tôm.
Skretting hy vọng rằng ngành nuôi tôm tại Việt Nam sẽ phát triển hơn nữa theo
định hướng này. Thực tế, các trang trại tôm ở Việt Nam đang gặp phải những thách thức lớn về chi phí sản xuất và tác
động môi trường lớn. Tôi nghĩ đã đến lúc
đánh thức những tiềm năng của ngành công nghiệp này, đảm bảo hiệu quả, tối ưu chi phí và bền vững hơn. Vì nếu không tăng tốc lúc này, chúng ta sẽ không thể cạnh tranh được với các quốc gia khác.
Tại VietShrimp 2024, Skretting Việt Nam đã vinh dự được bình chọn là “Gian hàng ấn tượng nhất” trên 200 gian hàng tại sự kiện. Đây là
động lực để Skretting
Việt Nam không ngừng đổi mới và hứa hẹn một hành trình phát triển mới tại sự kiện năm sau.
Với tư cách là doanh nghiệp tham gia tại VietShrimp 2024, ông đánh giá thế nào về Hội chợ lần này?
VietShrimp 2024 được tổ chức tại Cà Mau. Thực sự địa điểm năm nay rất tuyệt vời. Mặc dù đã có sự tham gia tích cực từ các doanh nghiệp, nhưng tôi vẫn hy vọng vào sự gia tăng lượng khách tham quan trong những năm tiếp theo. Tổng thể, VietShrimp 2024 đã thành công vượt xa sự mong đợi, không chỉ trong khâu tổ chức mà còn trong quảng bá và truyền thông. Điều này là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao vị thế của ngành công nghiệp tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Trân trọng cảm ơn ông!
Anh Thư (Thực hiện)
Ông Eric De Vaan, Tổng giám đốc
Nutreco Việt Nam và Nam Á
Đồng hành cùng người nuôi qua chương trình
“Chuỗi cung ứng giá trị -
Vinhthinh Biostadt là doanh nghiệp đã cùng đồng hành
với ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam gần 25 năm.
Công ty với chiến lược kinh doanh xuyên suốt là cung
cấp các sản phẩm chất lượng hàng đầu trên thế giới
đi cùng giải pháp và dịch vụ kỹ thuật hiệu quả, phù hợp
với điều kiện Việt Nam để phục vụ khách hàng, thông
qua chương trình “Chuỗi cung ứng giá trị - Hướng đến phát triển bền vững”.
Vinhthinh Biostadt mang chương trình
này đến với sự kiện VietShrimp 2024 tại TP Cà Mau đã diễn ra từ ngày 20/3 - 22/3/2024. Tại đây, chương trình đã thu hút nhiều đối tác khách hàng là đại lý, nhà phân phối, người nuôi tôm tại
các tỉnh thành của ĐBSCL.
Giá trị chương trình mang lại cho khách hàng là được
tiếp cận chuỗi cung ứng vật
tư đầu vào có chất lượng và
đồng bộ, truy xuất nguồn gốc nhanh chóng và rõ
ràng, trách nhiệm cụ thể.
Người tham gia được hỗ trợ
nhiều chính sách bảo vệ lợi
ích khi hợp tác, giảm chi phí
sản xuất.
Cùng xem lại một số hình
ảnh tại hội chợ VietShrimp 2024.
Ông Huỳnh Hàn Châu - Phó phòng nuôi công nghệ cao trình bày mô hình ương vèo và nuôi 3 giai đoạn
Biostadt có
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan ghé thăm gian hàng Vinhthinh Biostadt tại VietShrimp 2024
VỊ THẾ MỘT DOANH NGHIỆP LỚN
Với hơn 30 nhà máy sản xuất, hơn 4.500 nhân viên trên khắp thế giới, Tập đoàn LALLEMAND có sự hiện diện kinh doanh tích cực trên khắp các châu lục. Nhân dịp Hội chợ VietShrimp lần thứ 5
tại Cà Mau, Tạp chí Thủy sản Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn với
ông Paul-Antoine Croizé, Giám đốc kinh doanh khu vực Đông Nam
Á, để cùng chia sẻ những nỗ lực của doanh nghiệp, nhất là trong
giai đoạn thị trường thủy sản nhiều biến động thời gian qua.
Ông có thể giới thiệu đôi nét về
Tập đoàn LALLEMAND, thưa ông?
Tập đoàn LALLEMAND được thành lập vào cuối thế kỷ XIX tại Montreal, Canada, hoạt động trong 3 nhóm ứng dụng chính: dinh dưỡng và sức khỏe vật nuôi, quản lý thức ăn và môi trường chăn nuôi. Chúng tôi cung cấp giải pháp bổ sung dinh dưỡng qua thức ăn cũng như các giải pháp quản lý trang trại và môi trường và chúng tôi cung cấp sản phẩm và dịch vụ trên nhiều loài động vật như gia súc, lợn, gia cầm, thú cưng cũng như NTTS.
LAN ứng dụng các chủng vi sinh chuyên biệt cho những ứng dụng cụ thể để mang lại hiệu quả tối ưu cho khách hàng. LAN cam kết tối ưu sinh trưởng và sức khỏe vật nuôi bằng những giải pháp vi sinh tự nhiên, chuyên biệt, dịch vụ tư vấn tại trang trại và cung cấp các
sản phẩm chất lượng cao và ổn định từ Tập đoàn LALLEMAND cho tất cả các
loài vật nuôi, mang đến hiệu quả đầu tư cao hơn cho người nuôi.
Do tác động chung trên toàn cầu, thị trường thủy sản Việt Nam năm 2023 đã trải qua rất nhiều trắc trở, hiện vẫn chưa hết khó. Là một doanh nghiệp hiện diện trên toàn cầu, ông có thể chia sẻ thêm về điều này và cách mà LALLEMAND tránh khó?
Kể từ sau đại dịch COVID-19, những biến động về thị trường toàn cầu, nhu cầu tiêu dùng vẫn chưa phục hồi hoàn toàn, đặc biệt là tại Trung Quốc và Mỹ, đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành
NTTS toàn cầu. Ngoài ra, lượng hàng
tồn kho chưa được giải quyết cũng
như chi phí sản xuất thấp tại Ecuador đã làm tăng tính cạnh tranh cho ngành
NTTS và đặc biệt là ngành tôm. Tại Việt Nam, bên cạnh những thách thức kể trên, giá nguyên liệu đầu vào ngày càng tăng cao và sự hoành hành của dịch bệnh khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Chúng tôi ở đây để hỗ trợ người nông dân Việt Nam vượt qua những khó khăn kể trên.
Cụ thể hơn, khi chúng tôi tìm hiểu về nguyên liệu đầu vào thức ăn tại Việt Nam, trong hầu hết các loại thức ăn NTTS, protein chiếm tỷ lệ rất cao, khoảng 45% và có thể cao hơn con số này. Tuy nhiên, dựa trên nhu cầu sinh học về dinh dưỡng cho tôm, hàm lượng đạm đề xuất cho thức ăn công nghiệp chỉ ở mức 38 - 40%. Sử dụng thức ăn với lượng protein quá cao có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa, giảm hiệu suất tăng trưởng của tôm, tăng khả năng nhiễm bệnh và tăng chi phí sản xuất. Các giải pháp sức khỏe của LAN hỗ trợ tăng khả năng tiêu hóa cho vật nuôi, từ đó giải quyết được thách thức này. Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy được ô nhiễm môi trường và chất lượng nguồn nước
đề liên quan đến ô nhiễm nước, từ đó giảm chi phí sản xuất.
Vấn đề thứ 3 tôi muốn nhấn mạnh ở đây là tình trạng kháng kháng sinh trên vật nuôi. Sử dụng kháng sinh với liều cao và thường xuyên trên vật nuôi khiến tỷ lệ kháng kháng sinh gia tăng và làm giảm
sức chống trọi lại các loại dịch bệnh. LAN đề xuất một số giải pháp giúp cải thiện hệ miễn dịch cho vật nuôi. Với dòng sản phẩm Lalpak Immune, chúng tôi đem đến giải pháp tăng cường hệ miễn dịch cho tôm, từ đó giảm đi việc sử dụng kháng sinh trong NTTS.
LALLEMAND cam kết đồng hành
cùng người nông dân Việt Nam, tăng sức cạnh tranh, đáp ứng thị trường với các sản phẩm tốt hơn, giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận.
Điều khiến người nuôi tôm Việt Nam lo lắng là sự tiềm ẩn của dịch bệnh, dịch bệnh cũ chưa được khắc phục triệt để thì những căn bệnh mới xuất hiện, nguy hiểm hơn và gây hậu quả trầm trọng. Ông có chia sẻ gì với người nuôi để giúp họ vượt khó, đưa vụ nuôi thành công?
Trên thực tế, không có một giải pháp hay một sản phẩm duy nhất nào có thể giải quyết được các vấn đề dịch bệnh một cách triệt để. Việc sử dụng kháng sinh để điều trị thường dẫn đến
LALLEMAND
hiện tượng kháng kháng sinh, làm trầm trọng thêm vấn đề. Do đó, chìa khóa nằm ở việc người nông dân cần triển khai áp dụng các giải pháp quản lý trang trại và các biện pháp bảo vệ sinh học hiệu quả, cũng như sử dụng các sản phẩm hỗ trợ phù hợp.
cam kết đồng hành cùng người nông dân Việt Nam, tăng sức cạnh tranh, đáp ứng thị trường với các
Tất cả những giải pháp mà tôi vừa đề cập trên đây đều là những giải pháp giúp phát triển ngành nuôi tôm theo hướng bền vững, hỗ trợ người nông dân quản lý được lượng thức ăn, đảm bảo tỷ lệ protein phù hợp, giảm tỷ lệ tử vong, cải thiện chất lượng nước và giảm việc sử dụng kháng sinh. Thực hiện được những mục tiêu này sẽ góp phần phát triển ngành nuôi tôm theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, đồng thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Tham gia Hội chợ VietShrimp lần thứ 5 này, LALLEMAND giới thiệu những công nghệ hay sản phẩm tiên tiến nào với khách tham quan, thưa ông?
LALLEMAND mang đến cho khách hàng các sản phẩm hỗ trợ vật nuôi tăng sức đề kháng để chống lại bệnh tật. Các sản phẩm đều có giá cả phù hợp và đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Giải pháp của chúng tôi đã được chứng minh kết quả thông qua quá trình sử dụng thực tế tại các trang trại trong thời gian qua.
LALLEMAND có những đề xuất nào để phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững, thưa ông?
Hiện chúng tôi sắp hoàn thành nghiên cứu và cho ra mắt một số sản phẩm mới, nhưng hiện tại vẫn còn quá sớm để giới thiệu về chúng. Năm nay, LALLEMAND chủ yếu mang đến VietShrimp các sản phẩm mà chúng tôi đã ra mắt vài năm trước, bao gồm Lalsea Biorem - Giải pháp xử lý nước bảo vệ môi trường; Lalpack Probio - Bộ sản phẩm vi sinh giúp cải thiện sức khỏe của tôm và Lalpack Immune - Giúp kích hoạt hệ miễn dịch để tăng cường phản ứng miễn dịch đối phó với các thách thức dịch bệnh.
Ông đánh giá như thế nào về VietShrimp 2024, thưa ông?
Tôi nghĩ rằng VietShrimp nên được duy trì tổ chức hàng năm. Các doanh nghiệp như chúng tôi cần có nhiều hơn nữa những cơ hội gặp gỡ nhau tại các sự kiện như VietShrimp hằng năm để tăng cường sự trao đổi thông tin và kinh nghiệm. Việc gặp gỡ trực tiếp người nông dân tham dự sự kiện giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về tình hình thực tế và nhu cầu của thị trường. Điều này là rất quan trọng để
bảo sự phát triển bền vững của ngành NTTS. Trân trọng cảm ơn ông!
Bộ sản phẩm ép đùn Aquaxcel
Giải pháp tăng năng suất nuôi tôm
cho nông dân Việt Nam
Tại Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam năm 2024 (VietShrimp 2024) tổ chức trong tháng 3/2024 ở Cà Mau, Cargill giới thiệu
trọn bộ thức ăn Aquaxcel được sản xuất theo công nghệ ép đùn tiên tiến
được công ty tiên phong giới thiệu tại Việt Nam.
Bối cảnh chung của ngành thủy sản
Năm 2023, ngành thủy sản Việt Nam
xuất khẩu chưa đến 9 tỷ USD, giảm 18% so với năm trước đó. Theo ông
Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP, kim ngạch xuất khẩu thủy sản nước ta năm 2023 giảm là hậu quả của tình hình lạm phát cao, nhu cầu tiêu dùng giảm tại các thị trường lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản... dẫn đến lượng hàng tồn kho nhiều, giá xuất khẩu giảm so với năm trước. Vốn chiếm tỷ trọng đến
40% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, trong năm qua tôm cũng giảm mạnh hơn 21%, khiến cho toàn ngành bị ảnh hưởng.
Năm 2024, dù lạm phát được kiểm soát nhưng sẽ phục hồi chậm, nhu cầu thị trường cũng sẽ bị tác động, chi phí sản xuất vẫn còn cao trong khi giá thành lại tương đối thấp, thêm vào đó là bất ổn địa chính trị tại khu vực Biển Đỏ làm tăng chi phí logistics và các chi phí liên quan khác, nguồn nguyên liệu
thiếu ổn định cũng là những trở ngại không nhỏ đến sự phát triển bền vững của ngành.
Người nuôi tôm ở Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức phức tạp từ sự bùng phát của dịch bệnh, ảnh hưởng của điều kiện thời tiết và biến đổi khí hậu, chất lượng giống không đồng đều, giá tôm xuất xưởng thấp lịch sử, giảm xuất khẩu tôm và động thái thị trường toàn cầu phức tạp đang tạo ra những khó khăn lớn nhất từ trước đến nay đối với người nuôi tôm. Các thị trường sản xuất tôm rất lớn khác trên thế giới như Ecuador hay Ấn Độ cũng đang trong giai đoạn “lao đao” và có lẽ cục diện thị trường này lại hé ra một cách cửa cho xuất khẩu tôm của Việt Nam “cất cánh” nếu doanh nghiệp và người nuôi lựa chọn được giải pháp nuôi trồng có năng suất, hiệu quả cả về mặt chi phí
và quản lý nguồn nước. Theo phương châm đồng hành cùng ngành nuôi tôm và người nuôi, giải pháp về dinh dưỡng thủy sản của Cargill được nhìn nhận như một phần giải pháp hữu ích theo hướng nuôi trồng bền vững, lại đặc biệt phù hợp với mô hình nuôi mật độ cao tại Việt Nam.
Là công ty toàn cầu chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ nông nghiệp, thực phẩm, công nghiệp và tài chính với bề dày 159 năm kinh nghiệm, Cargill hiểu rõ tầm quan trọng của việc áp dụng phương pháp tiếp cận toàn diện từ các sản phẩm phát triển dựa trên nền tảng nghiên cứu khoa học, dịch vụ kỹ thuật và ứng dụng công nghệ số vào ngành nuôi tôm. Hệ thống Dinh dưỡng Cargill (CNS) kết hợp sự hiểu biết sâu sắc về dinh dưỡng nguyên liệu, nhu cầu dinh dưỡng của tôm để cung cấp công thức phù hợp với bất kể mô hình nuôi, ao nuôi và kỳ vọng của người nuôi tôm. Kèm theo đó là cơ sở dữ liệu toàn cầu lớn, tài nguyên nghiên cứu và phương pháp tiếp cận nhanh chóng giúp nắm bắt và cập nhật nhanh những biến đổi theo thông số thực tế, nhằm tạo ra công thức tối ưu tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn.
Giải pháp từ Cargill góp phần tăng năng suất cho người nuôi tôm
Tại VietShrimp 2024, Cargill giới thiệu trọn bộ thức ăn Aquaxcel được sản xuất theo công nghệ ép đùn tiên
Tôm giống
giai đoạn sử dụng thức ăn Nurcare của Cargill
rất là khó khăn. Khi sử dụng thức ăn
Cargill đưa xuống nước thì rất lâu mới rã ra, mình canh kiểm soát được lượng thức ăn sao cho không dư, thì cũng sẽ hạn chế khí độc gây dơ ao, việc vận hành ao nuôi trở nên dễ dàng hơn”. Còn anh Hoàng Chư, chủ một đại lý thức ăn chăn nuôi tại Bạc Liêu, khẳng định: “Dùng thức ăn Cargill thì tôm nặng ký, chắc thịt hơn và môi trường nước sạch và đỡ tốn công làm xử lý đáy ao”.
tiến được công ty tiên phong giới thiệu tại Việt Nam. Aquaxcel có các ưu điểm lý tính nổi trội như ít bụi, cấu
trúc viên có độ bền nước cao, nhờ
đó hạn chế tình trạng thất thoát dinh
dưỡng ra môi trường nuôi, giữ nước trong ao luôn sạch, vơi bớt gánh
nặng cho người nuôi về xử lý nước, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết khó khăn. Viên thức ăn được nấu
chín hoàn toàn với độ hồ hóa tốt lên
đến 99% giúp tăng độ tiêu hóa và
hấp thu dưỡng chất, tôm tăng trưởng vượt trội, hệ số chuyển đổi thức ăn thấp. Bên cạnh đó, viên thức ăn ép
đùn chìm chậm sẽ giúp tôm phân
tán đều trong cột nước khi ăn, hạn chế thiếu ôxy cục bộ và gia tăng tỷ lệ đồng đều cho tôm khi thu hoạch.
Anh Trần Văn Tiền, một người nuôi tôm ở khu vực ĐBSCL, chia sẻ: “Sắp tới sẽ vào mùa mưa, việc nuôi trồng
Thức ăn ép
đùn cho tôm do Cargill sản xuất
Danh mục sản phẩm Cargill áp dụng giải pháp tăng cường sức khỏe với hỗn hợp vi lượng được kết hợp từ post-biotic, thảo dược thực vật, vitamin, khoáng hữu cơ... để tạo ra gói chức năng chuyên biệt giúp tăng cường sức khỏe tôm, tối ưu năng suất và lợi nhuận cho người nuôi. Với phương pháp tiếp cận toàn diện từ hệ thống dinh dưỡng Cargill, công nghệ ép đùn kết hợp với giải pháp tăng cường sức khỏe, dịch vụ kỹ thuật giúp cải thiện tổng thể hiệu suất nuôi tôm (+10% ADG), hệ số chuyển đổi thức ăn (-10% FCR) trong khi giảm chất thải vào môi trường nước, tỷ lệ thay nước (-30%), sử dụng hóa chất (-20%). Kết quả thử nghiệm thực tế tại nhiều trại nuôi ở Bạc Liêu, Cà Mau cũng cho thấy những đặc điểm nổi trội của thức ăn ép đùn Aquaxcel nêu trên giúp môi trường nước ổn định trong suốt vụ nuôi, tôm tăng trưởng nhanh hơn 1015% nếu cùng ngày nuôi, đạt kích cỡ nhanh hơn 1 tuần tuổi, hỗ trợ tiêu hóa tốt, tôm chắc thịt, nặng ký, tỷ lệ cơ thịt cao trong chế biến xuất khẩu, thức ăn đạt chuẩn BAP đáp ứng cho trại nuôi đạt chuẩn ASC.
Được kết hợp cùng chương trình Bậc thầy Nuôi tôm (MFP), bộ giải pháp toàn diện Aquaxcel của Cargill với ba trụ cột chính là Dinh dưỡng tối ưu, Tăng cường sức khoẻ, và Trại nuôi bền vững sẽ đem lại sự đổi mới, thành công và bền vững cho người nuôi tôm
Việt Nam, từ đó giúp họ vượt qua khó khăn, duy trì và phát triển sinh kế, phục hồi vị thế của ngành. Cargill
Anh Đặng Văn Bảy (áo xanh ở giữa) đánh giá cao hiệu quả tôm giống từ
CÙNG TÔM GIỐNG C.P.
VƯỢT QUA THÁCH THỨC
Trong bối cảnh dịch bệnh mờ đục hậu ấu trùng trên tôm (gọi tắt là TPD) hoành hành khắp các khu
vực, làm thế nào để tôm khỏe mạnh, lớn nhanh, về được kích cỡ
lớn? Chính là câu hỏi được hầu
hết mọi người nuôi tôm quan tâm hàng đầu. Và trong thời điểm này, vẫn có nhiều khách hàng của C.P.
Việt Nam đã tìm cách vượt khó
thành công.
Điển hình là anh Đặng Văn Bảy (Đại lý kiểu mẫu Bảy An), trong vụ tôm đầu năm 2024 các farm nuôi của anh vẫn đạt tỷ lệ thành công ấn tượng, thu hoạch hàng chục tấn tôm kích cỡ lớn từ 22 - 24 con/kg.
Trong nội dung bài viết ngày hôm nay, kính mời quý khách hàng cùng lắng nghe những chia sẻ của anh Bảy về cách thức vượt qua rủi ro dịch bệnh, thu hoạch mùa vụ thành công!
Vấn đề nan giải
Là nỗi ám ảnh của hàng loạt khách hàng nuôi tôm trên cả nước, gây chết tôm đột ngột và nhanh chóng với tỷ lệ cao khó lường. Có thể nói TPD là một trong những nguyên nhân
chính gây sụt giảm nghiêm trọng sản lượng tôm trên nhiều khu vực, làm thất thoát kinh tế nặng nề cho bà con nuôi tôm. Theo ghi nhận thực tế từ nhiều khách hàng và đại lý kiểu
mẫu Bảy An, nhìn chung việc xử lý bệnh TPD trên tôm thường rất khó khăn, nên việc phòng ngừa, tăng sức đề kháng của tôm đóng vai trò quan trọng.
Giải pháp từ kinh nghiệm
Có dịp ghé thăm anh Bảy (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre), chúng tôi được lắng nghe những chia sẻ của anh về tình hình nuôi tôm tại khu vực.
Anh Bảy cho biết: “Có thể nói TPD là dịch bệnh gây lo lắng nhiều nhất cho bà con nuôi tôm, có thể gây chết tôm nhanh chóng chỉ sau vài ngày, tuy nhiên trong gần 1 năm gần đây đã có những phương pháp giúp giảm thiểu khả năng ảnh hưởng và gây hại từ dịch bệnh: - Thứ nhất là khâu quản lý môi trường, ở đây tôi khuyến khích bà con sử dụng sản phẩm Vibrotech với liều lượng tăng mạnh gấp 23 lần trong giai đoạn tôm ương, mục đích là
để giảm thiểu sự ảnh hưởng từ tác nhân gây bệnh xâm nhập.
- Thứ 2 là khâu lựa chọn tôm giống, việc lựa chọn tôm giống sạch bệnh có sức khỏe tốt đóng vai trò quan trọng đầu tiên, vì thế cần chọn các đơn vị có uy tín, có thương hiệu. Riêng tại các farm nuôi của tôi, trong suốt nhiều năm qua tôi chỉ tin chọn tôm giống C.P.”.
Anh Bảy chia sẻ thêm: “Thật sự mà nói, giống nào cũng có rủi ro riêng, tuy nhiên với tôm giống C.P. nếu có dịch bệnh xuất hiện, khi vượt qua được thì vẫn đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, vẫn nuôi được kích cỡ lớn bình thường, và tỷ lệ sống cũng như sản lượng vẫn đạt rất cao, đây là yếu tố tôi rất tâm đắc”.
Theo chia sẻ từ anh Bảy có thể thấy: Giải pháp giúp anh vượt khó thành công chính là sự kết hợp giữa khâu chăm sóc, quản lý (sử dụng chế phẩm sinh học Vibrotech) kết hợp sử dụng tôm giống sạch bệnh, có sức
đề kháng mạnh (tôm giống chất lượng cao từ C.P.) để giảm rủi ro nhiễm bệnh, tăng khả năng chống chịu vượt trội với tác nhân gây bệnh, từ đó giúp giảm đáng kể mối nguy hại gây ra từ bệnh TPD.
Kết quả vượt trội
Trong vụ thu hoạch đợt 1 đầu năm 2024, vuợt qua mọi thách thức về dịch bệnh với các sản phẩm tôm giống, thức ăn chất lượng cao từ C.P., anh Đặng Văn Bảy đã đưa tôm về các kích cỡ từ 22 - 24 con/kg với sản lượng trên 40 tấn. Hiện tại ở đợt lên tôm thứ 2, anh Bảy đang tiếp tục cho thu hoạch tôm ôxy với kích cỡ từ 22 - 25 con/kg với mức giá bán trung bình khoảng 175.000 đồng/kg. Theo anh Bảy cho biết thêm: Ngoài farm nuôi đang cho thu hoạch, thì 4 farm còn lại đang trong giai đoạn thúc tôm với kích cỡ từ 28 - 30 con/kg, sản lượng ước tính đạt 120 tấn.
Như vậy có thể thấy, tôm giống C.P. với ưu điểm “Đột phá tốc độ lớn - Đột phá sức chống chịu - Tỷ lệ sống cao” chính là giải pháp quan trọng giúp bà con nuôi tôm vượt khó, thu
được lợi nhuận trong thời điểm khó khăn như hiện tại.
Một trong 5 farm nuôi của anh Bảy theo mô hình C.P., đang
Anh Bảy hoàn toàn hài lòng với tôm giống C.P. Việt Nam
Các sản phẩm thức ăn chất lượng cao từ C.P. luôn là đối tác được anh Bảy tin chọn sử dụng và kinh doanh
Chế phẩm sinh học Vibrotech, sản phẩm được anh Bảy khuyên dùng
Không giống như đậu nành lên men hay đậu nành đậm đặc có hàm lượng đạm
còn thấp (55 - 56%), rất cao carbohydrates (23 - 24%) và kháng dưỡng, MOTIV®
là nguyên liệu có giá trị vượt trội được phát triển bởi Cargill. Đây là đạm bắp lên
men đậm đặc có hàm lượng đạm cao (69%) và thấp về carbohydrates (1,7%), giàu dinh dưỡng sức khỏe (7,2% axit hữu cơ, 3,1% peptide sinh học, 285 ppm carotenoids). Thêm vào đó, sinh khối lên men của MOTIV® cung cấp prebiotics
rất tuyệt vời cho sức khỏe đường ruột của tôm.
Nhiều nghiên cứu thử
nghiệm trong nhà và
ngoài trời sử dụng MOTIV ® thay thế bột cá đã cho
thấy MOTIV ® là nguyên liệu tuyệt vời cho thay thế bột cá
đảm bảo hiệu quả tăng trưởng và sức khỏe cho tôm khi sử
dụng tối thiểu 7,5% MOTIV ® trong thức ăn tôm.
Hiệu quả tăng trưởng
Tôm giống được ương 32 ngày sau đó chuyển ra bể nuôi
500 m 2 thả mật độ 250 con/ m 2 để tiếp tục cho ăn thức ăn thương mại có bổ sung 50 ppm astaxanthin (thức ăn đối chứng) để so sánh với bể nuôi cho ăn thức ăn MOTIV ® (thức ăn đối chứng thay 7,5% bột cá bằng 7,5% MOTIV ® và bổ sung 25 ppm astaxanthin) rồi nuôi
TS. Nguyễn Duy Hòa Giám
tiếp 80 ngày (tổng là 112 ngày nuôi). Tăng trưởng bình quân
ngày (ADG), Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), tỷ lệ sống, sinh
khối thu hoạch và màu sắc tôm
đã được đo khi kết thúc.
Ở một thử nghiệm khác, tôm
1 g thả nuôi 150 con/m 2 với 10
lần lặp lại cho mỗi thức ăn và
thời gian thử nghiệm 60 ngày.
9% bột cá Peru trong thức ăn
đối chứng thay bằng 7,5%
MOTIV ® và 1,5% bột Krill (thức ăn MOTIV ® ).
Gia tăng màu sắc tôm
Ở thí nghiệm trên (Bảng 1),
tôm cho ăn thức ăn chứa 7,5%
MOTIV ® và 25 ppm astaxanthin
cho hệ số màu tốt hơn tôm cho
ăn thức ăn đối chứng (thức ăn thương mại bổ sung 50 ppm astaxanthin).
Bảng 1. Hiệu quả tôm nuôi cho ăn thức ăn đối chứng và MOTIV® ở ao nuôi ngoài trời
Chỉ tiêu Thức ăn đối chứng Thức ăn MOTIV®
Ngày nuôi (ngày) 60 60
Trọng lượng đầu (g) 1,0 1,0
Trọng lượng cuối (g) 13a
Tỷ lệ sống (%) 95,83 96,67
Hệ số thức ăn
Đáp ứng stress của tôm khi sốc mặn
Sử dụng 7,5% MOTIV ® và 12,5% MOTIV ® để thay thế 7,5% và 12,5% bột cá tương ứng cho thấy tỷ lệ chết của tôm thấp hơn có ý nghĩa so với tôm ăn thức ăn đối chứng bột cá ghi nhận sau 6 giờ và 12 giờ sốc mặn.
Tóm lại, với nhiều thử nghiệm trong nhà và ngoài trời, MOTIV ®
là nguyên liệu thay thế bột cá tuyệt vời và mang lại nhiều lợi ích cho cả nhà máy thức ăn và người nuôi tôm vì có thể giúp nhà máy tiết kiệm chi phí astaxanthin trên mỗi tấn thức ăn (ước tính 31,25 USD/tấn) trong khi gia tăng ý nghĩa tăng trọng (11%) và giảm hệ số thức ăn (8%) cũng như tăng tỷ lệ sống tôm nuôi (4%).
Biện pháp nâng cao năng suất
cá kèo thương phẩm
Cá kèo khi đưa vào nuôi thương phẩm cá bị hao hụt
nhiều, tỷ lệ sống chưa cao, dễ mắc các loại dịch
bệnh ảnh hưởng năng suất khi thu hoạch. Do đó
cần có những biện pháp giúp nâng cao năng suất cá kèo thương phẩm.
Tổng quan
Cá kèo hay còn gọi cá bống kèo, sống ở vùng ven bờ biển, bãi bồi, cửa sông khu vực ĐBSCL. Hiện, nhu cầu tiêu thụ cá kèo tăng rất cao, nên phong trào nuôi cá kèo thương phẩm ở vùng ven biển thuộc ĐBSCL phát triển và ngày càng mở rộng diện tích. Tuy nhiên
cá kèo khi đưa vào nuôi thương phẩm cá bị hao hụt nhiều, tỷ lệ sống chưa cao, dễ mắc các loại dịch bệnh như bệnh xuất huyết lở loét (ghẻ), nấm, ký sinh trùng… dẫn đến cá bị chết nhiều, ảnh hưởng năng suất khi thu hoạch.
Cá kèo sống chủ yếu ở vùng nước lợ, mặn bãi bùn, rừng ngập mặn và cửa biển… thích nơi có thủy triều lên xuống nên có thể chịu được nhiệt độ môi trường dao động lớn, nhiệt độ thích hợp từ 23 - 28°C.
Cá kèo là loài cá ăn thiên về sinh vật phù du, các loại thực vật sống bám vào nền đáy và mùn bã hữu cơ. Hệ thống tiêu hóa có chiều dài gấp 3 lần chiều dài cơ thể, chứng tỏ đây là loài cá ăn tạp, thiên về thực vật.
Biện pháp tăng tỷ lệ sống Kiểm soát môi trường nuôi: Làm tốt khâu xử lý môi trường ao nuôi ban đầu sạch bệnh. Phải có ao chứa nước sạch đạt chuẩn để sẵn sàng cung cấp nước cho ao nuôi cá kèo mọi thời điểm. Ao
nuôi cần thay nước mỗi ngày với
mục đích giữ môi trường nước ao
sạch, không ô nhiễm từ chất bài
thải của cá cũng như không tồn
lưu thức ăn dư thừa phân hủy sinh
ra khí độc…
Khi thả cá giống: Cần chọn
giống khỏe mạnh, điều cỡ và thả
giống với mật độ nuôi vừa phải
không quá 100 con/m2. Nhằm
hạn chế cá kèo giống bị shock
trong quá trình vận chuyển và
đổi môi trường sống… bằng cách
trước khi thả cá kèo 15 - 20 phút
tạt sản phẩm BIO ANTISHOCK for fish vào ao thả cá kèo với liều 2 kg/1.000 m3 nước.
Kiểm soát nguồn thức ăn: Cá kèo nuôi bằng thức ăn công nghiệp, thức ăn này không hoàn hảo bằng thức ăn tự nhiên được.
Do đó, khi cho cá ăn cần bổ sung
thêm BIO NUTRIFISH là tổ hợp các vitamin, khoáng chất và các acid amin thiết yếu cho cá ăn mỗi ngày; liều dùng 10 mg/kg thức ăn.
Mục đích giúp nâng sức khỏe cho cá, cá phát triển đồng đều, hạn chế tỷ lệ phân đàn, mau lớn.
Kiểm soát dịch bệnh: Thường xuyên theo dõi mọi hoạt động cá kèo, nhất là khi thay nước cũng như lúc cho cá ăn để sớm phát hiện dấu hiệu bất thường và có
biện pháp xử lý ngăn chặn cá bị
bệnh kịp thời. Trong quá trình nuôi, cá kèo thường bị nhiễm 2
bệnh sau:
Bệnh nấm và các loài ký sinh
trùng: Biểu hiện bên ngoài như da cá trở nên sậm màu, cá uốn mình
liên tục, bơi lội không định hướng, cá yếu dần và chết rải rác mỗi
ngày. Mang cá nhợt nhạt có con mang sung huyết do tổn thương...
là do các loài ký sinh như trùng bánh xe ( Trichodina sp.) và trùng quả dưa (Ichthyophthyrius sp.) bám trên mang và vây cá. Ngoài ra cũng có trường hợp cá bị nhiễm thêm nấm Fusarium sp, ký sinh trên da và mang cá gây các hiện tượng trên.
Điều trị: Bỏ đói cá 1 cữ chiều hôm trước và sáng hôm sau trộn cho cá ăn BIO ANTIPA for aqua (hoạt chất Praziquentel) 2 ngày liên tục với liều 100 g/tấn cá/cữ/ ngày. Sang ngày thứ 3 bổ sung cho cá ăn Vitamin tổng hợp, nhất là BIO SUPER B 12 là chất tạo máu, ngăn chặn cá kèo thiếu máu
Sản phẩm Antishock và Antipa for aqua
do bị nhiễm ký sinh trùng.
Kết hợp thay nước và xử lý nước mới bằng BIO PARACIDE for aqua (hoạt chất Bronopol) với liều 1 lít/2.000 m3 nước giúp diệt khuẩn và nấm ngoại ký sinh có trong môi trường, ngăn chặn cá kèo tái phát bệnh trở lại.
Bệnh xuất huyết, lở loét do nhiễm khuẩn: Các loài vi khuẩn gây bệnh là Aeromonas sp, Pseudomonas sp, Vibrio sp... Dấu hiệu cá hay tách đàn bơi một chỗ ở các góc ao nuôi, có con mắt sưng to, bụng phình to, cơ 2 bên thân bị phù, nhất là ở gần cuống đuôi. Một số cá bị bệnh nặng, có thể lở loét ra cả bên ngoài ở bụng, gốc vi, đầu... Khi mổ chỗ cơ bị sưng, có nhiều dịch chảy ra, màu hơi đỏ, mùi rất tanh, bong bóng, thận, mật phình to, ruột không có thức ăn. Điều trị: Sử dụng kháng sinh trị bệnh cho cá, tuy nhiên để điều trị bệnh hiệu quả cần lưu ý 2 yêu cầu sau: - Cần phát hiện bệnh sớm và tiến hành điều trị ngay khi cá còn bắt mồi…
- Có nhiều kháng sinh như Oxytetracycline, Doxycycline, Flophenicol, Cefotaxim... trị được bệnh nhiễm khuẩn trên cá. Tuy nhiên, hiện nay cá kèo có dấu hiệu kháng một số thuốc kháng sinh, do vậy để điều trị hiệu quả cần lấy mẫu cá kèo bệnh gửi về phòng kiểm nghiệm làm kháng sinh đồ. Từ đó, có thể tìm ra loại kháng sinh nhạy với vi khuẩn gây bệnh để điều trị hiệu quả. Sau liệu trình điều trị kháng sinh 5 - 7 ngày liên tục thì cá sẽ hết bệnh. Lúc này, cần bổ sung enzyme, men tiêu hóa cũng như Vitamin tổng hợp cho cá ăn, sẽ giúp cá nhanh bắt mồi, mau hồi phục, ít bị tái phát bệnh trở lại. Đặng Hồng Đức Cố vấn kỹ thuật Công ty liên doanh Bio-Pharmachemie
Tâm Việt & VietShrimp 2024
Dấu ấn khó phai trong lần đầu tiên góp mặt
Vì một nghề tôm Việt
Nam phát triển bền
vững - Sử dụng các chất
hữu cơ, vi sinh, thảo dược… để thay thế hóa
chất trong xử lý và điều
trị bệnh trên tôm chính là thông điệp xuyên suốt
mà Tâm Việt gửi gắm
đến VietShrimp 2024.
Song song cùng thông
điệp nuôi tôm bền vững, Tâm Việt cũng mang đến cho bà con “Giải pháp thuần tôm - Kiểm soát an toàn sinh học, ngăn chặn triệt để TPD, EMS - Lờn kháng sinh” và thu hút nhiều sự quan tâm đến từ bà con nuôi tôm. Giải pháp thuần tôm đến từ nhà Tâm Việt là một trong những giải pháp hỗ trợ kiểm soát tối đa mầm bệnh tiềm ẩn trước khi thả giống (trong đó có TPD và EMS), giúp bà con an tâm bước vào vụ nuôi mới.
Với mong muốn cung cấp cho khách hàng của mình những thông tin về dịch bệnh TPD và giải pháp hỗ trợ kiểm soát TPD
đến từ Tâm Việt, cũng như cung cấp thêm những kiến thức về
vitamin alpha D3 và ứng dụng của nó trong NTTS, cũng trong khuôn khổ hội chợ VietShrimp 2024, ngày 21/3/2024, Tâm
Việt tổ chức hội thảo với sự
tham gia của hơn 50 khách
mời là đại diện các đại lý và
nhà phân phối Tâm Việt trên cả
nước. Hai chủ đề xuyên suốt tại
buổi hội thảo là:
1. Giải pháp thuần tôm - Kiểm
soát an toàn sinh học, ngăn chặn triển để TPD, EMS - Lờn kháng
sinh do ông Nguyễn Văn Rí - Tổng
Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Tâm Việt trình bày.
2. Vitamin Alpha D3 - Giải pháp sinh học độc đáo dành cho hấp thu Canxi, Photpho trên tôm thẻ chân trắng. Đại học Georgia (Hoa Kỳ) do ông Juan - Đại diện
đến từ Công ty Alura (Columbia) trình bày.
Ngoài nhận được sự quan tâm và ủng hộ đến từ bà con nuôi tôm tham quan tại VietShrimp 2024, Tâm Việt cũng hân hạnh được đón Ban lãnh đạo Bộ NN&PTNT và Sở NN&PTNT tỉnh
Bến Tre đến thăm gian hàng, sự quan tâm của ban lãnh đạo các Sở - Ban ngành là nguồn động lực lớn lao để Tâm Việt không ngừng phát triển và vươn lên.
Đồng hành cùng VietShrimp 2024 là một trong những cột mốc đáng nhớ nhất của Tâm
Việt khi lần đầu tiên góp mặt và truyền tải đi những thông điệp của mình về nuôi tôm trong giai đoạn mới. Tâm Việt
đổi quan điểm ứng dụng dinh dưỡng trong ương nuôi cá tra giống là một trong những ứng dụng ESG táo bạo
ESG là một bộ tiêu chuẩn đo lường các tiêu chí về Môi trường (Environmental), Xã hội (Social) và Quản trị doanh nghiệp (Governance), được Công ty TNHH CJ Vina Agri từng bước ứng dụng để hướng đến sự phát triển bền vững, có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội. Khi các nhà máy của CJ Vina Agri đang dần thay thế việc sử dụng nhiên liệu truyền thống bằng năng lượng mặt trời thì ngành sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi cũng bắt đầu tạo ra những khẩu phần thức ăn giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và đồng thời gia tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi.
Ương nuôi cá tra giống là một hoạt động quan trọng trong chuỗi sản xuất và xuất khẩu cá tra, tập trung tại ĐBSCL và phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa thuận từ tháng 3 đến tháng 10 và mùa nghịch từ tháng 11 đến tháng 2, dù có sự khác biệt rất lớn về yếu tố môi trường, thời tiết giữa 2 mùa, chương trình dinh dưỡng trên cá tra giống dường như được ứng dụng khá cứng nhắc với các mức đạm cao: 42%, 40%, 35% và 30%.
Cuối năm 2022, sau những nghiên cứu thành công, CJ Vina Agri chính thức giới thiệu ra thị trường khẩu phần dinh dưỡng mới nhẹ nhàng hơn, nhưng hiệu quả hơn. Đó là khẩu phần thức ăn viên nổi 28% đạm, đường kính 1,5 mm và 2,0 mm, dành cho giai đoạn cá từ 10 - 30 g, chiếm khoảng 85% trọng lượng thức ăn cần dùng cho cả quá trình ương
giống. Nhiều kết quả thành công của người nuôi trong hơn 1 năm qua đã minh chứng cho lợi ích vượt trội của khẩu phần này:
1. Giảm 462 - 714 đồng chi phí cho ăn trên mỗi kg cá thu hoạch so với chi phí cho ăn khi sử dụng khẩu phần 30% đạm.
2. Gia tăng trung bình 2% tỷ lệ sống trong mùa nghịch nhờ giảm áp lực chuyển hóa dinh dưỡng trong đường ruột vốn đã non yếu vì chưa hoàn thiện nhưng lại phải đối mặt với nhiều thách thức từ môi trường không thuận lợi.
3. Gia tăng khả năng nuôi thành công trong mùa nghịch nhờ đặc tính giữ gìn môi trường nước ao tốt hơn.
So sánh về hiệu quả kinh tế cho thấy, dù khẩu phần 28% đạm của CJ Vina Agri có thời gian nuôi dài hơn, hệ số chuyển hóa thức ăn cao hơn nhưng lại giúp giảm 462 - 714 đồng chi phí cho ăn trên mỗi kg cá thu hoạch
(tương đương 5,7 - 8,9 triệu đồng/ao 5.000 m2) và gia tăng lợi nhuận cho người nuôi. Mặc dù sự ứng dụng khoa học dinh dưỡng vào thực tế là một quá trình sáng tạo và nghiên cứu bền bỉ vượt ra ngoài những thói quen cũng như quan điểm thông thường, nhưng công ty CJ Vina Agri luôn đề cao 2 giá trị cốt lõi trong ngành chăn nuôi, đó là gia tăng lợi nhuận của nhà chăn nuôi, nhà phân phối và đảm bảo tính bền vững của môi trường mà hoạt động chăn nuôi ấy đang khai thác. Hãy đồng hành cùng CJ Vina Agri để tìm hiểu sâu hơn về những ứng dụng của ESG trong chăn nuôi và nhận được sự hỗ trợ từ chúng tôi cho việc đưa ESG vào chính hoạt động sản xuất kinh doanh của bạn.
Công ty TNHH CJ VINA AGRI
phèn trong ao nuôi tôm
Đối với các ao NTTS ở những vùng đất bị nhiễm phèn, lượng phèn sẽ rò rỉ từ đất
vào nước trong quá trình đào ao, thêm vào đó khi trời mưa, nước mưa sẽ rửa trôi phèn từ trên bờ xuống làm cho ao bị nhiễm phèn. Cần giải quyết triệt để vấn đề
đất phèn trong ao nuôi tôm để không gây ảnh hưởng đến quá trình nuôi.
Có 2 loại phèn ảnh hưởng đến ao tôm hiện nay
- Phèn sắt (nước đỏ): muối kép của sắt (III) sunfat kết hợp với muối của kim loại kiềm hay amoni. Loại phèn này làm nước đỏ, chân, mang, đuôi tôm vàng.
- Phèn nhôm (nước trong): muối sunfat kép của kali và nhôm. Khi ao có phèn nhôm, nước rất trong khó lên màu, tôm rất chậm lớn.
Ảnh hưởng của phèn đến sự phát triển của tôm
- Khó gây màu nước do tảo phát triển chậm, đặc biệt đối với tôm con (PL) ở giai đoạn đầu thì màu nước cực kỳ quan trọng.
- Làm giảm pH trong ao nuôi, mà pH là một trong các yếu tố quan trọng trong quá trình nuôi, tăng độc tính của khí độc.
- pH thấp làm tôm stress, kém ăn, khó lột xác, mềm vỏ, chậm lớn, tôm màu xám đen, hợp chất phèn lơ lửng bám vào mang, cản trở quá trình hô hấp của tôm.
- pH thấp ảnh hưởng đến sự hoạt hóa các enzyme trong ao. Từ đó làm cho việc sử dụng các sản phẩm vi sinh hoặc chế phẩm sinh học xử lý nước đáy, bổ sung thức ăn không hiệu quả.
Để hạn chế phèn trong ao Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi
ở các vùng đất ít bị nhiễm phèn; chuẩn bị và cải tạo ao nuôi thật kỹ, bón lót vôi đáy ao, sên rửa lại nhiều
lần cho sạch trước khi cấp nước
vào ao nuôi; xử lý nguồn nước cấp
vào thật sạch, nên sử dụng kít kiểm
môi trường để xem có hàm lượng
sắt trong nước cấp không.
Cách xử lý ao bị nhiễm phèn
1. Lót bạt toàn bộ nền đáy và
bờ ao:
Đây là cách sử dụng màng bạt
để bao bọc lót xuống đáy ao hồ
nuôi tôm. Các loại bạt này thường
được làm từ chất liệu nhựa với kích
thước, độ dày khác nhau phù hợp
với diện tích của ao tôm và nhu
cầu sử dụng. Các vật liệu phổ biến
nhất của bạt lót ao nuôi tôm là
HDPE, PVC và cao su EPDM.
2. Sử dụng hóa chất (EDTA hoặc vôi):
Vôi: Cách xử lý này được rất nhiều hộ nuôi sử dụng. Nhưng là
thực tế có những ao độ phèn cao, 1000 m2 phải dùng cả một tấn vôi
mới ngăn chặn được. Đó chính là điểm hạn chế của cách xử lý này. Sử dụng số lượng quá lớn, vừa tốn công tạt vừa gây tốn kém chi phí.
Đánh EDTA cũng là một cách hay để ngăn chặn phèn sắt tức thời, phèn nhôm EDTA không có tác dụng nhiều, khi đánh EDTA, nó sẽ làm kết tủa Fe trong nước, giảm phèn và chìm xuống đáy ao, khi người nuôi quạt nước thì vô tình kéo kết tủa của phèn sắt lên luôn thì nó cứ tồn tại trong môi trường nước, không hết triệt để, vài ngày phải đánh lại.
Nhược điểm:
- Chi phí rất cao: Lót bạt, vệ sinh ao bạt, khó gây màu nước, nhân công.
- Sử dụng hóa chất khối lượng lớn gây tốn kém chi phí và công tạt.
- Hóa chất chỉ giải quyết được phèn nhôm, phèn sắt không có tác dụng nhiều.
- Phèn vẫn còn tồn dư trong nước chứ không mất đi, có thể bị xì phèn sau mưa.
3. Sử dụng vi sinh xử lý phèn: Hiện nay, sử dụng vi sinh cũng là cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm được rất nhiều hộ nuôi áp dụng. Vi sinh có thể tồn tại trong môi phường nước phèn giúp ôxy hóa được cả phèn sắt và nhôm, vi sinh sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa phèn nhanh chóng thành các hợp chất tan được trong nước. Vi sinh cũng có công dụng phân hủy các chất hữu cơ dư thừa, thức ăn, xác tảo, phân... giúp giảm khí độc, giảm mùi hôi của ao nuôi. Ưu điểm: tiết kiệm, thân thiện môi trường và hiệu quả cao và kéo dài.
Hiện nay, Công ty Thái Nam Việt đã nghiên cứu và phát triển thành công dòng sản phẩm vi sinh đặc biệt có khả năng phân hủy cả phèn sắt và phèn nhôm trong ao nuôi một cách hiệu quả. Sau 3 ngày sử dụng sản phẩm, màu nước ao sẽ trong xanh đẹp, tôm khỏe hơn, ăn lên mồi. Chỉ khi giải quyết được vấn đề phèn trong ao nuôi thì việc sử dụng các sản phẩm vi sinh xử lý nước đáy mới hiệu quả. AQUALUM CONC - sản phẩm vi sinh xử lý phèn - hiệu quả ngay từ lần đầu tiên sử dụng - hiệu quả cho cả phèn sắt và phèn nhôm.
Trước Sau
Xuất khẩu tôm hùm sang Trung
Quốc tăng 27 lần
Tính tới cuối tháng 2/2024, xuất khẩu tôm hùm đạt gần 30 triệu USD, tăng 1.746% so với mức 1,6 triệu USD cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu tôm hùm xanh (tôm hùm đá) chiếm hơn 90% với 27,6 triệu USD, tăng gấp 80 lần, tiếp đến là tôm hùm bông đạt 2,15 triệu USD, tăng gấp 45 lần so với cùng kỳ. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất đối với sản phẩm tôm hùm của Việt Nam, với giá trị gần 29 triệu USD, cao gấp 27 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Theo dữ liệu từ Tổng cục thống kê Trung Quốc, hiện nhà cung cấp tôm hùm bông chính của nước này là New Zealand - chiếm gần 40% tổng kim ngạch nhập khẩu. Theo sau là Mexico và Mỹ với thị phần lần lượt là 20% và 16%. Trong khi
đó, ba nước thành viên Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN) gồm Indonesia, Thái Lan và Việt Nam đang phấn đấu tăng thị phần tôm hùm ở đất nước tỷ dân.
Hải Lý
Việt Nam quảng bá sản phẩm tại
Vương quốc Anh
Từ ngày 25 - 27/3, 8 doanh nghiệp Việt Nam đã trưng bày, giới thiệu sản phẩm thực phẩm và đồ uống tại Hội chợ Thực phẩm đồ uống quốc tế (IFE), diễn ra tại ExCel, Vương quốc Anh. Các gian hàng Việt Nam tại hội chợ thu hút khách tham quan với các sản phẩm trái cây tươi như bưởi, ổi, sầu riêng, thanh long ruột đỏ, măng cụt Lái Thiêu; hải sản đông lạnh; bún phở khô các loại; cà phê và trà các loại; các sản phẩm dừa như nước dừa, dừa sấy, dầu dừa; các sản phẩm từ gừng… Là một trong những doanh nghiêp tham gia sự kiện này, ông Huỳnh Văn Tấn, Tổng Giám đốc Công ty CP Chế biến và XNK Thủy sản Cà Mau (Camimex), doanh nghiệp xuất khẩu trên 10.000 tấn thủy sản/năm đến hơn 40 quốc gia trên thế giới cho biết, Công ty tham gia IFE với mong muốn mở rộng thị phần và tăng doanh thu tại một thị trường phát triển như Anh. Đồng thời, mong muốn sẽ nhận thêm sự hỗ trợ từ Thương vụ Việt Nam tại Anh trong việc kết nối Canimex nói riêng và Cà Mau nói chung với các nhà phân phối tại Anh.
Hồng Hạnh
2
tháng, xuất khẩu cua, ghẹ tăng 4 lần cùng kỳ
Theo đó, giá trị kim ngạch nhóm sản phẩm này trong 2 tháng đầu năm đạt 11,3 triệu USD, Hongkong, Trung Quốc và Singapore đều tăng đột phá nhập khẩu cua sống từ Việt Nam. Theo đó, xuất khẩu cua bùn sống (cua xanh) và ghẹ sống sang Hongkong đã tăng gấp 2,2 lần đạt trên 1,6 triệu USD trong 2 tháng qua, chiếm 14% tổng xuất khẩu cua ghẹ sống của Việt Nam. Trung Quốc lục địa là thị trường tiêu thụ chính sản phẩm cua ghẹ sống của Việt Nam, chiếm 82% giá trị xuất khẩu đi các thị trường, với kim ngạch tăng mạnh nhất, gấp gần 6 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 9,2 tỷ USD, chủ yếu là cua bùn sống. Bên cạnh đó, Việt Nam còn xuất khẩu cua ghẹ đông lạnh, cua ghẹ chế biến như cua đồng xay, ghẹ thanh trùng đóng lon, đùi ghẹ, thịt cua tuyết, thịt chân cua tuyết… sang các thị trường điển hình như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia trong 2 tháng đầu năm.
Hoài Phương
Vĩnh Hoàn
Xây dựng 2 kịch bản kinh doanh
cho năm nay
Công ty CP Vĩnh Hoàn đã lập kế hoạch kinh doanh năm 2024 với hai kịch bản. Đối với kịch bản cơ bản, Công ty đặt mục tiêu doanh thu đạt 10.700 tỷ đồng, tăng 6,6% so với mức thực hiện của năm 2023. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế dự kiến giảm 12,9%, chỉ đạt 800 tỷ đồng. Trong khi đó, đối với kịch bản cao, Công ty đặt mục tiêu doanh thu đạt 11.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.000 tỷ đồng, lần lượt tăng 14,6% và 8,8% so với mức thực hiện của năm 2023. Với mục tiêu kinh doanh trên, năm nay, Vĩnh Hoàn dự kiến đầu tư 930 tỷ đồng để mở rộng, nâng cấp các nhà máy và trang thiết bị phục vụ hoạt động nuôi trồng, sản xuất. Lũy kế 2 tháng đầu năm, tổng
Ảnh: Tiểu Vy
doanh thu của Vĩnh Hoàn đạt 1.722 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2023. Qua đó, ước tính hoàn thành 15 - 16% mục tiêu doanh thu cả năm.
Vân Anh
IDI Năm 2024, đặt chỉ tiêu doanh thu đạt 8.499 tỷ đồng
Chia sẻ về việc tự tin đặt mục tiêu kinh doanh ở mức cao, ban lãnh đạo Đa Quốc gia IDI cho biết, Công ty đã lên kế hoạch tự chủ từ 85 - 90% nguồn nguyên liệu thông qua việc nâng công suất nhà máy bột cá lên 600 tấn nguyên liệu/ ngày và mở rộng vùng nuôi liên kết thêm 450 ha để chuẩn bị nguồn nguyên liệu khi nhà máy chế biến số 3 hoàn thiện. Với việc gia tăng đáng kể khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu, biên lợi nhuận của Đa Quốc gia IDI được kỳ vọng sẽ cải thiện tích cực. Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu của Đa Quốc gia IDI dự kiến sẽ tăng tốc khi mức thuế chống bán phá giá của Mỹ áp dụng với doanh nghiệp này đã giảm mạnh. Mộc Lan
Ảnh: Tiến Hoàng
Hùng Nhơn Sáp nhập thêm thành viên sản xuất thuốc thú y thủy sản
Tập đoàn Hùng Nhơn vừa công bố hoàn tất thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan. Visakan là doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản, các chế phẩm sinh học tại Việt Nam. Năm 2024, Visakan ước đạt doanh thu trên 300 tỷ đồng tương đương 10,7 triệu USD. Mục tiêu doanh thu cho giai đoạn 2025 - 2030 là trên 1.200 tỷ đồng, tương đương 48 triệu USD. Theo kế hoạch, ngày 2/5 tới đây Visakan sẽ tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên
Minh Phú
Gia tăng thị phần tôm nội
Ngày 26/3 tại TP Hồ Chí Minh, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú và
Bách Hóa Xanh đã ký kết hợp tác chiến lược, nhằm đưa các dòng
tôm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Nhật, Mỹ và EU, được nuôi trong môi
trường không kháng sinh, không hóa chất, vào phân phối tại hệ
thống Bách Hóa Xanh.
Theo đó, Minh Phú sẽ cung cấp tôm cho Bách Hóa Xanh với chất lượng đạt chuẩn xuất khẩu Nhật, Mỹ và EU, được nuôi trong môi trường không kháng sinh, không hóa chất của Minh Phú.
Được biết, trong 6 tháng vừa qua, chuỗi cửa hàng của Bách Hóa Xanh đã thu mua từ Minh Phú khoảng 1.300 tấn sản phẩm, giúp đem về doanh thu hơn 220 tỷ đồng. Sau khi hai bên ký kết hợp tác chiến lược, Bách Hóa Xanh dự kiến sẽ nhập tới 3.000 tấn tôm từ Minh Phú trong năm nay với doanh thu bán hàng dự kiến 500 tỷ đồng. Ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho biết: “Minh Phú trước nay chỉ tập trung vào thị trường xuất khẩu. Việc hợp tác với chuỗi Bách Hóa Xanh là cơ hội
Halal. Đây là cột mốc quan trọng của Visakan và công ty mẹ là Tập đoàn Hùng Nhơn, khi lần đầu tiên doanh nghiệp xuất khẩu lô hàng thuốc thú y sang thị trường Halal.
Diệu An
Thông Thuận Hà Tĩnh
Chú trọng chất lượng tôm giống
Là một trong những đơn vị cung cấp nguồn tôm giống chất lượng cao tại tỉnh Hà Tĩnh, trong quá trình sản xuất tôm giống, các giai đoạn từ khi thụ tinh đến khi tôm đạt kích cỡ, sẵn sàng thả nuôi đều được cán bộ kỹ thuật Công ty CP Thủy sản Thông Thuận Hà Tĩnh theo dõi sát sao. Tôm bố mẹ sau quá trình sinh sản khoảng 4 tháng sẽ được dừng sử dụng và đưa đi tiêu hủy theo đúng quy định của Bộ NN&PTNT, nhằm đảm bảo cho ra thị trường những con giống khỏe mạnh nhất. Chỉ tính riêng trong tháng 3, khoảng hơn 100 triệu con giống của doanh nghiệp đã được người dân đặt mua, chủ yếu phục vụ các vùng nuôi tôm công nghệ cao trên cát ở các
địa phương như: Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Lộc Hà… Đối với tôm giống, trước khi xuất bán, Công ty có bộ phận kỹ thuật lấy mẫu kiểm tra chất lượng, các tiêu chuẩn (kích cỡ xuất bán, tỷ lệ phân đàn, các loại bệnh…); được các cơ quan quản lý lấy mẫu xét nghiệm, kiểm dịch, xuất hóa đơn.
Thiên Bình
Ảnh: MP
để chúng tôi đưa con tôm mang chuẩn quốc tế lên bàn ăn Việt.
Chúng tôi tin tưởng hợp tác này sẽ giúp cái tên Minh Phú gần hơn với người tiêu dùng trong nước, cũng như cách chúng tôi đã
chinh phục thị trường nước ngoài”.
Trúc Anh BiOTech Ký kết
Ngày 28/3, Công ty Trúc Anh BiOTech đã
tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với
Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ; nhằm mục tiêu phát huy chức năng nhiệm vụ của hai đơn vị, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể, Nhà trường và Công ty sẽ phối hợp triển khai các đề tài, dự án khoa học và công nghệ các cấp, nghiên cứu phát triển và ứng dụng, chuyển giao công nghệ vào sản xuất kinh doanh, phát triển sản phẩm mới, góp phần kết nối cung - cầu công nghệ và phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Ngoài ra, hai đơn vị sẽ cùng phối hợp tổ chức các chuyên đề học thuật, hội thảo, hội nghị nhằm chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi kiến thức, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ. Đặc biệt, Công ty sẽ bố trí nhân lực, thời gian và cơ sở vật chất để tiếp nhận
Ngọc Anh
sinh viên của Trường đến thực tập, kiến tập, thực nghiệm..., bên cạnh đó, ưu tiên tuyển dụng sinh viên do Trường đào tạo, có thực tập tại Công ty.
Xuân Lan
Vua Cua Đưa sản phẩm cua Cà Mau thâm nhập thị trường Mỹ
Sau 2 năm nghiên cứu và hoàn thiện pháp lý, Công ty Vua Cua đã trở thành đơn vị đầu tiên xuất khẩu chính ngạch cua Cà Mau chế biến sẵn sang Mỹ với nhiều vị sốt khác nhau, cùng với ốc hương hấp đông lạnh. Mới đây, Công ty đã xuất khẩu lô cua gạch hấp sẵn khoảng 2.000 con sang Mỹ và được chào bán với giá bán lẻ 22 USD/con, tương đương 545.000 đồng/con trọng lượng khoảng 400 g. Sản phẩm bắt đầu được bán ra từ tuần này tại các chợ và siêu thị người Việt, Hàn Quốc, Hongkong và chuẩn bị thủ tục lên một sàn thương mại điện tử chuyên về thực phẩm tại nước này. Trong thời gian thử nghiệm, đại diện Vua Cua cho biết dự kiến xuất 800 kg đến một tấn cua gạch hấp mỗi tuần sang Mỹ. Được biết, Mỹ nhập khoảng 1.700 lô thịt cua ghẹ từ Việt Nam thông qua 149 nhà nhập khẩu từ 125 nhà cung cấp, chủ yếu ở dạng thịt xay, thanh trùng đóng lon, càng đông lạnh.
Nghệ An
Nhân rộng những mô hình thủy
Năm 2023, Trung tâm Khuyến
nông Nghệ An đã phối hợp chặt
chẽ với các đơn vị tại địa phương, với nhiều người nông dân, để
triể n khai thực hiện nhiều mô hình thủy sản hiệu quả, có sức
lan tỏa mạnh mẽ.
Ứng dụng vào mô hình điểm
Năm qua, Trung tâm Khuyến nông Nghệ
An triển khai 7 mô hình thủy sản. Đồng thời trực tiếp thực hiện và phối hợp với các đơn vị thực hiện 9 Dự án khuyến nông từ ngân
sách của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia.
Thông qua các hoạt động xây dựng mô hình trình diễn, đã đưa những tiến bộ khoa họckỹ thuật - công nghệ về với bà con nông dân, góp phần tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi và gia tăng giá trị sản xuất cho người nông dân; giúp nông dân thay đổi từ phương thức canh tác phân tán, nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ số, tạo ra sản phẩm hàng hóa, có năng suất, chất lượng cao.
Một số mô hình thủy sản trình diễn đã đem lại kết quả nổi bật. Điển hình như Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, xây dựng mô hình quản lý tự động các yếu tố môi trường ao nuôi TTCT 3 giai đoạn” tại xã Diễn
Trung, huyện Diễn Châu với quy mô 1 ha. Mô hình được Sở Khoa học - Công nghệ Nghệ An hỗ trợ con giống, thức ăn và bộ cảm biến cho hộ tham gia xây dựng mô hình. Hệ thống cảm biến theo dõi liên tục và đưa ra cảnh báo,
người nuôi sẽ thấy rõ sự dao động của các chỉ số môi trường nước (DO; pH; Nhiệt độ; Độ mặn (‰); ORP), để có thể đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời, hạn chế tối đa sự biến động các chỉ số môi trường ao nuôi. Kết quả, sau 3 tháng triển khai vụ 1 cỡ tôm thu hoạch đạt 35 - 40 con/kg; tỷ lệ sống ≥ 75%; năng suất ≥ 24 tấn/ha. Sau khi trừ các khoản chi phí con giống, thức ăn, thuốc chế phẩm sinh học, công chăm sóc, điện, nước… mô hình cho lợi nhuận trên 1 tỷ đồng. Dự án đã được Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh nghiệm thu đánh giá thành công.
Trung tâm Khuyến nông Nghệ An còn triển khai “Mô hình nuôi thâm canh TTCT 3 giai đoạn, bằng hệ thống tuần hoàn nước khép kín” tại hộ ông Hoàng Anh Minh, xóm Mai Giang 1, xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu. Ngoài việc sử dụng công nghệ nuôi tôm siêu thâm canh 3 giai đoạn trong nhà kín và bể nổi, còn kết hợp với hệ thống tuần hoàn tái sử dụng nước, làm cho thời gian xử lý nước ao nuôi xoay vòng cho vụ nuôi mới sẽ nhanh hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn, chi phí xử
đầu (tháo cạn nước, nạo vét bùn, phơi đáy, bón vôi, cấp nước…).
Hệ thống xử lý nước được bố trí ở 4 ao và bể. Nước thải và bùn thải được xi phông ra từ các ao nuôi được thu gom về ao chứa bùn. Tại đây có thả cá rô phi để xử lý nước, sau khi cá rô phi xử lý và bùn đã được lắng chìm
xuống đáy, thì bơm phần nước thải lơ lửng từ ao chứa bùn sang ao lắng. Tiếp tục nước từ ao lắng được luân chuyển qua các bể lọc sinh học. Từ bể lọc sinh học này, nước được chuyển qua bể chứa nước tiếp theo, trước khi được bơm trở lại ao nuôi.
Sau 5 tháng triển khai, cỡ tôm thu hoạch đạt bình quân 35 con/kg; tỷ lệ sống 80%; FCR: 1,2; sản lượng tôm thu được 6.700 kg/vụ nuôi, mô hình thu được trên 1.200 triệu đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí con giống, thức ăn, thuốc chế phẩm sinh học, công chăm sóc, điện, nước…, mô hình cho lợi nhuận trên
200 triệu đồng.
Bên cạnh những mô hình thủy sản ứng dụng công nghệ, mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP cũng được Trung tâm Khuyến nông Nghệ An chú trọng. Mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tạo ra sản phẩm sạch, đồng thời truy nguyên xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm, đây là xu hướng tất yếu của sản xuất hiện nay.
Vì vậy, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An tiếp tục triển khai các mô hình chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP.
Trong đó, mô hình nuôi lươn khép kín theo tiêu chuẩn VietGAP được triển khai đúng tiến độ, đạt kết quả cao, được bà con nông dân cũng như lãnh đạo địa phương, lãnh đạo Sở NN&PTNT đánh giá cao.
Để lan tỏa hiệu quả
Trung tâm Khuyến nông Nghệ An nhận định: Các mô hình khuyến nông đã được tổ chức thực hiện thành công tại các địa phương, chuyển giao, nhân rộng vào sản xuất, góp phần đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác và tận dụng lợi thế và thế mạnh của từng địa phương.
Cũng từ các mô hình này, đã mang lại thu nhập lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm, nhiều hộ gia đình thoát nghèo, vươn lên làm giàu, đời sống của người dân cũng được nâng cao. Thông qua các mô hình, người dân địa phương có cơ hội tiếp cận, học hỏi
cách làm hay, chia sẻ kinh nghiệm, từng bước nhân rộng, không chỉ tạo ra những thay đổi trong đời sống kinh tế của gia đình, mà còn góp phần tích cực vào việc thay đổi diện mạo ở nông thôn. Có thể nói, vai trò và hiệu quả mà công tác xây dựng mô hình khuyến nông đã mang lại không hề nhỏ, trong việc ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật - công nghệ mới, tiến bộ quản lý mới đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhà. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có tồn tại, hạn chế mà đã kéo dài từ năm này qua năm khác, đó là nhiều mô hình xây dựng thành công, nhưng để nhân rộng vào sản xuất còn khiêm tốn, khó nhân rộng.
Nguyên nhân một phần do mô hình thường triển khai 1 lần, tại 1 địa điểm, xong mùa vụ, hết đầu tư thì xem như kết thúc mô hình, không có thực hiện nhắc lại, nên tính lan tỏa không cao. Trong khi đó, để thay đổi tập quán canh tác của người dân, cần có thời gian cũng như sự chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ thường xuyên của cán bộ kỹ thuật và các cơ quan, ban ngành.
Để nâng cao chất lượng nhân rộng mô hình trình diễn, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An đã tập trung thực hiện các hoạt động gắn với tuyên truyền, nhân rộng mô hình. Theo đó, Trung tâm Khuyến nông lồng ghép, kết hợp các chương trình thông tin tuyên truyền như tập huấn, đào tạo, chuyên đề truyền thanh truyền hình... gắn với mô hình. Các kết quả xây dựng mô hình năm nay được tổng hợp, rút
Bên cạnh mô hình nuôi tôm 2, 3 giai đoạn, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An còn triển khai nhiều mô hình nuôi lươn, cá khác Ảnh: TTKNNA
kinh nghiệm, sẽ là nội dung tập huấn, chuyên đề truyền thanh, truyền hình cho năm sau. Với sự kết hợp như vậy, thì kết quả mô hình sẽ được chuyển giao thường xuyên, được nhắc lại nhiều lần và tăng tính lan tỏa tại các xã, địa phương có triển khai mô hình.
Bên cạnh đó, Trung tâm chủ động kết phối hợp với UBND các địa phương, HTX, người dân, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch sản xuất cũng như lồng ghép các chương trình, chính sách của huyện, tỉnh và trung ương, nhằm nâng cao hiệu quả công tác nhân rộng mô hình.
cao
Bên cạnh sự chủ động của người nuôi tôm, thời gian qua, ngành
nông nghiệp đã triển khai xây dựng, khuyến khích phát triển nhiều
mô hình nuôi tôm công nghệ cao như: Quy trình nuôi tôm nhiều giai
đoạn, ứng dụng công nghệ Biofloc, VietGAP... thích ứng với sự biến
đổi khí hậu, hạn chế dịch bệnh, nâng cao năng suất, chất lượng và
từng bước hình thành chuỗi liên kết bao tiêu sản phẩm. Ảnh: TTK NQT
Hiệu quả trông thấy
Năm 2023, Trung tâm Khuyến nông Quảng
Trị hỗ trợ bà Cao Thị Thúy ở thôn Quảng Xá, xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh đầu tư mô hình nuôi TTCT thâm canh 2 giai đoạn với quy mô 1 ha. Trong đó, diện tích ao ương và ao nuôi là 0,3 ha, còn lại là diện tích ao chứa và xử lý nước. Sau gần 4 tháng nuôi, gia đình bà thu về hơn 12 tấn tôm thương phẩm, tương đương năng suất 30 tấn/ha, lợi nhuận đạt trên 700 triệu đồng.
Với mô hình nuôi 2 giai đoạn này, ban đầu tôm giống được thả nuôi trong ao ương với mật độ 500 con/m2, sau khoảng 1,5 tháng, khi tôm đạt kích cỡ từ 150 - 170 con/kg sẽ được chuyển sang ao nuôi. Lúc này mật độ nuôi được giảm xuống còn từ 150 - 160 con/ m2 . Sau 3 tháng nuôi, khi tôm đạt kích cỡ 38 con/kg, thì bà Thúy tiến hành thu tỉa bớt tôm trong ao để giảm mật độ, cũng như đảm bảo về mặt kinh tế. Sau khi thu tỉa xong, bà tiếp tục nuôi thêm gần 1 tháng, khi tôm đạt kích cỡ 26 con/kg thì thu hoạch toàn bộ.
Thực tế mô hình tại hộ bà Thúy cho thấy, nuôi TTCT theo quy trình 2 giai đoạn có nhiều ưu điểm. Ở giai đoạn 1, tôm được nuôi trong ao ương có diện tích nhỏ, có mái che, giúp các yếu tố môi trường ổn định, tôm phát triển tốt, tỷ lệ sống cao. Ao có diện tích nhỏ, nên chi phí hóa chất xử lý môi trường, chế phẩm vi sinh, khoáng, bơm nước, thấp hơn rất nhiều
so với cách nuôi truyền thống. Khi sang giai đoạn 2, cần xác định được chính xác khối lượng tôm nuôi để định lượng thức ăn phù hợp, tránh tình trạng dư thừa thức ăn, giảm lượng chất thải xả ra môi trường.
Bà Thúy cho biết, với diện tích ao chứa lớn, nên nguồn nước cấp vào ao ương và ao nuôi được xử lý kỹ, giảm thiểu mầm bệnh gây hại. Nuôi theo phương thức tuần hoàn nước, nên kích cỡ tôm thu hoạch lớn, năng suất cao hơn nhiều so với cách nuôi truyền thống.
Giải pháp hữu hiệu
Bắt đầu thực hiện từ năm 2018, đến nay toàn tỉnh Quảng Trị đã có trên 100 ha nuôi tôm công nghệ cao, tập trung chủ yếu ở các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh và TP Đông Hà. Hầu hết các mô hình nuôi tôm công nghệ cao đều được triển khai thành công, mang lại hiệu quả cao cho người nuôi, nhờ hạn chế được rủi ro về dịch bệnh, giảm thiểu chi phí sản xuất.
Năm 2023, trong khi các hộ nuôi tôm theo phương thức truyền thống tại huyện Vĩnh
Linh thất thu, với trên 250 ha tôm nuôi bị chết do dịch bệnh, môi trường nước bị ô nhiễm, thì những hộ nuôi tôm công nghệ cao, theo quy trình 2, 3 giai đoạn vẫn đạt hiệu quả.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Hữu Vinh khẳng định, nuôi tôm công nghệ cao đã giải quyết được phần nào khó khăn về quản
lý môi trường nuôi, nhất là xử lý chất thải và khí độc trong ao nuôi thường gặp phải, khi nuôi theo phương thức truyền thống. Cụ thể, thông thường khi tôm nuôi được khoảng 60 ngày tuổi, thì lượng chất thải tích tụ dưới đáy ao khá lớn. Đây là thời điểm dễ phát sinh các loại khí độc, ảnh hưởng đến chất lượng nước và sức khỏe của tôm nuôi.
Do vậy, việc chuyển từ ao ương sang ao nuôi, giúp đáy ao nuôi luôn mới, thời gian nuôi tại mỗi ao ngắn, nên lượng chất thải, khí độc phát sinh không lớn. Mặt khác, thời gian nuôi 1 vụ của các ao không dài, thông thường khoảng 2 tháng. Ao nuôi được luân chuyển theo hình thức cuốn chiếu, nên người nuôi có thể tăng số vụ nuôi trong năm.
Theo ông Vinh, nuôi tôm công nghệ cao là giải pháp hữu hiệu hiện nay, giúp người nuôi tôm hạn chế dịch bệnh, thích ứng với sự biến đổi khí hậu và hạn chế ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, nuôi tôm công nghệ cao cũng gặp những khó khăn nhất định như: Phải có diện tích khu nuôi tôm đủ lớn, phải xây dựng thêm ao ương, cao nuôi giai đoạn 2, giai đoạn 3; đầu tư máy móc, thiết bị đồng bộ, nhất là hệ thống quạt nước, ôxy đáy...; hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng như điện, đường, hệ thống mương cấp, thải nước... nên chi phí đầu tư ban đầu tương đối
Những
phát hiện mới về
krill
Các thành phần thức ăn nguồn gốc thực vật, giúp thúc đẩy lượng ăn vào và sự tăng trưởng, trong khi đó bột nhuyễn thể krill, kích thích tính thèm ăn của cá hồi Đại Tây Dương.
Trong một nghiên cứu mới đây trên tạp chí Fisher, các nhà khoa học từ Florida, California, Montana và South Carolina; cùng một số Trung tâm công nghệ thủy sản của Mỹ và Chile, đã phân tích ảnh hưởng của bột nhuyễn thể krill, đối với sự phát triển của cá hồi Đại Tây Dương, trong khẩu phần ăn gốc thực vật và gốc động vật (protein phụ phẩm gia cầm), không có bột cá và dầu cá.
Nghiên cứu này xác định việc bổ sung krill vào các chế độ ăn chứa protein gia cầm hay protein thực vật, có tác dụng tích cực tới lượng ăn vào, hoặc kích thích sự tăng trưởng của cá hồi hay không. Ngoài ra, các chuyên gia cũng nỗ lực tìm kiếm phương pháp, đánh giá khả năng thay thế bột nhuyễn thể krill của các nguyên liệu mới, trong chế độ ăn gốc thực vật.
Nhóm chuyên gia tiến hành nghiên cứu tại Trung tâm thử nghiệm Acuicola (Vitapro, thuộc Chile), nhằm đánh giá ảnh hưởng của bột nhuyễn thể krill, ở tỷ lệ 0%; 2,5% và 5% trong thức ăn gốc động vật và thực vật không chứa bột cá và dầu cá, đối với sự phát triển của cá hồi Đại Tây Dương.
Kết quả cho thấy, từ khi bắt đầu thử nghiệm: Trọng lượng, chiều dài và hệ số điều kiện sống (K), không có sự khác biệt giữa các nhóm cá. Ngoài ra, suốt thời gian nghiên cứu, các nghiệm thức cũng không gây ra bất cứ tác động tiêu cực nào đến tỷ lệ sống của cá.
Thay thế dầu cá bằng dầu tảo hoặc dầu thực vật, đồng thời thay đổi hồ sơ dinh dưỡng của từng axit béo, không làm ảnh hưởng đến tổng lượng axit béo bão hòa, không bão hòa đơn, hoặc không bão hòa đa trong chế độ ăn.
Ngược lại với thức ăn protein động vật, thức ăn chứa protein thực vật bổ sung bột nhuyễn thể krill, sẽ có những lợi ích nhất định. Tỷ lệ bổ sung krill tăng, kéo theo tăng trọng cải thiện, tốc độ tăng trưởng tương đương nhóm ăn bột cá và dầu cá.
Kết quả cho thấy, cá hồi Đại Tây Dương
được nuôi bằng chế độ ăn chủ yếu thực vật, đã tăng trưởng gần 220% suốt đợt thử nghiệm với tỷ lệ chết 0%. Ngoài ra, các giá trị về tỷ lệ cho ăn hàng ngày (SFR), giá trị protein sản xuất (PPV), hiệu quả sử dụng protein (PER), đặc điểm hình thái, và thành phần không thay
đổi, so với nhóm cá đối chứng ăn chế độ bột cá và dầu cá. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của cá chậm hơn, so các nhóm thử nghiệm khác từ ngày thứ 45 trở đi.
Với khẩu phần ăn chứa protein thực vật, bổ sung krill không mang lại lợi ích dinh dưỡng rõ ràng, do chứa hàm lượng protein tương tự thức ăn đối chứng (bột cá, dầu cá), nhưng khác nhau về hàm lượng EAA và lipid. Chế độ ăn protein thực vật + 5% krill (P3), đã mang lại kết quả giống hệt nhóm đối chứng về thông số tăng trưởng, nguyên nhân do krill đã kích thích lượng ăn vào và tăng cảm giác ngon miệng cho vật nuôi.
Tuy nhiên, do không có sự khác biệt về thành phần toàn bộ cơ thể, hoặc chỉ số nội tạng giữa hai nhóm, nên không thể bỏ qua tác dụng tiết kiệm protein. Cũng có thể do bột krill cung cấp thêm một số chất dinh dưỡng vào thức ăn, bao gồm astaxanthin và nucleotide - những chất có lợi cho sức khỏe và tăng trưởng của cá hồi. Hỗn hợp protein mới (krill + thực vật), giống chất lượng dinh dưỡng của bột cá hơn, đồng thời làm giảm khả năng thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Tiến sĩ Rick Barrow, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, cuộc thi “Thức ăn không bột cá (F3)” vẫn đang tiếp diễn. Các kết quả sẽ được công bố vào cuối năm 2024. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cũng kỳ vọng các doanh nghiệp sẽ tìm ra chất khả thi, thay thế krill trong thức ăn thủy sản.
Theo Rick, lợi ích làm tăng lượng thức ăn ăn vào của krill chỉ tạm thời. Hơn nữa, krill lột vỏ có thể làm giảm đáng kể độ ổn định của thức ăn viên, do hàm lượng protein hòa tan trong bột krill cao hơn so với bột cá. Ở chế độ ăn protein (bột gia cầm), bổ sung krill ở mức 2,5% - 5% không phát huy tác dụng rõ ràng. Tuy nhiên, ở khẩu phần ăn chứa protein thực vật, krill hoạt động như một chất gây ngon miệng, làm tăng lượng ăn vào và tăng trưởng của cá hồi.
Dũng Nguyên
(Theo International Feed)
trong thức ăn tôm
gièo
Ở tỷ lệ bổ sung 6%, protein thủy phân có
khả năng thay thế một phần bột cá, trong thức
ăn ương gièo của TTCT
Thái Bình Dương.
Nguồn peptide tiềm năng
Một trong những yếu tố chính
ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của
các loài tôm nuôi hiện nay là hàm
lượng và chất lượng protein. Điều
này liên quan đến khả năng tiêu hóa protein, bằng cách điều hòa
quá trình tổng hợp, bài tiết và bất
hoạt các enzyme tiêu hóa. Trong
đường ruột của động vật, peptide
bị thủy phân, cung cấp các peptide
nhỏ hơn và được tế bào ruột hấp
thụ nhanh hơn so với axit amin tự do, giúp tạo ra dạng axit amin cân bằng hơn trong máu.
Những tác động khác nhau của protein thủy phân khi thay thế bột cá, đối với hiệu suất tăng
trưởng của vật nuôi thủy sản, có liên quan đến nguồn gốc và
công nghệ chế biến, cũng như
trọng lượng phân tử của peptide và axit amin tự do, có thể tương tác và ảnh hưởng, ví dụ, cấu trúc
protein và vị trí nhận biết enzyme
tiêu hóa. Các nghiên cứu cho
thấy các thành phần chứa protein thủy phân, có thể được
đưa vào khẩu phần ăn của tôm ở nồng độ thấp hơn, để hỗ trợ hiệu suất tăng trưởng và hệ vi sinh vật
đường ruột tốt hơn.
Mặc dù đã có một số nghiên cứu về sử dụng chất thủy phân
trong thức ăn của tôm, riêng lẻ
hay kết hợp với sản phẩm khác, nhưng vẫn chưa đưa ra những
thông tin sáng tỏ, về tác động
của chúng lên sự tăng trưởng
và sức khỏe của tôm, trong các giai đoạn nuôi khác nhau. Do
đó, Negrini, C. et al. 2024 đã tiến hành nghiên cứu những tác
động của việc thay thế một phần
bột cá bằng protein thủy phân, trong những khẩu phần thức ăn
của TTCT ( P. vannamei ) có chứa hoặc không chứa phụ gia.
Thử nghiệm được thực hiện tại
Phòng thí nghiệm nuôi tôm, thuộc
Trung tâm nghiên cứu và phát
triển NTTS bền vững (Đại học
Parana, Brazil). Ấu trùng TTCT (PL30) được thu mua từ trại giống
Aquatec ở Rio Grande do Norte, Brazil. Thời gian thử nghiệm kéo dài 28 ngày, nhằm đánh giá tác
động của việc thay thế một phần
bột cá bằng protein thủy phân và một sản phẩm thương mại, trong khẩu phần của ấu trùng TTCT giai đoạn ương gièo.
Khả năng thay thế bột cá
Kết quả nghiên cứu cho thấy, thay thế một phần bột cá bằng protein thủy phân, mang lại kết quả tương đương về sức khỏe và hiệu suất chăn nuôi. Kết quả tăng trưởng tốt nhất được ghi nhận, khi protein thủy phân được bổ sung ở mức thấp, bởi khi tăng
chất này lên, sự tăng trưởng của tôm cũng giảm.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy 6%
protein thủy phân, đủ khả năng
thay thế một phần bột cá. Theo đó,
chế độ ăn chứa protein thủy phân, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho TTCT. Các chất thủy phân
bền vững về kinh tế và môi trường, đồng thời là nguồn tài nguyên tái tạo có thể thay thế bột cá. Công nghệ chế biến chất thủy phân cũng tiết kiệm năng lượng hơn. Các sản phẩm protein thủy phân và sản phẩm thương mại,
mà nhóm nghiên cứu đánh giá
ở trên, đều không làm thay đổi thành phần cơ thể của tôm gièo; tương tự với nhóm tôm chỉ sử dụng bột cá trong chế độ ăn. Điều này chứng tỏ các thành phần được đánh giá, đã đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng của TTCT và không ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng của tôm thương phẩm. Khả năng tiêu hóa thức ăn, phụ thuộc vào sự xuất hiện và hoạt tính của các enzyme tiêu hóa. Trong nghiên cứu trên gan tụy, nhóm chuyên gia nhận thấy hoạt tính của enzyme tiêu hóa ở nhóm tôm được nuôi bằng chế độ ăn chứa protein thủy phân, không có sự thay đổi so với nhóm tôm được nuôi bằng bột cá. Biểu hiện của một số gen trong gan tụy và mô cơ tôm bắt đầu thay đổi, khi chuyển từ chế độ ăn protein động vật sang protein thực vật và ngược lại. Sự thay đổi này liên quan đến quá trình điều chỉnh trao đổi chất và sinh lý để phù hợp với thức ăn. Tuy nhiên, khả năng tiêu hóa các loại thức ăn khác nhau, liên quan đến đặc tính enzyme của từng đối tượng nuôi. Trong nghiên cứu này, tổng số lượng tế bào máu không bị thay đổi, đã chứng tỏ các chất thủy phân được thử nghiệm, không có tác dụng kích thích miễn dịch.
Kết luận, các sản phẩm thủy phân được thử nghiệm, có hoặc không có phụ gia, cũng như sản phẩm thương mại, đều có thể thay thế một phần bột cá, trong khẩu phần ăn của tôm gièo, mà vẫn đảm bảo hiệu suất tăng trưởng và giá trị dinh dưỡng của tôm thương phẩm ở mức bổ sung 6%. Đây là cơ sở để xây dựng chế
Sản xuất giống ba ba gai toàn đực
Trong NTTS, giới tính của một số loài liên quan mật
thiết đến giá trị kinh tế của loài. Đặc biệt, đối với ba ba gai con đực, có ưu điểm hơn con cái là sinh trưởng nhanh, kích thước lớn, thân dày và ít mỡ. Hầu hết các loài động vật giới tính được xác định
trong quá trình thụ tinh. Tuy nhiên, đối với rùa, ba ba và cá sấu, thì giới tính được xác định sau khi thụ tinh. Nhiệt độ trong môi trường phát triển của phôi,
được coi là yếu tố quyết định đến sự hình thành con cái hay con đực. Điều này được gọi là giới tính phụ
thuộc vào nhiệt độ. Độ ẩm cho cát trong bể ấp,
Tính cấp thiết
Hiện nay đã có nhiều công bố về các công nghệ điều khiển giới, đối với các loài thủy sản như sản xuất cá rô phi toàn đực, tôm càng xanh toàn đực… Các nghiên cứu ảnh hưởng về tỷ lệ giới tính của một số loài, có đặc điểm gần với ba ba gai như: rùa biển, cá sấu và lưỡng cư… Khi xảy ra các hiện tượng thay đổi nhiệt độ và môi trường sống, đã ảnh hưởng đến tỷ lệ giới tính thủy sản.
Tại Việt Nam, ba ba gai (Palea steindachneri) chủ yếu phân bố tự nhiên ở vùng miền núi Tây Bắc (Yên Bái, Sơn La…), đây là loài
đặc sản có giá trị kinh tế cao (từ 500.000 - 600.000 đồng/kg). Ba ba gai đực có ưu điểm hơn ba ba gai cái là trong cùng điều kiện nuôi dưỡng từ cỡ giống từ 50100 g/con, sau 3 năm nuôi ba ba gai
đực có thể đạt từ 3,5 - 4 kg/ con, trong khi đó ba ba gai cái chỉ
đạt từ 2,0 - 2,5 kg/con. Mặt khác,
tỷ lệ thịt ăn được của ba ba gai
đực lớn hơn ba ba gai cái, do ba
ba gai cái có nhiều mỡ. Phần mỡ
này không được sử dụng làm thực
phẩm. Hiện nay, giá ba ba gai đực
được bán cao hơn ba ba gai cái từ 20 - 30%.
Phương pháp nghiên cứu
Các thí nghiệm được bố trí tại
HTX ba ba gai Cát Thịnh, xã Cát
Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên
Bái. Thí nghiệm được bố trí ở 2 lò
ấp trứng tương ứng với 2 nghiệm
thức nhiệt độ. Nghiệm thức 1 (NT1) trứng ba ba gai được ấp ở
nhiệt độ từ 25 - 27oC và nghiệm
thức 2 (NT2) trứng được ấp ở
nhiệt độ từ 29 - 31oC. Mỗi nghiệm
thức được lặp lại 3 lần. Đáy các
bể được rải lớp cát mịn dày từ 15 - 20 cm để vùi trứng trong quá
trình ấp, phía dưới lớp cát có lớp
lưới, ngăn tránh ba ba gai sau khi
nở chui xuống đáy bể.
Nhiệt độ trong lò ấp trứng ba ba gai được điều chỉnh bằng
bóng đèn Halogen, quạt hơi nước và điều hòa không khí. Các thiết bị đều được gắn cảm biến nhiệt.
được theo dõi thông qua cảm
biến độ ẩm và sử dụng hệ thống
dàn phun nước lắp đặt dưới đáy bể, từ đó có thể bổ sung hoặc ngừng cung cấp nước, để duy trì độ ẩm giao động từ 60 - 70% ở cả 2 nghiệm thức. Số trứng được ấp ở mỗi nghiệm thức là 135 quả (3 lần lặp). Thời gian ấp dao động từ
60 - 75 ngày.
Nghiên cứu dưới đây của ThS. Nguyễn Mạnh Hà, PGS.
TS Thái Thanh Bình và cộng sự (2021 - 2022) là kết quả của đề tài tiềm năng cấp Bộ NN&PTNT thực hiện từ tháng 1/2021 đến tháng 12/2022, nhằm đánh giá
ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ chuyển đổi giới tính ba ba gai toàn đực.
Kết quả nghiên cứu
Trứng ba ba gai được chọn đưa vào ấp là những quả đã thụ tinh có màu vàng nhạt, nhìn rõ vòng túi hơi bên trong trứng. Trứng không được thụ tinh vòng túi hơi không rõ, vỏ trứng màu không bình thường.
Trứng ba ba gai được ấp ở khoảng nhiệt độ từ 29,3 - 30,7oC (trung bình (30,0oC), độ ẩm từ 65 - 69% (trung bình 67,6%), sau 60
- 66 ngày thì trứng nở, với tỷ
trung bình 85,7%. Sau khi trứng nở, tiến hành ương lên thành ba ba giống cỡ 500 g/ con, sau đó thu mẫu để kiểm tra và đánh giá kết quả chuyển đổi giới tính ba ba gai. Trong quá trình ương, thức ăn được sử dụng là cá tạp (cá mè) xay nhỏ, sau cắt thành từng miếng theo cỡ miệng ba ba gai, của từng giai đoạn phát triển. Kết quả kiểm tra giới tính của ba ba gai cho thấy tỷ lệ ba ba đực đạt trung bình là 85,4%. Kết quả nghiên cứu này bước đầu xác định nhiệt độ ấp trứng từ 29 - 31oC, cho ra tỷ lệ ba ba gai đực trung bình là 85,4%. So với các loài thủy sản khác như: cá rô phi, tôm càng xanh, thì tỷ lệ chuyển giới tính ba ba gai thấp hơn, nhưng ba ba gai là loài đặc sản, sinh trưởng nhanh, có kích thước lớn, giá trị kinh tế cao, nên việc nghiên cứu tăng tỷ lệ đực trong quần đàn ba ba gai nuôi, có ý nghĩa rất lớn trong nghề nuôi ba ba gai. Nhóm nghiên cứu nói trên, đang thực hiện hoàn thiện công nghệ sản xuất giống ba ba gai đực, để chuyển giao vào sản xuất.
Người
tiên phong mở biển
tại Vân Đồn
Mô hình nuôi hàu biển hiệu quả cao của HTX Nuôi trồng thủy sản Trung Nam, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh Ảnh: Thùy Khánh
Biển Vân Đồn rộng lớn, người Vân Đồn đã quá quen với nghề biển. Từ
vùng biển rộng lớn và trù phú này, rất nhiều hộ gia đình có cuộc sống khá giả hơn. Nhằm giúp người dân yên tâm nuôi biển, mới đây UBND
tỉnh Quảng Ninh đã trao giấy phép NTTS trên biển cho 6 đơn vị giai
ể có khu giàn nuôi hàu rộng 2 ha trên vùng biển mênh mông, anh Ngô Nam Trung người sáng lập HTX đã phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tâm huyết. Sinh ra và lớn lên tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, anh Trung có hơn 20 năm làm việc cho các đơn vị nuôi cấy ngọc trai trên biển. Năm 2020 anh cùng một số bạn bè thân thiết thành lập HTX tổ chức nuôi biển.
Theo hồ sơ cấp phép, diện tích mặt biển được HTX NTTS Trung Nam sử dụng để NTTS là 62 ha, tại khu vực biển xã Đông Xá và xã Bản Sen, huyện Vân Đồn. Đối tượng nuôi là các loại thủy sản như cá song, ốc hương, hàu, ngao… Hiện toàn bộ diện tích sản xuất của HTX dùng để nuôi hàu đại dương, sản lượng ước đạt 150 tấn/ năm, doanh thu lên tới hàng tỷ đồng mỗi năm. Khoảng 10 năm trước, nuôi biển đã manh nha ở Vân Đồn. Tuy nhiên, khi đó chủ yếu là nuôi tu hài, mặt biển rộng mênh mông chỉ có
vài hộ nuôi. Thời kỳ nở rộ đánh bắt, khai thác hải sản tự nhiên, khai thác kiểu tận diệt, đến mức có những buổi ngư dân ra khơi, khi trở về thuyền không có nổi con tôm, con cá. Khi đó, nhiều hộ đã phải bán tàu, bán thuyền để trả nợ, vì một chuyến đi biển không đủ trả tiền chi phí xăng dầu.
Đến giai đoạn nuôi hải sản tự phát, vật nuôi nào có giá là người dân đổ xô chạy theo, không có định hướng, kế sách bền vững… Đầu tiên là nuôi con tu hài, sau đó đến nuôi ngao. Vụ trước được ăn, vụ sau mất trắng.
Tiếp đến con hàu, thời gian đầu nuôi có lãi, cả huyện bảo nhau chuyển sang nuôi hàu, vì không phải đầu tư thức ăn, cứ làm bè lồng nuôi thả, đến vụ thì thu hoạch, nuôi hàu một vốn bốn lời. Vào giai đoạn đại dịch COVID-19, hàu không bán được, giá bị đẩy xuống cực điểm chỉ còn 2.000 đồng/kg, nhiều người dân Vân Đồn lại tiếp tục vỡ nợ.
“Nuôi biển mới là mục tiêu chính, bền vững và lâu dài”. Lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp với vùng biển ở địa phương và nhu cầu của thị trường, đã được mọi người tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng hơn.
Anh Trung kể: Thời gian gần đây, con hà, con vẹm xanh đã xuất hiện trở lại. Điều đó chứng tỏ, biển đang hồi sinh. Trước đó mấy năm, biển bị ô nhiễm nặng, vẹm, hà không sống nổi. Đó là mặt trái của nuôi biển ồ ạt không có định hướng, mạnh ai nấy làm, sử dụng các vật liệu gây hại cho biển, khiến tầng nước nổi bị ô nhiễm.
đoạn 2020 - 2050, trong đó có HTX Nuôi trồng thủy sản Trung Nam. Sau rất nhiều kinh nghiệm thực tiễn, anh Trung và nhiều người dân Vân Đồn
Hiện nay, hơn 2 ha nuôi hàu thả lưới của anh Trung đang xuống con giống, nằm trong vùng nước kín ở xã đảo Bản Sen. Đây là một trong số những khu bè đang nuôi hàu dây, nằm trong khu vực 62 ha mặt nước biển được Quảng Ninh giao mặt nước lâu dài, thời hạn lên tới 30 năm, sau đó tiếp tục được gia hạn đến 50 năm. Trước cơ chế giao biển của tỉnh, anh Trung rất phấn khởi bởi khi cầm “bìa đỏ trên mặt nước”, sẽ tránh được những tranh chấp phát sinh, không bị chồng lấn các dự án; đảm bảo an toàn, an ninh trên biển. Khi nuôi biển có quy hoạch, có định hướng đúng, đảm bảo có xuất xứ về nguồn gốc vật nuôi, lúc bán hàng thương phẩm sẽ có mã số vùng nuôi trồng hải sản, từ đó trở thành một công đoạn trong mắt xích của chuỗi tuần hoàn nuôi biển, góp phần nâng cao giá trị kinh tế.
Thùy Khánh
ABALUNES CULTIVADOS
Trại nuôi bào ngư lớn nhất Mexico
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành
đại dương học, ông Roberto
Flores Aguilar làm việc tại Viện
Nghiên cứu Hải dương của trường Đại học Baja California.
Công việc của ông là tái thiết
lập số lượng quần đàn bào ngư hoang dã, phát triển phương
pháp và kỹ thuật nuôi. Năm 1992, sau khi tích lũy đủ kiến thức và kinh nghiệm, ông đồng sáng
lập trại nuôi bào ngư Abalunes Cultivados.
Từ thời thơ ấu, niềm đam mê với đại dương và cuộc sống các loài sinh vật, đã nung nấu trong tâm thức ông Roberto Flores Aguilar. Ông kể: “Một kỷ niệm mà tôi nhớ mãi khi còn là một đứa trẻ, một ngày nọ tôi mê mẩn đứng ngắm bờ biển La Jolla ở California, xem những thợ lặn chuẩn bị đắm mình xuống đại dương bao la. Hình ảnh đó đã khơi dậy trong tôi tình yêu với biển cả. Sau này, trong trường hải dương học, tôi được tiếp xúc với nghề NTTS. Kể từ đó tôi hiểu mình muốn gắn bó với nghề này”.
Trong thời gian làm việc, Roberto có cơ hội chuyển đến Chile, ban đầu ông tham gia dự án nuôi bào ngư thương mại của một công ty sản xuất cá hồi, sau này ông trở thành cộng tác viên nghiên cứu của trường Đại học Los Lagos và Centro i-mar. Tại đây, ông dành 8 năm tiên phong phát triển và tối ưu hóa các hệ thống nuôi bào ngư, rong biển và trai, đồng thời nghiên cứu phục hồi quần đàn bào ngư Chile (Concholepas concholepas).
Sau đó ông trở thành giám đốc Ban chuyển giao Công nghệ của trường đại học, tham gia vào công tác đánh giá và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp. Năm 1992, khi đã tích lũy đủ kiến thức và kinh nghiệm, ông đồng sáng lập Abalunes Cultivados. Từ 2006 - 2009, ông là Chủ tịch Hội Bào ngư Quốc tế. Abalunes Cultivados cách biên giới nước Mỹ 280km về phía nam, là trại nuôi bào ngư lớn nhất Mexico. Có dòng biển chảy qua, với hoạt động sản xuất quay vòng xuyên suốt Có tổng cộng 105 bể nuôi bằng bê tông, có cơ sở ương giống và mua bán bào ngư mở cửa hàng tuần, để đưa bào ngư tươi và
Ảnh: Abalunes Cultivados
Ông Roberto cho rằng, NTTS tại các nước đang phát triển và các vùng
sâu vùng xa, sẽ gặp khó khăn gấp đôi so với những nơi khác. Do đó, 3 lời khuyên của ông gửi tới những người gắn bó với NTTS là: (1) Thường xuyên có mặt trực tiếp tại trại nuôi, sẵn sàng tiếp nhận kiến thức mới; (2) Thuê nhân công có kỹ năng tốt và cống hiến với công việc; (3) Học hỏi từ những người thành công đi trước, điều này giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều tiền.
trường Mỹ và Mexico. Ở đây chủ yếu nuôi bào ngư đỏ (Haliotis rufescens).
Trong quá trình nuôi bào ngư, ông Roberto luôn xin lời khuyên của những người có chuyên môn. Ông tiếp cận các chuyên gia trong ngành và học hỏi được rằng muốn có được thành công từ Abalunes Cultivados, ngoài việc chú trọng cơ sở ương giống và ao nuôi, ông cần phải “chăm sóc” môi trường xung quanh, đặc biệt nguồn nước chảy vào ao.
Khi nói về bí quyết của mình, ông Roberto cho rằng luôn phải có phương án dự phòng, có kiến thức về nhiều lĩnh vực. Ngoài ra, phải là người lãnh đạo giỏi, bởi không phải cá nhân nào trong đội ngũ nhân sự cũng là người thành thạo kỹ năng. Hơn hết, động lực và trách nhiệm là yếu tố then chốt cho tính hiệu quả và sự bền vững của trại nuôi bào ngư Abalunes Cultivados.
An Vy (Theo
Trong vai trò là một trong những nhà cung cấp hàng đầu về giải pháp và công nghệ thiết bị ôxy
cho ngành thủy sản, Công ty TNHH B.H.N đã từng bước
chứng minh vai trò của mình trong việc đem lại sự tiến bộ và hiệu quả cho ngành.
Tại VietShrimp 2024, B.H.N đã giới thiệu một trong những công nghệ mới - công nghệ Nano Bubbles. Mục tiêu giảm đáng kể chi phí thiết bị, điện năng trong sản xuất, NTTS. Thiết bị ôxy Nano bubbles mang lại hiệu quả bất ngờ duy trì ôxy hòa tan lâu trong nước đáp ứng nuôi mật độ cao để thay thế các thiết bị cung cấp ôxy truyền thống. Với kích thước siêu nhỏ và điện tích bề mặt âm mạnh, Nano Nano Bubbles giúp duy trì lâu trong nước và tăng hàm lượng ôxy hòa tan một cách hiệu quả, từ đó giảm stress cho tôm và cá trong ao nuôi, cải thiện sức khỏe, nâng cao năng suất.
Lắp đặt công nghệ Nano Bubbles tại trại tôm Bảo Ý
Công ty B.H.N đã đưa công nghệ Nano Bubbles vào trại tôm Bảo Ý. Đây không chỉ là một bước tiến lớn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn là một phần của cam
kết của Công ty trong việc tạo ra một môi trường NTTS hiệu quả và bền vững. Công nghệ Nano Bubbles mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho trại tôm Bảo Ý tại Bình
Thuận. Sự hiện diện của các hạt vi khí nano đã tạo ra một môi trường sống lý tưởng cho tôm, giúp chúng tăng cường sức khỏe, giảm stress và phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, khả năng giải phóng gốc Hydroxyl (OH) của Nano
Bubbles đã giúp loại bỏ các biofilm, nơi trú ngụ của vi khuẩn gây bệnh và các chất gây ô nhiễm trong nước, từ đó hỗ trợ cho đáy ao nuôi sạch sẽ và an toàn cho tôm.
Giới thiệu công nghệ Nano Bubbles cho Agritech Cà Mau tại trại tôm Cần Giờ
B.H.N đã tư vấn thiết kế của máy cũng giúp giảm thiểu chi phí thiết bị và nhân công cho người NTTS. Máy tạo ra không gian thông thoáng dưới đáy ao - tạo thêm không gian cho tôm cá bơi lội và hoạt động, dễ dàng thực hiện quá trình xi phông đáy. Đồng thời, tiếng ồn cũng được giảm thiểu, giúp giảm căng thẳng cho tôm khi so với hệ thống sục khí dày
đặc thông thường.
Đến với trại tôm Cần Giờ, Agritech được giới thiệu về các lợi ích của công nghệ tạo khí Nanobubbles, so với những công nghệ tạo khí
ôxy truyền thống. Công nghệ mới giúp duy trì ôxy hòa tan trong nước trong thời gian dài nhờ kích thước Nano, cải thiện lượng ôxy ở đáy ao. Trong trường hợp mất điện đột ngột, lượng ôxy trong nước vẫn duy trì mức an toàn cho tôm, cá từ 3 - 4 tiếng. Ngược lại, việc sử dụng máy sục khí thông thường có thể dẫn đến giảm lượng ôxy nhanh chóng trong vòng 30 phút nếu không xử lý kịp thời.
Những hoạt động của B.H.N không chỉ là minh chứng cho sự cam kết của công ty trong việc đem lại sự tiến bộ và hiệu quả cho ngành thủy sản mà còn là một điểm sáng, nguồn động viên lớn cho sự phát triển của ngành này trong thời gian tới.
Thông tin liên hệ: CÔNG TY TNHH
BHN
Ảnh hưởng
của các loại
thức ăn đến
sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc lác
Thức ăn là một trong những yếu tố rất quan
trọng, góp phần duy trì tỷ lệ sống cao và tốc
độ tăng trưởng nhanh, của các đối tượng
thủy sản trong quá trình sản xuất giống.
Nghiên cứu này được thực hiện, nhằm đánh
giá ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sinh
trưởng và tỷ lệ sống của ốc lác.
Nghiên cứu
Trứng ốc lác được thu mua, đóng trong thùng xốp có lót vải mềm và
tưới ẩm, sau đó vận chuyển về trại, ấp và ương đến 1 tuần tuổi, sử dụng cho thí nghiệm. Ốc bố trí thí nghiệm có kích cỡ như sau: Khối lượng trung
bình 0,015 ± 0,002 g, chiều cao 3,25 ± 0,17 mm, chiều rộng 3,31 ± 0,17
mm. Nước sử dụng để ương ốc được
lấy từ ao nuôi của trại Thực nghiệm
sản xuất giống cá nước ngọt, kết hợp nước máy theo tỷ lệ 50:50 về thể tích (Thảo, 2015). Trong đó, nước từ ao nuôi cá bố mẹ được bơm lên bể chứa để lắng trong 5 - 7 ngày, pha với nước máy đã sục khí (để loại Chlorine) và cấp vào bể ương. Bể ương ốc giống làm bằng composite (kích thước 80x60 cm, chiều cao cột nước 30 cm).
Ốc lác được cho ăn thức ăn công nghiệp dạng viên nổi và thức ăn xanh, theo 5 nghiệm thức khác nhau là: (1) 100% thức ăn công nghiệp (TA), (2) 50% thức ăn công nghiệp + 50% mướp (M50), (3) 50% thức ăn công nghiệp + 50% bèo cám (B50), (4) 100% mướp (M100) và (5) 100% bèo cám (B100).
Mỗi bể bố trí 500 con ốc lác, cùng với giá thể được sử dụng là bèo cái. Thí nghiệm được thực hiện trong thời gian 35 ngày.
Lượng thức ăn hàng ngày, duy trì ở mức 5% khối lượng cơ thể ốc, được tăng lên theo sinh khối ốc trong bể, sau mỗi 7 ngày thu mẫu. Mỗi ngày ốc được cho ăn 2 lần vào lúc 7 giờ sáng và 17 giờ chiều, tỷ lệ cho ăn buổi sáng 40% và buổi chiều 60% lượng thức ăn hàng ngày. Các bể ương nuôi ốc được vệ sinh, rút
cặn đáy và thay khoảng 30% nước mới sau mỗi 7 ngày.
Kết quả
Tăng trưởng khối lượng: Kết thúc thời gian ương, ốc ở nghiệm thức B50 có khối lượng cao nhất (266 mg/con), tiếp theo là nghiệm thức M50 và TA, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức B100 và M100. Trong nghiên cứu này, ốc lác khi cho ăn mướp và bèo cám có khối lượng thấp hơn rất rõ (p<0,05), so với ốc lác ăn bằng thức ăn công nghiệp, hoặc cho ăn kết hợp.
Sau 35 ngày ương, tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng của ốc ở nghiệm thức B100, được cải thiện và cao hơn so với M100. Sự khác biệt này có thể do thời điểm này ốc lác đã tăng kích thước, cơ quan tiêu hóa hoàn thiện hơn và khả năng di chuyển nhanh hơn, có thể tiếp cận và sử dụng bèo cám hiệu quả hơn, nên tốc độ tăng trưởng cao hơn các nghiệm thức còn lại. Kết quả thí nghiệm cho thấy ốc ăn hoàn toàn bằng mướp, thì tăng trưởng khối lượng của ốc giống
&
Muthukumar, 2016) và khá cứng, ốc cần nhiều thời gian để cắt xén thức ăn, trong khi kích thước cơ thể và răng sừng còn nhỏ.
Tăng trưởng về chiều cao: Sau 35 ngày thí nghiệm, chiều cao của ốc lác đạt cao nhất nghiệm thức B50 (10,07 mm) và M50 (9,91 mm), tiếp theo là nghiệm thức cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp (TA).
Trong khi đó, giá trị này đạt thấp nhất ở hai nghiệm thức cho ăn hoàn toàn bằng bèo cám hoặc mướp cắt lát. Kết quả này cho thấy: Nếu chỉ cho ăn đơn thuần bằng mướp hoặc bèo cám, có thể làm chậm quá trình phát triển chiều cao của ốc lác.
Tỷ lệ sống: Sau 35 ngày ương, tỷ lệ sống đạt cao nhất ở nghiệm thức B50 (93,7%), kế đến là nghiệm thức M50 (93,1%) và nghiệm thức TA (90,4%), khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với 2 nghiệm thức còn
lại. Kết quả này gần như tương đương với nghiên cứu của Thảo và ctv. (2013), khi ương ốc bươu đồng bằng các loại thức ăn khác nhau
trong 35 ngày, tỷ lệ sống khi cho ăn thức ăn viên (93,1%), cho ăn rau xà lách kết hợp thức ăn viên (91,0%) và chỉ có rau xà lách (89,8%).
Trong nghiên cứu này, mặc dù khác biệt không đáng kể (p>0,05), nhưng tỷ lệ sống của ốc lác, khi cho ăn thức ăn bèo cám hoặc mướp kết hợp với thức ăn viên đạt cao hơn, so với ốc lác ăn hoàn toàn bằng thức ăn viên. Như vậy, trong quá trình ương giống, khẩu phần ăn có thức ăn viên, sau đó kết hợp với mướp hoặc bèo cám, có thể là sự lựa chọn phù hợp, để duy trì tỷ lệ sống của ốc lác. Năng suất: Sau 35 ngày ương giống, năng suất ốc trong các nghiệm thức dao động từ 32,5 đến 50,3 g/m2, đạt cao nhất ở nghiệm thức B50 (50,3 g/m2 ), kế đến là M50 (47,2 g/m2 ), TA
(43,3 g/m2 ) và thấp nhất ở 2 nghiệm thức cho ăn hoàn toàn bằng mướp
hoặc bèo cám.
Các kết quả trên đã chỉ ra, ốc lác
giống được cho ăn thức ăn xanh (mướp hoặc bèo cám) kết hợp với
thức ăn công nghiệp, sẽ đạt tỷ lệ sống cao hơn so với cho ăn hoàn toàn bằng
mướp hoặc bèo cám. Khối lượng và năng suất ương giống ốc lác đạt cao, khi cho ăn thức ăn công nghiệp kết hợp với bèo cám.
Đề xuất
Khi ương ốc lác, người nuôi nên cho
thức ăn công nghiệp kết hợp với bèo
cám và mướp cắt lát, để góp phần sử
dụng nguồn thức ăn xanh có sẵn, tăng tỷ lệ sống và ốc lớn nhanh.
Bảng: Tốc độ
tăng trưởng khối
lượng của ốc lác theo thời gian
Ngô Thị Thu Thảo và cộng sự (Trường Đại học Cần Thơ)
lớn nhanh Ảnh: Bảo Kỳ
Kinh nghiệm sử dụng
sàng ăn trong nuôi tôm
Sử dụng sàng ăn cho tôm, được xem là một phương pháp hiệu quả, để điều
chỉnh lượng thức ăn cho tôm sao cho phù hợp nhất.
Công dụng
Hiện, sàng ăn được sử dụng rộng rãi ở khắp các vùng nuôi tôm, nhờ những lợi ích mà chúng mang lại, cụ thể:
- Giảm hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR), giảm chi phí thức ăn và cải thiện sự tăng trưởng của tôm nuôi.
- Nâng cao chất lượng nước, mật độ nuôi, tăng năng suất và giảm ô nhiễm môi trường.
- Quan sát tôm nuôi, đánh giá và có thể đưa ra quyết định sớm, trong việc quản lý cho ăn, giúp quan sát tình hình sức khỏe của tôm và thời điểm thu hoạch phù hợp.
- Phát hiện tôm chết thông qua sàng ăn và giữ cho đáy ao luôn được sạch sẽ.
Phương pháp
Người nuôi có thể sử dụng sàng ăn từ thời điểm 25 ngày sau khi thả tôm. Tỷ lệ cho thức ăn vào sàng và thời gian kiểm tra sẽ phụ
thuộc vào từng giai đoạn, có thể tính như sau:
- Tôm 25 - 38 ngày tuổi, thức ăn cho vào sàng 15 g/kg, thời gian canh sàng là 2 giờ;
- Từ ngày 39 - 45, thức ăn cho vào sàng khoảng 20 g/kg, thời gian canh sàng là 1 giờ 30 phút2 giờ;
- Tôm 46 - 55 ngày tuổi, thức ăn cho vào sàng 25 g/kg, thời gian canh sàng là 1 giờ 30 phút;
- Từ ngày 56 - 65, thức ăn cho vào sàng 30 g/kg, thời gian canh sàng là 1 giờ đến 1 giờ 30 phút;
- Từ ngày 66 - 72, thức ăn cho vào sàng 35 g/kg, thời gian canh sàng là 1 giờ;
- Tôm 73 - 79 ngày tuổi, thức ăn cho vào sàng là 40 g/kg, thời gian canh sàng 1 giờ;
- Từ ngày 80 đến khi thu hoạch, thức ăn cho vào sàng 45 g/kg, thời gian canh sàng là 1 giờ.
Sau khoảng thời gian canh sàng nêu trên, kéo sàng để xem
lượng thức ăn thừa và quan sát
đường ruột của tôm. Nếu đường
ruột tôm đầy và có màu của loại
thức ăn sử dụng là tốt. Tôm rỗng
ruột hoặc thức ăn trong ruột có màu sắc lạ là những dấu hiệu bất
ổn, cần phải kiểm tra.
Nếu thức ăn trong sàng được
tôm ăn hết và môi trường ao nuôi
tốt, có thể tăng lượng thức ăn của
ngày tiếp theo thêm 5%. Ngược
lại, nếu thức ăn trong sàng còn
thừa 5 - 10% thì cắt giảm ngay
khoảng 5% lượng thức ăn ở lần
tiếp theo, nếu thức ăn trong sàng
còn thừa 10 - 20% thì giảm 10% lượng thức ăn cho lần kế tiếp. Nếu
lượng thức ăn trong sàng còn > 25% thì ngưng 2 lần cho ăn và bắt
đầu lại với lượng thức ăn ít hơn 10%.
Lưu ý
Mặc dù sử dụng sàng ăn mang lại nhiều lợi ích rõ ràng, tuy nhiên, phương pháp này vẫn tồn tại
nhiều hạn chế. Do đó, người nuôi cần lưu ý để đưa ra quyết định phù hợp cho ao nuôi của mình. Một số hạn chế có thể kể đến như: - Sử dụng sàng ăn mà không có sự giám sát thích hợp của người có kinh nghiệm, sẽ gây nên những vấn đề nghiêm trọng cho ao nuôi. - Sàng ăn nên được gắn phao, không nên gắn cố định ở một độ sâu, nhằm tránh trường hợp đáy ao bị lõm, sàng ăn không tiếp đất được.
- Số lần cho ăn hàng ngày giới hạn, vì cần thời gian cho thức ăn vào sàng ăn và mất thời gian kiểm tra thức ăn trong sàng ăn sau một thời gian cho ăn.
- Thiết kế sàng ăn phải đúng, nhưng hiện tại không có tiêu chuẩn công nghiệp, cho việc thiết kế sàng ăn dùng trong nuôi tôm.
- Lượng thức ăn thất thoát ra khỏi sàng ăn do dòng chảy, hoặc thiết kế sàng ăn kém, có thể dẫn đến hiểu sai về lượng thức ăn thực tế mà tôm đã ăn và rất dễ dẫn đến việc cho ăn quá dư.
- Tôm thường đào bới và tìm kiếm thức ăn rơi vãi gần sàng ăn, làm cho thức ăn thừa bị trộn lẫn với bùn đáy ao.
- Theo một nghiên cứu từ Thái Lan, ở nhiệt độ 330C hoặc cao hơn, thức ăn từ sàng ăn hết rất nhanh (có thể do tôm ăn, hay một nguyên nhân nào khác, khiến thức ăn rơi vãi ra khỏi sàng ăn), nhưng tốc độ tăng trưởng của tôm không tăng.
- Sàng ăn và các dụng cụ liên quan cần phải kiểm tra và bảo trì thường xuyên. Khi cho tôm ăn, dựa vào một vài sàng ăn mẫu trong ao, rất dễ dẫn đến việc một số tôm ăn quá nhiều và một số khác thiếu thức ăn, nhất là trong trường hợp nuôi mật độ cao.
Chuẩn bị bể lót bạt
Cần chuẩn bị các vật liệu để làm bể như: Bạt màng HDPE (số
lượng vừa đủ theo kích thước bể), keo dán bạt, khung bể nếu có, ống để thoát nước ra vào, lưới để che nắng, cùng một
số vật tư khác cần thiết để tạo bể. Tiến hành đào bể theo kích thước đã tính toán sẵn, khi đào đáy ao phải dốc về nơi thoát nước khoảng 10 o, rồi chôn ống thoát nước.
Tiếp đó, dùng bạt HDPE đã chuẩn bị trước trải đều ao, mỗi đường bạt trải xếp chồng lên nhau và dùng keo để dán lại.
Đồng thời chôn cọc để cố định bạt, cách 5 m thì chôn 1 cọc. Khi đã làm xong bể, tiến hành bơm nước vào trong bể nuôi cá, ngâm
tầm 3 ngày rồi xả sạch nước.
Trước khi thả cá giống vào trong bể lót bạt cần bơm khoảng
50 cm nước. nguồn nước phải
đảm bảo chất lượng, tránh bị ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất. Nếu cẩn thận, có thể dùng 1 kg muối cho 1 m3
nước, để khử khuẩn cho bể bạt và cá giống trước khi thả. Nuôi cá rô đầu vuông trong bể lót bạt, có những ưu điểm như:
- Chống thấm hoàn hảo, đảm bảo ổn định nguồn nước trong bể nuôi.
- Cân bằng độ pH, cung cấp đủ ôxy, đảm bảo chất lượng nước nuôi cá tốt nhất.
- Hạn chế nguy cơ mắc dịch bệnh, cá lớn nhanh và phát triển tốt.
- Dễ dàng kiểm soát thức ăn và chăm sóc cá tốt hơn.
- Tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu và chi phí thuê nhân công.
- Thay nước dễ dàng, không mất nhiều thời gian.
- Không gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ hệ sinh thái tốt.
- Thu hoạch nhanh gọn, tránh tình trạng cá bị thất thoát vào bùn đất.
Nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm trong ao lót bạt
Nuôi cá rô đầu vuông trong bể bạt là mô hình nuôi thâm canh cho năng suất cao, có tốc độ lớn, sản
lượng thịt cao hơn nhiều so với cá rô đồng thuần
chủng và mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi.
Ảnh: ST
Quản lý và chăm sóc
Thức ăn cho cá rô đầu vuông nuôi trong bể bạt phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, để có thể nuôi thâm canh cá rô đầu vuông trong bể bạt, cần sử dụng thức ăn công nghiệp dành cho cá. Tùy theo kích cỡ cá để lựa chọn loại cám có kích thước phù hợp nhất.
- Vệ sinh nhanh, thời gian đảo vụ nuôi cũng nhanh hơn.
Lựa chọn con giống
Hiện nay cá rô đầu vuông có thể sinh sản nhân tạo. Chính vì thế, người nuôi cá rô đầu vuông trong bể bạt, nên lựa chọn cơ
sở bán giống có uy tín, cam kết chất lượng con giống. Để đảm
bảo hiệu quả nuôi, cần chọn cá giống có kích thước 200 - 300 con/1 kg. Nên lựa chọn con giống có kích thước đồng đều, không xây xát, không khuyết tật, không bơi tách đàn. Chú ý trong quá trình vận chuyển cá giống, phải tránh những tác
động mạnh ảnh hưởng đến
chất lượng cá giống.
Đối với khu vực phía Bắc, thời
vụ nuôi cá rô đầu vuông tốt nhất
là từ tháng 4 dương lịch trở đi, có thể nuôi quanh năm ở khu
vực phía Nam. Thời điểm thả cá
giống tốt nhất và vào sáng sớm
hoặc chiều tối. Trước khi thả, nên
đặt bao chứa cá giống vào trong
bể bạt đã chứa nước. Để bao
cá trong vòng 10 - 15 phút, sau
đó múc nước từ bể cho vào bao một cách từ từ, nhằm giúp cá thích nghi với môi trường sống
mới tránh bị sốc. Cuối cùng, từ từ nhấn chìm bao cá giống vào trong bể nước để cá tự bơi ra.
Trong tháng đầu tiên và tháng thứ 2 nuôi cá rô đầu vuông trong bể bạt cần sử dụng loại cám có độ đạm 30 - 40%. Từ tháng thứ 2 cho đến khi thu hoạch sử dụng cám có độ đạm từ 2830%. Trong tháng đầu tiên, cho cá ăn trọng lượng thức ăn bằng 5 - 7% trọng lượng cá trong bể. Con số đó ở tháng thứ 2 là 4 - 6% và tháng tiếp theo 3 - 4% trọng lượng cá nuôi. Có thể cho cá ăn theo 2 bữa. Thời tiết mát mẻ, cho cá ăn vào buổi sáng và chiều tối. Khi thời tiết nóng hoặc lạnh, nên điều chỉnh thời gian cho cá ăn phù hợp nhất. Cần thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn trong bể, để điều chỉnh cho phù hợp. Hằng ngày, trước khi cho cá ăn, phải vệ sinh sàng ăn và kiểm tra lượng thức ăn còn lại, để tính toán tăng giảm hợp lý, tránh tình trạng dư thừa làm ô nhiễm nước, hoặc thiếu thức ăn. Đảm bảo đủ số lượng và chất lượng thức ăn, giúp cá mau lớn, đạt tỷ lệ sống cao. Khi nuôi cá rô đầu vuông trong bể bạt, việc xử lý chất thải phải được tiến hành thường xuyên. Thông thường nên thay nước 5 - 7 ngày/lần. Việc thay nước cần kết hợp với dọn phân và chất thải của cá, để đảm bảo môi trường nước tốt cho cá. Nuôi cá rô đầu vuông trong bể lót bạt, đến khi tầm 200 g/con là có thể thu hoạch. Hoàng Yến
Cân thủ y s ản VNS W
Cân điện tử với độ chính xác cao và mức sai số chỉ có 0,25 g, là cân chuyên dùng trong ngành thủy sản và các ngành sản xuất chế biến khác nhờ thiết kế đặc biệt chống nước, bảo vệ các board mạch cân có thể dùng
Pin và điện, an toàn trong quá trình sản xuất, chế biến thủy hải sản… Cân được sử dụng rộng rãi trong nhà máy chế biến thịt gia cầm, gia súc; nhà máy chế biến thủy hải sản; nhà máy xử lý, chế biến rau quả; nhà máy xử lý, chế biến thực phẩm khô; dùng ở chợ và các cửa hàng bách hóa…
Bông mai ôxy 8 chia
Sản phẩm tạo thành vỉ ôxy nano giúp khuếch tán ôxy đồng đều diện rộng, tạo bọt khí nhỏ mịn, tăng độ phân tán của ôxy vào nước. Bông mai ôxy 8 chia thích hợp sử dụng trong các công trình sinh học và những ao nuôi trồng thủy sản. Với ưu điểm vượt trội như: Khoảng khuếch tán ôxy rộng, hiệu suất hòa tan ôxy cao với tổn thất trở lực thấp; Sản phẩm được bán với mức giá phù hợp; Lắp đặt
đơn giản, thay thế dễ dàng và tiện lợi; Khí phân tán đồng đều nhất, tạo ra bọt khí mịn, tăng độ phân tán của ôxy vào nước.
Vi sinh chất lượng cao EZ Bio
Vi sinh chất lượng cao ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh trong trại
giống EZ Bio chứa các chủng vi khuẩn không gây bệnh được lựa chọn cẩn thận dựa trên khả năng cạnh tranh và kiểm soát vi khuẩn
Vibrio sp gây bệnh. Nhờ đó, nâng cao sức khỏe ấu trùng, giảm stress và giúp tăng sức tỷ lệ sống, giảm chi phí sản xuất, không cần sử dụng kháng sinh đắt tiền. EZ
Bio phát triển tốt trong cả nước ngọt lẫn nước mặn, thân thiện với môi trường và người sử dụng.
Thức ăn nuôi TTCT Nice
Với thành phần nguyên liệu:
Bột cá chất lượng cao, bột mì, bột gan mực, bột đậu nành, dầu cá, các loại axit amin, men vi sinh, vitamin và khoáng chất hữu cơ tổng hợp… thức ăn nuôi
tôm thẻ chân trắng Nice đáp
ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng
cho từng giai đoạn sinh trưởng
và phát triển của tôm. Hơn nữa, Nice bổ sung men vi sinh có lợi vào thức ăn nhằm tăng khả năng miễn dịch đường ruột của tôm, nâng cao hiệu suất tiêu hóa thức
ăn, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Ngoài ra men vi sinh sẽ
đẩy nhanh quá trình phân hủy và phân giải các chất hữu cơ ở đáy ao, giúp tái cân bằng hệ sinh thái ao nuôi. Thức ăn tôm Nice có tính ổn định cao trong nước, độ phân rã thích hợp, hạn chế thất thoát chất dinh dưỡng, tránh gây ô nhiễm nguồn nước, bảo vệ ao nuôi luôn xanh sạch, thể hiện đặc tính “Xanh - Sạch” của thức ăn.
SÁCH
“Nuôi trồng thủy sản tuần hoàn”
Tác giả: Michael B. Timmons, James M. Ebeling | Thể loại: Khoa học khám phá | Tiếng Anh | 948 trang | Năm xuất bản: 2002 | Nhà xuất bản: Cayuga Aqua Ventures
Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng thủy sản nuôi trồng và giảm ô nhiễm môi trường, hệ thống NTTS tuần hoàn (RAS) đã
được nghiên cứu và ứng dụng cho các loại thủy sản chiến lược như cá tra, tôm và các loại cá có giá trị kinh tế khác nhau ở nhiều quy mô thay cho phương pháp truyền thống.
Sao Mai
(Tổng hợp)
Nghiên cứu về vấn đề này, cuốn sách “Recirculating Aquaculture” (tạm dịch: Nuôi trồng thủy sản tuần hoàn) đã được sử dụng như một nguồn tài liệu chính cho các khóa học ngắn hạn về hệ thống này tại Đại học Cornell. Nội dung bao gồm các yêu cầu kỹ thuật về bể nuôi, bể lọc sinh học, thiết bị cung cấp khí và sục khí, thiết bị lắng bùn, tháp lọc nhỏ giọt... Ngoài ra, sách liệt kê một trang web có các chương trình để thực hiện hầu hết các tính toán kỹ thuật cần thiết trong hệ thống NTTS tuần hoàn (RAS). Phương Nhi
“Hướng dẫn nuôi cá, ếch, lươn”
Ngày nay, nuôi thủy sản nước ngọt đã và
đang trở thành một nghề sản xuất mang
lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là nuôi
lươn, ếch, cá… đang là đối tượng hấp dẫn
đối với thị trường tiêu dùng.
Cuốn sách “Hướng dẫn nuôi cá, ếch,
lươn” cung cấp các kiến thức cho người
nông dân về những phương pháp cũng
như các kỹ thuật và kinh nghiệm để nuôi
cá, nuôi ếch và nuôi lươn từ khâu chuẩn bị
đến khâu chọn giống và chăm sóc giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Ở mỗi chương, tác giả khái quát một cách rõ nét đặc điểm
tiêu biểu của các loài cá, ếch, lươn giúp bà con nông dân hoặc những ai đang có dự định tìm hiểu cách nuôi các loài này có thể dễ dàng nắm bắt những thông tin cơ bản trước khi tiến hành thả nuôi.
Sách do Nhà xuất bản Hà Nội chịu trách nhiệm phát hành.