Hội đồng Biên Tập
Nguyễn Việt Thắng, Tiến sĩ
Dương Xuân Hùng, Trưởng Ban Biên tập
Đỗ Huy Hoàn, Phó TBBT
Nguyễn Chi, Thư ký Tòa soạn
Phạm Thu Hồng, Nhà báo
Dương Nam Anh, Nhà báo
Trần Anh Thư, Phóng viên
Trần Thị Kim Tiến, Phóng viên
Chủ Nhiệm
Nguyễn Việt Thắng, Tiến sĩ
Phụ trách
Nguyễn Chu Hồi, Phó Giáo sư - Tiến sĩ
Chuyên Gia
Phạm Anh Tuấn, Tiến sĩ
Trần Đình Luân, Tiến sĩ
Đào Trọng Hiếu, Tiến sĩ
Lê Văn Khoa, Tiến sĩ
Nguyễn Duy Hòa, Tiến sĩ
Nguyễn Khắc Bát, Tiến sĩ
Hồ Quốc Lực, Tiến sĩ
Lê Văn Quang, Chủ tịch Tập đoàn
Thủy sản Minh Phú
Mỹ thuật: Two Nguyễn
Trình bày: Phạm Dương
Kỹ thuật: Đăng Kiên
Hình ảnh: Dương Nghĩa
Đọc bản in: Thu Hương
Tòa soạn:
Điện thoại: 028.62777616
Email: toasoan@thuysanvietnam.com.vn
Lầu 2, Nhà B, 116 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Q. 1, TP HCM
Văn phòng Hà Nội:
Điện thoại: 0243.7713699
Tầng 3, nhà A7, 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội
Phòng Quảng cáo:
Quảng cáo: 028.62777616
Email: nghia@thuysanvietnam.com.vn
Giấy phép xuất bản: 69/GP-BTTT
ISSN: 0866-8043
Nơi in: In tại Công ty TNHH MTV Lê Quang Lộc (TP HCM)
Giá bán: 50.000đ - Giá PDF: 10.000đ
Thư tòa soạn
Thưa quý vị bạn đọc!
Theo Bộ NN&PTNT, 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản đạt 3,6 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó, các thị trường lớn đã có tín hiệu hồi phục về nhu cầu và giá. Với tín hiệu lạc quan ở các tháng đầu năm và sự chuẩn bị kỹ lưỡng của doanh nghiệp, ngành thủy sản sẽ đón nhận những khởi sắc trong vấn đề tiêu thụ, có kỳ vọng xuất khẩu trong khoảng 10 tỷ USD. Bên cạnh những cơ hội, ngành thủy sản cũng đối mặt với nhiều thách thức lớn như biến đổi khí hậu, sự cạnh tranh quốc tế, nguồn nhân lực… Sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao dần trở thành một thách thức lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của ngành. Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp chia sẻ luôn gặp khó khăn trong tuyển dụng đủ nhân sự cho nhu cầu sản xuất cũng như duy trì được nhân sự có trình độ cao. Vấn đề nguồn nhân lực cho lĩnh vực nông nghiệp nói chung, thủy sản nói riêng đã thu hút sự quan tâm của các cấp bộ, ngành cũng như cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây vẫn là vấn đề cần có sự nhìn nhận sâu sắc hơn và tìm ra giải pháp tháo gỡ để có thể thu hút được nguồn nhân lực cho lĩnh vực này. Thu hút nhân tài chính là chủ đề chính của Tạp chí Thủy sản phát hành kỳ tháng 6 này, với những bài viết phân tích chuyên sâu về thực trạng nguồn nhân lực hiện nay cũng như gợi mở những giải pháp tháo gỡ. Như chia sẻ của TS Nguyễn Tấn Sỹ, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty SA-BIO, bài toán nhân lực trong ngành thủy sản không thể được giải quyết hiệu quả nếu chỉ dựa vào nỗ lực từ một phía. Một giải pháp toàn diện đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp, cùng với sự hỗ trợ đầy đủ và chính sách phù hợp từ phía Chính phủ. Một vấn đề khác mà ngành thủy sản đang phải tập trung tháo gỡ đó là tập trung dốc sức đưa ngành hàng phát triển bền vững và hiệu quả, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai, nhất là lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Ngày 31/5, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch được phê duyệt vào thời điểm quan trọng khi Việt Nam đang quyết liệt triển khai các giải pháp khắc phục “thẻ vàng” IUU, thực hiện các khuyến nghị của EC cũng như Việt Nam đang hướng tới phát triển nghề cá bền vững, hội nhập quốc tế. Ngoài ra, trên số báo phát hành kỳ này, Thủy sản Việt Nam tiếp tục cung cấp đến bạn đọc những thông tin về tình hình nuôi trồng thủy sản, giải pháp công nghệ trong nuôi tôm, cá, thị trường tiêu thụ thủy sản; cũng như hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước. Mời quý độc giả đón đọc!
Trân trọng! Ban Biên t ập
4 thuysanvietnam.com.vn
Yêu cầu và cơ hội với thủy
sản chuyển dịch xanh
Sáu Nghệ 16
Ngành thủy sản toàn cầu
Xu hướng chuyển dịch nguồn lao động
Thu hút nhân tài
Bài toán lớn ngành thủy sản
TS Nguyễn Tấn Sỹ
28
Việt Nam quyết tâm đẩy lùi
vấn nạn ô nhiễm rác thải nhựa
Hồng Hà
31
Quảng Ngãi
Ngư dân là “chìa khóa”
tháo gỡ “thẻ vàng” cho
ngành thủy sản
Như Đồng
32
Nuôi tôm giảm phát thải
từ nguồn
Ngọc Duyên
34
Tích cực chuyển đổi số, hướng đến ngành thủy sản xanh và bền vững
Thùy Khánh
36
Tăng cường xuất khẩu “thủy sản xanh” vào EU
Nguyễn Anh
38
Top 4 nước xuất khẩu tôm
quý I đầu năm
Tuấn Minh
52 Ứng dụng các giải pháp bền vững hơn trong NTTS Phần 1: Sản phẩm xử lý nước
Joao Sandao (Trinh Trương lược dịch)
54
Gặp gỡ chủ trại tôm 17 vụ thắng lợi liên tục tại Thanh Hóa
C.P.
56
Tập đoàn Thăng Long khánh thành nhà máy thức ăn thủy sản đầu tiên tại miền Bắc
Thùy Khánh
58
Mô hình ương vèo và nuôi tôm theo quy trình
Phòng bệnh 90 ngày của Vinhthinh Biostadt
Vĩnh Thịnh
60
Ứng dụng công nghệ mới nâng cao dinh dưỡng trong NTTS
Nguyệt Nga - Thu Trang
62
Xử lý hiện tượng váng bọt khó tan trong ao tôm
6 thuysanvietnam.com.vn MỤC LỤC 12
Lan Khuê 18
TNV
Chúc mừng Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6
Hợp tác phát triển nông nghiệp xanh, tuần hoàn
Chiều 30/5, tại buổi tiếp và làm việc với bà Myriam Ferran, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục đối tác quốc tế (EC); Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan khẳng định, trong quá trình thay đổi thể chế hướng tới hội nhập, các tổ tư vấn kỹ thuật đã làm việc với phái đoàn EU tại Việt Nam từ luật thủy sản, quản lý ngành lâm, ngư nghiệp, phía Việt Nam đã tiếp thu sáng kiến, khuyến cáo, khuyến nghị của phía EU và đề nghị hai bên tiếp tục làm việc, phối hợp hiệu quả. Bộ trưởng đề xuất phía EC tiếp tục hỗ trợ ngành nông nghiệp Việt Nam trong phát triển kinh tế tuần hoàn, phát triển nền kinh tế xanh dương, trong đó đặc biệt quan tâm đến nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững, có trách nhiệm, thân thiện với môi trường, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản. Theo ông Hoan, thực thi chống đánh bắt IUU đã giúp cho sự phát triển bền vững ngành thủy sản đã được cải thiện nhiều. Đề nghị EU hỗ trợ trong vấn đề nuôi biển. Với 3 trụ cột của ngành thủy sản là giảm khai thác, tăng nuôi trồng và bảo tồn biển, Việt Nam cần các tư vấn kỹ thuật.
Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt
Nam - Đan Mạch
Tại buổi hội đàm với ông Jacob Jensen, Bộ trưởng Lương thực, Nông nghiệp và Thủy sản Đan Mạch; Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê
Minh Hoan đã đề nghị phía Đan Mạch chia sẻ kinh nghiệm tư vấn về chuyên môn nghiên cứu, đánh giá môi trường trong sản xuất nông nghiệp bao gồm: quản lý tài nguyên bền vững, giảm yếu tố đầu vào trong sản xuất nông nghiệp như: chăn nuôi, NTTS nước ngọt, nước
lợ, trong đó có những loại cây có giá trị cao. Đồng thời, phối hợp xây dựng các chương trình hợp tác trong lĩnh vực giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp, trong lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản, trồng trọt giữa các cơ quan quản lý nhà nước cũng như hợp tác giữa các viện nghiên cứu, trường. Theo ông Jacob Jensen, lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm và thủy sản là trụ cột trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch hướng tới mục tiêu cải thiện sản xuất an toàn thực phẩm đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đan Mạch sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực quan trọng này. Nhân dịp này, hai bên đã ký kết Biên bản
ghi nhớ và Kế hoạch hoạt động Chương trình Chiến lược ngành về An toàn thực phẩm.
Cần sớm ban hành quy chuẩn phù
hợp trong NTTS
Phát biểu tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trần Thị Thanh Hương đề nghị sớm ban hành quy chuẩn phù hợp hơn trong đánh giá tác động môi trường đối với NTTS. Theo đại biểu, từ trước đến nay, chưa có quy định riêng nên việc đánh giá tác động môi trường đối với các vùng NTTS có quy mô lớn (đặc biệt là dự án nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh An Giang) trong thời gian qua áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Thực tế cho thấy, chất lượng nước thải trong quy trình nuôi thủy sản hoàn toàn khác biệt, gây khó khăn, lãng phí cho doanh nghiệp, cũng như xã hội. Được biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng quy chuẩn mới, làm
rõ lĩnh vực kinh tế, yêu cầu về các chỉ tiêu, tiêu chí về nuôi trồng, chế biến thủy sản và đang xin ý kiến bộ, ngành và địa phương.
Đẩy mạnh hợp tác thủy sản với
Na Uy
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, Việt Nam có thế mạnh về nuôi biển nhưng tiềm năng, lợi thế chưa được khai thác hiệu quả. Với lợi thế về công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới của Na Uy, Việt Nam mong
muốn hợp tác để chuyển giao kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực. Vì vậy, trong buổi tiếp và làm việc với bà Hilde Solbakken, Đại sứ đặc mềnh toàn quyền Na Uy tại Việt Nam mới đây; Thứ trưởng mong muốn Đại sứ kết nối Tổng cục Thủy sản Na Uy với Cục Kiểm ngư hỗ trợ vai trò tham gia Chương trình giám sát đại dương toàn cầu chống khai thác IUU; hỗ trợ Cục Thủy sản chuyên gia xây dựng quy hoạch không gian biển và đào tạo nguồn nhân lực triển khai kế hoạch hợp tác về nuôi biển; đề nghị cơ quan an toàn thực phẩm của Na Uy phối hợp với Cục Thú y, Cục Chế biến và Phát triển thị trường xây dựng kế hoạch hợp tác lâu dài về đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng trung tâm kiểm nghiệm thú y, thủy sản của Việt Nam. Đại sứ Hilde Solbakken cho biết, Đại sứ đã có trao đổi trực tiếp với Tổng cục Thủy sản Na Uy về chương trình hợp tác với Bộ NN&PTNT về phát triển nuôi biển, tiếp tục phối hợp và xác định các tỉnh phù hợp để hỗ trợ xây dựng vùng nuôi biển tại Việt Nam.
Tập huấn quy trình gây mê tôm càng xanh
Vừa qua, Trường Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ đã tổ chức Hội thảo, tập huấn về quy trình gây mê tôm càng xanh và chế biến sản phẩm từ tôm càng xanh tại Cà Mau; trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp tỉnh “Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch nâng cao giá trị tôm càng xanh tại tỉnh Cà Mau” do PGS.TS Lê Thị Minh Thủy làm chủ nhiệm, cơ quan chủ quản là Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau. Đề tài đã xây dựng quy trình gây mê cho tôm càng xanh (cỡ 8 - 12 và 12 - 15 con/kg), nhằm duy trì cho tôm ở trạng thái còn sống từ nơi thu hoạch đến nơi
8 thuysanvietnam.com.vn | TIN TỨC - SỰ KIỆN
để đảm
tiêu thụ,
Tăng 21% giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản
5 tháng 2024
Theo Bộ NN&PTNT, 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các nhóm hàng nông, lâm, thủy sản đều tăng; nhờ đó, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 24,14 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu 6,53 tỷ USD, tăng 64,5%.
Cụ thể: Nông sản xuất khẩu đạt 13,11 tỷ USD, tăng 27,7%; lâm sản đạt 6,58 tỷ USD, tăng 22,7%; thủy sản đạt 3,5 tỷ USD, tăng 3,6%; chăn nuôi đạt 199 triệu USD, tăng 5,6%. Trong đó, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất. Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang Mỹ chiếm 20,6%, tăng 23,9%; Trung Quốc chiếm 19,2%, tăng 8,6%; và Nhật Bản chiếm 6,7%, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về nhập khẩu, 5 tháng đạt kim ngạch 17,61 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng
bảo chất lượng tôm sau thu hoạch và nâng cao giá trị tôm càng xanh. Bên cạnh đó, nguồn tôm càng xanh cỡ nhỏ (16 - 20 con/kg) cũng đã
được tận dụng để chế biến 2 sản phẩm giá trị gia tăng là đồ hộp tôm càng kho gia vị và tôm càng xanh tẩm gia vị sấy khô.
EC lùi thời gian kiểm tra chống
khai thác IUU
Bộ NN&PTNT thông tin, EC sẽ dời lịch kiểm tra tình hình chống khai thác IUU tại Việt Nam sang tháng 9 - 10/2024 thay vì tháng 5/2024. Vào tháng 5/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 37/2024/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2017/NQ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản và Nghị định số 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản mới có hiệu lực. Do đó, EC lùi thời gian sang kiểm tra, giám sát và thanh tra để xem xét quá trình triển khai 2 Nghị định trên. EC vẫn khuyến nghị Việt Nam về một số nội dung như quản lý đội tàu, giám sát đội tàu, truy xuất nguồn gốc và xử lý vi phạm hành chính, đây là yêu cầu rất quyết liệt của EC để gỡ “thẻ vàng”.
Xuất khẩu surimi gặp khó vì “thẻ vàng” IUU
Theo VASEP, các sản phẩm surimi của Việt Nam hiện đang được xuất sang 30 thị trường trên thế giới. Trong quý I/2024, các doanh nghiệp surimi đã nỗ lực mở rộng thị trường xuất
nông sản đạt 10,94 tỷ USD, tăng 10,1%; sản phẩm chăn nuôi đạt 1,42 tỷ USD, tăng 3,4%; thủy sản đạt 992 triệu USD, giảm 5,6%; lâm sản đạt 1,04 tỷ USD, tăng 17,1%; đầu vào sản xuất đạt 3,21 tỷ USD, tăng 17,5%; giá trị muối đạt 16,1 triệu USD, tăng 4,9%.
khẩu sang các thị trường nhỏ, tuy nhiên vẫn không đủ bù đắp cho lượng sụt giảm tại các thị trường nhập khẩu chính. Theo các doanh nghiệp, xuất khẩu chả cá và surimi vẫn đang trong giai đoạn khó khăn vì vấn đề “thẻ vàng” IUU khiến việc làm xác nhận, chứng nhận thủy sản khai thác xuất sang EU bị đình trệ; doanh nghiệp thiếu nguyên liệu trong nước lại gặp khó cả với nguyên liệu nhập khẩu vì những quy định liên quan IUU… Tất cả những yếu tố này đang kìm hãm sự phục hồi của ngành chả cá và surimi Việt Nam. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất surimi của Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng khối lượng surimi cá minh thái nhiều hơn trên thị trường toàn cầu vốn đang suy yếu.
Cà Mau hướng mục tiêu xuất khẩu
6 tỷ USD từ tôm
Theo Phương án phát triển ngành tôm tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 mới được phê duyệt; mục tiêu mà Cà Mau hướng đến vào năm 2025 sẽ nâng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,4 tỷ USD. Mục tiêu trên đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 lần lượt là khoảng 1,65 tỷ USD và hơn 6 tỷ USD. Đến năm 2025, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ của Cà Mau đạt 280.000 ha; diện tích nuôi tôm càng xanh đạt 20.000 ha. Tỉnh Cà Mau cũng đặt mục tiêu sản xuất tôm giống đảm bảo chất lượng đáp ứng trên 70% nhu cầu nuôi của tỉnh, sản xuất thức ăn trong tỉnh đáp ứng đủ nhu cầu và sản xuất các loại vật tư khác đáp ứng 30% nhu cầu. Tổng sản lượng tôm đạt 280.000 tấn, trong
đó tôm càng xanh đạt 8.000 tấn. Để thực hiện đạt các mục tiêu cụ thể đề ra đến năm 2030, dự
tổng nguồn vốn đầu tư cho phát triển ngành tôm tại Cà Mau là khoảng 20.000 tỷ đồng. Phối hợp quản lý tôm giống nước lợ Mới đây, Chi cục Thủy sản và Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bạc Liêu đã ký kết biên bản ghi nhớ về quản lý giống tôm nước lợ với đơn vị đồng cấp tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Theo đó, thống nhất cơ chế phối hợp quản lý giống tôm nước lợ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hai địa phương, chức năng, nhiệm vụ của Cục Thủy sản, Cục Thú y, Chi cục Thủy sản, Chi cục Chăn nuôi và Thú y. Vào đầu vụ nuôi, hai tỉnh Bạc Liêu và Bà Rịa - Vũng Tàu thông báo khung lịch mùa vụ thả giống trên địa bàn tỉnh và nhu cầu tôm giống cho các bên cùng phối hợp. Thông tin kịp thời số lượng, điều kiện cơ sở sản xuất giống thủy sản bố mẹ, số lượng tôm nước lợ nhập khẩu, cơ sở nhập khẩu. Phối hợp xử lý theo quy định các trường hợp vi phạm trong hoạt động sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ. Ngoài ra, hai địa phương còn cam kết thường xuyên trao đổi về kinh nghiệm, chuyên môn, nghiệp vụ trong quản lý giống tôm nước lợ và thông tin những mô hình quản lý trong sản xuất, kinh doanh giống tôm nước lợ có hiệu quả.
06.2024 9 TIN TỨC - SỰ KIỆN |
kiến
Thiên Lý (Tổng hợp)
Ảnh: Shutterstock
Trung Quốc
Các công ty xuất khẩu thủy sản
“tích trữ” USD
Một số công ty thủy sản Trung Quốc cho biết
đồng CNY hiện đang ở mức thấp nhất trong sáu năm trở lại đây so với đồng USD và dự kiến sẽ
tiếp tục giảm sâu. Điều này khiến họ vô cùng lo lắng về việc xuất khẩu thủy sản nếu như tình
hình không được cải thiện. Việc đồng CNY suy yếu sẽ khiến các doanh nghiệp phương Tây thích thú, nếu như họ đang chế biến hàng hóa tại Trung Quốc. Điều đó có nghĩa, mọi chi phí sản xuất được thanh toán bằng đồng tiền yếu (CNY), trong khi hàng hóa được bán ra bằng đồng tiền mạnh (USD). Tuy nhiên, với các nhà chế biến Trung Quốc phải mua hàng bằng
đồng USD, thì việc CNY suy yếu là đòn giáng khá mạnh; còn với người tiêu dùng Trung Quốc, hàng nhập khẩu sẽ trở nên đắt hơn.
Tây Ban Nha
Lo lắng nếu FTA giữa EU - Thái Lan
được ký kết
Hiệp hội chế biến cá đóng hộp của Tây Ban Nha lo lắng nếu Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa EU và Thái Lan được ký kết, liệu rằng Thái Lan có tuân thủ các tiêu chuẩn của EU hay không, đặc biệt tiêu chuẩn về vệ sinh và môi trường. Ngoài ra, nhiều nghi ngờ cho rằng Thái Lan không thể thích ứng với các tiêu chuẩn về lao động và quy định, bao gồm các quyền thỏa ước về lao động tập thể. Hiệp hội này nhấn mạnh khả năng thiếu truy xuất nguồn gốc và việc phát sinh các lỗ hổng trong hệ thống có thể dẫn tới sản phẩm xuất khẩu không tuân thủ
chặt chẽ các quy định của EU, khiến hệ thống
LPF bị phá vỡ. Bên cạnh đó, hiệp hội chế biến cá của Tây Ban Nha cũng cho rằng EU cần đánh giá lại các chiến lược thương mại và “các sản phẩm chiến lược phòng thủ” cho tình huống sắp tới. Hiệp hội đang liên kết với các tổ chức khác của EU để tác động EU tiến hành rà soát toàn diện cách tiếp cận thương mại khi đối mặt
với cuộc bỏ phiếu sắp tới và những thay đổi về chính sách có thể xảy ra.
Ecuador
Gia tăng sản xuất tôm bất chấp dự đoán giảm
Sản lượng tôm của Ecuador trong 3 tháng đầu năm chỉ đạt 180 - 190 triệu pound đã dẫn tới nhiều dự đoán cho rằng nước Mỹ Latinh này đang thu hẹp sản xuất trong năm
2024. Tuy vậy, tháng 4/2024, Ecuador vẫn xuất khẩu tổng cộng 232,8 triệu pound tôm, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Ông Sandro Coglitore, CEO của Omarsa dự đoán sản lượng tôm năm 2024 của Ecuador có thể sẽ tương đương năm 2023 nếu như tỷ lệ thuế đối kháng và thuế chống bán phá giá của Mỹ không quá cao. Ngoài ra, xu hướng hợp nhất (kinh doanh) đang diễn ra khá phổ biến tại Ecuador, thậm chí đã lan sang các quốc gia khác như Peru và Trung Mỹ - nơi có một số công ty đang phải vật lộn với vấn đề tài chính và ngưng hoạt động. Xu hướng hợp nhất này đến từ nhiều yếu tố, như tiến bộ khoa học công nghệ, bao gồm điện khí hóa, công nghệ về dinh dưỡng, cảm biến, kiểm soát dịch bệnh và hiệu quả kinh doanh.
Brazil
Thâm hụt thương mại trên đà tăng
Theo dữ liệu của Hiệp hội nuôi cá Brazil (Peixe BR), thâm hụt thương mại của Brazil đạt 280 triệu USD trong 3 tháng đầu năm 2024, tăng 12% so cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu do nhập khẩu tăng trưởng khá
mạnh trong thời gian qua, tăng 27% về lượng và 13% về giá trị, tương đương 46.441 tấn và 288,5 triệu USD. Ngoài ra, thâm hụt thương mại trong NTTS đang là gánh nặng của nền kinh tế Brazil, khi dòng ngoại hối chảy ra khỏi đất nước, khiến cán cân thương mại ngày càng mất cân bằng. Trước tình huống này, các nhà hoạch định chính sách cần đưa ra chiến lược để cải thiện năng suất NTTS trong nước và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm nội địa, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng thủy sản. IFFO
27% Theo dữ liệu của Tổ chức về các thành phần có nguồn gốc từ biển (IFFO), sản lượng bột cá toàn cầu trong 3 tháng đầu năm 2024 giảm 27% so với cùng kỳ năm trước, mức giảm chủ yếu ghi nhận ở Peru. Ở mùa khai thác trước, Peru áp dụng quy định hạn ngạch đánh bắt thấp hơn mức trung bình, do đó sản lượng cá cơm ở khu vực Bắc - Trung giảm đáng kể. Tuy nhiên, các nhà quan sát vẫn cho rằng sản lượng dầu cá sẽ phục hồi sau khi các tàu cá Peru đánh bắt khoảng 50% hạn ngạch cá cơm trong mùa đầu tiên của năm 2024. Trong khi đó, sản lượng dầu cá toàn cầu trong 3 tháng đầu năm giảm 30%, với nguyên nhân chủ yếu cũng do mùa khai thác đầu năm 2024 của Peru bị rút ngắn. An Vy (Tổng hợp)
Hơn 601,2 nghìn tỷ đồng
Là tổng số vốn của 64,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trên cả nước trong 5 tháng đầu năm 2024.
19
Là số lượng các FTA mà Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán tính đến tháng 5/2024; trong đó, 16 FTA đã ký kết và thực thi và 3 FTA đang đàm phán.
29,7 tỷ đồng
Là nguồn kinh phí được TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương dành cho việc cải tạo hạ tầng kỹ thuật cho khu nuôi thủy sản với diện tích 80 ha ở xã Hưng Đạo.
3,3 tỷ con
Là số lượng cá tra bột, cá tra hương và cá tra giống của tỉnh Đồng Tháp sản xuất được từ đầu năm đến nay.
10 thuysanvietnam.com.vn | TIN TỨC - SỰ KIỆN
CON SỐ & SỰ KIỆN
Sản lượng bột
giảm
cá
với thủy sản chuyển dịch xanh
Chuyển dịch xanh là xu hướng toàn cầu đang đặt ra yêu cầu cao và mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp thủy sản. Nhiều ý kiến
đã được trao đổi tại hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” do VCCI Cần Thơ tổ chức mới đây.
Cơ hội từ việc giảm phát thải khí nhà kính
Bà Nguyễn Thị Hà, đại diện Công ty CP
Sáng tạo Xanh Việt Nam (GREEN IN), cho biết, áp lực giảm phát thải carbon khiến chính sách của các quốc gia trở nên ngày càng khắt khe. Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU, ra đời tháng 6/2022, nhằm áp một mức giá công bằng cho lượng khí thải carbon phát ra trong sản xuất hàng hóa nhập vào EU, để khuyến khích sản xuất sạch hơn tại mọi quốc gia. Tại Mỹ, Canada và Nhật Bản cũng có các chính sách quản lý khí phát thải tương tự.
Tại EU, từ tháng 10/2023, nhà nhập khẩu hàng hóa phải khai báo phát thải carbon. Đến tháng 1/2026, EU sẽ loại bỏ dần hạn ngạch miễn phí. Từ năm 2027, EU sẽ thực hiện rà soát toàn bộ CBAM và đến năm 2034, CBAM chính thức vận hành toàn bộ, yêu cầu nhà nhập khẩu phải thực thi toàn bộ nghĩa vụ. Khi CBAM có hiệu lực, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải chịu thuế carbon khi xuất hàng hóa vào châu Âu, khiến sản phẩm phải cạnh tranh về giá và chất lượng, tăng thêm chi phí.
Tại Việt Nam, năm 2022 ra đời Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về giảm phát thải
khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone. Từ ngày 3/11/2023, có Dự thảo mới và hiện đang lấy ý kiến việc thực hiện kiểm kê khí nhà kính với số lượng tăng lên rất nhiều. Trước đây chỉ có
1.912 cơ sở phải kiểm kê, nay theo dự thảo đã tăng lên 2.893 cơ sở, chủ yếu ở ngành sản xuất thức ăn thủy sản và cá tra đông lạnh. Yêu cầu cao về giảm phát thải khí nhà kính cũng tăng cơ hội cho các doanh nghiệp thủy sản. Áp dụng các biện pháp tối ưu hóa, tăng hiệu suất sử dụng năng lượng sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Hàng hóa ít phát thải, có giấy chứng nhận “xanh” sẽ mở thêm cơ hội với các thị trường xuất khẩu lớn như EU, Mỹ, Canada, giữ vững thị trường và mang lại doanh thu ổn định.
Tín chỉ carbon và thị trường carbon
Việc xác nhận kết quả giảm phát thải là một quá trình đầu tư công nghệ, thực hiện tín chỉ carbon và tham gia thị trường carbon. Hiện có 6 loại khí nhà kính làm nóng trái đất với các mức độ nguy hại khác nhau. Khí CO2 có mức độ nguy hại là 1, tiếp theo là khí CH4 có mức độ nguy hại 25, khí N2O mức độ nguy hại 298, khí PFC mức độ nguy hại 9.200, khí HFC mức độ nguy hại 14.800 và cao nhất là khí SF6 nguy hại 23.900. Đây là 6 loại khí nhà kính được kiểm soát theo mục tiêu giảm phát thải (NDC) và khí CO2 được sử dụng làm đơn vị tiêu chuẩn để tính toán. Nếu giảm được chẳng hạn 1 tấn CH4 (sinh ra nhiều trong làm lúa nước), thì được tính là 25 tấn CO2 Năm 2015, Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu
194 quốc gia. Điều 6 của thỏa thuận thể hiện cơ chế hợp tác tự nguyện, cho phép các nước tự nguyện tham gia về mục tiêu NDC. Việt Nam ký Thỏa thuận Paris ngày 31/10/2016, đặt mục tiêu đến năm 2030 giảm phát thải không điều kiện là 15,8%, tỷ lệ giảm phát thải có điều kiện là 43,5% so với năm cơ sở 2014. Mức giảm hoặc loại bỏ phát thải khí nhà kính được định lượng bằng đơn vị tín chỉ carbon. Tín chỉ carbon có 4 tiêu chí: Đo lường được trong thực tế, thực hiện lâu dài và không bị đảo ngược, có tính bổ sung nếu chưa đạt được thì mua của nơi thừa để bù vào và được thẩm định độc lập theo tiêu chuẩn carbon. Từng lĩnh vực có tiêu chuẩn carbon riêng, dựa vào đó mà có các loại chứng chỉ carbon để xác định lượng khí thải phát ra ở đơn vị cần kiểm kê. Hiện đã có 170 loại chứng chỉ carbon, có giá rất khác nhau phụ thuộc vào công nghệ và nhu cầu của thị trường. Hiện có 2 loại thị trường carbon:
1. Thị trường carbon bắt buộc: Được quy định bởi quốc gia, khu vực hoặc tiểu khu vực nhằm giới hạn lượng phát thải cho các ngành cụ thể.
2. Thị trường carbon tự nguyện: Cho phép các thực thể mua hoặc bán tín chỉ carbon nhằm đáp ứng mục đích riêng của họ trên cơ sở tự nguyện. Gần Việt Nam, nhiều năm nay đã có các thị trường carbon quốc tế hoạt động giao dịch
12 thuysanvietnam.com.vn | TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC
với
của
được thông qua
sự tham gia
Yêu cầu và cơ hội
CBAM là một công cụ nhằm áp một mức giá công bằng cho lượng khí thải carbon được phát ra trong quá trình sản xuất hàng hóa có mật độ phát thải carbon cao đang được nhập khẩu vào và để khuyến khích sản xuất công nghiệp sạch hơn tại các quốc gia không thuộc EU. Ảnh: Adobe Stock
tín chỉ carbon. Sớm nhất có thể kể đến sàn giao dịch tín chỉ Air Carbon Exchange (ACX) ở Singapore, bắt đầu từ tháng 10/2019, mục đích chính là sử dụng blockchain để tạo các tín chỉ carbon được chứng khoán hóa. Cũng ở Singapore, tháng 3/2022, ra đời Climate Impact X (CIX) nhằm đưa Singapore thành một trung tâm giao dịch tín chỉ carbon chất lượng cao. Ở Thái Lan có FTIX hoạt động từ tháng 9/2022, cho phép giao dịch tín chỉ tự nguyện. Ở Malaysia cũng có Bursa Carbon Exchange (BCX) cho phép các công ty giao dịch tín chỉ tự nguyện, hoạt động từ tháng 12/2022. Còn ở Nhật Bản, sau thời gian thí điểm, từ năm 2023, Green Transformation (GX) VCN đi vào vận hành thị trường tín chỉ carbon toàn quốc.
Thị trường carbon Việt Nam dự kiến vận hành thử nghiệm vào năm 2025. Hiện nay đã hình thành nhiều chuyên gia tư vấn, hỗ trợ, đồng hành cùng các doanh nghiệp trong việc kiểm kê, thực hiện giảm phát thải và cấp chứng chỉ carbon.
VĂN BẢN MỚI
Kiến nghị tháo gỡ vướng mắc về nguyên
liệu thủy sản nhập khẩu từ New Zealand
để chế biến xuất khẩu vào EU
Ngày 20/5/2024, VASEP đã gửi công văn số 70/CV-VASEP tới Bộ NN&PTNT về việc xem xét giải quyết nội dung báo cáo, kiến nghị tháo gỡ vướng mắc liên quan đến H/C của nguyên liệu thủy sản nhập khẩu từ New Zealand để chế biến xuất khẩu vào EU. Theo đó, lô hàng thành phẩm của doanh nghiệp sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu từ New Zealand chưa được Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (NAFIQPM) và các đơn vị thuộc Cục ghi nhận là đáp ứng yêu cầu nhằm giải quyết các thủ tục cần thiết (cấp H/C) cho việc xuất khẩu lô hàng sang EU - do nội dung trên giấy H/C nhập khẩu cấp bởi CQTQ New Zealand không đầy đủ/tương thích với mục XI - Chương trình xuất khẩu thủy sản vào EU ban hành kèm theo Quyết định 5523/QĐ-BNN-CCPT ngày 21/12/2023 của Bộ NN&PTNT. Tuy nhiên, châu Âu và New Zealand có thỏa thuận song phương về các biện pháp vệ sinh áp dụng đối với trao đổi thương mại động vật sống và sản phẩm động vật, được quy định tại quyết định số 97/132/ EC (ký ngày 17/12/1996) và một số các quyết định bổ sung, hướng dẫn bao gồm cả chi tiết tại quyết định EU 2015/1084 (ký ngày 18/02/2015). Vì vậy, các lô hàng thủy sản xuất khẩu từ New Zealand sang EU vẫn được diễn ra bình thường và thực hiện theo QĐ 97/132/EC với mẫu giấy chứng thư ATTP (H/C) kèm lô hàng được thống nhất giữa EU và New Zealand.
Kết quả lắp đặt, sử dụng và quản lý giám
sát hành trình tàu cá
Ngày 20/5/2024, UBND tỉnh Quảng Trị
có Báo cáo số 217/BC-SNN về kết quả lắp
đặt, sử dụng và quản lý giám sát hành trình
tàu cá qua thiết bị VMS tháng 5/2024.
Theo đó, về lắp đặt thiết bị giám sát hành
trình trên tàu cá: đến nay, có 184/192 tàu cá lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định, đạt 95,8% (số tàu cá chưa lắp đặt thiết bị là 8 tàu, trong đó: có 3 tàu của ngư dân và 5 tàu thuộc Hải đội Dân quân
thường trực, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh quản lý, đã lắp đặt nhưng chưa kết nối với Hệ thống giám sát của Cục Thủy sản). Tổ chức trực ban để theo dõi, giám sát tàu cá hoạt động trên biển đúng quy định, ngăn chặn không để tàu cá vi phạm ở vùng biển nước ngoài bị bắt giữ. Đến nay, không có tàu cá và ngư dân Quảng Trị vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ.
Danh mục và quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực thủy sản Ngày 22/5/2024, UBND tỉnh Bình Thuận ban hành Quyết định số 1078/QĐUBND công bố danh mục và quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở NN&PTNT. Theo đó, có 9 thủ tục hành chính cấp tỉnh và 1 thủ tục hành chính cấp huyện. Cụ thể, danh mục thủ tục hành chính cấp tỉnh được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực thủy sản, gồm: Cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (trừ cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ, cơ sở sản xuất, ương dưỡng đồng thời giống thủy sản bố mẹ và giống thủy sản không phải là giống thủy sản bố mẹ); cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản (trừ nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài); cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản (theo yêu cầu). Công bố mở cảng cá loại 2; cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá; cấp, cấp lại giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực; cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam (trong phạm vi 6 hải lý); cấp, cấp lại giấy phép khai thác thủy sản; cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá trên biển. Danh mục thủ tục hành chính cấp huyện được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực thủy sản là công bố mở cảng cá loại 3.
06.2024 13
TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC |
Sáu Nghệ
14 thuysanvietnam.com.vn | THEO DÒNG SỰ KIỆN
06.2024 15 THEO DÒNG SỰ KIỆN |
Ngành thủy sản toàn cầu
NTTS là một ngành công nghiệp
đang phát triển mạnh mẽ với tiềm
năng to lớn trong việc giải quyết
các thách thức về lương thực và
môi trường toàn cầu. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển này, ngành
NTTS cũng đang đối mặt với một
vấn đề cấp bách: “Cơn khát” lao
động chất lượng cao.
Những xu hướng chuyển dịch mới
Cách mạng công nghiệp 4.0 có tác động
đặc biệt đến sự thay đổi của thị trường lao
động toàn cầu. Dù chỉ mới bắt đầu, nó đã và đang phá vỡ cấu trúc thị trường lao động truyền thống ở nhiều quốc gia. Tại Diễn đàn
Kinh tế Thế giới (WEF) diễn ra vào năm 2016, các nhà khoa học đã đưa ra cảnh báo, thị trường lao động sẽ chịu thách thức nghiêm trọng vì sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động. Theo đó, 7 triệu việc làm trong các ngành sử dụng nhiều lao động phổ thông và lao động trình độ thấp sẽ biến mất. Đến 2023, những dự báo đó đã trở thành hiện thực.
Với những thay đổi từ môi trường kinh tế, xã hội và phương thức sản xuất, WEF (2023) ước tính trong 5 năm tới có khoảng 44% kỹ năng của người lao động sẽ cần được thay đổi để phù hợp với việc làm. Ngành thủy sản cũng
không nằm ngoài quỹ đạo thay đổi này. Nhu cầu về lao động chất lượng cao tăng lên, cùng với đó nhu cầu về lao động phổ thông và trình độ tay nghề bậc trung và thấp sẽ giảm dần. Những thay đổi này đã định hình lại lực lượng lao động trong ngành thủy sản, hướng tới một lực lượng lao động chất lượng cao, có kỹ năng và kiến thức để đáp ứng nhu cầu của một ngành đang phát triển và hội nhập quốc tế. Ngoài ra, vấn đề thiên tai, dịch bệnh cũng được cho là nhân tố quan trọng điều
thủy sản toàn cầu. Xu hướng chuyển đổi các phương thức sản xuất từ “nâu” sang “xanh”, biến tăng trưởng “nóng” thành tăng trưởng “xanh”, để bảo vệ môi trường, hạn chế thiên tai, đang diễn ra mạnh mẽ. Điều này cũng làm thay đổi đáng kể yêu cầu đối với nguồn nhân lực trẻ, đặc biệt là nhóm ngành có mối liên hệ trực tiếp với môi trường như NTTS.
Yêu cầu đặt ra
Sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi các quốc gia phải có tầm nhìn về chiến lược, nhanh chóng chuyển đổi hình thức tư duy lạc hậu để bắt kịp thời đại. Cùng với đó, suy thoái kinh tế toàn cầu và sự thay đổi về nhu cầu của thị trường lao động, do xu hướng việc làm thay đổi được coi là nguyên nhân chính của tình trạng thất nghiệp trong khu vực nông, lâm, thủy sản.
Với sự thay đổi nhanh chóng về các yêu cầu kỹ năng làm việc trong tương lai, các quốc gia đã và đang chú ý vào hoạt động đào tạo người lao động và tập trung vào thúc đẩy tư duy phân tích, tư duy sáng tạo; kỹ năng lãnh đạo và tạo ảnh hưởng xã hội; năng lực khám phá và học tập suốt đời; quản lý và sử dụng AI và dữ liệu lớn; quản lý môi trường, tiếp thị và truyền thông... nhằm nâng cao chất lượng cho ngành.
Cách mạng 4.0 đang làm giãn rộng khoảng cách giữa hoạt động đào tạo và cái mà xã
| TIÊU ĐIỂM & SỰ KIỆN
hướng
dịch nguồn lao động cho ngành
chuyển
Xu hướng chuyển dịch nguồn lao động
Cách mạng công nghiệp
4.0 đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn
cầu, là dấu hiệu cho thấy
các tiến bộ công nghệ sẽ
đóng vai trò lớn trong thay
đổi diện mạo thị trường lao động những năm tới
hội thực sự cần. Việc đầu tư vào đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thích ứng với điều kiện hiện nay là vô cùng quan trọng. Điều này đồng nghĩa với việc đào tạo phải tập trung vào việc cung cấp những kỹ năng và kiến thức phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường lao động, đồng thời phải đáp ứng được các yêu cầu về hiện đại hóa và tích hợp quốc tế mà các doanh nghiệp lớn trong ngành đang đặt ra.
Ngành thủy sản đang trên đà phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, ngành này cần giải quyết vấn đề “cơn khát” lao động chất lượng cao thông qua việc nâng cao chất lượng đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng lao động trẻ gia nhập ngành. Với sự hợp tác và đầu tư đúng mức, ngành NTTS có thể tiếp tục phát triển mạnh mẽ và bền vững trong tương lai.
Bài toán đào tạo nguồn nhân lực tại ĐBSCL
GS.TS Vũ Ngọc Út
Trường Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ
Theo kết quả khảo sát của Trường
Đại học Cần Thơ năm 2022, nguồn nhân lực thủy sản đang làm việc trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp ước tính khoảng 27% và trong các doanh nghiệp là 73%. Tổng số doanh nghiệp liên quan đến hoạt động thủy sản bao gồm sản xuất giống; kinh doanh thức ăn, thuốc, hóa chất; chế biến thủy sản ở ĐBSCL là khoảng trên 2.200. Như vậy, nguồn nhân lực cần cho hoạt động của các doanh nghiệp là rất lớn. Nếu chỉ tính nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp chỉ cần tuyển dụng 5 nhân viên có trình độ đại học/năm thì phải cần đến 11.000 sinh viên tốt nghiệp/năm, một con số rất lớn! Hiện nay, đa số giới trẻ có xu hướng chọn các ngành nghề ngoài khối ngành nông nghiệp với mong muốn sau khi tốt nghiệp có được công việc ở khu đô thị, làm việc trong văn phòng hoặc dễ kiếm được nhiều tiền. Đây là một trong những thách thức lớn cho việc đào tạo nguồn lực cho lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản hiện nay.
Trước thực tế này, một trong những giải pháp đó là cần tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ bao gồm công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, nhất là công nghệ tự động hóa, số hóa sẽ làm cho ngành thủy sản trở nên hấp dẫn hơn, sẽ thu hút người học nhiều hơn và nhất là có thể giảm được số lượng lao động trên đơn vị diện tích sản xuất hay doanh nghiệp khi không thể đáp ứng nguồn nhân lực đầy đủ về mặt số lượng.
đáp ứng được yêu cầu của ngành nghề, của doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp. Một trong những điều cốt lõi giúp nâng cao chất lượng đào tạo là tăng cường kết nối với doanh nghiệp, nhà tuyển dụng lao động trong đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học. Sự phản hồi của doanh nghiệp, nhà tuyển dụng lao động về chất lượng sinh viên tốt nghiệp, những đề xuất về kiến thức, kỹ năng, thái độ cần có đối với sinh viên tốt nghiệp để có thể đáp ứng yêu cầu thực tế của doanh nghiệp sẽ là cơ sở và nền tảng cho việc xây dựng hay cải tiến chương trình đào tạo trong xu hướng mới. Các doanh nghiệp cũng cần tích cực đồng hành cùng với nhà trường trong vấn đề đào tạo nguồn nhân lực như tạo điều kiện hơn nữa cho sinh viên được thực tập, thực hành, trải nghiệm tại doanh nghiệp; hỗ trợ kinh phí trong việc mở rộng, phát triển cơ sở vật chất, tạo điều kiện học tập, vui chơi, giải trí cho sinh viên; hỗ trợ kinh phí cho việc tăng cường công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên, giảng viên góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng dạy và học và giải quyết các vấn đề thực tiễn của doanh nghiệp.
Các bộ, ngành, chính quyền địa phương, nhất là Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần có những hỗ trợ về thể chế, chính sách và kinh phí để giúp các trường nâng cao chất lượng đào tạo trong xu hướng đổi mới hiện nay.
Tóm lại, việc phối hợp đồng bộ giữa các viện, trường, doanh nghiệp và bộ, ngành là rất cần thiết để có những giải pháp cho việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cả về số lượng, lẫn chất lượng, nhất là nguồn nhân
phát triển của ngành; chú trọng hơn nữa việc đào tạo kỹ năng
Lan Khuê
17 TIÊU ĐIỂM & SỰ KIỆN |
GÓC NHÌN KHÁC
Đối
phương
dạy,
tiến
trình đào
theo
với cơ sở đào tạo nguồn nhân lực, cần đổi mới
pháp giảng
cải
chương
tạo
xu hướng
để người học có thể
triển
ĐBSCL
gian sắp tới.
lực chất lượng cao cho nhu cầu phát
thủy sản ở
trong thời
Thu hút nhân tài
BÀI TOÁN LỚN NGÀNH THỦY SẢN
Việt Nam sở hữu bờ biển dài hơn
3.260 km và vùng đặc quyền kinh
tế rộng lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản. Với lợi thế này, ngành thủy sản Việt Nam đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, đóng góp
đáng kể vào GDP và kim ngạch
xuất khẩu của quốc gia, hàng
năm đạt khoảng 8 - 9 tỷ USD, chiếm khoảng 3 - 4% tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước.
Bài toán đào tạo nhân lực
Sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao dần trở thành một thách thức lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của ngành. Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp chia sẻ luôn gặp khó khăn trong tuyển dụng đủ nhân sự cho nhu cầu sản xuất cũng như duy trì được nhân sự có trình độ cao. Để có thể đánh giá đúng thực trạng và có những giải pháp phù hợp, chúng ta cần nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh. Đầu tiên, để đảm bảo có nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành thủy sản, các cơ sở đào tạo, các trường đại học cần phải làm thay đổi tư tưởng và quan niệm của sinh viên hiện nay. “Gen Z” với tư duy hiện đại và ưu tiên sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, thường hướng tới các công việc trong lĩnh vực công nghệ, marketing hoặc các ngành nghề tự do mà họ cho là thời thượng, ít nặng nhọc và phù hợp với lối sống năng động. Hơn nữa, những cơ hội thăng tiến và sáng tạo trong công việc của ngành này thường không được đánh giá cao so với các ngành khác.
Thứ hai, cho đến nay, quan niệm của nhiều gia đình và xã hội nói chung về ngành thủy sản vẫn còn nhiều sai lệch. Sự thiếu hiểu biết về các tiến bộ khoa học công nghệ và tiềm năng phát triển trong ngành này càng làm gia tăng những định kiến chưa đúng.
Thứ ba, đối với khía cạnh tuyển dụng của các doanh nghiệp, chính sách và phúc lợi của nhiều công ty trong ngành thủy sản vẫn còn lạc hậu và thiếu hấp dẫn đối với người lao động, đặc biệt là thế hệ trẻ. Các nghiên cứu gần đây về tiêu chí quyết định trong việc lựa chọn công việc của người trẻ đã cho thấy rằng tiền lương không còn là yếu tố hàng đầu nữa, mà thường được đánh giá ở vị trí ưu tiên thấp hơn. Thay vào đó, các yếu tố như sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, việc được thể hiện tính cách và quan điểm trong công việc, sự giảm nhẹ các vấn đề hành chính, tổ chức nhân sự trong công ty, môi trường làm việc an toàn và năng động… trở thành những yếu tố quan trọng hơn trong quá trình tìm kiếm việc làm. Về phía các cơ
18 thuysanvietnam.com.vn | TIÊU ĐIỂM
sở đào tạo, phần lớn các trường đại học chỉ tập trung vào việc truyền
Ảnh: Shutterstock
đạt kiến thức học thuật mà ít chú trọng đến
việc hướng dẫn sinh viên xây dựng kế hoạch nghề nghiệp cho tương lai. Việc hướng nghiệp cho học sinh phổ thông chọn ngành thủy sản khi vào đại học chưa thật sự hiệu quả.
Giải pháp thu hút nguồn lực lao động chất
lượng cao
Thứ nhất, cần tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao nhận thức cộng đồng, từ đó thay đổi góc nhìn và nâng cao hình ảnh, vị thế của ngành thủy sản. Việc tổ chức các chiến dịch truyền thông rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội và các chương trình truyền hình là cần thiết để giới thiệu các mô hình nuôi trồng thủy sản hiện đại, những thành tựu khoa học công nghệ và các câu chuyện thành công tiêu biểu.
Trong quá trình giáo dục phổ thông, cần gợi mở sự tò mò và vốn hiểu biết về ngành thủy sản. Như các ngành nghề khác được giới thiệu qua các môn học như toán học, tin học, vật lý, hóa học, việc tích hợp các kiến thức về ngành thủy sản vào các môn học, đặc biệt là sinh học, là một hướng đi nên làm. Các nội dung về vai trò kinh tế và cơ hội nghề nghiệp trong ngành thủy sản nên được lồng ghép vào chương trình học, giúp học sinh có cái nhìn rõ ràng hơn về ngành này.
Thứ hai, phát triển các chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng là một bước đi cần thiết. Sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp sẽ xây dựng các chương trình đào tạo liên kết giữa các trường đại học và các doanh nghiệp thủy sản. đảm bảo rằng sinh viên sẽ được trang bị những kỹ năng và kiến thức cần thiết khi ra trường.
Về phía doanh nghiệp, có thể đóng góp vào chương trình đào tạo bằng cách tạo điều kiện cho các chuyên gia, kỹ sư, và các nhà quản lý doanh nghiệp tham gia giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm thực tế và công nghệ mới nhất.
Ngoài ra có thể hỗ trợ các lĩnh vực như quản lý chất lượng, tiêu chuẩn sản xuất xanh và logistics. Sự kết hợp này không chỉ nâng cao chất lượng đào tạo mà còn đảm bảo sinh viên sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu khắt khe của thị trường lao động. Thứ ba, tăng cường hỗ trợ và khuyến khích người học ở ngành thủy sản. Cần cung cấp học bổng và hỗ trợ tài chính dành riêng cho sinh viên theo học các ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản. Ở tầm vĩ mô, Chính phủ nên triển khai các gói vay ưu đãi học đại học cho sinh viên, đồng thời áp dụng chính sách thuế và vốn vay ưu đãi cho các doanh nghiệp và hộ gia đình hoạt động trong ngành thủy sản.
Thứ tư, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và nghiên cứu khoa học trong ngành thủy sản.
Bộ NN&PTNT đề ra mục tiêu đến năm 2030 nâng tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo đạt trên 70%.
Tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ từ sơ cấp trở lên từ 4,6% (năm 2020) lên 10% (năm 2030).
Việc tăng cường nghiên cứu và phát triển, khuyến khích các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm. Các trường đại học và doanh nghiệp cần hợp tác tổ chức các cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên, đồng thời tạo điều kiện cho họ được thực nghiệm và áp dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tế tại doanh nghiệp. Thứ năm , thúc đẩy chính sách phát triển bền vững trong ngành thủy sản là vô cùng quan trọng. Trong những năm gần đây, các khái niệm về phát triển bền vững và ESG (Environmental, Social, and Governance) đã nhận được sự quan tâm đặc biệt. Chính phủ và các cơ quan quản lý cần xây dựng và triển khai các chính sách thúc đẩy phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và bảo tồn nguồn lợi thủy sản.
Bài toán nhân lực trong ngành thủy sản không thể được giải quyết hiệu quả nếu chỉ dựa vào nỗ lực từ một phía. Một giải pháp toàn diện đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp, cùng với sự hỗ trợ đầy đủ và chính sách phù hợp từ phía Chính phủ. Chỉ khi có sự đồng lòng và phối hợp từ tất cả các bên, ngành thủy sản Việt Nam mới có thể phát triển bền vững, vươn lên đáp ứng các thách thức và cơ hội trong tương lai.
06.2024 19 TIÊU ĐIỂM |
TS Nguyễn Tấn Sỹ Chủ tịch HĐQT - Giám đốc Công ty SA-BIO
Top các trường đào tạo
ngành thủy sản trên thế giới
Trường Đại học Stirling
Stirling FK9 4LA, Scotland, Vương quốc Anh www.stir.ac.uk
Nuôi trồng thủy sản; Bệnh học thủy sản; Quản lý thủy sản
Trường Đại học East Anglia
Trường Đại học New England
11 Hills Beach Rd, Biddeford, Maine, Mỹ www.une.edu
Môi trường và sinh học biển
Norwich Research Park, Norwich, Norfolk, NR4 7TJ, Anh www.uea.ac.uk
Quản lý tài nguyên sinh vật biển; Bảo vệ môi trường biển; Khoa học biển.
Trường Đại học Auburn
101 South Donahue Drive, Auburn, Alabama, Mỹ www.auburn.edu
Các chương trình và nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực thông
qua các khoa như Khoa Nông nghiệp và Khoa Khoa học và
Toán học
Trường Đại học Airlangga
Jl. Mulyorejo, Kampus C, Mulyorejo, Kec. Mulyorejo, Kota SBY, Jawa Timur 60115, Indonesia www.unair.ac.id
Khoa học Thủy sản; Quản lý tài nguyên thủy sản
Trường Đại học Bang Kentucky
Lexington, Kentucky, Mỹ www.uky.edu
Quản lý tài nguyên Nước; Môi trường và tài nguyên tự nhiên
Đại học Clemson
Clemson, Nam Carolina, Mỹ www.clemson.edu
Quản lý tài nguyên nước; Môi trường và tài nguyên tự nhiên
Trường Đại học Wisconsin-Stevens Point
2100 Main St, Stevens Point, Wisconsin, Mỹ www.uwsp.edu
Quản lý tài nguyên; Kỹ thuật môi trường, Khoa học sinh vật
Trường Đại
học Arkansas Pine Bluff
1200 North University Drive, Pine Bluff, Arkansas, Mỹ www.uapb.edu
Khoa học nông nghiệp; Quản lý tài nguyên tự nhiên; Thủy sản học
Trường Đại học Tasmania
Hobart, Tasmania, Australia www.utas.edu.au
Quản lý tài nguyên thủy sản; Sinh học biển; Công nghệ thủy sản
Trường Đại học James Cook
Townsville, Queensland, Australia www.jcu.edu.au
Khoa học biển; Quản lý tài nguyên biển
Đại học Plymouth
Plymouth, Devon, Anh www.plymouth.ac.uk
Quản lý tài nguyên biển; Khoa học biển
24 thuysanvietnam.com.vn | TIÊU ĐIỂM
cho sinh viên ngành thủy sản
Chương trình Học bổng Hội đồng Quản lý
Thủy sản (Aquaculture Stewardship Council - ASC)
Học bổng của Hội Thủy sản Thế giới
(World Aquaculture Society)
Hỗ trợ sinh viên và nghiên cứu sinh có hoàn cảnh tài chính khó khăn hoặc có năng lực học thuật xuất sắc trong việc theo học và nghiên cứu trong lĩnh vực thủy sản.
Liên hệ: www.was.org
Học bổng Du học sinh của Hội Thủy sản châu Âu (European Aquaculture Society - EAS)
Hỗ trợ sinh viên và nghiên cứu viên tham gia các sự kiện, hội nghị và hội thảo về thủy sản và nuôi trồng thủy sản tại khu vực Châu Âu và
trên toàn thế giới.
Liên hệ: www.easonline.org
Học bổng của Hiệp hội Thủy sản Quốc gia (National Aquaculture Association)
Hiệp hội Thủy sản Quốc gia cung cấp các học bổng cho sinh viên đại
học và sau đại học học các ngành thủy sản hoặc liên quan tại Mỹ.
Liên hệ: www.nationalaquaculture.org/
Học bổng Du học sinh của Hội Thủy sản châu Á (Asian Fisheries Society)
Hội Thủy sản châu Á hỗ trợ tài chính cho sinh viên và nhà nghiên cứu tham gia các sự kiện, hội nghị, hội thảo và chương trình học tập về thủy sản và ngành nghề cá tại khu vực Châu Á và Thái Bình Dương.
Liên hệ: www.asianfisheriessociety.org
ASC cung cấp học bổng cho sinh viên và nhà nghiên cứu thực hiện các dự án nghiên cứu hoặc học tập trong lĩnh vực thủy sản bền vững, bao gồm cả quản lý môi trường, quản lý tài nguyên, và các chủ đề khác liên quan.
Liên hệ: www.asc-aqua.org
Học bổng Nghiên cứu Thủy sản của
Quỹ quốc tế tài trợ nghiên cứu khoa học International Foundation for Science (IFS)
Quỹ quốc tế tài trợ nghiên cứu khoa học International Foundation for Science (IFS) hiện đang tài trợ cho các nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học mới ở giai đoạn đầu sự nghiệp từ các nước đang phát triển thông qua việc đăng ký IFS Individual Research Grants. Quỹ sẽ tài trợ cho các nghiên cứu kéo dài không quá 3 năm
với giá trị tài trợ lên tới 12.000 USD.
Liên hệ: www.ifs.se
Học bổng của Đại học Stirling
Chương trình Học bổng Thủy sản Toàn phần
(Aquaculture Scholarship)
Học bổng MSc Sustainable Aquaculture
Học bổng MSc Aquatic Pathobiology
Liên hệ: www.stir.ac.uk
Học bổng của Đại học Tasmania
Chương trình Học bổng Ngành thủy sản (Fisheries Scholarship Program)
Học bổng Nghiên cứu Vùng biển và Thủy sản
(Marine and Fisheries Research Scholarships)
Liên hệ: www.utas.edu.au
06.2024 25 TIÊU ĐIỂM |
Các chương trình học bổng
*Đây chỉ là một số ví dụ về các chương trình học bổng ngành thủy sản trên thế giới. Việc tham khảo thông tin từ website của các tổ chức và
để biết thêm chi tiết và cập nhật về các cơ hội học bổng.
các trường là cách tốt nhất
26 thuysanvietnam.com.vn | TIÊU ĐIỂM
06.2024 27 TIÊU ĐIỂM |
VIỆT NAM QUYẾT TÂM
ĐẨY LÙI VẤN NẠN
Ô NHIỄM RÁC THẢI NHỰA
Ô nhiễm rác thải nhựa đại dương là vấn nạn nghiêm trọng.
Ngành thủy sản đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải
pháp để chung tay giảm tác động của nhựa tới môi trường.
Tỷ lệ ô nhiễm nhựa còn cao
Phát biểu tại “Diễn đàn thường niên về rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản năm 2024” tổ chức hồi tháng 4/2024, đại diện Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường), bà Nguyễn Ngọc Hoàn chia sẻ: Tại Việt Nam, ước tính lượng rác thải nhựa ra đại dương hằng năm là từ 0,28 - 0,73 triệu tấn (theo UNEP, 2018). Và theo một báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo thì trong rác thải nhựa, chiếm tỷ trọng nhiều nhất là phao xốp và dây thừng, lưới nhỏ; chiếm đến 47% về số lượng rác và 46% về khối lượng rác thải. Còn theo bà Bùi Thị Thu Hiền, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), hiện nay 25/34 bãi biển đang bị ô nhiễm nhựa. Số lượng và khối lượng rác thải nhựa trung bình tại các bãi biển khu vực miền Nam cao hơn đáng kể so với tại khu vực miền Trung và miền Bắc. Trong đó, các bãi biển tại Phú Quốc, Nha
Trang và Côn Đảo có số lượng và khối lượng rác thải nhựa cao nhất. Cùng đó, mặc dù tỷ lệ rác nhựa thủy sản có xu hướng giảm trong tổng rác thải nhựa trên bãi biển, thế nhưng các loại rác thải nhựa có nguồn gốc từ hoạt động thủy sản vẫn chiếm ưu thế trong tổng số rác thải nhựa trên các bãi biển.
Những cam kết mạnh mẽ Ô nhiễm nhựa đại dương là vấn nạn trên toàn cầu, cùng với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng vào cuộc với những hành động nhanh và mạnh.
Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030. Mục tiêu chung nhằm thực hiện có kết quả các sáng kiến và cam kết của Việt Nam với quốc tế về việc giải quyết các vấn đề rác thải nhựa mà trọng tâm là rác thải nhựa đại dương, bảo đảm ngăn ngừa việc xả rác thải nhựa từ các nguồn thải trên đất liền và các hoạt động trên biển, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực về giảm thiểu rác thải nhựa đại dương. Kế hoạch đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 giảm thiểu 75% rác thải nhựa trên biển và đại dương; 100% ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom, chấm dứt việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển. 100% các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh
thuysanvietnam.com.vn 28 | PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy. 100% các khu bảo tồn biển không còn rác thải nhựa, mở rộng quan trắc hằng năm và định kỳ 5 năm một lần đánh
giá hiện trạng rác thải nhựa đại dương tại một số cửa sông thuộc 11 lưu vực sông chính và tại 12 huyện đảo.
Việt Nam là quốc gia biển, Chiến lược phát triển các ngành kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định thủy sản là một trong 6 ngành kinh tế biển then chốt. Và thủy sản được nhận định vừa là “nạn nhân” vừa là tác nhân góp phần gây ô nhiễm rác thải nhựa đại dương.
Năm 2021, Bộ NN&PTNT ban hành Quyết định số 687/ QĐ-BNN-TCTS phê duyệt “Kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản, giai đoạn 2020 - 2030” với mục tiêu hướng đến giảm thiểu rác thải nhựa trong sản xuất ngành thủy sản, từng bước quản lý rác thải nhựa đại dương theo tiếp cận từ đầu nguồn tới đại dương, kinh tế tuần hoàn và phát triển kinh tế xanh; nâng cao ý thức, trách nhiệm xã hội của cộng đồng nông, ngư dân, các doanh nghiệp về rác thải nhựa, góp phần thực hiện thành công mục tiêu của Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn.
Chung tay hành động
thủy sản. Giảm thiểu rác thải nhựa, thu gom, phân loại từ nguồn, tái sử dụng, tái chế và từng bước thay thế sử dụng vật tư chuyên dùng bằng nhựa trong ngành thủy sản. Nghiên
cứu khoa học, ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ liên quan đến quản lý rác thải nhựa đại dương trong ngành thủy sản. Và tăng cường hợp tác quốc tế.
Bà Nguyễn Thị Diệu Thúy, Giám đốc Chương trình giảm
nhựa, WWF-Việt Nam, cho biết: Từ năm 2019 - 2023, WWF-Việt Nam đã hỗ trợ 3 Khu bảo tồn biển/Vườn Quốc gia Phú Quốc, Côn Đảo và Cù Lao Chàm thực hiện chương trình giám sát và đánh giá rác thải nhựa trên bờ biển và rạn san hô tại 11 Khu bảo tồn biển trên toàn quốc. Đồng
thời, triển khai một số mô hình quản lý rác thải nhựa đại
dương tại địa phương như: Mô hình
đoàn tàu cá chống rác thải nhựa
Kế hoạch đặt mục tiêu phấn
đấu đến năm 2030 giảm thiểu
75% rác thải nhựa trên biển và
đại dương; 100% ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị
vứt bỏ được thu gom, chấm
dứt việc thải bỏ ngư cụ trực
Tại “Diễn đàn thường niên về rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản năm 2024”, ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản, cho biết: “Rác thải nhựa đại dương là một vấn đề môi trường nóng của Việt Nam hiện nay, do đó ngành thủy sản cũng đã và đang có nhiều hành động thiết thực trong quản lý, nhằm chung tay giảm các tác động của nhựa tới môi trường”. Tại Diễn đàn, bà Nguyễn Thị Phương Dung, Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế (Cục Thủy sản), chia sẻ: Cùng với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang quyết tâm đẩy lùi vấn nạn ô nhiễm rác thải nhựa nói chung, rác thải nhựa đại dương nói riêng. Trong “Kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản, giai đoạn 2020 - 2030”, Bộ NN&PTNT đặt ra 5 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, gồm: Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và thay đổi thói quen của cộng đồng ngư dân và các bên có liên quan. Xây dựng và hoàn thiện văn bản quản lý nhà nước về quản lý rác thải nhựa đại dương trong ngành
tiếp xuống biển. 100% các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh
dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử
dụng sản phẩm nhựa dùng một
lần và túi nilon khó phân hủy.
đại dương ở Phú Quốc; Mô hình thí
điểm quản lý rác thải nhựa cho tàu
cá, cảng cá thực hiện Phụ lục V Công
ước Marpol tại Đà Nẵng; Thí điểm mô
hình ngư dân thu gom rác về bờ tại
Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình)… Trong
năm 2024 - 2025, WWF-Việt Nam sẽ
tập trung triển khai thí điểm mô hình
thực nghiệm công cụ kinh tế nhằm
thu gom rác thải nhựa từ tàu cá tại
Cảng cá An Thới. Đồng thời lồng
ghép hoạt động giảm thiểu rác thải
nhựa vào các dự án bảo tồn biển...
Còn bà Bùi Thị Thu Hiền, IUCN Việt
Nam đề xuất giải pháp cho các Vườn
Quốc gia, Khu Bảo tồn biển tiếp tục thực hiện giám sát
rác thải nhựa trên biển và rạn san hô; thành lập nhóm tình nguyện tuyên truyền và thu gom rác thải lưu động (1 tháng/1 lần), tổ chức tập huấn cho cán bộ, công nhân viên trong
Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn biển. Bên cạnh đó, phối hợp với
Ban Quan lý cảng để tuyên truyền trực tiếp với ngư dân neo
đậu tàu trong cảng; có sự phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên để nâng cao hiệu quả hoạt động. Hồng Hà
06.2024 29 PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG |
Ảnh: Shutterstock
PHÁT TRIỂN NGHỀ CÁ BỀN VỮNG, HIỆN ĐẠI
Đa dạng sinh học biển và các thủy vực nội địa được bảo tồn và phát triển Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao
Góp phần đảm bảo an ninh xã hội
Bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự và lợi ích quốc gia trên sông, trên biển của Việt Nam
0 30 60 90 120 150 Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản
định số 389/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ngày 9/5/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết
Theo đó, phấn đấu đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại, tương đương với các nước có nghề cá phát triển trong khu vực và trên thế giới. Tổng số tàu cá 83.600 chiếc Tổng số lao động 600.000 người BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN KHAI THÁC THỦY SẢN Quy hoạch đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2030 sẽ có 27 khu bảo tồn biển được thành lập và hoạt động hiệu quả với tổng diện tích vùng biển được khoanh vùng bảo tồn khoảng 463.587 ha, chiếm khoảng 0,463% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia (các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia). Hoàn chỉnh hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thành một hệ thống liên hoàn, liên vùng nhằm đáp ứng nhu cầu neo đậu, dịch vụ hậu cần nghề cá. 59 63 53 27 66 Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn Khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản 10% 40.3% 18,9% 3% 2,9% 18,8% 6,1% Cơ cấu nghề khai thác thủy sản Nghề lưới kéo Nghề lưới vây Nghề lưới rê Nghề câu Nghề lưới chụp Nghề lồng bẫy Các nghề khác Khu vực nội địa Khu vực ở vùng biển
30 thuysanvietnam.com.vn | SINH KẾ NGƯ DÂN
Quảng Ngãi
Ngư dân là “chìa khóa” tháo
Quảng Ngãi đang triển khai nhiều
biện pháp quyết liệt để EC sớm gỡ
“thẻ vàng” IUU cho Việt Nam. Cùng
với sự nỗ lực của cả hệ thống chính
trị, sự đồng hành của ngư dân
chính là “chìa khóa” quan trọng để
chấm dứt tình trạng khai thác hải
sản bất hợp pháp, từng bước xây
dựng nghề cá bền vững, có trách
nhiệm và hội nhập quốc tế.
Đồng lòng gỡ “thẻ vàng” IUU
Tỉnh Quảng Ngãi có 4 huyện, thành phố ven biển và một huyện đảo, với bờ biển dài khoảng 130 km. Trên địa bàn tỉnh có 6 cửa sông thuận lợi cho việc xây dựng các cảng, bến cá và các khu dịch vụ hậu cần nghề cá.
Tại cảng cá Lý Sơn, nhiều ngư dân cho hay, kể từ khi được quán triệt chống khai thác IUU, tàu ra khơi đều mở thiết bị giám sát hành trình
để ngành chức năng theo dõi, giám sát, không đánh bắt cá ở vùng biển nước bạn và thực hiện việc ghi chép nhật ký hành trình, truy xuất
nguồn gốc thủy sản. Một phương châm được ngư dân nắm rõ là: “Ngư dân Quảng Ngãi nói không với vi phạm khai thác IUU”.
Thực hiện đồng bộ giải pháp Ông Hồ Trọng Phương, Giám đốc Sở
NN&PTNT, Phó Ban chỉ đạo về chống khai thác IUU tỉnh Quảng Ngãi, cho biết tổng số tàu cá của tỉnh đã được nhập vào hệ thống dữ liệu tàu cá quốc gia (VN Fishbase) trên 4.240 tàu, với tổng công suất trên 1,7 triệu CV. Trong đó, tàu từ 15 m trở lên có 3.099 tàu và hơn 99% số tàu đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên Phòng tỉnh cũng đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển
2, lực lượng công an và chính quyền các địa phương để theo dõi việc hoạt động của tàu cá.
Phối hợp với Chi cục Thủy sản rà soát, kiểm tra toàn bộ tàu thuyền đánh bắt trên biển, nhất là tàu đánh bắt xa bờ. Đồng thời, chỉ đạo lực lượng bộ đội biên phòng phối hợp với Ban quản lý các cảng cá truy xuất nguồn gốc thủy sản đánh bắt. Các đồn, trạm kiểm soát biên phòng thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra tàu cá xuất nhập bến, kiên quyết không cho tàu cá không đảm bảo thủ tục xuất bến. Đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm ở mức cao nhất. Với quyết tâm gỡ cảnh báo “thẻ vàng” IUU, từ năm 2019, UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo về chống khai thác IUU. Bên cạnh sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh còn ban hành kế
Có thể nói, việc gỡ “thẻ vàng” của EC cần sự quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân vì lợi ích chung của ngành thủy sản Việt Nam, mà chủ thể quan trọng chính là những ngư dân đang ngày ngày bám biển đánh bắt hải sản. Song để cho ngư dân tự giác chấp hành các quy định của pháp luật thì các ngành chức năng, chính quyền địa phương phải luôn đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ bà con vượt qua khó khăn để đánh bắt hiệu quả.
hoạch thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU từng năm cũng như giai đoạn 2023 - 2025. Kế hoạch này được Ban Chỉ đạo của tỉnh cùng các sở, ngành chức năng và địa phương thực hiện xuyên suốt, liên tục. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền cho biết: “Đến nay, Quảng Ngãi đã cơ bản kiểm soát, ngăn chặn tàu cá và ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép. Công tác quản lý tàu cá ngày càng chặt chẽ, số lượng tàu cá giảm dần theo hướng giảm cường lực khai thác thủy sản để phát triển ngành thủy sản bền vững. Công tác kiểm tra, kiểm soát tàu cá xuất nhập cảng được thực hiện đảm bảo theo quy định. Công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản được thực hiện nghiêm túc”.
06.2024 31 SINH KẾ NGƯ DÂN |
gỡ
cho ngành thủy sản
“thẻ vàng”
Như Đồng
CHUYÊN TRANG CÓ SỰ TÀI TRỢ CỦA TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA
Nuôi tôm giảm phát thải từ nguồn
Nuôi tôm kết hợp với rừng và lúa,
mặc dù có nhiều ưu điểm, vẫn
sinh ra khí nhà kính, ảnh hưởng
xấu tới môi trường và tôm. Giảm
phát thải từ nguồn gốc sinh ra là
vấn đề cốt lõi của nuôi tôm và
cũng là giải pháp thực hiện kinh
tế tuần hoàn trong ngành tôm.
chết. Thực hiện tuần hoàn nội tại trong hệ thống nuôi với nguyên lý tối ưu hóa đầu vào và tối đa hóa đầu ra. Tập hợp các giải pháp: sử dụng năng lượng tái tạo (mặt trời, gió, biogas) để giảm chi phí năng lượng; công nghệ nuôi tuần hoàn khép kín Biofloc - biogas; Biogas - aquaponics; Tôm-rong biển-cá-biogas/rừng ngập mặn.
Sử dụng tài nguyên trong nuôi tôm
Theo Bộ NN&PTNT, vùng ĐBSCL chiếm trên 90% diện tích và sản lượng tôm nước lợ của cả nước, gồm tôm sú và TTCT. Mục tiêu năm 2025 xuất khẩu 10 tỷ USD với yêu cầu phát triển bền vững đang gặp thách thức lớn: Nhiều hộ nuôi quy mô nhỏ, bị tác động của biến đổi khí hậu ngày càng nặng nề và thải khí nhà kính lớn cùng nhiều chất thải khác. Từ đó, cần có giải pháp sử dụng tài nguyên trong nuôi tôm, chủ yếu là TTCT và tôm sú quảng canh cải tiến.
Nuôi TTCT đã tính toán được việc sử dụng tài nguyên cho mỗi tấn tôm như sau: Diện tích đất 0,48 ha, nước 2.041 m³, thức ăn viên (FCR: 1,36), năng lượng điện 8.844 KWh; năng suất trung bình hiện nay là 7,35 tấn/ ha/năm; thải ra 2.041 m³ nước, khí nhà kính 500 tấn CO 2 eq/ha tương đương 68 tấn, và nhiều chất thải như xi phông, vỏ tôm, tôm
Nuôi tôm sú quảng canh cải tiến sử dụng tài nguyên cho mỗi tấn tôm: Diện tích đất 4,79 ha, nước 52.817 m³, thức ăn tại chỗ và thức ăn tự nhiên, năng lượng 5.666 KWh; năng suất trung bình 240 kg/ha/năm; thải ra 33,33 tấn CO2eq/ha tương đương 4,54 tấn. Thực hiện tuần hoàn nội tại trong hệ thống tôm quảng canh cải tiến bằng phương pháp cải thiện thức ăn tự nhiên trong ao nuôi, và nuôi tôm kết hợp với rong câu để cải thiện năng suất tôm với giá thành thấp. Ưu điểm là chi phí thấp, có thể đạt 450 - 500 kg/ha/năm, thêm thu nhập từ rong câu khoảng 30 triệu/ ha/năm; giảm phát thải được 17 - 18%.
Thực hiện tại trại để giảm phát thải từ nguồn
Nuôi tôm công nghiệp, trong tất cả các khâu phục vụ, đều phát thải khí nhà kính trực tiếp hoặc gián tiếp. Tập đoàn Minh Phú tổ chức nuôi tôm - rừng thành công với diện tích lớn, nhưng TS Lê Quang Huy, cán bộ của Tập đoàn, vẫn thẳng thắn chỉ ra: “Lượng hữu cơ phân hủy yếm khí sinh ra khí CH4 vẫn gây các tác động trực tiếp đến tôm và môi trường”. Nguồn gốc phát thải trong nuôi tôm là: thức ăn tiêu thụ và chất thải từ quá trình nuôi;
Ảnh: ST
tiêu thụ điện năng vận hành hệ thống; khí thải phân hủy hữu cơ từ ao tôm và chất thải tôm. Kể cả logistic (vận chuyển vật tư phục vụ nuôi tôm); hóa chất xử lý gây ô nhiễm môi trường. Thêm rác thải là can nhựa, chai nhựa, thùng carton, bao bì.
Tập đoàn Minh Phú đã có biện pháp hạn chế tối đa những tác hại với quy trình sinh học MP-Bio cho tôm sinh thái là sử dụng hạt sinh học và khuẩn quang hợp. Dựa vào các lợi khuẩn giúp phân giải chất hữu cơ và chất xơ thành thức ăn sinh học cho tôm tăng sản lượng. Vi sinh quang hợp giúp hấp thụ và chuyển hóa khí độc gây hiệu ứng nhà kính. Kết quả Tập đoàn Minh Phú đạt được rất rõ. Hạn chế sử dụng hóa chất xử lý nước, nội địa hóa trên 95% vật tư phục vụ nuôi tôm. Địa phương hóa sản xuất chế phẩm sinh học tại hộ nuôi và không cần đầu tư hay thay đổi thiết kế hệ thống nuôi. Tận dụng được chất thải từ nuôi tôm phục vụ các lĩnh vực khác, giảm giá thành nuôi tôm rõ rệt.
“Công nghệ vi sinh MP-Bio đang được đánh giá là bước đột phá bảo vệ môi trường trong nuôi tôm bởi hạn chế rõ rệt tác hại đến môi trường. Có thể thấy rõ ở việc giảm tiêu thụ điện; tái tận dụng phân tôm lên men; lên men thức ăn, chất thải ít sinh khí độc; tự tái tạo ôxy bằng vi sinh quang hợp và tảo. Hạn chế cả việc thay nước; đặc biệt là hạn chế hóa chất, nói không với Chlorine xử lý nước”, TS Lê Quang Huy kết luận.
32 thuysanvietnam.com.vn | NUÔI TRỒNG
Ngọc Duyên
sản xanh và bền vững
Một trong những mục tiêu của Chiến lược ngành thủy
sản Việt Nam trong tương lai là tối ưu hóa hiệu quả
quản lý và sản xuất. Việc chuyển đổi số thông qua
ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng thiết bị hiện
đại sẽ giúp hệ thống hóa số liệu vùng nuôi, truy xuất
nguồn gốc, quản lý môi trường, dịch bệnh, từ đó góp
phần giảm tải công sức lao động, tăng độ chính xác
trong quản lý và giám sát.
Phát huy thế mạnh từ chuyển đổi số
Nhận thức được tầm quan trọng và xu thế tất yếu của chuyển đổi số trong lĩnh vực thủy sản, thời gian qua, nhiều địa phương đã tích cực triển khai nhiều giải pháp hiệu quả. Sau gần một năm lập nhóm Zalo, công tác kiểm tra, quản lý hoạt động các tàu cá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã dễ dàng hơn so với trước đây. Sáng kiến được bắt đầu từ xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, nơi có lượng tàu cá khá lớn hoạt động vùng khơi. Hiện nay, địa phương này đã số hóa công tác quản lý thông tin bằng việc thành lập nhóm Zalo với gần 300 chủ tàu trên địa bàn. Có thể nói đây là “cuộc chiến” về chuyển đổi số tại Phước Tỉnh khi Ban quản lý các cảng cá cũng tham gia vào công tác tuyên truyền và hướng dẫn để bà con ngư dân áp dụng hiệu quả việc ghi nhật ký khai thác và kết nối giám sát hành trình.
Đánh giá về sáng kiến này, ông Lê Tòng Văn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, cách làm của xã Phước Tỉnh đã nhanh chóng lan rộng trên địa bàn tỉnh. Cũng nhờ vậy mà từ đầu năm đến nay, tỉnh đã ngăn chặn hiệu quả tình trạng tàu cá vi phạm đánh bắt ở vùng biển nước ngoài. Số vụ vi phạm mất kết nối máy giám sát hành trình cũng
34 thuysanvietnam.com.vn
giảm hơn 65%. Cùng với đó, chuyển đổi số trong ngành thủy sản của Bà Rịa - Vũng Tàu còn được áp dụng tại các cảng cá khi mọi Tích
cực chuyển đổi số, hướng đến ngành thủy
| NUÔI TRỒNG
Ảnh: ST
số liệu, thông tin, hồ sơ tàu cá, xử lý vi phạm đều được cập nhật trên hệ thống dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase).
Ứng dụng công nghệ mới trong NTTS
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đặt mục tiêu mỗi hộ gia đình đều có cáp
quang Internet, toàn bộ người dân đều có thiết bị thông minh, 50% người dân và 100% doanh nghiệp có tài khoản thanh toán điện tử và chữ ký số
Không chỉ trong lĩnh vực quản lý tàu cá ngoài khơi, truy xuất nguồn gốc thủy sản và chống khai thác bất hợp pháp IUU, chuyển đổi số trong hoạt động NTTS theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường cũng đang được thực hiện rất có hiệu quả ở nhiều địa phương. Trong đó, đội ngũ khuyến ngư đã chuyển giao các công nghệ nuôi mới vào sản xuất như: Nuôi thâm canh và bán thâm canh giúp tăng năng suất nuôi cá truyền thống từ 1 - 2 tấn/ha tăng lên 15 - 20 tấn/ha, giảm thời gian từ 2 - 3 tháng/vụ nuôi so với thông thường, lợi nhuận tăng 200 - 300 triệu đồng/ha. Ngoài ra, hoạt động khuyến ngư cũng góp phần không nhỏ trong phát triển nghề nuôi cá lồng bè trên sông, hồ, biển, giúp thay đổi từ lồng bè bằng tre gỗ, năng suất thấp sang các vật liệu mới với năng suất cao hơn.
Điển hình là tại tỉnh Quảng Ninh, mô hình nuôi cá lồng trên biển kết hợp ứng dụng công nghệ thông minh để giám sát và điều khiển các yếu tố môi trường như nhiệt độ, ôxy hòa tan, thức ăn, sự phát triển của cá đã giúp tăng năng suất cá nuôi, giảm tỷ lệ chết, nâng cao hiệu quả sử dụng nước, thức ăn, giảm tác động tiêu cực tới môi trường.
Còn tại tỉnh Bắc Giang, để khắc phục một số hạn chế trong NTTS truyền thống như tỷ lệ cá sống thấp, tiêu tốn thức ăn lớn, nhiều dịch bệnh, giá cả bấp bênh, phí sản xuất cao, sức cạnh tranh yếu, ngay từ năm 2021, Bắc Giang đã triển khai ứng dụng công nghệ số vào nuôi cá thâm canh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế. Qua ba năm triển khai, tỷ lệ cá sống gần 78%, năng suất 26,2 tấn/ha và sản lượng đạt 78,7 tấn/ha. Riêng năm 2022, với 1 ha nuôi cá rô phi đơn tính, sau 6 tháng cho thu lãi 100 triệu đồng, cao hơn 24% so với nuôi thông thường.
Xu thế tất yếu
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về chuyên đề “Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp” diễn ra ngày 14/5, việc số hóa, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để nâng cao giá trị kinh tế số trong lĩnh vực nông nghiệp đã đạt được kết quả nhất định. Đối với lĩnh vực sản xuất thủy sản, chúng ta đã ứng dụng hệ thống giám sát hành trình, phần mềm VNFishbase trong khai thác thủy sản để quản lý tàu cá và hỗ trợ ngư dân trong quá trình khai thác trên biển. Nhiều doanh nghiệp và cơ sở NTTS đã ứng dụng công nghệ sinh học chọn lọc, lai tạo các giống có năng suất, chất lượng cao, có khả năng kháng bệnh, chịu đựng tốt với môi trường; ứng dụng công nghệ nuôi thủy sản tuần hoàn, công nghệ biofloc, công nghệ nano, công nghệ nuôi lồng trên biển, công nghệ nuôi cá nước lạnh…
Ngành thủy sản Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong nền kinh tế với nhiều dư địa để phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội thì ngành cũng đang phải đối diện với không ít khó khăn và thách thức, nhất là thách thức trong quản lý từng nhân tố trong chuỗi giá trị, quản lý các yếu tố đầu vào, môi trường, dịch bệnh, quy trình sản xuất. Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, trong đó cũng nêu rõ, ngành nông nghiệp nói chung và lĩnh vực thủy sản nói riêng được đánh giá là một trong những ngành có cơ hội lớn để tạo ra sức cạnh tranh, nâng cao chuỗi giá trị nếu áp dụng thành công chuyển đổi số.
Mô hình nuôi biển công nghệ cao tại Quảng
Ninh
Ảnh: Thùy
Khánh
Muốn vậy, thời gian tới ngành thủy sản cần nghiên cứu, phát triển công nghệ nuôi tiên tiến, tiết kiệm nước và thức ăn, giảm sử dụng kháng sinh; tiếp tục nghiên cứu làm chủ công nghệ đối với sản phẩm cá da trơn, tôm nước lợ; đồng thời chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất; đẩy mạnh xây dựng và phát triển công nghiệp sinh học trên nhóm sản phẩm thủy sản; tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế, liên kết trong chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực. Hơn nữa, để thực hiện thành công chuyển đổi số đòi hỏi sự đồng bộ ở tất cả các khâu, sự liên kết và chia sẻ dữ liệu từ Trung ương đến các địa phương, từ cơ quan quản lý đến ngư dân, chủ tàu cá, doanh nghiệp, hộ nuôi trồng thủy sản. Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập sâu rộng như hiện nay, chuyển đổi số sẽ giúp ngư dân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhanh chóng tiếp cận và nắm bắt thời cơ để đẩy mạnh phát triển sản xuất. Đây cũng chính là cơ hội để sản phẩm thủy sản Việt Nam vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế.
06.2024 35
Thùy Khánh
NUÔI TRỒNG |
Tăng cường xuất khẩu “thủy sản xanh”
vào EU
Theo lộ trình của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA), thị trường EU ngày càng áp dụng các tiêu
chuẩn cao hơn về môi trường và phát triển bền vững, gọi chung là “tiêu chuẩn xanh”. Các sản phẩm của Việt
Nam, trong đó có các mặt hàng thủy sản, đang nỗ lực
nâng cao chất lượng để chinh phục thị trường EU.
Thị trường “xanh”
Theo VASEP, xuất khẩu cá tra sang thị trường EU trong quý I/2024 đạt gần 39 triệu USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2023. Tháng 3/2024 xuất khẩu cao nhất với hơn 18 triệu USD, tuy nhiên vẫn giảm 7% so với cùng kỳ. Tính đến ngày 15/4/2024, xuất khẩu đạt 47 triệu USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước.
Cá tra fillet đông lạnh vẫn là mặt hàng chủ lực, chiếm 95% tỷ trọng, trị giá xuất khẩu giảm 12% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm cá tra chế biến (mã HS16) và cá tra đông lạnh nguyên con sang EU cũng lần lượt giảm 50% và 13% so với quý I/2023.
Theo các chuyên gia phân tích, trong quý I/2024, khối lượng xuất khẩu cá tra sang EU vẫn tăng 26%, nhưng do mức giá trung bình xuất khẩu thấp dẫn đến tổng trị giá xuất khẩu liên tiếp sụt giảm trong nhiều tháng. Tình trạng giá cá tra giảm tại EU kéo dài từ cuối năm 2023. Tháng 3/2024, mức giá giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU được kỳ vọng có thể giúp sản phẩm Việt Nam, trong đó có các sản phẩm thủy sản như cá tra, tiếp cận dễ dàng hơn với người dân châu Âu. Tuy nhiên, thực tế không đơn giản như vậy. Các sản phẩm từ Việt Nam chưa đạt mức tăng trưởng như kỳ vọng, một phần liên quan đến vấn đề “sản phẩm xanh”.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI), “Nếu hàng hóa Việt Nam đáp ứng được các tiêu chuẩn xanh, bền vững mà EU áp đặt sẽ có nhiều cơ hội tận dụng những ưu đãi thuế quan từ
EVFTA. Ngược lại, nếu hàng hóa của Việt Nam không đáp ứng được các tiêu chuẩn xanh của EU đưa ra thì cũng không có cơ hội để tận dụng những ưu đãi thuế quan”.
Khắt khe về phát triển bền vững
Thỏa thuận Xanh (EGD) là gói sáng kiến chính sách khung nhằm xây dựng EU thành khu vực trung hòa về phát thải khí nhà kính vào năm 2050 và giảm thiểu việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong phát triển kinh tế.
Hiện EU đã áp dụng Cơ chế điều chỉnh carbon (CBAM) buộc nhà nhập khẩu vào EU phải báo cáo lượng phát thải carbon trong hàng hóa. Nếu lượng phát thải vượt quá tiêu chuẩn, doanh nghiệp phải mua chứng chỉ phát thải theo mức giá EU quy định. Đồng thời, EU cũng đã ban hành Quy định chống suy thoái rừng (EUDR), trong đó các doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm sản phải chứng minh không liên quan hoạt động phá rừng. Không chỉ EU mà các quốc gia khác như Mỹ, Nhật Bản... cũng đang dần áp dụng các tiêu chuẩn xanh đối với hàng hóa nhập khẩu. Việc áp dụng các tiêu chuẩn xanh không chỉ xuất phát từ chủ trương của các chính phủ về việc phát triển bền vững mà còn là yêu cầu, mong muốn của khách hàng sử dụng các sản phẩm nông nghiệp hiện nay nhằm bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống toàn cầu. Những năm gần đây, ngành cá tra nói riêng và ngành thủy sản nói chung đã và đang tập trung phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm,
36 thuysanvietnam.com.vn | CHẾ BIẾN
chế biến… khẳng định chỗ đứng vững vàng trên thương trường quốc tế.
đổi mới công nghệ nuôi trồng và
Ảnh: Shutterstock
Xuất khẩu tôm sang EU trong 5 tháng đầu năm 2024
đạt xấp xỉ 150 triệu USD, tương đương với cùng kỳ năm ngoái. Các thị trường đơn lẻ chính trong khối đều tăng trưởng hai con số: xuất khẩu sang Đan Mạch tăng 88%, sang Đức tăng 29%, sang Hà Lan tăng 37%, sang Bỉ tăng 39%.
Với mặt hàng cá tra, nhiều thị trường trong khối EU vẫn ghi nhận tăng trưởng dương về nhập khẩu cá tra Việt Nam như Lithuania tăng 215%, Tây Ban Nha tăng 69%, Bỉ tăng 62%, Hy Lạp tăng 46%, và Bồ Đào Nha tăng 15%.
Tuy nhiên, với việc EU và nhiều quốc gia bắt đầu thực hiện các biện pháp thắt chặt quy định và tiêu chí liên quan đến môi trường, điều này đã và sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam và nhiều quốc gia xuất khẩu nông sản khác.
Chiến lược dài hơi
Theo đại diện nhiều doanh nghiệp, các tiêu chí khắt khe của các nhà nhập khẩu châu Âu đã và đang tạo ra áp lực không nhỏ lên sản phẩm Việt Nam, đặc biệt từ năm 2023 tới nay. Nhìn chung, xuất khẩu thủy sản vào châu Âu đang chững lại và “tụt hậu” so với nhiều thị trường khác. Nhiều doanh nghiệp lo ngại các quy định mới của EU về cấm nhập khẩu một số loại nông sản từ đất phá rừng (EUDR), giảm hạn mức dư lượng kháng sinh, chất tồn dư tối đa trong thực phẩm nhập khẩu… sẽ khiến giá thành sản phẩm xuất khẩu tăng cao trong bối cảnh sản phẩm tiêu thụ khó khăn do kinh tế toàn cầu suy thoái.
Tuy nhiên, “khó người, khó ta”, các quy định mới của EU về sản phẩm xanh được áp dụng với mọi sản phẩm từ tất cả các quốc gia, chứ không riêng gì sản phẩm từ Việt Nam. Vấn đề là các doanh nghiệp và các vùng nuôi của Việt Nam sẽ chủ động và tích cực như thế nào trong việc đáp ứng các tiêu chí nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu sản phẩm “thủy sản xanh” bền vững vào EU.
Theo Đề án phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021 - 2030, mục tiêu của ngành thủy sản Việt Nam là nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp tục hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu; phấn đấu đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến thủy sản và đứng trong số 5 nước hàng đầu thế giới vào năm 2030. Đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản chế biến đạt trên 6%/năm. Trên 70% số lượng cơ sở chế biến thủy sản xuất
Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy
sản trong 5 tháng đầu năm 2024 vào các thị trường trên toàn cầu
đều tăng. Xuất khẩu sang Châu Á
đạt 11,31 tỷ USD; Châu Mỹ 5,4 tỷ USD; Châu Âu 3,2 tỷ USD; Châu Phi 459 triệu USD và Châu Đại Dương 341 triệu USD. Riêng xuất
khẩu thủy sản đạt 3,5 tỷ USD.
Các lĩnh vực thuộc “Thỏa
xanh” ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có ngành thủy sản, là việc áp dụng kỹ thuật canh tác và sản xuất bền vững, đầu tư công nghệ chế biến để giảm chất thải độc hại ảnh hưởng môi trường, hạn chế sử dụng hóa chất và kháng sinh… Đây là các vấn đề không mới, song sẽ cần một nguồn lực không hề nhỏ để hiện thực hóa “giấc mơ xanh”. Người nuôi trồng và các nhà máy chế biến tại Việt Nam đều mong muốn tiếp cận các giải pháp và nguồn lực để phát triển một ngành nông nghiệp bền vững “không lạm dụng tự nhiên”, giúp người nông dân và doanh nghiệp chuyển đổi sang các phương thức nuôi trồng bền vững mà vẫn đảm bảo sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong năm 2024 và các năm tới. Nguyễn Anh
06.2024 37 CHẾ BIẾN |
đạt
đạt
USD.
khẩu đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất từ trung bình tiên tiến trở lên. Giá trị chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa
40.000 - 45.000 tỷ đồng, góp phần vào giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản
khoảng 14 - 16 tỷ
thuận
Top 4 nước xuất khẩu tôm quý I đầu năm
Thị trường tôm thế giới nửa đầu năm chuyển động chậm và
chưa thực sự sôi động. Những nước xuất khẩu hàng đầu gồm Ecuador và Ấn Độ đều gặp trở ngại tại những thị trường chủ lực
như Trung Quốc và Mỹ.
Theo Trung tâm Thương mại
Quốc tế (ICT), năm 2023, xuất khẩu tôm của cả 4 nguồn cung lớn nhất thế giới gộp lại gồm Ecuador, Indonesia, Ấn Độ và Việt Nam giảm 9% so với năm trước đó. Tách riêng, xuất khẩu tôm của Ấn Độ và Ecuador lần lượt tăng 14% và 1%; nhưng xuất khẩu tôm của Indonesia và Việt Nam giảm lần lượt 25% và 10%. Đà tăng không đủ mạnh, bước sang quý I/2024, xuất khẩu tôm của cả Ecuador và Indonesia giảm 8% so với cùng kỳ, trong khi Ấn Độ và Việt Nam tăng lần lượt 4% và 10%. Gộp lại, tổng khối lượng xuất khẩu tôm của Ecuador, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam trong quý I/2024 giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ecuador
Cơ quan Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA) thống kê năm 2023, khối lượng xuất khẩu tôm của Ecuador tăng gần 14% và chạm mốc 1,2 triệu tấn. Tuy nhiên, trị giá xuất
Trong quý I/2024, tổng khối lượng xuất khẩu tôm của Ecuador, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam giảm 5% so với cùng kỳ năm 2023.
khẩu lại giảm 5% xuống dưới 6 tỷ USD.
Sang quý đầu năm 2024, xuất khẩu tôm Ecuador bất ngờ giảm 8% xuống 272.432 tấn, mức thấp nhất từ quý I/2022. Trong đó, xuất khẩu tôm tháng 3 giảm 14% do ảnh hưởng lệnh cấm tạm thời của Trung Quốc liên quan
đến dư lượng sulfite.
CNA cho biết, lệnh cấm này đã làm tê liệt toàn bộ hoạt động xuất khẩu
tôm của Ecuador trong nửa đầu năm 2024 bởi Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chủ lực. Trong năm ngoái, xuất khẩu tôm sang thị trường này
tăng 17%, đạt 717.877 tấn, tương
ứng tỷ trọng 59% tổng khối lượng xuất khẩu tôm của Ecuador. Hết quý I/2024, xuất khẩu tôm Ecuador sang Trung Quốc giảm 27% khối lượng và 43% giá trị so với cùng kỳ. Omarsa, doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn thứ hai của Ecuador cũng tạm dừng vận chuyển hàng sang thị trường Mỹ từ ngày 10/5 trước cáo buộc bán phá giá. Tuy nhiên, tổng xuất khẩu tôm của Ecuador sang Mỹ và châu Âu
trong quý đầu năm nay vẫn tăng đáng kể, lần lượt 33% và 20% so với cùng kỳ.
Ấn Độ
Theo dữ liệu ITC, Ấn Độ xuất khẩu được 712.914 tấn tôm trong năm 2023, trái với hầu hết kỳ vọng bởi mức tăng chỉ khiêm tốn 1% so với năm 2022. Tổng trị giá xuất khẩu tôm trong năm 2023 cũng giảm từ 5,5 tỷ USD xuống 4,9 tỷ USD. Sang quý đầu năm 2024, xuất khẩu tôm có chút khởi sắc nhưng chưa thực sự ấn tượng, chỉ tăng 4% khối lượng so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, giá xuất khẩu trung bình của mặt hàng TTCT nguyên liệu trong quý I/2024 đã chuyển biến tích cực hơn đáng kể so với năm 2023. Khối lượng xuất khẩu tôm Ấn Độ chủ yếu ghi nhận tăng trưởng trong hai tháng đầu năm với mức tăng lần lượt 9% và 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Tới tháng 3/2024, xuất khẩu tôm bất ngờ giảm 11% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu TTCT và tôm sú nguyên liệu trong tháng 1/2024 tăng lần lượt 5% và 7% so với cùng kỳ, trong khi xuất khẩu tôm chế biến sâu tăng 13% còn tôm tự nhiên vẫn tiếp tục giảm 13%.
Ngành tôm Ấn Độ vẫn phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ và Canada. Khu vực Bắc Mỹ đã hấp thụ 46% TTCT nguyên liệu Ấn Độ, 23% tôm sú và 87% tôm giá trị gia tăng. Riêng Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ tôm tự nhiên chủ yếu của Ấn Độ. Tuy nhiên, lượng tôm xuất khẩu của Ecuador sang Mỹ đang tăng dần, Ấn Độ buộc phải nỗ lực hơn mới có thể giữ được thị phần. Đáng chú ý, tôm sú Ấn Độ tấn công mạnh vào thị trường Trung Quốc và các nước châu Á khác trong năm 2023 với lượng tiêu thụ 50% tổng xuất khẩu. Nhưng sang quý đầu năm 2024, con số này đã giảm xuống 36% do Ấn Độ chuyển hướng tiêu thụ sang cả Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, trong dài hạn, châu Á vẫn là thị trường tiềm năng nhất đối với sản phẩm tôm sú của Ấn Độ.
38 thuysanvietnam.com.vn
| GIAO THƯƠNG THỊ TRƯỜNG
Việt Nam
Theo thống kê trên Shrimpinsight, giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam trong
năm 2023 đã hạ xuống mức thấp nhất
kể từ năm 2017, giảm 30% so với mức
4 tỷ USD của năm 2022. Khối lượng xuất khẩu tôm cũng giảm từ 382.341
tấn vào năm 2022 xuống còn 287.851 tấn vào năm 2023, mức thấp nhất kể từ năm 2016. Con số này cho thấy xuất khẩu tôm của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề trong bối cảnh dư cung toàn cầu.
Theo VASEP, xuất khẩu tôm Việt Nam trong quý I/2024 đạt 686 triệu USD, tăng 14% so với mức 600 triệu USD của cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu tôm thẻ thu về 500 triệu USD, còn lại 279 triệu USD từ tôm nguyên liệu đông lạnh (tăng 73%) và
lần lượt 4% và 9% trong 2 năm tiếp theo. Riêng xuất khẩu TTCT nguyên liệu đông lạnh giảm 5% trong năm 2022 và 22% vào năm 2023. Trong khi đó, xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng (90% làm từ TTCT) giảm nhẹ 2%. Trong quý I/2024, xuất khẩu tôm của Indonesia giảm 8% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu TTCT nguyên liệu đông lạnh giảm 18%; tôm giá trị gia tăng giảm 3%; tôm sú giảm 12%.
Hiện, xuất khẩu TTCT Indonesia vẫn phụ thuộc vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, cũng giống Ấn Độ, TTCT Indonesia có nguy cơ bị thu hẹp thị phần tại Mỹ bởi đối thủ Ecuador, nhất là sản phẩm tôm bóc vỏ. Mặc dù vậy, Indonesia vẫn là nhà cung cấp quan trọng các sản phẩm tôm vỏ HLSO
ước đạt trên 770 triệu USD, tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ năm 2023.
223 triệu USD (tăng 3%) từ tôm giá trị gia tăng. TTCT chiếm 73% trong cơ cấu mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt Nam trong quý đầu năm, trong khi tôm sú chỉ chiếm 12%.
Cục Thủy sản báo cáo sản lượng TTCT tăng nhẹ 6% và tôm sú tăng 2%.
Theo dữ liệu Undercurrentnews thu thập từ các đối tác thương mại chính gồm Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc và Anh, khối lượng
xuất khẩu tôm của Việt Nam trong hai tháng đầu năm tăng nhẹ 10% so với cùng kỳ, đạt 31.335 tấn. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy tình hình sản xuất và xuất khẩu tôm ở Việt Nam đã cải thiện.
nguyên liệu và sản phẩm giá trị gia tăng, gồm tôm nấu chín và tẩm bột.
Nhiều chuyên gia cho biết, ngoài Ecuador, tôm Indonesia sẽ phải cạnh tranh gay gắt với Ấn Độ, đặc biệt là sản phẩm tôm chín, tẩm bột bởi Ấn Độ đang tăng tốc sản xuất sản phẩm này.
Một rủi ro đáng báo động với TTCT Indonesia là nhu cầu tiêu thụ tôm từ
Trung Quốc không ổn định, trong khi
các thị trường châu Á khác và EU không
tăng đáng kể nhập khẩu từ Indonesia. Điểm tích cực duy nhất là xuất khẩu
tôm sú nuôi và tự nhiên của Indonesia
sang châu Á, chủ yếu là Trung Quốc và Nhật Bản, vẫn duy trì tốt.
Tuấn Minh (Tổng hợp)
Indonesia ITC thống kê, xuất khẩu tôm của Indonesia, trừ tôm tự nhiên, bắt đầu suy yếu từ năm 2021, sau đó giảm Theo số liệu của VASEP, tính tới hết quý I/2024, xuất khẩu thủy sản của cả nước ước đạt gần 2 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 3/2024, xuất khẩu thủy sản
06.2024 39 GIAO THƯƠNG THỊ TRƯỜNG |
44 thuysanvietnam.com.vn
Xuất khẩu cá tra 5 tháng đầu năm 2024 ước đạt 725 triệu USD
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 5 tháng đầu năm 2024 ước đạt 725 triệu USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2023. Theo đó, VASEP dự đoán giá xuất khẩu cá tra Việt Nam sẽ tăng 10% trong quý III/2024. Mỹ hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, tiếp đến là Trung Quốc, châu Âu và một số quốc gia Nam Mỹ. Trong đó, fillet cá tra đông lạnh vẫn là mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Ước tính đến hết tháng 5/2024, xuất khẩu fillet cá tra đông lạnh sang thị trường này đạt hơn 120 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 98% tỷ trọng trong tổng giá trị xuất khẩu.
Ninh Thuận
Những ngày vừa qua, tại các cảng cá lớn trong tỉnh nhộn nhịp cảnh tàu thuyền thay phiên vào cập bờ bốc dỡ hải sản. Hiện nay, các sản phẩm hải sản khai thác được thu mua tại cảng như cá cơm dao động từ 15.000 - 22.000 đồng/kg; cá nục từ 20.000 - 45.000 đồng/kg; cá đổng từ 50.000 - 90.000 đồng/kg; cá ngừ chù từ 40.000 - 60.000 đồng/kg; cá ngừ sọc dưa từ 35.000 - 50.000 đồng/kg; cá cờ từ 50.000 - 80.000 đồng/kg; mực ống từ 100.000 - 350.000 đồng/kg; mực nang từ 110.000 - 250.000 đồng/kg; tôm từ 180.000 - 350.000 đồng/kg.
Khánh Hòa Nhiều loại thủy hải
sản tăng giá
Từ cuối tháng 4/2024, tại các chợ truyền thống trên địa bàn TP Nha Trang (Khánh Hòa), nhu cầu của các nhà hàng, khách sạn tăng mạnh, trong khi nguồn cung hạn chế nên giá các loại hải sản tăng từ 10.000 - 15.000 đồng/kg tùy loại. Cụ thể, cá bớp có giá 185.000 đồng/kg nguyên con, cắt lát 285.000 đồng/kg; cá thu cắt lát 250.000 đồng/kg, nguyên con 180.000 đồng/kg; tôm biển từ 250.000 - 350.000 đồng/ kg; mực lá tươi từ 250.000 - 400.000 đồng/kg; mực ống 220.000600.000 đồng/kg tùy kích cỡ; cá mú 220.000 - 270.000 đồng/kg; ghẹ từ 250.000 - 450.000 đồng/kg. Sắp tới vào mùa cao điểm du lịch hè, nhu cầu của các nhà hàng, khách sạn tăng cao, khi đó giá các loại hải sản sẽ còn tăng.
ĐBSCL
Giá cá tra giống giảm thấp
So với cách nay hơn một tháng, giá cá tra giống tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL hiện giảm ít nhất từ 2.000 - 4.000 đồng/kg và đang ở mức khá thấp, do nguồn cung dồi dào và nhiều nơi người dân đang ít có nhu cầu mua con giống phục vụ thả nuôi mới. Giá cá tra giống loại 30 - 35 con/kg tại nhiều nơi hiện chỉ còn ở mức 26.000 - 28.000 đồng/kg. Dù giá cá tra nguyên liệu tại nhiều nơi có tăng nhẹ khoảng 200 - 500 đồng/kg so với trước nhưng vẫn còn ở mức thấp và nhiều người nuôi cá tra còn bị thua lỗ. Hiện giá tra nguyên liệu xuất khẩu (cá tra có mỡ và thịt trắng) đang ở mức 27.000 - 28.000 đồng/kg; cá tra mỡ vàng ở mức 18.500 - 20.000 đồng/kg.
46 thuysanvietnam.com.vn | GIAO THƯƠNG THỊ TRƯỜNG
Ngư dân
khơi
vươn
khai thác vụ cá Nam
Đồng Tháp
Giá cá rô đồng giảm sâu
Giá bán cá rô đồng hiện đang được thương lái thu mua từ 45.000 - 55.000 đồng/kg, cá giống loại 170 - 180 con/kg. Loại cá này được thả nuôi từ 1,5 - 2 tháng tuỳ theo điều kiện thức ăn, sức đề kháng và sự phát triển của cá nuôi. Với mức giá này thì giảm từ 5.000 - 10.000 đồng/kg so với thời điểm tháng trước. Trừ chi phí đầu tư về con giống, thức ăn, chi phí chăm sóc khác thì người nuôi còn lãi từ 5 - 10 triệu đồng/tấn cá. Những năm gần đây, nhiều hộ dân chọn nuôi cá rô đồng vì đây là loại cá dễ nuôi, mau lớn, cá phát triển tốt trong môi trường nước sạch, không nhiễm khuẩn, công chăm sóc ít, chi phí đầu tư thấp so với nhiều mô hình chăn nuôi khác.
Trà Vinh Giá tôm tăng, người nuôi có lãi
Từ ngày 20/5 đến nay, giá tôm sú, TTCT thương phẩm được mua tại ao đã tăng nhẹ. Cụ thể, tôm sú loại 20 con/kg có giá từ 180.000 đồng/ kg; loại 30 con/kg giá 130.000/kg; loại 40 con/kg 110.000 đồng/kg. Đối với TTCT loại 30 con/kg có giá 135.000 - 137.000 đồng/kg; loại 40 con/ kg có giá 115.000 đồng/kg. Theo Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh, tính đến cuối tháng 5/2024, tổng sản lượng tôm sú, TTCT nuôi trong tỉnh đã thu hoạch đến nay được hơn 27.000 tấn đạt hơn 30 % kế hoạch năm.
Hậu Giang Giá bán lươn thịt giảm mạnh
Từ đầu năm đến nay, giá lươn thương phẩm liên tục giảm mạnh dẫn đến nguy cơ thua lỗ cho người nuôi lươn trên địa bàn. Hiện lươn thịt được thương lái và các vựa thu mua ở mức 71.000 - 78.000 đồng/ kg. Giá lươn bán lẻ tại nhiều chợ loại 4 - 6 con/kg hiện chỉ còn ở mức 125.000 - 140.000 đồng/kg, giảm 30.000 đồng/kg so với thời điểm cuối năm 2023. Nguyên nhân giá bán lươn giảm mạnh là do lượng cung cao hơn cầu dẫn đến tình trạng thị trường dư thừa và rớt giá. Ngoài ra, năm nay, đầu ra xuất khẩu lươn thịt có phần chậm so với các năm trước, từ đó cũng góp phần làm giá giảm.
Kiên Giang
Tôm càng xanh tăng giá, tôm sú giảm nhẹ
Đây là thời điểm nông dân các huyện vùng U Minh Thượng thu hoạch tôm sú, TTCT và tôm càng xanh. Trong khi giá tôm sú loại 20 con/kg giảm từ 230.000 đồng/kg còn 200.000 đồng/kg thì giá tôm càng xanh lại tăng, tùy kích cỡ. Trung bình, tôm càng xanh loại đầu cỡ 20 con/kg có giá bán 130.000 đồng, loại đầu cỡ 12 - 15 con/kg giá 160.000 đồng/ kg và đầu cỡ 8 - 10 con/kg giá khoảng 190.000 đồng/kg, cao hơn cùng kỳ năm 2023 và đầu năm 2024 từ 60.000 - 90.000 đồng/kg. Đây cũng là mùa ngon nhất của tôm càng xanh vì độ mặn nuôi thích hợp, cân đối được các hàm lượng khoáng chất tự nhiên trong nước nên chất lượng thịt thơm ngon chắc và dai.
Lan Khuê (Tổng hợp)
06.2024 47 GIAO THƯƠNG THỊ TRƯỜNG |
Peru
Bột cá vẫn duy trì giá cao
Giá chào bán bột cá Peru tại cảng Thượng Hải, Trung Quốc vẫn giữ nguyên mức 16.350 CNY/tấn (2.261 USD/tấn) mặc dù Peru trúng đậm vụ khai thác cá cơm, nguyên liệu chính chế biến bột cá. Trong tuần 19 (6 - 12/5), các tỉnh miền Bắc và miền Trung Peru khai thác được 439.795 tấn cá cơm, tăng 21% so với tuần trước đó. Tính đến thời điểm hiện tại, khối lượng cá cơm mà Peru thu hoạch đã vượt cả năm 2023. Sản lượng khai thác cá cơm trong vụ đầu tiên của năm 2024 đạt 1,66 triệu tấn, tương ứng 67,13% hạn ngạch 2,475 triệu tấn. Năm ngoái, giá bột cá xuất sang Thượng Hải, Trung Quốc từng giảm mạnh sau khi Peru thiếu hụt nguyên liệu cá cơm do ảnh hưởng El Nino. Tuy nhiên, giá bột cá hiện tại vẫn cao hơn 1.400 CNY/tấn so với cùng kỳ năm ngoái, và 3.900 tấn so với mức giá cùng kỳ năm 2022. Giá dầu cá thức ăn chăn nuôi của Peru giảm nhẹ từ 7.000 USD/tấn trong tháng 2/2024 xuống 6.970 USD/tấn vào tháng 3/2024 nhưng vẫn gấp 4 lần mức giá cùng kỳ năm 2021.
Nhật Bản
Hiệp hội Nghề cá Hokkaido cho biết, sản lượng sò điệp cập cảng trong năm tài khóa 2023 (tháng 4/2023 - 4/2024) giảm 30% so với cùng kỳ, xấp xỉ 406.700 tấn. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Nhật Bản chứng kiến sản lượng sò điệp sụt giảm, mặc dù vẫn cao hơn mức 400.000 tấn của năm tài khóa 2020. Tuy vậy, giá sò điệp nguyên liệu cũng giảm 20%, chủ yếu do tác động bởi lệnh cấm nhập khẩu của Trung Quốc từ tháng 8/2023. Theo đại diện Hiệp hội Nghề cá Hokkaido, xuất khẩu sò điệp Nhật Bản bị đình trệ sau khi thị trường xuất khẩu chủ lực là Trung Quốc đóng cửa, do đó, giá sò điệp nguyên liệu cũng giảm theo. Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ sò điệp cũng khá ảm đạm. Sau lệnh cấm của Trung Quốc, nhu cầu nhập khẩu sò điệp nguyên liệu vịnh Funka giảm xuống mức thấp kỷ lục, làm gia tăng áp lực giảm giá sò điệp, trong đó giá sò điệp đông lạnh đã chạm đáy.
Nga
Tiếp tục tăng xuất khẩu cua sang châu Á
Hiệp hội Chủ tàu Đánh cá Nga (ASRF) cho biết, xuất khẩu cua của nước này đã tăng 18,7% trong năm 2023 nhờ kịp thời chuyển hướng
sang thị trường châu Á với khối lượng lên tới 85.600 tấn. Theo dữ liệu của Hải quan Nga, khối lượng xuất khẩu cua từ Nga sang khu vực châu Á Thái Bình Dương giai đoạn 2021 - 2023 đã tăng 2,1 lần. Năm 2023, các nước châu Á - Thái Bình Dương hấp thụ 98% tổng lượng xuất khẩu cua từ Nga, trong khi năm 2021, con số này chỉ là 54%. Trung Quốc vẫn dẫn đầu về nhập khẩu cua Nga với khối lượng 40.900 tấn, chiếm một nửa tổng khối lượng cua xuất khẩu của Nga. Trong hơn hai năm, lượng cua Nga sang Trung Quốc đã tăng 2,5 lần. Lãnh đạo ngành nông nghiệp Nga cho hay, lệnh cấm của Mỹ đối với hải sản Nga là đòn giáng ngược trở lại thị trường cua Mỹ. Theo ASRF, thị trường Mỹ đang chật vật tìm kiếm nguồn cung cua biển bởi lượng nhập khẩu cua vào thị trường này trong năm 2023 giảm 17% so với năm 2021.
50 thuysanvietnam.com.vn | GIAO THƯƠNG THỊ TRƯỜNG
điệp
Giá sò
nguyên liệu giảm 20%
Thái Lan
Giá TTCT nguyên liệu tiếp tục giảm
Trong tuần 20 (13 - 19/5), giá TTCT HOSO tại cổng trại Thái Lan đồng loạt giảm 2,5 - 5,0 THB/kg đối với tất cả các cỡ, theo thông tin tổng hợp từ chợ hải sản Talay Thai. Cụ thể, TTCT các cỡ 60, 70 và 80 có giá bán lần lượt 125 THB/kg (3,43 USD/kg); 115,50 THB/kg (3,23 USD/kg) và 107,50 THB/kg (2,95 USD/kg). Tuy nhiên, giá TTCT nguyên liệu của Thái Lan vẫn thấp hơn sản phẩm cùng loại của Việt Nam và Indonesia, cũng là 2 quốc gia có giá tôm cao thứ hai và thứ ba thế giới, sau Trung Quốc. Trong tuần 18, giá TTCT Việt Nam và Indonesia có mức trung bình lần lượt là 4,18 USD/kg và 4,10 USD/kg. Thấp hơn Thái Lan, giá TTCT nguyên liệu của Ấn Độ chỉ 3,24 USD/kg với cỡ 60 trong tuần 20; trong khi giá TTCT Ecuador cỡ 50/60 và 60/70 lần lượt là 3,15 USD/kg và 2,27 USD/kg.
Na Uy
Giá cá hồi nuôi giảm nhẹ giữa mùa nghỉ lễ Giá cá hồi nuôi giao ngay của Na Uy giảm nhẹ trong tuần 21 (20 - 25/5), đúng thời điểm nghỉ lễ Quốc khánh. Hiện, cá hồi cỡ 4 - 5s có giá 120 NOK/kg (11,23 USD/kg), giảm so với mức 125 NOK/kg của tuần trước. Nhiều người mua hàng vẫn chờ đợi giá cá tiếp tục giảm thêm. Khối lượng xuất khẩu cá hồi tươi, bỏ đầu và ruột (HOG) của Na Uy trong 5 tuần qua đã giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái, còn 18.331 tấn. Theo Urner Barry, giá xuất khẩu cá hồi fillet trim D của Chile sang Miami, Mỹ vẫn ổn định so với tuần trước ở các mức 6,05 - 6,20 USD/kg với cỡ 2 - 3 pound; 6,25 - 6,40 USD/kg với cỡ 3 - 4 pound; và 6,35 - 6,50 USD/kg với cỡ 4 - 5 pound. Trong khi đó, giá cá hồi cỡ trung bình của Scotland trong tuần 21 vẫn duy trì mức cao 10,50 bảng Anh/kg.
Ecuador
Giá tôm vẫn ổn định dù xuất khẩu sang Trung Quốc giảm
Giá tôm HOSO tại cổng trại trong tuần 20 (13 - 19/5) vẫn ổn định quanh các mức 1,9 - 4 USD/kg tùy cỡ, không thay đổi so với mức giá đầu tháng 4. Diễn biến này hoàn toàn trái ngược với dự đoán của nhiều hãng xuất khẩu tôm tại Ecuador bởi lượng hàng xuất khẩu sang thị trường chính Trung Quốc giảm mạnh do vướng lệnh cấm tạm thời từ phía Hải quan Trung Quốc. Được biết, lệnh cấm này có hiệu lực từ tháng 2/2024 đã khiến xuất khẩu tôm từ Ecuador trong quý I/2024 sang Trung Quốc giảm 27% khối lượng và 43% giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Cục Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA) đã nỗ lực hành động nhưng tới nay lệnh cấm liên quan đến dư chất sulfite vẫn chưa được gỡ bỏ. Kết quả, thị phần tôm Ecuador tại Trung Quốc giảm từ 64% trong quý I/2023 xuống còn 50% vào quý I/2024.
Tuấn
Minh (Tổng hợp)
06.2024 51 GIAO THƯƠNG THỊ TRƯỜNG |
ỨNG DỤNG
CÁC GIẢI PHÁP BỀN VỮNG
HƠN TRONG NTTS
PHẦN
1: SẢN PHẨM XỬ LÝ NƯỚC
Sản phẩm AOcare 3D của Skretting được khách hàng tin dùng
Với sứ mệnh “Nuôi dưỡng tương lai”, Skretting đã góp thần
thúc đẩy sự thay đổi tích cực trong ngành NTTS và đóng
góp nguồn thực phẩm bền vững cho tương lai. Nhận thức
được vai trò quan trọng của ngành đối với an ninh lương
thực toàn cầu và sự bền vững môi trường, Skretting tự hào là nhà cung cấp các giải pháp dinh dưỡng hàng đầu trong
lĩnh vực sản xuất thức ăn thủy sản.
Skretting tự hào là một trong những công ty tiên phong trong nghiên cứu và đổi mới để phát triển các giải pháp tiên tiến cho thức ăn thủy sản nhằm giải quyết những thách thức và thúc đẩy cơ hội mới trong NTTS bền vững. Điều này không chỉ bao gồm việc tìm kiếm và sử dụng các nguồn nguyên liệu mới, chất phụ gia chức năng và công nghệ thức ăn nhằm cải thiện hiệu suất, sức khỏe và khả năng tương thích với môi trường của vật nuôi trong hệ thống NTTS mà còn tìm ra giải pháp cải thiện thực hành quản lý có trách nhiệm và tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên.
Một trong những khía cạnh chính của NTTS bền vững là hướng tới thực hành quản lý có trách nhiệm, giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh để nâng cao sức khỏe và phúc lợi cho vật nuôi, đồng thời giảm nguy cơ kháng thuốc kháng sinh (AMR), ô nhiễm môi trường và các mối lo ngại về an toàn thực phẩm. Tầm quan trọng của NTTS bền vững là đảm bảo việc duy trì các tiêu chuẩn về chất lượng nước nhằm hỗ trợ sức khỏe và sự phát triển của vật nuôi và giảm thiểu tác động đến môi trường. Tôm, cá có đời sống phụ thuộc hoàn toàn vào môi trường nước, bao gồm hô hấp, tiêu thụ thức ăn, sinh sản và phát triển. Chất lượng nước được cho là yếu tố quan trọng nhất trong NTTS và đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sự thành công hay thất bại của vụ nuôi.
Chất lượng nước kém có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của sinh vật dưới nước, khiến cho vật nuôi dễ mắc bệnh và dễ dàng lây nhiễm mầm bệnh hơn. Quản lý mầm bệnh trong hệ thống nuôi là điều cần thiết để ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát, nâng cao sức khỏe và phúc lợi cho vật nuôi và đảm bảo tính bền vững của hoạt động NTTS. Mặt khác, chất lượng của nền đáy ao cũng là một khía cạnh quan trọng trong hoạt động NTTS vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước, sự phù hợp với môi trường sống và sức khỏe tổng thể của hệ sinh thái. Việc vệ sinh (khử trùng) đóng vai trò quan trọng trong việc duy
trì chất lượng nước và chất lượng đáy ao, giúp ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát trong hệ thống NTTS. Khử trùng được
thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau, hiện nay, các chất khử trùng được sử dụng phổ biến nhất trong NTTS ở châu Á, bao gồm các hợp chất gốc clo, hợp chất gốc iôt và hợp chất amoni bậc bốn.
Mặc dù, các chất khử trùng này có thể tiêu diệt được vi khuẩn, virus nấm và các vi sinh vật khác một cách hiệu quả, nhưng việc sử dụng nó có thể gây bất lợi cho sinh vật dưới nước và môi trường, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái.
Tính ổn định của các hoạt chất và khả năng duy trì hiệu quả khử trùng theo thời gian trong các điều kiện môi trường khác nhau đóng vai trò quan trọng và cần được xem xét kỹ lưỡng. Ngoài ra, hiểu được tính ổn định của các chất khử trùng khác nhau là rất cần thiết nhằm giúp xác định liều lượng, thời gian tiếp xúc và điều kiện bảo quản thích hợp, từ đó đảm bảo rằng chất khử trùng thực sự hiệu quả.
Nếu chúng ta lấy chlorine hoặc các hợp chất gốc chlorine làm ví dụ, một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ ổn định của nó. Độ ổn định của chlorine sẽ bị ảnh hưởng mạnh bởi pH trong nước. Các hợp chất chlorine có độ ổn định và có hiệu quả khử trùng mạnh khi độ pH nằm trong phạm vi tối ưu, thường là từ 6,5 - 7,5. Ngoài phạm vi này, chlorine có thể trải qua nhiều phản ứng hóa học làm giảm hiệu quả khử trùng hoặc tạo thành các chất ít hoạt động hơn như axit hypochlorous (HOCl) và ion hypochlorite (OCl-). Mặt khác, nhiệt độ cũng có thể ảnh hưởng đến tính ổn định và khả năng phản ứng của các hợp chất chlorine trong nước. Nhiệt độ cao sẽ làm tăng tốc các phản ứng hóa học, dẫn đến phân hủy chlorine nhanh hơn và giảm hiệu quả khử trùng. Sự hiện diện của các chất hữu cơ từ thức ăn dư thừa, từ chất thải của tôm, cá hay từ tảo cũng có thể ảnh hưởng đến tính ổn định và hiệu quả của chlorine. Các chất hữu cơ này có thể phản ứng với các hợp chất chlorine để tạo thành cloramin, là chất khử trùng kém hiệu quả hơn chlorine tự do. Ở mức độ chất hữu cơ cao hơn có thể yêu cầu liều lượng chlorine cao hơn hoặc các bước xử lý bổ sung để duy trì hiệu quả khử trùng. Các hợp chất chlorine rất nhạy cảm với ánh sáng mặt trời (tia UV), có thể gây ra sự phân hủy quang học và làm mất hiệu quả khử trùng. Tia UV phân hủy các hợp chất chlorine thành những chất kém hoạt động hơn, làm giảm hiệu quả diệt vi khuẩn của chúng. Vì vậy, việc sử dụng chất khử trùng mới có thể thúc đẩy các hoạt động NTTS bền vững hơn, giảm thiểu tác động đến môi trường, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và cải thiện khả năng tồn tại lâu dài của hệ thống nuôi thủy sản là điều hết sức cần thiết.
Kali monopersulfate là thành phần hoạt chất chính trong
AOcare 3D, là một trong những sản phẩm có thể đóng góp tích cực cho hoạt động NTTS bền vững khi nó được sử dụng đúng quy trình thông qua việc kết hợp với nhiều biện pháp quản lý khác nhau
AOcare 3D là một chất oxy hóa mạnh với đặc tính khử trùng mạnh cho ao nuôi, giúp kiểm soát nhiều loại mầm bệnh, bao gồm vi khuẩn, virus và ký sinh trùng một cách hiệu quả. Chính vì vậy giúp duy trì và cải thiện sức khỏe của đối tượng nuôi
trong nước và giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Bằng cách kiểm soát hiệu quả mầm bệnh trong hệ thống NTTS, AOcare 3D có thể giúp giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh, từ đó giảm thiểu nguy cơ kháng kháng sinh và các tác động tiêu cực liên quan đến sức khỏe con người và động vật thủy sản. AOcare 3D có thể giúp cải thiện chất lượng nước bằng cách oxy hóa chất hữu cơ và các hợp chất có hại như amoniac và nitrit. Điều này có thể nâng cao chất lượng nước, thúc đẩy sức khỏe và phúc lợi cho đối tượng thủy sản
Skretting luôn
đồng hành cùng
bà con nuôi tôm và cá
Ngoài ra, AOcare 3D còn có hoạt tính diệt khuẩn mạnh và có thể được sử dụng để kiểm soát sự phát triển của tảo trong ao và trong bể nuôi. Tảo nở hoa có thể làm cạn kiệt lượng oxy, làm giảm độ trong của nước và gây nên sự bất lợi trong quá trình nuôi.
Không giống như một số chất khử trùng khác trên thị trường, AOcare 3D phân hủy tương đối nhanh trong nước và không để lại các sản phẩm phụ hoặc dư lượng clo có hại gây
tích tụ trong môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi và con người. Điều này có nghĩa là khả năng tồn lưu và
tích lũy sinh học của nó sẽ thấp hơn so với một số chất khử
trùng khác, chính vì thế làm giảm hoặc không gây tác động
đến các hệ sinh thái xung quanh.
Cuối cùng, AOcare 3D cũng là một sản phẩm thiết yếu để
duy trì an toàn sinh học tại trại nuôi. Nhờ vào khả năng tiêu
diệt mầm bệnh, vệ sinh hiệu quả thiết bị, dụng cụ và phương
tiện tại trại nuôi, AOcare 3D giúp giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh và cải thiện sức khỏe cũng như năng suất tổng thể của các sinh vật dưới nước.
Joao Sandao (Trinh Trương lược dịch)
06.2024 53 THÔNG TIN DOANH NGHIỆP |
GẶP GỠ
CHỦ TRẠI TÔM 17 VỤ
THẮNG LỢI LIÊN TỤC
TẠI THANH HÓA
Với bộ giải pháp hoàn chỉnh từ thức ăn, tôm giống, mô hình; suốt nhiều năm qua
C.P. Việt Nam đã đồng hành cùng khách hàng trên khắp mọi miền đất nước chinh
phục hàng loạt vụ mùa thành công. Ngày hôm nay kính mời Quý khách hàng đến với
câu chuyện của anh Trương Đình Uy tại
tỉnh Thanh Hóa, với kết quả thành công 17
vụ liên tiếp với quy mô 18 ao nuôi.
Điều kiện khắc nghiệt
Thuộc khu vực phía Bắc, vùng nuôi tôm tỉnh Thanh Hóa được biết đến là nơi có điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Từ cái nóng gay gắt của mùa hè đến tình hình mưa bão khắc nghiệt của tháng 7 đến tháng 10 dương lịch, sau đó là mùa đông kéo dài suốt 3 tháng. Điều kiện thời tiết nắng gắt, mưa lâu, lạnh sâu thường khiến tôm chậm lớn, dễ nhiễm bệnh làm cho việc nuôi tôm thật khó diễn ra thuận lợi.
Hạn chế nhiều, nhưng khách hàng của C.P. Việt Nam (anh Trương Đình Uy) vẫn thiết lập thành công cột mốc trúng tôm 17 vụ liên tiếp. Canh tác
hiệu quả tất cả các vụ trong năm, kể cả mùa đông khắc nghiệt và cả trong
điều kiện dịch bệnh hoành hành cũng không thể cản bước.
Giải pháp vượt khó
Theo ghi nhận thực tế, bí quyết thành công của anh đến từ một bộ giải pháp duy nhất được áp dụng trong suốt nhiều năm qua. Bước ngoặt quan trọng đầu tiên có thể
đầu tư theo mô hình CPF-Combine House, với hệ thống 18 ao nuôi khép kín có mái che giúp giảm được ảnh hưởng từ thời tiết và môi trường, tạo điều kiện cho tôm phát triển khỏe mạnh quanh năm. Với mô hình này, vụ đông còn là sân chơi giúp anh thu lợi nhuận cao hơn nhờ giá tôm hấp dẫn hơn. Tiêu biểu là vụ đầu năm mới, anh đạt 19,8 tấn tôm kích cỡ 38 con/kg bán được giá trung bình 195.000 đồng/kg.
Thứ hai cũng là nhân tố quan trọng nhất, đó chính là con tôm giống C.P. Việt Nam. Với sức chống chịu mạnh, khả năng rút size nhanh, vừa giúp anh tối ưu được chi phí vừa giảm rủi ro dịch bệnh. Hiện tại các khu nuôi được anh chăm sóc có từ tôm 70 ngày, size 65 con/kg, đến tôm 80 ngày, size 58 con/kg. Một tốc độ lớn khá lý tưởng trong điều kiện thời tiết khu vực phía Bắc. Bí quyết thứ ba trong bộ giải pháp chính là các sản phẩm thức ăn chất lượng cao từ C.P. Việt Nam, với giai đoạn tôm ương là sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt Super Shrimp, sau đó là thức ăn Star Feed, thức ăn thúc tôm
kể đến đó
là việc
đổi
chính
chuyển
Anh Uy thăm tôm cùng lãnh đạo C.P. Việt Nam Ảnh: C.P.
Goal Pro giúp tôm tối ưu hết tiềm năng phát triển trong mọi giai đoạn nuôi. Ngoài ra sự hỗ trợ đồng hành của đội ngũ nhân viên C.P. trong suốt quá trình, việc áp dụng quy trình xử lý
nước, quy trình nuôi hiệu quả từ Công ty là nhân tố còn lại mang đến hiệu quả tối đa
Hướng đi bền vững
Có thể thấy trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt sự kết hợp từ tôm giống có sức đề kháng mạnh, khả năng nuôi kích cỡ lớn, đến mô hình nuôi an toàn, hiệu quả cùng các sản phẩm thức ăn chất lượng cao của C.P.
Việt Nam chính là bộ giải pháp hoàn hảo mang đến sự thành công cho anh Trương Đình Uy. Thành tích của anh Uy còn là điểm sáng, tấm gương tiêu biểu trong việc vượt khó khai thác tiềm năng phát triển của nghề tôm khu vực phía Bắc.
06.2024 55 THÔNG TIN DOANH NGHIỆP |
C.P. Hệ thống 18 ao nuôi, được anh đầu tư theo mô hình CPF-Combine House
phá tốc độ lớn - Đột phá sức chống chịu - Tỷ lệ sống cao Thành công của anh Uy không thiếu sự đồng hành, hỗ trợ của đội ngũ nhân viên C.P. Anh Trương Đình Uy (ở giữa cùng bao thức ăn Goal Pro) hài lòng với bộ giải pháp tôm giống, thức ăn và mô hình C.P. Việt Nam
Tôm giống CPF-Turbo G20:
Đột
Bắc
Ngày 21/5/2024 đánh dấu
mốc vô cùng trọng đại với
Tập đoàn Thăng Long khi
nhà máy mới của Tập đoàn
tại Khu công nghiệp Cộng
Hòa, TP Chí Linh, tỉnh Hải
Dương chính thức đi vào
hoạt động. Sự kiện minh
chứng cho bước phát triển
lớn mạnh của Thăng Long
với việc mở rộng thị trường
thức ăn thủy sản và con
giống tại khu vực miền Bắc.
Tham dự lễ khánh thành có sự hiện diện của ông Nguyễn Văn Huỳnh, Phó Chủ tịch UBND TP Chí Linh; ông Nguyễn Danh Tú, Phó Trưởng ban Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương; ông Trần Công Khôi; Trưởng phòng Giống và Thức ăn thủy sản - Cục Thủy sản; ông Lê Văn Yên, Phó Giám đốc Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm, Kiểm định NTTS; đại diện các sở ban ngành địa phương; các đại lý; người nuôi và các đối tác là ngân hàng; nhà cung ứng, các đại lý đến từ Malaysia, Thái Lan, Lào cùng Ban lãnh đạo, đông đảo nhân viên Tập đoàn Thăng Long. Phát biểu mở đầu buổi lễ, ông Chuang Jie Cheng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thăng Long gửi lời cảm ơn chân thành đến Chính phủ Việt Nam cùng các quan khách đã luôn ủng hộ, hỗ trợ Tập đoàn suốt những năm qua, giúp Tập đoàn Thăng Long ngày càng lớn mạnh và không ngừng mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Đặc biệt lãnh đạo, các ban ngành tỉnh Hải Dương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Thăng Long trong việc triển khai, sớm đưa nhà máy thức ăn thủy sản mới chính thức đi vào hoạt động. Sự kiện lần này cũng mở ra những trang phát triển mới đầy ấn tượng của Tập đoàn Thăng Long.
Khi nhà máy mới vận hành sẽ nâng số dây chuyền sản xuất của Tập đoàn tăng lên với 13 dây chuyền sản xuất thức ăn cho tôm, 9 dây chuyền sản xuất thức ăn cho cá với tổng công suất có thể đạt 700 nghìn tấn/năm. Hơn thế, thị trường tiêu thụ từ Việt Nam đã được mở rộng sang Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan, Lào và các nước quốc gia khác. Năm 2024 dự kiến tổng sản lượng thức ăn tôm và cá tiêu thụ trong và ngoài nước của Tập đoàn Thăng Long sẽ là 650.000 tấn với 1,5 tỷ con tôm giống, doanh thu chế phẩm sinh học khoảng 150 tỷ đồng với tổng doanh thu ước đạt 720 triệu USD.
Phát biểu chúc mừng tại lễ khánh thành, ông Nguyễn Văn Huỳnh, Phó chủ tịch UBND TP Chí Linh chúc mừng và hoan nghênh Tập đoàn Thăng Long đã sớm đưa nhà máy đi vào hoạt động và chọn đầu tư tại tỉnh Hải Dương, đồng thời bày tỏ sẽ đồng hành cùng nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án, kịp thời giải quyết các phát sinh khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao trong tương lai. Tham dự buổi lễ, ông Trần Công Khôi, Trưởng phòng Giống
56 thuysanvietnam.com.vn
và Thức ăn thủy sản - Cục Thủy sản, chúc mừng cho sự phát triển vượt trội của
Tập đoàn Thăng Long khánh thành nhà máy thức ăn thủy sản đầu tiên tại miền
| THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
Bản đồ Tập đoàn Thăng Long xuất khẩu thức ăn thủy sản toàn cầu
Tập đoàn Thăng Long. Đặc biệt, Tập đoàn Thăng
Long đã có nhiều hoạt động tích cực trong việc phát triển chuỗi NTTS từ con giống TTCT, tôm sú và các mô hình nuôi ao bạt công nghệ cao và ao đáy đất bạt bờ, nhiều chuỗi dây chuyền sản xuất
tôm giống, thức ăn, nuôi trồng và chế biến xuất khẩu hiện đại. Qua đó đã góp phần đưa ngành thủy sản nước nhà vươn tầm thế giới và mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi.
Chia sẻ niềm vui cùng Tập đoàn Thăng Long, ông Nguyễn Duy Huy đại diện cho các đại lý phát biểu chúc mừng khánh thành nhà máy mới tại tỉnh Hải Dương. Ông Huy bày tỏ, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Tập đoàn đã tạo ra nhiều lợi ích và kiến tạo giá trị cho khách hàng. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và nhiệt huyết luôn nhiệt tình hỗ trợ các khu vực đại lý, khách hàng. Nhờ vậy trong vòng chưa đầy 6 năm, Thăng
Long đã trở thành thương hiệu thức ăn NTTS hàng đầu tại miền Bắc. Việc nhà máy thức ăn thủy sản Thăng Long tại Hải Dương chính thức được đưa vào sản xuất sẽ giúp cho các đại lý trong toàn khu vực yên tâm, không phải lo lắng tình trạng thiếu hụt hàng hóa.
Trước đó, vào ngày 12/10/2023, với sự tham gia của các đơn vị liên quan, lễ cất nóc của dự án nhà máy thức ăn thủy sản Thăng Long Hải Dương đã diễn ra tại Khu công nghiệp Cộng Hòa, TP Chí Linh. Dự án do Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh vật Thăng Long Hải Dương đầu tư. Nhà máy được xây
dựng trên diện tích 52.000 m², bao gồm nhiều hạng mục quan trọng như kho nguyên liệu, kho thành phẩm, kho bao bì, tòa nhà văn phòng, bãi giữ xe và hạ tầng cho nhà máy sản xuất. Đây là một trong nhữ ng nhà máy sản xuất thứ c ăn trọng điểm khu v ự c B ắc b ộ.
Thăng Long luôn tập trung vào giá trị cốt lõi là Tập đoàn sản xuất và cung cấp con giống giống TTCT, tôm sú, giống cá điêu hồng, cá rô phi, cá lóc chất lượng, kết hợp đẩy mạnh những sản phẩm chế phẩm sinh học hữu hiệu và phương pháp nuôi trồng hiệu quả, kiên trì “phục vụ kinh doanh” với niềm tin sẽ giúp nâng cao tỷ lệ sống, gia tăng tốc độ tăng trưởng và giảm thấp mức độ rủi ro cho người nuôi, không ngừng hướng tới mục tiêu “ Đồng hành cùng Thăng Long, vụ mùa sẽ thành công ”.
Hiện nay, Tập đoàn Thăng Long đầu tư 5 nhà máy thức ăn ở Việt Nam, trước đó là các nhà máy tại Long
An, Khánh Hòa, Vĩnh Long và nay là tại Hải Dương; 2 trại sản xuất tôm giống tại Ninh Thuận với công suất 3 tỷ con giống/năm; 1 trại sản xuất giống cá rô phi, cá điêu hồng tại tỉnh Sóc Trăng với công suất 200 triệu cá giống/năm.
Bài: Thùy Khánh
Ảnh: Yoda Tseng - Tập đoàn Thăng Long
06.2024 57
Lễ cúng khánh thành nhà máy mới
Khách mời tham quan nhà máy mới tại Hải Dương
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP |
MÔ HÌNH ƯƠNG VÈO VÀ NUÔI TÔM THEO QUY TRÌNH
Phòng bệnh
90 ngày của
Vinhthinh Biostadt
Ương vèo mật độ cao theo quy trình Vinhthinh Biostadt
Nghề nuôi tôm gặp khó suốt mấy
năm qua, thấu hiểu và mong muốn
đồng hành với người nuôi tôm, Vinhthinh Biostadt đã dày công
nghiên cứu, thử nghiệm và chuyển giao “Mô hình ương vèo mật độ cao và nuôi tôm theo quy trình phòng bệnh 90 ngày” và đạt được những kết quả rất thành công.
Tiếng nói từ khách hàng
Đây là vụ nuôi thành công thứ 2 của ông Bùi Đức Biền, xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang khi áp dụng quy trình ương vèo và nuôi theo quy trình phòng bệnh 90 ngày do Vinhthinh Biostadt chuyển giao. Sau thời gian nuôi 102 ngày, ông thu hoạch được 8 tấn, kích cỡ tôm từ 23 - 25 con/kg, giá bán tôm ôxy 180.000 đồng/kg, lợi nhuận ước tính khoảng 600 - 700 triệu đồng. Ông Biền nhận xét: “Tôi thả tôm giống của Vinhthinh Biostadt và áp dụng quy trình nuôi phòng bệnh 90 ngày của Công ty, sử dụng các sản phẩm vi sinh để quản lý môi trường nước, các sản phẩm dinh dưỡng
để nâng cao sức đề kháng cho tôm, đặc biệt là dùng suốt vụ nuôi sản phẩm Esomax, một hoạt
chất tinh dầu kháng sinh nên 2 vụ vừa rồi tôi đã rất thành công, tới đây tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng Vinhthinh Biostadt, thả tôm giống và áp dụng quy trình này”. Vừa mới có được thành công ở vụ nuôi đầu năm 2024 với tổng sản lượng tôm thu hoạch lên đến 12 tấn, cỡ tôm 38 - 40 con/kg chỉ với 2 ao bạt (1.500 m2 /ao), anh Mộng, khách hàng ở huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau, không giấu niềm vui: “Vụ vừa rồi tôi thả 550.000 PL Vinhthinh Biostadt, tính ra mật độ 180 con/m2, mà thu
hoạch được tới 12 tấn, xem như khá thành công. Điều làm tôi yên tâm nhất khi thực hiện quy trình nuôi này thì Công ty luôn có bộ phận nhân sự kỹ thuật, hỗ trợ tư vấn 24/24, dù vụ nuôi năm nay gặp nắng nóng gay gắt, lại thêm một số dịch bệnh mới xuất hiện nhưng ao tôm của tôi vẫn an toàn cho đến khi thu hoạch”. Thực hiện theo quy trình phòng bệnh 90 ngày trên ao đất, nay tôm được hơn 2 tháng tuổi, mặc dù chưa kết thúc vụ nuôi nhưng anh Cường, tại khu vực Sóc Trăng cho biết: “Tôi thả tôm giống của Vinhthinh Biostadt, được hơn 66 ngày nuôi, thấy tôm lớn nhanh, đạt đầu con. Nhờ áp dụng quy trình phòng bệnh và tham gia tích lũy điểm thưởng, đổi quà trên APP VTB GROUP và được tặng thêm sản phẩm trong quá trình nuôi nên tôi ước tính có thể giảm được hơn 20% giá thành chi phí thuốc cho 1 kg tôm trong vụ nuôi này”.
Hiệu quả và gần dân
Theo ThS Huỳnh Hàn Châu, Giám đốc kỹ thuật Phòng nuôi công nghệ cao của Vinhthinh Biostadt, mục đích của mô hình và quy trình nuôi phòng bệnh 90 ngày trên nhằm giúp người nuôi phòng bệnh gan tụy, EMS, phân trắng và EHP từ sớm. Thứ hai là quản lý tốt các yếu
58 thuysanvietnam.com.vn | THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
tố
môi trường, khí độc trong mức cho phép và thân thiện với môi trường thông qua việc sử dụng quy trình vi sinh từ đầu. Thứ ba là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, do không sử dụng kháng sinh trong quy trình.
Cũng theo chia sẻ của ông Châu, khi đưa ra mô hình và quy trình trên, Công ty muốn hướng đến mục tiêu phát huy ưu điểm tôm giống tăng trưởng nhanh, đề kháng mạnh của Vinhthinh Biostadt để nuôi về size 35 con/kg sau 90 ngày, với tỷ lệ sống trên 80%. Mục tiêu thứ hai là giúp người nuôi có quy trình rõ ràng ngay từ đầu, từ đó giúp kiểm soát chi phí thuốc tốt nhất, tạo nên giá thành thấp nhất cho 1 kg tôm, hạn chế được rủi ro về giá. Mục tiêu thứ ba là mô hình dễ làm, dễ áp dụng, hiệu quả và “gần dân”.
Tạo khác biệt mang tính chiến lược
“Hiện nay, có khá nhiều mô hình, quy trình nuôi tôm được các doanh nghiệp, nhà khoa học chuyển giao, vậy đâu là sự khác biệt của quy trình trên với các quy trình hiện có”? Về vấn đề này, ông Châu cho biết: “Đó là quan điểm phòng bệnh tổng hợp, phòng từ xa được Vinhthinh
Biostadt đặt lên hàng đầu, kiểm soát chặt chẽ môi trường và vi khuẩn Vibrio trong nước, trong tôm bằng các sản phẩm chất lượng, chuyên biệt, mang thương hiệu quốc tế mà Công ty đã cung cấp trên thị trường suốt gần 25 năm qua. Thứ hai, đây là mô hình ít thay nước, kiểm soát khí độc hiệu quả bằng các sản phẩm vi sinh chất lượng cao, hạn chế được sự xâm nhập của mầm bệnh từ bên ngoài. Sự khác biệt thứ ba rất có ý nghĩa là chi phí đầu tư mới không đáng kể do không cần cải tạo hệ thống nhiều, người dân dễ làm, dễ thực hiện”.
Một quy trình phòng bệnh, nhiều mô hình phù hợp
Với mục tiêu dễ làm, dễ áp dụng, hiệu quả và “gần dân”, Vinhthinh Biostadt đã đưa ra 3 mô hình nuôi phù hợp và hiệu quả theo từng điều kiện thực tế của người nuôi. Cụ thể:
Mô hình 1 “Vèo ao bạt - trung gian ao bạtnuôi ao bạt”: Được thực hiện như sau:
- Giai đoạn 1: Ương vèo Raceway ở bể có diện tích 200 m3, lượng tôm thả 300.000 PL, sau thời gian ương 20 - 25 ngày.
- Giai đoạn 2: Tôm san ra ao bạt trung gian có diện tích 1.000 m2, sau thời gian nuôi 30 - 35 ngày, trọng lượng tôm khoảng 80 - 100 con/kg. - Giai đoạn 3: Tôm tiếp tục đươc san ra ao bạt khác, với mô hình này tỷ lệ thành công gần
Sang tôm từ bể ương vèo sang giai đoạn 2
Sang tôm từ giai đoạn 2 sang giai đoạn 3
Khách hàng đổi quà trên App VTB GROUP khi sử dụng và quét mã sản phẩm
Khách hàng thu hoạch size 26 con/kg, áp dụng 100% sản phẩm theo quy trình phòng bệnh 90 ngày của Vinhthinh Biostadt
90%, áp dụng cho khách hàng đầu tư tốt, chi phí cao hơn quy trình ao bạt trung gian ao đất. Mô hình 2 “Vèo ao bạt - trung gian ao bạt - nuôi ao đất”: Ở mô hình này, giai đoạn ương vèo và trung gian được thực hiện tương tự như mô hình 1. Đến giai đoạn 3 thì tôm được san ra ao đất để nuôi về size lớn, giảm chi phí sản xuất đáng kể ở giai đoạn này. Kết quả thực tế cho thấy, kết thúc giai đoạn 3, tỷ lệ thành công của mô hình trên gần 80%. Điều lưu ý của mô hình này là giai đoạn 3 bà con nên thả nuôi với mật độ vừa phải, từ 80 - 100 con/m2.
Mô hình 3 “Vèo ao bạt - trung gian ao đất - nuôi ao đất”: Đây là mô hình dành cho khách hàng có điều kiện tài chính không lớn, diện tích ao đất nhiều và phần lớn bà con nuôi tôm đang ở mô hình này. Qua kết quả chuyển giao mô hình này ở các khách hàng của Vinhthinh Biostadt cho thấy tỷ lệ thành công là trên gần 70%, riêng mùa nắng tỷ lệ thành công của mô hình sẽ cao hơn so với mùa mưa.
Vĩnh Thịnh
06.2024 59 THÔNG TIN DOANH NGHIỆP |
Ứng dụng công nghệ mới nâng cao
trong NTTS
Sáng ngày 16/5, Hội thảo về Dinh
dưỡng thức ăn Thủy sản do Hội
đồng xuất khẩu đậu tương Hoa
Kỳ (USSEC) kết hợp với Khoa thủy
sản - Đại học Nông nghiệp Việt
Nam tổ chức tại Học viện Nông
nghiệp Việt Nam.
Hội thảo được chủ trì bởi Giáo sư Kim
Văn Vạn, Trưởng khoa Thuỷ sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cùng Giáo sư Dominique P. Bureau, Giám đốc khoa học Wittaya Aqua International. Với sự tham gia của nhiều chuyên gia ngành thủy sản, lãnh đạo các hiệp hội, đại diện các công ty thức ăn thủy sản…
Phát biểu tại khai mạc hội thảo ông Kim
Văn Vạn cho biết: “Trong ngành NTTS hiện nay, thức ăn chiếm đến 70 - 80% tổng chi phí, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn, việc nghiên cứu áp dụng công nghệ giảm chi phí sản xuất mang ý nghĩa rất lớn giúp ngành NTTS phát triển bền vững”.
Đi sâu vào các ứng dụng của đậu tương trong dinh dưỡng thuỷ sản GS TS Dominique P. Bureau, Giám đốc khoa học Wittaya Aqua International, đã đưa ra những nghiên cứu về kiểm soát chất lượng trong thành phần thức ăn, áp dụng các công nghệ mới đạt các chỉ số mới để đưa vào dinh dưỡng thuỷ sản. Qua kinh nghiệm và phân tích trong phòng thí nghiệm nhiều năm của ông rất nhiều kiến
thức về Protein, Amino Axit, Lipid… trong đậu tương được ứng dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi nói chung và thức ăn thuỷ sản nói riêng đã đem lại những tác động cho sự phát triển trong NTTS.
“Đậu nành được sử dụng trong NTTS bởi hàm lượng đạm cao, chiếm 36%, dầu 19%, chất xơ không hòa tan 19%, đường, 9%, 13% ẩm và 4% tro (khoáng). Bên cạnh đó, tác động đối với thiên nhiên khi trồng đậu nành là tương đối tốt, bởi nó giúp giảm xói mòn, giảm phát thải khí nhà kính 42%, tiết kiệm nước, ít sử dụng đất hơn…”, ông Bùi Ngọc Thanh, Tư vấn Kỹ thuật NTTS quốc gia của USSEC cho hay. Chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng như cung cấp năng lượng cho các quá trình khác nhau trong cơ thể; cung cấp các nguyên liệu thô cho sự tổng hợp các chất; đóng vai trò như là thành phần cấu trúc; điều chỉnh nhiệt độ cơ thể; hoạt động như coenzyme/cofactor. Bên cạnh các yếu tố về môi trường, di truyền, sức khỏe đàn gia súc, thì dinh dưỡng vật nuôi quyết định đến lợi nhuận khi chăn nuôi. Và cần quan tâm đến dinh dưỡng vật nuôi, vì
60 thuysanvietnam.com.vn
nó
dưỡng
dinh
| THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
Các đại biểu và khách mời chụp ảnh lưu niệm
Giáo sư Dominique P. Bureau, Giám đốc khoa học Wittaya Aqua International, trình bày các nghiên cứu chuyên sâu về đậu nành trong ứng dụng thức ăn thủy sản
Giáo sư Kim Văn Vạn, Trưởng khoa Thủy sản,
Hội thảo thu hút đông đảo các khách mời là nhiều chuyên gia ngành thủy sản, lãnh đạo các hiệp hội,
có thể ảnh hưởng đến đặc tính của sản phẩm chăn nuôi và ảnh hưởng đến việc mua hàng của người tiêu dùng.
Các phương pháp nghiên cứu mới giúp nâng cao giá trị dinh dưỡng trong thức ăn thuỷ sản, giúp tôm cá hấp thu thức ăn tốt đa, tối ưu hóa lợi nhuận, và đã được áp dụng trong thực tiễn.
Trong phiên thảo luận USSEC đã giải đáp các câu hỏi từ đại biểu tham dự, đến từ các công ty thức ăn, thuốc thủy sản về vấn đề dinh dưỡng, ứng dụng trong thủy sản… để nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững.
Nguyệt Nga - Thu Trang
Trong một cuộc Nghiên cứu chuyên sâu và kiểm soát hết sức nghiêm ngặt của USSEC năm 2020 đến năm 2022, khi con người không được ra ngoài vì covid nên tập trung toàn toàn lực để nghiên cứu và kiểm tra kỹ lưỡng về các loại chất dinh dưỡng trong 3 lọai đậu nành của Argentina, Brazil, Hoa Kỳ, thậm chí cả bột sắn và bột gạo cùng được phân tích chung vào… thì hàm lượng protein, lipid, năng lượng tổng của đậu tương được trồng ở Hoa kỳ luôn có giá trị tốt nhất, độ tin cậy cao nhất luôn luôn ở ngưỡng 0,001.
06.2024 61
đại diện các công ty thức ăn thủy sản…
Học viện
nghiệp
phát biểu Bảng
kiểm tra kỹ lưỡng về các loại chất dinh dưỡng
3 lọai đậu nành
Argentina, Brazil, Hoa Kỳ, và cả bột sắn và bột gạo năm 2020 - 2022 Ông
vấn
thuật NTTS quốc gia của USSEC THÔNG TIN DOANH NGHIỆP |
Nông
Việt Nam
Nghiên cứu và
trong
của
Bùi Ngọc Thanh, Tư
Kỹ
hiện tượng váng bọt khó tan
trong ao tôm
Trong điều kiện nước sạch, không nhớt, không có vật
chất lơ lửng, màng bọt sẽ nhanh chóng tan đi. Trường
hợp màng bọt lâu tan, tạo thành vệt dài sau guồng
quạt hoặc tập trung ở góc ao tạo thành váng bọt là do
nước có độ nhớt, môi trường nước nuôi đang xấu đi, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của tôm và
nghiêm trọng hơn có thể gây thiệt hại cho tôm nuôi.
Cách xử lý
- Ổn định mật độ tảo trong ao
bằng cách duy trì các chỉ tiêu pH, độ kiềm ổn định
- Quản lý chặt chẽ việc cho ăn, giảm lượng thức ăn dư thừa
- Loại bỏ chất thải bùn đáy ra
khỏi ao bằng cách thay nước, hút
bùn và xi phông đáy ao
- Gia cố kỹ bờ ao, ao nuôi phải
có độ sâu phù hợp
- Trường hợp nước đục, cần xác
định nước đục vô cơ hay hữu cơ
để có cách xử lý thích hợp, bằng
khuẩn có lợi Bacillus spp. có khả năng phân hủy bùn đáy và
Nguyên nhân
Tảo nở hoa: Trong điều kiện thuận lợi, các loài tảo độc phát triển mạnh, tảo nở hoa, sẽ sản sinh ra nhiều chất độc gây nhớt nước ao, tạo váng bọt khó tan.
Tảo chết (sụp tảo): Nếu pH nước không ổn định, độ kiềm thấp hoặc diệt tảo không đúng cách sẽ làm tảo chết đồng loạt, gây ô nhiễm nước ao nuôi tạo váng bọt khó tan.
Trong quá trình phân hủy yếm khí lớp bùn bã hữu cơ từ đáy ao nuôi đã làm sản sinh các khí độc như H2S, CH4, NH3, NO2… Khi lượng chất thải hữu cơ tích tụ đáy ao nhiều, quá trình phân giải yếm khí xảy ra mạnh, khí độc sẽ gia tăng hình thành váng bọt trong ao. Nước ao nuôi có pH cao và nhiệt độ cao khả năng gây độc cho tôm càng gia tăng.
Sự phát triển của các vi sinh vật dạng sợi khi xảy ra sự mất cân bằng dinh dưỡng. Các vi sinh vật này có khả năng sinh ra các hợp chất kỵ nước kết nối với bọt khí tạo váng bọt, đồng thời, khi chết đi, các vi sinh vật này sẽ phóng thích các chất bề mặt sinh học gây nhớt nước, sự hình thành váng bọt càng gia tăng.
Chất rắn lơ lửng làm nước bị nhớt, bị đục, lợn cợn dẫn đến sự hình thành váng bọt, có 2 nguyên nhân chính:
Nguyên nhân từ tự nhiên:
- Đất trên bờ ao bị rửa trôi vào
mùa mưa; các hạt keo đất sét lơ lửng không lắng tụ (vô cơ); sự
hoạt động mạnh mẽ của động vật thủy sản, vi sinh vật cũng có thể
làm đục nước ao nuôi, đặc biệt là
những ao nuôi mật độ cao.
Nguyên nhân từ con người:
- Sử dụng vôi kém chất lượng, nhiều tạp chất để khử chua, tăng
độ kiềm; ao nông hoặc sên vét ao không kỹ cũng làm nước bị
đục; lượng thức ăn dư thừa và chất thải tôm nhiều nhưng không
được xử lý.
Tác hại
- Là điều kiện thuận lợi để lây
truyền các bệnh trên tôm
- Tôm thiếu ôxy để hô hấp
- Tôm ăn kém, giảm ăn và bỏ ăn hàng loạt
- Tôm còi cọc, chậm lớn, dễ nhiễm bệnh, giảm năng suất
- Trong điều kiện nước đục, tôm giảm ăn, hạn chế sự phát triển các loài tảo có lợi, giảm ôxy hòa tan, cản trở hô hấp
cách lấy 1 lượng nước thích hợp
cho vào xô hoặc bình thủy tinh, để
yên sau 1 tuần, nếu nước vẫn đục
thì là do các hạt đất sét lơ lửng, nếu có lớp cặn lắng tụ ở đáy thì nguyên nhân là do chất hữu cơ
Sử dụng chế phẩm sinh học: Chế phẩm vi sinh: các chủng vi
BEC 600S
Vi sinh chuyên xử lý tảo, chất hữu cơ dư thừa và bùn đáy ao nuôi, với các loài vi khuẩn như B. subtilis, B.amyloliquefaciens, B.pumilus,…,
Xử lý nhớt bạt và bọt dơ nhanh chóng
PROCOZOLL Một dạng tổng hợp của 5 loại enzyme: Protease, Amylase, Cellulase, Lipase, Urease, giúp khống chế tảo độc và bùn bã hữu cơ. Xử lý sạch váng bọt chỉ sau 12h sử dụng
Oai, P. Tăng Nhơn Phú A, Thành phố Thủ
Đức, TP.HCM
ĐT: 0888 59 63 66 (Zalo) - Email: info@thainamviet.com Website: thainamviet.com
62 thuysanvietnam.com.vn | THÔNG TIN DOANH NGHIỆP Xử lý
hữu
dư thừa
Giải
Hiện
do đó,
kịp thời và kiểm soát tốt các yếu tố gây ra hiện tượng này. Chế phẩm Enzyme đậm đặc với hoạt lực mạnh sẽ xử lý váng bọt cũng như chất hữu cơ dư thừa chỉ sau 12 giờ sử dụng, việc bổ sung chế phẩm vi sinh sau đó sẽ duy trì hiệu quả kiểm soát chất lượng nước trong suốt
trình
giúp tiết kiệm
TNV
hệ: Công ty TNHH Công nghệ Kỹ thuật Sinh hóa Thái Nam Việt Địa chỉ: 126 Lã Xuân
chất
cơ
trong nước.
pháp từ Thái Nam Việt
tượng váng bọt ảnh hưởng rất lớn đến vụ nuôi,
cần xử lý
quá
nuôi,
thời gian, chi phí và nâng cao năng suất.
Thông tin liên
tốt
nhất
cho ngành NTTS
và các ngành mới
Công nghệ Nano Bubbles không chỉ đơn thuần là
một thiết bị tạo bọt khí, mà còn là một công cụ đa
năng với nhiều tính năng ưu việt trong ngành NTTS.
Với khả năng tạo ra các bong bóng nano siêu nhỏ
dưới 200 nm, máy không chỉ giúp tăng ôxy hòa
tan trong nước mà còn hỗ trợ trong việc loại bỏ vi
khuẩn, giảm stress cho tôm, cá duy trì môi trường
sống lý tưởng và cải thiện năng suất nuôi.
ặc biệt, việc kết hợp Nano
Bubbles với các phương
pháp xử lý nước khác như ozone giúp tăng cường khả năng diệt khuẩn giảm sử dụng hóa chất diệt khuẩn, đảm bảo an toàn cho môi trường và đối tượng nuôi. Sự linh hoạt, hiệu quả và bền vững của máy Nano Bubbles đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu và thử nghiệm, là lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp và hộ gia đình trong ngành NTTS.
Không chỉ dừng lại ở ngành
NTTS, Công ty B.H.N còn mở rộng
ứng dụng của công nghệ Nano
Bubbles vào các ngành mới như
xử lý nước thải, nông nghiệp và chăn nuôi. Sự đa dạng trong ứng dụng của công nghệ này hứa hẹn mang lại những giải pháp hiệu
quả và bền vững cho các ngành
công nghiệp khác nhau.
Việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, Công ty B.H.N đang khẳng định
vị thế của mình là đối tác đáng tin cậy trong việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào thực tiễn sản xuất. Sự
hướng tới sản phẩm tốt nhất không chỉ là mục tiêu mà còn là cam kết với khách hàng và cộng đồng.
Với sự cam kết đem đến những
giải pháp tiên tiến và hiệu quả cho
ngành nuôi trồng thủy sản và các
ngành mới, việc hợp tác với các
đối tác phân phối uy tín sẽ giúp
tiếp cận và phục vụ khách hàng
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH B.H.N
Số điện thoại: 028.668.101.95
Website: bhnenc.com
Email: bhnenc@gmail.com
một cách toàn diện và hiệu quả nhất. Đồng thời, việc mở rộng mạng lưới phân phối cũng là bước quan trọng để đưa công nghệ Nano Bubbles của Công ty B.H.N đến gần hơn với người tiêu dùng và doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của công ty.
Địa chỉ: Số DP-18 Dragon Parc2, KDC Phú Long, Đường Nguyễn
Hữu Thọ, Xã Phước Kiển, Huyện Nhà Bè, TP. HCM
06.2024 63 THÔNG TIN DOANH NGHIỆP |
Đ
Đột
Nano Bubbles
phá công nghệ
Hướng tới sản phẩm
B.H.N
THỨC ĂN MACKAY MARINE MP
Chế độ ăn Mackay Marine MP được xây dựng một
cách khoa học và dinh dưỡng cho sự phát triển và tỷ
lệ sống của ấu trùng tôm, mang lại sự ổn định, độ nổi
và đảm bảo dinh dưỡng, duy trì độ trong của nước
trong khi tôm tăng màu và kích thước.
Tính năng và lợi ích
- Kích thước cụ thể phù hợp với từng giai đoạn phát triển
- Công thức dinh dưỡng phù hợp với sự tăng trưởng
- Monome và protein đơn bào giúp ấu trùng tăng khả năng tiêu hóa
- Axit béo thiết yếu, vitamin và khoáng chất
- Chất kích thích hệ miễn dịch của ấu trùng
- Vitamin và khoáng chất để đảm bảo sức khỏe tốt, tăng trưởng và sức sống
- Chất dẫn dụ trong thức ăn cho tôm: Tăng khả năng hấp dẫn, ngon miệng và dễ tiêu hóa
- Hiệu quả cho tôm giai đoạn ấu trùng và PL từ Z1 đến PL12
An toàn sinh học - Sản xuất và đóng gói tại Mỹ Các sản phẩm của Mackay Marine được sản xuất tại nhà máy được FDA kiểm nghiệm và thu được kết quả âm tính (hoàn toàn không có) các mầm bệnh sau:
- Hội chứng Taura (TSV); bệnh đốm trắng (WSSV); virus đầu vàng (YHV); salmonella; bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND/ EMS); hoại tử dưới da và tạo máu truyền nhiễm (IHHNV); virus óng ánh decapod (DIV1)...; một số dịch bệnh khác.
Thành phần cao cấp và đảm bảo
Công thức dinh dưỡng để cung cấp cho tôm protein (protein biển và động vật, protein thực vật bao gồm tảo, dầu cá và Artemia), vitamin và khoáng chất để đảm bảo sức khỏe, tăng trưởng và sức sống tốt.
- Protein thô (tối thiểu) 50%
- Chất béo thô (tối thiểu) 13%
- Chất xơ thô (tối đa) 3%
- Tổng lượng tro (tối đa) 8%
- Độ ẩm (tối đa) 6%
Giới thiệu các thử nghiệm
1. Thử nghiệm Alpha - Sử dụng Mackay feed và Artemia: Thử nghiệm sử dụng thức ăn Mackay Marine MP Feed với Artemia GSLA để đánh giá tỷ lệ sống của tôm trong nhiều tình huống thức ăn khác nhau.
Tỷ lệ sống giai đoạn PL7:
Kết quả đã chứng minh rằng ở giai đoạn PL7, chúng tôi đã thấy sự gia tăng khả năng sống sót trên 70% và trọng lượng ổn định khi chúng tôi tăng mức Artemia lên 4,3 kg.
Tỷ lệ sống giai đoạn PL15:
Ở giai đoạn PL15, chúng tôi đã thấy những cải thiện tương tự về khả năng sống sót lên đến 66,7% khi chúng
tôi sử dụng 4,3 kg Artemia với trọng lượng một lần nữa vẫn ổn định ở các mức Artemia khác nhau.
2. Thử nghiệm Beta - Sử dụng thêm Artemia
Thử nghiệm xem xét kết quả kết hợp Mackay Marine MP Feed và GSLA Artemia trong các giai đoạn PL15 đến PL35. Tỷ lệ sống giai đoạn PL15:
Kết quả cho thấy tại PL15 từ 4,8 kg lên 5,9 kg Artemia, chúng ta thấy khả năng sống sót được cải thiện đáng kể từ 51,4% lên 62,1%. Sự khác biệt về trọng lượng ở giai đoạn này không có ý nghĩa thống kê, vì vậy tác động của việc sử dụng thêm Artemia là về khả năng sống sót.
Tỷ lệ sống giai đoạn PL35:
Tại PL35, chúng tôi tiếp tục thấy sự cải thiện đáng kể về khả năng sống sót khi sử dụng nhiều Artemia hơn.
Trọng lượng giai đoạn PL35: Ở giai đoạn PL35, chúng tôi đã thấy kết quả cải thiện thống kê về trọng lượng ở cả 14,9 kg và 18,1 kg - cải thiện trọng lượng lần lượt là 0,83 g và 0,9 g.
3. Thử nghiệm Gamma - Sử dụng thêm Artemia
Thử nghiệm sử dụng thức ăn Mackay MP với GSLA Artemia
để đánh giá tỷ lệ sống và trọng lượng của tôm trong nhiều
tình huống thức ăn khác nhau. Chúng tôi đã so sánh chế độ
ăn kiêng Mackay Marine MP Feed với chế độ ăn kiêng của
đối thủ cạnh tranh chi phí thấp.
Tỷ lệ sống giai đoạn PL12 đến PL25:
Kết quả sống sót đã chứng minh lợi ích đáng kể khi chế độ
ăn MP Feed được sử dụng so với chế độ ăn chi phí thấp. Khả năng sống sót tăng từ 82 % lên 90% khi sử dụng 6 kg Artemia.
Trọng lượng
Giai đoạn PL12 đến PL25
Kết quả cân nặng cũng chứng minh lợi ích của việc sử dụng chế độ ăn MP Feed trong giai đoạn PL12 đến PL25. Dữ
liệu cho thấy trọng lượng tổng thể tăng 31%, dẫn đến tôm lớn hơn và khỏe mạnh hơn.
tin liên hệ:
Great Salt Lake Artemia1750 West 2450 South Ogden, Utah 84401 | USA
06.2024 65 THÔNG TIN DOANH NGHIỆP |
Điện
Công Ty TNHH Long Sinh - Lô B5, B6 Khu công nghiệp Suối Dầu - Khánh Hòa Điện thoại : 0258.3743. 888
Thông
thoại : +1 (801) 622-1111
Mackay
(Theo Great Salt Lake Artemia)
Theo VASEP, năm 2023 xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam đạt 8,97 tỷ
USD, thuộc nhóm các nước xuất
khẩu thủy sản lớn nhất thế giới.
Việc phát triển ngành nuôi và chế
biến thủy sản ngày càng được quan tâm và cần các giải pháp phát triển tuần hoàn, bền vững.
Nuôi trồng thủy sản - tiềm năng và những
rủi ro tiềm ẩn
Với mục tiêu đưa ngành Nuôi trồng và chế biến thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn, Việt Nam vẫn còn nhiều mắt xích cần xử lý để thích nghi tốt hơn với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững. Một số hạn chế phổ biến hiện nay: - Đầu vào: Nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi - thủy sản phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu (nhất là đạm thô), dẫn đến bị động nguồn cung, giá cả không ổn định, mặt khác đạm thô có hiệu suất sử dụng thấp nên chưa phát huy hết giá trị nguyên liệu;
- Nuôi trồng và chế biến: Việc lạm dụng hóa chất/kháng sinh trong quá trình nuôi gây ra tình trạng tồn dư hóa chất/kháng sinh trong sản phẩm, dẫn đến kháng kháng sinh và ảnh hưởng sức khỏe con người. Ngoài ra, kháng sinh đang được đưa vào lộ trình cấm sử dụng theo xu hướng thế giới, cần giải pháp chuyển đổi phù hợp; - Xử lý phụ phẩm: Số lượng phụ phẩm nuôi trồng và chế biến ngày càng lớn, nếu không xử lý đúng sẽ dẫn đến lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
Nuôi trồng Thủy sản - cần giải pháp bền vững
Những mắt xích tưởng chừng rời rạc nhưng hoàn toàn có thể giải quyết bằng một giải pháp tổng thể thông qua việc: “Phát triển ngành công nghiệp phụ phẩm với các giải
pháp xanh để thu hồi dưỡng chất và tạo giá trị từ các dòng sản phẩm nguyên liệu mới”. Điển hình như nguồn phụ phẩm tôm, với công nghệ thích hợp có thể chiết xuất ra nhiều sản phẩm giá trị cao. Nhìn thấy tiềm năng của phụ phẩm tôm đang bị bỏ phí, Việt Nam Food (VNF) đã tiên phong trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học vào chiết xuất các thành phần dưỡng chất trong phụ phẩm tôm, từ đó sản xuất thành công các nguyên liệu sinh học với chất lượng cao và ổn định, giá thành cạnh tranh, góp phần giải quyết các vấn đề nêu trên.
Các sản phẩm đã thương mại hóa của VNF
được ứng dụng cho nuôi trồng thủy sản
PEPTIDE TÔM: Giúp tăng khả năng bắt mồi, tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, cải thiện sức khỏe đường ruột cho động vật thuỷ sản. Đặc biệt, Peptide tôm còn phù hợp làm thức ăn cho tôm theo quy định của BAP (Best Aquaculture Practise) và GlobalG.A.P.
ASTAXANTHIN: Giúp tăng khả năng chống chịu stress, tăng sắc tố đỏ cam (tôm, cá hồi…), hỗ trợ miễn dịch, tăng trưởng và khả năng sinh sản.
PROBIOTICS: Có khả năng phân giải chất cao phân tử thành chất dinh dưỡng thích hợp để hấp thụ, do đó có thể sử dụng trong nước để cắt tảo, giảm khí độc (NH3, NO2, H2 S…), cải thiện chất lượng nước, đồng thời tạo ra các axit hữu cơ kháng vi khuẩn có hại.
Việc “tái sử dụng và nâng cao giá trị phụ phẩm” không còn là khái niệm mới. Nhiều quốc gia phát triển đã tận thu tốt nguồn phụ phẩm để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm môi trường, tạo nên mô hình kinh tế tuần hoàn và bền vững.
VIETNAM FOOD
CHITOSAN: Là giải pháp tiềm năng để giảm kháng sinh thông qua khả năng hỗ trợ tăng trưởng tự nhiên, phòng ngừa nhiều loại bệnh như các bệnh do Vibrios và A. hydrophilia ở tôm và cá Thông tin liên hệ: Công ty CP Việt Nam Food 2A Phan Kế Bính, Phường Đakao, Quận
66 thuysanvietnam.com.vn | THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
1, TP.HCM, Việt Nam Hotline: (+84) 909.802.863 GIẢI
VÀ SẢN PHẨM CỦA VNF Hướng tới phát triển ngành thủy sản tuần hoàn và bền vững
PHÁP KỸ THUẬT
Dịch cao tỏi đen được sản xuất từ tỏi đen và các thành phần
nhiên khác, được nghiên cứu và chứng minh có công dụng tuyệt
vời trong việc hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch và phòng
bệnh hiệu quả trên tôm.
Đặc điểm tỏi
Tỏi được biết đến là một chất kháng sinh tự nhiên cho tôm, thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe của con người. Tỏi có chứa Alliin, một axit hữu cơ, khi bị đập dập sẽ kết hợp với Alliinase có trong tỏi để tạo thành Allicin. Allicin có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm.
Chất Allicin có khả năng kháng khuẩn bằng 1/5 thuốc Penicillin và bằng 1/10 thuốc Oxytetracycline. Hoạt chất Allicin giúp kháng virus, kháng nấm, tăng cường hệ miễn dịch cho tôm.
Ngoài ra, trong tỏi có chứa diallyl disulfide, chất này không những mạnh hơn nhiều hai dòng kháng sinh thường được dùng trong nuôi trồng thủy sản là Erythromycin và Ciprofloxacin mà còn có tác dụng nhanh hơn. Vì vậy, tỏi có tác dụng với nhiều loại vi khuẩn như thương hàn, phó thương hàn, lị, tả, trực khuẩn, và vi khuẩn bạch hầu.
Tỏi đen là gì?
Tỏi đen là sản phẩm từ củ tỏi đã trải qua chế biến chứ không hề có sẵn trong tự nhiên. Để có được tỏi đen, củ tỏi thông
thường sẽ phải trải qua quá trình lên men
chậm ở điều kiện nhiệt độ từ 60 - 90°C và
độ ẩm dao động từ 80 - 90%. Thời gian lên men thường kéo dài từ 30 - 60 ngày.
Trải qua quá trình này, các nhóm hoạt
chất trong tỏi đen tăng lên nhiều lần so với tỏi trắng như: các hợp chất sulfur hữu cơ, polyphenol, đường fructose, đặc biệt
hàm lượng hoạt chất chính là S-Allyl-Lcystein (SAC) tăng lên gấp 4 - 5 lần so
với tỏi trắng. Do vậy, tỏi đen có tác dụng mạnh và khác biệt hơn so với tỏi trắng. Năm 2021, Amoah và cộng sự đã thực hiện thí nghiệm để đánh giá tác động của tỏi đen khi bổ sung trong thức ăn cho TTCT. Trong thí nghiệm này, TTCT (trọng lượng tôm giống 0,60 ± 0,001 g) được cho ăn khẩu phần bổ sung tỏi đen với các liều lượng khác nhau (5, 10, 20, 40 và 80 g/kg thức ăn) trong 56 ngày nuôi. Kết quả cho thấy, có sự cải thiện đáng kể về tốc độ tăng trưởng, hiệu quả sử dụng protein, tỷ lệ sống, chỉ số gan và hệ số chuyển đổi thức ăn ở thí nghiệm bổ sung tỏi đen so với nhóm không bổ sung tỏi đen. Bổ sung tỏi đen với liều lượng 8% hoặc 80 g/kg thức ăn có thể giúp cải thiện tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm nuôi. Qua đó, cho thấy tỏi đen có thể được sử dụng như là một loại thức ăn bổ sung, cung cấp khoáng chất cần thiết, giúp tôm nuôi đề kháng tốt; tăng cường chức năng gan; duy trì ổn định hệ tiêu hóa; tiêu hóa, hấp thu tốt thức ăn; chống stress; tăng cường miễn dịch; tăng trưởng nhanh và tỷ lệ sống của tôm nuôi cao.
Giải pháp hữu hiệu Với hiệu quả được chứng minh qua nhiều nghiên cứu, cao tỏi đen là một giải pháp hữu hiệu giúp người nuôi tôm có được vụ nuôi thành công. Vừa qua, Công ty TNHH Trường Hải Tiến đã nghiên cứu
và cho ra mắt sản phẩm Dịch Cao Tỏi Đen chiết xuất từ tỏi đen nguyên chất.
Công dụng
- Bổ sung khoáng chất cần thiết giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tăng trưởng nhanh và tỷ lệ sống của tôm nuôi cao, tăng cường chức năng gan.
- Ngăn ngừa hội chứng phân trắng, bệnh hoại tử gan tụy cấp AHPND, kháng khuẩn Vibrio spp., gây bệnh trên tôm.
- Nâng cao hệ miễn dịch, chống stress.
- Nong to đường ruột, giúp tôm ăn nhiều, mau lớn, giảm hệ số FCR.
Hướng dẫn sử dụng
- Định kỳ: cho ăn 2 - 5 ml/kg thức ăn, 2 lần/ngày, dùng trong suốt vụ nuôi.
- Trường hợp khẩn cấp: Dùng 8 - 10 ml/ kg thức ăn.
- Tạt bổ sung vào môi trường nước: 1 lít cho 1.000 m³.
Trường
Công ty TNHH Trường Hải Tiến
Hotline: 091616.8200
Website: khoahocxanh.com Địa chỉ: 5/2/1 Phan Huy Ích, phường 14, quận Gò Vấp,
06.2024 67 THÔNG TIN DOANH NGHIỆP |
chi
Hải Tiến Thông tin
tiết xin vui lòng liên hệ:
TP Hồ Chí Minh
tôm từ dịch cao
Kháng sinh tự nhiên cho
tỏi đen
tự
GO giúp quản lý tốt quần thể nuôi nhốt
Bài viết giúp nhà sản xuất hiểu rõ cách thu thập thông tin tổng quan về
đặc điểm di truyền của quần thể trong điều kiện nuôi nhốt và lý do tại sao duy trì hoặc cải thiện mức độ sản xuất lại quan trọng.
Thuần hóa, giao phối và chọn lọc, nền tảng
của cuộc sống
Nhân giống chọn lọc là hoạt động mà loài người đã thực hiện theo bản năng kể từ những
cây trồng đầu tiên duy trì nền văn minh cổ đại.
Cải thiện hoạt động trồng trọt và chăn nuôi
được công nhận là điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của con người, trong đó nuôi trồng thủy sản là nguồn cung cấp protein và vi chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe.
Thiết kế lai tạo và các chiến lược chung nhằm đạt được mục tiêu nhân giống có thể khác tùy theo khu vực địa lý và điều kiện kinh tế, loài, kiến thức/chuyên môn của nhà sản xuất và nhu cầu của thị trường. Cho đến nay, sử dụng các chỉ thị di truyền là một trong những công cụ khoa học chính giúp quản lý các chương trình nhân giống ngày nay.
Phân tích GO là gì?
Tổng quan về Di truyền (GO) là một phân tích thuyết phục dùng để mô tả các quần thể trong điều kiện nuôi nhốt thường được quản lý vì mục đích thương mại. Sử dụng các kỹ thuật phân tích tiên tiến, báo cáo phân tích GO mô tả mức độ đa dạng, cận huyết và quan hệ họ hàng, cũng như cấu trúc di truyền của quần thể được lấy mẫu.
Đối với phân tích GO, dữ liệu chính là chỉ thị di truyền từ một tập hợp con quần thể, trong đó chỉ thị đa hình nucleotide đơn (SNP) được ưu tiên do chúng có nhiều trong bộ gen và dễ phân tích với hiệu suất cao và tốn ít chi phí hơn. Sử dụng nhiều SNP sẽ hiển thị rõ chi tiết của dấu vân tay di truyền và thông tin chi tiết về di truyền học quần thể. Tổng quan về di truyền có thể dao động trong khoảng từ 150 đến hơn 50.000 SNP mỗi động vật, phù hợp với các mục tiêu cụ thể, độ phức tạp của quần thể gây giống và ngân sách.
Tại sao phân tích GO đóng vai trò quan trọng để duy trì hoặc cải thiện mức độ sản xuất?
Câu trả lời rất ngắn gọn vì phân tích GO có thể tiết lộ chiến lược nhân giống mà bạn không thể nhìn thấy chỉ bằng mắt thường và chọn ra những động vật tốt nhất chỉ dựa vào vẻ ngoài.
Cụm từ “DNA không nói dối” khá phổ biến, vì
DNA cho biết lịch sử của các dòng lai tạo, ngay cả khi chủ sở hữu hiện tại không hề hay biết. Dấu vân tay di truyền này có thể theo dõi xem động vật được đánh bắt tự nhiên, mua từ trại khác hay thu được từ một nghiên cứu khoa học, nêu rõ nguồn gốc tổ tiên và cấu trúc di truyền hiện tại của chúng. Phân tích GO cũng có thể khám phá thêm thông tin ngoài những khía cạnh này. Đa dạng di truyền tốt là yếu tố rất quan trọng trong chương trình nhân giống hiệu quả, cho
phép chọn lọc các tính trạng thương mại hiệu quả và ngăn ngừa cận huyết. Hiểu được sự đa dạng này sẽ giúp đưa ra những quyết định chiến lược, chẳng hạn như hợp nhất các dòng lai tạo hoặc đưa các giống di truyền bên ngoài vào để cải thiện tính đa dạng, giúp quản lý và ngăn ngừa tình trạng mất tính đa dạng di truyền theo thời gian. Khi các cá thể có quan hệ họ hàng giao phối, điều này làm tăng khả năng con non thừa hưởng các gen giống hệt nhau, từ đó dẫn đến các dòng kém khỏe mạnh và kém khả năng sinh sản. Trong trường hợp nghiêm trọng, những tính trạng này có thể gây tử vong và có khả năng dẫn đến việc mất toàn bộ dòng. Theo dõi phả hệ và năng suất con non là điều phổ biến trong quản lý chăn nuôi. Tuy nhiên, các phương pháp truyền thống thường có tỷ lệ sai sót từ 2 đến 10%. Đối với các loài thủy sản có thể sinh ra hàng nghìn con và trong các hệ thống quản lý nhiều giống, sử dụng các chỉ thị phân tử như SNP để theo dõi phả hệ là điều hợp lý và rất được khuyến khích do tính chính xác của chúng. Tóm lại, duy trì một quần thể khỏe mạnh về mặt di truyền đòi hỏi tính đa dạng cao và tỷ lệ cận huyết thấp. Những tiến bộ trong công nghệ DNA đã tạo ra các công cụ tốn ít chi phí hơn để xác định kiểu gen SNP, giúp dễ dàng đo lường và giám sát tính đa dạng, cũng như cận huyết ở các quần thể nuôi nhốt và quản lý sức khỏe di truyền của chúng một cách hiệu quả.
Nhận xét chung
GO cung cấp thông tin sơ lược về đặc điểm di truyền của quần thể. Bạn nên thực hiện phân tích GO trước khi bắt đầu chương trình nhân giống hoặc đánh giá chương trình nhân giống hiện có để đánh giá tính đa dạng, quan hệ họ hàng và thông tin DNA chi tiết trước đây về dòng giống. Việc tích hợp GO vào quản lý trại giống giúp đánh giá mức độ ảnh hưởng của chọn lọc đến chất lượng di truyền theo thời gian, đưa ra quyết định giao phối để tăng cường tính đa dạng và giảm cận huyết, từ đó duy trì sức khỏe di truyền của quần thể. Phân tích GO được thực hiện định kỳ
06.2024 71 THÔNG TIN DOANH NGHIỆP |
CAT
cho các chương trình nhân giống chọn lọc đại trà có thể giúp kiểm soát cận huyết và đưa ra hướng dẫn về những cá thể tốt nhất để lai tạo trong thế hệ tiếp theo nhằm đạt được tính đa dạng tối đa.
Chiết xuất quả nho tăng cường hiệu quả
Trong số các nguồn polyphenol
chống ôxy hóa mạnh nhất, chiết
xuất quả nho được đặc biệt quan tâm do nồng độ cao và
khả năng tái tạo Vitamin E và C,
đồng thời tăng chất chống ôxy hóa nội sinh và trung hòa trực
tiếp các gốc tự do.
Vitamin P
Căng thẳng ôxy hóa rõ rệt hơn trong các giai đoạn trao đổi chất tăng cường, chẳng hạn quá trình sinh sản, lột xác, hoặc giai đoạn cá hồi non thích nghi với môi trường mới. Nhiệt độ cao thúc đẩy quá trình trao đổi chất nhanh hơn và tăng sinh gốc tự do, kéo theo gia tăng căng thẳng ôxy hóa.
Trong số các chất chống ôxy hóa, polyphenol được đánh giá vượt trội nhất. Hoạt chất mạnh nhất thuộc nhóm polyphenol phải kể đến flavonoid, được phát hiện cách đây gần 100 năm với đặc tính tăng cường hoạt động của Vitamin C chống lại các bệnh do thiếu hụt loại vitamin này. Do đó, flavonoid được gọi tên
Vitamin P suốt gần 50 năm qua.
Có hơn 8.000 hợp chất đã được công bố
xác định thuộc nhóm chất polyphenol với hoạt động và cấu trúc hóa học khác nhau.
Trong số các nguồn polyphenol chống ôxy hóa mạnh nhất, chiết xuất quả nho được đặc
biệt quan tâm do nồng độ cao và khả năng tái
tạo Vitamin E và C, đồng thời tăng sinh chất chống ôxy hóa nội sinh và trung hòa trực tiếp các gốc tự do.
Mặc dù thành phần tự nhiên và năng suất có thể khác nhau, nhưng việc sử dụng chiết xuất nho đã được tiêu chuẩn hóa như NorGrape 80® do hãng Nor-feed sản xuất luôn
đảm bảo chất lượng ổn định với thành phần flavonoid tối ưu.
Cải thiện hiệu suất cá con Để củng cố hàng rào chống ôxy hóa, một số thử nghiệm Nor-Grape đã được thực hiện trên các loài cá khác nhau. Đáng chú ý, nghiên cứu trên cá hồi vân tại trạm PEIMA, thuộc Inra, Pháp đã tìm ra ảnh hưởng của Nor-Grape tới khả năng sinh sản của cá bố mẹ và tác động tiềm ẩn đến thế hệ cá con N+1.
Nghiên cứu trên 260 cá hồi vân được chia thành hai nhóm, mỗi nhóm gồm 80 cá cái và
50 cá đực. Các nghiệm thức gồm: khẩu phần đối chứng (CTL, thức ăn truyền thống, 200 ppm Vitamin E) và nghiệm thức bổ sung (CTL + 80 ppm Nor-Grape 80). Thu thập trứng cá
ở cả hai nhóm nghiệm thức và đem thụ tinh, sau đó ấp thành cá con và nuôi trong 8 tuần.
Cả hai nhóm cá con đều được cho ăn thức ăn giống nhau và không bổ sung chiết xuất nho Nor-Grape.
Hiệu suất tăng trưởng (tăng trọng, FCR, tỷ lệ chết) và thông số sinh sản (trọng lượng trứng, tỷ lệ con cái rụng trứng, tỷ lệ sống của phôi) đã được ghi lại. Mặc dù hai nhóm cá không khác biệt về tỷ lệ rụng trứng, nhưng trứng có xu hướng to hơn ở nhóm Nor-Grape. Ngoài ra, tỷ lệ sống tương đối của phôi và tỷ
Chiết xuất từ quả nho đã được nghiên cứu và cho thấy có tiềm năng trong việc cải thiện hiệu quả sinh sản. Những nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào các hợp chất chống ôxy hóa có trong nho, như resveratrol, flavonoid, và các polyphenol khác.
lệ sống tổng thể có xu hướng được cải thiện ở nhóm cá bổ sung Nor-Grape. Cá con sinh ra từ cá bố mẹ được bổ sung Nor-Grape đạt tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, cụ thể, trọng lượng trung bình cao hơn đáng kể sau 6 tuần (+4,7%, p<0,01) và 8 tuần (+5,2%, p<0,01). Trước đây, các nghiên cứu sâu hơn với NorGrape đã được thực hiện trên nhiều loài thủy sản khác nhau, gồm TTCT. Theo đó, tôm bố mẹ được bổ sung Nor-Grape sẽ tăng số lượng trứng, từ đó tăng sản lượng ấu trùng trên mỗi lần sinh sản (+5,2%) và cải thiện lợi nhuận của trại giống.
Dũng Nguyên (Theo Aquafeed)
72 thuysanvietnam.com.vn | THỨC ĂN - DINH DƯỠNG
sinh sản
kích thích tôm
ăn khỏe
Chất phụ gia chiết xuất thực vật
của Phode, Pháp đã tác động vào
thần kinh cảm giác, giúp tôm tăng
lượng ăn và phát triển kích cỡ
đồng đều.
Giải bài toán chi phí
Điều kiện môi trường mỗi khu vực không
tương đồng cùng với phương thức sản xuất
khác nhau là nguyên nhân dẫn đến sự khác
biệt lớn về chi phí giữa các quốc gia nuôi tôm. Điển hình, Ecuador đang có chi phí nuôi tôm thấp nhất thế giới nên duy trì được tính cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, do sản lượng tôm năm 2023 vượt quá nhu cầu nên người nông dân Ecuador vẫn phải chấp nhận giá bán tôm rẻ. Giá bán thấp, cùng lạm phát toàn cầu năm 2023, khiến các nhà sản xuất tôm trên thế giới phải tìm cách giảm thiểu chi phí, bắt đầu từ chi phí thức ăn bởi thức ăn chiếm 65% tổng chi phí sản xuất.
Giảm chi phí thức ăn thường bắt
cá và bột cá đắt hơn và dễ được thay thế bằng nguyên liệu gốc thực vật như đậu nành, ngô, cải canola hoặc phụ phẩm động vật và gần đây là protein côn trùng, nấm men và vi tảo. Hầu hết các chuyên gia công thức thức ăn sẽ ưu tiên sử dụng nguyên liệu địa phương, nguồn cung sẵn có và chi phí thấp hơn làm nguyên liệu thay thế. Với tiến bộ công nghệ dinh dưỡng hiện nay, các công ty dễ dàng tạo ra thức ăn có chi phí thấp, nhưng họ thường bỏ qua khía cạnh quan trọng đó là tính ngon miệng của thức ăn.
Phụ gia kích thích ngon miệng Các chuyên gia tại phòng thí nghiệm Phode, Pháp đang nghiên cứu tác động của khứu giác lên não đối với sức khỏe của vật nuôi, từ đó ứng dụng vào thực tế ở nhiều trại sản xuất tôm giống và tôm thương phẩm trên toàn thế giới. Phode đã thiết kế sản phẩm mới
Olpheel Eat, dựa trên kiến thức và nghiên cứu về hành vi ăn của tôm và hóa thụ. Olpheel Eat là hỗn hợp chất dẫn dụ thức ăn và hương liệu (không có nguồn gốc từ biển và động vật) để tạo sự hấp dẫn và ngon miệng cho thức ăn. Phụ gia này chứa chiết xuất thực vật có khả năng kích thích não bộ vật nuôi, từ đó tăng lượng ăn vào.
Để đánh giá tác động của Olpheel Eat đối với lượng ăn vào của tôm trong một số điều kiện, phòng thí nghiệm Phode đã thực hiện nghiên cứu tại Việt Nam, hợp tác với ShrimpVet (MinhPhu AquaMekong). Thử nghiệm trên 100 con TTCT trọng lượng trung bình 3,0 - 3,5 g, chia làm 4 nhóm vào các bể 75 lít nước lợ (20 ppt). Trong đó, 2 bể được cho ăn nghiệm thức đối chứng, 2 bể còn lại bổ sung Olpheel Eat theo tỷ lệ 1 kg/tấn. Sau 90 phút, thu gom thức ăn còn
lại trên khay, sấy khô và cân để đánh giá lượng ăn vào.
Sau 2 tháng, lặp lại thử nghiệm với khẩu phần tương tự được bảo quản trong điều kiện ẩm và nóng để đánh giá ảnh hưởng của việc bảo quản thức ăn đối với lượng ăn vào. Kết quả cho thấy, lượng ăn vào của nhóm tôm bổ sung Olpheel Eat tăng đáng kể 16,3%. Độ ngon của cả hai loại thức ăn đều giảm, cụ thể lượng ăn vào giảm xuống 50,29 mg thức ăn/g sinh khối tôm ở nhóm Olpheel Eat và còn 40,22 mg ở nhóm đối chứng. Tuy nhiên, nhóm tôm Olpheel Eat có lượng ăn vào tốt hơn với mức chênh lệch 31,2% so với nhóm đối chứng. Kết quả này đã chứng minh, Olpheel Eat giúp cải thiện độ ngon miệng của thức ăn và duy trì độ ngon miệng trong thời gian bảo quản. Thử nghiệm cho ăn trên 500 con tôm có trọng lượng ban đầu 1,56 ± 0,19 g, chia đều vào 10 bể dung tích 400 lít nước lợ (20 ppt). Chia tôm thành hai nhóm nghiệm thức: đối chứng và bổ sung Olpheel Eat, lặp lại 5 lần/ nhóm. Tôm được cho ăn 5 lần/ngày trong 58 ngày, sau đó tiến hành đo các thông số gồm lượng ăn, tỷ lệ biến đổi thức ăn và tỷ lệ sống. Tỷ lệ sống của 2 nhóm tôm không có sự khác biệt, đạt mức trung bình trên 90%. Tuy nhiên, sinh khối trung bình của nhóm tôm bổ sung Olpheel Eat cao hơn so với nhóm đối chứng. FCR giảm không đáng kể, đạt 1,4 ở nhóm đối chứng và 1,34 ở nhóm Olpheel Eat. Tổng hợp các kết quả trên, Olpheel Eat giúp tôm duy trì lượng ăn vào tốt và ổn định, kích thích hành vi ăn của từng cá thể tôm, từ đó cải thiện năng suất nuôi. Olpheel Eat tăng cường sức hấp dẫn và ngon miệng của thức ăn bằng cách duy trì lượng ăn đồng nhất ngay cả sau thời gian bảo quản.
06.2024 73 THỨC ĂN - DINH DƯỠNG |
Vũ Đức (Theo Feednavigator)
Phụ gia
Ảnh: ST
We are Hiring!
I. VỊ TRÍ TUYỂN DỤNG:
1. Trưởng khu vực: 02 người làm việc tại các tỉnh miền tây
2. Nhân Viên Kinh doanh: 18 người làm việc tại các tỉnh miền tây
II. MÔ TẢ CÔNG VIỆC:
- Lập kế hoạch kinh doanh, thực hiện kế hoạch kinh doanh khi được duyệt, chăm sóc khách hàng cũ, phát triển khách hàng mới. Có 2 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương và giỏi kỹ thuật mảng Tôm giống.
- Chăm sóc khách hàng cũ, phát triển khách hàng mới, thực hiện công
việc của trưởng khu vực và Phó Giám đốc kinh doanh phân công, có kinh nghiệm nghành Tôm giống.
* Yêu cầu:
- ĐH - CĐ Kỹ Sư Thủy Sản
- Thích làm sale, trung thực, cầu tiến
*Quyền lợi:
- Cơ hội thu nhập: > 20 triệu/tháng, môi trường làm việc năng động, khả năng phát triển bản thân tốt.
- Được tham gia Bảo hiểm và nghỉ Lễ, Tết theo quy định của pháp luật….
III. HỒ SƠ BAO GỒM:
1. Đơn xin việc; Sơ yếu lý lịch; Giấy xác nhận hạnh kiểm; Giấy khám sức khỏe 2. Văn Bằng, chứng chỉ liên quan, CCCD (có chứng thực)
THỜI GIAN NỘP HỒ SƠ:
- Ứng viên nộp hồ sơ từ ngày 24/5/2024
- Địa điểm: Phòng Hành chính - Nhân sự, Công ty TNHH
Sản Xuất Giống Thủy Sản Minh Phú.
- Địa chỉ: Thôn Hòa Thạnh, Xã An Hải, Huyện Ninh Phước, Tỉnh Ninh Thuận.
- Điện thoại/Zalo: 0335 328 829 (Ms.Tuyết)
06.2024 75
Hộ nuôi khó, có ao đáy lưới,
lưới nên đến khi tôm đạt kích cỡ 70 con/kg anh tiến hành thu tỉa
Anh Út cùng cán
bộ kỹ thuật Công ty C.P. chài kiểm tra trọng lượng tôm
Mặc dù khu vực ấp Rạch Rê, xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng luôn gặp
khó khăn do nguồn nước phèn từ các lâm trường, nhưng Công ty Cổ phần Chăn
nuôi C.P. Việt Nam đã giúp nhiều hộ nuôi tôm nơi đây đạt được những vụ nuôi thành công hơn mong đợi nhờ mô hình, sản phẩm và công nghệ chất lượng.
Một trong những hộ
nuôi thành công ở
ấp Rạch Rê trong vụ
nuôi đầu năm 2024 phải kể đến là anh Nguyễn Văn Út. Điều đáng nói hơn là sự thành công của anh Út không phải đến từ mô hình ao lót bạt đáy theo hình thức siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao, mà nó đến từ mô hình “đáy lưới, bạt bờ” dễ vận hành, dễ quản lý và có tỷ lệ thành công cao. Đây cũng chính là mô hình mà Công ty C.P. thiết kế để dành riêng cho những hộ không có đủ điều kiện về tài chính nhưng cũng có thể thả nuôi đạt sản lượng cao và tỷ lệ rủi ro thấp.
Trở lại với câu chuyện của vùng nuôi đầy khó khăn tại ấp
Rạch Rê mà nguyên nhân chủ yếu là do nguồn nước nơi đây
không được tốt như những vùng
nuôi khác, mà người nuôi thì
lúc nào cũng muốn thả nuôi với
mật độ cao theo mô hình ao đất truyền thống. Đây cũng chính
là lý do vùng nuôi này chưa thể
phát triển mạnh được dù nó nằm
kề con sông Nhu Gia rất dồi dào
nước. Vậy vì sao anh Út lại có
được những vụ nuôi thành công
chỉ với mô hình ao nuôi đáy lưới, bạt bờ? Lý giải cho vấn đề này, anh Út chia sẻ: “Đó là quy trình xử lý nước, là những sản phẩm
đầu vào, như: con giống, thức
ăn, chế phẩm sinh học… có chất
lượng cao và quan trọng không kém là sự tận tâm đồng hành với
người nuôi tôm của cán bộ kỹ thuật của Công ty C.P. trong suốt quá trình nuôi”.
Vụ nuôi năm nay vốn được
xem là không hề dễ dàng khi ngoài chuyện nắng nóng gay
gắt, còn có thêm dịch bệnh xuất hiện ngay từ đầu năm và nhất là
giá tôm cũng không cao nên chỉ
cần sơ suất, người nuôi rất dễ bị thua lỗ. Do vậy, với quy mô chỉ
3 ao đáy lưới, bạt bờ (2.000 m²/ ao), anh Út chỉ thả giống ương
dèo trong 1 ao, đợi đến khi tôm
đạt kích cỡ mong muốn thì tiến
hành san thưa ra 2 ao còn lại. Với
cách làm này, anh Út tiến hành
thả nuôi 450.000 tôm giống của
Công ty C.P. và sử dụng các sản phẩm chuyên dùng chất lượng
cao của Công ty C.P., như: thức
ăn, chế phẩm sinh học giai đoạn
dèo… nên tỷ lệ sống và tốc độ
tăng trọng của tôm giai đoạn này đạt khá cao.
Với quyết tâm nuôi tôm về cỡ
lớn để bán được giá cao, nên sau thời gian dèo anh Út tiến hành
san thưa (từ 1 ao thành 3 ao) để vừa giảm sức tải môi trường, hạn chế dịch bệnh vừa giúp tôm tăng trọng nhanh. Do chỉ là ao đất lót
được 3,5 tấn, số còn lại anh tiếp tục nuôi về kích cỡ lớn để có sản
lượng và giá bán cao. Hiện số tôm còn lại của anh đã được 81 ngày tuổi, tôm đã vô cỡ 32 con/ kg, giúp anh thêm tự tin vào vụ nuôi này. Anh Út cho biết thêm: “Đến giờ phút này có thể nói vụ nuôi này đã thành công, còn tổng sản lượng, lợi nhuận được bao nhiêu thì phải còn chờ đến khi thu hoạch dứt điểm, cộng lại mình mới biết được. Nếu tới lúc đó mà tôm cỡ lớn tăng giá nữa thì coi như thắng lớn”.
Trao đổi với chúng tôi về thành công của mô hình ao đáy lưới, bạt bờ, anh Phan Quốc Việt, Giám đốc Kinh doanh phụ trách khu vực tỉnh Sóc Trăng của C.P cho biết, tỷ lệ thành công của mô hình này từ đầu năm đến nay là khá cao, trên 90%, cá biệt nhiều khu vực tỷ lệ thành công đạt gần 100%. Anh Việt chia sẻ thêm: “Hiện nay, chúng tôi đang tiếp tục kết hợp cùng đại lý, khách hàng nuôi tôm mở rộng mô hình để đồng hành cùng người nuôi tôm nâng cấp các ao đất nuôi theo kiểu truyền thống sang ao đất nhưng đáy có lót lưới và phía trên lót bạt bờ. Chi phí chuyển đổi là không quá lớn, nhưng sự thành công thì khá cao, lại dễ vận hành nên những hộ nuôi quy mô nhỏ vẫn có thể thực hiện được mà không quá lo lắng về chi phí đầu tư cũng như kỹ thuật”. Xuân
76 thuysanvietnam.com.vn | MÔ HÌNH
bạt bờ!
Trường
Paulina Zanela
Người “chắp cánh”
cho rong mơ Mexico
Trong khi hầu hết cư dân ven biển Caribe của Mexico
đều nản lòng vì sản lượng rong mơ (Sargassum)
không được như kỳ vọng, cô Paulina Zanela đã tìm
được hướng đi hữu ích cho loài rong “xấu xí” này.
“Nếu như châu Âu sẵn sàng đầu tư tiền triệu vào nuôi rong biển, thì ở Caribe người ta coi rong biển là rác. Tôi thấy điều đó thật vô lý”, Zanela nói. Ban đầu, với phương án ngăn cản Sargassum dạt vào bờ biển, cô tập trung thiết kế một con tàu đặc biệt để thu hoạch rong trước khi nó mọc lan ra các rặng san hô.
Nhận thấy rong mơ bị coi là “cô chị gái xấu xí” của loài rong biển, nhưng chứa các thành phần sinh học tương đương, Zanela bắt đầu nghiên cứu tiến trình tinh chế sinh học đối với Sargassum. Kể từ đó, Công ty Thalasso Biotech được thành lập nhằm chiết xuất các thành phần giá trị cao từ Sargassum.
Ban đầu, họ chiết xuất fucoidan và alginate để ứng dụng trong sản xuất polymer sinh học dành cho dệt vải và hoạt động đóng gói bền vững trong ngành thời trang, cũng như sản xuất chất kích thích sinh học.
Ngoài ra, Zanela tin rằng họ còn có thể tinh luyện nguồn rong biển dồi dào này để ứng dụng vào y học, bao gồm thuốc kháng viêm, thậm chí một “phương tiện” giúp ngăn cản ung thư. Thalasso đã xây dựng cơ sở tinh chế sinh học từ một container - phù hợp với địa hình, nhỏ gọn và dễ di chuyển.
Công nghệ được Zanela sử dụng trong container do một công ty khởi nghiệp phát triển cách đây 2 năm, dưới sự hỗ trợ của trường Đại học Rio de Janeiro. “Mô hình của chúng tôi giúp giảm thiểu khối lượng hóa học - vốn là nguyên liệu để sản xuất rong biển - xuống 80%, do đó chi phí chế biến cũng giảm 80%” Zanela cho biết, “Chúng tôi cũng chiết xuất protein, cellulose và fucoxanthin; thí nghiệm công nghệ và thiết bị của chúng tôi trên tảo đỏ và tảo xanh”.
Hiện, Thalasso đã bắt đầu
hợp tác với một số công ty trong chuỗi giá trị rong mơ để thực hiện dự án tinh chế sinh học. Ngoài ra, Zanela cho biết đã thực hiện
một số buổi đối thoại với Chính phủ Mexico và chính phủ hứa
hẹn sẽ hỗ trợ dự án ngay khi các cơ sở tinh chế đi vào hoạt động.
Mỗi cơ sở có thể chế biến 20 tấn rong mơ/ca, nhưng Zanela cho
biết bước đầu cô cần thận trọng và chỉ đặt mục tiêu 2 tấn/ca. Cho
đến khi quá trình vận hành đạt
được hiệu quả như mong đợi, cô sẽ cho công suất lên mức tối đa. Lê Nguyên (Theo Thefishsite)
Paulina Zanela luôn tin tưởng vào tiềm năng của rong mơ và coi đó là “mỏ vàng” của Caribe
06.2024 77 MÔ HÌNH |
CHUYÊN TRANG CÓ SỰ TÀI TRỢ CỦA TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG
Khuyến nông đồng hành
cùng
nông dân trong thời kỳ mới
30 năm xây dựng và phát triển, hệ thống khuyến nông Sơn La luôn thực hiện tốt
nhiệm vụ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, trình diễn những mô hình điểm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất
lượng, sản lượng nông sản hàng hóa, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông dân.
Bạn đồng hành nhà nông
Trong 30 năm qua, hệ thống
khuyến nông Sơn La luôn chú trọng đến đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác thông tin tuyên truyền, đã
thức tổ chức và hoạt động khuyến nông theo hướng đa dạng hóa, trong đó khuyến nông nhà nước giữ vai trò nòng cốt, phát huy vai
trò khuyến nông cộng đồng, xã
hội và doanh nghiệp, hợp tác xã
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát
triển sản xuất hàng hóa nông sản, nâng cao giá trị gia tăng và thu nhập cho người nông dân.
Thực hiện hiệu quả nhiều
mô hình trình diễn
Hệ thống khuyến nông toàn
tỉnh hiện có hơn 20 cán bộ
khuyến nông tỉnh, trên 100 cán
bộ khuyến nông huyện và hơn
Sơn La luôn đóng vai trò chủ đạo
trong việc phổ biến, chuyển giao
các kiến thức, kỹ thuật mới hỗ trợ nông dân sản xuất và thúc đẩy
ngành nông nghiệp phát triển.
nông trong tỉnh đã thực hiện hàng chục mô hình khuyến nông, với hàng trăm hộ nông dân tham gia, đem lại hiệu quả. Trong đó, các mô hình thủy sản hỗ trợ nuôi cá lồng bè: Nuôi cá lăng nha trong lồng bè theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại huyện Quỳnh Nhai; Nuôi cá tầm lòng hồ thủy điện; Nuôi cá rô phi luân canh lúa - cá...
đạt được những kết quả nổi bật. Tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất nông, lâm, thủy sản, khuyến công… cho nông dân được trên 37.000 lớp với 1 triệu 500 nghìn lượt nông dân tham gia. Bằng nguồn ngân sách tỉnh và ngân sách Trung ương, trong 30 năm hoạt động khuyến nông, Sơn La đã tập trung tổ chức triển khai thực hiện 108 loại mô hình khuyến nông, với 80.000 hộ nông dân tham gia thực hiện, và có 41.000 lượt nông dân được tập huấn, hưởng lợi.
Đứng trước yêu cầu và nhiệm vụ mới, chiến lược phát triển hoạt
động khuyến nông có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trọng tâm là đổi mới tư duy hệ
thống khuyến nông theo hướng khuyến nông công nghệ số, lấy người nông dân là trung tâm của mọi hoạt động theo phương châm “ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông”. Đổi mới hình
350 khuyến nông viên xã. Đồng hành với nông dân, Khuyến nông
Ông Công Xuân Ngọc, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Sơn
La, cho biết: Trung tâm Khuyến
nông tỉnh triển khai các mô hình ở
các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản phù hợp định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cán bộ khuyến nông không chỉ tập trung chuyển giao khoa học kỹ thuật, mà còn hướng dẫn người dân sản xuất theo hướng bền vững, liên kết theo chuỗi giá trị; đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao. Hằng năm, hệ thống khuyến Sơn La
Kiện toàn tổ chức khuyến nông cộng đồng Bên cạnh việc nhân rộng các mô hình, hệ thống khuyến nông còn tuyên truyền, đào tạo, tập huấn và tư vấn dịch vụ khuyến nông. Phát hành các ấn phẩm khuyến nông, cuốn sách “Nhà nông cần biết”; tăng cường thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về điển hình sản xuất, kinh doanh, mô hình nông nghiệp mới, các quy trình kỹ thuật sản xuất về nông, lâm, ngư nghiệp... Qua đó, cung cấp thông tin, kiến thức khuyến nông cho nông dân, từng bước làm thay đổi nhận thức của người dân từ sản xuất độc canh, quảng canh sang thâm canh, chuyên canh, xen canh, gối vụ.
Tiếp tục đồng hành với nông dân, Trung tâm Khuyến nông Sơn La đang tập trung thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng”. Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập 10 tổ khuyến nông cộng đồng, với 73 thành viên có nhiệm vụ tư vấn cho hộ nông dân, HTX về khuyến nông; hỗ trợ, vận động thành lập phát triển HTX nông nghiệp; tư vấn chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân làm giàu trong thời kỳ hội nhập.
78 thuysanvietnam.com.vn | KHUYẾN NÔNG
Anh Vũ
QUỐC
GIA
Trà Vinh
Thích ứng biến đổi khí
hậu nhờ đa dạng đối
tượng thủy sản nuôi
Trước tình hình thời tiết bất lợi hiện nay, ngành nông
nghiệp tỉnh Trà Vinh khuyến khích nông dân ở các huyện vùng ven biển của tỉnh đang thực hiện mô
hình nuôi tôm bán thâm canh nên đa dạng con nuôi thủy sản thay cho việc nuôi tôm 3 vụ trong năm.
Thực hiện mô hình nuôi xen cua biển, tôm sú giúp nhiều hộ có
Hướng đi phù hợp
Theo khảo sát của Sở
NN&PTNT Trà Vinh, hiện toàn tỉnh đã có hơn 122 ha nuôi tôm sú cùng hơn 249 ha nuôi TTCT bị thiệt hại. Hầu hết tôm nuôi thiệt hại trong giai đoạn 25 - 50 ngày tuổi do nhiễm các bệnh như đốm trắng, đỏ thân, gan tụy, bệnh đường ruột. Nguyên nhân gây tôm chết, theo nhiều hộ nuôi tại các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải, thị xã Duyên Hải, là do thời tiết nắng nóng gay gắt, ao nuôi tôm theo phương thức thâm canh bình thường, ao nuôi không có mái che nên tôm nuôi bị sốc nhiệt, phát sinh mầm bệnh. Ông Sơn Sóc Kha, ấp Cây Xoài, xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải, cho biết nuôi tôm sú, TTCT bán thâm canh trong ao đất gặp rất nhiều rủi ro, nhất là tình trạng ô nhiễm môi trường đáy ao dễ sinh dịch bệnh trên tôm. Tôm nuôi liên tiếp 3 vụ trong năm khiến tình trạng dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng, tôm chết, người nuôi thua lỗ nặng.
Trước những khó khăn này, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến
ngư Trà Vinh nhận định, việc đa dạng con nuôi thủy sản thay thế cho nuôi vụ tôm thứ 2, thứ 3 trong
năm đối với mô hình nuôi không
có điều kiện ứng dụng công nghệ cao để thích ứng với biến đổi khí
hậu vẫn đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nông dân.
Hiệu quả kinh tế ổn định
Đối tượng nuôi thủy sản vùng
nước mặn và lợ được Trung tâm
Khuyến nông - Khuyến ngư Trà
Vinh khuyến cáo cho nông dân
nuôi tôm theo mô hình thâm
canh, bán thâm canh chưa đảm
bảo đúng quy trình kỹ thuật, như: cua biển, nuôi xen canh các loại cá chẽm, cá đối, cá chốt, sò
huyết… Đây là phương thức để
ứng phó với điều kiện thời tiết
nắng nóng gay gắt, sự chênh lệch giữa nhiệt độ ngày và đêm tại vùng biển rất cao như hiện nay; giúp nông dân đảm bảo được
nguồn thu nhập, tránh được rủi ro dịch bệnh trên tôm, và giá tôm
thương phẩm vẫn chưa cho thấy
tăng và có sự ổn định.
Cụ thể, như mô hình nuôi sò huyết trong ao nuôi tôm quảng
canh cải tiến tại huyện Duyên Hải, cho năng suất đạt bình quân trên 4,4 tấn/ha, với giá sò huyết thương phẩm bán ra ở mức 80.000 đồng/kg, hộ nuôi lãi ròng 145 triệu đồng/ha chỉ sau 4 tháng nuôi.
Hoặc như mô hình nuôi 1 vụ tôm sú - 1 vụ nuôi vọp trong ao nuôi tôm sú bán thâm canh của ông Kiên Khanh, ở xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải, tăng thêm lợi nhuận khoảng 50 triệu đồng/ha/ vụ. Ông Kiên Khanh cho biết, mô hình nuôi vọp trong ao tôm nuôi chỉ tốn tiền con giống, không tốn công chăm sóc, cũng không cần phải cho ăn vì có nguồn bã bùn hữu cơ tồn dư đáy ao từ vụ
nuôi tôm nên vọp vẫn phát triển rất tốt. Với diện tích 0,6 ha hồ
nuôi tôm, ông Khanh thả nuôi lượng vọp giống 55.000 con, sau 6 tháng nuôi, sản lượng vọp
thu hoạch được gần 1,5 tấn, bán
với giá vọp từ 25.000 - 28.000
đồng/kg, thu lợi nhuận hơn 35
triệu đồng.
Nhiều hộ không có điều kiện
để tiếp tục nuôi tôm thâm canh
ứng dụng công nghệ cao nên
chọn chuyển đổi từ nuôi tôm sang đối tượng thủy sản khác, đặc biệt hiệu quả như nuôi cua. Bà con nông dân thu lại giá trị kinh tế khá ổn định, nhờ cua biển thương phẩm có thị trường tiêu thụ khá rộng, kể cả thị trường xuất khẩu, giá cua thương phẩm luôn ổn định ở mức 200.000 - 300.000 đồng/kg. Riêng dịp lễ, Tết giá có thể lên 300.000350.000 đồng/kg, cua loại 1 lên đến 500.000 đồng/kg.
Theo Sở NN&PTNT Trà Vinh, từ đầu năm đến nay, ở các vùng ven biển của tỉnh đã thả nuôi hơn 70 triệu con cua biển giống, diện tích hơn 13.100 ha. Sản lượng cua biển đầu tiên trong năm đến nay thu hoạch được 1.735 tấn. Theo kế hoạch, năm nay tỉnh khuyến khích nông dân giữ vững diện tích nuôi cua biển 23.000 ha, tổng sản lượng cua biển thu hoạch ước tính khoảng 6.500 tấn, tăng 100 tấn so với cùng kỳ năm 2023.
06.2024 79 KHUYẾN NÔNG |
thu nhập khá Ảnh: PN
Ngọc Diệp
CHUYÊN TRANG CÓ SỰ TÀI TRỢ CỦA TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA
Kỹ thuật nuôi vọp dưới tán rừng ngập
mặn
Vọp (Geloina coaxans)
là loài nhuyễn thể có kích cỡ thương phẩm
lớn, ngày càng được ưa chuộng do hàm lượng protein cao và chất lượng thịt thơm ngon (Ismail, 2015). Vì vậy, để đáp
ứng nhu cầu cao của thị trường, nghề nuôi vọp đã
xuất hiện với nhiều hình thức khác nhau, điển hình
là nuôi vọp dưới tán rừng
ngập mặn.
Địa điểm
Vùng bãi triều có cây ngập mặn. Ao sinh thái cây ngập mặn. Nền đáy vùng nuôi là cát bùn (20 - 30% bùn).
Chuẩn bị điều kiện nuôi
Hình thức nuôi ghép trong ao sinh thái rừng ngập mặn: Khu vực nuôi vọp trong ao nuôi sinh thái được khoanh lưới mùng (ruồi) tạo hàng rào song song và cách bờ ao khoảng 10 m, phần giáp bờ ao không quây. Mực nước trong ao từ 1 - 1,2 m.
Cắm tre và quây lưới xung quanh vùng nuôi, lưới cao 1 m, cọc cao 1,5 m, cọc cắm sâu 0,5 m, lưới chôn vào nền đáy 0,2 m, khoảng cách cắm cọc 2 m/cọc.
Cải tạo: Tháo cạn nước, phơi mặt ao từ 5 - 7 ngày nhằm tăng
độ khoáng hóa đất, giải phóng khí độc, đồng thời tạo thông thoáng ở các kênh mương, giúp
phần lá cây dễ dàng phân hủy, kích thích sinh vật đáy phát triển làm thức ăn tự nhiên cho vọp nuôi. Dùng vôi bột rải đều đáy
Ảnh: Minh Minh
và bờ ao với liều lượng từ 10 - 15 kg/100 m2 ao. Dùng Saponin diệt cá tạp. Cấp nước vào ao qua lưới chắn lọc, mực nước khoảng 11,2 m, tiến hành gây màu nước.
Sau 5 - 7 ngày nước trong ao có màu xanh lá chuối non thì tiến hành thả giống vọp. Sử dụng
chế phẩm sinh học ổn định môi
trường trước khi thả giống.
Hình thức nuôi bãi triều rừng
ngập mặn: Quây lưới giống như
nuôi ghép trong ao sinh thái rừng
ngập mặn để bảo vệ và tránh vọp di chuyển. Cần san bằng nền đáy, loại bỏ rong rác; gốc, cành cây chết và tiến hành quây lưới như quây trong ao nuôi.
Chọn và thả giống - Tiêu chuẩn vọp giống: Có kích thước đồng đều, màu xám nâu tự nhiên, không hé miệng, không có dấu hiệu bệnh tật. - Kích cỡ : 4.000 - 5.000 con/ kg (0,2 - 0,25 g/con).
80 thuysanvietnam.com.vn | KHOA HỌC - KỸ THUẬT
- Mật độ thả : 35 - 40 con/m2 . - Thả giống : Vào lúc sáng sớm hay chiều mát; khi thả ngâm khay vọp giống xuống ao khoảng 1015 phút để cân bằng nhiệt độ. - Thả con giống vào khoảng tháng 2 - 3 dương lịch. Thả giống khi lấy nước vào ngập bãi để tránh vọp bị vùi lấp dưới bùn. Chọn những nơi có bùn đáy khoảng 20 - 30 cm là tốt, nơi có lớp đất mềm, dẻo. Rải vọp giống phân tán đều khắp bãi. Lưu ý, thời gian vận chuyển vọp giống không quá 24 giờ sau khi khai thác.
Thức ăn
Thức ăn tự nhiên của vọp là mùn bã hữu cơ phân hủy từ lá cây ngập mặn và các loài tảo, chỉ cần lấy nước ra vào thường xuyên để cải thiện chất lượng nước, kích thích cho vọp sinh trưởng phát triển.
Lấy nước còn giúp cho rong tảo tự nhiên và các sinh vật phù du phát triển làm nguồn thức ăn cho vọp, tôm và các vật nuôi
khác. Khi mất màu nước thì bón phân hữu cơ để tảo phát triển làm thức ăn cho vọp.
Chăm sóc và quản lý
- Trong quá trình nuôi, duy trì màu nước thích hợp, độ trong 30
- 40 cm. Theo dõi các yếu tố môi
trường để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Định kỳ 5 - 7 ngày thay nước một lần trong ao, lượng nước thay từ 30 - 50% lượng nước trong ao.
- Cần đảm bảo các yếu tố môi trường nằm trong ngưỡng sinh trưởng và phát triển của vọp: Nhiệt độ thích hợp nhất là 15
- 30 o C; Ðộ mặn phù hợp là 1029‰, khi độ mặn < 10‰ thì vọp vẫn sống vùi trong đáy, tuy nhiên phát triển chậm.
Phòng bệnh
Người nuôi cần thực hiện quy trình cải tạo đúng kỹ thuật.
Chọn vọp có chất lượng tốt, thả đúng mùa vụ.
Quản lý tốt môi trường và thức ăn tự nhiên theo khuyến cáo.
Định kỳ 1 tháng/lần bắt vài con lên kiểm tra bệnh tật và tốc độ
phát triển.
Thường xuyên quan sát, kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường như: hở miệng, gờ sinh trưởng đen, có mùi tanh, vọp trồi lên mặt bãi… để có biện pháp xử lý thích hợp.
Thu hoạch
Sau thời gian nuôi khoảng 8 tháng là có thể thu hoạch vọp.
Thời điểm đó, vọp đạt kích cỡ 35 g/con (25 - 28 con/kg). Người nuôi có thể thu hoạch từng phần hoặc thu toàn bộ vọp nuôi.
SÁCH
“Nuôi
tôm biển: Nguyên lý và thực hành”
Tác giả: Arlo W. Fast và L. James Lester | Thể loại: Khoa h ọ c khám phá | Tiếng Anh | 826 trang | Năm xuất bản: 1992 | Nhà xuất bản: Elsevier Science
Nghề nuôi tôm biển tại các vùng nhiệt đới đã phát triển với tốc độ chóng mặt trong vòng 15 năm qua. Cuốn sách “Marine
Shrimp Culture: Principles and Practices” (tạm dịch: Nuôi tôm biển: Nguyên lý và thực hành) cung cấp cái nhìn toàn diện về ngành nuôi tôm biển trong những năm gần đây, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới.
Ngoài ra, cuốn sách này còn mô tả các nguyên tắc cơ bản và thực hành quan trọng trong nuôi tôm, cung cấp thông tin thực tế về quá trình nuôi tôm, từ quy trình sản xuất đến quản lý môi trường và chế biến sau thu hoạch. Ngoài ra, độc giả có thể tìm hiểu các kiến thức cơ bản về sinh học của tôm, giúp hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh trưởng của loài này.
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc rùa
Trong những năm gần đây, nuôi rùa đang trở thành sở thích của nhiều người. So với thứ chơi các loài cá cảnh và thủy sinh khác, nuôi rùa tương đối
bình dân và ít tốn kém. Cuốn sách này cung cấp một cái nhìn toàn diện về cách nuôi và chăm sóc rùa, từ việc chọn giống, xây dựng môi trường sống, đến chế độ dinh dưỡng và phòng bệnh. Nội dung được sắp xếp hợp lý, chia thành
các chương cụ thể giúp người đọc dễ
dàng theo dõi và áp dụng.
Trung tâm Khuyến nông
Ngọc Minh
Nội dung của sách bao gồm các chương:
Chương 1: Đặc điểm loài rùa
Chương 2: Kỹ thuật nhân giống rùa
Chương 3: Một số giải pháp kỹ thuật nuôi rùa
Chương 4: Phòng tránh và điều trị bệ?nh cho rùa
Sách do Nhà xuất bản Hồng Đức chịu trách nhiệm phát hành.
Ngọc Minh
06.2024 81 KHOA HỌC - KỸ THUẬT |
Định
Bình
CHUYÊN TRANG CÓ SỰ TÀI TRỢ CỦA TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA
Kỹ
thuật nuôi ếch kết hợp cá rô đầu nhím
Mô hình nuôi ếch kết hợp nuôi cá rô đầu nhím là mô
hình dễ thực hiện, không tốn nhiều công chăm sóc, không cần diện tích lớn, có thể tận dụng các thửa
đất nhỏ, vốn đầu tư thấp, thời gian nuôi ngắn. Đây
là mô hình phù hợp với điều kiện nông hộ giúp nâng
cao thu nhập, cải thiện đời sống của các hộ nuôi.
Ao nuôi
Diện tích 200 - 300 m2, có nguồn nước sạch và chủ động cấp thoát nước. Cần tát cạn ao, vét lớp bùn đáy ao và rải vôi với lượng 7 - 10 kg/m2 ao. Phơi đáy ao 3 - 5 ngày, cho nước vào ao với độ sâu 1,2 - 1,5 m.
Có thể sử dụng nước giếng, nước sông hay nước ao hồ để nuôi ếch với điều kiện độ mặn không quá 5‰, pH nước trong khoảng 6,58,5, nhiệt độ nước tốt nhất 28 - 30 o C.
Vèo nuôi
Vèo đặt trong ao, diện tích vèo 50 m2, đáy vèo ngập nước khoảng 20 - 30 cm. Tạo giá thể cho ếch lên cạn cư trú (bè tre, xốp…). Tổng diện tích giá thể chiếm 2/3 - 3/4 diện tích vèo. Làm 2 - 3 vèo để phân cỡ ếch, tránh ếch ăn lẫn nhau. Chiều cao lồng nuôi nên thiết kế > 1 m tính từ mặt nước buộc chắc vào các cọc tre để tránh ếch nhảy ra ngoài. Phía trên lồng cần che lưới lan để làm mát, hạn chế ánh nắng trực tiếp. Mặt trên của lồng nhiều hộ nuôi kỹ hơn có làm thêm nắp đậy để tránh ếch thất thoát ra ngoài và phòng địch hại.
Sàn ếch có thể thiết kế bằng tre, ống nhựa, lưới… tạo chỗ ngồi cho ếch ăn và phơi nắng, ngủ nghỉ. Dùng lưới mắt thưa để thức ăn thừa và chất thải của ếch rơi được xuống bên dưới ao. Sàn ếch đặt vừa chạm mặt nước.
Chọn giống
Nên chọn nuôi giống ếch Thái Lan ếch khỏe mạnh, nhanh lớn, ít bệnh. Chọn ếch
ST
cùng ngày tuổi, kích thước đồng đều, khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng, không bị xây xát, không nhiễm bệnh hay dị tật.
Chọn giống cá rô đầu nhím có ngoại hình cân đối, đồng đều, có màu sắc sáng đẹp, bơi lội nhanh nhẹn, không dị hình, trầy da, tróc vảy, lở mình. Chọn cá có ngoại hình cân đối, kích cỡ cá đồng đều, màu sắc sáng đẹp, bơi lội nhanh nhẹn.
Mật độ nuôi
Do mô hình này ếch là đối tượng nuôi chính, cá rô đầu nhím tận dụng thức ăn thừa từ ếch nên thả cá thưa. Thả nuôi với mật độ vừa phải giúp ếch và cá tăng trưởng đồng đều nhanh đạt kích cỡ thương phẩm.
Mật độ ếch thả nuôi: 80 - 150 con/m2 . Khi ếch lớn, dãn dần mật độ nuôi.
Mật độ cá rô đầu nhím thả nuôi: 15 - 25 con/m2
Thả cá giống trước, 1 - 2 tuần sau mới thả ếch.
Chăm sóc và quản lý
Cho ăn: Ếch sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi có hàm lượng đạm 22 - 40%, có kích cỡ phù hợp với từng cỡ ếch. Tháng đầu cho ếch ăn 3 - 4 lần/ngày, khi lớn cho ăn 2 lần/ ngày (sáng và chiều). Khi nuôi ếch kết hợp với cá rô có thể cho cá ăn 1 lần/ngày để đảm bảo cá phát triển đồng đều. Nếu không cho cá ăn do tận dùng nguồn thức ăn thừa và chất thải
Chăm sóc: Ếch con có thói quen cắn nhau,
thịt lẫn nhau nên tỷ lệ hao hụt cao, cần thả vào lồng nuôi ếch lục bình để phủ mặt nước làm nơi trú ẩn cho ếch, hạn chế tấn công nhau. Đồng thời lục bình có tác dụng lọc nước giúp môi trường nước trong sạch. Giữ môi trường nước sạch, không khuấy động làm ếch giật mình căng thẳng. Thường xuyên thay nước, cho ăn đầy đủ, sử dụng thức ăn chuyên dụng cho ếch và cá rô đầu nhím. Định kỳ 3 - 5 ngày bổ sung chế phẩm vi sinh giúp phân hủy mùn bã hữu cơ, xử lý xác tảo, ổn định màu nước, kiểm soát tốt chất lượng nước, cung cấp vi sinh có lợi, hạn chế dịch bệnh.
Ưu điểm
Mô hình nuôi ếch kết hợp với cá rô đầu nhím là kỹ thuật nuôi kết hợp tận dụng lượng thức ăn dư thừa và lượng phân ếch chưa tiêu hóa hết để cho các loài cá tận dụng lượng thức ăn này, nhằm nâng cao lợi nhuận, vệ sinh sạch sẽ cho ao nuôi. Giảm lượng thức ăn sử dụng cho cá xuống khoảng 10 - 15% do tận dụng triệt để nguồn thức ăn thừa và phân ếch làm thức ăn cho cá rô đồng. Giảm chi phí đầu tư từ việc tiết kiệm thức ăn. Cá rô góp phần vệ sinh rong rêu bám quanh sàn ếch, lồng nuôi. Hỗ trợ cải tạo nguồn nước, hạn chế dịch bệnh xảy. Dễ thực hiện, không tốn nhiều công chăm sóc. Không tốn nhiều chi phí đầu tư. Không cần diện tích lớn, tận dụng diện tích mặt nước ao sẵn có.
Phương Đông
82 thuysanvietnam.com.vn | KHOA HỌC - KỸ THUẬT
từ
thì thu hoạch 2 vụ ếch thì thu được 1 vụ cá.
ếch
ăn
Ảnh:
Vi sinh chất lượng cao EZ Bio
Vi sinh chất lượng cao ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh trong trại giống EZ Bio chứa các chủng vi khuẩn không gây bệnh được lựa chọn cẩn thận dựa trên khả năng cạnh tranh và kiểm soát vi khuẩn Vibrio sp gây bệnh. Nhờ đó, nâng cao sức khỏe ấu trùng, giảm stress và giúp tăng sức tỷ lệ sống, giảm chi phí sản xuất, không cần sử dụng kháng sinh đắt tiền. EZ Bio phát triển tốt trong cả nước ngọt lẫn nước mặn, thân thiện với môi trường và người sử dụng.
Acid hữu cơ Fish MERA™ Cid Với thành phần Formic acid, Propionic acid, Acetic acid, Fish MERA™ Cid giúp hấp thu các chất dinh dưỡng, tăng trưởng nhanh, cải thiện năng suất, ngăn chặn vi sinh vật gây bệnh trong đường ruột, ngăn chặn độc tố nấm mốc nếu có trong thức ăn, giúp cơ thịt, vảy săn chắc và sáng bóng. Đặc biệt, Fish MERA™ Cid không giảm hàm lượng và chất lượng sau khi mở bao bì sử dụng.
Cách dùng: Cho ăn định kỳ: 500 g/0,51 tấn thức ăn hoặc từ 10 - 30 tấn cá, tùy giai đoạn nuôi. Cho ăn 1 cữ/ ngày và 3 ngày/ tuần. Điều trị bệnh chướng hơi, sình bụng: 500 g/0,5 tấn thức ăn hoặc từ 10 - 15 tấn cá, cho ăn liên tục 3 - 5 ngày.
Máy đo độ đục của nước AQ 3010
Máy dùng để đo nhanh độ đục của nước với chi phí thấp, dễ sử dụng. Sử dụng nguồn sáng Led hồng ngoại (IR) để đo độ đục của nước theo tiêu chuẩn ISO 7027. Ngoài ra
máy đo độ đục của nước AQ 3010 còn chống thấm nước và bụi đạt tiêu chuẩn IP67. Với phương pháp đo ISO nephelometric, thang đo độ đục: 0 - 1000 NTU, độ phân giải lớn cho mức độ chính xác dao động ± 2 - 3% giá trị đọc.
Máy thổi khí tạo ôxy ZLE 100
ZLE 100 được sản xuất trực tiếp tại nhà máy Trung Quốc, cấu tạo đơn giản, độ bền cao, cung cấp ôxy cho ao nuôi tôm chuyên dụng, sục khí, đánh tan chất dơ bẩn, xử lý nước thải trong nhà máy, công nghiệp. Ưu điểm khác biệt của ZLE 100: Hiệu suất hoạt động ổn định, không gây nóng máy; Thiết kế ống khí cao giúp khi tiếng ồn khi máy hoạt động, độ rung thấp; Máy được thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt; Bộ phận buồng hơi nằm ngang tách rời với bộ phận trục bạc đạn ngăn không rò rỉ dầu vào buồng tạo hơi; Công suất lớn, giúp đáp ứng nhu cầu ôxy hòa tan cao trong ao nuôi; Tích hợp đồng hồ đo áp suất giúp dễ dàng kiểm soát lưu lượng khí.
Máy đo nồng độ ôxy hòa tan cầm tay CyberScan DO 300
Máy dùng trong NTTS để kiểm soát nồng độ ôxy hòa tan (DO) trong các ao, bể nuôi tôm, cá để tạo môi trường sống thích hợp cho các loài thủy sinh từ đó có những giải pháp cung cấp ôxy phù hợp cho đối tượng nuôi. Ngoài ra, mày còn được dùng để kiểm tra chất lượng nguồn nước, kiểm soát DO trong nước thải để xử lý, theo dõi tình trạng của hệ sinh thái thủy sinh trong sông, hồ để
có các giải pháp thích hợp. Máy đo nhanh, chính xác; Chống bụi và chống nước theo tiêu chuẩn IP67; Thiết kế gọn nhẹ, dạng cầm tay, có thể nổi lên mặt nước; Tự động bù trừ độ mặn và áp suất khí quyển giúp tăng độ chính xác của kết quả đo DO; Tự động tắt nguồn khi không sử dụng giúp tiết kiệm pin; Màn hình Blacklit giúp dễ dàng xem kết quả trong mọi điều kiện kể cả tại nơi không đủ sáng; Màn hình LCD lớn giúp dễ xem kết quả đo.
Calcium Formate
Bổ sung canxi, giúp tôm cứng vỏ dễ lột xác, tăng trưởng nhanh, hạn chế hiện tượng đục cơ, cong thân và mềm vỏ. Calcium Formate là phụ gia giúp bổ sung canxi, acid formic - acid đường ruột cho tôm cá, vật nuôi, giúp: Chống mốc cho thức ăn chăn nuôi; Bổ sung canxi hòa tan giúp tôm nhanh cứng vỏ; Axit formic làm giảm pH dạ dày và đường ruột, giúp bảo vệ đường ruột; Kiểm soát và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột; Kích thích sự phát triển của lợi khuẩn; Thúc đẩy quá trình hoạt hóa của enzyme, tăng cường khả năng tiêu hóa, hấp thụ thức ăn, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR); Giúp vật nuôi tăng trưởng nhanh, tăng tỷ lệ sống.
06.2024 83 RAO VẶT |
Sao Mai (Tổng hợp)
thuysanvietnam.com.vn