Lầu 2, Nhà B, 116 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Q. 1, TP HCM
Văn phòng Hà Nội:
Điện thoại: 0243.7713699
Tầng 3, nhà A7, 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội
Phòng Quảng cáo:
Quảng cáo: 028.62777616
Email: nghia@thuysanvietnam.com.vn
Giấy phép xuất bản: 69/GP-BTTT
ISSN: 0866-8043
Nơi in: In tại Công ty TNHH MTV
Lê Quang Lộc (TP HCM)
Giá bán: 50.000đ - Giá PDF: 10.000đ
Thư tòa soạn
Thưa quý bạn đọc!
Xuất khẩu thủy sản của nước ta trong tháng 7/2024 ước đạt trên 885
triệu USD, tăng gần 14% so với cùng kỳ. Lũy kế 7 tháng đầu năm đạt
5,28 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2023. Mặc dù ngành thủy
sản đã đạt được những kết quả khả quan, song tốc độ tăng trưởng vẫn
còn chậm hơn so với các ngành khác.
6 tháng cuối năm 2024, ngành thủy sản đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 5,1 tỷ USD. Để có được kết quả như kỳ vọng, ngành thủy sản cần vượt qua nhiều khó khăn, thách thức như: Biến động chính trị thế giới; xung đột Nga - Ukraine; giá cả một số hàng hóa, vật tư, chi phí logistic cao; ứng dụng tiến bộ công nghệ, kỹ thuật còn chậm; liên kết chuỗi giá trị trong khai thác và nuôi trồng còn hạn chế; thị trường cạnh tranh khốc liệt; các biện pháp phòng vệ thương mại từ bên ngoài; Ủy ban châu Âu tiếp tục giữ cảnh báo “thẻ vàng” đối với thủy sản của Việt Nam...
“Nâng tầm xuất khẩu” là chủ đề chính của Tạp chí Thủy sản Việt Nam phát hành trong tháng 8, với những bài viết phân tích chuyên sâu về tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam; nhận diện khó khăn, thách thức đồng thời đưa ra giải pháp tháo gỡ giúp ngành thủy sản nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng “cất cánh”.
Một vấn đề khác mà nhiều doanh nghiệp chế biến quan tâm đó là những bất cập trong Nghị định số 09/2016/NĐ-CP. Mặc dù các hội, hiệp hội doanh nghiệp liên tục kiến nghị, song chưa nhận được câu trả lời xác đáng từ cơ quan quản lý.
Ngoài ra, trên số báo phát hành kỳ này, Tạp chí Thủy sản Việt Nam còn cung cấp thông tin về tình hình sản xuất, thị trường thủy sản trong và ngoài nước; gỡ nút thắt trong nuôi tôm công nghệ cao; phòng chống các loại dịch bệnh, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản; cùng các hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp. Mời quý độc giả đón đọc!
Ban Biên tập
INTERVIEW
Khánh Hòa lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Tôm hùm
Ngày 28/7, UBND TP Cam Ranh (Khánh Hòa) tổ chức họp báo công bố Lễ hội Tôm hùm Cam Ranh năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 3/8 - 11/8, với nhiều hoạt động và các chương trình nghệ thuật hấp dẫn. Lễ khai mạc lễ hội dự kiến diễn ra vào lúc 20 giờ ngày 9/8. Ngoài ra, xuyên suốt lễ hội sẽ có các hoạt động và sự kiện như: Chương trình nghệ thuật khai mạc lễ hội; lễ hội văn hóa ẩ m thực và trưng bày triển lãm, kết nối giao thương các ngành hàng tôm hùm, thủy hải sản và các sản ph ẩ m OCOP; hội thi trình diễn ẩ m thực tôm hùm Cam Ranh và xác lập kỷ lục Việt Nam “120 món ăn chế biến từ tôm hùm Cam Ranh”; lễ hội đua thuyền, l ắ c thúng; Diễu hành xe hoa - xe đạp; giao lưu trình diễn nghệ thuật dân gian như: Trình diễn nhạc cụ mã la của đồng bào dân tộc Raglai xã Cam Phước Đông (TP Cam Ranh), biểu diễn nghệ thuật dân gian Bài chòi của đoàn nghệ thuật Quy Nhơn, biểu diễn cồng chiêng Raglai của
đoàn nghệ thuật tỉnh Gia Lai,…
Xuất khẩu thủy sản tháng 7 tăng cao nhất từ đầu năm
Theo số liệu thống kê từ VASEP cho thấy, chỉ riêng tháng 7/2024, xuất khẩu thủy sản
đã đạt mức tăng trưởng cao nhất từ đầu năm
đến nay khi đạt kim ngạch trên 885 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế 7 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam đạt 5,3 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Điều đáng nói, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu đều có sự tăng trưởng khá đồng đều. Đạt mức tăng trưởng cao nhất là mặt hàng tôm với 11% so với thời điểm các tháng đầu năm. Thị trường xuất khẩu chủ lực của mặt hàng tôm vẫn là Trung Quốc và EU lần lượt 24% và 32%, trong khi sang thị trường Mỹ cũng tăng 9%, sang Nhật Bản tăng 4%, duy nhất chỉ sản lượng xuất khẩu sang Hàn Quốc giảm 21%.
Cơ hội phát triển bền vững từ
ứng dụng công nghệ 5.0
Chiều 23/7, phát biểu tại “Diễn đàn Nông nghiệp 2024: Nông nghiệp thông minh đột phá từ công nghệ 5.0” ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: “Trong khi Cách mạng công nghiệp 4.0 là sự kết hợp giữa robot, trí thông minh nhân tạo, thiết bị kết nối mạng nhanh và dữ liệu lớn trong một môi trường sản xuất, hoạt động hiệu quả, nhanh chóng của các nhà máy
công xưởng phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ thì Cách mạng công nghiệp 5.0 lại tập trung vào sự hợp tác giữa con người và máy móc, qua đó nâng cao kỹ năng của người công nhân, cung cấp giá trị gia tăng trong sản xuất dẫn đến tùy biến và cá nhân hóa các sản phẩm hàng hóa”.
Indonesia cấp phép cho 3 công ty Việt Nam nuôi tôm hùm giống
Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Hàng hải và Thủy sản Indonesia Tb. Haeru Rahayu cho biết, hiện có 05 công ty Việt Nam đang hợp tác với các công ty Indonesia trong việc nuôi và xuất khẩu tôm hùm giống. Trong đó, 03 công ty đã được xác minh và nhận giấy chứng nhận nuôi tôm hùm từ Tổng cục Thủy sản. 02 công ty còn lại vẫn đang trong quá trình nộp lại hồ sơ xác minh liên quan đến hoạt động nuôi tôm hùm. 03 công ty đã có giấy phép hoạt động là Mutagreen Aquaculture International, Ratuworld Aquaculture International và Gajaya Aquaculture International.
Tháng 7/2024, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ ước đạt hơn 550 triệu USD Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, tính đến hết tháng 7/2024, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ ước đạt hơn 550 triệu USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023. Tất cả các nhóm mặt hàng cá ngừ xuất khẩu đều tăng trong thời gian này. Trong đó, cá ngừ đông lạnh có chiều hướng tăng giá trị, đạt mức cao nhất từ đầu năm đến nay với hơn 44 triệu USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước, có xu hướng ngày càng tăng cho đến cuối năm 2024. Xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường chính như Mỹ, châu Âu hay Israel tiếp tục tăng. Xuất khẩu cá ngừ sang
Ảnh: Thành Long
Ảnh: Triệu
Ảnh: ST
7 tháng đầu năm 2024 Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng gần 19%
Bộ NN&PTNT công bố báo cáo kết quả sản xuất nông, lâm, thủy sản trong 7 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm trong tháng tới. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của cả nước trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt 34,27 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ 2023. Sản lượng nông sản đạt 18,21 tỷ USD, tăng 23,4%; lâm sản đạt 9,41 tỷ USD, tăng 21,1%; thủy sản đạt 5,29 tỷ USD, tăng 7,3%; chăn nuôi đạt 288 triệu USD, tăng 4,8%. Ba thị trường xuất khẩu
lớn nhất của Việt Nam vẫn là Mỹ (chiếm tỷ trọng 21,1%, tăng 21,6%); Trung Quốc (chiếm 20,5%, tăng 11,3%) và Nhật Bản (chiếm 6,6%, tăng 4%).
Nga cũng đang tăng phi mã ở mức 3 con số trong 2 tháng qua. Với sự tăng trưởng cao liên tục từ đầu năm, Nga đang trở thành 1 trong 5 thị trường nhập khẩu cá ngừ nhiều nhất của Việt Nam.
Thủy sản Việt Nam đứng vững trên
thị trường Singapore
Theo số liệu thống kê, 6 tháng đầu năm 2024, lần đầu tiên thủy sản Việt Nam duy trì vị trí là đối tác lớn thứ 5 của Singapore trong 2 quý liên tiếp. Điều này thể hiện vị trí và vai trò quan trọng của thủy sản Việt Nam tại thị trường khó tính như Singapore. Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vào thị trường Singapore trong 6 tháng đầu năm 2024 tăng 0,81%, với giá trị xuất khẩu đạt gần 51,7 triệu SGD, chiếm 9,46% thị phần.
thị trường
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 7 tháng đầu qua các năm (đơn vị: tỷ USD)
2024 34,27
2023 28,85
Năm 2024, xuất khẩu cá tra bắt đầu hồi phục và khởi sắc ở một số thị trường gồm: Khối thị trường thuộc Hiệp định Đối tác
Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE); Tây Á; Trung Đông và châu Phi, ngay cả lúc Hiệp định Thương mại tự do CEPA đang trong giai đoạn đàm phán và chưa ký kết.
Ninh Thuận
Thu hút đầu tư nuôi biển công nghệ cao
Theo kế hoạch phát triển NTTS trên biển đến năm 2030, tỉnh Ninh Thuận sẽ phát triển diện tích vùng NTTS chuyên canh với
quy mô hơn 957 ha (khu vực C1) và vùng phát triển điện gió kết hợp NTTS với diện tích hơn 1.295 ha (khu vực C2) thuộc địa bàn huyện Ninh Hải. Các địa phương ưu tiên phát triển các đối tượng nuôi biển có giá trị kinh tế cao như nhóm cá biển, nhóm giáp xác (tôm hùm, tôm biển,...) nhuyễn thể, rong biển. Đến năm 2030, Ninh Thuận phấn đấu đạt sản lượng giống thủy sản sản xuất phục vụ nuôi biển 625 triệu con; trong đó có 25 triệu con giống cá biển; 600 triệu con giống nhuyễn thể giáp xác. Dự kiến sản lượng nuôi biển toàn tỉnh sẽ đạt khoảng 5.000 tấn.
Cà Mau
Đầu tư hơn 530 tỷ đồng phát triển thủy sản bền vững
Nhằm phát triển ngành thủy sản bền vững giai đoạn 2026 - 2029, tỉnh Cà Mau quyết định đầu tư Dự án phát triển thủy sản bền vững với quy mô 100 ha, dự kiến triển khai tại 4 huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Phú Tân và Ngọc Hiển. Tổng mức đầu tư dự án là 536 tỷ đồng (tương đương 23,1 triệu USD), trong đó nguồn vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới (vay IBRD) là 390,2 tỷ đồng, tương đương 16,8 triệu USD; trung ương cấp phát hơn 273 tỷ đồng; tỉnh Cà Mau vay lại hơn 117 tỷ đồng và nguồn vốn đối ứng từ ngân sách địa phương là 145,8 tỷ đồng.
Cước vận tải quốc tế tăng vọt
Theo nhiều nguồn tin, giá container đông lạnh vận chuyển thủy sản từ châu Á tới châu Âu và Bắc Mỹ tăng gấp đôi, gấp ba kể từ đầu năm. Cước vận tải của một container đông lạnh 40 foot từ châu Á tới châu Âu khoảng 9.000 USD. Chi phí từ Trung Quốc tới Bờ Đông
nước Mỹ cũng tăng gấp đôi kể từ đầu năm lên khoảng 9.000 - 10.000 USD, trong khi tới Bờ Tây cũng tăng lên 7.000 USD.
DOC từ chối phúc thẩm cho ngành tôm Ecuador
Tháng 5/2024, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) thông báo đã có đủ bằng chứng cho thấy công ty Sociedad Nacional de Galapagos (SONGA) bán tôm tại thị trường Mỹ với giá thấp hơn giá trị hợp lý, do đó đã quyết định áp mức thuế chống bán phá giá 10,58% lên SONGA. Mức thuế này cũng được áp dụng cho toàn ngành tôm Ecuador, trong đó các công ty bị áp mức biên độ bán phá giá 10,58% và tỷ lệ ký quỹ tiền mặt 10,18%. SONGA cho rằng, DOC đã mắc “lỗi hành chính” khi tính toán mức độ bán phá giá của các công ty. Tuy nhiên, DOC khẳng định, các tính toán không cấu thành lỗi hành chính và cơ quan này đã dựa vào thông tin được SONGA cung cấp, đồng thời từ chối phúc thẩm.
Tia hy vọng lớn cho giá bột cá toàn cầu
Theo số liệu mới nhất từ Tổ chức dầu cá, bột cá thế giới (IFFO), mùa cá cơm đầu tiên của năm 2024 tại khu vực khai thác phía Bắc - Trung Peru đã kết thúc vào tháng 6, với sản
lượng đạt hơn 98% hạn ngạch. Như vậy, Peru
đã giúp tổng sản lượng bột cá của thế giới
tăng 40% so với cùng kỳ năm 2023. Hy vọng giá bột cá và dầu cá sắp tới sẽ hạ nhiệt. Về dầu cá, sản lượng 5 tháng đầu năm 2024 tăng khoảng 10,8% so cùng kỳ năm trước, với nguồn cung cấp chính vẫn từ Peru. Trong báo cáo của IFFO, tất cả các khu vực khác (ngoài Peru) đều ghi nhận sự sụt giảm nguồn cung dầu cá trong những tháng đầu năm.
đạm
Theo 210 Analytics - đơn vị nghiên cứu thị trường tại Florida, trong tháng 6/2024, doanh số hải sản tươi tại Mỹ đạt 666 triệu USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước, hải sản đông lạnh mang về 606 triệu USD, giảm 3,8%. Trong khi đó, hải sản bảo quản đạt 275 triệu USD, tăng 3%. Khối lượng tiêu thụ cá có vây ghi nhận tăng 1%, doanh thu tăng 0,1% trong tháng 6. Hải sản có vỏ giảm 7,2% về khối lượng và 9,3% về doanh thu, nguyên nhân có thể do nhu cầu giảm hoặc chuỗi cung ứng gặp khó khăn. Các mặt hàng hải sản khác mang về 26 triệu USD, tăng nhẹ 1,9% về doanh thu nhưng giảm 0,4% về khối lượng. Cá hồi tươi là sản
phẩm bán chạy nhất trong tháng 6/2024, với 306 triệu doanh thu, tuy nhiên vẫn giảm 0,2% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng tiêu thụ tăng nhẹ 0,5%; giá trung bình đạt 11,59 USD/ pound, giảm 0,7%. Cua tươi ghi nhận 85 triệu USD, giảm 15,6% so với cùng kỳ năm trước, khối lượng bán ra cũng giảm 11,9%; giá trung bình đạt 8,4 USD/pound, giảm 4,2%.
Thương mại thủy sản Trung Quốc giảm sâu
Theo số liệu chính thức mới công bố của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, từ tháng 1 đến tháng 5/2024, xuất khẩu thủy sản của nước này đạt 8 tỷ USD, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị nhập khẩu đạt 9,1 tỷ USD, giảm 11,5%. Như vậy thâm hụt thương mại thủy sản của Trung Quốc hiện nay là 1,1 tỷ USD, giảm 35,6%. Không chỉ thủy sản, nhập khẩu thịt (bao gồm thịt heo, thịt bò và gia cầm) cũng giảm 17,2% về giá trị, chỉ đạt 16,6 tỷ USD.
Indonesia ký thỏa thuận đảm bảo chất lượng hải sản
Indonesia đã ký kết một thỏa thuận khung pháp lý, đảm bảo chất lượng hải sản xuất khẩu sang Mỹ. Thỏa thuận này sẽ đảm bảo chất lượng và an toàn cho các sản phẩm biển và thủy sản (SJMKHP), tuân thủ các tiêu chuẩn nhập khẩu của Mỹ và thế giới. Điều này đáp ứng yêu cầu của Quốc hội Mỹ năm 2021 về cải thiện quy định đối với tôm nuôi nhập khẩu, yêu cầu thiết lập thỏa thuận đối tác khu vực với Ấn Độ, Indonesia và Ecuador.
An Vy
34,2 tỷ đồng
Là giá trị kim ngạch xuất khẩu nhóm ngành nông, lâm, thủy sản 7 tháng đầu năm 2024, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm 2023.
50 tỷ con
Là sản lượng tôm giống mà tỉnh Ninh Thuận dự kiến sản xuất đến năm 2025.
490,7 nghìn tấn
Là tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng cả nước trong tháng 7/2024, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước.
885 triệu USD
Là giá trị xuất khẩu thủy sản trong tháng 7/2024, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2023.
Tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp thủy sản
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn
bản số 5029/VPCP-TH gửi Bộ
Tài chính, Bộ NN&PTNT truyền
đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ
tướng Chính phủ Lê Minh Khái về
việc tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp thủy sản.
Cụ thể, Văn phòng Chính phủ có Báo cáo số 2542/BC-VPCP ngày 30/6/2024, trong đó tóm tắt bài viết VASEP kiến nghị tháo gỡ vướng mắc của doanh nghiệp thủy sản, đăng trên một số cơ quan báo chí.
Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã giao các Bộ: Tài chính, NN&PTNT theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nắm bắt thông tin báo chí phản ánh; rà soát nội dung kiến nghị của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam và khẩn trương xử lý theo thẩm quyền; trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7/2024.
Nội dung các bài báo nêu ra việc VASEP kiến nghị gỡ 3 vướng mắc cho doanh nghiệp, ngư dân, gồm: Quy định áp trần chi phí lãi vay; thủ tục cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác kéo dài; quy định kích thước tối thiểu được phép khai thác của các loài thủy sản.
Theo đó, trong báo cáo tình hình, kết quả hoạt động quý II và phương hướng, nhiệm
vụ trọng tâm quý III, IV năm 2024, VASEP đã nhận diện những khó khăn, vướng mắc các doanh nghiệp thủy sản gặp phải.
VASEP cho rằng, vướng mắc đầu tiên đối với doanh nghiệp là vấn đề áp trần chi phí lãi vay. Việc quy định giao dịch đi vay giữa ngân hàng và doanh nghiệp vay dài hạn để đầu tư là giao dịch liên kết, từ đó áp trần chi phí lãi vay để tính thuế thu nhập là không hợp lý, gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, cũng như dòng tiền của doanh nghiệp trong các năm đầu khi mới đầu tư. Đồng thời sẽ khiến doanh nghiệp không có đủ tiềm lực hoặc ngại đầu tư, đổi mới công nghệ. VASEP kiến nghị sửa đổi lại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP để hủy bỏ
là giao dịch liên kết, giúp doanh nghiệp không phải bị áp trần chi phí lãi vay khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Cùng đó, sửa đổi lại quy định các đối tượng không thuộc phạm vi áp trần chi phí lãi vay tại diểm c, khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP như tổ chức tín dụng, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, công ty chứng khoán,… để các doanh nghiệp sản xuất không phải chịu áp mức trần của tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp chế biến thủy sản, VASEP kiến nghị Bộ Tài chính xem xét sớm đưa vào văn bản quy phạm pháp luật việc xác định rõ hoạt động chế biến thủy sản là “hoạt động chế biến” để thực hiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp theo tinh thần văn bản số 2550/ BTC-TCT ngày 12/3/2021 và văn bản số 9494/ BTC-VP ngày 6/9/2023 của Bộ Tài chính.
Ảnh: ĐP
Về thời gian cấp Giấy xác nhận nguyên liệu khai thác (S/C) của các cảng cá. VASEP cho biết, hiện nay việc cấp S/C tại các cảng cá sau khi doanh nghiệp đưa nguyên liệu về nhà máy ở nhiều nơi đang kéo dài và mất rất nhiều thời gian, thậm chí hàng tháng hoặc nhiều lô đến 2 - 3 tháng, ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Vì vậy, VASEP kiến nghị Bộ NN&PTNT xem xét thay đổi quy định về cách tiếp cận trong việc xác nhận Giấy xác nhận nguyên liệu (S/C) tại cảng cá trong quy trình xác nhận truy xuất nguồn gốc IUU hiện nay. Đó là cấp giấy S/C ngay cho chủ hàng khi chủ hàng đã hoàn thành việc bốc dỡ nguyên liệu từ tàu có sự giám sát của nhân viên cảng về chủng loại, khối lượng,... tại cảng cá. Việc này là mấu chốt giải quyết nhiều bất cập, nút thắt hiện nay trong quá trình truy xuất nguồn gốc, kiểm soát IUU.
VASEP cũng kiến nghị Bộ NN&PTNT rà soát lại các quy định kích thước khai thác tối thiểu tại Phụ lục V, Nghị định số 37/2024; xem xét để điều chỉnh phù hợp lại thông số quy định này với một số loài thông dụng trên; báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ xem xét sửa đổi phù hợp quy định kích thước tối thiểu được phép khai thác của các loài thủy sản sống trong vùng nước tự nhiên, trong đó đề xuất khung tiếp cận như Nghị định 26/2019/NĐ-CP.
VĂN BẢN MỚI
Ngày 30/6/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký ban hành Nghị định số 72/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29/ 6/ 2024 của Quốc hội. Mức giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị định 72/2024/NĐ-CP như sau: Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng; cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức
tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024
đến hết ngày 31/12/2024.
Ngày 04/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 119/2022/ NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định
Thương mại hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) giai đoạn 2022 - 2027. Trong đó, ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam (thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt áp dụng sau đây gọi là thuế suất AKFTA) và Danh mục hàng hóa áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi
đặc biệt ngoài hạn ngạch của Việt Nam
để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc giai đoạn 20232027. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam nêu rõ, trong giai đoạn 2023 - 2027 nhiều loại thủy sản được áp dụng
thuế suất AKFTA 0% như: Các sản phẩm cá tươi hoặc ướp đá mã HS0302, cá đông lạnh mã HS0304, fillet cá các loại,… Nghị
định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
Ngày 15/7/2024, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường đã có Văn bản số 1338/CCPT-ATTP về việc nguyên liệu thủy sản nhập khẩu từ New Zealand
để chế biến xuất khẩu vào EU. Tại công văn số 703/CCPT-ATTP ngày 29/4/2024 và số 1178/CCPT-ATTP ngày 24/6/2024, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường đã kiến nghị với Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm (DG SANTE) về nội dung chứng nhận an toàn thực phẩm kèm theo lô hàng thủy sản từ New Zealand nhập khẩu vào Việt Nam để chế biến, xuất khẩu vào EU. Đến ngày 01/07/2024, DG SANTE đã có công thư chấp thuận lô nguyên liệu thủy sản nhập khẩu từ New Zealand vào Việt Nam kèm theo chứng thư theo mẫu thỏa thuận giữa EU và New Zealand để chế biến, xuất khẩu sang EU. Vì vậy, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường thông báo để các Trung tâm Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường vùng, các doanh nghiệp thực hiện theo đúng hướng dẫn của Cơ quan thẩm quyền EU.
Ngày 12/07, Bộ NN&PTNT ra Quyết định số 2311/QĐ-BNN-KN về việc phê duyệt Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ NN&PTNT. Cụ thể, phê duyệt 02 quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ NN&PTNT, gồm: Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính về kiểm soát thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác được vận chuyển bằng tàu container nhập khẩu vào Việt Nam; Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính khai báo trước khi cập cảng đối với tàu vận chuyển thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác để nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam.
Giao Cục Kiểm ngư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ và các cơ quan, đơn vị có liên quan, căn cứ quy trình nội bộ tại Quyết định này, xây dựng quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính tại phần mềm của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ và xây dựng hiệu chỉnh, nâng cấp phần mềm trên hệ thống Một cửa Quốc gia.
NẮM BẮT CƠ HỘI, VƯỢT QUA THÁCH THỨC
Kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam thời gian qua ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng, song vẫn còn đó nhiều khó khăn, thách thức.
Chuyển dịch tích cực
Theo số liệu từ Cục Thủy sản, kim ngạch xuất khẩu thủy sản
6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 4,355 tỷ USD, tăng 4,9% so với
cùng kỳ năm 2023. Đây là mức
tăng trưởng ấn tượng, cho thấy
sức bật mạnh mẽ của ngành thủy sản sau đại dịch COVID-19.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ
lực của Việt Nam vẫn là tôm, cá tra, basa. Tuy nhiên, các mặt hàng khác như cá ngừ, mực, bạch tuộc, nhuyễn thể,... cũng
đang được xuất khẩu ngày càng
nhiều. Đơn cử như, xuất khẩu cá ngừ tháng 6/2024 ghi nhận mức
tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 85 triệu USD. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, Việt
Nam mang về 472 triệu USD từ xuất khẩu cá ngừ, tăng 23%.
Thị trường xuất khẩu thủy sản
Việt Nam đang dần chuyển dịch
sang các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản. Các thị trường truyền thống như Trung
Quốc, Hàn Quốc vẫn đóng vai
trò quan trọng nhưng tốc độ tăng trưởng chậm lại. Tại thị trường khó tính như EU, thống kê cho thấy xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang thị trường EU có mức tăng trưởng cao nhất,
tăng 40% trong tháng 6/2024. Lũy kế nửa đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt 513 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng khai thác thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 đạt 1,95 triệu tấn, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2023. Sản lượng NTTS đạt 2,43 triệu tấn, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Nhiều nút thắt
Dù đạt được nhiều kết quả khả quan, nhưng ngành thủy sản vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Theo
Bà Lê Hằng - Giám đốc Truyền thông VASEP mong muốn, Bộ NN&PTNT, Cục Thủy sản, các cơ quan quản lý liên quan sớm có những điều chỉnh về mặt quy định cho phù hợp và tạo cơ chế mở cho doanh nghiệp. Làm thế nào để vừa đáp ứng được quy định chống khai thác IUU nhưng vẫn tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Bên cạnh đó, cũng cần sớm khắc phục vấn đề dịch bệnh trên
tôm nuôi để có sẵn nguồn nguyên liệu cho thị trường nửa cuối năm 2024. Theo dự báo nền kinh tế nói chung, năm 2024 quy luật sẽ trở lại bình thường như những năm trước COVID-19, tức là sẽ tăng tốc vào giai đoạn quý III và IV với điều kiện chúng ta có đủ nguồn nguyên liệu và đà phục hồi sẵn.
VASEP, xuất khẩu tôm tăng 7%, chủ yếu nhờ tôm hùm sống xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh, trong khi đó xuất khẩu TTCT tăng trưởng nhẹ, tôm sú giảm. Việc đạt mục tiêu 4 tỷ USD cho xuất khẩu tôm trong năm nay là rất khó. Bởi, ngành tôm đang đối mặt với khó khăn về giá xuất khẩu thấp. Các nước xuất khẩu tôm khác như Ecuador và Ấn Độ đang gia tăng sản lượng và chào giá ngày càng thấp. Bên cạnh đó, dịch bệnh trên tôm cũng là vấn đề lớn đối với người nuôi và doanh nghiệp. Bệnh mờ đục trắng
gan trên TTCT (TDP) đang diễn
biến phức tạp, chưa được khắc phục, có khả năng gây thiếu nguyên liệu tôm trong nửa cuối năm 2024.
Với cá tra, tuy có cải thiện về nhu cầu nhưng giá cá tra xuất khẩu sang các thị trường vẫn thấp. Theo thống kê của VASEP, xuất khẩu cá tra nửa đầu năm nay đạt 922 triệu USD, tăng gần 6% so với cùng kỳ. Cá tra Việt
Nam xuất khẩu sang các thị trường chủ lực như Trung Quốc, Mỹ và EU hiện nay chỉ có Mỹ là khả quan hơn khi lượng tồn
kho ở thị trường này đã giảm
đi và tình hình kinh tế đang có chiều hướng tiến triển tốt. Tại
thị trường Trung Quốc, giá nhập
khẩu cá tra fillet của Việt Nam quá thấp, chỉ khoảng 1,8 USD/ kg. Vì vậy, việc tìm kiếm thị
trường mới, nâng cao giá trị sản
gốc từ khai thác nhập khẩu với nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác trong nước vào cùng một lô hàng xuất khẩu cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Gỡ khó
6 tháng cuối năm 2024, ngành thủy sản đặt mục tiêu, tổng sản lượng thủy sản đạt 4,89 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác đạt 1,57 triệu tấn; sản lượng nuôi trồng đạt 3,32 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt 5,1 tỷ USD. Để
phẩm là những giải pháp cấp thiết để ngành cá tra Việt Nam có thể tăng giá trị xuất khẩu và cạnh tranh hiệu quả hơn trên thị trường quốc tế.
Không chỉ tôm và cá tra gặp khó, cá ngừ cũng đang gặp phải nguy cơ thiếu nguyên liệu
để xuất khẩu. VASEP thông tin, nguồn nguyên liệu cá ngừ trong nước hiện chỉ đủ chế biến trong 8 - 10 ngày, còn lại là không có nguyên liệu, hoặc phải dùng nguyên liệu nhập khẩu. Nguồn
nguyên liệu gặp khó là do những
vướng mắc liên quan đến quy
định chống khai thác IUU. Bên
cạnh đó, Nghị định 37/2024/
NĐ-CP của Chính phủ, quy định kích thước tối thiểu được phép khai thác đối với cá ngừ vằn là
500 mm (tương đương 50 cm) và quy định không trộn lẫn nguyên liệu thủy sản có nguồn
đ ộ i t à u khai th á c, xử lý kh ố i t à u c á “3 không” và t ậ p trung cao đi ể m về ch ố ng khai th á c IUU. K ị p th ờ i xem xé t th á o gỡ liên quan đ ế n quy đ ị nh k í ch cỡ khai th á c c á ngư v ằ n. Đ ẩ y m ạ nh qu ả n lý con gi ố ng, th ứ c ăn và v ậ t tư đ ầ u và o, không đ ể thi ế u h ụ t ngu ồ n nguyên li ệ u ph ụ c v ụ chế bi ế n xu ấ t kh ẩ u. Bên c ạ nh đ ó, c ầ n bám s á t, thư ờ ng xuyên theo dõi ho ạ t đ ộ ng c ả nh báo quan tr ắ c môi trư ờ ng, ki ể m soá t d ị ch b ệ nh đ ể không b ị đ ộ ng c ó hư ớ ng xử lý k ịp th ờ i. Ngoài ra, ngành th ủ y s ả n c ầ n đ ẩy m ạ nh c ác ho ạ t đ ộ ng nuôi bi ể n, cơ gi ớ i hóa đ ộ i t àu khai thác th ủ y s ả n, tăng cư ờ ng ứ ng d ụ ng khoa h ọ c công nghệ đ ể b ả
XÂY DỰNG CHUỖI GIÁ TRỊ
Xây dựng và phát triển chuỗi giá trị là
xu hướng tất yếu trong quá trình hội
nhập, giúp ngành thủy sản vượt qua
khó khăn và phát triển bền vững.
NÂNG TẦM XUẤT KHẨU
Theo Cục Thủy sản, kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt trên 4,35 tỷ USD, tăng gần 4,9% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, hiện tại ngành thủy sản đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như thiếu nguồn nguyên liệu, giá nguyên liệu tăng cao, cạnh tranh gay gắt với một số nước,... Câu hỏi đặt ra là, các doanh nghiệp thủy sản cần làm gì để vượt qua nghịch cảnh, hướng tới mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm 2024. Tạp chí Thủy sản Việt Nam đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Hồng Nga - Trưởng bộ môn Kinh tế học (Khoa Kinh tế, Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP HCM) để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Một số ý kiến cho rằng, nếu doanh nghiệp có thể làm chủ chuỗi giá trị sẽ dễ dàng vượt qua khó khăn và giành được lợi thế cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. Ông có đồng tình với quan điểm này không? Vì sao?
Tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm này. Khi sản xuất theo chuỗi, các bên liên quan từ khai thác, thu mua nguyên liệu cho đến khi chế biến xuất khẩu có sự hợp tác chặt chẽ với nhau, từ đó có sự hỗ trợ nhau, giảm chi phí trung gian, chi phí giao dịch và nâng cao giá trị. Thông thường nếu các doanh nghiệp hoạt động rời rạc không theo chuỗi, họ thường mua nguyên liệu qua các kênh trung gian. Điều này vừa làm tăng chi phí, vừa kéo dài thời gian vận chuyển nguyên liệu nên nguyên liệu thủy sản khi về
đến doanh nghiệp bị giảm chất
lượng và giá trị so với hình thức
sản xuất theo chuỗi.
Một số nghiên cứu gần đây đối
với chuỗi giá trị cá ngừ cho thấy
rằng, khi sản xuất theo chuỗi sẽ làm
tăng hiệu quả kinh tế hơn so với hình thức hoạt động đơn lẻ, độc lập. Còn theo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới như Thái Lan, Nhật Bản, việc thực hiện sản xuất theo chuỗi là cơ sở để tổ chức sản xuất với quy mô lớn, tận dụng tính kinh tế theo quy mô, đồng thời giảm thời gian, chi phí vận chuyển thủy sản qua các khâu trung gian khiến các nhà máy chế biến thủy sản của họ đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Theo tôi, chúng ta nên tiếp thu học hỏi kinh nghiệm sản xuất theo chuỗi từ những quốc gia này.
Theo ông, đối với các doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam, việc xây dựng và làm chủ chuỗi giá trị có những thuận lợi và khó khăn gì? Mắt xích nào trong chuỗi giá trị là quan trọng nhất, xin ông phân tích cụ thể?
Về mặt thuận lợi, Việt Nam là một trong 10 cường quốc thủy sản trên thế giới, chúng ta có vùng biển rộng lớn và tài nguyên biển đa dạng. Ngoài ra, ngành NTTS cũng rất phát triển, do đó thế mạnh của chúng ta là có nguyên liệu dồi dào cho chế biến và xuất khẩu quy mô lớn. Đội ngũ lao động bản địa tương đối lớn, có kinh nghiệm và giá nhân công rẻ cũng là một thuận lợi.
Nghề cá của Việt Nam đã có quá trình phát triển lâu đời. Nhiều chính sách của nhà nước thúc đẩy ngành thủy sản phát triển cả thị trường trong và ngoài nước. Là nước đi sau trong việc tổ chức sản xuất theo chuỗi, nhưng có thể học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước, đặc biệt là từ Nhật Bản vốn đang có nhiều chính sách hợp tác nghề cá với Việt Nam.
Về khó khăn, chúng ta đang thiếu và yếu về vốn, cơ sở hạ tầng, trình độ lao động nghề cá còn thấp, tàu thuyền khai thác công suất nhỏ, trong khai thác chủ yếu tổ chức theo kiểu các ngư hộ nhỏ lẻ. Đây là những rào cản căn bản để có thể tổ chức sản xuất tốt theo mô hình chuỗi.
Hiện nay, tình trạng thiếu vốn cho sản xuất khiến các ngư dân phải phụ thuộc vốn vay nhiều vào các chủ nậu vựa với lãi suất cao. Ngoài ra, sau khi thủy sản được khai thác, họ thường phải bán nguyên liệu cho các chủ nậu vựa, bị ép giá là tình trạng diễn ra thường xuyên. Muốn tổ chức sản xuất theo chuỗi, quy mô sản xuất lớn sẽ dễ dàng cho việc thực hiện hơn. Tình trạng nghề cá được tổ chức với quy mô nhỏ lẻ như hiện nay, trong bối cảnh thiếu vốn và yếu về cơ sở hạ tầng, hoạt động xúc
PGS.TS Nguyễn Hồng Nga
tiến thương mại còn hạn chế, đã khiến chúng ta gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức sản xuất theo chuỗi.
Đối với chuỗi giá trị thủy sản khai thác, mắt xích quan trọng nhất là khâu khai thác thủy sản. Hiện nay, khâu chế biến thủy sản chúng ta đã làm khá tốt. Việt Nam là quốc gia có năng lực chế biến và xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới, công nghệ chế biến thủy sản của chúng ta khá hiện đại, đáp ứng được các yêu cầu của thị trường về sản phẩm.
Tuy nhiên, trong khâu khai thác, công nghệ khai thác và bảo quản thủy sản sau khai thác vẫn còn lạc hậu, chủ yếu theo phương pháp truyền thống nên cá sau khi khai thác được vận chuyển về bờ đã bị giảm chất lượng đáng kể, từ đó khiến cho chất lượng sản phẩm sau chế biến cũng bị hạn chế. Đây là nguyên nhân mà sản phẩm thủy sản xuất khẩu của chúng ta nhìn chung chưa được đánh giá cao về chất lượng. Trong khi đó, xét trong chuỗi giá trị, khai thác là hoạt động tạo ra giá trị lớn nhất trong toàn bộ giá trị của chuỗi, do đó đây là mắt xích quan trọng nhất, và cũng là vấn đề chúng ta đang cần tập trung cải tổ nhiều nhất.
Xin ông cho biết một số quốc gia đã thành công trong việc xây dựng chuỗi liên kết trong ngành thủy sản? Việt Nam có thể học hỏi được những bài học kinh nghiệm nào thông qua đó?
Hiện nay trên thế giới, nhiều quốc gia
đã thành công trong việc xây dựng chuỗi liên kết trong ngành thủy sản như Mỹ, các quốc gia châu Âu như Tây Ban Nha, Italy, Hà Lan,… Tuy nhiên chúng ta có thể học hỏi kinh
nghiệm từ một số nước gần với Việt Nam và họ đã rất thành công trong việc này, đó là
Nhật Bản và Thái Lan.
Thứ nhất, thay đổi cách thức tổ chức sản xuất từ nhỏ lẻ, độc lập theo ngư hộ thành các hợp tác xã doanh nghiệp, tập đoàn quy mô lớn (học hỏi từ Thái Lan), chúng ta mới có thể dễ dàng tổ chức sản xuất theo chuỗi. Để làm
được điều này, công việc trước mắt cần cải tổ lại đội tàu, tiếp tục giảm bớt tàu nhỏ, cũ và lạc hậu, thay bằng tàu có công suất lớn.
Ngoài ra, nguồn lợi thủy sản biển của chúng ta hiện nay đa phần đã bị khai thác quá mức, năng suất khai thác giảm dần theo thời gian. Để đảm bảo hiệu quả sản xuất theo chuỗi cũng như yêu cầu về phát triển bền vững, sản lượng khai thác trong các năm tới cần giảm bớt, quan tâm đến vấn đề bảo vệ nguồn lợi như quy định và kiểm soát chặt chẽ các vấn đề về kích thước mắt lưới khai thác thủy sản, kích thước thủy sản được phép khai thác, mùa vụ khai thác, khu vực khai thác để không tận diệt nguồn lợi và duy trì sản lượng trong tương lai.
Thứ hai, việc chế biến và xuất khẩu thủy sản cần kết hợp với chế biến xuất khẩu các loại thực phẩm khác để đảm bảo sản xuất liên
Trong lĩnh vực chế biến thủy sản, doanh nghiệp nào có tính liên kết chặt chẽ cùng các bên tham gia trong chuỗi cung ứng của mình, nắm chắc biến số tác động cho cả cầu lẫn cung, sẽ giành được lợi thế cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, việc chủ động “cầm trịch” chuỗi giá trị sẽ giúp giảm chi phí, giảm giá thành sản xuất, thoát khó một cách dễ dàng hơn và có tăng trưởng tốt.
tục, nâng cao hiệu quả và đảm bảo việc làm, thu nhập cho lao động.
Thứ ba, tăng cường hợp tác quốc tế nghề cá, cả về khai thác, chế biến, tiêu thụ và cả trong bảo vệ nguồn lợi chung của khu vực. Về vấn đề này, trở thành thành viên chính thức của các tổ chức nghề cá như Ủy ban nghề cá Trung - Tây Thái Bình Dương, Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á, Ủy ban Nghề cá Châu Á - Thái Bình Dương,… cũng là việc làm cần thiết để có thể thực hiện tốt hơn các nội dung này.
Thứ tư, thị trường xuất khẩu là yếu tố rất quan trọng. Hiện nay, có rất nhiều thị trường tiềm năng mà chúng ta chưa khai thác được đáng kể. Chẳng hạn như đối với mặt hàng
cá ngừ là mặt hàng thủy sản xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, ở một số thị trường thuộc EU như Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia, Latvia,… hay ở các nước thuộc thành viên của hiệp định CPTPP, mặc dù chúng ta được hưởng thuế ưu đãi 0% sau khi hiệp định có hiệu lực, nhưng nhiều thị trường trong đó chúng ta hầu như chưa tận dụng được. Thứ năm, phải có chính sách đầu tư đáng kể và tín dụng ưu đãi về vốn cho ngành thủy sản nói chung để có thể hiện đại hóa nghề cá, tổ chức sản xuất theo quy mô lớn mới dễ dàng gắn kết, hợp tác để sản xuất theo chuỗi.
Thưa ông, bên cạnh việc xây dựng và làm chủ chuỗi giá trị, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần làm gì để có thể vượt qua nghịch cảnh, hướng đến mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm 2024?
Ngoài làm chủ chuỗi giá trị, vấn đề chúng ta cần làm là tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, tập trung vào việc đáp ứng yêu cầu của từng thị trường. Vấn đề này phải được thực hiện kèm theo việc thúc đẩy xúc tiến thương mại (XTTM) để mở rộng thị trường, tăng quy mô xuất khẩu.
Nhìn chung công tác XTTM của nước ta vẫn còn nhiều bất cập, có thể kể đến như việc chúng ta còn thiếu kinh nghiệm trong XTTM làm hạn chế phát triển thị trường, bên cạnh đó là thiếu và yếu về nguồn nhân lực và tài chính cho hoạt động XTTM. Việc thiếu nhân lực và kinh phí cho hoạt động XTTM khiến cho công tác khảo sát thị trường, xây dựng mở rộng các kênh phân phối,
động xúc tiến thương mại, thiếu thông tin về thị trường.
Trong thời gian qua, các hoạt động XTTM của Việt Nam thường tập trung vào việc duy trì, tìm kiếm và mở rộng thị trường để bán những hàng hóa mà mình có, chưa gắn liền với hoạt động phát triển sản phẩm để có thể bán những sản phẩm hàng hóa mà thị trường có nhu cầu. Nhìn chung, các hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu bao gồm các hoạt động tình thế, chưa có một kế hoạch hay chiến lược XTTM cụ thể, xuyên suốt với một tầm nhìn dài hạn. Tất cả những vấn đề này dẫn đến sự kém hiệu quả, yếu về cầu và thiếu về cung đối với các dịch vụ XTTM. Tuy nhiên việc này khó có thể thực hiện trong ngắn hạn (trong năm 2024), do đó giải pháp trước mắt vẫn là ưu tiên đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường về hàng hóa xuất khẩu.
Ngoài ra, nỗ lực gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC cũng là giải pháp cần thiết và cấp bách để tăng xuất khẩu thủy sản. Việc bị cảnh báo “thẻ vàng” khiến cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu của chúng ta giảm uy tín đối với khách hàng, khiến khách hàng e ngại mua sản phẩm. Trước khi bị cảnh báo “thẻ vàng”, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào EU được thông quan tự động, nhưng từ khi bị cảnh báo “thẻ vàng”, hàng xuất khẩu bị chặn lại 100% từ cảng để kiểm tra nguồn gốc khai thác, khiến thời gian thông quan kéo dài lên 10 - 15 ngày, làm phát sinh thêm chi phí lưu cảng, chi phí kiểm tra hàng, kéo dài thời gian nhận hàng,… gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu và làm sức cạnh tranh của hàng hóa.
Số liệu thống kê cũng cho thấy xuất khẩu thủy sản của nước ta bị tác động tiêu cực lớn từ “thẻ vàng”. Thống kê của VASEP cho biết, năm 2018 - năm đầu tiên sau khi bị cảnh báo “thẻ vàng”, tỷ trọng xuất khẩu hải sản sang thị trường EU chiếm 11,8%. Sang năm 2019, con số này suy giảm còn 10,7% và còn 9,5% vào năm 2020. Đến năm 2022 - tức là sau 5 năm, tỷ trọng đã giảm còn 9,4%. Nếu chúng ta gỡ được thẻ vàng, cùng lúc đó tận dụng cơ hội giảm thuế từ hiệp định EVFTA, chúng ta có thể kỳ vọng xuất khẩu thủy sản tăng mạnh.
GÓC NHÌN KHÁC
Theo VASEP, tính liên kết bền vững trong chuỗi giá trị không phải doanh nghiệp chế biến thủy sản nào cũng làm được nếu như không “cầm trịch”. Chẳng hạn, vấn đề cần nhất của ngành này hiện nay là vốn, thị trường thuốc thú y thủy sản, rồi giá thức ăn thủy sản và sự liên kết bền chặt giữa các bên tham gia.
Thế nhưng, hiện nay nhiều doanh nghiệp dù có thị trường, có con giống tốt nhưng giá thức ăn, thuốc thú y thủy sản tăng mãi, ngân hàng hỗ trợ vốn không kịp thời thì họ rất khó phát triển và không có được lợi thế cạnh tranh. Khó khăn chung của các doanh nghiệp chế biến thủy sản là khi chi phí đầu vào tăng, lại gặp khó khăn trong tiếp cận vốn vay, nên không thể “cầm trịch” trên chuỗi giá trị, dẫn tới mất đi lợi thế cạnh tranh khi xuất khẩu. Như phản ánh gần đây của VASEP, một trong những vướng mắc của doanh nghiệp chế biến thủy sản là việc áp trần chi phí lãi vay. Điều này rất cần sửa đổi lại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP để hủy bỏ quy định coi giao dịch đi vay giữa ngân hàng và doanh nghiệp vay dài hạn để đầu tư là
giao dịch liên kết, giúp doanh nghiệp không phải bị áp trần chi phí lãi vay khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo VASEP, cần sửa đổi lại quy định các đối tượng không thuộc phạm vi áp trần chi phí lãi vay tại điểm c, khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/ NĐ-CP như tổ chức tín dụng, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, công ty chứng khoán,… Có như vậy mới giúp các doanh nghiệp sản xuất không phải chịu áp mức trần của tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, giới chuyên gia cho rằng, chủ động là yếu tố còn thiếu trong chuỗi giá trị của các doanh nghiệp chế biến thủy sản. Nhất là nhiều doanh nghiệp ít chú trọng nghiên cứu số liệu thị trường quốc tế và không theo dõi sát những biến động. Trong khi nếu chú trọng vào công tác này giúp doanh nghiệp có thể nhìn thấy xu hướng thị trường, chuyển nó thành dữ liệu để phục vụ cho việc xây dựng chuỗi giá trị.
Nghi
Hoàng
Hải (Thực hiện)
Ảnh: TTXVN
Ông bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực
công nghệ thủy sản như thế nào? Điều gì đã thúc đẩy ông chọn lĩnh vực này và thành lập Tép Bạc?
Năm 2012 là thời điểm mà tepbac.com chính thức ra đời. Mục tiêu ban đầu của chúng tôi là mang đến những thông tin kỹ
thuật để hỗ trợ nông dân có được những góc
nhìn chính xác hơn trong ngành NTTS.
Thật khó để nhớ chính xác một câu chuyện cụ thể, nhưng điều đáng nhớ nhất là khi chúng tôi bắt đầu, mục tiêu chính chỉ là chia sẻ những gì mình biết, kết nối với các chuyên gia
để mang lại kiến thức hữu ích cho người nuôi. Điều bất ngờ là Tép Bạc đã nhận được rất nhiều sự đón nhận và quan tâm từ cộng đồng.
Ngoài ra, đam mê công nghệ đã thôi thúc tôi mang những công nghệ tiên tiến ứng dụng trong ngành thủy sản. Tôi tin rằng công nghệ là chìa khóa để giải quyết những khó khăn mà người nuôi gặp phải. Ngành thủy sản từ trước đến nay có rất nhiều giải pháp, nhưng chưa thể giải quyết triệt để các vấn đề gốc rễ.
Ông có thể nói thêm về sản phẩm và hệ sinh thái của Tép Bạc? Hệ sinh thái này
bao gồm những sản phẩm nào và giải quyết được những khó khăn gì của thị trường thủy sản Việt Nam?
Ban đầu, ý tưởng của chúng tôi là phát triển phần mềm quản lý trại nuôi. Khi tiếp xúc nhiều hơn với thị trường và người nông
dân, tôi nhận thấy khó khăn lớn nhất của họ là không thể tính toán chính xác họ đang lời hay lỗ. Phần mềm quản lý trại nuôi giúp người nông nhân ghi nhật ký hàng ngày, quản lý trang trại, theo dõi kỹ thuật và đặc biệt là biết được chi phí và lợi nhuận từ lúc bắt đầu nuôi đến khi thu hoạch.
Chúng tôi phát triển các thiết bị tự động hóa trong ao nuôi để kiểm soát rủi ro, kết hợp với phần mềm quản lý. Hệ sinh thái của chúng tôi bao gồm giải pháp công nghệ, phòng xét nghiệm kiểm tra ao nuôi dựa trên khoa học, hỗ trợ lựa chọn vật tư đầu vào và giúp người nuôi bán sản phẩm đầu ra.
Tép Bạc mong muốn xây dựng một hệ sinh thái giúp người nuôi giảm bớt sự phụ thuộc vào kinh nghiệm, thay vào đó là quản lý ao nuôi bằng công nghệ. Hệ sinh thái này sẽ giúp người nuôi dễ dàng hơn, ổn định và bền vững hơn.
Khi đưa công nghệ vào nông trại, ông thấy rào cản lớn nhất là gì? Đối mặt với
những thách thức này, ông và
đội ngũ của mình đã làm gì
để vượt qua?
Đưa công nghệ đến với nông
dân thực sự là một thách thức lớn. Đây là một ngành rất truyền thống và người nông dân thường
khó tiếp cận với công nghệ mới.
Điều này đòi hỏi chúng tôi phải
đầu tư rất nhiều thời gian và công sức để phát triển các sản phẩm và giải pháp công nghệ. Chúng tôi phải tạo ra những sản phẩm thực sự mang lại giá trị cho họ, nhưng đồng thời phải đảm bảo rằng các sản phẩm này đơn giản và dễ sử dụng. Thực ra, nói người nuôi tôm không chịu tiếp nhận công nghệ mới cũng không hoàn toàn đúng. Họ sẵn sàng tiếp cận công nghệ mới nếu thấy người xung quanh làm được và thành công. Khi họ thấy những người khác đã áp dụng và đạt hiệu quả, họ sẽ tự tin và bắt đầu áp dụng theo. Điều quan trọng là phải tạo được niềm tin và minh chứng rõ ràng về hiệu quả của công nghệ.
Ông có thể giải thích cách công nghệ giúp cải thiện phần đầu ra và tiêu thụ của sản phẩm thủy sản như thế nào?
Công nghệ của Tép Bạc được thiết kế để đáp ứng hiệu quả những yêu cầu ngày càng cao trong ngành thủy sản, bao gồm chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc và phúc lợi động vật. Chúng tôi cải thiện chất lượng sản phẩm bằng cách ứng dụng công nghệ giám sát và phân tích dữ liệu, tối ưu hóa quy trình sản xuất và chăm sóc vật nuôi.
Chúng tôi hiểu rằng, nhu cầu trước mắt của người nông dân là sản xuất đủ số
lượng để bán được hàng. Vì vậy, Tép Bạc tập trung vào việc tăng cường hiệu quả sản xuất và giảm thiểu tổn thất. Khi đã đạt được sự ổn định về số lượng, chúng tôi hỗ trợ tiếp bằng cách giới thiệu các giải pháp cải thiện chất lượng và đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc. Tép Bạc áp dụng phương pháp tiếp cận từng bước, từ cải thiện hiệu quả sản xuất cơ bản đến nâng cao chất lượng và trách nhiệm xã hội. Điều này giúp người nông dân nhận
thấy giá trị thực sự của công nghệ và khuyến khích họ áp dụng các tiêu
yếu tố quan trọng trong việc định hình giá trị sản phẩm trên thị trường quốc tế. Công nghệ của chúng tôi không chỉ giúp đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định nghiêm ngặt của các thị trường toàn cầu mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng nhất và tính minh bạch trong quy trình sản xuất.
Theo ông, ngành thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, có phải là một lĩnh vực đáng để khởi nghiệp không? Ông có lời khuyên gì cho các bạn trẻ và các nhà khởi nghiệp khi bước vào ngành này?
Ngành thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, thực sự là một lĩnh vực đáng để khởi nghiệp. Khởi nghiệp thường gắn liền với việc giải quyết các vấn đề khó khăn và ngành thủy sản có rất nhiều thách thức. Những thách thức này tạo ra cơ hội cho giải pháp mới và sáng tạo. Trong khi các ngành đã ổn định thường khó có cơ hội khởi nghiệp, ngành thủy sản vẫn còn rất nhiều cơ hội cho các bạn trẻ. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải chuẩn bị kỹ lưỡng và giải quyết được những khó khăn của ngành. Khó khăn thường đi kèm với cơ hội và chỉ khi bạn vượt qua được những thách thức này, bạn mới có thể nắm bắt được cơ hội. Ai cũng muốn công việc nhẹ nhàng, nhưng những người thành công thường là những người chấp nhận gian khổ và giải quyết tốt các khó khăn.
Trân trọng cảm ơn ông!
Nội dung: Oanh Thảo Ảnh: TSVN
CHUYÊN TRANG CÓ SỰ TÀI TRỢ CỦA TRUNG TÂM KHUYẾN
Đột phá
chiến lược nhằm
hiện đại hóa ngành thủy sản
Đầu tư, phát triển hạ tầng nghề cá là động lực đưa ngành thủy
sản thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia.
Vai trò quan trọng
Tại Hội nghị công bố Quy hoạch hệ thống
Cảng cá và Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá do Bộ NN&PTNT tổ chức sáng 19/7 tại Bến
Tre, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhận định, trong những năm qua, ngành thủy sản đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tổng sản lượng thủy sản hàng năm khoảng 8,3 - 8,5 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu khoảng 8,5 - 8,9 tỷ USD.
Đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành thủy sản, đặc biệt là lĩnh vực khai thác, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh vai trò quan trọng của hệ thống cảng cá và khu
neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
Những năm qua, hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại nước ta đã từng bước phát triển cả về số lượng và quy mô. Bước đầu, đáp ứng được mục tiêu phát triển theo quy hoạch được duyệt, yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, góp phần hội nhập kinh tế quốc tế, chống đánh bắt bất hợp pháp (IUU) khắc phục cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu đối với thủy sản Việt Nam. Thời gian tới, Bộ NN&PTNT cùng các Bộ, ngành Trung ương sẽ hoàn thiện cơ chế chính sách về
triển cơ sở hạ tầng cảng và khu neo đậu tàu cá. Trong đó, ưu tiên thu hút những nguồn lực xã hội; tiến hành tổng hợp, rà soát, thẩm định kế hoạch và phương án phân bổ vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương và địa phương trình Thủ tướng Chính phủ, theo quy định của Luật Đầu tư công. Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu các Bộ ngành liên quan phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đảm bảo quá trình thực hiện quy hoạch phù hợp với quy hoạch của các ngành, các địa phương. Trợ lực hiện đại hóa ngành thủy sản Trước đó, ngày 3/7, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 582/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Mục tiêu chung đến năm 2030, hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng ngành thủy sản, đáp ứng nhu cầu dịch vụ hậu cần nghề cá, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch, đảm bảo an toàn cho tàu cá và ngư dân thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nghề cá, tăng cường hội nhập quốc tế; thích ứng biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái biển và góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đến năm 2030 sẽ hoàn thiện và đưa vào hoạt động hiệu quả hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên quy mô cả nước thành một hệ thống liên hoàn, liên vùng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đáp ứng nhu cầu neo đậu, dịch vụ hậu cần nghề cá và phát triển theo hướng tích hợp, gia tăng giá trị khai thác sử dụng với một số chỉ tiêu sau: Một, hệ thống cảng cá đảm bảo thông qua 2,98 triệu tấn thủy sản/năm (gồm 100% sản lượng hải sản khai thác và một phần sản lượng nuôi trồng thủy sản trên biển); đảm bảo thực hiện công tác quản lý nghề cá, đáp ứng yêu cầu truy xuất
kinh tế ven biển, các Trung tâm nghề cá lớn gắn với các ngư trường trọng điểm; tạo sức hút, tạo động lực cho ngành thủy sản phát triển theo hướng hiệu quả và bền vững. Ba, cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực thực hiện các dịch vụ tại cảng cá, đáp ứng tốt nhu cầu hậu cần nghề cá, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và thực phẩm cho nhân dân, tích hợp phát triển kinh tế, du lịch, văn hóa, xã hội, vệ sinh môi trường, xây dựng nông thôn mới và quốc phòng an ninh tại những nơi phù hợp.
5 trung tâm nghề cá lớn dự kiến được đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2030 bao gồm: Trung tâm nghề cá lớn Hải Phòng gắn
với ngư trường vịnh Bắc bộ tại xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên; Trung tâm nghề cá lớn Đà Nẵng gắn với ngư trường Biển Đông
và Hoàng Sa tại phường Thọ Quang, quận Sơn Trà; Trung tâm nghề cá lớn Khánh Hòa gắn với ngư trường Nam Trung bộ và
Trường Sa tại phường Cam Linh, thành phố Cam Ranh; Trung tâm nghề cá lớn Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với ngư trường Đông
Nam bộ tại xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu; Trung tâm nghề cá lớn Kiên Giang gắn với ngư trường Tây Nam bộ tại xã Tây Yên
A, huyện An Biên và xã Bình An, huyện Châu Thành.
Bốn, kiện toàn và nâng cao năng lực quản lý hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá từ trung ương đến địa phương, đáp ứng yêu cầu quản lý khai thác thủy sản tại cảng cá, giám sát sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng, truy xuất nguồn gốc thủy sản, chống khai thác bất hợp pháp. Áp dụng hình thức quản trị số tại tất cả các cảng cá loại I. Đáng chú ý, nước ta sẽ đầu tư 5 Trung tâm nghề cá lớn đồng bộ trong hệ thống các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, kết cấu hạ tầng và dịch vụ hậu cần thủy sản tại các vùng biển. Cũng theo quy hoạch, đến năm 2050, toàn quốc có 180 cảng cá, gồm 39 cảng cá loại I, 87 cảng cá loại II, 54 cảng cá loại III, đáp ứng bốc dỡ tổng lượng thủy sản qua cảng khoảng 3 triệu tấn/năm và 160 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, đáp ứng nhu cầu neo đậu cho khoảng 90.600 tàu cá.
Thùy Khánh
GIẢI BÀI TOÁN NUÔI TÔM
CÔNG NGHỆ CAO
Xuân Trường
Nói đến mô hình nuôi tôm công nghệ cao, giới nuôi tôm
thường gán cho cụm từ “Mô hình 3 siêu”, đó là: Siêu đầu tư, siêu lợi nhuận và cũng siêu rủi ro. Điều này phần nào lý giải
lý do vì sao cho đến thời điểm hiện tại mô hình này chỉ mới
chiếm một phần diện tích nuôi tôm khá khiêm tốn. Do đó, một trong những vấn đề quan trọng là làm sao hóa giải “2 siêu” còn lại thì mô hình này mới có thể nhân rộng và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế như kỳ vọng.
Công nghệ cao - Lợi nhuận cao
Dù diện tích nuôi thực tế chỉ chiếm 20 - 25% tổng diện tích, nhưng nếu xét về giá trị lợi nhuận tuyệt đối trên một đơn vị diện tích thì mô hình nuôi tôm công nghệ cao (hay còn gọi là nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao) là ưu việt nhất, nhờ vào lợi thế nuôi được mật độ cao (năng suất cao) và nuôi được nhiều vụ trong năm (2 - 4 vụ/năm).
Theo ước tính của người nuôi tôm, nếu gặp điều kiện thuận lợi, tôm nuôi trúng mùa, thì mỗi ha (trong đó có 2.000 - 2.500 m2 ao nuôi) sẽ cho sản lượng 10 - 20 tấn tôm/vụ là chuyện bình thường. Với sản lượng trên, nếu gặp thời điểm tôm có giá cao thì người nuôi thu lãi tiền tỷ là không khó. Đây cũng là lý do vì sao ông Võ Văn Phục - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản sạch Việt Nam (VinaCleanfood) đã từng tuyên bố một cách khẳng khái: “Chỉ cần có con giống và nguồn nước tốt thì ngành tôm Việt Nam không ngại gì chuyện cạnh tranh về giá, ngay cả với tôm của Ecuador”. Với ưu thế lợi nhuận như trên, những năm gần đây, hầu hết các doanh nghiệp và trang trại quy mô lớn đều đầu tư nâng cấp lên mô hình nuôi tôm công nghệ cao.
Tại Sóc Trăng, nơi có diện tích nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh lớn nhất cả nước cũng có không ít diện tích chuyển sang nuôi tôm công nghệ cao. Lớn nhất phải kể đến 2 trang trại của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta với khoảng 550 ha, hay như trang trại của VinaCleanfood cũng gần 200 ha với đa số là ao tròn nổi. Nếu như trước đây, việc nâng cấp lên mô hình nuôi tôm công nghệ cao đòi hỏi người nuôi phải có diện tích
lớn (từ 10 ha trở lên) thì gần đây, kể cả hộ nuôi quy mô chỉ 1 ha cũng có thể nuôi tôm theo mô hình này. Đây được xem là nỗ lực của các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào trong việc đưa mô hình nuôi tôm công nghệ cao đến với mọi người nuôi tôm.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, qua thống kê của các tỉnh nuôi tôm khu vực ĐBSCL thì số diện tích nuôi tôm công nghệ cao của mỗi tỉnh hầu hết đều dưới 10.000 ha/tỉnh. Ngay như tỉnh Bạc Liêu, nơi đang phấn đấu trở thành thủ phủ của ngành tôm Việt Nam, dù đã đầu tư hẳn cả một khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao dành riêng cho nuôi tôm nhưng số diện tích nuôi theo mô hình này cũng chưa đến 7.000 ha. Đây là điều không quá bất ngờ, bởi muốn chuyển sang nuôi theo mô hình này, đòi hỏi cần có sự đồng bộ của rất nhiều yếu tố, từ quy hoạch vùng nuôi, đến đầu tư cơ sở hạ tầng (thủy lợi, điện, giao thông); từ công tác quản lý chất lượng, giá cả vật tư đầu vào (con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học,…) đến tổ chức sản xuất, bảo vệ môi trường và đặc biệt không thể thiếu là chính sách tín dụng và đào tạo nguồn nhân lực nuôi tôm chất lượng cao.
Mô hình nuôi
tôm công nghệ
cao được áp
dụng tại hầu hết
các vùng nuôi ở
ĐBSCL, góp phần
gia tăng sản lượng tôm nuôi
Ảnh: Xuân Trường
Nhận diện điểm nghẽn Ai cũng biết, để đầu tư nuôi tôm mật độ cao thôi, chứ chưa nói đến ứng dụng công nghệ cao cần phải có nguồn kinh phí rất lớn. Theo ước tính, để nâng cấp từ mô hình nuôi truyền thống sang nuôi ao lót bạt mật độ cao, người nuôi cần có ít nhất là 1 tỷ đồng cho mỗi ha. Trong đó, chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng (cải tạo ao, máy móc, trang thiết bị,…) khoảng 400 - 500 triệu đồng/ha, chi phí đầu tư cho vụ nuôi đầu tiên (con giống, thức ăn,
chế phẩm sinh học, điện, nhân công,…) cũng lên tới 400 - 500 triệu đồng.
Con số trên chỉ là phần chi phí tối thiểu, bởi theo ông Võ Đoàn Trung Dũng - Giám đốc Công ty TNHH Đại Ngư Nghiệp (Sóc Trăng), nuôi tôm hay nuôi thủy sản gì khác đều có rủi ro, kể cả nuôi công nghệ cao thì tỷ lệ thành công cao nhất cũng chỉ 80 - 90%. “Vì vậy, người nuôi cần có nguồn vốn ít nhất cho 3 vụ để không may, xác suất thiệt hại 10 - 20% này rơi vào ngay vụ đầu vẫn còn vốn để duy trì sản xuất, tìm thấy lợi nhuận ở những vụ nuôi tiếp theo”, ông Dũng chia sẻ. Đây cũng chính là rào cản lớn nhất ngăn chặn sự phát triển của mô hình nuôi tôm công nghệ cao do phần lớn người nuôi tôm thiếu vốn, nhưng lại khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng do không đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn. Ngay cả ông Lê Văn Quang - Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú cũng kêu khó về vấn đề này tại buổi tọa đàm: “Vì một ngành tôm phát triển bền vững” do VASEP phối hợp cùng Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận tổ chức Ngày 24/5/2023, tại TP Hồ Chí
Chất lượng con giống có tính quyết định đến tỷ lệ thành công và hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm
Minh. Ông Quang phản ánh: “Do tỷ lệ nuôi tôm thành công ở mức quá thấp nên ngay cả vùng nuôi của Minh Phú dù được tập đoàn bảo lãnh nhưng ngân hàng vẫn không dám cho vay”.
Không chỉ có khó khăn về nguồn vốn, mô hình nuôi tôm công nghệ cao còn vấp phải khó khăn không kém phần nan giải khác là nguồn nhân lực chất lượng cao. Thực tế cho thấy, đã có không ít trang trại, doanh nghiệp có đầy đủ tiềm lực tài chính, đầu tư rất bài bản, nhưng chỉ sau vài vụ nuôi đã phải rút lui vì không tìm đâu ra đủ người để vận hành trang trại nuôi công nghệ cao một cách hiệu quả. Chuyện thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nuôi tôm là không mới nhưng việc giải quyết khó khăn này đến nay vẫn khá chậm mà nguyên nhân một phần do công tác đào tạo nghề chưa gắn với nhu cầu việc làm, phần khác do người lao động có trình độ, tay nghề thường không muốn về các farm nuôi, mà phần lớn đầu quân cho các công ty cung ứng vật tư đầu vào để có mức lương cùng cơ hội thăng tiến trong công việc.
Bên cạnh 2 khó khăn trên, thì điều kiện cơ sở hạ tầng vùng nuôi, đặc biệt là thủy lợi và điện cũng là trở ngại lớn cho mô hình nuôi tôm công nghệ cao phát triển. Hệ thống thủy lợi tại các vùng nuôi vừa thiếu, vừa không đồng bộ giữa cấp và thoát nước, trong khi mô hình nuôi tôm công nghệ cao luôn có nhu cầu về nguồn nước rất lớn. Mạng lưới điện 3 pha phục vụ nuôi tôm nói chung hiện chỉ mới đáp ứng yêu cầu chưa tới 50% số diện tích nuôi, nên tại nhiều vùng nuôi, người nuôi vẫn chưa thể chuyển sang nuôi công nghệ cao được, dù có đủ các điều kiện về đất đai, nguồn vốn,…
Trở lại với tuyên bố của ông Phục: “Chỉ cần có con giống và nguồn nước tốt thì ngành tôm Việt Nam không ngại gì chuyện cạnh tranh về giá, ngay cả với tôm của Ecuador” để thấy rằng, chất lượng con giống cũng là một yếu tố quan trọng, nếu không muốn nói là có tính quyết định đến tỷ lệ thành công của nghề nuôi tôm nói chung và nuôi tôm công nghệ cao nói riêng.
Chất lượng con giống cùng với nguồn nước chưa được đảm bảo chính là 2 nhân tố quan trọng cấu thành nên “siêu rủi ro” cho nghề nuôi tôm nói chung và nuôi tôm công nghệ cao nói riêng, là vật cản sự phát triển của mô hình nuôi tôm công nghệ cao thời gian qua.
Lời giải nào cho nuôi tôm công nghệ cao? Có thể nói, mục tiêu phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao của các tỉnh nuôi tôm trọng điểm ở ĐBSCL là rất lớn. Ngay cả các tỉnh có diện tích nuôi tôm không quá lớn như: Bến Tre hay Trà Vinh cũng đều nhận thấy việc phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao là xu thế tất yếu, không chỉ giúp gia tăng sản lượng, mà còn giúp nâng cao chất lượng, giảm giá thành và đáp ứng các tiêu chí về sản xuất xanh.
Điều này là hợp lý, bởi theo TS. Nguyễn Duy Hòa - Giám đốc kỹ thuật toàn cầu ngành hàng Empyreal & Motiv Cargill Inc: “Do quy mô diện tích hộ nuôi nhỏ, nên chúng ta không thể nuôi mật độ thưa như Ecuador vì như thế lợi nhuận không đủ đáp ứng nhu cầu đời sống hàng ngày của hộ nuôi. Do đó, giải pháp tốt nhất vẫn là đeo đuổi mô hình nuôi tôm mật độ cao; trong đó, nuôi tôm công nghệ cao là mô hình có nhiều ưu thế nhất”.
Cần thẳng thắn nhìn nhận rằng, mô hình nuôi tôm công nghệ cao hiện nay là không thiếu, nếu không muốn nói là khá đa dạng, phong phú và đã được chứng minh tính hiệu quả qua thực tế triển khai tại các vùng nuôi. Cái thiếu còn lại của người nuôi muốn chuyển sang nuôi công nghệ cao phần lớn rơi vào nguồn vốn, khi hầu hết các ngân hàng đều rất thận trọng trong việc đầu tư cho nuôi tôm, do rủi ro thì lớn, nhưng lại chưa có bảo hiểm đi kèm.
Theo tìm hiểu của phóng viên Tạp chí Thủy sản Việt Nam, hiện hầu hết các mô hình nuôi tôm công nghệ
Nuôi tôm công nghệ cao được xem là chìa khóa vàng để giải quyết nhiều vấn đề của ngành tôm Việt Nam. Mô hình hứa hẹn mang lại sản lượng vượt trội, tiết kiệm diện tích nuôi, giảm chi phí sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định. Điều này không chỉ giúp tăng khả năng cạnh tranh của tôm Việt trên thị trường quốc tế, hiện thực hoá mục tiêu gia tăng kim ngạch xuất khẩu, mà còn góp phần nâng cao thu nhập cho
người nuôi tôm.
Mặc dù tiềm năng lớn, nuôi tôm công nghệ cao vẫn chưa thể bứt phá như mong đợi. Không chỉ vậy, năng suất tôm công nghệ cao đang có xu hướng giảm dần, phơi bày những rủi ro tiềm ẩn của mô hình này. Nhiều doanh nghiệp lớn đã phải ngậm ngùi từ bỏ nuôi siêu thâm canh công nghệ cao do hiệu quả kinh tế không cao và rủi ro quá lớn.
cao quy mô nhỏ và vừa đều sử dụng nguồn vốn từ các đại lý cung ứng vật tư đầu vào. Tuy nhiên, kể từ sau dịch COVID-19 đến nay, nguồn vốn này cũng bị thu hẹp dần do việc thu hồi vốn đầu tư của đại lý quá khó khăn mà nguyên nhân chủ yếu là do giá tôm giảm mạnh. Do đó, cần có một chính sách tín dụng riêng cho lĩnh vực này để người nuôi có thêm cơ hội ứng dụng mô hình. Thực tế thời gian qua cũng đã có một số ngân hàng thương mại như HD Bank phối hợp cùng đại lý của công ty CP Chăn nuôi C.P. Việt Nam và địa phương đầu tư cho người nuôi mang lại hiệu quả khá cao.
Đóng góp cho giải pháp phát triển nghề nuôi tôm nói chung và nuôi công nghệ cao nói riêng, ông Hồ Quốc Lực - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta đề xuất tập trung vào 03 vấn đề chính:
Thứ nhất, cung cấp thông tin theo nhu cầu của người nuôi về chất lượng con giống của từng trại giống và cùng với đó là diễn biến giá tôm thế giới.
Thứ hai, tìm nguồn vốn cho người nuôi thông qua việc hướng họ tham gia vào chuỗi liên kết mới với sự tham gia của các mắt xích khác trong chuỗi giá trị con tôm, như: Thức ăn, chế phẩm nuôi, thương lái và không thể không có vai trò hỗ trợ kịp thời của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan.
Thứ ba, Chính phủ, bộ ngành, địa phương cần quan tâm nhiều hơn trong việc đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng vùng nuôi.
Dù còn nhiều rủi ro, rào cản nhất định, nhưng trước xu thế phát triển của ngành tôm cùng sự nỗ lực của các cấp, các ngành và người nuôi tôm, hy vọng tới đây, mô hình nuôi tôm công nghệ cao sẽ có sự phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế và sự kỳ vọng để góp phần nâng cao tính cạnh tranh và giữ vững vị thế của ngành tôm Việt Nam trên thị trường thế giới.
Lê Hoàng Thị Mỹ Dung và Philippe Dhert
Theo báo cáo của João Alves và Lucas Alves, dinh dưỡng ở thời kỳ đầu
đời ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khả năng phát triển của con người khi trưởng thành. Nghiên cứu trên động vật thủy sản cũng cho thấy xu hướng tương tự (theo Z. Hou và L.A. Fuiman, 2020).
Chế độ ăn trong những tuần đầu
đời của động vật sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và sự phát triển của chúng. Trong các giai
đoạn chuyển tiếp quan trọng (ví dụ thời kỳ cai sữa, sinh sản, hoặc chuyển đến môi trường mới), các cá thể đang mang thai hoặc con non rất nhạy cảm với điều kiện xung quanh. Chăm sóc kỹ lưỡng động vật ở giai đoạn tiền sinh sản và con non giúp tối đa hóa tiềm năng phát triển của chúng, đem lại hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy nông nghiệp bền vững và đảm bảo an ninh lương thực.
Ngành công nghiệp nuôi tôm - một hoạt động NTTS có tuổi đời gần như trẻ nhất trong các hoạt động thuần hóa và nuôi động vật của con người, đang phát triển mạnh mẽ với lượng kiến thức về điều kiện nuôi, dinh dưỡng và môi trường ngày càng nhiều. Trước đây và phần nào hiện nay, người nuôi tôm thường kết hợp nhiều loại thức ăn khác nhau và tin rằng sự phối trộn này sẽ bổ sung tất
cả dinh dưỡng cần thiết để tối
đa hóa tỷ lệ sống và chất lượng con giống với chi phí thấp nhất. Tuy nhiên, việc này có thể làm
giảm tác dụng của thức ăn chất
lượng tốt bởi những loại kém
hơn. Mô hình sử dụng một loại
thức ăn chuyên biệt cho giai
đoạn giống và giai đoạn ương
vèo do Skretting phát triển giúp
đánh giá và đáp ứng chính xác
nhu cầu dinh dưỡng và kích cỡ
hạt phù hợp cho từng giai đoạn.
Thị trường thức ăn ương vèo
TTCT rất đa dạng, với nhiều sản
phẩm từ các nhà cung cấp khác
nhau, phong phú về thành phần
dinh dưỡng và đặc tính vật lý của
các hạt/viên thức ăn. Để cung
cấp thêm dữ liệu về tập tính và
nhu cầu dinh dưỡng của TTCT,
cũng như hiệu quả của các loại
thức ăn, chúng tôi đã thực hiện
một nghiên cứu với 05 loại thức
ăn thương mại phổ biến cho giai
đoạn ương tôm vèo.
Thí nghiệm này gồm ba giai
đoạn (Hình 1): Giai đoạn 1 sản
xuất post 12 từ nauplii để chuẩn
bị cho thí nghiệm; giai đoạn 2 -
giai đoạn chính, so sánh 05 loại
thức ăn thương phẩm dùng trong
ương vèo tôm; Giai đoạn 3 đánh
giá ảnh hưởng của thức ăn ở
giai đoạn ương vèo lên hiệu suất
của tôm trong giai đoạn thương
phẩm bằng cách tiếp tục nuôi
tôm từ 05 nghiệm thức ở giai
đoạn 2 với cùng một loại thức
ăn. Trong bài này, chúng tôi sẽ
đánh giá “ảnh hưởng của 05 loại thức ăn lên giai đoạn ương vèo”
và thảo luận câu hỏi “dinh dưỡng
ở giai đoạn giống có ảnh hưởng
đến giai đoạn thương phẩm sau
đó hay không?”.
Thiết kế thí nghiệm
Trong giai đoạn 1, chúng tôi sử dụng ELEVIA để sản xuất post 12 cho thí nghiệm ở giai đoạn 2. ELEVIA, một sản phẩm của
Skretting, có nhiều cải tiến về hàm lượng dinh dưỡng, nguyên liệu và công nghệ sản xuất. Với công thức chứa 60% đạm và 11% chất béo, ELEVIA cung cấp năng
lượng tối đa và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của ấu trùng và hậu ấu trùng. Nguyên liệu được tuyển chọn kỹ lưỡng giúp tiêu hóa và hấp thu dễ dàng trong hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của con giống. Kích cỡ hạt của
soát thấp nhất (Hình 2), duy trì chất lượng nước tối ưu. Những đặc tính này giúp ELEVIA đạt tỷ lệ sống ở post 12 lên đến 80%.
Trong giai đoạn 2, chúng tôi chia post 12 được sản xuất ở giai đoạn 1 thành 05 nghiệm thức (T, U, V, X, và Y), mỗi nghiệm thức sử dụng một loại thức ăn khác nhau. Thức ăn cho mỗi nghiệm thức có 3 cỡ hạt: Cỡ hạt thứ nhất (T1, U1, V1, X1, và Y1) được cho ăn trong tuần đầu tiên, cỡ hạt thứ hai (T2, U2, V2, X2, và Y2) được cho ăn trong 15 ngày tiếp theo và cỡ hạt thứ ba (T3, U3, V3, X3, và Y3) được cho ăn đến khi tôm đạt 1,5 g. Hình 3 mô tả các mẫu thức ăn, kích thước hạt và thành phần dinh dưỡng của chúng. Trong đó, Y1, Y2 và Y3 là sản phẩm JADE của Skretting, còn lại là các sản phẩm thương mại khác được khuyến cáo sử dụng trong ương vèo TTCT.
Ở cỡ hạt thứ nhất, JADE (Y1) và T1 là hai sản phẩm sạch nhất (hàm lượng bụi thấp) và có kích thước hạt lớn nhất (T1 - Y1, Hình 3). Ở cỡ hạt thứ hai, 05 loại thức ăn không có sự khác biệt lớn về đường kính cũng như chiều dài của các hạt thức ăn (T2 - Y2, Hình 3). Ở cỡ hạt thứ ba, đường kính
của các viên thức ăn không khác nhau nhiều nhưng T3 dài hơn các thức ăn còn lại (T3 - Y3, Hình 3).
Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh
trưởng và chất lượng con giống
Theo W. Zhang và cộng sự, hàm lượng protein trong thức ăn là yếu tố chính ảnh hưởng đến
tốc độ sinh trưởng của tôm và sự
ảnh hưởng này tùy thuộc vào chất lượng nguồn protein. Lipid cung cấp axit béo thiết yếu và năng
lượng cho tôm. Tôm không tiêu hóa và sử dụng tinh bột hiệu quả, nên protein và lipid là hai nguồn năng lượng chính cho sự tăng trưởng và hoạt động của tôm.
Trong 05 loại thức ăn thử nghiệm, JADE của Skretting (Y)
Hình 3. Năm loại thức ăn sử dụng trong giai đoạn 2 của thí nghiệm. Hình chụp mẫu thức ăn của ba cỡ hạt 1, 2 và 3 của năm loại thức ăn T, U, V, X và Y được trình bày ở 3 hàng đầu tiên. Biểu đồ ở hàng tiếp theo mô tả kích thước trung bình của hạt/viên thức ăn ở mỗi cỡ thức ăn. Phần cuối cùng mô tả thành phần dinh dưỡng của các thức ăn. *Thành phần dinh dưỡng của các thức ăn được quy đổi về cùng một độ ẩm để tạo sự tương quan trong việc so sánh.
và T có hàm lượng protein cao hơn các loại còn lại. Tổng hàm
lượng protein và lipid của JADE là 56% và T dao động từ 4855% tùy theo cỡ thức ăn (Hình
3). Các thức ăn U, V và X có tổng protein và lipid từ 50 - 53% (Hình
3). JADE có mức năng lượng cao nhất với hàm lượng protein và lipid cao và hàm lượng tro thấp hơn so với các thức ăn khác. Sau 38 ngày ương từ post 12, tôm ở nghiệm thức Y (cho ăn JADE)
đạt trung bình 1.55 g (645 con/ kg), và tôm ở nhóm T đạt trung bình 1,42 g (704 con/kg) (Hình
4). Tôm ở nghiệm thức U và V có kích thước nhỏ hơn, khoảng
1000 con/kg. Nghiệm thức X (tổng hàm lượng protein và lipid
thấp nhất, 50%) có kích thước
nhỏ nhất, gần 1200 con/kg. Chất
ăn có ảnh hưởng đến sinh trưởng và chất lượng con giống trong thời gian cho ăn những thức ăn đó. Tuy nhiên, những gì con tôm ăn trong giai đoạn ương vèo có còn ảnh hưởng đến chúng sau khi tôm chuyển sang loại thức ăn khác? Trong thí nghiệm này, chúng tôi kết thúc giai đoạn 2 (ương vèo) khi tôm đạt khoảng 1,5 g và chuyển sang giai đoạn 3, với tôm ở tất cả 05 nghiệm được cho ăn cùng một loại thức ăn, SAPPHIRE (Skretting), trong 05 tuần. Kết quả cho thấy, tôm ở nghiệm thức Y (cho ăn JADE ở giai đoạn 2), tiếp tục có tốc độ sinh trưởng cao nhất ở giai đoạn 3, so với các nghiệm thức còn lại, khối lượng cơ thể đạt 9 g, tăng gần 6 lần sau 35 ngày nuôi. Theo mô hình thiết lập từ kết quả thí nghiệm, để tăng từ 1,5 lên 9 g, các thí nghiệm còn lại cần từ 45 - 50 ngày (Hình 5). Tỷ lệ sống ở cuối giai đoạn 3 của Y hơn 90%, cao hơn so với các thí nghiệm còn lại (Hình 6).
lượng tôm giống được đánh giá
bằng cách so sánh khả năng
sống sót sau khi bỏ đói. Tôm
ăn JADE có tỷ lệ sống gần 90%
sau năm ngày không cho ăn, cao hơn đáng kể so với nghiệm
thức T (82%) và các nghiệm thức
còn lại (<80%). Các kết quả này
cho thấy hàm lượng dinh dưỡng
đóng vai trò quan trọng cho sự
sinh trưởng của tôm, với JADE có
tổng hàm lượng protein và chất
béo cao nhất và thức ăn này cho kết quả cao nhất về chất lượng con giống sẵn sàng cho giai
đoạn tiếp theo.
Ảnh hưởng của thức ăn lên
sinh trưởng của tôm có tính chất tức thời hay lâu dài?
Kết quả giai đoạn ương vèo từ post 12 đến 1,5 g cho thấy thức
T và Y có tốc độ sinh trưởng như nhau ở giai đoạn 2 nhưng khi kết thúc giai đoạn 3, T chỉ đạt 5,1 g/con, chỉ gần 60% so với kích thước của tôm ở nghiệm thức Y. Điều này có thể được lý giải như sau: Trong 03 tuần đầu, tôm ở nghiệm thức T cho ăn thức ăn có tổng protein và lipid 5455% và sau đó chuyển sang chế độ có tổng protein và lipid thấp hơn, chỉ 49%. Tuy nhiên, cuối giai đoạn 2, khối lượng trung bình của nghiệm thức T không thấp hơn nhiều so với Y (JADE) (khoảng 91% so với Y). Điều này có thể do ảnh hưởng của thức ăn giàu năng lượng ở 03 tuần đầu tiên vẫn tiếp diễn, giúp tôm tiếp tục tăng trưởng tốt mặc dù tôm chuyển sang chế
4. Sinh trưởng tôm ở giai đoạn ương vèo ở năm nghiệm thức T, U, V, X và Y.
thấp của thức ăn. Có thể những yếu tố này đã tạo nên tốc độ sinh
trưởng cao tạm thời ở giai đoạn 2, nhưng khi chuyển sang giai
đoạn 3, ảnh hưởng tích cực này biến mất. Mặt khác, ở cuối giai
đoạn 2, tôm ở nghiệm thức T cho
ăn thức ăn có kích thước lớn (1,2 x 2,2 mm) và chuyển sang thức
ăn có kích thước nhỏ hơn (1,1 x 1,6 mm) ở đầu giai đoạn 3. Điều này có thể làm cho tôm mất thời gian làm quen với thức ăn có kích thước nhỏ hơn so với thức ăn chúng thường ăn trước đó. Điều này cho thấy cả hàm lượng dinh dưỡng và quá trình chuyển cỡ hạt thức ăn phù hợp đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển ổn định của tôm.
Kết luận
Các kết quả của nghiên cứu
cho thấy đặc tính dinh dưỡng (ví dụ: hàm lượng protein, chất béo, và hàm lượng tro) không chỉ có tác dụng tức thời tại thời điểm cho ăn (giai đoạn ương vèo) mà còn có ảnh hưởng đến hiệu suất của con tôm về sau (giai đoạn thương phẩm). Nghiên cứu cũng cho thấy, việc sớm chuyển sang thức ăn có kích thước lớn
hơn chỉ có tác dụng tích cực khi
có sự tương thích về mặt dinh
dưỡng. Thiết lập chế độ ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và
kích cỡ thức ăn phù hợp với tập
tính bắt mồi sẽ tạo ra con giống
chất lượng cao, giúp tôm có tốc
độ sinh trưởng và tỷ lệ sống ổn
định ở giai đoạn thương phẩm.
Skretting cung cấp giải pháp
toàn diện cho sản xuất con giống
chất lượng cao, sử dụng ELEVIA
ở giai đoạn giống và JADE ở giai
đoạn ương vèo, giúp rút ngắn
chu kỳ sản xuất và tăng tỷ lệ thành công của vụ mùa.
Lời cảm ơn
Tác giả cảm ơn đồng nghiệp
Lê Trung Việt, Leger Michael, Cherdchai Thongchoo, Gim Chong Ho, Huỳnh Tâm Đắc và các anh chị trong team Warehouse của Skretting Việt Nam, Eamonn O’Brien và các
đồng nghiệp khác ở Skretting AI, và NTMaRS đã giúp đỡ để chúng tôi thực hiện nghiên cứu này.
Tài liệu tham khảo
João G.B. Alves, Lucas V. Alves, 2024. Early-life nutrition and adult-life outcomes, Jornal
Hình 5. Sinh trưởng tôm trong hai giai đoạn ương vèo và thương phẩm của năm nghiệm thức T, U, V, X và Y. Ở giai đoạn 2 (ương vèo), mỗi nghiệm thức cho ăn một loại thức ăn khác nhau và kết thúc khi tôm đạt 1,5 g. Giai đoạn 3 (thương phẩm) bắt đầu khi tôm đạt 1,5 g, tất cả các nghiệm thức cho ăn cùng một loại thức trong năm tuần. Bảng “Lợi ích khi dùng JADE (Y) ương vèo” mô tả: *1số ngày nuôi rút ngắn khi cho ăn JADE so với các nghiệm thức khác để post 12 đạt 1,5 g ở giai đoạn ương vèo; và *2 tôm cho ăn JADE ở giai đoạn ương vèo tiếp tục sinh trưởng nhanh hơn ở giai đoạn thương phẩm, giúp rút ngắn thời gian để tôm tăng từ 1,5 g lên 9 g so với các nghiệm thức khác.
Hình 6. Tỷ lệ sống sau 35 ngày cho ăn SAPPHIRE của tôm từ năm nghiệm thức T, U, V, X and Y.
W. Zhang, S. Ma, X. Li, Y. Guo, H. Ge, D. Huang, F. Chen, Y. Wu, and K. Lei, 2021. Nutrition and shrimp health, The Shrimp Book
II edited by V. Alday-Sanz, 5M Books.
Z. Hou, L.A. Fuiman, 2020. Nutritional programming in fishes: insights from mammalian studies. Reviews in Fish Biology and Fisheries 30, 67-92.
Hình
SỬ DỤNG HIỆU QUẢ ENZYME TRONG NTTS
Việc bổ sung thêm enzyme vào khẩu phần ăn hàng ngày nhằm hạn chế
ảnh hưởng của các yếu tố kháng dinh dưỡng có trong thức ăn; cải thiện
khả năng sử dụng các axit amin, năng lượng; giảm thiểu độc tố trong cơ
thể động vật, giảm ô nhiễm môi trường,…
Vai trò
Enzyme là chất xúc tác sinh học có thành phần cơ bản là protein. Enzyme được ứng dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp khác nhau như sản xuất chất tẩy rửa, dược phẩm, công nghiệp giấy, sản xuất bột, chế biến sữa và phô mai, nước giải khát, sản xuất thức ăn chăn nuôi,… Bên cạnh những lợi ích trong ngành công nghiệp, enzyme còn có tầm ảnh hưởng vô cùng quan trọng đối với ngành nông nghiệp, đặc biệt là hoạt động NTTS.
Trong NTTS, mục đích chính của enzyme là cải thiện hệ tiêu hóa. Đặc biệt ở giai đoạn ấu trùng, vật nuôi thường thiếu một số enzyme quan trọng do đường
ruột còn kém phát triển, dẫn đến
thiếu chất dinh dưỡng, gia tăng
tỷ lệ chết. Ở giai đoạn trưởng thành, một số loài thủy sản cũng sẽ thiếu enzyme nhất định. Bởi giai đoạn này, cơ thể thủy sản có thể tự sản sinh một số enzyme quan trọng để tiêu hóa thức ăn, bên cạnh đó hệ vi sinh vật hữu ích trong đường ruột cũng tiết enzyme để tham gia vào quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, trong thành phần thức ăn ngày nay có nhiều chất khó tiêu hóa, thậm chí cản trở quá trình tiêu hóa, do đó các loại enzyme nội tại cơ thể động vật thủy sản không đủ
để đáp ứng quá trình phân hủy này. Do đó, thủy sản dễ mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như bệnh phân trắng, tổn
thương các thụ thể hấp thu dinh dưỡng, đi phân sống và gây ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, enzyme còn thúc đẩy quá trình phân hủy hữu cơ, tạo ra nhiều bề mặt hoạt động hơn cho vi sinh vật hữu ích phát triển.
Một số enzyme thường sử dụng trong NTTS gồm: Protease, Amylase, Lipase, Cellulase, Xylanase. Các enzyme này có tác dụng làm tăng sự sẵn có của các chất dinh dưỡng, cải thiện hấp thụ chất dinh dưỡng trong hệ tiêu hóa và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của vật nuôi.
Giải pháp từ Khoa Học Xanh
Hiểu rõ được tầm quan trọng của enzyme, Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Khoa Học
Xanh đã hợp tác với Tập đoàn Angel Yeast - một trong những tập đoàn sản xuất men vi sinh lớn nhất trên thế giới để mang đến cho người nuôi các sản phẩm enzyme ưu việt: ALKALINE PROTEASEENZYME TIÊU HÓA ĐẬM ĐẶC: - Thành phần (min): 200.000 IU/g.
- Hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa, tối ưu hóa khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ đó tăng trọng lượng cơ thể vật nuôi, hạn chế sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại. - Trường hợp tôm, cá đang điều trị kháng sinh, enzyme giúp hỗ trợ và giảm tải cho hệ thống gan tụy trong quá trình tiêu hóa. - Giảm chi phí thức ăn và sự thải ra chất dinh dưỡng vào môi
trường, từ đó giảm thiểu chất thải tích lũy và quá trình kỵ khí ở đáy ao, hồ nuôi thủy sản, giảm ô nhiễm môi trường nước.
Hướng dẫn sử dụng: - Khuyến khích phối loãng trước khi sử dụng: 10 kg ALKALINE PROTEASE
+ 90 kg đường Dextro (hoặc malto dextrin), hỗn hợp thu được có hàm lượng 20.000 IU/g ( tương đương 20.000.000 IU/kg).
Trộn 2 - 3 g cho 1 kg thức ăn, ngày dùng 2 lần trong suốt quá trình nuôi.
- Sản xuất thức ăn chăn nuôi : 50 - 80 g/ tấn thức ăn
PROTEASE (NEUTRAL)
FNP-50:
- Là một enzyme hòa tan trong nước, phân giải protein sang dạng cấu trúc dễ hấp thu, hỗ trợ vi sinh tiêu hóa làm tôm, cá hấp thu tối đa dinh dưỡng giúp tôm, cá lớn nhanh.
- Thành phần (min): 50.000 IU/g.
- Trong môi trường nước được khuyến khích sử dụng vì tạo axit trung tính, hoạt động tốt ở điều kiện pH 6,5 - 7,5.
- Phân giải thức ăn dư thừa và phân tôm, cá giúp vi sinh hoạt động hiệu quả và giảm khí độc, hỗ trợ phân hủy xác tảo.
- Thường được sử dụng kết hợp với một số loại enzyme khác như protease, amylase, phytase… và các loại vi sinh vật chủng Bacillus để phân giải các chất hữu cơ, mùn bã trong môi trường nước.
Hướng dẫn sử dụng:
- Trộn 50 g/1 tấn thức ăn
- Xử lý nước: Dùng 200 - 500 g/ 5.000 m3
PROTEASE AXIT:
- Protease axit hoạt động tốt nhất ở điều kiện axit (pH 2 - 5).
- Thành phần (min): 100.000 IU/g.
- Bổ sung protease vào khẩu phần ăn của tôm, cá nhằm tối ưu
hóa quá trình tiêu hóa protein và hấp thu axit amin.
- Cải thiện tốc độ tăng trưởng, hỗ trợ sức khỏe đường ruột, tiêu hóa protein tốt hơn sẽ làm giảm
khí amoniac thải ra từ phân.
Hướng dẫn sử dụng: Khuyến
khích phối loãng trước khi sử dụng: 10 kg PROTEASE ACID
+ 90 kg đường Dextrose (hoặc malto dextrin), hỗn hợp thu được có hàm lượng 10.000 IU/g (tương đương 10.000.000 IU/kg).
- Trộn 3 - 5 g hỗn hợp thu được cho 1 kg thức ăn
- Xử lý nước: Dùng 200 - 500 g/ 5.000 m3
AMYLASE FAM-5:
- Thành phần (min): 5.000 IU/g.
- Phân hủy các chất hữu cơ có nguồn gốc tinh bột từ thức ăn dư thừa, chất thải của động vật thủy sản, từ đó cải thiện môi trường nước, giảm nhớt bạt.
- Giúp chuyển hóa carbohydrate, phân giải tinh bột từ nguồn nguyên
liệu thức ăn thành glucose cho cơ thể vật nuôi dễ dàng hấp thụ, tiêu
hóa tốt và mau lớn.
- Phân hủy các đường đa phân
tử (polysaccharides) và thành
phần thức ăn có bản chất là tinh
bột để tôm, cá hấp thụ tốt hơn.
- Phòng ngừa một số bệnh lý
đường tiêu hóa phổ biến như rối
loạn chức năng tiêu hóa, viêm nhiễm,…
- Thường được sử dụng kết hợp với một số loại enzyme khác như Protease, Cellulase, Phytase,… và các loại vi sinh vật chủng Bacillus để phân giải các chất hữu cơ, mùn bã trong môi trường nước.
Hướng dẫn sử dụng:
- Trộn vào thức ăn: 60 - 100 g/
tấn thức ăn
- Xử lý môi trường: 300 - 500 g/ 5.000 m3
CELLULASE FCE-10:
- Thành phần (min): 10.000 IU/g.
- Giúp phân giải các loại thức ăn giàu chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa
cho vật nuôi, tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng tại
đường ruột, tăng sức đề kháng chống lại nhiều mầm bệnh từ môi trường bên ngoài.
- Có tác dụng trong việc xử lý xác tảo tàn, duy trì màu nước, ổn định pH.
- Thường được sử dụng kết hợp với một số loại enzyme khác như protease, amylase, phytase,… và các loại vi sinh vật
chủng Bacillus để phân giải các chất hữu cơ, mùn bã trong môi trường nước.
- Cellulase có khả năng phá vỡ màng biofilm của vi khuẩn, giúp tăng cường hiệu quả của các điều trị kháng khuẩn và giảm sự lan truyền của vi khuẩn gây hại. Hướng dẫn sử dụng: - Trộn vào thức ăn: 15 - 30 g/ tấn thức ăn - Xử lý môi trường: 200 - 500 g/5.000 m 3 nước
XYLANASE FXY-100: - Thành phần (min): 100.000 IU/g.
- Làm giảm độ nhớt của thức ăn (tăng khả năng tiếp cận giữa axit dạ dày và thức ăn). Tăng cường khả năng tiêu hóa thức ăn, giúp thủy sản hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Giảm thiểu bệnh đường tiêu hóa, thủy sản tăng trưởng tốt. - Giảm tiêu tốn thức ăn, tăng lợi nhuận NTTS.
- Ổn định chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi.
- Phân hủy các polysaccharide trong nước thải, làm sạch nước ao nuôi.
Hướng dẫn sử dụng: - Trộn với thức ăn: 20 - 30 g/ tấn thức ăn
- Xử lý nước: 200 - 500 g/ 5.000 m3.
Trường Hải Tiến
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH Kỹ Thuật
Công Nghệ Khoa Học Xanh
Địa chỉ: Lô LF26, đường số 2, KCN Xuyên Á, xã
Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Hotline: 091616.8200
Website: khoahocxanh. com
Xây dựng một cộng đồng doanh nghiệp có trách nhiệm
tại Phú Quốc, góp phần thúc
đẩy cơ chế hợp tác công tư
trong bảo tồn đa dạng sinh học
biển tại tỉnh Kiên Giang.
WWF Việt Nam phối hợp
cùng Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển (KBTB) Kiên Giang tổ chức tham vấn ý kiến doanh nghiệp trong công tác bảo tồn tại vùng biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang trong khuôn khổ Dự án Bảo vệ các Hệ sinh thái ven biển vùng ĐBSCL (MDC). Cuộc họp có sự tham gia của 28 doanh nghiệp thuộc 4 nhóm ngành du lịch, nghỉ dưỡng, NTTS và bất động sản trên địa bàn và đã ghi nhận được nhiều ý kiến đề xuất về công tác bảo tồn biển, cũng như phương án phối hợp giữa doanh nghiệp và Ban quản lý KBTB Kiên Giang để các hoạt động kinh doanh không làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên của Phú Quốc. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho việc xây dựng một cộng đồng doanh nghiệp có trách nghiệm tại Phú Quốc, góp phần thúc đẩy cơ chế hợp tác công - tư trong bảo tồn đa dạng sinh học biển tại tỉnh Kiên Giang.
Theo ông Trần Ngô Minh Toàn - Giám đốc Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển tại Kiên Giang, dự án này nhằm nỗ lực tăng cường hiệu quả công tác bảo tồn biển của Ban quản lý KBTB Kiên Giang và các bên liên quan thông qua việc thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp. Ngoài ra dự án MDC và đại diện Ban quản lý KBTB Kiên Giang đã ghi nhận nhu cầu, đề xuất của các doanh nghiệp nhằm thảo luận để đưa ra những ý tưởng, cơ chế hợp tác giữa doanh nghiệp, đồng thời giúp các cơ quan quản lý
địa phương có biện pháp giữ gìn hệ sinh thái biển quan trọng ở Phú Quốc. Về những chiến lược lâu dài,
đại diện Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển tại Kiên Giang đã
đưa ra các vấn đề để thúc đẩy hợp tác giữa các bên liên quan, khi
được triển khai cho các vùng bờ biển dễ bị tổn thương của ĐBSCL, đặc biệt tại KBTB Phú Quốc và 3 cụm đảo nhỏ ở vùng biển Tây Nam (Hải Tặc, Bà Lụa, Nam Du). Từ đó sẽ góp phần vào mục tiêu giảm thiểu các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản, đồng thời tăng cường sức chống chịu cho hệ sinh thái ven biển vùng ĐBSCL, của dự án MDC.
Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, với hệ sinh thái đa dạng bao gồm những rạn san hô và thảm cỏ biển rộng hàng nghìn hecta.
Những hệ sinh thái vô giá này đang đối mặt với những nguy cơ suy thoái, ô nhiễm môi
trường và biến đổi khí hậu.
PGS.TS Võ Sĩ Tuấn, nguyên Viện trưởng
Viện Hải Dương Học cho biết: “Việc khai thác thủy sản bằng lưới vét đáy hoặc lưới giã cào
đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bãi cỏ biển, bên cạnh nguyên nhân ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Các rạn san hô, một sinh cảnh biển cực kì quan trọng khác, cũng đang phải chịu số phận tương tự, chưa kể đến tác động từ việc sử dụng các ngư cụ tận diệt, thả neo tàu bừa bãi, hay các thói quen du lịch thiếu trách nhiệm. Tình trạng san hô cứng bị tẩy trắng tại Phú Quốc vẫn đang diễn ra. Bên cạnh đó, Phú Quốc có tốc độ phát triển kinh tế đáng kinh ngạc, hơn 4,4 nghìn doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký 142 nghìn tỷ đồng và đều hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp từ nguồn tài nguyên biển. Vì vậy, nguy cơ mất đa dạng sinh học và hệ sinh thái biển chính là
thách thức mà các doanh nghiệp Phú Quốc đang đối mặt”. Cuộc họp là cơ hội để giới thiệu các hoạt động của dự án MDC đến với doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, từ đó lồng ghép vào chiến lược và chương trình phát triển bền vững của mình. Tại đây, 28 doanh nghiệp hoạt động ở Phú Quốc đã tích cực nêu lên các ý kiến, quan điểm và đề xuất về bảo tồn biển như: Quy hoạch khu vực và thiết kế hoạt động du lịch để không ảnh hưởng đến các rạn san hô; chia sẻ các tiêu chí môi trường để doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động kinh doanh, góp phần bảo vệ hệ sinh thái biển,... Tất cả các doanh nghiệp tham gia vào dự án đều thể hiện mong muốn đóng góp vào công tác bảo tồn biển Phú Quốc, đồng thời mong đợi nhiều hơn các hướng dẫn và phối hợp từ Ban quản lý KBTB Kiên Giang. Dự án MDC sẽ tiếp tục đóng vai trò điều phối giữa doanh nghiệp và Ban quản lý KBTB, đồng thời hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp để phát triển những hoạt động vì môi trường dựa trên nền tảng mô hình kinh doanh và ý tưởng đóng góp của từng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, xây dựng một cộng đồng doanh nghiệp có trách nghiệm tại Phú Quốc, góp phần thúc đẩy cơ chế hợp tác công tư trong bảo tồn đa dạng sinh học biển tại tỉnh Kiên Giang nói riêng và Việt Nam nói chung.
Ngọc Trinh
MSD Animal Health mở rộng danh mục vaccine sau khi sáp nhập Elanco
Mua lại mảng kinh doanh Thủy sản của Elanco, MSD Animal Health tiếp
tục hoàn thiện danh mục đầu tư và giữ vững vị thế hàng đầu khi bổ
sung vào danh mục sản phẩm 2 loại vaccine quan trọng.
Vaccine CLYNAV® và IMVIXA ® thuộc sở hữu của MSD Animal Health
Ngày 9/7/2024, MSD Animal Health, một nhánh của Merck & Co., Inc., Rahway, N.J., USA (NYSE:MRK) đã công bố hoàn tất việc mua lại mảng kinh doanh thủy sản của Elanco (mã chứng khoán niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán New York - NYSE: ELAN).
Việc hoàn tất thương vụ sáp nhập này củng cố vị thế của
MSD Animal Health trong ngành thủy sản với hướng tiếp cận toàn diện nhằm thúc đẩy sức khỏe, phúc lợi và tính bền vững trong nuôi trồng, bảo tồn và đánh bắt thủy sản.
Kết quả của thương vụ sáp nhập này, MSD Animal Health sở
hữu các sản phẩm sáng tạo như
CLYNAV®, một loại vaccine dựa
trên DNA thế hệ mới giúp bảo vệ
cá hồi Đại Tây Dương chống lại
bệnh tuyến tụy và IMVIXA ®, một
liệu pháp chống ký sinh trùng
biển cùng các sản phẩm xử lý
nước trong NTTS nước ấm, bổ
sung vào danh mục vaccine của MSD Animal Health.
Khoa học giúp Động vật Khỏe mạnh hơn ®
Nhu cầu về chất đạm và an
toàn thực phẩm ngày càng tăng, cho nên việc cung cấp thực
phẩm chất lượng và bảo vệ sức
khỏe cộng đồng ngày càng trở nên quan trọng. Trong hơn một thế kỷ, MSD (được biết đến là Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA tại Mỹ và Canada), đã đứng
đầu trong nghiên cứu, mang
đến các loại thuốc, vaccine và
các giải pháp y tế sáng tạo cho những căn bệnh thách thức nhất trên thế giới. MSD Animal Health, một nhánh của Merck & Co., Inc., Rahway, N.J., USA, là doanh nghiệp chăm sóc sức khỏe động vật toàn cầu của MSD. Thông qua cam kết Khoa
học giúp Động vật Khỏe mạnh
hơn ®, MSD Animal Health mang đến cho các bác sĩ thú y, nhà nông, nhà sản xuất, chủ thú cưng và chính phủ một trong những danh mục sản phẩm thú y, vaccine, các giải pháp và dịch vụ quản lý sức khỏe đa dạng nhất, cũng như một loạt công nghệ kết nối, bao gồm các sản phẩm nhận dạng, truy xuất nguồn gốc và giám sát.
Ông Rick DeLuca, chủ tịch của MSD Animal Health mong muốn được làm việc cùng các đồng nghiệp mới để thực hiện mục tiêu Khoa học giúp Động vật Khỏe mạnh hơn ®
Ông Rick DeLuca, chủ tịch
của MSD Animal Health chia sẻ: “ Chúng tôi rất vui mừng được chào đón các đồng nghiệp mới đến với MSD Animal Health và mong muốn được làm việc cùng nhau, được thúc đẩy bởi mục tiêu chung là Khoa học giúp Động vật Khỏe mạnh hơn ® ”. MSD Animal Health cam kết bảo vệ và cải thiện sức khỏe, phúc lợi và hiệu suất của động vật và những người chăm sóc chúng. Công ty đầu tư mạnh mẽ, toàn diện vào các nguồn lực R&D động và một chuỗi cung ứng hiện đại trên toàn cầu. MSD Animal Health có mặt tại hơn 50 quốc gia, và các sản phẩm của công ty có mặt trên khoảng 150 thị trường.
cho ao nuôi lâu năm
Nuôi tôm trong ao đất, ở 1 - 2 vụ đầu tiên, chất lượng môi trường ao nuôi
thường rất tốt, tỷ lệ thành công khá cao. Tuy nhiên, qua nhiều năm, đáy ao sẽ dần bị lão hóa. Cùng Khoáng chất Vĩnh Hảo tìm hiểu một số nguyên
nhân và đưa ra giải pháp để đảm bảo năng suất, chất lượng tôm nuôi.
Dấu hiệu
Các dấu hiệu của ao nuôi tôm đáy đất lâu năm:
- Độ kiềm, pH không ổn định, biến động khác thường so với các vụ nuôi trước. Nâng
kiềm lên lại bị tụt;
- Rất khó gây màu nước, tảo không ổn định, kém phát triển trong tháng nuôi đầu. Nước không sáng bóng, tảo hay bị sập;
- Tốc độ tăng trưởng tôm nuôi chậm hơn so với các vụ nuôi trước;
- Tôm lột xác không hoàn hoàn, hay bị dính vỏ, kích cỡ tôm không đồng đều. Vỏ tôm không sáng bóng;
- Tôm thường bị các vấn đề về gan và đường ruột, đặc biệt là dễ bị tái nhiễm bệnh trong vụ nuôi và tỷ lệ hao hụt cao.
Nguyên nhân
Đối với các ao đất thì chất lượng đáy ao có vai trò rất lớn quyết định đến sự thành bại trong ao nuôi tôm. Đáy ao cung cấp các khoáng chất tự nhiên hòa tan cần thiết cho nước, tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm mới thả… Nền đáy ao đất có nguyên 1 hệ sinh thái riêng. Do đó, nếu hệ sinh thái này tốt thì con tôm sẽ khỏe, còn ngược lại, hệ sinh thái ao mà suy thoái, độc hại thì rất khó để nuôi tôm thành công. Qua nhiều vụ nuôi, đất đáy ao bị “lão hóa” dần, trở nên “trơ”, thiếu khoáng chất trầm trọng và cấp độ “lão hóa” sẽ tăng mạnh qua nhiều năm kế tiếp (trên 3 năm) nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời. Khi đáy ao ngày càng bị “trơ” gây nên “nhiều sự cố” trong suốt quá trình nuôi. Mặt khác, hệ vi sinh vật có lợi cũng bị mất đi do thói quen
sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu,… trong giai đoạn cải tạo và quá trình nuôi. Chất bẩn và độc
Bổ sung nguồn khoáng chất Vĩnh Hảo khi cải tạo ao nuôi
tố tích tụ càng nhiều, vi khuẩn gây bệnh cũng tăng lên, đáy ao dần trở nên yếm khí.
Giải pháp
Hiện, có trên 80% diện tích nuôi tôm của Việt Nam vẫn là ao đất. Vậy, giải pháp nào cho những người nông dân chưa có điều kiện tài chính đầu tư ao bạt mà vẫn muốn gắn bó với con tôm? Câu trả lời là, đối với các ao đất lâu năm trở nên khó nuôi thì bắt buộc phải thay đổi cách làm, cụ thể:
- Hạn chế sử dụng hóa chất, đặc biệt là Chlorine. Nếu cần diệt khuẩn thì người nuôi nên sử dụng các chất diệt khuẩn thân thiện với môi trường; - Đảm bảo mật độ nuôi phù hợp (dao động 30 - 100 con/m2 ), tùy thuộc vào độ mặn, độ kiềm và nguồn nước tự nhiên. Tìm giải pháp gây màu tảo đẹp, nhiều động vật phù du để làm nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm trong ít nhất 2 tuần đầu tiên mà không cần sử dụng thức ăn công nghiệp; - Tăng thời gian cải tạo giữa các vụ nuôi hoặc luân canh 1 vụ tôm 1 vụ cá, 1 vụ tôm 1 vụ lúa…; - Quan trọng nhất
đáy ao như ban đầu. Bởi nền đáy ao giàu dinh dưỡng thì thức ăn tự nhiên trong mới ao nhiều, môi trường ổn định. Do đó, phải bón khoáng ngay từ giai đoạn cải tạo ao; - Đất ao nuôi cung cấp thụ động một số khoáng chất cho tôm. Cùng đó, đất ao nuôi cũng “sử dụng” thụ động một số khoáng chất trong nước. Tôm nuôi sử dụng chủ động lượng lớn khoáng chất trong nước ao nuôi (hơn đất sử dụng). Do đó, cũng cần phải bổ sung khoáng vào nước ao với lượng đủ và thừa hợp lý trong quá trình nuôi. Đủ cho tôm sử dụng, thừa là ngoài phần tôm chủ động sử dụng, còn lại đất thụ động sử dụng. Càng về cuối vụ nuôi thì hàm lượng khoáng cũng phải sử dụng nhiều hơn.
Lan tỏa nguồn khoáng chất phù hợp Vĩnh Hảo - Bình Thuận, vùng đất được thiên nhiên ưu đãi có hàm lượng khoáng chất rất cao, đã được các nhà khoa học Pháp biết đến, nghiên cứu và khai thác từ năm 1928. Với mong muốn lan tỏa nguồn khoáng chất phù hợp với thổ nhưỡng, môi trường, khí hậu Việt Nam đến với ngành nuôi trồng thủy hải sản nói chung và ngành tôm nói riêng; Công ty TNHH Khoáng chất Vĩnh Hảo đã hợp tác với các chuyên gia đầu ngành nghiên cứu, đầu tư nhà máy sản xuất với công nghệ hiện đại đặt trực tiếp tại khu vực Vĩnh Hảo, cho ra đời các dòng sản phẩm chất lượng, tính ứng dụng đa dạng với giá thành phù hợp góp phần xây dựng quy trình nuôi tôm hiệu quả, bền vững. Việc lựa chọn loại khoáng chất phù hợp nuôi tôm góp phần rất lớn vào thành công vụ nuôi.
Thông tin liên hệ: Công ty TNHH Khoáng chất Vĩnh Hảo Địa chỉ: Km 1620 Quốc lộ 1A, xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận Website:
Vĩnh Hảo
DẤU ẤN NGƯỜI KHAI PHÁ
NGHỀ NUÔI TÔM SÓC TRĂNG
Trong bài viết hôm nay C.P. Việt Nam kính mời quý khách hàng cùng đến với 1 câu
chuyện rất ý nghĩa về chú Tăng Văn Xúa hay còn được gọi là chú Hai Xúa, người
đã tiên phong đặt dấu chân khai phá mở mang ra nghề nuôi tôm nước lợ tại thị xã
Vĩnh châu, tỉnh Sóc Trăng.
Xuất thân trong một gia đình có truyền thống canh tác nông nghiệp lúa nước, thấm nhuần được những khó khăn, vất vả về việc làm kinh tế từ nhỏ. Khi lập nghiệp, nhận thấy được tiềm năng của con tôm cũng như điều kiện tự nhiên rất thích hợp của vùng quê Hòa Đông, chú Hai Xúa quyết tâm phát triển kinh tế thủy sản và đã mở mang hướng đi làm giàu cho hàng trăm bà con nông dân địa phương bằng nghề nuôi tôm nước lợ.
Khởi nguồn đam mê
Có dịp gặp gỡ chú Xúa vào tháng 6/2024, trong làn gió mát buổi chiều đang thoang thoảng đưa, nhìn về “cánh đồng” tôm bát ngát, chúng tôi được chú chia sẻ về hồi ức của những tháng ngày hai mươi mấy năm trước.
Bắt đầu sự nghiệp vào năm 1997, bằng hình thức nuôi ao đất chú Xúa chia sẻ “Hồi đó khu vực ở đây chưa có điện, nuôi tôm phải quay máy nổ, trong vụ nuôi đầu chú thả sú, thu lên được 3 con/kg và chú bắt đầu đam mê con tôm từ đó”.
Nhận thấy tiềm năng của con tôm, chú Xúa đã tiên phong vận động bà con địa phương thay đổi hình thức canh tác, chuyển từ trồng lúa nước sang nuôi tôm để phát triển kinh tế. Đồng thời, chú đề nghị chính quyền địa phương, nhà nước phát triển cơ sở hạ tầng
điện, đường, kênh mương để phục vụ NTTS.
Từ đó, bà con phấn khởi và phát triển làm giàu từ nghề nuôi tôm đến nay.
Tận tâm giúp bà con vượt nghèo và làm giàu
Bên cạnh là người nuôi tôm có nền tảng vững chắc từ kinh nghiệm sản xuất thành công, chú Xúa còn được biết đến là đại lý phân phối các sản phẩm C.P. Việt Nam có uy tín trong khu vực. Với sự nỗ lực và tình yêu nghề, đi lên từ hai bàn tay trắng, khi có được thành công nhất định, chú đã tận tâm hướng dẫn, đầu tư cho bà con nuôi tôm một cách khoa học, hiệu quả, giúp bà con đồng loạt thoát nghèo. Với tinh thần ham học hỏi, chú luôn tìm hiểu nghiên cứu cái mới, sẵn sàng thử nghiệm tốt rồi mới đưa cho bà con áp dụng cho phù hợp. Song song đó, chú cùng con trai, đội ngũ kỹ sư C.P. có các kế hoạch hoạt động theo dõi, chăm sóc, hỗ trợ tận tình và chi tiết. Trong vụ tôm đầu năm 2024 dù khó khăn nhưng khách hàng chú thành công >90%, nuôi về kích cỡ lớn 23 - 24 con/kg và có lợi nhuận cao. Đồng hành gắn bó cùng chú Xúa từ những ngày đầu nuôi tôm, anh Nguyễn Văn Phiếu
Chú Xúa cùng con trai (anh Việt) thăm ao tôm của mình
Chú Xúa đến thăm khu nuôi của khách hàng anh Nguyễn Văn Phiếu
Chú Xúa vui mừng, hạnh phúc khi anh Việt (con trai chú Xúa) tiếp nối phát triển sự nghiệp
chia sẻ: “Được sự vận động, chỉ bảo tận tình của chú Xúa tôi bén duyên với nghề nuôi tôm.
Trước đây tôi nuôi 1 ao đất, được chú Xúa đầu tư nuôi tôm thành công, nay khu nuôi của tôi đã phát triển lên 4 ao bạt theo mô hình CPFCombine. Nhờ chú Xúa giúp đỡ suốt 20 năm qua, nay gia đình tôi điều kiện đủ đầy, dành dụm xây được cái nhà mới khang trang hơn”.
Tuổi thơ lớn lên bên những vuông tôm cùng với cha, anh Việt con trai chú Xúa chia sẻ: “Con tôm là 1 phần của chính mình, tôi được truyền lửa đam mê con tôm từ cha của mình. Tôi học hỏi được từ cha rất nhiều và luôn nỗ lực mỗi ngày với nghề bằng tất cả sự chuyên cần, tỉ mỉ và đặc biệt là tính cách tận tâm có trách nhiệm tôi đã học được của cha. Hiện tôi đang trực tiếp quản lý 3 khu nuôi nhà, bên cạnh việc quán xuyến kinh doanh buôn bán, ngày nào cũng sắp xếp thời gian khoa học để đi thăm nom khách hàng, tư vấn kỹ thuật”.
Đồng hành cùng C.P. Việt Nam - Đối tác có hướng đi tiên phong trong ngành tôm
Bắt đầu làm đại lý cấp 1 C.P. từ năm 2006, đến năm 2022 chú Xúa chính thức là đại lý kiểu mẫu của C.P. Việt Nam, chú Xúa chia sẻ: “Quá trình hợp tác tôi luôn đánh giá cao về tầm nhìn
và vai trò tiên phong trong nghề tôm của C.P., tôi cảm nhận Công ty C.P. có cái chất tương tự như tính cách của mình. Không những công ty có con giống, thức ăn chất lượng mà có hướng phát triển mô hình tốt. Khi C.P. chia sẻ về mô hình nuôi tôm công nghệ cao CPF-COMBINE thì tôi cũng áp dụng từ 2016 sau đó tiếp tục cải tiến và nhân rộng. Không những trang trại nhà mà >90% khách hàng hiện đều đã chuyển đổi sang mô hình nuôi của công ty”.
Dẫn chúng tôi đi thăm ao tôm gần 2 tháng tuổi, nhìn đàn tôm đang ăn khỏe lớn nhanh, chú Xúa đưa mắt nhìn người con trai của mình, một nụ cười đầy mãn nguyện khẽ nở trên môi. Từ trong sâu thẳm, chú biết rằng không chỉ mình đã trao truyền được nghề nghiệp mà cả trong đó là ước mơ, tâm tư, tình cảm mà mình dày công vun đắp hàng chục năm qua giờ đã có người tiếp nối với tất cả sức trẻ và sự khát khao cháy bỏng. Câu chuyện về người khai phá nghề tôm Sóc Trăng sẽ mãi là tấm gương cho mọi thế hệ nuôi tôm học hỏi và chiêm nghiệm, trong câu chuyện đó thật tự hào đối với Công ty CP chăn nuôi C.P. Việt Nam là một đối tác luôn được chú Hai Xúa tin yêu và ủng hộ. C.P. Việt Nam
Sitto Việt Nam công bố tem chống giả
Tem xác thực chính hãng cho nhãn hàng chăm sóc thú cưng
Sitto Việt Nam - Đại diện độc quyền các sản phẩm
Vetsynova tại thị trường Việt Nam chính thức công
bố tem chính hãng được dán trên tất cả sản phẩm
để tránh tình trạng hàng giả/nhái, sản phẩm trôi nổi
không rõ nguồn gốc trên thị trường hiện nay gây ảnh
hưởng đến sức khỏe của các bé yêu và những hậu
quả nghiêm trọng khác.
Trong quá trình phân
phối sản phẩm chăm sóc thú cưng của nhãn hàng VetSynova, chúng tôi nhận thấy trên thị trường đang có rất nhiều shop bán hàng các sản phẩm VF+ Core không rõ nguồn gốc xuất xứ thông qua các kênh website thương mại điện tử, fanpage và các kênh trực tiếp khác. Để đảm bảo Quý khách hàng được cung cấp các dòng sản phẩm VF+ Core chính hãng, đúng nguồn gốc xuất xứ, đạt tiêu chuẩn chất lượng và đáp
ứng được các yêu cầu khắt khe từ phía nhà sản xuất, Sitto Việt Nam chính thức công bố tem chính hãng được dán trên tất cả sản phẩm để tránh tình trạng hàng giả/nhái, sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc trên thị trường hiện nay gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé yêu và những hậu quả nghiêm trọng khác. Khuyến cáo mọi hoạt động kinh doanh, mua bán hàng giả/ hàng nhái, sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ là vi phạm pháp luật hiện hành và sẽ bị xử lý
theo pháp luật. Khi có bất kỳ nghi
ngờ nào về sản phẩm, Khách hàng liên hệ ngay với Sitto Việt
Nam để được hỗ trợ xác minh và tư vấn thỏa đáng.
Nhằm đảm bảo an toàn và
quyền lợi Khách hàng nên kiểm tra và lựa chọn sản phẩm có dán tem chống giả trước và sau khi mua:
- Kiểm tra tem chống hàng giả dán trên sản phẩm
- Dùng camera máy quét mã code xác thực hàng chính hãng
- Chọn mua sản phẩm
Vetsynova từ kênh bán hàng chính thức của Sitto Việt Nam và
hệ thống đại lý ủy quyền chính
hãng là góp phần giúp thú cưng của bạn mạnh khỏe và hạnh phúc mỗi ngày
Hướng dẫn cách kiểm tra tem xác thực: Khách hàng mua sản phẩm, sau đó cào nhẹ lớp bạc phủ trên mã QR Code. Sử dụng Camera máy điện thoại quét mã QR Code để xác thực sản phẩm chính hãng.
- Bước 1: Kiểm tra tem chống hàng giả - Tem chính hãng có logo Sitto Vietnam bên trái và mã QR code bên phải có lớp bạc phủ hình tròn ở giữa.
- Bước 2: Cào nhẹ lớp bạc phủ.
- Bước 3: Dùng camera máy
điện thoại để quét mã QR code. Bấm chọn địa chỉ “vcheck.vn”. Lúc này giao diện màn hình sẽ hiện ra dòng chữ “Sản phẩm chính hãng” với số lần quét là 1. Việc xác minh này thực hiện 1 lần đầu tiên và duy nhất để tránh đi tình trạng kẻ xấu có ý định đánh tráo sản phẩm giả vào và tiếp tục thực hiện hành vi xấu.
Lưu ý: Nếu khách hàng sử dụng app check mã bên thứ 3 (ví dụ Zalo hoặc app check khác) để quét mã QR Code sẽ nhận được thông tin đã được xác thực sau đây:
Bất cập trong quy định
về bổ sung vi chất dinh dưỡng
Một số quy định trong Nghị định số 09/2016/NĐ-CP được
đánh giá là đã và đang gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Ảnh: Shutterstock
8 năm chờ đợi
Ngay sau khi Nghị định số 09/2016/NĐ-CP ra đời, các hiệp hội, ngành hàng đã có nhiều văn bản kiến nghị cơ quan chức năng xem xét lại một số quy định trong đó.
Ngày 15/5/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP (Nghị quyết 19), nêu rõ “Bộ Y tế nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định 09/2016 theo hướng: “(i) bãi bỏ quy định “muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt” tại điểm a khoản 1 Điều 6; (ii) bãi bỏ quy định “Bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm” tại điểm b khoản 1 Điều 6. Thay vào đó, chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng”.
Được biết, từ tháng 3/2023 đến tháng 1/2024, Văn phòng Chính phủ đã ban hành 2 văn bản (1526/VPCP-KGVX và 265/ VPCP-KGVX) truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà “… giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ,… khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định 09 theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết 19-2018/NQ-CP và Công văn 10520/VPCP-KGVX,…” và “… trình Chính phủ trong quý III/2024”.
Tuy nhiên, mới đây trong Dự thảo Nghị định sửa đổi do Bộ Y tế chủ trì lại không đề cập việc sửa đổi Điều 6 khoản 1, Nghị định 09 quy định về sử dụng muối i-ốt và bột mỳ trong chế biến thực phẩm, như Nghị quyết 19 đã nêu!
Việc Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 09 do Bộ Y tế chủ trì mang danh “sửa đổi”,… “nhưng không sửa đổi” dẫn đến nhiều bức xúc trong cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội, ngành hàng, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu.
Nhiều bất cập
05 hội, hiệp hội doanh nghiệp, gồm: Hiệp hội Thực phẩm Minh Bạch, Hội Lương thực thực phẩm TP HCM, VASEP, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao, Hiệp hội Nước mắm Phú Quốc cho rằng, quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 điều 6 Nghị định 09/2016/NĐCP: “Muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt “ và “Bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm”, là bất cập, đi ngược lại nguyên tắc quản lý rủi ro; thiếu cơ sở khoa học và không chính xác với hướng dẫn của Tổ chức y tế Thế giới; không phù hợp với thông lệ quốc tế và các ngành sản xuất thực phẩm xuất khẩu; gây tốn kém, khó khăn cho sản xuất kinh doanh thực phẩm.
Các hội, hiệp hội cũng đánh giá hiệu quả của việc thực hiện Nghị định 09/2016/NĐ-CP đối với sức khỏe cộng đồng rất thấp. Ngoài ra, các doanh nghiệp
nhập khẩu có bổ sung vi chất sắt, kẽm, i-ốt như Nhật Bản, Na Uy, Đan Mạch, Philippines, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Đài Loan,... Các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải kê khai vi chất chi tiết trên bao bì hoặc bổ sung nội dung tem dán (Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Đài Loan,...) khiến tốn thời gian và chi phí.
Dường như các cơ quan tham mưu để ban hành Nghị định số 09/2016/NĐ-CP đã không tách bạch được việc sản xuất phục vụ trong nước với việc sản xuất để xuất khẩu. Bản thân các doanh nghiệp, nhà máy hiện nay vừa phải phục vụ người dân trong nước vừa xuất khẩu đi hàng trăm thị trường quốc tế.
Trong Hội thảo “Góp ý về chính sách tăng cường vi chất dinh dưỡng vào nguyên liệu sử dụng trong chế biến thực phẩm” ngày 15/7/2024, các doanh nghiệp kiến nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định 09/2016 theo hướng: Chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng, không bắt buộc bổ sung các vi chất như muối i-ốt, sắt, kẽm.
chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, “vô cùng quan ngại với Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 09/2016/NĐ-CP đang được Bộ Y Tế đưa ra lấy ý kiến trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ ngày 3/7/2024”, khi Dự thảo chưa thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ trong Nghị quyết 19-2018/NQ-CP, cũng như bỏ qua rất nhiều ý kiến phản ánh về các bất cập và đề xuất biện pháp giải quyết của các Hội/ Hiệp hội ngành thực phẩm suốt 8 năm qua.
Các Hội/Hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp thực phẩm đề xuất giải pháp:
Ông Nguyễn Phúc Khoa - Chủ tịch HĐQT
cho thấy dù đưa muối i-ốt vào sản xuất nhưng sản phẩm không còn i-ốt nữa do ảnh hưởng của gia nhiệt hay công nghệ chế biến,... Hay với nước mắm, nếu cho muối i-ốt vào, nước mắm sẽ biến đổi màu sắc, mất đi hương vị truyền thống.
Công ty CP Acecook Việt Nam cho biết, chi phí phát sinh trong việc tránh nhiễm chéo giữa các loại nguyên liệu có tăng cường vi chất dinh dưỡng sử dụng cho sản xuất sản phẩm tiêu dùng nội địa và xuất khẩu,… khiến công ty mất thêm 13,5 tỷ đồng/năm.
Một số doanh nghiệp xuất khẩu buộc phải sử dụng nguyên liệu không bổ sung các vi chất dinh dưỡng theo Nghị định 09/2016/NĐ-CP, khiến phải tổ chức các dây chuyền riêng, nguyên liệu riêng, khiến chi phí tăng cao.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, việc bắt buộc tất cả thực phẩm phải dùng muối có i-ốt có thể gây nguy hiểm sức khỏe cho những người thừa muối i-ốt. Trong thực tế, có khá nhiều người dân bị thừa i-ốt, mắc các bệnh cường giáp.
Quyết liệt kiến nghị
Mới đây, ngày 26/7/2024, 06 hội, hiệp hội doanh nghiệp, gồm: Hội Lương thực thực phẩm TP HCM, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao, Hội Sản xuất Nước mắm TP. Phú Quốc, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam, Hiệp hội Thực phẩm Minh Bạch, Hiệp hội Điều Việt Nam đã kính gửi văn bản tới Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long và nhiều bộ ngành góp ý xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi
Nghị định 09/2016/NĐ-CP ngày 28/01/2016 của Chính phủ về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.
Các hội/hiệp hội và doanh nghiệp ngành hàng thực phẩm nêu quan điểm: Ủng hộ chủ trương của Chính phủ về cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe nhân dân, đó cũng chính là nhiệm vụ, mục tiêu và lợi ích của các doanh nghiệp
1. Khuyến khích bổ sung i-ốt cho muối dùng trong chế biến thực phẩm và khuyến khích tăng cường sắt và kẽm vào bột mỳ dùng trong chế biến thực phẩm (đúng theo Nghị quyết 19), thay cho việc quy định bắt buộc như hiện nay.
2. Bổ sung bắt buộc i-ốt cho muối dùng trong hộ gia đình và dịch vụ ăn uống trực tiếp (đúng theo Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 20212030) và các gia vị mặn dạng rắn.
3. Cho phép các cơ sở sản xuất muối được cung cấp muối không bổ sung i-ốt để sử dụng theo nhu cầu của những người thừa i-ốt. Yêu cầu ghi nhãn thật rõ ràng về muối i-ốt và lợi ích phòng chống bướu cổ để phân biệt với muối thường dùng cho người thừa i-ốt. Hy vọng sau 8 năm ròng rã các hiệp hội ngành hàng kiến nghị, những vấn đề bất cập về quy định bổ sung vi chất dinh dưỡng trong Nghị định 09/2016/NĐ-CP sẽ được sửa đổi theo hướng hài hòa quyền lợi của người tiêu dùng, nhà sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu.
Nguyễn Anh
Thủy sản bền vững
là
con đường đi tới tương lai
Tổ chức Lương thực và
Nông nghiệp Liên Hợp
Quốc (FAO) đã nhấn
mạnh nhu cầu phát triển ngành thủy sản nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm phục vụ cho dân số thế giới ngày càng tăng cho đến năm 2050. Tuy nhiên, FAO cũng lưu ý phải quản lý, phát triển ngành thủy sản một cách bền vững. Suốt một phần tư thế kỷ qua, việc sử dụng nguyên liệu từ biển trong nuôi trồng thủy sản luôn là chủ đề đáng quan tâm. Trong thập niên 80 - 90, nhiều loài cá được nuôi chủ yếu bằng bột cá và dầu cá vốn giàu dưỡng chất, đạm, vitamin, khoáng chất và acid béo. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành thủy sản cũng kéo theo nhu cầu về nguồn nguyên liệu thức ăn từ biển. Điều này đặt ra nhiều câu hỏi về tính bền vững của việc lấy cá nuôi cá, nhất là khi nguồn tài nguyên từ biển này có thể trực tiếp nuôi dưỡng con người.
Giải pháp đang được áp dụng là chuyển dần việc nuôi những loài cá có thị hiếu thấp sang những loài được ưa chuộng, có giá trị cao như cá hồi, cá mú, cá tráp hoặc tôm, trong khi vẫn đảm bảo các thông lệ, quy trình chăn nuôi tác động tối thiểu đến hệ sinh thái đại dương. Mặc dù vậy, để nuôi dưỡng dân số ngày càng đông thì ngành thủy sản phải không ngừng phát triển, kéo theo việc gia tăng nhu cầu tiêu thụ bột cá và dầu cá - vốn cũng là nguyên liệu cần dùng trong nhiều ngành nghề khác. Tài nguyên thì hữu hạn mà cạnh tranh ngày càng gay gắt, vậy chúng ta làm cách nào để nhận diện và phát triển nguồn nguyên liệu thay thế bền vững, trong khi vẫn tiếp tục sử dụng nguyên liệu từ biển một cách có trách nhiệm?
Quản lý ngư nghiệp bền vững là
một quy trình phức tạp. Khi nghề cá thuộc quyền kiểm soát của
một quốc gia, giới chức lãnh đạo
cần tuân thủ bộ Quy chuẩn Ứng
xử cho Nghề cá có trách nhiệm do FAO ban hành, nhằm đảm
bảo việc đánh giá và điều phối
trữ lượng phù hợp. Tuy nhiên, khi nghề cá có liên quan đến nhiều quốc gia thì thách thức sẽ lớn
hơn, đòi hỏi phải có sự hợp tác
giữa cơ quan quản lý của các
quốc gia và ngư dân, trong bối
cảnh quyền đánh bắt cá đang là
chủ đề chính trị hết sức nhạy cảm
đối với các quốc gia ven biển.
Không dừng lại ở đó, biến đổi
khí hậu làm nước biển ấm lên
khiến nguồn cá di cư, thậm chí
có thể vượt khỏi biên giới biển,
ảnh hưởng đến quyền tiếp cận
và đánh bắt cá của ngư dân. Ở
Đông Bắc Đại Tây Dương, luồng
cá thu di chuyển giữa Na Uy, Iceland và các nước EU là ví
dụ trực quan cho thấy cần có
sự hợp tác quốc tế trong quản
lý nghề cá nhằm ứng phó với
những thay đổi trong tương lai.
Công tác quản lý nghề cá
hiệu quả phụ thuộc vào sự hợp
tác giữa các ngư dân, cơ quan
quản lý, và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Dự án Cải thiện
Nghề cá (FIP) là một ví dụ điển
hình cho việc gắn kết các bên
liên quan nhằm tăng cường cải
thiện thông lệ, quy trình quản
lý nghề cá. Là khái niệm do Tổ
chức Đối tác Nghề cá Bền vững
(SFP) phát triển, các dự án FIP
đóng vai trò thiết yếu trong việc quảng bá, thúc đẩy thực hành bền vững. Đây là thành quả từ
sự hợp tác giữa ngư dân, cơ sở
chế biến, nhà cung cấp, và các tổ chức bảo tồn nhắm đến việc cải thiện tính bền vững của nghề cá.
FIP hoạt động theo nguyên lý xác định những thách thức môi trường chủ yếu và đặt ra mục tiêu cụ thể nhằm đo lường và khắc phục thách thức. Chúng tập trung vào thực hiện những thay đổi có thể giúp khảo sát, đánh giá thành công các tiêu chuẩn MarinTrust vốn được phát triển đặc thù cho tài nguyên biển, hoặc chuẩn hóa nghề cá theo tiêu chuẩn của Hội đồng Quản lý Biển (MSC).
FIP cũng là phương tiện giúp thúc đẩy cải thiện nghề cá thông qua các mục tiêu quản lý
bền vững có hạn định thời gian, thường là trong vòng 5 năm. Cách thức tiếp cận này đảm bảo được trách nhiệm của các bên
liên quan và duy trì tiến độ liên
tục, là một công cụ hữu hiệu để
xây dựng ngư nghiệp bền vững.
Chương trình nâng cao tiêu
chuẩn MarinTrust Improver
Program được thiết kế riêng cho ngành đánh bắt hải sản, thúc
Dave Robb
Giám đốc Phát triển Bền vững ngành Dinh dưỡng
Thuỷ sản, Tập đoàn Cargill
tập trung hướng đến mục tiêu cao hơn, chẳng hạn như đạt
chứng chỉ MSC cho nghề cá.
Trong tương lai gần, nguyên
liệu từ biển vẫn tiếp tục là thành phần thiết yếu trong ngành thủy sản, miễn là khai thác từ các ngư trường được quản lý bền vững.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cũng như đối phó với biến động môi trường, chúng ta phải mở rộng quy mô nghề cá bền vững trên phạm vi toàn cầu, không chỉ với ngành chế biến bột cá và dầu cá, mà còn với cả ngành đánh bắt cá làm thực phẩm cho con người.
Nhiều quốc gia như Nhật Bản, Ấn Độ và Mauritania đang có những cơ hội đầy hứa hẹn để phát triển ngư nghiệp bền vững.
Tuy nhiên, kèm theo đó là không ít thách thức đặc thù như môi trường chính trị phức tạp và luật lệ bản địa hay thay đổi. Những sáng kiến như Quỹ Cải thiện Nghề cá, do doanh nghiệp xã hội
Finance Earth và Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF)
hợp tác thực hiện, ra đời nhằm
hỗ trợ các nỗ lực này và đảm bảo
một tương lai bền vững cho trữ lượng cá toàn cầu.
vững trong ngành dinh dưỡng vật nuôi và thủy sản. Bên cạnh việc kiểm soát và tăng cường sử dụng nguyên liệu đầu vào được sản xuất bền vững, các nhà máy của Cargill Việt Nam đạt nhiều chứng nhận quốc tế về quản lý chất lượng và môi trường như ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001, Global G.A.P. và BAP. Công ty cũng chuyển sang sử dụng bao bì thức ăn công nghệ mới được giảm lượng nhựa, thân thiện hơn với môi trường. Đến cuối năm tài chính 2023, Cargill Việt Nam đã giảm được 700 tấn nhựa/năm và hướng đến mục tiêu giảm 2.000 tấn nhựa/năm. Mỗi năm, công ty ngăn ngừa khoảng 125 tấn nhựa nguyên sinh bị
nhiên, qua đó đáp ứng quy định về Trách nhiệm Mở rộng của Nhà Sản xuất, hưởng ứng nền kinh tế tuần hoàn, gia tăng tính thân thiện với môi trường. Tóm lại, quản lý nghề cá bền vững không chỉ là vấn đề cấp bách về mặt thương mại mà còn mang trọng trách sinh thái và xã hội. Đây là con đường đầy chông gai, nhưng cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho hệ sinh thái, cho các cộng đồng địa phương, và cả nguồn cung cấp thực phẩm toàn cầu. Thông qua kết nối, thúc đẩy hợp tác quốc tế và áp dụng các thực tiễn quản lý mang tính sáng tạo, chúng ta có thể đẩy mạnh khai thác một cách có trách nhiệm và bảo vệ nguồn nguyên liệu biển cho các thế hệ mai sau. Thêm vào đó, cũng cần nhìn nhận rằng, không phải mọi ngành nghề thủy sản đều phụ thuộc vào nguyên liệu biển. Nhiều nhà sản xuất đã
ngừng tăng lên theo định hướng ưu tiên chung của công ty.
Có mặt tại Việt Nam từ 1995 và luôn đồng hành với nỗ lực toàn cầu, Cargill Việt Nam triển khai nhiều sáng kiến phát triển bền
Hỏi: Ngoại ký sinh trùng ở tôm có
ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của tôm
không, cách phòng trị? - Phan Minh Tài, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh
Trả lời: Ngoại ký sinh trùng trên tôm
là một vấn đề phổ biến trong ngành nuôi
trồng thủy sản. Các loài ngoại ký sinh trùng thường gặp như Epistylis, Zoothamnium, Tokophrya, Acineta và Vorticella có hình
dạng giống như loa kèn. Chúng có thể sống đơn lẻ hoặc thành tập đoàn.
Trong số các loài này, Zoothamnium sp và Vorticella sp thường xuất hiện nhiều nhất trong trại giống và ao nuôi thương phẩm. Chúng có thể gây nhiễm virus cho ấu trùng tôm, ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm.
Để phòng tránh bệnh ký sinh trùng cho tôm, có thể áp dụng các biện pháp sau: Cải thiện quy trình cải tạo ao; sử dụng giống tôm chất lượng cao; quản lý thức ăn cho tôm một cách khoa học; xử lý nước trước khi nuôi và duy trì chất lượng nước
ổn định; hạn chế sự thay đổi đột ngột của yếu tố môi trường nước; sử dụng sản phẩm tăng cường sức khỏe cho tôm và định kỳ kiểm tra nội ngoại ký sinh bằng sản phẩm đặc trị.
Hỏi: Tôi nuôi cua chung với cá dìa trong ao được hơn 1 tháng, xin tư vấn thức ăn và cách cho ăn sao cho cua và cá nhanh lớn? - Lê Anh Tú, Thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
Trả lời: Sau 30 ngày cua đạt trọng lượng 5 - 7g, chiều rộng mai từ 2,5 - 3,5 cm. Thức ăn chủ yếu là: cá vụn, ốc, đầu cá... được hấp chín. Cho cua ăn 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm và chiều tối. Lượng thức ăn buổi chiều tối tăng gấp đôi buổi sáng.
Thức ăn được rải đều quanh ao để tránh cua tranh nhau. Lượng thức ăn hàng ngày chiếm 4 - 6% trọng lượng đàn cua. Thường xuyên kiểm tra khả năng bắt mồi của cua
để tăng, giảm nguồn thức ăn hợp lý. Nên dùng nhá để kiểm tra thức ăn sau khi cho ăn khoảng 2 - 3 giờ. Những ngày không có thức ăn tươi có thể dùng thức ăn khô như cá khô để tránh tình trạng cua thiếu thức
ăn sẽ tranh ăn và cua lớn sẽ ăn thịt cua bé, gây hao hụt.
Đối với cá dìa, ngoài nguồn thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao, thức ăn thừa của cua nên bổ sung thêm các loại rong như: rong tơ (Cladophora sp), rong lông cứng (Chaetomorpha sp), rong ống (Enteromorpha tubulosa), rong diếp (Ulva sp)... để làm nguồn thức ăn cho cá. Rong được thả trong khung nổi trên mặt nước đặt cách bờ 1,5 - 2 m. Lượng thức ăn chiếm 30 - 40% trọng lượng cá có trong ao. Thường xuyên quan sát khả năng sử dụng thức ăn, tình trạng sức khỏe của cá và thời tiết để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Định kỳ kiểm tra sự tăng trưởng của cá bằng cách lấy mẫu để đo chiều dài và cân trọng lượng.
Hỏi: Cách kích thích cá rô phi, điêu hồng đẻ nhiều và đồng đều? - Huỳnh Văn Mến, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
Trả lời: Để kích thích cá rô phi, điêu hồng đẻ thì người nuôi cần chú ý các biện pháp kỹ thuật sau: Diện tích ao nuôi để cá đẻ tốt nhất là 2.000 - 3.000 m2, dùng bạt lót quanh bờ nhằm tránh thất thoát nước, sau đó dùng lưới ngăn ô, mỗi ô có chiều ngang 7 - 10 m, chiều dài 30 - 40 m, để thuận lợi cho việc kéo cá bột. Mực nước ao cá đẻ từ 0,8 - 1,0m. Vào tháng 11 - 12 dương lịch hàng năm, tiến hành bơm cạn, vét bùn, bón vôi 30 kg/1.000 m2, phơi ao 3 - 5 ngày rồi cấp nước vào ao để thả cá bố mẹ.
Nên chọn cá bố mẹ cỡ 6 tháng tuổi trở lên, trọng lượng từ 100 - 150 g/con. Mật độ nuôi đẻ 0,5 con/m2 . Tỷ lệ cá đực cái là 1:4. Sau thời gian cá đẻ 2 năm cần bán loại thải đàn cá này, thay đàn cá mới để cá đẻ tốt hơn. Nên chọn cá bố mẹ riêng, không chung đàn, nhằm tránh đồng huyết.
Trong 2 tháng đầu, cho cá bố mẹ ăn thức
ăn viên loại 22 - 25% đạm. Sau khi cá bắt
đầu đẻ, giảm xuống còn 18 - 22% đạm. Khẩu phần cho ăn hàng ngày khoảng 12% tổng trọng lượng đàn cá bố mẹ. Sau khi nuôi vỗ khoảng 1 - 2 tháng, cá bắt đầu
đẻ. Trong chu kỳ cá đẻ, để kích thích cá
đẻ tốt, hàng tuần nên cho cá ăn thêm rau
xanh như bèo 1 lần, với liều lượng 6 - 8% trọng lượng đàn cá; bổ sung Vitamin A, D, E vào thức ăn; khoảng 1 tuần cấp thêm 10 - 15 cm nước mới.
Hỏi: Xin được hướng dẫn cách sử dụng chế phẩm sinh học cho ao nuôi tôm lúc mới thả đến 30 ngày tuổi an toàn mà hiệu quả? - Nguyễn Thị Hương, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh Trả lời: Đây là giai đoạn quan trọng cho tất cả mô hình nuôi tôm thâm canh/ bán thâm canh/siêu thâm canh bởi: Việc quản lý môi trường tốt hay không tốt ở giai đoạn này sẽ tác động và ảnh hưởng đến môi trường nước; sức khỏe, tăng trưởng, sức đề kháng và bệnh ở tôm (bệnh chết sớm - EMS, bệnh liên quan gan tụy, đường ruột,…). Ở giai đoạn tôm 1 tháng tuổi, môi trường nước thường tồn tại một lượng nhất định phiêu sinh vật. Trong đó tảo là phiêu sinh thực vật yêu cầu bắt buộc hiện diện phải có. Tảo sẽ góp phần điều hòa các yếu tố môi trường nước và là nguồn thức ăn cho tôm, đặc biệt là giai đoạn mới thả giống. Mặt khác, ở giai đoạn này quá trình hình thành mùn bã hữu cơ trong đáy ao cũng chưa cao, nên quản lý môi trường tốt và tăng sức đề kháng của tôm. Khi sử dụng chế phẩm sinh học (CPSH) cần quan tâm đến những vấn đề sau: Nên lựa chọn CPSH có chức năng nghiêng về quản lý môi trường nước và có xu hướng kích thích tảo phát triển; nên lựa chọn CPSH hiếu khí để quản lý môi trường ở giai đoạn này; thời gian sử dụng CPSH dạng này là vào buổi trưa nắng; liều lượng sử dụng theo nhà sản xuất. Tuy nhiên tùy mô hình nuôi và mục đích sử dụng, tần suất sử dụng có thể thay đổi ngắn lại. Đối với ao đất, hợp chất hữu cơ dễ hình thành và phong phú hơn ao trải bạt nên vi sinh vật dễ phát triển hơn, dó đó tần suất và liều lượng sử dụng CPSH ở ao đất ít hơn, dài ngày hơn ao trải bạt.
Kiểm soát Hội chứng phân trắng (WFS) bằng probiotic từ nấm men
Trong bối cảnh nuôi tôm thâm canh hiện nay, việc tối ưu hóa chi phí trong khi vẫn duy trì năng suất cao đã trở thành một biện pháp cân bằng quan trọng. Với tỷ suất lợi nhuận ngày càng mỏng, người nuôi tôm phải chịu áp lực rất lớn trong việc tối đa hóa hiệu quả và giảm thiểu tổn thất.
Một trong những thách thức khó khăn nhất cản trở mục tiêu này là Hội chứng phân trắng (WFS), một bệnh phổ biến về đường tiêu hóa, chủ yếu ảnh hưởng đến gan tụy - cơ quan lớn nhất và quan trọng nhất của tôm. WFS là một hội chứng đa yếu tố thường phát sinh từ sự phá vỡ cân bằng đường ruột chứ không phải do một mầm bệnh duy nhất, làm phức tạp việc phòng ngừa và điều trị. Các nhà khoa học cho rằng, có nhiều yếu tố gây ra WFS bao gồm: Nhiễm trùng do vi khuẩn kết hợp với nhiễm ký sinh trùng; chất lượng nước kém; căng thẳng mãn tính; thức ăn kém chất lượng. Điều này làm cho WFS trở thành hội chứng chưa được hiểu rõ và phức tạp, gây khó khăn đáng kể cho người nuôi.
Cách xử lý truyền thống đối với WFS thường là phương pháp can thiệp và điều trị tốn kém, làm giảm thêm tỷ suất lợi nhuận vốn đã eo hẹp. Điều này cho thấy được tầm quan trọng của các giải pháp phòng ngừa, giúp tối ưu hoá về mặt chi phí, đồng thời giảm bớt các nguyên nhân cốt lõi gây ra WFS.
Điều gì khiến probiotic từ nấm men trở thành giải pháp tiềm năng?
Probiotic từ nấm men (nấm men sống) nổi tiếng về hiệu quả trong việc làm giảm bớt các triệu chứng rối loạn đường ruột khác nhau ở cả con người và vật nuôi. Chúng thường được đưa vào các loại thuốc thương mại và chất bổ sung nhằm điều trị một số tình trạng như tiêu chảy và rối loạn chức năng đường tiêu hóa (IBS).
Tuy nhiên, ứng dụng của Probiotic từ nấm men trong nuôi tôm vẫn đang trong quá trình phát triển. Mặc dù số lượng nghiên cứu còn hạn chế nhưng đầy hứa hẹn. Những lợi ích quan sát được của nấm men sống trong nuôi tôm có thể là
Bổ sung Actisaf ® cho thấy khả năng vượt trội trong việc bảo vệ gan tụy của tôm trong đợt
bùng phát WFS, mang đến cải thiện đáng kể về năng suất trên tôm bị nhiễm bệnh. Lesaffre đã nộp bằng sáng chế cho việc sử
dụng Actisaf ® để chống lại Hội chứng phân trắng.
do các cơ chế kết hợp giữa prebiotic, probiotic và postbiotic của nó. Vách tế bào nấm men chứa α-mannans và β-glucans 1,3/1,6 và 2 thành phần này được biết là có tác dụng có lợi đối với sức khỏe và khả năng miễn dịch đường ruột của tôm (Ran và cộng sự, 2015). Machuca và cộng sự (2022) đã xem xét lại các β-glucan tương tự (β-glucans 1,3/1,6) cho thấy cũng có thể có tác động có lợi đối với quá trình chuyển hóa lipid, một thành phần chính trong gan tụy của tôm.
Các sản phẩm phụ trao đổi chất của nấm men sống như axit hữu cơ, vitamin cũng có thể ảnh hưởng đến quần thể vi sinh vật trong gan tụy và rất quan trọng đối với các enzym tiêu hóa, giúp hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả.
Các thành phần tương tự cũng đã được ghi nhận là có tác dụng giảm viêm ruột, stress oxy hóa và cải thiện tính toàn vẹn của ruột ở các loài thủy sản (Ran và cộng sự, 2015; Rohani và cộng sự, 2022).
Do đó, nấm men sống có vai trò quan trọng trong việc ổn định môi trường đường ruột và ngăn ngừa nhiễm trùng gây bệnh tăng
trạng như WFS và mở ra những hướng đi mới trong việc tìm kiếm giải pháp giảm bớt WFS.
Phương pháp nhân giống WFS trong điều kiện thí nghiệm
Nghiên cứu về WFS trong điều kiện thử nghiệm đưa ra một số thách thức, đặc biệt là việc thiếu một protocol được chấp nhận rộng rãi cũng như cơ chế sinh bệnh phức tạp và đa yếu tố của tình trạng được mô tả trước đó.
Để đánh giá tiềm năng của Actisaf SC 47 (probiotic từ nấm men của Phileo), trong việc giảm thiểu tác động của WFS, Phileo by Lesaffre cùng với sự hỗ trợ của phòng thí nghiệm ShrimpVet (2023) đã phát triển một phiên bản mô hình đồng nhiễm do Caro và cộng sự đề xuất. (2021, Hình 1).
Mô hình này tận dụng sự kết hợp độc đáo giữa vi khuẩn gây bệnh Vibrio và Enterocytozoon hepatopenaei (EHP)một loại vi bào tử ký sinh trùng nội bào, để gây ra WFS. Như minh họa trong Hình 1, EHP hoạt động như một bệnh nhiễm trùng tiên phát, phá vỡ chức năng tiêu hóa và hấp thu bình thường của gan tụy cũng như vai trò của nó trong khả năng miễn dịch. Sự gián đoạn này nhằm tạo ra cánh cửa mở cho các bệnh nhiễm trùng thứ cấp và tăng cường tác động của các vi khuẩn cơ hội như Vibrio spp., góp phần vào sự phát triển của WFS. Để nghiên cứu, người ta huy động 20 đơn vị thí nghiệm (bể nuôi) và phân bổ thành bốn nhóm, mỗi nhóm có 05 lần lặp lại. Tôm được nuôi trong bể 350 lít, 60 con/bể, trọng lượng trung bình là 1,5 g. Thử nghiệm kéo dài 57 ngày, nhằm đánh giá chính xác hiệu quả của Actisaf SC47 trong việc giảm thiểu WFS khi áp dụng qua thức ăn hoặc ở dạng hạt trong nước. Xem xét diễn biến động học của WFS, hai thời điểm lấy mẫu đã được
và
Hình 3: Tôm từ nhóm có sử dụng Actisaf trong nước (AW) và từ nhóm sử dụng Actisaf trong thức ăn (AF)
Tại cả hai thời điểm lấy mẫu, mô hình đồng nhiễm gây ra WFS một cách hiệu quả trên tôm ở lô đối chứng dương, như minh họa trong Hình 2. Các triệu chứng điển hình của WFS được quan sát thấy ở tôm, được đánh dấu bằng sự hiện diện của các sợi phân dạng sợi, màu trắng, có sự giảm bớt lượng thức ăn tiêu thụ và chất chứa trong đường ruột. Những quan sát bên ngoài này cũng phù hợp với những phát hiện dưới kính hiển vi, cho thấy cấu trúc gan tụy bị gián đoạn, chứng tỏ tính hiệu quả của mô hình trong việc tái tạo hội chứng phân trắng trong điều kiện thí nghiệm.
Quản lý sức khỏe gan tụyđiểm quan trọng để kiểm soát WFS
Ngược lại, việc bổ sung Actisaf ® qua nước và thức ăn
được phát hiện là có tác dụng bảo vệ đáng kể để chống lại
tỷ lệ mắc các triệu chứng WFS khi so sánh với lô đối chứng dương (Hình 3 và Hình 4).
Các quan sát bằng kính hiển vi cho thấy việc sử dụng nấm men sống giúp duy trì tính toàn vẹn cấu trúc và dự trữ dinh dưỡng của gan tụy ở tôm bị nhiễm bệnh. Để ghi lại những cải thiện này, người ta đánh giá điểm số sức khỏe gan tụy giữa các nhóm. Các yếu tố dùng để đánh giá là các yếu tố có thể đo lường được, chẳng hạn như hàm lượng các giọt dầu (nguồn dự trữ năng lượng), biến dạng ống thận, sự chuyển dạng và cuộn lại của các vi nhung mao của tế bào biểu mô ống gan tụy (ATM) bên trong ống thận (Sriurairatana và cộng sự, 2014). Ngoài ra, điểm sức khỏe gan tụy nói chung được tính từ 3 chỉ tiêu nêu trên để cung cấp bản tóm tắt về tình trạng sức khỏe của gan tụy. Kết quả của bổ sung Actisaf ® vào cả nước và thức ăn giúp tỷ lệ ống thận bị biến dạng thấp hơn đáng kể so với đối chứng dương (Hình 4a). Ngoài ra, cả hai nhóm được bổ sung đều cho thấy sự cải thiện về số lượng trong hàm lượng giọt dầu và sự hiện diện ATM thấp hơn. Điều này dẫn đến điểm sức khỏe cao hơn cho cả hai nhóm được bổ sung Actisaf ® so với nhóm đối chứng dương (Hình 4b). Việc duy trì tình trạng sức khỏe của gan tụy ở tôm được sử dụng Actisaf ® cho thấy, tôm duy trì sự hấp thu chất dinh dưỡng, khả năng lưu trữ năng lượng và trạng thái miễn dịch ở mức bình thường hơn so với nhóm đối chứng dương, mặc dù lượng Vibrio và EHP trong gan tụy tương tự nhau. Những phát hiện này rất có ý nghĩa, cho thấy Actisaf ® có thể tăng cường khả năng kháng WFS ngay cả khi có nhiều mầm bệnh, mang lại tác dụng bảo vệ chống lại thiệt hại.
Gan tụy càng khỏe mạnh thì lợi ích càng lớn
Sự cải thiện tình trạng gan tụy cũng dẫn đến hiệu suất tăng đáng kể. Cả việc sử dụng Actisaf ® trong nước và trong thức ăn đều mang đến tỷ lệ sống cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng dương, với mức tăng lần lượt là 43% và 22% (Hình 5a). Ngoài ra, những con sống sót trong nhóm sử dụng Actisaf ® trong thức ăn cho thấy trọng lượng cơ thể cuối tăng 12% so với nhóm đối chứng dương, tương đương với trọng lượng của tôm không bị nhiễm bệnh (Hình 5b). Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR)
tăng cường như mô tả trước đây. Hơn nữa, hệ số biến thiên kích thước tôm, phản ánh tính đồng nhất về kích thước, hệ số này thấp hơn ở các nhóm được bổ sung Actisaf ® so với nhóm đối chứng dương. Điều này cho thấy Actisaf ® hỗ trợ tăng trưởng ổn định hơn, bất chấp sự hiện diện của EHPtác nhân gây ra sự chênh lệch về kích thước.
Kết luận Hội chứng phân trắng (WFS) đặt ra thách thức cho người nuôi tôm trên toàn cầu. Hàng năm, ước tính WFS gây thiệt hại ít nhất 1 tỷ USD và sẽ còn gia tăng khi chúng ta tiếp tục chuyển sang các phương thức sản xuất thâm canh. Như đã thảo luận trong bài viết này, việc bổ sung Actisaf ® cho thấy
khả năng vượt trội trong việc bảo vệ gan tụy của tôm trong đợt
trong sức khỏe con người và vật nuôi để chống lại các bệnh về đường tiêu hóa, ứng dụng chiến lược của chúng trong nuôi trồng thủy sản mở ra tiềm năng can thiệp theo hướng sinh học. Hiện cần nhiều nghiên cứu hơn
các phương thức hoạt động, tương tác giữa mầm bệnh và nấm men, qua đó phát triển các chiến lược hiệu quả hơn nữa.
Hình
CHUYÊN TRANG CÓ SỰ TÀI TRỢ CỦA TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA
TÔM
A-Coverost của MiXscience – một hỗn
hợp dầu và chất béo dựa trên công
nghệ oleochemical đã làm giảm đáng
kể khả năng “nảy mầm” của bào tử
Enterocytozoon hepatopenaei (EHP), mở
ra tia hi vọng xua tan “nỗi khiếp sợ” cho
ngành tôm toàn cầu.
EHP là một loại ký sinh trùng microsporidian
được phát hiện lần đầu tiên trên tôm sú Penaeus monodon vào năm 2009 tại Thái Lan. EHP chỉ giới hạn ở gan tụy (HP) của tôm và thường ít bị chú ý hơn so với một số bệnh khác như hội chứng tôm chết sớm (EMS) và phân trắng. Mặc dù EHP không gây tỷ lệ chết cao nhưng khiến tôm còi cọc và tỷ lệ biến đổi thức ăn (FCR) bị suy giảm, dẫn đến thiệt hại về kinh tế do phải thu hoạch sớm. Cho đến nay, chưa có giải pháp tiêu diệt EHP tận gốc một cách hiệu quả và bền vững. Tại miXscience (Pháp), các chuyên gia đã thực hiện nghiên cứu để tìm kiếm giải pháp đặc hiệu chống lại EHP trong nuôi tôm. Hiệu quả đã được chứng minh trong phòng thí nghiệm và thực địa, tập trung vào cắt giảm sự phát triển của bào tử EHP và tác động đến hiệu suất nuôi tôm. Nhiều nghiên cứu bổ sung cũng được thực hiện để đánh giá cơ chế hoạt động của giải pháp dinh dưỡng mới này trong việc làm xáo trộn các bào tử EHP. Giảm tải lượng và tác động của EHP Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và thực địa đã chứng minh giải pháp thức ăn A-Coverost của MiXscience – một hỗn hợp dầu thực vật,
của bào tử EHP. Điều này tác động đến tải lượng EHP cuối cùng trong gan tụy, sau đó là toàn bộ hoạt động lây nhiễm trong ao/trang trại và giúp duy trì năng suất tôm để đạt cỡ thương phẩm.
Trong phòng thí nghiệm, các bào tử EHP tinh chế được chia nhỏ và ủ với sản phẩm thử nghiệm (A-Coverost) trong 30 phút ở nhiệt độ phòng (27°C) trong ống Eppendorf và tổng thể tích là 1 ml mỗi phản ứng. Ảnh hưởng của sản phẩm
đến sự nảy mầm và khả năng tồn tại của bào tử EHP được đo bằng kính hiển vi sau bước nhuộm màu phloxine. Tỷ lệ nảy mầm của bào tử được tính bằng lượng bào tử phóng vòi móc trong số 100 bào tử được quan sát.
Kết quả cho thấy A-Coverost làm giảm đáng kể (>60%)
tỷ lệ nảy mầm của bào tử EHP. Cụ thể, tỷ lệ vòi phân cực phóng ra thấp hơn khi quan sát dưới kính hiển vi. Xu hướng này cũng được ghi nhận trong hai thử nghiệm liên tiếp khác, chứng tỏ hiệu quả chắc chắn của sản phẩm.
Các nghiên cứu bổ sung bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM) kết hợp kính hiển vi phát quang đã chứng minh tính hiệu quả của sản phẩm khi làm xáo trộn bào tử EHP và sự nảy mầm của chúng.
Trước đó, nhóm nghiên cứu đã đánh giá tác động trực tiếp của A-Coverost ở liều 2, 4, 6 và 8g/L đối với các bào tử EHP tinh chế. Thuốc nhuộm Acridine orange (AO) được sử dụng để phát hiện những đột biến hoặc tổn thương DNA, trong khi đó, thuốc nhuộm Propidium iodide (PI) được sử dụng để phát hiện tế bào sống hoặc chết trong quần thể.
Nghiên cứu trên kính hiển vi Các bào tử tinh chế mang hoạt tính (1x107 bào tử) được trộn với A-Coverost ở nồng độ 8g/L. Sau đó, ủ dung dịch 120 phút ở nhiệt độ phòng (25 - 26°C), trước khi ly tâm với tốc độ 10.000 vòng/5 phút. Tiếp đến, rửa các bào tử này hai lần bằng dung dịch nước muối PBS 1X, đặt 10 μL lên đĩa 24 tiếng và để khô trong không khí. Hình thái của bào tử EHP được kiểm tra bằng kính hiển vi SEM SU8010.
Pha loãng thuốc nhuộm AO và PI bằng dung dịch muối PBS. Trộn hai sản phẩm với theo tỷ lệ 1:1 và 3μL hỗn hợp AO/Ip kết hợp 20μL mẫu bào tử. Dung dịch được được phân tích dưới kính hiển vi huỳnh quang.
Kết quả trong phòng thí nghiệm cho thấy, A-Coverost tương tác với màng bào tử EHP, gây ra sự rối loạn, hình thái bất thường của bào tử, khiến chúng mất khả năng nảy mầm.
A-Coverost cũng vô hiệu hóa lớp vỏ bọc bào tử EHP thông qua cơ chế đánh dấu DNA bằng PI, từ đó làm giảm khả năng sống sót của bào tử. Tỷ lệ chết trung bình của bào tử lần lượt 73%; 95% và 97% tương ứng với các liều A-Coverost 4g/L, 6g/L và 8g/L.
Kết quả nghiên cứu thực địa A-Coverost được thử nghiệm trực tiếp trên tôm nuôi để xác nhận hiệu quả đã quan sát được trong phòng thí nghiệm. Thử nghiệm này được thực hiện tại BIOTEC Thái
Lan và SHRIMPVET Việt Nam. Theo đó, A-Coverost được phủ lên viên thức ăn, hoặc kết hợp trực tiếp với thức ăn trong quá trình tạo viên theo liều khuyến nghị 4 kg/tấn thức ăn. Thử nghiệm gồm hai nhóm: Đối chứng thử thách và A-Coverost thử thách. Mỗi bể chứa ít nhất 200 con tôm có trọng lượng ban đầu 3 g (thể thích nước 320 L, độ mặn 20 ppt) và tôm được cho ăn bằng thức ăn chỉ định trong thời gian 7 ngày. Từ ngày thứ 7, tách 12 con tôm từ mỗi nhóm để
phát hiện EHP bằng qPCR. Thu thập gan tụy từ 12 con tôm ở
mỗi bể để tách DNA và chẩn đoán qPCR.
Các chỉ số hiệu suất tăng trưởng của tôm gồm trọng
lượng ban đầu, trọng lượng cuối, tăng trọng, tăng trương
riêng (9ADG), tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) và tỷ lệ sống
đã được xác định. Các kết quả thực địa trên tôm nuôi từ năm
2021 - 2023 đã khẳng định tác dụng của A-Coverost trong
điều kiện chăn nuôi ở các quốc gia khác nhau. A-Coverost ở
liều lượng 4 kg/tấn thức ăn cho hiệu quả tương tự khi được
sử dụng trực tiếp bằng cách ép viên hoặc gián tiếp thông qua lớp áo thức ăn.
Dựa trên chu kỳ lây nhiễm của EHP, nhóm chuyên gia
khuyến nghị phòng ngừa vẫn là phương pháp then chốt
để đảm bảo các bào tử bị tiêu diệt hoặc bất hoạt. Các thử
nghiệm cho thấy, áp dụng sản phẩm A-Coverost khi ấu trùng tôm còn nhỏ sẽ thích hợp hơn. Tương tác trực tiếp giữa A-Coverost và bào tử EHP trong giai đoạn ngoại bào là điều kiện tiên quyết để bắt đầu quá trình ức chế và tiêu diệt bào tử, làm chậm quá trình lây nhiễm và kiểm soát lượng EHP, giúp tôm đạt cỡ thương phẩm.
Tuy nhiên, một giải pháp duy nhất không đủ để loại bỏ hoàn toàn sự xuất hiện của EHP, và A-Coverost cần được sử dụng như công cụ quản lý hoàn chỉnh dựa trên cơ sở an toàn sinh học ngay tại trang trại để hạn chế sự hiện diện của ký sinh trùng.
Vũ Đức
(Theo InternationalAquaFeed)
Chú thích:
Ảnh: ST
Lưu ý
Trong thời điểm giao mùa, nắng nóng, mưa lũ sẽ làm cho các yếu tố môi trường biến đổi thất thường, khả năng đề kháng của thủy sản giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển gây thiệt hại lớn đối với các hộ nuôi lồng bè. Do đó, cần chủ động thực hiện tốt các biện pháp quản lý lồng bè và chăm sóc cho cá nuôi.
khi nuôi thủy sản lồng bè trong thời điểm giao mùa
Thiết kế và bảo vệ lồng nuôi
Bố trí neo đậu, kiểm tra, gia cố lại hệ thống dây neo, phao lồng.
Vệ sinh, cọ rửa lồng bè hoặc thay thế lồng nuôi mới bảo đảm lồng nuôi được thông thoáng. Loại bỏ hết cây que, rác thải xung quanh khu vực lồng bè nuôi. Củng cố lại các dây neo, phao, lồng, lưới bằng bao cát lớn để tránh bị dòng chảy cuốn trôi.
Di chuyển lồng, bè nuôi vào những nơi kín gió, dòng chảy nhẹ để tránh khi bão gió lớn làm vỡ lồng bè. Đặc biệt, phải quan tâm đến tình trạng khung lồng do dòng nước lũ hoặc gió làm vỡ, cuốn trôi, dẫn tới thất thoát sản phẩm.
Trường hợp không di chuyển được lồng bè cần che chắn mặt lồng/bè bằng lưới có kích thước mắt lưới phù hợp để hạn chế thủy sản nuôi thoát ra ngoài.
Chuẩn bị các trang thiết bị, hóa chất, nguyên nhiên vật liệu (lưới, đăng chắn, dụng cụ cọc tre, cuốc xẻng, máy phát điện, mô tơ quạt nước, vôi, thuyền, phao cứu sinh,...) cần thiết để chủ động gia
cố, sửa chữa hệ thống bờ ao, cống, đăng chắn, lồng lưới, kịp thời bổ sung oxy cho cá khi có tình huống xấu xảy ra.
Biện pháp xử lý tổng hợp
Để khắc phục hiệu quả, hạn chế rủi ro của nghề nuôi thủy sản trong lồng bè trên sông/hồ chứa, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khuyến cáo người nuôi các biện pháp xử lý kịp thời như sau:
Một, thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết, quan sát chất lượng nguồn nước, sức khỏe và vận động của cá để có biện pháp chủ động phòng tránh kịp thời.
Hai, cơ sở nuôi luôn chuẩn bị sẵn các loại trang thiết bị cung cấp oxy (quạt nước, máy bơm, sục khí, viên nén tạo oxy,...) để kịp thời cung cấp oxy khi cần thiết.
Ba, treo túi vôi tại các góc lồng nuôi để giúp ổn định môi trường, khử khí độc và mầm bệnh gây hại cho cá nuôi lồng bè.
Bốn, cá đảm bảo kích cỡ thương phẩm cần có kế hoạch thu sớm, kịp thời. Không nuôi cá mật độ quá cao (tối đa 10 kg cá/ m3 lồng).
Năm, tăng cường cung cấp oxy vào thời điểm về đêm và sáng sớm. Khi thời tiết thay đổi, cá có biểu hiện bơi lờ đờ, yếu cần dừng không cho cá ăn hoặc cho ăn 20 - 30% lượng thức ăn so với ngày thường tùy theo sức khỏe của cá để tránh lãng, ô nhiễm môi trường.
Sáu, cá chết phải được thu gom, xử lý đúng theo quy định. Không được vứt bừa bãi ra ngoài môi trường gây ô nhiễm, lây lan dịch bệnh cho khu vực xung quanh. Bảy, khi sức khỏe đàn cá ổn định trở lại cần cho vật nuôi ăn, lượng cho ăn phải tùy thuộc vào sức ăn mà tăng hoặc giảm cho phù hợp. Thức ăn phải đảm bảo chất lượng, cần bổ sung các loại vitamin, men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa, tăng sức đề kháng cho cá.
Khắc phục hậu quả sau mưa bão
Để bảo vệ các đối tượng nuôi thủy sản, nâng cao hiệu quả NTTS, hạn chế thiệt hại do mưa lũ gây ra, các địa phương trong tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản thực hiện các biện pháp khi thời tiết nắng nóng, mưa lũ.
Di dời lồng bè về đúng vị trí ban đầu và cố định cẩn thận. Nếu phát hiện có các mắt lưới gần đứt hoặc đã đứt, hãy sửa chữa ngay.
Cần kiểm tra vệ sinh, khử trùng lồng bè lại để tránh sau khi mưa lũ đi qua lồng dính các chất cặn bã, dị vật làm rách lưới bảo vệ, ảnh hưởng đến cá.
Nên trộn thêm thức ăn dinh dưỡng và các loại khoáng chất cần thiết để bổ sung sức đề kháng cho cá khỏe mạnh hơn.
Trường hợp cá có dấu hiệu nhiễm bệnh hãy liên hệ ngay nhân viên kỹ thuật gần nhất để tiện cho việc kiểm tra và điều trị nhanh chóng hơn.
Đối với lồng, bè nuôi duy trì độ sâu 2,53 m, gia cố lồng nuôi vững chắc, di chuyển vào nơi neo đậu an toàn, trường hợp lồng, bè
Ảnh: Việt Cường
đặt thành từng cụm. Thường xuyên vệ sinh lồng, bè nuôi sạch sẽ và thông thoáng để lưu thông nước trong và ngoài lồng, nhằm tăng cường oxy hòa tan trong nước, giảm vật bám, chất thải,... Sử dụng máy bơm nước, máy quạt nước vào ban đêm, đặc biệt từ 10 giờ đêm đến 4 giờ sáng để tăng hàm lượng oxy hòa tan trong ao, lồng, bè nuôi. Bổ sung Vitamin C, khoáng chất, men tiêu hóa vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và cho cá ăn vào sáng sớm, chiều mát. Với hộ nuôi thủy sản lồng bè, cần kiểm tra, xử lý các yếu tố môi trường nước đảm bảo trong giới hạn cho phép; di chuyển lồng bè đến vùng nuôi có chất lượng nước đảm bảo an toàn. Người nuôi cần thường xuyên theo dõi sức khỏe của thủy sản nuôi để có giải pháp xử lý kịp thời; bổ sung Vitamin C hoặc chế phẩm sinh học vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho thủy sản nuôi.
Trường hợp thủy sản nuôi có dấu hiệu bất thường hoặc bị chết, người nuôi cần báo cáo cơ quan quản lý NTTS địa phương để được hướng dẫn tiêu độc, khử trùng và xử lý nước; tuyệt đối không di chuyển lồng bè từ vùng nuôi có thủy sản bị bệnh sang vùng nuôi chưa xuất hiện bệnh nhằm hạn chế sự lây lan dịch bệnh.
Phương
Cách Nano Bubbles đang thay đổi ngành NTTS
Công nghệ Nano Bubbles đang tạo ra một cuộc cách
mạng trong ngành NTTS, mang lại những thay đổi
đáng kể trong quản lý nước, cải thiện sức khỏe vật
nuôi và nâng cao năng suất sản xuất. Không chỉ cải thiện chất lượng nước mà còn giúp giảm chi phí và
tối ưu hóa hiệu quả sản xuất.
Chất lượng nước -
Yếu tố quyết định
Trong những thách thức lớn của ngành NTTS là duy trì chất lượng nước tốt. Nano bubbles đã chứng minh khả năng tăng nồng
độ ôxy hòa tan (DO) trong nước, một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của cá và tôm. Với khả
năng truyền ôxy cao hơn 85%, đảm bảo môi trường nước luôn giàu ôxy, giảm stress cho vật nuôi và cải thiện tốc độ tăng trưởng.
Ứng dụng công nghệ hiện đại Nano bubbles là các bong bóng khí có kích thước 80 - 120 nm, có khả năng tồn tại lâu trong nước và mang điện tích âm. Chúng có khả năng hấp thụ và giảm các chất ô nhiễm, vi khuẩn và tảo có hại trong nước, giúp duy trì môi trường sống trong sạch và
an toàn cho thủy sản. Được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, công
nghệ này đang ngày càng chứng minh được giá trị của mình.
Tiết kiệm chi phí - Tăng hiệu quả
Khả năng giảm chi phí vận
hành. Với hiệu suất truyền ôxy cao và tốc độ sản xuất nhanh, Nano Bubbles giúp giảm đáng
kể chi phí điện năng và đầu tư
thiết bị sục khí. Điều này không
chỉ mang lại lợi nhuận kinh tế mà
còn giúp các trang trại thủy sản duy trì hoạt động bền vững, thân thiện với môi trường.
Ứng dụng thực tiễn -
Bước tiến lớn
Công nghệ Nano Bubbles đang
được áp dụng rộng rãi trong các trang trại thủy sản trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, các trang trại
Nhân viên kỹ thuật B.H.N đến trang trại tôm tại Bến
sát và tư vấn lắp đặt công nghệ Nano Bubbles
Nhân viên kỹ thuật B.H.N đến trang trại nuôi cá tầm tại Đà Lạt để khảo sát và tư vấn lắp đặt công nghệ Nano Bubbles
nuôi tôm và cá đã chứng kiến
sự cải thiện rõ rệt về chất lượng
nước và sức khỏe vật nuôi. Duy trì
pH ổn định, giảm tảo và vi khuẩn
có hại, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có lợi phát triển.
Công ty TNHH B.H.N đang
tìm kiếm nhà phân phối cho sản
phẩm Nano Bubbles chất lượng cao của chúng tôi. Sản phẩm giúp cải thiện chất lượng nước và tăng năng suất NTTS. Chúng tôi cung cấp hỗ trợ kỹ thuật toàn diện và chính sách hợp tác linh hoạt. Liên hệ ngay để biết thêm chi tiết.
Website: bhnenc.com
Email: bhnenc@gmail.com
B.H.N
GIỚI THIỆU CÔNG TY
Thông báo tuyển dụng
Nhân viên kinh doanh
Công ty TNHH I&V BIO Artemia Nauplii Center, thuộc Tập đoàn I&V
BIO, chuyên cung cấp ấu trùng Artemia tươi sống, sạch khuẩn, sạch vỏ, giàu dinh dưỡng, kinh tế và tiện lợi cho các trại giống tôm cá.
I&V BIO có trụ sở tại Thái Lan với các cơ sở sản xuất tại các nước như Ấn Độ, Indonesia, Ecuador, Việt Nam, tiếp tục mở rộng ở Mexico, Bangladesh và châu Âu. Tại Việt Nam, công ty đặt tại tỉnh Ninh Thuận, hoạt động từ tháng 12 năm 2019 với công suất 800 khay/ngày.
Tại I&V BIO, tất cả các sản phẩm Artemia sống đều được giao hàng ngày, 365 ngày/năm. Chúng tôi có hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành nuôi trồng thủy sản, cung cấp một lựa chọn Artemia tốt hơn cho khách hàng!
MÔ TẢ CÔNG VIỆC
Tìm kiếm, phát triển khách hàng tiềm năng trong ngành thủy sản.
Tư vấn giới thiệu sản phẩm đến khách hàng và hỗ trợ chính sách bán hàng.
Lập kế hoạch bán hàng và tiến hành thí nghiệm sản phẩm; phân phối trực tiếp đến trang trại.
Xây dựng, duy trì và mở rộng các mối quan hệ sẵn có và mới để phát triển.
Theo dõi, chăm sóc khách hàng sau bán hàng.
Theo dõi và báo cáo kết quả hoạt động bán hàng, hiệu suất bán hàng theo yêu cầu.
Làm việc với phòng kế toán về hợp đồng, công nợ của khách hàng.
Tham gia vào các sự kiện, triển lãm thương mại và hội nghị trong ngành để quảng bá thương hiệu.
Cập nhật thông tin, các khuyến mãi và hoạt động của đối thủ trên thị trường.
Thu thập thông tin thị trường, cập nhật xu hướng thị trường thủy sản, cập nhật những phát triển của ngành, đổi mới sản phẩm và những thay đổi về quy định tác động đến lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
Các yêu cầu khác của cấp trên.
YÊU CẦU
Tốt nghiệp Đại học/Cao Đẳng chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản, Kinh tế, Marketing, Quản trị kinh doanh hoặc ngành liên quan.
Có kinh nghiệm 1 - 2 năm làm việc trong lĩnh vực bán hàng, đặc biệt ưu tiên kinh nghiệm bán hàng thức ăn cho tôm giống.
Có khả năng giao tiếp tốt, kỹ năng thuyết trình lưu loát, khả năng đàm phán.
Có kiến thức về thị trường tôm giống là một lợi thế.
Có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm, có tinh thần trách nhiệm cao.
Sử dụng thành thạo tin học văn phòng (Word, Excel, Powerpoint).
MỨC LƯƠNG
Thỏa thuận.
Thưởng doanh số bán hàng.
Các chế độ phúc lợi khác theo quy định của công ty.
trong ao tôm
Việc chạy quạt nước hoặc chạy oxy đáy trong nuôi tôm là điều kiện hình thành
màng bọt trên mặt ao nuôi. Trường hợp màng bọt lâu tan, tạo thành vệt dài sau guồng quạt hoặc tập trung ở góc ao tạo thành váng bọt là do nước có độ nhớt,
môi trường nước nuôi đang xấu đi, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của
tôm và nghiêm trọng hơn có thể gây thiệt hại cho tôm nuôi.
Nguyên nhân
- Tảo nở hoa: trong điều kiện thuận lợi, các loài tảo độc phát triển mạnh, tảo nở hoa, sẽ sản sinh ra nhiều chất độc gây nhớt nước ao, tạo váng bọt khó tan.
- Tảo chết: nếu pH nước không
ổn định, độ kiềm thấp hoặc diệt
tảo không đúng cách sẽ làm
tảo chết đồng loạt, gây ô nhiễm nước tạo váng bọt khó tan.
- Trong quá trình phân hủy yếm
khí lớp bùn bã hữu cơ từ đáy ao nuôi làm sản sinh các khí độc
sẽ kết hợp lượng oxy hòa tan trong
nước để chuyển hóa thành dạng ít
độc hơn và phóng thích khỏi môi
trường. Khi lượng chất thải hữu
cơ tích tụ đáy ao nhiều, quá trình phân giải yếm khí xảy ra mạnh, khí
độc sẽ gia tăng hình thành váng bọt trong ao.
- Sự phát triển của các vi sinh vật dạng sợi khi xảy ra sự mất cân bằng dinh dưỡng. Các vi sinh vật này có khả năng sinh ra các hợp
chất kỵ nước kết nối với bọt khí
tạo váng bọt, đồng thời, khi chết đi, các vi sinh vật này sẽ phóng thích các chất bề mặt sinh học gây nhớt nước, sự hình thành váng bọt càng gia tăng. - Chất rắn lơ lững làm nước bị nhớt, bị đục, lợn cợn dẫn đến sự hình thành váng bọt, có 2 nguyên nhân chính:
Nguyên nhân từ tự nhiên:
- Đất trên bờ ao bị rửa trôi vào mùa mưa
- Các hạt keo đất sét lơ lửng không lắng tụ (vô cơ)
- Sự hoạt động mạnh mẽ của động vật thủy sản, vi sinh vật cũng có thể làm đục nước ao nuôi, đặc biệt là những ao nuôi mật độ cao.
Nguyên nhân từ con người:
- Sử dụng vôi kém chất lượng, nhiều tạp chất để khử chua, tăng
độ kiềm
- Ao nông hoặc sên vét ao không kỹ cũng làm nước bị đục
- Lượng thức ăn dư thừa và chất thải tôm nhiều nhưng không
- Trong điều kiện nước đục, tôm giảm ăn, hạn chế sự phát
triển các loài tảo có lợi, giảm oxy hòa tan, cản trở hô hấp.
Cách xử lý
Ổn định mật độ tảo trong ao bằng cách duy trì các chỉ tiêu
pH, độ kiềm ổn định.
Quản lý chặt chẽ việc cho ăn, giảm lượng thức ăn dư thừa. Loại bỏ chất thải bùn đáy
bằng cách thay nước, hút bùn và xi phông đáy ao.
Gia cố kỹ bờ ao, ao nuôi phải có độ sâu phù hợp.
Trường hợp nước đục, cần xác định nước đục vô cơ hay hữu cơ để có cách xử lý thích hợp, bằng cách lấy một lượng nước thích hợp cho
vào xô hoặc bình thủy sinh, để yên
sau 1 tuần, nếu nước vẫn đục thì là do các hạt đất sét lơ lửng, nếu có lớp cặn lắng tự ở đáy thì nguyên nhân là do chất hữu cơ.
PROCOZOLL
Một dạng tổng hợp của 5 loại enzyme: Protease, Amylase, Cellulase, Lipase, Urease, giúp khống chế tảo độc và bùn bã hữu cơ. Xử lý sạch váng bọt chỉ sau 12h sử dụng
Sử dụng chế phẩm sinh học: Chế phẩm vi sinh chứa các chủng vi khuẩn có lợi Bacillus spp. có
năng phân hủy bùn đáy và
hữu cơ dư thừa trong nước.
pháp từ Thái Nam Việt
tượng váng bọt ảnh hưởng rất
phẩm vi sinh sau
sẽ duy trì hiệu quả kiểm soát chất lượng nước trong suốt quá trình nuôi, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao năng suất.
AQ 6S Vi sinh chuyên xử lý tảo, chất hữu cơ dư thừa và bùn đáy ao nuôi, với các loài vi khuẩn như B. subtilis, B.amyloliquefaciens, B.pumilus,… Xử lý nhớt bạt và bọt dơ nhanh chóng
Thông tin liên hệ: Công ty TNHH Công nghệ Kỹ thuật Sinh hóa Thái Nam Việt
Địa chỉ: 126 Lã Xuân Oai, P. Tăng Nhơn Phú A, Thành phố Thủ
Những ngày gần đây, nhiều tàu câu mực xà của ngư dân xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi sau vài tháng đánh bắt hải sản trên biển đã cập bờ mang theo hàng nghìn tấn mực khô, với giá trị ước đạt hơn 250 tỷ đồng. Chuyến khai thác đầu năm 2024 đạt sản lượng cao, giá bán 135.000 - 145.000 đồng/kg khiến ngư dân rất phấn khởi. Tính bình quân đợt câu mực đầu tiên trong năm của làng biển Mỹ Tân, đạt 60 - 65 tấn mực/tàu.
Khánh Hòa
Tổng sản lượng thủy sản xã Ninh Hòa tăng 3,1%
Theo báo cáo của UBND thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), từ đầu năm đến nay, tổng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng trên địa bàn thị xã đạt 16.860 tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, sản
lượng thủy sản khai thác đạt 11.000 tấn, tăng 3,8%, bao gồm: 9.680 tấn cá các loại, 270 tấn tôm, 1.050 tấn thủy sản khác. Sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 5.860 tấn, tăng 1,9%, gồm: 4.210 tấn cá, 930 tấn tôm thịt, 720 tấn thủy sản nuôi khác.
Ninh Thuận
Ngư dân Cà Ná được mùa cá cơm
Hơn 10 ngày qua, ngư dân xã Cà Ná (Thuận Nam, Ninh Thuận) vui mừng trúng đậm những mẻ cá cơm lớn, thu về hàng chục triệu đồng sau mỗi chuyến biển. Giá cá cơm bán tại cảng dao động từ 10.00012.000 đồng/kg. Mỗi chuyến biển, chiều xuất bến, sáng vào lại, mỗi tàu trung bình đánh được 400 - 500 giỏ cá, tương đương 7 tấn, thu về 70 - 80 triệu đồng. Theo các ngư dân, vụ cá cơm năm nay đến muộn hơn nhưng lượng cá xuất hiện dày đặc hơn so với vụ trước. Chỉ sau mỗi đêm ra khơi, nhiều tàu đánh bắt được 5 - 10 tấn cá.
Bà Rịa - Vũng Tàu Khó khăn bủa vây người nuôi cá lồng bè
Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, diện tích NTTS của tỉnh là 5.367 ha, giảm hơn 300 ha so với đầu năm và giảm 12,1% so với kế hoạch mùa vụ cả năm 2024. Trong số đó, diện tích cá lồng bè, cá biển là 370 ha. Sản lượng nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt 11.100 tấn; trong đó, sản lượng cá nuôi nước mặn, lợ là 607 tấn, đạt chưa tới 85% so với cùng kỳ. Những tháng gần đây thời tiết cực đoan xảy ra, dịch bệnh, chi phí đầu vào tăng cao trong khi giá bán giảm mạnh khiến người nuôi cá gặp nhiều khó khăn, có hộ phải treo lồng, bỏ nghề.
Cần Thơ Giá bán nhiều loại cá giống bắt đầu tăng
Hiện sức mua và giá bán nhiều loại cá giống tại TP. Cần Thơ đã tăng đáng kể so với những tháng trước. Giá cá giống như cá chép, cá mè, trắm cỏ, cá trê, cá chim trắng,… đã tăng từ 5.000 - 10.000 đồng/kg hoặc tăng từ 50 - 200 đồng/con giống so với cách đây hơn 1 tháng.
Giá cá sặc rằn giống đang ở mức 120.000 - 150.000 đồng/kg (loại 100 - 140 con/kg). Giống cá chép, cá mè hoa, mè vinh, trắm cỏ, diêu hồng và rô phi được nhiều cơ sở cá giống bán ra từ 70.000 - 85.000 đồng/ kg (loại 80 - 120 con/kg); cá rô ở mức 70.000 - 75.000 đồng/kg (loại 140 - 150 con/kg); cá trê vàng ở mức 70.000 - 90.000 đồng/kg (loại 120 - 150 con/kg); cá lóc (cỡ lồng 9 - 12) có giá 700 - 800 đồng/con; cá chim trắng (cỡ lồng 12 - 16) 400 - 500 đồng/con; cá thát lát ở mức 2.500 - 3.000 đồng/con (cá cỡ lồng 12 - 14); cá chạch lấu (loại dài hơn 1 tấc) giá 5.000 - 6.000 đồng/con; lươn giống loại khoảng 500 - 600 con/kg có giá 4.000 - 5.000 đồng/con,... Cá tra giống loại 30 - 35 con/ kg tại nhiều nơi chỉ còn ở mức 21.000 - 23.000 đồng/kg, trong khi năm trước nhiều thời điểm lên đến 27.000 - 30.000 đồng/kg.
Trà Vinh
Giá tôm giảm thấp
Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh khuyến khích nông dân ở các vùng ven biển trong tỉnh nên đa dạng con nuôi thủy sản nhằm đảm bảo nguồn thu nhập trư ớc tình hình giá tôm sú, TTCT thương phẩm giảm thấp kéo dài. Từ đầu tháng 7/2024 đến nay, giá tôm sú, TTCT thương phẩm tiếp tục giảm thêm từ 1.000 - 3.000 đồng/kg (tùy loại). C ụ thể, hiện giá tôm sú loại 30 con/kg bán t ại ao ở mứ c 120.000 - 130.000 đồng/kg, loại 40 con/kg có giá 95.000 - 100.000 đồng/kg; giá TTCT loại 30 con/kg bán t ại ao 115.000 - 120.000 đồng/kg, loại 40 con/kg có giá 95.000 - 100.000 đồng/kg, loại 50 con/kg có giá 70.000 - 80.000 đồng/kg.
Giá cá lóc giảm thấp, nông dân không có lãi
Nông dân chuyên nuôi cá lóc trong tỉnh Trà Vinh đang vào v ụ thu hoạch đầu tiên trong năm 2024. S ản lư ợng cá lóc đư ợc thu hoạch tăng nhiều so cùng k ỳ năm 2023, nhưng đa số ngư ời nuôi không có lãi do giá cá thương phẩm giảm thấp, kéo dài. Cuối tháng 6/2024, giá cá lóc đạt trọng lượng từ 0,7 - 1 kg/con giảm thấp xuống mức 36.000 - 38.000 đồng/kg. Nếu giá cá ở mứ c như hiện nay, đa số ngư ời nuôi chịu thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg do tỷ lệ hao hụ t cá và nhân công chăm sóc.
Cà Mau
Giá tôm giảm sâu, người nuôi điêu đứng
Từ đầu năm đến nay giá tôm giảm so với cùng kỳ, và đến thời điểm tháng 6, tháng 7 thì giá ở mức thấp, có thể nói là “chạm đáy” so với các năm. Người nuôi tôm hiện gặp rất nhiều khó khăn, nhất là người nuôi tôm siêu thâm canh. Theo cập nhật của Sở NN&PTNT Cà Mau, TTCT ao bạt loại 25 con/kg giá 128.000 đồng; loại 30 con/kg giá 123.000 đồng; loại 40 con/kg giá 103.000 đồng; loại 50 con/kg giá 97.000 đồng; loại 100 con/kg giá 86.000 đồng. Đối với tôm sú, loại 20 con/kg giá 210.000 đồng; loại 30 con/kg giá 155.000 đồng; loại 40 con/kg giá 125.000 đồng.
Lan Khuê
Giá cá minh thái chạm đáy 1.200 USD/tấn
Giá cá minh thái bỏ đầu và ruột (H&G) của Nga đang duy trì mức thấp 1.200 USD/tấn và dự kiến kéo dài tới cuối năm. Cá minh thái cỡ 25 cm xuất khẩu sang Trung Quốc theo điều kiện CFR chỉ nhỉnh 1.000 USD/ tấn trong tuần 29, thấp hơn mức đáy 1.230 USD từng được ghi nhận vào năm 2017. Theo Saveky Karpukhin, Giám đốc Công ty khai thác thủy sản lớn nhất Nga RFC cho biết, giá cá minh thái cấp đông nguyên con hai lần chỉ còn 2.300 - 2.400 USD, xuất sang Trung Quốc tăng lên 2.700 USD/tấn do chịu thêm thuế 13,7%. Giá cá minh thái H&G đến cuối năm có thể nhích lên 1.100 - 1.200 USD/tấn do nhu cầu hồi phục trở lại khi giá cá fillet rẻ hơn, Karrpukhin dự báo. Được biết, nhu cầu tiêu thụ cá minh thái, cũng như cá hồi và cá tuyết của Nga bắt đầu sụt giảm từ khi Mỹ đóng cửa thị trường đối với hải sản Nga. Thậm chí, xuất khẩu fillet cá minh thái H&G sang Trung Quốc và châu Á cũng giảm từ tháng 6/2024. Tại châu Âu, fillet cá minh thái của Nga đang bị áp thuế 13,7% nên vẫn duy trì mức giá thấp 2.450 USD/tấn từ tuần đầu tháng 7.
Ma Rốc
lượng khai thác bạch tuộc thấp, giá tăng cao
Giá bạch tuộc tại châu Âu đang tiếp tục tăng do sản lượng khai thác tại Ma Rốc và Mauritania sụt giảm. Vụ khai thác bạch tuộc mở cửa vào đầu tháng 7 nhưng sản lượng kém do thời tiết bất lợi. Hiện, giá bạch tuộc
Ma Rốc đã tăng đáng kể, trong đó bạch tuộc nguyên liệu loại T3 xuất khẩu FOB sang Tây Ban Nha đã vọt lên 12,95 EUR/kg (14,14 USD). Trong khi đó, bạch tuộc các loại T4, T5, T6, T7 và T8 có giá lần lượt: 11,95 EUR/ kg; 11,50 EUR/kg; 9,50 EUR/kg; 9 EUR/kg và 8 EUR/kg. Nhiều hãng khai thác bạch tuộc vẫn lạc quan dự báo giá bạch tuộc sẽ ổn định trở lại trong tuần 30 (22 - 27/7) khi các điều kiện thời tiết được cải thiện; tuy nhiên bạch tuộc vẫn là mặt hàng hải sản “đắt tiền” tại châu Âu.
Canada
Cuối vụ xuân, giá tôm hùm tươi sống tăng vọt
Giá xuất khẩu tôm hùm tươi sống Canada tăng mạnh chỉ trong 5 tuần qua và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt do vụ khai thác mùa xuân sắp kết thúc. Theo thông tin từ các hãng kinh doanh, giá FOB tôm hùm tươi sống cỡ 560 - 670 g (1,23 - 1,48 pound) xuất khẩu sang Thượng Hải, Trung Quốc vọt lên 10,46 USD/pound và 10,59 USD/pound tại Paris, Pháp vào tuần 29 (13 - 19/7). Mức giá này đã tăng 25 - 26% so với tuần 24 (8 - 14/6). Trong quý I/2024, Canada đã xuất khẩu 10.010 tấn tôm hùm tươi sống, trị giá 231,1 triệu USD, giảm 42% khối lượng và 11% giá trị so cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, tôm hùm Bắc Mỹ đang bước vào chính vụ có giá trung bình 8,50 - 9,25 USD/pound với cỡ 1,25 pound trong tháng 7, tăng 38 - 39% so với giá cuối tháng 5. Tuy nhiên, giá đuôi tôm hùm xuất xứ Bắc Mỹ lại giảm 5 - 6% với tất cả các cỡ và dao động 20,50 - 23,75 USD/pound.
Na Uy Giá cá hồi tươi tăng nhẹ Khối lượng xuất khẩu cá hồi tươi của Na Uy trong tuần 28 (8 - 14/7) giảm 4% so tuần trước đó, đạt 18.504 tấn nhưng vẫn tăng 3% so cùng kỳ năm ngoái. Giá cá trung bình FOB Oslo chỉ tăng nhẹ 1% so với tuần
trước, lên mức 77,99 NOK/kg (7,49 USD/kg), nhưng giảm 13% so với giá cùng kỳ năm ngoái”. “Theo Hội đồng Thủy sản Na Uy (NSC), nguyên nhân chủ yếu do khối lượng xuất khẩu cá hồi sang thị trường chính là châu Âu giảm xuống 13.063 tấn, mặc dù lượng hàng đi các thị trường khác gồm Anh, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản lần lượt tăng lên 1.065 tấn, 190 tấn, 977 tấn, 383 tấn và 160 tấn. Giá FOB trung bình sang châu Âu và Nhật Bản lần lượt giảm xuống các mức 77,69 NOK/kg và 87,97 NOK/kg, trong khi tăng lên 85,31 NOK/kg tại Anh, 90,78 NOK/kg tại Mỹ, 94,93 NOK/kg tại Trung Quốc và 87,43 NOK/kg tại Hàn Quốc. Xuất khẩu fillet cá hồi tươi Na Uy tuần 28 đạt 2.395 tấn, tăng 29% so cùng kỳ với giá FOB trung bình 141,75 NOK/kg, tăng nhẹ 3% so tuần trước nhưng giảm 14% so cùng kỳ năm ngoái.
Trung Quốc
Nguồn cung tăng, giá bột cá Peru tiếp tục giảm
Giá bột cá tiếp tục đi xuống do Peru trúng đậm vụ cá cơm đầu tiên giúp cải thiện nguồn cung. Cụ thể, giá chào bán bột cá chất lượng cao của Peru tại cảng Thượng Hải, Trung Quốc đã giảm 100 CNY/tấn so tuần trước, còn 15.650 CNY/tấn (2.153 USD/tấn) vào tuần 29 (15 - 21/7). Mức giá bột cá hiện nay thấp hơn đáng kể so năm ngoái 18.950 CNY/ tấn, nhưng vẫn cao hơn mức cùng kỳ của năm 2022 là 12.950 CNY/tấn. Theo MSICeres, một hãng kinh doanh bột cá Peru, giá hạ nhiệt kích thích nhiều công ty tích cực mua hàng để tăng dự trữ cho các kho đang cạn kiệt. Theo thống kê, lượng bột cá dự trữ tại thị trường Trung Quốc hiện chỉ 106.600 tấn tính đến tuần 29, giảm nhẹ so tuần 28. Tổ chức Bột cá, dầu cá thế giới cho biết giá tham khảo đối với mặt hàng bột cá phẩm cấp cao từ Peru và Chile là 1.866 USD/tấn vào tháng 6, tăng không đáng kể so với mức 1.847 USD/tấn của tháng trước. Giá dầu cá giảm mạnh hơn, từ mức 6.438 USD/tấn vào tháng 5 xuống 5.450 USD/tấn vào tháng 6.
Indonesia
Giá TTCT cổng trại đồng loạt tăng
Theo thống kê của Jala Tech, giá TTCT nguyên liệu của Indonesia đồng loạt tăng đối với hầu hết các kích cỡ trong tuần 29 (15 - 21/7). Cụ thể, tôm cỡ 30 và 40 lần lượt tăng so tuần trước lên các mức giá 78.700 IDR/kg (4,87 USD) và 73.000 IDR/kg (4,52 USD). Ngoài ra, tôm cỡ nhỏ 50, 60/70, và 80 con/kg cũng lần lượt tăng giá lên 65.900 IDR/kg (4,08 USD); 63.300 IDR/kg (3,91 USD) và 56.000 IDR/kg (3,50 USD). Tuy nhiên, giá TTCT cỡ 90 và 100 lại giảm nhẹ xuống 53.300 IDR/kg (3,30 USD) và 50.900 IDR/kg (3,13 USD). Trước đó, giá TTCT nguyên liệu của Indonesia vẫn tiếp diễn xu hướng giảm đến hết tháng 6 và chỉ bắt đầu tăng nhẹ vào tháng 7 và cao hơn mức giá cùng kỳ năm ngoái. So với các quốc gia khác, TTCT cổng trại cỡ 60 của Indonesia đang cao nhất thế giới. Trước đó vào tuần 28, giá loại tôm này của Indonesia đã tăng nhẹ lên 3,86 USD/kg, vượt qua giá tôm của Việt Nam và chỉ đứng sau Trung Quốc. Trong khi đó, giá tôm cỡ 60 xuất xứ Thái Lan đứng ở vị trí thứ 4 với mức 3,51 USD/kg ngay trên giá tôm cùng loại của Ấn Độ là 3,17 USD/kg. TTCT Ecuador vẫn duy trì mức thấp nhất thế giới, lần lượt các mức 3,13 USD/kg và 2,80 USD/kg đối với các cỡ 50/60 và 60/70.
Tuấn Minh
Hướng đi triển vọng
Nhờ chuyển đổi vùng nuôi tôm hay xảy ra dịch bệnh
sang nuôi cá chim trắng vây vàng, nhiều hộ dân tại
Đối tượng nuôi triển vọng
Tại Hà Tĩnh, nhiều hộ dân đã triển khai mô hình nuôi cá chim vây vàng theo tiêu chuẩn VietGAP.
Chị Lê Thị Khuyên (thôn Vĩnh Phú, xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà) đã triển khai thả giống cá chim vây vàng với quy mô 5.000 m2
có thể mang lại lợi nhuận từ 300 - 400 triệu đồng. Tuy nhiên, khi thả nuôi cá chim trắng vây vàng,
người nuôi cần phải chú trọng
cải tạo ao nuôi kỹ, rắc vôi, xử lý
mầm bệnh và vi sinh vật có hại.
Sau khi thả, chú trọng đảm bảo
lượng oxy, nhiệt độ phù hợp vì loài
này chỉ sinh trưởng, phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 26 - 320 C.
Hướng đi mới
Sau nhiều vụ liên tiếp nuôi tôm
thất bại vì dịch bệnh, thị trường
bấp bênh, nhiều hộ nuôi tôm
trong tỉnh Hà Tĩnh đã chuyển đổi ao nuôi tôm kém hiệu quả sang nuôi cá chim trắng vây vàng. Điển hình là hộ ông Phạm Đình Thiên
(thôn Vĩnh Thuận, xã Kỳ Ninh, Thị xã Kỳ Anh). Ông Thiên đã mạnh
Theo chị Khuyên, sau hơn 2 tháng thả nuôi, cá chim trắng vây vàng đang phát triển tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu ở Hà Tĩnh, trọng lượng trung bình đạt 0,20,3 kg/con. Cá mới thả phải nuôi hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp, khi lớn lên có thể trộn thức ăn công nghiệp với cá tươi hoặc cho ăn hoàn toàn bằng cá tươi thái nhỏ. Gia đình dự định khi cá có số đạt trọng lượng từ 0,6 - 0,8 kg/con sẽ bắt đầu thu tỉa để xuất ra thị trường.
Thả giống tại mô hình nuôi cá chim vây vàng đạt tiêu chuẩn VietGAP, liên kết tiêu thụ sản phẩm Bỏ tôm nuôi cá chim trắng vây vàng
Trong khi đó, anh Trần Quốc Đức (thôn Vĩnh Thịnh, xã Thạch Lạc, Thạch Hà) cho hay, từ đầu năm 2023 đến nay, ngoài ao nuôi của gia đình, anh đã mạnh dạn thuê thêm những ao hồ bị bỏ hoang tại vùng ven đê Hữu Ngạn, đầu tư hơn 1 tỷ đồng để chuyển sang nuôi cá chim vây vàng trên tổng diện tích 1,5 ha.
Anh Đức cho biết, nuôi cá chim trắng vây vàng chi phí không cao, ít xảy ra dịch bệnh nên hạn chế
dạn chuyển đổi toàn bộ 2 ha ao nuôi tôm kém hiệu quả sang nuôi cá chim trắng vây vàng.
Cá chim trắng vây vàng có khả năng thích nghi cao, có thể sống
ở mức độ mặn từ 2% đến 45%, khá dễ nuôi ở nhiều môi trường
khác nhau. Vì thế, loài này rất thích hợp để nuôi thay thế tại các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú kém hiệu quả, bị nhiễm dịch bệnh.
Hà Tĩnh đã đạt được hiệu quả kinh tế cao. chim vây vàng thương phẩm tại tỉnh Hà Tĩnh. Thời gian gần đây, do tình hình dịch bệnh trên tôm nước lợ diễn biến phức tạp nên việc tận dụng ao bị bỏ hoang để nuôi cá biển nói chung và cá chim vây vàng nói riêng tại Hà Tĩnh đang trở thành giải pháp thiết thực góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi, giảm thiểu rủi ro, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất.
được nhiều rủi ro cho người nuôi. Với giá bán từ 140 - 150.000/kg
và thị trường ổn định, 1 ha diện tích nuôi cá chim trắng vây vàng
“Qua thực tiễn sản xuất, tôi nhận thấy loài cá này là đối tượng nuôi thực sự có hiệu quả kinh tế. Hiện nay, mỗi vụ tôi thả nuôi
15.000 con cá giống, thời gian nuôi 6 tháng cá đạt kích cỡ 0,5
- 0,7kg/ con, mang lại thu nhập trên 600 triệu đồng/vụ. Thời gian tới, tôi dự kiến sẽ chuyển
đổi thêm một số diện tích ao hồ
khác của gia đình sang nuôi loài cá này”, ông Thiên chia sẻ. Tại huyện Cẩm Xuyên, mô hình
nuôi cá chim vây vàng đạt tiêu chuẩn VietGAP trên vùng nuôi
tôm hay xảy ra dịch bệnh của ông Nguyễn Văn Mai (tổ dân
phố Yên Hà, thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên) với quy mô
0,5 ha là hộ đầu tiên được chứng nhận VietGAP trên đối tượng cá
Khoảng 30% trứng của Victory Farms
sản xuất bởi mô hình HEAP
Victory Farms gỡ khó trong sản xuất trứng rô phi
Với kế hoạch mở rộng quy mô tại Kenya và Rwanda, nhà sản xuất rô phi lớn nhất
Kenya - Victory Farms đã quyết định thuê các nông dân nhỏ lẻ địa phương sản xuất trứng. Quyết định này không chỉ giúp gia tăng sản lượng rô phi mà còn
mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng.
Gặp khó với quỹ đất
Do hệ thống kế thừa qua nhiều năm, tình trạng phân chia trong quyền sở hữu đất đai ở Kenya từ lâu đã trở thành một trong những khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp muốn phát triển theo quy mô công nghiệp.
Ông Steve Moran - đồng sáng lập Victory Farms cho biết: “Trở ngại lớn nhất của
chúng tôi là mở rộng sản xuất
giống - mô hình của chúng tôi
là sử dụng 1 ao lớn để nuôi
dưỡng và thu thập trứng, vì vậy
để phát triển, chúng tôi cần quỹ đất rộng. Đất ở Kenya được phân chia qua nhiều thế hệ. Do đó để có được một trang trại
rộng 12 hecta, chúng tôi đã
phải tiến hành thương thảo với
54 người liên quan”.
Giải pháp mới
Để hoàn thành mục tiêu sản
xuất 18.000 tấn rô phi trong năm
2024, Victory Farms đã quyết
định thử nghiệm một hệ thống
độc đáo cho việc sản xuất trứng
cá, với kết quả đầy triển vọng.
Đối mặt với những khó khăn
về quỹ đất, Moran và đồng sáng
lập Joseph Rehman đã quyết
định thử nghiệm giải pháp thuê
các nông dân địa phương sản
xuất trứng. Mô hình này có tên
là Chương trình Nuôi Trồng Thủy
Sản Homa Bay (HEAP).
Với mô hình HEAP, Victory Farms tìm kiếm các đối tác trong cộng đồng và thuê đất từ họ. Trên mỗi mảnh đất, công ty xây dựng một ao nuôi với diện tích thông thường là 20 x 60 m, thả nuôi khoảng 1.000 con giống. Sau khi xây dựng, Victory Farms quản lý ao đó như một tài
sản của mình, hàng tháng “nộp” một khoản tiền cho chủ đất dựa trên khối lượng trứng thu được từ ao đó. Khoản tiền này trung bình gấp 2,5 lần mức lương tối thiểu, giúp chủ đất có thêm một nguồn thu nhập thụ động từ mảnh đất bỏ không của mình. Hầu hết các ao sẽ được xả nước, khử trùng, vôi hóa và bón phân 2 lần/năm, có nghĩa các “đối tác” nông dân địa phương sẽ nhận được tiền trong 10 - 11 tháng mỗi năm. Đây là khoản thu nhập tốt hơn nhiều so với các mô hình chăn nuôi gia súc và trồng trọt tại vùng này.
Victory Farms sử dụng máy bơm năng lượng mặt trời để đổ nước đầy ao và thường xuyên xả nước để đảm bảo chất lượng nước tốt nhất cho cá. Nước xả từ ao được dùng để tưới tiêu cho các ruộng rau, cà chua, hành.... xung quanh, giúp canh tác ngay cả trong mùa khô. Hệ thống này giúp cung cấp rau xanh cho cộng đồng địa phương và cải thiện an ninh lương thực. Theo Steve Moran, khoảng 30% trứng của Victory Farms hiện đang được sản xuất theo mô hình HEAP, dự kiến tỷ lệ này sẽ tăng lên 50% trong 12 tháng tới. Lê Nguyên (Theo
CHUYÊN TRANG CÓ SỰ TÀI TRỢ CỦA TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA
Hòa Bình
NUÔI CÁ LĂNG NHA TRONG LỒNG THEO CHUẨN VIETGAP
Năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Hoà Bình đã triển khai thực hiện xây
dựng mô hình nuôi cá lăng nha trong lồng tại hồ chứa thủy điện Sơn La -
Hoà Bình theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm nhằm khuyến khích mở rộng mô hình nuôi cá lăng thương phẩm, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.
Tiềm năng mặt nước lớn
Hồ Hòa Bình là hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, nằm trên sông Đà có chiều dài 230 km, dung tích khoảng 9,45 tỷ m3. Đập chính của hồ nằm tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Với lợi thế có tổng diện tích mặt nước rộng trên 8.800 ha, lòng hồ rộng lớn với hàng trăm đảo nhỏ nhấp nhô trên mặt nước được ví như vịnh Hạ Long ở trên núi, hồ Hòa Bình không chỉ là địa điểm phát triển du lịch mà còn là nơi nuôi cá lồng mang lại hiệu quả kinh tế.
Nuôi cá lồng trên sông và hồ chứa có ưu thế là nước sạch, hàm lượng ôxy lớn nên cá lớn nhanh, ít bị bệnh, chất lượng thịt ngon, vị ngọt, thơm. Việc nuôi cá lồng giúp cung cấp sản phẩm tại chỗ, cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc sinh sống quanh khu vực lòng hồ, đồng thời giải quyết việc làm cho người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo,...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Đinh Công Sứ chia sẻ, nghề nuôi cá lồng khu vực lòng hồ Sông Đà phát triển đã đóng góp tỷ trọng khá cao trong tăng trưởng ngành nông nghiệp của tỉnh. Toàn tỉnh Hòa Bình có 2.700 ha diện tích mặt nước với 4.940 lồng nuôi cá, sản lượng thu hoạch ước đạt 9.210 tấn/năm.
Hiện nay, phong trào nuôi cá lồng bè của các hộ dân, doanh nghiệp đã phát triển khá mạnh, tập trung ở một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện ven lòng hồ sông Đà như Mai Châu, Cao Phong, Đà Bắc, Tân Lạc,... với các loại cá có giá trị kinh tế cao như trắm, rô phi đơn tính, chiên, ngạnh, nheo, bỗng, tầm,…
Nuôi cá đặc sản cho hiệu quả cao Với tiềm năng, lợi thế từ hồ thủy điện, năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Hòa Bình đã khảo sát, lựa chọn các hộ có kinh nghiệm, có nhân lực, lồng bè nuôi và cam kết đối ứng theo yêu cầu của mô hình nuôi cá lăng nha trong lồng tại hồ chứa thủy điện Sơn La - Hoà Bình theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. Đây
là năm thứ 2 Trung tâm Khuyến nông
Hòa Bình triển khai mô hình.
Sau khi khảo sát đã lựa chọn 2 hộ nuôi cá lồng tại xã Tiền Phong và xã
Vầy Nưa, huyện Đà Bắc tham gia mô hình. Quy mô 350 m3 lồng với 7.000 con cá, trong đó nhà nước hỗ trợ 70%, người dân đối ứng 30%. Người dân được hỗ trợ cám, thuốc phòng bệnh, Vitamin C, men tiêu hóa. Trước khi cấp giống các hộ được tập huấn kỹ thuật.
địa phương tham quan, học tập kinh nghiệm. Qua thực hiện mô hình, các hộ tham gia sẽ tuyên truyền, tiếp tục tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật lại cho các hộ dân địa phương áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi cá lăng nha, nhân rộng mô hình ra cộng đồng, góp phần mở ra hướng phát triển kinh tế mới, tạo việc làm, thu nhập cho các hộ dân vùng lòng hồ.
Thả cá giống
tại mô hình nuôi
cá lăng nha
trong lồng tại hồ
chứa thủy điện
Sơn La - Hoà
Bình theo tiêu
chuẩn VietGAP
gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm
Ảnh: TTKNHB
Ông Xa Ngọc Hưng, xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc cho biết, sau khi tiếp nhận cá giống lăng nha, được hướng dẫn kỹ thuật nuôi, gia đình ông đã chủ động áp dụng quy trình nuôi an toàn sinh học, ghi chép đầy đủ sổ nhật ký chăm sóc, nuôi dưỡng, điều trị bệnh cho cá. Giống như các giống cá lăng khác, cá lăng nha thích ứng nhanh và khá phù hợp để phát triển nuôi thương phẩm trên lòng hồ thủy điện. Hiện nay, đàn cá phát triển tốt, dự kiến sau 11 tháng cá có thể xuất bán trọng lượng đạt từ 1,2 kg/con trở lên.
Còn ông Xa Văn Hùng, xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc chia sẻ, việc tham gia mô hình theo chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ cá an toàn ở địa phương giúp mở ra nhiều cơ hội phát triển, nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập cho gia đình.
Mô hình nuôi cá lăng nha trong lồng bè theo tiêu chuẩn VietGAP là điểm trình diễn cho các hộ nuôi cá lồng
Trong năm 2025 và giai đoạn 2025 - 2027, ngành Khuyến nông Hòa Bình phấn đấu xây dựng khoảng 75 loại mô hình trình diễn khuyến nông chuyển giao kỹ thuật cho trên 2.300 hộ nông dân trên địa bàn tỉnh. Trong đó, trên 55% mô hình kết nối sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, an toàn thực phẩm, xây dựng thượng hiệu sản phẩm. Trung tâm Khuyến nông Hòa Bình Tiếp tục mở các lớp tập huấn đào tạo cho khoảng 1.800 lượt cán bộ khuyến nông các cấp về chuyên ngành khuyến nông và tiến bộ kỹ thuật nông, lâm ngư nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển khuyến nông điện tử, chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin khuyến nông phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động khuyến nông và tiếp nhận thông tin phản hồi từ thực tế sản xuất.
VietShrimp 2025
Sau 5 lần tổ chức (năm 2016, 2018 tại Bạc Liêu; năm 2021, 2023 tại TP. Cần Thơ; năm 2024 tại tỉnh Cà Mau) VietShrimp đã ghi nhiều dấu ấn đậm nét và
ngày càng khẳng định được uy tín của hội chợ dành riêng cho
ngành tôm Việt Nam cũng như thế giới.
Với chủ đề “Xanh hóa vùng nuôi”, VietShrimp 2025 là dịp
để các nhà quản lý, giới chuyên gia, doanh nghiệp và người
nông dân gặp gỡ, trao đổi. Trên cơ sở đó, tìm ra giải pháp tháo gỡ những khó khăn, thách thức mà ngành tôm đang phải
đối mặt, hướng tới phát triển ổn định và bền vững.
Bách khoa toàn thư về các loài cá
Tác giả: John R. Paxton, William N. Eschmeyer | Thể loại: Khoa học khám phá | Tiếng Anh | 240 trang | Năm xuất bản: 1998 | Nhà xuất bản: Academic Press
Trong tất cả các loài động vật có xương sống, cá là loài có số lượng đông đảo nhất với hơn 20.000 loài, xuất hiện sớm nhất, đã bắt đầu tiến hóa từ 500 triệu năm trước. Chúng hiện nay tồn tại trong một phạm vi môi trường sống cực kỳ phong phú.
Được minh họa bằng hơn 200 bức ảnh màu sắc rực rỡ, 150 hình vẽ, sơ đồ và biểu đồ, cuốn sách “Encyclopedia of fishes” (tạm dịch: Bách khoa toàn thư về các loài cá) là một tác phẩm toàn diện, cung cấp thông tin chi tiết về hàng ngàn loài cá từ khắp nơi trên thế giới. Cuốn sách được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia, nhà nghiên cứu và các nhà khoa học trong lĩnh vực ngư học. Mỗi loài cá được miêu tả chi tiết về đặc điểm sinh học, môi trường sống, thói quen sinh sản và vai trò trong hệ sinh thái.
Phương Nhi
Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt khoa học, an toàn và hiệu quả cao
Cuốn sách này cung cấp một cái nhìn toàn
diện về ngành nuôi cá nước ngọt, bao gồm
các lợi ích và tiềm năng phát triển. Nội dung
sách bao gồm đặc điểm sinh học và môi
trường sống của các loài cá phổ biến như cá
rô phi, cá trê, cá chép, cá lóc, cá tai tượng và cá diêu hồng. Kỹ thuật nuôi cá được trình bày
rõ ràng, bao gồm phương pháp thả giống, quản lý dinh dưỡng, và kiểm soát chất lượng nước. Ngoài ra, sách còn cung cấp thông tin về các bệnh thường gặp, phương pháp phòng và trị bệnh, và cách quản lý ao nuôi hiệu quả. Vấn đề an toàn và bảo vệ môi trường cũng được đề cập, với các biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình nuôi cá và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Sách do Nhà xuất bản Hồng Đức chịu trách nhiệm phát hành.