
2 minute read
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
“Sử dụng Infographic trong dạy học Lịch sử”
Trong bối cảnh thích ứng với thời đại công nghệ, giáo dục, đặc biệt là giáo dục lịch sử cũng đang thực hiện đổi mới, không chỉ nhằm cung cấp kiến thức mà còn phải tập trung phát huy được các năng lực của học sinh. Tuy nhiên với lượng thông tin quá lớn yêu cầu học sinh cần ghi nhớ, vận dụng trong các môn học như hiện nay, thì rõ ràng việc cần có những giải pháp dạy học mới nhằm đơn giản hóa cách thức thể hiện thông tin để hỗ trợ đắc lực cho việc tiếp nhận của người học là một yêu cầu cấp thiết và Infographic là một giải pháp hợp lý cho yêu cầu đó.
Advertisement
Với đặc điểm nổi trội là khả năng tổng hợp, khái quát hóa, tính thẩm mĩ, tính sáng tạo, Infographic có thể trở thành một công cụ, một giải pháp mới, góp phần nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập bộ môn. Những trang Infographic ngắn gọn về nội dung, màu sắc và hình ảnh bắt mắt sẽ thu hút học sinh và hỗ trợ học sinh tốt hơn trong quá trình học tập môn Lịch sử - bộ môn vốn được xem là khó nhớ, khó học vì quá dài và nhiều sự kiện với đại đa số học sinh, đặc biệt với học sinh giỏi phải nhớ cụ thể, chi tiết. Mặc dù có nhiều ưu thế nổi trội trong việc truyền tải thông tin, có tiềm năng trong việc cải thiện hứng thú học tập của học sinh nhưng trên thực tế, nghiên cứu và ứng dụng Infographic trong dạy học lịch sử vẫn còn là một vấn đề mới mẻ, chưa được khai thác hiệu quả.

Chương trình Lịch sử hiện nay, khi giảng dạy tôi nhận thấy với chương trình sách giáo khoa vnen ở lớp 8,9 và cả chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 đã sửa đổi ở lớp 6,7 đã có nhiều nội dung mới, hình ảnh hấp dẫn hơn, nhưng việc học và ghi nhớ kiến thức vẫn còn khá khó khăn với học sinh, hình dung các nội dung chính, khó liên hệ, linh động trong làm bài tập.
Nghiên cứu thực tế cho thấy não người tiếp nhận các thông tin ở xung quanh từ các giác quan (mắt, mũi, tai, miệng, da). Theo các nghiên cứu trong 1s có hơn 2 triệu bit thông tin tác động tới não qua 5 giác quan trên. Nhưng não chỉ có thể tiếp nhận tối đa 134 bit/s, tương đương với 7 ± 2 thông tin. Nếu phải nhận quá nhiều thông tin cùng một lúc, não sẽ tự nhiên có quá trình xóa bỏ, bóp méo thông tin. Đó là nguyên nhân vì sao có hiện tượng “tam sao thất bản”.
Từ đặc điểm đó của não bộ, trong quá trình giảng dạy nếu giáo viên nói quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng não học sinh do áp lực tiếp thu lượng kiến thức