2 minute read

DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL

“Sử dụng Infographic trong dạy học Lịch sử”

Phải lựa chọn được từ ngữ, số liệu cũng như hình ảnh phù hợp cho Infographic. Ở bước này, có thể phác thảo sơ bộ bố cục trước, bản thân tôi chủ yếu dùng Infographic dạng tranh ảnh chứ ít làm dạng video clip do hạn chế về công nghệ và thời gian, nên trong bài này tôi chỉ nói tới việc tạo các Infographic dạng tranh ảnh. Tôi thường cho học sinh vẽ trực tiếp ra giấy và tô màu.

Advertisement

Bước 3. Thu thập tài liệu và chọn lọc thông tin

Sau khi xác định chủ đề, dựa trên ý tưởng, bố cục, cần chọn những nguồn tài liệu, những từ ngữ và số liệu cần thiết.

Ví dụ trong khi dạy nội dung Ấn Độ cổ đại chia nhóm tìm hiểu thành 3 nội dung chính: điều kiện tự nhiên; xã hội cổ đại, biến đổi kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; những thành tựu văn hóa, mỗi nội dung cần tìm hiểu những từ khóa quan trọng

Bước 4. Tạo Infographic

“Nguyên liệu” đã có gần như đầy đủ, có thể bắt tay vào “chế biến” và kèm thêm những hình ảnh minh họa phù hợp. Với những con số cần thể hiện biểu đồ, hãy cân nhắc xem nên sử dụng loại nào thích hợp. Màu sắc sử dụng trong infographic rất quan trọng, tùy đối tượng người xem, chủ đề mà lựa chọn màu sắc cho phù hợp.

Để làm Infographic, có thể sử dụng nhiều phần mềm đồ họa khác nhau, phổ biến nhất là: bộ Adobe, Photoshop, Illustrator, Canva, … Nhưng bản thân tôi trước đây hay sử dụng chính Powerpoint để thiết kế Infographic.

Bước 5. Sử dụng Infographic

- Infographic có thể kết hợp với nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học từ truyền thống đến hiện đại.

- Infographic được sử dụng với nhiều mục đích, trong nhiều dạng nội dung kiến thức hoặc bài tập. Các thầy cô có thể sử dụng như một tư liệu để tìm hiểu, hình thành kiến thức mới, để tổng kết phần/chương của bài học.

- Ví dụ: Sử dụng Infographic kết hợp với kĩ thuật Trạm + Mảnh ghép

Bài 8. Ấn Độ cổ đại

1. Tiến trình hoạt động

Bước 1. Chia nhóm và sắp xếp trạm.

- 6 nhóm chuyên gia được chia thành 3 cụm: cụm I gồm các nhóm 1, 2, 3; cụm

II gồm các nhóm 4, 5, 6, tìm hiểu bản Infographic liên quan đến điều kiện tự nhiên, xã hội, văn hóa Ấn Độ.

- Trong mỗi cụm, chia lại thành 3 nhóm học tập mới. Mỗi nhóm đều có HS đến từ 2 nhóm chuyên gia.

Bước 2. Di chuyển và học tập.

- Ở mỗi cụm, các nhóm sẽ lần lượt di chuyển 3 vòng qua 3 trạm để hoàn thành phiếu học tập.

- Ở mỗi trạm, trong mỗi nhóm sẽ có 1 chuyên gia hướng dẫn các HS khác tìm hiểu nội dung bài học.

- Yêu cầu: Mỗi HS chủ động ghi chép, lắng nghe hướng dẫn từ chuyên gia để hoàn thành phiếu học tập.

This article is from: