8 minute read
1.2.2. Các biện pháp bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh
from BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM” VẬT LÝ 10 THPT
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL - Khai thác và sử dụng tối đa các bài học có thể sử dụng phương pháp thực nghiệm trong quá trình dạy học hay cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm. - Khi thực hiện phương pháp này cần phát huy tối đa khả năng của học sinh như đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra giả thuyết, rồi kĩ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm hay kỉ năng xử lí số liệu... - Tạo điều kiện cho học sinh làm thí nghiệmtrực diện nhằm cũng cố niềm tin cho các em, lúc đó các em sẽ có cơ hội tiếp xúc trực tiếp và rèn luyện các thao tác với dụng cụ thí nghiệm. - Giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh biết cách xử lí số liệu và kết quả qua đó tìm ra nguyên nhân, biện pháp khắc phục sai lệch nàychứ tuyệt đối không được điều chỉnh số liệu, để đi đến những kiến thức mới phù hợp. 1.2.2. Các biện pháp bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh Biện pháp 1. Tăng cường sử dụng thí nghiệm trong dạy học Thông qua các thí nghiệm giúp cho học sinh hiểu sâu hơn bản chất vật lí, do đó khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh sẽ linh hoạt và hiệu quả hơn. Với việc sử dụng thí nghiệm giúp học sinh rèn luyện và bồi dưỡng năng lực thực nghiệm có hiệu quả. Do đó cần tăng cường làm thí nghiệm, trước hết là để học sinh có niềm tin vào việc có thể làm được các thí nghiệm. Từ việc bắt chước, làm thí nghiệm theo hướng dẫn và có phương án cho trước đến việc tự đề xuất phương án thí nghiệm, tự chế tạo dụng cụ và tiến hành thí nghiệm độc lập. Các thí nghiệm biểu diễn thường là do GV thực hiện, thông qua các thí nghiệm này sẽ rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, nhận xét kết quả thí nghiệm, đồng thời học sinh có thể bắt chước thực hiện được các thao tác đó. Đó là cơ sở ban đầu cho việc hình thành các kĩ năng của năng lực thực nghiệm, giúp học sinh khắc sâu kiến thức và rèn luyện một số kĩ năng chuyên biệt môn
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL vật lí. Đối với các thí nghiệm thực tập, học sinh làm việc trực tiếp với dụng cụ, được lựa chọn, sắp xếp, đo đạc và xử lí số liệu... Với kiểu thí nghiệm này, học sinh tiến hành tại lớp dưới sự hướng dẫn, điều chỉnh trực tiếp của giáo viên. Tuy nhiên việc tiến hành các thí nghiệm ở trên lớp nên có hạn chế về mặt thời gian nên có thể các kĩ năng của năng lực thực nghiệm không được rèn luyện hết trên lớp, một số kĩ năng riêng lẻ cũng được rèn luyện. Ngoài ra các thí nghiệm thường có bản chỉ dẫn sẵn cụ thể trong SGK, học sinh thường thực hiện rập khuôn theo các chỉ dẫn đó. Do đó thí nghiệm vật lí làm thử ở nhà có vai trò quan trọng đến sự phát triển nhiều kĩ năng thực nghiệm của học sinh. Với việc thường xuyên giao cho học sinh các thí nghiệm quan sát vật lí ở nhà thì năng lực thực nghiệm của học sinh ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn. Biện pháp 2. Tổ chức cho học sinh giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và chế tạo dụng cụ thí nghiệm dựa trên các nguyên tắc vật lí. Việc rèn luyện năng lực thực nghiệm được thực hiện trên lớp với thời gian khá hạn chế nên không phải tất cả các học sinh đều có điều kiện để rèn luyện kĩ năng đó. Vì vậy, để tạo điều kiện cho hầu hết các em được rèn luyện các kĩ năng thực nghiệm thì GV cần tổ chức cho học sinh chế tạo các dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong các bài học mà học sinh chuẩn bị trước ở nhà sau đó nâng dần lên. Sau mỗi phần kiến thức đã được học, GV cần cho các em vận dụng các kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên, nguyên tắc hoạt động của một số thiết bị trong đời sống hàng ngày chẳng hạn học sinh có thể giải thích được tại khi đi trên xe ô tô lại thấy giọt nước mưa rơi xiên chứ hông phải rơi theo phương thẳng đứng sau khi học xong bài “ Tính tương đối của chuyển động”, hay chế tạo các dụng cụ thí nghiệm đơn giản. Nhờ đó mà học sinh có thể diễn tả chính xác các vấn đề bằng ngôn ngữ vật lí, đề xuất được những phương án thí nghiệm. Chẳng hạn làm bộ thí nghiệm khảo sát chuyển
Advertisement
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL động rơi trong không khí, bộ thí nghiệm chuyển động của ô tô khảo sát chuyển động biến đổi, bộ thí nghiệm khảo sát chuyển động rơi tự do trong không khí, hay sử dụng phần mềm Tracker trong việc nghiên cứu chuyển động của các vật… Bằng con đường như vậy các kĩ năng về sử dụng ngôn ngữ vật lí, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, kĩ năng sử dụng kiến thức liên quan, kĩ năng hợp tác, kĩ năng xử lí thông tin … của học sinh được rèn luyện và phát triển. Việc tổ chức cho học sinh tự làm các thí nghiệm là cần thiết, đó là cơ hội tốt giúp các em tự rèn luyện các kĩ năng thực nghiệm, bồi dưỡng năng lực thực nghiệm. Qua đó tạo điều kiện tốt cho học sinh rèn luyện các kĩ năng và khắc sâu lí thuyết hơn, rèn luyện các đức tính tốt như: tính cận thận, tỷ mỷ, chính xác khoa học, khả năng tự lập. Tuy nhiên GV cần lưu ý: - GV tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm có thể chia theo tổ của các em - Sau khi hoàn thành, GV nên tổ chức cho học sinh báo cáo sản phẩm trước lớp, thậm chí trước khối. Báo cáo xong giáo viên cho các nhóm tự đánh giá các sản phẩm cúa các nhóm khác rồi sau đó giáo viên tổng hợp đánh giá nhận xét sản phẩm của các nhóm. Giáo viên đánh giá các ưu nhược điểm sản phẩm của các nhóm, tạo cho các em niềm tin trong khám phá tri thức, tự tin hơn và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ trong những lần sau. - Không những vậy tôt bộ môn có thể phối hợp với nhà trường tổ chức cuộc thi làm dụng cụ học tập hay lập các nhóm yêu thích bộ môn để hướng dẫn các em không những làm các dụng cụ học tập mà còn có thể tham gia vào việc sữa chữa các thiết bị thí nghiệm hư hỏng trong phòng thí nghiệm. Ngoài ra phối hợp với các bộ môn Lí – Hóa – Sinh tổ chức ngày hội thực hành, rồi tổ chức cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật cho học sinh trung học phổ thông. Nêu gương các anh chị khóa trước đã có các sản phẩm dự thi đạt giải ở tỉnh , giải ba cấp Quốc gia như nhóm của các anh Lê Anh Đức, Lê Long Nhật và Võ Lê Anh Tuấn đạt giải nhất tỉnh và đi thi quốc gia đạt giải ba lĩnh vực với công trình
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL “Thuyền đa năng hỗ trợ nuôi trồng thủy sản” năm 2014, nhóm các anh Hoàng Minh Phúc, Nguyễn Trung Kiên Tuấn đạt giải nhất tỉnh và đi thi quốc gia đạt giải ba lĩnh vực với công trình “Cánh tay rô bot hỗ trợ người khuyết tật điều khiển bằng giọng nói” năm 2019…. - Các nhiệm vụ giao cho học sinh phải vừa sức, không quá dễ, cũng không quá khó. Biện pháp 3. Thường xuyên sử dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học Phương pháp thực nghiệm được sử dụng khá phổ biến trong dạy học bộ môn vật lí. Đó cũng là một phương pháp được sử dụng để dạy thành công nhiều bài học trong chương trình phổ thông.Vì vậy, trong quá trình dạy học, GV cần tăng cường sử dụng phương pháp thực ngiệm. - Khai thác và sử dụng hiệu quả các bài học có thể sử dụng phương pháp thực ngiệm trong quá trình giảng dạy cũng như tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm. - Giáo viền cần tạo điệu kiện để học sinh phát huy tối đa khả năng như đề xuất phương án, nêu vấn đề, xử dụng kiến thức liên quan, kiểm tra đánh giá… - GV hướng dẫn học sinh cách xử lí số liệu và kết quả của thí nghiệm qua đó tìm ra nguyên nhân, biện pháp khắc phục sai số chứ tuyệt đối không được điều chỉnh số liệu. Từ đó kĩ năng tính toán, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin được phát triển. Biện pháp 4. Đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá theo hướng chú trọng phát triển năng lực thực nghiệm. Hiện nay việc kiểm tra đánh giá đã có phần thay đổi, ngay như trong các đề thi tốt nghiệp THPT, đề thi đại học cũng đã xuất hiện các câu hỏi thực tế hay câu hỏi vận dụng năng lực thực nghiệm trong đề thi trắc nghiệm. Vì vậy mục