3 minute read
1.5. Thẩm định phương pháp
- Phương pháp đo phổ gián tiếp Ở phương pháp này cần phải có chất chuẩn để so sánh, có thể không cần phải chuẩn hóa máy. Các phương pháp gián tiếp: + Phương pháp so sánh + Phương pháp thêm chuẩn so sánh + Phương pháp đường chuẩn + Phương pháp thêm đường chuẩn + Phương pháp định lượng hỗn hợp + Kỹ thuật đo quang vi sai theo bước sóng Trong đề tài này, chúng tôi chỉ trình bày phương pháp đường chuẩn. Phương pháp đường chuẩn là phương pháp được dùng phổ biến trong phân tích quang phổ. Chuẩn bị một dãy chuẩn khoảng 5 dung dịch có các nồng độ chất chuẩn CS khác nhau. + Đo độ hấp thụ AS của dãy chuẩn và lập đồ thị của A theo C. + Đo độ hấp thụ AX của dung dịch mẫu thử và dựa vào đường chuẩn xác định được nồng độ mẫu thử CX. Khi xây dựng đường chuẩn nên khảo sát khoảng tuyến tính của nồng độ với hấp thụ. Trường hợp dãy chuẩn không tuân theo định luật Lambert-Beer, cần làm thêm một số điểm chuẩn nữa với các nồng độ gần nhau hơn (khác nhau không quá 10%). Vẽ đồ thị đi qua các vị trí gần nhất với các điểm thực nghiệm hoặc dựa vào bảng chuẩn để xây dựng phương trình hồi qui tuyến tính hay phi tuyến tính, tính hệ số tương quan r (r ≥ 0.995 là tốt). 1.5. THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP 1.5.1. Khái niệm Thẩm định một phương pháp phân tích là quá trình xác định bằng nghiên cứu trong phòng thí nghiệm những đặc điểm đặc trưng của phương pháp để đảm bảo phương pháp đó đạt yêu cầu với các ứng dụng phân tích
thực tế. Các đặc điểm phân tích đặc trưng: độ đúng, độ chính xác, độ chọn lọc, giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng, khoảng nồng độ tuyến tính. Ngoài ra có thể có những yêu cầu khác tùy theo loại phương pháp và đối tượng nghiên cứu. Thẩm định phương pháp phân tích là một quá trình nhằm chứng minh rằng phương pháp phân tích đó đáng tin cậy và có khả năng thực hiện phân tích những mẫu được khảo sát [19], [10]. 1.5.2. Nội dung thẩm định - Tính chọn lọc Tính chọn lọc của một phương pháp phân tích là khả năng phân biệt các chất trong mẫu thử dùng khi tách và định lượng hai hay nhiều thành phần trong một hỗn hợp của phương pháp đó. - Khoảng nồng độ tuyến tính Khoảng nồng độ tuyến tính là sự phụ thuộc tuyến tính giữa đại lượng đo được y và nồng độ đã biết x của chất phân tích trong một khoảng nồng độ xác định, được biểu thị bằng phương trình hồi quy y = ax + b và hệ số tương quan tuyến tính r. Đường hồi quy phải có dạng đường thẳng và giá trị hệ số r phải không nhỏ hơn 0,995. - Độ chính xác Độ chính xác của một phương pháp là kết quả thống nhất giữa kết quả riêng biệt khi quy trình phân tích được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trên cùng một mẫu đồng nhất, được biểu thị bằng độ lệch chuẩn (σ) hay độ lệch chuẩn tương đối (RSD%), hoặc sai số tương đối (εr%). -Độ đúng Độ đúng của một phương pháp phân tích là một mức độ gần sát của kết quả phân tích với giá trị thực của chất phân tích. Độ đúng có thể thay đổi từ 0100%. Đánh giá kết quả: Độ đúng được biểu thị bằng phần trăm của giá trị
Advertisement
trung bình so với giá trị thực. Giá trị trung bình thu được sau khi phân tích phải sai lệch không quá 5% so với giá trị thực. - Giới hạn định lượng Giới hạn định lượng (LOQ) là nồng độ thấp nhấp trong mẫu thử có thể định lượng được với tính đúng và tính chính xác chấp nhận. LOQ được chấp nhận nếu đạt các điều kiện: Đáp ứng của chất phân tích phải ít nhất gấp 10 lần đáp ứng của mẫu trắng; cực đại hấp thụ của chất phân tích phải thấy rõ, riêng biệt và giá trị đáp ứng lặp lại với độ chính xác không được lớn hơn 2%.