7 - Phương pháp đo phổ gián tiếp Ở phương pháp này cần phải có chất chuẩn để so sánh, có thể không cần phải chuẩn hóa máy. Các phương pháp gián tiếp: + Phương pháp so sánh + Phương pháp thêm chuẩn so sánh + Phương pháp đường chuẩn + Phương pháp thêm đường chuẩn + Phương pháp định lượng hỗn hợp + Kỹ thuật đo quang vi sai theo bước sóng Trong đề tài này, chúng tôi chỉ trình bày phương pháp đường chuẩn. Phương pháp đường chuẩn là phương pháp được dùng phổ biến trong phân tích quang phổ. Chuẩn bị một dãy chuẩn khoảng 5 dung dịch có các nồng độ chất chuẩn CS khác nhau. + Đo độ hấp thụ AS của dãy chuẩn và lập đồ thị của A theo C. + Đo độ hấp thụ AX của dung dịch mẫu thử và dựa vào đường chuẩn xác định được nồng độ mẫu thử CX. Khi xây dựng đường chuẩn nên khảo sát khoảng tuyến tính của nồng độ với hấp thụ. Trường hợp dãy chuẩn không tuân theo định luật Lambert-Beer, cần làm thêm một số điểm chuẩn nữa với các nồng độ gần nhau hơn (khác nhau không quá 10%). Vẽ đồ thị đi qua các vị trí gần nhất với các điểm thực nghiệm hoặc dựa vào bảng chuẩn để xây dựng phương trình hồi qui tuyến tính hay phi tuyến tính, tính hệ số tương quan r (r ≥ 0.995 là tốt). 1.5. THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP 1.5.1. Khái niệm Thẩm định một phương pháp phân tích là quá trình xác định bằng nghiên cứu trong phòng thí nghiệm những đặc điểm đặc trưng của phương pháp để đảm bảo phương pháp đó đạt yêu cầu với các ứng dụng phân tích