2 minute read
DẠYKÈMQUYNHƠN
1. Lý do chọn đề tài
Đất nƣớc ta đang trong quá trình xây dựng để hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (gọi tắt là cuộc CMCN 4.0) đòi hỏi nguồn lao động có chất lƣợng cao, lao động có tri thức khoa học hiện đại, năng lực và những phẩm chất cần thiết đáp ứng nhu cầu xã hội. Bên cạnh đó Chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 (hay còn gọi là chƣơng trình giáo dục phổ thông mới) sẽ bắt đầu thực hiện ở bậc trung học cơ sở vào năm học 2021-2022 với những mục tiêu là giáo dục toàn diện: đức, trí, thể, mĩ, phát triển phẩm chất và năng lực. HS cần hình thành phẩm chất, chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, thái độ và phát triển năng lực chung (cốt lõi) và năng lực chuyên môn/ đặc thù các môn học. Các môn học mới sẽ đƣợc đƣa vào giảng dạy để phù hợp với các mục tiêu mới trong đó có môn Khoa học tự nhiên. Khoa học tự nhiên là môn học chƣa từng có trƣớc đây; trên cơ sở tích hợp các lĩnh vực Vật lí, Sinh học, Hóa học là môn học bắt buộc nhằm hình thành và phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho HS ở bậc học trung học cơ sở Vì vậy, việc dạy và học môn này nhƣ thế nào đang đƣợc giáo viên và phụ huynh đặc biệt quan tâm.
Advertisement
Để phù hợp với xu thế đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát triển năng lực mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra thì gần đây, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về tổ chức dạy học tích hợp theo định hƣớng STEM. Không chỉ riêng Việt Nam, các nƣớc khác cũng có những điều chỉnh về giáo dục trong xu thế phát triển kinh tế toàn cầu. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về dạy học STEM nhƣ: Tác giả Nguyễn Văn Biên [9]; Nhóm tác giả Nguyễn Thanh Nga và đồng sự [16];... Ngoài ra có một số chủ đề nghiên cứu về cách tổ chức dạy học phát triển năng lực Khoa học tự nhiên nhƣ: Trần Thanh
Thảo (2019) [19]; Phạm Thị Nhung (2019) [17] . Tuy nhiên, về cơ bản, chƣơng trình giáo dục phổ thông chƣa thực sự có giáo dục STEM theo đúng nghĩa do nhiều nguyên nhân nhƣ chƣơng trình giáo dục phổ thông đã đƣợc xây dựng cách đây tƣơng đối lâu, nhu cầu thị trƣờng lao động STEM ở Việt Nam chƣa cao và đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm xây dựng và phát triển chƣơng trình dạy học tích hợp theo mục tiêu phát triển năng lực chƣa nhiều.
Hiện nay, tại Việt Nam có rất ít đề tài nghiên cứu về vấn đề phát triển và đánh giá năng lực Khoa học tự nhiên ở học sinh nói chung và phát triển năng lực khoa học tự nhiên ở học sinh trong môn khoa học tự nhiên 6 nói riêng. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho học sinh trong dạy học phần Lực và chuyển động – Khoa học tự nhiên