1 minute read
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
Ch Ng 1
CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC CHỦ ĐỀ STEM THEO HƢỚNG PHÁT TRI
Advertisement
1.1. Dạy học định hƣớng phát triển năng lực
1.1.1. Khái niệm năng lực
Năng lực là “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó” nhƣ năng lực tƣ duy, năng lực tài chính hoặc là “phẩm chất tâm sinh lý và trình độ chuyên môn tạo cho con ngƣời khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lƣợng cao” nhƣ năng lực chuyên môn, năng lực lãnh đạo. [5, trang 816].
Năng lực là một loại thuộc tính với sự mở rộng nghĩa của từ này – bao hàm không chỉ các đặc tính bẩm sinh mà cả những đặc tính hình thành và phát triển nhờ quá trình học tập, rèn luyện của con ngƣời. [8, trang 71]
Cách hiểu của Đặng Thành Hƣng: “Năng lực là thuộc tính cá nhân cho phép cá nhân thực hiện thành công hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.” [14]
Trần Khánh Đức, trong “Nghiên cứu nhu cầu và xây dựng mô hình đào tạo theo năng lực trong lĩnh vực giáo dục” đã nêu rõ năng lực là “khả năng tiếp nhận và vận dụng tổng hợp, có hiệu quả mọi tiềm năng của con ngƣời (tri thức, kĩ năng, thái độ, thể lực, niềm tin…) để thực hiện công việc hoặc đối phó với một tình huống, trạng thái nào đó trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp” [13]
Qua tham khảo môt số tài liệu, chúng tôi đã thống nhất đƣa ra khái niệm về năng lực nhƣ sau:
“Năng lực là khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng, tiềm năng của con người để giải quyết các vấn đề hay thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả”
1.1.2. Khái niệm năng lực khoa học tự nhiên
Năng lực khoa học tự nhiên là năng lực đặc thù, đƣợc hình thành và phát triển cho HS thông qua dạy học môn KHTN. Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, môn KHTN góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất và NL chính cho HS, đồng thời hình thành và phát triển thế giới quan khoa học cho các em, xây dựng tình yêu thiên nhiên, sự tự tin, trung thực, khách quan, có thái độ ứng xử phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững của xã hội [1], [2]
Năng lực khoa học theo định nghĩa của PISA đƣợc hiểu là: [20]
- Khả năng giải quyết các vấn đề liên quan đến khoa học và tƣ duy khoa học nhƣ