1 minute read
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
1.3.2. Biện pháp phát triển năng lực KHTN của HS thông qua dạy học chủ đề
Stem
Advertisement
1.3.2.1. Hình thành thái độ tích cực bồi dưỡng năng lực Khoa học tự nhiên cho học sinh
- Mô tả biện pháp: Để bồi dƣỡng đƣợc NL KHTN trong học tập cho HS, GV cần khơi dậy đƣợc ở HS hứng thú, thái độ tích cực, chủ động tìm hiểu thế giới tự nhiên. GV phải giúp HS hiểu đƣợc vai trò, ý nghĩa của các sự vật, hiện tƣợng trong đời sống từ đó tạo hứng thú cho HS tìm hiểu và phát triển NL KHTN.
- Mục tiêu: Biện pháp đƣa ra nhằm tạo động cơ, hứng thú cho HS thông qua việc sử dụng cáckinh nghiệm, tri thức đã có để để giải thích quá trình trong tự nhiên. Từ đó, HSthấyđƣợctầmquantrọngcủaviệcbồidƣỡng NL KHTN tronghọctậpvàđờisống.
- Cách thực hiện:
+Tổ chức các hoạt động tự học, trong đó HS quan sát tranh ảnh, mẫu vật; tìm kiếm và đọc tài liệu; thực hiện các bài thực hành, ... qua đó so sánh, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức; giải quyết vấn đề đơn giản.
+ Tạo cho HS cơ hội huy động những hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có để tham gia hình thành kiến thức mới
+Tăng cƣờng sử dụng tình huống thực tiễn giúp học sinh liên hệ kiến thức với thế giới tự nhiên.
1.3.2.2 Rèn luyện hệ thống kĩ năng năng lực khoa học tự nhiên cho học sinh
- Mô tả biện pháp: Định hƣớng chung để rèn luyện hệ thống kĩ năng Khoa học tự nhiên cho HS là tổ chức các hoạt động DH dựa trên sự chuyển tải từ những tình huống thực tế hoặc sử dụng hệ thống bài tập ứng dụng vào giải quyết các vấn đề gắn với thực tế cuộc sống. Khuyến khích và tạo cơ hội cho HS đƣợc thể hiện NL KHTN của mình. Sau khi đƣợc rèn luyện nhiều lần, HS sẽ tích luỹ đƣợc kinh nghiệm, có sự nhạy cảm trong việc phát hiện các vấn đề trong tự nhiên. Lúc đó, HS sẽ thể hiện đƣợc mức độ tinh vi, thành thạo khi thực hiện các kĩ năng đó.
- Mục tiêu biện pháp: Biện pháp này rèn luyện học sinh hình thành các NL thành tố của NL KHTN
- Cách thức tổ chức:
+ GV thiết kế các hoạt động học tập nhằm tạo điều kiện để HS tự tìm tòi, khám phá kiến thức và rèn luyện các kĩ năng nhƣ: đặt câu hỏi, vấn đề cầm tìm hiểu; đề xuất giả thuyết, xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm chứng giả thuyết; thu thập số liệu, phân tích, xử lí để rút ra kết luận, đánh giá kết quả thu đƣợc.