BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
vectorstock.com/2358396
Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection
Sáng kiến Thiết kế câu hỏi, bài tập thí nghiệm, thực hành môn Hóa học lớp 11, 12 theo các cấp độ tư duy - trên cơ sở tường minh hóa một số thí nghiệm WORD VERSION | 2021 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594
3
MỤC LỤC I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN ........................................ 1 II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP .......................................................................................... 2 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến ...................................................... 2 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến ................................................................ 2 2.1. Các hình vẽ tổng quan thường sử dụng trong chương trình THPT ........ 5 2.2. Câu hỏi, bài tập thí nghiệm, thực hành theo các cấp độ: ........................ 10 2.2.1. Chuyên đề 1: Một số phi kim tiêu biểu và hợp chất .......................... 10 2.2.1.1. Nitơ và hợp chất của nitơ: .............................................................. 10 Thí nghiệm minh họa .................................................................................. 10 * Phân tích thí nghiệm ................................................................................ 11 * Hệ thống câu hỏi liên quan: .................................................................... 11 Các câu hỏi khác : ....................................................................................... 13 2.2.1.2. Cacbon và hợp chất của cacbon: ................................................... 18 Thí nghiệm minh họa: ................................................................................ 19 * Phân tích thí nghiệm ................................................................................ 19 * Hệ thống câu hỏi liên quan: .................................................................... 20 Các câu hỏi khác: ........................................................................................ 22 2.2.2. Chuyên đề 2: Kim loại và hợp chất ..................................................... 27 Thí nghiệm minh họa: ................................................................................ 28 * Phân tích thí nghiệm ................................................................................ 28 * Hệ thống câu hỏi liên quan: .................................................................... 29 Các câu hỏi khác : ....................................................................................... 31 2.2.3. Chuyên đề 3: Hữu cơ ............................................................................ 42 Thí nghiệm minh họa 1: ............................................................................. 43 * Phân tích thí nghiệm ................................................................................ 43 * Hệ thống câu hỏi liên quan...................................................................... 44 Thí nghiệm minh họa 2: ............................................................................. 47 * Phân tích thí nghiệm ................................................................................ 47
4
* Hệ thống câu hỏi liên quan...................................................................... 48 Thí nghiệm minh họa 3: ............................................................................. 51 * Phân tích thí nghiệm ................................................................................ 52 * Hệ thống câu hỏi liên quan...................................................................... 53 Các câu hỏi khác: ........................................................................................ 56 2.3. Áp dụng hướng dẫn giải các câu thí nghiệm, thực hành trong Đề thi tốt nghiệp THPT 2020 ............................................................................................. 73 Lần 1: ............................................................................................................... 73 Lần 2: ............................................................................................................... 76 2.4. Thiết kế đề kiểm tra .................................................................................... 77 III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI ..................................................... 78 1. Hiệu quả kinh tế ................................................................................................ 78 2. Hiệu quả về mặt xã hội ..................................................................................... 78 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng ..................................................................... 80 IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền...................................... 81 CÁC PHỤ LỤC ..................................................................................................... 83 PHỤ LỤC 1: PHIẾU HỎI Ý KIẾN GIÁO VIÊN .............................................. 83 PHỤ LỤC 2: PHIẾU HỎI Ý KIẾN HỌC SINH ................................................ 84 PHỤ LỤC 3: MA TRẬN - ĐỀ KIỂM TRA VÀ ĐÁP ÁN ................................. 85 Bài kiểm tra số 1: Kiểm tra 20 phút THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH VÔ CƠ .............................................................................................................................. 85 Bài kiểm tra số 2: Kiểm tra 20 phút THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH HỮU CƠ .............................................................................................................................. 90
5
1
BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN Hòa mình vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục có sứ mệnh lớn lao trong việc đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề cao, làm chủ công nghệ, làm chủ cuộc sống. Muốn làm được điều đó, chúng ta cần lựa chọn nghề phù hợp với điểm mạnh, sở thích của mỗi người. Nhiều quốc gia trên thế giới hiện đã và đang quan tâm sâu sắc đến việc định hướng nghề nghiệp tương lai đi từ sở thích - tính cách theo thuyết Mật mã Holland. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Một trong những hướng đổi mới của giáo dục hiện nay là “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân”. Để đạt được điều đó, một trong những yêu cầu quan trọng cần được thực hiện là đổi mới dạy học theo hướng phát triển năng lực người học. Khi người học đã có hứng thú và niềm say mê với môn Khoa học tự nhiên nói chung và bộ môn Hóa học nói riêng, thì nhiệm vụ của chúng ta - những người thầy là làm thế nào để tăng sự ham mê, lòng yêu thích, niềm hứng thú của người học đối với môn học ? Ở đây, chúng tôi đưa ra một giải pháp giải quyết vấn đề trên chính là tận dụng việc tham gia làm thí nghiệm, thực hành hay giải bài tập liên quan đến thí nghiệm, thực hành cho học sinh trung học phổ thông. Trong đề thi đại học và cao đẳng những năm học trước và đề thi THPT quốc gia những năm gần đây đã có những câu hỏi về thí nghiệm thực hành, đây đều là những câu hỏi ở mức độ dễ nhưng hầu hết học sinh đều không trả lời đúng. Bởi vì trong quá trình học ở trường THPT các em ít được tiếp xúc với thực tế thí nghiệm thực hành và trong quá trình giảng dạy hầu hết giáo viên đều không đi sâu vào các câu hỏi dạng này. Trong khi đó, ít có sách đề cập đến loại bài tập trắc nghiệm liên quan tới thí nghiệm, thực hành; điều đó chưa cho thấy được vấn đề thực nghiệm trong bộ môn.
2
Với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực và hướng người học làm quen nhiều hơn với thực nghiệm thì việc cho người học tiếp xúc với các loại bài tập bằng thí nghiệm thực hành rất quan trọng. Điều này giúp cho người học có thể hiểu được bản chất của sự biến đổi các chất, cách tổng hợp ra chúng trong phòng thí nghiệm hay trong công nghiệp như thế nào và cần những dụng cụ, hóa chất gì. Với loại bài tập này, tính đặc thù bộ môn Hóa Học được thể hiện rất rõ. Từ thực tế đó, chúng tôi lựa chọn đề tài: “ Thiết kế câu hỏi, bài tập thí nghiệm, thực hành môn Hóa học lớp 11, 12 theo các cấp độ tư duy - trên cơ sở tường minh hóa một số thí nghiệm” II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Khi nghiên cứu thực trạng quá trình dạy học ở trường phổ thông về việc sử dụng bài tập thí nghiệm, thực hành, chúng tôi nhận thấy: - Về phía giáo viên: giáo viên đã sử dụng bài tập thí nghiệm, thực hành; song câu hỏi và bài tập về thí nghiệm, thực hành còn ít, nhìn chung đơn giản, chưa hệ thống.
- Về phía học sinh: Kiến thức về thao tác, an toàn thí nghiệm, thực hành trong chương trình phổ thông chưa được cọ xát nhiều, nên chưa nắm được một cách chắc chắn, đầy đủ. Mặt khác, trong quá trình ôn tập, các em thường có tâm lí ngại ngần, e dè, chưa đủ tự tin trước các câu hỏi liên quan đến thí nghiệm, thực hành; trong khi, đó mới là những câu hỏi mang tính cốt lõi nhất của Hóa học và lại không bị nặng nề về tính toán. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: - Nghiên cứu kĩ nội dung chương trình trung học phổ thông, nội dung sách giáo khoa về các thí nghiệm thực hành; chúng tôi tiến hành sàng lọc và sưu tầm các bài tập thí nghiệm trong hệ thống đề thi học sinh giỏi tỉnh Nam Định và các tỉnh bạn, bài tập trong các đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông, đề thi đại học các năm từ 1994 đến 2014, đề thi Trung học phổ thông Quốc gia từ 2015 đến 2019, đề
3
thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020, kết hợp với nguồn tài liệu trên internet. - Nghiên cứu về các mức độ cần đạt trong câu hỏi thí nghiệm thực hành: Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Căn cứ vào kết Căn cứ vào quả thí nghiệm kết
quả
thí đã
tiến
hành,
nghiệm đã tiến trình bày được hành,
nêu mục đích, dụng
được mục đích cụ, các bước tiến và các dụng cụ hành và phân tích thí nghiệm.
kết quả rút ra kết luận.
Căn phương
Vận dụng cao
cứ án
vào Căn cứ vào yêu cầu thí thí
nghiệm,
nêu
mục
đích,
nghiệm, nêu được được mục đích, lựa chọn phương
án
thí
dụng cụ và bố trí nghiệm, lựa chọn thí nghiệm; tiến dụng cụ và bố trí hành thí nghiệm thí
nghiệm;
tiến
và phân tích kết hành thí nghiệm và quả để rút ra kết phân tích kết quả luận.
để rút ra kết luận.
Nghiên cứu về nội dung thí nghiệm thực hành, chúng tôi nhận thấy các câu hỏi có thể xuất hiện ở dạng đơn giản, ví như: thí nghiệm điều chế, cách thu khí, thí nghiệm thử tính chất, phân tích chất hoặc phức tạp hơn là thí nghiệm kết hợp điều chế và thử tính chất. Cụ thể, chúng đề cập các vấn đề như: + Hóa chất: Hóa chất sử dụng là những chất gì, chất lỏng hay rắn ? Hóa chất có tác dụng gì, điều chế, xúc tác, tinh chế, thử tính chất hay xử lí hóa chất thừa. + Dụng cụ: các dụng cụ sử dụng trong thí nghiệm, cách lắp đặt, chú ý vai trò ống nghiệm khi đặt nằm nghiêng chúc lên hay chúc xuống; thu khí bằng cách nào ? + Tiến hành thí nghiệm: nêu cách thức và quan sát hiện tượng; từ đó giải thích. + Những điều cần lưu ý: như điều kiện phản ứng, yêu cầu hóa chất đặc, loãng, rắn hay lỏng; có cần đun nóng không ? … - Qua đó, chúng tôi tiếp cận vấn đề theo hai dạng bài sau: + Dạng 1: Câu hỏi sử dụng hình vẽ thí nghiệm.
4
+ Dạng 2: Câu hỏi thí nghiệm, thực hành không sử dụng hình vẽ. Đây là dạng bài truyền thống, yêu cầu học sinh mô tả hiện tượng, phân biệt các chất, hoặc đề cập đến cách thức tiến hành thí nghiệm. Ở dạng câu hỏi này, chúng tôi đi sâu vào vấn đề trình bày các bước tiến hành thí nghiệm, xác nhận các vấn đề liên quan đến thí nghiệm là đúng hay sai. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã khai thác các câu hỏi thí nghiệm, thực hành theo các cấp độ trong một số chuyên đề sau: + Chuyên đề 1: Một số phi kim tiêu biểu và hợp chất. + Chuyên đề 2: Kim loại và hợp chất. + Chuyên đề 3: Hữu cơ. Mặc dù mỗi thí nghiệm là một cá thể riêng biệt, tuy nhiên chúng vẫn có điểm chung như thao tác, kĩ năng hay những điều cần lưu ý … Do đó, trong mỗi chuyên đề, chúng tôi thực hiện: - Lựa chọn một số thí nghiệm minh họa, là thí nghiệm tiêu biểu, có tính tổng quát; + Đi sâu phân tích thí nghiệm; + Từ đó xây dựng bộ câu hỏi liên quan theo các cấp độ tư duy; - Sau đó phát triển tiếp vấn đề qua hệ thống câu hỏi khác, cùng chuyên đề.
5
2.1. Các hình vẽ tổng quan thường sử dụng trong chương trình THPT Hình vẽ 1: Quy tắc sử dụng các dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm:
6
Hình vẽ 2: Các phương pháp thu khí:
(1) Thu dời không khí: (2) Thu dời không khí:
(3) thu dời nước: Dùng
Dùng để thu các khí nhẹ Dùng để thu các khí nặng
để thu các khí ít tan trong
hơn không khí: NH3, hơn không khí: CO2,
nước:
CH4, H2…
hiđrocacbon, H2….
SO2, HCl, Cl2….
N2 ,
O2,
Hình vẽ 3: Thí nghiệm điều chế khí từ phản ứng của chất lỏng và chất rắn (điều chế Cl2, SO2, HCl, HNO3, NH3, H2, hidrocacbon (CH4, C2H2…) Chất lỏng Khí thoát ra
Chất rắn
Khí thoát ra nếu độc thì sau khi thu khí vào bình, phải xử lí khí thừa bằng cách nhúng đầu ống dẫn khí vào hóa chất phù hợp. Ví dụ, khí được điều chế là HCl, NO2, SO2, Cl2… thì hóa chất cần dùng là dung dịch kiềm. Hình vẽ 4: Thí nghiệm điều chế khí nhờ phản ứng nhiệt phân chất rắn: dùng để điều chế các khí : O2, CH4, H2….: Chất rắn
1
7
Lắp ống nghiệm hơi chúc xuống tránh hơi nước ngưng tụ trên đầu ống nghiệm chảy xuống làm vỡ ống, khi ngừng thí nghiệm cần tháo hệ thống trước khi tắt đèn cồn, tránh hiện tượng nước trào ngược vào ống nghiệm. Hình vẽ 5: Thí nghiệm điều chế khí (N2, C2H4, NH3 …) nhờ phản ứng nhiệt phân chất lỏng
Chất
lỏng
Khí
thoát ra
Hình vẽ 6: Thí nghiệm thử tính tan của HCl, NH3
Hình vẽ 7: Thí nghiệm về thử tính dẫn điện:
8
Hình vẽ 8: Thí nghiệm: Hữu cơ:
Bông và CuSO4(khan) Hợp chất hữu cơ
dd Ca(OH)2
(3) Xác định nguyên tố C, H. Hình vẽ điển hình về hidrocacbon (4) Điều chế và thử tính chất của khí metan
9
(5) Điều chế và thử tính chất của khí etilen
(6) Điều chế và thử tính chất của khí axetilen
h) Thí nghiệm: thử tính chất của các hợp chất sắt và crom: Thuốc thử
Hc Fe hoặc Cr
l/ Thí nghiệm về phương pháp nhiệt luyện
Khí H2 khử oxit kim loại
Phản ứng nhiệt nhôm
10
2.2. Câu hỏi, bài tập thí nghiệm, thực hành theo các cấp độ: 2.2.1. Chuyên đề 1: Một số phi kim tiêu biểu và hợp chất 2.2.1.1. Nitơ và hợp chất của nitơ: Trong chuyên đề này, sách giáo khoa đưa ra bài thực hành gồm các thí nghiệm: - Thí nghiệm 1: Tính oxi hóa của axit nitric: Cu + HNO3 loãng/ đặc. - Thí nghiệm 2: Tính oxi hóa của muối kali nitrat nóng chảy. Ngoài ra, trong nội dung nghiên cứu bài mới, sách giáo khoa đề cập đến các hình vẽ thí nghiệm sau: (1) - Sự hòa tan của amoniac trong nước (Hình 2.3 - SGK 11 - tr32). (2) - Sự tạo thành “khói” amoni clorua (Hình 2.4 - SGK 11 NC - tr42). (3) - Khí amoniac cháy trong oxi (Hình 2.4 - SGK 11 - tr34). (4) - Điều chế khí amoniac trong phòng thí nghiệm (Hình 2.5 - SGK 11 - tr35). (5) - Sơ đồ thiết bị tổng hợp amoniac trong công nghiệp (Hình 2.6 - SGK 11 CB tr 45). (6) - Sự phân hủy của NH4Cl (Hình 2.6 - SGK 11 CB - tr36). (7) - Điều chế axit nitric trong phòng thí nghiệm (Hình 2.7 - SGK 11 CB - tr41). Trong số các thí nghiệm đó, chúng tôi lựa chọn Thí nghiệm điều chế amoniac làm ví dụ minh họa, lấy làm cơ sở xây dựng các câu hỏi khác. Nội dung chi tiết được trình bày dưới đây: Thí nghiệm minh họa Thí nghiệm điều chế amoniac như hình 1:
11
* Phân tích thí nghiệm Dụng cụ 2 ống nghiệm kèm ống dẫn khí, đèn cồn, bộ giá thí nghiệm và bông. Hóa chất Chất phản ứng Tiến
Bước 1
Trộn đều NH4Cl với Ca(OH)2, sau đó cho hỗn hợp vào ống nghiệm.
hành Bước 2
thí
NH4Cl và Ca(OH)2
nghiệm
Lắp ống nghiệm trên lên giá thí nghiệm, cắm ống vuốt hướng vào ống nghiệm thu khí. Đặt một nhúm bông vào miệng ống nghiệm thu khí.
Bước 3
Đun ống nghiệm chứa hỗn hợp phản ứng.
Hiện
Ptpư khi đun ống nghiệm chứa hỗn hợp phản ứng:
tượng
NH4Cl + Ca(OH)2 CaCl2 + 2NH3 + 2H2O Khí NH3 nhẹ hơn không khí nên úp ngược ống nghiệm để thu khí.
và Giải
Khí NH3 tan nhiều trong nước, nên không dùng phương pháp đẩy nước
thích
để thu khí.
Lưu ý
Ống nghiệm được lắp hơi chúc xuống để hơi nước ngưng tụ ở đầu ống nghiệm, không chảy ngược xuống đáy gây vỡ ống nghiệm. Để kiểm tra khí NH3 đầy ống nghiệm, ta có thể đặt mẩu quỳ tím ẩm tại miệng ống nghiệm.
* Hệ thống câu hỏi liên quan: Mức độ nhận biết: Cho rõ X, Y tìm Z hoặc ngược lại. Câu 1. Khí Z là: A. NH3.
B. N2.
C. NO.
D. NO2.
C. NaNO2.
D. HNO3.
Câu 2. Điều chế NH3 từ Ca(OH)2 và A. NH4Cl.
B. NaNO2.
Câu 3. Có thể thay thế Ca(OH)2 bằng chất nào dưới đây: A. NaOH. Mức độ thông hiểu: X, Y, Z chưa xác định:
B. Cu(OH)2.
C. Mg(OH)2
D. Fe(OH)3.
12
Câu 1. Khí có thể điều chế trong phòng thí nghiệm theo sơ đồ trên là A. NH3.
B. O2.
C. NO.
D. NO2.
Câu 2. Hỗn hợp X và Y là: A. NH4Cl và Ca(OH)2.
B. NH4Cl và NaNO2.
C. NaNO2 và Ca(OH)2.
D. NaNO3 và Ca(OH)2
Câu 3. Phương trình hoá học nào sau đây phù hợp với mô hình thu khí trên? A. NH4Cl + Ca(OH)2 CaCl2 + 2NH3 + 2H2O B. Na2SO3 + H2SO4 Na2SO4 + SO2 + H2O C. CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2O MnO D. 2KClO3 3O2 + 2KCl 2
Câu 4. Hình vẽ nào sau đây biểu diễn phương pháp thu khí NH3 tốt nhất ?
A. Hình 1.
B. Hình 2.
C. Hình 3.
D. Hình 4.
Mức độ vận dụng: Câu 1. Cho các phát biểu sau: (a) Amoniac là chất khí không màu, có mùi khai, nhẹ hơn không khí. (b) Khí amoniac sinh ra có lẫn hơi nước. (c) Phản ứng tổng hợp amoniac theo hình trên là phản ứng thuận nghịch. (d) Khí NH3 thu được đầy bình làm mẩu quỳ ẩm ở miệng ống nghiệm hóa xanh. Số phát biểu đúng là: A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Gợi ý: các phát biểu đúng là: (a), (b), (d). Câu 2. Thí nghiệm điều chế amoniac được tiến hành theo các bước (3 bước như phần Phân tích thí nghiệm): Cho các phát biểu sau: (a) Khí amoniac không có màu, nên không dễ nhận ra khí sinh ra bằng mắt thường.
13
(b) Có thể thay hỗn hợp NH4Cl và Ca(OH)2 bằng hỗn hợp NH4Cl và CaO. (c) Có thể thu khí amoniac sinh ra bằng phương pháp đẩy nước. (d) Ở bước số 2, ta lắp ống nghiệm chứa hỗn hợp phản ứng hướng lên trên để hóa chất tập trung ở đáy ống nghiệm, thuận tiện cho việc đun ống nghiệm. (e) Dẫn khí sinh ra qua dung dịch AlCl3, lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần. Số phát biểu đúng là A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Gợi ý: các phát biểu đúng là: (a), (b). Mức độ vận dụng cao: Câu 1. Trong các khí: O2, SO2, Cl2, CH4, C2H4, NH3, N2. Số khí có thể điều chế trong phòng thí nghiệm theo sơ đồ trên là A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Gợi ý: 3 khí là: CH4, NH3, N2. - Trên cơ sở các câu hỏi về thí nghiệm điều chế, thử tính chất của amoniac như trên ta có thể xây dựng các câu hỏi về các thí nghiệm khác, cũng như có thể xây dựng những câu hỏi kết hợp nhiều thí nghiệm. Các câu hỏi khác : Mức độ nhận biết: Câu 1. Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ. Khí A trong bình có thể là A.SO2
B. NH3
C. HCl
D. H2S
Câu 2. Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ. Khí A trong bình có thể là A.SO2
B. NH3
C. HCl
D. H2S
14
Câu 3. Trong phòng thí nghiệm để điều chế nitơ, người ta nhiệt phân NH 4NO2, nhưng thực tế do chất này kém bền khó bảo quản nên người ta thường trộn hai dung dịch X và Y lại với nhau. Đó là: A. NaNO2 và NH4Cl
C. NaNO2 và NH4NO3
B. KNO2 và NH4NO3
D. KNO2 và NH4Cl
Mức độ thông hiểu: Câu 1. Cho hình vẽ bên minh họa việc điều chế khí Y trong phòng thí nghiệm. a/ Khí Y có thể là A. N2 B. CH4. C. NH3 D. H2. b/ Khí Y là N2 thì dung dịch X là: A. NaNO2 và NH4Cl
C. NaNO2 và NH4NO3
B. KNO2 và NH4NO3
D. KNO2 và NH4Cl
Câu 2. Có 4 ống nghiệm, mỗi ống đựng 1 trong các chất khí: HCl; NH3; N2; SO2 rồi úp vào các chậu nước. Kết quả được mô tả như hình vẽ. Khí trong ống nghiệm ở hình A là A. HCl.
B. NH3.
C. N2.
Câu 3. Có thể thu khí NH3 bằng cách: A. Đẩy không khí bằng cách ngửa bình B. Sục khí NH3 qua nước C. Đẩy không khí bằng cách úp bình D. Không có đáp án nào đúng
D. SO2.
15
Câu 4. Một học sinh đã điều chế và thu khí NH3 theo sơ đồ sau đây, nhưng kết quả thí nghiệm không thành công Lí do chính là A. Thí nghiệm trên xảy ra ở điều kiện thường nên không cần nhiệt độ B. Ống nghiệm phải để hướng xuống chứ không phải hướng lên C. NH3 không được điều chế từ NH4Cl và Ca(OH)2 D. NH3 không được thu bằng phương pháp đẩy nước mà là đẩy không khí Câu 5. Cho thí nghiệm như hình vẽ bên: Chất X là A. NH4Cl. B. NH4NO3. C. NaNO3 D. BaSO4 Câu 6. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch Al2(SO4)3. Hiện tượng quan sát được là: A. Có kết tủa keo trắng xuất hiện, sau đó kết tủa lại tan tạo dung dịch trong suốt B. Có kết tủa keo màu trắng xuất hiện C. Có kết tủa màu xanh nhạt xuất hiện, sau đó kết tủa lại tan dần D. Không có hiện tượng gì Câu 7. Tiến hành các thí nghiệm như hình vẽ.
Nếu cho NH3 dư thì ở ống nào thu được kết tủa A. (1).
B. (3).
C. (2).
D. (4).
16
Câu 8. Khi dẫn khí NH3 vào bình chứa Cl2 thì phản ứng tạo ra khói trắng. Hợp chất tạo thành có công thức là? A. N2
B. NH3
C. NH4Cl
D. HCl
Câu 9. Chất nào sau đây có thể làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước A. P2O5
B. H2SO4 đặc
C. CuO bột
D. NaOH rắn
Câu 10. Cho từ từ dung dịch (NH4)2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2. Hiện tượng xảy ra là? A. Có kết tủa trắng B. Không có hiện tượng C. Có khí mùi khai bay lên và có kết tủa trắng D. Có khí mùi khi bay lên Câu 11. Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác, nhờ phản ứng với dung dịch kiềm mạnh, đun nóng, khi đó, từ ống nghiệm đựng muối amoni sẽ thấy: A. Muối nóng chảy ở nhiệt độ không xác định B. Thoát ra chất khí có màu nâu đỏ C. Thoát ra chất khí không màu có mùi sốc D. Thoát ra chất khí không màu, không mùi Câu 12. X là muối khi tác dụng với dung dịch NaOH dư sinh ra khí có mùi khai, tác dụng với dung dịch BaCl2 sinh ra kết tủa trắng không tan trong HNO3. X là muối nào? A. (NH4)2CO3
B. (NH4)2SO3
C. (NH4)2SO4
Mức độ vận dụng: Câu 1. Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ Kết thúc thí nghiệm, nhận thấy quỳ tím hóa xanh và trong bình chứa dung dịch Z thấy xuất hiện kết tủa keo trắng. Các chất Y và Z lần lượt là: A. NH3 và NaAlO2.
C. CO2 và NaAlO2.
D. (NH4)3PO4
17
B. NH3 và AlCl3.
D. CO2 và Ca(AlO2)2.
Câu 2. Cho các chất khí sau: O2, CO2; HCl; NH3 ; N2. Số chất khí phù hợp thí nghiệm mô tả tính tan trong nước như hình bên là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Gợi ý: 2 khí là: HCl, NH3. Câu 3. Hình vẽ bên mô tả thí nghiệm điều chế N2 từ không khí trong phòng thí nghiệm. Nếu trong cốc đựng dung dịch NaOH có pha thêm phenolphtalein thì hiện tượng xảy ra trong quá trình làm thí nghiệm là A. Dung dịch có màu hồng và đậm dần B. Dung dịch không đổi màu C. Dung dịch có màu hồng và màu nhạt dần. D. Dung dịch từ màu đỏ chuyển sang màu xanh Mức độ vận dụng cao: Câu 1. Quan sát hình ảnh mô tả thí nghiệm tổng hợp NH3 từ N2 và H2, cho rằng ống dẫn khí chứa lượng oxi không đáng kể.
Cho các phát biểu sau: (a) Trong phản ứng hóa học, Fe có vai trò chất xúc tác. (b) dung dịch phenolphtalein chuyển màu hồng. (c) Bông tẩm dung dịch KNO2 và NH4Cl dùng để tạo khí N2.
18
(d) Phản ứng tổng hợp NH3 theo thí nghiệm trên là phản ứng một chiều. (e) Nếu thay dung dịch phenolphtalein bằng dung dịch AlCl3 thì có kết tủa keo trắng. Số phát biểu đúng là: A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Gợi ý: phát biểu đúng là: a, b, c, e. Câu 2. Cho sơ đồ điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm.
Cho các phát biểu sau: (a) HNO3 là axit yếu hơn H2SO4 nên bị đẩy ra khỏi muối. (b) HNO3 sinh ra dưới dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ. (c) Đốt nóng bình cầu bằng đèn cồn để phản ứng xảy ra nhanh hơn. (d) Thu HNO3 sinh ra trong bình đựng nước đá vì HNO3 dễ phân hủy bởi nhiệt. (e) có thể thay H2SO4 đặc bằng HCl đặc. (g) Phương trình phản ứng xảy ra như sau: NaNO3 (r) + H2SO4 (đ)
HNO3 + NaHSO4
Số phát biểu sai: A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Gợi ý: phát biểu sai là: a,d,e. 2.2.1.2. Cacbon và hợp chất của cacbon: Chuyên đề này không có bài thực hành, Sách giáo khoa 11 Nâng cao cũng chỉ đề cập đến hình vẽ “Dụng cụ điều chế khí CO2 trong phòng thí nghiệm” (Hình 3.6 - tr85). Chúng tôi tiến hành phân tích thí nghiệm trên và bổ sung phần xử lí khí tương tự như nội dung thí nghiệm “Điều chế và thu khí clo trong phòng thí nghiệm” (Hình 5.3 - SGK 10 CB - tr 100).
19
Nội dung chi tiết được trình bày dưới đây: Thí nghiệm minh họa: Thí nghiệm tổng quát điều chế và thử tính chất của khí cacbonic như hình 2:
* Phân tích thí nghiệm Dụng cụ Bình cầu có nhánh, phễu chiết, 2 bình rửa khí, bình tam giác thu khí, hệ thống ống dẫn khí, bộ giá thí nghiệm. Hóa chất Chất phản ứng Các chất khác
CaCO3 và dung dịch HCl. Dung dịch NaHCO3 bão hòa, dung dịch H2SO4 đặc, dung dịch Ca(OH)2.
Tiến
Bước 1
Cho CaCO3 vào bình cầu có nhánh, dung dịch
hành
NaHCO3 vào bình rửa khí (1), dung dịch H2SO4 đặc
thí
vào bình rửa khí (2), dung dịch Ca(OH)2 vào bình tam
nghiệm
giác. Bước 2
Lắp bình cầu có nhánh lên trên giá thí nghiệm, lắp phễu chiết lên trên, khóa phễu, rồi rót dung dịch HCl vào. Nối ống dẫn khí theo qua bình rửa khí (1) đến bình rửa khí 2
Bước 3
Mở khóa phễu cho dung dịch HCl nhỏ xuống từ từ.
Hiện
Ptpư trong bình cầu chứa hỗn hợp phản ứng:
tượng
CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2O.
20
và
CO2 đi ra khỏi bình cầu có lẫn hơi HCl, hơi nước.
Giải
Hỗn hợp khí qua bình rửa khí thứ nhất, HCl bị giữ lại do:
thích
HCl + NaHCO3 NaCl + CO2 + H2O. CO2 đi ra khỏi bình này chỉ còn lẫn hơi nước. Tại bình rửa khí thứ 2, H2SO4 đặc giữ lại hơi nước, khí thoát ra là khí CO2 khô. Dẫn khí CO2 thu được từ hệ thống trên vào bình tam giác chứa dung dịch Ca(OH)2, dung dịch bị vẩn đục: CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
Lưu ý
Bình rửa khí (1) không thể thay thế bằng dung dịch muối cacbonat trung hòa, vì CO2 bị giữ lại theo phản ứng: CO2 + CO32- + H2O 2HCO3Để thu được khí CO2 khô thì không được thay đổi vị trí bình rửa khí (1), (2) cho nhau.
* Hệ thống câu hỏi liên quan: Mức độ nhận biết: Câu 1. Hóa chất A là: A. HCl.
B. CaCO3.
C. NaCl.
D. CaC2.
B. HCl.
C. NaCl.
D. CaC2.
B. CO.
C. N2.
D. NH3.
Câu 2. Hóa chất B là: A. CaCO3. Câu 3. Khí X là: A. CO2. Mức độ thông hiểu: Câu 1. Vai trò của dung dịch NaHCO3 bão hòa là: A. Giữ lại khí hidroclorua.
B. Hòa tan khí cacbonic.
C. Giữ lại hơi nước
D. Tạo ra khí hidroclorua.
Câu 2. Vai trò của dung dịch H2SO4 đặc là: A. Giữ lại hơi nước
B. Giữ lại khí hidroclorua.
C. Hòa tan khí cacbonic.
D. Tạo ra khí hidroclorua.
21
Câu 3. Hoá chất đựng trong bình 1, 2 lần lượt là A. NaHCO3, H2SO4 đặc.
B. Na2CO3, H2SO4 loãng.
C. H2SO4 đặc, NaHCO3.
D. H2SO4 loãng, Na2CO3.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng: A. Dung dịch H2SO4 đặc có vai trò hút nước, có thể thay H2SO4 bằng CaO. B. Khí CO2 thoát ra khỏi bình 2 là khí CO2 khô. C. Có thể thay CaCO3 bằng Na2CO3 hoặc K2CO3 D. Không thể thay dung dịch HCl bằng dung dịch NaCl. Câu 5: Hiện tượng xảy ra trong bình eclen chứa Ca(OH)2 dư: A. Xuất hiện kết tủa trắng B. Xuất hiện kết tủa vàng C. dung dịch không màu chuyển sang màu xanh tím D. ban đầu xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan Mức độ vận dụng: Câu 1. Cho các phát biểu sau: (a) Dung dịch (C) chứa Ca(OH)2 dư bị vẩn đục. (b) Bình 1, 2 lần lượt chứa H2SO4 đặc, NaHCO3. (c) Khí ra khỏi bình cầu 1 gồm CO2, HCl và hơi nước. (d) Bình 1 có vai trò giữ lại khí hidro clorua. (e) Bình 2 có vai trò làm khô khí CO2. Số phát biểu đúng là: A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Gợi ý: 4 phát biểu đúng là: a, c, d, e. Câu 2. Thí nghiệm điều chế khí cacbonic được tiến hành theo các bước (3 bước như phần Phân tích thí nghiệm): Cho các phát biểu sau: (a) Phản ứng xảy ra trong bình cầu chứa hỗn hợp phản ứng là: CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2O. (b) Có thể thay dung dịch HCl bằng dung dịch H2SO4. (c) Có thể thay dung dịch NaHCO3 bằng dung dịch Na2CO3.
22
(d) Có thể thu khí cacbonic sinh ra bằng phương pháp đẩy nước. (e) Ở bước 2, khi thay đổi vị trí 2 bình rửa khí cho nhau, thì thu được khí CO2 ẩm. Số phát biểu đúng là A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Gợi ý: các phát biểu đúng là: (a), (b), (d), (e). Mức độ vận dụng cao: Câu 1. Trong các khí: O2, SO2, Cl2, CO2, NH3, N2, H2, H2S. Số khí có thể điều chế trong phòng thí nghiệm theo sơ đồ trên là A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Gợi ý: 5 khí là: O2, SO2, Cl2, CO2, H2S. Các câu hỏi khác: Mức độ nhận biết: Câu 1. Cho khí CO2 vào lượng dư dung dịch nào sau đây sẽ tạo kết tủa? A. NaCl
B. Ca(OH)2
C. CaCl2
D. NaOH
Câu 2. Cho Na2CO3 vào lượng dư dung dịch nào sau đây sẽ tạo kết tủa? A. NaCl
B. KCl
C. CaCl2
D. NH4Cl
Câu 3. Sục từ từ khí CO2 dư vào dung dịch nước vôi trong thấy A. tạo kết tủa trắng không tan. B. Tạo kết tủa đen không tan. C. tạo kết tủa trắng sau đó kết tủa tan hết. D. tạo kết tủa vàng. Mức độ thông hiểu: Câu 1. Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm điều chế khí X trong phòng thí nghiệm. X là khí nào trong các khí sau A. NH3 B. CO2 C. HCl D. N2
23
Câu 2. Cho mô hình thí nghiệm điều chế và thu khí như hình vẽ. Phương trình hóa học nào sau đây không phù hợp với mô hình thu khí trên? A. CaC2 + 2H2O C2H2 + Ca(OH)2 B. Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 C. CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2O D. Al4C3 + 12HCl 4AlCl3 + 3CH4
Câu 3. Để loại hơi nước và khí CO2 có lẫn trong khí CO ta dùng: A. dung dịch Ca(OH)2 dư và CaCl2 khan. B. dung dịch NaHCO3 bão hòa và CaCl2 khan. C. dung dịch H2SO4 đặc D. dung dịch nước vôi trong dư. Câu 4. Để phân biệt CO2 và SO2 có thể dùng A. dung dịch Ca(OH)2
B. dung dịch Br2
C. dung dịch NaOH
D. dd KNO3
Câu 5. Khi đun nóng dung dịch canxi hidrocacbonat thì có kết tủa xuất hiện. Kết tủa là: A. Ca(OH)2
B. Ca(HCO3)2
C. CaCO3
D. CaO
Câu 6. Khi cho dư khí CO2 vào dung dịch chứa kết tủa canxi cacbonat, thì kết tủa sẽ tan. Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học của phản ứng là: A. 4
B. 5
C. 6
Mức độ vận dụng: Câu 1. Cho sơ đồ thí nghiệm như hình vẽ. Biết các khí có cùng số mol. Nghiêng ống nghiệm để nước ở nhánh A chảy hết sang nhánh B. Xác định thành phần của chất khí sau phản ứng. A. CO2, O2, O3, I2
B. CO2
C. O2 , CO2, O3.
D. O2
D. 7
24
Câu 2. Hình vẽ dưới đây mô tả cách điều chế một số khí trong phòng thí nghiệm. Cho biết sơ đồ trên có thể dùng điều chế được những khí nào trong số các khí sau: Cl2, HCl, CH4, C2H2, CO2, NH3. A. CH4, C2H2, CO2. B. Cl2, HCl, CH4. C. HCl, CH4, C2H2. D. C2H2, CO2, NH3 Câu 3. Trong phòng thí nghiệm bộ dụng cụ vẽ bên có thể dùng để điều chế bao nhiêu khí trong số các khí sau: Cl2, NO2, SO2, CO2, H2, C2H4?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Gợi ý: 4 khí là: Cl2, NO2, SO2, CO2. Câu 4. Cho hình vẽ mô tả dụng cụ sau dùng để điều chế chất khí Z trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng của chất lỏng X với chất rắn (hoặc chất lỏng) Y.
Cho các phản ứng sau: (a) 2HCl (loãng) + CaCO3 (r) CO2 (k) + CaCl2 + H2O (b) 16HCl (đặc) + 2KMnO4 (r) 5Cl2 (k) + 2MnCl2 + 2KCl + 8H2O (c) 2HCl (dung dịch)+ Zn (r) H2 (k) + ZnCl2 (d) 8HNO3 (loãng) +3Cu (r) 3Cu(NO3)2 +2NO (k) + 4H2O. Dụng cụ trên dùng để điều chế các chất khí Z theo phản ứng:
25
A. (a), (b), (c), (d).
C. (a), (b).
B. (a), (b), (d).
D. (c), (d).
Câu 5. Cho hỗn hợp khí X gồm CO2, CO, N2 và hơi nước lần lượt đi qua các bình mắc nối tiếp chứa lượng dư mỗi chất: CuO đun nóng; dung dịch nước vôi trong; dung dịch H2SO4 đặc. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.
Khí ra khỏi bình chứa H2SO4 đặc là A. N2.
B. hơi nước.
C. N2 và CO.
D. CO.
Câu 5. Dung dịch X chứa a mol NaHCO3 và b mol Na2CO3. Thực hiện các thí nghiệm sau: TN1: cho (a+b) mol CaCl2 vào dung dịch X; TN2: cho (a+b) mol Ca(OH)2 vào dung dịch X Khối lượng kết tủa thu được trong 2 TN là A. Bằng nhau
C. Ở TN1 > ở TN2
B. Ở TN1 < ở TN2
D. Không xác định
Mức độ vận dụng cao: Câu 1: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ: Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, bình (2) chứa dung dịch KMnO 4 và bình (3) chứa dung dịch Ca(OH)2, đều lấy dư.
Cho các phát biểu sau: (a) Khí đi ra khỏi bình cầu gồm CO, CO2 và SO2. (b) Dung dịch KMnO4 trong bình (2) nhạt màu dần. (c) Dung dịch Ca(OH)2 trong bình (3) xuất hiện kết tủa trắng. (d) Phản ứng xảy ra trong bình cầu, bình (2) đều là phản ứng oxi hóa khử.
26
(e) Nếu hoán đổi vị trí bình (2) và bình (3) cho nhau thì dung dịch KMnO4 vẫn nhạt màu. Số phát biểu đúng là: A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Gợi ý: 3 phát biểu đúng là: b, c, d. Câu 2: Tiến hành thí nghiệm như sau:
Đun sôi hỗn hợp trong bình cầu, giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và các khí đều ra khỏi bình (nếu không xảy ra phản ứng). Cho các phát biểu sau: (a) Khí đi ra khỏi bình cầu (1) gồm CO2, HCl và hơi nước. (b) Khí đi ra khỏi bình (2) gồm CO2 và hơi nước. (c) dung dịch KMnO4 trong bình (3) không bị nhạt màu. (d) Dung dịch Ca(OH)2 trong bình (4) bị vẩn đục. (e) Nếu thay dung dịch KMnO4 trong bình (3) bằng dung dịch axit H2S thì có kết tủa màu vàng. (g) Các phản ứng xảy ra trong bình (1), (2), (4) đều không phải là phản ứng oxi hóa khử. Số phát biểu đúng là: A. 2
B. 3
Gợi ý: phát biểu đúng là: a, d, e, g.
C. 4
D. 5
27
2.2.2. Chuyên đề 2: Kim loại và hợp chất Nội dung thí nghiệm, thực hành, chúng tôi liệt kê theo chương như sau: - Chương Đại cương kim loại có bài thực hành: Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại: Thí nghiệm 1: Dãy điện hóa của kim loại. Thí nghiệm 2: Điều chế kim loại bằng cách dùng kim loại mạnh khử ion của kim loại yếu trong dung dịch. Hình 5.2. Sắt tác dụng với dung dịch CuSO4. (SGK 12 NC - tr 110) Thí nghiệm 3: Ăn mòn điện hóa học (Hình 5.5 - SGK 12 CB - tr 92) - Chương Kim loại kiềm - kiềm thổ - nhôm có bài thực hành: Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản úng của Na, Mg, Al với nước. Thí nghiệm 2: Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm. Thí nghiệm 3: Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3. Ngoài ra, trong nội dung nghiên cứu bài mới, còn có các hình vẽ thí nghiệm sau: (1) - Sơ đồ thùng điện phân NaCl nóng chảy điều chế natri (Hình 6.1 - SGK 12 CB - tr108). (2) - Thí nghiệm đốt bột nhôm trong không khí (Hình 6.3 - SGK 12 CB - tr 121). (3) - Phản ứng nhiệt nhôm (Hình 6.4 - SGK 12 CB - tr 122). (4) - Sơ đồ thùng điện phân Al2O3 nóng chảy (Hình 6.6 - SGK 12 CB - tr 125). - Chương Sắt và một số kim loại quan trọng có bài thực hành: Tính chất hóa học của sắt, đồng và hợp chất của sắt, crom. Thí nghiệm 1: Điều chế FeCl2. Thí nghiệm 2: Điều chế Fe(OH)2. Thí nghiệm 3: Thử tính oxi hóa của K2Cr2O7. Thí nghiệm 4: Phản ứng Cu với dung dịch H2SO4 đặc nóng. Ngoài ra, còn có hình vẽ thí nghiệm Sắt khử hơi nước ở nhiệt độ cao
28
(Hình 7.1 - SGK 12 CB - tr140). Trong số các thí nghiệm đó, chúng tôi trình bày chi tiết về Phản ứng nhiệt nhôm. Thí nghiệm minh họa: Hình vẽ biểu diễn thí nghiệm giữa Al và Fe2O3
* Phân tích thí nghiệm Dụng cụ Cốc sứ chịu nhiệt, cối đá chứa cát, kính bảo hộ. Hóa chất Chất phản ứng Tiến
Fe2O3 và Al lấy dư.
Các chất khác
Dải Mg.
Bước 1
Cho vào cốc sứ chịu nhiệt hỗn hợp Al và Fe2O3 đã
hành
được trộn đều.
thí
Cắm dải magie vào cốc sứ trên.
nghiệm
Bước 2
Châm lửa đốt cháy dải magie, làm mồi cho phản ứng xảy ra.
Bước 3
Để nguội, đập cốc sứ, lấy ra hỗn hợp chất rắn.
Hiện
Phản ứng xảy ra rất mãnh liệt, toả nhiệt rất lớn, thấy bùng lên đám khói
tượng
trắng, do phản ứng sau:
và
t Al2O3 + 2Fe. 2Al + Fe2O3 o
Giải thích
Khói trắng Phản ứng nhiệt nhôm được sử dụng để điều chế một lượng nhỏ sắt nóng chảy khi hàn đường ray. Phần nhôm oxit nổi thành xỉ trên bề mặt sắt lỏng, để nguội thu được hỗn hợp chất rắn có phần trên là xỉ và phần dưới có khối rắn màu xám là sắt kim loại.
29
Lưu ý
Hỗn hợp chất rắn ban đầu đem phản ứng gồm Al và Fe 2O3 có thể lấy lấy theo tỉ lệ 2:1 về số mol (tương đương 27:80 theo khối lượng). Để đảm bảo an toàn: + Cần thực hiện thí nghiệm trong tủ hốt hoặc đặt giữa không gian rộng, trống. + Khi thực hiện phản ứng, cần tránh nước và để nguội từ từ. Xử lí sản phẩm sau phản ứng nhiệt nhôm (Hỗn hợp T): + Hỗn hợp T tác dụng với dung dịch kiềm (NaOH,…) giải phóng H2 → chứng tỏ có Al dư: Al + OH- +
AlO2-
H2O
+ 3/2 H2
+ Hỗn hợp T tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng) có khí bay ra thì có khả năng hỗn hợp Y chứa (Al2O3 + Fe) hoặc (Al2O3 + Fe + Al dư) hoặc (Al2O3 + Fe + oxit kim loại dư) 2Al + 6H+ 2Al3+ Fe + 2H+
+ 3H2 + H2
Fe2+
+ Hỗn hợp T chứa 2 kim loại → Al dư ; oxit kim loại hết + Nếu phản ứng xảy ra không hoàn toàn, hỗn hợp Y gồm Al2O3, Fe, Al dư và Fe2O3 dư. * Hệ thống câu hỏi liên quan: Mức độ nhận biết: Câu 1. Vai trò của Al trong phản ứng là A. Chất khử
B. Chất oxi hóa
B. Chất mồi lửa
D. Vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.
Câu 2. Sau phản ứng sinh ra: A. Al2O3 và Fe
B. H2O và Fe
C. H2O và MgO
D. Al2O3 và H2O
Câu 3. Phản ứng giữa Al và Fe2O3 là A. Phản ứng nhiệt nhôm
C. Phản ứng trao đổi
B. Phản ứng hóa hợp
D. Phản ứng điện phân.
30
Mức độ thông hiểu: Câu 1. Công thức hóa học của Y: A. hơi nước
B. MgO
C. Fe
D. Al2O3
C. Fe
D. Al2O3
Câu 2. Công thức hóa học của X: A. hơi nước
B. MgO
Câu 3. Công thức hóa học của X, Y, Z: A. X là hơi nước; Y là Al2O3; Z là Fe B. X là Al2O3; Y là Al2O3; Z là Fe. C. X là Fe; Y là Al2O3; Z là MgO. D. X là Al2O3; Y là Fe; Z là MgO. Mức độ vận dụng: Câu 1. Cho các phát biểu sau: (a) X là Al2O3 nóng chảy và Y là Fe nóng chảy. (b) Phần khói trắng bay ra là Al2O3. (c) Dải Mg khi đốt được dùng để khơi mào phản ứng nhiệt nhôm. (d) Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng tỏa nhiệt. (e) Phản ứng nhiệt nhôm được sử dụng để điều chế một lượng nhỏ sắt khi hàn đường ray. Số phát biểu đúng là: A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Gợi ý: phát biểu đúng là: b, c, d, e. Mức độ vận dụng cao: Câu 1. Cho các phát biểu sau: (a) Hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 gọi là hỗn hợp tecmit. (b) Có thể thay Fe2O3 bằng Fe3O4. (c) Trong bước 2, thấy bùng lên đám khói trắng là hơi nước. (d) Sau bước 2, phần nhôm oxit sinh ra nổi thành xỉ trên bề mặt sắt lỏng. (e) Hỗn hợp chất rắn sau bước 3 tan hết trong dung dịch HCl, chứng tỏ còn dư nhôm.
31
(g) Vì Al khử Fe2O3 tạo ra nhiệt độ trên 2000oC, rất lớn nên để đảm bảo an toàn phải để nguội từ từ, tránh nước. Số phát biểu đúng là: A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Gợi ý: phát biểu đúng là: a, b, d, g. Các câu hỏi khác : Trong phần này, mỗi cấp độ, câu hỏi được trình bày theo nội dung lần lượt từ đại cương kim loại, đến kim loại kiềm, kiềm thổ nhôm, các kim loại khác và hợp chất của chúng. Mức độ nhận biết: Câu 1. Tiến hành phản ứng khử oxit X thành kim loại bằng khí CO (dư) theo sơ đồ hình vẽ: Oxit X là: A. Al2O3 B. K2O C. CuO D. MgO Câu 2. Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ. a/ Dung dịch sau phản ứng có môi trường: A. kiềm. B. axit. C. trung tính. D. Không xác định được. b/ Sản phẩm sinh ra sau phản ứng là: A. NaOH.
B. Na2O.
C. NaCl.
D. Na2CO3.
C. Đỏ
D. Hồng
c/ Màu dung dịch sau phản ứng là: A. Xanh
B. Tím
Câu 3. Tiến hành thí nghiệm như hình sau: Các tinh thể màu đỏ ở đáy bình là:
Kính đậy Khí Cl2
Dây sắt
32
A. FeCl3
C. Fe2O3
B. FeCl2
D. Fe3O4
Mức độ thông hiểu: Câu 1. Tiến hành thí nghiệm so sánh độ dẫn điện của các kim loại Al, Fe, Cu theo hình vẽ:
Biết quả cầu parafin nối với thanh kin loại A rơi đầu tiên rồi đến B, cuối cùng là C. Cho biết A, B, C lần lượt là: A. Cu, Al, Fe.
B. Cu, Fe, Al.
C. Al, Cu, Fe.
D. Al, Fe, Cu.
Câu 2: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế kim loại bằng cách dùng khí H 2 để khử oxit kim loại:
Hình vẽ trên minh họa cho các phản ứng trong đó oxit X là A. MgO và K2O.
B. Fe2O3 và CuO.
C. Na2O và ZnO.
D. Al2O3 và BaO.
Câu 3. Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm khi cho khí X tác dụng với chất rắn Y, nung nóng sinh ra khí Z:
33
Phương trình hóa học của phản ứng tạo thành khí Z là A. Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O. B. CuO + CO → Cu + CO2. C. 2HCl + CaCO3 → CaCl2 + CO2 + H2O D. CuO + H2 → Cu + H2O. Câu 4. Cho hình vẽ mô tả hiện tượng thí nghiệm sau. Kim loại X, Y lần lượt là A. Cu và Fe B. Zn và Cu. C. Ag và Fe D. Na và Al. Câu 5. Tiến hành các thí nghiệm như hình vẽ sau (các thí nghiệm được thực hiện trong cùng điều kiện):
Đinh sắt trong cốc nào bị ăn mòn nhanh nhất? A. Cốc 1
B. Cốc 2
C. Cốc 3
D. Tốc độ ăn mòn là như nhau
Câu 6. Có bốn thanh sắt được đặt tiếp xúc với những kim loại khác nhau và nhúng trong các dung dịch HCl như hình vẽ dưới đây.
T
T Thanh sắt bị hòa tan chậm nhất sẽ là thanh được đặt tiếp xúc với : A. Zn.
B. Cu.
C. Ni.
D. Sn.
34
Câu 7. Hình vẽ sau đây do một học sinh vẽ để mô tả lại thí nghiệm ăn mòn điện hóa học khi cắm hai lá Cu và Zn (được nối với nhau bằng một dây dẫn) vào dung dịch H2SO4 loãng. Trong hình vẽ bên chi tiết nào chưa đúng ? A. Chiều chuyển dịch của ion Zn2+. B. Bề mặt hai thanh Cu và Zn. C. Chiều chuyển dịch của các electron trong dây dẫn. D. Kí hiệu các điện cực
Câu 8. Cho sơ đồ điện phân dung dịch CuSO4 như sau:
Chọn nhận định đúng: A. Thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch CuCl2 thì bản chất quá trình điện phân không thay đổi. B. Điện phân một thời gian Cu bám lên catot, đồng thơì anot tan ra. C. Trong quá trình điện phân pH của dung dịch giảm. D. Khí X là H2. Câu 9. Để mạ 1 lớp đồng lên 1 vật người ta mắc dụng cụ như hình vẽ.Tiến hành điện phân trong khoảng 965s với cường độ dòng điện I = 2A. Nồng độ dung dịch CuSO4 sau khi điện phân là: A. 1M B. 0,99M C. 1,01M D. 0,98M
35
Câu 10. Cho phản ứng của oxi với Na: Phát biểu nào sau đây không đúng?
Na
A. Na cháy trong oxi khi nung nóng. B. Lớp cát để bảo vệ đáy bình thuỷ tinh.
Oxi cát
C. Đưa ngay mẩu Na rắn vào bình phản ứng. D. Hơ cho Na cháy ngoài không khí rồi mới đưa nhanh vào bình. Câu 11. Cho các thí nghiệm sau :
Phản ứng ở ống nghiệm cho khí thoát ra nhanh nhất là? A. 3
B. 2
C. 1
D. 1 và 2
Câu 12. Dẫn từ từ khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 cho đến dư, sau đó lại đun nóng dung dịch sản phẩm thu được. Vậy hiện tượng quan sát được là: A. Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tăng dần đến cực đại. B. Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần, khi đun nón dung dịch thì kết tủa lại xuất hiện. C. Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần dung dịch có màu xanh, khi đun nóng dung dịch thì kết tủa lại xuất hiện và có khí bay ra. D. Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần dung dịch trở nên trong suốt, khi đun nóng dung dịch thì kết tủa lại xuất hiện và có khí bay ra. Câu 13. Đốt môi sắt chứa kim loại M cháy ngoài không khí rồi đưa vào bình đựng khí CO2 (như hình vẽ). Thấy kim loại M tiếp tục cháy trong bình khí đựng CO2.
Kim loại M là A. Cu.
B. Ag.
C. Fe.
D. Mg.
36
Câu 14. Nhỏ từ từ cho đến dư dd NaOH vào dd AlCl3. Hiện tượng xảy ra là: A. có keo trắng và có khí bay lên. B. chỉ có kết tủa keo trắng. C. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. D. không có kết tủa, có khí bay lên. Câu 15. Nhỏ từ từ dung dịch KOH vào dung dịch Cr2(SO4)3 đến dư, hiện tượng quan sát được là: A. Xuất hiện keo tủa màu vàng. B. Xuất hiện kết tủa keo màu lục xám. C. Xuất hiện kết tủa keo màu vàng, sau đó kết tủa tan dần tạo dung dịch màu xanh lục D. Xuất hiện kết tủa keo màu lục xám, sau đó kết tủa tan dần tạo dung dịch màu xanh lục. Câu 16. Giữa các ion CrO42- và ion Cr2O72- có sự chuyển hoá cho nhau theo cân bằng hoá học sau : Cr2O72- + H2O 2CrO42- + 2H+ Nếu thêm dung dịch H2SO4 vào dung dịch K2CrO4 thì sẽ có hiện tượng A. từ màu vàng chuyển màu da cam. B. từ màu da cam chuyển màu vàng. C. từ màu da cam chuyền thành không màu. D. từ màu vàng chuyến thành không màu. Câu 17. Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ. Hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm là
dd KOH
A. dung dịch chuyển từ màu cam sang màu vàng. B. dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu cam.
K2Cr2O7
C. dung dịch chuyển từ màu xanh sang màu cam. D. xuất hiện kết tủa xanh sau đó kết tủa tan hết. Câu 18. Kết luận nào sau đây không đúng? A. Khi cho dung dịch KOH vào dung dịch K2Cr2O7 thấy dung dịch chuyển từ màu cam sang màu vàng.
37
B. Khi cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch K2CrO4 thấy dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu cam. C. Khi cho dung dịch HCl đặc dư vào dung dịch K2CrO4 thấy dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu cam. D. Sục khí Cl2 dư vào dung dịch chứa hỗn hợp KCrO2 và KOH thấy dung dịch chuyển từ màu xanh lục sang màu vàng. Câu 19. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch FeSO4 đã được axit hoá bằng H2SO4 vào dung dịch KMnO4. Mô tả hiện tượng quan sát được. A. Dung dịch màu tím hồng bị nhạt dần rồi chuyển sang màu vàng. B. Dung dịch màu tím hồng bị nhạt dần đến không màu. C. Dung dịch màu tím hồng bị chuyển dần sang nâu đỏ. D. Màu tím bị mất ngay, sau đó dần dần xuất hiện trở lại thành dung dịch có màu hồng. Câu 20. Để điều chế Fe(OH)2 trong phòng thí nghiệm, người ta đun sôi 4-5 ml dung dịch NaOH, sau đó rót nhanh 2 – 3 ml dung dịch FeCl2 vào dung dịch NaOH. Mục đích chính của việc đun sôi dung dịch NaOH là ? A. Phân hủy hết muối cacbonat, tránh việc tạo kết tủa FeCO3. B. Đẩy hết khí oxi hòa tan trong dung dịch, tránh việc oxi hòa tan oxi hóa Fe(II) lên Fe(III). C. Để nước khử Fe(III) thành Fe(II). D. Đẩy nhanh tốc độ phản ứng. Câu 21. Hình dưới đây mô tả cách thực hiện 2 thí nghiệm.
Mô tả hiện tượng nào sau đây đúng: A. (1) dung dịch màu tím hồng bị nhạt dần rồi chuyển sang màu vàng. B. (2) dung dịch màu tím hồng bị nhạt dần rồi chuyển sang màu vàng.
38
C. (1), (2) dung dịch màu tím hồng bị nhạt dần. D. (1), (2) dung dịch màu tím hồng bị nhạt dần rồi chuyển sang màu vàng. Câu 22. Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ: Sau một thời gian thì ở ống nghiệm chứa dung dịch Cu(NO3)2 quan sát thấy: A. không có hiện tượng gì xảy ra. B. có xuất hiện kết tủa màu đen. C. có xuất hiện kết tủa màu trắng. D. có sủi bọt khí màu vàng lục, mùi hắc. Câu 23. Cho hình vẽ biểu diễn thí nghiệm của oxi với Fe. Điền tên đúng cho các kí hiệu 1, 2, 3 đã cho:
1
A. 1: dây sắt; 2: khí oxi; 3: lớp nước.
3
B. 1: mẩu than; 2: khí oxi; 3: lớp nước.
2
C. 1: khí oxi; 2: dây sắt; 3: lớp nước.
Mẩu than
D. 1: Lớp nước; 2: khí oxi; 3: dây sắt Câu 24. Cho phản ứng của Fe với oxi như hình vẽ. Vai trò của lớp nước ở đáy bình là
sắt
Lớp nước
(1) Giúp cho phản ứng của Fe với Oxi xảy ra dễ dàng hơn. O2
(2) Hòa tan Oxi để phản ứng với Fe trong nước.
than
(3) Tránh vỡ bình vì phản ứng tỏa nhiệt mạnh. A. (1).
B. (3).
C. (2).
D. (1),(2), (3).
Mức độ vận dụng: Câu 1. Cho một luồng khí H2 dư lần lượt đi qua các ống sứ mắc nối tiếp, đựng các oxit nung nóng như sau:
Những ống sứ có phản ứng hóa học xảy ra là: A. (2), (4), (5).
B. (2), (3), (4).
C. (1), (2), (3).
D. (2), (4).
39
Câu 2. Trong phòng thí nghiệm, khí Z (làm mất màu dung dịch thuốc tím) được điều chế từ chất rắn X, dung dịch Y đặc, đun nóng và thu vào bình tam giác bằng phương pháp đẩy không khí như hình vẽ sau: Các chất X, Y, Z lần lượt là A. Fe, H2SO4, H2. B. Cu, H2SO4, SO2. C. CaCO3, HCl, CO2. D. NaOH, NH4Cl, NH3. Mức độ vận dụng cao: Câu 1. Trong công nghiệp người ta điều chế Al bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 như sau: Cho các phát biểu (a) Chất X là Al nóng chảy. (b) Chất Y là hỗn hợp Al2O3 và criolit nóng chảy. (c) Phương trình phản ứng điện phân là: 2Al2O3
4Al + 3O2
(d) Na3AlF6 được thêm vào oxit nhôm trong điện phân nóng chảy sẽ tạo được một hỗn hợp chất điện li nổi lên trên bảo vệ nhôm nóng chảy khỏi bị oxi hóa bởi O2 không khí. (e) Trong quá trình điện phân, ở anot thường xuất hiện hỗn hợp khí có thành phần là CO, CO2 và O2. (g) Trong quá trình điện phân, cực âm luôn phải được thay mới do điện cực làm bằng graphit (than chì) nên bị khí sinh ra ở cực dương ăn mòn. Số phát biếu đúng là A. 1.
B. 2.
C. 3.
Gợi ý: 3 phát biểu đúng là: (c), (d), (e).
D. 4.
40
Câu 2. Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ, hiện tượng chất rắn Y trong ống nghiệm nằm ngang bị đổi màu. Cho các cặp X, Y sau: X
Y
(1)
K2Cr2O7 + HCl
Fe
(2)
C2H5Br + KOH
CuO
(3)
NH4Cl +Ca(OH)2
CuO
(4)
H2O2 (xúc tác MnO2)
Cr
(5)
HCOOH + H2SO4 đặc
Fe2O3
(6)
NH4HCO3 + NaOH
CrO3
Số cặp X, Y thỏa mãn là: A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 3. Cho các thí nghiệm sau: (a) Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3. (b) Trộn dung dịch NaHCO3 với dung dịch Ca(OH)2 dư. (c) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2. (d) Trộn dung dịch FeCl2 với dung dịch AgNO3 dư. (e) Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2 (Na[Al(OH)4]). Số trường hợp thu được kết tủa sau khi phản ứng kết thúc là A. 1.
B. 2.
Gợi ý: Đáp án cụ thể là: (a), (b), (d).
C. 3.
D. 4.
41
Câu 4. Cho các thí nghiệm sau ( phản ứng xảy ra hoàn toàn) : (a) Nhúng lá Fe nguyên chất vào dung dịch CuSO4. (b) Cho NaOH vào dung dịch FeCl2 rồi để ngoài không khí. (c) Cho vài giọt H2SO4 loãng vào dung dịch Fe(NO3)2. (d) Cho vài giọt H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4. (e) Cho dung dịch FeSO4 vào dung dịch chứa hỗn hợp KMnO4 và H2SO4. (g) sục khí Cl2 vào dung dịch chứa hỗn hợp KCrO2 và KOH. (h) Cho NaOH dư vào dung dịch HCl rồi để ngoài không khí. Số thí nghiệm xảy ra sự thay đổi màu sắc là A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Gợi ý: chỉ có trường hợp (g) không thỏa mãn. Câu 5. Cho các thí nghiệm sau: (a) Trộn dung dịch BaCl2 với dung dịch NaHSO4. (b) Trộn dung dịch KHSO4 với dung dịch Ba(HCO3)2. (c) Trộn dung dịch K2CO3 với dung dịch FeCl3. (d) Trộn dung dịch K2S với dung dịch FeCl3 (e) Cho Ba vào dung dịch H2SO4 dư. (g) Cho Al vào dung dịch H2SO4 đặc nguội. Số trường hợp vừa có kết tủa vừa có khí thoát ra là A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Gợi ý: Đáp án cụ thể là: (b), (c), (d), (e). Câu 6. Tiến hành thí nghiệm sau: Bước 1: Rót vào ống nghiệm 1 và 2, mỗi ống khoảng 3 ml dung dịch H2SO4 loãng và cho vào mỗi ống một mẩu kẽm. Quan sát bọt khí thoát ra. Bước 2: Nhỏ thêm 2 - 3 giọt dung dịch CuSO4 vào ống 2. So sánh lượng bọt khí thoát ra ở 2 ống. Cho các phát biểu sau: (a) Bọt khí thoát ra ở ống 2 nhanh hơn so với ống 1. (b) Ống 1 chỉ xảy ra ăn mòn hoá học còn ống 2 chỉ xảy ra ăn mòn điện hoá học.
42
(c) Lượng bọt khí thoát ra ở hai ống là như nhau. (d) Ở cả hai ống nghiệm, Zn đều bị oxi hoá thành Zn2+. (e) Ở ống 2, có thể thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch MgSO4. (g) Nếu ở bước 2 thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch Al2(SO4)3 khí thoát ra sẽ nhanh hơn. Số phát biểu đúng là A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Gợi ý: Phát biểu đúng là: (a), (e). 2.2.3. Chuyên đề 3: Hữu cơ Nội dung thí nghiệm hữu cơ được khai thác rất nhiều trong các đề thi tốt nghiệp, cao đẳng, đại học. Các hình vẽ thí nghiệm được trình bày trên mục 2.1. Ở đây, chúng tôi hệ thống hóa các thí nghiệm thực hành như sau: - Phân tích định tính nguyên tố. Điều chế và tính chất của metan. + Thí nghiệm 1. Xác định định tính cacbon và hidro. + Thí nghiệm 2. Điều chế và thử một tính chất của metan. - Điều chế và tính chất của etilen và axetilen. Tính chất của etanol, glixerol và phenol. + Thí nghiệm 1: Etanol tác dụng với Na. + Thí nghiệm 2: Glixerol tác dụng với Cu(OH)2. + Thí nghiệm 3: Phenol tác dụng với nước brom. + Thí nghiệm 4: Phân biệt etanol, glixerol và phenol. - Tính chất của anđehit và axit cacboxylic + Thí nghiệm 1: Phản ứng tráng bạc + Thí nghiệm 2: Phản ứng của axit axetic với quỳ tím, natri cacbonat - Điều chế, tính chất hóa học của este và cacbohiđrat + Thí nghiệm 1: Điều chế etyl axetat + Thí nghiệm 2: Phản ứng xà phòng hoá + Thí nghiệm 3: Phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2.
43
+ Thí nghiệm 4: Phản ứng của tinh bột với iot. - Một số tính chất của protein và vật liệu polime + Thí nghiệm 1: Sự đông tụ protein khi đun nóng. + Thí nghiệm 2: Phản ứng màu biure. + Thí nghiệm 3: Tính chất của một vài vật liệu polime khi đun nóng. + Thí nghiệm 4: Phản ứng của 1 vài vật liệu polime với kiềm. Chúng tôi lấy ba thí nghiệm minh họa gồm: + Thí nghiệm xác định định tính C, H. + Thí nghiệm điều chế và thử tính chất của axetilen. + Thí nghiệm điều chế este. Những thí nghiệm trên bao quát hầu khắp các phản ứng, từ nung nóng chất rắn, đun nóng dung dịch, hay cho chất rắn vào chất lỏng hoặc ngược lại. Cụ thể, chúng tôi xin trình bày: Thí nghiệm minh họa 1: Hình 1: Hình vẽ thí nghiệm phân tích hợp chất hữu cơ. (Thí nghiệm xác định định tính C, H)
* Phân tích thí nghiệm Dụng cụ 2 ống nghiệm kèm ống dẫn khí, đèn cồn, bộ giá thí nghiệm và bông. Hóa chất Chất phản ứng Tiến
hợp chất hữu cơ (glucozơ, saccarozơ) và CuO
Các chất khác
CuSO4 khan, dung dịch Ca(OH)2
Bước 1
Trộn đều khoảng 0,2 g saccarozơ với 1 - 2 g đồng(II)
hành
oxit, sau đó cho hỗn hợp vào ống nghiệm khô .
thí
Cho thêm khoảng 1 g đồng (II) oxit để phủ kín hỗn
nghiệm
hợp. Phần trên của ống nghiệm được nhồi một nhúm bông có rắc một ít bột đồng (II) sunfat khan. Bước 2
Lắp ống nghiệm trên lên giá thí nghiệm rồi nhúng ống
44
dẫn khí vào ống nghiệm chứa dung dịch Ca(OH)2. Bước 3
Đun ống nghiệm chứa hỗn hợp phản ứng (lúc đầu đun nhẹ, sau đó đun tập trung vào phần có hỗn hợp phản ứng).
Hiện
Ptpư khi đun ống nghiệm chứa hỗn hợp phản ứng:
tượng
C12H22O11 + 24 O(CuO) 12 CO2 + 11 H2O.
và
Hơi nước sinh ra làm bông trộn CuSO4 khan màu trắng chuyển sang
Giải
màu xanh của muối ngậm nước CuSO4.5H2O.
thích
Xác nhận có H trong hợp chất nghiên cứu. Khí CO2 sinh ra làm vẩn đục dung dịch Ca(OH)2: CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O Sự tạo thành kết tủa trắng của CaCO3 xác nhận có H trong hợp chất hữu cơ.
Lưu ý
Ống nghiệm được lắp hơi chúc xuống để hơi nước ngưng tụ ở đầu ống nghiệm, không chảy ngược xuống đáy gây vỡ ống nghiệm. Kết thúc thí nghiệm: cần tháo ống dẫn khí ra khỏi dung dịch Ca(OH) 2 trước khi tắt đèn cồn; Vì nếu tắt đèn cồn trước làm nhiệt độ trong ống nghiệm giảm, áp suất giảm, nước sẽ bị hút ngược vào trong gây vỡ ống nghiệm.
* Hệ thống câu hỏi liên quan Mức độ nhận biết: Câu 1. Bông trộn CuSO4 khan màu trắng hút nước chuyển sang màu xanh, chứng tỏ hợp chất hữu cơ chứa nguyên tố: A. H.
B. C.
C. O.
D. C, H.
Câu 2. Ống nghiệm chứa Ca(OH)2 bị vẩn đục, chứng tỏ hợp chất hữu cơ chứa nguyên tố: A. C.
B. H.
C. O.
D. C, H.
Câu 3. Hãy cho biết hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm chứa Ca(OH)2. A. Có kết tủa trắng xuất hiện
45
B. Có kết tủa đen xuất hiện C. Dung dịch chuyển sang màu xanh D. Dung dịch chuyển sang màu vàng. Mức độ hiểu: Câu 1. Hãy cho biết thí nghiệm bên dùng để xác định nguyên tố nào trong hợp chất hữu cơ: A. Xác định C và H.
B. Xác định C và O.
C. Xác định H và O.
D. Xác định C, H và O.
Câu 2. Hãy cho biết sự vai trò của CuSO4 (khan) và biến đổi của nó trong thí nghiệm A. Định tính nguyên tố C và màu CuSO4 từ màu trắng sang màu xanh. B. Định tính nguyên tố H và màu CuSO4 từ màu xanh sang màu trắng. C. Định tính nguyên tố H và màu CuSO4 từ màu trắng sang màu xanh. D. Định tính nguyên tố C và màu CuSO4 từ màu xanh sang màu trắng Câu 3. Chất X và dung dịch Y (theo thứ tự) là: A. CaO, H2SO4 đặc. B. Ca(OH)2, H2SO4 đặc. C. CuSO4 khan, Ca(OH)2. D. CuSO4.5H2O, Ca(OH)2.
Mức độ vận dụng: Câu 1. Cho các phát biểu: (a) Thí nghiệm trên dùng để xác định nitơ có trong hợp chất hữu cơ. (b) Bông trộn CuSO4 khan có tác dụng chính là ngăn hơi hợp chất hữu cơ thoát ra khỏi ống nghiệm. (c) Trong thí nghiệm trên có thể thay dung dịch Ca(OH)2 bằng dung dịch Ba(OH)2 (d) Có thể thay glucozơ (C6H12O6) bằng sacarozơ (C12H22O11). (e) Ở bước số 2, tránh gây vỡ ống nghiệm chứa hỗn hợp phản ứng, ta lắp hơi chúc xuống.
46
Số phát biểu đúng là A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Gợi ý: phát biểu đúng là: (c), (d), (e). Câu 2. Thí nghiệm xác định định tính nguyên tố cacbon và hidro trong phân tử glucozơ được tiến hành theo các bước (3 bước như phần Phân tích thí nghiệm): Cho các phát biểu sau: (a) CuO có vai trò khử C thành CO2, H thành H2O. (b) Có thể thay CuO bằng CaO (c) Ở bước số 2, ống nghiệm chứa hỗn hợp phản ứng được lắp hướng lên tránh chất rắn tập trung tại đáy ống nghiệm. (d) Kết thúc thí nghiệm, trước khi tắt đèn cồn cần tháo ống dẫn khí ra khỏi ống nghiệm. Số phát biểu đúng là A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Gợi ý: phát biểu đúng là: (d). Mức độ vận dụng cao: Câu 1. Cho mô hình thí nghiệm sau:
Cho các nhận xét sau: (a) Thí nghiệm trên nhằm mục đích xác định định tính cacbon và hiđro trong hợp chất hữu cơ. (b) Bông tẩm CuSO4 khan nhằm phát hiện sự có mặt của nước trong sản phẩm cháy. (c) Ống nghiệm được lắp hơi chúi xuống để oxi bên ngoài dễ vào để đốt cháy chất hữu cơ. (d) Ống nghiệm đựng nước vôi trong để hấp thụ khí CO2 và khí CO. (e) Chất để sử dụng để oxi hóa chất hữu cơ trong thí nghiệm trên là CuO. (g) Có thể sử dụng mô hình trên để xác định nitơ trong hợp chất hữu cơ.
47
Số phát biểu đúng là A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Gợi ý: phát biểu đúng là: (a), (b), (e). Thí nghiệm minh họa 2: Thí nghiệm điều chế và thử tính chất của axetilen Hình vẽ điều chế
Hình vẽ điều chế và thử tính chất
* Phân tích thí nghiệm Dụng cụ Ống nghiệm kèm ống dẫn khí hoặc ống nghiệm có nhánh. Bình cầu có khóa nối với bình tam giác hoặc pipet chứa nước. Bộ giá thí nghiệm và thìa thủy tinh, giá ống nghiệm. Hóa chất Chất phản ứng Tiến
CaC2 và H2O
Các chất khác
dung dịch Br2, dung dịch KMnO4, dung dịch AgNO3,
Bước 1
Dùng thìa thủy tinh lấy vài mẩu nhỏ canxi cacbua vào
hành
ống nghiệm khô, có nhánh.
thí
Cắm pipet xuyên qua nút caosu và hút nước vào pipet.
nghiệm
Bước 2
Lắp ống nghiệm lên trên giá thí nghiệm, nối ống dẫn khí vào ống nghiệm chứa dung dịch X. Cắm nút caosu có sẵn pipet chứa nước.
Bước 3 Hiện tượng và
Nhỏ nước trên pipet xuống ống nghiệm chứa CaC2.
Trong ống nghiệm chứa hỗn hợp phản ứng có khí thoát ra: CaC2 + 2H2O
Ca(OH)2 + C2H2
Nếu đốt cháy khí sinh ra thấy ngọn lửa màu sáng chói; đưa nắp chén sứ
48
Giải
qua ngọn lửa thấy có vệt đen (muội than):
thích
C2H2 + 5/2 O2 2CO2 + H2O. Khí sinh ra làm mất màu dung dịch Br2: CH CH + Br2 CHBr = CHBr CHBr=CHBr+ Br2 CHBr2-CHBr2. Làm mất màu dung dịch thuốc tím đồng thời tạo kết tủa màu nâu đen MnO2. Dẫn khí C2H2 sinh ra vào dung dịch AgNO3 thấy có kết tủa vàng nhạt: CH CH+2AgNO3+2NH3 Ag–C C–Ag +2NH4NO3
Lưu ý
Khi cháy, axetilen tỏa nhiều nhiệt nên được dùng trong đèn xì oxiaxetien để hàn, cắt kim loại. Cần để khí C2H2 đuổi hết không khí trong ống dẫn, sau đó mới tiến hành đốt khí, tránh gây nổ, nguy hiểm. Phản ứng CaC2 với nước xảy ra ngay lập tức nên cần chuẩn bị sẵn các ống nghiệm chứa dung dịch để thử tính chất và lắp dụng cụ xong mới cho nước tiếp xúc với CaC2. Đất đèn tác dụng ngay với hơi nước trong không khí, nên phải ngâm chúng ngập trong dầu hỏa, nên chỉ khi tiến hành thí nghiệm mới lấy CaC2 khỏi dầu hỏa. Thực tế axetilen không có mùi, nhưng sản phẩm thu được có mùi là do trong sản phẩm có lẫn nhiều tạp chất như H2S, NH3, PH3 … và các hợp chất gây mùi. Kết tủa AgCCAg đem nung trên lưới amiăng thì thấy xuất hiện tiếng nổ nhỏ và mẫu bị phân hủy thành màu đen. Nhỏ vài giọt HCl đặc vào kết tủa AgCCAg thì thấy kết tủa từ vàng chuyển dần thành kết tủa trắng (AgCl). AgCCAg + 2HClđ → HCCH + 2AgCl↓
* Hệ thống câu hỏi liên quan Mức độ nhận biết:
49
Câu 1. Khí X (hình 1) là: A. C2H2.
B. C2H6.
C. C2H4.
D. CH4.
Câu 2. Khí X là axetilen thì chất rắn trong bình tam giác là: A. CaC2.
B. Al4C3.
C. CaO.
D. Al2O3.
Mức độ thông hiểu: Câu 1. (hình 2) Hiện tượng xảy ra ở ống nghiệm đựng dung dịch brom là: A. Dung dịch bị mất màu.
C. Xuất hiện kết tủa trắng.
B. Xuất hiện kết tủa vàng.
D. Dung dịch chuyển màu đỏ.
Câu 2. Cho thí nghiệm được mô tả bởi như hình vẽ bên: Biết sau khi phản ứng hoàn toàn thì dung dịch Br2 bị mất màu. A, B tương ứng có thể là các chất nào sau đây? A. CaCO3 và dung dịch HCl.
C. Al4C3 và H2O.
B. Al và dung dịch NaOH.
D. CaC2 và H2O.
Câu 3. Cho vài mẫu đất đèn bằng hạt ngô vào ống nghiệm X đã đựng sẵn 2ml nước. Đậy nhanh X bằng nút có ống dẫn khí gấp khúc sục vào ống nghiệm Y chứa 2 ml dung dịch AgNO3 trong NH3. Hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm Y là A. có kết tủa trắng.
C. có kết tủa màu đen.
B. có kết tủa màu vàng nhạt.
D. có một lớp kim loại màu sáng.
Câu 4. Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch, lắc nhẹ, sau đó nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết. Sục khí X vào ống nghiệm trong vài phút thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. Khí X là A. HCHO.
B. C2H4.
C. HCl.
D. C2H2.
Câu 5. Sắp xếp trình tự thí nghiệm điều chế một lượng nhỏ C2H2 và thử tính chất phản ứng cộng brom trong phòng thí nghiệm: (1). Rót nước vào bình tam giác (2). Đặt ống nghiệm lên giá, cho nước brom bão hoà vào. (3). Lấy một mẫu CaC2 cho vào bình tam giác khô.
50
(4). Cho ống dẫn khí sục vào ống nghiệm chứa nước brom. (5). Chuẩn bị hoá chất và dụng cụ cần thiết. (6). Đậy nhanh ống nghiệm bằng nút cao su có kèm ống dẫn khí. A. 5 – 2 – 3 – 1 – 6 – 4.
B. 5 – 1 – 3 – 2 – 6 – 4.
C. 5 – 2 – 1 – 3 – 4 – 6.
D. 5 – 1 – 3 – 6 – 2 – 4.
Mức độ vận dụng: Câu 1. (hình 1) Cho các phát biểu sau: (a) Thành phần nguyên tố của X gồm C, H, O. (b) 0,1 mol X phản ứng tối đa với 0,2 mol H2 trong điều kiện thích hợp. (c) Dẫn X vào dung dịch Br2 thấy dung dịch bị nhạt màu. (d) Dẫn X vào dung dịch AgNO3/NH3 thấy xuất hiện kết tủa vàng. Số phát biểu đúng là: A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Gợi ý: phát biểu đúng là: (b), (c), (d). Câu 2. Thí nghiệm thí nghiệm điều chế axetilen được tiến hành theo các bước (3 bước như phần Phân tích thí nghiệm): Cho các phát biểu sau: (a) Khí axetilen không có mùi, nhưng sản phẩm thu được trong thí nghiệm trên lại có mùi do có lẫn tạp chất. (b) Có thể thay nước bằng dung dịch HCl. (c) Có thể thay canxi cacbua bằng nhôm cacbua. (d) Có thể thay đổi hóa chất trong bước 1 và bước 2 bằng cách cho vài mẩu canxi cacbua vào ống nghiệm đã đựng 1 ml nước và đậy nhanh bằng nút có ống dẫn khí. (e) Sau bước 3, để tận dụng hết khí C2H2 sinh ra cần tiến hành đốt ngay đầu ống vuốt nhọn. Số phát biểu đúng là A. 1.
B. 2.
Gợi ý: phát biểu đúng là: (a), (b), (d).
C. 3.
D. 4.
51
Mức độ vận dụng cao: Câu 1. Cho hình vẽ thí nghiệm sau:
Cho các phát biểu sau: (a) Hỗn hợp khí X gồm C2H4, CH4. (b) Khí Y là CH4. (c) Dung dịch Br2 bị nhạt màu. (d) Dẫn X vào dung dịch AgNO3/NH3 thấy xuất hiện kết tủa vàng. (e) Sau phản ứng trong bình cầu có kết tủa keo trắng. Số phát biểu đúng là: A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Gợi ý: phát biểu đúng là: (b), (c), (d). Hoàn toàn tương tự chúng ta cũng có thể xây dựng bộ câu hỏi cho khí metan và etilen. Ở đây, chúng tôi tiếp tục xây dựng bộ câu hỏi ứng với hình vẽ điều chế este. Thí nghiệm minh họa 3: Thí nghiệm điều chế este Hình (I): Mô hình điều chế este
Hình (II): Hình vẽ điều chế etyl axetat
52
* Phân tích thí nghiệm Dụng cụ 2 ống nghiệm cắm ống thủy tinh, đèn cồn, bộ giá thí nghiệm. Hóa chất Chất phản ứng Các chất khác
C2H5OH và CH3COOH dung dịch H2SO4 đặc, dung dịch NaCl bão hòa, cốc đá lạnh dạng viên.
Tiến
Bước 1
dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
hành thí
Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung
Bước 2
nghiệm
Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70oC. Hoặc đun nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn, không được đun sôi.
Bước 3
Làm lạnh, sau đó rót 5 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
Hiện
Ptpư khi đun ống nghiệm chứa hỗn hợp phản ứng:
tượng
CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O. Có mùi thơm bay lên
và Giải
H2SO4 đặc háo nước nên làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận,
thích
tăng hiệu suất phản ứng. Làm lạnh rót NaCl vào do este ít tan trong nước, nhẹ hơn nước, nổi lên trên nên dung dịch phân thành 2 lớp. Do NaCl vào làm tăng khối lượng riêng dung dịch và giảm độ tan của este nên chất lỏng tách lớp.
Lưu ý
Có thể thêm đá bọt là để dung dịch sôi đều, tránh sôi một cách cục bộ. Cát (SiO2) làm tăng khả năng đối lưu của hỗn hợp phản ứng (điều hoà quá trình đun sôi) . Để kiểm soát nhiệt độ trong quá trình đun nóng ta có thể dùng nhiệt kế. - Có thể dùng ống sinh hàn hạn chế sự thất thoát của các chất lỏng trong ống nghiệm. Etyl axetat qua ống sinh hàn dưới dạng hơi được ngưng tụ lại và xuống bình hứng.
53
Không thay thế NaCl bão hoà = HCl được vì HCl dễ bay hơi Khi kết thúc thí nghiệm, cần tắt đèn cồn trước rồi mới tháo ống dẫn hơi, tránh este sinh ra dễ bắt cháy. * Hệ thống câu hỏi liên quan Mức độ nhận biết: Câu 1. Hình (I): Hóa chất được cho vào bình 1 trong thí nghiệm trên là: A. CH3COOH, C2H5OH và H2SO4 đặc. B. CH3COOH và CH3OH. C. CH3COOH và C2H5OH. D. CH3COOH, C2H5OH và H2SO4 đặc. Câu 2. Đun cách thủy hỗn hợp gồm 1 ml ancol etylic và 1 ml axit axetic (có H2SO4 đặc làm xúc tác). Để nguội, sau đó pha loãng hỗn hợp bằng một lượng lớn nước cất, chất lỏng tách thành hai lớp, lớp trên chứa chất X có mùi thơm nhẹ. Chất X là A. CH3COOC2H5. B. CH3COOH.
C. C2H5OH.
D. C2H5COOCH3.
Câu 3. Hình (I): Phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm trên? A. 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + H2O B. C. H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O D. CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O Mức độ hiểu: Câu 1. Hình (II): Chất Y không thể là A. Metyl axetat.
B. Etyl axetat. C. Glucozơ.
D. Isoamyl axetat.
Câu 2: Hình vẽ nào sau đây mô tả bộ dụng cụ điều chế este ?
54
Đáp án C Mức độ vận dụng: Câu 1. Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước (3 bước như trong phần Phân tích thí nghiệm). Câu 1.1. (Đề minh họa năm 2019) Câu 76. Phát biểu nào sau đây sai ? A. H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm. B. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh sự cháy. C. Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn C2H5OH và CH3COOH. D. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp. Câu 1.2. Cho các phát biểu sau: (a) Có thể thay dung dịch axit sunfuric đặc bằng dung dịch axit sunfuric loãng. (b) Có thể tiến hành thí nghiệm bằng cách đun sôi hỗn hợp. (c) Để kiểm soát nhiệt độ trong quá trình đun nóng có thể dùng nhiệt kế. (d) Muối ăn tăng khả năng phân tách este với hỗn hợp phản ứng thành hai lớp. (e) Có thể thay dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch HCl bão hòa. Số phát biểu sai là A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
Gợi ý: phát biểu sai là: (a), (b), (e) Câu 1.3. Cho các phát biểu sau: (a) H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm (b) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm. (c) Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn C2H5OH và CH3COOH (d) Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp (e) Thí nghiệm trên có thể dùng để đều chế phenyl axetat từ phenol và axit axetic (g) Có thể thay H2SO4 đặc bằng HNO 3 đặc.
55
Số phát biểu đúng là A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 2.
. Gợi ý: phát biểu đúng là: (a), (c), (d). Mức độ vận dụng cao: Câu 1. Hình (II): Cho các phát biểu sau: (a) Etyl axetat có nhiệt độ sôi thấp nên dễ bị bay hơi khi đun nóng. (b) H2SO4 đặc vừa làm chất xúc tác, vừa có tác dụng hút nước. (c) Etyl axetat qua ống dẫn dưới dạng hơi nên cần làm lạnh bằng nước đá để ngưng tụ. (d) Phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên được gọi là phản ứng este hóa. (e) Để nâng cao hiệu suất phản ứng có thể thay hỗn hợp trong ống nghiệm bằng rượu trắng, giấm ăn và H2SO4 đặc. (g) Vai trò của đá bọt là để bảo vệ ống nghiệm không bị vỡ. Số phát biểu đúng là: A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Gợi ý: phát biểu đúng là: (a), (b), (c), (d). Câu 2. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế etyl axetat từ axit axetic, etanol và H2SO4 (xúc tác) theo sơ đồ hình vẽ bên dưới:
Sau khi kết thúc phản ứng este hóa, người ta tiến hành các bước sau: + Bước 1: Cho chất lỏng Y vào phễu chiết, lắc với dung dịch Na2CO3 đến khi quỳ tím chuyển màu xanh. + Bước 2: Mở khóa phễu chiết để loại bỏ phần chất lỏng phía dưới.
56
+ Bước 3: Thêm CaCl2 khan vào, sau đó tiếp tục bỏ đi rắn phía dưới thì thu được etyl axetat Cho các phát biểu sau: (a) Nước trong ống sinh hàn nhằm tạo môi trường có nhiệt độ thấp để hóa lỏng các chất hơi. (b) CaCl2 được thêm vào để tách nước và ancol còn lẫn trong etyl axetat. (c) Dung dịch Na2CO3 được thêm vào để trung hòa axit sunfuric và axit axetic trong chất lỏng Y. (d) Dung dịch X được tạo từ axit axetic nguyên chất, etanol nguyên chất và H2SO4 98%. (e) Có thể thay thế CaCl2 khan bằng dung dịch H2SO4 đặc. (g) Khi kết thúc thí nghiệm, cần tắt đèn cồn trước khi tháo ống dẫn hơi etyl axetat. Số phát biểu sai là A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Gợi ý: phát biểu sai là: (c), (e). Các câu hỏi khác: Mức độ nhận biết: Câu 1. Cho sơ đồ điều chế khí metan như hình vẽ:
a/ Công thức cấu tạo của metan là: A. CH4.
B. C2H6.
C. CH3COOH.
D. CH3.
B. C2H6.
C. C2H4.
D. C2H2.
b/ Khí X là: A. CH4.
Câu 2: Trong phòng thí nghiệm, người ta đun nóng hỗn hợp các chất rắn gồm CH3COONa, CaO và NaOH để điều chế khí X. Khí X là A. C2H6.
B. C2H4.
C. CH4.
D. C2H2.
57
Câu 6. Hiện tượng quan sát được khi nhỏ vài giọt dung dịch iot lên mặt cắt củ khoai lang tươi là A. có màu hồng.
B. có màu xanh tím.
C. có màu tím.
D. có màu đỏ.
Câu 3. Cho Cu(OH)2 vào lòng trắng trứng gà thấy dung dịch chuyển sang màu A. vàng.
B. xanh.
C. tím.
D. đỏ.
Mức độ thông hiểu: Câu 1. Trong phòng thí nghiệm, chất Y được điều chế bằng cách nhiệt phân chất rắn X. Các dụng cụ thí nghiệm được lắp đặt như hình vẽ bên. Chất rắn X và khí Y phù hợp là: A. Chất rắn X: CaCO3 - khí Y: CO2. B. Chất rắn X: K2MnO4 - khí Y: O2. C. Chất rắn X: CH3COONa, NaOH, CaO - khí Y: CH4. D. Chất rắn X: NH4NO2 - khí Y: N2O. Câu 2. Hình vẽ trên được bố trí để điều chế khí E.
Khí E là khí nào trong số các khí sau ? A. C2H4.
B. SO2.
C. N2.
D. NH3.
Câu 3. Cho hình vẽ bên minh họa việc điều chế khí Y trong phòng thí nghiệm. Khí Y là khí C2H4 thì dung dịch X chứa A. C2H4Cl2/KOH B. C2H5OH/H2SO4 đặc C. C2H2 và H2 D. C6H12O6/enzim
58
Câu 4. Trong sơ đồ thực nghiệm theo hình vẽ sau đây?
Phát biểu nào sau đây đúng? A. Chất khí sau khi đi qua bông tẩm NaOH đặc có thể làm mất màu dung dịch brom hoặc KMnO4. B. Vai trò chính của bông tẩm NaOH đặc là hấp thụ lượng C2H5OH chưa phản ứng bị bay hơi. C. Vai trò chính của H2SO4 đặc là oxi hóa C2H5OH thành H2O và CO2. D. Phản ứng chủ yếu trong thí nghiệm là: 170180 C 2C2H5OH (C2H5)2O + H2O o
Câu 5. Cho 2 ml ancol etylic vào ống nghiệm khô có sẵn vài viên đá bọt, sau đó thêm từng giọt dung dịch H2SO4 đặc, lắc đều. Đun nóng hỗn hợp, sinh ra hiđrocacbon Y làm nhạt màu dung dịch KMnO4. Chất Y là A. etilen.
B. axetilen.
C. anđehit axetic. D. propen.
Câu 6. Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4, C2H2. Dẫn hỗn hợp X qua dung dịch Br2 dư, thấy có khí thoát ra. Khí đó là: A. CH4.
B. C2H4.
C. C2H2.
D. CH4 và C2H4.
Câu 7. Dẫn hơi ancol X đi qua ống sứ đựng CuO đun nóng thu được anđehit Y theo sơ đồ hình vẽ:
Hai ancol đều không thỏa mãn tính chất của X là
59
A. etanol và propan-1-ol.
B. propan-1-ol và propan-2-ol.
C. metanol và etanol.
D. propan-2-ol và butan-2-ol.
Câu 8. Làm thí nghiệm như hình vẽ: Hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm khi cho dư glixerol, lắc đều là: A. Kết tủa tan, tạo dung dịch có màu xanh lam. B. Không có hiện tượng gì. C. Kết tủa vẫn còn, dung dịch trong suốt. D. Kết tủa không tan, dung dịch có màu xanh. Câu 9. Nhỏ vào ống nghiệm 4 giọt dung dịch CuSO4 2% và 2 ml dung dịch NaOH 10%, lắc nhẹ thấy xuất hiện kết tủa xanh. Nhỏ tiếp vào ống nghiệm 4 ml chất lỏng X, lắc nhẹ thấy kết tủa tan tạo thành dung dịch màu xanh lam. Chất X ở thí nghiệm trên là chất nào trong các chất sau? A. Ancol etylic.
B. Glyxerol.
C. Benzen.
D. Toluen.
Câu 10. Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ sau:
Sau khi lắc nhẹ, rồi để yên thì thấy tại ống nghiệm (A) và (B) lần lượt xuất hiện dung dịch A. (A): màu xanh lam và (B): màu tím. B. (A): màu xanh lam và (B): màu vàng. C. (A): màu tím và (B): màu xanh lam. D. (A): màu tím và (B): màu vàng. Câu 11. Có 4 ống nghiệm chứa Cu(OH)2. Thêm vào các ống nghiệm lượng dư của 4 dung dịch etan - 1, 2- điol, propan-1, 3-điol, propan-1, 2-điol, propan-1, 2, 3triol.
60
Hiện tượng xảy ra như hình vẽ Vậy dung dịch cho vào ống nghiệm 4 là A. propan-1,3-điol B. propan -1,2- điol C. etan - 1,2- điol D. propan-1,2,3-triol Câu 12. Lần lượt tiến hành thí nghiệm với phenol theo thứ tự các hình (A), (B), (C) như hình bên. Kết thúc thí nghiệm C, hiện tượng xảy ra là
A. có hiện tượng tách lớp dung dịch
C. có khí không màu thoát ra
B. xuất hiện kết tủa trắng
D. dung dịch đổi màu thành vàng nâu
Câu 13. Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch, lắc nhẹ, sau đó nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết. Nhỏ tiếp 3 - 5 giọt dung dịch X đun nóng nhẹ hỗn hợp ở khoảng 60 - 70°C trong vài phút, trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp bạc sáng. Chất X là A. axit axetic
B. ancol etylic
C. anđehit fomic
D. glixerol
Câu 14. Rót 1 - 2 ml dung dịch chất X đậm đặc vào ống nghiệm đựng 1 - 2 ml dung dịch Na2CO3. Đưa que diêm đang cháy vào miệng ống nghiệm thì que diêm tắt. Chất X là A. Ancol etylic.
B. Anđehit axetic.
C. Axit axetic.
D. Phenol.
Câu 15. Dùng phễu chiết có thể tách riêng hai chất lỏng X và Y (theo hình vẽ). Các chất X, Y tương ứng là A. Nước muối và nước đường B. etyl axetat và nước
61
C. ancol etylic và nước D. axit axetic và nước Câu 16. Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống nghiệm 2 ml etyl axetat, sau đó thêm vào ống thứ nhất 1 ml dung dịch H2SO4 20% và ống thứ hai 1 ml dung dịch NaOH 30%. Sau đó lắc đều cả 2 ống nghiệm, lắp ống sinh hàn đồng thời đun cách thuỷ trong khoảng 5 phút. Hiện tượng trong 2 ống nghiệm là A. Chất lỏng trong cả hai ống nghiệm trở thành đống nhất. B. Chất lỏng trong ống thứ hai trở thành đống nhất. C. Chất lỏng trong ống thứ nhất trở thành đống nhất. D. Chất lỏng trong cả hai ống nghiệm có sự phân tách lớp. Câu 17. Cho một lượng tristearin vào cốc thủy tinh chịu nhiệt đựng lượng dư dung dịch NaOH, thấy chất trong cốc tách thành hai lớp. Đun sôi hỗn hợp đồng thời khuấy đều một thời gian đến khi thu được chất lỏng đồng nhất; để nguội hỗn hợp và thêm vào dung dịch muối ăn, khuấy cho tan hết thấy hỗn hợp tách thành hai lớp: phía trên là chất màu trắng X, phía dưới là chất lỏng. Chất X là A. axit stearic.
B. natri stearat.
C. glixerol.
D. natri clorua.
Câu 18. Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch, lắc nhẹ, sau đó nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết. Nhỏ tiếp 3 - 5 giọt dung dịch X đun nóng nhẹ hỗn hợp ở khoảng 60 - 70°C trong vài phút, trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp bạc sáng. Chất X là A. glucozơ.
B. Tinh bột.
C. Saccarozơ.
D. Xenlulozơ.
Câu 19. Tiến hành thí nghiệm về phản ứng của glucozơ với Cu(OH) 2 theo các bước sau đây: Bước 1: Cho lần lượt 3 giọt CuSO4 5% và 1 ml NaOH 10% vào ống nghiệm, sau đó lắc nhẹ. Bước 2: Cho vào ống nghiệm trên 2 ml dung dịch glucozơ 1%, lắc nhẹ ống nghiệm. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Thí nghiệm trên tạo ra 2 kết tủa. B. Mục đích của bước 1 là điều chế Na2SO 4 .
62
C. Trong thí nghiệm này, glucozơ không bị oxi hóa. D. Ở bước 2, có hiện tượng kết tủa bị hòa tan là do tính axit của glucozơ. Câu 20. Tiến hành các thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Cho 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và khoảng 1 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm. Lắc nhẹ, gạn bỏ lớp dung dịch giữ lại kết tủa Cu(OH)2. Rót thêm 2 ml dung dịch glucozơ vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2, lắc nhẹ - Thí nghiệm 2: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch protein 10% (lòng trắng trứng 10%), 1 ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO 4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Ở thí nghiệm 1, glucozơ phản ứng với Cu(OH)2 tạo phức đồng glucozơ Cu(C6H10O6)2. B. Ở thí nghiệm 2, lòng trắng trứng hòa tan Cu(OH)2 tạo thành hợp chất phức. C. Kết thúc thí nghiệm 1, dung dịch trong ống nghiệm có màu xanh thẫm D. Kết thúc thí nghiệm 2, dung dịch có màu tím Câu 21. Cho vào ống nghiệm 2 - 3 giọt dung dịch CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10%. Lắc nhẹ, gạn bỏ phần dung dịch, giữ lại kết tủa Cu(OH) 2. Tiếp tục nhỏ 2 ml dung dịch chất X 1% vào ống nghiệm, lắc nhẹ, thu được dung dịch màu xanh lam. Chất X không thể là A. saccarozơ.
B. glucozơ.
C. metanol.
D. fructozơ.
Mức độ vận dụng: Câu 1. Hỗn hợp ban đầu chứa CH3COONa (m gam) và NaOH dư (có mặt bột CaO). Để thu được 1,008 lít khí CH4 (đktc) với hiệu suất phản ứng thực tế đạt 90% thì giá trị của m là: A. 4,10.
B. 3,69.
C. 3,28.
Câu 2. Dãy gồm các khí có thể điều chế theo sơ đồ thí nghiệm sau là
D. 4,92.
63
A. N2, NH3, HCl. B. CO2, SO2, Cl2. C. CH4, O2, C2H6
D. H2, H2S, CO.
Câu 3. Tiến hành úp ngược một ống nghiệm chứa hỗn hợp khí CH4 và Cl2, vào trong một chậu nước muối (có mặt giấy quỳ tìm) như hình vẽ: Đưa toàn bộ thí nghiệm ra ánh sáng. Cho các phát biểu sau: (a) Màu vàng của khí Cl2 bị nhạt đi. (b) Nước trong ống nghiệm dâng lên. (c) Giấy quỳ tím hóa đỏ. (d) Thay CH4 bằng C2H4, cũng thấy hiện tượng tương tự. Số phát biểu đúng là A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 1.
Gợi ý: phát biểu đúng là: (a), (b), (c). Câu 4. Tiến hành thí nghiệm điều chế isoamyl axetat (dầu chuối) theo thứ tự các bước sau đây: Bước 1: Cho 1 ml CH3CH(CH3)CH2CH2OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt H2SO4 đặc vào ống nghiệm. Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 56 phút ở 65-70°C. Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm. Phát biểu nào sau đây đúng ? A. H2SO4 đặc chỉ đóng vai trò xúc tác cho phản ứng tạo isoamyl axetat. B. Thêm dung dịch NaCl bão hòa vào để tránh phân hủy sản phẩm. C. Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn CH3CH(CH3)CH2CH2OH và CH3COOH. D. Sau bước 3, trong ống nghiệm thu được hỗn hợp chất lỏng đồng nhất. Câu 5. Tiến hành thí nghiệm sau: Bước 1: Rót vào hai ống nghiệm mỗi ống 1 ml etyl axetat, sau đó thêm vào ống thứ nhất 1 ml dung dịch H2SO4 20%, ống thứ hai 1 ml dung dịch NaOH 30%.
64
Bước 2: Lắc đều 2 ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70oC. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Ở cả 2 ống nghiệm chất lỏng vẫn tách thành 2 lớp. B. Ống nghiệm thứ nhất chất lỏng trở nên đồng nhất, ống thứ 2 chất lỏng tách thành 2 lớp. C. Ở cả 2 ống nghiệm chất lỏng trở nên đồng nhất. D. Ống nghiệm thứ nhất vẫn phân thành 2 lớp, ống thứ 2 chất lỏng trở thành đồng nhất. Câu 6. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho vào hai bình cầu mỗi bình 10 ml metyl fomat. Bước 2: Thêm 10 ml dung dịch H2SO4 20% vào bình thứ nhất, 20 ml dung dịch NaOH 30% vào bình thứ hai. Bước 3: Lắc đều cả hai bình, lắp ống sinh hàn rồi đun nhẹ trong 5 phút, sau đó để nguội. Các phát biểu liên quan đến thí nghiệm trên được đưa ra như sau: (a) Kết thúc bước 2, chất lỏng trong bình hai đồng nhất. (b) Sau bước 3, trong hai bình vẫn còn metyl fomat. (c) Ở bước 3, trong hai bình đều chứa chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. (d) Ống sinh hàn nhằm mục đích hạn chế sự thất thoát sự bay hơi chất hữu cơ. Số lượng phát biểu đúng là A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 1.
Gợi ý: phát biểu đúng là: (c), (d). Câu 7. Tiến hành thí nghiệm phản ứng xà phòng hoá theo các bước sau đây: Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ động vật và 2-2,5 ml dung dịch NaOH 40%.
65
Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ khoảng 8 – 10 phút và liên tục khuấy đều bằng đũa thuỷ tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi. Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng, khuấy nhẹ, để nguội. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Mục đích của việc thêm dung dịch NaCl là để kết tinh muối natri của các axit béo. B. Có thể thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật. C. Mục đích chính của việc thêm nước cất trong quá trình tiến hành thí nghiệm để tránh nhiệt phân muối của các axit béo. D. Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nhẹ nổi lên trên. Câu 8. Tiến hành thí nghiệm phản ứng tráng gương của glucozơ theo các bước sau đây: Bước 1: Cho vào ống nghiệm sạch 1 ml dung dịch AgNO3 1%, sau đó thêm từng giọt dung dịch NH3 5% và lắc đều cho đến khi kết tủa tan hết, cho thêm một vài giọt dung dịch NaOH 10%. Bước 2: Thêm tiếp 1 ml dung dịch glucozơ, hơ nóng nhẹ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn trong vài phút. Câu 8.1. Nhận định nào sau đây là sai? A. Trong phản ứng trên, glucozơ đóng vai trò là chất khử. B. Thêm NaOH vào là để tránh phân huỷ sản phẩm. C. Sau bước 2, thành ống nghiệm trở nên sáng bóng như gương. D. Sau bước 1, thu được dung dịch trong suốt. Câu 8.2. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong bước 2, ta có thể thay thế dung dịch NH3 bằng dung dịch NaOH. B. Nếu ta đun hỗn hợp sôi mạnh thì sẽ làm phá vỡ lớp bạc bám vào thành ống nghiệm. C. Trong bước 3, để kết tủa bạc nhanh bám vào thành ống nghiệm ta phải luôn lắc đều hỗn hợp trong quá trình thí nghiệm.
66
D. Trong phản ứng trên, glucozơ đã bị khử bởi dung dịch AgNO3/NH3. Câu 9. Tiến hành thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học của glucozơ theo các bước sau đây: Bước 1: Cho vào ống nghiệm lần lượt vài giọt dung dịch CuSO 4 0,5%, 1ml dung dịch NaOH 10%. Bước 2: Gạn bỏ phần dung dịch dư, giữ lại kết tủa Cu(OH)2. Bước 3: Cho thêm vào đó 2ml dung dịch glucozơ 1%, Lắc nhẹ ống nghiệm. Cho các phát biểu sau: (a) Ống nghiệm chuyển sang màu xanh lam khi nhỏ dung dịch glucozơ vào. (b) Trong thí nghiệm trên glucozơ bị khử. (c) Trong thí nghiệm trên có thể thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch FeSO4. (d) Ống nghiệm chuyển sang màu đỏ gạch khi nhỏ dung dịch glucozơ vào. (e) Sau bước 3, trong ống nghiệm có chứa phức đồng glucozơ Cu(C6H11O6)2. Số phát biểu đúng là A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Gợi ý: phát biểu đúng là: (a), (e). Câu 10. Tiến hành thí nghiệm phản ứng của hồ tinh bột với iot theo các bước sau đây: Bước 1: Cho vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng sẵn 2 ml dung dịch hồ tinh bột. Bước 2: Đun nóng dung dịch một lát, sau đó để nguội. Phát biểu nào sau đây sai? A. Sau bước 1, dung dịch thu được có màu xanh tím. Sau bước 2, dung dịch bị mất màu. B. Tinh bột có phản ứng màu với iot vì phân tử tinh bột có cấu tạo mạch hở ở dạng xoắn có lỗ rỗng, tinh bột hấp phụ iot cho màu xanh tím.
67
C. Ở bước 2, khi đun nóng dung dịch, các phân tử iot được giải phóng khỏi các lỗ rỗng trong phân tử tinh bột nên dung dịch bị mất màu. Để nguội, màu xanh tím lại xuất hiện. D. Có thể dùng dung dịch iot để phân biệt hai dung dịch riêng biệt gồm hồ tinh bột và saccarozơ. Câu 11. Tiến hành các bước thí nghiệm như sau: Bước 1: Cho một nhúm bông vào cốc đựng dung dịch H2SO4 70%, đun nóng đồng thời khuấy đều đến khi thu được dung dịch đồng nhất. Bước 2: Trung hòa dung dịch thu được bằng dung dịch NaOH 10%. Bước 3: Lấy dung dịch sau khi trung hòa cho vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn. Câu 11.1. Nhận định nào sau đây không đúng? A. Sau bước 1, trong cốc thu được một loại monosaccarit. B. Sau bước 3, trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp kim loại màu trắng bạc. C. Trong bước 3, có thể thay việc đun trên ngọn lửa đèn cồn bằng cách ngâm trong cốc nước nóng. D. Thí nghiệm trên dùng để chứng minh xenlulozơ có chứa nhiều nhóm OH. Câu 11.2. Nhận định nào sau đây không đúng? A. Sau bước 1, trong cốc thu được hỗn hợp glucozơ và fructozơ. B. Sau bước 3, trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp kim loại màu trắng bạc. C. Trong bước 3, có thể thay việc đun trên ngọn lửa đèn cồn bằng cách ngâm trong cốc nước nóng. D. Thí nghiệm trên dùng để chứng minh xenlulozơ bị thủy phân trong môi trường axit. Câu 12. Cho vài giọt anilin vào nước, sau đó thêm dung dịch HCl (dư) vào, rồi lại nhỏ tiếp dung dịch NaOH vào, hiện tượng quan sát được là: A. Lúc đầu dung dịch bị vẩn đục, sau đó trong suốt và cuối cùng bị vẩn đục lại. B. Lúc đầu dung dịch trong suốt, sau đó bị vẩn đục và cuối cùng trở lại trong suốt.
68
C. Dung dịch trong suốt. D. Dung dịch bị vẩn đục hoàn toàn. Câu 13. Lần lượt thực hiện 3 thí nghiệm: Thí nghiệm 1: nhỏ dd Brôm vào benzen. Thí nghiệm 2: nhỏ dd Brôm vào anilin. Thí nghiệm 3: nhỏ dd Brôm vào phenol. Tìm phát biểu đúng về hiện tượng xảy ra trong 3 thí nghiệm trên? A. cả 3 thí nghiệm đều làm mất màu dd Brôm và xuất hiện kết tủa trắng. B. chỉ có thí nghiệm 1 và 2 làm mất màu dd Brôm và xuất hiện kết tủa trắng. C. thí nghiệm 2 và 3 đều làm mất màu dd Brôm và xuất hiện kết tủa trắng. D. không có hiện tượng gì xảy ra trong 3 thí nghiệm trên. Câu 14. Tiến hành thí nghiệm tính chất của một vài vật liệu polime khi đun nóng theo các bước sau đây: Bước 1: Dùng 4 kẹp sắt kẹp 4 vật liệu riêng rẽ: Mẩu màng mỏng PE, mẩu ống nhựa dẫn nước làm bằng PVC, sợi len và vải sợi xenlulozơ (hoặc bông). Bước 2: Hơ các vật liệu này (từng thứ một) ở gần ngọn lửa vài phút. Bước 3: Đốt các vật liệu trên. Phát biểu nào sau đây sai? A. PVC bị chảy ra trước khi cháy, cho nhiều khói đen, khí thoát ra có mùi xốc khó chịu. B. Sợi len cháy mạnh, khí thoát ra có mùi khét. C. PE bị chảy ra thành chất lỏng, mới cháy cho khí, có một ít khói đen. D. Sợi vải cháy mạnh, khí thoát ra không có mùi. Mức độ vận dụng cao: Câu 1. Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl butirat theo các bước sau đây: Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml axit butiric C2H5CH2COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm. Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 7 - 8 phút ở 65 - 70oC. Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
69
Cho các phát biểu sau: (a) H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm. (b) Ở bước 2 có thể tiến hành đun sôi trực tiếp hỗn hợp. (c) Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn C2H5OH và C2H5CH2COOH. (d) Hỗn hợp thu được sau bước 3 có mùi thơm của hoa nhài. (e) Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp. (g) Dùng HCl đặc thay cho H2SO4 đặc thì hiệu suất phản ứng cũng như nhau. Số phát biểu đúng là A. 3.
B. 2.
C. 5.
D. 4.
Gợi ý: phát biểu đúng là: (a), (b), (c), (e). Câu 2. Hình vẽ sau minh họa phương pháp điều chế isoamyl axetat trong phòng thí nghiệm:
Cho các phát biểu: (a) Hỗn hợp chất lỏng trong bình 1 gồm ancol isoamylic, axit axetic và axit sunfuric đặc. (b) Trong phễu chiết lớp chất lỏng Y có thành phần chính là isoamyl axetat. (c) Nhiệt kế dùng để kiểm soát nhiệt độ trong bình 1. (d) Phễu chiết dùng tách các chất lỏng không tan vào nhau ra khỏi nhau. (e) Isoamyl axetat tinh khiết có thể được sử dụng làm hương liệu phụ gia cho thực phẩm. Số phát biểu đúng là A. 4
B. 5
C. 3
Gợi ý: phát biểu đúng là: (a), (c), (d), (e)
D. 2
70
Câu 3. Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa tristearin theo các bước sau: Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam tristearin và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%. Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi. Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội. Cho các phát biểu sau: (a) Sau bước 3, hỗn hợp tách thành hai lớp: phía trên là chất rắn màu trắng, phía dưới là chất lỏng. (b) Sau bước 2, thu được chất lỏng đồng nhất. (c) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl là làm tăng tốc độ cho phản ứng xà phòng hóa. (d) Phần chất lỏng sau khi tách hết xà phòng hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam. (e) Trong công nghiệp, người ta sử dụng phản ứng này để điều chế xà phòng và glixerol. Số phát biểu đúng là A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Gợi ý: phát biểu đúng là: (a), (b), (d), (e) Câu 4. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10 ml dung dịch NaOH 40%. Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp. Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 – 20 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để yên hỗn hợp. Cho các phát biểu sau: (a) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol.
71
(b) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp. (c) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra. (d) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu dừa thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự. (e) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glixerol. Số phát biểu đúng là A. 5.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Gợi ý: phát biểu đúng là: (b), (c), (d), (e) Câu 5. Tiến hành thí nghiệm phản ứng tráng gương của glucozơ theo các bước sau đây: Bước 1: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch. Bước 2: Nhỏ từng giọt dung dịch NH3 5% đến dư vào ống nghiệm và lắc đều đến khi thu được hiện tượng không đổi. Bước 3: Thêm 1 ml dung dịch glucozơ vào ống nghiệm. Bước 4: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong cốc nước nóng) vài phút ở 60 – 70oC. Cho các phát biểu sau: (a) Sau bước (4) quan sát thấy thành ống nghiệm sáng bóng như gương. (b) Ở bước 2 quan sát được hiện tượng xuất hiện kết tủa rồi lại tan hết thành dung dịch trong suốt. (c) Ở bước (2), thay dung dịch NH3 bằng dung dịch NaOH thì hiện tượng thí nghiệm hoàn toàn tương tự. (d) Ở bước (2) xảy ra các phản ứng thuộc loại oxi hóa – khử. (e) Sản phẩm hữu cơ thu được trong dung dịch sau bước (4) có công thức phân tử là C6H15NO7. (f) Ở bước (4) xảy ra phản ứng oxi hóa – khử trong đó glucozơ là chất khử. Số phát biểu đúng là
72
A. 5.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
. Gợi ý: phát biểu đúng là: (a), (b), (e), (f). Câu 6. Cho các bước ở thí nghiệm sau: Bước 1: Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 10 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên. Bước 2: Nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm. Bước 3: Nhỏ tiếp dung dịch NaOH loãng (dùng dư) vào ống nghiệm, đun nóng. Cho các nhận định sau: (a) Kết thúc bước 1, nhúng quỳ tím vào thấy quỳ tím không đổi màu. (b) Ở bước 2 thì anilin tan dần. (c) Kết thúc bước 3, thu được dung dịch trong suốt. (d) Ở bước 1, anilin hầu như không tan, nó tạo vẩn đục và lắng xuống đáy. (e) Ở thí nghiệm trên, nếu thay anilin bằng metylamin thì thu được kết quả tương tự. Số nhận định không đúng là A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Gợi ý: phát biểu không đúng là: (c), (e). Câu 7. Cho các kết luận về các thí nghiệm sau: TN1: Cho Cu(OH)2 vào dung dịch chứa tri peptit Gly-Gly-Gly thấy Cu(OH)2 tan tạo dung dịch màu tím. TN2: Sục khí O3 vào dung dịch KI có chứa hồ tinh bột thấy dung dịch chuyển sang màu hồng. TN3: Cho glucozơ vào ống nghiệm chứa dung dịch chứa AgNO3/NH3 đun nóng thấy có lớp kim loại bám trên thành ống nghiệm. TN4: Đun nóng một lượng triolein với NaOH dư sau đó để nguội cho thêm dung dịch CuSO4 vào thấy dung dịch chuyển sang màu đỏ. TN5: Sục khí clo vào dung dịch chứa hỗn hợp KCrO2 và KOH thấy dung dịch chuyển sang màu da cam. Số kết luận đúng là A. 2
B. 3
Gợi ý: phát biểu sai là: TN1, TN3.
C. 4
D. 5
73
2.3. Áp dụng hướng dẫn giải các câu thí nghiệm, thực hành trong Đề thi tốt nghiệp THPT 2020 Lần 1: Mức độ nhận biết: Câu hỏi 1: Câu 25: (TN 2020 – MĐ 201) Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm dựng 2 ml dung dịch chất X, lắc nhẹ, thấy có kết tủa trắng. Chất X là A. Glixerol.
B. Axit axetic.
C. Etanol.
D. Phenol.
Câu hỏi 2: Câu 65: (TN 2020 – MĐ 204) Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đựng 2 ml dung dịch chất X, lắc nhẹ, thấy có kết tủa trắng. Chất X là A. etanol.
B. anilin.
C. glixerol.
D. axit axetic.
Nhận xét: + Đơn vị kiến thức: câu hỏi hữu cơ. + Hình thức câu hỏi: Dạng 2 (Câu hỏi thí nghiệm, thực hành không sử dụng hình vẽ.) Câu hỏi 3: Câu 67. (TN 2020 – MĐ 202) Cho mẩu natri vào ống nghiệm đựng 3ml chất lỏng X, thấy natri tan dần và có khí thoát ra. Chất X là A. pentan.
B. etanol.
C. hexan.
D. benzen.
Câu hỏi 4: Câu 66. (TN 2020 – MĐ 203) Cho lá kẽm mỏng vào ống nghiệm đựng 2 ml dung dịch chất X, thấy lá kẽm tan dần và có khí thoát ra. Chất X là A. glixerol.
B. ancol etylic.
C. saccarozơ.
D. axit axetic.
Nhận xét: + Đơn vị kiến thức: câu hỏi kim loại. + Hình thức câu hỏi: Dạng 2 (Câu hỏi thí nghiệm, thực hành không sử dụng hình vẽ.) Mức độ vận dụng thấp: Câu hỏi 5: Thí nghiệm xác định định tính nguyên tố cacbon và hidro trong phân tử saccarozơ được tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Trộn đều khoảng 0,2 gam saccarozơ với 1-2 gam đồng (II) oxit, sau đó cho hỗn hợp ống nghiệm khô (ống số 1) rồi thêm tiếp khoảng 1 gam đồng (II) oxit
74
để phủ kín hỗn hợp. Nhồi một nhúm bông có rắc một ít bột CuSO 4 khan rồi cho vào phần trên của ống nghiệm số 1 rồi nút cao su có ống dẫn khí. Bước 2: Lắp ống nghiệm 1 lên giá thí nghiệm rồi nhúng ống dẫn khí vào dung dịch Ca(OH)2 đựng trong ống nghiệm (ống số 2). Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng ống số 1 (lúc đầu đun nhẹ, sau đó đun tập trung vào vị trí có hỗn hợp phản ứng). Cho các phát biểu sau: Nhận xét: + Đơn vị kiến thức: câu hỏi hữu cơ về thí nghiệm xác định nguyên tố C, H. + Hình thức câu hỏi: Dạng 2 (Câu hỏi thí nghiệm, thực hành không sử dụng hình vẽ.) Dựa vào nội dung đã được trình bảy trong mục “2.2.3 Chuyên đề 3. Hình 1”, chúng ta giải quyết các câu sau: Câu hỏi 5.1: Câu 40: (TN 2020 – MĐ 201) (a) Sau bước 3, màu trắng của CuSO4 chuyến thành màu xanh của CuSO4.5H2O. (b) Thí nghiệm trên còn được dùng để xác định định tính nguyên tố oxi trong phân tử saccarozơ. (c) Dung dịch Ca(OH)2 được dùng để nhận biết CO2 sinh ra trong thí nghiệm trên. (d) Ở bước số 2, lắp ống số 1 sao cho miệng ống hướng lên. (e) Kết thúc thí nghiệm, tắt đèn cồn, để ống số 1 nguội hẳn rồi mới đưa ống dẫn khí ra khỏi dung dịch trong ống số 2. Số phát biểu đúng là A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Gợi ý: phát biểu đúng là: (a), (c) Câu hỏi 5.2: Câu 75. (TN 2020 – MĐ 202) (a) CuSO4 khan được dùng để nhận biết H2O sinh ra trong ống nghiệm. (b) Thí nghiệm trên, trong ống số 2 có xuất hiện kết tủa trắng. (c) Ở bước 2, lắp ống số 1 sao cho miệng ống hướng lên. (d) Thí nghiệm trên còn được dùng để xác định định tính nguyên tố oxi trong phân tử saccazơ.
75
(e) Kết thúc thí nghiệm: tắt đèn cồn, để ống số 1 nguội hẳn rồi mới đưa ống dẫn khí ra khỏi dung dịch trong ống số 2. Số phát biểu đúng là A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.
Gợi ý: phát biểu đúng là: (a), (b) Câu hỏi 5.3: Câu 75. (TN 2020 – MĐ 203) (a) Ở bước 2, lắp ống số 1 sao cho miệng ống hướng lên. (b) Thí nghiệm trên, CuO có vai trò chuyển nguyên tố C thành CO2, nguyên tố H thành H2O. (c) Thí nghiệm trên còn được dùng để xác định định tính nguyên tố oxi trong phân tử saccarozơ. (d) Dung dịch Ca(OH)2 được dùng để nhận biết CO2 sinh ra trong thí nghiệm trên. (e) Kết thúc thí nghiệm: tắt đèn cồn, để ổng số 1 nguội hẳn rồi mới đưa ống dẫn khi ra khỏi dung dịch trong ống số 2. Số phát biểu đúng là A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Gợi ý: phát biểu đúng là: (b), (d) Câu hỏi 5.4: Câu 80: (TN 2020 – MĐ 204) (a) Sau bước 3, màu trắng của CuSO4 khan chuyển thành màu xanh của CuSO4.5H2O. (b) Thí nghiệm trên, trong ống số 2 có xuất hiện kết tủa trắng. (c) Ở bước 2, lắp ống số 1 sao cho miệng ống hướng lên. (d) Thí nghiệm trên còn được dùng để xác định định tính nguyên tố oxit trong phân tử saccarozơ. (e) Kết thúc thí nghiệm: tắt đèn cồn, để ống số 1 nguội hẳn rồi mới đưa ống dẫn khí ra khỏi dung dịch trong ống số 2. Số phát biểu đúng là A. 4.
B. 3.
Gợi ý: phát biểu đúng là: (a), (b)
C. 1.
D. 2.
76
Lần 2: Mức độ thông hiểu: Câu hỏi 1. Câu 68: (TNL2 - 2020 MĐ219) Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch AgNO3 1%, sau đó nhỏ từ từ dung dịch NH3, đồng thời lắc đều cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết. Thêm tiếp vài giọt dung dịch chất X, sau đó đun nóng nhẹ thì thấy thành ống nghiệm sáng bóng như gương. Chất X là A. axit axetic.
B. metanol.
C. etanol.
D. anđehit fomic.
Nhận xét: + Đơn vị kiến thức: câu hỏi hữu cơ. + Hình thức câu hỏi: Dạng 2 (Câu hỏi thí nghiệm, thực hành không sử dụng hình vẽ.) Câu hỏi 2. Câu 80: (TNL2 - 2020 MĐ219) Thí nghiệm điều chế và thử tính chất của etilen được tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Cho 2 ml ancol etylic khan vào ống nghiệm khô đã có sẵn vài viên đá bọt (ống số 1) rồi thêm từ từ 4 ml dung dịch H2SO4 đặc và lắc đều. Nút ống số 1 bằng nút cao su có ống dẫn khí rồi lắp lên giá thí nghiệm. Bước 2: Lắp lên giá thí nghiệm khác một ống hình trụ được đặt nằm ngang (ống số 2) rồi nhồi một nhúm bông tẩm dung dịch NaOH đặc vào phần giữa ống. Cắm ống dẫn khí của ống số 1 xuyên qua nút cao su rồi nút vào một đầu của ống số 2. Nút đầu còn lại của ống số 2 bằng nút cao su có ống dẫn khí. Nhúng ống dẫn khí của ống số 2 vào dung dịch KMnO4 đựng trong ống nghiệm (ống số 3). Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng hỗn hợp trong ống số 1. Cho các phát biểu sau: (a) Ở bước 1, nếu thay ancol etylic bằng ancol metylic thì trong thí nghiệm vẫn thu được etilen. (b) Bông tẩm dung dịch NaOH đặc có tác dụng loại bớt tạp chất trong khí sinh ra. (c) Đá bọt có vai trò làm cho chất lỏng không trào lên khi đun nóng. (d) Trong thí nghiệm trên, ở ống số 3 không xuất hiện chất rắn. (e) Nếu thu khí etilen đi ra từ ống dẫn khí của ống số 2 thì dùng phương pháp dời nước.
77
Số phát biểu đúng là A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Nhận xét: + Đơn vị kiến thức: câu hỏi hữu cơ. + Hình thức câu hỏi: Dạng 2 (Câu hỏi thí nghiệm, thực hành không sử dụng hình vẽ.) Gợi ý: phát biểu đúng là: (b), (c), (e). 2.4. Thiết kế đề kiểm tra Để đánh giá mức độ nắm vững kiến thức và khả năng vận dụng kiến thức của học sinh, chúng tôi đã thiết kế 2 bài kiểm tra 20 phút sử dụng các bài tập trong hệ thống bài tập đã xây dựng. Các đề kiểm tra được trình bày ở phụ lục số 03 của bản sáng kiến này.
78
III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 1. Hiệu quả kinh tế Khi áp dụng sáng kiến vào giảng dạy, kiểm tra đánh giá học sinh, chúng tôi đã giúp bản thân, đồng nghiệp tiết kiệm tiền đầu tư mua nhiều tài liệu, cũng như giảm bớt thời gian, công sức sưu tầm câu hỏi, bài tập liên quan tới thí nghiệm, thực hành. Nhờ vậy hiệu quả giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh đối với bộ môn được nâng lên đáng kể. 2. Hiệu quả về mặt xã hội Sau khi đề xuất và xây dựng sáng kiến, chúng tôi đã trao đổi với các đồng nghiệp và được các đồng nghiệp ủng hộ, hoàn thiện và triển khai rộng rãi trong quá trình dạy học cho học sinh toàn trường, đặc biệt là học sinh khối 12. Qua quá trình thực nghiệm sư phạm, các em có được nền tảng kiến thức, giúp nâng cao năng lực thực hành, thấy tự tin và hứng thú với dạng câu hỏi, bài tập liên quan đến thí nghiệm, thực hành. Để đánh giá bước đầu về hiệu quả của sáng kiến này, tôi đã trao đổi với các đồng nghiệp và được các đồng nghiệp ủng hộ hoàn thiện và triển khai rộng rãi trong quá trình dạy học cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Trần Quốc Tuấn. Các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có hạnh kiểm, học lực, số lượng tương đối đồng đều. Các bài kiểm tra được tiến hành cùng đề, cùng thời gian, cùng biểu điểm, kết quả được trình bày qua hai bảng số liệu và hai biểu đồ phân loại học sinh như sau: Bảng 3.1. Bảng kết quả kiểm tra và phân loại học sinh sau thực nghiệm lần 1 Điểm
Lớp Lớp 12A4
Số điểm
3
4
5
6
7
8
9
10
0
1
4
6
11
9
2
0
(Lớp Thực nghiệm) Phân loại Yếu kém Trung bình
Khá
Giỏi
Sĩ số 33
học sinh
3,03%
30,33%
60,61%
6,06%
Lớp 12A3
Số điểm
0
4
10
0
(Lớp đối chứng) Sĩ số 33
2
14
Phân loại Yếu kém Trung bình học sinh
6,06%
54,55%
3
0
Khá
Giỏi
39,40%
%
79
70 60 50 40
Lớp thực nghiệm
30
Lớp đối chứng
20 10 0 % Yếu kém
% Trung bình
% Khá
% Giỏi
Hình 3.1. Biểu đồ phân loại kết quả học tập của HS bài kiểm tra số 1 Bảng 3.2. Bảng kết quả kiểm tra và phân loại học sinh sau thực nghiệm lần 2: Điểm
Lớp Số điểm
Lớp 12A4
3
4
5
6
7
8
9
10
0
0
2
3
10
12
5
1
(Lớp Thực nghiệm) Phân loại Yếu kém Trung bình Sĩ số 33
học sinh
Lớp 12A3
Số điểm
(Lớp đối chứng) Sĩ số 33
0% 0
1
Khá
Giỏi
15,15%
66,67%
18,18%
4
13
2
8
Phân loại Yếu kém Trung bình học sinh
3,03%
36,36%
5
0
Khá
Giỏi
54,55%
6,06%
70 60 50 40
Lớp thực nghiệm
30
Lớp đối chứng
20 10 0 % Yếu kém
% Trung bình
% Khá
% Giỏi
Hình 3.2. Biểu đồ phân loại kết quả học tập của HS bài kiểm tra số 2
80
Từ đó, ta thấy nhận thấy chất lượng học tập của học sinh ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Ở lớp thực nghiệm, tỉ lệ phần trăm học sinh đạt điểm yếu kém, trung bình ít hơn và có xu hướng giảm đi nhanh; trong khi đó tỉ lệ số học sinh khá và giỏi cao hơn và có xu hướng tăng lên; điều đó chứng tỏ rằng các giải pháp mà chúng tôi đưa ra đã phần nào giúp các em hiểu chắc kiến thức hơn đồng thời biết vận dụng những kiến thức đó khi giải các bài tập được tốt hơn. 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng Đề tài có tính thực tiễn cao, có thể được áp dụng cho học sinh, giáo viên các trường THPT, giúp học sinh được trang bị hoàn thiện về mặt kiến thức và tâm thế vững tin trước các kì thi.
81
IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Chúng tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm trên của chúng tôi không vi phạm bản quyền hoặc sao chép của người khác. ĐỒNG TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
Trịnh Thị Chuyên
Cao Thị Nguyệt
CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN ...................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................... ...................................................................................
82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008). Hóa học 11 Cơ bản, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008). Hóa học 11 Nâng cao, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008). Hóa học 12 Cơ bản, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008). Hóa học 12 Nâng cao, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008). Bài tập Hóa học 11, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008). Bài tập Hóa học 12, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008). Sách giáo viên Hóa học 11, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008). Sách giáo viên Hóa học 12, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
83
CÁC PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: PHIẾU HỎI Ý KIẾN GIÁO VIÊN Kính chào quý thầy/cô! Hiện nay chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “ Thiết kế câu hỏi, bài tập thí nghiệm, thực hành môn Hóa học lớp 11, 12 theo các cấp độ tư duy - trên cơ sở tường minh hóa một số thí nghiệm”. Chúng tôi xin được gửi đến quí thầy/cô Phiếu tham khảo ý kiến, xin quí thầy/cô đánh dấu vào những phần mình chọn. Họ và tên giáo viên:................................................Trường........................... Trình độ chuyên môn: Đại học
Thạc sĩ
Tiến sĩ
Thời gian tham gia dạy học hóa học ở trường phổ thông:………….. năm...... 1. Tần suất thầy, cô sử dụng bài tập thí nghiệm, thực hành trong quá trình dạy học Hóa học ở trường THPT? A. Thỉnh thoảng
B. Thường xuyên
C. Rất thường xuyên
D. Không bao giờ
2. Việc khai thác và sử dụng bài tập thí nghiệm, thực hành theo thầy, cô là: A. Cần thiết
B. Không cần thiết
C. Bình thường
3. Nguyên nhân của việc ít đưa bài tập thí nghiệm, thực hành trong dạy học hóa học là: A. Không có nhiều tài liệu
C. Thời gian tiết học hạn chế
B. Mất thời gian tìm kiếm, biên soạn D. Trong các kì thi không yêu cầu 4. Nếu được cung cấp một tài liệu gồm hệ thống bài tập thí nghiệm, thực hành trong dạy học hóa học THPT, thầy cô có sẵn sàng sử dụng trong tiết dạy của mình? A. Có
B. Không Xin trân trọng cảm ơn!
84
PHỤ LỤC 2: PHIẾU HỎI Ý KIẾN HỌC SINH Họ và tên học sinh: ..................................................................... Trường:......................................................................Lớp:.................. Em hãy đánh dấu x vào các mức độ mà em sử dụng trong giờ học. Rất Câu hỏi
thường xuyên
Thường
Thỉnh
xuyên
thoảng
Không bao giờ
1. Mức độ quan tâm đến câu hỏi, bài tập thí nghiệm, thực hành. 2. Tần suất liên hệ giữa kiến thức đã lĩnh hội được vào thực hành thí nghiệm. 3. Khả năng tìm ra được những cách thức, lưu ý và cách giải quyết hợp lí giữa những kiến thức lí thuyết học được với quá trình thực hành thí nghiệm. 4. Trong giờ học có thí nghiệm hoặc các buổi thực hành, các em có thường chú ý quan sát thí nghiệm và giải thích được các vấn đề liên quan kiến thức lý thuyết đã học không? 5.Trong giờ học, khi giáo viên đặt câu hỏi hoặc ra bài tập, em thường làm những việc sau đây ở mức độ nào? - Tập trung suy nghĩ để tìm lời giải cho câu hỏi, bài tập và xung phong trả lời. - Trao đổi với bạn, nhóm bạn để tìm câu trả lời tốt nhất. - Chờ câu trả lời từ phíxa các bạn và giáo viên. Xin cảm ơn và chúc các em học tốt!
85
PHỤ LỤC 3: MA TRẬN - ĐỀ KIỂM TRA VÀ ĐÁP ÁN Bài kiểm tra số 1: Kiểm tra 20 phút THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH VÔ CƠ 1. Ma trận đề Cấp độ Nhận biết
Tên
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng Cộng cao
chủ đề Chủ đề 1 Nitơ
- Biết sơ đồ -
và điều
thích -
Vận
dụng
chế kiến thức điều được tính chất
hợp chất NH3 của nitơ.
Giải
trong chế HNO3.
phòng
vật lý, hóa học của kim loại để
thí
nghiệm.
áp dụng trong lĩnh vực thực tiễn
Số câu
1
1
1
3
Số điểm
1,00
1,00
1,00
3,00
Tỉ lệ %
10,00%
10,00%
10,00%
30%
Chủ đề 2
- Biết được
Cacbon
phản
và
ứng
hợp tiêu biểu của
chất của CO2 cacbon. Số câu
1
1
Số điểm
1,00
2,00
Tỉ lệ %
10%
20%
Chủ đề 3
- Biết phản -
Kim loại ứng và
hợp nhôm.
Giải
nhiệt được tượng
thích Vận dụng kiến Vận
dụng
hiện thức, kĩ năng kiến thức lí tương thực hành
về thuyết, thực
86
chất.
- Biết màu ứng với sản kim sắc
muối phẩm
nhiệt nhôm. -
tác hành, thực
nào dụng với muối, tiễn
trong phản ứng ăn
Cr+6.
loại
Giải
mòn
trong
kim phần phản
loại.
ứng
thích
nhiệt
nhôm
cách thức điều chế Fe(OH)2. Số câu
2
2
1
1
6
Số điểm
2,00
2,00
1,00
1,00
6,00
Tỉ lệ %
20%
20%
10%
10%
60%
Chủ đề 4
Vận dụng kiến
1
Tổng
thức sơ đồ điều
1,00
hợp
chế chất từ chất
10%
lỏng
và
chất
rắn,
cách
thu
khí nặng, nhẹ hơn không khí. Số câu
1
Số điểm
1,00
Tỉ lệ %
10%
Số câu
4
3
2
1
10
Số điểm
4,00
2,00
3,00
1,00
10,00
Tỉ lệ %
40%
20%
30%
10%
100%
2. Đề kiểm tra Câu 1. Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ. Khí Z là: A. NH3.
C. N2.
B. NO.
D. NO2.
87
Câu 2. Cho sơ đồ điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm.
Phát biểu nào sau đây sai: A. X có thể là NaNO3. B. Đốt nóng bình cầu bằng đèn cồn để phản ứng xảy ra nhanh hơn. C. Có thể thay H2SO4 đặc bằng HCl đặc. D. Phản ứng điều chế HNO3 theo phương pháp trên thuộc loại phản ứng trao đổi. Câu 3. Cho khí CO2 vào lượng dư dung dịch nào sau đây sẽ tạo kết tủa ? A. NaCl
B. Ca(OH)2
C. CaCl2
D. NaOH
Câu 4. Phát biểu sai là A. Chất rắn X là CaCO3 thì Z là CO2. B. Chất rắn X là Zn thì Z là H2. C. Chất rắn X là MnO2 thì Z là Cl2. D. Chất rắn X là CaC2 thì Z là C2H2. Câu 5. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Lấy một đinh, sắt làm sạch gỉ. Bước 2: Lấy khoảng 5 ml dung dịch CuSO4 vào ống nghiệm, kẹp lên giá. Bước 3: Ngâm đinh sắt vào dung dịch CuSO4 trên, để yên khoảng 10 phút. Cho các phát biểu sau: (a) Mục đích của bước 1, để loại bỏ tạp chất trên bề mặt đinh sắt. (b) Sau bước 3, có lớp đồng màu đỏ bám lên đinh sắt, màu xanh của dung dịch nhạt dần. (c) Trong quá trình phản ứng, Cu2+ đã bị oxi hóa thành Cu kim loại. (d) Ở thí nghiệm trên chỉ xảy ra quá trình ăn mòn hóa học. Số phát biểu đúng là: A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
88
Đề dùng chung cho các câu 6, 7, 8 : Cho hình vẽ biểu diễn thí nghiệm giữa Al và Fe2O3
Câu 6. Phản ứng giữa Al và Fe2O3 là A. Phản ứng nhiệt nhôm
C. Phản ứng trao đổi
B. Phản ứng hóa hợp
D. Phản ứng phân hủy.
Câu 7. Công thức hóa học của Y: A. hơi nước
B. MgO
C. Fe
D. Al2O3
Câu 8. Cho các phát biểu sau: (a) Trong phản ứng, Al đóng vai trò là chất khử. (b) Phần khói trắng bay ra là Fe. (c) Dải Mg khi đốt được dùng để khơi mào phản ứng nhiệt nhôm. (d) Có thể thay Fe2O3 bằng Fe3O4. (e) Hỗn hợp chất rắn sau sau phản ứng tan một phần trong dung dịch NaOH, chứng tỏ nhôm còn dư. (g) Phản ứng nhiệt nhôm được sử dụng để điều chế một lượng nhỏ sắt khi hàn đường ray. Số phát biểu đúng là: A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 9. Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ. Hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm là
dd KOH
A. dung dịch chuyển từ màu cam sang màu vàng. B. dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu cam. C. dung dịch chuyển từ màu xanh sang màu cam. D. xuất hiện kết tủa xanh sau đó kết tủa tan hết.
K2Cr2O7
89
Câu 10. Để điều chế Fe(OH)2 trong phòng thí nghiệm, người ta đun sôi 4-5 ml dung dịch NaOH, sau đó rót nhanh 2 – 3 ml dung dịch FeCl2 vào dung dịch NaOH. Mục đích chính của việc đun sôi dung dịch NaOH là ? A. Phân hủy hết muối cacbonat, tránh việc tạo kết tủa FeCO3. B. Đẩy hết khí oxi hòa tan trong dung dịch, tránh việc oxi hòa tan oxi hóa Fe(II) lên Fe(III). C. Để nước khử Fe(III) thành Fe(II). D. Đẩy nhanh tốc độ phản ứng. 3. Đáp án: Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
C
B
B
C
A
D
C
A
B
90
Bài kiểm tra số 2: Kiểm tra 20 phút THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH HỮU CƠ 1. Ma trận đề Cấp độ
Tên
Nhận biết
Vận dụng
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
cao
chủ đề Chủ đề 1
- Biết hiện
Thí nghiệm tượng
-
xác
Vận
dụng
kiến thức, kĩ
xác định C, định H.
năng thực hành
H
về
trong
nghiệm
thí xác
định C, H. Số câu
1
1
2
Số điểm
1,00
1,00
2,00
Tỉ lệ %
10,00%
10,00%
20%
Chủ đề 2
So sánh được
Hidrocacbon
tính chất hóa học
của
ankan, anken, ankin
với
dung dịch Br2. Số câu
1
1
Số điểm
1,00
1,00
Tỉ lệ %
10%
10%
Chủ đề 3
- Biết este Hiểu
sơ đồ
Vận dụng
Este – lipit.
từ axit và điều chế este
kiến thức lí
ancol
thuyết,
biểu.
tiêu trong
phòng
thí nghiệm
thực hành, trong phần
91
phản
ứng
thủy phân chất béo Số câu
1
1
1
3
Số điểm
1,00
1,00
1,00
3,00
Tỉ lệ %
10%
10%
10%
30%
Chủ đề 4
- Biết hiện
Vận dụng kết
Cacbohidrat
tượng phản
hợp kiến thức
và hợp chất ứng màu iot
từ tính chất vật
hữu cơ chứa với tinh bột.
lí, tính chất hóa
- Biết hiện
học và điều chế
tượng phản
anilin.
N
ứng
màu
biure
của
lòng
trắng
trứng. Số câu
2
1
3
Số điểm
2,00
1,00
3,00
Tỉ lệ %
20%
10%
30%
Chủ đề 5
Xác định chất
1
Tổng hợp
tham gia phản
1,00
ứng
10%
tráng
gương. Số câu
1
Số điểm
1,00
Tỉ lệ %
10%
Số câu
4
3
2
1
10
Số điểm
4,00
2,00
3,00
1,00
10,00
Tỉ lệ %
40%
20%
30%
10%
100%
92
2. Đề kiểm tra Đề dùng chung cho các câu 1, 2 : Cho hình vẽ thí nghiệm phân tích hợp chất hữu cơ.
Câu 1. Bông trộn CuSO4 khan màu trắng hút nước chuyển sang màu xanh, chứng tỏ hợp chất hữu cơ chứa nguyên tố: A. H.
B. C.
C. O.
D. C, H.
Câu 2. Cho các phát biểu: (a) Trong thí nghiệm trên có thể thay dung dịch Ca(OH)2 bằng dung dịch Ba(OH)2 (b) Hợp chất hữu cơ có thể lấy glucozơ hoặc sacarozơ. (c) Ở bước số 2, tránh gây vỡ ống nghiệm chứa hỗn hợp phản ứng, ta lắp hơi chúc xuống. (d) Kết thúc thí nghiệm, trước khi tắt đèn cồn cần tháo ống dẫn khí ra khỏi ống nghiệm. Số phát biểu đúng là A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 3. Cho Cu(OH)2 vào lòng trắng trứng gà thấy dung dịch chuyển sang màu A. vàng.
B. xanh.
C. tím.
D. đỏ.
Câu 4. Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4, C2H2. Dẫn hỗn hợp X qua dung dịch Br2 dư, thấy có khí thoát ra. Khí đó là: A. CH4.
B. C2H4.
C. C2H2.
D. CH4 và C2H4.
Câu 5. Đun cách thủy hỗn hợp gồm 1 ml ancol etylic và 1 ml axit axetic (có H2SO4 đặc làm xúc tác). Để nguội, sau đó pha loãng hỗn hợp bằng một lượng lớn nước cất, chất lỏng tách thành hai lớp, lớp trên chứa chất X có mùi thơm nhẹ. Chất X là A. CH3COOC2H5. B. CH3COOH.
C. C2H5OH.
D. C2H5COOCH3.
93
Câu 6. Hiện tượng quan sát được khi nhỏ vài giọt dung dịch iot lên mặt cắt củ khoai lang tươi là A. có màu hồng.
B. có màu xanh tím.
C. có màu tím.
D. có màu đỏ.
Câu 7. Hình vẽ nào sau đây mô tả bộ dụng cụ điều chế este ?
Câu 8. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10 ml dung dịch NaOH 40%. Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp. Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 – 20 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để yên hỗn hợp. Cho các phát biểu sau: (a) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol. (b) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp. (c) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra. (d) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu dừa thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.
94
(e) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glixerol. Số phát biểu đúng là A. 5.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 9. Cho vài giọt anilin vào nước, sau đó thêm dung dịch HCl (dư) vào, rồi lại nhỏ tiếp dung dịch NaOH vào, hiện tượng quan sát được là: A. Lúc đầu dung dịch bị vẩn đục, sau đó trong suốt và cuối cùng bị vẩn đục lại. B. Lúc đầu dung dịch trong suốt, sau đó bị vẩn đục và cuối cùng trở lại trong suốt. C. Dung dịch trong suốt. D. Dung dịch bị vẩn đục hoàn toàn. Câu 10. Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch AgNO3 1%, sau đó nhỏ từ từ dung dịch NH3, đồng thời lắc đều cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết. Thêm tiếp vài giọt dung dịch chất X, sau đó đun nóng nhẹ thì thấy thành ống nghiệm sáng bóng như gương. Chất X là A. saccarozơ.
B. glucozơ.
C. glixerol.
D. Phenol.
3. Đáp án: Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
D
C
A
A
B
C
D
A
B