4 minute read

2.4.6. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông

để thành lập những bản đồ có nội dung, màu sắc, tỉ lệ phù hợp, và có tính cập nhật thực tiễn cao. Bên cạnh đó giáo viên có thể dựa vào máy tính sử dụng những phần mềm ứng dụng để thiết kế, xây dựng các biểu đồ thông qua số liệu có sẵn, từ đó làm nâng cao hiệu quả dạy học. Đặc biệt với nội dung liên quan tới phần địa lí kinh tế xã hội. Dựa vào công nghệ thông tin, giáo viên cũng có thể tìm kiếm, lựa chọn, khai thác tranh ảnh, những đoạn video liên quan đến nội dung bài học. Dựa vào những phương tiện trực quan này, bài học của giáo viên trở nên phong phú đa dạng, thu hút sự chú ý của học sinh, từ đó làm nâng cao lượng dạy học. 2.4.5. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học

Có nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau, trong đó mỗi hình thức tổ chức dạy học sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Hiện nay chúng ta đang trong giai đoạn đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, vì vậy việc sử dụng đa dạng và linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học đóng một vai trò quan trọng cho việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh.

Advertisement

Giáo viên cần kết hợp sử dụng các hình thức tổ chức dạy học vừa học tập cá nhân, vừa học tập theo nhóm hay học ở lớp để tạo điều kiện cho học sinh được tự tìm kiếm tri thức, đồng thời cũng có cơ hội để giao tiếp và hợp tác của các bạn. Bên cạnh đó, việc sử dụng đa dạng hóa và linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học cũng giúp thúc đẩy sự tích cực trong học tập của học sinh, tránh gây nhàm chán trong các hoạt động học tập trên lớp.

Ví dụ: Trong bài 22 dân số và sự gia tăng dân số, trong hoạt động 1 tìm hiểu về dân số và tình hình phát triển dân số trên thế giới, giáo viên sử dụng hình thức tổ chức dạy học học tập cá nhân, thông qua những bảng số liệu học sinh sẽ tự bản thân khám phá và nhận xét được tình hình phát triển của dân số trên thế giới. Trong hoạt động 2, tìm hiểu về sự gia tăng dân số, giáo viên có thể chia lớp thành các nhóm để học sinh tìm hiểu về gia tăng tự nhiên, gia tăng cơ học, gia tăng dân số. Trong hoạt động này học sinh được tạo điều kiện để có thể hợp tác giao tiếp và trao đổi với nhau để cùng hoàn thành mục tiêu bài học.

Chương trình địa lí 10 gồm rất nhiều kiến thức liên quan đến tự nhiên, các hiện tượng gần gũi trong cuộc sống, vì vậy giáo viên có thể tổ chức các dự án học tập hay

học tập ngoài thực địa tạo điều kiện cho các em có thể được tự mình quan sát, nhận xét, khám phá ra tri thức. Đặc biệt, thông qua những dự án học tập hay học ngoài thực địa sẽ tạo điều kiện cho học sinh liên hệ và ứng dụng những lí thuyết vào thực tiễn. Từ đó thúc đẩy các em tích cực tham gia vào quá trình học tập, giúp phát triển năng lực cho người học.

Ví dụ: Trong nội dung bài 20, 21: Một số quy luật của lớp vỏ địa lí, học sinh có thể đi thực địa, quan sát về sự tác động lẫn nhau của các thành phần tự nhiên như hiện tượng xói mòn, sạt lở đất, đất trống đồi trọc ở khu vực miền núi, hay hiện tượng lũ lụt ở khu vực đồng bằng, nguồn nước bị ô nhiễm có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống và sản xuất nông nghiệp,... Cũng trong nội dung bài học này, giáo viên có thể tổ chức dưới hình thức dạy học theo dự án, học sinh được đóng vai thành các nhà nghiên cứu về các thành phần tự nhiên và phân tích về sự tác động lẫn nhau của các thành phần này. * Dạy học ngoài thực địa giúp học sinh hình thành biểu tượng rõ ràng về thế giới xung quanh, tạo hứng thú học tập cho học sinh, rèn luyện cho các em thói quen và khả năng hợp tác. Đặc biệt, tổ chức dạy học ngoài thực địa tạo điều kiện cho HS hình thành và phát triển kĩ năng quan sát, nhận xét, phân tích và so sánh các đối tượng địa lí ngoài thực địa; HS có cơ hội được vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Cách tiến hành dạy học ngoài thực địa: - Bước 1: Thu thập tài liệu

Trong bước này, GV giao nhiệm vụ và yêu cầu HS thu thập những thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ. Học sinh có thể thu thập thông tin qua internet, quan sát các hiện tượng địa lí hoặc qua phỏng vấn bạn bè, người thân,... - Bước 2: Xử lí tài liệu

HS tiến hành xử lí số liệu để có cái nhìn khái quát hơn về các hiện tượng địa lí (đặc biệt đối với các hiện tượng kinh tế xã hội) - Bước 3: Tổng hợp, viết báo cáo.

HS tổng hợp tài liệu và số liệu đã qua xử lí để nhận xét, phân tích số liệu từ đó đưa ra những kết luận và giải quyết nhiệm vụ học tập mà GV đã giao.

This article is from: