6 minute read

2.3.2 Tổ chức dạy học

tập. Ngoài ra, khi xác định nhiệm vụ cho học sinh, giáo viên cần dựa vào trình độ nhận thức của các em, tránh trường hợp nhiệm vụ quá dễ hoặc quá khó.

Đồng thời, trong quá trình xác định các bước tiến hành, GV cần chú ý tới việc đánh giá quá trình học tập của học sinh. Đánh giá quá trình là một phần của tiến trình dạy học. Hình thức đánh giá này giúp cung cấp thông tin cần có để điều chỉnh việc dạy và học. Những điều chỉnh này giúp đảm bảo học sinh đạt được các mục tiêu học tập.

Advertisement

Ví dụ: Bài 5 “Vũ Trụ, hệ Mặt Trời và trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất” gồm các hoạt động học tập sau: - Hoạt động mở đầu: GV tổ chức trò chơi ô chữ với các từ khoá là những nội dung liên quan đến bài học như: hình cầu, thứ 3, đường xích đạo, chuyển động đường kinh tuyến, 24 giờ. - Hoạt động hình thành kiến thức mới gồm có 2 hoạt động + Hoạt động 1: Tìm hiểu về Vũ Trụ, hệ Mặt Trời. Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

Trong hoạt động này, GV có thể sử dụng phương pháp dạy học đàm thoại gợi mở. GV yêu cầu HS chia sẻ những hiểu biết của bản thân về Vũ Trụ, hệ Mặt Trời. Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Đồng thời, đưa ra những câu hỏi để HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi. + Hoạt động 2: Tìm hiểu về hệ quả tự quay quanh trục của Trái Đất.

Trong hoạt động này, GV có thể sử dụng phương pháp dạy học thảo luận nhóm. GV có thể chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu HS nghiên cứu về những hệ quả tự quay quanh trục của Trái Đất và vẽ sơ đồ tư duy để thể hiện những hệ quả này. Trong bước này cần có các phương tiện, thiết bị dạy học như quả địa cầu, hình ảnh, video để HS quan sát và nghiên cứu. - Hoạt động luyện tập: GV sử dụng hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm khách quan để HS ôn tập lại nội dung kiến thức của toàn bài. - Hoạt động vận dụng: HS trả lời câu hỏi “Nếu Trái Đất không tự quay quanh trục thì điều gì sẽ xảy ra?”. 2.3.2 Tổ chức dạy học

Để tổ chức dạy học phát triển năng lực HS, GV cần thực hiện theo 4 bước sau: - Bước 1: GV giao nhiệm vụ

Trong bước này giáo viên tiến hành giao nhiệm vụ, học sinh là người tiếp nhận nhiệm vụ. Những nhiệm vụ mà GV giao cho HS cần trình bày cụ thể nhiệm vụ HS sẽ

làm (đọc/ nghe/ nhìn/ làm) với thiết bị dạy học cụ thể nào, trong thời gian bao lâu. để HS hiểu rõ nhiệm vụ và thực hiện. - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ học tập (có thể hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm) trong thời gian quy định.

Trong bước này, giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh khi cần thiết. Đồng thời, GV cũng cần đảm bảo được trật tự trong lớp, nhắc nhở HS và đánh giá HS trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập. - Bước 3: HS báo cáo sản phẩm

Giáo viên tổ chức, điều hành học sinh/các nhóm báo cáo sản phẩm.

HS tiến hành báo cáo sản phẩm, thảo luận, bổ sung ý kiến cho nhau. - Bước 4: GV chính xác hoá nội dung học tập

Giáo viên căn cứ vào sản phẩm và phần báo cáo sản phẩm của HS để nhận xét và chính xác hoá nội dung học tập. Làm rõ/ giải đáp thắc mắc của HS.

HS lắng nghe, chính xác hoá nội dung học tập vào vở ghi và đưa ra những câu hỏi (nếu còn).

Ví dụ: Bài 5 “Vũ Trụ, hệ Mặt Trời và trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất”. Trong hoạt động hình thành kiến thức, hoạt động 2: Tìm hiểu về hệ quả tự quay quanh trục của Trái Đất, GV có thể tổ chức theo các bước sau:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ

GV chia lớp thành 3 nhóm và yêu cầu HS dựa vào SGK, quan sát quả địa cầu được chiếu sáng và kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau trong thời gian 8 phút. + Khi Trái Đất tự quay quanh trục sinh ra những hệ quả nào? + Tại sao có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất? + Giờ trên Trái Đất được phân chia như thế nào? + Đường chuyển ngày quốc tế là kinh tuyến nào? Nguyên tắc chuyển ngày được quy định như thế nào? + Lực nào làm lệch hướng chuyển động của các vật thể trên Trái Đất? Sự lệch hướng giữa 2 bán cầu Bắc và Nam khác nhau như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

HS nghiên cứu SGK, quan sát quả địa cầu được chiếu sáng, thảo luận và thống nhất ý kiến trong nhóm.

GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: HS báo cáo sản phẩm

GV tổ chức cho các nhóm cử đại diện lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Bước 4: GV chính xác hoá nội dung học tập

GV nhận xét và chính xác hoá nội dung học tập.

HS ghi bài và đưa ra câu hỏi nếu còn thắc mắc. Nội dung học tập

II. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất 1. Sự luân phiên ngày, đêm - Do Trái Đất hình cầu nên sinh ra ngày, đêm. - Trái Đất tự quay quanh trục nên trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng luân phiên ngày đêm. 2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế a. Giờ trên Trái Đất * Giờ địa phương

Do Trái Đất hình cầu và tự quay nên mỗi thời điểm trên các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy MT ở các độ cao khác nhau. Trên mỗi kinh tuyến sẽ có một giờ riêng gọi là giờ địa phương. * Giờ múi: Là giờ thống nhất trong từng múi lấy theo giờ của kinh tuyến giữa múi đó. * Giờ quốc tế (GMT): Là giờ của múi số 0 (lấy theo giờ của kinh tuyến gốc đi qua giữa múi đó). b. Đường chuyển ngày quốc tế - Là kinh tuyến 180o - Từ Tây sang Đông lùi lại một ngày lịch, từĐông sang Tây cộng thêm một ngày lịch. 3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể. - Do ảnh hưởng của lực Coriolis. - BCB lệch về bên phải, BCN lệch về bên trái. - Lực Coriolis tác động đến sự chuyển động của các khối khí, dòng biển, đường sông, đường bay…

This article is from: